Cấu trúc máy tính - Bảo trì máy tính

pdf 18 trang vanle 4551
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc máy tính - Bảo trì máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_truc_may_tinh_bao_tri_may_tinh.pdf

Nội dung text: Cấu trúc máy tính - Bảo trì máy tính

  1. CẤU TRÚC MÁY TÍNH Chương VII: BẢO TRÌ VÀ LỖI MÁY TÍNH •Bảo trì •Các lỗi thường gặp Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 1
  2. Bảo trì MÁY TÍNH LỊCH BẢO TRÌ MÁY TÍNH •Nâng cấp phần cứng mới chỉ đi được nửa quảng đường, để có máy tính nhanh, mạnh hơn, bảo trì thường xuyên cũng rất cần. •Máy tính không được bảo trì đúng cách có thể sẽ chạy chậm lại, mất tập tin và hư hỏng thiết bị. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 2
  3. Bảo trì MÁY TÍNH I. Hằng ngày : •Quét Virus: Virus, sâu máy tính trên mạng luôn tìm cách phá huỷ thông tin trên máy bạn. Symantec Norton AntiVirus (www.symantec.com) •Tiến hành nâng cấp phiên bản phần mềm chống virus mới càng sớm càng tốt để kịp ngăn chặn những virus vừa suất hiện. •Sao lưu :sao lưu tự động hằng ngày. Công cụ sao lưu như Winbackup của LIUtilities (www.liulities.com) Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 3
  4. Bảo trì MÁY TÍNH II. Hằng tuần: •Tự động quét Virus toàn ổ cứng, bật chế độ chống Virus thời gian thực và cho phép chương trình tự động cập nhật virus. •Nên lịch quét hàng tuần để bắt được những virus “lọt lưới”. •Windows Update: cho phép Microsoft tự động kiểm tra máy tính và đưa ra danh sách trình điều khiển, tập tin hệ thống, applet báo mật, cần được nâng cấp. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 4
  5. Bảo trì MÁY TÍNH III. Hằng tháng : •Dọn rác đĩa : Tiện ích Disk Cleanup của Windows giúp xoá đi những tập tin Internet tạm thời, đổ sạch thùng rác Recycle Bin và dọn đi những tập tin rác trên đĩa. •Scheduled Tasks: Là công cụ Windows cho phép bạn lập lịch chạy phần mềm như Backup và Disk Cleanup. •Mỗi tháng một lần, nên xem lại danh sách ứng dụng được lên lịch và loại bỏ những thứ không cần thiết nữa. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 5
  6. Bảo trì MÁY TÍNH IV. Hằng quí: •Disk Defragmenter : Nằm trong trình đơn của System Tools, Defrag giúp tối ưu hoạt động và nâng tính ổ định của ổ đĩa cứng bằng cách sắp xếp các Sector dữ liệu của từng tập tin vào những vùng liên tiếp nhau; •Giảm thiểu đầu đọc khi khi truy xuất dữ liệu. Nhớ để dành tối thiểu 15% dung lượng đĩa để Disk Defragmanter (và hệ thống) chạy được hiệu quả. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 6
  7. Bảo trì MÁY TÍNH V. Hằng năm : •Làm sạch PC : Cẩn thận quét bụi ra khỏi máy tính bằng đầu cọ mềm của máy hút bụi nhỏ. •Bình khí nén có vòi được dùng để thổi bụi trong những góc kẹt nhưng đừng thổi vào ổ đĩa mềm, CD-ROM và các thiết bị tháo lắp khác vì rất dễ làm hư đầu từ và các linh kiện bên trong. •Trên thị trường đã có sẵn công cụ đặc biệt để chùi ổ quang và nên dùng chúng. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 7
  8. Bảo trì MÁY TÍNH Các lỗi thường gặp CÁC MÃ LỖI BIP Một ‘bip’: Sự cố làm tươi của DRAM. Nếu máy tính hiển thị thông tin tiêu chuẩn trên màn hình, bạn không gặp vấn đề gì; nếu có vấn đề trở ngại, máy tính sẽ thông báo lỗi trên màn hình. Hai ‘bip’: Sự cố hệ mạch chẵn lẻ / lỗi chẵn lẻ. Ba ‘bip’: Sự cố bộ nhớ 64K cơ sở Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 8
  9. Bảo trì MÁY TÍNH Bốn ‘bip’: Bộ hẹn thời gian hệ thống không hoạt động. Năm ‘bip’: Sự cố bộ vi xử lý Sáu ‘bip’: Sự cố cửa A20 / bộ điều khiển bàn phím 8042 Bảy ‘bip’: Lỗi ngoại lệ chế đọ thực/ lỗi ngắt ngoại lệ bộ vi xử lý Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 9
  10. Bảo trì MÁY TÍNH Tám ‘bip’: Lỗi viết đọc bộ nhớ màn hình Chín ‘ bip’: Lỗi kiễm tra tổng quát ROM BIOS. Cho biết ROM BIOS bị hư. Mười ‘ bip’: Lỗi viết / đọc của thanh ghi bị CMOS đóng. Mười một ‘bip’: Bộ nhớ cache bị hư - không hữu hiệu hoá được cache. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 10
  11. Bảo trì MÁY TÍNH Không có các ‘bip’: Nếu không nghe thấy các „bip‟ và không có hình ảnh trên màn hình, kiểm tra bộ nguồn bằng đồng hồ von. Kế đến, kiểm tra bản mạch chính nghi ngờ có kết nối lỏng ra không. Chip CPU, BIOS, sẽ gây ra cho bản mạch chính có vấn đề. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 11
  12. Bảo trì MÁY TÍNH BIOS PHOENIX Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 12
  13. Bảo trì MÁY TÍNH Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX  1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.  1-1-4: BIOS cần phải thay.  1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.  1-1-2: Mainboard có vấn đề.  1-2-2: Mainboard có vấn đề.  1-2-3: Mainboard có vấn đề. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 13
  14. Bảo trì MÁY TÍNH 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ. 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề. 1-4-2: Xem lại RAM. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 14
  15. Bảo trì MÁY TÍNH 2-: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề. 3-1: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard. 3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng. 3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 15
  16. Bảo trì MÁY TÍNH 3-4-: Card màn hình của bạn không hoạt động. 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng. 4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề. 4-2-3: Tương tự như 4-2-2. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 16
  17. Bảo trì MÁY TÍNH 4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới. 4-3-1: Lỗi bo mạch chủ. 4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 17
  18. Bảo trì MÁY TÍNH 4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.  4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.  4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay. Bài giảng : CTMT – Ths. Vương Xuân Chí 18