Luận án Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam

pdf 27 trang vanle 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_tac_dong_den_viec_van_dung_ke_toan_quan.pdf

Nội dung text: Luận án Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN NGỌC HÙNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. 2 Công trình này được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN VĂN THẢO 2. TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia hoặc thư viện Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾTA CỦ ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập vào “Thế giới phẳng” theo xu hướng toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh truyền thống ngày càng có nhiều đối thủ tham gia, thay đổi nhanh hơn và ngày càng trở nên khó lường hơn bao giờ hết (Thomas Friedman, 2005). Tuy nhiên, việc môi trường kinh doanh thay đổi đem lại cả nguy cơ lẫn cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như các ngành kinh tế. Doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn hoặc là tự đào thải, hoặc là thay đổi để kịp nhịp phát triển: thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp, về chiến lược cũng như triết lý quản trị; điều này làm cho doanh nghiệp ngày càng thích ứng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh hơn thông qua các quyết định kịp thời (Langfield-Smith & ctg, 2009). Khi bắt đầu xu hướng hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Với quy mô sản xuất nhỏ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn, sử dụng lao động trình độ thấp đặc biệt là chưa quen vận dụng kế toán quản trị (KTQT) nên các DNNVV gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với các công ty lớn, các tập đoàn nước ngoài. Theo các điều khoản chung khi tham gia vào WTO cũng như các tổ chức thương mại khác như ASEAN, hoặc là việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa VN và Liên minh kinh tế Á – Âu (vào ngày 29-5-2015 vừa qua) thì theo lộ trình Việt Nam phải dỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan khiến việc giao thương trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn (Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, 2006). Tuy nhiên một vấn đề đáng quan ngại ở đây là nền kinh tế của Việt Nam lại chậm đổi mới từ bên trong do đặc thù chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy các DNNVV không những không tận dụng được nhiều cơ hội mà lại phải đối diện với nhiều khó khăn do quá trình hội nhập tạo ra. Một khi môi trường kinh doanh thay đổi theo xu hướng hội nhập toàn cầu, một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản trị Việt Nam là phải vận dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới để ứng phó, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của DN mình. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết các DNNVV cần phải nhanh chóng vận dụng KTQT để giúp các nhà quản trị có được các thông tin kịp thời và thích hợp, hữu hiệu, hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các nước trên thế giới, việc giảng dạy đào tạo KTQT tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do đó hiện nay phần lớnbộ phận kế toán công tác tại các DNNVV tại Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng KTQT. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây, cho đến nay việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị trong các DNNVV vẫn còn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là thực trạng tỷ lệ vận dụng KTQT trong các DNNVV nói chung còn thấp, các công cụ kỹ thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống vàhiệu quả đóng góp cho công tác quản trị chưa cao. Tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng KTQT chịu sự tác động của
  4. 4 nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, và các nhân tố này có thể làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam hoặc ngược lại. Do đó việc nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam là chủ đề rất quan trọng và hữu ích. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến việc vận dụngkế toán quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam” để thực hiện luận án của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Từ việc nhận diện nhân tố tác động và mức độ tác động của chúng, luận án gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, để từ đó có thể giúp các DNNVV tại Việt Nam hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong sân chơi hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau: Q : Thực trạng của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam trong thời gian 1 qua? Q : Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, mức 2 độ tác động củatừng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau? 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV tại Việt Nam đã, đang hoặc sẽ có ý định vận dụng dụng KTQT. Qua đối tượng nghiên cứu này, luận án sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung và DNNVV tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân tố phù hợp hoặc mang tính chất đặc thù với nền kinh tế thị trường mới mở cửa của Việt Nam. Ngoài rado hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiện của luận án, tác giả giới hạn phạm vi tiến hành khảo sát các DNNVV chủ yếu nằm tập trung ở hai thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận hai thành phố đó, mục đích để đa dạng hóa sự khác biệt về nhân tố văn hóa, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh giữa các vùng miền đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số DNNVV tại các tỉnh, thành phố nhỏ có nền kinh tế chậm phát triển trên cả nước để đa dạng hóa sự khác biệt các đặc trưng cơ bản về quy mô, trình độ lực lượng lao động Thời gian khảo sát trong vòng 12 tháng kể từ tháng 01 năm 2015.
  5. 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau: - Phương pháp định tính: dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát. - Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi-square), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ CÁC ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 6.1. Những điểm mới của luận án Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học trong nước thực hiện trước đây thì luận án đã thực hiện được một số điểm mới như sau: - Thứ nhất, khám phá thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. - Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam bằng các phương pháp định tính và định lượng. - Thứ ba, từ những khám phá đó tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụngKTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. 6.2. Các đóng góp khoa học của luận án Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản như sau: - Một là, thông qua việc tổng hợp thực tiễn vận dụng KTQT trong các DNNVV tại một số quốc gia và khu vực, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc vậndụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. - Hai là, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp đồng bộ để góp phần làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.
  6. 6 - Ba là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác cũng như áp dụng trong thời gian tới tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN  Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận. án  Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị và các nhân tố tác động đến việc vậndụng kế toán quản trị vào DNNVV.  Chương 3: Thiết kếnghiên cứu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.  Chương 5: Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Mặc dù các DNNVV đóng vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội, tuy nhiên trên thế giới việc nghiên cứu về KTQT tại DNNVV được đánh giá là chưa đầy đủ (Marriott & Marriott, 2000; Mitchell & Reid, 2000). Các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV có thể tóm tắt ở một số mảng như sau: - Thứ nhất, các nghiên cứu tổng thể liên quan về sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung qua các giai đoạn phát triển của KTQT. - Thứ hai, các nghiên cứu liên quan về việc vận dụng KTQT trong các DNVVV. - Thứ ba, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung và DNNVV nói riêng. 1.1.2. Nhận xét Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đã chỉ ra được được tiến trình và xu hướng phát triển của KTQT từ việc vận dụng vào DN những công cụ kỹ thuật quản trị sơ lược ban đầu cho đến những hệ thống hoạch định phát triển phức tạp ngày nay, những thay đổi của KTQT để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của DN và các nguyên nhân dẫn đến những sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT vào DN nói trên. Ngoài ra, mặc dù trước đây chưa nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV, tuy nhiên với sự gia tăng cạnh tranh do quá trình phẳng hóa thế giới mang lại, ngày càng có nhiều các nghiên cứu thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV ở cả các nước đã và đang phát
  7. 7 triển. Các khảo sát nghiên cứu không những đã chỉ ra mức độ vận dụng cũng như các công cụ kỹ thuật được sử dụng trong các DNNVV mà bên cạnh đó, bằng các phương pháp định tính và định lượng, cũng đã chỉ ra một số các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT vào DN nói chung và các DNNVV nói riêng. 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ Ở TRONG NƯỚC 1.2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Theo các khảo sát, nghiên cứu về việc áp dụng KTQT vào DN Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng trong một giai đoạn dài từ 1997 cho đến 2010 (Phạm Văn Dược 1997, Trần Anh Hoa 2003, Phạm Ngọc Toàn 2010) thì cho đến nay các DN chưa chú trọng đến việc vận dụng các công cụ kỹ thuật của KTQT vào hoạt động quản lý DN, thậm chí ở một số các DNNVV còn chưa có khái niệm về vận dụng KTQT hoặc chưa có bộ máy KTQT riêng biệt để phục vụ cho nhu cầu quản trị của DN. 1.2.2. Nhận xét Tại Việt Nam, qua một quá trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển KTQT tại Việt Nam, các tác giả đã đề xuất các phương hướng về vận dụng và xây dựng KTQT tại các DN Việt Nam. Việc phân tích chi tiết và đưa ra các mô hình KTQT cho mỗi loại hình DN khác nhau về ngành nghề (sản xuất, thương mại), về quy mô (DNNVV, DN lớn) đã giúp cho việc vận dụng KTQT vào các DN có được hướng đi rõ ràng hơn. Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam vẫn còn thiếu các khảo sát chỉ ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam theo phương pháp định tính và định lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV. 1.3. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1.3.1. Xác định khe hổng nghiênu cứ Từ việc xem xét, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài tác giả nhận thấy việc vận dụng KTQT cho các DNNVV tại Việt Nam mặc dù có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho DNNVV tại Việt Nam trong kinh doanh nhưng còn vướng mắc là mặc dù tính cấp thiết cao nhưng hiện nay qua các cuộc khảo sát từ trước đến nay tỷ lệ vận dụng KTQT trong DNNVV lại thấp, đặc biệt là đối với DN nhỏ và siêu nhỏ. Hiện nay tại Việt Nam mặc dù đã có những nghiên cứu về việc vận dụng KTQT vào các DNNVV, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với độ tin cậy cao, có tính khách quan về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Thay vào đó, các công trình chỉ mới tập trung vào việc xây dựng định hướng, xây dựng các mô hình vận dụng KTQT cho các loại hình DN khác nhau trên quan điểm và kinh nghiệm của các tác giả. 1.3.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả Từ việc xác định khe hổng nghiên cứu nói trên, trên quan điểm kế thừa và tiếp tục nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách trực tiếp và
  8. 8 có hệ thống, đầy đủ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tiến hành đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT vào các DNNVV tại Việt Nam. Tác giả lần lượt thực hiện các bước nghiên cứu như sau: Thứ nhất, khảo sát về thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam hiện nay. Thứ hai, khảo sát và tổng hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Thứ ba, đo lường độ tin cậy và mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Thứ tư, đưa ra định hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1  CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO DNNVV 2.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT 2.1.1. Các khái niệm về KTQT Hầu hết các cuộc cách mạng về sự thay đổi khái niệm KTQT có thể phát triển dựa trên ba trường phái chính; đó là việc phát triển từ các khái niệm của Viện KTQT Hoa Kỳ (IMA), Viện điều lệ KTQT (CIMA) và Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC). Vào năm 1981, IMA đưa ra khái niệm đầu tiên của mình về KTQT dựa trên sự phản ánh về nhu cầu thay đổi của DN đối với thông tin kế toán; tuy nhiên gần đây nhất vào 2008, IMA đưa ra khái niệm về công việc của KTQT là: “ một công việc chuyên nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định, đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báocáotài chính chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến lượccủa tổ chức” (Anthony A.Atkinson et al., 2012). Sự thay đổi về mặt khái niệm KTQT của IMA phản ánh xu hướng thay đổi vai trò của KTQT ngày càng thể hiện vai trò là một nhân tố của chiến lược kinh doanh nhằm giúp DN quản trị hiệu suất DN, lập kế hoạch và dự toán, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, lập báo cáo tài chính ở những thời điểm có sự thay đổi lớn, và thể hiện vai trò chuyên gia trong các phương pháp quản trị chi phí (IMA, 2008). Còn theo CIMA (CIMA, 1986, 10) thì đưa ra khái niệm về KTQT như là việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm các mục đích: tạo lập các chính sách, hoạch định và kiểm soát các hoạt động của DN, ra quyết định dựa trên các lựa chọn khác nhau, việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm đối tượng bên ngoài như cổ đông, chủ nợ, các cơ quan thuế Sau này trong quá trình hiệu chỉnh lại các thuật ngữ KTQT (CIMA, 2005, 18) thì vai trò của KTQT đã có nhiều bước tiến và thể hiện một vai trò rộng hơn. Nó được khái niệm lại như là việc áp dụng các nguyên lý kế toán và quản trị tài chính nhằm tạo ra, bảo vệ, duy trì lâu dài và gia tăng giá trị của cổ động và các bên có liên quan trong các DN hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, trong khu vực tư nhân hay khu vực công. Theo
  9. 9 đó, CIMA đã khái niệm lại KTQT một cách chi tiết hơn, nhấn mạnh rằng KTQT là một phần quan trọng của quá trình quản trị trong đó bao gồm việc nhận diện, tạo ra, trình bày, diễn giải các thông tin thích hợp. Sự thay đổi về khái niệm KTQT của CIMA thể hiện rằng KTQT đã tiến đến gần hơn mối quan tâm của các nhà quản trị cấp cao về việc tập trung vào tính hiệu quả, hoạch định chiến lược và tạo ra giá trị. Và đến nay, xu hướng của năm 2015 thì CIMA đã đưa ra khái niệm KTQT đơn giản là bao hàm kế toán, tài chính và quản trị với những công cụ quản lý hàng đầu (CIMA, 2015). Tương tự IFAC đưa ra khái niệm lần đầu vào năm 1989 thì KTQT “ là một quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt các thôngtin (cả về tài chính lẫn hoạt động) được sử dụng bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đolườngvà kiểm soát một tổ chức, và để đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức đó được sử dụng một cách phù hợp vàcótrách nhiệm”. Khái niệm này cũng tương tự như khái niệm truyền thống ban đầu của các tổ chức khác như IMA. Tuy nhiên sau đó 9 năm, vào năm 1998 thì IFAC đã hiệu chỉnh lại, mở rộng đáng kể vai trò của KTQT trong khái niệm mới của mình. Theo đó, KTQT được xem xét như các hoạt động gắn bó, đan xen với tất cả các hoạt động quản trị của tổ chức. Hay nói cách khác, KTQT hướng đến vai trò quản trị nhằm tập trung vào việc tạo ra giá trị cho tổ chức bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực với các con người năng động trong những tình huống cạnh tranh. Và sau này theo khái niệm mới về KTQT của IFAC (2002) thì “ KTQT hướng về các quá trình xử lý và kỹ thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn lực của tổ chức, giúp hỗ trợcácnhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ gia tăng giá trị cho khách hàng cũng như cổ đông” (Langfield-Smith & ctg., 2009, 6). Theo luật kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là “ việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,tài chính heot yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật kế toán, khoản 3, điều 4). 2.1.2. Vai trò, chức năng của KTQT Ngày nay trong các DN, KTQT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Theo IFAC thì vai trò KTQT thể hiện như một phần không thể tách rời của quy trình quản trị với vai trò cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát những hoạt động hiện tại của DN, hoạch định chiến lược, chiến thuật và hoạt động tương lai của DN; tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực; đo lường và đánh giá hoạt động của DN; giảm thiểu tính chủ quan trong quá trình ra quyết định và cải thiện hoạt động giao tiếp trong và ngoài DN (IFAC, 1998,99). Hầu hết các lý thuyết của KTQT đều đề cập đến các chức năng như hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả quản lý, cải thiện và phát triển các chiến lược cạnh tranh, ra quyết định như là những chức năng chính của KTQT để đạt được mục tiêu của công ty (Scapens, 1991; Weetman, 1999; Upchurch, 1998; Atkinson &ctg., 2001). Theo Ersnt & Young và IMA thì “ Các kế toán quản trị viên ngày càng được xem như là những nhà đối tác kinh doanh chứ không còn đơn thuần là những người giữ sổ sách như trước kia nữa, và họ ngày càng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề chiến lược chính, vượt ra khỏi giới hạn của kế toán tài chính ” (Ersnt & Young và IMA, 2003, 1). Điều này thể hiện ở việc
  10. 10 vai trò của các nhân viên kế toán quản trị ngày càng thoát ly ra khỏi chức năng truyền thống từ người “giữ sổ sách” hay “người kiểm soát” chuyển dần sang vai trò hỗ trợ kinh doanh hay nhà tư vấn kinh doanh nội bộ. Trong nghiên cứu của mình gần đây, Valančienė và Gimžauskienė (2007) đã kết luận rằng KTQT hiện đại mở rộng vai trò từ tích hợp số liệu sang vai trò cung cấp thông tin cho việc triển khai chiến lược. Và trọng tâm trước đây của KTQT là hướng đến cổ đông thì giờ hướng đến tổ hợp giải pháp hướng đến cả khách hàng – nhân viên – cổ đông. Nhóm giải pháp này hướng đến việc giám sát thường xuyên, đo lường và quản trị lợi thế chiến lược và kết quả trong tương lai (bằng cách phân bổ chiến lược thành những mục tiêu phù hợp, những thước đo cụ thể bằng bản đồ chiến lược). 2.1.3. Nội dung KTQT Hệ thống KTQT là một hệ thống thông tin nơi tạo ra các thông tin để đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị nhằm mục đích tạo ra giá trị và quản lý các nguồn lực. Nó góp phần tạo nên một hệ thống thông tin rộng khắp toàn DN, bao gồm các thông tin thường xuyên cũng như các thông tin phục vụ cho các mục đích đặc biệt như đánh giá, đo lường, hoạch định, kiểm soát một hoặc nhiều loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. Chính vì vậy, hệ thống thông tin KTQT không thể có khả năng đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu về thông tin của các nhà quản trị để ra quyết định, thay vào đó những thông tin này có thể phải tìm kiếm từ những nguồn khác, thậm chí là bên ngoài DN (Langfield-Smith 2012, 6- 9). Theo cách tiếp cận của Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA F5 – 2014) thì nội dung của KTQT trong DN có thể tóm tắt ở bốn mảng sau: chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT; các công cụ kỹ thuật ra quyết định; dự toán và kiểm soát; đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát. 2.2. Một số đặc điểm DNVVNcủa 2.2.1. Khái niệm DNNVV Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm thế nào gọi là DNNVV, mà khái niệm này được xác định bởi các tiêu chí khác nhau theo từng quốc gia, từng ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, khái niệm DNNVV trên thế giới có thể được xác định bởi các tiêu thức như: vị trí địa lý, quy mô, số năm thành lập, cấu trúc DN, số lượng nhân viên, doanh thu, tài sản ròng, cấu trúc sở hữu, đổi mới công nghệ (Deros et al., 2006). Ở Việt Nam, theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009, DNNVV được chia theo ngành, bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, tiêu thức chủ yếu để phân loại DNNVV ở Việt Nam là số lao động và số vốn, tuy nhiên cũng không nói rõ là số lao động bình quân hay số lao động tại thời điểm phân loại (vì đây là một tiêu thức gần như liên tục biến động trong năm kinh doanh); cũng như chưa phân biệt rõ được số vốn là vốn kinh doanh đăng ký trên giấy phép hay vốn hoạt động bình quân của DN. 2.2.2. Một số đặc điểm của DNVVN tại Việt Nam
  11. 11 Một cách tổng thể, các DNNVV tại Việt Nam có một số đặc điểm chung nổi bật như: chủ yếu là DN ngoài quốc doanh, trình độ năng lực quản lý của các nhà quản trị ở DNNVV cũng như trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, áp dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, khả năng tiếp cận và gia nhập thị trường của DNNVV còn thấp, có quy mô nhỏ xét về chỉ tiêu số lượng lao động và khả năng tài chính còn hạn chế 2.2.3. Thực trạnghững n khó khăn, thuận lợi khi vận dung KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam Xét về tổng thể, với hệ thống chính trị tương đối ổn định, nên hầu như các DN Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng không bị ảnh hưởng nhiều do sự bất ổn của việc thay đổi từ các chính sách điều hành vi mô – vĩ mô tác động. Thời gian qua cũng như sắp tới, cùng với hàng loạt hiệp định thương mại chuẩn bị được ký kết như TPP, các FTA ký kết giữa khối ASEAN và EU,RCEP (ASEAN+ 6), giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ tạo ra hàng loạt cơ hội giao thương làm ăn cho các DN Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng. Bên cạnh đó, lực lượng lao động của Việt Nam thuộc thành phần lao động trẻ, có tri thức, được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Điều này giúp cho các DNNVV thuận lợi trong việc trẻ hóa và nâng cao trình độ năng lực đội quản trị của DN mình, mà còn có thể tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ. Về mặt khó khăn, do ảnh hưởng tình hình kinh tế toàn cầu nói chung cũng như ền n kinh tế Việt Nam nói riêng, các DNNVV tại Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Các khó khăn xuất phát không chỉ từ phía áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, mà còn xuất phát từ nội tại của chính các DN. Xét về tổng thể, tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, tình hình giao thương với một số quốc gia trên thế giới như Nga, các nước trong khối liên minh EU ít nhiều bị tác động bởi tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu dẫn đến kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng như xuất khẩu của khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực. 2.3. Các nhân tố tác động đến việc vậnKTQT dụng trong DN Từ các kết quả nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trên thế giới, có thể rút ra và tổng hợp một sốmô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau: Thứ nhất, quy mô DN là một nhân tố quan trọng được cho là có sự tác động đến cả cấu trúc lẫn các sự sắp xếp về mặt kiểm soát trong DN. Thứ hai, nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến mặc dù kết quả trái ngược nhau. Thứ ba, nhân tố thiết kế tổ chức phân quyền được kiểm định chỉ ra tác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là trong DN có tổ chức phân quyền thì lựa chọn các công cụ kỹ thuật KTQT phức tạp hơn so với DN có tổ chức tập quyền. Thứ tư, nhân tố nguồn lực khách hàng được kiểm định chỉ ra tác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là khi DN phải đối mặt với nguồn lực khách hàng càng mạnh thì càng phải lựa chọn vận dụng
  12. 12 KTQT ở mức độ phức tạp hơn nhằm cải thiện quá trình ra quyết định và kiểm soát, để có thể đáp ứng được việc duy trì sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng (Abdel-Kader và Luther, R., 2008). Thứ năm, nhân tố tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN được kiểm định chỉ ra tác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là khi có sự tham gia của của các nhà đầu tư ngoại, DN sẽ sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật KTQT hơn so với những DN không có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại. Thứ sáu, nhân tố ngành nghề kinh doanh/các nhân tố kỹ thuật sản xuất tiên tiến (ATM), kỹ thuật quản trị toàn diện (TQM), kỹ thuật quản trị Just in time theo lý thuyết ngẫu nhiên đó là các nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT. Thứ bảy, nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường tác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là khi DN đối mặt với sự bất ổn cao của môi trường thì DN có xu hướng áp dụng tổ chức phân quyền, và kết quả là phải vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn. Thứ tám, khi nghiên cứu về tác động của nhân tố văn hóa DN đến việc vận dụng KTQT, AlperErserim (2012) đã chỉ ra rằng các loại hình văn hóa DN như: văn hóa hỗ trợ; văn hóa cải tiến và văn hóa quản lý theo mục tiêu có tác động đến việc vận dụng KTQT. Thứ chín, khi nghiên cứu về nhân tố chiến lược kinh doanh, rất nhiều tác giả đã chỉ ra rằng có sự tác động của nhân tố này lên việc vận dụng KTQT (Langfield-Smith, 1998b; Baines &Langfield-Smith, 2003; Perera et al., 2007; Tuan Zainun Tuan Mat & Malcolm Smith 2014). Thứ mười, trong DNNVV sự hiện diện của các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT. 2.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG CÓ LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT Trong các thập niên vừa qua, có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới dựa trên các lý thuyết được xây dựng nhằm diễn tả các mối liên quan giữa các nhân tốtác động đến việc vận dụng KTQT trong DN. Trong luận án của mình tác giả lựa chọn bốn lý thuyết tiêu biểu để làm nền tảng cơ bản cho nghiên cứu là lý thuyết về mối quan hệ lợi ích – chi phí (cost benefit theory), lý thuyết bất định của các tổ chức, lý thuyết đại diệnvà lý thuyết về tâm lý xã hội. 2.5. So sánh về nội dung, điều kiện, nhân tố ảnh hưởng vận dụng KTQT cho DNNVV vớiDN nói chung Xét về tổng thể về nội dung vận dụng KTQT, so với các DN lớn thì các DNNVV thường có xu hướng vận dụng các công cụ kỹ thuật đơn giản hơn, còn các công cụ kỹ thuật như ABC, phân tích biến động, nghiên cứu thị trường và các kỹ thuật cao cấp khác thường chỉ được sử dụng bởi một số ít các DN lớn (Druty et al., 1993). Phần lớn các DNNVV thường chỉ chú ý vào các con số trong báo cáo mà bỏ qua việc đánh giá, và thay vì sử dụng hệ thống thông tin quản trị thì công cụ Microsof Excel được sử dụng. Hơn một nửa số DNNVV được khảo sát đều xác nhận không hề sự dụng các công cụ quản trị chiến lược, các chỉ số phi tài chính mà thay vào đó lại đánh giá rất cao vai trò của các công cụ hoạt động đơn giản như dự toán, phân tích điểm hòa vốn, các chỉ số thể hiện hiệu quả
  13. 13 Thông thường DNNVV hay gặp khó khăn do thiếu thốn về mặt nguồn lực, nên việc tuyển dụng một KTQT viên chuyên nghiệp, làm việc toàn thời gian về mảng KTQT là điều ít xảy ra. Thay vào đó nhân sự này hay kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau hoặc có thể thiếu các kỹ năng của một KTQT viên chuyên nghiệp. Và sau này theo như nghiên cứu của CIMA (Michael Lucas & ctg., 2013) về thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Anh đã chỉ ra rằng trong các DNNVV thì người chủ/người điều hành DN thường đảm trách luôn công tác KTQT. trong khi đó với nguồn lực tài chính hùng mạnh của mình, các DN lớn thường tổ chức KTQT thành các bộ phận chức năng riêng biệt với bộ máy nhân sự riêng biệt chuyên trách do đó hiệu quả của việc vận dụng KTQT mang lại thường cao hơn. Việc thiếu thốn về mặt nguồn lực không chỉ ảnh hưởng đến nhân sự làm công tác KTQT, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống dữ liệu. Nó gây ra sự thiếu hụt các quy trình xử lý phức tạp trong KTQT hay sự thiếu hụt hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) trong việc cung cấp dữ liệu cho hoạt động kế toán. Từ đó dẫn đến các thông tin cung cấp cho nhà quản trị sẽ kém giá trị trong việc hỗ trợ ra quyết định về hoạch định và kiểm soát. Ngoài ra, sự thiếu hụt về các lời tư vấn chuyên nghiệp sẽ khiến cho các quyết định về tài chính dựa chủ yếu trên các ý kiến cá nhân (Michael Lucas & ctg., 2013). Một vấn đề khác cũng do việc thiếu hụt nguồn lực gây ra là các DNNVV thường thiếu định hướng về mặt chiến lược cũng như theo dõi quá trình triển khai chiến lược. Điều này xảy ra do hạn chế về mặt quy mô, năng lực nên các DNNVV thường hướng sự tập trung của DN mình vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà bỏ qua các định hướng lâu dài. Hệ quả tất yếu là các quyết định đầu tư của DNNVV thường được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý, và các dự toán dài hạn về vốn đầu tư thường hay bị bỏ qua, tuy nhiên điều này rất nguy hiểm đến sự tồn tại lâu dài của các DNNVV (Daniela Wiedemann, 2014). Một vấn đề khác của việc vận dụng KTQT trong DNNVV chính là nhận thức hay hiểu biết của người chủ đối với sự đóng góp của KTQT trong thành công của DN. Rất nhiều người chủ muốn giữ lại sự kiểm soát của mình đối với DN, nên không muốn tuyển dụng KTQT viên chuyên nghiệp. Bản thân người chủ trong trường hợp này muốn tự thân mình phân tích dữ liệu DN vì cho rằng các báo cáo của KTQT viên quá tóm lược và không phản ánh toàn bộ bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, việc vận dụng KTQT tại các DNNVV thường hay gặp thái độ ngờ vực, dè chừng từ phía các nhà quản lý và các nhân viên. Sự ngờ vực hay dè chừng này có thể xuất phát từ việc cảm thấy bị đe dọa về quyền lực, hoặc đơn giản là nhân viên cảm thấy bị giao thêm công việc mà không được tưởng thưởng gì thêm, từ đó dẫn đến thái độ không tin tưởng hay chỉ trích (Michael Lucas & ctg., 2013). KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
  14. 14 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu Quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng quát và (2) nghiên cứu chi tiết. Ở bước nghiên cứu tổng quát tác giả sử dụng phương pháp định htín để khám phá các nhân tố (các biến quan sát) tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, điều chỉnh và bổ sung chúng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy kiến kiến chuyên gia. Đến bước nghiên cứu chi tiết thì tất cả các biến sẽ được phân tích theo phương pháp định lượng thông qua các kỹ thuật bao gồm: tập hợp dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT rongt các DNNVV tại Việt Nam, kiểm tra lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuậtphân tích nhân tố khám phá (EFA). Như vậy, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Để mô tả và đánh giá “thực trạng vận dụng KTQT và các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT của các DNNVV tại Việt Nam thời gian qua”, luận án tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan, sau đó tiến hành tập hợp các nhân tố tác động thông qua các kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm Từ đó tiếp tục hiệu chỉnh các nhân tố tác động để đảm bảo phù hợp với các đặc điểm của DNNVV Việt Nam. (2) Để trả lời câu hỏi “những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT của các DNNVV Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốvà mối tương quan giữa chúng với nhau?”, dựa trên kết quả thu thập được ở bước nghiên cứu tổng quát, luận án tiến hành kiểm tra lại mô hình đo lường, độ tin cậy của các biến trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó, dựa vào kết quả nghiên cứu thu được ở trên thông qua khảo sát đánh giá của DNNVV tại Việt Nam, luận án sẽ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam. 3.1.2. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu của luận án được xác định như sau: +Xác định nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận án là xác định các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam. Từ đó tiếp tục kiểm định, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố. + Lý thuyết nghiên cứu: dựa trên các lý thuyết nền tảng có liên quan đến việc vận dụng KTQT là lý thuyết bất định, lý thuyết đại diện, lý thuyết xã hội học và lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí; tác giả đồng thời tham khảo thêm các nghiên cứu trước của các tác giả trên thế giới có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV.
  15. 15 + Xây dựng mô hình nghiên cứu: từ việc xác định nội dung nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước kia, tác giả đồng thời tiến hành xin ý kiến chuyên gia. Sau đó tổng hợp và hiệu chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm của DNNVV Việt Nam và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Mô hình nghiên cứu đề xuất này sẽđược đem ra bàn luận để hoàn thiện về mặt nội dung trước khi kiểm định. + Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính: các kỹ thuật của phương pháp sẽ được áp dụng như kỹ thuật phỏng vấn sâu, kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu. Từ đó tiến hành tổng hợp và xây dựng các thang đo để làm cơ sở tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng. + Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo đã xây dựng, tác giả tiến hành kiểm lại độ tin cậy của các thang đo (Cronbach Alpha), áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính. Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam Thang đo Cơ sở lý Thang đo Thảo luận nhóm thuyết chính thức nháp (n = 9) Nghiên cứu định lượng (n = 290) -Kiểm tra hệ số Cronbach Đo lường độ tin cậy Alpha biến tổng Cronbach Alpha -Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra phương sai trích Phân tích nhân tố khám Kiểm tra các nhân tố rút trích phá EFA Loại các biến có mức tải nhân tố nhỏ Phân tích mô hình hồi quy đa biến 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KTQT TRONG DNNVV Dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 10 nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam như sau: nhân tố thiết kế tổ chức phân quyền, nhân tố nguồn lực khách hàng, nhân tố tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư NN trong DN, nhân tố ngành nghề kinh doanh, nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường, nhân tố trình độ
  16. 16 nhân viên kế toán DN, nhân tố quy mô DN, nhân tố văn hóa DN, nhân tố chiến lược DN, nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành Phỏng vấn sâu để tìm hiểu các chủ ềđ cụ thể xoay xung quanh việc xác định các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Từ đó tác giả có thể hiểu biết sâu về một số vấn đề và tình huống cụ thể, thông qua đó có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc ềv hiện tượng đang quan tâm. Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT. Thành phần tham dự các cuộc thảo luận cũng như khảo sát gồm 09 chuyên gia, là những người có kinh nghiệm trong việc vận dụng KTQT trong các DN như kế toán trưởng, giám đốc tài chính, tổng giám đốc, chuyên viên tư vấn, những người tham gia giảng dạy lâu năm về KTQT trong các trường đại học . 3.3.2. Kết quả thảo luận chuyên gia Sau khi trao đổi bằng các kỹ thuật phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia, kết quả thảo luận về mô hình đề xuất ban đầu về các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam và các tiêu chí đo lường được tổng hợp bao gồm: Nhân tố quy mô DN, Nhân tố chi phí cho việc tổ chức KTQT, Nhân tố văn hóa DN, Nhân tố trình độ nhân viên kế toán DN, Nhân tố chiến lược kinh doanh, Nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước, Nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường, và Nhân tố nhận thức về KTQT của người chủ/người điều hành DN. Ngoài ra các chuyên gia cũng tiến hành thảo luận và xây dựng thang đo cho Nhân tố khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam. 3.3.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu Từ mô hình nghiên cứu đề xuất ở trên, kết hợp với phần bàn luận và thống nhất ý kiến với các chuyên gia tác giả đề xuất 80 giả thiết cần phải kiểm định, bao gồm: Giả thiết1 H - Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao. Giả thiết2 H - Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức KTQT càng thấp thì khả năng vận dụng KTQTthành công càng cao. Giả thiết3 H - Các DN có văn hóa DN hỗ trợ mạnh thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn. Giả thiết4 H - Các DN có nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề hoặc bằng cấp kế toán chuyên nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn. Giả thiết5 H - Các DN có chiến lược kinh doanh linh hoạt thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.
  17. 17 Giả thiết6 H - Các DN có tỷ lệ sở hữu nhà nước không quá bán hoặc đại diện vốn nhà nước không nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt như giám đốc, kế toán trưởng thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn. Giả thiết7 H - Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn. Giả thiết8 H - Các DN có người chủ/người điều hành DN có hiểu biết về KTQT, đánh giá cao tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQTthì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Từ kết quả thảo luận chuyên gia, tác giả tiến hành Xây dựng thang đo, bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành khảo sát. Sau khi thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu và sau đó phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 phục vụ cho việc phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu và chạy hồi quy tuyến tính bội. Dựa trên số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 29 biến, kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n ≥ 50 + 8 x 29 = 282 là phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Đối tượng khảo sát là các Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành hoặc các trưởng phòng ban, Kế toán trưởng, kế toán viên, chuyên viên KTQT và những người có khả năng tham gia trực tiếp trong công tác KTQT của doanh nghiệp. Trên cơ sở các giả thuyết và các biến được trình bày ở phần trên, luận án đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa “Khả năng vận dụng KTQT và các nhân tố tác động khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt” Nam theo phương trình hồi quy như sau: POSSi= α + β1SIZEi + β2COSTi + β3CULTi+ β4QUALi + β5STRAi + β6STATi + β7COMPi + β8PERCi +ε Trong đó: - POSS: Khả năng vận dụng KTQTcủa công ty mẫu thứ i - α: Hằng số (constant term) - βi: Hệ số các biến giải thích - εi: Phần dư (Residual) Các biến SIZEi, COSTi, CULTi, QUALi, STRAi, STATi, COMPi và PERCi lần lượt là các biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST), văn hoá DN (CULTURE), Trình độ nhân viên kế toán trong DN (QUALIFICATION), Chiến lược doanh nghiệp (STRATEGY), Mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), Mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION) và Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION) của doanh nghiệp thứ i. Ngoài ra, khi thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính đa biến trên, luận án sẽ làm rõ có sự xuất hiện của hiện tượng đa cộng tuyến hay không. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
  18. 18 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Từ các phương pháp sử dụng nghiên cứu đã được lựa chọn trong luận án, cũng như số liệu tổng hợp được từ mẫu nghiên cứu, trong chương này tác giả mong muốn làm rõ quá trình thu thập và khảo sát, cũng như quá trình tính toán ra kết quả nghiên cứu cuối cùng. Từ đó, luận án sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với độ tin cậy và khách quan cao hơn, nhằm đảm bảo ý nghĩa khoa học của luận án, phục vụ cho các công tác nghiên cứu tiếp theo sau này, cũng như làm tiền đề cho việc triển khai thuận lợi khi ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh. 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Kết quả khảo sát về mối liên hệ giữavận việc dụng KTQT và quy mô DN + Trong số 186 DNNVV Việt Nam xác nhận có vận dụng KTQT tại DN thì loại hình DN quy mô vừa chiếm tỷ trọng áp đảo đến 80.1% (tương ứng với 149 DN), kế tiếp là DN nhỏ với tỷ lệ 19.4% (tương ứng với 36 DN). Số DN siêu nhỏ có vận dụng KTQT chiếm tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn với tỷ lệ 0.5% (tương ứng với 1 DN). + Ngược lại trong số 104 DNNVV Việt Nam xác nhận không có vận dụng KTQT tại DN thì loại hình DN quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ trọng áp đảo đến 63.5% (tương ứng với 66 DN), kế tiếp là DN nhỏ với tỷ lệ 26% (tương ứng với 27 DN). Số DN vừa không có vận dụng KTQT chiếm tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn với tỷ lệ 10.5% (tương ứng với 11 DN). Ngoài ra, theo kết quả khảo sát ở trên, giá trị Sig. = 0.00 < 0.01 nên kết luận là việc vận dụng KTQT và nhân tố quy mô DN có mối liên hệ với độ tin cậy 99%. Như vậy trong các DNNVV hoạt động tại Việt Nam thì xu hướng thể hiện khá rõ mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô DN và việc lựa chọn vận dụng KTQT như là công cụ quản lý theo chiều hướng là doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì nhu cầu và xu thế quản trị càng cao và phức tạp, nên việc lựa chọn KTQT như là phương tiện quản lý đượcnhiều doanh nghiệpchấp nhận. 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng Bảng vị trí quan trọng của các yếu tố Biến độc lập Giá trị tuyệt đối % F8 0.940 19.16 F1 0.916 18.67 F5 0.892 18.19 F2 0.843 17.19 F7 0.562 11.46 F4 0.548 11.17 F3 0.204 4.16 Tổng số 4,905 100
  19. 19 Như vậy bảy nhân tố đại diện bao gồm mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION), văn hoá DN (CULTURE), nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION), quy mô doanh nghiệp (SIZE), chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST) và chiến lược doanh nghiệp (STRATEGY) lần lượt đóng góp 19.16%, 18.67%, 18.19%, 17.19%, 11.46%, 11.17% và 4.16% vào việc tác động làm gia tăng tính khả thi khi vận dụng KTQT vào các DNNVV tại Việt Nam. Tuy vậy, mô hình với 07 nhân tố đại diện nhưng chỉ phản ánh được 34.8% vấn đề nghiên cứu có nghĩa là sẽ còn có những nhân tố khác, biến quan sát khác có thể cũng ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT nhưng chưa được nghiên cứu này bao quát hết trong mô hình nghiên cứu hiện tại do giới hạn về phạm vi, thời gian và loại hình doanh nghiệp được khảo sát đã nêu ra ở phần mở đầu. Qua kết quả hồi qui chứng tỏ vai trò của các yếu tố trong việc tác động đến việc vận dụng KTQT được phân định thứ bậc rõ rệt. Vì thế, giải pháp nhằm tăng cường tính khả thi khi vận dụng KTQT phải dựa vào kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng nhưng cần được điều chỉnh qua thời gian khi giá trị vị thế của các nhân tố trên có sự thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện kinh tế, chính trị. 4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 4.2.1. Đối với nhóm các nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước trong DN: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố Mức độ sở hữu của nhà nước trong DNtương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo hướng là khi mức độ sở hữu của nhà nước trong DN không quá 49% và đại diện phần vốn của nhà nước trong DN không nắm giữ các vị trí quản trị chủ chốt như giám đốc/kế toán trưởng/chủ tịch HĐQT sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong DN. 4.2.2. Đối với nhóm các nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Mức độ cạnh tranh về thị trường của các DNNVV tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo hướng là mức độ của các hành động cạnh tranh của các đối thủ, mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu, mức độ cạnh tranh về giá cả càng cao, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường càng nhiều sẽ làm gia tăng mức độ khả thicủa việc vận dụng KTQT. 4.2.3. Đối với nhóm các nhân tố văn hóa :DN Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong DN có sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên hay có sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung, có sự hỗ trợ lẫn nhau từ các nhân viên trong các phòng ban sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT; đó chính là các đặc điểm của nền văn hóa DN hỗ trợ hoặc văn hóa DN hướng về mục tiêu. 4.2.4. Đối với nhóm các nhân tố nhận thức của người chủ/điều hànhdoanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo hướng là khi người chủ/người điều hành DN đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTQT, có hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT, có
  20. 20 nhu cầu càng cao về việc vận dụng KTQT hay chấp nhận mức chi phí càng cao trong việc đầu tư vận dụng KTQT sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT. 4.2.5. Đối với nhóm các nhân tố quy mô doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của DNNVV tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo hướng là quy mô DN càng lớn thể hiện qua doanh thu, số lượng nhân viên hoạt động bình quân, số lượng các phòng ban với chức năng rõ ràng, độc lập thì khả năng thành công cao hơn. 4.2.6. Đối với nhóm các nhân tốc hi phí cho việc tổ chức KTQT: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí cho việc tổ chức KTQT của các DNNVV tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo hướng là nếu yêu cầu chi phí về đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTQT trong DN thấp hay yêu cầu chi phí tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức KTQT trong DN thấp sẽ làm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT. 4.2.7. Đối với nhóm các nhân tố chiến lược: DN Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chiến lược của DNNVV tương thích với mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT theo hướng là nếu DN nếu đang vận dụng một trong các chiến lược như: sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng hay luôn tạo sự nhanh chóng thay đổi sản lượng sản xuất thì khả năng thành công cao hơn. 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TỪHÀM ÝKẾT QUẢ NGHIÊN UCỨ : Từ hàm ý kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp dựa trên tác động của các nhân tố như: mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp, chiến lược doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT, nhân tố văn hoá DN, quy mô doanh nghiệp và mức độ sở hữu của nhà nước. Các nhóm giải pháp này lần lượt áp dụng cho các DNNVV tại Việt Nam theo cách phân loại: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. 4.3.1. Giải pháp đối với các DN siêu nhỏ: Theo kết quả khảo sát việc vận dụng KTQT tại các DN siêu nhỏ thường hay thất bại hoặc khó triển khai bởi sự tác động theo hướng bất lợi của một số nhân tố như: + Quy mô DN quá nhỏ (số lượng lao động dưới 10 người) nên khó thành công khi vận dụng KTQT; + Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp: thường không đánh giá cao tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT (thông thường mô hình DN này chủ yếu đến từ các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, và người chủ DN thường tự mình quyết định tất cả); + Chiến lược kinh doanh: hầu như thông thường không có chiến lược kinh doanh rõ ràng hoặc thậm chí không quan tâm đến xây dựng chiến lược kinh doanh (chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh diễn ra hàng ngày). Tuy nhiên thay vào việc triển khai mô hình KTQT một cách chính thức và bài bản, tác giả khuyến nghị người chủ/ điều hành DN nên tự trang bị thêm các kiến thức ban đầu về KTQT để có thể thực hiện tốt hơn vai trò quản trị trong quá trình điều hành DN. Bên cạnh kinh nghiệm kinh doanh truyền thống của bản thân, người chủ DN cũng có thể tự trang bị thêm những công cụ kỹ thuật đơn giản để
  21. 21 có thể có những kế hoạch dự phòng cũng như phương án phản ứng nhanh nhằm giảm bớt những bất trắc trong kinh doanh cũng như giảm bớt các chi phí cơ hội có thể phát sinh do các quyết định không kịp thời hoặc không phù hợp (Michael & Malcolm, 2013). Ngoài ra DN siêu nhỏ nên tận dụng ưu điểm là số lượng lao động ít để từ đó người chủ/ điều hành DN bắt đầu lưu ý xây dựng bước đầu VHDN hỗ trợ, hướng theo mục tiêu chung để làm tiền đề thuận lợi khi vận dụng KTQT vào DN mình vào thời điểm thích hợp – là lúc DN lớn mạnh và chuyển sang quy mô nhỏ hoặc vừa. 4.3.2. Giải pháp đối với các DN nhỏ hoặc vừa: Với số lượng lao động dao động từ 10 đến 300 người, DN có thể linh hoạt bắt đầu vận dụng bước đầu các công cụ kỹ thuật KTQT truyền thống cho đến các công cụ kỹ thuật phức tạp như các công cụ kỹ thuật KTQT chiến lược tuỳ theo nội lực của. DN Để gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT các DN cần phải lưu ý một số giải pháp liên quan đến tác động từ các nhóm nhân tố đã được chứng minh qua khảo sát như sau: + Mức độ cạnh tranh trên thị trường Qua khảo sát cho thấy mặc dù Mức độ cạnh tranh trên thị trường là một nhân tố khách quan bên ngoài tuy nhiên nhân tố này tác động rất lớn đến khả năng thành công của DN khi vận dụng KTQT. Thực tế hiện nay từ cuối 2015 DNNVV Việt Nam đã phải đối diện với một áp lực cạnh tranh vô cùng lớn khi tham gia chung vào cộng đồng ASEAN và sắp tới khi Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào gia đoạn triển khai sau khi đạt thỏa thuận chính thức lần cuối trong 2016. Do đó tác giả đề xuất các DN có thể khéo léo tuyên truyền vận động trong nội bộ để biến áp lực cạnh tranh trên thị trường trước những đối thủ lớn mạnh hơn về quy mô, tiềm lực kinh tế cũng như trình độ quản lý trở thành động lực khiến cho quá trình hoàn thiện quy trình quản lý của DN diễn ra thuận lợi hơn. + Xây dựng văn hoáDN hỗ trợ (gia đình) mạnh Qua khảo sát cho thấy nhân tố này tác động lớn đến khả năng thành công của DN khi vận dụng KTQT, chỉ xếp sau nhân tố Mức độ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên, nếu DNNVV Việt Nam đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa mạnh thì đây sẽ là một nhân tố tác động tích cực đến khả năng thành công việc vận dụng KTQT vào DN, đặc biệt là khi DNNVV Việt Nam đang phải đối diện với áp lực toàn cầu hóa lớn như hiện nay. Một DN có nền VHDN mạnh đồng nghĩa với việc có thêm sự đồng thuận cao giữa các thành viên trong DN về các mục tiêu chung, từ chiến lược cho đến việc chia sẻ và nhìn nhận về các mục tiêu ngắn hạn. Từ đó sẽ làm gia tăng khả năng thành công khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như: hệ thống dự toán, hệ thống kế toán trung tâm trách nhiệm (nếu có). Do có được sự đồng thuận cao nên việc chia sẻ các mục tiêu cũng như các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc được dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp cho DN ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình. + Thay đổi nhận thức của người chủ/điều hànhdoanh nghiệp Nhân tố này qua kết quả khảo sát cũng đóp góp phần tác động quan trọng (chỉ sau hai nhân tố trên) đến khả năng thành công của DN khi vận dụng KTQT.
