Bài giảng môn Quản trị rủi ro

ppt 214 trang vanle 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Quản trị rủi ro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_quan_tri_rui_ro.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Quản trị rủi ro

  1. KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ T.P HỒ CHÍ MINH
  2. 1. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 2. Chương 2 NHẬN DẠNG RỦI RO 3. Chương 3 ĐO LƯỜNG RỦI RO 4. Chương 4 KIỂM SOÁT RỦI RO 5. Chương 5 TÀI TRỢ RỦI RO
  3. 1. Quản trị rủi ro- Nhà xuất bản giáo dục 1998 TG: Ngô Quang Huân – Nguyễn Quang Thu - 2. Quản trị rủi ro doanh nghiệp NXB Thống kê 2002 Nguyễn Quang Thu 3. Quản lý khủng hoảng - Cảm nang kinh doanh Harvard - NXB Tổng hợp TPHCM 2005. 4. Đáng giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân Hàng NXB Thống kê 2002 – Nguyễn Văn Tiến 5. Rủi ro tài chính – thực tiễn và phương pháp đánh giá – NXB Tài chính 2002 – Nguyễn Văn Nam 6 Quản trị rủi ro và khủng hoảng NXB Thống kê 2002 – Đoàn Thị Hồng Vân
  4. 7. Phân tích thị trường tài chính – NXB Thống kê 2000 David Blake. 8. Risk Management and Insurance Seventh Edition 1995 – C. Arthur Williams,Jr. – University of Minnesota. 9. Technical Risk management – Jack V. Michaels, Ph.D. – prentice Hall PTR.1996. 10. Introduction to Risk Management And Insurance, của MARK S.DORFMAN. 11. Fundamentals of risk and insurance, EMMETT VAUGHAN.
  5. 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO 1. Rủi ro 2. Bất định 2. QUẢN TRỊ RỦI RO 1. Lịch sử phát triển chức năng quản trị rủi ro 2. Quản trị rủi ro một tổ chức 3. Mối quan hệ quản trị rủi ro, quản trị hoạt động và quản trị chiến lược Quá trình phát triển 4. Nội dung cơ bản của chương trình quản trị rủi ro
  6. - Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995) - Theo Giáo sư Nguyễn Lân “ rủi ro (đồng nghiã với rủi) là sự không may”. - Theo từ điểm Oxford “ rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại ” - Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến - “rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp” - Như vậy: “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
  7. - Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight) - rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến côù không mong đợi (Allan Willett) - Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến - Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết qủa. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”. - Như vậy: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rui ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội”.
  8. ▪ Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. ▪ Rủi ro là một khái niệm khách quan và có thể đo lường được.
  9. + Rủi ro thuần tuý là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không tổn thất, trường hợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra. + Rủi ro suy đoán là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi. Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro.
  10. ▪ Ví dụ rủi ro thuần túy: người chủ một chiếc xe có rủi ro tổn thất tiềm ẩn liên quan đến một vụ đụng xe. Nếu có đụng xe, người đó sẽ bị thiệt hại về tài chính. Nếu không, người đó sẽ không có lợi gì cả, vì thế tình trạng tài chính của người đó vẫn không thay đổi . ▪ Ví du rủi ro suy đoán: đầu tư vào một dự án vốn có thể có lợi nhuận hay có thể thất bại. Những rủi ro thuần túy thì luôn luôn làm người ta khó chịu, nhưng những rủi ro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó.
  11. + Rủi ro có thể đa dạng hay còn gọi là rủi ro không có tính hệ thống, rủi ro đặc trưng. Đây là những rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng có, cá thể và có thể phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quỹ góp chung. + Rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường. Đây là những rủi ro nảy sinh từ những tác động to lớn của thị trường thường nằm ngoài sự kiểm soát cuả doanh nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa.
  12. ▪ Rủi ro cho người đầu tư cổ phiếu khi công ty bị phá sản, khi đa dạng hoá rủi ro này sẽ giảm. ▪ Những thỏa hiệp đóng góp sẽ không có ảnh hưởng đến phương diện rủi ro về sự trì trệ nền kinh tế toàn cầu bởi vì rủi ro này có ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia gần như cùng một cách thức và vào cùng một thời điểm
  13. 1. RỦI RO QUẢN LÝ • Là những rủi ro nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản lý vì vậy quyết định do họ đưa ra có thể sai lầm gây tổn hại thậm chí phá sản doanh nghiệp. 2. RỦI RO TÀI SẢN • Là những rủi nảy sinh do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiệp nắm giữ. 3. RỦI RO TÀI TRỢ • Là những rủi ro và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
  14. 1. Những thay đổi trong cơ chế quản lý 2. Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng 3. Tiến bộ khoa học công nghệ 4. Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư 5. Thay đổi và dịch chuyển lực lượng lao động, dân số.
  15. ▪ Sự chắc chắn là một trạng thái không có nghi ngờ. ▪ Phản nghĩa của từ chắc chắn là sự bất định, có nghĩa là “nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả tương lai của một loạt những hoạt động hiện tại”. ▪ Rõ ràng, thuật ngữ “sự bất định” mô tả một trạng thái tư tưởng. Sự bất định xuất hiện khi một cá nhân bắt đầu ý thức rằng không thể biết chắc chắn kết quả là gì. Bất định là một khái niệm chủ quan.
  16. 1. Không có (tức là chắc chắn) ▪ Những kết quả có thể được tiên đoán chính xác ▪ Những qui luật vật lí, các môn khoa học tự nhiên 2. Mức 1 (Sự bất định khách quan) ▪ Những kết quả được nhận ra và xác suất được biết ▪ Những trò chơi may rủi: bài, xúc sắc. 3. Mức 2 (Sự bất định chủ quan) ▪ Những kết quả được nhận ra và xác suất không được biết ▪ Hỏa hoạn, tai nạn xe cộ sự suy đoán KD. 4. Mức 3 Bất định cao nhất. ▪ Những kết quả không được nhận ra đầy đủ và xác suất không được biết ▪ Thám hiểm không gian, nghiên cứu di truyền.
  17.  Sự bất định có thể có những ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi của con người. Trong những trường hợp khắc nghiệt, sự bất định có thể dẫn đến sự tê liệt hay sự thụ động; bình thường hơn, sự bất định ảnh hưởng đến mức bồi thường yêu cầu cho những hoạt động rủi ro. Sự bất định cũng làm cho những cá nhân hay những tổ chức chống lại những kết quả mà họ đã nhận ra và không mong muốn chúng. Rõ ràng, mức độ bất định sẽ phần nào ảnh hưởng đến phản ứng đối với sự bất định.
  18.  Việc giảm bớt sự bất định có giá trị kinh tế, và thông tin có thể làm giảm sự bất định. Mức độ bất định phụ thuộc vào khối lượng, loại thông tin có được để nhận ra những kết quả có thể có và đánh giá khả năng xảy ra của chúng. Truyền thông có thể làm giảm mức độ bất định của các nhà đầu tư, của một tổ chức, của những người có quyền lợi liên quan, từ đó làm cho họ sẵn lòng gia tăng quan hệ với tổ chức trên những điều kiện thuận lợi.  Tuy nhiên chỉ có truyền thông không thôi cũng chưa đủ để làm giảm đi sự bất định, ngoại trừ khi thông tin đáng tin cậy.
  19.  Một cách trừu tượng, người ta có thể xem rủi ro không khác hơn là một vấn đề thuộc về những xác suất, trong khi đó sự bất định có thể phản ảnh sự bất lực của chúng ta trong việc biết đến những xác suất này. Tuy nhiên một cái nhìn quá đơn giản như vậy sẽ gây khó khăn trong nghiên cứu quản trị rủi ro. Người ta có thể cho rằng động lực trong quản trị rủi ro và sự bất định phát sinh từ góc độ đạo đức cũng như khoa học.  Ý nghĩa về mặt đạo đức của rủi ro và tính bất định là gì? Một cách quan trọng, nó có ý nghĩa là người ta bị thúc đẩy phải đối phó với rủi ro và sự bất định (hoạt động “quản trị rủi ro”). Thường người ta có thể hiểu quản trị rủi ro và sự bất định bao gồm những biện pháp được áp dụng để thực hiện những trách nhiệm đạo đức đối với thế giới và loài người trên thế giới.
  20. 1. Chi phí tổn thất. Nghĩa là, hậu quả của rủi ro và sự bất định có thể là một tổn thất : tài sản bị phá hủy, người bị thương, tử vong, những luật lệ tòa án chống lại một tổ chức. 2. Một chi phí khác của rủi ro là chính chi phí bất định. Ngay cả khi không có tổn thất nào, sự hiện diện của rủi ro và bất định vẫn có thể tạo ra chi phí. Ở mức độ cơ bản, chi phí bất định có thể được minh họa bởi “sự lo lắng”.  Chi phí cho sự bất định có thể xuất hiện dưới hình thức lo lắng và sợ sệt, nhưng chi phí này được thấy rõ nhất qua bố trí không hợp lý nguồn nhân lực của tổ chức.
  21. 1. Lịch sử phát triển chức năng quản trị rủi ro 2. Quản trị rủi ro một tổ chức 3. Mối quan hệ quản trị rủi ro, quản trị hoạt động và quản trị chiến lược Quá trình phát triển 4. Nội dung cơ bản của chương trình quản trị rủi ro
  22. ▪ Quản trị rủi ro đã được thực hiện một cách không chính thức từ thuở ban đầu. Người tiền sử tụ tập lại với nhau thành những bộ lạc để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chia sẻ trách nhiệm, và chống lại những bất trắc trong cuộc sống. ▪ Giai đoạn đánh dấu sự ra đời của quản trị rủi ro hiện đại cả về mặt học thuật lẫn nghề nghiệp là giai đoạn (1955-1964) (theo Snider, 1991). Khi đó quản trị rủi ro chính thức mới có được một sự chấp nhận rộng rãi đối với cả những nhà thực hành lẫn những nhà nghiên cứu.
  23. ▪ Quá trình phát triển về mặt kỹ thuật của quản trị rủi ro qua xu hướng “đáng tin cậy” của thập niên 1950, và qua xu hướng “an toàn hệ thống” của thập niên 1960 và 1970. ▪ Quản trị rủi ro bắt đầu đi vào một giai đoạn mang tính quốc tế từ giữa những năm 70 đó là giai đoạn toàn cầu hóa. Hiệp Hội Quản Trị Rủi Ro và Bảo Hiểm (viết tắt là RIMS, là hiệp hội những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này) bắt đầu thiết lập những quan hệ với các nhà quản trị rủi ro châu Aâu và châu Á.
  24. ▪ Trong những năm 90, các hoạt động quản trị rủi ro tiếp tục phát triển. Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực hoàn thiện như kế toán và tài chính. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng quản trị rủi ro ngày nay đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó. ▪ Việc mua bảo hiểm tiếp tục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết những trách nhiệm của nhà quản trị, nhưng tầm quan trọng của nó đang bị giảm đi. Hơn nữa, nguyên tắc mua bảo hiểm đang bắt đầu hoà hợp với những hoạt động quản trị rủi ro khác của tổ chức, chẳng hạn như thiết kế an toàn, quản trị rủi ro pháp lý, sự an toàn những hệ thống thông tin .
  25.  Quan điểm truyền thống hay qui ước về quản trị rủi ro tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến các nhà hoạt động thực tiễn và các học giả. Những lập luận rằng quản trị rủi ro là một môn học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trị những rủi ro “thuần túy” của một tổ chức. Nó là quan điểm của người quan tâm đến lợi nhuận dựa trên ý niệm quản trị rủi ro đang tăng trưởng đều, thay vì thay đổi hoàn toàn việc mua bảo hiểm . Những người theo truyền thống lý luận rằng các nhân tố vượt quá giá trị cực đại của công ty có thể ảnh hưởng đến những quyết định về quản trị rủi ro.
  26. ▪ Quản trị rủi ro toàn diện (TRM) là:”một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở thống kê và tổng hợp được xây dựng để đánh giá quản trị rủi ro. ▪ Bốn nguồn gốc của các thất bại (hệ thống) trong một cấu trúc cấp bậc đa mục tiêu”. Bốn nguồn gốc của thất bại hệ thống bao gồm: 1. Sự thất bại về phần cứng, 2. sự thất bại về phần mềm, 3. sự thất bại thuộc về tổ chức, và 4. sự thất bại về con người. ▪ Quan điểm này có mục đích phù hợp với những nguyên lý quản trị chất lượng toàn diện (TQM), và dựa chủ yếu vào ngôn ngữ và những khái niệm thuộc về các lĩnh vực quản trị hoạt động và kỹ thuật.
  27. ▪ Quan điểm thứ ba được dựa trên quan điểm lý thuyết tài chính hiện đại về chức năng quản trị rủi ro, nghĩa là quản trị rủi ro là những quyết định tài chính và nên được đánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty. ▪ Quản trị rủi ro là một hình thức quản trị đã xuất hiện chủ yếu trong cộng đồng ngân hàng giống như một cách tiếp cận có hệ thống để đối phó với những rủi ro tài chính cụ thể, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro trong giao dịch; cũng như rủi ro đầu tư.
  28. Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
  29. ▪ Định nghĩa ORM đối nghịch với quan điểm truyền thống, trong khi đó nó mang nhiều yếu tố của quan điểm chung của Kloman, Haimes, và Doherty. ▪ Điểm thứ nhất, những người chỉ trích này cho rằng: quản trị rủi ro không nên phân biệt các rủi ro. ▪ Điểm thứ hai, quản trị rủi ro không phải là chức năng quản trị chuyên môn hóa; nó là một chức năng quản trị chung. ▪ Điểm thứ ba, trong một phạm vi hẹp hơn nhiều, những người chỉ trích đã lưu ý rằng, những người theo truyền thống đã phần nào hướng vào “quản trị tổn thất ” thay vì hướng vào “quản trị rủi ro và bất định ”.
  30. 1. Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích đo lường và phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó. 3. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro: 1. Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm. 2. Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng. 3. Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan 4. Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác
  31. ▪ Chức năng quản trị chiến lược bao gồm những hoạt động nhằm tìm ra sứ mạng, những chỉ tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, kế hoạch chiến lược của nó, cũng như quá trình đánh giá được sử dụng để đo lường sự tiến triển của tổ chức đối với sứ mạng của nó. ▪ Chức năng quản trị hoạt động bao gồm những hoạt động thực sự hướng tổ chức đến nhiệm vụ của nó. Quản trị hoạt động chính nó liên quan đến quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là với việc quản trị “bằng cách nào tổ chức làm được điều nó cần phải làm”. ▪ Chức năng quản trị rủi ro bao gồm tất cả những hoạt động làm cho việc đạt được sứ mạng của tổ chức một cách trực tiếp và dễ dàng.
  32. 1. Chiến lược: Sứ mạng của chúng ta tương tác với nhu cầu trên thị trường về những sản phẩm/dịch vụ của chúng ta như thế nào? Chúng ta muốn biết cái gì? 2. Hoạt động: Chúng ta đang đảm bảo những đánh giá chính xác và đúng lúc về thị trường như thế nào? Nghiên cứu được chỉ đạo như thế nào? 3. Rủi ro: Nghiên cứu của chúng ta có phải là đặc trưng về thực tế hay không? Những rủi ro mắc sai lầm là gì? Những rủi ro nào phát sinh từ ước muốn đáp ứng nhu cầu thị trường?
  33. 1. Xác định sứ mạng. Sắp xếp thứ tự những chỉ tiêu và những mục tiêu quản trị rủi ro cùng với sứ mạng của tổ chức là một nhiệm vụ cơ bản của nhà quản trị rủi ro. 2. Đánh giá rủi ro và tính bất định bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro và tính bất định. 3. Kiểm soát rủi ro là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn, giảm bớt hay nếu không thì cũng là kiểm soát những rủi ro và tính bất định. 4. Tài trợ rủi ro là các hoạt động cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy ra, hay tạo quĩ cho những chương trình khác để giảm bớt rủi ro và bất định hay gia tăng những kết quả tích cực. 5. Quản lý chương trình là tất cả những hoạt động và những chiến lược liên quan đến hoạt động dài hạn và hàng ngày của chức năng quản trị rủi ro.
  34. TS. NGÔ QUANG HUÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
  35.  1. Hiểu được các vấn đề về đánh giá rủi ro.  2. Giải thích quá trình nhận dạng rủi ro  3. Hiểu được sự khác nhau giữa phân tích hiểm họa và phân tích tổn thất.  4. Nhận biết chi phí tổn thất chung.  5. Giải thích tại sao nhà quản trị rủi ro lại phải đo lường các nguy cơ rủi ro, hai đại lượng nào cần được đo lường và phương pháp đo lường mỗi đại lượng đó như thế nào.  6. Hiểu được cơ cấu đánh giá rủi ro
  36. 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG RỦI RO 3. PHÂN TÍCH HIỂM HỌA VÀ TỔN THẤT
  37. 1. Nhận dạng rủi ro ? Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức. Các hoạït động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro. 2. Nguồn rủi ro? Nguồn rủi ro là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực.
  38. 3 Yếu tố mạo hiểm? Mối nguy hiểm là các nguyên nhân của tổn thất. 4 Yếu tố hiểm họa? Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính. 5 Nguy cơ rủi ro? Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất.
  39. 1. Môi trường vật chất 2. Môi trường văn hoá - xã hội 3. Môâi trường chính trị 4. Môi trường luật pháp 5. Môi trường hoạt động 6. Môi trường kinh tế 7. Vấn đề nhận thức.
  40. ▪ Môi trường vật chất  Rõ ràng, một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẩn đến tổn thất. Sự bất lực của chúng ta trong việc hiểu biết môi trường chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó cũng như của nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro nầy. Môi trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn đối với nông nghiệp, du lịch, đầu tư bất động sản
  41. ▪ Môi trường văn hoá - xã hội  Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhà kinh doanh Mỹ đã thất bại ê chề khi nhảy vào môi trường quốc tế. Chẳng hạn sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật đã cho thấy đây là một nguồn bất định quan trọng đối với các doanh nhân phương Tây và Mỹ. Ở Mỹ, tình trạng bất ổn trong dân chúng do cuộc bạo động năm 1992 ở Los Angeles cũng cho thấy sự quan trọng của nguồn rủi ro nầy. Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan điểm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra một nguồn năng lực mới.
  42. ▪ Môi trường chính trị  Trong một đất nước, môâi trường chính trị có thể là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một Tổng Thống mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách các địa phương, ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại ). Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng
  43. ▪ Môi trường luật pháp  Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạït, vấn đề là bản thân xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực nầy có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi nầy sang nơi khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.
  44. ▪ Môi trường hoạt động  Quá trình hoạït động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.
  45. ▪ Môi trường kinh tế  Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn thế giới, nhưng hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường nầy. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Ở một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần túy và suy đoán đáng kể lên các tổ chức.
  46.  Vấn đề nhận thức  Khả năng cuả một nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như: “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?” hay “làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế?”
  47. 1. Nguy cơ rủi ro về tài sản. 2. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý. 3. Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực.
  48.  Nguy cơ rủi ro về tài sản.  Nguy cơ rủi ro là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài sản tài chính hay tài sản vô hình (danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyền tác giả) và các kết quả này xảy ra do các hiểm họa hoặc rủi ro. Tài sản có thể bị hư hỏng, bị hủy hoại hay tàn phá, mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau. Việc không thể sử dụng tài sản trong một thời gian - tổn thất về mặt thời gian– là ví dụ cho một loại tổn thất thường bị bỏ qua. Thật vậy, một biến cố như sự sụp đổ thị trường tài chính ở các nước châu Á gần đây làm ngưng trệ các hoạt động của nhiều doanh nghiệp ở những nước này và đã gây ra tổn thất lớn lao về tài sản cho các doanh nghiệp này. Nguy cơ về tài sản cũng có thể tạo ra các kết quả tích cực.
  49.  Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý.  Là các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định. Luật dân sự và hình sự quy định chi tiết các trách nhiệm mà người dân phải thực hiện. Nhà nước ban hành hiến pháp, các luật, quy định và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo luật cho một số hoạït động. Các trách nhiệm pháp lý thay đổi theo từng quốc gia cũng là một vấn đề phải lưu ý. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm háp lý thực sự là một bộ phận cuả nguy cơ rủi ro về tài sản. Thật ra nguy cơ rủi ro trách nhiệm pháùp lý có những đặc trưng khác hẳn với các nguy cơ rủi ro về tài sản vì nó là nguy cơ rủi ro thuần túy.
  50.  Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực.  Là nguy cơ rủi ro có liên quan đến “tài sản con người” của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp, người cho vay, các cổ đông Về phương diện rủi ro suy đoán, một người lao động có thể xem là một nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực nhưng năng suất của họ có thể có kết quả tích cực. Một thiết bị kỹ thuật cao có thể xem là nguồn gây tổn thất (do gây tai nạn lao động) đồng thời cũng là nguồn tạo ra lợi ích (làm tăng năng suất). Cuối cùng ta không nên nghĩ rủi ro về nguồn nhân lực luôn liên hệ với các thiệt hại về thể xác, sự bất ổn về kinh tế cũng là những tổn thất phổ biến (như thất nghiệp hay về hưu). Vì vậy quản trị rủi ro về nguồn nhân lực phải quan tâm đến các lợi ích về kinh tế và thể chất của con người.
  51. 1. THIẾT LẬP BẢNG KÊ 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3. PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ 4. THANH TRA HIỆN TRƯỜNG 5. THAM KHẢO CÁC CHUYÊN GIA 6. PHÂN TÍCH CÁC TỔN THẤT 7. PHÂN TÍCH CÁC HỢP ĐỒNG
  52.  Mục đích thiết lập:  (1) nhắc nhà quản trị rủi ro các tổn thất có thể có, (2) thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải các tổn thất tiềm năng đó, (3) đúc kết một chương trình bảo hiểm, gồm cả giá và các tổn thất phải chi trả (Pfaffle and Nicosia, 1977).  Cơ sở thiết lập: • Các nguồn rủi ro cơ bản • Các tài sản có thể có của doanh nghiệp • Môi trường và các hoạt động của doanh nghiệp
  53.  Đây là danh sánh liệt kê 10 Tình Chuùng ta caàn phaûi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra huoáng laøm gì veà noù và những hành động sẽ thực hiện trong những tình huống 1. như thế. Từng người hay từng nhóm nhà quản trị làm 2. công viện này. 3. 10.
  54.  Hai hạn chế quan trọng.  Thứ nhất là những bảng liệt kê được tiêu chuẩn hóa sẽ thất bại trong việc liệt kê các rủi ro bất thường hay độc nhất đối với một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy nhà quản trị rủi ro phải biết rằng tổ chức của mình có thể gặp phải nhiều rủi ro thuần túy không có trong bảng liệt kê.  Thứ hai, vì các thực hành quản trị rủi ro từ trước đến nay không chú trọng đến rủi ro suy đoán nên rất có thể bảng liệt kê sẽ không cung cấp thông tin gì cho loại rủi ro này. Việc nhận dạng chúng vẫn có một ý nghĩa rất lớn, trước tiên vì rủi ro suy đoán hầu như luôn luôn đẻ ra rủi ro thuần túy và tự bản thân rủi ro suy đoán cũng có thể có những kết quả bất lợi.
  55.  Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hổ trợ, Criddle cho rằng nhà quản trị rủi ro có thể xác định mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực. Bằng cách kết hợp các báo cáo nầy với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách, ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai. Lý do là vì các hoạt động của tổ chức cuối cùng rồi cũng gắn liền với tiền hay tài sản.
  56.  Theo phương pháp nầy, từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh. Kết quả nghiên cứu được báo cáo cho từng tài khoản. Criddle cho rằng phương pháp này đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu sẵn có, có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng được cho cả nhà quản trị rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp Cũng nên lưu ý là phương pháp này không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán, dù Criddle đã không trực tiếp gợi ra. Cuối cùng, ngoài việc giúp nhận dạng rủi ro, phương pháp nầy cũng hữu ích cho việc đo lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.
  57. 1. Khái niệm, mục tiêu và trình tự phân tích 2. Phân tích tỷ lệ 3. Phân tích cơ cấu 4. Thiết lập các mô hình phân tích.
  58. Phân tích báo cáo tài chính là nghệ thuật sử lý các số liệu có trong các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Mục tiêu cơ bản, cuối cùng của phân tích là việc ra các quyết định; tuy nhiên để đạt mục tiêu này thường người ta phải ra hai mục tiêu trung gian: 1. Phân tích để hiểu và nắm vững các số liệu có trong các báo caó tài chính 2. So sánh các số liệu cả ở góc độ không gian và thời gian để đưa ra các dự báo cho tương lai.
  59. 1. Thiết lập hệ thống các câu hỏi phục vụ mục tiêu phân tích 2. Phân tích sơ bộ các số liệu có trong các báo cáo: phân tích tỷ lệ và phân tích cơ cấu. 3. Thiết lập các mô hình phục vụ mục tiêu phân tích. 4. Trả lời các câu hỏi bước 1 trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đồng thời với các kiến nghị và điều kiện kèm theo.
  60. 1. Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán 2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 3. Các tỷ lệ tài trợ 4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 5. Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường .
  61.  Tỷ lệ lưu động: TSNH CR = NNH  Tỷ lệ thanh toán nhanh: TSNH - TK QR = NNH  Tỷ lệ thanh toán lãi vay: EBIT ICR = I
  62.  Hiệu qủa sử dụng tổng tài sản NS TAT = A  Vòng quay tồn kho Csx IT = TK  Kỳ thu tiền bình quân KPT*360 ACP = NS
  63.  Tỷ lệ nơ / tổng tài sản TD D/A = TA  Tỷ lệ nợ / vốn sở hữu TD D/E = E
  64.  Doanh lợi gộp GP GPM = NS  Doanh lợi ròng NI NPM = NS  Sức sinh lợi trên tổng tài sản EBIT BEP = A  Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản NI ROA = A  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu NI ROE = E
  65.  Tỷ lệ P/E P ME P/E = = EPS NI  Tỷ lệ P/B P ME P/B = = B E
  66. 1. Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán 2. Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ
  67.  Cách lập: Cho tổng tài sản là 100% tính các tài sản khác, các khoản nợ và các khoản vốn sở hữu theo tỷ lệ phần trăm so với tổng tài sản.  Một số hướng nhận xét chính: 1. Cho phép so sánh cả ở góc độ không gian và thời gian do đã loại bỏ được sự khác biệt về mặt qui mô.
