Bài giảng Kinh tế Vi mô - Chương 1: Kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế Vi mô - Chương 1: Kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_chuong_1_kinh_te_vi_mo_va_nhung_van.pdf
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế Vi mô - Chương 1: Kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
- Chương 1: KINH TẾ VI MÔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến tức tổng quan về kinh tế học nói chung, kinh tế học vi mô nói riêng, đối tương, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, hiểu rõ những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, bản chất và phương pháp của sự lựa chọn kinh tế tối ưu, sự khan hiếm của các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, các mô hình kinh tế và mười nguyên lý kinh tế học. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Kinh tế học là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế học do mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau. Quan điểm thứ nhất: Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? SX cho ai?). Quan điểm thứ hai: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế. Quan điểm thứ ba: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu các mối quan hệ giữa sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. Trên cơ sở đó tìm ra mối quan hệ tối ưu để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Quan điểm thứ tư: Kinh tế học nghiên cứu các sự kiện, các hoàn cảnh và xu hướng phát triển của nó để có những chính sách phù hợp. Quan điểm thứ năm: Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu cách thức các xã hội sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng cạnh tranh. Quan điểm thứ sáu: Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về những vấn đề về con người và xã hội về sự lựa chọn như thế nào để sử dụng những nguồn lực khan hiếm nhằm sản xuất ra những hàng hoá có giá trị và phân phối cho các thành viên trong xã hội để tiêu dùng . Với các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng: kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viên trong xã hội. 1.1.2 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả. Kinh tế học thực chứng là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó mô tả, giải thích các hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh kinh tế một cách khách quan và khoa học. Ví dụ: Giá dầu mỏ trên thế giới tăng vào đầu thế kỷ 21 là do cầu về dầu mỏ tăng cao nhưng cung về dầu mỏ tăng ít hoặc giảm. - Kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến quan điểm đạo lý chính trị ở một quốc gia. Nó đưa ra những lời chỉ dẫn, khuyến cáo theo tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác, kinh tế học chuẩn tắc hoàn toàn mang tính chủ quan.
- Ví dụ: Có nên lấy của người giàu chia cho người nghèo không? Đây là một đạo lý. Nếu có thì nên lấy bằng cách nào? Chắc chắn là phải dùng thuế. Thuế cao hay thấp thuộc kinh tế học chuẩn tắc. Dĩ nhiên kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc có quan hệ mật thiết với nhau, có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Cho nên khi nghiên cứu về kinh tế học, bạn luôn luôn nhớ tới sự phân biệt giữa các nhận định thực chứng và chuẩn tắc. Nhiều nội dung của kinh tế học chỉ nhằm lý giải cách thức vận hành của nền kinh tế. Nhưng mục tiêu của kinh tế học thường là cải thiện hoạt động của nền kinh tế. 1.1.3 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế. Kinh tế vi mô nghiên cứu chi tiết các bộ phận cấu thành bức tranh lớn, còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, quan tâm tới bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế và quan tâm tới mục tiêu kinh tế của một quốc gia. a. Kinh tế học vi mô Kinh tế vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai để có thể đứng vững và phát triển cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế, tức là nó nghiên cứu các hành vi, các hoạt động của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ (doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, các chủ đất). Ví dụ: Hộ nông dân, doanh nghiệp nên sản xuất cái gì? Tại sao doanh nghiệp A lựa chọn chỉ tuyển thêm 6 lao động hay chỉ sản xuất lượng sản phẩm tối ưu (Q*) là 100. Tất cả những vấn đề trên thuộc lĩnh vực của các nhà kinh tế học vi mô. b. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hành vi của Nhà nước khi giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai trên tổng thể mỗi quốc gia. Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học xã hội, khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản ở tầm quốc gia và nhấn mạnh đến mối quan hệ tương tác trong nền kinh tế tổng thể. Ví dụ: Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu vấn đế sản lượng và tăng trưởng kinh tế, giá cả và lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế c. Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung - cầu, sản xuất, chi phí, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế, nghiên cứu chi tiết các quyết định của cá nhân về hàng hoá cụ thể, còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cái thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia như: tăng tưởng kinh tế, vấn đề lạm phát, thất nghiệp Kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra hành lang an toàn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế vi mô. Sự phát triển của kinh tế vĩ mô nó tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát ở mỗi quốc gia nào đó. Như vậy: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt 2
- nhau mà bổ sung cho nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế. 1.2 DOANH NGHIỆP VÀ BA VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN 1.2.1 Doanh nghiệp a. Khái niệm Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quyền quyết định đối với thu nhập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ sự thua lỗ nào trong kinh doanh. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo đúng luật pháp nhằm đáp ứng cầu thị trường, xã hội để đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. b. Phân loại doanh nghiệp Tùy theo mục đích nghiên cứu người ta thường dựa vào một số tiêu thức sau đây để phân loại doanh nghiệp. Theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh (ngành kinh tế kỹ thuật): doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp dịch vụ thương mại. Theo cấp quản lý: doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương. Theo hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty Theo quy mô sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ. Theo góc độ tài chính: doanh nghiệp tài chính, doanh nghiệp phi tài chính c. Quá trình kinh doanh và chu kỳ của doanh nghiệp Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên mỗi một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác nhau thì quá trình kinh doanh cũng khác nhau. - Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ, quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các khâu sau đây: + Điều tra xác định cầu của thị trường và xã hội để ra quyết định nên sản xuất cái gì? + Lựa chọn và chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa dịch vụ + Phối hợp các yếu tố đầu vào theo một quy trình công nghệ nhất định để tạo ra nhiều sản phẩm, chất lượng cao, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp nhất. + Tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ và thu tiền về - Đối với các doanh nghiệp thương mại, quá trình kinh doanh bao gồm các khâu sau: + Nghiên cứu cầu thị trường xã hội để quyết định kinh doanh hàng hóa dịch vụ nào. + Tổ chức hệ thống mạng lưới để thu mua hàng + Tổ chức vận chuyển, bảo quản, đóng gói, tân trang sản phẩm + Tổ chức bán hàng để thu tiền về cho doanh nghiệp - Đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. 3
- + Nghiên cứu nhu cầu mua, bán vay gửi ngoại tệ, nội tệ để quyết định lượng mua bán cho vay ngắn hạn và dài hạn. + Quy định thủ tục cần thiết mua, bán vay gửi ngoại tệ, nội tệ để quyết định lượng cho vay ngắn hạn và dài hạn đảm bảo kinh doanh hạn chế mức rủi ro thấp nhất. + Tổ chức mua bán, vay gửi theo thời gian quy định, tính toán lãi suất cho việc mua bán vay gửi theo đúng quy định. + Bảo đảm an toàn tuyệt đối số tiền bán, mua, vay, gửi và kiểm tra việc thực hiện của các khách hàng. + Phát hiện và sử lý kịp thời những rủi ro trong kinh doanh tiền tệ,và nhiều yếu tố rủi ro liên quan khác. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện quá trình kinh doanh, nó bao gồm: - Thời gian nghiên cứu thị trường và quyết định sản xuất (hàng hoá, dịch vụ). - Thời gian chuẩn bị các yếu tố sản xuất (đầu vào) của hàng hoá , dịch vụ. - Thời gian tổ chức quá tình sản xuất hoặc bao gói chế biến và bán, mua thời hạn tiền gửi, tiền vay vv Như vậy, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp dài hay ngắn thường phụ thuộc vào các khâu của quá trình kinh doanh và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP Bất luận một quốc gia nào, một doanh nghiệp nào, một hộ gia đình nào cũng phải nghiên cứu và giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: sản xuất cài gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải giải quyết tốt ba vấn đề kinh tế cơ bản trên. 1.2.1 Sản xuất cái gì Trong kinh tế thị trường, sản xuất ra sản phẩm là để bán, để cung ứng cho thị trường,với mục đích nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao. Để đi đến quyết định sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó, trước hết các doanh nghiệp phải biết câu trả lời đó là; sản xuất cái gì, để từ đó đưa ra quyết định một cách đúng đắn. - Các căn cứ để đi đến quyết định sản xuất cái gì: + Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ + Khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng + Thông qua giá cả thị trường về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể biết Một đặc điểm mà nhà sản xuất cần lưu ý là đối với sản xuất trong nông nghiệp, ngoài các căn cứ trên nhà sản xuất còn phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, vì đối tượng sản xuất trong nông nghiệp không phải là các vật vô tri, vô giác mà là các sinh vật sống, nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu, thổ nhưỡng và quy luật tự nhiên, quy luật sinh học. - Quyết định sản xuất: Từ những căn cứ trên các doanh nghiệp lựa chọn và quyết định sản xuất những loại hàng hoá dịch vụ nào, với số lượng là bao nhiêu, chất lượng ra sao, khi nào cần sản xuất và cung ứng. Sản xuất cài gì là câu hỏi của cầu, trong nền kinh tế thị trường người ta chỉ “bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có” khi quyết định sản xuất cái gì chúng ta phải nghiên cứu thị trường, nó thông qua bỏ phiếu của người tiêu dùng, phiếu này không phải bằng lá phiếu mà bỏ bằng tiền, kết quả của các lá phiếu là những đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất. 1.2.2 Sản xuất như thế nào Sản xuất như thế nào nghĩa là lựa chọn phương pháp sản xuất sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Một phương pháp sản xuất tốt nhất phải là phương pháp 4
- kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh để đầu ra nhanh nhiều, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm được chi phí, cụ thể là: - Xác định và lựa chọn đầu vào và đầu ra tối ưu - Xác định và lựa chọn thiết bị, dụng cụ, công nghệ sản xuất hợp lý - Bố trí sản xuất ở đâu để có lợi nhất. - Giao cho ngành nào, bộ phận nào là có hiệu quả nhất. Sản xuất như thế nào là câu hỏi có liên quan trực tiếp đến người sản xuất (câu hỏi của cung), lựa chọn và phối hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí nhất, hạ giá thành sản phẩm. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm càng nhiều, đa dạng phong phú hơn, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hình thức mẫu mã bao bì phù hợp đồng thời với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ trên thế giới. Để đứng vững và phát triển trên thị trường, dành được lợi thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ của công nhân, trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ được uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. 1.2.3 Sản xuất cho ai Quyết định sản xuất cho ai có nghĩa là ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra, nó liên quan đến phân phối thu nhập, khả năng thanh toán và địa chỉ bán hàng. Để có thể vừa kích thích mạnh mẽ sự phát triển sản xuất, vừa đảm bảo sự công bằng xã hội phải giải quyết tốt vấn đề phân phối thu nhập. Về nguyên tắc cần phải bảo đảm cho mọi người lao động được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch của doanh nghiệp đã tiêu thụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, căn cứ vào những cống hiến của họ đối với quá trình sản xuất ra những hàng hoá dịch vụ ấy, đồng thời chú ý thoả đáng đến vấn đề xã hội đối với con người. Nhìn chung các doanh nghiệp phải biết điều hoà mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp với các thành viên, người lao động, người tiêu dùng và xã hội. 1.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng môn học kinh tế học vi mô - Nghiên cứu các hành vi hoạt động cụ thể của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ, trên cơ sở đó giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đúng đắn của các cá nhân trong nền kinh tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa độ thỏa dụng - Nghiên cứu phát hiện tìm ra các quy luật kinh tế và sự tác động của các quy luật đó đến các tế bào trong nền kinh tế như thế nào? - Nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, trên cơ sở đó có những kiến nghị với Chính phủ có chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. 1.3.2 Nội dung môn học Môn học kinh tế học vi mô là môn học có nội dung rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên trong phạm vi của nội dung môn học tập bài giảng này chúng ta chỉ tập trung giải quyết những nội dụng cơ bản sau đây: - Những vấn đề cơ bản của kinh tế học - Lý thuyết cung cầu - Lý thuyết hành vi người tiêu dùng - Lý thuyết về sản xuất, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp - Cạnh tranh và độc quyền 5
- - Thị trường yếu tố sản xuất - Những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò Chính phủ 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu kinh tế học vi mô, người ta thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp thông kê kinh tế - Phương pháp cân bằng nội bộ - Phương pháp toán kinh tế - Phương pháp mô hình hóa - Phương pháp tiếp cận cận biên Trong đó, phương pháp tiếp cận cận biên (lý thuyết biên) là phương pháp quan trọng nhất. Nội dung cơ bản của phương pháp này là: nhìn nhận xem xét các quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế đều có điểm dừng tối ưu. Tại đó, người sản xuất hoặc là tối thiểu hóa chi phí khi lựa chọn đầu vào hoặc là tối đa hóa lợi nhuận khi lựa chọn đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh; người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích khi sử dụng hàng hóa dịch vụ; còn Chính phủ tối đa hóa phúc lợi công cộng khi lựa chọn chính sách. Khi tiến hành lựa chọn, các tác nhân đều mong muốn tối đa hóa lợi ích ròng thông qua việc so sánh phần lợi ích thu được và phần chi phí bỏ ra để sản xuất (hoặc tiêu dùng) thêm một đơn vị sản phẩm. 1.4 LÝ THUYẾT LỰA CHỌN 1.4.1 Những vấn đề cơ bản về lý thuyết lựa chọn a. Lý thuyết lựa chọn - Lý thuyết lựa chọn là tìm cách lý giải cách thức những nhân vật khác nhau sử dụng để đưa ra quyết định của mình. Khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn là chi phí cơ hội. Theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng; nghĩa là để có nhiều hơn một loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải hy sinh ngày càng nhiều các loại hàng hoá khác. Do vậy người ta lý giải hành vi kinh tế bằng các luận chứng rằng; các tác nhân kinh tế sẽ lựa chọn và đưa ra quyết định của mình bằng cách cân nhắc, tính toán, so sánh lợi ích do sự lựa chọn đó đem lại và chi phí tính theo những cơ hội đã bị bỏ qua. - Sự lựa chọn là hết sức cần thiết bởi các nguồn lực là có giới hạn. Một doanh nghiệp chỉ có số vốn nhất định, đất đai đối với người nông dân cũng có giới hạn nếu chúng được sử dụng vào mục đích này thì không thể sử dụng vào mục đích khác. - Sự lựa chọn có thể thực hiện, vì một nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng vào mục đích này hay mục đích khác. Đôi khi có một nhân tố khan hiếm nhất, khi lựa chọn người ta phải tập trung vào nguồn lực khan hiếm đó. Đối với người nông dân miền núi thì đất đai không phải là khan hiếm, mà yếu tố khan hiếm đối với họ là vốn, công nghệ - kỹ thuật, còn đối với người nông dân miền đồng bằng thì vốn, công nghệ - kỹ thuật không phải là khan hiếm, mà yếu tố khan hiếm đối với họ là đất đai. b. Mục tiêu của sự lựa chọn Sự lựa chọn được thực hiện trên cơ sở những mục tiêu của những tác nhân kinh tế: + Lựa chọn của cá nhân tiêu dùng là để tối đa hoá lợi ích + Lựa chọn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là để tối đa hoá lợi nhuận + Lựa chọn của Chính phủ là để tối đa hoá phúc lợi công cộng. 6
- Trong kinh tế thị trường thì kinh doanh phải thu được lợi nhuận để tồn tại và có điều kiện phát triển cạnh tranh trên thị trường. Khi theo đuổi mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải thường xuyên chạy theo những cơ hội khác nhau, một quyết định đã được thực hiện, những cơ hội trong tương lai cũng thay đổi. Trước khi đầu tư, những cơ hội mà chúng ta có thể lựa chọn bao gồm cả những phương án cho các công trình đầu tư khác nhau. Khi dự án đã được thực hiện, nhà máy đã được xây dựng, máy móc thiết bị đã được lắp đặt, khi đó cơ hội để sử dụng vốn đầu tư vào các hoạt động khác sẽ không còn nữa, những phương án được lựa chọn chỉ bao gồm việc sử dụng vốn đã được chôn chặt hoặc huỷ bỏ công trình đã được đầu tư. 1.4.2 Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu a. Bản chất Những quyết định của từng cá nhân và doanh nghiệp có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó khi nghiên cứu lý thuyết lựa chọn chúng ta phải hiểu bản chất của mọi sự lựa chọn kinh tế; chẳng hạn như tại sao lại lựa chọn phương án này, sản phẩm này mà không phải là là phương án khác, sản phẩm khác. Để sản xuất bất cứ một hàng hoá nào chúng ta đều phải sử dụng các yếu tố sản xuất (các đầu vào), nhưng các yếu tố đầu vào mà chúng ta sử dụng lại khan hiếm, điều đó đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn như thế nào để đạt tối ưu trong giới hạn của nguồn lực cho phép. - Sự lựa chọn đúng đắn cho phép chúng ta thu được nhiều lợi ích nhất từ những nguồn lực mà chúng ta có. Lợi ích ở đây phải xét đến cả về mặt kinh tế, xã hội , an toàn và an ninh quốc gia nhưng trong doanh nghiệp thì lợi ích kinh tế bao giờ cũng phải được ưu tiên, nó là tiêu chuẩn của sự lựa chọn. - Bản chất của sự lựa chọn kinh tế là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của thị trường, từ đó đề ra các quyết định tối ưu cho ba vấn đề kinh tế cơ bản trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có. b. Phương pháp lựa chọn kinh tế - Đường năng lực sản xuất là đường mô tả tất cả các kết hợp hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công nghệ. Trong một khoảng thời gian nào đó luôn có một giới hạn nhất định của nguồn lực cho phép và trình độ khoa học - công nghệ. Việc lựa chọn các quyết định kinh tế tối ưu đều phải nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất hiện có. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường biểu diễn các tổ hợp (các mức phối hợp) tối đa giữa các loại hàng hóa dịch vụ mà nền kinh tế hoặc doanh nghiệp có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Ví dụ: Khả năng sản xuất có thể thay thế lẫn nhau giữa lương thực và quần áo. Biểu 1: Giới hạn khả năng sản xuất giữa lương thực và quần áo Lương thực Quần áo Khả năng (nghìn tấn) (nghìn bộ) A 150 0 B 140 10 C 120 20 D 90 30 E 50 40 F 0 50 Theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng thì khi xã hội muốn có thêm một mặt hàng thì phải hy sinh ngày càng nhiều mặt hàng khác. Từ các khả năng sản xuất cho phép chúng ta sẽ chọn tại điểm nào thì tốt nhất cho mong muốn của chúng ta. Nếu chúng ta minh hoạ tất cả những khả năng sản xuất bằng đồ thị chúng ta sẽ được đường giới hạn khả năng sản xuất 7
- L - Qua đường năng lực cho ta thấy: 150 T A B + Những điểm nằm ngoài đường 140 năng lực sản xuất thì không thể đạt được. C + Những điểm nằm trong đường 120 năng lực sản xuất thì không khai thác hết 90 D tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp (Không mong muốn) E + Những điểm nằm trên đường 50 năng lực sản xuất là điểm hiệu quả, đại diện cho việc lựa chọn kinh tế tối ưu. F 0 10 2 3 40 50 Q H 1.1 Đường0 giới 0hạn khả năng A sản xuất Tất cả những điểm nằm trên đường cong năng lực sản xuất đều cho ta hiệu quả vì nó tận dụng hết năng lực sản xuất. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên giới hạn năng lực sản xuất của nó. Những điểm có hiệu quả nhất trước hết là điểm nằm trên đường năng lượng sản xuất và điểm đó phải thoả mãn tối đa các nhu cầu của xã hội và con người mong muốn. Đường giới hạn của năng lực sản xuất sẽ giúp chúng ta ứng dụng để tìm kiếm sự lựa chọn tối ưu. Nguồn lực càng khan hiếm thì việc lựa chọn càng chặt chẽ khó khăn, cạnh tranh càng gay gắt thì việc lựa chọn càng phức tạp, cần khai thác để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực hiện có để thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội để thu được lợi nhuận cao, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội, giúp cho con người lựa chọn tối ưu nhu cầu của cuộc sống, sự thích nghi và phát triển của mình trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể. 1.5 ẢNH HƯỞNG CỦA QUY LUẬT KHAN HIẾM, LỢI SUẤT GIẢM DẦN, CHI PHÍ CƠ HỘI NGÀY CÀNG TĂNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.5.1 Ảnh hưởng của qui luật khan hiếm - Nguồn lực luôn bị hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt. Trong thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy mọi hàng hoá đều không cho không vì nguồn lực luôn bị hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt. Mặc dù có nhiều người giàu lên nhưng trên thế giới vẫn còn hàng tỷ người đang sống nghèo khổ. - Mức sản xuất tăng cao hơn nhưng cũng mang theo nó mức tiêu dùng ngày càng cao, tình trạng khan hiếm càng gay gắt. - Nhu cầu ngày càng tăng cao hơn, càng đa dạng và phong phú, nhu cầu về chất lượng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao như: con người muốn có điều hoà nhiệt độ, ti vi, tủ lạnh, ô tô những tài nguyên để thoả mãn nhu cầu lại có hạn, ngày một khan hiếm và cạn kiệt như đất đai, khoáng sản, hải sản - Với sự tác động của qui luật khan hiếm, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, đó là đòi hỏi tất yếu của nhu cầu ngày càng tăng và tài nguyên ngày một khan hiếm. 1.5.2 Tác động của quy luật lợi suất giảm dần. - Quy luật lợi suất giảm dần. Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi và một số lượng cố định của một đầu vào khác. Ví dụ: Với diện tích đất canh tác là cố định ( 5 sào Bắc bộ để trồng lúa) - Nếu ta bỏ vào 1 lao động thì cho sản lượng: 800 kg - Nếu ta bỏ vào 2 lao động thì cho sản lượng: 1000 kg - Nếu ta bỏ vào 3 lao động thì cho sản lượng: 1100 kg 8
- Ta thấy lao động thứ nhất đạt được 800 kg, lao động thứ 2 sản lượng chỉ tăng 200 kg ít hơn lao động thứ nhất, lao động thứ 3 sản lượng chỉ tăng 100 kg ít hơn đơn vị lao động thứ 2. Quy luật này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở để đầu tư, bố trí sắp xếp sản xuất hợp lý. - Lợi suất theo quy mô không đổi Là sự tăng lên cân đối với quy mô sản xuất; khi tất cả các đầu vào đều tăng thu một tỷ lệ và đầu ra cũng tăng theo một tỷ lệ đó. Trong thực tế của sản xuất thì sự tăng lên tương ứng của đầu vào và đầu ra chỉ có thể trong thời gian đầu. Nếu tiếp tục tăng thêm đầu vào nữa đến một lúc nào đó sẽ làm cho năng xuất giảm xuống và lúc đó tỷ lệ tăng đầu ra không tương ứng với đầu vào. Như vậy quy luật lợi suất giảm dần sẽ giúp cho các doanh nghiệp tính toán, lựa chọn đầu tư các đầu vào một cách tối ưu. 1.5.3 Ảnh hưởng của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng và hiệu quả kinh tế a. Ảnh hưởng của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng - Khi xã hội muốn có thêm một lượng mặt hàng này, xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. - Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng giúp chúng ta tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, với số lượng là bao nhiêu để có lợi nhất. b. Hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm duy nhất của kinh tế vĩ mô, là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp vì hiệu quả kinh tế nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của nó đề đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí là thấp nhất. Theo quan điểm của kinh tế vi mô về hiệu quả kinh tế như sau: - Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực. - Số lượng hàng hoá đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất càng tín cùng có hiệu quả cao. - Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hoá theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn năng lực sản xuất cho ta đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. - Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. - Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích luỹ hơn. 1.6 CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ VÀ MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC 1.6.1 Các mô hình kinh tế Một câu hỏi đặt ra đối với các nhà kinh tế học là tại sao một số nước có các điều kiện tương đối tương đồng nhau nhưng có nước phát triển, có nước đang phát triển và có nước chậm phát triển. Khi nghiên cứu vấn đề này các nhà kinh tế học cho rằng nước nào lựa chọn mô hình hoạt động phù hợp với từng thời kỳ thì nước đó phát triển và ngược lại. Chính vì thế nắm được thế mạnh và nhược điểm của từng mô hình kinh tế giúp chúng ta lựa chọn phù hợp và có biện pháp khai thác thế mạnh, hạn chế những nhược điểm để thúc đẩy kinh tế, xã hội đất nước phát triển. a. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (chỉ huy, mệnh lệnh) Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do Nhà nước quyết định. Trong thực tiễn nền kinh tế hoạt động theo mô hình trên đã bộc lộ những điểm mạnh của nó, đó là: tất cả mọi vấn đề đều do Nhà nước thống nhất tập trung quản lý nên các vấn đề kinh tế lớn được giải quyết dễ dàng hơn 9
- (như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng); quan hệ giữa con người với nhau bình đẳng, bác ái; hạn chế phân hóa giàu nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội. Tuy nhiên các quốc gia hoạt động theo mô hình này cũng thấy được những hạn chế của nó: bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, bao cấp; kế hoạch không sát với thực tế; người sản xuất và người tiêu dùng không có quyền tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động không cao; chậm đổi mới công nghệ; phân phối mang tính chất bình quân nên không kích thích người lao động; khai thác và sử dụng nguồn lực khan hiếm kém hiệu quả ; nền kinh tế chậm phát triển, thậm chí có những nước kinh tế tụt hậu. b. Mô hình kinh tế thị trường Chúng ta hiểu mô hình kinh tế thị trường ở đây là không có sự can thiệp của chính phủ, có nghĩa là hoạt động theo kiểu thị trường tự do. Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định dưới sự dẫn dắt của bàn tay vô hình (giá cả thị trường). Thông qua tín hiệu giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường, các tác nhân kinh tế sẽ đưa ra quyết định sản xuất, tiêu dùng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế cho mình. Với những đặc trưng cơ bản đó mà mô hình này có những ưu điểm chủ yếu là: người sản xuất và người tiêu dùng được tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động sáng tạo cao hơn; thường xuyên đổi mới công nghệ và kích thích nâng cao năng suất, chất lượng; hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh; phi tập trung hóa các quyền lực trên các phương diện các quyết định cho các chủ thể sản xuất; khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường cũng đã nảy sinh nhiều khuyết tật (mặt trái) cần phải quan tâm đó là: coi lợi nhuận là trên hết nên dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ thống sinh thái bị phá vỡ; mâu thuẫn ngày càng cao giữa quan hệ kinh tế với quan hệ truyền thống; tệ nạn xã hội nảy sinh; phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng; các nhu cầu công cộng khó được thực hiện; chịu nhiều rủi ro (đạo đức, kinh tế, xã hội) c. Mô hình kinh tế hỗn hợp Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình kết hợp hài hòa giữa mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung và mô hình kinh tế thị trường. Mô hình này vừa phát huy được nhân tố khách quan (các quy luật kinh tế thị trường) lại vừa coi trọng các nhân tố chủ quan (vai trò của Chính phủ). Do đó nó khai thác được thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất nhược điểm của hai mô hình trên nên thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Hiện nay, người ta cho rằng mô hình này là hiệu quả nhất và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể của mỗi nước mà vận dụng vai trò của thị trường và Chính phủ cho phù hợp. Bởi vì nếu Chính phủ quá áp đặt ý muốn chủ quan của mình sẽ bóp méo quy luật của thị trường, hạn chế tự do cạnh tranh, làm cho nền kinh tế đi chệch quỹ đạo của sự phát triển. Ngược lại, nếu Chính phủ buông lỏng quản lý sẽ là cơ hội cho sự nảy sinh và phát triển các khuyết tật của nền kinh tế thị trường. 1.6.2. Giới thiệu Mười nguyên lý của kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà hoạch định duy nhất ở Trung ương mà thông qua các hoạt động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà nghiên cứu kinh tế muốn xem mọi người ra quyết định như thế nào trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. 10
- Ðồng thời các quyết định của cá nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tổng thể, đến sự gia tăng thu nhập, mức sống, đến tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau , nhưng môn học này thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản mà chúng ta tạm gọi đó là Ba bài học được thể hiện bằng Mười nguyên lý của Kinh tế học. Nó cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về kinh tế học. Bài học thứ nhất: Con người ra quyết định như thế nào? Nền kinh tế thực chất chỉ là sự phản ánh hành vi của các cá nhân trong quá trình sinh tồn của họ. Những hành vi này thường gắn liền với cách thức ra quyết định của cá nhân và được chi phối bởi bốn nguyên lý sau: Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi Ngạn ngữ có câu: Mọi cái đều có giá của nó. Ðiều đó có nghĩa là: được cái này thì phải mất cái khác. Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt một mục tiêu khác. + Với một sinh viên: trong điều kiện nguồn lực về thời gian có hạn, để có một giờ học tập, người sinh viên này phải từ bỏ một giờ đi chơi (thăm bạn bè), hoặc xem TV giải trí. + Với một hộ gia đình: khi ra quyết định chi tiêu thu nhập hiện có, người chủ gia đình đều phải đối mặt với sự đánh đổi. Họ có thể mua thực phẩm, quần áo hay đưa cả nhà đi nghỉ mát. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho lúc tuổi già hay đầu tư cho con cái học tập. Như vậy, khi quyết định chi tiêu thêm 1000 đồng cho một trong các mục đích trên họ sẽ mất đi 1000 đồng để chi cho các mục đích khác. + Với một xã hội: con người cũng phải đối mặt với nhiều sự đánh đổi. Ví dụ kinh điển là sự đánh đổi giữa súng và bơ. Khi chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều nhằm tăng khả năng phòng thủ đất nước (súng), chúng ta phải hy sinh nhiều hàng tiêu dùng để nâng cao mức sống (bơ). Trong xã hội hiện đại, sự đánh đổi quan trọng là môi trường trong sạch và mức thu nhập cao. + Với một nền kinh tế: sự đánh đổi quan trọng mà các chính phủ phải đối mặt là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội đạt được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm. Công bằng hàm ý lợi ích thu được từ các nguồn lực đó được phân phối công bằng giữa các thành viên trong xã hội. Nói cách khác: hiệu quả ám chỉ quy mô của chiếc bánh kinh tế, còn công bằng nói lên phương thức phân chia chiếc bánh đó. Trong thực tế, khi thiết kế các chính sách của Chính phủ, người ta thường thấy hai mục tiêu này xung đột với nhau. Chẳng hạn, để thành lập các quỹ phúc lợi xã hội nhằm trợ giúp người nghèo, Chính phủ thực thi chính sách thuế thu nhập, tức là lấy đi một phần thu nhập của người giàu để chia cho người nghèo. Khi đó, mặc dù Chính phủ đã thành công trong việc đảm bảo công bằng xã hội nhưng đã gây ra sự tổn thất nếu xét từ khía cạnh hiệu quả. Việc tái phân phối thu nhập giữa người giàu với người nghèo đã làm giảm phần thưởng cho sự năng động sáng tạo, cần cù chịu khó của người giàu. Người ta sẽ sản xuất ít hàng hoá hơn, với chất lượng thấp và mẫu mã kém đa dạng hơn. Nói cách khác, khi Chính phủ cố gắng chia chiếc bánh thành những phần đều hơn thì chiếc bánh càng nhỏ lại. Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó 11
- Vì phải đối mặt với đánh đổi nên khi ra quyết định, con người phải so sánh chi phí và lợi ích của các phương án hành động khác nhau. Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng được biểu hiện rõ ràng. Chẳng hạn, khi quyết định đi học đại học, bạn nhận được ích lợi gì và phải chi phí như thế nào? + Ích lợi của đi học là tăng thêm kiến thức và có được cơ hội làm việc tốt hơn với thu nhập và có vị trí cao hơn trong cả cuộc đời. + Chi phí của nó bao gồm tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền sách bút, học phí Nhưng như thế chưa đầy đủ, khoản chi phí lớn nhất của việc đi học đại học là thời gian của bạn. Bởi vì, khi giành một năm đi học đại học (nghe giảng trên lớp, làm bài tập tiểu luận, thực tập ) bạn không thể dùng thời gian này để làm một công việc nào đó - nó có thể là khoản tiền lương mà bạn phải từ bỏ để đi học đại học, là khoản chi phí lớn nhất cho việc đi học đại học của bạn. Vì thế, khi đi học đại học bạn đã bỏ lỡ cơ hội để kiếm một khoản thu nhập nào đó. Như vậy, chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Vì vậy, khi đưa ra một quyết định hoặc hành động nào đó, người ra quyết định phải nhận thức được chi phí cơ hội gắn liền với quyết định đó. Trên thực tế, chi phí này xuất hiện ở khắp nơi và mức độ cao thấp là tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi minh bạch mà thường ở trạng thái không rõ ràng hoặc tranh tối tranh sáng. Ví dụ: + Ðến bữa ăn tối, vấn đề ta phải đối mặt không phải là ăn cái gì, ăn như thế nào mà là có nên ăn thêm một chút nữa hay không. + Khi mùa thi đến, vấn đề mà người sinh viên phải đối mặt không phải là việc học bao nhiêu giờ trong ngày mà là có nên học thêm một giờ nữa hay dừng lại để xem TV hoặc chơi thể thao. Các nhà kinh tế gọi đó là những thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động của mỗi con người. Ðể có quyết định đúng đắn, con người thường cân nhắc lợị ích mang lại và chi phí phải bỏ ra của những thay đổi cận biên đó. Tức là so sánh lợị ích cận biên tăng thêm và chi phí cận biên tăng thêm để đưa ra quyết định. Chừng nào lợị ích cận biên còn cao hơn chi phí cận biên thì con người sẽ quyết định hành động. + Một tài xế xe khách chất lượng cao Hà Nội - Hải phòng đứng trước tình huống xe còn trống ghế và đã đến giờ phải xuất bến nhưng có 2 khách muốn đi ngay nhưng chỉ trả 20.000đ/vé (trong khi giá vé là 30.000đ). Khi đó, nếu quyết định không cho 2 hành khách nói trên đi xe vì trả giá thấp hơn giá vé quy định thì quyết định này chưa đúng. Bởi vì, dù trên xe có 15, 20, 28 hành khách thì xe vẫn phải xuất bến và vẫn phải đi đúng lộ trình theo quy định của Ban quản lý bến. Khi đó, chi phí xăng dầu, lệ phí đường vẫn như lúc xe đủ hành khách. Vì thế, người tài xế nên cân nhắc ích lợi tăng thêm và chi phí tăng thêm nếu chở thêm hành khách. + Ích lợi tăng thêm khi thu nhận thêm 1 hành khách là số tiền kiếm được từ người hành khách đó (ở đây là 20.000đ) + Chi phí tăng thêm chỉ là chai nước mát và chiếc khăn cho người khách đáng giá 6.000đ. Rõ ràng việc cho người khách kia lên xe là có lợi 14.000đ. Do đó, chừng nào mà người khách bổ sung còn trả cao hơn 6.000đ thì việc cho anh ta đi xe còn có lợi. Như vậy, con người sẽ đưa ra quyết định tốt hơn nếu cân nhắc suy nghĩ tại điểm cận biên. Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích 12
