Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_tac_dong_cua_viec_trung_quoc_gia_nhap_wto_doi_voi_x.pdf
Nội dung text: Luận văn Tác động của việc trung quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ THANH CÚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2004
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ THANH CÚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế và Quan hệ Kinh tế thế giới LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Sĩ Tuấn Hà Nội, 2004
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1- QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRUNG QUỐC 4 1.1 Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc 4 1.1.1 Đàm phán song phương 4 1.1.2 Đàm phán đa phương 16 1.2 Cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO 21 1.2.1 Những cam kết của Trung Quốc liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của 21 WTO 1.2.2 Những cam kết liên quan đến lĩnh vực công nghiệp 22 1.2.3 Những cam kết về ngành nông nghiệp 23 1.2.4 Những cam kết về ngành dịch vụ 24 1.3 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành dệt 27 may Trung Quốc 1.3.1 Mức độ bảo hộ ngành dệt may của Trung Quốc 29 1.3.2 Một số chỉ tiêu của ngành dệt may thay đổi trước tác động của WTO 31 1.3.3 Tình hình ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc sau khi gia 34 nhập WTO CHƯƠNG 2- TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO 38 ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam 38 2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may 38 2.1.2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư 42 2.1.3 Năng lực thiết bị công nghệ của các công ty dệt may 45 2.1.4 Về chủng loại, cơ cấu mặt hàng dệt may 48 2.1.5 Các ngành hỗ trợ ngành dệt may 51 2.1.6 Thực trạng xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam 53 2.2 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu 58 hàng dệt may Việt Nam 2.2.1 Tác động đến thị trường xuất khẩu 58 2.2.2 Tác động đến mặt hàng xuất khẩu 73
- 2.3 Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến khả năng cạnh 75 tranh của hàng dệt may Việt Nam 2.3.1 Hàng dệt may Trung Quốc thống trị thế giới 75 2.3.2 Tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với 79 hàng dệt may Trung Quốc 2.3.3 Thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam 83 CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT 87 NAM SAU KHI TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO 3.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến 87 năm 2010 3.1.1 Mục tiêu cơ bản phát triển ngành dệt may Việt nam 87 3.1.2 Định hướng cơ bản phát triển ngành dệt may Việt nam 88 3.2 Các giải pháp vĩ mô 93 3.2.1 Tích cực đàm phán gia nhập WTO 93 3.2.2 Giải pháp về thị trường 95 3.2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 96 3.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may 97 3.2.5 Chính sách quy hoạch phát triển ngành 103 3.2.6 Giải pháp về quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực 105 3.2.7 Chính sách hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu 107 3.3 Các giải pháp vi mô 111 3.3.1 Giải pháp về thị trường 111 3.3.2 Đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất 114 3.3.3 Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư 115 3.3.4 Đầu tư đổi mới công nghệ 117 3.3.5 Đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến hình thức của sản phẩm 118 3.3.6 Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 119 3.3.7 Tham gia các hiệp hội doanh nghiệp 119 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Asean Pacific Economic Corporation– Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Th¸i B×nh D•¬ng AGREEMENT ON TEXTILES AND CLOTHING - HIỆP ATC : ĐỊNH VỀ DỆT MAY ASEAN : Các quốc gia Đông Nam Á EU : EUROPEAN UNION – LIÊN MINH CHÂU ÂU FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GATT : GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE - HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ MẬU DỊCH VÀ THUẾ QUAN GNP : Gross National Products – Tổng sản phẩm quốc nội INTERNATIONAL MONETARY FUND – TỔ CHỨC TÀI IMF : CHÍNH TIỀN TỆ MFA : Multi - Fibre Agreement – Hiệp định đa sợi MFN : MOST FAVOR NATION – QUY TẮC TỐI HUỆ QUỐC NAFTA : North American Free Trade Area – Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ NDT : ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ OPT : Oversea Processing Trade – Hình thức gia công ở nƣớc ngoài UNDP : CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC VINATEX : Vietnam national Textiles and Garment Corporation – Tổng công ty dệt may Việt Nam VITAS : VIETNAM TEXTILE AND APPAREL ASSOCIATION – HIỆP HỘI DỆT MAY VIỆT NAM WB : World Bank – Ngân hàng thế giới WORLD TRADE ORGANIZATION – TỔ CHỨC THƢƠNG WTO : MẠI THẾ GIỚI
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Mức độ bảo hộ nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc 30 Bảng 1.2 : Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc 31 Bảng 1.3 : Giá trị tổng sản lƣợng và tiền lƣơng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 32 Bảng 1.4 : Giá trị tổng sản lƣợng và tiền lƣơng của Trung Quốc 32 Bảng 1.5 : Tỷ trọng tổng sản lƣợng của Trung Quốc trong tổng sản lƣợng thế giới 33 Bảng 1.6 : Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu thế giới 33 Bảng 1.7 : Tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc trong tổng nhập khẩu thế giới 33 Bảng 2.1 : Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam 38 Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trƣởng của ngành dệt may Việt Nam 40 Bảng 2.3 : Giá trị sản xuất của ngành dệt may Việt Nam 40 Bảng 2.4 : Sản lƣợng một số sản phẩm ngành dệt may Việt Nam 41 Bảng 2.5 : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành dệt may Việt Nam 43 Bảng 2.6 : Diện tích và sản lƣợng bông công nghiệp qua các năm 52 Bảng 2.7 : Kim ngạch nhập khẩu một số nguyên phụ liệu 56 Bảng 2.8 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang các thị trƣờng 57 Bảng 2.9 : Các nhà xuất khẩu chủ lực hàng may mặc vào Nhật 65 Bảng : Tình hình xuất khẩu một số cat nóng sang Mỹ 72 2.10 Bảng : Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU quý I năm 2005 73 2.11 Bảng : Sản lƣợng các mặt hàng dệt may chính của Trung Quốc 75 2.12
- Bảng : Mức lƣơng và mức giá trị gia tăng trong ngành dệt may 80 2.13 Bảng 3.1 : Mục tiêu chiến lƣợng “tăng tốc” phát triển ngành dệt may Việt nam đến năm 2010 87 Bảng 3.2 : Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của ngành dệt may Việt nam sau 3 năm thực hiện quyết định 55/CP 97 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam 54 Biểu đồ 2.2 : Tỉ lệ chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu năm 2001 55 Biểu đồ 2.3 : Tỉ lệ chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu năm 2004 56 Biểu đồ 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 63 Biểu đồ 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản 67 Biểu đồ 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 70
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau hơn 15 năm nỗ lực đàm phán, ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã chính thức là thành viên của WTO. Là một nước lớn có tiềm năng thị trường khổng lồ có quy mô kinh tế và tổng kim ngạch thương mại nằm trong số 10 nước đứng đầu thế giới, các cam kết tăng mức độ mở cửa và tự do hoá thị trường của Trung Quốc sẽ đem lại nhiều cơ hội về buôn bán và kinh doanh cho nhiều nước và khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ đem lại nhiều cơ hội mà còn làm nảy sinh những thách thức mới, đặc biệt là đối với những nước láng giềng như Việt Nam – nơi có cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu tương tự như của Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều loại hàng xuất khẩu của hai nước lại có chung nhiều điểm đến. Trong xuất khẩu, Việt Nam và Trung Quốc có chung một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ ; về cơ cấu mặt hàng, phần lớn trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc gia nhập WTO làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm dệt may vốn dĩ đã rất mạnh trên thị trường quốc tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, dệt may vẫn là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn. Nếu như năm 1991 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thì năm 2003 chiếm tới 19%, những thành tựu trong lĩnh vực này góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 04/09/1998 của Thủ tướng chính phủ: mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng chủng loại và giá cả;
- góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Để đạt được những mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, như đã đề cập ở trên, Trung Quốc là một nước xuất khẩu dệt may đứng đầu thế giới, trực tiếp ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam; sau khi gia nhập WTO, sức cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc càng mạnh do được hưởng những ưu đãi của WTO và có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động này đến ngành dệt may Việt nam là hết sức cần thiết nhằm góp phần vào công cuộc phát triển của ngành. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam” với mong muốn góp phần nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu của hàng dệt may Trung Quốc, qua đó đưa ra những hướng đi, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường quốc tế 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, là một ngành xuất khẩu mũi nhọn hiện nay mà rất nhiều nhà nghiên cứu, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ dệt may, quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu nhằm vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam chung chung, nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật, ; còn nghiên cứu: “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam” là lần đầu tiên được đưa ra dưới góc độ một đề tài khoa học thực sự. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phân tích ngành dệt may Trung Quốc, ảnh hưởng của WTO, đề tài đánh giá tác động đối với ngành dệt may Việt Nam, qua đó đưa ra một số giải pháp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế đặc biệt đối với sản phẩm dệt may của Trung Quốc.
- 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Trung Quốc gia nhập WTO, những ưu đãi WTO về hàng dệt may - Tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Trung Quốc - Đánh giá thực trạng và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam - Ảnh hưởng, tác động của sản phẩm dệt may Trung Quốc đối với sản phẩm dệt may Việt Nam nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO - Biện pháp tăng cường thúc đẩy xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam đối với hàng Trung Quốc. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: dệt may Trung Quốc, dệt may Việt Nam, ưu đãi của WTO trong lĩnh vực dệt may. - Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN: gồm 3 chương Chương 1: Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và tác động đến ngành dệt may Trung Quốc Chương 2: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
- Chƣơng 1 QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRUNG QUỐC 1.1 QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC Ngày 11/7/1986, đại sứ Trung Quốc ở Liên hợp quốc tại Genevo-Tiền Gia Đông - gửi công hàm cho GATT, chính thức đề xuất việc chính phủ Trung Quốc xin khôi phục địa vị nước tham gia ký kết GATT. Đến tháng 6/1987 GATT đã thành lập “Nhóm công tác về địa vị nước tham gia ký kết hiệp định chung của Trung Quốc” mở đầu cho việc Trung Quốc khôi phục địa vị nước tham gia ký kết GATT và gia nhập WTO. Từ năm 1986 đến năm 2001 Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các biện pháp mở cửa và cải cách thể chế mậu dịch, tăng cường đàm phán với các bên ký kết hiệp định chủ yếu. 1.1.1 Đàm phán song phƣơng [16], [21] 44 thành viên của WTO đã ký các cam kết song phương với Trung Quốc. Các cam kết song phương là một phần của các điều khoản hiệp ước đa phương được ký kết khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO. Trung Quốc chỉ đạt được các bước tiến nhanh chóng trong việc kết thúc các cuộc đàm phán song phương với phần lớn các thành viên khác của WTO sau khi họ ký kết được Hiệp định song phương với Mỹ vào tháng 11/1999 và sau đó là với EU vào tháng 5/2000. 1.1.1.1 Đàm phán Trung - Mỹ và những nội dung chủ yếu của Hiệp định Thương mại Trung Mỹ * Quá trình đàm phán Để đi đến ký hiệp định thương mại Trung Mỹ, hai bên đã có một quá trình đàm phán lâu dài, đầy khó khăn. Trong những năm 1986-1989, hai bên đã thực hiện mười lần đàm phán có tiến triển và đạt được nhiều thoả thuận. Năm 1989, do sự kiện Thiên An Môn, đàm phán bị hoãn lại. Năm 1992, sau khi Đặng Tiểu
- Bình đi thị sát các tỉnh miền Nam Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc cần học tập kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản, thổi luồng gió mới cho những cải cách táo bạo thì hai bên nối lại hội đàm. Trong thời gian 1992-1994, Trung Quốc thực hiện nhiều cố gắng để gia nhập WTO vào cuối năm 1994 nhưng Mỹ đưa ra yêu cầu cao nên Trung Quốc không chấp nhận. Trong những năm 1995-1998, Trung Quốc không tỏ ra hăng hái như trước, thậm chí có lúc lạnh nhạt. Tháng 4-1999, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ thăm Mỹ với nhiều thỏa hiệp và nhượng bộ với Mỹ nhằm hoàn tất đàm phán và ký hiệp định nhưng phía Mỹ tiếp tục đưa ra yêu cầu cao hơn. Trong các vòng đàm phán, phía Mỹ thận trọng do lo ngại về mức thâm hụt mậu dịch lớn, liên tục của Mỹ với Trung Quốc trong suốt những năm 1990. Bên cạnh đó, các nhà đàm phán Mỹ tiếp tục quan tâm nhiều đến việc đặt ra hạn chót cho việc tiếp cận thị trường Trung Quốc, muốn Trung Quốc mở cửa thị trường viễn thông và dịch vụ trong 3 năm thay vì từ 6 đến 7 năm. Mỹ yêu cầu Trung Quốc đưa ra những điều khoản chi tiết hơn, dứt khoát hơn về tính minh bạch, tức những biện pháp trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ và thời gian biểu cho việc chấm dứt những hành động chống bán phá giá và các hình thức bảo vệ pháp lý chống lại nhập khẩu ồ ạt. Ngày 8/5/1999 Mỹ ném bom sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư làm quan hệ hai nước như bị rơi xuống vực. Đàm phán Trung - Mỹ bị ngừng lại. Với cuộc gặp gỡ Giang Trạch Dân - Clinton ngày 11/9/1999 trong hội nghị APEC tại New Zealand, hội đàm được nối lại nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thoả thuận. Ngày 10/11/1999, hai bên nối lại đàm phán. Sau 6 ngày đêm (đàm phán cả ngày và đêm) đàm phán căng thẳng giữa đại diện thương mại Mỹ - bà Charlene Bashefski và Bộ trưởng Thương mại và hợp tác kinh tế Trung Quốc - ông Thạch Quảng Sinh, ngày 15/11/1999, hai bên đã đạt được thoả thuận sau khi có sự khai thông ở phút chót với sự can thiệp của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Bản hiệp định đề cập chủ yếu đến các vấn đề về hàng công nghiệp,
- dịch vụ, nông nghiệp, bảo hộ bản quyền, chuyển nhượng kỹ thuật, xuất khẩu của các xí nghiệp quốc doanh, chống bán phá giá, đầu tư, trợ giá và một số lĩnh vực khác. * Những nội dung chủ yếu trong Hiệp định Thương mại Trung –Mỹ Về thuế quan và phi thuế quan: Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế bình quân từ 22,1% xuống còn 17% trong vòng 5 năm, Trung Quốc đồng ý xoá bỏ toàn bộ hạn ngạch và các hạn chế về số lượng, nhưng trong một vài lĩnh vực đặc biệt, các hạn ngạch sẽ được xoá bỏ trong vòng 2-3 năm. Về các sản phẩm công nghiệp: Trung Quốc cam kết giảm mức thuế chung đối với sản phẩm công nghiệp từ mức trung bình 24,6% xuống còn 9,4% và mức 7,1% áp dụng đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên - tương đương với mức của hầu hết các đối tác thương mại lớn của Mỹ. 2/3 số cắt giảm này sẽ được hoàn tất trong 3 năm, số còn lại sẽ hoàn tất trong vòng 5 năm. Trung Quốc cho phép các công ty Mỹ, trong thời gian 3 năm, được quyền nhập và xuất hàng nông sản thông qua các công ty trung gian của Trung Quốc. Các công ty thiết lập mạng lưới kinh doanh ở Trung Quốc cũng có thể nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ. Trung Quốc sẽ tham gia vào Hiệp định công nghệ thông tin và xoá bỏ tất cả các mức thuế quan đối với các sản phẩm như máy tính, thiết bị viễn thông, máy bán dẫn, thiết bị máy tính và các sản phẩm công nghệ cao khác. Về ô tô: Trung Quốc sẽ giảm mức thuế nhập khẩu ô tô của Mỹ từ mức hiện tại là 80-100% xuống còn 25%, đối với hầu hết các phụ tùng ô tô xuống 10% vào giữa năm 2006. Các công ty Mỹ sẽ cung cấp tín dụng cho người Trung Quốc khi mua xe của họ. Với các sản phẩm gỗ và giấy: giảm thuế quan đang ở mức 12-18% đối với gỗ và 15-25% đối với giấy xuống mức phổ biến từ 5 - 7,5%. Với các sản phẩm hóa chất, Trung Quốc cam kết giảm thuế quan hiện ở mức 10 - 35% xuống 5 - 6% trong hầu hết các trường hợp, đồng thời cắt giảm đáng kể thuế đối với các hóa chất khác có mức thuế quan cao.
