Luận văn Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại hà nội và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 105 trang vanle 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại hà nội và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nhung_giai_phap_nham_phat_trien_thuong_mai_dien_tu.pdf

Nội dung text: Luận văn Những giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị tại hà nội và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG NGUYỄN ANH QUÝ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 603107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS THỊNH VĂN VINH HÀ NỘI – NĂM 2008
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 – NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Thƣơng mại điện tử: 1.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thương mại điện tử 3 1.1.1.1 Khái niệm 3 1.1.1.2 Vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thương mại điện tử 4 1.1.2 Các mô hình thương mại điện tử 8 1.1.2.1 Mô hình giao dịch B2C (Doanh nghiệp - Người tiêu dùng) 8 1.1.2.2 Mô hình giao dịch B2B (Doanh nghiệp - Doanh nghiệp) 11 1.1.2.3 Mô hình giao dịch C2C (Người tiêu dùng - Người tiêu dùng) 17 1.1.3 Những tác động của thương mại điện tử trong nền kinh tế thị trường hội nhập 18 1.2 Quy trình chung của thƣơng mại điện tử 20 1.2.1 Quy trình mua bán qua thương mại điện tử 20 1.2.2 Quy trình thanh toán và xác nhận thông tin 23 1.2.3 Quy trình xác nhận thông tin giao dịch mua hàng 25 1.2.4 Quy trình chọn hàng của khách 26 1.3 Thanh toán thẻ trong thƣơng mại điện tử 27 1.4 Thƣơng mại điện tử với hội nhập kinh tế thế giới 30 1.4.1 Đặc điểm thương mại điện tử hiện nay ở Việt nam và Hà nội 30 1.4.2 Những tác động của thương mại điện tử hội nhập với kinh doanh thương mại tại Viêt nam và Hà nội 33 1.4.3 Những nội dung cơ bản của thương mại điện tử cần lưu ý khi tham gia thanh toán trực tuyến ở Hà nội 34
  3. 1.5 Những cơ hội và thách thức của thƣơng mại điện tử trong kinh doanh theo xu thế hội nhập 38 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM 2.1 Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Hà nội và Việt nam 40 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40 2.1.1.1 Giai đoạn 1: Xuất hiện siêu thị (1994-1996) 42 2.1.1.2 Giai đoạn 2: Bắt đầu phát triển về lượng (1997-1999) 43 2.1.1.3 Giai đoạn 3: Cạnh tranh, đào thải và phát triển (từ cuối năm 1999 đến nay) 45 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên địa bàn Hà nội 46 2.1.2.1 Về quy mô hoạt động 46 2.1.2.2 Về cơ cấu, hàng hóa, giá cả 47 2.1.2.3 Về nguồn hàng 48 2.1.2.4 Về cơ sở vật chất phục vụ bán hàng 48 2.1.3 Đặc điẻm tổ chức quản lý kinh doanh và bộ máy tổ chức của các siêu thị tại Hà nội 49 2.2 Thực trạng công tác triển khai mô hình thƣơng mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 52 2.2.1 Bối cảnh chung 52 2.2.2 Thực trạng các mô hình thương mại điện tử 2.2.2.1 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử B2B 53 2.2.2.2 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử B2C 55 2.2.2.3 Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử C2C 57 2.3 Đánh giá thực trạng công tác thƣơng mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 58
  4. 2.3.1 Đánh giá thực trạng 58 2.3.1.1 Đánh giá chung về thực trạng TMĐT tại Hà nội và Việt nam 58 2.3.1.2 Lộ trình triển khai giữa siêu thị và đơn vị triển khai 64 2.3.1.3 Công việc cần triển khai 66 2.3.1.4 Chính sách, quy trình và mẫu biểu bán hàng qua mạng 69 2.3.2 Những ưu điểm và thành tựu đã đạt được của TMĐT tại Hà nội và Việt nam 70 2.3.3 Những nhược điểm và hạn chế còn tồn tại 76 2.3.4 Nguyên nhân của thực trạng 73 2.3.5 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng thương mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 74 CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM 3.1 Sự cần thiết phải phát triển thƣơng mại điện tử ở Hà nội và Việt nam 77 3.2 Yêu cầu và nguyên tắc phát triển thƣơng mại điện tử ở Hà nội và Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 78 3.2.1 Nguyên tắc phát triển thương mại điện tử 78 3.2.2 Yêu cầu phát triển thương mại điện tử 80 3.3 Những giải pháp nhằm phát triển thƣơng mại điện tử ở Hà nội và Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 80 3.4 Các điều kiện để thực hiện giải pháp 90 3.4.1 Điều kiện đối với nhà nước 90 3.4.2 Điều kiện đối với doanh nghiệp 95 3.4.3 Điều kiện đối với người tiêu dùng 97 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
  5. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại điện tử (TMĐT) là một vấn đề mà hiện nay đang gây rất nhiều tranh cải về tính khả thi của nó khi áp dụng tại Việt Nam. Không thể phủ nhận được rằng TMĐT đóng vai trò rất to lớn trong việc làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Trên thế giới hiện nay các công ty rất coi trọng hình thức giao dịch này và không ngừng phát triển nó. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận một điều là TMĐT hiện đang còn là một cái gì đó khá mới mẽ đối với doanh nghiệp và cả người dân. Đa số chuyên gia kinh tế cho rằng, còn lâu chúng ta mới có thể "lên mạng mua hàng" và dẫn chứng ra một loạt các thất bại của các công ty dot.com trong thập niên 90 vừa qua. Thêm vào đó là chúng ta chưa có luật TMĐT, chưa có cổng thanh toán, người dân chưa có thói quen mua hàng trên mạng, và chưa quen sử dụng thẻ tín dụng khi mua hàng. Chúng ta đã gia nhập WTO, tham gia vào sân chơi mà ở đó sự cạnh tranh là rất khốc liệt và nghiệt ngã. Đã qua rồi cái thời mà doanh nghiệp cứ mãi trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước. Thay vào đó chính là sự đổi mới một cách toàn diện cả về tư duy và công nghệ và tăng cao năng lực cạnh tranh. Có như thế chúng ta mới có thể phát triển bền vững. Việc nắm bắt được và triển khai TMĐT sẽ giúp cho các doanh nghiệp và người dân Việt nam nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nói riêng có được những bước tiến xa và vững chắc. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm hệ thống hóa lý luận TMĐT trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị trong điều kiện hội nhập kinh tế đồng thời làm rõ thực trạng TMĐT trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị ở Viêt nam mà chủ yếu là ở Hà nội. Từ đó luận văn sẽ kiến nghị và nêu ra giải pháp nhằm phát triển TMĐT trong lĩnh vực siêu thị ở Việt nam mà chủ yếu là ở Hà nội.
  6. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về TMĐT trong các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu TMĐT cho các siêu thị ở Hà nội và có khái quát ở một mức độ nhất định đối với Việt nam. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiến Về mặt khoa học, đề tài sẽ nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ lý luận về TMĐT trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn đề tài làm rõ thực trạng TMĐT tại Việt nam mà chủ yếu là ở Hà nội, đưa ra những đề xuất để phát triển TMĐT của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trên địa bàn Hà nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Dựa trên những quan điểm khoa học và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng đi từ lý luận đến thực tiễn, lấy lý luận để chỉ đạo thực tiễn, lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận. - Phương pháp cụ thể: Sử dụng các phương pháp kinh tế tổng hợp, thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, suy luận nhằm khái quát hóa và tổng hợp để nghiên cứu đề tài. Dựa trên việc khảo sát thực tế về công tác TMĐT tại một số siêu thị trên địa bàn Hà nội, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện phù hợp và có khả năng hoàn thiện được. 6. Nội dung kết cấu luận văn Chương 1 – Những lý luận cơ bản về TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2 - Thực trạng TMĐT của các siêu thị tại Hà nội và Việt nam Chương 3 - Giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Hà nội và Việt nam Kết luận
  7. 3 CHƢƠNG 1 – NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Thƣơng mại điện tử 1.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò, tác dụng và lợi ích của thƣơng mại điện tử 1.1.1.1 Khái niệm: Năm 1996 thuật ngữ thương mại điện tử (TMĐT) chính thức được Hội đồng liên hợp quốc sử dụng trong “Đạo luật về thương mại điện tử” do Ủy ban Liên hợp quốc tế về Thương mại quốc tế soạn thảo. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp: TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác. Khái niệm này tương tự với một số quan điểm vào cuối thập kỷ 90: + TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên đại tây dương, 1977) + TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO,1997) + TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thống kê Hoa kỳ, 2000) Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng: TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại. Nói cách khác, TMĐT là thực hiện các quy trình cơ bản và các khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viến thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm như mua
  8. 4 gì, ở đâu , đánh giá như có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao , giao hàng, thanh toán và xác nhận. Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả như mô tả hàng hóa dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng , hợp thức hóa như là cho thỏa thuận là hợp pháp, uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể như máy móc, thực phẩm song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể thực hiện được bằng các phương tiện điện tử. Từ “thương mại” không chỉ bao hàm nghĩa buôn bán hàng hóa và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng hơn bao gồm các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại. Các mối quan hệ mang tính chất thương mại gồm các giao dịch sau đây: Giao dịch về cung cấp, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp, kinh doanh chuyên chở hàng hóa hay hành khách đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ. E-commerce (Electronic commerce - TMĐT) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”). 1.1.1.2 Vị trí, vai trò và tác dụng và lợi ích của TMĐT TMĐT có vị trí và vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của nó được thể hiện qua lợi ích của nó như sau: Thứ nhất, lợi ích đối với quốc gia: + Giải quyết vấn đề chung : TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua
  9. 5 sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Bên cạnh đó, TMĐT cũng góp phần vào chủ trương của chính phủ về giảm thiểu lưu thông tiền mặt. + Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người + Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng. TMĐT giúp các nước nghèo sớm tiếp cận với nền kinh tế số hóa. + Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình. TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Thứ hai, lợi ích đối với các doanh nghiệp: + Mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, tăng doanh số, tăng khả năng cạnh tranh: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. + Nắm bắt được các thông tin về các đối tác tham gia vào quá trình TMĐT
  10. 6 + Tăng hiệu quả: như giảm chi phí bán hàng và tiếp thị, giảm chi phí thông tin liên lạc. Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống, giảm chi phí thời gian và giao dịch. + Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho. + Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. + Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp. + Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này. + Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. + Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%) [10, tr. 23] + Giảm chi phí giao dịch: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch internet chỉ bằng khoảng
  11. 7 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện [10, tr. 27]. + Củng cố quan hệ khách hàng, tăng sự hài lòng của khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành. + Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. + Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet. + Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. Thứ ba, lợi ích đối với người tiêu dùng: + Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới + Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn + Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất
  12. 8 + Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet + Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) + Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. + Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. + Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng + Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng 1.1.2 Các mô hình thƣơng mại điện tử 1.1.2.1 Mô hình giao dịch B2C B2C (Business To Consumer - Doanh nghiệp với Người tiêu dùng): Là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng hay còn gọi là hình thức bán lẻ. Hình thức này xét về qui mô chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, chưa xứng tầm với TMĐT hiện đại [5, tr. 27]. Do đối tượng tham gia mô hình giao dịch này bao gồm doanh nghiệp và người tiêu dùng nên TMĐT dạng B2C có sức lan tỏa mạnh và thường được xã hội chú ý. Đây cũng là phương thức thường được doanh nghiệp lựa
  13. 9 chọn trước khi bắt đầu triển khai ứng dụng TMĐT, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới phục vụ đối tượng người tiêu dùng. Điểm mấu chốt quyết định thành công của một website TMĐT B2C là khả năng thu hút và duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng. Để thu hút khách hàng mới, bên cạnh giao diện đẹp và thuận tiện cho việc sử dụng, thông tin trên website cũng cần phải hết sức phong phú. Kinh nghiệm cho thấy khách hàng đặc biệt quan tâm tìm kiếm những thông tin mô tả và giá cả hàng hóa, dịch vụ trên mạng, qua đó so sánh, đối chiếu để dẫn đến quyết định mua hàng. Việc đáp ứng một cách thuận tiện nhu cầu của người tiêu dùng về khảo sát giá cũng như sản phẩm là một lợi thế nổi bật của phương thức tiếp thị trực tuyến mà các nhà kinh doanh cần khai thác triệt để. Một khi khách hàng đã quan tâm đến website, dùng thử các dịch vụ trên đó và thấy thực sự hiệu quả thì xác suất quay lại sẽ là rất lớn. Phương thức mua hàng trên mạng có sức thu hút mạnh với đối tượng là cán bộ công sở, sinh viên, những người có ít thời gian mua sắm và thường xuyên có nhu cầu sử dụng mạng Internet. Do đó, khi triển khai các “cửa hàng trực tuyến”, doanh nghiệp cần lưu ý phân tích thói quen và tâm lý tiêu dùng của các nhóm đối tượng này để có chiến lược tiếp thị hoặc lựa chọn loại hàng hóa cho phù hợp. Mô hình kinh doanh TMĐT theo phương thức B2C phù hợp hơn với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng muốn tìm được thông tin đa dạng về các loại hàng hóa và sản phẩm khác nhau ngay tại một chỗ. Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa sẽ khó lòng đáp ứng được nhu cầu này do mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất một vài sản phẩm nhất định. Trong khi đó, doanh nghiệp thương mại dịch vụ, vốn chỉ đóng vai trò trung gian phân phối sản phẩm, sẽ có lợi thế hơn
  14. 10 trong việc tập hợp các nguồn hàng khác nhau để có hàng hóa, sản phẩm trưng bày phong phú tạo thuận lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Rất nhiều website theo định hướng B2C. Ngoài số lượng đơn hàng, giá trị trung bình của các đơn hàng cũng phản ánh mức độ thích ứng của người tiêu dùng đối với phương thức TMĐT. Điều này cũng cho thấy sự tự tin của người tiêu dùng khi tiến hành giao dịch trên mạng, sự sẵn sàng tham gia các giao dịch có giá trị lớn dựa vào các thông tin cung cấp trên website TMĐT của doanh nghiệp. Thành công của các công ty theo mô hình B2C là nhờ vào những thuận lợi trong việc mua hàng mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng. Quá trình này có phần tương tự với dịch vụ khách hàng kiểu cũ. Sự thành công của các doanh nghiệp khi thu hút được đông đảo khách hàng trực tuyến chủ yếu là nhờ vào việc đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của họ. Giao diện là một trong những yếu tố thành công khi đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nó được hiểu là từ ngữ và hình ảnh mà người mua hàng sẽ tiếp xúc thay vì người bán hàng thực sự. Công nghệ mới như VoIP có thể cho phép khách hàng đàm thoại trực tiếp với các nhân viên bán hàng khi họ thực hiện mua hàng. Nếu người mua hàng đưa các hàng hóa vào giỏ mua hàng ảo và trình ra thẻ tín dụng, các công ty có thể đáp ứng các đơn đặt hàng mà hầu như không cần có sự tham gia xử lý của con người. Theo mô hình B2C còn có những cách khác để thu lợi như bán chỗ quảng cáo trên trang web hoặc bán quyền truy cập tới một số nội dung đặc biệt tính trên cơ sở trả tiền theo mức độ sử dụng (pay-per-use) hay trả tiền theo lần xem (pay-per-view). Với cách bán quyền truy cập, các công ty sẽ chia nhỏ thông tin trên trang web của mình và bán cho khách hàng theo từng lần sử dụng hoặc theo một khoảng thời gian sử dụng nhất định.
  15. 11 1.1.2.2 Mô hình giao dịch B2B B2B (Business To Business): Là hình thức kinh doanh giữa các nhà cung cấp, giữa nhà sản xuất sản phẩm và các đại lý với nhau [5, tr. 42]. Trong TMĐT B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán . Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn so với việc bán hàng cho người tiêu dùng. Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thể gọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. Với ưu thế sẵn có của mình, TMĐT B2B có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình tham gia kinh doanh như chi phí quản lý kho bãi, mặt bằng, chi phí giấy tờ, tài liệu, chi phí đầu vào của sản phẩm, chi phí tổ chức nhân sự B2B (Business to Business) - từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp theo hình thức bán buôn mới thật sự là giao dịch TMĐT lớn mạnh. Nhưng một điều cũng cần phải thừa nhận chính là TMĐT tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh như các nước trong khu vực. Hiện nay Nhà nước và Chính phủ ta
  16. 12 không ngừng tạo mọi điều hiện cho sự phát triển của loại hình kinh doanh không giấy tờ mà hiệu quả này. Giữa các doanh nghiệp, TMĐT được sử dụng để trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Về mặt công nghệ trong khi B2C chủ yếu sử dụng cửa hàng ảo trên mạng, mô hình B2B (Business to business – Doanh nghiệp với doanh nghiệp) chủ yếu sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interexchange). Về thanh toán trong khi mô hình dạng B2B việc thanh toán được tiến hành trên cơ sở quyết toán bù trừ vào cuối kỳ và có thể thực hiện theo phương thức truyền thống mà vẫn không làm giảm ý nghĩa của nó. Trong khi đó, ở mô hình B2C, việc thanh toán được quan tâm đặc biệt vì mua hàng lần nào thanh toán lần đó. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa 2 mô hình. Mô hình B2B Direct Đây là mô hình áp dụng trong trường hợp bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối hay nhà bán lẻ. Ví dụ như nhà nhập khẩu hàng hóa khi nhập khẩu hàng về trong nước có thể giao trực tiếp cho các siêu thị, công ty kinh doanh bán lẻ, nhà máy sản xuất văn phòng phẩm bán trực tiếp các sản phẩm do nhà máy sản xuất ra như, bút mực, vở, đồ dùng văn phòng phẩm khác cho các cửa hàng bán lẻ Mô hình B2B direct (Bán hàng trực tiếp cho nhà phân phối) được xây dựng trên họat động kinh doanh thực tế đang diễn ra giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ. So với mô hình TMĐT dạng B2C nó có đầy đủ các chức năng như tìm kiếm hàng hóa, đặt hàng, giao hàng, vận tải. Trong thực tế công việc thanh toán giữa người bán và người mua được tiến hành vào cuối kỳ trên cơ sở bù trừ nên mô hình hỗ trợ công cụ theo dõi công nợ với từng khách hàng và tổng hợp công nợ của các khách hàng. Mô hình cung cấp các modules để tích hợp các số liệu công nợ, thanh toán vào hệ thống sổ sách kế toán của
  17. 13 doanh nghiệp. Mô hình này hữu hiệu khi số lượng mặt hàng lớn, trong kỳ giao hàng nhiều lần, có việc đối lưu hàng hóa hay thanh toán, tạm ứng nhiều lần. Mô hình bán hàng thông qua hệ thống các đại lý Mô hình kinh doanh này thường được sử dụng để quản lý hệ thống đại lý. Nó hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý được hệ thống đại lý của mình, nắm được lượng bán hàng của từng đại lý tại thời điểm mà mình quan tâm. Ví dụ như vào lúc 17h30 hàng ngày doanh nghiệp cần nắm được trong ngày hệ thống đại lý của mình bán được bao nhiêu hàng, những hàng nào đang bán chạy, đại lý nào ngày mai sẽ hết hàng và nếu phải điều hàng tới thì phải điều từ kho nào Mô hình này cho phép các đại lý hỗ trợ lẫn nhau trong bán hàng. Ví dụ khách hàng đại lý của LG tại Hà nội mua một cái tủ lạnh, nhưng lại muốn giao hàng tại Nam định, đại lý LG tại Hà nội sẽ bán hàng cho khách và chuyển việc giao hàng cho đại ý tại Nam định. Đại lý LG tại Nam định sẽ thực hiện và cuối kỳ hai đại lý sẽ thanh toán bù trừ cho nhau. Các dữ liệu kinh doanh của toàn bộ hệ thống đại lý này sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu chủ để LG có thể căn cứ vào đó điều chỉnh kế haọch giao hàng, bổ sung cho kế hoạch tiếp thị cũng như hoạch định các phương án kinh doanh. Về mặt công nghệ, thực chất của mô hình này là doanh nghiệp xây dựng một cataloge chung, các thành viên của doanh nghiệp theo chức năng của mình sẽ được chia sẽ một phần cataloge chung đó mà một thành viên được chia sẻ sẽ được doanh nghiệp áp dụng chính sách riêng, không phụ thuộc vào các chính sách áp dụng cho các thành viên khác. Như vậy tuy cùng một loại hàng nhưng các thành viên khác nhau sẽ được doanh nghiệp dành riêng cho các giá bán buôn khác nhau, thời hạn thanh toán, số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, lãi suất quá hạn khác nhau, hỗ trợ khác
  18. 14 nhau và các thông tin này là thông tin bí mật giữa doanh nghiệp và đại lý, các đại lý khác không biết được. Mô hình này, trong thực tế rất phong phú và không chỉ cho hệ thống đại lý, có thể vận dung cho cả kiểu mua đứt, bán đoạn nhưng nhiều lần. Hai điều kiện để áp dụng cho mô hình này là các thành viên chia sẻ thông tin chung theo những quy định riêng của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh có tính chất lâu dài. Mô hình mua hàng thông qua tập hợp nhà cung cấp Về công nghệ, mô hình mua hàng qua các nhà cung cấp là mô hình ngược với mô hình bán hàng qua hệ thống đại lý. Mô hình bán hàng qua hệ thống đại lý doanh nghiệp xây dựng catalogue và thông tin chung rồi sau đó cho phép các thành viên tham gia được chia sẻ. Mô hình mua hàng qua các nhà cung cấp thì doanh nghiệp không thể xây dựng catalogue mà các thành viên xây dựng các catalogue riêng của mình sau đó đặt vào “chợ chung” để tạo nên catalogue chung. Mô hình này được sử dụng đẻ liên kết các nhà cung cấp riêng lẻ thành một nhà cung cấp lớn và tạo nên sức mạnh thâm nhập thị trường. Ví dụ một làng nghề có nhiều cơ sở sản xuất với nhiều sản phẩm khác nhau. Mỗi cơ sở sản xuất xây dựng một catalogue sản phẩm riêng của mình và đặt tại site chung (chợ chung) của cả làng. Chợ chung sẽ có hàng nghìn sản phẩm và sẽ đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng khi họ ghé thăm. Tuy nhiên mô hình vẫn đảm bảo là khách lựa chọn sản phẩm của cơ sở nào thì khách sẽ làm việc với cơ sở đó một cách riêng tư. Ở đây các cơ sở đóng vai trò các nhà cung cấp. Mô hình hỗn hợp mở rộng extended site Trong thực tế một doanh nghiệp thường có nhiều khách hàng với cá tính chất công việc khác nhau, do vậy cần phải quản lý các khách hàng này
  19. 15 khác nhau. Mô hình hỗn hợp thường được sử dụng trong trường hợp này. Mô hình cho phép người bán hàng có thể tạo ra nhiều site nhằm vào các nhóm người sử dụng khác nhau. Ví dụ, người bán hàng có thể tạo ra các site theo vùng địa lý, các site riêng cho khách hàng lớn. Tất cả các site khác nhau được tạo ra này đều có thể chia sẻ các tài sản chung nhưng catalogue chẳng hạn, tại đó mỗi site tạo ra có thể lựa chọn một nhóm con của catalogue và chỉ phần được chọn đó mới được hiển thị, nếu cần thiết có thể thêm các thông tin riêng như giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, khuyến mãi cho site con được tạo ra. Điều đó có tác dụng: + Cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều chiến lược để sản phẩm dịch vụ luôn sẵn sàng đối với khách hàng. + Doanh nghiệp có nhiều site trình diễn khác nhau mà khách hàng thấy như là một site riêng biệt + Doanh nghiệp có thể tạo ra các site theo vùng địa lý, mặt hàng, phân đoạn thị trường, khách hàng. Mỗi site thể thiện như là một site riêng duy nhất cho khách hàng truy cập, mỗi site có thể áp dụng quy định kinh doanh riêng. Ví dụ, các vùng đại lý khác nhau có thể có quy định giá cả, điều kiện thương mại và mức thuế khác nhau. Mô hình này khởi tạo và quản lý một cấu hình dữ liệu chung, các site sẽ chia sẻ và sử dụng chung. Doanh nghiệp có thể tạo site mở rộng chứa tất cả các khai báo cần thiết khác đối với khách hàng của mình để xác lập site duy nhất cho một thị trường đặc biệt. Mô hình kinh doanh theo kiểu mở rộng cho phép doanh nghiệp sử dụng rối đa cơ sở vật chất của nhà cung cấp dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo được bí mật kinh doanh của mình như trường hợp xây dựng mạng kết nối internet riêng. Điều này cho phép tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Ngoài ra nó có
  20. 16 tác dụng thúc đẩy nhanh pháp triển của TMĐT do những đòi hỏi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng có những đơn vị chuyên đảm nhiệm. Doanh nghiệp có điều kiện tập trung cho công việc kinh doanh. Mô hình bán đấu giá Bán đấu giá nhằm xác định tiềm năng của thị trường đối với một mặt hàng hoặc xác định mức giá đối với một sản phẩm. Đôi khi nó còn dùng như một công cụ xúc tiến thương mại cho sản phẩm mới. Có một số kiểu bán đấu giá như tất cả người tham giá đấu giá biết các thông tin của nhau, thông tin của người tham giá đấu giá chỉ người quản trị mạng được biết còn người tham gia đấu giá không biết thông tin về giá của nhau, người tham giá không đặt giá khởi điểm mà người quản trị đặt giá và thông báo cho các thành viên tham gia đấu giá để xem ai chấp thuận giá này (thông thường sẽ đặt một giá cao sau đó giảm dần cho tới khi có người tham gia đấu giá đồng ý) Mô hình gọi thầu Việc tổ chức đấu thầu là một quá trình công phu đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng và có sự tham gia của Nhà nước. Các văn bản pháp quy về đấu thầu còn phải được cụ thể hóa trong trường hợp đấu thầu qua mạng. Đó là điều kiện và là cơ sở để đảm bảo tính hiệu quả của đấu thầu qua mạng. Khi gọi thầu, người gọi thầu công bố gói thầu đó giành cho doanh nghiệp hàng nào và chủ các doanh nghiệp có hạng đó muốn được tham gia. Các nhà thầu download hồ sơ mời thầu để nghiên cứu. Tại thời điểm mở thầu, các nhà thầu chỉ gửi qua mạng đến bản chào gửi và các điều kiện thương mại khác theo quy định của hồ sơ thầu. Việc xét thầu diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và minh bạch. Điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2B và B2C: + Khách hàng: Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là
  21. 17 các cá nhân. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. + Đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng TMĐT B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá. + Tích hợp hệ thống: Các công ty trong TMĐT B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng. 1.1.2.3 Mô hình giao dịch C2C C2C (Consumer To Consumer - Người tiêu dùng với người tiêu dùng): Là hình thức kinh doanh giữa những người tiêu dùng với nhau [5, tr. 44]. Phương thức giao dịch TMĐT diễn ra giữa các cá nhân người tiêu dùng với nhau. Tuy nhiên, khác với TMĐT B2C hoặc B2B là những mô hình kinh doanh dựa trên doanh nghiệp và do doanh nghiệp là động lực, thương mại C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ TMĐT của từng cá nhân tham gia giao dịch cũng như nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng nói chung trong xã hội.
  22. 18 Tại Việt Nam với sự phát triển của Internet, nhu cầu tìm kiếm cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ qua mạng ngày càng lớn. Trong vài năm gần đây, một số website xây dựng theo mô hình TMĐT C2C cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, chủ yếu dưới 2 hình thức website rao vặt và website đấu giá. Do yêu cầu kỹ thuật không phức tạp và đòi hỏi về trình độ TMĐT đối với người tham gia cũng không lớn, các website rao vặt phát triển với tốc độ khá nhanh, cả về số lượng trang web cũng như lượng thông tin đăng trên từng trang. Đây là những website thông tin về các loại hàng hóa và dịch vụ cần bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng 1.1.3 Những tác động của TMĐT trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập + Tác động đến mô hình kinh doanh: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự tác động của TMĐT. Các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT sẽ dần dần không phù hợp và buộc phải thay đổi. Thay vào đó các mô hình kinh doanh TMĐT hoàn toàn mới được hình thành. Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như: Ford Motor.com; Charles Schwab, IBM.com Mô hình kinh doanh mới: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com, + Tác động đến hoạt động của các lĩnh vực - Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng TMĐT có thể giảm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng đáng kể. Chi phí sản xuất được giảm thông qua việc chi phí lưu kho nguyên vật liệu, phụ tùng được giảm đáng kể, nhà cung cấp sẽ đưa hàng thẳng đến các công ty này. Chi phí bán hàng cũng được giảm nhiều do việc thuế các showroom trưng bày các sản phẩm giảm nhờ TMĐT, chi phí marketing, quảng bá thương hiệu hình ảnh cũng được giảm đáng kể. Có thể thấy rõ hiệu quả của TMĐT trong của một số hãng sản xuất như Dell.com, Ford Motor.com, General Motor, General Electrics.
  23. 19 - Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng: Internet banking là việc ngân hàng tiến hành công tác thanh toán với khách hàng thông qua mạng trực tuyến, giúp nâng cao tính hiệu quả trong giao dịch với ngân hàng do các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp hay tổ chức không phải đi đến ngân hàng như trước đây mà có thể thực hiện các lệnh thu hay chi thông qua mạng internet bằng việc sử dụng các tài khoản, mật khẩu đã được ngân hàng cung cấp trước đó. Các loại thẻ tín dụng cũng có thể được thanh toán trực tuyến đây là điểm khác biệt so với trước đây vì các thẻ tín dụng chỉ chủ yếu được thanh toán tại các nhà hàng, khách sạn hay ngân hàng nơi có các máy quẹt thẻ và chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng. Các loại thẻ thông minh ra đời cũng dần nâng cao chất lượng thanh toán. Song song với các hình thức thanh toán trên thì cũng xuất hiện hình thức thanh toán Mobile banking. Hình thức này giúp những cá nhân hay tổ chức sử dụng điện thoại di động có thể tiến hành thanh toán từ máy di động của mình. Ngoài ra các máy rút tiền tự động ATM của các ngân hàng, các điểm kinh doanh thu tiền POS nối mạng của các doanh nghiệp lớn cũng xuất hiện ngày càng nhiều, sử dụng mạng internet để kết nối dữ liệu cũng ngày càng phát triển. - Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của TMĐT. Trước đây việc bán bảo hiểm được thực hiện thủ công, các nghiệp vụ được diễn ra trực tiếp với người có nhu cầu mua bảo hiểm và các công ty bảo hiểm. Trong giai đoạn này, uy tín, hình ảnh của các công ty bảo hiểm được xây dựng và hình thành đối với khách hàng. Đây là nền tảng cơ bản và quan trọng để các doanh nghiệp triển khai TMĐT. Khách hàng ngày nay có thể ngồi tại nhà dùng thẻ thanh toán để mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm có thể xây dựng các chương trình bán bảo hiểm ngay trên mạng, chỉ cần chăm sóc khách hàng nhân dịp các ngày lễ sinh nhật Bảo hiểm ngoài phạm vi quốc gia
  24. 20 cũng được thực hiện nhanh chóng nhờ các thiết bị viễn thông và internet ngày càng phổ biến. Do quy mô của loại hình kinh doanh bảo hiểm lớn nên TMĐT đóng vai trò ngày càng quan trọng. - Đối với hoạt động ngoại thương, TMĐT có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Trước khi TMĐT phát triển, hoạt động của nghiệp vụ ngoại thương quốc tế chịu ảnh hưởng ở mức độ cao bởi các vấn đề về công nghệ, thiết bị, luật pháp chính sách ở mức độ yêu cầu và đòi hỏi cao. Sở dĩ như vậy là về mặt tự nhiên, hoạt động ngoại thương giữa các đơn vị doanh nghiệp tại các quốc gia là có những trở ngại về khoảng cách địa lý. Hoạt động mua bán không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra ngoài biên giới. Do đó khi TMĐT phát triển, mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT [10, tr. 39]. Các doanh nghiêp ở Việt nam cũng nằm trong sự ảnh hưởng này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập siêu và xuất siêu. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp kinh doanh siêu thị như Big C, Metro và gần đây nổi lên là đại siêu thị Melinh nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Đức, Pháp, Ý, Nga, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của các nghiệp vụ ngoại thương trong quá trình nhập khẩu hàng vào Việt nam. 1.2 Quy trình chung của thƣơng mại điện tử 1.2.1 Quy trình mua bán qua thƣơng mại điện tử Để có cái nhìn chung nhất và dễ hiểu về loại hình mua bán qua mạng này, sơ đồ dưới đây sẽ nói lên quy trình chung. Sau đây là tóm tắt bằng sơ đồ mô hình quá trình mua và thanh toán qua trang web của khách hàng cũng như tóm tắt quá trình bán hàng trên trang web của doanh nghiệp bằng sơ đồ sau:
  25. 21 Hình 1.1 Quy trình mua bán qua thương mại điện tử + có thể đặt hàng hay (Chi tiết quy trình xem tại mục 1.2.4 Quy trình chọn hàng của khách) + Bước 2: Xác nhận khả năng thực hiện của đơn hàng bởi siêu thị. Nếu sai thì hủy đơn hàng. Nếu đúng thì có thể yêu cầu khách hàng thanh toán đặt cọc hoặc toàn bộ (Chi tiết quy trình thanh toán xem tại mục 1.2.2 Quy trình thanh toán và xác nhận thông tin) + Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa và tổ chức vận chuyển giao hàng cho khách. Trong trường hợp có những thay đổi thì xác nhận lại với khách hàng
  26. 22 hoặc thay đổi lại giá cho phù hợp. Sau khi hàng giao xong thì thu nốt số tiền còn lại (nếu có). Trong quy trình chung này thì yêu cầu quản lý để thực hiện bao gồm: - - , x - : Ch - Thông tin k k . - theo nhau: tự định nghĩa các thuộc tính, quản trị linh động hàng hóa, nhóm hàng hóa, tìm kiếm sản phẩm, tạo nhóm hàng hóa ảo. - k : quản lý quảng cáo, quản lý chiết khấu, quản lý mail gửi khách hàng - Quản trị k : quản lý khách hàng, tìm kiếm khách hàng với nhiều tùy chọn, xem các đơn hàng liên quan đến khách hàng. - Quản trị đơn hàng: Quản lý đơn hàng, tìm kiếm đơn hàng với nhiều tùy chọn, l .
  27. 23 1.2.2 Quy trình thanh toán và xác nhận thông tin Hình 1.2 Quy trình thanh toán và xác nhận thông tin Ghi chú giải thích các từ tiếng Anh trong hình trên: + Đơn vị tham gia: Merchant: Là đơn vị bán hàng trực tuyến (siêu thị); Payment gateway: Là dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Card association: Là tổ chức thẻ quốc tế; Card holder: Là chủ thẻ (khách hàng); Issuer bank: Là ngân hàng phát hành; Acquier bank: Là ngân hàng thanh toán + Các thuật ngữ: Authorisation: Là sự ủy quyền; Verification: Là sự xác nhận thông tin; Not accept: Là không chấp nhận; Issuer pay: Là người có thẻ (khách hàng) thanh toán; Batching: Là tệp thông tin; Approved transactions stored in batch: Là giao dịch được chấp nhận và lưu giữ vào tệp
  28. 24 thông tin; Batch submitted for funding: Là tệp thông tin được duyệt thanh toán; Clearing and settlement: Là xác nhận và thanh toán; Card holder billed: Là chủ thẻ (khách hàng) nhận được phiếu thanh toán; Account payable: Là việc ghi nợ tài khoản; Account receivable: Là việc ghi có tài khoản; Funding: Là việc thanh toán; Request for approval: Là yêu cầu thanh toán; Shipping: Là việc chuyển hàng; Purchase approved: Là giao dịch mua được chấp nhận; Fund transferred: Là việc chuyển tiền Trong quy trình này thì các bước được thực hiện như sau: + Bước 1: KH thực hiện lệnh giao dịch tại webside bán hàng trực tuyến của siêu thị. + Bước 2: Hệ thống của siêu thị gửi các thông tin của chủ thẻ tới các bên tham gia để xác thực. Bên xác thực cuối cùng là ngân hàng phát hành thẻ, tại đây xác thực về số tiền trong tài khoản có đủ để thực hiện giao dịch hay không. + Bước 3: Sau khi ngân hàng phát hành xác thực tài khoản của chủ thẻ sẽ gửi thông tin và biên bản xác nhận tới các bên tham gia bao gồm chủ thẻ, siêu thị và ngân hàng thanh toán. + Bước 4: Sau khi siêu thị nhận thông tin xác nhận từ ngân hàng phát hành sẽ tiến hàng thông báo tới ngân hàng thanh toán để làm thanh toán với ngân hàng phát hành và làm thủ tục vận chuyển hàng cho khách. (Đây là bước kết thúc giao dịch giữa khách hàng và các bên tham gia) + Bước 5: Là giao dịch thanh toán giữa: Ngân hàng phát hành - Chủ thẻ - Ngân hàng thanh toán của siêu thị. Sau khi nhận thông tin từ siêu thị, ngân hàng thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán và bù trừ với ngân hàng phát hành. + Bước 6: Ngân hàng phát hành ghi nhận khoản nợ trong tài khoản của Chủ thẻ và gửi hoá đơn cho Chủ thẻ, đồng thời làm giao dịch thanh toán bù
  29. 25 trừ với ngân hàng thanh toán của siêu thị. Kết thúc giao dịch tài khoản của siêu thị được ghi nhận khoản có tương ứng với số tiền có số mã đơn hàng. 1.2.3 Quy trình xác nhận thông tin giao dịch mua hàng Khách hàng đặt lệnh mua hàng trên website của siêu thị. Sau đó khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình và nhận số mã đơn hàng do siêu thị cấp. Quy trình xác nhận giao dịch mua hàng bắt đầu từ lúc này. Kết quả xác nhận sẽ gửi tới khách hàng, ngân hàng thanh toán và siêu thị. Hình 1.3 Quy trình xác nhận thông tin giao dịch mua hàng + Bước 1: Sau khi điền đầy đủ thông tin, siêu thị gửi thông tin tới cổng thanh toán (gồm: số mã đơn hàng, tổng số tiền và thông tin chủ thẻ). Tại đây, cổng thanh toán ghi nhận và kiểm tra giao dịch, sau đó tiếp tục chuyển tới
  30. 26 ngân hàng thanh toán của siêu thị + Bước 2: Ngân hàng thanh toán ghi nhận giao dịch và tiếp tục chuyển thông tin tới Tổ chức thẻ quốc tế. Tại bước này Tổ chức thẻ quốc tế giải mã và xác thực thông tin của chủ thẻ sau đó gửi cho ngân hàng phát hành. + Bước 3: Ngân hàng phát hành thẻ sau khi nhận thông tin từ Tổ chức thẻ quốc tế sẽ kiểm tra và xác nhận số tiền trong tài khoản của chủ thẻ và gửi thông tin tới các bên. + Từ bước 4 đến bước 8: Các bên tham gia nhận và gửi thông tin tới siêu thị và khách hàng. Việc có bán hàng hay không là do siêu thị quyết định. + Bước 9: Trong trường hợp siêu thị quyết định bán hàng thì tự động ngân hàng thanh toán của siêu thị sẽ ghi khoản có trong tài khoản của siêu thị mở tại ngân hàng. 1.2.4 Quy trình chọn hàng của khách Hình 1.4 Quy trình chọn hàng của khách
  31. 27 + Bước 1: Tạo tài khoản: Khách hàng chưa có tài khoản tại siêu thị thì phải tạo tài khoản mới. Tại bước này hệ thống của siêu thị sẽ yêu cầu khách hàng điền đầy đủ thông tin cá nhân vào các khung tương ứng. Khi khách hàng đã chắc chắn việc cung cấp thông tin cá nhân là hợp lệ, khách hàng chọn “Đồng ý” để hoàn tất việc đăng ký tài khoản. Mọi thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối và là thông tin để thực hiện các giao dịch tại website của siêu thị. Kết thúc bước này: Hệ thống tự động của siêu thị sẽ gửi mail kích hoạt tài khoản cho khách hàng và khách hàng truy cập vào mail để kích hoạt tài khoản. + Bước 2: Chọn hàng và mua hàng: Khi khách hàng đã chọn được mặt hàng ưng ý. Click trực tiếp vào mặt hàng để xem chi tiết thông tin của mặt hàng và nhà cung cấp Bước 3: Khách hàng điền thông tin vào phần: Chuyển đến; quận huyện; phương thức; gửi sản phẩm tới bạn hữu; viết tin nhắn cho nhà cung cấp. Sau đó khách hàng click vào mua hàng (hàng được chuyển vào một giỏ hàng ảo). Bước 4: Thông tin về giỏ hàng của khách hàng hiển thị để khách hàng biết thông tin về hàng của mình. Nếu tiếp tục mua hàng nhấn “Tiếp tục mua hàng”. Nếu thanh toán luôn nhấn “Đặt hàng” 1.3 Thanh toán thẻ trong thƣơng mại điện tử Thanh toán giản đơn sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền có thể tách rời hay độc lập tương đối đối với sự vận động của hàng hóa. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền còn được sử dụng để nộp thuế, trả lương, chi phí dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Kinh tế hàng hóa phát triển cao, khối lượng hàng hóa trao đổi trong nước và nước ngoài lớn thì cần có cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.
  32. 28 Về lý luận thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ. Khi thực hiện chức năng thanh toán có thể sử dụng tiền đủ giá (vàng) hoặc dấu hiện giá trị. Do tiền giấy và vàng dễ bị đánh cắp nên ra đời một hình thức thanh toán là séc. Tuy nhiên séc có nhược điểm là không ghi có ngay vào tài khoản người thụ hưởng và chi phí in ấn, quảng cáo còn cao. Một số hình thức thanh toán áp dụng trong quá trình thanh toán nói chung và hình thức thanh toán thẻ áp dụng trong TMĐT: + Ủy nhiệm chi: Do người phát hành lập yêu cầu ngân hàng thanh toán số tiền được ghi. Việc chuyển nợ có ủy quyền như nhờ ngân hàng trả lương nhân viên, nộp bảo hiểm tự động là một hình thức mới như ủy nhiệm chi. Người mua cũng có thể phát hành séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, để trả tiền hàng hóa, dịch vụ. + Ủy nhiệm thu: Do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hành đã giao hay dịch vụ đã cung ứng, thông thường là điện thoại, điện, nước + Ngân phiếu thanh toán: Thực chất là một lệnh trả tiền đặc biệt của chủ sở hữu nào đó, việc trả tiền thực hiện theo đúng chứng từ thanh toán có tên Ngân phiếu thanh toán + Thư tín dụng chứng từ: Phương thức này chủ yếu sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. + Các loại thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán do ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động Giao dịch thƣơng mại điện tử bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán: Là phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông
  33. 29 qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động. Theo công nghệ sản xuất + Thẻ khắc chữ nổi: Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, thẻ thanh toán đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. + Thẻ băng từ: Dựa trên kỹ thuật thư tín với 2 băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin trên thẻ không tự mã hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không đáp ứng được kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin + Thẻ thông minh (smart card) đang được thịnh hành vì có cấu trúc như một máy tính. Theo tính chất thanh toán của thẻ + Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất theo đó, người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng có đặc điểm là chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Từ đặc điểm này mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả. + Thẻ ghi nợ: Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này chỉ được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản là thẻ online (giá trị các giao dịch
  34. 30 được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ) và thẻ offline (giá trị các giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau vài ngày) + Thẻ rút tiền mặt: Là thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền mặt tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt là dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với các loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới được sử dụng. Thẻ rút tiền mặt có 2 loại: loại 1 chỉ rút tiền mặt tại những máy tự động của ngân hàng phát hành và loại 2 được sử dụng rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ. Theo phạm vi lãnh thổ + Thẻ trong nước: Là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. + Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Theo chủ thể phát hành + Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. + Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn phát hành như Diner Club, Amex 1.4 Thƣơng mại điện tử với hội nhập kinh tế thế giới 1.4.1 Đặc điểm thƣơng mại điện tử hiện nay ở Việt nam và Hà nội + Cơ sở hạ tầng hạn chế: Việt nam là một nước đang phát triển. Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên chênh lệch về cơ sở hạ tầng viễn thông cho TMĐT so với các nước công nghiệp còn khá xa. Sự ảnh hưởng của nhà nước vẫn còn lớn nên chưa khuyến khích được môi trường cạnh tranh và dẫn
  35. 31 đến những bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như FPT chưa mua được những đường truyền dung lượng đủ lớn để phục vụ cho các ứng dụng của TMĐT. Do đó nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tỷ lệ cước phí viễn thông trên thu nhập cao nhiều hơn so với các nước. Thêm vào đó là ở nước ta vấn đề an ninh mạng chưa an toàn, những bức tường lửa phải được dựng lên. Điều này hạn chế những thông tin tốt đến với doanh nghiệp. Ở Việt nam lĩnh vực viễn thông được chính phủ khuyến khích và duy trì tốc độ phát triển 15% mỗi năm. Dự án phát triển thuộc khu vực sông Mê kông (MKDF) tiến hành tại 93 doanh nghiệp tư nhân cho kết quả là 33% trong số này đã kết nối Internet nhưng không cho rằng đó là công cụ hữu ích, 48% chỉ sử dụng thư điện tử [7, tr 129]. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp Việt nam vẫn còn thờ ơ với Internet cũng như TMĐT và hầu như ưa thích với hình thức kinh doanh truyền thống. Mục tiêu kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT ở Việt nam đến 2010 là đa số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt nam tham gia TMĐT và các cơ quan chính phủ sẽ sử dụng TMĐT vào mục đích quản lý, cung cấp dịch vụ công và giám sát. Điều này đòi hỏi những nỗ lực rất lớn không chỉ của chính phủ mà còn của tất cả các đối tác liên quan đến doanh nghiệp [7. tr 130]. + Chưa quen xây dựng lòng tin với đối tác: Các doanh nghiệp Việt nam còn hạn chế trong xây dựng lòng tin với đối tác là do luật pháp của Việt nam chưa chặt chẽ, doanh nghiệp Việt nam khi chưa có thương hiệu không được một tổ chức quốc tế uy tín nào đứng ra đảm bảo về sự tin cậy và sự khác biệt về văn hóa. Khi đối thoại trực tuyến, doanh nghiệp Việt nam không thể thuê một cơ quan để khảo sát một nhà cung cấp tiềm năng. Vấn đề lòng tin được thực hiện thông qua việc tuân thủ hợp đồng về giao hàng và thanh toán, tôn trọng thông tin bí mật khách hàng, bảo vệ các giao dịch trước sự tấn công của tin tặc
  36. 32 + Chưa đồng bộ về luật pháp và chính sách: Doanh nghiệp Việt nam đòi hỏi phải nâng cấp và xây dựng nhiều bộ luật như luật hợp đồng, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật bảo vệ quyền lợi riêng tư, luật sở hữu trí tuệ và các chuẩn mực kỹ thuật như các chuẩn về cách thức thanh toán qua Internet, hàng hóa chuyển giao cho người sử dụng cuối cùng, an ninh, chứng thực, chữ ký số, giao thức kết nối .Những đòi hỏi này tác động đến TMĐT cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và chính phủ. Những yêu cầu của luật quốc gia và quốc tế về sử dụng văn bản viết tay hoặc chữ ký tay trong các giao dịch thương mại quốc tế thường được coi là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển TMĐT của Việt nam cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh đó đặc điểm trong chính sách cần có sự không phân biệt trong chính sách thuế, quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường trực tuyến, các chính sách về quyền cá nhân và bảo vệ người tiêu dùng Các vấn đề khác như quyền lợi của các đối tác thương mại, chia sẻ rủi ro của nhà cung cấp dịch vụ và các mạng, kiểm toán trực tuyến cũng cần được quan tâm. Bên cạnh đó đặc điểm của TMĐT Việt nam là còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. + Hạn chế nguồn nhân lực và vấn đề đào tạo: Doanh nghiệp Việt nam thường thiếu khả năng trả lương thỏa đáng cho các nhân công cung ứng dịch vụ chuyên môn. Việc triển khai TMĐT cũng đòi hỏi một số lượng lao động lớn ở các khâu có trình độ chuyên môn cao để xây dựng các ứng dụng, cung cấp và phổ biến các kiến thức kỹ thuật về TMĐT. Việc thiếu chuyển giao tri thức khiến nhân viên mới gặp khó khăn khi thao tác hệ thống tích hợp phức tạp, khó tìm nơi bảo trì chất lượng tốt, giá cả hợp lý khi xảy ra sự cố. Những đặc điểm trên cần phải được xem xét đồng bộ và giải quyết thấu đáo trước khi triển khai các ứng dụng của TMĐT.
  37. 33 1.4.2 Những tác động của thƣơng mại điện tử hội nhập với kinh doanh thƣơng mại tại Viêt nam và Hà nội Thương mại điện tử đã tác động đến nhiều khía cạnh của kinh doanh hiện đại: Ngân hàng, marketing, sản xuất, chiến lược kinh doanh, định vị và phân khúc thị trường + Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn đối với nhiều doanh nghiệp của Việt nam. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn do đó giúp giảm bớt khoảng cách với những nước phát triển hơn trong việc khai thác các tiện ích của loại hình này. + Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong TMĐT thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web. Thực tế được đi sâu phân tích trong Chương 2 cho thấy, TMĐT giúp thay đổi cách thức mua sắm của người dân Việt nam nói chung cũng như ở Hà nội nói riêng. + Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Do đặc điểm ở các vùng miền của Việt nam khác nhau, nên có nhiều tiêu chí để đánh giá thị trường. Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý được bổ sung thêm bởi các tiêu chí liên đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web cũng đang dần được chú ý đến. + Định vị sản phẩm: Hiện tại, các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay
  38. 34 đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng TMĐT như nhiều sản phẩm nhất không những đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp mà còn giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất + Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của TMĐT. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng. Việc định giá cũng chịu tác động của TMĐT khi doanh nghiệp Việt nam tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của TMĐT, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp tại Hà nội nói riêng có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 1.4.3 Những nội dung cơ bản của thƣơng mại điện tử cần lƣu ý khi tham gia thanh toán trực tuyến + Vấn đề bảo mật trong thanh toán điện tử: Phương pháp thanh toán internet cho TMĐT B2C phổ biến nhất là thẻ tín dụng. Nguy cơ sử dụng giả mạo thẻ tín dụng của một người khác cũng thường xuyên trừ khi tồn tại một giao thức có thể xác nhận tính chân thật của một người chủ sở hữu thẻ ở phía
  39. 35 bên kia của không gian ảo. Người tiêu dùng cần phải trình một chứng thực xác nhận, chứng thực này có thể được lưu trữ ở một thẻ thông minh sao cho những kẻ giả mạo không thể lạm dụng thông tin của thẻ ngay cả khi thông tin có thể bị lộ ra. + Thẻ tín dụng hợp lệ: Khi giao dịch mua bán trên mạng, một thẻ tín dụng được coi là hợp lệ khi có đủ 2 điều kiện là thẻ được cung cấp bởi ngân hàng hay tổ chức cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán trên mạng và thẻ có đủ khả năng chi trả cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà người chủ thẻ định mua. + Tính pháp lý trong thanh toán điện tử bao gồm: - Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử: Các giao dịch dân sự, thương mại yêu cầu phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một hình thức của văn bản, các hợp đồng giao kết trên mạng sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu do không đáp ứng được yêu cầu về hình thức của hợp đồng. - Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử: Trong giao dịch TMĐT, các yêu cầu đặc trưng về chữ ký tay có thể đáp ứng được bằng chữ ký điện tử. Về mặt công nghệ và pháp lý, chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử. Luật pháp sẽ tập trung đặt ra yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định độ tin cậy của chữ ký điện tử bằng một cơ quan trung gian. - Vấn đề bản gốc: Bản gốc thể hiện tính toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong giao dịch qua mạng điện tử, vấn đề bản gốc đặt ra gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử không những chỉ xác định chữ ký người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung văn bản. Sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hóa các tài liệu được ký kết. Việc giải quyết trọng vẹn về mặt pháp lý 3 vấn đề liên hệ mật thiết với nhau: văn
  40. 36 bản, chữ ký và bản gốc trong TMĐT đem lại cho văn bản điện tử giá trị pháp lý ngang với văn bản truyền thống. - Giá trị chứng cứ của văn bản điện tử: Khi giá trị của văn bản điện tử không được đứng ngang hàng với văn bản viết truyền thống trong quan hệ tố tụng thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thường lựa chọn văn bản viết khi tiến hành giao kết hợp đồng dân sự, thương mại. Tuy vậy khi xác định một văn bản điện tử có giá trị chứng cứ, các thẩm phán phải kiểm định độ tin cậy của hệ thống bảo mật, mã hóa văn bản điện tử, bảo đảm yêu cầu về tính nguyên vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. - Hình thức pháp lý của các giao dịch điện tử: TMĐT dựa vào các giao dịch điện tử, khác với giao dịch truyền thống bằng văn bản. Pháp luật về hợp đồng cũng như thực tiễn xét xử chưa từng xem giao dịch điện tử là hợp đồng. Pháp luật của nước ta quy định hình thức hợp pháp của hợp đồng phải là văn bản. Điều này đặt ra vấn đề về giá trị pháp lý và khả năng bảo đảm thực hiện hợp đồng của TMĐT cũng như các vấn đề cụ thể như thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng TMĐT, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng vẫn chưa được đề cập. - Thuế trong hợp đồng TMĐT: Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của TMĐT cũng tạo ra các mối quan hệ về thuế. Các cơ quan thuế thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định căn cứ tính thuế, thuế suất. Trong trường hợp một công ty TMĐT có số lượng lớn khách hàng ở các quốc gia khác nhau thường tạo ra sự bất đồng giữa 2 cơ quan thuế của 2 nước về thẩm quyền, ai được hưởng quyền thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng Đặc biệt khó xác định được cơ sở thường trú, địa điểm giao dịch, nơi tiêu thụ trong những trường hợp như vậy. - Quyền sở hữu trí tuệ: Phần lớn đối tượng trong TMĐT là các ấn phẩm trí tuệ, đặc biệt là các sản phẩm có thể số hóa. Các chức năng và kỹ thuật
  41. 37 công nghệ trong TMĐT cho phép các chủ thể tham gia nhân bản không hạn chế số lượng sản phẩm sở hữu trí tuệ với chất lượng không đổi, đồng thời cho phép chuyển, gửi không hạn chế về mặt số lượng các bản sao đến các địa chỉ trên toàn cầu trong khoảng thời gian nhanh nhất. Internet và các hacker được coi là máy sao chụp khổng lồ, vi phạm thường xuyên quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa hoàn chỉnh, hiệu quả thấp. Đây thực sự là một thách thức đối với pháp luật để vừa bảo đảm được quyền lợi và khuyến khích chủ sở hữu trí tuệ vừa bảo đảm cho sự phát triển của công nghệ thông tin, TMĐT. - Bảo vệ người tiêu dùng: Trong TMĐT quy cách hàng hóa, chất lượng hàng hóa đều ở dạng số, người mua không có điều kiện biết được chất lượng hàng hóa trước khi mua. Cho nên rủi ro đối với người mua trong TMĐT sẽ cao hơn so với thương mại truyền thống, đó là chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và tổ chức bất hợp pháp trên mạng. - An toàn dữ liệu và bảo mật thông tin: Hàng ngày, hàng giờ trên thế giới thông tin điện tử và Internet, số vụ tấn công của các hacker vào các website ngày càng gia với mức độ nghiêm trọng, ban đầu là chứng tỏ mình sau là với mục đích trục lợi. Pháp luật cần bổ sung các quy định về an toàn dữ liệu bảo mật thông tin đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Giải quyết tranh chấp: Sự phát triển nhanh chóng của TMĐT đã làm gia tăng số lượng các vụ tranh chấp phát sinh từ giao dịch điện tử. Khi tranh chấp xảy ra ở các quốc gia khác nhau thì việc lựa chọn luật áp dụng, địa điểm và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là vấn đề không đơn giản bởi nó đụng chạm đến các vấn đề phức tạp nhật của tư pháp quốc tế, như nơi thường trú, nơi diễn ra giao dịch, nơi có hàng hóa trong khi đó những yếu tố
  42. 38 này gần như không tồn tại trong thế giới ảo của TMĐT. Thanh toán TMĐT là khâu cuối cùng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặc dù hình thức thanh toán ngày càng được phát triển song cũng không thể tránh khỏi rủi ro nhất là trong giao dịch B2C vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi áp dụng TMĐT cần cân nhắc để tránh được các rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình. 1.5 Những cơ hội và thách thức của thƣơng mại điện tử trong kinh doanh theo xu thế hội nhập + Theo đối tượng thì thách thức của TMĐT bao gồm: - Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Việc tham gia TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu với hệ thống máy tính văn phòng, kết nối Internet để trao đổi thư điện tử, khai thác thông tin trên mạng, tiến tới thiết lập website để giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ. Bước tiếp theo có thể là tham gia các sàn giao dịch điện tử B2B, B2C hoặc triển khai bán hàng qua website, tự động hóa các quá trình xử lý các đơn hàng, thanh toán - Đối với các doanh nghiệp lớn: Có nhiều vấn đề cần phải quan tâm như chiến lược tham gia TMĐT, hạ tầng công nghệ thông tin, giải pháp TMĐT, đội ngũ nhân lực. + Theo tính chất thì thách thức của TMĐT bao gồm: - Thách thức mang tính kỹ thuật: Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy; Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT; Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển; Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống; Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư; Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao; Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
  43. 39 - Thách thức mang tính chất thương mại: Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp; An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT; Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ; Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển; Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện; Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian; Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian; Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi); Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT; Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com + Theo nghiên cứu thì 10 cản trở lớn nhất của TMĐT theo thứ tự là: An toàn; Sự tin tưởng và rủi ro; Thiếu nhân lực về TMĐT; Văn hóa; Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế); Nhận thức của các tổ chức về TMĐT; Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng ); Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng; Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống; Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT [4, tr. 151]
  44. 40 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI HÀ NỘI VÀ VIỆT NAM 2.1 Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Hà nội và Việt nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Để phù hợp với xu thế phát triển đô thị hóa đất nước trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế, văn minh, hiện đại của các nước trên thế giới và hơn thế nữa, Hà nội là thủ đô, là bộ mặt kinh tế-chính trị-văn hóa của cả nước, là đầu mối giao lưu quốc tế nói chung và giữa các nước trong khu vực Đông nam á nói riêng, đông thời là nơi có tỷ lệ khách du lịch và người nước ngoài cư trú và làm việc cao so với các tỉnh và thành phố khác, do vậy việc thu gọn lại một số chợ không còn phù hợp cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống siêu thị ở thủ đô là một tất yếu khách quan. Tại Hà nội hiện có các siêu thị chính như: + Siêu thị Fivimart với các chi nhánh tại 210 Trần Quang Khải, 10 Trấn Vũ, 163 Đại La, Nhà D5 Nguyễn Phong Sắc, 671 Hoàng Hoa Thám, 12 Đặng Tiến Đông, 71 Nguyễn Chí Thanh), + Siêu thị Intimex với các chi nhánh tại 22-23 Lê Thái Tổ, 131 Hào Nam, 27 Huỳnh Thúc Kháng, 27 Lạc Trung, 96 Định Công) + Siêu thị Hapro với các chi nhánh tại D2 Giảng Võ, 53 Hàng Giấy, B3A Nam Trung Yên - Cầu Giấy, 2 Ngô Xuân Quảng - Gia Lâm, 7 Hàng Đường, 176 Hà Huy Tập, Phố Sài Đồng Gia Lâm, C12 Thanh Xuân Bắc + Siêu thị Metro với các chi nhánh Đường Phạm Văn Đồng Cổ Nhuế Từ Liêm, Ô 4 Lô 6 Đền Lừ 2 + Các siêu thị điện máy bao gồm: Điện máy Pico 76 Nguyễn Trãi Thượng Đình Điện máy HC 36 Phạm Văn Đồng Điện máy TODIMAX 5 Điện Biên Phủ Siêu thị điện máy 126 53 Nguyễn Tuân, Điện máy Tràng Thi Hà Nội 10B
  45. 41 Tràng Thi, Điện tử Vietbaby 1 ngõ 178 Thái Hà + Các siêu thị khác: Siêu thị ASEAN (10 Phạm Ngọc Thạch); Siêu thị Big C (222 Trần Duy Hưng); Siêu thị Cát Linh (1E Cát Linh); Siêu thị Citimart (Tầng 3 TTTM Vincom191 Bà Triệu); Siêu thị Hoa Ly Ly (40 Phố Yên Phụ); Siêu thị Unimart trước đây là Seiyu (8 Phạm Ngọc Thạch); Siêu thị nội thất Nhà Đẹp (222 Trần Duy Hưng); Siêu thị nội thất DAFUCO (26 Phạm Văn Đồng); Siêu thị Sao Hà Nội (2B Phạm Ngọc Thạch); Siêu thị Seapon MiniMart (247 Giảng Võ); Siêu thị Thái Hà (174 Thái Hà); Siêu thị Vinaconex (Nhà 17T1 Trung Hoà Nhân Chính) Một số thông tin chính về các siêu thị lớn như sau: - Siêu thị Unimart nằm ở số 8 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống đa, là công ty liên doanh giữa President Chain store Corporation (Đài loan), Công ty Thực phẩm Hà nội và Công ty Mitsubishi (Nhật bản). Tầng 1 có diện tích trên 500 m2, tầng 2 có diện tích 300 m2. Thực phẩm tươi sống và đồ khô bán ở tầng 1, tầng 2 bán các đồ phi thực phẩm. Có khoảng 14.000 mặt hàng trong đó 60% mua từ trong nước và 40% nhập khẩu chủ yếu từ Nhật bản (đây là thế mạnh của Unimart). - Siêu thị Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại Việt Nam và các nước ở châu Á, châu Phi và châu Âu với trên 190.000 nhân viên. Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, TP.HCM và sắp tới là Đà Nẵng với trên 50.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. - Công ty Thương mại Hà nội là doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định số 129/2004QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng chính phủ và quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội ngày 11/8/2004 theo mô
  46. 42 hình công ty mẹ con. - Công ty Thương mại Hà nội là doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thương mại và chuỗi siêu thị với thương hiệu HaproMart, cửa hàng miễn thuế, khách sạn, du lịch, nhà hàng và phát triển cơ sở hạ tầng. - Công ty Cổ phần Xây lắp điện Công nghiệp - Pico plaza là Công ty cổ phần Xây lắp điện Công nghiệp được thành lập ngày 30/10/2006. Với 200 nhân viên, định hướng của công ty là mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm kinh doanh, thiết lập quan hệ sản xuất và kinh doanh với các bạn hàng tin cậy và có định hướng lâu dài. 2.1.1.1 Giai đoạn 1: Xuất hiện siêu thị (1994-1996) Ở Việt nam thời kỳ sau năm 1990 đã đánh dấu nhiều sự kiện kinh tế- chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước như thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế và đặc biệt là mối quan hệ Việt-Mỹ được bình thường hóa. Môi trường đầu tư hấp dấn, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng hơn và cao cấp hơn. Trong bối cảnh đó, một số tổ chức đã mạnh dạn bắt tay vào loại hình kinh doanh mới mẻ đầy triển vọng – đó là kinh doanh siêu thị. Đi sau thành phố Hồ chí minh là Hà nội, với siêu thị đầu tiên mở vào tháng 9 năm 1994 mang thương hiệu Minimart 66 phố Bà triệu của Công ty TNHH Phát triển Mỹ thuật liên doanh với một số tư nhân ở Singapore. Tiếp theo đó có siêu thị Minimarts Hà nội do Công ty liên doanh Vũng tàu – Sihanco mở cửa vào năm 1995. Siêu thị này khi đó được đặt ở tầng 2 chợ hôm Đức viên, quy mô tương đối nhỏ với diện tích kinh doanh khoảng 200 m2, chủ yếu bán các mặt hàng tiêu dùng ngoại nhập với giá cả khá cao. Do đó đối tượng khách hàng vào siêu thị phần lớn là khách nước ngoài và những ngựời có thu nhập cao nên chưa phục vụ được đông đảo người tiêu dùng.
  47. 43 Sau đó lần lượt ra đời một số siêu thị nhỏ khác song vẫn chưa mang đặc tính chuyên nghiệp của một siêu thị mà hầu hết chỉ có tính chất của cửa hàng tự chọn. Các nhà kinh doanh siêu thị hầu hết chưa đủ lực hoặc kinh nghiệm để có một hình dung đầy đủ về một mô hình siêu thị chuẩn. Song dù sao sự xuất hiện của loại hình kinh doanh mới mẻ này cũng đã tạo ra một bước tiến mới về hình thức kinh doanh phục vụ, nâng cao văn minh thương nghiệp và đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà nội. Trong giai đoạn này khái niệm về TMĐT là mơ hồ đối với các siêu thị. 2.1.1.2 Giai đoạn 2: Bắt đầu phát triển về lƣợng (1997-1999) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống nhân dân được cải thiện nhanh chóng và nhu cầu mua sắm cũng trở nên ngày càng phức tạp, cao cấp hơn. Đòi hỏi của người tiêu dùng về sản phẩm tăng lên cả về quy mô, số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ kèm theo. Xu hướng mua sắm cũng có sự thay đổi về phong cách phục vụ bán hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi. Đáp ứng yêu cầu này, các siêu thị bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiêu với quy mô và chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú hơn. Đây là giai đoạn hệ thống siêu thị ở Hà nội phát triển nhanh về lượng. Các siêu thị của thương nghiệp quốc doanh gồm có: Trung tâm thương mại số 7-9 Đinh Tiên Hoàng, Siêu thị số 2 Giảng Võ, Siêu thị 18 Hàng Bài, Siêu thị số 5-7 Tràng tiền với diện tích trung bình 200 m2. Ngoài ra còn có một số siêu thị khác với quy mô lớn hơn như Siêu thị số 5 Nam bộ với diện tích khoảng 1.000 m2, Siêu thị 1E Cát Linh với diện tích khoảng 2.000 m2, Các siêu thị ngoài quốc doanh gồm có: Siêu thị 218 Thái Hà có diện tích khoảng 300 m2, Siêu thị Sao Hà nội có 4 cơ sở tại 60 Ngô Thì Nhậm, 36 Cát Linh, 32 Đê La Thành và 2B Phạm Ngọc Thạch với diện tích kinh doanh đều xấp xỉ 200 m2, trong đó nhiều siêu thị có tên tuổi có thể kể đến là siêu thị Fivimart, Sao Hà nội, Siêu thị Thái Hà, Siêu thị Asean, Siêu thị Hà nội-Marko, Siêu thị
  48. 44 Seiyu (bây giờ là siêu thị Unimart), Về cơ bản, những siêu thị này đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người dân thủ đô, khách quốc tế cũng như những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Hà nội. Mức giá cũng ngày càng cạnh tranh so với giá thị trường mặc dù chi phí đầu tư và vận hành tương đối lớn. Người dân bắt đầu đã quen dần với việc đi mua sắm ở siêu thị, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ phẩm và đồ gia dụng. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện hàng loạt các siêu thị chuyên ngành như siêu thị mỹ phẩm Hàn Quốc (Chùa Bộc), Siêu thị điện tử IMS (Thanh Xuân Nam), Siêu thị điện máy Hai Bà Trưng, Theo con số thống kê của Sở thương mại Hà nội, đến năm 1999, trên địa bàn thành phố Hà nội đã có hơn 20 siêu thị lớn nhỏ khác nhau [7, tr 101]. Mặc dù số lượng các siêu thị tăng nhành đáng kể nhưng các dịch vụ kèm theo còn hạn chế do giới hạn về diện tích và mức sử dụng mặt bằng kém hiệu quả. Các siêu thị có phòng chờ, khu vui chơi, ăn uống giải trí còn rất kém, hơn nữa các mặt hàng thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày còn kém phong phú, giá cả lại cao hơn nhiều so với giá chợ thông thường trong khu nhu cầu ngày càng tăng, do vậy chưa kích thích và khai thác được tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. So với hệ thống siêu thị ở thành phố Hồ chí minh cả về phương thức thanh toán, tổ chức bán hàng, cơ cấu hàng hóa cũng như quy mô hoạt động thì hệ thống siêu thị ở Hà nội còn yếu hơn nhiều, cụ thể các mặt hàng còn ít, chưa phong phú, đa dạng, hình thức bán hàng đơn điệu, nghèo nàn, giá cả chưa thật cạnh tranh và việc thanh toán còn chậm. Các siêu thị ra đời và phát triển chủ yếu mang tính chất tự phát và do tiếp thu không có hệ thống và không đầy đủ về tiêu chuẩn siêu thị của một số nước trong khu vực như Hồng Kông, Thái Lan, nên có rất nhiều hạn chế cả về thiết kế xây dựng , tổ chức kỹ thuật cũng như kinh nghiệm kinh doanh siêu thị và nghiên cứu thị trường. Phân bố của các siêu thị cũng chưa hợp lý, có
  49. 45 khu vực tập trung từ 4 đến 5 siêu thị trong khi ở khu vực khác lại không có siêu thị nào. Các siêu thị lại không cung một cơ quan chủ quản quản lý nên việc thống kê và giám sát hoạt động rất khó khăn, chồng chéo. Song đây cũng là điều kiện thuận lợi để các siêu thị tự do phát triển, mở rộng quy mô, địa bàn và phát huy những thế mạnh của mình. Trong giai đoạn này các siêu thị chưa có khái niệm về TMĐT mà chỉ có khái niệm bán hàng tập trung một cách có tổ chức. 2.1.1.3 Giai đoạn 3: Cạnh tranh, đào thải và phát triển (từ cuối năm 1999 đến nay) Kể từ năm 1999 đến này còn có thêm nhiều siêu thị nữa xuất hiện như Siêu thị Láng Hà, Siêu thị Big Mart, Siêu thị Intimex, Siêu thị Hà nội, Siêu thị Tây Đô, Siêu thị Todimax, Siêu thị bán buôn Metro, Đại siêu thị Big C, Hầu hết các siêu thị có quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu ngành hàng cơ bản như nhau và đều mang những đặc trưng của một siêu thị. Điều này tất yếu dẫn đến một cuộc cạnh tranh sàng lọc, đào thải giữa các siêu thị với nhau và giữa siêu thị với loại hình bán lẻ truyến thống khác. Do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý và kinh nghiệm cũng như do chiến lược chính sách kinh doanh không phù hợp, một số siêu thị đã không thể trụ nổi và phải lặng lẽ rút lui khỏi thị trường như siêu thị Triệu Gia (Phùng Hưng), siêu thị Thành Hưng (Gia Lâm). Bên cạnh đó, nhiều siêu thị đã đững vững và thành công nhờ biết đi đúng hướng, kịp thời rút kinh nghiệm và tìm cách thích nghi được với môi trường kinh doanh. Các siêu thị này đã chú trọng các biện pháp để nâng cáo chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động kinh doanh siêu thị dần dần đi vào nề nếp và mang tính chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. Những siêu thị thành công đã tiếp tục củng cố vị trí, phát huy thế mạnh mở rộng quy mô để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Mô hình 2-3 siêu thị trở nên khá phổ biến như siêu thị
  50. 46 Fivimart 1 (Trần Quang Khải), Fivimart 3 (đường Giải Phóng), Fivimart 5 (đường Đại La), Marko 1 (V Tower - Cầu giấy), Marko 2 (Tây Sơn), Cùng với các nhà đầu tư trong nước, lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này cũng bắt đầu hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Siêu thị 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt tại Hà nội là siêu thị Seiyu với mặt bằng trên 500 m2 là liên doanh giữa Công ty thực phẩm Hà nội với đối tác Nhật Bản khai trương và cuối quý III năm 1999. Mới đây, đi sau Seiyu là siêu thị bán buôn Metro Thăng Long của tập đoàn Metro Cash and Carry của Đức, đại siêu thị Big C Thăng Long của Tập đoàn Bourbon Pháp. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ thúc đẩy các nhà kinh doanh siêu thị trong nước phải cố gắng nhiều hơn nữa mới có thể duy trì được vị thế hiện nay của mình, đồng thời cũng làm cho cuộc chạy đua giữa các siêu thị trong việc thu hút và giữ khách hàng ngành càng trở nên sôi động, quyết liệt hơn. Trong giai đoạn này, ý thức về TMĐT đã hình thành rõ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu cũng nhận thức được những thách thức mà họ phải giải quyết. Một trong các vấn đề là chính sách pháp lý về TMĐT chưa rõ ràng. Xuất phát từ thực tế này mà Bộ thương mại cũng đã nhận thức được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn bị hạn chế. Do đó Bộ thương mại đã và đang nghiên cứu để soạn thảo các chính sách thích hợp kể từ năm 2000. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên địa bàn Hà nội 2.1.2.1 Về quy mô hoạt động: Mặc dù siêu thị phát triển nhanh về lượng song quy mô của từng siêu thị vẫn ở mức vừa và nhỏ. Chỉ một số siêu thị có quy mô thuộc loại 2 và 3 (theo quy định của Sở thương mại Thành phố) như siêu thị Fivimart của Công ty Nhất Nam tại 210 Trần Quang Khải với diện tích kinh doanh lên đến trên
  51. 47 2.000 m2, vốn điều lệ trên 9 tỷ đồng, có khoảng 20.000 mặt hàng khác nhau. Bên cạnh đó còn có siêu thị Fivimart Trúc Bạch với diện tích mặt bằng gần 3.000 m2 tại số 10 Trấn Vũ và Fivimart Đại La với diện tích mặt bằng hơn 3.000 m2 tại 163A Đại La, siêu thị 1E Cát Linh (Trung tâm thương mại điện tử) với diện tích 1.800 m2, mới đây là siêu thị bán buôn Metro Thăng Long với hơn 15.000 mặt hàng (trong đó hơn 7.000 mặt hàng thực phẩm và hơn 8.000 mặt hàng phi thực phẩm) và hơn 300 nhân viên tại mỗi kho Thăng Long Một số siêu thị khách cũng có diện tích trên 1.000 m2 là siêu thị Kim Liên của Công ty dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Siêu thị số 5 Nam Bộ, Siêu thị Hà nội Marko Cầu giấy, còn lại phần lớn là các siêu thị có diện tích dưới 1,000 m2 với tổng số vốn đầu tư nhỏ hơn gấp nhiều lần như siêu thị UniMart (trước đây là siêu thị Seiyu) với diện tích hơn 600 m2, những siêu thị có quy mô nhỏ bày bán quá nhiều chủng loại hàng hóa nhưng vấn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về số lượng, mẫu mã, kiểu dáng, thường có xu hướng bị mất dần chỗ đứng trên thị trường do chi phí lớn trong khi doanh số bán ra không thể bù đắp chi phí, bị mất dần khách hàng và dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài. 2.1.2.2 Về cơ cấu, hàng hóa, giá cả Cơ cấu hàng hóa kinh doanh của hầu hết các siêu thị ở Hà nội đã bắt đầu tương đối phù hợp với cơ cấu hàng hóa ở các siêu thị trên thế giới nói chung, đảm bảo hàng hóa trong siêu thị là những hàng hóa tiêu dùng thông thường. Loại trừ các siêu thị chuyên dụng như về hàng mỹ phẩm, điện máy, thì các siêu thị thường có cơ cấu hàng hóa như sau: + Hàng lương thực thực phẩm gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, lương thực, thực phẩm chế biến khoảng từ 30% đến 35% + Đồ gia dụng từ 20% đến 25%
  52. 48 + Hóa mỹ phẩm từ 15% đến 20% + Hàng vải sợi may mặc thời trang từ 10% đến 15% + Hàng bách hóa như đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, từ 5% đến 10% Nhìn chung, chủng loại hàng hóa tại siêu thị là khá đa dạng và phong phú nhưng mặt hàng thực phẩm tươi sống là nhu cầu cần thiết hàng ngày của người dân lại không được chú trọng vì vốn đầu tư bỏ ra cao, chi phí bảo quản lớn, nên hiệu quả kinh doanh thấp hoặc bị lỗ. Nên hiện nay mặc dù thực phẩm tươi sống là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày nhưng người dân khi đi siêu thị lại rất ít quan tâm mà chỉ mua tại chợ truyền thống. Một điều đặc biệt là khi siêu thị ra đời, người dân thường có quan niệm là giá cả tại siêu thị là quá cao, cao hơn gấp nhiều lần ở chợ truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình phát triển và cạnh tranh lẫn nhau, các siêu thị đã dần điều chỉnh cơ cấu hàng hóa và giá cả phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng. 2.1.2.3 Về nguồn hàng Ở các siêu thị, nguồn hàng thường gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại. Hàng sản xuất trong nước do các công ty, doanh nghiệp trong nước của các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất tại Việt Nam với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thường tỷ lệ hàng nội chiếm tỷ trọng nhiều hơn hàng nhập ngoại, trừ những siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài thì hàng nhập khẩu thường chiếm đa số (đại siêu thị Melinh, siêu thị Unimart, đại siêu thị Big C). 2.1.2.4 Về cơ sở vật chất phục vụ bán hàng Hiện nay, rất nhiều các siêu thị đã được đầu tư trang thiết bị một cách chuyên nghiệp như hệ thống máy tính tiền chất lượng cao, hệ thống Camera quan sát, hệ thống điều hòa trung tâm, thang máy, các hình thức thanh toán đa
  53. 49 dạng phong phú thuận tiện, có khu vực gửi đồ cho khách hàng trước khi vào mua hàng, xe đẩy tiện lợi, giỏ mua hàng, chỗ để xe thuận tiện, khu vực giải khác riêng Tuy nhiên vẫn còn một số siêu thị do diện tích quá nhỏ, bày bán hàng quá nhiều chủng loại mặt hàng nên chưa chú trọng đầu tư và hệ thống tính tiền hiện đại, hình thức thanh toán vẫn chủ yêu là bằng tiền mặt, chỗ để xe quá nhỏ, 2.1.3 Đặc điẻm tổ chức quản lý kinh doanh và bộ máy tổ chức của các siêu thị tại Hà nội Qua quá trình phát triển của hệ thống siêu thị ở Hà nội từ khi xuất hiện cho đến nay, có thể thấy rằng các siêu thị thường được tổ chức dưới 2 dạng phổ biến là siêu thị độc lập và chuỗi siêu thị (hệ thống siêu thị mắt xích) Các siêu thị độc lập: Là các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, ở siêu thị ban đầu thường tổ chức siêu thị dưới dạng siêu thị độc lập, thuộc quyền sở hữu tư nhân, của doanh nghiệp nhà nước hoặc của công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài + Cơ quan quyết định cao nhất là đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ như: thông qua báo cáo tài chính, định hướng phát triển của công ty, quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát + Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm + Ban kiểm soát là cơ quan kiểm soát hoạt động của công ty cổ phần do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm + Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty + Các phòng ban có nhiệm vụ phụ trách các công việc thuộc phạm vi của mình cùng phối hợp điều hành mọi hoạt động của công ty
  54. 50 + Bộ phận bán hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh bán hàng như siêu thị, cửa hàng + Bộ phận kho là nơi để tập kết hàng và là nơi trung chuyển hàng đến các bộ phận bán hàng của công ty Qua sơ đồ tổ chức bộ máy trên, có thể thấy rằng thực tế hiện nay các siêu thị thuộc loại siêu thị độc lập được tổ chức hoạt động là đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty thành lập ra siêu thị, siêu thị này không có tư cách pháp nhân và không có con dấu riêng, sử dụng con dấu của công ty. Các siêu thị loại chuỗi: Là hệ thống siêu thị mắt xích thuộc cùng một chủ sở hữu như là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bao gồm nhiều siêu thị có địa điểm kinh doanh khác nhau Các đơn vị thành công bước đầu trong kinh doanh siêu thị theo kiểu mắt xích có thể kể đến là: Công ty cổ phần Nhất Nam (siêu thị Fivimart 1,3,5), Công ty Phương Anh (siêu thị Hanoi Marko 1,2), Công ty Thiên Giang (siêu thị sao Hà nội 1,2,3,4). Hệ thống siêu thị mắt xích thường có mô hình quản lý theo sơ đồ như sau: Các siêu thị loại này là những đơn vị được tổ chức hoạt động là đơn vị trực thuộc: Đứng đầu là Giám đốc hệ thống siêu thị cũng là Giám đốc Công ty thành lập, chịu trách nhiệm về hoạt động của các siêu thị trong hệ thống Các siêu thị (còn gọi là các cơ sở) trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh siêu thị, được đặt ở các địa điểm khác nhau. Tại các siêu thị, tình hình phân cấp được thể hiện như sau: + Đứng đầu là giám đốc siêu thị, chịu trách nhiệm trước giám đốc hệ thống về toàn bộ hoạt động của cơ sở + Dưới giám đốc siêu thị là các phó giám đốc, từng người chịu trách
  55. 51 nhiệm về các hoạt động do mình phụ trách như Phó giám đốc phụ trách phát triển thị trường, phó giám đốc phụ trách hoạt động knh doanh của siêu thị, phó giám đốc phụ trách hành chính Trong đó: Phó giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh của siêu thị quản lý bộ phận kinh doanh, các trưởng ngành hàng, phó ngành hàng Ví dụ, tại hệ thống siêu thị Fivimart có chia thành 2 ngành hàng là ngành hàng thực phẩm và ngành hàng phi thực phẩm + Bộ phận kinh doanh siêu thị chịu trách nhiệm về hàng hóa kinh doanh của siêu thị như yêu cầu nhà cung cấp giao hàng, lập danh mục mã hàng + Các trưởng ngành hàng và phó ngành hàng quản lý các nhân viên ngành hàng của mình và các hoạt động nhập xuất hàng vào kho và quầy + Bộ phận thu ngân chịu trách nhiệm thu tiền của khách hàng, người phụ trách thu ngân chịu trách nhiệm quản lý bộ phận thu ngân, quản lý thanh toán tiền và xuất hóa đơn, sau đó làm nhiệm vụ giao chứng từ có liên quan cho kế toán công ty. + Văn phòng kho chịu trách nhiệm nhập, xuất hàng, dán mã tem vào hàng hóa, theo dõi chi tiết hàng hóa nhập, xuất, tồn kho Qua đặc điểm tổ chức quản lý nói chung của các siêu thị, có thể thấy rằng việc tổ chức quản lý hàng tồn kho tại các siêu thị được thực hiện rất chặt chẽ. Các siêu thị khi nhận hàng về thì bộ phận kho căn cứ vào hóa đơn mua hàng do nhà cung cấp chuyển đến, căn cứ vào danh mục mã hàng của bộ phận phòng kinh doanh tiến hành in tem giá, dán tem giá vào sản phẩm hoặc trong trường hợp có loại hàng đã có mã vạch thống nhất trên bao vì thì không cần dán tem. Đối với siêu thị có kho chứa hàng thì hàng được nhập kho sau đó xuất ra quầy, còn đối với siêu thị không có kho chứa hàng thì khi hàng về được đưa thẳng lên quầy siêu thị hoặc trong trường hợp loại siêu thị mắt xích,
  56. 52 ở mỗi siêu thị cơ sở có bộ phận kinh doanh làm nhiệm vụ mua hàng về các siêu thị trong hệ thống theo báo cáo tình hình thực tế hàng tại các siêu thị, đối với những siêu thị có bộ phận KCS thì bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra hàng từ khâu nhập đến khâu xuất. Khi hàng được giao lên quầy do nhân viên phụ trách quầy ký nhận hoặc có thể có nhân viên bảo vệ kiểm tra, giám sát và chứng thực số lượng hàng, mặt hàng nhập xuất lên quầy. Từng quầy hàng có nhân viên bán hàng phụ trách quầy thực hiện bán hàng và theo dõi quản lý hàng, tránh mất cắp đồng thời có nhân viên bảo vệ thường xuyên giám sát các quầy hàng để quan sát người mua hàng và nhân viên bán hàng. Hàng ở trên quầy được trưng bày theo nhóm hàng, ngành hàng, đuợc bố trí hợp lý và khoa học giúp khách hàng có thể quan sát được kỹ hàng và dễ dàng lựa chọn hàng theo đúng nhu cầu của mình. Tại siêu thị thực hiện phân công theo ca bán hàng trong ngày, khi hàng đuợc bán ra khỏi quầy thì khách hàng sẽ mang hàng qua quầy thu ngân để thanh toán, nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ tính tiền và đồng thời kiểm tra hàng luôn theo số thực tế mà khách hàng đã mua qua máy tính tiền hiện đại. Như vậy, có thể thấy rằng để quản lý tốt hàng hóa trong siêu thị thì các bộ phận và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm vật chất về toàn bộ hàng hóa của siêu thị đó là phòng kinh doanh (trong trường hợp hàng hóa bị nhập sai mã hay nhầm mã) bộ phận an ninh bảo vệ, nhân viên quầy và nhân viên thu ngân. 2.2 Thực trạng công tác triển khai mô hình thƣơng mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 2.2.1 Bối cảnh chung Hòa nhập cùng sự phát triển của nền TMĐT toàn cầu, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao trong việc tạo thuận lợi cho việc giao thương và buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới, giữa các doanh nghiệp với nhau, và nhất
  57. 53 là tạo ra một hình thức thanh toán nhanh, gọn, tiết kiệm, an toàn. TMĐT đã tạo ra một bước ngoặc phát triển trong việc kinh doanh và giao thương giữa các nơi trên thế giới diễn ra một cách trơn tru. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, Việt Nam hiện có khoảng 17.500 website của doanh nghiệp [7, tr. 89]. Loại hình giao dịch B2C (doanh nghiệp với người dùng - PV) tăng trưởng mạnh. Ngoài số lượng website của doanh nghiệp còn có nhiều website hỗ trợ doanh nghiệp giao dịch với nhau. Tuy nhiên, các website đều chưa có định hướng rõ ràng, vốn kinh doanh nhỏ, nhân lực hạn chế nên giá trị giao dịch còn thấp. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010 sẽ có 70% doanh nghiệp lớn ứng dụng TMĐT, 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ có ứng dụng nhất định, 15% hộ gia đình có thói quen mua sắm trên mạng và 30% mua sắm của Chính phủ được thực hiện qua Internet [7, tr 70]. Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn TMĐT sẽ phát triển nhanh nhất, tốc độ nhất ở Việt Nam vì một số yếu tố sau: - Việt Nam sẽ gia nhập WTO, AFTA trong năm 2005 - 2006. TMĐT mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới. Giai đoạn 2006 – 2010 sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất hiện hoặc nhảy sang lĩnh vực mới này. Sẽ có nhiều website lớn với chức năng phức tạp xuất hiện, và nếu hoạt động tốt sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư 2.2.2 Thực trạng các mô hình thƣơng mại điện tử 2.2.2.1 Mô hình kinh doanh sàn thƣơng mại điện tử B2B Tính đến cuối năm 2006, có khoảng 30 sàn giao dịch TMĐT B2B của Việt Nam đang hoạt động với số cơ hội kinh doanh và số lượng thành viên tương đối lớn. Khảo sát ở các doanh nghiệp này cho thấy doanh nghiệp TMĐT B2B trong năm 2006 đã có những bước tiến bộ rõ rệt và thu được nhiều thành công trong hoạt động. Bên cạnh việc cố gắng cải tiến website, thay đổi giao diện với các hình ảnh đẹp hơn, tốc độ truy cập nhanh hơn, các ban quản lý sàn cũng đã chú ý đến việc tuyên truyền đào tạo cho cộng đồng
  58. 54 doanh nghiệp trong và ngoài nước, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút được lượng thành viên tham gia đông đảo hơn [7, tr. 56]. Điểm đáng lưu ý đầu tiên khi khảo sát các sàn B2B là các ban quản lý sàn đã có chiến lược kinh doanh rõ nét và đầu tư mạnh hơn cho phát triển sàn cả về công nghệ như phần mềm, máy chủ, mạng cũng như kinh doanh như nguồn lực, quảng bá, hỗ trợ thông tin, tư vấn. Ngoài đăng tải cơ hội kinh doanh mua bán hàng hoá và dịch vụ, các sàn giao dịch đã cung cấp các hỗ trợ khác như đấu giá, đấu thầu trục tuyến, hỗ trợ thành viên trực tuyến, các bản tin điện tử, tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, tiện ích lớn nhất của phần lớn các sàn TMĐT B2B mới giới hạn ở đăng tải nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có tiện ích hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành đàm phán tiến tới giao kết hợp đồng, thực hiện hợp động và trợ giúp sau bán hàng. Mặc dù số sàn giao dịch B2B tương đối nhiều, một vấn đề đặt ra chất lượng các sàn chưa thật sự đồng đều. Ngoài một số sàn thu hút được khá đông doanh nghiệp tham gia với số lượng cơ hội kinh doanh tăng lên nhanh chóng, nhiều sàn giao dịch phát triển tương đối chậm. Một điều quan trọng để thể hiện mức độ tin cậy và chữ tín của một sàn giao dịch là sự thẩm định các doanh nghiệp thành viên và các cơ hội kinh doanh. Trong khi có một số sàn tập trung vào thẩm định thông tin của doanh nghiệp và của các cơ hội chào bán, chào mua, nhiều sàn đăng tải thông tin có độ tin cậy chưa cao. Đáng chú ý là số lượng các sàn TMĐT B2B đã tăng lên khá nhanh trong năm 2006. Tuy nhiên, phần lớn các sàn này đều có mô hình kinh doanh tương tự nhau và là các sàn kinh doanh tổng hợp. Hầu như chưa xuất hiện các sàn TMĐT B2B chuyên doanh một vài sản phẩm hàng hoá và dịch vụ và có uy tín cao.
  59. 55 2.2.2.2 Mô hình kinh doanh sàn thƣơng mại điện tử B2B Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn TMĐT B2C [8, tr. 55]. Trong khi một số sàn TMĐT B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp làm quen với TMĐT thì các sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Năm 2006, phần lớn các sàn TMĐT B2C vẫn hoạt động theo dạng siêu thị điện tử tổng hợp kinh doanh nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng có tính tiêu chuẩn cao như hàng điện tử (máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện, đồ điện gia dụng, điện lạnh), sách báo, văn phòng phẩm, quà tặng, hoa tươi, mỹ phẩm, thời trang, v.v Mỗi siêu thị có những nhóm hàng nổi bật. Chẳng hạn, siêu thị BTSPlaza bán rất chạy điện thoại, hoa, đồ gia dụng, mỹ phẩm, doanh số của những sản phẩm này chiếm đến 70% doanh số của sàn. Một số sàn bắt đầu cung cấp dịch vụ qua mạng hoặc hỗ trợ dịch vụ qua mạng đối với phần mềm tin học, tour du lịch, cung cấp vé máy bay, tuyển dụng lao động, v.v [8, tr. 69] Khác với năm 2005 và các năm trước, một nhóm sản phẩm mới nổi lên và được khá nhiều người tiêu dùng quan tâm trên các chợ mạng trong năm nay là quần áo, đồ mỹ phẩm và trang sức. Những hàng hóa này không có đặc tính tiêu chuẩn hoá cao, nhưng với sự hỗ trợ của hình ảnh đẹp nên các sàn cũng đã đăng tải nhiều sản phẩm này, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là giới trẻ Trong năm 2006, số lượng hàng hóa giao dịch trên các sàn B2C đã tăng lên đáng kể, chất lượng phục vụ của các sàn cũng đã có nhiều tiến bộ.Theo báo cáo của Công ty GOL, trong năm 2006 phạm vi thị trường và khách hàng của GOL không những vươn tới các tỉnh thành xa từ Yên Bái, Điện Biên đến Cà Mau, Sóc Trăng mà còn phát triển thêm ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt
  60. 56 Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada. Nhiều khách hàng đã trở thành khách hàng thân thiết, thường xuyên đặt mua nhiều đơn hàng với giá trị lớn phục vụ tiêu dùng và phân phối lại. Số lượng khách hàng mà GOL phục vụ tăng trưởng nhanh hơn nhiều lần so với những năm trước đây. Số lượng tài khoản tăng từ 30.000 năm 2005 lên đến gần 50.000 trong năm 2006. Trong đó, số lượng khách hàng ở nước ngoài tăng trưởng mạnh và đã chiếm hơn 35% số tài khoản khách hàng đăng ký mua hàng tại các sàn TMĐT của công ty. Mạng lưới phục vụ quà tặng rộng khắp của GOL đã thỏa mãn được hầu hết nhu cầu quà tặng giữa nhiều tỉnh thành khác nhau ngoài hai trung tâm chính là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội [8, tr. 49, 50]. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã chú trọng hơn về đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và quảng bá website. Sàn giao dịch TMĐT B2C BTSPlaza của Trung tâm Công nghệ và Truyền thông BTS mới hoạt động từ ngày 15/12/2005, tuy nhiên thông tin về mô hình kinh doanh này đã được nhắc đến trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Theo thống kê của BTSPlaza, đến tháng 9/2006 sàn giao dịch đã thu hút được 1500 thành viên, trong đó 500 doanh nghiệp đăng ký tham gia giao dịch. Tăng trưởng bình quân từ việc bán hàng trực tuyến là 133 triệu đồng/tháng [8, tr. 58] Đối tượng khách hàng tham gia tại các siêu thị điện tử B2C khá đa dạng, nhưng khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng, công chức. Các sàn B2C trong năm qua tiếp tục vận dụng nhiều phương thức thanh toán đa dạng, từ trả tiền mặt, điện chuyển tiền, thanh toán qua người vận chuyển, séc, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, thẻ hội viên, v.v Tuy nhiên, hầu hết các sàn chưa có các giải pháp tốt cho thanh toán trực tuyến. Qua điều tra, khâu vận chuyển hàng hoá hiện vẫn là một vướng mắc lớn cho các doanh nghiệp TMĐT B2C. Việc vận chuyển vẫn còn tốn thời gian và thông thường
  61. 57 phải qua các công ty trung gian hoặc bưu điện, do đó hiệu quả đem lại chưa cao. Các doanh nghiệp kinh doanh các sàn TMĐT loại hình B2C đã bắt đầu quan tâm đến đảm bảo an toàn thông tin nhưng mức độ an toàn thông tin còn thấp. Thậm chí việc bảo mật cho chính website của doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Hai vụ tấn công website www.vietco.com và www.chodientu.com là hai ví dụ điển hình, đòi hỏi các doanh nghiệp TMĐT cần chú trọng hơn đến bảo mật và xa hơn nữa là bảo vệ thông tin khách hàng của doanh nghiệp. Một số website đã chú trọng tới các hình thức tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng để khách hàng có thể đi đến quyết định mua sản phẩm. Các hình thức thường là tư vấn chuyên gia hoặc kinh nghiệm mua hàng, tạo các diễn đàn, hỗ trợ trực tuyến Một số website có dịch vụ hỗ trợ này khá tốt là: www.vdctravel.vnn.vn; www.btsplaza.com.vn; www.megabuy.com.vn; www.kiemviec.com; www.golmart.com.vn. Ngoài mục đích chính là đăng tải các chào mua, chào bán, thông tin giới thiệu doanh nghiệp, v.v các website TMĐT với lưu lượng người xem lớn là vị trí lý tưởng cho quảng cáo trực tuyến. Do đó, một phần đáng kể doanh thu của các doanh nghiệp TMĐT B2C có được từ quảng cáo. Một số doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược hợp lý và tạo được doanh thu khá lớn từ việc quảng cáo trực tuyến trên website B2C. Theo báo cáo của GOL, doanh số quảng cáo từ các website do doanh nghiệp quản lý cũng tăng với tỉ lệ hơn 10 lần so với năm 2005 [8, tr. 63] 2.2.2.3 Mô hình kinh doanh sàn thƣơng mại điện tử C2C C2C là mô hình TMĐT hỗ trợ các giao dịch giữa những người tiêu dùng với nhau. Trong hai năm 2004 và 2005 rầm rộ xuất hiện các sàn TMĐT C2C, nhưng năm 2006 số lượng sàn loại này tăng chậm. Thay vì tăng về số
  62. 58 lượng, chất lượng các sàn đã có sự thay đổi tích cực. Các sàn C2C trong năm qua đã sôi động hơn, nhiều người mua và bán, số lượng giao dịch tăng. 5 website C2C tiêu biểu năm 2006 là: www.1001shoppings.com; www.chodientu.vn; www.heya.com.vn; www.sieuthihangchatluong.com; www.vietco.com; [7, tr. 97] 2.3 Đánh giá thực trạng công tác thƣơng mại điện tử tại Hà nội và Việt nam 2.3.1 Đánh giá thực trạng 2.3.1.1 Đánh giá chung về thực trạng TMĐT tại Hà nội và Việt nam Hàng năm, Vụ TMĐT - Bộ thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá thực tế hoạt động TMĐT ở Việt nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp. Theo báo cáo TMĐT năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố, khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt. Chiếm phần lớn 68,7% trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ [7, tr. 74]. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa dịch vụ được giới thiệu trên các trang website doanh nghiệp có thể thấy nhóm hàng hóa phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử-viễn thông và hàng tiêu dùng. Những mặt hàng này có độ chuẩn hóa cao với những thông số kỹ thuật cho phép người mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan. Nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong những năm tới. Có 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh