Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 2: Chi phí sản xuất và quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả

pdf 27 trang Đức Chiến 05/01/2024 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 2: Chi phí sản xuất và quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_hinh_thanh_gia_ca_chuong_2_chi_phi_san_xuat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở hình thành giá cả - Chương 2: Chi phí sản xuất và quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả

  1. CHƯƠNG 2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ CẢ
  2. Chương 2 Nội dung: Chi phí sản xuất với sự hình thành và 1 vận động của giá cả 2 Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả
  3. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả 1. Khái niệm chi phí sản xuất - Theo nghĩa hẹp: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về vật chất và lao động cần thiết phát sinh trong quá trình chế biến nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Theo nghĩa rộng: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí vật chất và lao động cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
  4. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả 2. Các loại chi phí - Chi phí vật chất: CP NVL chính, Theo hình VL phụ, nhiên liệu, thái vật chất 1 - Chi phí thuộc về lao động sống: tiền của các yếu lương công nhân sx, tố đầu vào - Chi phí khác: CP thuê mặt bằng kinh doanh, CP khánh tiết, Theo phương - Chi phí trực tiếp 2 pháp tập hợp - Chi phí gián tiếp chi phí Theo mối QH - Chi phí sản xuất cố định 3 với quy mô SX và tiêu thụ SP - Chi phí sản xuất biến đổi
  5. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả 2. Các loại chi phí - Chi phí sản xuất gắn Theo giai liền với khâu sản xuất 4 đoạn của - CP phân phối và quá trình tiêu thụ gắn liền với - Chi phí gắn liền với sản xuất khâu bán buôn phân phkối và tiêu thụ sản phẩm - CP phân phối và tiêu thụ gắn liền với khâu bán lẻ HH - Chi phí cơ hội Theo nội dung 5 tính chất các - Chi phí chìm khoản chi - Chi phí tài nguyên
  6. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả 3. Các chỉ tiêu chủ yếu có liên quan đến hình thành và vận động của giá cả a. Các chỉ tiêu về tổng chi phí - Tổng chi phí cố định (FC): Là toàn bộ chi phí mà các hãng sản xuất kinh doanh phải gánh chịu bất kể mức sản lượng là bao nhiêu - Tổng chi phí biến đổi (VC): Là toàn bộ chi phí mà hãng sản xuất kinh doanh chi ra để mua sắm các yếu tố đầu vào biến đổi trong một đơn vị thời gian - Tổng chi phí (TC): Là tổng chi phí bằng tiền cần thiết mà các hãng kinh doanh phải chi ra để có được tổng lượng hàng hóa tại nơi tiêu thụ cuối cùng, tương ứng với tổng nhu cầu của thị trường trong một thời gian nhất định
  7. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả b. Các chỉ tiêu chi phí bình quân - Chi phí cố định bình quân (AFC): Là chi phí cố định bình quân cho một đơn vị sản lượng. - Chi phí biến đổi bình quân (AVC): Là chi phí biến đổi bình quân cho một đơn vị sản lượng. - Tổng chi phí bình quân (ATC): Là chi phí xã hội cần thiết để có được một đơn vị hàng hóa tại nơi tiêu thụ cuối cùng.
  8. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả c. Chi phí cận biên - Trong ngắn hạn: Là sự thay đổi của tổng chi phí biến đổi khi sản xuất thêm hay bớt sản xuất đi một đơn vị sản phẩm - Trong dài hạn: Là sự thay đổi của tổng chi phí sản xuất khi sản lượng sản xuất thay đổi một đơn vị
  9. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả d. Chi phí sử dụng hàng hóa - Là khoản chi phí để biến giá trị sản phẩm tiềm năng thành giá trị sử dụng hiện thực. - Chi phí sử dụng hàng hóa phân thành 2 loại: + Chi phí mang tính kinh tế: Là chi phí phản ánh việc khai thác giá trị tiềm năng của sản phẩm thông qua quan hệ hàng hóa- tiền tệ + Chi phí mang tính sinh học: Là giá trị nhận được liên quan đến quá trình sinh học của con người khi sử dụng hàng hóa
  10. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả e. Quan hệ giữa các chỉ tiêu chi phí và giá cả hàng hóa Tương ứng với lượng cấu thị trường Qi là mức tổng chi phí TCi TCi, tổng chi phí bình quân ATCATCii == vàvà tươngtương ứngứng vớivới Qi mức giá Pi Tổng lượng cầu Tổng chi phí Tổng chi phí bình Mức giá cả thị trường quân 1 đvsp Q1 TC1 ATC1 P1 Q 2 TC2 ATC2 P2 Q 3 TC3 ATC3 P3 Q n TCn ATCn Pn
  11. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Xem xét giá trong mối quan hệ với tính kinh tế theo quy mô và tính phi kinh tế theo quy mô + Tính kinh tế theo quy mô: gia tăng sản lượng làm chi phí sản xuất 1 đơnvị sản phẩm ngày càng giảm. + Tính phi kinh tế theo quy mô: chi phí cho một đơn vị sản phẩm tỷ lệ với mức sản lượng sản xuất. + Chi phí không đổi theo quy mô: gia tăng sản lượng nhưng chi phí cho một đơn vị sản lượng không đổi.
