Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 116 trang vanle 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_doanh_nghiep_v.pdf

Nội dung text: Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2005
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ MÃ SỐ : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sỹ NGUYỄN VĂN HỒNG HÀ NỘI - 2005
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 1. Bảng 1.1: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của DNVVN ở một số nước và vùng lãnh thổ Châu Á. 2. Bảng 1.2: Thứ hạng chỉ số thành tố cạnh tranh tăng trưởng GCI 2001-2002. 3. Bảng 1.3: Thứ hạng cạnh tranh hiện tại CCI 2001-2002. 4. Bảng 2.1: Các chỉ số xác định DNVVN của các nước 5. Hình 2.1: Cơ cấu các doanh nghiệp phân theo quy mô vốn. 6. Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô vốn. 7. Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động. 8. Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế tính theo giá thực tế. 9. Bảng 2.5: Tổng sản phẩm và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành và phân theo thành phần kinh tế. 10. Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 11. Bảng 2.7: Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. 12. Bảng 2.8: Vốn đầu tư toàn xã hội. 13. Hình 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 14. Bảng 2.9: Vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 15. Hình 2.3: Cơ sở cạnh tranh của vi mô. 16. Hình 2.4: Môi trường kinh doanh vi mô. 17. Bảng 2.10: Chỉ số cạnh tranh hiện tại CCI. 18. Bảng 2.11: Doanh nghiệp Việt Nam – Một vài số liệu. 19. Bảng 2.12: Bảng cân đối cạnh tranh quốc gia. 20. Bảng 2.13: Hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước năm 2001. 21. Bảng 2.14: Tỷ trọng các doanh nghiệp tham gia điều tra. 22. Bảng 2.15: Tự do hoá thị trường, cạnh tranh, sự phát triển của khu vực tư nhân (So sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc). 23. Hình 3.1: Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam. 24. Bảng 3.1: Thầu phụ công nghiệp ở Việt Nam. 25. Bảng 3.2: Giá trị và cơ cấu hoạt động thương mại dịch vụ trong GDP. 26. Bảng 3.3: Các thành phần của phân tích SWOT. 27. Hình 3.2: Mô hình SER-M
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. APEC: Diễn đàn kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương. 2. AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. 3. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 4. CCI: Chỉ số cạnh tranh hiện tại (Curent competiveness index). 5. CEPT: Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ASEAN. 6. DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước. 8. ERP: Mức độ (tỷ lệ) bảo hộ hữu hiệu (Effective Rates of Protection) 9. GCI: Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competiveness Index) 10. RAC: Lợi thế so sánh biểu hiện (Related Comparative Advatage). 11. R&D: Nghiên cứu và phát triển (Reserch and Development) 12. WB: Ngân hàng thế giới (World Bank). 13. WEF: Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) 14. WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. C.Mác (1962), “Tư bản” Quyển II, tập 1, NXB Sự thật, Hà nội. 2. Dương Thanh Bình (2002) “Lược tin từ Bắc Ninh phát triển cụm công nghiệp đa nghề”, Báo nhân dân, số 16995, ngày 27/01/2002. 3. Đỗ Đức Bình; Mai Ngọc Cường; Phạm Thái Hưng (2002), Đề tài: “Chiến lượng tham gia AFTA và WTO của Việt Nam: mức độ sẵn sàng của Chính Phủ và doanh nghiệp nhằm tái cấu trúc để hội nhập”, Hội thảo quốc tế Hà Nội, tháng 3/2002. 4. Nguyễn Hoàng (2001) “Tính hiệu quả của Luật Doanh nghiệp”, Báo Nhân dân ngày 15 - 19 - 2001. 5. Phạm Thuý Hồng (2004), “Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Quang Hồng, Mai Ngọc Cường, Nguyễn Hải Đạt, Trương Đoàn Thể, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Văn Trọng (2002), “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Phong (2002), “Sáu bài học kinh nghiệm quý từ thực tiễn chính sách cạnh tranh của Trung Quốc”, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Hà nội, Báo Đầu tư, ngày 13/12/2002, trang 9. 8. Thái Thanh, “Nâng cao năng lực cạnh tranh: cần làm từ nhiều phía” Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 3/7/2003, trang 11 và trang 51. 9. Võ Trí Thành (2001), Báo cáo chuyên đề “Những quan niệm và khung khổ phân tích cạnh tranh” - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 10. Hà Huy Tuấn (2002), Chương trình tập huấn “Hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ theo Chương trình hành động của Chính Phủ”, Hà Nội. 11. Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hoà (2003), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển Doanh nghiệp vừa nhỏ”, NXB Tài Chính, trang [74-75]. 12. Vũ Bạch Tuyết, Nguyễn Tiến Huân, Vũ Duy Vĩnh (2004), “Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp và và nhỏ”, NXB Tài chính, Hà Nội.
  6. 13. Ngô Thế Vọng (2002), “Lược tin theo làng nghề Bát Tràng với du lịch”, Báo Hà nội mới số 11871 ngày 26/02/2002. 14. Nguyễn Quốc Việt (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Thống Kê, Hà nội. 15. Ban chấp hành Trung ương Đảng, “Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Hà Nội. 16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ UNIDO (2000), “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt nam”, Hà Nội. 17. Bộ Kế hoạch đầu tư, “Báo cáo định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNVVN Việt Nam đến 2010”, Hà Nội. 18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), “Báo cáo sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh”, Hà Nội. 19. Bộ Ngoại Giao (2004), “Báo cáo diễn đàn hợp tác Á - Âu: Doanh nghiệp vừa và nhỏ – Chìa khoá cho sự phát triển kinh tế”, Hà Nội. 20. Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Đài Loan (2000), “Sách trắng về Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam năm 1998”, NXB Sự thật, 2000. 21. Cục quản lý và hợp tác điều tra về thành lập doanh nghiệp Nhật Bản (2001), “Báo cáo kinh tế và tài chính năm 2001”. Hà nội. 22. Cục xúc tiến Bộ Thương mại (2005), Toà đàm “Xây dựng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA và WTO”, Hà Nội. 23. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (hàng năm), “Báo cáo điều tra tổ chức”, Hà nội. 24. Tổng Cục thống kê (2001), “Báo cáo điều tra của thời điểm 1-4-2001”. Hà Nội. 25. Tổng Cục thống kê (2001, 2002, 2003), “Niên giám thống kê”, NXB Thống kê, Hà nội. 26. UNIDO/DSI (1998), “Báo cáo điều tra về cạnh tranh công nghiệp 1998”, Bộ kế hoạch và đầu tư, Hà nội 27. Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư (1998), “Báo cáo điều tra của LINIDO – Tổ chức phát triển của Liên Hiệp quốc và DSI”, thực hiện tháng 4 năm 1998.
  7. 28. Viện nghiên cứu thương mại (2003), “Hỏi đáp về tác động của WTO đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và cơ quan phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật bản – JASMEC (2003), “Tài liệu về hội thảo về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Viện nghiên cứu kinh tế, Hà nội. 30. WEF (1997), “Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu”, trang 84. 31. Báo Diễn đàn kinh tế thế giới (2002), “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2001-2002”. 32. Báo diễn đàn doanh nghiệp, Số 80 ngày 9-10-2002. Phụ trương thông tin tr.cuối. 33. Báo Thương mại ngày 5/10/2001, phóng sự điều tra khi “Ông Bưu điện” độc quyền tr.7. 34. Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân. Số 12 tháng 6 năm 2001. “Khảo sát doanh nghiệp mới đăng ký, MPDF” 35. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001. 36. Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 2-1-2002, mục thời sự kinh tế. Tiếng anh 37. ArThur A. Thompson, Jr; A.J. Strickland III (2001), “Crafting and Executing Strategy”, New York University. 38. Krungman, P., 1994. “Competitivenes: A dangerous Obsession” 39. M.Porter. M.E., 1990a. “The Competitive Advantage of Nations”, Harvard Business Review March – April. 40. Porter, ME., 1980. Competitive strategy: Techniques for analysing Industries and competitors, the free press, New york. 41. Van Duren, E., Martin, L. and Westgen, R., 1991. “Assessing the Competitiveness of Canada’s Agrifood Industry”, Canadian Journal of Agricultural Economics.
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đó là một tất yếu, vấn đề đặt ra chỉ còn là chuẩn bị nhƣ thế nào để vƣợt qua những thử thách và tận dụng cơ hội cho doanh nghiệp đặc biệt đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Năm 2005, chúng ta đã thực sự tham gia vào sân chơi kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu phải đối chọi và tận dụng cơ hội do hội nhập kinh thế giơí đem lại. Hiện nay, DNVVN chiếm tỷ trọng trên 90% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam. Trong quá trình hoạt động các DNVVN đã bộc lộ một số hạn chế nhƣ: quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, trình độ công nghệ lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ không ổn định, khả năng quản lý về kỹ thuật kinh doanh kém, tập trung quá lớn vào lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếu Các hạn chế trên càng tăng thêm khi các DNVVN hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt nâng cao năng lực cạnh cho các DNVVN là vô cùng cần thiết cả lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ tình hình đó tác giả đã chọn đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Trong vài năm gần đây, do tính chất cấp thiết và quan trọng của vấn đề Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã có một số chƣơng trình nghiên cứu khá quy mô ở cấp Bộ, Ngành và của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, việc đi sâu vào đối tƣợng DNVVN là rất ít, không toàn diện. Nếu có đề cập thì cũng chỉ đến một khía cạnh nào đó nhƣ lao động, công nghệ, tài chính Xuất phát từ tình hình nghiên cứu tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu cho đề tài của mình là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một mặt không trùng lặp, mặt khác có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trƣớc đó và đóng góp thêm vào cách nhìn nhận về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Làm rõ mặt lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNVVN của Việt Nam để đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  9. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt lý luận: Làm rõ mặt lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh nhƣ: + Lý thuyết về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh. + Những nội dung cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN. Về mặt thực tiễn: + Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam. + Trên cơ sở đánh giá đó đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và ở của Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa nhỏ ở Việt Nam gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu: tất cả các DNVVN ở Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phƣơng pháp thông kê, phƣơng pháp điều tra phân tích và so sánh. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu trích dẫn và tham khảo , luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
  10. 3 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1.1. Khái niệm DNVVN Nói đến DNVVN là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay quy mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại DNVVN phụ thuộc vào tiêu thức sử dụng quy định giới hạn các tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm DNVVN giữa các nƣớc chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lƣợng hoá các tiêu thức ấy thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù, có những khác biệt nhất định giữa các nƣớc về quy định tiêu thức phân loại DNVVN, song khái niệm chung nhất về DNVVN nhƣ sau: DNVVN là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức về vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. Qua nghiên cứu phân loại ở các nƣớc có thể nhận thấy một số tiêu thức chung, phổ biến nhất thƣờng đƣợc sử dụng trên thế giới là: - Số lao động thƣờng xuyên - Vốn sản xuất - Doanh thu - Lợi nhuận - Giá trị gia tăng Tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào, còn tiêu thức doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá quy mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu thức có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Nhƣ vậy, để phân loại DNVVN có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp, hoặc áp dụng cả hai loại yếu tố đó. Việc sử dụng các tiêu thức để phân loại DNVVN ở các nƣớc trên thế giới có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Các nƣớc dùng các tiêu thức khác nhau. Trong số các tiêu thức đó, hai tiêu thức đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nƣớc là quy mô vốn và lao động. Tiêu thức đầu ra ít đƣợc sử dụng hơn. - Số lƣợng tiêu thức đƣợc sử dụng để phân loại cũng không giống nhau. Có nƣớc chỉ dùng một tiêu thức nhƣng cũng có nƣớc sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều tiêu thức để phân loại DNVVN. - Lƣợng hoá các tiêu thức này thành các tiêu chuẩn giới hạn cụ thể ở các nƣớc khác nhau không giống nhau. Độ lớn của các tiêu chuẩn giới hạn phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh điều kiện phát triển kinh tế, định hƣớng chính sách và khả năng trợ giúp
  11. 4 cho DNVVN của mỗi nƣớc. Điều này làm cho số lƣợng DNVVN có thể rất lớn hoặc nhỏ tuỳ theo giới hạn độ lớn khối lƣợng vốn và lao động sử dụng. - Khái niệm DNVVN mang tính chất tƣơng đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, nó phụ thuộc vào: + Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nƣớc. Thông thƣờng các nƣớc có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nƣớc có trình độ phát triển thấp. + Các giới hạn tiêu chuẩn này đƣợc quy định trong những thời kỳ cụ thể và có sự thay đổi theo thời gian để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. + Giới hạn chỉ tiêu độ lớn của các DNVVN đƣợc quy định khác nhau theo những ngành nghề khác nhau. Đa số các nƣớc có sự phân biệt quy mô các tiêu thức vốn, lao động sử dụng riêng cho từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thƣơng mại hoặc dịch vụ. Tuy vậy, vẫn có một số ít các nƣớc dùng chung tiêu thức cho tất cả các ngành. Từng thời kỳ, các tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn lại có sự thay đổi cho phù hợp với đƣờng lối, chính sách, chiến lƣợc và khả năng hỗ trợ của mỗi quốc gia. Những tiêu thức phân loại DNVVN đƣợc dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển, hỗ trợ DNVVN của các Chính phủ. Việc xác định giới hạn các tiêu thức trên có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với những chính sách ƣu tiên cho phù hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu quả đối với các hệ thống doanh nghiệp này. Như vậy, DNVVN ở Việt Nam là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các qui định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế 1.1.2. Vị trí, vai trò của các DNVVN DNVVN có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nƣớc, kể cả các nƣớc có trình độ phát triển cao. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt nhƣ hiện nay, các nƣớc đều chú ý đến việc hỗ trợ các DNVVN, nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp quy mô lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Về mặt lý luận và thực tế theo số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp vùa và nhỏ có vị trí khá lớn ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó bao gồm cả các nƣớc phát triển. Vị trí, vai trò của các DNVVN đã đƣợc khẳng định thể hiện qua các đặc điểm sau: - Về số lƣợng các DNVVN chiếm ƣu thế tuyệt đối. Ở Việt Nam các DNVVN chiếm hơn 90%, ở Nhật bản và Đức số DNVVN chiếm tới 99% trong tổng số các doanh nghiệp ở Nhật và ở Đức.
  12. 5 - DNVVN có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực tồn tại là thực thể không thể thiếu đƣợc của mỗi một nền kinh tế. Nó là bộ phận hữu cơ gắn chặt với các doanh nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy doanh nghiệp lớn phát triển. - Sự phát triển của các DNVVN góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế xã hội sau đây: Một là, đóng góp đáng kể vào sự ổn định kinh tế của mỗi nƣớc. Việc phát triển DNVVN đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế. Đặc biệt đối với những nƣớc mà trình độ phát triển còn thấp nhƣ Việt Nam thì giá trị gia tăng hoặc GDP do các DNVVN tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu tăng trƣởng của nền kinh tế (Xem Bảng 1.1); Hai là, cung cấp cho xã hội khối lƣợng hàng hoá đáng kể; Ba là, thu hút lao động, tạo việc làm với chi phí đầu tƣ thấp, giảm thất nghiệp. Bảng 1.1: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của DNVVN ở một số nước và vùng lãnh thổ Châu á Nước và vùng lãnh thổ Tỷ trọng lao động thu hút % Gi¸ trÞ ra t¨ng t¹o ra % Xingapo 35,2 26,6 Malaixia 47,8 36,4 Hµn quèc 37,2 21,1 NhËt b¶n 55,2 38,8 Hång K«ng 59,3 Nguån: Kû yÕu khoa häc, Dù ¸n hç trî ph¸t triÓn DNVVN ViÖt Nam, Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh, 1996 Nh×n chung cã thÓ thÊy c¸c DNVVN chiÕm tõ 81%-98% sè doanh nghiÖp, thu hót kho¶ng 30%-60% lao ®éng vµ t¹o ra 20%-40% gi¸ trÞ gia t¨ng trong nÒn kinh tÕ c¸c n•íc nµy. Bèn lµ, t¹o nguån thu nhËp æn ®Þnh, th•êng xuyªn cho d©n c•, gãp phÇn gi¶m bít chªnh lÖch vÒ thu nhËp gi÷a c¸c bé phËn d©n c•, t¹o ra sù ph¸t triÓn t•¬ng ®èi ®ång ®Òu gi÷a c¸c vïng cña ®Êt n•íc vµ c¶i thiÖn mèi quan hÖ gi÷a c¸c khu vùc kinh tÕ kh¸c nhau. Kh¶ n¨ng s¶n xuÊt ph©n t¸n, sö dông lao ®éng t¹i chç võa t¹o viÖc lµm, võa t¹o nguån thu nhËp æn ®Þnh cho d©n c• trong c¸c vïng, gãp phÇn quan träng trong viÖc gi¶m bít kho¶ng c¸ch thu nhËp vµ møc sång gi÷a c¸c vïng trong n•íc. N¨m lµ, khai th¸c, ph¸t huy c¸c nguån lùc vµ tiÒm n¨ng t¹i chç cña c¸c ®Þa ph•¬ng, c¸c nguån tµi chÝnh cña d©n c• trong vïng. S¸u lµ, h×nh thµnh, ph¸t triÓn ®éi ngò c¸c nhµ kinh doanh n¨ng ®éng. Cïng víi viÖc ph¸t triÓn DNVVN lµ sù xuÊt hiÖn ngµy cµng nhiÒu h¬n c¸c nhµ kinh doanh s¸ng lËp. §©y lµ lùc l•îng rÊt cÇn thiÕt ®Ó gãp phÇn thóc ®Èy s¶n xuÊt - kinh doanh ë ViÖt Nam ph¸t triÓn. §éi ngò c¸c nhµ kinh doanh ë n•íc ta cßn rÊt khiªm tèt c¶ vÒ chÊt vµ
  13. 6 l•îng do ¶nh h•ëng cña c¬ chÕ cò ®Ó l¹i. Trong nh÷ng n¨m ®æi míi, ®Æc biÖt lµ nh÷ng n¨m gÇn ®©y ®· xuÊt hiÖn nhiÒu nh÷ng g•¬ng mÆt trÎ, ®iÓn h×nh, n¨ng ®éng trong qu¶n lý c¸c DNVVN. B¶y lµ, t¹o m«i tr•êng c¹nh tranh thóc ®Èy s¶n xuÊt - kinh doanh ph¸t triÓn cã hiÖu qu¶ h¬n. Sù tham gia cña rÊt nhiÒu DNVVN vµo s¶n xuÊt kinh doanh lµm cho sè l•îng vµ chñng lo¹i s¶n phÈm s¶n xuÊt t¨ng lªn rÊt nhanh. KÕt qu¶ lµm t¨ng tÝnh c¹nh tranh trªn thÞ tr•êng, t¹o ra søc Ðp lín buéc c¸c doanh nghiÖp ph¶i th•êng xuyªn ®æi míi mÆt hµng, gi¶m chi phÝ, n©ng cao chÊt l•îng ®Ó thÝch øng víi m«i tr•êng míi. Nh÷ng yÕu tè ®ã cã t¸c ®éng lín lµm cho nÒn kinh tÕ n¨ng ®éng, hiÖu qu¶ h¬n. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DNVVN 1.1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì giới hạn tiêu thức phân loại càng nâng lên. Các nƣớc có trình độ phát triển thấp thì tiêu chuẩn giới hạn về vốn sẽ thấp hơn. Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì sự phát triển của doanh nghiệp lớn càng nhiều, tính cạnh tranh càng gay gắt, nhƣng thuận lợi là mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp càng chặt chẽ, sự hỗ trợ của doanh nghiệp lớn đối với DNVVN ngày càng nhiều. Mối quan hệ tác động qua lại sẽ giúp cho cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ phát triển trong mối quan hệ thống nhất, rằng buộc với nhau, khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực của từng loại hình quy mô. Nhận thức của các bộ phận kinh doanh càng rõ ràng, cụ thể hơn. Các doanh nghiệp tự nhận thấy sự cần thiết phải liên kết, hỗ trợ nhau. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các DNVVN ổn định hơn, có phƣơng hƣớng rõ ràng hơn, vững bền hơn. 1.1.3.2. Chính sách và cơ chế quản lý Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các DNVVN. Một chính sách và cơ chế đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi để các DNVVN nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh. So với các doanh nghiệp lớn, các DNVVN có những bất lợi trong kinh doanh bởi môi trƣờng kinh doanh gay gắt nhƣ hiện nay. Khi sự cạnh tranh trên thị trƣờng đƣợc quyết định bởi các tập đoàn kinh doanh lớn, thì các tập đoàn này sẽ khống chế thị trƣờng. Vì vậy, hầu hết các nƣớc đều có chính sách ƣu tiên hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển DNVVN. Các DNVVN thƣờng xuyên bị sự đe doạ của các lực lƣợng cạnh tranh hùng mạnh, to lớn trên thị trƣờng. Nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nƣớc sẽ khó có khả năng tồn tại và phát triển do khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thấp, khả năng marketing ở quy mô nhỏ, thƣờng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động, chiến lƣợc của các doanh nghiệp lớn.
  14. 7 Chính sách ƣu tiên phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN đã trở thành chính sách phổ biến và đƣợc thực tế khẳng định tính đúng đắn của nó qua thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc trên thế giới, kể cả ở các nƣớc công nghiệp phát triển. Chính sách và cơ chế sẽ tạo ra môi trƣờng pháp lý và những điều kiện cụ thể cần thiết để các DNVVN có khả năng tự nâng cao năng lực cạnh tranh, không có sự chèn ép và thiếu công bằng giữa các thành phần. Ngoài ra, chính sách và cơ chế còn tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế mỗi nƣớc. Phát huy sức mạnh tổng thể của toàn bộ nền kinh tế và của từng khu vực. Những chính sách ƣu tiên, những cơ chế pháp lý, kể cả những quy định về giới hạn dƣới và trên của từng loại hình doanh nghiệp sẽ là cơ sở để đánh giá. Những quy định này ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tồn tại và khả năng phát triển của các DNVVN. Những ƣu tiên về vốn, tín dụng, chế độ thuế, sử dụng công nghệ, rằng buộc mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các loại quy mô khác nhau kể chính sách chống độc quyền đều tác động đến hoạt động của các DNVVN. Các chính sách đất đai, lãi suất, đào tạo tạo ra những điều kiện cần thiết quan trọng hỗ trợ các DNVVN nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển, thực hiện đƣợc những nhiệm vụ kinh tế xã hội đối với khu vực này. 1.1.3.3. Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những ngƣời sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lƣợng DNVVN nhiều và thƣờng xuyên thay đổi để thích nghi với môi trƣờng kinh doanh, phản ứng trƣớc những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hƣớng tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Sự sáp nhập, giải thể và xuất hiện doanh nghiệp vừa nhỏ thƣờng xuyên diễn ra trong một giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những ngƣời sáng lập và quản lý các DNVVN phải có tính linh hoạt cao trong quản lý điều hành, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm. Chính vì vậy, số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ các nhà khởi sự doanh nghiệp, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro, đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh từ những nguồn vốn hạn hẹp, nhỏ bé có ảnh hƣởng đến phƣơng hƣớng, tốc độ phát triển của các DNVVN trong mỗi quốc gia. Sự có mặt của đội ngũ các nhà khởi sự doanh nghiệp này cùng với khả năng và trình độ, nhận thức của họ về thị trƣờng và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động to lớn đến hoạt động của từng DNVVN. Họ luôn là những ngƣời đi đầu trong đổi mới, dám tìm kiếm những phƣơng hƣớng mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho thích ứng với môi trƣờng kinh doanh. Đội ngũ các nhà kinh doanh có khả năng, có kiến thức và có quyết tâm, sẵn sàng, chấp nhận rủi ro tham gia đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Đối với mỗi quốc gia, sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này.
  15. 8 Việc xây dựng các nhà sáng lập là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia. Đây là một trong những khâu yếu trong chiến lƣợng phát triển DNVVN trong những năm qua. Phần lớn chủ các doanh nghiệp và nhỏ chƣa đƣợc đào tạo bài bản về kiến thức kinh doanh và đƣợc hỗ trợ những thông tin cần thiết. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bị hạn chế. 1.1.3.4. Sự phát triển và khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin đã mở ra khẳ năng rộng lớn hơn cho sự phát triển của các DNVVN. Một mặt, nó tạo điều kiện và khả năng cho các DNVVN có thể trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, năng động, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn đƣa vào ứng dụng và khai thác công nghệ mới. Quy mô nhỏ nhƣng khả năng sản xuất cao hơn, nhanh hơn, rẻ hơn nhờ công nghệ mới ứng dụng trong DNVVN. Mặt khác, nó còn tạo khả năng liên kết chặt chẽ với nhau hơn, đặc biệt là khả năng nắm bắt thông tin và khả năng điều hành từ xa, từ một trung tâm tới các DNVVN, đến sự thay đổi cơ cấu về tổ chức sản xuất và phƣơng pháp điều hành trong các doanh nghiệp lớn. Phát triển DNVVN, phân bố rộng khắp ngay tại thị trƣờng tiêu thụ nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một tổ chức thống nhất có cơ cấu lỏng hoặc cứng đã và đang trở thành xu thế phát triển của các ngành hiện nay. Với hình thức tổ chức này sẽ kết hợp đƣợc lợi thế của doanh nghiệp lớn có sự tập trung phối hợp các nguồn lực với các DNVVN tạo ra một hệ thống sản xuất linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời những đòi hỏi của thị trƣờng. Trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại của các DNVVN ở Việt Nam có nhiều hạn chế là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của chúng. Ngoài những khó khăn về vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới DNVVN ở Việt Nam, còn khó khăn nữa là chƣa quan tâm đúng mức tới phát triển công nghệ, thiếu thông tin về công nghệ và trình độ tiếp nhận, khai thác công nghệ mới của đội ngũ lao động còn hạn chế. 1.1.3.5. Tình hình thị trường Trƣớc hết, tình hình và tính chất cạnh tranh trên từng thị trƣờng sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của các DNVVN. Một thị trƣờng cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lớn là chủ yếu, thêm với là một môi trƣờng luật pháp chƣa hoàn hảo sẽ là khó khăn lớn cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa nhỏ. Trong thị trƣờng này nếu có sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn thì khẳ năng hoạt động và cạnh tranh sẽ vô cùng khó khăn, thậm trí không thể tồn tại. Vì vậy, tính chất cạnh tranh trên thị trƣờng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa nhỏ. Mặt khác, tính chất, quy mô, nhu cầu sẽ là yếu tố thứ hai trong thị trƣờng tác động trực
  16. 9 tiếp tới hoạt động của các DNVVN. Thị trƣờng với nhu cầu đa dạng, thay đổi nhanh chóng, khối lƣợng nhu cầu không lớn sẽ là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các DNVVN. Ngƣợc lại, thị trƣờng dung lƣợng lớn, chủng loại ít, tƣơng đối ổn định sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp lớn tham gia tăng cƣờng tính cạnh tranh, làm khó khăn cho các hoạt động của các DNVVN. Với đặc điểm của sự phát triển nhu cầu hiện nay theo hƣớng nhu cầu ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại khối lƣợng không nhiều nhƣng thay đổi nhanh là một thuận lợi lớn cho các DNVVN hoạt động hiệu quả. Thị trƣờng là một trong những vấn đề nan giải và khó khăn nhất cho các DNVVN nƣớc ta, bao gồm cả thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra. Do thị trƣờng nƣớc ta còn ở trình độ chƣa cao, nhu cầu còn thấp, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Hơn nữa, sản phẩm lại bị chèn ép bởi các sản phẩm ngoại nhập, thậm chí cả hàng hoá nhập lậu, trốn thuế gây khó khăn không nhỏ cho các hoạt động của DNVVN. Việc quản lý thị trƣờng đầu ra còn nhiều sơ hở, buông lỏng tạo điều kiện cho các đối tƣợng làm ăn phi pháp phát triển ngày càng tăng và tinh vi, lý do này làm cho các doanh nghiệp vừa nhỏ đầu tƣ, làm ăn thực sự sẽ gặp vô cùng khó khăn do cạnh tranh không lành mạnh. Thị trƣờng các yếu tố đầu vào đang là thách thức đối với các DNVVN nhƣ: đất đai, vốn. 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNVVN 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Cùng với quá trình toàn cầu hoá, ít có những tranh luận và nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thƣơng mại mà lại không đề cập đến thuật ngữ năng lực (khả năng hay tính) cạnh tranh (competitiveness). Thuật ngữ này đƣợc nhắc nhiều ở Việt Nam, nhất là khi Việt Nam bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: mở cửa và cải cách hệ thống thƣơng mại, cam kết thực hiện CEPT/AFTA với tƣ cách là thành viên của ASEAN, trở thành thanh viên chính thức của APEC (11/1998), ký Hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ (7/2000) và đang nỗ lực đàm phán gia nhập WTO. Năng lực cạnh tranh là một khái niệm để chỉ khả năng tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế hay doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) có chỉ rõ: - Năng lực cạnh tranh quốc gia (National competitiveness): là khả năng của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác. - Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (Competitiveness of company, products and services): đó là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trƣờng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  17. 10 Tổng số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của một nƣớc là năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế của quốc gia. Không thể có năng lực cạnh tranh quốc gia cao khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc thể hiện qua môi trƣờng kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô, những ảnh hƣởng của quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 1.2.1.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia Theo WEF đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia sử dụng 8 nhóm tiêu chí với 155 chỉ tiêu, đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp kết hợp điều tra mẫu, và thăm dò ý kiến của 1.500 Công ty trên thế giới. Các nhóm chỉ tiêu mà WEF đánh giá là: 1. Độ mở cửa của nền kinh tế (17%); 2. Vai trò và hiệu lực của Chính phủ (17%); 3. Sự phát triển của hệ thống tài chính - tiền tệ (17%); 4. Trình độ phát triển của công nghệ (11%); 5. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng (11%); 6. Trình độ quản lý của doanh nghiệp (6%); 7. Số lƣợng và chất lƣợng của lao động (15%) và 8. Trình độ phát triển của thể chế (6%), bao gồm hiệu lực của cơ quan bảo vệ pháp luật Theo cách nhìn nhận này, hàng năm diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) sắp xếp thứ hạng cạnh tranh của các quốc gia, số liệu của Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2004, năm 2003 và năm 2002 cho thấy Việt Nam xếp thứ hạng, hạng 53/59 (năm 2000) và 60/75 (năm 2001), 65/80 (năm 2002); 77/104 (năm 2004). Từ năm 2000, do vị trí ngày càng quan trọng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh quốc gia có thay đổi lại, nhân tố khoa học công nghệ đã chiếm 1/3 tỷ trọng cân bằng nhau của ba tiêu chí: tính quốc tế hoá, tài chính và sáng tạo khoa học công nghệ. Đề cập đến chỉ tiêu sáng tạo khoa học và công nghệ, các nhà nghiên cứu đã tập trung đánh giá dựa trên một số khía cạnh: trình độ công nghệ (vị trí của công nghệ trong nền kinh tế), đào tạo về toán và khoa học tự nhiên (nội dung và chất lƣợng đào tạo), chảy máu chất xám (lực lƣợng lao động tài năng nhất ở lại làm việc trong nƣớc), số lƣợng internet (/1000 dân), số lƣợng máy tính cá nhân (/1000 dân), khả năng tiếp cận Quỹ tín dụng, quỹ đầu tƣ mạo hiểm, tạo lập doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh (dựa trên
  18. 11 tính độc đáo và công nghệ), việc ứng dụng công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, hoạt động nghiên cứu và phát triển, hợp tác nghiên cứu, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển khu vực tƣ nhân. Các tiêu thức trên đƣợc lƣợng hoá thông qua các chỉ số: - Chỉ số cạnh tranh tăng trƣởng (Growth competiveness Index - GCI). Chỉ số này đƣợc sử dụng để đo lƣờng các nhân tố đóng góp vào sự tăng trƣởng trong tƣơng lai của một nền kinh tế và đo bằng tỷ lệ thay đổi GDP trên đầu ngƣời. Những nhân tố này giải thích tại sao một nền kinh tế lại hƣng thịnh hơn một nền kinh tế khác. Bảng 1.2: Thứ hạng chỉ số thành tố cạnh tranh tăng trưởng GCI 2003 Quốc gia và Thứ hạng các chỉ số Thứ hạng vùng lãnh thổ/ GCI Công nghệ Thể chế công Môi trường vĩ mô nền kinh tế Phần lan 1 3 1 10 Hoa Kỳ 2 1 12 7 Canada 3 2 11 13 Xingapo 4 18 6 1 Đài Loan 7 4 24 15 Hồng Kông 13 33 10 4 Nhật Bản 22 23 19 18 Malaixia 30 22 39 20 Trung Quốc 39 53 50 6 Việt Nam 60 65 63 37 Nga 63 60 61 57 Dimbabuê 75 72 69 75 Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2003, Diễn đàn kinh tế thế giới - Chỉ số cạnh tranh hiện tại (Current competiveness index - CCI). Xác định các nhân tố nền móng tạo ra năng suất hiện tại, đƣợc đo bằng mức GDP trên đầu ngƣời. Những nhân tố này giúp giải thích tại sao một vài quốc gia lại có thể đảm bảo mức hƣng thịnh hơn quốc gia khác. CCI là phƣơng pháp tổng hợp năng lực cạnh tranh vi mô với hai nhóm chỉ số nhỏ: chỉ số về chiến lƣợc và hoạt động của công ty và chỉ số về chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh quốc gia, đánh giá những điều kiện cơ bản xác định mức năng suất hiện tại của các quốc gia. ở cấp độ ngành và cấp Công ty, cạnh tranh đƣợc xem xét trên một số nhóm yếu tố sau: số lƣợng các công ty mới tham gia vào ngành; mức độ sẵn sàng của sản phẩm thay thế; vị thế đàm phán của bên cung;
  19. 12 vị thế đàm phán của bên cầu; mức độ hiện diện của các công ty cạnh tranh trong ngành. Để theo đuổi và đáp ứng đƣợc với cạnh tranh, từng công ty tuỳ thuộc vào loại hình sản phẩm với nhóm thị trƣờng trọng điểm sẽ khai thác lợi thế so sánh về chi phí sản xuất thấp hiện vẫn đƣợc coi là điều kiện căn bản của lợi thế cạnh tranh. Bảng 1.3: Thứ hạng các chỉ số cạnh tranh hiện tại CCI 2003-2004 Thứ hạng chỉ Thứ hạng chỉ số Quốc gia và vùng Thứ hạng số chiến lược và môi trường kinh lãnh thổ/nền kinh tế CCI hoạt động của doanh quốc gia Công ty Phần Lan 1 2 1 Hoa Kỳ 2 1 2 Hà Lan 3 3 3 Đức 4 4 4 Xingapo 10 15 9 Canada 11 14 11 Nhật bản 15 8 18 Hồng Kông 18 21 16 Malaixia 37 37 38 Trung Quốc 45 39 47 Nga 58 54 56 Rumani 61 63 61 Việt Nam 77 64 64 Pêru 63 65 62 Bănglađét 73 72 73 Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2003-2004, Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2004 1.2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣng tựu chung vào có hai nhóm nhân tố đó là: - Nhóm các yếu tố ngoài doanh nghiệp: + Sự tham gia của các công ty cạnh tranh trên lĩnh vực kinh doanh và sự xuất hiện công ty mới.
  20. 13 + Khả năng xuất hiện sản phẩm hay dịch vụ thay thế, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ. + Vị thế đàm phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ (độc quyền, độc quyền nhóm, có vị thế mạnh về tài chính .v.v.). + Vị thế đàm phán của ngƣời mua + Mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc - Các yếu tố do doanh nghiệp chi phối (gồm 6 yếu tố) 1. Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên phân tích thị trƣờng, lợi thế so sánh của doanh nghiệp, định hƣớng vào một mảng thị trƣờng nhất định, tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp cần đăng ký thƣơng hiệu, có lô gô, và quảng bá thƣơng hiệu của mình đồng thời tôn trọng luật pháp sở hữu trí tuệ. 2. Trình độ khoa học công nghệ và khả năng tiếp cận, đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai, số lƣợng và các bản quyền sáng chế, phát minh, đầu tƣ về kiểu dáng sản phẩm .v.v. là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lƣợng và tính năng sản phẩm. 3. Sản phẩm: Bên cạnh chất lƣợng, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, sự nổi bật so với các sản phẩm khác và bao gói sản phẩm. 4. Năng suất lao động: bao gồm các yếu tố liên quan đến ngƣời lao động, các nhân tố tổng thể về năng suất lao động, vai trò của đào tạo, bồi dƣỡng nhân viên, ngƣời lao động. 5. Chi phí sản xuất và quản lý: bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và những chi phí quản lý, giao tiếp .v.v. 6. Đầu tƣ cho nghiên cứu, triển khai thƣơng hiệu, kiểu dáng công nghiệp 1.2.2. Những nội dung cơ bản của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN 1.2.2.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh cho các DNVVN. 1.2.2.1.1. Phương pháp phân tích theo “Quan điểm quản trị chiến lược” Quan điểm quản trị chiến lƣợc đƣợc thể hiện khá hoàn chỉnh trong những năm 1980 qua các công trình của Porter (1980&1990). Đây là phƣơng pháp phân tích theo cấu trúc các nguồn lực của Doanh nghiệp, và nó là nền tảng cho mô hình “khối kim cƣơng” các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nội dung phƣơng pháp này gồm 2 công đoạn phân tích chính nhƣ sau: - Phân tích cấu trúc ngành hàng mà doanh nghiệp đang tham gia - Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở xác định nguồn lực riêng biệt.
  21. 14 a. Phƣơng pháp phân tích theo cấu trúc ngành: Theo phƣơng pháp phân tích này, đối với mỗi ngành, dù là trong hay ngoài nƣớc, bản chất cạnh tranh nằm trong 5 nhân tố cạnh tranh: 1. Sự thâm nhập ngành của các công ty mới 2. Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế 3. Vị thế giao kèo của các nhà cung ứng 4. Vị thế giao kèo của ngƣơi mua 5. Sự tranh đua của các công ty đang thực hiện cạnh tranh Mặc dù cạnh tranh quốc tế có những điểm khác với cạnh tranh trong nƣớc (do những khác biệt về chi phí nhân tố trong sản xuất kinh doanh, về thị trƣờng, về vai trò của Chính phủ, về mục đích, nguồn lực, và khả năng định hƣớng các nhà cạnh tranh), sự phân tích theo 5 nhân tố trên vẫn giữ đƣợc giá trị cho việc đánh giá ngành. Điểm khác ở đây là phải tính đến các nhà cạnh tranh quốc tế, tức là ở một phạm vi rộng hơn khi xem xét cả 5 yếu tố trên đây. Theo Porter, lợi thế cạnh tranh quốc tế là do: lợi thế so sánh về chi phí nhân tố và chất lƣợng lao động sản xuất một sản phẩm nào đó; giảm phí tổn nhờ mở rộng qui mô; kinh nghiệm quốc tế; sự đa dạng của sản phẩm cùng loại; sử dụng công nghệ thích hợp; và tính linh hoạt trong sản xuất. Để đánh giá năng lực cạnh tranh một ngành một cách chuẩn xác cần phải thu thập đủ một lƣợng thông tin đáng tin cậy cho các tiêu chí đƣợc liệt kê dƣới đây: Danh mục các thông tin cần thiết cho sự phân tích cấu trúc ngành - Các loại sản phẩm. - Những ngƣời mua và hành vi của họ. - Các sản phẩm bổ xung và/hoặc thay thế. - Tăng trƣởng: + Mức độ + Khuynh hƣớng (theo mua hay chu kỳ) + Các yếu tố xác định - Công nghệ sản xuất: + Cơ cấu chi phí + Tiết kiệm phí tổn nhờ qui mô + Hậu cần + Lao động - Tiếp thị và bán hàng + Sự phân chia thị trƣờng + Thực tiễn tiếp thị - Các nhà cung ứng - Các kênh phân phối (gián tiếp) - Đổi mới, sáng chế: + Loại kiểu + Nguồn + Mức độ
  22. 15 - Các đối thủ cạnh tranh (chiến lƣợc, mục tiêu, sức mạnh, điểm yếu, một số giả định). - Môi trƣờng pháp lý, xã hội, chính trị - Môi trƣờng kinh tế vĩ mô (Nguồn: Porter, ME., 1980. Competitive Strategy: technuques for Analysing Industries and Competitors, the Free Press, New York) b. Lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực riêng biệt Nội dung lý thuyết phân tích tiếp theo của quan điểm quản trị chiến lƣợc đƣợc dựa trên lý thuyết về “lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực (hữu hình và vô hình)” do Wesrgen phát triển từ những năm đầu thập kỷ 90. Nền tảng của lý thuyết này là việc thừa nhận các doanh nghiệp trong một chiến lƣợc thích hợp và có thể sử dụng các nguồn lực của mình để thu đƣợc các khoản lợi nhuận kiểu bán - tô cao hơn mức bình quân trên thị trƣờng trong một thời gian tƣơng đối dài. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: + Các vốn tài sản, vốn tài chính, + Vốn con ngƣời, tri thức, thông tin, + Các tài sản vô hình (nhƣ danh tiếng của doanh nghiệp và địa vị thị trƣờng) + Các quá trình ra quyết định và hệ thống phối hợp Tuy nhiên, không phải mọi nguồn lực đều sẽ tạo ra đƣợc các khoản lợi nhuận kiểu bán-tô, nhất là các nguồn lực mà các đối thủ cạnh tranh cũng sử dụng rộng rãi. Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực “riêng biệt” đƣợc duy trì nhờ bốn đặc trƣng: Nguồn lực phải thực giá trị, nghĩa là nó có đóng góp tích cực cho việc khai thác vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nguồn lực phải hiếm hoi; các đối thủ cạnh tranh không thể có đƣợc một các dễ ràng, rộng rãi. 1. Nguồn lực phải có tính khó bắt chƣớc hay mô phỏng. 2. Nguồn lực không dễ dàng bởi nguồn lực khác Nhƣ vậy, để có đƣợc lợi thế cạnh tranh, các nguồn lực của doanh nghiệp phải khác biệt, rất khó lƣu chuyển và bắt chƣớc. Trên thực tế, khi áp dụng phƣơng pháp phân tích này, ngƣời ta có thể có đƣợc hết những thông tin cần thiết và hơn nữa, việc phân tích theo quan điểm quản trị chiến lƣợc thƣờng bị đánh giá là những giả thiết có thể kiểm định đƣợc về mọi mặt thống kê và khó dự báo về lƣợng những tác động của các chính sách Chính phủ lên tính cạnh tranh của ngành/ công ty. Bởi lẽ, khi đánh giá ngành còn phải xem xét theo sự tiến triển
  23. 16 của ngành. Quan trọng nhất là việc tính đến những tác động lên 5 nhân tố cạnh tranh trong phân tích cấu trúc. Thông thƣờng những biến động đó có liên quan đến: dự báo chu kỳ đời sống sản phẩm; mức độ phổ biến công nghệ và tích luỹ kinh nghiệm; chi phí đầu vào; những thay đổi các đặc trƣng dân số; về khuynh hƣớng nhu cầu; về vai trò của các sản phẩm thay thế và bổ sung; chính sách của Chính phủ (về vĩ mô và điều tiết vi mô). Đánh giá: Phƣơng pháp phân tích “theo quan điểm cổ điển” là phƣơng pháp hay và đã đƣợc áp dụng phổ biến trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành hàng hay nhóm sản phẩm. Với cấp độ doanh nghiệp mà đặc biệt là các DNVVN phƣơng pháp này cũng rất mạnh khi phân tích về đặc thù nguồn lực. Tuy nhiên, khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở cấu trúc nguồn lực là chƣa toàn diện và vì vậy, chúng ta cần phải có phƣơng pháp phân tích mới tốt hơn. 1.2.2.1.2. Phương pháp phân tích theo “Quan điểm tân cổ điển” Quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thƣơng mại truyền thống xem xét lợi thế cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm (đồng nhất) qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Phƣơng pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo quan điểm “tân cổ điển” là một phƣơng pháp phân tích định lƣợng dựa trên các số liệu điều tra thực tế. Các phân tích định lƣợng phản ánh khả năng cạnh tranh của ngành/ hoặc của doanh nghiệp, quan điểm này hiện vẫn đang đƣợc sử dụng rộng rãi. Trƣớc hết, là vì các chỉ số về chi phí sản xuất vẫn còn là một điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dƣới góc độ doanh nghiệp, các chỉ số đó sẽ cho biết công ty có khả năng cạnh tranh và tồn tại hay không trong môi trƣờng giá cả thị trƣờng đã định và cả trong các bối cảnh có sự thay đổi chính sách nhƣ (chính sách thƣơng mại) Phƣơng pháp này sử dụng hệ thống các chỉ số phân tích để đánh giá năng lực cạnh tranh nhƣ sau: a. Các chỉ số cạnh tranh so sánh giữa các ngành Các chỉ số thƣờng dùng là: - Mức độ (tỷ lệ) bảo hộ hữu hiệu (effective rates of protection - ERP). ERP là chỉ số đo lƣờng phạm vi mức độ bảo hộ và các can thiệp khác của Chính phủ tác động đến tỷ lệ “bồi hoàn” đối với các nhân tố sản xuất nhƣ đất đai, lao động, vốn (so với khi không bảo hộ và các can thiệp khác của Chính phủ) Công thức tính ERP đối với ngành j là:
  24. 17 VAdj – VAfj ERPj = VAfj VAdj: Giá trị gia tăng tính theo giá trong nƣớc VAfj: Giá trị gia tăng tính theo giá thế giới Dƣới góc độ thực hành, ERP đƣợc xem nhƣ sự thay đổi tính theo phần trăm của giá trị gia tăng trong điều kiện chính sách hiện hành so với trƣờng hợp thƣơng mại tự do. Điều đó có nghĩa là, nếu một ngành hàng có ERP là 100% thì nó sẽ gây tổn phí tƣơng đƣơng 2 đô la Mỹ cho đầu vào nhân tố (lao động, đất đai, vốn và quản trị) để tiết kiệm đƣợc 1 đô la Mỹ do sản xuất trong nƣớc thay vì nhập khẩu. Lƣu ý: khi ERP > 0, giá trị gia tăng của ngành là cao hơn trong trƣờng hợp thƣơng mại tự do. ERP 0, ngành sẽ thuận lợi hơn khi tự do hoá thƣơng mại; còn nếu VAf < 0 thì ngành đang đƣợc bảo hộ quá cao. Để tính đƣợc chỉ số ERP, các số liệu cần thu thập là: 1. Dòng thuế quan: mức thuế áp dụng thực tế và chính thức 2. Giá trị nhập khẩu theo mặt hàng: là mức trung bình theo tỷ trọng, theo sản lƣợng để đánh giá mức độ bảo hộ danh nghĩa. 3. Bảng chi phí: “vào - ra” của sản xuất và tiêu thụ trong nƣớc. Nếu có đủ số liệu để tính toán thì việc xác định chỉ số ERP cho phép dễ dàng so sánh mức độ bảo hộ và hỗ trợ của Chính phủ giữa các ngành, ngoài ra ERP cho phép nhận tính cạnh tranh theo nghĩa ngành có khả năng cạnh tranh hay không khi không còn bảo hộ và các hỗ trợ khác của Chính phủ (thƣờng thì các ngành/ Công ty có ERP cao chẳng hạn trên 50% có thể tồn tại nhờ bảo hộ). - Lợi thế so sánh biểu hiện (related comparative advange - RCA). RCA là tỷ trọng của một ngành trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của một nền kinh tế trên tỷ trọng ngành đó trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của thế giới. Tỷ lệ xuất khẩu ròng của ngành (net export ratio NExR) NexR là giá trị xuất khẩu ròng của ngành (xuất khẩu trừ nhập khẩu) trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quốc gia. Các chỉ số trên cho phép đánh giá mức độ đóng góp của ngành đối với nền kinh tế, ngành nào sẽ có lợi thế và bất lợi thế, đồng thời nó cũng cho thấy ƣu thế biểu hiện của một ngành khi nền kinh tế tham gia vào hội nhập quốc tế. Chỉ số về lợi thế chi phí Định nghĩa chỉ số về lợi thế chi phí rất đơn giản, chỉ là hiệu số giữa chi phí trên một đơn vị đầu ra của nhà cạnh tranh nƣớc ngoài với nhà sản xuất trong nƣớc. IC = uc* - uc hay ICA = uc*s - ucs
  25. 18 (dấu * dành cho bên nƣớc ngoài, IC: cạnh tranh thực tế, ICA: cho lợi thế so sánh) Nếu IC>0 (ICA<0) thì nhà sản xuất trong nƣớc có tính cạnh tranh thực tế (có lợi thế so sánh) hơn đối thủ nƣớc ngoài và ngƣợc lại. Để phân tích định lƣợng các chỉ số chi phí này đòi hỏi phải điều tra mẫu các doanh nghiệp để có thể thu thập đƣợc đầy đủ thông tin tin cậy. Ngoài nét chung về doanh nghiệp, các số liệu cần thiết có liên quan đến sản xuất (đầu ra, đầu vào trung gian) giá cả trong nƣớc, quốc tế, các chỉ số đo mức độ bảo hộ, thuế và trợ cấp, lao động, vốn, năng lực tận dụng của Công ty. Đánh giá: Cách xem xét theo quan điểm của tân cổ điển có phần phiến diện bởi nó rất yếu về phân tích động thái và hơn thế nữa, việc đo lƣờng chi phí và nhất là năng suất phải dựa trên những giả thiết không hoàn toàn phù hợp thực tế. Theo phƣơngpháp này có kỹ thuật tính toán khá đơn giản, nhƣng khả năng tính toán đƣợc rất phức tạp. Khó khăn là ở chỗ phải “tách” đƣợc phần thƣơng mại trong những đầu vào không thƣơng mại đƣợc; phải tính đƣợc (dù là gần đúng hoặc trong khoảng xác định) các loại giá, tỷ giá; và phải có đƣợc hệ số bảng vào - ra là không đổi trong điều kiện hiện hành, cũng nhƣ trong môi trƣờng thƣơng mại hoàn toàn tự do. Hơn nữa việc tính toán là phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên - điều này rất khó khăn bởi khối lƣợng thông tin đòi hỏi qua điều tra mẫu vốn đã khá lớn, lại cần cập nhật thƣờng xuyên. Tóm lại, phƣơng pháp này có ƣu điểm nổi bật là đƣa ra đƣợc những phân tích định lƣợng, tuy nhiên lại phức tạp và khó thực hiện, và điều quan trọng nhất là chúng rất khó ứng dụng đƣợc phƣơng pháp này ở cấp độ doanh nghiệp. 1.2.2.1.3. Phương pháp phân tích theo “Quan điểm tổng hợp” Theo quan điểm tổng hợp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: “Năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước”. Định nghĩa này đƣợc xem là nhất quán với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và hơn thế nữa, nó lại phù hợp với các mục tiêu của chính sách kinh tế và thƣơng mại của Chính phủ. Quan điểm tổng hợp kết hợp các quan điểm trị chiến lƣợc, tân cổ điển và kinh tế học về tổ chức công nghiệp, nhằm đo lƣờng tính cạnh tranh, đồng thời chỉ ra nhân tố khuyến khích hay ngáng trở tính cạnh tranh. Dƣới đây là tập hợp các chỉ số và nhân tố làm cơ sở cho việc đánh giá tính cạnh tranh theo quan điểm tổng hợp: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh: Tiêu chí so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: - Lợi nhuận - Thị phần
  26. 19 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp: - Năng suất lao động - Trình độ công nghệ - Sản phẩm - Quy mô; khả năng tài chính; kinh nghiệm quản lý; Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Nhóm yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp - Nhóm yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài của doanh nghiệp a. Tiêu chí so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Lợi nhuận: Doanh thu – giá thành Tỷ suất lợi nhuận = Doanh thu Đây là chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, do vậy, một phần nào đó chứng tỏ doanh nghiệp cũng có khả năng cạnh tranh không kém gì đối thủ. Nếu chỉ tiêu này cao điều đó doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi. Thị phần: Chỉ số về thị phần của doanh nghiệp đƣợc chi tiết thành các loại nhƣ sau: - Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trƣờng là tỷ lệ % giữa doanh số của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trƣờng: Doanh số của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = * 100% Doanh số của toàn bộ thị trƣờng - Thị phần doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ là tỷ lệ % giữa doanh số của doanh nghiệp so với toàn phân khúc: Doanh số của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = * 100% Doanh số của toàn phân khúc - Thị phần tƣơng đối là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Doanh số của doanh nghiệp Thị phần của doanh nghiệp = * 100% Doanh số của đối thủ mạnh nhất Chỉ tiêu thị phần tƣơng đối cho biết vị thế của Công ty trong thị trƣờng nhƣ thế nào, từ đó vạch ra chiến lƣợc hành động. Nó có ƣu nhƣợc điểm sau: + Ƣu điểm: đơn giản, dễ tính (chỉ cần doanh số của đối thủ mạnh nhất).
  27. 20 + Nhƣợc điểm: Khó đảm bảo tính chính xác (do khó thu thập đƣợc doanh số chính xác) b. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Năng suất lao động Năng suất lao động là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp. Tiêu chí này thể hiện sự tập trung cao nhất so với nhiều tiêu chí khác nhƣ: trình độ công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, khả năng quản lý và tổ chức sản xuất, Năng suất lao động đƣợc tính bằng số thời gian để hoàn thành một đơn vị sản phẩm/ hoặc trong một đơn vị thời gian doanh nghiệp có đƣợc bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Sản phẩm ở đây có thể là hàng hoá hoặc dịch vụ, nên việc tính toán năng suất lao động có thể đƣợc áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ. Năng suất lao động là chỉ tiêu hoàn toàn có thể tính toán đƣợc đối với doanh nghiệp bởi số liệu là tƣơng đối rõ ràng và kỹ thuật tính toán không phức tạp. Ngoài ra, đây là chỉ tiêu định lƣợng - vì vậy, dựa vào đây có thể đƣa ra kết luận chính xác về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xét trên tiêu chí này là cao hay thấp so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nguồn nhân lực: Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là lợi thế cạnh tranh riêng biệt của doanh nghiệp. Chúng ta có thể phân loại nguồn nhân lực của doanh nghiệp thành các cấp: cán bộ quản lý cao và trung cấp; đội ngũ công nhân. Các quản trị viên có ảnh hƣởng rất lớn đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu họ có trình độ quản lý cao, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thƣơng trƣờng, có khả năng phân tích và có mối quan hệ đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh lớn. Đội ngũ quản lý bằng kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng quyết định, khả năng xây dựng ê kíp quản lý, xây dựng môi trƣờng “văn hoá doanh nghiệp” và sự hiểu biết về kinh doanh sẽ là nguồn sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Đội ngũ quản lý là nơi chủ yếu phát sinh và thực hiện các ý tƣởng kinh doanh sáng tạo, vì đây chính là động cơ cho các cuộc “bứt phá” của doanh nghiệp tới vị trí dẫn đầu cuộc đua trên thƣơng trƣờng. Đội ngũ công nhân cũng ảnh hƣởng tới sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố về năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ Bởi vì thế các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm cũng nhƣ tạo thêm tính yêu việt, độc đáo mới lạ của sản phẩm. Trình độ công nghệ
  28. 21 Theo quan điểm của các nhà kinh doanh thì công nghệ là những giải pháp và/ hoặc tri thức mà con ngƣời sử dụng trong hoạt động thực tiễn để đạt đƣợc mục đích nhất định, nhƣ chế tạo sản phẩm, xây dựng một công trình hay thực hiện một dịch vụ. Công nghệ là tổng hợp các phƣơng tiện để tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh, trả lời câu hỏi: biết làm nhƣ thế nào (Know how to do). Công nghệ là đối tƣợng nghiên cứu, phân tích lý giải những thành bại của doanh nghiệp, công nghệ là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng vì vậy đƣợc coi là sức mạnh, là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Các yếu tố cấu thành công nghệ: - Phần cứng – Technoware (hardware): đó là máy móc thiết bị, công cụ, hạ tầng kỹ thuật, Đây là hình thái vật chất của công nghệ. - Con ngƣời – Humanware: Kiến thức, kỹ năng công nghệ, kỷ luật lao động, tính sáng tạo. - Thông tin – inforware: thiết kế, quy trình, phƣơng pháp, công nghệ, số liệu, hƣớng dẫn kỹ thuật, thể hiện trong các ấn phẩm, bản vẽ hoặc các phƣơng tiện lƣu giữ thông tin khác. - Tổ chức – orgaware: Cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các thành phần trong bộ máy. Cơ cấu điều hành, các chuẩn mực lề lối quan hệ giữa các cơ quan trong quản lý công nghệ. Công nghệ là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng. Vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng trong nghiên cứu. Công nghệ tuy chỉ là tiêu chí định tính nhƣng viêc so sánh, đánh giá không mấy phức tạp - có thể thấy đƣợc sự hơn/ kém ngay nếu đủ thông tin về trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện tại. Trong một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hiện nay, ngƣời ta đã lƣợng hoá tiêu chí này bằng cách cho điểm cao hay thấp cho công nghệ áp dụng là tiên tiến hay lạc hậu. Sản phẩm Khi đề cập đến tiêu chí sản phẩm, ngƣời ta có thể có đƣợc những phân tích sâu sắc bằng việc đánh giá sản phẩm doanh nghiệp trên 3 yếu tố sau: - Chất lƣợng sản phẩm: Trên thƣơng trƣờng nếu nhiều hàng hoá có công dụng nhƣ nhau, giá cả bằng nhau thì ngƣời tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng hoá nào có chất lƣợng cao hơn. Do đó, chất lƣợng sản phẩm đây là công cụ đầu tiên và quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thắng đối thủ cạnh tranh. Để có cách nhìn toàn diện về yếu tố này, cần chú ý rằng chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng đơn vị sản xuất, từng ngành, từng vùng và từng quốc gia.
  29. 22 - Giá cả: Hai hàng hoá có cùng công dụng, chất lƣợng nhƣ nhau thì ngƣời tiêu dùng sẽ mua hàng hoá nào rẻ hơn. Giá cả hàng hoá về bản chất đƣợc quyết định bởi giá trị hàng hoá. Tuy nhiên việc xây dựng chính sách giá cả lại phụ thuộc nhiều vào bản thân doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng các quy luật của thị trƣờng về cung/ cầu, thị hiếu - Tính độc đáo của sản phẩm: Mọi sản phẩm xuất hiện trên thƣơng trƣờng đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt vòng đời của nó rút ngắn khi xuất hiện sự cạnh tranh. Để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, các doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp thƣờng xuyên cải tiến mọi mặt sản phẩm , tạo nét độc đáo riêng, liên tiếp tung ra thị trƣờng những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ. Thƣơng hiệu cũng là một nhân tố tạo nên sự khác biệt của sản phẩm. Việc không ngừng nâng cao chất lƣợng, xây dựng và củng cố thƣơng hiệu sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quy mô; khả năng tài chính; kinh nghiệm quản lý; - Quy mô và năng lực sản xuất: Nếu một doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ có lợi thế hơn nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản xuất nhỏ, vì quy mô và năng lực sản xuất lớn sẽ tạo ra sản phẩm với khối lƣợng lớn, nhờ đó hạ giá thanh sản phẩm, khi mà sản phẩm đã phù hợp với đông đảo ngƣời tiêu dùng thì khối lƣợng sản phẩm lớn sẽ cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trƣờng trên nhiều khu vực khác nhau, tránh sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh. Quy mô của doanh nghiệp lớn sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, nên dễ nắm bắt và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khách hàng càng tín nhiệm doanh nghiệp hơn. - Nguồn lực về tài chính: Khả năng về tài chính khẳng định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Khả năng về tài chính đƣợc hiểu là quy mô nguồn tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm nhƣ: hệ số thu hồi vốn, khả năng thanh toán, nếu nhƣ một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng về hợp tác đầu tƣ về liên doanh và liên kết. Tình hình sử dụng vốn sẽ quyết định chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. - Trình độ tổ chức quản lý: Khả năng tổ chức quản lý đƣợc thể hiện qua cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí, đặc biệt là nề nếp hoạt động của doanh nghiệp. Nề nếp tổ chức định hƣớng cho phần lớn công việc trong doanh nghiệp. Nó ảnh hƣởng tới phƣơng thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với
  30. 23 các chiến lƣợc và điều kiện môi trƣờng của doanh nghiệp. Nề nếp của tổ chức là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và bầu không khí làm việc của doanh nghiệp. Nó cũng bao gồm các tiêu chí về hành vi đạo đức hoặc một hệ thống các quy tắc giao tiếp của nhân viên. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng một nề nếp làm việc tốt để khuyến khích nhân viên tạo cho nhân viên các chuẩn mực đạo đức và thái độ làm việc tích cực, tạo ra tính linh hoạt và khuyến khích việc tập trung cao cho công việc, dẫn dắt họ làm việc tích cực hơn nhằm đạt các mục đích đề ra của doanh nghiệp. c. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhóm các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp Ngoài ý nghĩa là nhóm các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp, nhóm yếu tố này còn có ý nghĩa là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát đƣợc. Điều này cho thấy, để nâng cao đƣợc sức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể chủ động và phải bắt tay vào việc củng cố, nâng cao khả năng của chính mình từ những nhân tố sau: - Chiến lƣợc kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lƣợc cạnh tranh sau: + Chiến lƣợc nhấn mạnh chi phí: tạo ra sản phẩm có giá rẻ. + Chiến lƣợc khác biệt hoá: tạo ra sản phẩm có tính độc đáo + Chiến lƣợc trọng tâm hoá: phát huy thế mạnh của doanh nghiệp. - Sản phẩm - Công nghệ - Đào tạo - Nghiên cứu và phát triển nội bộ (R&D) - Chi phí - Liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài Nhóm các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài của doanh nghiệp Nhóm các yếu tố này lại có thể tiếp tục đƣợc chia ra thành 3 nhóm với mục đích giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định những việc có thể làm đƣợc để tác động đến môi trƣờng bên ngoài. Đó là nhóm các nhân tố: - Nhóm các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát đƣợc phần nào: + Giá đầu vào + Các điều kiện về cầu + Môi trƣờng thƣơng mại quốc tế - Nhóm các nhân tố do chính phủ kiểm soát: + Môi trƣờng kinh doanh (tốc độ tăng trƣởng, thuế, lãi suất, tỷ giá) + Môi trƣờng chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội + Chính sách phát triển R&D + Đào tạo và giáo dục
  31. 24 + Liên kết quốc tế - Nhóm các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát đƣợc nhƣ Môi trƣờng thiên nhiên Có thể nói phƣơng pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng hợp thể hiện đầy đủ cả những phân tích định tính và định lƣợng và trong cả quá trình vận động của doanh nghiệp. Hiện nay, những nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các ngành/doanh nghiệp đều thực hiện theo phƣơng pháp này. Tuy nhiên, trên thực tế để nghiên cứu đầy đủ các yêu cầu của phƣơng pháp này cũng không dễ dàng bởi việc nghiên cứu cần sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu và với một lƣợng thông tin rất lớn trong một thời gian dài. Ngay cả các nghiên cứu quy mô gần đây nhƣ: “Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam” của UNDP – Viện chiến lƣợc phát triển (DIS) – Bộ kế hoạch và đầu tƣ (MPI) năm 1999, hay báo cáo về cạnh tranh độc quyền – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW năm 2000 vẫn bị đánh giá là còn thiếu những phân tích định lƣợng sâu sắc, hoặc còn bỏ sót một số khía cạnh phân tích định tính quan trọng. Điều này lý giải vì sao một phƣơng pháp nghiên cứu nhiều ƣu việt nhƣ vậy mà chƣa đƣợc nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đánh giá: Xét một cách tổng thể, phƣơng pháp phân tích theo quan điểm tổng hợp cho phép trả lời ba câu hỏi cơ bản khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh nhƣ thế nào? 2. Những nhân tố nào thúc đẩy hay đóng góp tích cực, những nhân tố nào hạn chế hay có tác động tiêu cực đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? 3. Những yêu cầu gì cần đặt ra để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua sự trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng phƣơng pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng hợp là rất thích hợp khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp hay sản phẩm. Với một hệ thống các tiêu chí vừa rất chi tiết vừa mang tính tổng hợp cao; vừa có cả những phân tích định tính, vừa có cả những phân tích định lƣợng - đã giúp cho ngƣời nghiên cứu có đƣợc cách nhìn toàn diện và sâu sắc về tất cả các vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ sản phẩm. Từ kết quả đó doanh nghiệp có thể có ngay kết quả nghiên cứu, chủ doanh nghiệp hay nhà nghiên cứu có thể trả lời ngay đƣợc câu hỏi: phải làm gì và làm nhƣ thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc của của sản phẩm. 1.2.2.2. Quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN. Khác với các quy trình mang tính kỹ thuật, quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối nhằm phân định nội dung và các bƣớc công việc thực
  32. 25 hiện, các giải pháp cơ bản cho quá trình tiếp cận giải quyết các vấn đề. Theo cách đó, có thể thấy quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các bƣớc cơ bản sau: - Xác lập sứ mạng cho công ty và những mục tiêu phát triển dài hạn; - Phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng tới quy trình; - Hoạch định các phƣơng án có thể; - Phân tích và lựa chọn phƣơng án tối ƣu; - Chuẩn bị các điều kiện triển khai – thực thi và đánh giá phƣơng án 1.2.2.2.1. Xác lập sứ mạng của công ty Sứ mạng của công ty đƣợc coi nhƣ tuyên bố chung của công ty về những điều họ tin tƣởng. Sứ mạng của công ty là bức tranh sinh động và hấp dẫn kết nối quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, phản ánh những cam kết có tính truyền thống, kế thừa và đặc biệt là một đảm bảo vƣơn tới tƣơng lai của một tổ chức. Có bốn khía cạnh cần làm rõ trong sứ mạng của công ty, đó là: những nền tảng giá trị và niềm tin tổ chức; mục đích của tổ chức; tổng kết xúc tích và ngắn gọn những cống hiến của doanh nghiệp; xác định tiêu chí phấn đấu. Đối với việc xác lập mục tiêu dài hạn cho phát triển, cần lƣu ý thêm rằng trên lý thuyết có thể chỉ ra rõ ràng một số những mục tiêu cơ bản về khả năng sinh lời, mở rộng thị phần, gia tăng thế lực và củng cố độ an toàn, tuy nhiên tại từng phân đoạn thị trƣờng khác nhau, việc điều tiết định lƣợng các mục tiêu đó cần thông qua các chỉ tiêu cụ thể để hiểu rõ họ có thể làm gì và phải làm gì cho mục tiêu chung của công ty. 1.2.2.2.2. Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài Khi phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài, có hai vấn đề lớn cần giải quyết. Một là, định hình các nhóm nhân tố và đánh giá tỷ trọng ảnh hƣởng của các nhân tố cụ thể, hai là, xác định các kỹ thuật và phƣơng pháp phân tích cần sử dụng để đảm bảo tinh lọc thông tin với độ tin cậy cao cho quá trình ra quyết định Với diện rộng của các nhóm yếu tố môi trƣờng bên ngoài, khi thực hiện phân tích cần tiến hành xem xét trên hai lớp: nhóm nhân tố ngành và nhóm nhân tố chung, tuỳ thuộc vào tính chất tác động trực tiếp hay gián tiếp của chúng đến tổ chức của công ty. Trong nhóm nhân tố ngành, các biến số ảnh hƣởng có quan hệ trực tiếp đến năng lực cạnh tranh do các doanh nghiệp phải cạnh tranh giành lấy quyền lực chi phối dòng vận động hàng hoá/ dịch vụ từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc. Michael Porter, đã đƣa ra khuôn khổ xem xét hữu hiệu các nhân tố trong môi trƣờng ngành. Ông đã đƣa ra mô hình với 5 lực lƣợng chi phối khả năng sinh lời của công ty, đó là: quy mô và mức độ cạnh tranh hiện tại giữa các hãng, sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sức ép của nhà cung cấp, của khách hàng và khả năng thay thế của sản phẩm/dịch vụ.
  33. 26 Sự cạnh tranh của các hãng: cho chúng ta biết thông số về sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm tƣơng tự với số lƣợng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh theo kiểu “tàn khốc” hay “lịch thiệp”. Thêm vào đó cạnh tranh hiện tại chịu sự chi phối của tăng trƣởng công nghiệp, nếu mức tăng trƣởng chậm, nhu cầu của khách hàng đã đến mức bão hoà, nhƣ vậy việc tăng trƣởng của công ty đồng nghĩa với việc phải giành đƣợc thị phần của đối thủ của mình, điều này làm cho cạnh tranh thêm gay gắt. Các yếu tố liên quan tới chi phí cố định, lƣu kho buộc các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc để đạt tới lợi thế quy mô, tăng công suất để đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế. Tình huống này dẫn tới các đối thủ giằng co giảm giá. Ngoài ra, khi đánh giá mức độ cạnh tranh hiện tại giữa các hãng, các điều kiện về chi phí để khác biệt hoá sản phẩm và chuyển đổi sản phẩm, tính đa dạng của loại hình đối thủ cạnh tranh, cũng nhƣ đặt cƣợc cao của các đối thủ và sự tồn tại các rào cản gia nhập rút lui khỏi ngành cũng đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng. Sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Để phân tích đầy đủ các nhân tố bên ngoài, chúng ta không chỉ quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại, mà còn phải dè chừng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Tuy nhiên, để gia nhập ngành, thực sự cần có một số điều kiện nhƣ: vƣợt qua hàng rào gia nhập, tính toán hiệu quả kinh tế về quy mô, sự bất lợi về chi phí, yêu cầu về vốn, sự khác biệt hoá về sản phẩm, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận kênh phân phối, và chính sách của Chính phủ. Sức ép của nhà cung cấp: nhà cung cấp bao gồm các cơ sở cung cấp các nguồn lực hay đầu vào của quá trình tổ chức sản xuất - kinh doanh của Công ty. Vai trò chi phối của nhà cung cấp tuỳ thuộc vào một số đặc điểm: ƣu thế của một số công ty và mức độ tập trung của nhà cung cấp, tính khan hiếm của nguồn cung cấp, mức độ quan trọng của ngành trong hệ thống khách hàng của các nhà cung cấp, mức độ quan trọng của loại đầu vào trong quá trình sản xuất - kinh doanh của ngành và năng lực tài chính của nhà cung cấp. Thông thƣờng, nếu nhà cung cấp có thể triển khai chiến lƣợc tích hợp phía sau và làm những gì công ty đang làm thì khi đó quyền lực của nhà cung cấp trong quan hệ thƣơng lƣợng sẽ lớn. Sức ép của khách hàng: Thủ pháp gây sức ép của các dạng khách hàng (ngƣời tiêu dùng công nghiệp/ tổ chức hay ngƣời tiêu dùng cuối cùng) thƣờng rất khác nhau. Do sức ép của khách hàng, họ đòi mua với giá thấp hơn, dịch vụ tốt hơn và kích thích đối thủ chạy đua để thoả mãn nhu cầu của họ cao hơn. Điều làm cho ngƣời mua có nhiều quyền lực là vì họ là khách hàng thƣờng xuyên của công ty và mua hàng với khối lƣợng lớn. Đối với khách hàng công nghiệp, nếu sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu vào, thì việc dò kiếm một nhà cung cấp sẽ đƣợc thực hiện cẩn thận và có tính chuyên nghiệp. Thêm vào đó, nếu sản phẩm mà họ mua là những sản phẩm có tính chuẩn hóa cao, ít tính khác biệt thì ngƣời mua có khả năng so sánh giữa các nhà cung
  34. 27 cấp để lựa chọn nơi có mức giá thấp nhất. Một yếu tố khác, nếu khách hàng có mức lợi nhuận thấp, họ sẽ thƣờng tìm cách giảm chi phí, trong đó có chi phí mua hàng. Nếu sản phẩm của ngành không mấy ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của ngƣời mua và họ có đủ nguồn lực để tự sản xuất ra sản phẩm giống của công ty thì quyền lực của họ trong quan hệ với công ty ngày càng đƣợc gia tăng. Khả năng thay thế của sản phẩm/ dịch vụ: Cách đánh giá tốt nhất với sự đe doạ của sản phẩm thay thế là tƣ vấn xem có ngành nào khác có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhƣ chúng ta đang làm hay không? Có nhiều sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của Công ty, cũng có nghĩa là có nhiều bất lợi cho tính sinh lời của sản phẩm Công ty. Về mặt lô gic, khi phân tích môi trƣờng cạnh tranh ngành công nghiệp đƣợc xác định bởi năm yếu tố nêu trên, chúng ta cũng phần nào hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn của Công ty để chuẩn bị đối phó với tình huống nảy sinh. Cùng với sự chi phối của nhóm các nhân tố trong môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng tƣơng đối trực tiếp đến công ty, còn có hệ thống các nhân tố bên ngoài khác ảnh hƣởng gián tiếp đến công ty mà công ty hầu nhƣ không có/ hoăc rất ít khả năng kiểm soát đƣợc. Những yếu tố này biểu hiện xu thế, hoàn cảnh biến đổi có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến công ty. Đó là nhân tố môi trƣờng chung: điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá - xã hội và công nghệ. 1.3. SỰ TỒN TẠI VÀ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DNVVN. Sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu trong bất kỳ nền kinh tế nƣớc nào, điều đó đƣợc phản ánh thông qua các lý do sau: - Đứng trên góc độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và xã hội hoá lao động, trong nền kinh tế mỗi nƣớc, luôn tồn tại sự phát triển của phân công lao động xã hội không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng. Sự không đồng đều này biểu hiện ra bên ngoài bằng những hình thức tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau. - Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những nhƣợc điểm kể cả doanh nghiệp có quy mô lớn. Các doanh nghiệp lớn không thể tồn tại một mình và vƣơn tới mọi hoạt động để đáp ứng nhu cầu nhu cầu vô cùng đa dạng, phong phú trên thị trƣờng một cách có hiệu quả. Quy luật lợi nhuận và hiệu quả kinh tế làm xuất hiện và yêu cầu bản thân các doanh nghiệp không ngừng tự nâng cao sức cạnh tranh nhằm duy trì khả năng sinh lời tối đa có đƣợc. Sự tồn tại song song giữa các doanh nghiệp lớn và DNVVN là mối quan hệ tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau cùng hiệu quả hơn.
  35. 28 - Các DNVVN là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu đƣợc trong nền kinh tế, nó đƣợc sản sinh ra một cách tất yếu để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Doanh nghiệp vừa nhỏ đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng và phát triển của mỗi nƣớc. Đòi hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu khách quan bởi yêu cầu của sự phát triển của cả một nền kinh tế mà trong đó có bản thân nội tại của các DNVVN. - Do những lợi ích rất lớn của các DNVVN đem lại, đặc biệt trong việc giải quyết các mục tiêu xã hội quan trọng nhƣ việc làm, thu nhập, và sự phát triển đồng đều giữa các vùng dân cƣ. Các DNVVN đƣợc sử dụng nhƣ một giải pháp phát triển nhằm thực hiện nhiệm vụ đó. 1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DNVVN Ở TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1. Sự phát triển DNVVN tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ Tại nhiều quốc gia, cả những nƣớc phát triển, những nƣớc đang phát triển, những nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ và những nƣớc kém phát triển, tỷ trọng DNVVN thƣờng là một con số đáng kể. Tại Mỹ, theo Small Businiss FAQ 12-2000 của Cục Quản lý kinh doanh nhỏ Mỹ (SBA) trên 99,7% tổng số hãng kinh doanh có thuê nhân công là doanh nghiệp nhỏ, thu hút 52% lực lƣợng lao động trong khu vực tƣ nhân, 51% lực lƣợng lao động trong khu vực trợ giúp công cộng và 38% trong khu vực công nghệ cao, tạo ra 75% số việc làm mới, sản xuất ra 51% tổng sản phẩm của khu vực tƣ nhân, chiếm 47% tổng doanh thu bán hàng, 31% doanh thu xuất khẩu hàng hoá và chiếm 96% tổng số các nhà xuất khẩu hàng hoá. Tại Nhật Bản [21], theo số liệu của Cục quản lý và Hợp tác, điều tra về doanh nghiệp Nhật Bản, tính đến năm 1998 có khoảng trên 5 triệu DNVVN (4,48 triệu doanh nghiệp nhỏ) chiếm 99,7% số doanh nghiệp cả nƣớc và thực hiện kinh doanh ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, tập trung lớn nhất là lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và chế tác. Khu vực DNVVN tạo việc làm thƣờng xuyên cho hơn 40 triệu lao động (Chiếm hơn 70% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp cả nƣớc), tạo ra hơn 40% doanh thu của khu vực doanh nghiệp, trong đó bán lẻ chiếm 55,7%, bán buôn 42,1%. Chế tác và các khu vực khách 37,5% đặc biệt vào khoảng cuối những năm 1990 nền kinh tế Nhật Bản đang dẫm chân tại chỗ, giảm phát và tăng trƣởng âm những năm 1999 – 2001, tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn tính đến tháng 10 năm 2002 là 5,5%, thì vai trò của các DNVVN càng trở nên quan trọng, với 99,3% tổng số đơn vị kinh doanh là DNVVN đã tạo ra 51,2% tổng doanh thu trong khu vực chế tạo và chế biến, sử dụng 80,6% lao động (trừ các xí nghiệp kinh doanh nông lâm sản). Tại Đài Loan [20] có trên 1 triệu DNVVN, chiếm 97,73% tổng số doanh nghiệp, giải quyết 78,25% lao động, doanh thu bán hàng đạt 6.095 tổng số thuế giá trị gia tăng.
  36. 29 Tại Thái lan DNVVN chiếm khoảng 95% số doanh nghiệp công nghiệp, tuyển dụng từ 85 – 90% lực lƣợng lao động, DNVVN đóng góp trên 50 % GDP, có vai trò quan trọng trong việc tạo việc lạm và xuất khẩu, phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu của Thái Lan, và là một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các công ty xuyên quốc gia nội địa và nƣớc ngoài hoạt động tại Thái Lan. Tại Hunggari [11], đầu năm 2000 có 801 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong đó doanh nghiệp cực nhỏ chiến 96,5%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 2,9% và doanh nghiệp vừa chiêm 0,5%, doanh nghiệp lớm chỉ chiếm chƣa đầy 0,1%. Khu vực DNVVN là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Hunggary [36] (luôn chiếm hơn 50% đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào GDP của quốc gia), đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá tình tạo việc làm, hiện có 80,2% lao động đang làm việc tại các DNVVN. Với bức tranh hiện tại của DNVVN đƣợc chọn mẫu từ các quốc gia giàu, phát triển đến các quốc gia đang phát triển có đặc trƣng của nền kinh tế quá độ, nhiều nhà kinh tế lạc quan cho rằng DNVVN là hình ảnh tƣơng lai của kinh tế thế giới. Nhận định đó đặt cho chúng ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ về DNVVN của Việt Nam. Việc nghiên cứu và tìm kiếm kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc phát triển DNVVN sẽ có ý nghĩa lớn đối với các DNVVN của Việt Nam. Những kinh nghiệm đƣợc rút ra nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cƣờng khả năng phát triển chiến lƣợc cạnh tranh hiệu quả đó là cần phải có giải pháp tiếp cận hệ thống giữa doanh nghiệp với nhà nƣớc và các tổ chức xúc tiến thƣơng mại. 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN Từ thực tiễn của một số nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đúc rút ra từ thực trạng phát triển của DNVVN của Việt Nam, tôi thấy về căn bản có ba bài học có thể tham khảo để vận dụng nhƣ sau: Một là: cần khẳng định nhận thức và chỉ đạo hoạt động phát triển DNVVN là một nhiệm vụ chiến lƣợc của nền kinh tế trong điều kiện mở cửa và hội nhập. Đây là một trong những nhân tố cơ bản, tạo nền tảng cho việc xây dựng hệ thống luật pháp và chính sách điều tiết vĩ mô, tạo cơ sở thụân lợi cho việc phân định các yếu tố thời cơ thuận lợi bên ngoài cho DNVVN khi hoạch định và triển khai chiến lƣợc cạnh tranh. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy sự tồn tại và khả năng đóng góp không nhỏ vào DNVVN đối với nền kinh tế, trong hầu hết các quốc gia, cả các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Đức hay những nƣớc và vùng lãnh thổ công nghiệp mới nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan và những nƣớc đang phát triển nhƣ Thái Lan, Inđônêxia , sự năng động và linh hoạt, khả năng chuyển đổi nhanh của các DNVVN đã làm cho nền kinh tế thêm sinh động. Điều này khẳng định một vấn đề trong xu thế hội nhập và mở
  37. 30 cửa, các DNVVN có khả năng hoà nhập thích ứng nhanh, luôn có khả năng nổi trong những thăng trầm của nền kinh tế. Một ví dụ điển hình minh chứng cho vấn đề này có thể thấy ở thời kỳ hậu khủng hoảng. Dƣới tác động của khủng hoảng, giá cả và khối lƣợng mua bánh trong nƣớc và quốc tế biến động rất lớn, lợi nhuận cận biên thu đƣợc từ các sản phẩm bị hạn chế, chi phí đầu vào tăng do lạm phát, mức tăng chi phí do nhập khẩu cao hơn mức phá giá trong nƣớc, doanh thu bán hàng giảm, nảy sinh khó khăn về luồng tiền mặt là những gánh nặng đối với những món nợ chƣa trả, khó khăn trong việc tiếp cận với những nguồn vay trung và dài hạn của các tổ chức tài chính và ngân hàng. Các DNVVN đã đƣa ra các ứng xử chiến lƣợc và sách lƣợc hiệu quả nhằm quản lý rủi ro. Trong biến động của khủng hoảng tài chính Châu á 1997 – 1998 khó khănh lớn nhất của DNVVN là rủi ro tín dụng (do khách hàng không trả nợ đúng hạn) và tỷ giá hối đoái, kéo theo đó là lãi suất sẽ tăng theo tỷ giá do các hoạt động mua bán trƣớc (forward contracts) trả bằng ngoại tệ, đổi tiền, các quyền lựa chọn (options). Để chia sẻ rủi ro, nhiều DNVVN đã bắt đầu tăng mức thu hút các nguồn lực bên ngoài vào sản xuất để giảm chi phí cố định, hạn chế mức đầu tƣ, giảm ảnh hƣởng của những biến động về doanh thu thực hiện và lợi nhuận ròng, bên cạnh đó đẩy mạnh chiến lƣợc đa dạng hoá thị trƣờng trong việc bán hàng và thƣơng lƣợng các giải pháp nhằm chia sẻ rủi ro, một số DNVVN sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giữ thị trƣờng. Sau khủng hoảng hệ thống DNVVN là thành tố quan trọng hàng đầu nhằm khôi phục lại sức kinh doanh cho nền kinh tế, là nhân tố quan trọng quyết định đối với quá trình cơ cấu ngành, tăng việc làm, tăng trởng xuất khẩu. Hai là, tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách khuyến khích trợ giúp và vai trò quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN. Đây là những nhân tố ảnh hƣởng trực diện đến các khía cạnh cụ thể trong từng tình huống phát triển, gắn với các điều kiện kinh doanh của các ngành, nghề và những ảnh hƣởng của các cơ quan hành chính công đến hoạt động kinh doanh của các DNVVN. Thông thƣờng, sự nhỏ bé về quy mô cũng kéo theo nhiều hạn chế trong việc khai thác các cơ hội kinh doanh, điều này tất yếu dẫn đến những đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích, trợ giúp và sự đảm bảo về vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ phát triển các DNVVN. Hầu hết tất cả các quốc gia, trong chính sách phát triển kinh tế đều có các quy định cụ thể cho vấn đề này. Ví dụ: ở ôtxtrâylia, các DNVVN là thành viên của các hiệp hội công nghiệp thƣờng xuyên đƣợc tổ chức nhằm hỗ trợ, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm tƣ vấn, thông tin về thị trƣờng và công nghệ. Ở Thái lan, Phòng Xúc tiến Công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp tự hình thành các nhóm hợp tác nhằm giúp đỡ và tìm kiếm các hoạt động sinh ời cho các thành viên thông qua các khoá đào tạo chuyên biệt, các chuyến khảo sát, tăng cƣờng hợp tác trơh giúp về kỹ thuật, cho vay và đặc ân khác.
  38. 31 Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ có thể đƣợc thực hiện gián tiếp hoặc trực tiếp, xoay quanh những vấn đề cơ bản nhƣ hỗ trợ vốn tín dụng, công nghệ, nghiên cứu và phát triển mạng lƣới thông tin thị trƣờng, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Ví dụ: tại Mỹ, để trợ giúp cong nghệ và đổi mới cho các hoạt động kinh doanh nhỏ, Chính phủ có các chƣơng trình nhƣ Chƣơng trình chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ (STTR) và Chƣơng trình nghiên cứu đổi mới; ngoài ra, tại 50 bang ƣớc tính có tới 500 vƣờn ƣơm công nghệ, đƣợc xây dựng chủ yếu tại các trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu khoa học nhằm thƣơng mại hoá các công trìnhh nghiên cứu khoa học. Tại Đài Loan, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo “ Sự thần kỳ Đông á” đã cho rằng chính sách DNVVN của Đài Loan là chính sách DNVVN tốt nhất trong khu vực Đông á. Hệ thống chính sách và biện pháp trợ giúp DNVVN tƣơng đối toàn diện và có tính ổn định cao, đƣợc thể chế bằng văn bản “đại cƣơng các chính sách và biện pháp nhằm vào các DNVVN” do Cục quản lý DNVVN ban hành, trong đố tập trung vào 3 nhóm lớn: (1) Xây dựng môi trƣờng kinh doanh tối ƣu, (2) Thúc đẩy sự hợp tác, và (3) thúc đẩy sự tăng trƣởng độc lập của các DNVVN. Tại Việt Nam, sự mở cửa từng bƣớc của thể chế, chính sách đã đem lại màu sắc mới cho sự phát triển doanh nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2000, sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đã có trên 14.000 doanh nghiệp mới đăng ký với số vốn lên đến 13.000 tỷ đồng, số doanh nghiệp mới đã tạo ra 300.000 chỗ làm, và đến tháng 10 – 2001 cả nƣớc đã có hơn 23.000 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, với số vốn đăng ký hơn 25.000 tỷ đồng [4], trong năm 2001, có hơn 18.000 doanh nghiệp mới thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc thành lập, với số vốn đăng ký 22.000 tỷ đồng, đƣa tổng đầu tƣ của khu vực kinh tế tƣ nhân cả năm thực hiện là 37.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2000. Tuy nhiên, từ phía Nhà nƣớc cũng còn không ít những trở ngại về thủ tục chính sách, kết quả điều tra cuộc điều tra về thái độ của xã hội đối với kinh doanh do Khoa Quản lý kinh tế học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy có 41,3% nhóm cán bộ nhân viên và 40,4% nhóm kinh doanh xấu ở nƣớc ta là do Nhà nƣớc. Trên cơ sở thực trạng DNVVN Việt Nam, việc tăng cƣờng hỗ trợ phát triển các DNVVN vẫn là một trong những ƣu điểm hàng đầu cần tập trung cụ thể. - Giảm gánh nặng hành chính đối với các DNVVN. - Tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các DNVVN. - Cần có chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển trong DNVVN. Theo báo cáo khảo sát của chƣơng trình phát triển dự án Mêkông (MPDF) thực hiện tháng 6 – 2001 [34] đối với các doanh nghiệp mới đăng ký tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong một số vấn đề chính: đảm bảo sự thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc lấy giấy chứng nhận đăng ký
  39. 32 và thủ tục hành chính tiếp theo nhƣ khắc dấu, lấy số mã thuế, mua hoá đơn chứng từ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các nguồn lực đầu vào trong đầu tƣ và sản xuất kinh doanh (đất đai, hạ tầng, tín dụng, thiết bị công nghệ, thông tin về pháp luật, chính sách mới và thông tin thị trƣờng ) tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân trong việc tiếp cận các cơ hội thị trƣờng; tạo cơ chế giúp các doanh nghiệp đƣợc hƣởng ƣu đãi theo luật khuyến khích đầu tƣ, tạo cơ chế khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền và cán bộ các cơ quan này trong việc hƣớng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp; đồng thời ngăn chặn và xử lý các hành vi cửa quyền, tham nhũng của các cán bộ địa phƣơng, có những tác động khích lệ tinh thần kinh doanh và khuyến khích các doanh nghiệp có tinh thần kinh doanh. Ba là, các DNVVN phải không ngừng phát huy nội lực của mình, kiểm soát tốt chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Yếu tố này đƣợc nhiều nhà kinh tế theo “quan điểm về nguồn lực” cho là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất vì mặc dù với những biến thiên từ bên ngoài tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đến bao nhiều thì khả năng thích ứng với môi trƣờng cũng do những nhân tố nội lực của các DNVVN để phát triển chiến lƣợc cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải tự nhìn lại xem họ là ai? Họ đang làm gì? đang phục vụ ai? Sức khoẻ/bệnh tật của họ nhƣ thế nào? và họ đang muốn đi đến đâu? những rào cản nào có thể gặp phải trên đƣờng đi, có những cách nào để vƣợt qua những rào cản đó Trong các lĩnh vực khác nhau, những vƣớng mắc mà các DNVVN phải đối mặt cũng có nhiều giác độ khác nhau, nhƣ trong việc tăng vƣờng xuất khẩu, đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nâng cấp, thay đổi cơ cấu ngành hàng, phát triển và mở rộng kinh doanh. DNVVN của các nƣớc công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ tiên tiến, thƣờng lo lắng nhiều đến vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động xuất khẩu, trong khi DNVVN của các nƣớc đang phát triển thƣờng quan tâm nhiều hơn đến việc thiếu thông tin, định hƣớng và kinh nghiệm về thƣơng mại và đầu tƣ ra nƣớc ngoài, ngoài ra còn có vấn đề thiếu lao động có đủ trình độ kỹ năng và ít có khả năng tiếp cận các khoản vay làm giảm khả năng đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các DNVVN.
  40. 33 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA DNVVN Ở VIỆT NAM 2.1.1. Tình hình hoạt động của các DNVVN ở Việt Nam Nghị định của Chính phủ “về trợ giúp phát triển DNVVN“ số 90/2001/NĐ-CP ban hành thực hiện thống nhất ngày 23/11/2001 [35], định nghĩa DNVVN là “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của ngành, địa phƣơng, hai tiêu chí có thể linh hoạt áp dụng đồng thời hoặc một trong hai chỉ tiêu trên “ Điều 3, định nghĩa DNVVN). Trƣớc đó tiêu chí về DNVVN chƣa có quy định thống nhất nên các Bộ, ngành và các tổ chức khác thƣờng tự đặt ra các tiêu thức để phân loại. Ngày 20-6-1998 Thủ tƣớng Chính phủ quy định tạm thời DNVVN với hai tiêu thức, vốn điều lệ dƣới 5 tỷ động và số lao động bình quân hàng năm dƣới 200 ngƣời. Với sự thống nhất mới trong Nghị định của Chính phủ, hệ thống các DNVVN tại Việt Nam chủ yếu bao gồm; các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nƣớc, các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3-2-2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Việc định nghĩa một cách rõ ràng DNVVN là cơ sở tích cực cho việc xây dựng chính sách trợ giúp phát triển từ phía Chính phủ, đánh giá đẩy đủ vai trò của DNVVN, nhìn nhận sự cống hiến tích cực của các doanh gia trong tiến trình tăng trƣởng của kinh tế quốc gia. Đối với một số quốc gia khác trong khu vực APEC tiêu chí đƣợc sử dụng để sắp xếp và phân loại DNVVN cũng không hoàn toàn đồng nhất. (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Các chỉ số xác định DNVVN của các nước Năng Vốn Các nước và vùng lãnh Số lao Tổng Doanh lực Thu nhập đầu thổ/nền kinh tế động tài sản thu sản bình quân tư xuất Ôxtrâylia Brunây Canada Chilê CHND Trung Hoa
  41. 34 Hồng Kông Inđônêxia Nhật Bản CHND Triều Tiên Malaixia Mêhicô Niu Dilân Pêru Philippin Nga Xingapo Đài Loan Thái Lan Hoa Kỳ Việt Nam Nguồn Profiles SMES in APEC (1998) Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tiến hành trên quy mô toàn quốc thời điểm 1-4-2001 [24], trong tổng số 39.762 doanh nghiệp (chƣa bao gồm các doanh nghiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thuộc các ngành nông, lâm, thuỷ sản) có hơn 90% doanh nghiệp là DNVVN. Cụ thể nếu tính riêng theo tiêu chí nguồn vốn có 33.844 doanh nghiệp (85,11%), theo số lƣợng lao động có khoảng 37.500 doanh nghiệp (95%) là DNVVN. Các số liệu trên còn chƣa tính đến khoảng 2 triệu hộ và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ban hành ngày 2-3-1992, chủ yếu là các doanh nghiệp rất nhỏ, có số vốn dƣới 1 tỷ đồng và số lao động dƣới 50 ngƣời trong sản xuất công nghiệp và dƣới 30 ngƣời trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ. 1% 4% 7% 10% 200 tû 78% Hình 2.1: Cơ cấu các doanh nghiệp phân theo quy mô vốn
  42. 35 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2002): Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 1- 4-2001 Xét về lĩnh vực kinh doanh, 43,67% DNVVN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng nghiệp, sửa chữa; 26,12% trong công nghiệp chế biến, gần 10% trong lĩnh vực xây dựng, 4,8%: nhà hàng, khách sạn, 4,5%: vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; 3,5%: kinh doanh bất động sản và dịch vụ tƣ vấn; 2,59%: tài chính tín dụng ; 2,24%: nông, lâm thuỷ sản; 1,1%: khai thác mỏ; hơn 1% hoạt động trong các ngành khác. Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô vốn Đơn vị: Doanh nghiệp và % Loại hình doanh Tổng số 200 tỷ nghiệp Tổng số 39.762 31.130 2.714 3.939 1.494 485 100% 78,28% 6,83% 9.91% 3,76% 1,22% 1.Khu vực kinh tế 38,233 30.943 2.525 3.355 1.150 260 trong nước (96,15%) (77,82%) (6,35%) (8,44%) (2,89%) (0,65%) a.Doanh nghiệp 100% 5.531 1.492 888 2.002 933 216 vốn nhà nƣớc -Doanh nghiệp nhà 1.877 178 201 797 557 144 nƣớc trung ƣơng -Doanh nghiệp nhà 3.654 1314 687 1.205 376 72 nƣớc đa phƣơng b.Doanh nghiệp ngoài 32.702 29.451 1.637 1.353 217 44 quốc doanh Hợp tác xã 3.187 2.873 180 121 12 1 Doanh nghiệp tƣ nhân 18.226 17.778 300 137 11 - Công ty hợp doanh - 3 1 - - - Công ty TNHH 10.485 8.418 1.012 911 128 16 Công ty cổ phần có vốn 368 117 84 110 44 13 NN Công ty cổ phần không 432 262 60 74 22 14 có vốn nhà nƣớc 2. Khu vực có vốn 1.529 187 189 584 334 325 đầu tư nước ngoài (3,85%) (0,47%) (0,48%) (1,47%) (0,87%) (0,82%) Nguồn: Tổng cục Thống kê (2002): Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 1-4-2001
  43. 36 Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động Đơn vị: Doanh nghiệp và % 200-499 500 Loại hình doanh nghiệp Tổng số lao lao động lao động lao động động Tổng số 39.762 30.731 5.554 2.149 1.328 100% 77,29% 13,97% 5,04% 3,34% 1.Khu vực kinh tế trong 38,233 30.038 4,977 1.859 1.159 nƣớc (96,15%) (75,54%) (12,52%) (4,68%) (2,91%) a Doanh nghiệp nhà nƣớc 5.531 1.120 2.237 1.276 898 b Doanh nghiệp ngoài 32.072 29118 2740 583 261 quốc doanh 2 Khu vực có vốn đầu tƣ 1.529 493 577 290 169 nƣớc ngoài (3,85%) (1,24%) (1,45%) (0,73%) (0,43%) Nguồn: Tổng cục Thống kê (2002): Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 1-4-2001 Các DNVVN phân bố tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (55%), đồng bằng Sông Hồng (18,1%), duyên hải miền Trung (10,1%). Theo số liệu thống kê đến ngày 1-4-2001, trong tổng số 32.702 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm 18.226 doanh nghiệp tƣ nhân, 10.465 công ty nhà nƣớc, 432 công ty cổ phần không có vốn của nhà nƣớc và 3.187 hợp tác xã) 98,32% là DNVVN. Đối với hệ thống các doanh nghiệp nhà nƣớc, cả nƣớc có 5.531 doanh nghiệp nhà nƣớc với tổng nguồn vốn tính đến thời điểm 31-12-2000 là 500.664.523 triệu đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 147.437.837 triệu đồng, số doanh nghiệp nhà nƣớc có vốn dƣới 10 tỷ đồng chiếm 43,02% tại một số tỉnh doanh nghiệp có vốn dƣới 10 tỷ chiến trên 90%, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thƣơng mại, du lịch. Hình ảnh rõ nét chứng minh sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó tỷ trọng DNVVN chiếm đa số, đƣợc phản ánh qua giá trị sản xuất công nghiệp, một bộ phận tạo ra xƣơng sống và những nền tảng giá trị căn bản trong nền kinh tế (xem bảng 2.4).
  44. 37 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế tính theo giá thực tế 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số (tỷ đồng ) 149.432,5 180,.428,9 208.676,8 244.137,5 299.882,2 391.047,6 Kinh tế trong nƣớc 109.843,3 128.041,2 139.320,0 151.076,1 176.684,3 227.913,1 Doanh nghiệp nhà 74.161,1 85.290,3 94.727,4 97.472,1 108.617,0 120.891,9 nƣớc Doanh nghiệp 35.682,2 42.750,9 44.592,6 53.640,0 63.663,9 107.021,2 ngoài quốc doanh Kinh tế có vốn 123.197, 39.589,2 52.387,7 69.356,8 93.061,4 163.134,5 đầu tƣ nhà nƣớc 9 Cơ cấu % Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% Kinh tế trong 73,5 71,0 66,9 61,9 55,7 57,3 nước Doanh nghiệp nhà 49,6 47,3 45,4 39,9 32,2 30,9 nƣớc Ngoài quốc doanh 23,9 23,7 21,4 22,0 23,5 27,4 Kinh tế có vốn đầu tư nước 26,5 29,0 33,2 38,1 44,3 41,7 ngoài Nguồn: Niên giám Thống kê 2001, 2002, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2002,2003. Tuy nhiên điều đáng để biện giải nhiều hơn đằng sau việc phân định lƣợng tƣơng đối các loại hình doanh nghiệp là nhận định vai trò tầm quan trọng của chúng trong việc đóng góp vào sự phồn vinh của quốc gia nhằm hình thành và phát triển môi trƣờng kinh doanh hợp lý, cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế, kết hợp với các chính sách khuyến khích trợ giúp thoả đáng, tạo điều kiện cho mọi nguồn lực phát huy đƣợc sức mạnh tiềm nằng của chúng. 2.1.2. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam Chiếm tỷ trọng khoản hơn 90% tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam, với sự đa dạng về thành phần sở hữu, loại hình DNVVN đã đóng góp đáng kể vào thành công trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định an ninh chính trị- kinh tế - xã hội.
  45. 38 Bảng 2.5: Tổng sản phẩm và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành và phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng và % 1997 1998 1999 2000 2001 2002 313.623 361.016 399.942 441.646 481.295 536.098 Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% Kinh tế nhà nƣớc 126 970 144 406 154 927 170 141 184 836 205 379 40,48 40,00 38,74 (38,53) (38,40) (38,31) Kinh tế tập thể 27 946 32 131 35347 37 907 38 781 42 807 8,91 8,90 8,84 (8,58) (8,-6) (7,89) Kinh tế tƣ nhân 10 590 12 325 13 461 14 943 17 942 21 089 3,38 3,41 3,37 (3,38) (3,73) (3,93) Kinh tế cá thể 107 632 122 138 131 706 142 705 153123 168426 34,32 33,83 32,93 (32,31) (31,84) (31,42) Kinh tế hỗn hợp 12 035 13 802 15 543 17 324 20 301 23 879 3,84 3,83 3,89 (3,92) (4,22) (4,45) Kinh tế có vốn đầu 28 450 36 412 48 958 58 628 66 212 74 518 tƣ NN 9,07 10,03 12,24 (13,28) (13,75) (13,91) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2001-2002, Niên giám Thống kê, 2001- 2002 Theo tiêu chí vốn, tỷ trọng DNVVN trong các loại hình doanh nghiệp chiếm hơn 95% trong số doanh nghiệp ngoài quốc doanh (99,19% doanh nghiệp tƣ nhân; 95,54% HTX; 89,93% công ty TNHH; 74,54% công ty CP không có vốn của nhà nƣớc; 54,61% công ty cổ phần có vốn của nhà nƣớc) 87,53% doanh nghiệp nhà nƣớc. Với đặc trƣng gọn nhẹ, năng động, các DNVVN có một số ƣu thế rõ rệt Theo số liệu tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tƣ [17], tỷ trong GDP của khu vực ngoài quốc doanh trong toàn bộ nền kinh tế chiếm khoảng 65%, trong đó khu vực cá thể không đăng ký kinh doanh (chủ yếu là cá thể và hộ gia đình trong các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp) chiếm khoảng 28,4%, do vậy tỷ trọng GDP của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký kinh doanh theo luật khảong 36,6% trong đó DNVVN đóng góp khoảng 19, trong tỷ trọng GDP của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc (khoảng 35%) khu vực DNVVN chiếm khoảng 1/5; khu vực DNVVN tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp hàng năm. Khu vực ngoài quốc doanh (trong đố đại bộ phận là DNVVN) chiếm tới 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hoá, sản xuất ra 100% sản lƣợng của một số loại sản phẩm công nghiệp nhƣ đồ mộc, mây tren đan, thủ công mỹ nghệ.
  46. 39 Thực tế cho thấy, các DNVVN có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá, đa dạng phù hợp với quy mô và dung lƣợng thị trƣờng phân tán; có khả năng giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, khai thách các nguồn nguyên liệu địa phƣơng, đóng góp đáng kể vào nỗ lực cân đối phát triển phân bổ lao động đặc biệt là lao động nông nhàn, đƣa các hình thái sản xuất công nghiệp tới nhiều vùng dân cƣ khác nhau, góp phần giảm bớt khoảng cách chênh lệch khu vực, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Sự phát triển của các DNVVN thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và đa dạng hoá ngành nghề góp phần duy trì và phát triển các làng nghề thủ công, gìn giữ giá trị văn hoá dân tộc, đồng htời tạo điều kiện xây dựng và rèn luyện một đội ngũ doanh nhân mới thích ứng với kinh tế thị trƣờng. DNVVN nhà nƣớc, theo số liệu thống kê năm 2000 cho thấy, số doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng chiến 20%, vốn 5-10 tỷ đồng chiếm 15%, vốn dƣới 5 tỷ đồng chiếm 65%, trong đó 26% có vốn dƣới 1 tỷ đồng, nhƣ vậy DNVVN trong hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm khoảng 80%. Trƣớc 1990, trong nền kinh tế tập trung, doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm đa số, gần nhƣ ở vị trí độc tôn và đảm bảo cung cấp, cân đối hầu hết các yêu cầu của xã hội, doanh nghiệp nhà nƣớc là lực lƣợng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát triển nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc, việc phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc rất đƣợc chú trọng. Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khu vực 100% vốn Khu vực có vốn đầu tư Nhà nước Khu NN Chỉ số Tiêu thức hiệu quả Chia ra vực Chia ra BQn Tổng Tổng DNNN DNNN NQD 100% Liên số số TW ĐP vốn NN doanh 1.Lao động bình 871 363 654 214 31 257 334 180 quân (ngƣời/DN ) 1.184 1.050 1.223 777,2 743,6 1.758 1.386 3.034 2.TNBQ 1000đ/tháng 23.46 103.7 253.7 26.76 3.615 157.5 104,40 142.2 3. Nguồn vốn BQ (triệu đồng/doanh thu) 1.858 67.39 130.84 34.79 6.252 105.7 69.690 151.8 4.Doanh thu thuần (trịêu đồng/DN) 994,1 2.955 7.211,9 768,6 61,22 13.85 -286,31 31.93 5.Lợi nhuận trƣớc thuế Nguån: Tæng côc Thèng kª- 2002
  47. 40 DNVVN khu vùc t• nh©n: ngµy 21-12-1990 Quèc héi th«ng qua LuËt c«ng ty vµ LuËt doanh nghiÖp vµ chÝnh thøc c«ng nhËn vÒ mÆt ph¸p lý khu vùc kinh tÕ t• nh©n nh• mét bé phËn cña nÒn kinh tÕ. Ngay sau ®ã, khu vùc kinh tÕ t• nh©n ®· ph¸t triÓn nhanh chãng, trong kho¶ng 8 n¨m thùc hiÖn hai luËt nµy, ®· cã h¬n 38.000 doanh nghiÖp ®•îc thµnh lËp vµ ®¨ng ký kinh doanh, tæng sè vèn ®¨ng ký kho¶ng 21.000 tû ®ång. Theo •íc tÝnh s¬ bé, trong kho¶ng thêi gian nµy, doanh nghiÖp t• nh©n vµ c«ng ty ®· t¹o ra ®•îc h¬n 500.000 chç lµm viÖc míi, hµng n¨m t¹o ra kho¶ng 8% GDP, cã ®ãng gãp kh«ng nhá vµo nguån thu cña ng©n s¸ch nhµ n•íc. T×nh h×nh cÊp ®¨ng ký kinh doanh cho khu vùc kinh tÕ ngoµi quèc doanh trªn toµn quèc lµ: 2.647 doanh nghiÖp víi tæng sè vèn ®¨ng ký 2.126,1 tû ®ång, trong ®ã 1.447 doanh nghiÖp t• nh©n víi sè vèn ®¨ng ký 580,8 tû ®ång, 1.100 c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n víi sè vèn ®¨ng ký 1.246,7 tû ®ång, 100 c«ng ty cæ phÇn víi sè vèn 298,5 tû ®ång t¨ng gÊp nhiÒu lÇn so víi cïng kú n¨m 1999. Trong giai ®o¹n tõ n¨m 19991 ®Õn n¨m 1997, quy m« vèn trung b×nh cñ c¸c doanh nghiÖp t• nh©n míi ®•îc thµnh lËp lµ 184 triÖu ®ång, c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n cã sè vèn trung b×nh: 920 trÞªu ®ång, c«ng ty cæ phÇn: 17,5 tû ®ång, trong khi doanh nghiÖp nhµ n•íc cã sè vèn b×nh qu©n kho¶ng 15,9 tû ®ång. Bảng 2.7: Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Đơn vị: số cơ sở 1997 1998 1999 2000 Tổng số 615.296 590.246 615.453 625.272 Công nghiệp khai thác 31.205 28.966 29.602 26.280 Công nghiệp chế biến 583.830 560.798 585.427 625.487 Sản xuất và phân phối điện, 261 482 424 505 khí đốt và nƣớc Nguồn: Tổng cục Thống kê 2002, Niên giám Thống kê 2001 Bảng 2.8: Vốn đầu tư toàn xã hội Đơn vị: tỷ đồng 1995 1999 2000 2001 2002 Tổng số 72.447,0 131.170,9 145.333.0 163.543,0 183.800,0 1.Khu vực KTNN 30.447,0 76.958,1 83.567,0 95.020,0 103.300,0 2.Khu vực 20.000,0 31.542,0 34.593,7 38.512,0 46.500,0 NQDoanh 3. Khu vực ĐTNN 22.000,0 22.670,8 27.171,8 30.011,0 34.000,0 Nguồn: Niên giám Thống kê 2002 Số liệu thống kê về tổng sản phẩm trong nƣớc (theo giá hiện hành và phân theo thành phần kinh tế) và mức đóng góp đầu tƣ của các thành phần kinh tế đã minh chứng
  48. 41 thêm về vai trò và sự đóng góp của các loại hình doanh nghiệp trong đó tỷ trọng DNVVN chiếm đa số, đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam 2000 62 20 19 1999 62 20 18 1998 54 21 25 1997 48 21 31 1995 38 30 32 0 20 40 60 80 100 120 vèn nhµ n•íc Vèn ngoµi quèc doanh Vèn ®Çu t• n•íc ngoµi Hình 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2.2. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DNVVN Ở VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam Mọi tƣ duy đều hƣớng đến tiêu điểm là nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp với những chỉ số cơ bản dƣới dạng chỉ tiêu định tính và định lƣợng, thể hiện chủ yếu thông qua: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, uy tín nhãn hiệu, khả năng điều chỉnh giá, mức quản lý giá (mức độ hạ thấp giá, khả năng điều chỉnh giá, mức chiết khấu và tính phân tán trong chính sách phân hoá giá ) mức độ ràng buộc và liên kết trong hệ thống phân phối tiêu thụ hàng hoá, hiệu quả của hoạt động quảng cáo và xúc tiến thƣơng mại, trình độ công nghệ, độ rộng của các cấp độ chất lƣợng sản phẩm tƣơng thích với các mức giá, tính phong phú của hàng hoá, chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ, độ nhạy cảm với thị trƣờng của đội ngũ cán bộ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm luôn đƣợc xem xét phân tích trong mối quan hệ thuộc ngành. Theo điều tra do tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Viện chiến lƣợc phát triển (DSI) thuộc bộ kế hoạch và đầu tƣ, thực hiện tháng 4-1998 [26,27] đã cho thấy vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam (tính theo ngành).