Luận án Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

pdf 202 trang vanle 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_xuat_khau_mot_so_nong_san_chu_luc_trong_q.pdf

Nội dung text: Luận án Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ CHI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ CHI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh doanh thƣơng mại Mã số : 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH 2. PGS.TS. HOÀNG VĂN HOAN HÀ NỘI, 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Chi
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC vii MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 16 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA HƢỚNG VỀ XUẤT KHẨU 16 1.1.1. Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa 16 1.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu 19 1.1.3.Đặc trưng mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 21 1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 22 1.2.1. Tổng quan về nông sản chủ lực 22 1.2.2. Nội dung của phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 29 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực 35 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 39 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 42 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo 42 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 46 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của B-ra-xin 48 1.3.4. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu cao su thiên nhiên của Ma-lai-si-a 51 1.3.5. Bài học rút ra cho Việt Nam 53 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2014 55 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 55 2.1.1. Xác định nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 55
  5. iii 2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến một số nông sản chủ lực của Việt Nam 59 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 65 2.2.1. Thực trạng phát triển xuất khẩu sản phẩm gạo 67 2.2.2. Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng cao su 74 2.2.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê 80 2.2.4. Thực trạng phát triển xuất khẩu thuỷ sản 87 2.3. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC Ở VIỆT NAM 94 2.3.1. Điều kiện về nguồn nhân lực 94 2.3.2. Điều kiện về cơ sở hạ hạ tầng thương mại 96 2.3.3. Điều kiện về cơ chế, chính sách 97 2.3.4. Điều kiện về ứng dụng công nghệ vào sản xuất và nghệ chế biến nông sản ở Việt Nam 107 2.3.5. Điều kiện về tạo dựng các mối liên kết hiệu quả trong sản xuất nông sản xuất khẩu 108 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 110 2.4.1. Những kết quả đạt được 110 2.4.2. Những hạn chế 115 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 118 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 127 3.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC, QUỐC TẾ VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020 127 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế 127 3.1.2. Triển vọng thị trường nông sản thế giới đến năm 2020 129 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 134 3.2.1 Xu hướng mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 134 3.2.2. Quan điểm phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian tới 136 3.2.3. Định hướng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong thời gian tới . 139
  6. iv 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 140 3.3.1. Khẩn trương rà soát lại các qui hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên canh trong nông nghiệp 140 3.3.2. Chính sách và giải pháp về đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trong thời gian tới 141 3.3.3. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trong việc phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trong thời gian tới 143 3.3.4. Cấu trúc lại cơ cấu xuất khẩu để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 144 3.3.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia 144 3.3.6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực 145 3.3.7. Xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực 146 3.3.8. Các giải pháp đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng xuất khẩu nông sản chủ lực và giải quyết các vấn đề xã hội 148 3.3.9. Các giải pháp giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu nông sản chủ lực và bảo vệ môi trường 150 3.3.10. Giải pháp cụ thể đối với một số nông sản xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam 151 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 164 3.4.1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 164 3.4.2. Các giải pháp đối với hiệp hội ngành hàng 165 KẾT LUẬN 166 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 177
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A. Viết tắt tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNSH Công nghệ sinh học DN Doanh nghiệp ES Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu HACCP Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm GDP Tổng sản phẩm trong nước KNXK Kim ngạch Xuất khẩu NSLĐ Năng suất lao động USD Đô la Mỹ XTTM Xúc tiến thương mại TI Chỉ số cường độ thương mại VICOFA Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  8. vi B. Viết tắt tiếng Anh ACFTA The ASEAN-China Free Trade Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN- Area Trung Quốc AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN National Association Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á of Southeast Asian ABIC Brazil association of Coffee Hiệp hội cà phê B-ra-xin BSCA Specialty coffee Hiệp hội cà phê đặc sản B-ra-xin association Brazil EU European Union Liên minh châu Âu ERP Effective rate of protection Tỷ lệ bảo hộ thực tế FAO Food and Agriculture Tổ chức Nông nương Liên hợp quốc Organization of the United Nations FELCRA Federal Land Consolidation and Cơ quan phục hồi và củng cố đất liên Rehabilitation Authority bang Maliaxia GATT The General Agreement on Hiệp định về thuế quan và mậu dịch Tariffs and Trade IBC Brazil Institute of Coffee Viện cà phê B-ra-xin ISO International Standard Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế Organization ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại thế giới MRB Malaysia Rubber Board Uỷ ban Cao su Malaixia SPS The Agreement on the Hiệp định Vệ sinh Kiểm dịch động Aplication of Sanitary and thực vật Phytosanitary Measures TBT The Agreement on Technical Hiệp định về Rào cản kỹ thuật trong Barriers to Trade thương mại USDA United States Department of Bộ Nông nghiệp Mỹ Agriculture WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC BẢNG: Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam 66 giai đoạn 2003 - 2014 66 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 67 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu gạo theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014 68 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo thị trường 69 giai đoạn 2003 - 2013 69 Bảng 2.5. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo thị trường giai đoạn 2003 - 2013 71 Bảng 2.6. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014 71 Bảng 2.7. Vị trí của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới năm 2013 72 Bảng 2.8. Chỉ số chuyên môn hoá ES của một số nước giai đoạn 2003 - 2013 73 Bảng 2.9. Chỉ số cường độ thương mại TI 73 Bảng 2.10. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam theo mặt hàng 75 giai đoạn 2003 - 2014 75 Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam phân theo thị trường 76 giai đoạn 2003 - 2013 76 Bảng 2.12. Đơn giá xuất khẩu cao su của Việt Nam theo thị trường giai đoạn 2003 - 2013 77 Bảng 2.13. Chỉ số thương mại mặt hàng cao su của Việt Nam năm 2013 78 Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu của mặt hàng cao su giai đoạn 2003 - 2014 79 Bảng 2.15. Chỉ số chuyên môn hoá ES mặt hàng cao su 79 Bảng 2.16. Chỉ số cường độ thương mại TI mặt hàng cao su 80 Bảng 2.17. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo mặt hàng 81 giai đoạn 2003 - 2014 81 Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam phân theo thị trường 82 giai đoạn 2003 - 2013 82 Bảng 2.19. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014 84 Bảng 2.20. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam phân theo thị trường 84 giai đoạn 2003 - 2013 84
  10. viii Bảng 2.21. Vị trí của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới năm 2013 85 Bảng 2.22. Một số chỉ tiêu của mặt hàng cà phê 86 Bảng 2.23. Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu Việt Nam với 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới 86 Bảng 2.24. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014 88 Bảng 2.25. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phân theo thị trường 89 giai đoạn 2003 - 2013 89 Bảng 2.26. Một số chỉ tiêu của nhóm hàng thuỷ sản giai đoạn 2003 - 2014 91 Bảng 2.27. Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu ES tại một số thị trường 92 Bảng 2.28. Chí số cường độ thương mại TI 92 Bảng 2.29. Giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phân theo mặt hàng 93 giai đoạn 2003 - 2014 93 Bảng 2.30. Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản thế giới 93 Bảng 2.31. Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản 114 Bảng 3.1. Dự báo tình hình xuất khẩu nông sản thế giới đến năm 2020 133 Bảng 3.2. Dự báo tình hình nhập khẩu nông sản thế giới đến năm 2020 133 Bảng 3.3. Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến năm 2020 134 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam 61 Biểu đồ 2.2. Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại 62 Biểu đồ 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 2005 - 2013 (theo giá thực tế) 63 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013 70 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013 83 Biểu đồ 2.6. So sách giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam với quốc gia khác 85
  11. ix HÌNH: Hình 1.1. Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với phát triển xuất khẩu nông sản 30 Hình 1.2. Sơ đồ nội dung của phát triển xuất khẩu 35 Hình 2.1. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh 56 Hình 2.2. Định vị các nông sản xuất khẩu Việt Nam 58 PHỤ LỤC Phụ lục 1a. Diện tích lúa giai đoạn 2003 - 2013 177 Phụ lục 1b. Năng suất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013 178 Phụ lục 1c. Sản lượng lúa giai đoạn 2003 - 2013 179 Phụ lục 2. Sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2014 180 Phụ lục 3. Năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 180 Phụ lục 4a. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế giai đoạn 2003 - 2013 181 Phụ lục 4b. Tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2003 - 2013 182 Phụ lục 4c. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2003 - 2013 182 Phụ lục 4d. Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2003 - 2013 183 Phụ lục 5. So sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam với các quốc gia khác năm 2013 . 184 Phụ lục 6. So sánh xuất khẩu cao su của Việt Nam với các quốc gia khác 185 năm 2013 185 Phụ lục 7 . So sánh xuất khẩu cà phê của Việt Nam với các quốc gia khác năm 2013186 Phụ lục 8. So sánh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với các quốc gia khác năm 2013 187
