Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương II: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô

pdf 65 trang Đức Chiến 05/01/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương II: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_ii_do_luong_cac_bien_so_k.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương II: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô

  1. Chương II: ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
  2. Tầm quan trọng của việc đo lường các biến số • Thước đo thành tựu kinh tế của các quốc gia • Một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một nền kinh tế (GDP, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại ) • Cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế • Ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, cơ hội việc làm của người dân
  3. Thu nhập và chi tiêu của một nền kinh tế • Để đánh giá hoạt động của nền kinh tế có hiệu quả hay không, cần nhìn vào tổng thu nhập mà người dân tạo ra trong nền kinh tế. • GDP đo lường cùng một lúc hai chỉ số: tổng thu nhập của người dân trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. • Trong một nền kinh tế, tổng thu nhập phải bằng tổng chi tiêu
  4. Thu nhập, chi tiêu và luồng chu chuyển • Xem xét nền KT dưới góc độ tổng thể, tổng thu nhập luôn bằng tổng chi tiêu vì: - Mọi giao dịch đều có người bán và người mua - Chi tiêu của người mua chính là thu nhập của người bán
  5. Thu nhập, chi tiêu và luồng chu chuyển • Xét hai thị trường trong nền KT giản đơn: TT hàng hóa và dịch vụ, TT nhân tố sản xuất.
  6. Thu nhập, chi tiêu và luồng chu chuyển • TT nhân tố sản xuất: Người bán: HGĐ Người mua: DN SP: dịch vụ về lao động, đất đai, nhà xưởng Tổng chi tiêu của DN = Tổng thu nhập của HGĐ • TT hh&dv: Người bán: DN Người mua: HGĐ SP: hh&dv cuối cùng Tổng chi tiêu của HGĐ = Tổng thu nhập của DN
  7. Có thể tính GDP theo hai cách: cộng tất cả các khoản thu nhập mà các hộ gia đình nhận từ phía doanh nghiệp hoặc cộng tất cả các khoản chi tiêu của hộ gia đình thanh toán cho doanh nghiệp lại với nhau. - Do chi tiêu của người này luôn bằng thu nhập của người khác nên GDP tính theo hai cách luôn bằng nhau.
  8. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) Gross domestic product “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.”
  9. Khái niệm GDP • “Giá trị thị trường”: mọi hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế đều được quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo giá cả của hàng hóa được người mua và người bán chấp nhận trên thị trường. • “Tất cả các hàng hóa và dịch vụ”: GDP đo lường mọi sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị trường, Bao gồm: sản phẩm hữu hình như quần áo, giày dép + các sản phẩm dịch vụ như du lịch, phim ảnh, giáo dục, y tế Chú ý: GDP không tính tới giá trị của các sản phẩm tự sản tự tiêu trong hộ gia đình + sản phẩm lưu thông bất hợp pháp như việc sản xuất và buôn bán ma túy.
  10. Khái niệm GDP • “Cuối cùng”: Hàng hóa cuối cùng là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, được bán cho người sử dụng cuối cùng và chúng được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Hàng hóa trung gian (intermediate goods) là những hàng hóa như vật liệu và các bộ phận được dùng trong quá trình sản xuất ra những hàng hóa khác. VD: vải Việc chỉ tính hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tránh được việc tính nhiều lần giá trị của các hoạt động sản xuất trung gian.
  11. Khái niệm GDP • “Hàng hóa và dịch vụ” : GDP tính cả hàng hóa hữu hình như lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị tới các sản phẩm dịch vụ vô hình như dịch vụ tư vấn luật của luật sư, dịch vụ khám chữa bệnh • “Được sản xuất ra” nghĩa là chúng ta chỉ tính giá trị sản xuất hiện tại, GDP không bao gồm hàng hóa đã qua sử dụng.
  12. Khái niệm GDP • “Trong phạm vi một nước” nghĩa là tất cả hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam đều được tính vào GDP của Việt Nam. VD? • “Trong một thời kỳ nhất định” có nghĩa là chúng ta đo lường GDP theo quý hoặc theo năm.
  13. Câu hỏi Hãy cho biết giá trị GDP trong năm 2015 thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: • Năm 2015, ông Nam mua ngôi nhà được xây dựng vào năm 2015. • Năm 2015, ông Nam mua ngôi nhà được xây dựng vào năm 2011. • Năm 2015, một công ty mua cửa kính, cửa ra vào cho ngôi nhà của ông Minh xây vào năm 2015. • Năm 2015, ông Nam tự sơn toàn bộ ngôi nhà của mình. • Năm 2015, ông Nam sử dụng dịch vụ trực tuyến miễn phí để mua cổ phiếu của một công ty xây dựng.
