Đề tài Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước

pdf 92 trang vanle 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_kinh_nghiem_ve_phat_trien_doanh_nghiep_nho_va_vua_cua.pdf

Nội dung text: Đề tài Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước

  1. B. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số n−ớc I. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ 1. Tiêu chuẩn của Mỹ về doanh nghiệp nhỏ và vừa Ng−ời Mỹ ít khi sử dụng thuật ngữ "các doanh nghiệp nhỏ và vừa". Thay vào đó, trong hầu hết các văn bản pháp lý cũng nh− các tài liệu nghiên cứu, họ th−ờng sử dụng thuật ngữ "kinh doanh nhỏ" (small business) hoặc "kinh doanh nhỏ và vừa" bởi vì kinh doanh nhỏ theo cách hiểu của Mỹ không chỉ là những doanh nghiệp có thuê lao động mà còn gồm cả những việc làm tự doanh (self- employment) không thuê lao động. Trên thực tế, các văn bản pháp luật và pháp quy khác nhau của Quốc hội cũng nh− của chính quyền Mỹ định nghĩa "kinh doanh nhỏ" theo nhiều cách khác nhau, trong đó hai tiêu chuẩn chính là sở hữu t− nhân và tổng số ng−ời lao động thấp hơn một giới hạn nào đó. Luật kinh doanh nhỏ năm 1953 của Mỹ định nghĩa kinh doanh nhỏ là "một kinh doanh thuộc sở hữu độc lập, có hoạt động và không chi phối lĩnh vực mà nó hoạt động". Trong đó, thuật ngữ "sở hữu độc lập" ngụ ý rằng kinh doanh đó không thuộc sở hữu của nhà n−ớc hoặc của một công ty lớn nào. Cục Quản lý kinh doanh nhỏ (SBA) Mỹ có cách xác định DNNVV cụ thể hơn. SBA định nghĩa kinh doanh nhỏ là một "kinh doanh có ít hơn 500 lao động". Đây là định nghĩa đ−ợc sử dụng rộng rãi nhất và có thể coi là tiêu chuẩn về DNNVV bán chính thức của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý cụ thể có liên quan của Mỹ th−ờng đ−a ra những tiêu chuẩn riêng về kinh doanh nhỏ, và sau đó dành −u đãi cho những kinh doanh đáp ứng những tiêu chuẩn riêng đó. Chẳng hạn nh− Cơ quan thuế vụ Mỹ (IRS) định nghĩa kinh doanh nhỏ là các nông dân, doanh nghiệp một chủ, hợp doanh, doanh nghiệp nhỏ và công ty có tài sản ít hơn 5 triệu USD. Kế hoạch h−u trí toàn quốc SIMPLE định nghĩa kinh doanh nhỏ là các doanh nghiệp tuyển dụng ít hơn 100 lao động. Những doanh nghiệp nh− vậy sẽ đ−ợc nhận các −u tiên trong ch−ơng trình này. Bên cạnh việc sử dụng một tiêu chuẩn chung, một số cơ quan và ch−ơng trình của Mỹ còn phát triển một bảng tiêu chuẩn về kinh doanh nhỏ chi tiết cho từng ngành. Chẳng hạn Vụ tiêu chuẩn về quy mô của Cục quản lý kinh doanh nhỏ Mỹ (SBA) đã xây dựng một bảng tiêu chuẩn xác định "kinh doanh nhỏ" cho từng ngành. Hầu hết các văn bản pháp lý của Mỹ (một ngoại lệ là tiêu chuẩn của IRS) đều không coi hoạt đồng trồng trọt, chăn nuôi là các kinh doanh nhỏ, trong khi đó các hoạt động lâm sản, ng− nghiệp và gây giống gia súc lại đ−ợc tính vào kinh 19
  2. doanh nhỏ. Những sự phân biệt này chủ yếu có tính truyền thống hơn là có tính logic. 2. Tình hình phát triển và vai trò của các kinh doanh nhỏ ở Mỹ Theo báo cáo "Tình trạng của các kinh doanh nhỏ 1998" do SBA chuẩn bị, cho tới tận những năm 70 của thế kỷ này, cả trong lý thuyết và thực tế, khu vực doanh nghiệp lớn vẫn đ−ợc coi trọng hơn so với khu vực doanh nghiệp nhỏ. Dòng kinh tế học chủ l−u của Mỹ lúc đó, dựa trên lý thuyết về lợi ích kinh tế do quy mô lớn, cho rằng các kinh doanh nhỏ không có hiệu quả bằng các hãng lớn, đặc biệt là các hãng xuyên quốc gia khổng lồ. Cho dù Luật Kinh doanh nhỏ của Mỹ đã đ−ợc ban hành từ năm 1953, nh−ng trong giai đoạn từ 1950-1970, (theo Kinh tế học kinh doanh nhỏ của Brock và Evans), tầm quan trọng về kinh tế của kinh doanh nhỏ trong nền kinh tế Mỹ liên tục giảm sút. Trong thời kỳ đó, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhỏ trong toàn nền kinh tế Mỹ xét về việc làm đã giảm 3% (từ 55,5% xuống 52,5%), về doanh thu giảm 23% (từ 51,5% xuống 28,7%) và về giá trị gia tăng giảm 5% (từ 57% xuống 52%). Tuy nhiên, kể từ đầu thập kỷ 1970, xu h−ớng suy giảm này đã đ−ợc chấm dứt. Những công nghệ mới đã khiến cho quy mô tối thiểu có hiệu quả của một hãng giảm xuống. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế Mỹ đánh giá cao, thậm chí rất cao, vai trò của kinh doanh nhỏ trong nền kinh tế Mỹ. Từ năm 1982 đến 1992, tỷ trọng những hãng nhỏ trong giá trị giá tăng của nền kinh tế Mỹ đã không còn bị giảm sút và đ−ợc giữ ổn định ở mức 51%-52%. Kết quả đó là đáng kể d−ới ánh sáng của nhiều vụ siêu sáp nhập và hợp nhất ở thời kỳ này của nền kinh tế Mỹ. Vào những năm gần đây, kinh doanh nhỏ của Mỹ đang trong đà phát triển thịnh v−ợng. Theo Small Business FAQ 12/2000 của SBA, các kinh doanh nhỏ hiện nay ở Mỹ: - chiếm trên 99,7% tổng số hãng kinh doanh có thuê nhân công - thu hút 52% lực l−ợng lao động trong khu vực t− nhân, 51% lực l−ợng lao động trong khu vực trợ giúp công cộng và 38% trong khu vực công nghệ cao. Nếu kể cả các lao động tự tạo việc làm và nông nghiệp, thì số lao động trong các kinh doanh nhỏ chiếm tới 57% tổng số lao động. - cung cấp 75% số việc làm mới đ−ợc tạo ra - sản xuất ra 51% tổng sản phẩm của khu vực t− nhân - chiếm 47% tổng doanh thu bán hàng - chiếm 31% doanh thu xuất khẩu hàng hoá (không có số liệu t−ơng đ−ơng về dịch vụ) - chiếm 96% tổng số các nhà xuất khẩu hàng hoá Tuy nhiên, những con số trên ch−a nói hết đ−ợc vai trò của các kinh doanh nhỏ trong nền kinh tế Mỹ. Trong báo cáo "Tình trạng của các kinh doanh nhỏ 1998" đệ trình Tổng thổng, Cục quản lý kinh doanh nhỏ Hoa Kỳ (SBA) không đánh giá cao vai trò trực tiếp của các kinh doanh nhỏ trong hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ. Thay vào đó, SBA cho rằng cần nhấn mạnh vai trò 20
  3. của các kinh doanh nhỏ nh− một thành phần then chốt thúc đẩy sự cạnh tranh "phá huỷ một cách sáng tạo" của nền kinh tế thị tr−ờng Hoa Kỳ, đồng thời lại là kênh dẫn, là ph−ơng tiện để huy động và gắn kết mọi tài năng, nguồn vốn, bản sắc văn hoá của ng−ời Mỹ cho sự thịnh v−ợng chung của đất n−ớc. Kinh doanh nhỏ cho phép hàng chục triệu ng−ời, trong đó có nhiều phụ nữ, ng−ời dân tộc thiểu số và ng−ời di c−, tiếp cận đ−ợc Giấc mơ Mỹ, tức là có đ−ợc những cơ hội về tăng t−ởng kinh tế, đối xử bình đẳng và thăng tiến. Nh− vậy, các kinh doanh nhỏ của Mỹ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có một vai trò to lớn về mặt xã hội. Vai trò chính trị của khu vực kinh doanh nhỏ của Mỹ cũng không thể bị xem th−ờng. Các hiệp hội kinh doanh nhỏ của Mỹ đã phát triển rất mạnh và có tiếng nói đầy trọng l−ợng trên chính tr−ờng Mỹ. D−ới đây là một số vai trò quan trọng của kinh doanh nhỏ trong nền kinh tế- xã hội Mỹ: 2.1. Các kinh doanh nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số các kinh doanh của Mỹ. Mỹ không có số liệu thống kê chính thức về số l−ợng kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, có thể −ớc tính số kinh doanh nhỏ ở Mỹ thông qua một vài số liệu có liên quan. Vào năm 1999, Mỹ có khoảng 5,8 triệu hãng có thuê nhân công, 12,3 triệu việc làm tự doanh (self-employment), và 24.8 triệu kinh doanh phi nông nghiệp nộp thuế (17.7 triệu sở hữu một chủ, 1,8 triệu hợp doanh và 5,3 triệu công ty). Trong số đó, chỉ có khoảng xấp xỉ 16.000 doanh nghiệp có nhiều hơn 500 nhân công. Tuỳ theo tiêu chuẩn đ−ợc lựa chọn để xác định kinh doanh nhỏ, có thể −ớc tính số kinh doanh nhỏ ở Mỹ dao động từ 5,8 triệu (chỉ xét tới các doanh nghiệp nhỏ có ít hơn 500 ng−ời lao động) lên tới trên 24 triệu (mọi kinh doanh nhỏ có nộp thuế). Bảng 1: Số l−ợng các kinh doanh nhỏ, 1990-1999 Năm Số việclàm Tổng số Số các doanh nghiệp phân theo số Số kinh tự doanh doanh lao động doanh nhỏ / nghiệp có 500 tổng số thuê nhân lao động lao động lao động doanh nghiệp công 1999(−ớc) 12.300.000 5.800.000 n.a 5.780.000 20.000 99.7% 1998 10.303.000 5.744.900 5.088.367 5.728.513 16.387 99,7% 1997 10.507.000 5.601.200 4.998.641 5.585.121 16.079 99.7% 1996 10.490.000 5.478.074 4.909.983 5.462.413 15.616 99,7% 1995 n.a 5.369.086 4.807.533 5.353.624 15.444 99.7% 1990 10.098.000 5.073.795 4.535.075 5.059.722 14.023 99.7% Nguồn: "Small business Indicators 1998" và "The Facts about small business 1999", SBA. Các kinh doanh nhỏ của Mỹ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, cứ 5 kinh doanh nhỏ thì có 2 kinh doanh nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Xếp sau ngành dịch vụ là ngành xây dựng và th−ơng mại bán lẻ. Trong những năm gần đây, số hãng có thuê nhân công mới đ−ợc hình thành của Mỹ th−ờng lớn hơn số hãng ngừng hoạt động và phá sản. Trong năm 1999, 21
  4. có 10,4% tổng số các kinh doanh nhỏ là những kinh doanh mới đ−ợc thành lập trong năm và có 9,4% tổng số các kinh doanh nhỏ bị phá sản trong năm đó. Trong tổng số các kinh doanh nhỏ, 66% tồn tại trên một năm, 49,6% hoạt động trên 4 năm và 39,5% hoạt động trên 6 năm. Bảng 2: Sự hình thành và đóng cửa của các hãng Mỹ 1990 1996 1997 1998 1999 (−ớc tính) Số hãng có thuê nhân công 584.892 597.792 628.300 628.900 588.900 mới hình thành Số hãng ngừng hoạt động 531.400 512.402 516.800 524.500 528.600 Số hãng phá sản 63.912 53.200 53.819 44.197 37.639 Nguồn: Small Business Indicators, SBA, 2000 Không phải mọi sự đóng cửa kinh doanh đều là thất bại. Theo điều tra của SBA, chỉ có 1 trong số 7 kinh doanh đóng cửa đã thực sự gặp thất bại. Số còn lại ngừng kinh doanh là do muốn tiến vào một lĩnh vực khác hay vì những lý do cá nhân nh− sức khoẻ, thu nhập. 54,7% chủ sở hữu của các kinh doanh nhỏ có thuê nhân công cho rằng họ đã có một kinh doanh thành công bất chấp phải chấm dứt sự tồn tại của kinh doanh đó. Con số này là 38,2% đối với các kinh doanh không thuê nhân công. 2.2 Việc làm và khả năng tạo việc làm của các kinh doanh nhỏ Trên một nửa tổng số lực l−ợng lao động của Mỹ hiện nay đang làm việc trong các kinh doanh nhỏ và vừa. Trong số đó khoảng trên 20% lực l−ợng lao động Mỹ làm việc trong các kinh doanh có d−ới 20 lao động. Bảng 3: Số việc làm phân theo quy mô doanh nghiệp Năm Số việc làm phân theo quy mô doanh nghiệp Số việc làm Tổng số việc Doanh nghiệp doanh nghiệp doanh nghiệp trong kinh làm có ít hơn 20 có ít hơn 500 có nhiều hơn doanh nhỏ / tổng lao động lao động 500 lao động số việc làm 1998 105.971.731 20.275.405 55.364.390 50.617.361 52,3% 1997 105.299.132 20.118.816 54.545.370 50.753.753 51,8% 1996 102.187.297 19.881.502 53.174.502 49.012.795 52% 1995 100.314.946 19.569.981 52.652.510 47.662.436 52,5% 1990 93.469.275 18.911.906 50.166.797 43.302.478 53,6% Nguồn: "Small Business Indicators 1998", SBA, Khả năng tạo việc làm là đóng góp nổi bật của các kinh doanh nhỏ và đ−ợc công chúng Mỹ chú ý nhiều nhất. Dữ liệu thống kê của Hoa Kỳ không đ−a ra đ−ợc con số chính xác về số việc làm ròng đ−ợc tạo ra bởi những kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, từ nhiều nguồn khác nhau với các ph−ơng pháp tính và cơ sở dữ liệu khác nhau, có thể tổng hợp đ−ợc khả năng tạo việc làm của các kinh doanh nhỏ của Mỹ trong bảng d−ới đây: Bảng 4: Khả năng tạo việc làm của các kinh doanh nhỏ: Năm Số việc làm ròng Quy mô kinh doanh theo lao động 22
  5. mới đ−ợc tạo ra <20 20-499 500+ (1000) 1994-981 11.100 78,5% 30% -8,5% 1990-952 6.853 49% 27,5% 23,5% 1988-903 2.666 153,8% -31,9% -18,8% 1986-883 6.169 24,1% 20,8% 55,1% 1984-863 6.611 35,5% 16,8% 47,7% 1982-843 4.318 48,8% 27,9% 23,3% 1978-803 5.777 26,3% 18,8% 54,9% Nguồn: 1. Cognetics Inc., trích từ "The Facts about Small Business 1999", SBA, 2000. 2. "Small Business by Major Industry", 1988-1995, SBA, 2000 3. "State of Small Business 1991", SBA, 1992. Các vi doanh nghiệp (có số nhân công d−ới 4 ng−ời) là nguồn tạo việc làm lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chẳng hạn, trong thời kỳ 1994-1998, những doanh nghiệp cực nhỏ này đã tạo ra 60,2% tổng số việc làm mới của Mỹ trong thời kỳ này. 2.3. Vai trò thúc đẩy đổi mới và phát triển công nghệ SBA đánh giá năng lực đổi mới và phát triển công nghệ chính là đóng góp riêng lẻ quan trọng nhất của các kinh doanh nhỏ vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, khó có thể định l−ợng đ−ợc những đóng góp này của các kinh doanh nhỏ. - Các kinh doanh nhỏ tạo ra 55% tổng số đổi mới. Các kinh doanh nhỏ sản xuất ra những sản phẩm đổi mới trên số lao động nhiều gấp hai lần so với những hãng lớn (theo SBA, trong báo cáo "The Facts about Small Business 1999"). - Các kinh doanh nhỏ chính là những kinh doanh khai phá ra những lĩnh vực kinh doanh mới và nhanh chóng trở thành những ng−ời khổng lồ. Chẳng hạn, vào năm 1975, Bill Gates, với 900 USD tiền vốn, đã thành lập Microsoft chỉ với một vài ng−ời lao động. Đến năm 2000, Bill Gates đã trở thành ng−ời giàu nhất thế giới với số lao động của công ty đã lên tới trên 20000 ng−ời. - Các hãng nhỏ có số bằng sáng chế tính trên doanh thu nhiều hơn so với các hãng lớn. - Tồn tại một mối quan hệ nhân quả giữa số l−ợng các hãng nhỏ với nhịp đổi mới công nghệ trong nhiều ngành (tức là càng nhiều hãng nhỏ thì càng có nhiều đổi mới công nghệ) . - Các kinh doanh nhỏ của Mỹ thể hiện tính đổi mới của mình thông qua những đáp ứng tích cực tr−ớc th−ơng mại điện tử: + 85% số kinh doanh nhỏ có dự định thực hiện kinh doanh qua mạng Internet tr−ớc năm 2002. + Các hãng có d−ới 10 lao động đầu t− nhiều hơn vào kết cấu hạ tầng th−ơng mại thông tin (tính trên đầu ng−ời) so với những hãng lớn hơn. Bảng 5: Sử dụng Internet của các hãng nhỏ và vừa Phần trăm Th− điện tử kinh doanh 51 23
  6. Nghiên cứu 47 Web Site 35 Giao dịch trên mạng 22 Đặt hàng trên mạng 19 Tuyển dụng trên mạng 4 Nguồn: Arthur Andersen's Enterprise Group và Hiệp hội kinh doanh nhỏ quốc gia, 11/1998. 2.4. Kinh doanh nhỏ thúc đẩy tinh thần kinh doanh và là một kênh dẫn cơ hội cho những ng−ời yếu thế Tinh thần kinh doanh ở Mỹ đang lên cao hơn bao giờ hết. ở Mỹ, những nhà kinh doanh đ−ợc tôn vinh nh− những ng−ời anh hùng. Theo điều tra năm 1999 của Liên đoàn quốc gia của các kinh doanh độc lập (NIFB), th−ờng xuyên có tới 25 triệu ng−ời tr−ởng thành Mỹ đang tiến hành những b−ớc nhằm thành lập hoạt động kinh doanh mặc dù cuối cùng số đông trong họ không biến những biện pháp ban đầu của mình thành những kinh doanh thật sự. Kết quả điều tra của SBA cho thấy ng−ời Mỹ khởi nghiệp kinh doanh nhỏ không chỉ vì tiền mà còn vì nhiều lý do rất khác nhau. Bảng 6: Những động cơ và mục tiêu khi khởi x−ớng kinh doanh nhỏ Động cơ % số ng−ời Mục tiêu % số ng−ời coi là rất coi là quan quan trọng trọng nhất Sử dụng kỹ năng và năng lực của tôi 57 Xây dựng một tổ chức thành công 29 Kiểm soát cuộc đời 54 Làm công việc mà tôi −a thích 26 Đóng góp một điều gì đó cho gia đình 54 Kiếm nhiều tiền hơn so với công việc 18 khác Thích sự thách thức 49 Tránh làm việc d−ới quyền ng−ời khác 18 Sống theo ý thích 32 Không trả lời 9 Kiếm nhiều tiền 18 Tổng 100% Đạt đ−ợc sự thừa nhận/ tôn trọng 18 Nh− vậy, kinh doanh nhỏ là một cơ chế hữu hiệu để mỗi ng−ời Mỹ, với những sở thích và hoàn cảnh cá nhân rất khác nhau, khai thác và sử dụng mọi tài năng, tiền vốn, kinh nghiệm của riêng họ vào sự phát triển kinh tế chung của đất n−ớc. Nói chung, kinh doanh nhỏ mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho các chủ sở hữu cũng nh− ng−ời lao động. Bảng 7: Thu nhập của các kinh doanh nhỏ Thu nhập (tỷ USD, giá 1990 1996 1997 1998 Phần trăm thay đổi cố định 1998) 1998/1997 (%) Thu nhập từ l−ơng 3.490 3.764,3 2.946,8 4.168,9 5,6 Thu nhập từ sở hữu phi 439,7 501,9 515,8 548,5 6,3 nông nghiệp Nguồn: Small Business Indicators, SBA, 2000 Nh− vậy, thu nhập của ng−ời lao động cũng nh− của các chủ sở hữu kinh doanh nhỏ của Mỹ đã tăng khá nhanh trong những năm qua. Theo điều tra năm 24
  7. 1999 của SBA, thu nhập điển hình của một chủ sở hữu kinh doanh nhỏ là khoảng 50000 USD/năm. Thêm vào đó, kinh doanh nhỏ là một kênh dẫn tạo cơ hội cho hàng triệu ng−ời dân Mỹ, đặc biệt là những ng−ời đ−ợc coi là yếu thế trong xã hội nh− phụ nữ, ng−ời da đen, ng−ời nhập c− v.v. + Các kinh doanh nhỏ của phụ nữ. Tr−ớc những năm 50, phụ nữ chỉ chiếm 25% toàn bộ lực l−ợng lao động Mỹ, hầu hết họ đều là những ng−ời làm công nh− th− ký, y tá hay giáo viên. Những cải cách pháp lý bắt đầu từ những năm 1960 và nhiều diễn biến kinh tế xã hội khác đã khuyến khích phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào việc thành lập kinh doanh nhỏ của riêng họ. Tỷ trọng các kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của phụ nữ đã tăng từ 5% năm 1970 lên 38% hiện nay. Từ năm 1987 tới 1997, những kinh doanh nhỏ do phụ nữ làm chủ tăng 89% trong khi tổng số kinh doanh nhỏ chỉ tăng 29%. Có khoảng 23,8 triệu ng−ời lao động (18%) đang làm việc cho các hãng do phụ nữ làm chủ, tăng 262% so với năm 1987. + Các kinh doanh nhỏ của những ng−ời nhập c− thiểu số (da đen, châu á, gốc Tây Ban Nha, da đỏ v.v). Việc sở hữu một kinh doanh nhỏ đã cung cấp một con đ−ờng hoà nhập vào xã hội Mỹ cho nhiều ng−ời nhập c−. Từ năm 1987 tới 1997, số hãng do ng−ời thiểu số làm chủ đã tăng 168%. Từ năm 1990 tới năm 2000, những ng−ời có việc làm tự doanh (kinh doanh nhỏ không thuê nhân công th−ờng xuyên) đã tăng 37% trong nhóm ng−ời gốc Tây Ban Nha, 21% trong nhóm ng−ời gốc Phi, 30% trong nhóm ng−ời gốc á và chỉ 5,8% trong nhóm ng−ời da trắng. 3. Chính sách trợ giúp kinh doanh nhỏ của Mỹ 3.1. Khuôn khổ chính sách chung: Những sức ép nhiều mặt về kinh tế, chính trị và xã hội luôn khiến các chính quyền Mỹ trong vòng vài thập kỷ trở lại đây phải coi việc phát triển DNNVV nh− một trọng tâm chính sách quan trọng của mình. Tr−ớc đây, trong chừng mực nào đó, Mỹ không có chính sách trợ giúp kinh doanh nhỏ. Thay vào đó, Mỹ theo đuổi chính sách thúc đẩy cạnh tranh mà việc phát triển kinh doanh nhỏ là một thành phần then chốt trong chính sách cạnh tranh đó. Điều 2 của Luật kinh doanh nhỏ của Mỹ năm 1953 đã nêu ra quan điểm của Mỹ về chính sách trợ giúp kinh doanh nhỏ: "Tâm điểm của hệ thống kinh tế Mỹ là cạnh tranh tự do. Sự thịnh v−ợng và an ninh do cạnh tranh tự do mang tới không thể thành hiện thực nếu những năng lực thực tế và tiềm năng của kinh doanh nhỏ không đ−ợc khuyến khích và phát triển ". Mục tiêu trực tiếp của chính sách kinh doanh nhỏ của Mỹ là tăng c−ờng tính cạnh tranh của các thị tr−ờng và qua đó là sự thịnh v−ợng kinh tế và xã hội của đất n−ớc. Hệ quả là, thay vì cung cấp những sự trợ giúp trực tiếp, chính sách kinh doanh nhỏ của Mỹ tập trung vào việc tạo dựng một môi tr−ờng cạnh tranh và ủng 25
  8. hộ sự phát triển của các kinh doanh nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng tới chính sách chống độc quyền và tạo điều kiện để các doanh nhân dễ dàng gia nhập và rút khỏi thị tr−ờng. Từ những năm 1970 trở về tr−ớc, những sự trợ giúp trực tiếp của chính quyền Mỹ dành cho kinh doanh nhỏ hầu nh− không đáng kể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có một sự chuyển h−ớng không chính thức trong chính sách kinh doanh nhỏ của Mỹ. Chính phủ Mỹ, thông qua SBA và nhiều cơ quan khác, đang ngày càng gia tăng những sự trợ giúp trực tiếp cho kinh doanh nhỏ. Chỉ riêng trong năm tài khoá 1999, chính phủ Mỹ đã có hàng trăm ch−ơng trình trợ giúp tài chính trực tiếp cho các kinh doanh nhỏ. Tổng kinh phí cho những ch−ơng trình này lên tới trên 100 tỷ USD. Xu h−ớng gia tăng những ch−ơng trình trợ giúp này hiện đang chịu sự phản đối gay gắt của nhiều nhà kinh tế Mỹ. Những sự phản đối dựa trên ba lý lẽ chính sau đây: (1) các ch−ơng trình trợ giúp này quá chồng chéo và đ−ợc cung cấp bởi quá nhiều cơ quan chính quyền khác nhau; (2) các điều tra cho thấy giới chủ kinh doanh không đánh giá cao sự trợ giúp của chính quyền; và (3) các chính quyền địa ph−ơng có xu h−ớng bảo vệ những kinh doanh nhỏ đã đ−ợc trợ giúp, do vậy, gây ra tình trạnh cạnh tranh bất bình đẳng. 3.2. Một số chính sách và ch−ơng trình trợ giúp kinh doanh nhỏ gần đây của Mỹ Các biện pháp trợ giúp kinh doanh nhỏ của Mỹ dựa trên những cột trụ chính nh− cải cách pháp lý, trợ giúp tài chính, trợ giúp xuất khẩu, h−ớng dẫn quản lý và mua sắm của chính phủ. a. Cải cách pháp lý Trong thời gian gần đây, Mỹ đã có một số cải cách pháp lý quan trọng để trợ giúp kinh doanh nhỏ. Mỹ đã nới lỏng những luật lệ ảnh h−ởng tới việc gia nhập thị tr−ờng của các kinh doanh nhỏ trong những ngành nh− ngân hàng, điện lực và viễn thông. Đồng thời, Mỹ cũng tăng c−ờng thi hành Luật chống độc quyền. Gần đây, Mỹ đang có dự định tiến hành những cải cách quan trọng về chính sách an sinh xã hội và thuế khoá để tạo điều kiện cho các kinh doanh nhỏ. Việc đăng ký kinh doanh của Mỹ ngày càng đơn giản, hiện chỉ mất vài giờ và phí đăng ký chỉ là vài đô la. b. Trợ giúp tài chính Theo thống kê ch−a đầy đủ của Viện CATO, năm 1997, Mỹ có 125 ch−ơng trình trợ giúp kinh doanh trị giá 75 tỷ USD. Trong năm 1999, Mỹ có khoảng 200 ch−ơng trình cấp liên bang tài trợ kinh doanh nhỏ đang hoạt động. Những ch−ơng trình này bao trùm mọi loại trợ giúp tài chính nh−: tín dụng trực tiếp và bảo lãnh tín dụng, th−ởng kinh doanh, th−ởng xuất khẩu, cung cấp tiền cho các ch−ơng trình đào tạo và nhiều loại bảo hiểm khác nhau. Tuy nhiên, nói chung Chính quyền Mỹ rất hạn chế trong việc cấp tín dụng trực tiếp. c. Trợ giúp về công nghệ và đổi mới. 26
  9. Mỹ có nhiều chính sách trợ giúp các kinh doanh nhỏ khai thác tiềm năng công nghệ của chúng. Có thể kể ra một số ch−ơng trình trợ giúp chính sau đây: - Ch−ơng trình Chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ (STTR) và Ch−ơng trình nghiên cứu đổi mới của kinh doanh nhỏ cung cấp một ngân quỹ lớn tài trợ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai của các kinh doanh nhỏ. - Thành lập các v−ờn −ơm công nghệ và v−ờn −ơm kinh doanh tại trên 50 bang. Ước tính rằng hiện nay có tới trên 500 v−ờn −ơm công nghệ ở Mỹ. Các v−ờn −ơm công nghệ và kinh doanh của Mỹ th−ờng đ−ợc xây dựng dựa trên cơ sở các tr−ờng đại học và những cơ quan nghiên cứu khoa học với mục tiêu quan trọng là th−ơng mại hoá những công trình nghiên cứu khoa học. - Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo (MEP) đ−ợc thành lập năm 1988 nhằm giúp các hãng nhỏ có sức cạnh tranh toàn cầu. Nhiệm vụ chính của MEP là giúp các hãng nhỏ có đ−ợc những công nghệ, kỹ thuật mới và tiên tiến. d. Trợ giúp về quản lý - SBA hình thành mạng l−ới các Trung tâm Phát triển kinh doanh nhỏ cung cấp những sự trợ giúp về quản lý cho các chủ kinh doanh nhỏ thông qua các trợ giúp về t− vấn, đào tạo và kỹ thuật. Hiện có hàng ngàn những trung tâm này ở mọi bang của n−ớc Mỹ. Các Trung tâm này có một mạng chân rết rộng rãi các ch−ơng trình t− vấn và dạy nghề cho kinh doanh nhỏ, tham gia vào việc t− vấn thành lập kinh doanh mới, tạo ra một liên minh giữa các doanh nghiệp t− nhân, công chúng và các cơ quan nhà n−ớc. - Các Trung tâm Thông tin kinh doanh nhỏ đ−ợc thành lập ở nhiều địa ph−ơng cung cấp những thông tin mới nhất về công nghệ và thị tr−ờng. Ngoài ra, Mỹ còn có thành lập nhiều ch−ơng trình khác hỗ trợ việc quản lý kinh doanh trong những ngành, những khu vực cụ thể. e. Xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Mỹ ban hành nhiều ch−ơng trình và biện pháp trợ giúp hoạt động xuất khẩu của các kinh doanh nhỏ. - Uỷ ban điều phối xúc tiến xuất khẩu (TPCC) có trách nhiệm chính là điều phối những biện pháp đa dạng của các thể chế khác nhau nhằm trợ giúp cho xuất khẩu của kinh doanh nhỏ. - Trung tâm trợ giúp xuất khẩu (USEAC) cung cấp các dịch vụ t− vấn và thông tin về thị tr−ờng n−ớc ngoài, hợp đồng quốc tế và các dịch vụ trợ giúp thông qua trên 100 văn phòng trải khắp n−ớc Mỹ. Trung tâm này đang tập trung vào việc trợ giúp phát triển th−ơng mại điện tử trong các kinh doanh nhỏ. - Mỹ có nhiều ch−ơng trình trợ giúp tín dụng xuất khẩu nh− "Ch−ơng trình trợ giúp vốn xuất khẩu" bảo lãnh cho những khoản tín dụng giao dịch xuất khẩu d−ới 800.000 USD hay "Ch−ơng trình Vay nợ th−ơng mại quốc tế" giúp kinh doanh nhỏ tham gia hoặc chuẩn bị tham gia vào th−ơng mại quốc tế bị ảnh h−ởng xấu bởi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Mỗi năm các ch−ơng trình này cung cấp những khoản vốn trị giá hàng chục tỷ USD. 27
  10. Ngoài ra, các cơ quan nh− Exim Bank, Bộ Th−ơng mại, OPIC v.v còn có nhiều ch−ơng trình khác nhằm trợ giúp xuất khẩu của kinh doanh nhỏ. 4. Đánh giá của giới chủ kinh doanh nhỏ Mỹ về những trở ngại đối với sự phát triển kinh doanh của họ. Kể từ năm 1982, cứ bốn năm một lần, Hiệp hội quốc gia các kinh doanh độc lâp NIFB (hiệp hội kinh doanh nhỏ lớn nhất ở Mỹ) lại thực hiện một khảo sát lớn về những mối lo ngại của các kinh doanh nhỏ. Kết quả của những khảo sát này đ−ợc coi là một kiến nghị chính thức của giới chủ kinh doanh nhỏ đối với những nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Khảo sát gần đây nhất đ−ợc tiến hành vào giữa năm 2000. 4.1. Những vấn đề gây nhiều lo ngại nhất đối với giới chủ kinh doanh nhỏ Theo điều tra trên, 10 vấn đề d−ới đây đ−ợc giới chủ kinh doanh nhỏ coi là những vấn đề quan trọng hàng đầu: Vấn đề Xếp hạng năm 2000 Xếp hạng năm 1996 Chi phí bảo hiểm y tế 1 1 Thuế thu nhập kinh doanh liên bang 2 2 Lao động có chất l−ợng 3 11 Các luật lệ không hợp lý của chính phủ 4 4 Thuế an sinh xã hội 5 5 Thuế thu nhập kinh doanh của các bang 6 8 Chi phí bồi th−ờng cho công nhân 7 3 Các loại giấy tờ hành chính 8 7 Tiền mặt 9 10 Chi phí ga, xăng dầu 10 17 Vấn đề gây bận tâm lớn nhất đối với giới chủ kinh doanh nhỏ là "chi phí bảo hiểm y tế". Đây không phải là vấn đề mới, nó luôn đứng đầu danh sách lo ngại của giới chủ kinh doanh nhỏ kể từ điều tra năm 1986. Điều này cho thấy hệ thống an sinh xã hội của Mỹ cần phải có những cải cách để một mặt bảo vệ hữu hiệu cho ng−ời lao động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động kinh doanh. Hiện đã có khá nhiều ph−ơng án nhằm cải cách hệ thống an sinh xã hội của Mỹ. Vấn đề đứng thứ hai trong danh sách là "thuế thu nhập kinh doanh liên bang". Trong số 6 vấn đề đầu bảng, có tới 3 vấn đề liên quan tới thuế, một nửa trong số 12 vấn đề đầu tiên cũng là các vấn đề về thuế. Có một số lý do dẫn tới sự không hài lòng của giới chủ kinh doanh nhỏ về hệ thống thuế của Mỹ. Thứ nhất, gánh nặng tổng cộng của các loại thuế là khá lớn. Thứ hai, việc tính thuế rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí để tuân thủ các quy định của Cục Thuế. 28
  11. Thứ ba, hệ thống thuế còn có nhiều điểm bị giới chủ kinh doanh nhỏ cho là không công bằng. Vấn đề gây lo ngại thứ ba đối với giới chủ kinh doanh nhỏ là "nguồn lao động có chất l−ợng cao". Việc tìm kiếm lao động lành nghề đang ngày càng trở thành vấn đề khó khăn đối với giới chủ kinh doanh nhỏ. Đây là lần đầu tiên vấn đề này lọt vào danh sách 10 −u tiên hàng đầu. Trong những lần điều tra tr−ớc, khó khăn tìm kiếm lao động lành nghề th−ờng chỉ xếp thứ ngoài 20. Vấn đề "những luật lệ không phù hợp của chính phủ" đứng thứ t− trong danh sách những mối lo ngại của giới chủ kinh doanh nhỏ. Cần l−u ý rằng vấn đề này đang ngày càng gây nhiều lo ngại hơn trong những năm vừa qua. Vấn đề này xếp thứ 14 trong lần điều tra năm 1986 và tận thứ 19 trong lần điều tra 1990. 4.2. Những vấn đề ít gây lo ngại nhất Một điều đáng chú ý là giới chủ kinh doanh nhỏ Mỹ rất ít lo ngại về toàn cầu hoá. Các kinh doanh nhỏ của Mỹ không sợ phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu và coi vấn đề "sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu" chỉ xếp thứ 72 trong trong số 75 mối lo ngại. Vấn đề "xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của công ty" bị xếp tận cuối cùng trong danh sách 75 mối lo ngại này. Ngay cả chỉ xét trong số những nhà chế tác kinh doanh nhỏ, những ng−ời đ−ợc coi là quan tâm nhiều hơn tới xuất khẩu, việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng bị họ xếp vào một trong số 10 vấn đề ít gây khó khăn nhất. Một điều đáng chú ý nữa là việc vay vốn cũng không là phải khó khăn đối với giới kinh doanh nhỏ của Mỹ. Có tới trên 90% chủ kinh doanh nhỏ của Mỹ có thể tiếp cận đ−ợc l−ợng tín dụng mà họ cần trong vòng 3 tháng. Do vậy, tất cả các vấn đề liên quan tới tín dụng và vốn đã không lọt vào danh sách 75 mối lo ngại hàng đầu của giới kinh doanh nhỏ của Mỹ. Các chủ kinh doanh nhỏ cũng tỏ ra t−ơng đối ít lo ngại về với những khó khăn đi liền với công nghệ mới. Chẳng hạn, "Mua sắm và sử dụng máy tính hoặc công nghệ mới" chỉ đứng ở giữa trong danh sách các mối lo ngại. Cuối cùng, những vấn đề liên quan tới thành tựu kinh doanh không phải là một bận tâm lớn của các kinh doanh nhỏ. Mối lo ngại về "Doanh số bán hàng kém đi trong thời gian tới" chỉ xếp thứ 50 trong số 75 chỉ tiêu. Các lo ngại liên quan tới mức lợi nhuận thu đ−ợc cũng không nằm trong 20 mối lo ngại hàng đầu. Nh− vậy, các chủ kinh doanh nhỏ của Mỹ hiện nay đang khá lạc quan về triển vọng kinh doanh của mình. Họ không thấy khó khăn lắm khi phải thích ứng tr−ớc những vấn đề nh− sự gia tăng cạnh tranh ở trong n−ớc và quốc tế hay áp dụng các công nghệ mới. Đặc biệt, việc giới chủ kinh doanh nhỏ của Mỹ không coi hàng nhập khẩu là một nguy cơ lớn có một hàm ý quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. 29
  12. 5. Kết luận Vai trò của kinh doanh nhỏ ngày càng đ−ợc đánh giá cao ở Mỹ. Trong bối cảnh nền kinh tế công nghiệp Mỹ đang dần chuyển sang kinh tế tri thức, ở đó đổi mới và sáng tạo là nguồn lực quan trọng nhất, vai trò của các kinh doanh nhỏ lại càng trở nên nổi bật. Trên thực tế, chính các kinh doanh nhỏ đã có vai trò khởi đầu cho những ngành công nghiệp dựa trên tri thức hiện nay của Mỹ nh− công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v. Nhận thức rõ điều đó, Chính phủ Mỹ đang triển khai một hệ thống trợ giúp trực tiếp và gián tiếp quy mô lớn đối với các kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, có thể nói rằng không phải những sự trợ giúp của Chính phủ, mà chính cái nền tảng tinh thần kinh doanh ngày càng bừng nở và sôi động ở đất n−ớc này mới là sự bảo đảm cao nhất cho những triển vọng phát triển của các kinh doanh nhỏ của Mỹ. 30
  13. II. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản Hình thức tổ chức doanh nghiệp của Nhật Bản ra đời cách đây hơn 100 năm với hai loại hình chính: 1) Hình thức tổ chức kiểu "cái ô", công ty mẹ đ−ợc phân thành hệ thống các công ty con có quan hệ với công ty mẹ theo hình cái ô; mỗi công ty con chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận phụ tùng chuyển về công ty mẹ lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. 2) Hình thức tổ chức "mắt xích", tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty đ−ợc liên kết với nhau theo kiểu mắt xích. Cả hai hình thức tổ chức doanh nghiệp nêu trên đều phù hợp với loại hình DNNVV, do vậy loại hình doanh nghiệp này ở Nhật Bản đã phát triển từ rất sớm. Trong lịch sử phát triển hơn 50 năm, khu vực DNNVV đã khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế- xã hội Nhật Bản, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc này. 1. Tiêu chuẩn của Nhật Bản về DNNVV Do tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế, Nhật Bản đã sớm đ−a ra định nghĩa chính thức về DNNVV trong từng lĩnh vực kinh doanh, là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng xác định đối t−ợng trợ giúp, tập trung chính sách cũng nh− định h−ớng phát triển khu vực doanh nghiệp này. Theo Luật Cơ bản về DNNVV của Nhật Bản ban hành năm 1963, DNNVV của Nhật Bản đ−ợc xác dựa trên các tiêu chí sau đây: Lĩnh vực Số lao động tối đa Số vốn tối đa (triệu Yên) Chế tác 300 100 Bán buôn 100 30 Bán lẻ và dịch vụ 50 10 Do nhu cầu mở rộng tiêu chuẩn về DNNVV, Luật Cơ bản về DNNVV đã đ−ợc sửa đổi (ban hành ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho các DNNVV trong từng lĩnh vực. Mục đích của sự thay đổi này là làm tăng số l−ợng doanh nghiệp có đủ điều kiện đ−ợc h−ởng các biện pháp trợ giúp DNNVV. Theo Luật mới, các tiêu chí xác định DNNVV đ−ợc thể hiện nh− sau: Lĩnh vực Số lao động tối đa Số vốn tối đa (triệu Yên) Chế tác và các lĩnh vực khác 300 300 Bán buôn 100 100 Bán lẻ 50 50 Dịch vụ 100 50 2. Tình hình phát triển và vai trò của các DNNVV Nhật Bản trong nền kinh tế Trong lịch sử hơn 50 năm, các DNNVV của Nhật Bản đã không ngừng phát triển, thể hiện tính năng động và sáng tạo ngay cả trong những thời kỳ nền 31
  14. kinh tế đất n−ớc phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Ngày nay, với một lực l−ợng hết sức hùng hậu, các DNNVV tiếp tục thể hiện vai trò then chốt của mình trong đời sống kinh tế- xã hội Nhật Bản. 2.1. Quá trình phát triển của khu vực DNNVV Nhật Bản Xuyên suốt tiến trình phát triển, các DNNVV Nhật Bản không ngừng tăng nhanh về số l−ợng, đặc biệt là trong các thời kỳ phồn thịnh của nền kinh tế. Tính đến cuối những năm 1980, trong vòng gần 40 năm, số l−ợng DNNVV đã tăng lên gấp đôi, và tỷ lệ thành lập các DNNVV luôn cao hơn tỷ lệ đóng cửa. Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ 1990, tỷ lệ thành lập đã bắt đầu giảm xuống, và trong những năm gần đây tỷ lệ này đã thấp hơn tỷ lệ đóng cửa của chúng (xem Bảng 1). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản, các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn do tái cơ cấu nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị tr−ờng. Bảng 1. Tỷ lệ thành lập và tỷ lệ đóng cửa của các DNNVV theo từng lĩnh vực thời kỳ 1966- 1996 (đơn vị: %) Lĩnh vực/Năm 66-69 69-72 72-75 75-78 78-81 81-86 86-89 89-91 91-94 94-96 Các ngành TL 6.5 7.0 6.1 6.2 6.1 4.7 4.2 4.1 4.6 3.7 phi nguyên khai ĐC 3.2 3.8 4.1 3.4 3.8 4.0 3.6 4.7 4.7 3.8 Chế tác TL 6.0 5.6 4.3 3.4 3.7 3.1 3.1 2.8 3.1 1.5 ĐC 2.5 3.2 3.4 2.3 2.5 3.1 2.9 4.0 4.6 4.0 Bán buôn TL 6.5 8.1 8.0 6.8 6.4 5.1 4.8 3.2 5.0 3.3 ĐC 6.5 3.8 5.3 3.7 3.8 3.7 4.1 3.2 5.0 5.3 Bán lẻ TL 5.0 4.9 4.3 4.8 4.4 3.4 3.1 2.8 3.9 3.6 ĐC 2.1 3.3 3.6 3.2 4.4 4.4 3.4 6.4 4.0 4.6 Dịch vụ TL 6.3 6.7 6.1 6.1 6.4 5.3 4.9 4.7 5.0 3.8 ĐC 3.8 4.0 3.8 3.3 3.1 3.2 3.6 2.9 4.2 2.8 Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản. Chú ý: TL = Tỷ lệ thành lập, ĐC = Tỷ lệ đóng cửa. Ngay từ đầu những năm 1950, thực hiện dân chủ hoá kinh tế sau chiến tranh, các tài phiệt Nhật Bản bị giải thể, các doanh nghiệp lớn đứng phía sau bị thoái hoá. Trong thời gian này, các DNNVV đã cố gắng đáp ứng nhu cầu của dân chúng, xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ, nhờ đó đã có những đóng góp lớn vào việc phục hồi kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Vào cuối những năm 1950, Chính phủ tập trung vào phát triển công nghiệp hoá học và công nghiệp nặng, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp lớn, do vậy DNNVV có lúc bị lãng quên. Tuy nhiên, b−ớc sang thập kỷ 1960, nhờ có tiến bộ kỹ thuật, cơ cấu công nghiệp thay đổi, các DNNVV bắt đầu nhận khoán gia công, lắp ráp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế tác, do vậy số l−ợng DNNVV bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, Luật Cơ bản về DNNVV đ−ợc ban hành năm 1963 đã xác định các tiêu chí của DNNVV cũng 32
  15. nh− mục tiêu chính sách phát triển kinh doanh nhỏ, do vậy đã khẳng định tầm quan trọng và có các biện pháp phát triển khu vực doanh nghiệp này, góp phần làm tăng đáng kể số l−ợng DNNVV. Số l−ợng DNNVV thuộc lĩnh vực th−ơng mại và dịch vụ cũng tăng lên nhanh chóng, hình thành các mạng l−ới cung cấp hàng hoá (bán buôn và bán lẻ) và dịch vụ trên phạm vi cả n−ớc và tham gia xuất khẩu. Trong khoảng thời gian cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu chuyển −u tiên sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nh− ô tô, TV, đồng hồ điện tử, máy ảnh, máy vi tính, máy điều khiển kỹ thuật số, rô bốt công nghiệp Những sản phẩm này phần lớn thuộc dạng lắp ráp và gia công, nên các công đoạn gia công đều do các DNNVV đảm nhận, các doanh nghiệp lớn chỉ thực hiện hoạt động lắp ráp sau cùng. Vị trí của các DNNVV đ−ợc nâng cao do chúng có thể sản xuất theo từng đơn hàng số l−ợng sản phẩm ít nh−ng đa dạng và phong phú về mẫu mã và chủng loại, đ−ợc đánh giá cao trên thị tr−ờng thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi đáng kể về môi tr−ờng kinh tế quốc tế, nền kinh tế Nhật Bản nói chung, khu vực doanh nghiệp của n−ớc này nói riêng gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, môi tr−ờng mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DNNVV mới phát triển, đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh doanh vốn rủi ro, các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới, những doanh nghiệp có tính linh hoạt và tính đa dạng cao Do vậy, các DNNVV vẫn giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế Nhật Bản và đ−ợc chờ đợi trở thành một nguồn gốc của sự năng động góp phần đáng kể cho quá trình hồi phục nền kinh tế n−ớc này trong t−ơng lai. 2.2. Tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế Nhật Bản Những số liệu và phân tích mang tính chất so sánh giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản d−ới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của khu vực DNNVV trong nền kinh tế. - Số l−ợng DNNVV. Nh− đã nêu ở phần trên, số l−ợng các DNNVV của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng trong các thời kỳ h−ng thịnh của nền kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây, tốc độ tăng có giảm đi, song số DNNVV vẫn tăng lên do sự mở rộng các tiêu chí xác định DNNVV theo Luật Cơ bản năm 1999 (quy định mới của Luật đã làm tăng thêm khoảng 20.000 DNNVV). Tính đến năm 1998, Nhật Bản có trên 5 triệu DNNVV (trong đó có khoảng 4,48 triệu doanh nghiệp nhỏ), chiếm tới 99,7% số doanh nghiệp của cả n−ớc. Số doanh nghiệp này thực hiện kinh doanh ở hầu nh− tất cả các lĩnh vực kinh tế, tập trung lớn nhất ở lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và chế tác (xem Bảng 2). 33
