Nguyên lý thống kê - Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê

pdf 34 trang vanle 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nguyên lý thống kê - Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguyen_ly_thong_ke_chuong_2_qua_trinh_nghien_cuu_thong_ke.pdf

Nội dung text: Nguyên lý thống kê - Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê

  1. NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê
  2. Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê 2.1/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơng việc này phải dựa trên ba căn cứ để xác định là: - Tình hình thực tiễn. - Khả năng về tài chính, nhân lực, thời gian. - Yêu cầu cung cấp thơng tin của các cấp quản lý.
  3. Chương 2: Qúa trình nghiên cứu thống kê 2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Hiện tượng thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng những khái niệm cơ bản, trong đĩ phản ảnh những đặc điểm chủ yếu nhất của hiện tượng. Các khái niệm này khi biểu hiện trên từng đơn vị chính là các tiêu thức thống kê.
  4. 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Từ các thơng tin theo các tiêu thức đơn giản, sau khi tổng hợp ta cĩ ngay các chỉ tiêu thống kê và ta cĩ thể mơ tả trực tiếp hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Từ tiêu thức giới tính cĩ thể mơ tả trực tiếp tổng số dân, số nam giới, số nữ giới. Đối với các tiêu thức trừu tượng và tổng hợp thì phải qua các bước cụ thể hĩa dần dần ta mới cĩ thể lấy được thơng tin và tổng hợp thành chỉ tiêu. Tức là phải dùng nhiều khái niệm cụ thể để hiểu khái niệm trừu tượng và tổng hợp. Ví dụ: Trình độ thành thạo của người lao động, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch là những khái niệm rất trừu tượng và tổng hợp, để nghiên cứu được bằng số ta phải cụ thể hĩa dần thành những khái niệm đơn giản, cụ thể.
  5. 2.2.1/ Khái niệm hệ thống chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp nhiều chỉ tiêu cĩ mối liên hệ lẫn nhau và bổ sung cho nhau, nhằm phản ảnh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ cơ bản của tổng thể với các hiện tượng liên quan từ đĩ nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu cĩ thể xây dựng cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh, từng ngành hay tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
  6. 2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.2/ Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu Để phản ảnh đầy đủ và chính xác chúng cần phải cĩ một hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng theo các nguyên tắc sau: - Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thơng tin về những mặt nào đĩ của đối tượng.
  7. 2.2.2/ Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu - Phù hợp với đặc điểm và tính chất đối tượng nghiên cứu: Hợp lý, khơng thừa, khơng thiếu, khơng trùng lặp, đủ phản ảnh những yêu cầu nghiên cứu, phù hợp với khả năng thu thập thơng tin. Hiện tượng nghiên cứu càng phức tạp thì số lượng chỉ tiêu trong hệ thống càng nhiều hơn so với hiện tượng đơn giản và ngược lại. Hiện tượng thuộc dạng ý thức thường dùng nhiều chỉ tiêu để biểu hiện hơn là hiện tượng thuộc dạng vật chất. - Phải bảo đảm tiết kiệm nhân lực và chi phí cho việc nghiên cứu hiện tượng, nằm trong khả năng nhân lực cho phép.
  8. 2.2/ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG THỐNG KÊ 2.2.3/ Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu - Một hệ thống chỉ tiêu phải cĩ khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận cũng như giữa các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với hiện tượng liên quan, trong khuơn khổ của việc đáp ứng mục đích nghiên cứu. - Trong hệ thống chỉ tiêu phải cĩ các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận của thống kê và các chỉ tiêu phản ảnh các nhân tố để phản ảnh một cách đầy đủ tổng thể nghiên cứu. - Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính tốn của các chỉ tiêu cùng loại.
  9. 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê Sau khi đã xác định được hệ thống chỉ tiêu thống kê, cần phải tổ chức thu thập thơng tin (số liệu) trên từng đơn vị tổng thể để từ đĩ tổng hợp, tính tốn trị số của những chỉ tiêu đĩ, tức là phải tiến hành điều tra thống kê. Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ cho những mục đích nhất định. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập các tài liệu ban đầu cần thiết dùng làm tài liệu căn cứ cho việc tổng hợp và phân tích thống kê
  10. 2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê Tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản là: chính xác, kịp thời và đầy đủ. - Chính xác trong điều tra thống kê cĩ nghĩa là tài liệu kiểm tra phải phản ảnh trung thực tình hình thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê. - Kịp thời trong điều tra thống kê cĩ nghĩa là phải nhạy bén với tình hình thực tế, thu thập và cung cấp thơng tin đúng lúc. Các hiện tượng kinh tế xã hội biến động khơng ngừng, nếu cung cấp tài liệu khơng kịp thời thì mất tác dụng, khơng khắc phục kịp thời những khiếm khuyết xảy ra trong nền kinh tế, những mất cân đối cịn tồn tại, gây thiệt hại lớn cho đất nước.
