Luận án Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

pdf 203 trang vanle 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_quyen_kinh_te_xa_hoi_va_van_h.pdf

Nội dung text: Luận án Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ THƠM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA §èI VíI NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè ë C¸C TØNH MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2015
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ THƠM THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN KINH TÕ, X· HéI Vµ V¡N HãA §èI VíI NG¦êI D¢N TéC THIÓU Sè ë C¸C TØNH MIÒN NóI PHÝA B¾C VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62.38.01.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TƯỜNG DUY KIÊN TS. TRƯƠNG HỒ HẢI HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án được trích dẫn trung thực, đúng theo quy định, có nguồn gốc rõ ràng, những đóng góp mới của luận án chưa từng được công bố. Tác giả Đỗ Thị Thơm
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở trên thế giới và Việt Nam 7 1.2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ QUYỀN KINH TẾ,XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 26 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật vềquyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số 26 2.2. Nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội vàvăn hoá đối với người dân tộc thiểu số 49 2.3. Tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm của một số nước thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số và ý nghĩa đối với Việt Nam 63 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ,XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐỞ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 80 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 80 3.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc 84
  5. Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢMTHỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍABẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Dự báo một số xu hướng tác động đến việc thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay 120 4.2.Quan điểm bảo đảm thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc 127 4.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc 130 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 Phụ lục 170
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBKK : Đặc biệt khó khăn ĐT - XHH : Điều tra xã hội học HĐND : Hội đồng nhân dân ICESCR : Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị QCN : Quyền con người THPL : Thực hiện pháp luật
  7. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cách tiếp cận theo quyền của các văn bản pháp luật về giảm nghèo của Việt Nam đối với người DTTS 115
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở mọi quốc gia và khu vực, do những nguyên nhân lịch sử, xã hội luôn tồn tại những tộc người có vị thế, năng lực và trình độ phát triển chậm hơnsự phát triển chung của xã hội, đó là những tộcngười thiểu số. Họ đều là thành viên của cộng đồng nhân loại và bình đẳng về các quyền và tự do cơ bản của con người. Vì vậy tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người (QCN) trong đó có người dân tộc thiểu số là trách nhiệm hàng đầu của các quốc gia thành viên. Luật quốc tế về QCN qui định nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm hàng đầu trong lập pháp và hành pháp cũng như cần có những biện pháp đặc biệt tạm thờitạo điều kiện để người dân tộc thiểu số (DTTS) được thụ hưởng tất cả các QCN về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ chăm lo, cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS ngày một tốt hơn mà còn hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. Tại Điều 5 Hiến pháp 2013 ghi nhận: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước [82, tr3]. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách về phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước cũng như giải quyết những vấn đề bức xúc của đồng bào DTTS trong đó có vùng DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói. Nhờ đó mà vùng DTTS đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, từng bước ổn định, đời sống của đồng bào dân tộc dần được cải thiện hơn so với trước những năm đổi mới, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, so với thành tựu phát triển củatriển củađất nước saugần 30 năm đổi mới, hiện tại vùng DTTS nói chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, nơi sinh sống của hơn 30 DTTS vẫn là vùng chậm phát triển nhất cả nước. Nhiều năm trở lại đây,
  9. 2 vùng này luôn đứng đầu cả nước về chỉ số nghèo. Xét về tỷ lệ nghèo kinh niên cũng cho thấy đồng bào các DTTS chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm nghèo, ước tính tới 47,1% [151]. Kết cấu hạ tầng yếu kém thiếu đồng bộ, kinh tế phát triểnchậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán dựa vào khai thác từ tự nhiên là chính; nhiều vấn đề xã hội bức xúc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng như thiếu đất ở, đất sản xuất, rừng đầu nguồn bị tàn phá. Sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu, nghèo là thách thức lớn tới việc thụ hưởng các QCN, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS nơi đây. Có nhiều nguyên nhân được nêu ra nhằm lý giải cho sự tồn tại này: Thứ nhất, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về QCN nói chung và chính sách dân tộc nói riêng khi ban hành là đúng đắn, song việc triển khai thực hiện cònhạn chế, chính sách đã có nhưng không tới được đối tượng thụ hưởng là bà con DTTS; có những chính sách chồng chéo về nội dung hỗ trợ gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, ở một số khía cạnh có lợi cho các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ công chức hơn là cho người dân, nhất là đối với người DTTS. Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm công tác về dân tộc các cấp còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Một bộ phận cán bộ, công chức còn nhận thức chưa đầy đủ và chưa thực sự quan tâm đến việc bảo đảm thực hiện các QCN đối với người DTTS, thêm vào đó một số thiết chế dân chủ hoạt động không hiệu quả. Thứ ba, do chính năng lực hạn chếvề trình độ nhận thức của người DTTS ở các tỉnh vùng cao biên giới về QCN, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa để có thể sử dụng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đó chính là "rào cản" đối với việc thực hiện pháp luật (THPL) về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra cần được nghiên cứu một cách khoa học, có bằng chứng cả ở góc độ lý luận và thực nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS và cũng là yêu cầu của Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt với mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Đây là một chiến lược cơ bản, kịp thời, hợp lòng dân, nhất là khi mà mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc ở
  10. 3 nhiều nước trên thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp. Ngọn lửa "ly khai dân tộc" đang bùng lên ở khắp mọi châu lục cho thấy, ngoài nguyên nhân bên trong còn là sự kích động, tiếp tay, can thiệp của các thế lực thù địch bên ngoài. Ở Việt Nam, các lực lượng phản động, thù địch đang tìm mọi cách khai thác, lợi dụng những khó khăn trong đời sống của đồng bào các DTTS cùng những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong THPL ở vùng DTTS để xuyên tạc, kích động đồng bào DTTS chống lại đường lối đại đoàn kết dân tộc nhằm chia rẽ sự thống nhất đất nước, gây mất ổn định chính trị, bạo loạn. Những sự kiện bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001và 2004, tụ tập đông người ở Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011 vừa qua là những minh chứng cụ thể. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết về phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận án Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ: Một là, phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là, xây dựng các khái niệm: quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Ba là, xây dựng và phân tích khái niệm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS; đặc điểm, nội dung, vai trò, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. Bốn là, nghiên cứu tình hình THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam.
  11. 4 Năm là, phân tích thực trạng THPLvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc; đánh giá những thành tựu và hạn chế của thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, rút ra các nguyên nhân của hạn chế. Sáu là, phân tích và luận chứng các quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính khả thi, bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứucủa luận án: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS dưới góc độ khoa học Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam gồm 14 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, đây là vùng phên dậu biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và kinh tế của nước ta. Về mặt thời gian: Về mặt thời gian, tình hình và số liệu thống kê liên quan tới THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam được trích dẫn và viện dẫn từ các tài liệu tính từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay, chủ yếu tập trung các số liệu từ năm 2000 đến 2014. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, về nhà nước và pháp luật; Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo đảm QCN và quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết dân tộc. Những tư tưởng pháp lý tiến bộ về QCN trong lịch sử và hiện tại, trong các điều ước quốc tế về QCN mà Việt Nam là thành viên. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của luận án.
  12. 5 Trong chương 1, tác giả coi trọng phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp hay còn gọi là phân tích và tổng hợp được sử dụng để thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào DTTS. Trong chương 2, tác giả chủ yếu dùng phương pháp diễn giải, quy nạp để xây dựng các khái niệm, phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để nghiên cứu các hình thức, vai trò, nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam. Phương pháp luật học so sánh được sử dụng để tham chiếu giữa các chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm về chính sách, pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS của một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam. Trong chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học thực tiễn nhằm đánh giá các chỉ số về THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi sinh sống của hơn 30 DTTS của Việt Nam, đồng thời đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế từ đó tác giả làm sáng tỏ nội dung của luận án. Trong chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học góp phần bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian tới. 5. Đóng góp khoa học của luận án Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sỹ nghiên cứu vấn đề THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các vấn đề về lý luận đối với THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam; xây dựng khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; khái niệm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS; phân tích nội hàm của các khái niệm và đặc trưng của người DTTS ở Việt Nam nói chung và người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Luận án khái quát hoá một số quy định của pháp luật quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và kinh nghiệm của một số quốc gia, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam;
  13. 6 Luận án đánh giá thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy được những kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong quá trình THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện bảo đảm THPL về quyền đối với người DTTS. Những giải pháp luận án đưa ra có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập giữa quy định của pháp luật với THPL trên thực tiễn đời sống của người DTTS. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn: - Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. - Về thực tiễn: Luận án góp thêm những thông tin có giá trị giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực dân tộc, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như những người làm công tác áp dụng pháp luật có cách nhìn toàn diện nhưng lại thấu đáo đối với việc THPL về QCN nói chung và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng với người DTTS nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả THPL về quyền trong đời sống xã hội hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm có 4 chương với 11 tiết.