  68. 2. Cơ cấu chi tiết trong phần tài sản thể hiện việc phân bố các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. 3. Cơ cấu chi tiết trong phần nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp. 4. So sánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản để nhận xét về chính sách tài chính cuả doanh nghiệp.
  69.  Cách lập: Cho doanh thu ròng là 100% các khoản chi phí và thu nhập khác được tính theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu ròng.  Một số hướng nhận xét: 1. Cho phép so sánh cả ở góc độ không gian và thời gian do đã loại bỏ được sự khác biệt về mặt qui mô.
  70. 2. Cho phép đánh giá những điểm mạnh và yếu cuả doanh nghiệp trong từng quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Cơ cấu chi tiết báo cáo lời lỗ cũng đánh giá cơ cấu chi tiết của gía bán, giá thành do vậy có thể đánh giá khả năng cạnh tranh, thuận lợi và nguy cơ của doanh nghiệp.
  71. Hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro. Hiệu quả kinh doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc với hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp hơn, hay nói cách khác hệ số biến thiên nhỏ hơn.
  72. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HQKD 1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội: a. Giá trị gia tăng trên một lao động b. Tỷ suất thuế trên tổng tài sản c. Thu nhập bình quân người lao động. 2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính a. Lợi nhuân b.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản c.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu d. Chỉ số P/E.
  73. P E / A P / E = B ROA 1 ROE = ROA (1 − D / A) Csx Cql Cbh Ctc Cbt Ttn NS ROA = 1 − − − − − − NS NS NS NS NS NS A
  74. DTL = DOL DFL Q(P −V ) EBIT + F EBIT / NS + F / NS DOL = = = Q(P −V ) − F EBIT EBIT / NS Q(P −V ) − F EBIT EBIT / NS DFL = = = Q(P −V ) − F − I EBIT − I EBIT / NS − I / NS EBIT EBIT / NS DFL = = EBT EBT / NS
  75.  Phương pháp hệ thống thứ hai để nhận diện các rủi ro tiềm năng của một tổ chức là phương pháp lưu đồ. Trước tiên ta xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên liệu, nguồn năng lượng, và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp, và kết thúc với thành phẩm trong tay người tiêu thụ.  Kế đó, một bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực có thể được sử dụng cho từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
  76.  Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều về những rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
  77.  Cách thứ tư để nhận dạng các rủi ro của tổ chức là thông qua các giao tiếp thường xuyên và có hệ thống với các bộ phận khác trong tổ chức. Các giao tiếp nầy bao gồm  (1) Mở rộng việc thăm viếng các cán bộ quản lý và nhân viên ở các bộ phận khác qua đó nhà quản trị rủi ro cố gắng có được những hiểu biết đầy đủ về các hoạt động cũng như các tổn thất có thể có từ các hoạt động này.
  78.  (2) Các báo cáo miệng hoặc bằng văn bản của các bộ phận do họ tự đề xướng hoặc thực hiện theo một hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm giúp nhà quản trị rủi ro nắm được những thông tin cần thiết.  Không nên xem thường tính quan trọïng của hệ thống giao tiếp như thế. Các bộ phận này thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị rủi ro có thể bỏ sót. Thật vậy, sự thành công của nhà quản trị rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần hợp tác của các bộ phận trong tổ chức.
  79.  Để bổ sung cho việc giao tiếp với các bộ phận khác trong tổ chức, nhà quản trị rủi ro nên trao đổi thêm với những người có quan hệ với tổ chức như các chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên viên thống kê, hay các chuyên gia kiểm soát tổn thất. Mục đích của các trao đổi là nhằm tìm hiểu xem những người này có nhận ra được các rủi ro nào mà mình đã bỏ sót không, hoặc chính những người này có tạo ra các rủi ro mới cho tổ chức không.
  80.  Bởi vì có nhiều rủi ro phát sinh từ các quan hệ hợp đồng với những người khác, nhà quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng này. Chẳng hạn trong một hợp đồng thuê nhà, chủ nhà và người thuê có rất nhiều điều phải thương lượng với nhau.
  81.  Caùc soá lieäu thoáng keâ cho pheùp nhaø quaûn trò ruûi ro ñaùnh giaù caùc xu höôùng cuûa caùc toån thaát maø toå chöùc ñaõ traûi qua vaø so saùnh kinh nghieäm naøy vôùi caùc toå chöùc khaùc. Hôn nöõa, caùc soá lieäu naøy cho pheùp nhaø quaûn trò ruûi ro phaân tích caùc vaán ñeà nhö nguyeân nhaân, thôøi ñieåm vaø vò trí cuûa tai naïn, ñaëc ñieåm cuûa ngöôøi bò naïn vaø ngöôøi quaûn ñoác, vaø taát caû caùc yeáu toá hieåm hoïa hoaëc caùc yeáu toá ñaëc bieät naøo coù aûnh höôûng ñeán baûn chaát cuûa tai naïn. Caùc neùt chung hoaëc nhoùm caùc tình huoáng thöôøng xaûy ra seõ gôïi söï quan taâm ñaëc bieät.
  82. ▪ Khủng khoảng bắt nguồn từ nhiều nguyên căn, và chúng thường liên quan đến tính chất đặc thù kinh doanh riêng của từng tổ chức. ▪ Tai nạn và những hiểm hoạ thiên nhiên, môi trường và sức khoẻ, sự cố kỹ thuật, những thế lực thị trường và kinh tế và những nhân viên tệ hại là những mối hiểm hoạ mà nhiều tổ chức phải đối mặt. ▪ Khi bạn kiểm tra những khủng khoảng tiềm năng, hãy tìm kiếm cơ sở thông tin trên diện rộng. Sự đồng tâm hiệp lực bao giờ cũng hiệu quả hơn.
  83. ▪ Hãy thực hiện kiểm toán rủi ro của tổ chức bạn thông qua các bộ phận. Những người gần gũi nhất với các hoạt động của công ty là những người có nhiều khả năng nhất để phát hiện ra những tình huống gây khủng hoảng. ▪ Một biện pháp xác định khủng hoảng tiềm năng là hãy tự đặt bản thân bạn vào vị trí một kẻ phá hoại trong cuộc và hỏi: “Tôi có thể làm gì để phá hoại công ty này”. ▪ Một cách để xác định mức độ ưu tiên cho nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng là định lượng rủi ro theo số lần tác động tiềm năng và khả năng xảy ra chúng.
  84.  Công ty của bạn dã có biện pháp đồng bộ để nhận diện khủng hoảng tiềm năng chưa? Nếu chưa đây sẽ là một số lời khuyên rút ra từ thực tế: 1. Việc xác định rủi ro phải trở thành một phần thường xuyên của công tác đánh giá và lập kế hoạch kinh doanh. 2. Tiến hành công tác nhận định rủi ro ở mọi cấp bậc từ trên xuống dưới. Điều này sẽ thu hút mọi các nhân tham gia. 3. Xem xét nội bộ cũng như bên ngoài tổ chức của bạn. ( khách hàng, người cung cấp, chuyên gia phân tích, ) Hãy nghĩ đến mọi khả năng mà bạn có thể gây nên sự chao đảo cho chính công ty của mình. Những gì bạn nghĩ đế thì người khác cũng có thể đã tính đến.
  85. ▪ Bảy dấu hiện cho biết khủng hoảng đang định hình ▪ Tại sao các dấu hiệu cảnh báo thường không được chú ý đến ▪ Những lời khuyên thiết thực để nhận biết khủng hoảng
  86. 1. Gián đoạn kỹ thuật – cách mạng công nghệ 2. Phản đối của công chúng trước sự thay đổi. 3. Cảnh báo của các thanh tra xây dựng, sức khoẻ và an toàn 4. Tin đồn và sự nghi ngờ dai dẳng 5. Phàn nàn dai dẳng của khách hàng 6. Các tiêu chuẩn quản lý lỏng lẻo 7. Yêu cầu khẩn thiết của nhân viên cấp dưới.
  87. 1. Chủ quan trước một vấn đề. 2. Sự kiêu căng 3. Không thể kết hợp và sử lý thông tin.
  88. Để nhận biết khủng hoảng trước khi nó xảy ra hoặc trong thời gian đầu phát triển của nó bạn cần có một cơ chế tổ chức để: ▪ Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng ▪ Thông báo sự cảnh báo này cho những người có trách nhiệm hành động. Hãy xem xét ba đề xuất sau: 1. Trao quyền cho các nhân viên thường 2. Đảm bảo rằng có ai đó đã lắng nghe những điều cảnh báo này. 3. Hình thành một nhóm quản lý khủng hoảng nòng cốt.
  89.  Nhiều nhà quản lý thường không sẵn lòng đối mặt với những tình huống khó chịu. Họ không tin vào những thông tin xấu hoặc không muốn giải quyết chúng. Nhưng không phải vấn đề nào cũng gây ra khủng hoảng và các nhà quản lý sẽ phung phí sức lực nếu nhà quản lý sử lý theo cách đó. Vậy làm thế nào để họ nhận ra khủng hoảng khi nhìn thấy chúng? Dưới đây là một số gợi ý chúng: 1. Hãy chú ý khi bản năng của bạn mách bảo có điều gì đó không ổn. 2. Hãy đương đầu với những điều không hay khi bạn gặp chúng. Đừng bỏ qua, biện hộ cho chúng hoặc giảm thiểu mức độ quan trọng của chúng. Thay vào đó hãy xem xét kỹ lưỡng.
  90. 3. Hãy xem xét hậu quả nếu những điều không hay đó là sự thật ( ví dụ: thiệt hại về tài chính, nguồn nhân lực , danh tiếng công ty ) 4. Hãy đặt câu hỏi: phải chăng đây là khởi đầu của một vấn đề lớn, nguy hiểm? Mức độ vấn đề này hiện nay ra sao? Chúng có thể mở rộng và nguy hiểm hơn hay không? 5. Hãy tham khảo ý kiến những người khác, đặc biệt là những người có liên hệ mật thiết với tình huống đó. 6. Hãy để các giá trị của bạn dẫn dắt bạn. Điều gì là quan trọng? Điều gì nên làm? Ví dụ: nếu nhà thầu phụ của công ty bạn đang thải ra những chất độc hại, có hại đến môi trường và đe doạ sự sống và bạn cho rằng họ đang thờ ơ trước vấn đề này, hãy làm diều mà giá trị bạn mách bảo: đối mặt với vấn đề, đừng làm ngơ.
  91. 1. QUAN ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CON NGƯỜI CỦA HEINRICH 2. QUAN ĐIỂM KỸ THUẬT
  92.  Theo lý thuyết “domino” của Heinrich, một tai nạn có thể ngăn ngừa được là một trong năm yếu tố tuần tự gây ra tổn thương. 1. Yếu tố dòng dõi và môi trường xã hội 2. Sai lầm của con người (các khiếm khuyết của con người do di truyền đưa đẩy tới những hành động không an toàn hay gây ra những hiểm họa) 3. Hành động không an toàn hay hiểm họa (máy móc, cơ thể ) 4. Tai nạn 5. Thương tật
  93.  Quan điểm kỹ thuật nhấn mạnh các nguyên nhân thuộc về vật lý hay cơ học của tai nạn, chẳng hạn như dây điện không đạt tiêu chuẩn, xử lý chất thải không đúng cách, xe cộ hoặc giao lộ được thiết kế không đạt yêu cầu, máy móc không được che chắn cho an toàn Một nghiên cứu đã cho rằng các hiểm họa đối với các tổn thất do hỏa hoạn nên được xem là thuộc về kỹ thuật, bởi vì những vật cụ thể như cấu trúc của tòa nhà, các biện pháp bảo vệ, cách sử dụng, và các yếu tố bên ngoài như đặc điểm của khu vực xung quanh, tất cả có thể đóng góp thành yếu tố mạo hiểm đối với hỏa hoạn.
  94.  Để có thông tin về những tổn thất có thể có, nhà quản trị rủi ro cần triển khai • (1) một mạng các nguồn thông tin, và • (2) mẫu báo cáo tai nạn và suýt xảy ra tai nạn.  Thông tin về tổn thất được cung cấp qua các báo cáo này có thể được dùng để • (1) đánh giá công việc của quản đốc dây chuyền, • (2) xác định hoạt động nào cần điều chỉnh, nếu có, • (3) xác định các hiểm họa tương ứng với tổn thất, và • (4) cung cấp thông tin có thể dùng để động viên công nhân và nhà quản lý chú ý nhiều hơn đến việc kiểm soát tổn thất.
