Bài giảng Phân tích Lợi ích, Chi phí - Bài giảng 2: Nền tảng phúc lợi và giá trị kinh tế của CBA

pdf 72 trang Đức Chiến 05/01/2024 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích Lợi ích, Chi phí - Bài giảng 2: Nền tảng phúc lợi và giá trị kinh tế của CBA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_loi_ich_chi_phi_bai_giang_2_nen_tang_phu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích Lợi ích, Chi phí - Bài giảng 2: Nền tảng phúc lợi và giá trị kinh tế của CBA

  1. Bài giảng 2 Nền tảng phúc lợi và giá trị kinh tế cho Phân tích Lợi ích-Chi phí Khoa Kinh Tế Theo bài giảng của TS. Benoit Laplante 1 Chuyên gia kinh tế môi trường EEPSEA
  2. Phân tích Lợi ích – Chi phí Bài giảng 1: Giới thiệu phân tích lợi ích – chi phí (CBA). Bài giảng 2: Nền tảng phúc lợi và giá trị kinh tế của CBA. Bài giảng 3: Thực hiện CBA: Nhận dạng và lượng hóa lợi ích và chi phí (bước 1 đến 3). Bài giảng 4: Thực hiện CBA: Tiền tệ hóa lợi ích và chi phí (bước 4). Bài giảng 5: Thực hiện CBA: Xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính và kinh tế (bước 5). Bài giảng 6: Thực hiện CBA: Chiết khấu và tính các tiêu chí đánh giá dự án (bước 6 và 7). Bài giảng 7: Thực hiện CBA: Phân tích rủi ro (bước 8). Bài giảng 8: Phân tích dự án tích hợp (Integrated Project Analysis). 2
  3. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1. Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2. Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3. Hiệu quả Pareto 1.4. Sự ưa thích xã hội 1.5. Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6. Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 3
  4. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1. Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2. Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3. Hiệu quả Pareto 1.4. Sự ưa thích xã hội 1.5. Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6. Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 4
  5. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 5
  6. Tiêu chí đánh giá ▪ Tiêu chí nào được sử dụng? • Lý tưởng: chỉ thực hiện những chính sách hay dự án với “suất chiết khấu xã hội” và cải thiện “phúc lợi xã hội”. ▪ Vấn đề: • Vấn đề 1: Các nhà hoạch định chính sách có xu hướng hành động vị kỷ cá nhân nên họ có thể không dùng suất chiết khấu xã hội. • Vấn đề 2: “Suất chiết khấu xã hội” là gì? “Phúc lợi xã hội” là gì? ▪ Chức năng quan trọng của tiếp cận kinh tế đối với phúc lợi xã hội: Vai trò trung tâm của sự ưa thích cá nhân. 6
  7. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 7
  8. Vai trò của sự ưa thích cá nhân ▪ Tại sao lại là sự ưa thích cá nhân? Các tiếp cận này phản ánh quan điểm triết lý nhất quán với bối cảnh dân chủ tự do. Tiêu chí đánh giá dự án/chính sách trong trường hợp đơn giản nhất: ▪ Giả sử dự án hay chính sách tác động chỉ một người. Tiêu chí sẽ rất đơn giản: dự án hay chính sách ‘tốt’ nếu làm cho người bị tác động tốt hơn, căn cứ vào chính sự ưa thích của người đó. ▪ Vấn đề: • Hầu hết các dự án hay chính sách tác động nhiều hơn là một người. Chúng ta sẽ làm gì? 8
  9. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 9
  10. Hiệu quả Pareto Hiệu quả Pareto: ▪ Một phân bổ nguồn lực đạt Hiệu quả Pareto nếu nó không thể có phương án tái phân bổ lại nguồn lực theo cách làm cho ít nhất một người được lợi mà không có ai bị thiệt cả. Cải thiện Pareto: ▪ Một phân bổ lại nguồn lực mà ít nhất làm cho một người tốt hơn và không làm ai bị thiệt hại cả được gọi là một Cải thiện Pareto hoặc tái phân bổ cải thiện Pareto. 10
  11. Hiệu quả Pareto U(Y) Giả sử xã hội chỉ có hai cá nhân, X và Y. U(X) 11
  12. Hiệu quả Pareto U(Y) Tập hợp tất cả các kết hợp có thể có của U(X) và U(Y) có thể đạt được với cùng nguồn lực sẵn có. U(X) 12
  13. Hiệu quả Pareto U(Y) Kết hợp hữu dụng đạt được với phương án phân bổ nguồn lực hiện hành A U(Y)A U(X)A U(X) 13
  14. Hiệu quả Pareto U(Y) A U(Y)A Liệu có thể tái phân bổ nguồn lực để làm cho một người tốt hơn mà không làm người khác xấu đi? U(X)A U(X) 14
  15. Hiệu quả Pareto U(Y) B U(Y)B A U(Y)A U(X)B U(X)A U(X) 15
  16. Hiệu quả Pareto U(Y) B U(Y)B A U(Y)A U(X) U(X)B U(X)A 16
  17. Hiệu quả Pareto U(Y) B U(Y)B Giả sử chúng ta đang ở tại B. Liệu có thể tái phân bổ nguồn lực để làm cho một người tốt hơn mà không làm người còn lại xấu đi? U(X)B U(X) 17
  18. Hiệu quả Pareto U(Y) B U(Y)B A U(Y)A U(X)B U(X)A U(X) 18
  19. Hiệu quả Pareto U(Y) Vì vậy, phân bổ nguồn lực cả A và B đều đạt hiệu quả B Pareto. U(Y)B A U(Y)A U(X)B U(X)A U(X) 19
  20. Hiệu quả Pareto U(Y) Giới hạn Hiệu quả Pareto: Tập hợp tất cả kết hợp có thể có của U(X) và U(Y) đạt hiệu quả Pareto. U(X) 20
  21. Hiệu quả Pareto U(Y) U(Y)C C Độ hữu dụng từ phân bổ nguồn lực ở hiện tại U(X)C U(X) 21
  22. Hiệu quả Pareto U(Y) U(Y)C C Liệu có thể tái phân bổ nguồn lực để làm cho một người tốt hơn mà không làm người còn lại xấu đi? U(X)C U(X) 22
  23. Hiệu quả Pareto U(Y) Phân bổ cải thiện Pareto so với phân bổ tại C. U(Y)C C U(X)C U(X) 23
  24. Hiệu quả Pareto Hiệu quả Pareto: ▪ Một phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto nếu nó không thể tái phân bổ nguồn lực theo cách làm cho ít nhất một cá nhân tốt hơn và không làm ai xấu đi cả. Cải thiện Pareto: ▪ Một phân bổ nguồn lực làm cho ít nhất một người tốt hơn và không làm cho ai xấu đi cả thì sẽ được gọi là một cải thiện Pareto hoặc tái phân bổ cải thiện Pareto. Tiêu chí để đánh giá dự án/chính sách: ▪ Nếu một dự án hay chính sách tạo ra được một sự cải thiện Pareto thì đó là một chính sách tốt. ▪ Nếu một dự án hay chính sách không tạo ra được một sự cải thiện Pareto thì đó là một chính sách không tốt. 24
  25. Hiệu quả Pareto ▪ Kết quả: Giả sử một chính sách hay dự án làm mọi người tốt hơn và chỉ có một người bị xấu đi. Dự án này có tạo ra được một cải thiện Pareto hay không? Không. Và do vậy đây là một chính sách hay dự án tệ. ▪ Vấn đề: Hầu hết chính sách hay dự án sẽ làm cho một số người tốt hơn, và một số người xấu đi. Hay nói cách khác, hầu hết chính sách hay dự án KHÔNG tạo ra được cải thiện Pareto. Và rồi, phải làm gì đây? Làm sao chúng ta so sánh, làm sao chúng ta tính gộp các lợi ích của người được hưởng lợi và các thiệt hại của người gánh chịu chi phí lại với nhau? 25