  11. 2.3.1/ Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê - Đầy đủ trong điều tra thống kê cĩ nghĩa là tài liệu kiểm tra phải được thu thập đúng nội dung đã quy định, khơng bỏ sĩt bất kỳ nội dung nào, đơn vị nào. Đáp ứng yêu cầu đầy đủ sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc tổng hợp và phân tích và dự đốn được tồn diện, tránh những kết luận phiến diện, chủ quan. Ba yêu cầu chính xác, kịp thời và đầy đủ phải đảm bảo đồng thời khi tiến hành điều tra thống kê để tài liệu điều tra cĩ giá trị, cĩ sức thuyết phục lớn.
  12. 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê  Căn cứ vào tính chất liên tục hay khơng liên tục của việc ghi chép dữ liệu chia ra điều tra thường xuyên hay khơng thường xuyên. + Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu một cách cĩ hệ thống theo sát quá trình biến động của hiện tượng. Ví dụ: Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi, đến). Trong phạm vi một doanh nghiệp, việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số cơng nhân đi làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ là điều tra thường xuyên. Dữ liệu của điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê theo định kỳ.
  13. 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê + Điều tra khơng thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu ban đầu một cách khơng liên tục, mà chỉ tiến hành khi cĩ nhu cầu cần nghiên cứu hiện tượng. Dữ liệu của điều tra khơng thường xuyên phản ánh trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất định. Ví dụ: Tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nơng nghiệp, điều tra đàn gia súc, gia cầm, điều tra năng suất cây trồng, những cuộc điều tra nghiên cứu thị trường là những cuộc điều tra khơng thường xuyên. Các cuộc điều tra khơng thường xuyên cĩ thể được tiến hành theo định kỳ nhất định hay khơng theo định kỳ.
  14. 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê  Căn cứ vào phạm vi khảo sát và thu thập thực tế chia ra điều tra tồn bộ và điều tra khơng tồn bộ. + Điều tra tồn bộ là điều tra tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên tất cả các đơn vị của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho vật tư, hàng hĩa, tổng điều tra vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, điều tra tất cả các chợ trên địa bàn quận, thành phố, điều tra tất cả các cây xăng là điều tra tồn bộ.
  15. 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê + Điều tra không toàn bộ là điều tra tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu trên một số đơn vị được chọn ra từ toàn bộ các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng nghiên cứu. ùyT theo cách chọn số đơn vị để tiến hành thực tế, điều tra không toàn bộ chia thành 3 loại cụ thể sau: điều tra chuyên đề, điều tra chọn mẫu và điều tra trọng điểm.
  16. 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê ++ Điều tra chuyên đề là điều tra tiến hành trên một số rất ít các đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của đơn vị đĩ. Mục đích là để khám phá, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu. Dữ liệu của điều tra chuyên đề khơng dùng để suy rộng, khơng dùng để tìm hiểu tình hình cơ bản của hiện tượng, mà chỉ rút ra kết luận về bản thân các đơn vị được điều tra. Ví dụ: Điều tra điển hình một số ít sinh viên cĩ đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên cĩ đi làm thêm nhưng kết quả học tập kém, bị tạm dừng học tập. Các kết quả điều tra chuyên đề này giúp ta khám phá những yếu tố quan trọng cĩ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
  17. 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê ++ Điều tra chọn mẫu là điều tra được thực hiện bằng cách chọn ra một số phần tử hay đơn vị thuộc tổng thể đơn vị nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực tế. Điều tra chọn mẫu được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian, chi phí và dữ liệu đáng tin cậy. Dữ liệu của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của tồn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu.
  18. 2.3.2/ Các loại điều tra thống kê ++ Điều tra trọng điểm là điều tra tiến hành thu thập dữ liệu trên bộ phận chủ yếu nhất, tập trung nhất trong tồn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Kết quả thu được từ điều tra trọng điểm giúp ta nhận biết nhanh tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, chứ khơng dùng để suy rộng thành các đặc trưng chung của tổng thể. Chẳng hạn, khi cần nắm nhanh tình hình cơ bản về sản xuất cao su, cà phê của nước ta, ta cĩ thể chỉ tiến hành điều tra về sản xuất cao su, cà phê ở miền Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên chứ khơng cần tiến hành điều tra trong cả nước.
  19. 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê Để thu thập tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, cơ quan thống kê thường áp dụng hai hình thức là báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên mơn.
  20. 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê 2.3.3.1/ Báo cáo thống kê định kỳ: Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra thống kê một cách thường xuyên, theo kỳ hạn nhất định với nội dung, phương pháp và chế độ đã quy định. Chế độ báo cáo này phản ánh tình hình cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ cĩ liên quan chặt chẽ đối với thực hiện kế hoạch. Tài liệu báo cáo định kỳ giúp lãnh đạo các cấp theo dõi và chỉ đạo kịp thời nhiệm vụ cho cấp dưới, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện những khả năng tiềm tàng cĩ thể khai thác, tìm ra những mất cân đối trong các khâu và các yếu tố của quá trình sản xuất, cũng như phát hiện các đơn vị tiên tiến, lạc hậu để quản lý nền kinh tế một cách cĩ hiệu quả.
  21. 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức điều tra thống kê chủ yếu và được áp dụng ở hầu hết các xí nghiệp, cơng ty, nơng trường, các cơ quan đồn thể Ở nước ta việc sử dụng báo cáo thống kê định kỳ được tổ chức thành chế độ chặt chẽ, là pháp lệnh đối với các đơn vị cơ sở, các ngành, các cấp.
  22. 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê 2.3.3.2/ Điều tra chuyên mơn: Điều tra chuyên mơn là hình thức điều tra khơng thường xuyên được tiến hành theo kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Loại điều tra này khác với báo cáo thống kê định kỳ về mặt thời gian, nĩ khơng được tổ chức thường xuyên để thu thập tài liệu ban đầu mà khi nào cần mới tổ chức ghi chép vào thời điểm hay thời kỳ nhất định. Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra đời sống, điều tra cán bộ khoa học kỹ thuật v.v thuộc về điều tra chuyên mơn.
  23. 2.3.3/ Các hình thức tổ chức điều tra thống kê Điều tra chuyên mơn được áp dụng đối với những hiện tượng biến đổi chậm (như tình hình đất đai nơng nghiệp, tình hình thủy lợi ) hoặc những hiện tượng xảy ra bất thường (như thiên tai, chiến tranh, tai nạn lao động ). Thực hiện điều tra chuyên mơn cĩ ý nghĩa lớn, vì cho phép kiểm tra lại chất lượng của báo cáo thống kê định kỳ hoặc bổ sung thêm những thơng tin mà báo cáo thống kê định kỳ chưa phản ảnh hết.
  24. 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.4/ Các phương pháp thu thập tài liệu Cĩ hai phương pháp thống kê sử dụng là thu thập trực tiếp và thu thập gián tiếp. 2.3.4.1 Thu thập trực tiếp Cĩ các phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp như sau: - Quan sát: Quan sát là thu thập dữ liệu bằng cách quan sát các hành động, thái độ của đối tượng khảo sát trong những tình huống nhất định. Ví dụ: Đếm số lượng khách hàng tại một siêu thị tại một thời điểm nào đĩ.
  25. 2.3.4.1 Thu thập trực tiếp - Phỏng vấn trực tiếp: Người phỏng vấn trực tiếp hỏi đối tượng được điều tra và tự ghi chép dữ liệu vào bản câu hỏi hay phiếu điều tra. Người phỏng vấn cĩ thể giải thích một cách đầu đủ, cặn kẽ, đặt những câu hỏi chi tiết để khai thác thơng tin và kiểm tra dữ liệu trước khi ghi chép vào phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp phù hợp với những cuộc điều tra phức tạp cần thu thập nhiều thơng tin, nội dung của các thơng tin tương đối phức tạp cần phải thu thập một cách chi tiết. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cĩ ưu điểm là dữ liệu được thu thập đầy đủ theo nội dung điều tra và cĩ độ chính xác khá cao, cho nên được áp dụng phổ biến trong điều tra thống kê. Tuy nhiên, phương pháp này địi hỏi chi phí lớn, nhất là chi phí về nhân lực và thời gian.
  26. 2.3.4/ Các phương pháp thu thập tài liệu 2.3.4.2/ Thu thập gián tiếp Nhân viên điều tra thu thập tài liệu qua trao đổi bằng điện thoại, hoặc thư gửi qua bưu điện tới đơn vị điều tra hoặc qua chứng từ, sổ sách cĩ sẵn ở đơn vị điều tra. Thu thập gián tiếp ít tốn kém hơn thu thập trực tiếp, nhưng chất lượng dữ liệu khơng cao, nên thường chỉ được áp dụng trong những trường hợp khĩ khăn hoặc khơng cĩ điều kiện thu thập trực tiếp.
  27. 2.3/ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 2.3.5/ Sai số trong điều tra thống kê 2.3.5.1 Các loại sai số trong điều tra thống kê Sai số trong chênh lệch giữa các trị số của điều tra TK tiêu thức điều tra mà thống kê thu thập được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu Sai số do tính Sai số đăng ký chất đại biểu xảy ra trong một số cuộc điều tra do việc ghi chép tài khơng tồn bộ, do việc lựa chọn liệu ban đầu khơng số đơn vị điều tra khơng đủ tính chính xác chất đại biểu
  28. 2.3.5/ Sai số trong điều tra thống kê 2.3.5.1/ Một số biện pháp nhằm hạn chế sai số trong điều tra thống kê - Làm tốt cơng tác chuẩn bị điều tra (bổ túc thêm nghiệp vụ cho nhân viên điều tra, lập kế hoạch điều tra). - Kiểm tra cĩ hệ thống tồn bộ cuộc điều tra (về mặt logic, về mặt tính tốn).
  29. 2.4/ TỔNG HỢP THỐNG KÊ 2.4.1/ KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA Khái niệm: Tổng hợp thống kê là sự tập trung, chỉnh lý và hệ thống hố một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê. Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng riệng biệt của đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của tổng thể Ý nghĩa: Tổng hợp khoa học làm căn cứ vững chắc cho việc phân tích và dự đốn
  30. 2.4/ TỔNG HỢP THỐNG KÊ 2.4.2/ Những vấn đề cơ bản của tổng hợp thống kê. Xác định mục đích tổng hợp: khái quát hố những đặc trưng chung của tổng thể và đặc trưng chung đĩ được biểu hiện cụ thể bằng các chỉ tiêu thống kê Nội dung tổng hợp: Tập hợp theo tiêu thức Kiểm tra tài liệu trước khi tổng hợp. Phương pháp tổng hợp: sử dụng phương pháp phân tổ thống kê. Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp: Tập hợp đầy đủ biểu mẫu, nội dung đã điều tra, tập hợp bằng máy hoặc thủ cơng
  31. 2.5/ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 2.5.1/ KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ. Khái niệm: Phân tích thống kê là thơng qua các biểu hiện bằng số lượng, nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Nhiệm vụ: Cĩ 2 nhiệm vụ: - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch: trong phân tích cần nêu rõ mức độ hồn thành kế hoạch, các nguyên nhân và ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với việc hồn thành hoặc khơng hồn thành kế hoạch - Phân tích tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội: đối với nhiệm vụ này cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng như: qui mơ, khối lượng, kết cấu, quan hệ tỉ lệ
  32. 2.5/ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 2.5.1/ KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ. Ý nghĩa: lập báo cáo phân tích, trong đĩ nêu các số liệu cần thiết, các lời bình luận và các kiến nghị cụ thể
  33. 2.5/ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 2.5.2/ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH THỐNG KÊ. Phân tích thống kê phải dựa trên cơ sở khoa học được thể hiện thành 3 nguyên tắc cơ bản sau: - Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã hội: Địi hỏi người làm cơng tác nghiên cứu thống kê phải cĩ sự hiểu biết về xã hội một cách thực tế, đầy đủ và sâu sắc. - Phân tích thống kê phải căn cứ vào tồn bộ sự thật và phân tích trong sự liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tượng: khơng được tùy tiện chọn ra một vài hiện tượng hay sự thật cá biệt để phân tích và rút ra kết luận - Khi phân tích thống kê phải tùy theo tính chất và hình thức phát triển khác nhau của các hiện tượng mà áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau
  34. 2.5/ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 2.5.3/ CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH THỐNG KÊ. - Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê: vấn đề cần khi tiến hành phân tích - Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích: Tài liệu thu thập cĩ đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, phương pháp thu thập cĩ khoa học khơng?; Phương pháp tính tốn các chi tiết, các phương pháp này cĩ nhất quán với các phương pháp của thống kê khơng? - Xác định các phương pháp và các chỉ tiêu phân tích: Các chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất, Các chỉ tiêu cần cĩ sự liên hệ với nhau - So sánh đối chiếu các chỉ tiêu: thấy rõ đựơc các đặc điểm và bản chất của hiện tượng nghiên cứu, mới phát hiện được nhiều vấn đề cĩ ý nghĩa, vạch rõ được nguyên nhân phát triển của hiện tượng, các vấn đề tồn tại, - Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị: Các kiến nghị đề xuất phải nhằm giải quyết các vấn đề thúc đẩy sự phát triển