Kinh tế chính trị - Rào cản phi thuế quan của mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam

pdf 116 trang vanle 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế chính trị - Rào cản phi thuế quan của mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_chinh_tri_rao_can_phi_thue_quan_cua_my_va_kinh_nghie.pdf

Nội dung text: Kinh tế chính trị - Rào cản phi thuế quan của mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG PHAN THỊ MINH LÝ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA MỸ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2006
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải – người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn. Do hạn chế năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006 Tác giả Phan Thị Minh Lý
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC, ASEM và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện tại, WTO đang tiếp tục Vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi quan thuế. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Khi tham gia vào “sân chơi” chung này, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng hóa của các nước công nghiệp phát triển. Những quy định của WTO sẽ hướng tới việc tự do hoá thương mại bằng cách giảm dần và tiến tới loại bỏ hẳn các hàng rào thuế quan trong thương mại giữa các nước. Các quốc gia có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế quan. Kể từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ đối với Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên tục được phát triển và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác quan trọng của Việt nam.Vì vậy, việc nghiên cứu hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ - một trong những quốc gia có hệ thống các quy định phi thuế phức tạp nhất thế giới là việc hết sức cần thiết cho Việt Nam để tìm ra giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu và rút ra
  4. những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế nói chung và các biện pháp phi thuế quan được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học cụ thể về hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ – một quốc gia có hệ thống các rào cản phi thuế vào dạng phức tạp nhất trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ thì hầu như chưa có. Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : - Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến hàng rào phi thuế quan - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và xây dựng hàng rào phi thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ, các quy định của WTO về rào cản phi thuế quan và các rào cản phi thuế quan của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Phạm vi về thời gian là các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ từ năm 2001 đến thời điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
  5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sự tổng hợp của các phân tích, thống kê, diễn giải, so sánh để nghiên cứu bản chất các đối tượng. Luận văn cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cũng như các giáo sư tiến sỹ kinh tế trong ngành nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương I. Cơ sở lý luận về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế Chương II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ. Chương III. Đề xuất các biện pháp phi thuế quan Việt Nam có thể sử dụng trong thời gian tới.
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADP Agreement on Anti- Hiệp định về chống bán Dumping Practices phá giá AFTA ASEAN Free Trade Khu vực thương mại tự Area do ASEAN APEC Asia – Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Cooperation châu á - Thái Bình Dương ATC Agreement on Textiles Hiệp định Dệt may and Clothing ASEAN Association of South- Hiệp hội các quốc gia East Asian Nations Đông Nam á ASEM Asia Europe Meeting Diễn đàn hợp tác á - Âu BATF Bureau of Alcohol, Cơ quan quản lý rượu, Tobacco and Firearms thuốc lá và vũ khí CDC Centers for Disease Trung tâm dịch vụ y tế Control and Prevention kiểm soát dịch bệnh DOT US Department of Bộ giao thông Hoa Kỳ Transportation DOC US – Department of Bộ thương mại Hoa Kỳ. Commerce
  7. GATT General Agreement on Hiệp định chung về thuế Tariff and Trade quan và mậu dịch EPA Environment Protection Cơ quan bảo vệ môi Agency trường FWS US Fish and Wildlife Cơ quan kiểm soát cá và Service thú vật hoang dã FTC Federal Trade Hội đồng thương mại Commission liên bang FDA US Food and Drug Cục Thực phẩm và Administration Dược phẩm Hoa Kỳ FSIS US Food Safety Cục kiểm định an toàn Investigation thực phẩm - Bộ Nông nghiệp MFN Most Favored Nation Chế độ ưu đãi tối huệ quốc NTM Non tariff Measures Các biện pháp phi thuế quan NRC Nuclear Regulatory Cơ quan quản lý hạt Commission nhân Hoa Kỳ NIST National Institude of Viện tiêu chuẩn kỹ thuật Standard and quốc gia Technology USDA United States Bộ Nông nghiệp Department of Agriculture USITC United states Uỷ ban thương mại International Trade quốc tế Hoa Kỳ
  8. Commission UNCTAD United Nations Hội nghị liên hợp quốc Conference on Trade tế về thương mại và phát and Development triển UNDP United Nations Chương trình phát triển Development Program Liên hợp quốc USTR United States Trade Đại diện thương mại Representatives Hoa Kỳ. SCM Subsidies and Hiệp định về trợ cấp và Countervailing các biện pháp đối khàng Measures Agreement SPS Agreement on Sanitary Hiệp định về các biện and phytosanitary pháp vệ sinh dịch tễ Measures TBT Agreement on Technical Hiệp định về hàng rào Barriers to Trade kỹ thuật đối với thương mại TRIMS Trade Related Các biện pháp đầu tư Investment Measures liên quan đến thương mại WTO World Trade Tổ chức thương mại thế Organization giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Tóm tắt Ngoại thương Hoa Kỳ 28 Bảng 3.1 Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006 và 2010 65 Bảng 3.2 Trị giá xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005 68 Bảng 3.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu sau khi thiết lập quan hệ 69 thương mại với Hoa Kỳ. Bảng 3.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 70 vào Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2005 Bảng 3.5 Kim ngạch buôn bán hai chiều và cán cân thương 71 mại Việt Nam – Hoa Kỳ
  10. - 1 - CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN Chính sách thƣơng mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia từ thƣơng mại quốc tế. Khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy đƣợc những thế mạnh của nƣớc mình, tận hƣởng đƣợc những lợi thế từ thị trƣờng thế giới. Nhƣng mặt khác cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó. Do vậy các quốc gia thƣờng phải sử dụng một hệ thống các công cụ để điều chỉnh hoạt động thƣơng mại quốc tế. Trong đó phải kể đến việc sử dụng hàng rào phi thuế quan – một công cụ đƣợc coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh. Hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo hộ thị trƣờng nội địa, hƣớng dẫn tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế khá có hiệu quả mà còn là công cụ dùng để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại. Để đẩy mạnh giao lƣu, hợp tác giữa các nƣớc, các khu vực, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp phải vƣợt qua hai rào cản lớn, đó là: 1. Hàng rào thuế quan (Tariff barriers) Đây là biện pháp mà Tổ chức Thƣơng mại Thế giới cho phép sử dụng để bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc nhƣng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm, do vậy xu hƣớng ngày càng giảm đi. Sự tự do hoá biểu hiện thông qua các chính sách về Quy chế tối huệ quốc
  11. - 2 - (MFN), chế độ thuế quan ƣu đãi phổ cập (GSP), Hiệp định thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết kinh tế nhƣ: EU, NAFTA, AFTA, APEC 2. Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff Barriers) Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nƣớc đều duy trì rào cản thƣơng mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nƣớc cũng khác nhau, đối tƣợng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng. Trong thập niên 1960, GATT tiến hành công việc liệt kê các hàng rào phi thuế quan của mọi quốc gia thành viên. Một trong những mục đích của việc này là chuẩn bị cho vòng đàm phán kế tiếp. Năm 1973, công trình đã liệt kê đƣợc hơn 800 loại hàng rào. Hội nghị liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) cũng tiến hành một dự án nghiên cứu để liệt kê các hàng rào phi thuế quan và đến năm 1986 đã ghi nhận đƣợc một số lƣợng còn nhiều hơn thế nữa. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 đã định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể đƣợc các quốc gia sử dụng, thông thƣờng dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu” Tƣơng tự nhƣ vậy, cơ sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thƣơng mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu chỉ tính đến các biện pháp biên giới. Phƣơng pháp tiếp cận này bỏ qua phần lớn những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc mua sắm của Chính phủ (nhƣ những nguyên tắc về hàm lƣợng giá trị trong nƣớc, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và các biện pháp tƣ nhân chống cạnh tranh ).
  12. - 3 - Thực tế, phƣơng pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới đƣợc áp dụng nhiều hơn vì các lý do tình thế chứ không phải các tính toán nghiêm khắc, trí tuệ. Nghiên cứu của Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dƣơng (PECC) năm 1995 mô tả “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thƣơng mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nƣớc” Các hàng rào phi thuế quan không nên đƣợc xem nhƣ một sự đồng nghĩa với các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là tập hợp một số biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thƣơng mại. Thuật ngữ có vẻ trung lập hơn này cũng đƣợc các Chính phủ thƣờng dùng để mô tả những biện pháp đƣợc sử dụng để quản lý nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật đƣợc quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch mà không bắt buộc (ít nhất là ở mức nào trên thị trƣờng phi hạn ngạch có thể xuất hoặc nhập khẩu), khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”. Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi thuế quan khá khó khăn. Mục đích sử dụng các công cụ, chính sách là quan trọng, song có những chính sách, biện pháp mà tác dụng của chúng không thể đƣợc xác định, nếu không có sự điều tra kỹ lƣỡng về kết quả, bản chất và hoạt động thực sự của chúng. Bên cạnh các định nghĩa trên, chúng ta đề cập tới định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của WTO: “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hƣởng đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nƣớc”
  13. - 4 - Theo cách định nghĩa này thì WTO cũng đã dựa trên cơ sở của thuế quan. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan nhƣ sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thƣơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng” Ví dụ nhƣ với một số lƣợng ấn định sẵn, hạn ngạch sẽ không cho hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào hoặc ra khỏi một nƣớc vƣợt quá số lƣợng đó, mặc dù hàng hoá có sẵn để bán, ngƣời mua đã sẵn sàng để mua. Mục đích của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuế quan là đƣa ra một nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thƣơng mại hiện hành. Đây cũng là một cơ sở quan trọng giúp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Cụ thể hơn, nó liên quan đến những cam kết hiện có nhƣng chƣa đƣợc thực hiện về tự do hoá thƣơng mại đối với ASEAN, APEC và WTO. Khi Việt Nam ra nhập WTO, thì chắc chắn việc sử dụng hàng rào phi thuế quan sẽ cần đƣợc bàn đến và phải cắt giảm tƣơng đối nhiều. Nhƣng mặc dù vậy, chính những quốc gia đề xƣớng ra lại là những nƣớc sử dụng nhiều, mạnh và có vẻ có hiệu quả bảo hộ nhất những hàng rào phi thuế quan. Do vậy, với một nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, đang trong giai đoạn chuyển đổi thì lại có rất nhiều ngoại lệ mà WTO cho phép sử dụng. Việc sử dụng nhƣ thế nào cần phải nghiên cứu một cách nghiên cứu dựa trên cơ sở sự phân loại rõ ràng và khoa học. Có rất nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến việc ban hành, quản lý và thực hiện hàng rào phi thuế quan ở Việt Nam nhƣ: 1. Bộ Thƣơng mại: cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính về các biện pháp kiểm soát số lƣợng (hạn ngạch, cấp giấy phép) và các biện pháp độc quyền (một kênh về nhập khẩu)
  14. - 5 - 2. Bộ Tài chính: các biện pháp gần thuế, các biện pháp kiểm soát giá cả, (giá nhập khẩu tối thiểu) và trực tiếp theo dõi giám sát việc thông quan của Tổng cục Hải quan, các khoản phụ thu vì mục đích ổn định giá cả 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: các biện pháp vệ sinh , các biện pháp bảo vệ động, thực vật và các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán các mặt hàng nông sản 4. Bộ Công nghiệp: các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán hàng công nghiệp 5. Bộ Y tế: các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán dƣợc phẩm và thiết bị y tế 6. Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng: các biện pháp kỹ thuật (các yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lƣợng) 7. Bộ Văn hoá thông tin: các biện pháp ảnh hƣởng đến buôn bán các văn hoá phẩm, sản phẩm nghe nhìn, thiết bị in ấn [7, tr.15] II. ƢU NHƢỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN 1. Ƣu điểm 1.1. Phong phú về hình thức: Nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng. Các NTM trong thực tế rất phong phú về hình thức nên khả năng tác động và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng cũng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng NTM để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể sử dụng nhiều lựa chọn, kết hợp hơn mà không bị gò bó chật hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất nhƣ thuế quan. Ví dụ, nhằm hạn chế nhập khẩu một mặt hàng bất kỳ, có thể đồng thời áp dụng các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu 1.2. Đáp ứng nhiều mục tiêu: một NTM có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao Mỗi quốc gia thƣờng theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thƣơng mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong
  15. - 6 - nƣớc, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo vệ an toàn sức khoẻ con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, Các NTM có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau trong khi có thể việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng. Ví dụ: quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ con ngƣời, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nƣớc một cách hợp pháp. Hay cấp giấy phép nhập khẩu không tự động đối với dƣợc phẩm vừa giúp bảo vệ ngành dƣợc nội địa, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đối với sức khoẻ con ngƣời, còn có tác dụng phân biệt đối xử với một số nƣớc cung cấp nhất định 1.3. Nhiều NTM chưa chuẩn bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ Do NTM thƣờng mang tính mập mờ, mức độ ảnh hƣởng không rõ ràng nhƣ những thay đổi định lƣợng của thuế quan nên tác động của chúng có thể lớn nhƣng lại là tác động ngầm, có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hay cách khác. Hiện nay các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số NTM nhất định. Trong đó, tất cả các NTM hạn chế định lƣợng đều không đƣợc phép áp dụng, trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ Một số NTM khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc nhƣng vẫn đƣợc WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn nhƣ hàng rào kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, biện pháp tự vệ, chống bán pháp giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, hỗ trợ nông nghiệp dạng hộp xanh. Ngoài ra, các nƣớc vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chƣa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ những NTM chƣa xác định có phù hợp hay không phù hợp
  16. - 7 - với các quy định của WTO. Những NTM này có thể do WTO chƣa có quy định điều chỉnh hoặc có quy định nhƣng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định đƣợc tính phù hợp hay không phù hợp với quy định đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế đƣợc thừa nhận chung. Chẳng hạn nhƣ yêu cầu đặt cọc, nộp thuế nhập khẩu trƣớc. 2. Nhƣợc điểm 2.1. Không rõ ràng và khó dự đoán Các NTM trên thực tế thƣờng đƣợc vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm chí tuỳ tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc. Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong năm tới, Chính phủ phải dự kiến đƣợc công suất sản xuất trong nƣớc có khả năng đáp ứng đƣợc bao nhiêu phần trăm tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thƣờng xuyên biến động, việc đƣa ra một dự đoán tƣơng đối chính xác là tƣơng đối khó khăn. Nếu dự đoán không chính xác sẽ có ảnh hƣởng xấu đến sản xuất trong nƣớc. Ví dụ nhƣ gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp phân bón khi sản xuất trong nƣớc vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốt nóng) hoặc trái lại, dẫn đến tình trạng cung vƣợt cầu quá lớn trên thị trƣờng làm giá sụt giảm (sốt lạnh). Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu rủi ro cao hơn Sử dụng NTM cũng thƣờng làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn các quyết định của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc , tín hiệu chỉ dẫn việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế (chính là giá thị trƣờng), phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thực sự. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tƣ sản xuất kinh doanh hiệu quả trung và dài hạn của ngƣời sản xuất bị hạn chế.
  17. - 8 - Tác động của các NTM thƣờng khó có thể lƣợng hoá đƣợc rõ ràng nhƣ tác động của thuế quan. Nếu mức bảo hộ thông qua thuế quan đối với một sản phẩm có thể dễ dàng đƣợc xác định bằng chính thuế suất đánh lên sản phẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua NTM là tổng mức bảo hộ của các NTM riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi NTM cũng chỉ có thể đƣợc ƣớc lƣợng một cách tƣơng đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các NTM không dễ xác định nên rất khó xây dựng một lộ trình tự do hoá thƣơng mại rõ ràng nhƣ với bảo hộ chỉ bằng thuế quan. 2.2. Khó khăn, tốn kém trong quản lý Vì khó dự đoán nên các NTM thƣờng đòi hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của Nhà nƣớc để duy trì hệ thống điều hành, kiểm soát bằng NTM Một số NTM thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý của nhiều cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin cũng nhƣ đánh giá tác động của các NTM này. Các doanh nghiệp sản xuất chƣa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chƣa có ý thức xây dựng, đề xuất các NTM để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ vào nhà nƣớc tự quy định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thƣờng phải tốn kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụng NTM nhất định có lợi cho mình. Ngoài ra, có những NTM bị động là những NTM tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách nhƣ bộ máy quản lý thƣơng mại quan liêu, năng lực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lý không đƣợc công bố công khai
  18. - 9 - 2.3. Không tăng thu ngân sách Việc sử dụng các NTM phục vụ mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc, nhƣng hầu nhƣ không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào cho Nhà nƣớc. Mặc dù một số nƣớc đang và kém phát triển có sử dụng đấu thầu hạn ngạch hoặc quy định mức lệ phí khi đƣợc chứng nhận về tiêu chuẩn kỹ thuật nhƣng những khoản tài chính này quá nhỏ, chƣa đủ bù đắp chi phí của công tác hành thu 2.4. Gây bất bình đẳng thậm chí dẫn đến độc quyền ở một số doanh nghiệp Khi áp dụng các NTM có thể làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc một ngành sản xuất nhất định đƣợc bảo hộ hoặc đƣợc hƣởng ƣu đãi, đặc quyền nhƣ đƣợc phân bổ hạn ngạch, đƣợc chỉ định làm đầu mối nhập khẩu. Điều này còn dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế. Không những thế, còn phát sinh tình trạng độc quyền ở một số doanh nghiệp đối với những mặt hàng đƣợc bảo hộ ở mức độ cao. Hành động đó làm cho chi phí sản xuất không hạ, chất lƣợng không cao, sức cạnh tranh giảm. 2.5. Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực Khác với thuế, các NTM không trực tiếp tác động đến giá, nhƣng nó lại tác động trực tiếp đến lƣợng cung, cầu của một quốc gia do vậy nó cũng có tác động giống thuế là làm cho tín hiệu thị trƣờng trở nên kém trung thực. Khi cung (S) và cầu (D) cân bằng thì giá sẽ ở trạng thái ổn định. Trong trƣờng hợp cung lớn hơn cầu (S > D) sẽ dẫn đến những áp lực làm giảm giá. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp cung nhỏ hơn cầu (S < D) thì sẽ có áp lực làm tăng giá. Giả sử sản xuất xe máy của một quốc gia (S) là 500.000 chiếc, lƣợng cầu (D) là 1.000.000 chiếc; để đảm bảo cân bằng cung cầu quốc gia đó cần nhập khẩu 500.000 chiếc xe máy nữa, nhƣng để bảo hộ sản xuất, thực hiện
  19. - 10 - chính sách tiết kiệm ngoại tệ, Chính phủ đƣa ra hạn ngạch nhập khẩu (M) là 300.000 chiếc. Khi đó: (S + M) - D = -200.000. Nhƣ vậy nhu cầu còn thiếu là 200.000 chiếc xe máy. Điều này dẫn đến áp lực làm cho giá mặt hàng đó tăng. Nhƣng đây là sự biến động không mang tính khách quan vì nó chịu sự chi phối và điều tiết của Chính phủ thông qua rào cản phi thuế quan (hạn ngạch). Nó sẽ phản ánh mặt không tốt khi một quốc gia đang chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng. Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, điểm yếu đặc thù nên chúng thƣờng đƣợc sử dụng bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Mặc dù về lý thuyết, WTO và các định chế thƣơng mại khu vực thƣờng chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhƣng thực tế đã chứng minh rằng các nƣớc không ngừng sử dụng các NTM mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế. Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không còn phụ thuộc vào tính linh hoạt có chọn lọc, có định hƣớng của Chính phủ các nƣớc trong việc áp dụng các NTM bổ trợ cho biện pháp thuế quan. Nếu biết kết hợp hài hoà và tinh tế hai công cụ này, sản xuất trong nƣớc sẽ đƣợc bảo hộ, hỗ trợ hợp lý có thời hạn để nâng cao sức cạnh tranh nhằm từng bƣớc thích nghi với các định chế và nguyên tắc chung của thƣơng mại quốc tế. [8, tr. 291 – 295] III. PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN 1. Căn cứ phân loại a. Căn cứ vào mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước Đây là thuộc tính quan trọng nhất của một NTM mà các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc khi đƣa ra quyết định có áp dụng chúng hay không.
  20. - 11 - Điều này phụ thuộc nhiều vào vấn đề phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế trong nƣớc từ đó lựa chọn ngành bảo hộ, thời gian và mức độ bảo hộ. b. Căn cứ vào sự phù hợp với quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế Khi xây dựng chính sách thƣơng mại nhằm hội nhập vào các tổ chức thƣơng mại quốc tế, Chính phủ cần quan tâm đến những quy định của những tổ chức này, đặc biệt là những biện pháp đã có cam kết cắt giảm. Hiện tại, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và APEC, do đó việc cắt giảm những biện pháp phi thuế quan cho phù hợp với những tổ chức này là vấn đề bắt buộc. Ngoài ra, muốn trở thành thành viên chính thức của WTO - một tổ chức thƣơng mại có quy mô toàn cầu trong một tƣơng lai gần, Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa những biện pháp thuế quan cũng nhƣ phi thuế quan Các nguyên tắc và quy định của WTO thông thƣờng cũng là những chuẩn mực cho mối quan hệ giữa các quốc gia với các thể chế tài chính/ tiền tệ hay cho các tổ chức thƣơng mại khác. Do đó có thể khẳng định rằng việc thực hiện triệt để bƣớc đầu các cam kết mở đƣờng cho Việt Nam tham gia WTO và cũng đồng thời giúp Việt Nam phần nào đáp ứng đƣợc những cam kết trong ASEAN và APEC. 2. Phân loại các biện pháp phi thuế quan Trên cơ sở các căn cứ nói trên có thể phân loại các NTM thành ba nhóm với các thuộc tính sau: Nhóm 1: Các NTM không phù hợp với những quy định của WTO Nhóm 2; Các NTM phù hợp với những quy định của WTO, không có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nƣớc Nhóm 3: Các NTM phù hợp với những quy định của WTO, có mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nƣớc. 2.1. Nhóm 1: Những biện pháp phi thuế quan không phù hợp với những quy định của WTO
  21. - 12 - Các NTM thuộc nhóm này hoặc là vi phạm rõ ràng quy định của WTO (ví dụ áp dụng giá nhập khẩu tối thiểu để xác định trị giá tính thuế hải quan) hoặc chỉ phù hợp trong những trƣờng hợp đặc biệt (ví dụ cấm nhập khẩu hàng hoá có hại cho môi trƣờng). Nhóm này bao gồm tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu sau đây: 2.1.1. Các biện pháp quản lý định lượng  Các trƣờng hợp ngăn cấm (6300)1 bao gồm: - Cấm hoàn toàn (6310): trừ trƣờng hợp đối với lý do môi trƣờng, sức khoẻ, thuần phong mỹ tục, an ninh quốc phòng - Ngừng cấp giấy phép nhập khẩu (6320) - Cấm theo mùa (6330) - Cấm tạm thời (6340) - Cấm trên cơ sở nguồn gốc (Cấm vận) (6360) - Cấm đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm (6370)  Quản lý bằng hạn ngạch (6200): Hạn ngạch là quy định của Nhà nƣớc về số lƣợng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó đƣợc nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trƣờng nào đó, trong một thời gian nhất định - Hạn ngạch toàn cầu (6210): + Không xác định (6211) + Xác định đối với các thành phẩm xuất khẩu (6212) - Hạn ngạch song phƣơng (6220) - Hạn ngạch theo mùa (6230) - Hạn ngạch liên quan đến thực hiện xuất khẩu (6250) - Hạn ngạch liên quan đến bán hàng hoá nội địa (6250) - Hạn ngạch của các hạng mục sản phẩm nhạy cảm (6270)  Cấp phép không tự động
  22. - 13 - Đƣợc xác định nhƣ là các thủ tục hành chính đƣợc sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, đòi hỏi đệ trình đơn hay các tài liệu khác (không liên quan tới mục đích hải quan) tới các cơ quan hành chính thích hợp là điều kiện tiên quyết để đƣợc phép nhập khẩu - Giấy phép không có tiêu chuẩn thanh toán cụ thể (6110) - Giấy phép đối với ngƣời mua chọn lọc (6120) - Giấy phép đối với việc sử dụng cụ thể (6130) + Liên quan tới thƣơng mại xuất khẩu (6131) + Đối với mục đích ngoài xuất khẩu (6132) - Giấy phép liên quan đến nội địa hoá (6140) + Mua hàng hoá trong nƣớc (6141) + Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá (6142) + Thƣơng mại hàng đổi hàng hoặc mua bán đối lƣu (6143) - Giấy phép liên quan đến giao dịch ngoại hối không chính thức (6150) + Chuyển đổi ngoại tệ bên ngoài (6151) + Chuyển đổi ngoại tệ của chính các nhà nhập khẩu (6152)  Các thoả thuận hạn chế xuất khẩu (6600) Các hạn chế đƣợc đặt ra bởi nƣớc nhập khẩu nhƣng đƣợc nƣớc xuất khẩu quản lý: - Các thoả thuận quản lý xuất khẩu tự nguyện (6610) - Các thoả thuận tiếp thị có trật tự (6620) - Thoả thuận liên quan đến hiệp định đa sợi MFA (6630) + Thoả thuận hạn ngạch (6631) + Thoả thuận tƣ vấn (6632) + Thoả thuận hợp tác hành chính (6633) - Thoả thuận hạn chế xuất khẩu hàng dệt may ngoài Hiệp định đa sợi MFA (6640)
  23. - 14 - 2.1.2. Các biện pháp tương đương thuế quan Đƣợc định nghĩa nhƣ những biện pháp làm tăng chi phí theo cách tƣơng tự đối với các biện pháp thuế quan. Bao gồm:  Phụ phí hải quan (2100): Đây là loại chi phí thu thêm của chủ hàng phục vụ cho công tác quản lý, làm thủ tục của Hải quan. Phụ phí Hải quan còn đƣợc hiểu là phí thu thêm hoặc bổ sung thêm, là một phƣơng tiện chính sách thƣơng mại độc lập để tăng thu nhập tài chính hoặc bảo hộ công nghiệp trong nƣớc  Thuế và chi phí bổ sung (2200): Chi phí bổ sung bao gồm các loại thuế và lệ phí khác nhau đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu cũng giống nhƣ phụ phí hải quan đƣợc đặt ra nhằm mục đích tăng thêm một phần thu cho ngân sách chủ yếu phục vụ công tác hành thu. Nhƣng mặt khác còn có ý nghĩa bảo hộ nhƣ một loại rào cản phi thuế quan khác gồm một số loại cơ bản sau: - Thuế đối với các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ (2210) - Thuế gián tem (2220) - Lệ phí giấy phép nhập khẩu (2230) - Lệ phí hoá đơn lãnh sự (2240) - Thuế thống kê (2250) - Thuế đối với các phƣơng tiện vận tải (2260) - Thuế và phụ phí đối với các sản phẩm nhạy cảm (2270) - Thuế và chi phí nội địa đánh vào nhập khẩu (2300) - Thuế và phí tổn đối với hàng hoá thuộc hạng mục sản phẩm nhạy cảm (2370) - Những loại thuế khác ghi trong mã số (2280)  Định giá hải quan theo quy định (2400)
  24. - 15 - Định giá hải quan theo quy định làm biến đổi thuế theo giá hàng hoá thành một dạng thuế đặc biệt. Biện pháp này đƣợc đƣa ra nhƣ một phƣơng tiện để tránh gian lận hoặc bảo vệ công nghiệp trong nƣớc. 2.1.3. Các biện pháp tài chính (4000) Các biện pháp quy định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán  Các yêu cầu thanh toán trƣớc (4100) Thanh toán trƣớc các giá trị giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trƣớc khi nhập khẩu và/hoặc thuế nhập khẩu liên quan đƣợc yêu cầu tại thời điểm giao dịch hoặc cấp phép nhập khẩu - Yêu cầu giới hạn tiền mặt (4120): Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc một phần đƣợc xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thƣơng trƣớc khi mở thƣ tín dụng. Việc thanh toán có thể đƣợc yêu cầu bằng ngoại tệ. - Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm (4170): Việc gửi lại tiền gửi là chi phí đƣợc trả lại khi các thùng hàng hoặc các sản phẩm đã sử dụng đƣợc trả lại hệ thống giao nhận  Tỷ giá hối đoái đa dạng (4200)  Xác định tỷ giá hối đoái chính thức hạn chế (4300), Uỷ quyền ngân hàng (4320)  Yêu cầu giao lại chuyển đổi ngoại tệ (4400)  Các quy định liên quan đến các điều kiện chi trả đối với nhập khẩu (4500): Các quy định cụ thể liên quan đến các điều kiện thanh toán của quá trình nhập khẩu và việc đạt đƣợc và sử dụng tín dụng (nƣớc ngoài và trong nƣớc) đối với vấn đề nhập khẩu tài chính  Trì hoãn chuyển giao xếp hàng (4600) 2.1.4. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp  Các hạn chế đối với công ty cụ thể (đầu mối xuất nhập khẩu) (6700):