  26. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 26
  27. Sự ưa thích xã hội ▪ Một cách lý tưởng, chúng ta sẽ tính gộp các sự ưa thích cá nhân thành sự ưa thích xã hội, và sau đó sử dụng sự ưa thích xã hội để xác định có chăng tổng phúc lợi, hay phúc lợi xã hội tăng hoặc giảm là kết quả của dự án hay chính sách. ▪ SW = F(U1, U2, U3, UN) trong đó N tổng số cá nhân trong xã hội ▪ Vài ví dụ về hàm phúc lợi xã hội (SW): • SW = U1 + U2 + U3 + . + UN Hàm SW theo độ hữu dụng (hoặc Benthamite) • SW = α1U1 + α2U2 + α3U3 + . + αNUN Hàm SW theo độ hữu dụng có trọng số • SW = min(U1, U2, U3, UN) Hàm SW Rawlsian 27
  28. Sự ưa thích xã hội ▪ Vấn đề: Không thể xây dựng ‘sự ưa thích xã hội’ từ các sự ưa thích cá nhân. ▪ Đó là Định lý Bất khả Arrow (Arrow’s Impossibility Theorem). ▪ Lý do mấu chốt của Định lý này là vì chúng ta không thể đo lường được độ hữu dụng. 28
  29. Sự ưa thích xã hội ▪ Kết quả quan trọng: Nếu không thể xây dựng được hàm SW từ các sự ưa thích cá nhân, thì không thể xác định được những phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto. ▪ Có lẽ quan trọng hơn cả là không thể khẳng định khả năng chắc chắn một tái phân bổ nguồn lực tạo ra một sự cải thiện Pareto. ▪ Hay nói cách khác: Chúng ta KHÔNG thể nói có hay không một dự án hay chính sách là tốt hay xấu. Vậy thì làm sao đây? 29
  30. Sự ưa thích xã hội ▪ Bỏ phiếu thì sao? ▪ Vấn đề 1: Bỏ phiếu không phản ánh cường độ của sự ưa thích. ▪ Vấn đề 2: Kết quả của bỏ phiếu cũng phụ thuộc vào cấu trúc hay quy trình bỏ phiếu. 30
  31. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 31
  32. Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? ▪ Không có giải pháp nào cho vấn đề bất khả thi của “sự ưa thích xã hội”. Vấn đề then chốt là chúng ta không thể so sánh độ hữu dụng tăng lên của một người với độ hữu dụng mất đi của người khác. Chúng ta có thể đo lường cái gì? ▪ Với mục đích so sánh, chúng ta chỉ có thể đo lường giá trị mà một người đánh giá về một thứ nào đó thông qua số lượng những thứ khác mà người đó sẵn lòng từ bỏ để có được thứ đang đánh giá. ▪ Chỉ một thứ mà chúng ta có thể đo lường được là sẵn lòng trả của người đó. Chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên giá trị tương đối. 32
  33. Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? Chúng ta có thể làm gì bây giờ? ▪ Chúng ta có thể tính gộp tất cả WTP của các cá nhân lại với nhau và đo lường tổng lợi ích của dự án hay chính sách. Tương tự vậy, chúng ta có thể tính gộp thiệt hại/chi phí của các cá nhân lại với nhau và đo lường tổng chi phí của dự án. ▪ Giả sử tổng lợi ích (từ những người được lợi) lớn hơn tổng chi phí (từ những người bị thiệt hại). ▪ Điều này có hàm ý gì về mặt phúc lợi? ▪ Nó có nghĩa là, về mặt nguyên lý, những người được lợi có thể đền bù cho những người bị thiệt hại, và vẫn duy trì được trạng thái tốt hơn. Hay nói cách khác, về nguyên lý chúng ta có thể tái phân bổ lợi ích và thiệt hại theo cách mà những người bị thiệt hại cuối cùng sẽ không bị xấu đi, và những người được lợi vẫn tốt hơn. ▪ Cách thức này chúng ta gọi là Cải thiện Pareto tiềm năng. 33
  34. Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? Cải thiện Pareto tiềm năng: ▪ Một tái phân bổ nguồn lực đạt được Cải thiện Pareto tiềm năng (PPI) nếu theo nguyên lý ‘người chiến thắng’ có thể đền bù cho ‘người bị thiệt hại’, và vẫn duy trì được trạng thái tốt hơn. ▪ Hay nói cách khác, tái phân bổ nguồn lực đạt được Cải thiện Pareto tiềm năng nếu lợi ích lớn hơn chi phí. ▪ Đây chính làtiêu chí Kaldor-Hicks. 34
  35. Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? Tiêu chí đánh giá chính sách/dự án: ▪ Nếu một chính sách hay một dự án tạo ra một sự cải thiện Pareto tiềm năng, thì đó là một chính sách/dự án tốt. ▪ Nếu một chính sách hay dự án không tạo ra một sự cải thiện Pareto tiềm năng, thì đó là một chính sách/dự án tồi. Hay nói cách khác: ▪ Nếu lợi ích của một chính sách hay dự án lớn hơn chi phí thì đạt được cải thiện Pareto tiềm năng, và do vậy ta có một dự án hay chính sách tốt. ▪ Nếu lợi ích của một dự án hay chính sách nhỏ hơn chi phí thì sẽ KHÔNG đạt được cải thiện Pareto tiềm năng, và do đó KHÔNG phải là một dự án hay chính sách tốt. ▪ PPI tiêu chí phúc lợi chuẩn trong kinh tế học. 35
  36. Nền tảng phúc lợi của phân tích kinh tế Nền tảng phúc lợi có thể được tóm tắt như sau: 1) Sự ưa thích của các cá nhân được xem là căn nguyên của giá trị. Khẳng định là phúc lợi hay tồn tại tốt lớn hơn khi có dự án so với khi không có dự án cũng cho biết cá nhân đó ưa thích việc có dự án hơn. 2) Sự ưa thích được đo lường bằng sẵn lòng trả (WTP) cho lợi ích và sẵn lòng chấp nhận đền bù (WTA) cho chi phí. 3) Nếu giả định rằng sự ưa thích của các cá nhân có thể được tính gộp lại thì lợi ích xã hội đơn giản là cộng tất cả lợi ích của các cá nhân lại và chi phí xã hội là cộng tất cả chi phí của các cá nhân. 4) Nếu những người được hưởng lợi từ dự án được giả định là có thể đền bù thiệt hại cho người bị thiệt và vẫn có lợi ích dương thì phép kiểm định cơ bản với lợi ích lớn hơn chi phí sẽ thỏa (tiêu chí Kaldor-Hicks). 36
  37. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 37
  38. Phê bình Lưu ý 1: ▪ Rất quan trọng để hiểu WTP như là một cách thức đo lường giá trị KHÔNG chỉ dựa trên một mình sự ưa thích. ▪ WTP của một người cũng phụ thuộc vào những giới hạn mà người đó đối diện. ▪ WTP được quyết định bởi sự kết hợp của sự ưa thích và cả giới hạn từ sự lựa chọn. 38
  39. Phê bình Phê bình 1: ▪ Chúng ta không đồng ý với sự tồn tại của phân phối tài sản. ▪ Đây là một phê bình quan trọng vì nếu phân phối tài sản sai (không công bằng) thì tranh luận dựa trên tính hiệu quả cho một tái phân bổ cũng sai. ▪ Các nhà kinh tế học phản ứng với tranh luận này bằng cách nào? 39
  40. Phê bình ▪ Phản ứng của nhà kinh tế học: ▪ Đánh giá giá trị không thể tách biệt với phân phối tài sản. ▪ Giá trị không thể dựa trên một số phương án giả định của phân phối tài sản. ▪ Giá trị phải được dựa trên phân phối tài sản hiện hành. Nếu phân phối này được xem là không phù hợp thì phải cần có các chính sách điều chỉnh phân phối tài sản này. ▪ Chúng ta tách biệt tranh luận hiệu quả với tranh luận công bằng. 40