  22. 22 Như đã đề cập ở phần bàn luận, do lịch sử hình thành nền kinh tế thị trường chậm và ở Việt Nam một tỷ lệ lớn giám đốc các DNNVV trưởng thành đi lên từ các mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh nghiệp nên có phần hạn chế về mặt trình độ quản lý (theo Tổng cục thống kê thì số chủ DNNVV có trình độ trên đại học là 1.34%). Đây là một rào cản không nhỏ khi vận dụng KTQT vào các DNNVV Việt Nam, nên cần phải tập trung ưu tiên để cải thiện trình độ quản lý của chủ DNNVV nói chung và thay đổi nhận thức về tính hữu íchcủa các công cụ kỹ thuật KTQT nói riêng. Một khi người chủ DNNVV hiểu được, đánh giá được lợi ích do việc vận dụng KTQT mang lại cho DN mình thì họ mới mạnh dạn đầu tư để vận dụng KTQT cũng như khuyến khích, động viên hoặc chỉ đạo nhân viên mình trong quá trình triển khai vận dụng KTQT. + Thay đổiquy mô DN Rất nhiều các nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN trên thế giới đã chỉ ra rằng nhân tố này tác động theo hướng là quy mô DN càng lớn càng dễ thành công khi vận dụng KTQT. Và qua khảo sát được tiến hành trong luận án này một lần nữa khẳng định điều đó: DNNVV Việt Nam nếu có quy mô lớn thì khả năng thành công cao hơn khi vận dụng KTQT. Tuy nhiên vấn đề ở đây là DNNVV Việt Nam không thể tự nhiên lớn một cách duy ý chí, mà sự lớn mạnh về quy mô ở đây có thể là sự lớn mạnh thông qua hợp nhất các DN có cùng ngành nghề hoặc ngành nghề mang tính bổ trợ cho nhau. Chính sự liên kết sẽ làm cho DNNVV có tầm vóc mới, đáp ứng đủ yêu cầu về tài chính, nguồn lực khi làm ăn với các đối tác nước ngoài, hay làthuận lợi trong công tác tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng (hiện nay rất nhiều DNNVV Việt Nam không thể tiếp cận nguồn vốn vay vì quy mô quá nhỏ mặc dù có tiềm năng về đơn hàng tốt). Ngoài ra hiện nay còn có một làn sóng mua bán sát nhập DN rất lớn do các tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam. Do đó các DNNVV Việt Nam buộc phải lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp: bán lại cổ phần cho các đối tác nước ngoài để có thêm nguồn vốn cũng như học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm quản lý khi cùng hợp tác quản lý; hoặc tự tìm kiếm đối tác trong nước để có thể cùng sát nhập với đối tác có cùng văn hóa tương đồng, và tránh được điều nguy hiểm hơn là bị thôn tính bởi chính ngay đối tác của mình – bài học quản lý từ rất nhiều vụ hợp tác theo kiểu bán mình của các DN Việt Nam trước đây. Ngoài ra đối với các DN khi đạt đến quy mô DN vừa thì hầu hết đa phần đều có đặc điểm chung là hoặc là hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, hoặc là có nhiều bộ phận chi nhánh hoạt động độc lập, thậm chí quan hệ quản lý có thể phân cấp qua nhiều tầng. Do đó khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT cần phải lưu ý tổ chức tốt từ khâu thu thập thông tin đầu vào, quátrình xử lý thông tin và ra báo cáo/thông tin quản trị cần thiết cho các cấp. Do đó ngay từ công tác chuẩn bị nhân sự cho đến khâu tổ chức chứng từ cần phải có sự nhất quán cao độ. + Tổ chức KTQT trong DN vớic hi phí hợplý Đối với DN nhỏ và DN vừa chi phí để tổ chức KTQT trong DN không phải là một rào cản quá lớn, tuy nhiên cần lưu ý tính hợp lý giữa chi phí và lợi ích mang lại để tránh lãng phí nguồn lực DN. Tuy nhiên khảo sát đã chỉ ra là nếu chi phí tổ chức KTQT càng thấp thì càng khuyến khích DNNVV Việt
  23. 23 Nam mạnh dạn tham gia vận dụng KTQT. Hai vấn đề cần lưu ý về chi phí tổ chức KTQT trong DNNVV Việt Nam là chi phí về nguồn lực con người và chi phí về đầu tư trang thiết bị ban đầu, chi phí tư vấn. Về công tác nhân sự để đòi hỏi có một bộ phận KTQT độc lập với KQTC hiện nay trong DNNVV là không cần thiết thậm chí phản tác dụng do sự lỏng lẻo trong quan hệ giữa hai bộ phận độc lập trong cùng phòng ban. Do đó tác giả mạnh dạn đề xuất lựa chọn mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT, trong đó một phần thông tin quá khứ của bộ phận KTTC sẽ làm cơ sở để phục vụ cho công tác KTQT, tuy nhiên nên có ít nhất một nhân sự kế toán chuyên trách về xử lý thông tin KTQT. Và do đặc thù công việc phải liên hệ với các phòng ban khác trong vai trò thu thập và phản hồi thông tin, nhân sự này ít nhất giữ vị trí phó phòng kế toán để có thể giữ vai trò đối trọng. Bên cạnh đó công tác tổ chức KTQT trong DN rõ ràng khó có thể thành công nếu bên cạnh Giám đốc tài chính/ Kế toán trưởng không có vai trò tích cực tham gia của các Trưởng đơn vị phòng ban khác như Giám đốc/ Trưởng phòng kinh doanh; Giám đốc/ Trưởng phòng Marketing (nếu có); Trưởng phòng mua hàng; Giám đốc/ Trưởng phòng nhân sự và đặc biệt là Giám đốc điều hành. Các bộ phận này phải đượchọp thường xuyên hàng tháng để cập nhật tình hình biến động về mặt sản xuất kinh doanh của bộ phận sản xuất, kinh doanh, tác động đến việc chuẩn bị nguồn lực của các bộ phận phục vụ và tác động trong ngắn hạn của các kế hoạch hành động của DN, từ đó làm cơ sở đề điều chỉnh các chỉ tiêu, kế hoạch cho phù hợp. Về yêu cầu tin học hóa bộ máy kế toán thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống kế toán là yêu cầu bức thiết hiện nay của hầu hết các DN vì tính tiện ích và đáp ứng nhanh nhu cầu thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định nhanh chóng trong môi trường kinh doanh biến động phức tạp. Tuy nhiên tùy vào tình hình khả năng tài chính của DN cũng như trình độ tin học của nhà quản trị mà mỗi DN có thể lựa chọn phần mềm phù hợp. Các yêu cầu tối thiểu của một phần mềm kế toán hiện nay (có thể bán sẵn trên thị trường hoặc thiết kế lại theo nhu cầu DN hoặc đặt hàng thiết kế mới hoàn toàn) nhằm đáp ứng công tác KTQT bao gồm: Thứ nhất, đảm bảo công tác công tác phân loại chi phí được thực hiện dễ dàng và tiện lợi. Ví dụ khi nhập dữ liệu về chi phí khấu hao TSCĐ vào hệ thống, dữ liệu này cần được mã hóa để có thể thể hiện dưới dạng là định phí của bộ phận kinh doanh của chi nhánh A Từ đó công tác tập hợp dữ liệu để phân tích về mặt hiệu quả hoạt động hay tính toán giá bán sản phẩm trong từng trường hợp đều có thể tiến hành dễ dàng. Thứ hai, bên cạnh việc bảo mật thông tin thì việc đảm bảo việc phân quyền truy cập thông tin được thực hiện dễ dàng và tiện lợi. Ví dụ khi cần truy cập nhập dữ liệu về hàng tồn kho, không chỉ bộ phận kế toán và mua hàng mà ngay cả bộ phận kinh doanh, marketing cũng có thể truy cập dữ liệu này. Điều này đảm bảo tính thông suốt của thông tin, giúp cho công tác trao đổi thông tin hiệu quả hơn, đồng thời làm cho công tác giám sát tính hiệu quả của công việc trong DN tăng lên. + Xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt:
  24. 24 Trong kết quả khảo sát của luận án chỉ ra rằng đây là một nhân tố có tác động ít nhất đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam. Điều này cũng thể hiện rõ trong khảo sát vì phần đông các DM siêu nhỏ, nhỏ hầu như không quan tâm đến chiến lược kinh doanh dài hạn mà chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt do xu hướng hội nhập toàn cầu thì để tồn tại, các DNNVV Việt Nam cần phải thay đổi về tư duy kinh doanh, chú trọng xây dựng cho DN mình một chiến lược kinh doanh dài hơi và phù hợp. Để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi và đúng hướng, mỗi một DN cần phải định hướng rõ ràng chiến lược kinh doanh của mình dựa trên ưu – nhược điểm nội tại của DN. Một trong những ưu điểm nổi bật của loại hình DNNVV là tính linh hoạt cao, dễ dàng thay đổi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là để đáp ứng những yêu cầu của thị trường ngách. Do đó nếu DN lựa chọn chiến lược sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng, chú trọng thêm vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi, đáp ứng linh hoạt nhu cầu khách hàng về số lượng sản phẩm thì sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh so với các DN lớn cồng kềnh và nặng nề về mặt quy mô. Hơn nữa, chiến lược kinh doanh như trên sẽ tạo ra áp lực về nhu cầu quản trị, đồng thời cũng tạo ra tiền đề để việcvận dụng KTQTtrong các DNNVV diễn ra thuận lợi hơn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT vào các DN, các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh có rất nhiều lợi ích thu được cho các nhà quản trị trong công việc, và làm cho kết quả kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều các nhân tố tác động tới việc vận dụng KTQT vào DN, các nhân tố này có thể tác động tiêu cực hay tích cực là do cách nhận biết và vận dụng trong thực tế của các bên tham gia. Trong chương này, dựa vào kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4 cũng như đối chiếu so sánh các phần tổng quan lý luận đã được trình bày ở các chương trước, tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi khi vận dụng KTQT vào các DNNVV Việt Nam. 5.1. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như tại Việt Nam có liên quan đến đề tài, tác giả một lần nữa khẳng định lại vai trò quan trọng của việc vận dụng KTQT nhưlà một công cụ kỹ thuật quản trị hữu hiệu trong các DNNVV tại Việt Nam. Xuất phát từ lợi ích của việc vận dụng KTQT, tác giả đã tiến hành phân tích nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam, để rồi từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuất và giải pháp. Bằng phương pháp hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính (như phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia) và định lượng (như phương pháp kiểm định trung bình mẫu độc lập và chi bình phương, phân tích hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá), tác giả đã xác định được các nhóm nhân tố bao gồm: mức độ sở hữu của nhà nước, mức độ cạnh tranh của thị ,trường văn hoá DN, nhận thức của người chủ/điều hành doanh
