Kinh tế phát triển - Chương 6: Cấu trúc rủi ro và kỳ hạn của Lãi suất

ppt 22 trang vanle 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế phát triển - Chương 6: Cấu trúc rủi ro và kỳ hạn của Lãi suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_phat_trien_chuong_6_cau_truc_rui_ro_va_ky_han_cua_la.ppt

Nội dung text: Kinh tế phát triển - Chương 6: Cấu trúc rủi ro và kỳ hạn của Lãi suất

  1. Chương 6 Cấu trúc rủi ro và kỳ hạn của Lãi suất
  2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất • Trái phiếu với cùng kỳ hạn có các mức lãi suất khác nhau vì: – Rủi ro không trả nợ – Mức độ thanh khoản – Ảnh hưởng của thuế 6-2 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  3. Sơ đồ 1 – So sánh trái phiếu khác nhau cùng kỳ hạn, 1919–2011 Sources: Board of Governors of the Federal Reserve System, Banking and Monetary Statistics, 1941–1970; Federal Reserve; www.federalreserve.gov/releases/h15/data.htm. 6-3 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  4. Cấu trúc rủi ro của lãi suất (tiếp) • Rủi ro không trả nợ: xác suất bên vay nợ (phát hành trái phiếu) không trả lãi suất hoặc khoản nợ vay: – Trái phiếu chính phủ Mỹ được coi là không có rủi ro không trả nợ (chính phủ có thể tăng thuế). – Phần bù rủi ro: phần chênh lệc giữa lãi suất của trái phiếu có rủi ro không trả nợ và lãi suất của trái phiếu không có rủi ro không trả nợ (có cùng kỳ hạn) 6-4 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  5. Sơ đồ 2 – Phản ứng đối với việc tăng rủi ro không trả nợ của trái phiếu doanh nghiệp 6-5 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  6. Bảng 1: Xếp hạng trái phiếu bới các công ty Moody’s, Standard and Poor’s, and Fitch 6-6 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  7. Cấu trúc rủi ro của lãi suất (tiếp) • Thanh khoản: phản ánh khả năng chuyển đổi một tài sản thành tiền mặt: – Chi phí để bán trái phiếu – Số lượng người mua/người bán trên thị trường trái phiếu • Thuế thu nhập – Thuế thu nhập có thể được áp dụng hoặc được miễn đối với thu nhập từ lãi suất. 6-7 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  8. Sơ đồ 3 – Lãi suất trái phiếu đô thị và Trái phiếu chính phủ 6-8 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  9. Cấu trúc Kỳ hạn của lãi suất • Trái phiếu với mức độ rủi ro, thanh khoản, và thuế thu nhập tương đồng nhau có thể có các mức lãi suất khác nhau bởi vì thời gian đáo hạn khác nhau. 6-9 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  10. Cấu trúc Kỳ hạn của lãi suất (tiếp) • Đường cong lãi suất: là đường phản ánh mức lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau nhưng tương đồng về rủi ro, thanh khoản và các đặc điểm về thuế: – Đường cong lãi suất có hướng đi lên: lãi suất kỳ hạn dài cao hơn lãi suất kỳ hạn ngắn – Đường cong lãi suất nằm ngang: lãi suất kỳ hạn dài bằng lãi suất kỳ hạn ngắn – Đường cong lãi suất có hướng đi xuống: lãi suất kỳ hạn dài thấp hơn lãi suất kỳ hạn ngắn 6-10 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  11. Các đặc điểm của đường cong lãi suất 1. Lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn khác nhau có xu hướng vận động cùng n.hau 2. Khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn thấp, đường cong lãi suất có xu hướng đi lên; khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn cao đường cong lãi suất có xu hướng đi xuống. 