Kinh tế đầu tư - Chương VI: Phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển

ppt 49 trang vanle 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế đầu tư - Chương VI: Phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_dau_tu_chuong_vi_phuong_phap_luan_ve_lap_du_an_dau_t.ppt

Nội dung text: Kinh tế đầu tư - Chương VI: Phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển

  1. BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ BIÊN SOẠN TS. LÊ MINH CHÍNH Phone: 0912 789 835 E-mail: minhchinh.ktln@gmail.com
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC • Chương I. Những vấn đề cơ bản của ĐTPT • Chương II. Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT • Chương III. Quản lý và Kế hoạch hóa ĐTPT • Chương IV. Kết Quả và Hiệu quả của ĐTPT • Chương V. Phương pháp luận về Lập và Thẩm định Dự án ĐTPT • Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về Đấu thầu trong các Dự án ĐTPT • Chương VII. Quan hệ quốc tế trong ĐTPT
  3. Chương VI PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
  4. 1.1. Khái niệm về dự án đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư và phát huy các kết quả đầu tư tương đối dài, phạm vi tác động của đầu tư phát triển rất rộng. Vì vậy trước một hoạt động đầu tư chúng ta phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ, chính xác nhằm đảm bảo sự thành công và nâng cao hiệu quả đầu tư. ➔ Việc chuẩn bị đó được thể hiện thông qua quá trình lập các dự án đầu tư.
  5. I. Khái Niệm Dự án Đầu Tư: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dự án nói chung và dự án đầu tư phát triển nói riêng, cụ thể như: - Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất định. - Dự án là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, trong quá trình thực hiện mục tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào (inputs) và kết quả thu được là các đầu ra (outputs). - Theo luật đầu tư (ngày 29/11/2005): Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
  6. - Theo Luật đấu thầu (ngày 29/11/2005): “Dự án” là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. - Theo luật xây dựng (số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003): Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
  7. - Theo ngân hàng thế giới (WB): Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định. - Và nhiều cách phát biểu khác nhau về “dự án” và dự án đầu tư! ➔Một dự án đầu tư, mặc dù có nhiều cách phát biểu nhưng chung quy cũng phải có những đặc trưng riêng, đó là:
  8. - Mục tiêu: Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng; - Thời gian: Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn; - Tính Đặc thù: Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo (mới lạ); - Tác động và chịu tác động (qua lại) đến môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội). Dự án ra đời sẽ làm mất đi sự cân bằng cũ và tạo nên một sự cân bằng mới. - Tính bất định và độ rủi ro: Các dự án đều ít nhiều có tính bất định và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai
  9. 2. Lập dự án đầu tư 2.1. Khái niệm lập dự án: Có thể hiểu lập dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư. • Đối với một dự án sản xuất - kinh doanh việc lập dự án được coi là: “một quá trình tạo ra một bức tranh hay một mô hình về cái mà một đơn vị sản xuất - kinh doanh sẽ trở thành. Mô hình này là một tài liệu được làm bởi các câu chữ và các con số, được thiết kế để đưa cho người đọc một hình ảnh ấn tượng (image) của các doanh nghiệp đó sẽ đạt đến”.
  10. 2.2. Nguyên tắc lập dự án : Việc lập dự án đầu tư thông thường được thực hiện theo hai nguyên tắc: - Coi dự án đầu tư là một công cụ và một sản phẩm có thể bán được. - Dự án đầu tư được lập trên cơ sở độc giả mục tiêu. 2.3. Nội dung của dự án đầu tư: • Việc xây dựng một dự án đầu tư bao gồm các bước từ nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Các bước này suy cho cùng là tạo lập được một dự án có khả năng thực thi và có hiệu quả (chúng ta gọi là tính khả thi). Xét tổng quát, dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính, đó là: Các nguồn lực ➔ Các hoạt động ➔ Các kết quả ➔ Mục tiêu dự án + Mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức:
  11. - Mục tiêu tổng thể: Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại. - Mục tiêu trước mắt là mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. + Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. + Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. + Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
  12. v v 35
  13. 4. Xem xét về mặt tài chính của dự án: Khi xem xét tính khả thi về mặt tài chính của dự án chúng ta tập trung xem xét hai vấn đề chính: Dự án có khả năng huy động đủ vốn hay không và dự án có hiệu quả tài chính hay không? 4.1. Phân tích khả năng huy động vốn của dự án: 4.2. Xác định hiệu quả tài chính của dự án • Xác định dòng tiền của dự án đầu tư; • Xác định tỷ lệ chiết khấu chung của dự án đầu tư; • Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
  14. 5. Phân tích kinh tế xả hội của dự án đầu tư. • Hiệu quả kinh tế của một dự án được xác định trên cơ sở lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cơ sở để xác định hiệu quả kinh tế là các mục tiêu của nền kinh tế. • Thuật ngữ "kinh tế” ở đây là viết tắt của ba từ "kinh tế - xã hội - môi trường" (tam giác hiệu quả kinh tế quốc dân) là những lợi ích hoặc những thiệt hại của dự án đóng góp hoặc gây ra cho nền kinh tế quốc dân.