Kinh tế phát triển - Chương 2: Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế

ppt 53 trang vanle 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế phát triển - Chương 2: Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_phat_trien_chuong_2_lien_ket_va_hoi_nhap_kinh_te_quo.ppt

Nội dung text: Kinh tế phát triển - Chương 2: Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế

  1. CHƯƠNG 2 LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
  2. KHÁI NIỆM • Liên kết kinh tế là sự thành lập những tổ chức KT trên cơ sở các thành viên ký kết các hiệp định thỏa thuận về một số vấn đề nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia → Là những liên kết KT mà các bên tham gia là những nhóm đại diện cho nhiều Quốc gia
  3. → LKKTQT là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về KTQT như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể được lợi ích KT tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết
  4. Nguyên nhân hình thành LKKTQT • Do lợi thế khác nhau về vốn, kỹ thuật, điều kiện địa lý hoặc tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự phân công lao động quốc tế • Do yêu cầu thống nhất nền kinh tế thế giới, LKKT làm tăng cường sự phát triển của các bên tham gia • Do sự bành trướng của các thế lực kinh tế khổng lồ, LKKT để dựa vào nhau, làm tăng sức mạnh kinh tế, khẳng định sự tồn tại của mình
  5. CÁC DẠNG LKKTQT • LK KINH TẾ QUỐC TẾ TƯ NHÂN/ LKKTQT NHỎ/ LKKTQT VI MÔ • LK KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC/ LKKTQT LỚN/ LKKTQT VĨ MÔ
  6. LIÊN KẾT KTQT TƯ NHÂN • Các công ty tư nhân ở các QG liên kết với nhau thành các công ty quốc tế (công ty đa quốc gia- MNC, cty xuyên QG- TNC) • Các công ty có thể liên kết toàn bộ với nhau hoặc riêng một lĩnh vực nào đó
  7. Nguyên nhân hình thành • Xu hướng chung của các tập đoàn ngày nay là mua lại và sáp nhập→ tạo thành những công ty lớn độc quyền hoặc thôn tính • Do cạnh tranh gay gắt và sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật → Việc sáp nhập phát triển mạnh ở Mỹ, Nhật, Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc Á → Các lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí và chế tạo ô tô
  8. Hình thức liên kết • Liên kết dọc: Các công ty sản xuất hàng loạt tạo thành một chu trình sản xuất khép kín • Liên kết ngang: là liên kết về công nghệ → Tăng sức mạnh kinh tế và chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch
  9. Xu hướng phát triển • Xu hướng “mở” trong chiến lược QT • Xu hướng hợp nhất hóa trong chiến lược đầu tư • Xu hướng đa phương hóa → Các MNC ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với KT thế giới
  10. Các loại hình công ty quốc tế • Theo nguồn vốn hoạt động có 2 loại: MNC và TNC • Theo phương thức hoạt động của cty: - Trust quốc tế - Consortium quốc tế - Syndicate quốc tế - Carten quốc tế
  11. Công ty đa quốc gia MNC • Là công ty được thành lập do vốn của thành viên có quốc tịch khác nhau đóng góp, địa bàn hoạt động của nó mở rộng ở nhiều nước • Công ty mẹ ở nước chủ nhà nắm quyền kiểm soát hệ thống sx, phân phối của các cty con
  12. Công ty xuyên quốc gia TNC • Là công ty được thành lập do vốn đóng góp của một nước nhưng địa bàn hoạt động của nó triển khai ở nhiều nước • Các TNC được thiết lập cũng trên cơ sở sáp nhập các thành viên trong nước. Xu hướng mạnh nhất ở Mỹ, Nhật → Việc tạo nên những tập đoàn khổng lồ qua các vụ mua bán, sáp nhập (liên kết) sẽ làm giảm các đối thủ cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng và dịch vụ
  13. Trust • Là loại hình công ty có nhiều ngành gần nhau liên kết thành một công ty lớn • Các xí nghiệp thành viên bị mất quyền độc lập kinh doanh
  14. Consortium • Là hình thức liên kết một số lớn các xí nghiệp của các ngành khác nhau trong một số nước • Các ngành khác nhau: ngân hàng- nông nghiệp- xây dựng cơ bản- thương mại
  15. Syndicate • Là hiệp định thống nhất về tiêu thụ sản phẩm của các trust và consortium • Các thành viên mất quyền tự chủ trong xuất khẩu hàng hóa của mình mà phải giao hh cho một trung tâm thực hiện tiêu thụ sp thống nhất • VD: tập đoàn Wal- Mart, Metro
  16. Carten • Là sự liên minh giữa các nhà tư bản độc quyền trong một ngành nào đó. • Thành viên tham gia không bị mất quyền tự chủ mà tự mình sx và xuất khẩu hh nhưng phải tuân theo một số điều kiện do Carten quy định • VD: tổ chức dệt may quốc tế (ITBC), tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
  17. LIÊN KẾT KTQT NHÀ NƯỚC • Là việc thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế của một số nước có cùng xu hướng chính trị kinh tế • Các liên kết KT giữa các quốc gia thường hình thành theo khu vực, giúp mỗi nước gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường QT • Có 5 hình thức liên kết KTQT cấp nhà nước
  18. Nguyên nhân hình thành • Do khoảng cách địa lý gần nhau • Do yêu cầu hợp tác toàn diện và chặt chẽ hơn trong tương lai giữa các nước và khu vực → Các nước nghèo có cơ hội tăng cường và mở rộng thị trường XK
  19. Vai trò • Giúp phát triển thương mại quốc tế • Sử dụng hiệu quả hơn, kinh tế hơn các thế mạnh tuyệt đối và tương đối của mình • Làm cho các thành tựu khoa học kỹ thuật được sử dụng tối ưu • Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi nhất • Giúp cho mỗi quốc gia tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường QT → Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa KTTG
  20. Các loại hình LKKT Nhà nước • F.T.A (Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do • C.U ( Custom Union): Đồng minh thuế quan • C.M ( Common Market): Thị trường chung • E.U ( Economic Union): Đồng minh kinh tế • M.U (Monetery Union): Đồng minh tiền tệ
  21. Khu vực mậu dịch tự do- FTA • Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng • Tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ • Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực • VD: EFTA, NAFTA, AFTA
  22. Đồng minh về thuế quan-C.U • Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng khi buôn bán với các nước ngoài khối • Chính sách ngoại thương thống nhất khi buôn bán với nước ngoài khối • Các nước tham gia bị mất quyền độc lập tự chủ trong buôn bán với các nước ngoài khối VD. Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC
  23. Thị trường chung • Xóa bỏ hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép • Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội viên • VD: ECM – Thị trường chung châu Âu
  24. Đồng minh kinh tế • Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên • Xóa bỏ chính sách kinh tế riêng của mỗi nước, xây dựng chính sách KTXH chung • VD: EU – Liên minh châu Âu
  25. Đồng minh tiền tệ • Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nước hội viên • Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung, quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất • Xây dựng quỹ tiền tệ chung và ngân hàng chung thay thế cho ngân hàng trung ương • Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị • VD: EMU- Liên minh tiền tệ châu Âu
  26. Đặc trưng cơ bản Tự do Thống nhất Tự do Có chính Dùng hóa TM, chế độ thuế hóa đầu sách KT- chung áp dụng quan với nước tư XH chung đồng tiền MFN ngoài khối FTA + Không Không Không Không C.U + + Không Không Không C.M + + + Không Không E.U + + + + Không M.U + + + + +
  27. MỘT SỐ LKKTQT NHÀ NƯỚC QUAN TRỌNG • Liên minh Châu Âu- EU • Liên minh tiền tệ Châu Âu- EMU • Khu vực thương mại tự do Châu Âu- EFTA • Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ- NAFTA • Khu vực mậu dịch tự do Asean- AFTA • Cộng đồng kinh tế Asean- AEC
  28. LIÊN MINH CHÂU ÂU- EU • LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Ngày Quốc Khánh của EU: 9/5/1950 ( Ý tưởng của ngoại trưởng Pháp Robert Schuman) - 18/4/1951 tại Lucxamburg, 6 nước (Đức, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Ý, Lucxamburg): thành lập cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC) - 25/3/1957, đổi tên thành Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), viết tắt là EC- European Communit - 1992 chuyển sang thị trường chung Châu Âu (ECM) - 1/1/1994, chính thức gọi là liên minh Châu Âu (EU) - 1999, đồng tiền chung Châu Âu ra đời, thành lập EMU
