Hỏi - đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân (Phần 2)

pdf 139 trang Đức Chiến 05/01/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hỏi - đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoi_dap_ve_quyen_con_nguoi_quyen_va_nghia_vu_cua_cong_dan_ph.pdf

Nội dung text: Hỏi - đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân (Phần 2)

  1. Câu h ỏi 60 Úy ban Nhân quyền Liên hỢp quốc trưâc đây và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hiện nay giống và khác nhau ở những điểm gì? Trả lời So vối ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốíc trước đây, những quy định về vị thế, chức năng nhiệm vụ và thủ tục hoạt động của Hội đồng Nhân quyển của Liên hợp quốc hiện nay đều có những điểm thay đổi, nhằm tạo cho cơ quan này một thế và lực mới trong các hoạt động về nhân quyền và khắc phục những hạn chê trước đây của ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc, cụ thể như sau: Thứ nhất, chế độ hoạt động thường trực: Nếu như trước đây ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc hoạt động với tính chất không thường trực, thì Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc hiện là cơ quan gần như thường trực (“quasi- standing body”). Điều này tạo điều kiện cho Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc giải quyết k ịp thòi những vấn đề về nhân quyền trên thế giới. Thứ hai, thủ tục bầu cử mới: Nếu như trước đây các thành viên của ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc được bầu ra chỉ bỏi các quốc gia thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (53 nước) và thông qua biểu quyết, thì hiện nay các thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc được bầu ra bỏi toàn thể các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc (192 nưốc) bằng cách bỏ phiếu kín. Thêm vào đó, cơ chế bầu cử mối cho phép các tổ chức phi 115
  2. chính phủ về nhân quyền có cơ hội tham gia vào tiến trình tuyển chọn các thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Cu thể, các tổ chức phi chính phủ có thể gián tiếp vận dộng các quôh gia thành viên Liên hỢp quôh bỏ phiêu cho nưốc nào mà họ cho rằng “xứng đáng”, thông qua việc công bố thông tin về những thành tích và hạn chế trong lĩnh vực nhân quyền của các nước ứng cử viên, đồng thòi vận động các quôh gia ứng cử viên cam kết công khai vể chương trình hành động của mình nếu được bầu là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốic. ở mức độ nhất định, quy trình bầu chọn này cho phép tránh được tình trạng bỏ phiếu theo khối và nể nang, “mua phiếu” như trước kia mà dẫn tối việc ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc bị chỉ trích là bao gồm cả những nước thành viên “không đủ tư cách”. Thứ ba, vị thế mới trong hệ thống Liên hỢp quốc: Xuất phát từ quy trình bầu cử, nếu như ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốic chỉ là một cơ quan giúp việc(“subsiđiary organ’) cho Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc thì Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc là một cơ quan giúp việc của Đại hội đồng Liên hỢp quốc nằm trong khốỉ các cơ quan dựa trên Hiến chương (“charter body’) mà về hình thức có vị thế tương đương với Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc. Điều này chi phối chê độ báo cáo; nếu như trước đây ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc phải báo cáo với Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc thì hiện nay Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc báo cáo thẳng lên Đại hội đồng Liên hỢp quổc. Vị thế mới như vậy cho 116
  3. p h é p Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc có quyền lực cao hơn và tiếng nói trọng lượng hơn trong các hoạt động nhân quyền so với ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc. Thứ tư, sốlượng thành viên ít hơn: Nếu như trước đây ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốíc có 53 thành viên thì Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc hiện chỉ có 47. Mặc dù sự chênh lệch không lớn nhưng theo các chuyên gia, số lượng thành viên ít hơn cho phép các cuộc thảo luận trong Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc tập trung và dễ đạt đồng thuận hơn so với ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quôh. Thứ năm, thời gian họp dài hơn: Nếu như trước đây ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc chỉ họp mỗi năm một phiên trong sáu tuần thì hiện nay, Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc họp ít nhất ba phiên, vối tổng thòi gian không ít hơn 10 tuần mỗi năm. Thời gian họp dài hơn cho phép Hội đồng Nhân quyển của Liên hỢp quốc giải quyết công việc kịp thời hơn cũng như xem xét và thảo luận các vấn đề nảy sinh một cách kỹ lưỡng, toàn diện hơn. Thứ sáu, Cơ chế đánh giá nhân quyền định kỳ toàn thể: Như đã nêu ở trên, Hội đồng Nhân quyển của Liên hỢp quốc được giao một nhiệm vụ mới là tổ chức thực hiện Cơ chế đánh giá nhân quyển định kỳ toàn thể thay cho phương thức lựa chọn một sô" nước “có vấn đề” về nhân quyền để đưa ra “phán xử” như ủy ban Nhân quyển của Liên hỢp quốc đã làm trước đây. Thủ tục mới hứa hẹn làm tăng thêm đáng kể quyền lực và hiệu lực hoạt động của Hội đồng Nhân quyển của Liên hỢp quô"c so với ủy ban Nhân quyền của 117
  4. Liên hỢp quốc, đồng thời, khắc phục được tình trạng phân biệt đốì xử và áp dụng chuẩn mực kép trong xem xét, đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia như ủy ban Nhân quyển của Liên hỢp quốc từng bị phê phán. Thứ bảy, thủ tục xem xét khiếu nại kín: Thủ tục 1503 (thủ tục khiếu nại) do ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc tổ chức thực hiện trưốc kia đưỢc thay thế bằng thủ tục giải quyết khiếu nại kín (“conũdental complain proceđure”) do Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc tiến hành. Mặc dù những điểm cơ bản trong nội dung của thủ tục mới được kế thừa từ thủ tục 1503, song thủ tục mới hướng vào nạn nhân nhiều hơn (“more victim - oriented’) và xử lý vụ việc nhanh chóng hơn (“more timely manner’). Cụ thể, Thủ tục 1503 trước đây thường kéo dài và chủ yếu tập trung vào xem xét các tình huống vê nhân quyền ở quốc gia chứ không chú trọng đến giải quyết các khiếu nại cá nhân (“individuars complains’). về mặt thông tin, theo thủ tục mới, cá nhân khiếu nại và quốc gia có liên quan đưỢc thông báo vể tình hình xử lý khiếu nại ở những giai đoạn chính, trong khi theo Thủ tục 1503, người khiếu nại chỉ đưỢc thông báo về việc xử lý khiếu nại sau khi mọi việc đã xong và công bố công khai. Vê mặt tổ chức, theo Thủ tục 1503 chỉ có một nhóm công tác được thành lập để giải quyết khiếu nại và chỉ họp mỗi năm một lần, trong khi theo thủ tục mối, có hai nhóm công tác phụ trách việc này và họp mỗi năm hai phiên. Thêm vào đó, theo thủ tục mới, Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quôh có nhiều biện pháp xử lý vụ việc để lựa chọn hơn so với ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc. 118
  5. Thứ tám, việc thực hiện các thủ tục điều tra đặc biệt đưỢc tăng cường: Mặc dù vẫn duy trì các thủ tục điều tra đặc biệt (“speciaỉ procedures” - xem câu hỏi - đáp dưới đây) như ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quôh từng làm, nhưng khi được chuyển sang Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quổc, việc thực hiện những thủ tục này có những cải tiến nhất định theo hưống làm tăng hiệu quả của chúng. Điểu đó trước hết thể hiện ở việc các thành viên Hội đồng Nhân quyển của Liên hỢp quôh đã nhất trí được về một tiến trình và các tiêu chuẩn chung cho việc lựa chọn người thực thi các thủ tục (“mandate - holder’), từ đó cho phép lựa chọn được những chuyên gia thực sự có chuyên môn, kinh nghiệm và có tính độc lập, vô tư. Thêm vào đó, các thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc cũng đã nhất trí được về một “Bộ quy tắc đạo đức”(“Code of Conduct’) áp dụng cho những chuyên gia thực hiện các thủ tục đặc biệt đó, giúp tăng cường trách nhiệm nghề nghiệp và tính tin cậy trong hoạt động của những chuyên gia này. Thứ chín, Úy ban tư vấn thay thế cho Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền: Một úy ban tư vấn cho Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc (“Human Rights Council Advisory Committee’) đưỢc thành lập để thay thê cho Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền CSub - Commission on the Promotion and Protection of Human Rights’) dưới quyền Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc trước đây. Giông như Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ nhân quyển, ủy ban này có chức năng tư vấn chuyên môn và thực hiện những nghiên cứu quan trọng vê những vấn đề cụ thể cho Hội đồng 119
  6. Nhân quyển của Liên hỢp quốc, tuy nhiên, về mặt thời gian làm việc, ủy ban này họp hai phiên với ít nhất là 10 ngày một năm, so vối một phiên của Tiểu ban. Bên cạnh những khác nhau kể trên, giữa ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc và Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc vẫn còn một sô' điểm không thay đổi, đó là: (i) Các quy tắc thủ tục làm việc (“rules of procedures’)', (ii) Chức năng là diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền; (iii) Việc duy trì các thủ tục đặc biệt; (iv) Tính chất không ràng buộc (“non - binding”) của các nghị quyết và quyết định. Câu h ỏi 61 Hiện nay, có bao nhiêu úy ban giám sát việc thực hiện -các công ước quốíc tế về nhân quyền? Trả lời Như đã nêu ở trên, có chín công ước đưỢc coi là điều ưóc quốc tế căn bản về nhân quyển của Liên hỢp quốc, trong đó có một công ưốc có hiệu lực kể từ ngày 23-12-2010 (Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích). Các công ước này được giám sát thực hiện bởi các ủy ban thành lập theo quy định của các công ước (còn gọi là các ủy ban công ước). Cụ thể, các ủy ban công ước đang hoạt động bao gồm: 1) ủy ban về xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ưốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965); 120
  7. 2) Úy ban nhân quyền (thành lập theo Công ước quôh tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966); 3) ủy ban về xóa bỏ sự phân biệt đối xử vối phụ nữ (thành lập theo Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đôl xử với phụ nữ năm 1979); 4) Úy ban chông tra tấn (thành lập theo Công ưỗc về chông tra tấn và các hình thức đôl xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác năm 1987); 5) ủy ban về các quyển kinh tế, xã hội, văn hóa (thành lậ p theo một nghị quyết của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốíc năm 1966); 6) ủy ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em năm 1989); 7) ủy ban bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ (thành lập theo Công ước về bảo vệ quyển của tất cả những người lao động nhập cư và các thành viên trong gia đình họ năm 1990); 8) ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo Công ưốc về quyền của người khuyết tật năm 2007). 9) ủy ban về chông cưỡng bức đưa đi mất tích (thành lập theo Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức đưa đi mất tích năm 2006). Ngoài 9 ủy ban trên, còn một ủy ban khác có tên là Tiểu ban về ngăn ngừa tra tấn (“the Subcommittee on Prevention of Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment” - SPT). Tiểu ban này là một dạng cơ quan công ước mới trong hệ thống 121
  8. nhân quyền Liên hỢp quôh. Cơ quan này được thành lập từ tháng 2 năm 2007 theo Nghị định thư tùy chọn bổ sung Công ưốc vê chông tra tấn và các hình thức đôi xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác (được Đại hội đồng Liên hỢp quôh thông qua vào tháng 8 năm 2002 và có hiệu lực từ tháng 6 năm 2006). Nó tập trung vào việc đưa ra những sáng kiến bền vững và chủ động để phòng ngừa tra tấn và những hình thức đốì xử tàn bạo. Cơ quan này hiện có 25 thành viên là các chuyên gia độc lập, vô tư thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới, do các quốíc gia thành viên Công ước chông tra tấn và các hình thức trừng phạt và đôi xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác năm 1984 bầu ra, có nhiệm kỳ 4 năm. Câu hỏi 62 Các ủy ban công ước được thành lập như thế nào? Trả lời Các ủy ban công ưóc bao gồm những chuyên gia được thừa nhận là có uy tín, đạo đức và năng lực trong các lĩnh vực của từng công ước. Những chuyên gia này được lựa chọn thông qua bỏ phiếu từ những người đưỢc các quốc gia thành viên đề cử, tuy nhiên, khi trở thành thành viên các ủy ban thì họ hoạt động với tư cách cá nhân chứ không phải với tư cách đại diện cho các quốc gia đã đề cử mình. Sô" lượng thành viên của các ủy ban công ước được quy định trong mỗi công ước là khác nhau, nhưng thông thường không ít hơn 10 người và không nhiều hơn 30 người. 122
  9. Câu h ỏi 63 Các ủy ban công ưóc có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể gì? Trả lời Chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban công ước có sự khác nhau nhất định, căn cứ vào quy định cụ thể của mỗi công ước, tuy nhiên, nhìn chung các ủy ban này cùng có những chức năng sau đây: a) Xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên: Thông thường, các quôh gia thành viên những công ước được liệt kê ở trên phải đệ trình báo cáo đầu tiên sau một hoặc hai năm kể từ khi công ưổc có hiệu lực đôl với quốc gia đó. Sau đó, các quốc gia tiếp tục phải nộp báo cáo theo định kỳ (thông thường là bô"n hoặc năm năm) vể những biện pháp đã được áp dụng để thực hiện công ước. Các báo cáo phải nêu ra những biện pháp pháp lý, hành chính và tư pháp đã đưỢc quốc gia thành viên áp dụng để thực hiện những quy định của công ước, đồng thòi đề cập những thuận lợi, khó khăn mà quốc gia đã và đang đối mặt trong việc thực hiện công ưốc. b) Bên cạnh báo cáo của các quốc gia thành viên, các ủy ban công ước cũng tiếp nhận thông tin về tình hình nhân quyền của các quốc gia từ những nguồn khác, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Liên hỢp quôh, các tổ chức liên chính phủ khác, các viện nghiên cứu và qua báo chí. Từ những thông tin thu đưỢc, các ủy ban xem xét báo cáo cùng với đại diện của quốc gia thành viên. Trên cơ sở 123
  10. đốì thoại xây dựng, các ủy ban công bô" những nhận xét và khuyến nghị vể những vấn để có liên quan đến việc thực hiện công ước tại các quốc gia thành viên. c) Xem xét khiếu nại của các quốc gia và cá nhân: Bên cạnh thủ tục báo cáo, một sô" ủy ban công ưóc còn được giao chức năng giám sát phụ thông qua ba cơ chế khác nhau, đó là: thủ tục điều tra(“inquiry”), xem xét khiếu kiện liên quốc gia và xem xét khiếu nại cá nhân. Hiện tại, có sáu ủy ban công ưốc là: ủy ban nhân quyền, ủy ban chông phân biệt chủng tộc, ủy ban chông tra tấn, ủy ban xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đô"i xử với phụ nữ, ủy ban bảo vệ người lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ và ủy ban về chông cưỡng bức đưa đi mâ"t tích có thể nhận và xem xét khiếu kiện từ các cá nhân - những người cho rằng các quyển của họ theo công ước bị quô"c gia vi phạm. Tuy nhiên, cần chú ý là, một khiếu nại cá nhân chỉ có thể đưỢc tiếp nhận sau khi thỏa mãn một sô" điều kiện, trong đó có hai điều kiện tiền để đó là: (i) Quốc gia bị khiếu nại phải là thành viên của công ưóc; và (ii) Quốc gia bị khiếu nại đã công nhận thẩm quyển của ủy ban công ước đưỢc tiếp nhận và xem xét các khiếu nại cá nhân. d) Dưa ra những bình ỉuận/khuyến nghị chung: Các cơ quan công ước cũng có thẩm quyền đưa ra những bình luận/ khuyên nghị chung để giải thích nội dung các quyền và hướng dẫn các biện pháp thực hiện công ưốc mà ủy ban có trách nhiệm giám sát. Các bình luận/khuyến nghị chung thường tập trung giải thích chi tiết những chuẩn mực và biện pháp mà các quô"c gia phải tuân thủ và thực hiện để 124
  11. hoàn thành nghĩa vụ theo công ước. Đây là những tài liệu rất quan trọng để bảo đảm các quyền nêu trong các công ưốc được hiểu đúng và qua đó, đánh giá mức độ tuân thủ công ước của các quốc gia. Hiện nay, hầu hết các ủy ban công ưốc đều ban hành các bình luận hay khuyến nghị chung, ngoại trừ hai ủy ban về quyền của những người khuyết tật và ủy ban về chốhg cưỡng bức đưa đi mất tích. đ) Cụ thể, sô' bình luận/khuyến nghị chung được ban hành tính đến tháng 10-2012 của ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là 21; của ủy ban Nhân quyền là 34; của ủy ban chốhg phân biệt chủng tộc là 34; của ủy ban loại trừ mọi hình thức phân biệt đôi xử vối phụ nữ là 28; của ủy ban chống tra tấn là 02; của ủy ban về quyền trẻ em là 13; của ủy ban bảo vệ người lao động nhập cư là 01'. Câu h ỏ i 64 Việc xem xét báo cảo quốc gia của các ủy ban công ước diễn ra như thế nào? Trả lời Báo cáo quốc gia phải được đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc bằng một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc (tiếng Ảrập, tiếng Trung Quốíc, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga), sau đó được Ban Thư ký lưu chiểu và dịch ra ngôn ngữ làm việc chính thức của mỗi ủy ban công ưốc. Trước phiên họp của 1. Nguồn Bodies.aspx. 125
  12. ủy ban để xem xét báo cáo quốc gia, một nhóm làm việc do ủy ban thiết lập sẽ triệu tập một phiên họp riêng với các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thông Liên hỢp quốc và các cơ quan có thẩm quyển khác nhằm thu thập thêm thông tin cho ủy ban. Sau phiên họp này, ủy ban sẽ lập một danh mục các vâ'n đề và các câu hỏi, chuyển cho quốc gia báo cáo nhằm giúp quôh gia đó nắm được các vấn đê mà ủy ban sẽ ưu tiên đề cập trong khi xem xét báo cáo của quốc gia. Cũng từ danh mục các vấn đề và câu hỏi đó, ủy ban sẽ yêu cầu quốc gia báo cáo cung cấp những thông tin bổ sung bằng văn bản trước phiên họp. Cách làm việc này tạo thuận lợi cho các quốic gia trong việc chuẩn bị bảo vệ báo cáo tại phiên họp của ủy ban. Việc xem xét các báo cáo quốc gia không phải là một quá trình tô" tụng mà là một cuộc đôl thoại xây dựng giữa các ủy ban công ước và các quốc gia thành viên. Để bảo đảm tinh thần đốì thoại xây dựng với ủy ban, đại diện của quôc gia báo cáo phải đưỢc tham dự các phiên họp xem xét báo cáo của nưốc mình. Thông thường trình tự tiến hành các phiên họp này như sau: (i) Đại diện quốc gia báo cáo được mòi trình bày tóm tắt bản báo cáo và hồi đáp danh mục các vấn đề mà nhóm làm việc trưóc phiên họp nêu ra; (ii) Chủ tịch ủy ban yêu cầu báo cáo viên (“country rapporteurs”) hay các chuyên gia chuyên trách nghiên cứu tình hình của quôc gia đó (“country task force members”) cung cấp thông tin tổng quan liên quan đến báo cáo của quô'c gia; (iii) Chủ tịch ủy ban mòi các thành viên ủy ban đặt câu hỏi hoặc bình luận vê các khía cạnh cụ thể của báo cáo; (iv) Đại diện quốc 126
  13. gia được mòi trả lòi các câu hỏi, bình luận của các thành viên ủy ban; (v) Chủ tịch ủy ban tóm tắt những nhận xét vê báo cáo, ý kiến thảo luận và những gợi ý, khuyến nghị đưa ra tại phiên họp; (vi) Đại diện quôc gia được mời phát biểu lần cuôl. Sau khi đối thoại với quốc gia thành viên, ủy ban sẽ đUa ra những nhận xét, bình luận chính thức, bao gồm những gdi ý hay khuyến nghị bằng văn bản trong một cuộc họp kín. Cấu trúc của văn bản này bao gồm: lòi mở đầu; những khía cạnh tích cực và những thành tựu đã đạt được; những yếu tô' thuận lợi và khó khăn cản trở việc thực hiện công ưốc; những quan ngại chính, gỢi ý và khuyên nghị cho quốc gia thành viên. Sau khi được thông qua, các kết luận và khuyến nghị sẽ được chuyển cho quốc gia báo cáo trong vòng 24 giờ và được đọc công khai tại phiên họp vâi sự có mặt của đại diện quô'c gia. Văn bản này sau đó cũng được công bô' với báo chí và đưa lên trang web của cơ quan Cao ủy Liên hỢp quốic về nhân quyền. Câu hỏi 65 Luật nhẫn quyền quốc tế quy định việc tiếp nhận và giải quyết khiếu tô vê nhân quyền như thê nào? Trả lời Ngoài những quy định tại một sô' công ước cho phép các ủy ban công ước tiếp nhận và giải quyết khiếu tô' của các quốc gia và cá nhân liên quan đến những vi phạm nhân quyền của một quô'c gia thành viên đã nêu ở trên, luật nhân quyển quốíc tê còn có nhiều quy định khác vê vấn đề này. 127
  14. Trên thực tế, việc tiếp nhận và giải quyết những khiếu tố về vi phạm nhân quyền đã được quy định từ rất sốm, trong điểm (b) Điều 87 của Hiến chương Liên hỢp quốc, song chỉ giối hạn trong việc xem xét các đơn khiếu nại, thỉnh cầu liên quan đến các lãnh thổ quản thác, về sau thêm chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Vấn đề này sau đó đưỢc đề cập trong nhiều nghị quyết của Hội đồng Kinh tê - Xã hội Liên hỢp quốic, cụ thể là các Nghị quyết 728 F (XXVIII) ngày 30-7-1959, Nghị quyết 227 (X) ngày 17- 2-1950, Nghị quyết 474 A (XV) ngày 9-4-1953, Nghị quyết 607 (XXI) ngày 1-5-1956, Nghị quyết 1235 (XLII) ngày 6-6- 1967 và Nghị quyết 1503 (XLCIII) ngày 27-3-1970 Mỗi nghị quyết để cập việc tiếp nhận và xử lý những khiếu nại về những vi phạm quyển con người trên những lĩnh vực nhất địnhh Tuy nhiên, Nghị quyết 1503 có vai trò quan trọng nhất, bởi nó tổng hỢp và bổ sung tất cả các thủ tục theo các nghị quyết trước đó. Theo thủ tục giải quyết khiếu tố quy định trong Nghị quyết 1503 (thường được gọi tắt là Thủ tục 1503), Tiểu ban về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trực thuộc ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc có trách nhiệm chỉ định một nhóm công tác gồm năm chuyên gia, họp hàng năm trong hai tuần để xem xét những khiếu tô" cá nhân về vi phạm quyền con người và những phúc đáp có liên quan của các quốc gia thành viên mà Tổng Thư ký đã nhận được theo quy định 1. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trinh Lý ỉuận vàPháp luật về quyền con người, Sđd, tr. 461-467. 128
  15. tại Nghị quyết 728 h (XXVTII). Sau khi xem xét các khiếu tố đó, Tiểu ban phải quyết định những khiếu tô' nào cần chuyển lên úy ban Nhân quyển của Liên hỢp quốc để tiếp tục xử lý. Sau đó, úy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc sẽ xem xét các khiếu tố do Tiểu ban chuyển lên và quyết định: (a) Những tình huông nào cần tiến hành nghiên cứu kỹ và báo cáo, khuyến nghị với Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc theo quy định tại Nghị quyết 1235 (XLII), (b) Những tình huốhg nào cần phải chỉ định một nhóm công tác lâm thòi để tiến hành điều tra tại quốc gia có liên quan (vối điều kiện có sự đồng ý của quốc gia đó). Để thực hiện nhiệm vụ này, ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc cũng thiết lập một nhóm công tác gồm năm chuyên gia. Thủ tục 1503 quy định rất chặt chẽ về tính tin cậy và nguồn của thông tin, theo đó, đơn khiếu tô' chỉ được coi là đáng tin cậy khi đã đưỢc đô'i chiếu với phúc đáp của các quốc gia có liên quan và cho thấy có cơ sở chắc chắn về việc quốc gia đó đã vi phạm nhân quyền một cách thô bạo. về nguồn, một khiếu tô' chỉ có thể đưỢc chấp nhận khi nó đưỢc trình lên bởi chính những nạn nhân của sự vi phạm, hoặc bởi những cá nhân hay nhóm trực tiếp chứng kiến những vi phạm đó. Khiếu tô' do các tổ chức phi chính phủ trình lên chỉ đưỢc chấp nhận nếu tổ chức phi chính phủ đó có quy chê tư vấn vối Hội đồng Kinh tê' - Xã hội Liên hỢp quốíc và đưa ra được những bằng chứng đáng tin cậy về sự vi phạm. Những tô' cáo lấy từ những nguồn không trực tiếp cũng có thể được chấp nhận vói điều kiện chủ thể tô' cáo đưa ra được những chứng cứ rõ ràng, tuy nhiên, nếu thông tin được lấy 129
  16. từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nặc danh thì không đưỢc chấp nhận. Theo Thủ tục 1503, tất cả những tài liệu, thông tin về khiếu tô’ phải giứ bí mật cho tới khi úy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp xử lý vối Hội đồng Kinh tê - Xã hội Liên hỢp quốc’. Trong quá trình xem xét khiếu tô’, các quốic gia có liên quan có quyền tham dự và trình bày quan điểm về vụ việc. Như đã đề cập ở trên, Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốíc kê thừa Thủ tục 1503 của úy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốíc nhưng đổi tên và có những cải tiến để nâng cao hiệu quả của nó. Theo quy định mới, s ẽ có hai nhóm công tác được thành lập để xem xét các khiếu tô’ vể những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, có tính hệ thông do các cá nhân, nhóm gửi lên và đê xuất phương hướng xử lý vối Hội đồng nhân quyển của Liên hỢp quốc. Việc giải quyết các khiếu tô' s ẽ theo nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm và được tiến hành bí mật, nhanh chóng, cảhai nhóm công tác s ẽ họp hai lần một năm, mỗi lần năm ngày để xem xét các khiếu tô’. Những điều kiện để một đơn khiếu tô’ được xem xét theo thủ tục hiện hành của Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc bao gồm: (i) Nội dung khiếu tố không mang động cơ chính trị và phải phù hỢp với Hiến chương Liên hỢp quốc, Tuyên ngôn toàn thê’ giới về nhân quyền năm 1948 và các 1. Tuy nhiên, từ phiên họp lần thứ 34 (năm 1978), Chủ tịch ủy ban đã quyết định công bố công khai danh sách các quốc gia đã được thẩm tra theo thủ tục này, ngay sau khi kết thúc các phiên họp kín. 130
  17. văn kiện quốc tế khác về nhân quyền; (ii) Có dữ kiện mô tả sự vi phạm nhân quyền; (iii) Ngôn ngữ không được lạm dụng; (iv) ĐưỢc gửi bởi một cá nhân hoặc một nhóm người coi mình là nạn nhân của vi phạm, hoặc bởi bất kỳ người hoặc nhóm người nào, bao gồm các tổ chức phi chính phủ mà hành động thiện chí theo các nguyên tắc của nhân quyền và có thông tin trực tiếp, đáng tin cậy về sự vi phạm; (v) Thông tin chỉ bắt nguồn từ các phương tiện truyền thông sẽ không đưỢc chấp nhận; (vi) Vụ việc đã được giải quyết bằng các thủ tục đặc biệt hoặc bởi các cơ quan công ưốc hoặc cơ quan khác của Liên hỢp quốc hay bởi các cơ chê khu vực về nhân quyền sẽ không được chấp nhận; (vii) Đã vận dụng hết những thủ tục giải quyết vụ việc ở trong nước nhưng không đạt kết quả, hoặc việc giải quyết theo các thủ tục đó bị trì hoãn, kéo dài một cách vô lý. Câu h ỏ i 66 Thủ tục điều tra đặc biệt là gì? Trả lời Bên cạnh việc tiếp nhận và xem xét những khiếu tô' về vi phạm nhân quyển, Đại hội đồng Liên hỢp quốc, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc và Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc (trước đây là ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc) còn thực hiện các hoạt động điều tra bất thường (“non-conventionaì investigative procedures”) những tình huống vi phạm con người nghiêm trọng diễn ra ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Việc điều tra này được tiến hành thông qua các nhóm công tác (“workinggroup’) hoặc các báo 131
  18. cáo viên đặc biệt Cspecial rapporteur’), hay chuyên gia độc lập {“independent expert”). Trong một sô' trường hỢp, Tổng Thư ký cũng có thể chỉ định các đại diện đặc biệt (“special representativc’) để thực hiện nhiệm vụ này. Thủ tục kể trên đưỢc bắt đầu triển khai từ năm 1980 theo hai hình thức: a) Điều tra những vấn để nghiêm trọng về nhân quyền (không hạn chế về lãnh thổ, gọi là điểu tra theo chủ để - “thematic procedures”), và b) Điều tra những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia (gọi là điểu tra theo quốc gia -“country - basedprocedures’). Đơn vị đầu tiên đưỢc ủy ban Nhân quyển của Liên hỢp quốc thiết lập là Nhóm công tác về các vụ cưỡng bức mất tích (1980). Tiếp theo đó, ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc đã chỉ định các báo cáo viên đặc biệt để điểu tra về những hình thức hành quyết độc đoán (1982), báo cáo viên đặc biệt về tra tấn (1985), báo cáo viên đặc biệt về các hình thức phân biệt đôi xử vể tôn giáo, tín ngưỡng (1986), báo cáo viên đặc biệt về vấn để lính đánh thuê (1988), Nhóm công tác vể các vụ bắt giữ tùy tiện (1991) Các nhóm công tác, báo cáo viên đặc biệt này có quyền tìm kiếm và tiếp nhận thông tin có liên quan từ tất cả các nguồn có thể và áp dụng các biện pháp điều tra thích hỢp để làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo vối ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc trong phiên họp gần nhất. Tính đến đầu năm 2009, đã có 36 báo cáo viên đặc biệt, đại diện đặc biệt, chuyên gia độc lập được bổ nhiệm và ba nhóm công tác được thành lập để thực hiện hoạt động điều tra bất thường nêu trên. Một số quôc gia đã từng là địa bàn thực hiện thủ tục này bao gồm: Các lãnh thổ 132
  19. Palextin (1993, 2008), Haiti (1995), Libêria (2003), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2005), Burundi (2005), Campuchia (2005), Xuđàng (2005), Xômali (2008), Mianma (2008) Các chủ đề đã được điểu tra, nghiên cứu theo thủ tục trên bao gồm; Nơi cư trú (2008), các hình thức nô lệ hiện đại (2007) , quyền giáo dục (2004), tác động của các chính sách cải cách kinh tế và nỢ nước ngoài đốì với nhân quyền (2008), tử hình vô căn cứ hoặc tùy tiện (2004), quyền có lương thực (2008) , tự do ngôn luận và biểu đạt (2002), tự do tôn giáo, tín ngưỡng (2004), hoàn cảnh của những người bảo vệ nhân quyển (2008), tính độc lập của thẩm phán và luật sư (2003), các vấn đề của người thiểu số (2005), sức khỏe thể chất và tinh thần (2005), bảo vệ nhân quyển trong chốhg khủng bố (2005), phân biệt chủng tộc và sự kỳ thị (2008), buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (2008), tra tấn (2004), buôn người (2004), sử dụng lính đánh thuê chông lại quyền tự quyết của các dân tộc (2004), bạo lực chống lại phụ nữ (2003), nhân quyền và sự nghèo đói cùng cực (2004), nhân quyền và sự đoàn kết quốc tế (2005), nhân quyền và việc vận chuyển chất thải bất hỢp pháp (2004), nhân quyền và các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác (2005), quyền của người bản địa (2008), quyền của những người bị buộc ròi bỏ nơi ở (2004), quyển của người lao động nhập cư (2005) Như đã đề cập, hiện nay, Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc tiếp tục thực hiện các thủ tục đặc biệt như trước đây Úy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc đã làm nhưng có 133
  20. những cải tiến nhất định trong việc tuyển chọn và quản lý các chuyên gia nhằm nâng cao hiệu quả của các thủ tục này. Câu h ỏi 67 Những cơ quan nào của Liên hỢp quốc tiếp nhận các khiếu nại cá nhân về vi phạm nhân quyền? Trả lời Trong trường hỢp cá nhân công dân của một quốc gia cho rằng mình là nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân quyển và đã khiếu nại, tô' cáo theo các cơ chế, thủ tục trong nưóc nhưng cảm thấy sự giải quyết không thỏa đáng thì có thể khiếu nại lên các ủy ban giám sát công ưốc nhân quyển Liên hỢp quốc có liên quan mà có chức năng tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại dạng này (đã nêu ỏ phần trên), với điểu kiện là quốc gia thành viên mà người đó là công dân đã chấp nhận thẩm quyền của ủy ban công ưốc đó trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại cá nhân. Thông thường, các quốc gia bày tỏ sự chấp thuận thẩm quyển tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cá nhân của các ủy ban công ước bằng một tuyên bố chấp nhận (như đối với Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc - ICERD (việc tuyên bố theo Điều 14), Công ước chốhg tra tấn - Công ưâc chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đốì xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục năm 1984 (việc tuyên bô' theo Điều 22), hay phê chuẩn hoặc gia nhập một Nghị định thư bổ sung (thiết lập thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ cá nhân) của một công ưỏc (như đối vối Công ước về các quyền dân sự và chính trị - Công ước 134
  21. quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước vể xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đốì với phụ nữ - CEDAW, Công ước về các quyển của người khuyết tật năm 2006). Nếu quốc gia chưa có sự chấp thuận, công dân không thể khiếu nại đến cơ chế đó. Chẳng hạn như một quốc gia, mặc dù quốc gia đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, nhưng lại chưa tham gia Nghị định thư bổ sung thứ nhất của Công ước này (thiết lập thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ cá nhân khi thấy các quyền của mình quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị bị quốíc gia vi phạm), thì công dân nước này không thể khiếu nại đến Hội đồng Nhân quyển (United Nations Human Rights Council - cơ quan giám sát Công ưốc quốíc tế về các quyền dân sự, chính trị). Khác với cơ chế giám sát theo điều ước, bất kỳ ai cũng có thể nộp các thông tin về vi phạm nhân quyển đến những chủ thể có thẩm quyền về thủ tục đặc biệt. Chính vì vậy, có nhận xét rằng, “việc gửi những khiếu nại cá nhân theo các thủ tục đặc biệt là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để có đưỢc sự can thiệp trực tiếp vào các vụ việc đơn lẻ”’. Tuy nhiên, như đã nêu ở các phần trên, không phải mọi vụ việc đều có thể khiếu nại theo thủ tục đặc biệt. Thông thường, chỉ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hay mang tính phổ biến, trên diện rộng mới được chấp nhận giải quyết theo thủ tục này. 1. Văn phòng Cao ủy Liên hỢp quốc vê người tị nạn: Working with the United Nations Human Rights Programme: A Handbook for Civil Society, New York & Geneva, 2008. 135
  22. Tùy loại quyền bị vi phạm mà cá nhân có thể nộp khiếu nại đến các nhóm công tác (như Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện, Nhóm công tác về mất tích cưỡng bức ) hay báo cáo viên đặc biệt (như Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyển ). Các cơ chế này không đòi hỏi sự chấp thuận của quốc gia có liên quan. Chẳng hạn, Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện (“Working Group on Arhitrary Detention”, cơ quan được thiết lập theo Nghị quyết 1991/42 của ủy ban Nhân quyền, đưỢc mở rộng thẩm quyển thêm ba năm theo Nghị quyết 6/4 ngày 28-9-2007 Hội đồng Nhân quyền), có thể nhận khiếu nại từ các cá nhân là nạn nhân bị giam giữ tùy tiện hoặc từ người đại diện của họ. Câu hỏi 68 Quan hệ giữa các cơ quan nhân quyền Liên hỢp quốc và các tổ chức phi chính phủ như thế nào? Trả lời Các cơ quan nhân quyền Liên hỢp quốc từ lâu đã thiết lập mốì quan hệ phối hỢp hoạt động với các tổ chức phi chính phủ ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập môl quan hệ này là Điều 71 Hiến chương Liên hỢp quốic, trong đó quy định: “Hội đồng Kinh tê - Xã hội có thẩm quyển thi hành những biện pháp thích hỢp để tham khảo ý kiến của các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng ”. Trên cơ sở quy định này, trong Nghị quyết 1296 (XLIV) ngày 23-5-1968, Hội đồng Kinh tế - Xã hội 136
  23. Liên hợp quốic đã thông qua những nguyên tắc cụ thể trong việc thiết lập quan hệ tư vấn với các tổ chức phi chính phủ. Hoạt động tư vấn của các tổ chức phi chính phủ với Liên hỢp quốc được tiến hành ngay từ những năm đầu thành lập tổ chức này. Tuy nhiên, Nghị quyết 1503 (XLVIII) ngày 27-5-1970 của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc mở rộng hoạt động của các tố chức phi chính phủ trên lĩnh vực nhân quyền. Theo Nghị quyết đã nêu, các tổ chức phi chính phủ có thể tham gia cơ chế về tiếp nhận và xử lý khiếu tố về các vi phạm nhân quyền (“handling communication System”) đã nêu ở phần trên. Cụ thể, cơ chế này cho phép các tổ chức phi chính phủ đưỢc trình bày hoặc gửi những báo cáo bằng văn bản về các vụ việc vi phạm nhân quyền tới Liên hỢp quốc. Thêm vào đó, các tổ chức phi chính phủ cũng được tham gia ở mức độ tùy theo vị thế của từng dạng tổ chức vào tiến trình giải quyết các khiếu tô". Về phương thức tư vấn, có hai cách thức chính mà các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp ý kiến tư vấn vối các cơ quan nhân quyển Liên hỢp quốc: Thứ nhất: trình bày ý kiến tại các phiên họp Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quô'c. Thứ hai: gửi các báo cáo, khuyến nghị lên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc để xem xét và thảo luận trong các cuộc họp của tổ chức này. Tuy nhiên, muôn thực hiện bâ't kỳ hình thức tư vấn nào, các tổ chức phi chính phủ cũng phải đề nghị vối ủy ban về các tổ chức phi chính phủ của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc để ủy ban này tư vấn với Tổng Thư ký sắp xếp thành một đề mục trong 137