  14. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Ở Việt Nam, việc nghiên cứu quyền con người (nhân quyền) có lịch sử còn non trẻ, mới được bắt đầu từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX và phải đến đầu những năm 1990 mới có nhiều công trình và hoạt động nghiên cứu về QCN. Song, những năm gần đây, nghiên cứu về QCN, trong đó có quyền của người DTTS đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện và công bố, có thể tổng quan như sau: 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quyền con người trong đó có người dân tộc thiểu số Quyền con người là kết tinh những giá trị cao đẹp trong các nền văn hoá của tất cả các quốc gia dân tộc. Vì vậy, QCN không chỉ là ngôn ngữ chung mà còn là sản phẩm chung và là mục tiêu chung của mọi quốc gia, dân tộc, mọi nền văn hoá trên thế giới. Quyền con người là một lĩnh vực được pháp điển hoá nhanh nhất trong những năm gần đây trên cả phạm vi thế giới và khu vực, trong đó quyền của người DTTS được đặc biệt quan tâm. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan tới QCN nói chung và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng, có thể phân vào các nhóm sau: Nhóm thứ nhất, các công trình liên quan đến quyền con người nói chung Nội dung các công trình này phân tích các vấn đề chung nhất về QCN, trong đó có nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một nội dung được đề cập, bao gồm lịch sử phát triển QCN, khái niệm, đặc điểm của QCN, có thể kể đến các công trình đầu tiên như: - Chương trình khoa học cấp nhà nước Con người, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, mã số KX.07/91-95,do Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm nhánh 16 (1995), lần đầu tiên QCN đã trở thành đối tượng nghiên cứu cấp nhà nước. Đó là đề tài Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước [37]. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về QCN như: Sự phát triển về lý luận và nhận thức về QCN trong lịch
  15. 8 sử; khái niệm QCN, những nội dung cơ bản của QCN; thực trạng việc vi phạm QCN trên thế giới cũng như các điều kiện đảm bảo QCN. Những giá trị của đề tài cấp Nhà nước này không những đã nghiên cứu về sự bảo đảm về mặt pháp lý đối với QCN mà đề tài còn sưu tầm được nhiều tài liệu nước ngoài về QCN, nội dung phong phú cho việc nghiên cứu về QCN trong đó có quyền của người DTTS. Từ đó đến nay, vấn đề QCN được nhiều học giả tập trung nghiên cứu với nhiều công trình khoa học được công bố có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, hầu hết các khía cạnh, lĩnh vực của QCN, như đề tài khoa học cấp bộ Quan điểm C.Mác-Ph.Ăngghen về quyền con người do Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm (1997). Nội dung các công trình này phân tích các vấn đề chung nhất về QCN, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: lịch sử phát triển QCN, cũng như quyền của người DTTS, cơ chế quốc tế và quốc gia trong việc bảo đảm thực hiện QCN nói chung và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng. - Sách:Nhân quyền lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Ôtxtrâylia của tập thể tác giả Viện nghiên cứu quyền con người (2004) [108];Bằng việc phân tích bản chất của con người và QCN, các tác giả khẳng định QCN là trung tâm của chính trị và trung tâm của các mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và cá nhân. Theo cách định nghĩa này, QCN trước hết đó là các quyền cố hữu, tự nhiên con người sinh ra đã có và vì vậy không có sự phân biệt, đối xử giữa các màu da, giới tính, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo v.v Trên sơ sở nội hàm khái niệm QCN, tác giả tập trung phân tích các điều kiện cần thiết để thực hiện QCN như: sự công nhận quyền trong các tuyên bố, tuyên ngôn về QCN; sự ghi nhận quyền trong pháp luật quốc tế và quốc gia; thiết chế kiểm soát quyền lực nhằm ngăn chặn sự lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước, công chức thực thi quyền lực nhà nước; việc bảo đảm các QCN phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. -Sách:Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền thống, lý luận và thực tiễn) Nxb Chính trị quốc gia (2002) [86],Bài viết của tác giả Hoàng Nam Sâm (Huang Nansen), Khái niệm quyền con người trong truyền thống văn hóa Trung Quốc,cho rằng: QCN là những quyền cơ bản mà con người sinh ra đã được hưởng, bao gồm trước hết là quyền được sống và quyền được phát triển; sau đó là các quyền được tham gia hoạt động chính trị, xã hội, trong đó quyền bình đẳng là quan trọng nhất.
  16. 9 Quyền này thể hiện ở chỗ tất cả mọi người có thể sống như một cá nhân độc lập và quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng, xét trên phương diện nhân phẩm. -Sách:Tuyên ngôn thế giới và hai công ước 1966 về quyền con người do Cao Đức Thái chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia (2002) [96], với 4 chương và kèm theo các phụ lục là các điều ước quốc tế về QCN, các tác giả đã trình bày tổng quát nội dung của Bộ luật nhân quyền quốc tế, phân tích rõ các khía cạnh quan trọng còn gây tranh luận về Bộ luật này để đi tới cách hiểu thống nhất. Các tác giả cũng dùng biện pháp so sánh, tham chiếu các tiêu chuẩn của Luật nhân quyền quốc tế với pháp luật Việt Nam về QCN trong đó có quyền của người DTTS. - Sách:Vấn đề dân tộc và và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tado Ủy ban Dân tộc và miền núi (chủ biên),Nxb Chính trị quốc gia (1995) [125]. Cuốn sách đã hệ thống hoá những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, khẳng định những nguyên tắc và định hướng đối với việc ban hành chính sách, pháp luật về dân tộc, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong từng giai đoạn cách mạng khi mà bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu, một số cơ sở đào tạo đã biên soạn giáo trình giảng dạy về QCN. Tiêu biểu là Sách Lý luận về quyền con ngườido tập thể tác giả Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn (2010) [Error! Reference source not found.]. Giáo trình này tập trung giới thiệu về những vấn đề lý luận của quyền con người như: Sự phát triển QCN trong lịch sử nhân loại; Luật quốc tế về QCN; Hiến pháp, pháp luật Việt Nam về QCN; quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QCN, trong đó nhấn mạnh:Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử, là giá trị chung của nhân loại; QCN vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù khi thực hiện; Nhà nước là chủ thể chính chịu trách nhiệm bảo đảm QCN. Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con ngườido tập thể tác giả Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, (2009) [51, tr.494]. Giáo trình đã tập trung giới thiệu về những vấn đề lý luận cơ bản về QCN như: khái niệm QCN, lịch sử phát triển các tư tưởng về QCN; phân tích các đặc trưng cơ bản của QCN phân biệt QCN với một số khái niệm liên quan như: quyền công dân; dân chủ ; phân tích QCN theo nội dung nhóm quyền như các quyền dân sự và chính
  17. 10 trị; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; trình bày một cách có hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia về QCN; quan điểm, chính sách và định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về QCN, phân tích nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm QCN và quyền công dân. - Tường Duy Kiên,Bảo đảm quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh[0] đã làm rõ vị trí, vai trò của Quốc hội, phân tích thực trạng bảo đảm QCN; quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm QCN trong hoạt động của quốc hội thông qua vị trí, chức năng của quốc hội để bảo vệ và thúc đẩy QCN, trong đó có quyền của người DTTS. Qua đó tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của các cơ quan trong quốc hội, đại biểu quốc hội trong việc bảo đảm QCN trong hoạt động lập pháp của quốc hội, hoàn thiện bộ máy chuyên trách về QCN trong tổ chức quốc hội. Những phân tích trên của tác giả rất hữu ích với phạm vi nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn bảo đảm QCN, nhất là quyền của người DTTS trong hoạt động của quốc hội thông qua các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Bài viết của tác giả Tường Duy Kiên: "Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người" [54]. Theo tác giả, Nhà nước đóng vai trò quan trọng, giữ vị trí trụ cột trong việc bảo đảm QCN và quyền công dân. Để QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được tôn trọng và bảo vệ thì cần phải: i) xây dựng và hoàn thiện pháp luật, trong đó chú trọng pháp luật về QCN, quyền công dân; ii) xây dựng chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ; iii) đảm bảo tính độc lập của cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; iv)tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; v) đề cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự Bài viết:Thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay của tác giả Đặng Dũng Chí (2014), đã tập trung phân tích thực tiễn việc bảo đảm QCN của Việt Nam trên các lĩnh vực: xây dựng chính sách, pháp luật; tổ chức thực thi chính sách, pháp luật, xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế ) và hợp tác quốc tế trên
  18. 11 lĩnh vực bảo đảm QCN. Tác giả khẳng định "Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực QCN trong thời gian qua tạo nền tảngvững chắc để chúng ta giải quyết thành công những nhiệm vụ đặt ra trên lĩnh vực nhân quyền trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [13, tr.262-270]. Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu chính sách và pháp luật về dân tộc thiểu số - Đề tài:Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải phápdo Trịnh Quốc Tuấn làm chủ nhiệm, 1996 [113],đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc, công tác dân tộc, đồng thời phân tích điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là đồng bào các dân tộc sống xen kẽ với nhau và có quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc. Từ đó tác giả cũng làm sáng tỏ sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc, vùng miền, coi đây là nguyên nhân của sự bất bình đẳng dân tộc, nảy sinh những bất hoà trong thực tiễn đời sống của bà con vùng DTTS trong giai đoạn sau này và đề ra những định hướng, giải pháp khắc phục tình trạng trên. - Đề tài: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núicủa Bế Viết Đẳng và nhóm tác giả (1996) [26].Công trình này đã nghiên cứu tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 22/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương và Quyết định 72/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, các tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, đề xuất quan điểm phát triển vùng DTTS và miền núi trong thời kỳđổi mới. -Sách:Văn hoá các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt radoTrần Văn Bính chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia 2004 [10].Với 510 trang, các tác giả đã phân tích đánh gía tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống văn hoá của một số DTTS vùng Tây Bắc trong công cuộc đổi mới, qua thực tiễn cuộc sống văn hoá của đồng bào DTTS ở nơi đây cho chúng ta thấy muốn phát triển kinh tế thì trước hết là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tay nghề cho người lao động để họ làm chủ quá trình sản xuất, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật vào lao động và đời sống. Nhưng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đúng mục tiêu của phát triển là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì cái cốt yếu nhất lại là tư tưởng, đạo đức, lối sống- những cái nằm trong tinh hoa của truyền thống văn hoácác dân tộc. Qua đó các tác giả đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm bảo tồn
  19. 12 và phát triển đời sống văn hoá của các dân tộc trên vùng đất giàu truyền thống Tây Bắc. - Đề tài:Công bằng và bình đẳng xã hội trong các quan hệ tộc người và trong sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc giado Nguyễn Quốc Phẩm chủ nhiệm (2005) [72]. Nội dung của công trình này nghiên cứu sâu về quan điểm của V.I.Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và bình đẳng dân tộc, các khái niệm về tộc người và dân tộc trong sự phát triển của các quốc gia đa dân tộc Việt Nam, nhất là việc thực hiện bảo đảm công bằng, bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng DTTS, ở các tỉnh miền núi nước ta. - Đề tài cấp bộ: Cơ sở khoa học của việc đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tếdo Hoàng Hữu Bìnhlàm chủ nhiệm, 2010[9],với gần 120 trang, công trình đã phân tích cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Qua số liệu điều tra xã hội học đề tài cũng đánh giá thực trạng xây dựng chính sách dân tộc và thực trạng thực hiện chính sách dân tộc một cách xác đáng từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. - Nguyễn Thị Phương Thuý, Thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006) [98].Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc trong điều kiện cách mạng XHCN. Phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam qua những năm đổi mới, từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số - Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện pháp luật nói chung Vấn đề ban hành pháp luật và THPL luôn là yếu tố cốt tử của bất cứ nhà nước nào trên thế giới, trong đó có Nhà nước Việt Nam và được đề cập, phân tích trong các
  20. 13 sách giáo khoa, giáo trình của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật như: - Sách:Lý luận chung về nhà nước và pháp luậtcủaHọc viện Hành chính quốc gia,Nxb Đại học quốc gia (2001)[41, tr.344]. Các tác giả đã dành hẳn chương XIV - Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật để luận bàn về THPL và áp dụng pháp luật. Theo các tác giả THPL là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định pháp luật. Đây là quá trình hoạt động có lý trí của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị. Các tác giả khẳng định có bốn hình thức THPL, bao gồm: Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Khác với ba hình thức trên, áp dụng pháp luật là hình thứcTHPL, mà ở đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, các công chức có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy định của pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. - Sách: Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh Đoan,Nxb Chính trị quốc gia (2010) [27].Đây là cuốn sách tham khảo chuyên bàn về THPL, với kết cấu 5 chương tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề từ khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các hình thức của việc THPL, tác giả đã phân tích các trường hợp cần áp dụng pháp luật, đặc điểm của áp dụng pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của áp dụng pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật. Tác giả đã dành hẳn chương 3 để đề cập và luận bàn về quy trình thực hiện và áp dụng pháp luật như phải tuân thủ các giai đoạn: phân tích, đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, điều kiện hoàn cảnh khi sự việc xảy ra, lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích rõ ý nghĩa, nội dung của quy phạm đó với trường hợp áp dụng pháp luật. - Hai cuốn sách chuyên khảo đề cập đến THPL: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật và Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới củaĐào Trí Úc [122]. Hai chuyên khảo này đã làm rõ lý luận về THPL và đặt nó trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành của điều chỉnh pháp luật, với xây dựng bảo vệ pháp luật và thực thi quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới. Trước bối cảnh đó đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới cả về nhận thức lý luận và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như cơ chế tổ chức THPL để
  21. 14 hiện thực hoá các quy phạm pháp luật vào đời sống xã hội. Như vậy, nhìn chung các sách chuyên khảo này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về THPL như: Khái niệm, đặc điểm, hình thức, các giai đoạn, vai trò và yếu tố ảnh hưởng, hiệu quả của THPL trong cơ chế điều chỉnh pháp luật. Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án khi viết chương cơ sở lý luận về THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. - Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. - Sách:Một số vấn đề về quyền kinh tế, xã hội, trong đó có bài viết Cơ chế và các điều kiện nhằm bảo đảm quyền kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay của tác giả Tường Duy Kiên (1996), [53].Tác giả đã tập trung phân tích cơ chế, vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền kinh tế-xã hội, trong đó nhấn mạnh: Cơ chế bảo đảm là những biện pháp, cách thức tác động của nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách, pháp luật về QCN; hoàn thiện bộ máy, các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng giám sát đối với tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong những lĩnh vực có liên quan nhằm thúc đẩy, bảo đảm quyền kinh tế - xã hội của công dân được thi hành trong thực tiễn cuộc sống Do đó, trách nhiệm của Nhà nước là phải tạo ra một cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội của người dân một cách cao nhất trong khả năng của mình. - Sách: Văn hoá - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hộicủatác giả Nguyễn Văn Huyên, Nxb Chính trị quốc gia(2006) [42]; Phạm Xuân Nam, "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ" [70].Những bài viếttrong cuốn sách này phân tích khá sâu sắc và toàn diện về vai trò của văn hóa, tính cấp thiết của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong chiến lược "xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Sách: Bình luận và các khuyến nghị chung của các Uỷ ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb Công an nhân dân(2008) [146].Với 5 phần trình bày các bình luận chung của 6 Uỷ ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, trong đó có quyền của người DTTS. Cuốn sách đã giải thích rõ nội dung những điều khoản quan trọng trong các Công ước quốc tế về QCN,đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, giúp cho việc hiểu đúng,
  22. 15 đầy đủ và thực hiện có hiệu quả các quy định của công ước. Cụ thể các bình luận được Uỷ ban nhân quyền thông qua số 3 về việc thực hiện QCN ở cấp độ quốc gia; số 11 về kế hoạch hành động cho giáo dục tiểu học trong đó có trẻ em DTTS; số 18 không phân biệt đối xử; số 23 quyền của người DTTS và 8 bình luận của Ủy ban Công ước về giải thích nguyên tắc không phân biệt đối xử, các biện pháp thực hiện công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Để thực hiện đầy đủ QCN ở các quốc gia, các chính phủ cần tuân thủ chặt chẽ quy định trong các văn kiện quốc tế về QCN. Khi nội luật hóa nội dung của các điều ước quốc tế về QCN mà quốc gia là thành viên thì hệ thống chính sách và pháp luật quốc gia cần quan tâm đến việc bảo vệ các quyền cá nhân lẫn quyền của nhóm và đặc biệt quan tâm đến quyền của người DTTS như quyền bảo tồn văn hóa của họ, được hưởng công bằng từ thành quả của sự phát triển quốc gia v.v - Sách:Bảo vệ và thúc đẩy quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Namcủa Trần Thị Hoè và Vũ Công Giao(2011) [43], bao gồm 287 trang, đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về pháp luật và thực tiễn quốc gia về thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Cuốn sách gồm ba phần: Phần một: Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong luật nhân quyền quốc tế. Trong phần này các tác giả phân tích vị trí của quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong luật nhân quyền; khái quát nội dung cơ bản trong luật nhân quyền quốc tế cùng những đặc điểm trong việc bảo đảm thực hiện các quyền này. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cơ bản bao gồm: quyền về lao động, việc làm; quyền có mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình; quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội; quyền được hỗ trợ về gia đình; quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khoẻ; quyền được giáo dục; quyền được tham gia vào đời sống văn hoá. Phần hai: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa. Nội dung chính của phần này thể hiện ở ba điểm: Quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; khái quát sự phát triển quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong pháp luật Việt Nam và Hệ thống pháp luật hiện hành về các nhóm quyền này. Phần ba: Thành tựu và thách thức trong việc bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. Trên cơ sở những quyền cơ bản về kinh tế, xã hội và văn hóa đã trình bày ở trên, các tác giả đã phân tích các số liệu được thu thập từ nhiều nguồn để nêu ra một số thành tựu tiêu biểu và những thách thức chính đối với việc
  23. 16 bảo đảm các quyền này, nhất là ở vùng DTTS của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay. - Sách chuyên khảo Chủ nghĩa xã hội và quyền con người của tác giả Đặng Dũng Chí và Hoàng Văn Nghĩa (2014) [14]. Các tác giả tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm QCN ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự phát triển về mặt lý luận và những thành tựu bảo đảm QCN mà Việt Nam đạt được trên các lĩnh vực dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa thời kỳ đổi mới và hội nhập, nhóm tác giả làm rõ những yêu cầu đặt ra trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay, đó là: (1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về QCN; (2) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đổi mới tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước; (3) kiện toàn bộ máy, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, đẩy mạnh cải cách tư pháp; (4) xây dựng và hoàn thiện các thiết chế, cơ chế bảo đảm QCN; (5) tăng cường nâng cao nhận thức pháp luật về QCN; (6) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa và sự phát triển QCN. - Đề tài cấp bộ:Sự phát triển quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới ở Việt Namdo Cao Đức Thái làm chủ nhiệm (2010)[97].Các tác giả đề tài đã làm rõ sự cần thiết của việc bảo đảm các QCN, đặc biệt là quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào DTTS. Đề tài đã phân tích sự phát triển các quyền kinh tế từ quyền sở hữu đến quyền lao động việc làm; quyền tự do kinh doanh theo pháp luật; quyền được giáo dục và chăm sóc sức khỏe, thực trạng về quyền được bảo trợ xã hội đối với đối tượng đặc biệt như phụ nữ, trẻ em, người DTTS ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó đề tài đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện ngày một tốt hơn nhóm quyền này. - Đề tài cấp bộ:Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia một số nước ASEAN và Trung Quốc-Kinh nghiệm đối với Việt Nam do Nguyễn Đức Thùy chủ nhiệm (2011)[100].Đề tài khẳng định: Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm QCN gồm: (i)Nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế về QCN vào trong hệ thống pháp luật quốc gia, thông qua việc áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp; (ii)tôn trọng, bảo vệ và thực thiở mức cao nhất có thể những quy định, chuẩn mực QCN quốc tế (thông qua hoạch định chính sách, chương trình hành động); (iii) thúc đẩy việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về QCN cho các cán bộ công chức cũng như người dân nhằm hạn chế sự vi phạm về QCN từ các cơ quan công quyền;
  24. 17 (iv) hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy và bảo đảm QCN; (v) tiến hành soạn thảo, đệ trình và báo cáo quốc gia phổ quát định kỳ(UPR) về thực thi những điều ước quốc tế về QCN, giải trình các vấn đề mà các Ủy ban công ước có liên quan đặt ra, trả lời kháng thư, tiếp thu các nhận xét, bình luận của các Ủy ban công ước trong việc bảo đảm, thực thi các nghĩa vụ cam kết quốc tế. - Nguyễn Duy Sơn, Quyền phát triển của con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩTriết học,Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh(2005)[88], đã trình bày những quan điểm về QCN và quyền phát triển dưới chế độ XHCN và những kinh nghiệm rút ra từ những thành tựu của các quốc gia lấy con người làm trung tâm của phát triển chứ không phải sự vật; phân tích vai trò thực hiện quyền phát triển của con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước cần đặc biệt chú trọng đến việc bảo đảm quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa của người DTTS; thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện quyền phát triển của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhất là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS; tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả quyền phát triển của người dân Việt Nam, nhất là người DTTS trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. -Võ Thị Hoa, Nhà nước với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh[44]. Sau khi nghiên cứu các vấn đề lý luận, tác giả đã đi vào phân tích thực trạng vai trò của nhà nước đối với thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, tác giả đã khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thì Nhà nước là chủ thể cơ bản và tất yếu để thực hiện công bằng xã hội, bởi vì bản thân nền kinh tế thị trường có nguy cơ làm mất công bằng xã hội, vì vậy cần đến vai trò của nhà nước để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến những nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người DTTS v.v cách tiếp cận của tác giả luận án dưới góc độ chính trị học do vậy tác giả đã đi sâu vào hệ thống chính sách, các cơ chế để thực thi quyền lực nhà nước trong thực hiện công bằng xã hội là rất hữu ích cho chủ đề nghiên cứu luận án của tác giả. - Phạm Văn Dũng, Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng dân
  25. 18 tộc thiểu số của nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh[16]. Tác giả đã phân tích cơ sở về công bằng xã hội trong giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng DTTS ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, công bằng trong giáo dục là việc tạo ra cho mỗi người DTTS có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội và hưởng thụ những thành quả của sự phát triển và là bảo đảm quyền được giáo dục của mỗi người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Công bằng xã hội trong giáo dục là trách nhiệm chung của nhà nước, của toàn xã hội. Tác giả đã đề xuất một số phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để bảo đảm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng DTTS Việt Nam. - Lê Hoài Trung, Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn,Luận án tiến sĩ Luật học,Viện Khoa học xã hội Việt Nam(2011)[110]. Tác giả đã đưa ra khái niệm, nội dung của pháp luật bảo đảm QCN trong lĩnh vực xã hội, vai trò, các yếu tố tác động đến việc xây dựng và THPL bảo đảm QCN trong lĩnh vực xã hội; tác giả đã nêu và phân tích những tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế về bảo đảm QCN trong lĩnh vực xã hội và những kinh nghiệm thực thi quốc tế, từ đó tác giả làm rõ sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện pháp luật bảo đảm QCN trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam và đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện. - Hoàng Thị Hương, Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Miền núi phía bắc nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ[46]. Tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế, bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa DTTS; mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tầm quan trọng của việc đảm bảo mối quan hệ này ở vùng miền núi, DTTS của nước ta. Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS qua đó đưa ra những đề xuất, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS. Đây chính là những tham khảo hữu ích cho phần bảo đảm quyền văn hóa của người DTTS của đề tài luận án.Tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án là đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay. - Dự án điều tra cơ bản việc thực hiện quyền công dân của nhóm yếu thế tại các tỉnh miền núi Phía Bắc hiện nay, do Nguyễn Duy Sơn làm chủ nhiệm (2013-
  26. 19 2014)[89].Đâylà một dự án điều tra xã hội học, các tác giả đã cung cấp số liệu điều tra cơ bản về thực trạng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QCN, quyền công dân tại các tỉnh được điều tra cho thấy nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước khi ban hành rất phù hợp với đời sống xã hội, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng phát triển chung, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vấp phải một số khó khăn như:cách thức phổ biến tuyên truyền pháp luật về QCN đến những người DTTS chưa phù hợp, chưa hiệu quả, đặc biệt tại vùng cao, biên giới. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước còn có kẽ hở; ở một số khía cạnh có lợi cho các cơ quan công quyền, cho đội ngũ cán bộ, công chức hơn là cho người dân, nhất là cho những người DTTS. Một số quyền cơ bản về dân sự và chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa chưa được nhận thức đầy đủ trong một số cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ, công chức; từ đó nảy sinh không ít rào cản đối với việc thực hiện. Tình trạng phân hóa - phân tầng xã hội, làm giàu bất chính, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng gây nên những tác động tiêu cực có tính dây chuyền về cơ chế và đạo đức trong quá trình thực hiện QCN ở vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn này. - Bài viết: Thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện naycủa tác giả Đặng Dũng Chí, trong sách: Quyền con người, Lý luận và thực tiễn,Nxb Lý luận chính trị (2014) [13], đã tập trung phân tích thực tiễn việc bảo đảm QCN của Việt Nam trên các lĩnh vực: xây dựng chính sách, pháp luật; tổ chức thực thi chính sách, pháp luật, xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế ) và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo đảm QCN. Tác giả khẳng định "Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực QCN trong thời gian qua tạo nền tảng vững chắc để chúng ta giải quyết thành công những nhiệm vụ đặt ra trên lĩnh vực nhân quyền trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế". - Đỗ Xuân Lân, Thực hiện pháp luật đối với người nghèo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩLuật học,Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh[48], tác giả luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về THPL đối với người nghèo trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như pháp luật đối với người nghèo, chủ thể, nội dung, hình thức, vai trò của việc THPL đối với người nghèo mà trong đó phần lớn người nghèo là người DTTS chiếm tỷ lệ cao;
  27. 20 Luận án cũng cung cấp cho người đọc một bức tranh khá tổng quát về thực trạng THPL đối với người nghèo ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những đề xuất các quan điểm và giải pháp giải quyết những hạn chế, nhằm bảo đảm THPL đối với người nghèo trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Bài viết:''Nâng cao trách nhiệm bảo đảm quyền con người của Nhà nước hiện nay''của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn và Trần Thị Hòe [114], tập trung phân tích nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm QCN. Theo tác giả, để bảo đảm các QCN, các chủ thể của Nhà nước cần áp dụng một số biện pháp chủ yếu như: Hướng dẫn, tổ chức và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết có ý nghĩa chiến lược về bảo đảm QCN; Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm QCN; Lồng ghép QCN vào quá trình xây dựng, tổ chức, thực hiện các chương trình, chính sách phát triển; tập trung xây dựng và củng cố các thiết chế bảo đảm QCN; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về QCN 1.1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số của các tác giả quốc tế Có thể nói, QCN và vấn đề QCN đã trở thành một giá trị toàn cầu, được rất nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu. Các công trình, bài viết của các học giả nước ngoài nghiên cứu và đề cập ở những mức độ và các khía cạnh tiếp cận khác nhau của vấn đề QCN nói chung và quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói riêng. - Alston, Philip, Human Rights Law (Luật về quyền con người) [1]. Tác giả cuốn sách đã cho rằng nguồn gốc lý thuyết triết học của con người với tư cách là phương thức để bảo đảm sự tôn trọng QCN trên thực tế. Các bài viết trong cuốn sách này chủ yếu mang tính triết lý về QCN, các lý thuyết chủ đạo về QCN và đưa ra các quan điểm khác nhau về việc áp dụng QCN trên thực tế. - Alston, Philip, K. Tomasevski,The Rights to food(Quyền về lương thực) Dordrecht [2]. Quyền về lương thực là một trong những quyền an sinh xã hội có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong hệ thống các QCN và là quyền thiết thực để con người có thể tồn tại và phát triển. Nhưng cho đến những thập niên 80 của thế kỷ XX thì quyền về thực phẩm cũng chưa được coi trọng trên thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung chính mà tác giả đề cập là Luật quốc tế về quyền thực phẩm, các quan điểm xung quanh vấn đề này và tính chất pháp lý của các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời là trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm thực hiện quyền lương thực
  28. 21 như là một chỉ số để đánh giá việc bảo đảm QCN. - Alston, Philip, Mary Robinson, Human Rights and Development: Towards Mutual Reinforcement(Quyền con người và phát triển, tiến tới sự hỗ trợ lẫn nhau)[3]. Vấn đề QCN và phát triển đã được đề cập từ lâu trong các văn kiện quốc tế về QCN của Liên hợp quốc, nhất là Tuyên bố về quyền phát triển (tại Copenhegen- Đan Mạch) năm 1993, nhưng cho tới năm 2005 vẫn chỉ chủ yếu được thảo luận một cách tách bạch giữa hai trường phái về phát triển và QCN, sự tương tác giữa hai lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách cũng phân tích rõ việc thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng quốc gia và sự thúc đẩy việc bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng tác động tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. - Eide, Asbjorn, Catarina Krause, Allan Rosas, Economic, Social and Cultural Rights (quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa) [187]. Cuốn sách này là tập hợp các bài viết phân tích về nhóm quyền mà một số quan điểm cho rằng không quan trọng trong hệ thống luật nhân quyền quốc tế, cuốn sách gồm bốn phần, trong đó tại phần I, các tác giả đã phân tích những cơ sở lý luận bác bỏ quan điểm quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa không có tính chất và địa vị pháp lý như nhóm quyền dân sự và chính trị, mà ngược lại các quyền này cần được bảo đảm công bằng và đầy đủ. Phần II của cuốn sách các tác giả phân tích từng quyền trong nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phần III, các tác giả phân tích quyền xã hội và các điều kiện hoàn cảnh nhất định để thực thi quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. TạiPhần IV, các tác giả đưa ra các cách thức để triển khai và thực thi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong thực tiễn. - Javaid Rehman, International Human Rights law: A Practical Approach (Luật nhân quyền quốc tế, một cách tiếp cận thực tế) Longman [163]. Cuốn sách đã phân tích QCN theo góc độ luật pháp quốc tế với các vấn đề hết sức cụ thể về quyền của người DTTS, người bản địa, quyền của phụ nữ và trẻ em, tác giả cũng phân tích luật nhân quyền quốc tế và hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc về việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của nhóm dễ bị tổn thương như người DTTS nói riêng. - Địch Đông Đường (Huo Dongtang), Nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền lợi kinh tế của các dân tộc thiểu số Trung Quốc,Nxb Đại học Dân tộc Trung ương Bắc Kinh [28]. Với 5 chương của cuốn sách, tác giả đã đề cập đến lý luận cơ bản về quyền lợi kinh tế của các DTTS tại chương 1; Nội dung chủ yếu về quyền lợi kinh tế