  95.  Phân tích tổn thất và hiểm họa: ▪ Đó là quá trình mà nhà quản trị rủi ro ước lượng các điều kiện tạo nên rủi ro, mối nguy hiểm cùng với những hiểm họa này, và tổn thất xuất hiện là kết quả cuả mối nguy hiểm. ▪ Các hiểm họa có thể được phát hiện thông qua các cuộc thanh tra.
  96.  Để giúp thực hiện các cuộc điều tra, nhà quản trị rủi ro có thể thiết kế một danh sách nhắc nhở người kiểm tra các mối hiểm họa có thể có.Chẳng hạn, một mẫu chỉ yêu cầu (1) đánh giá các điều kiện tổng quát về các trang thiết bị, dụng cụ, bộ phận tạp vụ và (2) các đề nghị cải thiện các điều kiện nầy. Một mẫu dễ hiểu hơn yêu cầu (1) các tình hình không an toàn hay các hành động cần lưu ý, (2) các dấu hiệu này có được trao đổi với quản đốc chưa, (3) các nguyên nhân của mỗi dấu hiệu này, và (4) kiến nghị các biện pháp đối với các nguyên nhân này.
  97. 1. PHƯƠNG PHÁP TRUY LỖI Môät kỹ thuật tỏ ra ngày càng hữu dụng trong việc phân tích các nguyên nhân tai nạn là phương pháp truy lỗi. Kỹ thuật này có thể được dùng trong phân tích tổn thất để xác định các nguyên nhân của tổn thất thực sự hay trong phân tích sự mạo hiểm để xác định nguyên nhân và hậu quả tai nạn. 2. PHÂN TÍCH CHUỖI RỦI RO cung cấp một cấu trúc phân tích để xem xét mối quan hệ giữa mối hiểm họa và tổn thất . 1.YẾU TỐ MẠO HIỂM 2.MÔI TRƯỜNG 3.CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC 4.KẾT QUẢ 5.HẬU QUẢ
  98. 1. Công ty bạn là một doanh nghiệp mới thành lập? 2. Nhóm bạn chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới hoặc một dịnh vụ mới? 3. Bạn đang thiết lập một qui trình mới? 4. Doanh nghiệp của bạn thuộc lĩng vực công nghệ tiến bộ nhanh? 5. Gần đây công ty bạn đã trải qua một cuộc cải tổ trong quản lý? 6. Phòng hay công ty của bạn vừa hoặc chuẩn bị có một cuộc tái cơ cấu quan trọng? 7. Lợi nhuận của phòng hay công ty của bạn bị giảm sút? 8. Việc kinh doanh của công ty bạn được chỉnh đốn đáng kể?
  99. 9. Doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vàp một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất? 10. Công ty của bạn phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp lớn? 11. Công ty của bạn phụ thuộc vào một vài khách hàng lớn? 12. Hệ thống công nghệ thông tin của bạn yếu kém? 13. Gần đây công ty của bạn được đa dạng hoá vào thị trường mới hay địa điểm mới? 14. Thái độ chung của phòng hay nhóm bạn có kiêu căng, dễ kích động và mạo hiểm? 15. Hoạt động kinh doanh của bạn có làm tổn hại môi trường không? 16. Công ty của bạn có thiếu người thay thế các nhân viên chính hoặc có kế hoạch chuyển tiếp không?
  100. 17. Phòng hay công ty của bạn gần đây có trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng không? 18. Sản phẩm hay công ty của bạn có bị giảm sút thị phần không? 19. Công ty của bạn có dính vào kiện tụng hay trang cãi với kiểm toán bên ngoài không? 20. Công ty của bạn có phụ thuộc vào hệ thống tài chính kế toán mơ hồ hay chiếu lệ không? 21. Doanh nghiệp của bạn có phụ thuộc vào quyền sở hữu hay quan hệ gia đình không? 22. Công ty của bạn có dẽ ảnh hưởng bởi thiên tai không? 23. Mức độ tín nhiệm của công ty của bạn có kém không? 24. Phòng hay công ty của bạn có mức độ thay thế nhân viên hoặc gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân tài không?
  101. 25. Công ty của bạn có dễ bị lừa gạt không? 26. Bạn hay công ty của bạn có tầm nhìn ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng không? 27. Lực lượng lao động trong công ty có quan hệ xấu với ban quản lý hay không? 28. Công ty của bạn có hoạt động trong một nước có bất ổn về kinh tế hoặc chính trị không? 29. Công ty bạn có thiếu nguồn dự trữ tiềmn mặt không? 30. Phòng hay công ty của bạn có dùng nguyên liệu độc hại hay sản xuất sản phẩm độc hại không? Nếu trả lời có cho 15 câu trở lên : Chuẩn bị khủng hoảng; 10-14 câu công ty bạn đang gặp rắc rối; 6-9 bạn có thể gặp rắc rối; 5 câu trở xuống tốt. Bạn có chắc là mình đang kinh doanh?
  102. 1. Một dự án đầu tư có sức sinh lợi trên tổng tài sản (BEP) là 10%. Thu nhập và chi phí khác bằng không. Thuế thu nhập của công ty là 28%. Công ty có 3 phương án tài trợ như sau: 1. Toàn bộ tài sản được tài trợ bằng vốn sở hữu. 2. 40% tài sản được tài trợ bằng vốn vay. 3. 70% tài sản được tài trợ bằng vốn vay. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của dự án trong từng trường hợp lãi suất sau và cho nhận xét. ▪ Lãi vay là 7%/ năm ▪ Lãi vay là 10%/năm ▪ Lãi vay là 13%/năm.
  103. 2. Một dự án đầu tư co giá bán một đơn vị sản phẩm là 7000USD. Biến phí một đơn vị sản phẩm là 4000 USD. Tổng định phí là 1.500.000 USD. ▪ Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn lời lỗ? ▪ Nếu định phí hạch toán là 600.000 USD. Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn tiền mặt? ▪ Nếu ngân quỹ dự trù trả nợ hàng năm là 1.200.000 USD. Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn trả nợ? ▪ Nếu sản lượng kỳ vọng của công ty là 800 sản phẩm. Hãy xác định đòn bảy định phí cho sản lượng này?
  104. ▪ Nếu lãi vay phải trả hàng năm là 450.000USD. Hãy xác định đòn bảy nợ và đòn bảy tổng hợp cho sản lượng kỳ vọng? ▪ Nếu biết doanh thu biến động 10% năm và mong muốn lợi nhuận ròng biến động tối đa là 100%, thì đòn bảy tổng hợp tối đa của doanh nghiệp nên là bao nhiêu. Nếu đòn bảy định phí không đổi, đòn bảy nợ tối đa là bao nhiên? Khi đó lãi vay tối đa là bao nhiêu? Và nếu lãi vay là 7% năm thì tổng nợ tối đa của doanh nghiệp là bao nghiêu?
  105. 3. Chọn một công việc thật cụ thể phân tích và xây dựng chi tiết sơ đồ công nghệ để thực hiện việc đó? Trên cơ sở đó phân tích và nhận dạng tất cả các rủi ro và bất định, cũng như các tổn thất có thể có ở từng mắt xích của chuỗi công nghệ? Đề ra các giải pháp để đối phó? 4. Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro, bất định, thông tin và truyền thông? Vai trò của từng yếu tố? Lấy sự việc cụ thể của ACB để minh họa?
  106. TS. NGÔ QUANG HUÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  107.  Trình bày hai nguyên nhân giải thích tại sao ước lượng số lại quan trọng trong đo lường rủi ro.  Sử dụng phương pháp triển khai tổn thất để lập dự án các khiếu nại bồi thường đã biết cho các khoản bồi thường trong tương lai.  Sử dụng phương pháp phát triển tổn thất dựa trên nguy cơ rủi ro để ước lượng các khiếu nại bồi thường trong tương lai từ các hoạt động hiện tại.  Giải thích chi phí lớn nhất có thể có được tính như thế nào nếu biết phân phối xác suất cuả chi phí.  Giải thích dung sai rủi ro cuả nhà quản trị rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến ước lượng chi phí lớn nhất có thể có.  Ước lượng khả năng trong đó số lượng tổn thất sẽ vượt quá ngưỡng phát biểu, sử dụng ba phân phối xác suất khác nhau.
  108.  Sự phân biệt giữa chi phí trực tiếp và gián tiếp là nền tảng cho việc ước lượng các hậu quả về tài chính có thể có (lợi ích trực tiếp và gián tiếp cũng được chú ý).  Chi phí trực tiếp là hậu quả trực tiếp nguy hiểm gây ra cho người hay vật. Chẳng hạn khi lửa thiêu rụi mái nhà của một cửa hàng bán lẻ, tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa hay thay phần mái nhà bị hỏng.  Chi phí gián tiếp liên hệ đến sự hư hỏng trực tiếp gây ra do mối nguy hiểm, nhưng các hậu quả về tài chính không phải là hậu quả trực tiếp từ tác động của nguy hiểm lên người hay vật. Chẳng hạn thất thu của chủ cửa hàng bán lẻ khi cửa hàng phải đóng cửa để sửa chửa là tổn thất gián tiếp. Các chi phí gián tiếp thường khó thấy, mặc dù hậu quả của nó có thể lớn hơn các chi phí trực tiếp nhiều.
  109.  Theo Heinrich, chi phí tai nạn công nghiệp thường chỉ được thấy qua các khoản bồi thường cho công nhân bị nạn trong thời gian họ không làm việc và các chi phí thuốc men. Tuy nhiên chi phí thật sự lớn hơn nhiều, vì ông thấy các chi phí ẩn lớn hơn các khoản bồi thường bốn lần.  Simonds và Grimaldi đưa ra một cách khác để tính chi phí cho các tai nạn thông thường, trong đó các chi phí không được bảo hiểm được trình bày như các hệ số đơn giản của chi phí được bảo hiểm.  Bird và German đề xuất khái niệm các chi phí sổ cái, sở dĩ gọi như thế là vì nó chỉ liên quan đến các chi phí có trong sổ cái của các bộ phận. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tai nạn chứ không phải chỉ cho các tai nạn gây tổn thương cơ thể hay lẽ ra đã gây tổn thương.
  110.  Chi phí thời gian bị mất của người bị nạn  Chi phí thời gian bị mất của các công nhân khác do phải ngừng việc để giúp người bị nạn  Chi phí thời gian bị mất của các quản đốc và các viên chức khác để chuẩn bị báo cáo và đào tạo người thay thế  Chi phí do nguyên liệu, máy móc, dụng cụ và các tài sản khác bị hỏng  Chi phí của người chủ do phải tiếp tục trả lương đầy đủ cho người bị nạn khi họ trở lại làm việc, trong khi năng suất của họ, do chưa hồi phục, có thể thấp hơn so với trước kia.  Các chi phí xảy ra như là hậu quả về mặt tinh thần của tai nạn (sự lo sợ, căng thẳng)
  111.  Tổng chi phí= Chi phí bảo hiểm +  + A* Số trường hợp mất thời gian  + B* Số trường hợp đưa đến bác sĩ (không mất thời gian)  + C* Số trường hợp chỉ cần sơ cứu  + D* Số tai nạn không gây tổn thương nhưng gây thiệt hại về tài sản vượt quá một giới hạn xác định  Trong đó A,B,C,D là các chi phí không được bảo hiểm trung bình của từng loại trường hợp trong thời gian quan sát.
  112.  Dựa trên cách phân loại chi phí trong kế toán để xác định, như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất chung  Tổng chi phí trợ cấp cho công nhân.  Lương và chi phí thuốc men đã trả trong thời gian không làm việc ngoài phần trợ cấp.  Thời gian bị mất trong ngày xảy ra tai nạn và các ngày sau đó.  Thời gian công nhân bị nạn phải làm việc nhẹ hoặc năng suất giảm.  Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu:  Chi phí sửa chữa hoặc thay thế thiết bị.  Thời gian sản xuất bị mất
  113.  Đối với rủi ro thuần túy: • (1) Tần số của các tổn thất có thể xảy ra, và • (2)Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất này.  Đối với rủi ro suy đoán: • (1) Tần số của các kết quả tiêu cực và tích cực, và • (2) Mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của các kết quả này.
  114.  MỨC ĐỘ TỔN THẤT  THẤP CAO TẦN  THẤP 1 2 SUẤT  CAO 3 4
  115.  Ô số 1 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp; những rủi ro này ít khi gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp.  Ô số 2 diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao; tổn thất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng.  Ô số 3 diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp; tổn thất thường xảy ra nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp.  Ô số 4 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao; tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng.
  116. 1. Đánh giá mức độ tổn thất của một rủi ro theo đơn vị tiền tệ. 2. Tính khả năng xảy ra rủi ro theo đơn vị phần trăm. 3. Nhân khả năng rui ro với mức độ tổn thất được giá trị mong được của rủi ro 4. Sắp xết thứ tự ưu tiên hteo giá trị monh đợi giảm dần.
