Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập

pdf 99 trang vanle 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_doanh_nghiep_bao_hiem_p.pdf

Nội dung text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐẶNG QUANG ĐỨC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐẶNG QUANG ĐỨC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Như Tiến Hà Nội - 2007
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập”, đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Như Tiến, Bộ môn Vận tải và Bảo hiểm, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Nguyễn Như Tiến - người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để có được những kết quả trong luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, các cô Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Triết học Việt Nam nói chung và các thầy, các cô khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương nói riêng, đã đào tạo và hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học trong những năm vừa qua. Các thầy, các cô đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình, để tôi có thể hoàn thành được luận văn thạc sỹ cuối khoá học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc; và những người thân trong gia đình tôi, đặc biệt là mẹ tôi và vợ tôi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trên tất cả các mặt, để tôi có thể hoàn thành được luận văn khoa học đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Vì thời gian có hạn nên trong luận văn có thể có những chỗ thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, và độc giả quan tâm đến những vấn đề đặt ra trong luận văn. Hà nội, ngày 26 tháng 5 năm 2007 ĐẶNG QUANG ĐỨC
  4. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1 Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực 4 cạnh tranh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 1.1 Quan niệm về năng lực cạnh tranh 4 1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 4 1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia 7 1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 8 1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 9 1.2.1 Mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và DN 9 1.2.2 Các yếu tố năng lực cạnh tranh nội tại của DN 12 1.2.3 Các yếu tố cạnh tranh thuộc môi trường bên ngoài DN 14 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 17 1.3 Năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN 19 1.3.1 Khái niệm về bảo hiểm, DNBH và năng lực cạnh tranh của 19 các DNBH phi nhân thọ VN 1.3.2 Phân loại các DNBH 20 1.3.3 Chính sách tài chính quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh 20 tranh quốc gia với DNBH phi nhân thọ Chương 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ 25 VN trong quá trình hội nhập 2.1 Khái quát tình hình hoạt động của các DNBH phi nhân thọ 25 VN 2.1.1 Sự phát triển của các DNBH phi nhân thọ VN 26 2.1.2 Phát triển về số lượng và loại hình bảo hiểm 33 2.2 Kết quả hoạt động của các DNBH phi nhân thọ VN 35 2.2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 35 2.2.2 Một số điểm tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các 41
  5. DNBH phi nhân thọ VN 2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ 44 VN 2.3.1 Năng lực tài chính 44 2.3.2 Khả năng quản lý bảo hiểm 45 2.3.3 Mức độ tín nhiệm của các DNBH phi nhân thọ 46 2.3.4 Dịch vụ phục vụ khách hàng 47 2.3.5 Khả năng định phí bảo hiểm 47 2.3.6 Ứng dụng công nghệ 50 2.3.7 Khả năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các 52 DNBH phi nhân thọ VN 2.3.8 Chất lượng sản phẩm 55 2.3.9 Khả năng hoạt động marketing 56 2.3.10 Chất lượng nguồn nhân lực của các DNBH phi nhân thọ trong 56 nước 2.4 Những vấn đề rút ra cho các DNBH phi nhân thọ VN 58 2.4.1 Điểm mạnh 59 2.4.2 Điểm yếu 60 Chương 3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH 66 phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập 3.1 Cơ sở định hướng phát triển cho các DNBH phi nhân thọ 66 trong quá trình hội nhập 3.1.1 Các cam kết song phương và đa phương trong lĩnh vực bảo 66 hiểm 3.1.2 Định hướng chung đối với thị trường tài chính Việt Nam 68 trong quá trình hội nhập 3.1.3 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với thị trường bảo hiểm 69 3.2 Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh 69 của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội
  6. nhập 3.2.1 Yêu cầu về khả năng tài chính 69 3.2.2 Yêu cầu về năng lực kinh doanh 70 3.2.3 Yêu cầu về công nghệ quản lý kinh doanh bảo hiểm 70 3.2.4 Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực 71 3.2.5 Yêu cầu về năng lực nhận tái bảo hiểm 71 3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH 72 phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 3.3.1 Giải pháp chung cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của 72 các DNBH VN 3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi 78 nhân thọ Việt Nam
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của thị trường bảo hiểm 27 Bảng 2.2 Số lượng các DNBH theo khối doanh nghiệp 29 Bảng 2.3 Danh sách các DNBH phi nhân thọ 29 Bảng 2.4 Hoạt động của các DNBH phi nhân thọ VN 2004-2006 31 Bảng 2.5 Số tiền bồi thường BH phi nhân thọ 37 Bảng 2.6 Tổng dự phòng nghiệp vụ BH phi nhân thọ 37 Bảng 2.7 Bồi thường, trả tiền BH và dự phòng nghiệp vụ năm 2006 39 Bảng 2.8 Đầu tư của các DNBH phi nhân thọ năm 2006 40 Bảng 2.9 Năng lực tài chính các DNBH phi nhân thọ VN năm 2005- 44 2006 Bảng 2.10 So sánh bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ 49 Bảng 3.1 Vốn thực có của thị trường, yêu cầu về vốn tối thiểu và vốn 83 phát triển DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Thị phần doanh thu phí của từng doanh nghiệp 32 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu doanh doanh thu phí BH gốc năm 2005-2006 34 Biểu đồ 2.3 Doanh doanh thu phí BH gốc năm 2005-2006 35 Biểu đồ 2.4 Doanh thu phí BH giữ lại theo nghiệp vụ 35 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng doanh thu phí BH giữ lại theo NV năm 2006 36
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2. BTA Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 3. BH Bảo hiểm 4. DN Doanh nghiệp 5. DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 6. ĐTNN Đầu tư nước ngoài 7. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 8. TTBH Thị trường bảo hiểm 9. TTCK Thị trường chứng khoán 10. VN Việt Nam 11. WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới 12. WTO Tổ chức thương mại thế giới
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là xu thế khách quan, vừa là đòi hỏi cấp thiết đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN. Quá trình hội nhập sẽ đem đến cơ hội và thách thức đối với Chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi người dân. Đối với các doanh nghiệp VN để đứng vững và tiếp tục phát triển, cần không ngừng củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ VN nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó, xuất phát từ tính quốc tế hóa cao của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN, cần nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ tại VN, để từ đó đề xuất các giải pháp khả thi trong quá trình hội nhập. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN quá trình hội nhập, là đòi hỏi cấp thiết không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang tính thực tiễn rất cao, vì VN đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Do đó, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập” làm luận văn tốt nghiệp cuối khoá. 2. Tình hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh là chủ đề nghiên cứu đang được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm. Những nội dung đã và đang được triển khai nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước, trong đó có VN, một cách toàn diện hoặc về một khía cạnh nhất định trong năng lực cạnh tranh. Đồng thời, trong nước một số nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh của năng lực cạnh tranh tổng thể, cũng như của doanh nghiệp và các ngành. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng
  10. 2 lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ VN, trong điều kiện VN là thành viên chính thức của WTO. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong xu thế hội nhập. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh. - Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong xu thế hội nhập. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong nội dung của luận văn này có sự kế thừa, phát triển và đóng góp một phần nhỏ vào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ VN nói riêng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN. - Phạm vi nghiên cứu: Các DNBH phi nhân thọ VN trong điều kiện Hội nhập. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lô-gíc, lịch sử và phương pháp chuyên gia. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần lời cám ơn, lời cam đoan, chữ viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau:
  11. 3 - Chương 1: Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập.
  12. 4 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Đặc tính cơ bản của kinh tế thị trường là cạnh tranh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. Nếu không có quy luật cạnh tranh, kinh tế thị trường sẽ không vận hành theo những quy luật khách quan, điều này sẽ làm biến dạng kinh tế thị trường. Hiện nay, có nhiều khái niệm năng lực cạnh tranh: Thứ nhất, thuật ngữ năng lực cạnh tranh hiện đang được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh chung cho tất cả doanh nghiệp, các ngành và các khu vực liên quốc gia; Thứ hai, năng lực cạnh tranh được đánh giá theo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay quốc gia; Thứ ba, năng lực cạnh tranh được đánh giá có tầm quan trọng rất lớn trong một thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập. Mặc dù các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh, nhưng những người khác nhau lại thường hiểu rất khác nhau về khái niệm này. Hơn nữa, thường có sự nhầm lẫn về bản chất của khả năng cạnh tranh. Krugman nêu ra những các trường hợp hiểu bản chất khác nhau về khả năng cạnh tranh ở cấp quốc gia, dẫn đến những hành động khác nhau: Thứ nhất, các Chính phủ có thể viện đến lý do “nâng cao khả năng cạnh tranh” của đất nước để sử dụng ngân sách cho những “chi tiêu vô bổ”, chẳng hạn như trợ cấp hàng xuất khẩu hay phá giá đồng tiền; Thứ hai, quan niệm về khả năng cạnh tranh quốc gia, có thể dẫn đến việc tăng cường hàng rào bảo hộ và làm phát sinh các tranh chấp thương mại; Thứ ba, quan niệm về khả năng cạnh tranh quốc gia, có thể dễ dẫn đến việc Chính phủ thực hiện những chính sách công can thiệp sâu vào thị trường, bóp méo quan hệ thị trường, làm nảy sinh những vấn đề vĩ mô cần giải quyết.[25]
  13. 5 Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khả năng cạnh tranh và việc sử dụng cũng rất khác nhau. Khả năng cạnh tranh có thể được sử dụng khi nói về các doanh nghiệp, các ngành, hay cả quốc gia. Khả năng cạnh tranh quốc gia thường được phân tích theo quan điểm tổng thể, đặt trọng tâm vào môi trường kinh tế vĩ mô và thể hiện vai trò của Chính phủ, như cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Bên cạnh đó cũng có quan điểm phân tích khả năng cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của các ngành. Quan điểm này thể hiện rõ trong các công trình của Michael Porter (1980, 1990). M.Porter cho rằng: “các doanh nghiệp là những chủ thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, chính vì vậy nói về lợi thế cạnh tranh quốc gia là nói về những đặc trưng của quốc gia, với tư cách là môi trường hoạt động cho phép các doanh nghiệp của quốc gia đó, có thể thành công trên thị trường thế giới”.[2] Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành thường được phân tích theo ba quan điểm chính: Thứ nhất, phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược, là việc nhìn nhận những ưu thế về cấu trúc ngành/doanh nghiệp. Quan điểm này cũng đòi hỏi phải tính tới các nguồn lực có tính “riêng biệt”, cũng như những ý tưởng quản trị mới gắn liền với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin và thương mại điện tử; Thứ hai, quan điểm tân cổ điển, là tiền đề cho những phân tích dựa trên lợi thế so sánh, chi phí và các nhân tố, đặc biệt là các nhân tố chính sách có thể làm chệch hướng việc phân bổ các nguồn lực; Thứ ba, quan điểm tổng hợp, thể hiện những phân tích định tính, định lượng, những quan sát tĩnh và động, để tạo ra một khung khổ đánh giá hoàn chỉnh tính cạnh tranh ngành/doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh quốc gia được định nghĩa trong báo cáo hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao”. Trong cách tiếp cận của Porter, chỉ có chỉ số năng suất là có nghĩa cho khái niệm tính cạnh tranh quốc gia, bởi vì đây là yếu tố cơ bản quyết định việc nâng cao mức sống của quốc gia xét về dài hạn. [2]
  14. 6 Ngược lại, với khái niệm khả năng cạnh tranh mang tính tổng quát áp dụng ở cấp quốc gia nói trên, quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, xem xét lợi thế cạnh tranh hay tính cạnh tranh đối với một sản phẩm (đồng nhất), qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Mặt khác, theo quan điểm tổng hợp, tính cạnh tranh của một ngành/doanh nghiệp là “năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước” (Van Duren, Martin, và Westgren 1991). Định nghĩa này được xem là nhất quán với mục tiêu kinh doanh, đồng thời phù hợp với các mục tiêu của chính sách kinh tế và thương mại của Chính phủ. [2] Trong Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra các định nghĩa: “Cạnh tranh: tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”. “Cạnh tranh quốc tế: cạnh tranh giành nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới”.[6] Trong kinh tế, cạnh tranh được hiểu là một sự tranh giành lợi ích giữa những người cùng tham gia vào một công việc nào đó trong hoạt động kinh doanh. Hoặc cụ thể hơn, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường, nhằm giành ưu thế trên cùng một loại tài nguyên, sản phẩm hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Cạnh tranh là một đặc tính cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. Sẽ không có kinh tế thị trường vận hành tuân thủ theo những quy luật khách quan, nếu không có quy luật cạnh tranh. Tác giả Feurer, R. và K. Chaharbaghi đã đưa ra khái niệm về khả năng cạnh tranh: Khả năng cạnh tranh mang tính tương đối chứ không tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào các giá trị của người tiêu dùng và các cổ đông; sức mạnh tài chính, nhân tố quyết định khả năng hành động và phản ứng lại trong một môi trường cạnh tranh; tiềm năng của con người và công nghệ trong việc thực hiện những thay đổi mang tính chiến lược cần thiết. Khả năng cạnh tranh chủ có thể duy trì
  15. 7 được, nếu sự cân đối cần thiết được duy trì giữa những nhân tố này, là những nhân tố có thể mâu thuẫn nhau về bản chất. [26] Buckley, P.J. và một số chuyên gia kinh tế đưa ra định nghĩa: Khả năng cạnh tranh bao gồm cả tính hiệu quả (đạt được các mục tiêu ở mức chi phí thấp nhất có thể) và tính hiệu lực (có mục tiêu đúng đắn). Khả năng cạnh tranh bao gồm cả mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu đó.[24] Uỷ ban chính sách về khả năng cạnh tranh Hoa kỳ: “Khả năng sản xuất sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được sự kiểm tra của thị trường quốc tế, trong khi người dân có được mức sống ngày càng tăng và bền vững trong dài hạn”.[20] 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia Viện phát triển quản lý, Thuỵ sỹ (IMD), là một trong hai tổ chức hàng đầu thế giới về đánh giá khả năng cạnh tranh, là đồng tác giả của báo cáo đầu tiên về khả năng cạnh tranh toàn cầu, cùng với WEF. Hiện có hai định nghĩa khác nhau về khả năng cạnh tranh được IMD sử dụng: Định nghĩa mang tính học thuật: “Khả năng cạnh tranh của quốc gia là một lĩnh vực thuộc tri thức kinh tế, trong đó phân tích thực tế và các chính sách hình thành khả năng của quốc gia trong việc tạo lập và duy trì một môi trường thuận lợi bền vững, nuôi dưỡng việc tạo giá trị cao hơn cho các doanh nghiệp và sự phồn thịnh lớn hơn cho người dân của quốc gia đó”. Định nghĩa mang tính kinh doanh: “Khả năng cạnh tranh của quốc gia cho thấy quốc gia đó tạo lập và duy trì một môi trường thuận lợi, bền vững cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc quốc gia đó như thế nào”. [2] Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) và diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của OECD đưa ra các khái niệm: “Khả năng cạnh tranh là mức độ mà một quốc gia, trong điều kiện thị trường bình đẳng và thương mại tự do, sản xuất hàng hoá và dịch vụ vượt qua được sự kiểm tra của thị trường quốc tế, trong khi đồng thời duy trì và làm tăng mức thu nhập thực của người dân của mình trong dài hạn”.
  16. 8 Năng lực cạnh tranh quốc gia: “là năng lực tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt”.[2] Trong điều kiện toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh quốc gia là: sự thể hiện khả năng tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả một cách bền vững, dẫn đến cải thiện mức sống của người dân. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.[20] 1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 1.1.3.1. Xem xét dưới góc độ mục tiêu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong việc giành được thị phần cung cấp sản phẩm một cách lâu dài và có lợi nhuận. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.[3] Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế: Khả năng cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. [19] 1.1.3.2. Xem xét dưới góc độ hội nhập Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hoà của các yếu tố khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian nào đó, khả năng duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường, để đem lại mức lợi nhuận cao trên cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp. CIEM đưa ra các định nghĩa:
  17. 9 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường.[20] Từ những định nghĩa, khái niệm, các quan điểm khác nhau có thể rút ra kết luận: Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng, thì năng lực cạnh tranh quốc gia là sự thể hiện khả năng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả bền vững dẫn đến cải thiện mức sống của người dân. 1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 1.2.1. Mối tƣơng quan giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp Để xác định khả năng tăng trưởng bền vững thu hút đầu tư trong và ngoài nước, duy trì tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững, đảm bảo ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng, khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia là một khái niệm phức hợp, dựa trên một chùm các yếu tố khác nhau; có mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp ở tầm kinh tế vĩ mô. Tuỳ theo tầm quan trọng ở mỗi giai đoạn phát triển các yếu tố có một trọng số nhất định. Ví dụ như yếu tố về khoa học và công nghệ trước năm 1999 có trọng số là 1/9; năm 2000 trọng số đã được nâng lên 1/3. Chùm các yếu tố này bao gồm 8 nhóm yếu tố quan trọng nhất, cụ thể như sau: 1.2.1.1. Mức độ hội nhập của nền kinh tế Mức độ hội nhập của nền kinh tế, bao gồm tập hợp các chính sách về xuất nhập khẩu, thu hút ĐTNN; các dịch vụ trợ giúp xuất khẩu như tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu; khả năng chuyển đổi của đồng tiền với các giao dịch vãng lai Chính sách tỷ giá linh hoạt phản ánh giá trị thực của đồng tiền, cũng được coi là nhân tố quan trọng của mức độ hội nhập nền kinh tế. Một thước đo khác của mức độ hội
  18. 10 nhập là tỷ lệ giá trị xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP, trong đó giá trị gia tăng của xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng, để đánh giá mức độ hội nhập tích cực của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp) tỷ lệ thuận với mức độ hội nhập của nền kinh tế. 1.2.1.2. Sự phát triển của hệ thống tài chính-tiền tệ Sự phát triển của hệ thống tài chính-tiền tệ được đánh giá bằng quy mô của hệ thống tài chính so với GDP, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ tài chính, tiền tệ, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế, tỷ lệ nợ khó đòi, chất lượng, trình độ phát triển của hệ thống tài chính Những chỉ số đánh giá thị trường tài chính- tiền tệ, do các công ty tư vấn tài chính quốc tế đưa ra mới đảm bảo tính khách quan và có giá trị trên thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống tài chính-tiền tệ càng hiện đại, trình độ quản lý rủi ro tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-tiền tệ của doanh nghiệp và người dân thuận lợi sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. 1.2.1.3. Công nghệ Trình độ khoa học và công nghệ quyết định rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như của quốc gia. Các yếu tố để đánh giá trình độ khoa học và công nghệ gồm: một nước hay doanh nghiệp sở hữu bao nhiêu công nghệ hàng đầu thế giới, các dòng sản phẩm đứng đầu thế giới về công nghệ, trình độ phát triển của thị trường công nghệ, tỷ lệ đầu tư của ngân sách Nhà nước và đầu tư từ doanh nghiệp cho nghiên cứu và phát triển, số lượng bằng phát minh, sáng chế, hoạt động chuyển giao công nghệ, khả năng hấp thụ công nghệ mới từ nước ngoài. Trong điều kiện phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ, tiêu chí về trình độ khoa học và công nghệ được xem là một trong những tiêu chí quan trọng nhất, để đánh giá về năng lực cạnh tranh ở tất cả cấp độ từ quốc gia, doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ.
  19. 11 1.2.1.4. Kết cấu hạ tầng Tiêu chí kết cấu hạ tầng gồm: hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, hệ thống bến cảng, sân bay, hệ thống kho hàng, bến bãi, hệ thống thông tin viễn thông, tốc độ của đường truyền internet, hệ thống tài chính-tiền tệ Đối với những nước phát triển hệ thống tài chính-tiền tệ được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định, là cơ sở để các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật khác phát triển. Khả năng cung ứng vốn đảm bảo cho sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp và là điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.2.1.5. Lao động Tiêu chí đánh giá về số lượng lao động gồm: số lượng lao động, chất lượng lao động được đào tạo (ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ trên các ngành các lĩnh vực khác nhau), sức khoẻ, kỷ luật lao động, tần số đình công trong nền kinh tế, mức độ thay đổi chỗ làm, chi phí tiền lương trên đơn vị sản phẩm, thuế thu nhập, bảo hiểm Tiêu chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm để so sánh chi phí tiền công với năng suất lao động, đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh trong phát triển nguồn nhân lực. Chi phí tiền lương bao gồm chi phí đào tạo, thuế thu nhập và bảo hiểm, tức là tổng chi phí về lao động đối với doanh nghiệp. 1.2.1.6. Quản trị doanh nghiệp Tiêu chí đánh giá là khả năng của các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh (chiến lược sản phẩm, chiến lược chất lượng, nguồn nhân lực, tài chính, chiến lược khoa học và công nghệ, chiến lược marketing quảng cáo tiếp thị các sản phẩm mới ). Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị doanh nghiệp là phân tích đối thủ cạnh tranh, để từ đó đề xuất một chiến lược cạnh tranh thích hợp cho DN. 1.2.1.7. Vai trò điều hành của Chính phủ Tiêu chí đánh giá gồm: các tiêu chí xem xét đến vai trò của Chính phủ như mức độ can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
  20. 12 Nhà nước nói riêng, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến chính sách của Chính phủ, sự công khai minh bạch trong chính sách, tình trạng quan liêu, tham nhũng, tính chuyên nghiệp của bộ máy quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Quy mô của tổ chức hành chính của Chính phủ, mức độ chi tiêu ngân sách, mức tiết kiệm của ngân sách, bội chi ngân sách cũng là những yếu tố quan trọng được xem xét. Ngoài ra, chính sách thuế bao gồm mức thuế giá trị gia tăng (VAT), mức thuế thu nhập doanh nghiệp, hoạt động trốn lậu thuế cũng là những nhân tố quan trọng cần được coi trọng. 1.2.1.8. Thể chế chính trị Tiêu chí đánh giá thể chế chính trị gồm: hệ thống luật, khả năng thực thi luật, sự phù hợp của hệ thống luật với cơ chế thị trường, mức độ cạnh tranh và độc quyền, sự khách quan và hiệu lực hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hiệu lực của các phán quyết trọng tài và toà án liên quan đến các hoạt động thương mại 1.2.2. Các yếu tố năng lực cạnh tranh nội tại của doanh nghiệp 1.2.2.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở phân tích thị trường và lợi thế so sánh của mình, để đưa ra một chiến lược định hướng vào một mảng thị trường nhất định và tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng có khả năng cạnh tranh. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích đúng đắn nhu cầu thị trường, phân tích chính xác lợi thế của đối thủ cạnh tranh, để phân đoạn thị trường và từ đó xác định thị phần cho mình. Nếu chiến lược kinh doanh không đúng đắn, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thất bại trong cạnh tranh. 1.2.2.2. Trình độ khoa học công nghệ Điều này thể hiện khả năng tiếp cận khoa học và công nghệ mới của doanh nghiệp và coi đó như là một yếu tố quan trọng, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, trình độ công nghệ quyết định cấp độ của sản phẩm, chất lượng và năng suất lao động của doanh nghiệp. Để nâng cao trình độ khoa
  21. 13 học công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, đầu tư cho chi phí nghiên cứu và phát triển R&D để phát minh ra công nghệ mới, tạo ra sản phẩm có kiểu dáng, chất lượng và tính năng vượt trội. Để nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, ngoài việc đầu tư cho công nghệ sản xuất, doanh nghiệp cần phải chú ý đến công nghệ thông tin, xây dựng kết cấu hạ tầng về mặt thông tin kỹ thuật, ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh, sử dụng Internet như công cụ hỗ trợ kinh doanh, xây dựng các trang web để quảng cáo và giới thiệu hình ảnh, thiết lập các kênh đầu tư với ngân hàng. 1.2.2.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính dồi dào, thì năng lực cạnh tranh càng lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh hiện nay ngoài yếu tố về vốn, thì khả năng hấp thụ và sử dụng vốn hiệu quả lại là điều kiện quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.2.2.4. Năng suất lao động của doanh nghiệp Năng suất lao động của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động: số lượng, chất lượng của nguồn lao động, khả năng đào tạo, bồi dưỡng người lao động, trình độ quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, đào tào nguồn nhân lực, đào tạo công nhân có kỹ năng thực hành và tay nghề ở trình độ cao, đi đôi với đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhân sự có chất lượng cao. Đây là yếu tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả quốc gia và các doanh nghiệp. 1.2.2.5. Chi phí sản xuất và quản lý của doanh nghiệp Chi phí sản xuất và quản lý của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem xét để hạ chi phí sản xuất, giảm chi phí quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành mục đích chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để giảm chi phí sản
  22. 14 xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tiết kiệm các nguồn nhiên liệu đầu vào cho sản xuất 1.2.2.6. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp là nền tảng yếu tố tinh thần, nhằm xây dựng tính kỷ luật, đoàn kết trong đội ngũ lao động của doanh nghiệp, phát huy yếu tố sáng tạo, tinh thần trách nhiệm với doanh nghiệp của người lao động. Đây là yếu tốt rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong môi trường cạnh tranh năng động. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm các yếu tố tính cách, thái độ ứng xử, biện pháp cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật của doanh nghiệp. 1.2.3. Các yếu tố cạnh tranh thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp 1.2.3.1. Chính sách Chính phủ là cơ quan ban hành chính sách và thực thi chính sách nhằm tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp. Chính sách của Chính phủ phải tạo ra môi trường vĩ mô ổn định, thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Chính phủ cần thực thi các chính sách: Thứ nhất, Chính phủ xây dựng khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, thông qua việc xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Trong hệ thống luật cạnh tranh cần quy định cụ thể về hành vi, cách ứng xử kinh doanh của các doanh nghiệp, quy định văn hoá cạnh tranh, bảo đảm sự bình đẳng và công nhận lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong cạnh tranh. Hệ thống luật và chính sách cạnh tranh của quốc gia, không chỉ là cơ sở quan trọng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, mà còn là một yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, Chính phủ áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định kinh tế - xã hội, ổn định về chính trị. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo ra lòng tin cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất và kinh doanh. Trong chiến lược ổn định kinh tế - xã hội, thì ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ là quan trọng nhất,
  23. 15 trong đó các yếu tố hàng đầu cần phải có sự kiểm soát, điều hành vĩ mô đối với lạm phát, cung ứng tiền tệ, tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán nhằm tạo ra môi trường ổn định, thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Sự phát triển của thị trường tự do, nếu không có sự kiểm soát của Chính phủ, sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền. Sự hình thành các tập đoàn độc quyền, sẽ dẫn đến tình trạng lũng đoạn, kiểm soát giá cả nhằm thu lợi nhuận độc quyền, điều này sẽ gây ra những lãng phí về kinh tế. Đồng thời, nếu không có sự kiểm soát của Chính phủ, dễ dẫn đến những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh: liên kết, thoả thuận ngầm để định giá sản phẩm, phân chia thị trường, hoặc độc quyền kiểm soát thị trường Tất cả những hoạt động phản cạnh tranh, đều có tác động xấu đến nền kinh tế, làm tăng giá, giảm chất lượng, giảm sản lượng làm thui chột và bóp méo hoạt động cạnh tranh theo quy luật kinh tế. Để cạnh tranh lành mạnh có thể phát triển, Chính phủ cần có biện pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng độc quyền và các hoạt động phản cạnh tranh. Thứ ba, Chính phủ cần xây dựng các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ giúp doanh nghiệp như: cung ứng sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt, thì việc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ làm tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như tăng khả năng hấp thu vốn của các doanh nghiệp trong nước. 1.2.3.2. Hệ thống tài chính - tiền tệ Hệ thống tài chính - tiền tệ là huyết mạch quan trọng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể huy động nhanh chóng và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều đó phụ thuộc vào khả năng thực hiện các hoạt động trung gian tài chính - tiền tệ, sự ổn định của thị trường tài chính-tiền tệ, tỷ giá hối đoái 1.2.3.3. Mức độ hội nhập của nền kinh tế Một nền kinh tế mở cửa hội nhập với thị trường bên ngoài, thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước ngày càng gay gắt. Do đó,
  24. 16 các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, trong đó thị trường phải xác định là thị trường toàn cầu. Mức độ mở cửa của nền kinh tế cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp. 1.2.3.4. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng nền kinh tế Sự phát triển của cơ sở hạ tầng của nền kinh tế một cách đồng bộ, là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng tham gia thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá. Cơ sở hạ tầng đồng bộ đòi hỏi hệ thống viễn thông liên lạc phải có chất lượng cao, hệ thống internet có băng thông rộng, mạng không dây kết hợp với mạng có dây, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không kết nối tạo thành huyết mạch cho nền kinh tế. Đồng thời, kết hợp với dịch vụ logistic để cung ứng các dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. 1.2.3.5. Thể chế chính trị Chất lượng của hệ thống thể chế chính trị phụ thuộc vào chất lượng thể chế pháp lý, hệ thống các đạo luật, hiệu lực thi hành các đạo luật, khả năng hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, lực lượng bảo vệ pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều kiện kinh tế đang phát triển. Hệ thống luật pháp được thực thi một cách đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. 1.2.3.6. Đối thủ cạnh tranh Vị thế đàm phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm là vị thế độc quyền hoặc độc quyền nhóm. Nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính, tiềm lực công nghệ mạnh, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có lợi thế trên bàn đàm phán. Những nhân tố trên làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vị thế đàm phán của người mua: yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, khả năng xuất hiện của các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, khả năng xuất hiện của các sản phẩm, dịch vụ thay thế, mức độ liên kết hoặc hình
  25. 17 thành của các hiệp hội cũng làm tăng vị thế đàm phán của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 1.2.4.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu nhà sản xuất không đáp ứng được chất lượng dịch vụ, sản phẩm thì sẽ không thể cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ, thì doanh nghiệp đó sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch, duy trì được thị phần, gia tăng năng lực cạnh tranh và có điều kiện thực hiện tái sản xuất mở rộng. Chất lượng sản phẩm còn là một hàm số phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như: độ bền của sản phẩm, tính năng, hình thức, mẫu mã, bao bì sản phẩm, công nghệ sản xuất Trong rất nhiều yếu tố nêu trên, yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. 1.2.4.2. Giá cả Giá cả được coi là yếu tố cơ bản phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Một doanh nghiệp được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao, là doanh nghiệp có thể đứng vững cùng các doanh nghiệp khác và có thể sản xuất hoặc cung ứng các sản phẩm cùng loại với mức giá thấp hơn, hoặc bằng với các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường, hoặc đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Muốn giá của sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Do đó, giá trị sản phẩm được coi là hệ quả của chỉ tiêu giá cả, để đánh giá lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Giữa giá cả sản xuất và giá trị sản phẩm có liên quan mật thiết với nhau. Giá trị sản phẩm là cơ sở để hình thành giá cả sản xuất. Giá trị của sản phẩm thấp, cho phép doanh nghiệp có thể hạ thấp giá bán để chiến thắng trong cạnh tranh. Trên thực tế doanh nghiệp có giá trị sản phẩm thấp nhưng doanh nghiệp bán giá
  26. 18 cao, đây là lợi thế tuyệt đối do độc quyền bán đem lại. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay độc quyền bán sẽ phải chịu sự chi phối của luật. 1.2.4.3. Kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ Kênh tiêu thụ sản phẩm thể hiện khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ và đưa hàng hoá, dịch vụ từ khâu sản xuất đến người sử dụng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Phương pháp tiêu thụ sản phẩm tốt cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được hàng và thu được lợi nhuận. Có nhiều hình thức tiêu thụ hàng hoá hiệu quả như: tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ, bán hàng trên Internet, xây dựng hệ thống đại lý, dịch vụ bảo hành hậu mãi sau bán hàng Nếu doanh nghiệp có kênh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hợp lý thì có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh. 1.2.4.4. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, là một tiêu chí tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, kênh tiêu thụ đa dạng, hiện đại thì chắc chắn sản phẩm, dịch vụ đó sẽ chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên thị trường. Đồng thời, thị phần của doanh nghiệp còn gắn với khả năng cung ứng một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ vào những thời điểm nhất định, đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ có tính chất mùa vụ cao, như: khả năng chuyên chở của đường hàng không, đường sắt, đường bộ vào các dịp lễ, Tết Trong trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ tốt, giá thành thấp, nhưng quy mô nhỏ bé, không có khả năng đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường, thì doanh nghiệp đó không thể có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng bị giảm sút theo thời gian vòng đời sản phẩm, dịch vụ. Nếu không có phương án quản lý tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu thị trường, thực hiện các biện pháp quản trị doanh nghiệp
  27. 19 hiệu quả, quản trị tốt các nguồn lực, duy trì lợi thế cạnh tranh trong điều kiện môi trường thay đổi. 1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 1.3.1. Khái niệm về bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Trong Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra các định nghĩa: Bảo hiểm là giữ, phòng để khỏi xảy ra tai nạn nguy hiểm. Bảo hiểm là trợ giúp hay đền bù vật chất khi ốm đau tai nạn, trong trường hợp đương sự tham gia hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm mà đối tượng là tài sản vật chất như nhà cửa, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu, hàng hoá cây trồng [6] Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 có hiệu lực ngày 01/04/2001 có đưa ra các định nghĩa: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.[11] Khái niệm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là: tổng hoà của các yếu tố, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường bảo hiểm về sản phẩm dịch vụ cung cấp trong một khoảng thời gian nào đó; khả năng duy trì, mở rộng thị phần trên thị trường bảo hiểm để đem lại mức lợi nhuận
  28. 20 tối ưu, trên cơ sở tiết kiệm chi phí, hạ giá thành dịch vụ cung ứng, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp. 1.3.2. Phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm Căn cứ vào “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003-2010”, ban hành kèm theo Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg, ngày 28/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ, phân loại các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ thành các loại hình: Công ty bảo hiểm Nhà nước; Công ty cổ phần bảo hiểm trong nước; Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài; Công ty bảo hiểm liên doanh.[9] Trong đó, điểm đáng chú ý theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, quy định các doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% điều lệ. Theo cách phân loại như trên: các DNBH phi nhân thọ VN bao gồm: DNBH phi nhân thọ Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm trong nước; các DNBH phi nhân thọ nước ngoài bao gồm: công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài và công ty bảo hiểm phi nhân thọ liên doanh với đối tác VN. 1.3.3. Chính sách tài chính quốc gia ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Năng lực cạnh tranh của quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến các DNBH phi nhân thọ VN xét trên những yếu tố sau: Sự gia nhập TTBH của các công ty bảo hiểm mới thành lập; Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế; Vị thế của các nhà cung ứng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ; Vị thế người mua; và sự cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ đang hoạt động trên TTBH. Bảo hiểm là ngành kinh doanh rủi ro và là dịch vụ của thị trường tài chính, do đó, chính sách tài chính quốc gia là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của các DNBH nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Chính sách tài chính quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến các DNBH phi nhân thọ xét trên các yếu tố dưới đây:
  29. 21 1.3.3.1. Chi đầu tư phát triển DN từ nguồn ngân sách Nhà nước Chính phủ chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào. Chính phủ đầu tư vốn có tính chất “châm ngòi” vào một số doanh nghiệp được lựa chọn trên thị trường tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng thông qua kênh đầu tư phù hợp thông lệ quốc tế. Ví dụ: VN đã thành lập Tổng công ty đầu tư vốn Nhà nước (SCIC), để thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp trong nền kinh tế; định hướng đầu tư vào các doanh nghiệp trên thị trường tài chính, đặc biệt là bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán Chính phủ sử dụng chính sách thuế: Áp dụng hệ thống thuế gián thu phù hợp, để điều chỉnh tiêu dùng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mở rộng thị phần. Đối với việc thúc đẩy TTBH phát triển, việc sử dụng công cụ thuế gián thu sẽ đem lại hiệu quả thúc đẩy thị trường tăng trưởng nhanh, giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Nhà nước có thể thực hiện đánh thuế thấp đối với sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, cần khuyến khích như bảo hiểm nông nghiệp, cháy nổ, hoặc những vùng gặp khó khăn Hiện nay, một số dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp đang được Chính phủ ưu đãi thuế VAT ở mức 0%. Thực hiện phân biệt mức thuế suất: để khuyến khích phát triển dịch vụ bảo hiểm cho các ngành khó khăn, Nhà nước có thể vận dụng quy định WTO, để thực hiện mức phân biệt thuế suất đối với dịch vụ bảo hiểm cần ưu tiên như: bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cháy nổ áp dụng cho các vùng cần phát triển hoặc các loại sản phẩm ưu tiên cho những rủi ro cần được bảo hiểm để đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội. Thực hiện chính sách ưu đãi thuế bao gồm các biện pháp miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp; miễn giảm thuế đối với sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới; áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định - đây là hình thức hoãn thuế cho các DNBH phi nhân thọ trong nước, để các DN
  30. 22 tăng cường đầu tư tiềm lực con người và công nghệ hiện đại, chuẩn bị cạnh tranh quyết liệt vào thời điểm các cam kết WTO có hiệu lực đầy đủ. Vấn đề cần chú ý là việc áp dụng các chính sách thuế ưu đãi, phải tuân theo các cam kết của WTO. Sự ưu đãi cho các DNBH phi nhân thọ VN không thể được duy trì mãi, mà thay vào đó phải là những ưu đãi cho xã hội. Do đó, Nhà nước cần có chính sách phù hợp, để hướng dẫn các DNBH phi nhân thọ, tăng cường khả năng cạnh tranh theo hướng xã hội hoá hoặc theo những mục tiêu nhất định. 1.3.3.2. Chính sách tín dụng Tín dụng đầu tư cho đổi mới công nghệ và ứng dụng tin học trong quản lý kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Công nghệ, thiết bị, phần mềm là cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế tri thức, nó quyết định mức chi phí của các yếu tố đầu vào khác của sản phẩm dịch vụ, quyết định chất lượng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, quyết định đến năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các khoản đầu tư công nghệ đòi hỏi lượng vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn lại rất dài, đồng thời việc đầu tư lại không thu ngay được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, bài toán đầu tư lại trở thành yếu tố cản trở doanh nghiệp, nếu không có chính sách tín dụng hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước có thể duy trì các nguồn tín dụng ưu đãi đổi mới công nghệ quản lý bảo hiểm, ưu đãi đào tạo nguồn nhân lực bảo hiểm, đặc biệt đào tạo chuyên gia quản lý, định phí bảo hiểm bằng các nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách, hoặc từ các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nhà nước cũng có thể đề ra chính sách yêu cầu đối với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, khi tham gia thị trường thực hiện chuyển giao công nghệ quản lý, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ đào tạo cán bộ Nhà nước Vấn đề cần lưu ý là việc áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho các DNBH phi nhân thọ, tăng cường đổi mới công nghệ sẽ gặp phải cản trở cam kết WTO.
  31. 23 1.3.3.3. Hỗ trợ tài chính Hỗ trợ về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động quản lý, kinh doanh. Chính sách hỗ trợ này được thực hiện thông qua các dự án đào tạo nguồn nhân lực, giới thiệu công nghệ quản lý mới, ứng dụng công nghệ quản lý với những ưu đãi miễn phí bản quyền các chương trình phần mềm Thực hiện chính sách này để tạo điều kiện cho DNBH phi nhân thọ trong nước tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường, có khả năng phân tích, dự báo xu hướng thị trường và tự mình xây dựng, thiết kế, tính toán các khoản phí và xây dựng phương án đầu tư hiệu quả, mở rộng thị trường hoạt động. Hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm dịch vụ bảo hiểm ra thị trường nước ngoài, nâng cao khả năng hội nhập của các DNBH phi nhân thọ VN. Hình thức xuất khẩu có thể là cung cấp qua biên giới, hiện diện thương mại, hoặc cung cấp từ chính thị trường trong nước, cho các thể nhân và pháp nhân không mang quốc tịch VN, đều được coi là cung cấp dịch vụ qua biên giới/xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm. Đối với các sản phẩm, dịch vụ này Chính phủ có thể áp dụng thuế VAT ưu đãi ở mức 0%. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các DNBH phi nhân thọ trong nước. Bởi vì, nguồn nhân lực có chất lượng cao là lợi thế so sánh cực lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính phủ lập ra các trung tâm, mạng lưới thông tin để cung cấp thông tin miễn phí cho doanh nghiệp về thị trường, thông tin định hướng phát triển, chiến lược cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các biện pháp khai thác lợi thế so sánh Việc sử dụng chính sách này mang tính hiệu quả, dài lâu, không vi phạm các cam kết WTO. Tóm lại, để tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phải giảm được chi phí quản lý sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và đưa ra sản phẩm có tính độc đáo trên thị trường. Tuỳ thuộc vào từng trình độ phát triển, doanh nghiệp phải hướng nỗ lực vào những yếu tố chính, để nâng cao năng lực cạnh
  32. 24 tranh. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày nay không chỉ phụ thuộc vào khâu sản xuất, mà ngược lại phụ thuộc rất lớn vào khâu marketing trên thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập thì năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào chiến lược marketing quốc tế phù hợp của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, là đòi hỏi sống còn của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Đặc biệt, theo cam kết trong WTO, khi đã là thành viên chính thức, VN phải cho phép các DNBH nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau các doanh nghiệp này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và các giới hạn đối với hoạt động của các DNBH nước ngoài tại VN sẽ ở mức thấp nhất. Do đó, bên cạnh những hỗ trợ từ chính sách kinh tế vĩ mô, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm phải tự xây dựng cho mình chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp VN nói chung và các DNBH phi nhân thọ của VN nói riêng. Bởi vì, TTBH của VN đang trong giai đoạn đầu phát triển, tiềm lực vốn, công nghệ quản lý, tính chuyên nghiệp chưa cao trong khi đó thị trường tài chính chưa phát triển, nên không thể hỗ trợ được nhiều TTBH. Việc mở cửa hội nhập, đòi hỏi bản thân các DNBH phi nhân thọ VN phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
  33. 25 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Pháp đã khai thác TTBH VN. Hoạt động của công ty bảo hiểm Pháp mang tính chất độc quyền thị trường, phục vụ khai thác thuộc địa Đông Dương. Từ 1955- 1975, ở miền Nam TTBH rất phát triển với khoảng 50 công ty kinh doanh bảo hiểm gồm các loại hình cổ phần, tương hỗ và nước ngoài hoạt động ở các lĩnh vực dịch vụ khác nhau. Tại miền Bắc, tháng 1/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Giai đoạn 1965-1975, Bảo Việt cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ở các thành phố lớn, phục vụ nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Sau năm 1975, đất nước thống nhất một số công ty bảo hiểm ở miền Nam đã được quốc hữu hoá, sáp nhập vào Công ty Bảo hiểm Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước. Từ năm 1975-1986, TTBH VN do Bảo Việt độc quyền Nhà nước cung ứng dịch vụ. Từ năm 1986 đất nước thực hiện mở cửa kinh tế cho đến năm 1993, Bảo Việt đã có mạng lưới chi nhánh hoạt động trên toàn quốc. Tóm lại, TTBH VN cho đến trước năm 1993, là thị trường độc quyền Nhà nước do Bảo Việt nắm giữ 100% thị phần. Mặc dù có được sự độc quyền Nhà nước, nhưng DNBH của VN không phát triển, đóng góp cho nền kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ bé. Sản phẩm, dịch vụ của DNBH phi nhân thọ hết sức hạn chế, chỉ khai thác và duy trì ở một số lĩnh vực, tác phong kinh doanh mang nặng tính quan liêu bao cấp, xin-cho trong nghiệp vụ bảo hiểm. Tháng 12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 100/1993/NĐ-CP quy định về kinh doanh bảo hiểm, đã tạo ra những chuyển biến lớn trên TTBH VN, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  34. 26 2.1.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam TTBH VN trong giai đoạn 10 năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng vững chắc, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tỷ trọng đóng góp cho GDP tăng dần, quy mô thị trường mở rộng, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế xã hội. Trong bảng 2.1 cho thấy quy mô TTBH phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1996-2006, doanh thu phí bảo hiểm tăng nhanh theo nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm ngày càng tăng lên, từng bước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường nguồn vốn đầu tư và góp phần ổn định thị trường tài chính tiền tệ. TTBH phát triển đã góp phần làm giảm gánh nặng của ngân sách Nhà nước trong việc ổn định kinh tế xã hội. Số tiền bảo hiểm trả bồi thường góp phần ổn định kinh tế, giảm thiểu thiệt hại, giúp các DN, người dân khắc phục hậu quả rủi ro, tăng lên rõ rệt theo từng năm. Một lượng kinh phí lớn đã được sử dụng lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, nhằm bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội trong trường hợp có biến động lớn. Đầu tư tài chính và năng lực tài chính của các DNBH đã được nâng lên, tổng tài sản và tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng nhanh, góp phần ổn định và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng lành mạnh, có khả năng tự bảo vệ trước những biến động của thị trường, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Quy mô thị trường ngày càng mở rộng, đóng góp của các DNBH phi nhân thọ vào GDP tăng lên trong giai đoạn 2002-2006: năm 2005 đóng góp vào GDP của các DNBH phi nhân thọ đạt 0,65% năm 2006 mức đóng góp tăng lên 0,66%. Dự báo giai đoạn 2007-2010, VN đã trở thành thành viên WTO, doanh thu của các DN bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếp tục tăng lên và tỷ lệ đóng góp cho GDP ngày càng tăng. Đây có thể coi là thành công của VN trong mở cửa TTBH trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước.
  35. 27 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của thị trường bảo hiểm Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003 2004 2005 2006 1. Kết cấu thị trƣờng Tổng số DNBH, MGBH 8 15 20 24 26 32 37 - DN phi nhân thọ 6 10 13 14 14 16 21 - DN nhân thọ 3 4 4 5 8 7 - DN tái bảo hiểm 1 1 1 1 1 1 1 - DN môi giới bảo hiểm 1 1 2 5 6 7 8 2. Quy mô TTBH (tỷ đồng) 1.356 2.291 7.825 11.376 14.088 15.561 17.752 Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 1.264 2.091 6.992 10.390 12.479 13.617 14.928 + Phi nhân thọ 1.263 1.606 2.624 3.815 4.768 5.487 6.445 + Nhân thọ 1 485 4.368 6.575 7.711 8.130 8.483 Doanh thu đầu tư (tỷ đồng) 92 200 833 986 1.609 1.944 2.824 Đóng góp vào GDP (%) 0,49 0,57 1,46 1,86 1,97 1,85 1,82 + Phi nhân thọ 0,46 0,40 0,49 0,54 0,67 0,65 0,66 + Nhân thọ - 0,12 0,81 1,18 1,08 0.97 0,87
  36. 28 + Hoạt động đầu tư 0,03 0,05 0,16 0,14 0,22 0,23 0,29 Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng) 17 27 88 125 152 164 177 3. Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội 909 1.494 4.949 6.281 8.660 9.341 10.585 Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng) 760 789 1.400 1.814 3.276 4.441 5.758 Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam 149 705 3.549 4.467 5.384 4.900 4.827 kết (tỷ đồng) 4. Đầu tƣ trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 1.232 2.664 9.955 14.602 21.195 25.724 30.676 6. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm Tổng tài sản (tỷ đồng) 1.703 3.692 12.503 18.299 25.177 31.877 39.477 Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng) 791 2.107 8.685 13.152 18.536 23.436 28.263 7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo 7.000 30.000 76.600 125.100 136.700 143.540 122.973 hiểm) Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007
  37. 29 Giai đoạn 1996-2006, TTBH đã có sự tăng lên đáng kể của các DNBH, cụ thể hoá ở Bảng 2.2. Ngoài ra, TTBH còn có sự hoạt động của 37 Văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài, đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà ĐTNN khi đến làm ăn tại VN. Bảng 2.2. Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm theo khối doanh nghiệp Loại hình doanh Nhà Cổ Liên 100% vốn Tổng nghiệp nƣớc phần doanh nƣớc ngoài cộng Phi nhân thọ 2 10 4 5 21 Nhân thọ 1 - 1 5 7 Tái bảo hiểm - 1 - - 1 Môi giới bảo hiểm - 5 - 3 8 Tổng cộng 3 16 5 13 37 Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007 Qua bảng 2.2, 2.3 và 2.4 cho thấy số lượng các DNBH phi nhân thọ có vốn ĐTNN hiện đang chiếm gần một nửa các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên thị trường VN (9/21 doanh nghiệp). Tuy nhiên, hiện nay DNBH phi nhân thọ VN đang chiếm số lượng lớn và nắm giữ thị phần chi phối thị trường, trong đó DNBH phi nhân thọ Nhà nước giữ thị phần chủ đạo chi phối thị trường. Bảng 2.3. Danh sách các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ STT Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ Viết tắt Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước: 12 Công ty 1 Bảo Việt VN 900 tỷ đồng Công ty Bảo Việt 2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 1.100 tỷ đồng Công ty Bảo Minh Công ty cổ phần bảo hiểm 3 70 tỷ đồng Công ty PJICO Petrolimex 4 Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí 100 tỷ đồng Công ty PVI 5 Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện 70 tỷ đồng Công ty PTI Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà 6 70 tỷ đồng Công ty Bảo Long Rồng
  38. 30 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn 7 200 tỷ đồng Công ty VASS Đông 8 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 80 tỷ đồng Công ty AAA 9 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu 80 tỷ đồng Công ty GIC Công ty BH NH Đầu tư & Phát triển 10 70 tỷ đồng Công ty BIC VN Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân 11 hàng Nông nghiệp & phát triển 160 tỷ đồng Công ty Agrinco nông thôn VN 12 Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín 80 tỷ đồng Công ty Bảo Tín Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn ĐTNN: 9 Công ty Công ty LD TNHH bảo hiểm Liên 13 6 triệu USD Công ty UIC hiệp Công ty LD TNHH bảo hiểm quốc 14 6,2 triệu USD Công ty VIA tế VN Công ty LD TNHH bảo hiểm Châu 15 6 triệu USD Công ty IAI Á - Ngân hàng công thương Công ty LD TNHH bảo hiểm Công ty Samsung 16 5 triệu USD Samsung Vina Vina Công ty BH tổng hợp Groupama Công ty 17 6,2 triệu USD Việt Nam Groupama 18 Công ty bảo hiểm QBE (Việt Nam) 5 triệu USD Công ty QBE Công ty TNHH BH phi nhân thọ Công ty AIG Việt 19 10 triệu USD AIG VN Nam 20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty 10 triệu USD Công ty Liberty 21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE VN 20 triệu USD Công ty ACE Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007 Qua bảng 2.3 cho thấy mặc dù số lượng các DNBH phi nhân thọ trong nước nhiều hơn số lượng các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, tuy nhiên, số vốn của
  39. 31 các DNBH phi nhân thọ trong nước lại rất khiêm tốn, chỉ tương đương hoặc bằng các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Trong trường hợp các DNBH phi nhân thọ nước ngoài được phép tăng vốn, chắc chắn sẽ vượt xa các DNBH phi nhân thọ trong nước về nguồn vốn kinh doanh, từ đó nâng cao hệ số tín nhiệm và độ an toàn trong hoạt động kinh doanh tài chính. Điều này sẽ làm yên tâm khách hàng mua bảo hiểm và nâng cao được năng lực cạnh tranh. Bảng 2.4: Hoạt động của các DNBH phi nhân thọ VN 2004-2006 STT Tên doanh nghiệp Doanh thu phí BH gốc Thị phần (tỷ đồng) Năm Năm Năm 2006 Năm Năm Năm 2006 2004 2005 (ƣớc) 2004 2005 (ƣớc) DNBH phi nhân 100.0 4,768 5,535 6,465 100.0% 100.0% thọ % DN trong nước 4,471 5,237 6,113 93.8% 94.6% 94.6% 1. Bảo Việt VN 1,929 2,138 2,252 40.47% 38.64% 34.83% 2. Công ty Bảo Minh 1,058 1,204 1,372 22.19% 21.76% 21.22% 3. Công ty PJICO 600 740 680 12.58% 13.37% 10.52% 4. Công ty PVI 552 691 1,165 11.58% 12.49% 18.03% 5. Công ty PTI 208 258 277 4.37% 4.67% 4.28% 6. Công ty Bảo Long 93 106 114 1.96% 1.92% 1.76% 7. Công ty Viễn Đông 30 95 112 0.63% 1.72% 1.73% 8. Công ty AAA - 4 50 - 0.07% 0.78% 9. Công ty GIC - - 46 - - 0.71% 10. Công ty BIC - - 45 - - 0.70% 11. Công ty Agrinco - - - - - - 12. Công ty Bảo Tín - - - - - - DN có vốn ĐTNN 297 297 352 6.22% 5.37% 5.44% 13. Công ty UIC 101 112 130 2.12% 2.03% 2.02% 14. Công ty VIA 68 77 90 1.43% 1.40% 1.38% 15. Công ty IAI 9 18 24 0.18% 0.32% 0.37%
  40. 32 Công ty Samsung 16. 16 26 46 0.34% 0.46% 0.72% Vina 17. Công ty Groupama 0 1 1 0.00% 0.02% 0.02% 18. Công ty QBE VN 81 39 46 1.69% 0.70% 0.71% 19. Công ty AIG VN - - 15 - - 0.23% 20. Công ty Liberty - - - - - - 21. Công ty ACE - - - - - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007 Biểu đồ 2.1: Thị phần doanh thu phí của từng doanh nghiệp Năm 2005 Bảo Long, 2.06% PVI, 12.81% PTI, 4.85% Pjico, 13.29% Viễn Đông, 1.66% AAA, 0.09% BIC, 0.47% UIC, 2.10% VIA, 1.31% IAI, 0.31% Bảo Minh, 21.47% Samsung Vina, 0.47% Groupama, 0.02% QBE, 0.69% Bảo Việt Việt Nam, Năm 2006 38.39% Bảo Long, 1.77% PVI, 18.09% PTI, 4.30% Viễn Đông, 1.74% Pjico, 10.55% AAA, 0.78% BIC, 0.70% UIC, 2.02% VIA, 1.40% IAI, 0.37% Samsung Vina, 0.71% Groupama, 0.03% Bảo Minh, QBE, 0.37% 21.29% AIG, 0.23% Toàn Cầu, 0.71% Bảo Việt Việt Nam, 34.94% Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007
  41. 33 Năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 6.445 tỷ đồng tăng trưởng 17,5% so với năm 2005. Các DNBH phi nhân thọ trong nước chiếm 94,86% thị phần, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm 5,14%. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm tiếp tục tập trung vào các doanh nghiệp lớn hoạt động trên thị trường như: Bảo Việt chiếm 34,94%; Bảo Minh chiếm 21,29%; PVI chiếm 18,09%; PJICO chiếm 10,55%.[9] Theo bảng 2.3 và 2.4, số lượng doanh nghiệp trên TTBH VN ngày càng tăng, nên đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho một đội ngũ khá lớn người lao động. Năm 2006, số người lao động và đại lý trên toàn TTBH khoảng 123.000 người cả bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ. Ngoài ra, các DNBH còn tạo ra một số lượng công ăn việc làm lớn cho các ngành khác. 2.1.2. Phát triển về số lƣợng và loại hình bảo hiểm Năm 1994, chỉ có khoảng 20 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, đến cuối năm 2006 đã có khoảng trên 300 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm. Cơ cấu nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm 11 nghiệp vụ: sức khoẻ và tai nạn con người, tài sản và thiệt hại, hàng hoá vận chuyển, hàng không, xe cơ giới, cháy nổ, thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, rủi ro tài chính, thiệt hại kinh doanh và nông nghiệp. Trên thực tế hoạt động của các DNBH phi nhân thọ, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ vẫn chủ yếu tập trung vào một số nghiệp vụ bảo hiểm đơn thuần như: bảo hiểm xe cơ giới, tài sản và thiệt hại, hàng hoá vận chuyển, cháy nổ, thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, hàng không. Các loại sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm tài sản và thiệt hại tài sản (trộm cắp), bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm lòng trung thành, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thuê mướn mức doanh thu còn rất thấp. Đồng thời, các DNBH phi nhân thọ trong nước vẫn chưa có một chiến lược chiến lĩnh TTBH một cách hiệu quả, chưa chú trọng đầu tư cho khâu mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lối làm ăn tư duy cũ vẫn mang nặng trong các DNBH phi nhân thọ trong nước, hầu hết những DNBH phi nhân thọ
  42. 34 trong nước mới dừng ở mức bán các sản phẩm mình đang có, mà chưa chú trọng vào việc cung ứng các sản phẩm mà thị trường đang cần hoặc trong xu thế phát triển thị trường đòi hỏi phải có các loại sản phẩm dịch vụ đó. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2005-2006 Rủi ro tài chính; Thiệt hại kinh 0.0% doanh; 0.3% Trách nhiệm Nông nghiệp; chung; 1.8% 0.0% Sức khỏe và tai Tàu và trách nạn con người; nhiệm dân sự 15.2% chủ tàu; 9.9% Cháy nổ; 9.5% Tài sản và thiệt hại; 23.3% Xe cơ giới; 26.9% Hàng hóa vận Hàng không; chuyển; 7.9% 5.2% Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007 Trong cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ 2005-2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất (26,9%), tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại (23,3%), bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người (15,2%), bảo hiểm cháy, nổ (9,5%), bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (9,89%) Chiếm tỷ trọng thấp và tăng trưởng không cao là các loại hình bảo hiểm tín dụng rủi ro tài chính (0.0%), bảo hiểm nông nghiệp (0,01%), bảo hiểm trách nhiệm chung bảo hiểm thiệt hại trong kinh doanh (0.3%) [9] Theo biểu đồ 2.3: So với năm 2005, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại có tốc độ tăng trưởng cao nhất (32.1%), tiếp đó là bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tầu (23,4%), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (17,8%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (16,3%), bảo hiểm cháy nổ (16,5%), bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (13,3%).[9]
  43. 35 Biểu đồ 2.3: Doanh doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2005-2006 1 Nông nghiệp 0 21 Thiệt hại kinh doanh 19 2 Rủi ro tài chính 0 118 Trách nhiệm chung 85 637 Tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 516 Cháy nổ 614 527 1,735 Xe cơ giới 1,610 332 Hàng không 327 508 Hàng hóa vận chuyển 437 Tài sản và thiệt hại 1,500 1,135 977 Sức khỏe và tai nạn con người 830 tỷ đồng 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2005 2006 Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, Hà Nội. 2007 2.2. Kết quả hoạt động của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam 2.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2.2.1.1. Doanh thu phí bảo hiểm giữ lại theo nghiệp vụ Biểu đồ 2.4. Doanh thu phí bảo hiểm giữ lại theo nghiệp vụ 1 Nông nghiệp 0 12 Thiệt hại kinh doanh 8 0 Rủi ro tài chính 0 87 Trách nhiệm chung 68 342 Tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu 333 257 Cháy nổ 249 1,728 Xe cơ giới 1,518 12 Hàng không 9 328 Hàng hóa vận chuyển 342 480 Tài sản và thiệt hại 500 959 tỷ đồng Sức khỏe và tai nạn con người 821 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2005 2006 Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007 Sau 3 năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp Chiến lược phát triển TTBH, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của các DNBH đã tăng lên đáng kể, công
  44. 36 tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất cũng được cải thiện. Kết quả là, mức phí bảo hiểm giữ lại của toàn TTBH phi nhân thọ năm 2006 tăng 9,3% so với năm 2005 lên mức 4.206 tỷ đồng. Theo biểu đồ 2.4, các nghiệp vụ bảo hiểm có mức giữ lại tăng mạnh so với năm 2005 là: bảo hiểm hàng không tăng 33,3%, trách nhiệm chung 28,6%, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người 16,8%, bảo hiểm xe cơ giới 13,8% [9] Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng doanh thu phí BH giữ lại theo nghiệp vụ năm 2006 Cháy nổ; 6.118% Tàu và trách Xe cơ giới; nhiệm dân sự 41.077% chủ tàu; 8.132% Trách nhiệm chung; 2.066% Rủi ro tài chính; 0.003% Thiệt hại kinh Hàng không; doanh; 0.292% 0.293% Hàng hóa vận Nông nghiệp; chuyển; 7.798% 0.012% Tài sản và thiệt hại; 11.409% Sức khỏe và tai nạn con người; 22.799% Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007 Theo biểu đồ 2.5, trong tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của TTBH VN, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trong lớn nhất (41,1%), tiếp đến là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (22,8%), bảo hiểm tài sản và thiệt hại (11,4%) Các nghiệp vụ chiếm tỷ trọng phí bảo hiểm giữ lại thấp là bảo hiểm nông nghiệp (0,01%), bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (0,003%).[9] 2.2.1.2. Bồi thường bảo hiểm Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc năm 2006 là 2.482 tỷ đồng, số tiền bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại 2.049 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc và bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại năm 2006 ở mức cho phép, thể hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp đạt hiệu quả.
  45. 37 Vai trò của bảo hiểm trong việc đề phòng, khắc phục và hạn chế những tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước được nâng cao.[9] Bảng 2.5. Số tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ Đ/vị: tỷ đồng Năm 2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 (ƣớc) Bồi thường bảo hiểm gốc 1.717 2.140 2.482 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 1.443 1.625 2.049 Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007 2.2.1.3. Dự phòng nghiệp vụ Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm, phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, dự phòng nghiệp vụ được trích lập đầy đủ, tương ứng với phần trách nhiệm bảo hiểm giữ lại, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của DNBH phi nhân thọ. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ năm 2006 tăng 21,94% so với năm 2005, lên mức 3.779 tỷ đồng.[9] Bảng 2.6. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Đvị: tỷ đồng Dự phòng nghiệp vụ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 (ƣớc) Dự phòng phí 1.256 1.768 2.144 Dự phòng bồi thường 488 445 633 Dự phòng dao động lớn 994 886 1.002 Tổng cộng 2.738 3.099 3.779 Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007 Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt ở mức khoảng 29%, năm 2006 tăng 17,5% so với năm 2005 (cao hơn tăng trưởng GDP) đây là mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 1998-2003 (ngoại trừ năm 1999) đều đạt trên 45%. Tỷ trọng đóng góp cho GDP đã tăng dần, tính đến hết năm 2005 đã đạt 1,85%GDP (trong đó phi nhân thọ đóng góp 0,65%), năm
  46. 38 2006 ước tính toàn ngành bảo hiểm đóng góp khoảng 1,82%GDP (trong đó phi nhân thọ đóng góp 0,66%). Đồng thời gian đoạn 1996-2006, tốc độ tăng trưởng của quỹ dự phòng kỹ thuật trong DNBH phi nhân thọ luôn duy trì ở mức trên 15%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP ở giai đoạn này đạt cao nhất là 9,3% vào năm 1996. Điều này cho thấy khả năng tích tụ vốn của các DNBH phi nhân thọ trong nước đang tăng lên. Các DNBH phi nhân thọ VN đã đầu tư trở lại nền kinh tế 3.690 tỷ đồng năm 2004, tăng lên 3.953 tỷ đồng vào năm 2006.[9] TTBH VN được đánh giá bắt đầu tạo cơ hội thực sự cho cạnh tranh, khi các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) về nghiệp vụ bảo hiểm có hiệu lực đầy đủ và VN là thành viên của WTO. Sự xuất hiện của các DNBH phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài và liên doanh hoạt động trên TTBH, là bước chuyển biến hết sức mạnh mẽ trên TTBH. Với năng lực huy động nguồn tài chính ngày càng dồi dào, thông qua cung cấp sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, đã mở ra tiềm năng to lớn của vốn đầu tư tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để DNBH phi nhân thọ tham gia vào thị trường vốn VN. VN là một TTBH đầy tiềm năng nhưng các nhà đầu tư nước ngoài mới đến đây có thể sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Có thể nói, luật pháp đối với lĩnh vực bảo hiểm của VN còn chưa hoàn thiện và vẫn còn có những hạn chế pháp lý đối với việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư của các công ty bảo hiểm. Mặt khác, cho tới nay các công ty bảo hiểm nước ngoài tại VN vẫn chưa được phép cung cấp một cách đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Mặc dù có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của TTBH nhân thọ, nhưng các công ty nước ngoài chỉ nắm một thị phần khiêm tốn 7% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ do thị trường này thuộc về các công ty trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nước ngoài đã và đang tiến hành nhiều hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp VN trong việc trao đổi chuyên môn. Công ty bảo hiểm lớn nhất của Singapore, Great Eastern đang có chương trình tài trợ đoàn cán bộ của Bộ Tài chính VN sang học tập về kỹ năng quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Singapore và Malaysia.
  47. 39 Bảng 2.7: Bồi thường, trả tiền bảo hiểm và dự phòng nghiệp vụ năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng Bồi thƣờng/trả tiền Tổng dự phòng nghiệp vụ 2006 (ƣớc) bảo hiểm STT Tên Công ty 2005 2006 Dự phòng phí, Dự Dự phòng bồi DP dao động lớn/đảm Tổng cộng (ƣớc) phòng toán học thƣờng bảo cân đối Tổng số 2,110.9 2,429.6 2,063.3 603.4 948.2 3,615.0 1 Bảo Việt VN 952.0 1,052.7 926.6 298.8 283.6 1,509.0 2 Công ty Bảo Minh 498.9 650.2 442.5 150.3 264.4 857.1 3 Công ty PJICO 378.7 338.8 262.8 41.8 55.5 360.1 4 Công ty PVI 144.4 158.9 148.8 35.0 175.5 359.3 5 Công ty PTI 60.5 107.0 115.7 46.9 148.9 311.5 6 Công ty Bảo Long 54.8 68.3 50.7 11.6 4.7 67.0 7 Công ty Viễn Đông 16.2 35.2 53.9 4.9 9.3 68.1 8 Công ty AAA 0.5 7.1 13.0 3.5 1.8 18.2 9 Công ty GIC 0.2 25.5 1.6 27.1 10 Công ty BIC 4.9 11.2 24.0 10.5 3.1 37.6 11 Công ty Agrinco - - - - - - 12 Công ty Bảo Tín - - - - - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007
  48. 40 Bảng 2.8: Đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 (ƣớc) Tiền gửi Trái Trái Cổ phiếu, Góp vốn Kinh Cho vay Ủy thác Khác Tổng số tiền STT Tên doanh nghiệp tại các phiếu CP phiếu DN trái phiếu vào các DN doanh ĐT đầu tư TCTD có bảo DN không khác BĐS lãnh có bảo lãnh Tổng số 1,676 130 95 220 342 39 54 1,346 3,547 3,953 1 Công ty AAA 4 - - - - - - 37 - 41 2 Công ty Bảo Long 141 - - - 19 - - - - 160 3 Công ty Bảo Minh 384 94 18 125 134 - 18 - 1 773 4 Bảo Việt VN 28 4 - - - - 0 1,307 - 1,338 5| Công ty PJICO 196 5 8 29 40 2 37 - - 317 6 Công ty PVI 562 26 69 1 119 - - 2 - 779 7 Công ty PTI 268 1 - - - 14 - - 46 328 8 Công ty Viễn Đông 34 0 - 66 30 23 - - - 153 9 Công ty GIC 60 - - - - - 3,500 64 10 Công ty BIC - - - - - - - - - - 11 Công ty Agrinco - - - - - - - - - - 12 Công ty Bảo Tín - - - - - - - - - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007
  49. 41 2.2.2. Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Giai đoạn 2004-2006, TTBH chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DNBH phi nhân thọ trong nước và nước ngoài. TTBH đã được phân chia lại cho các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, đặc biệt các dự án có vốn ĐTNN các DNBH phi nhân thọ trong nước không có khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật có chất lượng cao. Tình trạng cạnh tranh gay gắt về phí bảo hiểm vẫn tiếp diễn trên thị trường phí bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là ở các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến kinh tế đối ngoại. Đối với hàng hoá xuất khẩu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tăng 26,7% so với năm 2003, nhưng doanh thu phí bảo hiểm chỉ tăng khoảng 15%, có các sản phẩm bảo hiểm doanh thu phí giảm đến 40%; các năm 2005 và 2006 tình trạng diễn ra tương tự. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 23% (tổng doanh thu xuất khẩu đạt 14,44 tỷ, dầu thô và dệt may vượt kim ngạch 2 tỷ USD), nhưng bảo hiểm thân tầu cũng không tăng được doanh thu, mặc dù đội tầu VN được xếp vào loại tầu già. [33] Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm kỹ thuật, tình trạng giảm phí tự do và mở rộng điều kiện đối với các hợp đồng dịch vụ có giá trị kỹ thuật trung bình và nhỏ diễn ra rất phổ biến. Đối với khu vực có vốn ĐTNN tình hình cạnh tranh diễn ra theo hướng rất phức tạp. Tình hình bồi thường tổn thất về thân tàu, P&I đang có chiều hướng diễn biến xấu trong giai đoạn 2004-2006. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại riêng trong năm 2004 đã vượt quá số phí bảo hiểm thân tầu thu được. Bảo hiểm dầu khí cũng đã xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn, tổng thiệt hại lên đến trên 140 tỷ đồng. Đối với bảo hiểm hàng không, xảy ra các tổn thất trị giá lên đến trên 105 tỷ đồng. Đặc biệt đối với bảo hiểm cháy giai đoạn 2004-2006 diễn biến hết sức phức tạp: Cháy nhà máy giày Pou Yen, Đài Loan năm 2004 thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng. Cháy nhà máy Tiu co, Đài Loan năm 2004 thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng. Cháy công ty Phú Thành, tháng 10 năm 2004, thiệt hại khoảng 15 tỷ đồng. Cháy nhà máy giầy Thượng Thăng, Đài Loan, tháng 10 năm 2004, thiệt hại khoảng 52
  50. 42 tỷ đồng. Cháy nhà máy nhựa Formasa, Đài Loan thiệt hại khoảng 45 tỷ đồng.[5] Cháy Trung tâm thương mại quốc tế thành phố Hồ Chí Minh thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất vụ cháy chợ Quy Nhơn, tháng 12 năm 2006 thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng [26] Theo ước tính tỷ lệ bồi thường tổn thất bảo hiểm cháy đã lên đến 60%, đây là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy đang được các DNBH phi nhân thọ trong nước quan tâm và cần phải được đầu tư đúng mức về chất lượng định phí, giám định, đề phòng, quản lý rủi ro trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ. Đáng chú ý các doanh nghiệp phải xếp bảo hiểm cháy vào loại rủi ro có nguy cơ cao loại 3, đặc biệt khi cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp Đài Loan. Hoạt động cạnh tranh hạ phí bảo hiểm đã gây nên nhiều hậu quả cho các DNBH phi nhân thọ VN, một số doanh nghiệp thu không bù đủ chi phí, một số doanh nghiệp dần đánh mất thị trường, đánh mất năng lực cạnh tranh của chính mình, hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp không ổn định. Trên thị trường có tình trạng khi một DNBH phi nhân thọ trong nước đưa ra một mức phí bảo hiểm, ngay lập tức các doanh nghiệp khác sẵn sàng hạ phí, hoặc lợi dụng các mối quan hệ để tranh giành hợp đồng hoặc sẵn sàng giảm phí bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: hạ thấp phí bảo hiểm gốc và giữ nguyên phạm vi bảo hiểm và mức hoa hồng; hạ thấp mức khấu trừ bồi thường nhưng vẫn giữ nguyên phí bảo hiểm, giữ nguyên phạm vi bảo hiểm; mở rộng quá mức phạm vi bảo hiểm, nhưng lại giữ nguyên phí, giữ nguyên mức khấu trừ bồi thường; nâng cao mức phí dịch vụ khai thác, giao dịch phí; hoặc kết hợp tất cả các kỹ thuật đã được nêu trên với nhau.[5] Biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn tiếp tục phát triển, đó là tình trạng độc quyền theo ngành. Các DNBH phi nhân thọ độc quyền theo ngành là Bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm xăng dầu, Bảo hiểm Bưu điện. Tình trạng độc quyền theo ngành trong kinh doanh bảo hiểm là lực cản đối với sự phát triển của TTBH, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các DNBH phi nhân thọ. Đồng thời, tiềm nguy cơ tiềm tàng gây mất ổn định TTBH nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Điển hình là các vụ việc gian lận trong bồi thường bảo hiểm, sử dụng đại
  51. 43 lý phát hiện trong năm 2005 và 2006 đều diễn ra ở các DNBH độc quyền theo ngành là PJICO và PTI số tiền gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Đó là chưa tính đến những thiếu sót trong quản lý tài chính, đã được cơ quan chức năng của Bộ Tài chính kiểm tra đối với công ty Bảo hiểm dầu khí PVI, công ty Bảo hiểm PJICO. Hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện nước ngoài gây sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước. Sự chèn ép các DNBH phi nhân thọ VN về phí bảo hiểm của các nhà môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến. Hoạt động của các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài đã vượt ra khỏi quy chế cho phép, hầu như cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát được. Sự tăng trưởng quá nóng của TTBH nói chung và các loại hình bảo hiểm dường như đang là nguy cơ gây mất ổn định thị trường tài chính. Năm 2006, tổng số tiền bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 2.482 tỷ đồng, riêng các DNBH phi nhân thọ trong nước đã phải giải quyết bồi thường tổng số tiền khoảng 2.429 tỷ đồng. Việc tăng trưởng quá nóng trong khi cơ sở nguồn lực vật chất chưa tương xứng, sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải đối với TTBH còn nhỏ bé của VN. Theo kinh nghiệm quản lý TTBH của Mỹ và EU đã chỉ ra: “Những DNBH mới thành lập, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đã gặp phải những vấn đề rất đặc biệt từ đó mất khả năng thanh toán”.[9] Tuy nhiên, sau hơn 10 năm mở cửa thị trường số lượng các DNBH phi nhân thọ trong nước đã tăng nhanh cả về số lượng và vốn điều lệ. Trên TTBH chứng kiến hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNBH phi nhân thọ. Công ty PJICO là công ty đứng đầu về triển khai dịch vụ bảo hiểm cho ôtô xe máy trên toàn quốc. Công ty PJICO đẩy mạnh chương trình khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất cho ô tô. Đây là hướng đi đúng vì thị trường ôtô giai đoạn 2004- 2006 đã có những bước tăng trưởng rất cao. Công ty PJICO đã đẩy mạnh chương trình khuyến mại với nhiều giải thưởng có giá trị. Ngược lại Bảo Việt lại tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, bằng việc triển khai tốt hệ thống cứu hộ ôtô
  52. 44 tại các thành phố lớn. Cùng với hệ thống cứu hộ ôtô của công ty Bảo Việt, công ty PJICO cũng triển khai hệ thống cứu hộ ôtô để tăng năng lực cạnh tranh với Bảo Việt. Chính điều này đã đem lại lợi ích thực sự cho khách hàng mua bảo hiểm, làm cho doanh thu phí bảo hiểm tăng lên nhanh chóng. Công ty Bảo Việt và công ty PJICO còn hỗ trợ triển khai đội cứu hộ cho khách hàng trong vòng bán kính 70km tính từ trung tâm.[5] Đồng thời, Bảo Việt và Công ty PJICO cũng phối hợp chặt chẽ với các hãng Toyota, Ford, Mazda, Suzuki, Daihatsu, Isuzu, Honda , để cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH phi nhân thọ trong nước phải cạnh tranh rất quyết liệt với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Đặc biệt là công ty bảo hiểm Allianz, đã tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại, tuyển dụng đại lý và triển khai nhiều gói sản phẩm bảo hiểm hết sức hấp dẫn cho khách hàng. 2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2.3.1. Năng lực tài chính Bảng 2.9: Năng lực tài chính các DNBH phi nhân thọ VN năm 2005-2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 STT Tên Công ty Vốn chủ sở Tổng tài sản Vốn chủ Tổng tài hữu sở hữu sản Tổng số vốn 1,690 5,618 2,563 7,155 1 Bảo Việt VN 357 2,048 558 2,379 2 Công ty Bảo Minh 511 1,508 493 1,509 3 Công ty PJICO 109 498 162 610 4 Công ty PVI 157 462 500 1,000 5 Công ty PTI 111 438 141 529 6 Công ty Bảo Long 83 156 160 284 7 Công ty Viễn Đông 215 312 200 369 8 Công ty AAA 76 81 66 86 9 Công ty GIC 78 81 10 Công ty BIC 71 115 205 307 11 Công ty Agrinco - - - - 12 Công ty Bảo Tín - - - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007
  53. 45 Theo số liệu của bảng 2.9, các DNBH phi nhân thọ trong nước đều là doanh nghiệp có vốn nhỏ, khả năng bổ sung vốn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần. Các DNBH phi nhân thọ Nhà nước vốn lớn hơn, tuy nhiên cũng chỉ tương đương mức trung bình trong khu vực. Để đảm bảo sự phát tiển ổn định của các DNBH phi nhân thọ và an toàn đối với thị trường tài chính, thì các doanh nghiệp phải có số vốn “phát triển” bao gồm 40% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thực giữ lại và 10% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cao hơn vốn tối thiểu. Theo tính toán của Bộ Tài chính dự kiến yêu cầu về vốn tối thiểu cho thị trường VN trong năm 2005 và 2010 là khoảng 2.600 tỷ và 9.100 tỷ, thì số vốn phát triển tương ứng là khoảng 4.187 tỷ và 13.970 tỷ. Trên thực tế năm 2005, vốn chủ sở hữu của các DNBH phi nhân thọ trong nước đạt 2.278 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 6.538 tỷ đồng; năm 2006 vốn chủ sở hữu ước đạt 3.320 tỷ đồng, tổng tài sản ước đạt 8,215 tỷ đồng. Như vậy, số vốn chủ sở hữu của năm 2005 mới chỉ đáp ứng một nửa yêu cầu về an toàn vốn.[10] Việc huy động vốn ở kênh thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là những năm gần đây, thị trường chứng khoán nóng, lạnh thất thường. Từ tháng 9/2006 cho đến tháng 3/2007 là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng liên tục, là điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong nước huy động vốn và nâng cao năng lực tài chính trên thị trường. 2.3.2. Khả năng quản lý bảo hiểm Khả năng quản lý hoạt động của các nhà quản lý trong nước thường thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cũng như kiến thức kinh tế hiện đại về kinh doanh tài chính - tiền tệ trong điều kiện toàn cầu hoá. Phong cách quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp vẫn là gốc rễ trong các doanh nghiệp trong nước. Thể hiện ở những mặt là DNBH phi nhân thọ trong nước thường đưa ra quyết định chậm, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến mất những hợp đồng lớn. Trong quá trình đàm phán hợp đồng, các nhà quản lý của DNBH phi nhân thọ trong nước thiếu linh hoạt, đôi khi bản thân người đàm phán không có quyền tự quyết, không tư duy đàm phán theo quy tắc “win-win”, mà thường cứng
  54. 46 nhắc trong các quyết định điều này dẫn đến mất cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được xây dựng, mức lương, tiền thưởng không được xây dựng dựa trên thành quả làm việc, hạn chế quyền tự quyết ở các cấp thấp hơn dẫn đến hiệu quả cạnh tranh thấp. Tình trạng sử dụng các mối quan hệ quen thân để xin việc cho người nhà là một trong những nguyên nhân cản trở chất lượng nguồn nhân lực của các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ nói riêng. Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh mà nó còn làm thay đổi phương thức cạnh tranh. Cuộc cạnh tranh giờ đây đã được toàn cầu hoá, VN đã hội nhập với thế giới và phải chơi theo luật lệ đã định sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp VN chưa tính đến phương án thuê các nhà quản lý cao cấp nước ngoài, để xây dựng cho mình một quy trình hoạt động hiệu quả và tiếp nhận sự chuyển giao quy trình quản lý đó. 2.3.3. Mức độ tín nhiệm của các DNBH phi nhân thọ Tâm lý của đa số người dân VN đều cho rằng ngành bảo hiểm, ngân hàng, hải quan, bưu điện là những ngành độc quyền, có bộ máy quản lý quan liêu, nặng tính hành chính. Đối với ngành bảo hiểm thì thu phí bảo hiểm thì dễ, nhưng lại khó nhận đủ tiền bồi thường. Trên thực tế cung cách làm ăn quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà, người dân ít tiếp cận dịch vụ bảo hiểm dẫn đến tình trạng khi có tổn thất xảy ra, do không nắm chắc các thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm, nên dẫn đến tình trạng hoạt động bồi thường không mang tính kịp thời, ngược lại còn gây khó khăn cho chính người dân. Đây là yếu tố chính cản trở sự phát triển của TTBH. Về phía các DNBH phi nhân thọ, do sự phát triển quá nhanh và cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên không có chiến lược dài hạn. Hoạt động đào tạo, quản lý đại lý bảo hiểm thiếu chặt chẽ, dẫn đến các đại lý do chạy theo doanh thu, đã có biểu hiện tạo ra ảo tưởng cho những khách hàng. Về lâu dài khi xuất hiện các yêu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp không đáp ứng được, khách hàng khiếu nại
  55. 47 đại lý và đôi khi nhận được sự đối xử thiếu văn minh. Như vậy, lợi ích của khách hàng được hưởng không như họ mong đợi, thì uy tín của DNBH phi nhân thọ xuống thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh. Qua khảo sát thị trường, đại đa số đều cho rằng các DNBH phi nhân thọ của nước ngoài làm ăn uy tín hơn các DNBH phi nhân thọ trong nước. Một số mẫu khảo sát thì có đến 2/3 số người được hỏi cho rằng các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, có uy tín cao hơn các DNBH phi nhân thọ trong nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của khách hàng. [27] 2.3.4. Dịch vụ phục vụ khách hàng Trong điều kiện VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt. Sự hài lòng của khách hàng sẽ là tiêu chí để đánh giá về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các DNBH phi nhân thọ cần phải nỗ lực nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Do nguồn tài chính hạn chế và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến đại đa số các doanh nghiệp trong nước không có chiến lược dài hạn và quy trình thực hiện chăm sóc khách hàng phù hợp để thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế cạnh tranh về phương diện này. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài có dịch vụ tốt hơn, luôn đặt mục tiêu phục vụ khách hàng ở vị trí hàng đầu. Hầu hết DNBH phi nhân thọ nước ngoài đều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để cung cấp kịp thời cho khách hàng. Đồng thời, các DNBH phi nhân thọ nước ngoài chú trọng đầu tư cho khâu thanh toán phí của khách hàng được thuận lợi, dễ dàng, tin cậy và đặc biệt là thủ tục yêu cầu bồi thường thuận tiện và đơn giản. Trong những năm qua chính sách DNBH phi nhân thọ nước ngoài đã tạo ra sự thay đổi của thị trường, điều này buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.3.5. Khả năng định phí bảo hiểm Hiện nay, các DNBH phi nhân thọ VN chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thống kê đủ mạnh để phục vụ công tác định phí bảo hiểm. Hệ thống số liệu thống kê của các DNBH phi nhân thọ trong nước, mới dừng lại ở dữ liệu tài chính như:
  56. 48 tổng phí bảo hiểm, tổng thanh toán bồi thường được tập hợp cho từng năm, từng địa bàn hay loại hình bảo hiểm. Theo đánh giá của các chuyên gia bảo hiểm, hệ thống dữ liệu đơn điệu của các DNBH phi nhân thọ trong nước, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường và tính chất cạnh tranh ngày càng cao của môi trường toàn cầu hoá. Ví dụ: đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì hệ thống dữ liệu phải thu thập đầy đủ các dữ liệu về tần số và mức độ các vụ tai nạn phân theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, loại xe Từ những số liệu thống kê trên, các chuyên gia định phí sẽ xây dựng biểu phí cho từng loại khách hàng. Mỗi loại khách hàng sẽ phải đóng một khoản phí bảo hiểm tương ứng với các số liệu thống kê đã được lưu trữ. Lái xe càng ẩu thì phải chịu mức phí bảo hiểm càng cao. Cách định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê để phân loại các khách hàng theo mức độ rủi ro, sẽ khuyến khích khách hàng áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Nguyên tắc kinh doanh bảo hiểm dựa trên xác suất theo nguyên tắc số lớn các rủi ro tương đồng. Các DNBH phi nhân thọ lớn có điều kiện để xây dựng dữ liệu khách hàng lớn, từ đó có thể đưa ra các thống kê đủ sức tin cậy. Đây là lợi thế cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, bởi vì những doanh nghiệp này vừa nắm vốn, nắm công nghệ và có hệ thống quản lý, thu thập và phân tích dữ liệu hiện đại trên toàn thế giới. Hầu hết các DNBH phi nhân thọ nước ngoài đều giữ những bí mật về hệ thống dữ liệu và không cung cấp cho đối thủ cạnh tranh. Các DNBH phi nhân thọ trong nước thường thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được để đưa ra cách định phí chính xác. Trong những năm vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều dự án đào tạo các chuyên gia định phí bảo hiểm cho TTBH. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, các chuyên gia định phí bảo hiểm là nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp, quyết định sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiệp vụ định phí bảo hiểm là nghiệp vụ hết sức phức tạp, liên quan nhiều đến toán xác suất thống kê. Do đó, đòi
  57. 49 hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống dữ liệu thu thập qua rất nhiều năm. Số năm thu thập càng nhiều thì tính toán càng chính xác. Trong khi đó, hoạt động của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài mang tính chuyên nghiệp cao. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài thực hiện thu thập số liệu thống kê từ khi bắt đầu bán sản phẩm bảo hiểm, cho đến khi chi trả tiền bồi thường. Ngược lại, các DNBH phi nhân thọ trong nước, không coi trọng thống kê dữ liệu và không coi trọng việc lưu trữ số liệu như là một bí mật kinh doanh. Việc bồi thường tổn thất bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, việc bồi thường tổn thất cũng phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro của DNBH phi nhân thọ. Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, các DNBH phi nhân thọ trong nước, đặc biệt các DNBH phi nhân thọ nhỏ luôn có tỉ lệ bồi thường bảo hiểm cao hơn nhiều so với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ bồi thường không ổn định của các DNBH phi nhân thọ nhỏ, đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực quản lý rủi ro và định phí bảo hiểm. Bảng 2.10: So sánh bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ Đơn vị: tỷ đồng Bồi thƣờng/trả tiền bảo STT Tên Công ty hiểm Năm 2005 2006 (ƣớc) Bảo hiểm phi nhân thọ 2,168.1 2,482.3 Trong nước 2,110.9 2,429.6 1. Công ty Bảo Việt 952.0 1,052.7 2. Công ty Bảo Minh 498.9 650.2 3. Công ty PJICO 378.7 338.8 4. Công ty PVI 144.4 158.9 5. Công ty PTI 60.5 107.0 6. Công ty Bảo Long 54.8 68.3 7. Công ty Viễn Đông 16.2 35.2
  58. 50 8. Công ty AAA 0.5 7.1 9. Công ty GIC 0.2 10. Công ty BIC 4.9 11.2 11. Công ty Agrinco - - 12. Công ty Bảo Tín - - Có vốn ĐTNN 57.2 52.7 13. Công ty UIC 12.5 15.9 14. Công ty VIA 23.6 25.7 15. Công ty IAI 1.5 4.1 16. Công ty Samsung Vina 10.5 3.1 17. Công ty Groupama VN 0.1 0.6 18. Công ty QBE (VN) 9.0 3.4 19. Công ty AIG (VN) - - 20. Công ty Liberty - - 21. Công ty TNHH bảo hiểm ACE - - Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007 2.3.6. Ứng dụng công nghệ Yêu cầu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin: Hoạt động thu thập, lưu trữ và xử lý một khối lượng lớn thông tin về khách hàng, thông tin về rủi ro của các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ; Hoạt động ký kết hợp đồng bảo hiểm, trả lời yêu cầu khách hàng, thay đổi về hợp đồng bảo hiểm đều phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác; Các thông tin về thiệt hại và các số liệu thống kê khác cần được xử lý để hỗ trợ cho việc xác định phí bảo hiểm cho từng sản phẩm và trích lập dự phòng; Thông tin bảo hiểm khác như: lịch sử bão lụt, núi lửa, lượng mưa trung bình, loại hình xây dựng, loại xe, độ tuổi của lái xe phải được lưu trữ và phải được xử lý, để hỗ trợ cho việc ra quyết định chấp nhận đơn xin bảo hiểm;
  59. 51 Hệ thống đại lý có thể lên tới hàng chục ngàn người bán các loại bảo hiểm khác nhau, hưởng hoa hồng theo các cơ chế khác nhau. Hoạt động bán hàng và hoa hồng đại lý cần được ghi chép lại một cách chính xác Từ những yêu cầu rất cần thiết của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đòi hỏi các DNBH phi nhân thọ phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế về tiềm lực vốn và tiềm lực con người, việc ứng dụng công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông của các DNBH phi nhân thọ trong nước kém rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Tính đến hết năm 2006, chưa có doanh nghiệp trong nước nào xây dựng hệ thống phần mềm bảo hiểm kết nối toàn quốc, cũng như kết nối toàn cầu. Việc VN gia nhập WTO mở ra khả năng để các DNBH phi nhân thọ trong nước cung ứng dịch vụ ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, với khả năng công nghệ hiện nay, các DNBH phi nhân thọ trong nước rất khó cạnh tranh ngay chính thị trường trong nước. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài do có khả năng tài chính, nên đều xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài đầu tư rất lớn cho hệ thống thông tin. Số vốn đầu tư cho các phần mềm quản lý lên đến hàng triệu USD, đồng thời các doanh nghiệp này còn nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ doanh nghiệp mẹ trong việc chọn lựa các phần mềm chuẩn, do đó hoạt động đầu tư hiệu quả và cạnh tranh rất quyết liệt với các doanh nghiệp VN. Đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước, việc đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin là rất khó khăn. Đây là một khoản đầu tư rất lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng. Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính để đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, thì họ lại thiếu các chuyên gia quản lý, vận hành và khai thác hệ thống công nghệ hiện đại một cách hiệu quả nhất, để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, việc đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ thông tin nếu doanh thu không tương ứng thì không thể bù đắp chi phí đã đầu tư. Như vậy, trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu các DNBH phi nhân thọ nhỏ trong nước sẽ không đạt được quy mô kinh
  60. 52 doanh, và theo quy luật các doanh nghiệp này sẽ bị phá sản hoặc bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính. Ví dụ: để đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin có giá trị 1,5 triệu USD. Nếu một doanh nghiệp lớn tính toán sẽ ký được 1,5 triệu hợp đồng bảo hiểm trong vòng 3 năm, thì phí đầu tư được cho mỗi hợp đồng là 1 USD. Ngược lại, một doanh nghiệp nhỏ chỉ có thể ký được 300.000 hợp đồng trong 3 năm, thì sẽ phải tính phí tới 5USD cho mỗi hợp đồng. Như vậy, giá phí bảo hiểm của doanh nghiệp nhỏ cao hơn rất nhiều doanh nghiệp lớn, theo đúng quy luật doanh nghiệp nhỏ không bán được sản phẩm dịch vụ của mình và bị phá sản hoặc bị mua lại.[28] 2.3.7. Khả năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 2.3.7.1. Đối với những rủi ro lớn và phức tạp Các DNBH phi nhân thọ trong nước cạnh tranh chủ yếu dựa vào quan hệ cá nhân với những người có quyền quyết định ký hợp đồng và hạ phí không có cơ sở để cạnh tranh. Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm có độ rủi ro lớn và phức tạp là các nhà máy điện, các thiết bị khai thác dầu khí, hàng không các DNBH phi nhân thọ trong nước không có chuyên môn, số liệu thống kê và khả năng tính toán tài chính để có thể nhận bảo hiểm các rủi ro này. Những rủi ro như trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp lại hết sức phức tạp, thì các DNBH phi nhân thọ trong nước lại thiếu chuyên gia có kinh nghiệm. Ngược lại các DNBH phi nhân thọ nước ngoài có khả năng đánh giá được tất các loại rủi ro và có thể nhận bảo hiểm các loại rủi ro này. Trong giai đoạn 2001-2006, do VN chưa cam kết mở cửa TTBH đối với các loại rủi ro nêu trên, nên đa số các rủi ro này vẫn được bảo hiểm bởi các DNBH phi nhân thọ trong nước. Sau đó các DNBH phi nhân thọ trong nước thực hiện tái bảo hiểm các rủi ro này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm cho một lượng lớn phí bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài. Các DNBH phi nhân thọ trong nước chỉ còn giữ lại một lượng nhỏ phí bảo hiểm. Như vậy, thực chất các DNBH
  61. 53 phi nhân thọ trong nước chỉ hoạt động như các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay vì là các nhà cung cấp bảo hiểm. Tháng 12 năm 2006, BTA đã có hiệu lực và ngày 11.1.2007 VN đã chính thức là thành viên WTO, các điều khoản về mua sắm của Chính phủ, hạn chế trong đối xử quốc gia cũng đã được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ không được phép thực hiện ưu đãi, bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Như vậy, trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì qua hệ cá nhân không còn là lợi thế của các DNBH phi nhân thọ trong nước. Trên thực tế quan hệ chuyên nghiệp, quan hệ công chúng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh chính, nhưng đây lại là điểm yếu của các DNBH phi nhân thọ trong nước. Hầu hết các DNBH phi nhân thọ trong nước đều thực hiện trả một khoản hoa hồng lại cho khách hàng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để cạnh tranh và tranh giành hợp đồng các DNBH phi nhân thọ trong nước thường nâng cao mức trả hoa hồng quá quy định của Chính phủ. Khoản phí hoa hồng vượt quá quy định này được gọi là các khoản “lại quả” cho khách hàng để có được hợp đồng bảo hiểm lớn. Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước. Đây là một kiểu kinh doanh mang đậm tính chất Á Đông và rất phổ biến ở VN, không riêng gì trong ngành bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ trong nước còn có hiện tượng hạ phí vô tội vạ để giành được hợp đồng, sau đó do mức phí quá thấp không thể tái bảo hiểm được ra nước ngoài, dẫn đến các DNBH phi nhân thọ trong nước phải tự chịu rủi ro quá giới hạn an toàn hoặc tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp. Vấn đề này rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả tài chính khi có tổn thất xảy ra, đồng thời nó còn làm mất an ninh tài chính- tiền tệ. Bởi vì, đây không chỉ là vấn đề của một số ít DNBH phi nhân thọ mà là đại đa số các DNBH phi nhân thọ của VN. Để giải quyết vấn đề này, các DNBH phi nhân thọ trong nước phải có kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao kỹ năng bảo hiểm,
  62. 54 tuyển dụng và đào tạo nhân sự, thu thập số liệu thống kê và tăng cường năng lực tài chính của mình. 2.3.7.2. Đối với rủi ro nhỏ và không phức tạp Các loại rủi ro như rủi ro xe cơ giới, tai nạn cá nhân là rủi ro đơn giản, ít phức tạp không yêu cầu phải tái bảo hiểm ra nước ngoài. Các DNBH phi nhân thọ trong nước có thể giữ lại toàn bộ phí bảo hiểm từ các hợp đồng này. Tỷ lệ tổn thất = Chi phí bồi thường/Tổng doanh thu phí bảo hiểm Tỉ lệ chi phí = Các chi phí hoạt động khác/Tổng doanh thu phí bảo hiểm Tỉ lệ gộp = Tỷ lệ tổn thất + Tỉ lệ chi phí Nếu tỉ lệ gộp nhỏ hơn 100% DNBH phi nhân thọ có lợi nhuận, lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận bảo hiểm. Ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động thu phí bảo hiểm, các DNBH phi nhân thọ trong nước còn thu được lợi nhuận đầu tư bằng cách sử nguồn phí bảo hiểm chưa sử dụng để đầu tư. Do sức ép cạnh tranh một số DNBH phi nhân thọ trong nước sẵn sàng hạ phí để giành hợp đồng với khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ gộp của trong khoảng 100%. Thực tế, do có ưu thế về vị trí địa lý của tài sản cố định, một số doanh nghiệp bù đắp lợi nhuận bằng lợi nhuận đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh khác như: bất động sản, cho thuê địa điểm, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, đầu tư chứng khoán Trên thực tế TTBH phi nhân thọ VN những năm qua cho thấy, các DNBH phi nhân thọ trong nước có tỷ lệ tổn thất phải bồi thường rất thấp khoảng 28%, do đó thị trường vẫn có tỷ lệ gộp hấp dẫn mặc dù tỷ lệ chi phí cao[5]. Tỷ lệ này đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn của TTBH VN đối với các nhà ĐTNN. Đồng thời, chỉ số này là tương đối thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, như vậy lợi nhuận bảo hiểm thu được của các DNBH phi nhân thọ trong nước là tương đối lớn. Điều này có thể giải thích tại sao các DNBH phi nhân thọ trong nước, lại có thể chọn hạ phí bảo hiểm làm biện pháp để cạnh tranh. Việc thực giảm giá phí bảo hiểm có yếu tố tích cực về mặt xã hội là đem lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, đến khi việc giảm phí bắt đầu vượt giới hạn cho phép, sẽ gây ra khủng hoảng đổ vỡ thị trường tài chính. Về lâu dài không thể cắt giảm phí