Nguyên lí thống kê - Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế, xã hội

pdf 28 trang Đức Chiến 03/01/2024 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nguyên lí thống kê - Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế, xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguyen_li_thong_ke_bai_3_nghien_cuu_thong_ke_cac_muc_do_cua.pdf

Nội dung text: Nguyên lí thống kê - Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế, xã hội

  1. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội BÀI 3: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ – XÃ HỘI Nội dung Mục tiêu Số tuyệt đối, số tương đối. Từ số liệu đã được tổng hợp, học viên có Số bình quân. thể tính toán được các mức độ nhằm phản Các tham số đo độ biến thiên của ánh hiện tượng kinh tế – xã hội, từ đó đưa tiêu thức. ra nhận thức chung nhất về hiện tượng nghiên cứu. Thời lượng học Hướng dẫn học 12 tiết Đọc bài giảng, thảo luận về các vấn đề còn chưa nắm rõ. Trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập ở cuối bài. v1.0 41
  2. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tên tình huống: Đánh giá năng suất lao động và tiền lương Bạn với cương vị là nhân viên làm thống kê của một doanh nghiệp đang thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá về năng suất lao động và tiền lương của doanh nghiệp mình. Sau khi đã tiến hành điều tra thống kê và tổng hợp số liệu theo một số nội dung quan tâm, bạn thu được các dãy số phân phối và các bảng biểu tổng hợp khác. Bây giờ, nhiệm vụ của bạn là thông qua các dãy số phân phối đó, thấy được các đặc trưng về hiện tượng mà bạn nghiên cứu. Câu hỏi Để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của hiện tượng kinh tế – xã hội trong thống kê, người ta thường sử dụng các mức độ khác nhau để phản ánh. Các mức độ đó có thể là số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và các mức độ đo độ biến thiên. Bài học này sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính toán các mức độ để qua đó có được những nhận thức chung nhất về hiện tượng. 42 v1.0
  3. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 3.1. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê 3.1.1. Số tuyệt đối trong thống kê 3.1.1.1. Khái niệm Số tuyệt đối (còn gọi là mức độ tuyệt đối) là mức độ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Như vậy, về thực chất số tuyệt đối trong thống kê nói lên điều gì? Nó cho biết: Thứ nhất, số lượng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ 1: Tổng số lao động của doanh nghiệp A tại thời điểm 1/7/N là 200 người. Thứ hai, tổng lượng biến tiêu thức. Ví dụ 2: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A năm N – 1 là 50 tỷ đồng. 3.1.1.2. Đặc điểm Số tuyệt đối trong thống kê bao hàm nội dung kinh tế – xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Phần lớn các số tuyệt đối trong thống kê là kết quả của điều tra thống kê và tổng hợp tài liệu. Số tuyệt đối có đơn vị tính cụ thể. 3.1.1.3. Tác dụng Số tuyệt đối cho ta nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Là cơ sở để phân tích thống kê và tiến hành tính toán các mức độ khác trong nghiên cứu thống kê. 3.1.1.4. Các loại số tuyệt đối trong thống kê Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về qui mô của hiện tượng qua thời gian, người ta chia số tuyệt đối thành hai loại: Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ 2 (Phần 3.1.1.1 – Khái niệm) ở trên là số tuyệt đối thời kỳ. o Số tuyệt đối thời kỳ được hình thành thông qua sự tích luỹ về lượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Khoảng thời gian mang tính chất qui ước mà trong đó diễn ra sự tích luỹ về lượng của hiện tượng nghiên cứu có thể là giờ, ngày, tháng, năm tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất diễn tiến của hiện tượng. v1.0 43
  4. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội o Tích luỹ về lượng là sự cộng dồn theo thời gian, thời gian càng dài thì quy mô cộng dồn càng lớn. Điều này có nghĩa là có thể cộng các số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu ở các thời gian liền nhau để có số tuyệt đối của thời kỳ dài hơn. Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định. Ví dụ 1 (Phần 3.1.1.1 – Khái niệm) ở trên là một số tuyệt đối thời điểm. o Thời điểm là một mốc thời gian cụ thể khi hiện tượng được phản ánh. Trước và sau thời điểm đó, qui mô của hiện tượng có thể thay đổi. o Đặc điểm cơ bản của số thời điểm là không có sự tích luỹ về lượng nên không cộng lại được. Bên cạnh số tuyệt đối, còn có một loại số khác cũng rất hay được dùng trong thống kê, đó chính là số tương đối. 3.1.2. Số tương đối trong thống kê 3.1.2.1. Khái niệm Số tương đối (còn gọi là mức độ tương đối) là mức độ phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Quan hệ so sánh là sự khác biệt cơ bản giữa số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê. Hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu có thể là: Hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc về không gian, thực tế với kế hoạch, bộ phận với tổng thể. Hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau. Để có thể tính được số tương đối này thì 2 mức độ so sánh phải có cùng thời gian và không gian. 3.1.2.2. Đặc điểm Số tương đối là kết quả so sánh 2 số đã có (thường là 2 số tuyệt đối), không trực tiếp thu thập được qua điều tra. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiên cứu cụ thể mà gốc so sánh khác nhau. Khi gốc so sánh khác nhau thì ý nghĩa của số tương đối cũng khác nhau. Đơn vị tính: lần, %, đơn vị kép tùy thuộc loại số tương đối. 3.1.2.3. Tác dụng Số tương đối được sử dụng nhiều trong phân tích thống kê, giúp cho nghiên cứu hiện tượng một cách sâu sắc trong quan hệ so sánh. Trong nhiều trường hợp cần phải giữ bí mật số tuyệt đối, người ta dùng số tương đối để biểu hiện sự khác biệt. Ví dụ: Giám đốc doanh nghiệp A công bố thông tin trên báo chí, tiền thưởng tết năm nay bằng 1,3 lần năm ngoái nhưng không nói rõ số tiền là bao nhiêu. Thường dùng trong lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. 44 v1.0
  5. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê Số tương đối động thái (tốc độ phát triển): Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian. y Công thức: t 1 (lần, %) y0 Trong đó: t: Số tương đối động thái. y1, y0: Mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A năm 2009 là 50 tỷ đồng, năm 2008 là 30 tỷ đồng. Vậy số tương đối động thái nói lên sự phát triển doanh thu của doanh nghiệp A là: 50/30 = 1,667 lần hay 166,7%. Chú ý Trên trục thời gian, thông thường kỳ gốc đứng trước còn kỳ nghiên cứu đứng sau. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt có thể ngược lại. Chính vì vậy, kỳ gốc và kỳ nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối. Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa tử số và mẫu số, nghĩa là y1, y0 phải cùng phạm vi, phương pháp tính và đơn vị tính. Số tương đối kế hoạch: Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Có 2 loại: o Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó với mức độ thực tế ở kỳ gốc, được dùng để lập kế hoạch. yk Công thức: Kn (lần, %) y0 Trong đó: Kn: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch. yk: Mức độ kế hoạch. y0: Mức độ thực tế ở kỳ gốc. Ví dụ: Năm 2008 doanh thu của doanh nghiệp A là 30 tỷ do vậy, doanh thu kế hoạch đề ra cho năm 2009 là 45 tỷ đồng, vậy: y09 45 Kn = 1,5 lần (150%) y3008 o Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ đạt được trong kỳ với mức kế hoạch của 1 chỉ tiêu. Dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. y1 Công thức: Kt (lần, %) yk Trong đó: Kt: Số tương đối thực hiện kế hoạch. y1: Mức độ thực tế. yk: Mức độ kế hoạch. v1.0 45
  6. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội y09 50 Ví dụ: K t = 1,11 lần (111%) y45k09 Mối liên hệ: yyy11k t = Kn Kt yyy0k0 Số tương đối Số tương đối Số tương đối = động thái nhiệm vụ kế hoạch hoàn thành kế hoạch Số tương đối kết cấu: cho biết tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong toàn bộ hiện tượng. Dùng để phân tích đặc điểm cấu thành, bản chất của hiện tượng. Sự thay đổi của số tương đối kết cấu cho thấy xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. y d bp (lần, %) ytt Đặc điểm: Tổng các số tương đối kết cấu của tất cả các bộ phận bằng 1 hoặc 100%. Ví dụ: Doanh nghiệp có 200 lao động, trong đó nam: 120 lao động và nữ: 80 lao động. Kết cấu nam trong tổng số lao động của doanh nghiệp: ynam 120 dnam 100 100 = 60% yLĐ 200 Kết cấu nữ trong tổng số lao động của doanh nghiệp: y80n÷ dn÷ 100 100 = 40% yLĐ 200 Kết cấu nam và nữ trong tổng số lao động của doanh nghiệp: ynam n÷ 120 80 dnam n÷ 100 100 = 100% hay 1 lần yLĐ 200 Số tương đối không gian: Sử dụng trong 2 trường hợp: o So sánh giữa 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về không gian. Ví dụ: So sánh giá vàng ở Hà Nội và TP.HCM. o So sánh giữa hai bộ phận trong 1 tổng thể: 2 không gian khác nhau cùng tồn tại trong 1 tổng thể. Ví dụ: Tỷ lệ lao động nam/nữ của doanh nghiệp nói trên. Số tương đối cường độ: Nói lên trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định, là kết quả so sánh 2 mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: GDP bình quân đầu người (đồng/người), mật độ dân số (người/km2) Số tương đối cường độ có đơn vị kép: là đơn vị của 2 chỉ tiêu đem ra so sánh ghép lại với nhau. 46 v1.0
  7. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 3.1.3. Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số tương đối trong nghiên cứu thống kê Phải căn cứ vào tính chất và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để rút ra kết luận cho chính xác. Ví dụ: Cùng là tỷ lệ phế phẩm 5%, nhưng với các sản phẩm bình thường thì đây là tỷ lệ chấp nhận được. Còn với những sản phẩm thuốc tiêm độc hại, tỷ lệ này lại là quá cao vì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Phải vận dụng kết hợp các số tương đối và số tuyệt đối vì: o Về phương diện tính toán: số tương đối được tính ra từ số tuyệt đối, số tương đối là sự kết hợp khác nhau giữa các số tuyệt đối. o Về phương diện nhận thức hiện tượng nghiên cứu: số tuyệt đối cho ta nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng của hiện tượng còn số tương đối cho ta nhận thức về tính chất so sánh được, sâu về bản chất của hiện tượng. Ví dụ: Tiền lương tăng từ 200 USD lên 800 USD tăng thêm 600 USD hay 800 200 tăng 100 = 300%. Như vậy, 1% tăng thêm tương đương với 2 USD. 200 Ngược lại, tiền lương giảm từ 800 USD xuống còn 200 USD giảm 600 USD 800 200 hay giảm 100 = 75%. Khi đó, 1% giảm đi tương đương với 8 USD. 800 Như vậy, gốc so sánh là quan trọng vì cùng thay đổi 600 USD nhưng tỷ lệ % tương ứng lại khác hẳn nhau. Ví dụ: Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ chỉ có 2,2%. Nếu chỉ căn cứ vào hai số tương đối này, chúng ta có thể đưa ra một nhận định lạc quan rằng trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ đuổi kịp nền kinh tế Mỹ. Nhưng khi xem xét các số tuyệt đối, ta thấy qui mô GDP của Việt Nam năm 2007 là 71,216 tỷ USD, trong khi đó, qui mô GDP của Mỹ là 13811,2 tỷ USD. Như vậy, 1% tăng trưởng của Mỹ đã gần gấp đôi cả nền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, nhận định trên là hoàn toàn sai lầm. Để nêu lên đặc điểm chung nhất của hiện tượng số lớn, người ta thường dựa vào mức độ điển hình chung đại biểu cho hiện tượng, đó chính là số bình quân trong thống kê. Đây là các mức độ nằm ở khoảng giữa của dãy số phân phối. Vì chúng là mức độ điển hình đại biểu cho hiện tượng nên còn gọi là các tham số đo độ đại biểu hoặc độ đại diện hay tham số đo xu hướng hội tụ. 3.2. Số bình quân trong thống kê Số bình quân biểu hiện mức độ đại biểu cho tất cả các lượng biến theo một tiêu thức nào đó của các đơn vị cùng loại. Qua khái niệm trên, có hai vấn đề cần làm rõ như sau: v1.0 47
  8. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Theo một tiêu thức: Số bình quân chỉ đại biểu theo một tiêu thức chứ không theo nhiều tiêu thức của toàn bộ tổng thể. Ví dụ: Tiền lương bình quân của công nhân trong doanh nghiệp A là 2,5 triệu đồng/người/tháng cho thấy có nhiều tiêu thức khác nhau nhưng trong trường hợp này: 2,5 triệu đồng là biểu hiện mức độ đại biểu theo tiêu thức tiền lương. Các đơn vị cùng loại: Số bình quân được tính ra từ tổng thể bao gồm một số lớn các đơn vị và phải là tổng thể đồng chất. Trong thống kê, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và điều kiện tài liệu cho phép mà có thể tính số bình quân bằng các công thức khác nhau. Trong đó, số bình quân cộng được sử dụng phổ biến nhất. 3.2.1. Số bình quân cộng (Mean) 3.2.1.1. Khái niệm Số bình quân cộng thực chất là số bình quân được tính theo phương pháp trung bình cộng trong toán học. Số bình quân cộng được áp dụng trong trường hợp có sẵn tài liệu về lượng biến tiêu thức nghiên cứu xi và số lượng đơn vị tương ứng mỗi lượng biến, tức là tần số fi. Các lượng biến này có mối liên hệ tổng với nhau. Công thức chung: Tổng lượng biến của tiêu thức x = Tổng số đơn vị của tổng thể Chú ý Vì số bình quân mang tính chất đại diện cho tổng thể, nên để số bình quân có tính đại biểu cao thì cần đảm bảo sao cho số đơn vị tổng thể dùng để tính số bình quân phải đủ lớn. 3.2.1.2. Đặc điểm Số bình quân cộng san bằng mọi sự chênh lệch về lượng biến của tiêu thức để có một con số duy nhất đại diện cho tất cả lượng biến của tiêu thức nghiên cứu. Chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất trong dãy số. Đây cũng là một nhược điểm của số bình quân cộng. 3.2.1.3. Tác dụng Tác dụng của số bình quân cộng: Dùng để biểu hiện mức độ đại biểu, nêu lên đặc điểm chung nhất của hiện tượng. Dùng để so sánh các hiện tượng không cùng quy mô. Ví dụ: Để so sánh giữa các doanh nghiệp không có cùng qui mô, người ta không thể so sánh lợi nhuận, doanh thu của từng doanh nghiệp mà phải so sánh NSLĐ bình quân, mức doanh lợi bình quân 48 v1.0
  9. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Thông qua sự biến động của số bình quân để thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng. Ví dụ: Thông qua NSLĐ bình quân của doanh nghiệp qua các năm, có thể thấy được xu hướng phát triển của NSLĐ trong toàn doanh nghiệp. Dùng để lập kế hoạch, phân tích thống kê. 3.2.1.4. Các loại số bình quân cộng Số bình quân cộng giản đơn: Áp dụng khi tài liệu thống kê chưa phân tổ hoặc khi số lần xuất hiện của các lượng biến trong tài liệu là như nhau. Với n lượng biến xi, ta có công thức tính số bình quân cộng giản đơn như sau: n  xi x i1 n Số bình quân cộng gia quyền: Áp dụng khi tài liệu đã được phân tổ. o Đối với tài liệu phân tổ không có khoảng cách tổ: Ứng với mỗi lượng biến xi chúng ta có một tần số fi hay nói cách khác, trong mỗi tổ (bộ phận) thì mỗi lượng biến xi lặp lại là fi lần. Như vậy, tổng lượng biến của tiêu thức sẽ là tổng các xifi và tổng số đơn vị của tổng thể sẽ là tổng các fi. Khi đó, công thức tính số bình quân cộng gia quyền là: n  xfii x11 f x 2 f 2 x n f n i1 x n f12 f f n fi i1 Trong đó, fi được gọi là tần số, đóng vai trò là quyền số (đại lượng có mặt ở cả tử số và mẫu số), nói lên tầm quan trọng của từng lượng biến trong tính số bình quân. Số bình quân chịu ảnh hưởng bởi lượng biến có tần số lớn nhất hay lượng biến nào có tần số lớn nhất thì ảnh hưởng nhiều nhất đối với trị số của số bình quân. Do vậy, số bình quân ở gần lượng biến có tần số lớn nhất. Với trường hợp bình quân cộng giản đơn, fi đều bằng nhau và bằng 1 nên không có sự khác biệt giữa các lượng biến đối với trị số của số bình quân. Ví dụ: Có tài liệu về lương của công nhân trong doanh nghiệp A như sau: a Lương Số công nhân di xifi xidi (1.000 đồng) xi (người) fi 3.000 15 0,075 45.000 225,0 3.500 30 0,150 105.000 525,0 4.000 45 0,225 180.000 900,0 4.500 55 0,275 247.500 1.237,5 5.000 40 0,200 200.000 1.000,0 5.500 15 0,075 82.500 412,5 Tổng 200 1,000 860.000 4.300,0 v1.0 49
  10. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Yêu cầu: Tính lương trung bình của công nhân trong doanh nghiệp. Như vậy, với tài liệu đã phân tổ này, cần phải tính theo công thức bình quân cộng gia quyền. Xác định xi, fi: . xi: Lượng biến – là biểu hiện cụ thể bằng số của tiêu thức số lượng. Tiêu thức đang nghiên cứu là lương công nhân, vậy lượng biến xi là lương. . fi: Tần số – là số đơn vị của tổng thể được sắp xếp vào từng tổ. Ở mỗi mức lương khác nhau sẽ có số lượng công nhân tương ứng. Vậy, tần số fi là số công nhân. Vậy lương trung bình của công nhân trong doanh nghiệp là: xf 860.000 x  ii 4.300 (nghìn đồng) fi 200 Nhận xét: Mức lương trung bình của công nhân trong doanh nghiệp A là 4.300 nghìn đồng. Ta thấy, kết quả này gần với mức lương 4.500 nghìn đồng, là mức lương có nhiều công nhân nhận được nhất. Như chúng ta đã biết, việc tính số bình quân phụ thuộc vào điều kiện tài liệu cho phép. Trong trường hợp tài liệu chỉ cung cấp tần suất di, vậy số bình quân sẽ được tính theo công thức: xf xxd  ii f  ii  i Nếu tần suất tính bằng đơn vị %: xd x ii  100 Khi đó, di đóng vai trò là quyền số. Với ví dụ trên, giả sử không cho số công nhân mà chỉ cho tỷ trọng số công nhân nhận mức lương đó trong tổng số công nhân, tức chỉ cho tần suất di. Khi đó, mức lương trung bình của công nhân trong doanh nghiệp được tính: xxd  ii= 4.300 (nghìn đồng) Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với kết quả tính được ở trên. Như vậy, dù tính theo công thức nào, kết quả số bình quân tính ra đều như nhau. o Đối với tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ: Trong trường hợp này, số bình quân được tính theo 2 bước. Bước 1: Tính trị số giữa làm lượng biến đại diện cho từng tổ. Giới hạn dưới + Giới hạn trên Trị số giữa của từng tổ x i 2 Bước 2: Tính số bình quân theo công thức trung bình cộng gia quyền. 50 v1.0
