Kế toán tài chính - Chương V: Kiểm toán doanh thu, thu nhập

pdf 39 trang vanle 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Chương V: Kiểm toán doanh thu, thu nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_tai_chinh_chuong_v_kiem_toan_doanh_thu_thu_nhap.pdf

Nội dung text: Kế toán tài chính - Chương V: Kiểm toán doanh thu, thu nhập

  1. TÓM TẮT CHƯƠNG IV Nợ phải thu là số tiền còn phải thu của khách hàng hoặc các đối tượng khác. Nợ phải thu bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, ứng trước cho người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Nợ phải thu được trình bày theo giá trị ghi sổ trừ đi các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập cho các khoản phải thu quá hạn hoặc các khoản còn trong hạn nhưng khách nợ không còn khả năng thanh toán. Có nhiều sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục nợ phải thu. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu gồm mục tiêu có thật, đầy đủ, đánh giá, trình bày và công bố. Để phát hiện ra các sai phạm trong các khoản mục nợ phải thu kiểm toán viên phải tím hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục nợ phải thu CHƯƠNG V: KIỂM TOÁN DOANH THU, THU NHẬP Mục tiêu chương: Sau khi nghiên cứu chương, người đọc có thể hiểu được mục tiêu kiểm toán doanh thu, thu nhập, các sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục này, quy trình kiểm toán doanh thu, thu nhập Nội dung của chương tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Đặc điểm doanh thu, thu nhập - Mục tiêu kiểm toán doanh thu, thu nhập - Nội dung kiểm toán doanh thu, thu nhập: tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu, thu nhập 5.1 Đặc điểm của doanh thu, thu nhập Theo chuẩn mực kế toán Việt nam số 14- “Doanh thu và thu nhập khác”, định nghĩa: “Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu gồm có doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia (doanh thu hoạt động tài chính) Thu nhập khác: là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu” Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp 58
  2. dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu quan trọng trên BCTC, đây là một trong những chỉ tiêu mà người sử dụng BCTC đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là chỉ tiêu có thể xẩy ra nhiều sai phạm dẫn tới những sai lệch trọng yếu trên BCTC bởi vì doanh thu có quan hệ mật thiết với kết quả lãi lỗ nên khi doanh thu bị sai lệch thì dẫn đến lãi lỗ cũng bị trình bày sai trên BCTC. Ngoài ra, có những trường hợp để xác định doanh thu thì đòi hỏi phải có sự xét đoán chẳng hạn doanh thu cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ, nhiều kỳ sản xuất kinh doanh Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu về tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. Tiền lãi là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp như lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng. Tiền bản quyền là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính. Cổ tức và lợi nhuận được chia là số tiền lợi nhuận được phân phối từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn Các khoản mục doanh thu và thu nhập có đặc điểm là chúng có mối quan hệ chặt chẽ với những khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Do đó nhiều nội dung của doanh thu và thu nhập đã được tiến hành kiểm tra ngay trong quá trình kiểm toán các khoản mục khác của bảng cân đối kế toán, chẳng hạn như: kiểm toán doanh thu trong kỳ gắn liền với kiểm toán tiền và nợ phải thu, kiểm toán thu nhập khác cũng gắn với kiểm toán tiền và nợ phải thu Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán doanh thu và thu nhập khác: Đã ghi sổ doanh thu nhưng thực tế chưa giao hàng Có những khách hàng giả Tính toán doanh thu không đúng Các nghiệp vụ tiêu thụ không được ghi sổ đầy đủ Các nghiệp vụ tiêu thụ không được ghi sổ đúng kỳ 59
  3. Các khoản thu nhập khác phản ánh không đúng tài khoản 5.2 Mục tiêu kiểm toán doanh thu và thu nhập khác Hiện hữu: khoản doanh thu và thu nhập phản ánh trên báo cáo và sổ sách kế toán thực sự tồn tại trong thực tế, các nghiệp vụ bán hàng, nghiệp vụ về doanh thu tài chính, thu nhập khác được ghi nhận thì phát sinh trong thực tế Đầy đủ: mọi nghiệp vụ bán hàng, doanh thu tài chính, thu nhập khác phát sinh trong thực tế thì được ghi sổ đầy đủ Tính toán: Các khoản doanh thu và thu nhập được tính toán đúng đắn Trình bày và công bố: Doanh thu và thu nhập được trình bày đúng đắn trên các khoản mục của BCTC 5.3 Nội dung kiểm toán doanh thu và thu nhập 5.3.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với doanh thu và thu nhập Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản mục trên BCTC thì phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên thường áp dụng là phương pháp phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu. Đối với khoản mục doanh thu và thu nhập, những câu hỏi kiểm toán viên thường sử dụng để hỏi đơn vị được kiểm toán bao gồm: 1. Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ vào các hoá đơn bán hàng hoặc các chứng từ hợp lệ khác, các hợp đồng mua hàng hay không? 2. Có chữ ký của khách hàng trong các hoá đơn giao hàng không? 3. Việc sử dụng hoá đơn bán hàng có theo đúng quy định hiện hành không? 4. Các chức năng giao hàng và viết hoá đơn có tách biệt nhau không? 5. Khách hàng có theo dõi riêng biệt từng loại doanh thu không? 6. Việc phản ánh doanh thu có theo đúng kỳ kế toán không? 7. Doanh nghiệp có theo dõi hàng gửi bán không? 8. Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại có được phê chuẩn của người phụ trách không? 9. Doanh nghiệp có thu được các khoản lãi từ hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động mua bán chứng khoán? 10. Doanh nghiệp có khoản thu nhập bất thường nào phát sinh trong năm không? 5.3.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu và thu nhập Kiểm toán viên có thể sử dụng các thử nghiệm kiểm soát đối với nợ phải thu và vốn bằng tiền để đánh giá kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và thu nhập 60
  4. 5.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu và thu nhập a. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thực hiện thủ tục phân tích Thu thập và lập bảng tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, doanh thu bán vật tư, doanh thu khác Phân loại doanh thu theo đối tượng khách hàng như doanh thu bán cho các đơn vị trong tổng công ty, doanh thu bán qua các đại lý tiêu thụ, doanh thu bán qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, doanh thu bán cho các đối tượng khách hàng lớn, doanh thu bán cho các đối tượng khác. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo. Xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng, các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân Tính lãi gộp của những mặt hàng, dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm tra tính có thật của của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nếu đơn vị có các khoản doanh thu nhỏ được ghi chép đồng thời giữa doanh thu và giá vốn thì chọn mẫu từ các nghiệp vụ ghi nhận giá vốn rồi thực hiện kiểm tra tới hoá đơn bán hàng, kiểm tra giá ghi trên hoá đơn tới bảng giá tại từng thời điểm theo từng đối tượng khách hàng (đối với khách hàng là đơn vị thành viên trong tổng công ty thì cần đối chiếu với các chính sách giá do Tổng công ty quy định), đối chiếu số tiền trên hoá đơn với số tiền trên nhật ký bán hàng, đối chiếu số liệu trên nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái Nếu việc ghi nhận giá vốn không được thực hiện đồng thời với việc ghi nhận doanh thu thì chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng từ chứng từ gốc ban đầu như hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho. Đối với những nghiệp vụ được chọn thực hiện các thủ tục: kiểm tra giá ghi trên hoá đơn với bảng giá tại từng thời điểm, đối chiếu số tiền trên hoá đơn với số tiền trên nhật ký bán hàng, đối chiếu số tiền trên nhật ký bán hàng với số liệu trên sổ cái Kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi chép các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Yêu cầu khách hàng cung cấp các quyển hoá đơn gốc, kiểm tra tính liên tục của các quyển hoá đơn, xem xét xem có những hoá đơn nào không phải là hoá đơn huỷ mà không được ghi nhận doanh thu không, các hoá đơn huỷ có được lưu đầy đủ các liên không Kiểm tra tính đúng kỳ và việc ghi chép của các khoản hàng bán bị trả lại Yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc lập bảng tổng hợp giá trị hàng bán bị trả lại. Kiểm tra việc tính toán trên bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ cái và báo cáo của đơn vị. 61
