Giáo trình Phân tích họat động kinh doanh

pdf 53 trang vanle 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích họat động kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phân tích họat động kinh doanh

  1. TRƯỜNG Khoa  Giáo trình Phân tích họat động kinh doanh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 1. NỘI DUNG CỦA TÀI CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 8 2.1 Mục tiêu phân tích tài chính 8 2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 9 1
  2. 3. NGUỒN THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10 3.1 Thông tin từ hệ thống kế toán 10 3.2. Các nguồn thông tin khác 23 4. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 24 4.1. Phương pháp so sánh 24 4.2. Phương pháp loại trừì 28 4.3. Phương pháp cân đối liên hệ 28 4.4. Phương pháp phân tích tương quan 29 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 30 1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN 30 1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh cấu trúc tài sản 30 1.2. Bảng cân đối kế toán so sánh và phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp 35 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 37 2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp 37 2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 39 3. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH 43 3.1. Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp 43 3.2. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 44 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined. 1. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆPERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. Phân tích hiệu quả cá biệt Error! Bookmark not defined. 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp Error! Bookmark not defined. 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆPERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Error! Bookmark not defined. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chínhError! Bookmark not defined. 3.3. Phương pháp phân tích Error! Bookmark not defined. 2
  3. CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined. 1. PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1. Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên Error! Bookmark not defined. 1.2. Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bẩy kinh doanhError! Bookmark not defined. 1.3. Mức độ phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố địnhError! Bookmark not defined. 1.4. Phân tích rủi ro kinh doanh qua hệ số an toàn Error! Bookmark not defined. 1.5. Phân tích rủi ro kinh doanh qua khái niệm xác suấtError! Bookmark not defined. 1.6. Phương pháp phân tích rủi ro kinh doanh Error! Bookmark not defined. 2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. Nội dung phân tích rủi ro tài chính. Error! Bookmark not defined. 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính.Error! Bookmark not defined. 2.3. Ví dụ phân tích rủi ro tài chính. Error! Bookmark not defined. 3. PHÂN TÍCH RỦI RO PHÁ SẢN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. Chỉ tiêu phân tích Error! Bookmark not defined. 2.2. Phương pháp phân tích Error! Bookmark not defined. 3.3 Tài liệu phân tích Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined. 1. NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2. ĐỊNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. Đánh giá giá trị theo sổ sách kế toán Error! Bookmark not defined. 2.2. Đánh giá theo giá trị điều chỉnh. Error! Bookmark not defined. 3. ĐỊNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. Định giá dựa trên cơ sở lợi nhuận quá khứ, và lợi nhuận tương lai Error! Bookmark not defined. 3.2. Phương pháp định giá dựa vào cổ tức Error! Bookmark not defined. 4. ĐỊNH GIÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3
  4. 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆPERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. LỜI MỞ ĐẦU Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý doanh nghiệp. Sau những năm đổi mới, hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, khoa học phân tích hoạt động kinh doanh cũng có nhiều thay đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Rất nhiều tài liệu về phân tích họat động kinh doanh đã được ra đời. Các tài liệu này thường bao hàm nhiều nội dung chưa thật thống nhất với nhau, do các tác giả đứng ở những góc độ khác nhau, có quan điểm khác nhau. Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà nẵng đã đặt ra yêu cầu cần thiết về sự thống nhất giáo trình sử dụng trong giảng dạy và học tập của nhà trường. Đáp ứng yêu cầu này, đồng thời cũng để góp phần tham gia vào quá trình hoàn thiện môn học, Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế đã tiến hành tổ chức biên soạn giáo trình Phân tích họat động kinh doanh (gồm phần I và phần II). Đây là giáo trình dành cho sinh viên các hệ đào tạo thuộc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán của Đại học Đà Nẵng. Đây còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên và bạn đọc thuộc các chuyên ngành kinh tế khác có quan tâm đến lĩnh vực phân tích tài chính. Giáo trình phân tích họat động kinh doanh - Phần II đề cập đến các nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp: từ những vấn đề về cấu trúc nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động, rủi ro và giá trị của doanh nghiệp. Những thay đổi về cơ chế quản lý tài chính ở nước ta trong thời gian qua cũng được quan tâm để nội dung và phương pháp phân tích tài chính trở nên phù hợp hơn trong điều hành họat động doanh nghiệp. Trong lần chỉnh sửa này, chúng tôi có 4
  5. bổ sung những thay đổi trong hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành để người đọc có thể hình dung cách sử dụng những thông tin từ Báo cáo tài chính cho công tác phân tích tài chính. Tham gia biên soạn gồm: - PGS. TS. Trương Bá Thanh - Chủ biên và biên soạn chương 3, 4, 5 - TS. Trần Đình Khôi Nguyên - Biên soạn chương 1, 2. Mặc dù rất cố gắng trong biên soạn và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của tập thể Khoa, song Giáo trình được tiến hành trong giai đoạn có nhiều thay đổi sâu sắc, nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Xin trân trọng cảm ơn! TM. Tập thể tác giả PGS. TS. Trương Bá Thanh 5
  6. 1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phân tích tài chính là mối quan tâm của các nhà quản trị cũng như nhiều đối tượng khác từ khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Tuy nhiên, phân tích vấn đề gì, vận dụng phương pháp phân tích nào để tạo ra một bức tranh tổng thể về hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề đối với nhà phân tích do những thay đổi về chính sách kinh tế - tài chính, sự khác biệt về quan điểm phân tích, khả năng thu thập và xử lý số liệu tài chính Mục tiêu của chương này nhằm giúp nhà phân tích hiểu được nội dung các họat động tài chính cơ bản của doanh nghiệp, qua đó định hướng xây dựng các nhóm chỉ tiêu phân tích phù hợp. Những kỹ thuật và phương pháp phân tích cũng được đề cập để có thể vận dụng linh họat theo từng nội dung phân tích cụ thể. Phần lớn còn lại của chương này giúp nhà phân tích đọc và hiểu nội dung các báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam. Tất nhiên, phần này không đề cập các báo cáo tài chính được lập như thế nào như trong các môn học kế toán, mà quan trọng hơn báo cáo tài chính thể hiện những vấn đề gì về các quan hệ tài chính doanh nghiệp cũng như được sử dụng như thế nào trong quá trình phân tích. 1. Nội dung của tài chính và tài chính doanh nghiệp Tài chính là một phạm trù kinh tế xã hội, phát sinh và tồn tại cùng với sự tồn tại của nhà nước và nền sản xuất hàng hóa. Khái niệm và quan điểm về tài chính cũng luôn thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng chế độ chính trị, do vậy xem xét các quan điểm về tài chính là rất cần thiết đối với các nhà phân tích tài chính. Ơí các nước theo nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây có nhiều quan điểm về tài chính. Từ điển kinh tế chính trị học của nhà xuất bản Tiến bộ (Liên Xô) có định nghĩa: “ Tài chính là một hệ thống các quan hệ sản xuất phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội bằng con đường hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để đảm bảo nhu cầu tái sản xuất mở rộng XHCN và thõa mãn những nhu cầu khác của xã hội”. Trong tác phẩm “Một số vấn đề về tài chính, tín dụng, giá cả và về kinh tế công nghiệp” đã tổng hợp nhiều tranh luận về khái niệm này vì theo định nghĩa trên thì các quan hệ kinh tế bằng hiện vật cũng được xem là các quan hệ tài chính. Một quan điểm khác cho rằng, chỉ có các quan hệ tiền tệ mới thuộc các quan hệ tài chính. Cho nên, giáo sư Đia-tren-cô đã đưa ra định nghĩa thể hiện bản chất của tài chính: “Tài chính XHCN là hệ thống các quan hệ tiền tệ, trên cơ sở đó thông qua việc phân phối một cách có kế hoạch tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và tích lũy bảo đảm hình thành và sử dụng các quỹ tiềìn tệ tập trung và không tập trung, nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa”. 6
  7. Từ lý luận trên, trong thực tiễn hệ thống tài chính XHCN là một hệ thống gồm tài chính tập trung và tài chính phi tập trung, đồng thời tách biệt giữa tài chính nhà nước và tài chính của các tổ chức kinh tế tập thể. Bản chất của hoạt động tài chính ở các khâu (Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm nhà nước, Tín dụng ngân hàng, tài chính xí nghiệp quốc doanh và tài chính các tổ chức kinh tế tập thể) là các quan hệ tiền tệ, là việc phân phối sản phẩm xã hội thông qua việc huy động và sử dụng các quỹ tiền tệ. Chức năng của tài chính là kiểm tra và phân phối để đạt mục tiêu trong công tác quản lý của nhà nước XHCN. Trong hệ thống trên, tài chính doanh nghiệp bao gồm tài chính XNQD, và tài chính các tổ chức kinh tế tập thể, trong đó tài chính XNQD là bộ phận của tài chính nhà nước. Như vậy, hoạt động tài chính doanh nghiệp không tách biệt rõ ràng với ngân sách nhà nước. Tài chính doanh nghiệp chưa tính đến tài chính của các tổ chức kinh tế tư nhân khi nước ta thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần. Hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng chưa được xem là bộ phận của tài chính doanh nghiệp, thay vào đó được xem là bộ phận của tài chính tập trung. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng, giữa doanh nghiệp với cơ quan chủ quản, giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với CBCNV,và các quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Hệ thống trên dẫn đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ mang tính kế hoạch cao, tính chủ động của các doanh nghiệp trong huy động và sử dụng vốn chưa có. Hệ thống chính trị thế giới trong những năm cuối thập niên 80 có nhiều thay đổi đáng kể đã ảnh hưởng đến nền tảng kinh tế của các quốc gia theo nền kinh tế kế hoạch hóa, trong đó có Việt Nam. Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước, lý luận và thực tiễn tài chính trước đây không còn phù hợp với cơ chế kinh tế mới ở nước ta. Vấn đề này đặt ra phải xem lại khái niệm, bản chất và hệ thống tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường để tạo tiền đề trong việc xây dựng các chính sách kinh tế cũng như tạo đà cho việc phát triển kinh tế. Ở các nước theo nền kinh tế thị trường, khi đề cập đến tài chính là bàn đến ba bộ phận có quan hệ với nhau: thị trường tài chính, hoạt động đầu tư và tài chính doanh nghiệp. Thị trường tài chính gắn liền với các định chế tài chính, kể cả ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm và các tổ chức tín dụng. Thị trường tài chính là môi trường tạo điều kiện các qũy tiền tệ hình thành và vận động, qua đó các tài nguyên của xã hội được sử dụng đúng nơi và có hiệu quả nhất. Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp”. Hai yếu tố đó gắn liền với nhau qua hoạt động đầu tư vì đầu tư tạo điều kiện cho sự vận động của các quỹ tiền tệ trong toàn xã 7