  16. Bảng 2: Số l−ợng doanh nghiệp năm 1998 Lĩnh vực DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng số Số l−ợng Tỷ lệ (%) Số l−ợng Tỷ lệ (%) Số l−ợng Tỷ lệ (%) Chế tác và các 1.656.442 99,8 3.402 0,2 1.659.844 100 lĩnh vực khác Bán buôn 287.122 99,1 2.538 0,9 289.600 100 Bán lẻ 1.945.182 99,8 4.052 0,2 1.949.234 100 Dịch vụ 1.200.445 99,7 3.459 0,3 1.203.904 100 Tổng số 5.089.191 99,7 13.451 0,3 5.102.642 100 Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản. - Số lao động làm việc trong các DNNVV. Do số l−ợng hùng hậu và tính đa dạng về lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV Nhật Bản, chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút lao động. Trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn liên tục sa thải lao động, khu vực DNNVV chính là một nguồn quan trọng thu hút số lao động bị sa thải đó. Theo số liệu của một cuộc điều tra về việc làm, có khoảng 70% số lao động rời chỗ làm cũ có việc làm mới tại các DNNVV. Hiện nay, khu vực DNNVV tạo việc làm th−ờng xuyên cho hơn 40 triệu lao động, chiếm hơn 70% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp của cả n−ớc. Số lao động cũng tập trung lớn tại các lĩnh vực dịch vụ, bán lẻ và chế tác (xem Bảng 3). Bảng 3: Số l−ợng lao động trong các doanh nghiệp năm 1998 Lĩnh vực DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng số Số l−ợng lao Tỷ lệ Số l−ợng lao Tỷ lệ Số l−ợng lao Tỷ lệ động (%) động (%) động (%) Chế tác và các 17.533.688 69,2 7.802.257 30,8 25.335.945 100 lĩnh vực khác Bán buôn 3.449.300 68,1 1.612.042 31,9 5.061.342 100 Bán lẻ 9.919.386 75,4 3.228.333 24,6 13.147.719 100 Dịch vụ 10.775.162 78,1 3.026.602 21,9 13.801.764 100 Tổng số 41.677.536 72,7 15.699.234 27,3 57.376.770 100 Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản. - Doanh thu của các DNNVV. Số liệu của Bảng 4 d−ới đây cho thấy khu vực DNNVV tạo ra hơn 40% doanh thu của khu vực doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực bán buôn tạo ra doanh thu cao nhất (khoảng 43% tổng doanh thu của khu vực DNNVV). So với các doanh nghiệp lớn, các DNNVV thuộc lĩnh vực bán lẻ có tầm quan trọng cao hơn (tạo ra gần 56% doanh thu của lĩnh vực bán lẻ). 34
  17. Bảng 4: Doanh thu của các doanh nghiệp năm 1998 Lĩnh vực DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng số Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ (triệu yên) (%) (triệu yên) (%) (triệu yên) lệ (%) Chế tác và các 129.529.617 37,5 216.333.342 62,5 345.862.959 100 lĩnh vực khác Bán buôn 157.703.699 42,1 216.663.197 57,9 374.366.896 100 Bán lẻ 79.585.270 55,7 63.172.220 44,3 142.757.490 100 Tổng cộng 366.818.586 42,5 496.168.759 57,5 862.987.345 100 Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản. - Giá trị gia tăng đ−ợc tạo ra bởi các DNNVV. Số liệu của Bảng 5 d−ới đây cho thấy, từ năm 1988 đến nay, khu vực DNNVV luôn tạo ra gần 60% giá trị gia tăng của khu vực doanh nghiệp (với giá trị hơn 150 nghìn tỷ yên năm 1998). Con số này thể hiện tầm quan trọng của các DNNVV trong sự đóng góp vào GDP của Nhật Bản. Bảng 5: Giá trị gia tăng các doanh nghiệp tạo ra Năm DNNVV Doanh nghiệp lớn Giá trị (tỷ yên) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ yên) Tỷ lệ (%) 1988 129.343 58,9 90.166 41,1 1989 130.986 56,9 99,355 43,1 1990 138.668 56,2 108.304 43,8 1991 152.583 57,5 113.005 42,5 1992 154.570 57,7 113.463 42,3 1993 154.319 57,9 112.286 42,1 1994 157.222 57,7 115.255 42,3 1995 158.715 57,2 118.558 42,8 1996 147.384 54,6 122.754 44,5 1997 152.384 55,5 122.754 44,5 1998 153.151 56,6 117.262 43,4 Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo hàng năm thống kê về các công ty. 2. Một số chính sách phát triển DNNVV chủ yếu của Nhật Bản Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất n−ớc, Nhà n−ớc Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Ngay trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải thiện các công cụ cơ bản về các chính sách đối với DNNVV. Trong thời kỳ tăng tr−ởng nhanh của nền kinh tế 35
  18. (1955- 1972), Chính phủ tập trung vào việc hệ thống hoá và hiện đại hoá các chính sách phát triển DNNVV. Thời kỳ tăng tr−ởng ổn định (1973- 1984), các chính sách phát triển DNNVV tập trung vào tăng c−ờng tri thức và tăng c−ờng các nguồn lực quản lý vô hình cho DNNVV. Thời kỳ chuyển đổi (từ năm 1985 đến nay), các chính sách tập trung vào việc thay đổi cơ cấu và tích tụ công nghiệp, trợ giúp thành lập doanh nghiệp mới và các hoạt động kinh doanh mới. Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: thúc đẩy sự tăng tr−ởng và phát triển của các DNNVV; tăng c−ờng lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và ng−ời lao động tại DNNVV; khắc phục những bất lợi mà các DNNVV gặp phải; và hỗ trợ tính tự lực của các DNNVV. D−ới đây là các nội dung chủ yếu của các chính sách đó: - Cải cách pháp lý Trong những năm qua, hàng loạt các luật về DNNVV đã đ−ợc ban hành nhằm tạo môi tr−ờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của khu vực doanh nghiệp này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc cải cách môi tr−ờng pháp lý đ−ợc coi là một −u tiên hàng đầu của Nhà n−ớc Nhật Bản. Luật Cơ bản về DNNVV mới đ−ợc ban hành năm 1999 trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi tr−ờng kinh tế- xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật trợ giúp DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV trợ giúp cho việc tăng c−ờng sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một Hệ thống cứu tế hỗ t−ơng cũng đã đ−ợc thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của DNNVV - Trợ giúp về vốn Các biện pháp trợ giúp vốn đ−ợc sắp đặt bởi ba thể chế tài chính thuộc Chính phủ: Công ty Đầu t− kinh doanh nhỏ, Ngân hàng Hợp tác trung −ơng về Th−ơng mại và Công nghiệp và Công ty Đầu t− an toàn quốc gia. Trợ giúp có thể d−ới dạng các khoản cho vay thông th−ờng với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những −u đãi theo các mục tiêu chính sách. + Theo Hệ thống trợ giúp tăng c−ờng cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay đ−ợc thực hiện tuỳ theo điều kiện của khu vực thông qua 36
  19. một quỹ đ−ợc góp chung bởi chính quyền trung −ơng và các chính quyền địa ph−ơng và đ−ợc ký quỹ ở một thể chế tài chính t− nhân. + Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (Kế hoạch cho vay Marukei) đ−ợc áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. + Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính t− nhân. Còn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng nh− một mạng l−ới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV. + Công ty TNHH T− vấn và Đầu t− DNNVV (SBIC), thành lập năm 1963, đã thực hiện nhiều kế hoạch và ch−ơng trình đầu t− trợ giúp DNNVV nhằm góp vốn cổ phần, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đầu t− cho các công ty R&D và các công ty đã tr−ởng thành. - Trợ giúp về công nghệ và đổi mới Các DNNVV có thể đ−ợc h−ởng các chính sách trợ giúp cho hoạt động R&D hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và đầu t− trực tiếp cho DNNVV đ−ợc tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNNVV. Các DNNVV thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu công ty đ−ợc trợ giúp bởi các quỹ rủi ro thuộc các địa ph−ơng. Còn Hệ thống Nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ Nhật Bản (SBIR) cung cấp tài chính cho các DNNVV có hoạt động kinh doanh mang tính đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền bá thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học đ−ợc trợ giúp bởi chính quyền các địa ph−ơng, bao gồm các dịch vụ t− vấn và "dịch vụ phát triển doanh nghiệp kiểu mẫu". - Trợ giúp về quản lý Hoạt động t− vấn quản lý kinh doanh đ−ợc thực hiện thông qua Hệ thống đánh giá DNNVV. Mỗi quận, huyện và chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của DNNVV, đ−a ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các h−ớng dẫn. 37
  20. Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện các ch−ơng trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của DNNVV và đội ngũ nhân sự của các quận, huyện. Việc tăng c−ờng tiếp cận thông tin của DNNVV là một −u tiên của Chính phủ. Sách trắng về DNNVV đ−ợc xuất bản hàng năm chứa đựng nhiều thông tin về khu vực doanh nghiệp này dựa trên các cuộc điều tra về thực trạng trong lĩnh vực th−ơng mại và công nghiệp. - Xúc tiến xuất khẩu Chính phủ Nhật Bản cung cấp những h−ớng dẫn và dịch vụ thông tin cho DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở n−ớc ngoài. Ch−ơng trình môi giới và t− vấn kinh doanh tạo cơ hội cho các DNNVV của Nhật Bản cũng nh− của n−ớc ngoài có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng Internet và quảng cáo các loại liên kết kinh doanh hoặc liên minh chiến l−ợc mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm. 4. Một số vấn đề hiện nay các DNNVV đang gặp phải, triển vọng và các giải pháp phát triển DNNVV trong thời gian tới Từ đầu những năm 1990 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái và luôn ở trong tình trạng khó khăn. Đặc biệt, gần đây, với sự tiến triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức đã dẫn đến nhiều thay đổi tác động đến sự phát triển của khu vực DNNVV Nhật Bản. Các DNNVV sẽ gặp không ít khó khăn, đồng thời cũng gặp những cơ hội mới. Đặc biệt, những −u tiên về chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản bắt đầu tập trung mạnh vào khu vực doanh nghiệp này, điều mà tr−ớc đây không có, do vậy các DNNVV sẽ có những điều kiện mới, thuận lợi hơn để phát triển. 4.1. Những khó khăn hiện nay các DNNVV Nhật Bản đang gặp phải Nh− đã nêu trên, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái và các xu h−ớng tiến triển kinh tế mới đã gây các áp lực đối với sự phát triển của DNNVV. Trong số những nhân tố gây ảnh h−ởng mạnh mẽ, sự thay đổi về môi tr−ờng và điều kiện kinh doanh đ−ợc coi là những nhân tố gây khó khăn lớn nhất. Sơ đồ d−ới đây cho thấy những thay đổi về môi tr−ờng kinh doanh tác động đến khu vực DNNVV cũng nh− các biện pháp của khu vực doanh nghiệp này có thể thực hiện để thích nghi với những thay đổi đó. 38
  21. Thay đổi về môi tr−ờng kinh doanh và khu vực DNNVV của Nhật Bản Những thay đổi dài hạn Dẫn đến những thay đổi Thay đổi vĩ mô Tăng tính đa dạng của khu vực - Giảm sút tăng tr−ởng kinh tế DNNVV - Thay đổi các động cơ tăng tr−ởng - Thay đổi cơ cấu kinh tế l−ỡng đôi - Khoảng cách đang tăng lên về hiệu Thay đổi cơ cấu các ngành năng kinh doanh giữa các doanh - Tầm quan trọng ngày càng tăng của nghiệp khu vực t− nhân trong nền kinh tế - Sự lớn mạnh của các ngành hiện hành Thay đổi về thị tr−ờng - Những cơ hội kinh doanh mới Toàn cầu hoá ngày càng tăng - Sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn - Mua sắm trên thị tr−ờng quốc tế tăng lên Thay đổi các quan hệ bên trong - Sự mở rộng ra n−ớc ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức công ty doanh nghiệp Nhật Bản - Tính linh hoạt tăng lên của cơ cấu - Sự phát triển của các n−ớc châu á thầu phụ - Sự xuất hiện ngày càng nhiều các - Thay đổi về sự tích tụ công nghiệp công ty n−ớc ngoài ở Nhật Bản - Sự giảm quy mô của công ty Sự sút giảm các hoạt động khởi sự Thay đổi lối sống của khách hàng doanh nghiệp - Sự giảm sút tỷ lệ sinh và và sự lão hoá - Sụt giảm về tỷ lệ thành lập doanh của xã hội nghiệp - Tính cơ động của lao động tăng lên - Phong cách sống đang thay đổi - Thay đổi quan niệm sống của ng−ời Thay đổi cơ cấu phân phối dân - Tăng quy mô các đại lý bán lẻ - Thay đổi về nhu cầu - Rút ngắn đ−ờng dây phân phối Sự phát triển công nghệ thông tin (IT) và những thay đổi về công nghệ - Sự phát triển và mở rộng của IT - Sự phát triển của công nghệ nhằm tiết kiệm lao động giản đơn Thay đổi môi tr−ờng thể chế - Thay đổi mội tr−ờng đầu t− - Cải cách pháp lý - Thay đổi chính sách kinh doanh nhỏ Hoạt động đ−ợc chờ đợi của các DNNVV Phát triển các thị tr−ờng mới Đổi mới kinh doanh bằng nhiều hình - R&D, đổi mới thức khác nhau - Phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng - Công nghệ nguồn, bí quyết, kinh lao động có chất l−ợng cao doanh theo đề nghị - Phát triển thị tr−ờng - Tạo nguồn từ bên ngoài - Công khai thông tin, cải cách tổ chức Tối đa hoá sức mạnh của các DNNVV - Tính linh hoạt Tăng các doanh nghiệp mới/trẻ - Tính đa dạng (tính chất cá nhân) - Các hoạt động kinh doanh rủi ro - Các hoạt động h−ớng tới tăng tr−ởng 39
  22. 4.2. Triển vọng phát triển của các DNNVV Nhật Bản Cho dù hiện tại đang gặp phải những khó khăn, song nền kinh tế Nhật Bản sẽ v−ợt qua nhờ đẩy mạnh cải cách cơ cấu và tạo ra các ngành kinh doanh mới. Trong quá trình này, ng−ời ta chờ đợi rằng các DNNVV sẽ trở thành nguồn gốc của sự năng động cho nền kinh tế, đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ, tạo các cơ hội việc làm hấp dẫn, khởi nguồn cho sự phát triển của cạnh tranh trên thị tr−ờng và góp phần vào sự phát triển của các nền kinh tế khu vực. Mặc dù tốc độ thành lập DNNVV mới trong những năm vừa qua giảm sút, song với những −u tiên chính sách mới đây dành cho khu vực doanh nghiệp này, hy vọng trong những năm tới, số doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm sẽ đạt khoảng 240.000 doanh nghiệp thay vì 140.000 doanh nghiệp nh− hiện nay. Và trong vòng 5 năm tới, dự kiến các DNNVV sẽ tạo thêm 1.000.000 việc làm. Các doanh nghiệp mới sẽ đ−ợc thành lập d−ới các hình thức đa dạng, phong phú, chẳng hạn nh− doanh nghiệp tự tuyển dụng, cổ phần hoá doanh nghiệp kinh doanh rủi ro, công ty con đ−ợc thành lập bởi công ty mẹ Khu vực kinh doanh nhỏ của Nhật Bản tiếp tục thay đổi, đa dạng hoá mạnh mẽ về năng suất, tiền l−ơng, khả năng sinh lợi, tiềm năng tăng tr−ởng và khả năng đổi mới. Các doanh nghiệp tham gia những hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới theo nghĩa rộng- R&D, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, thay đổi cấu trúc công ty - sẽ thích hợp với môi tr−ờng kinh doanh mới. Điều đó có nghĩa là t−ơng lai sẽ −u ái đối với các doanh nghiệp biết khai thác những cơ hội kinh doanh đ−ợc sản sinh ra bởi nền kinh tế mới, kinh tế tri thức. 4.3. Các giải pháp phát triển DNNVV của Nhật Bản trong thời gian tới Để các triển vọng phát triển của DNNVV Nhật Bản trở thành hiện thực, Chính phủ phải thực hiện một phổ toàn diện các chính sách nhằm trợ giúp cho các nội dung sau đây: - Trợ giúp cho việc thành lập mới doanh nghiệp và tạo việc làm. Chính phủ phải trợ giúp cho các ch−ơng trình phối hợp các hoạt động nhằm thiết lập quan hệ giữa DNNVV với các doanh nghiệp khác, các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia và các nguồn lực quản lý từ bên ngoài khác; tổ chức trên toàn quốc các khoá đào tạo và buổi h−ớng dẫn cho những ai có ý định thành lập doanh nghiệp, và phổ biến những thông tin về việc làm. Chính phủ cũng phải hợp tác với các cơ quan chức năng nhằm tăng c−ờng các cơ hội trợ giúp về mặt tài chính 40
