Lý thuyết tài chính - Chương 7: Ngân sách Nhà nước

pdf 27 trang vanle 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết tài chính - Chương 7: Ngân sách Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_tai_chinh_chuong_7_ngan_sach_nha_nuoc.pdf

Nội dung text: Lý thuyết tài chính - Chương 7: Ngân sách Nhà nước

  1. Ngân sách Nhà nước Soạn bởi: Phan Trần Trung Dũng Phục vụ cho môn học “Lý thuyết Tài chính” – Đại học Ngoại thương - 2013
  2. 1. Khái niệm ngân sách Nhà nước 1.1. Định nghĩa ngân sách Nhà nước 1.2. Một số điểm đáng chú ý về ngân sách Nhà nước 2. CHU TRÌNH NGÂN SÁCH 2.1. Chu trình ngân sách Mỹ 2.2. Chu trình ngân sách Việt Nam 3. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1. Các nguồn thu của ngân sách Nhà nước 3.2. Phân loại nguồn thu NSNN 2
  3. 4. THUẾ 4.1. Phân loại thuế 4.2. Nội dung cơ bản của một luật thuế 4.3. Nguyên tắc đánh thuế 5. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5.1. Phân loại chi ngân sách Nhà nước 5.2. Nguyên tắc chi 6. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
  4. Ngân sách Nhà nước (Government Budget) là một bản dự toán thu chi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện hàng năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Người lập dự toán và thực hiện NSNN: Chính phủ Người phê duyệt: Quốc hội 4
  5. Nói chung năm ngân sách thường trùng với năm dương lịch Ngân sách Nhà nước được phân cấp (Decentralized) thành ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương Dạng thức tồn tại của quỹ ngân sách Nhà nước ở Việt nam hiện nay là Kho bạc Nhà nước 5
  6. Bước 1: Tổng thống đệ trình nhu cầu ngân sách cho Quốc hội. - Bước 2: Lưỡng viện thông qua dự thảo ngân sách, mỗi Viện sẽ đưa ra bản dự thảo ngân sách của mình - Bước 3: Ủy ban ngân sách của Lưỡng viện thực hiện việc “khớp” các khoản mục ngân sách. - Bước 4: Lưỡng viện bỏ phiếu biểu quyết đối với dự thảo ngân sách. Bản dự thảo cuối cùng được chuyển sang Tổng thống. - Bước 5: Tổng thống ký vào các dự thảo ngân sách và nó chính thức trở thành luật để áp dụng. 6
  7. Lập ngân sách: Đây là bước chuẩn bị nhằm đệ trình dự thảo Ngân sách kỳ tới ra Quốc hội phê duyệt. Cơ quan được giao chuẩn bị và chịu trách nhiệm về dự thảo Ngân sách ở bước này là Bộ Tài chính. - Chấp hành ngân sách: Dự toán ngân sách sau khi được Quốc hội phê chuẩn sẽ được chuyển cho các ban ngành, địa phương có liên quan thực hiện theo đúng những hạng mục đã lập và được phê duyệt. - Quyết toán ngân sách: Sau mỗi niên độ, ngân sách các cấp phải được phê chuẩn quyết toán. 7
  8. Thuế Lệ phí Phí thuộc NSNN Thu từ hoạt động kinh tế của NN Thu từ vay nợ 8
  9. Đây là khoản thu quan trọng nhất trong số các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bởi vì chỉ riêng nguồn thu từ thuế đã chiếm tới 80 hoặc 90% tổng số nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong dự toán ngân sách của Mỹ năm 2014, các loại thu từ thuế chiếm 94%, còn ở Việt Nam, nếu trừ tiền bán dầu thô thì dự toán NSNN cũng có tới 88% là từ thuế và các loại phí Thuế là hình thức trích nộp một phần thu nhập của người chịu thuế cho Nhà nước. Thuế mang tính chất bắt buộc 9
  10. Đặc điểm của lệ phí là để bù đắp các khoản chi phí phát sinh khi giải quyết công việc của các bộ phận quản lý hành chính. Các bộ phận này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Có một số khoản lệ phí không chỉ nhằm mục đích bù đắp chi phí đã bỏ ra trong việc cung cấp dịch vụ mà còn nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, được gọi là thuế. Có một số loại lệ phí lại mang tính bắt buộc như lệ phí trước bạ 10
  11. Dịch vụ thu phí hướng tới tính chất toàn dân. Do đối tượng sử dụng rộng hơn nên có nhiều nhu cầu hỗ trợ hơn, do đó phí có tỷ suất thu thấp hơn so với lệ phí. 11
  12. Lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần của Nhà nước vào các đơn vị kinh tế. Thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ so với số vốn đã cấp. Khoản thu này sẽ được trích từ lợi nhuận và chiếm từ 0,2 đến 0,5% lượng ngân sách đã cấp. Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các đơn vị kinh tế, ví dụ như tiền bán cổ phần từ các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa hoặc tiền thu được từ hoạt động thanh lý doanh nghiệp Nhà nước giải thể. 12
  13. Vay nợ là kênh chủ yếu để tài trợ thâm hụt, nên kênh thu này được tách riêng. Vay nợ trong nước: Trái phiếu chính phủ, gồm có tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình. Trái phiếu chính quyền địa phương Công trái: Có lãi suất thấp, thời hạn vay dài và chủ yếu nhằm mục đích huy động sự đóng góp của nhân dân trong giai đoạn khó khăn. Vay nợ nước ngoài: Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế. Vay của các tổ chức tín dụng, các thương nhân nước ngoài. Về các chứng khoán vay nợ của Nhà nước, chương thị trường tài chính sẽ đề cập chi tiết hơn 13
  14. Dự toán thu NSNN 2012 0.68% 20.78% 11.75% Thu nội địa Thu từ dầu thô 66.79% Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu Thu viện trợ 14
  15. Phân loại thuế Nội dung cơ bản một luật thuế Nguyên tắc đánh thuế 15
  16. Theo đối tượng chịu thuế Thuế thu nhập: Là loại thuế thu trên cơ sở của thu nhập phát sinh Thuế hàng hóa: Là loại thuế thu trong quá trình mua bạn hàng hóa, sử dụng dịch vụ Thuế tài sản: Là loại thuế thu khi sở hữu một số loại tài sản nhất định Thuế trực thu và gián thu Thuế trực thu có người nộp và chịu thuế giống nhau Thuế gián thu có người nộp thuế khác người chịu thuế 16
  17. Thuế đối nhân và thuế đối vật Thuế đối nhân: là loại thuế có tính tới yếu tố hoàn cảnh của người nộp thuế Thuế đối vật: chỉ tính toán dựa trên số lượng của đối tượng cần đánh thuế Thuế cố định và lũy tiến Thuế cố định chỉ áp dụng một mức thuế suất Thuế lũy tiến có biểu thuế suất tăng dần khi số lượng đối tượng đánh thuế tăng lên. 17
  18. Mục đích của luật thuế Đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế Người nộp thuế và người chịu thuế Căn cứ tính thuế Các ưu đãi thuế 18
  19. Nguyên tắc công bằng: Thuế phải thu một cách công bằng (theo chiều ngang hoặc chiều dọc) Nguyên tắc chắc chắn: Người nộp phải biết chắc chắn số tiền, thời điểm và phương thức mà mình nộp thuế. Nguyên tắc thuận tiện: Việc nộp thuế phải thuận tiện nhất cho người nộp. Nguyên tắc kinh tế: Doanh thu từ thuế phải đảm bảo tính kinh tế, cao hơn chi phí thuế tạo ra. 19
  20. TỶ TRỌNG THUẾ VIỆT NAM 2012 Thuế tài nguyên 4.74% Thuế bảo vệ môi trường Thuế XNK và TTĐB hàng NK 1.96% 11.93% Thuế sử dụng đất NN Thuế TNDN 0.01% 30.58% Thuế TNCN 6.86% Thuế TTĐB trong nước 7.02% Thuế giá trị gia tăng (VAT) 34.13% Thuế nhà đất 0.20% Lệ phí trước bạ 2.37% Thuế môn bài 0.22% 21
  21. Phân loại chi ngân sách Nhà nước Nguyên tắc chi ngân sách 22
  22. Chi thường xuyên (current expenditures) là những khoản chi có tính chất liên tục và có kế hoạch định trước. Chi đầu tư phát triển (expenditures on investment development) là những khoản chi có tính chất vụ việc, không có tính thường xuyên nhằm mục đích đầu tư phát triển một lĩnh vực hoặc một ngành nghề cụ thể. 23
  23. Chi trên cơ sở của thu Chi có hiệu quả Chi có trọng tâm trọng điểm 24
  24. Ngân sách Nhà nước phải luôn có thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên, và nếu có bội chi ngân sách Nhà nước thì số vay nợ phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển 25
  25. Cơ cấu chi NSNN năm 2012 Chi quản lý hành chính 3% Chi sự nghiệp kinh tế 10% 24% 8% Chi sự nghiệp xã hội 1% Chi trả nợ lãi 8% 7% 39% Chi cải cách tiền lương Chi thường xuyên khác Chi đầu tư phát triển Dự phòng 26