  117.  Moät phöông phaùp öôùc löôïng taàn soá toån thaát laø quan saùt xaùc suaát ñeå moät nguy hieåm seõ gaây ra toån thaát trong moät naêm.  (1) “haàu nhö khoâng xaûy ra” (nghóa laø theo nhaø quaûn trò bieán coá naøy seõ khoâng xaûy ra),  (2) “hieám khi xaûy ra” (nghóa laø maëc duø coù theå xaûy ra, cho tôùi baây giôø bieán coá vaãn chöa xaûy ra vaø khoâng coù veû gì laø seõ xaûy ra),  (3) “thænh thoaûng coù xaûy ra” (nghóa laø noù môùi xaûy ra gaàn ñaây vaø coù theå hy voïng seõ xaûy ra vaøo luùc naøo ñoù trong töông lai), hay  (4) “thöôøng xaûy ra” (nghóa laø noù ñaõ xaûy ra thöôøng xuyeân vaø coù theå hy voïng coøn xaûy ra thöôøng xuyeân trong töông lai) (Prouty, 1960).
  118.  Tổn thất lớn nhất có thể có (Maximum possible loss) là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được.  Tổn thất lớn nhất có lẽ có (Maximum probable loss), là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin là có thể xảy ra.  Nói cách khác, thiệt hại khó vượt quá tổn thất có lẽ có, trong khi thiệt hại không thể vượt quá tổn thất lớn nhất có thể có.  Tổn thất toàn bộ hằng năm lớn nhất có lẽ có là lượng tổn thất lớn nhất mà một hay một nhóm đối tượng rủi ro có thể chịu trong suốt năm mà nhà quản trị tin là có thể xảy ra.
  119.  Alan Friedlander đề nghị bốn đại lượng đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại vật chất đối với nhà cửa bị hỏa hoạn (Friedlander, 1977).  “Tổn thất thông thường” là tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy cuả tư nhân và công cộng đều hoạt động.  “Tổn thất lớn nhất có lẽ có” là tổn thất trung bình khi một bộ phận quan trọng của hệ thống chữa cháy, hệ thống phun nước tự động chẳng hạn, không được bảo trì hay hoạt động không hiệu quả.  “Tổn thất lớn nhất có thể thấy trước” là tổn thất trung bình khi không có hệ thống chữa cháy tư nhân nào hoạt động. Trong trường hợp này lửa sẽ cháy cho tới khi nào bị chận bởi các bức tường chịu lửa, hay cho tới khi nó đốt hết nhiên liệu, hay cho tới khi xe cứu hỏa, do một người nào đó ở ngoài thông báo, tới chữa.  “Tổn thất lớn nhất có thể có” là tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy công cộng và tư nhân đều không hoạt động hay hoạt động không hiệu quả.
  120.  a. Dự toán ngân sách.  Mặc dù có nhiều chi phí về quản trị rủi ro không thể dự báo một cách chính xác, thường bộ phận quản trị rủi ro vẫn phải hoạt động với ngân sách được định trước. Các phương pháp định lượng cần thiết để dự báo các chi phí, đặc biệt với các chương trình mà tổ chức phải tự giải quyết các yêu sách (trong thực hành gọi là “giữ lại”).  b. Ước lượng các ảnh hưởng tương lai.  Công dụng thứ hai của các ước lượng định lượng là mô tả các ảnh hưởng dài hạn của các quyết định hiện nay. Quá trình ước lượng có thể yêu cầu nhà quản trị nhận ra các rủi ro trách nhiệm pháp lý trước khi chúng trở nên rõ ràng, ngay cả khi còn lâu lắm mới xảy ra việc chi trả thực sự. Việc ước lượng các ảnh hưởng trong tương lai yêu cầu không chỉ số và loại khiếu nại bồi thường có thể xảy ra, mà cả thời điểm và số tiền cần chi trả.
  121.  Khiếu nại bồi thường là sự đòi hỏi quyền được chi trả  Khiếu nại bồi thường đã trình báo là khiếu nại đòi bồi thường mà tổ chức có trách nhiệm đã nhận được thông báo khiếu nại; nếu chưa báo cáo thì gọi là khiếu nại bồi thường không báo cáo.  Khiếu nại bồi thường đã giải quyết là khiếu nại mà trách nhiệm pháp lý về việc chi trả đã được giải quyết và tổng số tiền chi trả đã được xác định.  Khi trách nhiệm pháp lý về việc chi trả chưa được quyết định, khiếu nại bồi thường chưa được giải quyết và số tiền chi trả ước lượng được gọi là “số dự trữ”.
  122.  Bước 1: Xác định hệ số triển khai. • Phân tích tổ thất trong quá khứ nhằm xác định hệ số triển khai. Hệ số triển khai từng kỳ bằng tổng số khiếu nại có thể có chia cho khiếu nại công dồn của kỳ đó.  Bước 2: Dự báo khiếu nại có thể có • Khiếu nại có thể có từng lô hàng sẽ bằng số khiếu nại đã báo cáo nhân với hệ số triển khai tương ứng.  Bước 3: Dự báo dòng khiếu nại bồi thường theo thời gian  Bước 4 Dự báo dòng tiền thanh toán và hiện giá về thời điểm dự báo.
  123.  Một cửa hàng bán máy vi tính có bảo hành 3 tháng từ lúc bán máy. Số liệu thống kê cho thấy tháng thứ nhất sau khi bán hàng nhận dực 50% khiếu nại, tháng thứ 2 nhận dược 30%, phần còn lại vào tháng thứ 3. Mỗi khiếu nại chi phí hết 50USD, thanh toán làm 2 lần, ngay khi nhận khiếu nại 60% phần còn lại vào tháng kế tiếp. Khiếu nại đã báo cáo của lô hàng bán tháng 9/05 là 40 và lô hàng bán tháng 10/05 là 35. Dự báo số khiếu nại có thể có cho hai lô hàng trên , dòng tiền bồi thường và hiện giá về thời điểm đầu tháng 9 với lãi suất 1% tháng.
  124. (1) (2) (3) (4) 1 50% 50% 2 2 30% 80% 1,25 3 20% 100% 1  (1) Thời gian được quyền khiếu nại bồi thường  (2) Số khiếu nại được báo cáo từng năm  (3) Tổng số khiếu nại cộng dồn từng năm  (4) Hệ số triển khai bằng tổng số khiếu nại chia cho số khiếu nại cộng dồn từng năm.
  125. LOÂ HAØNG K/N ÑAÕ B. SOÁ T.H Ñ HSTK K/N COÙ CAÙO BH THEÅ COÙ T.9 40 2 1.25 50 T.10 35 1 2 70 TOÅNG 75 120
  126. LOÂ K/N COÙ THEÅ 9 10 11 12 HAØNG COÙ T.9 50 25 15 10 T.10 70 35 21 14 TOÅNG 120 25 50 31 14
  127. Toång 9 10 11 12 1 Doøng k/n 120 25 50 31 14 TT 60% 3600 750 1500 930 420 TT 40% 2400 500 1000 620 280 Toång 6000 750 2000 1930 1040 280 1/(1+k)t 0,99 0,98 0,97 0,96 0,95 Hieän giaù 5839 742,5 1960 1872,1 998,4 266
  128.  Bước 1: phân tích đối tượng gánh chịu rủi ro thành những nhóm có nguy cơ xảy ra rủi ro gần giống nhau, và tính xác suất.  Bước 2: chọn một đối tượng làm chuẩn tính hệ số qui đổi của các đối tượng khác sang đối tượng chuẩn.  Bước 3: dự báo nhu cầu đối tượng rủi ro cho kỳ tới.  Bước 4: dự báo rủi ro có thể xảy ra, số tiền bồi thường, sau đó hiện giá về thời điểm dự báo.
  129.  Một nhà quản trị rủi ro một công ty xây dựng đang phải dự báo rủi ro về tai nạn lao động công ty trong năm tới. Anh ta đã phân toàn bộ lực lượng lao động của công ty thành 5 nhóm và tính được( số liệu trong bảng). Hãy xác định:  Tổng số tai nạn có thể có của công ty trong năm tới?  Nếu mỗi tai nạn chi phí hết 15 triệu và thanh toán 50% khi tai nạn xảy ra 30 % vào năm tới, phần còn lại vào năm tiếp theo, hãy xác định tổng số tiền phải thanh toán, dòng tiền thanh toán và hiện giá về thời điểm dự báo nếu lãi suất chiết khấu là 10%/ năm?
  130. Loai LD TNBQ /N K/n TN N/C n toi Cnxd 24 tr 1-2/3 300 Nvvp 30 20-2/3 50 d/c 42 5-2/3 20 Ql 60 10-2/3 4 Ho tro 18 1-1 150
  131. Loai LD TNBQ K/n TN N/C n HE SO LDQD /N toi QD Cnxd 24 tr 1-2/3 300 1 300 Nvvp 30 20-2/3 50 25 2 d/c 42 5-2/3 20 8,75 2,29 Ql 60 10-2/3 4 25 0,16 Ho tro 18 1-1 150 1,125 133,33 TONG 524 437,78
  132.  Tổng số tai nạn có thể có là 437,78 x 2/3 = 291,85 tai nạn; tổng số tiền bồi thường là 291,85 x 15 =4377,75 triệu VNĐ.  Tổng số tiền hiện giá : 4377,75 x 0.8527 = 3732,91 triệu nam Thanh toan Thua so ck Hien gia 1 0.5 0.9091 0.4545 2 0.3 0.8264 0.2479 3 0.2 0.7513 0.1503 Tong 1 0.8527
  133. MPC = K  Z  Công thức tổng quát  MPC Tổn thất nhỏ/lớn nhất có lẽ có  K là tổn thất trung bình  Z hệ số được tính từ độ tin cậy  Deta là độ lệch chuẩn
  134. Phanphoichuan n K =  PtKt t=1 n 2  =  Pt(Kt − K ) t=1 phanphoinhithuc K = np  = np(1− p) n! P = p r (n − p)n−r r r!(n − r)!
  135. phanphoipoisson K = m  = m e −m m r P = r r!
  136. Dung sai rui ro He so Z 0.5 0 0.2 0.842 0.1 1.182 0.05 1.645 0.025 1.96 0.01 2.327 0.005 2.575 0.0001 3.719
  137.  Một công ty bán anten thu tín hiệu vệ tinh, chở bằng xe tải đến cho khách hàng. Giá mỗi cái là 1000 USD. Nếu anten bị hỏng công ty phải chịu lỗ hoàn toàn do anten không thể sữa đượïc. Khảo sát số liệu trong quá khứ, người ta thấy có khoảng 1/10 anten bị hỏng do chuyên chở.Giả sử ta có thể xem số anten hỏng có phân phối nhị thức.  Hãy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho tổn thất trung bình khi vận chuyển 1000 anten. (Sử dụng xấp xỉ chuẩn)?  Nếu vận chuyển 100000 anten, tính lại khoảng tin cậy 95% cho tổn thất trung bình. (Sử dụng xấp xỉ chuẩn)  Giả sử bạn sẵn sàng tự bảo hiểm rủi ro trên nếu với xác suất 95%, tổn thất thực sai lệch tối đa 10% cuả tổn thất trung bình. Bạn có tự bảo hiểm khi vận chuyển 1000 anten? 100000 anten? Số tối thiểu là bao nhiêu?
  138.  MPC = 1000x1/10 – 1.96 x 9.49 = 81.4  MPC = 1000x1/10 + 1.96 x 9.49 = 118.6  MPC = 100000x1/10 – 1.96 x 94.87 = 9814  MPC = 100000x1/10 + 1.96 x 94.87 = 10186  N TỐI THIỂU LÀ = 1.96x1.96 (1-0.1)/ (0.1x0.1x0.1) = 3457.44
  139. 1. CÁC KỸ THUẬT KIỂM SOÁT CHỦ YẾU 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÀI TRỢ
  140.  Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.  Để đạt được những mục tiêu đó, chúng ta có sắp xếp các giải pháp từ giải pháp đơn giản có chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi phí.
  141. Phương pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện bằng cách :  Lắp đặt hệ thống bảo an để ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp vào những dữ liệu.  Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người, tài sản.  Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra.  Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh của tự nhiên
  142.  Chuỗi rủi ro bao gồm năm mắt xích cơ bản sau:  1. Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ : một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.  2. Yếu tố môi trường : là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ : sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được lắp đặt.  3. Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ : Một người công nhân vận hành thiết bị không được bảo quản đúng cách có thể bị tai nạn vì tấm chắn bảo vệ không được đặt đúng chỗ khi mũi khoan bị gãy.  4. Kết qủa có thể là tốt hay xấu : là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ, trong trường hợp này là việc bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt.  5. Những hậu quả : không phải là những kết quả trực tiếp (việc bị tổn thương ở mắt) mà là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị tổn thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế )
  143. 1. NÉ TRÁNH RỦI RO 2. NGĂN NGỪA TỔN THẤT 3. GIẢM THIỂU TỔN THẤT 4. QUẢN TRỊ THÔNG TIN 5. CHUYỂN GIAO KIỂM SOÁT 6. ĐA DẠNG HÓA
  144. ▪ Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. ▪ Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra ▪ Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.