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của luận án Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có những biến chuyển đáng kể, từ một nước phải nhập khẩu lương thực trong những năm 1988 thì đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trên thế giới. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bước tiến vượt bậc, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Cùng với mục tiêu thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho hàng hóa nông sản. Trong thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành công. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng ở mức cao trong thời gian dài. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 10,5 tỷ USD năm 2006, đạt 27,5 tỷ USD năm 2012, đạt 27,3 tỷ USD năm 2013, giảm 0,7% so với năm 2012 và năm 2014 ước đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so năm 2013. Trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là cà phê tăng 32,2%, hạt điều tăng 21,1%, hồ tiêu tăng 34,1%, rau quả tăng 34,9%, thủy sản tăng 18%, lâm sản và đồ gỗ tăng 12,7%, và gạo (không kể tiểu ngạch) tăng 5,3% Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 17,2% năm 2006, tăng lên 21,2% năm 2012, đạt 20,9% năm 2013 và đạt 20,57% năm 2014 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: gạo, cao su và sản phẩm cao su, cà phê, thuỷ sản, hạt điều, sắn, hạt tiêu, rau quả Nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 160 nước và vùng lãnh thổ. Danh sách các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng từ Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc sang Nam Mỹ, châu Phi và Tây Á. Nhiều nhất trong số đó là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Úc, Sing-ga-po, Hà Lan, Vương quốc Anh và các nước ASEAN
  13. 2 Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc (bao gồm cả gạo) đạt 4,14 tỷ USD; Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, đạt 2,64 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD; Xuất khẩu nông sản của Viêṭ Nam trong những năm qua đa ̃ tăng nhanh v ề số lượng lẫn về giá trị, có mức độ tăng trưởng cao và mang lại giá trị thặng dư trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, nông sản xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trước các thách thức: sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt do năng lực cạnh tranh thấp so với thế giới trên nhiều mặt, cả về trình độ sản xuất, công nghiệp chế biến, chất lượng, giá cả chủ yếu xuất thô, giá trị gia tăng thấp, hàm lượng khoa học công nghệ khiêm tốn và phải chật vật vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển, Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý mà "bộ xương" của nó là "cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng". Là một quốc gia nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn và Đảng ta đa ̃ đ ề ra những chủ trương, định hướng cũng như ban hành hệ thống chính sách kịp thời, phù hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng vùng, từng địa phương, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn
  14. 3 nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn trước mắt, thách thức trực tiếp và cũng là cơ hội đối với nông nghiệp Việt Nam là làn sóng tự do thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đi sau các nước trong khu vực về trình độ phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là tỷ lệ hàng nông sản chế biến sâu trong tổng xuất khẩu. Để giảm thách thức và tận dụng được cơ hội, Việt Nam phải chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất khẩu, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng nông sản cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy phải xác định được những mặt hàng nông sản có lợi thế so sánh , chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình mới và tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh. Nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do điều kiện tự nhiên thuận lợi và chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của Việt Nam lại quá tập trung vào sản lượng, năng suất, nặng phát triển theo chiều rộng mà chưa thực sự chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển theo chiều sâu nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và chi phí. Tuy nhiên, những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt bởi toàn cầu hóa trong lĩnh vực thương mại hiện nay. Do vậy, làm thế nào để ngành nông nghiệp Việt Nam bứt phá, vươn lên một đẳng cấp cao hơn, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về sản xuất hàng nông sản, lợi thế về thị trường tiêu thụ đã tạo dựng được trong thời gian qua, nâng cao hiệu quả chung cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu và tạo bước tăng trưởng cao hơn trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam? Đòi hỏi trong thời gian tới Việt Nam cần phải có những giải pháp tích cực, mang tính đột phá như: tiếp tục khai thác lợi thế so sánh để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu; mặt khác, cần nghiên cứu khả năng tham gia ở mức sâu hơn vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao của sản phẩm này ở quy mô toàn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối nông sản thành phẩm toàn cầu. Đồng thời, phát triển nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các Văn
  15. 4 kiện Đại hội Đảng và nghị quyết của Chính phủ với mục tiêu là hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Do vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của Luận án là nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện mục tiêu trên, Luận án đi vào giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Khái quát chung một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt nam giai đoạn 2003 - 2014; - Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển xuất khẩu một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH (Cụ thể là một số mặt hàng nông sản được lựa chọn như: lúa gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản. Đây là những nông sản có tốc độ phát triển xuất khẩu tương đối cao, tăng trưởng trong thời gian dài, ổn định. Đây cũng là những nhóm mặt hàng nông nghiệp có tiềm năng trong sản xuất và có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu trong thời gian tới. Ngoài ra, phát triển xuất khẩu nhóm mặt hàng này không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn mang lại cho nhà nước ngoại tệ thì còn góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người
  16. 5 dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo ổn định an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong thời gian tới). Từ đó, định hướng và đưa ra giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của cả nước đến năm 2020 và góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược CNH, HĐH đất nước, góp phần hoàn thành mục tiêu Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Trọng tâm của Luận án là nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô một số vấn đề lý luận về phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; + Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực (tập trung chủ yếu vào phân tích các mặt hàng: gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản) của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014; + Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực (tập trung chủ yếu vào phân tích các mặt hàng: gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản) từ 2003 đến 2014 và giải pháp cho thời gian tới năm 2020 và tầm nhìn cho đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Dùng để khái quát hóa được một cách cơ bản khung lý luận về xuất khẩu nông sản chủ lực. Trên cơ sở đó, Luận án có thể đưa ra khái niệm và xác định được nôi dung, khung phân tích của Luận án; - Thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu về các nghiên cứu có liên quan: Luận án đã thu thập các thông tin, tư liệu từ các nghiên cứu có liên quan để có cơ sở tư liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam;
  17. 6 - Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích thực trạng giá trị gia tăng trong Luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp điều tra, thu thập thông tin trực tiếp” thông qua việc gửi, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản chủ lực; - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, đây là phương pháp mà Nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích, so sánh nhằm khái quát hóa được bức tranh tổng quan về thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam việc sử dụng các chuỗi số liệu về thực trạng có liên quan; - Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích thực trạng trong Luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin” thông qua việc triển khai điều tra, khảo sát trực tiếp và gửi phiếu điều tra tới các đối tượng điều tra đã được xác định; - Trong toàn bộ qúa trình từ khi viết báo cáo tổng quan 3 chuyên đề, viết báo cáo tổng hợp Luận án, Nghiên cứu sinh có sử dụng “Phương pháp chuyên gia” bằng cách gửi nội dung báo cáo cho các chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án để xin ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện nội dung của Luận án một cách tốt nhất; - Ngoài ra, nghiên cứu sinh có sử dụng một số phương pháp khác trong toàn bộ quá trình nghiên cứu như: Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ/ngành, các viện nghiên cứu có liên quan nhằm nhận được sự hỗ trợ và tư vấn về chuyên môn. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án của Nghiên cứu sinh đã có một số đóng góp mới như sau: - Hệ thống hoá và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trên cơ sở lý luận, Luận án đã xác định được các nội dung cơ bản về về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng được khung lý thuyết về về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong điều kiện CNH, HĐH, đây sẽ là cơ
  18. 7 sở quan trọng cho việc phân tích thực trạng và kiến nghị giải pháp nhằm về phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. - Với hệ thống tài liệu, số liệu điều tra thực tế, Luận án đã chỉ rõ phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam mới chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, giá trị gia tăng trong xuất khẩu thấp; trong khi đó, việc phát triển xuất khẩu theo chiều sâu còn nhiều bất cập, hạn chế và yếu kém. - Bằng việc sử dụng công cụ phân tích: Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES), Luận án đã chỉ ra được triển vọng về thị trường và khả năng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ rằng, khả năng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới là còn rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, Chỉ số cường độ thương mại (TI), cũng đã chỉ ra được, xu hướng chuyển dịch luồng thương mại hàng nông sản của Việt Nam, đây là cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Mặt khác, Luận án đã phân tích được thực trạng các điều kiện về nhân lực, về cơ sở hạ tầng thương mại, điều kiện về cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và tạo dựng mối liên kết trong phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực từ đó Luận án cũng đã chỉ ra được những hạn chế trong phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian qua. Đồng thời, luận giải rõ về những nguyên nhân yếu kém trong phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam. - Luận án đã tổng hợp và đưa ra được những dự báo về triển vọng phát triển thị trường nông sản thế giới, dự báo triển vọng một số mặt hàng nông sản thế giới và đưa ra triển vọng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đưa ra được các quan điểm, định hướng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong xu thế mới về CNH, HĐH và đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực thời kỳ đến năm 2020.
  19. 8 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung kết quả nghiên cứu của luận án được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 2: Thực trạng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 Chương 3: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020
