Kinh tế học vi mô - Chương 3: Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vi mô - Chương 3: Lý thuyết về hành vi tiêu dùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_3_ly_thuyet_ve_hanh_vi_tieu_dung.pdf
Nội dung text: Kinh tế học vi mô - Chương 3: Lý thuyết về hành vi tiêu dùng
- Chương 3: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG Các cá nhân có 3 vai trò kinh tế cơ bản: Mỗi cá nhân là một người tiêu dùng Mỗi cá nhân là một người cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất Mỗi cá nhân tham gia vào các quyết định chính trị 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 1
- I. HỮU DỤNG Hữu dụng dùng để chỉ sự thoả mãn của con người sau khi tiêu thụ 1 loại HH nào đó Một số giả thuyết: Tính chỉnh thể (người tiêu dùng có thể so sánh, xếp hạng các hàng hoá theo sự ưa thích của bản thân) Tính bắt cầu Tính thích nhiều hơn ít 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 2
- I.1. TỔNG HỮU DỤNG (U) Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 3
- I.1. TỔNG HỮU DỤNG (U) 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 4
- I.1. TỔNG HỮU DỤNG (U) Hàm hữu dụng biểu diễn mối liên hệ giữa số lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùngvà mức hữu dụng mà một cá nhân đạt được từ việc tiêu dùng số lượng hàng hóa, dịch vụ đó Hàm hữu dụng thường được viết như sau: U = U(X) Nếu một cá nhân tiêu dùng một tập hợp hai hay nhiều hàng hóa: X, Y, Z, thì hàm tổng hữu dụng có dạng: U = U(X,Y,Z, ) 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 5
- I.2. HỮU DỤNG BIÊN (MU) Hữu dụng biên là phần thay đổi trong tổng số hữu dụng do sử dụng thêm hay bớt một đơn vị sản phẩm hay hàng hóa nào đó. Hữu dụng biên được ký hiệu là MU Nếu hàm hữu dụng là một hàm số rời rạc ta có thể tính hữu dụng biên theo công thức sau: 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 6
- I.2. HỮU DỤNG BIÊN (MU) Hữu dụng biên có xu hướng giảm dần khi số lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ tăng lên Khi U = U(X,Y,Z, ) thì: MUX = dU/dX, MUY = dU/dY, MUZ = dU/dZ, 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 7
- II. ĐƯỜNG BÀNG QUAN VỀ HỮU DỤNG I.1. ĐƯỜNG BÀNG QUAN VỀ HỮU DỤNG Đường bàng quan (về hữu dụng) là đường tập hợp các phối hợp khác nhau về mặt số lượng của hai hay nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tạo ra một mức hữu dụng như nhau cho người tiêu dùng 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 8
- I.1. ĐƯỜNG BÀNG QUAN VỀ HỮU DỤNG 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 9
- I.1. ĐƯỜNG BÀNG QUAN VỀ HỮU DỤNG 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 10
- I.1. ĐƯỜNG BÀNG QUAN VỀ HỮU DỤNG Các đường bàng quan này có các đặc trưng như sau: Theo định nghĩa của đường bàng quan thì tất cả những phối hợp trên cùng một đường cong mang lại một mức hữu dụng như nhau Tất cả những phối hợp nằm trên đường bàng quan phía trên (phía dưới) đem lại hữu dụng cao hơn (thấp hơn) Đường bàng quan thường dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc tọa độ Những đường bàng quan không bao giờ cắt nhau 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 11
- I.1. ĐƯỜNG BÀNG QUAN VỀ HỮU DỤNG 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 12
- II.2. TỶ LỆ THAY THẾ BIÊN (MRS ) Tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa Y cho hàng hóa X là số lượng hàng hóa Y mà cá nhân phải bớt đi để tăng thêm một đơn vị hàng hóa X mà không làm thay đổi hữu dụng. Nghịch dấu với độ dốc của đường bàng quan tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế biên giữa hai sản phẩm Y và X tại điểm đó. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 13
- Quy luật thay thế biên giảm dần Để giữ mức hữu dụng không đổi, người tiêu dùng cần phải hy sinh một khối lượng giảm dần của một hàng hóa để sau đó đạt được sự gia tăng một khối lượng tương ứng của mặt hàng khác. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 14
- II.3. TÍNH CHẤT LỒI CỦA ĐƯỜNG BÀNG QUAN VÀ CÂN BẰNG TIÊU DÙNG Y Y1 Y* Y2 U1 0 * X1 X X2 X Hình 3.5. TÍNH CHẤT LỒI CỦA ĐƯỜNG BÀNG QUAN MIÊU TẢ QUY LUẬT TỈ LỆ THAY THẾ BIÊN GIẢM DẦN 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 15
- II.3. TÍNH CHẤT LỒI CỦA ĐƯỜNG BÀNG QUAN VÀ CÂN BẰNG TIÊU DÙNG Y Y1 (Y1 + Y2)/2 Y 2 U1 0 X X 1 (X1 + X2)/2 2 X Hình 3.6. CÂN ĐỐI TRONG TIÊU DÙNG 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 16
- II.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA HỮU DỤNG BIÊN VÀ TỶ LỆ THAY THẾ BIÊN Vì vậy, tỷ lệ thay thế biên của X cho Y bằng với tỉ số của hữu dụng biên của X và Y. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 17
- Thí dụ Giả sử một cá nhân nào đó có phương trình hữu dụng như sau: 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 18
