Kinh tế - Tìm hiểu về Chủ nghĩa tư bản

pdf 29 trang vanle 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế - Tìm hiểu về Chủ nghĩa tư bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_tim_hieu_ve_chu_nghia_tu_ban.pdf

Nội dung text: Kinh tế - Tìm hiểu về Chủ nghĩa tư bản

  1. Tác phẩm dịch DC-08 Chủ nghĩa tư bản là gì? Ayn Rand Phạm Đoan Trang dịch
  2. © 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tác phẩm dịch DC-08 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Chủ nghĩa tư bản là gì?* Ayn Rand Phạm Đoan Trang† dịch (Phiên bản ngày 10/11/2010) Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR. * Dịch từ nguyên bản tiếng Anh What Is Capitalism? lần đầu công bố trong Tạp chí The Objectivist Newsletters (Bản tin Khách quan luận), Số tháng 11-12/1965. In lại như Chương 1 trong Capitalism – The Unknown Ideal, Signet, 1986. † Phóng viên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Email: doantrang2705@gmail.com. 1
  3. Sự phân rã của triết học trong thế kỷ 19 và sự sụp đổ của nó trong thế kỷ 20 đã dẫn tới một quá trình tương tự trong tiến trình khoa học hiện đại, tuy chậm hơn nhiều và ít rõ ràng hơn. Ngày nay, sự phát triển cuồng nhiệt của công nghệ có một tính chất gợi nhớ về những ngày trước khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 xảy ra: được tạo đà từ quá khứ, dựa vào những di sản chưa được công nhận của nhận thức luận Aristote, nó là một quá trình mở rộng sôi nổi, nhiệt tình, bỏ qua một thực tế là mô hình giả định của nó từ lâu đã bị thổi phồng quá mức – rằng trong lĩnh vực lý thuyết khoa học, các nhà khoa học không thể phối hợp hay diễn giải dữ liệu của chính mình, đã dại dột thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa thần bí thời nguyên thủy. Tuy vậy, trong các ngành khoa học nhân văn, sự sụp đổ đã trôi qua, suy thoái đã bắt đầu, và sự sụp đổ của khoa học gần như là hoàn toàn. Có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng nhất của việc này ở những ngành khoa học còn tương đối non trẻ như tâm lý học và kinh tế chính trị. Trong tâm lý học, người ta có thể quan sát nỗ lực nghiên cứu hành vi của con người mà không tham chiếu tới thực tế là con người có ý thức. Trong kinh tế chính trị, người ta có thể quan sát nỗ lực nghiên cứu và phát minh hệ thống xã hội mà không tham chiếu tới con người. Chính triết học đã định nghĩa và thiết lập các tiêu chuẩn nhận thức luận để hướng dẫn tri thức của con người nói chung và các khoa học cụ thể nói riêng. Kinh tế chính trị nổi lên trong thế kỷ 19, trong kỷ nguyên phân rã của triết học hậu Kant, và không có ai để mà kiểm tra những lập luận mang tính giả thuyết (premise) hay để thách thức nền tảng của nó. Một cách ngấm ngầm, không phê phán, kinh tế chính trị mặc nhiên chấp nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa tập thể như thể đó là chân lý của nó. Các nhà kinh tế chính trị - kể cả những người cổ súy cho chủ nghĩa tư bản – định nghĩa môn khoa học của họ là ngành nghiên cứu việc quản lý, hoặc định hướng, hoặc tổ chức, hoặc điều khiển các “nguồn lực” của một “cộng đồng” hoặc một quốc gia. Bản chất của những “nguồn lực” này không được định nghĩa; quyền sở hữu của cộng đồng đối với chúng được coi như hiển nhiên; và mục tiêu của kinh tế chính trị được giả định là nghiên cứu xem làm thế nào để huy động những “nguồn lực” này vì “lợi ích chung”. Người ta chỉ chú ý một cách hời hợt, nếu có, đến cái thực tế là “nguồn lực” cơ bản liên quan chính là con người, con người là một thực thể có đặc tính cụ thể với những năng lực cụ thể và đòi hỏi cụ thể. Con người được xem đơn giản như là một yếu tố sản xuất, cùng với đất đai, rừng, hay mỏ - như là một trong những yếu tố ít quan trọng nhất, bởi vì nhiều nghiên cứu 2
  4. đã được dành cho ảnh hưởng và chất lượng của những yếu tố khác hơn là cho vai trò hay chất lượng của con người. Kinh tế chính trị, trong thực tế, là một khoa học bắt đầu giữa dòng: nó quan sát thấy con người sản xuất và trao đổi, nó nghiễm nhiên coi là con người đã và sẽ luôn luôn làm như thế - nó công nhận điều này là hiển nhiên, không cần cân nhắc sâu xa thêm – và nó tự xác định cho mình vấn đề là phải làm thế nào để tìm ra cách tốt nhất để “cộng đồng” trừ khử những nỗ lực cá nhân. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho quan điểm mang tính bộ lạc này về con người. Chủ nghĩa vị tha là một trong số đó; và sự nổi lên ngày càng mạnh của chủ nghĩa nhà nước trong giới trí thức của thế kỷ 20 là một nguyên nhân khác. Xét trên phương diện tâm lý học, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân chia linh hồn–thể xác (vấn đề tri thân - ND) đã ngấm vào văn hóa Âu châu: sản xuất vật chất bị coi như một nghĩa vụ kém vinh quang, thuộc về giới hạ lưu, không quan hệ tới những mối ưu tư của trí tuệ; sản xuất vật chất là một nhiệm vụ được gán cho nô lệ hoặc nông nô kể từ khi bắt đầu nền lịch sử thành văn. Thiết chế của chủ nghĩa nô lệ kéo dài dưới hình thức này hình thức khác cho mãi đến thế kỷ 19; về mặt chính trị, nó bị xóa bỏ chỉ bởi sự ra đời của chủ nghĩa tư bản - về mặt chính trị chứ không phải về mặt trí tuệ. Quan niệm coi con người là một cá nhân tự do, độc lập, trái ngược một cách sâu sắc với văn hóa châu Âu. Sâu xa từ gốc rễ, đó là một nền văn hóa bộ lạc; trong tư duy của châu Âu, bộ lạc là một thực thể, một đơn vị, và con người chỉ là một trong những tế bào có thể bị hy sinh của bộ lạc. Điều này cũng đúng với kẻ cai trị và nông nô: những kẻ cai trị được coi là người nắm giữ những đặc quyền đặc lợi chỉ nhờ tính chất của các dịch vụ mà họ mang lại cho bộ lạc, những dịch vụ đó được coi như thuộc về một tầng lớp cao quý, là lực lượng vũ trang hay quân đội. Nhưng một người cao quý cũng là vật sở hữu của bộ lạc, hoàn toàn giống như nông nô: sinh mạng và tài sản của người đó thuộc về nhà vua. Phải nhớ rằng thiết chế tài sản tư nhân, trong ý nghĩa pháp lý đầy đủ của thuật ngữ này, là do chủ nghĩa tư bản sinh ra. Trong những thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, tài sản tư nhân tồn tại de facto, chứ không phải de jure, tức là tồn tại nhờ những tục lệ và sự bất đắc dĩ phải chấp nhận, chứ không phải bằng quyền hay luật pháp. Theo luật định và theo nguyên tắc, tất cả tài sản thuộc về người đứng đầu bộ lạc, thuộc về nhà vua, và người ta chỉ được giữ tài sản khi có sự cho phép của vua, có thể bị rút phép bất cứ lúc nào tùy ý vua. (Nhà vua có thể và quả thật đã tước đoạt bất động sản của những quý tộc cứng đầu cứng cổ trong suốt tiến trình lịch sử châu Âu). 3
  5. Triết học Mỹ về các Quyền Con Người không bao giờ được giới trí thức châu Âu thấu hiểu một cách triệt để. Quan niệm thống soái của châu Âu về sự giải phóng đã chuyển từ quan niệm con người là nô lệ của một nhà nước tuyệt đối do nhà vua đại diện, sang quan niệm con người là nô lệ của một nhà nước tuyệt đối do “nhân dân” đại diện – tức là chuyển từ làm nô lệ của ông chủ bộ lạc sang làm nô lệ của bộ lạc. Quan điểm phi-bộ lạc về hiện tồn không sao thâm nhập được vào những cái đầu vốn coi đặc quyền cai trị bằng vũ lực đối với người sản xuất vật chất là dấu hiệu của sự cao quý. Do đó, các nhà tư tưởng của châu Âu không lưu ý tới một sự thực rằng trong suốt thế kỷ 19, các nô lệ lao dịch đã bị thay thế bởi những người phát minh ra thuyền hơi nước, và những thợ rèn ở làng thì bị thay chân bởi người sở hữu lò hơi luyện kim. Và họ tiếp tục lối suy nghĩ sử dụng những thuật ngữ (những mâu thuẫn về thuật ngữ) như “nô lệ được trả lương” hay “sự ích kỷ chống lại xã hội của các nhà công nghiệp, những người lấy đi quá nhiều của xã hội mà không cho lại xã hội cái gì” – dựa trên một chân lý hiển nhiên không hề bị bác bỏ, rằng của cải là một sản phẩm mang tính bộ lạc, xã hội, khuyết danh. Ý niệm đó đã không bị bác bỏ cho đến tận ngày nay; nó thể hiện cái giả định tuyệt đối, cũng là nền tảng của kinh tế chính trị đương thời. Để lấy một ví dụ về quan niệm này và những hậu quả nó sinh ra, tôi sẽ trích dẫn một bài viểt về “Chủ nghĩa tư bản” trong Bách khoa thư Britannica. Bài viết không đưa ra định nghĩa nào về đối tượng (mà nó đề cập tới), và mở đầu như sau: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, một thuật ngữ dùng để định danh hệ thống kinh tế thống trị ở phương Tây kể từ khi chủ nghĩa phong kiến sụp đổ. Điều cốt yếu ở bất kỳ hệ thống nào được gọi là tư bản, là các mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất phi nhân tính (đất đai, mỏ, nhà máy công nghiệp, v.v được gọi chung là vốn [phần in nghiêng là của tôi] và những công nhân tự do nhưng không có vốn, những người bán dịch vụ lao động của họ cho người thuê họ Kết quả, các đàm phán về lương sẽ quyết định cái tỷ lệ theo đó tổng sản phẩm của xã hội được chia sẻ giữa giai cấp lao động và giai cấp chủ doanh nghiệp tư bản. (Tôi trích dẫn từ bài diễn văn của Galt trong Atlas Shrugged, ở một đoạn mô tả những giáo lý của chủ nghĩa tập thể: Nhà công nghiệp – bỏ qua – không có người nào như thế. Nhà máy là một ‘nguồn lực tự nhiên’, giống như cái cây, tảng đá hay vũng bùn”.) Thành công của chủ nghĩa tư bản được Britannica giải thích như sau: 4
  6. Việc sử dụng có năng suất “thặng dư xã hội” là tính chất đặc biệt đã làm cho chủ nghĩa tư bản có thể tiến nhanh hơn tất cả các hệ thống kinh tế trước nó. Thay vì xây kim tự tháp và nhà thờ, những người kiểm soát thặng dư xã hội đã lựa chọn đầu tư vào tàu, nhà kho, nguyên vật liệu thô, hàng hóa thành phẩm và các hình thái vật chất khác của của cải. Thặng dư xã hội do đó được chuyển hóa thành năng lực sản xuất mở rộng. Những lời này nói về cái thời mà dân số châu Âu tồn tại trong nghèo đói đến mức tỷ lệ tử vong ở trẻ em lên tới 50%, và nạn đói theo chu kỳ quét sạch số dân “thặng dư” mà các nền kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa không thể nuôi nổi. Tuy nhiên, không phân biệt giữa thuế bị tước đoạt và của cải sản xuất theo phương thức công nghiệp, Britannica khẳng định rằng chính của cải thặng dư ở thời đó là cái mà các nhà tư bản buổi đầu đã “kiểm soát” và “lựa chọn đầu tư” – và rằng sự đầu tư này là nguyên nhân của sự thịnh vượng kỳ diệu ở thời đại sau đó. “Thặng dư xã hội” là gì? Bài viết không đưa ra định nghĩa hay giải thích nào. “Thặng dư” hàm ý phải có một mức bình thường; vậy nếu tồn tại được với nạn đói kinh niên đã là trên mức bình thường, thì mức bình thường đó là gì? Bài viết không giải đáp. Tất nhiên, không có cái gọi là “thặng dư xã hội”. Tất cả của cải đều do ai đó sản xuất và thuộc về ai đó. Và cái “tính chất đặc biệt đã làm cho chủ nghĩa tư bản có thể tiến nhanh hơn tất cả các hệ thống kinh tế trước nó” là tự do (khái niệm không hề có mặt trong từ điển của Britannica) - cái đã đưa tới, không phải sự tước đoạt, mà là sự sáng tạo ra của cải. Tôi sẽ có nhiều điều nữa để nói sau, về bài viết đáng hổ thẹn đó (đáng hổ thẹn về nhiều mặt, không có chút tính học thuật nào). Vào lúc này, tôi chỉ trích dẫn nó như một ví dụ súc tích cho cái lập luận bộ lạc chủ nghĩa đang là cơ sở cho nền kinh tế chính trị ngày nay. Cả những kẻ thù lẫn các anh hùng của chủ nghĩa tư bản đều chia sẻ lập luận đó theo một cách như nhau; nó tạo cho các kẻ thù của chủ nghĩa tư bản sự thống nhất từ bên trong, và tước vũ khí khỏi tay các vị anh hùng bằng một thứ hào quang tinh tế nhưng có tính hủy diệt là thói đạo đức giả. Bằng chứng là nỗ lực của họ nhằm bào chữa cho chủ nghĩa tư bản trên cơ sở “lợi ích chung”, “dịch vụ cho người tiêu dùng” hay “sự phân phối tốt nhất các nguồn lực.” (Các nguồn lực của ai?) Nếu cần phải hiểu chủ nghĩa tư bản, tiền đề có tính chất bộ lạc chủ nghĩa kia là cái cần được kiểm tra lại – và bác bỏ. 5
  7. Nhân loại không phải là một thực thể, một cơ quan hay một bụi san hô. Thực thế tham gia vào sản xuất và trao đổi là con người. Bất cứ ngành khoa học nhân văn nào cũng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu con người – chứ không phải nghiên cứu khối tập hợp lỏng lẻo gọi là “cộng đồng”. Vấn đề này thể hiện một trong những khác biệt về nhận thức luận giữa các ngành khoa học nhân văn và khoa học vật lý, một trong những nguyên nhân dẫn đến mặc cảm tự ti xứng đáng của những ngành nhân văn trước những ngành vật lý. Một ngành khoa học vật lý sẽ không (ít nhất là chưa) cho phép nó bỏ qua hay tránh nhắc tới bản chất của đối tượng nghiên cứu. Bởi vì quan niệm như thế có nghĩa là: khoa học thiên văn quan sát bầu trời, nhưng không chịu nghiên cứu từng ngôi sao, hành tinh, và vệ tinh riêng lẻ - hoặc y học nghiên cứu bệnh tật mà không có chút kiến thức hay tiêu chuẩn nào về sức khỏe, và coi đối tượng nghiên cứu căn bản của nó - bệnh viện - như một tổng thể, chứ không tập trung vào bệnh nhân nào. Có thể học được rất nhiều về xã hội bằng cách nghiên cứu con người; nhưng quá trình này không thể đảo ngược: không thể học về con người bằng cách nghiên cứu xã hội – bằng cách nghiên cứu các mối quan hệ nội bộ giữa các thực thể mà người ta chưa bao giờ xác định hay định nghĩa được. Tuy nhiên đó đã là phương pháp luận được nhiều nhà kinh tế chính trị sử dụng. Thái độ của họ, trong thực tế, đẩy tới một định đề ngầm, không được phát biểu: “Con người là cái phù hợp với các phương trình kinh tế”. Bởi vì rõ ràng con người không phù hợp, nên điều này dẫn tới một thực tế kỳ lạ là, bất chấp bản chất thực dụng của ngành khoa học của họ, các nhà kinh tế chính trị, kỳ cục thay, không thể nối kết những gì họ đã trừu tượng hóa với cái cụ thể của hiện thực. Điều này cũng dẫn đến một kiểu tiêu chuẩn kép hoặc góc nhìn kép, gây trở ngại trong cách nhìn nhận con người và sự kiện: nếu quan sát một thợ đóng giày, người ta không khó khăn gì mà không kết luận rằng anh ta làm việc là để kiếm sống; nhưng nếu là các nhà kinh tế chính trị, trên một định đề mang tính bộ lạc chủ nghĩa, người ta tuyên bố rằng mục đích (và nhiệm vụ) của anh ta là cung cấp giày cho xã hội. Nếu quan sát một kẻ ăn xin ở một góc phố, người ta sẽ gọi anh ta là kẻ lười biếng; còn trong kinh tế chính trị thì anh ta trở thành một “người tiêu dùng tối cao”. Khi nghe học thuyết cộng sản nói rằng tất cả tài sản phải thuộc về Nhà nước, thì người ta phủ nhận nó một cách mạnh mẽ và cảm thấy, một cách chân thật, rằng họ phải chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản cho đến chết; nhưng trong kinh tế chính trị, người ta lại nói về nhiệm vụ của chính phủ tác động tới “tái phân phối tài sản một cách công bằng”, và người ta nói về doanh nhân như những người tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc nhận ủy thác “các nguồn lực tự nhiên” của quốc gia. 6
  8. Đó là những gì một giả thuyết căn bản (và là sơ suất trong triết học) sẽ tạo nên; là những gì một giả thuyết mang tính bộ lạc chủ nghĩa đã làm nên. Để bác bỏ giả thuyết đó và bắt đầu từ đầu – theo cách tiếp cận đến kinh tế chính trị và đến sự đánh giá những hệ thống xã hội khác nhau – người ta phải bắt đầu bằng việc xác định bản chất của con người, tức là xác định những đặc điểm căn bản phân biệt con người với các loài sinh vật khác. Đặc điểm cơ bản của con người là tính duy lý. Trí tuệ của con người là phương tiện căn bản để họ sống sót – phương tiện duy nhất của họ để thu nạp kiến thức. Con người không thể sống, như những động vật sống, nhờ sự hướng dẫn của đơn thuần các khái niệm Người ta không thể nào chu cấp cho những nhu cầu vật chất đơn giản nhất của mình mà không có một tiến trình tư duy. Người ta cần một tiến trình tư duy để khám phá ra cách trồng trọt và thu hoạch thức ăn hay là cách làm thế nào tạo ra vũ khí để săn bắn. Những ý niệm của con người có thể đưa họ tới một cái động, nếu như có một cái động – nhưng để xây dựng nên chiếc hầm trú ẩn giản đơn nhất thì người ta cần một tiến trình tư duy. Không có khái niệm nào, không có “bản năng” nào nói cho con người biết cách nhóm lửa, dệt vải, rèn công cụ, làm bánh xe, làm máy bay, làm sao thực hiện cắt bỏ ruột thừa, làm sao sản xuất bóng đèn điện hay đèn ống hay máy gia tốc hay một hộp diêm. Tuy nhiên đời sống của con người phụ thuộc vào những kiến thức ấy – và chỉ hành động có ý chí của nhận thức, một tiến trình tư duy, là có thể cung cấp những kiến thức đó. Tiến trình tư duy là một quá trình định vị và hòa nhập cực kỳ phức tạp, mà chỉ trí tuệ cá nhân có thể thực hiện. Không có cái gọi là trí tuệ tập thể. Con người có thể học hỏi từ nhau, nhưng việc học đòi hỏi ở cá nhân mỗi người học một quá trình tư duy. Con người có thể hợp tác cùng phát hiện ra kiến thức mới, nhưng sự hợp tác đó đòi hỏi việc rèn luyện tư duy độc lập bởi cá nhân mỗi nhà khoa học. Con người là loài sinh vật duy nhất có thể truyền tải và mở rộng kho dự trữ kiến thức của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác; nhưng sự truyền tải đó đòi hỏi ở cá nhân mỗi người nhận một tiến trình tư duy. Hãy xem sự sụp đổ của các nền văn minh, những thời kỳ đen tối trong lịch sử phát triển của nhân loại, khi lượng kiến thức tích lũy qua hàng thế kỷ biến mất khỏi cuộc sống của những người không thể, không sẵn sàng, hoặc bị cấm suy nghĩ. Để có thể sống sót, mọi loài sinh vật đều phải theo đuổi một quá trình hành động nào đó mà bản chất của nó đòi hỏi. Đối với con người, sự tồn tại của họ đòi hỏi chủ yếu là tri thức: 7
  9. mọi thứ mà con người cần đều phải do trí tuệ con người khám phá ra và được sản xuất ra nhờ nỗ lực của họ. Sản xuất là việc ứng dụng lý trí vào mục đích tồn tại. Khi một số người nào đó không muốn suy nghĩ, họ có thể sống sót chỉ bằng cách bắt chước và lặp lại một thói quen công việc do người khác khám phá ra – nhưng phải có những người khác khám phá ra nó, nếu không thì không ai sống sót. Khi một số người không muốn suy nghĩ hay làm việc, họ có thể sống sót (tạm thời) chỉ bằng cách cướp đoạt các hàng hóa do những người khác sản xuất ra – nhưng những người khác đó cũng phải sản xuất hàng hóa, nếu không thì không ai sống sót. Trong vấn đề này, bất kể lựa chọn là gì, bởi bất kỳ người nào hay bất kỳ số người nào, bất kể những mục đích họ có thể lựa chọn theo đuổi là mù quáng, phi lý trí, hay xấu xa đến thế nào – sự thật vẫn là lý trí là phương tiện để con người sống sót, và việc con người thịnh vượng hay gục ngã, sống sót hay lụi tàn tỷ lệ với mức độ lý trí của họ. Bởi vì kiến thức, tư duy, và hành động lý trí là tài sản của cá nhân, bởi vì lựa chọn sử dụng hay không sử dụng lý trí là tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nên sự tồn vong của con người đòi hỏi rằng những người suy nghĩ phải được tự do thoát khỏi sự can thiệp của những người không suy nghĩ. Bởi vì con người không phải là toàn trí hay bất khả sai lầm, nên họ phải được tự do đồng ý hoặc không đồng ý, hợp tác hay theo đuổi sự nghiệp độc lập riêng của mình, chọn cái nào là tùy theo đánh giá lý trí của mình. Tự do là đòi hỏi căn bản đối với trí tuệ con người. Trí tuệ duy lý không vận hành dưới sự cưỡng bức; khả năng nắm bắt hiện thực của nó không tuân theo mệnh lệnh, hướng dẫn, hay sự kiểm soát của ai; nó không phó mặc kiến thức, quan niệm về đúng sai của nó, cho ý kiến, sự đe dọa, mong ước, kế hoạch, hay “tài sản” của bất kỳ ai. Một trí tuệ như thế có thể bị những kẻ khác cản trở; có thể bị buộc phải câm lặng, bị đày ải, bị bỏ tù, hoặc phá hủy; nhưng không thể bị bắt buộc; nòng súng không phải là lập luận. (Ví dụ và biểu tượng của thái độ này là Galileo.) Chính là nhờ sản phẩm và tính thống nhất bất khả xâm phạm của những trí tuệ như thế – trí tuệ của những nhà canh tân không khoan nhượng – mà toàn bộ kiến thức và thành tựu của nhân loại đã ra đời. (Xem Suối nguồn.) Để có thể tồn tại, nhân loại mang ơn những trí tuệ ấy. (Xem Atlas Shrugged.) Cũng nguyên tắc đó áp dụng cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi cấp bậc trình độ và các mức tham vọng. Một con người, trong chừng mực được hướng dẫn bởi đánh giá duy lý của mình, sẽ hành động tuân theo đòi hỏi của bản chất mình và, trong chừng mực đó, sẽ đạt tới 8
  10. hình thái tồn tại của con người; trong chừng mực người đó hành động phi lý trí, người đó sẽ hủy diệt chính mình. Sự thừa nhận của xã hội về bản chất lý tính của con người – về mối liên hệ giữa sự tồn tại của một con người và việc người đó sử dụng lý trí – làm nên khái niệm các quyền cá nhân. Tôi sẽ nhắc nhở các bạn rằng “các quyền” là một nguyên tắc đạo đức xác định và thừa nhận tự do của một con người hành động trong một bối cảnh xã hội, rằng chúng xuất phát từ bản chất của con người đó - một thực thể lý trí và thể hiện một điều kiện cần thiết cho phương thức tồn tại cụ thể của anh ta. Tôi cũng sẽ nhắc nhở các bạn rằng quyền được sống là nguồn của tất cả các quyền, trong đó có cả quyền sở hữu. Điều cuối cùng này cần được đặc biệt nhấn mạnh khi bàn về kinh tế chính trị: con người phải làm việc và sản xuất để nuôi sống mình. Con người phải tự nuôi sống bằng nỗ lực riêng mình và bằng sự hướng dẫn của trí tuệ riêng. Nếu ai đó không thể bán sản phẩm của nỗ lực riêng mình, thì anh ta không thể bán nỗ lực của mình; nếu anh ta không bán được nỗ lực của mình, thì anh ta không bán được cuộc đời mình. Nếu không tồn tại quyền sở hữu, thì không quyền nào khác có thể được thực thi. Bây giờ, với những dữ kiện đó, bạn hãy xem xét câu hỏi hệ thống xã hội nào phù hợp với con người. Hệ thống xã hội là một bộ các nguyên tắc đạo đức – chính trị – kinh tế thể hiện qua luật pháp, thể chế, và chính phủ của một xã hội, cái quyết định các mối quan hệ, các điều khoản liên hiệp, giữa những con người sống trong một khu vực địa lý nhất định. Rõ ràng là những điều khoản và quan hệ này phụ thuộc vào sự xác định bản chất của con người, rõ ràng chúng sẽ khác đi tùy theo chúng gắn liền với một xã hội gồm những thực thể lý trí hay một xã hội như đàn kiến. Rõ ràng chúng sẽ khác triệt để nếu người và người giao dịch với nhau như những cá nhân tự do, độc lập, trên giả định rằng mỗi người là mục đích của chính mình – hoặc sẽ khác như khi người và người là các thành viên của một bầy, mỗi người coi những người khác là phương tiện để đi đến mục tiêu của anh ta và đến các mục tiêu của “toàn thể” bầy. Chỉ có hai câu hỏi căn bản (hay là hai khía cạnh của cùng một câu hỏi) quyết định bản chất của bất kỳ hệ thống xã hội nào: Hệ thống xã hội đó có công nhận các quyền cá nhân không? – và: Hệ thống xã hội đó có cấm việc sử dụng sức mạnh trong quan hệ giữa người với 9
  11. người không? Trả lời câu hỏi thứ hai là thể hiện một cách thực tế câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Con người có là một cá nhân có chủ quyền tối cao đối với nhân cách mình, trí tuệ mình, đời sống mình, công việc và các sản phẩm của mình - hay con người là tài sản của một bộ lạc (nhà nước, xã hội, tập thể) có thể loại bỏ con người theo bất kỳ cách nào nó thích, có thể tuyên bố buộc tội con người, ra quy định cho cả cuộc đời con người, kiểm soát công việc và tước đoạt các sản phẩm của con người? Người ta có quyền tồn tại vì chính mình – hay sinh ra trong nô lệ, như một đầy tớ bị trói buộc, phải không ngừng mua lấy sinh mạng của mình bằng cách phục vụ bộ lạc nhưng không bao giờ có thể giành được sinh mạng ấy một cách tự do và rõ ràng? Đây là câu hỏi đầu tiên cần trả lời. Câu tiếp theo là kết quả và thực thi trong thực tế. Vấn đề căn bản chỉ là: Con người có tự do không? Trong lịch sử nhân loại, chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất trả lời rằng: Có. Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống xã hội dựa trên việc công nhận các quyền cá nhân, bao gồm cả các quyền về tài sản, trong đó tất cả tài sản đều thuộc sở hữu tư nhân. Việc công nhận các quyền cá nhân kéo theo việc loại bỏ vũ lực khỏi quan hệ giữa người với người: về căn bản, các quyền chỉ có thể bị vi phạm bởi các hình thức sử dụng sức mạnh. Trong xã hội tư bản, không ai, không nhóm nào có thể khơi mào việc sử dụng vũ lực chống lại những người khác. Chức năng duy nhất của chính phủ, trong một xã hội như thế, là nhiệm vụ bảo vệ các quyền của con người, tức là nhiệm vụ bảo vệ con người khỏi vũ lực; chính phủ đóng vai trò như cơ quan bảo vệ quyền con người, và có thể sử dụng vũ lực chỉ để trả đũa và chỉ để chống lại những người khơi mào việc sử dụng vũ lực; do đó chính phủ là cách đặt việc sử dụng vũ lực để trả đũa dưới sự kiểm soát khách quan. * Chính cái sự thực căn bản, siêu lý về bản chất con người – mối liên hệ giữa sự tồn tại của con người và việc con người sử dụng lý trí – là cái mà chủ nghĩa tư bản công nhận và bảo vệ. Trong xã hội tư bản, tất cả các mối quan hệ giữa con người với nhau đều là tự nguyện. Con người được tự do hợp tác hoặc không, giao thiệp với ai đó hoặc không, theo như sự đánh giá cá nhân, buộc tội cá nhân, và lợi ích cá nhân của họ mách bảo. Họ có thể giao thiệp với nhau chỉ về và bằng phương tiện lý trí, tức là bằng phương thức thảo luận, thuyết phục, và đồng ý trên hợp đồng, bằng sự lựa chọn tự nguyện để các bên cùng có lợi. Quyền đồng ý với * Để thảo luận đầy đủ hơn về chủ đề này, xin xem bài viết của tôi, “Bản chất của chính phủ”. 10