  41. Phê bình Lưu ý 2: ▪ Một tái phân bổ đạt cải thiện Pareto tiềm năng (PPI) nếu theo nguyên lý ‘người chiến thắng’ đền bù cho ‘người bị thiệt hại’, và vẫn được tốt hơn. Phê bình 2: ▪ PPI không yêu cầu có đền bù thực tế. Do vậy, nó khả năng trên thực tế chính sách hay dự án làm cho một số người bị thiệt hại thật sự. 41
  42. Phê bình ▪ Tại sao không yêu cầu chi trả đền bù? Tốn chi phí giám sát và thực hiện. Vấn đề rủi ro đạo đức. 42
  43. Nền tảng phúc lợi của phân tích kinh tế Đ Ầ Đ Ầ U DỰ ÁN V U À R O A Chi phí xã hội sử dụng đầu Lợi ích xã hội với sản vào khan hiếm để thực lượng được sản xuất hiện dự án này là gì? bởi dự án là gì? 43
  44. Nền tảng phúc lợi của phân tích kinh tế Đ Ầ Đ Ầ U DỰ ÁN V U À R O A Chi phí xã hội sử dụng đầu Lợi ích xã hội với sản vào khan hiếm để thực lượng được sản xuất hiện dự án này là gì? bởi dự án là gì? 44
  45. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 45
  46. Chi phí cơ hội Chi phí kinh tế của một đầu vào được sử dụng cho dự án được đo lường bởi giá trị kinh tế của đầu vào này trong một phương án thay thế tốt nhất. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội đo lường giá trị của những gì mà xã hội phải từ bỏ để sử dụng những đầu vào cho việc thực hiện dự án. Thông thường, giá thị trường của đầu vào sẽ là phương thức đo lường chi phí cơ hội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, điều này có thể không còn đúng nữa. 46
  47. Chi phí cơ hội Xem xét một dự án trong đó có tuyển dụng lao động. Chi phí tài chính của lao động là gì? Chi phí tài chính cho dự án để sử dụng lao động đơn giản là giá được trả bởi dự án cho việc sử dụng lao động. Giá này thường được đo lường thông qua mức lương thị trường. 47
  48. Chi phí cơ hội Chi phí kinh tế là gì? Chi phí kinh tế cho cùng một dự án để sử dụng lao động được đo lường bởi chi phí cơ hội của nó, tức là giá trị của lao động trong một phương án thay thế tốt nhất. Chi phí kinh tế sẽ phụ thuộc vào khả năng lao động có việc làm hay bị thất nghiệp. Nếu lao động đã có việc làm thì chi phí cơ hội có thể được đo lường bởi mức lương thị trường với công việc thay thế này. Trong bối cảnh này, chi phí kinh tế của lao động tương đương chi phí tài chính của lao động. Tuy nhiên, nếu lao động thất nghiệp thì chi phí cơ hội cho sử dụng lao động có thể rất nhỏ. Trong trường hợp này, chi phí kinh tế của lao động nhỏ hơn chi phí tài chính của lao động. 48
  49. Nền tảng phúc lợi của phân tích kinh tế Đ Ầ Đ Ầ U DỰ ÁN V U À R O A Chi phí xã hội sử dụng đầu Lợi ích xã hội với sản vào khan hiếm để thực lượng được sản xuất hiện dự án này là gì? bởi dự án là gì? 49
  50. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 50
  51. Khái niệm giá trị kinh tế Giả sử có vấn đề ùn tắc giao thông. Xem xét một cá nhân ban đầu có phúc lợi là W0 với mức thu nhập bằng tiền của người đó là Y0 và mức ùn tắc giao thông là T0: W0 (Y0, T0) Bây giờ xem xét một dự án giảm ùn tắc giao thông xuống T1. Giảm ùn tắc giao thông này sẽ làm tăng phúc lợi cho người đó lên W1: W1 (Y0, T1) Vì phúc lợi của người này tăng khi có dự án nên ta biết được: W1 (Y0, T1) > W0 (Y0, T0) 51
  52. Khái niệm giá trị kinh tế Để đánh giá sự phù hợp của dự án này và so sánh chi phí của nó với lợi ích, chúng cần biết phúc lợi của người này tăng lên bao nhiêu khi ùn tắc giao thông giảm, vd, đó là hiệu số giữa W1 và W0? ΔW = W1 (Y0, T1) - W0 (Y0, T0) Chúng ta có thể đo lường sự thay đổi này bằng phúc lợi ra sao? Giá trị hiệu số giữa W1 và W0 lớn như thế nào? Có hai cách tiếp cận giúp trả lời câu hỏi này. 52
  53. Khái niệm giá trị kinh tế Cách tiếp cận 1: Xác định số tiền tối đa người đó sẵn lòng trả (WTP) cho sự thay đổi của ùn tắc giao thông. Về tác động, người đó được hỏi (hoặc được giả định) xem xét hai kết hợp giữa thu nhập và mức độ ùn tắc giao thông mà cả hai kết hợp này cho cùng một mức phúc lợi: ▪ Một kết hợp trong đó thu nhập của người đó giảm và ùn tắc giao thông cũng giảm; và ▪ Một kết hợp khác trong đó thu nhập không giảm và tình trạng ùn tắc giao thông được giữ nguyên không đổi W0 (Y0, T0) = W0 (Y0 – WTP, T1) 53
  54. Khái niệm giá trị kinh tế Cách tiếp cận 1: W0 (Y0, T0) = W0 (Y0 – WTP, T1) WTP đuợc định nghĩa như tổng số tiền làm cho cả hai kết hợp giữa thu nhập và mức độ ùn tắc giao thông tạo ra cùng một mức phúc lợi. Đây là khoản tiền tối đa mà người này sẵn lòng trả cho sự thay đổi tích cực của phúc lợi có được từ việc giảm ùn tắc giao. WTP tối đa này được định nghĩa là giá trị kinh tế của sự thay đổi phúc lợi do giảm ùn tắc giao thông từ T0 xuống T1. 54
  55. Khái niệm giá trị kinh tế Cách tiếp cận 2: Xác định số tiền nhỏ nhất mà cá nhân này sẵn lòng chấp nhận (WTA) để từ bỏ việc cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông. Trong trường hợp này, người đó được hỏi việc xem xét hai kết hợp như sau giữa thu nhập và mức độ ùn tắc giao thông mà cả hai cùng tạo ra một mức phúc lợi như nhau (W1): W1 (Y0, T1) = W1 (Y0 + WTA, T0) Trong trường hợp này, WTA chính là phương án đo lường thay thế cho giá trị kinh tế đối với người này về sự thay đổi phúc lợi (W1 - W0) do giảm ùn tắc giao thông. 55
  56. Khái niệm giá trị kinh tế Bây giờ xem xét trường hợp dự án làm giảm phúc lợi. Lấy ví dụ, xem xét một tình huống trong đó dự án làm tăng ô nhiễm không khí cho hàng xóm của bạn, bên cạnh nhiều tác động khác. 56
  57. Khái niệm giá trị kinh tế Xem xét một cá nhân với tình trạng phúc lợi ban đầu W0 với mức thu nhập bằng tiền Y0 và mức ô nhiễm không khí 0P : W0 (Y0, P0) Bây giờ xem xét một dự án sẽ làm tăng ô nhiễm không khí đến P1. Việc làm tăng ô nhiễm không khí này có thể làm giảm phúc lợi của người đó xuống W1: W1 (Y0, P1) Vì phúc lợi của cá nhân này giảm khi có dự án nên ta biết được rằng: W0 (Y0, P0) > W1 (Y0, P1) 57
  58. Khái niệm giá trị kinh tế Để đánh sự phù hợp của dự án này và so sánh lợi ích của nó với chi phí, chúng ta cần biết biết phúc lợi của người đó giảm đi bao nhiêu vì tăng ô nhiễm không khí, vd., độ lớn của hiệu số giữa W0 và W1 là bao nhiêu? ΔW = W0 (Y0, P0) - W1 (Y0, P1) Chúng ta có thể đo lường sự thay đổi phúc lợi này ra sao? Có hai cách tiếp cận để trả lời câu hỏi này. 58
