Kế toán tài chính - Chương 4: Hệ thống tiền tệ quốc tế

pdf 55 trang vanle 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán tài chính - Chương 4: Hệ thống tiền tệ quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_tai_chinh_chuong_4_he_thong_tien_te_quoc_te.pdf

Nội dung text: Kế toán tài chính - Chương 4: Hệ thống tiền tệ quốc tế

  1. Chương 4. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Hồ Thúy Ái ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM – Khoa Ngân Hàng Quốc Tế
  2. Nội dung • Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế (IMS) • Các chế độ tỷ giá • Quá trình phát triển của IMS • IMS và chính sách kinh tế quốc gia 09/2010 Hồ Thúy Ái 2
  3. Tổng quan về IMS • Hệ thống tiền tệ quốc tế: “the International Monetary System (IMS)” • Tại sao lại nghiên cứu IMS? – Sự gia tăng trong mức độ biến động của tỷ giá – Tỷ giá biến động: • Tăng rủi ro và cũng tạo cơ hội sinh lời • Tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô của một quốc gia – Tỷ giá được xác định trong IMS 09/2010 Hồ Thúy Ái 3
  4. Tổng quan về IMS • IMS là một cấu trúc gồm những qui tắc, qui định và qui ước điều chỉnh các quan hệ tài chính giữa các quốc gia. • Cấu trúc: – Chế độ tiền tệ của các quốc gia, – Các quy tắc can thiệp tỷ giá, và – Những định chế hậu thuẫn cho các quy tắc này khi có rắc rối nảy sinh 09/2010 Hồ Thúy Ái 4
  5. Tổng quan về IMS • IMS có chức năng: – thiết lập những qui tắc mà từ đó đồng tiền của các quốc gia được xác định giá trị và trao đổi với nhau, và – cung cấp cơ chế điều chỉnh sự mất cân đối trong BOP của một quốc gia • Phân loại IMS: – Theo mức độ linh hoạt của tỷ giá: hệ thống tỷ giá cố định, hệ thống tỷ giá thả nổi, hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết – Theo đặc điểm của dự trữ ngoại hối: bản vị hàng hóa, bản vị ngoại tệ, bản vị kết hợp 09/2010 Hồ Thúy Ái 5
  6. Các chế độ tỷ giá • Hệ thống tỷ giá: thỏa thuận giữa các quốc gia về việc làm thế nào để xác định tỷ giá • Chế độ tỷ giá: – chính sách tổng thể về tỷ giá của chính phủ cho phép tỷ giá này cố định, hay thả nổi, hay neo vào đồng tiền khác – cố định, thả nổi, và nhiều hình thức khác nhau giữa hai thái cực này 09/2010 Hồ Thúy Ái 6
  7. Các chế độ tỷ giá – Tỷ giá cố định (fixed ER) – Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (perfectly floating ER) – Tỷ giá cố định có điều chỉnh (fixed but adjustable ER) – Tỷ giá thả nổi có quản lý (managed floating ER) – Tỷ giá cố định nhưng linh hoạt trong biên độ (Fixed exhange rate and flexible within a band) – Tỷ giá neo bò trườn (crawling peg) – Tỷ giá kép (dual ER) / Đa tỷ giá (multiple ER) 09/2010 Hồ Thúy Ái 7
  8. Các chế độ tỷ giá • Chế độ tỷ giá cố định: – NHTW ấn định mức tỷ giá ngang giá – NHTW chịu trách nhiệm duy trì tỷ giá cố định – Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW can thiệp trực tiếp bằng cách thay đổi dự trữ ngoại hối hoặc bằng các biện pháp khác 09/2010 Hồ Thúy Ái 8
  9. Chế độ tỷ giá cố định – Trường hợp cầu vượt cung: S(d/f) (St)o Sự can thiệp của NHTW (St)1 S(o) (Df)1 (Df)0 Qo Qf 09/2010 Hồ Thúy Ái 9
  10. Chế độ tỷ giá cố định – Trường hợp cung vượt cầu: S (St)o (d/f) (St)1 Sự can thiệp của NHTW So S1 (Df)1 (Df)0 Qf Qo Q1 09/2010 Hồ Thúy Ái 10
  11. Chế độ tỷ giá cố định – Trong thực tế, thị trường dường như không bao giờ cân bằng ở mức tỷ giá cố định – Thường xảy ra trường hợp tỷ giá được cố định ở dưới mức cân bằng của thị trường nội tệ được định giá cao (overvalued) – Khi tỷ giá cố định dưới mức cân bằng thì có áp lực đẩy tỷ giá về phía cân bằng của thị trường – NHTW tích cực can thiệp để duy trì tỷ giá cân bằng 09/2010 Hồ Thúy Ái 11
  12. Chế độ tỷ giá cố định • Can thiệp của NHTW khi tỷ giá cố định dưới mức cân bằng của thị trường: (1) Can thiệp trực tiếp vào TTNH bằng cách bán ra một lượng ngoại tệ bằng với lượng cầu vượt cung tại mức tỷ giá Sfixed cạn kiệt dự trữ ngoại hối (2) Đưa ra các biện pháp kiểm soát ngoại tệ (hạn chế chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ, quy định kết hối, áp dụng hệ thống đa tỷ giá, hạn chế thương mại) phát sinh thị trường chợ đen và các giao dịch bất hợp pháp, tăng chi phí quản lý, tăng chi phí cho doanh nghiệp, nảy sinh nạn quan liêu, tham nhũng 09/2010 Hồ Thúy Ái 12
  13. Chế độ tỷ giá cố định • Can thiệp của NHTW: (3) Giảm phát nền kinh tế: thực hiện - Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung tiền, tăng lãi suất) - Chính sách tài khóa “thắt lưng buộc bụng”: tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ Tổng chi tiêu của nền kinh tế giảm (trong đó có chi tiêu nhập khẩu) Cầu ngoại tệ giảm tỷ giá ở mức cố định ban đầu 09/2010 Hồ Thúy Ái 13
  14. Chế độ tỷ giá cố định S(d/f) S(d/f) Sf Sf Điểm cân bằng của thị trường (point of market equilibrium) S (fixed) Sfixed Df Can thiệp của Cầu vượt chính phủ cung Df Qs Qd Qf Qf 09/2010 Hồ Thúy Ái 14
  15. Các chế độ tỷ giá • Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: – Tỷ giá thay đổi liên tục để duy trì sự cân bằng của thị trường ngoại hối – Tỷ giá vận động theo quy luật cung cầu: tỷ giá tăng (appreciation) / tỷ giá giảm (depreciation) – NHTW không can thiệp vào tỷ giá • Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh: phá giá (devaluation) / nâng giá (revaluation) – Phá giá: NHTW tác động lên tỷ giá cố định, làm nội tệ giảm giá một cách chính thức – Nâng giá: NHTW tác động lên tỷ giá cố định, làm nội tệ tăng giá một cách chính thức 09/2010 Hồ Thúy Ái 15
  16. Các chế độ tỷ giá • Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: – NHTW có thể can thiệp để hạn chế mức độ biến động của tỷ giá nhưng không đưa ra cam kết về việc duy trì tỷ giá • Chế độ tỷ giá cố định nhưng linh hoạt trong biên độ – Tỷ giá được phép linh hoạt trong phạm vi một biên độ được xác định bởi hai giới hạn: giới hạn trên và giới hạn dưới tỷ giá ngang giá (par value); – Tỷ giá được hiểu là cố định ở chỗ nó không được phép vận động ra khỏi giới hạn của biên độ – Ví dụ: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods và Hệ thống tiền tệ Châu Âu (European Monetary System – EMS) 09/2010 Hồ Thúy Ái 16
  17. Các chế độ tỷ giá • Chế độ tỷ giá neo bò trườn: – Tỷ giá được điều chỉnh theo tỷ giá bình quân giai đoạn trước đó hoặc neo vào một chỉ số kinh tế nào đó (VD: tỷ giá bình quân 1 tuần, lạm phát) • Chế độ hai tỷ giá: pha trộn giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi – Tỷ giá cố định: giao dịch vãng lai – Tỷ giá thả nổi: giao dịch vốn – Mục đích: tách biệt các giao dịch thương mại khỏi các biến động tỷ giá do các hoạt động lưu chuyển vốn ngắn hạn mang tính chất đầu cơ tạo nên 09/2010 Hồ Thúy Ái 17
  18. Các chế độ tỷ giá (IMF’s Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions) (*) Michael W. Klein and Jay C. Shambaugh, 2009, Exchange rate regimes in the modern era, Cambridge, Massachusetts: MIT Press 09/2010 Hồ Thúy Ái 18
  19. Các chế độ tỷ giá AREAR classifications over time (IMF’s Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions) (*) Michael W. Klein and Jay C. Shambaugh, 2009, Exchange rate regimes in the modern era, Cambridge, Massachusetts: MIT Press 09/2010 Hồ Thúy Ái 19
  20. Các chế độ tỷ giá • Từ 2009, IMF thay đổi phân loại hệ thống tỷ giá: – Neo cứng (hard pegs): • Chế độ tỷ giá không có đồng tiền quốc gia riêng biệt (đô-la hóa chính thức) • Chế độ bàn tiền tệ – Neo mềm (soft pegs): • Chế độ neo thông thường • Chế độ ổn định • Neo bò trườn • Chế độ giống như bò trườn • Tỷ giá neo trong biên độ (EMS) – Chế độ thả nổi (floating arrangements) • Thả nổi • Thả nổi hoàn toàn – Khác (residual/other managed arrangement) 09/2010 Hồ Thúy Ái 20
  21. Quá trình phát triển của IMS • Hệ thống song bản vị trước 1875 • Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 – 1914 • Giai đoạn giữa hai thế chiến • Hệ thống Bretton Woods 1944 – 1971 • Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành 09/2010 Hồ Thúy Ái 21
  22. Hệ thống song bản vị trước 1875 • Vàng và bạc thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế • Các quốc gia định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia vừa theo vàng vừa theo bạc • Tỷ lệ chuyển đổi giữa hai kim loại được quy định chính thức • Vàng và bạc đều được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế • Tỷ giá giữa các đơn vị tiền tệ được xác định theo giá trị của vàng và bạc 09/2010 Hồ Thúy Ái 22
  23. Hệ thống song bản vị trước 1875 • Quy luật Gresham: “tiền xấu đẩy tiền tốt ra khỏi lưu thông” giải thích sự sụp đổ của hệ thống song bản vị • Từ cuối những năm 1860, do bạc được khai thác và sản xuất nhiều, bạc dần bị mất giá và không còn được sử dụng để định nghĩa cho đơn vị tiền của nhiều quốc gia • Hệ thống song bản vị bạc vàng lần lượt sụp đổ 09/2010 Hồ Thúy Ái 23
  24. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 - 1914 • Thế kỷ 19: sự thống trị về quân sự và kinh tế của nước Anh • Anh thực hiện Bản vị vàng từ 1821 trong khi các nước khác vẫn duy trì chế độ song bản vị • Tới 1870s, hầu hết các nước Châu Âu tham gia Bản vị vàng • 1879 Bản vị vàng tại Mỹ sau khi nội chiến kết thúc Bản vị vàng kéo dài tới 1914: các nền kinh tế nối kết chặt chẽ với nhau và vận hành trong cùng 1 hệ thống tài chính được dẫn dắt bởi trung tâm tài chính Luân Đôn (còn được gọi là “the City”) 09/2010 Hồ Thúy Ái 24
  25. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 - 1914 • Đặc điểm chính của Bản vị vàng: – Luật chơi (rules of the games); và – Cơ chế lưu thông giá-tiền (price-species flow mechanism) 09/2010 Hồ Thúy Ái 25
  26. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 - 1914 • Luật chơi: – Ngang giá vàng: mỗi quốc gia tuyên bố tỷ lệ cố định giữa vàng và nội tệ của họ. Đây là cơ sở thiết lập tỷ giá chéo giữa các đồng tiền. – Chuyển đổi sang vàng (chuyển đổi trong nước): NHTW cam kết cho việc tự do chuyển đổi giữa vàng và tiền theo mức ngang giá vàng đã tuyên bố. – Tự do lưu chuyển vàng quốc tế (chuyển đổi quốc tế): không có giới hạn trong việc xuất và nhập khẩu vàng, dù với vai trò là 1 loại hàng hóa hay là phương tiện thanh toán – Chính sách lãi suất: 1 quốc gia thâm hụt BOP (mất đi vàng), thì phải nâng lãi suất ngắn hạn để thu hút vàng về, và ngược lại 09/2010 Hồ Thúy Ái 26
  27. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 - 1914 • Cơ chế lưu thông giá-tiền – Giá: lạm phát, giảm phát – Tiền: vàng Cơ chế liên kết giữa lạm phát/giảm phát với dòng chảy của vàng Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán: sự thay đổi giá sẽ tự động bù đắp cho sự mất cân đối của cán cân vãng lai, không nhất thiết cần sự can thiệp của NHTW hay sự phối hợp mang tính quốc tế nào Cơ chế điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô quốc tế 09/2010 Hồ Thúy Ái 27