  20. 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc - Nghiên cứu FAO and MARD (2000) “The Competitiveness of the Agricultural Sector of Viet Nam: A Preliminary Analysis in the Context of ASEAN and the AFTA” (Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam: phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập ASEAN và AFTA) trong dự án TCP/VIE/8821 đã mô tả tương đối chi tiết tiến trình giảm thuế trong AFTA nói chung và tiến trình giảm thuế của Việt Nam trong AFTA nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đi sâu vào tiến trình giảm thuế cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. Mặc dù đã đánh giá khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như lúa gạo, thịt lợn, tôm cá, gỗ, mía đường, cà phê, cao su, cà chua và dứa, phân Urê, động cơ Diezel nhỏ, hầu hết các đánh giá khả năng cạnh tranh này là đánh giá định tính, chỉ số được dùng để đánh giá là chỉ số bảo hộ (Norminal Protection Rate) nên chưa phản ánh đúng khả năng cạnh tranh của ngành hàng và không có những so sánh cụ thể với các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN [83]. - Nghiên cứu ISGMARD (2002) “Impact of trade liberalization on some agricultural sub-sectors of Vietnam: Rice, coffee, tea and sugar” (Tác động của tự do hoá thương mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường) đi sâu hơn vào đánh giá tác động của AFTA. ISGMARD (2000) sử dụng mô hình cân bằng riêng phần để đánh giá tác động của AFTA đối với gạo, cà phê, chè và mía đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy AFTA sẽ giúp xuất khẩu nông sản tăng cả về số lượng và về giá xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10.5% với giá tăng 4.2%, lượng cà phê xuất khẩu tăng 2.3% với giá tăng 1.9%, lượng chè tăng 1.3%, giá tăng 0.8%. Với ngành hàng mía, khi không còn trợ cấp chính phủ và hàng rào thuế quan, tất cả các nhà máy đường công suất dưới 150 nghìn tấn/năm sẽ phải đóng cửa và lượng cung trong nước sẽ giảm xuống 35% so với năm 1999- 2000. Tuy nhiên, số liệu được sử dụng là số liệu điều tra nông hộ thuần tuý nên chỉ số cạnh tranh (NRC) của nghiên cứu này không phản ánh đúng chỉ số cạnh tranh của toàn ngành hàng Việt Nam (các yếu kém về chế biến, lưu trữ, buôn bán trong
  21. 10 nước và xuất khẩu không được xem xét, chỉ xem xét ở nông hộ với giá lao động rẻ nên chỉ số thiên lệch) [86]. - Nghiên cứu ISGMARD, (2002). “Evaluation of potential impacts on Vietnam‟s agriculture during implementing Common effective preferential tariff program (CEPT) under Agreement on Asean Free Trade Area (AFTA)” (Đánh giá các tác động tiềm năng đến ngành nông nghiệp Việt Nam trong quá trình áp dụng CEPT, AFTA) đã mô tả khái quát quá trình hội nhập AFTA đối với các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam và sắp xếp thứ tự về khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự sắp xếp này dựa trên một số chỉ tiêu đơn giản và chưa đề cập đến những thay đổi về tiềm năng và khả năng phát triển, hạn chế khi gia nhập AFTA [85]. - Bộ Nông nghiệp Mỹ, China Exporter Guide 2007, USDA, GAIN Report, 2007, giới thiệu (1) những thay đổi trong chính sách thương mại hàng nông sản của Trung Quốc; (2) tình hình nhập khẩu hàng nông sản Trung Quốc; (3) những mặt hàng có triển vọng xuất khẩu sang Trung Quốc; (4) gợi ý cho các nhà xuất khẩu [81]. - Bộ Nông nghiệp Mỹ, Thailand Exporter Guide 2008, USDA, GAIN Report, giới thiệu (1) những thay đổi trong chính sách thương mại hàng nông sản của Thái Lan; (2) tình hình nhập khẩu hàng nông sản Thái Lan; (3) những mặt hàng có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và (4) một số gợi ý cho các nhà xuất khẩu [81]. - John Humphrey (2006), Chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành nông nghiệp, UNDP, nghiên cứu tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu tới xoá đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển, khả năng tham gia của các nước đang phát triển vào các mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu và đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ về công nghệ và tiếp cận thị trường cho các DNVVN của các nước đang phát triển [87]. - Nghiên cứu của Keesvander Meer, Laura Ignacio (2007), Tác động của hệ thống tiêu chuẩn và liên kết trong hệ thống cung ứng tới các nhà sản xuất nhỏ, nghiên cứu tác động của các rào cản về tiêu chuẩn hàng nông sản của các nước phát triển tới khả năng tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu của các nhà sản
  22. 11 xuất nhỏ tại các nước đang phát triển và đề xuất một số khuyến nghị về các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước [88]. - Nghiên cứu của Anthony M.Zola (2006), vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu trong sự phát triển của các DNVVN kinh doanh nông sản trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông, phân tích vai trò của các liên kết dọc và liên kết ngang trong chuỗi giá trị hàng nông sản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiểu vùng sông Mê Kông, nâng cao khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp này tới thị trường các nước nhập khẩu [80]. - Andrew W.Shepherd (2007), kết nối người sản xuất với thị trường, nghiên cứu các mô hình liên kết giữa người sản xuất với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị hàng nông sản: người sản xuất với nhà buôn nội địa, người sản xuất với người bán lẻ, người sản xuất với các đại diện sản xuất, liên kết qua hợp tác xã, người sản xuất với nhà chế biến, người sản xuất với nhà xuất khẩu các ưu nhược điểm của các hình thức liên kết, các yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết như môi trường chính trị, xã hội, hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kết nối giữa người sản xuất với thị trường [79]. - Nghiên cứu của Christopher L.Gilbert (2006), phân tích chuỗi giá trị và sức mạnh thị trường trong khâu chế biến đổi với ngành cà phê và ca cao, trên cơ sở phân tích sự hình thành chi phí và lợi nhuận trong các mắt xích của chuỗi giá trị cà phê và ca cao quốc tế để đưa ra các đề xuất cho các nước trồng cà phê và ca cao - những nước cung cấp phần lớn lượng cà phê và ca cao ra thị trường thế giới nhưng lại thu được ít lợi nhuận nhất trong chuỗi giá trị [82]. 2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về xuất khẩu hàng nông sản, Những nghiên cứu này đã đề cập đến năng lực tham gia của hàng nông sản trong chuỗi giá trị toàn cầu hoặc các chính sách ảnh hưởng tới phát triển xuất khẩu nông sản, nghiên cứu về CNH, HĐH như: - Nghiên cứu của PGS.TS. Đinh Văn Thành (năm 2010), Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt
  23. 12 Nam, đã nghiên cứu luận cứ khoa học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [57]. - Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Nhiễu, (năm 2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách thương mại hàng nông sản của Trung Quốc và Thái Lan tới thương mại hàng nông sản Việt Nam, đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chính sách thương mại nông sản của các nước Trung Quốc và Thái Lan tới thương mại nông sản của Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại hàng nông sản của Việt Nam nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực và nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam [46]. - Nghiên cứu của GS.TSKH Lương Xuân Quỳ & GS.TSKH Lê Đình Thắng về “Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Thực trạng và giải pháp nâng cao”. Trong đó tác giả đã chỉ ra nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hoá gắn liền với các khuynh hướng: (i) tạo nên khả năng nâng cao giá trị gia tăng nội sinh cho một đơn vị sản phẩm và tổng giá trị gia tăng nội sinh trong sản xuất và chế biến; (ii) Nâng cao giá trị gia tăng ngoại sinh bằng cách nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Việc nâng cao giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố tác động làm tăng giá trị gia tăng nội sinh, ngoại sinh. Đó là việc làm tăng các nhân tố tăng doanh thu sản xuất nông sản xuất khẩu, giảm chi phí trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các điều kiện tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới ngày càng bền vững. Tuy nhiên số liệu mà tác giả dùng để phân tích thực trạng sản xuất chế biến và xuất khẩu nông sản dừng lại ở năm 2004, và trong điều kiện cạnh tranh chưa gay ngắt như hiện nay. Tác giả cũng chưa đưa ra được đánh giá tổng quát về phát triển nông sản xuất khẩu chủ lực trong điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam [48]. - Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách do Sida tài trợ, (2003), “Báo cáo nghiên cứu thị trường cà phê” do Viện Nghiên cứu thương mại thực hiện đã tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu và xu hướng phát triển thị trường cà phê thế giới
  24. 13 những năm tới, triển vọng phát triển sản xuất cà phê của Việt Nam và khả năng thâm nhập của cà phê Việt Nam vào các thị trường nhập khẩu, phân tích các nhân tố cản trở sự phát triển của xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu chủ yếu từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành cà phê, khẳng định vị trí của cây cà phê trong chiến lược phát triển xuất khẩu của cả nước. - Nghiên cứu của PGS.TS. Đinh Văn Thành, (2007), “Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động đến môi trường của việc trồng và chế biến xuất khẩu cà phê. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đối với việc gia tăng xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới" nghiên cứu những tác động của việc mở rộng xuất khẩu cà phê trong những năm tới đối với môi trường để từ đó có những giải pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường và phát triển các vùng sản xuất cà phê sạch [55] - Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê đến năm 2015 và định hướng 2020” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với các nội dung chủ yếu là đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam; đưa ra các nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam thời gian tới [8]. - Phạm Quang Diệu (2006), Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam, phân tích cơ sở để điều chỉnh chính sách nông nghiệp Trung Quốc để đối phó với những tác động bất lợi của hội nhập và đề xuất một số gợi ý chính sách cho Việt Nam [31]. - Phạm Thị Xuân Thọ - Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Số 23 năm 2010), Nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Thực trạng và giải pháp phát triển. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã được đẩy mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng hiệu quả, tính cạnh tranh còn thấp, thậm chí nhiều mặt hàng chưa có thương hiệu, phải xuất khẩu thông qua một nước trung gian, gây thiệt thòi về giá và uy tín. Bởi vậy, việc phân tích thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cho nông sản xuất khẩu Việt Nam là vấn đề rất cấp thiết. Nội dung của bài viết đã đánh giá thực
  25. 14 trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời kì hội nhập (những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân). Trên cơ sở đó, khuyến nghị một số giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản Việt Nam [70]. - TS. Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương (2015), Công nghiêp̣ hóa hiêṇ đaị - bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiêp̣ . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là bước ngoặt có tính lịch sử quan trọng, đột phá về đổi mới tư duy, trong đó có viêc̣ ti ến hành công nghiêp̣ hóa , hiêṇ đaị hóa ở nư ớc ta. Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tuc̣ không ng ừng đổi mới tư duy nhận thức về công nghiêp̣ hóa , hiêṇ đaị hóa để ngày càng phù hơp̣ v ới tình hình thưc̣ tiêñ trong nư ớc và quốc tế. Nội dung của bài viết đề cập đến Công nghiêp̣ hóa , hiêṇ đaị hóa ở Viê ̣t Nam - Một số vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, bài viết đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc tiếp tục Tiếp tục đẩy mạnh công nghiêp̣ hóa , hiêṇ đaị hóa đất nước trong thời gian tới; đồng thời đề xuất môṭ số giải pháp đẩy nhanh quá trình công nghiêp̣ hóa hiêṇ đaị [32]. - TS. Nguyễn Hoàng Sa, Kinh nghiệm xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay. Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp. Ở đây họ đang làm khá tốt các chính sách về xây dựng và phát triển nông thôn. Việc tham khảo các bài học kinh nghiệm của họ để vận dụng vào Việt Nam là rất quan trọng và bổ ích để thực hiện tốt đề án xây dựng nông thôn mới hiện nay [50]. - Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (2005), "Những chủ trương và biện pháp mới trong giai đoạn 2006 - 2010 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn". Nội dung của chuyên đề này đề cập đến nhận định khái quát về thuận lợi và khó khăn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, trên cơ sở đó gợi ra những định hướng giải pháp quan trọng. Từ những phân tích xuyên suốt trong chuyên đề, trong số các chủ trương, biện pháp, có thể nêu ra một số khâu đột phá đóng vai trò như “bí quyết” của sự thành công như sau: Đẩy mạnh cải cách chính sách đất đai ; Đổi mới công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; Đẩy mạnh thực
  26. 15 hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nông thôn; Thúc đẩy sự phát triển của các loại thị trường ở nông thôn; đẩy mạnh phát triển văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường ở nông thôn, mở rộng dân chủ, phát triển con người [27]. - Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 [18]. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Thực hiện chủ trương „tái cơ cấu nền kinh tế‟ theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngành nông nghiệp xây dựng Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đề án đã tiếp cận đến sự cần thiết của tái cơ cấu, nêu bật những đặc điểm quan trọng của bối cảnh trong nước và quốc tế, đánh giá những thành tựu quan trọng cũng như hạn chế của ngành nông nghiệp trong thập kỷ qua ; Trình bày mục tiêu “phát triển bền vững” và các định hướng chính của tái cơ cấu; đưa ra khuyến nghị về chính sách và giải pháp thực hiện [9]. - Nguyễn Văn Giàu - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tạp chí Cộng sản (2015), Công nghiêp̣ hoá , hiêṇ đaị hoá nông nghiêp̣ , nông thôn và những vấn đề đăṭ ra trong giai đoaṇ hiêṇ nay . Nội dung của bài viết đã khái quát quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời gian qua; đánh giá được những khó khăn, hạn chế và đưa ra khuy ến nghị để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhanh hơn, bền vững hơn [35]. Theo tìm hiểu của Nghiên cứu sinh, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu như đã nêu trên, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Do vậy, có thể khẳng định rằng, Đề tài của Nghiên cứu sinh là không trùng lắp và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
  27. 16 NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA HƢỚNG VỀ XUẤT KHẨU [35;40;77] 1.1.1. Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được đề cập rất nhiều trong các công trình khoa học và cũng chưa có được sự nhất trí cao. Có thể định nghĩa công nghiệp hóa theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, với tư cách là một quá trình, phương thức cải biến chế độ kinh tế, khái niệm CNH được phát biểu như sau: CNH là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cấp - tự túc thành nền kinh tế công nghiệp - thị trường. Đây cũng là nội dung (trục) kinh tế của quá trình xây dựng một xã hội dựa trên nền văn minh công nghiệp. Cải biến kỹ thuật, tạo dựng nền công nghiệp lớn (khía cạnh vật chất - kỹ thuật) và phát triển kinh tế thị trường (khía cạnh cơ chế, thể chế) là hai mặt của quá trình CNH. Theo khái niệm này, CNH được coi là quá trình có hai nội dung. Thứ nhất, CNH là quá trình chuyển biến căn bản trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, từ trình độ thủ công chuyển sang trình độ cơ khí, biến nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp. Với nội dung này, CNH chính là quá trình xây dựng nền công nghiệp. Trình độ của nền công nghiệp này không cố định theo một chuẩn mực công nghệ - kỹ thuật "cứng" mà nó được nâng cao, được hiện đại hóa theo sự tiến triển của thời đại. Đây cũng là quá trình tạo lập nền tảng vật chất - kỹ thuật (lực lượng sản xuất) của phương thức sản xuất mới. Thứ hai, CNH không đơn thuần là quá trình cải biến kỹ thuật mà còn là quá trình cải biến thể chế và cấu trúc nền
  28. 17 kinh tế. Nếu như nền kinh tế nông nghiệp - nông dân cổ truyền, tương ứng với trình độ kỹ thuật thủ công, vận động và phát triển trong khuôn khổ cơ chế tự cấp - tự túc, khép kín, với sự thống trị của các quan hệ trao đổi hiện vật trực tiếp thì trong nền kinh tế dựa trên nền tảng đại công nghiệp, cơ chế vận hành phải là mang tính xã hội - mở và tính phổ biến của các quan hệ trao đổi sản phẩm của lao động dưới hình thức lao động - gián tiếp (xã hội hóa). Nói tóm lại, CNH chính là quá trình thay đổi phương thức phát triển của nền kinh tế. Phương thức phát triển kinh tế bao gồm hai mặt (hai nội dung): cơ sở vật chất (bao hàm trình độ kỹ thuật) và cơ chế vận hành. Vì vậy, bước chuyển của phương thức phát triển là một quá trình song hành hai mặt nhưng duy nhất: biến đổi cơ sở vật chất - kỹ thuật và thay đổi cơ chế vận hành. Việc tách hai mặt này của một quá trình duy nhất thành hai quá trình riêng biệt, coi CNH chỉ là một quá trình độc lập trong số hai quá trình đó (quá trình công nghệ - kỹ thuật) là trái với bản chất của phát triển, do đó, tất yếu sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. 1.1.1.2. Nội dung của công nghiệp hóa Từ khái niệm của CNH nêu trên, ta có thể chỉ ra những nội dung chính của CNH như sau: Thứ nhất, CNH là quá trình công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp biến nó thành đại công nghiệp, trong quá trình đại công nghiệp, toàn bộ nền sản xuất được cách mạng hóa thành những ngành, những lĩnh vực công nghiệp, còn bản thân công nghiệp thành chỉnh thể, thành nền tảng sản xuất xã hội. Thứ hai, CNH làm thay đổi tận gốc nền tảng kỹ thuật của nền sản xuất xã hội. Đặc thù của làn sóng công nghiệp là nền sản xuất được tiến hành bởi kỹ thuật máy móc, và nói chung bằng kỹ thuật đại công nghiệp. Do vậy, CNH làm thay đổi cơ bản chất lượng lao động sản xuất xã hội và thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất thủ công của nền sản xuất do đó giải phóng sức sản xuất của lao động khỏi những giới hạn tự nhiên. Thứ ba, CNH thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung vốn đi liền với tái sản xuất mở rộng, tích lũy là quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Đó
  29. 18 là quá trình tái sản xuất mở rộng, đó là quy luật kinh tế trọng tâm quyết định của quá trình CNH. Quá trình CNH, xét về mặt kinh tế, là quá trình đặt nền kinh tế vào quá trình tích lũy, quá trình tái sản xuất mở rộng. Có thể nói, quy luật tích lũy, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế là quy luật của CNH. CNH là sự tập trung sản xuất. Dưới sự thúc đẩy các quy luật kinh tế thị trường, quy luật tích lũy, tập trung sản xuất đã trở thành quy luật kinh tế của tiến trình kinh tế công nghiệp nói chung và của quá trình CNH nói riêng. Trong tiến trình kinh tế thị trường - công nghiệp, quy luật tập trung sản xuất không chỉ bắt nguồn trực tiếp từ quá trình tái sản xuất mở rộng, mà còn bị chi phối bởi quy luật hiệu quả tăng theo quy mô. Qui mô sản xuất cũng được thể hiện trong quá trình CNH do sự thúc đẩy của qui luật kinh tế thị trường và qui luật tích lũy. Thứ tƣ, CNH gắn liền với sự phát triển của hệ thống công xưởng và doanh nghiệp trong hệ thống kinh tế thị trường. Cách mạng công nghiệp với quy luật tích lũy và quy luật tăng sức sản xuất xã hội của lao động trên cơ sở hợp tác, trên nền tảng một hệ thống máy móc đã làm cho sản xuất công nghiệp thoát khỏi giới hạn kinh tế gia đình và được xác lập thành công xưởng. Thứ năm, CNH đi liền với phát triển nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn. CNH chuyển nền kinh tế từ nông nghiệp tiểu nông thành nền kinh tế đại công nghiệp. Việc cách mạng hóa nông nghiệp đã thay đổi bản chất tiểu nông của nền kinh tế xã hội, biến nó thành một dạng đặc thù của công nghiệp, không chỉ là CNH một ngành sản xuất trong nền sản xuất xã hội, mà CNH nông nghiệp là một nội dung mang tính bản chất của quá trình CNH. Nét đặc thù của CNH nông nghiệp nông thôn được biểu hiện ở những điểm sau: (1) quá trình đại công nghiệp cơ cấu lại nông nghiệp nông thôn; (2) CNH nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hữu cơ; một nội dung đặc biệt của CNH; (3) CNH nông nghiệp, nông thôn phải đối mặt với một phương thức sản xuất từ lâu trở thành lỗi thời, song lại là phương thức sống của đại bộ phận dân cư và là nơi lao động của đất nước tiến hành các hoạt động kinh tế.
  30. 19 1.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu CNH hướng về xuất khẩu là giải pháp để các nước đang phát triển đạt được đến độ trưởng thành về công nghệ, đưa họ đến địa vị nước công nghiệp đầy tiềm năng với mục tiêu có một nền kinh tế độc lập và duy trì tăng trưởng. Mục tiêu của CNH hóa hướng về xuất khẩu là nhằm: (1) Phát huy lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế; (2) Mở cửa thị trường thu hút đầu tư trực tiếp và sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật bên ngoài để tạo ra cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu; (3) Khai thác tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu. Mặc dù các nước thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu tại những thời điểm khác nhau, song đều áp dụng những biện pháp và chính sách như: - Thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất xuất khẩu. Hầu hết các nước đang phát triển đã ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc tính của những luật này là áp dụng chính sách ưu đãi cho tất cả các xí nghiệp đầu tư vào những ngành, những khu vực mà Chính phủ muốn khuyến khích, đẩy mạnh phát triển và không phân biệt các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, Chính phủ miễn hoặc giảm thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tham gia những dự án có khả năng cải thiện cán cân thanh toán, áp dụng chính sách và biện pháp cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như nới lỏng các qui định về tỷ lệ đầu tư, hồi hương vốn và lợi nhuận, tái đầu tư. Các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước được đối xử công bằng và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. - Phát triển khoa học - công nghệ phục vụ cho xuất khẩu. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính phủ các quốc gia đã áp dụng những chính sách khuyến khích đổi mới khoa học - công nghệ trong các doanh nghiệp: Đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép nhập công nghệ; Những chính sách phát triển khoa học và công nghệ nêu trên không thể thực hiện được nếu như không đẩy mạnh phát triển giáo dục đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, Chính phủ các nước này cũng rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực.
  31. 20 - Chính sách hỗ trợ về tài chính. Áp dụng mức lãi suất thấp đối với các khoản tiền cho các doanh nghiệp vay. Lãi suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu thấp hơn lãi suất cho các doanh nghiệp thông thường vay. Đây là hình thức trợ giá. Ngoài ra chính sách tiền tệ cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu ví dụ như chính sách về tỷ giá hối đoái. - Thành lập các khu chế xuất. Trong điều kiện nền kinh tế còn ở trình độ chưa phát triển, thì biện pháp khoanh vùng một diện tích nhất định với nhiều tên gọi khác nhau như khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài được phép mở doanh nghiệp, đầu tư vốn tự do. Các nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, các thủ tục hành chính được đơn giản hóa đến mức tối đa, hạ tầng cơ sở được bảo đảm đầy đủ. Các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, với hệ thống hạ tầng đồng bộ là nơi lý tưởng để dòng vốn đem lại hiệu quả cao, nhờ đó dòng đầu tư trực tiếp chảy vào và được nước chủ nhà hấp thụ triệt để. Quá trình thực hiện CNH hướng về xuất khẩu thường được chia thành hai giai đoạn. Mỗi giai đoạn là những nấc thang phát triển khác nhau từ thấp đến cao về chất lượng và chủng loại sản phẩm. Giai đoạn I là giai đoạn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhờ tập trung xuất khẩu hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động, vốn nhỏ và kỹ thuật ở mức trung bình. Trong thời kỳ này, lao động rẻ là lợi thế so sánh. Giai đoạn II là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao tiếp tục được giữ vững nhờ xuất khẩu hàng công nghiệp có dung lượng vốn lớn và hàm lượng công nghệ cao. Trong giai đoạn này các mặt hàng lâu bền, những sản phẩm cao cấp đòi hỏi trình độ công nghệ cao được sản xuất. Nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao tác động của chính sách hướng về xuất khẩu đối với quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, chính sách này cũng bộc lộ những hạn chế sau: - Điểm yếu của chính sách CNH hướng vào xuất khẩu là sự phụ thuộc quá mức vào sự biến động của thị trường thế giới, những điều kiện trong nước không phải bất kỳ ở đâu và bất kì lúc nào cũng sẵn sàng để đảm bảo thực thi chính sách này thành công.
