Bài giảng về môn Kinh doanh quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng về môn Kinh doanh quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ve_mon_kinh_doanh_quoc_te.ppt
Nội dung text: Bài giảng về môn Kinh doanh quốc tế
- BÀI GIẢNG KINH DOANH QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ LAN NHUNG
- Chương 1: Toàn cầu hóa Chương 2: Tổng quan về kinh doanh quốc tế. Chương 3: Sự khác biệt quốc gia về kinh tế - chính trị - pháp luật Chương 4: Sự khác biệt quốc gia về văn hóa – xã hội Chương 5: Đạo đức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Chương 6: Thương mại quốc tế Chương 7: Đầu tư nước ngoài Chương 8: Hệ thống tiền tệ quốc tế Chương 9: Hoạch định chiến lược toàn cầu Chương 10: Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới
- Tài liệu : Trương Mỹ Diễm,Kinh doanh quốc tế ,NXB thống kê , 2012 TS. Phạm Thị Hồng Yến(chủ biên), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, 2012 TS. Nguyễn Đông Phong và các tác giả - Kinh doanh toàn cầu ngày nay, NXB Thống Kê , 2001. TS. Bùi Lê Hà (chủ biên) – Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, 2001 GS. TS. Võ Thanh Thu – Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, 2005
- CHƯƠNG 1 TOÀN CẦU HÓA
- MỤC TIÊU CHƯƠNG ▪ Nắm vững những khái niệm cơ bản về toàn cầu hoá và những yếu tố chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa Tác động của toàn cầu hóa tới các quốc gia cũng như doanh nghiệp
- 1.Khái niệm về toàn cầu hóa (Globalization) ▪ Toàn cầu hóa là quá trình chuyển dịch đến một thị trường quốc tế hợp nhất hơn và phụ thuộc vào nhau hơn.
- ▪ Toàn cầu hóa thị trường Sự hợp nhất những thị trường riêng rẽ và cách biệt thành thị trường khổng lồ toàn cầu ▪ Toàn cầu hóa về sản xuất 30% giá trị máy bay Boeing 777 được sản xuất từ các nhà sản xuất nước ngoài như Nhật, Singapore, Ý; tỷ lệ này tăng lên là 65% đối với máy bay Boeing 787. ▪ Toàn cầu hóa về sản xuất nhằm tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ, hoặc là những yếu tố sản xuất giá rẻ, chất lượng cao nhằm giảm chi phi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm ▪
- 2. Các yếu tố thúc đẩy sự toàn cầu hoá ▪ Tiến bộ vượt bậc trong công nghệ làm tăng năng suất ▪ Tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vi xử lý, viễn thông, và internet ▪ Giảm thiểu chi phí vận tải ▪ Giảm các rào cản thương mại và đầu tư ▪
- 3. Sự tác động của toàn cầu hóa
- CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ
- MỤC TIÊU CHƯƠNG Sự hình thành cũng như cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế. Cơ cấu cũng như vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
- 1.Khái niệm về kinh doanh quốc tế (KDQT) -Là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. -Hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, chuyển giao công nghệ, và quản lý qua biên giới các quốc gia.
- 1.Khái niệm về kinh doanh quốc tế (KDQT) -. -Bao trùm các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài. -Tất cả các doanh nghiệp, bất kể qui mô, thành phần, đều có thể tham gia.
- 2. Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế - Giúp các doanh nghiệp, tổ chức thỏa mãn nhu cầu và lợi ích về trao đổi sản phẩm, vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến. - Tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập và mở rộng thị trường. - Khai thác triệt để lợi thế so sánh, đạt qui mô sản xuất tối ưu, nâng cao năng suất lao động. - Tiếp thu kiến thức mới.