  5. Chọn một số nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, đối chiếu các chứng từ chi tiền trả lại khách hàng các nghiệp vụ hạch toán phải trả hoặc các nghiệp vụ ghi giảm phải thu tương ứng, đối chiếu với các phiếu nhập hàng và hoá đơn bán hàng gốc, khẳng định rằng các khoản chi trả lại khách hàng đã được hạch toán đúng kỳ Kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ về bán hàng và cung cấp dịch vụ Chọn một số phiếu xuất hàng hoặc tài liệu chứng từ chứng minh dịch vụ đã được thực hiện được lập vào ngày trước ngày khoá sổ, đối chiếu các chứng từ đó với hoá đơn bán hàng để kiểm tra tính đúng kỳ Chọn một số nghiệp vụ ghi giảm doanh thu được hạch toán ngày trước ngày khoá sổ, đối chiếu với các phiếu nhập để kiểm tra tính đúng kỳ Soát xét các nghiệp vụ ghi giảm doanh thu khác phát sinh ngày trước ngày khoá sổ, kiểm tra tới các chứng từ liên quan để kiểm tra tính đúng kỳ Kiểm tra việc phân loại, trình bày và hạch toán các khoản doanh thu Kiểm tra việc trình bày các khoản doanh thu bán hàng và các bên có liên quan, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu bán phế liệu, doanh thu bán nguyên liệu, doanh thu khác có được trình bày hợp lý không Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản doanh thu của các mặt hàng có thuế suất khác nhau b. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu hoạt động tài chính Kiểm tra tính có thật và đầy đủ của các khoản doanh thu hoạt động tài chính Đối với các nghiệp vụ tạo ra doanh thu tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán viên kiểm tra về thời điểm ghi nhận doanh thu xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt nam số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác”, các khoản tiền lãi và tiền bản quyền được ghi vào từng thời kỳ phát sinh; trong khi cổ tức và lợi nhuận được chia chỉ được ghi nhận khi đơn vị được quyền nhận chúng. Đối với các khoản tiền lãi cho vay, lãi về bán chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ về ngoại tệ phát sinh trong kỳ kiểm toán viên kiểm tra từ chứng từ của các nghiệp vụ tới sổ kế toán để xem đã được ghi sổ đầy đủ doanh thu tài chính hay chưa Kiểm tra việc tính toán Nếu doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi được tính trên cơ sở phân bổ doanh thu chưa thực hiện kiểm toán viên xem xét phương pháp tính toán của đơn vị có nhất quán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hay không c. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với thu nhập khác Kiểm tra tính có thật và đánh giá các khoản thu nhập khác 62
  6. Kiểm tra các khoản thu nhập khác được phản ánh trên sổ sách thực tế có phát sinh không, đã đủ điều kiện để ghi nhận hay chưa. Để kiểm tra, kiểm toán viên căn cứ vào quy định sau của chuẩn mực kế toán Việt nam số 01 – Chuẩn mực chung, một khoản thu nhập chỉ được ghi nhận khi thu được lợi ích kinh tế tương lai do tăng tài sản hay giảm nợ phải trả và giá trị tăng thêm đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. Kiểm tra các khoản thu nhập khác phát sinh có được xác định đúng đắn hay không HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi 1. Nêu đặc điểm kiểm toán khoản mục doanh thu và thu nhập khác? 2. Nêu những sai phạm có thể xẩy ra khi kiểm toán doanh thu và thu nhập khác? 3. Trình bày những hoạt động kiểm soát để hạn chế sai phạm về doanh thu, thu nhập khác? 4. Trình bày những thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu, thu nhập khác? II. Bài tập vận dụng Một Công ty thương mại kinh doanh hàng dày dép. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm N của công ty này kiểm toán viên đã thu thập được một số thông tin như sau: - Trong năm N, công ty đã gặp phải một số khó khăn về phân chia thị phần do đó doanh thu năm N đã giảm 35% so với năm N-1 - Sau khi phân tích Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm N cho thấy tỷ lệ lãi gộp tăng 15% so với năm N-1, tuy nhiên không có sự thay đối nào lớn về giá mua và bán hàng hoá so với năm N-1 - Sau khi phỏng vấn ban giám đốc Kiểm toán viên biết rằng Ban giám đốc của công ty sẽ phải ký lại hợp đồng quản lý vào cuối năm N và việc xem xét ký lại hợp đồng phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm N - Cuối niên độ kết toán Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Yêu cầu: 1. Hãy chỉ ra các sai phạm có thể xẩy ra đối với khoản doanh thu bán hàng và đối với các khoản mục khác? 2. Xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết phải thực hiện? TÓM TẮT CHƯƠNG V Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu gồm có doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được 63
  7. chia (doanh thu hoạt động tài chính). Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Có nhiều sai phạm có thể xẩy ra khi kiểm toán doanh thu, thu nhập khác. Mục tiêu kiểm toán viên tập trung vào khi kiểm toán doanh thu, thu nhập khác là mục tiêu đầy đủ, có thật và tính toán. Khi tiến hành kiểm toán doanh thu, thu nhập khác kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu, thu nhập khác; thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục này. CHƯƠNG VI: KIỂM TOÁN CHI PHÍ Mục tiêu chương: Trang bị cho học viên những nhận thức cơ bản về kiểm toán chi phí, cũng như thực tiễn áp dụng kiểm toán chi phí tại các công ty kiểm toán. Nội dung chương : Trọng tâm của chương cung cấp cho học viên cách tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán về chi phí và những thủ tục kiểm toán khi tiến hành kiểm toán chi phí cũng như tổng hợp kết quả kiểm toán chi phí trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán. 6.1. Đặc điểm của chi phí Chi phí được xác định là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. Các khoản chi phí được phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Tính đa dạng của nó luôn được biểu hiện cụ thể gắn liền với sự đa dạng phức tạp của các loại hình sản xuất và sự phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để tiện cho việc đưa ra các quyết định kinh tế, người ta có thể phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau. Phân loại theo hoạt động và công dụng kinh tế: - Chi phí hoạt động chính và phụ: bao gồm các chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh: + Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp 64
  8. Chi phí sản xuất chung + Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí hoạt động khác: + Chi phí hoạt động tài chính + Chi phí khác. 6.2. Mục tiêu kiểm toán chi phí Chi phí là vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả không, có đảm bảo mục tiêu đề ra hay không? Tất cả đều xoay quanh chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản mục tương đối phức tạp do nhiều các yếu tố chi phí kết hợp lại, mặt khác lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp vì vậy trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải đặt mục tiêu rõ ràng và hiệu quả cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí tài chính: thông thường ở các doanh nghiệp trong chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn Các nghiệp vụ phức tạp như xác định cổ phiếu, lợi nhuận, ghi nhận cổ tức tương đối phức tạp. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn đang ít phát sinh các nghiệp vụ này vì vậy khi phát sinh thường có rủi ro lớn. Chi phí khác: những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bổ sung từ các năm trước. Thường các khoản chi phí này phát sinh không nhiều, nhưng do tính chất bất thường, mới nên khó khăn cho xử lý và quản lý Mục tiêu kiểm toán: + Chi phí được hạch toán có căn cứ hợp lý, tính toán đánh giá đúng, ghi sổ kế toán kịp thời, đầy đủ. + Kiêm tra việc tính và phân bổ chi phí một cách đúng đắn + Kiểm tra việc trình bày và công bố các chi phí trên báo cáo tài chính. 65
  9. Căn cứ kiểm toán: + Quy định và việc thực hiện các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí trong doanh nghiệp. +Các chứng từ gốc: bảng lương, bảng phân bổ vật liệu, bảng tính và phân bổ khấu hao, các bảng thanh lý, phiếu chi + Các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. + Tài liệu về định mức, kế hoạch + Tài liệu, thông tin có liên quan. 6.3. Nội dung kiểm toán chi phí 6.3.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát về chi phí Chi phí là bộ phận quan trọng của báo cáo tài chính, liên quan tới nhiều khoản mục khác trên các báo cáo tài chính như các khoản mục trên BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT. -Bảng cân đối kế toán: Gián tiếp thông qua các chỉ tiêu: Lợi nhuận chưa phân phối, TK331, 338, TK131,138, 111 ,TK333. -Báo cáo kết quả kinh doanh: Chỉ tiêu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, chi phí tài chính, chỉ tiêu lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Tiền chi trả lãi vay, chi dịch vụ, chi bằng tiền khác Việc tính toán và đánh giá các khoản chi phí khá phức tạp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cầu thành từ nhiều bộ phận và liên quan đến nhiều khoản mục khác: khấu hao, tiền lương, trích ; chi phí tài chính thường rơi vào lỗi tính toán sai nhất là khi doanh nghiệp có những nghiệp vụ đầu tư liên doanh, chứng khoán; chi phí khác thường tổng hợp nhiều loại chi phí bất thường ngoài hoạt động sản xuất như chi phí liên quan đến bên thứ ba, liên quan đến các nghiệp vụ của năm trước các chi phí khác cũng khó có thể phân loại rõ ràng như các tài khoản khác nên khó đánh giá, khó phân tích. Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí, kiểm toán viên cần xem xét các nghiệp vụ thường xảy ra, các nghiệp vụ biến động bất thường, xem xét 66
  10. trình độ của người làm kế toán cho phí, liệu có rủi ro ở các khoản mục chi phí hay không?Có các quy định về chi tiêu trong đơn vị không, việc quyết định chi tiêu do những ai ra quyết định. -Đơn vị có ban hành các chính sách,quy định về vay vốn, đầu tư tài chính, về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Các quy trình tiến hành thanh lý nhượng bán, quy định về các khoản chi quản lý doanh nghiệp - Đưa ra các chính sách nhằm quản lý, các biện pháp quy trình nhằm hạn chế sai sót. - Có ban hành các quy định cho phòng kế toán về quy định hạn mức chi phí, việc ghi nhận các khoản chi phí Sau khi tìm hiểu, KTV sẽ đánh giá sơ bộ về các rủi ro ở khoản mục chi phí, cân nhắc các thử nghiệm kiểm soát hoặc mở rộng hơn các thử nghiệm cơ bản. 6.3.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá về hệ thống và dự đoán rủi ro kiếm soát cho khoản mục chi phí. Do đó khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần đánh giá tính hiệu lực của các bộ phận có chức năng kiểm soát ở đơn vị. Kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm soát như: phỏng vấn, trao đổi, quan sát trực tiếp, nghiên cứu tài liệu Trình tự thực hiện các thử nghiệm kiểm soát chi phí được kết hợp với khi nghiên cứu các khoản mục khác có liên quan đã được trình bày ở các chương trước. 6.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 6.3.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích Khi thực hiện các thủ tục phân tích kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật sau: - So sánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch, với số dự toán đã điều chỉnh. So sánh chi phí tài chính, chi phí khác giữa các kỳ, các niên độ kế toán. Mọi sự biến động cần được xem xét tới nhân tố hợp lý và bất hợp lý. - So sánh tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu, chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu. So sánh ước tính chi phí tài chính trên cơ sở tổng vốn vay. - Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí giữa các tháng trong năm. 67
  11. - Lập bảng phân tích quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ đôi ứng bất thường, nội dung không rõ ràng. Mục đích của việc thực hiện các thủ tục phân tích trên là để tìm ra những biến động bất thường và những sai lệch thông tin để định hướng kiểm toán và sử dụng phương pháp kiểm toán thích hợp. 6.3.3.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Khi tiến hành kiểm toán về chi phí, kiểm toán viên thường kết hợp các kết quả ở các khoản mục khác, và thương quan tâm vào những ngiệp vụ có số tiền phát sinh lớn, dễ có sai sót, những khoản chi phí có biến động bất thường. - Đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết từng khoản chi phí - Đối với các khoản chi phí có liên quan đến khoản mục khác cần đối chiếu kết quả với các kiểm toán viên khác. - Đối với các khoản chi phí biến động bất thường cần chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc phát sinh chi phí và kiểm tra việc tính toán, đánh giá, ghi sổ nghiệp vụ có đúng không - Đọc nội dung các khoản chi phí để xem xét chi phí có được phân loại đúng đắn không. - Việc tính toán phân bổ các chi phí có nhất quán giữa các kỳ không - Việc trình bày các khoản mục chi phí trên báo cáo tài chính có phù hợp và đúng đắn không? HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi 1. Trình bày đặc điểm kiểm toán khoản mục chi phí? 2. Nêu những sai phạm có thể xẩy ra khi kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp? 3. Nêu các thử nghiệm cơ bản được áp dụng để kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp? II. Bài tập vận dụng 68
  12. Kiểm toán viên Hà được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Chi phí của Công ty Hoàng Hà cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/200X. Thông qua phỏng vấn giám đốc về vấn đề lập dự toán chi phí, kiểm toán viên được biết chỉ có một nhà quản lý của Công ty soạn thảo dự toán này và công ty xem đây là tài liệu mật. Kiểm toán viên có thể xem bảng dự toán này nhưng không cho bất kỳ nhân viên nào trong công ty xem. Bạn hãy cho ý kiến về quy định này? TÓM TẮT CHƯƠNG VI Chi phí là vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả không, có đảm bảo mục tiêu đề ra hay không. Tất cả đều xoay quanh chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán chi phí là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận. Trong quá trình kiểm toán chi phí, kiểm toán viên cần đánh giá về hệ thống và rủi ro kiểm soát đối với chi phí, sử dụng thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản để đạt được mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán chi phí thường tập trung vào mục tiêu có thật, tính giá, trình bày. Kiểm toán viên áp dụng các thử nghiệm kiểm toán đối với chi phí để đạt được mục tiêu này CHƯƠNG VII: KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 69
  13. Mục tiêu chương: Trang bị cho học viên những nhận thức cơ bản về kiểm toán tài sản cố định, cũng như thực tiễn áp dụng kiểm toán tài sản cố định tại các công ty kiểm toán. Nội dung chương : Trọng tâm của chương cung cấp cho học viên cách tiếp cận hệ thống kiếm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán về tài sản cố định cũng như những thủ tục kiểm toán áp dụng khi tiến hành kiểm toán tài sản cố đinh. 7.1. Đặc điểm tài sản cố định Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản cố định là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng có thể khác nhau, thường những doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại thì tỷ trọng tài sản là ít hơn do đặc thù kinh doanh là mua bán là chính. Trong quá trình sử dụng, giá trị của tài sản được dịch chuyển dần dần vào chi phí bộ phận sử dụng. TSCĐ trong doanh nghiệp cũng phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động của đơn vị. Ngoài việc đầu tư mua tài sản cố định hợp lý, trích khấu hao phù hợp thì vấn đề quản lý tài sản, bảo dưỡng và các kế hoạch nâng cấp tài sản cũng cần được quan tâm và phản ánh kịp thời thông tin lên báo cáo tài chính. Để việc quản lý và cung cấp thông tin về tài sản kịp thời, trong doanh nghiệp tài sản được phân theo nhiều cách khác nhau: Theo tính chất của tài sản: - Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh. - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, an ninh, quốc phòng. - Tài sản cố định bảo quản hộ, cất hộ, giữ hộ. Theo nguồn hình thành: - Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước cấp. - Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay. 70
  14. - Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung. - Tài sản cố định nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác. Theo tính chất sở hữu: - Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị. - Tài sản cố định thuê ngoài. Các cách phân loại này giúp cho người sử dụng phân biệt quyền và nghĩa vụ của đơn vị trong quản lý Tài sản cố định. Trong tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị, phân loại theo tính chất và đặc trưng kỹ thuật của tài sản là cách phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay trong công tác hạch toán và quản lý tài sản cố định ở các doanh nghiệp. Theo cách phân loại này, tài sản cố định được chia thành tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, và tài sản cố định thuê tài chính. - Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị TK 211- Tài sản cố định hữu hình bao gồm những tài khoản chi tiết sau: + Tài khoản 2111 – Nhà cửa vật kiến trúc. + Tài khoản 2112 – Máy móc thiết bị. + Tài khoản 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn. + Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý. + Tài khoản 2115 – Cây lâu năm,súc vật làm việc và cho sản phẩm. + Tài khoản 2118 – TSCĐ khác. -Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả 71
  15. Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình: + Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất + Tài khoản 2132 – Quyền phát hành + Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế + Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa + Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi tính + Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy nhượng quyền + Tài khoản 2138 – TSCĐ vô hình khác. - Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính. 7.2. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định phù hợp với mục đích chung kiểm toán báo cáo tài chính là xác nhận về mức độ tin cậy của báo cáo tài chính được kiểm toán. Mục tiêu cụ thể của của kiểm toán tài sản cố định là thu thập đầy đủ thông tin các bằng chứng kiểm toán thích hợp từ đó đưa ra xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Kiểm toán TSCĐ nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây: -Khảo sát các cơ sở dẫn liệu TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính: Tính có thật: Các TSCĐ có thực tế tồn tại ở doanh ngiệp hay không. TSCĐ có thuộc quyền sở hữu (đối với các TSCĐ tự có) hoặc doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo hợp đồng thuê TSCĐ hay không (đối với TSCĐ thuê tài chính). Tính toán và đánh giá: + Kiểm tra cách tính và xác định nguyên giá TSCĐ theo từng trường hợp tăng, giảm có đúng với quy định hiện hành của hệ thống kế toán và chính sánh, chế độ tài 72
  16. chính doanh nghiệp hay không. + Kiểm tra để xem xét mức khấu hao TSCĐ có được tính toán đúng đắn theo quy định hiện hành và nhất quán với các kì trước hay không. Chính xác: kiểm tra xem xét việc ghi chép các trường hợp tăng, giảm, khấu hao TSCĐ có được ghi chép đúng đắn và số dư các tài khoản các tài khoản có liên quan có đúng đắn hay không. - Khảo sát, kiểm tra số khấu hao lũy kế (số dư TK 214) - Kiểm tra các chi phí sữa chữa, đặc biệt là chi phí sữa chữa lớn TSCĐ Căn cứ để kiểm toán tài sản cố định: -Các nội quy, quy chế của đơn vị có liên quan đến mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, - Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng giảm, mua bán, sửa chữa tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định. - Các chứng từ phát sinh liên quan đến tài sản cố định: hóa đơn mua tài sản cố định, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa tài sản cố định, phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý TSCĐ - Sổ sách kế toán tổng hợp, chi tiết liên quan đến tài sản cố định. - Các báo cáo kế toán tổng hợp, chi tiết như: Báo cáo tăng giảm tài sản cố định, báo cáo sửa chữa, 7.3. Nội dung kiểm toán tài sản cố định. 7.3.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ về tài sản cố định. Việc kiểm toán TSCĐ thường được kiểm toán khác với kiểm toán tài sản lưu động với các lý do : - Việc mua sắm đầu tư TSCĐ trong mỗi kỳ thường xảy ra rất ít. - Số tiền của mỗi lần mua sắm, đầu tư tái sản cố định là một đại lượng xác định. - TSCĐ có thể theo dõi và lưu giữ trên sổ kế toán trong một thời gian lâu dài. Vì những khác biệt nói trên nên trọng tâm của kiểm toán TSCĐ là quá trình mua sắm, đầu tư và giám sát TSCĐ trong kỳ kiểm toán chứ không phải là số dư trên tài khoản được chuyển sang từ năm trước. 73
  17. Chính vì vậy trong quá trình tìm hiểu kiểm soát nội bộ về tài sản cố định, kiểm toán viên quan tâm đến những vấn đề sau: - Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đối với tài sản cố định. - Tổ chức tiếp nhận các tài sản cố định: Xem xét đơn vị tiếp nhận có nhận đúng TSCĐ theo yêu cầu hay không. Việc bàn giao phải phù hợp với nhu cầu từng bộ phận. - Tổ chức quản lý, bảo quản TSCĐ - Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ vào hệ thống sổ sách kế toán. - Tổ chức xem xét, phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán Sau khi xem xét hoạt động của hệ thống kiếm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ có những đánh giá sơ bộ về hệ thống này. Nếu kiểm toán viên nghĩ có thể tin tưởng hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ nghiệm kiểm soát. Nếu Hệ thống kiếm soát nội bộ hoạt động không có hiệu lực, kiểm toán viên có thể sẽ bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát và tập trung vào các thử nghiệm cơ bản. 7.3.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Cũng giống như các khoản mục khác, trước khi xem xét các phạm vi thử nghiệm cơ bản sẽ được áp dụng, kiểm toán viên phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các nghiệp vụ về tài sản và số dư tài khoản. Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các thử nghiệm kiểm soát. Việc nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện trên hai góc độ: + Việc thiết kế hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không? + Quy trình thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động hay không? Các kỹ thuât khảo sát được sử dụng là kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng các quy chế có phù hợp hay không? Có kẽ hở để cho các gian lận đi qua hay không? Quan sát sự vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, có dấu hiệu của kiểm soát nội bộ trong đơn vị thông qua các chứng từ, tài liệu hay không?, 74
  18. phỏng vấn những người có trách nhiệm về việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. 7.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản a. Thực hiện thủ tục phân tích. Cũng như cấu thành khác của báo cáo tài chính, việc kiểm toán TSCĐ thường được bắt đầu bằng việc áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát. Sau khi phân tích kiểm toán viên sẽ phát hiện được những dấu hiệu bất thường từ đó có thể đưa ra những nhận định về khả năng có thể có của các sai phạm. Các Thủ Tục Phân Tích Kiểm Toán TSCĐ Thủ Tục Phân Tích Mục Đích - Nhận định, tìm kiểu sai sót có Tổng khấu hao lũy kế thể có khi tính số khấu hao - So sánh tỷ suất kỳ kiểm toán. Tổng nguyên giá TSCĐ - Nhận định, tìm kiểu sai sót có Tổng chi phí sữa chữa lớn thể có khi tính số khấu hao - So sánh tỷ suất lũy kế (tài khoản 214) hao Tổng nguyên giá TSCĐ mòn TSCĐ hoặc so sánh tổng chi phí sửa chữa lớn với các - Tìm hiểu các chi phí sữa năm trước chữa lớn trong chi phí SXKĐ Tổng nguyên giá TSCĐ bị vốn hóa hoặc các chi phí - So sánh tỷ suất đầu tư XDCB bị phản ánh sai Giá trị tổng sản lượng lệch vào chi phí SXKĐ với các năm trước - Tìm kiếm các TSCĐ không 75
  19. sử dụng vào SXKĐ hoặc đã bị thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi sổ. 76
  20. b. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết * Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm kiểm toán. Việc ghi sổ một cách đúng đắn các nghiệp vụ tăng TSCĐ có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc quên không ghi sổ hoặc ghi sổ sai giá trị một TSCĐ tăng lên trong kỳ có ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán cho đến khi thanh lý, nhượng bán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bị ảnh hưởng cho tới khi TSCĐ đó được khấu hao hết. Việc kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ thường được chú trọng vào các khoản đầu tư XDCB đã hoàn thành, các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ trong kỳ và thường được kết hợp với các khảo sát chi tiết số dư các trường hợp tăng TSCĐ. Các mục tiêu kiểm toán và các khảo sát chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ hữu hình (TK 211) TSCĐ vô hình (TK 213) và tài khoản TSCĐ thuê tài chính (TK 212) được khái quát trong bảng sau: Các Khảo Sát Chi Tiết Số Dư Tài Khoản Mục đích kiểm toán Các khảo sát chi tiết số dư tài Những vấn đề cần lưu khoản TSCĐ ý 1 2 3 - Các nghiệp vụ tăng - Đánh giá các khoản tăng TSCĐ - Các KTV cần phải TSCĐ trong năm được (đặc biệt các nghiệp vụ có giá trị có hiểu biết đầy đủ và ghi chép đều hợp lý. lớn) có hợp lý với công việc kinh sâu sắc công viẹc sản doanh của doanh nghiệp hay xuất, kinh doanh của không. doanh nghiệp. - Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư tiếp nhận có xét đến các biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế. - So sánh với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của năm trước. 77