  145.  Một số nguy cơ tiềm tàng nếu trở thành hiện thực sẽ nguy hại và tốn kém những nguy cơ khác. Hãy xác định các tổn thất lớn nhất có lẽ có để cân nhắc những nguy cơ nào nên kiểm soát và nguy cơ nào nên chuyển giao tài trợ rủi ro.  Nhiều cuộc khủng hoảng ban đầu chỉ là những khó khăn nho nhỏ. Bằng cách chú ý đến những dấu hiện của những khủng hoảng ngầm, bạn có thể giải quyết được chúng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và tốt kém  Một số khủng hoảng xuất phát từ chính các chính sách và hoạt động của công ty và có thể tránh được bằng những tiên lượng các hậu quả một cách tỉnh táo.
  146.  Bội thu thành công trong nháy mắt.  Chi tiêu vượt quá mức đồng lương cho phép.  Bỏ qua những chi tiết và chuẩn mực.  Thành viên hội đồng quản trị không thực hiện công việc của mình.
  147. ▪ Đây là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số hạn chế: ▪ Rủi ro và lợi ích song song tồn tại vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó. ▪ Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ chức, vì vậy coi chừng tránh rủi ro này chúng ta có thể gặp rủi ro khác. ▪ Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh, hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy không thể chỉ loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động
  148. 1. Hãy hoà hợp với tập thể trong mọi tình huống tốt hay xấu. 2. Duy trì mối quan hệ hợp tác với báo giới 3. Cư xử theo chuẩn mực đạo đức, tin cậy và chuyên nghiệp với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp. 4. Tránh những hỏng hóc về kỹ thuật. 5. Xử lý những vấn đề về lao động. 6. Cảnh giác với những dấu hiệu khủng hoảng đến gần. 7. Có kế hoạch nối tiếp cho tất cả các vị trí chủ chốt trong công ty. 8. Không hành động nóng vội khi yêu cầu về chuẩn mực đạo đức hay tính hợp pháp đặt ra.
  149.  Một công ty hoá chất hàng đầu dự tính tiến hành hàng loạt những thí nghiệm tại một vùng nông thôn, bao gồm cả một thị trấn nhỏ độc lập. Trong khi chuẩn bị cho cuộc thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng công cuộc nghiên cứu này có thể sẽ gây những thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng cư dân ở đó. Người ta yêu cầu nhà quản trị rủi ro mua bảo hiểm cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chỉ có một vài công ty bảo hiểm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này và số tiền mua bảo hiểm lớn hơn nhiều so với số tiền công ty sẵn sàng trả. Kết quả là công ty chống lại việc tiến hành những cuộc thí nghiệm.
  150. Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi : sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào : ▪ THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI HIỂM HOẠ ▪ THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI MÔI TRƯỜNG ▪ THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC
  151. ▪ Giữ nhà bất cẩn - Chương trình huấn luyện và theo dõi ▪ Nạn lụt - Xây đập, quản lý nguồn nước ▪ Hút thuốc - Cấm hút thuốc, tịch thu vật liệu liên quan đến hút thuốc ▪ Nạn ô nhiễm - Ban hành quy định, chính sách về việc sử dụng và thải các chất gây ô nhiễm ▪ Vỉa hè bị chiếm dụng, hư hỏng, lồi lõm - Giải tỏa, cấm buôn bán, sửa chữa ▪ Vệ sinh thực phẩm kém - Đưa ra qui định, tăng cường kiểm tra ▪ Say rượu khi lái xe - Cấm nghiêm ngặt, bỏ tù ▪ Thiếu thông tin về một số hoạt động - Nghiên cứu, điều tra ▪ Máy cán, máy dập - Hướng dẫn đầy đủ về an toàn, cảnh báo, bộ phận bảo vệ
  152. ▪ Sàn của một cửa tiệm trơn trượt do đổ dầu - Lắp đặt bề mặt hút ẩm, chống trơn trượt ▪ Xa lộ , đường cao tốc - Xây dựng rào cản, chiếu sáng bảng hiệu và dấu hiệu giao thông ▪ Lực lượng lao động được đào tạo không phù hợp - Đào tạo ▪ Chi tiêu công cộng - Hướng dẫn đầy đủ về sản phẩm và cảnh báo ▪ Dân cư nghiện ma túy - Tư vấn, chữa trị, điều tra ▪ Kiến trúc dễ cháy - Xây dựng hệ thống chống lửa ▪ Bãi đậu xe không được chiếu sáng - Chiếu sáng, bảo vệ và dịch vụ an ninh ▪ Nhân viên lái xe giao hàng - Đào tạo, giáo dục tài xế
  153. ▪ Một quy trình sưởi nóng có thể làm nóng các thiết bị xung quanh - Hộ thống làm nguội bằng nước ▪ Công nhân bốc dỡ hàng hoá không đúng cách - Sử dụng dây đai hỗ trợ ▪ Xe cộ trượt trên đường trơn - Dùng thắng ngược chiều kim đồng hồ ▪ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Aùo quần thích hợp chống cháy, ▪ Tiêu dùng sản phẩm nguy hiểm - Đặc tính an toàn, giúp ỡ người tiêu dùng ▪ Hội đồng thành phố cân nhắc các vấn đề độc quyền - Tài liệu minh chứng quyết định, bản báo cáo hợp pháp của hợp đồng ▪ Thùng dự trữ ngầm bị rò rỉ dầu - Niêm phong hai lần ▪ Chuyển thiết bị chế tạo sản phẩm đến một nước chưa phát triển - Hoạt động quan hệ với chính quyền địa phương, điều nghiên
  154. ▪ Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). ▪ Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. ▪ Trước hết, ý niệm về chuỗi rủi ro được đưa ra để minh họa việc ngăn ngừa tổn thất can thiệp vào ba mắt xích đầu của chuỗi rủi ro như thế nào? Giảm thiểu tổn thất tập trung vào mắt xích thứ 3 (chỉ thỉnh thoảng, không thường xuyên) và mắt xích thứ 4 và thứ 5 (thông thường hơn):
  155.  Hãy xem xét bốn nguyên tắc trong việc ngăn chặn khủng hoảng: 1. Hành động nhanh chóng và quyết đoán. Trì hoãn chỉ làm cho tình huống xấu đi. 2. Đặt con người lên trên hết. Nhà cửa, sổ sách, giấy tờ tín dụng, và tên tuổi công ty đều có thể làm lại được, còn cuộc sống của nhân viên và khách hàng thì không. 3. Người lãnh đạo nên đến hiện trường càng sớm càng tốt. Điều này sẽ cho thấy cuộc khủng hoảng đang được giải quyết một cách nghiêm túc. 4. Giao tiếp rộng rãi. Đây sẽ là cách tốt nhất để đối phó với tin đồn và suy đoán.  Khi vẫn chưa rõ ràng về những hành động, hãy để những kinh nghiệp, giá trị và bản năng mách bảo bạn.
  156. 1. Cứu lấy những tài sản còn sử dụng được 2. Chuyển nợ 3. Kế hoạch giải quyết hiểm họa 4. Dự phòng 5. Phân chia rủi ro
  157.  Một biện pháp giảm thiểu tổn thất được sử dụng rộng rãi là cứu lấy những tài sản còn sử dụng được. Hiếm khi tổ chức bị thiệt hại hoàn toàn và nhà quản trị rủi ro có thể tối thiểu hóa tổn thất thông qua việc cứu lấy những tài sản còn lại. Một chiếc xe hơi có thể bị bán làm phế liệu trong khi một bộ phận thiết bị đã bị hư hỏng nhưng sữa chữa được có thể đem bán ở chợ cũ. Công ty bảo hiểm thu hồi những tài sản còn lại sau tổn thất nhằm tối thiểu hoá tác động của những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Và nhà quản trị rủi ro phải biết được kỹ thuật giảm thiểu tổn thất này.
  158. ▪ Một kỹ thuật giảm thiểu khác được đề cập ở đây là sự chuyển nợ. Khi một công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm có thể có cơ hội lấy lại tiền bồi thường từ bên thứ ba trong vụ kiện. ▪ Sự chuyển nợ cũng có thể được xem xét lại như một biện pháp giảm thiểu tổn thất nhắm tới hậu quả lâu dài của tổn thất. Sự chuyển nợ cũng là một công cụ của quản trị tranh chấp. Quản trị tranh chấp trở thành một bộ phận của những chiến lược hoặc chiến thuật cố gắng kiểm soát hoặc làm giảm hậu quả của những hành động hợp pháp làm nảy sinh ra tổn thất. Những biện pháp đặc biệt được sử dụng là : giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải, những chiến thuật và lý thuyết hòa giải, những nỗ lực quan hệ cộng đồng nhằm giải quyết “Quan điểm chung của tòa án”.
  159.  Giảm thiểu tổn thất tìm cách giảm thiểu sự tác động của tổn thất hoặc là thông qua việc kiểm soát những sự kiện khi nó xuất hiện, kiểm soát kết quả tức thời của sự kiện hoặc là thông qua việc kiểm soát những hậu quả lâu dài của nó. Những kế hoạch giải quyết hiểm họa hoặc những biến cố bất ngờ là một sự tiếp cận hợp nhất đối với sự giảm thiểu tổn thất. Một kế hoạch giải quyết những hiểm hoạ là một nỗ lực to lớn của tổ chức trong việc xác định những khủng hoảng hoặc tai họa có thể xảy ra và thiết lập các kế hoạch để đối phó với những biến cố này. Kế hoạch phòng ngừa những bất trắc thường bao gồm một quá trình nghiên cứu và đánh giá tương đối dài nhưng cuối cùng cũng phải nhường lại cho một kế hoạch ngẫu nhiên có thể sử dụng được trong trường hợp tổ chức bị tổn thất.
  160. 1. Tổ chức một nhóm hoạch định để thu thập kỹ năng, kinh nghiệm và ý kiến của nhiều người. 2. Đánh giá phạm vi và ảnh hưởng của sự cố tức là tất cả những thứ có thể diễn ra theo tình huống xấu. 3. Triển khai kế hoạch dự phòng sự cố bất ngờ để vô hiệu hóa hoặc chứa đựng mọi khía cạnh quan trọng của cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Giao tiếp là một phần quan trọng của kế hoạch này. 4. Đừng bao giờ cho rằng kế hoạch giải quyết sự có bất ngờ sẽ thực sự hiệu quả. Hãy luôn thử nghiệm kế hoạch trong d0iều kiện thực tiễn hay tình huống dàn dựng. 5. Thường xuyên cập nhật kế hoạch.
  161. Những hoạt động dưới đây là một phần của những kế hoạch phòng ngừa những hiểm hoạ, rủi ro : 1. Những nhân viên đã được trải qua huấn luyện. 2. Lưu trữ hồ sơ đã được vi tính hoá. 3. Kiểm tra thường xuyên để hoàn thiện hệ thống chữa cháy. 4. Bảo đảm tín dụng từ việc cho các tổ chức vay. 5. Huấn luyện nhân viên về các trường hợp an toàn khẩn cấp. 6. Lập kế hoạch và cách đối phó với những hiểm hoạ thông qua bộ phận chữa cháy và các tổ chức chính phủ có liên quan. 7. Khả năng chuyển từ lạnh sang nóng của máy tính. 8. Sửa đổi lại cấu trúc, ví dụ như lắp đặt hệ thống tường ngăn cháy. 9. Phát triển chiến lược về những mối quan hệ cộng đồng. 10. Thành lập các đội cấp cứu khẩn cấp.
  162.  Chỉ truyền đạt một số thông điệp đã được chọn lọc kỹ nhằm thông báo một cách chính xác vấn đề và các động thái của công ty.  Chọn một người quản lý để thông báo các vấn đề chính yếu.  Đừng tìm cách giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tình hình.  Đừng đổ lỗi cho các nạn nhân  Thông báo tất cả các tin xấu cùng một lúc.  Đừng bao giờ quên nhân viên của bạn.
  163.  Nếu bạn không biết bắt đầu các kế hoạch giải quyết các sự cố bất ngờ từ đâu thì hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như lụt lội hay hoả hoạn.  Việc lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ không có tác dụng đối với các khủng hoảng không thể dự báo trước. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là trong các nhóm giải quyết khủng hoảng phải có những người linh động, quyết đoán và có khả năng hành động.
  164.  Một tài sản dự phòng không được sử dụng trừ phi có rủi ro xảy ra. Sự dự phòng thường được sử dụng trong những trường hợp có tổn thất gián tiếp, là những tổn thất nảy sinh từ những tổn thất trực tiếp tới tài sản. Nó thường đóng vai trò kép trong việc ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất. Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất gián tiếp xảy ra bởi vì tài sản dự phòng sẵn sàng được sử dụng nếu tài sản nguyên thủy không còn sử dụng được nữa. Dò lại hồ sơ trong máy vi tính, lưu trữ hồ sơ là một ví dụ về giá trị của sự dự phòng. Những thiệt hại về hồ sơ nhân viên, khoản phải thu, những tài liệu giải quyết công việc kinh doanh hay những tin tức tài chính có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho tổ chức.
