Luận văn Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định basel ii và việc áp dụng tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định basel ii và việc áp dụng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_chuan_muc_quan_tri_rui_ro_trong_hoat_dong_kinh_doan.pdf
Nội dung text: Luận văn Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo hiệp định basel ii và việc áp dụng tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN ANH TUẤN CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI, 2006
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN ANH TUẤN CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Nguyễn Thị Quy HÀ NỘI, 2006
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, học viên đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Đặc biệt, học viên nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.,TS. Nguyễn Thị Quy. Nhân dịp này, cho phép học viên được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS., TS. Nguyễn Thị Quy và các thầy cô trong khoa Sau đại học. Đồng thời, học viên cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam, Vụ Chiến lược Phát triển NH - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ về tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Nguyễn Anh Tuấn Học viên lớp Cao học 10 Trường ĐH Ngoại thương
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ASEAN Association of South East Asia Nations BAI Basic Indicator Approach BCBS Basel Committee on Banking Supervision BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIS Bank for International Settlement CAR Capital Adequacy Ratio CRC Credit Risk Capital EL Expected Loss FSI Financial Stability Institute HĐQT Hội đồng quản trị Incombank Ngân hàng Công thương Việt Nam IRB Internal Rating-based Approch KPI Key Performance Indexes MRC Maket Risk Capital NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước ORC Operational Risk Capital SA Standardised Approach Sacombank Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín TCTD Tổ chức tín dụng TSC/TSN Tài sản có/Tài sản nợ UL Unexpected Loss VAR Value At Risk Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam WTO World Trade Center
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Phân loại Tài sản có và trọng số rủi ro tín dụng 18 Bảng 1.2: Bê-ta – Tỷ lệ bình quân ngành mức yêu cầu vốn tối thiểu so với thu nhập theo nhóm hoạt động kinh doanh 28 Bảng 1.3: Tỷ lệ quy đinh vốn an toàn đặc thù 30 Bảng 2.1: Lộ trình áp dụng Hiệp định Basel II 37 Bảng 2.2: Kế hoạch áp dụng Basel II tại các nước ngoài G10 – Tỷ lệ % tổng tài sản có trong ngành ngân hàng sẽ được áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II 38 Bảng 2.3: Mạng lưới của các NHTM nhà nước 41 Bảng 2.4: Độ sâu tài chính của Việt Nam, 1991 – 2005 42 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM Việt Nam 43 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam 44 Bảng 2.7: Biến động tỷ giá VND/USD trong giai đoạn 2000-2005 46 Bảng 2.8: Tỷ lệ trích lập DPRR theo từng nhóm nợ 55 Bảng 2.9: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTMNN 57 Bảng 3.1: Hệ số tín nhiệm của một số NHTM lớn của Việt Nam theo tổ chức Fitch Ratings 72 Bảng 3.2: Áp dông c¸c néi dung cña HiÖp ®Þnh Basel vµo c«ng t¸c qu¶n trÞ rñi ro trong NHTM ViÖt Nam 73 Bảng 3.3: Yêu cầu tăng, bổ sung vốn cho các NHTM nhà nước 83
- DANH MỤC HÌNH VẼ – BIỂU ĐỒ Hình vẽ – Biểu đồ Trang Hình 1.1: Rủi ro càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng cao 7 Hình 1.2: Các cấu phần của Hiệp định Basel II 15 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng cho vay nền kinh tế 43 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2000-2004 58 Hình 3.1: Quy trình xử lý giao dịch cho vay với sự tách bạch chức năng, nhiệm vụ 87
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành tài chính – ngân hàng đƣợc coi là mạch máu của nền kinh tế. Nó giúp lƣu thông vốn trong sản xuất, kinh doanh; đƣa vốn đầu tƣ từ những nơi nhàn rỗi tới những nơi thiếu vốn để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Dịch vụ tài chính ngân hàng cũng là chất bôi trơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Qua hơn 15 năm phát triển và trƣởng thành (tính từ thời điểm ngành ngân hàng đƣợc chính thức chia làm 2 cấp theo Pháp lệnh Ngân hàng nhà nƣớc và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính ban hành năm 1990), ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã có sự trƣởng thành và phát triển cả về lƣợng và chất. Tuy nhiên, theo đánh giá của WB, IMF và kể cả những tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên thế giới về ngành ngân hàng Việt Nam, năng lực quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng của hầu hết các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam là từ yếu đến rất yếu, dẫn đến mức độ tổn thất cao, không phát huy hết chức năng và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Do vậy, một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại cũng nhƣ trong thời gian tới là phải phát triển đƣợc những khuôn khổ quản trị rủi ro có hiệu quả. Hiệp định Basel II là thoả thuận về một cơ chế quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của hệ thống NHTM nhằm mục đích quản trị rủi ro, ổn định thị trƣờng tài chính do Ngân hàng Thanh toán quốc tế – Bank for International Settlement (BIS) ban hành. Basel II đƣa ra một loạt các chuẩn mực tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR – Capital Adequacy Ratio), chuẩn mực quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi ro tác nghiệp và cơ chế giám sát. Mặc dù đến cuối năm 2006, Basel II mới chính thức đƣợc áp dụng trong khuôn khổ 13 nƣớc phát triển thành viên, nhƣng do những lợi ích mà các chuẩn mực này mang lại, một loạt các nƣớc không phải thành viên của BIS cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển đã bắt đầu nghiên cứu và áp dụng. Hơn nữa, cho dù Basel II có vẻ thiên nhiều về chuẩn mực quản trị ngân hàng đứng trên khía cạnh của đơn vị quản lý chính sách tiền tệ (nhƣ FED của
- 2 Mỹ hay NHNNVN của Việt Nam), những gợi ý mà nó đem lại cũng rất có giá trị đối với NHTM trong quản trị rủi ro. Các NHTM Việt Nam cần chủ động nghiên cứu các chuẩn mực và nội dung của Hiệp định Basel II để tiến tới triển khai thực tế, đáp ứng các yêu cầu về an toàn hoạt động NHTM của NHNN Việt Nam đặt ra. Đó chính là lý do đề tài “Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM theo Hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam” đƣợc lựa chọn nghiên cứu và trình bày. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị NHTM nói chung và tăng cƣờng năng lực quản trị NHTM ở Việt Nam. Các nghiên cứu này hoặc đƣợc trình bày thành một hoặc một vài chƣơng mục trong những sách về quản trị NHTM nhƣ cuốn Quản trị ngân hàng thương mại (PGS. TS. Lê Văn Tề, NXB Đại học kinh tế TP HCM), Ngân hàng thương mại (Edward W. Reed, Edward K. Gill, 4th Edition, US Prentice Hall – Bản dịch, NXB Thống Kê 2004), Ngân hàng thương mại (Peter S. Rose, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Tài chính 2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Học viện ngân hàng, NXB Thống kê 2001) hoặc đƣợc đăng tải trên nhiều bài báo và bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí ngân hàng (NHNNVN), Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ (Hiệp hội NHVN). Gần đây, một tài liệu xuất bản bằng tiếng Việt có thể coi là trình bày đầy đủ nhất (so với các tài liệu tiếng Việt khác) về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM là cuốn Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng (PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005). Tuy nhiên, những nghiên cứu về Hiệp định Basel II và ý nghĩa ứng dụng của Hiệp định này trong quản trị NHTM còn rất ít. Có một vài bài viết giới thiệu về sự ra đời của Hiệp định vốn nhƣ Basel II sẽ làm khó dòng vốn vào Việt Nam của tác giả Hồng Phúc đăng trên website www.vnn.vn, Chưa có lộ trình áp dụng Basel II cho ngân hàng của tác giả Song Linh trên website www.vnexpress.net, Những thách thức từ Basel II đối với ngành ngân hàng trên website
- 3 www.vneconomy.com. Các nghiên cứu trên mới chỉ sơ khảo phần nào về nội dung của Hiệp định vốn Basel II, do tính mới mẻ của Hiệp định này. Hiện tại, Vụ Chiến lƣợc phát triển ngân hàng, NHNNVN đang chủ trì đề tài cấp ngành Các điều kiện cho ngân hàng Việt Nam áp dụng Hiệp định Basel II, dự kiến đến cuối năm 2006 sẽ nghiệm thu. Do vậy, có thể khẳng định đây là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống về các nội dung của Hiệp định vốn Basel II với ý nghĩa là những chỉ dẫn trong quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM và khả năng áp dụng các chỉ dẫn này vào thực tiễn quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tìm hiểu về các nội dung trong Hiệp định Basel II với tƣ cách là chuẩn mực về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM, luận văn phân tích khả năng và chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel II tại các NHTM Việt Nam. Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong các NHTM Việt Nam dựa trên các nội dung của Hiệp định Basel II trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành tài chính-ngân hàng Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: Làm rõ các vấn đề chung, cơ bản về ngân hàng thƣơng mại, rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM. Trình bày các nội dung của Hiệp định Basel II với ý nghĩa là các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM và tình hình áp dụng trên thế giới. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
- 4 Phân tích khả năng áp dụng và đề xuất một số giải pháp ở cấp vĩ mô và vi mô nhằm tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam theo các chỉ dẫn của Hiệp định Basel II. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các chuẩn mực và thực tiễn công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn xung quanh những chuẩn mực quản trị rủi ro đƣợc nêu trong Hiệp định vốn Basel II và thực tiễn công tác quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức có hệ thống ngân hàng hai cấp đến nay (1988). 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu biện chứng Mác-Lê nin kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn cũng vận dụng các quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nƣớc ta về hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lƣợc phát triển ngành tài chính ngân hàng nằm trong chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, điều tra – thống kê, phƣơng pháp chuyên gia 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng: Chương I: Những vấn đề chung về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM và Hiệp định vốn Basel II Chương II: Tình hình áp dụng Hiệp định Basel II tại một số nƣớc trên thế giới và thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam Chương III: Khả năng áp dụng Hiệp định Basel II vào quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam và các giải pháp thực hiện
- 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HIỆP ĐỊNH BASEL II 1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại và Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM a. Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế. Nó đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau, nhƣng lý do quan trọng nhất là loại hàng hoá chủ yếu mà nó kinh doanh là loại hàng hoá đặc biệt: tiền tệ. Trong các ngôn ngữ các nƣớc phƣơng Tây, từ Banque trong tiếng Pháp cổ và Banca trong tiếng Ý có nghĩa là “cái ghế dài” hay “bàn của ngƣời đổi tiền”, dùng để chỉ nơi để đổi tiền, thƣờng có bàn đổi tiền và ghế cho khách hàng ngồi trong cửa hiệu tại các trung tâm thƣơng mại [15]. Trong nghĩa Hán Việt, bản thân từ “Ngân hàng” cũng đã nói lên một cách rõ ràng loại hàng hoá mà loại hình tổ chức này kinh doanh là tiền tệ (ngân). Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng đƣợc gọi là một loại trung gian tài chính theo nghĩa là đơn vị chuyển những khoản tiết kiệm của tổ chức, cá nhân (có tiền nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian gửi vào ngân hàng để sinh lời hoặc vì mục đích an toàn hoặc để sử dụng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng khác) sang cho các cá nhân, đơn vị cần tiền để hoạt động. Trong nỗ lực xây dựng một khuôn khổ chung cho quản trị hoạt động ngân hàng thƣơng mại, dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại đang đƣợc Chính phủ xây dựng đƣa ra một định nghĩa khái quát về
- 6 ngân hàng thƣơng mại với nền tảng dựa trên Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2003 nhƣ sau: “Ngân hàng thương mại là các ngân hàng được thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan khác vì mục tiêu tạo ra lợi nhuận khác” [9]. Và để phân loại, dự thảo này quy định “Ngân hàng thƣơng mại gồm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại cổ phần và ngân hàng trách nhiệm hữu hạn”. b) Hoạt động kinh doanh của NHTM Tuỳ vào luật pháp của từng quốc gia và theo từng thời kỳ, NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục đích chủ yếu là tạo ra lợi nhuận. Một cách tổng quát, hoạt động kinh doanh của NHTM là việc cung cấp các “dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về tài chính của khách hàng gồm” [16]: - Dịch vụ tiền gửi và tiết kiệm - Cho vay và đầu tƣ dự án - Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán - Các dịch vụ tài chính và tƣ vấn - Các dịch vụ ngân hàng quốc tế 1.1.1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Có nhiều định nghĩa về rủi ro khác nhau. Đồng thời với nó có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau. Thuật ngữ “rủi ro” (risk) trong kinh tế học và kinh doanh đã đƣợc đƣa ra từ lâu nhƣng cho đến gần đây, với sự phát triển của các ngành khoa học kinh tế lƣợng và các môn giúp lƣợng hoá các biến ngẫu nhiên trong hoạt động kinh tế và kinh doanh, “rủi ro” mới trở thành một đối tƣợng của nghiên cứu và kinh doanh. Nhìn chung, rủi ro là những vận động không lƣờng trƣớc đƣợc của sự vật, hiện tƣợng và nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời. Tính “không lƣờng trƣớc đƣợc” có thể theo nghĩa khả năng xảy ra, diễn biến và mức độ. Rủi ro thƣờng gắn với tổn thất.
- 7 Dƣới góc độ hoạt động kinh doanh của NHTM, rủi ro đƣợc định nghĩa là những sự thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản (gồm tài sản có và tài sản nợ) và các nghĩa vụ khác.[5] Các phƣơng châm quản trị rủi ro hiện đại đƣợc xây dựng trên cơ sở “Không có rủi ro thì không có lợi nhuận”, và “Rủi ro là cái để quản lý, chứ không phải để tránh”. Thẩm định tín dụng Rủi ro Phân tích khoản Hình 1.1: Rủi ro càng lớn thì tỷ suất lợi nhuvayậ n càng cao 1.1.1.3 Phân loại rủi ro trong hoạt động NHTM Tất cả các mặt hoạt động của NHTM đều chứa đựng rủi ro, hay những yếu tố không lƣờng trƣớc đƣợc có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng. Có nhiều cách phân loại rủi ro. Một trong những cách phân loại thông dụng là phân loại thành rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp và rủi ro khác.[5] (a) Rủi ro tín dụng Là rủi ro phát sinh khi khách hàng vay không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo quy định của hợp đồng tín dụng hoặc các loại thoả thuận khác phát sinh nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. (b) Rủi ro thị trƣờng Là rủi ro phát sinh do biến động của các yếu tố thị trƣờng gây tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng. Các yếu tố thị trƣờng thƣờng là lãi suất và tỷ giá (do vậy, trong nhiều công trình nghiên cứu còn chia thành rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá). (c) Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản chia thành 2 loại: rủi ro thanh khoản của tài sản và rủi ro thanh khoản về vốn. Rủi ro thanh khoản của tài sản phát sinh do tính thanh khoản của tài sản (tài sản có, tài sản nợ) không thể thực hiện đƣợc trong điều kiện nhất
- 8 định (ví dụ: tài sản cầm cố, thế chấp là bất động sản; trái phiếu kỳ hạn dài ). Rủi ro thanh khoản về vốn phát sinh khi doanh nghiệp mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán và phải nhƣợng bán lại các tài sản đầu tƣ với giá thấp hơn giá thị trƣờng hoặc giá dự kiến (ví dụ hoạt động chiết khấu trái phiếu của NHTM cho NHTW khi thiếu vốn tiền mặt). (d) Rủi ro tác nghiệp Là rủi ro phát sinh do chính con ngƣời gây ra hoặc sự cố kỹ thuật, máy móc xảy ra hoặc do quy trình, quy chế, cơ chế không đầy đủ, có sơ hở gây ra tổn thất cho ngân hàng. (e) Các loại rủi ro khác Tuỳ vào mục đích quản lý mà ngân hàng có thể xác định các loại rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh của mình nhƣ: rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng, rủi ro đạo đức Trong quản trị ngân hàng hiện đại, các NHTM lớn gần đây đã bắt đầu chú ý đến 1 loại rủi ro mới là rủi ro tập trung tín dụng (credit concentration risk) trong điều kiện hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) đang diễn ra mạnh mẽ. 1.1.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM 1.1.2.1 Nội dung công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM Quản trị rủi ro là một bộ phận trong công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của NHTM. Quản trị rủi ro có 2 nội dung chủ yếu: (a) Đánh giá rủi ro và dự tính tổn thất NHTM phải đánh giá đƣợc mức độ rủi ro cũng nhƣ các đặc điểm rủi ro mà ngân hàng mình đang có (thuật ngữ tiếng Anh là Risk profile, trong đó profile có nghĩa là bộ hồ sơ). Trƣớc hết, NHTM phải xác phân loại đƣợc những loại rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt, mức độ của mỗi loại rủi ro đấy. Để đánh giá đƣợc rủi ro của NHTM, một loạt các chỉ số thống kê và số học đƣợc xây dựng và sử dụng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. - Mức độ rủi ro (Exposure): là tổng giá trị tài sản có mà ngân hàng coi là có rủi ro. - Xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ (Probability of Default – PD): là tỷ lệ xác xuất khách hàng nắm giữ tài sản có của ngân hàng không trả đƣợc nợ
- 9 đúng hạn và đầy đủ. Tỷ lệ này đƣợc xác định đối với mỗi tài sản có trong danh mục đầu tƣ. Hiện tại, để tính đƣợc chỉ số này, ngân hàng phải sử dụng tổng thể kết quả tính toán và thống kê tỷ lệ tổn thất tín dụng của ngành và theo từng đối tƣợng khách hàng và đặc điểm của khoản cho vay. - Tổn thất trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ (Loss Given Default – LGD): là mức độ tổn thất đối với ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ. Một cách đơn giản, LGD đƣợc tính bằng trị giá khoản vay (gồm gốc + lãi + chi phí) trừ đi trị giá tài sản đảm bảo khoản vay. - Tổn thất dự kiến (Expected Loss – EL): là mức tổn thất mà ngân hàng có thể tính toán và dự tính trƣớc đƣợc tƣơng ứng với mỗi khoản mục trong danh mục đầu tƣ. Trong một số trƣờng hợp cụ thể, EL = LGD. - Tổn thất không dự kiến (Unexpected Loss – UL): là những tổn thất nằm ngoài dự kiến của ngân hàng khi tiến hành phê duyệt khoản vay. Ví dụ: những tổn thất liên quan đến rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá là những biến động của thị trƣờng trong tƣơng lai mà tại thời điểm bắt đầu khoản cho vay, ngân hàng không thể dự đoán trƣớc. - Giá trị rủi ro (Value At Risk – VAR): là một chỉ số lƣợng hoá thống kê giá trị thực tế của tài sản sau một khoảng thời gian với độ tin cậy xác định trƣớc (ví dụ: 95%, 99% ). - Các chỉ số khác. (b) Kiểm soát và Phòng ngừa rủi ro Rủi ro đƣợc kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống KSNB trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhƣng hiệu quả lại thấp, ngƣợc lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng có thể cao. Ban điều hành NHTM phải tìm ra sự cân bằng tối ƣu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp. NHTM thƣờng sử dụng một số phƣơng pháp phòng ngừa rủi ro nhƣ (1) dự phòng tổn thất tín dụng – loan loss reserves (provision); (2) vốn an toàn tối thiểu (Capital Adequacy); (3) phòng ngừa rủi ro (Risk Hedging); (4) các phƣơng pháp khác.
- 10 1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong quản trị rủi ro Theo thực tiễn quản trị rủi ro của các NHTM trên thế giới, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của 1 NHTM thƣờng thực hiện theo một số nguyên tắc chủ yếu sau: - Nguyên tắc chấp nhận rủi ro; - Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép; - Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; - Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập; - Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; - Nguyên tắc hiệu quả kinh tế; - Nguyên tắc hợp lý về thời gian; - Nguyên tắc phù hợp với chiến lƣợc chung của Ngân hàng; - Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép; Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong trình bày các nguyên tắc cơ bản trong quản trị rủi ro đối với ngân hàng thƣơng mại; PGS. TS. Nguyễn Thị Quy trong tác phẩm “Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2005 đƣa ra 16 nguyên tắc; Uỷ ban Basel (The Basel Committee) trong xuất bản có tên “The Core Principles for Effective Banking Supervision” (Những nguyên tắc cơ bản để Giám sát ngân hàng một cách hiệu quả) đƣa ra 26 nguyên tắc quản trị NHTM nói chung và quản trị rủi ro nói riêng. 1.1.2.3 Quy trình Quản trị rủi ro hoạt động NHTM [26] Tuỳ thuộc vào hồ sơ rủi ro của mình mà mỗi ngân hàng xây dựng một quy trình rủi ro phù hợp. Những ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp (ví dụ: không có hoạt động quốc tế), danh mục sản phẩm đơn giản có thể lựa chọn xây dựng cho mình một quy trình quản trị rủi ro ít tốn kém hơn các ngân hàng lớn hơn. Nhƣng tựu trung, một quy trình quản trị rủi ro của một NHTM thƣờng bao gồm những bƣớc sau: Bước 1: Xác định rủi ro và xây dựng hệ thống chính sách, quy chế, quy định Trong bƣớc này, NHTM cần thực hiện:
- 11 (a) Xác định chính sách rủi ro của ngân hàng: mức độ rủi ro mong muốn, chính sách và chiến lƣợc của ngân hàng về rủi ro. (b) Xây dựng chính sách tín dụng: quy định về thủ tục phê duyệt khoản vay và thẩm quyền phê duyệt (c) Xây dựng chính sách định giá (d) Đƣa ra những quy định về cơ chế rà soát và báo cáo (e) Các quy định về RAROC (Tỷ lệ sinh lời trên vốn đã điều chỉnh rủi ro) (f) Chính sách kế toán (g) Các quy định chung về rủi ro tác nghiệp. Bước 2: Phân tích rủi ro và lượng hoá rủi ro Tại bƣớc này, NHTM phải có sẵn hệ thống các chỉ tiêu thống kê và công cụ phân tích thống kê bên cạnh các cơ chế, chính sách quản trị rủi ro bên trên. Muốn thực hiện đƣợc việc phân tích và lƣợng hoá, NHTM phải có sẵn cơ sở dữ liệu đầy đủ làm nguyên liệu cho quá trình chạy các mô hình tính toán các chỉ số đo lƣờng rủi ro. Bước 3: Chấp nhận rủi ro, quản lý và báo cáo Bƣớc 3 là bƣớc NHTM căn cứ trên kết quả phân tích ở bƣớc 2 và đối chiếu với các cơ chế, chính sách tại bƣớc 1 quyết định sẽ tiến hành các loại giao dịch, hoạt động ngân hàng (ví dụ: cho vay, đầu tƣ, kinh doanh ngoại hối ). NHTM phải thực hiện các công việc sau (gọi là quy trình EMRC): Chấp nhận rủi ro (Empower): quyết định thực hiện giao dịch với các nội dung về trị giá, cơ cấu, các loại bảo đảm, mức giá (lãi suất) Theo dõi quản lý (Manage): liên tục phân tích các biến động liên quan đến rủi ro đã chấp nhận (thay đổi về lãi suất, cơ cấu, chuyển trạng thái ) Báo cáo (Report): hệ thống các loại báo cáo về Chỉ số hoạt động chủ yếu (KPI – Key Performance Indexes) nhƣ RORAC, VAR, rủi ro tập trung hoá (concentration risk – khi mức độ rủi ro chiếm phần lớn so với vốn tự có của NHTM) Kiểm soát (Control): kiểm soát việc tuân thủ và phù hợp với các quy chế, cơ chế, quy trình, pháp luật, quy định
- 12 1.2 HIỆP ĐỊNH BASEL II VÀ CÁC CHỈ DẪN VỀ CHUẨN MỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.2.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp định Basel II 1.2.1.1 Uỷ ban Basel (The Basel Committee) Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tài chính quốc tế, tác động từ những vụ việc và sự sụp đổ của một hoặc một vài ngân hàng hoạt động quốc tế (international bank) mang tính lan truyền mạnh mẽ ảnh hƣởng tới ngành tài chính ngân hàng của không chỉ nƣớc của ngân hàng đó, mà thƣờng có tác động lan truyền. Nhằm ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu, đặc biệt là sau sự sụp đổ của ngân hàng Bankhaus Herstatt của Tây Đức vào năm 1977, các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ trung ƣơng (ngân hàng trung ƣơng hoặc một cơ quan có chức năng tƣơng tự) của 10 nƣớc có nền kinh tế phát triển đã thành lập ra Uỷ ban Basel (The Basel Committee on Banking Regulations and Supervisory Practices) [30] để xây dựng những khuôn khổ chung kiểm soát các rủi ro và giám sát an toàn đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế. Trụ sở của Uỷ ban Basel nằm tại thành phố Basel, Thuỵ Sỹ. Đến nay, Uỷ ban Basel có 13 thành viên, gồm các nƣớc: Bỉ, Canada, CH Pháp, CHLB Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Vƣơng quốc Anh và Hoa Kỳ. Uỷ ban nhóm họp 3 hoặc 4 lần trong năm. Hiện tại, Thống đốc NHTW Tây Ban Nha đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban. Trên thực tế, Uỷ ban Basel là một diễn đàn để 10 nƣớc phát triển thành viên trao đổi và hợp tác về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng thƣơng mại của từng nƣớc. Ban đầu sau khi thành lập, Uỷ ban Basel chủ yếu bàn về các cơ chế hợp tác nhằm đi đến thống nhất một cơ chế chung về giám sát hoạt động ngân hàng trong nội bộ 13 quốc gia thành viên. Sau này, Uỷ ban đặt ra mục tiêu xây dựng một khuôn khổ giám sát an toàn cho hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Cách thức thực hiện mà Uỷ ban này đƣa ra bao gồm: (1) trao đổi thông tin về các cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, (2) nâng cao tính hiệu quả của các kỹ thuật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng quốc tế, và (3) đặt
- 13 ra những yêu cầu tối thiểu về cơ chế giám sát an toàn đối với những mặt hoạt động quan trọng nhất. [30] Uỷ ban Basel không phải là một cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng mang tính siêu quốc gia (supernational supervisory authority) về mặt luật pháp, và bản thân Uỷ ban cũng không có ý định nhƣ vậy. Thay vào đó, Uỷ ban hƣớng tới việc xây dựng những chỉ dẫn và chuẩn mực về công tác giám sát an toàn hoạt động NHTM một cách phổ quát và đƣa ra những thông lệ tốt nhất nhằm khuyến khích ngân hàng trung ƣơng hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của từng nƣớc áp dụng và cụ thể hoá thành chính sách điều hành của riêng mình phù hợp với các kỹ thuật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng áp dụng tại mỗi nƣớc thành viên. Một mục tiêu quan trọng mà Uỷ ban Basel đặt ra là thu hẹp khoảng cách trong công tác giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên phƣơng diện quốc tế, với 2 nguyên tắc chủ yếu: (1) không để một ngân hàng nƣớc ngoài nào không chịu sự giám sát, và (2) công tác giám sát phải đảm bảo đầy đủ. 1.2.1.2 Hiệp định vốn Basel I-1988 Uỷ ban Basel nhận thấy cần thiết phải có một thoả thuận (accord) đa quốc gia nhằm củng cố sự ổn định trong hoạt động ngân hàng quốc tế và loại bỏ sự bất bình đẳng trong cạnh tranh do các yêu cầu về vốn tối thiểu của các nƣớc khác nhau đƣa ra. Năm 1987, Uỷ ban xây dựng một bản dự thảo các quy định chung về yêu cầu vốn tối thiểu đối với hoạt động ngân hàng của các ngân hàng hoạt động quốc tế lớn (large international bank) và gửi tới các nƣớc thành viên để góp ý. Tháng 7/1988, Uỷ ban chính thức ban hành một hệ thống các quy định về yêu cầu vốn tối thiểu, còn gọi là Hiệp định vốn Basel (the Basel Capital Accord hay Hiệp định Basel I) và đã đƣợc NHTW 10 nƣớc thành viên chấp nhận. Hiệp định này quy định tỷ lệ vốn tối thiểu đối với các NHTM phải đạt 8% vào cuối năm 1992. Đến tháng 9/1993, tất cả các NHTM trong nhóm G10 có hoạt động kinh doanh ngân hàng quốc tế lớn đều đạt đƣợc yêu cầu về tỷ lệ vốn tối thiểu nhƣ quy định trong Hiệp định Basel I.
- 14 Hiệp định Basel I cũng quy định cụ thể về vốn của một ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ cách thức tính toán tỷ lệ vốn tối thiểu để đạt mức 8% trên tài sản có tính theo trọng số rủi ro (hay còn gọi là Tỷ số Cooke – Cooke Ratio). Ngoài ra, việc phân loại tài sản có để gán trọng số rủi ro (risk weight) thành 4 nhóm cũng đƣợc quy định chi tiết theo bảng tổng kết tài sản (hay bảng cân đối kế toán) của NHTM. 1.2.1.3 Các sửa đổi Hiệp định Basel I Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp tài chính toàn cầu cũng nhƣ sự xuất hiện của các nhân tố rủi ro mới trong hoạt động ngân hàng, ví dụ thị trƣờng ngoại hối với các giao dịch qua đêm (overnight), hoán đổi (swap), kỳ hạn và quyền chọn (forward, option), thị trƣờng chứng khoán phát triển cho phép ngân hàng lựa chọn đầu tƣ vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá bên ngoài các danh mục đầu tƣ tín dụng NHTM đối mặt với một loạt các rủi ro khác không thua kém quan trọng so với rủi ro tín dụng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng cũng nhƣ cơ quan giám sát an toàn hoạt động NHTM khi tỷ trọng thu nhập từ phí của NHTM ngày càng tăng trong cơ cấu thu nhập. Hiệp định Basel I có một số hạn chế chủ yếu sau đƣợc chỉ ra trong quá trình thực tiễn áp dụng tại nhóm G10 cũng nhƣ tham khảo ý kiến của NHTW các nƣớc ngoài G10: - Trọng số rủi ro chỉ phân biệt nhóm tài sản có theo đối tƣợng cho vay mà không phân biệt đến chất lƣợng hoạt động thực tế của đối tƣợng đó. Cụ thể, theo Basel I thì một khoản vay cho đối tƣợng công ty đƣợc xếp hạng tín dụng loại A (theo các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế nhƣ Standard & Poors, Moody’s hay Fitch ICBA) cũng đƣợc gán trọng số rủi ro là 100% nhƣ đối với khoản vay cho công ty có xếp hạng tín dụng thấp hơn, ví dụ BB, B hay B- vì cùng là cho vay khu vực tƣ nhân. Điều này không phản ánh hết ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro. - Việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% mới chỉ giúp đảm bảo an toàn cho rủi ro tín dụng, trong khi đó bỏ qua các loại rủi ro khác đang ngày trở lên quan trọng đối với NHTM nhƣ: rủi ro thị trƣờng (market risk), rủi ro lãi suất (interest rate risk), rủi ro tác nghiệp (operational risk).
- 15 - Chƣa bắt kịp với sự phát triển của các công cụ tài chính mới nhƣ chứng khoán hoá các khoản nợ và các công cụ phái sinh. Tháng 11/1991, Hiệp định Basel I đƣợc sửa đổi để đƣa ra định nghĩa chính xác hơn về dự phòng chung (general provisions) hay còn gọi là dự phòng tổn thất tín dụng chung (general loan-loss reserves) trong công thức xác định tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn của NHTM. Các loại rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng cũng đƣợc xem xét và đƣa vào thành một nội dung trong công tác giám sát an toàn. Tháng 1/1996, sau khi tiến hành 2 đợt lấy ý kiến rộng rãi từ NHTW cũng nhƣ NHTM ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, Uỷ ban Basel ban hành Bản sửa đổi Hiệp định vốn Basel I và có hiệu lực muộn nhất vào cuối năm 1997 đối với các nƣớc thành viên. Một trong những sửa đổi quan trọng là việc đƣa vào giám sát các rủi ro thị trƣờng đối với hoạt động của NHTM phát sinh từ trạng thái ngoại hối, việc mua bán các chứng khoán nợ (debt securities), cổ phiếu, hàng hoá và quyền chọn. Về mặt phƣơng pháp, Bản sửa đổi cho phép các NHTM có thể thay vì sử dụng phƣơng pháp tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chuẩn hoá đƣợc phép sử dụng các mô hình giá trị rủi ro (VAR) nội bộ để tự tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro thị trƣờng . 1.2.2 Nội dung của Hiệp định Basel II với ý nghĩa là chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Tháng 6/2004, Uỷ ban Basel chính thức ban hành một khuôn khổ mới thay thế cho Hiệp định vốn Basel I sau 6 năm phát triển và tổng hợp ý kiến đóng góp từ các nƣớc trên khắp thế giới. Khuôn khổ này gồm có 3 cột trụ: (1) yêu cầu vốn tối thiểu, là sự mở rộng của các quy tắc chuẩn hoá đặt ra trong Hiệp định 1988, (2) quy trình rà soát giám sát tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn và quá trình đánh giá nội bộ, và (3) áp dụng các nguyên tắc thị trƣờng nhằm khuyến khích việc công khai thông tin cũng nhƣ thực hiện các thông lệ kinh doanh ngân hàng an toàn. Tên đầy đủ của Hiệp định Basel II là Thoả thuận quốc tế Đo lƣờng vốn và các Chuẩn mực về vốn – Bản sửa (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, A Revised Framework).
- 16 HIỆP ĐỊNH BASEL II Cột trụ Cột trụ Cột trụ thứ nhất - thứ hai – thứ ba – Yêu cầu vốn tối thiểu Quy trình Nguyên Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu Rà soát tắc thị giám sát trƣờng Rủi ro tín Rủi ro Những dụng – tác rủi ro Phƣơng pháp hoạt chuẩn hoá nghiệp động Rủi ro tín dụng – kinh Phƣơng pháp doanh đánh giá nội mua bán bộ (gồm cả rủi ro thị Rủi ro tín dụng – Khuôn trƣờng) khổ về chứng khoán hoá Hình 1.2: Các cấu phần của Hiệp định Basel II. ” Nguồn: [22]” 1.2.2.1 Cột trụ thứ nhất – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Cột trụ thứ nhất – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Hiệp định Basel II quy định 6 nội dung lớn trong giám sát an toàn hoạt động ngân hàng là (1) Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu, (2) Rủi ro tín dụng – Phƣơng pháp chuẩn hoá, (3) Rủi ro tín dụng – Phƣơng pháp đánh giá nội bộ, (4) Rủi ro tín dụng – Khuôn khổ về chứng khoán hoá, (5) Rủi ro tác nghiệp, (6) Rủi ro hoạt động kinh doanh mua bán – trading book (các loại chứng khoán và giấy tờ có giá) hay rủi ro thị trƣờng. a) Tính toán yêu cầu vốn tối thiểu (Calculation of minimum capital requirements)
- 17 So với Basel I, các quy định về tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong Basel II đã đƣợc mở rộng ra các yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp ngoài rủi ro tín dụng nhƣ trong Hiệp định 1988. TRC = CRC + MRC + ORC Trong đó: - TRC (Total Risk Capital): Tổng vốn tối thiểu theo rủi ro - CRC (Credit Risk Capital): Vốn tối thiểu theo rủi ro tín dụng - MRC (Market Risk Capital): Vốn tối thiểu theo rủi ro thị trƣờng - ORC (Operational Risk Capital): Vốn tối thiểu theo rủi ro tác nghiệp Vẫn giữ nguyên nội dung của Hiệp định Basel I, Basel II quy định: tỷ lệ tổng vốn tối thiểu theo rủi ro trên tài sản có tính theo rủi ro trong một NHTM không đƣợc nhỏ hơn 8%; và vốn loại 2 (Tier 2) lớn nhất cũng chỉ đƣợc bằng vốn loại 1 (Tier 1). Vốn trong NHTM Hiệp định Basel II quy định những khoản sau đƣợc coi là vốn của một NHTM: + Vốn loại 1 (Tier 1): gồm vốn cổ đông đã góp (equity capital), dự trữ công khai (chủ yếu nguồn từ lợi nhuận sau thuế giữ lại, kể cả cổ tức không chia cho cổ phiếu ƣu đãi trên nguyên tắc không tích luỹ (nghĩa là: phần cổ tức dành cho cổ phiếu ƣu đãi mà năm tài chính trƣớc đó, lợi nhuận của công ty không đủ để chia thì tại năm sau không tính tích luỹ vào cổ tức đƣợc chia cho cổ phiếu ƣu đãi). Đây đƣợc là vốn cơ sở của một ngân hàng, là sức mạnh thực sự của ngân hàng trong chống đỡ những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Trong tổng số 8% vốn an toàn tối thiểu, vốn này phải chiếm ít nhất 50%, hay bằng 4% tổng tài sản có rủi ro. + Vốn loại 2 (Tier 2): là vốn bổ sung cho vốn loại 1, bao gồm: (1) dự trữ khác (ngoài dự trữ công khai), (2) dự phòng đánh giá lại tài sản, (3) Dự phòng chung/dự trữ phòng ngừa tổn thất tín dụng chung; (4) các công cụ vốn lƣỡng tính (hybrid capital instruments); và (5) nợ thứ cấp (subordinated debts).
- 18 Nhƣ vậy, so với Hiệp định Basel I, quy định về vốn của NHTM trong Basel II có bổ sung Dự phòng chung vào Vốn loại 2. Tuy nhiên Hiệp định này cũng quy định chỉ coi Dự phòng chung là vốn loại 2 khi nó không gắn với bất kỳ tài sản có nào, cũng nhƣ không để dự phòng cho bất kỳ khoản giảm giá trị của một tài sản có cụ thể nào. Ngoài ra, phần dự phòng chung này cũng chỉ đƣợc bằng tối đa 1,25% tổng trị giá tài sản có rủi ro. Những khoản sau không đƣợc tính vào vốn của NHTM - Giá trị thƣơng hiệu (goodwill) – trừ vào vốn loại 1. - Các khoản đầu tƣ vào những đơn vị trực thuộc, phụ thuộc không đƣợc tổng hợp vào hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng. Trọng số rủi ro tín dụng (credit risk weight) của tài sản Có Mỗi mục trong danh mục tài sản có của NHTM đƣợc gán một trọng số rủi ro tín dụng nhất định để tính tài sản có theo rủi ro tín dụng (risk-weighted asset). Trọng số rủi ro đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ rủi ro tƣơng ứng của tài sản có. Việc áp dụng trọng số rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có những lợi thế sau: (i) công bằng hơn trong so sánh tỷ lệ an toàn tối thiểu của các hệ thống NHTM tại các nƣớc khác nhau; (ii) dễ dàng đƣa mức độ rủi ro ngoại bảng vào trong việc tính toán tổng mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong trƣờng hợp rủi ro; (iii) giúp NHTM không ngại giữ tiền mặt hoặc các loại tài sản có có tính thanh khoản cao. Hiệp định Basel II quy định một cách tƣơng đối trọng số rủi ro đối với các loại tài s
- 19 Bảng 1.1: Phân loại Tài sản có và trọng số rủi ro tín dụng Trọng số rủi ro tín Loại tài sản có Ký hiệu dụng (a) Tiền mặt (bao gồm cả vàng thỏi trong kho của NHTM nếu vàng đó dùng để đảm bảo cho các loại tài sản có khác) (b) Các khoản phải thu đối với Nƣớc ngoài hoặc NHTW bằng đồng nội tệ 0% A1 (c) Các khoản phải thu đối với Nƣớc ngoài hoặc NHTW các nƣớc OECD (d) Các khoản phải thu theo trái phiếu chính phủ của các nƣớc OECD có tài sản bảo đảm bằng tiền mặt hoặc đảm lãnh bởi Chính phủ các nƣớc OECD 0%, 10%, Các khoản phải thu đối với khách hàng vay thuộc 20% hoặc khu vực kinh tế công cộng, ngoại trừ nhứng khoản cho 50% (tuỳ vay Chính phủ hoặc đƣợc Chính phủ bảo lãnh. A2 từng nƣớc áp dụng (a) Các khoản phải thu đối với những ngân hàng phát triển đa quốc gia (b) Các khoản phải thu đối với ngân hàng thuộc khối OECD hoặc đƣợc bảo lãnh bởi các ngân hàng này (c) Các khoản phải thu đối với ngân hàng ngoài 20% A3 OECD có kỳ hạn còn lại nhỏ hơn 1 năm hoặc các khoản cho vay có kỳ hạn còn lại nhỏ hơn 1 năm và đƣợc bảo lãnh bởi ngân hàng ngoài khối OECD (d) Các khoản phải thu đối với khu vực kinh tế công tại các nƣớc ngoài khối OECD, trừ phải thu đối với
- 20 Chính phủ hoặc các khoản vay đƣợc Chính phủ bảo lãnh (e) Tiền mặt đang trong quá trình nhờ thu Các khoản cho vay có tài sản đảm bảo là bất động 50% A4 sản (và/hoặc cho vay mua nhà ở) (a) Cho vay khu vực tƣ nhân (b) Cho vay ngân hàng không thuộc khối OECD và có kỳ hạn còn lại lớn hơn 1 năm (c) Cho vay Chính phủ không thuộc khối OECD (trừ những khoản cho vay bằng đồng nội tệ) (d) Cho vay doanh nghiệp thƣơng mại thuộc khu vực 100% A5 kinh tế công cộng (e) Trụ sở, nhà xƣởng, trang thiết biệ và các tài sản cố định khác (f) Bất động sản và các khoản đầu tƣ khác (g) Công cụ tài chính do ngân hàng khác phát hành (h) Các loại tài sản có khác Tổng tài sản có theo rủi ro tín dụng (Total Credit Risk-weithted Asset) của NHTM tính bằng công thức sau: TCRA = 0%A1 + {0%, 10%, 20%, 50%}A2 + 20%A3 + 50%A4 + 100%A5 = WiAi Wi: trọng số rủi ro tín dụng Ai: loại tài sản có Hiệp định Basel I quy định để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, NHTM phải có vốn tối thiểu ở mức 8% Tổng tài sản có theo rủi ro tín dụng. Tức là Vốn loại 1 + Vốn loại 2 >= 8% TCRA
- 21 Ví dụ 1: Tính toán tỷ lệ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng ABC Giả sử ngân hàng ABC có bảng cân đối kế toán nhƣ sau (triệu USD): Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ tiền mặt 5 Tiền gửi 25 Trái phiếu kho bạc 8 Ký quỹ 56 Chứng khoán Chính phủ 7 Đi vay liên NH 10 Trái phiếu công trình 10 Dự phòng chung tổn thất hoạt 2 động tín dụng Cho vay thế chấp bất động sản 10 Vốn ngân hàng 7 Đầu tƣ bất động sản 25 Cho vay thƣơng mại 30 Tài sản cố định 5 Tổng cộng 100 100 Để đảm bảo an toàn hoạt động theo yêu cầu của Hiệp định Basel, ngân hàng ABC phải đáp ứng 2 yêu cầu sau: (1) Vốn loại 1 >= 1/2 Tổng vốn của ngân hàng >= 4% WiAi (2) (Vốn loại 1 + Vốn loại 2) >= 8% Trọng số rủi Tài sản có theo Số dƣ Tài sản có ro rủi ro Ai Wi Dự trữ tiền mặt 5 0% 0 Trái phiếu kho bạc 8 0% 0 Chứng khoán Chính phủ 7 20 1,4 Trái phiếu công trình 10 50% 5,0 Cho vay thế chấp bất động sản 10 50% 5,0 Đầu tƣ bất động sản 25 100% 25,0 Cho vay thƣơng mại 30 100% 30,0
- 22 Tài sản cố định 5 100% 5,0 Tổng cộng 100 71,4 Vốn loại 1 của ngân hàng là 7 triệu USD, do vậy đạt yêu cầu vì tỷ lệ: Vốn loại 1/ WiAi = 7/71,4 = 9,85% > 4%. Yêu cầu thứ 2 về tỷ lệ tổng vốn đảm bảo an toàn cũng đạt vì (Vốn loại 1 + Vốn loại 2)/ = 9/71,4 = 12,6% > 8%. b) Rủi ro tín dụng – Phƣơng pháp chuẩn hoá (The standardised approach) So với Hiệp định Basel I, Hiệp định Basel II đƣa ra một số phƣơng pháp tiếp cận khác ngoài việc tính toán yêu cầu vốn tín dụng tối thiểu theo trọng số rủi ro tín dụng của từng loại tài sản có để các NHTM lựa chọn áp dụng. Phƣơng pháp chuẩn hoá để tính toán vốn tín dụng tối thiểu sử dụng kết quả đánh giá hệ số tín nhiệm (credit ratings) của một công ty đánh giá tín nhiệm độc lập (Các tài liệu của Hiệp định Basel quy định sử dụng hệ số tín nhiệm của công ty Standard&Poors. Tuy nhiên, NHTM có thể sử dụng hệ thống hệ số tín nhiệm và kết quả đánh giá của những công ty chuyên đánh giá hệ số tín nhiệm độc lập khác nếu như hệ thống đó tương đương với hệ thống hệ số tín nhiệm của Standard&Poors) để xác định trọng số rủi ro gắn với mỗi đối tƣợng khách hàng của NHTM. Các khoản phải thu đối với Nƣớc ngoài/các cơ quan Nƣớc ngoài Đối với tài sản có thuộc loại này, trọng số rủi ro sẽ đƣợc áp dụng nhƣ sau: AAA tới A+ BBB+ tới BB+ tới Dƣới Không Hệ số tín nhiệm AA- tới A- BBB- B- B- đánh giá Trọng số rủi ro tín 0 % 20% 50% 100% 150% 100% dụng Các khoản phải thu đối với ngân hàng khác Có 2 tuỳ chọn sử dụng trọng số rủi ro tín dụng đối với các loại tài sản có là các khoản phải thu đối với ngân hàng khác. Mỗi NHTW có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 cách tính toán trọng số rủi ro này.
- 23 o Tuỳ chọn 1: mức độ rủi ro quốc gia. Theo tuỳ chọn này, trọng số rủi ro của tài sản có là khoản phải thu đối với một ngân hàng đƣợc tính theo trọng số rủi ro của các khoản phải thu đối với quốc gia đó. AAA BBB+ Không A+ tới BB+ Dƣới Hệ số tín nhiệm quốc gia tới tới đánh A- tới B- B- AA- BBB- giá Trọng số rủi ro tín dụng 20 % 50% 100% 100% 150% 100% o Tuỳ chọn 2: trọng số rủi ro theo hệ số tín nhiệm của ngân hàng vay BBB+ Không Hệ số tín nhiệm ngân AAA A+ tới BB+ tới Dƣới tới đánh hàng tới AA- A- B- B- BBB- giá Trọng số rủi ro tín 20 % 50% 50% 100% 150% 100% dụng Trọng số rủi ro với những tài sản có ngắn 20 % 20 % 20 % 50 % 150 % 20 % hạn Các khoản phải thu đối khách hàng thuộc khu vực kinh tế công cộng phi chính phủ Trọng số rủi ro tín dụng giống với các khoản phải thu đối với ngân hàng. Các khoản phải thu đối với các Ngân hàng phát triển đa quốc gia Trọng số rủi ro tín dụng giống với Tuỳ chọn 2 của các khoản phải thu đối với ngân hàng khác. Tuy nhiên, trọng số rủi ro tín dụng bằng 0% đối với các ngân hàng phát triển lớn (Uỷ ban Basel quy định gồm: Ngân hàng thế giới và các thành viên là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế-IBRD và Công ty Tài chính Quốc tế-IFC; Ngân hàng phát triển châu Á-ADB; Ngân hàng phát triển châu Phi-AfDB, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu-EBRD; Ngân hàng phát triển liên châu
- 24 Mỹ-IADB; Ngân hàng đầu tƣ châu Âu-EIB; Quỹ đầu tƣ châu Âu-EIF; Ngân hàng đầu tƣ Bắc Âu-NIB; Ngân hàng phát triển vùng Ca-ri-bê – CBD; Ngân hàng phát triển Hồi giáo – IDB và Cộng đồng Ngân hàng phát triển châu Âu – CEDB). Các khoản phải thu đối với công ty chứng khoán: trọng số rủi ro tín dụng nhƣ khoản phải thu đối với ngân hàng. Các khoản phải thu đối với công ty Hệ số tín AAA tới A+ tới BBB+ tới Không nhiệm của Dƣới BB- AA- A- BB- đánh giá công ty Trọng số rủi ro tín 20 % 50% 100% 150% 100% dụng Cho vay mua nhà thế chấp nhà mua từ vốn vay: trọng số rủi ro bằng 35% hoặc cao hơn. Cho vay thƣơng mại thế chấp bằng bất động sản: trọng số rủi ro bằng 100%. Đối với các khoản vay đã quá hạn Dƣ nợ cho vay quá hạn trên 90 ngày (sau khi đã trừ đi phần dự phòng riêng) đƣợc gán trọng số rủi ro tín dụng nhƣ sau: 150 % nếu dự phòng riêng nhỏ hơn 20% dƣ nợ quá hạn. 100 % nếu dự phòng riêng lớn hơn hoặc bằng 20% dƣ nợ quá hạn. Từ 50 % đến 100% (tuỳ mỗi nƣớc áp dụng) nếu dự phòng riêng lớn hơn hoặc bằng 50% dƣ nợ quá hạn. Đối với các khoản phải thu có mức độ rủi ro cao hơn, gồm: Các khoản phải thu đối với Chính phủ, khu vực kinh tế công cộng, ngân hàng và công ty chứng khoán có hệ số tín nhiệm thấp hơn B-; Các khoản phải thu đối với doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm thấp hơn BB-;
- 25 Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng cho những tài sản có thuộc loại này là 150%. Các loại tài sản có khác trong bảng cân đối Phƣơng pháp chuẩn hoá quy định tất cả các loại tài sản có khác trong bảng cân đối kế toán sẽ có trọng số rủi ro tín dụng là 100%, kể cả các khoản đầu tƣ vào cổ phiếu hoặc công cụ vốn của các NHTM khác hoặc công ty chứng khoán khác. Các tài sản ngoại bảng Giống nhƣ quy định trong Hiệp định Basel I – 1988, để tính toán tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu cho các tài sản ngoại bảng, NHTM cần sử dụng cái gọi là Nhân tố quy đổi tín dụng (Credit conversion factors – CCF). Chi tiết về mức CCF (tỷ lệ % trọng số rủi ro tín dụng) đƣợc quy định trong Phụ lục 3 của Hiệp định Basel I-1988 và trong tài liệu “Quản lý rủi ro ngoại bảng trong ngân hàng – công tác giám sát” (The manangement of banks’ off-balance-sheet exposures: a supervisory perspective, Basel Committee, March 1986). c) Rủi ro tín dụng – Phƣơng pháp Đánh giá nội bộ (Internal Rating Based – IRB) Phƣơng pháp IRB đƣợc Uỷ ban Basel đƣa ra áp dụng từ năm 1999 trong những tài liệu sửa đổi Hiệp định Basel I-1988. Theo phƣơng pháp này, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro (risk components) và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an toàn tối thiểu. Phƣơng pháp IRB quy định các thành phần rủi ro gồm: tỷ lệ (hay xác suất) không thu đƣợc nợ (Probality of default – PD), mức tổn thất trong trƣờng hợp không thu đƣợc nợ (Loss given Default – LGD), giá trị rủi ro không thu đƣợc nợ (Exposure at Default – EAD) và Kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity – M). Theo cơ chế hoạt động của phƣơng pháp IRB, trƣớc hết NHTM phải phân loại giá trị rủi ro thành các nhóm gồm (1) công ty, doanh nghiệp, (2) nƣớc ngoài, (3) ngân hàng, (4) bán lẻ và (5) cổ phiếu. Nhóm tài sản có rủi ro (hay giá trị rủi ro) 1 - Công ty, doanh nghiệp đƣợc phân loại tiếp thành 5 nhóm nhỏ hơn nhƣ sau:
- 26 (1.1) Cho vay dự án (Project Finance - PF): là các khoản cho vay mà NHTM căn cứ chủ yếu vào doanh thu đƣợc từ dự án vay vốn để làm nguồn trả nợ cũng nhƣ phƣơng thức bảo đảm, và thƣờng là các dự án xây dựng, lắp đặt lớn; (1.2) Cho vay đối tƣợng (Object Finance – OF): là các khoản cho vay mua sắm các tài sản cụ thể (nhƣ tàu thuyền, máy bay, vệ tinh ) trong đó nguồn trả nợ chủ yếu từ dòng tiền tạo ra từ các tài sản đó. (1.3) Cho vay hàng hoá (Commodity Finance – CF): là các khoản cho vay trị giá lớn (structured funding), ngắn hạn để mua hàng hoá thƣơng mại. Nguồn trả nợ từ doanh thu bán hàng. (1.4) Cho vay đầu tƣ bất động sản tạo thu nhập (Income producing real estate – IPRE): là các khoản cho vay đầu tƣ xây dựng, mua sắm các toà nhà, khu chung cƣ, nhà xƣởng, khách sạn hoặc bất động sản khác mà nguồn trả nợ chủ yếu từ dòng tiền do các tài sản này tạo ra. (1.5) Cho vay đầu tƣ bất động sản thƣơng mại rủi ro cao (High-volatility commercial real estate – HCVRE): là các khoản cho vay đầu tƣ vào các loại hình bất động sản thƣơng mại có mức độ rủi ro cao. Hiệp định Basel II quy định tƣơng ứng với mỗi nhóm giá trị rủi ro này, NHTM sẽ xác định chỉ tiêu Tổn thất không dự kiến (Unexpected Loss – UL) và Tổn thất dự kiến (Expected Loss – EL). Đúng với tên gọi của nó, Tổn thất dự kiến là mức tổn thất mà NHTM dự kiến sẽ gánh chịu trong những điều kiện nhất định. Đối với loại tổn thất này, NHTM cần trích lập dự phòng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh tạo ra. Đối với Tổn thất không dự kiến, Hiệp định Basel quy định một mức tính toán vốn an toàn tối thiểu căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm tài sản có rủi ro hay giá trị rủi ro theo phân loại ở trên. Ví dụ: đối với Tài sản có là các khoản phải thu đối với doanh nghiệp, nƣớc ngoài hay ngân hàng khác: LGD N 1 R ^ 0,5 G(PD) (R /(1 R))^0,5 G(0,999 ) PD LGD 1 CRC = (1,5 b)^ 1 (1 (M 2,5) b)
- 27 Trong đó: CRC là yêu cầu vốn tín dụng an toàn tối thiểu, và CRC >= 8%. Trên thực tế, phƣơng pháp Tự đánh giá nội bộ IRB mà Hiệp định Basel II đƣa ra là một tổ hợp các công thức và quy trình phức tạp, đòi hỏi có rất nhiều kết quả tính toán từ trƣớc tƣơng ứng với mỗi nhóm giá trị rủi ro mà NHTM phân loại. Cũng theo quy định của Hiệp định Basel II, một NHTM muốn sử dụng phƣơng pháp IRB trong tính toán vốn an toàn tín dụng tối thiểu phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về Hệ thống đánh giá nội bộ của ngân hàng, trình độ quản trị ngân hàng cũng nhƣ các quy định về công khai thông tin. d) Rủi ro tín dụng – Khuôn khổ về chứng khoán hoá Hiệp định Basel II quy định NHTM phải đáp ứng yêu cầu vốn tín dụng an toàn tối thiểu đối với những hoạt động chứng khoán hoá, và sử dụng phƣơng pháp chuẩn hoá trong tính toán trọng số rủi ro. B+ hoặc Hệ số tín thấp hơn AAA tới BBB+ tới BB+ tới nhiệm dài A+ tới A- B+ hoặc AA- BBB- BB- hạn không đánh giá Trọng số Trừ vào vốn rủi ro tín 20% 50% 100% 350% của NHTM dụng Hệ số tín Thứ hạng tín dụng nhiệm ngắn A-1/P-1 A-2/P-2 A-3/P-3 khác hoặc không hạn xếp hạng Trọng số rủi Trừ vào vốn 20% 50% 100% ro tín dụng của NHTM Những hệ số tín nhiệm đƣa ra đây mang tính tham khảo đối với cả 2 loại hệ số tín nhiệm dài hạn (long-term rating) và ngắn hạn (short-term rating).
- 28 Đối với yêu cầu trừ vào vốn của NHTM, nghĩa là những công cụ chứng khoán hoá đƣợc xếp hạng thấp hơn đối BB- đối với hệ số tín nhiệm dài hạn và P-3 đối với hệ số tín nhiệm ngắn hạn, những công cụ này phải bị trừ vào phần vốn đăng ký của ngân hàng. Việc trừ này thực hiện theo nguyên tắc 50% trừ vào Vốn loại 1 và 50% còn lại trừ vào vốn loại 2. e) Rủi ro tác nghiệp và yêu cầu vốn an toàn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp (Operational Risk Capital - ORC) Rủi ro tác nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của NHTM đƣợc quy định trong Hiệp định Basel II là những nguy cơ tổn thất gây ra do quy trình nội bộ không đủ hoặc không có hiệu lực, do nhân tố con ngƣời, hệ thống (máy móc, chƣơng trình phần mềm ) hoặc từ các yếu tố bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý (phạt, xử lý hành chính, bồi thƣờng ), nhƣng không bao gồm rủi ro chiến lƣợc và rủi ro danh tiếng (reputational risk). Hiệp định Basel II đƣa ra 3 cách để NHTM tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp. e1) Phương pháp Chỉ số cơ bản (Basic Indicator Approach – BIA) Phƣơng pháp BIA quy định NHTM phải đáp ứng mức vốn tối thiểu bằng mức bình quân gia quyền của 15% tổng thu nhập dƣơng trong 3 năm trƣớc. ORCBIA = GI n / n Trong đó: ORCBIA là vốn tối thiểu theo phƣơng pháp Chỉ số cơ bản GIn: tổng thu nhập dƣơng của ngân hàng trong năm n. 15%: là tỷ lệ cố định do Uỷ ban Basel tính toán và đƣa ra, tƣơng ứng với chỉ số yêu cầu vốn tối thiểu chung của ngành ngân hàng. Tổng thu nhập = Tổng thu nhập từ lãi + Tổng thu nhập ngoài lãi. e2) Phương pháp Chuẩn hoá (Standardides Approach) Phƣơng pháp chuẩn hoá trong tính toán vốn an toàn tối thiểu cho rủi ro tác nghiệp quy định phân loại các hoạt động kinh doanh của NHTM thành 8 nhóm hoạt động: dịch vụ tài chính quy mô lớn (corporate finance), giao dịch mua bán (trading & sales), khách hàng cá nhân (retail banking), khách hàng doanh nghiệp
- 29 (commercial banking), dịch vụ thanh toán (payment & settlement), dịch vụ đại lý (agency services), dịch vụ quản lý tài sản (asset management) và môi giới bán lẻ (retail brokerage) (xem Phụ lục 1- Phân nhóm hoạt động kinh doanh trong ngân hàng). Phƣơng pháp chuẩn hoá quy định NHTM phải đáp ứng mức vốn an toàn tối thiểu cho mỗi nhóm hoạt động kinh doanh, tính bằng cách nhân tổng thu nhập của ngân hàng do nhóm hoạt động đó mang lại với chỉ số bê-ta (mức tổn thất so với thu nhập trung bình của ngành ngân hàng). Tổng mức vốn an toàn tối thiểu bằng bình quân gia quyền 3 năm liên tiếp của mức vốn an toàn tối thiểu cho mỗi nhóm hoạt động. 3 ORCTSA = max GI1 8 1 8 ,0 / 3 1 Trong đó: ORCTSA: Vốn an toàn rủi ro tác nghiệp tối thiểu GI1-8: Tổng thu nhập hàng năm của nhóm hoạt động kinh doanh từ 1 – 8. 1 8 : tỷ lệ bình quân ngành mức yêu cầu vốn an toàn so với thu nhập. Tỷ lệ này do Uỷ ban Basel tính toán và áp dụng. Bảng 1.2: Bê-ta – Tỷ lệ bình quân ngành mức yêu cầu vốn tối thiểu so với thu nhập theo nhóm hoạt động kinh doanh Nhóm hoạt động kinh doanh Bê-ta ( 1 8 ) Dịch vụ tài chính quy mô lớn 18 % Giao dịch mua bán 18 % Khách hàng cá nhân 12 % Khách hàng doanh nghiệp 15 % Dịch vụ thanh toán 18 % Dịch vụ đại lý 15 % Dịch vụ quản lý tài sản 12 % Môi giới bán lẻ 12 %
- 30 e3) Phương pháp tiên tiến (Advanced Measurement Approach - AMA) Theo phƣơng pháp tiên tiến, vốn an toàn rủi ro tác nghiệp tối tiểu của NHTM bằng với mức độ rủi ro mà NHTM tự tính toán theo các tiêu chí định lƣợng và định tính. Hiệp định Basel II quy định muốn sử dụng phƣơng pháp AMA trong tính toán vốn an toàn tối thiểu, NHTM phải có sự đồng ý của cơ quan giám sát hay NHTW nƣớc đó. Bên cạnh đó, NHTM cũng phải đáp ứng một loạt các tiêu chí rất cao do Uỷ ban Basel đặt ra, ví dụ: ban lãnh đạo ngân hàng phải tham gia sâu vào công tác giám sát khuôn khổ quản trị rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng mình; ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp an toàn và đƣợc triển khai một cách nhất quán; công tác kiểm toán và giám sát đầy đủ f) Rủi ro thị trƣờng – Những vấn đề xung quanh hoạt động kinh doanh mua bán (các loại công cụ nợ và giấy tờ có giá khác). Hoạt động kinh doanh mua bán hay đầu tƣ tài chính (trading book) là trạng thái công cụ tài chính hoặc hàng hoá (commodities) mà ngân hàng nắm giữ nhằm mục đích mua bán hoặc phòng ngừa các rủi ro (hedging risks) trong hoạt động mua bán. Công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng hay thoả thuận nào làm tăng tài sản có tài chính của một bên và tài sản nợ tài chính hoặc công cụ vốn của bên thứ hai. Trạng thái công cụ tài chính để chỉ việc ngân hàng nắm giữ các công cụ tài chính nhằm mục đích bán đi trong ngắn hạn để thu lợi từ những biến động giá thực tế hoặc dự kiến trong ngắn hạn. Hiệp định Basel II quy định NHTM phải có một mức vốn an toàn tối thiểu đáp ứng đƣợc trạng thái hiện tại của hoạt động mua bán, đầu tƣ (trading book position) của mình. NHTM tự đánh giá trạng thái đó, dựa trên nguyên tắc dự đoán và ƣớc lƣợng thông qua quan sát mẫu (quan sát diễn biến thị trƣờng). Vốn an toàn rủi ro thị trƣờng đƣợc tính toán theo phƣơng pháp xác định Giá trị rủi ro (Value At Risk – VAR) với các tham số của mô hình nhƣ sau: - Kỳ quan sát: 10 ngày giao dịch - Mức độ tin cậy lựa chọn: 99%
- 31 - Số liệu quan sát ít nhất 1 năm liên tục cho đến thời điểm tính toán. k 60 MRCt = Max (VARt i ,VARi 1 ) SRCt 60 i 1 VARt: Giá trị rủi ro ngày t SRCt: Phần bổ sung vốn an toàn đặc thù của ngày t k: Hệ số điều chỉnh, quy định bằng 3. Nhƣ vậy, vốn an toàn rủi ro thị trƣờng (MRC) đƣợc tính bằng giá trị lớn nhất giữa 2 giá trị là VAR của ngày hôm trƣớc (t-1) và trung bình của VAR trong 60 ngày trƣớc đó nhân với hệ số điều chỉnh k = 3. Hiệp định Basel II cũng quy định cụ thể về yêu cầu vốn an toàn tối thiểu đối với những loại công cụ đặc thù riêng. Ví dụ: đối với trái phiếu Chính phủ, tuỳ thuộc vào xếp hạng tín dụng của trái phiếu đó mà NHTM phải duy trì mức vốn an toàn tính riêng cho công cụ này. Bảng 1.3: Tỷ lệ quy đinh vốn an toàn đặc thù Hệ số tín nhiệm Vốn an toàn đặc thù AAA tới AA- 0 % A+ tới BBB- 0,25% nếu kỳ hạn còn lại nhỏ hơn hoặc bằng 6 tháng 1,00% nếu kỳ hạn còn lại từ 6 tháng tới 24 tháng 1,60% nếu kỳ hạn còn lại lớn hơn 24 tháng Tất cả các hệ số khác 8%. 1.2.2.2 Cột trụ thứ hai – Quy trình rà soát, giám sát Cột trụ thứ hai (the second pilar) của Hiệp định Basel II đặt ra những nguyên tắc chủ chốt trong công tác rà soát, giám sát an toàn hoạt động NHTM, trong quản trị rủi ro và minh bạch hoá. a) Vai trò của công tác giám sát trong quản trị rủi ro hoạt động NHTM. - Không chỉ đảm bảo NHTM đáp ứng các yêu cầu về vốn an toàn tối thiểu nhƣ quy định trong Cột trụ thứ nhất mà còn khuyến khích các NHTM phát triển và
- 32 sử dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tốt hơn để theo dõi và quản lý rủi ro trong hoạt động của mình; - Quy định trách nhiệm của NHTM phải xây dựng cho mình quy trình nội bộ đánh giá mức độ an toàn vốn và đặt ra những chỉ tiêu về vốn an toàn phù hợp với mức độ rủi ro hiện tại của NHTM. Nhƣ vậy, NHTM không chỉ đáp ứng đủ vốn theo yêu cầu tối thiểu, mà còn có trách nhiệm duy trì vốn ở mức cao hơn mức tối thiểu. - Mặc dù vốn của NHTM là một tấm bình phong giúp ngân hàng chống đỡ đƣợc những rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp, nhƣng không thể coi việc duy trì mức vốn an toàn tối thiểu là công tác duy nhất cần phải làm trong quản trị rủi ro. Quy trình rà soát giám sát nhấn mạnh NHTM cần sử dụng các công cụ khác nữa trong quản trị rủi ro, nhƣ nâng cao kiến thức và trình độ quản trị rủi ro, sử dụng các loại hạn mức nội bộ, tăng cƣờng dự phòng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ - Bên cạnh đó, cột trụ thứ nhất về vốn an toàn tối thiểu chƣa xử lý đƣợc một số thực tiễn trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Một số loại rủi ro chƣa đƣợc xử lý trong cột trụ thứ nhất, nhƣ rủi ro tập trung tín dụng (credit concentration risk), rủi ro chiến lƣợc (strategic risk) và rủi ro lãi suất (interest rate risk) trong hoạt động cân đối vốn (banking book) hoặc các nhân tố rủi ro khác nhƣ chu trình kinh doanh b) Bốn nguyên tắc chủ chốt trong công tác giám sát. b1 – Nguyên tắc 1: NHTM cần phải xây dựng một quy trình đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu vốn an toàn tối thiểu gắn với trạng thái rủi ro (risk profile) của mình cùng với chiến lƣợc duy trì mức độ an toàn vốn đó. Theo nguyên tắc này, NHTM cần phải đáp ứng đủ 5 yêu cầu sau: - Có sự giám sát và tham gia của Hội đồng quản trị và Ban điều hành cấp cao. - Có cơ chế đầy đủ trong đánh giá mức độ an toàn vốn. Cụ thể, NHTM phải xây dựng hệ thống các cơ chế và quy trình xác định, đo lƣờng và báo cáo tất mọi rủi ro đƣợc coi là quan trọng đối với hoạt động của mình; phải có một quy trình
- 33 gắn vốn với mức độ rủi ro; quy trình xây dựng các mục tiêu về vốn trên khía cạnh quản trị rủi ro bên cạnh mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh; và quy trình kiểm soát nội bộ, kiểm toán và giám sát để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ cơ chế quản lý điều hành. - Đánh giá đƣợc đầy đủ toàn bộ các loại rủi ro, bao gồm từ rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trƣờng, rủi ro lãi suất trong hoạt động cân đối vốn, rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro khác (nhƣ rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lƣợc ). - Có cơ chế theo dõi và báo cáo kịp thời từ cấp thấp lên cấp cao về mức độ rủi ro của ngân hàng trong từng thời điểm và đánh giá yêu cầu về vốn an toàn tƣơng ứng với mức độ rủi ro đó. - Có cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ. b2 – Nguyên tắc 2: Các cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng phải giám sát đƣợc và đánh giá thƣờng xuyên tính chính xác và phù hợp của cơ chế đánh giá mức độ an toàn vốn tối thiểu của NHTM. Trong trƣờng hợp NHTM không đáp ứng đƣợc các yêu cầu quy định về vốn tối thiểu, cơ quan giám sát phải tiến hành các biện pháp phù hợp. Hiệp định Basel II quy định quy trình giám sát cần chú trọng và giám sát năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát hoạt động của NHTM. Việc này bao gồm công tác giám sát, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra từ xa qua các số liệu báo cáo, thảo luận hội đàm với Ban lãnh đạo ngân hàng, xem lại kết quả kiểm toán độc lập và báo cáo theo định kỳ. b3) Nguyên tắc 3 – Cơ quan giám sát cần yêu cầu phải có đủ công cụ thể bắt buộc NHTM duy trì mức vốn trên mức vốn an toàn tối thiểu Các quy định về vốn tối thiểu đƣợc đƣa ra trong cột trụ thứ nhất nhƣ một tấm đệm để NHTM chống lại đƣợc các cú sốc rủi ro. Tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro ở mức trên 8%, với điều kiện ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh. Cột trụ thứ hai của Hiệp định Basel khuyến nghị NHTM nên duy trì mức vốn an toàn ở mức cao hơn 8% nhƣ quy định trong Cột trụ thứ nhất. b4) Nguyên tắc thứ 4 – Cơ quan giám sát nên sẵn sàng can thiệp sớm nhằm ngăn chặn các NHTM để mức vốn an toàn thấp hơn mức tối thiểu 8%, đồng thời
- 34 có cơ chế yêu cầu NHTM phải ngay lập tức bù đắp phần thiếu hụt trong vốn an toàn so với mức tối thiểu quy định trong cột trụ thứ nhất. 1.2.2.3 Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trường Mục đích của Cột trụ thứ ba – Nguyên tắc thị trƣờng trong Hiệp định Basel II nhằm bổ sung cho các quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (Cột trụ thứ nhất) và quy trình rà soát giám sát (Cột trụ thứ hai). Nguyên tắc thị trƣờng hay quy định về công khai thông tin về kết quả và tình trạng hoạt động của NHTM là một biện pháp áp dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các chấn động lớn trong ngành ngân hàng, làm cho môi trƣờng tài chính tiền tệ có sự ổn định nhất định thông qua khả năng có thể dự đoán và minh bạch. Ngân hàng cần phải có hệ thống cơ chế và quy định chính thức về công khai thông tin và các biện pháp kiểm soát nội bộ việc thực hiện công khai thông tin do Hội đồng quản trị ban hành. Hệ thống cơ chế này phải đƣợc xây dựng thành văn bản và phải có hiệu lực trong toàn bộ ngân hàng. Hiệp định Basel II cũng quy định chi tiết về những thông tin cần thiết phải công khai, bao gồm: các quy định công khai các chỉ tiêu định tính và các quy định công khai các chỉ tiêu định lƣợng. Đối với từng loại rủi ro: rủi ro tín dụng, chứng khoán hoá, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro lãi suất đối với hoạt động cân đối vốn và phƣơng pháp lƣợng hoá cũng nhƣ công cụ quản trị các loại rủi ro này đều phải đƣợc công khai bởi NHTM với cơ quan giám sát cũng nhƣ với thị trƣờng bên ngoài. 1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM Trên góc độ vi mô về quản trị rủi ro NHTM, những quy định về vốn tín dụng tối thiểu của Hiệp định Basel II có một tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong công tác điều hành kinh doanh và quản lý Tài sản có, Tài sản nợ, thể hiện cụ thể qua các điểm sau: (a) Ngân hàng không thể giữ quá nhiều tài sản có thanh khoản cao (tiền mặt, dự trữ ) trong kho vì nhƣ vậy không tạo ra lợi nhuận. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ những tài sản có rủi ro khác (ví dụ: cho vay mua nhà, cho vay khu vực tƣ nhân ) chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản có của NHTM, để đảm bảo an toàn và có khả
- 35 năng trả nợ khi các tài sản nợ đến hạn thanh toán, NHTM phải có tiềm lực vốn đủ mạnh (vốn tối thiểu bằng 8% trên tài sản có rủi ro). Trong khi đó, việc tăng vốn đối với NHTM chủ yếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. (b) Các trọng số rủi ro tƣơng ứng với từng loại tài sản có giúp NHTM xác định đƣợc mức độ rủi ro của danh mục đầu tƣ của mình, từ đó có các chính sách phòng ngừa rủi ro (risk hedging) phù hợp. (c) NHTM phải xây dựng đƣợc một cơ cấu vốn hợp lý, trong đó vốn loại 1 phải chiếm tối thiểu 50% để đảm bảo có đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ đến hạn. Thay vì cố gắng phát hành các công cụ nợ mang tính vốn (ví dụ trái phiếu kỳ hạn dài ), NHTM phải tìm các biện pháp tăng vốn loại 1. (d) Vì quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mang tính quốc tế đối với những ngân hàng có hiện diện và giao dịch quốc tế, việc đáp ứng tỷ lệ tối thiểu 8% vốn trên tài sản có rủi ro nhƣ một điều kiện tiên quyết để NHTM đó có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại một quốc gia khác. Ngoài ra, các cột trụ còn lại trong Basel II là những chỉ dẫn mang tính đúc kết đối với công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, tăng cƣờng giám sát và đảm bảo tính minh bạch của NHTM. Một số chỉ dẫn quan trọng bao gồm: (e) Các nguyên tắc đặt ra về cơ chế rà soát giám sát yêu cầu NHTM phải xây dựng đƣợc một hệ thống kiểm soát an toàn và giám sát tuân thủ đầy đủ và phù hợp nhằm kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm và xác định rủi ro ở tất cả các khâu, các bộ phận, ngành dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Bộ máy kiểm soát nội bộ phải đƣợc xây dựng song song cùng với phát triển dịch vụ và thị trƣờng. Trƣờng hợp của ngân hàng ABN AMRO của Hà Lan bị phạt 80 triệu USD tại thị trƣờng Mỹ vào cuối năm 2005 vì vi phạm các quy định và luật pháp nƣớc Mỹ đã chứng tỏ rằng việc ƣu tiên đầu tƣ cho công tác giám sát, kiểm soát nội bộ không phải là các khoản đầu tƣ vô ích. Trong nhiều trƣờng hợp, tổn thất do thiếu một bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ lớn hơn nhiều lần chi phí để xây dựng và vận hành bộ máy đó. (f) Theo nội dung của cột trụ thứ 3 của Hiệp định Basel II, mỗi ngân hàng phải có một chính sách công bố thông tin đƣợc thống nhất ban hành bởi HĐQT của ngân hàng đó. Chính sách này phải quy định cụ thể về việc công bố các loại rủi ro
- 36 mà NHTM đó gặp phải và mức độ rủi ro của mỗi loại, đồng thời quy định nội dung kiểm soát nội bộ đối với quá trình công bố thông tin này. Ý nghĩa của cột trụ này là khẳng định tầm quan trọng của việc công bố thông tin, kể cả các thông tin về tự đánh giá nội bộ về hồ sơ rủi ro của mỗi ngân hàng nhằm minh bạch hoá và dễ kiểm soát. Có thể nói đối với bất kỳ NHTM nào, cho dù trình độ phát triển về mặt quản trị rủi ro, quy mô hoạt động hay ứng dụng công nghệ tin học cao hay thấp, việc ứng dụng các chỉ dẫn và quy định của Hiệp định Basel II vào trong hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình đều mang tính thiết thực. Lý do là các loại rủi ro đƣợc nêu trong Hiệp định Basel II là những rủi ro chủ yếu mà một NHTM sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các phƣơng pháp quản trị rủi ro dựa trên 3 cột trụ: tính toán vốn tối thiểu, quy trình rà soát, giám sát và nguyên tắc thị trƣờng là những chỉ dẫn cơ bản để một NHTM xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho mình, cũng nhƣ cơ quan giám sát hoạt động tài chính tiền tệ thực hiện các chức năng xây dựng ban hành khuôn khổ luật pháp, thực hiện giám sát, can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trƣờng tài chính tiền tệ trên cơ sở minh bạch và phát triển bền vững.
- 37 CHƢƠNG 2 VIỆC ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI Mặc dù Hiệp định Basel II dự định chỉ có hiệu lực trong phạm vi của 10 thành viên (nhóm G-10), và ngay cả tại các nƣớc này thì các yêu cầu và quy định của Hiệp định Basel II cũng chỉ mang tính ràng buộc với các ngân hàng quốc tế có quy mô hoạt động lớn (international active banks), nhƣng do tính chuẩn mực của các nội dung trong Hiệp định Basel II, ngay cả các NHTM có quy mô nhỏ và không có hoạt động quốc tế của các nƣớc G-10 cũng chấp nhận Basel nhƣ một chuẩn mực trong quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát an toàn và tự nguyện tuân theo các quy định và hƣớng dẫn trong Hiệp định Basel II. Theo thống kê của Uỷ ban Basel, Hiệp định Basel I đã đƣợc áp dụng tại trên 100 quốc gia và đƣợc ngành ngân hàng trên thế giới coi nhƣ chuẩn mực về công tác rà soát và giám sát an toàn hoạt động của NHTM. 2.1.1 Việc áp dụng Basel II tại nhóm G-10 Mặc dù Hiệp định Basel I – 1988 đƣợc áp dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới, những yêu cầu mới trong Hiệp định Basel II – 2004 đã làm một số quốc gia thấy cần phải có một thời gian để chuyển hoá thành các quy định cụ thể về luật pháp trong ngành ngân hàng. Một trong những lý do quan trọng là các quy định đƣợc xây dựng trên cơ sở hoạt động của các NHTM phát triển, có trình độ quản lý tiên tiến và ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao. Trong tài liệu Nghiên cứu ảnh hƣởng lƣợng hoá vòng 3 (Quantitative Impact Study 3 – QIS3), Uỷ ban Basel đã xây dựng và thống nhất lộ trình áp dụng các quy định và hƣớng dẫn trong Hiệp định Basel II bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2006. Tuy nhiên, 9 trong 10 nƣớc thành viên trong đó có cả Hoa Kỳ và Đức đều
- 38 tuyên bố sẽ phải thực hiện vòng 4 Nghiên cứu ảnh hƣởng lƣợng hoá để vạch ra các bƣớc cụ thể áp dụng Basel II. Trong số các nƣớc thành viên của Uỷ ban Basel, với việc tham gia vào xây dựng nội dung Hiệp định Basel II, các nƣớc này đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết áp dụng Basel II, mặc dù đối với một số nƣớc chỉ cam kết áp dụng từng phần. Các nƣớc thuộc G10 là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng các quy định về vốn an toàn tối thiểu trong Basel II theo một đạo luật mới Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ đƣa ra. Cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ là công bố sẽ không áp dụng toàn bộ các quy định và hƣớng dẫn trong Basel II. Cơ quan giám sát hoạt động NHTM của Hoa Kỳ quy định rằng chỉ có những ngân hàng có hoạt động kinh doanh tài chính quốc tế ở một quy mô nhất định thì mới yêu cầu áp dụng Basel II. Tuy nhiên với những ngân hàng này, Hoa Kỳ yêu cầu thay vì lựa chọn phƣơng pháp, bắt buộc phải sử dụng phƣơng pháp Tự đánh giá nội bộ (Internal Rating Based Approach) nâng cao đối với rủi ro tín dụng và Phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến (Advanced Measurement Approach) đối với rủi ro tác nghiệp. Trên thực tế, các ngân hàng này chiếm tới 99% tổng tài sản có tại nƣớc ngoài và 2/3 tổng tài sản có trong nƣớc của toàn bộ ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, để cụ thể hoá Hoa Kỳ sẽ quy định tất cả những NHTM có tổng tài sản có lớn hơn 25 tỷ USD sẽ phải áp dụng Basel II. Những ngân hàng nhỏ hơn, với bảng cân đối tài khoản đơn giản không cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phức tạp và tốn kém nhƣ quy định trong Hiệp định này. Điều này không trái với quy định trong Hiệp định Basel II, vì Uỷ ban Basel quy định Hiệp định này chỉ áp dụng đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh quốc tế lớn (international active bank). 9 thành viên EU của Uỷ ban Basel bao gồm: Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxumbourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Vƣơng quốc Anh đã chính thức áp dụng các quy định của Uỷ ban châu Âu về vốn an toàn tối thiểu xây dựng trên cơ sở Hiệp định Basel II từ tháng 7/2004. Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD), không chỉ có NHTM.
- 39 Bảng 2.1: Lộ trình áp dụng Hiệp định Basel II 2006 2007 2008 2009 2010 Hiệp định Giai đoạn chuyển đổi đối Hiệp định Basel có hiệu Basel bắt với nhóm G10 lực bắt buộc đối với G10 đầu có hiệu lực đối với nhóm G10 (cuối năm Nguồn: [28], tr.3, 8 Nhƣ vậy, Hiệp định Basel II vẫn còn giai đoạn đệm từ cuối năm 2006 tới năm 2009 để các quốc gia triển khai vào thực tế và đóng góp ý kiến nhằm bổ sung và chỉnh sửa hoàn thiện, tới mốc cuối 2009 mới chính thức có hiệu lực bắt buộc với nhóm các nƣớc thành viên BCBS. 2.1.2 Việc áp dụng Basel II tại một số nƣớc đang phát triển ngoài G-10 Viện ổn định tài chính (Financial Stability Institute – FSI) thuộc BIS đã tiến hành một cuộc khảo sát về việc áp dụng Hiệp định Basel II tại các nƣớc không phải thành viên của Uỷ ban Basel cho thấy tại các nƣớc phát triển và đang phát triển ngoài G10, Chính phủ cũng rất quan tâm tới việc áp dụng chuẩn mực về quản trị rủi ro và giám sát an toàn hoạt động NHTM tuân thủ theo Basel II. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia mong muốn gia nhập WTO. Giống nhƣ 9 nƣớc thành viên EU thuộc nhóm G10, các quốc gia thành viên EU còn lại (16 nƣớc) cũng áp dụng tƣơng tự quy định về vốn an toàn tối thiểu từ tháng 7/2004 tuân thủ chặt chẽ theo Basel II. Bảng 1.5 phản ánh tổng hợp dự định của các nƣớc thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới áp dụng Basel II trong tính toán yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Kết quả lấy từ điều tra của FSI gửi tới 115 nƣớc và
- 40 có 107 nƣớc trả lời. Xem thêm trong Phụ lục 3 – Tình hình áp dụng Hiệp định Basel II tại một khu vực châu Á. Bảng 2.2: Kế hoạch áp dụng Basel II tại các nƣớc ngoài G10 – Tỷ lệ % tổng tài sản có trong ngành ngân hàng sẽ đƣợc áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II Rủi ro tín dụng Rủi ro tác nghiệp Khu vực Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối 2006 2009 2015 2006 2009 2015 Châu Âu ngoài 72% 82% 87% 71% 82% 87% G10 Châu Phi 58% 79% 89% 58% 67% 87% Châu á 30% 62% 62% 30% 62% 62% Vùng Ca-ri-bê 0% 23% 23% 0% 23% 24% Mỹ La tinh 19% 85% 95% 19% 85% 95% Trung Đông 4% 73% 76% 4% 73% 76% Nguồn: [25], tr.5 2.1.3 Bài học rút ra từ thực tiễn áp dụng Hiệp định Basel II tại các nƣớc trên thế giới (1) Hiệp định Basel II và các quy định, hƣớng dẫn trong Hiệp định là những chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM. Mặc dù đầu tiên Hiệp định Basel được thiết kế để áp dụng đối với các NHTM lớn, có quy mô hoạt động quốc tế đáng kể tại nhóm 10 nước phát triển là thành viên của BIS, nhưng thực tiễn đã chứng minh nó cũng phù hợp với ngành ngân hàng ở các quốc gia khác, kể cả các quốc gia đang phát triển vì tính khoa học và thực tiễn trong tiếp cận công tác quản trị rủi ro và giám sát an toàn hoạt động NHTM mà Hiệp định Basel II đƣa ra. (2) Việc áp dụng Hiệp định Basel II phụ thuộc vào trình độ phát triển của ngành tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế của nước chủ nhà. Do những
- 41 phƣơng pháp quản trị rủi ro mà Hiệp định Basel II đƣa ra dựa trên nền tảng quản trị rủi ro đối với hoạt động của các NHTM tiên tiến, các quốc gia nên lựa chọn từng phần nội dung phù hợp để cụ thể hoá thành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các loại TCTD nước mình. Trong khi các phƣơng pháp Tự đánh giá nội bộ (IRB) trong quản trị rủi ro tín dụng, các chuẩn mực quản trị rủi ro tác nghiệp mang tính phức tạp và đòi hỏi NHTM phải có trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức tiên tiến mới áp dụng đƣợc, các quy định về tính toán tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trên tài sản có rủi ro, phƣơng pháp Chỉ số cơ bản (BIA) và phƣơng pháp chuẩn hoá (Standardised Approach - SA) thƣờng đƣợc phần lớn các quốc gia áp dụng trƣớc. (3) Các quốc gia nên xây dựng cho mình một lộ trình áp dụng Basel II riêng, chia thành từng bước, từng giai đoạn và trên cơ sở định kỳ rà soát lại để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường kinh tế. Tiến hành đồng thời các nghiên cứu lƣợng hoá tác động (QIS) để đánh giá mức độ chấp nhận của thị trƣờng (các NHTM) đối với các quy định về giám sát an toàn do cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng đƣa ra. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 2.2.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của các NHTM 2.2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành Có thể tóm lƣợc quá trình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam qua 4 giai đoạn kể từ thời điểm ngày 6/5/1951 [3]. Tuy nhiên, vai trò của các NHTM với ý nghĩa là một chủ thể của nền kinh tế thị trƣờng mới chỉ bắt đầu cách đây 16 năm, kể từ tháng 5/1990 với sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng. Hai pháp lệnh này đã lần đầu tiên chính thức chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) thực thị nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về mọi mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và điều hoà lƣu thông tiền tệ; phát hành tiền, điều hành chính sách
- 42 tiền tệ, lãi suất và tỷ giá chung trong toàn quốc; lấy trách nhiệm giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu. Trong khi đó, các NHTM đƣợc ra đời tập trung vào hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa (hạch toán chi phí, mục tiêu sinh lời), tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Tháng 12/1997, hai luật về ngân hàng Việt Nam là Luật Ngân hàng nhà nƣớc và Luật Các tổ chức tín dụng chính thức ra đời và có hiệu lực từ 1/10/1998. Đây là một bƣớc phát triển cao hơn về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính của Việt Nam, mở đƣờng cho sự phát triển của ngành. Theo tinh thần của Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của NHTM (sau đây gọi tắt là Nghị định 49/CP)thì “NHTM là ngân hàng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận” (Chƣơng I, Điều 1, khoản 2, Nghị định 49/CP). Trong Luật các TCTD và Nghị định 49/CP cũng quy định cụ thể về quản trị điều hành và kiểm soát của NHTM (gồm NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần của nhà nƣớc và nhân dân), hệ thống kiểm tra kiểm soát và công tác kiểm toán. Đến thời điểm tháng 5/2006, NHNNVN đang phối hợp với công ty tƣ vấn PriceWaterhouse and Coopers xây dựng một nghị định mới thay thế Nghị định 49/CP. Theo bản dự thảo của Nghị định này, NHTM bao gồm có NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần, NH trách nhiệm hữu hạn (chia thành 2 loại có hai chủ sở hữu trở lên và trách niệm hữu hạn 1 thành viên). 2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đƣợc thiết lập thành một mạng lƣới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tính đến hết năm 2005, Việt Nam có 5 NHTM nhà nƣớc (quốc doanh), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 25 NHTM cổ phần đô thị, 11 NHTM cổ phần nông thôn, 27 chi nhánh NHTM nƣớc ngoài, 4 NHTM liên doanh, 44 văn phòng đại diện của các tổ chức
- 43 tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra còn có 5 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính, 905 quỹ tín dụng nhân dân. Trong số các định chế tài chính nói trên, 5 NHTMNN chiếm gần 70% thị phần tổng thể các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng lƣới dầy đặc các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch, máy giao dịch tự động, máy thanh toán thẻ tín dụng trên toàn quốc. Bảng 2.3: Mạng lƣới của các NHTM nhà nƣớc Số Số chi tỉnh/thành STT Ngân hàng nhánh phố có chi cấp 1 nhánh 1 Ngân hàng Nông nghiệp và PT nông thôn (Agribank) >100 64 2 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Incombank) 83 50 3 Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) 76 62 4 Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) 28 24 5 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 46 27 (MHB) 6 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) 64 64 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2004 của các NHTM nhà nước và Báo cáo tổng kết NHNN 2005. 2.2.2 Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam 2.2.2.1 Vốn điều lệ Từ năm 2001 đến nay, vốn điều lệ của các NHTM nhà nƣớc liên tục đƣợc bổ sung, tăng từ 6.000 tỷ đồng vào năm 2001 lên đến trên 21.000 tỷ đồng vào cuối năm 2004, trong đó NHTM nhà nƣớc có mức vốn điều lệ lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 6.136 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 390 triệu USD).[10]
- 44 Hầu hết các NHTM cổ phần đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về vốn pháp định theo Luật các TCTD. Nhiều NHTM cổ phần đã tăng đƣợc đáng kể vốn điều lệ bằng lợi nhận để lại và phát hành cổ phiếu. Một số NHTM cổ phần đã đạt mức vốn tự có trên 500 tỷ đồng. Vốn điều lệ bình quân của các NHTM cổ phần cũng chỉ đạt 150 tỷ đồng (tƣơng đƣơng gần 10 triệu USD). Vốn điều lệ của NHTM cổ phần lớn nhất hiện nay mới dừng ở mức xung quanh 1000 tỷ đồng. Với vốn điều lệ hạn chế nhƣ vậy, các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc cung ứng vốn đầu tƣ, đặc biệt cho các dự án lớn vì quy định về tỷ lệ tối đa 15% tổng dƣ nợ đối với 1 khách hàng trên vốn tự có của NHTM. Các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có vốn điều lệ từ 15 triệu USD đến 25 triệu USD. Riêng các chi nhánh phụ không có vốn (vốn cấp chung cho chi nhánh chính thêm từ 5 – 15 triệu USD). Tuy số vốn trên không lớn nhƣng các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có lợi thể không phải chịu giới hạn về mức cho vay tối đa đối với khách hàng so với vốn đƣợc cấp của chi nhánh (vì tổng dƣ nợ cho vay 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ, mà các ngân hàng này đều có vốn hàng tỷ USD. 2.2.2.2 Hoạt động tiền gửi và cho vay Sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng đƣợc khẳng định trong quá trình phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Đóng góp của ngành ngân hàng với ý nghĩa là mạch máu lƣu thông vốn tiền tệ của nền kinh tế ngày càng rõ ràng, thông qua chỉ số Độ sâu về tài chính của nền kinh tế Việt Nam. Bảng 2.2 dƣới đây cho thấy chỉ số về độ sâu tài chính đã tăng nên đáng kể trong thời gian qua. Vào thời điểm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chỉ số giữa tổng phƣơng tiện thanh toán so với GDP là 26,5% thì chỉ số này vào năm 2004 là 75,2%. Chỉ số tổng tiền gửi trên GDP cũng tăng từ 18,1% năm 1991 lên 60,3%, có nghĩa là hệ thống ngân hàng đã ngày càng thu hút nhiều nguồn tiền gửi từ dân chúng, giúp lƣu chuyển, lƣu thông tiền tệ từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, phát triển sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán ngày càng giảm xuống, từ 31,6% năm 1991 còn 20,3% năm 2004. Điều này có nghĩa là lòng tin của ngƣời
- 45 dân vào hệ thống ngân hàng và các dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam đã đƣợc nâng lên. Bảng 2.4: Độ sâu tài chính của Việt Nam, 1991 – 2005 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1991 1995 2000 2005 Tổng phƣơng tiện thanh toán/GDP 26,5 23,7 50,5 75,2 Tiền gửi/GDP 18,1 15,1 38,6 59,9 Tiền mặt/Tổng phƣơng tiện thanh toán 31,6 36,4 23,4 20,3 Nguồn: [8], tr. 74 NH LD NH NNg 7% NHTMCP 3% 10% NHTMNN 80% Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng cho vay nền kinh tế Nguồn: Vụ Chiến lược Phát triển NH, NHNN Việt Nam Cùng với sự đóng góp của ngành ngân hàng nói chung vào sự nghiệp phát triển của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của các NHTM bao gồm cả NHTM nhà nƣớc, cổ phần và liên doanh, nƣớc ngoài đều đạt hiệu quả kinh tế. Vốn điều lệ của các NHTM đƣợc tăng đều trong các năm, giúp tăng cƣờng năng lực tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của các ngân hàng. Thu nhập và đời sống của cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng nhờ đó cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM Việt Nam Đơn vị: tỷ VND
- 46 Loại NHTM nƣớc ngoài và NHTM nhà nƣớc NHTM cổ phần hình liên doanh Chỉ tiêu 31/12/04 30/9/05 31/12/04 30/9/05 31/12/04 30/9/05 Vốn điều lệ 20.438 21.833 6.054 7.203 8.271 8.487 Tổng Tài sản có 556.478 586.984 101.472 135.247 79.379 95.433 Tổng vốn huy 425.816 497.707 86.502 103.122 64.155 77.727 động và đi vay Tổng cho vay nền 364.137 404.852 56.113 74.061 44.551 55.698 kinh tế Lợi nhuận 3.111 6.727 1.267 1.589 843 1066 Nguồn: [8] Các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng đƣợc phát triển theo hƣớng vừa mở rộng, vừa chuyên sâu; vừa tăng số lƣợng đồng thời chất lƣợng của các dịch vụ này cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Một số dịch vụ có thể đƣợc coi là đạt tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: xử lý thẳng điện SWIFT đến và đi theo chuẩn Straight Through Processing – STP; chi trả kiều hối qua internet ). Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam Đơn vị: % STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Lợi nhuận trên vốn 6,8 7,2 10,3 10,4 9,4 10,2 10,5 11,1 (ROE) 2 Vốn tự có/Tổng TSC 7,9 7,0 5,4 4,6 4,9 3,8 4,0 4,1 (E/A) 3 Nợ xấu/Vốn tự có 17,8 40 43 23 19 21 25 24 4 Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ 15,1 13,7 10,7 8,4 7,1 5,7 5,3 4,9 5 Dự phòng rủi ro/Nợ quá hạn 4,3 9 13 13,9 19,1 20 25 40 6 Dƣ nợ trung, dài hạn/Tổng 32,1 34,1 35,8 38,4 41 43,5 40 38,3 dƣ nợ Nguồn: [7], trang 35;[11]; [12]
- 47 Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM nhƣng rủi ro lớn, hiệu quả đạt đƣợc không tƣơng xứng với mức độ rủi ro thực tế đã và đang tiếp tục là nguyên nhân tạo ra nguye cơ đê doạn an toàn hoạt động của các NHTM. Cấp tín dụng là hoạt động tạo ra trên 80% tổng thu nhập, trong khi đó thu ngoài lãi (dịch vụ, phí, lãi kinh doanh ngoại hối và đầu tƣ ) còn thấp. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM quá nhanh, bình quân ở mức 27%/năm trong giai đoạn 2000 – 2004. Có năm tăng trƣởng ở mức trên 30%, và cá biệt có một số ngân hàng tăng trƣởng đến 40% dƣ nợ tín dụng một năm. Đây thực sự là vấn đề lớn trong điều kiện vốn của ngân hàng còn thấp, năng lực quản trị yếu, sơ khai. Hoạt động tín dụng trở thành hoạt động tạo ra nhiều rủi ro rất. Hầu hết tài sản có rủi ro chất lƣợng thấp nằm ở khối lƣợng nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ tín dụng chỉ có 2,84% nếu tính theo phƣơng pháp của Việt Nam, tuy nhiên nếu áp dụng những thông lệ phân loại nợ quốc tế, tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn). Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, nhiềukhả năng không ít NHTM có hoạt động thua lỗ, âm vào vốn. 2.2.3 Các rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam 2.2.3.1 Rủi ro tín dụng và thanh khoản Đối với các NHTM Việt Nam nói chung, bao gồm cả các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần (các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài), hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu, chiếm từ 70% đến 90% tổng tài sản có, và một tỷ lệ tƣơng đƣơng trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng. Năm 2005 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tiến dần tới thông lệ quốc tế. Đến quý I/2006, những số liệu về nợ xấu của hệ thống NHTM soi theo quyết định này vẫn chƣa rõ ràng, vì NHNNVN dự định có sự thay đổi, bổ sung vào phƣơng pháp tính toán tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, một nhận định chung là tỷ lệ nợ xấu tính theo thông lệ quốc tế (cụ thể là Hiệp định Basel II) không cao nhƣ dự đoán của nhiều chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nƣớc.
- 48 Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2005, tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM vẫn ở mức cao và có xu hƣớng gia tăng. Nợ xấu của toàn hệ thống là 23.412 tỷ (so với thời điểm 31/12/2004 ở mức 12.868. tỷ, tăng 10.544 tỷ, tốc độ tăng 97,8%), trong đó nợ xấu của khối NHTM nhà nƣớc là 21.323 tỷ, chiếm 91%. Tổng số nợ có khả năng không thu hồi đƣợc của toàn hệ thống là 13.051 tỷ, trong đó khối NHTM nhà nƣớc là 11.699 tỷ. Nợ tồn đọng trong đầu tƣ xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nƣớc tại các NHTM nhà nƣớc lên tới 1.692 tỷ, chiếm 29% tổng dƣ nợ cho vay đầu tƣ vào xây dựng cơ bản [11], [12]. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín dụng lớn là: - Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng hàng hoá chƣa phát triển và có nhiều biến động phức tạp. Đặc biệt trong những năm qua khi khủng hoảng năng lƣợng kéo theo sự biến động giá cả của hàng loạt các nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu. Khi khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Nhiều trƣờng hợp khách hàng cố tình lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. - Sức ép cạnh tranh và cơ chế khoán trong kinh doanh dẫn tới nhiều trƣờng hợp nới lỏng điều kiện vay vốn để giành giật khách hàng, cho vay không đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn. Công tác thẩm định dự án đầu tƣ cho vay không tốt, qua loa và có nhiều trƣờng hợp có hành vi gian lận, móc ngoặc. - Nhiều nợ xấu phát sinh do việc chậm cấp ngân sách Nhà nƣớc để giải ngân cho các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản dẫn tới nợ đọng vốn của ngân hàng. 2.2.3.2 Rủi ro thị trường Tỷ giá VND/USD biến động thƣờng xuyên là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá đối với các NHTM Việt Nam. Tỷ giá VND/USD biến động thƣờng xuyên qua các năm theo chiều hƣớng đồng Việt Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nƣớc ngoài. Qua theo dõi cho thấy: Trong suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng một chiều với một biên độ hẹp, thêm vào đó thị trƣờng ngoại hối Việt Nam
- 49 luôn rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn tìm mọi cách kí hợp đồng kì hạn mua ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu. Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2000-2004 đƣợc thể hiện qua Bảng 2.7 dƣới đây: Bảng 2.7: Biến động tỷ giá VND/USD trong giai đoạn 2000-2005 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Biến động tuyệt đối (-/+) 490 550 321 265 140 - Biến động tƣơng đối (-/+ %) 3,5% 3,8% 2,13% 1,72% 0,89% 0.85% Tỷ giá thấp nhất 14027 14518 15805 15406 15649 - Tỷ giá cao nhất 14517 15068 15406 15671 15789 - Nguồn: Vụ Ngoại hối, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; [36] Mức dao động năm 2000 biến động + 490 đồng (3,5%), năm 2001 biến động + 550 đồng (3,8%), năm 2002 biến động +321 đồng (2,13%), năm 2003 biến động +265 đồng (1,72%), năm 2004 là năm Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh tỷ giá biến động liên tục nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NH nhƣng mức độ biến động cũng không vƣợt quá 140 đồng (+ 0,89%). Nhƣ vậy, tỷ giá VND/USD có biến động nhƣng không nhiều trong giai đoạn 2000-2005 và mức biến động cao nhất đạt ở mức 3,8%. Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dƣ, lƣợng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do USD mất giá so với EURO và một số đồng tiền khác, lãi suất USD vẫn duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng. Ta có thể thấy rõ hơn điều này qua đồ thị biến động của tỷ giá trong một số năm gần đây nhƣ sau: - Những biến động này đã gây rủi ro cho các NHTM Việt Nam. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà NH đang duy trì. Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng đối với các NHTM Việt Nam. Rủi ro này thể hiện qua:
- 50 - Trong ba năm 2003, 2004, và 2005, 4 NHTMNN lớn nhất đều có trạng thái ngoại hối mở tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN (không vƣợt quá 30% vốn tự có)[7]. Tuy nhiên, vị thế của các ngân hàng không hề giống nhau, một số ngân hàng có vị thế trƣờng về ngoại tệ và một số NH có vị thế đoản về ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá có biến động theo chiều hƣớng nào đều gây bất lợi cho các ngân hàng. Nếu tỷ giá tăng thì những ngân hàng có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại và ngƣợc lại nếu tỷ giá giảm thì những ngân hàng có vị thế trƣờng về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại. - Hầu nhƣ doanh số mua vào thấp hơn doanh số bán ra cũng do các NHTM thƣờng duy trì trạng thái ngoại tệ tạm thời là đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng. Điều này cũng cho thấy thị trƣờng ngoại hối Việt Nam phát triển theo hƣớng một chiều, luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung. Thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD. Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá so với VND, điều này thúc đẩy tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ, các NHTM sẽ có nhận định là duy trì trạng thái ngoại hối trƣờng ròng sẽ có lợi. Tuy nhiên do chênh lệch lãi suất VND và USD quá lớn dẫn đến ngƣời nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn ngƣời nắm giữ VND. Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động USD với lãi suất thấp và bán ngoại tệ trên thị trƣờng để cho vay với lãi suất cao, duy trì vị thế đoản ngoại tệ không những bị thiệt hại mà còn có lợi mặc dù USD có tăng giá. Theo ƣớc tính, nếu lãi suất quốc tế tăng mỗi năm 1% thì với trạng thái ngoại tệ hiện nay của hệ thống NHTM Việt Nam, mỗi năm sẽ chịu tổn thất 2,75 triệu USD. Tuy nhiên nếu lãi suất quốc tế giảm 1% thì các NHTM Việt Nam sẽ thu đƣợc một khoản lợi nhuận tƣơng ứng nhƣ trên. 2.2.3.3. Rủi ro tác nghiệp Có thể nói chƣa có một thống kê hay đánh giá nào về hiện trạng rủi ro tác nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam. Hơn thế, chƣa có một NHTM nào tại Việt Nam hiện nay có một loại báo cáo hay phân tích nào về rủi ro tác nghiệp của bản thân ngân hàng mình. Lý do là khái niệm rủi ro tác nghiệp còn tƣơng đối mới trong
- 51 công tác quản trị điều hành hoạt động ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Hơn thế nữa, do tín dụng là hoạt động chủ yếu (nhƣ trên trình bày, chiếm tới 70% hoạt động và khoảng 80% đến 90% doanh thu), các NHTM Việt Nam mới chỉ quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng là chủ yếu. Tuy nhiên, có thể khẳng định rủi ro tác nghiệp đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện này là rất lớn, đặc biệt khi thị trƣờng tài chính, tiền tệ, ngân hàng mở cửa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Rủi ro tác nghiệp có thể chuyển thẳng sang tổn thất nghiêm trọng, trực tiếp đối với ngân hàng, thậm chí trong một số trƣờng hợp làm rung chuyển toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ của đất nƣớc. Một số trƣờng hợp ví dụ cụ thể dƣới đây sẽ củng cố cho kết luận này. Năm 2004, Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam phát hiện và xử lý một cán bộ là phụ trách kho quỹ của một chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng trên địa bàn Hà Nội. Trong thời gian từ đầu năm 2004 đến cuối năm 2004, cán bộ này đã lợi dụng sơ hở của quy trình nghiệp vụ kho quỹ và kế toán giao dịch của ngân hàng để chiếm đoạt số tiền hơn 4 triệu USD và 200.000 EUR. Bản chất của hành vi phạm tội này là cán bộ thực hiện thu nhận tiền của khách hàng nhƣng không nhập kho, không đƣa dữ liệu vào hệ thống. Cuối ngày kiểm quỹ so với dữ liệu hệ thống vẫn cân khớp, tuy nhiên không phản ánh số tiền thực thu, thực chi trong ngày. Chỉ đến thời điểm cuối năm tài chính khi xây dựng báo cáo cân đối tài khoản chung và đối chiếu so sánh với các tài khoản trung gian mới phát hiện ra. Tổng tổn thất lên tới hơn 60 tỷ đồng. Cũng trong năm 2004, một sự kiện khác gần tƣơng tự xảy ra với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mức tổn thất còn lớn hơn: 499 tỷ đồng.[4] Sở Quản lý và Kinh doanh vốn ngoại tệ của ngân hàng này đã kinh doanh thua lỗ, chỉ trong 10 tháng cuối năm 2004 với tổn thất kỷ lục nhƣ trên. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do cán bộ không tuân thủ quy trình nghiệp vụ trong công tác kinh doanh ngoại tệ và hạch toán kế toán. Công tác giám sát, kiểm soát, kiểm tra lỏng lẻo dẫn đến không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Sự kiện này khiến ngƣời ta liên hệ tới việc phá sản của một trong những ngân hàng
- 52 lớn nhất của Anh quốc là ngân hàng Baring Bank năm 1995 xuất phát từ những lỗ hổng trong cơ chế điều hành, kiểm soát giám sát tại một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. 2.2.3.4 Các loại rủi ro khác Cũng tƣơng tự nhƣ rủi ro tác nghiệp, chƣa có NHTM nào trong hệ thống tiến hành đánh giá một cách bài bản, khoa học các loại rủi ro khác hay xây dựng một cơ chế quản lý những rủi ro này. Trong điều kiện thông tin phát triển và tâm lý ngƣời dân Việt Nam chƣa hoàn toàn tin tƣởng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng sau những đợt đổi tiền, giá - lƣơng – tiền gây nhiều thiệt hại cho ngƣời dân vào thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc, NHTM luôn đứng trƣớc rủi ro danh tiếng và khả năng mất thanh khoản kéo theo nguy cơ phá sản. Năm 2004, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đứng trƣớc nguy cơ rất lớn khi ngƣời dân đột ngột đổ xô đến các chi nhánh, quầy giao dịch trong hệ thống mạng lƣới của ngân hàng này ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để đồng loạt rút tiền. Nguyên nhân xảy ra hiện tƣợng này là do có nguồn tin (đƣợc đăng tải bởi phƣơng tiện thông tin đại chúng) là Tổng Giám đốc của ngân hàng ACB bỏ trốn ra nƣớc ngoài, trong khi thực tế không xảy ra. Trong vòng 3 ngày, lƣợng tiền mặt rút ra khỏi ACB lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, khiến cho ngân hàng này lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng và có nguy cơ tuyên bố phá sản. Ngân hàng nhà nƣớc và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải vào cuộc hỗ trợ để phục hồi trở lại uy tín của ACB. Năm 2005, việc tƣơng tự xảy ra với NHTM CP Phƣơng Nam (Phuong Nam Bank) khi một kênh truyền hình lớn đƣa tin về những sai phạm của cán bộ tín dụng tại một chi nhánh của ngân hàng tại phía Bắc trong công tác của mình và bị truy tố. Trong khoảng thời gian vài ngày, hàng nghìn tỷ đồng đƣợc rút ra khỏi các chi nhánh của Phuong Nam Bank, khiến ngân hàng này cũng lâm vào tình trạng khó khăn.
- 53 Có thể nói mặc dù chƣa phải là rủi ro chính nhƣng ngoài rủi ro tín dụng, các rủi ro khác vẫn đang thƣờng trực trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Mức độ tổn thất của các rủi ro này chƣa thể tính toán đƣợc. 2.2.4 Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam Vì hiện tại Việt Nam chƣa áp dụng Hiệp định Basel II, phần nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro nhằm đánh giá một cách khái quát chung về công tác quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam hiện nay trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những quy định của NHNNVN, Chính phủ và/hoặc các đơn vị khác có liên quan. 2.2.4.1. Cơ sở pháp lý cho quản trị rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam a. Luật Các Tổ chức tín dụng và các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng Luật Các tổ chức tín dụng 1998 và Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2004 là khung pháp lý cơ bản về toàn bộ khái niệm, định nghĩa liên quan đến TCTD, bao gồm cả địa vị pháp lý, nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị điều hành, giám sát, kiểm soát Nhƣ vậy, NHTM không hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (2000) hay Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân (1994) mà hoàn toàn đƣợc điều chỉnh theo luật riêng, mặc dù 4 NHTM nhà nƣớc, trong Quyết định thành lập cũng nhƣ Điều lệ của mình đều đƣợc coi là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt (mô hình các Tổng công ty 90 - 91). Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM (sau đây gọi là Nghị định 49) là văn bản dƣới luật cụ thể hoá một số điều trong Luật Các tổ chức tín dụng. Bên cạnh việc quy định về những hoạt động cơ bản của NHTM, chƣơng III của Nghị định 49 quy định chi tiết về quản trị, điều hành và kiểm soát đối với cả NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần. Chƣơng IV của Nghị định 49 quy định về hệ thống Kiểm tra kiểm toán nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc và có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc điều
- 54 hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Hiện tại, NHNN Việt Nam đang dự thảo trình Chính phủ ban hành một nghị định thay thế Nghị định 49. Theo nội dung bản dự thảo của nghị định mới này, đối tƣợng điều chỉnh sẽ đƣợc mở rộng ra ngoài NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần còn có NHTM trách nhiệm hữu hạn. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan đại diện cho Chính phủ sở hữu và quản lý phần vốn của Nhà nƣớc trong các NHTM nhà nƣớc thay vì Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ hiện nay. Dự kiến đến cuối năm 2006, dự án Nâng cao Khả năng tiếp cận tín dụng thông qua Cải cách cơ cấu hoạt động và quản trị tại các NHTM sẽ kết thúc và Chính phủ sẽ ban hành nghị định mới thay thế cho Nghị định 49. b. Quy định về Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng mức vốn an toàn tối thiểu 8% đƣợc quy định trong Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” (sau đây gọi là Quyết định 457). Theo quy định này, tất cả các TCTD (bao gồm các NHTM và các tổ chức khác, trừ chi nhánh NHTM nƣớc ngoài) phải đảm bảo duy trình các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau: - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - Giới hạn tín dụng đối với khách hàng - Tỷ lệ về khả năng chi trả - Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn - Giới hạn góp vốn, mua cổ phần. (b1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu + Vốn của NHTM: Theo Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD ban hành kèm Quyết định 457, vốn của NHTM bao gồm Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2.
- 55 Vốn điều lệ, vốn góp, vốn đƣợc cấp a1 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ a2 Vốn cấp 1 A Quỹ dự phòng tài chính a3 Quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ a4 Lợi nhuận không chia a5 50% giá trị tăng thêm của TSCĐ định giá lại b1 40% giá trị tăng thêm của chứng khoán b2 Vốn cấp 2 B Trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ƣu đãi b3 Các công cụ nợ dài hạn khác b4 Dự phòng chung b5 Giá trị giảm đi của TSCĐ định giá lại c1 Giá trị giảm đi của chứng khoán c2 Các khoản Phần vốn đem đi góp vốn, mua cổ phần c3 C giảm trừ Góp vốn liên doanh, mua cổ phần vƣợt quá c4 15% vốn tự có Lỗ kinh doanh c5 Vốn của TCTD = A + B – C. Các điều kiện kèm theo: b5 <= 1,25% (Tài sản có rủi ro) (b3 + b4) <= 1/2 A B <= A + Tài sản có rủi ro: là giá trị tài sản Có của NHTM đƣợc tính theo mức độ rủi ro (hay trọng số rủi ro). NHNN quy định có các mức rủi ro sau: 0%, 20%, 50%, 100%, tuỳ vào đặc điểm rủi ro và thanh khoản của mỗi loại tài sản trong bảng cân đối kế toán của NHTM.
- 56 + Tỷ số Cook: “ Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có với tổng tài sản Có rủi ro” (Điều 4, Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn). NHNNVN cho phép các NHTM có 3 năm tính từ tháng 5/2005 để thực hiện quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu 8% nhƣ trên. Mỗi năm, tỷ lệ này phải tăng tối thiểu bằng 1/3 số tỷ lệ còn thiếu. Có thể coi Quyết định 457 là một bƣớc khởi đầu cho việc triển khai dần các nội dung của Hiệp định Basel II tại Việt Nam. Về cơ bản, nội dung quy định về cách tính toán vốn an toàn tối thiểu căn cứ trên loại tài sản có và trọng số rủi ro của từng loại tài sản có đã gần tiếp cận với Hiệp định Basel II. Tỷ lệ 8% vốn an toàn tối thiểu đƣợc Việt Nam chọn đƣa ra phù hợp với mức tối thiểu của quốc tế. Tuy nhiên, so với cột trụ thứ nhất – Tính toán vốn an toàn tối thiểu trong Hiệp định Basel II, quy định hiện hành của NHNNVN về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu còn thiếu một số nội dung quan trọng sau: Vốn an toàn tối thiểu theo rủi ro tín dụng: o phƣơng pháp chuẩn hoá (standardised approach): sử dụng hệ số tín nhiệm của khách hàng vay để xác định trọng số rủi ro cho từng mục tài sản có); o phƣơng pháp đánh giá nội bộ (IRB): o khuôn khổ về chứng khoán hoá Vốn an toàn tối thiểu theo rủi ro tác nghiệp: cả ba phƣơng pháp là Phƣơng pháp chuẩn hoá, Phƣơng pháp chỉ số cơ bản và Phƣơng pháp tiên tiến. Vốn an toàn tối thiểu theo rủi ro thị trƣờng: phƣơng pháp xác định Giá trị rủi ro (Value At Risk) (b2) Giới hạn tín dụng đối với khách hàng Hiện tại, Việt Nam quy định các mức giới hạn và tỷ lệ giới hạn giá trị khoản vay so với vốn tự có của NHTM.