Viễn thám - Cơ sở kỹ thuật viễn thám

pdf 9 trang vanle 2480
Bạn đang xem tài liệu "Viễn thám - Cơ sở kỹ thuật viễn thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvien_tham_co_so_ky_thuat_vien_tham.pdf

Nội dung text: Viễn thám - Cơ sở kỹ thuật viễn thám

  1. CƠ SỞ KỸ THUẬT VIỄN THÁM Hoàng Thanh Tùng Bộ môn Tính toán Thủy văn 2.1. Các quá trình của kỹ thuật Viễn thám † kỹ thuật viễn thám có 2 quá trình: thu nhận dữ kiện (data acquisition) và phân tích dữ kiện (data analysis). † quá trình thứ nhất : Ta có nguồn năng lượng (a), sự truyền năng lượng qua khí quyển (b), năng lượng tác động qua lại với các yếu tố mặt đất (c), Các sensors đặt trên máy bay hoặc vệ tinh (tàu vũ trụ) (d). Các sản phẩm thu nhận được từ các sensors có thể ở dạng hình ảnh hoặc dạng số (e). Tóm lại ở quá trình thứ nhất chúng ta dùng các sensors để nhận các năng lượng điện từ phản xạ từ bề mặt trái đất. ‰ Quá trình thứ hai - phân tích dữ kiện, sẽ tiến hành giải đoán bằng mắt các thông tin ảnh hoặc bằng máy tính để xử lý các thông tin thu được dưới dạng số (f). ‰ Tất cả các thông tin xử lý được sau này sẽ được thể hiện dưới dạng bản đồ, biểu bảng hoặc các báo cáo (g) và cuối cùng các sản phẩm này được chuyển giao cho những người sử dụng để phục vụ cho các yêu cầu hay nhiệm vụ cụ thể. 1
  2. 2.1. Các quá trình của kỹ thuật Viễn thám ‰ Sự thu nhận dữ kiện (data acquisition) có thể dưới nhiều dạng khác nhau có thể dưới dạng phân bố các năng lượng điện từ hay các trường vật lý. Trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến các thiết bị thu (sensor) năng lượng điện từ thông thường được đặt trên vệ tinh hay trên máy bay. ‰ Các nguồn năng lượng (điện từ) sử dụng cho Viễn thám: -Mặt trời -Vệ tinh -Bản thân đối tượng 2.2. Đặc tính của sóng điện từ † Sóng điện từ tương tác với vật chất theo nhiều cơ chế khác nhau phụ thuộc vào: „ thành phần vật chất „ cấu trúc của bản thân đối tượng. † Những cơ chế tương tác này thay đổi một cách rõ nét qua một số đặc tính của sóng điện từ như thành phần phổ, sự phân cực, cường độ và hướng phản xạ. ‰ Như vậy để xác định được hoàn toàn đầy đủ mọi thông tin về một đối tượng nào đó cần phải khảo sát nó trong toàn bộ giải phổ sóng điện từ. ‰ Sự tồn tại của khí quyển làm giảm đi khả năng lan truyền của sóng điện từ và tăng phần nhiễu của tín hiệu thu được. Sự có mặt của mây mù, bụi và những thành phần khác làm tăng thêm ảnh hưởng tiêu cực này Æ Người ta đã tìm ra được những khoảng sóng mà trong đó ảnh hưởng của khí quyển là nhỏ nhất. 2
  3. 2.2. Đặc tính của sóng điện từ 2.2. Đặc tính của sóng điện từ Giải phổ Bước sóng Đặc điểm (μm) Tia gama 0.0003μm Bức xạ tối thường bị hấp thụ toàn bộ bởi tầng khí quyển phía trên và không có khả năng dùng trong VT. Vùng tia X 0.0003-.03 Hoàn toàn bị hấp thụ bởi khí quyển không sử μm dụng được trong VT. Vùng tia 0.03- 0.4μm Các bức xạ tối có bước sóng nhỏ hơn 0.3μm cực tím hoàn toàn bị hấp thụ bởi tầng ozôn của khí quyển. Vùng tia 0.3 - 0.4μm Truyền qua khí quyển ghi nhận được vào phim và cực tím các photo detecter nhưng bị tán xạ mạnh trong chụp ảnh khí quyển. Vùng nhìn 0.4 - 0.7μm Tạo ảnh với phim và photo detecter, đạt cực đại thấy của năng lượng phản xạ ở bước sóng 0.5. Vùng hồng 0.7 - 10μm Phản xạ lại bức xạ mặt trời không có thông tin về ngoại tính chất nhiệt của đối tượng. Băng từ 0.7 - 1.1 μm được nghiên cứu với phim và gọi là hồng ngoại gần. 3