  14. Các phương pháp tính GDP Thu nhập, chi tiêu và luồng chu chuyển - Nền KT giản đơn: => Có HGĐ và DN - Nền KT đóng: => Có HGĐ, DN và CP - Nền KT mở: => Có HGĐ, DN, CP và nước ngoài
  15. Các phương pháp đo lường GDP Tổng sản lượng = Tổng chi tiêu = Tổng thu nhập 3 PP tính GDP: PP chi tiêu PP thu nhập PP sản xuất
  16. Phương pháp chi tiêu • Thành phần của GDP: Tiêu dùng của HGĐ (C – Consumption) Đầu tư tư nhân (I – Gross Private Domestic Investment) Chi tiêu của chính phủ (G – Government Expenditure) Xuất khẩu ròng (NX – Net Export) GDP được ký hiệu là Y, ta có: Y = C + I + G + NX
  17. Phương pháp chi tiêu - Tiêu dùng của HGĐ (C): Chi tiêu của HGĐ vào hàng hóa và dịch vụ, không bao gồm xây dựng, mua nhà ở (tính vào I). Chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành GDP - Đầu tư tư nhân (I): Các khoản DN chi ra để mua: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng Giá trị hàng tồn kho I = net I + Dep Net I (Đầu tư ròng): là khoản chi tiêu để mở rộng quy mô của tư bản hiện vật. Dep (Depreciation - Khấu hao): khoản bù đắp cho tư bản hiện vật đã bị hao mòn
  18. Phương pháp chi tiêu • Chi tiêu chính phủ (G):  trả lương cho những người làm việc (bộ đội, CA, GV, CN-VC ) chi đầu tư chi quốc phòng Chú ý: G không bao gồm các khoản bảo hiểm xã hội, khoản trợ cấp thất nghiệp và các khoản chuyển giao thu nhập (Transfer Payments) như trợ cấp cho người nghèo, người tàn tật
  19. Phương pháp chi tiêu • Xuất khẩu ròng (NX): NX = X – M X: xuất khẩu (export) M: nhập khẩu (import)
  20. Phương pháp chi tiêu
  21. Câu hỏi Thành phần nào trong GDP thay đổi và hướng dịch chuyển của thành tố đó trong các trường hợp sau: • Một công ty nội địa mua máy tính được sản xuất ở trong nước để sử dụng. • Một công ty nội địa sản xuất máy tính để bán ra nước ngoài. • Chính phủ mua máy tính được sản xuất trong nước để sử dụng • Một hộ gia đình mua máy tính được sản xuất ở trong nước để sử dụng. • Một hộ gia đình mua máy tính được sản xuất ở nước ngoài để sử dụng.
  22. Phương pháp thu nhập • Sử dụng thông tin trên TT nhân tố sx • GDP = tổng thu nhập HGĐ thu được từ việc cung cấp cho DN các yếu tố đầu vào sx như: lao động, vốn, đất đai và các tài sản đầu vào cho thuê khác. = tổng chi tiêu của DN cho các nhân tố sx
  23. Phương pháp thu nhập • GDP = W + R + i + Te + Pr + Dep W (wage): Lương R (rental income): Thu nhập từ cho thuê TS i (net interest): Tiền lãi ròng Te (thuế gián thu ròng): Te = Ti – Trợ cấp Ti: indirect tax. VD: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xnk Trợ cấp (Subsidy). VD: trợ giá trong nông nghiệp, xe bus
  24. Phương pháp thu nhập • PR (Profit): là toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được. Lợi nhuận này một phần được trả cho các hộ gia đình dưới dạng cổ tức, một phần doanh nghiệp giữ lại để tiếp tục đầu tư. • Dep: Khấu hao (Depreciation)
  25. Phương pháp sản xuất (pp giá trị gia tăng) GDP =∑ VAi (i=1,2,3, ,n) VAi: GTGT tạo ra bởi ngành i VA (value added) = giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của tất cả các hàng hóa trung gian mua từ doanh nghiệp khác.
