Luận văn Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – thực trạng và giải pháp

pdf 104 trang vanle 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_thuc_trang_thanh_toan_bien_mau_tai_ngan_hang_nong_n.pdf

Nội dung text: Luận văn Thực trạng thanh toán biên mậu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – thực trạng và giải pháp

  1. TR¦êNG §¹I HäC NGO¹I TH¦¥NG Khoa kinh tÕ THÕ GiíI Vµ QUAN HÖ KINH TÕ QuèC TÕ  LUËN V¡N TH¹C Sü §Ò tµi: THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Gi¸o viªn h­íng dÉn : TS. NGUYỄN TRUNG VÃN Sinh viªn thùc hiÖn : PHẠM THỊ HẠNH Líp : Cao häc 12 Hµ Néi - 05/2008
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các nước chung biên giới là phải phát triển quan hệ thương mại biên mậu. Kể từ khi các cửa khẩu biên giới Việt Nam với Trung Quốc chính thức khai thông trở lại cũng như các cửa khẩu biên giới với Lào và Campuchia được nâng cấp, quan hệ tác thương mại giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới được khôi phục và phát triển, giao lưu hàng hoá và dịch vụ của dân cư và các doanh nghiệp ngày càng sôi động. Do vậy, thanh toán Biên mậu (dưới đây được viết tắt là TTBM) ngày càng trở lên cấp thiết như một đòi hỏi khách quan không thể thiếu. Điều đó thúc đẩy sinh nhu cầu thanh toán quan biên giới là tất yếu, không thể khác được. Trên thực tế, chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển thương mại biên giới như một biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế các tỉnh biên giới, tăng cường đoàn kết dân tộc, củng cố biên cương. Đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy thương mại biên giới nhằm khai thác lợi thế của các tỉnh biên giới, thống nhất hoạt động thương mại biên giới với chiến lược phát triển thương mại chung. Mọi người đều biết, sự phát triển buôn bán với các nước có chung biên giới là một xu thế tất yếu của nhất thể hoá kinh tế thế giới. Trong những năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (dưới đây được viết tắt là NHNo&PTNT VN) không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý, ký kết thoả thuận với các ngân hàng thương mại nước bạn có chung đường biên giới và đã trở thành ngân hàng đầu tiên trong cả nước thực hiện dịch vụ TTBM. Ngày nay, TTBM là
  3. 2 một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với Ngân hàng thương mại (dưới đây được viết tắt là NHTM) Việt Nam, là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Biên mậu. TTBM phát triển mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như tăng cường khâu quản lý ngân sách của Nhà nước. Ngoài ra, TTBM sử dụng đồng tiền của các nước có chung biên giới nên tránh được sự phụ thuộc vào các ngoại tệ mạnh vẫn thường dùng trong các phương thức thanh toán quốc tế với mức kim ngạch lớn. Tuy nhiên, kết quả TTBM tại NHNo&PTNT VN vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với vị thế NHTM hàng đầu trong dịch vụ này. Cụ thể, tỷ lệ TTBM mới chỉ chiếm khoảng trên 10% (năm 2006 là 14,15%; năm 2007 là 12,35%) trên tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của cả hệ thống. Trong khi đó, nhu cầu TTBM của các doanh nghiệp ngày càng tăng doanh số. Đây chính là cơ hội để NHNo&PTNT VN tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Biên mậu. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề này, đề tài “Thanh toán Biên mậu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp” là thực sự cấp thiết ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Hoạt động TTBM nhìn chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, kể từ khi các cửa khẩu quốc tế Việt – Trung chính thức khai thông trở lại và các cửa khẩu khác được Nhà nước đầu tư mới đã có một số Luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu, năm 2002 có Luận văn “ Một số giải pháp tăng cường hoạt động TTBM tại NHNo&PTNT VN” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Phượng (Học viện Ngân hàng). Gần đây nhất, có Luận văn “Giải pháp phát triển TTBM tại NHNo&PTNT
  4. 3 Chi nhánh Lào Cai” của Thạc sỹ Phạm Tiến Trình (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân). Hai luận văn này, đã khái quát được những vấn đề chung về TTBM và đề xuất được một số giải pháp để phát triển TTBM tại Chi nhánh cũng như trong hệ thống NHNo&PTNT VN. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu đã lâu (năm 2002), nội dung đã lạc hậu so với tình hình phát triển mới mẻ, sôi động gần đây. Công trình mới nhất cũng chỉ nghiên cứu ở cấp độ một chi nhánh thuộc NHNo&PTNT VN. Đề tài này sẽ nghiên cứu một cách hệ thống và cập nhật những nội dung mới của TTBM giai đoạn (1997 – 2007) nhằm đưa ra những giải pháp cấp thiết cho bước ngoặt phát triển TTBM trong những năm tới tại NHNo&PTNT VN. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về TTBM ở chương 1 và đánh giá thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT Việt Nam (TTBM với Trung Quốc) ở chương 2, mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát triển TTBM tại NHNo&PTNT Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về TTBM. - Đánh giá thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT VN. - Đề xuất các giải pháp phát triển TTBM tại NHNo&PTNT VN. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về TTBM tại NHNo&PTNT VN trong thời gian qua và triển vọng trong năm tới. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động TTBM tại NHNo&PTNT VN (bao gồm cả Chi nhánh tham gia TTBM trực tiếp và Chi nhánh ủy thác TTBM) từ năm 1997 đến hết năm 2007.
  5. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac- Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đồng thời, đề tài còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp điều tra, khảo sát và nghiên cứu tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra. Các phương pháp nghiên cứu trên được sử dụng độc lập hoặc kết hợp trong quá trình nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về TTBM của các Ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng TTBM tại NHNo&PTNT VN Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển TTBM tại NHNo&PTNT VN trong những năm tới
  6. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN BIÊN MẬU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Trong giao dịch thương mại quốc tế, luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận. Việc bán hàng, thanh toán tiền hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua ở nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhiều so với trong nước. Nguyên nhân là do các nước khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tiền tệ và đặc biệt là sự xa cách về địa lý, chính trị. Nếu không có sự hiểu biết nhất định thì việc chấp nhận một hợp đồng ngoại thương là không dễ dàng. Vấn đề là khi bán hàng, người bán cần phải thu tiền bằng cách nào cho phù hợp, thuận tiện và chắc chắn. Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân không thể tự thực hiện việc thanh toán trên phạm vi quốc tế. Để thương mại quốc tế phát triển cần có những biện pháp giải quyết những vấn đề rủi ro trên. Đó là tất yếu hình thành việc thanh toán qua các Ngân hàng thương mại – một trung gian tài chính quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào. Thanh toán quốc tế (International Payment) là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân Trước xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới bên
  7. 6 ngoài, là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước [15 tr. 88-89]. 1.1.2.2 Đối với các ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thương mại ra đời vào khoảng thế kỷ XV, thực chất là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý, điều tiết của ngân hàng nhà nước, thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng, làm các dịch vụ ngân hàng với nội dùng nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cấp tín dụng, cung ứng các dich vụ thanh toán. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán đồng thời tư vấn và hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế.
  8. 7 1.1.2.3 Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Thanh toán quốc tế liên quan tới quyền lợi của các bên mua và bên bán và được coi là điều khoản quan trọng trong khi kí kết hợp đồng ngoại thương. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng là trung gian thanh toán, giúp cho quá trinh thanh toán của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, giảm bớt chi phí thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt. Nhờ có ngân hàng mà các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu đựoc bảo vệ quyền lợi, được ngân hàng tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự an tâm, tin tưởng của khách hàng trong quan hệ giao dịch, mua bán với nước ngoài. Mặt khác, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính để đáp ứng yêu cầu giao dịch với đối tác thì ngân hàng có thể tài trợ thông qua các hình thức cho vay, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất - nhập khẩu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp này. 1.1.3 Phƣơng thức và công cụ TTQT 1.1.3.1 Phƣơng thức TTQT a. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền cho chủ nợ (người xuất khẩu) hưởng. Ngân hàng thực hiện ủy nhiệm này thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người thụ hưởng (người xuất khẩu). Nội dung và sơ đồ quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán chuyển tiền được thể hiện qua trình tự sau đây:
  9. 8 Người chuyển tiền Người nhận tiền 2 1 Ngân hàng nước chuyển Ngân hàng nước nhận tiền tiền 3 Quy trình phƣơng thức chuyển tiền (1) Người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định cho người được hưởng ở nước ngoài. (2) Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục và chuyển tiền ra nước ngoài. (3) Ngân hàng nước người nhận tiền sau khi đã nhận được tiền chuyển đến, thực hiện trả cho người nhận. b. Phương thức nhờ thu (Collection of payment). Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập. Dựa trên cơ sở cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành 2 hình thức nhờ thu sau: - Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến
  10. 9 giao dịch bên bán đã chuyển trực tiếp cho người mua, không qua ngân hàng. Người mua 1 Người bán 5 4 7 2 Ngân hàng nước nhập khẩu 3 Ng©n hµng n•íc xuÊt khÈu 6 Quy trình nhờ thu trơn (1) Bên bán giao hàng đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua. (2) Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, ủy nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. (3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua ngân hàng bên mua nhờ thu tiền từ người mua. (4) Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu. (5) Bên mua thanh toán tiền. (6) Chuyển tiền cho ngân hàng bên bán. (7) Thanh toán tiền cho bên bán. Với quy trình trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét:
  11. 10 Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán. Sự trả tiền và sự nhận hàng còn tách rời nhau, không có tính ràng buộc lẫn nhau. Người mua nhận hàng nhưng có thể không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền. Ngược lại, đối với người mua cũng có thể bị tổn thất trong trường hợp đã giao tiền và chưa được kiểm tra hàng hóa có đúng theo hợp đồng quy định hay không. Như vậy phương thức nhờ thu trơn chỉ áp dụng trong những trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ - công ty con hoặc chi nhánh của nhau. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): là phương thức thanh toán, trong đó bên bán ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Các bước và trình tự nghiệp vụ của nhờ thu kèm chứng từ cũng tương tự như sơ đồ 1.2, chỉ khác là bộ chứng từ gửi đi đòi tiền bên mua bao gồm cả hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá. c. Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open account) Theo phương thức này, sau mỗi chuyến giao hàng, người xuất khẩu gửi bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để họ nhận hàng và trả tiền hàng. Cách thức thanh toán. Hai bên mở tài khoản để ghi các khoản tiền cần thanh toán cho nhau. Số dư nợ sẽ được người mua thanh toán dần theo định kỳ đã thỏa thuận. Đặc điểm của phương thức thanh toán mở tài khoản: - Phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng với chức
  12. 11 năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. - Tài khoản do bên mua mở chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. - Chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là người mua và người bán. Trường hợp áp dụng. Thường được áp dụng trong nội thương ở các nước tư bản, ít được dùng trong mậu dịch quốc tế, vì không bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu. Phương thức này đòi hỏi người xuất khẩu phải rất tin cậy vào thiện chí và khả năng thanh toán của người nhập khẩu, nên trong ngoại thương chỉ sử dụng để thanh toán: - Giữa các chi nhánh của cùng một công ty hoặc xí nghiệp, giữa công ty mẹ công ty con đặt trên địa bàn thuộc nhiều nước khác nhau. - Giữa các công ty có liên hệ thương mại lâu năm, có truyền thống, trị giá hàng mậu dịch thường xuyên, nhưng không lớn. - Hàng đại lý gửi bán. - Giữa các nhà kinh doanh vừa mua, vừa bán lẫn nhau (mua hàng này, bán lại hàng khác) hoặc làm gia công cho nhau. Khi ấy, tài khoản được gọi là tài khoản giao dịch vãng lai để ghi các khác nợ - có của hai bên; số dư được thanh toán định kỳ theo cách thức như đã nói. d. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – Letter of credit). Thư tín dụng là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Phương thức này đảm bảo an toàn và công bằng đối với tất cả các bên tham gia thanh toán.
  13. 12 Phương thức L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Quy trình các bước trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ được tóm tắt như sau: 4 Nhập khẩu Xuất khẩu 7 1 3 5 2 6 NH phát NH thông NH thanh hành L/C báo L/C toán L/C 2 NH xác nhận 2, L/C Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 1. Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở L/C 2. NH phát hành L/C và gửi tới ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận (nếu có). 3. NH thông báo kiểm tra tính hợp lệ của L/C rồi thông báo cho nhà xuất khẩu. 4. Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C thấy phù hợp thì giao hàng hoá cho nguời nhập khẩu. 5. Nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ, ký phát hối phiếu và xuất trình hối phiếu cùng bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.