  11. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Ví dụ: Có tài liệu về NSLĐ của doanh nghiệp A như sau: NSLĐ Số công nhân (người) xi xifi (triệu đồng) 10 – 15 10 12,5 125,0 15 – 20 30 17,5 525,0 20 – 25 45 22,5 1.012,5 25 – 30 80 27,5 2.200,0 30 – 35 30 32,5 975,0 35 – 40 5 37,5 187,5 Tổng 200 5.025,0 Yêu cầu: Tính năng suất lao động trung bình của công nhân doanh nghiệp A. . Tính trị số giữa xi: 10 15 x12,5 (triệu đồng) 1 2 . Năng suất lao động trung bình: xf 5.025 x  ii 25,125 (triệu đồng)  xi 200 Chú ý Với trường hợp dãy số có khoảng cách tổ mở, việc tính trị số giữa phải căn cứ vào khoảng cách tổ liền kề có đầy đủ giới hạn trên và giới hạn dưới để tính. Số bình quân cộng điều hòa gia quyền Áp dụng khi biết lượng biến tiêu thức xi và tổng lượng biến tiêu thức từng bộ phận (từng tổ) Mi = xi fi Công thức tính bình quân cộng điều hoà gia quyền: _ xf xf M x ii ii i f xf M  i  ii i xxii Khi đó, Mi đóng vai trò là quyền số. Số bình quân cộng điều hoà giản đơn được áp dụng khi các Mi bằng nhau và được tính theo công thức: xf M nM n x ii i i M11 fi i  Mi   xi xxii Ví dụ: Có hai công nhân cùng sản xuất một loại sản phẩm. Người thứ nhất làm trong 8 giờ, sản xuất một sản phẩm hết 2 phút. Người thứ hai làm trong 9 giờ, sản xuất một sản phẩm hết 6 phút. Tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất 1 sản phẩm của hai người nói trên. v1.0 51
  12. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Phân tích: x : Thời gian hao phí bình quân để sản xuất 1 sản phẩm; xi: Các mức thời gian hao phí để sản xuất 1 sản phẩm; fi: Số sản phẩm được sản xuất ra của từng người; Mi: Tổng thời gian lao động của từng người. Vì 2 người có thời gian lao động khác nhau Mi khác nhau Áp dụng công thức bình quân cộng điều hòa gia quyền, ta có: M 860960 x  i = 3,09 phút M860960  i xi 26 3.2.1.5. Điều kiện vận dụng số bình quân cộng trong thống kê Từ đặc điểm cơ bản của số bình quân, có 2 điều kiện khi vận dụng số bình quân cộng như sau: Số bình quân cộng phải được tính từ tổng thể đồng chất. Trong tổng thể đồng chất có sự khác nhau về trị số nên có thể san bằng về mặt lượng. Tổng thể không đồng chất có sự khác nhau về bản chất nên không thể san bằng được. Số bình quân chung che lấp sự chênh lệch lượng biến của các bộ phận cấu thành tổng thể. Do đó, cần vận dụng kết hợp với số bình quân tổ và dãy số phân phối để có thể giải thích sâu sắc từng khía cạnh, từng bộ phận của hiện tượng. Số bình quân cộng được tính khi giữa các lượng biến có quan hệ tổng. Tuy nhiên trong thực tế, có những lượng biến không thể cộng với nhau, ví dụ như tốc độ phát triển, vậy sẽ tính số bình quân như thế nào? 3.2.2. Số bình quân nhân 3.2.2.1. Điều kiện vận dụng số bình quân nhân trong thống kê Số bình quân nhân là số bình quân được tính theo phương pháp trung bình nhân trong toán học. Điều kiện vận dụng số bình quân nhân: Số bình quân nhân vận dụng khi các lượng biến trong dãy số có quan hệ tích, thông thường để tính tốc độ phát triển bình quân. Số bình quân nhân cũng có đặc điểm như số bình quân cộng là san bằng chênh lệch giữa các lượng biến và chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất, số bình quân nhân cũng phải được tính ra từ tổng thể đồng chất. Khi phân tích cũng nên kết hợp với các số bình quân tổ để có được kết quả tốt nhất. 3.2.2.2. Các loại số bình quân nhân Căn cứ vào vai trò đóng góp khác nhau của các thành phần tham gia bình quân hóa, có 2 loại số bình quân nhân: Số bình quân nhân giản đơn: vận dụng khi các tần số fi bằng nhau. n n n x  x12 x x n x i i1 Số bình quân nhân gia quyền: vận dụng khi các tần số fi khác nhau. fi xi được lặp lại fi lần xi 52 v1.0
  13. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội n fi f  ff12 f n i f i x  x x x xi i1 Ví dụ: Khi nghiên cứu về chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp A trong 10 năm, người ta nhận thấy: 5 năm có tốc độ phát triển hàng năm là 110%. 2 năm có tốc độ phát triển hàng năm là 125%. 3 năm có tốc độ phát triển hàng năm là 115%. Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm trong giai đoạn 10 năm nói trên của chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp A. Phân tích: xi: Tốc độ phát triển. Các xi có quan hệ tích số nên nếu nhân lại với nhau sẽ tính được tốc độ phát triển doanh thu của doanh nghiệp năm thứ 10 so với năm đầu tiên. fi: Thời gian. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm được tính theo công thức: n f  i fi 10 523 x  xi 1,1 1,25 1,15 1,1436 lần (114,36%) i1 Vậy, trong 10 năm tốc độ phát triển bình quân doanh thu của doanh nghiệp A là 114,36%. Trong một số trường hợp như tổng thể là tiềm ẩn, hoặc phức tạp không xác định được quy mô điều tra thì sẽ không áp dụng được số bình quân cộng hay nhân mà chúng ta phải dùng các mức độ khác để tính toán thay thế. Các mức độ đó chính là trung vị và mốt. 3.2.3. Mốt (Mode) 3.2.3.1. Khái niệm Mốt là biểu hiện của một tiêu thức phổ biến nhất hay được gặp nhiều nhất trong tổng thể hay trong 1 dãy số phân phối. Vì mốt là biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất nên nó có tần số fi lớn nhất. 3.2.3.2. Cách tính mốt Đối với dãy số không có khoảng cách tổ: Mốt là lượng biến xi có tần số fi lớn nhất. Ví dụ: Xem ví dụ về tiền lương công nhân ở trên (Phần 3.2.1.4 – Các loại số bình quân cộng). fi max = 55 ứng với lượng biến 4.500 nghìn đồng. Vậy, M0 = 4.500 nghìn đồng là mức lương nhiều công nhân trong doanh nghiệp nhận được nhất. Đối với dãy số có khoảng cách tổ bằng nhau: Mốt được xác định theo 2 bước: o Bước 1: Xác định tổ có Mốt – là tổ có tần số lớn nhất. o Bước 2: Tính trị số gần đúng của Mốt: ffMM1 Mx h 00 0MminM00(f f ) (f f ) MM1MM100 00 v1.0 53