- Vì mọi người ra quyết định thường dựa trên sự so sánh giữa chi phí và lợi ích cho nên hành vi của họ có thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi. Điều đó có nghĩa là con người sẽ có phản ứng đối với các kích thích. + Chẳng hạn khi giá cả thịt gà tăng lên, người tiêu dùng phản ứng bằng cách ăn ít thịt gà hơn và chuyển sang ăn nhiều thịt lợn hơn. Trong khi đó, người chăn nuôi gà lại phản ứng ngược lại: giá thịt gà tăng sẽ kích thích họ mở rộng quy mô chăn nuôi, thuê thêm nhiều lao động để tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường nhằm tăng thêm lợi nhuận. Như vậy, giá cả hàng hoá tăng gây nên phản ứng trái ngược nhau giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. + Khi giá xăng tăng lên do nguyên nhân chủ quan (chẳng hạn Chính phủ tăng thuế nhập khẩu xăng) điều này gây ra nhiều phản ứng. Người tiêu dùng sẽ quan tâm đến việc tiết kiệm nhiên liệu, hoặc sử dụng loại ô tô nhỏ hơn. Nó cũng khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt), hoặc sử dụng phương tiện cá nhân khác không dùng đến xăng (xe đạp điện), hoặc sống gần nơi làm việc. + Việc Chính phủ quy định khi đi xe máy trên đường cao tốc phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người lái xe khi tai nạn giao thông xảy ra. Ðiều này gây ra phản ứng trực tiếp đối với người sản xuất và bán mũ xe máy. Họ sẽ bán được nhiều hàng hoá hơn và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Ðiều đó cũng làm xuất hiện một số người đứng ra hành nghề cho thuê mũ xe máy. Nhưng nó cũng gây ra phản ứng gián tiếp đối với người đi xe máy: họ sẽ chủ quan hơn, phóng nhanh vượt ẩu hơn và cũng rất dễ xảy ra tai nạn khi đã đội mũ xe máy. Vì vậy, phân tích bất cứ chính sách nào, chúng ta cũng phải xem xét đến cả hậu quả trực tiếp lẫn hậu quả gián tiếp do các kích thích tạo ra. Bài học thứ hai: Con người tương tác với nhau như thế nào? Bốn nguyên lý đầu tiên bàn về cách thức ra quyết định cá nhân. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều quyết định của cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn tác động đến những người xung quanh. Ba nguyên lý tiếp theo liên quan đến cách thức con người tương tác với nhau. Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi Chúng ta thường nghe trên các bản tin thời sự rằng người Nhật là đối thủ cạnh tranh của người Mỹ trên thị trường quốc tế vì hai nước này cũng sản xuất những mặt hàng giống nhau: ô tô, máy tính Các Doanh nghiệp Việt Nam cũng là đối thủ cạnh tranh của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong sản xuất hầu hết các mặt hàng phục vụ tiêu dùng: xe đạp, xe máy, đồ gia dụng, nước giải khát, rượu bia, hàng dệt may Vì vậy, người ta rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước hoặc giữa các Doanh nghiệp với nhau giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng người thua. Sự thật, không phải như vậy, thương mại giữa các nước luôn làm cho các bên tham gia đều có lợi. Ðiều đó xảy ra khi mỗi bên tham gia chỉ chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng mình có lợi thế về điều kiện SX và trao đổi sản phẩm cho nhau. Khi đó, mỗi bên tham gia đều có lợi: họ sẽ mua được nhiều hàng hoá hơn, kiểu dáng đa dạng, chất lượng tốt và giá thấp hơn. Như vậy, thương mại sẽ làm cho mọi người xích lại gần nhau bởi vì tất cả đều có lợi khi tham gia vào hoạt động này. Nguyên lý 6: Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế Hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ sau sự kiện các nước đông Âu và Liên Xô tan rã là một thay đổi quan trọng của nền kinh tế thế giới nửa cuối thế kỷ vừa qua. 13
- Các nền kinh tế này hoạt động dựa trên tiền đề là các nhà hoạch định chính sách ở trung ương là người quyết định mọi hoạt động của nền kinh tế theo một kế hoạch đã định. Cơ quan kế hoạch đó quyết định xã hội sản xuất hàng hoá dịch vụ nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, ai là người sản xuất và ai được phép tiêu dùng chúng. Lý thuyết hậu thuẫn cho cơ chế kế hoạch hoá tập trung này cho rằng: chỉ có Chính phủ mới là người tổ chức các hoạt động kinh tế để nâng cao phúc lợi kinh tế của đất nước trên phạm vi tổng thể. Hiện nay, hầu hết các nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung mệnh lệnh với công cụ kế hoạch hoá đã từ bỏ hệ thống này để phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường (kinh tế thị trường).Trong nền kinh tế thị trường, người ra quyết định là các cá nhân (doanh nghiệp và hộ gia đình).Trong đó, các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và thuê ai sản xuất. Các hộ gia đình sẽ quyết định làm việc cho doanh nghiệp nào, mua cái gì bằng thu nhập của mình. Các quyết định của hai tác nhân này đều dựa vào tín hiệu giá cả hàng hoá dịch vụ được hình thành do tác động qua lại của họ trên thị trường với mục đích tối đa hoá lợi ích kinh tế. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân đều được dẫn dắt bởi “Bàn tay vô hình” để đạt được lợi ích cho mọi người, cho xã hội. Nhờ đó, các quyết định của họ đều nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích kinh tế riêng cũng là góp phần nâng cao phúc lợi chung của xã hội. Một công cụ quan trọng của bàn tay vô hình là giá cả. Giá cả được hình thành do quan hệ cung - cầu hàng hoá. Do vậy nó phản ánh giá trị của hàng hoá đối với xã hội và chi phí mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó. Hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả để đưa ra quyết định của mình nên vô tình họ đã tính đến các lợi ích và chi phí xã hội mà hành vi của họ đã tạo ra. Kết quả là, giá cả hướng dẫn các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp nó cho phép tối đa hoá phúc lợi xã hội Có một hệ quả quan trọng đối với kỹ năng của bàn tay vô hình trong việc định hướng hoạt động kinh tế: khi ngăn không cho giá cả điều chỉnh một cách tự nhiên theo cung và cầu, Chính phủ cũng đồng thời cản trở khả năng của bàn tay vô hình trong việc phối hợp hoạt động của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp- những đơn vị cấu thành nền kinh tế. Hệ quả này lý giải tại sao thuế tác động tiêu cực tới quá trình phân bổ nguồn lực: thuế làm tăng giá đối với người tiêu dùng và giảm giá mà người sản xuất nhận được, từ đó làm biến dạng quyết định của hai tác nhân này: giảm lượng tiêu dùng và sản xuất. Như vậy các nhà hoạch định ở trung ương đã thất bại vì họ tìm cách vận hành nền kinh tế mà một tay của nó - tức bàn tay vô hình của thị trường bị xiềng xích. Nguyên lý 7: Ðôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường Mặc dù thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. Nhưng bản thân nó cũng chứa đựng những sự thất bại đòi hỏi có sự can thiệp của Chính phủ. Ðó là tình huống trong đó thị trường phân bổ nguồn lực không hiệu quả do: sức mạnh thị trường, ảnh hưởng bên ngoài (ngoại ứng), hàng hoá công cộng, thông tin không đầy đủ, phân phối không công bằng Khi đó, Chính phủ phải can thiệp vào thị trường để sửa chữa các thất bại mà thị trường không thể giải quyết được. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá được hình thành do tác động qua lại của người sản xuất (doanh nghiệp) và hộ gia đình. Ðây là tín hiệu để các cá nhân ra quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng cho mình. Nhưng nếu trên thị trường chỉ có một nhà sản xuất chẳng hạn thì họ là người quyết định giá của sản phẩm cũng như lượng sản xuất và bán ra. Khi đó, người sản xuất thường đặt giá cao hơn giá thị trường và hạn chế cung để thu lợi nhuận cao. Quyết định của nhà độc quyền - người có sức mạnh thị trường đã vi phạm cơ chế hình thành giá, làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, với vai trò của mình, Chính phủ có thể đưa ra những luật lệ 14
- chống độc quyền, hoặc điều tiết trực tiếp buộc nhà độc quyền phải giảm giá bán và tăng lượng sản xuất nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Một nguyên nhân có thể làm thị trường thất bại là ảnh hưởng bên ngoài (ngoại ứng). Ảnh hưởng bên ngoài là ảnh hưởng do hành vi của một người tạo ra đối với lợi ích của người ngoài cuộc. Ví dụ kinh điển về chi phí ngoại ứng là ô nhiễm môi trường. Nếu một nhà mày hoá chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho chất thải của nó đối với môi trường (khói, bụi, chất độc hại ). Khi đó, Chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế thông qua các quy định về môi trường. Thị trường và kinh tế thị trường không thể đảm bảo thu nhập được phân phối một cách công bằng. Bởi vì các cá nhân khác nhau, do vì nhiều lý do hoàn cảnh khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau, nhưng thị trường chỉ thoả mãn nhu cầu hàng hoá dịch vụ cho cá nhân theo khả năng thanh toán của họ. Vì vậy, dẫn tới sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt, mức sống. Khi đó, Chính phủ có thể thông qua chính sách thuế và hệ thống phúc lợi xã hội để tiến tới sự phân phối các phúc lợi kinh tế một cách công bằng hơn. Như vậy, trong một số trường hợp, sự tham gia của Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường và hạn chế các thất bại do hoạt động của thị trường tạo nên. Bài học thứ ba: Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể vận hành như thế nào? Chúng ta bắt đầu bằng việc thảo luận về cách thức ra quyết định cá nhân, sau đó xem xét phương thức các cá nhân tương tác với nhau. Những quyết định và sự tương tác này tạo thành “nền kinh tế”. Ba nguyên lý cuối cùng liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế nói chung. Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá dịch vụ của nước đó Sự chênh lệch mức sống trên thế giới là rất lớn. Vào năm 1997, một người Mỹ có thu nhập bình quân 29.000$, người Mêhicô 8.000$ nhưng người Nigiêria chỉ có thu nhập bình quân đầu người là 900$ (ở Việt Nam chưa đến 300$). Vì thế, chất lượng cuộc sống ở các nước này cũng có sự chênh lệch rất lớn. Công dân ở những nước thu nhập cao có nhiều ti vi, ô tô hơn, chế độ dinh dưỡng, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và tuổi thọ cũng cao hơn người dân ở các nước thu nhập thấp. Sự thay đổi mức sống theo thời gian cũng rất lớn. Ở Mỹ, bình quân mỗi năm thu nhập tăng 2%/năm tức là sau 35 năm thu nhập bình quân tăng gấp đôi. Vì sao lại có sự khác biệt về mức sống giữa các quốc gia và theo thời gian? Câu trả lời thật đơn giản: đó là sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nước và theo thời gian. Năng suất lao động là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trên một lao động trong một đơn vị thời gian nhất định. Những nước có năng suất lao động cao người dân thường có mức sống cao hơn công dân ở những nước có mức năng suất lao động thấp. Tương tự, tốc độ tăng năng suất lao động ở một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó. Như vậy, giữa năng suất lao động và mức sống có một mối liên hệ hữu cơ: tăng năng suất lao động là điều kiện cần thiết để nâng cao mức sống. Do vậy, để nâng cao mức sống cho các thành viên trong xã hội, các Chính phủ phải quan tâm đến các chính sách tác động đến việc nâng cao năng suất lao động, như chính sách đào tạo bồi dưỡng, chính sách đầu tư vốn và công nghệ Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền Vào tháng 1 năm 1921, giá một tờ nhật báo ở Ðức 0,3 mác. Nhưng chưa đầy 2 năm sau, vào tháng 11 năm 1922 cũng tờ báo ấy giá 70 triệu mác. Giá các loại mặt hàng khác trong nền kinh tế Ðức cũng tăng tương tự như vậy. Lạm phát cao sẽ ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh tế xã hội, gây bất ổn định kinh tế và thiệt hại cho sản 15
- xuất tiêu dùng của mỗi quốc gia. Vì vậy, giữ cho lạm phát ở mức độ thấp là một mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế trên toàn thế giới thường theo đuổi. Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì? Trong hầu hết các trường hợp lạm phát trầm trọng hoặc kéo dài, tất cả đều có chung một thủ phạm, đó là sự gia tăng của lượng tiền lưu thông. Khi Chính phủ in và phát hành một lượng tiền lớn, giá trị của tiền (sức mua) sẽ giảm. Vào đầu những năm 1920, khi giá cả ở Ðức tăng 3 lần mỗi tháng thì lượng tiền cũng tăng gấp 3 lần mỗi tháng. Lịch sử kinh tế Mỹ cũng diễn ra hiện tượng tương tự: lạm phát cao những năm 1970 (trên 100%) đi liền với gia tăng nhanh chóng của lượng tiền và vào những năm 1990, lạm phát chỉ khoảng 3% gắn liền với sự gia tăng chậm của lượng tiền. Nguyên lý 10: Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp Một thực tế mà các nhà hoạch định chính sách thường gặp đó là khi cắt giảm lạm phát thường gây ra tình trạng gia tăng tạm thời của thất nghiệp. Ðường minh hoạ cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được gọi là đường Phillips, một đường được gọi theo tên nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ này. Theo đó, các nhà kinh tế đều thừa nhận có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Ðiều này hàm ý rằng, trong khoảng thời gian ngắn (một, hai năm) nhiều chính sách kinh tế đẩy lạm phát và thất nghiệp đi theo hướng trái ngược nhau, bất kể thời điểm ban đầu tỷ lệ này cao hay thấp. Ðường Philips cho ta thấy tỷ lệ lạm phát cao kéo theo tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và ngược lại. Nó gợi cho ta thấy có thể đánh đổi lạm phát nhiều hơn để có thất nghiệp thấp hơn và ngược lại. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ có tính chất tạm thời, nhưng nó có thể kéo dài trong một vài năm. Vì vậy, đường Phillips có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu các xu thế phát triển của nền kinh tế. Ðặc biệt các nhà hoạch định chính sách có thể khai thác sự đánh đổi này bằng cách vận dụng các công cụ chính sách khác nhau,như chính sách tài khoá (thuế, chi tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (cung tiền) nhằm tác động vào mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp mà nền kinh tế đang phải đối mặt. 16
- TÓM TẮT CHƯƠNG Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viên trong xã hội. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai để có thể đứng vững và phát triển cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo đúng luật pháp nhằm đáp ứng cầu thị trường, xã hội để đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Trong kinh tế thị trường, sản xuất ra sản phẩm là để bán, để cung ứng cho thị trường, với mục đích nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao. Để đi đến quyết định sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó, trước hết các doanh nghiệp phải biết câu trả lời đó là; sản xuất cái gì, để từ đó đưa ra quyết định một cách đúng đắn. Quyết định sản xuất: Từ những căn cứ trên các doanh nghiệp lựa chọn và quyết định sản xuất những loại hàng hoá dịch vụ nào, với số lượng là bao nhiêu, chất lượng ra sao, khi nào cần sản xuất và cung ứng. Sản xuất như thế nào nghĩa là lựa chọn phương pháp sản xuất sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Một phương pháp sản xuất tốt nhất phải là phương pháp kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh để đầu ra nhanh nhiều, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm được chi phí Quyết định sản xuất cho ai có nghĩa là ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra, nó liên quan đến phân phối thu nhập, khả năng thanh toán và địa chỉ bán hàng. Nghiên cứu các hành vi hoạt động cụ thể của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ, trên cơ sở đó giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đúng đắn của các cá nhân trong nền kinh tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa độ thỏa dụng Khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn là chi phí cơ hội.Theo quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng; nghĩa là để có nhiều hơn một loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải hy sinh ngày càng nhiều các loại hàng hoá khác.Do vậy người ta lý giải hành vi kinh tế bằng các luận chứng rằng; các tác nhân kinh tế sẽ lựa chọn và đưa ra quyết định của mình bằng cách cân nhắc, tính toán, so sánh lợi ích do sự lựa chọn đó đem lại và chi phí tính theo những cơ hội đã bị bỏ qua Sự lựa chọn đúng đắn cho phép chúng ta thu được nhiều lợi ích nhất từ những nguồn lực mà chúng ta có. Lợi ích ở đây phải xét đến cả về mặt kinh tế, xã hội , an toàn và an ninh quốc gia nhưng trong doanh nghiệp thì lợi ích kinh tế bao giờ cũng phải được ưu tiên, nó là tiêu chuẩn của sự lựa chọn. Bản chất của sự lựa chọn kinh tế là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của thị trường, từ đó đề ra các quyết định tối ưu cho ba vấn đề kinh tế cơ bản trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có. Đường năng lực sản xuất là đường mô tả tất cả các kết hợp hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công nghệ. Trong một khoảng thời gian nào đó luôn có một giới hạn nhất định của nguồn lực cho phép và trình độ khoa học - công nghệ. Việc lựa chọn các quyết định kinh tế tối ưu đều phải nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất hiện có. Trong thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy mọi hàng hoá đều không cho không vì nguồn lực luôn bị hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt. Mặc dù có nhiều người giàu lên nhưng trên thế giới vẫn còn hàng tỷ người đang sống nghèo khổ. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi 17
- một nhà hoạch định duy nhất ở Trung ương mà thông qua các hoạt động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà nghiên cứu kinh tế muốn xem mọi người ra quyết định như thế nào trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Ðồng thời các quyết định của cá nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tổng thể, đến sự gia tăng thu nhập, mức sống, đến tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm: kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Cho ví dụ minh họa và nêu mối quan hệ giữa chúng? 2. Thế nào là kinh tế học thực chứng và KT học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh họa? 3. Doanh nghiệp là gì? Hãy nêu các cách phân loại DN và cho ví dụ minh họa? 4. Phân tích nội dung ba vấn đề kinh tế cơ bản? Tại sao trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, các doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết dịnh đúng ba vấn đề kinh tế cơ bản đó? 5. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này? 6. Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Cho ví dụ, minh họa bằng đồ thị và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này? 7. Trình bày đặc điểm, ưu nhược điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (chỉ huy, mệnh lệnh)? 8. Tại sao nói kinh tế thị trường là mô hình kinh tế năng động và khách quan? 9.Phân tích tính ưu việt của mô hình kinh tế hỗn hợp?Cho ví dụ minh họa? 10. Trình bày tóm tắt nội dung Mười nguyên lý của kinh tế học? 11. Tại sao nói, phương pháp tiếp cận cận biên là phương pháp cơ bản sử dụng trong nghiên cứu kinh tế học vi mô? BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Bằng sự hiểu biết của mình về khái niệm chi phí cơ hội, anh chị hãy cho biết yếu tố nào trong các yếu tố sau đây là chi phí cơ hội cho việc đi học đại học của một sinh viên: 1. Tiền lương mà sinh viên đó có thể kiếm được nếu không đi học đại học 2. Tiền chi phí cho giáo trình, tài liệu 3. Tiền đi lại, thuê nhà trọ 4. Tiền học phí 5. Tiền chi cho ăn uống Bài 2: Trong dịp nghỉ hè, bạn dự định đi học thêm một khóa tiếng anh nâng cao. Nếu đi học thêm bạn sẽ không thể tiếp tục công việc mang lại 4 triệu đồng trong thời gian hè. Nếu đi học, bạn phải nộp học phí là 1,5 triệu đồng và tiền chi cho ăn uống là 1 triệu đồng. Hãy xác định chi phí cơ hội của dự định đi học thêm đó? Bài 3: Thành là sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp ra trường đã quyết định đầu tư 250 triệu đồng để mở và trực tiếp điều hành một cửa hàng cà phê vườn. Theo tính toán ban đầu, việc kinh doanh tại cửa hàng này đã tạo ra lợi nhuận 5 triệu đồng mỗi tháng.Giả sử lãi suất tiền gửi Ngân hàng là 0,8%/tháng.Ngoài ra, nếu đi làm cho một 18
- doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thành sẽ có thu nhập 4 triệu đồng mỗi tháng. 1.Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng cà phê vườn ? 2.Hãy đánh giá quyết định mở cửa hàng cà phê vườn của sinh viên này? Bài 4: Một nhà kinh doanh và một sinh viên từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh công tác học tập có thể đi bằng máy bay hoặc tầu hỏa. Biết rằng: nếu đi bằng máy bay mất 2h và giá vé là 1,5 triệu đồng ; còn đi bằng tàu hỏa mất 36h với giá vé 1 triệu đồng. Giả sử, nhà kinh doanh có thể kiếm được 100.000đồng/h; sinh viên có thể kiếm được 10.000đ/h. Vận dụng khái niệm chi phí cơ hội, hãy cho biết mỗi người nên lựa chọn phương tiện giao thông nào là tốt nhất? Bài 5: Một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất: lương thực và Ti vi (TV). Giả sử nền kinh tế này sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có. Các khả năng sản xuất có thể đạt được của nền kinh tế đó được thể hiện ở bảng dưới đây: Khả năng sản xuất Lương thực (triệu tấn) Ti vi (triệu chiếc) A 50 0 B 40 8 C 30 14 D 15 18 E 0 20 1.Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của nền kinh tế này? 2. Hãy nhận xét các kết hợp: a. 8 triệu TV và 15 triệu tấn lương thực? b. 16 triệu TV và 35 triệu tấn lương thực 3. Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực và TV? Bài 6: Trong khuôn khổ hiện tại của các nguồn lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghệ kỹ thuật ), một chủ trang trại ở vùng ngoại thành Hà Nội có thể tiến hành sản xuất lúa và rau. Giả sử các nguồn lực nói trên được sử dụng ở mức tối ưu. Các khả năng sản xuất có thể đạt được của trang trại này được thể hiện ở bảng dưới đây: Khả năng sản xuất Lúa (tấn) Rau (tấn) A 0 25 B 1 24 C 2 20 D 3 15 E 4 9 F 5 0 1. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của trang trại này? 2. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất lúa và rau? 3. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất tấn lúa thứ nhất; thứ hai; thứ ba; thứ tư và thứ năm? 19
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, NXB Giáo dục, 1992 2. TS. Nguyễn Như Ý và tập thể tác giả, các câu hỏi, Bài tập, Trắc nghiệm Kinh tế vi mô , NXB Thống kê, 1999. 3. TS. Vũ Kim Dũng chủ biên, Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô, Trường Đại học KTQD, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội 2006. 4. TS. Vũ Kim Dũng , Kinh tế vi mô trắc nghiệm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Lao động – Xa hội, Hà nội 2005. 20
- Chương 2: CUNG – CẦU HÀNG HOÁ Mục tiêu: Cung cấp cho người học các khái niệm về cung- cầu hàng hóa, quy luật cung - cầu hàng hóa, phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cung- cầu hàng hóa, hiểu rõ cơ chế tác động giữa cung và cầu để hình thành nên giá cả thị trường, cơ chế kiểm soát giá cả thị trường. 2.1 CẦU HÀNG HÓA 2.1.1 Khái niệm Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng với tư cách là người mua, có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong nền kinh tế thị trường chỉ có nhu cầu nào có khả năng thanh toán thì nhu cầu đó mới trở thành cầu thị trường. Như vậy để có cầu cần phải có hai điều kiện sau: + Người tiêu dùng có khả năng thanh toán. + Người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng hoá, dịch vụ đó cần đến cho nhu cầu của anh ta, phù hợp với thị hiếu, sở thích của anh ta. Nghiên cứu cầu hàng hoá người ta phân ra làm cầu cá nhân và cầu thị trường. - Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà một người có khả năng sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. - Cầu thị trường: Là tổng khối lượng hàng hoá dịch vụ mà mọi người có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Ta có: Cầu thị trường = Tổng cầu cá nhân. 2.1.2 Biểu cầu, đường cầu và luật cầu a. Biểu cầu - Biểu cầu là tập hợp các số cầu vào một biểu ta có biểu cầu. Trong kinh tế thị trường, lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào giá cả của nó.Với các điều kiện khác không thay đổi thì khi giá mặt hàng nào đó càng cao thì số lượng hàng hoá mà khách hàng muốn mua càng ít. - Số cầu: Là tương quan giữa giá cả (P) và lượng cầu (QD) trong một khoảng thời gian nhất định. Trong một khoảng thời gian Giá gạo (P) Lượng cầu (QD) nhất định, ứng với mỗi mức giá (1000đồng/kg) (nghìn tấn) sẽ có một lượng cầu nhất định: 12 50 P1 Q D1 ; P2 QD2 13 40 Ví dụ: Lượng cầu về gạo: 14 36 15 34 16 32 b. Đường cầu P Biểu diễn biểu cầu trên đồ thị chúng ta có đường cầu. Đường cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu của một mặt hàng 16 nào đó. 15 - Đường cầu biểu hiện hai hiệu quả. + Hiệu quả thay thế: Khi giá cả của một loại 14 hàng hoá tăng lên người tiêu dùng sẽ thay thế bằng 13 D một loại hàng hoá khác tương tự. 12 + Hiệu quả thu nhập: Với một mức thu nhập ổn 0 định, khi giá cả giảm người tiêu dùng cảm thấy 32 3434 336 40 50 Q mình giàu có hơn và họ sẽ mua nhiều hàng hoá dịch Hình 2.1a: Đường cầu về gạo vụ hơn trước. 21
- + Đường cầu thị trường thường là một đường cong bởi vì nó được tập hợp từ đường của các cá nhân có tham gia thị trường. ở cùng một mức giá của hàng hoá dịch vụ, những cá nhân khác nhau, do thu nhập và sở thích khác nhau nên lượng cầu của họ không giống nhau. Do vậy đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hoá dịch vụ cũng rất khác nhau. Theo đó, tập hợp theo chiều ngang đường cầu của tất cả các cá nhân có tham gia thị trường ta sẽ có đường cầu thị trường là đường cong. + Đường cầu thị trường thường dốc xuống dưới về phía phải cho biết, khi giá của hàng hoá dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu thị trường sẽ tăng lên. Tại sao lại có hiện tượng này? Có thể giải thích bằng ba lý do sau đây: P P3 P2 P1 D Q3 Q2 Q1 Q Hình 2.1b. Đường cầu thị trường hàng hoá dịch Ngoài hình dạng đường cầu phổ biến đã nghiên cứu trên, trong thực tế ta còn bắt gặp một số đường cầu đặc biệt (hay còn gọi là trường hợp ngoại lệ ). P 2.2a P 2.2b D D Q Q P 2.2c P D 2.2d D P1 Ư Q Q Q1 Hình 2.2.Các dạng đường cầu đặc biệt + Tính dốc lên trên thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa giá cả P và lượng cầu QD tức là: khi P tăng hoặc giảm một lượng P thì lượng cầu cũng giảm hoặc tăng tương ứng Q. + Trường hợp 1 (hình 2.2b): đường cầu dốc lên trên về phía phải. Khi giá P tăng thì QD cũng tăng và ngược lại. Một số hàng hoá đang thịnh hành về “Mốt” mặc 22
- dù giá tăng người tiêu dùng vẫn sử dụng nhiều hàng hoá đó, hoặc do ảnh hưởng yếu tố khách quan cầu hàng hoá chỉ xuất hiện trong thời điểm nhất định (ngày lễ, ngày tết) dù giá tăng cao người ta vẫn phải mua hàng hoá đó (hoa, cây cảnh ngày tết). + Trường hợp 2 (hình 2.2c): đường cầu nằm ngang so với lượng cầu. Ở một mức giá thịnh hành P1 của thị trường thì người tiêu dùng sẽ mua vào bất cứ khối lượng nào (đường cầu thị trường dịch vụ: ăn, uống, vui chơi, giải trí ) + Trường hợp 3 (hình 2.2d): đường cầu thẳng đứng. Dù giá cả tăng giảm nhưng không làm lượng cầu thay đổi (Q1). c. Luật cầu Nếu các yếu tố khác không thay đổi, khi giá cả hàng hoá nào đó giảm xuống thì lượng cầu hàng hoá đó tăng lên và ngược lại khi giá tăng lên thì lượng cầu giảm xuống. 2.1.4 Hàm số cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới cầu hàng hóa a. Hàm số cầu Cầu thị trường một loại hàng hoá dịch vụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cho nên sự thay đổi của những yếu này sẽ ảmh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hoá đó. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, người ta sử dụng một hàm số gọi là hàm số của cầu (hàm cầu). QD(x) = f(Px, I, Py, N, T, E ) Trong đó: QD(x): Lượng cầu hàng hoá x trong khoảng thời gian nhất định. P(x): Giá hàng hoá x. I: Thu nhập của người tiêu dùng Py: Giá cả hàng hoá có liên quan T: Thị hiếu N: Quy mô dân số E: Các kỳ vọng Do quan hệ giữa P và QD là quan hệ tỷ lệ nghịch do đó có phương trình đường cầu có dạng sau: QD = a – bP. Trong đó: QD là lượng cầu, P là giá bán, a, b là các hằng số b. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu - Giá cả hàng hoá (Px): Giá cả hàng hoá là một biến nội sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu hàng hoá.Theo luật cầu thì khi các yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu về một hàng hoá dịch vụ nào đó có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá cả của chính nó. Nghĩa là khi giá tăng thì lượng cầu giảm, khi giá giảm thì lượng cầu tăng. Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp ngoại lệ (trái với luật cầu). + Đối với hàng hoá xa xỉ đắt tiền như: Vàng, bạc, đá quý, kim cương đôi khi người tiêu dùng vẫn mua nó nhiều hơn mặc dù giá của nó tăng + Hàng hoá thuộc loại không mốt nữa mặc dù giá giảm nhưng cầu về hàng hoá đó không tăng. + Hàng hoá thiết yếu, có nhu cầu không lớn, giá cả không cao. Khi giá tăng hay giảm người tiêu dùng vẫn mua một lượng không đổi. + Trong thời kỳ lạm phát cao, đổi tiền mặc dù giá hàng hoá tăng cao nhưng người ta vẫn mua nhiều hơn. + Sự hy vọng giá tiếp tục giảm. Khi giá một mặt hàng hoá nào đó giảm xuống nhưng nhu cầu mua đối với nó không cao vì mọi người nghĩ rằng có lẽ giá vẫn tiếp tục giảm - Thu nhập của người tiêu dùng (I) Thu nhập là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hoá, đến khả năng mua của người tiêu dùng, khi thu nhập thay đổi với các điều kiện khác không 23
- thay đổi thì sẽ làm cho cầu hàng hoá cũng thay đổi, nhưng thay đổi tăng hay giảm khi nghiên cứu người ta chia ra hai trường hợp sau: + Nếu hàng hoá là loại thông thường: Khi thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng lên và ngược lại. Với các điều kiện khác không thay đổi P khi thu nhập tăng sẽ làm cho đường cầu dịch ’ chuyển từ D D, và lượng cầu tăng từ Q D Q, và ngược lại khi thu nhập giảm làm cho D D’’ đường dịch cầu dịch chuyển từ D D,, cầu P1 giảm từ Q Q,,. + Nếu hàng hoá là loại thứ cấp (cấp thấp), khi thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ 0 giảm và ngược lại. ’’ ’ Q Q Q Q Hình 2.3 Sự dịch chuyển của đường cầu * Chú ý: Hàng hoá thứ cấp là những hàng hoá kém phẩm chất hoặc không còn phù hợp với thị hiếu như cá khô, cá ươn, thịt ôi, gạo khô, ti vi đen trắng hàng hoá thứ cấp chỉ đúng với vùng, từng địa phương, từng nước. - Giá cả hàng hoá có liên quan (Py) Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hoá đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá có liên quan. Các loại hàng hoá có liên quan được chia làm 2 loại: + Hàng hoá thay thế: Trong quá trình sử dụng chúng có thể thay thế cho nhau về giá trị sử dụng giữa hàng hoá này với hàng hoá khác. Như vậy hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Khi giá của hàng hoá này thay đổi thì lượng cầu hàng hoá kia cũng thay đổi. Những hàng hoá được gọi là thay thế lẫn nhau, khi giá cả hàng hoá này tăng lên thì lượng cầu hàng hoá kia tăng lên và ngược lại. + Hàng hoá bổ sung: Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác. Nghĩa là hễ dùng hàng hoá này thì buộc phải dùng hàng hoá kia (sử dụng đồng thời với nhau). Hai hàng hoá được gọi là bổ sung cho nhau, khi giá cả hàng hoá này tăng lên thì lượng cầu hàng hoá kia giảm xuống và ngược lại. - Thị hiếu của người tiêu dùng (T) Thị hiếu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hoá, khi thị hiếu thay đổi thì cầu hàng hoá cũng thay đổi. Hàng hoá nào khi đưa ra thị trường nếu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ bán được nhiều và ngược lại nếu không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ bán được ít, thậm chí không bán được.Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hoá dịch vụ. - Quy mô dân số (N) Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu dân số gia tăng (số lượng người tiêu dùng tăng lên) thì lượng cầu về hàng hoá dịch vụ nào đó cũng tăng lên. - Các kỳ vọng (E) Cầu về hàng hoá sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hoá nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hàng hoá hiện tại sẽ giảm xuống. 24
- c. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu Cầu hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì vậy khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm đường cầu vận động theo hai trạng thái: hoặc là di chuyển hoặc là dịch chuyển. - Sự di chuyển của đường cầu + Khái niệm: Sự di chuyển của đường cầu là sự vận động dọc theo đường cầu hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cầu (thay đổi điểm cầu). Trên hình 2.4 cho thấy: trên đường cầu D, nếu đường cầu vận động từ điểm A đến B ta kết luận đường cầu di chuyển theo hướng tăng (hay còn gọi là tăng lượng cầu). Nếu vận động ngược lại từ điểm B về điểm A thì ta nói rằng đường cầu di chuyển theo hướng giảm (giảm lượng cầu). + Yếu tố làm đường cầu di chuyển: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu giá hàng hoá đang xét ( PX) thay đổi thì đường cầu sẽ di chuyển. Nếu PX giảm từ P2 xuống P1 thì đường cầu di chuyển theo hướng tăng và làm tăng lượng cầu từ Q2 lên Q1; còn nếu PX tăng từ P1 lên P2 thì đường cầu dịch chuyển theo hướng giảm và làm giảm lượng cầu từ Q1 xuống Q2. Như vậy, giá của bản thân hàng hoá đang xét thay đổi chỉ làm thay đổi lượng cầu. Người ta gọi PX là biến nội sinh. - Sự dịch chuyển của đường cầu + Khái niệm: Sự dịch chuyển của đường cầu là sự thay đổi toàn bộ đường cầu từ vị trí này sang vị trí khác. Trên hình 2.4 nếu đường cầu dịch chuyển lên trên về phía phải (từ D sang D1) khi đó ta kết luận đường cầu D đó dịch chuyển theo hướng tăng (tăng cầu). Nếu D dịch chuyển xuống dưới về phía trái (từ D sang D2) khi đó ta kết luận ngược lại: D dịch chuyển theo hướng giảm (giảm cầu). + Hệ quả xảy ra khi đường cầu dịch chuyển: Nếu đường cầu dịch chuyển tăng từ D sang D1 thì có hai hệ quả xảy ra: hoặc là tăng lượng cầu ở mọi mức giá, hoặc tăng giá ở mọi lượng cầu. Đó chính là sự tăng lên của cầu hàng hoá. Nếu đường cầu dịch chuyển giảm từ D sang D2 thì xảy ra hệ quả ngược lại. (a) (b) P P A giảm lượng cầu tăng cầu tăng lượng cầu D1 giảm cầu B D D2 D Q Q Hình 2.4 Sự di chuyển của đường cầu (a) và dịch chuyển của đường cầu (b) + Yếu tố làm đường cầu dịch chuyển: Khi các yếu tố ngoại sinh của hàm cầu thay đổi sẽ làm đường cầu dịch chuyển. Cụ thể, nếu các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng (I), giá hàng hoá thay thế (PY ), số lượng người tiêu dùng (N) tăng lên thì đường cầu (hàng hoá thông thường) dịch chuyển theo hướng tăng. Ngược lại, khi thu nhập (I), giá hàng hoá thay thế, số lượng người tiêu dùng giảm hoặc giá hàng hoá bổ sung tăng thì đường cầu sẽ dịch chuyển theo hướng giảm. 25
- 2.2 CUNG HÀNG HÓA 2.2.1 Khái niệm Cung là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Để có cung thị trường cầu phải có hai điều kiện: - Người sản xuất phải có khả năng (có hàng hoá, dịch vụ) - Người sản xuất sẵn sàng bán (muốn bán). Trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, chỉ có cung nào phù hợp với nhu cầu thị trường mới trở thành cung thị trường. Khi nói đến cung nghĩa là nói đến người sản xuất, người bán hàng hoá. Trên thị trường khối lượng hàng hoá được cung ứng không chỉ của một người mà còn có thể của nhiều người. Khi nghiên cứu cung hàng hóa người ta quan tâm tới số lượng hàng hóa mà nhà sản xuất sẵn sàng bán. - Cung cá nhân: Là số lượng hàng hoá mà một người có khả năng bán trong một khoảng thời gian nhất định. - Cung thị trường: Là tổng khối lượng hàng hoá mà mọi người có khả năng bán trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Ta có: Cung thị trường = Tổng cung cá nhân 2.2.2 Biểu cung đường cung và luật cung a. Biểu cung Là một bảng miêu tả số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau. + Tập hợp các số cung vào một biểu ta có biểu cung. + Số cung phản ánh mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá (P) và lượng hàng hoá bán ra (QS). Trong kinh tế thị trường, việc cung ứng hàng hoá phụ thuộc vào giá cả hàng hoá: Ứng dụng với mỗi mức giá ta có lượng cung cụ thể. Như vây, lượng cung chỉ ra rằng: Tại một mức giá nào đó thì những người sản xuất sẽ bán ra thị trường một lượng hàng hoá là bao nhiêu? VD:Cung về phân Urê: Bảng 2.2: Biểu cung về phân đạm P1 = 15.400đ/kg QS1 = 40 (nghìn tấn); Giá Lượng cung P2 = 16.700đ/kg QS2 = 50 (nghìn tấn) (1000đ/kg) (nghìn tấn) P3 = 17.900đ/kg QS3 = 55(nghìn tấn); 15,4 40 16,7 50 P4 = 18.500đ/kg QS4 = 57(nghìn tấn) 17,9 55 18,5 57 b. Đường cung P + Đường biểu diễn mối quan hệ S giữa giá cả và lượng cung được gọi là đường cung thị trường 18,5 đối với hàng hoá dịch vụ đó. 17,9 16,7 15,4 0 40 50 55 57 Q Hình 2.5: Đường cung về phân đạm 26
- + Đường cung thị trường thường là đường cong bởi vì nó được tập hợp từ đường cung cá nhân các nhà sản xuất có tham gia thị trường. ở cùng một mức giá, các nhà sản xuất có điều kiện khác nhau sẽ bán ra một lượng không giống nhau. P S P3 P 2 P1 Q1 Q2 Q3 Q Hình 2.6 Đường cung thị trường hàng hoá dịch + Đường cung thị trường dốc lên trên về phía phải cho biết, khi giá cả tăng lên các nhà sản xuất sẽ bán ra một lượng nhiều hơn trước. Tại sao lại như vây? Vấn đề ở đây là lợi nhuận, nếu chi phí sản xuất ra một đơn vị hàng hoá không đổi, khi giá cả của hàng hoá tăng lên đồng nghĩa với việc làm tăng thêm lợi nhuận cho các nhà sản xuất. Chính điều này đó tạo ra động lực để các nhà sản xuất mở rộng quy mô và làm tăng lượng cung trên thị trường. Mặt khác, khi giá cả tăng sẽ lôi kéo thêm một số nhà sản xuất tham gia vào thị trường và làm cho lượng cung thị trường tăng lên. Ngoài đường cung phổ biến đã nghiên cứu trên, trong thực tế ta cũng gặp một số trường hợp ngoại lệ của đường cung (đường cung đặc biệt). P 6.2a S P 6.2b S Q Q P 6.2c P S 6.2d S Q Q Hình 2.7 Các dạng đường cung đặc biệt + Trường hợp 1 (hình 2.7.a): Đường cung tuyến tính dốc lên trên thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa P và lượng cung QS tức là: khi P tăng hoặc giảm một lượng P thì lượng cung cũng tăng hoặc giảm tương ứng một lượng Q. + Trường hợp 1 (hình .2.7b): Đường cung dốc xuống dưới về phía phải. Khi giá P giảm thì lượng cung QD sẽ tăng và ngược lại. Một số hàng hoá là loại hàng nông sản tươi sống, vào vụ thu hoạch rộ, nếu không tiêu thụ ngay sẽ giảm phẩm cấp nên mặc dù giá giảm người sản xuất vẫn phải bán sản phẩm đó với lượng nhiều hơn 27
- để thu hồi vốn; hoặc một số hàng hoá đó lạc hậu về “mốt” nên người ta vẫn phải bán nó cho dù giá giảm + Trường hợp 2 (hình 2.7c): Đường cung nằm ngang so với lượng cung. Ở một mức giá thịnh hành P1 của thị trường thì người sản xuất sẽ bán ra bất cứ khối lượng nào (đường cung thị trường dịch vụ: ăn, uống, vui chơi, giải trí ) + Trường hợp 3 (hình 2.7d): Đường cầu thẳng đứng. Dù giá cả tăng giảm nhưng không làm lượng cung thay đổi (Qs1). Đây là hình ảnh đường cung đất đai trong dài hạn, vì đất đai là sản phẩm do thiên nhiên ban tặng cho loài người, con người không thể sản xuất ra đất nên về lâu dài tổng diện tích đất đai là cố định, theo đó sự thay đổi giá thuê đất sẽ không ảnh hưởng gì đến lượng cung đất đai. c. Luật cung Nếu các yếu tố khác không thay đổi khi giá cả hàng hoá dịch vụ nào đó tăng lên thì lượng cung hàng hoá dịch vụ đó trên thị trường cũng tăng lên và ngược lại. 2.2.3 Hàm số cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung a. Hàm số cung Như đã phân tích ở trên. Cung hàng hoá chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố xác định cung, có thể viết được dưới dạng toán học như sau: QS(x) = f (Px,C, R, G, I, E ) Trong đó: QS(x): Là lượng cung hàng hoá x Px: Giá cả hàng hoá x C: Giá cả các yếu tố đầu vào R: Trình độ công nghệ và kỹ thuật G : Các chính sách vĩ mô của Chính phủ I: Số lượng người sản xuất E: Các kỳ vọng Ta có phương trình đường cung có dạng sau: QS = a + bP Trong đó: + QS là lượng cầu. + P là giá bán + a, b là các hằng số b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung hàng hoá - Giá cả hàng hoá (Px). Giá cả hàng hoá là biến nội sinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung hàng hoá, dịch vụ nào đó trên thị trường. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu giá cả hàng hoá tăng thì nhà sản xuất sẽ cung hàng hoá nhiều hơn trên thị trường để tăng tổng doanh thu và ngược lại. - Giá cả các yếu tố đầu vào (C): Giá cả các yếu tố đầu vào được coi là yếu tố bên ngoài (biến ngoại sinh) có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung hàng hoá dịch vụ nào đó. Nếu giá cả các yếu tố đầu vào giảm sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm, khi chi phí giảm sẽ làm cho cung tăng lên, đường cung sẽ dịch chuyển về phía phải và ngược lại. P Khi giá cả các yếu tố sản S’’ S xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm S’ được lợi nhuận sẽ cao hơn, do đó P1 các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn. 0 Q’’ Q Q’ Q Hình 2.8: Sự dịch chuyển của đường cung 28
- - Trình độ công nghệ và kỹ thuật (R) Trình độ công nghệ và kỹ thuật là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Nếu sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao thì lượng cung sẽ tăng. Sự cải tiến công nghệ làm cho đường cung dịch chuyển về phía phải, nghĩa là làm tăng khả năng cung ứng. Chẳng hạn như khi sử dụng công nghệ hiện đại – tự động hoá, năng suất lao động tăng nhiều hơn so với lao động thủ công và cung tăng lên. - Các chính sách vĩ mô của Chính phủ (G). Trong thực tế việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ còn chịu ảnh hưởng các chính sách vĩ mô của Chính phủ như: chính sách giá cả, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ mà đặc biệt là chính sách thuế. Chính sách thuế của Chính phủ có ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng đến cung ứng sản phẩm hàng hoá. Mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại của người sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hoá nữa và ngược lại mức thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất. Kích thích SX phát triển do đó sẽ làm cho lượng cung tăng. - Số lượng người sản xuất (I). Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung càng lớn. - Các kỳ vọng(E). Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá cả của các yếu tố sản xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá, dịch vụ. Nếu sự mong đợi có thuận lợi cho SXKD thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại. c. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung - Sự di chuyển của đường cung + Khái niệm: Sự di chuyển của đường cung là sự vận động dọc theo đường cung hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cung (thay đổi điểm cung). Trên đồ thị hình 2.9a, nếu đường cung S vận động từ điểm A đến B, khi đó người ta nói rằng: đường cung đó di chuyển theo hướng tăng (hay còn gọi là tăng lượng cung); nếu vận động ngược lại từ B về A có nghĩa là đường cung di chuyển theo hướng giảm (giảm lượng cung). +Yếu tố nào làm đường cung di chuyển? Chỉ có một yếu tố duy nhất đó là: khi giá hàng hoá đang xét (PX) thay đổi sẽ làm đường cung di chuyển. Người ta cũng gọi PX là yếu tố nội sinh hay biến nội sinh của hàm cung. Khi PX tăng sẽ làm đường cung di chuyển theo hướng tăng và làm tăng lượng cung, ngược lại khi PX giảm thì đường cung di chuyển theo hướng giảm và làm giảm lượng cung. Như vậy, đường cung di chuyển khi có sự thay đổi của giá bản thân hàng hoá đang xét và chỉ làm thay đổi lượng cung hàng hoá đó. - Sự dịch chuyển của đường cung + Khái niệm: Sự dịch chuyển của đường cung là sự vận động của toàn bộ đường cung từ vị trí này sang vị trí khác. Trên đồ thị hình 2.9b, nếu đường cung vận động xuống dưới về phía phải từ S xuống S1 thì ta kết luận đường cung đó dịch chuyển theo hướng tăng (tăng cung), còn nếu ngược lại nếu đường cung S vận động lên trên về phía trái từ S lên S2 thì ta nói rằng đường cung S đó dịch chuyển theo hướng giảm (giảm cung). + Hệ quả: Khi đường cung dịch chuyển theo hướng tăng sẽ gây ra hai hệ quả: hoặc lượng cung sẽ cao hơn trước ở mọi mức giá, hoặc giá sẽ thấp hơn trước ở mọi lượng cung. Nếu đường cung dịch chuyển theo hướng giảm sẽ gây ra hai hệ quả ngược lại. 29
- (a) (b) S P 2 S giảm cung S P B tăng lượng cung S1 A tăng cung giảm lượng cung Q Q Hì nh 2.9 Sự di chuyển của đường cung (a) và dịch chuyển của đường cung (b) 2.3 TRẠNG THÁI THỊ TRƯỜNG 2.3.1 Trạng thái cân bằng cung cầu Giả định hoạt động mua và bán là độc lập với nhau trong đó người mua hoạt động theo luật cầu, người bán (người sản xuất) sẽ hoạt động theo luật cung. Trong cơ chế thị trường thì khi cầu đối với một loại hàng hoá nào đó xuất hiện trên thị trường người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. - Trạng thái cân bằng cung - cầu đối với một hàng hoá nào đó là trạng thái khi việc cung ứng hàng hoá đó đủ thoả mãn cầu đối với nó trong thời kỳ nhất định. Là trạng thái tại đó tổng lượng cung bằng tổng lượng cầu hàng hoá. Tại đây, người sản xuất thì bán hết hàng và người tiêu dùng mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Người ta gọi đó là điểm cân bằng thị trường (E). Tại đó ta có mức giá cân bằng hay còn gọi là giá thị trường (PE). Đây là mức giá người sản xuất đồng ý bán, người tiêu dùng chấp nhận mua trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Cũng tại điểm cân bằng ta xác định được lượng cân bằng thị trường (QE), là lượng hàng hoá trao đổi tại mức giá cân bằng. Đây chính là cơ chế hình thành giá thị trường hàng hoá dịch vụ. Điều đó có nghĩa là, trong cơ chế thị trường tự do, giá của hàng hoá dịch vụ đều được hình thành trước hết do quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ đó. Ở trạng thái cân bằng thị trường, việc phân bố và khai thác, sử dụng các nguồn lực là có hiệu quả, phân phối thoả đáng lợi ích giữa người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội. P Tại điểm E đường cung cắt đường cầu khi đó: Qs = QD = QE (lượng cân bằng) từ đó hình D S thành nên giá cân bằng là PE (giá cả thị trường). E PE 0 QE Q Hình 2.10 Trạng thái cân bằng cung – cầu Như vậy, giá cân bằng là mức giá trị tại đó số lượng hàng hoá có nhu cầu đúng bằng số lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường tại một thời điểm nhất định. - Phương pháp xác định điểm cân bằng. Từ phương trình đường cung QS = a + bP (1) và PT đường cầu QD = a - bP (2) ta thiết lập hệ phương trình: + Ta có hệ phương trình đường cung : QS1 = a + bP1 QS2 = a + bP2 30
- Giải hệ phương trình ta được giá trị a, b rồi thay giá trị a, b vào (1) ta được phương trình đường cung hàng hoá, dịch vụ nào đó. + Ta có hệ phương trình đường cầu: QD1 = a - bP1 QD2 = a - bP2 Giải hệ phương trình ta được giá trị a, b rồi thay giá trị a, b vào (2) ta được phương trình đường cầu. + Cho hai phương trình cân bằng QS = QD giải phương trình ta tìm được giá trị P rồi thay giá trị P vào phương trình đường cung hoặc đường cầu ta xác định được mức sản lượng cân bằng. - Cơ chế tác động giữa cung và cầu để hình thành điểm cân bằng. Với giả định hoạt động mua và bán là độc lập, người mua hoạt động theo luật cầu, người bán hoạt động theo luật cung. VD: Giá cân bằng ở giao điểm khi cung = cầu của thị trường gạo Thời P QD QS Sức ép giá cả điểm (1000đ/kg) (nghìn tấn/tuần) (nghìn tấn/tuần) A 13 19 6 Tăng B 14 16 9 Tăng C 15 12 12 Cân bằng D 16 10 14 Giảm E 17 9 15 Giảm Tại thời điểm A với mức giá 13.000đ/kg, lượng cầu là 19 (nghìn tấn) nhưng lượng cung chỉ có 6 (nghìn tấn/tuần) như vậy hàng hoá trở nên thiếu hụt. Vì thiếu hụt, hàng hoá trở nên khan hiếm do đó người mua muốn mua được hàng hoá phải trả giá cao hơn. Khi giá tăng lượng cầu sẽ giảm (theo luật cầu), lượng cung tăng (theo luật cung). Ta di chuyển đến thời điểm B với mức giá là 14.000đ/kg thì lượng cầu là 16, lượng cung là 9 hàng hoá vẫn bị thiếu hụt do đó sức ép giá cả tăng. Cứ như vậy sự tác động giữa cung và cầu đến một thời điểm nào đó sẽ trở về trạng thái cân bằng. Tại thời điểm E với mức giá là 17.000đ/kg, khi đó lượng cung là 15 (nghìn tấn/tuần) cầu chỉ có 9 (nghìn tấn/tuần). Hàng hoá trở nên dư thừa. Do đó người bán muốn bán được hàng phải thực hiện kích cầu bằng cách hạ giá để bán hàng. Khi giá giảm thì cầu sẽ tăng nhưng cung lại giảm cứ như vậy đến một thời điểm nào đó thị trường sẽ trở về trạng thái cân bằng. 2.3.2 Cung cầu không cân bằng Tất cả các mức giá lớn hơn giá cân bằng và nhỏ hơn giá cân bằng đều tạo nên trạng thái không cân bằng cung cầu. - Trạng thái thiếu hụt thị trường: Là trạng thái khi cầu lớn hơn cung về một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó tại một mức giá nhất định. P Tại mức giá Pt ta thấy: D S Ta có: QS QS gọi là thiếu PE QD > QE hụt thị trường PT Thiếu hụt 0 QS QE Qd Q Hình 2.11 Trạng thái thiếu hụt 31
- Vì thiếu hụt nên những người muốn mua hàng hoá họ phải trả giá cao hơn, khi giá tăng người sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nhưng lượng cầu sẽ giảm cứ như vậy tại một thời điểm nào đó sẽ trở về trạng thái cần bằng. - Trạng thái dư thừa (thặng dư cung). P D Dư thừa S Trạng thái dư thừa là kết quả của việc Pd cung lớn hơn cầu tại một mức giá nhất định. E PE Tại mức giá Pd ta thấy: QS > QE => QS > QD gọi là dư thừa thị trường QS PE E PE ’ Q’ E > QE E’’ P’’E 0 ’ Q’’E Q QE Q Hình 2.13: Trạng thái cân bằng mới + Khi cầu giảm sẽ làm cho giá và lượng cân bằng sẽ giảm điểm cân bằng sẽ di chuyển từ E về E,, tại điểm E,, ta xác định được P,, và Q,,, thấp hơn giá và lượng cân bằng ban đầu. b. Cung thay đổi P S’’ Giả sử cầu cố định nhưng các yếu tố S ảnh hưởng đến cung thay đổi, làm E’’ dịch chuyển đường cung về phía phải 0 S’ E hay trái khi đó điểm cân bằng cũng sẽ P E E’ thay đổi PE’ + Khi cung tăng sẽ làm cho giá giảm nhưng lượng cân bằng tăng. + Khi cung giảm sẽ làm cho giá tăng 0 nhưng lượng cân bằng sẽ giảm. QE” QE QE’ Q Hình 2 .14: Trạng thái cân bằng mới 32
- c. Cung và cầu đều thay đổi + Khi lượng cung và lượng cầu có sự thay đổi, nó sẽ tạo nên các trạng thái cân bằng mới của thị trường. + Khi cung và cầu đều tăng sẽ làm cho lượng cân bằng tăng còn sự thay đổi của giá nó phụ thuộc vào tốc độ tăng của cung và của cầu và ngược lại khi cung và cầu đều giảm sẽ làm cho lượng cân bằng giảm: S’’ P S S’ PE’ E’ PE E Ê’’ D’ PE” D D’’ ’ Q’’E QE Q E Q Hình 2.15: Đồ thị trạng thái cân bằng mới 2.3.4 Kiểm soát giá cả thị trường a. Tại sao Chính phủ phải kiểm soát giá cả Trong nền kinh tế thị trường, giá thị trường được hình thành trước hết do quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể (mang tính thời điểm) do tác động của các yếu tố xác định cầu, cung làm cho giá cả thị trường đột biến tăng lên hoặc giảm đi (người ta thường gọi đây là những cơn sốt giá). Khi điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Vì vậy, để ổn định giá và bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân tham gia thị trường, Chính phủ phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp kiểm soát giá cả được thực hiện dưới 2 hình thức: quy định “giá trần” và “giá sàn”. b. Giá trần - Khái niệm: Giá trần (PC) là mức giá tối đa được Chính phủ quy định cho một loại hàng hoá dịch vụ nào đó khi giá của chúng trên thị trường tự do là quá cao. Thông thường giá trần quy định thường thấp hơn giá cân bằng thị trường nên mục đích của nó là bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng thông qua việc giảm giá cho họ. - Hệ quả của việc quy định giá trần: vì giá trần thấp hơn giá thị trường nên lượng cầu của người tiêu dùng vượt quá lượng cung của người sản xuất. Khi đó thị trường sẽ tồn tại trạng thái thiếu hụt (dư cầu) hàng hoá dịch vụ. Theo đó sẽ nảy sinh hiện tượng tiêu cực để mua được hàng hoá và hưởng chênh lệch giá. Đồng thời việc đặt ra mức giá quá thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến động cơ kinh doanh của người sản xuất. Điều này thể hiện rất rõ ở chất lượng giảm sút của hàng hoá. Ví dụ, để bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người có thu nhập thấp (sinh viên, người nghèo ), Chính phủ quy định giá thuê nhà, giá một số sản phẩm thiết yếu (điện, nước sinh hoạt, xăng dầu ), hoặc trợ giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp C Trên đồ thị hình 2.1.6 , tại giá trần Pc thì lượng cầu của người tiêu dùng QD C C vượt quá lượng cung người sản xuất QS làm cho thị trường thiếu hụt một lượng QD C - QS . Để cho giá trần PC có hiệu lực, Chính phủ phải tham gia vào thị trường với tư cách là người bán để cung ra thị trường phần hàng hoá thiếu hụt đó. Khi đó, đường cung thị trường sẽ dịch chuyển theo hướng tăng từ S sang S1 để tạo nên điểm cân 33