  8. hội. Tài chính được xem như là một hệ thống trong đó thị trường tài chính là trung tâm của quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Hoạt động của ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, Bảo hiểm và của mọi tổ chức tín dụng đều xoay quanh thị trường tài chính. Tài chính doanh nghiệp có hai chức năng cơ bản là huy động và sử dụng vốn. Nói đến tài chính là nhấn mạnh đến các dòng tiền. Chức năng “huy động” còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình tạo ra các quỹ tiền tệ từ các nguồn lực bên trong và bên ngoài để doanh nghiệp hoạt động trong lâu dài với chí phí thấp nhất. Chức năng “sử dụng vốn” hay còn gọi là đầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu, lúc nào sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả nhất. Những vấn đề trên cho thấy bản chất của tài chính vẫn là các quan hệ kinh tế tiền tệ thông qua hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Đó cũng chính là bản chất của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế kế hoạch và nền kinh tế thị trường xét theo khía cạnh này thì hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau xuất phát từ hệ thống tài chính và nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể chia thành bốn nhóm sau: + Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Mối quan hệ này thường thể hiện qua việc doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh: từ ngân hàng thông qua vay, từ công chúng qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, từ các định chế tài chính khác. Trong điều kiện thị trường tài chính vững mạnh và phát triển thì mối quan hệ này cần được vận dụng linh hoạt để doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất. Một thị trường tài chính vững mạnh còn là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vốn nhàn rỗi ra bên ngoài. + Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong thanh toán các khoản thuế theo luật định. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ cho sản xuất trong nước qua hình thức trợ gía, bù lỗ, cấp phát thì đây cũng là một dạng quan hệ tài chính. + Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác như: thị trường hàng hoá và dịch vụ. Mối quan hệ này thể hiện qua việc doanh nghiệp tận dụng các khoản tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ Đó còn là các quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với các khách hàng để kích thích hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sử dụng linh hoạt các mối quan hệ tài chính này để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn tạm thời có chi phí thấp, tăng cường hiệu qủa hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu mối quan hệ này còn đánh giá công tác thanh toán giữa doanh nghiệp với các chủ nợ cũng như công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp. 8
  9. + Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người lao động về lương, các khoản tạm ứng ; quan hệ về phân phối vốn giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên, quan hệ phân phối và sử dụng quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại Như vậy, nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế kế hoạch hóa và nền kinh tế thị trường hoàn toàn khác nhau. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hóa, các quan hệ tài chính doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước để phân phối của cải xã hội có kế hoạch thì trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ này chịu sự chi phối của thị trường sao cho tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính tạo điều kiện khơi thông cho sự vận động các dòng tiền. Hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh tách biệt rõ ràng thông qua hệ thống pháp luật. Tóm lại, nhìn nhận bản chất và nội dung của tài chính nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng rất quan trọng khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước. Đối với các nhà phân tích, nhận thức vấn đề này là cơ sở để xây dựng hướng phân tích đúng đắn trên cơ sở cơ chế tài chính hiện hành. 2. Mục tiêu và nội dung của phân tích tài chính 2.1 Mục tiêu phân tích tài chính Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích. Quá trình này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích. Phân tích tài chính được sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư. Nó còn được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết qủa tài chính trong tương lai, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị. Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, từ các nhà quản trị ở doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng khác nhau. Chẳng hạn: Đối với các nhà cung cấp tín dụng: người cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp thường tài trợ qua hai dạng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn. Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn (vay ngắn hạn, tín dụng thương mại, ); người tài trợ thường quan tâm đến điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động và tốc độ quay vòng 9
  10. của các tài sản đó. Ngược lại, đối với các khoản tín dụng dài hạn, nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn, như dự đoán các dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn cũng như các nguồn lực đảm bảo khả năng đáp ứng các khoản thanh tóan cố định (tiền lãi, trả nợ gốc ). trong tương lai. Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ bản đối với người cho vay nên phân tích khả năng sinh lời cũng là một nội dung quan trong đối với các nhà cung cấp tín dụng. Ngoài ra, người cung cấp tín dụng dù là ngắn hạn hay dài hạn đều quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn vì cấu trúc nguồn vốn mang tiềm ẩn rủi ro và an toàn đối với người cho vay. Mối quan tâm của các nhà quản trị ở doanh nghiệp khi tiến hành phân tích bao quát tất cả các nội dung của phân tích tài chính, từ cấu trúc tài chính đến các vấn đề hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Giải quyết các vấn đề trên không chỉ đưa ra những phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chính sách tài trợ phù hợp mà còn tiên liệu họat động của doanh nghiệp như từ cách nhìn của các đối tương phân tích khác. Đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có sự tách rời giữa vai trò sở hữu với vai trò qủan lý. Chính sự tách rời này dẫn đến người chủ sơ hữu thường không quan tâm các vấn đề như cách nhìn của nhà quản lý doanh nghiệp. Thông thường, người chủ sở hữu quan tâm đến khả năng sinh lời vốn đầu tư của họ, phần vốn chủ sở hữu có không ngừng được nâng cao không, khả năng nhận tiền lời từ vốn đầu tư ra sao. Do vậy, phân tích tài chính từ góc độ người chủ sở hữu mang tính tổng hợp. Nói chung, có nhiều đối tượng quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Mục tiêu phân tích suy cho cùng sẽ phụ thuộc vào quyền lợi kinh tế của cá nhân, tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp. Do một vấn đề phân tích luôn có tác động với các nội dung khác và phân tích tài chính đối với các nhà quản trị doanh nghiệp có phạm vi rất rộng nên giáo trình này đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của công tác phân tích đối với các nhà quản trị. Vận dụng trong thực tế phân tích đòi hỏi sự linh họat, uyển chuyển của nhà phân tích trong từng giai đoạn. 2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như bản chất và nội dung các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp được chia thành những nhóm sau: Một là: Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính. Nội dung phân tích này nhằm đánh giá khái quát cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của đơn vị; qua đó phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng vốn, huy động vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, 10
  11. các doanh nghiệp có tính tự chủ cao trong huy động vốn và sử dụng vốn nên phân tích tài chính còn quan tâm đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Hai là: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Họat động trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có những hướng chiến lược phát triển riêng trong từng giai đoạn. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng nhưng mục tiêu đó luôn gắn liền với mục tiêu thị phần. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả. Hiệu quả của doanh nghiệp cần xem xét một cách tổng thể trong sự tác động giữa họat động kinh doanh và hoạt động tài chính. Phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp không chỉ xem xét hiệu quả cá biệt mà còn xem xét hiệu quả tổng hợp. Ba là: phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Bản chất của họat động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro của doanh nghiệp. Qua đó, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong họat động kinh doanh, trong huy động vốn và công tác thanh toán. Khía cạnh rủi ro trong phân tích tài chính ở giáo trình này chú trọng đến rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro phá sản. Bốn là: phân tích giá trị của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tài chính doanh nghiệp với hai chức năng cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn nhưng hướng đến mục tiêu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được nâng cao không chỉ là kết quả tổng hợp từ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp mà còn liên quan đến thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp trước cộng đồng. Đó chính là phương cách để doanh nghiệp nâng cao vị trí của mình trên thị trường, từ đó tác động ngược lại đến họat động tài chính. Phân tích giá trị doanh nghiệp có thể được xem như là phần “mở” trong phân tích tài chính. 3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 3.1 Thông tin từ hệ thống kế toán 3.1.1 Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) a. Đặc điểm của BCĐKT BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Theo chế độ báo cáo kế toán hiện hành, kết cấu của BCĐKT được chia thành hai phần: TÀI SẢN và NGUỒN VỐN và được thiết kế theo kiểu một bên hoặc hai bên. Bảng 1.1 trình bày dạng tổng quát của BCĐKT với những chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán Ngày tháng năm 11
  12. Công ty TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả 1. Tiền và tương đương tiền 1. Nợ ngắn hạn 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Nợ dài hạn 3. Nợ phải thu ngắn hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4. Hàng tồn kho 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 5. Tài sản ngắn hạn khác 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác B. Tài sản dài hạn 1.Nợ phải thu dài hạn 2. TSCĐ 3. Bất động sản đầu tư 4. Đầu tư tài chính dài hạn. 5. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng Tổng cộng Trên BCĐKT, phần TÀI SẢN phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hóa tài sản thành tiền. Phần NGUỒN VỐN phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu. Khi sử dụng các dữ liệu từ BCĐKT để phân tích tài chính doanh nghiệp cần chú ý đến những đặc điểm sau: + Tổng cộng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo bằng tổng cộng nguồn hình thành tài sản vào thời điểm đó. Đặc trưng này thể hiện tính cân đối của BCĐKT. + Các chỉ tiêu trên BCĐKT được biểu hiện bằng tiền nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có chỉ tiêu "Tiền" mới phản ánh số tiền thực sự. Các khoản còn lại phản ánh số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua, tiếp nhận, sản xuất hoặc từ bán hàng trong quá khứ. Các khoản tài sản không phải là tiền sẽ tạo ra tiền trong tương lai, và số tiền tạo ra từ những tài sản này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị hiện tại, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh. 12