  165.  Minh họa cuối cùng cho kỹ thuật giảm thiểu tổn thất là phân chia rủi ro. Sự phân chia rủi ro là một kỹ thuật trong đó một tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau thay vì cho phép chúng gây hại cho một sự kiện đơn lẻ.  Ví dụ :  Những bức tường ngăn lửa trong một cấu trúc . Nó chia phía bên trong của cấu trúc thành nhiều ngăn riêng biệt bằng các vật liệu chống lửa.  Động lực đàng sau của sự phân chia rủi ro là làm giảm bất kỳ sự phụ thuộc giữa những rủi ro của tổ chức bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác động lên toàn bộ những rủi ro của tổ chức.
  166. ▪ Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức. ▪ Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ cần đạt được. Thông tin đáng tin cậy từ phòng quản trị rủi ro có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ.
  167.  Một lĩnh vực khác mà thông tin có thể hạn chế sự bất định là sự hiểu biết của cá nhân về quá trình tạo nên tổn thất, ví dụ như chuỗi rủi ro. Sự hiểu biết về tiến trình những mối hiểm họa xảy ra gây tổn thất có thể giảm thiểu sự bất định ở các đối tượng có liên quan, bởi vì sự hiểu biết này cho phép ta dự báo tốt hơn về những trường hợp tổn thất có thể xảy ra và từ đó giúp các cá nhân cảnh giác phòng ngừa.  Để nâng cao khả năng hiểu biết vấn đề này, chúng ta sử dụng phương pháp báo cáo và hệ thống tưởng thưởng cho những nhân viên có đề nghị về những hoạt động an toàn hơn.
  168. 1. Thời gian không phải là người bạn đồng hành trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Cứ mỗi ngày khủng hoảng tiếp diễn càng làm lu mờ hình ảnh của công ty và tạo đà để hình ảnh ấy bị trượt dốc xa hơn. Vì vậy một khi bạn đã xác định được khủng hoảng là gì thì hãy hành động nhanh chóng và quyết đoán để giải quyết nó. 2. Những thông tin về khủng hoảng sẽ thay đổi khi nó được giải quyết. Do đó, hãy tiếp tục thu thập thông tin. Làm như vậy sẽ giúp cho nhóm giải quyết khủng hoảng có được bức tranh toàn cảnh rõ nét về tình hình thực tế.
  169. 3. Việc gia tiếp không ngừng sẽ cung cấp thông tin cho các nhân vật then chốt và trấn áp những tin đồn và suy đoán. 4. Lưu trữ dữ liệu về khủng hoảng và những giải pháp kèm theo khi bạn hàng động. Có như vậy thì sau này bạn mới có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm quản lý khủng hoảng và rút ra bài học cho lần sau. 5. Nhiều khủng hoảng có thể được giải quyết bằng những kỹ thuật quản lý khủng hoảng, bao gồm việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thực hiện và kết thúc dự án. 6. Tất cả mọi người đều kỳ vọng ở những nhà lãnh đạo tài năng, tự tin và sáng suốt trong khi xảt ra khủng hoảng.
  170. 1. Ngủ đủ giấc 2. Nghỉ ngơi và làm điều gì đó để bới đi sự căng thẳng trong bạn: đi dạo, đạp xe, bơi lội, nghe nhạc nếu bạn biết chơi nhạc cụ, mỗi ngày hãy thực hiện một vài giai điệu. 3. Đừng nghĩ nhiều về những điều có thể sai lầm. Thay vào đó, hãy nhìn vào các mạo hiểm một cách khách quan, và chuyển sự chú ýcủa bạn vào lợi ích của việc làm đúng mọi chuyện. 4. Tránh suy nghĩ quá nhiều. Hãy dành nghiều thời gian với những người “bình thường” – tức là những người không phải đối mặt với khủng hoảng.
  171. 1. Luôn trung thực 2. Chỉ cung cấp sự thật 3. Nói thật về những điều bạn biết và những điều bạn không biết 4. Tổ chức một đường dây nóng để kiểm soát những tin đồn. 5. Ghi âm lại một lời nhắn trên đường dây thông tin của công ty hàng ngày với những thông tin mới nhất. 6. Đừng suy đoán.
  172. 1. Sáng suốt. Hãy chỉ ra người nắm trọng trách và điều hành công việc tiến triển tốt hơn. 2. Đối mặt với khủng hoảng. Biến nỗi lo sợ thành hành động tích cực. 3. Cảnh giác, thận trọng.hãy tìm kiếm hướng phát triển mới và nhận biết tầm quan trọng của thông tin mới. 4. Duy trì tâm điểm chú ý tới những ưu tiên của công ty. Hãy bảo đảm an toàn cho mọi người là ưu tiên hàng đầu, sau đó giải quyết những việc cần làm quan trọng tiếp theo. 5. Đánh giá và giải quyết những việc trong tầm kiểm soát của bạn. Bỏ qua những việc ngoài tầm kiểm soát của bạn 6. Phạm quy nếu cần thiết. Những quy tắc, ngân sách,chính sách của công ty không mấy khi được áp dụng đúng luật khi xảy ra khủng hoảng.
  173.  Những dấu hiệu khẳng định khủng hoảng đã trôi qua: 1. Nhân viên đã quay trở lại công việc thường ngày. 2. Khách hàng và nhà cung cấp vẫn muốn tiếp tục hợp tác với công ty của bạn. 3. Điện thoại reo nhưng không phải là của phóng viên thời sự 4. Doanh số bán hàng, thu nhập và những chỉ số hoạt động kinh doanh khác trở về trạng thái bình thường.  Chuyển hướng sự chú ý vào những nhiệm vụ cơ bản của công ty: tăng trưởng và lợi nhuận.
  174.  Giới truyền thông là một trong những kênh thông tin quan trọng qua đó bạn sẽ liên lạc với công chúng và những nhân vật chủ chốt khác có liên quan đến công ty. Vì vậy bạn hãy thẳng thắn, chính xác và xây dựng thông điệp mang nội dung những gì bạn muốn đưa tin. Đồng thời việc cung cấp cho giới truyền thông sự thật sẽ trợ giúp cho thông điệp của bạn.  Bạn không thể che dấu câu chuyện của bạn bằng cách lờ đi giới truyền thông. Việc đó chỉ thêm kích động phóng viên tìm mọi cách để khơi câu chuyện – mà kết cục là bài báo của họ đưa tin có thể không như bạn mong đợi.
  175.  Trước khi gặp giới truyền thông, hãy thực hiện hai điều sau: (1) dự đoán những câu phóng viên có thể hỏi và (2) lập danh sách năm câu hỏi mà bạn ghét nhất và chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi đó.  Có thái độ hành vi ứng xử tôn trọng với giới báo chí trong những lúc thuận lợi để họ dành cho công ty bạn những ưu ái hơn khi công ty lân vào hoàn cảnh khó khăn.
  176.  Khi bạn xây dựng chiến lược truyền thông, hãy mở đầu bằng phân khúc đối tượng. Sau đó thiết kế thông điệp đáp ứng mối quan tâm của đối tượng. Cuối cùng, hãy sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp nhất để thông điệp này có thể đến được từng nhóm đối tượng ấy.  Sẵn sàng ứng phó trước một khả năng một thảm hoạ có thể gây tê liệt mọi đường dây thông tin liên lạc điện tử đang được sử dụng.  Thời điểm tốt nhất để tiến hành chiến lược truyền thông là trước khi khủng hoảng nổ ra.
  177.  Sẵn sàng đối phó với những cuộc gọi tới tấp một khi tin về khủng hoảng hay sự việc nào đó bị rò rỉ ra bên ngoài.  Nhanh chóng ứng phó. Bạn sẽ tăng cường quan hệ với giới truyền thông nếu bạn biết thông cảm với sự thật rằng họ đang chịu sức ép về thời gian. Vì vậy trả lời càng nhiều cuộc gọi càng tốt. Bạn sẽ giúp phóng viên và lòng tốt của bạn có thể được đền đáp bằng một bài viết khách quan về công ty bạn.  Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của phóng viên. Phóng viên chịu sức ép lấy tin và nhang chóng hoàn thành tác phẩm ngay trong ngày. Vì vậy, hãy cung cấp cho họ thông tin và phác hoạ câu chuyện cho họ. Có như vậy, bài báo đó mới có khả năng đưa theo đúng ý của bạn.
  178.  Nhà lãnh đạo là người công bố kết thúc khủng hoảng bằng cách dựa vào những dấu hiệu thể hiện tình trạnh bình thường đã trở lại. Nhân viên cần biết những dấu hiệu này trước khi họ tiếp tục công việc.  Bày tỏ cảm ơ đối với những người đã giúp đỡ và tận tâm với công ty trong thời gian khủng hoảng. Nếu hậu quả không quá thiệt hại, nên tổ chức ăn mừng vì đã qua được cơn khủng hoảng.
  179.  Tạo một hồ sơ dữ liệu bao gồm những thông tin liên quan đến khủng hoảng. Công việc thu thập thông tin tạo nên một sổ ghi chép bài học kinh nghiệm về sau.  Khi khủng hoảng qua đi, hãy tổ chức một cuộc họp để mọi người trình bày những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt, và cần phải làm thế nào để giải quyết khủng hoảng hiệu quả hơn. Lập một danh sách có hệ thống những điều cần ghi nhớ đã nêu trên.
  180. Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng 2 cách :  Thứ nhất: Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đếân một người hay một nhóm người khác. Ví dụ : Khi thực hiện hợp đồng, thông thường một công ty gánh chịu tổn thất là sự gia tăng giá cả lao động và nguyên vật liệu, do đó để đảm bảo cho nhà máy của công ty hoạt động công ty có thể thuê các hợp đồng phụ có giá ổn định . Hình thức chuyển giao rủi ro này có liên quan mật thiết với một biện pháp né tránh rủi ro là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. Đây là một biện pháp kiểm soát rủi ro vì nó loại bỏ những tổn thất tiềm ẩn gây hại cho tổ chức, đồng thời tránh bị hủy bỏ hợp đồng vì rủi ro của hợp đồng đã được chuyển đến cá nhân hoặc tổ chức khác.
  181.  Thứ hai: Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước : chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro. Ví dụ : Người đi thuê nhà phải chịu trách nhiệm thiệt hại về căn nhà mình thuê. Người bán lẻ chịu trách nhiệm về thiệt hại sản phẩm sau khi nhà sản xuất đã giao hàng cho dù nhà sản xuất lẽ ra phải chịu trách nhiệm. Người tiêu thụ có thể không khiếu nại về những thiệt hại tài sản và con người do lỗi của sản phẩm hay dịch vụ.
  182.  Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ công ty. Kỹ thuật này thường sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là trong đầu tư chứng khoán Portfolio. Portfolio thường gọi là bộ chứng khoán, danh mục chứng khoán hay cấu trúc chứng khoán. Bằng cách khéo léo lựa chọn các chứng khoán trong bộ portfolio, chúng ta có thể giảm được rủi ro tổng thể của công ty. Rủi ro của portfolio phụ thuộc vào các biến chủ yếu sau :
  183. 1. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA 2. TỶ TRỌNG CÁC THÀNH PHẦN 3. SỐ LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN 4. RỦI RO CỦA TỪNG THÀNH PHẦN
  184.  RỦI RO KHI ĐẦU TƯ MỘT CHỨNG KHOÁN  RỦI RO KHI ĐẦU TƯ MỘT BỘ CHỨNG KHOÁN  RỦI RI THỊ TRƯỜNG
  185. n K =  Pi K i i=1  Trong đó: • K là hệ số hoàn vố kỳ vọng của chứng khoán • N số các tình huống có thể xảy ra • Pi là xắc suất xảy ra tình huống I • Ki là hệ số hoàn vốn trong tình huống i
  186. n 2  = Pi (K − Ki ) i=1  Trong đó: • N số các tình huống có thể xảy ra • Pi là xắc suất xảy ra tình huống I • Ki là hệ số hoàn vốn trong tình huống I • K là hệ số hoàn vốn kỳ vọng của chứng khoán
  187.  C = v K  Cv là hệ số biến thiên của một chứng khoán, hệ số biến thiên chứng khoán nào nhỏ hơn chứng khoán đó ít rủi ro hơn.
  188. Tình huoáng Xaéc suaát Ka% Kb% Kab% 1 0,1 35 2 18,5 2 0,2 25 7 16 3 0,4 15 12 13,5 4 0,2 5 17 11 5 0,1 -5 22 8,5 HSHV 15 12 13,5 DLC 10,95 5,48 2,74 HSBT 0,73 0,46 0,2
  189.  Số chứng khoán trong bộ chứng khoán  Hệ số tương quan giữa các chứng khoán trong bộ chứng khoán  Tỷ trọng của từng chứng khoán trong bộ chứng khoán  Rủi ro của từng chứng khoán trong bộ chứng khoán.
  190. n K p = Wt K t t=1  Kp là hệ số hoàn vốn bộ chứng khoán  N là số chứng khoán trong bộ chứng khoán  Wt là tỷ trọng chứng khoán t trong bộ chứng khoán  Kt là hệ số hoàn vốn của chứng khoán t.
  191. n n  p =  Aij i jWiW j i=1 j=1  N là số chứng khoán trong bộ chứng khoán  Aij là hệ số tương quan giữa chứng khoán I và chứng khoán j trong bộ chứng khoán  Wi, Wj là tỷ trong chứng khoán I, j trong bộ chứng khoán.