  25. - 16 - - Phê chuẩn chọn lọc các nhà nhập khẩu (6710) - Hạn ngạch đối với công ty nhập khẩu (6720)  Các biện pháp độc quyền (7000): Các biện pháp tạo nên một tình huống độc quyền, bằng cách đƣa ra các quyền riêng biệt cho một hoặc một nhóm hạn chế các nhà kinh doanh vì những lý do xã hội tài chính hoặc kinh tế. Bao gồm: - Kênh nhập khẩu duy nhất (7100): tất cả việc nhập khẩu hoặc việc nhập khẩu một loại hàng hoá chọn lọc phải thông qua các cơ quan Nhà nƣớc hoặc các doanh nghiệp do Nhà nƣớc quản lý (Đôi khi khu vực tƣ nhân cũng ó những quy định nhập khẩu riêng biệt). Bao gồm: quản lý doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc (7110); Cơ quan nhập khẩu duy nhất (7120) - Các dịch vụ quốc gia bắt buộc (7200): các quyền riêng biệt đƣợc Chính phủ thừa nhận về bảo hiểm quốc gia và các công ty vận tải biển đối với toàn bộ hoặc một phần cụ thể của việc nhập khẩu. Bao gồm: Bảo hiểm quốc gia bắt buộc (7210), Vận tải quốc gia bắt buộc (7220) 2.1.5. Các biện pháp liên quan đến đầu tư (9100) Do quan điểm, mục đích khác nhau giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển về đầu tƣ nƣớc ngoài, theo đó các quốc gia đang phát triển không muốn thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài lại làm thị trƣờng nƣớc sở tại bị lũng đoạn. Do vậy, các nƣớc này thƣờng đặt ra một loạt các biện pháp có thể coi nhƣ rào cản phi thuế quan nhằm hạn chế những tác động mà họ quan niệm là bất lợi nhƣ:  Quy định về tỷ lệ nội địa hoá: ví dụ nhƣ năm 1999 Thái Lan đặt ra tỷ lệ nội địa hoá đối với xe 4 chỗ ngồi là 54%, xe tải nhẹ từ 65 đến 80%, xe máy là 79%
  26. - 17 -  Quy định về tỷ lệ ngoại hối: ví dụ Trung Quốc và Thái Lan thƣờng yêu cầu các công ty nƣớc ngoài phải đảm bảo một tỷ lệ ngoại hối thu đƣợc hợp lý giữa nguồn thu qua xuất khẩu và các nguồn thu khác. Ngoài ra các quốc gia đang phát triển còn quy định về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ bán vào thị trƣờng nội địa, về chuyển lợi nhuận 2.2 Nhóm 2: Những biện pháp phù hợp với quy định của WTO nhưng không mang tính bảo hộ Các NTM thuộc nhóm này là các biện pháp hạn chế nhập khẩu dựa trên những tiêu chuẩn rõ ràng đƣợc thừa nhận nhƣng không mang tính chất bảo hộ.  Các biện pháp kỹ thuật (8000): Là các biện pháp đề cập đến sản phẩm có đặc trƣng liên quan đến vấn đề kỹ thuật nhƣ chất lƣợng, an toàn, kích cỡ trong đó bao gồm các điều khoản hành chính có thể đƣợc yêu cầu áp dụng cho một sản phẩm nhƣ thuật ngữ, ký hiệu, thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu và các yêu cầu về nhãn mác.  Các quy định kỹ thuật (8100): Các quy định đƣa ra các yêu cầu kỹ thuật, trực tiếp hoặc bằng việc đề cập đến hoặc kết hợp nội dung của việc định rõ kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc mã số thực hiện để bảo vệ sức khoẻ con ngƣời (quy định vệ sinh); bảo vệ sức khoẻ thực vật (quy định về vệ sinh thực vật); bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ cuộc sống hoang dã; bảo đảm an toàn con ngƣời; bảo đảm an ninh quốc gia, ngăn ngừa các hoạt động gian lận - Các yêu cầu đặc trƣng của sản phẩm (8110) - Yêu cầu về ký mã hiệu (8120): Các biện pháp xác định thông tin quy định việc đóng gói hàng hoá phải đƣợc thực hiện cho việc vận chuyển; hải quan (nƣớc xuất xứ, cân nặng, ký hiệu đối với nội dung nguy hiểm) - Yêu cầu về nhãn mác (8310): Các biện pháp quy định loại hình kích cỡ của việc in gói hàng hoặc và xác định thông tin nên đƣợc cung cấp cho khách hàng
  27. - 18 - - Yêu cầu về đóng gói (8140): Các biện pháp quy định cách thức về hàng hoá phù hợp với nƣớc nhập khẩu về việc điều khiển thiết bị hoặc vì các lý do khác và xác định nguyên liệu đóng gói đƣợc sử dụng. - Thử nghiệm, kiểm tra và yêu cầu kiểm dịch (8150): Thử nghiệm bắt buộc các mẫu sản phẩm bởi một phòng thí nghiệm đƣợc uỷ quyền trong nƣớc nhập khẩu, kiểm tra hàng hoá bởi các cơ quan thẩm quyền về sức khoẻ trƣớc khi ra khỏi hải quan hoặc yêu cầu kiểm dịch đối với động vật sống.  Kiểm tra trƣớc khi xếp hàng lên tàu (8200): Quản lý chất lƣợng, số lƣợng và giá cả bắt buộc của hàng hoá trƣớc khi di chuyển hàng từ nƣớc xuất khẩu, có hiệu lực bởi một cơ quan có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu uỷ thác. Quản lý giá nhằm mục đích tránh dƣới mức và trên mức hoá đơn do đó thuế hải quan không bị trốn tránh hoặc chuyển đổi ngoại tệ không bị thất thoát. 2.3 Nhóm 3: Những biện pháp phù hợp với quy định của WTO nhưng mang tính bảo hộ Các NTM thuộc nhóm này là các biện pháp có mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nƣớc nhƣng đƣợc các tổ chức thƣơng mại quốc tế thừa nhận. Các biện pháp thuộc nhóm này gọi là các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời, bao gồm:  Các biện pháp chống bán phá giá (3400): Các biện pháp chống bán phá giá là các quy định về mức thuế nhập khẩu đặc biệt khi giá hàng hoá của các nƣớc xuất khẩu bán phá giá vào nƣớc nhập khẩu. - Điều tra chống bán phá giá (3410) - Thuế chống bán phá giá (3420) - Cam kết giá cả (3430)  Các biện pháp chống trợ cấp (3500): Đánh thuế nhập khẩu đặc biệt để chống trợ cấp của Chính phủ nƣớc ngoài đối với mặt hàng này. Bao gồm: - Điều tra chống trợ cấp (3510) - Thuế chống trợ cấp (3520) - Cam kết giá cả (3530)  Hỗ trợ nông nghiệp dạng hộp xanh
  28. - 19 - 2.4. Các NTM chưa có quy định cụ thể của các tổ chức thương mại quốc tế Các NTM thuộc nhóm này là những biện pháp rất khó xác định có phù hợp hay không phù hợp với các quy định của các tổ chức thƣơng mại quốc tế. Mặt khác, chúng có thể đã đƣợc quy định song còn khá chung chung. Có thể chia các NTM này thành hai nhóm nhỏ sau: a. Các biện pháp nhằm mục tiêu bảo hộ rõ ràng có tác dụng nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là các biện pháp tài chính chƣa bị ràng buộc bởi bất cứ tổ chức nào:  Tiền gửi nhập khẩu trƣớc (4110): Nghĩa vụ gửi trƣớc phần trăm giá trị của các giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trƣớc khi nhập khẩu, các khoản tiền gửi này không đƣợc tính lãi suất  Trả trƣớc thuế hải quan (4130): Thanh toán trƣớc toàn bộ hoặc một phần không cho phép tính lãi suất b. Các biện pháp dẫn đến hạn chế nhập khẩu nhƣng phát sinh một cách ngẫu nhiên chứ không do các nhà hoạch định chính sách chủ động vạch ra. Các biện pháp này có tác động xấu đến thƣơng mại nhƣng chƣa bị các tổ chức thƣơng mại yêu cầu loại bỏ.  Các thủ tục đặc biệt (8310): Các thủ tục không rõ ràng liên quan đến việc quản lý hành chính của bất cứ biện pháp nào đƣợc nƣớc nhập khẩu áp dụng nhƣ nghĩa vụ nộp thông tin sản phẩm chi tiết hơn yêu cầu thông thƣờng trên cơ sở yêu cầu khai hải quan, yêu cầu sử dụng các địa điểm nhập cảnh cụ thể,  Năng lực yếu kém của hải quan (8320): Thể hiện qua khả năng về chuyên môn trong quá trình kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục thông quan
  29. - 20 -  Các vấn đề liên quan đến tham nhũng (8350): Là một trong những yếu tố phát sinh ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách, ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động thƣơng mại cần phải loại bỏ. Ngoài ra, các văn bản liên quan đến thƣơng mại không đƣợc công bố kịp thời, công khai cũng đƣợc coi là một NTM. [7, tr. 23 – 34] IV. SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Đối với các quốc gia trên thế giới Các biện pháp phi thuế quan là công cụ bảo hộ phổ biến đƣợc Chính phủ các nƣớc sử dụng để nâng đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp tập trung nguồn nhân lực và tài chính lớn. Minh hoạ thực tế rõ ràng nhất có thể nhận thấy ở các nƣớc đang phát triển nhƣ các nƣớc châu Mỹ Latinh, các nƣớc Đông Nam Á, nơi tồn tại số lƣợng lớn các doanh nghiệp nhà nƣớc. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nƣớc ở các quốc gia này đều là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ quốc tế mà nguyên nhân sâu xa có thể là thiếu vốn, hạn chế trong vấn đề đào tạo nhân lực, thậm chí là yếu kém trong khâu quản lý Mặc dù vậy việc giải thể các doanh nghiệp này là vấn đề nan giải bởi hầu hết các doanh nghiệp này thu hút một lực lƣợng lao động lớn hoặc đƣợc đầu tƣ những nguồn tài chính không nhỏ. Hậu quả của việc giải thể có thể là những cú sốc lớn cả về kinh tế và chính trị. Hơn nữa, nguyên nhân khác khiến Chính phủ khó giải thể các doanh nghiệp này còn có thể là do họ vẫn còn đặt niềm tin vào khả năng biến chuyển tình thế của đội ngũ lãnh đạo hoặc đây là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đƣợc ƣu tiên phát triển theo chiến lƣợc dài hạn. Bảo hộ còn giúp các quốc gia trên thế giới duy trì việc làm giảm bớt những sức ép về chính trị của các tổ chức đoàn thể. Đây là một trong những
  30. - 21 - nguyên nhân chủ yếu để Chính phủ các nƣớc có nền kinh tế đang chuyển đổi duy trì các biện pháp bảo hộ đối với một số ngành nhất định. Điều này cũng tƣơng tự đối với vấn đề bảo hộ một số ngành ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Mỹ và các nƣớc EU. Chẳng hạn nhƣ để bảo hộ ngành công nghiệp dệt may vốn là ngành kinh tế thu hút khá nhiều lao động, EU đã đƣa ra những thoả thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) với các nƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc có nguồn nguyên liệu phong phú và lực lƣợng nhân công rẻ. Một lý do không thể không đề cập đến khi duy trì các biện pháp bảo hộ phi thuế quan là mong muốn cải thiện các ngành sản xuất nội địa. Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có những chiến lƣợc phát triển kinh tế nhất định, trong đó luôn xác định những lịch vực ƣu tiên đặc biệt. Nhƣng để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đạt đƣợc những hiệu quả tối ƣu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế, Nhà nƣớc cần phải có những ƣu đãi đặc biệt. Ví dụ điển hình là Hoa Kỳ, một nƣớc đƣợc coi là có nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong thời gian qua vẫn duy trì khá nhiều phƣơng thức bảo hộ đối phi thuế quan với lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có cả những phƣơng thức đi ngƣợc lại lợi ích thƣơng mại quốc tế và bị nhiều quốc gia khác trên thế giới phản kháng. Một lý do riêng đối với các nƣớc đang và chậm phát triển là việc các nƣớc này phải thƣờng xuyên duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách. Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia đang và chậm phát triển đều có một cán cân thanh toán bị thâm hụt và một nguồn ngân sách hạn hẹp vốn đƣợc tài trợ chủ yếu thông qua thuế và vay nợ nƣớc ngoài. Để tránh tình trạng đó, các quốc gia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ phi thuế quan khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế nhập khẩu hoặc hƣớng về xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng
  31. - 22 - không cần thiết hay xa xỉ từ đó hạn chế chi tiêu ngoại tệ và thu về nhiều tiền hơn thông qua xuất khẩu. Đối với các quốc gia có tiềm lực cả về kinh tế và chính trị, các biện pháp bảo hộ phi thuế quan còn có thể đƣợc duy trì nhƣ một công cụ chính trị để đơn phƣơng gây sức ép với các quốc gia khác. Mặc dù đây là mục đích hết sức cá biệt trong xu thế phát triển theo hƣớng đa cực của thế giới song hiện tƣợng này đã và đang tiếp tục xảy ra. Hoa Kỳ là quốc gia lạm dụng công cụ vào mục đích này nhiều nhất. Trong luật pháp Hoa Kỳ có những điều khoản đặc biệt cho phép Quốc hội đƣa ra những biện pháp thƣơng mại đơn phƣơng đối với bất cứ quốc gia nào đƣợc coi là có thể đe doạ đến vấn đề an ninh của nƣớc Hoa Kỳ. 2. Đối với Việt Nam Những lý do chủ yếu đối với vấn đề bảo hộ nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ hai yếu tố chủ quan và khách quan nhƣng trong đó yếu tố chủ quan là thực trạng nền kinh tế Việt Nam và yếu tố khách quan là bối cảnh của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Nhìn trên góc độ chủ quan: đánh giá chung thì nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế lạc hậu, đang chuyển hoá từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, các yếu tố của nền kinh tế thị trƣờng chƣa đƣợc tạo lập một cách đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết. Điều này nghĩa là năng lực cạnh tranh của quốc gia còn kém. Trong đó, hệ thống các quy phạm pháp luật, công cụ quan trọng để quản lý nhà nƣớc của Việt Nam hiện nay cũng bị đánh giá là thiếu nhất quán và quá chồng chéo, chƣa tạo ra đƣợc môi trƣờng pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các chính sách tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu cũng trong tình trạng tƣơng tự. Năm 2003, Việt Nam đƣợc diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp
  32. - 23 - thứ 60/102 nƣớc xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhƣ vậy, so với vị trí 53/59 nƣớc năm 2000, thứ bậc trên là một sự suy giảm. Bên cạnh đó không thể phủ nhận một thực trạng là các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về năng lực quản lý, nguồn nhân lực, khả năng thích nghi và mang nặng tƣ tƣởng dựa dẫm của một thời kỳ dài bao cấp. Việc ngay lập tức thúc ép các doanh nghiệp này tự tạo lập một thế đứng vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc đã là một nhiệm vụ khó khăn chứ chƣa đề cập đến thị trƣờng khu vực và quốc tế, biểu hiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất kém. Hơn nữa, ngay cả khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có một tiềm lực nhất định cũng không thể cho rằng họ không cần đến sự bảo trợ của Nhà nƣớc. Những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao ngoài mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ về vốn thì sự hỗ trợ trong vấn đề nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới cũng hết sức quan trọng. Sự yếu kém về quản lý vi mô cũng nhƣng vĩ mô cũng là một đặc thù đòi hỏi sự bảo hộ tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam. Về vấn đề quản lý vĩ mô, sự yếu kém đó có thể đƣợc lý giải phần nào do quá trình dài nền kinh tế nƣớc ta ở trong tình trạng bao cấp, ì ạch và chậm tiến. Ngoài ra, sự sai lầm trong việc lựa chọn hƣớng đi do tƣ tƣởng dập khuôn, giáo điều cũng gây ra những trở ngại không nhỏ cho tiến trình cải cách hành chính. Kể từ sau giai đoạn đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến không nhỏ và đạt đƣợc những bƣớc phát triển lớn lao, hệ thống quản lý ở Trung ƣơng đã đƣợc tinh giản hoá, phạm vi quản lý đƣợc phân chia hợp lý hơn. Tuy vậy, theo đánh giá chung thì hệ thống quản lý vĩ mô của chúng ra còn tồn tại rất nhiều bất cập và không thể hoàn thiện trong một sớm một chiều. Đối với vấn đề quản lý vi mô nguyên nhân khách quan của sự yếu kém là môi trƣờng kinh doanh chật hẹp song nguyên nhân chủ quan và chính yếu chính là thói quen ỷ lại và tƣ tƣởng trông chờ từ phía Nhà nƣớc. Việc mở
  33. - 24 - cửa nền kinh tế, hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực và quốc tế đƣợc coi là cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới năng lực quản lý, phần còn lại chính là mong muốn và nỗ lực hoàn thiện của các doanh nghiệp này. Cũng nhƣ hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát triển kinh tế trong đó ƣu tiên phát triển một số ngành. Các ngành này là những ngành công nghiệp có tiềm năng song còn gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh cần đƣợc sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc và cả những nghành nhất thiết phải ƣu tiên phát triển do các lý do khác nhƣ chính trị và xã hội. Đây là lý do cơ bản nhất để Việt Nam duy trì các hình thức bảo hộ phi thuế quan nhƣng với đặc thù mang nhiều màu sắc chính trị hơn là kinh tế. Các hình thức bảo hộ phi thuế quan của Việt Nam trong thời gian qua chƣa hẳn đã phát huy đƣợc tính chất tích cực đối với nền kinh tế. Nhìn trên góc độ khách quan: Đứng trƣớc xu thế khách quan của tự do hoá thƣơng mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần duy trì các phƣơng thức bảo hộ phi thuế quan vì những nguyên nhân nhất định. Thứ nhất, trong quá trình tự do hoá thƣơng mại, nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động xấu nhƣ sự xâm nhập của hàng hoá nƣớc ngoài, sự lũng đoạn của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Nếu không có chiến lƣợc bảo hộ sản xuất hợp lý, nền kinh tế sẽ phát triển mất cân đối và phụ thuộc nặng nền vào các yếu tố bên ngoài. Thứ hai, để hoà nhập vào một nền kinh tế vốn đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều, Việt Nam cần cải thiện khả năng cạnh tranh trên phƣơng diện quốc gia cũng nhƣ trên phƣơng diện ngành/doanh nghiệp và sản phẩm. Các biện pháp hỗ trợ mang tính cấp thiết sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo đƣợc những lợi thế nhất định trong quá trình bắt kịp nhịp độ phát triển chung và tạo điều kiện cho chúng ta tranh thủ hoàn thiện các yếu tố còn lại. Cuối cùng, cũng không thể không đề
  34. - 25 - cập đến một lý do ít đƣợc đề cập đến, đó là để tạo lập một thế vững chắc trên trƣờng quốc tế, bảo hộ phi thuế quan cũng là một công cụ để chúng ta có thể mang ra “mặc cả” để đổi lấy những ƣu đãi chính trị nhất định. Xuất phát từ những yêu cầu chủ quan và khách quan, chúng ta cần áp dụng những biện pháp bảo hộ phi thuế quan một cách hữu hiệu, phù hợp với các quy định của Tổ chức thƣơng mại Thế giới.
  35. - 26 - CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƢỚC HOA KỲ 2. Điều kiện địa lý Hoa Kỳ hay thƣờng đƣợc gọi là nƣớc Mỹ có tên gọi đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The United States of America hay United States) gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C, Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Hoa Kỳ nằm ở tây bán cầu, bắc giáp Canada với đƣờng biển dài 8.893 km, nam giáp Mêhicô và vịnh Mêhicô, đông giáp Đại Tây Dƣơng với đƣờng bờ biển dài 22.680km, tây giáp Thái Bình Dƣơng. Bang Alaska nằm ở phía tây bắc Canada, cực tây của bang cách trung tâm Hoa Kỳ 5.426km, quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dƣơng có cực nam cách trung tâm Hoa Kỳ 5.573km. Tổng diện tích của Hoa Kỳ là 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nƣớc là 470.131 km2. Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa Nga, bằng khoảng 3/10 châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần. Dân số năm 2003 là 290.809.777 chiếm khoảng 5% dân số thế giới. Hoa Kỳ là nƣớc đông dân thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và ấn độ. Đây là một quốc gia có nền văn hoá đa dạng và phong phú, đại đa số là ngƣời da trắng chiếm gần 70% dân số, ngƣời da đen chiếm 12%, ngƣời Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chiếm 12%; ngƣời gốc châu Á gần 4% và thổ dân gần 1% Quốc Kỳ của Hoa Kỳ có 50 ngôi sao nhỏ màu trắng nằm trên nền xanh lơ ở góc bên trái cờ, đƣợc sắp xếp thành 9 hàng ngang, mỗi hàng có 6 ngôi
  36. - 27 - sao xen kẽ với những hàng 5 ngôi sao. 50 ngôi sao này đại diện cho 50 bang, 13 vạch đỏ xen kẽ với trắng tƣợng trƣng cho 13 thuộc địa Anh đầu tiên đã tuyên bố độc lập và trở thành tiền thân của Hoa Kỳ ngày nay. 2. Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kỳ là một nƣớc cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và quyền tƣ pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhƣng không đƣợc trái với Hiến pháp của Liên bang Quốc hội liên bang Quốc hội liên bang Hoa Kỳ gồm Thƣợng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tƣ pháp. Phân chia quyền lực giữa hai viện: Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lƣợng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thƣơng mại và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền. Trong đó, Thƣợng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các hiệp ƣớc mà Chính phủ ký với nƣớc ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ đƣợc chính phủ hai nƣớc ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới đƣợc Thƣợng viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành. Tất cả các dự luật liên quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều do Hạ viện đề xuất; Thƣợng viện có thể bỏ phiếu thay đổi dự luật của Hạ viện và khi đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng. Tất cả các dự luật liên bang đều phải đƣợc cả Hạ viện và Thƣợng viện liên bang thông qua trƣớc khi chuyển cho Tổng thống ký ban hành thành luật.
  37. - 28 - Dân biểu: (thƣợng và hạ nghị sĩ liên bang và bang) đƣợc bầu từ các khu vực bầu cử. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các dân biểu là bảo vệ và đem lại càng nhiều lợi ích cho các cử tri của mình càng nhiều càng tốt. Các dân biểu có thể kiến nghị và vận động các cơ quan lập pháp và hành pháp thông qua các luật pháp và quyết định có lợi cho cử tri của mình. Ví dụ, nhiều thƣợng và hạ nghị sĩ của các bang ở Hoa Kỳ có nuôi cá catfish đã bảo trợ và tích cực vận động Quốc hội Liên bang thông qua dự luật cấm cá da trơn của Việt Nam mang tên catfish trên thị trƣờng Hoa Kỳ. Chính quyền liên bang Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang quy định và chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hƣởng đến toàn liên bang nhƣ ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực khác. Hệ thống toà án liên bang Hệ thống toà án liên bang gồm Toà án liên bang tối cao và các toà án liên bang khu vực. Toà án tối cao liên quan có quyền vô hiệu hoá bất cứ luật lệ liên bang hoặc bang nào mà toà xét thấy là trái với Hiến pháp. Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ (biểu tƣợng là con lừa) và Đảng Cộng hoà (biểu tƣợng là con voi) kiểm soát. Hệ thống chính quyền bang Hệ thống luật pháp Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không đƣợc trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trƣờng hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phƣơng, thì luật liên bang sẽ có hiệu
  38. - 29 - lực. Có những giao dịch hoặc vấn đề chịu sự điều tiết của riêng luật liên bang, hoặc riêng luật bang, hoặc có thể cả luật bang và liên quan. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền quản lý ngoại thƣơng và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc về các cơ quan quản lý của nhà nƣớc liên bang, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hƣởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của các luật liên quan. Tuy nhiên, do luật bảo vệ môi trƣờng của một số bang đề ra những yêu cầu bảo vệ môi trƣờng khắt khe hơn so với các luật liên bang về môi trƣờng, cho nên xe hơi nhập khẩu muốn tiêu thụ đƣợc ở các bang đó phải đáp ứng các yêu cầu về môi trƣờng của các bang đó. Hoa Kỳ và tất cả các bang (trừ bang Lousiana theo hệ thống luật Châu Âu) đều theo hệ thống luật Anh – Mỹ (common law) [9, tr. 3. Khái quát về kinh tế và ngoại thƣơng Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa, Hoa Kỳ vẫn là nƣớc có nền kinh tế lớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Năm 2002, tổng thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ ƣớc tính khoảng 10.450 tỷ USD, chiếm khoảng trên 21% tổng thu nhập quốc dân toàn cầu. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối kinh tế thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thƣơng mại điện tử, thông tin, tin học, bƣu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tƣ vấn. Năm 2002, Hoa Kỳ đầu tƣ ra nƣớc ngoài gần 120 tỷ USD, xuất khẩu 1.018,6 tỷ USD (theo giá FAS, trong đó xuất khẩu hàng hoá là 713,8 tỷ USD và dịch vụ là 304,8 tỷ) và nhập khẩu từ thế giới 1.507,9 tỷ USD (theo giá FOB, trong đó nhập khẩu hàng hoá là 1.263,2 tỷ USD và dịch vụ là 244,8 tỷ). Các sản phẩm xuất khẩu chính của Hoa Kỳ bao gồm
  39. - 30 - máy móc, thiết bị, ôtô, linh kiện và vật liệu công nghiệp, hàng tiêu dùng, nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế, máy móc, ôtô, hàng tiêu dùng, vật liệu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống Bảng 2.1. Tóm tắt ngoại thương Hoa Kỳ (Đơn vị: tỷ USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng xuất khẩu 1.070,1 1.007,6 974,1 1.018,6 1.151 1.323,6 Hàng hoá 772,0 718,7 681,9 713,8 806,5 927,5 Dịch vụ 298,1 288,9 292,2 304,8 344,4 396,0 Tổng nhập khẩu 1445,4 1365,4 1392,1 1507,9 1.764,2 2.134,7 Hàng hoá 1224,4 1145,9 1164,7 1263,2 1.477,9 1.788,3 Dịch vụ 221,0 219,5 227,4 244,8 286,4 346,5 Tổng cán cân TM -75,4 -57,8 -418,0 -489,4 -613,2 -811,0 Hàng hoá -452,4 -427,3 -482,9 -549,4 -671,3 -860,7 Dịch vụ 77,0 69,4 64,8 60,0 58,0 49,5 Nguån: Uû ban th•¬ng m¹i quèc tÕ Hoa Kú II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU Hoa Kỳ là cƣờng quốc kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong những thành viên sáng lập của GATT (WTO ngày nay). Mặc dù có tiềm năng to lớn trong mọi lĩnh vực sản xuất, nhƣng theo quy luật về lợi thế cạnh tranh tƣơng đối, trong những năm qua, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thách thức
  40. - 31 - rất lớn nhằm bảo hộ cho những ngành sản xuất đã suy giảm sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Chƣơng này sẽ giới thiệu một cách tổng quan các biện pháp phi thuế quan Hoa Kỳ đã và đang sử dụng đối với hàng nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ. 1. Các biện pháp hạn chế định lƣợng 1.1. Hạn ngạch nhập khẩu (Import quota) Cũng giống nhƣ các quốc gia khác, chính sách quy định hạn ngạch nhập khẩu đƣợc Hoa Kỳ sử dụng nhằm giới hạn khối lƣợng hay số lƣợng các loại hàng hoá khác nhau đƣợc phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian xác định. Các hạn ngạch đƣợc xác lập bởi luật, các Tuyên bố Tổng thống ban hành chiểu theo các luật liên quan và đƣợc công bố theo hệ thống Thuế quan hài hoà Hoa Kỳ. Cơ quan quản lý hạn ngạch nhập khẩu hạn ngạch của Hoa Kỳ là Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (gọi tắt là Cục Hải quan Hoa Kỳ) Nhìn chung, hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể chia làm 2 loại: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan. Ngoài ra, Hiệp định Thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) còn quy định một số mức ƣu tiên thƣơng mại (TPL) khác nhau, các mức ƣu tiên này cũng có tính chất tƣơng tự và đƣợc quản lý giống nhƣ hạn ngạch thuế quan. Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ, phối hợp với Văn phòng Đại diện thƣơng mại Hoa Kỳ (USTR), là cơ quan chịu trách nhiệm xác định và có quyền ấn định các mức hạn ngạch. Cục Hải quan Hoa Kỳ là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý phần lớn các loại hạn ngạch nhập khẩu. Cục trƣởng Cục hải quan nắm quyền điều phối nhập khẩu các hàng hoá chịu hạn ngạch, song không có quyền thay đổi hoặc điều chỉnh hạn ngạch của bất cứ loại hàng hoá nào. Hàng hoá chịu hạn ngạch phải thực hiện các thủ tục hải quan thông thƣờng giống nhƣ những hàng hoá khác. Cho đến thời điểm này, không cần
  41. - 32 - phải có bất cứ giấy phép nhập khẩu nào đối với các hạn ngạch hàng hoá do Cục Hải quan Hoa Kỳ quản lý. a) Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) Hạn ngạch tuyệt đối giới hạn lƣợng hàng của một loại hàng hoá nhất định có thể đƣợc nhập khẩu vào hệ thống thƣơng mại của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian xác định (thƣờng là 1 năm). Khi hạn ngạch tuyệt đối đối với một loại hàng hoá nào đó đã hết, tất cả các lô hàng khác nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong phần còn lại của khoảng thời gian hạn ngạch sẽ bị tuyệt đối cấm. Một số hạn ngạch đƣợc áp dụng đối với tất cả các nƣớc, đồng thời có những loại hạn ngạch chỉ áp dụng đối với một vài nƣớc nhất định. Hạn ngạch tuyệt đối thƣờng đƣợc mở chính thức vào một thời điểm xác định trƣớc vào ngày làm việc đầu tiên của khoảng thời gian hạn ngạch. Nhờ đó, các nhà nhập khẩu có thể có cơ hội ngang nhau để xuất trình các lô hàng nhập khẩu. Ngay tại thời điểm bắt đầu khoảng thời gian hạn ngạch, nếu tổng lƣợng hàng hoá chịu hạn ngạch của các lô hàng đƣợc xuất trình để làm thủ tục đã vƣợt quá mức hạn ngạch cho phép, các lô hàng sẽ chỉ đƣợc thông quan trên cơ sở tỷ lệ (tỷ lệ giữa lƣợng hạn ngạch với tổng lƣợng hàng xuất trình làm thủ tục) Nếu hạn ngạch không bị hết ngay tại thời điểm bắt đầu của khoảng thời gian hạn ngạch, hạn ngạch sẽ đƣợc quản lý trên cơ sở “đến trƣớc làm trƣớc”, có nghĩa là theo đúng trật tự của các lô hàng đƣợc xuất trình để làm thủ tục hải quan. Khi có một lô hàng làm thủ tục nhập khẩu vƣợt quá mức hạn ngạch, lƣợng hàng vƣợt quá hạn ngạch có thể đƣợc lƣu lại chờ tới khi bắt đầu khoảng thời gian hạn ngạch tiếp theo bằng cách cất giữ hàng trong Khu ngoại quan (FTZ) hoặc đƣa vào lƣu kho. Bằng không, hàng hoá đó có thể đƣợc tái xuất hoặc đƣa đi tiêu huỷ dƣới sự giám sát của hải quan. Không nhà
  42. - 33 - nhập khẩu nào đƣợc phép thông quan cho lƣợng hàng vƣợt quá mức hạn ngạch. b) Hạn ngạch thuế quan (Tarriff-rate quota) Hạn ngạch thuế quan quy định số lƣợng hoặc giá trị của mặt hàng đó đƣợc nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mức thuế thấp trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lƣợng nhập đối với mặt hàng này, nhƣng số lƣợng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch. Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng thống công bố trên cơ sở các hiệp định đã đàm phán và ký kết theo Luật các Hiệp định thƣơng mại. Thuế quan tại mức giảm trong các tuyên bố của Tổng thống và theo Hệ thống thuế quan hài hoà Hoa Kỳ (HTSUS) đƣợc áp dụng đối với các chuyến hàng nằm trong hạn ngạch. Khi Cục trƣởng Cục hải quan nhận thấy hạn ngạch một loại hàng hoá nào đó sắp hết, Hải quan có thể yêu cầu nhà nhập khẩu đặt cọc cho khoản thuế nhập khẩu ƣớc tính tại mức thuế vƣợt quá hạn ngạch vào ngày đó và ghi lại thời điểm chính thức chấp nhận thông quan cho mỗi lô hàng. Khi ngày giờ hết hạn ngạch đƣợc xác định chính thức, các nhân viên hải quan sẽ thực hiện điều chỉnh lại thuế suất nhập khẩu đánh trên phần của lô hàng đƣợc phép tính vào hạn ngạch. Hiện nay, khoảng 200 mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải chịu sự chi phối của hạn ngạch thuế quan. Trong thực tế, thuế suất MFN trung bình đối với các sản phẩm trong hạn ngạch là 9,5%, trong khi thuế suất trung bình ngoài hạn ngạch là 55,8%. Trong đa số các trƣờng hợp thì các hàng hoá xuất khẩu của khối các nƣớc XHCN (trƣớc đây) không đƣợc hƣởng ƣu đãi của hạn ngạch theo mức thuế. Việc nhập khẩu gỗ xẻ từ Canada, nƣớc xuất khẩu chính mặt hàng này vào Hoa Kỳ, đã bị hạn chế bởi một hệ thống tƣơng tự nhƣ hạn ngạch thuế quan. Hoa Kỳ cũng đã đàm phán với Nga về những hạn chế đối với nhập khẩu Uranium, anomi-nitrat, và một số sản phẩm thép, với
  43. - 34 - Ukraine về những hạn chế nhập khẩu silicon-mangan và một số sản phẩm thép c) Các loại hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ hiện đang áp dụng hạn ngạch Có thể phân các hạn ngạch do Cục hải quan Hoa Kỳ quản lý làm 4 nhóm lớn: hạn ngạch đối với các sản phẩm dệt may, hạn ngạch thuế quan thông thƣờng, hạn ngạch thuế quan theo GATT và các ƣu tiên thƣơng mại theo NAFTA - Hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm dệt may Cục hải quan Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quản lý thực hiện hạn ngạch nhập khẩu đối với một số loại sản phẩm làm từ bông, len, sợi nhân tạo, tơ sợi và các loại thực vật khác đƣợc sản xuất gia công tại một số quốc gia nhất định (hiện Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm này). Cục hải quan Hoa Kỳ còn quản lý việc thực hiện Chƣơng trình tiếp cận thị trƣờng Đặc biệt theo Sáng kiến vùng vịnh Caribê (CBI) và Luật Ƣu tiên Thƣơng mại vùng Anđéc về một số chủng loại sản phẩm làm từ vải chế và cắt của Hoa Kỳ. Việc quản lý này đƣợc tiến hành căn cứ trên các chỉ thị đối với Cục trƣởng cục hải quan do Chủ tịch uỷ ban thực thi các hiệp định dệt may Hoa Kỳ (CITA) ban hành. - Hạn ngạch thuế quan thông thƣờng Gồm các mặt hàng sau (mã số trong ngoặc là mã HS theo bảng HTSUS): Cá anchovy (1604.16); Cây đậu chổi (9603); Cồn êtylic (9901.00.50); Sữa và kem từ sữa (0404.20.20); Quả ô liu (Chƣơng 20); Quả quất satsumas (2008.30.42); Cá ngừ (1604.14.20); Vải bông (9903.52); Gluten lúa mì (tuyệt đối) (9903.11); Dây thép cuộn và ống thép (9903.72) - Hạn ngạch thuế quan – GATT Tuyên bố Tổng thống số 6763 thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại GATT – nay là WTO - áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các hàng hoá sau đây:
  44. - 35 - Thức ăn động vật (23 AUSN 2); Các sản phẩm có đƣờng chiếm nhiều hơn 10% trọng lƣợng khô mô tả tại 17 AUSN 2 (17 AUSN 8); Các sản phẩm có đƣờng chiếm nhiều hơn 65% trọng lƣợng khô mô tả tại 17 AUSN 2 (17 AUSN 7); Thịt bò (chƣơng 2, phụ chú 3) (2 AUSN 3); Siro trộn (17 AUSN 9); Pho mát khối Canada (4 AUSN 18); Dải băng làm từ bông (52 AUSN 9); Sôcôla (18 AUSN 2); Sôcôla và sôcôla miếng ít béo (18 AUSN 3); Bột cacao (18 AUSN 1); Bông (52 AUSN 5), (chiều dài sợi ngắn hơn 28,575mm); Bông (52 AUSN 7), (chiều dài sợi từ 28,575mm đến 34,925mm); Bông (52 AUSN 8), (chiều dài sợi từ 34,925mm trở lên); Các sản phẩm bơ sữa (4 AUSN 10); Sữa khô và kem (từ sữa) khô (4 AUSN 9); Sữa khô và kem (từ sữa) khô, váng sữa khô, nhiều hơn 224,981kg(4 AUSN 12); Sợi bông (52 AUSN 10); Bông xơ (52 AUSN 6); Kem (21 AUSN 5); Bột dinh dƣỡng cho trẻ sơ sinh (19 AUSN 2); Sữa và Kem từ sữa (đặc và đƣợc làm bay hơi) (4 AUSN 11); Gia vị lẫn và phụ gia nấu ăn (21 AUSN 4); Hỗn hợp và bột nhào (19 AUSN 3); Bơ lạc và patê (20 AUSN 5); Đƣờng (bao gồm đƣờng mía) (17 AUSN 5); Cây thuốc lá (24 AUSN 5) - Các ƣu tiên thƣơng mại (TPL) theo Hiệp định thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Tuyên bố Tổng thống số 6411 thực hiện các cam kết của NAFTA, theo đó các TPL đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Mêhicô và Canada đƣợc áp dụng bao gồm:  Nhập khẩu từ Mêhicô Sirô trộn (99 USN 19); Đậu chổi (9906.96.01); Phomat (99 USN 8); ớt (99 USN 13); Bông (99 USN 25); Hàng dệt may làm từ sợi bông hoặc len nhân tạo, đồ len, vải sợi các loại và phụ phẩm, bông hoặc các loại sợi nhân tạo (tham khảo HTSUS); Sữa khô và kem (từ sữa) khô (99 USN 5); Quả cà tím (99 USN 12); Sữa kem (từ sữa) đặc và đƣợc làm bay hơi (99 USN 7); Hành và cây hẹ tây (99 USN 11); Nƣớc cam ép (99 USN 21); Nƣớc cam ép
  45. - 36 - (99 USN 22); Lạc (99 USN 16); Quả bí (99 USN 14); Đƣờng chiết xuất từ mía và củ cải đƣờng (99 USN 18); Cà chua (99 USN 10); Cà chua (99 USN 9); Dƣa hấu (99 USN 15);  Nhập khẩu từ Canada Hàng dệt may làm từ sợi bông hoặc len nhân tạo, đồ len, vải sợi và các loại phụ phẩm (makes-up), bông hoặc các loại sợi nhân tạo [15, tr.8] d) Một số hạn ngạch nhập khẩu do các cơ quan khác quản lý Đồng hồ và các bộ phận chuyển động của đồng hồ Bộ nội địa và Bộ Thƣơng mại là các cơ quan quản lý hạn ngạch nhập khẩu đối với đồng hồ và các bộ phận chuyển động của đồng hồ. Các sản phẩm làm từ bơ sữa Một số sản phẩm từ bơ sữa phải chịu áp dụng hạn ngạch do Bộ Nông nghiệp quản lý. Các sản phẩm này chỉ đƣợc phép nhập khẩu tại mức thuế trong hạn ngạch theo các giấy phép nhập khẩu do Bộ này cấp. 1.2 Hạn chế nhập khẩu theo các luật môi trường Hoa Kỳ cấm nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ cá ngừ vây vàng đánh bắt ở vùng đông Thái Bình Dƣơng, đồng thời cho phép Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ đƣợc nhập một số loài hoặc họ động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ. Luật cũng cho phép Tổng thống có quyền cấm nhập khẩu bắt kỳ sản phẩm nào của bất kỳ quốc gia nào nếu quốc gia đó tham gia đánh bắt, buôn bán hải sản vi phạm các công ƣớc quốc tế về bảo tồn hải sản hoặc các chƣơng trình quốc tế về bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị đe doạ. Hoa Kỳ cũng quy định cấm nhập khẩu các loại sản phẩm hải sản vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc về đánh bắt cá bằng lƣới nổi và cấm nhập khẩu các loài chim quý hiếm đã đƣợc đƣa vào danh mục của Công ƣớc quốc tế về buôn bán động vật quý hiếm. 1.3 Hạn chế nhập khẩu vì mục tiêu an ninh chính trị và kinh tế Luật quyền hạn kinh tế trong tình trạng khẩn cấp đƣợc thông qua năm 1977 cho phép Tổng thống đƣợc quyền phong toả tài sản nƣớc ngoài ở Hoa