  26. 3. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KHÁC VỀ THU NHẬP QUỐC DÂN • Tổng sản phẩm quốc dân (Gross national product- GNP): Đo lường thu nhập của các công dân một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). GNP = GDP + NFA NFA: thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (Net factor income from abroad) NFA = thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài - thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước
  27. 3. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG KHÁC VỀ THU NHẬP QUỐC DÂN • Sản phẩm quốc dân ròng (Net national product-NNP) NNP = GNP – Dep • Thu nhập quốc dân (National income-NI): Bằng NNP trừ thuế gián thu ròng. NI = NNP – Te • Thu nhập cá nhân (Personal Income-PI): Là khoản thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ các doanh nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ và từ các chương trình trợ cấp của chính phủ về phúc lợi và bảo hiểm xã hội oThu nhập khả dụng (Disposable income-Yd): Bằng thu nhập trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản ngoài thuế phải nộp cho chính phủ, ví dụ: lệ phí giao thông.
  28. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • GDP danh nghĩa (GDPn – Nominal GDP): là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện hành. n t t t = GDP n åqi pi i=1 q: sản lượng p: mức giá t: thời kỳ nghiên cứu i: mặt hàng thứ i trong n mặt hàng
  29. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • Thực tế cho thấy GDPn thường tăng từ năm này qua năm khác. Nếu chỉ quan sát GDPn, ta sẽ không thể kết luận GDP tăng là do sản lượng hay mức giá tăng.
  30. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo mức giá trong năm cơ sở (mức giá cố định). Nó bằng tổng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một năm nhân với giá hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm cơ sở (năm gốc). • Ở đây t = 0 là năm gốc n t 0 t = GDP r åqi pi i=1
  31. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • Nhìn vào sự biến động của GDP thực tế, ta có thể biết được sản lượng hàng hóa và dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian vì sản lượng trong mỗi năm cùng được tính theo giá cố định của năm cơ sở. => GDPr dùng để đo lường tăng trưởng KT.
  32. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Deflator-D GDP): phản ánh sự thay đổi của giá cả, dùng để đo lường lạm phát. • Chỉ số điều chỉnh GDP: t t = GDP n ´100 DGDP t GDP r
  33. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • Chỉ số điều chỉnh GDP chỉ phản ánh giá cả chứ không phản ánh sản lượng: Xét trường hợp 1: q tăng, p không đổi => GDPn và GDPr đều tăng với tỷ lệ như nhau => chỉ số điều chỉnh GDP không đổi. Xét trường hợp 2: q không đổi, p tăng => GDPn tăng, GDPr không đổi => chỉ số điều chỉnh GDP tăng.
  34. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP P sách Q sách P bút Q bút 2011 5 100 3 75 2012 6 150 4 100 2013 7 200 5 150
  35. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP • Năm gốc là 2011 Năm GDP danh nghĩa 2011 100 x 5 + 3 x 75 = 725 2012 6 x 150 + 4 x 100 = 1300 2013 7 x 200 + 5 x 150 = 2150
  36. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP Năm GDPr 2011 5 x 100 + 3 x 75 = 725 2012 5 x 150 + 3 x100 = 1050 2013 5 x 200 + 3 x 150 = 1450
  37. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP Năm D GDP = (GDPn/GDPr) x 100 2011 D GDP = 725/725 x 100 = 100 2012 D GDP = 1300/1050 x 100 = 124 2013 D GDP = 2150/1450 x 100 = 148
  38. GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP Lạm phát năm 2012 = (124 – 100)/100 = 24% Lạm phát năm 2013 = (148 – 124)/124 = 19,35%
  39. GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ • GDP bình quân trên đầu người cao hơn chứng tỏ mức sống tốt hơn • Nhưng GDP không phải là chỉ tiêu đo lường hoàn hảo hạnh phúc, chất lượng sống
  40. GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ • Một số yếu tố thuộc về phúc lợi kinh tế nhưng không được phản ánh trong GDP: Sự cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ Kinh tế phụ gia đình Kinh tế ngầm Sức khỏe và tuổi thọ Thời gian nhàn rỗi Chất lượng môi trường Công bằng xã hội
  41. • 103_gdp_80_years_analysis.shtml
  42. GDP bình quân trên đầu người của một số quốc gia 2014
  43. Sự chênh lệch gdp trên thế giới và chất lượng cuộc sống
  44. Đo lường chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index - CPI
  45. CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index-CPI) đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. CPI hàng tháng được tính toán bởi Tổng cục Thống kê.
  46. Giỏ hàng hóa tính CPI của Việt nam
  47. Phương pháp tính CPI B1: Chọn năm cơ sở và giỏ hhdv cố - Năm 2010 0 định qi - Giỏ hhdv: 10kg gạo và 5kg cá B2: Xác định giá cả của từng mặt Năm Giá gạo Giá cá hàng trong giỏ hàng cố định cho các 2010 3 15 năm 2011 4 17 2012 5 22 B3: Tính chi phí của giỏ hàng qua các 2010: 3 x 10kg gạo + 15 x 5kg cá = 105 t 0 năm: CP t = ´ 2011: 4 x 10kg gạo + 17 x 5kg cá = 125 å pi qi 2012: 5 x 10kg gạo + 22 x 5kg cá = 160 B4: Tính chỉ số giát t tiêu0 dùng0 cho các 2010: = (105/105) X 100 = 100 t = (åp q åp q ) ´100 năm. CPI i i i i 2011: = (125/105) X 100 = 119 2012: = (160/105) X 100 = 152.4 B5: Tính tỷ lệ lạmt - phátt-1 Tỷ lệ lạm phát năm 2011: CPI CPI ´100% CPI t-1 (119 - 100)/100 x 100% = 19% Tỷ lệ lạm phát năm 2012: (152.4 – 119)/119 x 100% = 28%
  48. Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt • CPI được dùng để tính toán tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, chính phủ sử dụng CPI để xác định hướng điều chỉnh chi phí sinh hoạt, ngân hàng sử dụng CPI để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. • Nhưng CPI đôi khi phản ánh sai lệch tỷ lệ lạm phát.
  49. Những vấn đề phát sinh khi đo lường chi phí sinh hoạt • Nguyên nhân sai lệch: • Lệch thay thế: CPI sử dụng giỏ hhdv cố định nên không phản ánh được sự phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi của giá tương đối Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sd hàng hóa có giá rẻ hơn CPI có xu hướng phản ánh lạm phát cao hơn so với thực tế
  50. Nguyên nhân sai lệch • Lệch do xuất hiện hh mới: Giỏ hhdv không phản ánh sự thay đổi trong sức mua khi có hh mới xuất hiện Sự xh của hh mới làm hh trở nên đa dạng => tiền có giá trị hơn Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống như trước
  51. Nguyên nhân sai lệch • Lệch do chất lượng hh thay đổi: CPI chỉ phản ánh sự thay đổi trong mức giá, nhưng nếu mức giá tăng đi kèm với chất lượng sản phẩm tăng thì lạm phát không cao như mức CPI tính.
  52. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng • Giống nhau: Cùng phản ánh sự thay đổi của mức giá và được sử dụng để tính lạm phát • Điểm khác nhau thứ nhất: Chỉ số điều chỉnh GDP: Đo lường sự biến động giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nước. CPI: Phán ánh biến động giá của mọi hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua. => Có hàng hóa là bộ phận của GDP nhưng lại không thuộc giỏ hàng hóa để tính CPI và ngược lại.
  53. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng • Điểm khác nhau thứ hai: D GDP: sử dụng giỏ hhdv thay đổi CPI: sử dụng giỏ hhdv cố định
  54. Vận dụng CPI trong thực tiễn • CPI dùng để điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát khi so sánh những con số tính bằng tiền ở các giai đoạn khác nhau.
  55. Những con số ở các thời điểm khác nhau
  56. Vận dụng CPI trong thực tiễn • Trượt giá: Khi theo luật định hay hợp đồng, giá trị tính bằng đồng được điều chỉnh tự động để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát, người ta nói đó là trượt giá. VD: tiền lương, trợ cấp xã hội được tính trượt giá theo lạm phát căn cứ vào % thay đổi của CPI. Trượt giá có tác dụng đảm bảo cho mức sống của người tiêu dùng được ổn định.
  57. Vận dụng CPI trong thực tiễn • Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa Lãi suất chính là khoản thanh toán trong tương lai cho khoản tiền đã chuyển giao trong quá khứ. => Nó luôn gắn với việc so sánh giá trị của tiền tại các thời điểm khác nhau.
  58. Vận dụng CPI trong thực tiễn • Lãi suất danh nghĩa (i – nominal interest rate): lãi suất được công bố bởi các ngân hàng, phản ánh sự thay đổi trong số lượng tiền • Lãi suất thực tế (r – real interest rate): phản ánh sự thay đổi trong sức mua của đồng tiền. Là lãi suất danh nghĩa loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát r = i -
  59. Bài tập Mỗi giao dịch sau có ảnh hưởng gì (nếu có) đến các yếu tố cấu thành GDP? Hãy giải thích. • Một gia đình mua chiếc tủ lạnh mới • Bạn mua một ngôi nhà mới • Công ty dệt may bán bỏ lô hàng tồn kho từ năm ngoái. • Bạn mua một chiếc bánh pizza. • TP Hồ Chí Minh trải nhựa lại một con đường cao tốc. • Bố mẹ bạn mua một chai rượu vang Pháp. • Hãng Honda mở rộng nhà máy của mình.