Luận văn Phát triển dịch vụ tài chính hà nội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển dịch vụ tài chính hà nội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_phat_trien_dich_vu_tai_chinh_ha_noi_dap_ung_yeu_cau.pdf
Nội dung text: Luận văn Phát triển dịch vụ tài chính hà nội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
- BỘ2B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG4B ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ MINH HẰNG PHÁT0B TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: HOÀNG VIỆT TRUNG HÀ NỘI - 2007
- BỘ3B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG5B ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ MINH HẰNG PHÁT1B TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2007
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lịch sử gần 1000 năm tuổi và bề dày truyền thống nghìn năm văn hiến đã tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển và cũng giao phó cho Hà Nội nhiều sứ mệnh quan trọng. Nghị quyết 15/NQ – TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về Phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 -2010 đã khẳng định: “ Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế ”; “Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất nhập khẩu, trung tâm tài chính – ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và vai trò quan trọng của cả nước”. Để xứng đáng với vai trò và vị trí của mình, thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Trong đó, việc phát triển thị trường dịch vụ tài chính Hà Nội ngày một lớn mạnh ở khu vực phía Bắc và giữ vị trí hàng đầu trong cả nước vừa là nhiệm vụ trọng tâm vừa là yêu cầu bức thiết trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô. Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó có nhóm giải pháp phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng, hơn nữa, không chỉ trong phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô, mà còn cho cả nước, nhất là vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, việc đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ tài chính của thủ đô Hà Nội trong những năm qua nhằm tìm ra những thuận lợi cũng như thách thức, khó khăn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.
- 2 2. Tình hình nghiên cứu: Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học tập trung nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính. Ví dụ: Đề tài khoa học cấp Bộ “Dịch vụ Bảo hiểm và ngân hàng của Việt nam. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết với WTO” do TS. Nguyễn Thị Quy làm chủ nhiệm đề tài, đề tài “Phát triển các dịch vụ tài chính theo hướng hội nhập và các giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính của Việt Nam” do Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thương Mại Trương Quang Hoài Nam làm chủ nhiệm, luận văn thạc sỹ: “Những giải pháp nhằm xây dựng thị trường DVTC ở Việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của Vũ Thị Xuân Thơ - CH8 ĐHNT. Như vậy, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về thị trường dịch vụ tài chính ở khía cạnh này hay khía cạnh khác nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về sự phát triển của dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hoạt động, vai trò, thành tựu cũng như hạn chế của dịch vụ tài chính Hà Nội trong những năm gần đây; phân tích những cơ hội và thách thức, khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện những cam kết, thỏa thuận về dịch vụ tài chính Hà Nội để từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển loại hình dịch vụ này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính và những cam kết, thỏa thuận của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
- 3 - Minh chứng vai trò và đánh giá thực trạng về dịch vụ tài chính Hà Nội trong những năm gần đây, những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế. - Phân tích những cơ hội và thách thức, đặt ra yêu cầu, định hướng, mục tiêu đối với dịch vụ tài chính Hà Nội khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về dịch vụ tài chính ở Hà Nội trong những năm gần đây và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn cũng nghiên cứu sự phát triển của dịch vụ tài chính Hà Nội trong mối liên quan chặt chẽ với thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Dịch vụ tài chính là một khái niệm rộng. Theo cách hiểu của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) thì dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm) nhưng Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là dịch bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng phép duy vật biện chứng, kết hợp với các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế tài chính của Nhà nước để phân tích, đánh giá hoạt động dịch vụ tài chính Hà Nội.
- 4 Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 7. Bố cục của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của Luận văn gồm 3 chương Chương I: Dịch vụ tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam Chương II: Thực trạng về dịch vụ tài chính Hà Nội trong những năm gần đây Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ tài chính Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
- 5 CHƢƠNG I: DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ và dịch vụ tài chính Khái niệm dịch vụ: Theo C. Marx, dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người thì dịch vụ càng phát triển. Lúc đầu, người ta quan niệm dịch vụ chỉ là ngành thương nghiệp làm nhiệm vụ chủ yếu trong khâu lưu thông, phân phối và người ta quan niệm dịch vụ như là sự mua bán hàng hóa. Gắn với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của ngành dịch vụ ngày càng quan trọng và quan niệm về dịch vụ cũng dần dần thay đổi. Lĩnh vực dịch vụ không chỉ đơn thuần làm chức năng lưu thông, phân phối mà còn được phát triển rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau như: y tế, giáo dục, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, du lịch, bưu chính viễn thông Giống như lĩnh vực sản xuất vật chất (công nghiệp và nông nghiệp), dịch vụ cũng phải sử dụng lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình hoạt động. Nhưng dịch vụ có những đặc điểm khác biệt so với lĩnh vực sản xuất vật chất. Đó là: - Sản phẩm dịch vụ không giống với sản phẩm hàng hóa là tồn tại dưới dạng hữu hình nên việc xác định chất lượng của sản phẩm dịch vụ là rất khó khăn. Do vô hình nên người ta không thể sờ, ngửi, nhìn thấy một cách cụ thể được trước khi tiêu dùng chúng. Ví dụ: một người phụ nữ đi mỹ viện chỉ có thể biết được mình sẽ xấu đẹp ra sao sau khi sử dụng dịch vụ của người bác sỹ thẩm mỹ.
- 6 - Việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm của dịch vụ diễn ra đồng thời. Không giống với các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm của ngành dịch vụ không thể sản xuất sẵn để lưu kho, lưu trữ. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của dịch vụ không tách rời với nguồn gốc của nó. - Chất lượng dịch vụ thường dao động trong một khoảng rất rộng nên thường không ổn định. Nếu như chất lượng sản phẩm của ngành sản xuất vật chất được quy định theo một tiêu chuẩn nhất định thì chất lượng của sản phẩm dịch vụ lại không có một tiêu chuẩn cố định nào. Nó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh tiếp xúc, sự tác động qua lại giữa cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. Theo GATS thì có bốn phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế như sau:giao dịch qua biên giới, sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. Giao dịch qua biên giới tức là việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Ví dụ: gọi điện thoại quốc tế, khám bệnh từ xa, học từ xa mà cả người sử dụng và người cung cấp nằm ở các quốc gia khác nhau. Sử dụng dịch vụ ở nước ngoài tức là người sử dụng mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: người Việt Nam đi du lịch ở châu Âu, sang Trung Quốc chữa bệnh. Hiện diện thương mại tức là người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài. Hiện diện thể nhân tức là người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ:
- 7 một giáo sư người nước ngoài được mời sang một trường đại học Việt Nam ở nước ngoài để giảng bài. Theo tài liệu kí hiệu MTN.GNS/W/120 của Tổ chức Thương mại Thế giới, dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn, trong đó lại bao gồm nhiều phân nhóm khác nhau. 12 nhóm đó là: - Các dịch vụ kinh doanh. Ví dụ: tư vấn pháp lí, xử lí dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà đất, cho thuê, quảng cáo - Các dịch vụ thông tin liên lạc. Ví dụ: bưu chính, viễn thông, truyền hình - Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng. Ví dụ: xây dựng, lắp máy - Các dịch vụ phân phối. Ví dụ: bán buôn, bán lẻ - Các dịch vụ giáo dục - Các dịch vụ môi trường. Ví dụ: Vệ sinh, xử lí chất thải - Các dịch vụ tài chính. Ví dụ: ngân hàng, bảo hiểm - Các dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội - Các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành. - Các dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao - Các dịch vụ giao thông vận tải. - Các dịch vụ khác Khái niệm dịch vụ tài chính: Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Một dịch vụ tài chính là bất cứ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính
- 8 cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ tài chính Tính vô hình: Giống như mọi sản phẩm dịch vụ khác, để phân biệt với các sản phẩm của ngành sản xuất vật chất, sản phẩm dịch vụ tài chính có tính không hiện hữu hay tính vô hình. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tài chính không thể thấy được rõ ràng sản phẩm họ đang sử dụng nên việc đánh giá chất lượng là vô cùng khó khăn. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ tài chính muốn lôi kéo được khách hàng thì phải chú trọng nâng cao uy tín, thương hiệu của mình trong kinh doanh, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của mình. Tính không thể tách rời hay không thể chia cắt: Điều này có nghĩa là quá trình cung cấp dịch vụ tài chính và quá trình tiêu dùng dịch vụ được diễn ra cùng một lúc theo những quy trình nhất định. Do đó, dịch vụ tài chính không có sản phẩm dở dang, không thể lưu kho lưu trữ mà được cung cấp trực tiếp cho người sử dụng khi và chỉ khi khách hàng có nhu cầu. Ví dụ: một khách hàng ra ngân hàng đăng kí làm thẻ ATM (Automatic teller machine) có nghĩa là họ đăng kí sử dụng dịch vụ rút tiền tự động của ngân hàng đó. Ngân hàng sẽ không có bán thành phẩm hay dự trữ thành phẩm mà chỉ khi khách hàng có yêu cầu và làm đầy đủ thủ tục, ngân hàng chuẩn bị sẵn các thiết bị như máy ATM, máy tính, đường truyền số liệu rồi giấy lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, tiền mặt Như vậy, quá trình đã bắt đầu khi khách hàng đăng kí dùng dịch vụ của ngân hàng, còn ngân hàng có nhiệm vụ chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết và kết thúc khi khách hàng rút tiền mặt ở máy ATM. Điều này có nghĩa là không có khái niệm bảo trì, bảo dưỡng hay bảo hành cho sản phẩm dịch vụ tài chính
- 9 tức là dịch vụ này có nhiều điểm khác biệt so với các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Tính không đồng nhất và khó xác định: Một sản phẩm dịch vụ tài chính dù lớn hay bé (xét về quy mô) đều không đồng nhất thời gian thực hiện, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện, vì vậy rất khó xác định. Một sản phẩm dịch vụ tài chính được tạo nên bởi nhiều yếu tố như trình độ công nghệ, uy tín, thương hiệu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động. Kết quả sẽ tạo ra các sản phẩm dịch vụ tài chính khác nhau cho dù có cùng một bản chất, cùng một quy trình thực hiện chứ không phải là các sản phẩm hàng loạt như trong các ngành sản xuất công nghiệp thường thấy khác. 1.1.3 Các loại hình dịch vụ tài chính Theo nghĩa rộng, dịch vụ tài chính bao gồm tất cả các dịch vụ có tính chất tài chính. Tuy nhiên, để thống nhất với định nghĩa của GATS, trong luận văn này chỉ tập trung đề cập đến hai loại hình dịch vụ chủ yếu: đó là dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng. Theo WTO – phụ lục G quy định các loại hình dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm ngân hàng như sau: Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm: Hiện nay, chưa có một khái niệm chính xác nào về dịch vụ bảo hiểm. Ở Việt Nam, theo Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính (2004), kinh doanh bảo hiểm được hiểu là: “hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
- 10 hiểm.” Theo WTO, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm được hiểu là: - Bảo hiểm trực tiếp (kể cả đồng bảo hiểm) gồm nhân thọ và phi nhân thọ; - Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm; - Bảo hiểm qua trung gian như môi giới và đại lí; - Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như tư vấn, dịch vụ đánh giá xác xuất và rủi ro, dịch vụ giải quyết khiếu nại. Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm): Ở nước ta hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về dịch vụ ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng, hoạt động ngân hàng bao gồm hoạt động tín dụng và dịch vụ. Theo đó, hoạt động tín dụng là các nghiệp vụ về nhận tiền gửi, huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính; còn hoạt động dịch vụ của ngân hàng là các nghiệp vụ thu phí (trừ phí bảo lãnh vì được tính vào hoạt động tín dụng). Trong những năm gần đây, do yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cấp bách, quan niệm về dịch vụ ngân hàng đã được đổi mới theo thông lệ quốc tế. Theo đó, khái niệm dịch vụ ngân hàng có thể được hiểu chung nhất là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay bảo đảm an toàn, đem lại nguồn thu phí cho tổ chức cung ứng dịch vụ. - Chấp nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản quỹ có thể thanh toán khác của công chúng; - Mọi loại hình cho vay, kể cả tín dụng người tiêu dùng, tín dụng cầm đồ, cầm cố, dịch vụ về hóa đơn và tài trợ của giao dịch thương mại; - Thuê mua tài chính;
- 11 - Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, kể cả thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và tương tự, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng; - Bảo lãnh và cam kết; - Thương vụ tiến hành tự chịu chi phí hoặc nhân danh khách hàng, dù tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức hoặc các giao dịch khác về công cụ thị trường tiền tệ (kể cả séc, hóa đơn, giấy chứng nhận tiền gửi); ngoại hối; các công cụ dẫn xuất nhưng không hạn chế bởi các giao dịch kỳ hạn hoặc quyền giao dịch; tỷ giá hối đoái và các công cụ về lãi suất, kể các công cụ như giao dịch swap, thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, chứng từ có thể chuyển nhượng; các công cụ có thể chuyển nhượng khác và tài sản chính, kể cả kim khí quí. - Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả việc bảo hiểm phát hành và với hoạt động đại lí (dù theo cách công hoặc tư nhân) và cung cấp dịch vụ liên quan tới những vấn đề trên. - Môi giới tiền tệ; - Quản lí tài sản có, như là tiền mặt hoặc quản lí danh mục đầu tư gián tiếp, mọi hình thức quản lí đầu tư tập thể, quản lí quỹ hưu trí, hùn vốn, góp vốn và dịch vụ tín thác; - Dịch vụ thanh toán hoặc thanh toán bù trừ về tài sản tài chính, kể cả chứng khoán, các công cụ dẫn xuất và các công cụ có thể nhượng khác; - Cung cấp và chuyển thông tin về tài chính, và xử lí dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan do các người cung cấp dịch vụ tài chính thực hiện; - Các dịch vụ về tư vấn, trung gian và bổ trợ về tài chính về mọi mặt hoạt động đã nêu trên, kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và
- 12 tư vấn về đầu tư và đầu tư gián tiếp, tư vấn mua sắm và về cơ cấu lại hoặc chiến lược dịch vụ. Tuy nhiên, theo phụ lục của Hiệp định GATS về dịch vụ tài chính, một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một người cung cấp dịch vụ tài chính của một thành viên cung cấp. Dịch vụ tài chính không bao gồm “Dịch vụ được cung cấp khi thi hành quyền hạn của cơ quan chính phủ” trong dịch vụ tài chính được hiểu như sau: i) Các hoạt động được tiến hành bởi Ngân hàng trung ương, tổ chức tiền tệ hoặc bởi bất kỳ một pháp nhân công cộng nào thực hành chính sách tài chính và chính sách tỷ giá hối đoái; ii) Các hoạt động tạo thành một bộ phận của hệ thống luật pháp về an ninh xã hội hay các chương trình hưu trí công; iii) Các hoạt động khác do một pháp nhân công cộng tiến hành do Chính phủ chịu chi phí, đảm bảo hoặc sử dụng nguồn tài chính của Chính phủ. Nhưng nếu một thành viên cho phép bất kỳ một hoạt động nào được nêu tại điểm (ii) hoặc (iii) được người cung cấp dịch vụ tài chính của mình tiến hành và cạnh tranh với một pháp nhân công cộng hoặc một người cung cấp dịch vụ tài chính thì thuật ngữ “dịch vụ” vẫn được hiểu là bao gồm những hoạt động đó. Pháp nhân “công cộng” trong khuôn khổ WTO được hiểu là: - Chính phủ, Ngân hàng Trung ương hoặc một tổ chức tài chính của một Thành viên, hoặc một thực thể do một Thành viên sở hữu hoặc kiểm soát, chủ yếu tiến hành chức năng chính phủ hoặc các hoạt động vì mục đích của Chính phủ, không bao gồm pháp nhân chủ yếu cung cấp những dịch vụ tài chính trên cơ sở những điều kiện thương mại; hoặc
- 13 - Một pháp nhân tư nhân, thực hiện các chức năng mà thông thường vẫn do một Ngân hàng trung ương hoặc tổ chức tiền tệ, khi thực hiện các chức năng này. 1.2 CAM KẾT, THỎA THUẬN CỦA VIỆT NAM VỀ LĨNH VỰC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đánh dấu bởi hai sự kiện quan trọng là việc ký kết thực hiện hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hai sự kiện này có ảnh hưởng to lớn đến phát triển dịch vụ tài chính ở Việt Nam và việc thực hiện những cam kết trong hai hiệp định này là nội dung chính của phát triển dịch vụ tài chính trong hội nhập quốc tế, cụ thể như sau: 1.2.1 Những cam kết về dịch vụ tài chính trong hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) 1.2.1.1 Giới thiệu chung về hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước trên thế giới được cải thiện và xúc tiến theo chiều hướng tích cực với tốc độ cực nhanh. Nhưng phải đến tháng 7/1995, khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao thì hoạt động kinh tế mới được thúc đẩy mạnh mẽ hơn theo định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam. Thuộc hai châu lục khác nhau nên Việt Nam và Mỹ có nhiều điểm khác biệt về lịch sử, về dân tộc, văn hoá, con người, luật pháp, kinh tế Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi thế giới đang thực hiện chiến lược toàn cầu hoá, tác động của chiến lược này ảnh hưởng đến cả
- 14 thế giới không trừ một nước nào và đặt ra yêu cầu cho các nước về hội nhập kinh tế quốc tế thì ranh giới khác biệt giữa các nước nói chung và Việt Nam- Hoa Kỳ nói riêng phải được dỡ bỏ. Mỹ chính thức bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 3/2/1994, bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào 11/7/1995 và kí Hiệp định thương mại song phương vào ngày 13/7/2000. Để có bản Hiệp định này Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành các vòng đàm phán thương mại song phương như sau: Vòng 1: 21/9 đến 26/9/1996 tại Hà Nội; Vòng 2: 9/12 đến 11/12/1996 tại Hà Nội; Vòng 3: 12/4 đến 17/4/1997 tại Hà Nội; Vòng 4: 6/10 đến 11/10/1997 tại Washington; Vòng 5: 16/5 đến 22/5/1998 tại Hà Nội; Vòng 6: 15/9 đến 22/9/1998 tại Hà Nội; Vòng 7: 15/3 đến 19/3/1999 tại Hà Nội; Vòng 8: 14/6 đến 18/6/1999 tại Hà Nội; Vòng 9: 28/8 đến 2/9/1999 tại Hà Nội; Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (gọi tắt là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ) được đại diện của hai Chính phủ kí ngày 13/7/2000, được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn này 28/11/2001 và có hiệu lực vào ngày 10/12/2001. Hiệp định gồm 7 chương, 64 điều: Chương I: Thương mại hàng hoá; Chương II: Quyền sở hữu trí tuệ; Chương III: Thương mại dịch vụ. Chương IV: Phát triển quan hệ đầu tư; Chương V: Tạo thuận lợi cho kinh doanh; ChươngVI: Các quyết định liên quan tới tính minh bạch công khai và quyền khiếu kiện; ChươngVII: Những điều khoản chung. Ngoài ra còn có một loạt các phụ lục sau: A, B (B1,B2,B3,B4), C (C1,C2), D (D1,D2), E, F, G, H, I và thư đính kèm, thư trao đổi. 1.2.1.2 Ý nghĩa của việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
- 15 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã có một ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập mà trước mắt là mục tiêu trở thành thành viên của WTO. Bản Hiệp định thể hiện chính sách mở cửa, hướng tới hội nhập của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ tài chính nói riêng sẽ được phát triển trong một sân chơi bình đẳng. Sân chơi này sẽ đánh giá đúng mức chất lượng của nền kinh tế. Bình đẳng đồng nghĩa với cạnh tranh lớn, tuy nhiên trong một nền kinh tế thị trường chỉ có cạnh tranh mới có phát triển. Những cam kết trong Hiệp định tạo ra một môi trường kinh doanh mới cho Việt Nam. Môi trường này tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng gây không ít khó khăn cho Việt Nam. Khó khăn là trước mắt, điều này đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng phải có những bước đi phù hợp để khắc phục khó khăn. Đây cũng là cơ hội để tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ tài chính nói riêng. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang được thúc đẩy lên một tầm cao mới với mục tiêu “khép lại quá khứ, hướng tới tới tương lai”. Nếu mối quan hệ đó về mặt chính trị được đánh giá bằng việc cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam và việc khai trương hai đại sứ quán ở Hà Nội và Washington thì về mặt kinh tế được đánh dấu bằng việc kí kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ với những quy định về phát triển thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam là một nội dung vô cùng quan trọng. Phát triển dịch vụ tài chính ở đây có nghĩa là phát triển hai ngành ngân hàng và bảo hiểm. Không có các ngân hàng mạnh thì doanh nghiệp không thể vay tiền vì một thị trường tài chính phát triển luôn là nền tảng tốt để kinh doanh. Tương tự, không phát triển lĩnh vực bảo hiểm thì chẳng thể có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ cá nhân.