  29. 22 của các DTTS Trung Quốc tại chương 2; Quá trình biến đổi và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi kinh tế của các DTTS Trung Quốc tại chương 3; Pháp luật cứu trợ đối với quyền lợi kinh tế của các DTTS Trung Quốc tại chương 4 và tìm hiểu các hướng đi cơ bản giải quyết vấn đề tại chương 5; qua đó tác giả đã cho thấy vấn đề dân tộc là vấn đề mang tính toàn cầu và là một vấn đề quan trọng của các quốc gia đa dân tộc. Tác giả đã phân tích rằng: Căn nguyên của những xung đột dân tộc chính là quyền lợi kinh tế của các DTTS không được bảo vệ. Chính vì vậy Chính phủ Trung Quốc phải thông qua cho phép xây dựng hệ thống bảo vệ quyền lợi đặc biệt đối với cộng đồng DTTS là cách làm quan trọng để có thể giải quyết các vấn đề dân tộc. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác lập những nhận thức cơ bản trong toàn xã hội về vấn đề pháp luật bảo vệ quyền lợi kinh tế của các DTTS đạt hiệu quả và thiết thực. Chu Tường Quý (Zhou Xianggui), Dương Dương (Yang Yang), Dương Xuân Nga (Yang Chune), "Pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi về sự khác biệt trong giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ của các DTTS" [84]. Nghiên cứu này cho rằng: cách thức truyền tải bản sắc dân tộc và văn hóa dân tộc hiệu quả nhất là bằng tiếng mẹ đẻ của người DTTS và giáo dục là hạt nhân của việc truyền thụ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số. Quyền lợi về sự khác biệt trong giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ của các DTTS là quyền con người cơ bản. Bài viết đã đi sâu phân tích những thành tựu và hạn chế của luật pháp quốc tế về lĩnh vực này, đồng thời góp phần nhận thức sâu sắc hơn nữa đối với lý luận về quyền khác biệt trong giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ của các DTTS Trung Quốc. 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.2.1. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số Qua kết quả các công trình nghiên cứu khoa học trên bình diện quốc tế và Việt Nam tác giả rút ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho đề tài luận án như sau: Một là, bằng việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về QCN,các công trình khoa học nêu trên đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý luận chung về QCN, từ sự hình thành và
  30. 23 phát triển các tư tưởng về QCN cho đến khi trở thành các quy phạm Luật quốc tế hiện đại (1945). Song, tựu chung các tác giả đều có chung quan điểm khẳng định: QCN là những nhu cầu bẩm sinh, vốn có của con người được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận. Các công trình trên đã phân tích những vấn đề chung liên quan đến QCN quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; tính chất của QCN là không thể chuyển nhượng, không thể bị hạn chế hay tước đoạt một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, trừ khi được qui định trong luật. Điều đó cho thấy QCN là một thể thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau, có tác động tương hỗ qua lại với nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác và ngược lại. Vì vậy, các QCN có tầm quan trọng như nhau, không thể chia cắt giữa quyền dân sự và chính trị với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Các công trình khoa học trên đã đưa ra các điều kiện bảo đảm QCN, các cơ chế quốc gia và quốc tế để bảo đảm THPL về QCN trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, biện pháp bảo đảm thực hiện ngày một hiệu quả hơn nhất là đối với người DTTS của các quốc gia. Việc thừa nhận và bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS xét cho cùng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn lịch sử phát triển nhất định của xã hội. Hai là, trên bình diện pháp luật quốc tế về QCN, các công trình nghiên cứu các điều ước quốc tế về QCN, mà đặc biệt là "Bộ luật nhân quyền quốc tế"đã cung cấp những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về QCN trong đó có các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là nhóm quyền cơ bản để bảo vệ nhân phẩm và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân con người, ở đó các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm, thực hiện cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử nào dựa trên dân tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay chủng tộc. Pháp luật quốc tế đều thừa nhận và bảo vệ QCN nói chung và quyền DTTS nói riêng. Ba là, khi nghiên cứu về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và quyền đặc thù về văn hóa của người DTTS, các công trình trên luôn gắn quyền với pháp luật thực định. Bởi lẽ, QCN dù có yếu tố bẩm sinh, vốn có, nhưng phải được pháp luật ghi nhận, pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình đẳng hình thức giữa các cá nhân con người trong xã hội,
  31. 24 giữa tộc người thiểu số cũng như tộc người chiếm đa số trong xã hội. Bốn là, các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước cho thấy chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS, cũng như thực trạng của việc THPL về nhóm quyền này và giải pháp bảo đảm thực hiện nó một cách hiệu quả. 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Trên cơ sở phân tích khoa học các công trình nghiên cứu ở trên, tác giả vừa kế thừa có chọn lọc và phát triển kết quả nghiên cứu của các học giả vừa tiếp tục đi sâu nghiên cứu THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS, mà đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc một cách có hệ thống và toàn diện. Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận của THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS, trong đó tập trung phân tích luận giải các vấn đề cơ bản sau: - Xây dựng mới khái niệm, phân tích đặc điểm, luận giải, làm rõ vai trò của THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS; đặc điểm của người DTTS; các yếu tố bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. - Xây dựng mới khái niệm pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Luận án nghiên cứu, phân tích làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức THPLvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. - Luận án làm rõ chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ trong THPL vềquyền kinh tế, xã hội và văn hóa; đặc điểm củaTHPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, nhằm đạt được tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu. Thứ hai,luận án tập trung phân tích đánh giá những nội dung về thực trạng THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. -Tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, bất cập trong quá trình THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. -Rút ra nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian qua. Thứ ba, luận án phân tích, hệ thống hóa và xây dựng các quan điểm chỉ đạo, đề xuất các giải pháp để xử lý nguyên nhân và khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở
  32. 25 các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đạt hiệu quả cao. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước của các tác giả cho thấy: đã có nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, công trình, bài viết nghiên cứu, luận bàn về QCN và vấn đề bảo đảm QCN trong đó có các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS liên quan đến đề tài: "Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với ngườ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam"trên các lĩnh vực như: -Những công trình nghiên cứu liên quan đến QCN trong đó có người DTTS. -Những công trình nghiên cứu liên quan đến THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. - Những công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người DTTS theo tiêu chuẩn quốc tế của một số các tác giả nước ngoài. Những công trình trên được nghiên cứu rất cụ thể tất cả các nhóm quyền và khẳng định: việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện các QCN trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trên thực tế tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (nhấn mạnh đến tính đặc thù của QCN). Kết quả khoa học của các công trình này là tư liệu quan trọng và hữu ích để tác giả luận án kế thừa và có định hướng tiếp cận mới. Từ đó có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về mặt lý luận và khảo sát thực tiễn về vấn đề THPLvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng để rút ra bài học kinh nghiệm kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế; đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc là hết sức cấp thiết có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn.
  33. 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 2.1.1.1. Khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa * Khái niệm quyền con người Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là một trong hai nhóm quyền cơ bản của QCN, vì vậy khi xem xét khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thì phải bắt đầu bằng việc xem xét khái niệm QCN. Quyền con người là một giá trị xã hội mà con người giành được để đi đến phát triển tự do, cóliên quan không chỉ với hoạt động kinh tế mà còn quan hệ mật thiết với văn hóa, văn minh, và trình độ ý thức của nhân loại qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử, chính là sự kết tinh những giá trị xã hội cao đẹp của tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Ngày nay, QCN đã trở thành một trong ba mục tiêu chính của hoạt động Liên hợp quốc cùng với hoà bình, an ninh và phát triển. Khi đề cập đến QCN, người ta vẫn hay đồng nhất với khái niệm quyền công dân. Song, tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc cho rằng, “quyền công dân - đó là sự thể chế hóa về mặt nhà nước bằng pháp luật địa vị con người trong khuôn khổ nhà nước, là sự thừa nhận, trong chừng mực mà nhà nước chấp nhận, địa vị con người của cá nhân trong nhà nước,[40]”. Với ý nghĩa là một khái niệm gắn liền với nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, chủ thể quyền công dân chỉ có thể là một cá nhân đặt trong mối quan hệ giữa thành viên của một quốc gia với nhà nước về quyền và nghĩa vụ, được xác định thông qua một chế định pháp luật, đặc biệt là chế định quốc tịch. Khái niệm quyền công dân không phải bao quát tất cả các quyền của cá nhân con người được nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật quốc gia. Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định và không phải hệ thống quyền công dân của mọi quốc gia đều giống nhau, cũng như hoàn toàn tương thích với hệ thống các tiêu chuẩn của Luật nhân quyền quốc tế.
  34. 27 Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, QCN và quyền công dân là những khái niệm không đồng nhất xét cả về phương diện chủ thể, nội dung và tính chất xã hội. Theo nghĩa rộng, QCN bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người, chính phẩm giá vốn có của con người làm nảy sinh những nhu cầu về quyền, nhưng chỉ khi nào những nhu cầu về quyền này được xã hội thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật mới trở thành quyền. Như vậy QCN gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về QCN, mỗi khái niệm tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định. Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền đưa ra khái niệm: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [102,tr192]. Theo một tài liệu của Liên hợp quốc:"Quyền con người là những quyền tự nhiên và cố hữu của con người mà nếu không có những quyền này thì chúng ta không thể sống giống như một con người" [189]. Hay có tác giả lại cho rằng: Quyền con người là khả năng thực hiện các đặc quyền tự nhiên và khách quan của con người, với tư cách là con người và với tư cách là thành viên xã hội, được bảo đảm bằng hệ thống chính sách pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế về các giá trị con người trong các quan hệ vật chất, văn hóa tinh thần [93 tr,10]. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể phân tích những giá trị có tính hợp lý của QCN như sau: Thứ nhất, việc thừa nhận các QCN bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người đã được thừa nhận trong nhiều tuyên ngôn, và các điều ước quốc tế về nhân quyền: "Việc thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng bất di bất dịch của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới" [106, tr.61]. Thứ hai, QCN là những "nhu cầu, lợi ích, năng lực vốn có" của con người để con người tồn tại với tư cách là một "thực thể tự nhiên". Những nhu cầu, năng lực này "chỉ có ở con người", tức là nhấn mạnh đến tính xã hội của con người.
