Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_moi_truong_va_tai_nguyen_thien_nhien.pdf
Nội dung text: Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế 1A Hoàng Diệu, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM Tel: (08) 8448222 - Fax: (08) 8477948 Website: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG và TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Enviromental and Natural Resource Economics)∗ Nhóm Biên Dịch Phạm Khánh Nam Võ Đức Hoàng Vũ Trương Đăng Thụy Phan Thị Giác Tâm Phùng Thanh Bình Bùi Dũng Thế Do Chương Trình Kinh Tế và Môi trường Đông Nam Á tài trợ (The Economy and Environment Program for Southeast Asia - EEPSEA) ∗Kỹ thuật LATEX: Nguyễn Xuân Định - Ngày 11 tháng 8 năm 2016.
- Mục lục I Kinh tế Môi Trường1 1 Kinh tế môi trường là gì?3 1.1 Phương pháp kinh tế 5 1.2 Một minh chứng thực tế: Sương mù và Xe máy 8 1.2.1 Các khuyến khích: Gia đình và việc sử dụng xe ô tô 9 1.2.2 Các khuyến khích cho doanh nghiệp 10 1.2.3 Các khuyến khích trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm. 11 1.3 Các ngoại tác và quyền sở hữu tài sản 12 1.4 Phân tích lợi ích - Chi phí 14 1.5 Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế 15 1.5.1 Các vấn đề cơ bản 15 1.5.2 Đánh đổi và sự bền vững 16 1.5.3 Môi trường và Tăng Trưởng: Sự bền vững theo thời gian 18 1.5.4 Đường Kuznets môi trường 22 1.5.5 Các ổ chứa ô nhiễm và vùng tránh ô nhiễm 23 1.6 Kinh tế học và chính trị 29 2 Liên kết giữa kinh tế và môi trường: Sự phân loại 33 2.1 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 34 i
- ii 2.2 Cân bằng cơ bản 36 2.3 Thuật ngữ 42 2.4 Sự phát thải, chất lượng môi trường xung quanh và thiệt hại. 44 2.5 Các dạng chất ô nhiễm 48 2.5.1 Ô nhiễm tích tụ và không tích tụ 48 2.5.2 Chất ô nhiễm cục bộ, vùng và toàn cầu 50 2.5.3 Nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm phân tán 51 2.5.4 Sự phát thải gián đoạn và liên tục 52 2.5.5 Các thiệt hại môi trường không liên quan đến chất phát thải 53 3 Lợi ích và Chi phí, Cung và Cầu 57 3.1 Giá sẵn lòng trả (WTP) 57 3.1.1 Cầu 62 3.1.2 Tổng cầu/ Giá sẵn lòng trả 63 3.2 Lợi ích 66 3.3 Chi phí 68 3.3.1 Chi phí cơ hội 68 3.3.2 Đường chi phí 69 3.4 Cung và đường chi phí biên, tổng cung 70 3.5 Công nghệ 74 3.6 Nguyên tắc cân bằng biên 75 3.7 Các thuật ngữ chính 78 4 Hiệu quả kinh tế và thị trường 81 4.1 Hiệu quả kinh tế 82 4.2 Hiệu quả và công bằng 86 4.3 Thị trường 87 4.4 Thị trường và hiệu quả xã hội 89 4.5 Chi phí ngoại tác 90 4.5.1 Tài nguyên Tự do Tiếp cận 94 4.6 Lợi ích ngoại tác 98 4.6.1 Hàng hóa công cộng 100 4.6.2 Tổng cầu đối với hàng hóa công cộng 101 5 Kinh tế học về chất lượng môi trường 111 5.1 Mức ô nhiễm mục tiêu - Mô Hình tổng quát 112 5.1.1 Thiệt hại do ô nhiễm 113
- iii 5.1.2 Hàm thiệt hại biên: Các đặc tính 117 5.1.3 Chi phí giảm ô nhiễm 118 5.1.4 Các đặc tính của hàm chi phó giảm ô nhiễm biên 121 5.1.5 Tổng hợp chi phí giảm ô nhiễm biên 124 5.2 Mức phát thải hiệu quả xã hội 127 6 Khung phân tích 135 6.1 Phân tích lợi ích chi phí 135 6.1.1 Khung phân tích cơ bản 138 6.1.2 Quy mô và quan điểm của một dự án hay một chương trình phân tích lợi ích - chi phí 138 6.1.3 Mô tả nhập lượng và xuất lượng của chương trình 141 6.1.4 Đo lường lợi ích và chi phí của chương trình 141 6.1.5 So sánh lợi ích và chi phí 142 6.1.6 Cách tính lợi ích ròng 143 6.1.7 Chiết khấu và lựa chọn giữa các dự án có cùng mục tiêu chính sách 144 6.1.8 Phân tích độ nhạy 149 6.1.9 Vai trò của ngân sách chính phủ và lựa chọn nhiều phương án 149 6.1.10 Lựa chọn suất chiết khấu 150 6.1.11 Chiết khấu và các thế hệ tương lai 152 6.1.12 Vấn đề phân phối 155 6.1.13 Sự không chắc chắn 158 6.2 Phân tích hiệu quả chi phí 161 6.3 Phân tích tác động môi trường 163 7 Phân tích lợi ích - Chi phí: Lợi ích 169 7.1 Ước lượng thiệt hại kinh tế 171 7.1.1 Ước lượng thiệt hại kinh tế 172 7.1.2 Các vấn đề đối với phương pháp đo lường thiệt hại trực tiếp 179 7.2 Giá sẵn lòng trả 180 7.2.1 Đo lường WTP bằng thay đổi thặng dư tiêu dùng 180 7.2.2 Xác định thặng dư tiêu dùng cho hàng hóa tư nhân 181 7.2.3 Xác định thặng dư tiêu dùng cho hàng hóa công 183 7.3 Các phương pháp suy ra giá sẵn lòng trả cho những cải thiện chất lượng môi trường 183
- iv 7.3.1 Chi tiêu ngăn ngừa 186 7.3.2 Phương pháp Ước lượng Hưởng thụ 189 7.3.3 Thị trường đại diện - Phương pháp Chi phí Du hành 194 7.3.4 Phê bình phương pháp Chi phí Du hành 197 7.3.5 Phương pháp Đánh giá Ngẫu nhiên 198 7.3.6 Bảng câu hỏi phỏng vấn Đánh giá Ngẫu nhiên 199 7.3.7 Phê bình phương pháp Đánh giá Ngẫu nhiên 203 7.4 Nhận xét các phương pháp đánh giá giá trị lợi ích môi trường 204 7.4.1 Giá sẵn lòng trả và Giá sẵn lòng chấp nhận 204 7.4.2 Giá trị không sử dụng 206 8 Tiêu chí đánh giá chính sách môi trường 211 8.1 Hiệu quả và hiệu quả chi phí 212 8.2 Công bằng 214 8.2.1 Phân phối lợi ích ròng 215 8.3 Khuyến khích đổi mới 216 8.4 Hiệu lực 217 8.5 Các xem xét về mặt đạo đức 219 9 Luật nghĩa vụ pháp lý, quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, hàng hóa xanh 221 9.1 Luật nghĩa vũ pháp lý 222 9.1.1 Luật nghĩa vụ pháp lý trong thực tế 226 9.1.2 Chi phí giao dịch 227 9.2 Quyền sở hữu 229 9.2.1 Phân định quyền sở hữu và hiệu quả xã hội 230 9.2.2 Ứng dụng quyền sở hữu đối với vấn đề môi trường 235 9.2.3 Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu như là một phương pháp để nội hóa ngoại tác 237 9.3 Thuyết phục đạo đức 239 9.4 Phản ứng của thị trường đối với ô nhiễm môi trường hàng hóa xanh 241 10 Tiêu chuẩn 247 10.1 Các loại tiêu chuẩn 249 10.1.1 Tiêu chuẩn phát thải 250 10.1.2 Tiêu chuẩn môi trường xung quanh so với tiêu chuẩn phát thải 251
- v 10.1.3 Tiêu chuẩn công nghệ 252 10.1.4 Kinh tế học về tiêu chuẩn 253 10.1.5 Thiết lập mức tiêu chuẩn trong thực tế 253 10.1.6 Tiêu chuẩn đồng bộ 256 10.1.7 Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên 258 10.2 Tác động khuyến khích của tiêu chuẩn 263 10.3 Kinh tế học về cưỡng chế 267 11 Thuế và trợ cấp phát thải 273 11.1 Thuế phát thải 274 11.1.1 Kinh tế học cơ bản về thuế phát thải 275 11.1.2 Thuế và tiêu chuẩn phát thải 278 11.1.3 Mức thuế hiệu quả xã hội 278 11.1.4 Thuế phát thải và hiệu quả chi phí 282 11.1.5 Thuế phát thải và tiêu chuẩn 283 11.1.6 Thuế phát thải và chất thải hỗn hợp không đồng nhất 285 11.1.7 Thuế phát thải và động cơ khuyến khích đổi mới công nghệ 288 11.1.8 Thuế phát thải và Chi phí cưỡng chế thực thi 290 11.1.9 Các loại thuế khác 291 11.1.10 Tác động phân phối của thuế phát thải 293 11.2 Trợ cấp giảm ô nhiễm 295 11.2.1 Hệ thống ký quỹ - hoàn trả 297 12 Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng 303 12.1 Nguyên tắc chung 304 12.1.1 Các vấn đề về thiết lập thị trường TDP 311 12.1.2 TDP và vấn đề cạnh tranh 315 12.1.3 Các chương trình TDP và việc cưỡng chế thực thi 316 12.1.4 TDP và khuyến khích Nghiên cứu Phát triển 317 13 Triển vọng chính sách môi trường 323 13.1 So sánh các công cụ chính sách 324 13.1.1 Nhắc lại mô hình cơ bản: Chi phí thực thi 324 13.2 Vấn đề không chắc chắn và thông tin 329 13.2.1 Không chắc chắn về đường thiệt hại biên (MD) và đường chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) 329 13.3 Tiết lộ thông tin với thuế, tiêu chuẩn và TDP 335
- vi 14 Mô hình hóa thất bại thị trường 345 14.1 Những vấn đề môi trường : Một sự thất bại thị trường 346 14.2 Chất lượng môi trường: Một hàng hoá công 347 14.2.1 Các đặc điểm của hàng hoá công 347 14.3 Mô hình hóa một thị trường hàng hoá công đối với chất lượng môi trường 349 14.3.1 Hiệu quả phân phối trên thị trường hàng hoá công 349 14.3.2 Cung thị trường đối với chất lượng không khí 350 14.3.3 Cầu thị trường đối với chất lượng không khí 350 14.3.4 Cân bằng trên thị trường chất lượng không khí 353 14.3.5 Đánh giá các gợi ý 354 14.3.6 Tìm hiểu thất bại thị trường của hàng hoá công 354 14.3.7 Giải pháp: Sự can thiệp của chính phủ 361 14.4 Các vấn đề môi trường: Ngoại tác 361 14.4.1 Vấn đề cơ bản của lý thuyết ngoại tác 362 14.4.2 Ngoại tác môi trường 366 14.4.3 Quan hệ giữa hàng hoá công và ngoại tác 367 14.5 Mô hình hóa thiệt hại môi trường như một ngoại tác tiêu cực 367 14.5.1 Xác định thị trường thích hợp 367 14.5.2 Mô hình hóa thị trường tư nhân về lọc dầu 368 14.5.3 Không hiệu quả của cân bằng cạnh tranh 368 14.5.4 Mô hình chi phí ngoại tác 370 14.5.5 Mô hình hóa chi phí xã hội biên và lợi ích xã hội biên. 370 14.5.6 Cân bằng hiệu quả 372 14.5.7 Đo lường phúc lợi xã hội 374 14.5.8 Phân tích thất bại thị trường 375 14.6 Không xác định quyền sở hữu 377 14.6.1 Định lý Coase 378 14.6.2 Quá trình mặc cả khi quyền sở hữu thuộc về các nhà máy 378 14.6.3 Quá trình mặc cả khi quyền sở hữu thuộc về những người giải trí 381 14.6.4 Những hạn chế của Định lý Coase 382 14.6.5 Tài nguyên sở hữu chung 383 14.6.6 Giải pháp: Sự can thiệp của chính phủ 383 14.7 Kết Luận 384
- vii 15 Đánh giá lợi ích cho việc ra quyết định về môi trường 391 15.1 Nhận dạng và đánh giá các lợi ích môi trường: Vấn đề lý thuyết393 15.1.1 Định nghĩa lợi ích tăng thêm 393 15.1.2 Xác định các lợi ích môi trường cấp một và cấp hai 394 15.1.3 Cơ sở lý thuyết đánh giá lợi ích môi trường 395 15.1.4 Giá trị sử dụng và giá trị tồn tại 401 15.2 Các cách tiếp cận để đo lường các ích về môi trường: Giới thiệu tổng quan 405 15.2.1 Cách tiếp cận liên hệ vật chất để đánh giá lợi ích môi trường 407 15.2.2 Cách tiếp cận liên hệ hành vi để đánh giá lợi ích môi trường 407 15.3 Ước lượng theo cách tiếp cận liên hệ vật chất 408 15.3.1 Phương pháp hàm thiệt hại 408 15.3.2 Đánh giá phương pháp hàm thiệt hại 409 15.3.3 Các ứng dụng của phương pháp hàm thiệt hại 409 15.4 Ước lượng trực tiếp theo cách tiếp cận liên hệ hành vi 413 15.4.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 414 15.4.2 Đánh giá phương pháp CVM 414 15.4.3 Các ứng dụng của phương pháp CVM 415 15.5 Ước lượng gián tiếp theo cách tiếp cận liên hệ hành vi 417 15.5.1 Phương pháp chi tiêu bảo vệ (AEM): Một cách tiếp cận gián tiếp sử dụng các hàng hóa thay thế 418 15.5.2 Đánh giá phương pháp AEM 421 15.5.3 Các ứng dụng của phương pháp AEM 421 15.6 Phương pháp chi phí du hành (TCM): Một cách tiếp cận gián tiếp sử dụng các hàng hóa bổ sung 422 15.6.1 Đánh giá phương pháp TCM 423 15.6.2 Các ứng dụng của phương pháp TCM 423 15.7 Phương pháp giá hưởng thụ (HPM): Một cách tiếp cận gián tiếp sử dụng các thuộc tính của sản phẩm 425 15.7.1 Đánh giá phương pháp HPM 426 15.7.2 Các ứng dụng của phương pháp HPM 427 15.8 Kết luận 427 16 Ước lượng chi phí cho những quyết định môi trường 435 16.1 Nhận dạng và đánh giá chi phí môi trường: Vấn đề lý thuyết. 436 16.1.1 Định nghĩa chi phí tăng thêm 436
- viii 16.1.2 Chi phí môi trường hiển thị 437 16.1.3 Chi phí vốn và chi phí hoạt động 438 16.1.4 Chi phí môi trường ẩn 438 16.1.5 Đánh giá chi phí môi trường 439 16.1.6 Các phương pháp ước lượng dùng để đo lường chi phí hiển thị 443 16.1.7 Cách tiếp cận kỹ thuật 445 16.1.8 Cách tiếp cận khảo sát 446 16.2 Các phân loại chi phí trong thực tế 447 16.2.1 Phân loại chi phí theo khu vực kinh tế 447 16.2.2 Phân loại chi phí theo các dạng môi trường 450 17 Phương pháp chi phí du hành và Phương pháp đánh giá hưởng thụ 455 17.1 Phương pháp chi phu du hành 456 17.1.1 Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) 457 17.1.2 Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) 458 17.1.3 Phương pháp luận 460 17.2 Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPW): Khung lý thuyết 466 17.3 Phụ lục I: Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM): Một lý dụ bằng số 472 17.3.1 Thông tin cơ bản 472 17.3.2 Phương pháp luận 472 17.3.3 Bài tập 475 17.3.4 Vấn đề 475 17.3.5 Bài giải 475 17.3.6 Thảo luận 482 17.4 Phụ lục II: Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM): Một ví dụ bằng số 482 17.4.1 Thông tin cơ bản 482 17.4.2 Phương pháp luận 483 17.4.3 Bài tập 488 17.4.4 Vấn đề 488 17.4.5 Giải pháp 490 17.4.6 Bài giải 490 17.5 Thảo luận 494 17.6 Phụ lục III: Phương pháp giá hưởng thụ (HPM): Một ví dụ bằng số 496