- 3. Động cơcủa hoạt động kinh doanh quốc tế - Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh: Chiếm lĩnh các thị trường có quy mô lớn và đang tăng trưởng trên thế giới -Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài: Sử dụng các yếu tố sản xuất có giá rẻ; Tiết giảm chi phí và tiếp cận thị trường -Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh: Phân tán rủi ro
- 4. Những thách thức đối với hoạt động KDQT ___ ▪ Sự phân tán của thị trường quốc tế ▪ Sự thay đổi của thị trường quốc tế
- 5. Các mức độ hợp nhất kinh tế Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area- FTA) ▪ Các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các nước trong khu vực đều bị xóa bỏ ▪ Duy trì rào cản thuế quan khác nhau đối với các nước ngoài khu vực ▪ VD: AFTA, EFTA, NAFTA, MERCOSUR
- Liên minh thuế quan (Customs Union): Là hình thức liên kết có tính thống nhất cao hơn so với FTA, mang toàn bộ các đặc điểm của FTA, và: ◦ Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế Hải quan thống nhất áp dụng cho các nước thành viên. ◦ Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt động thương mại với các nước ngoài khối. ◦ Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất mà các thành viên phải tuân thủ.
- Công ước Andean tiến đến thành lập thương mại tự do giữa các thành viên và áp dụng thuế chung là 5-20% trên những sản phẩm nhập từ bên ngoài 19
- Thị trường chung (Common market): Giống như các điều kiện của liên minh thuế quan, thêm ▪ Đảm bảo sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên.
- Liên minh kinh tế (Economic Union): Giống như các điều kiện của thị trường chung, thêm ▪ Thống nhất về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ▪ Có 1 đồng tiền chung (hoặc 1 tỷ giá cố định) ▪ Hoà hợp các suất thuế giữa các nước thành viên ▪ Yêu cầu sự phối hợp về quản lý hành chính
- Liên minh chính trị (Political Union): ▪ Có 1 bộ máy chính trị chung để thống nhất các chính sách kinh tế, xã hội, và ngoại giao, tạo thành một chính phủ đơn nhất
- CHƯƠNG 3 SỰ KHÁC BIỆT QUỐC GIA VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
- Môi trường luật pháp Luật quy định cách thức các giao dịch kinh doanh được thực hiện và xác lập các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên có liên quan Bao gồm: - Các luật lệ qui định của quốc gia, cả luật pháp của nước chủ nhà và nước sở tại. - Luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ước quốc tế và tập quan thương mại - Các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế 24
- Môi trường luật pháp Hệ thống luật được chia thành 3 nhóm: ◦ Hệ thống luật Anh – Mỹ (Common Law): Luật xây dựng dựa trên những kiến thức tập hợp lại từ các phong tục cổ xưa và phán quyết của tòa án với các trường hợp cụ thể trong quá khứ. ◦ Hệ thống luật lục địa (Contineantal law) hay còn gọi là luật dân sự (Civil Law): Luật soạn thảo chi tiết những gì được phép, không được phép làm cũng như mức án cho các trường hợp vi phạm 25
- Môi trường luật pháp Luật tôn giáo (Religious law): luật dựa trên giáo lý tôn giáo. Diễn giải chủ yếu từ Kinh Coran, quy định chi tiết và có hệ thống mọi hành vi kinh tế và xã hội. Cấm việc chi trả và nhận tiền lãi Không quy định rõ các bước xử lý và quy trình kháng án
- Môi trường luật pháp Một số nội dung cần quan tâm: ◦ Quyền sở hữu: quyền được sử dụng và hưởng lợi tức trên tài sản mà mình sở hữu ◦ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (bằng phát minh sáng chế, bản quyền, thương hiệu sản phẩm ) ◦ Sản phẩm an toàn và trách nhiệm với sản phẩm: chi phí, đạo đức kinh doanh ◦ Luật hợp đồng, thương mại, thành lập DN, ◦ Luật quốc tế Chương II: Môi trường kinh doanh quốc tế
- Môi trường luật pháp Một số nội dung cần quan tâm: ◦ Quyền sở hữu: quyền được sử dụng và hưởng lợi tức trên tài sản mà mình sở hữu ◦ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (bằng phát minh sáng chế, bản quyền, thương hiệu sản phẩm ) ◦ Sản phẩm an toàn và trách nhiệm với sản phẩm: chi phí, đạo đức kinh doanh ◦ Luật hợp đồng, thương mại, thành lập DN, ◦ Luật quốc tế
- Công ty Kim Seng, trụ sở tại: 1561 Chapin road, MonTebello, California 90640 và tại 6121 Randolph street, City of commerce, California 90040:“nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết” tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa kỳ, từ ngày 1/6/1999.
- ✓Tháng 7/2000 Thương hiệu cà phê Trung Nguyên bị công ty ở Mỹ là Rice Field nhanh chân đăng ký trước tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). ✓Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.
- Môi trường chính trị Thể hiện qua: - Ý thức hệ chính trị - Sự ổn định về chính trị: - Mức độ dân chủ - Mức độ can thiệp của nhà nước vào kinh doanh.
- Môi trường kinh tế thế giới Thể hiện qua: - Sự hình thành và phát triển các khối kinh tế, liên minh kinh tế - Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, và của khu vực.
- CHƯƠNG 5 SỰ KHÁC BIỆT QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI
- Môi trường văn hóa - Là tổng thể của đức tin, nguyên tắc ứng xử, các truyền thống lâu đời. - Văn hóa là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết với nhau, nó cung cấp những định hướng cho các thành viên trong xã hội. - Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác biệt nhau.
- Nền văn hóa khác nhau ảnh hưởng lên cách thức hoạt đông kinh doanh Những ảnh hưởng cụ thể của đất nước Hệ thống kinh tế; Phong tục và truyền thống của đất nước Hệ thống luật pháp Tôn giáo, ngôn ngữ, giáo duc Trình độ kỹ thuật Sự định hướng và các giá trị văn hóa Ảnh hưởng Thái độ đối với công việc, tiền bạc, thời gian, gia đình, sự thay đổi, tính rủi ro và tính công bằng Ảnh hưởng Chức năng của các nhà quản trị kinh doanh quốc tế Tổ chức và kiểm soát; Quản lý sự thay đổi kỹ thuật; Khích lệ; Đưa ra quyết định; Thỏa thuận
- Các yếu tố văn hóa Ngôn ngữ Tôn giáo Giáo dục Thẩm mỹ Giá trị và thái độ Thói quen và cách ứng xử Văn hóa vật chất
- Sự đa dạng về văn hóa và vấn đề quản trị ✓ Quản trị tập trung hay phi tập trung ✓ Chấp nhận rủi ro hay né tránh rủi ro ✓ Khen thưởng nhóm và khen thưởng cá nhân ✓ Quy trình chính thức và phi chính thức ✓ Trung thành với tổ chức cao hay thấp ✓ Cạnh tranh đối kháng hay hợp tác ✓ Tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn ✓ Sự ổn định hay tính cải tiến
- CHƯƠNG 6 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Trường phái trọng thương (Mercantilism) ▪ Xuất hiện vào giữa thế kỷ 16 ở Anh ▪ Vàng và bạc là tiền tệ ➔ sự giàu có của một quốc gia được đánh giá thông qua trữ lượng vàng và bạc của quốc gia đó.
- ▪ Các quốc gia muốn tăng sự thịnh vượng và quyền lực thì phải duy trì thặng dư thương mại (XK > NK) ▪ Nhà nước cần sử dụng các hình thức trợ cấp để thúc đẩy XK và sử dụng thuế quan và hạn mức để hạn chế NK ▪
- ▪ 2 sai lầm của trường phái trọng thương ✓Không có 1 quốc gia nào có thể duy trì thặng dư thương mại vĩnh viễn (David Hume, 1752) ✓Trường phái này cho rằng lợi ích thương mại của 1 nước là sự thiệt hại của các nước khác (zero-sum game)
- Trường phái cổ điển ▪ Giả thiết: ✓ Có 2 SP và 2 quốc gia, nhưng chỉ có 1 yếu tố sản xuất là lao động. ✓ Lực lượng lao động ở mỗi nước là bằng nhau và cố định ✓ Lao động chỉ có thể di chuyển giữa các ngành trong 1 nước ✓ Trao đổi hàng hóa theo phương thức hàng đổi hàng ✓ Không có chi phí vận chuyển
- ✓Có sự khác biệt về năng suất lao động giữa 2 quốc gia ✓Hàm sản xuất ở 2 nước có suất sinh lợi không đổi theo quy mô ✓Cạnh tranh hoàn hảo, không có sự can thiệp của nhà nước ✓Sở thích và thị hiếu giống nhau và thuần nhất
- Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, 1776) ▪ Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trên 1 SP nghĩa là nó sản xuất ra sản phẩm đó một cách hiệu quả hơn các quốc gia khác ▪ Các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và trao đổi chúng với những sản phẩm mà nước khác có lợi thế. ▪ Tất cả các nước đều đạt được lợi ích thương mại (postive –sum game)
- Lợi thế tương đối/so sánh (David Ricardo, 1817) ▪ Khi nước A có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 SP so với nước B thì cả 2 nước vẫn đạt được lợi ích thương mại nếu như nước A chuyên môn hóa vào việc sản xuất SP mà nó sản xuất có hiệu quả hơn và trao đổi với SP mà nó sản xuất kém hiệu quả hơn do nước B sản xuất.
- Những hạn chế của trường phái cổ điển ▪ Mô hình đơn giản: 2 nước và 2 sản phẩm ▪ Không đề cập đến chi phí vận chuyển giữa các nước ▪ Không đề cập đến sự khác nhau về giá cả các nguồn lực giữa các nước và tỷ giá hối đoái ▪ Giả định rằng các nguồn lực dịch chuyển một cách tự do từ ngành này sang ngành khác trong một quốc gia ▪
- Giả định suất sinh lợi không đổi theo quy mô ▪ Lý thuyết giả định nguồn lực của mỗi nước là cố định và tự do hoá thương mại không làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. ▪ Lý thuyết không đề cập đến ảnh hưởng của thương mại lên sự phân phối thu nhập trong một quốc gia
- Trường phái tân cổ điển (Heckscher- Ohlin) ▪ Khác với trường phái cổ điển ở những giả thuyết sau ✓ Có 2 yếu tố sản xuất: lao động và vốn (số lượng cố định) ✓ Không có sự khác biệt về năng suất/công nghệ giữa 2 nước; nhưng có sự khác biệt trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất
- Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm (Vernon, 1960) Lý thuyết thương mại mới (Krugman, MIT)
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của Porter ▪ Sự cung ứng các yếu tố sản xuất ✓Các yếu tố sx cơ bản: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí , dân số. ✓Các yếu tố sx tiên tiến: hạ tầng thông tin, lao động có trình độ, phương tiện nghiên cứu, hiểu biết công nghệ
- ▪ Các điều kiện về nhu cầu ▪ Các ngành công nghiệp hổ trợ có liên quan ▪ Chiến lược công ty, cấu trúc thị trường, và đối thủ cạnh tranh
- Các rào cản thương mại Thuế quan Trợ cấp Hạn mức thương mại (quota) và giới hạn xuất khẩu tự nguyện (voluntary export restraint - VER) Yêu cầu về hàm lượng nội địa (Buy America Act) Các trở ngại về thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sức khỏe Chính sách chống bán phá giá (anti-dumping policy)
- CHƯƠNG 7 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
- Lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm FDI xảy ra khi 1 công ty đầu tư trực tiếp các phương tiện để sản xuất và tiêu thụ 1 sản phẩm ở nước ngoài Các loại đầu tư nước ngoài ▪ Đầu tư mới (greenfield investment) ▪ Sát nhập và mua lại (merges & acquisitions - M&A)
- Các lý thuyết đầu tư trực tiếp FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI)- chi nhánh cùng sản xuất ra sản phẩm giống như công ty mẹ Chi phí vận chuyển cao (xi măng, nước giải khát, ) Sự không hoàn hảo của thị trường (lý thuyết nội hóa)
- Ứng xử chiến lược trong ngành sản xuất độc quyền bởi một vài nhà sản xuất Lợi thế điểm đặt (gần nguồn nguyên liệu, lao động, khu công nghệ cao) Chu kỳ sống của sản phẩm
- FDI dọc ( Vertical FDI) ▪ FDI dọc về phía sau (Backward Vertical FDI) – đầu tư vào ngành CN tạo ra đầu vào cho công ty ở nội địa (khai thác dầu thô cung cấp cho nhà máy lọc dầu) ▪ FDI dọc về phía trước (Forward Vertical FDI) – đầu tư vào ngành sử dụng hoặc tiêu thụ sản phẩm của công ty nội địa
- Tác động của FDI lên các nước nhận đầu tư Tích cực ✓ Cải thiện cán cân thanh toán (BOP) ✓ Tăng nguồn vốn cho các quốc gia ✓ Tăng cường chuyển giao công nghệ ✓ Nâng cao trình độ quản lý, trình độ lao động ✓ Tác động lan tỏa (các ngành công nghiệp hổ trợ)
- ✓Tăng tính cạnh tranh trên thị trường ✓Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chuyên môn hóa ✓Môi trường đầu tư tốt hơn (cơ sở hạ tầng, quy định Nhà Nước) ✓Tăng vốn ODA và viện trợ
- Tiêu cực ✓Cạnh tranh loại bỏ các DN trong nước ✓Ô nhiễm môi trường ✓Chuyển giao công nghệ lạc hậu ✓Cạnh tranh với các nguồn vốn trong nước ✓Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG TIỀN TỆ TOÀN CẦU
- CHƯƠNG 9 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
- Khái quát về chiến lược kinh doanh quốc tế Khái niệm Chiến lược: những hoạt động của nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của một công ty Chiến lược kinh doanh quốc tế là sự tập hợp một cách thống nhất các hoạt động của một đơn vị bao gồm quá trình xác định mục tiêu, các biện pháp và các phương tiện để đạt được hiệu quả nhất định trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
- Vai trò Giúp các công ty, các tập đoàn: ◦ Thấy được chính mình ở hiện tại, chỉ ra điểm mạnh và yếu của mình. ◦ Xác định các mục tiêu kinh doanh trong tương lai. ◦ Lập kế hoạch đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài. ◦ Điều chỉnh và thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế.
- Lựa chọn chiến lược Để đạt được các mục tiêu đã đề ra khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế, các công ty cần phải lựa chọn phương hướng chiến lược thích hợp. Việc lựa chọn chiến lược nào tùy thuộc vào sự tác động của 2 nhân tố: ◦ Áp lực của chi phí ◦ Áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương đầu tư
- Áp lực chi phí: ◦ Mỗi công ty sở hữu một chuỗi giá trị khác nhau. ◦ Mỗi chuỗi giá trị sẽ tạo nên một mức chi phí và lợi nhuận khác nhau trong kinh doanh quốc tế. ◦ Mức chi phí càng cao thì áp lực của chi phí càng cao, và ngược lại. Áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương ◦ Mỗi địa phương, mỗi thị trường có các đặc điểm và yêu cầu khác nhau đối với các sản phẩm ◦ Địa phương càng có nhiều đặc điểm khác biệt, yêu cầu càng cao sẽ tạo nên áp lực đáp ứng yêu cầu càng cao, và ngược lại.
- Bốn chiến lược cơ bản Chiến lược quốc tế Chiến lược đa địa phương Chiến lược toàn cầu Chiến lược xuyên quốc gia Cao Chiến lược Chiến lược Xuyên quốc Toàn cầu gia Chiến lược Chiến lược Áp lực chi phí chi lực Áp quốc tế Đa địa phương Thấp Thấp Áp lực đáp ứng nhu cầu địa phương Cao
- Chiến lược quốc tế (International Strategy) Công ty coi mình là trung tâm, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở phát huy các thế mạnh của mình. Chiến lược này được sử dụng khi cả áp lực chi phí cũng như áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương đều thấp.
- Chiến lược quốc tế Nhiệm vụ của công ty Khả năng tạo lợi nhuận Kiểu lãnh đạo Tập trung hóa các năng lực cốt lõi, còn lại phi tập trung. Chiến lược Liên kết toàn cầu Cơ cấu tổ chức Phân chia theo sản phẩm Văn hóa Nước chủ nhà Kỹ thuật Sản xuất đại trà Chiến lược Marketing Phát triển sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng trong nước Chiến lược lợi nhuận Lợi nhuận được mang về nước chủ nhà Hoạt động quản lý Hoạt động ở nước ngoài do người nước nguồn nhân lực chủ nhà quản lý
- Cấu trúc tổ chức phân chia theo sản phẩm Ban Lãnh đạo Bộ phân nội địa Bộ phân nội địa Bộ phân quốc tế Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo sản phẩm A sản phẩm B sản phẩm quốc tế Quốc gia 1 Quốc gia 2 Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo Các sản phẩm Các sản phẩm A, B, A, B,
- Chiến lược quốc tế Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Luân chuyển các năng ⚫ Thiếu sự thích ứng với lực đặc biệt ra thị trường địa phương nước ngoài ⚫ Không thấy được tính kinh tế của địa điểm ⚫ Không thể khai thác các tác dụng của đường cong kinh nghiệm
- Chiến lược đa địa phương (Multidomestic Strategy) Công ty coi mỗi quốc gia là một thị trường riêng biệt với những khác biệt về văn hóa cao. Hình thành nên những công ty có hoạt động ở nước ngoài nhưng các hoạt động này độc lập nhau gọi là chiến lược đa địa phương. Chiến lược này được dùng khi áp lực chi phí thấp nhưng áp lực đáp ứng yêu cầu của địa phương cao.
- Chiến lược đa địa phương Nhiệm vụ của công ty Đáp ứng yêu cầu địa phương Kiểu lãnh đạo Phi tập trung, từ dưới lên (đơn vị địa phương đặt mục tiêu) Chiến lược Thích ứng quốc gia Cơ cấu tổ chức Phân chia khu vực Văn hóa Nước sở tại Kỹ thuật Sản xuất nhóm (mức độ thấp) Chiến lược Marketing Phát triển sản phẩm theo nhu cầu địa phương Chiến lược lợi nhuận Lợi nhuận giữ lại nước sở tại Hoạt động quản lý Người địa phương được sử dụng vào nguồn nhân lực những vị trí then chốt
- Cấu trúc tổ chức phân chia theo khu vực Ban Lãnh đạo Tập đoàn Nhóm SX toàn cầu Nhóm SX toàn cầu Nhóm SX toàn cầu Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo sản phẩm A sản phẩm B sản phẩm C Khu vực 1 Khu vực 2 Nội địa Quốc tế
- Chiến lược đa địa phương Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Địa phương hóa các yêu ⚫ Không thấy được tính cầu và công tác marketing kinh tế của địa điểm sản phẩm để đạt được sự ⚫ Không thể khai thác các thích ứng với địa phương tác dụng của đường cong kinh nghiệm ⚫ Không thể luân chuyển các năng lực đặc biệt ra thị trường nước ngoài
- Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) Công ty xem thị trường thế giới là một thị trường thống nhất. Đồng thời công ty sẽ tiến đến thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa các giá trị của công ty để kết hợp các lợi thế cạnh tranh nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Chiến lược này phù hợp với những lĩnh vực có áp lực cao về chi phí nhưng áp lực về nhu cầu địa phương thấp (vd ngành công nghiệp bán dẫn) nhưng không phù hợp với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng do áp lực đáp ứng nhu cầu địa phương cao
- Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) Nhiệm vụ của công ty Tăng lợi nhuận trong khi mức đáp ứng yêu cầu địa phương thấp Kiểu lãnh đạo Tương đối tập trung, thương lượng giữa vùng và công ty con Chiến lược Liên kết khu vực với mức độ thích ứng thấp Cơ cấu tổ chức Kết hợp theo sản phẩm và theo vùng (tổ chức theo dạng ma trận Văn hóa Tính khu vực Kỹ thuật Chế tạo linh hoạt Chiến lược Marketing Tiêu chuẩn hóa theo vùng Chiến lược lợi nhuận Lợi nhuận được tái phân phối theo vùng Hoạt động quản lý Người trong khu vực nắm giữ vị trí chủ chốt nguồn nhân lực trong khu vực.
- Cấu trúc tổ chức dạng ma trận Ban lãnh đạo K V 1 K V 2 K V 3 Bộ phận sản phẩm A Bộ phận sản phẩm B Bộ phận sản phẩm C
- Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Khai thác được các tác ⚫ Thiếu sự thích ứng với dụng của đường cong kinh địa phương. nghiệm ⚫ Khai thác được tính kinh tế của địa điểm
- Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational Strategy) Công ty thực hiện một chiến lược nhằm đạt được tất cả các mục tiêu một cách đồng thời. Bằng cách luân chuyển các lợi thế cạnh tranh bên trong công ty đồng thời cũng cũng phải chú ý đáp ứng yêu cầu của địa phương. Chiến lược này phù hợp với những lĩnh vực mà áp lực về chi phí và đáp ứng nhu cầu địa phương cao, công ty cố gắng đạt được đồng thời 2 mục tiêu là giảm chi phí và tạo sự khác biệt cho sản phẩm
- Chiến lược xuyên quốc gia Nhiệm vụ của công ty Đáp ứng cả hai Kiểu lãnh đạo Kết hợp giữa tập trung và phi tập trung, thương lượng ở tất cả các cấp của tổ chức Chiến lược Liên kết toàn cầu và thích ứng quốc gia Cơ cấu tổ chức Mạng lưới tổ chức (bao gồm cả cổ đông) Văn hóa Toàn cầu Kỹ thuật Chế tạo linh hoạt Chiến lược Marketing Sản phẩm quốc tế với sự khác biệt địa phương Chiến lược lợi nhuận Tái phân phối trên cơ sở toàn cầu Hoạt động quản lý Những người giỏi giữ vị trí chủ chốt ở bất nguồn nhân lực cứ nơi nào trên thế giới
- Chiến lược xuyên quốc gia Ưu điểm Nhược điểm ⚫ Khai thác các tác dụng của ⚫ Khó thực hiện bởi đường cong kinh nghiệm các vấn đề về tổ ⚫ Khai thác tính kinh tế của địa chức. điểm ⚫ Địa phương hóa yêu cầu về sản phẩm và công tác marketing để đạt được sự thích ứng với địa phương ⚫ Hưởng lợi từ hoạt động huấn luyện toàn cầu
- Hoạch định và thực hiện chiến lược Chuẩn bị hoạch định chiến lược (Xác định các mục tiêu cơ bản) Phân tích môi trường Bên ngoài và bên trong Xác định mục tiêu và kế hoạch tổng thể Thực hiện kế hoạch Đánh giá và kiểm soát hoạt động
- CHƯƠNG 10 CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
- ▪ Quyết định xâm nhập thị trường nước ngoài ✓ Xâm nhập vào thị trường nào? ✓ Thời điểm nào thích hợp cho việc xâm nhập? ✓ Xâm nhập với quy mô nào? ▪ Phương thức xâm nhập thị trường: xuất khẩu, cấp giấy phép (licensing), nhượng quyền thương mại (Franchising), liên doanh (Joint venture),100% vốn nước ngoài (Wholly owned), chìa khóa trao tay (Turn – key project)
- Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế Chìa khóa Nhượng trao tay Liên Cấp giấy quyền TM doanh phép 100% vốn nước Xuất ngoài khẩu
- Hoạt động xuất khẩu Nhiều công ty lựa chọn lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa khi bắt đầu hoạt động kinh doanh quốc tế. Các công ty có những thỏa thuận về đầu tư nước ngoài trên quy mô lớn vẫn tiếp tục xuất khẩu nhằm đạt được những mục tiêu tổng thể của họ.
- Hoạt động xuất khẩu Giảm thiểu đáng kể chi phí đầu tư xây dựng nhà máy tại nước sở tại Có kinh nghiệm về thị hiếu và phân khúc thị trường tại nước sở tại
- Hoạt động xuất khẩu Giá thành vận chuyển cao làm xuất khẩu không còn là lợi thế, nhất là với những sản phẩm sản xuất với khối lượng lớn Hàng rào thuế quan của nước sở tại có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của xuất khẩu
- Hoạt động cấp giấy phép Là hoạt động mà các công ty đa quốc gia muốn có thu nhập từ những tài sản vô hình, từ hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp của mình cho một hay nhiều người khác. Người cấp giấy phép cho phép sử dụng tài sản vô hình của mình trong thời gian cố định, và ngược lại người giữ bản quyền được người dùng trả cho 1 khoản phí tùy theo phạm vi, khả năng sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao
- Hoạt động cấp giấy phép Các hợp đồng cấp giấy phép có thể: ◦ Độc quyền hay không độc quyền ◦ Sử dụng bằng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết hoặc bản quyền. ◦ Sử dụng trong thời gian bao lâu, dài hay ngắn. ◦ Sử dụng trong phạm vi địa lý nào?
- Hoạt động cấp giấy phép Ưu điểm: ◦ Công ty không cần vốn đầu tư và mạo hiểm thiết lập thị trường nước ngoài mà người được cấp phép sẽ đầu tư thay họ ◦ Chi phí sản xuất thấp, được quản lý tốt.
- Hoạt động cấp giấy phép Nhược điểm: ◦ Tạo ra những đối thủ cạnh tranh hiệu quả ◦ Không có sự xuất hiện trên thị trường một cách dài hạn
- Hoạt động nhượng quyền thương mại Nhượng quyền kinh doanh là hoạt động thương mại,bao gồm việc bên nhượng quyền cung cấp nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh cho bên được nhượng quyền; ngoài tài sản vô hình người được nhượng quyền còn phải tuân thủ một số luật nghiêm ngặt của người nhượng quyền
- Hoạt động nhượng quyền thương mại Ưu điểm: Công ty nhượng quyền thương mại sẽ không lo về vốn đầu tư cũng như mạo hiểm mà là do công ty được nhượng quyền thương mại. là động lực cho công ty được nhượng quyền thương mại phát triển công ty để có lợi nhuận càng nhanh càng tốt và cũng giúp cho loại hình dịch vụ của công ty nhượng quyền thương mại phát triển nhanh trên thế giới
- Hoạt động nhượng quyền kinh doanh Nhược điểm: ➢ Khó kiểm soát đồng nhất chất lượng ➢ Giảm khả năng phối hợp chiến lược toàn cầu
- Chìa khóa trao tay – Turnkey project Còn được gọi là dự án xây dựng và chuyển giao. Liên quan đến một hợp đồng mà bên phía chuyển giao sẽ đồng ý vận hành toàn bộ mọi hoạt động của dự án do bên chủ đầu tư đặt hàng (bao gồm xây dựng, lắp đặt, vận hành và cả việc huấn luyện đội ngũ, ). Khi hoàn tất hợp đồng, phía chủ đầu tư sẽ nhận lại toàn bộ dự án, và thanh toán cho phía chuyển giao một số tiền.
- Chìa khóa trao tay – Turnkey project Hoạt động này thường gặp đối với: ◦ Các công ty xây dựng ◦ Các công ty hóa chất, dược phẩm ◦ Công nghiệp hóa dầu hoặc tinh luyện khoáng sản hầu hết được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất đắt tiền và phức tạp.
- Chìa khóa trao tay – Turnkey project Ưu điểm: ◦ Khả năng tạo lợi nhuận lớn từ tài sản ◦ Khả năng kiếm được lợi nhuận các kỹ năng về công nghệ ở các quốc gia mà nguồn vốn FDI bị hạn chế. ◦ Ít rủi ro hơn FDI Nhược điểm: ◦ Tạo ra những đối thủ cạnh tranh hiệu quả ◦ Không có sự xuất hiện trên thị trường một cách dài hạn ◦ Nhà thầu không được chia lợi nhuận khi đã bàn giao dự án cho chủ đầu tư
- Liên doanh – Joint Ventures Là việc thành lập một doanh nghiệp được sở hữu chung giữa 2 hay nhiều bên. Các bên sẽ đóng góp theo một tỷ lệ nhất định trong tổng vốn của doanh nghiệp liên doanh và phân chia quyền kiểm soát cũng như mọi hoạt động của liên doanh.
- Liên doanh Ưu điểm: Công ty liên doanh được hưởng lợi về điều kiện cạnh tranh, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị của nước sở tại từ cổ đông của nước đó Chia sẻ chi phí và rủi ro phát triển Có sự chấp thuận về chính trị
- Liên doanh Nhược điểm: Thiếu sự kiểm soát về công nghệ Không thể kết hợp với chiến lược toàn cầu Không thể nhận ra tính kinh tế của kinh nghiệm và của địa phương
- 100% vốn đầu tư nước ngoài – Wholly owned Là hình thức mà nhà đầu tư có thể sở hữu toàn bộ vốn. Có 2 cách để thành lập: ◦ Tự thành lập ◦ Mua lại toàn bộ số vốn hoặc cổ phẩn
- 100% vốn đầu tư nước ngoài – Wholly owned Việc thành lập công ty 100% vốn sở hữu có thể thực hiện bằng 2 cách: • Thành lập 1 công ty mới tại nước sở tại • Mua lại công ty khác, và dùng công ty này để kinh doanh mặt hàng của công ty mẹ
- 100% vốn đầu tư nước ngoài – Wholly owned Ưu điểm: Bảo vệ công nghệ Có thể tham gia vào chiến lược toàn cầu Có thể thấy được tính kinh tế của kinh nghiệm và của địa phương. Nhược điểm: Chi phí và rủi ro cao.