Đề tài Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào ngành dệt may Việt Nam

pdf 11 trang vanle 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào ngành dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_cua_cac_doanh_nghiep_fdi_vao_nganh_det_ma.pdf

Nội dung text: Đề tài Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào ngành dệt may Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM  KHOA KINH TẾ - CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM HỌ VÀ TÊN: HUỲNH VĂN TÀI MSSV: 12125071 GVHD: TRƯƠNG THỊ HÒA
  2. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có môi trường chính trị ổn định nhất, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài về những rủi ro do biến động kinh tế, chính trị. Đây chính là điểm mạnh để ta tích cực khai thác dòng FDI vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và ở bài tiểu luận này em xin làm rõ vấn đề thu hút dòng vốn FDI vào ngành Dệt - May. Cùng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác, ngành Dệt - May thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới. Nhờ phát huy những thế mạnh sẵn có trong nước và tận dụng những thuận lợi bên ngoài. Ngành công nghiệp truyền thống Dệt - May không chỉ có vị trí then chốt trong giai đoạn hiện nay mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.Từ khi đổi mới, ngành dệt may không ngừng phát triển về qui mô, năng lực, công nghệ trang thiết bị, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ Nhưng liệu rằng như thế đã đủ yên tâm cho các nhà đầu tư quyết định chọn Việt Nam hay không? Và đâu là những thuận lợi khó khăn khi FDI vào Việt Nam, hoạt động của những doanh nghiệp này đã góp phần gì nâng cao công nghệ Dệt - May Việt Nam? Đó chính là nội dung chủ yếu của bài tiểu luận này. Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 2
  3. I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀO NGÀNH DỆT – MAY VIỆT NAM 1. Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Ngành Dệt – May ở Việt Nam Sau chiến tranh thế giới thứ hai, môi trường kinh tế chính trị thế giới ổn định, các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, từ sản xuất, chế tạo, lắp ráp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, vận tải, tư vấn cho đến các lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Quy mô các dự án cũng rất đa dạng từ hàng trăm ngàn USD đến hàng tỷ USD. Tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2014 cả nước có 390 dự án mới được cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư với tổng vốn đăng ký 3,22 tỷ USD, bằng 65,4% so với cùng kì năm 2013. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Đến 20 tháng 4 năm 2014, có 140 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,62 tỷ USD, bằng 49,7% so với cùng kì năm 2013. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,855 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kì 2013. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Ngành Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật không yêu cầu quá cao, đặc biệt là trong ngành may. Và không giống các Ngành công nghiệp khác như điện tử, luyện kim,chế tạo ô tô yêu cầu người công nhân phải một trình độ kỹ thuật nhất định, Ngành Dệt may chủ yếu cần sự thạo việc, lành nghề. Chính vì vậy Dệt may chính là ngành cho phép các nước tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, giá rẻ, độ cần cù chăm chỉ của nhân công. . . đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo tính toán của các nhà kinh tế, để sản xuất 1 Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 3
  4. triệu sản phẩm may mặc trong 1 năm cần 700 - 800 lao động trực tiếp và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp. Với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành luôn đạt 10% năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 40% năm, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Ngành Dệt – May thu hút 500000 lao động, chiếm 24% lực lượng lao động làm việc trong ngành chế tạo. Hiện nay, DN FDI đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu may mặc tại Việt Nam chủ yếu là các DN của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Năm 2007, đã có 5,4 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may và xu hướng này tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Tính trong giai đoạn 2007-2012, tổng cộng có 485 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may, với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỉ USD. Chính sự gia tăng mạnh mẽ vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may đã tạo sức bật tăng trưởng cho toàn ngành. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê ) Trong hơn 2.000 DN dệt may tại Việt Nam, số lượng DN FDI chiếm gần một nửa. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) 2. Thuận lợi của ngành dệt Việt Nam đối với FDI Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu. Giá nhân công rẻ cùng với chi phí thấp cộng thêm giá thành sản phẩm rẻ. => Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc với nhiều quốc gia trong khu vực. Lại là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vốn vào môi trường đầu tư có thuận lợi về nhân công như ở Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim. Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng. Dệt kim có trang bị linh kiện điện tử, nên năng suất cao chất lượng tốt, tính năng sử dụng rộng. Ngành dệt kim của Việt Nam đã tiến bộ nhanh sản xuất được nhiều mặt hàng mới: Polo shirt, T- shirt, quần áo thể thao, màn tuyn, vải valide Năng lực sản xuất đạt 32000 tấn vải dệt Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 4
  5. kim tròn, 4000 tấn màn tuyn. => Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn là Mỹ và EU, công nghệ dệt kim của Việt Nam đã góp phần thu hút các doanh nghiệp FDI đến với thị trường tiềm năng này. Công nghệ ngành dệt may phát triển đến nay đã hoàn thành việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất , trong đó nhiều công đọan đã thực hiện tự động hóa hoặc bán tự động nên có thể tăng đuợc sản luợng theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó ngành cũng có đội ngũ công nhân lành nghề 100.000 người có thể tạo được sản lượng hàng năm từ 400-500 triệu sản phẩm. Đây là một lợi thế mà các nhà đầu tư không phải e ngại khi chuyển giao công nghệ tới nước nhận đầu tư nữa, một đội ngũ nhân công lành nghề, thành thạo là tiêu chuẩn cao nhất để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI vào ngành Dệt – May. Cơ sở vật chất có sẵn: có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ sau khi ký hiệp định thương mại với các nước này. Hiện nay, việc hình thành các khu vực công nghiệp và khu chế xuất với quy mô lớn cũng tạo điều kiện để nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông liên lạc nhằm thu hút vốn FDI, tạo điều kiện tốt cho các chủ đầu tư có thêm niềm tin khi chọn Việt Nam. Việc gia nhập WTO: đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút đầu tư nước ngoài từ những thành viên của WTO, mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hơn nữa trong việc đón nhận các chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế phát triển mạnh. Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP): Là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế, vốn rất nặng nề như hiện nay. 3. Khó khăn a. Đối với nước nhận đầu tư Về vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn đến một nguy cơ là Việt Nam sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 5
  6. móc thiết bị cũ. Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước đầu tư góp vốn trong nước thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận. Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Gây tổn hại môi trường sinh thái: Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảovệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu. Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia với nhau: Dẫn đến tình trạng thất thu thuế, sản phẩm không cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp dệt may trong nước. Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện: Nguyên phụ liệu cũng đang là vấn đề nan giải của ngành dệt may. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam bị đội giá tới 20 – 30%. b. Đối với nước đầu tư Thuế suất doanh nghiệp cao: Các doanh nghiệp FDI mong đợi giảm thuế hàng rào hải quan cùng với những chính sách ưu đãi hơn. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý tưởng và dự án: Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn phải triển khai. Doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nhập nguyên phụ liệu và tốn chi phí trong quá trình chuyển dịch. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT – MAY VIỆT NAM 1. Về nhịp độ đầu tư Năm 2007, đã có 5,4 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may và xu hướng này tiếp tục trong các năm tiếp theo. Từ năm 2007-2011 ngành dệt may Việt Nam đã thu hút được 485 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 2 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2007-2008 ngành dệt may đã thu hút được 148 dự án, đây cũng là thời Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 6
  7. điểm ngành dệt may Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI nhất cho tới nay. Năm 2011, do tác động từ sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước việc thu hút vốn FDI của ngành dệt may có chững lại với 80 dự án. Chính sự gia tăng mạnh mẽ vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may đã tạo sức bật tăng trưởng cho toàn ngành. Với nhịp độ tăng trường 20% mỗi năm, các doanh nghiệp FDI đang chú ý đến thị trường Dệt – May tiềm năng ở Việt Nam. 2. Về đối tác đầu tư Trong số các quốc gia đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, Hàn Quốc đang nổi lên là một trong những thị trường mới giàu tiềm năng với tăng trưởng xuất khẩu năm 2011 tăng 145% so với năm 2010, đạt 905 triệu USD. Trong hơn 900 triệu USD thu về từ xuất khẩu đó, các doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam chiếm 80%. Năm 2012 Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng vị trí thứ 2, 2,6 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 3, với 1,9 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, BritishVirginIslands, Hồng Kông. Các đối tác đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng lên về số lượng và số vốn đầu tư, dẫn đầu là những quốc gia: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kong 3. Về địa bàn đầu tư Phân theo vùng lãnh thổ năm 2009 thì Đồng bằng sông Hồng 27%, Trung du và miền núi phía Bắc 3%, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 7%, Tây Nguyên 1%, TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ 58%, Đồng bằng sông Cửu Long 4%. Trong năm 2012, số lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào Dệt – May Việt Nam chiếm 15%, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam với 62%, tiếp đến là miền Bắc 30% và cuối cùng là miền Trung và khu vực Tây Nguyên 8%. Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,79 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hà Tĩnh Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 7
  8. với 5 dự án, tổng vốn đầu tư 2,14 tỷ USD. Hà Nội đứng thứ 3 với 1,3 tỷ USD vốn đăng ký. Tiếp theo là các địa phương TPHCM (1,3 tỷ USD), Hải Phòng, Bắc Ninh và Đồng Nai. 4. Về loại hình đầu tư Cho đến nay thì, trong số các loại hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hình thức 100% vốn nước ngoài đang là hình thức đang phổ biến nhất trong môi trường dệt may ở Việt Nam. Bên cạnh đó các công ty liên doanh, doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng cũng chiếm một phần trong ngành dệt may ở Việt Nam. III. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP FDI TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT – MAY VIỆT NAM 1. Tạo việc làm cho nhiều lao động Năm 2000, Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo được việc làm cho 19981 lao động trong đó doanh nghiệp liên doanh là 4082 lao động, 100% vốn nước ngoài là 15884 lao động, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ thu hút được 15 lao động, như vậy cứ bình quân 1 triệu USD vốn đầu tư được đưa vào thực hiện, các dự án liên doanh đã tạo ra 72,82 việc làm cho người lao động còn 100% vốn nước ngoài là 31,59 chỗ, hợp đồng kinh doanh là 21,43 chỗ/ lao động Năm 2012 Giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm. Với khả năng thu hút trên 7% lực lượng lao động và đóng góp khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt - may VN đã tạo việc làm cho trên 2,75 triệu lao động. 2. Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2012 Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 8
  9. (Nguồn: Tổng cục hải quan) Bảng tỷ trọng xuất khẩu dệt may của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước đầu năm 2014 Tỷ Quý Tháng So với trọng So với Doanh I/2014 3/2014 2013 xuất 2013 nghiệp (Triệu (Triệu (%) khẩu (%) USD) USD) (%) Tổng 4,436 19.4 100.00 1,516 16.26 DN 2,666 19.07 60.10 910 18.49 FDI DN Trong 1,770 19.9 39.90 606 13.06 nước (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Như vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng đều qua các năm và hiện trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta. 3. Góp phần đổi mới công nghệ Việt Nam Khi đầu tư vào dệt may Việt Nam, chủ đầu tư không chỉ chuyển vàoViệt Nam nguồn vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị và vốn vô hình, chuyên gia kỹ thuật, bí quyết công nghệ, quản lý. Thông qua tiếp nhận FDI, Việt Nam có thể tiếp nhận được công nghệ hiện đại, sau đó cải tiến và phát triển phù hợp thành công nghệ cho ngành dệt may nước nhà. Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 9
  10. 4. Tạo nguồn vốn bổ sung ngân sách Nhà Nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế FDI đóng vai trò quan trọng nhằm tăng cường vốn đầu tư trong nước và bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ. Ngoài ra, FDI còn bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của Chính phủ các nước nhận đầu tư thông qua thuế Khi nhận được nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thúc đẩy Việt Nam tiếp thu với nền công nghệ tiên tiến, có điều kiện thuận lợi để làm việc và hợp tác với các công ty tập đoàn lớn ở những quốc gia phát triển và có tiềm năng. Từ đó tạo dựng được hình ảnh với bạn bè quốc tế, đổi mới được công nghệ và sản phẩm, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành dệt may và toàn ngành kinh tế IV. KẾT LUẬN Bước vào thế kỉ XXI, Việt Nam đang đứng trước mét giai đoạn phát triển mới, giai đoạn CNH - HĐH trong khuôn khổ của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, một nhiệm vụ trung tâm đặt ra và đồng thời là thách thức phát triển lớn nhất là nền kinh tế phải đạt được sự tăng trưởng liên tục và bền vững. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy ngành công nghiệp dệt may chính là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong quá trình CNH-HĐH. Do đó việc đầu tư cho phát triển ngành dệt may là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngày nay, khi công nghiệp dệt may Việt Nam đã trở thành một ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của đất nước thì chúng ta lại một lần nữa có thể khẳng định rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên hiện nay trong bối cảnh không ổn định của thị trường tiền tệ thế giới, mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn giữa các nước, nhất là các nước đang phát triển có cùng lợi thế với Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Hồng Kông, Hàn Quốc ngày càng gia tăng, đặc biệt khi môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam được đánh giá là chưa thuận lợi thì việc đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn FDI vào phát triển ngành dệt may là thật sự cần thiết. Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 10
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.gso.gov.vn Tổng cục Thống kê Việt Nam www.doc.edu.vn Tài liệu, ebook, giáo trình, đồ án, luận văn www.khotailieu.com Kho Tài Liệu www.vietnamtextile.org.vn Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam www.customs.gov.vn: Tổng cục Hải quan www.nhandan.org.vn Báo nhân dân điện tử quốc gia www.text.123doc.vn Tài liệu, giáo trình www.gafin.vn Thị trường chứng khoán thế giới www.voer.edu.vn Thư viện học liệu mở Việt Nam www.laodong.com.vn Lao động www.dvsc.com.vn Công ty cổ phần chứng khoán Đại Việt www.dankinhte.vn Dân kinh tế Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 11