  25. 25 nghiệp, quy mô doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT và chiến lược doanh nghiệp lần lượt tác động đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam theo mức tác động từ cao xuống thấp. 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Các kiến nghị đối với cơ quan ban ngành Chính phủ Hiện nay quá trình cổ phần hóa DNNN vẫn đang tiếp tục diễn ra nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư cũng như theo đúng lộ trình đề ra của Chính phủ. Do đó sắp tới Chính phủ cầncó những chỉ đạo, giải pháp quyết liệt hơn để nhanh chóng cổ phần hóa các DNNN nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động tại các DN này. Và dần dần tiến đến giai đoạn hội nhập sâu với thế giới thì tại các DNNN giai đoạn hậu cổ phần hóa Chính phủ cần sớm ban hành và có động thái giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống dưới mức chi phối, cũng như giảm bớt các mệnh lệnh hành chính chỉ đạo trong điều hành quản lý doanh nghiệp. Đó sẽ là tiền đề làm cho DNNVV Việt Nam có cơ hội để phát triển bức phá sau cổ phần hóa do tiếp thu được các kiến thức, kỹ thuật quản trị ntiê tiến trên thế giới. 5.2.2. Các kiến nghị đối với cơ quan, trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV Các trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV (như VCCI Việt Nam) có thể mở các lớp có hỗ trợ học phí một phần hoặc toàn phần nhằm đào tạo nâng cao về kiến thức KTQT cho những người chủ/điều hành doanh nghiệp tại các DNNVV Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua việc kết nối và mời các chuyên gia nước ngoài hoặc là các kiều bào thành đạt trong kinh doanh có kinh nghiệm trong lĩnh vực về KTQT về truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức thực tế về bài học vận dụng KTQTtrong các doanh nghiệp quốc tế. Từ đó có thể giúp các nhà quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để có thể vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như các công cụ quản lý hữu hiệu trong kinh doanh. 5.2.3. Các kiến nghị đối với bản thân DNNVV hoạt động tại Việt Nam Đối với các nhà quản trị trong DNNVV, việc thay đổi tư duy quản trị là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Tự trang bị và cập nhật kiến thức quản trị cho bản thân, trong đó có KTQT là việc mà không chỉ các nhà quản trị ở các DN lớn nên làm mà ngay cả bản thân các nhà quản trị ở các DNNVV cũng nên ý thức về điều đó. Bên cạnh đó, các nhà quản trị DNNVV nên thay đổi tư duy quản lý, sớm kết hợp với các trường đại học để trao đổi về nhu cầu đặt hàng nhân sự về lực lượng lao động nói chung và lực lượng sinh viên kế toán nói riêng. Và cuối cùng, việc xây dựng cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh là điều mà các nhà quản trị trong DNNVV Việt Nam cần cân nhắc và sớm lựa chọn mô hình văn hóa phù hợp và tiến hành triển khai. 5.2.4. Các kiến nghị chung về đề xuất một số công cụ kỹ thuật KTQT Việc triển khai vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT luôn là một biện pháp hữu hiệu để gia tăng tính hiệu quả kinh doanh của bất kỳ DN nào. Tuy nhiên việc xem xét kỹ mức độ tương thích của DN mình về mặt quy mô, chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên, văn hoá DN với các công cụ kỹ thuật KTQT (đã được trình bày rất nhiều và chi tiết ở các nghiên cứu trước) để từ đó lựa chọn ra giải pháp tối ưu sẽ giúp DN cải thiện được hiệu quả kinh doanh, vượt qua được tâm lý e ngại tốn kém chi phí khi vận dụng KTQT tại DN mình. Ngoài ra, khi lựa chọn công cụ kỹ thuật KTQT phù hợp cho bản
  26. 26 thân DN mình, các nhà quản trị nên chú trọng thêm về triển vọng phát triển của DN trong cả ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ làm cho DN chủ động hơn khi chuyển đổi từ mô hình từ DNnhỏ sang DN vừa hoặc từ DN vừa thành DN lớn trong tương lai, vì rõ ràng mức độ phức tạp của công cụkỹ thuật KTQT sẽ phải thay đổi để phù hợp với sự thay đổi quy mô của DN. 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nghiêm túc trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án, tuy nhiên theo tác giả luận án vẫn còn một số hạn chế sau đây: 5.3.1. Những hạn chế của luận án Mục tiêu của luận án là tìm ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam, tuy nhiên theo như kết quả của luận án thì các nhân tố trong nghiên cứu này chỉ mới đại diện được 34.8% biến quan sát, như vậy còn một tỷ lệ thất thoát khá lớn 65.2% các nhân tố tác động chưa được phát hiện. Bên cạnh đó, nhân tố VHDN là một nhân tố phức tạp và có thể được diễn giải dưới rất nhiều dạng biến quan sát khác nhau tùy theo cấp độ và loại hình VHDN tại mỗi DN. Tuy nhiên do thời gian và phạm vi nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ chọn ra được một số biến đại diện cho nhân tố này. 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam cũng như mở rộng nghiên cứu sang các kỹ thuật KTQT chiến lược (SMA) trong tương lại gần khi sức nóng của hội nhập ngày càng lan tỏa. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN Mức độ đóng góp của DNNVV Việt Nam được ví như là xương sống của nền kinh tế cũng đủ để nói lên tầm quan trọng của thành phần kinh tế này. Tuy nhiên với những hạn chế vốn có của mình, đây là loại hình doanh nghiệp dễ bị tổn thương khi Việt Nam hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu. Do đó để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, các DNNVV Việt Nam cần sớm cải thiện về năng lực quản trị để gia ăt ng hiệu suất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy đối với việc vận dụng KTQT trong các DNNVV Việt Nam có bảy nhóm nhân tố tác động theo từng mức độ khác nhau bao gồm mức độ sở hữu của nhà nước,ức m độ cạnh tranh của thị trường, văn hoá DN, nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức KTQT và chiến lược doanh nghiệp. Vì vậy theo tác giả, kết quả nghiên cứu của luận án này cũng như những kiến nghị, giải pháp đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các người chủ/điều hành DNNVV, các cơ quan, trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV, các cơ quan ban ngành Chính phủ tham khảo để từ đó có những quyết định, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính khả thi của vận dụng KTQT vào các DNNVV Việt Nam, hỗ trợ cho năng lực quản trị của DNNVV Việt Nam.
  27. 27 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Trần Ngọc Hùng, 2011. Góp phần định hướng xây dựng dự toán kinh doanh chodoanh nghiệp thương mại – dịch vụ tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 331 (6) – 2011 2. Trần Ngọc Hùng, 2012. The economic Cooperation between Korea and Vietnam – The reality and improving solution. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Tháng 6– 2012 3. Trần Ngọc Hùng (chủ nhiệm), 2013. Xây dựng dự toán kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ tại Việt Nam. Đề tài khoa học cấp trường (Đại học Công nghiệp). Mã số đề tài: 2232012 4. Trần Phước, Trần Ngọc Hùng, 2013. Obstacles to successful implementation of Balanced Scorcard to small and medium enterprises in Vietnam: current situation and solution. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Tháng 12 – 2013 5. Trần Ngọc Hùng, 2014. Xây dựng dự toán kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ tại Việt Nam. Tạp chí Đại học Công nghiệp, Số 2 (14) – 2014 6. Trần Văn Tùng, Trần Ngọc Hùng, 2014. Thông tin kế toán của doanh nghiệp thương mại trong việc ra quyết định kinh doanh. Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 18 (9) – 2014 7. Trần Phước, Trần Ngọc Hùng, 2014. Impact of Goverment policies and regulations on the development of international retailing and services – case study of Vietnam market. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Tháng 11 – 2014