  4. 2.2. Đặc tính của sóng điện từ Giải phổ Bước sóng Đặc điểm (μm) Vùng hồng 3-5 đến 8- Các chỉ số khí quyển chính ở nhiệt ghi được hình ngoại nhiệt 14μm ảnh của các bước sóng này, yêu cầu phải có máy quét quang cơ và hệ thống máy thu đặc biệt gọi là hệ thống “vibicol” không phải bằng phim. Vùng cực 0.1 - 30 cm Các bước sóng dài hơn có thể hay vùng rađa ngắn xuyên qua mây, sương mù và mưa. Các hình ảnh có thể ghi được trong dạng chủ động hay bị động. Vùng rađa 0.1 - 30 cm Dạng “ chủ động của VT sóng sóng cực ngắn ”. Hình ảnh rađa được ghi lại ở các băng sóng khác nhau. Vùng rađio > 30 cm Là vùng có bước sóng dài nhất trong phổ điện từ. Một vài sóng rada được phân ra với các bước sóng rất dài được sử dụng trong vùng sóng này. 2.3 Các nguồn năng lượng và nguyên tắc bức xạ † Năng lượng sóng điện từ được đề cập bởi hai lý thuyết: lý thuyết sóng và lý thuyết hạt. † Ánh sáng nhìn thấy được chỉ là một trong nhiều dạng của năng lượng điện từ. Sóng rađio, nhiệt năng tia cực tím và tia X cũng là những dạng năng lượng của năng lượng điện từ. 4
  5. 2.2 Các nguồn năng lượng và nguyên tắc bức xạ † Tất cả các năng lượng này về bản chất giống nhau và bức xạ theo một quy luật hình Sin với tốc độ của ánh sáng và tuân theo phương trình sau : C = f . λ [2-1] ở đây : c - tốc độ ánh sáng và là một hằng số ( 3 × 108 m/s ) f - tần số λ - bước sóng † Trong viễn thám một đặc trưng quan trọng trong sóng điện từ là phổ điện từ (Electromagnetic spectrum). Trị số này thường đo bằng bước sóng của phổ với đơn vị là micromet (μm). † Hệ thống Viễn thám thông thường chỉ thực hiện ở một vài vùng như vùng nhìn thấy, phản xạ hồng ngoại, hồng ngoại nhiệt hoặc một phần của sóng rađio. ở đây cần chú ý phân biệt sự khác nhau giữa vùng phản xạ hồng ngoại và hồng ngoại nhiệt. 2.3 Các nguồn năng lượng và nguyên tắc bức xạ Năng lượng của một quantum được xác định theo công thức : E = h f [2-2] Trong đó : E - năng lượng của một quantum tính bằng joul (J) h - hằng số Plank bằng 6.625 × 10 -34 (j.s) Từ phương trình (1) và (2) ta có h . c E = ⎯⎯⎯ [2-3] λ Như vậy ta thấy rằng năng lượng của một quantum phụ thuộc vào độ dài của bước sóng. Độ dài của sóng càng lớn thì năng lượng càng nhỏ. Điều này có một mối liên quan hết sức quan trọng trong viễn thám. 5
  6. 2.3 Các nguồn năng lượng và nguyên tắc bức xạ † Theo lý thuyết hạt tất cả các vật có nhiệt độ trên nhiệt độ tuyệt đối (0o K hay là - 273oC) đều phát ra năng lượng, tổng năng lượng càng tăng khi nhiệt độ càng tăng và được tính theo định luật Stephan-Boltzman. M = σ . T4 [2-4] Trong đó: M - tổng năng lượng phát ra từ bề mặt vật thể (W/m2) σ -hằng số Stephan-Boltzman (= 5.6697.10-8 W/m2/OoK). T - Nhiệt độ tuyệt đối. † Phương trình trên được xác định cho vật thể đen, chính là nguồn phát xạ mà năng lượng phát xạ chính là nguồn năng lượng đã được vật thể hấp thụ . 