  32. 21 - Nhu cầu đầu tư phát triển xuất khẩu tăng lên đòi hỏi vốn đầu tư cho phát triển cũng tăng lên, dẫn đến vay nợ nước ngoài cũng gia tăng, đồng thời để tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu thì việc nhập khẩu các vật tư kỹ thuật, nguyên liệu cũng tăng. - Do nhấn mạnh đến yếu tố lợi nhuận, khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và không quan tâm đến bảo vệ môi sinh, môi trường đã làm cho nền kinh tế có thể phát triển tốt trong ngắn hạn nhưng về mặt dài hạn thì ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn. - Các nước bước vào quá trình CNH khác nhau về mặt không gian cũng như thời gian. Do vậy, những điều kiện kinh tế quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện chính sách CNH hướng về xuất khẩu sẽ không hoàn toàn ổn định như trong những thập niên vừa qua. - Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các nước phải tuân theo qui định của WTO và các qui định khác trong khuôn khổ hợp tác khu vực như ASEAN, APEC và EC , khi đó thị trường của các nước đã gần như thị trường “chung”. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội. Xây dựng năng lực nội sinh, tạo ra những lợi thế so sánh và tiến tới nền kinh tế tri thức. 1.1.3.Đặc trưng mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong điều kiện hiện nay với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia ngày càng sâu rộng, phát triển nền kinh tế tri thức CNH, HĐH có các đặc trưng mới đó là: Thứ nhất, Nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa làm cho CNH được thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình phân công lao động quốc tế. Thứ hai, CNH theo hướng hiện đại hóa. Tiến trình CNH cần dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ hiện đại. CNH gắn với việc biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tăng cường sử dụng các thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý. Trong điều kiện đó, CNH, HĐH cần ưu tiên phát triển những "ngành mũi nhọn” có tính “trụ cột” của kinh tế tri thức như
  33. 22 công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hàm lượng khoa học trong từng sản phẩm, từng ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. Thứ ba, CNH, HĐH theo hướng phát triển bền vững là tạo ra tính bền vững của sự phát triển. Sự phát triển bền vững của một nền kinh tế, nói rộng ra là của một xã hội phải được bảo đảm trên cả ba phương diện: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Nếu bỏ sót một trong ba yêu cầu này thì ý nghĩa bền vững của sự phát triển không còn đầy đủ. Cần thấy rằng trong ba nhân tố : kinh tế, xã hội, môi trường thì kinh tế là yếu tố năng động nhất, trực tiếp tác động, mang lại những “thúc đẩy” hoặc ngược lại, những “hệ lụy” đến xã hội và môi trường. Ngược lại sự bền vững về xã hội và môi trường là cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế. Thứ tƣ, CNH, HĐH cần góp phần nâng cao năng lực bên trong của nền kinh tế, tăng cường khả năng “đồng hóa công nghệ” từ bên ngoài, tránh tình trạng chủ yếu dựa vào “nhập khẩu CNH”. Vấn đề này liên quan đến nhiều mặt như: Làm tốt khâu đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, để có thể nhanh chóng làm chủ được kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai trên cơ sở thế mạnh mới của nền kinh tế do CNH, HĐH và hội nhập mang lại để sản xuất ra những “công nghệ hiện đại nội sinh”; Đặc biệt là phải quan tâm “phát triển khu vực kinh tế truyền thống”, tận dụng những thuận lợi về việc làm, thu nhập, công nghệ, thị trường do CNH, HĐH mang lại, nhanh chóng đưa kinh tế truyền thống từng bước vươn lên hiện đại, vươn ra thị trường khu vực và thế giới. 1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.2.1. Tổng quan về nông sản chủ lực 1.2.1.1. Khái niệm nông sản chủ lực [33;42;53;83] a. Khái niệm hàng nông sản Theo FAO, nông sản có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hàng hoá nào, dù là thô hay đã chế biến, được trao đổi trên thị trường phục vụ mục đích tiêu dùng của con người không kể nước, muối và các chất phụ gia, hay thức ăn cho động vật.
  34. 23 Theo AFTA thì sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến được liệt kê trong các chương 1 đến 24 của Hệ thông cân đối (HS) và các nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến tương tự được nêu trong các đề mục của Hệ thống cân đối; và các sản phẩm đã qua sơ chế nhưng hình thức không thay đổi. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi, , các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt, ,các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô, Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (hay còn được gọi là sản phẩm công nghiệp). Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm, gồm (i) nhóm nông sản nhiệt đới và (ii) nhóm còn lại. Theo sự phân chia ngành kinh tế của Việt Nam, nông sản thường được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các sản phẩm từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp). Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. b. Khái niệm nông sản chủ lực - “Sản phẩm chủ lực” đã được giới hạn trong phạm vi không gian và thời gian với các đặc trưng cơ bản là: Có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; được tạo ra trên dây chuyền thiết bị có công nghệ ngang tầm khu vực và thế giới,
  35. 24 phù hợp với trình độ sản xuất và chiến lược phát triển của quốc gia trong từng thời kỳ; đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững. - Theo GS.TS Võ Thanh Thu, cho rằng “sản phẩm chủ lực” phải có các đặc trưng như: + Phải có tương lai phát triển mạnh về công nghệ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước. + Phải khai thác được lợi thế của quốc gia. + Phải có tính lan tỏa, kích thích các ngành khác, sản phẩm khác phát triển. + Phải là những mặt hàng mang hàm lượng chất xám cao cũng như có khả năng xuất khẩu cao. Có thể là sản phẩm hữu hình hoặc là vô hình. Ở đây GS.TS Võ Thanh Thu đã đưa ra thêm 2 điểm khác quan trọng là sản phẩm chủ lực phải có sự lan tỏa đến các ngành khác, sản phẩm khác và lôi kéo chúng cùng phát triển, đồng thời sản phẩm chủ lực không chỉ là hữu hình mà còn có thể là vô hình. - Theo TS. Lê Tấn Bửu, thì “sản phẩm chủ lực” phải là sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam, đồng thời chúng còn là nguồn cung sản phẩm thiết yếu thoả mãn nhu cầu cơ bản cho toàn xã hội. Nông nghiệp là một ngành sản xuất có tính đặc thù riêng khác với các ngành kinh tế khác. Sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố về điều kiện tự nhiên và do đó hình thành nên tính địa phương rất cao. Do đó, khi xác định tiêu chí nông sản chủ lực, ngoài những tiêu chí chung cho các loại sản phẩm cần tính đến các tiêu chí riêng sau đây: Thứ nhất, các tiêu chí về điều kiện địa lý và tự nhiên. Điều kiện về địa lý và tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp, tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của nông nghiệp, nhóm tiêu chí này được xem xét trên cơ sở điều kiện về địa hình, đất đai và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu và nguồn nước. Thứ hai, các tiêu chí về mức độ CNH, HĐH ngành nông nghiệp. Đây là một tiêu chí đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của quốc gia. Tiêu chí này cho thấy, trong điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất nông nghiệp phải đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
  36. 25 nông thôn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với sản xuất, tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động dôi dư. Thứ ba, tiêu chí về ưu thế loại sản phẩm nông nghiệp. Trong điều kiện nông nghiệp nước ta hiện nay, có thể chia các mặt hàng nông sản phẩm thành 3 nhóm: nhóm những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao, nhóm những mặt hàng có mức cạnh tranh trung bình, nhưng có triển vọng phát triển trong những năm tới và nhóm những mặt hàng có sức cạnh tranh yếu hoặc sản lượng hàng hoá còn ít. Thứ tư, tiêu chí về xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp quốc gia. Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và uy tín thương mại sẽ tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao và hướng mạnh ra xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Nông sản chủ lực là những sản phẩm nông nghiệp có điều kiện sản xuất trong nước có hiệu quả kinh tế cao hơn so với những nông sản khác, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định, vững chắc (trong một thời gian tương đối dài), có tính lan toả đối với các sản phẩm khác, có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. 1.2.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông sản chủ lực [17;48;58] Do những đặc thù riêng của sản xuất hàng hóa nông sản từ khâu canh tác trên đồng ruộng tới chế biến và tiêu thụ mà hàng nông sản có những đặc thù và tính chất riêng như sau: - Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh. Nông sản chủ lực là sản phẩm ngành nông nghiệp mang tính mùa vụ dẫn đến vào vụ thu hoạch sản lượng hàng hóa nông sản tăng nhanh, chất lượng cao và ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì sản lượng giảm rất nhanh, chất
  37. 26 lượng thấp. Đặc điểm này làm cho việc phân phối hàng hóa trở nên rất khó khăn và giá cả không ổn định. Nông sản là hàng hóa dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn và yêu cầu phải được chế biến, bảo quản trước khi vận chuyển. Đặc điểm này làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển mở rộng của chuỗi giá trị. Vì vậy, muốn phát triển được các chuỗi giá trị toàn cầu cho hàng nông sản tới nhiều quốc gia và với không gian mở rộng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải có công nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản. - Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm: Sản xuất nông nghiệp là ngành gắn chặt với cây trồng, vật nuôi, chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các nguồn tài nguyên khác như đất đai nguồn nước. Sự thay đổi những nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả sản xuất và làm cho tính ổn định của chuỗi giá trị hàng nông sản trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian. Rào cản về an toàn thực phẩm là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản trên phạm vi toàn cầu bởi những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng. Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép. Những biện pháp này là chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng xấu tới thương mại nông nghiệp toàn cầu vốn đã rất khó khăn do những đặc điểm nói trên, từ đó ảnh hưởng không thuận lợi tới sự lan tỏa của chuỗi giá trị nông sản. - Sự không đồng nhất về chất lượng: Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi giá trị nông sản so với các chuỗi giá trị phi nông sản là trong sản xuất nông nghiệp thường bao gồm số lượng rất đông các hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh nông nghiệp rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp và rất khó tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng và khả năng tự điều chỉnh quy mô sản
  38. 27 xuất theo nhu cầu thị trường. Đặc điểm số lượng nông dân đông trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để thu hút nông dân cùng sản xuất ra sản phẩm cùng chất lượng, mẫu mã và khối lượng theo nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề khó khăn, là thách thức lớn đối với các chuỗi giá trị nông sản, nhất là đối với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. - Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm: Trong chuỗi giá trị nông sản, hàng hóa muốn vận chuyển đến những thị trường nằm cách xa nơi sản xuất thì hàng hóa đó không thể vận chuyển dưới trạng thái tươi sống, mà phải thông qua chế biến thành hàng hóa khô hoặc đóng hộp bảo quản. Công nghiệp chế biến nông sản đã phát triển đa dạng với nhiều thành tựu to lớn về kỹ thuật và các bí quyết công nghệ. Tuy nhiên để có được những công nghệ chế biến cao cấp thì chi phí đầu tư sẽ rất lớn và từ đó giá thành sản phẩm nông sản đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các tác nhân, nhất là những nông dân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Khi đó chuỗi giá trị có thể sẽ bị phá sản. Đặc điểm này là thách thức lớn đối với các chuỗi giá trị nông sản nói chung và chuỗi giá trị những nông sản mau hỏng, khó bảo quản Tính khác biệt về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản xuất khẩu tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành chuỗi giá trị hàng nông sản: - Việc tạo ra nông sản và thực hiện xuất khẩu hàng hoá phải trải qua các quá trình có tính chất hoàn toàn khác nhau, đó là: quá trình sản xuất nông sản (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp), quá trình chế biến nông sản (sản xuất công nghiệp) và quá trình xuất khẩu hàng hoá (thương mại), trong đó khâu sản xuất nông sản đóng vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu hàng hoá. Trong khi đó sản phẩm nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, quá trình sản xuất lại có chu kỳ dài, nếu không có sự kết hợp tốt thì một mặt nông nghiệp sẽ phải chịu sức ép của công nghiệp và thương mại do quá trình
  39. 28 cung cấp nguyên liệu nông sản không đồng bộ về thời gian so với năng lực chế biến và trao đổi xuất khẩu; mặt khác, toàn bộ quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng hoá sẽ bị bất lợi khi thâm nhập thị trường do không chủ động được toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Để thực hiện chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, điều quan trọng là phải gắn kết cả 3 quá trình trên một cách hiệu quả, thông qua các hình thức liên kết, liên doanh. - Đặc điểm cấu thành giá trị của hàng hoá nông sản. So với các hàng hoá khác, tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá một đơn vị nông sản khá cao, nhất là các hàng hoá nông sản thô. Đối với các hàng hoá này, các chi phí đầu vào trung gian thường chỉ chiếm 30 - 40%, trong khi đó ngành dệt may là 60%, ngành hoá chất tới 70%. Tuy vậy, mức giá trị gia tăng của một đơn vị hàng hoá nông sản rất thấp, một là do giá của hàng hoá nông sản thấp (so với giá của các hàng hoá khác); hai là năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp rất thấp so với các ngành khác. Điều này đặt ra vấn đề để nâng cao giá trị gia tăng cần phải tiến đến các loại hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao hơn và nâng cao năng suất lao động, năng suất đất trồng trong sản xuất hàng nông sản. - Đặc điểm của thị trường nông sản hàng hoá xuất khẩu. Nông sản thô hoặc nông sản chế biến nhìn chung có độ co giãn của cầu theo giá thấp, tức là khi giá hàng hóa nông sản thay đổi thì lượng cầu tiêu dùng sẽ thay đổi với mức nhỏ hơn sự thay đổi của giá. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong khi định giá nông sản và lượng cung sản phẩm trên thị trường để sao cho tổng doanh thu cao nhất và giá trị gia tăng cao nhất. - Sự không tương thích trong thông tin về chất lượng sản phẩm nông sản đối với người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể nhận được thông tin về chất lượng sản phẩm theo 3 giai đoạn: trước khi tiêu dùng, trong khi tiêu dùng hoặc sau khi tiêu dùng. Nông sản hàng hoá là loại sản phẩm mà thông tin chính xác về chất lượng chỉ có thể nhận được ở giai đoạn 2, 3, thậm chí sau khi tiêu dùng rất lâu người ta mới đánh giá đúng được chất lượng của nó. Đây là một khó khăn trong việc quảng bá
  40. 29 chất lượng sản phẩm nhằm tác động tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá. Điều đó đặt ra một hướng khác để nâng cao sản lượng tiêu thụ hàng hoá và tăng giá sản phẩm xuất khẩu như tạo ra những nét khác biệt trong sản phẩm, bao bì hay thực hiện đăng ký và duy trì thương hiệu sản xuất nông sản hàng hoá. - Vấn đề bảo hộ sản phẩm nông nghiệp trong nước. Xuất phát từ những bất lợi trong sản xuất nông nghiệp so với các ngành khác nên các Chính phủ vẫn phải thực hiện chính sách bảo hộ ngành nông nghiệp thông qua chính sách giá thấp đối với các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông sản hàng hóa và chính sách giá cao hơn cho sản phẩm nông sản tiêu dùng trong nước. Việc bảo hộ giá đầu vào làm cho chi phí sản xuất nông sản trở nên thấp hơn, tăng được khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế và có cơ hội nâng cao giá trị gia tăng nội sinh của hàng nông sản xuất khẩu. Tuy vậy, giá đầu ra của nông sản theo chính sách bảo hộ của Chính phủ, các nhà sản xuất chế biến nông sản sẽ phải mua với một mức giá cao hơn, làm tăng chi phí đầu vào đối với nông sản chế biến, gây ảnh hưởng không tích cực cho việc nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản chế biến. 1.2.2. Nội dung của phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.2.1. Khái niệm về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo từ điển tiếng Việt, tăng trưởng là sự gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô còn phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng và biến đổi về mặt chất lượng. Như vậy, có thể thấy là hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Khái niệm phát triển sẽ rộng hơn khái niệm tăng trưởng. Trong điều kiện của Việt Nam, đang thực hiện CNH, HĐH đất nước, giai đoạn đến năm 2020, chúng ta cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do vậy, đối với xuất khẩu nông sản chủ lực, cần quan tâm nhiều đến sự biến đổi về chất chứ không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về lượng.
  41. 30 Năng xuất nông nghiệp Đi ều kiện SX Độ mở của nền Kết quả SX nông nghiệp kinh tế nông nghiệp CNH, HĐH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Theo chiều rộng Theo chiều sâu Hình 1.1. Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với phát triển xuất khẩu nông sản Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trên cơ sở đó có thể hiểu phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH bao gồm cả sự phát triển theo chiều rộng, kèm theo đó là phát triển theo chiều sâu. 1.2.2.2. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều rộng Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực: Là sự tập trung nguồn lực vào việc mở rộng qui mô xuất khẩu, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng, về kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều rộng có thể hiểu : (1) Phát triển thị trường: Là tăng cường sự hiện diện của nông sản chủ lực tại địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại tức là mang nông sản chủ lực xuất khẩu sang tiêu thụ tại các vùng mới để thu hút thêm khách hàng tăng doanh thu. Tuy nhiên để đảm bảo thành công cho công tác phát triển thị trường lúc này chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường, xác định điều kiện thị trường, đặc điểm khách hàng và nhu cầu khách hàng tại địa bàn mới để đưa ra các chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp.