- 16 1.2.1.3 Những quy định và cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính trong Hiệp định BTA Nội dung các quy định và cam kết của Việt Nam có liên quan đến dịch vụ tài chính của Hiệp định này bao gồm: Các cam kết chung: - Hiện diện thương mại: Các công ty của Mỹ được tiến hành hoạt động thương mại tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ, BOT và BTO. Các công ty Mỹ được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng không được tiến hành hoạt động thu lợi nhuận tại Việt Nam. - Hiện diện thể nhân: Chưa thực hiện cam kết trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân của các nhóm sau: Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia mà người Việt Nam không thể thay thế, lưu chuyển tạm thời trong nội bộ công ty, được phép nhập cảnh cho thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm và sau đó sẽ được gia hạn; Người chào bán dịch vụ-những người không sống tại Việt Nam và không nhận sự trả lương từ bất kỳ nguồn nào tại Việt Nam, và những người tham gia vào hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ với mục đích đàm phán để bán dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ đó mà (i) việc bán đó không được chào trực tiếp cho công chúng và (ii) người chào bán không trực tiếp cung cấp dịch vụ. Thời gian nhập cảnh của những người chào bán dịch vụ này không quá 90 ngày. Các cam kết về dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết trong tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm theo GATS ngoại trừ bảo hiểm sức khỏe, cụ thể:
- 17 - Không hạn chế đối với: các dịch vụ bảo hiểm cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các dịch vụ tái bảo hiểm, các dịch vụ bảo hiểm trong vận tải quốc tế, các dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn, giải quyết khiếu nại, đánh giá rủi ro. - Bên cạnh đó, Hiệp định quy định các hạn chế sau: + Hạn chế về hình thức pháp nhân: chỉ được phép thành lập liên doanh bảo hiểm sau 3 năm, công ty bảo hiểm 100% vốn của Hoa Kỳ sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực; việc thành lập chi nhánh phụ thuộc vào tiến trình xây dựng Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam. + Hạn chế về phần vốn góp: Phần vốn góp của phía Hoa Kỳ không được vượt quá 50% vốn pháp định của liên doanh. + Hạn chế về loại hình kinh doanh: Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư Hoa Kỳ không được kinh doanh các dịch vụ đại lý bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm đối với các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ đối với liên doanh là 3 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực, và đối với công ty 100% vốn Hoa Kỳ là 6 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với việc tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, công ty 100% vốn Hoa Kỳ và chi nhánh các công ty bảo hiểm Hoa Kỳ phải tái bảo hiểm với Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam một tỷ lệ tối thiểu là 20% và 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực hạn chế này sẽ được bãi bỏ. Các cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan: - Cho phép phía Mỹ được cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các các hình thức pháp lý: chi nhánh ngân hàng Mỹ, ngân hàng liên doanh Việt -
- 18 Mỹ, công ty thuê mua tài chính 100% vốn của Mỹ, và công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt – Mỹ. - Yêu cầu về giá trị giao dịch: Cho phép các chi nhánh ngân hàng Mỹ được nhận đặt cọc bằng tiền đồng. Với các pháp nhân mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, có thể chấp nhận đặt cọc lên tới 50% vốn pháp định của ngân hàng trong năm đầu tiên, tăng theo kế hoạch đã định tới ngang như trong nước sau 8 năm (Với các pháp nhân có quan hệ tín dụng, không hạn chế đặt cọc tiền đồng). Với các thể nhân mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, có thể chấp nhận đặt cọc lên tới 50% vốn pháp định của ngân hàng trong năm đầu tiên, tăng theo kế hoạch đã định tới ngang như trong nước sau 10 năm. Với các thể nhân khác, không hạn chế đặt cọc tiền đồng. - Về vốn góp, cam kết cho phép phía Mỹ tham gia liên doanh với tỷ lệ góp vốn từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Mỹ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn sở hữu của Mỹ tạiViệt Nam. - Yêu cầu về vốn tối thiểu: Vốn do ngân hàng mẹ của Mỹ cấp để thành lập chi nhánh ngân hàng Mỹ tối thiểu là 15 triệu USD; Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng liên doanh Việt – Mỹ hay ngân hàng con 100% vốn Mỹ là 10 triệu USD, của công ty thuê mua tài chính 100% vốn Mỹ và công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt – Mỹ là 5 triệu USD. - Yêu cầu về quyền thế chấp: Các đơn vị tài chính ngân hàng 100% vốn của Mỹ không được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các tổ chức tài chính 100% vốn Mỹ có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các công ty đầu tư nước ngoài ; trong trường hợp các công ty đó vỡ nợ, có thể sử dụng khoản thế chấp này để thanh lý.
- 19 - Sau 8 năm, các tổ chức tài chính Mỹ có thể phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các ngân hàng Mỹ cũng có thể đặt máy rút tiền tự động (ATM) ngoài các chi nhánh của mình cho tới khi các ngân hàng Việt Nam được phép làm như vậy và không được lập các điểm giao dịch phụ thuộc. - Trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ dành đãi ngộ quốc gia cho các nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng Trung ương, hoán đổi và giao dịch kỳ hạn cho các công ty dịch vụ tài chính Mỹ. 1.2.2 Những cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO 1.2.2.1 Giới thiệu chung về WTO WTO là tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu được thành lập vào ngày 1/1/1995 và tính đến ngày 7/11/2005, WTO đã có tới 150 thành viên. Tiền thân của tổ chức này chính là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), được 23 quốc gia kí kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nước thành viên. WTO là một tổ chức bao gồm các cơ quan có thẩm quyền như: Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng, các ủy ban chức năng và Cơ quan giải quyết tranh chấp. Giúp việc cho các cơ quan này là Ban Thư kí với hơn 600 nhân viên, đứng đầu là Tổng thư ký. Trụ sở của WTO đặt tại Giơ ne vơ, Thụy Sỹ. WTO có các chức năng cơ bản sau:
- 20 - Quản lí, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định của WTO. Trước khi WTO được thành lập, chỉ tồn tại duy nhất một hiệp định đa phương là GATT và hiệp định này chỉ điều chỉnh thương mại hàng hóa. Hiện nay, WTO có cả một hệ thống hiệp định đa phương (bắt buộc) và hiệp định nhiều bên (không bắt buộc) với phạm vi điều chỉnh được mở rộng sang cả các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, các biện pháp về đầu tư liên quan đến thương mại và các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. - Thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua các cuộc đàm phán đa phương về tự do hóa thương mại. - Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên theo quy tắc, trình tự, thủ tục do WTO quy định. Đây là bước phát triển mới so với GATT, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ các luật lệ của WTO cũng như sự bình đẳng giữa các thành viên. - Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Các nguyên tắc cơ bản của WTO: - Không phân biệt đối xử: là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT quy định phải dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước. WTO cho phép có ngoại lệ và đối xử MFN và NT nhưng phải theo đúng quy định của WTO.
- 21 - Thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua đàm phán, dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lí các hành vi gây lệch lạc thương mại như trợ cấp, phá giá - Minh bạch hóa: bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội thỏa đáng cho các bên có liên quan được góp trong quá trình xây dựng và ban hành các quy định. Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh. Hệ thống văn kiện pháp lí của WTO: - Các văn kiện đa phương bao gồm: i) Hiệp định thành lập WTO, thường gọi tắt là Hiệp định WTO; ii) Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), chuyên điều chỉnh thương mại hàng hóa; iii) Các hiệp định phụ trợ cho GATT (như Hiệp định Nông nghiệp, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định về xác định trị giá hải quan ); iv) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), chuyên điều chỉnh thương mại dịch vụ; v) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); vi) Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp; vii) cơ chế rà soát chính sách thương mại. - Các hiệp định thương mại nhiều bên (Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắm chính phủ).
- 22 1.2.2.2 Ý nghĩa, cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới Từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 của Thế kỷ 20, cùng với chủ trương đổi mới kinh tế – xã hội, Nhà nước Việt Nam đã thi hành đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Xuất phát từ đường lối đối ngoại đó, đồng thời nhận thức rõ xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang phát triển mạnh mẽ với sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng triển khai chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế của mình với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Trong những năm 1990, Việt Nam đã lần lượt gia nhập ASEAN và thực hiện các cam kết của mình trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên sáng lập của Diễn đạt Hợp tác Á- Âu (ASEM), trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ký kết thành công Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA). Và gần đây nhất, ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới. Đây chính là thành quả của quá trình phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể nhân dân Việt Nam sau 11 năm chuẩn bị, 8 năm đàm phán để trở thành thành viên của WTO và cũng là kết quả tất yếu của hơn 20 năm đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho Việt Nam một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu, hay nói một cách khác, cả thế giới đã phải thừa nhận Việt Nam là thành viên chính thức trong cộng đồng kinh tế lớn nhất của hành tinh này. Từ đó, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều cơ hội khi là thành viên của Tổ chức này. Đó là:
- 23 1/ Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên, không bị phân biệt đối xử, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu . 2/ Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. 3/Vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. 4/ Gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước. 5/ Gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện triển khai đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội to lớn mà việc gia nhập WTO mang lại, còn có những khó khăn, thách thức đó là: 1/ Cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, sâu sắc hơn. 2/ Do cạnh tranh, do phân phối lợi ích không đồng đều, đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn. 3/ Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. 4/ Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền 1.2.2.3 Những quy định và cam kết của Việt Nam về dịch vụ tài chính khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế Các cam kết chung:
- 24 Các cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO về cơ bản giống như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được phía Việt Nam cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Các cam kết về dịch vụ bảo hiểm: - Về cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới: Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân tại Việt Nam. - Về các cam kết hiện diện thương mại: Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp các dịch vụ này. Hiện nay, bảo hiểm bắt buộc theo luật định gồm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo hiểm cháy, nổ; và các loại bảo hiểm khác được quy định theo điều kiện phát triển của nền kinh tế.
- 25 - Cam kết xóa bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm: Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE). Xét về tổng thể mức độ cam kết về dịch vụ bảo hiểm với WTO ngang với BTA. Tuy nhiên có một điểm mở hơn là Việt Nam đồng ý cho Mỹ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. Các cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan: Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO được thể hiện qua: 1/ Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ (thể hiện trong Biểu cam kết dịch vụ); và 2/ Các cam kết đa phương (thể hiện trong Báo cáo gia nhập của Ban công tác). 1/ Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong Biểu cam kết dịch vụ: Các cam kết về tiếp cận thị trường: a. Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau: - Đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh trong đó tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, và kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập.
- 26 - Đối với các công ty tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. - Đối với các công ty cho thuê tài chính nước ngoài: văn phòng đại diện, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. b. Trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau: - Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp - Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp - Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp - Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp - Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ. c. Tham gia cổ phần: - Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại ngân hàng thương quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. - Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- 27 d. Một chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình. e. Kể từ khi gia nhập, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia. Các cam kết về đối xử quốc gia: a. Điều kiện để thành lập một chi nhánh của một ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. b. Điều kiện để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. c. Điều kiện để thành lập một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty tài chính liên doanh, một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty cho thuê tài chính liên doanh là tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. 2/ Các cam kết đa phương trong Báo cáo của Ban công tác: a. Việt Nam sẽ thức hiện các nghĩa vụ của mình đối với các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO và các tuyên bố và quyết định liên quan của WTO có liên quan tới IMF. Việt Nam sẽ không áp dụng bất cứ luật, quy định hoặc các biện pháp nào khác, kể cả bất cứ yêu cầu nào có liên quan tới các điều khoản hợp đồng, mà có thể hạn chế nguồn cung cấp ngoại tệ cho bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mình ở mức liên quan tới nguồn ngoại tệ chuyển vào thuộc cá nhân hay doanh nghiệp đó.
- 28 b. Chính phủ Việt Nam dự kiến rằng các quy định cấp phép của Chính phủ trong tương lai đối với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ mang tính thận trọng và sẽ quy định về các vấn đề như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán và quản trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, các điều kiện đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định trong các điều XVI và XVII của GATS khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp với những hạn chế đã nêu trong Biểu cam kết về Dịch vụ của Việt Nam. Một ngân hàng thương mại nước ngoài có thể đồng thời có một ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh. Một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không được coi là một tổ chức hay cá nhân nước ngoài và được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như một ngân hàng thương mại của Việt Nam về việc thiết lập hiện diện thương mại. c. Việt Nam sẽ tích cực điều chỉnh cơ chế quản lý của Việt Nam đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm các yêu cầu về vốn tối thiểu, phù hợp với thông lệ quốc tế được thừa nhận chung. d. Một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh. Việt Nam không có hạn chế về số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, các điểm giao dịch không bao gồm các máy rút tiền tự động (ATM) ở ngoài trụ sở chi nhánh. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được hưởng đầy đủ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia về lắp đặt và vận hành các máy ATM. * * * *
- 29 Có thể nói, việc thực hiện những cam kết, thỏa thuận về dịch vụ tài chính của Việt Nam như đã nêu trên là một quá trình không ít khó khăn, phức tạp nhưng chắc chắn sẽ thành công, góp phần đưa kinh tế Việt Nam nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng vững bước trên con đường hội nhập. Vấn đề đặt ra là cần có sự nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực, thực trạng về các dịch vụ tài chính trong quá khứ cũng như hiện tại và phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động ngược chiều của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tài chính Những yếu tố chủ yếu là: - Năng lực cung ứng dịch vụ của các ngân hàng như: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ thông tin - Năng lực sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân như trình độ dân trí, mức thu nhập, khả năng đáp ứng đối với các dịch vụ được cung ứng Ngoài ra, sự phát triển của dịch vụ tài chính còn chịu sự tác động của những yếu tố khác như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế Nghiên cứu những yếu tố nói trên để có những giải pháp phù hợp theo từng lộ trình như đã cam kết, thỏa thuận sẽ thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ tài chính Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI 2.1.1 Giới thiệu về thị trƣờng dịch vụ tài chính Hà Nội Từ khi đổi mới kinh tế đất nước và mở cửa hội nhập quốc tế, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước và hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế trên các mặt luật lệ, chính sách, công nghệ và trình độ nghiệp vụ thể hiện ở hai lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Đây có thể được coi là những mũi đột phá có tác động lôi kéo và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển và tạo yếu tố cho mở cửa hội nhập. Trong đó, hoạt động dịch vụ tài chính ở hai thị trường lớn là TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội đã có nhiều sôi động và đóng góp tích cực, đặc biệt là sự tiến bộ của dịch vụ tài chính Hà Nội cả về chiều rộng và chiều sâu. Thật vậy, trong vòng hơn 20 năm kể từ khi Hà Nội cùng đất nước tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay, bức tranh kinh tế của Thủ đô đã có sự biến đổi rõ nét. Nổi bật trên bức tranh kinh tế đó là sự chuyển mình và vươn lên của một thị trường dịch vụ tài chính tuy còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng. Đó là từ chỗ dịch vụ bảo hiểm thuộc độc quyền của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và dịch vụ ngân hàng chỉ do 4 ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện thì đến nay, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính đã lên đến hàng chục, đặc biệt là có sự góp mặt góp tên của nhiều ngân hàng và công ty bảo hiểm nước ngoài. Và một khi thị trường dịch vụ tài chính Hà Nội được
- 31 quan tâm phát triển hợp lý, điều này sẽ tạo lợi ích cho thành phố Hà Nội trên nhiều khía cạnh. Đó là: - Doanh nghiệp và người dân Thủ đô được cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm tốt hơn. - Đẩy mạnh tăng nguồn thu ngân sách cho Thủ đô một cách nhanh chóng. - Đáp ứng được công ăn việc làm cho đội ngũ lao động ngày càng tăng của thành phố. - Nhờ có dịch vụ tài chính phát triển nên khả năng thu hút khách hàng, đối tác làm ăn, khách lữ hành là rất lớn, điều này làm tăng yêu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thúc đẩy nền kinh tế thủ đô phát triển. 2.1.2 Vai trò của dịch vụ tài chính Hà Nội trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Hà Nội đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng. Là thành phố với quy mô dân số khoảng 3 triệu người, đứng thứ 4 trong 64 tỉnh, thành phố cả nước và với mức tăng trưởng kinh tế theo GDP khoảng 10-11%/năm, Hà Nội đã đóng góp khoảng 7,6-8% GDP, 10-11% thu ngân sách cả nước; 38-40% GDP và 50-55% thu ngân sách Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. GDP/người của Hà Nội đến năm 2006 đạt mức trên 1.000 USD, gấp đôi mức trung bình của toàn quốc và bằng 1,7 lần mức trung bình của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (đứng thứ ba sau Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh về GDP/người). Là thủ đô của cả nước, Hà Nội có quan hệ hữu nghị hợp tác với các thủ đô, thành phố lớn của hơn 60 nước trên thế giới; khoảng 2.000 doanh nghiệp
- 32 có quan hệ buôn bán với 161 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vị thế và uy tín quốc tế của Thủ đô ngày càng được nâng cao, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 1999, Hà Nội được Tổ chức văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá là thành phố “có một quá trình phát triển đầy ấn tượng” và bình chọn là thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Với lịch sử gần 1000 năm tuổi và bề dày truyền thống nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển và cũng giao phó cho Hà Nội nhiều sứ mệnh quan trọng. Thật vậy, không thể phủ nhận vai trò của hoạt động dịch vụ tài chính Hà Nội trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ở Việt Nam là vô cùng to lớn. Việc chú trọng phát triển thị trường dịch vụ tài chính của thủ đô không chỉ phù hợp với xu hướng và yêu cầu chung của đa số các thủ đô, các thành phố lớn trên thế giới mà còn cho phép Hà Nội khai thác và phát huy được các lợi thế và vị thế của mình, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo được nhiều động lực mới, tích cực đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển Thủ đô những thập niên tới. Hơn nữa, thị trường dịch vụ tài chính Hà Nội nếu được phát triển mạnh mẽ sẽ cho phép mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi với các thủ đô và các thành phố lớn khác trong khu vực và thế giới. Xét về vị thế ở trong nước, một khi thị trường dịch vụ tài chính Hà Nội được phát triển lành mạnh sẽ tạo đà cho Thủ đô đảm nhiệm tốt hơn vai trò đầu tàu kinh tế, ngoài ra còn trực tiếp tạo điều kiện để Hà Nội trở thành nơi cung cấp nguồn tài chính cho đầu tư phát triển đối với các tỉnh Bắc Bộ, cũng như đảm bảo các dịch vụ thanh toán, hỗ trợ đầu tư và các hoạt động kinh
- 33 doanh khác của các địa phương này đồng thời cũng tạo điều kiện cho Hà Nội thu hút các nguồn vốn đầu trong và ngoài nước phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô. Là nơi đặt trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng như là nơi đặt trụ sở chính của nhiều định chế tài chính khác, do đó phát triển vai trò của thị trường dịch vụ tài chính Hà Nội trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ở Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc và là một tất yếu khách quan. Có thể nói, thị trường dịch vụ tài chính là một trong những cánh cửa mở rộng nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nằm trong xu thế hội nhập chung của cả nước, thị trường dịch vụ tài chính của thủ đô Hà Nội cũng đang từng bước chuyển mình và hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng không chỉ trong phát triển kinh tế – xã hội thủ đô mà còn cho cả nước. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Nói về hoạt động dịch vụ tài chính Hà Nội chính là nói đến hai loại hình dịch vụ: dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm tại thủ đô Hà Nội. Đây cũng là hai trong những loại hình dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Thủ đô. 2.2.1 Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng Hà Nội 2.2.1.1 Những thành tựu đạt được Trên thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng là loại dịch vụ quan trọng nhất và phát triển nhất, đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong hoạt động luân chuyển các nguồn tài chính. Trong những năm vừa qua, hoạt động dịch vụ ngân hàng Hà Nội đã có những bước tiến vượt bậc. Theo đánh giá của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, trong các năm gần đây, hoạt
- 34 động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự tăng trưởng mạnh trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong phát triển mạng lưới, huy động vốn, năng lực tài chính được lành mạnh hóa, bước đầu đạt được những thành tựu nhất định về công nghệ thông tin và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. a) Mạng lưới ngân hàng không ngừng được mở rộng: Tính đến tháng 12 năm 2006, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và có 151 cơ sở giao dịch (thống kê đến cấp chi nhánh) của các tổ chức tín dụng thuộc các loại hình và thành phần kinh tế khác nhau thực hiện kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm: - Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội là: + Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải – Hà Nội; Vốn điều lệ: 3.428,8 tỷ đồng; + Ngân hàng Công thương Việt Nam: Trụ sở chính: 108 Lý Thường Kiệt – Hà Nội; Vốn điều lệ: 2.940,5 tỷ đồng; + Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Trụ sở chính: Số 2 Láng Hạ - Hà Nội; Vốn điều lệ: 5.190 tỷ đồng; + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Trụ sở chính: Tòa nhà Wincom 191 Bà Triệu –Hà Nội; Vốn điều lệ: 3.746,3 tỷ đồng; Nội dung hoạt động của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước này là : Thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
- 35 - Một ngân hàng chính sách xã hội. Đó là: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; Trụ sở chính: 29 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội; Vốn điều lệ: 5.000 tỷ đồng; Được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo QĐ số 230/QĐ-NH5 ngày 01/09/1995 của Thống đốc NHNN. Vì là ngân hàng chính sách xã hội nên nội dung hoạt động của nó không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách khác; thực hiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. - Bẩy ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính tại Hà Nội. Đó là: 1/ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: Trụ sở chính: 16 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội, vốn pháp định: 350 tỷ VNĐ; 2/ Ngân hàng TMCP Kỹ thương: Trụ sở chính: 15 Đào Duy Từ – Hoàn Kiếm – Hà Nội, vốn pháp định: 617 tỷ VNĐ; 3/ Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh: Trụ sở chính: 4 Dã Tượng – Hoàn Kiếm – Hà Nội, vốn pháp định: 500 tỷ VNĐ; 4/ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội: Trụ sở chính: B7 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội, vốn pháp định: 300 tỷ VNĐ; 5/ Ngân hàng TMCP Quốc tế: Trụ sở chính: 64, 86 Lý Thường Kiệt – Hà Nội, vốn pháp định: 711 tỷ VNĐ; 6/ Ngân hàng TMCP Quân Đội : Trụ sở chính: Số 3 Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội, vốn pháp định: 675 tỷ VNĐ; 7/ Ngân hàng TMCP Toàn Cầu: Trụ sở chính: 21 Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội; Vốn pháp định: 203 tỷ VNĐ - Mườì ba chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đó là: 1/ ABN AMRO Bank (Hà Lan): Địa chỉ: 360 Kim Mã, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 2/ ANZ (Australia and New Zealand Banking Group) (Úc): Địa chỉ: 14 Lê Thái
- 36 Tổ, Hà Nội, vốn điều lệ: 20 triệu USD; 3/ CHINFON COM. Bank (Đài Loan): Địa chỉ: 14 Láng Hạ, Hà Nội, vốn điều lệ: 30 triệu USD; 4/ HONGKONG SHANGHAI BANKING CORPERATION (Anh): Địa chỉ: 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 5/ KOREA EXCHANGE BANK (KEB) (Hàn Quốc): Địa chỉ: 360 Kim Mã, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 6/ LAO-VIET BANK (Lào): Địa chỉ: 17 Hàn Thuyên, Hà Nội, vốn điều lệ: 2,5 triệu USD; 7/ MAY BANK (Malaysia): Địa chỉ: 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 8/ MIZUHO CORPORATE BANK (Nhật): Địa chỉ: 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 9/ WOORI BANK(Hàn Quốc) (Hanvit cũ) : Địa chỉ: 360 Kim Mã, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 10/BANK OF TOKYO MISUBISHI (Nhật), vốn điều lệ: 30 Triệu USD; 11/ BANKOK BANK (Thái Lan): Địa chỉ: 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội, vốn điều lệ: 15 triệu USD; 12/ CALYON (Pháp): Địa chỉ: 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội, vốn điều lệ: 20 triệu USD; 13/ CITY BANK (Mỹ): Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Hà Nội, vốn điều lệ: 20 triệu USD. - Các ngân hàng Liên doanh. Đó là VID PUBLIC BANK (2, Ngô Quyền, Hà Nội); CHOHUNGVINA BANK (Địa chỉ: 360 Kim Mã, Hà Nội); INDOVINA BANK (Địa chỉ: 88 Hai Bà Trưng, Hà Nội); Việt Thái (61 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) Ngoài ra, tại Hà Nội còn có sự hiện diện của rất nhiều văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài như: American Express Bank (Mỹ) (Địa chỉ:: 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội); Bank of Nova Scotia (Canada) (Địa chỉ: 17 Ngô Quyền, Hà Nội); Bipielle Bank (Adamas) (Địa chỉ: 50 Thi Sách, Hà Nội; BNP Paribas (Pháp) (Địa chỉ: 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội); Chinatrust Commercial Bank (Đài Loan) (Địa chỉ: 41B Lý Thái Tổ, Hà Nội); Commonwealth Bank of Australia (Australia) (Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội); First Commercial Bank (Đài Loan) (Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Hà
- 37 Nội); Hongkong and Sanghai Banking Corporation (Anh) (Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội); HSH Nord Bank AG (Đức) (Địa chỉ: 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội); Crédit Agricole Indosuez (Pháp) (Địa chỉ: 53 Quang Trung, Hà Nội); Dresdner Bank AG (Đức) (Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội); Hypo Vereins Bank (Đức) (Địa chỉ: 2 Ngô Quyền, Hà Nội); JP Morgan Chase Bank (Mỹ) (Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội); Landesbank Baden – Wuerttemberg (Đức) (Địa chỉ: 27 Lý Thái Tổ, Hà Nội); Natexis Banque BFCE (Pháp) (Địa chỉ: 26 Nguyễn Huy Tự, Hà Nội); Société Génerale Bank (Pháp) (Địa chỉ: 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội); The Sumitomo Bank, Ltd. (Nhật) (Địa chỉ: 44 Lý Thường Kiệt , Hà Nội); Union Bank of California (Mỹ) (Địa chỉ: 18 Trần Hưng Đạo, Hà Nội); b) Nguồn vốn huy động ngày một tăng nhanh: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động bình quân của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001 – 2006 đạt trên 23%/năm. Đây là yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội và phát triển hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2006, hoạt động huy động vốn của ngành ngân hàng Hà Nội đã tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trước và tốc độ tăng này đã làm cho chính giới kinh doanh tiền tệ cũng phải ngỡ ngàng. Tại Hà Nội, tính đến hết tháng 12/2006, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn có số dư vốn huy động đạt gần 242.768 tỷ đồng, tăng 38,54% so với thời điểm 31/12/2005. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
- 38 Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động trên địa bàn Hà Nội năm 2006 Đơn vị : Triệu đồng Tỷ trọng Tốc độ tăng so 2005 Chỉ tiêu Vốn huy động Huy động Cho vay Huy động Cho vay Toàn địa bàn 242.767.954 100 100 138,54 128,79 1/ Khối Ngân hàng 175.797.931 72.41 57.51 131,90 115,26 thương mại Nhà nước: + Các chi nhánh ngân hàng công thương Việt 39.299.962 16.19 12.41 114,69 90,08 Nam + Các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát 39.518.112 16.28 19.84 146,88 134,44 triển Việt Nam + Các chi nhánh ngân 43.868.729 18.07 5.51 119,79 106,24 hàng ngoại thương Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & 52.035.805 21.43 19.55 152,03 122,05 Phát triển nông thông Việt Nam +Ngân hàng Nhà Đồng 1.075.323 0.44 0.20 86,68 125,43 bằng Sông Cửu Long 2/ Ngân hàng chính 728.795 0.30 0.36 97,59 132,19 sách xã hội Hà Nội 3/ Khối Ngân hàng 37.262.852 15.35 19.17 177,77 166,52 thương mại cổ phần 4/ Khối Ngân hàng 2.852.837 1.18 1.99 191,90 141,68 liên doanh 5/ Các thành phần 26.125.539 10.76 20.96 khác Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Hà Nội
- 39 Bảng 2.2: Báo cáo hoạt động trên địa bàn Hà Nội năm 2005 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Huy động Cho vay Toàn địa bàn 175.226.892 92.560.118 1/ Khối Ngân hàng thương mại Nhà nước: 133.284.061 59.484.833 + Các chi nhánh ngân hàng công thương 34.266.480 16.425.867 Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát 26.904.815 17.593.819 triển Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng ngoại thương 36.644.165 6.178.634 Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & 34.228.025 19.096.326 Phát triển nông thông Việt Nam + Ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu 1.240.576 190.187 Long 2/ Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội 746.800 323.367 3/ Khối Ngân hàng thương mại cổ phần 20.961.253 13.723.875 4/ Khối Ngân hàng liên doanh 1.486.652 1.277.560 5/ Các thành phần khác 18.748.126 17.350.483 (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Hà Nội) Nhìn vào bảng 2.2, ta cũng thấy rõ mức huy động vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn thành phố vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể năm 2006 đạt gần 175.798 tỷ đồng, chiếm 72,41% mức huy động vốn của toàn địa bàn.
- 40 Sở dĩ có sự tăng trưởng cao như vậy là bởi ngành ngân hàng Hà Nội đã tận dụng được nhiều lợi thế từ các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, có thể kể đến như: thu nhập của người dân thành phố ngày được cải thiện và nếu so với các kênh để dành và tiết kiệm như mua vàng, cất trữ ngoại tệ trong nhà thì kênh đầu tư vào tiền gửi ngân hàng là sự lựa chọn tối ưu và minh bạch hơn cả. Điều đó cũng chứng tỏ lòng tin ngày càng tăng của người dân thành phố vào uy tín của các ngân hàng thương mại. Khi hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh thì các khoản tiền gửi của người dân đương nhiên sẽ được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, kể cả ở một số quỹ tín dụng nhân dân hay một số ngân hàng thương mại cổ phần ngừng hoạt động phải thanh lý trong các năm cuối thập niên 90. c) Năng lực tài chính được lành mạnh hóa: Thực hiện Đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Nhà nước và Đề án chấn chỉnh, củng cố các ngân hàng thương mại cổ phần, quy mô vốn tự có của các ngân hàng thương mại đã được tăng cường, nợ xấu đã được xử lý căn bản và kiểm soát ở mức an toàn (dưới 5%). Đến tháng 12 năm 2006, vốn chủ sở hữu của 4 ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn Hà Nội đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 41% tổng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Tính cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển thì vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thuộc Nhà nước chiếm hơn 50% vốn của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội cũng tăng liên tục. Lấy ví dụ như ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đang có mục tiêu tăng vốn điều lệ hàng năm trung bình 64% để đạt quy mô 7.300 tỷ đồng vào cuối năm 2010; Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng Cho đến nay, hầu hết nhiều
- 41 ngân hàng thương mại cổ phần đã có chỉ số vốn/tổng tài sản đạt và vượt ngưỡng an toàn 8% theo thông lệ quốc tế. Vốn tự có cũng như vốn điều lệ tăng nhanh đã khẳng định hiệu quả hoạt động và tốc độ phát triển của ngành ngân hàng Hà Nội. Vì sức ép cạnh tranh trước hội nhập quốc tế, các ngân hàng buộc phải tăng vốn nhưng cũng có nhiều yếu tố thuận lợi để tăng vốn như lợi nhuận cao, thị trường vốn phát triển nhanh. d) Bước đầu đạt được những thành tựu nhất định về phát triển công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng hiện đại: Từ năm 1998 đến nay, ngành ngân hàng Hà Nội cùng với ngành ngân hàng cả nước đã triển khai thành công dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán với đặc trưng là tập trung dữ liệu, quản lý tài khoản khách hàng, xây dựng kho dữ liệu thống nhất toàn hệ thống, truy nhập thông tin trực tiếp, cung cấp dịch vụ trực tuyến, từng bước kết nối ATM toàn ngành. Đến năm 2006 tại địa bàn Hà Nội có trên 70 ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, tổ chức thí điểm thanh toán điện tử liên ngân hàng luồng giá trị thấp theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt, ngay từ tháng 5/2002, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đi vào hoạt động. Đây là hệ thống thanh toán trực tuyến tự động, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và gồm 8 cấu phần cơ bản: - Luồng thanh toán giá trị cao (trên 500 triệu đồng) và những thanh toán khẩn cấp, tự động hoàn toàn; - Luồng thanh toán giá trị thấp, xử lý các món thanh toán theo lô; - Xử lý quyết toán vốn nhờ tập trung số dư tài khoản tiền gửi, thanh toán trực tuyến kết nối các hội sở chính, chi nhánh ngân hàng thương mại với trung tâm thanh toán quốc gia, xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh toán thông qua cơ chế thấu chi và cho vay qua đêm;
- 42 - Đối chiếu dữ liệu cuối ngày làm việc, đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu phát sinh tại các thành viên và trung tâm xử lý quyết toán quốc gia; - Bảo đảm an ninh và bảo mật với hệ thống bảo vệ nhiều lớp và các thiết bị giám sát truy cập, mã hóa dữ liệu trên đường truyền, tường lửa, - Hệ thống hỗ trợ người sử dụng và giám sát các giao dịch thanh toán; - Cổng giao diện tự động với các hệ thống khác như hệ thống thanh toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước và nội bộ ngân hàng thương mại, hệ thống thanh toán bù trừ séc quốc gia, mạng SWIFT, hệ thống xử lý chuyển mạch ATM, quyết toán bù trừ chứng khoán; Ngoài ra, tại các các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội, hệ thống công nghệ thông tin cũng đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngành và kết nối với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Hệ thống xử lý đơn lẻ, cục bộ tại các chi nhánh trong cùng một ngân hàng đang được thay đổi theo mô hình xử lý tập trung hiện đại, kết nối mạng WAN, có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm mới một cách tiện lợi, chính xác và an toàn. Chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin đã được triển khai thực hiện, bao gồm: - Hệ thống giao dịch phân tán, phục vụ giao dịch đối với khách hàng, chủ yếu trợ giúp cán bộ tác nghiệp và thống kê hàng tháng, hệ thống này đang được thay thế bằng xử lý tập trung hiện đại; - Hệ thống IPCAS, được xây dựng trên nền công nghệ tiên tiến nhất, ứng dụng trong quản lý điều hành hoạt động ngân hàng nhằm hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng, quản lý và sử dụng dữ liệu tập trung, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng;
- 43 - Hệ thống chuyển tiền điện tử qua hệ thống xử lý trung tâm với các máy chủ và mạng WAN kết nối với các chi nhánh trong ngân hàng, là chương trình ứng dụng từ năm 1999 để thay thế hoàn toàn chuyển tiền thủ công; - Hệ thống thẻ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ATM và POS để thanh toán tiền hàng và dịch vụ; - Hệ thống kho dữ liệu và báo cáo phục vụ việc chỉ đạo điều hành và thiết lập hệ thống báo cáo thống nhất; - Hệ thống kết nối khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tra cứu thông tin, kiot giao dịch thanh toán tự động, phone banking, home banking, thấu chi tài khoản cá nhân, kết nối host to host với các tổng công ty và các tổ chức tài chính, qua đó tạo kênh phân phối mới cho khách hàng, đồng thời giúp quản lý tập trung nguồn vốn của khách hàng; - Hệ thống chi trả kết nối Western Union dựa trên hạ tầng công nghệ mới và khả năng tích hợp để chi trả kiều hối trực tuyến; - Hệ thống mạng WAN là hệ thống mạng đa dịch vụ như tích hợp dữ liệu, voice, video, cho phép phát triển nhiều dịch vụ trên cùng một cơ sở hạ tầng Đặc biệt, trong năm 2006, lượng tiền các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đổ vào cho hệ thống công nghệ cũng ngày một tăng cao. Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoài quốc doanh chi hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cũng mạnh tay cho dự án ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống. Rồi một số ngân hàng thương mại khác cũng không tiếc tiền để đầu tư nghiên cứu những chiếc máy ATM thông minh Rõ ràng, đầu tư cho công nghệ thông tin là một yêu cầu bắt buộc vì yêu cầu hội nhập, đặc biệt là cho
- 44 thời “hậu WTO”. Đó là một yêu cầu, nhưng gần nhất và cũng vì mục đích xa hơn, các ngân hàng buộc phải đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tăng thêm nguồn thu khi mà lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đang bị chia sẻ, bị hạn chế vì lãi suất cao 2.2.1.2 Hạn chế, tồn tại a) Hoạt động tín dụng ngân hàng tuy đạt mức tăng trưởng nhanh nhưng còn tiềm ẩn rủi ro và phần nào mang tính tự phát: Cho đến nay, tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố (tạo ra hơn 80% tổng thu nhập) nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, hiệu quả thấp, là nguy cơ đe dọa sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Nhiều khoản tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước tập trung vào một số doanh nghiệp lớn và các ngành có tính rủi ro cao. Các ngân hàng nói chung vẫn theo đuổi chính sách kinh doanh khá dễ dàng, mạo hiểm, cho vay dựa chủ yếu trến quan hệ chứ không hoàn toàn là từ kết quả phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp . Hiện nay, cho vay doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm gần 40% tổng dư nợ mà trong đó, còn nhiều tiềm ẩn về nợ xấu. Đa số các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng chưa đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại phi Nhà nước có vốn tự có dưới 1.000 tỷ đồng lại gặp nhiều hạn chế về khả năng tham gia các giao dịch đầu tư lớn.
- 45 Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Cho vay nền Cho vay ngắn Cho vay trung, kinh tế hạn dài hạn 31/12/2001 45.851 27.455 18.396 31/12/2002 58.082 32.378 25.704 31/12/2003 73.766 41.713 32.053 31/12/2004 89.215 39.129 50.086 31/12/2005 92.560 50.644 41.916 31/12/2006 119.208 68.369 50.839 (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Hà Nội) Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, khối lượng cho vay nền kinh tế của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2006 đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là tính chủ động định hướng chưa được thể hiện rõ nét còn nhiều yếu tố tự phát. Nét tự phát rõ nhất là hầu hết các ngân hàng thương mại mới chỉ tìm kiếm khai thác những phương án, dự án riêng biệt theo từng khách hàng chứ chưa có chiến lược, sách lược cụ thể cho từng thời kỳ trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố. Bên cạnh đó, việc huy động vốn trung dài hạn còn rất hạn chế, chi phí đầu vào bình quân ngày càng cao. Một số dự án có tín dụng ngân hàng tham gia đã không được thực hiện, dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho phía ngân hàng. b) Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người dân còn gặp khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ tín dụng của ngân hàng:
- 46 Đối với không ít người dân cũng như các công ty tư nhân, việc vay vốn của ngân hàng là điều còn xa lạ. Họ chỉ biết sử dụng vốn tự có của mình để xoay xở trong sản xuất, kinh doanh, bởi muốn đến vay ngân hàng phải có tài sản thế chấp, mà điều này thì nhiều doanh nghiệp tư nhân khó có thể đáp ứng được. Cho dù họ đã mở tài khoản tại một ngân hàng cả chục năm, nhưng khi muốn vay vốn, các cán bộ tín dụng vẫn đưa ra điều kiện trước tiên là phải có tài sản thế chấp tương ứng với khoản vay và nhất thiết phải có sổ đỏ, nếu như doanh nghiệp đó thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Ngay cả với những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu có nhu cầu về ngoại tệ rất lớn thì việc vay vốn từ các ngân hàng cũng là điều khó khăn. Nếu có thì các ngân hàng thương mại ở Hà Nội cũng chỉ đồng ý cho vay một khoản nhỏ trong một thời hạn ngắn, tối đa chỉ được một năm. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho những doanh nghiệp cần vốn nhưng tài sản thế chấp bị thiếu hụt, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với số lượng chiếm hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp của cả nước, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn. Thế nhưng, họ lại rất khó tiếp xúc với ngân hàng, trong khi vốn huy động và tiền nhàn rỗi tại các ngân hàng đang tăng cao. Thậm chí, có những ngân hàng thương mại ở Hà Nội mà vốn huy động tăng hơn gấp hai lần so với dư nợ. Trên thực tế, để xảy ra thực trạng trên lại chưa hẳn là do phía ngân hàng làm khó doanh nghiệp vì nếu không có doanh nghiệp vay vốn thì ngân hàng cũng gặp khó khăn, nhưng khi thực hiện việc cho vay, ngân hàng cũng bị ràng buộc bởi nhiều quy định của pháp luật, như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai Không những thế, khâu quản trị về tài chính, sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được minh bạch, rõ ràng. Thậm chí, có doanh nghiệp còn sử dụng hai hệ thống kế toán để đối phó với cơ quan thuế. Còn
- 47 nếu cho vay không có tài sản đảm bảo thì trách nhiệm chủ yếu thuộc về người điều hành ngân hàng. Bảng 3: Tình hình huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội đến cuối tháng 7/2006 (Đơn vị: tỷ đồng) Sè d• vèn huy ®éng 175 Sè d• nî cho vay 92 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Hà Nội c) Tuy các ngân hàng thương mại đã cố gắng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhưng nhìn chung sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại: Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đang có sự đầu tư và cạnh tranh giữa các ngân hàng về các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao vì chưa có sự liên kết đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng như toàn quốc. Vì năng lực tài chính, nhiều ngân hàng thương mại chưa đề ra một chiến lược cụ thể nào để tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng giao dịch mà mới chỉ dừng lại cung cấp những sản phẩm đơn lẻ theo nhu cầu khách hàng. Do đó, chất lượng sản phẩm còn thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu đa dạng của từng khách hàng. d) Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội còn thấp: Theo định nghĩa của các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á - AIT, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ
- 48 ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu quan tâm hơn và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và được người dân chấp nhận như máy giao dịch tự động ATM, internet banking, home banking, PC banking, mobile, banking, góp phần làm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% tổng vống huy động. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập thể hiện: - Tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả và lãi suất, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến, thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các loại thẻ và khai thác dịch vụ mới, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thỏa thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc đầu tư mua sắm máy móc và chưa tạo sử thuận lợi cho khách hàng việc sử dụng thẻ; - Chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Về mặt này, tác phong phục vụ của nhân viên ngân hàng trên địa bàn Hà Nội còn kém so với tác phong chuyên nghiệp và sự nhiệt tình của nhân viên ngân hàng các tỉnh phía Nam. Do đó, tỷ lệ khách hàng cá nhân tại Hà Nội được tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn ở mức rất khiêm tốn; - Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình
- 49 thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng; Sở dĩ chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn thấp là do nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng khách hàng cá nhân, song người dân dù là người dân thành phố cũng chưa biết nhiều về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, nên khả năng phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn hạn chế. Ngoài ra, môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Từ thực tế trên đã dẫn tới tình trạng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, đứng thứ 2, sau hoạt động tín dụng (Bảng 2.4 và Bảng 2.5). Tính chung toàn ngành ngân hàng Hà nội tỷ lệ thu dịch vụ ngân hàng trên địa bàn hiện nay đạt gần 20% nhưng còn nhiều ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thương mại chỉ đạt tỷ lệ thu dịch vụ dưới 10% trong tổng thu nhập. Cũng chưa có một sự hợp tác hay liên kết giữa các hệ thống ngân hàng thương mại trong phát triển các loại dịch vụ này.
- 50 Bảng 2.4: Báo cáo thu nhập các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tháng 12 năm/2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1/ Khối Ngân hàng thương mại 14.474.348 452.262 435.506 523.780 1.291 139.198 Nhà nước: + Các chi nhánh ngân hàng 2.745.629 53,533 6,801 1,519 - 14,391 công thương Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng 4.124.533 255.988 382.160 522.075 - 22.061 ngoại thương Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng đầu 2.083.751 88.469 19.262 37 1.291 49.668 tư và phát triển Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng 5.329.434 54.157 26.643 149 - 53.072 nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam + Ngân hàng Nhà Đồng bằng 191.001 115 640 - - 6 Sông Cửu Long 2/ Ngân hàng chính sách xã hội 27.936 - - - - 876.691 Hà Nội 3/ Khối Ngân hàng thương 2.810.827 107.481 83.082 6.314 5.255 86.202 mại cổ phần 4/ Khối Ngân hàng liên doanh 281.252 19.477 7.672 4 - 4.142 (Nguån: Chi nh¸nh Ng©n hµng Nhµ N•íc Hµ Néi) Chó thÝch: (1): ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng tÝn dông; (2): ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng dÞch vô; (3) ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i hèi; (4) ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng kinh doanh kh¸c; (5) ChØ tiªu l·i gãp vèn mua cæ phÇn; (6) ChØ tiªu thu nhËp kh¸c
- 51 Bảng 2.5: Báo cáo thu nhập các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội tháng 12 năm/2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1/ Khối Ngân hàng thương 17.860.990 447.191 249.395 20.105 2.595 316.790 mại Nhà nước: + Các chi nhánh ngân hàng 4.061.540 46.998 10.421 485 - 125.468 công thương Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng 3.397.488 167.871 179.668 17.040 2.595 258 ngoại thương Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng 2.509.282 145.298 30.951 - - 83.260 đầu tư và phát triển Việt Nam + Các chi nhánh ngân hàng 7.574.464 86.845 27.831 1420 - 106.837 nông nghiệp & Phát triển nông thông Việt Nam + Ngân hàng Nhà Đồng bằng 318.216 179 524 1160 - 967 Sông Cửu Long 2/ Ngân hàng chính sách xã 15.842 2 - - - 1.061.866 hội Hà Nội 3/ Khối Ngân hàng thương 5.982046 183.174 1.240.975 152.007 25.699 202.820 mại cổ phần 4/ Khối Ngân hàng liên doanh 2519.314 225.529 396.884 106.956 - 30.467 (Nguån: Chi nh¸nh Ng©n hµng Nhµ N•íc Hµ Néi) Chó thÝch: (1): ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng tÝn dông; (2): ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng dÞch vô; (3) ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i hèi; (4) ChØ tiªu thu nhËp tõ ho¹t ®éng kinh doanh kh¸c; (5) ChØ tiªu l·i gãp vèn mua cæ phÇn; (6) ChØ tiªu thu nhËp kh¸c
- 52 2.2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM HÀ NỘI Giống như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm cũng là một dịch vụ tài chính. Nó có nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế trước những rủi ro thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ, vừa là kênh thu hút nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư trở lại để phát triển kinh tế. 2.2.2.1 Những thành tựu đạt được Mặt bằng trình độ dân trí của người dân thủ đô trong những năm gần đây ngày một nâng lên, thu nhập ngày càng cao dẫn đến nhu cầu về bảo hiểm con người ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, nền kinh tế thủ đô cũng ngày một phát triển, năm 2006, GDP của thành phố Hà Nội tăng trưởng 11,5%, dự kiến năm 2007 và phấn đấu những năm sắp tới, Hà Nội sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 12% trở lên (trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng GDP của cả nước mới chỉ phấn đấu đạt ở mức 8,5%/năm). Điều này cũng dẫn đến sự lớn mạnh của các công ty, các tổng công ty lớn đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội càng làm tăng thêm tiềm năng rất lớn cho ngành bảo hiểm phát triển. Kể từ khi có hoạt động bảo hiểm năm 1993 cho đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên địa bàn Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó là: a) Phạm vi, quy mô thị trường Bảo hiểm ngày một phát triển: Lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là tương đối mạnh. Nhiều công ty bảo hiểm lớn trên thế giới đã có mặt ở thị trường Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 1 năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 18 doanh nghiệp cổ phần và 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu chia theo lĩnh vực kinh doanh thì có 20 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 8 doanh nghiệp
- 53 môi giới bảo hiểm. Hiện có 150.000 đại lý bảo hiểm với trên 100 sản phẩm nhân thọ và hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đã được các công ty bảo hiểm đưa ra thị trường. Bảo hiểm cũng đã đóng góp 2% vào GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 29%/năm. Bảng 2.6: Danh sách các doanh nghiệp trên thị trường Tên doanh nghiệp Năm Hình thức Vốn điều lệ Thành lập I. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Các doanh nghiệp trong nước Bảo hiểm Việt Nam 1964 Nhà nước 900 tỷ VNĐ Bảo hiểm dầu khí (PVI) 1996 Cổ phần 100 tỷ VNĐ Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 Cổ phần 1.100 tỷ VNĐ Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 1995 Cổ phần 70 tỷ VNĐ Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995 Cổ phần 70 tỷ VNĐ Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998 Cổ phần 70 tỷ VNĐ Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông 2003 Cổ phần 200 tỷ VNĐ Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA 2005 Cổ phần 80 tỷ VNĐ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam 1996 Liên doanh 6,2 triệu USD Công ty liên doanh bảo hiểm liên hiệp (UIC) 1997 Liên doanh 6 triệu USD Công ty TNHH bảo hiểm Allianz (Việt Nam) 1999 100% vốn nước ngoài 6,295 triệu USD Công ty liên doanh bảo hiểm Việt–úc (BIDV- 1999 Liên doanh 5 triệu USD QBE)- Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam 2001 100% vốn nước ngoài 6,2 triệu USD Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Samsung – 2002 Liên doanh 5 triệu USD Vina Công ty TNHH bảo hiểm châu Á - Ng©n hµng C«ng 2002 Liªn doanh 6 triÖu USD th•¬ng Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ AIG (Việt 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD Nam) II. Các doanh nghiệp tái bảo hiểm Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt 1994 Cổ phần 5 00 tỷ đồng Nam (VINARE) III. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Các doanh nghiệp trong nước Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam 2004 Nhà nước 1500 tỷ đồng
- 54 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG 1999 Liên doanh 10 triệu USD Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt 1999 100% vốn nước ngoài 75 triệu USD Nam Công ty TNHH bảo hiểm Manulife 1999 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ (Việt Nam) 2000 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD (AIA) Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ ACE 2005 100% vốn nước ngoài 20 triệu USD Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD Nam Công ty TNHH bảo hiểm New York Life Việt Nam 2005 100% vốn nước ngoài 10 triệu USD IV. Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Các doanh nghiệp trong nước Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc 2001 Cổ phần 6 tỷ VNĐ Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm á Đông 2003 Cổ phần 6 tỷ VNĐ Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Đại Việt 2003 Cổ phần 6 tỷ VNĐ Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Thái Bình 2005 Cổ phần 6 tỷ VNĐ Dương Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Công ty TNHH Aon Việt Nam 1993 100% vốn nước ngoài 300.000 USD Công ty môi giới bảo hiểm Grassavoye 2003 100% vốn nước ngoài 300.000 USD Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam 2004 100% vốn nước ngoài 300.000 USD (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm đã được liệt kê ở bảng 2.6, trong năm 2006, thị trường bảo hiểm cũng tiếp nhận thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động: Toàn cầu, Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bảo Tín, Ace Insurance, Liberty Mutual. Trong các doanh nghiệp bảo hiểm kể trên, ta có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có trụ sở chính ở Hà Nội. Đó là: - Công ty Bảo hiểm Việt Nam: trụ sở chính tại số 35, phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- 55 - Công ty Bảo hiểm Dầu khí: trụ sở chính tại 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. - Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện: Trụ sở chính tại 134 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. - Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex: Trụ sở chính tại 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội - Công ty bảo hiểm Liên Hiệp (United Insurance Company of Vietnam: UIC): Trụ sở chính tại tầng 11, Hanoi Tung Shing Square, số 2 Ngô Quyền, Hà Nội. - Công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc (BIDV-QBE Insurance company limited): Trụ sở chính tại P701, Tòa nhà Sao Bắc, số 4 Dã Tượng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương (IAI): Trụ sở chính tại tầng 3, Khu A, 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vietnam National Reinsurance Corporation: VINARE): Trụ sở chính tại 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (Bảo Việt Nhân Thọ): Trụ sở chính tại tầng 6, Tòa nhà Ocean Park, 1 Đào Duy Anh, Hà Nội. - Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam: Trụ sở chính tại tầng 9, Tòa nhà Mặt trời Sông Hồng, 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam. b) Năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng lên rõ rệt: Từ năm 1993 đến nay, có nghĩa là sau gần 14 năm mở cửa, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng đã
- 56 học tập được nhiều kinh nghiệm và tự nâng cao năng lực để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm của ta vẫn phát triển mạnh và luôn dẫn đầu thị trường như Bảo Việt Việt Nam, Bảo Minh, Pjico, PV Insuarance, Bảo Việt nhân thọ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã thích nghi với mở cửa hội nhập. Quá trình cạnh tranh càng làm cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trưởng thành và phát triển toàn diện hơn. 90% các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm (xem bảng 2.8). Bảng2. 8: Tình hình đầu tư vào nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2005 Đơn vị: Tỷ đồng Khối Vốn chủ sở hữu Quỹ dự Tổng tài sản Đầu tƣ vào nền kinh tế phòng Phi nhân thọ 3.364 3.313 6.904 4.469 Nhân thọ 2.333 20.382 23.753 21.806 Cộng 5.697 23.695 30.657 26.275 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam- Số liệu trên chưa tính đến Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam) Đặc biệt, trong năm 2006, trên thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội, đã có các công ty của ngành bảo hiểm được lần lượt niêm yết và chào sàn với giá khá cao. Đó là VINARE, Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia
- 57 Việt Nam có trụ sở chính tại 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chính thức được giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) vào ngày 13/3/2006. Theo kế hoạch do VINARE công bố, Tổng công ty này sẽ thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thực góp lên 500 tỷ đồng vào năm 2007. Năm 2005, tỷ lệ chia cổ tức của VINARE khoảng 9% và dự kiến sẽ đạt khoảng 15% trong những năm tới. Một công ty bảo hiểm khác cũng thực sự trở thành hiện tượng trên thị trường chứng khoán Hà Nội là PVI, Công ty Bảo hiểm Dầu khí có trụ sở chính tại 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. Ngày 30/12/2006, PVI thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và ngay lập tức gây sự chú ý nổi bật với 3 kỷ lục: doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa trong thời gian ngắn nhất (hơn 3 tháng), doanh nghiệp có số lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá lớn nhất (trên 8.000 nhà đầu tư) và doanh nghiệp có cổ phần đạt giá trúng thầu bình quân cao nhất (gấp hơn 16 lần mệnh giá). Việc bán ra 24% cổ phần của PVI tương đương 120 tỷ đồng, mang về cho Nhà nước gần 2.000 tỷ đồng (gấp 4 lần vốn điều lệ của PVI) là một con số đáng nể đối với một doanh nghiệp loại vừa như PVI. Tất cả những điều này đã thể hiện năng lực tài chính cũng như uy tín của các công ty trong ngành bảo hiểm đang được công chúng và các nhà đầu tư Hà Nội kỳ vọng và đánh giá rất cao. c) Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố và kinh doanh của doanh nghiệp: Cùng với việc tăng trưởng trong doanh thu, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, các công ty bảo hiểm hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã góp phần đem lại sự yên tâm, giảm bớt sự lo âu và sợ hãi, nâng cao chất lượng cuộc sống của những người tham gia bảo hiểm. Lấy ví dụ năm 2006, trên địa bàn Hà
- 58 Nội, trong nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, chỉ riêng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã chi trả tiền bồi thường cho trên 4000 trường hợp rủi ro thuộc phạm vị bảo hiểm, với số tiền chi trả chiếm hơn 70% số phí bảo hiểm thực thu. Ngay cả các rủi ro khác như điều trị bệnh bẩm sinh tuy không thuộc phạm vi bảo hiểm vẫn được công ty hỗ trợ một phần. Để phục vụ chi trả bảo hiểm này, tại Hà Nội, công ty đã xây dựng 11 phòng khu vực bảo hiểm tại các quận, huyện (không kể trụ sở chính) và hàng trăm đại lý là các trường học. Trong năm học 2005-2006, trên địa bàn thành phố, công ty đã nhận bảo hiểm hơn 11 vạn học sinh tham gia loại hình bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ; bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật với số tiền bảo hiểm từ 4 đến 6 triệu đống/người, phí bảo hiểm đóng từ 20.000đ đến 30.000đ/học sinh/năm. d) Môi trường kinh doanh và các quy định pháp lý về dịch vụ bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn: Chế độ quản lý Nhà nước về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm ( năm 2000), NĐ 42, NĐ 43 (năm 2001), thông tư 98, 99 (năm 2004) hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, NĐ 118 xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, QĐ 53 về các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là QĐ 175 của Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm từ năm 2003-2010. Môi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng chặt chẽ hơn thể hiện ở sự ra đời của một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm bắt buộc người kinh doanh vận tải thủy nội địa, bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, bảo hiểm bắt buộc người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế, bảo hiểm bắt buộc xây dựng lắp đặt, bảo hiểm bắt buộc người sử dụng lao động trong hợp đồng xây dựng, bảo hiểm bắt buộc một số ngành nghề dặc thù
- 59 Môi trường kinh doanh trong hoạt động bảo hiểm cũng được thuận lợi hơn với sự ra đời của một số Bộ Luật, Luật,Văn bản pháp quy liên quan đến bảo hiểm như Luật hàng hải, Luật hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thủy, Luật phòng cháy chữa cháy. 2.2.2.2 Hạn chế, tồn tại a) Sản phẩm bảo hiểm chưa kịp nhu cầu, nhiều mảng thị trường còn bỏ ngỏ: Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, sau giai đoạn bùng nổ (2001-2003) thì cho đến cuối năm 2006, kỳ vọng của người dân thành phố vào các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã giảm đáng kể. Với số tiền đáo hạn và lãi chia theo hợp đồng không tương ứng với biến động tăng của lãi suất tiền gửi và trái phiếu Chính phủ, cộng thêm thủ tục và điều kiện để được nhận quyền lợi bảo hiểm khó khăn, phức tạp khiến cho nhiều người không mặn mà với dịch vụ bảo hiểm. Về phía các đại lý bảo hiểm cũng chưa thực sự tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Sự kém hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ, cơ cấu sản phẩm kém linh hoạt không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong khi đời sống đã không ngừng được cải thiện, thu nhập tăng và các cơ hội đầu tư ngày càng phong phú và đa dạng cho phép người dân tiếp cận dễ dàng hơn đối với các dịch vụ tài chính khác như ngân hàng và chứng khoán. Không chỉ tồn tại thực trạng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân, trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm còn bỏ ngỏ nhiều mảng thị trường. Có rất nhiều công ty lớn nhỏ kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn rơi vào tay các công ty bảo hiểm nước ngoài.
- 60 b) Hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế: Đến cuối năm 2006, tổng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trở lại nền kinh tế là 34.400 tỷ đồng, chiếm 4,07% GDP và cũng có tốc độ tăng đáng kể nếu so với năm 2001, con số này chỉ là 1,06% GDP. Đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm là trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng. Phần còn lại là góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Tuy nhiên, tổ chức hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể hiện tính chuyên nghiệp. Hiện nay, mới chỉ có 3 doanh nghiệp thành lập công ty quản lý quỹ và 2 doanh nghiệp bảo hiểm được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này làm giảm khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện vẫn chưa thể cho vay vốn trực tiếp hoặc mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu vì thiếu vắng các quy định cụ thể từ các cơ quan chức năng. Do vậy, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa cao. Biểu: Cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm theo danh mục đầu tư 2005
- 61 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) c) Vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm: Hiện nay, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra chủ yếu giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Gọi là cạnh tranh không lành mạnh vì các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không phải dựa trên chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng, uy tín hay thương hiệu mà lại dựa vào các biện pháp đầy rủi ro như hạ mức phí bảo hiểm, tăng hoa hồng cho môi giới và mở rộng điều kiện bảo hiểm trái với thông lệ quốc tế. Trong vòng một năm, mức phí bảo hiểm bình quân đã hạ tới 40%, đặc biệt có những mặt hàng phí bảo hiểm giảm tới 70-80%. Trông khi đó, hoa hồng đã tăng từ 3 đến 4 lần mức quy định của Bộ Tài chính. Một số công ty bảo hiểm còn mở rộng các điều kiện bảo hiểm thái quá, trái với thông lệ bảo hiểm quốc tế như không thu phí tàu già, nhận bảo hiểm cả thiếu hàng trong container nguyên kẹp chì mà những rủi ro này chủ yếu thuộc trách nhiệm của người bán hàng. Bảo hiểm hàng hóa lâu nay vẫn là một loại hình bảo hiểm tự nguyện, không có bất cứ sự bảo hộ nào của Nhà nước. Rõ ràng là các hình thức cạnh tranh trên sẽ không thể tồn tại lâu dài vì rất có thể dẫn đến rủi ro cho chính các công ty bảo hiểm, vì không tái bảo hiểm được thì các doanh nghiệp này phải chịu toàn bộ rủi ro (nếu có), và trong trường hợp tổn thất lớn, sẽ vượt quá khả năng thanh toán của chính các doanh nghiệp này. * * * * Như vậy, để chủ động hội nhập khi Việt Nam thực hiện các cam kết thỏa thuận về dịch vụ tài chính, hệ thống ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam nói
- 62 chung, Hà Nội nói riêng phải sớm khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên. Trên cơ sở thấy được thực trạng ưu thế, nhược điểm của mình, các ngân hàng, công ty bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội cần nhận thức rõ những cơ hội, thách thức đặt ra đối với dịch vụ tài chính khi hội nhập để chủ động triển khai các giải pháp tiếp tục đứng vững và phát triển.
- 63 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÀI CHÍNH HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thực hiện chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tích cực tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), đồng thời tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) với cam kết thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và mới đây nhất là trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Gia nhập WTO thực chất là một bước quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nói như vậy là bởi hiện nay WTO chiếm khoảng 90% kim ngạch thương mại toàn thế giới. WTO đã trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế. Hầu hết các tổ chức kinh tế khu vực, các liên kết kinh tế khu vực đều hoạt động trên nền tảng các nguyên tắc của WTO, tuân thủ các nguyên tắc của WTO, được WTO công nhận và đều hướng tới những mục tiêu tốt đẹp mà WTO đặt ra: đó là đẩy mạnh hợp tác, thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Điều này có nghĩa là khi gia nhập WTO, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như lĩnh vực dịch vụ tài chính của đất nước nói riêng đã là một bộ phận và gắn liền với nền kinh tế của thế giới. Điều này cũng có nghĩa là gia nhập WTO không chỉ
- 64 mở ra rất nhiều cơ hội, thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ tài chính vốn là một lĩnh vực kinh tế khá nhạy cảm mà còn đem lại rất nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân ngày một nâng cao hơn nữa những hiểu biết, nhận thức của mình về hội nhập kinh tế quốc tế. 3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ ngân hàng Hà Nội Như ta đã biết, hội nhập kinh tế quốc tế về hoạt động dịch vụ ngân hàng của một quốc gia là mức độ mở cửa về hoạt động ngân hàng giữa nền kinh tế đó và các nước trong khu vực và trên thế giới. Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc về hoạt động ngân hàng là sự giao lưu về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước với cộng đồng tài chính khu vực, là sự dỡ bỏ các rào cản ngăn cách, tạo nên sự tự do hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng trong nước và trên thế giới. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế về hoạt động ngân hàng không chỉ mở ra nhiều cơ hội mà còn đem lại nhiều khó khăn, thách thức. 3.1.1.1 Cơ hội a. Nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động: Khi hội nhập quốc tế và tham gia vào một “sân chơi” bình đẳng, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải cạnh tranh và hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Mà có cạnh tranh thì mới có phát triển, từ đó sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Và một khi thị trường dịch vụ tài chính trong nước được mở cửa sẽ dẫn đến quá trình sắp xếp lại thị trường và hoạt động ngân hàng theo hướng chuyên môn hóa như bán lẻ, đầu tư hoặc bán buôn tuỳ theo thế mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Quá trình hội nhập sẽ tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát