Kinh tế lượng - Lịch sử kinh tế quốc dân

pdf 63 trang vanle 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế lượng - Lịch sử kinh tế quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_luong_lich_su_kinh_te_quoc_dan.pdf

Nội dung text: Kinh tế lượng - Lịch sử kinh tế quốc dân

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG BẰNG ===  === LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN VINH, NĂM 2011 =  = TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 1
  2. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG BẰNG ===  === LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH, NĂM 2011 =  = 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương hoàn thiện chương trình khung môn học của Bộ giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kinh doanh bậc đại học ở nước ta, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh đã biên soạn cuốn sách “Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam và nước ngoài”. Cuốn sách do Tiến sỹ Nguyễn Đăng Bằng, chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh, chủ biên. Nội dung cuốn sách bao gồm: Phần 1: Lịch sử kinh tế các nước ngoài Phần II: Lịch sử kinh tế Việt Nam Cuốn sách này nhằm trang bị kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của các nền kinh tế lớn trên thế giới và kinh tế Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của cán bộ quản lý kinh tế, của sinh viên kinh tế trường Đại học Vinh. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, do thời gian biên soạn, tài liệu tham khảo và trình độ của những người biên soạn có hạn nên cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần tái bản sau được tốt hơn. NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ 3
  4. Bài mở đầu: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU MÔN HỌC I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, VAI TRÒ, TÁC DỤNG MÔN HỌC 1. Khái niệm. Kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế của đất nước, liên hệ với nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội. Bao gồm những ngành sản xuất vật chất và phi vật chất như nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, tín dụng ngân hàng phục vụ cho ngành đó. Lịch sử kinh tế quốc dân là bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước hoặc của một khối nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cần phân biệt kinh tế quốc dân và lịch sử kinh tế quốc dân. Kinh tế quốc dân là tổng thế các ngành, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn lịch sử kinh tế quốc dân là quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. 2. Sự hình thành và phát triển môn học. - Ra đời khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Tây Âu. Đến giữa thế kỷ XIX, nó tách ra khỏi khoa học lịch sử và khoa học kinh tế để trở thành một môn khoa học độc lập. - Trước chủ nghĩa Mác, khoa học lịch sử kinh tế đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản chủ nghĩa như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan nhưng do sự chi phối bởi quan điểm tư sản nên những công trình nghiên cứu về lịch sử kinh tế thời kỳ này đã bị mất đi tính khách quan, bị lược bỏ tính chất xã hội trong sự phát triển kinh tế nhằm chứng minh cho tính ưu việt và tính vĩnh hằng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Chủ nghĩa Mác ra đời tạo nên một bước ngoặt cho khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử kinh tế. Mác và Ăngghen đã đặt cơ sở lý luận và phương pháp luận cho khoa học lịch sử kinh tế. Lịch sử kinh tế đã thực sự trở thành môn khoa học, ngày càng có ý nghĩa to lớn giúp con người nhận thức đúng đắn về tiến trình phát triển của xã hội loài người. - Từ đó đến nay, khoa học lịch sử kinh tế được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Các nước phát triển đều có những bộ sách nghiên cứu rất hệ thống về lịch sử kinh tế của nước mình cũng như họ quan tâm nghiên cứu rất sâu về lịch sử kinh tế của các nước khác. Đồng thời, các nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế đã không ngừng hoàn thiện phương pháp nghiên cứu để phản ánh và đánh giá sát thực hơn tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế. Năm 1993, hai giáo sư lịch sử kinh tế người Mỹ là Robert W.Fogel – Khoa Kinh tế học thuộc University of Chicago và Douglass C.North – Khoa Kinh tế học thuộc University of Washington đã được trao giải Nobel về những nghiên cứu mới trong lịch sử kinh tế Mỹ và Châu Âu bằng cách áp dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp lượng hoá để giải thích những thay đổi kinh tế và thể thế. - Ở Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám, do chưa chú trọng yếu tố con người, tác giả nặng về duy tâm nên việc nghiên cứu phiến diện, tính khoa học hạn chế. Nền kinh tế nước ta phát triển chậm chạp không đủ sức cho việc nghiên cứu, nhận thức và trình độ chưa đủ để nghiên cứu một cách có hệ thống. Sau cách mạng tháng Tám đến nay, khoa học lịch sử kinh tế ngày càng được chú trọng. Ấn phẩm về lịch sử kinh tế VN và thế giới xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều Viện nghiên cứu cũng đã tập trung nghiên cứu về lịch sử kinh tế, đặc biệt là lịch sử 4
  5. kinh tế VN thời kỳ đổi mới. Môn học này đã được dùng giảng dạy chính thức ở các trường thuộc nhóm kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn. 3. Vai trò của môn học. Môn học lịch sử kinh tế quốc dân là một môn cơ sở khối ngành, trang bị những kiến thức chung làm nền tảng cho việc học tập các môn thuộc khối ngành kinh tế. Đồng thời giúp, sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành. 4. Tác dụng của môn học. Nâng cao trình độ lý luận kinh tế và khả năng công tác chuyên môn thuộc ngành kinh tế. Nắm được kinh nghiệm xây dựng và quản lý và phát triển kinh tế của các nước tiên tiến,vận dụng vào nước ta. Nắm được các đặc điểm và mô hình, xu hướng phát triển kinh tế của các nước để từ đó mở rộng tầm nhìn. Bồi dưỡng và nâng cao quan điểm lịch sử phát triển có tính hệ thống. II. ĐỐI TUỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC 1. Nghiên cứu phương thức sản xuất. Nghiên cứu lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX), mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong quá trình phát triển lịch sử của nó. Đồng thời nghiên cứu một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng (đường lối chính sách, pháp luật) vì những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nền kinh tế. Sở dĩ phải nghiên cứu QHSX là vì QHSX là cơ sở hạ tầng của chế độ xã hội, nghiên cứu QHSX bằng phương pháp lịch sử cụ thể, QHSX được biểu hiện bằng những hiện tượng cụ thể, những sự kiện rõ ràng. Kinh tế chính trị nghiên cứu QHSX bằng phương pháp trừu tượng hóa. Mục đích rút ra bản chất, tính quy luật của sự vận động. Lịch sử nghiên cứu những sự kiện diễn ra trong quá khứ một cách có hệ thống, nghiên cứu sự phô diễn hoạt động lịch sử của con người trong mối quan hệ giữa các hoạt động: Văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội. 2. Nhiệm vụ: Mô tả sự phát triển của các sự kiện kinh tế phản ánh thực tiễn lịch sử cụ thể một cách trung thực và khoa học, vẽ một cách chân thực thực trạng kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tổng kết một cách khái quát, cô đọng, tìm nguyên nhân của sự phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế. Nói chung nghiên cứu lịch sử để phục vụ sự phát triển kinh tế. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 1. Cơ sở phương pháp luận. - Vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các hiện tượng cụ thể của phương thức sản xuất xã hội. - Coi phương thức sản xuất là cơ sở quyết định, là nền tảng của kiến trúc thượng tầng. 5
  6. 2. Phương pháp cụ thể. - Kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc: Phương pháp lịch sử là sự tái diễn tiến trình lịch sử một cách cụ thể, sinh động trong một không gian và thời gian xác định. Phương pháp lôgíc là nghiên cứu hoạt động kinh tế trong mối liên hệ bên trong, liên hệ giữa bản chất và hiện tượng, tìm quy luật vận động bên trong của nó. Phương pháp lôgíc phải đạt đến sự khái quát về mặt lý luận sự phát triển của phương thức sản xuất xã hội. - Phương pháp phân kỳ lịch sử: Trình bày sự phát triển lịch sử theo từng giai đoạn, so sánh lịch sử kinh tế của mỗi nước tìm ra quy luật chung và sự phát triển đặc thù. - Phương pháp phân tích và thống kê kinh tế: Dùng các công cụ toán để phân tích các sự kiện, hiểu những bản chất các hoạt động kinh tế. . Khoa học lịch sử kinh tế có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn; góp phần làm giàu thêm kinh nghiệm, vốn hiểu biết về tri thức và kinh nghiệm kinh tế một cách có hệ thống. Từ sự hiểu biết để vận dụng vào việc vạch ra chiến lược phát triển kinh tế, xử lí các hiện tượng kinh tế phức tạp, nhằm thúc đẩy sự nghiệp làm giàu cho đất nước và cá nhân. 6
  7. PHẦN I. LỊCH SỬ KINH TẾ CÁC NƯỚC NGOÀI CHƯƠNG I. KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHÁT TRIỂN I. SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TBCN. 1. Thành thị phong kiến ở châu Âu: Thành thị xuất hiện từ thời cổ đại nhưng dần dần bị mai một do kinh tế kém phát triển và chiến tranh giữa các quốc gia. Đến thế kỷ XIII- XIV ở Đức có 700 thành phố mới. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, thành thị phong kiến châu Âu phát triển mạnh mẽ. Thành thị phong kiến là những thành phố tự do, không phụ thuộc sự khống chế của lãnh chúa phong kiến. Thủ công nghiệp là ngành sản xuất chính. Bên cạnh đó còn có các ngành thương mại và cho vay nặng lãi. Thành thị phong kiến Châu Âu là tụ điểm của những người hành nghề thủ công. Mới đầu những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa tự trao đổi sản phẩm trên thị trường. Nhưng khi thị trường được mở rộng ra, chính những thợ thủ công tách bán hàng ra thành nghề riêng. Từ đó xuất hiện các thương nhân. Thương nhân Châu Âu đi khắp lục địa và sang cả Ấn Độ để hành nghề buôn bán. Họ kết thành từng đoàn, dọc đường tụ họp lại với nhau để trao đổi hàng hoá. Để mua hàng thương nhân cần nhiều tiền, những người thừa tiền cho vay, về sau trong số họ có một bộ phận phát triển thành những người cho vay nặng lãi. Một bộ phận thương nhân tích luỹ được nhiều tiền lập ra xưởng thợ, thuê công nhân, tự sản xuất hàng hoá để bán theo nhu cầu thị trường. Như vậy dần dần thành thị xuất hiện một lớp người vừa có tiền, vừa có xưởng thợ, không lao động mà vẫn giàu có. Một xu hướng khác, chính quan hệ thợ cả, thợ bạn trong các công trường thủ công cũng thay dần dần thay đổi thành người chủ và người làm thuê. Cả hai con đường nói trên đã làm cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ngay trong lòng chế độ phong kiến. 2. Tác động của những phát kiến địa lý. Ở Châu Âu thế kỷ thứ XV, nhà nước phong kiến bước vào thời kỳ tan rã. Những cơn “khát vàng” để ăn tiêu đã thúc đẩy họ tìm đường đi kiếm vàng. Mảnh đất mà họ kỳ vọng nhất là Ấn Độ. Nhưng con đường đến Ấn Độ đi qua biển Địa Trung Hải bị đế quốc Thổ chiếm giữ. Vì vậy họ đã quyết định đi theo hướng Tây. Người đi tiên phong là Crixtốp Côlông (Christopher Culumbus) một người Tây Ban Nha. Ông dẫn đoàn thám hiểm 90 người trên 3 chiếc tàu đi vào ngày 3/8/1492 theo hướng Tây vào vùng Caribê. Đến rạng sáng ngày 12 tháng 10 năm 1492, ông gặp một vùng đất mới chưa có tên tuổi đó là Châu Mỹ ngày nay. Tiếp theo là cuộc thám hiểm của Vatxcô Đơgama (Vasco da Gama) một người Bồ Đào Nha dẫn đầu đoàn thám hiểm gồm 18 tàu, đi ngày 8/7/1496, vòng qua Châu Phi. Đến ngày 20/5/1498, họ đến được mũi Hảo Vọng lục địa Châu Phi, sau đó vòng qua Châu Phi đến Ấn Độ. Ông đã phát hiện ra con đường biển từ Đông sang Tây không qua Địa Trung Hải. Fécđinăng Magienlăng (Ferdinand Magellan), người Bồ Đào Nha, làm việc cho Tây Ban Nha, là người tổ chức cuộc hành trình từ năm 1519- 1521 vòng quanh thế giới. Đoàn tàu khởi hành gồm 5 tàu, 239 thủy thủ, khi trở về chỉ còn 21 người. Trên tàu chở đầy hoa thơm trái ngọt, vàng bạc. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XVI đã góp phần thúc đẩy sự ra đời nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mở ra một thời đại mới của nền kinh tế thế giới. Đó là: 7
  8. - Thị trường thế giới hình thành: Trước năm 1500 diện tích quả đất mà con người biết được chỉ rộng 50 triệu km2 đến năm 1600 là 310 triệu km2. Với diện tích đó, thị trường đã mở rộng. Ở Châu Âu, hàng hoá được đem bán ở các lục địa khác. Thương nhân Châu Âu mua về những sản phẩm nhiệt đới mà trước đó lục địa này chưa biết đến. Đó là cao su, thuốc lá, ca cao, cà phê, chè, hồ tiêu. Lục địa Châu Âu lại dấy lên khát vọng tìm vàng. - Các tổ chức thương mại mang tính quốc tế xuất hiện. Đầu thế kỷ XVI hình thành công ty Đông Ấn của Anh và Hà Lan kết hợp. - Con đường thương mại trước đây qua Địa Trung Hải ngày nay qua Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương - Xuất hiện cuộc cách mạng giá cả ở Châu Âu, bắt đầu từ giá lương thực tăng, cuối cùng đến giá các cổ phiếu. Cuộc cách mạng giá cả kéo dài một thế kỷ. Nguyên nhân do vàng bạc nhiều lên; sức mua đồng tiền giảm, giá cả lăng lên. Nhờ đó giai cấp tư sản có thêm nhiều lợi nhuận, tích luỹ tư bản tăng lên. Tầng lớp phong kiến vì thu tô bằng tiền bị phá sản. Cuộc cách mạng này đã làm tan vỡ cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến, tạo tiền đề cho sự ra đời kinh tế tư bản chủ nghĩa. - Xuất hiện chế độ bóc lột thuộc địa Những vùng đất mới lần lượt bị xâm chiếm, cướp bóc, khai thác tài nguyên, bóc lột lao động và buôn bán không sòng phẳng, trước hết là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai nước này có ý định thoả thuận chia đôi thế giới, lấy theo đường kinh tuyến chạy qua Đại- Tây Dương, phía Đông của Bồ Đào Nha, phía Tây của Tây Ban Nha. Hệ thống thuộc địa đã tạo nên những điều kiện để thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. 3. Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. “Bản anh hùng ca phát kiến địa lý vĩ đại đã mở ra thời đại tích luỹ nguyên thuỷ tư bản” (Các- Mác, Tư bản quyển I, tập I). Nói chung các nước tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đều trải qua quá trình tích lũy nguyên thuỷ. Đó là quá trình tước đoạt bằng bạo lực để tạo ra vốn và lao động. Nước Anh tập trung những nét điển hình của việc tích luỹ nguyên thủy. Nó như là một kiểu mẫu của sự tích luỹ. Sự tích luỹ có đặc điểm: - Tước đoạt một cách tàn khốc ruộng đất của nông dân. Cuối thế kỷ XVII, ở Anh 70% ruộng đất bị khoanh vùng để trồng cỏ nuôi cừu. Nông dân bị đuổi khỏi ruộng đồng đi lang thang kiếm sống. Ở Anh ban hành đạo luật cấm người đi lang thang. Tây Âu cuối thế kỷ XV và suốt thế kỷ XVI đều ban bố luật cấm người đi lang thang. Theo đạo luật Henri VII năm 1530 “Những người ăn mày già nua không có sức lao động đều dược cấp một giấy phép cho ăn xin” (Tư bản; quyển I; tập III). Đời vua Henri VIII đã xử tử 75.000 người về tội đi lang thang. Ở Pháp chính quyền đánh thuế rất cao vào người nông dân làm cho họ phải bỏ ruộng vườn ra đi. - Buôn người da đen và cướp biển. Cuộc viễn chinh buôn bán nô lệ da đen mở đầu năm 1580. Từ năm 1580- 1775 thực dân Anh đã bắt hơn 3 vạn người da đen Châu Phi sang Châu Mỹ để bán, tỉ suất lợi nhuận 300%. Cướp biển đã trở thành nguồn lợi của Anh, bởi vì vào năm 1588 Anh đã bá chủ mặt biển. - Chinh phục Châu Mỹ 8
  9. Sang thế kỷ XVI, thực dân Anh đã gây chiến tranh với Tây Ban Nha để xâm lược Bắc Mỹ, tiến hành tiêu diệt người bản xứ da đỏ, di dân người Anh sang Mỹ . - Phát hành công trái Nhà nước: Để huy động vốn nhà nước đã vay dân thông qua việc phát hành công trái. Số tiền chính phủ vay sau này nhà nước nâng thuế để trả nợ. - Thực hiện chính sách bảo hộ công nghiệp. Nhà nước tài trợ cho các ngành công nghiệp như cho vay vốn lãi suất thấp, đào tạo công nhân, khuyến khích nghiên cứu khoa học để hiện đại hóa công nghiệp. - Thực hiện độc quyền ngoại thương. Bằng các biện pháp trên đến cuối thế kỷ XVI, tư bản Anh đã tích lũy được 1 triệu sterlinh vàng, bạc và có một nguồn lao động làm thuê khá lớn. 4. Phát triển kỹ thuật. Thế kỷ XV- XVI kỹ thuật về năng lượng, luyện kim, cơ khí xuất hiện. Đó là sử dụng sức gió sức nước trong việc khai thác than, xay bột. - Công nghiệp luyện gang thành thép tạo ra sự đột phá trong ngành cơ khí. Cuối thế kỷ XVI chế tạo đồng hồ xách tay, máy chữ. Đúc được những mẻ thép lớn để làm vũ khí. - Sử dụng năng lượng của sức gió, sức nước chạy các máy xay, máy sợi. - Có nhiều cải tiến công cụ lao động: Máy bào, máy tiện thô sơ, sử dụng máy dệt lắp bàn đạp thay cho quay tay. - Trong nông nghiệp tăng diện tích gieo trồng nhờ biết làm thủy lợi, cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, tạo giống mới có năng suất cao. II. KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA THỜI KỲ TỰ DO CẠNH TRANH. l. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị của nó . “Mặc dù ngay trong thế kỷ XIV và XV những mầm móng đầu tiên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có rải rác một số thành phố lẻ tẻ vùng Địa TrungHải nhưng thời đại tư bản chủ nghĩa chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVI mà thôi” (Mác - Ăngghen, Nhà xuất bản sự thật, tập 3, trang 524). Nền kinh tế phong kiến dựa trên sở hữu tiểu nông, phường hội tỏ ra lỗi thời kìm hãm lực lượng sản xuất. Sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất phong kiến đã dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản (CMTS). Châu Âu thế kỷ XVI cách mạng tư sản đã diễn ra rầm rộ. Mở đầu là CMTS Hà Lan (1556), tiếp đó là CMTS Anh (1640 - 1660); CMTS Pháp (1789 - 1794); CMTS Mỹ (1864- 1865); CMTS Nga (1861); CMTS Nhật (1868); sau cùng là CMTS Trung Quốc (1911). - Sự phát triển CNTB theo những mô hình khác nhau: Theo Mác, CNTB ở Anh và Hà Lan thuộc loại cổ điển nhất. Ở đó cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm. Nhà nước phong kiến có tác dụng thúc đẩy sự ra đời CNTB. CNTB ở Mỹ, Ca-na-đa, Úc đã phát triển theo hướng trang trại, không có chế độ phong kiến. Gợi lên con đường “kiểu Mỹ”. CNTB Pháp phát triển từ nông nghiệp, nhưng thuận lợi hơn Anh vì CMTS Pháp hết sức triệt để đã quét sạch đẳng cấp phong kiến. Theo Lê nin, CNTB ở Nga, Đức, Áo, Hung, Ba Lan là con đường “kiểu Phổ”. Ở đây CNTB trong nông nghiệp phát triển chậm chạp vì giai cấp quý tộc cố duy trì tàn 9
  10. dư của chế độ phong kiến nông nô. CBTB phát triển trong nông nghiệp dựa trên chế độ cưỡng bức lao động. Cách mạng tư sản gặp phải sự chống đối quyết liệt của thế lực phong kiến quý tộc. CNTB ở Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Inđônêxia và các nước Mỹ la tinh phát triển theo con đường thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân đã tác động làm thay đổi chế độ xã hội, chuyển chế độ phong kiến sang chế độ TBCN. Chủ nghĩa đế quốc đã du nhập CNTB phương Tây bằng con đường thuộc địa. Ở đây cuộc cách mạng tư sản tỏ ra yếu ớt, chỉ hiện ra dưới hình thức cải cách. Tóm lại, QHSX TBCN ra đời bằng các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, song đó mới chỉ là bước đầu. Để có CNTB với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội phải thông qua cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất biến công trường thủ công thành nền đại công nghiệp cơ khí. 2. Cách mạng công nghiệp và hậu quả của nó. Cách mạng công nghiệp (CMCN) thực chất là cuộc cách mạng kỹ thuật bao hàm việc biến lao động thủ công thành lao động cơ khí, biến công trường thủ công thành công xưởng TBCN. a) Cách mạng công nghiệp Anh (1733 - 1825). * Những tiền đề của cách mạng công nghiệp Anh: Nhờ phát triển mạnh ngoại thương mà thương nhân Anh đã vơ vét được của cải của các nước Ấn Độ, Bắc Mỹ, Đức. Nước Anh đã tranh giành được nhiều thuộc địa từ tay Tây Ban Nha, Pháp. Cho đến đầu thế kỷ XIX, Anh là nước có nhiều thuộc địa nhất. Dựa vào ưu thế ngoại thương, Anh đã tích luỹ được vốn và nhân công cho công nghiệp. Buôn bán nô lệ da đen đóng vai trò quan trọng cho cách mạng công nghiệp Anh. Tính từ năm 1680 đến năm 1786 có tới 2 triệu nô lệ bị Anh bán đi khắp nơi trên Châu Mỹ, thu về 300.000 bảng Anh mỗi năm. Thành phố Leverpool là trung tâm buôn bán nô lệ da đen. Thị trường nô lệ ra đời từ 1562 do nhà nước quý tộc khởi xướng và ủng hộ. Chính phủ của Sac Lơ II đã cho thành lập một công ty buôn bán nô lệ trực thuộc chính phủ Hoàng Gia Anh. Phát triển CNTB trong nông nghiệp tạo nên thị trường cho công nghiệp. Đạo luật về rào đất được ban hành. Nhà nước đã cho phép các chủ đất thả sức cướp ruộng đất của nông dân. Bọn quý tộc đã thuê lao động, tổ chức thành trang trại để kinh doanh theo kiểu Tư bản chủ nghĩa. Nông nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lông cừu cho công nghiệp dệt len dạ. Cách mạng tư sản Anh đã đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền thủ tiêu chế độ bóc lột của phong kiến mà không bị tổn thất. * Tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Bước 1: Bắt đầu từ cuộc cách mạng về công cụ. + Năm 1733, Giôn Cây - một thợ máy - đã chế tạo ra chiếc thoi bay. + Năm 1760, thoi bay áp dụng phổ biến làm cho năng suất dệt cao hơn, mâu thuẫn với việc kéo sợi chậm chạp. + Năm 1768, Gen Haccgrivơ (thợ mộc kiêm thợ dệt) đã đóng được máy kéo sợi có công suất cao, đặt tên là Gienni. 10
  11. + Năm 1799 đã đóng được máy sợi tiến bộ hơn, có ưu điểm sợi mịn và dai đặt tên là “Munla”. Bước 2: Luyện kim: năm 1784 Henxicóc phát minh ra cách dùng than đá để nấu gang thành sắt. Bước 3: Cách mạng năng lượng Sản xuất máy móc ra đời đòi hỏi ngành năng lượng phải đáp ứng. Năm 1784 Jemes Wath đã sáng chế ra máy hơi nước. Máy hơi nước ra đời tượng trưng cho thời kỳ CNTB phát triển. Bước 4: Cuộc cách mạng về cơ khí Năm 1789 Môđêli đã chế tạo ra máy phay, máy bào, máy tiện. Đến đầu thế kỷ XIX dùng máy để sản xuất ra máy. Năm 1825 ở Anh đã xuất hiện xe lửa. Chuyến xe lửa đầu tiên chạy từ Leverpool đến Mancherter dài 24 km. * Đặc điểm của cách mạng công nghiệp Anh. Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngành dệt) sau đó phát triển các ngành công nghiệp nặng (luyện kim, năng lượng, cơ khí). Nó tuân theo trình tự từ thấp đến cao, từ thủ công đến nửa cơ khí và cơ khí. Đó là quá trình cướp bóc trong nước và thuộc địa. * Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp Anh - Tạo sự phân bố lại dân cư. Dân di cư lên phía Bắc và phía Đông sinh sống vì đây là vùng kinh tế phát triển hơn các vùng khác. - Nhiều thành phố mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. - Hình thành giai cấp công nhân công nghiệp đối lập với giai cấp tư sản. - Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển. - Nước Anh xây dựng được nền đại công nghiệp cơ khí làm cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời CNTB. - Đưa nước Anh trở thành công xưởng của thế giới. Nước Anh có nền công nghiệp kiểu mẫu ở Châu Âu, có vai trò hàng đầu trong thương nghiệp và tín dụng quốc tế. Nước Anh là nước phát triển nhất trong thời kỳ tự do cạnh tranh. Về mặt chính trị, giai cấp tư sản đã giữ vị trí thống trị, dân cư công nghiệp tăng lên, nông nghiệp giảm xuống hẳn. b) Cách mạng công nghiệp Pháp (1815 - 1920). Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu vào 1815 kết thúc 1920. Có nhiều nhân tố làm trì hoãn cuộc cách mạng công nghiệp Pháp. Nếu ở Anh khi tiến hành cách mạng công nghiệp giai cấp tư sản tước đoạt ruộng đất của nông dân tàn khốc thì ở Pháp chỉ đánh thuế cao dồn nông dân vào chỗ cầm cố, bán số ruộng đất của mình. Vì thế ở Pháp tốc độ tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân diễn ra chậm, còn việc cướp bóc thuộc địa thì Pháp kém xa Anh. Cách mạng công nghiệp Pháp cũng bắt đầu bằng công nghiệp nhẹ, cụ thể là ngành dệt. Chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I: Từ năm 1815 đến năm 1848, phát triển mạnh nhất là ngành dệt; máy hơi nước; đường sắt. 11
  12. Giai đoạn II: Từ những năm 1850 của thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX. Nước Pháp đã xây dựng được ngành công nghiệp chế tạo máy. Pháp đã có nhiều phát minh sáng chế. Nước Pháp hoàn thành công nghiệp hoá vào những năm 20 của thế kỷ XX, tức là gần 100 năm (1830 - 1920). Những năm 60 của thế kỷ XIX nước Pháp có 3 triệu công nhân, song chỉ có 4/10 làm việc trong công xưởng, còn lại làm ở các xưởng tiểu thủ công. CNTB thâm nhập vào nông thôn nhưng không phát triển theo hướng trang trại như Anh mà ruộng đất tập trung vào tay địa chủ phát canh thu tô dẫn đến tầng lớp tá điền đông đảo, sử dụng công cụ lạc hậu so với Châu Âu. Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, cơ cấu kinh tế của nước Pháp là cơ cấu công nông nghiệp phát triển. Trong công nghiệp, hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ lệ lớn về giá trị sản lượng. Từ năm 1870 đến năm 1913, cơ cấu dần dần thay đổi một cách chậm chạp. Nước Pháp vẫn đứng thứ tư sau Anh, Mỹ, Đức. III. KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA THỜI KỲ ĐỘC QUYỀN. l. Thời kỳ độc quyền hoá (1871 - 1913) a, Sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Công xã Pa ri 1871 kết thúc thời kỳ phát triển thuận lợi của CNTB. Nhờ những phát minh khoa học kỹ thuật mà công nghiệp TBCN đã chuyển từ năng lượng hơi nước sang năng lượng điện. Điện bắt đầu cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp. Hệ thống máy điện ra đời, nhiều thiết bị về điện được chế tạo. Đầu thế kỷ XX công suất điện lên tới 20 triệu kw, tìm ra dầu mỏ, chế tạo máy dùng nhiên liệu mới (1870 -1877), đã chế tạo ra động cơ đốt trong. Năm 1903 đã phát hiện ra phương pháp chế tạo máy bay, tìm phương pháp tổng hợp để chế tạo ra thuốc chữa bệnh. b) Đặc điểm của CNTB độc quyền Nhờ kỹ thuật phát triển đã làm xuất hiện nhiều hình thức sản xuất và kinh doanh mới: Sự xuất hiện công ty cổ phần, công ty cổ phần đã giải thoát những hạn chế của tư bản nhỏ, cá biệt, mở rộng khả năng phát triển sản xuất. Nó là sự mở đầu của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền lúc đầu chỉ diễn ra trong một vài ngành, về sau phát triển ra trên tất cả các ngành khác nhau. Đến đầu thế kỷ XX, CNTB độc quyền đã trở thành hình thức thống trị, mà đứng đầu là CNTB độc quyền tài chính. Các hình thức độc quyền như: Sundicater (chuyên về tiêu thụ), Cartel (chuyên về giả cả), Trust (Cả sản xuất và tiêu thụ), Consortium (sản xuất, tiêu thụ và tài chính). Các tập đoàn tư bản độc quyền đấu tranh giành giật thị trường và chia nhau thị trường thế giới. Từ chỗ giành giật thị trường đến chỗ CNTB đã chia nhau lãnh thổ thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh, Pháp đã chia xong thuộc địa thế giới. Sự phát triển không đồng đều giữa các nước TBCN. Do tác động của cơ chế thị trường và khoa học công nghệ nhiều nước tư bản đã vươn lên lãnh đạo thế giới ngoài Anh còn có Mỹ và một số nước ở Tây Âu. 2. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). a). Nguyên nhân, hậu quả cuộc chiến tranh thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) ảnh hướng sâu sắc đến kinh tế các nước tư bản. Khi xảy ra chiến tranh có 70 triệu người ở các nước tham chiến đã ngừng sản xuất. Sản lượng công nghiệp giảm 52%, 1/6 của cải vật chất của loài người bị phá hủy. Tất cả các nước tham chiến đều bị thiệt hại. Chỉ có Mỹ và Nhật được lợi. 12
  13. Do sự phát triển không đều của CNTB đòi hỏi các nước phải chấp nhận chiến tranh để phân lại thuộc địa. Đức vươn lên đứng đầu Châu Âu tranh giành thị trường với Anh - Pháp, cuối cùng Anh chấp nhận chiến tranh với Đức, Đức thất bại hoàn toàn. b). Đặc điểm kinh tế Phát triển không đều, không ổn định, bị sa sút hơn trước. + 1918 - 1922: Kinh tế TBCN kiệt quệ, lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế. + 1923 - 1928: Kinh tế TBCN bắt đầu phục hồi vượt mức trước chiến tranh. + 1923- 1933: Khủng hoảng kinh tế trong toàn bộ thế giới CNTB. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 của CNTB tổn thất hết sức nặng nề, sức tàn phá công nghiệp ghê gớm. Kinh tế hệ thống tư bản giảm đi 37% so với năm 1929. Năm 1932 sản lượng công nghiệp giảm 40% làm cho CNTB thụt lùi 20 năm, nạn thất nghiệp trở nên nặng nề. Giai cấp tư sản chuyển từ tự do dân chủ sang độc tài phát xít (Đức, Ý, Nhật) do đó nhân loại phải chấp nhận chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1946 -1985). a, Hậu quả chiến tranh thế giới thứ hai Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với quy mô lớn nhất trong lịch sử loài người, gồm 61 nước tham chiến, với l,7 tỷ người nằm trong vòng ảnh hưởng của cuộc chiến. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế trong các nước TBCN làm cho mâu thuẫn giữa các cường quốc TBCN càng thêm gay gắt. Hậu quả của cuộc chiến hơn 50 triệu người bị chết, chi phí quân sự 1200 tỉ USD, của cải vật chất 4000 tỷ USD. Với số tiền này có thể nuôi toàn bộ thanh niên thế giới học hết phổ thông trung học. Nhật Bản mất một số nhà máy và l/3 thiết bị chiến tranh. Riêng Mỹ là nước TBCN được giàu lên sau chiến tranh thế giới thứ hai nhờ bán vũ khí và lương thực. Trong chiến tranh Mỹ thu về 117 tỷ USD. b) Kinh tế TBCN phát triển nhanh và ổn định (1951-1973). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước TBCN bắt đầu đi vào khôi phục kinh tế. Nhờ viện trợ của Mỹ và sự nỗ lực của các nước phương Tây mà chỉ sau 3 năm (1948 - 1951), kinh tế Châu Âu đã được khôi phục. Giá trị công nghiệp tăng lên đáng kể so với 1937, sản lượng công nghiệp tăng 113%, trong đó Nhật khôi phục chậm hơn vì bị Mỹ khống chế. Từ năm 1951 đến 1973, nền kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng, sản lượng công nghiệp 1970 so với 1951 tăng lên 3 lần. Bình quân thu nhập một công nhân từ 3.090 USD (năm 1950) lên 6.110 USD (năm 1970). Nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 4,8%. Công nghiệp có 3 ngành cơ khí, hoá chất, năng lượng phát triển nhanh nhất. Cơ khí tăng 5,7 %, hoá chất 8,3% Nông nghiệp được hiện đại hoá bằng cách trang bị máy móc cho nông nghiệp, trung bình cứ 100 ha có 11 đến 15 máy kéo, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Nhiều thành tựu mới về cách mạng nông nghiệp đã đưa cho nền nông nghiệp TBCN một năng suất cao. Có ba, bốn nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới là Canađa, Mỹ, Pháp, Úc. Cơ cấu kinh tế thay đổi: Tỷ trọng nông nghiệp giảm, năm 1970 ở Mỹ nông nghiệp còn 9,9%; Nhật 19,4 %; Đức 8,3%; Pháp 13,l %. 13
  14. * Nền kinh tế TBCN sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển nhanh do những nguyên nhân sau: - Các nước TBCN đã sử dụng có hiệu quả những thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2. Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, vật liệu mới, điện tử, tin học, sinh học, hệ thống Rô bốt. Sản xuất được chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao. - Có sự điều tiết của CNTB nhà nước: Học thuyết Keynes đã giúp Chính phủ các nước điều chỉnh nền kinh tế, hầu hết các nước đều có “chương trình hoá'” kinh tế để điều tiết một cách gián tiếp nền kinh tế, dùng ngân sách nhà nước để can thiệp vào nền kinh tế. - Tăng cường quân sự hoá kinh tế: dùng số lượng tài chính lớn để đầu tư vào quân sự, hơn 1/2 nhà khoa học phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng. - Sự liên kết kinh tế giữa các nước TBCN trở thành một tất yếu kinh tế: Sản xuất đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia; đòi hỏi sự hợp tác, liên kết để khai thác và sử dụng nguồn vốn. Các tổ chức hợp tác kinh tế như EEC, GATT, WB, IMF. - Cuộc chạy đua giữa hai hệ thống thế giới đặt ra những nhiệm vụ cho CNTB rất nặng nề. Chính những cuộc chiến tranh này đã là những gợi ý rất khéo léo cho CNTB, điều chỉnh chính sách kinh tế của họ. c) Kinh tế TBCN phát triển không ổn định và chậm chạp (1974-1985). Giai đoạn từ 1971 - 1985 nền kinh tế TBCN xuất hiện nhiều nhân tố làm chậm lại quy trình phát triển. Tăng trưởng bình quân 2,4 %. Đặc biệt là 3 cuộc khủng hoảng: (1970 - 1971); (1974-1975); (1980- 1982). Cứ trung bình 3 năm lại có một cuộc khủng hoảng, chu kỳ khủng hoảng tương đối ngắn. Năm 1973 có cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm cho các nước OPEC nâng giá dầu từ 10 USD/thùng lên 30 USD/thùng, năng lượng khó khăn đòi hỏi phải phát triển nguồn năng lượng mới. Cuối năm 1977, cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt đầu từ Anh, đồng đôla bị sụt giá nhanh chóng. Đầu những năm 1970 hệ thống tiền tệ lấy "đồng đôla" làm bản vị đã bị suy yếu và hình thành 3 trung tâm. Đôla Mỹ, Mark Tây Đức, Yên Nhật Bản. Thị trường tiền tệ dưới chủ nghĩa tư bản giai đoạn này bị rối loạn. Khủng hoảng từ 1970 trở đi diễn ra trong toàn bộ các nước tư bản chủ nghĩa đã làm cho nền công nghiệp phát triển thụt lùi (giảm 3%). Lạm phát cao tồn tại đồng thời với khủng hoảng kinh tế. Sở dĩ có lạm phát là vì các nước chủ nghĩa tư bản tăng cường chạy đua vũ trang, chi tiêu quá lớn cho quân sự, giá cả tăng vọt. Khủng hoảng chính trị xã hội gắn liền với khủng hoảng kinh tế. Do quá trình ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đẻ ra mâu thuẫn: Máy móc hiện đại cần ít công nhân, do đó công nhân thất nghiệp tăng lên; các chủ trại không có khả năng về vốn và kỹ thuật nên bị phá sản. CNTB trút gánh nặng lên đầu người lao động. Mâu thuẫn giữa lao động và tư bản trở nên gay gắt. Nhiều cuộc đình công, bãi công nổ ra liên tiếp. - Các trung tâm tư bản mâu thuẫn nhau: Mâu thuẫn giữa Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản được biểu hiện tập trung trên lĩnh vực thương mại, tài chính. Điều này làm cho giá hàng hoá Nhật trên thị trường thế giới lên cao, dẫn đến các công ty Nhật bị phá sản. 14
  15. Trước những khó khăn thử thách, chủ nghĩa tư bản đã cố gắng điều chỉnh nền kinh tế của mình nhằm thích nghi với điều kiện mới. Trước hết, điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật. Biểu 1.1: Cơ cấu GDP theo khu vực Đơn vị tính: (%) 1980 1990 KV1 KV2 KV3 KV 1 KV2 KV3 Mỹ 2,8 32,1 67,0 2 26,4 71,6 Nhật 4,0 41,0 55,0 3 41,0 56,0 Đức 2,2 44,8 53,0 2 37,0 62,0 Anh 2,2 40,2 57,6 2 29,0 62,0 Pháp 4,0 36,0 56,0 3 29,0 67,0 Hai là, chuyển sự điều tiết nền kinh tế tăng cường vai trò của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước. Hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất (TLSX) thay đổi đáng kể, phát triển mạnh sở hữu cổ phần, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước, giảm thuế, mở rộng đầu tư và đẩy nhanh quá trình tích luỹ tư bản. Ba là, kích thích kinh tế khu vực tư nhân phát triển. Thực hiện chủ trương kích thích kinh tế tư nhân các nước tư bản đã cắt giảm thuế thu nhập cá nhân. Ở Mỹ giảm 25% thuế thu nhập cá nhân. Giảm thuế trực thu tăng thuế giá trị gia tăng để chuyển gánh nặng từ người kinh doanh sang người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng tăng tiết kiệm. Chính phủ nới lỏng việc kiểm tra các doanh nghiệp dân doanh. Cắt giảm đầu tư nhà nước, chuyển vốn sang khu vực tư nhân. Cổ phần hóa và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Bốn là, điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế. Tăng cường hoạt động thương mại, bằng cách dung hòa các mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế. Hàng năm hội nghị nhóm G7 để bàn luận về kinh tế quốc tế. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời thay thế GATT, nhằm khắc phục tình trạng bảo hộ mậu dịch. Nhiều tổ chức thương mại khu vực ra đời nhằm xây dựng các khu vực mậu dịch tự do như APEC, NAFTA, EU. Tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Dòng vốn đầu tư có thay đổi các nước phát triển chuyển vốn đàu tư vào các nước phát triển (60%), hạn chế đầu tư vào các nước đang phát triển (40%). Tóm lại, xét về mặt lịch sử, sự ra đời của CNTB là một bước phát triển tiến bộ so với chủ nghĩa phong kiến. Vai trò của CNTB là đã tạo ra một lực lượng sản xuất phát triển với một nền công nghiệp cơ khí hiện đại. Tuy nhiên từ sau cách mạng tháng Mười những mâu thuẫn đối kháng dần dần bộc lộ ra hết sức sâu sắc và bùng nổ dữ dội, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Dẫn đến những cuộc chạy đua quân sự tốn kém trong thời chiến tranh lạnh. TÓM TẮT CHƯƠNG Chương 1 nghiên cứu sự ra đời và phát triển của Chủ nghĩa tư bản, đồng thời nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước công nghiệp phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản gắn liền với nhiều biện pháp tước đoạt 15
  16. bạo lực và bóc lột nhân dân lao động trong nước và thuộc địa, gắn liền với các cuộc chiến tranh để mở rộng và phân chia lại thị trường thế giới. Nhưng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là một bước tiến lịch sử của xã hội loài người. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một nền đại công nghiệp cơ khí với năng suất lao động cao dựa trên sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước công nghiệp là nền kinh tế thị trường tự do, linh hoạt và hiệu quả song không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ các nước này đã có nhiều biện pháp can thiệp nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định hơn và hướng tới thực hiện công bằng xã hội. Sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển xã hội và ngược lại. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày những tiền đề kinh tế chính trị của sự ra đời chủ nghĩa tư bản. Câu 2: Trình bày tiền đề, điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Câu 3: Phân tíc h kinh tế TBCN thời kỳ trước và sau độc quyền. Câu 4: Phân tích nguyên nhân kinh tế TBCN từ 1951 – 1972 phát triển nhanh, ổn định. Câu 5: Phân tích nguyên nhân kinh tế TBCN từ 1973 – 1982 phát triển chậm chạp và không ổn định. Câu 6: Phân tích nội dung và tác động của điều chỉnh kinh tế TBCN từ năm 1982 đến nay. 16
  17. CHƯƠNG II. KINH TẾ MỸ A . KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MỸ . Về địa lý: nằm ở khu vực Bắc Mỹ tiếp giáp với Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, nằm giữa Canada và Mexico. 2 . Diện tích: 9.631.420 km . . Dân số: 298.444.215 người (2006). . Ngôn ngữ: tiếng Anh 82,1%, tiếng Tây Ban Nha 10,2%; các ngôn ngữ Châu Á, và đảo Thái Bình Dương 2,7% ; các ngôn ngữ khác 2,7 %. . Đơn vị tiền tệ: Dollar Mỹ (USD). . Tên gọi: United States of America (USA) tên gọi này có nguồn gốc từ tên của một nhà thám hiểm hằng hải kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là Amerigo Vespucci. Tên gọi của liên bang này được đặt 15/11/1777 là “hợp chúng quốc hoa kỳ”. Tên phiên âm Hán Việt là “mỹ lợi kiên hợp chúng quốc”. Việt Nam đọc là hợp chúng quốc Hoa Kỳ. B. LỊCH SỬ KINH TẾ MỸ I. KINH TẾ MỸ TRƯỚC KHI ĐỘC LẬP l. Công cuộc khẩn thực của người Châu Âu Hoa Kỳ hay còn gọi là Mỹ ra đời cách đây hơn 200 năm kể từ ngày lục địa Bắc Mỹ tuyên bố độc lập (4/ 7/1776). Với việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, lịch sử nước Mỹ bắt đầu từ đó. Nước Mỹ ra đời là một sự kiện chính trị lớn của thế kỷ XVIII, mở ra một giai đoạn phát triển mới của lịch sử thế giới cận đại. Nước Mỹ trước khi ra đời, dân số chỉ vẻn vẹn gần 1 triệu người da đỏ. Thổ dân da đỏ xuất hiện từ 40.000 năm trước. Nguồn gốc của họ ở Châu Á. Đời sống kinh tế, văn hoá hết sức thấp kém, phương thức sinh hoạt kinh tế chủ yếu là săn bắt, hái lượm và trồng trọt. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, Châu Âu bắt đầu thôn tính thổ dân da đỏ, mở đầu công cuộc “khẩn thực”. Lục địa Châu Mỹ trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Cuộc “khẩn thực” của người Châu Âu mở đầu bằng người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiếp theo là Hà Lan, Anh, Pháp. Nhìn chung vào thế kỷ XVII, XVIII hoạt động khẩn thực của người Châu Âu được triển khai rộng khắp trong đó nổi bật vai trò của Anh. Ảnh hưởng cách mạng ruộng đất ở Anh thế kỷ XVI rất lớn lao đối với cuộc khẩn thực của người Anh ở Bắc Mỹ. Hàng loạt nông dân Anh bị tước đoạt ruộng đất nhưng không muốn làm thuê đã tìm con đường sang Mỹ để làm chủ ruộng đất. Như một chính trị gia nhận xét: Nước Anh đã quẳng sang bờ bên kia “cái ao cá trích” “tất cả các tín đồ đạo Tin Lành phá rối, những kỵ sĩ nhụt chí” Thế kỷ XVII, XVIII bùng nổ những cuộc tranh dành quyền lực giữa Anh - Hà Lan, Anh- Tây Ban Nha, Anh- Pháp. Cuối cùng Anh là chủ nhân chính thức thống trị Bắc Mỹ, lập ra 13 bang thuộc địa với dân số khoảng 5 triệu người (1607). 2. Kinh tế Mỹ thời kỳ thống trị của thực dân Anh. Trong thời kỳ thực dân Anh thống trị, Mỹ được chia làm 3 vùng: Miền Bắc gọi là nước Anh mới. 17
  18. Vùng này điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng trọt nhưng thuận lợi cho chăn nuôi và đánh cá. Người Anh đã đưa gia súc từ Châu Âu sang Mỹ để chăn nuôi. Thực dân Anh chú ý phát triển ở đây công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim. Thương nghiệp phát triển chủ yếu buôn bán với Châu Phi và Châu Âu. Mặt hàng chủ yếu mật, rượu, nô lệ, lông thú, Chế độ chính trị dân chủ hơn các vùng Trung, Nam. Quyền lực thuộc về tư bản công, thương nghiệp . Miền trung là vùng của các chủ trại tự do. Ở đây điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Ruộng đất được thuê theo hợp đồng hoặc Chính phủ cấp, thuế khoá vừa phải. Miền Nam là vùng nông nghiệp, nghèo hơn miền Bắc. Miền Nam là vùng nô lệ đồn điền. Đất đai tươi tốt, khí hậu rất thuận lợi cho trồng trọt, lực lượng lao động chủ yếu nô lệ da đen. Trước nội chiến có những đồn điền lớn trồng thuốc lá, gạo và bông. Công thương nghiệp phát triển chậm do đó quyền lực thuộc về các chủ đồn điền. sự thống trị chủ yếu là chủ trại và nô lệ. Năm 1862 Mỹ thông qua đạo luật về đất đai đã mở ra những miền đất rộng lớn ở miền tây để kinh doanh dễ dàng. Thực dân Anh luôn luôn muốn kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ với lý do muốn đặt Bắc Mỹ dưới sự lệ thuộc lâu dài vào Anh. Anh cấm đưa vào Bắc Mỹ các máy móc, các mẫu hàng, và thợ cả. Mặt hàng công nghiệp sản xuất ở Bắc Mỹ chỉ bán thành phẩm. Ví dụ: Chỉ sản xuất gang không sản xuất thép. Lĩnh vực thương mại, thực dân Anh đưa ra 125 đạo luật về Bắc Mỹ. Quy định hàng hoá buôn bán từ Châu Âu tới Bắc Mỹ phải chở bằng tàu Anh. Lĩnh vực chính trị, Anh chia Bắc Mỹ ra 13 bang tách biệt, giữa các bang không được trao đổi buôn bán với nhau. Mỗi bang chỉ được trao đổi buôn bán với nước Anh. Nhà nước Anh còn chủ trương bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, địa chủ, bằng cách duy trì chế độ ruộng đất phong kiến. Đặc biệt năm 1763 Anh đã ban hành đạo luật ruộng đất từ dãy An-lê-ăng sang phía tây đều thuộc quyền sở hữu của nữ Hoàng Anh. Với đạo luật này làm cho mâu thuẫn giữa người dân từ Châu Âu sang với nguyện vọng được làm chủ đất với chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến Xã hội Bắc Mỹ thời kỳ này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, một mặt do chính sách cai trị của Anh đã lỗi thời so với xu thế phát triển của lịch sử. Điều đó kìm hãm lực lượng sản xuất không phát triển được. Mặt khác do tính chất dân tộc phức tạp của Mỹ. Dân cư từ Châu Âu sang có nguyện vọng chung muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, muốn dành độc lập dân tộc. Mầm mống của một cuộc cách mạng vừa mang dáng dấp cách mạng giải phóng dân tộc lại vừa mang tính chất cách mạng tư sản chống lại chế độ phong kiến, đồng thời lại mang tính chất nhân dân đã xuất hiện. Mục tiêu của cuộc cách mạng là chống phong kiến, chống thực dân Anh . Người Anh cai quản lục địa Bắc Mỹ cho đến năm 1776. Như một tất yếu lịch sử vào tháng 4/1775 cuộc chiến tranh dành độc lập đã bùng nổ ở Bắc Mỹ. Ngày 4/7/1776 đại hội đại biểu 13 bang lục địa Bắc Mỹ đã họp và thông qua tuyên ngôn độc lập. Lịch sử coi đây là dấu son đỏ chứng minh sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Để cô độc lập lục địa này phải tiến hành chiến tranh 8 năm (từ 1775- 1783), đến ngày 3/9/1783 sau hiệp ước Paris, nước Anh chính thức công nhận độc lập của Bắc Mỹ. Trong thời gian từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX Mỹ đã lập thêm 37 bang nữa, tổng cộng 50 bang. Tương ứng với 50 ngôi sao và 13 vạch trắng trên cờ Mỹ. Các bang được tự do lựa chọn phương hướng phát triển của mình. 18
  19. Hợp chủng quốc ra đời thiết lập nền chính trị độc lập theo thể chế cộng hoà tương đối tiến bộ. Một quốc gia tư sản đầu tiên đã được xây dựng trên Bắc Mỹ. Chế độ ruộng đất theo kiểu phong kiến lĩnh canh nộp tô bị xoá bỏ. Xác lập các nông trại tư bản chủ nghĩa. Chính phủ bán ruộng đất cho các trại chủ, tất nhiên những chủ trại giàu có mới có đất. Đồng thời vẫn duy trì chế độ nô lệ và tình trạng không có quyền của nô lệ da đen và da đỏ. Điều này chứng tỏ mặt hạn chế của cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ. II KINH TẾ NƯỚC MỸ THỜI KỲ TRƯỚC CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN (1776 - 1865) 1. Sự bành trướng lãnh thổ bằng các thủ đoạn chiến tranh và buôn bán Những vùng đất ở Téch dat, Origan của Pháp- Tây Ban Nha- Hà Lan đã lần lượt rơi vào tay Hoa Kỳ. Đến nửa đầu thế kỷ XIX lãnh thổ Hoa Kỳ trải đã rộng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Diện tích lãnh thổ tăng từ 3.026.798 dặm vuông. Việc mở rộng đất đai đã đóng vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế nước Mỹ. Người Mỹ còn mở rộng đất đai xuống phía Nam (Châu Mỹ La tinh) gây chiến với Tây Ban Nha giành Mexico (1846 - 1848). Dự định sát nhập CuBa Mỹ. Dòng người di dân từ Châu Âu vẫn tiếp tục sang và tìm vào những vùng đất mới sát nhập vào Hoa Kỳ. Tính đến trước nội chiến (1861- 1865) đã lên tới 5 triệu người. 2. Cách mạng công nghiệp Cuộc mạng công nghiệp đã diễn ra ở miền Bắc nước Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII. Năm 1790 nhà máy dệt đầu tiên đã được xây dựng. Đầu thế kỷ XIX công nghiệp dệt ở Mỹ phát triển rất mạnh. Thời gian 20 năm (1815- 1840) số lượng sợi bông sử dụng tăng 5 lần. Công nghiệp len dạ phát triển mạnh: 1810 có 24 nhà máy. Giá trị sản phẩm thặng dư đến cuối thế kỷ XVIII tăng từ 2,6 triệu lên 68,8 triệu USD. Công nghiệp nặng tuy ra đời sau do đòi hỏi của công nghiệp nhẹ song đạt thành tựu đáng kể. Năm 1810 ở Mỹ có 153 lò cao, sản lượng thép đạt 33.908 tấn. Năm 1860 sản lượng thép 600.000 tấn, sản lượng than đạt 14,3 triệu tấn. Hệ thống đường sắt được xây dựng, năm 1825 đến 1850 có độ dài 14.518 km; các kênh đào cũng được mở rộng, dài 5950 km; đường sá, cầu cống phát triển mạnh. Từ năm 1810 nền công nghiệp Mỹ phát triển nhanh chóng, sản lượng công nghiệp tăng 5 lần. Nhiều trung tâm công nghiệp mọc lên. Sản xuất công nghiệp của Mỹ đứng thứ 4 thế giới sau Anh, Pháp, Đức. Cách mạng công nghiệp Mỹ tiến hành thuận lợi vì Mỹ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vốn, về lao động kỹ thuật từ Châu Âu. Cách mạng công nghiệp Mỹ đi từ công nghiệp nhẹ chuyển dần dần sang công nghiệp nặng và hoàn thành trong thời gian ngắn. Công nghiệp Mỹ sớm tác động vào nông nghiệp. Với sự đòi hỏi của nông nghiệp, ngành chế tạo máy của nông nghiệp phát triển nhanh nhất. Công nghiệp tìm thấy ở nông nghiệp các nguyên liệu và lương thực. Điều đó càng thúc đẩy nông nghiệp khai khẩn vùng đất phía Tây rộng lớn, màu mỡ. Nghề trồng bông trở thành nghề chính sản phẩm bông đến 1860 Mỹ chỉ dùng hết một phần, còn 4/5 xuất khẩu. Mỹ là nước cung cấp bông cho Anh, Pháp, Đức. Thuốc lá, năm 1859 đến 1860 sản lượng tăng 2 lần, một nửa số sản phẩm xuất sang Anh và Đức. Riêng các bang ở Nam nước Mỹ sản xuất lương thực chủ yếu. Từ 1820 - 1850 sản lượng tăng lên 3 lần. Đặc điểm nông nghiệp nước Mỹ khác các nước khác, về khuynh hướng phát triển. Miền Bắc nông nghiệp phát triển theo con đường TBCN. Trong khi đó Miền Nam chế độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị. Miền Bắc chú ý cải tiến kỹ thuật, sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê. Năm 1855 ở Mỹ sử dụng tới 19
  20. 10.000 máy gặt. Trong khi đó ở Miền Nam vẫn duy trì chế độ nô lệ. Năm 1860 có tới 364.000 chủ nô, trong số này có 1733 chủ nô đồn điền, có 100 nô lệ trở lên. Các đồn điền nô lệ bạo lực và yếu tố trực tiếp của sản xuất. Trong các đồn điền ít sử dụng máy móc thay vào đó là khai thác triệt để sức lao động nô lệ. Chế độ nô lệ đồn điền ở Mỹ là sự cộng sinh giữa chế độ nô lệ và CNTB. Trong quá trình phát triển của mình cả Miền Bắc và Miền Nam đều muốn vượt sang Miền Tây của nước này. Sự giành giật và tranh chấp này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cuộc nội chiến ở Mỹ. 3. Nội chiến Mỹ (1861 - 1865) Vào đầu những năm 60 thế kỷ XIX vùng đất phía Tây đã trở thành điểm nóng phản ánh cuộc tranh chấp giữa miền Bắc và miền Nam. Trở ngại lớn trên con đường tiến đến CNTB là chế độ nô lệ đồn điền miền Nam. Miền Bắc chuyên sản xuất công nghiệp ủng hộ việc đánh thuế cao. Nền công nghiệp phía Bắc rất cần thị trường, nguyên liệu, nhân công. Trong khi đó miền Nam thích bán bông để mua hàng công nghiệp Châu Âu. Nông nghiệp Miền Nam thờ ơ với việc phát triển công nghiệp, đòi mở cửa thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt khi các bang ở miền Tây mới thành lập đòi ngả về miền Nam hoặc miền Bắc. Về chính trị là sự mâu thuẫn giữa đảng Dân chủ và Cộng hoà. Những mâu thuẫn kinh tế, chính trị nói trên ngày càng diễn ra sâu sắc dẫn tới sự bùng nổ cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Cuộc nội chiến này nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa 2 thế lực là chủ tư bản công nghiệp ở phía Bắc và chế độ nô lệ đồn điền ở phía Nam. Ngày 9 tháng 4 năm 1865 nội chiến đã kết thúc bằng sự đầu hàng của miền Nam. Trong thời kì nội chiến, 600.000 người đã chết và đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Chế độ nô lệ đồn điền đã bị thủ tiêu cùng với sự thắng thế của con đường trang trại TBCN, 4,8 triệu lao động nô lệ da đen được giải phóng là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho công nghiệp. III. KINH TẾ MỸ TRONG THỜI KỲ CNTB ĐỘC QUYỀN l. Kinh tế Mỹ từ sau nội chiến đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1865- 1913) - Thời kỳ nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đa dạng. Công nghiệp từ phía bắc đã toả ra các vùng trong nước đặt ra nhu cầu cho sự phát triển kinh tế. + Ngành công nghiệp nặng phát triển với tốc độ cao: Khai thác mỏ, luyện kim, chế tạo máy công nghiệp tăng lên: 1859 đầu tư 1010 triệu đô la, đến năm 1914 là 22791 triệu đô la. Riêng lĩnh vực khai khoáng vốn đầu tư tăng lên 20 lần, số lượng công nhân tăng lên. Nam 1850 là 957.000 công nhân, năm 1919 là 6.615.000 công nhân. Số lượng xí nghiệp tăng năm 1850 là 123.000 xí nghiệp đến năm 1900 là 512.000 xí nghiệp. + Công nghiệp đường sắt được coi là một điển hình, từ năm 1890 - 1913 mạng lưới đường sắt tăng 143% với độ dài 411.000km. Đường sắt đã đưa lại cho nước Mỹ không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn là sự thống nhất về kinh tế và lãnh thổ. Nhiều nhà máy có quy mô lớn ra đời; có trang thiết bị kỹ thuật tương đối hiện đại, tốc độ phát triển nhanh. Trong nền công nghiệp thế giới có sự thay đổi (năm 1800 Mỹ chiếm 15% thì đến năm 1900 là 30%). Sự thay đổi ấy đã đưa Mỹ trở thành quốc gia công nghiệp đứng hàng đầu thế giới. 20
  21. Nông nghiệp Mỹ mô hình trang trại đã chiếm ưu thế ở cả 3 miền Nam- Bắc- Tây. Cơ khí hoá nông nghiệp được đẩy mạnh. Máy móc nông nghiệp tăng lên rõ rệt từ năm 1860- 1910 giá trị máy móc phục vụ nông nghiệp tăng 5 lần. Giá trị tổng sản lượng năm 1890 là 2,5 tỉ đô la, năm 1914 là 10 tỉ đô la. Sản xuất phát triển, xuất khẩu tăng nhanh. Ở Mỹ thời gian từ 1860- 1914 xuất khẩu tăng 24 lần. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ Mỹ tăng cường vai trò bành trướng ở Mỹ la tinh, dân số thuộc địa của Mỹ là 9,7 triệu người. * Những nguyên nhân làm cho kinh tế Mỹ thời kỳ này phát triển:  Nội chiến Mỹ 1861- 1865 thủ tiêu chế độ nô lệ, đồn điền ở miền Nam đã cởi trói cho nền nông nghiệp Mỹ. Biến nông nghiệp ở miền Nam thành thị trường của công nghiệp. Đây thật sự là nhân tố quyết định cho sự phát triển .  Sự thắng lợi của nền nông nghiệp trang trại tạo ra điều kiện cho sự phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp và thương mại.  Huy động được nguồn vốn nước ngoài nhiều và sử dụng có hiệu quả. Từ 1865-1875 riêng ngành đường sắt Mỹ đã thu hút 2 tỷ đô la đầu tư nước ngoài.  Dân cư từ các quốc gia Phương Tây di cư sang Mỹ ngày một đông. Từ 1880 đến 1914 đã có 14 triệu người Slaver và những người vùng Địa Trung Hải đến. Những người đến sau mang theo đạo thiên chúa. Do vậy dân số Mỹ tăng nhanh năm 1860 là 31,5 triệu thì năm 1910 là 92,4 triệu.  Mỹ tận dụng được kỹ thuật mới của phương Tây, trong khi đó việc thay đổi cơ cấu kinh tế không diễn ra phức tạp, đổi mới tư bản cố định không nặng như ở Châu Âu.  Mỹ là nước giàu có và đa dạng tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí thuận lợi nhất thế giới. Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ đến đầu thế kỷ XX chuyển dần sang CNTB độc quyền. Các tổ chức tư bản độc quyền đã nắm và khống chế toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ. Những lĩnh vực then chốt như công nghiệp, xuất khẩu đều do công ty tư bản độc quyền thao túng, độc quyền hóa trở thành một xu thế tích cực ở Mỹ thời bấy giờ. 2. Kinh tế Mỹ thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai (1914 - 1945). Năm 1914 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai liên minh đế quốc là Đức, Áo, Hung và Anh, Nga, Pháp. Mỹ đứng ngoài cuộc chiến. Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Người ta ví chiến tranh thế giới thứ nhất là trận mưa vàng đổ xuống nền kinh tế Mỹ. Chiến tranh đã mang về cho Mỹ 35 tỷ USD. Mỹ trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, CNTB bước vào thời kỳ khủng hoảng. Khủng hoảng 1929 - 1933 bắt đầu từ Mỹ rồi lan ra các nước khác, mức sản xuất công nghiệp giảm đáng kể: gang giảm 54%, thép 53,l%. Mặc dù vậy, song Mỹ gượng dậy rất nhanh, biến thành chủ nợ của nhiều nước Châu Âu. Đặc biệt khủng hoảng 1929 - 1933 với quy mô lớn và nặng nề kéo sản xuất công nghiệp Mỹ về ngang mức 1905 - 1906. Nông nghiệp đình đốn, Mỹ phá huỷ 25% diện tích canh tác. - Thất nghiệp tăng nhanh: năm 1932 là 13,2 triệu người. 21
  22. - Năm 1936 kinh tế Mỹ phục hồi ngang mức 1928, nhưng chỉ mấy năm sau đó cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. - Trong chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất công nghiệp Mỹ tăng bình quân hàng năm là 15%, lợi nhuận thu được do hậu cần, do chiến tranh là 117,2 tỷ USD. Khi chiến tranh kết thúc Mỹ đã chiếm l/2 sản lượng công nghiệp, 3/4 giá trị xuất khẩu của thế giới. 3. Kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến kết thúc chiến tranh Việt Nam (1945 - 1973) Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là nước thắng trận. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. Kế hoạch Marshall, Mỹ cam kết đã viện trợ cho Tây Âu gần 20 tỷ USD. Để đổi lấy viện trợ, Tây Âu phải cung cấp các thông tin kinh tế, kỹ thuật và phải nhập hàng hóa của Mỹ. Hàng hoá của Mỹ phải được ưu đãi về thuế quan. Hội nghị Bretton Wood tổ chức năm 1944 thiết lập hệ thống tiền tệ thế giới lấy đồng Đô la Mỹ làm trụ cột, điều này đã mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh kế hoạch Marshall, Mỹ còn viện trợ cho các nước đang phát triển. Tính trong vòng 23 năm sau chiến tranh Mỹ đã viện trợ 90 tỷ đến 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển. Về kinh tế các nước này là nơi đầu tư, thị trường cung cấp nguyên liệu cho Mỹ. Mỹ phát triển mạnh đầu tư nước ngoài, tính từ 1950 đến 1969 vốn đầu tư của Mỹ từ 11,8 tỷ lên 70 tỷ đô la. Mỹ rất chú trọng đầu tư vào Tây Âu và Canada. Ở Tây Âu, Mỹ kiểm soát 50 % máy tính điện tử, 80% thiết bị máy tính. Ở Canađa l/2 doanh số của 400 công ty thuộc về các nhà tư bản Mỹ. Vùng Đông Nam Á trở thành điểm nóng của chiến lược Châu Á, Thái Bình Dương của Mỹ, do đây là vùng nguyên liệu và nhân công rẻ, lợi nhuận mà Mỹ thu được ở đây từ 1946 đến 1972 là 62,5 tỷ USD. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bùng nổ. Mỹ đã tranh thủ để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư chiều sâu. Để thực hiện ý đồ, Mỹ tìm cách lôi kéo các nhà khoa học từ Tây Âu về Mỹ. Từ 1940 - 1966 có tới 10 vạn bác học và chuyên gia kỹ thuật từ Châu Âu về Mỹ. Từ 1953 - 1969 có 75.000 nhà bác học, chuyên gia. Tình trạng “chảy máu chất xám” đã đem lại cho Mỹ nguồn lợi 750 triệu USD/mỗi năm. Trong công nghiệp nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện như điện tử, vi điện tử, công nghệ hoá học, công nghệ vũ trụ. Mỹ dùng 75% đến 80% vốn cho khoa học kỹ thuật, 30% - 40% vốn cho công nghiệp. Nhiều tập đoàn tư bản lớn, nhiều công ty xuyên quốc gia hoạt động trong và ngoài nước. Năm 1971 giá trị kinh doanh của Generan Mô tơ đạt 28,2 tỷ đô la, công ty Pho đạt 16,43 tỷ đô la. Mỹ tăng cường quân sự hoá nền kinh tế. Chi phí quân sự tăng nhanh. Năm 1945 bằng l% tổng sản lượng xã hội. Năm 1975 tăng tới 10% (97,5 tỷ đô la). Trong 3 thập kỷ 50, 60, 70 của thế kỷ XX, Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Nhìn chung nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đầy biến động, sự phát triển không đều, không ổn định và có xu hướng giảm dần là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 1951 - 1973 là 45%/ năm, 1974 - 1979 là 2/4%. Đối với sản xuất công nghiệp Mỹ mất đi nhiều ưu thế của một số ngành như sản xuất ô tô. Một công nhân Mỹ sản xuất 25 ô tô 1 năm, 1 công nhân Nhật sản xuất một năm 48- 50 ô tô. Sản xuất thép một công nhân 22
  23. Mỹ sản xuất được 250 tấn thép/ năm, điều đáng lo ngại là hàng hoá Nhật tràn ngập sang thị trường Mỹ. Thương mại Mỹ những năm 50 - 60 xuất siêu giảm dần, đến năm 1970 hiện tượng nhập siêu xuất hiện. Tình trạng ngân sách thiếu hụt, nạn lạm phát gia tăng. Tốc độ phát triển kinh tế 23 năm (1950 -1973) chậm hơn so với các nước tư bản khác. Sản xuất công nghiệp Mỹ tăng 2,5 lần, Nhật tăng 17 lần, Ý tăng 5 lần, Cộng hoà liên bang Đức tăng 4,4 lần, Pháp tăng 3,3 lần. Chấm dứt thời kỳ làm mưa làm gió của Mỹ. Nhật và Tây Âu trở thành các trung tâm kinh tế của thế giới. Sau chiến tranh vị trí kinh tế của Mỹ suy giảm có nhiều nguyên nhân: - Chạy đua vũ trang với Liên Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ tìm mọi biện pháp để dành ưu thế về kinh tế và quân sự đối với Liên Xô và các nước XHCN. - Mỹ lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1955-1975 Mỹ tiêu tốn 352 tỷ đô la. Chiến tranh Việt Nam đã cho Mỹ một bài học về chính sách hiếu chiến của các tập đoàn tư bản lũng đoạn. - Sử dụng phương pháp Tay Lo trong quản lý công nghiệp không đạt hiệu quả mong muốn. Phương pháp Tay Lo chủ yếu dựa vào kỹ thuật, không chú ý tới vai trò của thể chế và con người. - Do cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới vào 1971 đã đẩy giá dầu từ 3,3 đô la/ thùng lên tới 11,28 đô la/thùng. Từ 1970 hệ thống đồng Đô la Mỹ không còn được đảm bảo bằng vàng, hệ thống tỷ giá bị thả nổi. Tuy nhiên đồng Đô la vẫn đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế. Thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Trong đó tiềm lực kinh tế của Mỹ vẫn còn rất mạnh, đồng tiền Mỹ vẫn thống trị hệ thống tiền tệ thế giới. Mỹ đầu tư vào các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn: Đó là kỹ thuật điện tử, tin học, vũ trụ, vật liệu mới (sợi quang học, sứ thuỷ tinh cao cấp). Mỹ chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm. Đổi mới kinh tế theo hướng tăng cường hợp tác, tập thể cộng đồng, lôi kéo người lao động tham gia quản lý. Mỹ xúc tiến chạy đua vũ trang nhằm đạt ưu thế về quân sự. Mỹ đầu tư chương trình SDI tốn kém hàng trăm tỷ đô la. Từ 1961 - 1988 Mỹ đầu tư cho quân sự 1830 tỷ đô la. Từ 1985 - 1989 xuất khẩu 53 tỷ đô la vũ khí. Mỹ thực hiện chính sách “chia rẽ trách nhiệm”. Thực tế Mỹ ép các nước phương Tây mua vũ khí của Mỹ. 4. Kinh tế Mỹ từ 1974 đến nay - Giai đoạn từ l974 đến 1982 kinh tế Mỹ phát triển chậm và không ổn định. GDP tăng 2,3% một năm (Nhật 4,7 %). Lạm phát, thất nghiệp tăng nhanh. Nguyên nhân do vốn đầu tư tăng chậm. Tình trạng giảm sút đầu tư phổ biến. Tác động của khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng 1974-1975. Thị trường trong nước thu hẹp do sức mua thấp. - Sự điều chỉnh kinh tế của Mỹ từ 1983 đến nay. + Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng sản xuất những sản phẩm công nghệ cao như ô tô, máy bay, máy tính, thiết bị thông tin vũ trụ. + Đổi mới tổ chức và quản lý công nghiệp. 23
  24. + Tăng cường mở rộng đầu tư trực tiếp và gián tiếp ra nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 1989 vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ là 1380 tỷ USD, thu hút đầu tư là 2288 tỷ USD. + Phát triển mạnh công ty đa quốc gia. Hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ đều tổ chức thành tập đoàn. Tập đoàn là một hình thức tổ chức kinh doanh mang tính pháp lý đặc biệt, được bảo hộ trong các bang của Mỹ. Các tập đoàn kinh tế thường được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Năm 1999 Mỹ có 7 tập đoàn khổng lồ mỗi tập đoàn có tài sản hơn 300 tỷ USD. Các ngành công nghiệp như thép, ôtô là những tập đoàn độc quyền. Ví dụ công ty máy tính lớn nhất thế giới IBM. + Điều chỉnh vai trò kinh tế của nhà nước. Nhìn chung nước Mỹ từ năm 1976 đến nay đã có rất nhiều cố gắng để vươn lên lấy vị trí đứng đầu thế giới. Trên thực tế không dễ dàng thực hiện được. Nền công nghiệp Mỹ về mặt tỷ trọng giảm xuống 37%, nhưng Tây Âu tăng lên 31%. Trên thị trường hàng hoá của Nhật đã dành được ưu thế, có thể nói từ khi thành lập (1776) tới 1945 nền kinh tế Mỹ chiếm vị trí thống trị thế giới. Từ đại chiến thế giới thứ hai đến 1975 cục diện kinh tế có nhiều thay đổi, sự lớn mạnh của Nhật và Tây Âu trở thành một thách thức đáng kể. Vị trí của Mỹ bị suy giảm. Vào cuối thập kỷ 70 Mỹ đang tìm cách vươn lên nhưng thật sự không dễ dàng. - Năm 2005 GDP khoảng 12,41 nghìn tỷ USD chiếm 32% GDP toàn cầu, xuất nhập khẩu chiếm 25% ,GDP/ người 41.800 USD. - Tổng thu nhập quốc dân tăng 3% so với năm 2004. Năng suất lao động Mỹ thấp hơn so với EU và Nhât Bản ; chỉ bằng l/2 của EU và bằng l/3 của Nhật Bản. - Tỷ lệ thất nghiệp 5,4; năm 2006 là 5,2%. Lao động dịch vụ chiếm 83%. - Lạm phát năm 2005 là 3,2 %. Dự kiến những năm tới là 2,4 %. Tốc độ lạm phát được khống chế hợp lý do có chính sách tăng lãi suất tiền gửi ngắn hạn. Từ 2004 đến 2006, Cục dự trữ liên bang đã tăng lãi suất 17 lần. Hiện nay vẫn giữ ở mức hợp lý. Thu hút đầu từ nước ngoài lớn nhất, chiếm gần tổng FDI của toàn thế giới. - Năm 2006 Mỹ thu hút 190 tỷ USD, tăng 80 tỷ USD so với 2005. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 927 tỷ USD, nhập khẩu 1.727 tỷ USD. Doanh thu ngành du lịch 113 tỷ USD. - Xuất khẩu ở Hoa Kỳ Năm 2005 là 927,5 tỷ USD; nông sản gồm đậu nành, trái cây bắp, lúa mỳ; công nghiệp chất bán dẫn, máy bay, ôto, điện tử máy tính. Thị trường xuất khẩu là Canada, Mexico, Anh, Nhật, Trung Quốc. Nhập khẩu 1727 tỷ USD nông sản dầu thô, máy tính, điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng và hàng tiêu dùng khác. Thị trường nhập là Trung Quốc, Mexico, Anh, Nhật, Đức. Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ trong các năm tới là tăng trưởng giữ mức 3,2%, lạm phát 3,2%, thất nghiệp 5,1%. 5. Bài học về nền kinh tế Mỹ - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày càng đóng góp ít hơn vào nền kinh tế quốc dân, không chỉ riêng ở nước Mỹ. Thêm vào đó các vụ phá sản sáp nhập, lâm vào nợ nần triền miên ngày càng khiến công nghiệp bất ổn hơn cho nền kinh tế. Tăng trưởng tỷ trọng dịch vụ là giải pháp cho các nền kinh tế toàn cầu, cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Nước nào vận dụng tốt hơn chuyển biến nhanh hơn như trường hợp của Mỹ sẽ thành công. Ngay cả trong lĩnh vực công nghiệp Mỹ cũng đã bước đầu thành công trong việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo 24
  25. hướng tiết kiệm năng lượng. Các công cụ phương tiện được cải tiến theo hướng tiết kiệm xăng dầu ra đời hàng loạt. - Năng lực thông tin và quản lý ngày càng tốt hơn. Các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ kể cả cục dự trữ liên bang Mỹ (Fet) ngày càng minh bạch và dễ dự báo hơn. Vì thế bao nhiêu lần tăng lãi suất đều được báo chí dự báo trước với độ chính xác lên đến hàng ngày. Từ đầu năm người ta đã biết Fet sẽ tăng lãi suất bao nhiêu lần và mỗi lần mấy %. Các doanh nghiệp cũng vậy: doanh thu, lợi nhuận và tất cả những biến động liên quan đều được tung lên mặt báo. Việc chuyển tải thông tin tốt hơn, cải cách phương pháp quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp tiên tiến, minh bạch và dễ dự báo làm cho nền kinh tế nước này đi đúng hướng mà đa số mong muốn. - Thị trường linh hoạt hơn Về nguyên tắc kinh tế thị trường vẫn bảo đảm song Mỹ đã vận dụng linh hoạt, mềm dẻo hơn. Ví dụ linh hoạt trên thị trường lao động làm cho lao động nhàn rỗi xuất hiện nhiều trái với mong muốn của giới chủ. Song về tổng thể điều đó giúp tạo ra một lực lượng lao động lớn đủ sức đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn bất ngờ và giữ cho tình tạng thất nghiệp ở mức thấp. - Không ngừng áp dụng các công cụ tài chính mới, nhằm phân tán rủi ro tạo ra hệ thống tài chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn trơn tru hơn hệ thống được coi là chuẩn đã tồn tại trong 1/4 thế kỷ. Theo đó các công cụ tài chính mới như giao ước nợ phụ, tín dụng phát sinh, hệ thống đan xen tài chính, và rất nhiều sáng kiến khác có thể làm thay đổi nền kinh tế. Nhiều công cụ tài chính được đơn giản hóa để phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, cũng như nâng cao năng lực quản trị các ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp. Chính điều này đã cho phép những nhà quản trị tài chính mở rộng mạng lưới và nâng cao thị phần. - Nâng cao năng suất lao động Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng lực lượng lao động trong những năm gần đây đã cho phép nền kinh tế Mỹ tăng trưởng không sợ lạm phát. Năng suất lao động được quan tâm nhiều cả trình độ chuyên môn, sự say mê của người lao động. TÓM TẮT CHƯƠNG Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời cách đây hơn 200 năm kể từ ngày lục địa Bắc Mỹ tuyên bố độc lập (4/ 7/1776). Từ 13 bang thuộc địa, sau khi giành độc lập Mỹ đã tích cực mở rộng lãnh thổ bằng nhiều thủ đoạn. Tiềm lực kinh tế của Mỹ cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là sau cuộc cách mạng công nghiệp. Nội chiến Mỹ (1861-1865) đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ ở phía Nam và đưa nước Mỹ phát triển thống nhất theo con đường TBCN. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ và từ đó đến nay Mỹ vẫn giữ vững vị thế là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Phân tích tình hình kinh tế Mỹ trước khi thành lập nước. Câu 2: Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Câu 3: Phân tích thực trạng kinh tế Mỹ thời kỳ độc quyền hóa. Câu 4: Phân tích nguyên nhân kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến chiến tranh Việt Nam suy giảm. 25
  26. CHƯƠNG III. KINH TẾ NHẬT BẢN A. KHÁI QUÁT ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI NHẬT BẢN Nhật Bản là quốc đảo hình vòng cung, diện tích 377.834 km2. Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nhât Bản có 4 quần đảo lớn. Là nước có nhiều núi lửa hoạt động tiêu biểu là núi Phú Sỹ. Dân số 138 triệu người. GDP (2006) 4,346 nghìn tỷ USD. Nhật Bản xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới, nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. Là quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ. B. LỊCH SỬ KINH TẾ NHẬT BẢN I. THỜI KỲ PHONG KIẾN (THỜI KỲ TOKUGAWA) 1. Tên nước Tên “Nhật Bản” viết theo Rōmaji là Nihon hoặc Nippon; theo chữ Hán hai chữ “Nhật Bản” có nghĩa là “gốc của Mặt Trời” và như thế, được hiểu là “xứ Mặt Trời mọc”. Nhật Bản còn có các mĩ danh là “xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa “thoắt nở thoắt tàn” được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; “đất nước hoa cúc” (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; “đất nước Mặt Trời mọc” vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu ( Thái dương thần nữ). Vào thế kỷ thứ IV, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Trung Quốc từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (“nước lùn”), người Nhật là Nụy nhân (“người lùn”), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (“giặc lùn”). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc. Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. 2. Lịch sử Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống. Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm, sống định cư. Từ 300 năm trước Công Nguyên đã sử dụng đồ kim khí. Từ thế kỷ thứ III đến giữa thế kỷ thứ VI, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato. Từ thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VIII, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. 26
  27. Giữa thế kỷ thứ VIII, đạo Phật đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ IX đến cuối thế kỷ XII, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Hoàng đế. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc. Cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Mông Cổ định xâm lược nước mình. Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng xâm lược bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ này. Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ bế quan tỏa cảng ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của các tướng quân Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ. Giữa thế kỷ XIX, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Quyền lực của các shogun và các daimyo bị bãi bỏ và được tập trung tối cao trong tay Thiên Hoàng. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, xâm lăng Đài Loan, Ryukyu, chiến tranh với Nga, xâm lược Triều Tiên. Trong Thế chiến thứ nhất, Nhật đứng về phe đồng minh. Sang Thế chiến thứ hai, đứng về phe Trục. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự "đô hộ" của nước ngoài. Sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Cuối thập niên 1960 Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. Bước vào thế kỷ XXI, Nhật ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. 3. Nhà nước phong kiến Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VI nhà nước đầu tiên xuất hiện. Đạo Shinto phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato. Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ VIII một nhà nước tập quyền được thành lập. Thủ đô đóng ở Asuka (gần Nara hiện nay). Chế độ phong kiến Nhật Bản hình thành từ thế kỷ thứ VIII. Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XII dòng họ quý tộc Heian thống trị. Cuối thế kỷ XII đến XIV quyền lực thực sự nằm trong tay các võ sỹ ở Kamakura. Vào cuối các năm 1271 và 1281, các võ sỹ Nhật Bản nhờ sự giúp đỡ của bão và sóng thần đã đẩy lùi được quan xâm lược Mông Cổ. Từ thế kỷ XIV đến XVI, Nhật Bản ở trong tình trạng nội chiến không ổn định. Nhật Bản đã xâm lược Triều Tiên trong thời kỳ này. Song đến thế kỷ XVII dòng họ Tokugawa đã dành quyền thống trị. Dòng họ này thống trị Nhật gần 2 thế kỷ, đã cô lập Nhật với thế giới bên ngoài. Đây là chế độ cha truyền con nối, kéo dài từ 1615 đến 1868. Đứng đầu là Thiên hoàng chỉ tồn tại trên hình thức. Đất nước chia làm 300 lãnh địa, mỗi lãnh địa là một lãnh chúa. 27
  28. Xã hội phong kiến Nhật Bản có kết cấu thành bốn thành phần: Võ sĩ đạo hay còn gọi Samurai, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Samurai chiếm 10% là những người có địa vị cao nhất trong xã hội. Tầng lớp thứ 2 là nông dân chiếm số đông trong xã hội Nhật. Nông dân không có ruộng phải nhận ruộng của địa chủ và nộp tô, tô hiện vật là hình thức bóc lột chính. Tầng lớp thứ ba là thợ thủ công. Tầng lớp thứ tư là thương nhân, được coi là thấp kém nhất trong xã hội phong kiến. Xã hội phong kiến Nhật Bản lấy tư tưởng khổng giáo làm nền tảng, đề cao người có học, có quyền. Tư tưởng khổng giáo được người Trung Quốc mang vào Nhật. Xã hội được tổ chức chặt chẽ theo thứ bậc từ trên xuống dưới, tính cộng đồng được đề cao, tính giai cấp tồn tại thâm căn cố đế. Cũng như Trung Quốc, Nhật Bản chia thành nhiều tỉnh.Vào năm 710 thủ đô là Na Ra được xây dựng. Năm 994, thủ đô được chuyển về KYODO và từ đó cho đến 1868 mới dời về TOKYO. Từ thế kỷ XII trật tự chế độ bị suy sụp, nhường chỗ cho chế độ nhiếp chính cha truyền con nối. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa phát triển nhanh, tạo ra nhiều tiền đề cho sự phát triển về sau. Thời trung cổ dài bất tận (1191 - 1868) nông nghiệp là cơ sớ chủ yếu của xã hội phong kiến Nhật Bản, phần lớn ruộng đất tập trung vào địa chủ, quý tộc. Nền nông nghiệp Nhật Bản đến thế kỷ VIII bị khủng hoảng. Sự rạn nứt của nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu từ việc phát triển nội thương. Cuối thế kỷ XVII, bắt đầu quan hệ trao đổi tiền hàng được mở rộng. Kinh tế thủ công nông thôn đã làm rạn nứt kinh tế nông nghiệp, cuối thế kỷ XVIII Nhật Bản có 130 loại nghề thủ công, cùng với thủ công là thương nhân giàu có ra đời, chính thương nhân thúc đẩy thủ công nghiệp gia đình phát triển. Các nhà buôn và chủ cho vay nặng lãi đã tích luỹ được một số vốn lớn. Một phần đông dân số đã tham gia vào thương mại ở mức độ khác nhau. Thương nhân không chỉ buôn bán mà còn đầu tư vào dịch vụ tài chính và sản xuất. Họat động tài chính tiền tệ phát triển mạnh. Nhiều công cụ tài chính đã được sử dụng để thay thế tiền mặt. Những hình thức sơ khai của ngân hàng ra đời. Do nhu cầu chế tạo vũ khí công nghiệp nhỏ ở địa phương đã xuất hiện. 4. Chủ nghĩa tư bản Nhât Bản. Ở Nhật Bản chế độ phong kiến không có vai trò trong sự ra đời của CNTB. Đó là lực lượng kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nhật. Nhà nước cấm người Nhật buôn bán với nước ngoài, thực hiện “Bế quan toả cảng”. Tàu buôn của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan vào đều bị từ chối. Trong nước, tích luỹ vốn hết sức chậm chạp. Công trường thủ công và thương nhân phát triển yếu ớt, bị giai cấp địa chủ quý tộc kìm hãm. Các đạo luật chống mua bán, chia nhỏ ruộng đất đã làm chậm quá trình tan rã của chế độ phong kiến. Do đó nền kinh tế tự cung tự cấp tồn tại lâu dài. Cho đến trước cách mạng Minh Trị (1868), Nhật Bản có 420 công trường thủ công. Từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều nước phương Tây bắt đầu dòm ngó, xâm nhập Nhật Bản. Tàu biển một số nước Hà Lan, Anh, Mỹ đã đến buôn bán ớ một số cảng Nhật. Năm 1853 một hạm đội Mỹ đã nổ súng vào thủ đô và Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị tư bản phương Tây xâm lược. Chính quyền Nhật Bản phải ký hiệp định bất bình đẳng với Mỹ và sau đó với Anh, Hà Lan, Nga Trong nước, hàng hoá phương Tây tràn ngập, nền sản xuất thủ công bị chèn ép, nhiều thợ thủ công, thương nhân bị phá sản. Nông dân nổi dậy chống chính quyền Mạc Phủ. Phong trào chống sự xâm lược của phương Tây lan rộng. Những mâu thuẫn đó đã nhanh chóng thúc đẩy cuộc cải cách đưa nước Nhật tiến lên TBCN thoát khỏi xâm lược phương Tây. 28
  29. II. KINH TẾ NHẬT BẢN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA 1. Thời kỳ 1870 - 1890 Tháng 1 năm 1868 Vua Shogun cuối cùng của dòng họ Tokugawa chính thức từ bỏ quyền lực ở Nhật Bản. Nhà vua trẻ tuổi Mutsohito lấy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi, Mutsohito sinh năm 1852 thuộc dòng dõi hoàng tộc. Lên ngôi đăng quang, ông quyết định dời đô từ Kyoto về Tokyo. Sau khi lên ngôi tất cả các lãnh chúa thần phục hoàng đế, tự nguyện giao đất đai cho hoàng đế. Phong trào “Minh trị duy tân” ra đời, thủ tiêu chế độ cát cứ phong kiến, xây dựng nước Nhật thành quốc gia thống nhất, thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài, chú trọng phát triển công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Nhật Bản nhanh chóng trở thành nước đế quốc. Năm 1868, Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị. Cải cách Minh Trị đã mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa Nhật Bản. Chính phủ coi công nghiệp là xương sống của một quốc gia hiện đại, và vì vậy đã đề ra nhiều chính sách phát triển công nghiệp. Hệ thống tiền tệ quốc gia ra đời. Phát hành đồng Yên thay cho thời Tokugawa. Năm 1868 cải cách hệ thống thuế, xoá bỏ các loại thuế cũ, ban hành luật thuế mới. Xây dựng hệ thống ngân hàng quốc gia. Trong thời kỳ 1879-1888 nông dân còn phải nộp thuế hàng hoá, thuế thu nhập. Những thứ thuế này dần dần thay thứ thuế đất, trở thành nguồn thu nhập của nhà nước. Chính sách ruộng đất được ban hành trên cơ sở cải cách ruộng đất 1872 - 1873. Nhà nước công nhận quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, cho phép tự do mua bán ruộng đất. Nhà nước bán một số ruộng đất vắng chủ cho thương nhân và nông dân. Nhà nước thực hiện chính sách “xúc tiến công nghiệp” mở mang phát triển công nghiệp theo mô hình phương Tây, thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ với phương Tây. Phát triển ngành khai thác mỏ và công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ) thúc đẩy công nghiệp nhẹ. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hàng sơ cấp đã được thực hiện. Để bảo vệ nền công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Chính phủ khuyến khích thành lập các thương hội trong ngành nghề. Nhà nước thành lập các trường phổ thông, đại học, mở các trường tiểu học cưỡng bức. Suốt thời Minh Trị 50% tổng số nam; l,5% tổng số nữ học trong các trường phổ cập. Năm 1897, ông ban hành luật phổ cập giáo dục. Ông chọn thanh niên ưu tú gửi ra nước ngoài đào tạo thành nhân tài. Cuộc cải cách của Minh Trị mang tính chất của cuộc cải cách tư sản, giải phóng nước Nhật ra khỏi chế độ phong kiến, mở đường cho Nhật Bản nhanh chóng tiến lên con đường TBCN. 2. Thời kỳ 1900 - 1919 - Sau cải cách Minh Trị ở Nhật đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển nền sản xuất từ thủ công lên cơ khí. - Khi bắt đầu cách mạng công nghiệp, Nhật Bản vẫn là nước nông nghiệp với 75 - 80% dân cư sống nghề nông. Công nghiệp vẫn là thủ công gia đình, phường hội, nhỏ bé và phân tán. 29
  30. - Nguồn vốn cho công nghiệp hoá 20 năm đầu dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Nguồn vốn dựa vào xuất khẩu nông sản (chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu). Thuế nông nghiệp cung cấp trên 50% nguồn thu cho ngân sách. Thời kỳ từ 1870 đến 1917 về sau Nhật tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên phục vụ cho công nghiệp. - Khác với nhiều nước Châu Âu, nhà nước Nhật Bản có vai trò rất to lớn trong quá trình công nghiệp hoá. Nhà nước đầu tư vốn phát triển công nghiệp. Năm 1910 vốn đầu tư của nhà nước chiếm 60 - 70%, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nhà nước có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn để xây dựng. Nhà nước đứng ra tổ chức thành lập các công ty cổ phần, khuyến khích thành lập các công ty mậu dịch quốc tế. - Năm 1900 Nhật Bản hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng dệt và bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này. Sau đó các ngành công nghiệp nhẹ khác cũng tham gia vào danh sách hàng xuất khẩu. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu hàng sơ cấp. Một số đặc điểm về quá trình công nghiệp hoá Nhật Bản + Sự tách rời giữa công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp ngày càng lạc hậu, được coi là lĩnh vực ít được chú ý, nằm trong tình trạng sản xuất nhỏ. Ruộng đất bị phân tán. Đầu thế kỷ XX, 2/3 dân số vẫn làm nông nghiệp . + Công nghiệp hoá Nhật Bản gắn liền với việc chuyển từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền. Cách mạng công nghiệp Nhật Bản gắn với việc mở rộng thị trường, dẫn đến 3 cuộc chiến tranh (Trung - Nhật 1894 và Nga -Nhật 1905, Nhật - Triều năm 1910). Nhật Bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khi những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại. 3. Thời kỳ 1920 - 1937 Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhằm tranh giành khu vực thị trường thuộc địa Châu Á, Thái bình Dương với Mỹ và Anh. Nhật chiếm một số quần đảo ở Masan, Maianr, Cơralin củng cố vị trí quân sự ở Trung Quốc. Trong những năm chiến tranh tổng giá trị công nghiệp Nhật Bản tăng lên hai lần, trong đó ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo hoá chất tăng lên 3 lần, số lượng công nhân tăng l,6 lần. Đến năm 1918, tổng giá trị công nghiệp chiếm 80% tổng giá trị nền kinh tế quốc dân. Đầu năm 1920, công cuộc công nghiệp hoá (CNH) của Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn thay thế nhập khẩu hàng thứ cấp. CNTB nhà nước phát triển mạnh mẽ. Chính phủ đẩy mạnh bảo hộ công nghiệp trong nước, tiếp tục trợ cấp và giới thiệu công nghệ tiến tiến cho những ngành công nghiệp nặng và hóa chất. Ngay từ trước chiến tranh công nghiệp nặng thu hút 40% lao động và đóng góp 50% sản lượng công nghiệp của đất nước. Sau chiến tranh thế giới nhất kinh tế Nhật Bản đi xuống. Thị trường bị thu hẹp, do các nước canh tranh gay gắt với Nhật ở Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 1922 hội nghị Washington 9 nước công nhận “độc lập” của Trung Quốc và cho tự do buôn bán với Trung Quốc. Do đó Nhật Bản mất đi vị thế thuận lợi ở Châu Á. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bắt đầu từ Mỹ nhanh chóng lan sang cả Nhật. Năm 1931 so với 1929 sản lượng công nghiệp giảm 32%, ngoại thương giảm 50%, đầu năm 1930 có 10,5 triệu người bị thất nghiệp. 30
  31. Nhật phát động chiến tranh nhằm phục thù Mỹ và phương Tây. Tháng 9 - 1931 Nhật nổ súng đánh chiếm Trung Quốc. Năm 1936 ký hiệp ước liên minh quân sự với Đức. Tháng 7 - 1937 Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc, đến cuối 1939 chiếm toàn bộ Trung Quốc. Mùa thu 1940 Nhật đánh chiếm Đông Dương, tháng 12 - 1941 Nhật chính thức tham chiến thế giới thứ hai bằng việc bất ngờ tấn công hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng. Từ sau năm 1930 Nhật đã trở thành nước tư bản công nghiệp, đến 1942 tỷ trọng công nghiệp tăng 72%. Toàn bộ nền công nghiệp đặt dưới sự chỉ huy của nhà nước phục vụ cho chiến tranh, chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề cho Nhật Bản. Ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagadaky, trong chốc lát cướp đi hai chục vạn người Nhật. Ngày 14 tháng 8 Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, đặt dưới sự chiếm đóng của Mỹ. Ngày 8 tháng 9 năm 1951 Mỹ và 47 nước chịu ảnh hưởng của Mỹ đã ký hiệp ước với Nhật Bản. (Hoà ước Sanfransisco) và ngay sau đó Nhật ký với Mỹ hiệp ước an ninh Nhật Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây cho Nhật Bản những tồn thất nghiêm trọng về người và của. Hàng chục vạn người chết, đất nước bị tàn phá nặng nề, 34% máy móc thiết bị, 29% công trình xây dựng, 80% tàu biển bị phá huỷ. Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản năm 1946 chỉ còn 30,7%. So với thời kỳ 1934 - 1936 vị trí kinh tế Nhật Bản tụt sau nhiều nước. 4. Tái thiết sau chiến tranh (1946 - 1953) Ngay trong những năm đầu sau chiến tranh, dưới sự kiểm soát của Mỹ 3 cải cách lớn đã được thực hiện ở Nhật. - Giải thể các nhóm Zai-bat-su tập đoàn sản xuất vũ khí và đồ dùng quân sự nhằm giảm quân sự Nhật Bản, xoá bỏ quyền kiểm soát của một vài công ty lớn đối với nền kinh tế Nhật. Biện pháp này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp và thúc đẩy cơ chế thị trường ở Nhật. - Cải cách ruộng đất theo hướng nhà nước mua ruộng đất chuyển nhượng cho những nông dân khác không có ruộng đất. - Năm 1947 luật chống độc quyền được ban hành, tiếp theo là luật thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức sức mạnh kinh tế được ban hành bổ sung cho luật chống độc quyền. Những cải cách dân chủ nhằm nâng cao vị trí của tư bản công nghiệp, khuyến khích tinh thần kinh doanh và đầu tư. Ổn định kinh tế vĩ mô: Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân. Chính phủ đã phải tiến hành phân phối lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, đổi tiền, phát hành trái phiếu chính phủ, tập trung sức khôi phục và phát triển một số ngành ưu tiên như Than, Thép, Phân bón, Điện lực. Những biện pháp này đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau, nhằm chuyển nhà nước quân sự sang nhà nước phát triển kinh tế. Đường lối Dodge : Cuối 1948 Mỹ cử Joseph Dodge sang Nhật Bản để điều hành nền kinh tế. Ông chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá cả, cố định tỷ giá hối đoái đồng Yên/Dollar. Nhờ đường lối này mà nền kinh tế tự do khôi phục, năng suất lao động tăng lên, lạm phát được khống chế. 31
  32. Ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950. Mỹ Nhật ký hiệp ước hòa bình. Những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ cung cấp cho Nhật Bản đã làm tăng cầu của nền kinh tế. Năm 1952 Nhật Bản đã khôi phục xong nền kinh tế ngang mức trước chiến tranh, sau đó tiếp tục phát triển với mức độ cao. 5. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh (1955 - 1973) Trong khoảng hơn 20 năm sau chiến tranh (1955 - 1973) nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản. Từ năm 1950 đến 1960 tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hàng năm là 8,5% (trong khi đó: Anh 2,4%; Mỹ 2,9%; Pháp 4,6%). Từ 1960 đến 1969: Tốc độ tăng GDP của Nhật 10,8% (Anh 2,7%; Mỹ: 4,8%; Cộng hoà liên bang Đức: 5,2%). Từ 1970 đến 1980: 3,2%; từ 1980 đến 1989: 3,0%; từ 1991 đến 2000: 0,5%. Tốc độ công nghiệp từ 1950 đến 1960 tăng bình quân là 15,9%; 1960 đến 1969 tăng 13,5%, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,l tỷ USD (năm 1950) lên 56,4 tỷ USD năm 1969. Đúng 100 năm sau cải cách Minh Trị (1868 - 1968), Nhật đã dẫn đầu các nước tư bản về sản lượng tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, máy thu hình; đứng thứ 2 thế giới về sản lượng thép, ô tô , xi măng, sản phẩm hoá chất, hàng dệt. Công nghiệp ô tô năm 1960, Nhật đứng hàng thứ 6 trên thế giới, đến năm 1967 đứng thứ 2 sau Mỹ; từ 1968 sản xuất 2 triệu chiếc ôtô. Biểu đồ 3.1 : Tăng trưởng GDP từ 1950 đến 1973 ( %) 2 0 1 8 , 8 1 3 , 1 1 5 ,7 1 5 1 3 ,7 1 0 7 , 8 5 0 1 9 5 0 - 1 9 5 5 - 1 9 6 0 - 1 9 6 5 - 1 9 7 0 - 1 9 5 4 1 9 5 9 1 9 6 4 1 9 6 9 1 9 7 3 Nông nghiệp phát triển chậm lại, tỷ trọng thấp, lao động nông nghiệp giảm từ 14,5 triệu người năm 1960 xuống 8,9 triệu năm 1969. Tổng sản lượng nông nghiệp năm 1969 là 9 tỷ USD. Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân giảm nhưng năng suất, sản lượng tăng nhanh. Giao thông vận tải: Đến đầu năm 1970 Nhật đứng đầu thế giới về vận tải đường biển. Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật. Từ 1950 - 1971 tăng 25 lần tổng kim ngạch xuất khẩu, từ l,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng nhanh của thời kỳ này: 32