- Trung Quốc cũng sẽ thực hiện các sáng kiến đồng bộ hóa các sản phẩm hóa chất, theo đó mức thuế sẽ áp dụng là 0%; 5,5% và 6,5% đối với các sản phẩm ở mỗi loại. Về dệt may: tới năm 2005, Mỹ phải xóa bỏ việc cấp quota nhập khẩu đối với hàng dệt của Trung Quốc. Xoá bỏ các hạn ngạch và giấy phép: sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đồng ý xoá bỏ các hạn ngạch hiện hành đối với các sản phẩm ưu tiên hàng đầu của Mỹ, các sản phẩm còn lại sẽ loại bỏ hạn ngạch theo giai đoạn nhưng không muộn hơn năm 2005, mức loại bỏ sẽ tăng 15% mỗi năm. Về nông nghiệp: Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế chung đối với nhập khẩu nông sản từ mức 45% hiện nay xuống 17% và xuống 14,5 - 15% đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên (từ 45% xuống 12% đối với thịt bò; 40% xuống 12% đối với cam, quýt; 30% xuống 10% đối với táo; 50% xuống 12% đối với pho mát; 65% xuống 25% đối với rượu vang). Toàn bộ cắt giảm sẽ diễn ra trong khuân khổ thời gian tối đa là 4 năm, đồng thời định mức tối đa cho nhập khẩu lúa mì, bông, ngô và gạo của Mỹ. Trung Quốc sẽ nhập thêm một số hàng nông sản như thịt, hoa quả của Mỹ. Trung Quốc sẽ tự do hoá việc mua hàng nông sản khối lượng lớn như lúa mì, ngô, đậu tương, gạo, bông, với mức thuế rất thấp với một khối lượng đã được xác định các hàng hoá trong các loại hàng hoá trên. Ví dụ, hạn ngạch đối với lúa mì từ 7,3 triệu tấn đến 9,3 triệu tấn vào năm 2004 so với mức nhập khẩu hiện tại dưới 2 triệu tấn. Trong tất cả hạn ngạch thuế suất này, các doanh nghiệp tư nhân đảm bảo được hưởng một phần và có quyền sử dụng phần hạn ngạch chưa được sử dụng đến được cấp cho các công ty nhà nước. Trung Quốc sẽ không tiến hành trợ giá xuất khẩu nông sản nữa. Về dịch vụ: Trung Quốc chấp nhận những cam kết giảm dần hầu hết các hạn chế theo từng giai đoạn đối với từng lĩnh vực dịch vụ bao trùm một phạm vi rộng lớn như phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ chuyên môn như kế toán, tư vấn pháp lý, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến máy tính,
- phim ảnh, các dịch vụ thu hình, thu thanh trong bảo hiểm: xoá bỏ ngay những hạn chế đối với những bảo hiểm rủi ro quy mô lớn ở khắp Trung Quốc, cấp giấy phép thuần tuý dựa trên những tiêu chuẩn thận trọng, giảm dần những hạn chế đối với việc đặt chi nhánh bảo hiểm trong nước và xoá bỏ hạn chế về địa lý và số liệu trên giấy phép. Trung Quốc đồng ý cấp giấy phép chỉ dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn xét đoán đúng đắn, không kiểm tra về nhu cầu kinh tế hay giới hạn về định lượng giấy phép được cấp; từng bước xoá bỏ tất cả những giới hạn về địa lý trong vòng 3 năm; mở rộng phạm vi hoạt động của các nhà bảo hiểm nước ngoài với các tuyến bảo hiểm theo nhóm sức khoẻ và hưu trí, được chia theo từng giai đoạn trong vòng 5 năm. Các công ty bảo hiểm về tài sản và tổn thất của người nước ngoài được bảo hiểm các rủi ro về thương mại trên phạm vi cả nước ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Trung Quốc đồng ý cho phép nước ngoài sở hữu 50% đối với bảo hiểm nhân thọ. Các nhà bảo hiểm nhân thọ có thể tự lựa chọn đối tác liên doanh của mình. Về viễn thông: Trung Quốc cho phép các công ty Mỹ có thể nắm 49% cổ phần đầu tư, sau 2 năm kể từ khi bắt đầu vào Trung Quốc, mức này được nâng lên 50%. Xoá bỏ những hạn chế về địa lý đối với các dịch vụ máy nhắn tin và giá trị gia tăng trong vòng 4 năm, điện thoại di động trong vòng 5 năm, điện thoại cố định và các nhóm sử dụng điện thoại khép kín trong vòng 6 năm. Trung Quốc sẽ chấm dứt việc cấm đầu tư nước ngoài trực tiếp vào dịch vụ viễn thông, phân giai đoạn cho phép các công ty nước ngoài nắm 49% cổ phần ở tất cả các dịch vụ trong vòng 6 năm và sở hữu 51% đối với dịch vụ nhắn tin và giá trị gia tăng trong 4 năm. Về Internet, các công ty Mỹ có thể đầu tư toàn diện vào thị trường cung ứng dịch vụ Internet của Trung Quốc. Về điện ảnh: Trung Quốc cho phép công ty nước ngoài nắm 49% cổ phần trong phân phối băng hình và băng tiếng, được sở hữu đa số trong vòng 3 năm trong xây dựng, sở hữu và điều hành các rạp chiếu phim. Hàng năm, Trung Quốc
- nhập 20 bộ phim của Mỹ. (Mỹ đòi Trung Quốc phải nhập 40 bộ, lúc đầu Trung Quốc chỉ chấp nhận nhập 10 bộ). Về ngân hàng: trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài không được phép kinh doanh NDT với khách hàng Trung Quốc. Hai năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các ngân hàng có vốn nước ngoài ở Trung Quốc có thể thực hiện các nghiệp vụ tương tự với các cá nhân. Các ngân hàng nước ngoài có quyền giống như các ngân hàng Trung Quốc trong phạm vi các khu vực địa lý đã được chỉ định. Các hạn chế về địa lý và khách hàng sẽ được huỷ bỏ trong vòng 5 năm. Các công ty tài chính phi ngân hàng có thể mời chào, tài trợ cho ngành ô tô sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Về bù xuất khẩu: Trung Quốc sẽ đồng ý xoá bỏ tất cả các khoản trợ cấp xuất khẩu. Về chứng khoán, quản lý tiền tệ: Trung Quốc cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài có thể sở hữu 33% cổ phần, các thương nhân nước ngoài có thể sở hữu 33% cổ phần trong các công ty tài chính quản lý quỹ tiền tệ, mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động cho các công ty nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm (hiện mới chỉ có ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến ). Đồng thời sau 2 năm có thể lập các chi nhánh của mình. 1.1.1.2 Đàm phán Trung Quốc – EU và những nội dung chính của Hiệp định Thương mại Trung Quốc - EU * Quá trình đàm phán Trước đây, Trung Quốc và EU đã nhiều lần thương thuyết để ký kết hiệp định này, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế và hai bên chưa đi đến kết quả cuối cùng. EU luôn đặt ra những điều kiện mới cho Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc giảm thuế những loại hàng hoá nhập khẩu có giá trị gia tăng cao như máy móc, đồ mỹ phẩm, sản phẩm y dược, gốm sứ, đồ mỹ nghệ, dụng cụ gia đình bằng thuỷ tinh Nhiều yêu cầu của EU còn khắt khe hơn yêu cầu của Mỹ, như đòi giảm thuế nhập khẩu xe hơi xuống còn 18% (Mỹ yêu cầu giảm xuống còn 25%). Về
- thương mại dịch vụ, EU yêu cầu Trung Quốc mở cửa mạnh các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ, bưu điện, Nguyên nhân chính khiến hai bên chưa đạt được sự nhất trí trong các vòng đàm phán trước đây là do phía Trung Quốc từ chối chấp nhận một số điều kiện mà EU đưa ra không hợp với khả năng của Trung Quốc (chẳng hạn yêu cầu Trung Quốc xoá bỏ tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất dầu và tơ lụa, việc nâng tỷ lệ cổ phần của các công ty EU trong các liên doanh, trong đó có các liên doanh viễn thông và bảo hiểm tại Trung Quốc lên 49%). Tại nhiều phiên thảo luận trong bốn vòng đàm phán diễn ra từ đầu năm 2000 đến khi ký kết hiệp định, các đại diện của Trung Quốc và EU tranh cãi rất gay gắt xung quanh vấn đề mở cửa khu vực dịch vụ viễn thông, lập liên doanh sản xuất ô tô, bảo hiểm nhân thọ, phân phối và chính sách buôn bán của Trung Quốc với EU. Tuy vậy, qua ba vòng đàm phán đầu, hai bên cũng đã thảo luận được 80% các vấn đề then chốt. Ở vòng đàm phán cuối cùng, sau 5 ngày thương lượng căng thẳng, đến ngày 19/5/2000, Trung Quốc và EU đã chính thức ký hiệp định về việc Trung Quốc gia nhập WTO. 80% các mục tiêu thương lượng của EU với Trung Quốc là giống với Mỹ, tuy nhiên chúng có các ưu tiên khác nhau về một số vấn đề như: xây dựng, khu vực ngân hàng, phân phối, viễn thông, bảo hiểm nhân thọ, * Những nội dung chủ yếu của Hiệp định Thương mại Trung Quốc – EU Đối với hàng công nghiệp: Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan xuống còn 8 - 10% (từ các mức 20% - 60%) đối với 150 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU như máy móc, đồ sứ và kính, hàng dệt, quần áo, giày dép, đồ da, mỹ phẩm và rượu mạnh. 52 sản phẩm máy móc và đồ ứng dụng liên quan - chiếm tới 26% tổng xuất khẩu của EU khi xuất sang Trung Quốc sẽ được giảm thuế từ mức hiện hành 35% xuống còn 5 - 10%.