  29. EU và các thành viên • 1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan • 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh • 1981: Hy Lạp • 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha • 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển • Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Malta, Cyprus, • Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria
  30. EU và quá trình hoạt động • Cơ cấu tổ chức: - Trụ sở: Brussels của Bỉ - EU có 4 cơ quan chính là Hội đồng bộ trưởng, Ủy Ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Châu Âu • Nhiệm kỳ của chủ tịch là 18 tháng • Ngoại trưởng có nhiệm kỳ 5 năm, chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao và an ninh • 55% thành viên tán thành mới được thông qua
  31. Đồng tiền chung Châu Âu • 1990, ý tưởng cho ra đời đồng tiền chung Châu Âu, ban đầu có tên là ECU (European Currency Unit), sau này đổi thành đồng EURO (EUR) • 1/1/1994, viện tiền tệ Châu Âu thành lập, sau này trở thành Ngân hàng TW Châu Âu • 1/1/1999, EU bắt đầu ấn định tỷ giá chuyển đổi EUR • 28/2/2002, đồng EUR chính thức trở thành đồng tiền hợp pháp duy nhất của EU
  32. EMU • EU không bắt buộc tất cả các thành viên phải tham gia liên minh tiền tệ cùng một lúc, các thành viên trong EMU phải giữ được 5 tiêu chí quy định: (1) Mức thiếu hụt ngân sách < 3% so với GDP (2) Nợ nhà nước < 60% GDP (3) Lạm phát < 1,5% (4) Lãi suất tín dụng <2% (5) Đồng tiền ổn định ít nhất trong 2 năm gần nhất
  33. EMU • Những nước tham gia hệ thống EMU ngay từ ngày 1/1/1999: Hà Lan, Luxemburg, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Đức, Ireland, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Áo, Pháp. • Hiện nay giá trị đồng EUR cao hơn đồng USD
  34. HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI TỰ DO CHÂU ÂU EFTA • Các thành viên đầu tiên của EFTA năm 1960 gồm: Anh, Áo,NaUy, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển. Phần Lan tham gia với tư cách là quan sát viên. • Các thành viên rời bỏ EFTA để gia nhập EEC, sau đó là EU. Đến 1995 chỉ còn 4 quốc gia thành viên
  35. KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO CHÂU ÂU EFTA • Các thành viên thuộc Châu Âu nhưng không tham gia EU đó là Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy sĩ chỉ liên kết với nhau ở dạng hợp tác về thuế quan • Các nước này là các nước giàu, có GNI/người khá cao, thấp nhất ở Iceland cũng đạt hơn 26.000 USD, cao nhất là Thụy sĩ: 43.700 USD
  36. KHỐI MẬU DỊCH TỰ DO CÁC NƯỚC BẮC MỸ NAFTA • Thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992, bao gồm 3 nước Mỹ, Canada, Mehico • Ngày 25/6/1996 kết nạp thêm Chile • 9/1996, kết nạp Bolivia → Xóa bỏ hàng rào thuế quan, bỏ mọi trở ngại trong buôn bán, dịch vụ và đầu tư, công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm
  37. KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN AFTA • 1/1992, tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần 4 tại Singapore, sáng kiến hình thành khu vực mậu dịch tự do ĐNÁ AFTA →Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực CEPT (Common Effective Preferential Tariff) →Loại bỏ hàng rào phi thuế và hạn chế về số lượng →Loại trừ những hạn chế về ngoại hối →Chương trình hợp tác hải quan
  38. Chương trình CEPT • Là cơ chế cắt giảm thuế quan đối với hh trao đổi nhằm thực hiện thành công AFTA • Hiệp định CEPT được ký năm 1992, có hiệu lực từ tháng 1/1993 • Mục tiêu: cắt giảm thuế nhập khẩu các hh xuống 0-5% • Điều kiện: tỉ lệ nội địa hóa (hoặc tỉ lệ nội khối) đạt ít nhất 40%
  39. CEPT • Công thức 40% hàm lượng ASEAN [Giá trị NVL, bộ phận các sp là đầu vào NK từ nước không phải là thành viên ASEAN (giá CIF) + giá trị NVL, bộ phận, các sp là đầu vào không xác định được xx (giá khi đưa vào chế biến)] * 100% < 60%
  40. CEPT • Nguyên tắc thực hiện: (1) Các thành viên ưu đãi TM, cắt giảm thuế từ 0-5%: bước đầu áp dụng cho 15 nhóm mặt hàng; tăng dần theo các năm đến 85% số lượng mặt hàng NK (2) Số lượng các mặt hàng đưa vào danh mục CEPT của mỗi nước thành viên sẽ khác nhau, và được công bố qua mỗi giai đoạn (3) Danh mục giảm thuế được áp dụng theo 2 cấp độ
  41. CEPT • 2 cấp độ giảm thuế: - Cắt giảm nhanh: + Những sản phẩm có thuế 20%, tiến hành 2 bước: +B1: Cắt xuống 20% trong thời gian 5-8 năm +B2: Cắt xuống 0-5% trong thời gian 7 năm tiếp theo
  42. CEPT • Tiến độ thực hiện: - 2001, các nước thành viên cũ đã hoàn thành chương trình CEPT, Singapore đã thực hiện 100% dòng thuế xuống còn 0% - Việt Nam hoàn thành 1/1/2006 - Lào và Mianmar vào năm 2008 - Campuchia hoàn tất năm 2010
  43. CEPT • Tiến độ thực hiện: - Cơ chế ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) dành cho các hội viên mới (CLMV) → Để thực hiện nhanh quá trình hoạt động của AFTA, các thành viên ASEAN thực hiện linh hoạt 3 loại thuế: + Mức thuế CEPT + Mức thuế MFN: 5-30% đv hàng công nghiệp + Thuế suất theo chương trình ưu đãi AISP
  44. CEPT • 4 nhóm mặt hàng giảm thuế: (1) Danh mục những mặt hàng giảm thuế ngay (IL- Inclusion List) (2) Danh mục loại trừ tạm thời (TEL- Temporary Exclusion List) (3) Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL- General Exclusion List) (4) Danh mục sp nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SL- Sensitive List)
  45. Chương trình hợp tác hải quan • Hiệp định hải quan của ASEAN có 7 nước (trừ Lào, Campuchia, và Myanmar) tham gia ký kết tại Phuket, Thái Lan, tháng 3/1997 • 6 nguyên tắc của hiệp định hải quan: ổn định, thích ứng, đơn giản, rõ ràng, hiệu quả, hỗ trợ và hợp tác đa phương
  46. Chương trình hợp tác hải quan (1) Danh mục thuế quan: dựa theo tiêu chuẩn HS (Harmonised Commodity Description and Coding System) của tổ chức hải quan thế giới WCO, thực hiện mã số hàng hóa có 8 ký tự (2) Định giá thuế quan: thực hiện theo nguyên tắc định giá thuế quan của GATT 1994 (3) Thủ tục hải quan: đơn giản và phù hợp với nhau nhằm thông quan nhanh và hiệu quả đối với sp từ ASEAN → Xây dựng hệ thống “hành lang xanh” cho hh xuất xứ từ ASEAN
  47. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) • Mục đích thành lập ACFTA: - Góp phần loại bỏ hàng rào thuế quan giữa ASEAN và Trung Quốc → giảm chi phí, thúc đẩy thương mại phát triển trong khu vực và tăng hiệu quả KT - Đảm bảo sự ổn định KT ở khu vực →Trung Quốc là thị trường khổng lồ, là cơ hội để khai thác
  48. ACFTA • Kế hoạch hành động: - 2001: thông qua đề xuất thành lập - 2002: hiệp định khung về hợp tác - 2003: các cuộc đàm phán bắt đầu - 2004: ACFTA có hiệu lực - 2010: TQ và 6 thành viên cũ sẽ áp đặt mức thuế 0% - 2014: ACFTA hoàn thành việc giảm thuế xuống còn 0-5%
  49. ACFTA • Lịch trình cắt giảm theo ACFTA chia thành 3 danh mục chính: - Danh mục cắt giảm sớm (chương trình thu hoạch sớm EHP) cắt giảm từ 2004-2010, thuế suất 0% - Danh mục cắt giảm thông thường: sẽ thực hiện cắt giảm dần đến 2015, thuế suất 0% - Danh mục nhạy cảm: Bao gồm những mặt hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế của từng nước sẽ đưa vào cắt giảm sau 2015.
  50. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN -AEC • Tại cuộc họp lần thứ 35 tại Phnompenh (2003), thống nhất kế hoạch thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2020 sau được đẩy nhanh sang năm 2015 →ASEAN thành thị trường chung miễn thuế và tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có kỹ năng, đồng thời nới lỏng chu chuyển vốn trong ASEAN.
  51. AEC- ASEAN Economic Communication • Kế hoạch thực hiện: Bước 1: Thiết lập hệ thống tranh chấp thương mại cuối năm 2004 Bước 2: Ưu tiên thúc đẩy hội nhập trong 11 lĩnh vực mà các nước ASEAN có lợi thế cạnh tranh Bước 3: Áp dụng biện pháp đặc biệt như miễn thuế, thống nhất các tiêu chuẩn và đơn giản hóa thủ tục hải quan → 11 lĩnh vực: gỗ, ô tô, cao su, dệt may, nông sản, thủy sản, điện tử, CNTT, y tế, hàng không và du lịch
  52. CÁC LKKTQT KHÁC • Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) • Khu vực mậu dịch tự do thị trường chung Đông- Nam Phi (FTA- COMESA) • Liên minh Châu Phi (AU) • Liên minh kinh tế Âu- Á • Nhóm G77 • Nhóm G20, G8
  53. KẾT LUẬN • LKKTQT ở tầm vĩ mô là yêu cầu tất yếu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, khi tham gia vào vòng xoáy này, những nước chậm và đang phát triển phải chấp nhận cuộc cạnh tranh không cân sức trong quá trình phát triển KT • Muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc phát huy tối đa lợi thế của QG, các nước cần lợi dụng sức mạnh KT nước khác, hoạch định chính sách phù hợp để nâng cao sức mạnh của mình.