Xây dựng - Khái niệm cơ bản về kiến trúc đô thị

pdf 18 trang vanle 1680
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng - Khái niệm cơ bản về kiến trúc đô thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxay_dung_khai_niem_co_ban_ve_kien_truc_do_thi.pdf

Nội dung text: Xây dựng - Khái niệm cơ bản về kiến trúc đô thị

  1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ Sơ đồ Nguồn: Tác giả. 1.01 2. Hình thái mạng lưới đường-phố 1. Chức năng, khung CẢNH QUAN 3. Không gian cảnh sinh KIẾN TRÚC công cộng hoạt ĐÔ THỊ 4. Công trình kiến trúc 2. Di tích cấp thành phố DI SẢN KIẾN TRÚC 3. Công trình 1. Di tích kiến trúc có CÁC ĐỐI TƯỢNG KIẾNquốc TRÚCgia ĐÔ THỊ giá trị
  2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO TỒN DI SẢN Từ những năm 1970, khái niệm di sản được mở rộng từ phạm vi di tích đơn lẻ sang qui mô di sản đô thị. Quá trình này đã tích hợp, bổ sung những qui định mới cho các đối tượng cụ thể mà nội dung khái quát của hiến chương Venice chưa đề cập đến một cách triệt để. Các giá trị văn hoá vật thể lẫn phi vật thể của di sản đô thị được duy trì, thích ứng vào dòng chảy hiện thực của đô thị trên nguyên tắc phát triển tiếp nối. Sơ đồ Nguồn: Tác giả. 1.02 BẢO TỒN DI TÍCH Quan tâm đến tính xác thực vật Hiến chương Venice, 1964 thể của các đối tượng di tích đơn Công ước Unesco, 1972 lẻ BẢO TỒN DI SẢN ĐÔ THỊ Hiến chương Washington, Quan tâm đến các giá trị vật thể 1987 và phi vật thể, thích ứng di sản Bản nguyên tắc Valletta, 2011 vào thực tiễn cuộc sống đô thị. BẢO TỒN DI SẢN PHÁT TRIỂN TIẾP NỐI Giảm thiểu những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, củng cố Hội thảo kiến trúc sư Bắc Kinh tính chất hài hoà và liên tục lịch 2002 sử của cảnh quan kiến trúc đô thị.
  3. Casale Monferrato, Ý Thành phố Bắc Kinh với tường thành khép kín, biên giới rõ ràng, nhấn mạnh trục giữa và trật tự luân lý, in đậm dấu ấn văn hoá chính thống. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TIỀN CÔNG NGHIỆP DẤU ẤN CỦA PHẦN “ĐÔ” Phần “đô” là nơi tập hợp các cung điện, lâu đài, thành quách mà dáng dấp bề thế ẩn chứa không chỉ là sức mạnh thống trị, mà còn là biểu hiện của văn hoá chính thống, là niềm tự hào dân tộc, là truyền thống qui hoạch và kiến trúc “được thiết kế”. Hình Nguồn: www-Virtual Library: History; ChinaReport.com at 1.01 www.drben.net)
  4. Phố thị phương Đông Phố thị Perouges, Pháp KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TIỀN CÔNG NGHIỆP DẤU ẤN CỦA PHẦN “THỊ” Phần “Thị” đã tiến hoá một cách tự phát nhưng hữu cơ và thuần nhất thông qua cấu trúc, vật liệu, tỷ xích ăn nhịp với tầm vóc con người. Hình thức phát triển đó không phải là kết quả của truyền thống qui hoạch và kiến trúc “được thiết kế”, mà xuất phát từ cội rễ văn hoá dân gian và chuẩn mực cộng đồng. Hình Nguồn: La cité de Pérouges, 1.02
  5. KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG-ĐÔ THỊ TRUNG THẾ KỶ Kiến trúc đô thị Trung thế kỷ đã phát triển trên nguyên tắc tương tác, gắn chặt với không gian quảng trường và đường phố. Yếu tố “tỉ lệ con người” là nét đặc trưng của hầu hết các không gian công cộng đô thị Trung thế kỷ. . Hình Nguồn: 1.03
  6. Các đoạn phố cổ ở Amsterdam (Hà Lan) và Rennes (Pháp) HÌNH THỨC KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRUNG THẾ KỶ Chất giản dị, hài hoà của hình thức kiến trúc đô thị bắt nguồn từ xúc cảm thẩm mỹ gắn liền với thực tiễn đời sống cộng đồng, phản ánh những khát vọng, nhu cầu thích ứng và đồng hoá hiện thực của nhiều thế hệ thị dân. Hình Nguồn: Ian Bentley (2013), bài giảng tại Đại học Kiến trúc 1.04 TPHCM
  7. Những phác thảo đầy tính biểu tượng của Le Corbusier thể hiện sự biến đổi của đô thị truyền thống sang đô thị hiện đại – nơi công trình được phát triển theo chiều cao và không cần phải liên hệ với khung cảnh đường phố. Sơ đồ một khu vực trung tâm Wahington DC, thể hiện rõ mối liên hệ rời rạc giữa công trình và đường phố dưới ảnh hưởng của các không gian đậu xe và đường giao thông cơ giới. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ LỊCH SỬ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ HIỆN ĐẠI Từ thập niên 1930, Kiến trúc và qui hoạch Công năng đề xuất can thiệp triệt để vào không gian đô thị cũ, xoá bỏ những cấu trúc đô thị lịch sử dày đặc để xây dựng mới dựa trên các nguyên liệu cơ bản là: giao thông, ánh sáng, cây xanh, nhà cao tầng. . Nguồn: Nguyễn Đỗ Dũng (2010), Jane Jacobs- Tư duy lại tư duy quy hoạch, tạp chí Xây dựng; Matthew Cammona, Tim Healt, Taner Oc, Steve Tiesdell (2003), Public Places-Urban Spaces; The dimension of Urban Design, Architectural Press, USA, UK; Donal Watson, Alan Hình Plattus, Robert Shibley (2003), Time saver standards for Urban Design, 1.05 McGraw Hill- Digital Engineering Library, USA
  8. Cuộc gặp gỡ của CIAM và những tác phẩm sau đó:”Hiến chương Athens” của Le Corbusier, và “Liệu thành phố có thể sống sót” của Luis Sert., hai tác phẩm lí luận trọng tâm của trường phái CIAM về thiết kế đô thị theo nguyên lý công năng, tập trung, cao tầng. Những khu đô thị thấp tầng phát triển dàn trải, là hậu quả của sự lệ thuộc vào ô tô và đường cao tốc. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THEO NGUYÊN LÝ CÔNG NĂNG Nguyên lý Công năng trong kiến trúc và thiết kế đô thị đã được triển khai theo hai mô hình cơ bản. Mô hình thứ nhất của trường phái CIAM , đề xuất mô hình phát triển tập trung, cao tầng, dứt bỏ các cấu trúc quá khứ. Mô hình thứ hai xuất phát từ ý niệm “đơn vị ở láng giềng”, dẫn đến hiện tượng phát triển lan toả, với các khu đô thị mới khép kín và cách ly khỏi trung tâm lịch sử. Nguồn: Phó Đức Tùng lược dịch, Cội nguồn thiết kế đô thị: Từ Hình CIAM đến CNU – gốc rễ và những nhà lập thuyết của thiết kế đô 1.06 thị hiện đại
  9. Mô hình Đơn vị ở của Le Corbusier Dự án phát triển Mahhattan của Robert Moses CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CỦA KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ CÔNG NĂNG Đơn vị ở cao tầng của Le Corbusier và dự án phát triển đường cao tốc xuyên cắt các khu dân cư đô thị truyền thống tại New York của Robert Moses. Những ví dụ điển hình của kiến trúc và qui hoạch Hiện đại theo nguyên lý chủ nghĩa công năng. Kết quả của mô hình đó là 50% tổng cấu trúc đô thị lịch sử đã bị phá hủy trong vòng chưa đầy một thế kỷ. . Hình Nguồn: Nguyễn Đỗ Dũng (2010), Các mô hình quy hoạch: Công 1.07 ước Athens, tạp chí Xây dựng
  10. Trung tâm Los Angeles (Hoa Kỳ), nơi mà gần hai phần ba diện tích đô thị là dành cho giao thông và bãi đậu xe. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THEO MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN LAN TOẢ Kiến trúc đô thị được phát triển mới tại những vùng ngoại ô rộng lớn gần như bất tận Đó là kết quả và cũng là hậu quả của sự lệ thuộc vào ô tô và đường cao tốc. Một trong các hệ quả của mô hình này là sự xuống cấp, sự tàn tạ và thiểu năng hoá của các trung tâm đô thị lịch sử. . Hình Nguồn: 1.08
  11. Tokio (Nhật Bản), một trong những thành phố duy trì và chuyển tải được đặc trưng không gian đô thị truyền thống trong quá trình hiện đại hóa. Singapore: hiện đại hoá đã lấy đi của đô thị này gần như tất cả các yếu tố hấp dẫn nhất về lịch sử. Việc phục hồi một vài đoạn phố cổ không thể tái tạo được giá trị văn hoá đích thực vốn đã vĩnh viễn mất đi trong diễn tiến hiện đại hoá. Thượng Hải:không gian đô thị Phố Đông hoàn toàn đứt lìa với bối cảnh văn hoá của không gian đô thị truyền thống. Gần như không có sự đối thoại giữa cái mới và cái cũ, giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại hóa và chủ thể hóa SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRUYỀN THỐNG TẠI CHÂU Á Rất nhiều đô thị lớn tại Châu Á đã đánh mất bản sắc văn hoá đô thị truyền thống trong quá trình phát triển. Phần lớn các đô thị này đã lựa chọn rập khuôn mô hình phát triển“hướng Âu”, dẫn tới nguy cơ bào mòn ký ức đô thị Hình Nguồn: tác giả 1.09
  12. PHỐ THỊ TRUYỀN THỐNG TẠI HÀ NỘI Sự ổn định của các “phường” thủ công trên không gian địa lý hẹp với ranh giới địa lý-hành chính rõ nét đã kéo theo sự định hình của các “phố” trong vai trò làm bộ mặt kinh doanh. Mối liên hệ thống nhất giữa “phố” và “phường” trên từng không gian đô thị khép kín là phương thức đô thị hoá chủ đạo của phố thị Hà Nội truyền thống. Nó tạc hoạ các biểu hiện muôn vẻ của đời sống thị dân, cô đúc “mach ngầm” của nền văn hoá dân gian đô thị. Hình Nguồn: 99 hình ảnh độc đáo về hà nội xưa, 1.10
  13. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TẠI HỘI AN Được hình thành từ nhu cầu phát triển ngoại thương, Hội An không có sự tập trung của thành phần dân cư phi kinh tế. Không có thành trì bao bọc, Hội An không là “thành thị” mà mang màu sắc của một “thị phố”- đô thị cảng. Hội An đã phát triển theo phương thức “tụ thuỷ, tụ nhân và hội tụ văn hoá”, với mô hình “từ dưới lên”. Hình Nguồn: 1.11
  14. Sài Gòn năm 1795: Giai đoạn hưng thịnh cực điểm của phần “đô” (thành Qui), với tư cách là một kinh sư. Sài Gòn sau năm 1836: Hoạ đồ so sánh qui mô và vị trí của thành Qui và thành Phụng. Trong bối cảnh suy giảm qui mô của phần đô (thành Phụng), phần thị vẫn tiếp tục phát triển. Đó chính là di sản quan trọng mà đô thị Sài Gòn-Trung đại để lại trước khi nó chuyển mình vào quá trình đô thị hoá hiện đại kể từ nửa sau thế kỷ XIX. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ SÀI GÒN TRUYỀN THỐNG Năm 1790, với cột mốc khởi công xây dựng Thành Qui, và với sự định hình của cả hai yếu tố “thành” và “phố”, địa phương Sài Gòn đã trở nên một “thành phố’ với đầy đủ ý nghĩa của danh xưng này. Sau năm 1836, thành Qui bị thay thế bởi thành Phụng, qui mô phần “đô” bị giảm sút. Ngược lại, phần “thị” của Sài Gòn vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ., duy trì cho Sài Gòn vị thế của một trung tâm kinh tế hàng đầu vùng Nam Bộ. Nguồn: Nguyễn Đình Đầu, lược dịch và chú giải sơ đồ thành Bát Hình Quái do Trương Vĩnh ký vẽ; RTKL (2007), Conceptual Urban 1.12 Design competition for the exitsting expanded center of HCMC
  15. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ SÀI GÒN THỜI PHÁP THUỘC Phát triển đô thị thời kỳ này đã tạo nên những thành tựu kiến trúc,không gian công cộng và cảnh quan đô thị mà, theo thời gian, và đồng thời được kiểm nghiệm bởi thước đo khắc nghiệt của thời gian, xứng đáng được trân trọng với tư cách là di sản của Sài Gòn-TPHCM. Hình Nguồn: 1.13
  16. KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ SÀI GÒN TỪ 1954-1975 Kiến trúc đô thị tại Sài Gòn từ 1954 đến 1975, với một cái nhìn khách quan, đã có những đóng góp nhất định cho nhu cầu mở rộng không gian đô thị hoá, và để lại những dấu ấn tích cực thông qua nhiều công trình kiến trúc phong cách Hiện đại nhiệt đới hoá do chính đội ngũ chuyên môn người Việt tư duy và thực hiện. Hình Nguồn: www.panoramio.com 1.14
  17. a b c d a. Kho bạc nhà nước mở rộng b. Khối đế Diamond Plaza c. Metropolitan d. Vincom A TÍNH HÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TẠI TRUNG TÂM HIỆN NAY Có thể ghi nhận thành công của một số công trình mới tạo được tính tiếp nối với khung cảnh lịch sử của khu vực. Tuy nhiên nhìn chung các thẩm mĩ công trình mới chưa tương xứng với qui mô xây dựng, chưa thể hiện rõ nét dấu ấn thời đại trong phát triển tiếp nối. Hình Nguồn: Tác giả. 1.15
  18. Vị trí các công trình lịch sử tại trung tâm hiện hữu theo thông báo số 46, căn cứ kết quả đề xuất của chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị TPHCM. Về nguyên tắc, để danh sách này có hiệu lực thi hành, thành phố phải ban hành qui chế nhằm pháp lý hóa các công trình cần bảo tồn. Nhưng hiện nay, sau 15 năm kể từ ngày có thông báo số 46, qui chế cụ thể về vấn đề này vẫn chưa được ban hành. Khu vực trung tâm hiện hữu : Vị trí Khu vực trung tâm hiện hữu: Vị trí các các khu vực có công trình cao từ “khu đất vàng” kêu gọi đầu tư, năm 15 tầng trở lên, năm 2007 2007 NHU CẦU DUY TRÌ VÀ CHUYỂN TẢI CÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HIỆN NAY TẠI TPHCM TPHCM chưa có được một nghiên cứu căn bản làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách về kinh tế- văn hoá- xã hội để hiện thực hoá mục tiêu bảo tồn. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, việc triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị kiến trúc đô thị đặc trưng của trung tâm thành phố đã trở thành một nhu cầu rất cấp bách. Hình Nguồn: RTKL (2007), Conceptual Urban Design competition for 1.16 the exitsting expanded center of HCMC