  14. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Trong đó: x : Giới hạn dưới của tổ có Mốt. Mmin0 h : Khoảng cách tổ của tổ có Mốt. M0 f : Tần số của tổ có Mốt. Mo f : Tần số của tổ đứng liền trước tổ có Mốt. M1o f : Tần số của tổ đứng liền sau tổ có Mốt. M1o Ví dụ: Từ tài liệu về NSLĐ của 200 công nhân trong doanh nghiệp A. Xác định tổ có M0: Tổ (25 – 30) là tổ có M0 vì có tần số lớn nhất. Tính M0. 80 45 M255 = 27,06 (triệu đồng) 0 80 45 80 30 Đối với dãy số có khoảng cách tổ không bằng nhau: với trường hợp này, việc xác định Mốt phải căn cứ vào mật độ phân phối. fi mi hi Vì các khoảng cách tổ khác nhau nên tổ chứa Mốt sẽ là tổ có mi max. Cần phải thêm cột vào bảng tính để xác định tổ chứa Mốt và tính giá trị của Mốt tương tự theo công thức trên, nhưng thay các f bằng các m. 3.2.3.3. Tác dụng Mốt biểu hiện mức độ phổ biến của hiện tượng nhưng bản thân nó không san bằng hay bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến (khác x ), nó có thể bổ sung hay thay thế cho số trung bình cộng trong trường hợp việc tính số trung bình gặp khó khăn. Mốt bảo đảm ý nghĩa kinh tế hơn các tính toán khác khi có lượng biến đột xuất vì nó không chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất. Mốt là một trong những tham số nêu lên đặc trưng phân phối của dãy số. Mốt sử dụng trong bài toán lý thuyết phục vụ đám đông: trong kinh doanh, chọn loại nào, màu sắc, kiểu cỡ nào phù hợp nhất và vừa ý nhất với số đông để sản xuất nhiều, đáp ứng nhu cầu khách hàng. 3.2.3.4. Ưu, nhược điểm của Mốt Ưu điểm: o Mốt không thay đổi đối với những lượng biến đột xuất. o Mốt có thể được tính ra từ cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Hạn chế: o Mốt kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức: Chỉ quan tâm tới lượng biến có tần số lớn nhất mà không quan tâm tới các lượng biến khác. o Đối với 1 dãy số phân phối có thể có nhiều Mốt, có thể không có Mốt. Không nên tính Mốt trong trường hợp dãy số phân phối có nhiều lượng biến có tần số lớn xấp xỉ nhau (trường hợp có nhiều Mốt). Chính vì những hạn chế này nên thống kê đã sử dụng một chỉ tiêu khác để bổ sung cho số bình quân cũng như để khắc phục nhược điểm của Mốt, đó là trung vị. 54 v1.0
  15. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 3.2.4. Trung vị (Median) 3.2.4.1. Khái niệm Trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số lượng biến, chia dãy số thành hai phần bằng nhau. Như vậy, từ khái niệm trên có 3 vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, trung vị là lượng biến chứ không phải là vị trí. Vì là lượng biến nên trung vị chỉ được tính ra từ tiêu thức số lượng. Thứ hai, trung vị là lượng biến của đơn vị ở vị trí giữa. Vậy đơn vị nào ở giữa? o Nếu số đơn vị tổng thể lẻ (n = 2m + 1), vị trí giữa là đơn vị thứ m + 1. o Nếu số đơn vị tổng thể chẵn (n = 2m), vị trí giữa là 2 đơn vị m và m + 1. Thứ ba, vị trí giữa ở đây là trong dãy số lượng biến chứ không phải trong dãy số bất kỳ. Vì vậy, trước khi tính trung vị, ta phải sắp xếp các lượng biến theo thứ tự (từ lượng biến nhỏ nhất xmin tới lượng biến lớn nhất xmax hay ngược lại). 3.2.4.2. Cách tính trung vị Đối với dãy số không có khoảng cách tổ: Me là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa. o Nếu số đơn vị tổng thể lẻ: ∑f = 2m + 1, Me = xm + 1, là lượng biến của đơn vị thứ m + 1. xxmm1 o Nếu số đơn vị tổng thể chẵn: ∑f = 2m, M , là trung bình cộng 2 e 2 lượng biến của 2 đơn vị thứ m và m + 1. Ví dụ: Xét ví dụ về lương của công nhân doanh nghiệp A ở trên. Lương Số công nhân Tần số tích luỹ Si (1.000 đồng) xi (người) fi 3.000 15 15 3.500 30 45 4.000 45 90 4.500 55 145 5.000 40 185 5.500 15 200 Tổng 200 Dãy số lượng biến có ∑f = 200 = 2m. Vậy m = 100. Vậy trung vị là trung bình cộng của hai lượng biến đứng ở vị trí thứ 100 và 101. Để xác định giá trị của hai đơn vị thứ 100 và 101 ta phải dựa vào tần số tích luỹ. Nhìn vào bảng tính tần số tích luỹ ở trên, ta thấy, hai đơn vị thứ 100 và 101 nằm ở tổ thứ tư và có lượng biến là 4.500 nghìn đồng. Nghĩa là, x100 = x101 = 4.500 (nghìn đồng). Khi đó: xx 4.500 4.500 M mm1 4.500 (nghìn đồng) e 22 v1.0 55
  16. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Trung vị của dãy số lượng biến trên là 4.500 nghìn đồng. Điều này có nghĩa là 50% số công nhân nhận mức lương từ 4.500 nghìn đồng trở xuống và 50% số công nhân nhận mức lương từ 4.500 nghìn đồng trở lên. Đối với dãy số có khoảng cách tổ: Me được xác định theo 2 bước. o Bước 1: Xác định tổ có trung vị, là tổ chứa lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa. o Bước 2: Tính trị số gần đúng của trung vị. f  i S M1e Mx h 2 eMminMeef Me Trong đó: x : Giới hạn dưới của tổ có trung vị. Mmine h: Khoảng cách tổ của tổ có trung vị. Me S : Tần số tích lũy của tổ đứng liền trước tổ có trung vị. M1e f: Tần số của tổ có trung vị. Me Ví dụ: Xét ví dụ về NSLĐ ở trên. NSLĐ Số công nhân Si (triệu đồng) (người) 10 – 15 10 10 15 – 20 30 40 20 – 25 45 85 25 – 30 80 165 30 – 35 30 195 35 – 40 5 200 Tổng 200 Tổ 25 – 30 là tổ có Me vì nó chứa lượng biến của 2 vị trí ở giữa 100 và 101 dựa theo tần số tích lũy Si, ta có: 200 85 M255 2 25,94 (triệu đồng) e 80 Kết quả tính trung vị ở trên cho biết, có 50% số công nhân có NSLĐ từ 25,94 triệu đồng trở xuống và 50% số công nhân có NSLĐ từ 25,94 triệu đồng trở lên. Chú ý Vì là tham số đặc trưng nên trung vị, mốt và số bình quân không nhất thiết phải bằng 1 lượng biến cụ thể nào. 3.2.4.3. Tác dụng Me biểu hiện mức độ phổ biến của hiện tượng nhưng bản thân nó không san bằng hay bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến (khác x). Do đó, nó có thể bổ sung hay thay thế cho số trung bình cộng khi việc tính số trung bình gặp khó khăn. Bên cạnh 56 v1.0
  17. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội đó, Me không chịu ảnh hưởng của lượng biến đột xuất (lượng biến quá nhỏ hay quá lớn). Dựa vào tính chất toán học đáng chú ý của Me: Tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa các lượng biến với Me là trị số nhỏ nhất so với M0, x để ứng dụng trong công tác kỹ thuật và phục vụ công cộng ở nơi thuận lợi, phục vụ được nhiều người nhất.  xMie min Cùng với x và M0, Me là một trong những tham số nêu lên đặc trưng phân phối của dãy số. f f f xx x x = M = M x M > M e 0 e 0 e 0 Đối xứng Lệch trái Lệch phải (phân phối chuẩn) (phân phối âm) (phân phối dương) Xác định được M0 trước tiên vì đây là lượng biến tương ứng với tần số lớn nhất. Me và x nằm ở đâu sẽ quyết định hình dáng của phân phối. Trong phân phối chuẩn, Me luôn nằm giữa x và M0. Mặt khác, tổ chứa Mốt sẽ là tổ chứa Me. Vì vậy, trong tính toán chỉ cần tìm tổ chứa M0 là có thể suy ra tổ chứa Me mà không cần tìm Si. o x = Me = M0: Dãy số có phân phối chuẩn đối xứng. o x Me > M0: Dãy số có phân phối lệch phải, số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình chiếm đa số. 3.2.4.4. Một số phân vị thường dùng Như trên đã trình bày, trung vị chia dãy số phân phối thành 2 phần bằng nhau: 50% các đơn vị ở dưới và 50% các đơn vị ở trên. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thống kê, tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta còn có thể chia dãy số phân phối hay tổng thể thành những phần nhỏ hơn bằng nhau. Các phần này được gọi là các phân vị. Trong thống kê, người ta thường hay sử dụng tứ phân vị: chia tổng thể thành 4 phần bằng nhau, ngũ phân vị: chia thành 5 phần bằng nhau, thập phân vị: 10 phần bằng nhau hay bách phân vị: chia tổng thể thành 100 phần bằng nhau, trong đó tứ phân vị là phổ biến nhất. Với tứ phân vị, người ta chia tập hợp số liệu thành 4 phần bằng nhau. Khi đó, chúng ta sẽ xác định được 3 phân vị Q1, Q2 và Q3. Với tứ phân vị đầu tiên Q1, ta sẽ có 25% v1.0 57
  18. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội số đơn vị có lượng biến từ Q1 trở xuống và 75% số đơn vị có lượng biến từ Q1 trở lên. Tứ phân vị thứ hai Q2 là trung vị của dãy số, chia dãy số thành hai phần 50% bằng nhau. Còn tứ phân vị cuối cùng Q3 chia dãy số thành 75% số đơn vị có lượng biến từ Q3 trở xuống và 25% số đơn vị có lượng biến từ Q3 trở lên. Q1 Q2 Q3 Ví dụ: Có tài liệu thu thập được về số giờ ngồi máy tính trung bình trong tuần của 20 sinh viên như sau: 25 41 27 32 43 66 35 31 15 5 34 26 32 38 16 30 38 30 20 21 Hãy xác định tứ phân vị cho bộ số liệu trên. Để xác định tứ phân vị, trước hết chúng ta phải sắp xếp lại số liệu theo thứ tự tăng dần. Sau đó chia số liệu thành 4 phần bằng nhau và tính các phân vị Q1, Q2 và Q3. Kết quả như sau: 5 15 16 20 21 25 26 27 30 30 31 32 32 34 35 38 38 41 43 66 Nhóm thứ nhất Nhóm thứ hai Nhóm thứ ba Nhóm thứ tư 21 25 Tứ phân vị thứ nhất: Q23,0 (giờ) 1 2 30 31 Tứ phân vị thứ hai: Q30,5 (giờ) 2 2 35 38 Tứ phân vị thứ ba: Q36,5 (giờ) 3 2 Như vậy, có 25% số sinh viên nói trên có số giờ ngồi máy tính trung bình một tuần ít hơn 23,0 giờ, 25% số sinh viên có số giờ ngồi máy tính trong tuần từ 23,0 đến 30,5 giờ, 25% trong khoảng 30,5 đến 36,5 giờ và 25% còn lại có số giờ ngồi máy tính trong tuần lớn hơn 36,5 giờ. 3.3. Các tham số đo độ biến thiên của tiêu thức Ý nghĩa của các tham số đo độ biến thiên hay độ phân tán của tiêu thức (dispersion): Giúp đánh giá trình độ đại biểu của số bình quân: nếu độ biến thiên thấp, trình độ đại biểu của số bình quân cao và ngược lại. Quan sát độ biến thiên của tiêu thức trong 1 dãy số lượng biến cho thấy đặc trưng về phân phối, kết cấu và tính đồng đều của tổng thể. Độ biến thiên của tiêu thức thường được dùng trong nhiều trường hợp nghiên cứu thống kê: phân tích biến động, mối liên hệ trong điều tra, dự đoán 58 v1.0
  19. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Ví dụ: Số liệu năng suất lao động của 5 công nhân trong 2 tổ sản xuất như sau: Sản phẩm/1 công nhân NSLĐA NSLĐB 40 58 50 59 60 60 70 61 80 62 Khi so sánh xA và xB ở 2 tổ, ta thấy xA = xB = 60 sản phẩm/1 công nhân. Như vậy, NSLĐ bình quân của công nhân 2 tổ sản xuất là như nhau nhưng tính đại biểu của xB cao hơn vì độ biến thiên trong NSLĐ của 5 công nhân ở tổ sản xuất B ít hơn. Để đưa ra kết luận đúng đắn cho các hiện tượng, người ta cần so sánh cả độ biến thiên của tiêu thức. Có 5 tham số sau: 3.3.1. Khoảng biến thiên (range) Khái niệm: Khoảng biến thiên là độ lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu. R = xmax – xmin Ví dụ: Với số liệu ở trên R1 > R2 nên độ biến thiên (phân tán) về NSLĐ tổ 1 lớn hơn tổ 2, vì vậy tính chất đại diện của số bình quân tổ 1 kém hơn tổ 2. Ưu điểm: Dễ tính. Hạn chế: Chỉ tính đến lượng biến đầu và cuối, như vậy sẽ không chính xác nếu có lượng biến đột xuất, làm sai bản chất của hiện tượng. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta sử dụng tham số dưới đây. 3.3.2. Độ lệch tuyệt đối bình quân (mean absolute deviation - MAD) Khái niệm: Độ lệch tuyệt đối bình quân là số bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến và số bình quân cộng của các lượng biến đó. Công thức:  xxi o Giản đơn: d n  xxfii o Gia quyền: d fi Trong công thức này, người ta phải lấy giá trị tuyệt đối vì ∑(xi – x ) = 0. Độ lệch tuyệt đối bình quân càng lớn, độ biến thiên càng lớn. Ưu điểm: Đo được tất cả các độ lệch bên trong lượng biến, do đó nó rất có ý nghĩa khi dùng phân tích chất lượng sản phẩm để xét độ đồng đều. Hạn chế: Chỉ tính giá trị tuyệt đối của độ lệch giữa các lượng biến với số trung bình các lượng biến đó. Để khắc phục hạn chế về giá trị tuyệt đối của độ lệch, người ta tính tham số thứ ba. v1.0 59