- Trung Quốc đồng ý mở cửa các lĩnh vực dầu thô và chế biến dầu, phân bón cho các nhà buôn tư nhân thông qua quá trình tự do hoá từng bước (các lĩnh vực này trước khi Trung Quốc gia nhập WTO vẫn còn thuộc độc quyền nhập khẩu của nhà nước). Bên cạnh đó, các công ty EU có thể mua lụa tơ tằm trực tiếp từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Các công ty EU được hưởng nhiều ưu đãi khi đầu tư vào sản xuất ô tô, các loại xe tải Trung Quốc. Chính quyền cấp tỉnh được phép phê duyệt các dự án đầu tư vào lĩnh vực này với số vốn tối đa là 150 triệu USD (trước đây là 30 triệu USD). Tất cả các hạn chế liên quan tới loại xe và mẫu xe sản xuất được dỡ bỏ trong 2 năm, nhà sản xuất được tự do quyết định dựa vào nhu cầu thị trường. Với 5 loại sản phẩm quan trọng nhất trong số các vật liệu xây dựng như đá hoa cương và đá xây dựng, mức thuế quan giảm từ 25% xuống còn 10%. Với đồ gốm, Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế quan đối với 11 sản phẩm chủ yếu từ mức 24,5% xuống còn 10 - 15%. Các mức thuế quan đối với 6 sản phẩm thuỷ tinh giảm từ 24,5% xuống còn 5%. Mức thuế quan đối với 5 loại sản phẩm giầy dép - chiếm tới 70% nhập khẩu giầy dép của EU giảm từ 25% xuống còn 10%. Với da và đồ da, Trung Quốc đồng ý cắt giảm mức thuế của 13 loại sản phẩm - chiếm 60 % tổng xuất khẩu của EU về loại hàng này từ 20 - 25% xuống còn 10%. Mức thuế quan đối với các loại rượu nhập từ EU giảm từ mức hiện hành 65% xuống còn 10% đồng thời không có sự phân biệt trong cách cư xử đối với các loại rượu whisky, cognac, Mức thuế quan đối với các loại mỹ phẩm giảm từ 30% xuống còn 10%. Đối với hàng nông nghiệp: Các mức thuế quan đối với nhiều loại nông sản được giảm mạnh. Chẳng hạn đối với dầu cây cải giảm từ 85% xuống còn 9%, mì ống giảm từ 25% xuống còn 15%, bơ giảm từ 30% xuống còn 10%, sữa bột giảm từ 25% xuống còn
- 10%, quýt giảm từ 42% xuống còn 12%, mạch nha giảm từ 30% xuống còn 18%. EU và Trung Quốc còn ký một hiệp định riêng về vệ sinh và vệ sinh thực phẩm (SPS) theo đó Trung Quốc tuân thủ hiệp định SPS của WTO, đồng thời chấp nhận một số khác biệt về thương mại SPS song phương với EU. Đối với các loại dịch vụ: Lần đầu tiên, các nhà điều hành nước ngoài được phép thành lập các chi nhánh với 25% cổ phần ngay khi Trung Quốc gia nhập WTO. Mức này sẽ tăng lên 35% sau 1 năm gia nhập và lên 49% sau 3 năm gia nhập. Hai bên đồng ý giải quyết thỏa đáng hoạt động đầu tư của các công ty viễn thông (như France Telecom, Telecom Italy vào các công ty Trung Quốc như China Unicom ) Về bảo hiểm: trước khi gia nhập, chỉ có 4 công ty bảo hiểm EU hoạt động trên thị trường Trung Quốc. Sau khi gia nhập, Trung Quốc cấp ngay 7 giấy phép mới gồm 5 giấy phép cho kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và 2 giấy phép cho lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty bảo hiểm EU được thiết lập trên cơ sở cổ phần 50 - 50. Công ty mới với cổ phần đa số thuộc về phía EU được phép thành lập sau 3 năm gia nhập và sau 5 năm sẽ không còn sự giới hạn về cổ phần. Về phân phối: Trung Quốc bỏ hạn chế trong liên doanh thành lập cửa hàng bán lẻ quy mô lớn phải có diện tích 20.000 m2, và với hơn 30 chi nhánh ở Trung Quốc. Về du lịch: yêu cầu về vốn của công ty du lịch nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc được giảm dần xuống ngang mức áp dụng cho các công ty Trung Quốc. Bên cạnh đó, yêu cầu về kim ngạch tối thiểu cũng được giảm xuống còn 40 triệu USD. Về xây dựng: Trung Quốc đã nới lỏng các yêu cầu cho các liên doanh, cho phép phía nước ngoài chiếm đa số cổ phần sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Sau 3 năm các xí nghiệp do nước ngoài sở hữu hoàn toàn sẽ được phép tiến hành
- các dự án do nước ngoài tài trợ và cả các dự án do phía Trung Quốc cấp kinh phí nhưng các công ty xây dựng Trung Quốc cần sự giúp đỡ quốc tế. Về các dịch vụ pháp lý: các công ty luật nước ngoài có thể cung cấp các dịch vụ liên quan đến luật của Trung Quốc hay có thể cung cấp các thông tin cho khách hàng về môi trường pháp lý của Trung Quốc. Yêu cầu về kinh nghiệm của các luật sư được giảm xuống, kinh nghiệm thực hành không cần liên tục và thời gian yêu cầu đối với các luật sư được giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm. Ngoài ra, Trung Quốc và EU còn đạt được một số thoả thuận về các vấn đề khác như: sau khi Trung Quốc gia nhập WTO được 3 năm, các công ty nước ngoài thuộc EU được nắm 49% cổ phần trong các công ty liên doanh viễn thông và bảo hiểm tại Trung Quốc; các thương gia EU được phép đưa vào 20% lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc. Các quan chức của EU cho rằng, việc ký kết hiệp định này sẽ là “chìa khoá mở đường đưa các doanh nghiệp châu Âu vào làm ăn tại thị trường Trung Quốc” [21, tr.66]. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp hàng hoá của Trung Quốc trong đó có nhiều mặt hàng quan trọng như nông sản, dệt may, điện tử có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may hiện mang lại cho Trung Quốc nguồn thu lớn. Năm 1999 Trung Quốc thu về hơn 41 tỷ USD từ xuất khẩu hàng dệt bằng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 1999. Trung Quốc dự kiến sẽ tăng công suất gia công sợi để phục vụ ngành dệt từ mức 9 - 10 triệu tấn trong năm 2000 lên khoảng 13 triệu tấn vào năm 2005, khi đó kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Trung Quốc có thể đạt 60 - 65 tỷ USD. 1.1.1.3 Đàm phán Trung Quốc –Thái Lan và nội dung những thoả thuận Thương mại Thái Lan - Trung Quốc năm 2000 đạt mức 5,79 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc là 2,56 tỷ USD. Cho đến đầu năm 2002 Thái Lan đã đầu tư vào Trung Quốc khoảng 26 nghìn dự án với tổng số vốn khoảng 2,8 tỷ USD. Đầu tư của Thái Lan vào Trung Quốc chủ yếu tập
- trung ở các thành phố Tây Nam và Duyên Hải Trung Quốc. Hầu hết những đầu tư trong nông nghiệp tập trung vào sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất bia và chế biến lương thực, thực phẩm. Trung Quốc và Thái Lan bắt đầu thực hiện đàm phán song phương từ năm 1994. Thái Lan yêu cầu Trung Quốc giảm thuế đánh vào các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc phải mở cửa tự do cho các nhà đầu tư Thái Lan trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng, đồng thời các nhà đầu tư Thái Lan còn có thể nắm lượng cổ phần lớn. Cho đến ngày Trung Quốc được chính thức trở thành thành viên của WTO, hai bên đã thực hiện đến 15 lần bàn bạc, trao đổi, cuối cùng, ngày 10/3/2000 Thái Lan và Trung Quốc đã ký được Hiệp định Thương mại và đạt được thoả thuận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. * Những nội dung chính của thoả thuận Trung Quốc sẽ dành cho Thái Lan những ưu đãi chung về thuế trong các hoạt động thương mại, đầu tư vào các ngành dịch vụ và du lịch như với các quốc gia khác là thành viên WTO. Về thương mại: Trung Quốc chấp nhận giảm thuế đối với 136 mặt hàng của Thái Lan, tính chung mức thuế bình quân giảm từ 30,2% xuống còn 13,1%. Trong số 136 mặt hàng nói trên có 39 mặt hàng nông sản, 12 mặt hàng thuỷ sản và 80 mặt hàng công nghiệp. Mức thuế của những mặt hàng này sẽ giảm theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 giảm từ 37,6% xuống còn 30,2%; giai đoạn 2 giảm xuống còn 13,1%. Những thay đổi thuế suất đặc biệt đối với một số nông sản xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc như sau: nông sản giảm từ 41,9% xuống còn 16,9%; bột sắn giảm từ 10-20% xuống còn 5-10%; quả vải giảm từ 30% xuống 12%; dứa hộp giảm từ 30% xuống còn 15%; tôm đông lạnh giảm từ 22,9% xuống còn 10,3%. Riêng với mặt hàng gạo, Trung Quốc điều chỉnh từ chế độ
- hạn ngạch quy định khối lượng nhập khẩu từ từng nước sang chế độ hạn ngạch thuế trung. Thời gian thực hiện cam kết giảm thuế hầu hết là đến năm 2004. Đặc biệt Trung Quốc đã cho phép tư nhân nhập khẩu gạo và các sản phẩm từ Thái Lan với khoảng 50% tổng mức hạn ngạch thay cho việc chính phủ vẫn độc quyền làm việc này trước đó. Về dịch vụ: Trung Quốc đồng ý mở cửa cho các nhà đầu tư Thái Lan trong các lĩnh vực trên. Sau khi gia nhập WTO được 4 năm, Trung Quốc sẽ cho phép các nhà đầu tư Thái Lan nắm 100% cổ phần ở các chi nhánh của các loại dịch vụ này. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa cho phép đưa nhân viên bình thường của Thái Lan vào hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng trừ việc thuyên chuyển tạm thời các cán bộ quản lý, các bếp trưởng và các chuyên gia khác. Về du lịch: Trung Quốc cho phép người Thái Lan được hoạt động theo quy định và khi liên doanh với các đối tác Trung Quốc được lập văn phòng hướng dẫn du lịch ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Quảng Châu, Thượng Hải Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO được 3 năm, người Thái Lan có thể nắm cổ phần lớn trong các công ty du lịch, nhưng Trung Quốc chưa cho phép các công ty này tổ chức đưa du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Như vậy, theo đánh giá Thái Lan sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu đặc biệt là hàng nông sản sang Trung Quốc, đáng chú ý là những mặt hàng sau đây: Gạo: là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Thái Lan. Sau khi Trung Quốc và Thái Lan ký kết hiệp định thương mại song phương, các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đã có thêm nhiều cơ hội khi Trung Quốc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo và số lượng hạn ngạch này tăng thêm hàng năm. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 100 triệu tấn gạo mỗi năm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ 4 của Thái Lan. Theo kế hoạch mới, một nửa hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc sẽ cấp cho khu vực tư nhân. Tuy nhiên hiện nay chế độ hạn ngạch mới sẽ dựa trên cơ sở “ai đến trước thì phục vụ trước”
- [21, tr.70]. Gạo của Thái Lan có chất lượng khá tốt, đường vận chuyển từ Thái Lan sang Trung Quốc lại gần, do vậy sẽ có thêm nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu Thái Lan tiêu thụ gạo trên thị trường Trung Quốc. Bột sắn: việc Trung Quốc nhập khẩu là điều có lợi cho các sản phẩm bột sắn của Thái Lan. Sau khi ký kết hiệp định thương mại, thuế nhập khẩu tinh bột sắn và bột sắn viên giảm tương ứng còn 20% và 10% vào năm 2003, tiếp đó giảm xuống 10-5% vào năm 2004. Bột sắn Thái Lan chiếm 50% tổng khối lượng bột sắn nhập khẩu vào Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu bột sắn lớn thứ tư của Thái Lan vào năm 2001. Xuất khẩu bột sắn của Thái Lan vào Trung Quốc có triển vọng tăng nhanh. Tôm: trong thời gian 1997-2000, mỗi năm Thái Lan xuất khẩu 13.650 tấn tôm đông lạnh, trị giá gần 100 triệu USD sang Trung Quốc. Từ năm 2001, do Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu với mức độ lớn (từ 30 - 35% xuống còn 10 - 20%) nên xuất khẩu tôm đông lạnh sang Trung Quốc gia tăng nhanh. Trái cây: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu trái cây lớn thứ 6 của Thái Lan trong năm 2001. Các loại trái cây xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc bao gồm nhãn tươi và khô, măng cụt, xoài và hạt điều. Thuế nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc giảm mạnh (còn 30% năm 2003 và 20% vào năm 2004), do vậy các nhà xuất khẩu Thái Lan được lợi rất nhiều và số lượng xuất khẩu loại sản phẩm này vào thị trường Trung Quốc được tăng lên rất nhiều. 1.1.2 Đàm phán đa phƣơng 1.1.2.1 Các giai đoạn đàm phán Quá trình đàm phán đa phương gia nhập GATT/WTO của Trung Quốc có thể được chia thành 4 giai đoạn với những nội dung chính như sau: Giai đoạn 7/1986-5/1989: trong giai đoạn này, nội dung và phạm vi đàm phán tập trung vào 5 vấn đề chính là: thực thi rõ ràng và thống nhất các chính sách thương mại; cắt giảm thuế quan; các biện pháp phi thuế quan; thời gian biểu cải cách giá cả; các điều khoản bảo đảm mang tính chọn lựa.
- Với những yêu cầu và nội dung như trên là tương đối hẹp, hầu hết các vấn đề đề cập chỉ tập trung vào thể chế quản lý thương mại (mở cửa thị trường thương mại hàng hoá và tự do hoá thương mại) của Trung Quốc, chưa đề cập toàn diện đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp đầu tư và thị trường thương mại dịch vụ. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã tiến hành hơn 10 cuộc thương lượng song phương với các bên tham gia ký kết chủ yếu, về cơ bản đã đạt được thoả thuận trong những vấn đề chính của việc Trung Quốc gia nhập GATT. Thông qua 7 lần hội nghị, nhóm công tác Trung Quốc đã cơ bản kết thúc trả lời chất vấn và đánh giá về thể chế ngoại thương của Trung Quốc. Đến cuối năm 1989, về cơ bản đã kết thúc đàm phán. Nghị định thư về việc Trung Quốc tái gia nhập GATT đã được khởi thảo trên giấy. Về cơ bản Trung Quốc đã đạt được những thoả thuận chung cả trong đàm phán đa và song phương. Việc gia nhập GATT của Trung Quốc lúc đó tưởng như đã kết thúc. Tuy nhiên do sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989), nhiều nước phương Tây đã thực hiện cấm vận kinh tế Trung Quốc, và coi việc tạm thời không cho Trung Quốc gia nhập GATT là một nội dung chính trong các chính sách đối với Trung Quốc. Kết thúc giai đoạn này, cơ hội đối với Trung Quốc tưởng như nằm trong tay đã bị tuột mất. Giai đoạn 1989-1992: nhóm công tác mở hội nghị lần thứ 8, thứ 9 và thứ 10 được xem là giai đoạn 2 của quá trình đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập GATT. Tuy nhiên cả 3 lần hội nghị chỉ mang tính hình thức, không có tiến triển. Các nước phương Tây vẫn giữ thái độ thù địch với Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến đàm phán gia nhập GATT của Trung Quốc bị trì trệ, đó là: Do kinh tế phát triển quá nóng, lạm phát cao, Trung Quốc đã thực hiện chương trình “chỉnh đốn trật tự kinh tế ” (1989-1991), xoá bỏ hoặc tạm dừng áp dụng một số biện pháp thị trường do vậy, các nước phương Tây cho rằng đó là sự giật lùi của cải cách.
- Vòng đàm phán Urugoay rơi vào bế tắc, cuộc chiến về nông sản hàng hóa giữa Mỹ và Châu Âu đạt đến cao trào, các bên không còn thời giờ để quan tâm đến vấn đề Trung Quốc. Giai đoạn 1992-1995: Trung Quốc có nhiều bước tiến mạnh mẽ về cải cách. Các nước phương Tây ngừng cấm vận kinh tế Trung Quốc, đàm phán được khôi phục trở lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán này, các nước phương Tây không chỉ đề cập đến quản lý thương mại, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan mà còn đề cập đến các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường dịch vụ, thương mại nông sản, chính sách thuế, kiểm tra tư pháp khiến cho đàm phán gặp nhiều khó khăn. Các cuộc đàm phán phải đứng trước một thể chế kinh tế - thương mại đang thay đổi, vấn đề đàm phán ngày càng nhiều thêm, càng đàm phán nội dung càng rộng, càng đàm phán thì quyền lợi của phía Trung Quốc càng mơ hồ. Dường như Trung Quốc càng cải cách mạnh mẽ, càng hoàn thiện thể chế kinh tế thương mại thì càng đi xa khỏi mục tiêu và các yêu cầu gia nhập GATT. Giai đoạn 1995-2001: chuyển từ đàm phán tái gia nhập GATT sang đàm phán gia nhập WTO. Ngày 11/7/1995, Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO, đến tháng 11/1995, nhóm công tác về vấn đề Trung Quốc gia nhập GATT đổi tên thành nhóm công tác về Trung Quốc gia nhập WTO và đến tháng 3/1996 đã mở hội nghị nhóm công tác lần thứ nhất. Trong thời kỳ này, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong giảm thuế, loại bỏ dần những hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường thương mại dịch vụ làm cho trình độ tự do hoá kinh tế của nước này tăng lên. Các bên đàm phán chủ yếu với Trung Quốc một mặt đặt nhiều yêu cầu, điều kiện cho Trung Quốc nhưng mặt khác lại không muốn cho người khác nhanh chân hơn mình chiếm lĩnh mất thị trường lớn và béo bở này. Do vậy từ giữa tháng 11/1999, lần lượt Mỹ, Canada, EU đều đạt được các thoả thuận thương mại với Trung Quốc.
- 1.1.2.2 Những vấn đề chính trong đàm phán Tư cách gia nhập WTO của Trung Quốc: Trung Quốc muốn gia nhập với tư cách một nước đang phát triển còn các bên đàm phán muốn Trung Quốc gia nhập với tư cách một nước phát triển. Gia nhập với tư cách nào thì phải gánh vác nghĩa vụ và hưởng quyền lợi hợp với tư cách đó. Với tư cách nước đang phát triển, Trung Quốc có thời hạn xoá bỏ khống chế đầu tư trong 5 năm sau khi gia nhập WTO, được trợ giá nông phẩm tối đa là 10% trong thời kỳ quá độ; với tư cách nước phát triển, thời hạn xoá bỏ khống chế đầu tư chỉ là 2 năm, mức trợ giá nông phẩm tối đa là 5%. Với tư cách nước phát triển, Trung Quốc phải cắt giảm thuế quan mạnh hơn, phải dỡ bỏ toàn bộ hàng rào phi thuế quan như: chế độ kiểm tra nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải điều chỉnh và nâng mức đóng góp cho các tổ chức quốc tế khác như IMF, WB Cuộc đàm phán đã đi đến kết thúc, các nước thành viên WTO phải thừa nhận tư cách một nước đang phát triển của Trung Quốc. Vấn đề giảm thuế quan: qua nhiều vòng đàm phán đa biên của GATT/WTO, mức thuế quan bình quân của WTO đã giảm từ mức 40% trước đây xuống còn 6%, trong đó mức thuế quan bình quân của các nước công nghiệp phát triển là 3%, của các nước đang phát triển là 10%. Cuối năm 1994, các bên đàm phán yêu cầu Trung Quốc giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 44,5% của năm 1992 xuống còn 8,96 %. Đến hè năm 1997 yêu cầu giảm mức thuế quan bình quân của 4073 sản phẩm công nghiệp Trung Quốc xuống còn 6,9%. Yêu cầu này là quá mức đối với Trung Quốc. Trên thực tế dù có rất nhiều cố gắng, Trung Quốc chỉ có thể giảm mức thuế quan bình quân từ 42% trước năm 1994 xuống 17% năm 2000 và 12% năm 2002. Vấn đề phi thuế quan: WTO quy định các thành viên không được hạn chế số lượng nhập khẩu (thông qua hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép) để bảo hộ sản xuất trong nước. Hàng dệt may là một trong số các sản phẩm có khả năng
- cạnh tranh mạnh nhất của Trung Quốc. Một số bên đàm phán muốn kéo dài thời gian áp dụng hạn ngạch hàng dệt may với Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO (Mỹ yêu cầu đến năm 2010) với lý do áp lực của ngành hàng dệt may trong nước họ rất lớn. Mặt khác, các bên lại muốn Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu dài hạn và bãi bỏ ngay hạn ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như ô tô và một số mặt hàng khác. Vấn đề nông nghiệp: các bên đàm phán yêu cầu Trung Quốc phải bãi bỏ trợ giá cho xuất khẩu nông sản, phải áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, thừa nhận cơ chế cấp giấy phép về vệ sinh thực phẩm của các bạn hàng Trung Quốc. Trong hơn 20 năm qua, để kích thích sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc và các loại hạt có dầu, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước và trợ cấp xuất khẩu (trợ giá cho khâu phân bón, thuốc trừ sâu và công tác tưới tiêu). Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp đã được Trung Quốc tuyên bố huỷ bỏ dần từ năm 1991. Năm 1997, Trung Quốc tuyên bố với WTO sẽ xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên thông qua hệ thống thuế và trợ giá, có rất nhiều hàng nông sản Trung Quốc được bảo hộ. Khi đậu nành được đưa vào trong nước, các nhà nhập khẩu phải nộp thuế 13% thuế. Trong khi đó, đậu nành sản xuất trong nước chỉ bị đánh thuế trung bình chưa đến 1%. Do vậy, các nhà sản xuất đậu nành Trung Quốc có khoản bảo hộ khoảng 10% giá cả. Trong vài chục năm qua, Trung Quốc đã sử dụng trợ cấp xuất khẩu để tăng mức xuất khẩu một số nông sản hàng hoá. Ngô và bông là hai loại được trợ cấp xuất khẩu nhiều nhất. Trong năm 1999 - 2000 xuất khẩu ngô của Trung Quốc vẫn được trợ cấp khoảng 44 USD/tấn; trong năm 2001, các nhà xuất khẩu ngô Trung Quốc, đặc biệt là các nhà xuất khẩu ở vùng Đông Bắc được nhận trợ cấp trung bình bằng 34% giá xuất khẩu, (có nơi đạt 44% số tiền được nhận lại cho mỗi tấn ngô sau khi xuất khẩu là 378 NDT - tương đương 45,7 USD/tấn so
- với giá bán là 104 USD/tấn). Trong khi đó, các nhà xuất khẩu bông cũng nhận được khoản trợ cấp tới 10%. Một số loại hàng nông sản khác không trực tiếp nhận được trợ giá xuất khẩu thì lại được hoàn thuế giá trị gia tăng với tỷ lệ khá cao như thịt lợn: 5,2%; thịt bò: 5,2%; và mức này ở thịt gà còn cao hơn, lên tới 13%. Vấn đề mở cửa ngành dịch vụ: đây là vấn đề cốt lõi của nhiều bên đàm phán với Trung Quốc. Các bên đàm phán yêu cầu Trung Quốc mở cửa ngành dịch vụ cho sự xâm nhập tự do của đầu tư nước ngoài trong khi đó Trung Quốc cho rằng ngành dịch vụ của họ chậm phát triển hơn, nên mở cửa dần dần từng bước. Hiện nay ngành dịch vụ của các nước công nghiệp phát triển chiếm từ 70 đến 80% GNP, trong khi đó, ở Trung Quốc, tỷ lệ này mới chỉ là 35%, còn thấp hơn so với mức trung bình của các nước đang phát triển. Trong đàm phán, Trung Quốc cam kết mở cửa ngành dịch vụ của họ, tuy nhiên cũng thừa nhận họ phải có kế hoạch từng bước mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực này dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Từ năm 1992, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán cụ thể về vấn đề khôi phục vị trí của Trung Quốc tại GATT. Với những đòi hỏi của việc phục hồi vị trí tại GATT và sự phát triển của nền thương mại thế giới, chính phủ Trung Quốc trong năm 1991 đã giảm thuế quan đối với 225 mặt hàng nhập khẩu, năm 1992 lại áp dụng giảm thuế thêm đối với 3.871 mặt hàng, năm 1993 đã điều tiết thuế nhập khẩu đối với 2.898 danh mục hàng hoá, cho phép giảm thuế quan xuống còn 35,9%. Năm 1996 Trung Quốc lại giảm thuế quan trên quy mô lớn đối với 4.000 mặt hàng nhập khẩu, đưa mức thuế quan bình quân xuống còn 23%, đồng thời huỷ bỏ hơn 2/3 số giấy phép nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc đã có quan điểm rõ ràng về việc gia nhập WTO và thể hiện tinh thần rất linh hoạt trong các cuộc đàm phán. Không phụ thuộc vào việc bao giờ sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc tiếp tục công cuộc cải cách, mở cửa, phát
- triển hợp tác đa phương và song phương với các nước khác, không ngừng nỗ lực hướng tới một trật tự tự do, công bằng trong nền thương mại thế giới. 1.1.2.3 Những thỏa thuận đạt được Trong 15 năm (1986 - 2001) Trung Quốc luôn giữ thái độ tích cực, đã tiến hành trên 30 lần hội nghị nhóm công tác đa phương, song phương và cuối cùng, Trung Quốc và các thành viên của nhóm làm việc đã đạt được thoả thuận về các vấn đề còn tồn đọng như: các điều khoản mở đầu và các điều khoản chung; các cam kết liên quan đến quản lý chế độ thương mại bao gồm quản lý hành chính thống nhất, các lĩnh vực kinh tế đặc biệt, sự minh bạch về các vấn đề pháp lý; các cam kết về không phân biệt đối xử, các thoả thuận thương mại đặc biệt, thương mại nhà nước, các biện pháp phi thuế quan, quản lý hạn ngạch có thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm soát giá cả, thuế và phí đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước cho nông nghiệp, các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm, quyền kinh doanh cũng như các tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật. 1.2 CAM KẾT CỦA TRUNG QUỐC KHI GIA NHẬP WTO 1.2.1 Những cam kết của Trung Quốc liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của WTO Với nguyên tắc không phân biệt đối xử: Trung Quốc cam kết tuân thủ tất cả các hiệp định của WTO trong đó có quy chế tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia. Trung Quốc cam kết loại bỏ hiện tượng hai giá và trong 3 năm loại bỏ hầu hết những hạn chế về nhập khẩu, xuất khẩu thương mại đối với các công ty nước ngoài. Việc kiểm soát giá cả sẽ không được áp dụng với mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ các nhà kinh doanh trong nước. Tất cả các công ty nước ngoài, kể cả các công ty không đầu tư hoặc đăng ký ở Trung Quốc đều nhận được sự đối xử ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà các công ty Trung Quốc nhận được.
- Với nguyên tắc mở cửa thị trường: Trung Quốc đã cắt giảm nhiều các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đặc biệt, Trung Quốc đã mở cửa đáng kể khu vực dịch vụ cho sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Với nguyên tắc tính minh bạch và có thể dự đoán được: Trung Quốc đã cam kết thực hiện nguyên tắc này một cách toàn diện bao gồm áp dụng thống nhất chế độ thương mại, các cơ quan pháp lý độc lập. Trung Quốc cũng cam kết tuân thủ Cơ chế Giám sát Chuyển đổi đặc biệt trong 10 năm đầu sau khi gia nhập WTO. Trung Quốc đã cam kết cắt giảm và loại bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan đến năm 2004 và không có trường hợp nào muộn hơn năm 2010. Mức thuế quan trung bình của Trung Quốc sẽ giảm xuống 15% đối với các sản phẩm nông nghiệp, biến động trong phạm vi từ 0 - 65%, mức cao nhất được áp dụng cho ngũ cốc. Đối với hàng công nghiệp, mức thuế quan trung bình giảm xuống 8,9%, biến động trong phạm vi từ 0 - 47%, mức cao nhất áp dụng cho phim ảnh, ô tô và các sản phẩm liên quan. Về thương mại không bị bóp méo: Trung Quốc cam kết không sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với cả hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp và chấp nhận các điều khoản đặc biệt liên quan đến việc xác định bán phá giá hoặc trợ cấp cũng như một cơ chế tự vệ về hàng dệt may riêng biệt mà các thành viên khác yêu cầu. Về đối xử ưu đãi cho các nước phát triển: mặc dù không nhận được sự đối xử ưu đãi toàn diện với tư cách là một nước đang phát triển, Trung Quốc đã chấp nhận mức trần đặc biệt áp dụng cho trợ cấp sản xuất trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp và đồng ý không sử dụng trợ cấp xuất khẩu. 1.2.2 Những cam kết liên quan đến lĩnh vực công nghiệp Đối với ô tô: từ ngày 1/1/2002, Trung Quốc cắt giảm gần 1/3 thuế nhập khẩu đối với các loại ô tô nhập khẩu. Thuế đánh vào các loại ô tô trên 3.000 phân khối được giảm từ 80% xuống còn 50,7%; với các loại xe dưới 3000
- phân khối giảm từ 70% xuống còn 43,8%. Từ năm 2002, các công ty liên doanh xe hơi Trung Quốc - nước ngoài được phép lập riêng các mạng lưới tiêu thụ. Hiện nay, thuế suất đánh vào các loại xe hơi nhập khẩu vào Trung Quốc dao động từ 80% đến 100%. Đến tháng 7/2006, mức thuế đánh vào các loại xe hơi nhập khẩu sẽ giảm còn 25%, thuế đánh vào phụ tùng xe hơi sẽ giảm từ 23,4% xuống còn 10%. Hạn ngạch nhập khẩu xe hơi cũng được bỏ hẳn vào năm 2005. Trong lĩnh vực năng lượng - dầu mỏ: Trung Quốc đồng ý mở cửa các ngành dầu thô và dầu chế biến cho các thương gia tư nhân tự do hoá dần và giảm sự độc quyền mua bán dầu thông qua việc cho tư nhân nhập khẩu 4 triệu tấn các sản phẩm dầu và 10% dầu thô. Trung Quốc cũng sẽ mở cửa lĩnh vực phân phối và bán lẻ mặt hàng này sau 3 năm gia nhập WTO và cho phép các công ty nước ngoài có ít nhất 30% cổ phần ở mỗi trạm xăng dầu. Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường bán buôn dầu sau 5 năm gia nhập WTO. Trong lĩnh vực dệt may: Trung Quốc được tham gia vào Hiệp định về dệt may. Như tất cả các thành viên khác của WTO, hạn ngạch về hàng dệt may được chấm dứt vào ngày 31/12/2004. Tuy nhiên, một cơ chế tự vệ đặc biệt vẫn được áp dụng cho đến cuối năm 2008. Cơ chế này cho phép các thành viên của WTO áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu trong trường hợp các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Trung Quốc gây ra tình trạng mất thị trường của các nhà sản xuất của các nước thành viên. 1.2.3 Những cam kết về ngành nông nghiệp Trung Quốc sẽ không hỗ trợ xuất khẩu nông sản, chỉ khống chế trợ giá ở mức tối đa 8,5% giá trị hàng nông sản. Trung Quốc giảm giá hàng rào thuế quan áp dụng đối với hàng nông sản trung bình từ mức 30% xuống còn 12%. Thuế suất ban đầu được giảm từ 22% xuống còn 17,5%. Trong đó thuế áp dụng đối với một số mặt hàng chính như sau: thịt bò từ mức 45% xuống 12%; thịt lợn từ mức 20% xuống 12%; gia cầm từ mức 20% xuống 10%; cam quýt từ mức 40% xuống 12%; nho từ mức 40%