- Nhận xét Tại điểm (X,Y) = (5,20): MRS = 100/25 = 4. Đường bàng quan tại điểm này là rất dốc và cá nhân này ngay tại điểm này sẵn sàng thay thế 4 đvsp Y cho một đvsp X. Tại điểm (X,Y) = (20,5): MRS = 100/400 = 1/4. Tại điểm này đường bàng quan trở nên phẳng hơn và cá nhân này chỉ sẵn sàng thay thế 0,25 (1/4) đvsp Y cho 1 đvsp X. Vậy, khi số lượng hàng hóa X mà cá nhân tiêu dùng tăng dần, tỷ lệ thay thế biên của nó giảm dần. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 19
- III. CÁC HÀM HỮU DỤNG THÔNG DỤNG III.1. HÀM HỮU DỤNG COBB-DOUGLAS U(X,Y) = XɑYβ → dU/dX = ɑXɑ-1Yβ; dU/dY = βXɑYβ-1 Vì vậy: MRS = MUX/MUY = ɑY/βX 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 20
- III.2. HÀM HỮU DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ THAY THẾ HOÀN TOÀN U(X,Y) = ɑX + βY Y = U/β - ɑx/β Y U1 U0 0 X Hình 3.8. ĐƯỜNG BÀNG QUAN THAY THẾ HOÀN TOÀN 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 21
- III.3. HÀM HỮU DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ BỔ SUNG HOÀN TOÀN U(X,Y) = min(ɑX,βY) Y U2 U1 U0 X Hình 3.9. ĐƯỜNG BÀNG QUAN ĐỐI VỚI HH BỔ SUNG HOÀN TOÀN 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 22
- III.4. HÀM HỮU DỤNG CÓ HỆ SỐ CO GIÃN THAY THẾ CỐ ĐỊNH (CES) δ δ U(X,Y) = X /δ + Y /δ Khi δ ≠ 0, và U(X,Y) = lnX + lnY khi δ = 0. Y U2 U1 U0 X Hình 3.10. ĐƯỜNG BÀNG QUAN HÀM SỐ HỮU DỤNG CES 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 23
- III.5. HÀM HỮU DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ BÙ TRỪ U(X,Y) = ɑX + βY, trong đó ɑ là hằng số dương, β là một hằng số âm. Y U0 U1 U2 X Hình 3.11. ĐƯỜNG BÀNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ BÙ TRỪ 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 24
- IV. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH IV.1. KHÁI NIỆM Đường ngân sách hay đường giới hạn tiêu dùng là đường thể hiện các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua vào một thời điểm nhất định với mức giá và thu nhập bằng tiền (thu nhập khả dụng) nhất định của người tiêu dùng đó. I = PXX + PYY 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 25
- IV.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP Nếu thu nhập của cá nhân tăng lên, cá nhân có thể mua được nhiều hàng hóa hơn tại các mức giá cho trước, đường ngân sách sẽ dịch chuyển sang phía phải. Ngược lại, khi thu nhập giảm, đường ngân sách sẽ dịch chuyển về phía trái do cá nhân mua được ít hàng hóa hơn. 26
- IV.3. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ HÀNG HOÁ Hình 3.14. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI GIÁ 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 27
- V. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HOÁ HỮU DỤNG Nguyên tắc: Để tối đa hóa hữu dụng, ứng với một số tiền nhất định nào đó, một cá nhân sẽ mua số lượng hàng hóa X và Y với tổng số tiền đó và tại đó nghịch dấu của tỷ lệ thay thế biên (MRS) bằng với độ dốc của đường ngân sách. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 28
- V. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HOÁ HỮU DỤNG 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 29
- VI. ẢNH HƯỞNG CỦA THU NHẬP ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Đường mở rộng thu nhập Hình 3.17 ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG THU NHẬP Hình 3.18 THU NHẬP TĂNG CAO LÀM GIẢM CẦU ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ THỨ CẤP 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 30
- Đường Engel Đường Engel biểu diễn mối quan hệ giữa lượng hàng hóa được tiêu dùng và thu nhập. Đường Engel có thể được xây dựng từ đường mở rộng thu nhập ứng với các mức thu nhập khác nhau 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 31
- VII. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY CỦA GIÁ VII.1. HIỆU ỨNG THU NHẬP VÀ HIỆU ỨNG THAY THẾ Hiệu ứng thay thế: là lượng sản phẩm X giảm xuống (tăng lên) khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi (hay thu nhập thực tế không đổi). Hiệu ứng thu nhập: Khi giá sản phẩm X tăng lên làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống (thu nhập thực tế giảm) và làm thay đổi mức thỏa mãn. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 32
- VII.1. HIỆU ỨNG THU NHẬP VÀ HIỆU ỨNG THAY THẾ M’ M Y2 F G Y’ Y1 E U0 U1 I/Px2 C X2 x1 I/Px1 N X’ C’ 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 33
- VII.2. NGHỊCH LÝ GIFFEN Đối với sản phẩm thứ cấp có thể xảy ra trường hợp tác động thu nhập mạnh hơn lấn áp tác động thay thế, đường cầu sẽ dốc lên về bên phải: Khi giá tăng, lượng cầu sản phẩm sẽ tăng và ngược lại. Đây chính là nghịch lý Giffen. 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 34
- VIII. ĐƯỜNG CẦU CÁ NHÂN Mục tiêu của phần này là chứng tỏ tại sao đường cầu thường dốc xuống từ trái sang phải 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 35
- IX. ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 36
- MỘT SỐ THUẬT NGỮ 5/13/2015 3:37 PM nguyenvanvuan@gmail.com 37