  20. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 3.3.3. Phương sai (Variance) Khái niệm: Phương sai là bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân cộng của các lượng biến đó. Công thức: 2 2 2 xx 2 2  i xxii2 o Giản đơn:  = = xx n nn 2 2 xxf 2 2  iixfii xf ii 2 2 Gia quyền:  = = xx o fi ffii Ưu điểm: Khắc phục được sự khác nhau về dấu của độ lệch. Hạn chế: Vì là bình phương các độ lệch nên trị số bị khuếch đại và không có đơn vị tính phù hợp. Tham số thứ tư được đưa ra để khắc phục nhược điểm của phương sai. 3.3.4. Độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation) Khái niệm: Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương sai, tức là số bình quân toàn phương của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân cộng của các lượng biến đó. Công thức:  2 Vì là căn bậc hai của phương sai nên độ lệch tiêu chuẩn đã khắc phục được nhược điểm của phương sai là có đơn vị tính và giảm khuếch đại. Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của tất cả các chỉ tiêu trên. Hạn chế: Khó tính. Tóm lại: Cả 4 chỉ tiêu trên đều chỉ dùng để so sánh độ biến thiên của các hiện tượng cùng loại hoặc các hiện tượng cùng loại và có số trung bình bằng nhau. Vậy trong trường hợp muốn so sánh độ biến thiên của các hiện tượng khác loại hoặc các hiện tượng cùng loại nhưng có số trung bình khác nhau, người ta sẽ sử dụng tham số nào? 3.3.5. Hệ số biến thiên (coefficient of variation) Khái niệm: Là số tương đối (lần, %) rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tiêu chuẩn với số bình quân cộng. Công thức:  V 100 (%) x Chính vì biểu hiện bằng số tương đối nên hệ số biến thiên có thể dùng để so sánh độ biến thiên của các hiện tượng khác loại hay các hiện tượng cùng loại nhưng số trung bình không bằng nhau. Ví dụ: Hai hiện tượng khác loại: So sánh độ biến thiên của năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp A: 60 v1.0
  21. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội NSLĐ: x NSLĐ = 40 (sản phẩm) NSLĐ = 4 (sản phẩm) Tiền lương: x TL = 2.000 (nghìn đồng) TL = 80 (nghìn đồng) Tính hệ số biến thiên:  4 V NSLD 100 100 10% NSLD x 40 NSLD TL 80 VTL 100 100 4% xTL 2000 VNSLD > VTL, vậy NSLĐ có độ biến thiên lớn hơn tiền lương, số bình quân về tiền lương có trình độ đại biểu cao hơn số bình quân về NSLĐ. Ví dụ: Hai hiện tượng cùng loại nhưng số bình quân khác nhau. Có số liệu về năng suất lao động của hai phân xưởng như sau: PX1: x1 = 30 (sản phẩm), 1 = 9 (sản phẩm) PX2: x2 = 40 (sản phẩm), 2 = 10 (sản phẩm) 1 9 V1 100 100 30% x1 30 2 10 V2 100 100 25% x2 40 V1 > V2 , độ biến thiên của PX1 lớn hơn và NSLĐ của PX2 đồng đều hơn. v1.0 61
  22. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Đối tượng nghiên cứu của thống kê là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế – xã hội. Mặt lượng của các hiện tượng này lại được thể hiện cụ thể thông qua các mức độ khác nhau. Trong thống kê, người ta thường sử dụng các mức độ: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, hay các mức độ đo độ biến thiên của tiêu thức. Mỗi loại mức độ trên có ý nghĩa phản ánh, công thức tính và điều kiện vận dụng khác nhau. Do đó, khi vận dụng phải kết hợp phân tích các mức độ đó thì việc phân tích mới sâu sắc, chính xác, nhằm tìm ra đúng bản chất và tính qui luật phát triển của các hiện tượng kinh tế – xã hội. 62 v1.0
  23. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm, tác dụng và các loại số tuyệt đối trong thống kê. 2. Trình bày khái niệm, đặc điểm, tác dụng và các loại số tương đối trong thống kê. 3. Khái niệm, ý nghĩa của số bình quân cộng trong thống kê? Trình bày các loại số bình quân cộng. 4. Mốt là gì? Cách xác định mốt, tác dụng và ưu nhược điểm của mốt? 5. Trung vị là gì? Cách xác định trung vị và tác dụng của trung vị? 6. Trình bày ý nghĩa và nội dung của các mức độ đo độ biến thiên của tiêu thức. v1.0 63
  24. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội BÀI TẬP 1. Một cuộc điều tra về năng suất lao động (đơn vị: sản phẩm) của công nhân tại một phân xưởng cho kết quả như sau: 39 41 38 39 38 41 40 38 37 39 39 41 43 38 40 39 39 43 39 37 38 37 40 43 40 42 40 39 36 43 a) Xây dựng bảng tần số phân bố với các tổ không có khoảng cách tổ. b) Tính năng suất lao động bình quân của công nhân toàn phân xưởng. c) Tính Mốt về năng suất lao động của công nhân toàn phân xưởng. d) Tính trung vị về năng suất lao động của công nhân toàn phân xưởng. 2. Theo số liệu ghi lại được về chỉ số IQ của 112 trẻ em ở California, Mỹ, như sau: IQ Số trẻ em (Người) 60 – 70 1 70 – 80 5 80 – 90 13 90 – 100 22 100 – 110 28 110 – 120 23 120 – 130 14 130 – 140 3 140 – 150 2 150 – 160 1 a) Tính chỉ số IQ bình quân của 112 trẻ em nói trên. b) Tính Mốt về chỉ số IQ của 112 trẻ em nói trên. c) Tính trung vị về chỉ số IQ của 112 trẻ em nói trên. 3. Có kết quả điều tra về tuổi của sinh viên theo học chương trình TOPICA kỳ mùa xuân năm 2009 như sau: 19 17 15 20 23 41 33 21 18 20 15 33 32 29 24 19 18 20 17 22 55 19 22 25 28 30 44 19 20 39 a) Xây dựng bảng tần số phân bố với các tổ 15 – 19, 20 – 24, 25 – 29, 30 – 34, và từ 35 trở lên. b) Tính Mốt về tuổi của sinh viên. c) Tính tuổi trung bình của sinh viên từ số liệu ban đầu. d) So sánh kết quả tính được ở câu b) và c). Trong 2 tham số đó, tham số nào đo xu hướng trung tâm tốt hơn? Hãy giải thích. 64 v1.0