- xuống 13%; táo từ mức 30% xuống 10%; quả hạnh từ mức 30% xuống 10%; rượu từ mức 65% xuống 20%; pho mát từ mức 50% xuống 12%. Một số sản phẩm “nhạy cảm” như lúa mì, ngô, gạo, bông và dầu đậu sẽ được đăng ký hạn ngạch thuế: dưới 10% đối với nhập khẩu một lượng nhỏ; trên 10% đối với khối lượng lớn. Các hạn ngạch nhập khẩu từ bên ngoài đối với nhiều mặt hàng nông sản đều tăng lên; chẳng hạn so với mức năm 2000 với năm 2004, hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng từ 7 triệu tấn lên 10 triệu tấn; ngô từ 4 triệu tấn lên 7 triệu tấn; dầu đậu nành từ 2 triệu tấn lên 3 triệu tấn, 1.2.4 Những cam kết về ngành dịch vụ Các ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh đồng NDT với các công ty Trung Quốc sau 2 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, sau 5 năm với các cá nhân Trung Quốc. Mọi hạn chế về địa lý sẽ được xoá bỏ sau 5 năm. Việc thanh toán, giải ngân bằng NDT trước hết được áp dụng ở 4 thành phố lớn và sau 5 năm sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài có thể nắm giữ 15% thị trường tiền gửi là ngoại hối; 10% tiền gửi là NDT; 20-30% tiền cho vay là ngoại hối và 15% tiền cho vay là NDT. Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, phần lớn trong số 191 ngân hàng nước ngoài (trong đó có 98% là chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, số còn lại là ngân hàng sở hữu hoàn toàn của người nước ngoài hoặc những liên doanh) và 263 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc hoạt động như những “ngân hàng ốc đảo ”(enclave bank) hoặc các “ngân hàng hải ngoại” (off - shore bank). Tỷ lệ thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài nếu tính bằng số ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng trên tổng số thì khá cao (tương ứng là 52% và 14%). Tuy nhiên các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm gần 3% tổng tài sản, 2% dư nợ và khoảng 0,1% tiền gửi. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài đều có lãi trong vòng 12-18 tháng kinh doanh ở Trung Quốc và lợi tức trên tài sản chủ yếu rơi vào các bộ phận kinh doanh ngoại tệ - chiếm khoảng 24% thị phần và 45% thanh toán quốc tế, khách hàng chủ yếu là các
- công ty liên doanh trong nước - nước ngoài ở khu ven biển. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, với những quy định mới, khả năng sinh lợi của các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng lên rất nhiều. Về phân phối: sau khi gia nhập WTO được một năm, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể thành lập những liên doanh kinh doanh bán buôn, sau 2 năm họ có quyền giữ phần vốn lớn hơn đối tác Trung Quốc. Giới hạn về địa lý và khối lượng đều được dỡ bỏ. Trong lĩnh vực bán lẻ, từ năm 2002 các nhà cung cấp nước ngoài được lập tối đa 2 liên doanh ở 5 đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu, Hạ Môn và Hải Nam) và ở 4 thành phố (Thiên Tân, Quảng Châu, Đại Liên và Thanh Đảo). Về bảo hiểm: ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các công ty nước ngoài có thể bán bảo hiểm thương mại và nhân thọ cho khách hàng Trung Quốc và khách hàng nước ngoài ở Trung Quốc; từ năm 2004, có thể bán hợp đồng bảo hiểm tập thể, trợ cấp cho tất cả các khách hàng. Ban đầu, các đối tác nước ngoài có thể chiếm 51% vốn đầu tư cho bảo hiểm thương mại, 2 năm sau tỷ lệ này sẽ là 100%. Đối với bảo hiểm nhân thọ, nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm tới 50% số vốn ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Các đối tác nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác Trung Quốc và được hưởng những bảo đảm hợp pháp để kiểm soát vốn tốt hơn. Về viễn thông: các cam kết chính đòi hỏi Trung Quốc bỏ một phần các hạn chế tiếp cận thị trường, đặc biệt là quyền thành lập, bỏ các hạn chế về đối xử quốc gia, tuân thủ các tài liệu tham chiếu chứa đựng các định nghĩa và nguyên tắc về khuôn khổ pháp luật đối với dịch vụ viễn thông cơ bản. Định nghĩa được sử dụng trong lịch trình là dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm dịch vụ nội hạt, đường dài và các dịch vụ quốc tế, sử dụng công cộng và phi công cộng; có thể được cung cấp dựa trên thiết bị cơ bản hoặc bán lại; có thể cung cấp thông qua nhiều phương tiện công nghệ như: cáp, không dây, vệ tinh. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, phần vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh
- vực này sẽ được tăng lên đến 25%, 1 năm sau tỷ lệ này là 35% và 3 năm sau là 49%. Các hợp đồng thuê mua của ngành này cũng được tự do hoá. Đối với các dịch vụ internet và truyền thông: các công ty nước ngoài có thể được nắm giữ ngay 30% vốn ở các công ty Trung Quốc thuộc các tỉnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu; sau 2 năm, mức này tăng lên 50%, khi mọi hạn chế về khu vực được xoá bỏ. Thuế đối với các sản phẩm công nghệ cao như thiết bị viễn thông sẽ được giảm dần và xóa bỏ hẳn vào năm 2005. Dịch vụ viễn thông đường dài và có dây cố định sẽ được mở cửa ở mức 25% sau 3 năm và 49% sau 6 năm. Đối với các loại dịch vụ như thư điện tử, thư thoại, truy cập thông tin và dữ liệu trực tuyến, dịch vụ fax, chuyển đổi mã, nhắn tin: không hạn chế đối với người tiêu dùng ở nước ngoài và đối xử quốc gia. Về quyền hiện diện, khi gia nhập, các liên doanh với sở hữu nước ngoài từ 30% trở xuống sẽ được cung cấp các dịch vụ tại Thượng Hải, Quảng Châu và Bắc Kinh. Trong vòng 1 năm được mở rộng ra Thành Đô, Chongqing, Đại Liên, Phúc Châu, Hàng Châu, Nam Kinh, Ninh Hạ, Quỳnh Đảo, Thẩm Dương, Thâm Quyến, Hạ Môn, Tây An, Thái Nguyên và Vũ Hán. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài sẽ không lớn hơn 49%. Trong vòng 2 năm sẽ không còn hạn chế về địa lý và sở hữu nước ngoài có thể lên đến 50%. Đối với điện thoại di động và dịch vụ số liệu: Trung Quốc không hạn chế đối với cung cấp qua biên giới, không hạn chế đối với tiêu dùng ở nước ngoài và đối xử quốc gia. Về quyền hiện diện, khi gia nhập, các liên doanh với sở hữu nước ngoài từ 25% trở xuống sẽ được cung cấp dịch vụ tại Thượng Hải, Quảng Châu và Bắc Kinh. Trong vòng 1 năm được mở rộng ra Thành Đô, Chongqing, Đại Liên, Phúc Châu, Hàng Châu, Nam Kinh, Ninh Hạ, Quỳnh Đảo, Thẩm Dương, Thâm Quyến, Hạ Môn, Tây An, Thái Nguyên và Vũ Hán với tỷ lệ sở hữu nước ngoài được phép lên tới 35%. Trong vòng 3 năm sau khi gia nhập, đầu tư nước ngoài sẽ được phép ở mức 49% và trong vòng 5 năm sẽ không còn hạn chế về địa lý.
- Đối với các dịch vụ trong nước và quốc tế về điện thoại, chuyển gói, chuyển mạch, dịch vụ truyền dữ liệu: khi gia nhập, các liên doanh với sở hữu nước ngoài từ 25% trở xuống sẽ được cung cấp dịch vụ tại Thượng Hải, Quảng Châu và Bắc Kinh. Trong vòng 5 năm sẽ được mở rộng ra Thành Đô, Chongqing, Đại Liên, Phúc Châu, Hàng Châu, Nam Kinh, Ninh Hạ, Quỳnh Đảo, Thẩm Dương, Thâm Quyến, Hạ Môn, Tây An, Thái Nguyên và Vũ Hán với tỷ lệ sở hữu nước ngoài được phép lên tới 35%. Trong vòng 6 năm sau khi gia nhập, đầu tư nước ngoài sẽ được phép ở mức 49% và sẽ không còn hạn chế về địa lý. Ngoài ra, Trung Quốc thực hiện các thoả thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngay sau khi gia nhập WTO. Trung Quốc sẽ bãi bỏ hệ thống quản lý bằng hạn ngạch. Các thành viên khác của WTO vẫn có thể áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong 12 năm nếu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể gây tác động đến công nghiệp nội địa của họ. WTO chấp nhận Trung Quốc là thành viên với tư cách một nước đang phát triển. Bên cạnh đó Trung Quốc bảo lưu quyền về nhà nước độc quyền thương mại đối với một số loại sản phẩm như ngũ cốc, thuốc lá, chất đốt và khoáng sản, đồng thời duy trì một số hạn chế về vận tải và phân phối hàng hoá trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều hạn chế đang áp dụng đối với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc sẽ được loại bỏ trong thời gian chuyển đổi là 3 năm. Trung Quốc vẫn có thể duy trì thương mại hàng hoá của nhà nước đối với một số mặt hàng như lương thực, thuốc lá, dầu ăn, khoáng sản và kiểm soát một phần lĩnh vực vận tải và phân phối hàng hoá trong nước. Những hạn chế đối với các công ty nước ngoài sẽ được bãi bỏ chậm nhất là trong 3 năm. Trong thời gian 12 năm, các thành viên của WTO được áp dụng cơ chế tự vệ chuyển đổi trong các trường hợp hàng hoá nhập khẩu vào nước họ có nguồn gốc từ Trung Quốc gây ra hoặc đe doạ gây ra mất thị trường của các nhà sản xuất nội địa của các nước thành viên.
- 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRUNG QUỐC Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt của Trung Quốc chiếm 52,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp dệt; năm 1998 xuất khẩu hàng dệt may đạt 42,9 tỷ USD, chiếm 21,54% tổng giá trị ngoại thương của Trung Quốc[21, tr.269]. Điều này cho thấy dệt may là ngành có lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc đồng thời đây cũng là ngành phụ thuộc rất mạnh vào xuất khẩu. Tuy vậy, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có những tác động mạnh mẽ tới ngành này vì những lý do sau: Thứ nhất, xét trên phương diện sản xuất, dệt là ngành khó khăn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc do việc xây dựng trùng lặp và với kỹ thuật thấp. Năng lực sản xuất của ngành này thừa nghiêm trọng. Hơn thế nữa, trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành này thua lỗ liên miên và luôn đứng đầu danh sách những doanh nghiệp thua lỗ trong toàn quốc (mặc dù trong những năm gần đây đã có những chuyển biến nhất định nhưng tình hình vẫn chưa thực sự thay đổi một cách cơ bản). Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc chủ yếu sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm nên giá trị gia tăng thấp và nhiều khi không phản ứng lại được một cách linh hoạt đối với sự thay đổi của nhu cầu trên thị trường quốc tế. Thứ hai, đầu tư đối với ngành dệt thấp, đặc biệt là đầu tư tài sản cố định và đầu tư đổi mới trang thiết bị, khiến cho khả năng cạnh tranh của ngành không liên tục được nâng cao. Hơn thế nữa, lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Trung Quốc chủ yếu dựa trên lợi thế sức lao động rẻ hay nói cách khác đó là lợi thế cạnh tranh về giá cả nên khó có thể duy trì được lâu dài (do giá thành, lao động và nguyên liệu không ngừng tăng). Trong khi đó, khả năng cung cấp toàn cầu về sản phẩm dệt may lại đang quá dư thừa. Thứ ba, mặc dù xét trên tổng thể, ngành dệt may của Trung Quốc vẫn duy trì được mức độ xuất siêu cao nhưng đối với một số sản phẩm cụ thể như len
- lông cừu, sợi tổng hợp, sản phẩm dệt chuyên dụng, sản phẩm dệt kim lại nhập siêu nhiều. Hơn thế nữa, cùng với việc mở cửa thị trường, nhập siêu các sản phẩm dệt đã ngày càng tăng và với tốc độ vượt quá xuất siêu của ngành may mặc từ 1993 đến 1998, nhập siêu sản phẩm dệt tăng 112% trong khi đó, xuất siêu sản phẩm may mặc chỉ tăng có 60%. Thứ tư, trước khi gia nhập WTO, dệt may là ngành đang nhận được nhiều sự bảo hộ của chính phủ như trợ cấp tài chính, cho vay với lãi suất thấp, chế độ hoàn thuế xuất khẩu, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, giảm giá Mức độ bảo hộ đối với ngành dệt vào năm 2001 mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm tới 21,6% (giảm từ mức 56,0% năm 1995); đối với ngành may mặc là 23,7% (giảm từ mức 76,1%). Những đặc trưng trên cùng với việc mất đi lá chắn bảo hộ cao về thuế quan, phi thuế quan và đầu tư sẽ khiến cho việc gia nhập WTO tác động mạnh tới ngành dệt may của Trung Quốc. Thứ nhất, việc gia nhập WTO sẽ tạo cho ngành dệt may Trung Quốc cơ hội đàm phán mậu dịch đa phương bình đẳng về thương mại hàng dệt may. Hơn thế nữa, việc gia nhập này sẽ khiến cho Trung Quốc được hưởng đãi ngộ của hiệp định dệt may quốc tế đạt được từ vòng đàm phán Urugoay. Cùng với việc Trung Quốc phải tự do hóa ngành dệt may của mình, các nước khác cũng phải tự do hoá việc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc. Chẳng hạn, theo hiệp định Mỹ - Trung, hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt của Trung Quốc sang Mỹ đến năm 2008 sẽ được xoá bỏ hoàn toàn. Trung Quốc cũng sẽ đa dạng hoá được thị trường xuất khẩu hàng dệt may của mình, trước kia chỉ tập trung vào một số thị trường như Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan. Thứ hai, mặc dù việc thực hiện các cam kết với WTO sẽ khiến cho nhập khẩu Trung Quốc gia tăng, nhưng sức ép của cạnh tranh sẽ buộc ngành dệt may phải thay đổi cách quản lý, cải tổ cơ cấu sản xuất cũng như sản phẩm, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Ngành dệt may của Trung Quốc sẽ được
- phát triển theo hướng cao cấp hoá và dựa trên những lợi thế so sánh chủ yếu của mình. Sức cạnh tranh của ngành được nâng cao cùng với việc thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ khiến cho xuất khẩu hàng dệt may tăng thêm 50 triệu USD mỗi năm sau khi gia nhập WTO [53]. 1.3.1 Mức độ bảo hộ ngành dệt may của Trung Quốc Cùng với quá trình cải cách và mở cửa cũng như chuẩn bị gia nhập WTO, mức độ bảo hộ của ngành công nghiệp Trung Quốc đã liên tục giảm nhưng vẫn được duy trì ở mức cao tính tới thời điểm trước khi gia nhập WTO. Mức độ giảm của bảo hộ đối với ngành này trong thời kỳ trước khi gia nhập (1995-2001) mạnh hơn nhiều so với mức giảm sau khi gia nhập WTO. Mức độ bảo hộ sản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm dệt may được thể hiện ở bảng 1.1. Trong thời kỳ 1995-2001, mức độ bảo hộ đối với ngành công nghiệp đã giảm mạnh: từ mức 25,3% năm 1995 xuống còn 13,5% năm 2001, đặc biệt đối với sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ giảm 20%, dệt giảm 12,7%, may mặc giảm 8,8%. Bảng 1.1: Mức độ bảo hộ nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc (thuế quan và tương đương; %) 1995 2001 Sau khi gia nhập WTO Dệt 56,0 21,6 8,9 May mặc 76,1 23,7 14,9 Công nghiệp nhẹ 32,3 12,3 8,4 Công nghiệp 25,3 13,5 6,0 Nguồn: Elena Ianchovichina and Will Martin. Economic Impact of China’s accession to the WTO. 2004.