  33.  Cách mạng công nghệ  Lao động rẻ có kỹ năng.  Khai thác hiệu quả lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp.  Tỷ lệ tích lỹ cao.  Đầu tư tư nhân cao.  Đồng Yên Nhật được cố định 360JPY/USD có lợi cho xuất khẩu ở Nhật Bản.  Nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.  Giá dầu lửa còn rẻ.  Nguồn tài chính cho đầu tư ổn định, nhờ Chính phủ giữ cho ngân hàng khỏi bị phá sản.  Chính sách kinh tế vĩ mô tích cực.  Cung cấp hậu cần cho Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong kỷ nguyên tăng trưởng, Nhật Bản tiếp tục hoàn thành giai đoạn thay thế nhập khẩu, trong khi vẫn đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng bền và chuyển sang xuất khẩu ôtô, thiết bị điện tử cao cấp cho máy tính. Năm 1970, 72,4% kim ngạch xuất khẩu của Nhật là nhờ sản phẩm công nghiệp nặng. Năm 1963 Nhật trở thành thành viên của quỹ tiền tệ quốc tế. Năm 1964 là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, câu lạc bộ của những quốc gia tiên tiến. Năm 1971 cú sốc Nixon làm cho đồng Yên tăng giá, làm giảm thặng dư thanh toán của Nhật. Năm 1973 chiến tranh Trung đông làm giá dầu tăng. Kinh tế tăng trưởng âm trong năm 1974, kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chấm dứt. III. THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI (1973 - 1986) Thời kỳ này có đặc trưng là tốc độ tăng GDP không ổn định, nhìn chung thấp bằng nửa thời kỳ tăng trưởng nhanh. Một loạt cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra vào các năm 1973 - 1975, 1981 - 1982 và 1985 - 1986. Hai cuộc khủng hoảng đầu tiên có nguyên nhân chính là các cú sốc dầu lửa. Giá dầu từ 3 USD/thùng lên 12 USD/thùng làm cho Nhật Bản mất thêm 14,4 tỷ USD (1974). Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1979- 1980 giá dầu tăng từ 3 lên 34 USD/thùng. Cuộc khủng hoảng thứ ba có nguyên nhân từ việc đồng Yên lên giá sau thỏa ước Plaza. Đồng Yên tăng giá từ 360 lên 308 Yên/USD, làm cho xuất khẩu giảm. Thị trường xuất khẩu của Nhật Bản tập trung khu vực sử dụng đồng USD nên càng bị tổn thương lớn. Là nước phụ thuộc hoàn toàn dầu lửa nhập khẩu, vì vậy khi dầu tăng giá làm cho kinh tế Nhật rơi vào tình trạng trì trệ. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng hầu như đều bị khủng hoảng năng nề. Cuộc khủng hoảng này làm cho Nhật Bản phải triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Trong khu vực chế tạo, tăng các ngành công nghệ cao như máy bay, máy tính, người máy công nghiệp, mạch tổ hợp. Các ngành sản xuất theo mốt như dày dép, quần áo, thiết bị nghe nhìn, đồ điện gia dụng và công nghệ thông tin. Nhật Bản nhấn mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học cơ bản để chuyển sang các ngành kinh tế mới. Đầu tư ra nước ngoài tăng vọt với hai động lực chính là tận dụng nguồn nguyên liệu, năng lượng ở các địa bàn đầu tư có nền kinh tế đang phát triển và chọc thủng hàng rào bảo vệ mậu dịch ở các địa bàn đầu tư có nền kinh tế phát triển. Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng 1973 - 1975 và chỉ bị ảnh 33
  34. hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1979 - 1981. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn các nước công nghiệp phát triển khác. IV. THỜI KỲ BONG BÓNG KINH TẾ Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng (từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 2 năm 1991). Kinh tế thời kỳ này có đặc điểm đồng Yên cao giá hơn đồng Đôla Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá bất động sản cao, tiêu dùng tăng mạnh. Nguyên nhân bong bóng kinh tế có nhiều nhưng nguyên nhân đầu tiên là việc đồng Yên lên giá gây khó khăn cho xuất khẩu đè nặng lên nền kinh tế nước này. Ngân hàng Nhật đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất) để đối phó với điều đó, nên tính thanh khoản cao quá mức hình thành. Kết quả kinh tế tăng trưởng mạnh, đầu cơ tài sản làm tăng giá tài sản. Mặt khác các nhà đầu tư bắt đầu thay đổi danh mục đầu tư khi tỷ giá đồng Yên thay đổi và nhất là sự kiện ngày thứ hai đen tối trên thị trường chứng khoán Mỹ. Họ giảm đầu tư vào tài sản Mỹ và tăng đầu tư vào các tài sản Nhật Bản. Lạm phát tăng tốc kích thích tiêu dùng . Năm 1989 Nhật Bản nâng thuế suất thuế tiêu dùng. Cùng năm đó chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, khiến giá xăng dầu tăng vọt. Tháng 10 năm 1990 ngân hàng Nhật thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Bong bóng kinh tế vỡ ra vào năm 1991 và bong bóng giá tài sản vỡ ra năm 1992. V. THỜI KỲ TRÌ TRỆ KÉO DÀI Sau khi bong bóng kinh tế vỡ ra, vào đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP thực tế bình quân hàng năm của giai đoạn 1991 - 1995 chỉ 0,5% thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đó. Có sự tranh luận cho rằng nguyên nhân nằm ở phía cung của nền kinh tế, cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Nhật Bản giảm sút. Những người theo trường phái trọng cầu cho rằng nguyên nhân của trì trệ kinh tế ở Nhật Bản là do khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu khiến cho mức tăng trưởng thực tế thấp hơn mức tăng trưởng tiềm năng. Trì trệ kéo dài là vì nền kinh tế liên tục nằm trong pha suy thoái của những chu kỳ kinh tế. Chính sách tài chính và tiền tệ kích cầu của Nhật được tiến hành không đủ mức và không kịp thời đã khiến cho nền kinh tế Nhật không thoát khỏi suy thoái do bong bóng kinh tế tan vỡ. VI. KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Hiện nay Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không 34
  35. thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%. Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản rất nhanh được gọi là “sự thần kì” của Nhật Bản. Tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập niên 1980. Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Nhật Bản hiện là một trong các nước có chỉ số lạm phát thấp nhất thế giới. (năm 1980: 8%; 1990: 3%; 2000: -1%; 2004: 0%). Biểu đồ 3.2: Chỉ số lạm phát của Nhật Bản từ 1980- 2004 (%) 35
  36. 10 8 6 4 2 0 -2 1980 1990 2000 2004 Chỉ số thất nghiệp của Nhật Bản từ 1980 đến 2007: Năm 1980: 2%; 1990: 2,1%; 2000: 4,7%; 2002: 5,4%; 2004: 4,7%; 2006: 4,1%; 2007: 4,0%. Biểu đồ 3.3: Chỉ số thất nghiệp của Nhật Bản từ 1980- 2007(%) 6 5 4 3 East 2 1 0 1980 1990 2000 2002 2004 2006 2007 Nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới và thứ nhất Châu Á, nhưng không thể tránh khỏi khủng hoảng chu kỳ. Vào những năm 1990 khủng hoảng Châu Á đã làm cho kinh tế Nhật trì trệ. Hiện nay tăng trưởng bình quân (2007) dự kiến 2,4 %; tỷ lệ thất nghiệp 3,8%. Xét trên tổng thể kinh tế Nhật Bản 2007 đang có dấu hiệu tăng lên. Hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi. Có nhiều người cho rằng CNTB Nhật hiện nay là CNTB xã hội. Nếu Phương Tây chủ trương giảm sự can thiệp của nhà nước thì Nhật Bản lại kết hợp tốt giữa chính phủ và giới kinh doanh. Trong quản lý nền kinh tế Nhật chú trọng lợi ích lâu dài, khi cần thì hy sinh lợi ích trước mắt. Một xí nghiệp Nhật có thể bị thua lỗ nhưng nếu họ có chiến lược cạnh tranh lâu dài thì vẫn được bộ công nghiệp và thương mại, ngân hàng nhà nước Nhật Bản tài trợ. VII. BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA NHẬT BẢN 1. Tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo các kinh nghiệm những thành công của các nền kinh tế đi trước đó là khoa học công nghệ (KHCN), quản lý. Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, nắm lấy những cơ hội quốc tế thuận lợi để rút ngắn khoảng cách đối với các nước đang phát triển. 2. Phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế. Kết hợp hai yếu tố vừa làm giàu nguồn lực vừa khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Nhật Bản chú ý phát triển giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong giáo dục kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại. 3. Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Huy động nguồn vốn trong nước bằng cách tăng cường tích lũy và tiết kiệm. Sử dụng vốn biết tập trung đầu tư vào 36
  37. những ngành có hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ toàn diện nền kinh tế quốc dân. 4. Đề cao vai trò kinh tế của nhà nước. Nhà nước có chiến lược phát triển đúng hướng. Đồng thời đề ra được hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phục vụ cho chiến lược đó. 5. Khoa học kỹ thuật đóng vai trò hàng đầu trong sự tăng trưởng và phát triển. Nhật Bản biết tiếp thu KHCN nghệ thế giới và cải tiến nó cho phù hợp với yêu cầu của mình. TÓM TẮT CHƯƠNG Trong thời kỳ đầu, Nhật Bản là một nước phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Chế độ phong kiến Nhật Bản kéo dài và là lực lượng kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nhật, đặc biệt với chính sách “Bế quan toả cảng” và các đạo luật chống mua bán, chia nhỏ ruộng đất. Tuy nhiên nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược và những mâu thuẫn trong nước từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã thúc đẩy Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách Minh Trị nhằm thủ tiêu chế độ cát cứ phong kiến, xây dựng nước Nhật thành quốc gia thống nhất, thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài, chú trọng phát triển công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Cải cách Minh Trị đã mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa Nhật Bản, đưa Nhật Bản nhanh chóng trở thành nước đế quốc. Thất bại nặng nề trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Nhật Bản luôn phải đối mặt với nhiều thách thức và thậm chí đã phải trả giá đắt cho những thành tựu đó. Đây là mặt trái khó tránh khỏi của các quốc gia trong quá trình phát triển. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày những đặc điểm kinh tế - xã hội Nhật Bản thời kỳ phong kiến. Câu 2: Phân tích những nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị. Câu 3: Phân tích tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến chiến tranh thế giới II. Câu 4: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản giai đoạn 1951-1972, bài học rút ra đối với Việt Nam? Câu 5: Phân tích tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1974 đến nay. 37
  38. CHƯƠNG IV. KINH TẾ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Quá trình hình thành hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa thế giới Đầu thế kỷ XIX ở Châu Âu xuất hiện trào lưu tư tưởng về chủ nghĩa xã hội (CNXH), đó là CNXH không tưởng của Saint Simon, R.Owen và C.Furie. Họ phê phán Chủ nghĩa tư bản và vạch ra một xã hội tương lai tốt đẹp hơn thay thế CNTB. Trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848) Các Mác và Ăng ghen đã đặt nền tảng lý luận về CNXH và chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Năm 1871 công xã Pari nổ ra ở Pháp là một sự khởi đầu của việc thể nghiệm mô hình CNCS. Công xã Pari dù thất bại nhưng đã để lại cho giai cấp vô sản bài học kinh nghiệm sâu sắc. Đó là bài học không thể nóng vội khi điều kiện chưa chín mùi, đồng thời như là một đợt tập dượt của giai cấp vô sản. Vào đầu thế kỷ XX đế quốc Nga là một cường quốc hùng mạnh ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số lớn, nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn lạc hậu xa so với các cường quốc châu Âu khác. Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ); giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề nhất trong số các nước ở châu Âu. Nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lê Nin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Những mâu thuẫn trên trong thế chiến thứ nhất không những không được tháo gỡ mà cùng với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được. Dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn. Các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh. Trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sỹ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản do Aleksandr Fyodorovich Kerensky - một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, nhưng vẫn chủ trương theo đuổi chiến tranh bên phía đồng minh Anh - Pháp đến thắng lợi cuối cùng. Chính phủ cũng tuyên bố đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác. Năm 1917 thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Ngọn cờ cách mạng tháng 10 đã cổ vũ toàn thể nhân loại vùng lên chống áp bức, bất công đưa CNTB vào giai đoạn khủng hoảng và quá độ lên CNXH. Năm 1921 cách mạng Mông Cổ thành công dẫn đến việc thành lập nước cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Năm 1945 sau khi Liên Xô đánh tan chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện cho hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở đông Âu ra đời. Năm 1949 cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời. 38