  46. - 37 - Kỳ, cấm vận thƣơng mại và tiến hành các biện pháp cần thiết khác để đối phó với các mối đe doạ bất thƣờng đối với nền an ninh quốc gia, các chính sách đối ngoại hoặc các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Luật an ninh quốc tế năm 1985 cũng quy định tổng thống có quyền hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hoá từ bất kỳ quốc gia nào mà Hoa Kỳ cho rằng nƣớc đó đã tổ chức hoặc tiếp tay cho các hoạt động khủng bố. Hoa Kỳ còn đƣa ra luật Exxon-Flio nhằm ngăn chặn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành có liên quan đến quốc phòng. Theo luật này, Tổng thống có quyền đình chỉ hoặc cấm bất cứ vụ mua lại, sáp nhập hoặc thôn tính các công ty của Hoa Kỳ của ngƣời nƣớc ngoài nếu xét thấy việc đó có thể đe doạ đến an ninh quốc gia. 1.4 Quyền hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông sản và hàng dệt Hoa Kỳ thƣờng áp dụng các quy định của luật pháp để giữ thị trƣờng trong nƣớc ổn định, hạn chế tình trạng giá cả tăng vọt Luật pháp Hoa Kỳ cho phép hỗ trợ giá nông sản trong nƣớc, đảm bảo thu nhập cho nông dân, đảm bảo nguồn lƣơng thực trong nƣớc. Quốc hội Hoa Kỳ còn quy định chế độ trợ giá tối thiểu cho một số nông sản chủ yếu, kể cả nông sản dễ hƣ hao. Khi xét thấy việc nhập khẩu nông sản gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp trong nƣớc, Bộ trƣởng nông nghiệp sẽ báo cáo Tổng thống để cho điều tra. Nếu thấy báo cáo là đúng, Tổng thống sẽ quyết định áp dụng biện pháp thu phí nhập khẩu hoặc quy định hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên mức phí không đƣợc quá 50% giá trị sản phẩm, hạn ngạch không vƣợt quá 50% số lƣợng đã nhập trong giai đoạn bị ảnh hƣởng. Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn áp dụng cách khống chế này đối với bông, sản phẩm sữa, lạc và sản phẩm lạc, đƣờng tinh chế, sản phẩm có đƣờng. Đối với hàng dệt may, hiện nay, theo các hiệp định tại vòng đàm phán Urugoay, Hoa Kỳ cam kết loại bỏ dần các hạn chế đối với hàng dệt may. - Hiệp định đa sợi, Hiệp định về hàng dệt và may mặc
  47. - 38 - Hiệp định đa sợi (Multifiber agreement – MFA) một hiệp định quốc tế có hiệu lực từ tháng 1 năm 1974, cho phép các thành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phƣơng nhằm hạn chế về số lƣợng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Đƣợc gia hạn thêm 6 lần, hiệp định MFA đã hết hạn vào ngày 31/12/1994 và ngay lập tức đƣợc thay thế bằng Hiệp định hàng dệt may ATC trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay. Trong khuôn khổ ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may đƣợc dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Tất cả các thành viên WTO là đối tƣợng áp dụng của Hiệp định ATC, cho dù họ có phải là nƣớc đã ký kết MFA hay không, và chỉ các nƣớc thành viên WTO mới đủ tiêu chuẩn đƣợc hƣởng các lợi ích của hiệp định này. Hiệp định dệt may song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ ký tháng 4 năm 2003 và bắt đầu có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2003. Theo hiệp định này, 38 cat hàng dệt may từ Việt Nam phải chịu hạn chế về số lƣợng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Vì Việt Nam chƣa phải là thành viên của WTO, nên xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ sau 1/1/2005 vẫn bị hạn chế bằng hạn ngạch Hải quan Hoa Kỳ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dệt tơ và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc đƣợc sản xuất từ một số nƣớc. Việc kiểm soát quota hàng dệt, may dựa trên những văn bản hƣớng dẫn của chủ tịch Uỷ ban Hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt (Textile Agreements). Việc kinh doanh các sản phẩm dệt may tiếp tục bị tác động bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với một số sản phẩm dệt may nhất định nhập khẩu từ khoảng hơn 40 nƣớc. 2. Giấy phép nhập khẩu Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ đƣợc thực hiện thông qua một hệ thống giấy phép. Giấy phép nhập khẩu hàng hoá là một biện pháp
  48. - 39 - quản ly nhập khẩu dƣới dạng hạn chế số lƣợng nhƣng giấy phép nhập khẩu khác với hạn ngạch, vì không quy định số lƣợng cụ thể mà chỉ yêu cầu khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xuất trình cơ quan Hải quan kiểm tra. Hệ thống giấy phép nhập khẩu của Hoa Kỳ đƣợc chia làm 2 loại: Giấy phép tự động: Là loại giấy phép cho phép thực hiện ngay lập tức không có điều kiện đối với ngƣời làm đơn xin giấy phép Giấy phép không tự động: Là loại giấy phép cho phép đƣợc thực hiện khi ngƣời nhập khẩu đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định Báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ với WTO về việc cấp giấy phép mô tả quá trình phải tuân theo để có thể nhập khẩu những sản phẩm sau: thực vật, động vật và các sản phẩm của chúng, hơi đốt tự nhiên, cá và sinh vật hoang dại, các loại thuốc ngủ, thuốc mê, thuốc gây nghiện, rƣợu, thuốc lá, súng cầm tay, và vũ khí hạt nhân. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoặc khí đốt hoá lỏng chỉ đƣợc phép nếu việc nhập khẩu đó gắn liền với lợi ích của dân chúng, ngoại trừ việc nhập khẩu từ các nƣớc mà Hoa Kỳ ký hiệp định thƣơng mại tự do. Hệ thống cấp phép nhập khẩu của Hoa Kỳ quản lý đối với các mặt hàng cụ thể nhƣ sau: - Vũ khí đạn dƣợc: bị kiểm soát chặt bởi Cơ quan quản lý rƣợu, thuốc lá và vũ khí (Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms – BATF). Cơ quan này cấp phép và quản lý việc nhập khẩu mặt hàng này. - Rƣợu và thức uống có cồn: cũng do BATF kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan này đòi hỏi việc nhập phải tuân thủ các yêu cầu về nhãn hàng, cách đựng và tiêu chuẩn. Ngoài ra mặt hàng này lại còn phải chịu nhiều quy định của liên bang và tiểu bang. Khi nhập phải đóng thuế doanh thu. - Sản phẩm từ sữa: do Cơ quan thực phẩm và y dƣợc (FDA) và Bộ Nông nghiệp (USDA) quản lý. Có nhiều thủ tục về nhập khẩu và thông báo
  49. - 40 - đƣợc áp dụng, bên cạnh hạn ngạch, giấy phép và kiểm dịch, tuỳ theo từng loại sản phẩm và nơi xuất phát. - Thuốc, vật liệu sinh học và côn trùng: do FDA, USDA và các Trung tâm dịch vụ y tế kiểm soát dịch bệnh – CDC quản lý. Các yêu cầu đặt ra thay đổi tuỳ theo sản phẩm, nhƣng nói chung việc nhập đòi hỏi giấy phép, báo cáo nhập, các văn kiện ghi chi tiết, nhà sản xuất nƣớc ngoài và đăng ký sản phẩm. Cơ quan FDA còn đặt ra thêm nhiều đòi hỏi về chất lƣợng thuốc và về các cơ sở sản xuất thuốc. - Các loại giống gây nguy hiểm hay có tính đe doạ: do các hiệp ƣớc quốc tế quản lý và theo các luật lệ khác nhau của Hoa Kỳ về các chất gây nguy hiểm đem từ nƣớc ngoài vào. Việc quản lý do Cơ quan kiểm soát cá và thú vật hoang dã (US Fish and Wildlife Service – FWS) phụ trách và bao gồm việc giới hạn cửa khẩu đƣợc đƣa vào, giấy phép, các văn bản xuất nhập khẩu chi tiết, thông báo trƣớc cho Hải quan, kiểm tra tại cửa khẩu và các yêu cầu về lƣu trữ hồ sơ. - Các chất thải độc hại: do Cơ quan bảo vệ môi trƣờng (Environment Protection Agency – EPA) quản lý. Các mặt hàng này chỉ đƣợc nhập cho những mục đích giới hạn và theo các thoả thuận riêng rẽ giữa EPA và cơ quan tƣơng đƣơng của quốc gia xuất hàng. - Côn trùng: do ba cơ quan là USDA, CDC và FWS quản lý. Việc nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép và đóng bao bì theo tiêu chuẩn yêu cầu. - Thịt và sản phẩm từ thịt: do USDA quản lý và chịu các quy định về giới hạn cửa khẩu, chủng ngừa, kiểm tra tại bến và giấy phép - Máy móc động cơ: do Bộ giao thông (US Department of Transportation – DOT) quản lý, hàng nhập phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn, mức xả khói
  50. - 41 - - Các chất phóng xạ và phản ứng hạt nhân: do Cơ quan quản lý hạt nhân (Nuclear Regulatory Commission – NRC) quản lý. Việc nhập các chất này phải đƣợc phép của NRC - Gia súc, gia cầm và động vật sau đây nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải xin giấy phép của Cục Bảo vệ động vật và thực vật Hoa Kỳ (thuộc USDA), ngoài ra còn phải xuất trình cả giấy chứng nhận sức khoẻ của động vật: + Tất cả những động vật có móng guốc (loài nhai lại) nhƣ trâu, bò, cừu, hƣơu, nai, linh dƣơng, lạc đà, hƣơu cao cổ + Lợn, bao gồm cả lợn rừng và thịt của những loại động vật nhƣ vậy + Ngựa, la, lừa, ngựa vằn + Các phụ phẩm từ động vật nhƣ da sống chƣa thuộc len, bột xay từ xƣơng, bột máu, thú nhồi, nội tạng, cao hoặc các chất tiết ra (nƣớc bọt, mật ) của động vật nhai lại và lợn + Phôi, huyết tƣơng động vật + Cỏ khô và rơm [10, tr.262] 3. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật 3.1. Hệ thống các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ Nhƣ ở hầu hết các nƣớc, các quy định về kỹ thuật ở Hoa Kỳ đƣợc áp dụng vì các mục đích an toàn hoặc sức khoẻ đối với những sản phẩm nhập khẩu với số lƣợng lớn. Những sản phẩm này bao gồm: thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế, các máy X-quang và các xe có động cơ. Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hàng hoá, đa dạng về chủng loại và cấp bậc chất lƣợng – hàng cao cấp cho những ngƣời có thu nhập cao và hàng chất lƣợng vừa phải dành cho những ngƣời có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tuy nhiên, hàng hoá nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lƣợng, nhãn mác hàng hoá, các tiêu chuẩn về lao động, các quy định về môi trƣờng, vệ sinh dịch tễ
  51. - 42 - Cục hải quan Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thi hành các quy định kỹ thuật tại cửa khẩu, phối hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm quy định, các mặt hàng nhập khẩu có thể bị từ chối không đƣợc nhập khẩu nếu chúng không đáp ứng đƣợc một tiêu chuẩn kỹ thuật nào đó. Hệ thống các quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật có thể do uỷ ban cố vấn khu vực tƣ nhân cấp liên bang, tiểu bang hay quận huyện đƣa ra. Các tiêu chuẩn về sản phẩm có thể trở thành tiêu chuẩn về kỹ thuật khi các cơ quan đề ra quy định lựa chọn áp dụng chúng một cách bắt buộc. Một số các tiêu chuẩn là do các cơ quan bảo hiểm tƣ nhân đòi hỏi, các sản phẩm muốn đƣợc các công ty bảo hiểm này bảo hiểm thì phải thoả mãn các tiêu chuẩn của họ đề ra. Viện tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (NIST), một cơ quan đại diện của cơ quan quản lý công nghệ của Bộ Thƣơng Mại phối hợp với ngành để hình thành và đƣa áp dụng công nghệ, các phƣơng pháp đo lƣờng và các tiêu chuẩn. Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) là một liên đoàn phi lợi nhuận của khoảng 1000 các tổ chức tiêu chuẩn tƣ nhân. ANSI nhân danh các tổ chức thành viên của mình tán thành các quy tắc về tập quán hàng hoá của WTO và là cơ quan thành viên của Hoa Kỳ trong Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).Vào tháng 9 năm 2000, một chiến lƣợc mới đã đƣợc đƣa ra để hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc tế, định hƣớng cho sự hình thành tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang tiếp tục tham gia tích cực vào Uỷ ban Hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại của WTO. Các báo cáo của Hoa Kỳ với Uỷ ban này bao gồm một dự án về sự minh bạch trong các tiêu chuẩn quốc tế và một tiểu ban về các thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen. Hoa Kỳ cũng đã lấy ý kiến của các thành viên Uỷ ban về 45 quy định về kỹ thuật trong năm 1999 và 32 quy định vào năm 2000. Trong số những quy định này có những quy định mới về điều hoà nhiệt độ, bình đun nƣớc và các máy móc khác, hầu
  52. - 43 - hết đều do Bộ năng lƣợng đƣa ra vì mục đích hiệu quả tiết kiệm. Những tiêu chuẩn do Cơ quan bảo vệ môi trƣờng đề xuất chủ yếu tập trung vào việc sử dụng chất phụ gia xăng MTBE. Bộ Nông nghiệp đã đƣa ra một số tiêu chuẩn quốc gia về các sản phẩm hữu cơ, cũng nhƣ các quy định về dán nhãn đối với thịt nhập khẩu. Những quy định về nhãn mác đối với hàng thịt nhập khẩu dẫn đến các câu hỏi chất vấn của các nƣớc thành viên về các bƣớc của Hoa Kỳ để đảm bảo là những quy định về nhãn mác nhƣ vậy không phải là sự bóp méo thƣơng mại. Ghi nhãn mác đối với cá ngừ, thuốc là và một vài nông sản khác cũng là đối tƣợng của những quy định mới này. Hoa Kỳ cũng đã thông báo với WTO về những thay đổi trong các yêu cầu về độ chín và kích cỡ đối với nho và kiwi theo mục 8e trong Luật về hiệp định bán sản phẩm nông nghiệp năm 1937. Luật này quy định rằng các mặt hàng nhập khẩu cũng phải đáp ứng đúng các quy định về loại, kích cỡ, chất lƣợng và độ chín áp dụng cho các sản phẩm sản xuất trong nƣớc. Hoa Kỳ vẫn đang bị các bạn hàng chỉ trích về vấn đề này. Hoa Kỳ thì tuyên bố rằng những quy định đó là phù hợp với các quy định của WTO, không giới hạn khối lƣợng hàng nhập và chỉ có hiệu lực ở một số giai đoạn nhất định khi các sản phẩm nông nghiệp đó đang đƣợc sản xuất trong nƣớc. Việc đánh giá sự phù hợp của hàng hoá hay dịch vụ với các quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật có thể do chính quyền liên bang, bang hay chính quyền địa phƣơng, hoặc một cơ quan kiểm tra độc lập hoặc do ngƣời cung cấp (ngƣời sản xuất hay ngƣời nhập khẩu) thực hiện. Hệ thống đánh giá sự phù hợp của Hoa Kỳ đặc biệt ở chỗ việc đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn căn cứ chủ yếu vào sự tự khai báo của ngƣời cung cấp và nói rộng ra là đƣợc thực hiện thông qua Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Product Liability Laws). Đối với đánh giá về quy định kỹ thuật thì mỗi cơ quan có một cách tiếp cận khác nhau. Năm 1999, Hoa Kỳ đệ trình lên Uỷ ban TBT của WTO