  13. + BCĐKT phản ánh tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm. Do vậy, căn cứ vào số liệu trên BCĐKT ở nhiều thời điểm khác nhau có thể đánh giá biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tính thời vụ, tính chu kỳ hoặc những thay đổi bất thường trong các hoạt động cung ứng, tiêu thụ và thanh toán đều ảnh hưởng đến số liệu trên BCĐKT. Vì thế, nhà phân tích nên thận trọng khi đưa ra các kết luận phân tích đối với các biến động trên BCĐKT. + BCĐKT được lập theo các nguyên tắc kế toán chung, trong đó giá trị của tài sản được trình bày theo giá lịch sử (giá gốc). Do vậy, trong trường hợp có biến động về giá (một nền kinh tế có mức lạm phát cao hoặc giá trị doanh nghiệp giảm thấp do kinh doanh không hiệu quả) thì sử dụng số liệu trên BCĐKT sẽ không đánh giá xác thực thực trạng tài chính doanh nghiệp. Nhà phân tích trong trường hợp này cần quan tâm đến giá hiện hành để có những điều chỉnh phù hợp khi xây dựng các chỉ tiêu phân tích.û + Số liệu trên BCĐKT là số liệu tổng hợp về tài sản và nguồn vốn, do vậy không thể chỉ ra bức tranh cụ thể về tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Trong trường hợp đó, cần quan tâm đến số liệu bổ sung trên thuyết minh báo cáo tài chính, hay khai thác các tài liệu chi tiết từ bộ phận kế toán tài chính doanh nghiệp. + Một đặc trưng của phần nguồn vốn trên BCĐKT là tính chi phí của nguồn vốn. Thông thường việc sử dụng nguồn vốn đều phải chịu chi phí: trả lãi ngân hàng, tiền thu sử dụng vốn, cổ tức và về nguyên tắc sử dụng nguồn vốn nào có chi phí sử dụng vốn cao thì rủi ro cao. Do vậy, xem xét đặc tính này của từng khoản mục trên phần nguồn vốn kết hợp với cơ cấu nguồn vốn cũng có thể đánh giá sự rủi ro và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Những phương pháp kế toán (phương pháp đánh giá hàng xuất kho, phương pháp khấu hao) áp dụng ở doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCĐKT. Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi phương pháp kế toán thì cần quan tâm đến ảnh hưởng của những thay đổi đó. b. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán BCĐKT có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý. Về mặt kinh tế: số liệu phần TÀI SẢN cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần NGUỒN VỐN phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý: số liệu phần TÀI SẢN thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Phần NGUỒN VỐN thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. Như vậy, tài liệu từ 13
  14. BCĐKT cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để sử dụng BCĐKT trong công tác phân tích tài chính cần nghiên cứu ý nghĩa của từng nhóm chỉ tiêu sau: Phần tài sản + Tiền và tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có tại thời điểm lập báo cáo ở doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tương đương tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản rất caoû và có thể sử dụng ngay để thanh toán và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Vốn bằng tiền dự trữ quá nhiều tuy đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán nhưng cũng thể hiện vốn chưa đưa vào SXKD để sinh lợi. Ngược lại, vốn bằng tiền dự trữ quá ít cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Đầu tư tài chính ngắn hạn: phản ánh giá trị thuần của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh có thời hạn thu hồi vốn không quá một năm. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh. + Các khoản phải thu ngắn hạn: phản ánh toàn bộ giá trị phải thu thuần đối với các tổ chức và cá nhân bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước người bán, phải thu nội bộ, và phải thu khác trong vòng một năm tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Đây là số tài sản của doanh nghiệp bị các cá nhân, tổ chức khác tạm thời sử dụng do chính sách tín dụng bán hàng, do các quy định về nhận hàng trong khâu cung ứng, Xét theo khía cạnh tài chính, nếu doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu sẽ bổ sung vốn cho quá trình SXKD. Về mặt pháp lý, các khoản phải thu được coi là khoản sử dụng hợp pháp của khách nợ nếu giá trị các khoản này còn nằm trong thời hạn thanh toán. Các khoản này được coi là không hợp pháp khi quá hạn thanh toán. Nghiên cứu các khoản phải thu sẽ đánh giá công tác quản lý công nợ tại doanh nghiệp, tình hình thu hồi vốn cho SXKD. + Hàng tồn kho: phản ánh giá trị thuần của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Khái niệm hàng tồn kho được hiểu theo nghĩa rộng, gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên liệu,vật liệu, công cụ - dụng cụ ở trong kho, gía trị sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất, thành phẩm, hàng hóa trong kho và hàng gửi đi bán. Giá trị của khoản mục hàng hóa tồn kho tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm hoạt động cung ứng, sản xuất và tiêu thụ, chính sách dự trữ của doanh nghiệp và đặc điểm của hàng tồn. 14
  15. + Tài sản ngắn hạn khác: phản ánh giá trị các khoản thuộc TSNH chưa tính vào các chỉ tiêu trên như : tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Mỗi chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này có những đặc trưng riêng. + Tài Sản Cố Định: phản ánh giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ (hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính) thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng tại thời điểm lập báo cáo. Giá trị còn lại TSCĐ tại thời điểm báo cáo là chênh lệch giữa Nguyên giá TSCĐ và Giá trị hao mòn TSCĐ lũy kế đến thời điểm đó. Như vậy, chỉ tiêu này còn chịu ảnh hưởng bởi phương pháp khấu hao tại đơn vị. Trong trường hợp doanh nghiệp đi thuê hoạt động TSCĐ thì giá trị của tài sản thuê sẽ không phản ánh trên chỉ tiêu này mà trên TK 001 ngoài BCĐKT. Ngoài ra, phần TSCĐ còn bao gồm các khoản chi phí XDCB dở dang, phản ánh giá trị TSCĐ đang mua sắm, chi phí đầu tư TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn chưa đưa vào SXKD tại đơn vị. Biến động giảm của chỉ tiêu này thường gắn liền với biến động tăng chỉ tiêu TSCĐ, thể hiện việc đầu tư đã đưa vào sử dụng. + Bất động sản đầu tư: phản ánh giá trị thuần các khoản bất động sản đầu tư tại doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo + Đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh giá trị thuần của các khoản đầu tư tài chính dài hạn, như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư góp vốn liên doanh và các dạng đầu tư khác. Đặc điểm của các khoản đầu tư này là có thời hạn thu hồi vốn trên một năm, mục tiêu của đầu tư là để sinh lời và nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp khác hay không muốn bán ra trong thời gian ngắn. + Ngoài các khoản mục chính trên, phần Tài sản dài hạn còn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, và các tài sản dài hạn khác, như: ký cược, ký quỹ dài hạn, tài sản thuể thu nhập hoãn lại Việc trình bày riêng biệt các khoản này càng làm rõ hơn tính chất từng loại tài sản, phục vụ cho công tác phân tích tài chính Phần nguồn vốn + Nợ ngắn hạn: phản ánh những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh, như: nợ vay ngắn hạn ngân hàng, nợ phải trả người bán, nợ lương của người lao động, nợ thuế và các khoản nợ khác. Các khoản nợ này là khoản nợ hợp pháp nếu số dư tại thời điểm lập báo cáo còn nằm trong hạn thanh toán. Ngược lại, khoản nợ này sẽ bất hợp pháp khi số dư nợ đó đã quá hạn. Do vậy, xem xét chi tiết khoản nợ ngắn hạn sẽ đánh giá thực trạng công tác thanh toán của doanh nghiệp + Nợ dài hạn: phản ánh những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hay trên một chu kỳ kinh doanh, gồm: nợ dài hạn và vay dài hạn. Về nguyên tắc, sử dụng nguồn tài trợ 15
  16. này có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với sử dụng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp ít chịu áp lực hơn trong thanh toán. + Vốn chủ sở hữu: phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Ngoài trừ nguồn vốn kinh doanh, mỗi quỹ của doanh nghiệp đều có mục đích sử dụng riêng. Trong trường hợp quỹ chưa sử dụng thì doanh nghiệp có thể sử dụng các quỹ cho mục đích kinh doanh với nguyên tắc bảo toàn, có hoàn trả. + Nguồn kinh phí, quỹ khác: phản ánh tổng số kinh phí ròng được cấp để chi cho các họat động ngoài kinh doanh và quỹ khen thưởng phúc lợi của doanh nghiệp Cần chú ý là giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả có sự khác nhau. Trong trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp bị giảm thì khoản nợ phải trả không thay đổi nhưng giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm. Như vậy, người chủ sở hữu sẽ chịu rủi ro do biến động giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại thì khoản lợi do tăng giá trị tài sản thuộc về người chủ sở hữu. Sự khác biệt trên thể hiện người chủ sở hữu sẽ gánh chịu rủi ro khi doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. 3.1.2. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh a. Nội dung báo cáo kết quả họat động kinh doanh Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động. + Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ + Hoạt động tài chính + Hoạt động khác Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ký họat động của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động SXKD được xác định: Lợi nhuận = Doanh thu - Giá vốn gộp thuần hàng bán Doanh thu = Doanh thu - Các khoản giảm giá, - Thuế TTĐB thuần hàng bán trả lại Thuế xuất khẩu Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, hoạt động cho 16
  17. vay, cho thuê TSCĐ. Kết quả hoạt động tài chính hiện nay không được tính riêng mà được tính chung cùng với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, để hình thành nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của đơn vị. Lợi nhuận kinh doanh được xác định như sau: LN kinh doanh = LN gộp + (D.thu tài chinh - CP tài chính) - CPBH&QLDN Để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo thu nhập, nhà phân tích cần xem xét chi tiết nội dung thu nhập và chi phí hoạt động tài chính. Theo chế độ kế toán hiện hành, thu nhập hoạt động tài chính bao gồm: + Lãi được phân chia từ đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, lãi cho vay. + Lãi do nhượng bán chứng khoán + Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính + Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi do mua bán ngoại tệ, các khoản chiết khấu được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp do thanh toán trước hạn, Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: + Chi phí lãi vay ngân hàng + Lỗ gánh chịu từ tham gia liên doanh + Chi phí phát sinh trong quá trình góp vốn tham gia liên doanh + Lỗ do nhượng bán chứng khoán, do mua bán ngoại tệ + Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính + Các khoản giảm giá thực sự từ đầu tư tài chính + Khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động. Hoạt động khác là các hoạt động nằm ngoài hoạt động SXKD và hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thường xảy ra ngoài dự kiến, như họat động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi, các khoản thu nhập và chi phí khác. Lợi nhuận khác được xác định: Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí khác khác khác Với ba loại hoạt động trên, kết quả kinh doanh trước thuế của doanh nghiệp là tổng hợp kết quả của 3 hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động khác. Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận kế toán = thuần từ hoạt + khác 17
