Luận án Liên kết du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

docx 159 trang vanle 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Liên kết du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxluan_an_lien_ket_du_lich_hang_khong_gia_re_trong_hoi_nhap_ki.docx

Nội dung text: Luận án Liên kết du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH o0o PHÙNG THẾ TÁM LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH o0o PHÙNG THẾ TÁM LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS PHẠM THĂNG 2. PGS.TS DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các kết quả nghiên cứu chưa được công bố bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Nghiên cứu sinh Phùng Thế Tám
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ, hình, hộp MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 18 1.1. Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 18 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 18 1.1.2. Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ 24 1.1.3. Hội nhập quốc tế tạo tiền đề và môi trường khách quan cho liên kết giữa hãng hàng không giá rẻ với du lịch 29 1.2. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất, điều kiện, nguyên tắc và mô hình 33 1.2.1. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất và đặc trưng cơ bản 33 1.2.2. Các điều kiện trong liên kết kinh doanh giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 35 1.2.3. Các nguyên tắc, mô hình và ưu thế của liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 42 1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình trong khu vực ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 49 1.3.1. Kinh nghiệm liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của một số hãng hàng không giá rẻ điển hình khu vực 49 1.3.2. Những bài học rút ra cho hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 58 Chương 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DU LỊCH – HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59
  5. 2.1. Tổng quan hoạt động liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 59 2.1.1. Tổng quan về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 59 2.1.2. Tình hình phát triển và liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ của các hãng hàng không giá rẻ nội địa trong hội nhập kinh tế quốc tế 63 2.2. Đánh giá thực trạng liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập quốc tế của Việt Nam 75 2.2.1. Tình hình chung về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trên thị trường dịch vụ du lịch Việt Nam 75 2.2.2. Đánh giá thực trạng các mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ ở nước ta hiện nay 78 2.2.3. Thực trạng liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong các chương trình kích cầu du lịch 85 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 91 2.3.1. Những hạn chế xuất phát từ lợi ích của các đối tác tham gia liên kết 91 2.3.2. Năng lực cơ sở hạ tầng hàng không của các hãng hàng không giá rẻ không đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch 93 2.3.3. Liên kết giữa hãng hàng không giá rẻ và các cơ sở nghỉ dưỡng (resort) mang tính tự phát thiếu hẳn sự trung gian tổ chức của các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh 94 2.3.4. Sự tác động của các cơ quan nhà nước chuyên ngành đến quá trình hình thành và phát triển của liên kết rất thấp, đặc biệt trong hình thành mô hình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ 95 2.3.5. Chưa hình thành rõ nét liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ nước ngoài trong hội nhập kinh tế quốc tế 97 Chương 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 99 3.1. Những tiềm năng, xu hướng và quan điểm cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 99 3.1.1. Những tiềm năng và xu hướng cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 99 3.1.2. Những quan điểm cơ bản trong chỉ đạo liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 107
  6. 3.2. Những chính sách và giải pháp cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 114 3.2.1. Nhóm chính sách, giải pháp vĩ mô cơ bản thúc đẩy liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 114 3.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp vi mô tác động vào các doanh nghiệp tham gia liên kết 124 3.2.3. Chính sách, giải pháp liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 129 Kết luận 134 Kiến nghị 136 Danh mục công trình của tác giả 137 Tài liệu tham khảo 138 Phụ lục 142
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC Asia - Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Cooperation Thái Bình Dương ASEAN Association of Asia Southeast Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asian Nation ASEANTA ASEAN Tourism Association Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á ATAG Air Transport Action Group Nhóm hành động vận tải hàng không BRIC Brazil, Russia, India, China Nhóm các quốc gia mới nổi CAPA Centre for Aviation Trung tâm hàng không xanh CEO Chief Excutive Officer Giám đốc điều hành CLMV Campuchia, Lao, Myanmar and Tiểu vùng hàng không Campuchia – Lào Vietnam - Miến Điện - Việt Nam EU European Union Liên minh châu Âu FAA Federal Aviation Administration Cục Hàng không liên bang Hoa kỳ GTVT Giao thông vận tải HTA Ho Chi Minh Tourism Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Association Minh IATA Internation Aviation Transport Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế Association ICAO Internation Civil Aviation Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế Organization IPO Initial Public Offering Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu JAA Joint Aviation Authorities Cơ quan quản lý hàng không dân sự của một số quốc gia châu Âu JPA Jestar Pacific Airlines Công ty hàng không cổ phần Jestar Pacific airlines LCA Low Cost Airlines Hãng hàng không giá rẻ (chi phí thấp) LCAS Low Cost Airlines Service Dịch vụ hàng không giá rẻ MICE Meeting Incentive Conference Du lịch kết hợp hội nghị Event PATA Pacific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình
  8. Dương SCIC State Capital Invesment Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Corporation nhà nước Việt Nam TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia Tourism Tourism Du lịch UNWTO United National World Tourist Tổ chức du lịch thế giới Organization UNCTAD United Nations Conference on Diễn đàn Thương mại và Phát triển Trade and Development liên hiệp quốc UNESCO United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Scientific and Cultural hóa của Liên Hiệp quốc Organization USD United State Dolar Đôla Mỹ VISTA Vietnam Society of Travel Hiệp hội Lữ hành Việt Nam Agents VNA Vietnam Airlines Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines VND Đồng Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WTTC World Travel & Tourism Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới Council
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP Bảng 1.1: So sánh đặc trưng kinh tế kỹ thuật giữa hãng hàng không truyền thống với hãng LCA 25 Bảng 1.2: Trình độ văn hóa của chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch 38 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của ngành Du lịch 2010 – 2013 61 Bảng 2.2: Các thông tin cơ bản về hãng LCA VietJet Air 68 Bảng 2.3: VNA tăng chuyến, khuyến mại (1/7 - 15/8/2011) 87 Sơ đồ 1.1: Các hình thức du lịch 22 Hình 1.1: So sánh chi phí trung bình ghế/dặm của một số hãng hàng không truyền thống và giá rẻ của Mỹ 27 Hình 1.2: Sơ đồ liên kết lý thuyết 3 chủ thể hợp tác LCA, Lữ hành du lịch, Điểm đến 46 Hình 2.1: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của JPA 66 Hình 2.2: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Vietjet Air 69 Hình 2.3: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Air Mekong 71 Hình 2.4: Tăng trưởng ghế cung ứng và hệ số ghế sử dụng của Việt Nam Airlines 73 Hình 2.5: Số lượng hành khách đi máy bay lộ trình Việt Nam – Singapore và ngược lại của các Hãng LCA từ 2009 đến hết năm 2014 (Tổng tuyến Hà Nội - Singapore và TP Hồ Chí Minh - Singapore và ngược lại . 98 Hộp 2.1: Các quảng cáo, tiếp thị của Air Mekong 81 Hộp 2.2: Quản lý liên kết LCA JPA - Sài Gòn - Phú Quốc resort 83 Hộp 2.3: Quảng bá liên kết LCA JPA - Du thuyền Mekong Le Cochinchine Cruise giảm giá tour 84 Hộp 2.4: Các đường bay giá rẻ của VietJet Air 90
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá là những quá trình kinh tế, kỹ thuật, xã hội năng động nhất hiện nay, tác động mạnh đến sự phát triển, biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở các quốc gia trên thế giới. Chúng cuốn hút tất cả các ngành kinh tế ở các quốc gia khác nhau vào sự vận động và phát triển, trong đó có ngành hàng không và du lịch (Tourism). Từ đó tạo ra các hình thức đặc thù như hàng không giá rẻ (Low Cost Airline - LCA) và sự liên kết giữa Tourism - LCA, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập nhanh hơn của các nền kinh tế quốc gia vào một hệ thống phân công lao động quốc tế rộng lớn, hình thành và phát triển các khối liên kết kinh tế như: ASEAN, EU, Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự hoàn thiện của các quan hệ sản xuất, trong đó thúc đẩy tiến trình xã hội hoá và quốc tế hoá tư bản làm cho sở hữu tư bản tách rời rất xa việc sử dụng tư bản, đưa nền kinh tế thế giới bước vào thời đại của nền kinh tế tài chính - tiền tệ mang tính toàn cầu. Những quá trình kinh tế - kỹ thuật này đã đẩy nền kinh tế thế giới từ khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, cơ cấu sang khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên quy mô khu vực và thế giới. Trong bối cảnh quốc tế đó, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức theo chiến lược kinh tế mở, nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực của tiến trình này. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái tăng trưởng chậm, tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay thì mọi giải pháp cho các ngành kinh tế suy cho cùng đều bắt đầu bằng tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tìm ra các lợi thế cạnh tranh mà trước tiên phải ưu tiên liên kết các ngành kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau để cùng gia tăng lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Đây là hình thức tổ chức kinh doanh và sản phẩm của nó tạo ra bởi sự liên kết hoạt động của nhiều ngành, vùng và các chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó liên kết giữa các hãng hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch là một trong các khâu quan trọng. Đặc
  11. 2 biệt, trong điều kiện hội nhập du lịch vùng và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, thì liên kết hàng không-du lịch là nhân tố quyết định sự thành công của một sản phẩm lữ hành du lịch, bởi lẽ chi phí cho việc di chuyển từ nơi xuất phát đến các điểm đến du lịch chiếm tỷ trọng từ 40 - 60% giá thành chuyến đi. Trước xu thế đó, đã xuất hiện nhanh chóng loại hình hàng không giá rẻ để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao tiếp của cư dân ở các quốc gia khác nhau, đặc biệt đáp ứng nhu cầu giảm giá các tour du lịch quốc tế nhằm thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển. Nhận thức được xu hướng quốc tế hóa ngành du lịch, Việt Nam đã chủ động thúc đẩy nhanh chóng tiến trình hội nhập ngành du lịch vào khu vực và quốc tế. Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã khẳng định: “Phát triển ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị tăng cao Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực” [9, tr.198-199]. Hưởng ứng chủ chương đúng đắn đó của Đảng, ngành hàng không có bước cải tổ và phát triển mạnh mẽ, trong đó các hãng LCA tư nhân nhanh chóng ra đời. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng LCA trong khu vực và nội địa tham gia hoạt động trên thị trường dịch vụ hàng không nước ta, hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) và hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines cũng chuyển một bộ phận sang cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS). Hãng Pacific Airlines đã chuyển hẳn sang hoạt động dưới hình thức hãng LCA, nhờ đó mà hạ giá tour du lịch trong nước và quốc tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, một số hãng LCA tư nhân, do nguồn lực tài chính và nhân sự hạn hẹp lại thiếu kinh nghiệm quản lí buộc phải chấp nhận phá sản hoặc ngừng bay để sốc lại nguồn nhân lực, cơ cấu lại đội bay và cải tổ lại bộ máy tổ chức quản lý. Tuy vậy, việc tồn tại và phát triển của loại hình LCA là một khách quan kinh tế. Tính khách quan này xuất phát từ nhu cầu phát triển của sức sản xuất xã hội đang tăng lên nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới làm cho thu nhập và dân trí của các tầng lớp dân cư tăng không ngừng, dẫn đến du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của bộ phận ngày càng lớn dân cư có thu nhập trung bình trở lên của dân cư các nước, kể cả các nước đang phát triển như Việt Nam.
  12. 3 Đón nhận xu thế phát triển của du lịch thế giới, quá trình liên kết giữa các ngành trong cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch được thúc đẩy mạnh mẽ, trong đó liên kết giữa du lịch hàng không được coi như là chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của hai ngành trong nền kinh tế Việt Nam. Ngày 10 tháng 4 năm 2013 “Kế hoạch hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015”[21] đã cụ thể hóa chương trình phối hợp công tác số 4050/CT- BVHTTDL - BGTVT ngày 13 tháng 11 năm 2012 nhằm nâng cao trách nhiệm hiệu quả của sự phối hợp, chất lượng và sức cạnh tranh của hai ngành, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển thành điểm đến hấp dẫn của khu vực châu Á và thế giới. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Những công trình nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ ở ngoài nước Cho đến nay, tác giả của luận án tìm thấy rất hiếm các chuyên khảo nghiên cứu riêng biệt về liên kết Tourism - LCA ở nước ngoài, đặc biệt lại nghiên cứu đề tài đó ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, hàng không hoặc hàng không giá rẻ, khi phân tích đến các nhân tố khách quan, hoặc giải pháp phát triển của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không giá rẻ, thì việc liên kết giữa hàng không và du lịch được đặc biệt chú trọng và coi đây là một giải pháp cơ bản giúp phát triển ngành. Một số các công trình, tuy nghiên cứu về hàng không hoặc nghiên cứu đến du lịch đều dành một vị trí quan trọng để phân tích liên kết Tourism - LCA, trong đó có hàng không giá rẻ với du lịch như sau: -“Tourism - A new perspective” của Burn Peter và Holden Andrew. -“Tourism principle and practice” của Cooper, C. Gibert. -“Tourism in Developing countries” của Martin Oppermann và Kye-Sung. -“Low-Cost Airline in the Asia Pacific Region” của An Exceptional Intra và “Regional Traffic Growth Opportunity” của Peter Harbison. -“What future for Low-cost Airline in Asia” của Richard Stirland. -“The economic benefits of Air Transport” của IATA, ATAG.
  13. 4 Trong số nhiều công trình nghiên cứu về du lịch có các công trình sau đã dành một vị trí quan trọng cho phân tích liên kết Tourism - LCA. 2.1.1. Những nội dung cơ bản liên quan đến liên kết giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong các công trình nước ngoài - Cuốn sách “Value Creation in Travel Distribution” (2010) của Michael Straus [45]. Tạm dịch là “Sự sáng tạo có giá trị trong phân bổ du lịch” đã đưa ra tầm nhìn tổng quát về ngành công nghiệp không khói đang trên đường phát triển với tốc độ chóng mặt ở các nước. Trong đó, tác phẩm đã dành những phần thỏa đáng và đi sâu nghiên cứu lịch sử ra đời của ngành công nghiệp mới này và giới thiệu việc quản lý, vận hành và liên kết của ba yếu tố chính là: Giao thông vận tải (trong đó có hàng không) với công nghệ và phân bổ các nguồn lực du lịch. Công trình đi sâu vào trình bày quan niệm du lịch với tư cách là ngành công nghiệp không khói thông qua trình bày toàn diện hoạt động của ngành có những ưu thế và hạn chế cũng như cơ hội phát triển của ngành ở một số các nước có lợi thế. Công trình đã nhấn mạnh đến lợi thế của phát triển công nghệ thông tin trong việc đặt phòng, thanh toán và hội họp từ xa đã tạo điều kiện cho việc liên kết và phát triển của ngành du lịch với tư cách là ngành công nghiệp xanh không khói. Đặc biệt, tác giả dành phần đáng kể nội dung của công trình bàn về liên kết phát triển giữa Tourism – LCA và những lợi thế của nó trong phát triển ngành du lịch, trong đó những vấn đề cơ bản sau đã được phân tích: Thứ nhất, cuốn sách đưa ra khái niệm dịch vụ du lịch chi phí thấp hoặc trung bình được cung cấp bởi cắt giảm chi phí nhờ cắt bỏ những dịch vụ phụ, chỉ giữ lại những dịch vụ thiết yếu cho du khách và sử dụng máy bay có thân rộng, bố trí được nhiều ghế kết hợp với chở thêm hàng hóa để đảm bảo các chuyến bay luôn đủ tải. Tác giả công trình đã đưa ra một loạt viện dẫn thử nghiệm trong thực tế của Giám đốc điều hành LCA Air Asia, Tony Fernandes lần đầu đã cung cấp dịch vụ du lịch chi phí thấp trên đoạn đường từ châu Á sang châu Âu. Thông qua một loạt viện dẫn những thành công và thất bại của Fernandes và các đối tác ở Malaysia để rút ra tính khách quan của liên kết Tourism - LCA. Thứ hai, cuốn sách đã đi tới một khẳng định là hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ du lịch giá rẻ nếu đảm bảo được các điều kiện sau: 1) Sử dụng mạng bay
  14. 5 điểm đối điểm với khoảng cách không quá 4h bay; 2) Sử dụng loại máy bay tầm trung thân rộng có thể bố trí được khoảng 250 ghế như A330-200 hoặc Boing 747- 400; 3) Tăng tần suất bay lên 16h tiếng/ngày; 4) Cắt giảm các chi phí dịch vụ lưu không, mặt đất đến mức tối thiểu cần thiết bằng cách hạ cánh xuống đường băng phụ và bay vào giờ trống; 5) Cắt giảm các dịch vụ phụ và bổ sung đối với hành khách, chỉ giữ lại các dịch vụ thiết yếu ; và 6) Kết hợp vận chuyển khách với vận chuyển hàng hóa để đảm bảo mạng bay luôn đủ tải các chuyến bay. Bằng một loạt các viện dẫn thử nghiệm thành công, thuyết phục của hãng Qantas Airways của Australia và việc mở rộng sang các công ty chi nhánh Jestar ở các nước, và khảo sát hoạt động của các hãng Oasis Airlines (Hồng Kông), Viva Macau, Cathay Pacific Airways Giám đốc điều hành công ty cho thuê máy bay của Singapore Robert Martin đã khẳng định: “Điều kích thích du lịch phát triển là việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ - LCAS”. - Cuốn sách “Aviation and Tourism - Implications for leisure travel” (2008) [43] của Anne Graham, đại học Westminster (Anh), Andreas Papatheodorou ở đại học The Aegean, Greece và Peter Forsyth ở đại học Monash (Australia). Nội dung cơ bản của cuốn sách “Hàng không và Du lịch - những ưu thế tiềm tàng cho hoạt động du lịch” (tạm dịch) có chủ đề xuyên suốt phân tích về ưu thế liên kết hai chiều giữa ngành hàng không với du lịch. Cuốn sách có 7 phần với 26 chương do tập thể tác giả biên soạn. Mỗi phần phân tích những khía cạnh khác nhau của quan hệ giữa hàng không và du lịch, trong đó chỉ rõ những ưu thế và hạn chế của quan hệ này. Phần I: gồm 3 chương (chương 1 đến chương 3) tập trung phân tích bản chất, độ co giãn và dự báo của du lịch và đánh giá vai trò, tác động của hàng không, đặc biệt là LCA trong kích cầu du lịch cũng như sự phát triển của chính bản thân ngành hàng không với tư cách du lịch cung cấp khối cầu ổn định cho hàng không phát triển, nếu xác lập được mối liên kết chặt chẽ giữa hai ngành này. Phần II: có 2 chương (chương 4 và chương 5) tập trung vào phân tích chính sách của Nhà nước trong quản lý và điều hành hàng không và du lịch, trong đó xác định các nguyên tắc thúc đẩy sự liên kết hai ngành và vạch ra những lợi ích và rủi ro
  15. 6 khi tự do hóa những hoạt động của du lịch và hàng không cũng như xây dựng hệ thống bảo hiểm để liên kết này hoạt động bình thường. Phần III: gồm 7 chương (từ chương 6 đến chương 12) tập trung chủ yếu vào phân tích sự ra đời, các điều kiện, phương thức hoạt động và phát triển của các hãng hàng không giá rẻ (LCA), khảo sát một số hãng LCA của EU như hãng Air Malta đã liên kết với du lịch để phát triển, từ đó rút ra những kết luận quan trọng cho việc ra đời, tồn tại và phát triển hiệu quả của liên kết này. Phần IV: có 4 chương (chương 13 đến chương 16) chủ yếu nghiên cứu về các loại hình sân bay phục vụ cho liên kết Tourism - LCA, trong đó xác định các hình thức tiếp thị quảng bá để kích cầu du lịch và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho các hãng LCA. Đặc biệt, tác giả Marianna Sigalo tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch sử dụng LCAS để thỏa mãn các nhu cầu trong chuyến du lịch. Phần V: có 2 chương (chương 17 và chương 18) chủ yếu phân tích những tác động của phát triển và hoạt động của LCA tới tạo lập các sản phẩm du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững. Ở đây, các tác giả tập trung vào phân tích các mối quan hệ chồng chéo giữa hàng không và du lịch ảnh hưởng tới các di sản tự nhiên và văn hóa và đưa ra các giải pháp lành mạnh hóa các quan hệ trong phát triển hàng không, du lịch và kinh tế - xã hội. Phần VI: gồm 7 chương (từ chương 18 đến chương 25), nội dung chủ yếu của phần này là khảo sát thực tiễn mối liên kết giữa hàng không và du lịch, trong đó có LCA với du lịch ở 7 nước và vùng lãnh thổ như: Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông, Châu Phi, Mauritius và Nam Thái Bình Dương. Ở mỗi chương đều khảo sát, phân tích thực trạng phát triển của hai ngành, xác định xu hướng phát triển của các quan hệ liên kết và sự tác động của chính sách nhà nước vào sự phát triển ngành và mối liên kết giữa Hàng không - Du lịch. Phần VII: có 1 chương (chương 26) trình bày các kết luận quan trọng về thực tại và tương lai của hai ngành, trong đó có đề cập đến: 1) Sự thích ứng trước thay đổi của hàng không và công nghiệp du lịch; 2) Quan hệ giữa chính sách của nhà nước đối với phát triển của hai ngành và quan hệ giữa chúng; 3) Sự xuất hiện của các sân bay mới phục vụ du lịch và tầm quan trọng của nó đối với phát triển của
  16. 7 hàng không và du lịch; và 4) Chỉ ra các vấn đề chưa được giải quyết như phát triển tương lai của hàng không, mô hình tổ chức, sản xuất kinh doanh trong liên kết hai ngành; Tầm quan trọng của biến đổi khí hậu với vấn đề bảo vệ môi trường cho du lịch; Vai trò của các quốc gia mới nổi (BRIC) trong định hình tương lai của hàng không và du lịch thế giới Cuốn sách này thực sự là một chuyên khảo nghiên cứu về liên kết giữa hàng không và du lịch, song nó mới cung cấp cho người đọc những nét rất cơ bản ở tầm khởi đầu tiếp cận và làm quen với một vấn đề có tính lý luận và khả năng vận dụng cao vào thực tiễn cuộc sống. - Cuốn sách “Kinh tế du lịch và du lịch học” (2000) của Đồng Minh Ngọc và Vương Lôi Đình (Trung Quốc)[16]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là trình bày lịch sử sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Trung Quốc từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) và những bộ phận cấu thành môn du lịch học, gồm các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, các tác giả đã cho người đọc thấy rõ tiến trình hình thành các cơ quan quản lý ngành du lịch ở Trung Quốc phát triển từ bộ phận chuyên làm nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước Trung Hoa phát triển thành một cơ quan lãnh đạo toàn bộ ngành du lịch thông qua tiến trình phá thế bao cấp để trở thành một ngành công nghiệp không khói mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế quốc dân của Trung Hoa. Thứ hai, trình bày các khái niệm cơ bản cấu thành bộ môn du lịch học như: Kinh tế du lịch, Cơ chế điều tiết ngành, Cấu thành du lịch, Sản phẩm du lịch, Đặc biệt, các tác giả đã chỉ rõ kinh tế du lịch là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết đa ngành, từ các doanh nghiệp lữ hành đến các hãng vận tải trong đó có vận tải hàng không, các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí Thứ ba, cuốn sách đã nhấn mạnh tới liên kết giữa du lịch và hàng không như một nhân tố quan trọng để phát triển các điểm du lịch và các thành phố du lịch. 2.1.2. Những nội dung về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ đã được các tác giả nước ngoài phân tích và được đề cập tới Thứ nhất, trong ba cuốn sách đã được nghiên cứu và tổng quan trên, các tác giả nước ngoài đã phân tích được: 1) Những tiềm năng ưu thế và cả những hạn chế
  17. 8 trong liên kết Tourism - LCA, đặc biệt đã phân tích được những ưu thế này khi xuất hiện các hãng LCA cung cấp các LCAS nhằm giảm giá thành tour du lịch, tạo điều kiện để du lịch phát triển thành ngành công nghiệp không khói và chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở các quốc gia và các vùng kinh tế khác nhau; 2) Trình bày phương thức khái quát để đảm bảo cho một hãng hàng không có thể cung cấp được LCAS; 3) Bước đầu đã phân tích được vai trò của Nhà nước, thông qua các chính sách kinh tế của mình, thúc đẩy quá trình liên kết và phát triển của hai ngành; và 4) Bằng những dẫn chứng thực tiễn của phát triển và liên kết giữa hai ngành du lịch - hàng không ở các khu vực khác nhau trên thế giới và hoạt động của một số hãng LCA cụ thể để khẳng định ưu thế của liên kết giữa hai ngành. Thứ hai, còn nhiều vấn đề lý luận chuyên sâu chưa được các tác giả phân tích và sẽ được triển khai trong luận án như: 1) Khái niệm, bản chất, đặc trưng của liên kết Tourism - LCA; 2) Các hình thức liên kết và mô hình liên kết tối ưu; 3) Tính khách quan kinh tế của quá trình liên kết Tourism - LCA; 4) Thực tiễn liên kết Tourism – LCA trên thị trường Việt Nam; 5) Những thành công và thất bại trong liên kết Tourism - LCA; và 6) Các giải pháp khả thi thúc đẩy tiến trình liên kết. 2.2. Các công trình trong nước nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Trên thực tế, cho đến nay loại hình doanh nghiệp LCA ra đời và thực sự đi vào cung cấp các LCAS chưa lâu, khoảng 5,6 năm nên chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về liên kết LCAS với du lịch ở nước ta. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về du lịch hoặc LCA vẫn có thể tìm thấy những ý tưởng cơ bản về tính khách quan và giải pháp liên kết Tourism - LCA, thể hiện ở các đề tài khoa học và luận án tiến sĩ khoa học, các bài nghiên cứu chuyên ngành và các trang website. 2.2.1. Một số nội dung về giải pháp liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ từ các đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Từ năm 2006 đến nay, trong các đề tài cấp Bộ, nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong phát triển du lịch, khi đề cập đến các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển thì liên kết giữa du lịch - hàng không luôn được coi trọng và được xem là
  18. 9 một trong các giải pháp quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch và hàng không, trong đó có LCA. - Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” [14] do Thạc sĩ Lê Văn Minh chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì. Đề tài tập trung vào nghiên cứu vai trò của đầu tư trong phát triển các khu du lịch, khi nêu ra các giải pháp để tạo lập các điều kiện hạ tầng vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho các khu du lịch hoạt động có hiệu quả, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên kết với các ngành liên quan, trong đó liên kết với ngành giao thông vận tải được chú trọng. Đặc biệt, đề tài nhấn mạnh tới việc hình thành các cơ sở hạ tầng giao thông như đường xá, sân bay, bến cảng, coi đây là điều kiện hạ tầng vật chất kỹ thuật thiết yếu đảm bảo cho các khu du lịch ra đời và hoạt động có hiệu quả. - Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” [ 20] do Tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì, trong đó đã trình bày được những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, phân tích được cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, định vị được sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt khi đề cập đến đặc trưng của sản phẩm du lịch được cấu tạo bởi sự liên kết hoạt động giữa các ngành, vùng đề tài đã tập trung phân tích vai trò của liên kết giữa hàng không và du lịch như một trong các giải pháp cơ bản đề giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm của lữ hành du lịch. - Đề tài cấp Bộ (2011): “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [10] do Tiến sĩ Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển quốc gia, tác giả đề tài đã nêu ra 10 bài học kinh nghiệm, trong đó đã khẳng định: Việc tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn liền với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và đường không. Đặc biệt cần tìm địa hình thuận lợi để phát triển các cảng hàng không cho loại hình LCA nhằm gắn khu du lịch với các thị trường du lịch quốc tế lớn, bảo đảm cho khu du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định, bền vững. 2.2.2. Một số nội dung nghiên cứu về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ
  19. 10 trong các luận án nghiên cứu về du lịch từ các luận án tiến sĩ về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế Các luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong phát triển ngành du lịch từ năm 2007 lại đây, tác giả luận án đều dành thời lượng tương xứng để phân tích lợi thế của liên kết du lịch – hàng không trong phát triển ngành du lịch, coi các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành giao thông vận tải, đặc biệt là hàng không đã ảnh hưởng to lớn đến chi phí, giá thành, sức cạnh tranh, lợi nhuận và phát triển của các loại hình kinh doanh du lịch. Có thể thấy rõ ở các luận án sau: - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam” [1] (2010) của Nguyễn Tuấn Anh, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Trong đó đã đưa ra khái niệm điểm đến và năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong cấu thành năng lực điểm đến, tác giả coi việc hình thành cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh cho các điểm đến du lịch, đặc biệt là phát triển các cảng hàng không, nhất là các cảng hàng không dùng cho các loại máy bay giá rẻ có thể cất hạ cánh thuận lợi nhằm liên kết với loại hình vận tải này để giảm chi phí cho các sản phẩm lữ hành du lịch, nối liền điểm đến với các trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các điểm đến. + Khi phân tích thực trạng của các điểm đến du lịch của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hạn chế về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch nước ta là thiếu một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, hoàn chỉnh, đặc biệt là nhiều điểm đến du lịch ở quá xa các cảng hàng không. + Trong 7 nhóm khuyến nghị chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến thì giải pháp xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là những điểm đến du lịch có địa hình thuận lợi có thể phát triển các cảng hàng không phụ tạo điều kiện để các hãng LCA cung ứng LCAS là một giải pháp quan trọng. - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế” [2] (2011) của Trần Xuân Ảnh, bảo vệ tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. + Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường
  20. 11 du lịch như: Khái niệm về thị trường du lịch, cấu thành và đặc điểm của thị trường du lịch, cơ chế hoạt động của thị trường du lịch và kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở các tỉnh thành phố trong và ngoài nước bài học cho Quảng Ninh. + Trong phân tích thực trạng phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh và trong các giải pháp thúc đẩy thị trường du lịch phát triển. Khi phân tích về tạo lập môi trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã nhấn mạnh đến phát triển hệ thống đường bộ, đường thủy và đường không. Đặc biệt sự liên kết giữa hàng không, trong đó có LCA với các cơ sở lưu trú, du thuyền và đưa khách tham quan vịnh bằng các loại máy bay du lịch và máy bay lên thẳng. - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” (2011) [ 12] của Hoàng Thị Lan Hương, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. + Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về lưu trú du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch, xây dựng được một hệ thống các tiêu thức đánh giá về kinh doanh lưu trú du lịch. Trong đó phân tích các tiêu thức xác định kinh doanh lưu trú du lịch bền vững với việc liên kết với các hãng hàng không, trong đó có LCA để duy trì lượng khách ổn định là một tiêu thức quan trọng. + Trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo cho kinh doanh lưu trú du lịch phát triển bền vững thì liên kết giữa du lịch - hàng không được xem như một tiêu thức, giải pháp giúp loại hình kinh doanh này phát triển. - Luận án tiến sĩ, “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” [13] (2012) của Nguyễn Trùng Khánh bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. + Nội dung cơ bản của luận án là hướng vào phân tích lý luận về lữ hành du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch và các đặc điểm cơ bản của dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế. + Phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. + Đặc biệt, tác giả luận án kết luận, khi phân tích về các bài học phát triển dịch vụ lữ hành du lịch thì liên kết du lịch - hàng không được coi như là một yếu tố
  21. 12 quan trọng để phát triển các doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Trong đó được tác giả tập trung phân tích những lợi thế căn bản của quan hệ liên kết này trong phát triển các doanh nghiệp lữ hành và bảo đảm thành công các hoạt động của chúng. * Một số nội dung nghiên cứu về liên kết Tourism – LCA trong các luận án nghiên cứu về phát triển của ngành hàng không Không có điều kiện tiếp cận và thực tế không có nhiều chuyên khảo nghiên cứu các mặt khác nhau trong phát triển ngành hàng không ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổng quan được một số vấn đề liên kết giữa du lịch - hàng không trong các luận án sau: - Luận án Tiến sĩ Kinh tế, “Những khả năng tích lũy và lợi nhuận trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam” [18] (1996) của Đào Mạnh Nhương, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. + Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận chung về tích lũy và lợi nhuận đối với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, trong đó phân tích được vai trò, yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của ngành cũng như nhu cầu khả năng tích lũy vốn và tạo lợi nhuận. Trong mục phân tích đặc điểm và khả năng tích lũy vốn, luận án đã phân tích khá sâu về tiết kiệm ở tất cả các khâu trong hoạt động các ngành hàng không như: Sử dụng các loại máy bay tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm trong cung ứng các dịch vụ mặt đất, lưu không sửa chữa và cả thuê máy bay Đây là những nội dung quan trọng có thể kế thừa trong phân tích sự hình thành phát triển của một hãng LCA và cung ứng LCAS trong luận án. + Khi phân tích về các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tăng khả năng tích lũy cũng cho thấy rõ bài học thất bại của một số hãng LCA đã rời bỏ thị trường do phá sản hoặc tạm đình chỉ bay hiện nay. - Luận án tiến sĩ kinh tế, “Xây dựng hãng hàng không chi phí thấp tại Việt Nam đến năm 2020” [17] (2005) của Dương Cao Thái Nguyên tại Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. + Luận án đã trình bày một số vấn đề chung về hãng LCA, trong đó phân tích các đặc trưng của mô hình hãng chi phí thấp, phân tích trình bày những điều kiện khách quan và chủ quan cũng như kinh nghiệm của một số nước về xây dựng hãng LCA. + Trình bày những căn cứ cần thiết để xây dựng hãng LCA tại Việt Nam: 1)
  22. 13 Dựa trên các dự báo về thị trường dịch vụ vận tải hàng không, dự báo sự ra đời của các hãng LCA và phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hàng không dân dụng Việt Nam; 2) Phân tích nhu cầu xây dựng hãng LCA tại Việt Nam; và 3) Trình bày khả năng giảm chi phí và lợi nhuận cũng như những khó khăn trong việc xây dựng hãng. + Trình bày nội dung và định hướng cũng như lộ trình xây dựng hãng LCA tại Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị về xây dựng hãng LCA. Tuy không phân tích cụ thể về liên kết LCA - Du lịch, song đây thực sự là những nội dung quan trọng khi phân tích đặc tính của LCAS nêu trong luận án. 2.3. Khái quát kết quả từ các công trình đã được tổng quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 2.3.1. Kết quả cơ bản từ các công trình đã được tổng quan Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, những vấn đề sau đây đã được đề cập đến, luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nội dung và yêu cầu của đề tài luận án đề ra: Thứ nhất, một số công trình trong và ngoài nước đã đề cập tới khái niệm dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS), dịch vụ du lịch và những đặc trưng cơ bản của hai loại hình dịch vụ này. Ngoài ra còn đề cập tới hãng hàng không giá rẻ (LCA) và doanh nghiệp kinh doanh du lịch với các loại hình khác nhau như: Doanh nghiệp lữ hành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, doanh nghiệp giao thông vận tải phục vụ du lịch và đặc thù của các loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, để sử dụng được các khái niệm trên trong luận án cần phải khái quát lại và bổ sung những đặc trưng mới cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận án đòi hỏi. Thứ hai, trong một số công trình đã đề cập đến phương thức mà các hãng LCA thực hiện để giảm chi phí và bổ trợ trên không và dưới mặt đất, lựa chọn đường bay, mạng bay và đội bay phù hợp Những nội dung này luận án đã kế thừa và phát triển rộng ra, gắn kết các đặc điểm hoạt động và phương thức tiết giảm chi phí của ngành hàng không cho phù hợp và tương đồng hơn. Thứ ba, một số công trình đã đề cập đến như cơ chế quản lý điều hành và vai trò của chính sách Nhà nước trong phát triển ngành Tourism - LCA, song rất ít thấy các ý tưởng của Nhà nước về thúc đẩy sự liên kết Tourism - LCA. Một số công trình hoặc bài viết ngắn trên các website nhưng mới dừng ở mô tả thực tiễn chưa có
  23. 14 các luận chứng lý thuyết khoa học về vai trò điều tiết và quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình liên kết này, luận án kế thừa và sẽ phát triển hoàn thiện hơn. Thứ tư, nhiều tư liệu thực tiễn và tình hình hoạt động của các hãng LCA và các doanh nghiệp du lịch được tác giả luận án kế thừa và cơ cấu lại theo các tiêu thức cho phù hợp với đề tài. Thứ năm, hầu như tất cả các công trình nghiên cứu đều đề cập tới quan điểm, phương hướng và hệ thống các giải pháp để thúc đẩy LCA hoặc du lịch phát triển. Ở đây luận án chỉ kế thừa các giải pháp liên kết du lịch - hàng không hoặc liên kết Tourism - LCA để phát triển và hoàn thiện hơn. 2.3.2. Những vấn đề sẽ phát triển mở rộng trong luận án Cho đến nay, tác giả luận án chưa có tìm thấy một chuyên khảo nào viết về liên kết phát triển Tourism – LCA trên thị trường dịch vụ của nước ta. Do đó, nội dung cốt lõi trong đề cương được phê duyệt của luận án do tác giả tự nghiên cứu và triển khai. Đó là các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, chứng minh tính khách quan kinh tế của liên kết Tourism – LCA do yêu cầu phát triển nội tại của hai ngành qui định, trong đó sản phẩm du lịch với tư cách là sản phẩm ra đời trên cơ sở liên kết hoạt động đa ngành, trong đó liên kết với hàng không giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là các tour du lịch quốc tế. Thứ hai, phân tích hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập du lịch, tự do hóa đòi hỏi LCA và lữ hành du lịch phải liên kết lại để tăng sức cạnh tranh đương đầu với các hãng LCA trong vùng nhằm bảo đảm thành công cho tiến trình hội nhập và phát triển của hai ngành trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ. Thứ ba, xây dựng mô hình và cơ chế liên kết Tourism – LCA tối ưu và sử dụng lý thuyết này vào khảo sát thực trạng tiến trình liên kết Tourism – LCA của Việt Nam. Từ đó chỉ ra những điều kiện cần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình của sự liên kết này. Thứ tư, xác định rõ vai trò của sự liên kết Tourism – LCA trong phát triển bản thân hai ngành và đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt là, đưa ra được sản phẩm chung của sự liên kết cho ra đời một sản phẩm du lịch giá rẻ tối ưu. Thứ năm, đưa ra được những quan điểm cơ bản và hệ thống các giải pháp khả thi để thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism – LCA và bảo đảm cho nó phát triển
  24. 15 ổn định bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục tiêu cơ bản của luận án là chứng minh tính khách quan và lợi ích to lớn của liên kết giữa du lịch (Tourism) và hàng không giá rẻ (LCA). Từ đó xác định rõ quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và củng cố mối liên kết giữa Tourism - LCA để 2 ngành du lịch và LCA cùng phát triển ổn định ở mức độ cao hơn, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. - Để thực hiện mục tiêu trên, Luận án có những mục tiêu cụ thể sau: + Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lí luận của du lịch hàng không giá rẻ, các điều kiện và mô hình liên kết tối ưu giữa Tourism - LCA cũng như kinh nghiệm liên kết này ở các nước trong khu vực. + Phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác giữa hàng không với du lịch ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của nó. + Xác định những xu hướng, quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hàng không nói chung và dịch vụ hàng không giá rẻ nói riêng với du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Do đối tượng của chuyên ngành kinh tế chính trị là nghiên cứu quan hệ sản xuất, tức là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, từ đó chỉ rõ bản chất và qui luật vận động của các quá trình kinh tế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất và qui luật vận động của các quá trình này việc phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự phù hợp của quan hệ sản xuất là cần thiết. Cụ thể ở đề tài này là nghiên cứu mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp của hai ngành: Tourism và LCA, trong đó sự phát triển của sức sản xuất trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá đã phát triển tới mức đòi hỏi chúng phải liên kết với nhau trong cùng một dây chuyền cung ứng dịch vụ Tourism và LCA cho thị trường mở rộng, để tối đa hóa lợi ích nhằm phát triển của cả Tourism và LCA trong cạnh tranh quốc
  25. 16 tế, phát triển và hội nhập kinh tế quốc gia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Về thời gian từ khi xuất hiện các hãng LCA và hoạt động cung ứng LCAS ra thị trường ở Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2014. + Về không gian và đối tượng khảo sát, chủ yếu phân tích liên kết Tourism - LCA trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh của các hãng LCA của các nước khác hoạt động trên thị trường nước ta. Việc liên kết LCA và Du lịch Việt Nam với các nước khác diễn ra không thường xuyên nên luận án chỉ đề cập tới sự liên kết này dưới dạng xu hướng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án lấy cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên kết ngành kinh tế, trong đó có liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ làm thế giới quan và phương pháp luận trong phân tích đề tài luận án. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Khi phê phán quan điểm sai lầm của các lý luận gia tư sản về phương pháp nghiên cứu của Khoa Kinh tế chính trị, C.Mác viết: “ khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hóa học được. Sức trừu tượng hóa phải thay thế cho cả hai cái đó” [ 15,Tr 16]. Tức là, ở đề tài này khi nghiên cứu liên kết Tourism - LCA phải gạt bỏ những biểu hiện không bản chất, chỉ giữ lại các quan hệ bản chất phản ánh tính qui luật của quá trình liên kết. Tính qui luật ở đây chính là sự giao thoa lợi ích của các chủ thể tham gia thông qua mô hình liên kết tối ưu. Do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu ở đây là chỉ rõ bản chất và tính qui luật của các quá trình kinh tế, còn phương pháp so sánh đối chiếu, thống kê, mô hình hoá, trừu tượng hoá khoa học, phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin về cơ sở lý luận bổ sung, minh chứng cho các lập luận. Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng để phân tích cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ ở chương 2 để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp ở chương 3. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để minh chứng thực trạng liên
  26. 17 kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ trong chương 2. Phương pháp mô hình hoá được sử dụng trong chương 1 và 2 để làm rõ vấn đề liên kết giữa du lịch và hàng không giá rẻ Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng trong chương 3 nhằm đưa ra xu hướng và quan điểm cho liên kết giữa du lịch – hàng không giá rẻ, để từ đó đề ra những chính sách và giải pháp khả thi, có hiệu quả. 6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận án. - Về lý luận, luận án đã chứng minh sự liên kết du lịch – hàng không giá rẻ là một khách quan kinh tế xuất phát từ yêu cầu mở rộng phân công chuyên môn hóa dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế quốc tế. Bước đầu hình thành mô hình liên kết du lịch – hàng không giá rẻ tối ưu dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể kinh tế. - Về thực tiễn, phân tích được thực trạng các quan hệ liên kết giữa du lịch – hàng không giá rẻ ở các mức độ liên kết khác nhau, đánh giá kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của liên kết du lịch – hàng không thời gian qua, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp trong thời gian tới. - Đề xuất các chính sách và giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự liên kết du lịch – hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch và hàng không, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Những quan điểm và giải pháp cơ bản thúc đẩy tiến trình liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
  27. 18 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT DU LỊCH - HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Tính khách quan của quá trình liên kết kinh doanh của các chủ thể kinh tế thường xuất phát từ chính đặc điểm và các sản phẩm mà chúng cung cấp cho thị trường. Liên kết giữa du lịch - hàng không giá rẻ, trước hết cũng xuất phát từ các đặc điểm hoạt động cung ứng các dịch vụ của chúng, do đó việc phân tích bản thân du lịch, hàng không giá rẻ và đặc điểm các dịch vụ chúng cung cấp cho thị trường là cần thiết. 1.1.1. Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1.1. Du lịch Theo từ điển Webster’s New University, du lịch (tourism) được định nghĩa “là chuyến đi chơi, là lĩnh vực kinh doanh các chuyến du lịch và các dịch vụ cho khách du lịch”. Trước thế kỷ XIX, khi kinh tế chưa phát triển, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn thô sơ chưa cho phép một bộ phận lớn dân cư đủ khả năng tài chính, thời gian để vượt những khoảng cách xa trên trái đất, thì du lịch chỉ là hiện tượng cá biệt của một số ít người thuộc tầng lớp quý tộc. Ngay đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn phải tự lo lấy việc đi lại, ăn ở tại nơi đến tham quan và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, du lịch chưa được coi là một hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó, du lịch chỉ là hiện tượng những người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi bùng nổ khoa học công nghệ, kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc được hiện đại hóa, dòng du khách ngày càng đông, nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị tăng lên nhanh chóng, du lịch trở thành một hoạt động kinh tế. Từ đó, du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và công việc phối
  28. 19 hợp giữa các ngành nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Theo Điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khi kinh doanh du lịch ngày càng phát triển, hoạt động liên kết phối hợp gắn bó nhiều ngành tạo thành một hệ thống mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu, cuốn hút nhiều quốc gia vào hệ thống của nó thì, du lịch được coi là một ngành công nghiệp với toàn bộ hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Đặc biệt là sự liên kết giữa du lịch với các ngành của lĩnh vực giao thông vận tải. Để hiểu rõ sự liên kết giữa các ngành trong hoạt động du lịch cần hiểu rõ hơn sự giao thoa giữa du lịch và ngành giao thông vận tải với ngành lữ hành du lịch, một bộ phận cấu thành đặc thù của ngành du lịch. - Ngành du lịch (Tourism industry): gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch như: + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển (transports) là doanh nghiệp nòng cốt. + Đại lý lữ hành (Travel agency): Điều hành chương trình du lịch (Tour operators), các điểm tham quan, vui chơi giải trí (Attractions), là doanh nghiệp nòng cốt. + Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống và các dịch vụ hiếu khách khác (hospitality). + Các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế có cung cấp dịch vụ cho khách du lịch (cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác không phải là khách du lịch, nhưng có tỷ trọng thu nhập từ khách du lịch lớn hơn). - Ngành lữ hành du lịch (Travel and Tourism Industry): Gồm các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch (hoặc có thu nhập từ du lịch), kết hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao thông vận tải và các dịch vụ khác nhằm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch tại điểm đến trong chương trình du lịch [53]. Dựa trên những phân tích trên đây, có thể thấy rằng lữ hành du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành rất chặt chẽ, trong đó hạt nhân liên kết là các
  29. 20 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, tài nguyên du lịch với doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải. Khi tiến hành nghiên cứu về hoạt động lữ hành du lịch cần phải bao gồm nghiên cứu hoạt động của các lĩnh vực liên quan như đại lý lữ hành, điều hành chương trình du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, điểm tham quan vui chơi giải trí và một số lĩnh vực khác có vai trò hỗ trợ và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động du lịch nói chung. Du lịch là một hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù, trong đó phản ánh tổng hòa các quan hệ lợi ích giữa những ngành tham gia vào kinh doanh du lịch. Trong Điều 6 “Dự thảo pháp lệnh du lịch” lần thứ 9 của Việt Nam, thì du lịch được coi là những hoạt động và các quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa du khách, người kinh doanh du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút, tiếp đón và phục vụ khách du lịch. Để thấy rõ tính khách quan của liên kết Tourism - LCA cần hiểu dịch vụ du lịch và các đặc trưng cơ bản của nó. 1.1.1.2. Dịch vụ du lịch và những đặc trưng cơ bản Cho đến nay chưa có một khái niệm chung thống nhất trên phạm vi toàn cầu về khái niệm dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch, do đó người ta chỉ có thể dựa vào đặc điểm của nó để đưa ra khái niệm dịch vụ. Theo đó, dịch vụ là các hoạt động sản xuất xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, nhằm thỏa mãn tức thời, thuận lợi và có hiệu quả các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Du lịch là một ngành kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu là dịch vụ có đặc điểm là: không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, lưu bãi, không thể chuyển quyền sở hữu khi sử dụng. Lữ hành là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành du lịch, vì vậy lữ hành cũng là một lĩnh vực dịch vụ. Thuật ngữ “Dịch vụ lữ hành du lịch” có ý nghĩa tương tự thuật ngữ “dịch vụ du lịch”. Trong thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, hai thuật ngữ này được sử dụng như nhau, có thể thay thế cho nhau, thậm chí có nhiều tài liệu còn sử dụng thuật ngữ “dịch vụ du lịch lữ hành” để ám chỉ sự tương đồng về nội dung của hai thuật ngữ trên. Theo Đạo Luật về ngành Lữ hành Du lịch (được sửa đổi ngày 30/3/2011) của bang British Columbia, Canada, “Dịch vụ lữ hành (travel services) bao gồm các
  30. 21 dịch vụ vận chuyển, lưu trú dành cho lữ khách, khách du lịch, khách tham quan hoặc các dịch vụ khác có sự kết hợp với dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu trú đó” [57] Trong mục 9 của “Danh mục phân loại lĩnh vực dịch vụ” (MTN.GNS/W/120), WTO cũng đã phân chia dịch vụ lữ hành du lịch (Tourism and Travel Related Services) thành 4 phân ngành. Trong đó, 3 phân ngành đầu tiên nằm trong danh mục “Phân loại tạm thời sản phẩm trung tâm” (Central Products Classification - viết tắt là CPC) của Liên Hợp quốc. Những phân ngành và ký hiệu CPC của chúng như sau: 1) Khách sạn và nhà hàng (bao gồm dịch vụ ăn uống) (CPC 641 - 643); 2) Đại lý lữ hành và dịch vụ điều hành chương trình du lịch (CPC 7471); 3) Dịch vụ hướng dẫn du lịch (CPC 7472); và 4) Các dịch vụ khác. Vì hoạt động du lịch là một phần của các hoạt động dịch vụ tổng hợp, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển, đồng thời cũng bao gồm một số dịch vụ kinh doanh, dịch vụ phân phối và dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao. Do vậy, các dịch vụ này được phân loại trong nhóm các loại dịch vụ khác [52]. Từ nhu cầu của quá trình hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang phối hợp xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia “Du lịch và các dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa” (Tourism an other related services - Terminology and Definition) nhằm thống nhất cách hiểu và cách sử dụng thuật ngữ trong du lịch. Theo đó, dịch vụ du lịch là toàn bộ các dịch vụ được cung ứng cho du khách, trong đó bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác, nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên quan trong chuyến đi của khách du lịch. Trong điều kiện toàn cầu hóa mở rộng và hội nhập sâu của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, thì du lịch là ngành tiên phong hội nhập sâu và rộng vào ngành du lịch thế giới. Từ đó khái niệm du lịch quốc tế và dịch vụ du lịch quốc tế cũng xuất hiện. Trên cơ sở tổng hợp những định nghĩa của Ủy ban Thống kê của Liên Hợp quốc (UNCTAT) [50] và Luật Du lịch Việt Nam (2005) [ 19] về loại hình du lịch quốc tế, có thể hiểu Du lịch quốc tế là hoạt động du lịch vượt ra khỏi phạm vi biên
  31. 22 giới của một quốc gia. Theo cách phân loại của UNWTO [10, tr.28], thì du lịch quốc tế được phân thành 2 loại: Du lịch quốc tế vào (inbound) - là hoạt động du lịch của những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia; và Du lịch quốc tế ra (outbound) - là hoạt động du lịch của những người trong một quốc gia đi ra khỏi nước mình để du lịch. Từ đó, hình thành nên ba khái niệm khác liên quan đến loại hình du lịch: Du lịch nội địa (Domestic): là hoạt động du lịch của một quốc gia đi du lịch trong quốc gia đó; Du lịch quốc nội (internal): bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế vào; và du lịch quốc gia (national): bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế ra (Sơ đồ 1.1). Sơ đồ 1.1: Các hình thức du lịch Du lịch nội địa Du lịch quốc nội Du lịch quốc gia (Internal Tourism) (Domestic (National Tourism) Tourism) Du lịch quốc tế Du lịch quốc tế vào (Inbound ra (Outbound Tourism) Tourism) Du lịch quốc tế (International Tourism) Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới. [41] Từ phân loại du lịch như trên, người ta chia dịch vụ du lịch thành hai loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế và dịch vụ đối với khách du lịch nội địa. Trong đó, dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế lại được chia thành hai loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế vào (inbound) và dịch vụ đối với khách du lịch ra (outbound). Từ đó có thể hiểu Dịch vụ du lịch quốc tế là toàn bộ các dịch vụ được cung ứng cho khách du lịch quốc tế, bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu liên quan trong chuyến đi của đối tượng khách du lịch quốc tế, trong đó vận chuyển và dịch vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, thám
  32. 23 hiểm, hội nghị giữ vị trí nòng cốt. 1.1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch Trong kinh doanh du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu phát sinh một đại lượng xác định nhưng hầu hết không tồn tại ở dạng hiện vật. Với tư cách là một lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ du lịch cũng chứa đựng những đặc tính cơ bản của dịch vụ nói chung, đó là tính vô hình, tính không thể phân chia, tính có khả năng biến đổi và tính dễ phân hủy. Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn có hai thuộc tính đặc thù, đó là tính không đồng nhất và tính không có quyền sở hữu. Thứ nhất, tính vô hình (Intangible): Khác với sản phẩm ở dạng vật thể, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm giác hay nghe thấy trước khi mua. Để giảm sự bất định của tính chất vô hình, người mua thường tìm hiểu về dịch vụ thông qua những dấu hiệu hữu hình từ những thông tin được cung cấp và niềm tin về chất lượng của dịch vụ đó thông qua sự trải nghiệm của những người đi trước. Thứ hai, tính không thể phân chia (Inseparable): Dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ một cách đồng thời, vì vậy cả người cung ứng dịch vụ và khách hàng không thể tách rời nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một phần quan trọng của việc hình thành sản phẩm và quá trình tiêu thụ dịch vụ diễn ra khi có tác động qua lại giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Thứ ba, tính có khả năng biến đổi (Heterogeneous): Dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tùy thuộc phần lớn vào người cung cấp, địa điểm cung cấp và thời điểm cung cấp. Nguyên nhân là do: 1) Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ đồng thời, nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rất hạn chế; 2) Sự biến động về nhu cầu gây khó khăn cho việc cung cấp chất lượng đồng nhất, đặc biệt là trong thời điểm có nhu cầu cao; 3) Chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào kỹ năng của người cung cấp và thời điểm tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên; 4) Dịch vụ được cung cấp tới khách hàng thông qua các nhân viên phục vụ (yếu tố con người) và do yếu tố tâm lý, sức khỏe của họ, nên không thể tạo ra được dịch vụ như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau. Hơn nữa, khách hàng tiêu dùng là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa trên cảm thụ của họ. Trong những thời gian khác nhau, sự cảm nhận đó cũng khác nhau, những khách hàng khác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau; và 5) Sự thay đổi và thiếu đồng nhất của sản phẩm là nguyên nhân
  33. 24 chính tạo nên sự thất vọng ở khách hàng. Thứ tư, tính dễ phân hủy (Perishable): Dịch vụ không thể tồn kho, nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán được hôm nay không thể bán cho ngày hôm sau. Thứ năm, tính không đồng nhất (Herogeneity): Việc tạo ra dịch vụ liên quan đến sự kết hợp giữa các yếu tố hữu hình (các phương tiện vật chất) và vô hình (kỹ năng phục vụ, thái độ phục vụ của nhân viên). Do đó, chất lượng của dịch vụ được tạo ra trong những thời điểm khác nhau là không đồng nhất. Thứ sáu, tính không có quyền sở hữu (Non - ownership): Dịch vụ không có quyền sở hữu. Khách hàng chỉ mua được quyền sử dụng dịch vụ tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định nào đó mà thôi. Hiện nay, với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có thể cạnh tranh nhau thông qua sự hỗ trợ của công nghệ, để làm tăng thêm giá trị của dịch vụ. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị, chất lượng của sản phẩm qua việc cung cấp dịch vụ. Do giao thông vận tải là ngành tạo ra dịch vụ lưu chuyển du khách từ những địa điểm khác nhau trên trái đất đến những vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa đặc thù thỏa mãn được nhu cầu tham quan, giải trí, thám hiểm, nghỉ dưỡng, chữa bệnh , nên sự liên kết giữa du lịch với các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ hàng không là một khách quan kinh tế xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành du lịch và ngành hàng không. 1.1.2. Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ 1.1.2.1. Hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản Thuật ngữ “Hàng không chi phí thấp” hay Việt hóa thành “Hàng không giá rẻ” (Low Cost Airlines - LCA) ra đời với chuyến bay đầu tiên vào 6/5/1949 dưới tên gọi Pacific SouthWest. Tuy nhiên, đến tận năm 1968, hãng hàng không giá rẻ SouthWest Airlines mới chính thức được thành lập tại bang Texas (Mỹ) và có không gian hoạt động trong nội bang. Từ năm 1970 đến nay, hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra nhiều châu lục đặc biệt là Đông Nam Á. Hãng LCA có các đặc trưng cơ bản sau:
  34. 25 Thứ nhất, giá cả dịch vụ cung cấp cho thị trường có tỷ suất lợi nhuận trong cơ cấu giá thành thấp, do đó mức tăng trưởng lợi nhuận của hãng chủ yếu dựa trên tăng cung khối lượng dịch vụ. Thứ hai, để tăng khối cầu dịch vụ hãng đã giảm xuống mức thiết yếu các dịch vụ cao cấp trong cả khâu sản xuất, phân phối dịch vụ và marketing Thứ ba, để giảm thiểu chi phí trong giá thành các dịch vụ, hãng LCA sử dụng các loại máy bay thân rộng, mạng bay tầm ngắn, có năng suất hoạt động cao, tần suất lớn, quay vòng nhanh, điểm đối điểm và không trùng hợp với các hãng hàng không truyền thống. Có thể thấy rõ ở Bảng 1.1 so sánh dưới đây: Bảng 1.1. So sánh đặc trưng kinh tế kỹ thuật giữa hãng hàng không truyền thống với hãng hàng không giá rẻ Hoạt động kinh doanh Hãng hàng không Hãng hàng không giá rẻ truyền thống Tính độc lập Độc lập Đa dạng Đội bay Đa chủng loại Đơn chủng loại Loại ghế Đa dạng Đồng dạng Mạng bay Phức tạp Giản đơn Sử dụng sân bay Mọi sân bay Sân bay thứ cấp Phục vụ bán sản phẩm Đa dạng Chỉ bán trực tuyến Phục vụ hành khách trên Đủ mọi yêu cầu Phục vụ khi có yêu cầu máy bay Các thủ tục phục vụ Đủ mọi thủ tục Phục vụ tối thiểu Đội ngũ lao động Chuyên nghiệp cao, chuyên Chuyên nghiệp, đa dịch vụ môn hóa Giá vé Cao, đa dạng Đơn giản, thấp hơn hãng truyền thống khoảng 30% Chương trình khách hàng Đa dạng, thường xuyên Không thường xuyên thường xuyên Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả Từ phân tích những đặc điểm cơ bản trên có thể thấy, hãng LCA là hãng được xây dựng trên cơ sở phối hợp các hoạt động linh hoạt ở tất cả các khâu sản xuất, phân phối nhằm cung cấp các dịch vụ với mức chi phí tối cần thiết nhằm đảm bảo cho chuyến bay an toàn theo qui chuẩn với chi phí dịch vụ thấp, giá vé rẻ và đạt
  35. 26 mức tối đa hóa lợi nhuận nhờ mở rộng khối cầu xuống tầng lớp bình dân. Để hiểu rõ hơn đặc trưng của hãng LCA cần phân tích sâu hơn dịch vụ mà hãng cung ứng ra thị trường. 1.1.2.2.Dịch vụ hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “ một hãng hàng không giá rẻ là một hãng hàng không có mức giá thấp đổi lại việc xóa bỏ các dịch vụ khách hàng truyền thống”. Trong thực tế, không chỉ có các hãng hàng không giá rẻ mới cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ, mà các hãng hàng không truyền thống cũng cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ và ngược lại. Chưa tìm thấy một định nghĩa thống nhất và chính thức nào về dịch vụ hàng không giá rẻ. Song dựa vào những đặc điểm và tính chất của dịch vụ mà nó mang lại cho khách hàng có thể hiểu: Dịch vụ hàng không giá rẻ là một loại dịch vụ đặc thù được tạo ra trên cơ sở tiết kiệm chi phí tối đa nhờ khai thác có hiệu quả các điều kiện bay tối cần thiết nhằm cung cấp chuyến bay an toàn cao nhất cho hành khách để mở rộng đối tượng phục vụ đến khách hàng có thu nhập thấp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Khái niệm này bảo đảm khái quát đầy đủ nội dung và tính chất của dịch vụ hàng không giá rẻ, thể hiện trên các mặt sau: Một là, nó đã khẳng định được đây là một hình thức đặc thù của loại hình dịch vụ, tức là nó cũng hàm chứa đầy đủ đặc trưng của loại hình dịch vụ, song có những đặc thù riêng. Hai là, chỉ rõ tính đặc thù cơ bản của loại dịch vụ này là tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng nhờ khai thác có hiệu quả và tối ưu các điều kiện bay cần thiết ở mức tối thiểu. Tức là loại bỏ các dịch vụ cao cấp chỉ có những khách hàng giàu có mới có khả năng chi trả nhằm mục đích mở rộng thị trường xuống các đối tượng có mức thu nhập thấp, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và bảo đảm cho quảng đại quần chúng có thể được hưởng thụ một loại hình dịch vụ tiện ích do tiến bộ khoa học công nghệ mang lại. Dịch vụ hàng không giá rẻ ra đời dựa trên hai nguyên tắc trụ cột và bất biến, đó là: chi phí thấp (giá rẻ) và an toàn. Hai nguyên tắc này có mối quan hệ biện chứng, tức là chỉ có thể bảo đảm an toàn cho hành khách tối đa mới có thể giảm chi phí một cách ổn định và bền vững. Bởi lẽ, nếu dịch vụ hàng không giá rẻ liên tục có những chuyên bay mất an toàn thì chi phí cho việc sửa chữa thiết bị hoặc mua máy
  36. 27 mới là rất lớn. Đặc biệt khi xảy ra các tai nạn hàng không thì chi phí cho việc khắc phục hậu quả của nó là rất lớn, thậm chí làm sụp đổ tài chính của hãng và nguy hại hơn cả là lượng khách hàng suy giảm nhanh chóng dẫn đến tan rã loại hình dịch vụ đặc thù do mất uy tín. Trong điều kiện đó, “giá rẻ” không còn là tính hấp dẫn đối với hành khách. Mặt khác, giả rẻ là điều kiện đầu tiên để mở rộng thị trường từ nhu cầu có khả năng thanh toán cao xuống nhu cầu có khả năng thanh toán thấp, từ đó mà tăng cường mở rộng được số lượng dịch vụ cung ứng của hãng nhờ đó mà tổng lợi nhuận sẽ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho phép hãng nhanh chóng sắm các trang thiết bị hiện đại, độ an toàn của máy móc thiết bị tăng lên, từ đó dễ dàng thực hiện các chuyến bay an toàn cao. Trên thực tế, để định lượng một dịch vụ hàng không giá rẻ dựa trên chi phí cho một đơn vị sản phẩm, thường tính theo chi phí ghế/dặm. Nếu các hãng hàng không truyền thống có mức chi phí trung bình là 15 cent cho mỗi ghế/dặm, thì dịch vụ hàng không giá rẻ có mức chi phí chiếm khoảng 50 - 60% mức chi phí trên có thể tham khảo ở Hình 1.1 dưới đây. Hình 1.1: So sánh chi phí trung bình ghế/dặm của một số hãng hàng không truyền thống và giá rẻ của Mỹ Nguồn: Viện Khoa học hàng không số 27/2007 Ngoài đặc điểm vốn có của một sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không thể phân chia và có khả năng biến đổi , thì dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) còn có những đặc thù riêng như sau: Thứ nhất, khách hàng được hưởng thụ dịch vụ cao cấp có ích lợi cao hơn nhiều
  37. 28 so với chi phí bỏ ra, trong điều kiện thị trường hiện tại hãng cung ứng dịch vụ vẫn đủ điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận. Đặc điểm này thể hiện ở: 1) Về phía khách hàng được sử dụng phương tiện vận tải hiện đại với tốc độ di chuyển nhanh nhất giúp tiết kiệm được thời gian, giảm đáng kể sự mệt nhọc, tiêu phí sức lực và tài chính cho chuyến đi so với sử dụng các phương tiện khác. Ngoài ra còn duy trì được sự hứng khởi sẵn có và khỏe mạnh khi bước vào các hoạt động tiếp theo như hội nghị, du lịch, nghỉ dưỡng và 2) Đối với hãng cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ vẫn có thể tối đa hóa lợi nhuận nhờ chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn của những hành khách có thu nhập trung bình và thấp, từ đó tăng được khối lượng dịch vụ cung ứng tránh được hiện tượng vận chuyển không tải. Tuy lợi nhuận thu được trên một đơn vị dịch vụ cung ứng không cao, nhưng do cung ứng được nhiều dịch vụ với tần suất và hiệu suất sử dụng phương tiện cao nên tổng lợi nhuận thu được vẫn lớn. Thứ hai, dịch vụ cung ứng đã rất tốt so với chi phí của hành khách bỏ ra, song không phải là dịch vụ tốt nhất mà năng lực của ngành hàng không đang hoạt động có thể đáp ứng, bởi lẽ mục tiêu kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ là mở rộng đối tượng tiêu dùng dịch vụ từ tầng lớp có thu nhập cao xuống khách hàng có thu nhập trung bình và thấp để mở rộng thị trường, tối đa hóa lợi nhuận bằng tăng khối lượng dịch vụ. Chính vì vậy mà nhiều dịch vụ cao cấp bổ trợ và phát sinh bị cắt bỏ như: cung cấp đồ ăn, thức uống và một số dịch vụ để hành khách giải trí như cấp miễn phí báo, tạp chí, xem phim ảnh hoặc các phương tiện giúp hành khách giữ ấm, chống nôn khi máy bay lên xuống. Hành khách muốn sử dụng dịch vụ bổ sung phải trả phí phụ thêm, tiếp viên đảm nhận nhiều chức năng để giảm số nhân viên. Ngoài ra, để cắt giảm chi phí triệt để hơn, các hãng thường cung cấp chỗ ngồi chật hơn, thời gian đỗ tại sân bay nhanh hơn, hạ cánh ở các sân bay phụ nhỏ, có các thiết bị cất và hạ cánh ở mức tối thiểu cần thiết, sử dụng cùng một loại máy bay, bay hành trình ngắn, điểm đối điểm, tần suất bay cao Thứ ba, dịch vụ cung cấp với chất lượng cao hơn chi phí thực tế bỏ ra của đối tượng sử dụng đã kích thích sự liên doanh liên kết với nhiều ngành trong giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ngành du lịch. Bởi lẽ, mục đích tối cao của mọi chuyến đi là rút ngắn được thời gian di chuyển trên hành trình và an toàn trong quá trình di chuyển, thì dịch vụ hàng không giá rẻ thỏa mãn ở mức tốt so với các phương tiện giao thông khác như tàu hỏa, tàu
  38. 29 thủy, ô tô Tuy một số dịch vụ phát sinh cao cấp bị cắt giảm, song chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, từ 2 đến 5 giờ bay thì ảnh hưởng không lớn tới nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong toàn bộ tour du lịch, nên du khách dễ dàng chấp nhận và lựa chọn. 1.1.3. Hội nhập quốc tế tạo tiền đề và môi trường khách quan cho liên kết giữa hãng hãng hàng không giá rẻ với du lịch Trong thời đại toàn cầu hoá không một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế đạt hiệu quả nếu không tham gia vào hệ thống phân công lao động và hợp tác quốc tế. Do đó, toàn cầu hoá, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tiền đề và môi trường tất yếu cho mọi quá trình liên doanh, liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong một ngành và giữa các ngành ở các quốc gia khác nhau trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 1.1.3.1. Toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa là thuật ngữ xuất hiện năm 1961 và trở nên phổ biến từ năm 1980 trở lại đây và được nhiều nhà khoa học lý giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo WTO thì “Toàn cầu hoá là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và hậu quả của sự phân phối” 52][ , “Toàn cầu hoá về bản chất là một quá trình tăng lên không ngừng các mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các quốc gia và dân tộc trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu hoá là quá trình các nền kinh tế quốc gia liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống phân công lao động xã hội toàn cầu từ đó hình thành thị trường thế giới: Theo UNCTAD thì toàn cầu hoá kinh tế “liên quan tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên qua hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng” [50]. Phản ứng trước quá trình toàn cầu hoá là quá trình khu vực hoá, quá trình các nền kinh tế có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đồng nhau, ở trên cùng một vùng lãnh thổ liên kết lại với nhau thành một khối kinh tế để tăng sức cạnh tranh quốc tế và đi tới nhất thể hóa. Về hình thức, xu hướng khu vực hoá hình như chống lại quá trình toàn cầu hoá, song thực chất nó lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, bởi lẽ khu vực hoá luôn gắn với nhất thể hóa kinh tế, tạo điều kiện cho các quốc gia có
  39. 30 trình độ phát triển chậm hơn được bảo vệ trước sức cạnh tranh mạnh từ các thực thể bên ngoài và được hỗ trợ để đuổi kịp kinh tế của các quốc gia trong khu vực. Do đó, nhất thể hóa kinh tế, thực chất là một xu hướng thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá nhanh và bền vững hơn, hạn chế được sự sụp đổ của các doanh nghiệp dẫn đến các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xâm nhập vào nhau của các nền kinh tế quốc gia trong cùng một khu vực hoặc liên khu vực để hình thành một khối kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định cấp nhà nước dựa trên sự liên kết chặt hoặc lỏng giữa các ngành hoặc liên ngành, từ đó hình thành các tam giác, tứ giác hoặc các hành lang kinh tế phát triển và chống lại sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp ngoài khối. 1.1.3.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter M.Porter đã xây dựng mô hình lý luận 4 nhân tố giữ vai trò chủ chốt ban đầu bảo đảm cho cạnh tranh thành công ở một ngành [8]. Một là, về yếu tố sản xuất. Vị trí của quốc gia về yếu tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành, ví dụ lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên Hai là, về nhu cầu. Khối nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành. Ba là, các ngành bổ trợ và có liên quan. Sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc gia đó những ngành cung ứng, ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. Bốn là, chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào và của cạnh tranh trong nước. Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, M.Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng về mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình gồm các điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hai biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ. Theo M.Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một
  40. 31 số ngành nào đó. Ông cho rằng, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc cơ bản vào khả năng sáng tạo và sự năng động của từng ngành trong quốc gia đó. Khi cạnh tranh thế giới mang tính chất toàn cầu, thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh được quốc gia tạo ra và duy trì bởi trí tuệ sáng tạo của con người, nhờ đó có được vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Khi nền tảng cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hóa cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia như: văn hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường kinh doanh trong nước của họ năng động, đi tiên phong và tạo ra nhiều sức ép phát triển lên các công ty. Các công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh, các nhà cung cấp có khả năng trong nước, sự phong phú về nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ hoặc các ngành liên quan trong dây truyền tạo ra sản phẩm. Lý luận của M.Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào ba vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia, mà nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia khác với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang
  41. 32 phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để phát triển ngành công nghiệp không khói rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo như: dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượt qua. Ngành du lịch muốn có lợi thế so sánh trong ngành nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi, song muốn có lợi thế cạnh tranh ngành để giành ưu thế trên thị trường quốc tế, cần phải phối hợp hài hòa của các doanh nghiệp trong cùng một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng theo “các viên đá tảng kim cương của M.Porter”. Trong đó bao gồm những hoạt động cung cấp các dịch vụ vận tải hàng không, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị Tất cả các khâu đó được liên kết lại dưới hình thức tổ chức điều hành, quản lý nhịp nhàng và có hiệu quả nhằm tiết kiệm cao nhất các nguồn lực và phục vụ được nhiều nhất cho khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế về qui mô nhờ liên doanh, liên kết. Trong tiến trình này, liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện ra đời và phát triển. Sự liên kết này đã tạo điều kiện cho phát triển không chỉ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không giá rẻ, mà cả các doanh nghiệp trong ngành du lịch, thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp du lịch ở các quốc gia khác nhau tạo ra thị trường rộng lớn để thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng không giá rẻ, quay vòng nhanh phương tiện, tăng được cường độ hoạt động, từ đó mà tạo điều kiện giảm chi phí thấp hơn so với
  42. 33 các hãng hàng không truyền thống. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế có điều kiện mở rộng việc sử dụng các cơ sở vật chất của ngành hàng không ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các sân bay thứ cấp liền kề với các khu du lịch với chi phí thấp, tận dụng được tiềm năng ở các quốc gia khác để phát triển hãng hàng không giá rẻ, cùng với nó là việc mở rộng nhanh chóng mạng bay thẳng điểm đối điểm ra toàn bộ khu vực tạo điều kiện phát triển toàn bộ ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không giá rẻ nói riêng. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế buộc các quốc gia trong cùng khối khi xây dựng chính sách phát triển ngành hàng không, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ và doanh nghiệp lữ hành du lịch, phải tuân theo các thông lệ quốc tế, bảo đảm dung hợp được lợi ích của doanh nghiệp nước mình và doanh nghiệp của các nước tham gia liên kết, từ đó mà đưa hai ngành này phát triển theo các chuẩn mực quốc tế. Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để ngành hàng không, trong đó có hàng không giá rẻ và ngành du lịch, cũng như lữ hành du lịch tham gia vào hệ thống phân công chuyên môn hóa khu vực và quốc tế, tạo điều kiện để phát triển hai ngành quan trọng của nền kinh tế theo hướng nhất thể hóa và hiện đại hóa theo các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật quốc tế. Từ đó rút ngắn được lộ trình phát triển ngành hàng không, một ngành đòi hỏi phải đi trước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. Cùng với nó, ngành du lịch lữ hành, một ngành công nghiệp không khói cũng có điều kiện mở rộng và phát triển bền vững. 1.2. Liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ: Bản chất, điều kiện, nguyên tắc và mô hình 1.2.1. Liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ: Bản chất và đặc trưng cơ bản 1.2.1.1. Bản chất của liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ Ta biết rằng, liên kết giữa các doanh nghiệp là quá trình một bộ phận hoặc toàn bộ các doanh nghiệp hòa vào nhau thành một doanh nghiệp thống nhất để cùng hoàn thành một hoặc một số khâu trong dây truyền sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa trong một tế bào sản xuất của nền kinh tế thị trường. Từ quan niệm trên có thể hiểu: Liên kết Du lịch - Hàng không giá
  43. 34 rẻ là quá trình xâm nhập của một bộ phận hoặc toàn bộ một hãng LCA vào đảm nhận một khâu vận chuyển du khách từ điểm xuất phát tới điểm đến trong tour du lịch xuống tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình để tăng khối lượng lợi nhuận tạo điều kiện cho cả ngành du lịch và hàng không giá rẻ phát triển, góp phần phát triển hội nhập nhanh nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế khu vực. Khái niệm này cho ta thấy rõ: 1) Liên kết Tourism - LCA là một quá trình từ giản đơn đến phức tạp và liên tục được hoàn thiện cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của qui luật quan hệ sản suất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; 2) Sự liên kết này là đòi hỏi khách quan của cả ngành Tourism và ngành LCA do chính đòi hỏi mở rộng thị trường của hai ngành đặt ra để tồn tại, phát triển; và 3) Sự liên kết Tourism - LCA cuối cùng cũng được cả Tourism và LCA tối đa hóa được lợi nhuận, tăng được khả năng hưởng dụng được lợi ích cao cấp của các dịch vụ du lịch đến tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và góp phần phát triển và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia. 1.2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ Xuất phát từ đặc trưng hoạt động và dịch vụ cung ứng mà hai ngành có thể rút ra các đặc trưng liên kết giữa chúng ở các điểm cơ bản sau: Thứ nhất, đây là liên kết của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dưới dạng dịch vụ cho doanh nghiệp lữ hành du lịch, do đó chúng đều mang đặc trưng cơ bản là không tồn tại dưới dạng vật thể và quá trình sản xuất và tiêu dùng gắn liền với nhau, không tích trữ, chia nhỏ và chuyển sở hữu được. Thứ hai, tour du lịch là loại hình dịch vụ tổng hợp, đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia cung ứng mới tạo thành một sản phẩm tour hoàn chỉnh. Trong đó vận tải đưa khách về các điểm đến và trở về nơi xuất phát chỉ là hai khâu, song đây là hai khâu trọng yếu khởi đầu và kết thúc cho chuyến đi của du khách, do đó đòi hỏi phải được thực hiện nhanh chóng và an toàn, tránh được chi phí lớn về sức khỏe và tiền bạc. Đặc biệt đối với các tour ở ngoài biên giới quốc gia, vận tải hàng không gần như là sự lựa chọn duy nhất và với chi phí chiếm tỷ trọng cao từ 60 - 70% giá trị trong tour du lịch trọn gói. Do đó, việc liên doanh liên kết với các hãng LCA giúp giảm giá tour, tạo ra lợi thế to lớn và tạo ra sức cạnh tranh mạnh trên thị trường du lịch quốc gia và quốc tế. Thứ ba, sự liên kết này mang lại lợi ích to lớn cho cả các doanh nghiệp kinh
  44. 35 doanh du lịch và các hãng LCA, do đó nó thúc đẩy sự nỗ lực cao của cả hai loại hình kinh doanh này cho dù họ hoạt động ở các ngành và lĩnh vực khác nhau. Thứ tư, sự liên kết này dẫn đến biến đổi về chất trong hình thức kinh doanh của hai lĩnh vực, tức là với hình ảnh thương hiệu an toàn, nhanh chóng, chu đáo, hiện đại chi phí thấp của hàng không trở thành đặc điểm điển hình của liên doanh, biến du lịch thành loại dịch vụ giá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng có thu nhập khác nhau. Thứ năm, sự liên kết giữa các hãng LCA với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch diễn ra ở khâu đầu và cuối của tour du lịch đã kích thích và thúc đẩy các khâu khác trong điểm đến như tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khách sạn, nhà hàng cũng hiện đại hóa và tiết kiệm để giảm chi phí tour và tạo ra hình ảnh thương hiệu thân thiện, hiện đại và chi phí hợp lý của doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA đối với du khách trên thị trường du lịch quốc gia và quốc tế. 1.2.2. Các điều kiện trong liên kết kinh doanh giữa Du lịch - Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.2.1. Các điều kiện chung của liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Sự liên kết giữa các doanh nghiệp chỉ diễn ra khi cả hai đều có cùng nhu cầu và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhau. Ngoài ra phải có một trong hai bên chủ động lập đề án liên doanh hoặc có người trung gian đứng giữa môi giới, đặc biệt là nhà nước đưa ra chủ trương thúc đẩy hai doanh nghiệp cơ cấu lại kinh doanh theo mô hình mà nhà nước đề xuất. Từ đó có thể thấy rõ các điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho mối liên hệ giữa các quốc gia phát triển nhanh chóng. Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của sự bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng trong lĩnh vực thông tin liên lạc làm cho khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn lại nhờ thông tin truyền đi vô cùng nhanh chóng từ nước này sang nước khác. Cùng với nó là sự vận dụng thành công và có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào lĩnh vực chế tạo các phương tiện giao thông vận tải trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đã tạo ra những loại máy bay khổng lồ với hao phí nguyên liệu thấp, tạo điều kiện giảm chi phí cho mỗi ghế/dặm xuống nhanh chóng, từ đó ra đời nhiều hãng hàng không giá rẻ hoạt động thành
  45. 36 công và thu được lợi nhuận lớn nhờ tăng khối lượng chuyên chở hành khách. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN và thế giới, mối liên kết kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, ngoại giao tăng lên, đặc biệt là các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp trong khối ASEAN phát triển nhảy vọt, thì nhu cầu đi lại bằng đường hàng không phát triển nhanh chóng. Trong điều kiện đó đòi hỏi ngành hàng không phải phát triển mở rộng với nhiều loại hình vận tải khác nhau để đáp ứng với nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư có mức thu nhập khác nhau. Từ đó, các hãng LCA phát triển nhanh chóng. Để tồn tại và phát triển ổn định, bền vững buộc các hãng này phải liên doanh liên kết với những doanh nghiệp mà sản phẩm của nó gắn liền với sự di chuyển vận động qua nhiều nước như thương mại, du lịch. Thứ hai, từ khi gia nhập khối liên kết kinh tế khu vực ASEAN (1995) đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tham gia liên kết sâu vào nền kinh tế khu vực, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch. Mặt khác, nước ta có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên được các tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên và di sản nhân văn của thế giới như Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, Cố đô Huế, Hội An cùng với tài nguyên thiên nhiên đẹp nổi tiếng như Hương Sơn, Tam Cốc Bích Động, Yên Tử, Công viên địa chất Đồng Văn Hàng năm những địa phương có tài nguyên du lịch nổi tiếng đều tổ chức các lễ hội lớn để quảng bá cho phát triển ngành du lịch của địa phương như Quảng Ninh, Hội An, Huế Từ đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ. Để mở rộng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch nước ta đã liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch của các nước trong khối để tận dụng nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển doanh nghiệp và ngành du lịch quốc gia. Trước xu thế phát triển và liên kết mạnh mẽ trong bản thân các doanh nghiệp trong ngành du lịch thì sức cạnh tranh giữa chúng ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng và sự hấp dẫn đã bị phá sản mà nguyên do chủ yếu là đơn giá tour cao, nhiều khâu trong tour có chi phí lớn vượt quá khả năng chi trả của du khách, đặc biệt là cung cấp dịch vụ vận tải từ nơi khởi hành tour về các điểm đến ở các nước trong khu vực. Vì vậy, sự ra đời của các hãng LCA đã tạo ra lực hút liên kết mạnh đối với doanh nghiệp lữ hành du lịch. Thứ ba, trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam
  46. 37 đã tham gia ký kết nhiều hiệp định với các nước trong khối ASEAN và các nước mà Việt Nam có quan hệ kinh tế và ngoại giao như Mỹ, EU, Ấn Độ và các quốc gia Châu Phi, Châu Đại Dương, từ đó tạo ra hành lang pháp lý cơ bản giúp các doanh nghiệp thực thi các liên doanh và liên kết kinh doanh, trong đó có cả các hãng cung ứng LCAS và lữ hành du lịch. Trong điều kiện hiện nay, nước ta đang cơ cấu lại nền kinh tế, để thích hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, giúp nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng và suy thoái thì việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nội bộ một ngành và liên ngành được thúc đẩy mạnh mẽ. Việc liên kết giữa các hãng LCA với các doanh nghiệp du lịch, trước hết là lữ hành du lịch, để giảm chi phí, kích cầu về du lịch và vận tải hàng không là một hoạt động hợp qui luật và được thực hiện dựa trên hệ thống hành lang pháp lý được điều chỉnh của nhà nước, nên tính khả thi của hợp tác là rất cao và có chiều sâu. Do đó việc phân tích và khảo sát các điều kiện phát triển của bản thân hai loại hình kinh doanh đặc thù, từ đó tìm ra những nhu cầu của các đối tác đáp ứng được sự phát triển của nhau là cần thiết cho việc xác lập nội dung và các loại hình liên kết phù hợp. 1.2.2.2. Các điều kiện thúc đẩy nhu cầu liên kết Du lịch - Hàng không giá rẻ Cầu về du lịch tăng đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng tour phải mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó liên kết với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cấu thành tour là con đường ngắn và hiệu quả kinh tế cao. Ta biết rằng, nhu cầu của du khách quyết định sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch. Du khách chỉ xuất hiện khi có các điều kiện sau: 1) Thời gian nhàn rỗi. Vì muốn thực hiện cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có một khoảng thời gian nhàn rỗi nhất định không sử dụng vào các hoạt động cần thiết thường ngày mưu sinh của họ. Muốn vậy, nền kinh tế phải phát triển đến mức độ nhất định giúp số đông người có thể rút ngắn thời gian làm việc trong năm để tăng thời gian nghỉ ngơi. Tức là xuất hiện “hiệu ứng thay thế” làm cho lợi ích của việc nghỉ ngơi, giải trí cao hơn lợi ích tăng thu nhập trở thành phổ biến; 2) Thu nhập của số lượng gia đình và cá nhân vượt quá mức chi tiêu thiết yếu của họ trong năm. Đây là điều kiện quyết định tăng mức cầu
  47. 38 du lịch tiềm tàng. Bởi lẽ thu nhập là yếu tố vật chất bảo đảm cho chuyến du lịch có thể được thực hiện và là cơ sở tăng nguồn thu của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch; 3) Đủ sức khỏe để bảo đảm cho chuyến đi an toàn và duy trì được độ hứng khởi trong chuyến đi; 4) Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan thúc đẩy người có thời gian rỗi và có đủ tài chính thực hiện chuyến du lịch đến một nơi nào đó. Mỗi người có đặc điểm tâm lý riêng, sở thích riêng, việc họ có thích du lịch hay không, nếu có thì đi đến điểm du lịch nào, vào khoảng thời gian nào, bằng phương tiện gì, lựa chọn loại hình du lịch nào hoàn toàn do bản thân các yếu tố tâm lý nội tại của từng người quyết định. Nói cách khác, việc xuất hiện nhu cầu và động cơ du lịch là điều kiện đủ để một người trở thành du khách; 5) Trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng lớn tới cầu du lịch. Khi trình độ văn hóa chung của dân cư tăng lên, số người du lịch vì vậy cũng tăng theo. Những người có trình độ văn hóa cao thường ham tìm tòi hiểu biết, thích khám phá các điều mới lạ tại các miền cách xa nơi sinh sống khác và thích mở rộng quan hệ giao lưu, quan hệ để tăng sự hiểu biết. Thực tiễn cho thấy, khi trình độ văn hóa tăng, nhu cầu du lịch của dân cư càng hình thành rõ. Theo Robert W.McIntosh, giữa trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ có mối quan hệ nhất định, theo đó trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ người dân tham gia du lịch càng lớn. Qua Bảng 1.2 ta thấy, nhu cầu du lịch tăng tỷ lệ thuận với trình độ văn hóa của chủ gia đình. Bảng 1.2: Trình độ văn hóa của chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch Trình độ văn hóa của người chủ gia đình Tỷ lệ đi du lịch Chưa đạt trình độ trung học 50% Có trình độ trung học 65% Có trình độ cao đẳng 75% Có trình độ đại học 85% Nguồn: Robert W.McIntosh, 2005. Ngoài ra, sức hấp dẫn đối với du khách có nhu cầu đi du lịch là điểm đến, trong đó có tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận chuyển về điểm đến an toàn, an ninh trên hành trình và tại điểm thỏa mãn nhu cầu về thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng, giải trí Vai trò của mỗi nhân tố quyết
  48. 39 định thành công tour du lịch là khác nhau, trong đó tài nguyên du lịch và dịch vụ vận chuyển du khách về các điểm đến giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Nếu du khách là chủ thể của du lịch, thì tài nguyên du lịch là khách thể và là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì:“Tài nguyên du lịch là cảnh quan sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [ 19]. Sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển du lịch vì nó quyết định việc hình thành các điểm thu hút khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Ngoài ra, điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách du lịch là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự liên doanh giữa các doanh nghiệp. Ta biết rằng, du khách phải được đáp ứng các nhu cầu về tham quan, ăn, ngủ, đi lại, mua sắm, vui chơi giải trí trong tour của họ. Du khách chỉ lựa chọn tour đi đến các nơi có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản đối với kỳ vọng của họ. Chính vì vậy, một trong những điều kiện quan trọng để thu hút khách đến là tại điểm đến phải có: 1) hệ thống các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh du lịch (các khách sạn, nhà hàng, hãng lữ hành, hãng vận chuyển, các điểm vui chơi giải trí, các cửa hàng bán lẻ ) cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch cho du khách; 2) Đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, tác phong phục vụ chuyên nghiệp; 3) Bộ máy quản lý nhà nước các cấp về du lịch và đi kèm đó là hệ thống các thể chế quản lý và chính sách của nhà nước về du lịch (Luật và các Văn bản pháp quy dưới luật; các chính sách và cơ chế quản lý du lịch; quy hoạch phát triển du lịch ). Trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi du khách từ nước này sang điểm đến ở nước khác du lịch thì, dịch vụ vận chuyển khách đảm bảo an toàn trên hành trình và chi phí cho hành trình đó có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong tổng thể chi phí của tour. Nếu được cung ứng bằng LCA và an toàn thì có điều kiện giảm giá tour và tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với du khách có thu nhập trung bình. Từ đó hình thành thương hiệu không chỉ cho LCA, mà còn tạo điều kiện cho sự ra đời của doanh nghiệp du lịch chi phí thấp, tạo ra lực cầu lớn hơn để phát triển ngành du lịch. Do vậy, liên doanh liên kết với các hãng cung ứng dịch vụ cho các khâu của tour, trong đó có hãng LCA là một tất yếu kinh tế xuất phát từ các điều kiện trên.
  49. 40 1.2.2.3. Các điều kiện thúc đẩy nhu cầu liên kết Du lịch -Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, liên kết với du lịch giúp các hãng LCA tăng khối cầu và quy mô thị trường của hãng. Để một hãng LCA phát triển, thì khối cầu và qui mô thị trường là yếu tố đầu tiên và quyết định. Việc tăng khối cầu và thị trường cho LCA phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố sau: 1) Sự tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là nước mẹ của hãng LCA. Khu vực ASEAN, nơi đang có nhiều hãng LCA là khu vực có nền kinh tế phát triển nóng và năng động nhất hiện nay. Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia ngày một tăng lên, nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các nước tăng nhanh, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch bình dân ở các nước trong khu vực. Bước vào thế kỷ XXI, với sự phát triển năng động ổn định của nền kinh tế Châu Á, các quốc gia trong khu vực và Việt Nam đã tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch và phát triển các hãng LCA. Đồng thời với sự phát triển và ứng dụng thành tựu cao của công nghệ thông tin vào đời sống xã hội, đặc biệt là sự mở cửa nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực và quốc tế đã tạo ra những nhân tố khách quan đảm bảo cho sự kinh doanh thành công của các hãng LCA và sự liên kết giữa chúng với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực; và 2) Địa bàn hoạt động mà các loại máy bay của hãng LCA có thể thực hiện, tức là bảo đảm khoảng cách từ 1 đến 5 giờ bay và gần các điểm đến du lịch, nơi có cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch hấp dẫn và thuận lợi thì sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành du lịch và hãng LCA là một khách quan kinh tế. Thứ hai, sự phát triển của các hãng LCA phải có khả năng khai thác các điều kiện bay và khí tài đặc thù như: 1) Sử dụng các công nghệ hiện đại có khả năng giảm thiểu tiêu hao nguyên liệu và khí tài thiết bị có tuổi thọ cao; 2) Sử dụng đơn chủng loại để giảm thiểu chi phí đào tạo lao động kỹ thuật bảo trì; 3) Phi công có khả năng bay trong điều kiện thời tiết phức tạp và hạ cánh an toàn xuống các sân bay phụ có điều kiện cất, hạ cánh ở mức tối thiểu cần thiết; 4) Giảm thiểu chi phí bằng cách khai thác tối đa năng lực của hệ thống internet để đặt chỗ và sử dụng lao động đảm nhận nhiều chức năng trên hành trình bay và dưới mặt đất; 5) Khai thác có hiệu quả thị trường ngách (negle market) mà các hãng hàng không truyền thống không có điều kiện khai thác như bay trong những giờ bay không thuận lợi hoặc đáp ứng các điều kiện bay tối thiểu và thỏa mãn nhu cầu của các dịch vụ vận tải đặc