  59. Khái niệm giá trị kinh tế Cách tiếp cận 1: Xác định số tiền tối thiểu mà người này sẵn lòng chấp nhận (WTA) để được đền bù cho thiệt hại do ô nhiễm không khí tăng lên. Về tác động, người này được hỏi (hay được giả định) xem xét hai kết hợp giữa mức thu nhập và ô nhiễm không khí có cùng một mức phúc lợi: ➢ Một kết hợp trong đó thu nhập tăng và ô nhiễm không khí tăng; và ➢ Một kết hợp khác trong đó thu nhập không tăng và mức ô nhiễm không khí được duy trì như ban đầu. W0 (Y0 + WTA, P1) = W0 (Y0, P0) 59
  60. Khái niệm giá trị kinh tế Cách tiếp cận 2: Xác định số tiền tối đa mà người đó sẵn lòng trả (WTP) để ngăn cản việc tăng ô nhiễm không khí. Trong trường hợp này, cá nhân đó được hỏi để xem xét hai kết hợp như sau giữa mức thu nhập và ô nhiễm không khí có cùng một mức phúc lợi như nhau (W1): W1 (Y0 – WTP, P0) = W1 (Y0, P1) 60
  61. Khái niệm giá trị kinh tế Trong trường hợp có sự thay đổi tích cực của phúc lợi, để ước lượng lợi ích chúng ta có thể tìm ra giá trị lớn nhất mà con người sẵn lòng trả (WTP) sự thay đổi phúc lợi tích cực này; hoặc số tiền tối thiểu họ sẵn lòng chấp nhận (WTA) để từ bỏ dự án. Trong trường hợp có sự thay đổi tiêu cực của phúc lợi, để ước lượng chi phí chúng ta có thể tìm ra số tiền tối thiểu mà con người sẵn lòng chấp nhận (WTA) như là một sự đền bù cho việc giảm phúc lợi; hoặc số tiền tối đa mà họ sẵn lòng trả (WTP) để tránh tác động tiêu cực này. Sử dụng tiếp cận nào đây? WTP hay WTA? 61
  62. Khái niệm giá trị kinh tế Câu trả lời nhanh: Nó phụ thuộc vào phân bổ quyền sở hữu tài sản. Nếu những cá nhân không ‘có quyền’ để làm giảm kẹt xe trên đường, hoặc nếu họ không ‘có quyền’ để làm giảm ô nhiễm trong các luồng nước, hoặc nếu họ không ‘có quyền’ tiêu dùng nhiều điện hơn, thì chúng ta cần hỏi họ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để giảm kẹt xe, giảm ô nhiễm, hay nhiều điện hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta tin rằng các cá nhân có quyền để làm giảm kẹt xe trên đường, giảm ô nhiễm, hoặc tiêu dùng điện nhiều hơn, thì chúng ta cần hỏi họ sẵn lòng chấp nhận bao nhiêu (bao nhiêu tiền họ cần được đền bù để không phải giảm kẹt xe hoặc giảm ô nhiễm hoặc tiêu dùng điện nhiều hơn). 62
  63. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 63
  64. Nền tảng phúc lợi của phân tích kinh tế Đ Ầ Đ Ầ U DỰ ÁN V U À R O A Chi phí xã hội sử dụng đầu Lợi ích xã hội với sản vào khan hiếm để thực lượng được sản xuất hiện dự án này là gì? bởi dự án là gì? 64
  65. Giá ẩn và giá thị trường Đối với mỗi đầu vào: Chi phí xã hội sử dụng đầu vào này cho dự án là gì? Trong một số tình huống, giá (giá thị trường) mà dự án phải trả để sở hữu và sử dụng (chi phí tài chính) sẽ cho chúng ta biết chi phí của xã hội sử dụng đầu vào cho dự án (chi phí kinh tế). 65
  66. Giá ẩn và giá thị trường Nhưng: ▪ Trong một số trường hợp, chi phí tài chính (được đo lường bằng giá thị trường) sẽ không phải cách thức đo lường tốt cho chi phí kinh tế. Lấy ví dụ, có thể tồn tại những biến dạng trên thị trường (như thuế, trợ cấp, thuế nhập khẩu, hạn ngạnh, ). ▪ Và trong một số trường hợp, có thể không tồn tại giá thị trường cho đầu vào mà dự án sử dụng (vd. sử dụng môi trường để giải quyết rác thải). Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần tìm ra và sử dụng giá ẩn của các đầu vào này cho phân tích kinh tế. 66
  67. Giá ẩn và giá thị trường Đối với mỗi đầu ra: Lợi ích xã hội của sản phẩm này mà dự án sản xuất ra là gì? Trong nhiều trường hợp, giá thị trường của sản phẩm được sản xuất bởi dự án sẽ cung cấp cho chúng ta giá trị kinh tế của sản phẩm này đối với xã hội. 67
  68. Giá ẩn và giá thị trường Nhưng: ▪ Trong một số trường hợp, giá thị trường sẽ không là một đo lường tốt cho giá trị kinh tế bởi vì những biến dạng khác nhau trên thị trường. ▪ Và trong một số trường hợp, có thể không tồn tại giá thị trường cho sản phẩm được sản xuất bởi dự án (vd. việc giảm thời gian lưu thông nếu giảm kẹt xe). Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần tìm ra và sử dụng giá ẩn cho phân tích kinh tế. 68
  69. Giá ẩn và giá thị trường Tiền tệ hóa tác động vào chi phí và lợi ích Có tồn tại giá thị trường cho đầu vào hay đầu ra hay không? CÓ KHÔNG Có tồn tại bất kỳ biến dạng Sử dụng giá ẩn nào trên thị trường? CÓ KHÔNG Sử dụng giá ẩn Sử dụng giá thị trường 69
  70. Dàn ý trình bày 1) Nền tảng phúc lợi cho phân tích kinh tế 1.1 Tiêu chí đánh giá một dự án hay một chính sách cụ thể 1.2 Vai trò của sự ưa thích cá nhân 1.3 Hiệu quả Pareto 1.4 Sự ưa thích xã hội 1.5 Cái gì chúng ta có thể đo lường và so sánh? 1.6 Phê bình 2) Chi phí cơ hội 3) Khái niệm giá trị kinh tế 4) Giá ẩn và giá thị trường 5) Tóm lược quan trọng 70
  71. Tóm lược quan trọng 1) Sự ưa thích của các cá nhân được xem là căn nguyên của giá trị. 2) Sự ưa thích được đo lường bằng sẵn lòng trả (WTP) cho lợi ích và sẵn lòng chấp nhận đền bù (WTA) cho thiệt hại. 3) Nếu giả định rằng sự ưa thích của các cá nhân có thể được tính gộp lại thì lợi ích xã hội đơn giản là phép tính tổng lợi ích của các cá nhân lại và chi phí xã hội là phép tính tổng chi phí của các cá nhân. 4) Nếu những người được hưởng lợi từ dự án giả định là có thể đề bù cho người bị thiệt hại và vẫn có được lợi ích dương thì kiểm định quan trọng về trường hợp lợi ích vượt trội chi phí sẽ được thỏa (tiêu chí Kaldor-Hicks). 71
  72. Tóm lược quan trọng 5) Trong phân tích kinh tế, chi phí cho đầu vào được sử dụng trong dự án được đo lường bằng chi phí cơ hội; và lợi ích của sản lượng từ dự án được đo lường bằng sẵn lòng trả của cả xã hội cho những sản phẩm này. 6) Trong một số trường hợp, giá thị trường sẽ là đo lường tốt cho chi phí cơ hội và sẵn lòng trả. Trong những trường hợp này, giá thị trường được sử dụng cho phân tích kinh tế. 7) Trong một số trường hợp, giá thị trường không phải là đo lường tốt cho chi phí cơ hội và sẵn lòng trả. Đôi khi không tồn tại cả giá thị trường. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần tìm và sử dụng giá ẩn. 72