- ix 17.6.1 Thông tin cơ bản 497 17.6.2 Phương pháp luận 497 17.6.3 Thu thập thông tin và dữ liệu liên quan 497 17.6.4 Tính giá trị chất lượng môi trường (tài sản) 498 17.6.5 Bài tập 499 17.6.6 Những gợi ý cho qui trình tính toán 500 17.6.7 Bài giải 503 17.6.8 Thảo luận 508 II Tài Nguyên Thiên Nhiên 511 18 Kinh tế thủy sản: Giới thiệu 513 18.1 Giới thiệu 513 18.2 Mô hình khai thác cá 521 18.2.1 Trữ lượng thủy sản: Quy trình sinh họ 523 18.2.2 Cân bằng sinh thái trong mô hình giản đơn 526 18.2.3 Khai thác trong điều kiện tự do tiếp cận 534 18.3 Lượng khai thác tối ưu xã hội trong điều kiện sở hữu tư nhân 543 18.3.1 Đường cung của ngành đối với đánh cá tự do tiếp cận và sở hữu tư nhân 548 18.3.2 Cân bằng của ngành khai thác cá theo công thức đại số 555 18.4 Biến dạng trong quy trình sinh học: Cá hồi 560 18.5 Sự tuyệt chúng của loài cá 565 18.5.1 Kinh tế - sinh thái học của sự tuyệt chủng trong mô hình trạng thái ổn định 570 18.5.2 Cá voi xanh: Một trường hợp gần bị tuyệt chủng 572 18.5.3 Sự tuyệt chủng tối ưu xã hội? 575 19 Khai thác tài nguyên không tái sinh: Lý thuyết về sự cạn kiệt 581 19.1 Giới thiệu 581 19.2 Lý thuyết về khai thác mỏ 583 19.2.1 Đường khai thác hiệu quả 585 19.2.2 Giá trị của doanh nghiệp khai thác mỏ 589 19.3 Ngành khai thác khoáng sản trong thị trường cạnh tranh 592 19.3.1 Mô hình hai giai đoạn cho một ngành cạnh tranh 592 19.3.2 Kiểm nghiệm thực tế quy tắc khai thác r phần trăm. 604
- x 19.3.3 Sự khác biệt về chất lượng trong một mỏ 608 19.3.4 Những tài nguyên có khả năng cạn kiệt có thể sử dụng lâu bền 610 19.3.5 Mỏ có chất lượng khoáng sản khác nhau 611 19.4 Sự cạn kiệt và nguồn cung thay thế (backstop) 613 III Nghiên cứu điển hình 621 20 Sử dụng phương pháp chi phí du hành phân tích giá trị giải trí của cụm đảo san hô Hùn Mun, tỉnh Khánh Hòa 623 20.1 Giới thiệu 623 20.1.1 Mục tiêu nghiên cứu 625 20.1.2 Phương pháp nghiên cứu 626 20.2 Cơ sở lý thuyết 627 20.2.1 Nền tảng lý thuyết 627 20.2.2 Tóm lược một số kết quả nghiên cứu 629 20.3 Mô hình ứng dụng 630 20.3.1 Mô hình Chi phí du hành theo vùng 631 20.3.2 Chọn địa điểm 631 20.3.3 Phân chia vùng 631 20.3.4 Lấy mẫu 631 20.3.5 Tính tỷ lệ khách du lịch cho từng vùng 633 20.3.6 Ước lượng chi phí du hành 633 20.3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch 634 20.3.8 Thành lập đường cầu và đo lường giá trị 635 20.4 Kết quả nghiên cứu 636 20.4.1 Đặc điểm cụm đảo Hòn Mun 636 20.4.2 Các yếu tố tác động đến cầu giải trí của Hòn Mun 637 20.4.3 Chi phí du hành 638 20.4.4 Thu nhập 639 20.4.5 Chi phí đến điểm thay thế 639 20.4.6 Tuổi 639 20.4.7 Trình độ học vấn 640 20.4.8 Giới tính 640 20.4.9 Tình trạng hôn nhân 640 20.5 Ước lượng giá trị giải trí 640 20.6 Kết luận và đề xuất chính sách 643
- xi 20.6.1 Kết luận 644 20.6.2 Đề xuất chính sách 645 20.6.3 Đề xuất nghiên cứu mở rộng 647
- Phần I Kinh tế Môi Trường 1
- CHƯƠNG 1 Kinh tế môi trường là gì?1 Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các quyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này. Kinh tế học nghiên cứu tại sao và làm thế nào mà con người - có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợi nhuận hay các cơ quan nhà nước - đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô - nghiên cứu hành vi của các cá nhân hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô - nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từ kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế học khác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sự đánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cách thức giải quyết các vấn đề đó. Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệt giữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế 1Field, B. and Olewiler, N.D. (2005). Environmental Economics, Second Edition, McGraw-Hill Ryerson Ltd. Chapter 1 3
- 4 ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên - không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật. Các quyết định kinh tế của con người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi trường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm và suy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tối ưu. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đến các ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ trả lời các câu hỏi này. Điều quan trọng không kém là kinh tế môi trường nghiên cứu và đánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường. Để đạt được những nhiệm vụ này, chúng ta xây dựng một mô Hình phân tích tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Giống như tất cả các khía cạnh của kinh tế học, chúng ta sẽ tập trung vào các phân tích biên liên quan đến sự đánh đổi giữa chi phí biên và lợi ích biên. Trong khi tiêu chí hiệu quả kinh tế vẫn là tiêu chí chủ yếu trong việc đánh giá các kết quả và các chính sách, các nhà kinh tế môi trường cũng xem xét các tiêu chí khác để lựa chọn giữa nhiều chính sách khác nhau nhằm nổ lực cải thiện môi trường - ví dụ như tiêu chí công bằng. Nếu tiêu chí hiệu quả kinh tế không thể đạt được, và các mục tiêu môi trường được thiết lập dựa vào các tiêu chuẩn khác, thì phương pháp kinh tế có thể giúp ích rất nhiều cho người đưa ra quyết định trong việc đạt được những mục tiêu mong muốn. Mục tiêu của chương này là làm cho các bạn quen với các khái niệm và công cụ phân tích cơ bản của kinh tế vi mô được sử dụng trong kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ làm rõ bằng cách nào kinh tế môi trường giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nền kinh tế và môi trường của chúng ta với những ví dụ rất thực tế. Đầu tiên chúng ta xem xét ý nghĩa chính của “phương pháp kinh tế học” sau đó là ví dụ về ô nhiễm do xe máy. Mặc dù bài viết này không sử dụng nhiều các công cụ kinh tế vĩ mô, nhưng chúng ta giới thiệu trong phần 1 này một ví dụ về vấn đề chính mà các nhà kinh tế học đã xét đến - tăng trưởng kinh tế có nhất thiết dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường theo thời gian hay không? Trong chương 2 chúng ta sẽ xem xét các mối quan hệ rộng lớn giữa nền kinh tế với môi trường và định nghĩa một số từ ngữ quan trọng về ô nhiễm. Sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu những nguyên lý kinh tế cần thiết.
- 5 1.1 Phương pháp kinh tế Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây hủy hoại môi trường? Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi này. Một cách trả lời là suy thoái môi trường có nguồn gốc từ các hành vi vô đạo đức của con người. Vì thế, ví dụ, lý do con người gây nên ô nhiễm là do họ thiếu sức mạnh đạo đức để kiềm chế các hành vi gây suy thoái môi trường. Nếu điều này là đúng thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải gia tăng mức nhận thức đạo đức môi trường trong xã hội. Thật ra, phong trào môi trường đã hướng rất nhiều người tập trung vào các vấn đề đạo đức môi trường, đã khảo sát về mặt đạo đức của tác động đó lên môi trường thiên nhiên của con người. Những câu hỏi thuộc về đạo đức này rõ ràng là mối quan tâm cơ bản đối với bất kỳ một xã hội văn minh nào. Chắc chắn một trong những lý do chính mà các vấn đề môi trường đã thắp lên ngọn lửa quan tâm của xã hội là ý thức trách nhiệm đạo đức tạo nên sự chú ý của nhiều người rên đấu trường chính trị. Nhưng phương pháp dựa vào sự thức tỉnh đạo đức để ngăn ngừa ô nhiễm tạo ra nhiều vấn đề. Bởi con người không có một cái nút đạo đức để mà bấm và các vấn đề môi trường nghiêm trọng không thể chờ được quá trình lâu dài để xây dựng lại ý thức đạo đức. Bản thân ý thức đạo đức cũng không giúp đuợc chúng ta trong các quyết định về những vấn đề xã hội khác mang tính chất đạo đức, ví dụ như: nghèo đói, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, tội phạm v.v. Trong một thế giới đầy những mục tiêu cạnh tranh nhau, chúng ta phải lo đến rất nhiều vấn đề rất thực tế như: liệu chúng ta có đang chọn đúng mục tiêu môi trường không; liệu chúng ta có cưỡng chế thực hiện được các chính sách không; liệu chúng ta có đạt được tác động lớn nhất với số tiền ta sử dụng không v.v. Nhưng vấn đề lớn nhất trong phương pháp kiểm soát ô nhiễm dựa vào đạo đức chính là giả thiết cơ bản của nó cho rằng con người gây ô nhiễm là vì họ kém đạo đức. Không phải sự kém ý thức đạo đức sẽ dẫn đến phá hoại môi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên hệ thống kinh tế để trong đó mọi người cần phải tìm công việc làm để sinh sống. Vì vậy cách thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm là quan sát cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế, và bằng cách nào chúng hướng mọi người đưa ra các quyết định gây hậu quả phá hoại môi trường. Các nhà kinh tế học tin rằng:
- 6 “Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.” Con người ra những quyết định như thế trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chỉ trong một tập hợp các thể chế 1 kinh tế và xã hội nhất định. Những thể chế này tạo ra các khuyến khích kinh tế hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà không phải là cách khác. Khuyến khích là điều làm cho người ta bị cuốn hút hay từ chối điều chỉnh hành vi của mình bằng cách nào đó. Một “khuyến khích kinh tế” trong kinh tế là điều gì đó hướng nỗ lực của con người trong sản xuất và tiêu dùng theo một hướng nhất định. Chúng ta thường nghĩ các khuyến khích kinh tế là bao gồm những phần thưởng về mặt của cải vật chất; con người có động lực để hành xử theo cách giúp họ tăng được tài sản vật chất. Nhưng cũng có những khuyến khích phi vật chất hướng mọi người điều chỉnh hành vi kinh tế của họ, ví dụ như lòng tự trọng; mong muốn bảo tồn một môi trường tươi đẹp hơn hay mong ước trở thành Hình mẫu tốt cho người khác noi theo. Những gì mà chúng ta sẽ nghiên cứu là: II Các quá trình khuyến khích hoạt động như thế nào, và II Làm thế nào để cấu trúc lại chúng nhằm hướng mọi người ra các quyết định và xây dựng lối sống ngày càng thân thiện với môi trường hơn. Một phát biểu đơn giản mà chúng ta vẫn thường nghe đó là ô nhiễm là hậu quả của động cơ lợi nhuận. Theo quan điểm này thì các nền kinh tế sản xuất tư nhân của các quốc gia công nghiệp hóa, người ta được thưởng cho việc tối đa hóa lợi nhuận, tức là chênh lệch giữa giá trị của cái đuợc sản xuất ra và giá trị của những gì được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn thế, nếu suy nghĩ theo cách này, thì lợi nhuận mà các chủ doanh nghiệp cố gắng tối đa hóa thuần túy chỉ là lợi nhuận bằng tiền. Khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp không nghĩ đến những tác động môi trường do các hoạt động của họ gây ra bởi vì điều này không có lợi gì cho họ cả. Vì vậy, với cách tìm kiếm lợi nhuận không bị kiểm soát này, cách duy nhất giảm ô nhiễm môi trường là làm suy yếu động cơ lợi nhuận. Nhưng giải pháp này không thể áp dụng được. Không chỉ các tập đoàn có động cơ lợi nhuận là gây ô nhiễm; những người tiêu dùng riêng lẻ cũng
- 7 gây ra thiệt hại khi họ làm những việc như đổ sơn xuống cống rãnh hay để xe phát còi xe ầm ĩ. Vì các cá nhân này không có bảng hạch toán lời lỗ, nên không phải do động cơ lợi nhuận khiến họ gây ô nhiễm. Tương tự như thế với các cơ quan nhà nước, trong vài trường hợp cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng, ngay cả khi họ không có động cơ lợi nhuận. Nhưng lý lẽ thuyết phục nhất chống lại quan điểm cho rằng việc chạy theo lợi nhuận gây nên ô nhiễm là từ những sự kiện chính trị ở những nước Đông Âu và các nước thuộc Liên xô cũ. Khi xảy ra sụp đổ chế độ cộng sản, chúng ta mới biết được sự phá hủy môi trường to lớn đã xảy ra ở một số nơi - ô nhiễm không khí và tài nguyên nước nặng nề ở rất nhiều nơi, với những tác động chủ yếu tới sức khỏe con người và hệ sinh thái. Nhiều trường hợp ô nhiễm vượt quá những trường hợp ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất ở các nước theo cơ chế thị trường. Chúng đã xảy ra trong một hệ thống kinh tế mà ở đó động cơ lợi nhuận hoàn toàn không có. Đơn giản điều này có nghĩa là bản thân động cơ lợi nhuận không phải là nguyên nhân chính phá hủy môi trường. Trong các phần và các chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của các động cơ khuyến khích khi phân tích xem các hệ thống kinh tế hoạt động như thế nào. Bất kỳ hệ thống nào cũng sinh ra những tác động phá hủy môi trường nếu như những khuyến khích trong hệ thống đó không được xây dựng để tránh việc phá hủy đó. Chúng ta phải nhìn kỹ vào bên trong hệ thống kinh tế để hiểu được hệ thống các khuyến khích hoạt động như thế nào và phải thay đổi chúng ra sao để có được nền kinh tế phát triển hợp lý mà không có tác đông phụ gây tàn phá môi trường. Hai khái niệm quan trọng để hiểu các khuyến khích liên quan đến môi trường là ngoại tác và quyền sở hữu tài sản. Các khái niệm này được giải thích chi tiết trong các chương sau, nhưng chủ yếu chúng bao hàm vấn đề thiếu quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường. Điểm cơ bản là: phía Thiếu quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường có nghĩa là có rất ít khuyến khích để con người tính đến hậu quả môi trường do hành động của họ gây ra. Điểm này đưa đến một số câu hỏi cần suy nghĩ là: Nếu không ai chủ sở hữu không khí, thì làm thế nào có thể định giá các hoạt động phát thải? Có ai có thể định giá không khí sạch để ngăn chặn sự phát thải miễn phí?
- 8 1.2 Một minh chứng thực tế: Sương mù và Xe máy Mỗi năm ở Canada, các phương tiện giao thông phát thải khoảng 11% tổng lượng carbon dioxide, 17% lượng nitogen oxide, 20% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và 47% lượng CO. Các hợp chất này góp phần gây nên hiện tượng sương mù trong thành phố, mưa acid và sự ấm lên toàn cầu. Môi trường bị ô nhiễm như thế này ảnh hưởng ngược trở lại sức khỏe con người và hệ sinh thái, sự sinh tồn của giống loài, chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ và sự hưởng thụ cảnh vật xung quanh chúng ta. Các nhà môi trường Canada dự đoán rằng khoảng 6.000 người Canada chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí và làm tăng thêm hàng chục ngàn người nhiễm bệnh hô hấp do bị ô nhiễm. Tiếp xúc với sương mù trong thành phố làm tăng các bệnh ung thư ở trẻ em lên 25% và tăng bệnh hen suyễn ở trẻ em lên 400%. Mưa acid làm thay đổi các hệ sinh thái, giết chết cá, các loài lưỡng cư và các chủng loài sống dưới nước khác và ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Một chủ đề gây tranh cãi là sự ấm lên toàn cầu có thể dẫn đến gia tăng sự thay đổi hệ sinh thái với những tác động trên toàn thế giới. Sử dụng xe ô tô dẫn đến hiện tượng kẹt xe, làm tăng thời gian lái xe, gây tai nạn và nói chung là làm mọi người cáu gắt, góp phần gây nên “những cơn thịnh nộ trên đường phố”. Vì vậy lái một chiếc xe ô tô ảnh hưởng đến tất cả người khác (dù họ có lái xe hay không) và môi trường của chúng ta. Đây là một ảnh hưởng ngoại tác. Khi lái xe đi học hay đi làm hay đi tắm biển, bạn đã hưởng lợi trực tiếp từ các dịch vụ giao thông. Những người khác là người ngoài cuộc lại gánh chịu những tác động tiêu cực từ việc lái xe của bạn như: ô nhiễm không khí, kẹt xe, và các tác động khác. Những người ngoài cuộc không kiểm soát việc lái xe của bạn. Và cái giá phải trả cho việc lái xe là chi phí trực tiếp của bạn trong xăng dầu, bảo trì, và chi phí xe hơi hàng tháng, không phản ánh những tác động tiêu cực mà bạn đã gây ra cho người khác - Vì vậy các từ ngoại tác và ảnh hưởng ngoại tác là nhằm mô tả tình huống này. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết trong chương 4 các loại khuyến khích nào, cá nhân hay có sự trợ giúp của chính phủ, để giải thích các ngoại tác. Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ thêm một chút về các ngoại tác của xe máy và xem ta có thể làm gì với chúng. Để làm được điều đó, chúng ta xem xét khái niệm về khuyến khích.
- 9 1.2.1 Các khuyến khích: Gia đình và việc sử dụng xe ô tô Khi bạn lái xe, một chiếc xe thể thao hay xe tải, chi phí mà bạn phải trả cho mỗi km đi trên đường phản ánh chi phí cá nhân của bạn - xăng, dầu, bảo hiểm, v.v. Chi phí này không bao gồm sự phá hoại do phát thải từ xe của bạn gây ra cho người khác và môi trường; thêm nữa, chúng phản ánh chi phí sản xuất xăng dầu, tiền lời cho người bán lẻ v.v. Bạn sẽ phản ứng lại khi có những thay đổi trong chi phí cá nhân này, ví dụ như sẽ lái xe nhiều hơn khi giá xăng hạ thấp và ít hơn khi giá xăng lên cao. Những loại khuyến khích tích cực nào mà chúng ta có thể thực hiện để khiến người lái xe giảm giảm được lượng phát thải? Có một công thức đơn giản có thể giúp chúng ta thấy được cần sử dụng khuyến khích như thế nào: Số km đi Lượng phát Tổng lượng = Số lượng xex trên đường x thải của mỗi phát thải trung bình km Các khuyến khích có thể nhằm vào mục tiêu giảm số lượng của xe trên đường, số km đi trung bình, và số phát thải mỗi km. Thêm nữa, chúng ta có thể quan tâm đến nơi mà mọi người lái xe của họ. Một xe hoạt động ở thành phố Toronto, Montreal hay Vancouver sẽ tác động mạnh mẽ lên sương mù đô thị nhiều hơn cùng loại xe đó hoạt động ở vùng ngoại ô Moose Jaw, Saskatchewwan. Tuy nhiên phát thải carbon dioxide sẽ góp phần làm ấm lên toàn cầu bất kể xe đó được lái ở đâu. Những khuyến khích tích cực nào có thể làm thay đổi hành vi của mọi người? Ở Vancourver, tất cả xe hơi, xe thể thao và xe tải nhẹ phải qua kiểm tra “khí thải” (Aircare test) 2 năm 1 lần. Việc kiểm tra này nhằm xem khí thải của xe có cao hơn tiêu chuẩn cho phép của chính phủ không. Mục đích của chính sách này là tạo một khuyến khích cho các chủ xe thường xuyên bảo trì xe của họ và vì vậy sẽ giảm sự phát thải trên mỗi km. Làm thế nào để chúng ta ảnh hưởng lên số km xe chạy? Câu trả lời về mặt kinh tế là tăng chi phí lái xe trên một km. Điều này khuyến khích mọi người thường xuyên tối thiểu hóa số lần đi bởi vì điều này trực tiếp giảm bớt chi phí của họ. Một ví dụ trong khuyến khích trực tiếp nhằm làm tăng chi phí lái xe là đánh thuế lên số km xe đi. Điều này có thể làm được bằng cách đánh thuế hàng năm khi mọi người đổi bằng lái xe. Một khuyến khích trực tiếp nữa là đánh thuế trên xăng dầu, như vậy là tăng chi phí lái xe. Làm thế nào để chúng ta có
- 10 thể tác động lên lượng xe lưu thông trên đường? Điều này có thể được làm với việc đánh thuế hàng năm trên chủ xe hay chương trình mua lại, nghĩa là trả tiền cho những người vứt bỏ xe cũ của họ. Các xe cũ sẽ gây ô nhiễm trên mỗi km nhiều hơn xe mới là loại ít hao nhiên liệu và ít ô nhiễm. Chúng ta có thể nghĩ đến những khuyến khích khác có thể làm thay đổi hành vi. Những khuyến khích này có thể bao gồm cả các chương trình quảng cáo và giáo dục thông tin khiến cho mọi người biết quyết định lái xe của họ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tình trạng sức khỏe của họ như thế nào. 1.2.2 Các khuyến khích cho doanh nghiệp Khuyến khích cũng có thể áp dụng cho các doanh nghiệp. Chúng ta lấy ví dụ các nhà sản xuất xe và phụ tùng xe. Tất cả cơ sở công nghiệp đều hoạt động trong hệ thống khuyến khích hiện hành như: tăng lợi nhuận nếu họ ở hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Các cơ sở có động cơ khuyến khích sử dụng bất kỳ yếu tố sẵn có nào nhằm làm kết quả sản xuất của họ tốt hơn theo tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận. Một cách làm mang tính truyền thống là sử dụng môi trường để thải bỏ rác. Động cơ của việc làm này là vì các dịch vụ môi trường là miễn phí, cho nên việc sử dụng đầu vào miễn phí càng nhiều càng tốt là cách làm cho cơ sở sản xuất tăng lợi nhuận. Thách thức là ở chỗ ta tìm ra những khuyến khích khác để làm thay đổi hành vi của cơ sở để họ sử dụng các dịch vụ môi trường như là một hoạt động có chi phí chứ không còn là một hàng hóa miễn phí. Phương pháp sử dụng chính sách là tạo ra luật hay quy định về số lượng phát thải của cơ sở và sau đó cưỡng chế thực hiện chúng. Canada có bảng hướng dẫn tiêu thụ nhiên liệu trung bình cho công ty (CAFC) cho tất cả các xe hơi mới và xe tải nhẹ được sản xuất ở trong nước. Các nhà sản xuất xe đồng ý thiết kế xe hơi và xe tải nhẹ của họ đạt mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình hàng năm. Bảng hướng dẫn cho xe hơi được giới thiệu vào năm 1978 ở mức 13,1 lít /100km, sau đó được hạ xuống 8,6 lít/100km vào năm 1986 và được giữ đến nay. Bảng hướng dẫn cho xe tải nhẹ được đưa ra vào năm 1995 là 11,4 lít /100km. Hiệu suất nhiên liệu của tất cả các xe hơi trên đường tăng từ 15 lít /100km vào năm 1965 lên 7,4 lít/100km vào năm 2003. Xe tải nhẹ hiện nay trung bình dưới 11 lít/100km. Bảng hướng dẫn CAFC là tự nguyện chứ không bắt buộc. Các nhà sản xuất xe đạt tiêu chuẩn bởi vì Hoa Kỳ có chính sách tương tự và và nó là bắt
- 11 buộc. Công nghệ xe hơi ở Bắc Hoa Kỳ hoàn toàn thống nhất - xe hơi và xe tải nhẹ sản xuất ở Canada được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và ngược lại. Xe hơi Canada mà không đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ thì sẽ không được bán ở Hoa Kỳ. Như vậy có một khuyến khích rõ ràng cho các nhà sản xuất Canada tự nguyện tuân theo tiêu chuẩn. Chú ý rằng các tiêu chuẩn CAFC đòi hỏi nhà sản xuất xe phải đạt mức tiêu chuẩn tính trung bình theo tất cả các xe sản xuất trong năm. Nếu như hãng sản xuất thật nhiều xe hơi ít gây ô nhiễm họ sẽ dễ đạt tiêu chuẩn hơn là sản xuất nhiều xe gây ô nhiễm cao như xe thể thao. quy định này rõ ràng tạo cho nhà sản xuất sự khuyến khích điều chỉnh sản xuất các loại xe để giảm phát thải cho người mua và sử dụng xe. Chính phủ Canada cũng quy định hàm lượng sulphur trong xăng. quy định xác định rõ nhà máy lọc xăng dầu phải tạo ra nhiên liệu có hàm lượng sulphur dưới 30ppm áp dụng từ tháng giêng năm 2005. Sulphur trong nhiên liệu khi cháy sẽ sinh ra sulphur dioxide góp phần gây sương mù và mưa acid. Ảnh hưởng của khuyến khích này là: phải tuân theo pháp luật hay bị chính phủ phạt. Một chính sách hiệu quả hơn có lẽ là thiết kế một hệ thống khuyến khích bằng tiền đối với các cơ sở để họ giảm ô nhiễm. Ví dụ, các nhà sản xuất nhiên liệu có thể bị đánh thuế dựa trên hàm lượng sulphur. Điều này khuyến khích họ sản xuất nhiên liệu hàm lượng sulphur thấp hơn để tránh thuế. Họ có thể sẽ tăng tỷ lệ Methanol trích ra từ ngũ cốc trong nhiêu liệu họ sản xuất, Methanol không chứa sulphur. Giá xăng dầu có thể tăng, do đó lại tạo thêm khuyến khích cho các lái xe giảm lượng tiêu thụ xăng của họ. Cơ bản của phương pháp sử dụng khuyến khích kinh tế này là cấu trúc lại các khuyến khích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng để động viên họ sử dụng năng lực và sự linh động của chính họ trong việc tìm ra các phương cách giảm tác động lên môi trường. 1.2.3 Các khuyến khích trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm Công nghệ kiểm soát ô nhiễm phát triển các kỹ thuật tái chế chất thải, thiết bị kiểm soát ô nhiễm, và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm. Đôi khi nó cũng xử lý chất thải, và tham gia vào việc quản lý các bãi chôn lấp chất thải. Công nghệ này cũng bao gồm cả việc phát triển các hàng hóa thân thiện với môi trường như xăng có hàm lượng sulphur thấp, bột giặt chứa ít phostphate và giấy tái sinh. Công nghệ kiểm soát ô nhiễm tiến bộ và năng động đang thật sự rất cần thiết nếu như chúng ta muốn tiến tới kiểm soát hiệu quả tất cả các vấn đề môi trường hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, một trong những
- 12 công việc chính yếu của các nhà kinh tế môi trường là phải nghiên cứu các khuyến khích hướng về công nghệ này - điều gì làm cho nó phát triển và suy thoái, đáp ứng nhanh hay chậm đối với nhu cầu mới phát sinh v.v. Trong ví dụ của chúng ta về ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông, công nghệ kiểm soát ô nhiễm có thể bao hàm cả những nhà sản xuất xe không gây ô nhiễm. Các xe này có thể chạy bằng năng lượng mặt trời, điện hay sử dụng các kỹ thuật khác. Các chính sách có cần thiết phải khuyến khích các công nghệ này không? Một lập luận khác là chỉ cần có chính sách đưa ra các khuyến khích giảm phát thải là đủ để kích thích phát triển thay đổi nhiên liệu và động cơ. Tuy nhiên, nhiều chính phủ cũng trợ cấp chi phí nghiên cứu và phát triển cho các nhà sản xuất này thông qua các khuyến khích về thuế hay các quỹ rất lớn. Sự hợp lý ở chỗ phát triển các kỹ thuật mới sẽ đạt được lợi ích xã hội to lớn. Trường hợp sau sẽ minh họa cho cách suy nghĩ kinh tế mà chúng ta sẽ ứng dụng trong vấn đề môi trường. Khi tiếp tục qua các chương khác, chúng ta sẽ học được một số phương pháp giúp hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Trước khi tiếp tục, chúng ta cần xác định một số khái niệm quan trọng để có thể hiểu tại sao các vấn đề môi trường luôn tồn tại. 1.3 Các ngoại tác và quyền sở hữu tài sản Trong phần 4, chúng ta sẽ xác định vai trò của các quyền sở hữu trong việc đạt đến mức ô nhiễm hiệu quả xã hội. Quyền sở hữu đóng vai trò quyết định để hiểu tại sao chúng ta có những vấn đề môi trường hiện nay. Điểm cơ bản là tài nguyên môi trường không được xác định quyền sở hữu rõ ràng. Không ai chủ sở hữu khí quyển, đại dương hay các tầng nước ngầm rộng lớn. Hai ví dụ sau minh họa các ngoại tác liên quan đến quyền sở hữu. Sự phát thải của phương tiện giao thông: Khi một chiếc xe thể thao xả sulphur dioxide vào khí quyển, chúng ta không thể nhảy lên trước xe và la lên rằng “Dừng lại! bạn đang làm ô nhiễm không khí của tôi”. Tất cả chúng ta cùng thở chung một bầu không khí trong cộng đồng. Các ngoại tác bao gồm các nguồn gây ô nhiễm khác nhau, có thể lan ra một vùng rộng lớn, không có một cách hiệu quả nào để có được sự đồng ý của các cá nhân nhằm hạn chế sự phát thải. Việc thiết kế chính sách môi trường càng trở nên thách thức khi ngoại tác càng lan tỏa
- 13 đến nhiều khu vực hay nhiều quốc gia và do nhiều nguồn khác nhau gây ra. Sự phát thải của các chú chó: Bạn phát hiện một chú chó của nhà hàng xóm đang phát thải trên bãi cỏ xinh tươi của bạn. Đây cũng là một ngoại tác. Chú chó và chủ của nó không hề tính đến tác động của sự phát thải này lên bãi cỏ của bạn khi họ để sự việc xảy ra như thế. Nhưng khác với trường hợp phát thải của xe ôtô, bạn và người hàng xóm dễ dàng đàm phán để tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết vấn đề. Người hàng xóm có thể đồng ý giữ chú chó bằng dây xích hay dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể xây hàng rào hay bắt người hàng xóm trả tiền xây hàng rào. Ngoại tác của chú chó đã được nội hóa thông qua đàm phán và thương lượng. Như vậy cách giải quyết đã được hai bên đồng ý, chỉ có sự phân biệt là ai sẽ trả khoản chi phí đó. Điều này tùy thuộc vào năng lực mặc cả của chúng ta và nhiều yếu tố khác. Tại sao có sự khác biệt giữa trường hợp phát thải của chú chó và trường hợp phát thải của xe ôtô? Bạn làm chủ chính tài sản của bạn và chú chó nhà hàng xóm đang xâm phạm. Luật nói rằng bạn có quyền không cho người khác xâm phạm tài sản của bạn. Chỉ có một người để mặc cả là chủ của chú chó ấy. Trường hợp này sẽ tương tự như sương mù đô thị nếu như bạn không biết chủ của chú chó đã làm ô uế bãi cỏ của bạn là ai. Sau đó thì bạn phải gánh chịu các chi phí tìm kiếm, theo dõi chú chó v.v. để xác định chủ nhân của thủ phạm. Những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất của chúng ta giống với trường hợp sương mù khói xe hơn là trường hợp chú chó hoang. Chúng bao gồm rất nhiều người gây ô nhiễm mà có lẽ họ ít hiểu biết về nguồn gốc phát thải hay mối liên hệ giữa sự phát thải với tác động môi trường. Các thành viên xã hội có lẽ không nhận ra rằng một hành động họ làm trong nhiều năm có tác động nghiêm trọng lên môi trường. Ví dụ, các nhà sản xuất hàng hóa từ da ở phía Đông Canada đã từng sử dụng thủy ngân trong quá trình thuộc da. Họ thải bỏ một cách đơn giản các chất thải này vào các dòng sông hay xuống đất. Qua nhiều năm, thủy ngân tập trung vào nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước uống của dân chúng. Nhưng vào lúc đó mọi người không biết thủy ngân độc như thế nào. Chính các người thợ thuộc da đã chịu sự ngộ độc thủy ngân. Đây là nơi nguồn gốc xuất hiện thuật ngữ “phát điên” (mad as a hatter) - các ảnh hưởng đầu độc của thuỷ ngân lên chức năng não. Các nhà sản xuất da thuộc bây giờ đã dời đi, nhưng thủy ngân vẫn đọng lại
- 14 gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ sinh thái. Bây giờ làm thế nào để thương lượng với những nhà thuộc da cách đây hàng trăm năm để thỏa thuận về lượng phát thải và đòi bồi thường cho bệnh tật, giảm thọ và nhiễm bẩn nước và đất? Ví dụ này minh chứng cho sự khó khăn vốn có nếu dựa vào các cá nhân hành động theo ý thích của chính họ để đạt được hiệu quả xã hội. Thông tin về những vấn đề tiềm ẩn có lẽ là không đầy đủ hoặc không tồn tại. 1.4 Phân tích lợi ích - Chi phí Trong phân tích hiệu quả chi phí, các nhà kinh tế học chỉ quan tâm đến các chi phí để đạt được mục đích môi trường đã xác định. Trong phân tích chi phí - lợi ích, cả lợi ích và chi phí của một chính sách hay chương trình được đo lường và thể hiện trên cơ sở có thể so sánh được. Các nhà kinh tế học sử dụng phân tích chi phí - lợi ích là công cụ phân tích chính để đánh giá các quyết định môi trường. Đầu tiên nó được sử dụng ở Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 để đánh giá các dự án phát triển nguồn nước cho các tập đoàn kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ. Ở Canada, nó được sử dụng trong các vấn đề công cộng - nhưng ngày nay còn ít hơn so với những năm 1970 khi kỹ thuật thường xuyên bị lạm dụng để biện minh cho các dự án khổng lồ có sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể sử dụng phân tích chi phí - lợi ích như một công cụ trợ giúp trong chọn lựa các chính sách hiệu quả, nhưng các cơ quan muốn biện hộ cho những gì mà họ muốn làm cũng có thể sử dụng nó. Cũng tương tự, các quan chức có thể sử dụng nó để ngừng các quy định mới hay làm mất hiệu lực các quy định cũ. Vì tầm quan trọng và việc ứng dụng rộng rãi này, phương pháp phân tích lợi ích-chi phí sẽ được đề cập trong các chương sau (xem chương 6, 7 và 8). Trong cách phân tích này, như tên đã ngầm định, lợi ích của một hoạt động được ước tính và so sánh với tổng chi phí mà xã hội sẽ phải trả nếu như hoạt động đó được tiến hành. Ví dụ: nếu là một dự án xây dựng công viên công cộng, lợi ích giải trí có được từ dự án được so sánh với các chi phí dự kiến xây dựng công viên và chi phí sử dụng đất bằng cách này thay vì là cách khác. Hay là, một dự án xây dựng lò đốt chất thải rắn sẽ được so sánh chi phí xây dựng và vận hành lò đốt, bao gồm cả chi phí thải bỏ tro và chi phí phát thải ô nhiễm không khí có thể có với lợi ích từ việc giảm sử dụng đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn. Nghiên cứu chi phí - lợi ích bao gồm việc chúng ta cần xem xét cả chi phí
- 15 và lợi ích của các chương trình và chính sách môi trường. Điều này thường làm cho vấn đề nghiên cứu chi phí - lợi ích nằm trong các cuộc tranh luận mang tính chính trị về các vấn đề môi trường. Trong các cuộc đấu tranh chính trị về các vấn đề môi trường, một nhóm gồm những người quan tâm đến lợi ích, trong khi các nhóm đối lập lại quan tâm chủ yếu đến chi phí. Cuối cùng chấp nhận các chương trình bảo vệ môi trường tùy thuộc vào con người khi họ nhận ra rằng việc bảo vệ môi trường là xứng đáng. Phương pháp bảo vệ môi trường dựa vào phân tích chi phí - lợi ích, sự đánh đổi là cách tốt nhất để đạt được điều này. 1.5 Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế 1.5.1 Các vấn đề cơ bản Các nhà kinh tế học ngày càng nhận thức nhiều về nhu cầu liên kết giữa kinh tế với môi trường thiên nhiên. Trong khi môi trường tự nhiên luôn là đầu vào cần thiết cho sản xuất, thì chỉ có một vài mô Hình chỉ ra chính xác sự ảnh hưởng qua lại giữa các hệ sinh thái và nền kinh tế. Một ngành mới gọi là kinh tế sinh thái xác định các tương tác này đầy đủ hơn. Mục tiêu quan trọng của chuyên ngành này là nghiên cứu các lộ trình bền vững trong phát triển kinh tế - nghĩa là các hoạt động không phá hủy các hệ sinh thái, nhưng cho phép gia tăng thu nhập thực. Chuyên ngành này đang phát triển và những hiểu biết sâu sắc mới mẻ đang xuất hiện theo thời gian. Ý tưởng cơ bản là nền kinh tế bền vững phải là nền kinh tế có khả năng cho phép phúc lợi của con người tăng lên hoặc ít nhất là được giữ nguyên (có nghĩa là không giảm sút). Để đạt được điều này, một số nhà kinh tế học đã lý luận rằng các thế hệ hiện tại không được sử dụng hết các nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên môi trường để cho các thế hệ tương lai phải bị bần cùng hóa hay không thể tồn tại nữa. Chúng ta phải đánh giá các hoạt động kinh tế của chúng ta với sự quan tâm đến khả năng của hệ sinh thái. Tất cả các nền kinh tế đều sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường để bảo đảm cho cuộc sống. Gia tăng dân số trên thế giới luôn gây áp lực ngày càng nhiều lên môi trường thiên nhiên theo thời gian. Nhiều người e rằng lộ trình mà chúng ta đang đi trong sản xuất và tăng dân số sẽ không bền vững. Liệu chúng ta có thể làm gì? Có một phương pháp là mỗi thế hệ trong một nền kinh tế bền vững có nghĩa vụ phải thay thế những gì nó đã
- 16 sử dụng bằng sự đầu tư lại vào vốn xã hội. Đây là một định nghĩa rất rộng về “vốn”. Nó bao gồm tất cả mọi thứ mà nền kinh tế có thể đầu tư vào - vốn vật chất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ, giáo dục, cơ sở hạ tầng, các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, và dĩ nhiên chính bản thân môi trường cũng là một nguồn dự trữ vốn. Khi chúng ta sử dụng hết một số vốn hiện tại, chỉ còn cách để nền kinh tế có thể bền vững theo thời gian là tái đầu tư để giữ nguồn vốn xã hội ít ra là không thay đổi. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm là các biện pháp giữ cho nguồn vốn môi trường ở mức ổn định. Tái chế cũng có ý nghĩa tương tự ở một mức độ nào đó. Sự bền vững liệu có đạt được không là tùy thuộc vào các hoạt động của con người, các ngành công nghiệp và chính phủ. Có một số câu hỏi: các thị trường tư nhân có giữ được nguồn vốn xã hội ở mức không đổi không? Sự can thiệp của chính phủ có cần thiết không? Nếu có thì dưới Hình thức nào? Bền vững cũng tùy thuộc vào khả năng thay thế giữa vốn tự nhiên (các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường), vốn sản xuất và lao động. Công nghệ và sự thay đổi công nghệ là một yếu tố sống còn khác trong nghiên cứu các lộ trình bền vững. Công nghệ sẽ ảnh hưởng lên mức độ thay thế giữa các yếu tố đầu vào và số lượng đầu vào cần thiết cho sản xuất một đơn vị hàng hóa. Một số công nghệ có thể khuyến khích sự bền vững một số khác thì không. Các nhà kinh tế học giữ vai trò quan trọng trong việc giúp tìm ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này, bằng cách xây dựng các mô Hình có liên kết chặc chẽ vai trò của môi trường thiên nhiên và bằng cách theo dõi các vấn đề này một cách thực tế. Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong đó đầu tư vốn xã hội cho phép nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng có được mức phúc lợi như thế hệ hiện tại, trong khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái. 1.5.2 Đánh đổi và sự bền vững Các nhà kinh tế minh họa sự đánh đổi giữa hàng hóa, dịch vụ với chất lượng môi trường bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibility frontier - PPF). PPF là đồ thị biểu diễn những chọn lựa giữa hai kết quả mong muốn - hàng hóa, dịch vụ và chất lượng môi
- 17 trường - của một nhóm người. Mối liên hệ cơ bản này được trình bày trong Hình 1.1. Trục tung là chỉ số sản lượng kinh tế gộp, nghĩa là tổng giá trị thị trường của hàng hóa kinh tế thông thường bán ra trong nền kinh tế trong một năm. Trục hoành chỉ chất lượng môi trường, có được từ các dữ liệu khác nhau về môi trường xung quanh; ví dụ như nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí và các dữ liệu về chất lượng nước. Đường cong này biểu diễn các mức kết hợp khác nhau giữa hai kết quả - sản lượng thị trường và chất lượng môi trường - mà một nhóm người có thể tạo ra được với một số vốn nhất định. Đường PPF được biểu diễn bằng đường đứt quãng khi chất lượng môi trường dưới mức e¯. Dưới mức e¯ , nền kinh tế không thể sản xuất thêm bất kỳ một hàng hóa và dịch vụ nào bởi vì có quá ít tài nguyên môi trường để duy trì sản xuất. Emax cho thấy chất lượng môi trường tối đa mà ở đó không có một hàng hóa nào được sản xuất (có thể cho là không có con người). PPF được xác định bởi năng lực kỹ thuật trong nền kinh tế và các nhân tố sinh thái - khí tượng học, thủy học v.v. của hệ thống tự nhiên tại quốc gia đang nghiên cứu. Ví dụ, sản lượng hiện tại của nền kinh tế là c1, chúng ta có thể tăng trưởng lên mức c2 chỉ với mức chi phí mà chất lượng môi trường giảm từ e1 xuống e2. Nhưng trong khi bản thân PPF biểu thị những hạn chế về mặt kỹ thuật thì điểm nào trên đường PPF mà xã hội chọn để sản xuất lại là sự lựa chọn của xã hội. Và sự chọn lựa này tùy vào cách mà con người trong xã hội ấy đánh giá chọn lựa giữa kết quả kinh tế và chất lượng môi trường. Các nhà kinh tế học minh họa sự chọn lựa của xã hội bằng mối liên hệ được gọi là đường bàng quan cộng đồng (Community indifference Curve - CIC). CIC của nước A được biểu diễn trong Hình 1.1. Mỗi điểm trên CIC cho thấy sự kết hợp giữa một mức chất lượng môi trường với một số hàng hóa cho cùng một mức thỏa mãn đối với xã hội. Những đường CIC càng nằm xa gốc tọa độ thì càng cho mức thỏa mãn nhiều hơn so với các đường nằm gần. Xã hội sẽ tìm kiếm mức thỏa mãn cao nhất mà họ có thể đạt được. Đây sẽ là điểm mà đường CIC tiếp xúc với PPF. Ví dụ với nước A, đây chính là điểm A, CIC có chất lượng môi trường e2 và lượng hàng hóa là c2. Một nước khác có thể sẽ có những sở thích xã hội khác nhau đưa đến sự chọn lựa chất lượng môi trường và hàng hóa khác nhau, ví dụ họ sẽ chọn ở điểm B, với toạ độ là e1 và c1. Sự chọn lựa của xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của nền kinh tế và môi trường. Đường PPF minh họa việc đánh đổi giữa hàng hóa thị trường với chất lượng môi trường. Khi tiêu thụ nhiều hàng hóa, xã hội phải chịu giảm chất lượng môi trường. Dưới điểm e¯, không thể sản xuất được hàng hóa nào cả vì chất lượng môi trường quá kém không thể hỗ trợ sản xuất. Các đường bàng
- 18 c2 A CIC2 A CIC1 Sản lượng c 1 CICB e e e¯ 1 2 Emax Chất lượng môi trường Hình 1.1: Đường biên của Khả năng sản xuất (PPF) giữa sản lượng và chất lượng môi trường quan (CICs) chỉ ra những lựa chọn của một quốc gia về các mức kết hợp hàng hóa với chất lượng môi trường. Nước A chọn hàng hóa nhiều hơn và môi trường có chất lượng kém hơn là nước B. 1.5.3 Môi trường và Tăng Trưởng: Sự bền vững theo thời gian Sự bền vững không chỉ là sự chọn lựa trong một năm mà còn là cả quá trình theo thời gian. Đường PPF sẽ không giữ mãi ở một mức cố định khi mà các điều kiện như kỹ thuật sản xuất và suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian. Chúng ta minh họa hai khả năng như sau. Hình 1.2 thể hiện sự đánh đổi của xã hội trong thời gian 50 năm. Biểu đồ (a) thể hiện kịch bản bi quan. Giả sử chúng ta khai thác lượng lớn trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và không thể dùng tư bản vật chất và con người để thay thế các nguồn tài nguyên này. Sự suy giảm rõ rệt của vốn môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng lên khả năng bền vững của nền kinh tế. Đó là vì ô nhiễm nhiều đến nỗi gây nên những thiệt hại không thể đảo ngược, hay vì ô nhiễm kéo dài ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Các kết quả này có thể là hậu quả
- 19 của việc lưạ chọn ở điểm A trên đường PPF trong Hình 1.1 trong những năm trước. Hậu quả là, đường PPF cho đến năm 2050 sẽ nằm phía dưới đường PPF ngày nay. Cho dù chọn sản xuất ở bất kỳ điểm nào trên đường PPF đi nữa, xã hội cũng phải hoặc tiêu thụ ít hơn hoặc chịu chất lượng môi trường thấp hơn so với hiện tại. Nếu họ cố giữ mức sản xuất ở c2, chất lượng môi trường sẽ giảm xuống e3. Ngược lại, nếu giữ chất lượng môi trường ở mức e2 thì chỉ có thể sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở mức c3. Biểu đồ (b) thì lạc quan hơn. Giả sử chúng ta phát triển kỹ thuật mới để sản xuất một lượng lớn năng lượng từ sự làm nguội. Những ngoại tác môi trường liên quan đến nguồn năng lượng mới này là không đáng kể. Đường PPF của chúng ta hiện tại dịch chuyển lên, phản ánh xã hội có khả năng sản xuất được nhiều hàng hóa hơn với mức chất lượng môi trường cao hơn. Chú ý rằng độ nghiêng của đường PPF cho thấy ở c2 - cùng một mức sản xuất xã hội lựa chọn ở năm gốc - chúng ta có chất lượng môi trường e4 cao hơn e2, bởi vì đã phát triển nguồn năng lượng không gây ô nhiễm. Ngược lại, cùng với mức chất lượng môi trường ở e2 sản lượng có thể ở c4. Các trường hợp này cho thấy tương lai phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay. Liệu có cách nào để biết PPF của một quốc gia sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian khi quốc gia đó phát triển và tăng trưởng? Đâu là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường? Tốc độ tăng trưởng cao - tổng hàng hóa quốc nội GDP tăng - có hàm ý suy thoái môi trường tăng hay không hay là kết quả sẽ ngược lại? Một cách để trả lời câu hỏi này là là xem chất lượng môi trường thay đổi như thế nào ở các nước có mức thu nhập khác nhau. Hoặc là, có thể chọn một quốc gia và xem chất lượng môi trường thay đổi như thế nào theo thời gian khi thu nhập tính trên đầu người gia tăng. Các đường PPF của những quốc gia khác nhau sẽ có dạng như thế nào? Các nước khác nhau rất nhiều về thu nhập tính theo đầu người, về mức phát triển, và vì vậy khác nhau trong sự đánh đổi giữa chất lượng môi trường và hàng hóa dịch vụ. Có nhiều lý luận cho rằng các nước đang phát triển không thể theo đuổi được mức chất lượng môi trường cao. Theo quan điểm này, PPF của các nước đang phát triển sẽ nằm bên dưới đường PPF của các nước phát triển như Hình 1.3. Trường hợp này có thể là do sự khai thác tài nguyên trong quá khứ, hoặc áp lực dân số hoặc kỹ thuật quá đơn giản. Để đạt được mức thu nhập và sản xuất hàng hóa và dịch vụ cao, các nước đang phát triển phải đối mặt với mức chất lượng môi trường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.
- 20 c2 c3 Sản lượng e3 e2 Chất lượng môi trường (a) Kịch bản bi quan: PPF trong 50 năm tới c4 c2 Sản lượng e2 e4 Chất lượng môi trường (a) Kịch bản lạc quan: PPF trong 50 năm tới Đường PPF trong biểu đồ (a) trình bày kịch bản bi quan trong đó đường PPF dịch chuyển xuống phía dưới. Điều này có nghĩa là quốc gia này không còn có thể tiêu dùng vừa ở c2 vừa ở e2 được nữa, một trong hai điểm này phải giảm đi. Biểu đồ (b) lạc quan hơn. Đường PPF dịch chuyển lên do tiến bộ kỹ thuật. Việc tiêu thụ hàng hóa và chất lượng môi trường giờ đây đều có thể tăng theo thời gian. Hình 1.2: Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới
- 21 Các nước phát triển Các nước đang phát triển Sản lượng Chất lượng môi trường Với cùng mức sản lượng hàng hóa thị trường, các nước đang phát triển phải đánh đổi bằng chất lượng môi trường nhiều hơn so với một nước đã phát triển. Ở c1 chất lượng môi trường là e2 thay vì là e1. Nếu thu nhập của nước đang phát triển tăng theo thời gian, họ có thể cải thiện chất lượng môi trường nếu như đường PDF nâng lên như của các nước đã phát triển. Hình 1.3: Đường giới hạn khả năng sản xuất của các nước phát triển và các nước đang phát triển Ví dụ, để các nước đang phát triển đạt được mức hàng hóa trên thị trường là c1, họ phải giảm mức chất lượng môi trường xuống e2. Còn các nước phát triển, vì các yếu tố đã được đề cập trước, có thể có mức hàng hóa thị trường là c1 với mức chất lượng môi trường cao là e1 thay vì e2. Nhân tố chính trong lập luận này là hàng hóa và chất lượng môi trường có thể thay thế cho nhau đối với các nước đang phát triển. Điều này có đúng không? Giả sử rằng khi các nước phát triển và thu nhập gia tăng thì chất lượng môi trường và hàng hóa sẽ bổ sung cho nhau. Sự phát triển của kỹ thuật và tăng trưởng sản xuất có thể tách riêng các ngành kinh tế sử dụng tài nguyên ra khỏi phần còn lại của nền kinh tế, chúng ta cần ít nguồn lực sơ cấp để sản xuất hàng hóa và dịch vụ hơn. Xã hội sẽ sẵn lòng và có khả năng chi tiêu nhiều hơn từ thu nhập của họ để bảo vệ môi trường khỏi sự suy
- 22 thoái và giải quyết những thiệt hại đã gây ra. Thêm nữa, khi thu nhập của mọi người tăng lên, họ có thể thay đổi cách thức tiêu thụ, hưởng thụ nhiều những hoạt động hướng tới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như giải trí, ngắm chim cảnh, đi bộ v.v.) hơn là các hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Môi trường có thể được xem là hàng hóa co giãn theo thu nhập (income elastic good). Mọi người sử dụng những hàng hóa gắn với sự cải thiện chất lượng môi trường nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Họ có thể đủ sức làm điều đó bởi vì họ đã đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, như thực phẩm, nước sạch, phương tiện vệ sinh và nhà ở. Họ có thể gây áp lực để chính phủ ban hành những quy định môi trường nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn. Điều này sẽ dẫn đến những lựa chọn xã hội đem lại mức chất lượng môi trường cao hơn. Đường PPF lúc đó sẽ bắt đầu dịch chuyển lên trên như những nước phát triển. Khi thu nhập tăng, chất lượng môi trường cũng sẽ tăng. 1.5.4 Đường Kuznets môi trường Các nhà kinh tế đã nghiên cứu dữ liệu chất lượng môi trường của các nước có mức thu nhập khác nhau. Mục tiêu là để xem khi thu nhập thay đổi thì chất lượng môi trường có thay đổi một cách hệ thống không. Phương pháp thống kê được sử dụng để khám phá ra các mối liên hệ. Các nghiên cứu này cho thấy có các mối liên hệ giữa mức thu nhập và các thước đo chất lượng môi trường khác nhau. Mối liên hệ này được gọi là đường Kuznets môi trường (EKC), được đặt theo tên của một nhà kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ giữa thu nhập và bình đẳng xã hội. Hình 1-4 cho thấy có ba loại liên hệ trong đường EKC: 1. EKC giảm đều khi thu nhập tăng: Áp dụng cho lĩnh vực nước sạch, nhà vệ sinh và mức sulphur dioxide trong những năm 1990. Các kết quả về nước và nhà vệ sinh cho thấy đây là những hàng hóa thông thường - nghĩa là khi thu nhập tăng mọi người sẵn lòng trả cao hơn cho hàng hóa này. Còn kết quả cho sulphur dioxide vào những năm 1990 có thể là do tác động của các quy định về phát thải, đặc biệt là tại các nước phát triển. 2. EKC lúc đầu tăng sau đó giảm theo thu nhập: Ví dụ SO2 vào những năm 1980 và CO2 vào những năm 1990. Đường SO2 cho thấy quá trình phát triển trong giai đoạn đầu dẫn đến gia tăng ô nhiễm
- 23 không khí, nhưng khi thu nhập tăng theo thời gian thì có sự chuyển đổi sang các loại Hình công nghệ sản xuất sạch hơn, cũng các cộng đồng ở các nước gia tăng yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Có sự khác biệt lớn trong lượng CO2 ước tính giữa những năm 1980 và 1990 nên khó có thể suy diễn lý do trong trường hợp này. Cân bằng trong lâm nghiệp không phải là tin tốt lành cho môi trường. Sự cân bằng cho thấy diện tích che phủ rừng tăng thì thu nhâp tăng lên tới mức khoảng 20.000 USD tính trên đầu người, nhưng sau đó bắt đầu giảm bớt. Đây là bằng chứng của việc sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên. 3. EKC tăng theo thu nhập: Ví dụ biểu diễn phát thải CO2 tính trên đầu người vào những năm 1980. Phát thải CO2 tăng là kết quả từ nhu cầu năng lượng hóa thạch tăng đi cùng với quá trình phát triển - Nhưng chú ý rằng EKC có lẽ đang thay đổi theo thời gian, phản ánh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên mỗi đơn vị GDP. Những mối liên hệ trên chỉ là những Hình chụp nền kinh tế thế giới tại một thời điểm. Như Hình 1.4, 1.5, 1.6 minh họa, các mối liên hệ dường như đang thay đổi theo thời gian, đôi lúc cho thấy mối quan hệ giữa phát triển và chất lượng môi trường trở nên lạc quan hơn. Nhưng kết quả EKC, trong một số trường hợp, cảnh báo rằng nếu các quốc gia vẫn tiếp tục tăng trưởng thu nhập thì có thể sẽ dẫn đến việc làm tồi tệ chất lượng môi trường. Cần chú ý rằng EKC chỉ cho thấy một chỉ số chất lượng môi trường, không phải là thước đo các ảnh hưởng kết hợp của nhiều chất ô nhiễm lên sức khỏe của hệ sinh thái. Điều này là giới hạn chủ yếu của các nghiên cứu thực tiễn cố liên kết chất lượng môi trường với các biến số kinh tế. 1.5.5 Các ổ chứa ô nhiễm và vùng tránh ô nhiễm Khi khảo sát chất lượng môi trường ở nhiều quốc gia, một câu hỏi được đặt ra là các chỉ số môi trường có phản ánh tính chặt chẽ của chính sách môi trường ở các nước hay không và có các chính phủ có cạnh tranh trong việc lôi kéo các ngành công nghiệp “bẩn” hay “sạch” không. Một quốc gia hay một vùng trong một quốc gia có thể muốn trở thành ổ chứa ô nhiễm (pollution haven) bằng cách đưa ra những chính sách môi trường rất lỏng lẻo. Họ khuyến khích các công ty xây dựng nhà máy sản xuất thật nhiều hàng hóa và tạo nhiều việc làm cho người dân. Các nước đang phát triển thường được xem là các ổ chứa ô nhiễm, và bất kỳ quốc
- 24 Những đường EKC chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập tính theo đầu người với một chỉ số môi trường. Người ta tìm thấy một loạt các mối quan hệ khác nhau, như được mô tả trong những khung trên đây. Hình 1.4: Đường Kuznets môi trường được ước tính vào những năm 1980 và 1990
- 25 Hình 1.5: Đường Kuznets môi trường được ước tính vào những năm 1980 và 1990 (tiếp theo)
- 26 Nguồn: Ước lượng những năm 1990 do các tác giả tính toán. Số liệu những năm 1980 là của Ngân Hàng Thế Giới (1992). Báo cáo Phát Triển Thế giới 1992. Phát Triển và Môi Trường, trang 11. Hình 1.6: Đường Kuznets môi trường được ước tính vào những năm 1980 và 1990 gia hay khu vực nào có các mục tiêu môi trường thấp đều là các ổ chứa ô nhiễm tiềm năng. Các nước khuyến khích công nghệ sản xuất sạch và mời gọi những người đánh giá cao chất lượng môi trường thì thường sử dụng các chính sách môi trường khắc khe. Các nước đó là các vùng tránh ô nhiễm (pollution halos). Thật khó để có được kết luận về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu thực tế không tách biệt vấn đề rạch ròi được. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng về các vùng chứa ô nhiễm. Nhưng nghiên cứu chi tiết từng ngành công nghiệp thì lại thấy có những trường hợp quy định môi trường đã góp phần di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm nặng sang các vùng có quy định môi trường ít chặt chẽ hơn. Sự phức tạp ở chỗ là làm thế nào đo đạc được tính chặt chẽ của các quy định. Các nước phát triển và đang phát triển có các quy định phát thải chặt chẽ, nhưng trong thực tế thì việc cưỡng chế thực hiện lại rất yếu. Một dữ liệu lý tưởng là phải đo được mức phát thải của các
- 27 nguồn ô nhiễm, hay nhóm nguồn, trước và sau khi nó di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Rất khó có các dữ liệu này. Vì vậy, cách mà các nhà kinh tế phải tiến hành là xác định những ngành công nghiệp “bẩn”, là những ngành công nghiệp phát thải lượng lớn chất ô nhiễm, và xem chúng tăng hay giảm như thế nào ở các quốc gia hay khu vực khác nhau trong cùng một quốc gia. Vấn đề khó khăn trong cách nghiên cứu này là có nhiều yếu tố khác ngoài các quy định môi trường cũng có thể khiến các ngành công nghiệp bẩn phải di chuyển - ví dụ như chi phí lao động, khả năng cung ứng nguyên liệu thô, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là các giai đoạn của chu kỳ sản xuất. Điều cuối cùng chúng ta muốn nói đến là trong quá trình phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào, các ngành công nghiệp đều có xu hướng mở rộng rồi suy thoái ở các thời điểm khác nhau. Các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản, thường được xem là “bẩn”, sẽ phát triển lúc đầu và suy giảm sau đó khi thu nhập của quốc gia tăng. Vì vậy các công ngành công nghiệp này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác (di chuyển không chỉ theo nghĩa đen, mà là mở rộng ở một số nước và suy thoái ở một số nước khác) tùy vào điều kiện các nước đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sản xuất, chứ không phụ thuộc vào các quy định về môi trường. Điều gì đang xảy ra với mức độ ô nhiễm ở các nước VÍ DỤ 1.1 đang phát triển nơi mà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang gia tăng rất mạnh theo thời gian? Một nghiên cứu của Wheeler (2000) về mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển và mức ô nhiễm của các nước đó theo thời gian. Ba nước đang phát triển được nghiên cứu là: Trung quốc, Mexico và Brazil. Dữ liệu là các chất ô nhiễm không khí đô thị quan trọng - bụi lơ lửng (PM), có liên quan mật thiết với bệnh và tử vong có nguyên nhân tim phổi. Ba nước này ước tính chiếm khoảng 60% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước đang phát triển, vì vậy nghiên cứu mối liên hệ giữa FDI và PM là trắc nghiệm đặc biệt có ý nghĩa đối với giả thiết về ổ chứa ô nhiễm. Nếu như đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự di chuyển các công nghệ cực kỳ ô nhiễm đến các nước đang phát triển nhanh chóng này, thì PM phải gia tăng hay ít nhất là không giảm xuống. Dữ liệu được trình bày ở Hình 1-5. Mỗi biểu đồ minh họa cho từng nước. Trong mỗi trường hợp, trong khi lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng (đáng kể nhất ở giai đoạn cuối), PM lại giảm. Giả thiết về ổ ô nhiễm đã không có căn cứ, ít nhất cho loại chất ô nhiễm trên và với các quốc gia trên.
- 28 Các câu hỏi trong ví dụ này (dành cho thảo luận) 1. Bạn có cho rằng các chất ô nhiễm khác cũng sẽ trong tình trạng tương tự như với bụi lơ lửng? (Liên hệ với thông tin về EKC) 2. Trong khi bụi lơ lửng giảm tại các vùng này, mức độ này so với ở các các nuớc khác thì như thế nào? - ví dụ như Hoa Kỳ và Canada? (Dữ liệu về Canada về bụi lơ lửng được cho ở chương 2.) Cho cả ba quốc gia, ô nhiễm dưới dạng bụi lơ lửng đã giãm từ những năm 1980, trong khi đâu tư trực tiếp nước ngoài lại gia tăng. Dữ liệu này không minh chứng cho giả thuyết là các quốc gia đang phát triển này là những ổ chứa ô nhiễm.
- 29 1.6 Kinh tế học và chính trị Các quyết định chính sách môi trường được đưa ra theo các quy trình chính trị, nơi mà ít nhất là trong các hệ thống dân chủ, người dân và các nhóm ngồi lại với nhau và đấu tranh để giành sự ảnh hưởng và quyền kiểm soát. Khi những mối quan tâm này trái ngược nhau thì các Hình thức liên minh mới được thành lập và tạo ra sự thiên lệch. Các chính sách xuất hiện từ quá trình như vậy sẽ ít có can hệ gì với các phương pháp hiệu quả giải quyết các vấn đề môi trường mà ta nói đến. Nếu như vậy thì vai trò của các nhà kinh tế môi trường sẽ được đặt ở đâu? Tại sao phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho các vấn đề hiệu quả, hiệu quả chi phí, công bằng khi mà quá trình chính trị hầu như sẽ bỏ các vấn đề này mà chỉ đi theo hướng riêng của nó? Câu trả lời là công việc của các chính trị gia chính là sự đi tìm kiếm hay dàn xếp cho sự cải tiến. Các nhà khoa học và kinh tế học có thể giúp cho quá trình chính trị bằng cách nghiên cứu càng rõ ràng và khách quan càng tốt, dù rằng chúng ta biết thế giới thực tế là đầy thỏa hiệp và quyền lực. Các nhà kinh tế có thể giúp xác định các chiến lược hiệu quả xã hội và nghiên cứu các vấn đề phân phối: các vấn đề môi trường và các chính sách môi trường ảnh hưởng như thế nào lên các nhóm khác nhau trong xã hội. Một vai trò quan trọng khác của các nhà kinh tế và khoa học là cung cấp thông tin các phương án hành động khác nhau cho người làm chính trị. Ví dụ, tác động phát thải liên tục khí gây hiệu ứng nhà kính lên sự thay đổi khí hậu là như thế nào? Người tiêu dùng sẽ phản ứng như thế nào với thuế carbon? Mặc dù chúng ta sẽ tập trung cả cuốn sách vào vấn đề các chính sách hiệu quả nhất hay các hành động ít chi phí nhất, thì chúng ta vẫn cần nhận thấy rằng trong thế giới nhận và cho của chính trị, nơi Hình thành chính sách, việc chọn lựa các phương án thay thế luôn luôn là vấn đề trọng tâm. Nhưng các nhà kinh tế đang ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình Hình thành các chính sách môi trường. Khi xã hội và các chính khách của chúng ta cần nắm rõ sự phức tạp và áp lực của các vấn đề môi trường thì họ dựa vào các nhà kinh tế để có lời khuyên về chính sách. Các chính sách trong quá khứ có lẽ không cải thiện môi trường. Các đề nghị kiểm soát môi trường mới kết hợp các nguyên tắc khuyến khích kinh tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các chính sách môi trường ở các cấp địa phương, tỉnh thành và cả quốc gia. Đó là tất cả các lý do để nghiên cứu và hiểu biết kinh tế học phân tích môi trường và chính sách.
- 30 Tóm tắt Mục đích của chương này là tạo cho bạn sự yêu thích môn học kinh tế môi trường bằng cách chỉ ra một số chủ đề chính, những phương pháp quan trọng nhất mà các nhà kinh tế đang tiến hành nghiên cứu. Chúng ta sẽ tập trung vào khía cạnh kinh tế vi mô của kinh tế môi trường - để thấy được tại sao ngoại tác tồn tại và còn mãi, và làm thế nào để thiết lập và phân tích các công cụ chính sách kinh tế để có thể cải thiện chất lượng môi trường. Chúng ta đã trình bày tóm tắt một số vấn đề kinh tế vĩ mô chính yếu nhất - đó là sự bền vững và tăng trưởng. Các công cụ phân tích nhằm nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề này cần kiến thức kinh tế học phức tạp hơn phần sẽ được sử dụng trong cuốn sách. Chúng ta hy vọng rằng bạn sẽ tiếp tục nghiên cứu kinh tế học và trở lại các vấn đề kinh tế vĩ mô này trong một khóa học khác. Khi chúng ta đi vào một số vấn đề về quan điểm và lý thuyết trong kinh tế môi trường thì rất dễ làm mất đi các nội dung mà chúng ta muốn đạt được. Chúng ta cố phát triển những nguyên lý cơ bản để có thể sử dụng chúng để chỉ ra những vấn đề thực tế như ô nhiễm không khí và nước. Mặc dù các nguyên lý này được giới thiệu một cách ngắn gọn và có vẻ đơn lẻ nhưng hãy luôn nhớ mục tiêu là đạt cho được một môi trường thiên nhiên đẹp hơn, sạch hơn và lành mạnh hơn và bền vững theo thời gian. Các thuật ngữ chính Đường bàng quan cộng đồng Quyền sở hữu tài sản Chi phí cơ hội Khuyến khích Hiệu quả chi phí Sự khan hiếm Ổ chứa ô nhiễm Hàng hóa có cầu co dãn theo thu nhập Kinh tế sinh thái Vốn xã hội Vùng tránh ô nhiễm Lợi ích biên Đường Kuznets môi trường Mức ô nhiễm hiệu quả xã hội Chi phí tư nhân Chi phí biên Sự công bằng Sự bền vững Đường giới hạn khả năng sản xuất Hàng hóa thông thường Ngoại tác Đánh đổi
- 31 Câu hỏi thảo luận Câu 1: “Kiểm tra hàng năm tất cả các xe máy trên đường không phải là một chính sách hiệu quả về chi phí”. Bạn có đồng ý với ý kiến này? Giải thích tại sao có và tại sao không? Câu 2: Tại sao thuế xăng dầu khuyến khích việc giảm thải từ xe máy nhiều hơn là thuế hàng năm đánh trực tiếp trên xe? Câu 3: Tiêu chuẩn CAFC của Canada áp dụng cho xe mới khi xuất xưởng. Hãy đưa ra 2 lý do vì sao điều này có thể có tác động trên tổng lượng phát thải của xe máy? Hãy giải thích? Câu 4: Liệu Canada có cần một tiêu chuẩn CAFC tự nguyện trong khi ở Hoa Kỳ điều này là bắt buộc không? Bình luận? Câu 5: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đánh đổi được minh họa trong đường giới hạn khả năng sản xuất biên (PPF)? Bằng cách nào các chính sách môi trường ảnh hưởng lên sự đánh đổi này? Câu 6: Giả sử có sự thay đổi công nghệ cho phép các cơ sở sản xuất hàng hóa và dịch vụ ít gây ô nhiễm. Hãy trình bày bằng biểu đồ và giải thích công nghệ này sẽ thay đổi đường giới hạn khả năng sản xuất biên như thế nào và chỉ ra điểm nằm trên đường này nơi mà xã hội có khả năng lựa chọn? Câu 7: Nếu vốn nhân tạo không thể thay thế cho vốn môi trường (các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng không khí và nước), điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường? Câu 8: Trình bày các đường Kuznets môi trường (EKC) thay đổi như thế nào khi các đường giới hạn khả năng sản xuất biên (PPF) của các quốc gia thay đổi theo thời gian? Câu 9: Tại sao các quốc gia muốn trở thành nơi tránh ô nhiễm?
- CHƯƠNG 2 Liên kết giữa kinh tế và môi trường: Sự phân loại1 Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối và tiêu dùng đều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Một trong những vai trò của thế giới tự nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô và năng lượng đầu vào; mà nếu không có nó thì sản xuất, tiêu dùng và bản thân cuộc sống cũng không thể tồn tại được. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phế thải, gọi là chất thải, và những chất này cuối cùng sẽ quay về thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác. Các chất thải này có thể gây ô nhiễm và suy thóai môi trường tự nhiên. Chúng ta có thể minh họa mối liên hệ cơ bản này bằng một giản đồ như sau: 1Field, B. and Olewiler, N.D. (2005).Environmental Economics, Second Edition, McGraw-Hill Ryerson Ltd. Chapter 2. 33
- 34 Mối liên kết (a): mô tả các nguyên vật liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu dùng. Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của thiên nhiên được gọi là “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên”. Mối liên kết (b): thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên có tên gọi là “Kinh tế môi trường”. Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ đề chính yếu trong kinh tế môi trường nhưng đó không phải là chủ đề duy nhất. Con người tác động đến môi trường bằng nhiều cách mà không có liên quan gì đến ô nhiễm như ta vẫn nghĩ. Phá hủy môi sinh do việc phát triển nhà cửa, đường xá và thủy lợi, do làm suy giảm cảnh quan, và việc tháo khô đất ngập nước để sản xuất nông nghiệp là những ví dụ về tác động môi trường không liên quan đến việc thải chất gây ô nhiễm đặc trưng. Chủ đề của cuốn sách này là Kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ nghiên cứu về sự quản lý dòng chất thải và những tác động của hoạt động của con người đến tài nguyên môi trường. Tuy vậy, sự thật là nhiều vấn đề này lại nảy sinh ngay từ giai đoạn nguyên liệu thô ban đầu trong quá trình tác động qua lại giữa kinh tế và tự nhiên. Vì thế, trước khi tiếp tục, chúng ta sẽ xem xét vắn tắt những nhân tố chính của Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. 2.1 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Trong các xã hội hiện đại, đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ qua sự kiện rằng hoạt động kinh tế sử dụng rất nhiều loại đầu vào tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Ví dụ các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên, đập thủy điện, ethanol, năng lượng mặt trời và gió cung cấp các nguồn đầu vào để phát điện, xe cộ di chuyển và năng lượng cho các quy trình sản xuất. Rất nhiều nguyên vật liệu được dùng trong xã hội công nghiệp, và ngay cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có nguồn gốc từ các loại khoáng sản khác nhau và từ các tài nguyên rừng. Không khí và nước cần thiết cho tất cả các sinh vật, cũng như cần thiết cho đầu vào của nhiều quy trình sản xuất. Sản xuất thực phẩm phụ thuộc vào nền tảng tài nguyên thiên nhiên, hoặc để thu hoạch trực tiếp như ngành thủy sản, hoặc để cung cấp đầu vào cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng vật nuôi. Để phân loại các tài nguyên thiên nhiên, cách phổ biến nhất là phân thành các tài nguyên có thể tái tạo (renewable) và tài nguyên không
- 35 thể tái tạo (non-renewable). Các tài nguyên sống như cá và gỗ là tài nguyên có thể tái tạo; chúng lớn lên theo thời gian qua các quy trình sinh học. Việc thu hoạch các tài nguyên này có thể bền vững theo thời gian. Một số nguồn tài nguyên không sống cũng là tài nguyên có thể tái tạo, một thí dụ điển Hình đó là năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và vòng tuần hoàn nước. Tài nguyên không thể tái tạo là các dạng tài nguyên không có quá trình bổ sung sau khi sử dụng, chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Sự khai thác, vì thế là không bền vững. Những ví dụ điển Hình là các túi dầu mỏ tự nhiên và các trầm tích khoáng không chứa năng lượng. Một số tài nguyên, chẳng hạn các tầng nước ngầm, có mức độ bổ sung quá chậm chạp nên chúng được xếp vào dạng tài nguyên không thể tái tạo. Các tài nguyên sống cũng có thể trở thành tài nguyên không thể tái tạo nếu việc khai thác liên tục vượt quá sự tăng trưởng của nguồn tài nguyên. Một loại tài nguyên cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của tất cả các loài, không hiện diện trong một chất mà chỉ hiện diện trong một tập hợp của nhiều thành phần: tài nguyên đa dạng sinh học (biological diversity). Các nhà sinh vật học ước tính trên trái đất hiện nay có khoảng 30 triệu loài sinh vật khác nhau đang sinh sống. Số lượng loài này thể hiện một nguồn thông tin di truyền to lớn và quan trọng, rất hữu ích cho sự phát triển các loại dược liệu, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên và các giống cây trồng vật nuôi có tính chống chịu v.v. Các hoạt động của con người đã làm gia tăng đáng kể mức độ tuyệt chủng của các loài. Vì vậy, sự bảo tồn nơi cư trú và bảo vệ các giống loài đã trở thành những vấn đề về tài nguyên quan trọng hiện nay. Một trong những đặc điểm đặc trưng của hầu hết những vấn đề về tài nguyên thiên nhiên là tính phụ thuộc vào thời gian. Điều này có nghĩa là việc sử dụng chúng thường kéo dài theo thời gian, do đó mức độ sử dụng trong một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến số lượng sử dụng trong tương lai. Trong trường hợp các tài nguyên không thể tái tạo thì dễ nhận thấy điều này. Nên rút lên bao nhiêu dầu mỏ từ một giếng dầu trong năm nay, biết rằng nếu chúng ta rút nhiều hơn trong hiện tại thì sẽ còn lại ít hơn cho các năm tiếp theo? Vấn đề đánh đổi giữa hiện tại với tương lai này cũng xảy ra ở nhiều loại tài nguyên có thể tái tạo. Nên khai thác bao nhiêu cá hồi trong hiện tại biết rằng quy mô của đàn còn lại sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp cá trong những năm tiếp theo? Chúng ta nên khai thác các cây gỗ trong năm nay, hay là nên chờ vài năm nữa vì mức độ tăng trưởng của chúng còn đang cao? Những vấn đề ta đang nói đến mang đặc thù về mặt liên thế hệ, chúng