3. Đường cong lãi suất hầu hết là có xu hướng đi lên. 6-11 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  12. Ba lý thuyết giải thích các đặc điểm của đường cong lãi suất 1. Lý thuyết kỳ vọng giải thích hai đặc điểm đầu tiên nhưng không giải thích được đặc điểm thứ ba. 2. Lý thuyết phân khúc thị trường giải thích đặc điểm thứ ba nhưng không giải thích hai đặc điểm đầu. 3. Lý thuyết phần bù thanh khoản kết hợp cả hai lý thuyết trên và giải thích được cả ba đặc điểm. 6-12 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  13. Sơ đồ 4 – Thay đổi theo thời gian của lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có kỳ hạn khác nhau Sources: Federal Reserve; www.federalreserve.gov/releases/h15/data.htm. 6-13 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  14. Lý thuyết kỳ vọng • Lãi suât trái phiếu kỳ hạn dài bằng bình quân các lãi suất kỳ hạn ngắn được kỳ vọng diễn ra trong khoảng thời gian kỳ hạn của trái phiếu kỳ hạn dài. • Người mua trái phiếu không chọn trước một loại kỳ hạn trái phiếu nào; họ sẽ không nắm giữ một loại trái phiếu nếu lợi tức kỳ vọng của nó thấp hơn lợi tức kỳ vọng của trái phiếu khác, có kỳ hạn khác. • Người nắm giữ trái phiếu xem trái phiếu với các kỳ hạn khách nhau là những sự thay thế hoàn hảo. 6-14 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  15. Lý thuyết kỳ vọng: Ví dụ • Lãi suất hiện tại của trái phiếu kỳ hạn một năm là 6%. • Trái chủ kỳ vọng lãi suất của trái phiếu kỳ hạn một năm vào năm sau là 8%. • Lợi tức kỳ vọng cho việc mua hai trái phiếu kỳ hạn một năm bình quân là (6% + 8%)/2 = 7%. • Lãi suất của trái phiếu kỳ hạn hai năm cần >= 7% mới có thể hấp dẫn người mua. 6-15 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  16. Lý thuyết phân khúc thị trường • Trái phiếu có các kỳ hạn khác nhau không phải là các sự thay thế cho nhau. • Lãi suất của mỗi loại trái phiếu với một mức kỳ hạn nhất định được xác định bởi cung cầu của loại trái phiếu đó. • Nhà đầu tư có đánh giá và ưu tiên khác nhau đối với các loại trái phiếu có kỳ hạn khác nhau. • Nếu nhà đầu tư ưu tiên trái phiếu kỳ hạn ngắn với rủi ro lãi suất thấp thì đường cong lãi suất sẽ có hướng đi lên. (đặc điểm 3) 6-16 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  17. Phần bù thanh khoản & Lý thuyết Preferred Habitat • Lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài bằng với trung bình của lãi suất kỳ hạn ngắn được kỳ vọng diễn ra trong giai đoạn kỳ hạn của trái phiếu cộng thêm một phần bù thanh khoản cho phần biến động cung cầu của trái phiếu đó. • Trái phiếu có các kỳ hạn khác nhau là những sự thay thế một phần cho nhau’ không phải là sự thay thế hoàn hảo. 6-17 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  18. Lý thuyết Preferred Habitat • Nhà đầu tư thường ưu tiên một kỳ hạn trái phiếu nào đó. • Nhà đầu tư chỉ mua trái phiếu có các kỳ hạn khác nhau nếu chúng có mức lợi tức kỳ vọng cao hơn đắng kể. • Nhà đầu tư thường ưu tiên trái phiếu kỳ hạn ngắn so với trái phiếu kỳ hạn dài. 6-18 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  19. Sơ đồ 5 – Mối quan hệ giữa Phần bù thanh khoản (Preferred Habitat) và Lý thuyết kỳ vọng 6-19 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  20. Phần bù thanh khoản & Lý thuyết Preferred Habitat (tiếp) • Lãi suất của trái phiếu có kỳ hạn khác nhau thường thay đổi cùng nhau theo thời gian. • Đường cong lãi suất thường hướng lên khi lãi suất kỳ hạn ngắn thấp (do phần bù thanh khoản) và ngược lại có xu hướng đi xuống khi lãi suất kỳ hạn ngắn cao (do lợi tức kỳ vọng thấp). • Đường cong lãi suất thường hướng lên do phần bù thanh khoản tăng khi kỳ hạn dài hơn. 6-20 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  21. Sơ đồ 6 – Đường cong lãi suất và Kỳ vọng của thị trường về lãi suất kỳ hạn ngắn theo Lý thuyết phần bù thanh khoản (Preferred Habitat) 6-21 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.
  22. Sơ đồ 7 – Đường cong lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ 6-22 © 2013 Pearson Education, Inc. All rights reserved.