- Mức độ bảo hộ giảm mạnh đối với ngành dệt và may mặc sẽ khiến cho việc gia nhập WTO tác động mạnh vào ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc kể cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ ngành dệt may của Trung Quốc so với mức độ bảo hộ các ngành công nghiệp khác còn thấp. Dệt may được coi là ngành có mức độ tự do hóa cao hơn trước khi gia nhập sẽ thu hút được nhiều lợi ích từ việc gia nhập WTO. Tham gia vào WTO, mặc dù nhập khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tăng 38,5% trong ngành dệt và 30,9% trong ngành may được nêu ở bảng 1.2, thị phần xuất khẩu của ngành dệt cũng sẽ tăng thêm 10% sau năm 2005. Theo Elena Ianchovichina và Will Martin, sau khi gia nhập WTO, ngành dệt may của Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh xét trên giác độ sản lượng, xuất khẩu và công ăn việc làm. Trong đó, sản lượng hàng dệt và hàng may mặc sẽ tăng 15,6% và 57,3%; xuất khẩu sẽ tăng 32,7% và 105,8%; công ăn việc làm tăng 15,5% và 56,1%. Đồng thời, giá bán buôn và giá bán lẻ đều giảm; 7,7% và 3,2% đối với hàng dệt, 0,5% và 0,9% đối với hàng may mặc. Nói cách khác, những tác động tích cực của việc gia nhập WTO đối với ngành dệt may của Trung Quốc là rất lớn, vượt quá những tác động tiêu cực và điều này sẽ có những tác động lan toả tích cực tới các ngành còn lại trong nền kinh tế (đặc biệt là đối với ngành sợi thực vật với mức tăng sản lượng 15,8% và việc làm tăng 16,4%). Bảng 1.2: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc Sản Công ăn Xuất Nhập Cán cân Giá bán Giá lƣợng việc làm khẩu khẩu thƣơng mại buôn bán lẻ % % % % Triệu USD % % Dệt 15,6 15,5 3,27 38,5 -10.366 -1,7 -3,2 May mặc 57,3 56,1 10,58 30,9 49.690 -0,5 -1,9 Công nghiệp 3,7 3,7 5,9 6,8 1.786 -0,9 0,0 nhẹ
- Nguồn: Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới- thời cơ và thách thức – Viện khoa học xã hội Việt nam NXB Khoa học xã hội-2004, tr. 279 1.3.2 Một số chỉ tiêu của ngành dệt may thay đổi trƣớc tác động của WTO Sau khi gia nhập WTO, giá trị tổng sản lượng và tiền lương của Trung Quốc có chuyển biến tích cực được thể hiện ở bảng 1.3. Dự đoán sau năm 2005, giá trị tổng sản lượng dệt may của Trung Quốc sẽ tăng lên 59.553 triệu USD, quần áo tăng lên 22.982 triệu USD so với năm 2005. Dưới tác động của WTO, giá trị tổng sản lượng tăng lên 9,6%, quần áo tăng 131,5%. Tỷ trọng sản phẩm dệt may của Trung Quốc so với thế giới được nêu ở bảng 1.5 sẽ tăng khoảng 2%, quần áo tăng khoảng 127%, chiếm tỷ trọng 20,10%. Tỷ trọng xuất khẩu của ngành tăng lên 47,14%. Tiền lương lao động có kỹ năng và không có kỹ năng đều tăng, tiền lương lao động có kỹ năng trong dệt may tăng 10 triệu USD, quần áo tăng lên 343 triệu USD, tiền lương không kỹ năng dệt may tăng 43 triệu USD, quần áo tăng 1.762 triệu USD. Bảng 1.3: Giá trị tổng sản lượng và tiền lương của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (triệu USD theo giá năm 1995) Tiền lƣơng lao động Tiền lƣơng lao động Giá trị tổng sản lƣợng có kỹ năng không kỹ năng 2005 2005 2005 Trước Sau 1995 Trước Sau Trước Sau 1995 WTO WTO WTO WTO 1995 WTO WTO Dệt may 83,176 142,729 156,370 107 113 123 654 492 535 Quần áo 40,319 63,301 146,560 260 266 609 1,887 1,368 3,130 Nguồn: Elena IanchoviChina and Will Marhin. Economic Impact of China’s accusion to the WTO. 2004. Trích lại từ: Deepak Bhattasali and Masshiro Kawai. Implications of China’s Accession to the World Trade Organzation. The Paper on The International Conference “Japan and China” – Cooperation, Competition and
- Conflict”, sponsored by the German Institute for Japanese Studies (DIJ) and The Fujitsu Research Institute (FRI) Bảng 1.4: Giá trị tổng sản lượng và tiền lương của Trung Quốc (% tăng từ 1995 đến 2005 và % thay đổi dưới tác động của WTO). Tổng sản lƣợng Tác động của WTO Không gia nhập WTO Gia nhập WTO Dệt may 71,6 88,0 9,6 Quần áo 57,0 263,5 131,5 Nguồn: Elena Ianchovichina & Will Martin. Trade Liberalization in China’s Accession to the World Trade Organzation. World Bank. 2005. P.22. Bảng 1.5: Tỷ trọng tổng sản lượng của Trung Quốc trong tổng sản lượng thế giới Tổng sản lƣợng Tác động của 2005 Mặt hàng việc gia nhập 1995 Không gia Gia nhập WTO WTO nhập WTO Dệt may 10,79 13,88 14,16 2 Quần áo 7,02 8,84 20,10 127,4 Nguồn: Elena Ianchovichina & Martin. Trade Liberalization in China’s Accession to the World Trade Organization. World Bank, January 2005. P.21. Bảng 1.6: Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu thế giới Tổng xuất khẩu Tác động của Mặt hàng 2005 việc gia nhập 1995 WTO Không gia nhập WTO Gia nhập WTO Dệt may 8,43 8,84 10,60 19,9 Quần áo 19,58 18,54 47,14 154,3
- Nguồn: Elena Ianchovichina & Will Martin. Trade Liberalization in China’s Accession to the World Trade Organization. World Bank, 2005, P21. Bảng 1.7: Tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc trong tổng nhập khẩu thế giới Tổng nhập khẩu Tác động của việc gia nhập Mặt hàng 2005 WTO 1995 Không gia nhập WTO Gia nhập WTO Dệt may 13,35 17,96 25,47 41,8 Quần áo 1,04 1,09 3,69 238,5 Nguồn: Elena Ianchovichina & Will Martin. Trade Liberalization in China’s Accession to the World Trade Organization. World Bank,January 2005, P21. Tóm lại, ngành dệt may Trung Quốc được lợi lâu dài sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, từ năm 2003, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc phát triển mạnh và sau năm 2004, sản phẩm dệt may của Trung Quốc có mặt trên toàn cầu đe dọa đến các ngành dệt may của tất cả các nước. 1.3.3 Tình hình ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Sau khi gia nhập WTO cuối năm 2001, tổng sản lượng năm 2002 của Trung Quốc lần đầu tiên đạt trên 1000 tỉ NDT, lợi nhuận trên 30 tỉ NDT, và xuất khẩu trên 60 tỉ đôla Mỹ. Năm 2003, lợi nhuận đạt trên 40 tỉ NDT, xuất khẩu trên 70 tỉ đôla [56]. Năm 2002, ngành dệt may Trung Quốc nhập về các thiết bị hiện đại trị giá 3,5 tỉ đôla. Một số công ty nổi tiếng trên thế giới đã tăng đầu tư cho ngành dệt may của Trung Quốc, ví dụ: Itochu, Marubeni, Toray Industries và Asahi Chemical Industry của Nhật, Du Pont của Mỹ, BSF của Đức, và một số khác của Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc [56].
- Những điều kiện thuận lợi này đã khuyến khích đầu tư từ phía tư nhân cho công nghiệp dệt may. Không chỉ có các công ty tư nhân muốn mở rộng đầu tư, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành khác như than, sắt thép, hoá chất cũng đã bắt đầu tham gia vào ngành dệt may với các dự án đầu tư lớn. Nguồn vốn dồi dào từ phía nước ngoài và tư nhân đã tạo điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho công nghiệp dệt may của Trung Quốc. Trong năm 2003, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc tăng mạnh: xuất khẩu trong trao đổi buôn bán chung tăng hơn 30% và giá trị xuất khẩu đóng góp 2/3 cho tổng số. Vừa giữ được mức tăng xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu như Hồng Kông, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, Trung Quốc cũng tìm được thêm các thị trường mới. Xuất khẩu sang 2 thị trường mới là châu Phi tăng 64% và ASEAN tăng 45%, còn xuất khẩu sang Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) và Nam Mỹ cũng có mức tăng lớn. Tuy nhiên, tốc độ xuất khẩu tăng manh cũng gây ra khó khăn trong trao đổi buôn bán, có thể Trung Quốc phải chịu mức thuế 7,5% đối với nhiều chủng loại hàng dệt may khi thâm nhập vào các thị trường EU và Mỹ. Để tránh các va chạm trong trao đổi buôn bán, Hiệp hội Dệt may Trung Quốc đã cố gắng củng cố hợp tác với các tổ chức thương mại của các nước. Hiệp hội này đã ký bản ghi nhớ với hiệp hội của Đức, và thiết lập các nguyên tắc đàm phán dựa trên trao đổi ý kiến với Nhật Bản và Hàn Quốc, và quan hệ với các nước Bắc Âu. Hiệp hội sẽ tổ chức một diễn đàn thế giới về công nghiệp dệt may và mời tham dự các tổ chức thương mại, kinh tế của các nước và khu vực sản xuất và nhập khẩu dệt may lớn, cùng các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, nhân đây tạo cơ sở để đối thoại và xúc tiến trao đổi quan hệ hiểu biết lẫn nhau. Từ khi là thành viên của WTO, công nghiệp dệt may Trung Quốc ngoài những khó khăn, va chạm trong thương mại còn phải đối phó với nhiều sự thay đổi. Thứ nhất là sự biến động giá cả của nguyên liệu thô. Giá bông, một nguyên liệu quan trọng của sản xuất, tăng liên tục từ năm 2002, và đạt đến mức
- 4000NDT/tấn năm 2003 [56]. Các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang phải chịu 2 áp lực. Một là do sản lượng bông trong nước giảm và nông dân không muốn bán hàng mà tích trữ chờ giá, và áp lực thứ hai là quota nhập khẩu khiến các doanh nghiệp khó tìm đủ nguồn bông. Tình hình này sẽ khiến giá hàng dệt may tăng, buộc một số công ty phải ngừng hoặc giảm sản xuất. Thứ hai là những vấn đề truyền thống còn tồn lại của quá trình cải tổ sắp xếp hệ thống. Những vấn đề này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi hoạt động, đặc biệt là với các doanh nghiệp dệt may thuộc nhà nước nằm tại những vùng phát triển kinh tế thị trường mạnh như tỉnh Quảng Đông ở phía Nam Trung Quốc. Thứ ba là, với sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty dệt may Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững vai trò của mình như hiện nay nếu như họ vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và sử dụng lao động rẻ. Các công ty nước ngoài sẽ vượt trội về công nghệ, thương hiệu và hệ thống marketing. Công nghiệp dệt may Trung Quốc còn phải làm nhiều để có được tính cạnh tranh thực tế. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu dệt may Trung Quốc tăng vọt, năm 2004 xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc đạt 90 tỷ USD. Khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ kể từ ngày 1/1/2005, thị phần dệt may của Trung Quốc trên thị trường Mỹ có thể tăng từ 17% năm 2003 lên 50% [55]. Quý I/2005, hàng dệt may Trung Quốc vào Mỹ đã tăng hơn 63% so với cùng kỳ, kim ngạch đạt hơn 14 tỷ USD [8]. Bên cạnh đó. tất cả các cat “nóng” xuất vào EU từ Trung Quốc hiện tăng rất mạnh, bình quân đạt trên 45%, tính riêng trong tháng 1/2005, so cùng kỳ năm ngoái mặt hàng áo T-shirt, polo shirt (cat 4) của Trung Quốc xuất vào EU tăng 37%, áo len (cat 5) tăng 56% và tăng mạnh nhất là quần (cat 6) tăng đến 62%. Theo số liệu thống kê, đầu năm 2005, dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang EU đã tăng 47% và sang Mỹ tăng 63%. Sự gia tăng quá nhanh của dệt may
- Trung Quốc cũng đã làm cho nhiều nước đang phát triển bị sụt giảm. Trong tháng 1/2005, xuất khẩu hàng dệt may của Bangladesh đã giảm 21%, trong khi đó hơn 20.000 nhân công ngành dệt may Campuchia mất việc làm [33] Tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc chiếm 80% thị phần. Dự đoán hàng dệt may Trung Quốc sẽ vươn lên chiếm lĩnh trên 70% sản lượng dệt may toàn cầu và sẽ làm trên 80% doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ tại các nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, có thể xảy ra phá sản hoàn toàn. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty dệt may đầu tư ra nước ngoài và tạo điều kiện cho việc phát triển thương hiệu dệt may nội địa. Fapai Group, một trong số những nhà sản xuất quần áo comple lớn nhất Trung Quốc, có kế hoạch xây dựng một nhà máy công suất hai triệu bộ/năm từ năm 2006, chuẩn bị quảng bá nhân lực của mình ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhằm tránh cạnh tranh thương mại về hàng dệt may với Mỹ và châu Âu, Bộ thương mại Trung Quốc sẽ thực hiện đánh thuế xuất khẩu hàng dệt may với mức tối thiểu áp dụng hàng loạt các chủng loại mặt hàng để khuyến khích các nhà sản xuất coi trọng đầu tư và làn sóng hàng dệt may Trung Quốc đã lan tỏa khắp toàn cầu và ảnh hưởng đến ngành dệt may của các nước khác. Trong khi người tiêu dùng phương Tây vui mừng vì cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực dệt may sẽ dẫn đến giảm giá 20-30% mặt hàng này, nhưng đó lại là thảm họa giáng vào đội ngũ công nhân dệt may các nước nghèo. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tác động trực tiếp đến ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, Mỹ, sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ vào năm 2005. Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp Việt nam làm thế nào để lách được “người khổng lồ” Trung Quốc đứng vững trên thị trường quốc tế.