- 36 bao hàm việc phải đánh đổi giữa hiện tại với tương lai. Một số vấn đề môi trường cũng mang tính chất này, nhất là các chất ô nhiễm tích lũy, hoặc những chất ô nhiễm cần một khoảng thời gian dài để tiêu hủy hết. Cái bị suy giảm ở đây chính là khả năng đồng hóa của trái đất - đó là khả năng của hệ thống tự nhiên chấp nhận một số chất ô nhiễm nào đó và chuyển chúng sang dạng trung tính hoặc vô hại. Một số lý thuyết về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng giúp ích cho sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường. Theo đó, khả năng đồng hóa cũng là một dạng tài nguyên thiên nhiên, tương tự các tài nguyên truyền thống như dầu mỏ và rừng. Một nét đặc trưng của thế giới hiện đại đó là trong nhiều trường hợp, sự phân chia ranh giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường không rõ nét. Nhiều tiến trình khai thác tài nguyên, như khai thác gỗ, khai mỏ lộ thiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường. Và trong nhiều trường hợp, sự ô nhiễm hoặc suy thóai môi trường tác động đến các quá trình khai thác tài nguyên. Một ví dụ cụ thể là ô nhiễm nước khu vực cửa sông ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn cá. Cũng tương tự như thế, ô nhiễm không khí làm giảm sản lượng nông nghiệp. Và nhiều đối tượng khác, như động vật hoang dã, có thể được xem vừa là tài nguyên thiên nhiên vừa là đặc tính của môi trường. Dù ranh giới không rõ ràng như thế, các nhà kinh tế cũng phân biệt rạch ròi giữa hai dạng dịch vụ của thế giới tự nhiên - cung cấp nguyên liệu thô và chức năng môi trường - để chúng ta có thể tập trung vào loại tài nguyên thứ hai (chức năng môi trường) trong cuốn sách này. 2.2 Cân bằng cơ bản Hình 2.1 là một sự biểu diễn phức tạp hơn của những mối liên hệ đã được thể hiện ở đầu chương. Các yếu tố trong vòng tròn là các thành phần của hệ thống kinh tế, toàn bộ chúng, về cơ bản, được bao bọc trong môi trường tự nhiên. Nền kinh tế được phân chia thành hai bộ phận chính: nhà sản xuất và người tiêu thụ. Nhà sản xuất: bao gồm tất cả các công ty, tổ chức công và các tổ chức phi lợi nhuận lấy đầu vào và chuyển hóa chúng thành hàng hóa và dịch vụ. Nguồn đầu vào chủ yếu mà môi trường tự nhiên cung cấp cho lĩnh vực sản xuất là các nguyên vật liệu ở dạng nhiên liệu, khoáng, và gỗ, các chất lỏng như nước và xăng dầu, và các dạng khí khác nhau như khí
- 37 thiên nhiên và oxy. Tất cả hàng hóa và dịch vụ đều có nguồn gốc từ các nguyên vật liệu này kết hợp với các đầu vào là năng lượng. Người tiêu thụ: bao gồm tất cả các hộ gia đình riêng biệt sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng phục vụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ. Người tiêu thụ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào lấy trực tiếp từ thiên nhiên mà không qua trung gian nhà sản xuất. Nước được bơm từ các giếng gia đình, hay là, ở nhiều quốc gia, củi được các hộ gia đình thu gom trực tiếp. Con người cũng sử dụng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp cho các hoạt động thư giãn như là đi bộ trong rừng hay quan sát chim muông. Các hoạt động này không nhất thiết bao hàm sự tiêu thụ môi trường tự nhiên. Để đơn giản các chức năng này không được thể hiện trực tiếp trong Hình dưới đây. Trong bối cảnh rộng hơn, nhà sản xuất và người tiêu thụ thực tế có thể cùng là một người với những vai trò khác nhau. Thái độ “chúng ta - chúng nó” trong nhiều cuộc tranh luận thuộc lĩnh vực môi trường thực tế là một sự bất đồng nội bộ trong cùng một nhóm. Tổng thể xã hội xét về cơ bản giống như một hộ gia đình, họ bơm nước lên từ chính miệng giếng của họ và lại thải các chất thải vào hệ thống tự hoại nằm xung quanh miệng giếng của họ. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra tất cả các dạng chất thải, có thể được xả vào không khí, nước hoặc vứt bỏ trên mặt đất. Danh sách các chất thải này dài đến khó tin: sulfur dioxide, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi độc, chất thải động vật, thuốc bảo vệ thực vật, bụi đủ loại, xà bần, kim loại nặng v.v. Năng lượng thải cũng là những chất thải quan trọng của quá trình sản xuất; chúng được thải ra ở dạng nhiệt, dạng âm thanh, và năng lượng phóng xạ là loại mang đặc tính của cả vật chất và năng lượng. Người tiêu thụ cũng có phần trách nhiệm đối với phần lớn lượng chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải sinh hoạt và các chất thải từ phương tiện giao thông. Tất cả các chất trong hàng tiêu dùng cuối cùng đều là những chất thải cho dù chúng có thể được tái chế trước đó. Đây chính là nguồn của phần lớn chất thải rắn cũng như các chất thải nguy hại như chất độc hóa học có trong thuốc bảo vệ thực vật, pin, sơn và dầu cặn. Trước hết chúng ta hãy xem xét vấn đề chất thải sản xuất và tiêu dùng từ quan điểm thuần vật lý sử dụng một mô Hình đơn giản. Một mô Hình là một cách để thể hiện cấu trúc và những mối quan hệ của các sự vật mà không đi sâu vào tất cả chi tiết phức tạp của nó. Hình 2-1 thể hiện các thành phần
- 38 Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu thô cho hệ thống kinh tế. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các chất thải, các chất này có thể được tái chế, nhưng cuối cùng vẫn quay lại môi trường tự nhiên. Hình 2.1: Vòng tuần hoàn liên hệ giữa Môi trường và Kinh tế của mô Hình với các ký hiệu được gán cho chúng. Trong Hình 2-1, nguyên vật liệu và năng lượng (M) được lấy ra từ môi trường tự nhiên và các chất d d thải từ sản xuất và tiêu dùng (Rp và Rc ) được thải trở lại vào môi trường. Theo quy luật nhiệt động học thứ nhất (first law of thermodynamics), một quy luật nổi tiếng về sự bảo toàn vật chất, khẳng định rằng, trong dài hạn, hai dòng vật chất này phải bằng nhau 2. Theo ký hiệu của Hình 2.1 thì: d d M = Rp + Rc 2Để các đại lượng này có thể so sánh trực tiếp được, tất cả các nguồn phải được biểu diễn dưới dạng khối lượng.
- 39 Sở dĩ phải phát biểu trong dài hạn là vì nhiều lý do. Nếu hệ thống đang phát triển, nó có thể lưu giữ lại một tỷ lệ các đầu vào tài nguyên sử dụng cho việc gia tăng kích thước của hệ thống thông qua sự tăng trưởng dân số, sự tích lũy công cụ tư bản v.v. Các chất này sẽ bị thải nếu và khi hệ thống ngừng tăng trưởng và khi công cụ tư bản hư hỏng. Ngoài ra, tái chế có thể làm chậm quá trình thải các chất thải. Nhưng tái chế có thể không bao giờ hoàn hảo. Mỗi một chu trình phải mất một tỷ lệ nào đó vật chất được tái chế 3. Do đó, sự cân bằng vật chất cơ bản chỉ đạt được trong dài hạn. Điều này chứng tỏ một điều rất cơ bản là: Để giảm bớt khối lượng các chất thải ra môi trường tự nhiên, cần giảm bớt lượng nguyên vật liệu thô đưa vào hệ thống a a Lưu ý rằng G = Rc, nghĩa là mọi thứ được đưa vào lĩnh vực tiêu dùng thì rốt cuộc cũng sẽ kết thúc dưới dạng chất thải ra từ lĩnh vực này. Chúng ta có thể xem xét cẩn thận hơn những phương án lựa chọn trước khi muốn thay thế M. Theo biểu đồ dòng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm đầu ra (G) cộng với các chất thải từ sản xuất (Rp), 0 0 trừ đi lượng được tái chế bởi nhà sản xuất (Rp) và người tiêu dùng (Rc). Biểu thức được trình bày: d d 0 0 Rp + Rc = M = G + Rp − Rp − Rc Có ba cách cơ bản để giảm M, và do đó, giảm các chất thải được thải vào môi trường tự nhiên. Giảm G - Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất: Nhiều người cho rằng đây là câu trả lời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thoái môi trường: giảm lượng sản phẩm xuất ra, hay ít nhất ngưng tốc độ tăng trưởng của nó lại, sẽ cho phép một sự thay đổi tương tự trong số lượng chất thải được thải ra. Một số người đã tìm kiếm giải pháp để đạt được 3Đây là định luật thứ 2 của nhiệt động học, phát biểu rằng: khi sử dụng, vật chất sẽ giảm dần theo thời gian xuống một mức độ thấp hơn. Điều này cũng được biết với tên gọi “khái niệm entropy”. Giấy chỉ có thể được tái chế vài lần trước khi sợi của nó trở nên quá kém để có thể tái sử dụng. Sự tiêu dùng các nhiên liệu hóa thạch giải phóng năng lượng và các phó phẩm (CO2 và các khí khác), chúng không thể sử dụng lại như là những tài nguyên năng lượng được.
- 40 mục tiêu này bằng cách ủng hộ “tốc độ phát triển dân số bằng không” (ZPG). Một sự tăng trưởng chậm hay giữ nguyên dân số có thể làm cho việc kiểm soát tác động môi trường dễ dàng hơn, nhưng cũng không đảm bảo kiểm soát được, do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, một dân số ổn định vẫn có thể tăng trưởng về mặt kinh tế, do đó vẫn tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô. Thứ hai, tác động môi trường có thể kéo dài và tích lũy, do đó thậm chí dân số có ổn định vẫn có thể dần dần làm suy thoái môi trường. Nhưng rõ ràng rằng tăng trưởng dân số sẽ luôn luôn làm trầm trọng thêm các tác động môi trường trong một nền kinh tế. Ví dụ, trong nền kinh tế Canada, sự phát thải của chất ô nhiễm trên mỗi xe hơi đã giảm đáng kể trong vài thập niên gần đây thông qua công nghệ kiểm soát phát thải tốt hơn. Nhưng sự phát triển ồ ạt số lượng xe hơi trên xa lộ đã dẫn đến sự gia tăng tổng số lượng phát thải xe hơi trên nhiều vùng, đặc biệt ở hầu hết những thành phố lớn như Toronto, Montreal, và Vancouver. Giảm RP - Chất thải từ sản xuất: Điều này có nghĩa là giảm các chất thải trên mỗi đơn vị sản phẩm lượng được sản xuất. Chỉ có hai cách cơ bản để thực hiện điều này. Chúng ta có thể phát minh và sử dụng các công nghệ sản xuất mới và tiến hành sản xuất với số lượng chất thải nhỏ hơn trên một đơn vị sản phẩm. Chúng ta có thể gọi sự cắt giảm này là giảm cường độ chất thải trong sản xuất. Ví dụ, khi chúng ta bàn chính sách của Canada để hưởng ứng vấn đề toàn cầu về sự phát thải CO2 và sự ấm lên của tầng khí quyển, chúng ta sẽ thấy rằng có khá nhiều cách có thể làm để giảm cường độ CO2 trong sản xuất, đặc biệt là bằng cách chuyển đổi sang các nhiên liệu khác và còn bằng cắt giảm năng lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất ra một đôla giá trị sản phẩm cuối cùng. Phương pháp này được gọi là ngăn ngừa ô nhiễm. Một cách khác để làm giảm RP là thay đổi kết cấu sản phẩm. Sản phẩm bao gồm một số lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, sản sinh ra một lượng các chất thải khác nhau. Do đó, một cách khác để giảm tổng lượng chất thải là thay đổi thành phần của sản phẩm từ những vật liệu có tỷ lệ chất thải cao xuống loại có tỷ lệ thấp hơn, trong khi không làm thay đổi tổng thể. Chuyển biến từ nền kinh tế chủ yếu sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ là một bước trong hướng này. Hầu hết các nền kinh tế đã có tốc độ phát triển tương đối nhanh về lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt trong những năm gần đây. Sự phát triển của lĩnh
- 41 vực công nghệ thông tin là một ví dụ khác. Không phải là bộ phận mới này không sản sinh ra nhiều chất thải; thật ra, một số trong số chúng có thể tạo ra những chất thải khó chịu hơn là chúng ta đã biết trước đó. Ví dụ, ngành công nghiệp máy tính sử dụng nhiều hóa chất hòa tan cho mục đích làm sạch. Nhưng về tổng thể, những ngành này có thể chỉ cho ra lượng rác thải nhỏ so với những ngành công nghiệp truyền thống mà nó đã thay thế. Khách hàng có thể tác động đến những quyết định sản xuất này bằng cách yêu cầu sản phẩm phải trở nên thân thiện môi trường hơn so với các sản phẩm khác. Một sản phẩm thân thiện môi trường thải ra chất thải ít hơn hoặc ít độc hại cho môi trường hơn là những loại hàng hóa tập trung ô nhiễm. Ví dụ dung dịch xà phòng không có kháng sinh, nhiệt kế không chứa thủy ngân, bột giặt không có photphat, thiết bị và xe cộ tiết kiệm năng lượng. r r Tăng (Rp + Rc) - sự tái chế: Thay vì thải ra chất thải sản xuất và tiêu dùng vào môi trường, chúng ta có thể tái chế chúng cho sản xuất. Vai trò chính của tái chế là thay thế một phần dòng vật liệu nguyên sơ (M). Điều này có thể giảm được số lượng chất thải thải ra ngoài trong khi vẫn duy trì được đầu ra của các loại hàng hóa và dịch vụ. Sự tái chế có thể tạo cơ hội để làm giảm các luồng thải cho các nền kinh tế trên khắp thế giới. Nhưng chúng ta phải nhớ đến quy luật nhiệt động lực học thứ hai rằng tái chế không bao giờ là hoàn hảo, thậm chí ngay cả khi chúng ta đã tiêu tốn nhiều nguồn lực cho vấn đề khó khăn này. Tiến trình sản xuất thường làm thay đổi cấu trúc vật lý của vật liệu được đưa vào, làm cho chúng trở nên khó sử dụng lại một lần nữa. Sự chuyển biến trong năng lượng của các vật liệu làm cho không thể phục hồi vật liệu, và quá trình tái chế tự nó cũng tạo ra chất thải. Những nghiên cứu trên vật liệu vẫn tiếp tục được tiến hành và tìm thấy nhiều cách mới để tái chế. Trong một thời gian dài, lốp xe hơi không thể tái chế vì quá trình sản xuất thông thường đã làm thay đổi cấu trúc vật lý của cao su. Vỏ xe dùng rồi hiện nay đang được sử dụng làm nguyên liệu trải nền đường trong xây dựng cầu đường, sản xuất giỏ đựng rác ở một số nơi của Thái Lan, và thậm chí để sản xuất giày dép. Chúng ta đã có thể bắt đầu chứng kiến sự giảm bớt quy mô các kho chứa vỏ xe dùng rồi mà chúng đã làm mất mỹ quan và đôi khi là nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường khi đốt chúng, như những vụ đốt vỏ xe ở Ontario vào những năm cuối thập niên 1990 đã thải ra nhiều độc
- 42 chất vào không khí trong nhiều ngày. Mối quan hệ chủ yếu này rất quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là: Giảm thiệt hại gây ra bởi việc thải các chất thải trong sản xuất và tiêu dùng Giảm tổng lượng chất thải này là một cách chính để giảm thiệt hại, và những quan hệ được thảo luận phần trên cho ta biết những cách cơ bản để giảm thải. Chúng ta cũng có thể giảm thiệt hại bằng cách tác động trực tiếp lên dòng chất thải. Chúng ta sẽ nghiên cứu khía cạnh này sau phần tạm dừng ngắn để làm sáng tỏ các thuật ngữ sau đây. 2.3 Thuật ngữ Sau đây là một số thuật ngữ phổ biến sẽ được sử dụng trong suốt quyển sách: Chất lượng môi trường xung quanh (Ambient quality): “Môi trường xung quanh nói đến môi trường ở xung quanh chúng ta, ví dụ, chất lượng môi trường xung quanh nói đến số lượng chất ô nhiễm trong môi trường, ví dụ, nồng độ SO2 trong không khí của thành phố, hay nồng độ của một chất hóa học nào đó trong nước của một hồ. Chất lượng môi trường (Environmental quality): Một thuật ngữ được dùng để nói một cách rộng rãi đến trạng thái của môi trường tự nhiên. Khái niệm này bao hàm cả khái niệm về chất lượng môi trường xung quanh, và cũng bao hàm các khái niệm như chất lượng cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của môi trường. Chất thải (Residuals): Vật chất còn lại sau khi sản xuất xong. Một nhà máy thu vào nhiều dạng nguyên liệu thô và chuyển chúng sang các sản phẩm, các vật chất và năng lượng còn lại sau khi sản phẩm đã được sản xuất gọi là chất thải sản xuất. Chất thải tiêu dùng là những thứ còn lại sau khi người tiêu dùng đã hoàn tất việc sử dụng các sản phẩm có chứa chúng hoặc đã sử dụng chúng.
