Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng

pdf 17 trang vanle 2120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tach_thu_hoi_thuoc_nhuom_du_trong_nuoc_thai_nhuom.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng

  1. Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng Cù Thị Vân Anh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Hĩa mơi trường; Mã số: 60 44 41 Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Dung Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tổng quan về nước thải dệt nhuộm, phương pháp xử lý, màng lọc, các quá trình tách màng và biến tính bề mặt màng lọc. Trình bày phương pháp nghiên cứu: Đánh giá khả năng tách thuốc nhuộm của màng; xác định độ giảm năng suất lọc theo thời gian; đánh giá độ bền của màng trong các mơi trường pH khác nhau; đánh giá khả năng phục hồi năng suất lọc bằng phương pháp rửa; biến tính bề mặt màng lọc; xác định lượng polyme được trùng hợp ghép lên bề mặt màng; xác định lượng thuốc nhuộm hấp phụ lên màng trong quá trình lọc; nghiên cứu cấu trúc và tính chất bề mặt màng. Đưa ra kết quả thực nghiệm và thảo luận: Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ thuốc nhuộm; khả năng tách loại thuốc nhuộm của màng ở các điều kiện khác nhau; Khả năng giảm fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng. Keywords: Hĩa mơi trường; Kỹ thuật màng lọc; Thuốc nhuộm; Xử lý nước thải Content MỞ ĐẦU Ngành dệt nhuộm đã cĩ từ lâu đời vì nĩ gắn liền với một trong những nhu cầu cơ bản của con người là may mặc. Sản lượng dệt trên thế giới ngày càng tăng, khơng chỉ về chất lượng mà cịn đa dạng về mẫu mã, màu sắc của sản phẩm. Ở Ấn Độ, hàng năm sản xuất khoảng trên 4000 triệu mét vải. Ở Việt nam, ngành cơng nghiệp dệt may đang trở thành một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn, hàng năm sản xuất khoảng trên 2000 triệu mét vải và trong các năm tới sẽ cịn tăng thêm. Tuy nhiên, một vấn đề luơn đi kèm theo qui mơ sản xuất là vấn đề chất thải của ngành này, trong đĩ cĩ nước thải. Nước thải phát sinh trong ngành cơng nghiệp dệt nhuộm xuất phát từ các cơng đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm Nếu lượng nước thải này chỉ xử lý sơ bộ, sau đĩ xả ra mơi trường sau mỗi chu trình thì khơng chỉ gây thiệt hại cho nguồn tài nguyên nước mà cịn làm ơ nhiễm mơi trường nước và khơng tận dụng hết thuốc nhuộm cịn tồn dư. Hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm địi
  2. hỏi khá nhiều chi phí, kỹ thuật phức tạp mà hiệu quả khơng cao. Thành phần gây ơ nhiễm chính trong nước thải dệt nhuộm là lượng thuốc nhuộm tồn dư trong dịng thải sau cơng đoạn nhuộm. Do đĩ, việc tách thu hồi thuốc nhuộm tồn dư ngay tại cơng đoạn phát sinh là một trong những giải pháp hữu ích để xử lý và giảm thiểu ơ nhiễm nước thải dệt nhuộm. So với các phương pháp xử lý thơng thường, ngồi mục đích tách thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm, kỹ thuật lọc màng cịn cho phép tái sử dụng lại dung dịch nhuộm và nước sạch sau khi đã tách thuốc nhuộm, đây là một phương pháp cĩ nhiều ưu điểm và đã được áp dụng ở một số nước. Ở nước ta, việc áp dụng kỹ thuật lọc màng trong xử lý nước thải dệt nhuộm là vấn đề cịn rất mới. Phương pháp tách bằng màng là một trong những kỹ thuật tách hiện đại và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, kỹ thuật lọc màng đã cĩ những bước tiến bộ vượt bậc và được áp dụng rộng rãi ở qui mơ cơng nghiệp cho nhiều mục đích khác nhau, như sản xuất nước sạch và siêu sạch, lọc hố dầu, dược phẩm, thực phẩm, hố chất, y tế, mơi trường Ưu điểm của phương pháp lọc bằng màng là cĩ thể tách được các cấu tử cĩ kích thước rất khác nhau, từ cỡ hạt tới cỡ ion mà khơng cần phải sử dụng thêm các hố chất khác, các cấu tử cần tách khơng phải chuyển pha, là phương pháp tách hiện đại, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với mơi trường. Trong luận văn này, chúng tơi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong nước thải nhuộm bằng màng lọc và khả năng giảm thiểu fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng” Trước hết xin trình bày một số giới thiệu về thuốc nhuộm và màng lọc. 1.1. Nước thải dệt nhuộm và các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm 1.1.1. Cơng nghệ sản xuất và nguồn phát sinh nước thải Thơng thường cơng nghệ dệt nhuộm gồm ba quá trình cơ bản: Kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hồn thiện vải. Các cơng đoạn chính gồm: - Làm sạch nguyên liệu. - Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi. - Hồ sợi dọc. - Dệt vải. - Giũ hồ. - Nấu vải. - Làm bĩng vải. - Tẩy trắng. - Nhuộm vải và hồn thiện: 2
  3. Nguồn nước thải phát sinh trong cơng nghệ dệt nhuộm là từ các cơng đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm và hồn tất, trong đĩ lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi cơng đoạn, và nước thải cơng đoạn giặt sau nhuộm chiếm từ 20 đến 60 % tổng lượng nước thải. 1.1.2. Đặc trưng nước thải dệt nhuộm Những đặc trưng nước thải dệt nhuộm theo bảng sau: Bảng 1.1. Các chất gây ơ nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt-nhuộm [14 ] Cơng đoạn Chất ơ nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải Hồ sợi, giũ hồ Tinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, BOD cao (34 đến 50 % tổng polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp BOD) Nấu tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat Độ kiềm cao, màu tối, BOD natri và xơ sợi vụn cao (30 % tổng BOD) Tẩy trắng Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, Độ kiềm cao, chiếm 5 % AOX, axit BOD Làm bĩng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1% tổng BOD) Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các Độ màu rất cao, BOD khá muối kim loại cao, TS cao In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối, kim Độ màu cao, BOD cao và dầu loại, axit mỡ Hồn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp 1.1.3. Các phương pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý nước thải dệt nhuộm Các phương pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ơ nhiễm nước thải ngành dệt nhuộm cĩ thể thực hiện trong quá trình sản xuất như: - Giảm nhu cầu sử dụng nước bằng cách thường xuyên kiểm tra hệ thống nước cấp, tránh rị rỉ nước. Sử dụng cơng nghệ tẩy, nhuộm, giặt hợp lý. Tuần hồn, sử dụng lại các dịng nước giặt ít ơ nhiễm và nước làm nguội. - Hạn chế sử dụng các hĩa chất trợ, thuốc nhuộm ở dạng độc hay khĩ phân hủy sinh học. Giảm các chất gây ơ nhiễm nước thải trong quá trình tẩy, giảm ơ nhiễm kiềm trong nước thải từ cơng đoạn làm bĩng. 3
  4. - Thu hồi và sử dụng lại dung dịch hồ từ cơng đoạn hồ sợi và giũ hồ, phương pháp lọc màng dùng để thu hồi PVA được ứng dụng lần đầu tiên ở Mỹ năm 1974 và cho đến nay đã được áp dụng ở nhiều nước châu Âu. - Sử dụng nhiều lần dịch nhuộm vừa tiết kiệm hĩa chất, thuốc nhuộm và giảm được ơ nhiễm mơi trường. Các loại thuốc nhuộm cho phép sử dụng lại nhiều lần gồm: Thuốc nhuộm axit dùng cho len và polyamit, thuốc nhuộm bazo dùng cho polyacrylonitril, thuốc nhuộm trực tiếp cho mặt hàng bơng, thuốc nhuộm phân tán cho sợi tổng hợp như polyester. Cho đến nay, việc thu hồi thuốc nhuộm từ dịch nhuộm bằng phương pháp lọc màng đã được thực hiện thành cơng ở một số nước để thu hồi thuốc nhuộm indigo từ quá trình nhuộm sợi bơng. Sau khi nhuộm thì phần thuốc nhuộm khơng gắn vào sợi sẽ đi vào nước giặt với nồng độ 0,1 ppm. Để thu hồi thuốc nhuộm, dùng phương pháp lọc màng để nâng nồng độ thuốc nhuộm sau lọc lên 60 đến 80 ppm và cĩ thể đưa vào bể nhuộm để sử dụng lại. Do đặc thù của cơng nghệ, nước thải ngành dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn, độ màu, BOD, COD cao. Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải Về nguyên lý, hiện cĩ các phương pháp sau được áp dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm: * Phương pháp đơng keo tụ: Đây là phương pháp khá thơng dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm. Trong phương pháp này người ta dùng phèn nhơm hoặc phèn sắt cùng với sữa vơi khử màu và một phần COD. Điều chỉnh pH thích hợp cho từng loại phèn và loại nước thải cần xử lý. * Phương pháp hấp phụ: Cơ sở của quá trình là hấp phụ chất tan lên bề mặt chất rắn xốp (chất hấp phụ). Các chất hấp phụ thường là than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbonat, magie, trong đĩ than hoạt tính cĩ bề mặt riêng lớn từ 400 đến 500 m2/g. * Phương pháp oxi hĩa: Các chất nhuộm vải hầu hết đều là các chất bền hĩa học nên phải dùng các chất oxi hĩa mạnh như clo, ozon, peroxit để oxy hĩa thuốc nhuộm. * Phương pháp sinh học: Dùng để xử lý các chất cĩ thể phân hủy sinh học như hồ tinh bột * Phương pháp màng lọc: Phương pháp này đã được ứng dụng trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm với mục đích thu hồi các chất tái sử dụng lại như hồ tinh bột, PVA, thu hồi muối và thuốc nhuộm. Một số kết quả nghiên cứu về việc áp dụng kỹ thuật lọc màng NF và RO đã cho thấy phương pháp này khá hiệu quả, cĩ thể giảm COD tới 99,5 %. Việc áp dụng cơng nghệ màng cĩ thể giảm lượng nước sạch tiêu tốn cho quá trình nhuộm vải tới 70%. Kỹ thuật lọc màng cĩ thể áp dụng để xử lý nước thải nhuộm tốt hơn rất nhiều so với các phương pháp thơng thường. 4
  5. 1.2. Giới thiệu về màng lọc và các quá trình phân tách màng Màng lọc là một loại vật liệu được sử dụng trong quá trình tách một hỗn hợp đồng thể hay dị thể (lỏng – lỏng, lỏng – rắn, khí – rắn, khí – khí). Một cách khái quát, cĩ thể coi màng là một lớp chắn cĩ tính thấm chọn lọc đặt giữa hai pha – pha đi vào (feed) và pha thấm qua (filtrate). Trong quá trình tách, màng cĩ khả năng lưu giữ được một số cấu tử trong hỗn hợp và cho các cấu tử khác đi qua. Quá trình vận chuyển chất qua màng được thực hiện một cách tự nhiên hay cưỡng bức nhờ động lực giữa hai phía màng. Động lực của quá trình tách qua màng là chênh lệch áp suất, chênh lệch nồng độ, chênh lệch nhiệt độ hay chênh lệch điện trường. Các quá trình màng động lực áp suất chủ yếu gồm: lọc thường, vi lọc, siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược. Việc phân chia thành các quá trình màng dựa theo kích thước lỗ màng và cũng chỉ mang tính tương đối. Ngồi ra cịn một số quá trình khác như điện thẩm tách, thẩm tách và bốc hơi qua màng. 1.3 Biến tính bề mặt màng lọc Để nâng cao tính năng tách của màng, giảm mức độ tắc màng nĩi chung, đặc biệt là trong quá trình tách các chất hữu cơ, ngồi các phương pháp rửa cơ học và lựa chọn chế độ thủy động thích hợp, gần đây việc nghiên cứu biến tính bề mặt màng là một giải pháp rất được quan tâm nghiên cứu. Phương pháp biến tính bề mặt cĩ nhiều ưu điểm: Cải thiện được tính chất bề mặt vật liệu mà khơng gây ảnh hưởng đến tính chất bên trong vật liệu như khả năng bám dính, độ thấm nước, tính thích ứng sinh học, chống fouling mà khơng cần phải chế tạo lại tồn bộ khối vật liệu, nhưng vẫn cĩ được bề mặt vật liệu với các tính chất mong muốn; hơn nữa phương pháp này sẽ giảm bớt chi phí chế tạo vật liệu vì chỉ cần tác động lên bề mặt mà khơng cần phải chế tạo tồn bộ khối vật liệu [36]. Hiện nay cĩ rất nhiều phương pháp biến tính bề mặt vật liệu đang được nghiên cứu và phát triển, cĩ thể chia thành ba nhĩm chính là: Phương pháp vật lý – hĩa học; Phương pháp cơ học và phương pháp sinh học. Trong đĩ, đa dạng và phổ biến nhất là phương pháp vật lý – hĩa học, phương pháp này được chia thành ba nhĩm nhỏ: thứ nhất là các phương pháp pha khí – vật liệu được xử lý trong các mơi trường khí chứa các phần tử hoạt động (gốc tự do, electron, các phân tử bị kích thích) hay dưới các bức xạ điện từ (tia UV, tia γ, điện quang); thứ hai là các phương pháp pha lỏng và khối – bao gồm các kỹ thuật tạo lớp phủ vật lý hoặc thực hiện các phản ứng hĩa học trên bề mặt vật liệu; thứ ba là kết hợp hai phương pháp thứ nhất và thứ hai tạo ra các lớp polyme trùng hợp ghép trên bề mặt vật liệu, ngồi ra người ta 5
  6. cịn cĩ thể biến tính bề mặt vật liệu trong những mơi trường khí được phĩng điện với tần số cao – mơi trường plasma, kỹ thuật này cĩ tác dụng chủ yếu là ăn mịn bề mặt, tạo các liên kết ngang trên bề mặt và phủ một lớp polyme mới lên trên bề mặt của vật liệu nền. Phương pháp cơ học chủ yếu là làm nhám bề mặt vật liệu (roughing). Phương pháp biến tính sinh học gồm cĩ: hấp phụ vật lý các phân tử sinh học (protein, lipid, receptor, ) lên bề mặt vật liệu, tạo liên kết hĩa học của các phân tử sinh học với các nhĩm bề mặt hay nuơi cấy tế bào trên bề mặt vật liệu [11]. Hiện nay, việc nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc polyme là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo màng do những ưu thế đặc biệt của phương pháp này. Một số kỹ thuật đã và đang được nghiên cứu là: kỹ thuật trùng hợp bề mặt, kỹ thuật phủ bề mặt, kỹ thuật plasma, kỹ thuật xử lý ozon, kỹ thuật trùng hợp ghép quang dùng tia UV 1.4 . Mục tiêu nghiên cứu Nội dung của luận văn tập trung vào việc nghiên cứu khả năng tách loại thuốc nhuộm trong dung dịch nước bằng phương pháp lọc màng và đánh giá khả năng giảm fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng. Các kỹ thuật thực nghiệm được trình bày như sau: 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá khả năng tách thuốc nhuộm của màng Tính chất tách của màng được đánh giá qua màu của dịch lọc (hoặc độ lưu giữ hoặc hiệu suất lọc) và năng suất lọc với các nồng độ khác nhau của dung dịch thuốc nhuộm cũng như mức độ cơ đặc dung dịch so với dung dịch ban đầu. Độ lưu giữ của màng được xác định bởi cơng thức: Với thuốc nhuộm phân tán, khả năng tách của màng được đánh giá qua độ trong và màu của dịch lọc. Năng suất lọc của màng được xác định bằng cách đo thể tích dịch lọc vận chuyển qua màng trong một khoảng thời gian tại áp suất xác định, sau đĩ áp dụng cơng thức: 2.2.2. Xác định độ giảm năng suất lọc theo thời gian Độ giảm năng suất lọc theo thời gian là một chỉ tiêu khá quan trọng trong các quá trình lọc màng, cho phép đánh giá mức độ cũng như khả năng tắc màng sau một thời gian lọc. Độ giảm năng suất lọc càng nhỏ, màng càng sử dụng được lâu (ít bị tắc hơn), lọc được nhiều 6
  7. dung dịch hơn, chu kỳ rửa màng dài hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình lọc. Trong nghiên cứu này, chúng tơi tiến hành xác định độ giảm năng suất lọc bằng phương pháp đo thể tích dịch lọc theo thời gian, cứ sau mỗi 5 phút lại ghi thể tích dịch lọc một lần. Sau đĩ áp dụng cơng thức (2.2) để tính năng suất lọc tại thời điểm tương ứng. 2.2.3. Đánh giá độ bền của màng trong các mơi trường pH khác nhau Màng được ngâm trong các dung dịch cĩ pH khác nhau (từ 2 đến 10) trong 30 phút, sau đĩ tiến hành đánh giá các thơng số năng suất lọc và độ lưu giữ của màng sau khi ngâm so với năng suất lọc và độ lưu giữ của màng ban đầu. 2.2.4. Đánh giá khả năng phục hồi năng suất lọc bằng phương pháp rửa Màng sau khi lọc được rửa lần lượt bằng nước cất và các dung dịch rửa Na5P3O10 2%, axit xitric 2%, sau mỗi lần rửa đo độ thấm nước của màng. Khả năng phục hồi năng suất lọc của màng được xác định bằng cách so sánh độ thấm nước của màng trước và sau khi rửa. 2.2.5. Biến tính bề mặt màng lọc Bề mặt màng được biến tính bằng phương pháp trùng hợp ghép dưới bức xạ tử ngoại. Các dung dịch monome được sử dụng trong quá trình trùng hợp bao gồm axit acrylic và axit maleic. Ảnh hưởng của thời gian và phương thức tiến hành trùng hợp đến tính năng tách của màng được đánh giá qua các thơng số: Khả năng lưu giữ (tách) thuốc nhuộm, năng suất lọc và độ giảm năng suất lọc của màng trong quá trình tách. Chiếu bức xạ tử ngoại Màng nền được chiếu bức xạ tử ngoại trực tiếp trong những khoảng thời gian xác định, để màng ở nhiệt độ phịng sau khoảng 24 tiếng đồng hồ và tiến hành đánh giá khả năng tách của màng. Trùng hợp ghép song song: Màng nền được chiếu bức xạ tử ngoại trong điều kiện xác định, sau đĩ ngâm trong các dung dịch monome đồng thời chiếu bức xạ tử ngoại trong những khoảng thời gian khác nhau, sấy khơ màng và giữ màng ở nhiệt độ phịng sau khoảng 24 tiếng đồng hồ tiến hành đánh giá khả năng tách của màng. Trùng hợp ghép nối tiếp: Màng nền được chiếu bức xạ tử ngoại trong điều kiện xác định, sau đĩ ngâm màng trong các dung dịch monome ở các khoảng thời gian khác nhau, sấy khơ màng và giữ màng ở nhiệt độ phịng, sau khoảng 24 tiếng đồng hồ tiến hành đánh giá khả năng tách của màng. Các thí nghiệm thử màng thực hiện ở áp suất 25bar, diện tích màng lọc là 1.32×10–3 m2, nồng độ dung dịch thuốc nhuộm Red 3BF 30ppm. 7
  8. 2.2.6. Xác định lượng polyme được trùng hợp ghép lên bề mặt màng Lượng polyme trùng hợp ghép lên màng ảnh hưởng đến mức độ chặt khít của bề mặt màng sau khi biến tính. Lượng polyme ghép càng nhiều, bề mặt màng sẽ càng chặt khít. Lượng polyme trùng hợp ghép được xác định bằng chênh lệch khối lượng màng trước và sau khi trùng hợp trên một đơn vị diện tích bề mặt màng: 2.2.7. Xác định lượng thuốc nhuộm hấp phụ lên màng trong quá trình lọc Lượng thuốc nhuộm bị hấp phụ lên màng là nguyên nhân gây ra độ giảm năng suất lọc của màng theo thời gian. Màng hấp phụ ít thuốc nhuộm hơn sẽ cĩ tốc độ giảm năng suất lọc chậm hơn. Do đĩ, đây cũng là một thơng số quan trọng để đánh giá tính chất lọc của màng. Lượng thuốc nhuộm hấp phụ lên màng được xác định bằng cách so sánh khối lượng của màng trước và sau khi lọc (màng được rửa sạch bằng nước cất và sấy nhẹ đến khơ hồn tồn rồi đem cân khối lượng trên cân phân tích) : 2.2.8. Nghiên cứu cấu trúc và tính chất bề mặt màng Cấu trúc hình thái của bề mặt màng được quan sát qua các ảnh chụp hiển vi điện tử quét (SEM) và ảnh chụp hiển vi lực nguyên tử (AFM) với các độ khuếch đại khác nhau. Để xác định các nhĩm chức mới xuất hiện trên bề mặt màng sau khi trùng hợp bề mặt, sử dụng thiết bị đo phổ hồng ngoại phản xạ ngồi FTIR-ATR, với độ phân giải 4 cm-1, gĩc quét phổ 300. Các kết quả và thảo luận được tĩm tắt trong phần sau: 3. Khảo sát điều kiện tách loại thuốc nhuộm 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ thuốc nhuộm trong dung dịch Kết quả thực nghiệm cho thấy, năng suất lọc qua màng khá ổn định và cĩ xu hướng giảm dần khi nồng độ thuốc nhuộm trong dung dịch ban đầu tăng. Ở cùng điều kiện, trong 3 loại thuốc nhuộm, dung dịch Blue MERF cho năng suất lọc thấp nhất, dung dịch Yellow 3GF cho năng suất lọc cao nhất. Sự giảm năng suất lọc khi nồng độ thuốc nhuộm trong dung dịch tăng lên là do sự phân cực nồng độ giữa hai phía màng và một phần do sự hấp phụ của thuốc nhuộm lên màng trong quá trình tách, làm tăng trở lực chuyển khối qua màng. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, trong tất cả các thí nghiệm, dịch lọc thu được đều khơng cĩ màu. Điều đĩ cĩ nghĩa là trong vùng nồng độ khảo sát, màng cĩ khả năng lưu giữ được gần như hồn tồn thuốc nhuộm trong dung dịch. 3.2. Ảnh hưởng của mức độ cơ đặc dung dịch Kết quả xác định năng suất lọc và độ giảm năng suất lọc theo thời gian cho thấy, trong vùng nồng độ khảo sát, năng suất lọc giảm dần khi mức độ cơ đặc tăng, tuy nhiên độ giảm năng suất lọc nĩi chung khơng lớn lắm. 8
  9. 3.3. Ảnh hưởng của áp suất dịng qua module màng Kết quả thực nghiệm cho thấy, năng suất lọc của màng tăng khá mạnh theo áp suất dịng qua module, ví dụ, khi áp suất dịng qua module tăng từ 0.5 atm đến 2.5 atm thì năng suất lọc tăng khoảng 2.5 lần, trong khi màng vẫn cĩ thể lưu giữ được gần như hồn tồn thuốc nhuộm trong dung dịch. Trên thiết bị lọc màng tự lắp đặt, do cơng suất của máy bơm nhỏ nên chúng tơi khơng khảo sát được ở các áp suất dịng vào cao hơn. Thực tế, các loại màng lọc thương mại chế tạo dùng cho lọc nano và thẩm thấu ngược cĩ thể làm việc được ở áp suất khá cao. Màng thương mại Filmtech TW30 dùng cho lọc nano cĩ thể làm việc được ở áp lực nén qua màng tối đa khoảng 20 bar. Do đĩ, trong các hệ thống dùng cho lọc cơng nghiệp, thường sử dụng các loại bơm cao áp để bơm và nén dung dịch qua màng ở áp lực cao để thu được lưu lượng dịng dịch lọc qua màng lớn. 3.4. Ảnh hưởng của loại thuốc nhuộm Kết quả đo và so sánh