Lý thuyết tổng hợp môn học: Tài chính – tiền tệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết tổng hợp môn học: Tài chính – tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ly_thuyet_tong_hop_mon_hoc_tai_chinh_tien_te.doc
Nội dung text: Lý thuyết tổng hợp môn học: Tài chính – tiền tệ
- LÝ THUYẾT TỔNG HỢP MÔN HỌC: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Mô tả môn học Môn học này trang bị cho người học những kiến thức lý luận chuyên sâu về tài chính – tiền tệ, làm nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc khối ngành Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh. Cụ thể học phần này tập trung vào nghiên cứu: hệ thống tài chính; lý thuyết danh mục đầu tư, lý thuyết cấu trúc lãi suất và lý thuyết định giá tài sản; thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính; quy định/ điều tiết khu vực tài chính; tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính; chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Mục tiêu môn học Sau khi học xong học phần này, học viên nâng cao kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu những vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung chi tiết môn học: Chuyên 1: Hệ thống tài chính 1. Hệ thống tài chính và nền kinh tế thực 2. Các định chế tài chính 3. Các thị trường tài chính 4. Đổi mới tài chính Chuyên 2: Điều tiết/quy định và giám sát hệ thống tài chính 1. Thất bại thị trường tài chính và sự quy định/điều tiết khu vực tài chính 2. Những hạn chế của điều tiết/quy định khu vực tài chính 3. Tác động của toàn cầu hóa đối với sự điều tiết của khu vực tài chính - Basel Chuyên 3: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính 1. Cấu trúc tài chính ở một số quốc gia trên thế giới 2. Chi phí giao dịch và cấu trúc tài chính 3. Lựa chọn nghịch và cấu trúc tài chính 4. Rủi ro đạo đức và sự lựa chọn giữa nợ và vốn Chuyên 4: Khủng hoảng tài chính 1. Các mô hình khủng hoảng tài chính 2. Khủng hoảng tài chính năm 2008 4. Cách tiếp cận mới về sự điều tiết/quy định khu vực tài chính – Basel III Chuyên 5: Lý thuyết cấu trúc lãi suất 1. Lãi suất và đường cong lãi suất 2. Lý thuyết kỳ vọng 3. Lý thuyết ưu thích tính lỏng 4. Lý thuyết phân khúc thị trường Chuyên 6: Rủi ro, tiền lời và lý thuyết danh mục đầu tư 1. Rủi ro và tiền lời 2. Đa dạng hóa và lý thuyết danh mục đầu tư 3. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Chuyên đề 7: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa 1. Cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ 2. Các lý thuyết cầu tiền tệ và cung tiền tệ 3. Chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế 4. Các tranh luận về chính sách tài khóa (độ trễ và hiệu quả ) 1
- Mục Lục Chuyên đề 1: Hệ thống tài chính - Phần1: Vai trò của hệ thống tài chính 4 I. Giới thiệu 4 II. NGƯỜI CHO VAY VÀ NGƯỜI ĐI VAY (Lenders & Borrows) 5 III. Các định chế tài chính (Financial institutions) 7 IV. Thị trường tài chính (Financial markets) 8 V. Hệ thống tài chính và nền kinh tế thực (Financial markets) 10 Chuyên đề 1: Hệ thống tài chính - Phần 2: Cấu trúc của hệ thống tài chính 12 I. Giới thiệu: 12 II. Phân loại của hệ thống tài chính: 12 III. Rào cản của TTTC và vai trò của trung gian tài chính (xem thêm chương 3) 14 IV. Ngân hàng và các định chế tài chính nhận tiền gửi 15 V. Phân loại các định chế tài chính không nhận tiền gửi 17 Chuyên đề 2: SỰ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ 21 I. Tổng quan: 21 II. Ủng hộ sự điều tiết hệ thống tài chính của Nhà Nước 21 III. Phản đối sự điều tiết của chính phủ 26 IV. Kết luận 27 CHƯƠNG III: THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 28 I. Các yếu tố cơ bản của cấu trúc tài chính trên thế giới: 28 II. Chi phí giao dịch 30 III. Chi phí thông tin bất cân xứng (asymmetric information costs) 31 IV. Hiện tượng trái chanh (lemon’s problem) 31 V. Lý thuyết tài trợ theo trình tự (Pecking order theory of financing) 32 VI. Thuyết tín hiệu (signalling theory) 32 VII. Sự điều tiết của thị trường tài chính (theo Mishkin) 33 VIII. TỔNG KẾT 34 Chuyên đề 4: Khủng hoảng tài chính và phạm vi ứng dụng của quy chế tài chính 35 I. Khủng hoảng tài chính 35 II. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: 38 III. Thiên nga đen – xác suất rất nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn 40 IV. Những gợi ý cho quy chế tài chính và Basel III 42 Chương 5: LÃI SUẤT 44 I. Khái niệm 44 II. Phân loại lãi suất 44 III. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất 45 2
- IV. Phương pháp xác định lãi suất 47 V. Một số lý thuyết về lãi suất 49 1. Lý thuyết ưa thích thanh khoản – Liquidity Preference Theory 49 B S M S B D M D M S M D B D B S 49 a) Hiệu ứng thanh khoản lớn hơn các hiệu ứng khác 50 b) Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác và hiệu ứng lạm phát dự tính điều chỉnh chậm 50 c) Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác và hiệu ứng lạm phát dự tính điều chỉnh nhanh 50 VI. Các lý thuyết giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 50 Chuyên đề 6: RỦI RO – LỢI NHUẬN – THUYẾT DANH MỤC 52 I. Phần I: 52 II. Phần II: 53 Bài 7: Chính sách tiền tệ - Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 55 I. NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ 55 II. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 55 III. CƠ CẤU TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 56 IV.SỰ MỞ RỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 57 V. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THU HẸP: 57 VI. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG LÃI SUẤT 58 VII. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ VỐN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG MỘT NỀN KINH TẾ 58 VIII. Lý thuyết định lượng cầu tiền tệ: quan điểm cổ điển 59 Chuyên đề 8: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 65 Chuyên đề 9: Toàn cầu hóa tài chính 69 Câu hỏi thi: 76 3
- Chuyên đề 1: Hệ thống tài chính - Phần1: Vai trò của hệ thống tài chính I. Giới thiệu Định nghĩa hệ thống tài chính: Hệ thống thị trường cho các công cụ tài chính, các cá nhân và định chế tài chính giao dịch với nhau thông qua sự điều tiết và sự quản lý của hệ thống. Đối tượng tham gia của hệ thống là người dân, các doanh nghiệp và các tổ chức khác muốn sử dụng công cụ trong hệ thống tài chính. Các công cụ tài chính có thể được tóm tắt: - Trung gian của các đơn vị thặng dư (dư thừa) và thiếu hụt. - Cung cấp dịch vụ tài chính như bảo hiểm, quỹ tương hỗ. - Phương tiện thanh toán. - Cung cấp danh mục đầu tư. Các bộ phận khác nhau thì đóng một vai trò nhất định nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm là kênh điều chuyển từ người thừa vốn (từ kế hoạch chi tiêu) đến những người thiếu hụt, ví dụ như: - Ngân hàng - Công ty bảo hiểm và các quỹ hỗ tương. Các nhà kinh tế thường quan tâm đến cách mà một hệ thống tài chính điều quỹ giữa đơn vị sử dụng cuối cùng của hệ thống, đó là đối tượng cho vay và đi vay hơn là các trung gian vay và đi vay – Các trung gian tài chính không chỉ là vay mà còn đi vay, nó ám chỉ là việc chuyển vốn đến những người sử dụng cuối cùng. Khi đối mặt với nhu cầu vay hoặc cho vay, đối tượng sử dụng cuối cùng của hệ thống tài chính có một lựa chọn giữa ba cách: - Thứ nhất, họ tham gia vào lĩnh vực thường được gọi là cho vay trực tiếp. Có thể nói rằng đây là cách họ giao dịch trực tiếp với nhau. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ thấy là tốn chi phí, kém hiệu quả, cự kỳ rủi ro và trong thực tế khó có khả năng. - Thứ hai, họ có thể quyết định tham gia thị trường có tổ chức. Ở những thị trường này, người cho vay mua những giấy nợ của người đi vay. o Thị trường có tổ chức làm giảm chi phí có thể kết hợp với việc cho vay trực tiếp vì thị trường có tổ chức được phổ biến bởi những người kinh doanh. o Thị trường có tổ chức cũng giảm thiểu rủi ro vì chúng thường có những vai trò tổ chức hoạt động của thị trường nhằm hạn chế sự không trung thực và sự rủi ro. - Thứ ba, chính các trung gian tài chính sẽ cung cấp một kênh thứ ba cho chu chuyển tiền của các quỹ giữa người vay và cho vay. o Khi người có tiền ủy thác cho các trung gian tài chính họ sẽ có một tài sản, cụ thể là khoản tiết kiệm hoặc gửi vào các công ty bảo hiểm, họ không kinh doanh nhưng họ sẽ có một khoản lãi từ các trung gian này. Tương tự vậy, các trung gian tạo ra các khoản nợ, ví dụ như các khoản vay cho người vay. o Vậy, những cái lợi của việc gửi tiền vào các trung gian tài chính là gì? 4
- Vai trò của hệ thống tài chính mạnh yếu phụ thuộc vào: Giá cả, tính thanh khoản, rủi ro chia sẻ, tạo thông tin, điều hành, tạo giá trị. Rủi ro quản trị: Rủi ro hệ thống, rủi ro đơn lẻ. Hệ thống điều tiết phù hợp: Trách nhiệm, Minh bạch, bảo hiểm hệ thống, lợi nhuận và rủi ro hòa hợp. Figure 1: The Function of Healthy Financial Systems - Chức năng giám sát của hệ thống tài chính II. NGƯỜI CHO VAY VÀ NGƯỜI ĐI VAY (Lenders & Borrows) Người cho vay và người đi vay ở đây đề cập đến những người cho vay sau cùng và người vay sau cùng. Động cơ của họ người cho vay và người đi vay khác so với những trung gian tài chính. Saving and lending: 1. Saving: phần chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu chính là khoản tiết kiệm S = Y – C Những khoản tiết kiệm này có thể được sử dụng để đầu tư cho việc mua sắm tài sản cố định như máy móc, trang thiết bị công nghiệp, đất đai Ở đây, tiết kiệm được xem như là một khoản đầu tư. Phần chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư thực tế chính là thặng dư tài chính. Và thặng dư tài chính này có thể đem cho vay, nó làm tăng giá trị của tài sản tài chính. Những điều kiện phải được đáp ứng để đem lại thặng dư trong giao dịch chovay. - Tiền lời tối đa - Tối thiểu hóa rủi ro - Tính thanh khỏan cao Tính thanh khỏan cao ở đây là khả năng thu hồi vốn nhanh nhưng phải có sự chắc chắn về vốn. Lưu ý rằng hai điều kiện trên quan tâm tới tốc độ và giá trị. 5
- 2. Borrowing: Một số người có thu nhập dôi ra so với mức chi tiêu hiện tại cần, và cũng sẽ có một số doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn so với mức kế họach chi tiêu. Tức là, họ có một sự thâm hụt tài chính, hịo phải bán những tài khỏan họ nắm giữ trước đây (trái phiếu) hoặc tạo ra những khỏan nợ bằng cách đi vay. Người đi vay quan tâm đến: - Chi phí thấp nhất - Thời gian vay càng dài càng tốt Mục tiêu của người cho vay và người đi vay luôn đối lập nhau. Chính sự đối lập này dẫn đến sự xuất hiện trung gian tài chính. Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi sự cân đối tài chính. Khỏan dư thừa phải tương ứng với những khỏan thiếu hụt 3. Người cho vay, người đi vay và khoản thu được ròng của các tài sản tài chính (NAFA) - Người cho vay thì có những khỏan thặng dư tài chính - Người đi vay có những khỏan thâm hụt tài chính. Thâm hụt tài chính làm cho họ không có NAFA. - Một nền kinh tế đóng được phân ra làm 3 đối tượng: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Họ có thể đóng vai trò như những người đi vay và người cho vay. Tổng khỏan dư thừa phải bằng tổng khỏan thiếu hụt. 4. Cho vay, đi vay và sự giàu có Kinh tế tài chính để phân biệt giữa dự trữ và dòng di chuyển - Một cá nhân với một khỏan thặng dư tài chính, làm tăng dự trữ, tăng sự giàu có về tài chính. Ngược lại, một cá nhân với thâm hụt tài chính sẽ làm giảm bớt dự trữ và tăng sự bần túng. - Thặng dư được chu chuyển làm tăng thêm dự trữ tài chính, ngược lại thâm hụt dẫn đến giảm dự trữ. Dòng chu chuyển của cho vay và đi vay. Người ta sẽ nắm giữ cả hai vai trò người đi vay và người cho vay. - Những người cầm cố nhà để lấy một khỏan tiền từ ngân hàng. - Người đi vay với tài sản tài chính có thể tốt hơn nếu họ thế chấp tài sản và sử dụng nguồn tài trợ để giảm nợ nần. Nhưng cần lưu ý tính thanh khỏan, chi phí và rủi ro trong những giao dịch này. Khi quyết định, họ sẽ lựa chọn về danh mục để thiết lập một cấu trúc tối ưu. Sự lựa chọn danh mục bao gồm một dãy danh mục, hỗn hợp tài sản và nợ. Đây là con đường tạo ra chi phí và lợi nhuận từ mỗi tài sản hay khỏan nợ. Mục đích phải đạt được: MC = MB (lợi ích = chi phí) Nghiên cức các nguyên tắc cơ bản lựa chọn danh mục thì được biết đến trong nghiện cứu lý thuyết danh mục. 6
- III. Các định chế tài chính (Financial institutions) Các định chế tài chính tồn tại với nhiều hình thức và cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Nói chúng các định chế tài chính thực hiện một hay nhiều chức năng dưới đây: - Cung cấp cơ chế thanh toán - Cung cấp các công cụ huy động vốn và tài trợ vốn - Cung cấp các dịch vụ khác: hối đoái, bảo hiểm Trong hệ thống tài chính, chúng ta thường chia các định chế tài chính ra làm 02 nhóm: - Nhóm đầu tiên là “các ngân hàng” hay có thể gọi là “những người nhận tiền gửi” - Nhóm còn lại là các định chế tài chính khác (“không nhận tiền gửi”): công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư . Figure 2: Dòng tiền tệ giữa các định chế tài chính Đặc điểm của định chế tài chính a. Định chế tài chính là loại hình công ty Các định chế tài chính là các cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá được tổ chức và hoạt động để đật những mục tiêu sinh lợi nhất định. Nên xét về khía cạnh này thì ta có thể phân tích đặc điểm của chúng cũng giống như phân tích đặc điểm của các đơn vị kinh doanh khác trong nền kinh tế. Có thể mô tả hoạt động của các định chế tài chính theo sơ đồ: Các yếu tố đầu vào: Lao động Các yếu tố đầu ra: Kỹ thuật Cho vay Các dịch vụ tài Vốn bằng tiền Các định chế tài chính Tiền gửi chính khác Đất đai b. Định chế tài chính là trung gian tài chính 7
- Figure 3: Hoạt động của trung gian tài chính Với đặc điểm này thì các định chế trung gian tài chính được xem là cầu nối giữa 2 bên: thường là người tiết kiệm cuối cùng và người cần vốn cuối cùng những thỉnh thoảng họ có thể là những người trung gian khác. Lợi ích: - Chuyển hóa kỳ hạn: Các trung gian tài chính huy động những khoản tiết kiệm có những thời hạn khác nhau, su đó chuyển hóa tài trợ cho những người cần vốn với những kỳ hạn khác nhau - Kinh tế về quy mô: Các trung gian tài chính huy động những khoản tiết kiệm có quy mô nhỏ tập trung thành quỹ cho vay với quy mô lơn hơn để tài trợ cho những người cần vốn - Giảm rủi ro: Các trung gian tài chính phát hành các loại chứng khoán thứ cấp ít rủi ro để thu hút tiền tiết kiệm của những người không chấp nhận rủi ro còn các trung gian tài chính lại chấp nhận những chứng khoán sơ cấp có rủi ro cao do những người cần vốn phát hành. - Giảm chi phí tìm kiếm và giao dịch giữa các bên IV. Thị trường tài chính (Financial markets) Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế. Như vậy TTTC là một công cụ có tổ chức nhằm tập hợp “người mua và bán” lại với nhau. Nó không cần một vị trí không gian nhất định, nó có thể cho phép giao dịch giữa những người ở các vùng khác nhau. Ví dụ thị trường giao dịch ngoại hối có thể thực hiện giữa những định chế tài chính ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Với sự phát triển của công nghệ thông tin tiên tiến như ngày nay có thể cho phép giao dịch thực hiện dễ dàng giữa các vùng cách xa rất nhiều về địa lý. Thị trường tài chính như trái phiếu và chứng khoán đóng vai trò quyết định trong sự hiệu quả của nền kinh tế thông qua chức năng chu chuyển vốn từ nơi không có nhu cầu sử dụng cho sản xuất kinh doanh đến những nơi cần. Do đó TTTC làm cho định vị vốn một cách hiệu quả, từ đó góp phần phát triển sản xuất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. TTTC thực hiện tốt chức năng của nó sẽ là một nhân tố quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao; ngược lại TTTC hoạt động kém sẽ là một nguyên nhân gây ra kém phát triển cho nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động trên TTTC cũng tác động trực tiếp đến tài sản cá nhân, ứng xử giữa kinh doanh và tiêu dùng, hoạt động tuần hoàn của nền kinh tế. TTTC cũng trực tiếp cải thiện khả năng mua sắm của khách hàng thông qua việc cho phép họ rút ngắn thời gian cần thiết để tích lũy, nó cung cấp khoản vay cho khách hàng mua sắm những gì cần thiết khi họ chưa đủ khả năng, góp phần cải thiện sự sung túc kinh tế của tất cả mọi người trong xã hội. Các công cụ cơ bản thực hiện trên TTTC: 8
- 1. Phân loại TTTC: Dựa trên các tiêu chí, đặc điểm khác nhau sẽ phân loại TTTC thành các loại hình khác nhau 1.1. Căn cứ vào kì hạn còn lại (residual maturity) của các công cụ tài chính được giao dịch trên nó, chia TTTC ra thành hai loại: thị trường tiền tệ và thị trường vốn. 1.1.1. TT tiền tệ: - Những công cụ nợ ngắn hạn, kì hạn ban đầu dưới 1 năm, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế - Tài trợ gián tiếp thông qua các ngân hàng thương mại, là trung gian TC giữ vai trò quan trọng trong TT này - Giao dịch rộng nên có khuynh hướng tính thanh khoản cao - Tác động về giá trị nhỏ nên có độ an toàn tương đối cao - Công cụ: chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được, tín phiếu kho bạc (T-bills), thương phiếu, chấp nhận thanh toán của các ngân hàng, hợp đồng mua bán lại (Repo) - Nghiệp vụ: vay và cho vay vốn ngắn hạn, mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn (mang tính thương mại và chịu sự tác động của quan hệ cung cầu, đặc biệt chú ý ngân hàng trung ương với nghiệp vụ hoạt động trên thị trường mở để điều tiết cung cầu về tiền tệ cho nền kinh tế) 1.1.2. TT vốn: - Công cụ tài chính có kì hạn trên 1 năm, cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế, thường gồm TT vay nợ dài hạn và TT chứng khoán. - Có khuynh hướng tính thanh khoản thấp hơn - Độ an toàn tương đối thấp hơn - Công cụ: cổ phiếu và trái phiếu (các loại CP, TP) - Nghiệp vụ: mua bán trên sàn chứng khoán, TT trái phiếu. 1.2. Căn cứ vào cách thức huy động vốn, chia làm hai loại: thị trường các công cụ nợ (Debt Markets) và thị trường vốn cổ phần (Equity Markets) 1.2.1. TT các công cụ nợ: Cá nhân hoặc tổ chức phát hành các công cụ nợ như trái phiếu để huy động vốn, cam kết trả theo phương thức của một thỏa thuận có thời gian nhất định. Kỳ hạn của công cụ nợ là khoảng thời gian đến ngày hết hạn của công cụ. Công cụ nợ có thể là ngắn hạn (kỳ hạn 10 năm) hoặc trung hạn. 1.2.2. TT vốn cổ phần: Doanh nghiệp phát hành các cổ phần sở hữu như cổ phiếu thông thường để các nhà đầu tư góp vốn tham gia với tư cách đồng sơ hữu doanh nghiệp, cùng chia sẻ thu nhập ròng và tài sản của doanh nghiệp. - Cổ phần thường được trả cổ tức theo kỳ hạn tùy theo kết quả hoạt động của doanh nghiệp. - Xem như khoản dài hạn vì không có ngày kết thúc kỳ hạn - Người nắm giữ cổ phần như sở hữu một phần tỷ lệ doanh nghiệp nên có một số quyền trong quyết định những vấn đề quan trọng như bầu giám đốc chẳn hạn. 9
- Điểm không lợi thế của nắm giữ cổ phần so với giữ khoản nợ của DN là DN trả nợ cho tất cả chủ nợ trước khi trả cho cổ đông. Ngược lại lợi thế của cổ phần có lợi nhuận trực tiếp từ việc tăng thu nhập ròng và tài sản của doanh nghiệp, còn nợ thì chỉ được trả cố định như thỏa thuận ban đầu. 1.3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, chia làm 2 loại cơ bản: thị trường sơ cấp (Primary Markets) và thị trường thứ cấp (Secondary Markets) TT sơ cấp là TT mà các chứng chỉ tài chính như trái phiếu, cổ phiếu được phát hành mới để bán cho người mua đầu tiên bởi những công ty hoặc cơ quan chính phủ cần huy động vốn. Thị trường thứ cấp là TT mà các chứng chỉ đã được phát hành trước đó ở TT sơ cấp sẽ đem ra bán lại. TT sơ cấp không được phổ biến ra công chúng nhiều, vì việc mua bán thường diễn ra nội bộ. Ngân hàng đầu tư là chủ thể quan trọng để hỗ trợ trong TT này, nó đảm bảo giá cho chứng chỉ của DN, và sau đó bán ra công chúng. Các sàn giao dịch chứng khoán và trái phiếu như NASDAQ là các ví dụ minh họa cho TT thứ cấp, ngoài ra còn các TT khác như foreign exchange markets, futures markets, and options markets. Mua bán trên TT thứ cấp không đem lại khoản vốn huy động mới cho tổ chức phát hành ra chứng chỉ. Nhưng chúng có 2 chức năng quan trọng: - Tạo công cụ tài chính có tăng tính thanh khoản: dễ dàng và nhanh chóng mua bán để thu tiền mặt. Từ đó các công cụ này được ưa thích hơn và giúp cho các tổ chức phát hành dễ bán trên TT sơ cấp. - TT thứ cấp quyết định giá trị của chứng chỉ tài chính mà tổ chức phát hành bán trên TT sơ cấp. Giá trị của chứng chỉ tài chính của tổ chức trên TT thứ cấp càng cao, thì giá của chứng chỉ mới phát hành trên TT sơ cấp của tổ chức bán được càng cao, vì thế tổng vốn tài chính được tăng lên. Tình trạng ở TT sơ cấp liên hệ rất mật thiết đến tổ chức, doanh nghiệp phát hành. TT thứ cấp chia ra làm hai loại hình: - sàn giao dịch tổ chức (organized exchanges): giao dịch trên TT tập trung, - và thị trường OTC (Over-the-Counter Markets): giao dịch ở mọi nơi, cạnh tranh giá cả tự do giữa người mua va bán để thỏa thuận. 2. Quốc tế hóa TT tài chính (Internationalization of Financial Markets): Qui mô của TT tài chính toàn cầu hóa, các tổ chức, doanh nghiệp ở một quốc gia có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư ở các nước khác muốn tìsm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Các loại hình: - TT trái phiếu quốc tế (international bond markets) có các công cụ cơ bản như Foreign Bonds (phát hành trái phiếu trên một quốc gia khác dùng đồng tiền quốc gia đó); Eurobond (trái phiếu bán trên quốc gia nào đó mà không dùng tiền quốc gia đó); Eurocurrencies (tiền gửi bằng đồng tiền của quốc gia ở ngân hàng nằm ngoài quốc gia đó- Eurodollars: USD được gửi ở ngân hàng ngoài Mỹ hoặc Chi nhánh nước ngoài của một ngân hàng Mỹ) - TT cổ phiếu thế giới (World Stock Markets): các nhà đầu tư giao dịch trên các thị trường chứng khoán nước ngoài. Các TT chứng khoán này được quốc tế hóa. V. Hệ thống tài chính và nền kinh tế thực (Financial markets) Trong phần này, chúng ta xét ba phần để có thể khái quát về mối quan hệ giữa hoạt động tài chính và nền kinh tế thực. Đó là: - Các thành phần tổng cầu - Mức độ của tổng cầu, và - Việc phân bổ các nguồn lực 1. Ảnh hưởng đến các thành phần của tổng cầu - Nếu không có sự giúp đỡ của những người cho vay trung gian và người vay không thể đàm phán các điều khoản chấp nhận được, hoặc ít nhất là lãi suất cao thì sẽ có rất ít giao dịch cho vay và đi vay. - Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các trung gian tài chính, tại bất kỳ mức lãi suất nào thì người cho vay sẽ được sẵn sàng để cho vay và người vay sẽ được sẵn sàng vay hơn bình thường. 10
- Figure 4: Trung gian tài chính khuyến khích tiết kiệm và đầu tư 2. Mức độ của tổng cầu Phát triển tài chính có thể ảnh hưởng đến mức độ của tổng cầu và/hoặc là mức sản lượng, hoặc mức độ giá cả, hoặc cả hai. Có hai kênh mà qua đó một kết nối có thể xảy ra và cả hai có thể được khám phá bằng cách sử dụng phương trình trao đổi: MV = PQ = GDP − nếu V không đổi => M tăng => GDP cũng tăng. − Nếu V giảm => M tăng => GDP also does. 3. Hệ thống tài chính và phân bổ nguồn lực: Hiệu quả của hệ thống tài chính với các kênh vốn từ người cho vay đến người vay cũng quan trọng đối với việc phân bổ nguồn lực: - Cầu nối giữa người cho vay và người vay - Khắc phục thông tin không đối xứng 11
- Chuyên đề 1: Hệ thống tài chính - Phần 2: Cấu trúc của hệ thống tài chính - HT tài chính ở các quốc gia khác nhau như thế nào - Khác nhau giữa các định chế trung gian tiền gửi và phi tiền gửi (ngân hàng và các định chế khác) I. Giới thiệu: Bao gồm các tập hợp tt tài chính và các định chế, và những người sử dụng chúng như người đi vay và người cho vay cuối cùng - Sự khác nhau chủ yếu giữa các httc là các định chế và sự khác nhau về điều tiết (regulation) của nhà nước - Còn lại tt tài chính và các công cụ hầu như giống nhau một cách cơ bản II. Phân loại của hệ thống tài chính: Về lý thuyết hiện tại, ht tt được giải thích một cách phổ biến: - HT tc dựa vào tt: tt tc đóng vai trò chủ yếu trong tài trợ vốn, chi phối mô hình quản trị cty (tính minh bạch cao, đòi hỏi phát triển cty cổ phần là phổ biến). - HT tc dựa vào NH: ht NH đóng vai trò cơ bản trong tài trợ vốn, nó đồng thời chi phối mô hình quản trị cty. Yêu cầu minh bạch thông tin và phổ biến thông tin ở mức phổ biến. Mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay: - Tài trợ qua thị trường: (direct finance) người cho vay và người đi vay có mối liên kết chặt chẽ (vd, người mua cổ phiếu và cty) - Tài trợ gián tiếp: kết nối với nhau giới hạn 1. Hệ thống tài chính dựa vào thị trường Hệ thống tài chính dựa vào thị trường có thể đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thông qua: - Gia tăng tỷ lệ tiết kiệm - Gia tăng mức độ đầu tư - Đảm bảo đầu tư trong quá khứ hiệu quả hơn (cơ chế xác nhập - thâu tóm: các nhà đầu tư thâu tóm cty) - Cung cấp các khoản tài chính lâu dài - Rất dễ đầu tư (mua ck) 2. Hệ thống tài chính dựa vào Ngân hàng Hệ thống tài chính dựa vào Ngân hàng có thể đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thông qua: - Thúc đẩy việc quản trị Công ty tốt hơn - Tài trợ dài hạn ổn định và hiệu quả 12
- - Cho phép đầu tư cao hơn so với hệ thống tài chính dựa vào thị trường - Xúc tiến đầu tư dài hạn bằng cách ngăn chặn thị trường tự do để quản lý Cty - Khuyến khích các ngành tăng trưởng nhanh hơn. 3. So sánh HTTC dựa theo TT và HTTC dựa theo Ngân Hàng (trao đổi trên lớp) Hệ thống tài chính dựa vào thị trường Hệ thống tài chính dựa vào Ngân hàng - Quy mô huy động vốn lớn (cần lập kế hoạch, đầu - Nhu cầu vốn đột xuất, nhanh (làm hồ sơ vay NH) tư dài hạn). Tốn nhiều thời gian (triển khai, đăng - NH không cho vay quá 10% cho 1 dự án, 1 cty ký, niêm yết cổ phiếu) => hạn chế quy mô huy động vốn - Dễ bị ảnh hưởng bởi tin đồn trên tt - Do tt đánh giá nên chính xác hơn (tt quyết định - Bị giới hạn về chuyên môn để đánh giá giá trị cty giá trị cty) - Áp lực trả phí (trả vốn cho cổ đông) thấp vì trả - Áp lực trả nợ NH phí cho chính chủ của cty. - (Tuy nhiên nó vẫn bị áp lực khi ROA thấp, chủ sở hữu rút vốn, giá cổ phiếu giảm bởi tt – quan điểm của thầy :D => áp lực cao) - Cty có thể bị thâu tóm và bị cổ đông mới chiếm - NH không nắm quyền kiểm soát cty quyền, thay đổi quyền quản trị cty - Không bị chi phí trung gian (vd, phát hành với - Gia tăng chi phí do qua nhiều bước trung gian chi phí 15% => 2 bên cùng có lợi) (vd, đầu vào 12% thì đầu ra là 18%) - - Thủ tục vay vốn với các điều kiện chặt chẽ => DN nhỏ và vừa khó tiếp cận vì các nguyên tắc kế toán không phù hợp, các tài sản đảm bảo không rõ ràng, giấy tờ không hoàn chỉnh - Vốn dài hạn là chủ yếu (vd, đầu tư cty cổ phần là - Chủ yếu là vốn ngắn hạn đầu tư luôn) 4. Các HT TC trên thế giới - HT TT dựa trên tt: quan trọng ở Mỹ, Anh; không quan trọng ở Pháp, Đức. - Hầu hết các nước tập trung NH, tăng tính cạnh tranh của NH - Dựa vào mặt lượng (chu chuyển vốn – dòng chảy vốn) qua kênh nào nhiều nhất để xác định ht tc nào là quan trọng. Source: Allen and Gale (2000) 13
- Vd: tt ck VN từng được xem là “chiếc đũa thần” và tăng trưởng mạnh vào năm 2007. HT NH đang yếu kém mà không khắc phục, lại đi tìm kiếm cái mới! => Không thổi phòng vai trò của NH hay TT. Tạo ra nguyên tắc bình thông nhau để chu chuyển nguồn vốn hiệu quả. - Các ý tưởng ban đầu mà hệ thống tài chính có thể được đặt dọc theo một sự liên tục bank- based/market-based được dựa trên tầm quan trọng về số lượng của nguồn vốn. - Trong thực tế, các NH cung cấp một phần đáng kể của các quỹ doanh nghiệp so với thị trường. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận không thể nói hết được vai trò của các ngân hàng và thị trường trong từng hệ thống. 5. Nguồn vốn ở các hệ thống tt trên thế giới -Ở Mỹ: kênh tài trợ chủ yếu là qua NH (loan > 61%). Stock chỉ 2.1% nhưng lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến thế giới (DJ, NASDAS). - Muốn phát triển kênh tt không dễ. Các cty muốn thâm nhập, huy động vốn dễ (chủ yếu mua đi bán lại) The US structure of financing 1970-1985 - HT NH của Mỹ rất lớn, độc lập, rất cạnh tranh. Các NH Mỹ chiếm đa số trong các NH lớn nhất thế giới. - Các NH Mỹ trước đây chịu kiểm soát rất chặt chẽ bởi đạo luật Glass-Steagall (1933 – sau khủng hoảng 1929). Đạo luật này kiểm soát rất khắc nghiệt ht NH, phân biệt rạch ròi, kiểm soát hoạt động của các định chế tài chính (NH đầu tư, cty CK, cty Bảo Hiểm). Từ năm 1990, đạo luật nào được gỡ bỏ dần dần. Và đến năm 1999, chính quyền Bill Clinton đã thay thế đạo luật này bằng một đạo luận mới, cho phép các định chế siết chặt lại với nhau, không còn ranh giới (NH có quyền kinh doanh CK, BH cũng vậy ). Mục đích là tạo ra sự tự do tài chính. - Đến năm 2007, khủng hoảng tài chính, tất cả các định chế bị dính chùm (BH, cty xếp hạng, NH, cty CK ). Gần đây giám đốc điều hành IMF phát biểu rằng cơ chế tự do hóa trục trặc, và cần có sự điều tiết của tt. III. Rào cản của TTTC và vai trò của trung gian tài chính (xem thêm chương 3) 1. Chi phí giao dịch (transaction cost) Chi phí giao dịch khi đầu tư trên thị trường tài chính. Trung gian tài chính giúp giảm chi phí giao dịch: Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale), Tính chuyên môn (Expertise) 14
- 2. Thông tin bất cân xứng (asymmetric information) Một bên không biết đầy đủ thông tin về bên kia trong một giao dịch nên không thể đưa ra được các quyết định chính xác - Chọn lựa đối nghịch (Adverse Selection): o Ảnh hưởng của chọn lựa đối nghịch đối với cấu trúc tài chính – The “Lemons problems” o Biện pháp để giải quyết vấn đề “Chọn lựa đối nghịch”: . Tạo và cung cấp thông tin . Các quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin . Vai trò của các trung gian tài chính . Thế chấp - Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) o Rủi ro đạo đức khi đầu tư trên thị trường tài chính: . Đầu tư cổ phiếu: The Principal – agent problems . Đầu tư vào các công cụ nợ o Biện pháp để giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức . Giám sát . Các quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin . Tài sản ròng . Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng nợ . Vai trò của các trung gian tài chính IV. Ngân hàng và các định chế tài chính nhận tiền gửi - Các trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng (Ultimate Savers) và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng (Ultimate Borrowers). - Các trung gian tài chính là cơ sở kinh doanh được tổ chức và hoạt động để đạt những mục đích sinh lợi. - Tiến trình tạo ra các đầu ra của các trung gian tài chính gồm 2 giai đoạn: o Huy động tiền tiết kiệm của những người thừa vốn o Chuyển số vốn tiết kiệm này cho một số người cần vốn cuối cùng. Ngân hàng: - Các ngân hàng và các định chế nhận tiền gửi (DTIs) là trung gian tài chính có tài sản là các khoản vay cho khách hàng và có trách nhiệm (nợ) là các khoản tiền gửi. o Các khoản tiền gửi của các tổ chức nằm trong cung tiền và DTIs liên quan nhiền đến cơ chế thanh toán. 15
- o Ngân hàng có thể chuyển hóa kỳ hạn (đầu vào 3th, 6th nhưng đầu ra là dài hạn). NH là chuyên gia trong đánh giá rủi ro, ký hợp đồng tài chính, giám sát hoạt động vay nợ (của người đi vay). -Ở các nước phát triển, NH có nhiều loại: NH bán lẻ (tiêu dùng); NH thương mại Các ngân hàng lớn ở Pháp, Đức và Nhật Bản cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho một phạm vi toàn diện của hộ gia đình và các công ty. o Chúng bao gồm ngân hàng bán lẻ hoặc thương mại. Đây là kinh doanh ngân hàng truyền thống của các tổ chức tiền gửi, gói chúng lại với nhau như vốn vay, điều hành cơ chế thanh toán. o Khách hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự, mặc dù bị hạn chế cho các công ty lớn. Ngân hàng doanh nghiệp cũng cung cấp một loạt các lời khuyên và tư vấn dịch vụ liên quan đặc biệt đến tài chính và hoạt động của các công ty lớn. - NH đầu tư là tương tự như ngân hàng của công ty. Đó là khách hàng là các công ty hơn là hộ gia đình, nhưng ở đây nhấn mạnh là khi bảo lãnh phát hành chứng khoán mới. Chỉ có NH này kinh doanh ck và các nghiệp vụ đầu tư. NH này tham gia vào công tác quản trị vốn ở các định chế tài chính khác (quỹ hưu trí, quỹ hỗ tương ). NH đầu tư là định chế khá đặc biệt, có tác động lớn đến tt CK. -Ở VN, các NH có chức năng tổng hợp (cái gì cũng làm: CK, BDS, tiêu dùng, doanh nghiệp ) Tên gọi chỉ là quá khứ! Các nhân hàng là đa năng (multi functional). Trao đổi: vai trò và chức năng của NH đa năng - Ưu điểm khi kiểm soát chặt (NH không đa năng): hệ thống an toàn, tập trung 1 lĩnh vực chuyên sâu, phù hợp năng lực, giám sát - Nhược điểm khi kiểm soát chặt (NH không đa năng): hạn chế sự tự ho hóa tài chính, kiềm chế sự phát triển khu vực tài chính. - Đòi hỏi khi thực hiện Đa năng: khả năng quản lý cấp cao, tầm nhìn rộng. (vd Cty Tài chính NH Nông Nghiệp thua lỗ 500 tỷ do đầu tư sai lầm). Phân loại Ngân hàng theo chức năng 1) Ngân hàng thương mại (Commercial Banks) - Huy động vốn: o Nhận tiền gửi thanh toán (tài khoản vãng lai- check/current deposits), o Tiền gửi tiết kiệm (savings deposits) o Tiền gửi có kỳ hạn (time deposits) - Sử dụng vốn: o vay thương mại, o cho vay tiêu dùng, o vay thế chấp, o mua chứng khoán chính phủ 2) Các tổ chức tiết kiệm (Savings and Loans Associations, Savings Banks, Building Societies) - Huy động vốn: o Tiền gửi tiết kiệm (thường gọi là shares), o Tiền gửi kỳ hạn 16
- o Tiền gửi thanh toán (Mỹ, trước 1970s, không được phép nhận tiền gửi thanh toán). - Sử dụng vốn: o Trước đây: chủ yếu cho vay thế chấp để mua nhà o Hiện nay: Mở rộng hơn 3) Các tổ chức tín dụng (Credit Unions) - Do các thành viên sở hữu và quản lý - Thành viên có tài khoản trong tổ chức tín dụng là người chủ tổ chức tín dụng - Tổ chức phi lợi nhuận V. Phân loại các định chế tài chính không nhận tiền gửi - Định chế không nhận tiền gửi thường là những định chế đầu tư (đầu tư có tổ chức). - Vd, cty BH, các quỹ hỗ tương, quỹ hưu trí. Ở VN các quỹ hưu trí không phát triển, mà thu vào BHXH, hoạt động theo cơ chế nhà nước. Ở các nước thì quỹ hưu trí phát triển. - Các cty huy động tiền và đầu tư vào CK dưới các hình thức khác nhau. 1. Công ty bảo hiểm Các công ty bảo hiểm là các trung gian tài chính với chức năng chủ yếu là cung cấp phương tiện để bảo vệ các hộ gia đình, các doanh nghiệp trước những tổn thất về tài chính do những rủi ro nhất định gây ra thông qua việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm theo đó các công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm khi rủi ro xảy ra - Các công ty bảo hiểm nhân thọ - Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ 2. Quỹ hưu trí Gắn kết người chủ lao động và người lao động. Có thể ủy thác cho NH hoặc cty BH để quản lý. Các quỹ lương hưu cung cấp cho người lao động có được khoản thu nhập ổn định sau khi về hưu thông qua việc cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans) - Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (a defined- contribution plan) - Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (a defined-benefit plan) 17
- 3. Quỹ tương hỗ - Còn gọi là quỹ đầu tư tập thể (collective fund) - Các quỹ đầu tư là các trung gian tài chính phát hành các chứng chỉ quỹ để huy động vốn từ các nhà đầu tư và sử dụng vốn đó để đầu tư vào chứng khoán. - Phân loại: - Quỹ đầu tư mở (Open-end funds) - Quỹ đầu tư đóng (Closed-end funds) Primary Assets and Liabilities of Financial Intermediaries (US) Type of Intermediary Primary Liabilities Primary Assets Depository Institutions (banks) Commercial Banks Deposits Business and consumer loans, mortgages, US Govt securities and municipal bonds Savings and Loans Institutions Deposits Mortgages Mutual Savings Banks Deposits Mortgages Credit Unions Deposits Consumer Loans Contractual Savings Institutions Life Insurance Companies Premium from Policies Corporate bonds and mortgages Fire and Casualty Insurance Premium from Policies Municipal bonds, corporate bonds Companies and stocks, US Govt securities Pension Funds, Government Employee and Employer Corporate bonds and stock Retirement Funds Contributions Investment Intermediaries Finance Companies Commercial paper, stock, Consumer and business loans bonds Mutual Funds Shares Stocks and bonds Money Market Mutual Funds Shares Money market instruments 18
- Regulatory Agencies Regulatory Agency Subject of Regulation Nature of Regulation Securities and Exchange Organized Exchanges and Requires disclosure of information; Commission (SEC) Financial Markets restricts insider trading Commodities Futures Futures Markets Exchanges Regulates procedures for trading in Trading Commission futures markets (CFTC) Office of the Comptroller Federally charted Charters and examines the books of of the Currency commercial banks federally chartered commercial banks and imposes restrictions on assets they can hold National Credit Union Federally chartered credit Charters and examines the books of Administration (NCUA) unions federally chartered credit unions and imposes restrictions on assets they can hold State banking and State chartered depository Charters and examines the books of Insurance Commissions institutions state chartered banks and insurance companies; imposes restrictions on assets they can hold and imposes restrictions on branching Regulatory Agency Subject of Regulation Nature of Regulation Federal Deposit Insurance Commercial banks, mutual Provides insurance for each depositor. Corporation (FDIC) savings banks, savings and Currently it is set to $250000 per loans associations depositor, until 12/31/2013, whereas it will revert back to the pre-crisis level of $100000 per depositor; examines the books of insured banks and imposes restrictions on assets they can hold Office of Thrift Savings and Loans Examines the books of savings and Supervision Associations loans associations and imposes restrictions on assets they can hold Federal Reserve System All depository institutions Examines the books of commercial banks that are members of the system; sets reserve requirements for all banks • The new Dodd-Frank Banking reform bill that was passed during June 2010 gives the following agencies additional power: Regulatory Agency Subject of Regulation New Powers 19
- Federal Deposit Insurance Commercial banks, mutual Will be able to unwind giant financial Corporation (FDIC) savings banks, savings and firms in the same way it takes down loans associations banks. Federal Reserve System All depository institutions Fed will have powers to crack down on interchange fees, which retailers pay to banks to cover the operational cost of transferring money. Fed can cap the fees Consumer Financial Consumer loans and credit Establishes an independent Consumer Protection Bureau cards Financial Protection Bureau housed inside the Federal Reserve. Fees paid by banks fund the agency, which would set rules to curb unfair practices in consumer loans and credit cards. It would not have power over auto dealers. Government Accountability Federal Reserve (excluding Allows Congress to order the Office FOMC and Monetary Government Accountability Office to Policy) review Fed activities, excluding monetary policy. Audits would be allowed two years after the Fed makes emergency loans and gives financial help to ailing financial firms. 20
- Chuyên đề 2: SỰ ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ I. Tổng quan: Chúng ta thường quan niệm rằng thất bại ngân hàng chỉ xảy ra ở những nền kinh tế mới nổi hay những quốc gia có hệ thống ngân hàng kém phát triển. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm trong những thập niên gần đây là thất bại ngân hàng và hệ thống ngân hàng xảy ra ngay cả ở những quốc gia phát triển. Như vậy, khủng hoảng tài chính có thể xảy ra ở bất kỳ một quốc gia nào mà định chế cũng như chính sách của nó có vấn đề. Chính quy mô và tần suất của thất bại ngân hàng và khủng hoảng tài chính đã làm tăng sự nghi ngờ về hiệu quả của sự điều tiết ngân hàng của chính phủ và một câu hỏi được đăt ra là liệu bản thân của sự điều tiết có tạo ra những phản ứng ngược hay không? Hai khuynh hướng phản ứng trái ngược trước sự thất bại ngân hang lan tỏa trên thế giới: - Phản ứng thứ 1: cho rằng các nguyên tắc thị trường không vận hàng tốt do người cho vay không thể giám sát ngân hàng một cách toàn diện được. Những tin đồn thất thiệt và những thông tin không chính xác dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của ngân hàng mà nó có thể tạo ra sự lây truyền thành một sự sụp đổ trong cả hệ thống ngân hàng và rủi ro hệ thống. - Phản ứng thứ 2 thì hầu như trái ngược với quan niệm thứ nhất. Họ cho rằng chính các nguyên tắc thị trường không đầy đủ đã dẫn tới sự sụp đổ của các ngân hàng.Sức mạnh thị trường là cách tốt nhất để đánh giá và định giá rủi ro ngân hàng. II. Ủng hộ sự điều tiết hệ thống tài chính của Nhà Nước Lý thuyết ủng hộ sự điều tiết hệ thống tài chính xoay quanh lý thuyết Coase (1988). Quan niệm cho rằng những hoạt động tư nhân không có sự giám sát đã làm cho chi phí biên xã hội cao hơn chi phí biên cá nhân hay nói cách khác là những hoạt động kinh doanh, đầu tư không được điều tiết cùa các cá nhân đã làm cho gánh nặng xã hội vô cùng lớn trong khi cái lợi ích mà cá nhân thu được thì rất nhỏ. (Ví dụ: trường hợp của Vedan. ) Chi phí biên xã hội xuất hiện khi sự thất bại ngân hàng tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: - Khoản nợ phải trả - tăng tiết kiệm. Chi phí biên cá nhân được tạo ra bởi cổ đông và nhân viên của công ty.Tuy nhiên chi phí này nhỏ hơn nhiều so với chi phí mà xã hội gánh lấy. (Hình 1) 21
- Ngoài ra, sự điều tiết còn bao gồm cả chi phí nguồn lực thực tế. Chi phí này được cấu thành từ 2 nguồn: (Hình 2) - Chi phí trực tiếp - Chi phí tuân thủ. Chi phí này các doanh nghiệp bắt buộc phải đóng cho nhà nước và chính nó đã làm giảm hiệu quả xã hội. Có 3 lí do chính cần phải có sự điều tiết của chính phủ: - Tránh hành vi độc quyền của các ngân hàng. - Người cho vay thiếu thông tin và không thề giám sát chặt chẽ ngân hàng nên họ cần được bảo vệ khỏi những rủi ro. - Sự điều tiết giúp ngân hàng hoạt động một cách ổn định và an toàn. - Mũi tên xanh: bảo vệ - Mũi tên đỏ: kiểm soát Điều tiết khu vực ngân hàng: tám công cụ cơ bản cần có để điều tiết hệ thống ngân hàng: 1. Mạng lưới an toàn chính phủ: bảo hiểm tiền gửi và công ty bảo hiểm tiền gửi (DIC) Người cho vay thiếu thông tin về chất lượng của các khoản vay cá nhân. Chính vấn đề thông tin bất cân xứng là nguyên nhân làm cho ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Một hình thức của mạng lưới an toàn là bảo hiểm tiền gửi, một loại hình bảo hiểm được cung cấp bởi công ty bảo hiểm tiền gửi. Công ty bảo hiểm tiền gửi chủ yếu dùng hai phương pháp để xử lí việc thất bại ngân hàng: 22
- a. Phương pháp chi trả: công ty bảo hiểm sẽ trả các khoản vay của ngân hàng trong trường hợp phá sản nếu như các ngân hàng mua bảo hiểm cho các khoản tiền vay của ngân hàng và dĩ nhiên ngân hàng phải trả phí cho công ty DIC một khoản phí nhất định. b. Phương pháp mua lại: DIC tái cấu trúc lại ngân hàng, hình thức điển hình là tìm một đối tác sáp nhập người mà chịu trách nhiệm về tất cả những khoản vay của ngân hàng phá sản để người cho vay không bịmất xu nào. Những mặt trái của mạng lưới an toàn chính phủ: - Cố ý làm liều (Moral Hazard): Một trong những mặt trái của mạng lưới an toàn chính phủ là “sự cố ý làm liều”. Cố ý làm liều là hành động của một bên gây ra những hậu quả xấu cho bên còn lại. “Moral hazard” nhìn chung là một một mối quan ngại lớn của sự thỏa thuận bảo hiểm bời vì chính sự ra đời của bảo hiểm làm tăng những động lực cho việc cố ý lao vào nhữnh khoản đầu tư đầy rủi ro để nhận được khoản chi trả của bảo hiểm. Ngân hàng với mạng lưới an toàn của chính phủ vô tư lao vào những rủi ro mà không cần phải suy nghỉ toan tính vì họ cho rằng dù có thế nào đi chăng nữa thì cũng đã có bảo hiểm. - Sự lựa chọn nghịch: Chính mạng lưới an toàn của chính phủ đã tạo ra tác dụng ngược là các ngân hàng lại càng hứng thú hơn đối với những khoản cho vay đầy rủi ro, vì rủi ro càng lớn thì khi gặp rủi ro sẽ được bồi thường nhiều hơn. Điều này được ví như một người lài xethích lái xe ẩu để gây ra mất mát để được bồi thường, đôi khi họ cố gây tạo ra những rủi ro để nhận được tiền bảo hiểm. Những người cho vay được bảo hộ bởi mạng lưới an toàn chính phủ cũng sẽ bàng quan trong việc áp đặt ngân hàng huy động phải thế này hay thế khác, những nhà đầu tư thích mạo hiểm cũng cảm thấy hứng thú tham gia vào lĩnh vực ngân hàng vì họ được thõa mãn trong những kênh đầu tư rủi ro cao này. - Cố ý làm liều và quá lớn không thể thất bại: - Củng cố tài chính: Củng cố tài chính đã và đang được triển khai với tốc độ cực nhanh, và nó đã tạo nên một cấu trúc ngân hàng lớn hơn và phức tạp hơn. Chính vì cơ cấu lớn và phức tạp nên nó tạo ra 2 trở ngại cho việc điều tiết tài chính: Thứ nhất, củng cố tài chính làm tăng vấn đề “ to big too fail” – quá lớn để thất bại. Chính điều này làm cho các định chế tài chính lớn lại càng ỷ lại rằng họ không bap giờ sập đổ. Những định chế này càng hứng thú hơn với những hoạt động nhiều rủi ro. Thứ hai, củng cố tài chính có thể được mở rộng những lĩnh vực hoạt động mới như: bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm hay những hoạt động nhà đất những điều này làm tăng động lực tham gia vào các hoạt động nhiều rủi ro hơn và làm cho sự kết nối của hệ thống tài chính càng yếu đi. 2. Giới hạn việc nắm giữ tài sản của ngân hàng Cố ý làm liều kết hợp với mạng lưới tài chính an toàn chính phủ vô tình tạo động lực cho một bộ phận ngân hàng tham gia vào các hoạt động rủi ro nhiều hơn. Thậm chí ngay khi vắng mặt mạng lưới an toàn chính phủ, thì ngân hàng cũng tham gia vào các hoạt động rủi ro cao vì tâm lí rủi ro càng cao, lợi nhuận càng cao. Điều tiết ngân hàng hạn chế việc nấm giữ tào sản và quy định mức vốn điều lệ của ngân hàng cũng phần nào làm giảm bớt “tâm lí ỷ lại”. - Điều tiết ngân hàng: Hạn chế ngân hàng nắm giữ những tài sản rủi ro như cổ phiếu công cộng là phương tiện trực tiếp giùp ngân hàng tránh được nhiều rủi ro. 23
- Xúc tiến việc đa dạng hóa mà có thể giảm rủi ro bằng cách giới hạn số lượng nợ vay trong những danh mục cụ thể hoặc những người người vay cá nhân. - Yêu cầu: Ngân hàng có lượng vốn đủ theo yêu cầu của chính phủ là một cách han chế việc ngân hàng tham gia vào những hoạt động rủi ro. Vì vốn là vốn thực sự của ngân hàng, nếu họ lao vào rủi ro thì nguy cơ mất hết tài sản là điều tất nhiên nên họ rất cẩn trọng.Vì những ngân hàng vốn ít thì khi phá sản họ mất tài sản ít thì coi như không mất gì nhưng nếu phi vụ hoạt động rủi ro cao thành công thì lợi nhuận vô cùng lớn nên họ sẽ làm liều. Vốn ngân hàng thì dực vào đòn cân, đòn cân là lượng vốn của ngân hàng được chia trên tổng tài sản ngân hàng. Để biết được một ngân hàng có vốn hóa tốt hay không chúng ta có thể dựa đòn cân của ngân hàng. Đòn cân ngân hàng phải lớn hơn 5%. Những nhà quản lí đang rất lo ngại vần đề nắm giữ những tài sản rủi ro và những hoạt động ngoại bảng của ngân hàng, những hoạt động mà liên quan đến việc mua bán những công cụ tài chính và tăng thu nhập tử các khoản phí mà không có trong bản cân đối tài sản của ngân hàng. - Hiệp Ước Basel II yêu cầu vốn của ngân hàng dựa trên mức độ rủi ro Gồm 3 trụ cột: 1. Đánh giá rủi ro (rủi ro tín dụng; rủi ro vận hành; rủi ro chính sách): Quy định vốn tối thiểu phải >= 8% để ngăn chặn 3 rủi ro trên 2. Đánh giá giám sát; 3. Nguyên tắc vận hành thị trường Vốn và những hoạt động ngoại bảngđược phân bổ vào 4 danh mục, với mỗi danh mục có trọng số khác nhau để phàn ánh mức độ rủi ro tín dụng. 1. Danh mục thứ nhất chiếm 0% và gồm những mục rủi ro cố định ít như dự trữ và chứng khoán chính phủ. 2. Danh mục thứ 2 chiếm 20%, bao gồm nợ phải đòi của ngân hàng. 3. Danh mục thứ 3 chiếm 50%, gồm trái phiếu đô thị và thuế chấp nhà ở. 4. Danh mục thứ 4 chiếm 100% ,gồm những khoản nợ cá nhân và tổ chức. Những hoạt động ngoại bảng được xử lí tương tự bằng cách phân bổ tín dụng. 24
- 3. Hệ thống báo cáo và kiểm tra ngân hàng Giám sát là một phương pháp quan trọng để giảm sự lựa chọn nghịch và cố ý làm liều trong việc kinh doanh ngân hàng. Do đó cần phải giám sát và hệ thống báo cáo ngân hàng. Hệ thống báo cáo ngạn hàng là cách thức làm hạn chế vấn đề lựa chọn nghịch, thông qua hệ thống báo cáo thì các ngân hàng mới sẽ được giám sát. Giám sát người vay tiềm năng, hạn chế việc nắm giữ những tài sản rủi ro. Hệ thống báo cáo yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo (thông thường là theo quý) về các vấn đề: tài sản ngân hàng và khả năng chi trả nợ, thu nhập, cổ tức, sở hữu, hoạt động tỷ giá ngoại tệ . Việc kiểm tra sẽ giúp những nhà quản lí kiểm soát được việc ngân hàng có đủ số vốn như yêu cầu vốn có tuân thủ không, hạn chế nắm giữ những tài sản rủi ro, và hoạt động của ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng cố ý làm liều. Kiểm tra ngân hàng sử dụng tỷ lệ CAMELS: - Vốn lớn, chất lượng tài sản; - Quản lí; - Lợi nhuận; - Tính thanh khoản và - tính nhạy cảm đối với rủi ro thị trường. 4. Đánh giá quản trị rủi ro Các loại rủi ro: Bốn yếu tố của một hệ thống quản trị rủi ro tốt được đánh giá để đưa ra tỷ lệ quản trị rủi ro. - Chất lượng giám sát được cung cấp bởi ban giám đốc và trưởng bộ phẩn quản lí (kiểm toán nội bộ). - Sự tương thích của các chính sách là hạn chế đối với tất cả các hoạt động mà có rủi ro đáng kể. - Chất lượng của việc đo lường rủi ro và giám sát hệ thống. - Sự tương thích của các biện pháp điều tiết nội bộ đề ngăn chặn hoạt động gian lận và hoạt động bị cấm trong bộ phận các nhân viên. 5. Yêu cầu công khai Nhằm đảm bảo cho việc những người cho vay có đầy đủ thông tin hơn, những nhà quản lí phải yêu cầu ngân hàng tôn trọng triệt để nguyên tắc kế toán chuẩn và công khai thông tin nhằm cung cấp cho thị trường đánh giá chất lượng các danh mục đầu tư của ngân hàng chính xác hơn. Thông tin càng được công khai minh bạch thì các nhà đầu tư, cổ đông, nhà cho vay có thể xác định được danh mục tốt nhất cho họ đề đầu tư mà không mắc phải những rủi ro không đáng có do thông tin thiếu minh bạch. 25
- 6. Bảo vệ người tiêu dùng Tình trạng thông tin bất cân xứng cũng gây rủi ro cho người tiêu dùng. Một số hình thức có thể giúp giảm rủi ro cho người tiêu dùng như sau: Ngân hàng trung ương yêu cầu tất cả những người cho vay phải cung cấp thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng về chi phí vay bao gồm lãi suất được chuẩn hóa và tất cả những phí cho khoản vay; đối với những người phát hành tín dụng phải cung cấp thông tin về phương pháp đánh giá chi phí tài chính và yêu những phàn nàn từ khách hàngphài được giài đápcầu nhanh chóng. Hạn chế việc phân biệt trên thị trường tín dụng. 7. Hạn chế cạnh tranh. Cạnh tranh tăng lên có thể làm cho tăng tâm lí ỷ lại, các ngân hàng càng thích đầu tư vào những hoạt động rủi ro hơn. Ở một số quốc gia chính phủ thành lập những định chế điều tiết đề bảo vệ ngân hàng khỏi sự cạnh tranh. Có các hinh thức điều tiết để bảo vệ ngân hàng như sau: a. Hạn chế việc thành lập chi nhánh ngân hàng. b. Hạn chế việc cạnh tranh giữa các định chế phi ngân hàng với ngân hàng bằng cách bắt các định chế phi ngân hàng cam kết chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cho phép của mình. Giới hạn chế cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng: người tiêu dùng sẽ gánh chi phí cao hơn, mặt khác thì chất lượng sản phẩm dịch vụ của các định chế tài chính cũng kém hẳn do nó không phải chịu áp lực cạnh tranh với ai cả. Do đó, mặc dù có những quy định chống canh tranh giữa các ngân hàng nhưng điều này không có nghĩa là nó có những tác động tích cực. Thực tế, chính phủ cũng thu hẹp dần việchỗ trợ trong việc hạn chế cạnh tranh ở các nước công nghiệp hóa trong những năm gần đây. III. Phản đối sự điều tiết của chính phủ Lý thuyết điều tiết hệ thống tài chính cùa chính phủ đã bộc lộ những điểm yếu của nó như sau: Sự điều tiết bác bỏ hệ thống Laissez Faire (hệ thống tự do cạnh tranh) Sự điều tiết tạo ra hiện hiện cố ý làm liều Quá trình điều tiết thì có vẻ thu hút những người sảm xuât. Sự điều tiết tạo ra chi phí tuân thủ cho người sản xuất. Tính bắt buộc của luật lệ làm tăng chi phí thi tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường. 1. Hệ thống tự do cạnh tranh: Trong nền kinh tế ngày càng mở rộng thì tự do thuơng mại là giải pháp tối ưu cho thị trường. Do đó tất cả những sự điều tiết ràng buộc của chính phủ là không hiệu quả là cần phải xóa bỏ những rào cảng này. Có vô vàng minh chứng cho rằng khu vực ngân hàng hoạt động tự do vần có thể ổn định. Kinh tế ngân hàng tự do tự than nó sẽ tiến hóa theo sự điều tiết của thị trường. nền kinh tế tự than nó không có những khuyết điểm như: thông tin bất cân xứng, tâml lí ỷ lại, vấn đề lý thuyết người chủ, .Các trung gian tài chính tự lọc thải những vấn đề trên và trở nên hiệu quả hơn, bao gồm cả việc giảm chi phí. 2. Tâm lý ỷ lại: - Là kết quả của việc can thiệp vào hệ thống tài chính của nhà nước thông qua Ngân Hàng Trung ương. Ngân hàng TW đóng vai trò như người cho vay cuối cùng, là cứu cánh cho những ngân hàng sắp phá sản. Các ngân hàng ỷ lại dù có thế nào đi nữa thì cũng có sự cứu giúp của ngân hàng nhà trung ương nên các ngân hàng cứ lao vào những hoạt động rủi ro. - Người cho vay cuối cùng luôn luôn bảo vệ cho các ngân hàng không bỉ rơi vào phá sản, đảm bảo các khoản vay của ngân hàng phải được chi trả cũng như tính thanh khoản cùa ngân hàng. - Các ngân hàng thích lao vào những hoạt động rủi ro để kiếm lãi cao. Họ luôn an tâm vì có sự bảo lãnh cùa chính phủ. 26
- - Chính việc bảo hộ cùa nhà nước khiến các ngân hàng tốt cũng cuốn vào các phi vụ kinh doanh lãi suất cao đầy rủi ro. Họ khộng quan tâm đến lợi ích lâu dài mà chỉ quan tâm cái lợi trước mắt. Một vấn đề phát sinh nghiêm trọng ở đây là ngay khi các ngân hàng thất bại thì ngân hàng trung ương vẫn hỗ trợ để họ tiếp tục hoạt động. - Bảo hiểm tiền gửi thì luôn đảm bảo cho người cho vay không mất xu nào khi ngân hàng bị phá sản vì có bảo hiểm chi trả cho họ. - Bảo hiểm tiền gửi tạo động lực cho người cho vay thích hợp tác với những ngân hàng mạo hiểm hơn. Vì những hoạt động rủi ro cao thì lợi nhuận cao và trường hợp xấu nhất ngân hàng không còn khả năng chi trảcho họ thì cũng có bảo hiểm trả. IV. Kết luận Một chính sách điều tiết đầy đủ và hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.nếu chính sách đúng được thực thi thì có thể giảo quyết những vấn đề về chi phí gaio dịch, giùo người tiêu dùng tin tưởng vào thị trường vả loại bỏ vần đề cố ý làm liều, yêu cầu minh bạch của ngân hàng có thể làm tăng sự thấu hiểu của khách hàng về các dịch vụ, sản phầm của ngân hàng và vì thế có thể hạn chế tối đa tình trạng thông tin bất cân xứng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các giao dịch mà họ tham gia vào. Mặc dù trên nguyên tắc thì sự điều tiết của chính phủ dường như làm cho hệ thống tài chính đi vào hoạt động theo một lề lối ổn định nhưng thực tế thì phương pháp này không phải là giảo pháp tối ưu. Trong khi đó hệ thống tài chính tự do lại hoạt động hiệu quả, bản thân hệ thống tự do này nó tự tạo ra những khuyết điểm và cũng chính trong cơ chế vận hành của nó sẽ đào thải những khiếm khuyết đó để nó có thể tồn tại và hoạt động theo đúng nhịp với thị trường. 27
- CHƯƠNG III: THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH I. Các yếu tố cơ bản của cấu trúc tài chính trên thế giới: - Hệ thống tài chính là một cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều định chế tài chính khác nhau như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ hỗ tương, thị trường cổ phiếu và trái phiếu, - Hình vẽ bên dưới cho thấy các công ty của Mỹ tài trợ các hoạt động của mình bằng các nguồn quỹ bên ngoài như thế nào. Ví dụ như nguồn chứng khoán chỉ chiếm 11%; vay ngân hàng chiếm 18%; nguồn trái phiếu chiếm 32% và nguồn vay không qua ngân hàng là 38% (xem slide bài giảng). Do các công ty này thiếu vốn nên tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài. (Tài trợ bên trong là lấy từ các quỹ của công ty/doanh nghiệp để bổ sung vốn hay tái cấu trúc lại tài sản như tài sản dùng chỗ này dư thừa thì chuyển sang chỗ khác internal finance). - Nhìn vào biểu đồ thì ta thấy đa số các doanh nghiệp của Mỹ sử dụng nợ nhiều hơn và vốn. Không riêng gì ở Mỹ mà các nền kinh tế lớn trên thế giới như Đức, Nhật, Canada đều tập trung vào nợ. Nhìn vào biểu đồ kế tiếp ta thấy vốn bằng chứng khoán rất nhỏ bé trong khi đó các khoản nợ thì nhiều. Từ đây để thấy rằng cấu trúc tài chính chủ yếu nghiên về nợ. - Do đó người thấy có 8 vấn đề nan giải về cấu trúc tài chính đó là: 1. hệ thống tài chính vận hành 2. đối với các công ty/doanh nghiệp thì tài trợ bên trong quan trọng hơn tài trợ bên ngoài, không chỉ ở Mỹ mà hầu như ở tất cả các nước trên thế giới. 3. các công ty/doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài phụ thuộc nhiều vào ngân hàng hơn là thị trường chứng khoán, không chỉ ở Mỹ mà hầu như ở các nước phát triển trên thế giới. 4. chỉ những tập đoàn lớn và được thành lập lâu đời mới có thể sử dụng các thị trường chứng khoán để tài trợ cho hoạt động của mình, không chỉ ở Mỹ mà hầu như các quốc gia hát triển trên thế giới. 5. các doanh nghiệp của Mỹ bán chứng khoán phụ thuộc nhiều vào trái phiếu hơn là cổ phiếu. (thường, nhưng không phải tất cả các nước phát triển đều làm như vậy) 6. các hợp đồng nợ thường là những văn bản pháp lý vô cùng phức tạp đặt ra những giới hạn cho người đi vay. Ví dụ như việc ký quỹ là một đặc điểm thông thường của những hợp đồng nợ. 7. vì thị trường tài chính phát triển phức tạp nên trung gian tài chính trờ nên quan trọng trong nền kinh tế. 8. hệ thống tài chính có những qui định ràng buộc nặng nề, không chỉ ở Mỹ mà hầu như ở các nước phát triển trên thế giới. Trở lại với biểu đồ ở trên nhưng ở đây có những số liệu cụ thể ở bốn nền kinh tế như là Mỹ, Nhật, Đức và Canada, ta thấy vấn đề nợ luôn luôn lớn hơn vốn. Để lý giải tại sao nó như vậy thì chúng ta phải hiểu cấu trúc tài chính là như thế nào. Khi một công ty thực hiện một dự án đầu tư thì công ty cần giải quyết ba câu hỏi về việc tài trợ cho dự án này. Đó là: 1. Những hoạt động đầu tư dài hạn nào công ty nên tham gia? 2. Công ty cần huy động vốn như thế nào để tài trợ cho hoạt động đầu tư đó? 3. Dòng tiền trong ngắn hạn là bao nhiêu mà công ty cần phải trả? Trước hết chúng ta đi vào bảng cân đối tài sản của công ty, gồm có: TÀI SẢN NGUỒN VỐN TÀI SẢN LƯU ĐỘNG NỢ VÃNG LAI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NỢ DÀI HẠN - TÀI SẢN HỮU HÌNH VỐN CỔ PHIẾU - TÀI SẢN VÔ HÌNH 28
- Nợ vãng lai như là khoảng tiền lương chưa trả, thuế chưa nộp, Những quyết định về lập ngân sách vốn liên quan đến những quyết định về đầu tư thì phải trả lời câu hỏi là công ty nên quan tâm đến việc đầu tư dài hạn nào? liên quan đến đầu tư về tài sản cố định. Làm thế nào để huy động tiền tài trợ? Thì điều này liên quan đến tài sản lưu động và tài sản cố định. Như vậy nguồn để tài trợ cho những vấn đề này là gì chính là nợ vãng lai, nợ dài hạn, vốn cổ phiếu. Thế nhưng trong bản cân đối thì nợ vãng lai phải cân bằng với tài sản lưu động, nếu còn dư thì chính là phần vốn lưu động thuần (net working capital) nợ ngắn hạn thì tài trợ cho tài sản lưu động. Còn lại nợ dài hạn thì tài trợ cho tài sản cố định. Như vậy để huy động vốn thì công ty phải tìm đến hệ thống tài chính. Nhìn vài hình vẽ ta thấy một bên là công ty và một bên là thị trường. Công ty huy động vốn trên thị trường bằng cách phát hành chứng khoán dùng để tài trợ cho tài sản cố định. Khi đầu tư vào tài sản thì nó tạo nên dòng tiền tức là có được kết quả qua quá trình kinh doanh. Dòng tiền này công ty sẽ nộp thuế cho chính phủ, sau đó trả cổ tức, trả khoảng nợ đã huy động trên thị trường tài chính, phần còn lại sẽ đầu tư tiếp. Ở đây chú ý vào dòng tiền đầu ra chính là phần nó được tạo ra từ tiền tài trợ đã đầu tư vào các tài sản như khoảng thu từ tiền bán hàng, thu từ đầu tư tài chính và các khoản thu khác. Chính vì có dòng tiền này nên công ty mới nộp thuế, trả cổ tức, trả nợ vay, còn thừa thì tiếp tục tái đầu tư. Từ đây mới hình thành nên thuyết M-M (Modigliani-Miller) được phát biểu như sau: trong một thị trường vốn hoàn hảo thì giá trị của công ty chỉ phụ thuộc duy nhất vào dòng tiền từ tài sản. Cấu trúc vốn, ví dụ như tài sản được tài trợ như thế nào (từ nợ hay vốn), không đóng vai trò nào cả. Điều này có nghĩa là giá trị công ty càng lớn khi dòng tiền từ tài sản càng lớn. Do đó nó đưa ra nhận định là NPV (Net present value: hiện giá thuần) của dự án đầu tư không phụ thuộc vào việc tài trợ (nợ hay vốn). Cần làm rõ thị trường vốn hoàn hảo là như thế nào, đó là: - cạnh tranh hoàn hảo. - không có chi phí giao dịch. - không có thông tin bất cân xứng. - không thuế/không có sự bóp méo về điều tiết của nhà nước. Đây là một thị trường tự do. Nhắc lại ví dụ bên trên, ta thấy là trong kinh doanh thì dòng tiền vào (input) sẽ tạo ra output là dòng tiền ra. Dòng tiền này không chỉ là doanh thu mà còn là những dòng tiền khác do công ty có những hoạt động khác nhau. Ví dụ như công ty cơ điện lạnh REE không những bán những sản phẩm là cơ điện lạnh mà nó còn cho thuê bất động sản, Theo biểu đồ slide 18-28 cho thấy chính dòng tiền ra sẽ quyết định diện tích hình tròn này chứ không phải là do nợ nhiều hay vốn nhiều. Một lần nữa khẳng định rằng torng thị trường vốn hoàn hảo thì dòng cashflow đầu ra quyết định qui mô của doanh nghiệp hay là giá trị của doanh nghiệp chứ không phải là qui mô nợ hay vốn của doanh nghiệp tạo ra. (Chính vì thế mà ngày nay các doanh nghiệp đều có khuynh hướng tạo ta dòng tiền càng lớn chừng nào thì giá trị công ty hay qui mô công ty càng lớn chừng nấy. Cho nên họ đi vào kinh doanh doanh đa ngành nghề nhưng không biết rằng như thế vẫn chưa đủ mà còn đòi hỏi sự hiểu biết về những lãnh vực khác hay như trình độ quản lý của mình có đáp ứng yêu cầu hiện tại hay không, và dường như là những công này phần lớn đi vào sụp đổ hay phải chuyển hướng kinh doanh do không đủ trình độ quản lý?). Cho nên từ biểu đồ bên trên cho chúng ta nhận biết là: - dòng tiền tạo ra từ tài sản quyết định diện tích của chiếc bánh (không phải do nợ nhiều hay vốn nhiều. Vấn đề nợ nhiều hay vốn nhiều chỉ là việc của doanh nghiệp tự quyết định). - cơ cấu vốn - hỗn hợp nợ/vốn - chỉ đơn thuần là cắt miếng bánh này ra thôi chứ không quyết định qui mô cũng như giá trị của chiếc bánh - công ty không thể làm cho miếng bánh to hơn bằng cách phân chia nó ra làm những miếng nhỏ khác nhau (vì diện tích miếng bánh chỉ là như thế về hình thức) (xem hình) Từ đây ta xem xét tính logic của mô hình M-M: Xem xét hai công ty có dòng tiền giống nhau từ tài sản: 29
- - một công ty có NỢ (có đòn cân) trong cấu trúc vốn; công ty còn lại (không có đòn cân) thì không có NỢ. - tổng giá trị công ty được xác định là lấy giá trị thị trường của nợ + giá thị trường của vốn. - Vì thế: Tổng giá trị của công ty không có đòn cân=tổng giá trị cổ phiếu hiện tại (chưa trả) Tổng giá trị công ty có đòn cân=tổng giá trị nợ chưa trả+tổng giá trị cổ phiếu (chưa trả) Người ta cho rằng giá trị hai công ty này giống nhau hoàn toàn. Như vậy giá trị của công ty được quyết định bơi tỷ suất sinh lời của vốn (share) và tỷ suất sinh lời của nợ. Nói cho cùng thì tỷ suất sinh lời của share bằng với tỷ suất sinh lời của debt bởi vì nó đang ở trong thị trường hoàn hảo. Minh họa lại nội dung về giá trị công ty có đòn cân và không có đòn cân như sau: CÔNG TY CÓ ĐÒN CÂN CÔNG TY KHÔNG ĐÒN CÂN Dòng tiền từ tài sản-khoảng nợ phải trả- Dòng tiền từ tài sản-cổ tức cổ tức = Dòng tiền thuần = Dòng tiền thuần Người ta khuyên khi muốn đầu tư thì nhìn vào: - dòng tiền thuần là giống nhau - các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến dòng tiền thuần - sự trao đổi, mua bán chứng khoán đảm bảo tổng giá trị của công ty có đòn cân sẽ bằng tổng giá trị công ty không có đòn cân. Chúng ta thấy rằng định lý này của M-M gắn với thị trường hoàn hảo, mà trong thị trường hoàn hảo thì cấu trúc vốn không có ý nghĩa đến giá trị công ty. Bây giờ chúng ta đưa nó về thị trường không hoàn hảo thì lúc này sẽ có mặt của: - chi phí giao dịch liên quan đến tiền bạc, thời gian để thực hiện một giao dịch tài chính để thực hiện quá trình huy động vốn. (VD như một công ty đang thiếu tiền thì sẽ tìm hướng để vay. Như vậy công ty này lựa chọn cơ chế như thế nào để giảm thiểu chi phí giao dịch này.) - chi phí cho thông tin bất cân xứng - thuế và định chế Từ đây ta mới xem xem những sự có mặt của những nhân tốn này trong thị trường không hoàn hảo thì nó chi phối đến cấu trúc tài chính như thế nào. Trước hết phải tìm hiểu về những định nghĩa của ba yếu tố trên. II. Chi phí giao dịch Liên quan đến thời gian và tiền bạc để thực hiện một giao dịch tài chính trong quá trình huy động vốn Nó gồm có chi phí tìm kiếm, thương lượng và thực hiện. Người thấy rằng những công ty nhỏ và lớn nếu muốn tìm kiếm một nguồn tài trợ nhỏ sẽ dựa vào nguồn lực bên trong hoặc đi vay ngân hàng. Nếu phát hành chứng khoán thì thì thì phí giao dịch này sẽ lớn nhất là chi phí về thời gian nhưng cần một món tiền nhỏ chỉ việc đến ngân hàng thì sẽ nhanh hơn. Qua đó ta thấy chi phí giao dịch lại là yếu tố hình thành cấu trúc vốn. Ngoài ra chúng ta cần quan tâm đến sự phá sản. Chi phí phá sản là sự mất giá trị công ty từ việc kiệt quệ tài chính. Nó bao gồm - + chi phí phá sản có thể thấy được như thuê luật sư và phí kế toán sổ sách, - + chi phí phá sản không thể thấy được (tiềm ẩn): mất doanh thu, người giỏi sẽ bỏ đi, Những công ty có tài sản vô hình và những cơ hội phát triển mạnh mẽ (thu hút) thì không muốn tìm nguồn tài trợ từ nợ. Ví dụ như công ty Kinh Đô nó có uy tín trên thị trường rồi thì nó không muốn vay nợ vì dễ xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính hay phá sản. Mà họ chỉ cần phá hành cổ phiếu ra thị trường thì các cổ đông sẽ sẵn sàng mua. Hay như các công ty nước giải khát nổi tiếng cũng không thích vay nợ, 30
- Như vậy liên quan đến chi phí giao dịch thì người ta lại hay ngại chi phí phá sản nên người ta có khuynh hướng nghiêng về việc tài trợ vốn. Nhưng việc tài trợ vốn thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Bởi vì học chưa có tiếng tăm trên thị trường thì việc phát hành cổ phiếu thì sẽ chẳng ai quan tâm. Cho nên liên hệ lại những Puzzles trong cấu trúc tài chính thì các doanh nghiệp lớn nổi tiếng thường có khuynh hướng nghiêng về việc tài trợ vốn hơn. III. Chi phí thông tin bất cân xứng (asymmetric information costs) Là loại chi phí phát sinh từ các vấn đề như: - sự lựa chọn nghịch: là phân chia những rủi ro tốt và xấu trước khi thực hiện hợp đồng tài chính. VD như những doanh nghiệp xấu thường cố gắng làm những thủ thuật để vay được nợ như chỉnh sửa số liệu, trong một giao dịch có những đối tượng như vậy gọi là lựa chọn nghịch. Còn người cho vay lại không phân biệt được người tốt người xấu mà là cư xử lẫn lộn với nhau. Ở đây muốn nói là người cho vay chưa thể hoặc không thể tìm ra đúng đối tượng để cho vay mà chỉ là căn cứ vào những số liệu báo cáo để tiến hành cho vay mà không biết là số liệu hay báo cáo đó là không đúng thực chất của công ty hay doanh nghiệp muốn vay. - moral hazard: đảm bảo những tác nhân kinh tế được ủy quyền hoạt động dựa trên những điều khoản hợp đồng tạo ra tâm lý ỷ lại từ đó cố ý làm liều. Ví dụ: hiện tượng trái chanh (lemon’s problem). Đây là nghiên cứu về thị trường xe hơi Mỹ có hiện tượng xe hơi cũ ngày càng phát triển mạnh. IV. Hiện tượng trái chanh (lemon’s problem) Lý thuyết này cho biết nếu các nhà đầu tư không thể phân biệt được các chứng khoán tốt xấu như thế nào thì họ có khuynh hướng sẽ chỉ đưa ra mức giá trung bình và xem cái đó là tốt nhất. Đây là vấn đề đánh giá do không có thông tin hay không tin không được rõ ràng nên người ta đánh giá một vật hay một điều gì đó ở mức thấp hơn giá trị thật của nó. những chứng khoán tốt thì được đánh giá thấp. Vì thế mà những công ty này ô không phát hành được chúng; những chứng khoán xấu thì được đánh giá cao vì thế mà có quá nhiều chứng khoán được phát hành. Từ đây chúng ta mới thấy những công ty hay chứng khoán xấu thì đầy rẩy trên thị trường tạo ra bức tranh không sáng sủa cho nền kinh tế hay còn gọi là vàng thau lẫn lộn. các nhà đầu tư không muốn chứng khoán xấu nên thị trường bị tách rời ra suy thoái. Điều này thường xảy ra với người bán và người mua vì người mua thường thích giá thấp hơn một chút và như thế đã vào bẩy của người bán khi hàng hóa không có giá trị thật nhưng bán với giá cao mặc dù là người mua mua với giá “thấp”. Xử lý hiện tượng trái chanh như thế nào? tạo ra một thông tin từ đối tác thứ ba (không có mối quan hệ lợi ích gì trong trường hợp này) và đây chính là công ty cung cấp thông tin. Điều này khắc phục được tình trạng nguời hưởng tự do. Bởi vì dùng thông tin miễn phí thì chúng ta sẽ không có trách nhiệm nhưng khi có một công ty độc lập chuyên cung cấp thông tin và chúng ta phải trả tiền để có nó thì chúng ta sẽ có trách nhiệm hơn ra quyết định sẽ tốt hơn vì chúng ta có trách nhiệm với hành vi của mình phát ra tín hiệu để người khác biết mình tốt . đảm bảo trong giao dịch như là phải có uy tín làm thế chấp . có giá trị nhất định trong cuộc giao dịch . danh tiếng. phải có sự điều tiết của chính phủ. trung gian tài chính. 31
- Do thông tin bất cân xứng thì cần phải có chính phủ, ngân hàng, trung gian tài chính để quản lý, điều tiết, đo lường, để đánh giá và đưa ra một thông tin hoàn chỉnh nhất để các nhà đầu tư có thể nhìn vào đó mà có quyết định đầu tư chính xác. Người ta luôn thích lực chọn nợ để giải quyết cái adverse selection. Bởi vì trong 8 điều nan giải trong cơ cấu tài chính thì những công ty lớn và nổi tiếng mới thích phát hành chứng khoán trong khi đa số là những công ty nhỏ không nổi tiếng. Mặc khác khi lực chọn nghịch thì xuất hiện hiện tượng trái chanh và khuynh hường của nó là trở về giá trị trung bình đây là cơ hội cho những doanh nghiệp xấu phát triển và cũng chính adverse selection làm cho việc tài trợ vốn qua phát hành chứng khoán trở nên phức tạp hơn. Vì lựa chọn nghịch làm công cụ tài trợ tở nên mắc mỏ hơn những phương tiện khác. Ví dụ: - các nhà quản lý muốn phát hành chứng khoán mới chỉ khi nào nó vượt giá. - việc phát hành chúng khoán là một tín hiệu “xấu” - việc phát hành chứng khoán làm cho giá của các chứng khoán nợ giảm - việc giảm giá chứng khoán là một phần của chi phí tài trợ bên ngoài. Từ đây hình thành nên lý thuyết là Lý thuyết tài trợ theo trình tự (Pecking order theory of financing). V. Lý thuyết tài trợ theo trình tự (Pecking order theory of financing) Lý thuyết này cho rằng các công ty sử dụng việc tài trợ với chi phí lựa chọn nghịch nhỏ nhất (như là thông tin bất đối xứng nhỏ nhất), theo thứ tự là: - tài trợ bên trong - vay mượn từ ngân hàng - vay nợ từ công chúng (phát hành bonds) trên thị trường tài chính VI. Thuyết tín hiệu (signalling theory) Theo thuyết tín hiệu 1 (signalling theory) thì nó đã phát ra tín hiệu tốt nhất khi có nhiều vay mượn (cả ba phần đều từ vay mượn vì có tốt thì người ta mới cho vay mượn) - phát hành chứng khoán (Hoàng Anh Gia Lai, Kinh Đô, như Hoàng Anh Gia Lai đã phát tín hiệu tốt để bước kế tiếp phát hành cổ phiếu trên thị trường Luân Đôn). Như vậy lý thuyết Tài trợ theo trình tự này ủng hộ nợ trước tiên sau đó mới phát hành chứng khoán ra công chúng. Chính vì thế mà hình thức tài trợ nợ là hình thức phổ biến nhất mà không chỉ đúng ở Mỹ mà còn đúng ở các nước khác. Lý thuyết này muốn ám chỉ đến điều gì: - phải tạo ra sự thay đổi tài chính để tạo ra giá trị. Mỗi bước đi thì sẽ tạo ra giá trị cho mình (internal funds, bank debt, public debt, public equity). Trên thực tế thì đầu tiên hùn vốn để làm ăn sau đó khi đã tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường thì tiến tới vay ngân hàng, khi vững hơn thì phát hành trái phiếu vay nợ và sau cùng khi đã có tiếng tăm cùng uy tín trên thương trường thì công ty hay doanh nghiệp đó đã phát một tín hiệu tốt đến công chúng do đó tiến tới bước sau cùng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Một trình tự thực hiện tự nhiên. - cấu trúc vốn phản ánh tính sẵn có về những dự án có hiện giá thuần dương (giống với lý thuyết M- M). Ở đây hiện giá thuần dương là một trong các chỉ tiêu đánh giá dự án có tốt hay không chứ không phản ánh cấu trúc vốn như thế nào là tốt. Do đó không có cấu trúc Nợ/Vốn nào là tối ưu. Như vậy điều quan trọng khi đánh giá cấu trúc vốn là như thế nào chỉ khi có được hiện giá thuần dương lúc này mới có thể đánh giá cấu trúc này là tốt hay không tốt. - Moral hazard (trong chi phí thông tin bất cân xứng) gọi là rủi ro về đạo đức thuộc vấn đề phân tích tâm lý hành vi của con người. Liên quan đến moral hazard và liên quan đến thông tin bất cân xứng nẩy sinh vấn đề là Người chủ-người đại diện (Principal-Agent Problem2). Đây là một lý thuyết ứng dụng rất phổ biến khi có một tổ chức nào đó mà quyền quản lý với quyền sở hữu tách rời nhau thì 1 Xem thêm thuyết tín hiệu 2 Xem thêm lý thuyết này 32
- nẩy sinh vấn đề Người chủ-Người đại diện. Đó là Người chủ giao cho các người đại diện hành động nhân danh của họ. Bởi vì việc giám sát thì rất là đắt đỏ nên người đại diện có đủ phạm vi để đeo đuổi lợi ích riêng của mình và điều này tạo ra chi phí cho người chủ. Bởi vì khi đã được trao quyền thì người đại diện có quyền làm bất lỳ điều gì để phục vụ cho lợi ích của họ và tạo ra một chi phí cho người chủ. VD người giám đốc nào đó đeo đuổi một dự án mà trong ngắn hạn có thể mang lại cho anh ta một cái lợi nào đó nhưng trong dài hạn thì sẽ có những hậu quả không ngờ. Điều này tạo ra kết quả ngược cho toàn bộ công ty do một quyết định mang tính vị lợi cá nhân. Ngoài ra do (1) tách quyền sở hữu khỏi quyền kiểm soát cho phép người quản lý sử dụng nguồn lực của công ty để theo đuổi lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Cụ thể ở Mỹ các CEO vì lợi ích của riêng mình họ tham gia vào quá trình chứng khoán hóa ở mức độ với các gói khổng lồ làm cho thị trường nhà ở lâm vào tình trạng phá sản phá sản của các đại gia lớn. Sau đó tổng thống Obama mới ra quyết định khống chế lương của các CEO này. (2) việc tách rời các nhà đầu tư/những người tiết kiệm cho phép các nhà đầu tư sử dụng các quỹ dư thừa để theo đuổi những lợi ích cá nhân hơn là chấp nhận những dự án có mức NPV cao nhất. Như vậy giải pháp để khắc phục tình trạng này như thế nào, bằng cách: 1. Tài trợ nợ. Điều này giống như phần lực chọn nghịch. Để giảm chi phí lực chọn nghịch thì chuyển sang tài trợ nợ, ở đây moral hazard cũng làm tương tự như vậy để khắc phục hành vi ứng xử của các nhá quản lý. - khuyến khích các nhà quản lý tối đa hóa giá trị của cổ đông bằng cách thu hút “dòng tiền nhàn rỗi” - giảm chi phí giám sát nhà đầu tư 2. Chính phủ sẽ thực hiện việc điều tiết Ở đây ta thấy có sự luẩn quẩn vì trước đây ta thấy chính việc điều tiết của chính phủ lại tạo ra sự ỷ lại (moral hazard) nhưng ở đây lại dùng công cụ điều tiết của chính phủ để giảm cái moral hazard. Đây là vấn đề khó của thị trường là nguyên nhân và kết quả tác động qua lại lẫn nhau nhưng người ta phải nghiên cứu để biết được những nguyên nhân và tìm giải pháp để giải quyết vấn đề tùy theo từng trường hợp cụ thể. 3. Phát triển các trung gian tài chính để giảm moral hazard Ở trên ta đề cập đến tài trợ nợ để giảm moral hazard. Như vậy đặc điểm của các hợp đồng nợ là làm giảm những vấn đề của moral hazard, cụ thể: - Có những điều khoản có giới hạn - Đòi hỏi phải có thế chấp - Đòi hỏi phải có giá trị thuần - Đòi hỏi phải có danh tiếng (một hình thức của thế chấp hoặc giá trị thuần) Tóm lại một cấu trúc tài chính không những chỉ có những yếu tố kỹ thuật như sự thay đổi của chi phí giao dịch, thông tin, sự tài trợ các khoản nợ, sự đóng thuế hay những qui định của nhà nước. Ngoài ra nó còn chịu tác động của yếu tố kinh tế và chính trị khác. Chính những điều này là chất xúc tác trong thị trường tài chính. Sự phát triển của hệ thống tài chính và sự tài trợ trong cấu trúc của nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật hay công nghệ. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật này tác động đến hệ thống tài chính như thế nào. Ta thấy rằng với một kỹ thuật ngày càng phát triển giúp cho chúng ta có được một lý thuyết tiến bộ hơn trong việc phân tích các lý thuyết, tiến bộ hơn trong việc phân tích thống kê. Ví dụ bây giờ chúng ta có những phần mềm giúp chúng ta chạy mô hình và xử lý mô hình chính xác hơn và khi mô hình chính xác thì việc nhận định vấn đề sẽ tốt hơn, sai số khác biệt sẽ giảm, Để làm rõ điều này thì chúng ta tìm hiểu những thuật ngữ như kỹ thuật hay sự điều tiết. Sự tiến bộ của kỹ thuật bao gồm sự tiến bộ trong lý thuyết tài chính, thống kê; sự tiến bộ trong tốc độ xử lý vi tính, mạnh hơn và lưu trữ được nhiều hơn hay như sự tiến bộ về sự vận chuyển và thông tin liên lạc. VII. Sự điều tiết của thị trường tài chính (theo Mishkin) - Tăng thông tin cho các nhà đầu tư: giảm sự lựa chọn nghịch/vấn đề về hành vi ứng xử 33
- - Đảm bảo sự hoạt động tốt hơn của các trung gian tài chính: cho thuê, những yêu cầu về báo cáo, những hạn chế về tài sản và những hoạt động, bảo hiểm tiền gửi, và những giải pháp chống cạnh tranh. - Cải tiến việc kiểm soát tiền tệ: dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên sự điều tiết của nhà nước không phải là giải pháp tối ưu cho thị trường không thất bại mà thất bại vẫn cứ xảy ra. Có hai lý do để việc điều tiết của nhà nước làm tốt hơn nhiệm vụ của mình là: - sự phản ứng chính trị mạnh mẽ đối với khủng hoảng có thể nhận thấy được. - ngăn chặn tình trạng đi tìm kiếm các khoản lợi riêng bằng cách sử dụng quyền lực chính trị để đảm bảo khoản lợi riêng đánh đổi chi phí cơ hội. Ví dụ về sự phản ứng chính trị mạnh mẽ đối với khủng hoảng có thể nhận thấy được cộng với tình trạng tìm kiếm các khoản lợi riêng. Đạo luật Glass-Steagall (1933) 3 ra đời cấm mô hình đa năng có nghĩa là đầu tư riêng và kinh doanh ngân hàng thương mại riêng. Đạo luật này dựa trên ý tưởng là ngân hàng đầu tư sẽ gia tăng rủi ro của ngân hàng thương mại và tạo ra xung đột về lợi ích. Thế nhưng khi lý thuyết danh mục ra đời thì cho rằng kết hợp giữa ngân hàng thương mại và đầu tư thì thực sự giảm rủi ro. Những minh chứng vào những năn 20 của thế kỷ 20 chỉ ra rằng trái phiếu được bảo lãnh bởi ngân hàng đầu tư thay thế cho ngân hàng thương mại thì hoạt động tốt (không có bằng chứng nào cho thấy có sự gian lận hàng loạt). Bằng việc kết hợp ngân hàng thương mại và đầu tư thì tạo ra lợi ích lớn từ nền kinh tế qui mô. Như vậy cho thấy thuyết danh mục đã đã kích lại đạo luật Glass-Steagall (1933), vốn không được sửa đổi (dù có sai sót) cho đến 1999 mới được chính quyền Clinton cho thay thế bằng đạo luật Mô hình đa năng phát triển mạnh. Nhưng chính mô hình đa năng này đã làm cho nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn vào năm 20074. Những khuynh hướng hiện tại trong thị trường tài chính - loại hình doanh nghiệp tài chính - toàn cầu hóa - sự cởi mở hơn trong lĩnh vực tài chính - tháo bỏ dần sự điều tiết của chính phủ - sự tiến hóa của các trung gian tài chính. VIII. TỔNG KẾT - Những sự kiện cơ bản về cấu trúc tài chính trên thế giới: xem lại 8 sự kiện cơ bản liên quan đến cấu trúc của hệ thống tài chính. - Chi phí giao dịch: kiểm tra chi phí giao dịch có thể cản trở dòng vốn như thế nào và các định chế tài chính đóng vai trò như thế nào trong giảm chi phí giao dịch. - Thông tin bất cân xứng có hai vấn đề đó là lực chọn nghịch và moral hazard; hiện tượng trái chanh: sự lựa chọn nghịch ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính như thế nào. Việc này tác động đến dòng vốn và những công cụ nào dùng để giảm hiện tượng này. - Moral hazard ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa hợp đồng nợ và vốn như thế nào: xem vấn đề chủ- người đại diện và moral hazard tác động đến việc sử dụng nhiều nợ hơn vốn như thế nào. - Moral hazard ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong thị trường nợ như thế nào: xem nội dung moral hazard và nợ có thể dẫn đến tăng rủi ro và các công cụ để giảm vấn đề này. 3 Xem thêm về đạo luật Glass-Steagall 4 Xem thêm nội dung của khó khăn 2007 của Mỹ do áp dụng đạo luật Mô hình đa năng 34
- Chuyên đề 4: Khủng hoảng tài chính và phạm vi ứng dụng của quy chế tài chính I. Khủng hoảng tài chính 1. Khái niệm khủng hoảng tài chính Thuật ngữ khủng hoảng tài chính được áp dụng một cách rộng rãi trong nhiều tình huống mà ở đó các định chế hoặc tài sản tài chính bị sụt giảm một cách đột ngột một phần giá trị Trong thế kỷ 19 và đầu 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính liên quan đến những lần hoảng loạn ngân hàng, và nhiều cuộc suy thoái đi cùng với những sự hoảng loạn này. Những tính huống khách thường được coi như những cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm sụp đổ thị trường chứng khoán và sự bùng nổ của những bong bóng tài chính khác, khủng hoảng tiền tệ và vỡ nợ quốc gia. 3 loại khủng hoảng tài chính 1. Khủng hoảng tiền tệ: Như tỷ giá trao đổi ngoại tệ giảm mạnh hoặc lượng dự trữ ngoại tệ giảm mạnh, hoặc cả 2 2. Khủng hoảng ngân hàn: Nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng vỡ nợ 3. Khủng hoảng nợ: Khi chính không có đủ tiền để chi trả các khoản nỡ công Những mô hình khủng hoản: Trên lý thuyết, có những mô hình về khủng hoảng như sau: 1. Mô hình khủng hoảng tiền tệ, thời kỳ đầu tiên (Krugman, 1974) 2. Mô hình khủng hoảng tiền tệ, thời kỳ thứ 2 (Obsffeld, 1994, 1996) 3. Mô hình khủng hoảng thời kỳ thứ 3 (Khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng, châu Á 1997) 4. Khủng hoảng thời kỳ thứ 4 (Khủng hoảng tài chính ở Mỹ, 2008) Những nhân tố gây nên khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính xảy ra khi có một sự sụp đổ về hệ thống tài chính => điều này dẫn đến sự gia tăng việc lựa chọn ngược và những vấn đề về tâm lý ỷ lại trong thị trường tài chính => thị trường không thể vận chuyển các nguồn vốn một cách hiệu quả từ người tiết kiệm tới những người có cơ hội đầu tư hiệu quả - Kết quả của sự không thể này của thị trường tài chính đã ảnh hưởng tới việc vận hành một cách có hiệu quả, sự thu hẹp dần quy mô hoạt động kinh tế Để hiểu rõ tại sao các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng lại xảy ra, đặc biệt là bằng cách nào các cuộc khủng hoảng này dân đến sự thu hẹp hoạt động kinh tế, chúng ta cần xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng đến chúng. 5 nhân tố có thể gây ra khủng hoảng tài chính i. tỷ lệ lãi suất tăng ii. Sự không chắc chắn gia tăng iii. Thị trường tài sản ảnh hưởng đến bảng cân đối iv. Những vấn đề trong khu vực ngân hàng v. và sự mất cân bằng trong tình hình tài khóa của chính phủ Lịch sử những cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ - Khủng hoảng tài chính ở Mỹ Mỹ có một lịch sử lâu dài về các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng, như những cuộc khủng hoảng xảy ra một 20 năm hoặc trong thế kỷ 19 và đầu 20 – trong năm 1819, 1837, 1857, 1873, 1884, 1893, 1907, and 1930–1933. Những phân tích về những nhân tổ gây ra khủng hoảng đã giải thích tại sao những cuộc khủng hoảng này lại xảy ra và tại sao chúng lại tác động mạnh, gây tổn thương cho nên kinh tế Mỹ - Khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi: Mexico, 1994-1995; đông Á, 1997 – 1998; và Argentina, 2001 – 2002 Trong những năm 90, nhiều quốc gia mới nổi đã trải qua các cuộc khủng hoảng tài chính, mạnh nhất là cuộc khủng hoảng ở Mexico 1994; khủng hoảng đông Á, bắt đầu từ tháng 7/1997 và khủng hoảng ở Argentina bắt đầu trong năm 2001. 35
- Một điều khó lý giải nhất là bằng cách nào một quốc gia đang phát triển có thể thay đổi mạnh mẽ từ 1 mức tăng trưởng cao trước khủng hoảng tài chính – như ở Mexico và đặc biệt là các quốc gia Đông Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine và Hàn Quốc – xuống một mức sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh tế - Khủng hoảng tài chính 2007 Bong bóng tín dụng thứ cấp ở Mỹ là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện tại Việc sử dụng rộng rãi chứng khoán phái sinh đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tín dụng Phản ứng dây chuyền trên phạm vi toàn cầu do - Những liên hệ trong khu vực tài chính giữa các quốc gia Oecd và các nước mới nổi - Sự phụ thuộc của hoạt động ngoại thương vào nhu cầu của Mỹ 36
- Mức độ thiệt hại - Suy thoái thêm trầm trọng từ giữa năm 2008 với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm nhanh - Sự lan truyền từ các nền kinh tế phát triển đến các nền kinh tế mới nổi và kém phát triển - Chu kỳ suy thoái xuyên qua Hoạt động thương mại và cầu giảm Dòng vốn Lượng kiều hối Giá cả hàng hóa - Gia tăng những ước đoán về sự trì trệ và giảm phát toàn cầu Sự sụt giảm toàn cầu nghiêm trọng nhất từ 1970 (xem hình slide) cả các quốc gia Oecd và các thị trường mới nổi đều sụt giảm – không tách rời (xem hình slide) Sự sụt giảm mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng vốn rất cao ở châu Á (xem hình slide) - Trung Quốc Tốc độ tăng trưởng đã chững lại trong quý 4/ 2008 – Tỷ lệ tăng trưởng nằm 2009 được dự báo sẽ xuống mức 6.7% so với 9% năm 2008. Xuất khẩu trong tháng 1/2009 giảm 17.5% so với cùng kỳ - Mức giảm cao nhất trong 13 năm qua Nhập khẩu giảm 43% so với cùng kỳ, một phần do sự điều chỉnh lượng dự trữ/ tồn kho - GDP của Singapore đã giảm với một tốc độ hàng năm là 17% vàHàn Quốc 21% trong quý 4 năm 2008 - Sản xuất công nghiệp trong 12 tháng tính đến Tháng Mười Hai, năm2008 là giảm 21% ở Nhật Bản, 14% ở Singapore, 19% ở Hàn Quốc Xuất khẩu và dòng vốn sụp đổ (xem hình slide) Thị phần thương mại cao với sự sụt giảm trầm trong trong tăng trưởng Gdp (current episode / Giai đoạn hiện tại) (xem hình slide) cũng thị phần của hoạt động thương mại cao với sự phục hồi mạnh mẽ của tốc độ tăng trưởng Gdp (Những giai đoạn trước) (xem hình slide) II. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Phản ứng chính sách Ngắn hạn Dài hạn Cấp độ quốc gia Phản ứng tương tự giữa các quốc gia - Những phản ứng khác nhau tùy - Dùng chính sách tài khóa và chính thuộc vào những điều kiện ban đầu sách tiền tệ để kích thích tổng cầu như tỉ lệ tiết kiệm, cán cân tài khoản vãng lai. - Sự tăng trưởng ổn định: tình trạng nghèo đói, môi trường, giáo dục. Phản ứng toàn cầu Phản ứng phối hợp từ nhiều công cụ Những phương pháp phối hợp các như lĩnh vực ngân hàng, hệ thống tài chính sách quốc tế như: sự giám sát, chính, tính thanh khoản, lãi suất, môi trường, sự thay đổi khí hậu mức độ mở cửa 5 lĩnh vực cần hành động khi xảy ra khủng hoảng: - Tài chính: Tính thanh khoản, hệ thống tài chính, niềm tin của thị trường. - Tài khóa: tiêu dùng và đầu tư - Thương mại: Điều khoản thương mại, Chuỗi giá trị - Sự nghèo nàn: sự ổn định xã hội - Môi trường: Sự tăng trưởng ổn định 38
- 1. Lĩnh vực tài chính – Biện pháp tức thời và hơn thế nữa: Thường chịu ảnh hưởng đầu tiên: - Thị trường bất động sản của Mỹ: thế chập 3 triệu đô (năm 2008) - Lĩnh vực ngân hàng Mỹ: chi phí bảo lãnh lên đến 1-2 tỉ đô. - Thị trường chứng khoán thế giới: tổn thất gần 50% tổng vốn vào năm 2008, 30 tỉ đô tài sản bị biến mất. Biện pháp cần thiết: - Đưa ra những quy định một cách thận trọng nhưng phải đầy đủ và tương xứng để gia tăng tính tinh tế và sự năng động của thị trường toàn cầu: cố gắng lường trước được đầy đủ những rủi ro của các khoản vay có thế chấp và các chứng khoán phái sinh. - Xem việc phát triển lĩnh vực tài chính là một trong những bước quan trọng trong việc phát triển quốc gia. 2. Chính sách tài khóa - Biện pháp hiệu quả để kích thích nền kinh tế Các gói kích cầu có sự khác biệt rõ nét từ những năm 1990: - Mỹ: Cắt giảm thuế và ưu tiên cho việc đầu tư - khoảng 8 tỉ đô - Nhật: sử dụng 3 gói kích thích với gần 112 tỉ đô - Đức: sử dụng 2 gói kích thích về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế, năng lượng sạch. Tiêu tốn 106 tỉ đô. - Anh: Cắt giảm VAT, tăng chi tiêu vốn: 27,8 tỉ đô. - Trung Quốc: Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bất động sản: 586 tỉ đô. - Ấn Độ: Khuyến khích xuất khẩu, công cụ tái bảo lãnh: 4,1 tỉ đô Các biện pháp trong ngắn hạn và dài hạn: - Những quốc gia có mức tiết kiệm thấp thì cần gói kích cầu ổn định hơn để đối phó với khủng hoảng. - Những quốc gia có mức tiết kiệm cao hơn thì có thể kết hợp các biện pháp kích thích tài khóa trong ngắn hạn với chính sách mở rộng trong dài hạn. 3. Chính sách thương mại – Tránh những nguy hiểm tiềm ẩn kèm theo Những tác động của việc suy thoái tăng theo cấp số nhân thông qua hệ thống thương mại: Trung Quốc: Nhu cầu xuất khẩu giảm kéo theo 20 triệu công nhân nhập cư ở các nhà máy không có việc làm. Sự tác động theo hướng chính sách bảo hộ mậu dịch được sử dụng rộng rãi trong suốt những cuộc khủng hoảng: - Mỹ: chính sách “mua hàng Mỹ” - Nga: tăng thuế nhập khẩu ô tô - Ấn Độ: đánh 5% thuế vào một số sản phẩm sắt và thép - Achentina và Brazin: đánh thuế vào một số mặt hàng rượu và may mặt 39
- - Trung Quốc: tăng thuế nhập khẩu đối với 3700 loại hàng hoá Chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ làm tình trạng suy thoái toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn. Những cam kết quốc tế chặt chẽ. 4. Tình trạng nghèo đói: Những tác động của cuộc khủng hoảng đến xã hội và tình trạng nghèo đói nên được tiên liệu trước. - GDP giảm 1% kéo theo 20 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói. - Thêm 100 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói do cuộc suy thoái toàn cầu. Hàng triệu người khác cũng đứng trên bờ vực của sự nghèo đói vì thế chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong GDP cũng gây tác động lan truyền rộng lớn. Những phản ứng trong quá khứ đối với những cuộc khủng hoảng đã bỏ qua những ảnh hưởng của sự nghèo đói. Cần chú ý nhiều hơn đến những nhóm dễ bị tổn thương như hệ thống ngân hàng thế giới. Tác động đến lao động nhập cư: những người di trú trong nước và ngoài nước, kiều hối III. Thiên nga đen – xác suất rất nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn Tất cả những sự kiện lớn, có hậu quả nghiêm trọng trong lịch sử loài người đềuđến từ những điều hiếm khi xảy ra, không mong đợi - Nassim Nicholas Taleb 1. Những cơ hội toàn cầu Cơ hội từ việc kích thích tài khóa để cải thiện đầu tư: - Tập trung vào những vùng tăng trưởng cao - Cải thiện sự hiệu quả và tăng năng suất lao động - Khuyến khích các dự án đầu tư xanh (hướng tới môi trường) Cơ hội từ sự ủng hộ chính trị trong quá trình khủng hoảng để cải thiện nền kinh tế trong nước - Cải cách hệ thống quy định, quy chế và chính trị - Chú trọng tới những mất cân bằng vĩ mô trong dài hạn - Duy trì chính sách thương mại mở - Tăng cường hệ thống an toàn xã hội và tăng trưởng toàn diện - Những đột phá trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khi hậu và môi trường - Cơ hội cho những hành động toàn cầu - Khung pháp lý quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính - Những hành động toàn cầu về vấn đề khí hậu, môi trường và đa dạng sinh học - Vai trò của G20, kiến trúc quốc tế và Hiệp ước Bretton Wood II 2. Xem xét về phạm vi ảnh hưởng của quy định, quy chế Unprecedented reach of the financial crisis - Sự liên kết giữa các định chế tài chính, thị trường và hệ thống - Những rủi ro tiềm ẩn có tính hệ thống xảy ra do các công cụ, tổ chức và thị trường ít chiu sử điểu chỉnh, ảnh hưởng hoặc nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các quy định, quy chế Nguồn gốc của khủng hoảng cũng được nhấn mạnh: - Vấn đề quản trị rủi ro và hoạt động giám sát không bắt kịp sự đổi mới tài chính diễn ra nhanh chóng - Incentives for regulatory arbitrage Việc thiết kế lại đòi hỏi - Định hướng vĩ mô nhằm đảm bảo chính sách tài chính ổn định - cần tập trung vào các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mang tính hệ thống 3. Rủi ro hệ thống là gì? 40
- Định nghĩa - Những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài: Những rủi ro xảy ra không phải do yếu tố chủ quan và có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tài chính - Sự gián đoạn trong quá trình vận hành, lưu thông các dịch vụ tài chính - Có những tác động / ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế thực Những gì nên được bao phủ? - các định chế tài chính: Trung gian tín dụng, tiết kiệm, quản trị rủi ro, dịch vụ chi trả, các thị trường sơ cấp và thứ cấp - Thị trường tài chính và các công cụ: Nguồn vốn, tính thanh khoản, quản trị rủi ro; cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính phục vụ cho việc thanh toán, giao dịch, thương mại, định giá - Tất cả các loại trung gian và thị trường tài chính 4. Xác định các bộ phận, thị trường hoặc công cụ quan trọng trong hệ thống Tầm quan trọng mang tính hệ thống sẽ được phân loại chứ không phải chia đều, phản ảnh tác động hệ thống tiềm năng Sự thay đổi vấn đề thời gian, quyết định bởi môi trường kinh tế - Trong những điều kiện kinh tế yếu kém: Mối tương quan giữa các khoản lỗ cao hơn và Nguy cơ lây lan cao hơn từ những yếu tố không quan trọng - Quyết định bởi cấu trúc của hệ thống tài chính: Sức đề kháng của các yếu tố khác trước các cú shock Và các cơ cấu, khuôn khổ để đối phó với định chế tài chính và những thất bại thị trường - Mức độ đánh giá cao cần được thiết lập dựa trên sự hiểu biết chi tiết về hệ thống tài chính: Không thể chỉ đơn giản dựa trên các chỉ số định lượng và Việc phân tích định lượng đòi hỏi một phương thức tiếp cận hệ thống trên diện rộng 5. Tiêu chí đánh giá Các chỉ số chính liên quan tới: - Kích cỡ - Số lượng dịch vụ được cung cấp: Quan trọng và thậm chí có thể quan trọng hơn nếu được kết hợp với: Sự liên kết, các mô hình kinh doanh phức hợp và cấu trúc tập đoàn - Relevant in assessing clusters of institutions that may be individually small but are exposed to common risk factors. - Khó thay thế - các bộ phận khác nhau khó có thể cung cấp những dịch vụ giống hệt nhau - Sự liên kết – Vấn đề tài chính của một tổ chức hoặc thị trường có thể dẫn đến vấn đề ở các tổ chức khác do việc cung cấp vốn và dịch vụ, các yếu tố về tài trợ và độ tin cậy Các yếu tố phụ: - Các yếu tố dễ bị tác động như: đòn bẩy, tính thanh khoản và những điểm bất cân xứng và phức tạp của vấn đề thanh toán - Khung thể chế có thể giảm thiểu rủi ro hệ thống Sức đề kháng của việc thanh toán, giao dịch và cơ sở kỹ thuật trước các thất bại và cú sốc thị trường. Khung quản lý khủng hoảng và khả năng giải quyết các định chế thất bại và chuyển đổi hoạt động của họ cho các chủ thể khác 1 cách nhanh chóng 6. Những hàm ý cho việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của quy định, quy chế a. Kỷ luật thị trường không có tác dụng trong việc chế ngự những rủi ro bên ngoài khu vực ngân hàng Một số định chế tài chính có thể giả định cả các rủi ro tín dụng và rủi ro tính thanh khoản, chất lượng yếu kém của việc tài trợ vốn, các chứng khoán dài hạn thông qua các khoản nợ ngắn hạn với mức độ đòn cân lớn. 41
- Ngoài ra, do việc khuyến khích khu vực tư nhân không đủ để nội địa hóa các yếu tố ngoại lai, luật lệ thị trường không đủ để tạo ra một bức tường để ngăn chặn rủi ro hệ thống. b. Sự thất bại của một số tổ chức phi ngân hàng gây ra những tác động hệ thống bằng việc phá vỡ các thị trường tài chính trọng điểm và góp phần vào sự mất tín nhiệm trên diện rộng ví dụ, sự thất bại của Lehman Brother and sự kiến mất khả năng thanh toán của Bear Stearns đã đẩy thị trường nhà ở Mỹ vào tình thế nguy hiểm cú sốc hệ thống được thể hiện thông qua những tác động bất lợi về niềm tin cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro hệ thống trong khu vực ngân hàng. c. Các quy định, quy chế không tính được những rủi ro các thể xảy ra do sự tương tác giữa các định chế, các hoạt động và thị trường. Ví dụ, quy định ngân hàng không phản ánh được những rủi ro đến từ bảng cận đối kế toán, các công ty bảo hiểm, hoặc những người cho vay nợ gốc với tiêu chuẩn bảo lãnh kém d. Phạm vi của quy định, quy chế bị giới hạn, kết hợp với luật lệ thị trường không hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới, Ví dụ, trong việc chứng khoán hóa, nhưng ở 1 mức phí cao hơn do những rủi ro hiển nhiên từ sự thiếu hiểu việc về sản phẩm. Thậm chí cả đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn, bao gồm các ngân hàng, được hỗ trợ bởi bên thứ 3 chuyên về phân tích (có nghĩa là xếp hạng các chứng khoán) cũng không thể dựa vào đó để đánh giá rủi ro 1 cách chính xác của các sản phẩm tài chính phức tạp hơn. Kết luận: Sự mở rộng các quy định, quy chế là cần thiết để giảm thiểu những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiện, nhu cầu này cũng phải tính đến chi phí tiềm năng. Có những chi phí tuân thủ và chi phí cơ hội có liên quan đến sự thua lỗ trong kinh doanh do những hạn chế của quy chế, quy định. Có những chi phí lại gây thiệt hại tới đầu ra của nền kinh tế. Quy định, quy chế mới cho thể tạo ra những cơ hội cho sự chênh lệch, cố ý làm liều, đặc biệt là mở rộng phạm vi về phúc lợi xã hội. IV. Những gợi ý cho quy chế tài chính và Basel III BASEL III: Ngân hàng thanh toán quốc tế bắt đầu đề cập đến khung pháp lý quốc tế cho ngân hàng, được gọi là Basel III từ tháng 9/2010 Những quy định đầu tiên của Basel III bao gồm: - Những định nghĩa chặt chẽ hơn về cổ phiếu thông thường - Giới thiệu về tỷ lệ đòn bẩy tài chính - Một khung dành cho các bước đệm tài chính phản chu kỳ - Những đo lường để giới hạn rủi ro tín dụng từ đối tác - và tính thanh khoản có thể định lượng ở kỳ trung hạn và dài hạn Một số khác biệt giữa Basel II và III 1. Vốn cấp 1 BASEL II: - Tỷ lệ vốn cấp 1 = 4% - Tỷ lệ vốn cấp 1 cơ bản = 2% - Sự khác biệt giữa yêu cầu về tổng vốn ở mức 8% và yêu cầu về vốn cấp 1 có thể được giải quyết thông qua vốn cấp 2 BASEL III: - Tỷ lệ vốn cấp 1 = 6% (4 -> 6%) - Tỷ lệ vốn cấp 1 cơ bản (giá trị cổ phiếu thông thường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ = 4.5%. - Tỷ lệ vốn cấp 1 (giá trị cổ phiếu thông thường sau khi trừ đi các khoảng giảm trừ) trước năm 2013 = 2%; 01/01/2013 = 3.5%; 01/01/2014 = 4%; 01/01/2515 = 4.5% 42
- - Sự khác biệt giữa yêu cầu về tổng vốn ở mức 8% và yêu cầu về vốn cấp 1 có thể được giải quyết thông qua vốn cấp 2 2. Vùng đệm bảo toàn vốn - BASEL II: Không có vùng đệm bảo toàn vốn - BASEL III: Các ngân hàng được yêu cầu phải có 1 vùng đệm bảo toàn vốn ở mức 2.5% để chống lại những áp lực trong tương lại với những yêu cầu về cổ phiếu thông thường ở mức 7%. Vùng đệm bảo toàn vốn 2.5%, ở mức đỉnh của vốn cấp 1, sẽ giao với giá trị cổ phiếu thông thương, sau khi đã tính đến các khoản giảm trừ. Vùng đệm bảo toàn vốn trước 2016 = 0.625%; 01/01/2017 = 1.25%; 01/01/2018 = 1.875% và 01/01/2019 = 2.5% Mục đích của vùng đệm an toàn vốn là để đảm bảo rằng các ngân hàng duy trì một vùng đệm về vốn có thê sử dụng để bù đắp những thiệt hại trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính 3. Vùng đệm vốn phản chu kỳ - BASEL II: Không có vùng đệm vốn phản chu kỳ - BASEL III: Vùng đệm vốn phản chu kỳ ở mức 0 – 2.5% so với giá trị cổ phiếu thường hoặc một khoản vốn bù đắp toàn bộ thiệt hại sẽ được thực hiện tùy theo tình hình thực tế của quốc gia. Những ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp hơn 2.5%, sẽ phải đối mặt với những hạn chế về việc chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu và tiền thưởng. Vùng đệm sẽ được chia theo giai đoạn từ 01/2006 và hoàn toàn có hiệu lực vào 01/2019. Vùng đệm vốn phản chu kỳ trước 2016 = 0%; từ 01/01/20166 = 0.625%; 01/01/2017 = 1.25%; 01/01/2018 = 1.875% và 01/01/2019 = 2.5% 4. Yêu cầu về vốn cho những ngân hàng quan trọng trong hệ thống - BASEL II: Không có yêu cầu về vốn đối với những ngân hàng quan trọng trong hệ thống - BASEL III: Những ngân hàng quan trọng trong hệ thống nên có khả năng bù đắp lỗ theo như những tiêu chuẩn được thông báo gần đây và vấn đề này vẫn đang được tiếp tục bàn đến tại Ủy ban bình ổn tài chính và Hội đồng Basel Ủy ban Basel đang phát triển một cách tiếp cận tích hợp cho những định chế tài chính quan trọng trong hệ thống có thể bao gồm sự kết hợp của các khoản phụ phí vốn; vốn phụ thuộc và chứng khoán nợ giải cứu khẩn cấp Tổng vốn pháp định = tỷ lệ vốn cấp 1 + Vùng đệm bảo toàn vốn + vùng đệm vốn phản chu kỳ + Nhu cầu vốn cho những ngân hàng quan trọng trong hệ thống 43
- Chương 5: LÃI SUẤT 1. Khái niệm và các loại lãi suất 2. Phân loại lãi suất 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất 4. Phương pháp xác định lãi suất I. Khái niệm Là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng tiền của người đi vay. Là loại giá cơ bản của thị trường tài chính và có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động kinh tế và tài chính. Hai cách thức giải thích cho sự tồn tại của lãi xuất 1. Giá trị thời gian của tiền tệ 2. Chi phí cơ hội II. Phân loại lãi suất 1. Trong giao dịch tín dụng Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất phải thanh toán Lãi suất thực: là loại lãi suất đo lường sức mua tiền lãi nhận được Lãi suất thực có hai loại: - Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát - Lãi suất thực tính sau: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát. Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ánh bằng phương trình Fisher: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực phản ánh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được hay chi phí thực của việc vay tiền. Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư, đến việc tái phân phối thu nhập giữa những con nợ và chủ nợ, sự lưu thông về vốn ngắn hạn giữa các nước khác nhau. Đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họ quyết định nên gửi vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp. Còn đối với người cần vốn, nếu dự đoán được tương lai có lạm phát mà trong suốt thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng lạm phát tăng thì họ có thể yên tâm vay để kinh doanh mà không sợ lỗ do có trượt giá khi trả nợ. Lãi suất thị trường: được quyết định bởi cung cầu trái phiếu và quỹ cho vay 2. Căn cứ vào tính chất của khoản vay, có các loại phổ biến sau: Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn, tiết kiệm ), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi đi vay từ ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tuỳ theo loại hình vay (vay thương mại, vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng ), theo mức độ quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng và phụ thuộc cả vào sự thoả thuận giữa hai bên. Đối với các ngân hàng thương mại, hai loại lãi suất này hình thành nên những khoản thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng. 44