  18. trước thuế động SXKD LN sau thuế = LN kế toán trước thuế - Chi phí Thuế thu nhập b. Ý nghĩa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghiîa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết qủa chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, và dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 3.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ a. Sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán chưa phải là chỉ tiêu đánh gía xác thực khả năng tài trợ bên trong của doanh nghiệp. Trong tài chính, người ta thường quan tâm đến dòng tiền. Gía trị của một tài sản và rộng hơn là của doanh nghiệp được xác định bởi dòng tiền mà tài sản tạo ra vì dòng tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán, đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư cho kinh doanh Các nhà quản lý tài chính thường gặp tình trạng doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng vẫn thiếu tiền cho họat động kinh doanh. Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng này. Một là: lợi nhuận kế toán là chênh lệch giưã doanh thu và chi phí. Việc trình bày doanh thu và chi phí trên báo cáo thu nhập phải theo những nguyên tắc kế toán chung. Doanh thu được kế toán ghi nhận không phải là số tiền thực thu mà là giá trị hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng và khách hàng đồng ý thanh toán. Chi phí được ghi nhận phù hợp với doanh thu, trong đó nhiều khoản chi phí chưa thực sự là khoản chi và không phải là khoản chi bằng tiền, như chi phí trích trước, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng gỉam gía Vì vậy, lợi nhuận kế toán chưa thực sự là dòng tiền tạo ra từ họat động kinh doanh. Hai là: chu kỳ vận động của dòng tiền luôn không phù hợp với chu kỳ đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường phải chi tiền để đầu tư TSCĐ, mua sắm vật liệu, trả lương trước khi dòng tiền tạo ra từ mở rộng họat động kinh doanh. Các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng quá nhanh thường gặp phải tình trạng khan hiếm tiền nên phải huy động lớn vốn vay ngân hàng để tài trợ. 18
  19. Do có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và dòng tiền tạo ra trong kỳ nên cần có một báo cáo phản ánh sự vận động của vốn bằng tiền ở doanh nghiệp. Đó là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. b. Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, Báo cáo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai dạng mẫu biểu theo hai phương pháp lập nhưng nội dung cơ bản của cả hai mẫu đều bao gồm những phần chính: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - Tiền đầu kỳ - Tiền cuối kỳ Khái niệm ‘Tiền’ trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các khoản vốn bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp bao gồm ba loại: lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Để phân tích tài chính qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần nghiên cứu và am hiểu đầy đủ nội dung các dòng tiền trên báo cáo này. Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh được coi là bộ phận quan trọng nhất trong BCLCTT vì bộ phận này phản ánh khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đánh gía khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Nhà phân tích khi sử dụng báo cáo này cần chú ý đến nội dung của một số các chỉ tiêu theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp để xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp. Theo phương pháp trực tiếp: do cách lập của phương pháp này là phân loại trực tiếp các dòng tiền vào, dòng tiền ra của họat động kinh doanh nên dựa vào trị giá của từng dòng tiền có thể đánh giá khả năng tạo ra tạo ra tiền từ đâu và cho muc đích gì. Có thể nêu lên ý nghĩa của một số dòng tiền quan trọng trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp như sau: - Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: phản ánh doanh thu bán hàng thu tiền ngay của doanh nghiệp trong kỳ, số tiền đã thu từ khách hàng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Chỉ tiêu này khi so sánh với doanh thu bán hàng trong kỳ sẽ phản 19
  20. ánh tỷ trọng doanh thu bán hàng thu tiền ngay. Nếu tỷ trọng này càng lớn chứng tỏ khả năng thu tiền từ bán hàng rất lớn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mà họat động tín dụng bán hàng là động lực thúc đẩy tiêu thụ thì việc gia tăng tỷ trọng này có thể dẫn đến khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai bị hạn chế. - Tiền chi trả cho người bán, trả cho người lao động, tiền chi trả lãi vay, tiền nộp thuế thu nhâp doanh nghiệp: phản ánh các khoản chi bằng tiền để trả nợ nhà cung cấp, thanh toán lương, và nộp thuế trong kỳ. Nếu so sánh dòng tiền này với các khoản phải trả tương ứng trong kỳ hoặc so sánh dòng tiền trong nhiều kỳ liên tiếp sẽ đánh giá tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Theo phương pháp gián tiếp: - Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự tài trợ từ họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã điều chỉnh lãi lỗ của họat động tài chính và hoạt động đầu tư. - (Tăng), giảm khoản phải thu. Nếu là dòng tiền âm, chỉ tiêu này phản ánh số tiền thực thu trong kỳ nhỏ hơn số phải thu phát sinh trong kỳ. Trị giá của chỉ tiêu này càng tăng trong nhiều kỳ phản ánh khả năng tạo ra dòng tiền từ họat động kinh doanh càng kém. Nếu là dòng tiền dương phản ánh số tiền thực thu trong kỳ lớn hơn các khoản phải thu phát sinh trong kỳ. Điều này có nghĩa doanh nghiệp đã quản lý tốt công nợ, tạo ra khả năng thu tiền rất lớn, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong tương lai. - (Tăng), giảm hàng tồn kho. Nếu là dòng tiền âm phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng lượng tiền để mua vật tư hàng hóa lớn hơn số được sử dụng đã phản ánh trên phần chi phí. Dòng tiền âm trong trường hợp này thể hiện một bộ phận vật tư, hàng hóa mua vào trong kỳ dự trữ vật tư, hàng hóa cho kỳ kinh doanh sau. Nếu là dòng tiền dương phản ánh doanh nghiệp sử dụng một bộ phận hàng tồn đầu kỳ cho họat động kinh doanh, do vậy sử dụng một lượng tiền ít hơn trong kỳ để mua hàng. - Tăng, (giảm) các khoản phải trả. Nếu là dòng tiền dương phản ánh doanh nghệp đã gia tăng nợ để tài trợ cho họat động sản xuất kinh doanh hay một dòng tiền ra ít hơn được sử dụng để thanh toán khoản phải trả so với các khoản phải trả phát sinh trong kỳ. Chênh lệch này càng lớn thể hiện trách nhiệm thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp càng tăng. Nếu là dòng tiền âm phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiền để thanh toán các khoản nợ phải trả phát sinh trong kỳ và một phần nợ đầu kỳ. Tình hình này đánh giá doanh nghiệp đã làm tốt công tác thanh toán trong kỳ. - Lưu chuyển tiền thuần từ họat động SXKD. Đây là chỉ tiêu tổng hợp các dòng tiền vào và dòng tiền ra từ họat động SXKD của doanh nghiệp. Nếu là dòng tiền dương, phản ánh 20
  21. dòng tiền vào từ họat động SXKD lớn hơn dòng tiền ra trong kỳ; do vậy doanh nghiệp có sẵn tiền để đáp ứng các nhu cầu khác; như trả nợ vay, đầu tư TSCĐ và các khoản đầu tư khác. Nếu là dòng tiền âm phản ánh dòng tiền vào từ hoat động SXKD nhỏ hơn dòng tiền ra trong kỳ; do vậy doanh nghiệp đã gia tăng các khoản vay ngân hàng, bổ sung vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho họat động kinh doanh. Chỉ tiêu này âm trong nhiều kỳ liên tiếp thể hiện khả năng tạo ra dòng tiền từ họat động kinh doanh kém, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hoặc công tác quản lý nợ phải thu kém Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư phản ánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động đầu tư TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn vào các tổ chức khác và các họat động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Nội dung về từng dòng tiền thuộc hoạt động đầu tư như sau: - Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: phản ánh tình hình đầu tư TSCĐ bằng tiền tại doanh nghiệp. Về lâu dài, đây là việc mở rộng hay đổi mới năng lực họat động nên đơn vị có khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai. Khi xem xét dòng tiền này trong nhiều năm, nếu liên tục gia tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang trong giai đọan đầu tư và có tiềm năng rất lớn trong SXKD. - Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác: phản ánh số tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Khi xem xét dòng tiền này trong nhiều kỳ, nếu có khuynh hướng tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái, phải thanh lý tài sản. Dòng tiền này tăng liên tục cũng có thể do năng lực sản xuất của doanh nghiệp quá lạc hậu, phải tiền hành đổi mới bằng cách bán tài sản để thu hồi vốn, tái đầu tư. Do vậy, phân tích dòng tiền này cần xem xét đến mối liên hệ với dòng tiền ra cho đầu tư TSCĐ. - Tiền chi đầu tư vào các đơn vị khác: phản ánh số vốn đầu tư tài chính trong kỳ dưới hình thái tiền, như mua chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay Dòng tiền ra càng tăng qua thời gian thể hiện mức đầu tư ra bên ngoài càng lớn, có thể do vốn bằng tiền nhàn rỗi chưa dùng cho sản xuất kinh doanh nên đầu tư ngắn hạn để sinh lời; có thể đầu tư ra bên ngoài có hiệu quả hơn đầu tư taị doanh nghiệp. - Tiền thu hồi các khỏan đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác: phản ánh số vốn đầu tư ra bên ngoài mà doanh nghiệp đã thu hồi dưới hình thức vốn bằng tiền. Dòng tiền này có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về tiền cho họat động kinh doanh, họat động tài chính và cả họat động đầu tư ở doanh nghiệp. - Tiền thu từ lãi từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác: phản ánh các khoản lãi được chia bằng tiền từ đầu tư vốn vào các đon vị khác. 21
  22. - Lưu chuyển tiền thuần từ họat động đầu tư. Nếu là dòng tiền âm phản ánh dòng tiền vào từ họat động đầu tư nhỏ hơn dòng tiền ra cho đầu tư trong kỳ; nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng tiền từ họat động tài chính, họat động SXKD cho công tác đầu tư . Một dòng tiền âm trong trường hợp này tiềm ẩn cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Ngược lại, nếu là dòng tiền dương phản ánh dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư lớn hơn dòng tiền ra trong kỳ. Đây là lượng tiền bổ sung để doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu thanh toán cho hoạt động SXKD hoặc để thanh toán các khoản nợ ngân hàng, hoàn vốn cho chủ sở hữu. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính phản ánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động tăng (giảm) vốn chủ sở hữu, tăng (giảm) các khoản vay nợ các định chế tài chính và các khoản chi phí sử dụng các nguồn tài trợ nói trên. Nội dung các chỉ tiêu thuộc dòng tiền này như sau: - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhập vốn góp của chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh số tiền do chủ sở hữu góp vốn hay bổ sung vốn chủ trong kỳ. Khi xem xét trong nhiều kỳ, dòng tiền này liên tục gia tăng thể hiện sự gia tăng đầu tư liên tục của chủ sở hữu để mở rộng SXKD. Việc gia tăng dòng tiền này cần xem xét đến cấu trúc nguồn vốn và cả chiến lược tài trợ của doanh nghiệp. - Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu: phản ánh các khoản hoàn vốn, rút vốn của chủ sở hữu dưới hình thái tiền. Khi dòng tiền này liên tục tăng trong nhiều kỳ cần xem đến chiến lược tài trợ của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có thể đang trong giai đoạn suy thoái, phải cắt giảm qui mô hoạt động. - Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn bằng tiền doanh nghiệp đã huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Khi xem xét trong nhiều kỳ, chỉ tiêu này phản ánh khuynh hướng họat động của doanh nghiệp (tăng, giảm qui mô họat động) hay thái độ của ban quản lý đối với việc sử dụng nợ. - Tiền chi trả nợ gốc vay: phản ánh số nợ vay gốc mà doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền trong kỳ. Chỉ tiêu này đánh gía công tác thanh toán nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp khi so sánh với số nợ vay phải trả lũy kế trong kỳ. - Cổ tức,lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: phản ánh số tiền lãi (cổ tức, lãi phân chia cho các bên tham gia liên doanh, nộp tiền thu sử dụng vốn cho ngân sách ) đã phân chia cho các chủ sở hữu hoặc các khoản chi bằng tiền từ các quỹ để lại đơn vị - Lưu chuyển tiền thuần từ họat động tài chính. Nếu là dòng tiền dương phản ánh doanh nghiệp đã huy động thêm vốn dưới hình thức vay hay chủ sở hữu góp vốn nhiều hơn số trả vay và rút vốn. Đây là nguồn tài trợ bổ sung vốn cho SXKD hay cho hoạt động đầu tư taiû doanh nghiệp. Nếu là dòng tiền âm phản ánh số tiền sử dụng để trả nợ vay, để hoàn vốn nhiều 22
  23. hơn số huy động trong kỳ. Kết quả này là nhờ sự đóng góp dòng tiền từ hai hoạt động trên mang lại. Khi phân tích dòng tiền này cũng cần xem các chính sách về tài chính của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là kết quả tổng hợp của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, họat động đầu tư và hoạt động tài chính. Dòng tiền âm phản ánh tổng thu từ ba họat động không đủ để đáp ứng các chi tiêu trong kỳ nên doanh nghiệp phải sử dụng vốn bằng tiền tồn đầu kỳ để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Dòng tiền dương phản ánh tổng tiền thu từ ba họat động không chỉ đáp ứng các nhu cầu chi trong kỳ mà còn làm tăng tiền tồn cuối kỳ. Kết quả là doanh nghiệp có vốn bằng tiền dự trữ cuối kỳ gia tăng so vớ dầu kỳ. c. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua BCLCTT, ngân hàng, các nhà đầu tư, Nhà nưóc và nhà cung cấp có thể đánh gía khả năng tạo ra các dòng tiền từ các loại hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán của mình. BCLCTT còn là cơ sở để dự đoán các dòng tiền của doanh nghiệp, trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua BCLCTT, người ra quyết định có thể đánh giá thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp để ra các quyết định kịp thời. 3.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán nội bộ khác Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cần sử dụng thêm các dữ liệu chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo kế toán nội bộ để hệ thống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của số liệu thể hiện trên BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các số liệu bổ sung bao gồm: + Số liệu về chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ. Số liệu này được trình bày trên thuyết minh BCTC (phần chi phí SXKD theo yếu tố) và được sử dụng để tính khả năng tự tài trợ hay xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh khi loại trừ sự khác biệt về phương pháp tính khấu hao giữa các kỳ, giữa các doanh nghiệp. + Số liệu về chi phí lãi vay trong kỳ. Số liệu này được sử dụng trong đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh hay tác động của nợ đối với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. + Số liệu về tình hình tăng, giảm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của từng khách nợ, chủ nợ. Với tài liệu này, nhà phân tích sẽ đánh giá đầy đủ, chi tiết hơn tình hình và khả 23
  24. năng thanh toán của doanh nghiệp. Số liệu này thường được thể hiện trong thuyết minh báo cáo tài chính hoặc từ các báo cáo công nợ ở doanh nghiệp. + Số liệu về tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ chuyên dùng. Tài liệu này được sử dụng để giải thích biến động nguồn vốn chủ sở hữu và phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. + Số liệu về tình hình tăng giảm từng loại TSCĐ trong kỳ, tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác + Số liệu liên quan đến biến phí và định phí ở doanh nghiệp. Trên đây chỉ là một số dữ liệu cơ bản thường sử dụng bổ sung khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Tài liệu phân tích bổ sung nào được sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích và khả năng tiếp cận thông tin của họ. Thông thường, các nhà quản trị ở doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn so với các đối tượng khác khi khai thác các thông tin chi tiết trên. 3.2. Các nguồn thông tin khác Ngoài thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích tài chính có tính thuyết phục. Các nguồn thông tin khác được chia thành ba nhóm sau: 3.2.1 Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế Họat động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nước và các nền kinh tế trong khu vực. Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với họat động của doanh nghiệp. Những thông tin thường quan tâm bao gồm: + Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế + Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ + Thông tin về tỷ lệ lạm phát + Các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị, ngoại giao của nhà nước 3.2.2. Thông tin theo ngành Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô; những thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực kinh doanh cũng cần được chú trọng. Đó là: + Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành + Mức độ cạnh tranh và qui mô của thị trường 24
  25. + Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng + Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành + Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng v v Những thông tin trên sẽ làm rõ hơn nội dung các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh, đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.3. Thông tin về đặc điểm họat động của doanh nghiệp Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương hướng họat động nên để đánh giá hợp lý tình hình tài chính, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm họat động của doanh nghiệp. Những vấn đề cần quan tâm bao gồm: + Mục tiêu và chiến lược họat động của doanh nghiệp, gồm cả chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh. + Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp. + Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh + Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, và các đối tượng khác. + Các chính sách họat động khác 4. Vận dụng các phương pháp trong phân tích tài chính 4.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cùng như kỹ thuật so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau: + Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề. + Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về họat động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê cung thấp theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp không có số liệu trung bình 25
  26. ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích. + Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm. Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược họat động cho tổ chức của mình. Điều kiện so sánh yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau. Bản chất của vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích. Những thay đổi về chế độ tài chính kế toán là một trong những lý do ảnh hưởng đến tính không so sánh được của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, ở Việt Nam từ ngày 01/01/1999 bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với nhiều loại hàng hóa dịch vụ. Sự thay đổi này dẫn đến phương pháp tính các chỉ tiêu doanh thu, chi phí ở doanh nghiệp từ năm 1999 khác biệt so với những năm trước đó. Nhà phân tích cần chú ý đến ảnh hưởng của những thay đổi này để đánh giá đúng hơn về hiệu quả họat động của doanh nghiệp. Ngoài ra, tính so sánh được còn liên quan việc tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành. Có thể lấy điển hình về sự thay đổi phương pháp kế toán. Mặc dù nguyên tắc nhất quán yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán các phương pháp kế toán giữa các kỳ kế toán (đánh giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao ) nhưng doanh nghiệp vẫn có quyền thay đổi phương pháp kế toán. Những thay đổi này phải được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính để nhà phân tích có thể đánh giá những ảnh hưởng của phương pháp kế toán đối với chỉ tiêu phân tích. Trong trường hợp này, một báo cáo tài chính đã được kiểm toán là cơ sở đáng tin cậy đối với nhà phân tích. Kỹ thuật so sánh trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp sau: + Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu. Bảng 1.2 trình bày mẫu bảng phân tích báo cáo lãi lỗ công ty ABCdạng so sánh: Bảng 1.2. Báo cáo lãi lỗ dạng so sánh của công ty ABC N n+1 Mức % Tổng doanh thu 61.590 92.290 +30.700 + 49,85 Các khoản giảm trừ 40 42 +2 +5,00 Doanh thu thuần 61.550 92.248 +30.698 +49,87 Giá vốn hàng bán 57.150 85.550 +24.910 +41,08 26
  27. Lợi nhuận gộp 4.400 6.698 +5.788 +636,04 Thu nhập hoạt động tài chính 180 270 +90 +50,00 Chi phí hoạt động tài chính 3.295 4.803 +1.508 +45,76 Chi phí bán hàng 430 830 +400 +93,02 Chi phí quản lý doanh nghiệp 740 1.150 +410 +55,40 Lợi nhuận thuần từ SXKD 115 185 +70 +60,8 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 115 185 +70 +60,86 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 37 59 +22 +59,45 Lợi nhuận sau thuế 78 126 +48 +61,53 Trong báo cáo lãi lỗ dạng so sánh trên, cột số liệu + % thể hiện tốc độ tăng giảm của từng khoản mục so với kỳ gốc. Như vậy, một báo cáo dạng so sánh thể hiện rõ biến động của chỉ tiêu tổng hợp và các yếu tố cấu thành nên biến động tổng hợp đó. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên Bảng 1.2 là một trường hợp minh họa. Khi phân tích báo cáo tài chính dạng so sánh, cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệu chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, khi thiết lập báo cáo lãi lỗ dạng so sánh cần xem đến mối liên hệ giữa tốc độ biến động của chỉ tiêu doanh thu với tốc độ của chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Sự mất cân đối về tốc độ biến động của chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trên BCĐKT với tốc độ biến động của chỉ tiêu doanh thu đòi hỏi nhà phân tích phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối đó. + Trình bày báo cáo tài chính theo qui mô chung. Với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm qui mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ tính theo tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu qui mô chung dó. Báo cáo tài chính theo qui mô chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với bảng cân đối kế toán, để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, phải chọn chỉ tiêu tổng tài sản làm qui mô chung. Có thể minh họa từ BCĐKT của công ty ABCnhư sau: Bảng 1.3. BCĐKT theo qui mô chung của công ty ABC Chỉ tiêu N N+1 Kết cấu (%) N N+1 A. Tài sản ngắn hạn 47.830 68.965 83,31% 74,47% 1. Vốn bằng tiền 700 35 1,22% 0,04% 2. Đầu tư ngắn hạn 200 0 0,35% 0,00% 27
  28. 3. Nợ phải thu ngắn hạn 14.110 23.690 24,58% 25,58% 4. Hàng tồn kho 32.590 44.850 56,77% 48,43% 5. Tài sản ngắn hạn khác 230 390 0,40% 0,42% B. Tài sản dài hạn 9.580 23.640 16,69% 25,53% 1 Tài sản cố định 9.480 23.540 16,52% 25,42% 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 80 80 0,14% 0,09% 3. Tài sản dài hạn khác 20 20 0,03% 0,02% Tổng cộng Tài sản 57.410 92.605 100% 100% Một BCĐKT được thiết kế theo qui mô chung thể hiện cấu trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, qua đó phát hiện những đặc trưng trong phân bổ tài sản và huy động vốn. Trong ví dụ của công ty ABC, có thể thấy TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp: vào cuối năm n chiếm 83,3% và cuối năm n+1 là 74,7%. Hàng tồn kho là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm rõ rệt vào cuối năm n+1. Đối với báo cáo lãi lỗ, thông thường chỉ tiêu doanh thu thuần được chọn làm qui mô chung để xác định tỷ lệ của các chỉ tiêu khác so với doanh thu thuần. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, cần xử lý lại các dòng tiền vào và dòng tiền ra để xác định qui mô chung là tổng dòng tiền vào (nguồn tiền) hoặc tổng dòng tiền ra (sử dụng tiền), qua đó có thể đánh giá: nguồn tiền chủ yếu tạo ra từ đâu và sử dụng cho mục đích nào. + Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Chẳng hạn, để phân tích khả năng thanh toán khỏan nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cần sử dụng những yếu tố có khả năng chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn. Do vậy, có thể xây dựng các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn như sau: Tỷ số 1 = Tiền / Nợ ngắn hạn Tỷ số 2 = (Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu) / Nợ ngắn hạn Tỷ số 3 = TSNH / Nợ ngắn hạn Một trường hợp khác của số tỷ số là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả xây dựng như sau: Kết quả cuối cùng Hiệu qủa = Yếu tố đầu vào 28
  29. trong đó, yếu tố đầu vào có thể là tài sản, vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu và kết quả cuối cùng có thể là doanh thu, lợi nhuận Các chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả sẽ đề cập ở các chương sau. Với nguyên tắc thiết kế các tỷ số như trên, nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các tỷ số còn là công cụ hỗ trợ công tác dự đoán tài chính. 4.2. Phương pháp loại trừì Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp phân tích này còn là công cụ hỗ trợû quá trình ra quyết định. Chẳng hạn, chỉ tiêu khả năng sinh lời của tài sản (ROA) thường được tính như sau: Lợi nhuận ROA = x100% Tổng tài sản bình quân Nếu dừng lại ở phép so sánh thì chưa thể hiện rõ nhân tố nào tác động đến khả năng sinh lời của tài sản. Tuy nhiên, khi xây dựng chỉ tiêu này trong quan hệ với hiệu suất sử dụng tài sản và khả năng sinh lời từ doanh thu thì chỉ tiêu ROA được chi tiết như sau: Doanh thu thuần Lợi nhuận ROA = x Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần = Hiệu suất sử dụng tài sản x Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Với phương pháp loại trừ, nhà phân tích sẽ thấy được nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng sinh lời tài sản, qua đó phát hiện những lợi thế (hay bất lợi) trong họat động của doanh nghiệp và định hướng họat động trong kỳ đến. 4.3. Phương pháp cân đối liên hệ Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm Cụ thể là các cân đối cơ bản: Tổng tài sản = TSNH + TSDH Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra 29
  30. Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ ) biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ được đánh giá đầy đủ hơn. 4.4. Phương pháp phân tích tương quan Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau. Chẳng hạn, mối tương quan giữa doanh thu (trên Báo cáo lãi lỗ) với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên BCĐKT). Thông thường, khi doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợ phải thu cũng gia tăng, hoặc doanh thu tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho kinh doanh gia tăng. Một trường hợp khác là tương quan giữa chỉ tiêu ‘Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản’ với chỉ tiêu ‘Nguyên giá TSCĐ’ ở doanh nghiệp. Cả hai số liệu này đều trình bày trên BCĐKT. Một khi trị giá các khoản đầu tư XDCB gia tăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian đến. Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp. Trên đây là những phương pháp kỹ thuật thường được vận dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, vận dụng phương pháp phân tích thích hợp cho nội dung và chỉ tiêu phân tích nào với các đánh giá tổng hợp được xem như là nghệ thuật của nhà phân tích tài chính. Mỗi nhà phân tích bằng kinh nghiệm nghề nghiệp với khả năng tổ chức dữ liệu, khả năng chẩn đoán và tổng hợp các vấn đề tài chính trong một môi trường ‘mở ’ sẽ đưa ra bức tranh về tài chính doanh nghiệp. Kết qủa phân tích đó là cơ sở cho các quyết định ở doanh nghiệp. 30
  31. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Cấu trúc tài chính là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Một cấu trúc tài chính nào đó sẽ tác động đến hiệu quả họat động và rủi ro của doanh nghiệp. Qua chương này, người đọc sẽ nắm được: Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản và ý nghĩa khi phân tích tình hình phân bổ tài sản ở doanh nghiệp Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn và ý nghĩa khi phân tích tính tự chủ, tính ổn định về tài trợ Các trường hợp cân bằng tài chính của doanh nghiệp Cách thức tổ chức dữ liệu để tính các chỉ tiêu phân tích. 1. Phân tích cấu trúc tài sản Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho họat động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bổ vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có liên quan đến họat động tiêu thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nào vừa đảm bảo họat động sản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn giảm thấp chi phí tồn kho; vốn nhàn rỗi có nên sử dụng đầu tư ra bên ngoài không? Hàng lọat các vấn đề trên liên quan đến công tác sử dụng vốn ở doanh nghiệp. 1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh cấu trúc tài sản Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích. Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiện qua công thức sau: Loại tài sản i K= x 100% Tổng tài sản Loại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có cùng chung một đặc trưng kinh tế nào đó, như: khoản phải thu, đầu tư tài chính, hàng tồn kho ; có thể là những mục tài sản được phản ánh trên BCĐKT. Tổng tài sản là số tổng cộng phần tài sản trên BCĐKT. Với 31
  32. nguyên tắc chung trên, khi phân tích cấu trúc tài sản, thông thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ trọng TSCĐ Tỷ trọng Giá trị còn lại TSCĐ TSCĐ = x 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu trên thể hiện cơ cấu giá trị TSCĐ trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là ở lĩnh vựûc sản xuất công nghiệp nặng (đóng tàu, công nghiệp luyện gang thép, ), TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng có giá trị cao đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, như: sản xuất và phân phối điện, vận chuyển hàng không, hàng hải, đường sắt, bưu điện Trong kinh doanh thương mại, dịch vụ, thông thường TSCĐ chiếm tỷ trọng thấp, ngoại trừ trường hợp kinh doanh khách sạn và các họat động vui chơi giải trí. Do những đặc điểm trên, để đánh giá tính hợp lý trong đầu tư TSCĐ cần xem đến số liệu trung bình ngành. Mặt khác, khi phân tích cần chú ý một số vấn đề sau: + Chính sách và chu kỳ họat động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư có giá trị chỉ tiêu này khác với thời kỳ suy thoái, thanh lý tài sản để chuyển sang họat động khác. Vì thế, cần xem xét chỉ tiêu này trong nhiều kỳ, trong mối liên hệ với giá trị các khoản đầu tư XDCB hoặc các khoản thanh lý TSCĐ trong kỳ. + Do được tính toán theo giá trị còn lại của TSCĐ nên phương pháp khấu hao có thể ảnh hưởng đến giá trị của chỉ tiêu này. + TSCĐ được phản ánh theo giá lịch sử và việc đánh giá lại TSCĐ thường phải theo qui định của nhà nước, nên chỉ tiêu này có thể không phản ánh đúng giá trih thực của TSCĐ. + TSCĐ trong chỉ tiêu trên bao gồm TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Để đánh giá chính xác hơn, có thể tách biệt riêng từng loại TSCĐ nêu trên. Họat động trong cơ chế thị trường, giá trị các TSCĐ vô hình (nhãn hiệu, lợi thế thương mại ) có khuynh hướng gia tăng nên xây dựng các chỉ tiêu cá biệt này còn giúp ích nhà phân tích đánh giá đúng hơn thực trạng cấu trúc TSCĐ ở doanh nghiệp 32
  33. Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với các chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn kinh doanh có hiệu quả, khơi thông các vốn dôi thừa. Trong bối cảnh đó, hoạt động đầu tư tài chính có khuynh hướng gia tăng trong họat động kinh doanh nói chung ở doanh nghiệp. Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác. Nếu phân theo tính thanh khoản của các khoản đầu tư thì đầu tư tài chính chia thành đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Nếu phân theo quyền của doanh nghiệp đối với các khoản đầu tư tài chính thì đầu tư tài chính chia thành đầu tư với tư cách chủ sở hữu (cổ phiếu, góp vốn liên doanh ) và đầu tư vói tư cách chủ nợ (trái phiếu, phiếu nợ ). Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp: Tỷ trọng Giá trị đầu tư tài chính giá trị đầu = x 100% tư tài chính Tổng tài sản Trong chỉ tiêu trên, giá trị đầu tư tài chính là giá trị thuần và là số tổng hợp của mã số 120 ‘Đầu tư tài chính ngắn hạn’ và mã số 220 ‘Đầu tư tài chính dài hạn’ trên BCĐKT. Trường hợp cần đánh giá kỹ hơn tình hình đầu tư tài chính thì có thể sử dụng số liệu chi tiết các mục thuộc phần đầu tư tài chính trên BCĐKT hoặc phần giải trình về tình hình đầu tư tài chính trên thuyết minh báo cáo tài chính. Chỉ tiêu trên thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài. Do không phải mọi doanh nghiệp đều có điều kiện đầu tư ra bên ngoài nên thông thường, ở những doanh nghiệp có qui mô lớn (công ty đa quốc gia, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế ), trị giá của chỉ tiêu này thường cao. Tỷ trọng hàng tồn kho Tỷ trọng Hàng tồn kho hàng = x 100% tồn kho Tổng tài sản Hàng tồn kho trong chỉ tiêu trên là một khái niệm rộng, bao gồm các loại dự trữ cho sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp; như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm đang chế dỡ. Số liệu của hàng tồn kho lấy từ mã số 140 trên BCĐKT. 33