  35. 28 Thứ ba, trong mối quan hệ của mình, con người không chỉ có quyền mà cùng với việc thực hiện quyền, con người phải có "nghĩa vụ" với bản thân và cộng đồng. Thứ tư, những nhu cầu, năng lực, lợi ích ấy phải được chế định bằng pháp luật, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về QCN, tức là, bằng các thỏa thuận pháp lý quốc tế thì nhu cầu, lợi ích đó mới trở thành những giá trị chung của toàn nhân loại(tính phổ biến của QCN). Được thể chế, ghi nhận trong pháp luật quốc gia tức là các QCN được bảo đảm thực hiện trên thực tế phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của quốc gia và chịu quy định của điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử hiện tại mà quốc gia đó đang tồn tại (QCN mang tính đặc thù). Từnhững phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm QCN như sau: Quyền con người là những đặc tính xuất phát từ nhu cầu và phẩm giá vốn có của con người, được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và quốc tế. Như đã phân tích ở trên, thì QCN có các đặc điểm sau: -Tính phổ biến: QCN là vốn có và chỉ có ở con người được áp dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại mà không có sự phân biệt đối xử nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, khuynh hướng chính trị và các quan điểm khác, tình trạng tài sản, địa vị xuất thân, nói cách khác các QCN bảo đảm cho tất cả mọi người. Các quyền bình đẳng mà họ được thụ hưởng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào được ghi nhận trong các tuyên ngôn và các điều ước quốc tế về QCN. - Tính không thể chuyển nhượng, QCN là những gì bẩm sinh, vốn có của con người. Đó là "những đặc quyền chỉ có ở con người là thành viên xã hội loài người" [63]. Vì vậy, các quyền không thể được chuyển nhượng, bởi QCN chính là quyền nhân thân gắn liền với mỗi nhân phẩm con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại. Sự hiện hữu của QCN phụ thuộc vào sự tồn tại của con người chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh hoặc hệ thống xã hội mà người đó đang sống. - Tính không thể phân chia: QCN xuất phát từ con người là một thể thống nhất - là chủ thể nắm giữ quyền, các quyền đều quan trọng như nhau. Vì vậy, về nguyên tắc không có quyền này được coi trọng hơn quyền kia. Trong lịch sử phát triển của thế giới cũng như lịch sử các quốc gia, không thể có hiện tượng ở giai đoạn này chỉ có nhu cầu về các quyền dân sự và chính trị, còn ở giai đoạn khác chỉ có nhu cầu về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Việc tước bỏ, vi phạm hay hạn chế
  36. 29 bất kỳ quyền nào cũng đều tác động tiêu cực đến phẩm giá và sự phát triển toàn diện của con người. Vì vậy trong quá trình phát triển, nhà nước cần đồng thời chú ý cả hai nhóm quyền bằng việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Tính phụ thuộc lẫn nhau: QCN là một thể thống nhất, do đó việc bảo đảm toàn bộ hay một phần các QCN đều nằm trong mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nhóm quyền dân sự chính trị không thể cao hơn nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Bởi quyền tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội đòi hỏi phải có kỹ năng học vấn của người ứng cử, cho nên việc gạt bỏ cơ hội học tập của bất cứ nhóm người nào đều trái với điều kiện cơ bản của quyền tự do. Sự vi phạm hoặc hạn chế một quyền nào đó trong tổng thể các quyền sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Từ thực tiễn đời sống cho thấy, hầu hết các trường hợp không thể thực hiện tiến bộ trong việc bảo đảm riêng một quyền nào đó mà bỏ qua các quyền khác. Ví dụ: Để thúc đẩy quyền tự do bầu cử và ứng cử là một quyền cơ bản trong nhóm quyền về dân sự chính trị, thì cần bảo đảm một loạt các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khác có liên quan như quyền giáo dục, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền có mức sống thỏa đáng, nếu không thì quyền bầu cử, ứng cử chẳng có ý nghĩa gì đối với những người mù chữ, đói khổ, bệnh tật. * Khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Quyền con người có nội dung rộng lớn, bao gồm các quyền dân sự, chính trị các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Là một trong hai nhóm quyền cơ bản của con người, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được ra đời và ghi nhận trong Luật nhân quyền quốc tế trong bối cảnhsau khi kết thúc hai cuộc đại chiến thế giới, nhân loại lâm vào tình trạng mất việc làm và nạn nghèo đói tràn lan. Do đó, ngày càng có nhiều người cho rằng con người phải được bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không chỉ cho chính mình mà còn để duy trì tự do, bảo vệ phẩm giá cá nhân và dân chủ, từ đó chúng ta có thể hiểu khái niệm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa như sau: Quyền kinh tế xã hội và văn hóa là nhu cầu thiết yếu về nhân phẩm và giá trị của con người được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận là điều kiện bảo đảm cho sự tự do và phát triển của con người, bao gồm các quyền sở hữu, quyền có việc làm,
  37. 30 quyền được giáo dục, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền an sinh - xã hội, quyền được duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa. Như vậy, nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa hàm chứa trong đó ba nhóm quyền liên kết lại là: - Nhóm quyền kinh tế(economic rights) bao gồm: + Quyền sở hữu + Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng + Quyền lao động việc làm - Nhóm quyền xã hội(social rights), nhóm này bao gồm: + Quyền được hưởng an sinh - xã hội. + Quyền được hỗ trợ về gia đình. + Quyền được chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần - Nhóm quyền văn hóa(cultural rights) nhóm này bao gồm: + Quyền giáo dục + Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa Việc ghi nhận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong luật quốc tế ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, cho thấy sự cần thiết của quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với tất cả mọi người và đã được ICESCR [Error! Reference source not found.] năm 1966 ghi nhận. Việc thừa nhận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, tồn tại song song, liên quan mật thiết với các quyền về dân sự, chính trị trong Luật nhân quyền quốc tế là một thành công lớn của các nước theo hệ thống XHCN. Vì vậy, có thể khẳng định các quyền kinh tế, xã hội và văn hóagắn liền với tự do và sự giải phóng con người. Điều này được tái khẳng định trong Hội nghị thế giới về nhân quyền lần thứ II được tổ chức tại Viên (Áo) vào tháng 6 năm 1993 và đã được khẳng định trong Chương trình hành động: "quyền con người là phổ biến, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau" [Error! Reference source not found., tr,104]. Như vậy, việc "chia cắt" hoặc "đối lập" các loại quyền cũng như việc hạ thấp bất cứ loại quyền nào, dù là quyền dân sự, chính trị hay quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, đều là sai lầm, không phản ánh đúng bản chất của QCN. Quyền kinh tế, xã hội và văn hóalà một trong hai nhóm quyền cơ bản trong hệ thống QCN, do vậy nó vừa mang những đặc tính chung của QCN mà chúng ta vừa phân tích ở trên và mang những đặc
  38. 31 điểm riêng của nhóm quyền này. 2.1.1.2. Đặc điểm của quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Các QCN, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa vừa mang tính phổ biến lại vừa mang tính đặc thù. Thứ nhất,tính đặc thù của các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, trước hết do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, các quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện nhân quyền quốc tế mà còn được ghi nhận cả trong các văn kiện nhân quyền khu vực như: Hiến chương xã hội châu Âu, Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về QCN trên lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Hiến chương châu Mỹ về nhân quyền và quyền dân tộc. Trong các văn kiện quốc tế về QCN gần đây nhất như Công ước về quyền trẻ em; Tuyên ngôn về quyền phát triển các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định song song với các quyền Dân sự, chính trị. Điều đó chứng tỏ sự tồn tại khách quan và phổ biến của các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và càng khẳng định vị trí vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống QCN. Thứ hai,việc thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trực tiếp gắn liền và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế -xã hội và nguồn lực của mỗi quốc gia thành viên. Chẳng hạn, thực hiện quyền không bị tra tấn nhục hình" (nằm trong nhóm quyền dân sự, chính trị) thì không gây ra sự tốn kém nào, trong khi đó, muốn thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa như quyền có việc làm, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền học tập thì đòi hỏi nhà nước phải có nguồn lực về kinh tế nhất định để xây dựng trường học, bệnh viện. Do vậy sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia khác nhauthìmức độ bảo đảm thực hiện các quyền này cũng khác nhau. (mang tính chất đặc thù khi thực hiện) Không thể bảo đảm thực hiện nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa khi mà nền kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp. Bởi nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có liên quan đến việc hoạch định chính sách, pháp luật, các chương trình hành động và nguồn lực của Chính phủ. Việc bảo đảm nhóm quyền này đang là một thách thức toàn cầu.Vì vậy, ở nước ta hiện nay trong các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói chung và đối với người DTTS nói
  39. 32 riêng thì yếu tố quyết định là bảo đảm quyền lợi về kinh tế. Thứ ba,nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo ICESCR sẽ bị coi là vi phạm trong các trường hợp sau: - Không nhanh chóng xóa bỏ các trở ngại với việc bảo đảm các quyền mà theo công ước cần phải xóa bỏ ngay; -Không tổ chức thực hiện kịp thời các quyền mà công ước yêu cầu phải thực hiện ngay. -Chú ý không bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu đã được cộng đồng quốc tế chấp thuận trong điều kiện có thể bảo đảm được. -Đưa ra hạn chế với một số quyền được ghi nhận trong công ước mà không phù hợp với quy định của công ước. -Trì hoãn hoặc đình chỉ việc bảo đảm một quyền, trừ khi việc đó phù hợp với những giới hạn cho phép trong công ước hoặc do thiếu nguồn lực. -Không nộp báo cáo quốc gia về thực hiện công ước lên ủy ban giám sát. Thứ tư, Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã xác định những vi phạm hoàn toàn có thể được đem ra xem xét tại các cơ quan tài phán bao gồm: - Sự phân biệt đối xử trong việc hưởng thụ các quyền (Điều 3 ICESCR). - Vi phạm các nguyên tắc về trả công thích đáng và bình đẳng, đặc biệt là nguyên tắc trả công như nhau cho các công việc như nhau (Điều 7 ICESCR). - Quyền được thành lập các nghiệp đoàn và quyền được đình công. - Việc bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế và xã hội. - Việc thực hiện giáo dục tiểu học phổ cập miễn phí và bắt buộc (Điều 13K2). - Quyền của các bậc cha mẹ được chọn trường cho con cái họ (Điều 13K3). Từ sự phân tích trên, cho thấy các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có những tiêu chí để các cơ quan tài phán có thể xem xét xử lý những vi phạm các quyền này. Muốn bảo đảm thực hiện các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa, thì các nhà nước và cộng đồng quốc tế cần có những nguồn lực vật chất mà chỉ có thể có được nhờ sự tăng trưởng kinh tế, nghĩa là, tăng trưởng kinh tế có thể coi là một phương thức hữu hiệu nhằm hiện thực hóa các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa. Đổi lại, việc bảo đảm thực hiện quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng góp phần thúc đẩy và duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững bởi lẽ,quyền kinh tế, xã hội
  40. 33 và văn hóa giúp các chính phủ xây dựng và duy trì một hệ thống quản trị tốt hỗ trợ QCN thông qua việc tăng cường tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình, sự minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan, công chức nhà nước, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy và bảo vệ các QCN. Khi các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được bảo đảm mới giải phóng sức lao động, phát huy hết năng lực của người lao động và mọi cá nhân trong xã hội, các tiềm năng trong cộng đồng tạo ra sự lan tỏa, sự năng động của xã hội trên mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Điều này cũng hoàn toàn đúng với quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người.Mác cho rằng, QCN nói chung và quyền kinh tế, xã hội nói riêng là sản phẩm của những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định trong lịch sử. Hoạt động kinh tế là nền tảng cơ bản để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chế độ xã hội đó, đồng thời cũng là thước đo đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, phương thức sản xuất nào thì sản sinh ra QCN ở trình độ ấy. Sự phát triển kinh tế là cơ sở để phát triển chính trị, pháp luật, triết học, văn hóa dẫn đến một tất yếu: "Quyền không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá do chế độ kinh tế đó quyết định" [61, tr.36]. C.Mác khẳng định QCN không vĩnh hằng, bất biến, mà luôn biến đổi và mang dấu ấn của lịch sử, bởi QCNlà sản phẩm của các quan hệ kinh tế, dĩ nhiên, khi quyền đã được xác định, trở thành một nhu cầu độc lập thì nó lại tác động như một động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đặc biệt nhấn mạnh đến các quyền kinh tế, xã hội. Trong khi giai cấp tư sản chỉ đề cao quyền chính trị, thì các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đòi hỏi phải áp dụng triệt để pháp luật về QCN cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội rằng: "Quyền bình đẳng không được chỉ có tính chất bề ngoài, chỉ được áp dụng trong lĩnh vực nhà nước, mà phải là quyền bình đẳng thực sự được áp dụng cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội nữa" [62, tr.154]. Ngày nay, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin vàtư tưởng Hồ Chí Minh về QCN, Đảng và Nhà nước ta định ra chiến lược và các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong quốc gia đa dân tộc, mà trọng tâm chính sách hướng vào nhân dân, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, đó là phương hướng cơ bản nhằm xây dựng và bảo đảm THPL vềquyền kinh tế, xã hội
  41. 34 và văn hóa nói chung và với người DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của người dân tộc thiểu số ởViệt Nam 2.1.2.1. Khái niệm về dân tộc thiểu số Cho đến thời điểm hiện nay, xét trên bình diện quốc tế, mặc dù quyền của người DTTS đã được khẳng định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR - Điều 27) và Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ năm 1992, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa nào về "dân tộc thiểu số".(Trên thực tế, một số văn kiện về QCN của châu Âu, cụ thể như Công ước châu Âu về bảo vệ người thiểu số (Điều 2) hay Văn kiện Cô-pen-ha-gen, thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi khu vực). Nếu hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm Dân tộc được hiểu đó là một quốc gia (Nation) dân tộc-là một cộng đồng chính trị- xã hội, bao gồm tất cả các dân tộc (cả dân tộc đa số và dân tộc thiểu số) sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia thống nhất. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm Dân tộc (Ethnic) lại đồng nghĩa với cộng đồng tộc người, cộng đồng này có thể là bộ phận chủ yếu hay thiểu số của một dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ quốc gia hoặc ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng được liên kết với nhau bằng ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người [40, tr.75]. Khái niệm "Dân tộc thiểu số" hay dân tộc ít người là quan niệm về mối tương quan về số lượng dân số giữa các nhóm dân tộc trong một quốc gia (nation). Trong đó DTTS được hiểu là chiếm số dân ít hơn 50% so với dân tộc đông nhất (dân tộc đa số). Tại Điều 5 Nghị định về công tác dân tộc quy định: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và "Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số cả nước, theo điều tra dân số quốc gia[34]. Đặc trưng sau đây để phân biệt dân tộc trong Dân tộc- quốc gia với Dân tộc - tộc người trong cùng một lãnh thổ quốc gia đa dân tộc như sau: Dân tộc- quốc gia nổi bật ở tính toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền, còn Dân tộc - tộc người lại đặc biệt nổi bật ở văn hóa tộc người. Về số lượng: Có số lượng ít (thiểu số), nếu so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam đó là dân tộc Kinh. Về vị thế xã hội: Là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trò và ảnh
  42. 35 hưởng của nhóm cộng đồng DTTS tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở nơi họ sinh sống). Về bản sắc: Có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán mà vì thế có thể phân biệt họ với dân tộc đa số, các thành viên của cộng đồng DTTS ấy phải có ý thức bảo tồn những đặc trưng văn hóa của tộc người mà họ là thành viên( có ý thức bảo tồn văn hóa tộc người, tức là quyền của nhóm thiểu số) Từ sự phân tích, tổng hợp những thuộc tính có liên quan đến DTTSở trên chúng ta có thể hiểu khái niệm "người thiểu số về dân tộc" ở Việt Nam như sau: Người dân tộc thiểu số là người thuộc dân tộc có số dân ít hơn với dân tộc đa số trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có những đặc điểm riêng về chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán. 2.1.2.2. Đặc điểm của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam Nội hàm “người dân tộc thiểu số,, là những người thuộc 53 dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam 54 thành phần dân tộc cùng chung sống trên một lãnh thổthống nhất, trong đó người DTTS chiếm 12.253 triệu người (14,3%) trên tổng số dân [35] và dân tộc Kinh là dân tộc có số dân chiếm đa số (85.7% dân số).DTTS ở Việt Nam có số dân không đồng đều, có những dân tộc có trên 1 triệu người như dân tộc Tày, Thái, Mường, Mông, Khơme, nhưng lại có dân tộc rất ít người như dân tộc Mảng, Chứt, Lô Lô, Bố Y, La Hủ, Brâu Song, với quan điểm tất cả mọi dân tộc không phân biệt số dân nhiều hay ít, lịch sử hình thành sớm hay muộn đều là "đồng bào" của cộng đồng các Dân tộc quốc gia Việt Nam. Thứ nhất, về đặc điểm cư trú của đồng bào DTTS.Việt Nam làCộng đồng các DTTS sống xen kẽ với nhau (cả dân tộc đa số là người Kinh và các DTTS khác) mà không cư trú thành những khu vực riêng biệt như các DTTS ở một số nước trên thế giới. Đây là đặc trưng duy nhất chỉ có ở các DTTS Việt Nam. Khu vực cư trú của đồng bào chủ yếu ở miền núi, cao nguyên như Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn- Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trên một địa bàn chiếm tới 3/4 lãnh thổ quốc gia, là những khu vực tự nhiên mang đặc trưng vùng rõ nét,nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên của đất nước và có vị trí chiến lược cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Thứ hai, về đoàn kết dân tộc. Các DTTS ở Việt Nam đã cùng nhau trải qua
  43. 36 quá trình lịch sử từ thủa đầu sơ khai dựng nước và quá trình đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Mặc dù trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, mỗi dân tộc có điều kiện sinh sống, phong tục tập quán riêng biệt, nhưng các dân tộc Việt Nam đều có chung truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau. Không có hiện tượng đồng hóa, xâm chiếm lãnh thổ của dân tộc này với dân tộc khác. Vì vậy không xuất hiện sự mâu thuẫn đối kháng giữa các dân tộc. Thứ ba, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn (khoảng 75%) trong tổng số các DTTS sống ở các vùng núi, tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc Việt Nam, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau.Một số dân tộc như dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường tuy có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn hơn nhưng phần lớn đã thoát khỏi cuộc sống lạc hậu và đói nghèo. Một số DTTS rất ít người như dân tộc Brâu, Pupéo, Chứt, Mảng lại có đời sống vật chất rất khó khăn, lạc hậu, thậm trí vẫn còn lối sống du canh, du cư. Thứ tư, về bản sắc văn hóa. Các DTTS ở Việt Nam đều có những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú.Các DTTS đều có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, một số ít DTTS có chữ viết riêng. Văn hoá của đồng bào dân tộc biểu hiện qua trang phục từng dân tộc, phong tục tập quán trong cưới hỏi, ma chay, thông qua tín ngưỡng thờ cúng, tâm linh 2.1.3. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số 2.1.3.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Trước khi nghiên cứu khái niệm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cần hiểu rõ khái niệm THPL. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ phát huy được vai trò của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác vào cuộc sống. Vai trò của pháp luật đã được ghi nhận tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Thông qua hoạt động THPL thì yêu cầu của pháp luật mới đáp ứng được
  44. 37 những mong muốn của Nhà nước, của xã hội và của mỗi công dân. THPL là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý, được đề cập trong các giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, như giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [112, tr 344]. Theo quan điểm của các tác giả khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội thì "Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật”[49]. Các quan điểm trên tuy có những điểm khác nhau, song nhìn một cách tổng thể thì chúng đều có những điểm chung cơ bản là: THPLlà hoạt động của các chủ thể pháp luật với mục đích là làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực của cuộc sống. THPL về bản chất đó là sự chuyển hóa các quy tắc xử sự, các mệnh lệnh, chỉ dẫn của các quy phạm pháp luật thành những hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật, được tiến hành thông qua các hành vi hợp pháp của họ, nhằm đạt được mục đích của pháp luật đã đề ra. Hành vi đó có thể được thực hiện phụ thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân riêng lẻ, nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Cũng có thể do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc tâm lý sợ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chung nhằm điều chỉnh mọi mặt kinh tế - xã hội, tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản cho tất cả các cá nhân không phân biệt thành phần dân tộc, thiểu số hay đa số trên lãnh thổ Việt Nam. Song bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều các văn bản pháp luật mang tính đặc thù nhằm ưu tiên thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và văn hóa của đồng bào DTTS. Nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ chính trong cơ chế bảo đảm THPL về QCN trong đó có các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS. Từ sự phân tích ở trên, ta có thể thấy, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn
  45. 38 hóa có một số điểm cơ bản sau: Trước hết, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người. Như chúng ta đã biết nhà nước ban hành pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađể điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn, và tất cả các quan hệ xã hội đều được thể hiện qua cách xử sự của con người với nhau, vì thế bằng cách quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về quyền, nhà nước có thể tác động lên các quan hệ xã hội điều chỉnh theo hướng mà nhà nước mong muốn. Hai là, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. THPL là sự hiện thực hóa các quy định của pháp luật, hay nói cách khác là làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể trở thành hiện thực, tức là biến các quy định của pháp luật từ trong văn bản về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thành cách xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật này. Vì vậy, các hành vi trái pháp luật về quyền không được coi là THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Ba là, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóaphải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Từ sự phân tích lý giải trên, chúng ta có thể hiểu: Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS là tổng thể các hoạt động có mục đích, có chủ định của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cá nhân người dân tộc thiểu số để làm cho các quy phạm pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đi vào cuộc sống của người dân nơi đây. 2.1.3.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số Thứ nhất, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là sự tiếp nối xây dựng pháp luật về quyền, bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạmpháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađi vào cuộc sống của bà con DTTS. Xét về bản chất, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là quá trình hiện thực hóa pháp luật về quyền, làm bộc lộ và phát huy những giá trị tiềm năng của
  46. 39 pháp luật về quyền trên thực tế cuộc sống của người DTTS, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể quyền (là người DTTS) và chủ thể nghĩa vụ là nhà nước (các cơ quan, công chức nhà nước) tham gia vào quá trình tổ chức THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóatrên địa bàn vùng DTTS. Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ phải làm cho các quy định về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađi vào cuộc sống, được xã hội tôn trọng thực hiện. Điều này được thể hiện bằng hành vi của tất cả các chủ thể tham gia vào THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Kết quả đạt được là những quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, về trình tự, thủ tục, về điều kiện và yêu cầu trở thành đối tượng thụ hưởng quyền kinh tế, xã hội và văn hóatrong các chương trình, dự án thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, được các chủ thể thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động pháp luật nào thì chủ thể thực hiện cũng là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với kết quả mà nhà nước và xã hội mong muốn đạt được. Chủ thể là những cơ quan, tổ chức, các đơn vị, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và thực hiện hoạt động đó. Thứ hai, chủ thể thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS bao gồm nhiều loại chủ thể, đó làcác cấp ủy Đảng,chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, các công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; tổ chức cộng đồng của đồng bào, các cá nhân và hộ gia đình người DTTS. Trong đó: Chủ thể có nghĩa vụ lãnh đạo, chỉ đạo THPL về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóalà đảng bộ các cấp từ cấp tỉnh xuống huyện và xã; các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương là chủ thể chịu trách nhiệm chính, trong THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađối với người DTTS. Nhà nước có trách nhiệm ban hành pháp luật để thực hiện các chính sách đối với người DTTS; thiết lập các cơ chế và biện pháp bảo đảm để đưa pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóavào cuộc sống của bà con DTTS làm cho công bằng xã hội trở thành hiện thực và là động lực của sự phát triển bền vững. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức theo ngành dọc từ cấp tỉnh xuống xã, các đoàn thể nhân dân và cá nhân giám sát, phản biện xã hội nhằm mục tiêu để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, tránh tùy tiện, lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm các quyền
  47. 40 kinh tế, xã hội và văn hóa của người DTTS. Trong trường hợp chủ thể chịu trách nhiệm chỉ đạo THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóađối với người DTTS là các công chức, viên chức nhà nước thì những công chức, viên chức này phải được tuyển chọn là những người có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự tận tâm phục vụ vì sự bình đẳng của người DTTS cũng như thiết lập các cơ chế phối hợp hiệu quả để thực hiện. Chủ thể tổ chức THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ phải thực hiện, tổ chức THPLvề quyền kinh tế, xã hội và văn hóatrên địa bàn mà mình phụ trách và bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng quyền là bà con DTTS. Các cơ quan nhà nước, cụ thể là các công chức, viên chức nhà nước có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở trong quá trình triển khai các văn bảnpháp luật về quyền là người trực tiếp áp dụng các quy định, trình tự, thủ tục hướng dẫn bà con DTTS tiếp cận được với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó phẩm chất và năng lực của các cán bộ cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Cán bộ phải là người am hiểu, nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật hiện hành về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nói chung và các chính sách đặc thù mà Đảng và Nhà nước ưu tiên áp dụng cho người DTTS nói riêng, luôn thể hiện gương mẫu trong THPL đối với người DTTS, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện. Chủ thể hưởng quyền chính là đồng bào DTTS. Trong trường hợp này, người DTTS vừa là chủ thể quyền và là chủ thể THPL. Vì vậy mặc dù trách nhiệm lãnh đạo, tổ chứcTHPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa thuộc trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, cũng như các cán bộ công chức, viên chức thì người DTTS là chủ thể trực tiếp làm cho quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đi vào cuộc sống của bà con. Do đó chính bản thân người DTTS phải nhận thức đầy đủ nội dung các quy định của pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, nắm bắt những thông tin, hiểu biết đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thiết thực đến quyền lợi của mình và gia đình mình và có thể là của cộng đồng các DTTS (với tư cách là quyền của nhóm). Từ đó người DTTS chủ động tích cực thực hiện các quyền năng chủ thể hoặc đề
  48. 41 nghị các cán bộ, công chức thực hiện đúng, đủ nội dungmà mình là đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật và chủ động khiếu nại nếu thấy quyền của gia đình, cộng đồng bị vi phạm. Điều đó đòi hỏi người DTTS phải có ý thức pháp luật Thứ ba, thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS có điểm xuất phát thấp, nhận thức pháp luật về quyền hạn chế. Trong quá trình THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các chủ thể thực hiện cần phải tiến hành theo các trình tự, thủ tục theo các văn bản quy phạm pháp luật chung về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và cả các văn bản pháp luật riêng (đặc thù) được áp dụng đối với vùng DTTS nhấtđịnh. Nhưng một đặc trưng của THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS là trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế, trình độ giáo dục phổ thông và trình độ sản xuất vẫn còn lạc hậu, vẫn còn người mù chữ, không biết tiếng phổ thông, địa bàn cư trú lại ở những vùng có điều kiện khó khăn về mọi mặt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây. Vì vậy các chủ thể nghĩa vụ, tức các cán bộ công chức, viên chức nhà nước đóng vai trò chính trong việc tuyên truyền pháp luật về quyền, vận động, đôn đốc bà con, hướng dẫn đồng bào dân tộc tiến hành các thủ tục cần thiết để được hưởng quyền lợi hợp pháp của mình và gia đình mình. 2.1.4 Hình thức thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số Cũng như THPL nói chung, THPL về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với đồng bào DTTS có các hình thức biểu hiện cơ bản sau: * Tuân thủ pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa Về lý luận, tuân thủ pháp luật là một hình thức THPL mà ở đó chủ thể THPL kiềm chế không tiến hành những hành vi, hoạt động mà pháp luật ngăn cấm [75, tr.495] tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là thực hiện các hành vi hợp pháp, bao gồm các hoạt động mà các chủ thể thực hiện, làm theo có ý thức, tự giác nhưng mang tính bị động dựa trên yêu cầu, nội dung được mô tả trong quy phạm pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (giữ đúng, làm đúng, thực hiện
  49. 42 đúng yêu cầu, nội dung các quy phạm đề ra). Từ sự phân tích về lý luận tuân thủ pháp luật, chúng ta có thể vận dụng vào nội dung tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS sẽ bao gồm: - Người dân tộc thiểu số kiềm chế không thực hiện các hành vi, hoạt động mà pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cấm. Ví dụ: Thực hiện quyền lao động việc làm, nhưng không được chặt phá rừng làm nương rẫy, không đi thăm dò khai thác và chuyên chở gỗ thuê cho lâm tặc. - Không thực hiện hoặc thực hiện sách nhiễu người DTTS - là chủ thể của quyền; phân biệt đối xử giữa cộng đồng người DTTS này với cộng đồng DTTS khác v.v xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người DTTS, đòi hỏi tiền hoặc dưới dạng lợi ích vật chất để thực hiện các chính sách của đối tượng được hưởng theo quy định của các văn bản pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà Nhà nước đã quy định. Như vậy, hình thức tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người DTTS có biểu hiện cả cách xử sự thụ động của các chủ thể. Song, cũng có thể biểu hiện sự tự giác, chủ động và nghiêm chỉnhTHPL. Hình thức này là tiền đề để người DTTS củng cố niềm tin, thể hiện qua thái độ hành vi ứng xử đối với pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuân thủ pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa chưa làm phát sinh quan hệ pháp luật. * Sử dụng pháp luật về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa. Về lý luận, sử dụng pháp luật trong thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là hình thức THPL mà chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình. Các quyền và tự do này được pháp luật qui định (cho phép) dưới dạng tiềm năng mà chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà không bị pháp luật bắt buộc hoặc ngăn cấm. Yêu cầu của pháp luật trong hình thức này là chủ thể quyền tức là người DTTS phải thực hiện hành vi một cách đúng đắn, trong phạm vi pháp luật qui định, không được lợi dụng quyền của mình để xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác [102, tr.279]. Chủ thể của hình thức sử dụng pháp luật là đông đảo các tầng lớp người DTTS trên các làng bản vùng dân tộc. Do đó, nội dung sử dụng pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người DTTS bao gồm: i) Người DTTS được thực hiện quyền tự do pháp lý của mình được pháp luật qui định