  14. 13 6. Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C thì đối chiếu hối phiếu, chứng từ và gửi tới ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thanh toán theo chỉ định của ngân hàng phát hành để họ thanh toán. 7. Ngân hàng bên bán thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. 1.1.3.2 Công cụ thanh toán quốc tế a. Hối phiếu thương mại Hối phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất đinh, hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác cầm phiếu. Đặc điểm Qua khái niệm này cho thấy, hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng: - Tính trừu tượng Trên hối phiếu không cần phải ghi nộil dung quan hệ tín dụng, tức nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung có liên quan đến việc trả tiền. Hiêu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Một khi được tách ra khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì hối phhiếu trở thành một trai vụ độc lập, chứ không phải trái vụ sinh ra từ hợp đồng. - Tính bắt buộc trả tiền Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu. Người trả tiền không thể viện những lý do riêng của mình đối với người phát trái phiếu, người ký hậu mà từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối
  15. 14 phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối nó. - Tính lưu thông Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần thông qua ký hậu trong thời hạn của nó. Sở dĩ có đặc điểm này, bởi vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, hối phiếu có một giá trị tiền nhất định, có một thời hạn nhất định, thời hạn này thường là ngắn hạn có được người trả tiền chấp nhận. Tóm lại, nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc của nghĩa vụ trả tiền mà hối phiếu có được tính lưu thông. b. Séc Séc là một tờ lệnh vô điều kiện do một khách hàng của Ngân hàng ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người chỉ định trên Séc, hoặc trả cho người cầm Séc. Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán của tiền tệ và được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay Séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao lưu thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung ứng lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy Séc phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định. Năm 1931, nhiều nước như Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Áo, Bồ Đào Nha đã họp tại Giơ - Ne – Vơ để ký một Công ước Quốc tế về Séc. Công ước Giơ - Ne – Vơ về Séc năm 1931 đã được nhiều nước áp dụng. Đặc điểm của Séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ Séc chỉ có giá trị thuộc vào phạm vi không gian mà Séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung Séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn lưu
  16. 15 hành trong thanh toán quốc tế. c. Lệnh phiếu Ngược lại với hối phiếu, lệnh phiếu do người ký phát viết ra để hứa cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên, trong thanh toán quốc tế, lệnh phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu. Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng áp dụng tương tự cho một lệnh phiếu thương mại. Tuy nhiên có một số đặc thù sau đây: - Kỳ hạn lệnh phiếu được quy định rõ. - Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. - Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. - Khác với hối phiếu thường gồm hai bản: số 1 và số 2, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do người thu trái phát ra để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó. d. Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là sản phẩm của sự kết hợp giữa khao học kỹ thuật với công nghệ quản lý Ngân hàng, nó là phương tiện thanh toán điện tử và là phương tiện chi trả, mà người sở hữu nó có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, đồng thời cũng có thể sử dụng để rút tiền mănt tại các máy rút tiền tự động của Ngân hàng. Các loại thẻ thanh toán gồm có: - Thẻ rút tiền tự động:
  17. 16 Loại thẻ này được dùng để kiểm tra số dư trên tài khoản ở Ngân hàng và rút tiền có giới hạn tại các máy rút tiền tự động hoặc quầy tự động của các Ngân hàng. Có 2 loại thẻ rút tiền tự động: - Loại chỉ được dùng để rút tiền tại các máy hoặc quầy tự động của Ngân hàng phát hành thẻ. - Loại được sử dụng để rút tiền, không những tại Ngân hàng phát hành thẻ mà còn có thể dùng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành thẻ. - Thẻ tín dụng: Ngoài những công dụng giống như những thẻ trên, loại thẻ này còn có điểm đặc biệt là Ngân hàng phát hành chỉ ghi Nợ tài khoản của người sử dụng thẻ, sau một thời gian nhất định, kể từ thời điểm cấp thẻ hoặc thời điểm chi trả. - Thẻ quốc tế: Loại thẻ này có công dụng như những thẻ trên, nhưng phạm vi sử dụng của nó không phải chỉ trong phạm vi 1 quốc gia mà còn cả nước ngoài. Một số loại thẻ quốc tế thông dụng như: Visa; Master Card; American Express 1.1.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế Trên thế giới mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quan và trình độ phát triển; chính vì vậy, luật pháp giữa các các nước thường là khác nhau. Tuy nhiên, khi tham gia các hoạt động quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của một nước nào đó áp đặt buộc nước khác phải theo. Sau đây là một số văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT theo tính chất pháp lý giảm dần [15, tr98]:
  18. 17 1.1.4.1 Luật và công ƣớc quốc tế: - Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods-Wien Convention 1980). -Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange-ULB 1930) - Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and International Promissory Note-Un convention 1980). - Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve conventions for Check 1931). - Các nguồn luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm. - Các hiệp định song phương và đa phương. 1.1.4.2 Các nguồn luật quốc gia - Bộ luật dân sự. - Luật thương mại. - Luật ngoại hối. - Luật các công cụ chuyển nhượng. - Luật thanh toán quốc tế 1.1.4.3 Thông lệ và tập quan quốc tế -Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Pratice for Documentary Credit-gọi tắt là UCP). -Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng “ The Uniform Rules for
  19. 18 Bank-to-Bank Reimbursement under Documentary credit-gọi tắt URR”. -Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms- INCOTERMS). 1.2 TỔNG QUAN VỀ TTBM 1.2.1 Cơ sở hình thành TTBM Trên thế giới, không có một quốc gia nào lại tự sản xuất mọi thứ mình cần. Điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển và một số các yếu tố khác nữa của những nước khác nhau là khác nhau. Do vậy, các quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau về nhiều loại hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng. “Kết quả là, một nước sẽ nhập được hàng hoá với giá rẻ đồng thời xuất khẩu những hàng hoá có ưu thế về năng suất lao động, tận dụng được lợi thế so sánh trong ngoại thương” [15, tr.83]. Xét ở gốc độ hai nước có chung đường biên giới, với điều kiện địa lý nằm sát nhau là một yếu tố thuận lợi hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá vì vậy buôn bán hàng hoá qua biên giới ngày càng phát triển. Một thương vụ biên mậu kết thúc bằng việc bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng, bên bán giao hàng và nhận tiền theo điều kiện hợp đồng đã ký kết. Thông thường, người bán và người mua không thanh toán tiền trực tiếp cho nhau mà họ thanh toán qua ngân hàng từ đó hình thành nghiệp vụ “Thanh toán biên mậu”. Qua sự phân tích trên cho thấy, TTBM được bắt nguồn từ thương mại biên giới và mục đích của nó là hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước có chung đường biên giới được trôi chảy và thuận tiện. 1.2.2 Khái niệm TTBM Quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới bao gồm nhiều lĩnh vực,
  20. 19 bao gồm kinh tế, chính trị, văn hoá trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là ngoại thương) đóng vai trò quan trọng, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Ngoại thương được hiểu là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia hình thành trên cơ sở nền kinh tế hàng hoá và phân công lao động quốc tế, buôn bán qua biên giới cũng là hoạt động ngoại thương. Như vậy, buôn bán qua biên giới và hoạt động ngoại thương nói chung đều liên quan đến: - Người bán và người mua ở hai nước khác nhau. - Hàng hoá mua bán được dịch chuyển qua biên giới giữa các nước. - Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa TTBM và TTQT nói chung là: Nếu trong TTQT nói chung việc thanh toán phải sử dụng các đồng tiền mạnh, có khả năng tự do chuyển đổi như USD, GBP, EUR, thì trong TTBM không phụ thuộc vào đồng bản tÖ của các nước có phải là các đồng tiền mạnh hay không mà vẫn sử dụng thanh toán. Trong đó, đồng tiền của nước có vị thế kinh tế cao hơn sẽ được sử dụng thông dụng hơn. Theo hình thức này thì ngoại tệ chỉ xuất hiện vào thời điểm cuối cùng sau mỗi chu kỳ thanh toán khoản chênh lệch ròng. - Do đặc điểm có thể thanh toán bằng đồng bản tệ của các nước có chung biên giới nên Ngân hàng ở các nước này được phép mở tài khoản bằng đồng tiền của nước kia, nhằm phục vụ cho việc thanh toán thuận tiện. Đồng thời như vậy không chỉ các Ngân hàng mà cá nhân doanh nghiệp đều có thể giao dịch trực tiếp với Ngân hàng thông qua tài khoản của mình. - Ngôn ngữ sử dụng trong TTBM là ngôn ngữ của hai nước có chung
  21. 20 biên giới hoặc theo thoả thuận của hai bên. Chính những đặc điểm riêng biệt trên mà TTBM đã giúp cho quan hệ thương mại Việt – Trung và tương lai là với cả Lào, Campuchia phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. Từ sự phân tích trên đi đến khái niệm: Thanh toán biên mậu là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền lợi về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các chủ thể của hai nước có chung biên giới thông qua quan hệ giữa các ngân hàng mà đồng tiền sử dụng trong thanh toán là một trong hai đồng bản tệ của nước có chung biên giới. 1.2.3 Vai trò của TTBM - TTBM góp phần khai thông hoạt động thanh toán đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu khu vực biên giới nối liền. Để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại khu vực biên giới phát triển thuận lợi, khuyến khích xuất khẩu quản lý tốt nhập khẩu, chống buôn lậu và góp phần ổn định tiền tệ biên giới, Chính phủ các nước có chung biên giới đã thực hiện ký kết hiệp định thương mại. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương các nước có chung biên giới đã ký Hiệp định thanh toán và hợp tác để hướng dẫn thi hành Hiệp định thương mại quy định rõ các hình thức thanh toán phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu khu vực biên giới cửa khẩu [17, tr.9-10]. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thanh toán của dân cư và các doanh nghiệp, các NHTM tại các tỉnh có chung biên giới đã đàm phán thống nhất việc mở tài khoản song phương giữa các chi nhánh và tổ chức thực hiện TTBM, tạo điều kiện cho dân cư và các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán hàng hoá dịch vụ qua cửa khẩu quốc tế thực hiện thanh toán bù trừ thanh toán chuyển khoản qua NHTM, không phải vận chuyển tiền mặt qua biên giới để mua hàng hoặc nhận tiền hàng, thiết lập quan hệ đại lý giữa các NHTM hai
  22. 21 bên biên giới phù hợp với quy định về thanh toán quốc tế và yêu cầu quản lý ngoại tệ, tiền tệ biên giới góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế và thực chất đã khai thông và thúc đẩu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - TTBM thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại khu vực biên giới Do hoạt động thanh toán được khai thông mà hoạt động kinh tế thương mại giữa các doanh nghiệp được thuận lợi. Hàng hoá được lưu thông trao đổi ngày càng lớn, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của các địa phương được khai thác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu biên giới giữa các tỉnh chung biên giới ngày càng sôi động [17, tr.10]. - TTBM tăng cường quan hệ hợp tác giữa các Ngân hàng Việt Nam với các Ngân hàng thương mại khu vực biên giới Thị trường dịch vụ Ngân hàng và nhu cầu thanh toán XNK của các doanh nghiệp tại các cửa khẩu quốc tế ngày càng lớn và khẩn trương. Do đó việc thiết lập quan hệ hợp tác thanh toán với các NHTM khu vực biên giới là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của NHTM, nhằm phát triển dịch vụ, mở rộng kinh doanh ngoại tệ, thanh toán biên mậu và thanh toán quốc tế. - TTBM góp phần tăng cường quản lý ngoại tệ và tiền tệ khu vực biên giới Hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá tại các khu vực cửa khẩu biên giới đất liền của dân cư đã xuất hiện từ lâu đời và luôn gắn với thanh toán bằng tiền mặt theo tập quán buôn bán nhỏ lẻ và thói quen sử dụng tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý của cư dân biên giới [17, tr.11]. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển của ngoại thương, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại của thương nhân khu vực biên giới ngày càng
  23. 22 lớn, do đó việc quản lý tiền tệ và ngoại tệ biên giới đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương nói chung và là nhiệm vụ của ngành Ngân hàng, trong đó các NHTM nơi trực tiếp triển khai các hoạt động thu đổi ngoại tệ và tổ chức các nghiệp vụ thanh toán có vai trò quan trọng. Để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và TTBM, các NHTM đã lập các bàn thu đổi ngoại tệ đáp ứng yêu cầu quản lý ngoại tệ và tiền tệ biên giới tại các khu vực Cửa khẩu quốc tế, các điểm thăm quan du lịch và một số điểm có nhu cầu dịch vụ thu đổi ngoại tệ, triển khai các dịch vụ thu đổi ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu, phục vụ dân cư và các doanh nghiệp khu vực biên giới [17, tr.11]. - TTBM tạo tiền để hình thành phương thức thanh toán của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN. Thanh toán biên giới bằng bản tệ cũng là sự thí điểm trong việc dùng đồng Việt Nam trong thanh toán xuất nhập khẩu với các nước chung biên giới, không có ngoại tệ tự do chuyển đổi trong thanh toán xuất nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ mạnh chi cho nhập khẩu hàng hoá. Kế hoạch hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN vào năm 2010 đã đặt ra yêu cầu sử dụng một đồng tiền thanh toán riêng của các nước tham gia. Điều này hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực, bởi sau sự ra đời của đồng EURO, thế giới đang hình thành ý tưởng ra đời các thị trường khu vực, dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào một đồng tiền bá chủ và hình thành nên kết cấu tiền tệ đa cực. Trong tương lai, cùng với sự tăng cường thực lực Trung Quốc và các nước ASEAN, việc cho ra đời một đồng tiền chung trong khu vực là điều hoàn toàn có thể trở thành hiện thực trong tương lai. 1.2.4 Đặc điểm của TTBM So với thanh toán quốc tế (thanh toán theo thông lệ quốc tế), TTBM có
  24. 23 những đặc điểm sau: - TTBM gắn liền với hoạt động buôn bán qua biên giới. Khu vực biên giới đều cách xa trung tâm kinh tế chính trị, có nhiều khu hành chính phân cách, bất lợi cho vị trí địa lý kinh tế. Như vậy, quá trình tổ chức các hoạt động thanh toán biên mậu sẽ không có điều kiện và cơ hội thuận lợi. - Chủ thể tham gia vào hoạt động TTBM thuộc hai quốc gia có chung đường biên giới. Trong đó, khu vực biên giới nước láng giềng có hoàn cảnh văn hoá, xã hội và tự nhiên tương tự như nhau, nhân dân biên giới hai nước có ngôn ngữ văn hoá, tập quán sinh sống, truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng gần giống nhau hoặc tương tự nhau, có mỗi liên hệ mật thiết với nhau. - Đồng tiền sử dụng trong TTBM là đồng bản tệ của nước có chung biên giới. Trong đó, đồng tiền của nước có vị thế kinh tế cao hơn sẽ được sử dụng thông dụng hơn. - Ngôn ngữ sử dụng trong TTBM là ngôn ngữ của hai nước có chung biên giới hoặc theo thoả thuận của hai bên. - Phương thức giao dịch trực tiếp,qua mạng viễn thông quốc tế SWIFT và cả qua mạng Internet. - Hành động theo thoả thuận giữa các chủ thể tham gia, trên cơ sở thông lệ quốc tế và các thoả thuận song phương của Chính phủ hai nước. 1.2.5 Điều kiện tổ chức TTBM 1.2.5.1 Đối với NHTM - NHTM tham gia TTBM trực tiếp phải có trụ sở hoạt động kinh doanh gần biên giới, cửa khẩu, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ qua biên giới. - NHTM tham gia TTBM trực tiếp phải tiến hành ký kết thoả thuận hợp
  25. 24 tác TTBM đối tác nước ngoài có chung đường biên giới. - Các chi nhánh NHTM ở các tỉnh xa khu vực biên giới cửa khẩu muốn thực hiện các nghiệp vụ TTBM phục vụ khách hàng của mình, phải ký kết hợp đồng đại lý uỷ thác thanh toán với các NHTM tham gia TTBM trực tiếp - Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ TTBM, thông thạo ngoại ngữ của nước có chung biên giới và nắm rõ quy trình thủ tục thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới để giao dịch với ngân hàng đối tác, tư vấn và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng. 1.2.5.2 Đối với khách hàng Cũng giống như thanh toán quốc tế, khách hàng muốn sử dụng nghiệp vụ TTBM phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý, cụ thể: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu, giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) - Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, kế toán trưởng. - Điều lệ hoạt động của Công ty (nếu có) - Mẫu dấu chữ ký đăng ký tại NHTM 1.3 CÁC HÌNH THỨC TTBM Hiện nay, các NHTM khu vực biên giới cửa khẩu đã đàm phán và ký kết với các ngân hàng đối tác (cụ thể là các NHTM Trung Quốc) 7 hình thức TTBM, đó là: 1.3.1 Hối phiếu ngân hàng Hối phiếu ngân hàng là chứng từ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho người chuyển tiền để trích tiền tại tài khoản của ngân hàng phát hành mở tại Ngân hàng đối tác chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.
  26. 25 Hối phiếu được sử dụng đối với đồng bản tệ của nước có chung biên giới. Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của Hối phiếu ngân hàng do các NHTM khu vực biên giới quy định trong các thoả thuận hợp tác TTBM, thường thì Hối phiếu Ngân hàng có giá trị trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký phát, nếu ngày đến hạn là ngày nghỉ, ngày lễ tết được tính vào ngày làm việc tiếp theo. Hối phiếu quá hạn chỉ có thể làm thủ tục thoái phiếu. Hối phiếu ngân hàng được nhất loạt ghi tên, ký hậu chuyển nhượng một lần. Tại ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành sau khi thụ lý đề nghị phát hành hối phiếu, kiểm tra không sai sót, nhận đủ tiền của khách hàng thì tiến hành kí phát hối phiếu cho khách. Nội dung chủ yếu của Hối phiếu Ngân hàng bao gồm: - Ngày tháng phát hành, - Số hối phiếu, - Người thụ hưởng, - Tài khoản hoặc số Chứng minh thư của người thụ hưởng, - Ngân hàng của người thụ hưởng, - Ngân hàng trả tiền, - Người chuyển tiền, - Tài khoản hoặc địa chỉ của người chuyển tiền, - Nội dung chuyển tiền, - Số tiền bằng số và bằng chữ, - Thời hạn hiệu lực.
  27. 26 Mỗi bộ hối phiếu ngân hàng gồm ba liên đều được ký hiệu mật, có dấu và chữ ký của người có quyền. Dấu và chữ ký phải khớp với mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng đối tác. Hối phiếu yêu cầu phải có nội dung hoàn chỉnh, chữ số, dấu và chữ ký rõ ràng, kí hiệu mật chính xác, không được tẩy xoá sửa chữa. Sau khi ký phát hối phiếu, ngân hàng giao liên 1 cho khách hàng, liên 2 cho ngân hàng đối tác, liên 3 lưu tại ngân hàng phát hành. Tại ngân hàng trả tiền: khi nhận được liên 1 và liên 2 hối phiếu (một liên do khách hàng mang đến, một liên nhận từ ngân hàng phát hành). Ngân hàng trả tiền tiến hành đối chiếu và kiểm tra tính xác thực của hối phiếu như : ký hiệu mật, dấu và chữ ký, nếu nội dung hoàn toàn xác thực, hợp lệ mới được thanh toán cho khách hàng. 1.3.2 Thanh toán bằng chứng từ chuyển tiền Biên mậu Chứng từ chuyển tiền biên mậu là chứng từ chuyển tiền do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người chuyển tiền nhằm thực hiện việc thanh toán cho người thụ hưởng thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác. Đồng tiền áp dụng trong thanh toán là bản tệ của nước có chung biên giới. Phạm vi áp dụng: áp dụng trong việc thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc các mục đích hợp pháp khác của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân có yêu cầu TTBM. Thời hạn hiệu lực của chứng từ chuyển tiền biên mậu trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát hành. Nếu ngày hiệu lực cuối cùng trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ tết của hai bên sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo. Chứng từ quá hạn phải làm thủ tục thoái phiếu. Tại ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành sau khi nhận được đề
  28. 27 nghị phát hành chứng từ chuyển tiền, nhận đủ tiền của khách thì phát hành chứng từ cho khách hàng. Nội dung của chứng từ chuyển tiền biên mậu. - Ngày, tháng, năm phát hành, - Số chứng từ, - Tên người chuyển tiền, - Tài khoản hoặc CMT của người chuyển tiền, - Tên người nhận tiền, - Tài khoản hoặc CMT của người nhận tiền, - Ngân hàng phục vụ người nhận tiền, - Số tiền chuyển bằng số và bằng chữ, - Nội dung chuyển tiền, - Thời hạn hiệu lực của chứng từ chuyển tiền. Một bộ chứng từ chuyển tiền được phát hành 3 liên, được ký hiệu mật, có dấu và 2 chữ ký của ngân hàng phát hành, chữ ký và dấu phải khớp đúng với chữ ký và dấu đã đăng ký tại ngân hàng đối tác. Bề mặt chứng từ ký phát phải có nội dung hoàn chỉnh, chữ số, dấu và chữ ký rõ ràng, ký hiệu mật chính xác không được tẩy xoá, sửa chữa Sau khi phát hành chứng từ chuyển tiền biên mậu, ngân hàng giao liên 1 chứng từ chuyển tiền cho khách hàng, liên 2 cho ngân hàng đối tác, liên 3 lưu tại ngân hàng phát hành. Tại ngân hàng thanh toán: khi nhận được 2 liên chứng từ chuyển tiền biên mậu (Một liên do khách hàng mang tới, một liên nhận từ ngân hàng đối
  29. 28 tác) thì tiến hành đối chiếu, kiểm tra phù hợp thì trả tiền cho khách hàng. Khi chứng từ chuyên dùng biên mậu quá hạn trả tiền hoặc vì nguyên nhân nào đó người chuyển tiền yêu cầu thoái phiếu, phải mang Liên 1 chứng từ và đơn xin thoái phiếu đến ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành sau khi nhận được đề nghị thoái phiếu phải thông báo cho ngân hàng chuyển đến và yêu cầu thoái phiếu. Ngân hàng thanh toán phải kịp thời chuyển trả lại Liên 2 cho ngân hàng phát hành. 1.3.3 Chứng từ thanh toán thƣơng vụ Chứng từ thanh toán thương vụ (dưới đây gọi tắt là chứng từ thương vụ), là chứng từ do người mua hàng đề nghị ngân hàng ký phát nhằm khẳng định mình có đủ năng lực thanh toán. Khi hợp đồng mua bán được thực hiện, nó cũng là công cụ để trả tiền. Như vậy, người mua hàng phải nộp tiền vào ngân hàng để ngân hàng sẽ ký phát chứng từ thương vụ cho người bán. Đồng tiền áp dụng trong thanh toán là bản tệ của nước có chung biên giới. Thời hạn hiệu lực: trong vòng mười ngày kể từ ngày kí phát, nếu ngày hiệu lực cuối cùng trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ tết của hai bên sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo. Chứng từ quá hạn phải làm thủ tục thoái phiếu. Tại ngân hàng phát hành: sau khi nhận được đề nghị phát hành chừng từ thương vụ, ngân hàng kiểm tra hợp lệ, hợp pháp, nhận đủ tiền thì phát hành chứng từ cho người thụ hưởng. Nội dung của chứng từ thương vụ: - Ngày, tháng năm phát hành, - Tên, địa chỉ của người chuyển tiền, - Số tiền đảm bảo thanh toán (bằng số và bằng chữ),
  30. 29 - Người chuyển tiền sơ ký, - Tên và địa chỉ của người thụ hưởng - Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, - Thời hạn hiệu lực. Chứng từ thương vụ được phát hành 4 liên tính ký hiệu mật, được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền, dấu và chữ ký phải phù hợp với dấu và chữ ký mẫu đã đăng ký tại ngân hàng đối tác. Liên một giao cho khách hàng đề nghị, liên hai và ba giao cho ngân hàng đối tác, liên bốn lưu tại ngân hàng phát hành. Chứng từ phải có nội dung hoàn chỉnh, chữ số, dấu và chữ ký phải rõ ràng, chuẩn xác, không được sửa chữa, tẩy xoá. Tại ngân hàng trả tiền: khi nhận được liên 1 chứng từ thương vụ do khách hàng mang đến, Ngân hàng tiến hành kiểm tra nội dung phù hợp với liên 2 và 3 do ngân hàng phát hành chuyển tới, sau khi kiểm tra các yếu tố trên, nếu nội dung hoàn chỉnh, hợp lệ thì làm thủ tục thanh toán cho khách hàng. Sau khi thanh toán, ngân hàng thanh toán mang liên 3 chứng từ đã xác nhận số tiền thanh toán thực tế giao lại cho ngân hàng phát hành để làm cơ sở ghi có cho tài khoản ngân hàng thanh toán. 1.3.4 Thƣ bảo lãnh TTBM Thư bảo lãnh này do ngân hàng phát hành căn cứ theo đề nghị của nhà nhập khẩu để chứng minh cho nhà xuất khẩu thấy khả năng tài chính của mình, đồng thời bảo đảm khi nhà xuất khẩu thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thương mại thì nhà nhập khẩu thực hiện trả tiền theo quy định. Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện được nghĩa vụ trả tiền thì ngân hàng phát hành sẽ đứng ra thực hiện việc trả tiền thay cho nhà nhập khẩu [17, tr. 19].
  31. 30 Đồng tiền áp dụng trong thanh toán là bản tệ của nước có chung biên giới. Thư bảo lãnh thanh toán biên mậu có thể phát hành bằng thư hoặc bằng điện thông qua mạng SWIFT. Tại ngân hàng phát hành thư bảo lãnh: khi thụ lý đề nghị phát hành thư bảo lãnh và hồ sơ liên quan nếu đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, ngân hàng phát hành yêu cầu khách hàng nộp 100% tiền ký quỹ và phát hành thư bảo lãnh thanh toán cho người thụ hưởng. Nội dung chủ yếu của thư bảo lãnh: - Số chứng từ - Ngày, tháng, năm phát hành thư bảo lãnh - Tên ngân hàng phát hành - Người đề nghị bảo lãnh, địa chỉ - Người nhận bảo lãnh - Số tiền bảo lãnh, nội dung bảo lãnh. Thư bảo lãnh thanh toán được lập thành 4 liên, được tính ký hiệu mật, có dấu và hai chữ ký của người có quyền khớp với mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký. Cả 4 liên được chuyển giao cho ngân hàng xác nhận thư bảo lãnh. Thư bảo lãnh phải có nội dung hoàn chỉnh, chữ số rõ ràng, ký hiệu mật chính xác, không được tẩy xoá, sửa chữa. Nếu không, thư bảo lãnh sẽ vô hiệu lực và phải phát hành lại. Tại ngân hàng xác nhận thư bảo lãnh: Nhận được 4 liên thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đối tác yêu cầu xác nhận, tiến hành xác nhận thư bảo lãnh và xử lý các liên chứng từ như sau: liên một và bốn trả lại ngân hàng phát hành, liên hai thông báo cho người nhận bảo lãnh (người thụ
  32. 31 hưởng), liên ba lưu và theo dõi tại ngân hàng xác nhận Khi nhận được liên hai thư bảo lãnh TTBM, người thụ hưởng lập bộ chứng từ đòi tiền xuất trình tại Ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác nhận kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền, nếu hoàn toàn phù hợp thì lập thư yêu cầu trả tiền kèm bộ chứng từ gửi ngân hàng đối tác yêu cầu trả tiền. Ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ cùng thư yêu cầu trả tiền do ngân hàng đối tác chuyển đến. Trong vòng 3 ngày làm việc, ngân hàng phát hành thực hiện kiểm tra nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp sẽ dùng tiền ký quỹ để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nếu bộ chứng từ không phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thông báo bằng văn bản cho nhà nhập khẩu và ngân hàng xác nhận. Trong vòng 3 ngày làm việc tiếp theo, nhà nhập khẩu phải chỉ thị bằng văn bản cho ngân hàng phát hành về việc có tiếp tục thanh toán nữa hay không. Huỷ thư bảo lãnh Nếu thư bảo lãnh quá thời hạn hiệu lực 1 tháng mà ngân hàng phát hành vẫn không nhận được bộ chứng từ đòi tiền từ ngân hàng xác nhận, thì không kể khách hàng có yêu cầu hay không, ngân hàng phát hành vẫn có thể làm thủ tục huỷ thư bảo lãnh và giải toả tiền ký quỹ cho khách hàng. Nếu thư bảo lãnh vẫn trong thời hạn hiệu lực hoặc hết thời hạn hiệu lực chưa qúa một tháng mà người nhập khẩu chủ động đề nghị ngân hàng huỷ thư uỷ thác. Ngân hàng phát hành phải thông báo bằng thư hoặc bằng điện có ký hiệu mật cho ngân hàng xác nhận đề nghị xin ý kiến của nhà xuất khẩu. Khi có ý kiến đồng ý trả lời bằng văn bản của ngân hàng xác nhận thì ngân hàng phát hành mới được làm thủ tục huỷ thư bảo lãnh và giải toả tiền ký quỹ cho khách hàng.
  33. 32 1.3.5 Chuyển tiền điện biên mậu qua mạng SWIFT Thanh toán bằng điện chuyển tiền biên mậu là phương thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng thông qua mạng SWIFT. - Ngôn ngữ là tiếng Anh - Đồng tiền áp dụng là bản tệ của nước có chung biên giới Phạm vi sử dụng: Dùng cho khách hàng hai bên có thanh toán biên mậu, các đơn vị, tổ chức làm công tác XNK và các hộ kinh doanh cá thể. Chuyển tiền cho khách hàng sử dụng mẫu điện MT103, các khoản điều chuyển vốn của mỗi ngân hàng sử dụng mẫu điện MT202. 1.3.6 Thƣ tín dụng biên mậu (L/C) Thư tín dụng biên mậu là lời đảm bảo bằng văn bản do ngân hàng phát hành căn cứ đề nghị của khách hàng (nhà nhập khẩu) cam kết chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng biên mậu. Đặc điểm thư tín dụng biên mậu: - Ngôn ngữ là tiếng Anh. - Đồng tiền áp dụng là bản tệ của nước có chung biên giới. 1.3.7 Thanh toán biên mậu qua Internet Banking Lệnh giao dịch qua Internet Banking là lệnh chi, các giấy báo có, các điện tra soát và các loại điện mà các ngân hàng gửi cho nhau thông qua Internet Banking. Việc sử dụng Internet Banking sẽ hạn chế được quá trình thanh toán thủ công, rút ngắn thời gian trao đổi chứng từ qua biên giới và giảm thiểu được
  34. 33 rủi ro. Thanh toán biên mậu qua Internet Banking cho phép đối chiếu chứng từ thanh toán, số dư, in chứng từ Ngoài ra cũng giúp các ngân hàng thuận tiện trong việc mua bán ngoại tệ, trực tiếp điều tiết vốn giữa các ngân hàng. Đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu về mức độ an toàn,bảo mật. 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TTBM 1.4.1 Các nhân tố chủ quan - Chính sách khách hàng của Ngân hàng TTBM là một nghiệp vụ còn khá mới mẻ nhất là đối với những chi nhánh Ngân hàng không ở khu vực gần biên giới, thực hiện TTBM theo hình thức ủy thác thanh toán. Chính vì vậy, chính sách Ngân hàng có hợp lý hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động TTBM. Ngân hàng đưa ra những chính sách quản lý chung đối với toàn bộ hoạt động TTQT, trong đó có TTBM, Ngân hàng cần có quy trình và cơ chế hướng dẫn thực hiện TTBM thống nhất, linh hoạt, thuận tiện phù hợp vơi nhu cầu của khách hàng. Dần dần thu hút, thay đổi thói quen và lấy được lòng tin từ phía khách hàng. Ngân hàng cũng hết sức chú ý tới việc xây dựng chính sách tỷ giá riêng trên cơ sở tham chiếu tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố. Đặc biệt đối với tỷ giá giữa VND và đồng tiền các nước chung biên giới vì thực chất đây không phải là những đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi, do đó tỷ giá thường xuyên biến động lớn, gây rủi ro trong thanh toán và hạn chế việc sử dụng phương thức thanh toán L/C. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần có những chính sách nâng cao uy tín Ngân hàng, thực hiện chính sách khách hàng, marketing cho dịch vụ thanh toán này và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận như tín dụng, bộ phận phụ trách các bàn thu đổi ngoại tê,
  35. 34 - Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cán bộ ngân hàng Con người luôn là yếu tố quyết định tới mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Công nghệ hiện đại cũng là do con người sáng tạo ra và chỉ có con người mới có thể đưa công nghệ đó vào sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả của nó. TTQT nói chung và TTBM nói riêng là hoạt động rất phức tạp và đối mặt với nhiều rủi ro như đã phân tích ở phần trên, do vậy càng đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao. Họ có thể là những người tạo nên sự thành công của mọi hoạt động, nhưng cũng có thể làm cho chúng trở nên chậm chạp, thiếu chính xác hay thậm chí là gây những tổn thất lớn. Do đó Ngân hàng luôn phải chú trọng tới việc đào tạo cán bộ nhân viên để họ làm việc chuyên nghiệp, hiểu rõ quy trình nghiệp vụ thanh toán, tránh xảy ra sai sót gây ách tắc trong quá trình thanh toán. - Sự phát triển của công nghệ thông tin. Trong bất kể lĩnh vực nào thì công nghệ luôn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Đối với ngành Ngân hàng cũng vậy, với công nghệ hiện đại là điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhất là với những dịch vụ mới như TTBM. Muốn phát triển TTBM rất cần tới sự hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin sao cho ngày càng toàn diện, đồng bộ, tăng mức độ tự động hóa. Chỉ như vậy mới có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ, mở rộng các phương thức thanh toán với các tính năng nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn tiết kiệm chi phí. - Mạng lưới chi nhánh và hệ thống Ngân hàng đại lý. Đối với hoạt động TTBM nếu thực hiện tại các Ngân hàng ủy thác thanh toán thì hệ thống Ngân hàng đại lý đại các cửa khẩu là hết sức quan trọng. Với mạng lưới chi nhánh rộng lớn sẽ giúp cho hoạt động thanh toán diễn ra thông suốt, nhanh chóng, dễ dàng, giảm tối đa khâu trung gian, tiết
  36. 35 kiệm chi phí và thực hiện trên địa bàn rộng lớn. Đồng thời đó cũng là yếu tố nâng cao uy tín, vị thế cạnh tranh của Ngân hàng, từ đó có thể thu hút nhiều khách hàng tham gia giao dịch thanh toán. - Khả năng tài chính của Ngân hàng. Trong hoạt động TTQT nói chung, các quan hệ giao dich buôn bán luôn diễn ra giữa những khách hàng khác quốc gia, sử dụng các đồng tiền khác nhau để chi trả trong khi đó họ lại không có sẵn ngoại tệ phục vụ cho những nhu cầu đó. Thanh toán qua biên giới có một vì điểm khác, các cá nhân, doanh ngiệp được mang một lượng ngoại tệ nhất định qua biên giới và có thể thanh toán trực tiếp với nhau, khi sử dụng dịch vụ TTBM qua Ngân hàng thì khách hàng có thể thanh toán bằng chính đồng bản tệ. Như vậy sẽ tiêt kiệm được lượng ngoại tệ lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán phức tạp như L/C thì đòi hỏi Ngân hàng cũng cần có nguồn lực tài chính vững mạnh để có thể cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ khi cần thiết. 1.4.2 Các nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế, chính trị của các nước Mặc dù chỉ là hoạt động thanh toán giữa các nước có chung biên giới nhưng TTBM cũng chịu tác động lớn của môi trường kinh tế chính trị các nước. Khi kinh tế phát triển, chế độ chính trị ổn định, không xảy ra những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo hay chiến tranh biên giới thì hoạt động giao lưu buôn bán giữa các nước sẽ bị hạn chế. Trong khi các nước có chung biên giới tương lai sẽ là đối tác quan trọng hàng đầu với Việt Nam. Một sự biến động về chính trị của nước bạn cũng như của nước ta đều gây ngưng trệ tới thanh toán, ảnh hưởng tới những thỏa thuận của hai bên.
  37. 36 Bên cạnh đó các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng lớn tới TTBM. Bởi lẽ các chính sách vĩ mô của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng từ đó dẫn đến sự biến động của doanh số, số lượng, và phí thu được từ hoạt động TTBM. Chính sách kinh tế phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có được hàng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đồng thời mở rộng thị trường tìm kiếm các bạn hàng mới. Còn ngược lại sẽ cản trợ hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Môi trường pháp lý TTBM đến nay đã đi vào hoạt động được 12 năm, nhưng thực tế cho thấy vẫn chưa có luật điều chỉnh, các thủ tục còn rườm rà, nhiều bất cập. Vì vậy để hoạt động TTBM có thể phát triển, quan hệ giao lưu buôn bán giữa các nước có chung biên giới được đấy mạnh, đòi hỏi xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp. Đồng thời với hệ thống luật pháp rõ rang cũng sẽ giúp cho NHNN thực hiện chức năng quản lý trên lĩnh vực tiền tệ, kiểm soát được việc buôn gian bán lận tại các cửa khẩu kinh tế. Khi nói đến môi trường pháp lý trong TTBM cũng cần quan tâm tới vấn đề hải quan. Hiện nay các thủ tục hải quan còn khá rườm rà, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu giao dịch khách hàng qua ngân hang. Khi có chính sách thông thoáng sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc thanh toán. Nhờ đó mà có thể quản lý chặt chẽ việc vận chuyển tiền mặt, hay buôn lậu qua biên giới. - Khách hàng Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đều nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hoạt động TTBM có phát triển được hay không phụ thuộc lớn vào việc khách hàng tới đăng ký giao dịch. Hiện nay, tư thương không có
  38. 37 đăng ký kinh doanh và trốn thuế nên không thanh toán qua ngân hàng. Điều này hạn chế việc mở rộng TTBM. Bên cạnh đó, khách hàng mới chủ yếu sử dụng TTBM với phương thức chuyển tiền nên uy tín của khách hàng hai bên là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn buôn bán lâu dài, tin tưởng lẫn nhau.
  39. 38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI NHNo&PTNT VN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VN 2.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (VBARD) có tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đã qua hai lần đổi tên. Lần thứ nhất, NHNo&PTNT VN có tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Ngân hàng đã chính thức có tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như ngày nay. Ngày 05/06/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT VN tại Quyết định số 571/2002/QĐ- NHNN. Theo Điều lệ, NHNo&PTNT VN là doanh nghiệp Nhà nước loại đặc biệt tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động 99 năm, trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội (nay là số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội), có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết qủa kinh doanh, bảo toàn và phát
  40. 39 triển vốn. NHNo&PTNT VN là ngân hàng thương mại quốc doanh, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng theo điều lệ. Hiện nay, NHNo&PTNT VN là ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam. Đây là ngân hàng thương mại lớn có địa bàn hoạt động rộng khắp Việt Nam, được tổ chức theo cơ cấu Trụ sở chính, 2 Văn phòng đại diện, 148 Chi nhánh cấp I, 868 Chi nhánh cấp II, và 824 Phòng giao dịch. Ngân hàng có 8 Công ty hạch toán độc lập với 29.451 cán bộ. Đến cuối năm 2007, vốn tự có đạt 14.551 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 7.411 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động 295.048 tỷ đồng, tổng dư nợ 281.869 tỷ đồng, thu nhập trước thuế 2.052 tỷ đồng [9]. NHNo&PTNTVN có số lượng khách hàng lớn nhất thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng chủ yếu là hộ sản xuất (khoảng hơn 10 triệu khách hàng, trong đó: 12.000 doanh nghiệp, 1.500 công ty cổ phần; số còn lại gồm tư nhân, cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác ).Việc tổ chức mô hình thanh toán cũng có nhiều đặc điểm không giống với các NHTM khác ở Việt Nam [9]. NHNo&PTNT VN luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Thực hiện nối mạng từ Trụ sở chính đến các chi nhánh trong toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo&PTNT VN hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với vị thế là NHTM lớn nhất Việt nam, NHNo&PTNT VN đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp
  41. 40 hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước, đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ NHNo&PTNT VN là một NHTM nhà nước hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng là nhận tiền gửi, cho vay, tài trợ thương mại và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, bằng cả nội tệ và ngoại tệ, cho các nghiệp vụ bán lẻ, bán buôn và ngân hàng quốc tế, ngoài các nghiệp vụ truyền thống còn phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đa năng, cụ thể là: - Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành giấy tờ có giá, nhận vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn từ các tổ chức tín dụng. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn từ nguồn vốn của NHNo, nguồn vốn uỷ thác đầu tư và thực hiện chính sách của Nhà nước. - Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho khách hàng. - Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần. - Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý. - Kinh doanh chứng khoán, môi giới phát hành chứng khoán. Mỗi chi nhánh hoạt động như một đơn vị riêng biệt và độc lập và có thể cung cấp hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác nhau. Các chi nhánh có thể có trách nhiệm vận hành và chỉ đạo đối với các chi nhánh phụ thuộc, các phòng giao dịch .
  42. 41 2.1.3 Thực trạng kinh doanh của NHNO&PTNT trong những năm gần đây 2.1.3.1 Huy động vốn, đầu tƣ vốn Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thuận lợi do sự phát triển chung của kinh tế đất nước mang lại, NHNNo&PTNT VN phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro như: nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp nhà nước, sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM trên địa bàn, nhất là các NHTM quốc doanh, cổ phần, nước ngoài như liên tục nâng lãi suất huy động vốn, có khi cao hơn cả lãi suất Thống đốc NHNN VN quy định; một số cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng ngân hàng khi triển khai còn nhiều vướng mắc; cơ sở vật chất và kỹ thuật vẫn chưa thực sự đồng bộ so với tầm hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ biết nắm chắc thời cơ và tận dụng những thuận lợi mà mình có được nên NHNo&PTNT VN đã từng bước vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh đề ra từ năm 2002 đến nay. Trong những năm qua, NHNo&PTNT VN liên tục khai thác nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng trong đó chú ý cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất, tăng cường kinh doanh ngoại tệ đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu xuất, nhập khẩu. Tình hình huy động nguồn vốn và dư nợ của NHNNo&PTNT VN được thể hiện qua bảng số liệu sau:
  43. 42 Bảng 2.1: Tình hình huy động nguồn vốn và dƣ nợ của NHNo&PTNT VN (đơn vị: tỷ VND) Nguồn vốn Dƣ nợ Tỷ lệ Năm Doanh số Tăng trưởng (%) Doanh số Tăng trưởng (%) DN/NV (%) 2002 100.078 88.379 88,31 2003 131.628 31,53 106.898 20,95 81,21 2004 158.413 20,35 139.381 30,39 87,99 2005 190.657 20,35 180.037 29,17 94,43 2006 201.813 31,60 188.007 33,30 93,16 2007 295.048 281.869 95,53 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN) Qua bảng 2.1, có thể biểu diễn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dư nợ giai đoạn (2002 – 2007) tại NHNo&PTNT VN như sau: 300000 250000 200000 150000 Nguån vèn 100000 D• nî 50000 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn, dƣ nợ 2002-2007
  44. 43 Qua biểu đồ 2.2 thấy rằng, tổng nguồn vốn có mức tăng trưởng mạnh, giai đoạn 2002 – 2007 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng gần 30% năm. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2007 đạt 295.048 tỷ VND, tăng 31,6% so với năm 2006 và tăng hơn 2,95 lần so với năm 2002. Dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30%. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đến 31/12/2007 đạt 281.869 tỷ VND tăng 33,3% so với năm 2006, đặc biệt tăng hơn 8 lần so với năm 2002. NHNo&PTNT VN luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng cho vay cao, vững chắc và đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn luôn giữ ở mức ổn định khoảng trên dưới 90%. Nợ xấu tính đến 31/12/2007 là 4.589 tỷ, chiếm 1.63% dư nợ cho vay. 2.1.3.2 Kinh doanh đối ngoại “Tính đến thời điểm hiện nay, NHNo&PTNT đã tiếp cận và triển khai luỹ kế 111 dự án với tổng số vốn 4,1 tỷ USD, số vốn qua NHNo&PTNT là 3,1 tỷ USD, đã giải ngân được 1,1 tỷ USD” [8]. Hoạt động kinh doanh đối ngoại là một nghiệp vụ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế đất nước trong nền kinh tế mở, trong xu thế toàn cầu hoá của thế giới, cũng như với từng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ duy trì được những bước phát triển nhanh và ổn định. Hoạt động thanh toán quốc tế được triển khai an toàn, đúng hướng từ đó thu hút thêm khách hàng, tăng thu dịch vụ, dần hình thành quy trình đầu tư và phục vụ khách hàng khép kín. “Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT trong những năm gần đây phát triển đáng kể, không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng mà còn bán cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng” [8]. Cụ thể là:
  45. 44 Bảng 2.3: Doanh số kinh doanh đối ngoại của NHNo&PTNT VN Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh số TTQT (triệu USD) 2.026 2.929 4.850 5.857 6.141 7.248 Doanh số KDNT (triệu USD) 5.645 8.100 7.981 10.750 10.833 25.125 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh đối ngoại của NHNo&PTNT VN từ 2002-2007) Qua bảng 2.3 thấy rằng, doanh số thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế không ngừng tăng trưởng qua các năm từ 2002 đến nay. Năm 2002 doanh số thanh toán chỉ là 2.026 triệu USD và đã tăng lên tới 7.248 triệu USD năm 2007, gấp khoảng 3.6 lần. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT VN trong năm những năm qua đã duy trì được doanh số ở mức khá cao. Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 25.125 triệu USD, gấp gần 4,5 lần so với doanh số mua bán ngoại tệ năm 2002 . Tính đến tháng 5/2008, NHNo&PTNT VN đã thiết lập quan hệ đại lý với 938 ngân hàng ở 110 quốc gia trên thế giới. Tóm lại, thời gian gần đây, thị trường tài chính có sự biến động, nhất là giá vàng và giá USD. Hoạt động ngân hàng cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng đặc biệt là hoạt động kinh doanh đối ngoại. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đối ngoại NHNo&PTNT VN vẫn có xu hướng tăng liên tục qua các năm điều này thể hiện sự phấn đấu nỗ lực, chú trọng lĩnh vực dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của các Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT VN. 2.1.3.3 Đánh giá chung kết quả kinh doanh Những mặt làm được - Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN tiếp tục phát triển ổn định và toàn diện, nhiều chỉ tiêu cơ bản vượt mục tiêu của Hội đồng quản trị
  46. 45 đề ra. Chất lượng kinh doanh được đảm bảo, nợ xấu luôn đạt ở mức dưới 3%; đến nay đã giải quyết xong nợ tồn đọng từ năm 2000. - Ngân hàng từng bước đổi mới về quy mô tổ chức, điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo hướng Tập đoàn Tài chính, thực hiện lộ trình cổ phần hóa. Việc đào tạo cán bộ, tạo nguồn nhân lực được chú trọng, từng bước đáp ứng yêu cầu kinh doanh, hội nhập. Việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được tăng cường. - Hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực. - Ngân hàng tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và xây dựng mới quy chế phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế. - Việc phát triển công nghệ thông tin được đẩy mạnh, do đó tạo ra được nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. - Ngân hàng thường xuyên tạo được động lực trong kinh doanh mới, nâng cao được thu nhập cho người lao động và lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu AGRIBANK được đẩy mạnh. Với những đóng góp tích cực và hiệu quả đó, trong năm 2007 NHNo&PTNT Việt Nam đã được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp hạng đứng đầu trong TOP 200 doanh nghiệp Việt Nam và nhận thêm nhiều giải thưởng như: Chứng nhận của Wachovia, N.Y về xử lý xuất sắc các điện thanh toán; Giải thưởng Sao vàng đất Việt Những giải thưởng này, đã khẳng định sự đánh giá cao của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức trong nước đối với NHNo&PTNT VN trong tiến trình đổi mới hoạt động kinh doanh theo hướng hội nhập quốc tế. Việc đánh giá và xếp hạng trên có ý nghĩa to lớn trong việc tôn tạo vị thế và thương hiệu AGRIBANK tại thị
  47. 46 trường trong nước và Quốc tế [9]. Những mặt chưa làm được - Nhịp điệu tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ cho vay trong vài năm gần đây chưa ổn định chắc chắn, do vậy cần tiếp tục có những biện pháp điều hành nhanh nhạy để tạo được sự cân đối lành mạnh. - Một số đơn vị kinh doanh chưa có hiệu quả, chưa chú trọng công tác huy động nguồn vốn ổn định, chất lượng tín dụng chưa tốt, nợ xấu vẫn còn tỷ lệ khá cao so với dư nợ, tài chính khó khăn và chưa vững chắc. - Mô hình, cơ cấu tổ chức còn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa theo kịp so với thông lệ quốc tế. Trình độ cán bộ về cả quản lý và tác nghiệp chưa đáp ứng kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường. - Cơ chế mua bán ngoại tệ chưa linh hoạt, cần chỉnh sửa nhằm thích ứng kịp với những biến động của thị trường ngoại tệ. - Công nghệ thông tin đã được tập trung triển khai, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hỗ trợ phát triển thêm chức năng, tiện ích của sản phẩm. Hệ thống thông tin báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong một môi trường cạnh tranh cao. - Tỷ lệ an toàn vốn chưa đạt mức tối thiểu như quy định. Tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu tạo ra thu nhập trong khi chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra giảm hơn trước. Nguyên nhân tồn tại - Đứng trước sự biến động mạnh của thị trường tài chính, tỷ lệ lạm phát cao cộng với sự ra nhiều các Ngân hàng Cổ phần dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng về vấn đề lãi suất, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
  48. 47 - Trong chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập, khâu dự báo những biến động về nguồn nội tệ, ngoại tệ chưa tốt do thông tin còn hạn chế. Hoạt động phân tích ngành, phân tích đánh giá thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa xây dựng được chiến lược cụ thế về đầu tư tín dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế. - Tiến trình hiện đại hóa ngân hàng và kế toán khách hàng (IPCAS) giai đoạn II còn chậm nên việc mở rộng dịch vụ mới cũng chậm, khả năng cạnh tranh thấp. - Chiến lược đào tạo mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, chưa chú trọng việc đào tạo chuyên sâu cán bộ đầu ngành gồm cả quản lý và tác nghiệp; chưa đáp ứng kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường và yêu cầu cho “Hội nhập”. - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại cơ sở nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa thường xuyên, một số việc khi phát hiện cũng chưa xử lý kiên quyết, chưa thực sự làm tốt công tác cảnh báo, dự báo những rủi ro có thế xảy ra trong hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh. - Hoạt động Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp cao và còn quá mỏng chưa xứng với tầm vóc của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTBM TẠI NHNO&PTNT VN GIAI ĐOẠN (1997 –2007) 2.2.1 Sự ra đời và phát triển của TTBM tại NHNo&PTNT Biên giới trên bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam dài 2373 km. Đường biên giới giữa tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, và Hà Giang dài 1020 km. Đường biên giới Vân Nam với 3 tỉnh Việt Nam là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu dài 1353
  49. 48 km. Giữa Vân Nam và Quảng Tây với Việt Nam đều có đường sắt và đường ôtô, giao thông rất thuận lợi, buôn bán qua biên giới ở đây đã có từ lâu. Cùng với truyền thống gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc Việt- Trung, quan hệ giữa hai nước trở nên mật thiết hơn sau khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức ra thông cáo chung về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào tháng 11/1991, mở ra thời kỳ mới cho quan hệ hợp tác và phát triển. Đến nay trên toàn tuyến biên giới Việt –Trung đã có khoảng 30 cặp cửa khẩu chính thức, trong đó có nhiều cặp cửa khẩu quốc tế như Móng Cái (Quảng Ninh)- Đông Hưng (Quảng Tây), Hữu Nghị (Lạng Sơn)- Bằng Tường (Quảng Tây), Lào Cai- Hà Khẩu (Vân Nam), ngoài ra còn hàng chục chợ biên giới được mở để phục vụ các hoạt động giao lưu hàng hóa giữa dân cư ở khu vực biên giới 2 nước [13]. Nhờ tác động tích cực của mở cửa biên giới với các hoạt động sôi động của thị trường vùng biên, kinh tế của các tỉnh biên giới phía Bắc, đặc biệt là khu vực thị xã, thị trấn, phố chợ, cửa khẩu như Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng, Tân Thanh (Lạng Sơn), Lào Cai, đã có sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, đang chuyển đổi từ tình trạng sản xuất tự cấp tự túc, thiếu đói lương thực nhiều năm hướng sang sản xuất hàng hóa, phát triển mạnh các hoạt động du lịch, thương mại và dịch vụ. Thị trường vùng biên đã thực sự trở thành nhân tố tạo vùng, hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn về trao đổi hàng hóa giữa thị trường Việt Nam - Trung Quốc, thu hút nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước cùng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể nói, sự phát triển hoạt động thương mại qua đường biên giới cùng với sự phát triển phân công lại lao động đã tạo nên những điểm đầu mối quan trọng về luồng hàng hóa, tiền tệ và lưu thông, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng biên giới và ra đời nhiều trung tâm kinh tế quan trọng, tạo điều kiện bảo vệ an ninh biên giới.
  50. 49 Do đặc điểm về địa lý, từ các tỉnh biên giới của Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam hoặc Tứ Xuyên, Thành Đô nếu sử dụng đường bộ và đường sắt vận chuyển hàng hóa qua biên giới Việt Nam thuận tiện và rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận tải bằng đường biển, hàng không. Tuy nhiên, trước năm 1996, việc thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt –Trung chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức: hàng đổi hàng, thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc thanh toán qua tư nhân. Hình thức thanh toán bằng bản tệ của 2 nước (VNĐ và CNY) chưa được phép thực hiện, các hợp đồng mua bán chủ yếu thanh toán không qua ngân hàng. Trong thời gian này, các doanh nghiệp đều phải áp dụng phương thức hàng đổi hàng hoặc thanh toán qua tư nhân gặp rất nhiều khó khăn vì không an toàn, chi phí tăng cao. Hoạt động mua bán, thu đổi tiền tệ ở khu vực biên giới đều do tư thương thao túng, tạo nhiều kẽ hở phát sinh các hiện tượng tiêu cực như lừa đảo, buôn lậu, buôn bán tiền bất hợp pháp, tiêu thụ tiền giả, Đứng trước tình hình trên, ngay từ năm 1991, NHNo&PTNT VN đã thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, xây dựng đề án tổ chức thanh toán biên giới Việt –Trung trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cho phép thực hiện. Tuy nhiên, đến 14/9/1996, Thủ tướng Chính phủ mới có công văn số 4604/VPCP-KHKT chỉ đạo về việc triển khai thí điểm hoạt động thanh toán phục vụ XNK hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc bằng bản tệ. Trên cơ sở đó, NHNo&PTNT VN cùng Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã tổ chức kí kết thỏa thuận hợp tác thương mại giữa hai ngân hàng, bao gồm thỏa thuận ngân hàng đại lý và thỏa thuận hợp tác thanh toán mậu dịch biên giới [10]. Ngay sau đó, các văn bản thỏa thuận hợp tác thanh toán biên giới ở cấp địa phương được ký kết triển khai thí điểm tại các chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Ninh (1996), Lạng Sơn (1997), Lào Cai (1997), Hà Giang (1998), với các
  51. 50 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc ở khu vực biên giới hai nước. Kết quả sau 3 năm thực hiện thí điểm cho thấy, chủ trương thực hiện nghiệp vụ biên giới là đúng đắn và có hiệu quả tốt, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, tiết kiệm được ngoại tệ, đảm bảo an toàn trong thanh toán, tạo thuận lợi cho công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và chính sách tiền tệ, ngoại hối ở khu vực biên giới. Số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại các chi nhánh biên giới của NHNo&PTNT VN ngày một tăng. Ngày 19/6/2000, Chính phủ đã có văn bản số 2472/VPCP-KTTH cho phép chính thức áp dụng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu biên giới Việt –Trung bằng đồng bản tệ đồng thời với việc cho phép các NHTM thực hiện phương thức thanh toán XNK biên giới Việt – Trung bằng đồng bản tệ, từ giai đoạn năm 2000 đến nay hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện chủ trương tập trung phát triển kinh tế vùng biên giới, mở rộng buôn bán giữa hai nước, thực hiện thông qua việc ký kết các Hiệp định về buôn bán biên giới, Hiệp định thanh toán, Thỏa thuận hợp tác đầu tư và thành lập các khu kinh tế cửa khẩu với các chính sách ưu đãi Nhờ đó, tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2003, NHNo&PTNT VN đã tiếp tục triển khai nghiệp vụ thanh toán XNK biên giới tại Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Bằng và mở rộng quan hệ hợp tác thanh toán với nhiều NHTM khác của Trung Quốc, như Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. Đây được xem như là một thành công lớn, đánh dấu những bước phát triển trong hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam [10]. 2.2.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động TTBM tại NHNo&PTNT hiện nay
  52. 51 - Hiệp định thương mại Việt Trung về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. - Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 11 năm 2006 quy định về quản lý hoạt động thương mại với các nước có chung biên giới. - Hiệp định thanh toán và hợp tác được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa ngày 26 tháng 5 năm 1993. - Thông báo số 2472/VPCP-KHTH của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2000 về việc cho phép thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực biên giới Việt – Trung bằng đồng bản tệ. - Hiệp định thanh toán và hợp tác được ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa ngày 16 tháng 10 năm 2003. - Thỏa thuận hợp tác TTBM giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. 2.2.3 Quy trình nghiệp vụ TTBM tại NHNo&PTNT 2.2.3.1 Quan hệ tài khoản TTBM giữa hai Ngân hàng đối tác Theo thoả thuận hợp tác TTBM giữa NHNo&PTNT VN với các ngân hàng thương mại đối tác (cụ thể là các ngân hàng thương mại Trung Quốc). Các chi nhánh sẽ tiến hành mở cho các NHTM Trung Quốc tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) và ngược lại, phía các NHTM Trung Quốc mở cho các NHTM Việt Nam tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (CNY), tính chất loại tài khoản này luôn dư có, không được dư nợ. Tài khoản tiền gửi được hạch toán như sau:
  53. 52 Bên có ghi: - Các khoản thu tiền bán hàng của người xuất khẩu. - Tiền của NHTM được thực hiện thanh toán biên giới chuyển đến (trong trường hợp Ngân hàng giữ tài khoản làm đại lý thanh toán cho các Ngân hàng đã ký kết thỏa thuận). - Tiền mặt bản tệ do ngân hàng đối tác nộp vào tài khoản. - Quy đổi từ số dư tài khoản tiền gửi USD sang tài khoản tiền gửi bằng CNY hoặc VND để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Bên nợ ghi: - Các khoản chi thanh toán tiền hàng và phí liên quan đến người nhập khẩu. - Chi theo yêu cầu của chủ tài khoản. - Trích chuyển cho khách hàng nước ngoài theo yêu cầu của Ngân hàng uỷ thác. 2.2.3.2 Quy trình nghiệp vụ tại các Chi nhánh tham gia TTBM trực tiếp Tính đến thời điểm hiện nay, có 05 hình thức TTBM đã được áp dụng tại NHNo&PTNT đó là: hối phiếu ngân hàng, chứng từ biên mậu, thư uỷ thác chuyển tiền, điện chuyển tiền, TTBM qua Internet Baking. Nói chung, các hình thức thanh toán này tương đối an toàn, dễ sử dụng cho khách hàng và cả ngân hàng. Còn hình thức thanh toán: thư bảo lãnh thanh toán biên giới, chứng từ thương vụ chưa phát sinh do có tính phức tạp hơn nên không được khách hàng lựa chọn. Thư tín dụng biên mậu chưa phát sinh do khách hàng lo ngại sự biến động của tỷ giá nên khi mở L/C khách hàng thường chọn đồng tiền thanh toán là USD. Trong các hình thức TTBM đã áp dụng trên, hình thức chuyển tiền chiếm đa số (khoảng 90%), được tóm tắt qua sơ đồ sau:
  54. 53 Người mua 1 Người bán 2 4 Ngân hàng người 3 Ngân hàng người mua bán Sơ đồ chuyển tiền biên mậu tại chi nhánh tham gia trực tiếp 1. Người mua, người bán ký kết hợp đồng 2. Người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thanh toán cho bên đối tác bằng một trong các hình thức TTBM. 3. Ngân hàng người mua căn cứ vào hồ sơ tiến hành TTBM 4. Ngân hàng người bán tiến hành trả tiền cho người bán theo yêu cầu của Ngân hàng người mua. Nếu là thanh toán trả trước thì khi nhận được tiền, người bán sẽ tiến hành giao hàng, nếu thanh toán trả sau thì người mua sau khi đã nhận được hàng thì mới tiến hành trả tiền. 2.2.3.3 Quy trình nghiệp vụ TTBM giữa Chi nhánh uỷ thác và Chi nhánh thanh toán theo uỷ thác Các đơn vị tham gia: - Đơn vị ủy thác thanh toán: Là chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT VN hoặc các Ngân hàng thương mại khác được phép thực hiện TTBM ngoài địa bàn các tỉnh biên giới Việt – Trung có nhu cầu thanh toán bằng đồng CNY.
  55. 54 - Đơn vị thanh toán theo ủy thác: Là các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT VN tại các tỉnh biên giới Trung Quốc đã được Tổng giám đốc NHNo&PTNT cho phép tổ chức thanh toán biên giới. Hình thức thanh toán theo uỷ thác chủ yếu của NHNo&PTNT VN hiện nay là chuyển tiền được tóm tắt qua sơ đồ sau: Khách hàng Việt 1 Khách hàng nước Nam ngoài 5 Ngân hàng đối tác 2 4 Ngân hàng ủy thác 3 Ngân hàng thanh thanh toán toán theo ủy thác Sơ đồ TTBM qua uỷ thác 1. Người mua, người bán ký kết hợp đồng 2. Người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thanh toán cho bên đối tác bằng một trong các hình thức TTBM. 3. Ngân hàng uỷ thác yêu cầu ngân hàng thanh toán theo uỷ thác trả tiền cho người bán. 4. Ngân hàng thanh toán theo uỷ thác căn cứ vào thông tin từ ngân hàng uỷ thác tiến hành TTBM 5. Ngân hàng đối tác tiến hành trả tiền cho người bán. Nếu là thanh toán trả trước thì khi nhận được tiền, người bán sẽ tiến
  56. 55 hành giao hàng; nếu thanh toán trả sau thì người mua sau khi đã nhận được hàng thì mới tiến hành trả tiền. Trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị ủy thác thanh toán: Trách nhiệm Chịu trách nhiệm về thủ tục pháp lý, hồ sơ thanh toán theo quy định. Quản lý số tiền ký quỹ của khách hàng (nếu có), chịu trách nhiệm về nguồn vốn thanh toán. Thu phí thanh toán, điện phí (nếu có) từ khách hàng và thực hiện phân chia theo tỷ lệ đối với đơn vị nhận thanh toán ủy thác. Quyền lợi Được hưởng phí dịch vụ thanh toán theo tỷ lệ quy định. Được yêu cầu đơn vị thanh toán ủy thác cung cấp chứng từ để lưu hồ sơ đối với khoản thanh toán đã thực hiện (bản sao lệnh chuyển tiền). Được yêu cầu đơn vị thanh toán ủy thác bồi thường chi phí phát sinh do không thực hiện đúng nội dung đã ủy thác. Trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị thanh toán theo ủy thác: Trách nhiệm Thực hiện lệnh thanh toán chuyển tiền; thời gian tối đa để thực hiện lệnh chuyển tiền là 01 giờ, để chuyển thông tin khác là 30 phút kể từ khi nhận được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện yêu cầu vì bất cứ lý do gì, phải thông báo ngay cho đơn vị ủy thác trong vòng 30 phút kể từ khi nhận được yêu cầu. Cung cấp chứng từ phục vụ yêu cầu lưu hồ sơ thanh toán của đơn vị
  57. 56 ủy thác. Quyền lợi Được hưởng phỉ dịch vụ thanh toán theo tỷ lệ quy định Yêu cẩu đơn vị ủy thác thanh toán bồi thường chi phí phát sinh do không thực hiện đúng cam kết thanh toán. Từ chối thực hiện yêu cầu của đơn vị ủy thác thanh toán thường xuyên vi phạm cam kết. Việc phân chia chi phí dịch vụ thanh toán giữa đơn vị ủy thác và đơn vị nhận thanh toán theo ủy thác: Mức thu phí dịch vụ thanh toán và điện phí (nếu có): áp dụng theo biểu phí hiện hành của Ngân hàng thực hiện thanh toán. Hiện nay, tại NHNO&PTNT VN sự phân chia phí dịch vụ là: đơn vị ủy thác hưởng 40%, đơn vị nhận thanh toán theo ủy thác hưởng 60% số phí thu được từ khách hàng. 2.2.4 Thực trạng hoạt động TTBM tại NHNO&PTNT 2.2.4.1 Thực trạng chung về hoạt động TTBM trong toàn hệ thống NHNO&PTNT Qua 12 năm triển khai thực hiện thanh toán biên giới, có thể khẳng định rằng thanh toán biên giới đã trở thành một phương thức thanh toán hết sức phù hợp với thực tiễn thương mại vùng biên giới. Trung Quốc là một trong những thị trường tiềm năng nhất các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới vì thanh toán biên giới đã mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ hơn qua doanh số thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh số thu đổi đồng bản tệ, thu từ dịch vụ chuyển tiền thanh toán biên giới tăng đều qua các năm:
  58. 57 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động TTBM của NHNo&PTNT VN (1997 – 2007) Doanh số thanh toán (tỷ VNĐ) Doanh số thu Thu dịch vụ Năm đổi ngoại tệ XK NK Tổng (TriệuVND) (TỷVNĐ) 1997 23 17 40 444 110 1998 64 330 394 657 441 1999 90 589 679 1.419 732 2000 131 735 866 1.560 640 2001 444 946 1.390 1.490 791 2002 440 1.763 2.203 2.290 1.312 2003 2.886 2.616 5.502 3.920 2.770 2004 5.978 2.536 8.515 4.174 4.323 2005 7.140 3.020 10.161 5.007 5.360 2006 11.134 2.774 13.908 6.760 9.200 2007 11.400 2.920 14.319 7.070 9.870 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh đối ngoại của NHNo&PTNT VN từ 1997-2007) Qua bảng 2.5 ta có thể biểu diễn được các biểu đồ sau: 16000 14000 12000 10000 8000 T?ng 6000 4000 2000 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.5: So sánh doanh số TTBM qua các năm
  59. 58 Qua biểu đồ 2.5 ta có thể thấy doanh số thanh toán trong hoạt động TTBM không ngừng tăng trưởng qua các năm từ 1997 đến nay. Năm 1997 doanh số thanh toán chỉ là 40 tỷ VND và đã tăng lên tới 14.319 tỷ VND trong năm 2007. Qua số liệu trên đây, chứng tỏ TTBM phù hợp với yêu cầu thực tiễn xuất nhập khẩu hàng hoá biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó, giai đoạn từ năm 2002 đến nay có sự tăng đột biến về doanh số thanh toán do trong giai đoạn này, tình hình chính trị, kinh tế hai nước được ổn định, cùng với các chính sách đầu tư tích cực của Chính phủ hai nước vào các khu kinh tế cửa khẩu đường biên, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng biên đã hỗ trợ góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại của các doanh nghiệp và cư dân vùng biên giới. Chính phủ hai nước đều chủ trương tập trung phát triển kinh tế vùng biên giới, mở rộng buôn bán giữa hai nước, thể hiện thông qua việc ký kết các hiệp định về buôn bán biên giới, hợp tác đầu tư cả về tầm quốc gia cũng như giữa các tỉnh biên giới với nhau. Trong hoạt động TTBM của NHNo&PTNT VN, từ năm 2003 trở về trước, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu luôn cao hơn doanh số thanh toán hàng xuất khẩu, nhưng từ năm 2003 đến nay, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đã và đang được cải thiện luôn cao hơn doanh số nhập khẩu. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ hàng hoá của ta đã dần chứng tỏ và đang khẳng định vị thế của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc.
  60. 59 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.6: Doanh số thu đổi ngoại tệ qua các năm 10500 9000 7500 6000 4500 3000 1500 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.7: Phí dịch vụ từ hoạt động TTBM Qua biểu đồ 2.6 và 2.7 thấy rằng doanh số thanh toán và doanh số thu đổi ngoại tệ cũng như phí dịch vụ từ hoạt động TTBM cũng không ngừng
  61. 60 tăng lên qua các năm từ 1997 đến nay. Doanh số thu đổi ngoại tệ tăng từ 444 tỷ VND năm 1997 lên 7.070 tỷ vào năm 2007. Phí thu từ hoạt động TTBM cũng tăng từ 110 triệu VND vào năm 1997 đến 9.870 triệu VND vào năm 2007. Với những thành quả đã đạt được như trên có thể thấy hoạt động TTBM đã mang lại hiệu quả to lớn, góp phần ủng hộ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biên giới, thúc đẩy giao lưu hàng hoá, tiết kiệm được ngoại tệ, đảm bảo an toàn tài sản, và đặc biệt góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN. Tính đến thời điểm hiện nay, hoạt động TTBM của Ngân hàng NHNo&PTNT VN đó có những bước phát triển vượt bậc và vẫn duy trì được vị trí đứng đầu so với các Ngân hàng thương mại khác về lĩnh vực này. 2.2.4.2 Kết quả hoạt động của các chi nhánh tham gia TTBM trực tiếp Hiện tại, NHNo&PTNT VN có 5 Chi nhánh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng) được thực hiện nghiệp vụ TTBM trực tiếp và 15 Chi nhánh cấp I (Nam Định, Hà Nội, Đông Hà Nội, Bắc Hà Nội, Tây Hà Nội, Nam Hà Nội, Long Biên, Thăng Long, Cầu Giấy, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Sài Gòn) và Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải ký Hợp đồng đại lý TTBM với các Chi nhánh được thanh toán trực tiếp trên. Kết quả TTBM của các Chi nhánh tham gia trực tiếp được thể hiện qua bảng số liệu sau:
  62. 61 Bảng 2.8: Tình hình doanh số TTBM của các Chi nhánh tham gia trực tiếp Đơn vị: Tỷ VND Năm Quảng Ninh Lạng Lào Cai Hà Giang Cao Bằng Sơn 1997 32 8 0 0 0 1998 100 118 177 0 0 1999 171 249 259 0 0 2000 180 205 477 4 0 2001 501 281 596 12 0 2002 734 664 795 10 0 2003 3.335 1.010 1.104 30 23 2004 5.827 1.248 1.354 8 78 2005 7.571 990 1.530 19 51 2006 10.544 1.565 1.729 70 0 2007 11.162 1.259 1.824 74 0 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh đối ngoại của NHNo&PTNT VN từ 1997-2007) 12000 10000 8000 Qu¶ng Ninh L¹ng S¬n 6000 Lµo Cai Hµ giang 4000 Cao b»ng 2000 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.9: So sánh doanh số TTBM giữa các Chi nhánh
  63. 62 Qua biểu đồ 2.9 cho thấy, trước năm 2002, Chi nhánh Lào Cai có doanh số thanh toán cao nhất. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Ninh có mức tăng trưởng vượt bậc và có doanh số TTBM chiếm đa số trên tổng doanh số của cả hệ thống. Sự phát triển nhanh chóng trên bắt nguồn từ chính sách của Nhà nước Việt Nam: Tại khu kinh tế Móng Cái ở biên giới Trung - Việt, Việt Nam đã thi hành chính sách cùng hưởng thuế quan, nhà nước giao lại 50% thuế quan cho cửa khẩu biên giới, nhờ vậy mà kinh tế vùng biên và thị trấn cửa khẩu đã phát triển tương đối nhanh, thúc đẩy hoạt động TTBM [13]. Hơn nữa, Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Ninh có sự ký kết Hợp đồng uỷ thác TTBM với các NHTM khác trong đó doanh số ủy thác thanh toán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải tương đối lớn. TTBM tại Chi nhánh Cao Bằng trong 02 năm 2006 và 2007 không phát sinh doanh số do Phòng giao dịch bên đối tác năm sâu trong cửa khẩu, cơ sở hạ tầng xuống cấp, việc đi lại khó khăn nên phía Trung Quốc yêu cầu tạm ngừng thanh toán trực tiếp, tất cả các lệnh thanh toán được uỷ thác qua Chi nhánh Lào Cai. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TTBM CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM 2.3.1 Những kết quả nổi bật Thứ nhất, NHNo&PTNT đã triển khai được nhiều hình thức thanh toán mới phù hợp với loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn thời gian thanh toán và đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng [10]. Để phù hợp với tính đặc thù của thực tiễn thương mại vùng biên và hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới (hạn chế về trình độ dân trí, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ ), trong giai đoạn thí điểm,
  64. 63 NHNo&PTNT VN đã nghiên cứu và áp dụng hình thức thanh toán bằng Hối phiếu và chuyển tiền, sử dụng đồng thời 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung trên các chứng từ. Đến tháng 12/2003, NHNo&PTNT VN đã tiến hành ký kết bổ sung các hình thức TTBM mới như: TTBM bằng L/C, chuyển tiền biên mậu qua mạng SWIFT và gần đây nhất tháng 10/2007, thêm hình thức thanh toán mới là TTBM qua Internet Banking. Bằng việc cho ra đời các hình thức thanh toán mới đáp ứng chuẩn mực, thông lệ quốc tế và tiết kiệm thời gian, có độ bảo mật cao cộng với lợi thế có nhiều chi nhánh khắp vùng biên giới dịch vụ này đã được triển khai rộng rãi, có hiệu quả và được khách hàng đón nhận. Do vậy, doanh số TTBM của cả hệ thống đã tăng liên tục từ năm 1997 đến nay. Kể từ khi thực hiện TTBM với Trung Quốc, đến nay chưa xảy ra một trường hợp tranh chấp hay rủi ro nào đối với NHNo&PTNT VN trong quan hệ thanh toán. Đây là những kinh nghiệm hết sức quý giá để triển khai mở rộng đến các NHTM khác, đồng thời làm cơ sở xây dựng mô hình TTBM với các nước chung biên giới khác như Lào,Campuchia. Hai là, thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ, góp phần ổn định hướng tỷ giá CNY/VND ở khu vực biên giới. Hiện tại, NHNo&PTNT VN đã triển khai được 121 bàn thu đổi ngoại tệ đồng CNY nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi đối tượng khách hàng, kể cả khách tham quan du lịch và tầng lớp dân cư buôn bán nhỏ ở khu vực biên giới. Hầu hết các quầy thu đổi ngoại tệ đều hoạt động trong cả ngày nghỉ, ngày lễ. Các chi nhánh được chủ động áp dụng tỷ giá linh hoạt và phù hợp thị trường, nhờ đó đã thu hút được lượng tiền mặt rất lớn, góp phần ổn định và định hướng tỷ giá CNY/VND ở khu vực biên giới [8]. Ba là, h¹n chÕ tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm một lượng lớn ngoại tệ mạnh cho đất nước.
  65. 64 Dịch vụ thanh toán XNK biên giới chỉ sử dụng đồng bản tệ (CNY, VND), các Chi nhánh tham gia TTBM trực tiếp trong hệ thống NHNo&PTNT VN đã biết phối hợp chặt chẽ trong việc cân đối và điều hoà ngoại tệ (đồng CNY) đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán cho khách hàng, thu hút khách hàng thanh toán qua ngân hàng, giảm bớt tiền mặt trong lưu thông. Ngoài ra, nhờ TTBM mỗi năm đã tiết kiệm được lượng ngoại tệ tương đương hàng trăm triệu USD cho đất nước. Bốn là, thông qua hoạt động TTBM, NHNo&PTNT Việt Nam đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế vùng biên giới, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam, Trung Quốc. Cùng với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác của NHTM, việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán biên giới của NHNo&PTNT VN đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc, hạn chế tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng, lừa đảo, buôn lậu, trốn thuế hoặc chiếm dụng vốn giữa doanh nghiệp 2 bên, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Mặt khác, TTBM đã tạo điều kiện cho các khách hàng tại các tỉnh xa biên giới vẫn có thể thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và giảm chi phí. Năm là, TTBM đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN Bằng việc triển khai hoạt động TTBM, NHNo&PTNT VN đã khép kín được chu trình đầu tư, tạo lập và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng, do vậy đã góp phần thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán tại các chi nhánh NHNo&PTNT. Không chỉ làm tăng khả năng huy động vốn, nguồn thu từ hoạt động TTBM đã góp phần quan trọng đưa tỷ trọng thu dịch vụ của các Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT tăng cao.
  66. 65 2.3.2 Những tồn tại chủ yếu Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động TTBM còn có những tồn tại cần khắc phục. Cụ thể như sau: - Doanh số thanh toán mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm song con số còn nhỏ bé so với thực tế giao dịch mua bán giữa hai nước Việt – Trung ngày càng phát triển mạnh mẽ, môi trường kinh doanh, thương mại đầu tư và cơ chế chính sách hai bên ngày càng thông thoáng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. - Mạng lưới hoạt động TTBM của các chi nhánh là chưa rộng, với 148 Chi nhánh cấp I mà hiện tại chỉ có 20 chi nhánh thực hiện TTBM. Như vậy, TTBM chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. - Mặc dù NHNo&PTNT VN đã thực hiện một số hình thức tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo loại hình dịch vụ này, song lượng khách hàng giao dịch vẫn còn chưa nhiều. Điều này thể hiện, khách hàng đến giao dịch còn ít mà chủ yếu là chuyển tiền, việc thanh toán bằng các hình thức khác rất ít. - Trình độ chuyên môn am hiểu về nghiệp vụ mới này còn hạn chế, số lượng cán bộ phụ trách mảng này còn ít chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng của TTBM. - Nghiệp vụ TTBM mới chỉ được thực hiện với Trung Quốc mà chưa triển khai mở rộng với các nước có chung biên giới khác như Lào, Cam pu chia. “Mặc dù, tháng 02/2006, NHNo&PTNT VN ký thoả thuận hợp tác thanh toán với Ngân hàng ACLEDA Campuchia nhưng cho đến nay, hoạt động TTBM cũng như thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ vẫn chưa triển khai” [8]. 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên
  67. 66 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan - Đây là một nghiệp vụ mới, yêu cầu sự quảng bá rộng rãi phổ biến tới tất cả khách hàng có quan hệ giao mua bán tại cửa khẩu các nước có chung biên giới. Song trên thực tế, công tác marketing còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tác dụng, chưa có các chiến lược, hình thức và biện pháp quảng bá hình ảnh của dịch vụ TTBM, trong đó giới thiệu cụ thể về quy trình nghiệp vụ TTBM để khách hàng lựa chọn. Do đó khách hàng biết tới TTBM tại tỉnh thành xa biên giới còn ít. - Bản thân những cán bộ làm nghiệp vụ TTBM trực tiếp cũng như cán bộ phụ trách tại Trụ sở chính chưa thực sự coi trọng dịch vụ TTBM, không tìm hiểu sâu, kỹ về hoạt động thanh toán này, do đó việc triển khai còn nhiều hạn chế. 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan Bên cạnh những nguyên nhân thuộc chủ quan từ phía NHNo&PTNT VN, còn có những nguyên nhân khách quan khiến cho hoạt động TTBM gặp khó khăn trong quá trình phát triển: - Ngân hàng Nhà nước chưa công bố tỷ giá VND/CNY hàng ngày, do vậy việc xác định tỷ giá trong thu đổi ngoại tệ phục vụ TTBM còn chịu nhiều ảnh hưởng tỷ giá của thị trường tự do, và luôn có sự cạnh tranh giữa tư thương với Ngân hàng và với khách hàng trong xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ CNY. Vì vậy, khách hàng rất sợ rủi ro về tỷ giá. Chính vì vậy, hình thức TTBM bằng thư tín dụng chưa được khách hàng lựa chọn. - Sự phối kết hợp giữa các ngành hữu quan với ngân hàng chưa tốt như: Hải quan quy định trong thủ tục hồ sơ xuất nhập khẩu về hình thức thanh toán qua Ngân hàng thương mại, nhưng khi làm xong thủ tục hải quan thì doanh nghiệp lại không thanh toán qua Ngân hàng thương mại.
  68. 67 - Một nguyên nhân quan trọng nữa là Nhà nước ta chưa kiểm soát được các hoạt động mua bán dọc biên giới. Hàng chục năm nay, mua bán biên mậu Việt - Trung vẫn chưa theo tập quán buôn bán quốc tế - không ký hợp đồng thương mại, hoặc có ký hợp đồng nhưng chỉ mang hình thức mà hầu như không ràng buộc trách nhiệm thực hiện. - Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cũng như các văn bản hướng dẫn về TTBM còn chưa cụ thể. Nhiều nội dung còn chưa được hướng dẫn gây lúng túng cho ngân hàng và doanh nghiệp khi áp dụng vào quá trình thanh toán. Cũng chính vì lý do này mà Ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn trong vấn đề quảng bá, giới thiệu quy trình nghiệp vụ cụ thể với khách hàng tới giao dịch, khiến khách hang còn dè dặt khi sử dụng dịch vụ TTBM. - Việc cấp giấy phép cho tư nhân hoạt động đổi tiền ở một số địa phương còn phổ biến. Việc phối hợp giữa các ngành chức năng trên địa bàn để thực hiện chủ trương của Chính phủ còn chưa tốt, thậm chí có những trường hợp tư nhân đổi tiền nhưng không có giấy phép hoặc thay ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, việc kiểm soát cá nhân mở tài khoản ở nước ngoài và vận chuyển tiền mặt qua biên giới vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. - Hàng hoá được mua bán, trao đổi tại khu vực biên giới thường là những hàng hoá có chất lượng không tốt đặc biệt là hàng tươi sống. Việc mua bán hàng hoá thường được thực hiện trực tiếp dưới hình thức buôn bán tiểu ngạch, chủ yếu thực hiện dưới hình thức thương nhân sau khi xem xét chất lượng hàng hoá, thoả thuận giá cả và thực hiện giao hàng, thanh toán tiền mặt. Bên cạnh đó, hiện tượng buôn lậu, lừa đảo, chiếm dụng vốn tồn tại phổ biến ở
  69. 68 vùng biên giới nên các doanh nghiệp thường chọn phương thức thanh toán trao ngay bằng tiền mặt hoặc đặt cọc bằng tiền mặt trước khi giao hàng. - Không ít doanh nghiệp đã cố tình không thực hiện thanh toán ngân hàng để buôn lậu, trốn thuế Các doanh nghiệp này được sự hỗ trợ tích cực của một số thương nhân chuyên kinh doanh mua bán tiền ở chợ tiền biên giới. Chợ tiền này tồn tại trong một thời gian dài và đã có quan hệ truyền thống với một số doanh nghiệp và thương nhân trong nước, mua bán bản tệ (CNY, VND) và thậm chí USD cũng không đòi hỏi hoá đơn, giấy tờ đã thu hút nhiều doanh nghiệp thanh toán thông qua tư nhân. Những vấn đề đặt ra trên cho thấy TTBM là một dịch vụ rất cần thiết trong hoạt động việc phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu giữa các nước có chung biên giới. Song trên thực tế để hoạt động TTBM thực sự phát huy vai trò của mình còn là một vấn đề nan giải khi còn có quá nhiều khó khăn vướng mắc. Vì vậy, đòi hỏi cần có những biện pháp cụ thể để ngày càng phát triển hoạt động TTBM ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ở NHNo&PTNT VN nói riêng.
  70. 69 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI NHNo&PTNT VN 3.1 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT VN 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với NHTM trong nƣớc khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) Ngày 07/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và từ ngày 11/01/2007 đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Sự kiện này đã tạo ra cả những thuận lợi và khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực ngân hàng 3.1.1.1 Thuận lợi Ở một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hoặc một quốc gia có ngành Ngân hàng phát triển (như Thuỵ Sỹ, Singapore ) thì doanh số hoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm từ 5 đến 15% GDP và số lượng lao động tham gia trong lĩnh vực ngân hàng chiếm từ 3 đến 5% tổng số người ở độ tuổi lao động xã hội. Ở Việt nam, tại thời điểm hiện nay, các con số trên lần lượt là khoảng 2,5% và 0,5%, và hiện chỉ có 5% dân số Việt Nam sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên có thể thấy tiềm lực để khai thác đối với ngành nghề này đang rất hấp dẫn. Ước đến năm 2009, tỉ lệ này sẽ lên khoảng 30%. Như vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng ở Việt nam đang tiềm tàng một tiềm năng phát triển rất lớn [18]. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, cơ hội cho các ngành kinh tế của Việt Nam phát triển rất lớn. Theo dự báo, trong những năm tới kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Khi sản xuất, thương mại, dịch vụ
  71. 70 và thu nhập của người dân có cơ hội tăng lên, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng sẽ tăng. Đây là cơ hội tốt cho ngành ngân hàng Việt Nam mở rộng thị trường, tăng quy mô hoạt động Cũng giống như các ngành kinh tế khác, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội lớn mở mang hoạt động ở nước ngoài, có điều kiện thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng một cách đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và phương thức hoạt động, sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam hơn, trong đó có cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài và do đó buộc các ngân hàng Việt Nam phải tiếp tục cơ cấu lại cả về tổ chức, về năng lực tài chính và hoạt động để có thể cạnh tranh trong điều kiện mới. Khi các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động ở Việt Nam thì các ngân hàng trong nước cũng sẽ có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ và phương thức quản lý ngân hàng hiện đại, mở rộng hoạt động dịch vụ, phát triển sản phẩm mới Trong điều kiện mở cửa thị trường, các ngân hàng Việt Nam cũng có điều kiện tìm một số đối tác nước ngoài mạnh về tài chính và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để chào bán cổ phần, mục đích chính là tiếp cận với các kiến thức kinh doanh ngân hàng hiện đại, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm quản trị rủi ro và thu hút vốn đầu tư vốn vẫn là điểm yếu của các ngân hàng Việt Nam. Nhiều Tổ chức Tín dụng nước ngoài đã quan tâm đến thông tin này vì đây là cơ hội tốt, ít tốn kém, rủi ro hơn để xâm nhập sâu, rộng vào thị trường Việt Nam so với việc mở chi nhánh hay NH 100% vốn nước ngoài. Trên thực tế, một số thoả thuận đã hoàn thành. Theo cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tỷ lệ cổ phần các tổ chức tín dụng nước ngoài được nắm giữ tại các ngân hàng cổ phần Việt Nam là không quá 30%, đây là tỷ lệ an toàn để các ngân hàng trong nước vẫn nắm quyền quản lý. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách được cải cách, sửa đổi theo hướng bình