  21. Các mục tiêu cụ thể - Đối chiếu số tổng cộng với sổ cái - Các cuộc khảo sát - Nguyên giá TSCĐ tổng hợp này cần được cân tăng được ghi chép - Cộng tổng bảng liệt kê mua sắm, nhắc tùy thuộc mức chính xác đầu tư, nhập, cấp phát rủi ro kiểm soát của -Đối chiếu với từng trường hợp khoản mục TSCĐ tăng với sổ chi tiết TSCĐ trong báo cáo tài chính. - Các trường hợp tăng - Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu - Kiểm tra cụ thể các TSCĐ đều có thật , hình. trường hợp tăng thực sự phát sinh - Kiểm tra quá trình mua sắm, chi TSCĐ là điếu không phí để hình thành TSCĐ. phổ biến ngoại trừ các - Kiểm tra các hóa đơn của người TSCĐ có giá trị lớn bán, các biên bản giao nhận TSCĐ, và khi hệ thống kiểm biên bản giao nhận về bản quyết soát nội bộ kém (rủi toán công trình đầu tư XDCB hoàn ro kiểm soát cao). thành, biên bản liên doanh, liên kết - Các trường hợp tăng - Xem xét các hóa đơn của người - Đây là một trong TSCĐ đều được ghi bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các các mục tiêu quan chép đầy đủ chi phí sữa chữa TSCĐ để phát trọng nhất của kiểm hiện trường hợp quên ghi sổ TSCĐ toán TSCĐ. hoặc ghi TSCD thành tài sản lưu động và chi phí SXKD. - Kiểm tra lại các hợp đồng thuê tài sàn và hợp đồng thuê nhà. - Các TSCĐ tăng và - Kiểm tra các hóa đơn của người - Không cần chú ý đã ghi sổ các tài khoản bán, các chứng từ pháp lý khác về nhiều đến máy móc, TSCĐ trong bảng tăng TSCĐ. thiết bị sản xuất. 78
  22. CĐKT đều thuộc sở - Kiểm tra các điều khoản của hợp - Cần kiểm tra thường hữu của doanh nghiệp đồng thuê TSCĐ tài chính. xuyên đối với đất đai hoặc doanh nghiệp có - Xem xét các TSCĐ vô hình có và nhà xưởng chủ yếu quyền kiểm soát, sủ được hình thành bằng tiền của và TSCĐ vô hình. dụng lâu dài. doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí để có TSCĐ đó hay không. - Nguyên giá TSCĐ - Kiểm tra hóa đơn của người bán - Cần nắm vững các tăng đều được tính và các chứng từ gốc liên quan đến nguyên tắc, quy định toán và đánh giá đúng tăng TSCĐ (biên bản giao nhận hiện hành về đánh giá đắn. TSCĐ, hợp đồng lien doanh ) TSCĐ. - Kiểm tra các điều khoản hợp đồng - Mức độ và phạm vi thuê tài chính lien quan đến xác kiểm tra và phụ thuộc định nguyên giá TSCĐ đi thuê. vào tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. -Các trường hợp tăng - Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ - Mục tiêu này được TSCĐ trong kỳ được và các bút toán trong sổ kế toán căn kết hợp chặt chẽ với ghi chép theo đúng sự cứ các quy định hạch toán của hệ việc ghi sổ đầy đủ các phân loại của tài sản. thống kế toán hiện hành. trường hợp tăng - Các trường hợp tăng - Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ và cách tính TSCĐ được ghi sổ TSCĐ vào gần ngày lập bảng cân giá TSCĐ. đúng kỳ. đối kế toán để kiểm tra việc ghi sổ - Thường được tiến có đúng niên độ không. hành như một phần của khảo sát thời hạn tính các khoản phải trả. 79
  23. Kiểm tra việc ghi sổ TSCĐ có đúng với cách phân loại TSCĐ và TSLĐ hay không cũng là một nội dung quan trọng của kiểm toán TSCĐ. Trong thực tế, các sai sót của doanh nghiệp thường xảy ra là: - Ghi chép TSCĐ thành công cụ dụng cụ hoặc ngược lại. - Ghi chép các TSCĐ vô hình (chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí ngiên cứu phát triển ) vào chi phí trả trước hoặc ngược lại. - Ghi chép các khoản phí nâng cấp, cải tạo TSCĐ làm tăng năng lực TSCĐ (phải được ghi tăng TSCĐ) thành các chi phí sữa chữa lớn trong chi phí SXKD nhằm trốn thuế lợi tức, hoặc ngược lại ghi chi phí sữa chữa lớn bình thường thành chi phí đầu tư XDCB (chi phí SXKD bị “vốn hóa”). Ngoài ra, cũng cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp vừa có hoạt động SXKD,vừa có công trình XDCB tự làm nhưng không phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho giá thành công trình XDCB. Điều này vừa ảnh hưởng đến tính xác thực của bảng cân đối kế toán, vừa ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh và số thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sánh. * Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ. Các mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là: - Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra thì đều đã được ghi sổ. - Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được đánh giá đúng đắn. Để đạt mục tiêu trên, kiểm toán viên có thể xây dựng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong năm kiểm toán bằng các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Tên TSCĐ giảm (tên, mã hiệu của đối tượng tài sản, quy cách, nước sản xuất) + Lý do giảm (nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh, đánh giá giảm ). + Nguyên giá. + Ngày giảm TSCĐ. + Khấu hao tích lũy của tài sản. 80
  24. + Giá bán, thanh lý, giá trị góp vốn được thỏa thuận và chấp nhận của các bên tham gia liên doanh, liên kết Sau khi đã lập bảng liệt kê nói trên, cần phải cộng các chỉ tiêu (giá trị) của bảng và đối chiếu các số liệu trên bảng liệt kê này với các nhiệm vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ và đối chiếu mức khấu hao tích lũy; giá trị còn lại của TSCĐ; chi phí và thu nhập có liên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ. Để phát hiện các trường hợp giảm TSCĐ chưa được ghi sổ hoặc ghi sổ không đúng, có thể áp dụng các thủ tục và biện pháp kiểm tra là: + Xem xét lại liệu TSCĐ mới xây dựng, mua sắm có thay thế cho các TSCĐ cũ đang sử dụng hay không. + Phân tích thu nhập thu nhập và lãi của các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ này. + Xem xét quá trình bổ sung TSCĐ, quá trình sử dụng TSCĐ để tính toán lại mức hao mòn của từng tài sản. + Thực hiện các cuộc thảo luận, phỏng vấn với cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ về cách thức định giá bán, giá thanh lý TSCĐ hoặc thỏa thuận giá trị góp vốn của tài sản giữa các bên tham gia liên doanh. + Kiểm tra các chứng từ giảm TSCĐ (biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn bán tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng hợp tác kinh doanh ) + So sánh mức khấu hao tích lũy và chi phí liên quan đến các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong sổ chi tiết và các bút toán nhật ký. + Tính toán lại số lãi (hoặc lỗ) về thanh lý, nhượng bán TSCĐ để so sánh số liệu trên sổ kế toán. * Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản tài sản cố định. - Đối với số dư đầu kỳ: Nếu báo cáo tài chính năm trước cũng do KTV kiểm toán thì không cần thiết xem xét, kiểm tra lại số dư dầu kỳ, kể cả nghiệp vụ tăng TSCĐ ở niên độ trước và cách tính giá đối với từng trường hợp tăng TSCĐ vì chúng đã đựơc kiểm tra ở năm trước. 81
  25. Trường hợp kiểm toán lần đầu nhưng nếu doanh nghiệp có quá trình kiểm soát nội bộ tốt, KTV cũng có thể không cần quan tâm nhiều đến số dư đầu kỳ của TSCĐ. - Đối với số dư cuối kỳ: + Tổng hợp kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm tra các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ đã nói ở trên để xác định số dư cuối kỳ của các tài khoản TSCĐ. + Chọn một mẫu các TSCĐ ở các sổ chi tiết để kiểm tra các tài sản thực tế. + Kiểm kê hiện vật TSCĐ hữu hình (rất ít khi KTV tiến hành kiểm kê toàn bộ TSCĐ) hoặc kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê của doanh nghiệp. + Kiểm tra tình trạng thế chấp của TSCĐ: theo chế độ tài chính và kế toán hiện hành, các TSCĐ thế chấp nhưng không di chuyển ra khỏi doanh nghiệp thì không hoạch toán giảm TSCĐ của doanh nghiệp. Đối với các TSCĐ này, tình trạng có hay không thế chấp không tác động, ảnh hưởng đến số dư tài khoản TSCĐ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng xem xét, đánh giá tình hình tài chính và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. + Để xem xét tình trạng thế chấp của TSCĐ, KTV cần kiểm tra, xem xét các khế ước, hợp đồng tín dụng và gửi các yêu cầu xác nhận đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác * Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ. Mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét việc đánh giá, tính toán khâu hao TSCĐ như thế nào. Các nội dung chủ yếu thuộc mục tiêu này là: - Chính sách khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có nhất quán hay không. - Quá trình và kết quả tính toán khấu hao TSCĐ có chính xác hay không. Những trọng điểm cần xem xét, kiểm tra là: + Phạm vi các TSCĐ phải tính khấu hao: theo quy định hiện hành. + Phương pháp tính khấu hao áp dụng ở doanh nghiệp và tính nhất quán của chính sách khấu hao. Đồng thời với việc kiểm tra mức trích khấu hao TSC, cần phải kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng liên quan. 82
  26. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp khác (khấu hao theo sản lượng, khấu hao nhanh ), cần kiểm tra cách tính khấu hao và sự nhất quán của chính sách khấu hao qua các thời kỳ khác nhau. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp cần phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình trên cơ sở thời gian sử dụng đã xác định lại. Đối với TSCĐ thuê tài chính, thời gian sử dụng để trích khấu hao TSCĐ đúng bằng thời gian của hợp đồng thuê tài sản đó. *Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ (tài khoản 214) Thực chất kiểm tra tài khoản này là kiểm tra số khấu hao lũy kế của TSCĐ. Các phát sinh nợ TK 214 “hao mòn TSCĐ” thường được khảo sát như một phần của kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ. Trong khi đó, sổ ghi có tài khoản này được kiểm tra như một phần của kiểm tra chi phí khấu hao. Các mục tiêu được nhấn mạnh khi kiểm tra khấu hao lũy kế là: - Mức khấu hao tích lũy trên các sổ chi tiết có nhất trí với sổ cái tổng hợp (TK 214) và sổ cái chi tiết (TK 2141, 2142 và TK 2143) hay không. Mục tiêu này được thực hiện bằng cách cộng tổng mức khấu hao lũy kế của từng tái sản và đối chiếu với sổ tổng cộng của sổ cái TK hao mòn TSCĐ. - Mức khấu hao TSCĐ trên các sổ phụ được đánh giá và ghi chép đúng đắn. * Kiểm tra chi phí sữa chữa lớn TSCĐ: Các chi phí sữa chữa lớn TSCĐ được coi như một khoản phí tổn và được hoạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ thì cần kiểm tra: - Cơ sở pháp lý của việc trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ: Các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trích trước chi phí sữa chữa lớn được Bộ tài chính duyệt và phải thông báo cho cơ quan tài chính quản lý trực tiếp biết sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ tài chính. 83
  27. - Việc quyết toán chi phí sữa chữa lớn theo quy định hiện hành, nếu chi phí sữa chữa thực tế lớn hơn số đã trích trước thì phần chênh lệch được hoạch toán thẳng hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu chi phí sữa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được ghi giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. Khi kiểm tra chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, cần đề phòng khả năng doanh nghiệp cố tình lẫn lộn khoản chi này với các chi phí sữa chữa, nâng cấp, phục hồi, cải tạo TSCĐ làm kéo dài tuổi thọ TSCĐ và tăng năng lực sản xuất của TSCĐ (các chi phí này được tài trợ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB và khi hoàn thành được đăng ký tăng TSCĐ). HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi 1. Trình bày quá trình kiểm soát nội bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp? 2. Đặc điểm kiểm toán tài sản cố định? 3. Những sai phạm xẩy ra khi kiểm toán tài sản cố định? 4. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định? 5. Thử nghiệm cơ bản đối với Tài sản cố định? II. Bài tập vận dụng Trong quá trình kiểm toán TSCĐ của một doanh nghiệp, kiểm toán viên phát hiện đơn vị có một TSCĐ là máy nén kỹ thuật, có số liệu như sau: (đơn vị tính: triệu đồng) 120 - Giá mua theo hóa đơn - Chi phí bảo dưỡng, kiểm nghiệm khi nhập kho 8 - Chi phí xây bệ móng để lắp đặt máy 4 - Phụ tùng, thiết bị đặc biệt đi kèm để phục vụ cho việc sửa 30 chữa, thay thế khi máy móc hỏng - Chi phí sửa chữa gia công trước ngày nghiệm thu 6,5 - Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được sửa chữa lớn, phục 40 84
  28. hồi, nâng cấp làm tăng giá trị và kéo dài thời gian sử dụng TSCĐ. Chi phí sửa chữa lớn theo biên bản bàn giao Tổng cộng 208,5 Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra sổ chi tiết theo dõi TSCĐ và thấy rằng kế toán viên đơn vị đã xác định nguyên giá TSCĐ là 208.5 trđ Yêu cầu: a. Bạn hãy cho biết ý kiến về việc tính nguyên giá TSCĐ của đơn vị b. Hãy tính lại nguyên giá TSCĐ ( nếu đơn vị tính sai) và hãy chỉ ra các chi phí hợp lý khác được tính vào nguyên giá TSCĐ chưa được kể trên. TÓM TẮT CHƯƠNG VII Tài sản cố định là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng có thể khác nhau, thường những doanh nghiệp sản xuất thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại thì tỷ trọng tài sản là ít hơn do đặc thù kinh doanh là mua bán là chính. Kiểm toán tài sản cố định là một trong những nội dung quan trọng mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán quan tâm. Trong quá trình kiểm toán, các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu kiểm toán đã đề ra. 85
  29. Bài tập tổng hợp Bài tập 1: Trong quá trình tiến hành kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của công ty Bình An. Kiểm toán viên phát hiện những sai sót sau đây: 1. Đơn vị mua một TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý với giá mua 660.000.000đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%) vào đầu tháng 03/2010, nhưng kế toán không ghi tăng TSCĐ mà hạch toán thẳng vào chi phí QLDN trong năm 2010 sau khi đã khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tỷ lệ khấu hao của loại tài sản này là 12%/năm. 2. Đơn vị không phản ánh một số chi phí lãi vay của năm 2010 trị giá 200.000.000 đồng. Các chi phí này được hạch toán vào đầu tháng 1/2011 khi đơn vị thực tế chi trả chi phí này. 3. Đơn vị mua một lô hàng trị giá 220.000.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT 10%) hàng hóa đã giao vào ngày 30/12/2010 tại kho của người bán. Đến ngày 31/12/2010, hóa đơn đã về nhưng hàng vẫn chưa về kho. Đơn vị không ghi chép nghiệp vụ này vào năm 2010 mà chỉ hạch toán vào sổ sách kế toán khi hàng nhập kho vào ngày 2/1/2011. Đến thời điểm 31/12/2010 đơn vị chưa trả tiền cho người bán. 4. Bù trừ nhầm nợ phải trả của nhà cung cấp Y vào nợ phải thu của công ty Z làn cho nợ phải thu của công ty Z từ 110.000.000VNĐ xuống còn 50.000.000 đồng. 5. Qua xác nhận KTV đã phát hiện một khoản phải thu của khách hàng không thể thu được là 150.000.000 VNĐ nhưng đơn vị chưa lập dự phòng. 6. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 17/12/2010, các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 18/12/2010 được ghi chép vào năm 2011. Tổng doanh thu từ 18/12/2010 đến 31/12/2010 là 1.100.000.000 VNĐ, giá vốn hàng bán của số hàng này là 700.000.000 VNĐ; thuế suất GTGT 10%. 7. Đơn vị mua một lô hàng trị giá 550.000.000đồng, hàng đã nhận ngày 30/12/2010. Đến ngày 31/12/2010, hóa đơn chưa về và đơn vị chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Đơn vị không ghi chép nghiệp vụ này vào năm 2010 mà chỉ hạch toán vào sổ sách kế toán khi có hóa đơn vào ngày 10/1/2011. 8. Ghi tăng giá vốn hàng bán 170.000.000 VNĐ do áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho. Yêu cầu: 1. Nêu ảnh hưởng của các sai sót ( nếu có) đến BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh? Lập các bút toán điều chỉnh tương ứng. Biết rằng thuế suất thuế GTGT của đơn vị là 10%, thuế suất thuế TNDN là 25%. 2. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện cái sai sót trên? 86
  30. 3. Nêu ảnh hưởng đến các cơ sở dẫn liệu. Bài tập 2: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính N của công ty ABC, các kiểm toán viên đã phát hiện những sai sót sau: 1. Công ty mua một số TSCĐ dùng cho bộ máy quản lý giá 350 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%) vào cuối tháng 7/N nhưng không ghi tăng TSCĐ mà hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm tài chính. Biết tỷ lệ khấu hao của loại tài sản này là 11%/năm. 2. Kế toán bỏ sót nghiệp vụ nhận hàng ngày 29/12/N trị giá 370.000.000 VNĐ. Đến ngày 31/12/N hóa đơn chưa về và tiền hàng chưa thanh toán. 3. Đơn vị mua một lô hàng giá 550tr VNĐ, hàng đã giao vào ngày 30/12/N tại kho người bán. Đến ngày 31/12/N hóa đơn đã về nhưng hàng chưa về kho , đơn vị chưa trả tiền cho người bán và không ghi chép nghiệp vụ này vào năm N mà chỉ phản ánh vào sổ sách kế toán khi hàng thực tế nhập kho 4/1/N. 4. Qua xác nhận đã phát hiện một khoản phải thu của khách hàng không thể thu được là 76.000.000VNĐ ( khách nợ đã chấm dứt hoạt động và không có khả năng trả nợ). Đơn vị chưa lập dự phòng cho khoản phải thu này. 5. Ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 3/1/N+1 vào kết quả kinh doanh năm N theo giá bán 430.000.000 VNĐ giá vốn hàng bán 226.000.000VNĐ. 6. Đơn vị không phản ánh chi phí lãi vay trong năm N trị giá 600.000.000 VNĐ, các chi phí được ghi chép vào tháng 1/N+1 khi công ty thanh toán số tiền này. 7. Kế toán cấn trừ nhầm nợ phải trả cho công ty EX vào nợ phải thu của công ty CA làm cho nợ phải thu của công ty CA từ 170.000.000VNĐ chỉ còn 70.000.000VNĐ. Yêu cầu: 1. Hãy nêu ảnh hưởng nếu có của mỗi sai sót trên tới báo cáo tài chính và sự ảnh hưởng đối với người sử dung thông tin tài chính qua các tỷ suất? biết rằng thuế suất thuế GTGT là 10% và thuế TNDN là 25%. 2. Nêu các bút toán điều chỉnh 3. Nêu các thủ tục kiểm toán để phát hiện nhưng sai sót trên Bài tập 3: Một kiểm toán viên phụ trách kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền của công ty X năm tài chính kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 đã phát hiện những sai sót sau: 1. Cấn trừ (bù trừ) nhầm nợ phải trả của nhà cung cấp Y vào nợ phải thu cho công ty Z làm cho nợ phải thu của công ty Z từ 350.000.000 VNĐ xuống còn 180.000.000 VNĐ 87
  31. 2. Qua xác nhận KTV đã phát hiện một tài khoản phải thu của khách hàng không thể thu được là 180.000.000 VNĐ nhưng đơn vị chưa lập dự phòng. 3. Đơn vị khóa sổ kế toán các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15/12/2010 các nghiệp vụ bán hàng từ ngày 16/12/2010 được ghi chép vào năm 2011. Các khoản tiền khách hàng đã trả cho các nghiệp vụ này được ghi chép như khoản khách hàng ứng trước trong năm 2010. Tổng doanh thu từ 16/12/2010 đến 31/12/2010 là 900.000.000 VNĐ, giá vốn hàng bán của số hàng này là 700.000.000 VNĐ, thuế suất thuế GTGT 10% khách hàng đã thanh toán 400.000.000VNĐ bằng TGNH Yêu cầu: a. Nêu ảnh hưởng của các sai sót trên BCĐKT và BCKQKD của doanh nghiệp, thuế suất thuế TNDN 25% b. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai sót trên. Bài tập 4: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của công ty thương mại H.Y. Kiểm toán viên đã phát hiện các sai phạm sau đây: 1. Công ty mua thiết bị bán hàng với tổng giá thanh toán là 660tr đồng ( bao gồm cả thuế GTGT là 10%) vào cuối tháng 2 năm 2010.Tiền mua là do vay dài hạn 500tr đồng, số còn lại trả bằng TGNH thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian sử dụng ước tính của tài sản này là 10 năm. Công ty áp dụng chế độ khấu hao bình quân theo thời gian. Công ty bỏ quên không ghi nghiệp vụ này. 2. Công ty mua một TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng theo tổng giá thanh toán là 770tr đồng, trong đó thuế GTGT là 10%. Chi phí chạy thử bằng tiền mặt là 4.4tr đồng( bao gồm thuế GTGT 10%). Toàn bộ số tiền mua TSCĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết nguồn vốn công ty sử dụng để bù đắp từ quỹ phúc lợi. Kế toán công ty đã định khoản như sau: a. Nợ TK 211 700tr đ Nợ TK 133 70trđ Có TK 112 770trđ b. Nợ TK 211 4trđ Nợ TK 133 0.4trđ Có TK 111 4.4trđ 3. Trong tháng 12/2010 công ty có mua chịu của công ty P&G một lô hàng trị giá là 350trđ chưa tính thuế GTGT 10%. Cuối năm 2010 hàng đã về nhập kho nhưng hóa đơn chưa về. Kế toán không ghi chép gì về nghiệp vụ này trong sổ sách của năm 2010. Đến ngày 09/01/2011 khi hóa đơn về kế toán công ty mới hạch toán nghiệp vụ này vào sổ sách của năm 2011. 88
  32. 4. Trong năm công ty mua bằng TGNH 3.500 tấn hàng của công ty Khải Hoàn với giá 6.600đồng/tấn( đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khi kiểm định chất lượng sản phẩm, đơn vị phát hiện 500 tấn hàng bị kém phẩm chất và công ty trả lại cho người bán và được người bán trả lại bằng tiền mặt. Đơn vị đã hạch toán số hàng mua bị trả lại trên để giảm chi phí bán hàng trong năm 2010. 5. Đơn vị xuất một số hàng hóa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh Y dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát với giá vốn 300trđ, giá trị vốn góp được đánh giá là 350trđ, tỷ lệ vốn góp 50%. Kế toán đã hạch toán: Nợ TK 222 350trđ Có TK 156 350trđ Yêu cầu: a. Hãy nêu ảnh hưởng (nếu có) của mỗi sai sót trên đến các khoản mục trên BCKQKD và BCĐKT? Nêu sự ảnh hưởng đối với người đọc thông tin tài chính qua các tỷ suất tài chính. Cho biết thuế suất thuế TNDN là 25%. Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ b. Nêu các bút toán điều chỉnh c. Chỉ ra mỗi sai sót trên ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu nào? d. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai sót trên? Bài tập 5: Trong quá trình kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của công ty thương mại CAA. Kiểm toán viên đã phát hiện các sai phạm sau đây: 1. Trong tháng 12/2010 công ty có mua chịu của công ty H&P một lô hàng trị giá 60trđ chưa tính thuế GTGT ( thuế suất thuế GTGT 10%). Cuối năm 2010 hàng đã về nhập kho nhưng hóa đơn chưa về. Kế toán không ghi chép gì về nghiệp vụ này trong sổ sách năm 2010. Đến ngày 5/1/2011 khi hóa đơn về, kế toán mới hạch toán nghiệp vụ này vào sổ sách của năm 2011. 2. Đơn vị xuất một số hàng hóa đi góp vốn vào cơ sở liên doanh T dưới hình thức thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát với giá vốn 150trđ, giá trị góp vốn được đánh giá là 160trđ, tỷ lệ góp vốn 50% kế toán đã hạch toán: Nợ TK 222 160 trđ Có TK 156 160 trđ 3. Công ty mua một thiết bị bán hàng với tổng giá thanh toán là 400trđ ( chưa bao gồm thuế GTGT 10%) vào tháng 2 năm 2010. Tiền mua do vay dài hạn 350trđ, số còn lại trả bằng TGNH thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian sử dụng ước tính của tài sản này là 10 năm. Công ty áp dụng chế độ khấu hao bình quân theo thời gian. Công ty bỏ quên không ghi sổ nghiệp vụ này. 89
  33. 4. Trong năm, công ty mua bằng TGNH 6.500 tấn hàng của công ty Thương Mại Hồng Phúc với giá 11.550 đồng/ tấn( đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khi kiểm định chất lượng sản phẩm, đơn vị phát hiện 700 tấn hàng bị kém phẩm chất và công ty trả lại cho người bán và được người bán trả lại bằng tiền mặt. Đơn vị đã hạch toán số hàng bán bị trả lại trên để giảm chi phí bán hàng trong năm 2010. 5. Công ty mua một TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng theo tổng giá thanh toán là 770trđ, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí chạy thử bằng TGNH là 6,6 trđ ( có thuế GTGT 10%). Toàn bộ số tiền mua TSCĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết nguồn vốn công ty sử dụng để bù đắp từ quỹ phúc lợi. Kế toán công ty đã định khoản như sau: b. Nợ TK 211 5trđ Nợ TK 133 0,5 trđ Có TK 112 5,5trđ c. Nợ TK 211 700trđ Nợ TK 133 70trđ Có TK 112 770trđ Yêu cầu: a. Hãy nêu ảnh hưởng nếu có của mỗi sai sót trên đến các khoản mục trên BCKQKD và BCĐKT? Nêu sự ảnh hưởng đối với người đọc thông tin tài chính qua các tỷ suất tài chính. Cho biết thuế suất thuế TNDN là 25%. Công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. b. Nêu các bước điều chỉnh trên BCTC c. Chỉ ra mỗi sai sót ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu nào? d. Nêu các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện các sai sót trên? Bài tập 06: KTV đang kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của công ty Phát Tài. Dưới đây là BCĐKT tại ngày 31/12/2010 ( chưa được kiểm toán của công ty) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2010 Đơn vị tính: triệu đồng Tài sản Số cuối năm 1.Tiền 420 2. Phải thu khách hàng 1.220 3. Hàng tồn kho 2.830 90