  192.  2 −  2 −    ( −  ) = B A,B = B A,B A B = B B A,B A 2 2 2 2 2 2  A +  B − 2 A,B  A +  B − 2 A,B A B  A +  B − 2 A,B A B Rendement A C B Risque
  193.  Hai chứng khoán có số liệu cụ thể như sau: chưng khoán một có hệ số hoàn vốn là 15%, độ lệch chuẩn là 20%. Chứng khoán hai có hệ số hoàn vốn là 20% và độ lệch chuẩn là 30%.  Nếu ta có một bộ chứng khoán gồm hai chứng khoán trên với tỷ trọngchứng khoán 1 là 40% và chứng khoán 2 là 60% hãy xác định hệ số hoàn vốn và độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán 1-2 trong các tình huống sau và cho nhận xét: 1. Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán là -1 2. Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán là +1 3. Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán là 0
  194.  Xây dựng công thức tổng quát nhằm xác định tỷ trọng của từng chứng khoán trong một bộ gồm hai chứng khoán để độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán đạt giá trị tối thiểu? Tính cụ thể cho 2 trường hợp đặc biệt là hệ số tương quan bằng -1 và bằng không? Tính hệ số hoàn vốn và độ lệch chuẩn và cho nhận xét?  Nếu thêm vào bộ chứng choán 1-2 trong yêu cầu 1 một chứng khoán thứ 3. chứng khoán thứ 3 có hệ số hoàn vốn là 25% và độ lệch chuẩn là 40%. Hệ số tương quan giữa chứng khoán 1-2 là -0,5; chứng khoán 1-3 là 0,3 và chứng khoán 2- 3 là – 0,7. chứng khoán 3 có tỷ trọng bằng 60% bộ chứng khoán 1-2. tính hệ số hoàn vố và độ lệch chuẩn của bộ chứng khoán 1-2-3.
  195.  Phương trình tương quan giữa hệ số hoàn vốn tối thiểu và rủi ro thị trường.  Rủi ro thị trường của bộ chứng khoán
  196. Ki = K rf + (K m − K rf )Bi  Trong đó: • Ki là hệ số hoàn vốn tối thiểu khi đầu tư vào chứng khoán I • Krf là hệ số hoàn vốn phi rủi ro, thường được lấy bằng lãi suất công trái dài hạn • Km là hệ số hoàn vốn thị trường • Bi là rủi ro thị trường của chứng khoán
  197. Rendement espéré E(RM)) Rf Bêta 1
  198. n  p = Wt t t=1
  199.  Oâng A sở hữu một bộ chứng khoán gồm 5 chứng khoán. Hệ số beta của bộ chứng khoán hiện tại là 2, hệ số hoàn vốn phi rủi ro là 7% / năm và hệ số hoàn vốn của bộ chứng khoán thị trường là 12%/năm. Oâng ta bán đi một chứng khoán, chứng khoán này có tỷ trọng là 30% và mua lại một chứng khoán khác có cùng giá trị. Chứng khoán bán đi có hệ số beta là 3 và chứng khoán mua vào có hệ số beta là 1.  Xác định hệ số hoàn vốn tối thiểu của bộ chứng khoán cũ, chứng khoán bán ra và chứng khoán mua vào?  Xác định hệ số beta và hệ số hoàn vốn tối thiểu của bộ chứng khoán mới?
  200. 1. NỖ LỰC KIỂM SOÁT CỦA TỔ CHỨC 2. NỖ LỰC KIỂM SOÁT CỦA CHÍNH PHỦ 3. NỖ LỰC KIỂM SOÁT CỦA XÃ HỘI
  201.  Nhöõng coâng ty baûo hieåm tö nhaân cuõng thaønh laäp phoøng kyõ thuaät hoaëc phoøng kieåm soaùt toån thaát ñeå nghieân cöùu nhöõng ruûi ro hoï phaûi ñöông ñaàu vaø ñeà xuaát nhöõng bieän phaùp giaûm thieåu ruûi ro. Coâng ty baûo hieåm cuõng cung caáp bích chöông, phim aûnh, taäp chæ daãn vaø caùc lôùp hoïc höôùng daãn veà an toaøn.  Coâng ñoaøn cuõng raát naêng ñoäng trong vieäc kieåm soaùt caùc toån thaát vì hoï quan taâm taát caû caùc vaán ñeà aûnh höôûng ñeán ñieàu kieän laøm vieäc cuûa coâng nhaân. Hoï trôï giuùp thöïc hieän caùc quy ñònh an toaøn cuûa chính phuû nhaèm taïo söï an toaøn nôi laøm vieäc. Coâng ñoaøn laø thaønh vieân cuûa Hoäi ñoàng an toaøn quoác gia vaø caùc toå chöùc töông töï. 
  202.  Chính phủ can thiệp vào việc kiểm soát tổn thất vì :  · Lợi ích công cộng thường đòi hỏi chính phủ ban hành đạo luật yêu cầu mọi ngành công nghiệp cung cấp thông tin, đáp ứng những tiêu chuẩn tất yếu và chấm dứt những hoạt động không thích hợp.  · Chính phủ có thể cung cấp một số dịch vụ có hiệu quả và tiết kiệm hơn cho các doanh nghiệp tư nhân như sở phòng cháy chữa cháy.  Chính phủ thực hiện trách nhiệm này thông qua một loạt các nỗ lực giáo dục khác nhau (truyền đơn, báo tường, hội nghị) và thông qua các đạo luật và quy định nhằm kiểm soát việc xây dựng, điều kiện làm việc, trang thiết bị an toàn, quần áo bảo hộ lao động, diện tích làm việc tối đa trong các phòng và trong thang máy, các phương tiện tiêu thoát nước và việc vận hành các xe cơ giới. Nhiệm vụ này được thỏa mãn qua việc thanh tra nhằm củng cố pháp luật do cảnh sát và sở phòng cháy chữa cháy, các chương trình phục hồi chức năng, thu lượm và truyền đạt các con số thống kê liên quan đến việc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất.
  203.  Các nhà kinh tế ghi nhận rằng một số khía cạnh của rủi ro dẫn đến nhu cầu cần có sự can thiệp của chính phủ. Hai đặc điểm được đề cập ở đây là các yếu tố bên ngoài và hàng hóa công .  · Các yếu tố bên ngoài là chi phí và lợi nhuận mà một thị trường hoạt động bình thường không nắm bắt được.  Ví dụ : Ô nhiễm môi trường. Một xí nghiệp sản xuất có thể làm ô nhiễm môi trường gây hại cho một cộng đồng dân cư lân cận. Cái giá phải trả cho cộng đồng dân cư này rất lớn, vượt quá giá trị của sản phẩm do xí nghiệp gây ô nhiễm sản xuất ra.  · Hàng hóa công cộng là hàng hóa hoặc dịch vụ không thể bị hạn chế đối với người mua bán, trao đổi nó.  Ví dụ : Quốc phòng. Tự bản chất của nó, quốc phòng là một lợi ích cho mỗi người dân dù họ có trả hay không trả chi phí cho quốc phòng.
  204. 1. Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. 2. Dựa theo thời gian mà qũi tài trợ được chuẩ bị, Tài trợ rủi ro có thề phân thành: 1. TÀI TRỢ RỦI RO QUÁ KHỨ 2. TÀI TRỢ RỦI RO HIỆN TẠI 3. TÀI TRỢ RỦI RO TƯƠNG LAI. 3. Dựa theo người gánh chịu tổn thất, Tài trợ rủi ro có thề phân thành: 1. LƯU GIŨ TỔN THẤT 2. CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ
  205.  Một phương pháp phổ biến để quản lý rủi ro là lưu giữ tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có cuả chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Phương pháp lưu giữ có thể là thụ động hoặc năng động, có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, có ý thức hoặc không có ý thức.  Kế hoạch lưu giữ tổn thất có thể là: • Không chuẩn bị trước • Tài khoản dự phòng • Tài sản dự phòng • Bảo hiểm trực hệ.
  206. 1. CHUYỂN GIAO BẰNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂM 3. HEDGING
  207.  Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro cuả một tổ chức cũng như một cá thể. Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện. Bảo hiểm có thể được định nghiã như một hợp đồng chấp thuận giưã hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo hiểm (theo hợp đồng bảo hiểm) và người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng những khoản phí bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho người bảo hiểm.
  208. ▪ Chuyển giao có thể là các phương pháp kiểm soát rủi ro hoặc tài trợ rủi ro Chuyển giao kiểm soát rủi ro bao gồm: ▪ 1. chuyển tài sản hay chỉ hoạt động cuả nó cho một người khác; ▪ 2. loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm cuả người chuyển giao đối với tổn thất cho người được chuyển giao; ▪ 3. xoá bỏ bổn phận được giả định là cuả người chuyển giao đối với các tổn thất . ▪ Chuyển giao tài trợ rủi ro, ngược lại, cung cấp một nguồn kinh phí bên ngoài được dùng để thanh toán tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý.
  209.  Phần lớn chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm được thực hiện thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một vài trường hợp hợp đồng được thiết kế nhằm mục đích chuyển giao này riêng cho tình huống đó. Nhiều thỏa thuận hợp đồng loại này chuyển giao trách nhiệm tài chính đối với tổn thất tài sản trực tiếp hoặc tổn thất thu nhập, một vài trường hợp là tổn thất nguồn nhân lực; hầu hết chuyển giao trách nhiệm tài chính về pháp lý cho thành phần thứ ba.
  210.  Một vài thí dụ sau đây sẽ cho ta hình dung được đặc tính cuả loại hợp đồng này. Với một hợp đồng thuê mướn, người chủ nhà có thể chuyển giao cho người thuê trách nhiệm tài chính đối với sự hư hỏng cuả tài sản được thuê và các tổn thương thân thể được chuyển cho thành phần thứ ba (mặc dù không thấy ghi trong hợp đồng). Trường hợp thứ hai, người thuê có thể chuyển cho người chủ nhà trách nhiệm tài chính khi xảy ra tổn thất đối với người thuê trong trường hợp hoả hoạn, không cần biết ai là người có lỗi.  Đối với các hợp đồng xây dựng, người chủ có thể chuyển giao cho bên hợp đồng xây dựng một phần hay tất cả trách nhiệm bồi thường tổn thất khi có tai nạn xảy ra đối với người lao động.
  211.  Thuật ngữ hedging hay trung hòa mô tả hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ từ một khả năng thua. Hedging hay trung hoà một rủi ro sử dụng việc đánh cá có các kết quả ngược với kết quả cuả rủi ro.  Trong kinh doanh, hình thức hedging thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi. Một doanh nghiệp có hợp đồng bán sản phẩm với giá cố định bằng ngoại tệ, sẽ xuất hiện rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Các hợp đồng tương lai cho phép ngăn chặn những rủi ro này. Một hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán một khoản ngoại tệ cố định tại một thời điểm trong tương lai, thí dụ 6 tháng.
  212. 1. LỢI ÍCH CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. CHI PHÍ CƠ HỘI 3. LỆ PHÍ BẢO HIỂM 4. VẤN ĐỀ THUẾ 5. MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT 6. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM 7. HẠN CHẾ CỦA LUẬT PHÁP
  213. 1. Ông A lên kế hoạch hưu trí như sau: 1. Trong suốt 30 năm làm việc, cuối mỗi tháng gửi vào tài khoản hưu trí một số tiền là A. 2. Đầu mỗi tháng trong suốt 20 năm nghỉ hưu sau đó rút ra một số tiền là B. Ngoài ra cuối 20 năm này cần còn một số tiền là C. 2. Nếu C=0, A= 100.000 VNĐ tính B trong hai trường hợp sau: 1. Lãi suất là 1% tháng 2. Lãi suất là 0,5% tháng. 3. Nếu C=0, lãi suất là 0,75% tháng và muốn B = 2.000.000VNĐ thì A phải là bao nhiêu? 4. Nếu C= 50.000.000 VNĐ thì kết quả hai câu trên thay đổi thế nào? 5. Hãy so sánh với hê thống hưu trí ở Việt Nam hiện nay để nhận xét?
  214. 1. Một gia đình trẻ lên kế hoạch tài trợ học tập cho đứa con mới sinh như sau: 1. Khi đứa trẻ được 6 tuổi cần chi 10 triệu để đảm bảo học hết tiểu học. 2. Khi trẻ được 11 tuổi cần chi 15 triệu để đảm bảo học hết trung học cơ sở. 3. Khi trẻ được 15 tuổi cần chi 30 triệu để đảm bảo học hệt trung học phổ thông. 4. Khi đứa trẻ được 18 tuổi kế hoạch tài trợ học đại học chi tiết như sau: đầu mỗi tháng trong suốt 4 năm học cần chi 1 triệu, ngoài ra đầu mỗi năm cần chi thêm 2 triệu học phí. 2. Nếu lãi suất là 1% tháng thì cuối mổi tháng trong suốt 18 năm tư khi đứa trẻ ra đời gia đình này cần tiết kiệm một số tiền là bao nhiên để đảm bảo tài trợ đủ cho kế hoạch trên?