- 43 Phát thải (Emissions): phần của chất thải sản xuất hay tiêu dùng được đưa vào trong môi trường, đôi khi trực tiếp, đôi khi sau xử lý. Tái chế (Recycling): Quy trình quay lại của một vài hoặc toàn bộ chất thải sản xuất hay tiêu dùng được dùng lại trong sản xuất và tiêu dùng. Chất gây ô nhiễm (Pollutant): Một chất, một dạng năng lượng hay một hành động mà khi đưa vào môi trường tự nhiên, sẽ làm giảm mức độ chất lượng môi trường xung quanh. Chúng ta nên nghĩ rằng chất gây ô nhiễm không chỉ là các chất truyền thống như dầu tràn trên biển, hoặc các hóa chất được đưa vào không khí, mà còn là những hoạt động như sự phát triển công trình xây dựng gây ra ô nhiễm cảnh quan Xả thải (Effluent): Đôi khi thuật ngữ xả thải được dùng để mô tả những chất ô nhiễm nước, và phát thải để nói đến các chất ô nhiễm không khí. Nhưng trong sách này, hai từ trên sẽ được dùng tương đương nhau. Ô nhiễm (Pollution): Ô nhiễm thực chất là một từ khó định nghĩa. Một vài người có thể phát biểu rằng: ô nhiễm xảy ra khi một lượng chất gây ô nhiễm, dù nhỏ như thế nào, được đưa vào môi trường. Những người khác thì cho rằng ô nhiễm chỉ diễn ra khi chất lượng môi trường xung quanh bị suy giảm tới mức nào đó hoặc khả năng hấp thụ của môi trường bị vượt quá, đủ để gây ra một số thiệt hại. Thiệt hại (Damages): Những ảnh hưởng tiêu cực tạo ra bởi ô nhiễm môi trường tác động lên con người dưới Hình thức ảnh hưởng tới sức khỏe, suy giảm cảnh quan, v.v., và ảnh hưởng đến các yếu tố của hệ sinh thái thông qua những việc như phá vỡ các mối liên hệ sinh thái hoặc là sự tuyệt chủng loài. Thành phần môi trường (Environmental medium): Các bộ phận chính của thế giới tự nhiên cấu thành môi trường, thường phân thành đất, nước và không khí. Nguồn phát thải (Source): Địa điểm hoặc vị trí mà tại đó sự phát thải diễn ra, như là một nhà máy, một xe ôtô.
- 44 2.4 Sự phát thải, chất lượng môi trường xung quanh và thiệt hại p c Hãy xem lại Hình 2.1. Điều gì sẽ xảy ra cho các chất ô nhiễm Rd và Rd khi chúng được thải vào môi trường tự nhiên? Rất đơn giản, sự phát thải sẽ tạo ra sự thay đổi mức độ chất lượng môi trường xung quanh, lần lượt gây thiệt hại cho con người, các loài khác và toàn bộ hệ sinh thái. Hình 2.2 thể hiện một cách phác thảo các mối quan hệ này. Hình này thể hiện n nguồn phát thải được tạo ra từ các công ty, cơ quan chính phủ hoặc từ người tiêu thụ 4. Các bước trong sơ đồ dòng thải ở Hình 2.2 là: Bước 1: Các nguồn sử dụng vật chất đầu vào và hàng hóa, và các dạng công nghệ khác nhau được dùng trong sản xuất và tiêu dùng. Bước 2: Sự sản xuất và tiêu dùng tạo ra các chất thải. Bước 3: Cách xử lý các chất thải này có những tác động quan trọng đến các giai đoạn sau. Một vài chất có thể được thu gom và tái chế trong sản xuất và tiêu dùng. Nhiều chất khác có thể được đưa vào các quy trình xử lý hoặc giảm thải (gọi là xử lý chất thải), đó là các cách để làm tăng tính trung hòa khi các chất này được thải ra. Một số quy trình là thuần vật lý (các bộ giảm thanh trên xe hơi và xe tải, các bể lắng tại các nhà máy xử lý nước thải, các thiết bị trung hòa khí thải); các quy trình khác bao gồm các dạng biến đổi hóa học khác nhau (xử lý cấp cao đối với nước thải sinh hoạt). Bước 4: Những thứ không thu gom và tái chế trở thành những chất thải được phóng thích vào môi trường đất đai, không khí và thổ nhưỡng. Có một khuynh hướng về chính sách là tách riêng việc quản lý các thành phần môi trường ở các bộ phận khác nhau, trong đó việc giải quyết ô nhiễm không khí được tách biệt hoàn toàn với việc xử lý ô nhiễm nước, v.v. Nhưng thật sự, giữa chúng rõ ràng có mối quan hệ với nhau, một khi những chất thải được tạo ra, tất cả những gì không tái chế được sẽ bị đưa vào những thành phần khác nhau của môi trường. Vì thế, với một tổng lượng chất thải nhất định, nếu ta hạn chế lượng thải vào thành phần môi trường này thì sẽ làm tăng lượng đi vào các thành phần môi 4Kí hiệu “n” được dùng trong kinh tế để chỉ định một số lượng không rõ ràng.
- 45 trường khác. Ví dụ: khi ta loại bỏ SO2 khỏi hỗn hợp khí từ ống khói của nhà máy điện, ta vẫn chưa tiêu hủy được hợp chất sulfur. Sulfur là một chất có thể được bán cho các nhà sản xuất khác; ví dụ, để sản xuất acid sulphuric. Nhiều chất sulfur không được tái sử dụng cuối cùng sẽ tạo ra chất mùn mang sulfur, phải loại bỏ bằng cách chôn hay đốt. Nếu chúng ta đốt chất mùn này đi, thật sự chúng ta lại thải vào không khí, và cuối cùng vẫn còn một lượng chất thải rắn phải đựợc chôn lấp ở đâu đó. Dòng phát thải đến từ nhiều nguồn phát thải khác nhau, nhưng khi được thải ra, chúng được trộn lại thành một dòng tổng hợp. Thực tế, việc trộn lẫn này có thể xảy ra hoàn toàn, ví dụ, chất thải từ 2 nhà máy rất gần nhau trên cùng một con sông có thể pha trộn hoàn toàn đến nỗi ta không thể phân biệt được chất thải nào là của nhà máy nào tại một địa điểm cách đó vài cây số phía hạ lưu. Khi có khoảng một triệu xe hơi di chuyển trong nội thành, chất thải từ tất cả các xe được trộn thành một khối. Trong những trường hợp khác, sự trộn lẫn diễn ra ít hoàn toàn hơn. Nếu một nhà máy điện chỉ nằm phía rìa ngoài thành phố trong khi một nhà máy khác nằm cách đó 30 km theo chiều gió thì nhà máy nằm gần hơn thông thường sẽ gây tác động có hại đối với chất lượng không khí trong thành phố nhiều hơn nhà máy kia. Sự trộn lẫn của các chất thải là một vấn đề không đơn giản như ta tưởng. Chỉ với một nguồn thải thì ranh giới trách nhiệm được phân định rõ, và để cải thiện chất lượng môi trường xung quanh, ta biết được cụ thể nguồn thải nào cần kiểm soát. Nhưng với nhiều nguồn khác nhau, trách nhiệm của các nguồn thải đó trở nên không rõ ràng. Chúng ta có thể biết được tổng lượng thải cần phải giảm, nhưng ta vẫn gặp khó khăn trong việc phân chia số lượng thải phải cắt giảm cho những nguồn thải khác nhau. Khi đó, mỗi nguồn thải sẽ có xu hướng buộc các nguồn thải khác phải chịu phần giảm thải lớn hơn. Nếu mỗi nguồn thải đều nghĩ theo cách như thế, các chương trình kiểm soát ô nhiễm thật sự gặp trở ngại trong quá trình xây dựng và triển khai. Chúng ta sẽ bàn tiếp vấn đề này nhiều lần trong các chương tiếp theo. Bước 5: Một lượng chất thải khi đi vào môi trường thì các tiến trình sinh, hóa, vật lý và khí tượng của tự nhiên sẽ xác định cách chuyển đổi các chất thải này thành một mức nhất định về chất lượng môi trường xung quanh. Ví dụ, điều kiện gió và nhiệt sẽ tác động đến cách các chất thải
- 46 khí ảnh hưởng đến các vùng lân cận và những người sống cuối nguồn gió. Những điều kiện khí tượng này lại thay đổi từng ngày, do đó, cùng một lượng khí thải có thể tạo ra những mức chất lượng môi trường khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Mưa acid được tạo ra thông qua quá trình hóa học diễn ra cơ bản trên lượng SO2 phát thải ở đầu nguồn; sương mù cũng được tạo ra từ kết quả của những phản ứng hóa học có sự tham gia của nắng và một số các chất ô nhiễm. Các quá trình thủy động lực học dưới mặt đất ảnh hưởng đến sự vận chuyển các vận liệu được chôn trong các bãi chôn lấp chất thải. v.v. Vì vậy để hiểu được những chất thải cụ thể nào sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ta phải có được một cái nhìn thấu đáo về các quá trình lý hóa diễn ra trong chính môi trường. Đây là lúc mà ta cần có khoa học vật lý và tự nhiên để nghiên cứu đầy đủ các hiện tượng môi trường từ mô Hình nhỏ mang tính chất dịa phương về dòng nước ngầm ở các tầng ngậm nước nhât định cho tới mô Hình phức tạp của hồ, lưu vực sông lớn và các nghiên cứu về mô Hình gió liên khu vực và mô Hình nóng lên toàn cầu. Mục tiêu căn bản là để xác định bằng cách nào một mẫu chất thải được chuyển đổi thành các mức chất lượng môi trường xung quanh. Bước 6: Dòng cuối cùng trong Hình là những thiệt hại đến tất cả các sinh vật và các thành phần của hệ sinh thái trái đất. Một tập hợp các điều kiện môi trường xung quanh được chuyển thành điều kiện tiếp xúc của những hệ thống hữu sinh và vô sinh. Sự tiếp xúc không chỉ bao gồm điều kiện vật lý mà còn bao gồm sự lựa chọn của con nguời về nơi nào và bằng cách nào để sống, và bao gồm sự nhạy cảm của những hệ thống vô sinh và hữu sinh đối với những điều kiện môi trường thay đổi. Cuối cùng thiệt hại có liên quan đến giá trị do con người áp đăt. Con người không có những sự ưa thích rõ ràng đối với tất cả những kết quả có thể có của sự tương tác giữa môi trường và kinh tế. Họ chỉ thích một số kết quả này hơn các kết quả khác. Phần việc quan trọng của kinh tế môi trường là cố gắng xác định những giá trị tương đối mà con người đặt ra cho những kết quả về môi trường khác nhau này, một chủ đề sẽ được nghiên cứu trong chương phân tích lợi ích - chi phí ở sau.
- 47 Biểu đồ dòng vật chất thể hiện cách mà các sự phát thải từ hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Nguồn: được xây dựng bởi John B. Braden và Kathleen Segerson, “Những vấn đề về thông tin trong thiết kế chính sách kiểm soát các nguồn ô nhiễm phân tán”. Bài báo cáo của Hội Kinh tế Tài nguyên và Môi Trường (AERE). Quản lí nguồn ô nhiễm phân tán, NXB Lexington, 6-7/6/1991. Hình 2.2: Sự phát thải, Chất lượng môi trường xung quanh, và thiệt hại