  25. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 4. Có thông tin về độ tuổi của 36 triệu phú ở Mỹ như sau: 31 64 39 66 68 48 69 71 52 68 45 60 54 66 79 38 48 77 53 52 79 75 67 71 42 39 57 47 74 59 64 42 55 61 79 48 a) Xây dựng bảng tần số phân bố với các tổ có khoảng cách tổ bằng nhau. b) Tính tuổi bình quân của các triệu phú trên theo hai cách: Từ tài liệu ban đầu. Từ tài liệu phân tổ. So sánh hai kết quả trên. Kết quả nào chính xác hơn. c) Tính trung vị về tuổi của các triệu phú trên. d) Tính khoảng tứ phân vị về tuổi của các triệu phú trên. 5. Có tài liệu về tốc độ phát triển tiền lương bình quân của công nhân trong một doanh nghiệp như sau (năm trước = 100): Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%) 102 105 110 109 110 110 97 a) Tính tốc độ phát triển bình quân về tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 2004 – 2008. b) Nếu tốc độ phát triển bình quân về tiền lương bình quân của công nhân của doanh nghiệp trong giai đoạn 1995 – 2000 là 108,7% và 2000 – 2002 là 105%. Hãy tính tốc độ phát triển bình quân về tiền lương bình quân của công nhân trong giai đoạn 1995 – 2008. 6. Có tài liệu về lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp qua các năm như sau: Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận trước 12,3 13,5 13,8 15,2 16,4 16,9 15,0 thuế (tỷ đồng) a) Tính tốc độ phát triển bình quân về lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn trên. b) Nếu tốc độ phát triển bình quân về lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 1998 – 2000 là 105,6%, 2000 – 2002 là 103,8%. Tính tốc độ phát triển bình quân về lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 1998 – 2008. 7. Có 3 phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm trong 5 giờ. Phân xưởng 1 gồm 8 công nhân, sản xuất 1 sản phẩm hết 5 phút. Phân xưởng 2 gồm 6 công nhân, sản xuất 1 sản phẩm hết 2 phút. Phân xưởng 3 gồm 9 công nhân, sản xuất một sản phẩm hết 3 phút. Tính thời gian hao phí bình quân để sản xuất ra 1 sản phẩm của công nhân 3 phân xưởng trên. 8. Để tính thử thời gian phục vụ 1 khách vào buổi trưa của chuỗi cửa hàng KFC, người ta chọn ra 3 cửa hàng để nghiên cứu. Qua điều tra cho thấy: Cửa hàng thứ nhất gồm 10 nhân viên, phục vụ bữa trưa trong 3 giờ, bình quân mỗi khách phục vụ mất 5 phút. v1.0 65
  26. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội Cửa hàng thứ hai gồm 12 nhân viên, phục vụ bữa trưa trong 3,5 giờ, bình quân mỗi khách phục vụ mất 6 phút. Cửa hàng thứ ba gồm 8 nhân viên, phục vụ bữa trưa trong 3 giờ, bình quân mỗi khách phục vụ mất 4 phút. Tính thời gian phục vụ 1 khách bình quân của 3 cửa hàng nói trên. 9. Có tài liệu về một cửa hàng trong quí I và II, năm 2008 như sau: Quí I Quí II Mặt hàng Doanh thu Giá bán đơn vị Lượng hàng tiêu Giá bán đơn vị (nghìn đồng) (nghìn đồng) thụ (sản phẩm) (nghìn đồng) A 3.850 35 135 40 B 7.200 50 180 45 C 6.300 70 120 68 a) Tính giá bán đơn vị bình quân của 3 mặt hàng trên trong quí I. b) Tính giá bán đơn vị bình quân của 3 mặt hàng trên trong quí II. c) Tính giá bán đơn vị bình quân của 3 mặt hàng trên trong cả hai quí. 10. Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch về giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp trong quí I và II, năm 2008 như sau: Quí I Quí II Phân xưởng Giá trị sản xuất % hoàn thành kế Kế hoạch về GTSX % hoàn thành kế (triệu đồng) hoạch về GTSX (triệu đồng) hoạch về GTSX A 500 102 520 108 B 480 97 500 105 C 430 115 500 110 a) Tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch về GTSX của toàn doanh nghiệp trong quí I. b) Tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch về GTSX của toàn doanh nghiệp trong quí II. c) Tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch về GTSX của toàn doanh nghiệp trong cả hai quí. d) Tính tỷ trọng giá trị sản xuất của từng phân xưởng trong quí I, quí II, cả hai quí. 11. Có kết quả điều tra thu nhập của lao động trong một doanh nghiệp năm 2008 như sau: Thu nhập (triệu đồng) Số lao động (người) 4,7 – 5,2 4 5,2 – 5,7 9 5,7 – 6,2 13 6,2 – 6,7 42 6,7 – 7,2 39 7,2 – 7,7 20 7,7 – 8,2 9 a) Tính thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp. b) Tính khoảng biến thiên về thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. 66 v1.0
  27. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội c) Tính độ lệch tuyệt đối bình quân về thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. d) Tính phương sai về thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. e) Tính độ lệch tiêu chuẩn về thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. f) Tính hệ số biến thiên về thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. 12. Có tài liệu về số lượng séc chi trả mỗi ngày ở 5 chi nhánh của một ngân hàng trong tháng trước như sau: Số lượng séc Tần số < 200 10 200 – 400 13 400 – 600 17 600 – 800 42 800 – 1.000 18 Một nhà quản lý ngân hàng cho rằng, nếu độ lệch tiêu chuẩn về séc chi trả mà lớn hơn 200 séc mỗi ngày thì sẽ gây ra những vấn đề về nhân lực và tổ chức ở các chi nhánh do sự bất công bằng về khối lượng công việc. Vậy đây có phải là điều mà nhà quản lý ngân hàng lo ngại hay không? 13. Khi nghiên cứu về thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân của các hộ gia đình trong một địa phương năm 2008, người ta thu được kết quả sau: Số bình quân (nghìn đồng) Phương sai Thu nhập 3.500 8.540 Chi tiêu 3.000 4.100 a) Hãy xác định trong hai chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nào có độ biến thiên lớn hơn. b) Nếu biết thêm trung vị về thu nhập là 3.200 nghìn đồng. Hãy cho biết số hộ gia đình có thu nhập lớn hơn thu nhập bình quân sẽ chiếm đa số hay thiểu số? 14. Theo điều tra ngẫu nhiên 200 người tại một bệnh viện về số ngày nằm viện, ta có kết quả sau: Số ngày nằm viện (ngày) Số người (người) 1 – 3 24 4 – 6 83 7 – 9 52 10 – 12 22 13 – 15 11 16 – 18 5 19 – 21 2 22 – 24 1 a) Tính số ngày nằm viện trung bình. b) Tính độ lệch tiêu chuẩn về số ngày nằm viện của 200 người trên. c) Tính hệ số biến thiên về số ngày nằm viện. v1.0 67
  28. Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội 15. Có kết quả điều tra về lượng tiêu dùng cá hàng năm (đơn vị: kg) của hai nhóm người Nga và Đức sống ở Mỹ như sau: Người Đức Người Nga 17 17 16 21 12 1 9 11 5 23 15 6 19 19 22 10 13 16 23 12 14 11 18 7 17 a) Tính lượng tiêu dùng cá trung bình của mỗi nhóm người. b) Tính trung vị về lượng tiêu dùng cá của mỗi nhóm người. c) Tính mốt về lượng tiêu dùng cá của mỗi nhóm người. d) So sánh độ phân tán về lượng tiêu dùng cá của hai nhóm người trên. 68 v1.0