năng suất lọc của màng với các loại dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp và phân tán được đưa ra ở Hình 3.10 cho thấy, với các dung dịch thuốc nhuộm cĩ nồng độ thấp (50 ppm) năng suất lọc của màng đối với hai loại dung dịch thuốc nhuộm khơng khác nhau nhiều, nhưng với các dung dịch nồng độ cao năng suất lọc của màng đối với dung dịch thuốc nhuộm phân tán thấp hơn khá nhiều so với dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp ở cùng nồng độ (200ppm, 300ppm). Độ giảm năng suất lọc đối với dung dịch thuốc nhuộm phân tán cũng lớn hơn so với dung dịch thuốc nhuộm tan. Khi dung dịch được cơ đặc đến 90%, năng suất lọc của màng đối với dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp giảm nhẹ, trong khi với dung dịch thuốc nhuộm phân tán, năng suất lọc giảm khá mạnh. Điều đĩ cĩ nghĩa là khả năng gây tắc màng (fouling) của thuốc nhuộm phân tán cao hơn so với thuốc nhuộm trực tiếp ở cùng nồng độ và cùng các điều kiện thực hiện quá trình tách. 3.5. So sánh khả năng lọc thuốc nhuộm của một số loại màng khác nhau Hiện nay trên thị trường cĩ một số loại màng lọc thương mại của các hãng khác nhau. Chúng tơi đã tiến hành so sánh khả năng lọc tách thuốc nhuộm của hai loại màng Filmtech TW-30 (Mỹ) và Saehan CSM (Hàn Quốc) trong cùng các điều kiện tách như nhau. Dung dịch thuốc nhuộm trực tiếp Yellow 3GF ở các nồng độ 50ppm, 100ppm được tách qua màng trên thiết bị lọc liên tục tại áp lực dịng qua module xác định. 9
  10. Kết quả thực nghiệm cho thấy khả năng lọc tách thuốc nhuộm của các loại màng này là tương đương nhau, năng suất lọc của màng Saehan CSM cao hơn một chút so với màng Filmtech TW30, trong khi khả năng lưu giữ thuốc nhuộm của hai loại màng là như nhau (dịch lọc trong và khơng màu). 3.6. Đánh giá độ bền của màng trong các mơi trường cĩ pH khác nhau Để đánh giá ảnh hưởng của pH, chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm như sau: màng Filmtech TW30 được cắt thành các tấm vừa với kích thước của thiết bị lọc gián đoạn và được ngâm 30 phút trong các dung dịch cĩ pH từ 2 đến 10, sau đĩ màng được rửa sạch và dùng để lọc dung dịch thuốc nhuộm Red 3BF nồng độ 30ppm trên thiết bị lọc gián đoạn. Kết quả thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH đến tính năng tách của màng sau khi ngâm trong các dung dịch cĩ pH khác nhau được đưa ra ở Hình 3.1 cho thấy, trong khoảng pH từ 5 đến 8, tính năng tách của màng khơng bị ảnh hưởng nhiều. Trong khoảng pH nhỏ hơn 5 và lớn hơn 8, năng suất lọc của màng tăng lên nhưng khả năng lưu giữ thuốc nhuộm của màng suy giảm so với màng ban đầu. Ảnh chụp SEM cho thấy bề mặt màng đã bị ảnh hưởng bởi các mơi trường quá axit hoặc quá kiềm, trong đĩ mơi trường axit cĩ tác động mạnh hơn so với mơi trường kiềm. 3.7. Kết quả tách thuốc nhuộm trên một số mẫu nước thải nhuộm thực tế Chúng tơi đã tiến hành khảo sát khả năng tách thuốc nhuộm dư trong một số mẫu nước thải nhuộm thực tế bằng phương pháp lọc màng, sử dụng màng lọc Filmtech TW30. Các mẫu nước thải nhuộm được lấy ở xưởng nhuộm tư nhân tại Hồi Đức, Hà nội. Khi kiểm tra pH của các mẫu nước thải thực tế, các kết quả đo đều cho giá trị pH ban đầu lớn hơn 9 và cĩ mùi rất khĩ chịu. Trước khi lọc qua màng, các mẫu dung dịch được điều chỉnh về pH trung tính. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong các mẫu dung dịch nước thải nhuộm ban đầu nằm trong trong khoảng 70 -100, sau khi lọc giá trị TSS đạt gần về 0. Kết quả so sánh trực quan màu của các dung dịch nước thải nhuộm trước và sau khi lọc qua màng được đưa ra ở Hình 3.16. Tính chất các mẫu nước thải trước và sau xử lý đưa ra ở Bảng 3.4 cho thấy, các mẫu nước thải nhuộm sau khi lọc qua màng đều đạt chất lượng tốt về tiêu chuẩn dịng thải đối với các chỉ tiêu về màu sắc và các thơng số COD, BOD, chất rắn lơ lửng. Mặt khác, dịch lọc thu được cĩ thể được quay vịng lại dùng làm nước cấp cho quá trình nhuộm, dịch thuốc nhuộm lưu giữ được thu gom và xử lý tập trung hoặc tái sử dụng lại. 4. Khả năng giảm fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng 4.1. Làm sạch màng bằng phương pháp rửa 10
  11. Trong quá trình lọc dung dịch thuốc nhuộm qua màng, năng suất lọc của màng thường giảm dần theo thời gian lọc. Hiện tượng giảm năng suất lọc của màng theo thời gian (fouling) là do sự tích tụ hoặc sự hấp phụ của chất bị lưu giữ ở trên bề mặt và bên trong các lỗ xốp của màng. Để phục hồi năng suất lọc cho màng cĩ thể dùng phương pháp rửa màng định kỳ. Chúng tơi đã khảo sát khả năng làm sạch màng bằng phương pháp rửa với một số tác nhân rửa khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành như sau: Màng ban đầu được kiểm tra lưu lượng dịng nước tinh khiết qua màng (Jw0) ở áp suất xác định. Tiếp theo tiến hành lọc tách dung dịch thuốc nhuộm qua màng. Sau khi thực hiện quá trình tách dung dịch thuốc nhuộm, rửa màng bằng nước tinh khiết trong 1 giờ đồng hồ ở áp lực dịng vào xác định, đo lưu lượng nước qua màng sau khi rửa (Jw1). Tiếp tục rửa màng với