- bằng mới E1 với giá cân bằng PE1 đúng bằng giá trần và lượng cân bằng QE1 vừa bằng lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua tại mức giá trần PC. P S S E 1 PE E1 PC =P Thiếu hụt D C C QS QE QD = QE1 Q Hình 2.16. Ảnh hưởng của giá c. Giá sàn trần - Khái niệm: Giá sàn (PF) là mức giá tối thiểu hay còn gọi là giới hạn dưới của giá được Chính phủ quy định cho một loại hàng hoá dịch vụ nào đó khi giá của nó trên thị trường tự do là quá thấp. Trên thực tế giá sàn Chính phủ quy định thường cao hơn giá thị trường nên hàm ý của nó là bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, tức là tăng giá cho họ. P Dư thừa E1 S PF = PE1 E PE D1 D F F QD QE QS = QE1 Q Hình 2.17 Ảnh hưởng của giá sàn - Hệ quả: Trên đồ thị hình 11.7 cho thấy, tại mức giá sàn PF cao hơn giá thị F trường nên lượng cung của người sản xuất QS thường vượt quá lượng cầu của người F tiêu dùng QD tại mức giá này làm cho thị trường tồn tại trạng thái dư thừa (dư cung) F F hàng hoá một lượng QS - QD . Ví dụ điển hình về giá sàn là mức tiền công tối thiểu. Bằng cách quy định mức tiền công tối thiểu, Chính phủ muốn duy trì một mức sống nhất định cho người làm thuê. Song trên thực tế, mức tiền công tối thiểu cao hơn tiền công thị trường sẽ nảy sinh tình trạng dư thừa lao động và là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Để giá sàn có hiệu lực về mặt pháp lý Chính phủ phải tham gia vào thị trường như là một khách hàng để mua vào phần hàng hoá dư thừa do việc quy định giá sàn tạo nên. Hành vi này sẽ làm cho đường cầu thị trường dịch chuyển theo hướng tăng từ D sang D1 tạo nên điểm cân bằng mới E1 với giá cân bằng PE1 đúng bằng giá sàn, lượng cân bằng mới vừa bằng lượng cung mà các nhà sản xuất cần bán tại mức giá sàn. Vận dụng kiểm soát giá thông qua định “giá sàn” có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp khi được mùa, giá cả nông sản phẩm (ví dụ giá thóc) ở mức giá quá thấp, Chính phủ sử dụng ngân sách của mình để mua sản phẩm của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Đây chính là hình thức trợ giá đầu ra nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển. Như vậy, việc can thiệp của Chính phủ vào thị trường dưới các hình thức kiểm soát giá cả sẽ dẫn đến sự dư thừa hay thiếu hụt ở các mức giá quy định và làm giảm tính hiệu quả của thị trường chứ không phải là một giải pháp cho vấn đề phân bố tài nguyên. 34
- TÓM TẮT CHƯƠNG - Cầu là số lượng sản phẩm hay dịch vụ mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá. Các yếu tố khác không đổi, giá càng thấp, lượng cầu càng cao, đường cầu dốc xuống - Khi giá sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi, có sự di chuyển dọc đường cầu - Các yếu tố khác giá thay đổi, có sự dịch chuyển đường cầu. Những yếu tố có thể làm đưởng cầu dịch chuyển: thu nhập, thị hiếu, giá các sản phẩm liên quan, quy mô thị trường. - Cung là số lượng sản phẩm mà người bán muốn bán tại mỗi mức giá. Những yếu tố khác không đổi, giá càng cao thì lượng cung ứng càng nhiều. Đường cung dốc lên. - Khi giá sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không đổi, có sự di chuyển dọc đường cung - Các yếu tố khác giá thay đổi, có sự dịch chuyển đường cung. Những yếu tố có thể làm đưởng cung dịch chuyển: chi phí sản xuất, kỹ thuật công nghệ, chính sách thuế và trợ cấp, số doanh nghiệp trong ngành, sự kỳ vọng về giá trong tương lai. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cung như thời gian, khả năng dự trữ hàng hóa. - Mức giá làm cho lượng cung bằng lượng cầu là giá cân bằng. Gía cân bằng được xác định ở giao điểm của đường cung và đường cầu hay cho phương trình đường cung bằng phương trình đường cầu Nếu giá cao hơn giá cân bằng thì có sự dư cung hay dư thừa hàng hóa; giá thấp hơn giá cân bằng thì dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa. Trên thị trường nếu có sự dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa thì sẽ có sự điều chỉnh để đạt trạng thái cân bằng. - Trạng thái cân bằng của thị trường sẽ thay đổi khi có sự thay đổi cung, cầu. Cung không đổi, cầu tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải, giá cân bằng tăng, lượng cân bằng tăng. Cung không đổi, cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, giá và lượng cân bằng đều giảm Cầu không đổi, cung tăng, đường cung dịch chuyển sang phải, giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng. Cầu không đổi, cung giảm, đường cung dịch chuyển sang trái, giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm. Khi cả cung và cầu một sản phẩm đều thay đổi thì giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào tùy thuộc cung và cầu thay đổi cùng chiều hay nghịch chiều, cùng mức độ hay khác mức độ. - Nếu Chính phủ ấn định giá trần (Pmaxthấp hơn giá cân bằng) thì có sự dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa. Ngược lại giá (Pmin cao hơn giá cân bằng) thì có sự dư cung hay dư thừa hàng hóa. - Khi Chính phủ đánh thuế trên đơn vị sản phẩm thì giá cân bằng sẽ cao hơn, lượng cân bằng sẽ ít hơn. Thuế đơn vị liên quan đến hệ số co giãn của cầu và hệ số co giãn của cung theo giá. Bên nào ít nhạy cảm với hơn với giá (hệ số co giãn theo giá nhỏ hơn) thì chịu thuế nhiều hơn. - Trợ cấp trên đơn vị sản phẩm thì giá cân bằng sẽ thấp hơn, lượng cân bằng sẽ nhiều hơn. Bên nào ít nhạy cảm với hơn với giá (hệ số co giãn theo giá nhỏ hơn) thì hưởng trợ cấp ít hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là "cầu" hàng hoá dịch vụ? Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu khái niệm này? 2. Phân biệt: nhu cầu, cầu và lượng cầu hàng hoá dịch vụ? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Thế nào là biểu cầu, đường cầu? Tại sao đường cầu thị trường lại dốc xuống dưới về phía phải? 35
- 4. Hãy phân tích các yếu tố xác định cầu? Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến lượng cầu cần chú ý vấn đề gì? 5. Thế nào là hàng hoá thay thế, hàng hoá bổ sung? Khi giá những hàng hoá này thay đổi sẽ ảnh hưởng gì đến cầu hàng hoá đang xét? 6. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu? Minh hoạ bằng đồ thị? 7. Thế nào là "cung" hàng hoá dịch vụ? Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu khái niệm này? 8. Hãy phân biệt: cung ứng, cung, lượng cung hàng hoá dịch vụ? Cho ví dụ và minh hoạ bằng đồ thị? 9. Thế nào là biểu cung, đường cung? Tại sao đường cung thị trường hàng hoá dịch vụ lại dốc lên trên về phía phải? 10. Hãy trình bày các yếu tố xác định cung? Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến lượng cung cần chú ý vấn đề gì? 11.Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi giá đầu vào đến lượng cung hàng hoá dịch vụ? 12. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung? Minh hoạ bằng đồ thị? 13. Trình bày trạng thái cân bằng cung cầu? Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này? 14. Trình bày trạng thái dư thừa, thiếu hụt của thị trường? Dùng đồ thị minh hoạ và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này? 15. Trình bày trạng thái cân bằng mới của thị trường? Dùng đồ thị minh hoạ và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này? 16. Thế nào là "Giá trần"? Cho một số ví dụ về giá trần ở Việt Nam? 17. Thế nào là "Giá sàn"? Cho một số ví dụ về giá sàn ở Việt Nam? BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài 1: Có số liệu về tình hình cung cầu bếp ga nhập khẩu tại thị trường thành phố Hà Nội năm 2005 như sau: Giá P (triệu đ/chiếc) 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 Lượng cầu QD (ngàn chiếc) 10 9 8 7 6 5 Lượng cung QS (ngàn chiếc) 3 4 5 6 7 8 1.Viết phương trình hàm cầu, hàm cung của thị trường và vẽ đồ thị để minh hoạ? 2. Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường? Khi đó: tổng chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu? 3. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt của thị trường ở các mức giá 1,3 triệu đồng và 1,9 triệu đồng? Ở các mức giá này, muốn tăng doanh thu người bán nên tăng hay giảm giá? Tại sao? 4. Giả sử Chính phủ đánh thuế 100.000 đ/chiếc bếp ga bán ra trên thị trường. a.Viết phương trình hàm cung mới và xác định giá, lượng cân bằng mới của thị trường ? b. Tính tổng số tiền thuế mà Chính phủ thu được khi ban hành sắc thuế trên? c. Gánh nặng thuế khoá này ai là người phải gánh chịu ? Cụ thể là bao nhiêu? 5. Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu giá ga trên thị trường tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra ở thị trường bếp ga? Minh hoạ điều đó lên đồ thị ? 36
- Bài 2: Giả sử biểu cung, biểu cầu của thị trường hàng hoá X như sau: Giá P (ngàn đồng/kg) 3 4 5 6 7 Lượng cầu QD (Triệu tấn) 22 18 14 10 6 Lượng cung QS (Triệu 13 18 23 28 33 tấn) 1.Viết phương trình hàm cầu, hàm cung của thị trường và minh hoạ trên cùng một đồ thị? 2. Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường ? 3. Nếu Chính phủ áp đặt giá sàn PF = 6 ngàn đồng/kg thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường? Minh hoạ điều này lên đồ thị? 4. Nếu Chính phủ áp đặt giá trần PC = 3 ngàn đồng/kg và cam kết đảm bảo cung hết phần hàng hoá thiếu hụt cho thị trường thì giá và lượng cân bằng thị trường là bao nhiêu? Minh họa điều này lên đồ thị? 5. Nếu Chính phủ không áp đặt giá trần nhưng vẫn muốn giá thị trường là 3 ngàn đồng/kg thì phải trợ cấp cho người sản xuất bao nhiêu tiền/kg?Tính số tiền Chính phủ phải chi ra để thực hiện chính sách trợ cấp này? Khi đó, ai là người được hưởng phần trợ cấp nói trên? 6. Nếu Chính phủ trợ cấp một lần 15 triệu đồng thì giá và lượng cân bằng thị trường thay đổi như thế nào? 7. Nếu vì một lý do khách quan nào đó làm lượng cầu về hàng hoá X giảm đi 4,5 triệu tấn ở mọi mức giá thì giá và lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Bài 3: Có số liệu về biểu cung, biểu cầu của thị trường sản phẩm A như sau: Giá P (1000đ/kg) 1 2 3 4 5 6 Lượng cầu QD (triệu tấn) 7 6 5 4 3 2 Lượng cung QS (triệu 0 1 2 3 4 5 tấn) 1.Viết phương trình hàm cầu, hàm cung của thị trường và minh hoạ bằng đồ thị? 2. Xác định giá và lượng cân bằng thị trường? Khi đó tổng chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu? 3. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt của thị trường ở các mức giá P1 = 6.000 đ /kg và P2 = 2.000 đ/kg? Ở các mức giá này, để tăng doanh thu người bán nên tăng hay giảm giá? Tại sao? 4. Giả sử vì một lý do nào đó, lượng cầu giảm đi 2 triệu tấn ở mỗi mức giá. Hãy xác định giá và lượng cân bằng mới của thị trường? Minh hoạ bằng đồ thị? 5. Để khuyến khích sản xuất sản phẩm A, Chính phủ quyết định trợ giá 400đ/kg thì giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Minh hoạ kết quả tính toán lên đồ thị? Bài 4: Hàm cầu về lúa hàng năm có dạng: QD = - 0,1P + 480 (Đơn vị tính: P là đ/kg và Q là tấn). Biết rằng sản lượng lúa năm trước QS1 = 270 tấn và sản lượng lúa năm nay là 280 tấn. 1. Xác định giá lúa năm nay trên thị trường? Thu nhập của nông dân trong năm nay so với năm trước tăng hay giảm? 2. Để đảm bảo thu nhập cho nông dân, Chính phủ đưa ra hai giải pháp sau: a. Kiểm soát giá: ấn định giá sàn năm nay là 2.100đ/kg và cam kết mua hết phần lúa dư thừa. 37
- b. Trợ giá: Chính phủ không can thiệp vào thị trường mà hứa trợ giá cho nông dân 100đ/kg Tính số tiền mà Chính phủ phải chi ra ở mỗi giải pháp và thu nhập của nông dân ở mỗi giải pháp? Hãy cho biết, giải pháp nào có lợi nhất đối với nông dân và Chính phủ? 3. Giả sử Chính phủ đánh thuế 100đ/kg thì giá thị trường thay đổi như thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế? Giải thích? 4. Hãy minh hoạ các kết quả tính toán trên bằng đồ thị? Bài 5: Biết đường cầu thị trường sản phẩm A là đường thẳng. Khi giá sản phẩm là 4 $ thì độ co giãn cầu theo giá là - 0,2. Nếu lượng cầu là 300 đơn vị sản phẩm thì doanh thu của những người bán là lớn nhất. 1.Viết phương trình hàm cầu của thị trường ? 2. Giả sử lượng cung sản phẩm A cố định ở mức 250 đơn vị. Hãy xác định giá và lượng cân bằng của thị trường? 3. Giả sử người tiêu dùng được trợ cấp mỗi sản phẩm là 4$. Viết phương trình hàm cầu mới để tính giá và lượng cân bằng mới? Phần trợ cấp này của Chính phủ ai là người được hưởng? Tại sao? 4. Minh hoạ các kết quả trên lên cùng một đồ thị? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Ngô Đình Giao, Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, 2000. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục Hà nội 2005 3. PGS.Ts. Nguyễn Văn Dần chủ biên, Kinh tế học vi mô (Học phần kinh tế học vi mô cơ sở) , NXB Lao động – Xa hội, năm 2007 4. TS. Vũ Kim Dũng chủ biên, Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô, Trường Đại học KTQD, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà nội 2006. 5. TS. Vũ Kim Dũng , Kinh tế vi mô trắc nghiệm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Lao động – Xa hội, Hà nội 2005. 38