  24. chương trình nghị sự. Những báo cáo của các tổ chức phi chính phủ có thể đưỢc xem xét trực tiếp tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hỢp quốc, của Hội đồng Nhân quyền Liên hỢp quôh, hoặc trước đó chuyển cho các ủy ban chức năng của các cơ quan này xem xét. Mặc dù chỉ có vị thế tư vấn, nhưng trên thực tế, các tô chức phi chính phủ có ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền bởi lẽ số lượng các tổ chức phi chính phủ râ't lớn và ngày càng có xu hướng liên kết thành những mạng lưới mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Mặt khác, Liên hỢp quốc rất coi trọng, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động nhân quyền, trên tâ't cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thể hiện ở việc thường xuyên kêu gọi những tổ chức này cung cấp thông tin về tất cả các vấn đề nhân quyền và các tô chức này thường đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu đó. Có thể thấy, hầu như tất cả các văn kiện, chương trình của Liên hỢp quốc trên lĩnh vực nhân quyền đểu được xây dựng và thực hiện với sự tham gia, đóng góp về thông tin và tư vấn của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức phi chính phủ cũng có vai trò rất quan trọng trong cơ chê giám sát và bảo đảm thực hiện các văn kiện quô'c tê về nhân quyền. Như đã đề cập ở trên, Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quô’c kê thừa vị trí của ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc trưốc đây trong mốì quan hệ liên quan đến các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền. Tuy nhiên, so với ủy ban Nhân quyển của Liên hỢp quốc, vị thế và tác động của các tô chức phi chính phủ về nhân quyền với Hội đồng 138
  25. Nhân quyền của Liên hỢp quốc lớn hơn, do đã có những cải tiến về thủ tục hoạt động của các tổ chức phi chính phủ vói Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc, đặc biệt trong việc bầu cử các thành viên của Hội đồng. Câu h ỏ i 69 Quy trình tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về nhẫn quyền của các quốc gia như thê nào? Trả lời Thông thường, việc tham gia một điều ước nhân quyền quốc tếbắt đầu bằng thủ tục ký (do đại diện của quốc gia tại Liên hỢp quốc thực hiện). Việc ký chưa phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc vói một quốc gia, mà chỉ xác nhận thiện chí của quốc gia đó mong muôn trở thành nước thành viên của điểu ưốc. Sau khi ký, để công ước có hiệu lực ở một quốc gia, nó phải được phê chuẩn bởi nghị viện hoặc người đứng đầu Nhà nước (tùy pháp luật của mỗi quốíc gia quy định). Trong trường hỢp một điều ưốc quốc tế về nhân quyền đã có hiệu lực trên thế giới, một quốc gia muôn tham gia sẽ không cần ký mà cần làm thủ tục gia nhập. Sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập một điều ước quốc tê về nhân quyền, quốíc gia thành viên phải tô chức thực hiện điều ước đó. Việc tổ chức thực hiện thường bắt đầu bằng nội luật hóa - làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với các quy định của công ước. Đồng thời, các quổc gia có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho công chúng về điều ước. Một số điều ước còn yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch cụ thể, cũng như 139
  26. thành lập các cd quan chuyên trách để tổ chức và giám sát việc thực hiện các quyền trong điều ước. Quy trình tham gia và tổ chức thực hiện các điều ư ớ c quốc tế về nhân quyền ở quốc gia Ký diều ước Phê chuẩn (đại diện cùa quéc gia (Nghị viện hoặc Chù tịch nước/ tại Liên hợp quốc) Tồng thống, tùy pháp luật cùa mỗi quổc gia) hoặc Gia nhập (Khi điều ước đã có hiệu lực - do Nghị viện hoặc Chủ tịch nước/Tẩng thếng tùy pháp luật cùa mỗi quác gìa) ' Nội luật hóa vào pháp luật quốc gia ‘ Phổ biến rộng răi ữong nhân dân • Xây dựng chương trinh hành động ' Thành iập cơ quan chuyên trách nếu cần Báo cáo với Liên hợp quốc thông qua các ủy ban công ước • Lần thứ nhất (thường sau 2 năm) • Định kỳ (thông thường 4-5 năm tùy điều ước) • Đột xuẩt khi cỏ yêu cầu 140
  27. Câu h ỏ i 70 Các tổ chức quốc tếcó thể hỗ trỢ các quốc gia như thế nào trong việc thực hiện những cam kết quốc tế về nhân quyền? Trả lời Các tổ chức quốc tê (liên chính phủ, phi chính phủ), mà đi đầu là Liên hỢp quốc, có vai trò to lớn trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Các tổ chức này đã và đang thực thi nhiều biện pháp để hỗ trợ các quốc gia trong việc tham gia và thực hiện những điểu ưốc quốc tế vể nhân quyền, mà có thể khái quát trong sơ đồ dưới đây. Vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc trỢ giúp các quốc gia tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền * Giám sát dền bộ cúa cic quốc gia ưong việc thục hiện càc công ước • Đưa ra các nhận xét, A khuyến nghị vói các quốc gia ‘ Chuyền các đề nghị trợ giúp các quổc gia ưong việc thực hiện các công ưởc lền các tổ chức quốc tế CÁC ÙY BAN CÔNG ƯỚC 141
  28. III- NỘI DUNG KHÁI QUÁT CỦA MỘT SỐ QUYỂN CON NGƯỜI cơ BẢN THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM 142
  29. Câu h ỏ i 71 Quyền sống được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Quyền sông {“the ríght to life’) được quy định trong Điều 3 Tuyên ngôn toàn thế giối về nhân quyền năm 1948 và Điều 6 Công ưổc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Đây được coi là “quyền quan trọng nhất của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm ”*. Theo Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện những biện pháp thích hỢp để bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ bị tưốc đoạt tính mạng một cách tùy tiện bỏi mọi chủ thể. Theo úy ban giám sát thực hiện Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Hội đồng Nhân quyền - United Nations Human Rights Counciĩ), yêu cầu này bao gồm cả các biện pháp để làm giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ em; xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh cũng như nâng cao các tiêu chuẩn sống cho người dân Có nghĩa là, việc bảo đảm quyển sống không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là bảo đảm sự toàn vẹn về tính mạng mà còn bao hàm việc bảo đảm sự tồn tại của con ngưòi^. 1. Úy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc,Bình luận chung sô'3. 2. Úy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc,Bình luận chung sô'6. 143
  30. Quyền sống liên quan đến vấn đê hình phạt tử hình. Mặc dù Công ước quốc tế vê các quyền dân sự, chính trị chỉ khuyến nghị chứ không bắt buộc các quốc gia phải xóa bỏ hình phạt tử hình, Điều 6 Công ưốc yêu cầu các quốc gia thành viên giới hạn việc áp dụng hình phạt này với “những tội ác nghiêm trọng nhất”, và không được áp dụng hình phạt này vối những người dưới 18 tuổi, cũng như không được thi hành án tử hình những phụ nữ đang mang thai'. Trong pháp luật Việt Nam, liên quan đến quyền sốhg, Điều 19 Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định một cách trực tiếp: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái Iuậf. Ngoài ra, quyển sốhg cũng được khẳng định trong Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2005. Những nội dung này hiện được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01-01-2017 (sau đây viết tắt là Bộ luật dân sự). Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau đây viết tắt là Bộ luật hình sự) dành hẳn một chương (Chương XII, từ Điều 93 đến Điều 122) quy định vể các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, theo đó, mọi hành vi vô cớ đe dọa hay tưốc đoạt mạng sông của con người đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Những nội dung này hiện nay đưỢc quy định tại Điều 123 đến Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2016. 1. Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội: Những điều cần biết vê hình phạt tử hình, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 144
  31. Tương tự như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện vẫn còn duy trì hình phạt tử hình xuất phát từ yêu cầu phòng, chông tội phạm. Tuy nhiên, trong thòi gian gần đây, sô" điểu luật có khung hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự của Việt Nam đã được giảm đi đáng kể (từ 44 điều trong Bộ luật hình sự năm 1985 xuốhg còn 29 điều trong Bộ luật hình sự năm 1999 và 22 điều hiện nay'). Theo Điều 35 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:“Tủ hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tủ hình đối vói người chưa thành niên phạm tội, đôì với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổỉ’^. Pháp luật hình sự Việt Nam cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về thủ tục để bảo đảm xét xử công khai, minh bạch và công bằng trong các vụ án có hình phạt tử hình. 1. Ngày 19-6-2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bô sung mộtsố điều của Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó bỏ hình phạt tử hình trong 8 tội danh khác bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điểu 139); Tội buôn lậu (Điểu 153); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điểu 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221); Tội đưa hốì lộ (Điểu 289); Tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điểu 334). 2. Hình phạt tử hình được quy định tại Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2016. 145
  32. ■'í. X ' ’- n * - * .'- IOPPOSE THE DEATH PENALTY O C T O B t R m TM WOM.O OAV ACAiKrrnii DIATH PE N A m Ánh: Hai biểu ngũ trong Ngày thế giới chông lại hình phạt tử hình (ngày 10-10). Sự kiện hàng năm này được khởi xướng từ năm 2003 bởi Liên minh thê giới chổng hình phạt tử hình(WorId Coalition Against the Death Penaìty)' Liên quan đến khía cạnh thứ hai của quyền sốhg (việc bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người, đặc biệt là những đối tượng đặc biệt khó khăn), pháp luật Việt Nam đã bao gồm các chế định cụ thể về bảo trỢ xã hội. Khuôn khổ pháp luật về vấn đề này ngày càng đưỢc hoàn thiện hơn. Câu hỏi 72 Quyền không bị phân biệt đối xử, đưỢc thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật đưỢc quy định như thê nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Quyển này đồng thời được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế, do đó, đưỢc đề cập 1. Amnesty Hồng Kông: ưnode/10402. 146
  33. trực tiêp hoặc gián tiếp trong tâ^t cả các văn kiện quôc tế về nhân quyền, tuy nhiên, quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong các điểu 1, 2, 6, 7, 8 Tuyên ngôn toàn thế giối về nhân quyền năm 1948, sau đó được tái khẳng định trong các điều 2, 3, 16 và 26 Công ước quôc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Quyền này bao gồm ba khía cạnh liên kết vối nhau đó là: (i) Không bị phân biệt đôi xử, (ii) ĐưỢc thừa nhận tư cách con người trưóc pháp luật, và (iii) Có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Điều này đặt ra nghĩa vụ với các quốc gia thành viên phải nghiêm cấm và trừng phạt mọi sự phân biệt đối xử, bảo đảm cho mọi người có mặt trên lãnh thổ nước mình, bâ't kể người đó là công dân nưốc mình, người không quốc tịch hay người nước ngoài, sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đốì xử về chủng tộc, màu da, giối tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc bất cứ địa vị nào khác. Theo ủy ban giám sát Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, quyền này phải đưỢc áp dụng trong mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia^ Mặc dù Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị không đưa ra định nghĩa vể sự phân biệt đốì xử, tuy nhiên theo ủy ban giám sát công ước, thuật ngữ này được hiểu là bất kỳ sự phân biệt, loại bỏ, hạn chế hay thiên vị nào được 1. ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc,Bình luận chung sõ 18, đoạn 3. 147
  34. thực hiện dựa trên bất kỳ yếu tô' nào như chủng tộc, màu da, giối tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quô'c tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền và tự do của tất cả mọi người trên cơ sở bình đẳng'. Cũng theo ủy ban, trong những bối cảnh có liên quan, các định nghĩa vê sự phân biệt đôi xử về chủng tộc (nêu ở Điều 1 Công ưóc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đốì xử về chủng tộc), và vê phân biệt đốì xử chổhg lại phụ nữ (nêu ở Điều 1 Công ưốc vể xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đôi xử chông lại phụ nữ) sẽ đưỢc áp dụng^. Cần chú ý là, theo luật nhân quyền quốc tế, bình đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và không phải mọi sự khác biệt về đôì xử đều bị coi là sự phân biệt đối xử theo nghĩa tiêu cực. Nếu sự đối xử khác biệt đưỢc xác định dựa trên các điều kiện hỢp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đẳng thì không bị coi là trái với Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị®. Trong pháp luật Việt Nam, quyền này trước hết đưỢc ghi nhận tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013, trong đó quy định rằng “mọi người đều bình đẳng trước pháp luậỂ’ 1. Úy ban Nhân quyền của LiênhỢp quổc, Bình luận chung số 18, đoạn 7. 2. ủy ban Nhân quyển của LiênhỢp quổc, Bình luận chung sô' 18, đoạn 6. 3. Uy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc, Bình luận chung số 18, đoạn 10, 13. 148
  35. (khoản 1) và “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hộỉ’ Gchoản 2). Nhiều văn bản pháp luật khác cũng có quy định khẳng định quyền bình đẳng, như trong Điều 5 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 6 Luật bình đẳng giói năm 2006, Điểu 10 Luật thương mại năm 2005, Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 4 Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2003, Điểu 8 Bộ luật tô' tụng dân sự năm 2004, Điều 10 Luật tô' tụng hành chính năm 2010, Điều 2 và nhiều nội dung trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, và tiếp tục đưỢc ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tô' tụng dân sự năm 2015, Luật tô' tụng hành chính năm 2015 Câu h ỏi 73 Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục đưỢc quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền này đầu tiên đưỢc đề cập tại Điều 5 Tuyên ngôn toàn thê' giối về nhân quyền năm 1948, trong đó nêu rằng: không ai bị tra tấn hay bị đổi xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 Công ước quốc tê' về các quyền dân sự, chính trị cụ thể hóa Điểu 5 Tuyên ngôn toàn thê' giới về nhân quyền năm 1948, trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đôì xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử đụng để làm 149
  36. thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người dó. Bên cạnh các quy định trên, vấn đề chông tra tấn còn được đề cập trong một sô' điều ước quốc tế khác về nhân quyển, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đốĩ xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác năm 1984). Tuy nhiên quan trọng hơn là chống tra tấn, đôi xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế(“international customary law”) về nhân quyền, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giói đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước chông tra tâ'n và các hình thức trừng phạt và đôl xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác năm 1984 hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay chưa. Mặc dù Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 không đưa ra định nghĩa về tra tấn, song định nghĩa này được nêu ở Điều 1 của Công ưốc chông tra tấn và các hình thức trừng phạt và đôl xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác năm 1984, theo đó, tra tấn đưỢc hiểu là: bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng vê' thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã 150
  37. thực hiện, hoặc đê đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khô xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hỢp pháp. Định nghĩa trên hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật nhân quyền quốc tế và luật hình sự quốc tế khi đề cập vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đôl tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chúc (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vỢ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này). Theo Úy ban giám sát Công ước quôh tế về các quyền dân sự, chính trị, việc cấm tra tấn và các hình thức đốì xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phải đưỢc duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc giah ủy ban cũng cho rằng, mọi hành động gây đau đốn về thể chất, tinh thần, kể cả nhằm mục đích để giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó (ví dụ trong môi trường giáo dục và y tể) cũng bị coi là tra tấn, đôi xử tàn 1. ủy ban Nhân quyền của LiênhỢp quốc, Bình luận chung sô 20, đoạn 3. 151
  38. bạo, vô nhân đạo*. Theo ủy ban, không cần thiết phải đưa ra các tiêu chí để phân biệt hành động tra tấn và hành độngđổi’ xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhụ(f vì chúng chỉ khác nhau về mức độ. ủy ban cho rằng, việc kéo dài thòi gian biệt giam hoặc tù giam một người, kể cả những người đã bị kết án tử hình mà không có lý do chính đáng cũng bị coi là hành động tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo®. Liên quan đến quyền này, trong pháp luật 'Việt Nam, Điểu 20 Hiến pháp năm 2013, Điểu 32, 37 Bộ luật dân sự năm 2005, các điều 6, 7, 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các Chương XII, XXII, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã xác lập một khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đốì xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Cụ thể, Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm các Tội dùng nhục hình (Điều 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiếp trong việc bảo đảm quyền không bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tố tụng. Ngoài ra, các văn 1. Úy ban Nhân quyền của LiênhỢp quốc, Bình luận chung sô'20, đoạn 5. 2. ủy ban Nhân quyền của LiênhỢp quốc, Bình luận chung sô'20, đoạn 5. Mặc dù vậy, trong một số nghiên cứu, và cả trong một sô' kết luận đưa ra bởi Tòa án châu Âu về quyền con người, người ta đã cố gắng phân biệt giữa hành động tra tấn và các hành động đốĩ xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục. 3. Úy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc, Bình luận chung sô'20, đoạn 6. 152
  39. bản pháp luật hiện hành vể quản lý các cơ sở giam giữ cũng đều quy định nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, nhục hình. Hiện nay, các quy định nêu trên đã được tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2015. Câu h ỏi 74 Quyền không bị bắt làm nô ỉệ hay nô dịch được quy định như thê nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 4 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, trong đó nêu rằng: Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Sau đó, quyền này đưỢc tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 8 Công ưóc quổíc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Về mặt phạm vi, Điều 8 Công ước quốíc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 điều chỉnh tất cả các tình huông mà một người có thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm, buôn bán ma túy hoặc trong một sô' dạng lạm dụng tâm lýb Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức, khoản 3 Điều 8 liệt kê những trường hỢp loại trừ, bao gồm; (i) Lao động cưởng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình 1. United Nations: Manual on Human Rights Reporting (the International Covenant on Civil and Political Rights), New York, 1991. 153
  40. phạt đối với tội phạm; (ii) Những công việc hoặc sự phục vụ mà thông thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hỢp pháp của Tòa án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm; (Ui) Những sự phục vụ mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia nào đo luật pháp của một nước quy định đôi với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hỢp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm; (iv) Những sự phục vụ được yêu cầu trong trường hỢp khẩn cáp hoặc thiên tai đe dọa đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng; (v) Những công việc hoặc sự phục vụ là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường. Cần chú ý là, những quy định về loại trừ phải đưỢc áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ chủ thể nào và phải phù hỢp với các quy định khác có liên quan của Công ước quốc tế vể các quyền dân sự, chính trị năm 1966'. Ngoài Công ưốc quốc tế về các quyển dân sự, chính trị năm 1966, trước và sau công ước này còn có nhiều điều ưóc quốc tế do Hội quốc liên, LiênhỢp quôh và Tổ chức lao động quốc tế thông qua có liên quan đến việc cấm và xóa bỏ chế độ nô lệ hay nô dịch, trong đó tiêu biểu là: Công ưốc vể nô lệ năm 1926 (Hội quốíc liên); Nghị định thư năm 1953 sửa đổi Công ước về nô lệ năm 1926 (LiênhỢp quốc); Công ưốc bổ sung vê xóa bỏ chế độ nô lệ, việc buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục khác tương tự chê độ nô lệ năm 1956 (Liên hợp quốc); Công ước vê lao động cưỡng bức (Công ưốc sô" 29 1, United Nations; Manual on Human Rights Reporting, Tlđd. 154
  41. của Tổ chức lao động quốc tể) năm 1930; Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước sô' 105 của Tổ chức lao động quôc tể) năm 1957; Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949 (Công ước sô 29 của Tổ chức lao động quốc tê); Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949 của Liên hợp quôc; Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chô'ng và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hỢp quôc về chông tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 Những điều ước này đã quy định một hệ thống biện pháp khá toàn diện để ngăn chặn và xóa bỏ chế độ nô lệ, những thể thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, cần chú ý là, tương tự như vấn đề chống tra tấn, việc chống nô lệ và các hình thức nô lệ, nô dịch đưỢc coi là một quy phạm tập quán quốc tế về nhân quyền, do đó, những tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này có hiệu lực ràng buộc với mọi quốc gia trên thế giới, bất kể việc quốc gia đó có là thành viên của các điều ưốc quốc tế kể trên hay không. Trong pháp luật Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm (khoản 1 Điều 20), đồng thòi nghiêm cấm cưỡng bức lao động (khoản 3 Điểu 35). Quy định nghiêm cấm cưỡng bức lao động cũng được cụ thể hóa trong khoản 3 Điều 8 Bộ luật lao động năm 2012. Việt Nam đã gia nhập Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ưóc sô' 29 của Tổ chức lao động quốc tê) vào ngày 05-3-2007. 155
  42. Câu hỏi 75 Quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện đưỢc quy định như thế nào trong pháp luậtquốctếvà pháp luật ViệtNam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốc tế, quyển này đầu tiên đưỢc quy định tại Điều 9 Tuyên ngôn toàn thế giối về nhân quyền năm 1948, trong đó nêu rằng: không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện. Quy định này sau đó được cụ thể hóa trong Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, trong đó nêu rõ rằng: 1) Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cố. Không ai bị tưốc quyền tự do trừ trường hỢp việc tưóc quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định. 2) Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải đưỢc thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ vể sự buộc tội đối vói họ. 3) Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải đưỢc sớm đưa ra Tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thòi hạn hỢp lý hoặc đưỢc trả tự do. Việc tạm giam một người trong thòi gian chò xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại Tòa án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội. 4) Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tưốc tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trưốc Tòa án, nhằm 156
  43. mục đích để Tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hỢp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hỢp pháp. 5) Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ b â 't hỢp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường. Theo ủy ban giám sát Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, khoản 1 Điều 9 Công ưốc được áp dụng cho tất cả những người bị tưốc tự do, kể cả các trường hỢp do phạm tội hay do bị tâm thần, lang thang, nghiện ma tuý, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm soát nhập cư' Cũng theo ủy ban, việc tạm giữ, tạm giam chỉ đưỢc coi là ngoại lệ và với thòi gian càng ngắn càng tốt; thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Công ước quôh tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, tuy nhiên không nên vượt quá vài ngày^. Trong pháp luật Việt Nam, tương ứng với nội dung Điều 9 (và cả các điều 7, 8, 10, 11, 14, 15 Công ưốc quốc tê về các quyền dân sự, chính trị năm 1966), khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không ai bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm 1. ủy ban Nhân quyền của LiênhỢp quốc, Bình luận chung sô 8, đoạn 1. 2. ủy ban Nhân quyền của Liên hỢp quô'c, Bình luận chung sô 8, đoạn 2. 157
  44. thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hỢp phạm tội quả tang. Ngoài ra, Điều 20 còn quy định “việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Các quy định kể trên được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003, Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác. Theo Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Điều 7 Bộ luật này quy định: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ vê tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sẩn đều bị xử lý theo pháp luật ”. Cũng theo Điều này, người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII), trong đó bao gồm các tội: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 293); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295); Tội ra quyết định trái pháp luật (Điểu 296); Tội dùng nhục hình (Điều 298); Tội bức cung (Điều 299) Những quy định nêu trên đã tiếp tục 158
  45. được ghi nhận và hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2015. Câu h ỏi 76 Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốíc tế, quyển này đưỢc quy định cụ thể trong Điều 10 Công ước quốic tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Theo Điều này, những người bị tước tự đo phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định: Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hỢp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải đưỢc giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tối. Đặc biệt, khoản 3 Điều này đề cập một nguyên tắc định hưống việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đốì xử vối tù nhân trong hệ thông trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ. Theo Uy ban giám sát công ưốc, khái niệm “những người bị tước tự do” nêu ở khoản 1 Điểu 10 Công ưốc quốc tê về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 không chỉ giối hạn ở những tù nhân hoặc người bị tạm giam, tạm giữ, mà còn 159
  46. mở rộng đến tất cả những đối tượng khác bị hạn chế tự do theo quy định pháp luật của các nước thành viên, chẳng hạn như những người bị quản chế để học tập, lao động, rèn luyện ở các trại cải tạo, trường giáo dưỡng, bệnh viện tâm thần, cơ sở cai nghiện*, ủy ban cũng cho rằng việc đốì xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do là một nguyên tắc cơ bản về nhân quyền trong tố tụng hình sự mà các quốic gia thành viên phải áp dụng như một yêu cầu tốĩ thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang tính phân biệt đốì xử dưới bất kỳ hình thức nào^. ủy ban cũng nhắc lại rằng không nên coi các trại giam là nơi để trả thù phạm nhân mà cần coi đó là nơi để giúp họ hoàn lương®. Trong pháp luật Việt Nam, các điều 20, 31 Hiến pháp năm 2013, các điều 32, 37 Bộ luật dân sự năm 2005, các điều 6, 7, 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các Chương XII, XXII Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng chính là sự khẳng định về mặt pháp lý về bảo vệ quyền không bị tra tấn, đốì xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Cụ thể, trong tô" tụng hình sự, Điều 6 Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2003 nêu rõ: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Trong Chương XXII (Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật 1. Uy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc,Bình luận chung sô'21, đoạn 2. 2. Uy ban Nhân quyền của LiênhỢp quốc, Bình luận chung sô'21, đoạn 4. 3. Uy ban Nhân quyền của Liên hỢp quốc, Bình luận chung sô'21, đoạn 10. 160
  47. hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, cácTội dùng nhục hình (Điểu 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiêp trong việc bảo đảm quyền không bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tô' tụng. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về quản lý những cơ sở giam giữ cũng đều có quy định nghiêm cấm các hành vi tra tấn, nhục hình. Cụ thể, Điều 4 và Điểu 9 của Luật thi hành án hình sự năm 2010, Quy chế Trại giam (ban hành kèm theo Nghị định số 60/ CP ngày 16-9-1993 của Chính phủ), Điều 5 Quy chê vể tạm giữ, tạm giam (ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/ NĐ-CP ngày 07-11-1998 của Chính phủ), Điều 8 Quy chế thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam và hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định sô' 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 09-11- 1998 của Bộ Công an) đều quy định, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Điểu 15 Quy chê' thực hiện dân chủ ở trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưõng trực thuộc Bộ Công an (ban hành kèm theo Quyết định sô 729/1998/QĐ-BCA(V19) ngày 09-11-1998 của Bộ Công an) nhấn mạnh, phạm nhân, trại viên, học sinh có quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ công tác tại các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng dùng nhục hình, đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phạm nhân, trại viên, học sinh Hiện nay, các quy định nêu trên đã tiếp tục được ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật 161
  48. hình sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan. Câu hỏi 77 Quvền được xét xử công bằng được quy định như thê nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền đưỢc xét xử công bằng đầu tiên được đề cập trong Điều 10 và Điều 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. Theo Điều 10, mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Điều 11 bổ sung thêm một sô khía cạnh cụ thể, theo đó: Mọi người, nếu bị cáo buộc về hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chúng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai nơi người đó đưỢc bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình. Không ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất cứ hành vi hoặc sự tấc trách nào mà không câu thành một tội phạm hình sự theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tê vào thời điểm thực hiện hành vi hay có sự tắc trách đó. Củng không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được quy định vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Các quy định này sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều 11, 14, 15 Công ước quốc tế về các quyển dân sự, chính trị năm 1966. 162
  49. Liên quan đến quyền này, trong pháp luật Việt Nam, tô" tụng hình sự được thực hiện theo hai cấp xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia; khi xét xử hội thẩm ngang quyển với thẩm phán; Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Điều 16 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định; “Khi xét xử, thẩm phản và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luậf. Theo Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa án”. Điều 19 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định cụ thể vê việc bảo đảm quyền bình đẳng trưốc Tòa án, theo đó: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hỢp pháp của họ, người bảo vệ quyển lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chúng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực biện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Các quy định nêu trên đã tiếp tục được ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2015. Về khía cạnh xét xử công khai, khoản 2 Điểu 11 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nưâc, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu 163
  50. chính đáng của đương sự thì Tòa án nhân dân có thể xử kín”. Điều 18 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 cũng có quy định tương tự, theo đó: “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hỢp do Bộ luật này quy định. Trong trường hỢp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cẩu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khaỉ’. Về nguyên tắc suy đoán vô tội, khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội đưỢc coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậf. Nguyên tắc hiến định này trên thực tê được thể hiện rõ ràng và chính xác hơn, và vì thê đặt ra yêu cầu cần sửa đổi quy định trong Điều 9 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003, trong đó nêu rằng; “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp ỉuậf’. Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 sẽ bị thay thê" bởi Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2015 kể từ ngày 01-7-2016. Về khía cạnh hồi tô", Điều 7 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nêu rõ:“Điều luật được áp dụng đối vôi một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội đưỢc thực hiện”. Tuy nhiên, tương ứng với quy định tại Điều 15 Công ưốc quốc tê" về các quyển dân sự, chính trị, pháp luật Việt Nam cho phép áp dụng hồi tô trong trường hỢp việc đó có lợi cho người phạm tội. 164
  51. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện quy định trên. Liên quan đến quyền đưỢc bào chữa, khoản 4, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tô', điều tra, truy tô' xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Liên quan đến vấn đề này, Điều 11 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyển tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật nàỷ\ Theo Điều 56 Bộ luật tô"tụng hình sự năm 2003, người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bào chữa viên nhân dân. Theo Điều 57, những bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mồi người bào chữa. Tuy nhiên, kê cả trong các trường hỢp này, bị can, bị cáo và người đại diện hỢp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đối hoặc từ chối người bào chữa. Mặc dù luật tô" tụng hình sự Việt Nam không quy định thòi hạn cụ thể cho việc chuẩn bị bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng về mặt thòi điểm, 165
  52. theo Điều 58 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003, người bào chữa đưỢc tham gia tô" tụng từ khi khởi tô" bị can. Trong trường hỢp bắt người theo quy định tại các điều 81 và 82 của Bộ luật này thì người bào chữa được tham gia tô" tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hỢp cần giữ bí mật điều tra đốl với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia tô" tụng từ khi kết thúc điểu tra. Điểu 56 Bộ luật này cũng quy định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giây tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chôĩ cấp giấy chứng nhận thi phải nêu rõ lý đo. Đối với trường hỢp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ hên quan đến việc bào chữa, cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giây chứng nhận thỉ phải nêu rõ lý do”. Hiện nay, Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2015 đã tiếp tục ghi nhận và bổ sung thêm các quy định mới góp phần hoàn thiện hơn so với Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2013. Câu h ỏi 78 Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi ở được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quô"c tế, quyền này được quy 166
  53. định trong Điều 12 Công ước quốc tế về các quyển dân sự, chính trị năm 1966, thể hiện ỏ bôn khía cạnh: (i) Tự do lựa chọn nơi ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; (ii) Tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quôh gia; (iii) Tự do ròi khỏi bất kỳ quôh gia nào, kể cả nưốc mình, và (iv) Tự do trở lại quôh gia mình. Theo Điều 12, quyền này không chỉ áp dụng cho công dân của một quốíc gia, mà còn với người nước ngoài đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên, cần lưu ý quyền này không phải là quyền tuyệt đôi. Theo Điểu 4 Công ước quô'c tế về các quyền dần sự, chính trị năm 1966, các nhà nưốc có thể hạn chế việc thực hiện quyền này nếu thấy cần thiết để bảo vệ an ninh quôh gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, hay để bảo vệ các quyền và tự do của người khác. Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được ghi nhận trước hết trong Điều 23 Hiến pháp năm 2013, trong đó quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Quy định này cũng đưỢc nêu trong Điều 48 Bộ luật dân sự năm 2005 và tiếp tục đưỢc ghi nhận ở Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 3 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Cũng liên quan đến quyền tự do đi lại và cư trú, Luật hộ tịch năm 2014 đã bãi bỏ nhiều yêu cầu như điều kiện nhà ở, chỉ tiêu vối công dân khi đăng ký hộ khẩu ở nơi ở mới. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam cũng đã sửa đổi nhiều văn bản pháp luật để tạo thuận lợi cho công dân trong việc làm 167
  54. hộ chiếu và xuất cảnh ra nước ngoài, cũng như cho người định cư ở nước ngoài hồi hương, người nước ngoài nhập cảnh vào làm ăn, sinh sông và du lịch tại Việt Nam. Luật nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01-7-2015, quy định rằng người nước ngoài có quyển sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Câu hỏi 79 Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền này đưỢc ghi nhận trong Điều 18 Tuyên ngôn toàn thế giối về nhân quyền năm 1948. Theo Điều này, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưởng và tôn giáo, k ể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư. Nội dung của Điều 18 Tuyên ngôn toàn thế giối về nhân quyền năm 1948 sau đó đưỢc tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 18 và Điểu 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cụ thể hóa quy định trong Điểu 18 Tuyên ngôn toàn thê giới vê nhân quyền năm 1948 về quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, trong đó khoản 3 Điều này 168
  55. xác định quyền này không phải là quyền tuyệt đối, đồng thời quy định những giối hạn cho việc hạn chế quyền này, theo đó, quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để hảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Khoản 4 Điều này xác định quyền của các bậc cha mẹ đưỢc hưóng dẫn về niềm tin, đức tin, tín ngưỡng cho con cái họ: Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hỢp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ. Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điểu 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 sau đó đưỢc Hội đồng Nhân quyền của Liên hỢp quốc làm rõ thêm trong Bình luận chung số 22 thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của úy ban, mà có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo không bị hạn chế hay tước bỏ trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia (đoạn 1). Thứ hai, các khái niệm “tín ngưỡng” (“beỉieí) và “tôn giáo” (“religion’) trong Điều 18 Công ước quốc tế vể các quyển dân sự, chính trị năm 1996 cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những lòng tin hữu thần và vô thần. Điều này không chỉ được áp dụng với các tôn giáo, tín ngưỡng có tính thể chế mà còn với những tập tục truyền thốhg mang tính tôn giáo (đoạn 2). 169
  56. Thứ ba, quyền tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng có thể được thực thi với tư cách cá nhân hay cùng vối cộng đồng, ở nơi công cộng hay chỗ riêng tư; thể hiện ở các hành động như thờ cúng, tham gia những lễ hội tôn giáo, quan sát, thực hành và giảng dạy về tôn giáo. Khái niệm thò cúng bao gồm những hoạt động lễ nghi, kỷ niệm, xây dựng những nơi thờ tự, sử dụng hay trưng bày các vật dụng và biểu tượng nghi lễ, tham gia các lễ hội và các ngày nghỉ lễ tôn giáo. Việc quan sát và thực hành tôn giáo không chỉ bao gồm các hoạt động nghi lễ, mà còn bao gồm việc tuân thủ các nguyên tắc về ăn kiêng, trang phục, sử dụng ngôn ngữ đặc biệt, lựa chọn lãnh đạo tôn giáo, tăng lữ, người thầy tâm linh, thành lập các trường tôn giáo, biên soạn và phân phát các tài liệu tôn giáo (đoạn 4). Thứ tư, quyền tin hoặc theo một tôn giáo hay tín ngưỡng bao gồm quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hay tín ngưỡng để tin hoặc theo, kể cả việc thay đổi niềm tin từ tôn giáo, tín ngưỡng này sang tôn giáo, tín ngưỡng khác, hay thay đổi niềm tin từ vô thần sang hữu thần và từ hữu thần sang vô thần (đoạn 5). Thứ năm, các trường công lập có thể giảng dạy những môn học như lịch sử đại cương của các tôn giáo và tín ngưỡng, miễn là nội dung cần trung lập và khách quan. Việc các trường cồng lập giảng dạy giáo lý một tôn giáo hay nội dung một tín ngưỡng cụ thể nào đó là trái với quy định trong khoản 4 Điều 18, trừ phi việc giảng dạy như vậy là do ý nguyện và thuộc vào quyền quyết định của các bậc cha mẹ (đoạn 6). 170
  57. Thứ sáu, nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng có mục đích hoặc tính châ't tuyên truyền cho chiến tranh hoặc hận thù dân tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đốì xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ sử dụng pháp luật để ngăn chặn những hành động đó (đoạn 7). Thứ bảy, khoản 3 Điều 18 cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong trường hỢp cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Tuy nhiên, quyền không bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưõng và quyền của các bậc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp đưỢc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ thì không được hạn chê trong mọi trường hỢp. Những người bị quản chế về m ặt pháp lý, chẳng hạn như tù nhân, vẫn có quyền hưởng tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở mức độ cao nhất phù hỢp với điều kiện quản chế (đoạn 8). Thứ tám, việc một tôn giáo được xác định là quốc giáo, là tôn giáo chính thức hay truyền thống, hoặc có sô' lượng tín đồ chiếm đa sô' trong xã hội không được sử dụng để làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền tự do quy định ở Điều 18 và Điều 27 Công ước quốc tê' về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đốl xử với tín đồ của các tôn giáo khác, hoặc với những người không theo tôn giáo nào. Những hình thức phân biệt đối xử vối tín đồ của các tôn giáo khác, hay với những người 171
  58. không theo tôn giáo trong bôi cảnh này, ví dụ như việc quy định chỉ những tín đồ thuộc tôn giáo chiếm ưu thế mới được tham gia chính quyền hay dành những ưu đãi về kinh tế cho họ, đều trái với các quy định vê quyền bình đẳng nêu ở Điều 26 Công ước quốíc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (đoạn 9). Thứ chín, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 không quy định quyền đưỢc từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm (mặc dù một sô" quốc gia đã ghi nhận quyền này bằng cách cho phép thực hiện nghĩa vụ khác thay thế). Tuy nhiên, nếu quyển này đưỢc ghi nhận trong pháp luật hay trong thực tế thì không được áp dụng theo cách thức phân biệt đốì xử giữa các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau (đoạn 11). Trong pháp luật Việt Nam, quyển này trước hết được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013, trong đó quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luậf. Quy định trên cũng được nêu trong Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Ngoài ra, quyền này còn đưỢc khẳng định trong Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014. Điều 5 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 quy định, tố tụng hình sự theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trưóc pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo (điều này tiếp tục đưỢc ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2015). Điều 129 172
  59. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, hiệp hội quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đặc biệt (nội dung này đã tiếp tục đưỢc ghi nhận và hoàn thiện hơn trong Bộ luật hình sự năm 2015), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 lần đầu tiên đã giải thích các thuật ngữ “cơ sở tín ngưỡng”, “tổ chức tôn giáo”, “cơ sở tôn giáo” , đồng thòi có các quy định về hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; tô chức tôn giáo và hoạt động của tô chức tôn giáo; tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo Căn cứ vào những giối hạn của quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo nêu ở Điều 18 Công ước quốíc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, khoản 3 Điều 24 Hiến pháp năm 2013, Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2005, bên cạnh quy định cấm các hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, còn quy định cấm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nưốc, lợi ích công cộng, quyển, lợi ích hỢp pháp của người khác. Những hành vi bị nghiêm cấm còn được nêu cụ thể trong Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 2 Nghị định sô" 92/2012/NĐ- CP ngày 08-11-2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết, trong đó bao gồm hành vi: “Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các 173
  60. tổ chúc xã hộỉ’. Điều này đã được ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 2015. Câu h ỏi 80 Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Quyển này đầu tiên được ghi nhận trong Điểu 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyển con người năm 1948: Mọi người đều có quyền tự đo ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; củng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới. Nội dung Điều 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 19 và Điều 20 Công ưốc quốíc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Theo Điều 19 Công ước quôh tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ (khoản 1 và 2). Khoản 3 Điều này xác định quyền tự do biểu đạt “phải được thực hiện kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Vì vậy quyền này có thể 174
  61. phải chịu một sô' hạn chế nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết đê: (a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và; (b) Dể bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hộỉ’. Theo ủy ban giám sát Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, quyền được giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp nêu ở khoản 1 Điều 19 là quyền tuyệt đôi, không đưỢc hạn chế hay tước bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình huông khẩn câ'p của quốc giah Bổ sung cho quy định trong Điều 19, Điểu 20 Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị để cập một hạn chế cần thiết của quyền tự do biểu đạt, theo đó, mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm. Một sô” khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 20 Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị sau đó được ủy ban giám sát Công ước quốc tế về các quyển dân sự, chính trị làm rõ thêm trong Bình luận chung sô' 11 thông qua tại phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, việc cấm các hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, gây hằn thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đốì xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực là cần thiết và không mâu thuẫn vối quyền 1. Xem Bình luận chung sô' 10 thông qua tại phiên họp lần thứ 19 năm 1983 của ủy ban Nhân quyền, đoạn 1. 175
  62. tự do biểu đạt quy định ở Điểu 19 Công ưốc quốíc tê về các quyền dân sự, chính trị, bởi Điều này nêu rõ việc thực hiện quyền tự do biểu đạt phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt (đoạn 2). Thứ hai, quy định cấm trong khoản 1 Điểu 20 cũng áp dụng cho tất cả những hình thức tuyên truyền đe dọa thực hiện hành động xâm lược hay phá hoại hòa bình trái với Hiến chương Liên hỢp quốc. Tuy nhiên, khoản 1 Điểu 20 không ngăn cấm việc cổ vũ các quyền tự quyết, quyển độc lập hay quyển tự vệ của các dân tộc mà phù hỢp với Hiến chương Liên hỢp quốc. Trong khi đó, quy định cấm trong khoản 2 Điều 20 đưỢc áp dụng với những hành động khơi gỢi lòng hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, từ đó, kích động sự phân biệt đôl xử, sự thù địch hay bạo lực, bất kể sự tuyên truyền diễn ra ở bên trong hay bên ngoài các quốíc gia có liên quan (đoạn 2). Trong pháp luật Việt Nam, liên quan đến quyền trên, Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Quy định này cũng đưỢc nêu ở Điều 2 Luật báo chí năm 1989 (đưỢc sửa đổi, bô sung năm 1999) quy định cá nhân công dân có quyền đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến cá nhân của mình không trái vói chính sách, pháp luật của Nhà nưốc. Nhà nưốc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. 176
  63. về xuất bản, Luật xuất bản năm 2012, thay thế cho Luật xuất bản năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), quy định quyền của công dân được công bố các tác phẩm của mình cho công chúng, quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản, cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuâ^t bản. Theo Luật này, “xuâ't bản phẩm” là các tác phẩm, tài liệu được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và đưỢc thể hiện dưới các hình thức như sách in, sách chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, áp phích, tờ rời, tò gấp, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách Theo khoản 1, Điều 12 của Luật này, cơ quan, tổ chức được thành lập nhà xuất bản (cơ quan chủ quản nhà xuất bản) chỉ bao gồm: a) Cơ quan nhà nưóc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; b) Đơn vị sự nghiệp công lập ỏ trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, những hành vi lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nưốc, tập thể và công dân có thể bị truy tố theo các Điều 87 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 22 (Tội vu khốhg); Điều 263 (Tội cô' ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán; tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước), Điều 264 (Tội vô ý làm lộ bí 177
  64. mật nhà nưốc, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nưốc) các quy định này tiếp tục được ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 2015. Cầu h ỏi 81 Quyền tự do hiệp hội, hội họp hòa bình được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tếvà pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong pháp luật quốc tế, hai quyền này đầu tiên đưỢc ghi nhận trong Điều 20 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948. Ngoài việc quy định mọi người đều có quyền tự do hội họp và hiệp hội một cách hòa bình, Điểu này còn nêu rõ (trong khoản 2), không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào. Sau đó các quyền này được tái khẳng định và cụ thể hóa trong hai Điểu 21 và Điểu 22 Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Theo Điều 21 Công ước quốc tế về các quyển dân sự, chính trị năm 1966, quyền hội họp được kèm theo điều kiện “hòa bình”, tức là phải mang tính ôn hòa, không đưỢc mang tính bạo lực, gây rối, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xã hội. Đặc biệt, cả hai Điều 21 và 22 đều nêu rõ, việc thực hiện quyền hội họp và hiệp hội có thể phải chịu những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác. Điều đó có nghĩa là quyền này cũng không mang tính tuyệt đổi. Ngoài hạn 178
  65. chế đó, theo Điều 22 các quốc gia có thể đặt ra những hạn chế về thực hiện quyển này với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát. Về hai quyền này, trong pháp luật Việt Nam, Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định; “Công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trong thực tế, quyển lập hội đã từng được quy định chi tiết trong sắc lệnh sô' 102/SL/L004 ngày 20-5-1957 của Chủ tịch nưốc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Luật quy định quyển lập hội và Nghị định sô' 45/2010/NĐ-CP ngày 21-4-2010 của Chính phủ quy định vể tổ chức, hoạt động và quản lý hội và một sô' văn bản hướng dẫn thi hành khác. Cạnh đó, Điều 129 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dânh Các quy định nêu trên đã đưỢc ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 2015. Hiện nay, Nhà nước đang xây dựng hai đạo luật riêng để cụ thể hóa các quyền biểu tình và quyền hiệp hội (Luật biểu tình và Luật về hội). Điều 89 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đồng thời quy định tội phá rô'i an ninh mà câu thành hành vi là kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chông người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Nội dung này được tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 2015. về khía 1. Nội dung này hiện nay được quy định tại Điều 163, Điều 164 Bộ luật hình sự năm 2016, có hiệu lực kể từ ngày 01-7-2016. 179
  66. cạnh này, Nghị định sô 38/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định một sô' biện pháp trật tự công cộng quy định cụ thể về các hành vi bị câ'm nhằm bảo đảm trật tự nơi công cộng, thủ tục đăng ký tập trung đông người ở nơi công cộng vối ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Câu hỏi 82 Quyền được bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước đưỢc quy định như thế nào trong pháp luật quốc tê và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền này được quy định trong Điểu 25 Công ưốc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, theo đó, mọi công dân không có bất kỳ sự phân biệt hoặc sự hạn chế bâ't hỢp lý nào đều có quyền bầu cử, ứng cử và quyền có cơ hội tham gia điểu hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn. Theo Úy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, để bảo đảm tốt quyền bầu cử, ứng cử của công dân, các quôc gia thành viên cần có biện pháp khắc phục những trở ngại về ngôn ngữ, tình trạng mù chữ cũng như đói nghèo khiến công dân không thể thực hiện đầy đủ quyền này. Thêm vào đó, các quốíc gia cũng phải bảo đảm là các cuộc bầu cử phải diễn ra một cách tự do và công bằng. Trong pháp luật Việt Nam, quyền này trưóc hết được ghi nhận trong Điểu 27, Điều 28 của Hiến pháp năm 2013. 180
  67. Theo Điểu 27, “công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bâu cử và đủ hai mươi môi tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Theo Điều 28, công dân; “có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nướd\ Các quy định trong Hiến pháp về quyền bầu cử và ứng cử của công dân được cụ thể hóa trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Theo đó, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đưỢc tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Để bảo vệ quyển bầu cử, ứng cử của công dân, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có hai điều vê Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dẫn (Điều 126), và Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127). Các quy định trên tiếp tục được ghi nhận và hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 2015. Vê quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ngoài quy định nêu trên của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định khác nhằm tạo điều kiện cho công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nưốc và đại biểu dân cử. Theo Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011 và Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2012), Luật tiếp công dân năm 2013, trong trường hỢp phát hiện có hành vi trái pháp luật của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, 181
  68. công dân có quyển khiếu nại, tô" cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Câu hỏi 83 Quyền được bảo vệ đời tư được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam? Trả lời Trong luật nhân quyền quô"c tế, quyền này đầu tiên đưỢc đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyển năm 1948. Theo Điều này, không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sông riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy. Quy định trong Điểu 12 Tuyên ngôn toàn thế giối về nhân quyền năm 1948 sau đó được tái khẳng định trong Điều 17 Công ưốc quô"c tế vể các quyển dân sự, chính trị năm 1966. Một số khía cạnh liên quan đến nội dung Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị sau đó được ủy ban giám sát công ước làm rõ thêm trong Bình luận chung sô’ 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, Điều 17 Công ước quô’c tế về các quyền dân sự, chính trị nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm tùy tiện và bất hỢp pháp vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà có thể do bất kỳ chủ thể 182
  69. nào gây ra, kể cả các quan chức và cơ quan nhà nước (các đoạn 1 và 9). Thứ hai, thuật ngữ can thiệp “bấthợp pháp” (“unỉawful”) dùng trong Điều 17 hàm nghĩa bâ't kỳ sự can thiệp nào vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà không đưỢc quy định trong pháp luật. Những can thiệp hỢp pháp vào đòi tư phải được quy định trong pháp luật và phải phù hỢp với các quy định khác của Công ước quôh tê về các quyền dân sự, chính trị (đoạn 3). Thứ ba, thuật ngữ “can thiệp tùy tiện” (“arbitrary interỉerence”) dùng trong Điều 17 hàm nghĩa cả những can thiệp bất hỢp pháp và những can thiệp được quy định trong pháp luật nhưng không phù hỢp với các quy định khác của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (đoạn 4). Thứ tư, thuật ngữ “gia đình” (“ỉamily”) dùng trong Điểu 17 cần được hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ từ nào chỉ nhà ở hay nơi cư trú của một người mà được sử dụng trong xã hội của các quôh gia thành viên, ví dụ như từ “home” ỗ nước Anh, “manzeỉ’ ở các nước Arập, “zóh zh r ở Trung Quốc, “domicile” ở Pháp, “zhilische” ồ Liên bang Nga, “domicilio” ở Tây Ban Nha (đoạn 5). Thứ năm, vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền về sự riêng tư không phải là quyền tuyệt đôl. Tuy nhiên, các quôh gia chỉ nên thu thập thông tin về đời tư nếu như những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã hội như được thừa nhận trong Công ưốc quốc tế vê các quyền dân sự, chính trị (đoạn 7). 183