  53. - 44 - một quy tắc về tập quán hàng hoá đối với thủ tục đánh giá sự phù hợp, coi những thủ tục này nhƣ là một trong những lĩnh vực thách thức nhất để ngăn ngừa và xoá bỏ những hàng rào thƣơng mại về mặt kỹ thuật. Đề xuất này một phần xuất phát từ việc các cơ quan chức năng của nƣớc nhập khẩu không chấp nhận kết quả kiểm tra do các cơ quan thẩm định nƣớc ngoài tiến hành. Hoa Kỳ ủng hộ việc căn cứ vào sự khai báo của ngƣời cung cấp về sự phù hợp và coi đó là đối xử quốc gia có thể đạt đƣợc thông qua những sự dàn xếp mang tính hợp tác giữa các cơ quan thẩm định quốc gia thay vì tập trung vào các hiệp định công nhận lẫn nhau. 3.2. Các quy định về an toàn thực phẩm Bất cứ sản phẩm nông nghiệp nào nhập vào Mỹ cũng đều phải đáp ứng những yêu cầu nhập khẩu liên quan đến loại hình, kích cỡ, độ chín cây của sản phẩm. Những sản phẩm này sẽ đƣợc kiểm tra và giấy chứng nhận kiểm tra phải do Cục kiểm định cấp để chứng nhận là hàng đã tuân thủ các quy định về hàng nhập khẩu Có thể dẫn chứng dƣới đây tiêu chuẩn kỹ thuật của một số mặt hàng nông sản để thấy mức chi tiết của các quy định về tiêu chuẩn hàng nhập khẩu ngay cả đối với các loại rau quả thông thƣờng nhất nhƣ táo, mơ, đậu, cần tây: [4, tr.196] - Đối với táo: quả phải chín nhƣng không đƣợc nẫu, đƣợc lựa chọn cẩn thận, không méo, không thối, không biến màu và hỏng bên ngoài, không bị sâu, thâm, sây sát - Đối với mơ: quả phải chín nhƣng không mềm, không nẫu, không nhăn nheo, không thối, nứt hay có vết sâu bọ, phải sạch và không bị thâm hay sâu bệnh
  54. - 45 - - Đối với đậu: đậu xanh hay đậu vàng đều phải sạch, quả mọng có cuống và đƣợc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đậu có thể để cả quả hay cắt khúc không dài hơn 70mm và không ngắn hơn 19mm. - Đối với cần tây: cần tây phải sạch, đƣợc bó tỉa gọn, thân cây mềm màu xanh, không đƣợc gãy ngang, không đƣợc héo, úa vàng hay sâu bệnh - Đối với hàng thực phẩm: Thực phẩm làm giả, kém phẩm chất đ−ợc coi là bất hợp pháp và không đ−ợc phép tiêu thụ và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt hàng thực phẩm bị coi là hàng giả kém phẩm chất trong các tr−ờng hợp sau: (1) Có tạp chất độc hoặc có khả năng gây hại lẫn vào trong qúa trình sản xuất hoặc chế biến hoặc tự nhiên phát sinh; (2) Có chứa chất phụ gia mà trƣớc khi đƣa vào sử dụng FDA đã xác định là không an toàn; (3) Có dƣ lƣợng thuốc trừ sâu không đƣợc phép sử dụng, hoặc vƣợt quá mức theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng (EPA); (4) Dùng các chất phẩm mầu không đƣợc FDA chứng nhận; (5) Có thành phần bị coi là bẩn, ôi thiu, bị phân huỷ; (6) Sản phẩm từ động vật có bệnh hay chết không phải do giết mổ; (7) Sản phẩm đƣợc chế biến, đóng gói, hoặc lƣu giữ trong điều kiện không vệ sinh mà có thể bị ô nhiễm do bẩn hoặc gây hại cho sức khoẻ; (8) Hàng đựng trong vật liệu bao bì có chứa chất độc hoặc chất có hại. Một số vật liệu bao bì đƣợc coi là chất phụ gia và phải tuân theo các quy định về chất phụ gia. Đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ Theo bộ luật liên bang Mỹ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nƣớc ngoài nào đã thực hiện chƣơng trình HACCP có hiệu quả mới đƣợc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trƣờng Mỹ. Đây là một hệ thống quản lý chất lƣợng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lƣợng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải
  55. - 46 - kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Để đƣợc phép đƣa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chƣơng trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét kế hoạch, chƣơng trình HACCP, khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nƣớc hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu, đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đƣa lên mạng Internet ở chế độ “cảnh báo nhanh” (Detension) , 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp khỏi danh sách “cảnh báo nhanh”. Nếu nƣớc xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã ký đƣợc biên bản ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nƣớc xuất khẩu thì sẽ đƣa hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ mà không cần trình kế hoạch, chƣơng trình HACCP. Tuy nhiên, FDA mới chỉ ký MOU cho mặt hàng thuỷ sản với Canada, Hàn Quốc và vài nƣớc Nam Mỹ. 3.3. Các quy định về vệ sinh dịch tễ Hoa Kỳ đã gửi lên WTO nhiều thông báo nhất, với hơn 500 thông báo và phụ lục tính đến ngày 4/5/2001, phản ánh một quá trình thông báo có hệ thống lên WTO tất cả những thay đổi đặt ra đối với các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ trong nƣớc. Số lƣợng các bản báo cáo thƣờng niên đã tăng khá nhiều trong những năm gần đây, từ 80 vào năm 1999 lên tới hơn 200 vào năm 2000. Những tiêu chuẩn mới đƣợc đƣa ra chủ yếu nhằm vào mức dung sai
  56. - 47 - đối với dƣ lƣợng hoá chất trong thực phẩm do cơ quan bảo vệ môi trƣờng đƣa ra. Thêm vào đó, rất nhiều hạn chế nhập khẩu đang đƣợc đƣa ra để đối phó với những mối nguy hiểm do bệnh tật của động vật mang lại, đáng lƣu ý nhất là bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gà cũng nhƣ bệnh dịch tả lợn và bệnh lao. Ở Hoa Kỳ có bốn cơ quan khác nhau phụ trách các vấn đề liên quan đến vệ sinh dịch tễ đó là: Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA); Cục kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp; Cơ quan bảo vệ môi trƣờng (EPA); Cục kiểm định y tế động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp. FDA chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm ngoại trừ thịt, gia cầm và một số sản phẩm trứng do FSIS quy định. Nhiệm vụ của EPA là bảo vệ sức khoẻ con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng, bằng việc giảm đáng kể những tác động có hại tới môi trƣờng. Nói đến các biện pháp áp dụng để bảo vệ sức khoẻ của cây và con, APHIS có trách nhiệm đƣa ra những quy định nhằm bảo đảm an toàn cho ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ các nguồn động thực vật khỏi những bệnh từ nƣớc ngoài. Để bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh, sức khoẻ ngƣời tiêu dùng và bảo tồn động thực vật trong nƣớc, Chính phủ và Hải quan Hoa Kỳ đƣa ra những đạo luật quy định về vệ sinh dịch tễ hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc cấm một số loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ. - Các mặt hàng nông sản : + Phomat, sữa và các sản phẩm sữa: phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan quản lý thực phẩm và Dƣợc phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và hầu hết phải xin giấy phép nhập khẩu và quản lý bằng hạn ngạch của Vụ Quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về nhập khẩu sữa.
  57. - 48 - Các sản phẩm này chỉ đƣợc nhập khẩu bởi những ngƣời có giấy phép nhập khẩu do các cơ quan : Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dƣỡng, Văn phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp. + Hoa quả, rau và hạt các loại: phải qua giám định và đƣợc cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các điều kiện hạn chế khác có thể đƣợc áp đặt bởi Cơ quan giám định thực vật và động vật thuộc Bộ Nông nghiệp theo Luật Kiểm dịch thực vật (Plan Quarantine Act) và cơ quan FDA theo Luật thực phẩm, dƣợc phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Federal Food, Drug and Cosmetic Act). - Động vật sống, thịt và các sản phẩm thịt: phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của Cơ quan giám định động và thực vật (APHIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các loại trên phải có giấy phép nhập khẩu của APHIS trƣớc khi giao hàng từ nƣớc xuất xứ. Nhập khẩu các động vật phải kèm theo chứng chỉ sức khoẻ của chúng và chỉ đƣợc đƣa vào qua một số cảng nhất định nơi có các cơ sở kiểm dịch. Cục kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) liệt kê danh sách những nƣớc đủ điều kiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt vào Hoa Kỳ. FSIS đã xây dựng và đƣa ra một quy trình để đánh giá liệu hệ thống các quy định về thịt và các sản phẩm từ thịt và các phƣơng pháp vệ sinh dịch tễ có tƣơng đƣơng với hệ thống và các biện pháp của Hoa Kỳ không. Theo các cơ quan này thì hiện có 33 nƣớc đƣợc Hoa Kỳ công nhận là có hệ thống kiểm định thịt và thịt gia cầm ngang bằng với hệ thống của Hoa Kỳ. Trong suốt giai đoạn từ tháng 2/1999, Hoa Kỳ thi hành các biện pháp cấm nhập khẩu các sản phẩm này từ các nƣớc mà động vật có nguy cơ bị bệnh lở mồm long móng nhƣ Argentina, Nhật, Bắc Phi và Urugoay. Ngoài
  58. - 49 - ra, một lệnh cấm tạm thời đối với thịt nhập khẩu từ các nƣớc thuộc liên minh châu âu EU cũng đƣợc ban hành vào tháng 3/2001, sau đó đã đƣợc dỡ bỏ vào tháng 5/2001. Các sản phẩm bị cấm từ các nƣớc chịu ảnh hƣởng của bệnh lở mồm long móng bao gồm động vật nhai lại và lợn còn sống cũng nhƣ thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ các loài này. Thêm vào đó, kể từ tháng 3 năm 2001, mọi phƣơng tiện nông nghiệp đã sử dụng từ các nƣớc bị ảnh hƣởng của bệnh lở mồm long móng đều bị từ chối đƣa vào Hoa Kỳ. Thịt và các sản phẩm từ thịt đóng hộp có thể đƣợc phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo một số điều kiện nhất định. Vào tháng 12 năm 2000, tất cả các sản phẩm động vật đã tinh chế nhập khẩu từ hầu hết các nƣớc ở châu Âu đều bị cấm, không tính tới đó là loài nào. Lệnh cấm đƣợc đƣa ra sau khi đã có các lệnh cấm nhập khẩu động vật nhai lại và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhai lại cũng nhƣ lệnh cấm đối với thức ăn gia súc có chứa sản phẩm có nguồn gốc động vật nhai lại từ hầu hết các nƣớc bị ảnh hƣởng của bệnh bò điên. Tháng 2/2001, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã thông báo là sẽ tạm ngừng nhập khẩu thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò từ Brazil vì mối quan ngại về bệnh bò điên, sau đó một lệnh tƣơng tự đã áp dụng với Canada, các lệnh này đã đƣợc dỡ bỏ một vài tháng sau đó. Động thực vật hoang dã và vật nuôi cảnh (thú làm trò, chim, cây) hoặc bất kỳ bộ phận hay sản phẩm của chúng kể cả trứng chim phải xin phép Cơ quan kiểm soát cá và động thực vật hoang dã (US Fish and Wildlife Service), Trung tâm kiểm dịch thuộc Bộ Y tế và cơ quan thú y của APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. + Cây và các sản phẩm từ cây: phải tuân theo các quy định của Bộ
  59. - 50 - Nông nghiệp, có thể bị hạn chế hoặc cấm hoặc đòi hỏi có giấy phép nhập khẩu. Việc nhập khẩu hạt rau và các hạt giống nông sản phải tuân theo quy định của Luật hạt thực vật Liên bang năm 1939 (Federal Seed Act) và các quy định của Cục tiêu thụ nông sản (Agricultural Markerting Service) thuộc Bộ Nông nghiệp. - Hàng tiêu dùng nhƣ đồ điện gia dụng, hàng điện tử phải tuân theo quy định của Bộ Năng lƣợng, Hội đồng thƣơng mại liên bang, Điều luật: "The Energy Policy and Convention Act", Luật Quản lý bức xạ cho sức khoẻ và an toàn năm 1968 (Radiation Control for health and Safety Act). - Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm và trang bị y tế: phải tuân theo các quy định của Luật về thực phẩm, dƣợc phẩm và mỹ phẩm liên bang (Federal, Food, Drug and Consmetic Act - FDCA) do Cơ quan quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm (FAS) của Bộ Y tế quản lý. FDCA quy định thực phẩm phải đƣợc chế biến tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh, không nhiễm bẩn (ví dụ: lông chuột, phân, xác và phân côn trùng, ký sinh trùng). Thực phẩm bị bẩn đƣợc coi là hàng kém phẩm chất, bất kể nó có hại cho sức khỏe hay không và các phòng thí nghiệm giám định có phát hiện ra các chất bẩn này hay không. Luật pháp không cho phép lƣu thông các loại hàng bất hợp pháp bất kể nguồn gốc từ đâu. Ngƣời nhập khẩu phải đảm bảo các sản phẩm của mình phải đƣợc đóng gói và vận chuyển sao cho không bị giảm phẩm chất do bị hƣ hỏng hoặc bị ô nhiễm trên đƣờng vận chuyển. Nếu bị phát hiện nhiễm bẩn khi đến cảng lô hàng sẽ bị thu giữ. Nếu hàng bị nhiễm bẩn sau khi đã làm thủ tục hải quan và dỡ hàng, lô hàng đó cũng sẽ bị tịch thu hoặc thu hồi nhƣ đối với các lô hàng sản xuất trong nƣớc - Hải sản: phải tuân theo các quy định của Cơ quan ngƣ nghiệp quốc gia (National Marinie Fisheries Service) thuộc Cục Quản lý môi trƣờng và biển thuộc Bộ Thƣơng mại.
  60. - 51 - - Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú: phải tuân theo quy định trong Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Products Identification Act); luật Nhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939); luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act): - Rƣợu cồn, bia: phải xin phép Văn phòng Rƣợu, Thuốc lá và Vũ khí thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra, còn phải tuân theo Luật về Quản lý Rƣợu của Liên bang (Federal Alcohol Administration Act) và cấm nhập rƣợu, bia qua đƣờng bƣu điện. Các nhãn hiệu dán trên chai rƣợu cồn, rƣợu vang và bia phải xin chứng chỉ phê duyệt nhãn hiệu của Văn phòng Rƣợu, Thuốc lá và Vũ khí. Chứng chỉ này xin hoặc ảnh chụp nhãn hiệu phải gửi cho Hải quan trƣớc khi nhận hàng. Ngoài ra, nhập khẩu rƣợu và bia còn phải tuân theo các quy định của cơ quan FDA thuộc Bộ Y tế. Nếu nhập khẩu rƣợu kèm giỏ đựng chai làm từ vật liệu là cây thì phải theo các quy định thực vật của cơ quan APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp. Trên nhãn hiệu phải ghi chú rõ phụ nữ không uống rƣợu khi có thai; không uống rƣợu khi lái xe hoặc vận hành máy; uống rƣợu có hại cho sức khoẻ 4. Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hoá Khi nhập khẩu hàng hoá vào nƣớc Hoa Kỳ, cần lƣu ý những quy định sau đây của Hải quan Hoa Kỳ: Mác, mã phải ghi rõ nƣớc xuất xứ: Luật pháp của Hoa Kỳ quy định mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá đƣợc, ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì xuất nhập khẩu tên nƣớc xuất xứ hàng hoá đó phải ghi bằng tiếng Anh Hàng tới tay ngƣời mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật dùng chứa đựng bao bì tiêu dùng ,của hàng hoá đó cũng phải ghi rõ nƣớc xuất xứ của hàng hoá bên trong.
  61. - 52 - Theo thƣơng vụ Việt Nam tại Mỹ, bắt đầu từ ngày 16/09/2005, Mỹ sẽ thay đổi quy định về bao bì đóng gói bằng gỗ, và cấm nhập khẩu loại bao bì gỗ phổ biến mà doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn sử dụng. Theo đó sự thay đổi này sẽ ảnh hƣởng đến tất cả các lô hàng có bao bì là: kệ (pallet), thùng thƣa (crate), thùng kín (box), lót (dunnage), khối (block), vật liệu chèn (skid) nhập khẩu vào thị trƣờng Mỹ. Theo quy định mới, bao bì phải đƣợc xử lý nhiệt hoặc hun trùng và có ký mã hiệu quốc tế xác nhận đã xử lý . Cụ thể, nếu bao bì sử dụng gỗ làm bao bì phải xử lý nhiệt tối thiểu là 56 độ C trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút. Ngòai ra, bao bì bằng gỗ phải có ký hiệu logo của Công ƣớc Bảo vệ cây trồng quốc tế (IPPC) và mã 2 chữ cái theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đối với nƣớc đã xử ly bao bì gỗ Các quy định nhãn mác có thể đƣợc ban hành ở cấp tiểu bang. Chẳng hạn nhƣ, ở bang Ihado, các thực phẩm sử dụng trứng nhập khẩu phải in lên bao bì thực phẩm sử dụng dòng chữ “Trứng ngoại đƣợc sử dụng trong sản phẩm này”. Các quy định kỹ thuật của tiểu bang cũng phổ biến ở một số ngành dịch vụ kể cả ngành kế toán và bảo hiểm. Đối với các mặt hàng thực phẩm, kể từ ngày 01/01/2006, Cục An toàn thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ quy định trên nhãn hàng thực phẩm phải ghi rõ các thành phần có chứa protein chiết xuất từ tám loại thực phẩm gây dị ứng chính bao gồm: sữa, trứng, cá, thuỷ sản giáp xác, hạt cây, lạc, lúa mỳ và đỗ tƣơng. Quy định này đƣợc ban hành dựa trên Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng và Dãn nhãn chất thực phẩm gây dị ứng (FALCPA). Theo đó, trong danh sách các thành phần ghi trên nhãn hàng thực phẩm, các nhà sản xuất phải ghi rõ bằng tiếng Anh các thành phần có chứa protein chiết xuất từ bất kỳ loại thực phẩm nào trong số 8 loại thực phẩm nêu trên hoặc ghi chữ “có chứa” đằng trƣớc tên nguồn của chất thực phẩm gây dị ứng. Cũng từ
  62. - 53 - 01/01/2006, trên nhãn cung cấp các thông tin về dinh dƣỡng thực phẩm phải ghi thêm hàm lƣợng axit béo chuyển hoá (TFA) ngay sau dòng về hàm lƣợng axit béo no (saturated) và Cholesteron. Yêu cầu này trên nhãn đối với rau quả và cá tƣơi là tự nguyện. Các sản phẩm không tuân thủ các quy định trên sẽ không đƣợc nhập khẩu hoặc lƣu thông trên thị trƣờng Hoa Kỳ. Hàng nhập vào Hoa Kỳ không tuân thủ theo các quy định trên sẽ bị phạt theo mức phần trăm giá trị của lô hàng Hàng nhập không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác sẽ bị giữ lại ở khu vực Hải quan của Hoa Kỳ cho tới khi ngƣời nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặc tới khi hàng đƣợc xem là bỏ để Chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần. Phần 304 (h) Lụât thuế của Hoa Kỳ quy định ai cố tình vi phạm, cố tình che dấu sẽ bị phạt tiền 5000USD hoặc bỏ tù dƣới 1 năm. Trƣờng hợp có sự phối hợp với nƣớc ngoài để thay đổi tẩy xoá mác mã về xuất xứ hàng hoá thì cũng bị phạt. Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc “biến đổi cơ bản” nhƣ là nguyên tắc cơ sở trong việc xác định xuất xứ của sản phẩm [7, tr.106 – 107] Biến đổi cơ bản (substantial transformation) là thuật ngữ sử dụng trong việc thực hiện quy chế xuất xứ và áp dụng thuế hải quan. Thuế suất áp dụng cho một sản phẩm tại biên giới phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá. Đôi khi hàng hoá đi qua một vài nƣớc trƣớc khi có đƣợc đặc tính cuối cùng. Nƣớc tại đó diễn ra sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng thì đƣợc coi là nƣớc xuất xứ của hàng hoá đó. Căn cứ để biết đƣợc sự chuyển đổi này là sự thay đổi trong chƣơng thuế, có nghĩa là một hàng hoá khi vào một nƣớc thuộc đề mục một chƣơng của hệ thống hài hoá HS và rời nƣớc đó dƣới một đề mục thuộc chƣơng khác. Đơn giản chỉ là bao gói lại hàng hoá hay sơn lại hàng hóa cũng đã đƣợc coi là có sự biến đổi cơ bản. Tuy nhiên, quy định của Mỹ định nghĩa
  63. - 54 - “chuyển đổi cơ bản” đƣợc hiểu là một sản phẩm mới và khác với công dụng, đặc tính và tên gọi khác biệt đƣợc tạo ra. Nguyên tắc này đƣợc giải nghĩa khác nhau trong các hiệp định và các chƣơng trình thƣơng mại của Hoa Kỳ. Quy tắc xuất xứ của Hoa Kỳ đƣợc phát triển thông qua sự giải thích của Hải quan và các vụ kiện. Nói chung, hải quan xác định xuất xứ của một sản phẩm đƣợc sản xuất gia công tại hai nƣớc trở lên trên cơ sở sản phẩm “đƣợc biến đổi cơ bản” thành một mặt hàng mới và khác biệt ở đâu. Do hải quan và toà án quyết định một sản phẩm đã trải qua “ biến đổi cơ bản” trên cơ sở từng trƣờng hợp nên việc xác định xuất xứ là cực kỳ khó dự đoán. Điều này là không phù hợp với Điều X.3 của GATT và Điều 2(e) của Hiệp định Quy tắc xuất xứ rằng các quy định thƣơng mại phải đƣợc áp dụng theo một cách thức hợp lý và thống nhất Chính Hoa Kỳ cũng thừa nhận là cách tiếp cận theo từng trƣờng hợp là thiếu tính dự đoán. Với mong muốn cải thiện tình hình, làm cho quy tắc xuất xứ rõ ràng và khách quan hơn, năm 1993, Chính phủ Hoa Kỳ đã đề xuất sửa đổi quy tắc xuất xứ áp dụng với nhập khẩu của nó. Quy tắc sửa đổi sẽ xác định xuất xứ theo sự thay đổi phân loại dòng thuế. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn còn tồn tại: Tiêu chuẩn để xác định xuất xứ các linh kiện đƣợc sử dụng cho đồng hồ và máy in đƣợc cân nhắc cho cả quá trình lắp ráp và giám định cũng nhƣ việc gia công các bộ phận chính Chọn lựa một trong ba tiêu chuẩn về lắp ráp và giám định khi xác định xuất xứ của các sản phẩm bán dẫn ngăn cản tính khách quan, nhất quán của việc xác định xuất xứ
  64. - 55 - Riêng đối với mặt hàng dệt may, tháng 10 năm 1995 Hoa Kỳ đã sửa đổi quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng này (Điều 334 của Luật về việc thực hiện hiệp định WTO). Những sửa đổi chính là: - Với hàng dệt, trƣớc kia, nƣớc xuất xứ là nƣớc tiến hành cắt, nay là nƣớc tiến hành may. Các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải ghi rõ tem, mác theo quy định các thành phần sợi đƣợc sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên, các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là: “các loại sợi khác”, phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Hội đồng thƣơng mại Liên bang (Federal Trade Commission – FTC) của Mỹ cấp - Với hàng dệt kim (đan), trƣớc kia nƣớc xuất xứ là nƣớc tiến hành nhuộm, in và hai công đoạn khác (quy tắc “2+2”) nay là nƣớc tiến hành dệt bất chấp các công đoạn khác Mục tiêu của sự sửa đổi là thích ứng với hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt với Trung Quốc và Hàn Quốc khi mà công đoạn cắt tiến hành chủ yếu ở Hồng Kông và may ở Trung Quốc, và hàng dệt kim ở Hàn Quốc đƣợc gia công theo dạng “2+2” tại Nhật Bản. Tháng 6 năm 1997, EU đã đề nghị tham vấn song phƣơng với Hoa Kỳ về sửa đổi này, EU nhập dệt kim lụa từ Trung Quốc và dệt kim bông từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, gia công chúng thành khăn quàng và các mặt hàng khác, sau đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhƣ là sản phẩm của EU. Theo quy định mới thì những sản phẩm này không đƣợc mang nhãn hiệu “Sản xuất tại EU” nữa và sẽ rơi vào hạn ngạch của Hoa Kỳ cho các nƣớc dệt chúng. Một số nƣớc khác trong đó có Nhật Bản, Thái Lan, Thuỵ Sỹ, Hong Kong đã tham gia tham vấn. Tuy nhiên những tham vấn tiếp theo đã bị hoãn lại do Hoa Kỳ và EU có một thoả thuận tạm thời. Đến nay WTO vẫn chƣa đƣợc thông báo về thoả thuận này, đặc biệt là nó có đƣợc áp dụng trên cơ sở MFN hay không.