  34. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp; ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến những đặûc thù sau: + Giá trị chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào đặc điểm họat động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp. Thông thường, trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các loại tài sản khác vì hàng tồn kho là đối tượng cơ bản trong kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tỷ trọng này cũng cao đối với những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài, như doanh nghiệp xây lắp, xí nghiệp đóng tàu vì lượng sản phẩm đang chế tạo có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Ngược lại, ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, như khách sạn, giải trí, bốc xếp hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp. + Giá trị của chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong họat động kinh doanh ở doanh nghiệp. Chẳng hạn, do xuất hiện tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư, hàng hóa trên thị trường nên các quyết định về đầu cơ có thể dẫn đến giá trị của chỉ tiêu này cao. Một số các doanh nghiệp thực hiện tốt phương thức quản trị kịp thời (Just in Time) trong cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sẽ dẫn đến giá trị chỉ tiêu này thấp. + Phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng trưởng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động ở thị trường mới bùng nổ và doanh thu của doanh nghiệp tăng liên tục trong nhiều năm có thể dẫn đến gia tăng dự trữ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngược lại, trong giai đoạn kinh doanh suy thoái thì tỷ trọng hàng tồn kho có khuynh hướng giảm. Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng Tỷ trọng Khoản phải thu khách hàng khoản phải = x 100% thu khách hàng Tổng tài sản Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Để tính toán chỉ tiêu trên thường sử dụng số liệu từ mã số 131 ‘Nợ phải thu khách hàng’ trên BCĐKT. 34
  35. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đon vị khác tạm thời sử dụng. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến những đặc điểm: + Phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Thông thường, ở các doanh nghiệp bán lẽ bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng thấp; ngược lại ở các doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. + Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Ơí những doanh nghiệp mà kỳ hạn tín dụng dài, số dư nợ định mức cho khách hàng cao thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Do tín dụng bán hàng là phương thức kích thích tiêu thụ nên xem xét, đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. + Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Đây cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị chỉ tiêu này. Nếu khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ hai trường hợp trên thì tỷ trọng này càng cao thể hiện tình hình sử dụng vốn chưa được tốt. Doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; như: giảm mức dư nợ định mức cho các khách hàng thanh toán chậm, ngưng cung cấp hàng hóa dịch vụ, bán các khoản nợ cho các công ty quản lý nợ, nhờ pháp luật can thiệp, Bảng 2.1 minh họa các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của công ty ABC vào cuối năm N, N+1, và N+2, theo đó giá trị khoản phải thu để tính tỷ trọng khoản phải thu là số phải thu thuần từ mã số 130 trên BCĐKT, không phải là khoản phải thu khách hàng như đã trình bày ở trên. Các tỷ số về cấu trúc tài sản cho thấy một số đặc trưng của công ty ABC như sau: toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn, phần đầu tư ra bên ngoài chiếm tỷ trọng không đáng kể và có khuynh hướng giảm xuống. Là một DNSX nhưng TSCĐ chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ tài sản của công ty. Tuy nhiên trong ba năm vừa qua, tỷ trọng TSCĐ có khuynh hướng tăng rõ rệt, vào cuối năm N là 15,69% tăng lên đến 24,78% vào cuối năm N+1 và 22,57% vào cuối năm N+2. Điều này chứng tỏ công ty có nhiều nỗ lực trong đầu tư TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nhưng có khuynh hướng giảm trong ba năm vừa qua. Điều này có thể là do công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế dự trữ nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường; hoặc công ty đã có nhiều nỗ lực trong tiêu thụ, giảm thiểu tồn kho thành phẩm. Tỷ trọng khoản phải thu gia tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác tạm thời sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về cấu trúc tài sản công ty ABC 35
  36. Chỉ tiêu N N+1 N+2 1. Giá trị còn lại TSCĐ 9.010 22.950 25.480 2. Giá trị các khoản đầu tư tài chính 280 80 100 3. Giá trị nợ phải thu 14.110 23.690 36.710 4. Giá trị hàng tồn kho 35.590 44.850 43.130 5. Tổng tài sản 57.410 92.605 112.880 6. Tỷ trọng TSCĐ (%) 15,69 24,78 22,57 7. Tỷ trọng các khoản ĐTTC (%) 0,49 0,09 0,09 8. Tỷ trọng nợ phải thu (%) 24,58 25,58 32,52 9. Tỷ trọng hàng tồn kho (%) 56,77 48,43 38,21 1.2. Bảng cân đối kế toán so sánh và phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số như trên cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên sử dụng các tỷ số trên cũng có những hạn chế là chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ. Chẳng hạn, chỉ tiêu tỷ trọng TSCĐ của công ty ABC vào cuối năm N+2 là 22,57%, giảm so với cuối năm N+1 (24,78%) có thể do nhiều yếu tố: tốc độ tăng tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng TSCĐ, hoặc tổng tài sản không đổi nhưng giá trị hao mòn gia tăng làm tỷ trọng TSCĐ giảm hoặc do trong năm đơn vị đã thanh lý một số TSCĐ Do vậy, để đánh giá khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản có thể thiết kế BCĐKT theo dạng so sánh. Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này còn cho phép chỉ ra những biến động bất thường để có bức tranh đầy đủ hơn về tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. Từ tài liệu của công ty ABC, bảng phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản, cũng như tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. Bảng 2.2. Phân tích biến động tài sản của công ty ABC (Đvt: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch N+1 / N N+2 / N+1 N N+1 N+2 Mức + % Mức + % A. TS ngắn hạn 47.830 68.965 82.850 +21.135 +44,18 +13.885 +20,13 1. Tiền 700 35 370 -665 -95 +335 +957,14 2. Đầu tư ngắn hạn 200 0 20 -200 -100 +20 36
  37. 3. Các khoản phải thu 14.110 23.690 36.710 +9.580 +67,89 +13.020 +54,96 4. Hàng tồn kho 35.590 44.850 43130 +12.260 +37,61 -1.720 -3,84 5. TS ngắn hạn khác 230 390 2620 +160 +69,56 +2.230 +571,79 B. TS dài hạn 9.580 23.640 30.030 +14.060 +146,76 +6.390 +27,03 1. TSCĐ 9.480 23.540 29.920 +14.020 +154,71 +6.380 +11,02 2. Đầu tư dài hạn 80 80 80 0 0 0 0,00 3. TS ngắn hạn khác 20 20 30 0 0 +10 +50,00 Tổng cộng 57.410 92605 112880 +35.195 +61,30 +20.275 +21,89% Bảng phân tích trên cho thấy qui mô của công ty ABC liên tục tăng trong ba năm. Giá trị tài sản vào cuối năm N+1 tăng hơn 35 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 61%) so với năm N, và vào cuối năm N + 2 tăng hơn 20 tỷ đồng (21,89%) so với năm N+1. Sự gia tăng này gắn liền với cả gia tăng đầu tư cơ sở vật chất cũng như tài sản lưu động của công ty. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản cần xem xét biến động từng loại tài sản: Đối với TS dài hạn, qui mô gia tăng chủ yếu là do tăng cường mua sắm TSCĐ và tăng đầìu tư XDCB. Điều này thể hiện công ty đã chú trọng nhiều đến công tác đầu tư trong ba năm qua, đặc biệt là năm N +1. Biến động về TSCĐ trong bảng phân tích trên cũng giải thích tỷ trọng TSCĐ từ 24,78% vào đầu năm N+2 giảm xuống còn 22,57% vào cuối năm N+2 không phải là do qui mô TSCĐ giảm mà là do tốc độ tăng TSCĐ nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tài sản nói chung. Đối với TS ngắn hạn, xu hướng biến động tăng loại tài sản này chủ yếu là do tăng các khoản phải thu khách hàng. Vào cuối năm N+1, trị giá các khoản phải thu tăng so với cuối năm trước là 9,5 tỷ (67%) và vào cuối năm N+2 tăng 13 tỷ (54%) so với năm trước đó. Tình hình trên có thể do nhiều nguyên nhân: công ty gia tăng thời hạn tín dụng bán hàng, tăng mức dư nợ để giải phóng tồn kho làm tăng các khoản phải thu, hoặc khách hàng trì hoãn trong thanh toán công nợ Cần tìm hiểu khoản phải thu nào là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến gia tăng khoản phải thu rất lớn trong kỳ qua. Mức tăng liên tục khoản phải thu cũng làm tỷ trọng nợ phải thu từ 24,58% vào cuối năm N tăng lên đến 32,52% vào cuối năm N+2. Ngược lại, trị giá hàng tồn kho giảm vào cuối năm N+2 làm tỷ trọng hàng tồn kho giảm đáng kể so với hai năm trước đó. Những biến động về tiền và TS ngắn hạn khác cũng là mối quan tâm của nhà phân tích để hình dung đầy đủ hơn cấu trúc tài sản của công ty ABC. 37
  38. Như vậy, thiết kế BCĐKT dạng so sánh sẽ bổ sung nhiều thông tin hữu ích khi phân tích cấu trúc tài sản qua nhiều kỳ, đồng thời chỉ ra hướng phân tích chi tiết hơn tình hình tài chính của công ty. 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp. 2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn vay nợ (còn gọi là nợ phải trả), doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn (nếu có) theo thời hạn đã qui định. Khi doanh nghiệp bị giải thể, phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý. Ngược lại, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp. Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính, nguồn vốn này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. Tính tự chủ về tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỷ suất nợ Tỷ Nợ phải trả suất = x100% nợ Tổng tài sản Trong chỉ tiêu trên, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ, tỷ suất này càng cao thì khả năng thu hồi vốn cho vay- nợ càng ít vì trên thực tế luôn có sự tách rời giữa giá lịch sử của tài sản với giá hiện hành. Do vậy, các chủ nợ thường thích những 38
  39. doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất Nguồn vốn chủ sỡ hữu tự = x100% tài trợ Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Ngoài hai tỷ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu: Tỷ suất Nợ phải trả nợ trên = VCSH Nguồn vốn chủ sở hửu Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối với doanh nghiệp. Những số liệu này là cơ sở để các nhà đầu tư, nhà quản trị có giải pháp thích hợp giải quyết các vấn đề nợ của doanh nghiệp: nên gia tăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở hữu và mức gia tăng tối đa là bao nhiêu. Một khi tỷ suất nợ đã vượt qúa mức an toàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có nhiều khả năng không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tuy nhiên, giải quyết một cấu trúc nguồn vốn lành mạnh còn liên quan đến nhiều yếu tố, như thị trường tài chính tại quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động có đủ mạnh không để giải quyết vốn cho các doanh nghiệp? Loại hình doanh nghiệp có đủ uyển chuyển để cải thiện quan hệ giữa nợ với vốn chủ sở hữu? Chẳng hạn, hiện nay ở Việt nam, tỷ suất nợ ở các DNNN phổ biến ở mức 80% - 90%. Đây là một tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề mất khả năng thanh toán có thể xảy ra. Để cải thiện tỷ suất này cần thiết phải gia tăng vốn chủ sở hữu nhưng đây là vấn đề khó giải quyết khi DNNN là doanh nghiệp một chủ sở hữu và nhà nước không có điều kiện để bổ sung vốn cho mọi doanh nghiệp. Có thể thấy, khả năng gia tăng vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp một chủ sở hữu hoàn toàn khác với một công ty TNHH hay một công ty cổ phần yết giá trên thị trường chứng khoán. Chính sách đa dạng hóa hình thức sở hữu bằng cách thực hiện cổ phần hóa DNNN là điều kiện để các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn vốn của 39
  40. mình. Việc hình thành thị trường chứng khoán Việt nam là môi trường thuận lợi để các công ty cổ phần có điều kiện hơn trong cải thiện cấu trúc nguồn vốn. 2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo yêu cầu đó, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào họat động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên một năm. Theo cách phân loại này, nguồn vốn thường xuyên tại một thời điểm bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả không được xem là nguồn vốn thường xuyên. Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào họat động sản xuất kinh doanh trong một khoản thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thuộc nguồn vốn tạm thời bao gồm các loại với những đặc điểm sau: + Các khoản phải trả tạm thời, như: nợ lương, nợ thuế, nợ BHXH Các khoản nợ này có đặc điểm là thường biến đổi cùng với qui mô hoạt động của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn coi như không phát sinh. Nguồn tài trợ từ các khoản nợ này có qui mô nhỏ và thời gian sử dụng rất ngắn, do vậy không đủ để tài trợ cho các nhu cầu lớn về vốn trong họat động sản xuất kinh doanh. + Các khoản nợ và tín dụng thương mại do người bán chấp thuận. Khoản tài trợ này biến đổi cùng với qui mô họat động của doanh nghiệp nhưng có chi phí sử dụng vốn đi kèm, thời hạn sử dụng gắn liền với chính sách tín dụng từ nhà cung cấp. + Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nợ khác: nguồn vốn này luôn có chi phí sử dụng vốn đi kèm, thời hạn sử dụng gắn liền với hợp đồng tín dụng từ ngân hàng và các đối tượng khác; và thường sử dụng để tài trợ nhu cầu về tài sản lưu động. Với cách phân loại trên, có thể xác định nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời từ số liệu của BCĐKT. Cụ thể, tổng nguồn vốn thường xuyên là giá trị tổng hợp của các khoản: - Khoản nợ dài hạn - Nguồn vốn chủ sở hữu Phân tích sự ổn định về tài trợ thường sử dụng hai chỉ tiêu sau: Tỷ suất Nguồn vốn thư40ờng xuyên nguồn vốn = x 100% thường xuyên Tổng nguồn vốn
  41. Hoặc Tỷ suất Nguồn vốn tạm thời nguồn vốn = x100% tạm thời Tổng nguồn vốn Hai tỷ suất trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy: nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ với tính ổn định của nguồn vốn. Mối quan hệ này thể hiện qua tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên: Tỷ suất nguồn Nguồn vốn chủ sở hữu VCSH trên = NVTX Nguồn vốn thường xuyên Bảng phân tích dưới đây minh họa nội dung phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty ABC, giả sử tất cả các mục thuộc mục Nợ ngắn hạn (mã số 310) trên BCĐKT đều có thời hạn nợ dưới một năm, các khoản nợ thuộc mục Nợ khác (mã số 330) có thời hạn nợ trên một năm. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn của công ty ABC N N+1 N+2 1. Nợ phải trả 49.090 81.435 99.840 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.320 11.170 13.040 3. Nguồn vốn tạm thời 43.570 72.310 83.130 4. Nguồn vốn thường xuyên 13.840 20.295 29.750 5. Tổng nguồn vốn 57.410 92.605 112.880 6. Tỷ suất nợ 85,5% 87,9% 88,4% (6) = (1) : (5) 41
  42. 7. Tỷ suất tự tài trợ 14,5% 12,1% 11,6% (7) = (2) : (5) 8. Tỷ suất NVTX 24% 22% 26% (8) = (4) : (5) 9. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 76% 78% 74% (9) = (3) : (5) 10. Tỷ suất NVCSH trên nguồn vốn 60% 55% 43,8% thường xuyên (10) = (2) : (4) Bảng phân tích trên cho thấy, vào cuối năm N+2, toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ 88,4% bằng nguồn vốn vay nợ và 11,6% bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất nợ có xu hướng tăng qua ba năm và ở mức trên 80% thể hiện tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp rất thấp, vốn sử dụng cho kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài. Cùng với tỷ suất nợ lớn, tỷ suất nguồn vốn tạm thời ở trên mức 75% thể hiện doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn trong thanh toán nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình này là quy mô của doanh nghiệp tăng quá nhanh. Tổng tài sản vào cuối năm N+2 tăng 96,6% so với cuối năm N trong khi vốn chủ sở hữu trong thời gian tương ứng chỉ tăng 56,7% nên doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn từ các ngân hàng và tổ chức khác. Nếu tỷ suất nợ theo định mức của ngân hàng là 80% thì rõ ràng công ty ABC đang rơi vào tình trạng báo động và khả năng tiếp cận các khoản vay nợ tiếp theo rất khó khăn nếu không lành mạnh cấu trúc tài chính của mình. Để quản lý các khoản vay nợ, nhiều ngân hàng áp dụng các hạn mức để khống chế các khoản vay nợ có thể dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ. Các tỷ suất về cấu trúc nguồn vốn được sử dụng để xác định khả năng nợ tiềm tàng của doanh nghiệp. Để minh họa ứng dụng này, hãy xem xét số liệu từ BCĐKT của công ty H vào cuối năm N: nguồn vốn chủ sở hữu là 750 triệu đồng, Nợ dài hạn là 530 triệu và Nợ ngắn hạn là 825 triệu. Công ty này cần 180 triệu đồng để tài trợ cho một dự án đầu tư quan trọng. Giả sử, hạn mức ngân hàng qui định đối với công ty như sau: Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu không quá 2. Tỷ suất nợ dài hạn trên VCSH không quá 1 Với giả thiết trên thì phương án nào tốt nhất để kết hợp các nguồn tài trợ (tăng vốn góp và vay nợ) với mong muốn là hạn chế đến mức thấp nhất có thể đối với việc tăng vốn chủ sở hữu. Theo qui định của ngân hàng trên thì tổng dư nợ của doanh nghiệp không được vượt quá hai lần vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn không được vượt quá vốn chủ sở hữu. Nếu một 42
  43. trong hai ràng buộc trên không thõa mãn, doanh nghiệp sẽ bị từ chối một khoản vay. Như vậy, để tài trợ cho dự án đầu tư, những nguồn mà công ty cần là nguồn dài hạn: nợ dài hạn hoặc tăng vốn chủ sở hữu. Với các ràng buộc của ngân hàng thì khả năng nợ của công ty đưọc phân tích như sau: Số nợ tối đa nếu giữ nguyên vốn CSH: 750 triệu x 2 = 1.500 triệu đồng Số nợ dài hạn tối đa nếu giữ nguyên VCSH : 750 triệu đồng Số nợ hiện tại trước khi đầu tư: 1.355 triệu đồng Số nợ dài hạn trưóc khi đầu tư: 530 triệu đồng Khả năng nợ của công ty (1.500 - 1.355) 145 triệu đồng Khả năng nợ dài hạn (750 - 530) 220 triệu đồng Do nhu cầu vốn đầu tư dài hạn là 180 triệu nên không thể sử dụng nợ để tài trợ toàn bộ dự án trên, dù khả năng nợ dài hạn được đảm bảo. Vì vậy, công ty cần tăng vốn chủ sở hửu để tăng khả năng nợ tổng thể. Với mong muốn tăng vốn chủ ở mức thấp nhất có thể, vấn đề là cần xác định số tiền X nhỏ nhất của vốn chủ góp thêm và số tiền Y của khoản nợ vay với những ràng buộc về nợ theo qui định của ngân hàng. - Nhu cầu tài trợ: X + Y = 180 (1) - Sự ràng buộc về nợ tổng thể được thể hiện như sau: 2 (750 + X) = 530 + Y + 825 (2) Giải hệ phương trình này ta có: X = 11,667 triệu đồng và Y = 168,333 triệu đồng Như vậy công ty sẽ tăng vốn góp là 11,667 triệu và vay 168,333 triệu đồng để tài trợ cho dự án đầu tư trên. Sau khi thực hiện tăng vốn chủ sở hửu và vốn vay, cơ cấu nguồn vốn của công ty sẽ như sau: Vốn chủ sở hữu 761,667 (33%), nợ dài hạn: 698,333 (31%), nợ ngắn hạn 825 (36%). Tóm lại, bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn, phân tích cấu trúc nguồn vốn có nhiều ý nghĩa trong việc ra quyết định. Về phía nhà tài trợ, những phân tích trên góp phần đảm bảo tín dụng cho khách hàng nhưng vẫn giảm thiểu các rủi ro phát sinh do không thanh toán được nợ. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, việc đối chiếu các tỷ suất liên quan đến nợ của doanh nghiệp với các hạn mức của ngân hàng (nếu có) cho phép doanh nghiệp ước tính khả năng nợ của mình để có quyết định huy động vốn hợp lý. Qua đó, doanh nghiệp có cơ sở xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Vấn đề lựa chọn cấu trúc nguồn vốn có thể là: 43
  44. + Lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Mối quan hệ này phụ thuộc rất lớn vào bản chất và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu về đầu tư TSCĐ rất lớn trong toàn bộ tài sản thì tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên so với nguồn vốn tạm thời nên có xu hướng gia tăng. Vấn đề này sẽ phân tích kỹ lưỡng khi xem xét cân bằng tài chính của doanh nghiệp. + Lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Trong mối quan hệ này, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào kết quả hoạt động, trong khi đó chi phí sử dụng vốn vay hoàn toàn độc lập với kết quả hoạt động. Về nguyên tắc, sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay nợ. 3. Phân tích cân bằng tài chính 3.1. Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp Cân bằng tài chính là một nội dung trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo một sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản. Nghiên cứu cấu trúc của tài sản cho thấy tài sản của doanh nghiệp có hai bộ phận lớn: một bộ phận có thời gian lưu chuyển rất lâu, trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (còn gọi là TS dài hạn) và một bộ phận có thời gian lưu chuyển nhanh, trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh (còn gọi là TSNH). Mỗi yếu tố thuộc TSCĐ hoặc TSNH lại có những đặc trưng riêng về qui mô, về tốc độ lưu chuyển do những thuộc tính vốn có của chúng hay do các quyết định quản lý. Ở một hướng phân tích khác, cấu trúc nguồn vốn không chỉ thể hiện tính tự chủ mà còn thể hiện tính ổn định trong tài trợ. Cấu trúc nguồn vốn cho thấy công tác quản trị tài chính còn liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bên ngoài, cụ thể là trách nhiệm thanh toán các khoản vay, nợ. Do vậy, một khi đã huy động vốn cần quan tâm: đầu tư vốn đó cho mục đích gì, lúc nào, với qui mô và chí phí ra sao? Do sự vận động của tài sản tách rời với thời gian sử dụng của nguồn vốn nên nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ ra sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mối quan hệ đó thể hiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu cân bằng tài chính nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc tiềm tàng của sự mất cân bằng tài chính. Nội dung của cân bằng tài chính có thể nhìn nhận theo hai cách khác nhau: + Một là, cân bằng tài chính hướng đến những ràng buộc về pháp lý và những mối quan tâm chủ yếu của các chủ nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán thông qua khả năng sử dụng ngay của các yếu tố thuộc tài sản lưu động để có thể đáp ứng các khoản nợ 44
  45. đến hạn trả (nợ ngắn hạn). Mối quan hệ trong trường hợp này thường thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp, sẽ được nghiên cứu kỹ hơn khi phân tích rủi ro phá sản (chương 4) + Hai là, cân bằng tài chính còn xem xét duy trì cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính sách tài trợ TSCĐ và TSNH. Như vậy, cân bằng tài chính là một đòi hỏi cấp bách thường xuyên và doanh nghiệp cần duy trì tình trạng cân bằng tài chính để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo một khả năng thanh toán an toàn. Phân tích cân bằng tài chính còn là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ thích hợp. 3.2. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 3.2.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời. Có hai phương pháp tính vốn lưu động ròng của doanh nghiệp: Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản dài hạn. VLĐ ròng = Nguốn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn (1) Ngoài ra, vốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời. VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời (2) Chỉ số cân bằng thứ nhất thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh hoặc trên một năm. Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay còn gọi là phân tích bên ngoài về vốn lưu động. Ơí một khía cạnh khác, vốn lưu động ròng thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ, tác động của kỳ đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể. Khác với chỉ số cân bằng thứ nhất, chỉ số cân bằng thứ hai thể hiện một phần tình hình sử dụng vốn lưu động ròng: vốn lưu động được phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho, hay các khoản có tính thanh khoản cao. Nó nhấn mạnh đến tính linh họat trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích cân bằng tài chính qua chỉ tiêu và cách tính này nhấn mạnh đến phân tích bên trongü. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của 45