  12. những người khác không thành vấn đề ở bất kỳ xã hội nào; quyền không đồng ý mới là cốt yếu. Chính thiết chế của sở hữu tư nhân đã bảo vệ và thực thi quyền không đồng ý – và do đó giữ một con đường rộng mở cho phẩm tính giá trị nhất của con người (giá trị đối với cá nhân, xã hội, và khách quan): trí sáng tạo. Đấy là điểm khác nhau chính yếu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tập thể. Quyền năng quyết định sự hình thành, thay đổi, tiến hóa và hủy diệt của hệ thống xã hội là triết học. Vai trò của cơ hội, tai họa, hay truyền thống, trong bối cảnh này, cũng hệt như vai trò của chúng trong cuộc đời của một cá nhân: sức mạnh của chúng nghịch đảo với sức mạnh của vốn triết học mà một nền văn hóa (hay một cá nhân) được trang bị, và [sức mạnh ấy] phát triển khi triết học sụp đổ. Do vậy, chính là bằng việc tham chiếu tới triết học mà đặc điểm của một hệ thống xã hội được xác định và đánh giá. Tương ứng với bốn nhánh của triết học, bốn hòn đá tảng của chủ nghĩa tư bản là: - về siêu hình học: những câu hỏi về bản chất và sự tồn tại của con người - về nhận thức luận: lý trí - về đạo đức học: các quyền cá nhân - về chính trị: tự do. Điều này, về bản chất, là cơ sở căn bản của lối tiếp cận phù hợp tới kinh tế chính trị và tới sự hiểu biết về chủ nghĩa tư bản – không phải là cái giả thuyết bộ lạc chủ nghĩa kế thừa các truyền thống của thời tiền sử. Lời biện hộ “thực dụng” cho chủ nghĩa tư bản không nằm ở tuyên bố của những người theo thuyết tập thể, rằng chủ nghĩa tư bản tác động tới “sự phân phối các tài nguyên thiên nhiên”. Con người không phải là một “tài nguyên thiên nhiên”, và trí tuệ của con người cũng vậy – nếu không có sức mạnh sáng tạo của trí tuệ con người, các nguyên vật liệu thô sẽ tiếp tục tồn tại như những nguyên liệu thô vô dụng. Lời biện hộ đạo đức cho chủ nghĩa tư bản không nằm ở tuyên bố vị tha rằng chủ nghĩa tư bản thể hiện cách tốt nhất để đạt được “lợi ích chung”. Đúng là chủ nghĩa tư bản là như thế – nếu mẫu câu thông dụng ấy có một ý nghĩa nào đó – nhưng đó mới chỉ là kết quả thứ cấp. Chủ nghĩa tư bản được biện hộ về mặt đạo đức nhờ ở một thực tế rằng nó là hệ thống duy nhất phù hợp với bản chất tự nhiên của con người, rằng nó bảo vệ sự tồn vong của con người với tư cách là con người, và rằng nguyên tắc cai trị của nó là: công lý. 11
  13. Dù rõ rệt hay mơ hồ, mọi hệ thống xã hội đều dựa trên một chủ thuyết nào đó về đạo đức. Quan niệm bộ lạc về “lợi ích chung” đã đóng vai trò biện minh về mặt đạo đức cho nhiều hệ thống xã hội – và tất cả các chế độ độc tài – trong lịch sử. Mức độ nô dịch hay tự do trong một xã hội tương ứng với mức độ mà khẩu hiệu này được viện dẫn hay bị bỏ qua. “Lợi ích chung” (hay “lợi ích công cộng”) là một khái niệm không xác định và không thể định nghĩa: không có thực thể nào gọi là “bộ lạc” hay “cộng đồng” cả; bộ lạc (hay cộng đồng hay xã hội) chỉ là một số cá nhân. Không điều gì có thể là tốt cho một thứ như thế; “tốt đẹp” và “giá trị” chỉ gắn liền với một thể sống – với một thể sống riêng lẻ – chứ không phải là với một tập hợp các quan hệ tách rời. “Lợi ích chung” là một khái niệm vô nghĩa, trừ phi được sử dụng trong văn học, trong trường hợp đó nghĩa duy nhất khả dĩ của nó là: tổng cộng những cái tốt đẹp dành cho tất cả các cá nhân liên quan. Nhưng trong trường hợp đó, khái niệm này nghe vô nghĩa như một tiêu chuẩn đạo đức: nó bỏ ngỏ câu hỏi cái gì là tốt đẹp cho từng cá nhân và làm sao người ta xác định được thứ đó? Tuy nhiên, khái niệm này lại hay được sử dụng không phải với ý nghĩa trong văn học. Nó được chấp nhận chính xác là do tính co giãn, tính không thể định nghĩa, tính bí hiểm của nó, những đặc tính vốn phục vụ cho mục đích chối bỏ đạo đức thay vì làm sự hướng dẫn về đạo đức. Bởi vì cái tốt đẹp không áp dụng được cho những cá nhân riêng lẻ, nên nó trở thành khoảng trống về đạo đức cho những người muốn đại diện cho nó. Khi “lợi ích chung” của một xã hội được coi như một thứ nằm bên ngoài và cao hơn lợi ích riêng lẻ của từng thành viên trong xã hội, điều đó có nghĩa là lợi ích của một số người sẽ được ưu tiên hơn lợi ích của những người khác; những người khác bị phó thác làm con vật tế. Trong những trường hợp đó, có một giả định ngầm rằng “lợi ích chung” nghĩa là “cái tốt đẹp của đa số” trong tương quan đối lập với thiểu số hay cá nhân. Hãy quan sát một thực tế đáng chú ý, rằng đó là giả định ngầm: ngay cả những bộ óc được tập thể hóa cao độ nhất dường như cũng cảm thấy sự bất khả thi của việc đánh giá “lợi ích chung” về mặt đạo đức. Thế nhưng “cái tốt đẹp của đa số”, cũng như vậy, chỉ là sự vờ vĩnh và ảo tưởng: trong thực tế, vi phạm các quyền cá nhân có nghĩa như bác bỏ tất cả các quyền, nó đẩy đa số bất lực vào tay bất kỳ băng nhóm nào tự xưng là “tiếng nói của xã hội” và (nhóm này sẽ) tiến đến cai trị bằng vũ lực, cho đến khi bị một nhóm khác lật đổ cũng với phương pháp đó. 12
  14. Nếu bắt đầu từ việc xác định cái tốt đẹp cho mỗi cá nhân, người ta sẽ chỉ xem một xã hội như sau là phù hợp: xã hội đạt tới cái tốt đẹp có thể đạt được. Nhưng nếu người ta bắt đầu bằng cách chấp nhận “lợi ích chung” như một sự thật hiển nhiên và coi lợi ích riêng lẻ là kết quả khả dĩ nhưng không nhất thiết của lợi ích chung (không nhất thiết trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào), người ta sẽ kết thúc với một xã hội quái đản khủng khiếp như Liên bang Xô Viết, một đất nước phát nguyện dâng hiến mình cho “lợi ích chung”, một đất nước mà, trừ ngoại lệ là một bè lũ rất nhỏ những kẻ cai trị, toàn thể dân số đã tồn tại trong sự đau khổ dưới mức con người trong hơn hai thế hệ. Cái gì khiến cho các nạn nhân, và tệ hại hơn, các nhà quan sát, chấp nhận điều này cùng những điều tàn bạo tương tự trong lịch sử, và vẫn tiếp tục bám chặt lấy huyền thoại về “lợi ích chung”? Câu trả lời nằm trong triết học – trong những lý thuyết triết học về bản chất của các giá trị đạo đức. Về căn bản, có ba trường phái triết học nói về bản chất của cái tốt đẹp: nội tại, chủ quan, và khách quan. Lý thuyết nội tại phát biểu rằng cái tốt đẹp nằm cố hữu trong một số sự việc hay hành động cụ thể, bất kể bối cảnh và kết quả của chúng, bất kể lợi ích hay tổn thương nào chúng có thể gây ra cho những con người và sự vật liên quan. Đó là lý thuyết chia tách khái niệm “tốt đẹp” khỏi người được hưởng lợi, và tách khái niệm “giá trị” khỏi người định giá và mục đích – tuyên bố rằng cái tốt đẹp là cái tốt bên trong, bởi, và của chính nó. Thuyết chủ quan phát biểu rằng cái tốt đẹp không liên quan gì tới các dữ kiện thực tế, rằng nó là sản phẩm của nhận thức của con người, được tạo ra bởi cảm xúc, ước vọng, trực giác, hoặc ý thích bất chợt của con người, và rằng nó chỉ là một “định đề tùy hứng” hay là một “cam kết cảm xúc”. Thuyết nội tại phát biểu rằng cái tốt đẹp nằm trong một số dạng hiện thực, độc lập với nhận thức của con người; thuyết chủ quan nói rằng cái tốt đẹp nằm bên trong nhận thức của con người, độc lập với thực tế. Thuyết khách quan phát biểu rằng cái tốt đẹp không phải là một thuộc tính của “đồ vật trong chính nó” hay của các trạng thái cảm xúc của con người, mà là một sự đánh giá bởi nhận thức của con người về các dữ kiện hay thực tế tuân theo một tiêu chuẩn lý trí về giá trị. (Lý trí, trong bối cảnh này, nghĩa là: xuất phát từ các dữ kiện thực tế và được công nhận bởi một tiến trình lý trí.) Lý thuyết khách quan nói rằng cái tốt đẹp là một khía cạnh của hiện thực, đặt trong quan hệ với con người – và rằng nó phải được phát hiện, chứ không phải được chế tạo ra, bởi con người. Vấn đề căn bản đối với lý thuyết khách quan về giá trị là câu hỏi: 13
  15. Có giá trị với ai và vì cái gì? Lý thuyết khách quan không cho phép tách rời khỏi văn cảnh hay “ăn cắp khái niệm”; nó không chấp nhận sự chia tách giữa “giá trị” và “mục đích”, giữa cái lợi và người hưởng lợi, giữa hành động và lý trí. Trong tất cả các hệ thống xã hội trong lịch sử nhân loại, chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất dựa trên lý thuyết khách quan về giá trị. Lý thuyết nội tại và lý thuyết chủ quan (hoặc một sự kết hợp cả hai) là các nền tảng cần thiết cho mọi chế độ độc tài, chuyên chế, hay biến thể của nhà nước toàn trị. Cho dù chúng được phát biểu một cách có ý thức hay vô ý thức – dưới hình thức công khai như một học thuyết triết học hay ngấm ngầm như một mớ hỗn độn cảm xúc – những lý thuyết này có thể làm người ta tin rằng cái tốt đẹp là độc lập với tâm trí của con người và có thể đạt được nhờ vũ lực. Nếu ai đó cho rằng cái tốt nằm cố hữu trong trong một số hành động nhất định, thì anh ta sẽ không ngần ngại bắt ép người khác phải thực hiện những hành động đó. Nếu anh ta cho rằng cái lợi hay tổn thương của con người gây ra bởi những hành động đó là không quan trọng, thì anh ta sẽ coi một biển máu cũng là không quan trọng. Nếu anh ta cho rằng người hưởng lợi từ những hành động đó là những người không thích hợp (hoặc có thể hoán đổi cho nhau), thì anh ta sẽ coi sự tàn sát hàng loạt là nhiệm vụ đạo đức nhằm phục vụ cho một cái tốt đẹp “cao hơn”. Chính lý thuyết nội tại đã tạo ra một Roberspierre, một Lenin, một Staline, hay một Hitler. Không phải ngẫu nhiên mà Eichmann là một người theo chủ nghĩa Kant. Nếu ai đó cho rằng cái tốt là chuyện lựa chọn tùy tiện, chủ quan, thì vấn đề xấu hay tốt đối với anh ta trở thành vấn đề cảm xúc của tôi hay của họ? Không một cây cầu nối, sự thấu hiểu, hay kênh truyền thông nào là khả dĩ đối với anh ta. Lý trí là phương cách truyền thông duy nhất giữa người với người, và hiện thực được nhận thức một cách khách quan là khung tham chiếu duy nhất của họ; khi những thứ này bị làm mất hiệu lực (tức là không còn phù hợp nữa) trong lĩnh vực đạo đức, thì vũ lực trở thành cách duy nhất để con người xử thế với nhau. Nếu nhà chủ quan muốn theo đuổi một vài lý tưởng xã hội của riêng mình, ông ta cảm thấy mình được phép, về mặt đạo đức, bắt ép mọi người hành động “vì cái tốt của mình”, bởi vì ông ta cảm thấy rằng ông ta đúng và chẳng có gì phản bác lại ông ta ngoài những cảm xúc bị lầm lạc của mọi người. Do đó, trên thực tế, các yếu tố cấu thành trường phái nội tại và chủ quan gặp gỡ nhau và hòa trộn với nhau. (Chúng còn hòa trộn về tâm lý – nhận thức luận nữa: bằng cách nào các nhà đạo đức theo trường phái nội tại có thể khám phá ra “cái tốt đẹp” tiên nghiệm của họ, nếu 14
  16. không phải bằng các phương tiện trực giác đặc biệt, phi lý trí, và mặc khải, tức là bằng các phương tiện của cảm xúc?) Thật đáng đặt câu hỏi liệu một ai đó có thể tin bất kỳ lý thuyết nào trong số này là một sự thuyết phục chân thật, giả sử nó có lầm lẫn đi nữa. Nhưng cả hai lý thuyết đều đóng vai trò lý trí hóa sức mạnh-dục vọng và lý trí hóa sự cai trị bằng vũ lực tàn nhẫn, thả xích cho nhà độc tài tiềm năng và tước vũ khí khỏi tay các nạn nhân của hắn. Lý thuyết khách quan về giá trị là lý thuyết đạo đức duy nhất không tương hợp với cai trị bằng sức mạnh. Chủ nghĩa tư bản là hệ thống duy nhất ngầm dự vào lý thuyết khách quan về giá trị – và bi kịch lịch sử là điều này chưa bao giờ diễn ra một cách công khai. Nếu người ta biết rằng cái tốt là khách quan – tức là, được quyết định bởi bản chất của hiện thực, nhưng được phát hiện bởi trí tuệ con người – thì người ta sẽ biết rằng nỗ lực để đạt tới cái tốt bằng vũ lực là một mâu thuẫn kinh khủng, phủ nhận đạo đức từ gốc rễ bằng việc phá hoại năng lực của con người về nhận thức cái tốt, tức là phá hoại khả năng xác định giá trị. Vũ lực làm vô hiệu hóa và làm tê liệt sự đánh giá của con người, đòi hỏi họ hành động chống lại nó, do đó làm họ bất lực về mặt đạo đức. Một giá trị mà ai đó bị buộc phải chấp nhận với cái giá là phải hy sinh trí tuệ của mình, thì không phải là giá trị với bất kỳ ai; người bị cưỡng bức phải ngu dốt thì sẽ không thể đánh giá, không thể lựa chọn cũng như không thể định giá. Nỗ lực đạt được cái tốt đẹp bằng vũ lực giống như nỗ lực tặng cho ai đó một gallery tranh với cái giá là phải khoét mắt kẻ đó. Giá trị không thể tồn tại (không thể được đánh giá) tách rời khỏi đời sống, nhu cầu, các mục tiêu, và kiến thức của một con người. Quan điểm khách quan về giá trị thấm đượm trong toàn thể cấu trúc của một xã hội tư bản. Sự thừa nhận các quyền cá nhân ngụ ý công nhận một thực tế rằng cái tốt đẹp không phải là cái gì trừu tượng không thể phát biểu thành lời trong một chiều kích siêu nhiên nào đó, mà là một giá trị gắn liền với thực tế, với thế giới, với cuộc sống của cá nhân mỗi người (lưu ý quyền mưu cầu hạnh phúc). Nó ngụ ý rằng cái tốt không thể bị tách rời khỏi người hưởng lợi, rằng con người không thể bị coi như có thể thay thế cho nhau, và rằng không ai hay bộ lạc nào có thể mưu đạt được cái tốt bằng việc hy sinh người khác. Thị trường tự do thể hiện ứng dụng xã hội của lý thuyết khách quan về giá trị. Bởi vì các giá trị phải được phát hiện bởi trí tuệ con người, nên con người phải được tự do phát hiện chúng – suy nghĩ, nghiên cứu, dịch chuyển kiến thức của họ thành vật chất, đưa sản phẩm ra trao đổi, đánh giá sản phẩm, và lựa chọn, cho dù đó là hàng hóa vật chất hay ý tưởng, một ổ bánh mì hay một học thuyết triết học. Bởi vì các giá trị được thiết lập tùy theo hoàn cảnh, nên 15
  17. mọi người đều phải tự đánh giá chúng trên cơ sở kiến thức, các mục tiêu, và lợi ích của riêng mình. Bởi vì giá trị được xác định bởi bản chất của hiện thực, nên hiện thực mới là trọng tài tối cao của con người: nếu đánh giá của một cá nhân là đúng, phần thưởng thuộc về cá nhân đó; nếu sai, người ấy sẽ là nạn nhân duy nhất của mình. Chính do bởi thị trường tự do mà sự phân biệt giữa các quan điểm theo thuyết nội tại, chủ quan, và khách quan về giá trị là đặc biệt quan trọng, cần phải được hiểu. Giá trị thị trường của một sản phẩm không phải là giá trị nội tại, không phải là một “giá trị trong chính nó” lơ lửng giữa chân không. Thị trường tự do không bao giờ không nhìn nhận câu hỏi: Có giá trị với ai? Và, trong lĩnh vực rộng lớn của chủ nghĩa khách quan, giá trị thị trường của một sản phẩm không phản ánh giá trị khách quan về mặt triết học của nó, mà chỉ phản ánh giá trị khách quan xã hội của nó. Khi nói “khách quan về mặt triết học”, tôi muốn nói tới cái giá trị được đánh giá theo quan điểm về cái tốt nhất có thể có đối với con người, tức là đánh giá theo tiêu chuẩn của bộ óc lý trí nhất, hiểu biết nhất trong một lĩnh vực nhất định, trong một thời gian nhất định, và trong một hoàn cảnh xác định (không thể đánh giá cái gì trong một hoàn cảnh không xác định). Ví dụ, có thể chứng minh một cách duy lý rằng máy bay một cách khách quan là có giá trị đo được đối với con người (ở mức tốt nhất của anh ta), lớn hơn xe đạp – và rằng các tác phẩm của Victor Hugo một cách khách quan có giá trị đo được lớn hơn các tạp chí tâm sự dành cho phụ nữ. Nhưng nếu năng lực trí tuệ của một cá nhân nhất định chỉ vừa đủ để có thể thưởng thức những lời tâm sự, thì không có lý do gì thu nhập đạm bạc của người đó, sản phẩm từ nỗ lực của người đó, lại phải được chi vào những cuốn sách người đó không thể đọc - hay vào việc tài trợ cho công nghiệp máy bay, nếu nhu cầu đi lại của người đó không hơn mức đi xe đạp. (Cũng chẳng có lý do gì để phải kìm giữ phần còn lại của nhân loại ở trình độ thưởng thức văn học của họ, năng lực kỹ thuật của họ, và thu nhập của họ. Giá trị không được xác định bởi mệnh lệnh, cũng không bởi sự bỏ phiếu của số đông). Số lượng người ủng hộ không phải là bằng chứng của chân lý hay của một ý kiến sai, không phải bằng chứng của thành tựu hay sự kém cỏi của một tác phẩm nghệ thuật, của sự có hiệu lực hay vô hiệu lực của một sản phẩm. Tương tự, giá trị trên thị trường tự do của hàng hóa hay dịch vụ không nhất thiết đại diện cho giá trị khách quan về mặt triết học của chúng, mà chỉ là giá trị khách quan về mặt xã hội của chúng thôi, tức là tổng cộng sự đánh giá cá nhân của tất cả những người tham gia vào việc giao dịch tại một thời điểm nào đó, tổng của những gì họ đánh giá, mỗi cái phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi người. 16
  18. Do đó, nhà sản xuất son môi có thể tạo ra gia sản lớn hơn nhà sản xuất kính hiển vi – mặc dù về mặt lý trí có thể phát biểu rằng kính hiển vi có giá trị khoa học hơn son môi. Nhưng – giá trị với ai? Kính hiển vi không có giá trị gì với một người viết tốc ký đang chật vật kiếm sống; thỏi son môi thì có; thỏi son môi, đối với cô ta, có thể là sự khác biệt giữa sự tự tin và mặc cảm tự ti, giữa sự hào nhoáng xa hoa và kiếp sống cực nhọc. Tuy thế, điều này không có nghĩa là các giá trị thống trị thị trường tự do đều là chủ quan. Nếu người đánh máy thuê kia dồn hết tiền vào mỹ phẩm mà không để lại xu nào để trả cho việc sử dụng kính hiển vi (hay để đi thăm khám bác sĩ) khi cô ta cần tới kính, thì cô ta sẽ học được một cách tốt hơn để quản lý quỹ thu nhập; thị trường tự do đóng vai trò thầy dạy: cô ta không thể trừng phạt người khác vì lỗi của mình được. Nếu cô ta quản lý thu nhập một cách lý trí, sẽ luôn luôn có kính hiển vi để phục vụ các nhu cầu riêng của cô ta và chỉ thế thôi, tới chừng mực nào có liên quan tới cô ta: cô ta không phải đóng thuế để ủng hộ cả một bệnh viện, một phòng thí nghiệm nghiên cứu, một chuyến du hành vũ trụ lên mặt trăng. Trong giới hạn năng lực sản xuất của riêng mình, cô ta đã trả một phần chi phí của các thành tựu khoa học, khi cô ta cần chúng và như cách cô ta cần. Cô ta không có “trách nhiệm xã hội” nào, đời sống của cô ấy chính là trách nhiệm duy nhất của cô ấy – và điều duy nhất mà một hệ thống tư bản đòi hỏi từ cô ta là cái điều mà tự nhiên đòi hỏi: lý trí, tức là đòi hỏi cô ta sống và hành động tuyệt đối theo đánh giá của mình. Trong mọi ngành hàng và dịch vụ được cung cấp trên thị trường tự do, chỉ nhà cung cấp sản phẩm tốt nhất ở mức giá rẻ nhất là người giành được phần thưởng tài chính lớn nhất trong lĩnh vực đó – không tự động nhưng cũng không ngay lập tức và cũng chẳng cần sự cho phép, mà là bởi đặc tính của thị trường tự do, cái đặc tính đã dạy cho mọi thành phần tham gia thị trường tìm kiếm mục tiêu tốt nhất trong phạm vi năng lực cá nhân, và trừng phạt những người hành động theo các quyết định phi lý trí. Bây giờ hãy chú ý rằng thị trường tự do không xếp hạng con người theo một số mẫu thức chung – rằng các tiêu chuẩn trí tuệ của một đa số không thống trị thị trường tự do hay xã hội tự do – và rằng những cá nhân kiệt xuất, những người đổi mới, những người khổng lồ về trí tuệ, không bị đa số kiềm chế. Trong thực tế, chính là các thành viên của cái thiểu số kiệt xuất này là những người nâng toàn thể xã hội tự do lên tầm mức các thành tựu của họ, trong khi vươn xa và xa hơn bao giờ hết. 17
  19. Thị trường tự do là một quá trình tiếp diễn vốn không thể bị giữ yên, một tiến trình theo hướng đi lên vốn đòi hỏi cái tốt nhất (cái lý trí nhất) ở mỗi con người và căn cứ theo đó mà thưởng công cho họ. Trong khi đa số trần trụi hưởng thụ giá trị của xe hơi, thì thiểu số sáng tạo đưa ra máy bay. Đa số học thông qua biểu tình, thiểu số tự do biểu tình. Giá trị “khách quan một cách triết học” của một sản phẩm mới đóng vai trò là người thầy cho những ai sẵn sàng luyện rèn năng lực lý trí của họ, mỗi người đều tùy theo khả năng của mình. Những người không sẵn sàng thì sẽ mãi không được thưởng – cũng như những người đòi hỏi nhiều hơn mức năng lực của họ có thể sản xuất. Những người trì trệ, người phi lý trí, người chủ quan không có sức mạnh nào để ngăn chặn những người vượt trội hơn họ. (Thiểu số nhỏ những người trưởng thành không có năng lực chứ không phải không sẵn sàng làm việc, sẽ phải sống nhờ vào lòng thiện nguyện của người khác; sự kém may mắn không phải là yêu sách để nô dịch lao động; không có cái gọi là quyền sử dụng, kiểm soát, và tàn phá những người mà nếu không có họ nhân loại sẽ không tồn tại được. Về các cuộc suy thoái và thất nghiệp hàng loạt, chúng không do thị trường tự do gây ra, mà do sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế gây ra.) Những kẻ ăn bám về trí tuệ – những kẻ bắt chước vốn nỗ lực để phục vụ cái mà họ cho là nhu cầu đã biết của công chúng – liên tục bị đánh bại bởi những người sáng tạo, những người mà sản phẩm của họ nâng trình độ dân trí và thưởng thức của cộng đồng lên những mức độ cao hơn hẳn. Thị trường tự do được cai quản chính là theo nghĩa này, không phải bởi người tiêu dùng, mà bởi nhà sản xuất. Những người thành công nhất là những người khám phá ra các lĩnh vực sản xuất mới, các lĩnh vực chưa từng được biết đến là có tồn tại. Một sản phẩm nào đó có thể không được đánh giá cao ngay lập tức, đặc biệt nếu nó là một sáng tạo quá cực đoan; nhưng, ngoại trừ những rủi ro không liên quan, về lâu về dài nó sẽ chiến thắng. Theo nghĩa này, thị trường tự do không bị cai quản bởi các tiêu chuẩn trí tuệ của đa số, những thứ vốn chỉ tồn tại vào một thời điểm nào đó; thị trường tự do được cai quản bởi những người có khả năng nhìn xa và lập kế hoạch dài hạn – và trí tuệ càng mẫn tiệp, thì tầm nhìn càng xa. Giá trị kinh tế của công việc của một cá nhân được quyết định, trên thị trường tự do, theo một nguyên tắc duy nhất: bằng sự đồng thuận tự nguyện của những người sẵn sàng trao đổi công việc hay sản phẩm của họ với cá nhân đó. Đây là ý nghĩa đạo đức của luật cung cầu; nó phản ánh toàn diện hai học thuyết tiêu cực: bộ lạc nguyên thủy và vị tha chủ nghĩa. Nó thể hiện sự công nhận một thực tế rằng con người không phải là tài sản hay đầy tớ của bộ lạc, 18
  20. rằng con người làm việc để nuôi sống riêng mình - như họ phải thế, theo bản chất tự nhiên của họ - rằng con người phải được hướng dẫn bởi lợi ích vị kỷ duy lý, và nếu người đó muốn trao đổi thứ gì với người khác, người đó không thể chờ đợi những nạn nhân tự dâng hiến, tức là không thể mong đợi nhận lấy các giá trị mà không cho đi các giá trị tương xứng đổi lại. Điều kiện duy nhất của sự tương xứng, trong bối cảnh này, là sự suy xét tự do, tự nguyện, không bị ép buộc, của những người tham gia trao đổi. Tâm tính bộ lạc tấn công vào nguyên tắc này từ hai phía có vẻ đối lập nhau: người ta nói rằng thị trường tự do là “không công bằng” cả với các thiên tài lẫn người bình thường. Quan điểm phản đối thứ nhất thường được thể hiện trong một câu hỏi kiểu như: “Tại sao Elvis Presley kiếm nhiều tiền hơn Einstein?”. Câu trả lời là: Bởi vì con người ta làm việc để tự nuôi sống và thụ hưởng cuộc đời riêng của mình - và nếu nhiều người nhìn nhận giá trị ở Elvis Presley, họ có quyền tiêu tiền vào sở thích riêng của họ. Tài sản của Presley không hề được lấy từ những người không quan tâm đến công việc của anh ta (tôi là một trong số đó) cũng không hề được lấy từ Einstein – anh ta không đứng chắn đường Eistein – cũng như Eistein không thiếu sự thừa nhận và ủng hộ tương xứng trong một xã hội tự do, trên một tầm tri thức phù hợp. Quan điểm phản đối thứ hai là ý kiến cho rằng người có năng lực trung bình phải chịu một bất lợi “không công bằng” trên thị trường tự do Hãy nhìn vượt ra khỏi cái trước mắt, anh - kẻ kêu gào rằng anh sợ phải cạnh tranh với những người vượt trội hơn anh về trí tuệ, rằng trí tuệ của họ đe dọa cuộc sống của anh, rằng kẻ mạnh không để lại cơ hội nào cho kẻ yếu trong một thị trường trao đổi tự nguyện Khi anh sống trong một xã hội duy lý, nơi con người được tự do trao đổi, anh được nhận một phần thưởng không thể đong đếm được: giá trị vật chất của công việc anh làm được quyết định không chỉ bởi nỗ lực của anh, mà còn bởi nỗ lực của những trí tuệ năng suất nhất tồn tại chung quanh anh Máy móc, một trí tuệ sống thể hiện dưới một hình dạng lạnh lẽo, là thứ sức mạnh mở rộng tiềm năng của đời anh bằng cách làm tăng năng suất của thời gian anh bỏ ra Tất cả mọi người đều được tự do phát triển tới mức người đó có thể đạt tới hoặc sẵn sàng đạt tới, nhưng chính cái mức mà người đó nghĩ tới sẽ quyết định mức mà người đó đạt tới. Lao động thể xác như thế không thể vượt ra khỏi cái hữu hạn của thời gian. Người không làm gì khác ngoài lao động thể xác, tiêu thụ giá trị vật chất tương ứng với đóng góp của người đó vào quá trình sản xuất, và không để lại giá trị gia tăng nào cho mình cũng như cho mọi người. Nhưng 19
  21. người sáng tạo ra một ý tưởng trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động lý trí nào – người khám phá ra những kiến thức mới – sẽ là ân nhân vĩnh viễn của nhân loại Chỉ có giá trị của một ý tưởng là có thể được chia sẻ với một số lượng không giới hạn những người khác, khiến cho tất cả những người được chia sẻ trở nên giàu có hơn mà không phải hy sinh ai, không làm ai phải thua thiệt mất mát, tăng năng lực sản xuất của bất kỳ hình thức lao động nào mà họ tiến hành Tỷ lệ với năng lượng trí tuệ đã bỏ ra, người sáng tạo ra một phát minh mới sẽ nhận được chỉ một phần rất nhỏ giá trị của mình xét về mặt vật chất, cho dù người đó đã tạo ra tài sản gì, cho dù người đó kiếm ra hàng triệu bạc. Nhưng người làm quản đốc trong nhà máy sản xuất ra phát minh đó, lại nhận được một khoản thanh toán khổng lồ tỷ lệ với nỗ lực về tinh thần mà công việc đòi hỏi ở anh ta. Và điều này cũng đúng với tất cả những người ở khâu trung gian, ở tất cả các tầm tham vọng và năng lực. Người ở đỉnh của kim tự tháp trí tuệ đóng góp nhiều nhất cho tất cả những người ở dưới anh ta, nhưng không nhận được gì ngoài phần thanh toán vật chất, không nhận được phần thưởng trí tuệ nào từ những người khác để gia tăng vào giá trị của thời mình. Người ở dưới đáy, mà nếu chỉ có một mình, sẽ chết đói trong sự thiếu năng lực tuyệt vọng của mình, thì không đóng góp gì cho những người ở bên trên anh ta, nhưng lại nhận được phần thưởng của tất cả những bộ óc đó. Ấy là bản chất của sự “cạnh tranh” giữa người mạnh và kẻ yếu về trí tuệ. Ấy là mẫu hình của “sự bóc lột”, cái mà anh đã lên án kịch liệt. (Atlas Shrugged) Và đó là quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản với trí tuệ của con người và với sự sinh tồn của con người. Tiến bộ tuyệt diệu đạt được nhờ chủ nghĩa tư bản trong một khoảng thời gian ngắn ngủi – sự cải thiện ngoạn mục các điều kiện tồn tại của con người trên trái đất – là điều mà lịch sử đã ghi lại. Chuyện ấy không bị che giấu, tránh né, không bị bác bỏ bởi đủ những tuyên truyền từ các kẻ thù của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều cần đặc biệt nhấn mạnh là một thực tế rằng tiến bộ này đã đạt được bởi những phương thức không cần có sự hy sinh. Tiến bộ không thể đạt được bằng việc bắt người ta phải thiếu thốn, bằng việc ép cho ra một lượng “thặng dư xã hội” từ những nạn nhân đang chết đói. Tiến bộ chỉ có thể đến từ thặng dư cá nhân, tức là từ công việc, năng lượng, sự dư thừa sáng tạo của những con người mà năng lực của họ sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu dùng cá nhân của họ đòi hỏi, những người có khả năng về trí tuệ và tài chính để tìm kiếm cái mới, để cải thiện cái đã biết, để tiến lên. Trong một xã hội tư bản, nơi những con người đó được tự do hoạt động và mạo hiểm, tiến bộ 20
  22. không phải là chuyện hy sinh bản thân mình cho một tương lai xa vời nào đó, nó là một phần của thực tại mà người ta đang sống, là cái bình thường và tự nhiên, người ta đạt được nó như người ta sống và khi người ta sống – và hưởng thụ - cuộc sống của mình. Bây giờ hãy xem xét những lựa chọn thay thế - xã hội bộ lạc, nơi tất cả mọi người dồn hết nỗ lực, giá trị, tham vọng, và mục tiêu vào một cái ao bộ lạc hay một cái nồi chung, sau đó chờ đợi đói lả bên miệng nồi, trong khi kẻ cầm đầu của một toán đầu bếp quấy nồi lên bằng một lưỡi lê trong tay này, tay kia hắn cầm một tấm séc trống nắm giữ tất cả sinh mệnh của mọi người. Ví dụ chuẩn xác nhất về một hệ thống như thế là Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô Viết. Nửa thế kỷ trước, những nhà cai trị Xô Viết ra lệnh cho nhân dân họ phải kiên nhẫn, chịu đựng thiếu thốn, và hy sinh vì sự nghiệp “công nghiệp hóa” đất nước, hứa hẹn rằng đây chỉ là tạm thời, rằng công nghiệp hóa sẽ mang lại cho họ sự dư thừa, và tiến bộ của Xô Viết sẽ vượt xa phương Tây tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, nước Nga Xô Viết vẫn không thể nuôi được con dân của mình – trong khi các nhà cai trị tranh nhau copy, vay mượn, hay là ăn cắp thành tựu công nghệ của phương Tây. Công nghiệp hóa không phải là một mục tiêu tĩnh; nó là tiến trình động với tốc độ lỗi thời rất mau chóng. Vì thế những tên nô lệ khốn khổ của nền kinh tế bộ lạc kế hoạch hóa, những người chết đói trong khi chờ máy phát điện và máy kéo, giờ đây đang chết đói chờ điện nguyên tử và những chuyến du lịch liên hành tinh. Do đó, trong một “nhà nước của nhân dân”, tiến bộ khoa học là mối đe dọa đối với con người, và mọi sự tiến bộ đều được lấy từ bộ da đang co quắt lại của người dân. Điều đó chưa từng xảy ra với chủ nghĩa tư bản. Sự thừa mứa của nước Mỹ không được tạo ra nhờ sự hy sinh của công chúng cho “lợi ích chung”, mà nhờ thiên tài năng suất của những con người tự do, vốn theo đuổi lợi ích cá nhân của họ và sự nghiệp làm ra của cải riêng của họ. Họ không bắt người dân phải chết đói để trang trải cho công cuộc công nghiệp hóa của nước Mỹ. Họ cho người dân công việc tốt hơn, lương cao hơn, và hàng hóa rẻ hơn với mọi thứ máy móc mới mà họ sáng chế ra, với mọi phát kiến khoa học hay tiến bộ công nghệ - và nhờ đó toàn bộ đất nước tiến lên và hưởng lợi từ, chứ không phải chịu đựng, từng bước tiến trên con đường đó. Tuy nhiên, đừng phạm lỗi đảo ngược nguyên nhân và kết quả: lợi ích của một đất nước được trở nên khả thi chính xác là bởi một thực tế rằng lợi ích không phải là thứ bị áp đặt lên bất kỳ ai như một mục tiêu hay nhiệm vụ đạo đức; nó chỉ là kết quả; còn nguyên nhân là 21
  23. quyền con người theo đuổi lợi ích cá nhân mình. Chính quyền này – chứ không phải các kết quả của nó – đã thể hiện sự biện hộ về mặt đạo đức cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng quyền này không tương hợp với bản chất hay lý thuyết chủ quan về giá trị, với đạo đức vị tha và chủ nghĩa bộ lạc. Dễ thấy phẩm tính nào của con người sẽ bị kẻ nào đó bác bỏ khi hắn bác bỏ chủ nghĩa khách quan; và, nếu xem xét lịch sử của chủ nghĩa tư bản, sẽ thấy rõ phẩm tính nào của con người bị đạo đức vị tha và chủ nghĩa bộ lạc phối hợp với nhau chống lại: chúng chống lại trí tuệ của con người, chống lại trí thông minh – đặc biệt chống lại trí thông minh được áp dụng cho các vấn đề thuộc về sự sinh tồn, tức là năng lực sản xuất. Trong khi chủ nghĩa vị tha tìm cách cướp các phần thưởng từ tay trí tuệ, bằng cách khẳng định rằng nghĩa vụ đạo đức của người có năng lực là phục vụ người không có năng lực và dâng hiến chính mình cho nhu cầu của bất cứ ai – quan điểm bộ lạc đi một bước xa hơn: nó phủ nhận sự tồn tại của trí tuệ và vai trò của trí tuệ trong việc sản xuất ra của cải. Thật thiếu đạo đức khi coi của cải là một sản phẩm khuyết danh của bộ lạc, và khi nói chuyện “tái phân phối” nó. Quan điểm cho rằng của cải là kết quả của một tiến trình tập thể, không phân hóa, rằng tất cả chúng ta cùng làm gì đó và không thể nói rõ ai đã làm gì, do đó một kiểu “phân phối” bình đẳng chủ nghĩa là cần thiết – có lẽ đã phù hợp trong một khu rừng rậm nguyên thủy với một bầy người dữ tợn di chuyển từng hòn đá bằng lao động chân tay thô kệch (mặc dù ngay cả tại nơi đó thì ai đó cũng phải khởi động và tổ chức việc di chuyển đá). Duy trì quan điểm này trong một xã hội công nghiệp – nơi các thành tựu cá nhân đã được cộng đồng ghi nhận – là một sự lảng tránh dốt nát tới mức thậm chí đặt vấn đề hồ nghi nó cũng là xấu rồi. Bất kỳ ai đã từng là người chủ hay người lao động, hay đã từng quan sát con người làm việc, hay đã từng tự mình lao động thật sự suốt một ngày, đều biết vai trò mấu chốt của năng lực, của trí khôn, của một trí tuệ có năng lực và khả năng tập trung – trong bất kỳ và trong tất cả các cấp độ công việc, từ thấp nhất tới cao nhất. Người đó phải biết rằng có năng lực hay thiếu năng lực (cho dù là thiếu thật hay do cố tình thiếu) tạo ra sự khác biệt sống còn trong bất kỳ tiến trình sản xuất nào. Bằng chứng đã quá rõ rệt – trên lý thuyết và trên thực tế, một cách logic và “theo kinh nghiệm”, trong các biến cố lịch sử và trong công việc hàng ngày của bất kỳ ai – đến mức không ai có thể nói là không biết. Người ta phạm những lỗi này không phải do không biết. Khi các nhà công nghiệp lớn tạo ra của cải trên một thị trường tự do (tức là không sử dụng vũ lực, không có sự hỗ trợ hay can thiệp từ phía chính phủ), họ tạo ra của cải mới – họ 22
  24. không lấy của cải ấy từ những người không tạo ra chúng. Nếu bạn không tin điều này thì hãy nhìn vào “sản phẩm hoàn toàn xã hội” – và mức sống – của những quốc gia nơi con người không được phép tồn tại. Hãy quan sát xem vấn đề trí tuệ con người được thảo luận một cách hiếm hoi và không thỏa đáng như thế nào trong các bài viết của các lý thuyết gia theo chủ nghĩa bộ lạc-nhà nước-vị tha. Hãy quan sát xem những người đang cổ súy cho nền kinh tế hỗn hợp cẩn thận tránh né như thế nào việc đề cập tới trí tuệ hay năng lực trong cách tiếp cận của họ tới các vấn đề chính trị - kinh tế, trong các tuyên bố, yêu cầu của họ, và trong cuộc chiến giữa các nhóm lợi ích với hành động cướp phá “sản phẩm hoàn toàn xã hội”. Người ta thường hỏi: Tại sao chủ nghĩa tư bản lại bị phá hoại bất chấp những lợi ích không thể sánh được của nó đã được ghi nhận? Câu trả lời nằm ở một sự thực rằng cái dây cứu sinh nuôi dưỡng bất kỳ hệ thống xã hội nào là một nền triết học thống trị nền văn hóa và rằng chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ có một nền tảng triết học. Nó là sản phẩm cuối cùng và (một cách lý thuyết) không hoàn hảo của những ảnh hưởng từ Aristotle. Vào thế kỷ 19, khi cơn thủy triều của chủ nghĩa thần bí trỗi dậy dìm chết triết học, chủ nghĩa tư bản bị bỏ lại trong một khoảng chân không về trí tuệ, bị cắt mất sợi dây sinh mệnh của nó. Bản chất đạo đức, thậm chí các nguyên tắc chính trị của nó, đều chưa bao giờ được hiểu hay định nghĩa một cách đầy đủ. Những người tự nhận là bảo vệ nó thì đều cho là nó phù hợp với sự kiểm soát của chính quyền (tức là sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế), phớt lờ ý nghĩa và những ngụ ý của khái niệm laissez-faire. Do vậy, cái đã tồn tại trên thực tế, vào thế kỷ 19, không phải là chủ nghĩa tư bản thuần túy, mà là những nền kinh tế hỗn hợp khác nhau. Bởi vì sự kiểm soát sẽ dẫn tới việc phải gia tăng và duy trì gia tăng kiểm soát, nên chính yếu tố tĩnh nhất trong hỗn hợp đã phá vỡ hỗn hợp; yếu tố tư bản chủ nghĩa, tự do đã nhận lấy sự phê phán. Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại trong một nền văn hóa bị thống trị bởi chủ nghĩa thần bí và vị tha, bởi sự lưỡng phân linh hồn-thể xác và quan điểm bộ lạc. Không hệ thống xã hội nào (và không thể chế hay hành động nào của con người dưới bất kỳ hình thức nào) có thể tồn tại mà không có một cơ sở đạo đức. Nếu căn cứ trên cơ sở đạo đức vị tha, chủ nghĩa tư bản phải - và đã – bị lên án ngay từ đầu. * Đối với những người không hiểu hết vai trò của triết học trong các vấn đề chính trị-kinh tế, tôi đề xuất – như là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy tình trạng tri thức ngày nay – một vài trích * Để thảo luận về quan điểm mặc định của nhà triết học liên quan tới chủ nghĩa tư bản, xem tiểu luận tựa đề trong cuốn For the New Intellectual (Cho người trí thức mới) của tôi. 23
  25. dẫn sâu hơn trong đề mục về chủ nghĩa tư bản trong cuốn Từ điển bách khoa Anh (Encyclopaedia Britannica). Một vài nhà quan sát có xu hướng coi các khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản là động cơ của sản xuất. Sự phê bình thường bắt nguồn hoặc là từ sự phản đối về đạo đức hay văn hóa đối với các đặc điểm nhất định của hệ thống tư bản chủ nghĩa, hoặc từ những thăng trầm ngắn hạn (khủng hoảng và suy thoái) làm ngắt quãng tiến bộ trong dài hạn. [các đoạn in nghiêng là của tôi.] Những cuộc “khủng hoảng và suy thoái” do sự can thiệp của chính phủ gây ra, chứ không phải do hệ thống tư bản chủ nghĩa gây ra. Nhưng bản chất của “sự phản đối về đạo đức hoặc văn hóa” là gì? Bài viết không nói rõ cho chúng ta, mà cho ta một chỉ dẫn hùng hồn: Tuy nhiên, như thế, cả khuynh hướng lẫn hiện thực [của chủ nghĩa tư bản] hiển nhiên đều mang cái mác lợi ích doanh nhân và còn hơn thế là kiểu tư duy của doanh nhân. Hơn nữa, không chỉ chính sách mà cả triết học về đời sống của quốc gia và cá nhân, sự phối hợp các giá trị văn hóa, cũng đeo cái mác đó. Thuyết vị lợi duy vật của chủ nghĩa tư bản, niềm tin ngây thơ của nó vào sự tiến bộ dưới một dạng nào đó, những thành tựu có thực của nó trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, tính chất các sáng tạo nghệ thuật của nó, tất cả đều có thể dẫn chiếu đến tinh thần của chủ nghĩa duy lý tỏa ra từ văn phòng của doanh nhân. [các đoạn in nghiêng là của tôi.] Tác giả của bài viết này, người không đủ “ngây thơ” để tin vào một sự tiến bộ kiểu tư bản (hay lý tính), có vẻ như đang duy trì niềm tin khác: Vào cuối thời kỳ trung cổ, Tây Âu đứng khoảng ở vị trí mà nhiều nước kém phát triển đang đứng hiện nay trong thế kỷ 20. [Điều này nghĩa là nền văn hóa của thời Phục Hưng xấp xỉ với Congo ngày nay; hoặc nếu không thì chứng tỏ là sự phát triển trí tuệ của con người chẳng có liên quan gì đến kinh tế học.] Trong các nền kinh tế kém phát triển, nhiệm vụ khó khăn của quản lý nhà nước là phải vượt qua được một tiến trình tích lũy phát triển kinh tế, bởi vì khi đã đạt một xung lượng nào đó thì tiến bộ xa hơn sẽ xuất hiện một cách tự động, không ít thì nhiều. Một vài ý niệm như thế đã trở thành nền tảng cho mọi lý thuyết của nền kinh tế kế hoạch hóa. Chính là dựa trên một số niềm tin “tinh vi” như thế mà hai thế hệ người Nga đã tàn lụi, chờ đợi một sự phát triển tự động. 24
  26. Các nhà kinh tế học cổ điển cố gắng đạt được một biện giải có tính bộ lạc về chủ nghĩa tư bản trên cơ sở là nó “phân phối” một cách tốt nhất “các nguồn lực” của một cộng đồng. Bút sa gà chết, như thế này: Chủ đề trung tâm của kinh tế học cổ điển là lý thuyết thị trường về sự phân bổ nguồn lực trong khu vực tư nhân. Tiêu chí để phân phối giữa khu vực công cộng và khu vực tư nhân, về hình thức, giống như bất kỳ sự phân phối nguồn lực nào khác, tức là cộng đồng phải nhận được sự thỏa mãn ngang bằng với và từ mức gia tăng nguồn lực cận biên sử dụng trong lĩnh vực công và tư Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định rằng có bằng chứng đáng kể, có lẽ nổi trội, chứng tỏ rằng tổng lượng của cải trong nước Mỹ tư bản chẳng hạn, sẽ gia tăng nhờ sự tái phân phối các nguồn lực cho khu vực công – nhiều lớp học hơn và ít trung tâm mua bán hơn, nhiều thư viện công hơn và ít xe hơi hơn, nhiều bệnh viện hơn và ít chỗ chơi bowling hơn. Điều đó nghĩa là một số người phải làm việc nặng nhọc suốt đời mà không được sử dụng phương tiện vận tải thích hợp (ô-tô), không có nơi phù hợp để đi mua những hàng hóa họ cần (trung tâm mua sắm), không có lạc thú giải trí (chỗ chơi bowling) – để cho những người khác có thể được có trường học, thư viện, và bệnh viện. Nếu bạn muốn thấy các kết quả cuối cùng và ý nghĩa đầy đủ của quan điểm bộ lạc về của cải – xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt giữa hành động của tư nhân và hành động của chính phủ, giữa sản xuất và vũ lực, sự tận diệt khái niệm “quyền”, tận diệt sự tồn tại thực tế của một con người cá nhân, và thay thế nó bằng quan điểm coi con người như là những súc vật thồ có thể thay thế cho nhau hay như “các yếu tố sản xuất” – bạn hãy nghiên cứu đoạn sau đây: Chủ nghĩa tư bản có định kiến chống lại khu vực công vì hai lý do. Thứ nhất, tất cả sản phẩm và thu nhập đều đổ dồn (?) trước tiên về khu vực tư trong khi các nguồn lực tới tay khu vực công thông qua một quá trình thuế má khổ sở. Các nhu cầu công cộng chỉ được thỏa mãn bởi sự chịu đựng của những người tiêu thụ trong vai trò người trả thuế [thế còn nhà sản xuất thì sao?], những người mà đại diện chính trị của họ nhận thức một cách sâu sắc về tình cảm nhân hậu [!] của những người đã ủy nhiệm cho mình về thuế má. Ý kiến cho rằng người dân biết rõ hơn chính phủ về việc phải làm gì với thu nhập của mình là quan niệm hấp dẫn hơn một quan điểm ngược lại nói rằng nhờ đóng thuế, người ta nhận được nhiều hơn so với khi mất tiền vì các hình thức chi tiêu khác. [Theo lý thuyết giá trị nào? Theo đánh giá của ai?] Thứ hai, áp lực của khu vực tư phải bán được hàng dẫn tới một số lượng cực kỳ nhiều phương tiện bán hàng hiện đại, có ảnh hưởng tới lựa chọn của người tiêu dùng và định hướng các giá trị của người tiêu dùng tới tiêu thụ cá nhân [Điều này nghĩa là mong muốn của bạn 25
  27. được chi tiêu số tiền bạn kiếm được hơn là để tiền bị lấy khỏi túi bạn, chỉ là một định kiến.] Vì lý do đó, nhiều chi tiêu cá nhân bị đổ vào các nhu cầu mà không cấp thiết lắm theo bất kỳ một nghĩa cơ bản nào. [Cấp thiết – với ai? Nhu cầu nào là “cơ bản”, ngoài một hang động, một tấm da gấu, và một khoanh thịt sống?] Hệ luận tất yếu là nhiều nhu cầu công cộng bị bỏ qua bởi lẽ các nhu cầu tư nhân bề mặt, được sinh ra một cách nhân tạo, đã cạnh tranh thành công để có được cùng những nguồn lực đó. [Các nguồn lực của ai?] So sánh sự phân phối nguồn lực cho khu vực công và tư dưới chủ nghĩa tư bản và dưới chủ nghĩa tập thể XHCN đang sáng tỏ. [Quả có thế.] Trong nền kinh tế tập thể, tất cả nguồn lực hoạt động trong khu vực công và được dành cho cho giáo dục, quốc phòng, y tế, phúc lợi và các nhu cầu công cộng khác mà không có sự dịch chuyển thông qua thuế. Tiêu dùng cá nhân bị hạn chế trong những đòi hỏi được phép [phép của ai?] đối kháng với sản phẩm xã hội, cũng như các dịch vụ công trong nền kinh tế tư bản bị giới hạn trong những đòi hỏi được cho phép, đối kháng lại khu vực tư. [Phần in nghiêng là của tôi.] Trong nền kinh tế tập thể, nhu cầu công cộng được hưởng đúng loại ưu tiên mà tiêu dùng cá nhân được hưởng trong nền kinh tế tư bản. Ở Liên bang Xô Viết, giáo viên rất đông, nhưng xe hơi thì hiếm, trong khi tình hình ở Mỹ lại ngược lại. Đây là kết luận của bài viết đó: Các dự đoán liên quan đến sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản phần nào là vấn đề định nghĩa. Người ta thấy ở khắp nơi trong các nước tư bản một sự dịch chuyển hoạt động kinh tế từ khu vực tư sang khu vực công Vào cùng thời điểm đó [sau Thế chiến II] tiêu dùng cá nhân có vẻ như đã được trù định là sẽ tăng ở các nước cộng sản. [Như là lượng tiêu thụ lúa mì?] Hai hệ thống kinh tế dường như được kéo lại gần nhau hơn nhờ hội tụ những thay đổi từ cả hai phía. Tuy nhiên những khác biệt đáng kể trong cấu trúc kinh tế vẫn tồn tại. Dường như có lý khi giả định rằng xã hội nào đầu tư nhiều hơn vào con người sẽ tiến bộ nhanh chóng hơn và thừa kế tương lai. Ở khía cạnh quan trọng này, trong mắt một số nhà kinh tế, chủ nghĩa tư bản vận hành trong thế bất lợi cơ bản nhưng không phải là không thể tránh được, để cạnh tranh với chủ nghĩa tập thể. Quá trình tập thể hóa nền nông nghiệp Xô Viết đã đạt được bằng các kiểu nạn đói do chính phủ thiết kế nên – kế hoạch hóa thực hiện một cách cố ý để cưỡng bức nông dân vào các nông trang tập thể; những kẻ thù của nước Nga Xô Viết tuyên bố rằng 15 triệu nông dân đã chết trong nạn đói đó; chính phủ Xô Viết thừa nhận cái chết của 7 triệu nhân mạng. 26
  28. Vào cuối Thế chiến II, các kẻ thù của Nga Xô tuyên bố rằng 30 triệu người đang lao động cưỡng bức trong các trại tập trung của Xô Viết (và đang hấp hối vì nạn thiếu dinh dưỡng theo kế hoạch, mạng người rẻ hơn lương thực); những kẻ biện hộ cho Nga Xô thừa nhận con số 12 triệu người. Đấy là cái mà cuốn Từ điển bách khoa Anh đã gọi là “đầu tư vào con người”. Trong một nền văn hóa nơi những tuyên bố như thế được đưa ra mà không bị trừng phạt gì về trí tuệ, được đưa ra trong một vòng hào quang ca ngợi sự đúng đắn về đạo đức, thì những người tội lỗi nhất không phải là những người theo chủ nghĩa tập thể; người tội lỗi nhất là người mà, do không đủ can đảm để thách thức chủ nghĩa thần bí hay chủ nghĩa vị tha, đã tìm cách bỏ qua các vấn đề lý trí và đạo đức, và bảo vệ hệ thống lý trí và đạo đức duy nhất trong lịch sử nhân loại – chủ nghĩa tư bản – trên đủ thứ căn cứ mà lại không phải là dựa trên lý trí và đạo đức. 27