  34. 4. TSCĐ hữu hình 5.600 5.Hao mòn lũy kế (2.300) Tổng cộng tài sản 7.770 Nguồn vốn 1. Phải trả người bán 2.470 2. Nguồn vốn kinh doanh 3.000 3. Lãi chưa phân phối 2.300 Tổng cộng nguồn vốn 7.770 Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những vấn đề sau: 1. Kế toán công ty đã ghi chép chi phí trang bị dụng cụ văn phòng và lương nhân viên bán hàng tại cửa hàng số 1 vào chi phí XDCB của cửa hàng này, số tiền là:200.000.000đ. Công trình xây dựng cơ bản này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu tháng 6/2010. Tỷ lệ khấu hao của cửa hàng này là 10% / năm. 2. Một số TSCĐ dùng trong quản lý của công ty Sông Hương đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục được tính khấu hao trong năm 2010, số tiền khấu hao của số tài sản này là 40.000.000VNĐ 3. Công ty đã tính khấu hao hết một TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng có nguyên giá 400.000.000VNĐ trong tháng 5/2010 nhưng kế toán công ty vẫn tiến hành trích khấu hao TSCĐ đó đến tháng 9. Đến tháng 9 năm 2010 đơn vị thanh lý TSCĐ đó nhưng chưa ghi giảm nguyên giá TSCĐ đó. Biết tỷ lệ khấu hao của tài sản này là 12%/ năm 4. Kết quả kiểm kê và kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho cho thấy hàng tồn kho được phản ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/2010 là có thật và được định giá đúng. Tuy nhiên anh (chị) phát hiện một số hàng hóa của công ty Phát Tài áp dụng phương pháp tính giá không phù hợp với chế độ hiện hành, làm cho giá trị hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương pháp đúng là 350.000.000đ, làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng 350.000.000đ 5. Việc kiểm tra các hồ sơ mua hàng dở dang cho thấy có một lô hàng của công ty H&P theo hóa đơn số 876 ngày 30/12/2010 nhưng chưa về kho. Số tiền phải trả cho lô hàng trên là 330.000.000đ ( đã có thuế GTGT 10%). Công ty Phát Tài ghi chép nghiệp vụ này vào tháng 1/2011 khi hàng đã về kho. Yêu cầu: 1. Khi phát hiện các sai sót có thể có của đơn vị, KTV sẽ làm gì? 2. Giả sử việc điều chỉnh các sai sót trên là cần thiết và thích hợp hãy lập bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2010 sau khi đã điều chỉnh.Trình bày các bước đã điều chỉnh của mình. 91
  35. 3. Theo anh (chị) thủ tục kiểm toán nào thích hợp để phát hiện các sai sót số 1 và 2. Trình bày chi tiết các thủ tục này? Biết: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Bài tập 07: Kiểm toán viên đang kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 của công ty Sông Gianh. Dưới đây là BCĐKT tại ngày 31/12/2009 (chưa được kiểm toán của công ty). Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31/12/2009 Đơn vị: triệu VNĐ Tài sản Số cuối năm 1. Tiền 420 2. Phải thu khách hàng 1.220 3.Hàng tồn kho 2.830 4.TSCĐ hữu hình 5.600 5. Hao mòn lũy kế (2.300) Tổng cộng tài sản 7.770 Nguồn vốn 1. Phải trả người bán 2.470 2. Thuế và các khoản phải nộp nhà - nước 3. Nguồn vốn kinh doanh 3.000 4. Lãi chưa phân phối 2.300 Tổng cộng nguồn vốn 7.770 Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những vấn đề sau: 1. Kế toán công ty đã ghi chép chi phí trang bị dụng cụ văn phòng và lương nhân viên bán hàng tại cửa hàng số 3 vào chi phí XDCB của cửa hàng này, số tiền là: 150.000.000VNĐ. Công trình xây dựng cơ bản này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu tháng 8/2009. Tỷ lệ khấu hao của cửa hàng này là 12%/năm. 2. Một số TSCĐ dùng trong quản lý của công ty Sông Gianh đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục tính khấu hao trong năm 2009, số tiền khấu hao của số tài sản này là 40.000.000VNĐ. 3. Kết quả kiểm kê và kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho cho thấy hàng tồn kho được phản ánh trên sổ sách đơn vị ngày 31/12/2009 là có thật và được đánh giá đúng. Tuy nhiên, anh(chị) phát hiện một số hàng hóa của công ty Sông Gianh áp dụng phương pháp tính giá không phù hợp với chế độ hiện hành, làm cho giá 92
  36. trị hàng tồn kho giảm đi so với kết quả tính theo phương pháp đúng là 400.000.000VNĐ, làm giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng 400.000.000VNĐ. 4. Việc kiểm tra các hồ sơ mua hàng dở dang cho thấy có một số lô hàng đã nhận của công ty H&P theo hóa đơn số 90 ngày 30/12/2009 nhưng hàng chưa về kho. Số tiền phải trả cho lô hàng trên là 550.000.000 VNĐ (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Công ty Sông Gianh ghi chép nghiệp vụ này vào tháng 1/2010 khi hàng đã về kho. Yêu cầu: 1. Khi phát hiện các sai sót có thể có của đơn vị, Kiểm toán viên sẽ làm gi? 2. Giả sử việc điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra là cần thiết và thích hợp, hãy lập BCĐKT tại ngày 31/12/2009 sau khi điều chỉnh. 3. Theo anh (chị) thủ tục kiểm toán nào thích hợp để phát hiện các sai sót số 01 và 04. Trình bày các chi tiết về thủ tục này? Cho biết: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 93
  37. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A.Arens and James K.Loebbecke (2000), Kiểm toán, NXB Thống kê, Hà nội 2. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, NXB Lao động Xã hội, Hà nội 3. Bộ tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán Việt nam, NXB Tài chính, Hà nội 4. GS.TS Vương Đình Huệ và Vũ Huy Cẩm (2004), Giáo trình kiểm toán, NXB Tài chính, Hà nội 5. Phan Long (2007), “Giới thiệu về kiểm soát nội bộ và một số ví dụ minh hoạ về thủ tục kiểm soát”, www.kiemtoan.com.vn 6. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà nội 7. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ (2006), Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội 8. Tập thể tác giả bộ môn Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Kiểm toán, NXB Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 9. The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (1985 – 2006), “Internal Control – Intergrated Framework”, www.coso.org 10. The University of Lethbridge (2007), “Internal Audit”, www.uleth.ca 11. Victor Z.Brink and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, NXB Tài chính, Hà nội 12. John Dunn (2000), Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành, NXB Thống kê, Hà nội 94
  38. MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 3 1.1 Đối tượng kiểm toán tài chính 3 1.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính 4 1.3. Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính 5 1.4. Chủ thể kiểm toán báo cáo tài chính 7 1.5. Các thử nghiệm kiểm toán trong kiểm toán tài chính 7 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 12 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán tài chính 12 2.1.1 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán 12 2.1.2 Trình tự giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 13 2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 23 2.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 23 2.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 23 2.3 Kết thúc kiểm toán 24 2.3.1 Khái niệm 24 2.3.2 Vai trò, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán 24 2.3.3 Trách nhiệm lập, trình bày và gửi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 25 2.3.4 Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 25 2.3.5 Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 27 CHƯƠNG III: KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 35 3.1 Đặc điểm vốn bằng tiền 35 3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền 36 3.3 Nội dung kiểm toán vốn bằng tiền 36 3.3.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 36 3.3.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với vốn bằng tiền 37 3.3.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với vốn bằng tiền 37 CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU 46 4.1 Đặc điểm nợ phải thu 46 4.2 Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu 46 4.3 Nội dung kiểm toán nợ phải thu 46 4.3.1 Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 46 4.3.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 48 4.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với nợ phải thu 48 95
  39. CHƯƠNG V: KIỂM TOÁN DOANH THU, THU NHẬP 56 5.1 Đặc điểm của doanh thu, thu nhập 56 5.2 Mục tiêu kiểm toán doanh thu và thu nhập khác 57 5.3 Nội dung kiểm toán doanh thu và thu nhập 58 5.3.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với doanh thu và thu nhập 58 5.3.2 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu và thu nhập 58 5.3.3 Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với doanh thu và thu nhập 58 CHƯƠNG VI: KIỂM TOÁN CHI PHÍ 62 6.1. Đặc điểm của chi phí 62 6.2. Mục tiêu kiểm toán chi phí 63 6.3. Nội dung kiểm toán chi phí 64 6.3.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát về chi phí64 6.3.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 65 6.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 65 6.3.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích 65 CHƯƠNG VII: KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 67 7.1. Đặc điểm tài sản cố định 67 7.2. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định 69 7.3. Nội dung kiểm toán tài sản cố định 70 7.3.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ về tài sản cố định. 70 7.3.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 71 7.3.3. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 72 Bài tập tổng hợp 82 96