  42. 31 Phát triển khách hàng: Là kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, có thể khách hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể khách hàng không tiêu dùng tuyệt đối (khách hàng tiềm năng). Muốn thực hiện được điều đó chúng ta cần phải hiểu được rõ nhu cầu của khách hàng, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có những hoạt động hợp lý trong việc cạnh trạnh trên thị trường. (2) Phát triển sản phẩm: là việc xuất khẩu những sản phẩm nông sản chủ lực mới vào thị trường hiện tại. Xuất khẩu những sản phẩm nông sản chủ lực mới có tính năng phù hợp với người tiêu dùng hơn, khiến họ có mong muốn tiếp tục tiêu dùng sản phẩm đó. Thường áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm nông sản chủ lực theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.2.3. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều sâu: Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều sâu là tạo sự thay đổi trong chất lượng của hoạt động xuất khẩu nông sản bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản chủ lực, thay đổi phương thức xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực sử dụng nguồn lực nhằm tạo ra sự phát triển ổn định và thu được giá trị gia tăng lớn hơn bên cạnh đó đảm bảo thực hiện hài hoà việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, cụ thể như sau: (1). Duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ổn định, đảm bảo chất lượng phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực: Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực là duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định trong một khoảng thời gian dài. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu không ổn định cho thấy các chính sách phát triển xuất khẩu thiếu hiệu quả, không khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Nhịp độ tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, tài chính Tuy nhiên những yếu tố này chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực phải gắn với chất lượng tăng trưởng xuất khẩu nông sản chủ lực sẽ ngày càng được nâng cao. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu nông sản chủ lực thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ các sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên, lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm
  43. 32 và dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao trên cơ sở sử dụng các nhân tố làm tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên không tái tạo. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản chủ lực theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng biến động của thị trường thế giới. (2). Nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu: Điểm yếu nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm nông sản chủ lực nói riêng là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trong đó người nông dân luôn đơn độc trong khâu sản xuất của mình. Nông dân chỉ biết sản xuất ra để bán cho thương lái, họ cũng chỉ nghe và làm theo thương lái, thương lái quyết định giá mua cao - thấp. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp xuất khẩu lại chỉ lo thu gom nguyên liệu khi vào mùa vụ và tính toán giá xuất khẩu sao cho có lợi nhuận chứ không quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu và đảm bảo lợi ích cho người nông dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản nói chung và một số nông sản chủ lực chủ yếu là xuất khẩu thô, giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, thay vì xuất khẩu sản phẩm thô vẫn còn đang là bài toán cần sớm có lời giải đối với các nhà quản lý. Thực tế cho thấy, giá trị gia tăng trong xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng nông sản chủ lực nói riêng của Việt Nam hiện vẫn còn rất thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc nâng cao giá trị gia tăng không chỉ giúp cho hàng nông sản cải thiện được tỷ trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu mà còn đem lại lợi ích và hiệu quả tác động tích cực nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam, giúp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông sản của Việt Nam, cải thiện thu nhập cho người sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản, hình thành một nền nông nghiệp sản xuất lớn, bền vững của Việt Nam mà ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề bất ổn thị trường, giới hạn nguồn cung khi mà quỹ đất cho phát triển nông nghiệp đang ngày càng hạn hẹp do dân số ngày càng tăng, quá trình CNH, HĐH và mức độ đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển xuất khẩu hàng nông sản và có thể khai thác để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi
  44. 33 giá trị hàng nông sản toàn cầu. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế so sánh để nâng cao giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, tham gia sâu hơn trong các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng nông sản ở quy mô toàn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối thành phẩm toàn cầu, xây dựng thương hiệu cho nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế (3). Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực đặt trong mối quan hệ hài hoà với việc bảo vệ môi trường: Tác động của xuất khẩu nông sản chủ lực đối với môi trường được thể hiện rõ nét trong trong điều kiện tự do hóa thương mại. Nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ và cơ chế tác động giữa thương mại và môi trường cho thấy rằng, tăng trưởng kinh tế làm tăng các chi phí để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện để tăng trưởng thương mại. Dựa trên quan điểm cơ bản đó, Hiệp định về thuế quan và mậu dịch (GATT) đã công bố một báo cáo đặc biệt về “Thương mại và môi trường”, trong đó nêu lên cơ chế tác động của thương mại đối với môi trường. Trong điều kiện tự do hóa thương mại, tác động đó mang tính hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Một mặt, Thương mại quốc tế, trong đó có hoạt động xuất khẩu, làm tăng quy mô của thương mại do đó khuyến khích việc khai thác sử dụng ngày càng nhiều hơn các nguồn đầu vào có nguồn gốc thiên nhiên và hậu quả là làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường. Tự do hoá thương mại còn là nguyên nhân lây lan ô nhiễm giữa các vùng, quốc gia. Mặt khác, thương mại quốc tế cũng tạo điều kiện để bảo vệ môi trường như phổ biến các công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng chi phí làm sạch môi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường. Để đảm bảo phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực với bảo vệ môi trường cũng cần tính đến nhu cầu về những sản phẩm nông sản thân thiện môi trường trên thế giới, đặc biệt là ở những nước nhập khẩu. Nhu cầu về các loại sản phẩm thân thiện môi trường trên thế giới ngày càng cao. Điều này bắt buộc các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh trong sản xuất và trao đổi hàng hóa xuất khẩu. Ngược lại, người tiêu dùng cũng phải thay đổi nhận thức để chấp nhận chi
  45. 34 phí môi trường và sẵn sàng hoàn trả chi phí đó. Đây là một vấn đề mâu thuẫn trong sản xuất và trao đổi hàng hóa thân thân thiện môi trường. Mâu thuẫn này thể hiện thông qua việc chấp nhận hay không chấp nhận các chi phí môi trường trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Từ việc phân tích trên đây, có thể khái quát nội dung của phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực với vấn đề môi trường như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo tồn các loại sinh vật quý hiếm, tiết kiệm năng lượng. Thứ hai, hạn chế ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện môi trường để vừa hạn chế ô nhiễm vừa nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu. Thứ ba, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện môi trường để vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu vừa cải thiện môi trường trong nước. Thứ tư, tạo lập cơ chế để các chi phí môi trường được chấp nhận từ phía nhà sản xuất và người tiêu dùng hàng nông sản xuất khẩu (4). Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực đảm bảo vấn đề an sinh, xã hội: góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Ở những quốc gia đang phát triển, nơi mà lao động thủ công và nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, phát triển các ngành xuất khẩu dựa vào tài nguyên và lao động rẻ tạo việc làm cho một bộ phận lớn dân cư, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng trưởng xuất khẩu góp phần vào xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Phát triển xuất khẩu còn góp phần giải quyết chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, hạn chế bất bình đẳng và xung đột xã hội. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu như trợ cấp, thuế Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ tổ chức và quản lý. Tăng trưởng xuất khẩu ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và các nước NICs chủ yếu dựa vào thu hút vốn đầu tư nước
  46. 35 ngoài. Đây là cơ hội để các nước học hỏi kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực còn tác động đến các yếu tố như văn hóa, chính trị. Xuất khẩu có thể thay đổi văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa hoặc làm giảm các giá trị đó. Hoạt động xuất khẩu cũng có thể ảnh hưởng đến ổn định chính trị. PHÁT TRI Ể N XU ẤT KHẨU Theo chiều rộng Theo chiều sâu - Chất lượng tăng trưởng Phát triển về kinh tế đảm cao và ổn định bảo an sinh xã hội và bảo vệ - Gía trị gia tăng cao môi trường - Về mặt địa lý - Tổng KNXK KINH TẾ XÃ HỘI MÔI - Về sản phẩm - Tăng trưởng BQ TRƢỜNG - Đóng góp vào - Tăng thu nhập - Về khách hàng - Tỷ trọng XK/GDP tăng trưởng KT - Tạo công ăn, - Khai thác cao và liên tục việc làm hợp lý tài - Góp phần ổn - Chia sẻ lợi ích nguyên định kinh tế vĩ hợp lý - Môi trường mô bền vững Hình 1.2. Sơ đồ nội dung của phát triển xuất khẩu Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều rộng - Quy mô xuất khẩu: Quy mô xuất khẩu mặt hàng nông sản là kim ngạch xuất khẩu (giá trị xuất khẩu) mặt hàng nông sản được thống kê theo từng tháng hoặc
  47. 36 từng năm. Thông qua chỉ tiêu quy mô xuất khẩu có thể đánh giá được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một quốc gia, doanh nghiệp hay tổ chức nào. - Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Đa phần các nước trên thế giới và các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế (WB, IMF, WTO, ITC ) đều áp dụng công thức CAGR để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư Tốc độ tăng trưởng kép (Compound Annual Growth Rate - CAGR): CAGR (t0, tn) = (V(tn)/ V(t0))^(1/(tn- t0))*100-100 V(t0): giá trị đầu kỳ; V(tn): giá trị cuối kỳ; t0: năm gốc của thời kỳ; tn: Năm cuối của thời kỳ; tn- t0: số năm. Giá trị thực hoặc giá trị được chuẩn hóa có thể được dùng trong tính toán, miễn sao chúng giữ nguyên được tỷ lệ. - Đánh giá đa dạng hoá thị trường: Thông qua việc phân tích cơ cấu xuất khẩu từng sản phẩm nông sản theo thị tường tiêu thụ. - Đánh giá mức độ đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh: thông qua việc phân tích cơ cấu chủng loại sản phẩm xuất khẩu trong từng mặt hàng nông sản chủ lực 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều sâu - Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA): Hệ số này do nhà kinh tế học Balasssa công bố năm 1965 và được tính bằng tỷ lệ giữa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một nước so với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Điều này được thể hiện bằng công thức tính như sau:
  48. 37 RCAi = (Xci/Xc)/( Xwi/Xw), i = 1÷ n Trong đó: Xci: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của quốc gia; Xc: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia; Xwi: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thứ i của thế giới; Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. + Nếu RCAi 1: hàng hoá có lợi thế so sánh. Xét trong tương quan so sánh lợi thế tương đối, RCA của một mặt hàng ở nước nào lớn hơn càng chứng tỏ vị trí đạt được của mặt hàng đó có lợi thế so sánh cao hơn so với vị trí của mặt hàng cùng loại tại các quốc gia có hệ số RCA nhỏ hơn. Khi thị trường xuất khẩu được mở rộng, cơ hội để tăng lợi thế so sánh của các mặt hàng khi thực hiện được việc xuất khẩu hàng hoá. - Hệ số hoạt động xuất khẩu (Rex): Là tỷ lệ so sánh giữa giá trị xuất khẩu của mặt hàng xuất khẩu chủ lực với tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó. Tiêu chí này phản ánh tầm quan trọng của mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu thông qua đóng góp của nó trong tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia cũng như khả năng đóng góp ngoại tệ cho quốc giá thông qua sự đóng góp giá trị xuất khẩu của nó vào thành tích chung của quốc gia. Rex= EXp/EXR x 100 Trong đó: EXp: Giá trị xuất khẩu của mặt hàng xuất khẩu chủ lực; EXR: Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia. Nếu tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ tính chủ lực của mặt hàng đang xét càng mạnh vì nó ảnh hưởng lớn đến thành tích xuất khẩu chung của quốc gia. - Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES): Chỉ số ES được đo bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng đó trong cơ cấu nhập khẩu của một nước khác. Chỉ số này cho biết thị trường đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm năng hay không? Công thức tính:
  49. 38 ESj = (Xcej/Xce)/(Mcij/Mci), j= 1÷ n Trong đó: Xcej: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia xuất khẩu; Xce: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu; Mcij: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thứ j của quốc gia nhập khẩu; Mci: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu. + Nếu ESj >1 tức Xcej/Xcj > Mcij/Mci: cho biết thị trường đang xem xét có tiềm năng. + Nếu ESj 1 tức là Mcej/Mcij > Mwej/Mcij: cho biết xuất khẩu của nước xuất khẩu vào nước nhập khẩu lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới đến nước nhập khẩu. + Nếu TIj <1 tức là Mcej/Mcij < Mwej/Mcij: cho biết xuất khẩu của nước xuất khẩu vào nước nhập khẩu nhỏ hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới đến nước nhập khẩu. - Chỉ số chuyên môn hoá quốc tế (LI): Chỉ số này được Lafay đề xuất năm 1992 dùng để đo lợi thế cạnh tranh có tính đến cán cân thương mại nội ngành và mức độ chuyên môn hoá sản xuất: Liij = 100[(Xij-Mij)/(Xij+Mij)-Sk(Xij-Mij)/Sk(Xik+Mik)](Xij+Mij)/Sk(Xik+Mik) Trong đó X và M là kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Khác với chỉ số RCA chỉ số LI có tính lợi thế thương mại nội ngành qua cán cân thương mại của mỗi
  50. 39 nhóm hàng và tương quan của cán cân thương mại với GDP. Chỉ số LI phản ánh một cách tương đối mức độ chuyên môn hoá trong xuất khẩu của một nền kinh tế trong mối quan hệ tới mức độ chuyên môn hoá của thế giới. Chỉ số LI của ngành nào càng lớn chứng tỏ mức độ chuyên môn hoá của ngành đó trong một nền kinh tế so với mức độ chuyên môn hoá của thế giới càng cao và thể hiện lợi thế so sánh của ngành đó mạnh hơn. - An toàn và thân thiện với môi trường: Phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xuất khẩu nói riêng gắn với môi trường đang được xem là “vũ khí” tăng sức cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm trên thị trường. Xuất khẩu một mặt hàng không phá huỷ cân bằng hệ sinh thái, không ô nhiễm môi trường tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, được xã hội thừa nhận, pháp luật bảo vệ là điều kiện tiên quyết cho phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tương lai. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.4.1. Chất lượng sản phẩm Chất lượng nông sản với tư cách là nhân tố thúc đẩy phát triển xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng theo chuẩn mực. Hàng hoá nông sản xuất khẩu phải bảo đảm được chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế và phải được các tổ chức quốc tế duyệt và cấp chứng chỉ ISO. Có như vậy nông sản hàng hoá mới giữ được thị phần, giữ được vị thế trên thị trường, bảo đảm độ tin cậy cho người tiêu dùng. Để phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực, điều quan trọng hơn là hàng hoá nông sản phải đem lại cho người tiêu dùng những tác dụng đặc biệt. Vì vậy, vấn đề không chỉ là việc bảo đảm chất lượng chuẩn mực của nông sản mà là ở việc phấn đấu một chất lượng vượt trội thể hiện ở sự khác biệt của nông sản so với các nông sản cùng loại trên thị trường quốc tế. Do đó, đổi mới liên tục sản phẩm là để đón đầu các đối thủ cạnh tranh và cũng là cách để tự mình cạnh tranh với chính mình. Thực hiện quan điểm này, chiến lược phát triển của ngành sản xuất nông sản xuất khẩu là không phải tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm mà luôn ở tư
  51. 40 thế rút ngắn chu kỳ sống đó và thay thế bằng một chu kỳ sống khác. Đây chính là một bí quyết để phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực. 1.2.4.2. Nhân tố thời gian xuất hiện trên thị trường quốc tế Sự có mặt kịp thời trên thị trường đúng theo đòi hỏi của khách hàng là yếu tố mang đến giá trị gia tăng cho các đơn vị xuất khẩu hàng hoá nhiều khi còn cao hơn so với giảm chi phí sản xuất và chế biến. Yếu tố thời gian ở đây thể hiện ở chỗ: bảo đảm cho sản phẩm nông sản cung cấp trên thị trường luôn luôn đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh, nhằm tạo ra cái lạ, các khác, cái chưa có so với cái hiện có ở thị trường. Để phát triển xuất khẩu nông sản, ngoài việc đón bắt đúng thời điểm, còn là việc xác định đúng không gian và việc tổ chức mạng lưới cung cấp: Lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp và yếu tố có liên quan đến yếu tố không gian cung cấp là nghệ thuật về tổ chức mạng lưới phân phối nông sản. 1.2.4.3. Nhân tố chất lượng dịch vụ, phục vụ Để có thể phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực, vấn đề không kém phần quan trọng là yếu tố chất lượng dịch vụ và phục vụ vượt trội của các nhà cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh. Có 2 khía cạnh liên quan đến lĩnh vực này: Một là, những dịch vụ để chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường, bao gồm tổ chức và đa dạng hoá các hình thức cung ứng dịch vụ xuất khẩu nông sản, tổ chức các hình thức dịch vụ quảng cáo, bao bì, hình thức đóng gói sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng, tạo ra được những nét độc đáo trong dịch vụ cung cấp; Hai là, các dịch vụ nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng và thị trường. Dịch vụ đạt chất lượng vượt trội khi những hành động, những lời hứa của nhà cung cấp mang đến cho khách hàng giá trị gia tăng nhiều hơn so với các nhà cung cấp trong cùng một lĩnh vực. 1.2.4.4. Yếu tố chất lượng thương hiệu Vấn đề thương hiệu đã trở thành tất yếu để bảo đảm hiệu quả kinh doanh trong điều kiện kinh tế hiện đại. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu trên thị trường quốc tế đều có gắn với thương hiệu, tạo nên uy tín, tiếng tăng cho sản phẩm hàng hoá nó có tác dụng củng cố lòng tin cho khách hàng. Đây là điều cực kỳ quan trọng đối với hàng
  52. 41 hoá nông sản khi mà chất lượng sản phẩm không thể kiểm chứng trước khi tiêu dùng hoặc kể cả trong và sau khi tiêu dùng. 1.2.4.5. Những nhân tố thuộc về chính sách hỗ trợ Để phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực, ngoài các yếu tố đóng vai trò quyết định thuộc về chính các doanh nghiệp mà nội dung cơ bản là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình. Mặt khác nó còn phụ thuộc rất lớn bởi các giải pháp thuộc phía ngành và Chính phủ. Trong lĩnh vực nghiên cứu là hàng hoá nông sản xuất khẩu, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ có liên quan trực tiếp đến các vấn đề: sử dụng các yếu tố đất đai, sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất nông sản, giá cả hàng hoá trung gian sử dụng trong sản xuất và chế biến hàng hoá, giá cả hàng hoá xuất khẩu, hỗ trợ vốn v.v Cụ thể gồm các chính sách chủ yếu như: - Chính sách hỗ trợ trực tiếp: Chính sách vốn, tín dụng, thuế, trợ cấp sản xuất, xuất khẩu hàng hoá, chính sách đất đai, trợ giá nông sản và các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp. - Chính sách hỗ trợ gián tiếp nhằm định hướng các đơn vị sản xuất, các địa phương, các ngành phát triển mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nông sản: chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách khoa học công nghệ, khuyến nông, chính sách cải cách hành chính nhà nước. - Một số yếu tố khác có liên quan đến sự tác động của Chính phủ đến phát triển sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu như: + Công tác kế hoạch, quy hoạch sản xuất, quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, chính sách thay đổi cơ cấu ngành kinh tế; áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến v.v + Dự báo thị trường, giá cả, cầu tiêu dùng thị trường, dự báo sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản. Những chính sách và sự tác động vĩ mô của Chính phủ là cơ sở để hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nông sản của nước ta có những bước đi chắc chắn trong tương lai trên thị trường quốc tế.
  53. 42 Tóm lại, các yếu tố trên tác động tạo thành một hệ thống làm căn cứ cho việc xác định, thực thi các chính sách và giải pháp cụ thể phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH [17;58] Nhìn chung, khả năng xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của các quốc gia phụ thuộc vào việc sử dụng tiềm năng của mỗi nước cùng với những bước đi của quá trình CNH. Thông thường, mức độ đa dạng hoá gắn liền với tốc độ CNH. Những nước và vùng lãnh thổ CNH nhanh hơn, có tốc độ đa dạng hoá nhanh hơn, có nhiều sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm mới tung vào thị trường xuất khẩu hơn. Luận án đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam. 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo toàn cầu tuy sản lượng chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng gạo thế giới. Lúa gạo là loại cây trồng quan trọng nhất của nước này và gạo cũng là một trong 12 mặt hàng chiến lược trong Chiến lược phát triển quốc gia của Thái Lan. Ngành công nghiệp gạo thế giới đang phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để cạnh tranh thành công, Thái Lan đã chuyển đổi nhanh chóng sang hệ thống sản xuất và công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng sản phẩm. Chính phủ Thái Lan khuyến khích đổi mới tạo giá trị ra tăng cho sản phẩm gạo kết hợp với chiến lược tiếp thị hiệu quả trên toàn cầu nhằm đảm bảo giá trị được tạo ra cho sản phẩm gạo. Tham gia vào chuỗi giá trị gạo của Thái Lan có các hộ nông dân sản xuất lúa nhỏ lẻ và vùng sản xuất lớn như các nông trang chuyên trồng lúa với diện tích lớn, sau đó lúa được các tư thương tại làng hoặc các tư thương lớn và hợp tác xã thu mua, chuyển đến các nhà máy xay xát, được phân phối đến các nhà bán buôn với
  54. 43 hai loại sản phẩm gạo trắng và gạo tấm, từ nhà bán buôn hoặc từ các chủ xay xát, gạo được đưa đến người tiêu dùng trong nước thông qua các nhà bán lẻ, một phần dùng để xuất khẩu và trở thành nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp như ngành công nghiệp thức ăn gia súc, công nghiệp chế biến đồ ăn sẵn, từ các chủ xay xát gạo. Thái Lan đã thành công trong sản xuất, xuất khẩu gạo, nhờ đổi mới giống và công nghệ sản xuất, đồng thời tạo nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị gạo. Kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao hiệu quả xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu là: - Khẳng định thương hiệu qua chất lượng gạo xuất khẩu Chuỗi giá trị gạo là một chuỗi giá trị rất lớn không chỉ liên quan đến những người nông dân trồng lúa mà còn liên quan đến hệ thống dịch vụ, cung cấp các dịch vụ cho phân bón, thuốc trừ sâu các nhà phân phối, hệ thống kết cấu hạ tầng, năng lực hoạt động của các hiệp hội của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Nhận thức được điều này nên Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo và đại diện nông dân Thái đã chú trọng 5 lĩnh vực cần cải thiện nhằm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có hiệu quả cao, đó là: 1/ Nâng cao năng suất; 2/ Nâng cao giá trị; 3/ Tiếp thị quy mô toàn cầu; 4/ Đảm bảo đời sống người lao động và tránh rủi ro; 5/ Nâng cao hiệu quả dịch vụ. Thái Lan luôn quan tâm đến chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo. Điều này khiến gạo Thái Lan luôn đứng đầu thế giới về chất lượng và giá cả. Cũng là gạo 5% tấm, nhưng gạo Thái Lan đồng đều về độ dài, bóng và chỉ tiêu tạp chất chưa đầy 1,5%, giá xuất khẩu thường ở mức 550 - 560 USD/tấn, trong khi gạo Việt Nam có chỉ tiêu tạp chất ở mức 3%, giá xuất khẩu chỉ đạt 410 - 420 USD/tấn. Chính phủ Thái Lan có những chính sách khuyến khích người nông dân trồng lúa chất lượng cao thông qua việc cung cấp các loại giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt, có hệ thống tạo giống tập trung. Trong số các loại gạo xuất khẩu, gạo Jasmine Thái Lan đã trở thành thương hiệu của đất nước. Chất lượng gạo xuất khẩu trong các giao dịch quốc tế có sự giám sát của Sở Ngoại Thương và các tổ chức tiếp thị cho nông dân. Thái Lan áp dụng nhãn hiệu chất lượng cao cho xuất khẩu gạo Hom Mali.