  12. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả ❖Với lợi nhuận được xác định theo tỷ suất vốn thì giá bán sản phẩm là đường biểu diễn P: TC P Lợi nhuận đvsp ATC Q1 Q2 Q3 Q4 Q
  13. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Xem xét giá trong mối quan hệ với tính kinh tế theo phạm vi và tính phi kinh tế theo phạm vi + Tính kinh tế theo phạm vi: Nếu sản lượng liên hợp của một hãng đơn nhất lớn hơn sản lượng mà 2 hãng với mỗi hãng chỉ sản xuất một loại sản phẩm có thể đạt được, trong điều kiện đầu vào là tương đương dành cho 2 hãng + Tính phi kinh tế theo phạm vi: Nếu sản lượng liên hợp của một hãng nhỏ hơn sản lượng mà 2 hãng riêng lẻ có thể đạt được
  14. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Công thức xác định mức độ kinh tế theo phạm vi: + CQ1: chi phí sản xuất sản lượng Q1 + CQ2: chi phí sản xuất sản lượng Q2 CQ1 CQ2 CQ1Q2 SC = + C : chi phí để liên hợp sản xuất C Q1Q2 Q1Q2 của 2 loại sản phẩm Q1, Q2 + SC: chỉ tiêu mức độ kinh tế theo phạm vi ❖ Với tính kinh tế theo phạm vi: + CQ1Q2 0 ❖ Với tính phi kinh tế theo phạm vi: SC<0 ❖ SC càng lớn thì tính kinh tế theo phạm vi càng lớn, càng có điều kiện giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm và giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ
  15. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả 1.4. Phương pháp xác định chi phí 1.4.1. Nguyên tắc chung xác định chi phí ❖ Thứ nhất: đối tượng xác định chi phí phải phù hợp với đối tượng hình thành mức giá. ❖ Thứ hai: chi phí sản xuất phải được xác định riêng cho từng loại hàng hóa tiêu thụ ❖ Thứ ba: chi phí xã hội phải thể hiện tính chất xã hội cần thiết theo yêu cầu của quy luật giá trị ❖ Thứ tư: chi phí được xác định cho từng giai đoạn gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông của hàng hóa
  16. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả 1.4.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất xã hội cần thiết ❖ Phương pháp trực tiếp: chi phí xã hội cần thiết chia 3 nhóm: Chi phí vật Căn cứ vào - Định mức tiêu hao vật tư chất - Giá bình quân các yếu tố đầu vào - Năng suất bình quân của Chi phí tiền Căn cứ vào ngành hàng lương - Đơn giá của một ngày công lao động Căn cứ vào Chi phí - Định mức tuyệt đối khác - Tỷ lệ nào đó so với 2 loại chi phí trên
  17. Chi phí sản xuất với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Phương pháp gián tiếp Chi phí xã hội cần thiết được tính bằng cách lấy bình quân chi phí cá biệt trong một ngành hàng trừ đi các chi phí bất hợp lý không liên quan đến sản xuất sản phẩm 1.5. Vai trò của chi phí với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Chi phí xã hội cần thiết là cơ sở trực tiếp hình thành mức giá cả thị trường. ❖ Sự vận động của chi phí cá biệt và chi phí xã hội dẫn đến sự vận động của mức giá cả thị trường ❖ Chi phí xã hội cần thiết là căn cứ để đánh giá trạng thái của mức giá hiện hành, là cơ sở để dự báo sự vận động của giá cả
  18. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả 2.1. Nội dung và hình thức biểu hiện của quy luật giá trị 2.1.1. Nội dung của quy luật giá trị Theo kinh tế học Mác xít: Lượng giá trị của hàng hóa được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, hàng hóa phải được trao đổi trên nguyên tắc ngang giá 2.1.2. Hình thức biểu hiện của quy luật giá trị ❖ Biểu hiện tiền của giá trị hàng hóa chính là giá cả ❖ Hàng hóa lấy giá trị làm cơ sở để tiến hành trao đổi ngang giá, yêu cầu giá cả phải phù hợp với giá trị. ❖ Giá cả hàng hóa là nội dung và cơ sở khách quan của giá cả, còn giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị
  19. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả 2.2. Vai trò của quy luật giá trị ❖ Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa ❖ Thứ hai: Kích thích lực lượng sản xuất phát triển ❖ Thứ ba: Phân hóa xã hội một cách ngẫu nhiên
  20. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả 2.3. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả 2.3.1. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất ❖ Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường - Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh trong cùng một ngành hàng, sản xuất một loại sản phẩm, nhằm giành giật những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch - Kết quả của sự cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự hình thành giá trị thị trường của hàng hóa
  21. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân - Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các hãng kinh doanh trong các ngành sản xuất và kinh doanh những hàng hóa khác nhau, nhằm giành giật những nơi đầu tư có lợi nhất - Tỷ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau của các ngành trong xã hội. - Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau
  22. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Công thức: Tổng giá trị thặng dư XH x 100 Tỷ suất LNBQ (%) = Tổng tư bản XH Lợi nhuận BQ = (Tư bản ứng trước) x (Tỷ suất LNBQ)
  23. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất - Giá cả sản xuất là hình thức chuyển hóa của giá cả hàng hóa - Giá cả hàng hóa là hình thái chuyển hóa của giá trị hàng hóa - Khi giá cả sản xuất hình thành thì giá cả thị trường không xoay quanh giá trị hàng hóa nữa mà xoay quanh giá cả sản xuất Như vậy, khi giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình thức biểu hiện là quy luật giá cả sản xuất
  24. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả ❖ Đặc trưng các yếu tố cấu thành giá cả sản xuất với tư cách là cơ sở hình thành mức giá cả thị trường ➢ Đặc trưng của chi phí xã hội cần thiết: + Thứ nhất: chi phí xã hội cần thiết chỉ bao gồm những chi phí để có được giá trị sử dụng cho tiêu dùng tại nơi tiêu thụ hàng hóa + Thứ hai: mức chi phí xã hội cần thiết gắn liền với trình độ trung bình của xã hội + Thứ ba: mức chi phí xã hội cần thiết gắn liền với quy mô của cầu thị trường
  25. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả ➢ Đặc trưng của mức lợi nhuận bình quân + Thứ nhất: Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành hay nhóm ngành hình thành nên lợi nhuận bình quân trong nội bộ ngành + Thứ hai: Cường độ và phạm vi của việc hình thành lợi nhuận bình quân phụ thuộc vào rào cản xuất và nhập ngành
  26. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả 2.3.2. Giá trị thị trường, giá cả thị trường và giá cả sản xuất xã hội ❖ Giá trị thị trường: Là giá trị xã hội của hàng hóa ❖ Giá cả thị trường: Là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường Giá cả thị trường do giá trị thị trường quyết định và chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu ❖ Giá cả sản xuất: Là một hình thức tồn tại của giá trị hàng hóa
  27. Quy luật giá trị với sự hình thành và vận động của giá cả 2.3.3. Giá trị quốc tế và giá cả quốc tế ❖ Giá trị quốc tế: Là giá cả thị trường của hàng hóa trong trao đổi, buôn bán trên thị trường thế giới Giá trị quốc tế của hàng hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở giá trị cá biệt của hàng hóa trong nước ở giai đoạn phát triển tương đối cao của nền kinh tế hàng hóa ❖ Giá cả quốc tế: Là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa