Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Quảng Ngãi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_dia_ba_trieu_nguyen_quang_ngai.pdf
- nghien_cuu_dia_ba_trieu_nguyen_quang_ngai_p2_2969_445332.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn - Quảng Ngãi
- Đôi lời riêng về Quảng NgNgãiãiãiãi Các năm 2011 và năm 2012 tới đây là những thời điểm kỷ niệm trọng đại của tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2011 kỷ niệm 540 năm vua Lê Thánh Tông cho trực trị đất Cổ Lũy và đổi tên là phủ Tư Ngãi (1471). Năm 2012 kỷ niệm 610 năm xứ Cổ Lũy (địa bàn Quảng Ngãi ngày nay) thuộc về bản đồ Đại Việt (1402). Năm 2012 cũng kỷ niệm 410 năm, Nguyễn Hoàng đổi phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi (1602). Từ năm 1832 đến nay - tức gần 180 năm qua - liên tục được mệnh danh là tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị hành chính lớn trực thuộc triều đình và trung ương. Có nghiên cứu kỹ sưu tập địa bạ trấn Quảng Ngãi thiết lập từ gần 200 năm nay (1813), ta mới hiểu được phần nào tính chất đặc thù của đất đai, xã thôn và con người Quảng Ngãi. Đất đai thì cằn cỗi, nhưng xã thôn phân bố hợp lý và con người rất biết “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm“. Quảng Ngãi giữ phần lãnh thổ làm xương sống của cả nước và đã sản sinh những con dân xuất sắc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Cho nên, trong tập sách này, chúng tôi có ghi thêm hai đoạn nhỏ: Một số thắng cảnh Quảng Ngãi (tiếc là chưa nói đến vịnh Dung Quất) và Các nhân vật Quảng Ngãi xưa (Bùi Tá Hân, Lê Văn Duyệt, Trương Đăng Quế, Nguyễn Bá Nghi, Võ Duy Thành) là các nhân vật đã đóng những vai trò lịch sử khá quyết định trong thời cận đại ở nước ta. Kính mong quý độc giả chỉ ra những sai nhầm và thiếu sót của tập sách Nghiên cứu địa bạ Quảng Ngãi này, để soạn giả được học hỏi thêm và kịp sửa chữa cho lần tái bản sau nếu có dịp. Xin thành thực cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, cuối thu năm 1999 và đầu xuân năm 2010 NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU 5
- LLLờiLời giới thiệu Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX, cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác nhau như xã, thôn, phường, giáp, điểm, ấp, lân, trang, trại, man, sách Làng nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta. Chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề ấy một cách sâu sắc và toàn diện, không chỉ để ôn cố tri tân, mà còn nhằm mục đích góp phần xây dựng một chiến lược phát triển hài hòa cho khắp nước và mỗi người dân, từ thể chất đến tinh thần, từ thành thị đến thôn quê. Nhưng dựa trên những sử liệu, những tư liệu nào để có thể nghiên cứu đề tài đó cho nghiêm túc, khách quan và khoa học? May mắn thay, sau bao tang thương khói lửa, lưu trữ triều đình Huế còn bảo tồn được 10.044 tập địa bạ, gồm khoảng 16.000 quyển cho 16.000 xã thôn trong tổng số 18.000 xã thôn toàn quốc đương thời (có lẽ một hai ngàn quyển đã bị thất lạc hoặc mối mọt tiêu hủy). Đây là những tài liệu viết tay, không in ấn, nếu mất là mất hẳn. Trong kho tàng di sản văn hóa và lịch sử Hán Nôm, sưu tập địa bạ là phần đồ sộ nhất còn lưu lại. Nếu bộ Hội điển sự lệ kể hàng ngàn trang, bộ Đại Nam thực lục kể hàng vạn trang, thì bộ sưu tập Địa bạ phải kể hàng triệu trang. Lại nữa, các bộ sử địa chính yếu như Thực lục, Hội điển, Việt sử (Khâm định Việt sử thông giám cương mục), Nhất thống (Đại Nam nhất thống chí) đã được in ấn thành nhiều bản, mất bản này còn bản khác. Cho nên những tài liệu viết tay như Châu bản hoặc Địa bạ thì càng cần phải bảo vệ kỹ lưỡng hơn. Bảo vệ đây không có nghĩa là bó chặt rồi chất vào kho (làm thế, vi khuẩn cũng sẽ đục mủn ra hết), mà phải cấp tốc đem ra kiểm kê, ghi phiếu, nhân bản và nghiên cứu. Nếu chưa kịp xây kho hay nhân bản, thì cũng nên để các nhà nghiên cứu tiếp tục hoặc 7
- tiến hành ngay những công trình tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam qua những tư liệu cơ bản đó, vì người đọc được Hán Nôm và văn bản cổ không còn bao nhiêu. Các nhà nghiên cứu sử Việt Nam trong cũng như ngoài nước luôn đánh giá cao phần tư liệu mệnh danh Châu bản bao gồm tất cả những sớ tấu có ghi lời phê bằng son của nhà vua. Điều đó rất chí lý. Các bộ sử địa của triều Nguyễn đều căn cứ trên tài liệu Châu bản này. Tiếc thay, Châu bản chỉ còn lưu giữ được 1 phần 5, nghĩa là còn 602 tập trên tổng số khoảng 3000 tập (theo sắp xếp năm 1942). Mỗi tập Châu bản dày độ 500 tờ, tức 1.000 trang; tổng cộng số trang của 602 tập còn lại cũng đã lên tới số 602.000 trang giấy bản viết chữ chân phương rất đẹp. Trong khoảng 1.200.000 trang bị mất, chắc có những văn bản trọng yếu liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị đối nội cũng như đối ngoại của triều đình Huế. Người ta thấy thiếu đặc biệt những văn bản nói tới sách lược chống Pháp (suốt từ năm 1858 đến 1885), sách lược đối phó với Trung Hoa, và cả những bản triều trần canh tân của Nguyễn Trường Tộ (nay mới thu thập lại được một phần), cùng nhiều văn bản quan trọng khác. Những mất mát trên không có gì thay thế được. Thật đáng tiếc! Trọng tội này chỉ còn đổ trên đầu chiến tranh, mối mọt và - không chừng - một số kẻ đánh cắp vô danh nữa. Còn về sưu tập Địa bạ, hầu như bị bỏ quên và không được đánh giá cao lắm. Người ta chỉ nói mơ hồ là trước thế chiến thứ hai, trong Tàng Thư Lâu ở Huế có chất đống nhiều sổ ruộng đất (gọi chung là Điền bộ) đang bị mối mọt làm hư nát. Từ khi Nhật đảo chính tháng 3- 1945 đến lúc ký kết Hiệp định Genève 1954, không ai nói đến số phận của sưu tập Địa bạ. Chính trong thời gian này, Châu bản bị hủy hoại và đánh cắp. Sau đó, trên phần còn lại, nhà nghiên cứu Trần Kinh Hòa đã làm được hai bản Mục lục Châu bản: thời Gia Long và thời Minh Mạng. Năm 1959, người ta chuyển toàn bộ Văn khố hoàng triều từ Huế vào Đà Lạt gồm cả bốn phần: Châu bản, Địa bạ, Mộc bản và Thư viện ngự lãm. Tại đây, một số công tác kiểm kê, lên danh mục và dập bản đã được thực hiện khá tốt. Đến tháng 3-1975, Văn khố hoàng triều được đưa vội vã về Sài Gòn, ngoại trừ phần mộc bản gồm khoảng 42.000 tấm khắc chữ trên gỗ thị hay gỗ mít. 8
- Từ đó, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu mới có điều kiện đi sâu vào công trình nghiên cứu sưu tập Địa bạ vĩ đại và phức tạp này. Vĩ đại vì toàn bộ sưu tập gồm trên một triệu trang viết chữ Hán kèm thêm địa danh Nôm. Phức tạp vì mỗi quyển trong số 16.000 quyển Địa bạ là do một nho sĩ tả bạ có những nét viết khác nhau và do mỗi địa phương có những đặc điểm ruộng đất riêng biệt. Cái vĩ đại và phức tạp ấy đã làm nản lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhiều viện khoa học trong cũng như ngoài nước. Còn nhớ ngày 15 tháng 12 năm 1986 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (17 Lê Duẩn, Quận I, TP.Hồ Chí Minh), tôi rất vui mừng và vinh dự chủ trì một buổi thông báo khoa học để nghe anh bạn già trình bày kết quả nghiên cứu Địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh. Ai ngờ từ nhiều năm trước, anh đã âm thầm đem hết công sức và phương tiện đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu vừa khô khan vừa bạc bẽo này, nhưng cũng cực kỳ ích lợi cho chúng ta và mai sau. Trước hết, anh phân biệt minh bạch hai sổ Địa bạ và Điền bạ khác nhau thế nào: Địa bạ là sổ mô tả và ghi nhận quyền sở hữu từng mảnh ruộng đất, còn Điền bạ chỉ là sổ tính thuế. Địa bạ làm một lần khi đo đạc, Điền bạ thì mỗi năm làm một lần. Diện tích ruộng đất ghi theo mẫu sào thước tấc. Nhà Nguyễn đã lấy lại thước đo ruộng (điền xích) của triều Lê làm chuẩn. Từ năm 1978, anh đã công bố những biểu định chuẩn đo đong cân đếm của ta xưa với sự chuyển đổi theo hệ thống mét (trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế học - Hà Nội), ngõ hầu làm cơ sở định lượng cho việc nghiên cứu Địa bạ và, nói chung, cho những gì có liên quan ở thời đại mà hệ thống mét chưa được sử dụng. Đến nay, hầu như các nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước đều chấp nhận những biểu đó. Công cuộc đạc điền và lập Địa bạ cho toàn thể 18.000 xã thôn phải làm suốt 31 năm, từ năm 1805 đến năm 1836, mới hoàn thành. Nếu xếp đứng các sổ Địa bạ sát chặt nhau, thì phải để trên ngăn kệ dài tới 100 mét. Nếu trải dài từng tờ sát nhau thì toàn bộ sưu tập dài gần 300 km. Sau khi được trang bị khá đầy đủ những kiến thức cơ bản về lịch sử và địa lý Việt Nam xưa, con mọt sách Nguyễn Đình Đầu đáng thương đã bò được trên 200 km, tức đã từ Hà Tiên ra tới Thăng Long rồi. Những thành quả của công trình nghiên cứu đồ sộ này là rất đáng kể, cả về lượng lẫn chất: một bộ sách Nghiên cứu 9
- Địa bạ - từng tỉnh một - dày trên một vạn trang sẽ được xuất bản, và một số vấn đề quan trọng liên hệ tới toàn xã hội Việt Nam truyền thống sẽ được nêu lên và lý giải. Qua số liệu chắc chắn và cụ thể của Địa bạ, người ta biết được nhiều điều bổ ích: - Có thể vẽ lại bức sơ đồ về cơ cấu sử dụng đất đai, trên toàn quốc cũng như mỗi địa phương. Có thể tính được tỷ lệ giữa diện tích canh tác với diện tích cư trú và mộ địa (người xưa rất trọng nghĩa trang và nơi cư trú để an cư lạc nghiệp). Sẽ thấy rõ địa bàn hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức (Hà Nội) cũng như hai huyện Bình Dương và Tân Long thuộc phủ Tân Bình (Gia Định) đã có mức đô thị hóa khá cao, vì ở đây có nhiều phố thị và dân cư thổ hơn ruộng đất canh tác. - Các diện tích của cơ cấu cây trồng sẽ cho ta biết mức sống và nếp sống của dân ta xưa: ruộng lúa (có thể tính bình quân đầu người) nhiều hơn đất trồng. Ta sẽ thấy trên các bãi phù sa vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều dâu, lấy lá nuôi tằm. Trong đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vườn cau bạt ngàn. Trên địa bàn Hóc Môn có 18 thôn vườn trầu. Ở Hà Tiên có nhiều vườn tiêu - Cơ cấu sở hữu ruộng đất xưa có lẽ là phần mà tác giả đã dành nhiều công sức để mô tả và phân tích bằng các bảng thống kê chi tiết. Các hình thức sở hữu gồm có: Quan điền quan thổ là những loại ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và do quan chức quản lý, như tịch điền, quan xá thổ, quân trại thổ, quan trại điền, quan đồn điền, quan tiêu viên Đối với mỗi loại ruộng đất đó, quan chức quản lý theo những quy chế mà triều đình đã định riêng cho mỗi loại. Tựu trung về mặt sử dụng, thường chia làm hai phần: phần công dụng như quan xá thổ và phần dân dụng như quan trại điền. Phần công dụng thì ít mà phần dân dụng thì nhiều. Song dân dụng thì phải đóng thuế, thuế này cao hơn thuế các loại công điền công thổ hay tư điền tư thổ. Công điền công thổ là những loại ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và để cho xã thôn quản lý theo quy định của triều đình như cách chia ra khẩu phần và thời gian phân chia lại. Một phần công điền ưu tiên dành cho người trong làng phải đi lính, gọi là lương điền. Ở Đàng Ngoài, thuế đánh trên người sử dụng công điền công 10
- thổ cao hơn thuế tư điền tư thổ. Từ giữa thế kỷ XIX, thuế công tư điền thổ như nhau. Trong thời gian lập Địa bạ, các tỉnh Nam Kỳ có khoảng trên 8% công điền công thổ, các tỉnh miền Trung có khoảng 35% công điền công thổ, các tỉnh miền Bắc có khoảng 30% công điền công thổ. Người xưa muốn lấy công điền để chế ngự tư điền, muốn cho ai cũng có ruộng cày cấy, để khỏi làm lưu dân xiêu bạt. Vô hình trung thế là ngăn chặn nền sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường. Tư điền tư thổ là những ruộng đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng của tư nhân. Trong Địa bạ, mỗi sở ruộng đất đều ghi rõ diện tích bao nhiêu, tứ cận thế nào, sử dụng vào việc gì, trồng lúa hay thứ cây nào, thuộc quyền sở hữu của ai, tên gì (người trong xã gọi là phân canh , người ngoài xã gọi là phụ canh ). Mỗi mục ghi như vậy được coi như một “bằng khoán“ chứng minh quyền sở hữu. Trong 16.000 quyển Địa bạ đã ghi ít nhất 1 triệu tên sở hữu chủ (chỉ những xã thôn nào có toàn công điền công thổ mới không có sở hữu chủ). Mỗi chúng ta ngày nay, nếu truy cứu kỹ Địa bạ, thế nào cũng thấy tên các cụ cao tằng tổ của mình. Về phương diện gia phả học, Địa bạ cũng là một kho tư liệu vô cùng quý giá. Qua nghiên cứu Địa bạ, chúng ta cũng thấy nam nữ bình quyền trong việc sở hữu ruộng đất: mỗi khi cha mẹ chia sản nghiệp cho con, bao giờ cũng chia đồng đều cho cả nam lẫn nữ, chia đều đến từng phần ruộng đất, chỉ trừ một sở làm ruộng hương hỏa để cho con trưởng. Trung bình, phụ nữ làm chủ khoảng 20% - 30% tư điền tư thổ. Đó là một tỷ lệ rất cao đối với cả thế giới vào thời đó, thời của trọng nam khinh nữ. Nói chung, tỷ lệ sở hữu ruộng đất rất cách biệt nhau: người có 1 hay 2 thước đất (mỗi thước đất là nền một nhà chòi) bên cạnh những người có hàng trăm hàng ngàn mẫu ruộng, đúng là thẳng cánh cò bay. Tỷ lệ cách biệt nhau xa nhất là ở Nam Kỳ lục tỉnh. Chế độ công điền nhằm mục đích san bằng phần nào sự cách biệt đó. Nhờ có khối lượng lớn, chế độ công điền ở miền Trung đã bình quân hóa việc sử dụng ruộng đất rất hữu hiệu. Những ruộng đất do tập thể làm chủ như ruộng nhà chùa, ruộng gia tộc, ruộng hàng giáp, bản xã điền (miền Nam gọi bổn thôn điền) đều là hạng tư điền, vì không thuộc sở hữu nhà nước. Miền Bắc có nhiều ruộng đất thuộc tập thể, đó là bản xã điền, yến lão 11
- điền, cô quả điền, tư văn điền, đồng môn điền, v.v Miền Nam có ít bổn thôn điền, song nhiều chùa có hàng trăm mẫu ruộng để “tự tăng đồng canh“. Trong khi lên danh mục các chủ ruộng đất, tác giả đã chú ý tới các dòng họ. Như ở một tỉnh nhỏ Hà Tiên xưa, số họ đã lên tới trên một trăm. Địa bạ cho biết không có một dòng họ nào độc quyền chiếm hữu ruộng đất (ngoại trừ những làng chỉ có một họ - trường hợp các sóc Miên - hay một sở hữu chủ). Trong 20 tỉnh đã nghiên cứu, tình hình sở hữu của các dòng họ đều như vậy, thật đúng là “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời“. Cho đến nay, một số học giả thường suy diễn: tầng lớp quan lại và tổng lý là những kẻ chiếm hữu ruộng đất nhiều nhất. Qua nghiên cứu Địa bạ, tác giả đã đính chính lại quan niệm sai nhầm đó bằng những bảng thống kê chi tiết từng tên quan lại và tổng lý với số ruộng đất sở hữu của họ. Thống kê cho biết: riêng huyện Bình Dương (nay là địa bàn TP. Hồ Chí Minh) có 368 quan lại và tổng lý, thì 272 người (gần 74%) không có đất cắm dùi, 86 người có từ 1 sào đến dưới 10 mẫu, chỉ có 9 người có trên 10 mẫu, người có nhiều nhất là thôn trưởng Trần Văn Đạo ở Bình Khánh (Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) có trên 61 mẫu. Lê Văn Duyệt có trên 50 mẫu, nhưng sau khi chết và bị xử án thì bị tịch thu và chuyển vào hạng công điền cho dân làng chia nhau canh tác. Trong khi đó, con số phú nông rất đông đúc, nhiều người có hàng trăm mẫu ruộng, thậm chí một số đại điền chủ có trên cả nghìn mẫu ruộng. Sử đã kết tội những tên “cường hào ác bá chiếm công vi tư, cậy mạnh bá chiếm” ruộng đất của bà con, song đó là những tên không ra mặt làm tổng lý mà chỉ ẩn nấp trong các hội đồng kỳ mục hay ban hội tề. Tổng lý thường là con cháu hay tay sai của họ. Tóm lại, qua nghiên cứu Địa bạ, xã hội truyền thống Việt Nam xưa vẫn hành xử theo bậc thang giá trị Sĩ, Nông, Công, Thương. Có thể nói nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã phát hiện ra trong sưu tập Địa bạ toàn quốc chỉ riêng có Bình Định được làm Địa bạ hai lần: lần thứ nhất vào năm 1815, lần thứ hai vào năm 1839. Ngoại trừ trường hợp Nam Kỳ là đất mới khai khẩn, Minh Mạng và triều đình Huế thấy không đâu có ít công điền như ở Bình Định (6 - 7.000 mẫu công điền, trên 70.000 mẫu tư điền), nên đã quyết định làm việc quân điền, nghĩa là cắt một nửa tư điền cho vào công điền, 12
- sau một thời gian do dự và bàn bạc khá lâu. Năm 1839, Minh Mạng phái Võ Xuân Cẩn vào Bình Định thi hành phép Quân điền. Trước hết, Cẩn dùng cách thuyết phục điền chủ rồi mới làm lại sổ Địa bạ. Sưu tập Địa bạ trấn Bình Định năm 1815 và tỉnh Bình Định năm 1839 còn lưu lại giúp ta hiểu được một kinh nghiệm “cải cách ruộng đất” rất triệt để và duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhân đây, tôi đề nghị chúng ta hãy đánh giá đúng mức các công trình tập hợp và trước tác trên quy mô lớn những tác phẩm về sử học, văn học của nhà Nguyễn, đó là những công trình rất đồ sộ so với các triều đại trước. Chúng ta cũng nên ghi công các “nhà khoa học” vô danh, từ đạc điền quan đến nho sĩ tả bạ, đã vắt óc và đổ mồ hôi trên từng mảnh ruộng đất ở khắp miền đất nước, để thực hiện được bộ sưu tập Địa bạ vô cùng quý giá này cho dân tộc ta. * * * Với tầm nhìn khái quát và sâu sắc qua nghiên cứu Địa bạ, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã làm nổi bật những nét chính yếu của chế độ sở hữu ruộng đất nói riêng và của nền hành chính nói chung. Như các chính sách: quân cấp công điền cho người thiếu ruộng, ngụ binh ư nông, cấm quan chức tậu ruộng ở nơi trị nhậm, thuế khóa biệt đãi dân cư thổ và nghĩa trang, v.v Chế độ sở hữu ruộng đất, được chia ra ba quyền: a) Quyền sở hữu tối thượng của nhà vua (tức nhà nước); b) Quyền sở hữu của tư nhân và tập thể; c) Quyền sử dụng (trong thời gian nhất định và không được mua đi bán lại). Nhà nước xưa luôn khuyến điền và còn lập ra các dinh điền, đồn điền và trang trại (khi ấy gọi là quan điền). Sau khi thành tựu, Nhà nước đem quan điền chia cho dân có công khai phá làm tư điền và giữ lại một phần làm công điền. Nhà nước quan tâm đến hoạt động chính trị, cai trị, quốc phòng và thu thuế, còn kinh tế thì để dân làm. Phải chăng tất cả những chính sách trên cùng với dẫn chứng Địa bạ sẽ cho ta thấy đạo lý và tư tưởng truyền thống Việt Nam đã được pháp chế hóa và cụ thể hóa thế nào trong đời sống nhân dân ta. Tư tưởng yêu đất nước quê hương, hiếu thảo trong gia đình, thương đồng bào ruột đã được biện minh hùng hồn qua những phần mô tả, thống kê, phân tích Địa bạ. 13
- Để đánh giá công trình Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn, tôi xin nhắc lại lời của sử gia Phan Huy Lê: “Anh Nguyễn Đình Đầu là người đi đầu trong việc khai thác kho tư liệu (Địa bạ) cực kỳ phong phú này Kết quả nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã đặt lại một số vấn đề buộc các nhà khoa học phải kiểm tra lại nhận thức cũ của mình”. Thật vậy, công trình này sẽ khỏa lấp được một phần, phần đặc biệt quan trọng, trong sự tìm hiểu đất nước và dân tộc Việt Nam. Có lẽ đây là một trong những công trình lớn nhất về khoa học lịch sử ở cuối thế kỷ XX của chúng ta. Vậy, tôi xin trân trọng giới thiệu với các học giả, các bạn đọc, công trình Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu. Tôi hy vọng công trình sẽ được đón nhận một cách thiện cảm. Tôi cũng mong rằng các Hội - Viện chuyên ngành và các cơ quan chức năng - chủ yếu là Tổng cục Địa chính và Cục Lưu trữ Quốc gia - sẽ giúp đỡ hơn nữa, để công trình được mau chóng hoàn thành. Với anh bạn già, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu luôn kiên gan bền chí với sử học và có một tấm lòng nặng tình quê hương, mà chúng tôi thường gọi vui là “Tả Ao của thành phố“ và nay là “Tả Ao của Việt Nam”, tôi cầu chúc anh luôn giữ sức khỏe và tinh thần minh mẫn để hoàn thành công trình - có thể nói là trọng đại này – trước năm 2000. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 1993 GS. TRẦN VĂN GIÀU Chủ tịch HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Danh dự HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 14
- Lời cccảcảảảmm ơn Việc nghiên cứu sưu tập Địa bạ sẽ giúp ta hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam. May mắn thay, nay còn giữ được sưu tập gồm khoảng 16.000 quyển Địa bạ xã thôn trong toàn quốc. Ở thời gian lập Địa bạ (1805 - 1836), nước ta chia thành 29 tỉnh, kể từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Sổ Địa bạ được ghi chép bằng chữ Hán và theo một thể thức thống nhất cho cả nước: mỗi mảnh ruộng đất phải ghi rõ diện tích, vị trí, cách sử dụng, loại hạng và sở hữu chủ. Sưu tập Địa bạ là kho tư liệu phong phú, vô giá, nhưng cũng quá đồ sộ để có thể phiên dịch hết mọi chi tiết. Tự lượng sức mình có nhiều hạn chế về thời gian và khả năng, ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu sưu tập Địa bạ, tôi đặt ra một kế hoạch và một phương pháp: làm từng tỉnh và bắt đầu từ tỉnh nhỏ trước. Trong 29 tỉnh, Hà Tiên nhỏ nhất (ít ruộng đất thực canh) và Địa bạ 6 tỉnh Nam Kỳ tương đối đơn giản hơn các tỉnh miền Bắc (nơi mà ruộng đất đã phân chia ra manh mún từ nhiều thế kỷ qua). Cho nên, tôi sẽ giới thiệu Hà Tiên trước và làm thống kê từng sở ruộng đất, từng tên sở hữu chủ, từ xã thôn tới tổng, từ tổng tới huyện, từ huyện tới phủ và tỉnh. Các tỉnh khác, cũng sẽ có những bảng thống kê tương tự, nhưng thiếu những bảng phân tích từng sở ruộng đất và sở hữu chủ. Tuy nhiên, mỗi tỉnh cũng sẽ có một quyển Địa bạ của xã thôn tiêu biểu nhất được phiên dịch đính kèm. Riêng tỉnh Gia Định, toàn bộ Địa bạ huyện Bình Dương - tức địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay - sẽ được giới thiệu và phân tích kỹ. Ngoài ra, trong sưu tập Địa bạ 29 tỉnh nói trên, có trường hợp duy nhất của Bình Định là mỗi thôn ấp được lập Địa bạ hai lần: một lần dưới thời Gia Long và một lần dưới thời Minh Mạng khi thi hành phép quân điền (một nửa tư điền và một nửa công điền) năm 1839. Vì thế, tỉnh Bình Định sẽ được giới thiệu một cách đặc biệt. Nay tuy chưa làm hết 29 tỉnh, nhưng tôi được khuyên là cứ nên công bố những tỉnh đã làm xong, mặc dầu còn một số điểm thiếu sót. Nếu không, chưa biết đến bao giờ công trình mới được ra mắt độc giả. 15
- Vậy trước khi đem giới thiệu từng phần công trình này, tôi xin thành thật bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến: . HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đã nhận bảo trợ cho công trình. Chủ tịch TRẦN VĂN GIÀU và các bạn đồng sự đã khuyến khích và ủng hộ tôi trong công tác nghiên cứu lâu dài này. . HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM đã giới thiệu công trình này với các giới Đại học và Viện nghiên cứu ở Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch PHAN HUY LÊ đã ân cần giúp đỡ tôi việc đó. Nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội đã cho dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp một số bài của tôi để đăng trong tạp chí NGHIÊN CỨU VIỆT NAM (Etudes Vietnamiennes, Vietnamese Studies), làm cho nhiều học giả nước ngoài lưu ý đến đề tài này. . Hai cựu Tùy viên văn hóa Nhật Bản YUMIO SAKURAI và YOSHIHARU TSUBOI đều quan tâm đến vấn đề và khuyến khích tôi thực hiện công trình. Giáo sư SAKURAI đã nghiên cứu “Lệ quân điền qua các thời” và ấn hành một luận án về sự “Thành hình các thôn lạc” ở đồng bằng sông Hồng, dựa trên tư liệu Địa bạ. Còn giáo sư TSUBOI, sau khi làm xong luận án “NƯỚC ĐẠI NAM ĐỐI DIỆN VỚI PHÁP VÀ TRUNG HOA” - mà tôi đã dịch từ Pháp văn sang Việt ngữ, đã tới Trung tâm Lưu trữ tại TP. Hồ Chí Minh để nghiên cứu Châu bản cùng lúc tôi đang sưu tra Địa bạ. . ĐẠI HỌC PARIS VII và VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ PHÁP (Ecole Francaise d'Extrême-Orient) cũng là hai cơ quan tán trợ công trình này. Giáo sư PHILIPPE LANGLET đã giúp tôi hoàn chỉnh bài giới thiệu “Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh” đăng trong Tập san Viện VĐBC - 1991. giám đốc LÉON VANDERMEERSCH đã mời tôi báo cáo về đề tài “Quân điền ở Bình Định năm 1839 qua sưu khảo Địa bạ” nhân dịp Hội thảo Quốc tế tại Hà Nội cuối năm 1992 để kỷ niệm “90 năm thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam“. . TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA tại Thành phố Hồ Chí Minh liên tục ba thời giám đốc (1978-1994) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khai thác toàn bộ sưu tập Địa bạ quý giá này. Và tôi cũng không thể quên các chuyên viên lưu trữ đã tận tình phục vụ cho công tác nghiên cứu. 16
- . CÁC CỘNG SỰ VIÊN của tôi như VŨ VĂN KÍNH, TĂNG VĂN KỶ cùng các biên tập viên và thư ký khác đã giúp tôi trong nhiều công đoạn dịch thuật, thống kê, phân tích, biên soạn, v.v Nhưng tôi xin nhận trách nhiệm về mình tất cả những gì là sai sót và khiếm khuyết. . Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh đã không ngại tổn phí cho xuất bản bộ sách này ngay từ đầu và Tạp chí XƯA VÀ NAY – cơ quan của Hội Sử học Việt Nam – cũng hợp tác xuất bản cho tôi những tập sách còn lại. . Những người thân và bằng hữu không muốn nêu tên, đã giúp tôi cả về tinh thần lẫn phương tiện để thực hiện công trình ngay từ buổi “vạn sự khởi đầu nan“. Sau hết, tôi xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học, quý độc giả, đặc biệt là các bạn sẽ chỉ bảo cho biết những điều sai sót, để sau này có thể làm bản đính chính và để soạn giả được học hỏi thêm. Thành phố Hồ Chí Minh, mùa Thu, năm 2002 NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU Thêm lời cảm ơn Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã quyết định cùng lúc cho xuất bản hai tập Nghiên cứu Địa bạ Quảng Ngãi và Quảng Nam, mà tôi đã hoàn thành từ năm 1999, nhưng chưa in được vì thiếu phương tiện. TP. Hồ Chí Minh, đầu xuân năm 2010 Nguyễn Đình Đầu 17
- Chữ viết tắt a) Các tên riêng Ttr Trang tr i BS BÌNH S ƠN Rm Ru ng mu i CN CH ƯƠ NG NGH ĨA Tg T ng ðð ð N ðI N Th Th ư ng HB HÀ B C Thc Thu c HC HOA CHÂU Tr Trung MH M HOA bđ b n đ NP N I PH ch châu QN QU NG NAM cđb chung đ a b QNg QU NG NGÃI cnk cho n ơi khác đ đ i b) Các ch khác đb đ a b Cð Cơng đi n g g n CT Cơng th mđb m t đ a b DCT Dân c ư th pđ ph ng đốn NL ð Ng l c đi n ph ph ư ng Qð Quan đi n pl ph l ũy QT Quan th tc t chánh Tð Tư đi n th thơn TT Tư th tl tân l p VCT Viên c ư th tr tr i 19
- Tự vựng LEXIQUE LEXICON T v ng tốt y u đ đ c ð a b Lexique choisi pour la lecture des Cadastres Select lexicon for Cadastres reading PHÂN C P HÀNH CHÍNH DIVISIONS ADMINISTRATIVES ADMINISTRATIVE DIVISIONS Thành ph / Ville / City Tr n / Province / Province T nh / Province / Province Ph / Préfecture / Prefecture Huy n / District / District Xã / Commune / Commune Thơn / Hameau / Hamlet p / Domaine / Domain Ph ư ng / Corporation / Guild Tr i / Ferme / Farm H / Quartier / Ward Thuy n / Embarcation / Craft 20
- Các Hạng Điền CATÉGORIES DES RIZIÈRES RICE-FIELD CATEGORIES Quan đi n (s h u qu c gia, quan ch c qu n lý) Rizière mandarine (propriété de l'Etat, gestion mandarinale) Mandarin rice-field (State property, mandarin management) Cơng đi n (s h u qu c gia, xã thơn qu n lý) Rizière publique (propriété de l'Etat, gestion mandarinale) Public rice-field (State property, communal management) Tư đi n / Rizière privée / Private rice-field T đi n (ru ng th cúng) Rizière de culte Workship rice-field ð n đi n / Colonie agricole / Agricultural colony T ch đi n Rizière labourée symboliquement par le roi ou ses représentants Rice-field symbolically ploughed by the King or his representatives Th o đi n (ru ng c , ru ng sâu, ru ng t t) Rizière herbeuse (rizière profonde, bonne rizière) Low-lying rice-field (very good rice-field) Sơn đi n (ru ng gị, ru ng cao, khơng t t l m) Rizière élevée, haute (moins bonne) High-lying rice-field (on hill, second class) Diêm đi n (ru ng mu i) Marais salant Salt marsh 21
- Các Hạng Thổ CATÉGORIES DES TERRES LANDS CATEGORIES Quan th (s h u qu c gia, quan ch c qu n lý) Terre mandarine (propriété de l'Etat, gestion mandarinale) Mandarin land (State property, mandarin management) Cơng th (s h u qu c gia, xã thơn qu n lý) Terre publique (propriété de l'Etat, gestion communale) Public land (State property, communal management) Tư th / Terre privée / Private land đ đ Th n t Ph t t th ( t n chùa) Terre pour les temples des Génies et pagodes du Bouddha Land for the worship of gods and Lord Buddha Tiên Nơng đàn th ( đ t đ n Th n Nơng) Terre pour l'autel du Génie des Cultures Land for the altar of God of Crops Quan xá th ( đ t làm cơng quán) Terre pour les établissements de l'Etat Land for State establishment Dân c ư th (g m c v ư n c nh) Terre d'habitation (avec un petit jardin) Land for housing (with a little garden) 22
- Th tr ch (nhà và tr ng tr t thêm) Terrain d'habitation (ó il y a aussi diverses cultures) Land for housing and some culture Lang viên th ( đ t v ư n cau) Terre de jardin d'aréquiers Land for areca garden Vu đ u th ( đ t tr ng khoai đ u) Terrain de culture de patates et haricots Land for sweet potatoes and bean culture Cam giá th ( đ t tr ng mía) Terrain de culture de cannes à sucre Land for sugar-cane culture Tang c ăn th ( đ t tr ng dâu) Terrain de culture de muriers Land for mulberry Tiêu viên th ( đ t v ư n tiêu) Terrain de culture de poivriers Land for pepper plants Phù viên th ( đ t v ư n tr u) Terrain de culture de bétel Land for betel Da di p th ( đ t tr ng d a n ư c) Terrain de culture de palmiers (pour feuilles) Land for coco-palm Thanh trúc th (tr ng tre, trúc) Terrain de culture de bambou Land for bamboo B ch sa th ( đ t cát tr ng) Terre sablonneuse blanche White sandy land 23