  28. Cơ chế lưu thông giá-vàng Thặng dư Tích lũy dự trữ Cung tiền tăng Mức giá tăng XK giảm và NK tăng Cân bằng XK tăng và NK giảm Mực giá giảm Cung tiền giảm Dự trữ giảm Thâm hụt 09/2010 Hồ Thúy Ái 28
  29. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 – 1914 • Các mặt tích cực: – Thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh; – Khuyến khích phân công lao động quốc tế và giúp gia tăng phúc lợi thế giới; – Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán đã vận hành trơn tru; – Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra 09/2010 Hồ Thúy Ái 29
  30. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1875 – 1914 • Các mặt hạn chế: – Hạn chế sự năng động của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền trong lưu thông; – Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán vận hành trên cơ sở thay đổi mức giá, thu nhập và thất nghiệp nền kinh tế thường xuyên phải trải qua thời kỳ bất ổn • Quốc gia thâm hụt CCTT phải ra thời kỳ đình đốn và thất nghiệp gia tăng • Quốc gia thặng dư CCTT phải trải qua thời kỳ lạm phát – Không có cơ chế ràng buộc các quốc gia tuân thủ luật chơi 09/2010 Hồ Thúy Ái 30
  31. Giai đoạn giữa hai thế chiến • Bản vị vàng cổ điển bị sụp đổ khi WWI xảy ra: “vi phạm bên ngoài” – Giao dịch thương mại và tài chính bị đình trệ – Xuất khẩu vàng bị cấm đoán – Các nước phát hành trái phiếu và in tiền để tài trợ chiến tranh • Sau WWI, các quốc gia cố gắng khôi phục Bản vị vàng như trước chiến tranh (Bản vị vàng dựa trên đồng Bảng Anh) nhưng không thành công – Thiếu vắng vai trò lãnh đạo và sự hợp tác • Từ 1929: Đại Suy Thoái – Chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa quân sự, chủ nghĩa phát-xít 09/2010 Hồ Thúy Ái 31
  32. Giai đoạn giữa hai thế chiến • Lý do thất bại của Bản vị vàng dựa trên đồng bảng: – 1920s -1930s: các quốc gia tập trung giải quyết khủng hoảng và bất ổn trong nước hơn là giữ các cam kết quốc tế – Thiếu vắng vai trò lãnh đạo trong hệ thống toàn cầu – Các nước trở nên ích kỷ hơn và không có sự hợp tác về chính sách giữa các quốc gia • Mức ngang giá trước chiến tranh không thể được duy trì (lạm phát tăng mạnh, Bảng Anh được định giá cao) • Bản vị vàng trở nên lỗi thời (giá trị tiền tệ phụ thuộc vào cung và cầu vàng, cái không thể kiểm soát được) 09/2010 Hồ Thúy Ái 32
  33. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) 09/2010 Hồ Thúy Ái 33
  34. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Sự cần thiết phải có một hệ thống tiền tệ quốc tế mới để thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế sau chiến tranh • 44 quốc gia họp mặt ở Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) vào năm 1944 Hệ thống Bretton Woods • Hệ thống tiền tệ quốc tế BW gắn với việc thành lập 2 tổ chức tài chính quốc tế: - Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) - Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) 09/2010 Hồ Thúy Ái 34
  35. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Ngân hàng Thế giới (WB / International Bank for Reconstruction and Development): – Mục tiêu 1: Giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và Nhật (hoàn thành vào giữa 1950s) – Mục tiêu 2: xây dựng kinh tế các nước đang phát triển 09/2010 Hồ Thúy Ái 35
  36. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Mục tiêu của IMF: – Tăng cường hợp tác tiền tệ quốc tế – Tạo điều kiện để TMQT được mở rộng và phát triển – Thúc đẩy sự ổn định tỷ giá và duy trì cơ chế tỷ giá giữa các quốc gia một cách có trật tự – Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương – Tạo niềm tin cho các quốc gia thành viên thông qua dự trữ tại IMF – Rút ngắn thời gian và giảm thiểu mức độ mất cân đối trong BOP của các nước thành viên 09/2010 Hồ Thúy Ái 36
  37. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Các quy ước của hệ thống Bretton Woods: Hệ thống tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh: - Đồng USD là đồng tiền duy nhất được định giá theo vàng, cố định ở mức USD35/Ounce và Mỹ sẵn sàng mua vào và bán ra vàng ở mức giá này với số lượng không hạn chế; - Các nước xác định và công bố mức ngang giá của các đồng tiền của họ đối với vàng hoặc USD, và duy trì mức ngang giá đó trên thị trường ngoại hối bằng cách bán ra và mua vào USD; 09/2010 Hồ Thúy Ái 37
  38. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Các quy ước của hệ thống Bretton Woods: Hệ thống tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh: - Các nước có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đoái với dao động cho phép là +/-1%; - Trong trường hợp BOP mất cân đối cơ bản, các quốc giá có thể tiến hành phá giá hoặc nâng giá đồng tiền; mức thay đổi trên 10% phải có sự chấp thuận của IMF 09/2010 Hồ Thúy Ái 38
  39. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Vai trò của IMF: – Đảm bảo hệ thống hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả, giảm thiểu nhu cầu phá giá và nâng giá đồng tiền của các quốc gia thành viên; – Có nguồn tiền sẵn sàng tài trợ cho thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán của các quốc gia thành viên; 09/2010 Hồ Thúy Ái 39
  40. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Hạn chế của BW: – Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán thiếu sự ổn định, chắc chắn và tự động của hệ thống bản vị vàng và tính linh hoạt của hệ thống tỷ giá thả nổi; – Các hoạt động đầu cơ bắt nguồn từ khả năng phá giá hoặc nâng giá của các đồng tiền và điều này dễ dàng gây bất ổn cho hệ thống; – Cơ chế tạo thanh khoản có vấn đề (Nghịch lý Triffin – Triffin Dilemma) 09/2010 Hồ Thúy Ái 40
  41. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Nghịch lý Triffin: – Để tránh tình trạng thiếu hụt thanh khoản, Mỹ phải chịu sự thâm hụt của cán cân thanh toán và điều này làm giảm lòng tin vào USD; – Để phòng ngừa rủi ro đối với USD, mức thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ phải thu hẹp và điều này lại gây nên sự thiếu hụt thanh khoản cho hệ thống 09/2010 Hồ Thúy Ái 41
  42. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Sự sụp đổ của BW: – Thời kỳ thiếu hụt đô-la Mỹ (1944 –1958) – Thời kỳ dư thừa đô-la Mỹ (1958 –1971) 09/2010 Hồ Thúy Ái 42
  43. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Thời kỳ thiếu hụt đô-la Mỹ (1944 – 1958) – Cán cân vãng lai của Mỹ bội thu trong khi cán cân vãng lai của các nước châu Âu bị thâm hụt nặng; – IMF không đủ nguồn vốn để tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai của các nước châu Âu một loạt các đồng tiền châu Âu bị phá giá – Cuối cùng những năm 1950, các nước châu Âu và Nhật bước vào giai đoạn hưng thịnh: XK tăng mạnh và dự trữ USD dồi dào; – Nhiều đồng tiền châu Âu được tự do chuyển đổi 09/2010 Hồ Thúy Ái 43
  44. Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971) • Thời kỳ dư thừa đô-la Mỹ (1958-1971) – CCVL của Mỹ thâm hụt sâu sắc; – CCVL của các nước Châu Âu và Nhật thặng dư; – Dự trữ bằng USD của nhiều NHTW tăng mạnh và họ bắt đầu đổi USD ra vàng; – 1967: tài sản nợ của Mỹ bằng USD đã vượt quá số vàng dự trữ; – 1971: cán cân thương mại của Mỹ thâm hụt ở mức 30 tỷ USD giới đầu cơ tấn công vào USD và làn sóng chạy khỏi USD; – Tháng 8/1971: TT Nixon tuyên bố ngưng chuyển đổi USD sang vàng 09/2010 Hồ Thúy Ái 44
  45. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • 1971-1973: Hiệp ước Smithsonian • 1976: Hiệp ước Jamaica • Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành 09/2010 Hồ Thúy Ái 45
  46. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • 1971 – 1973: – Hiệp ước Smithsonian (12/1971) • Giá vàng chính thức 38USD/ounce • Mỹ không tái lập việc chuyển đổi USD ra vàng • Các nước đánh giá lại các đồng tiền với USD • Tỷ giá được phép dao động trong biên độ +/-2.5% không giải quyết thiếu sót của hệ thống BWs 09/2010 Hồ Thúy Ái 46
  47. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • 1971 – 1973 : – Đầu năm 1973, tỷ giá theo Hiệp ước Smithsonian bị phá vỡ do những đợt đầu cơ khá mạnh – Các quốc gia bắt đầu thả nổi đồng tiền của họ – Các nước Châu Âu bắt đầu áp dụng hệ thống "snake in the tunnel" từ 1972 và thiết lập đồng tiền chung của khu vực cho tới năm 2002 09/2010 Hồ Thúy Ái 47
  48. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • 1976: Hiệp ước Jamaica – Các nước thành viên IMF được tự do lựa chọn chế độ tỷ giá – Vàng không còn là tài sản dự trữ quốc tế – Các nước kém phát triển và các nước không xuất khẩu dầu mỏ được tiếp cận nguồn vốn IMF một cách rộng rãi hơn 09/2010 Hồ Thúy Ái 48
  49. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • Là một hệ thống “không hệ thống” • Có nhiều chế độ tỷ giá song song tồn tại: – Đô-la hóa (Offical Dolarization) – Chế độ hội đồng tiền tệ (Currency Board) – Tỷ giá được neo cố định với một đồng tiền hoặc với một rổ tiền tệ – Thả nổi có điều tiết – Thả nổi hoàn toàn 09/2010 Hồ Thúy Ái 49
  50. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • Đôla-hóa (dolarization): – Sử dụng ngoại tệ (thường là USD) làm đồng tiền hợp pháp trong nền kinh tế: Panama, Ecuador, Guatemala, Elsalvador • Tại sao lựa chọn “Đô-la hóa”? – Với chế độ này, các chính trị gia không kiểm soát chính sách tiền tệ và vì vậy không làm rối tung nền kinh tế 09/2010 Hồ Thúy Ái 50
  51. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • Chế độ hội đồng tiền tệ (Currency Board) – Gắn đồng tiền của mình với một đồng tiền khác – Quốc gia chỉ có thể phát hành thêm tiền nếu có đủ dự trữ ngoại tệ đảm bảo – Ví dụ: Argentina (1991 – 01/2002) 09/2010 Hồ Thúy Ái 51
  52. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành • Thất bại của hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành – Tỷ giá giữa các đồng tiền không phản ánh các điều kiện kinh tế cơ bản – Thất bại trong việc đảm bảo tự chủ về chính sách cho các quốc gia – Tỷ giá ở mức sai lệch đã bóp méo vị thế cạnh tranh của các nền kinh tế và gây áp lực buộc các chính phủ áp dụng các chính sách bảo hộ 09/2010 Hồ Thúy Ái 52
  53. IMS và chính sách kinh tế quốc gia • Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở: – Cân bằng bên trong (internal balance): • Toàn dụng lao động • Ổn định giá cả trong nước – Cân bằng bên ngoài (external balance): • CA đạt độ tối ưu (không quá thặng dư và cũng không quá thâm hụt) 09/2010 Hồ Thúy Ái 53
  54. IMS và chính sách kinh tế quốc gia Chính sách tài khóa Chính I sách kinh tế M vĩ mô S Chính sách tiền tệ 09/2010 Hồ Thúy Ái 54
  55. IMS và chính sách kinh tế quốc gia • CSTT độc lập + Tự do di chuyển vốn Không thể cố định tỷ giá (U.S., U.K., Euro) • Chế độ tỷ giá cố định + Tự do di chuyển vốn Không thể có CSTT độc lập (Hong Kong: 7.8 HK$/USD) • Chế độ tỷ giá cố định + CSTT độc lập Kiểm soát vốn (Trung Quốc). 09/2010 Hồ Thúy Ái 55