- 38 Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1.1 Tổng quan về ngành dệt may Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã và đang không ngừng lớn mạnh và đến nay đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan, trở thành một trong những ngành có sức tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Về năng lực sản xuất Bảng 2.1 Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt nam STT Năng lực sản xuất Đơn vị 2001 2004 1 Kéo sợi Triệu ống 1,0 2,2 2 Dệt thoi Triệu m2 450 600 3 Dệt kim 1.000 tấn 75 140 4 May mặc Triệu chiếc 600 1.300 5 Sợi cotton 1.000 tấn 6,5 14 6 Sợi toàn bộ 1.000 tấn 0 0 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt nam 12/2004 – Tính đến năm 2004, Việt nam có 1.960 doanh nghiệp dệt may thuộc hầu hết các loại hình doanh nghiệp, trong đó có 187 doanh nghiệp nhà nước; 1.593 công ty tư nhân, cổ phần; có hơn 180 dự án đầu tư, liên doanh liên kết và 100% vốn nước ngoài đang hoạt động. Năm 2004, năng lực sản xuất của ngành dệt
- 39 may Việt nam đã có bước tiến vượt bậc so với năm 2001, thể hiện ở bảng 2.1. Năng lực sản xuất kéo sợi năm 2001 là 1 triệu ống, năm 2004 tăng 2,2 lần, lên tới 2,2 triệu ống; năng lực sản xuất các sản phẩm dệt thoi, dệt kim năm 2001 tương ứng là 450 triệu m2, 75 triệu tấn, năm 2004 tăng lên tương ứng 33% và 87%; năng lực sản xuất may mặc năm 2001 là 600 triệu tấn, năm 2004 là 1.300 triệu tấn. Nhân lực của ngành dệt may có khoảng 1,1 triệu người. Nếu tính cả lao động tại các gia đình phục vụ dệt may thì tổng số lên đến 1,6 triệu người. Lao động ngành bao gồm lao động quản lý, lao động kỹ thuật và lao động trực tiếp [4],[35]. Trong khu vực quốc doanh, một phần các doanh nghiệp dệt may được tổ chức quản lý theo mô hình tổng công ty. Tổng công ty Dệt May Việt Nam (tên giao dịch VINATEX) được thành lập theo quyết định số 253 TTg ngày 29/4/1995 trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông sự nghiệp về Dệt – May thuộc Bộ công nghiệp nhẹ và các địa phương. Đến nay, Tổng công ty có 64 thành viên, bao gồm hơn 50 đơn vị sản xuất và kinh doanh, 1 công ty tài chính, 1 viện kinh tế Dệt May, 1 viện thiết kế mẫu thời trang và một số trường đào tạo công nhân may. Ngoài ra, VINATEX còn hợp tác kinh doanh với 57 công ty địa phương và tham gia 22 liên doanh với nước ngoài. Website của công ty là [ ]. Hiện tại các doanh nghiệp dệt may trong nước đã có một mối liên kết chặt chẽ hơn trước nhờ có Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã được thành lập từ tháng 10/1999 (tên giao dịch VITAS), với số lượng thành viên ban đầu là 159 doanh nghiệp đại diện cho các thành phần kinh tế và các khu vực trong cả nước hiện đang tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng dệt may. Các năm trở lại đây đã liên tục cho thấy tốc độ tăng truởng tương đối ổn định về giá trị sản xuất của ngành dệt may Việt Nam, thể hiện qua bảng 2.2 và bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp nói chung từ năm
- 40 1995 đến nay đều ở mức hai con số, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may luôn ở mức xấp xỉ, thấp hơn hoặc lớn hơn tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Từ năm 2002, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt nam bằng hoặc hơn mức độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Từ năm 1995 cho đến nay, giá trị sản xuất của ngành dệt may Việt nam tăng trưởng đều đặn và không có thời kì nào bị suy giảm trầm trọng, tuy nhiên mức tăng không cao, trung bình mỗi năm tăng 8,4% so với năm trước. Các năm có giá trị sản xuất tăng cao nhất là năm 2000, tăng 716 triệu USD, năm 2002 tăng 868 triệu, năm 2003 tăng 946 triệu USD và năm 2004 tăng 908 triệu USD. Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt nam Tỉ lệ tăng trưởng (%) 1995 2000 2001 2002 2003 2004 GDP 9,50 6,75 6,80 7,00 7,30 7,50 Sản xuất CN 13,60 15,80 14,30 14,00 16,00 15,40 Sản xuất sản phẩm dệt may 14,00 15,00 12,50 14,00 18,00 16,70 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt nam – Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của ngành dệt may Việt nam Đơn vị: Triệu USD Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Giá trị sản xuất ngành dệt 3.509 5.081 5.446 6.100 6.788 7.460 Giá trị sản xuất ngành may mặc 1.025 1.926 1.942 2.156 2.414 2.650 Giá trị sản xuất toàn ngành dệt 4.534 7.007 7.388 8.256 9.202 10.110 may Việt nam Nguồn: Tổng cục Thống kê - và báo cáo quý I/2005 của Tổng công ty Dệt may Việt Nam Về cơ cấu ngành: giá trị sản xuất của ngành dệt luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành dệt may. Ngành dệt luôn chiếm tới 72 -74%
- 41 tổng giá trị sản xuất của ngành dệt may trong tất cả các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành dệt là ngành truyền thống của Việt nam và Việt nam có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho ngành dệt. Tuy nhiên về thực chất, giá trị sản xuất của ngành dệt nằm trong vật tư, nguyên liệu trong khi đó giá trị sản xuất của ngành may lại nằm trong chi phí tiền công lao động; nguyên liệu đầu vào chính của ngành may mặc lại chính là sản phẩm của ngành dệt nên những con số này chưa thể khẳng định trong toàn ngành dệt may Việt Nam, ngành dệt phát triển và đem lại nhiều lợi ích hơn ngành may mặc. Về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, hai ngành này nhìn chung khá cân bằng nhau, trung bình vào khoảng 10% một năm, nhưng ngành may mặc gần đây lại có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn ngành dệt. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là năng suất lao động còn thấp. Mặc dù đã chú trọng đến việc đổi mới trang thiết bị máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, nhưng hiệu quả của các công việc này chưa cao, các doanh nghiệp chưa thật sự khuyến khích và phát huy hết năng lực của nguồn nhân lực. Theo tính toán của VINATEX thì năng suất lao động của ngành hiện nay chỉ bằng 30-50% so với các nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may cả nước từ 1999 đến 2004 như sau: Bảng 2.4: Sản lượng một số sản phẩm ngành dệt may Việt Nam Mặt hàng ĐV tính 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Vải lụa Tr. mét 322 356 410 470 487 518,2 Quần áo Tr. chiếc 34,456 45,820 53,062 51,358 72,151 114,3 dệt kim Quần áo 1000 cái 302,426 33,7011 37,5642 489,058 618,629 784,0 may sẵn Nguån: Tæng côc thèng kª - vµ Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt nam chuyªn môc kinh tÕ 2004-2005
- 42 N¨ng suÊt lao ®éng ngµnh kÐo sîi thÊp h¬n tõ 2 - 3 lÇn so víi b×nh qu©n c¸c n•íc. §èi víi ngµnh nhuém do tæ chøc kü thuËt kÐm nªn chÊt l•îng ë kh©u nhuém lÖ thuéc 70 – 80% vµo ng•êi c«ng nh©n ®øng m¸y, trong khi ë c¸c n•íc chØ lµ 10 - 20%. N¨ng suÊt lao ®éng cña ngµnh may chØ b»ng 2/3 so víi møc b×nh qu©n cña c¸c n•íc ASEAN. Điều này dẫn đến hệ quả thực tế là mặc dù giá nhân công của chúng ta thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh nhưng giá thành vải cùng loại của Việt Nam lại cao hơn từ 30 - 40% so với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. 2.1.2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư Từ năm 2000 đến năm 2004, tổng số dự án đầu tư trong nước được phê duyệt của VINATEX là 600 dự án với tổng số vốn lên tới 7.335 tỷ đồng. Trong đó, ngành dệt do thu hút đầu tư nước ngoài được ít nên tập trung thu hút dự án đầu tư trong nước với 118 dự án trị giá 5.445 tỷ đồng, còn lại là ngành may mặc. VINATEX cũng dự kiến trong ba năm tiếp theo, giai đoạn 2003 - 2005 tổng mức đầu tư dự kiến của toàn tổng công ty sẽ là 7.328 tỷ đồng, trong đó 3.158 tỷ dành để đầu tư cho các dự án mới[35]. Sau khi Quyết định 55/TTg-CP được ban hành, VINATEX đã tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước đẩy mạnh tốc độ đầu tư, đặc biệt đổi mới thiết bị cho ngành dệt. Công tác đầu tư được tiến hành qua nhiều hình thức, phù hợp với đặc thù từng đơn vị như: đầu tư mới, mở rộng sản xuất, đầu tư mới thay thế thiết bị cũ, đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, v.v. VINATEX đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch toàn ngành với 11 cụm công nghiệp dệt tại các Khu Công nghiệp tập trung đồng thời phối hợp cùng các tỉnh trong cả nước phát triển các nhà máy may. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại ở đây là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước còn chưa cao, giải ngân vốn còn chậm. Các doanh nghiệp còn chưa chủ động trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được cấp cũng
- 43 như các nguồn vốn được vay ưu đãi. Điều này dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp mặc dù được đầu tư kịp thời để đổi mới trang thiết bị, máy móc, nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành vẫn không giảm, không tăng được sức cạnh tranh so với ban đầu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp làm ăn hiệu quả lại không được nhà nước đầu tư kịp thời để mở rộng sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc phải đi vay từ các nguồn tín dụng bên ngoài, hoặc sử dụng nguồn vốn lưu động tự có, điều này là rất mạo hiểm vì họ phải chịu lãi suất cao và thời gian trả nợ ngắn. Để bù lại, họ phải tăng tỷ lệ khấu hao tính vào giá thành. Như vậy vô hình chung lại làm giá thành bị đội lên một cách không đáng có, làm giảm sức cạnh tranh về giá của doanh nghiệp so với nước ngoài khi ra thị trường thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may có xu hướng tăng nhanh từ năm 1993 đến 1997 cả về số lượng và giá trị đăng kí của các dự án. Tuy nhiên xét trên cả thời kì này thì năm 1993 là năm ngành dệt may Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất và có chất lượng cao nhất; chỉ với 24 dự án nhưng số vốn đăng kí lên tới 587,842 triệu USD, trung bình 24,493 triệu USD một dự án. Kể từ năm 1997 trở đi, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam có biểu hiện giảm sút, đặc biệt vào các năm 1998 và 1999. Nguyên nhân dễ nhận thấy của sự suy giảm đầu tư trực tiếp này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, khởi phát vào năm 1997. Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam Tổng số vốn Bình quân một dự án Năm Số dự án (Triệu USD) (Triệu USD) 1993 24 587,842 24,49 1994 26 183,944 5,11 1995 39 338,577 8,68
- 44 1996 38 263,154 6,93 1997 29 328,502 11,33 1998 11 53,147 4,83 1999 13 18,193 1,4 2000 40 96,823 2,46 2001 100 460,6 4,60 2004 600 3000 30 Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn: Lưu Ngọc Trịnh, Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 6 (68) năm 2000, www.vneconomy.com.vn và Báo cáo quý I/2005 của Tổng công ty Dệt may Việt Nam Do nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư; đặc biệt là vào ngành dệt may nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ năm 2000. Trong ba năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may có bước phát triển vượt bậc. Chỉ tính triêng năm 2001 toàn ngành đã thu hút được hơn 100 dự án với con số vốn đăng kí lên tới 460,60 triệu USD, trung bình 4,6 triệu USD một dự án. Tính đến cuối năm 2004, sau ba năm thực hiện Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may, toàn ngành dệt may Việt Nam đã có 600 dự án tư trực tiếp nước ngoài đang còn hiệu lực hoạt động với tổng số vốn lên tới 3 tỷ USD trong đó 500 dự án thực hiện với tổng trị giá 2 tỷ USD. Các dự án đầu tư nước ngoài đã và đang tạo việc làm cho hơn 4 vạn lao động trong ngành dệt may hiện nay. Hiện tại, các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam với mong muốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực dệt, nhuộm; những lĩnh vực mà Việt Nam đang kêu gọi đầu tư và hứa hẹn được dành cho nhiều ưu đãi.
- 45 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã chiếm 42% trong tổng số vốn đầu tư vào ngành dệt may trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chưa hợp lý, hầu hết các dự án lớn đều tập trung tại các tỉnh phía Nam tạo nên sự chênh lệch về thu nhập cũng như trình độ của công nhân ngành dệt may giữa các khu vực. Thứ hai, hiệu quả đầu tư chưa cao và chưa đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động nhưng vẫn bị thua lỗ hoặc lợi nhuận không cao gây ra tâm trạng chán nản cho các nhà đầu tư, điều này rất bất lợi trong việc thu hút thêm vốn góp để phát triển sản xuất từ phía đối tác nước ngoài. Một yếu tố đáng lo ngại nữa là chi phí vật chất và khấu hao tài sản lớn do máy móc thiết bị nước ngoài đưa vào góp vốn liên doanh bị đánh giá quá cao so với thực tế, nhiều máy móc thiết bị cũ trở thành vốn góp của các đối tác nước ngoài. 2.1.3 Năng lực thiết bị công nghệ của các công ty dệt may Nhìn chung, ngay từ đầu những năm 90 toàn ngành đã tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, năng lực sản xuất của ngành được nâng cao rõ rệt do một loạt thiết bị thế hệ mới được đầu tư, nhiều loại máy và thiết bị điều khiển bằng computer đạt năng suất và chất lượng cao, công nghệ tự động được ứng dụng rộng rãi, máy móc với tính năng công dụng mới và các thiết bị chuyên dùng được mạnh dạn khai thác đưa vào sử dụng, các dây chuyền được nhập khẩu đồng bộ đảm bảo chất lượng sản phẩm trên mọi công đoạn của quá trình sản xuất. 2.1.3.1 Công nghệ thiết bị kéo sợi Hiện nay, phục vụ cho công đoạn kéo sợi có 15.000 rô to và 1.050.000 cọc gồm nhiều thế hệ khác nhau rất đa dạng, phần lớn trình độ công nghệ của các thập kỷ 50-90, cho phép sản xuất ra 150.000 tấn sợi mỗi năm. Thiết bị kéo
- 46 sợi ở trình độ trung bình và dưới trung bình chiếm tỷ lệ gần 70%, có thể đánh giá trình độ công nghệ kéo sợi của Việt Nam hiện nay ở mức trung bình. Xơ sợi tổng hợp: cho tới thời điểm hiện tại các công ty dệt may chưa có đầu tư thiết bị để sản xuất sợi polyester dạng filament, các Công ty phải nhập ngoại 100% xơ, sợi tổng hơp để sản xuất. Cụ thể năm 2002 đã phải nhập 97.000 tấn. 2.1.3.2 Công nghệ thiết bị dệt thoi Trong toàn ngành dệt may số máy dệt mới chiếm 15%; số lượng chế tạo mới chiếm 55%; số còn lại cần thanh lý hoặc chuyển đổi cho khu vực kinh tế hợp tác xã và tư nhân. Các mặt hàng dệt chính của ngành dệt Việt Nam là sợi bông, sợi bông 100%, sợi pha. Ngoài ra còn có sợi Pe/Vi, Pe/Wo nhưng mới phát triển bước đầu, mở ra hướng mặt hàng cho giai đoạn mới. Về chủng loại thiết bị dệt kiểu thoi, các doanh nghiệp trong VINATEX sở hữu 4.692 máy dệt trong đó có 2.866 máy dệt thoi kiểu cũ, tốc độ chậm (chiếm 61%); 889 máy dệt kiếm mà chủ yếu là các máy dệt Picanol; 348 máy dệt thổi nước để dệt vải từ sợi tổng hợp ở hai công ty dệt Thành Công và Phước Long; 391 máy dệt thổi khí; 211 máy dệt thoi kẹp (trong đó có 182 máy dệt thoi kẹp kiểu cũ). Thực tế là việc đầu tư một số thiết bị chuẩn bị dệt như mắc, hồ ở các doanh nghiệp dệt chưa đồng bộ với các thiết bị dệt, nên chất lượng vải dệt chưa cao, hiệu quả sử dụng thiết bị thấp. 2.1.3.3 Công nghệ thiết bị dệt kim Ngoài 146 máy dệt kim bít tất, ngành dệt kim hiện nay có 1.290 máy dệt kim tròn và 250 máy dệt kim dọc, trong đó có 307 máy đầu tư giai đoạn trước năm 1985 với trình độ thiết bị lạc hậu, cung cấp 20-25% sản lượng vải dệt kim và chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Thiết bị dệt kim được đầu tư mới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức . nên đã đạt được năng suất, chất lượng cao. Các sản phẩm chủ yếu được dệt trên máy dệt kim tròn phần lớn là Polo-
- 47 Shirt (áo cổ lọ), T- Shirt (áo phông) từ sợi Pe/Co và Cotton. Các mặt hàng dệt kim dọc chủ yếu là tuyn và valide. Về chủng loại thiết bị, các công ty dệt kim thuộc VINATEX đã đầu tư 368 máy dệt kim tròn và 140 máy dệt kim phẳng chủ yếu là các máy phụ trợ dệt cổ, tay áo v.v Các thiết bị dệt kim phẳng chủ yếu phục vụ dệt màn tuyn, rèm ở các công ty dệt may Sài Gòn, dệt kim Đông phương và công ty sản xuất và dịch vụ dệt may với số lượng thấp. 2.1.3.4 Công nghệ thiết bị nhuộm, hoàn tất Năng lực hoàn tất hiện có của ngành dệt hiện nay là 380 triệu m2, gồm có: nhóm thiết bị cũ đã sử dụng trên 35 năm chiếm tỷ trọng 35% công suất hoàn tất và cần thay thế dần; nhóm thiết bị đầu tư giai đoạn 1970-1985: chiếm 30%, đã qua trên 20 năm sử dụng cần khôi phục, thay thế dần; nhóm thiết bị đầu tư giai đoạn 1986-1997, khoảng 400 đầu máy các loại chiếm tỷ trọng 35% có năng lực hoàn tất các sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Một đặc điểm quan trọng trong xử lý hoàn tất của ngành dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc làm thế nào để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường nhất là trong việc lựa chọn hoá chất thuốc nhuộm, lựa chọn công nghệ và các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường. 2.1.3.5 Công nghệ thiết bị may Toàn ngành có khoảng 200.000 thiết bị may các loại, có thể sản xuất ra 500 triệu sản phẩm một năm. Các thiết bị chuyên dùng được sử dụng nhiều để tăng năng suất lao động như máy thêu tự động nhiều đầu (12,18,20 đầu ), máy cắt vải, giác sơ đồ bằng máy tính, máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, máy may cạp 4 kim, máy ép keo, máy lộn cổ cáp, máy rà kim, máy đính nút, máy mổ túi tự động, hệ thống là hơi, hệ thống giặt màn, vải jean được nhập từ các nước công nghệ tiên tiến.
- 48 Thiết bị công đoạn cắt: Nhiều doanh nghiệp dùng máy cắt vòng có hút khí trên bàn cắt, đảm bảo được độ chính xác, các máy cắt đẩy tay dùng loại công nghệ tiên tiến có lực cắt khoẻ, tốc độ cao, sử dụng dao cắt đầu bàn. Hệ thống máy ép dính liên tục của Đức, Nhật Bản có năng suất cao và chất lượng tốt đang được sử dụng. Thiết bị công đoạn may: Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn hiện đại, có tốc độ cao, từ 4.000 đến 5.000 vòng/phút, có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, một số doanh nghiệp đã dùng loại máy trang bị điện tử lại mũi cắt chỉ tự động (May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè .). Thiết bị công đoạn hoàn tất sản phẩm: Hầu hết các doanh nghiệp may dùng hệ thống là hơi, tối thiểu cũng dùng loại bàn là tro phun nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhăn chân chim, một số doanh nghiệp dùng là hơi tự động vừa năng suất cao vừa cho chất lượng cao. Nhìn chung, máy móc ngành dệt còn rất lạc hậu và ít được cải tiến và đầu tư mới, trong khi đó ngành may đã và đang cố gắng cải tiến máy móc để nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Chỉ khoảng 45% thiết bị công nghệ ngành dệt may Việt Nam đạt được mức trung bình của khu vực, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành. Do đó trước mắt phải đầu tư đổi mới công nghệ cho ngành dệt để ngành dệt tiến kịp với ngành may tạo ra sự đồng bộ giữa khâu dệt và may. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng máy móc còn chưa cao, trung bình các thành viên của VINATEX chỉ sử dụng được khoảng 70% công suất thiết kế. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, tận dụng công suất máy chưa nhiều.
- 49 2.1.4 Về chủng loại, cơ cấu mặt hàng dệt may 2.1.4.1 Mặt hàng sợi Hiện nay mặt hàng sợi chủ yếu mà các công ty sản xuất là sợi cotton, PES, Pe/Co với các tỷ lệ khác nhau. Trong năm 2004, năng lực sản xuất sợi đạt 200.000 tấn, tăng 122,5% so với năm 2001. Từ năm 2001 trở lại đây các mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn, có chất lượng cao hơn. Các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất các mặt hàng sợi Cotton/Visco, Cotton/Acrylic, Wool/Acrylic, các loại sợi lõi đàn tính cũng đã được sản xuất với số lượng nhỏ. Sợi được sản xuất chủ yếu ở dãy chi số Ne 20 - Ne 60, sợi chi số cao trên Ne 40 chủ yếu là sợi PE 100%, sợi Pe/Co. Sợi cotton chi số từ Ne 40 trở lên số lượng rất hạn chế. Tuy nhiên, năm 2004, Việt nam vẫn nhập khẩu 23.000 tấn sợi dệt trị giá 361 triệu USD. Trong quý I năm 2005, các doanh nghiệp Việt nam phải nhập khẩu 46.000 tấn trị giá 72 triệu USD [26]. 2.1.4.2 Mặt hàng dệt thoi Thực trạng mặt hàng dệt thoi là kết quả của các dự án đầu tư giai đoạn 1996 - 2002, nhiều mặt hàng mới chưa từng được sản xuất trước đây nay đã trở thành phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Mặt hàng cotton 100% và bông pha polyeste chiếm tỷ trọng chính trong các mặt hàng vải dệt thoi, chủ yếu để phục vụ may sơmi, quần âu. Do tỷ lệ máy dệt không thoi đã được đầu tư khá nhiều (1.478 máy dệt kiếm, dệt thổi khí và thoi kẹp) cùng với hệ thống mắc, hồ được trang bị ở hầu hết các nhà máy sản xuất vải dệt thoi nên chất lượng vải mộc đã được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 2000 - 2002 mặt hàng sợi đơn chải kỹ chi số cao (Ne 40 - Ne 50) đã được phát triển phục vụ cho may sơ mi xuất khẩu. Mặt hàng vải Denim đã được sản xuất trong năm 2002 tại Công ty Dệt May Hà Nội và Công ty Dệt Phong Phú với số lượng 15,9 triệu m2. Mặt hàng sợi bông dày, có xử lý
- 50 làm bóng, chống nhàu, phòng co như gabađin, kaki, chéo cho may xuất khẩu cũng được làm khá tốt tại Công ty Dệt Việt Thắng, Nam Định, Đông Á. Mặt hàng chăn, áo gối, ga phủ có in hoa sản xuất tại Công ty Dệt May Thắng Lợi đã xuất sang thị trường Mỹ. Trong lĩnh vực sản xuất khăn lông sợi bông để xuất khẩu đã có sự tăng trưởng nhảy vọt về số lượng, chất lượng, chủng loại, đa dạng về kích thước. Các loại khăn ăn, khăn tắm, khăn rửa mặt với các kiểu dệt từ đơn giản đến phức tạp. Các nhà sản xuất khăn lông chính vẫn là Dệt Phong Phú, Dệt May Hà Nội, Dệt Nam Định, Dệt May Nha Trang. Trong năm 2002, các doanh nghiệp dệt khăn lông thuộc VINATEX đã sản xuất lượng khăn lông đạt 7.456 tấn/năm. Trong lĩnh vực vải sử dụng sợi tổng hợp 100%, nhờ đầu tư thêm thiết bị xe với độ săn cao, thiết bị giảm trọng, thiết bị Comfit v.v , và sử dụng các loại vật liệu mới: PES biến tính, PA đã tạo nhiều mặt hàng mỏng, hàng dày đáp ứng thị trường nội địa và một phần xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất vải tổng hợp chính là Dệt Thành Công, Dệt Phước Long, Dệt Nam Định v.v Ngoài các mặt hàng chủ lực trên, một số loại mặt hàng mới cũng được sản xuất: Vải len pha polyeste (0,5 triệu m2); vải mành (900 tấn/năm) và vải không dệt cho giao thông, xây dựng (1 triệu m2) cũng được phát triển. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định, nhưng ngành dệt thoi đang còn tồn tại lớn cần tập trung giải quyết trong những năm tiếp theo: Thứ nhất là vải dệt thoi do chất lượng, giá cả, tiếp thị và hậu mãi còn nhiều bất cập nên phần lớn chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước. Vải dệt thoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu còn thấp, việc đầu tư thiết bị nhuộm và hoàn tất chưa đồng bộ. Thứ hai là vấn đề quản lý kỹ thuật, công tác nghiên cứu mặt hàng chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo ra bước đột phá về chất lượng vải dệt.
- 51 2.1.4.3 Mặt hàng dệt kim Các thiết bị dệt kim của các công ty dệt chủ yếu là máy dệt kim tròn. Các thiết bị dệt kim phẳng chủ yếu là để dệt bo gấu và cổ áo. Mặt hàng dệt kim của các công ty chủ lực vẫn là vải dệt kim phục vụ cho may áo T-Shirt, Polo-Shirt với các kiểu single dệt trơn và dệt biến đổi, vải interlock dệt trơn, interlock biến đổi và interlock cài sợi ngang, vải rip dệt trơn và vải rip cài sợi lycra. Về nguyên liệu sử dụng chủ yếu là sợi Pe/Co, sợi bông 100% sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm có giá trị thấp và trung bình, tỷ lệ hàng có giá trị cao rất thấp. Trong giai đoạn 2000 – 2002, các công ty đã đầu tư thiết bị phát triển thêm mặt hàng mới có pha sợi lycra tạo ra loại vải dệt kim co giãn nhưng tỷ lệ mặt hàng thấp. Mặt hàng dệt kim tại các doanh nghiệp chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, và EU với sản lượng tập trung tại các Công ty Dệt Thành Công, Dệt May Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Nha Trang, Dệt Đông Nam. Hiệu suất khai thác thiết bị ở các Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, Huế và Phước Long còn quá thấp. Vải dệt kim xuất khẩu và phục vụ may xuất khẩu đạt 70%. Các mặt hàng dệt kim phẳng chủ yếu là mặt hàng màn tuyn, rèm tại các Công ty Dệt Phước Long, Dệt May Sài Gòn với số lượng thấp. Nhu cầu của các mặt hàng dệt kim phục vụ xuất khẩu và nội địa rất lớn, song do trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập nhiều mặt hàng như vải cho quần áo thể thao, đồ lót phụ nữ, vải trải sàn nhà, vải dán tường, vải bọc đệm ôtô v.v 2.1.4.4 Các mặt hàng may Công nghiệp may Việt Nam đạt được sự tiến bộ nhanh, từ chỗ may quần áo bảo hộ xuất khẩu, các loại quần áo đơn giản, đến nay đã may được nhiều mặt hàng cao cấp được khách hàng nước ngoài và người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng. Các mặt hàng chủ lực là: sơ mi, quần âu, Jacket, áo khoác, T-Shirt,