2.4 Những tác động của năng lượng đối với các đối tượng bề mặt đất Khi một bức xạ sóng điện từ lan truyền tới bề mặt trái đất, nó có thể bị phản xạ, hấp thụ và truyền qua. Theo định luật bảo toàn năng lượng sự tương quan giữa các phần có thể được mô tả theo công thức sau : Ei ( λ ) = E R ( λ ) + E A ( λ ) + E T ( λ ) [2-5] Trong đó : E i ( λ ) - năng lượng của chùm tia bức xạ tới; E R ( λ ) - năng lượng của chùm tia bị phản xạ; E A ( λ ) - năng lượng của chùm tia bị hấp thụ; E T ( λ ) - năng lượng của chùm tia truyền qua. Sự tương quan giữa các phần năng lượng E R, E A, E T phụ thuộc vào hai yếu tố sau: † Thứ nhất tỷ lệ năng lượng phản xạ, hấp thụ và truyền tải sẽ khác nhau đối với các đối tượng khác nhau phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc bề mặt của nó. † Thứ hai tỷ lệ năng lượng phản xạ, hấp thụ và truyền tải trên cùng một đối tượng cũng rất khác nhau ở những bước sóng khác nhau. Vì vậy hai đối tượng có thể phân biệt được trong cùng một giải bướcsóng nhưng nó lại rất khác nhau ở bước sóng khác nhau. 6
  7. 2.4 Những tác động của năng lượng đối với các đối tượng bề mặt đất Có rất nhiều hệ thống viễn thám hoạt động trên những độ dài bước sóng mà năng lượng phản xạ chiếm ưu thế. Ta có thể giải thích mối liên hệ về cân bằng năng lượng theo phương trình sau: E R ( λ ) = Ei ( λ ) - [ E A ( λ ) + E T ( λ ) ] [2-6] Những đặc điểm về phản xạ của những đối tượng trên bề mặt trái đất có thể định lượng bằng việc xác định phần năng lượng phản xạ. Như vậy thành phần phổ phản xạ được xác định theo tỷ lệ sau: E R ( λ ) p λ = ⎯⎯⎯⎯ × 100 % [2-7] Ei ( λ ) Trong đó : p λ - Thành phần phổ phản xạ tính bằng %; E R ( λ ) - Năng lượng của bước sóng λ được phản xạ từ vật thể; Ei ( λ ) - Năng lượng của bước sóng λ tới trên bề mặt của vật thể. 2.4 Những tác động của năng lượng đối với các đối tượng bề mặt đất Từ đường cong phổ phản xạ cho ta biết được đặc tính phổ của vật thể và có ảnh hưởng lớn trong việc chọn vùng độ dài bước sóng mà dữ liệu viễn thám thu nhận được cho mục đích ứng dụng thực tế. 7
  8. 2.4 Những tác động của năng lượng đối với các đối tượng bề mặt đất 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phản xạ. 2.5.1 Thành phần vật chất. † Thực vật: Thực vật có màu sắc khác nhau do hấp thụ các giải sóng màu xanh (0.45 - 0.65 μm) khác nhau. Nguyên nhân gây nên bởi hàm lượng nước ở trong lá và bề dày của lá vì trong vùng sóng này nước hấp thụ mạnh các sóng hồng ngoại vì vậy dễ dàng phân biệt được thực vật với các đối tượng khác bằng hai vùng phản xạ sóng xanh lá cây (green) và hồng ngoại gần (near infrared). † Nước : giải sóng 0.4 - 0.5 μm (blue) màu sắc của nước sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào độ khoáng hoá, thành phần lơ lửng, chiết xuất của nước. † Đất : thành phần vật chất trong đất (oxit kim loại, chất mùn, các chất khoáng, độ ẩm ). † Đá : các loại đá khác nhau về thành phần vật chất sẽ có độ phản xạ khác nhau. Ví dụ : cát, đá bazan, đá granit, đá phiến (do chứa các khoáng vật khác nhau). 8
  9. 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phản xạ. 2.5.2 Cấu tạo vật chất. † Đất : Đường kính hạt đất tăng thì độ phản xạ giảm nguyên nhân là khi độ hạt tăng có nhiều lỗ hổng và nhiều nước sẽ hấp thụ ánh sáng do đó độ phản xạ giảm. † Đá : hạt mịn phản xạ mịn hơn hạt thô. † Thực vật : cấu tạo lá khác nhau sẽ phản xạ khác nhau, cấu tạo tán lá khác nhau cũng gây phản xạ khác nhau. Kết luận: † Đường cong phản xạ phổ của các đối tượng khác nhau thì sẽ khác nhau. † Do đặc điểm phổ phản xạ khác nhau nên các đặc điểm thu được trên ảnh cũng sẽ khác nhau. † Vì sự liên hệ giữa phổ phản xạ và độ sáng trên ảnh quan hệ tuyến tính với nhau Æ bản chất về sự khác biệt độ sáng trên ảnh chính là sự khác biệt về phổ phản xạ của đối tượng hay chính là sự khác biệt về bản chất của đối tượng. 9