các tác nhân rửa là dung dịch Na5P3O10 nồng độ 2 % và dung dịch axit xitric nồng độ 2 % ở điều kiện áp suất tương tự, đo lưu lượng dịng nước qua màng sau khi rửa, thu được các giá trị lưu lượng dịng tương ứng (Jw2 và Jw3). Kết quả thực nghiệm cho thấy, năng suất lọc của màng được phục hồi khoảng 94.6 % so với màng ban đầu sau khi rửa bằng nước tinh khiết, phục hồi 96.6 % sau khi rửa bằng Na5P3O10 và đạt 98.7 % sau khi tiếp tục rửa bằng axit citric. Điều đĩ chứng tỏ, màng cĩ khả năng được làm sạch và tái sử dụng tốt bằng phương pháp rửa với các tác nhân rửa trên. 4.2. Biến tính bề mặt màng 4.2.1. Tác động bức xạ tử ngoại lên bề mặt màng Trong thí nghiệm này, bề mặt màng FilmtechTW30 được chiếu bức xạ tử ngoại với cường độ 30W và 60W trong các khoảng thời gian khác nhau, khoảng cách từ nguồn bức xạ đến bề mặt màng là 20 cm. Sau đĩ, màng được kiểm tra tính năng tách với dung dịch thuốc nhuộm Red 3BF nồng độ 30 ppm trên thiết bị lọc gián đoạn ở áp suất xác định. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sau khi tác động bức xạ tử ngoại lên bề mặt màng, khả năng lưu giữ thuốc nhuộm của màng được duy trì tốt trong khi năng suất lọc của màng tăng mạnh so với màng nền ban đầu. Tốc độ giảm năng suất lọc của màng chậm hơn và cĩ xu hướng trở nên ổn định khi thời gian lọc kéo dài. Kết quả thực nghiệm cho thấy, độ giảm năng suất lọc của các màng sau khi chiếu bức xạ tử ngoại thấp hơn nhiều so với màng khơng cĩ tác động bức xạ tử ngoại (giảm từ 47% đối với màng ban đầu xuống 15% sau khi được chiếu bức xạ). Trong các điều kiện đã khảo sát, màng được tác động bức xạ cường độ 60W trong thời gian 3 phút cho năng suất lọc ban đầu cao 11
  12. nhất, nhưng tốc độ giảm năng suất lọc của màng này lớn hơn so với các màng được chiếu bức xạ cường độ 30W trong thời gian 1 phút và 2 phút. Màng được chiếu bức xạ cường độ 60W trong 1 phút cĩ năng suất lọc thấp hơn so với các màng khác, tuy nhiên năng suất lọc của màng này vẫn cao gấp 2 lần so với màng nền ban đầu. Sự tăng năng suất lọc cĩ thể do hai nguyên nhân: (1) Sự mở rộng nhẹ kích thước lỗ bề mặt màng và (2) sự tăng tính ưa nước của bề mặt sau khi chiếu bức xạ. Trong những điều kiện đã khảo sát, cĩ thể thấy màng được tác động bởi bức xạ cường độ 60W trong thời gian 1 phút cho kết quả tốt nhất, sau khi chiếu bức xạ ở điều kiện này, năng suất lọc tăng lên rõ rệt so với màng nền trong khi độ lưu giữ của màng vẫn được duy trì tốt. Do đĩ, chúng tơi đã chọn điều kiện này để thực hiện những khảo sát tiếp theo, nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lọc và khả năng chống fouling của màng. 4.2.2 Trùng hợp ghép axit maleic lên bề mặt màng Axit maleic là một axit hữu cơ khơng no cĩ nối đơi trong phân tử, sự cĩ mặt của liên kết kép và nhĩm chức cacboxylic trong axit maleic là những yếu tố thuận lợi để thực hiện quá trình trùng hợp ghép bề mặt nhằm nâng cao tính ưa nước và giảm mức độ fouling cho quá trình lọc tách thuốc nhuộm qua màng. Chúng tơi đã thực hiện quá trình trùng hợp ghép axit maleic lên bề mặt màng bằng hai phương pháp khác nhau: Song song và nối tiếp. *. Phương pháp song song: Kích thích bức xạ tử ngoại lên bề mặt màng, sau đĩ ngâm màng vào dung dịch monome đồng thời chiếu bức xạ tử ngoại. Trong thí nghiệm này, bề mặt màng được kích thích dưới bức xạ tử ngoại 60W trong 1 phút, sau đĩ ngâm màng vào dung dịch monome axit maleic nồng độ 5% và tiếp tục chiếu bức xạ (60W) trong những khoảng thời gian khác nhau, màng được rửa sạch, sấy khơ và tiến hành đánh giá khả năng tách với dung dịch thuốc nhuộm Red 3BF cĩ nồng độ 30ppm trên thiết bị lọc gián đoạn Kết quả thí nghiệm được đưa ra ở Hình 4.3. cho thấy, trong khoảng thời gian trùng hợp từ 1 đến 5 phút, tính năng tách của màng tăng lên rõ rệt so với màng nền ban đầu với sự tăng mạnh của năng suất lọc, trong đĩ thời gian trùng hợp 2 phút cho hiệu quả tốt nhất: Năng suất lọc của màng sau khi trùng hợp ghép tăng gấp hơn 3 lần so với màng nền trong khi độ lưu giữ vẫn được duy trì tốt (99.9 %). Mặt khác, độ giảm năng suất lọc của các màng được trùng hợp ghép đều chậm hơn so với màng nền. Cĩ thể giải thích như sau: Sự trùng hợp ghép các monome axit maleic tạo thành một lớp polyme ghép trên bề mặt làm tăng khả năng lưu giữ đồng thời 12
  13. làm cho bề mặt màng trở nên ưa nước hơn, do đĩ năng suất lọc của màng tăng, đồng thời lớp polyme trùng hợp ghép cũng làm giảm sự hấp phụ thuốc nhuộm lên trên bề mặt và bên trong các lỗ xốp của màng, do đĩ, tốc độ giảm năng suất của màng sẽ chậm hơn. *. Phương pháp nối tiếp: Sau khi chiếu bức xạ tử ngoại lên bề mặt, màng được ngâm (khơng chiếu bức xạ) trong dung dịch monome. Bề mặt màng nền được chiếu bức xạ tử ngoại cường độ 60W trong 1 phút, sau đĩ ngâm màng trong dung dịch monome axit maleic 5% với các khoảng thời gian khác nhau, rửa sạch, sấy khơ và tiến hành đánh giá khả năng tách của màng với dung dịch thuốc nhuộm Red 3BF nồng độ 30ppm trên thiết bị lọc gián đoạn. Các kết quả thực nghiệm được trình bày trong cho thấy, năng suất lọc của màng sau khi trùng hợp đều cao hơn, độ giảm năng suất lọc chậm hơn và ổn định hơn so với màng nền. Khoảng thời gian trùng hợp trong 3 phút cho kết quả tốt nhất, năng suất lọc tăng gấp khoảng 3-4 lần so với màng nền. Độ lưu giữ của màng sau khi trùng hợp ghép bằng phương pháp nối tiếp trong các điều kiện này là tương đương so với phương pháp song song. Kết quả so sánh cho thấy, trong cùng điều kiện trùng hợp, lượng polyme trùng hợp ghép lên màng bằng phương pháp song song lớn hơn so với lượng polyme trùng hợp ghép bằng phương pháp nối tiếp. Điều đĩ chứng tỏ tốc độ trùng hợp ghép bằng phương pháp song song lớn hơn tốc độ trùng hợp trong phương pháp nối tiếp. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong quá trình lọc lượng thuốc nhuộm bị hấp phụ lên màng trùng hợp ghép theo phương pháp song song nhỏ hơn lượng thuốc nhuộm bị hấp phụ lên màng trùng hợp ghép theo phương pháp nối tiếp. Sự giảm lượng thuốc nhuộm bị hấp phụ lên màng khơng chỉ làm tăng năng suất lọc mà cịn làm cho độ giảm năng suất lọc của màng theo thời gian chậm hơn. Bên cạnh đĩ chúng tơi cịn tiến hành trùng hợp ghép với axit acrylic và so sánh cùng axit maleic, theo cả phương pháp nối tiếp và song song, kết quả thực nghiệm cho thấy, năng suất lọc của màng trùng hợp ghép với MA cao hơn so với màng trùng hợp ghép AA, khả năng lưu giữ của các màng tương đương nhau và đều cao hơn màng nền. 5. Kết luận a. Phương pháp lọc màng tỏ ra rất hiệu quả trong việc tách thu hồi thuốc nhuộm dư trong dịng thải nhuộm. Các loại màng lọc Filmtech TW30 và Saehan cĩ khả năng lưu giữ gần như hồn tồn thuốc nhuộm trong dung dịch. Dung dịch sau khi lọc qua màng trong và khơng cĩ màu, các giá trị COD và BOD đều giảm mạnh (từ 95 đến 97%) so 13
  14. với dung dịch ban đầu. Hiệu suất của quá trình tách phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm, nồng độ thuốc nhuộm, pH và áp lực dịng trượt qua màng. b. Việc biến tính bề mặt màng bằng phương pháp trùng hợp ghép dưới bức xạ tử ngoại sử dụng các monome là axit maleic và axit acrylic trong điều kiện thích hợp đã nâng cao rõ rệt tính năng tách cho màng. Năng suất lọc của màng tăng từ 2 đến 4 lần, mức độ tắc màng giảm mạnh trong khi khả năng lưu giữ thuốc nhuộm của màng vẫn được duy trì tốt. Ngồi ra, khi sử dụng các tác nhân rửa là dung dịch natri triphotphat và dung dịch axit xitric, năng suất lọc của màng cĩ thể được phục hồi từ 94 đến 98 % . References Tiếng Việt 1. Lê Viết Kim Ba, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Hiền (2002), “Nghiên cứu chế tạo và sản xuất màng lọc dịch tiêm truyền”, Tuyển tập các cơng trình khoa học, Hội nghị khoa học lần thứ 3 – Ngành hố học, Hà Nội. 2. Lê Viết Kim Ba, Nguyễn Trọng Uyển, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Hiền (2001), “Khả năng làm sạch nước bằng màng thẩm thấu ngược”, Tạp chí hố học và cơng nghiệp hố chất, T.5 (70), 30-32. 3. Lê Viết Kim Ba (1990), Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu chế thử màng siêu lọc máu, 48E.03.04, Hà Nội. 4. Bộ mơn Cơng nghệ hĩa học (2000), Thực tập hố kỹ thuật, Hà Nội. 5. Lê Văn Cát (1999), Cơ sở hố học và kỹ thuật xử lý nước, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 6. Vũ Thị Hồng Cúc (2010), Nghiên cứu chế tạo thử màng lọc nano, Khĩa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 7. Trần Thị Dung (2004), Bài giảng cơng nghệ màng lọc và các quá trình tách bằng màng, Khoa Hĩa, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 8. Trần Thị Dung, Lê Viết Kim Ba, Đào Thị Hạnh (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện chế tạo đến khả năng loại bỏ vi khuẩn trong nước của màng xenlulozo axetat”, Tạp chí hố học, T.47 (4A), 661-664. 9. Phạm Thị Thu Hà (2010), ”Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện chế tạo đến tính chất và cấu trúc màng lọc làm từ vật liệu polyme”, Luận văn thạc sỹ Hĩa học, khoa Hĩa học, Trường ĐHKHTN- ĐHQGHN. 10. Trịnh Lê Hùng (2007), Kỹ thuật xử lý nước thải, Nhà xuất bản Giáo Dục 14
  15. 11. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2007), Hĩa học phân tích phần II: Các phương pháp phân tích cơng cụ, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 12. Phạm Luận (2003), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 13. Đặng Văn Nghiêm (2006), Nghiên cứu chế tạo màng lọc nano từ vật liệu xenlulo axetat và khả năng tách kim loại nặng của màng, Khĩa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 14. Trịnh Văn Nhân, Ngơ Thị Nga (1999), Giáo trình cơng nghệ sử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Phú (2001), Cơ sở lý thuyết và cơng nghệ xử lý nước tự nhiên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 16. Quy chuẩn kỹ thuâṭ quớc gia: QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT 17. Tiêu chuẩn Viêṭ Nam: TCVN 4574-88, TCVN-4578-88. 18. Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức (2002), Vật liệu composite cơ học và cơng nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 19. Trung tâm Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường, Kết quả nghiên cứu khảo sát thuộc chương trình điều tra cơ bản và mơi trường, Đại học bách khoa Hà Nội 1997. 20. Lê Minh Triết (1975), Plasma – trạng thái thứ tư của vật chất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 21. Vũ Quỳnh Thương (2008), Nghiên cứu chế tạo màng lọc composite từ Cellulose nitrate và cellulose acetate, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. Tiếng Anh 22. A. J. Abrahamse, A. van der Padt, and R. M. Boom (2004), “Possibility for dye removal from dyeing effluents by membrane filtration method’’ Journal of Membrane Science, 230, 149-159. 23. Ahmad Rahimpour, Sayed Siavash Madaeni, Mohsen Jahanshahi, Yaghoub Mansourpanah and Narmin Mortazavian (2009), “Development of high performance nano – porous polyethersulfone ultrafiltration membranes with hydrophilic surface and superior antifouling properties”, Applied Surface Science, Vol. 255, pp. 9166–9173. 15
  16. 24. Allan S. Hoffman (1995), “Surface modification of polymes”, Chinese Journal of Polyme Science, Vol. 13, No. 3, pp. 195–203. 25. Baker (2004), Membrane Technology and Applications, John Wiley & Sons, Ltd, Chicheste. 26. Bozena Kaeselevl, John Pieracci, Georges Belfort (2001), “Photoinduced grafting of ultrafiltration membranes: comparison of poly(ethersulfone) and poly(sulfone)”, Journal of Membrane Science, Vol. 194, pp. 245–261. 27. BƯ. Bưhnke and K. Pưppinghaus, W. Fresenius and W. Schneider (1989) “Wastewater Technology”. Origin, Collection, Trebarent and Analysis of Wastewater, Springer Verlag, Berlin. 28. B. R. Gutman (1987), Membrane Filtration, Adam Hilger, Bristol. 29. Breslau B. R., Larsen P. H., Milnes B. A. and Waugh S. L. (1988), “The Application of Ultrafiltration Technology in the Food Processing Industry”, The Sixth Annual Membrane Technology/Planning Conference, Cambridge. 30. C. Visvathan (1994), Waste Minimization Opporturnities in Textile Dyeing Industry, AIT, Publication, First Edition. 31. Dattatray S. Wavhal, Ellen R. Fisher (2004), “Modification of polysulfone ultrafiltration membranes by CO2 plasma trebarent”, Desalination, Vol.172, pp. 189–205. 32. E. Drioli, L. Giorno (1987), Membrane Operation, Wiley-VCH, Weinheim 33. Figoli A., De Luca G., Lamerata F., and Drioli E. (2006), “Preparation and characterization of novel PEEKWC capsules by phase inversion technique”, Desalination, Vol. 199, pp. 115–117. 34. Figoli A., De Luca G., Longavita E., and Drioli E. (2007), “PEEKWC Capsules Prepared by Phase Inversion Technique: A Morphological and Dimensional Study”, Separation Science and Technology, Vol. 42, pp. 2809 – 2827. 35. Gijsbertsen A. J. Abrahamse, van der Padt A., and Boom R. M. (2004), “Status of cross-flow membrane emulsification and outlook for industrial application”, Journal of Membrane Science, Vol. 230, pp. 149–159. 36. Hyun-Ah Kim, Jae-Hoon Choi, Satoshi Takizawa (2007), “Comparison of initial filtration resistance by pretrebarent processes in the nanofiltration for drinking water trebarent”, Separation and Purification Technology, 56, 354–362. 16
  17. 37. J. P.van’ Hul, I G Rascz and T Reith (1997), The application of membrane technology for reuse of process water and minimisatation of waste water in a textile washing range, p 287 – 294. JSDC volume 113, OCTOBER . 38. LIU Feini, ZHANG Guoliang, MENG Qin and ZHANG Hongzi (2008), “Performance of Nanofiltration and Reverse Osmosis Membranes in Metal Effluent Trebarent”, Chinese Journal of Chemical Engineering, 16 (3), 441-445. 39. M. Muder (1998), Basic Principles of Membrane Technology, Kluwer Academic Publisher, Dordrecht 40. M. Gholi, S. Nasseri, M. R. Alizadeh Fard, A. Mesdaghina, F Vaeri, A. Mahvil, K Naddaffi (2001), “Dye removal from Effuents of textile Industries by ISO9888 Method and Membrane Technology”, p 73- 80, Iranian J Publ. Heath, Vol. 30, Nos. 1-2. 41. P. Mimikulasek and Jiris Curhora (2001), “Nafiltration used for desalination and concentration in the manufacre of liquid dyes production”, pp. 379 – 394, Iranian J Publ. Heath, Vol. 30, Nos. 1-2. 42. R. W. Baker (2004), Membrane Technology and Applications, John Wiley & Sons, Ltd, Chichester. 43. R. Rautenbach and R. Albrecht (1989), Membrane Processes, John Wiley & Sons Inc., Chichester. 44. S.S. Madaeni (1999), “The application of membrane technology for water disinfection”, Review paper, Wat. Res., Vol. 33, (2), 301-308. 45. Sylwia Mozia, Antoni W.Mozrawiski, Masahiro Toyada, Mochio Inagaki (2008), “Effectiveness of photodecomposition of an azo dye on novel anatase – phase TiO2 and two commerical photocatalysts in a photocatalytic membrane reactor (PMR)”, Separation and Purification Technology, Vol.63, pp. 386-391 46. T. H. Seltzer (1987), Filtration in the Pharmaceutical Industry, New York 47. T. Wakashima, M. Shimizu, M. Kukizaki (2000), Advanced Drug Delivery Reviews, 45, 47-56, Tokyo Japan. 17