  23. cho các DNNVV kinh doanh rủi ro bằng cách dành cho các khoản trợ cấp R&D hoặc các khoản trợ cấp đ−ợc chỉ định riêng - Các biện pháp hạn chế khó khăn về mặt tín dụng. Các thể chế tài chính của Chính phủ phải tăng c−ờng cung cấp vốn đầu t− cho DNNVV; hệ thống bảo hiểm tín dụng thuộc Công ty bảo hiểm tín dụng kinh doanh nhỏ và Hiệp hội bảo lãnh tín dụng cũng cần phải đ−ợc tăng c−ờng. - Củng cố kết cấu hạ tầng cho các ngành công nghiệp "tạo khuôn". Chính phủ phải thiết lập và tăng c−ờng các ch−ơng trình đào tạo và h−ớng dẫn nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực, xuất bản các sách h−ớng dẫn kỹ thuật, cung cấp dịch vụ t− vấn, thu hút và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các ngành công nghiệp "tạo khuôn", chẳng hạn nh− ngành chế tác khuôn ren, khuôn đúc, vi gia công - Các biện pháp khuyến khích khả năng phát triển theo khu vực, chẳng hạn nh− các DNNVV kinh doanh bán lẻ tại trung tâm các thành phố. Chính phủ phải mở rộng hệ thống trợ giúp cho các kế hoạch tái sinh cơ bản DNNVV của các thành phố, trợ giúp cho các ch−ơng trình kế hoạch quản lý DNNVV của các thị xã, thị trấn - Trợ giúp cho đổi mới kinh doanh tại các DNNVV và giúp chúng thích nghi với những thay đổi về môi tr−ờng kinh doanh. Luật xúc tiến hiện đại hoá DNNVV và Luật tạm thời về các biện pháp làm một số DNNVV thích nghi với sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế phải đ−ợc hợp nhất. Luật trợ giúp đổi mới kinh doanh của DNNVV phải đ−ợc ban hành. Và các biện pháp trợ giúp khác nhằm khuyến khích đổi mới kinh doanh tại các DNNVV cũng cần phải đ−ợc tăng c−ờng, chẳng hạn nh− hệ thống cho vay với lãi suất thấp, miễn giảm thuế, các ngoại lệ đặc biệt về bảo hiểm tín dụng, các khoản trợ cấp 5. Kết luận Trong lịch sử phát triển hơn 50 năm, khu vực DNNVV của Nhật Bản luôn khẳng định vị trí quan trọng của mình, cho dù có những thăng trầm của nền kinh tế. Với số l−ợng chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp của cả n−ớc, hoạt động trên mọi lĩnh vực, các DNNVV Nhật Bản đang là một nguồn hữu hiệu đứng ra chia sẻ khó khăn mà các doanh nghiệp lớn và nền kinh tế đang gặp phải trong những năm gần đây. Mặc dù sự suy thoái về kinh tế đất n−ớc, những thay đổi về môi tr−ờng kinh doanh trong n−ớc, những xu thế kinh tế mới ở khu vực và trên thế giới đang gây ảnh h−ởng không nhỏ đến các DNNVV của Nhật Bản, song khu vực doanh nghiệp này, với những −u việt vốn có cộng với các chính sách trợ 41
  24. giúp đ−ợc tăng c−ờng của Chính phủ, sẽ tiếp tục phát triển mạnh và trở thành một nguồn năng động tạo đà hồi phục và tăng tr−ởng mới của nền kinh tế Nhật Bản. 42
  25. iii. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đài Loan Đài Loan đ−ợc coi là v−ơng quốc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Sự tăng tr−ởng kinh tế siêu tốc của Đài Loan trong những thập kỷ vừa qua gắn liền với những đóng góp to lớn về mọi mặt của các DNNVV, đặc biệt trong hai lĩnh vực quan trọng là tạo việc làm và xuất khẩu. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á vừa qua, những t−ơng phản giữa sự thích ứng trôi chảy của nền kinh tế Đài Loan với sự sụp đổ của nền kinh tế dựa trên các tập đoàn lớn (cheabol) của Hàn Quốc lại càng làm nổi bật thêm những −u điểm của hệ thống kinh tế dựa trên DNNVV của hòn đảo này. 1. Tiêu chuẩn của Đài Loan về doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác với nhiều n−ớc, kể từ năm 1967, Đài Loan luôn có một định nghĩa chính thức về DNNVV đ−ợc thể chế hoá trong các văn bản luật hoặc nghị quyết của Chính phủ. Định nghĩa DNNVV của Đài Loan đã đ−ợc sửa đổi nhiều lần và lần sửa đổi gần đây nhất là vào đầu năm 2000. Các sự sửa đổi này thông th−ờng nhằm nới lỏng diện những doanh nghiệp đ−ợc coi là các DNNVV. Hiện nay Đài Loan quy định: - Trong các ngành chế tác, xây dựng và khai mỏ, các DNNVV là các doanh nghiệp có vốn hoạt động d−ới 80 triệu NT$ (khoảng 2,3 triệu USD) hoặc số ng−ời lao động th−ờng xuyên d−ới 200 ng−ời. - Trong các ngành nông nghiệp, lâm sản, ng− nghiệp, gây giống gia súc, n−ớc, điện, năng l−ợng, khí gas, th−ơng mại, vận tải, nhà kho, liên lạc, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ th−ơng mại, dịch vụ xã hội và dịch vụ cá nhân, các DNNVV là các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm d−ới 100 triệu NT$ (khoảng 3 triệu USD), hoặc số ng−ời lao động th−ờng xuyên d−ới 50 ng−ời. 2. Tình hình phát triển và vai trò của các DNNVV Đài Loan Vai trò chi phối hiện nay của các DNNVV đối với nền kinh tế Đài Loan không phải là một điều ngẫu nhiên mà là kết quả của nhiều nguyên nhân có tính lịch sử. Trong số đó, cần nhấn mạnh tới việc Đài Loan đã thực hiện thành công chính sách cải cách ruộng đất vào những năm 1950. Chính sách này đã giải phóng những ng−ời địa chủ (cũng là những nhà quản lý giỏi) khỏi công việc nông nghiệp. Với những ràng buộc ngặt nghèo về công nghệ và tiền vốn (chủ yếu có đ−ợc nhờ vào khoản đền bù đất của chính phủ), những ng−ời cựu địa chủ và nông dân Đài Loan không có lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập những 43
  26. doanh nghiệp nhỏ có tính chất gia đình. Vào thập kỷ 60 và 70, các DNNVV Đài Loan đ−ợc h−ởng nhiều điều kiện kinh tế thuận lợi để phát triển, đặc biệt là sự sẵn có dồi dào của lực l−ợng lao động có học vấn t−ơng đối cao và chấp nhận tiền l−ơng thấp ở Đài Loan. Ngoài ra, các truyền thống văn hoá, lịch sử của Đài Loan cũng rất thuận lợi cho việc hình thành các DNNVV. Với những điều kiện ban đầu nh− vậy, các doanh nghiệp mới đ−ợc hình thành và phát triển ở Đài Loan trong hai thập kỷ 1950 và 1960 chủ yếu là các DNNVV, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có tính gia đình, gia tộc. Sự mềm mại, linh hoạt của các DNNVV đã tạo ra một cơ cấu kinh tế có tính đổi mới và linh hoạt cao cho nền kinh tế Đài Loan, giúp nền kinh tế này thích ứng khá tốt với nhiều thay đổi của môi tr−ờng kinh tế quốc tế và trong n−ớc. Các DNNVV Đài Loan cũng có những đóng góp to lớn về mặt xã hội nh− góp phần vào quá trình dân chủ hoá, làm giảm sự phát triển mất cân đối giữa các vùng, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp và làm giảm các sự xung đột giữa chủ và thợ. Trên thực tế, các DNNVV chính là nguồn động lực tăng tr−ởng cơ bản của nền kinh tế Đài Loan trong suốt nửa thế kỷ qua, từ thời kỳ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu cho tới thời kỳ h−ớng tới những ngành kinh tế dựa trên tri thức hiện nay. + các DNNVV có vai trò quyết định để Đài Loan thực hiện thành công chính sách cải cách ruộng đất và công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu vào thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60. Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các DNNVV trong thời kỳ này đã góp phần nhanh chóng chuyển phần lớn lực l−ợng lao động của Đài Loan từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cần nhớ rằng quá trình này đã diễn ra rất chậm chạp ở nhiều n−ớc, trong đó có Việt Nam. + do quy mô thị tr−ờng nội địa nhỏ bé, Đài Loan nhanh chóng chấp nhận chiến l−ợc công nghiệp hoá h−ớng về xuất khẩu. Xuất khẩu của Đài Loan đã tăng với tỷ lệ rất cao, 23%/ năm trong thập kỷ 1960 và 31%/năm trong thập kỷ 1970. Các DNNVV của Đài Loan đã có một đóng góp then chốt vào những thành tựu này. Trong giai đoạn từ 1961-75, các DNNVV chiếm tới 67% tổng doanh thu xuất khẩu của Đài Loan. Nh− bảng 4 cho thấy, trong thập kỷ 80 và 90, các DNNVV vẫn đóng góp từ 50-70% tổng xuất khẩu của Đài Loan. Tóm lại, xuất khẩu của Đài Loan phát triển mạnh chủ yếu là nhờ vào các DNNVV. + Giai đoạn Đài Loan đẩy mạnh tự do hoá trong thập kỷ 1980. Trong thập kỷ này, tr−ớc những thách thức mới không thể trốn tránh, Đài Loan đã rỡ bỏ hầu hết các kiểm soát tỷ giá hối đoái, hạ thấp thuế nhập khẩu, giảm các hạn chế nhập và mở cửa thị tr−ờng nội địa cho cạnh tranh quốc tế. Đồng thời các sức ép về khan hiếm lao động và nhu cầu bảo vệ môi tr−ờng cũng trở nên gay gắt hơn đối với các DNNVV. Tuy nhiên, các DNNVV đã thích ứng thành công, sống sót và 44
  27. phát triển bất chấp những thách thức mới nhờ vào những biện pháp nh− (a) tăng c−ờng đầu t− ra n−ớc ngoài, đặc biệt là vào Trung Hoa lục địa và các n−ớc Đông Nam á, (b) tái cơ cấu doanh nghiệp, (c) tự động hoá, chuyển tới sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nh− máy tính, d−ợc phẩm, (d) tuyển dụng lao động n−ớc ngoài và (e) thành lập các liên minh chiến l−ợc để tăng c−ờng quốc tế hoá hoạt động kinh doanh. + Cuộc khủng hoảng tài chính châu á 1997. Cuộc khủng hoảng này đã gây nhiều sức ép đối với các DNNVV Đài Loan nh− thị tr−ờng suy giảm, đồng tiền các n−ớc bị phá giá khiến hàng hoá Đài Loan mất sức cạnh tranh về giá, thị tr−ờng chứng khoán hỗn loạn, v.v. Tuy nhiên, các DNNVV đã thích ứng rất tốt với cuộc khủng hoảng này và qua đó góp phần duy trì sự ổn định cho nền kinh tế Đài Loan (tốc độ phát triển trong suốt thời kỳ này luôn ở mức trên 4%/năm). Điều này cho thấy các DNNVV đã không còn cạnh tranh dựa trên −u thế giá rẻ mà thay vào đó, các DNNVV Đài Loan đã thích ứng bằng cách: tăng c−ờng sản xuất ở các chi nhánh n−ớc ngoài, tăng c−ờng sức cạnh tranh dựa trên công nghệ cao và mạng l−ới hậu cần toàn cầu. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau, các DNNVV hiện nay đã chiếm phần áp đảo trong hầu hết mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế của Đài Loan, trừ một số ngành mà Nhà n−ớc vẫn nắm độc quyền nh− điện lực và viễn thông. D−ới đây là một số dữ liệu về tình hình phát triển của các DNNVV của Đài Loan. 2.1. Số l−ợng các DNNVV Năm 1999, Đài Loan có 1.060.738 DNNVV, chiếm 97.73% tổng số doanh nghiệp. Cho dù số l−ợng tuyệt đối của các DNNVV Đài Loan đang tăng khá nhanh nh−ng tỷ trọng của các DNNVV trong tổng số doanh nghiệp lại giảm sút. Lý do chính của sự suy giảm này là cấu trúc công nghiệp của Đài Loan đang thay đổi h−ớng về những ngành sử dụng nhiều vốn và có giá trị gia tăng cao. Đồ thị 1: Số l−ợng và tỷ trọng DNNVV trong tổng số doanh nghiệp 98.8 1200 98.72 98.6 1045 1061 990 1000 1020 1000 98.46 950 98.4 890 920 840 810 98.31 800 98.2 98.18 98 98.02 600 97.94 97.8 97.81 97.76 97.76 97.73400 97.6 200 97.4 97.2 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 % nghìn doanh nghiệp 45
  28. Nguồn: Sách trắng về DNNVV 1998 và 2000, Cục Quản lý DNNVV Đài Loan. Các DNNVV chiếm tỷ lệ áp đảo trong hầu hết các ngành của Đài Loan, trừ ngành điện, n−ớc và gas do chính phủ Đài Loan vẫn áp dụng những luật lệ điều tiết nhằm bảo vệ sự độc quyền của Nhà n−ớc trong những ngành này. Bảng 1: Tỷ trọng số DNNVV trong tổng số doanh nghiệp ở một số ngành 1966 1971 1981 1991 1998 Khai mỏ - - 62,6% 57,9% 76,92% Chế tác 42,7% 35,6% 62 79,6 81,25 Điện, n−ớc và gas 7,3 7,8 0,4 2,7 5,71 Xây dựng 24,2 33,3 25,5 96,8 97,29 Th−ơng mại 95,9 93,9 - 94,04 93,93 Vận tải viễn thông - - - 59,82 60,43 Tài chính, bảo - - 56,1 59,57 70,3 hiểm, dịch vụ công nghiệp Các ngành khác 61% 53% - 83,95% 79,21% Nguồn: Cục quản lý doanh nghiệp Đài Loan 2.2. Tình trạng việc làm ở các DNNVV Tổng số lao động ở Đài Loan năm 1999 là 9.385.000 ng−ời. Số ng−ời làm việc trong các DNNVV là 7.344.000 ng−ời, chiếm 78,25% tổng số lao động. ở nhiều n−ớc khác, số l−ợng lao động trong các DNNVV chỉ chiếm xấp xỉ 50% tổng số lực l−ợng lao động. Do vậy, các DNNVV có phần đóng góp nổi bật trong việc giữ cho tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan ở mức rất thấp vài phần trăm. Đồ thị 2: Số l−ợng ng−ời lao động (nghìn ng−ời) và tỷ lệ phần trăm ng−ời lao động trong các DNNVV 8000 80 7213 7173 7197 7265 7344 79.75 7000 79.5 6000 79 5000 78.64 4000 78.5 78.34 78.25 3000 78.21 78 2000 1049 1080 829 910 956 77.5 1000 0 77 1995 1996 1997 1998 1999 DNNVV DN lớn % Nguồn: Sách trắng về các DNNVV Đài Loan 1998 và 2000, Cục DNNVV Đài Loan. 46
  29. 2.3. Tình hình kinh doanh của các DNNVV Có thể đo l−ờng hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Đài Loan bằng các chỉ tiêu nh− số l−ợng hàng hoá bán ra, giá trị xuất khẩu trực tiếp, giá trị bán hàng trong n−ớc và thuế giá trị gia tăng. - Sự hình thành và đóng cửa của các DNNVV Trong thời gian gần đây, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu á, số l−ợng các DNNVV mới đ−ợc thành lập ở Đài Loan vẫn đ−ợc giữ ở mức ổn định. Bảng 3: Sự hình thành và đóng cửa của các DNNVV Số doanh nghiệp Vốn (triệu NT$) Mới thành Đóng cửa Mức tăng Mới thành Đóng cửa Mức tăng lập ròng lập ròng 1996 43.638 25.272 18.366 480.005 162.278 317.727 1997 44.086 29.997 13.842 479.037 197.317 266.07 1998 37.339 24.200 13.139 443.000 173.000 270.000 Nguồn: Sách trắng về DNNVV 1998, Cục Quản lý DNNVV Đài Loan. - Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng năm 1999 của tất cả các doanh nghiệp đạt 23,851 tỷ NT$, trong đó các DNNVV đạt 6,095 tỷ NT$, ít hơn năm 1998 là 2,7 tỷ NT$, giảm 0,04%. Nh− vậy, doanh thu bán hàng của các DNNVV liên tục giảm sút kể từ đầu thập kỷ 1990. Đồ thị 3: Giá trị và tỷ trọng của doanh thu của các DNNVV 20 38 35.97 16.95 36 15.85 34.29 14.52 34 15 12.88 12.18 32.11 32 30.36 30 10 28.95 28 6.84 6.72 6.86 6.91 6.91 26 5 24 22 0 20 1995 1996 1997 1998 1999 DNNVV DN lớn % Nguồn: Sách trắng về các DNNVV Đài Loan 1998 và 2000, Cục DNNVV Đài Loan. - Giá trị gia tăng Đài Loan không có hệ thống dữ liệu thống kê về tổng giá trị gia tăng phân theo quy mô của doanh nghiệp. Vào năm 1996, −ớc tính các DNNVV tạo ra 47,85% tổng giá trị gia tăng tại Đài Loan và 41,75% tổng giá trị gia tăng của khu 47
  30. vực sản xuất. Ngoài ra, có thể −ớc tính giá trị gia tăng do các DNNVV tạo ra qua số liệu về thuế giá trị gia tăng (VAT). Các DNNVV nộp 44,11%, 43,12% và 44,15% tổng số thuế VAT của các năm t−ơng ứng 1997, 1998 và 1999. - Giá trị xuất khẩu Nh− bảng 4 cho thấy, các DNNVV luôn có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Đài Loan. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, vai trò này của các DNNVV Đài Loan đang ở trong xu h−ớng suy giảm. Bảng 4: Tỷ trọng của các DNNVV trong tổng xuất khẩu Tỷ 1981 1985 1990 1995 1996 1997 1998* 1999* trọng DNNVV 68,10% 61,2% 57,3% 50,6% 49,75% 48,7% 23,79% 21.11% DN 31,9% 38,8% 42,7% 49,4% 50,65% 51,3% 72,11% 78,79% lớn * Số liệu từ năm 1997 trở về tr−ớc là số liệu của Cục Ngoại th−ơng Đài Loan, dựa trên thống kê từ các hãng xuất khẩu. Số liệu từ năm 1998 là số liệu tạm −ớc tính từ doanh thu thuế. Nguồn: Sách trắng về DNNVV 1998 và 2000, Cục Quản lý DNNVV Đài Loan. 3. Chính sách của Chính phủ h−ớng dẫn và trợ giúp DNNVV 3.1. Khuôn khổ hệ thống chính sách DNNVV của Đài Loan Có thể nói rằng những chính sách trợ giúp DNNVV của Đài Loan đã khá thành công, mà kết quả cuối cùng là những đóng góp to lớn của khu vực DNNVV vào quá trình phát triển kinh tế "thần kỳ" của hòn đảo này. Trong báo cáo "Sự thần kỳ Đông á", Ngân hàng Thế giới đã cho rằng chính sách DNNVV của Đài Loan là chính sách DNNVV tốt nhất trong khu vực Đông á. Tuy nhiên, nói một cách chặt chẽ, không thể tách rời những chính sách DNNVV của Đài Loan ra khỏi khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế, xã hội chung. Toàn bộ hệ thống chiến l−ợc, chính sách kinh tế cũng nh− môi tr−ờng pháp lý của Đài Loan luôn dành những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của các DNNVV. Qua gần nửa thế kỷ, những chính sách DNNVV trực tiếp của Đài Loan có một số đặc điểm quan trọng sau đây: - Thứ nhất, những chính sách DNNVV của Đài Loan đ−ợc duy trì liên tục với tính hệ thống và kế thừa rất cao ngay sau khi hòn đảo này giành đ−ợc quyền tự chủ về kinh tế từ sự chiếm đóng của Nhật Bản. - Thứ hai, các chính sách và cơ quan nhà n−ớc trợ giúp DNNVV của Đài Loan đã đ−ợc thể chế hoá ở mức độ cao. Việc trợ giúp, bảo vệ DNNVV đã đ−ợc đ−a vào văn bản pháp lý cao nhất của Đài Loan, tức là Hiến pháp. Bên cạnh đó, 48
  31. Đài Loan còn có trên d−ới 10 bộ luật trực tiếp liên quan tới các DNNVV. Hệ thống các cơ quan chính phủ chuyên trách quản lý và trợ giúp DNNVV cũng đ−ợc hình thành từ rất sớm (từ giữa thập kỷ 1960). - Thứ ba, các chính sách DNNVV của Đài Loan là sự kết hợp t−ơng đối hài hòa giữa những biện pháp tạo môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi và những biện pháp trợ giúp trực tiếp cho các DNNVV. Tuy nhiên, theo điều tra năm 1997 của Cục quản lý DNNVV, giới chủ DNNVV Đài Loan không đánh giá cao những sự trợ giúp trực tiếp của Chính phủ mà cho rằng những biện pháp tạo môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi nh− giảm điều tiết, cải cách đất đai, giảm phí tổn của việc gia nhập và rút khỏi thị tr−ờng, thúc đẩy cạnh tranh, v.v đã giúp họ nhiều hơn trên con đ−ờng phát triển. - Thứ t−, mạng l−ới chính sách DNNVV của Đài Loan, đặc biệt là mạng l−ới t− vấn, rất đa dạng và dày đặc. Các DNNVV, với những đặc điểm riêng của mình, có thể đ−ợc nhận những trợ giúp phù hợp nhất qua nhiều kênh, nhiều ch−ơng trình khác nhau của Chính phủ. Cho tới nay, Đài Loan đã hình thành đ−ợc một hệ thống chính sách và biện pháp trợ giúp DNNVV t−ơng đối toàn diện và có tính ổn định cao. Hệ thống này đã đ−ợc thể chế hoá bởi văn bản "Đại c−ơng các chính sách và biện pháp nhằm vào các DNNVV" do Cục quản lý DNNVV ban hành. Theo văn bản này, khuôn khổ chính sách và biện pháp trợ giúp DNNVV của Đài Loan tập trung vào 3 nhóm lớn, đó là (a) xây dựng môi tr−ờng kinh doanh tối −u, (b) thúc đẩy sự hợp tác và (c) thúc đẩy sự tăng tr−ởng độc lập của các DNNVV. a. Xây dựng môi tr−ờng kinh doanh tối −u. Các chính sách chính: - Duy trì sự cạnh tranh công bằng và hợp lý - Trợ giúp các DNNVV về các nhân tố sản xuất nh− nhân lực, công nghệ, thông tin - Cải thiện hệ thống tài chính cho các DNNVV - Trợ giúp các DNNVV tham gia vào việc mua sắm của chính phủ - Giúp DNNVV cải thiện điều kiện lao động và môi tr−ờng. b. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNNVV và giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn Các chính sách chính: - Thúc đẩy những giao dịch nội ngành và liên ngành - Thực hiện những dự án thúc đẩy hợp tác nh− kế hoạch doanh nghiệp trung tâm-vệ tinh, thúc đẩy các hệ thống marketing chung và các quỹ trợ giúp lẫn nhau. - Trợ giúp sự phát triển của các tổ chức hợp tác: thúc đẩy các liên minh chiến l−ợc, các dạng thoả thuận đồng sản xuất và các kế hoạch kinh doanh theo dây chuyền v.v. - Thúc đẩy việc sử dụng các ph−ơng tiện sản xuất 49
  32. - Thúc đẩy sự hợp tác giữa các kinh doanh địa ph−ơng. c. Thúc đẩy sự tăng tr−ởng độc lập của doanh nghiệp Các chính sách chính: - Trợ giúp các DNNVV tối −u hoá quản lý - Trợ giúp sự phát triển của nguồn nhân lực - Thúc đẩy các hãng hoạt động ở n−ớc ngoài - Trợ giúp việc thành lập doanh nghiệp mới - Giúp các hãng thích ứng với những thay đổi của cấu trúc công nghiệp - Cung cấp một hệ thống h−ớng dẫn toàn diện dành cho DNNVV. Mỗi chính sách lớn trên đều đ−ợc thực hiện bởi nhiều biện pháp cụ thể. 3.2. Một số biện pháp trợ giúp DNNVV hiện hành của Đài Loan Nh− trên đã nói, Đài Loan đã ban hành và thực hiện một hệ thống chính sách DNNVV t−ơng đối toàn diện và có hiệu quả. Hiện nay, điểm đ−ợc nhấn mạnh trong chính sách trợ giúp DNNVV của Đài Loan là hoàn thiện khung pháp lý và tạo dựng môi tr−ờng cạnh tranh thuận lợi cho các DNNVV. D−ới đây là một số biện pháp chính sách nổi bật đang đ−ợc Chính phủ Đài Loan thực hiện để trợ giúp các DNNVV. a. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho sự phát triển của các DNNVV Trong các năm gần đây, Đài Loan đang xúc tiến sửa đổi một số luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DNNVV. Trong đó có thể kể đến việc bổ sung năm 1997 một điều khoản về DNNVV vào Hiến pháp Đài Loan, sửa đổi Luật Lao động vào năm 1998 nhằm mở rộng việc thuê m−ớn lao động n−ớc ngoài, sửa đổi Luật Quy chế Phát triển DNNVV vào năm 1999, sửa đổi Luật Đất đai cho phép DNNVV tiếp cận dễ hơn đến đất đai, sửa đổi các văn bản pháp lý về bảo vệ môi tr−ờng v.v. Gần đây, Chính phủ Đài Loan đã thành lập "Nhóm đặc trách thúc đẩy DNNVV" có chức năng nh− là một cơ quan soát xét và kiến nghị sửa đổi luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNNVV. Nhóm đặc trách này cũng đ−ợc quyền tham gia và góp ý vào quá trình soạn thảo mọi văn bản luật và quy định có liên quan tới các DNNVV. Dựa trên việc tiến hành thu thập ý kiến của giới chủ DNNVV, nhóm đặc trách này thực hiện các báo cáo định kỳ về việc xây dựng và sửa đổi các luật và quy định của Chính phủ và thuê chuyên gia đánh giá tác động của các luật và quy định này. Tóm lại, Đài Loan coi việc soát xét và sửa đổi các luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sản xuất của các DNNVV là một biện pháp th−ờng xuyên và có tầm quan trọng hàng đầu trong việc trợ giúp các DNNVV. b. Các biện pháp trợ giúp tài chính cho các DNNVV 50
  33. Các thể chế quan trọng có chức năng trợ giúp tài chính cho các DNNVV ở Đài Loan bao gồm Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ bảo lãnh t−ơng hỗ, Quỹ Phát triển DNNVV và Tập đoàn Phát triển DNNVV. Quỹ bảo lãnh tín dụng đ−ợc thành lập từ năm 1974 với sự trợ giúp bởi Chính phủ và các Ngân hàng lớn của Đài Loan. Cho tới tháng 6/1999, đã có 107.049 DNNVV đ−ợc nhận vốn bảo lãnh từ Quỹ này với tổng số vốn lên tới trên 60 tỷ USD. Tuy nhiên, Quỹ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Thu không đủ bù chi. Tỷ lệ các khoản nợ quá hạn của Quỹ đang trong xu h−ớng gia tăng, từ 3% trong những năm 1980 và đầu 1990 lên tới 6% trong năm 1999. Quỹ Phát triển DNNVV đ−ợc thành lập từ năm 1989 nhằm cung cấp tín dụng trực tiếp cho các DNNVV, đặc biệt cho các doanh nghiệp đang đầu t− phát triển sản phẩm mới, khai thác các thị tr−ờng mới hoặc chuyển đổi tới công nghệ mới. Nguồn vốn của Quỹ vào khoảng 400 triệu USD. Quỹ bảo lãnh t−ơng hỗ mới đ−ợc thành lập vào tháng 6/1998. Dự định của Quỹ là thành lập các nhóm trợ giúp t−ơng hỗ và tin t−ởng lẫn nhau để bảo lãnh cho các khoản vay của các doanh nghiệp nhóm. Tuy nhiên, hiện nay Quỹ này ch−a thực sự hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra các DNNVV còn đ−ợc nhận những khoản vay đặc biệt nhằm vào các mục đích nh− giảm ô nhiễm, giảm chi phí hoạt động và trợ giúp để có đ−ợc đất đai thông qua nhiều Quỹ đặc biệt của Chính phủ. c. Các hệ thống h−ớng dẫn (t− vấn) dành cho các DNNVV Đài Loan đang xúc tiến thực hiện 10 hệ thống h−ớng dẫn chính cho các DNNVV. Các hệ thống này tạo thành một mạng l−ới h−ớng dẫn dày đặc, với Cục quản lý DNNVV chịu trách nhiệm điều phối tổng thể, cung cấp thông tin, h−ớng dẫn chẩn đoán ngắn hạn, cung cấp h−ớng dẫn cho từng tr−ờng hợp v.v Trong năm 2000, 10 hệ thống này đã thực hiện xấp xỉ 100 kế hoạch h−ớng dẫn, với trên 1000 doanh nghiệp đ−ợc h−ởng lợi từ những kế hoạch này. 10 hệ thống h−ớng dẫn này bao gồm: (1) hệ thống h−ớng dẫn tài chính và tín dụng, (2) hệ thống h−ớng dẫn quản lý, (3) hệ thống h−ớng dẫn công nghệ, (4) hệ thống h−ớng dẫn nghiên cứu và phát triển, (5) hệ thống h−ớng dẫn quản lý thông tin, (6) hệ thống h−ớng dẫn an toàn công nghiệp, (7) hệ thống h−ớng dẫn quản lý ô nhiễm, (8) hệ thống h−ớng dẫn marketing, (9) hệ thống h−ớng dẫn hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau và (10) hệ thống h−ớng dẫn nâng cao chất l−ợng. Bên cạnh 10 hệ thống h−ớng dẫn đó, Đài Loan gần đây đã thành lập thêm các tổ chức h−ớng dẫn mới dành cho các DNNVV, đó là các Trung tâm dịch vụ DNNVV ở các địa ph−ơng, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm Đào tạo DNNVV v.v. Nói chung, các DNNVV Đài Loan có rất nhiều kênh để nhận đ−ợc những sự trợ giúp về thông tin, về đào tạo, về kỹ thuật, giúp họ có thể ngày càng gia tăng sức cạnh tranh. d. Hệ thống doanh nghiệp trung tâm- vệ tinh 51
  34. Hệ thống doanh nghiệp trung tâm- vệ tinh (CSPS) là một trong những chính sách trợ giúp DNNVV quan trọng của Đài Loan. Mục tiêu của việc tạo dựng hệ thống này là nhằm giảm chi phí và nâng cao chất l−ợng sản phẩm bằng cách phát triển những quan hệ hữu cơ giữa các công ty lớn và công ty nhỏ. Chính sách này đ−ợc bắt đầu khởi x−ớng từ năm 1984, với một cơ quan chuyên trách của Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện. Vào năm 1987, đã có 40 CSPS (bao gồm 800 doanh nghiệp) đăng ký vào hệ thống này. Số CSPS đã tăng lên 123 vào năm 1992 với tổng số doanh nghiệp 1920 doanh nghiệp. Tới tháng 6/1998, đã có trên 200 doanh nghiệp trung tâm và trên 3000 doanh nghiệp vệ tinh đăng ký vào hệ thống. Có nhiều dạng hợp tác CSPS khác nhau, trong đó các doanh nghiệp trung tâm có thể là các doanh nghiệp lớn hay là các doanh nghiệp nhỏ. Những hệ thống này đã tạo điều kiện đẩy sâu thêm những quan hệ liên kết theo chiều dọc và chiều ngang vốn đã rất chặt chẽ của các doanh nghiệp Đài Loan. 3.3. Định h−ớng chính sách DNNVV hiện nay và sắp tới của Đài Loan ở tầm vĩ mô, Đài Loan cho rằng toàn cầu hoá và công nghệ cao là hai sức ép lớn nhất đối với các DNNVV của hòn đảo này. Do vậy, theo Cục Quản lý kinh doanh nhỏ Đài Loan, những nỗ lực chính sách DNNVV trong thời gian tới sẽ tập trung vào: - Tạo ra một môi tr−ờng chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định - Tạo ra một môi tr−ờng hoạt động lành mạnh cho các DNNVV - Hạ thấp các hàng rào gia nhập thị tr−ờng. Sự can thiệp của chính phủ chỉ cần thiết để duy trì môi tr−ờng tự do cạnh tranh cho các doanh nghiệp - Thiết lập một kết cấu hạ tầng cần thiết để sản sinh và truyền bá tri thức - Tạo điều kiện cho việc thiết lập các cụm DNNVV - Khai thác tối đa những cá nhân có năng lực cao - Thúc đẩy các thị tr−ờng vốn cho các DNNVV, trong đó đặc biệt khuyến khích các DNNVV niêm yết trên thị tr−ờng chứng khoán - Thiết lập môi tr−ờng phần cứng và phần mềm cho th−ơng mại điện tử - Trợ giúp các DNNVV thông qua bảo lãnh vốn, trợ giúp kỹ thuật và các hệ thống h−ớng dẫn. Tuy nhiên, do số l−ợng khổng lồ của các DNNVV, những biện pháp này sẽ chỉ có tác dụng hạn chế. 4. Kết luận Trong gần nửa thế kỷ qua, các DNNVV Đài Loan đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trong việc đ−a hòn đảo này từ một nền kinh tế thuần nông sang một nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ hiện đại và mở cửa. Tuy nhiên, đang có những câu hỏi lớn về vai trò hiện nay của các DNNVV Đài Loan trong bối 52
  35. cảnh nền kinh tế của hòn đảo này đang dần chuyển sang một giai đoạn phát triển mới dựa trên các ngành sử dụng nhiều vốn và tri thức. Trong vòng gần một thập kỷ trở lại đây, tầm quan trọng t−ơng đối của các DNNVV trong nền kinh tế Đài Loan đang suy giảm từ năm này qua năm khác. Nhiều kết quả điều tra cho thấy các DNNVV của Đài Loan đang rất khó duy trì đ−ợc sức mạnh cạnh tranh nh− tr−ớc đây. Dù vậy, với tính chất mềm dẻo và sáng tạo cố hữu, cùng với hệ thống chính sách trợ giúp thích hợp của Chính phủ, các DNVVV Đài Loan hoàn toàn có khả năng thích ứng và v−ợt qua đ−ợc những thách thức mới và tiếp tục đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của hòn đảo này. 53
  36. IV. doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan Trong quá khứ, Thái Lan hầu nh− không có hệ thống chính sách trợ giúp các DNNVV. Tuy nhiên, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, hiện nay, chính sách DNNVV đang trở thành một trong những tiêu điểm của hệ thống chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Các DNNVV đ−ợc coi là những động cơ chủ chốt cho quá trình hồi phục từ khủng hoảng của đất n−ớc này. Quá trình hoạch định chính sách này của Thái Lan có thể mang tới nhiều gợi ý hữu ích đối với những n−ớc cũng đang bắt đầu phát triển các chính sách trợ giúp DNNVV nh− Việt Nam. Các phần d−ới đây tập trung chủ yếu vào những những kinh nghiệm và bài học của việc b−ớc đầu hoạch định chính sách DNNVV của Thái Lan. 1. Tiêu chuẩn của Thái Lan về DNNVV Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNNVV. Các cơ quan Chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chuẩn khác nhau, nh− doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa DNNVV. Vào ngày 8/12/1998, Bộ Tài Chính Thái Lan đã tổ chức một cuộc họp phi chính thức bao gồm nhiều cơ quan chính phủ và đại diện của khu vực kinh tế t− nhân để soát xét các định nghĩa khác nhau về DNNVV. Cuộc họp này đã đ−a ra một bảng phân loại doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chính phủ Thái Lan đã thông qua định nghĩa này vào ngày 22/12/1998 (bảng 1). Tuy nhiên, định nghĩa này ch−a phải là định nghĩa chính thức và ch−a đ−ợc thể chế hoá trong một văn bản pháp lý có giá trị áp dụng chung Bảng 1. Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản: (triệu baht) Khu vực DN vừa DN nhỏ Sản xuất D−ới 200 D−ới 50 Th−ơng mại dịch D−ới 200 D−ới 50 Bán buôn D−ới 100 D−ới 50 Bán lẻ D−ới 60 D−ới 30 Nguồn: Chính sách DNNVV ở Thái Lan: Triển vọng và những thách thức, Viện Nghiên cứu dân số và xã hội Thái Lan, 2000. Cho tới giữa năm 2000, các cơ quan Chính phủ khác nhau vẫn ban hành và sử dụng những định nghĩa khác nhau về DNNVV. Ví dụ nh− Bộ Công nghiệp và Hiệp hội công nghiệp Thái Lan sử dụng thêm tiêu chuẩn số lao động d−ới 200 ng−ời để xác định DNNVV. Trong khi đó, Tập đoàn Tài chính công nghiệp Thái 54
  37. Lan IFCT lại coi các DNNVV là những doanh nghiệp có tài sản cố định d−ới 1000 triệu baht. 2. Tình hình phát triển và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Thái Lan Hệ thống dữ liệu thống kê về DNNVV của Thái Lan rất nghèo nàn, thậm chí khó tìm đ−ợc con số chính xác về số l−ợng DNNVV của Thái Lan. Các cơ quan chính phủ có liên quan của Thái Lan, dựa trên các định nghĩa DNNVV khác nhau và hệ thống dữ liệu của riêng mình, đã −ớc tính những con số t−ơng đối chênh lệch về số DNNVV. Tr−ớc năm 1997, hầu nh− không có số liệu thống kê về các DNNVV của Thái Lan ngoại trừ những nghiên cứu đ−ợc thực hiện riêng lẻ bởi các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Một trong số đó là nghiên cứu đ−ợc tiến hành bởi UNICO và Bộ Tài chính Thái Lan vào năm 1995. Theo nghiên cứu này, các DNNVV đã chiếm phần áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp của Thái Lan vào năm 1991. Bảng 2: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan vào năm 1991 Phân loại DN Phân loại DN theo số lao động theo tài sản cố định Số DN Tỷ trọng % Số DN Tỷ trọng % Doanh nghiệp nhỏ 51.393 91% 51.232 90,7% Doanh nghiệp vừa 3.725 6,5% 4.3222 7,6% Doanh nghiệp lớn 1.396 2,5% 872 1,5% Ch−a xác định 88 0,2% Tổng cộng 56.514 100% 56.514 100% Nguồn: UNICO, 1995. Nh− vậy, theo UNICO, các DNNVV chiếm 98% tổng số các doanh nghiệp của Thái Lan vào năm 1991. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới “Cơ cấu công nghiệp và phát triển các liên kết DNNVV tại Thái Lan, 1994" cũng đ−a ra một kết quả t−ơng tự. Về phân bổ địa lý, theo nghiên cứu của UNICO, chỉ có 45% các DNNVV tập trung ở vùng Đô thị Băng cốc (Băng cốc và một số tỉnh lân cận) trong khi có tới 60% tổng số các doanh nghiệp lớn tập trung ở vùng này. Có một số dữ liệu t−ơng đối khác nhau về vai trò hiện nay của các DNNVV trong nền kinh tế Thái Lan. Theo Tập đoàn Tài chính công nghiệp Thái Lan, hiện nay các DNNVV của Thái Lan chiếm 95% số doanh nghiệp công nghiệp và tuyển dụng từ 85-90% lực l−ợng lao động (nguồn: Hiện trạng của các DNNVV Thái Lan, Tập đoàn Tài chính công nghiệp của Thái Lan, 6/1999). Bộ Tài chính Thái Lan cũng đ−a ra một bộ số liệu về các DNNVV (phát biểu của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính Suwat Liptapalop vào 6/8/1999) cho rằng các DNNVV hiện chiếm 96% tổng số các doanh nghiệp công nghiệp Thái Lan, sử 55
  38. dụng 70% lực l−ợng lao động, đóng góp 50% doanh thu xuất khẩu và 70% giá trị GDP. Ngân hàng Trung −ơng Thái Lan, trong Báo cáo về DNNVV Thái Lan, 1999, đã cung cấp những số liệu thống kê t−ơng đối cụ thể về các DNNVV của n−ớc này. Bảng 3. Tỷ trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực chế tác Thái Lan (12/1998) Số DN Số lao Vốn đăng Tỷ động Tỷ ký Tỷ trọng trọng (triệu trọng (%) (%) baht) Các doanh nghiệp nhỏ 124.771 97.9% 1.605.815 50.4% 1.218.856 52% và vừa Các doanh nghiệp lớn 2.631 2.1 1.580.588 49.6 1.125.111 48 Tổng số 127.402 100 3.168.403 100 2.343.967 100 Nguồn: Ngân hàng Thái Lan Từ những số liệu tuy ch−a đầy đủ và thiếu nhất quán nói trên, có thể rút ra một số kết luận ban đầu về vai trò của các DNNVV trong công cuộc phát triển của Thái Lan: - Các DNNVV chiếm phần áp đảo trong tất cả các ngành công nghiệp của Thái Lan. - Các DNNVV của Thái Lan đóng góp phần quan trọng (trên 50%) vào GDP, tạo việc làm và xuất khẩu. - Các DNNVV có vai trò quan trọng hơn so với các doanh nghiệp lớn trong việc phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu của Thái Lan. - Các DNNVV Thái Lan là một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các công ty xuyên quốc gia nội địa và n−ớc ngoài hoạt động ở Thái Lan. - Các DNNVV là cơ chế quan trọng để huy động mọi nguồn lực và tài năng của ng−ời dân Thái Lan vào công cuộc phát triển đất n−ớc. 3. Các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan Ngay từ đầu thập kỷ 1960, Thái Lan đã có một số chính sách trợ giúp dành cho các DNNVV. Văn phòng Tài chính doanh nghiệp nhỏ đã đ−ợc thành lập từ năm 1963. Văn phòng này về sau đ−ợc chuyển thành Tập đoàn Tài chính doanh nghiệp nhỏ. Dù vậy, các chính sách DNNVV ở Thái Lan chỉ bùng lên trong một vài năm rồi lại lắng xuống và không đ−ợc duy trì một cách có hệ thống. Trên thực tế, trong giai đoạn từ 1970 tới giữa thập kỷ 1990, Thái Lan không có chính sách đối với DNNVV, việc trợ giúp DNNVV chỉ đ−ợc thể hiện gián tiếp qua nhiều văn bản pháp lý khác nhau. 56
  39. Tuy nhiên, trong bối cảnh các chính sách cải cách kinh tế toàn diện sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ Thái Lan hiện nay đang hăng hái soạn thảo và theo đuổi nhiều chính sách và biện pháp nhằm phát triển các DNNVV. Xây dựng và phát triển khu vực DNNVV đ−ợc coi là −u tiên chính sách hàng đầu trong chiến l−ợc khôi phục kinh tế của Thái Lan sau khủng hoảng. Có nhiều lý do (không chỉ hoàn toàn là các lý do kinh tế) khiến cho những DNNVV vốn bị bỏ quên ở Thái Lan đột nhiên nhận đ−ợc sự quan tâm to lớn của Chính phủ và công chúng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Trong số đó, có thể kể ra một số nguyên chính d−ới đây: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến cho các doanh nghiệp lớn ở Thái Lan cũng nh− ở những n−ớc lân cận bị sụp đổ hàng loạt. Do vậy, một điều lô-gích là các nhà hoạch định chính sách và công chúng Thái Lan trở nên chú ý nhiều hơn tới vai trò của các DNNVV. Thứ hai, Thái Lan coi việc xây dựng và củng cố những mạng l−ới hậu cần và các nhà cung cấp và phân phối DNNVV ở địa ph−ơng là biện pháp then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá và thu hút đầu t− n−ớc ngoài. Thứ ba, những ng−ời lao động đại diện cho một khối cử tri lớn không thể phớt lờ, đặc biệt trong bối cảnh họ cảm thấy bị đe doạ từ những chính sách cải cách cơ cấu mà Thái Lan phải thực hiện d−ới sức ép của IMF. Các đảng phái của Thái Lan đã cạnh tranh quyết liệt với nhau trong việc đề xuất những chính sách trợ giúp DNNVV. Đặc biệt, Đảng cầm quyền Thai Rak Thai đã coi các chính sách thúc đẩy DNNVV là chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử của Đảng này. Thứ t−, các công ty n−ớc ngoài ở Thái Lan và các tổ chức quốc tế nh− Ngân hàng thế giới, Ngân hàng châu á, Tổ chức lao động quốc tế cũng đã gây sức ép mạnh mẽ đòi Thái Lan phải xây dựng và thực hiện các chính sách trợ giúp DNNVV. Tóm lại, có nhiều sức ép khiến Chính phủ Thái Lan phải coi trọng hơn việc hoạch định các chính sách DNNVV. Từ giữa năm 1998, Bộ Công nghiệp đã kiến nghị cần soạn thảo một văn bản luật về DNNVV. Kiến nghị này đã đ−ợc Chính phủ Thái Lan phê duyệt về nguyên tắc vào tháng 12/1998. Sau đó, Bộ Công nghiệp đã tiến hành soạn thảo Dự Luật Xúc tiến DNNVV và đ−ợc Quốc hội thông qua vào 12/1/2000. Bộ Luật này là cơ sở để ban hành những chiến l−ợc và chính sách cụ thể về DNNVV. Bộ Luật cũng đã quy định thành lập một Uỷ ban cao cấp do Thủ t−ớng làm chủ tịch để điều phối các hoạt động trợ giúp DNNVV. Tiếp theo việc ban hành Luật, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Kế hoạch lớn nhằm phát triển DNNVV (kế hoạch này đ−ợc soạn thảo bởi Bộ Tài chính) và hiện nay đã gấp rút soạn thảo Kế hoạch hành động nhằm phát triển DNNVV. Tr−ớc đó, Bộ Công nghiệp Thái Lan đã đ−a ra Chiến l−ợc "ấp ủ" và tăng c−ờng các DNNVV công nghiệp trong thời kỳ 5 năm 1998-2002. 57
  40. Trọng tâm của các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan là phát triển các mạng l−ới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu với mục tiêu chính là phục vụ cho chiến l−ợc phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan dựa trên phát triển xuất khẩu và thu hút đầu t− n−ớc ngoài. D−ới đây là nội dung chính của các chính sách DNNVV mới đ−ợc ban hành của Thái Lan. * Củng cố mạng l−ới thể chế chuyên trách về DNNVV: - Thành lập Uỷ ban quốc gia về khuyến khích DNNVV với Thủ t−ớng làm Chủ tịch, Bộ tr−ởng Bộ Công nghiệp làm Phó chủ tịch. Uỷ ban này có trách nhiệm đặt ra các chính sách và ch−ơng trình khuyến khích các DNNVV và sửa đổi các luật có liên quan. - Thành lập Uỷ ban Khuyến khích DNNVV (SMEPO), một cơ quan độc lập trực tiếp thuộc Thủ t−ớng Chính phủ. Nhiệm vụ của Uỷ ban này là soát xét định nghĩa về DNNVV, rút ra các chính sách và biện pháp khuyến khích DNNVV và quản lý Quỹ Phát triển DNNVV. Uỷ ban này có trách nhiệm chuẩn bị Sách trắng hàng năm về DNNVV Thái Lan đệ trình Thủ t−ớng. - Thành lập Quỹ Phát triển DNNVV trực thuộc SMEPO. Quỹ này đ−ợc cấp vốn hàng năm bởi chính phủ, đ−ợc trợ giúp bởi khu vực t− nhân, các chính phủ n−ớc ngoài và các tổ chức quốc tế. - Chuyển dần chức năng hoạch định chính sách DNNVV từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài chính. - Thành lập Viện nghiên cứu phát triển DNNVV, củng cố các tổ chức nh− Tập đoàn bảo lãnh tín dụng kinh doanh nhỏ, Tập đoàn Tài chính kinh doanh nhỏ, Hiệp hội công nghiệp. * Hoạch định kế hoạch lớn phát triển DNNVV "Kế hoạch lớn phát triển DNNVV" bao gồm 7 chiến l−ợc cơ bản để trợ giúp các DNNVV. Mỗi chiến l−ợc cơ bản này lại bao gồm nhiều biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung của chiến l−ợc. Chiến l−ợc 1: Nâng cấp năng lực kỹ thuật và quản lý của các DNNVV Chiến l−ợc 2: Phát triển doanh nhân và nguồn lực con ng−ời của các DNNVV Chiến l−ợc 3: Nâng cao khả năng tiếp cận thị tr−ờng của các DNNVV Chiến l−ợc 4: Tăng c−ờng hệ thống trợ giúp các DNNVV Chiến l−ợc 5: Cung cấp môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi hơn Chiến l−ợc 6: Phát triển các doanh nghiệp cực nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng Chiến l−ợc 7: Phát triển các mạng l−ới và các cụm DNNVV. * Xác định các nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng l−ới DNNVV. Chính phủ Thái Lan đã chỉ ra 10 ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng l−ới các DNNNV, đ−ợc chia là 2 nhóm: 58
  41. - Nhóm 1 gồm 5 ngành mà sự phát triển các DNNVV là cực kỳ quan trọng và cấp bách, bao gồm các ngành: L−ơng thực và thức ăn gia súc; Dệt may; Sản phẩm nhựa; Thiết bị điện và điện tử; và ô tô và bộ phận ô tô. - Nhóm 2 gồm 5 ngành mà sự phát triển của các DNNVV là quan trọng vừa phải, bao gồm các ngành: Sản phẩm da và giầy dép; Sản phẩm gỗ; Cao su và sản phẩm cao su; Gốm và kính; và Đá quý và đồ trang sức. 10 ngành này là những ngành công nghiệp có định h−ớng xuất khẩu, có kết cấu hạ tầng t−ơng đối tốt và có giá trị gia tăng cao. * Hoạch định ch−ơng trình hành động nhằm phát triển các DNNVV (dự thảo) Dự thảo của Ch−ơng trình này đề ra 18 biện pháp cần phải thực hiện trong thời gian tới để phát triển các DNNVV: 1. Trợ giúp tài chính cho các DNNVV 2. Thành lập và phát triển thị tr−ờng vốn cho các DNNVV 3. Phát triển các doanh nhân và ng−ời lao động cho các DNNVV 4. Nghiên cứu, phát triển và truyền bá các công nghệ hiện đại thích hợp cho các DNNVV 5. Phát triển sản phẩm và nâng cấp tiêu chuẩn chất l−ợng sản phẩm 6. Xúc tiến DNNVV và trợ giúp marketing; mở rộng thị tr−ờng nội địa và toàn cầu 7. Phát triển các sự thực hành quản lý hiện đai, với trọng tâm là hiệu quả và tính minh bạch 8. Trợ giúp việc sử dụng công nghệ thông tin 9. Phát triển các liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn 10. Phát triển các hiệp hội DNNVV 11. Phát triển các DNNVV ở nông thôn và các DNNVV cộng đồng 12. Thúc đẩy và tăng c−ờng các tổ chức của khu vực t− nhân có chức năng xúc tiến và trợ giúp các DNNVV 13. Kết cấu hạ tầng cho các đầu t− của DNNVV 14. Các biện pháp khuyến khích để giải quyết những yếu kém cố hữu của các DNNVV 15. Khuyến khích bảo vệ môi tr−ờng 16. Sửa đổi các quy định luật pháp gây trở ngại cho các DNNVV 17. Xúc tiến và trợ giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 18. Các biện pháp xúc tiến khác nhằm khuyến khích các DNNVV mới thành lập. 4. Một số nhận xét về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay của Thái Lan 59
  42. Hiện nay, hầu hết những chính sách trợ giúp DNNVV đã đ−ợc soạn thảo mới chỉ là ý t−ởng và ch−a đ−ợc thực hiện trên thực tế. Do vậy, khó có thể đánh giá đ−ợc những −u điểm cũng nh− những nh−ợc điểm của hệ thống trợ giúp DNNVV của Thái Lan. Tuy nhiên, có thể có một số đánh giá b−ớc đầu về hệ thống chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan. Các −u điểm: - Nhà n−ớc Thái Lan đã thể hiện một quyết tâm và cam kết mạnh mẽ để soạn thảo và theo đuổi chính sách DNNVV. Việc phát triển DNNVV đ−ợc thể hiện trong mọi chiến l−ợc, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lớn của Thái Lan đ−ợc soạn thảo sau khủng hoảng. Quốc hội Thái Lan đã thông qua một bộ luật về DNNVV. - Chính sách DNNVV của Thái Lan khá toàn diện và có tính hệ thống cao, bao gồm từ Luật tới Chiến l−ợc, Kế hoạch và Ch−ơng trình hành động nhằm phát triển các DNNVV. - Trong giai đoạn đầu hiện nay, chính sách DNNVV của Thái Lan đã tập trung hợp lý vào việc hình thành một hệ thống tổ chức chuyên trách quản lý và trợ giúp DNNVV, trong đó cơ quan cao cấp nhất là Uỷ ban quốc gia về khuyến khích DNNVV do Thủ t−ớng làm Chủ tịch Uỷ ban. - Chính sách DNNVV của Thái Lan có sự gắn kết khá chặt chẽ với khung khổ chính sách phát triển kinh tế của đất n−ớc. Việc phát triển DNNVV của Thái Lan gắn liền với chiến l−ợc phục hồi sau khủng hoảng của n−ớc này, tức là chiến l−ợc công nghiệp hoá định h−ớng xuất khẩu và thu hút đầu t− n−ớc ngoài. Các nh−ợc điểm: - Các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan quá tập trung vào các DNNVV trong khu vực chế tác. Không có một nhóm ngành th−ơng mại hoặc dịch vụ nào thuộc 10 nhóm ngành đ−ợc −u tiên để phát triển DNNVV. Các nghiên cứu và khảo sát của Chính phủ Thái Lan về các DNNVV chủ yếu chỉ nhắc tới những doanh nghiệp trong khu vực chế tác. - Hệ thống cơ quan quản lý các DNNVV của Thái Lan là khá lộn xộn. Các DNNVV của Thái Lan đ−ợc phân ra thành 3 loại, trong đó Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm quán lý các DNNVV sản xuất, còn Bộ Th−ơng mại quản lý các DNNVV th−ơng mại và dịch vụ. Các chính sách DNNVV lại đ−ợc soạn thảo chủ yếu bởi Bộ Công nghiệp và gần đây có thêm sự tham gia của Bộ Tài chính. - Các chính sách DNNVV của Thái Lan đ−ợc hoạch định hơi vội vàng, trong điều kiện ch−a đủ thông tin về những đặc điểm của các DNNVV ở các ngành khác nhau và các vùng khác nhau. Hơn nữa, quá trình soạn thảo chính sách DNNVV hầu nh− không có sự tham gia của các hiệp hội DNNVV. Do vậy, các chính sách DNNVV của Thái Lan ch−a đi vào cuộc sống. Sự hiểu biết và quan tâm của các DNNVV đối với những chính sách trợ giúp của Chính phủ là rất yếu kém. Theo điều tra của Bộ Công nghiệp Thái Lan, nhiều nhà lãnh đạo của 60
  43. các hiệp hội DNNVV thậm chí còn không biết ngành của họ thuộc nhóm 10 ngành đ−ợc nhận −u đãi để phát triển DNNVV. Nhiều chủ DNNVV cho biết họ không muốn làm việc với các cơ quan nhà n−ớc, ngay cả để đ−ợc nhận các trợ giúp từ Nhà n−ớc. - Chính sách DNNVV của Thái Lan hầu nh− bỏ qua khu vực doanh nghiệp cực nhỏ (số lao động d−ới 10 ng−ời) và khu vực phi chính quy do những DNNVV này chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa. ILO đã rất phê phán điểm này trong chính sách DNNVV của Thái Lan và chỉ ra rằng các vi doanh nghiệp và các doanh nghiệp phi chính quy tạo ra tới trên 50% tổng số việc làm của Thái Lan. - Việc lựa chọn 10 nhóm ngành để phát triển DNNVV ch−a dựa trên những cơ sở vững chắc. Chẳng hạn, rất khó giải thích tại những ngành nh− ngành thép, ngành hoá dầu, ngành d−ợc phẩm lại những ngành đ−ợc −u tiên để phát triển các DNNVV bởi vì những ngành này vốn dĩ chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, rõ ràng đây là một hành vi can thiệp “lựa chọn tr−ớc ng−ới chiến thắng” của Chính phủ. - 10 nhóm ngành đ−ợc −u tiên để phát triển DNNVV cũng chính là 10 nhóm ngành công nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan trong những năm gần đây. Điều này dẫn tới một số nh−ợc điểm nh− sau: + các chính sách DNNVV của Thái Lan không bao trùm các DNNVV ở nông thôn do hầu hết các DNNVV liên quan tới xuất khẩu đều tập trung ở các vùng đô thị. + các DNNVV đ−ợc trợ giúp hầu hết đều phụ thuộc hoặc nằm trong dây chuyền cung cấp cho các hãng đa quốc gia của n−ớc ngoài ở Thái Lan. Do vậy, các DNNVV này chịu phụ thuộc rất lớn vào các hãng n−ớc ngoài. 5. Kết luận Nửa thế kỷ vừa qua, các DNNVV Thái Lan đã có những b−ớc phát triển đáng kể mà không cần tới bất kỳ chính sách trợ giúp trực tiếp nào của Chính phủ. Cho tới nay, các DNNVV đã có vai trò quan trọng đến mức chiếm đa số trong nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, xã hội Thái Lan. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự phát triển về l−ợng, các DNNVV của Thái Lan còn nhiều yếu kém, lạc hậu, không có sức cạnh tranh quốc tế và ch−a hỗ trợ đ−ợc nhiều cho các doanh nghiệp lớn. Nhằm khắc phục tình hình đó, Chính phủ Thái Lan gần đây đã đặt −u tiên chính sách vào việc phát triển mạng l−ới DNNVV với định h−ớng rõ ràng là nhằm đẩy sâu quá trình công nghiệp hoá của n−ớc này thông qua việc hình thành những "cụm công nghiệp", những mạng l−ới công nghiệp đầy đủ và tiên tiến. Những chính sách DNNVV của Thái Lan, cho dù vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập, là một h−ớng đi hứa hẹn mang tới nhiều lợi ích cho đất n−ớc này trong t−ơng lai. 61
  44. V. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hungary Hungary là một n−ớc có nền kinh tế chuyển đổi đã đạt những thành tựu đáng kể trong cải cách kinh tế. Giai đoạn cải cách thứ nhất diễn ra năm 1968 đã góp phần phát triển hành vi định h−ớng lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Kể từ năm 1985, những cải cách mang tính hệ thống đã đ−ợc thực hiện, và kết cấu thể chế và luật pháp của một nền kinh tế thị tr−ờng đã dần hình thành và phát triển. Do vậy, trong thời gian đầu những năm 1990, số l−ợng DNNVV tăng nhanh, đồng thời Nhà n−ớc Hungary cũng có các chính sách h−ớng mạnh vào phát triển khu vực doanh nghiệp này. 1. Tiêu chuẩn của Hungary về DNNVV Cho đến cuối năm 1999, ở Hungary, ch−a có định nghĩa chính thức về DNNVV; các định nghĩa đ−ợc áp dụng chủ yếu mang tính chất gợi ý, dựa trên định nghĩa về DNNVV của Uỷ ban Liên minh châu Âu. Tháng 11/1999, Luật DNNVV của Hungary đ−ợc thông qua, đ−a ra định nghĩa chính thức về DNNVV gồm các tiêu chí sau đây: Loại doanh nghiệp Số lao động Doanh thu hàng năm tối đa (1) hoặc tối đa Bản kết toán hàng năm tối đa (2) (ng−ời) (triệu HUF) Doanh nghiệp cực nhỏ 10 - Doanh nghiệp nhỏ 50 700 (1) 500 (2) Doanh nghiệp vừa 250 4.000 (1) 2.700 (2) Việc đ−a ra các tiêu chí chính thức xác định DNNVV có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhờ đó các cơ quan hữu quan có cơ sở pháp lý để xác định đối t−ợng đ−ợc h−ởng các chính sách, các ch−ơng trình và các biện pháp hỗ trợ phát triển cho khu vực doanh nghiệp này. 2. Tình hình phát triển và vai trò của các DNNVV của Hungary - Về số l−ợng DNNVV: nh− đã nêu ở trên, trong vòng 10 năm qua, số l−ợng DNNVV tăng lên khá nhanh chóng. Nếu nh− cuối năm 1995, cả n−ớc chỉ có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp (trong số đó có 4.800 doanh nghiệp vừa, 24.000 doanh nghiệp nhỏ và khoảng nửa triệu doanh nghiệp cực nhỏ), thì đến giữa năm 1998, số doanh nghiệp của cả n−ớc là 770.000 (trong số đó, DNNVV chiếm 99,8%). Và tính đến đầu năm 2000, Hungary đã có tới 801.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, số doanh nghiệp cực nhỏ chiếm 96,5%; doanh 62
  45. nghiệp nhỏ chiếm 2,9%; doanh nghiệp vừa chiếm 0,5% và doanh nghiệp lớn chiếm ch−a đầy 0,1%. - Khu vực DNNVV là một động cơ quan trọng thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế của Hungary. Trong những năm qua, khu vực này luôn chiếm hơn 50% phần đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất n−ớc (xem Bảng 1). Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực doanh nghiệp trong thời kỳ 1992- 1997 (%) Loại doanh nghiệp/ năm 1992 1994 1995 1996 1997 Doanh nghiệp cực nhỏ 25,5 26,6 30,7 31,6 23,9 Doanh nghiệp nhỏ 9,4 11,9 11,2 10,7 11,5 Doanh nghiệp vừa 14,3 18,6 17,9 17,4 19,4 Doanh nghiệp lớn 50,8 42,8 40,3 40,3 45,2 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo thu thuế thời kỳ 1992- 1998 và tính toán GDP của Cục Thống kê Trung −ơng. - Các DNNVV đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo việc làm. Chính khu vực doanh nghiệp này là lực l−ợng chủ yếu hấp thụ số lao động bị sa thải bởi các doanh nghiệp lớn trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế và thay đổi chế độ chính trị của Hungary. Nếu nh− vào đầu những năm 1990, gần một nửa số lao động làm việc tại các doanh nghiệp lớn, thì đến cuối năm 1999, chỉ số này đã giảm xuống còn một phần ba, có nghĩa là hiện có khoảng hai phần ba số lao động đang làm việc tại các DNNVV (xem Bảng 2). Bảng 2: Số l−ợng và tỷ lệ lao động làm việc tại các loại hình doanh nghiệp thời kỳ 1994- 1998 Loại doanh nghiệp Số lao động (nghìn ng−ời) Tỷ lệ lao động (%) 1994 1995 1996 1997 1998 Doanh nghiệp cực nhỏ 871 957 989 1.009 1.058 (30,4) (34,6) (34,7) (35,5) (36,3) Doanh nghiệp nhỏ 355 363 372 403 429 (12,4) (13,1) (13,1) (14,2) (14,7) Doanh nghiệp vừa 555 525 528 536 556 (19,4) (19,0) (18,5) (18,9) (19,1) Doanh nghiệp lớn 1.086 918 959 893 867 (37,9) (33,2) (33,7) (31,4) (29,8) Tổng số 2.867 2.764 2.848 2.841 2.909 (100) (100) (100) (100) (100) Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo thu thuế thời kỳ 1992- 1998. 63