Văn học - Nguyễn Chánh sắt: Xu hướng đại chúng hóa và loại hình tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn học - Nguyễn Chánh sắt: Xu hướng đại chúng hóa và loại hình tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- van_hoc_nguyen_chanh_sat_xu_huong_dai_chung_hoa_va_loai_hinh.ppt
Nội dung text: Văn học - Nguyễn Chánh sắt: Xu hướng đại chúng hóa và loại hình tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám
- NGUYỄN CHÁNH SẮT: XU HƯỚNG ĐẠI CHÚNG HÓA VÀ LOẠI HÌNH TIỂU THUYẾT NGHĨA HIỆP – TRINH THÁM 1
- 1. Nguyễn Chánh Sắt và xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết quốc ngữ đầu thế kỉ XX Văn học đại chúng và xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: - Âu Mỹ: văn học đại chúng gắn liền với sự phát triển của đô thị và chủ nghĩa công nghiệp Anh TK XVIII, lan sang Tây Âu, Mỹ.
- Văn học đại chúng và xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: - Nhật Bản: Từ điển Kôjien VHĐC, đối lập với văn học thuần túy, nhắm tới độc giả quần chúng, bình dân. Đchúng: trung lưu NB giai đoạn kĩ nghệ hóa. (tantei: thám trinh; suiri, deduction: suy lý; truyền thống: tt lịch sử; tt trinh thám; tt kiếm hiệp; tt “tiểu thuyết gia đình có tính chất gia đình hay yếu tố khôi hài”). Đầu tk XX: TTĐC gồm: tt lịch sử; tt tân thời; tt trinh thám và suy luận; tt khoa học giả tưởng.
- 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: - Trung Hoa: tục văn học (văn học thông tục) đối lập với nhã văn học; trung gian giữa nhã văn học và vhdg. “Tục văn học lấy sự tiếp nhận từ đại chúng làm cơ sở, lấy sự giáo hóa đạo đức, truyền bá tôn giáo, phổ cập tri thức và tiêu khiển giải trí làm chức năng cơ bản nhất. Tục văn học là một tác phẩm văn học, trên phương diện nội dung biểu hiện, hình thức nghệ thuật và thị hiếu thẩm mĩ đều theo đuổi sự thế tục hóa. Tục văn học có đặc tính truyền bá phổ cập hóa, có tính thương mại tiêu dùng ở mức độ nhất định”. (Nguyễn Văn Hoài trong Những lằn ranh văn học, 70/551)
- Văn học đại chúng và xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: - Trung Hoa: Tiểu thuyết giải trí Nhật Bản (dịch) + tục văn học nội địa = văn học đại chúng. Tt giải trí ở Trung Hoa gồm 4 loại: chuyện tình; chuyện phiêu lưu và anh hùng nghĩa hiệp; chuyện thu hút sự chú ý của công chúng, scandal; chuyện trinh thám. Vhđc “viết về cuộc sống đời thường, trình bày đơn giản, hướng đến người đọc rộng lớn, có tính chất giải trí và hàng hóa” Phan Mạnh Hùng, tr. 47. - VIỆT NAM:
- Nguyễn Trọng Thuật: “Văn học ngày nay gọi là văn học bình dân, là toàn thể cõi văn học đều là để biểu diễn một cái tinh thần tư tưởng của chủ nghĩa bình dân, mà ở trong vẫn phân ra hai hạng là văn chương cao đẳng và văn chương phổ thông, văn chương cao đẳng để hạng bình dân trí thức dùng, văn chương bình dân để hạng bình dân dùng, văn chương cao đẳng là cái để chứa những cốt cách làm chủ não cho nhân dân một nước, mà văn chương phổ thông là để diễn giải truyền bá những cốt cách ấy ra một cách dễ hiểu, dễ cảm cho số đông. [ ] lối nào cũng phải lấy một cái tinh thần tư tưởng bình dân làm gốc.” theo PMH, tr44-45. Nhiều tác giả: Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tt VN hiện đại, Nxb Văn nghệ, TP HCM.
- Kiều Thanh Quế: “Đại chúng bao gồm tất cả hạng dân tầm thường trong một nước. [ ] Tiểu thuyết ngày nay cũng nằm trong văn học đại chúng. Tiểu thuyết của đại chúng không thiên trọng về lối phô diễn cầu kỳ. Tánh chất giá trị của nó là giản dị đẹp và thật [ ] Tiểu thuyết Đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ thuật là chú trọng ở lời văn. Vị nhân sinh là chú trọng ở hứng thú. Đại chúng là hạng người nghèo khổ, cả ngày vất vả với sống còn. Một khi được thảnh thơi mó đến cuốn tiểu thuyết họ không cần gì hơn được tìm trong ấy một vài hứng thú, để qua những giờ nhàn rỗi vô vị.” (128/156) KTQ: Cuộc tiến hóa của văn học Việt Nam (tuyển tập khảo cứu phê bình), NXB Thanh niên, 2009.
- Kiều Thanh Quế: Ở Âu Mỹ, theo KTQ có mấy loại: 1. Trinh thám tiểu thuyết; 2. Lịch sử tiểu thuyết; 3. Võ hiệp tiểu thuyết; 4. Diễm tình tiểu thuyết; 5. Phiêu lưu tiểu thuyết; 6. Giáo dục tiểu thuyết; 7. Xã hội tiểu thuyết. Ở Việt Nam: Thế Lữ, Phạm Cao Củng: tt trinh thám; Phú Đức: tt võ hiệp; Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, Lan Khai: tt lịch sử; Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh: tt diễm tình; Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương: tt xã hội.
- Văn học đại chúng và xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết quốc ngữ trước 1930 ở Nam Bộ 1.1. Quan niệm về “văn học đại chúng”: 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Khái niệm “đại chúng hóa” văn học (làm cho văn học trở nên có tính đại chúng, thuộc về đại chúng) mang một tiền giả định rằng tính đại chúng hay những yếu tố mang tinh thần đại chúng trong văn học trước đó là chưa có, hoặc rất mờ nhạt.
- 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Đại chúng hóa, gắn với dân chủ hóa, thực chất là thoát bỏ tính chất cựu văn mang các đặc trưng thẩm mỹ phi dân chủ, ít thân thiện với giới “đại chúng”, “bình dân” (nhiều ước lệ, uyên bác, cao nhã; ít quan tâm đến con người nhỏ bé, cá nhân; hình thức văn tự xa cách khó phổ cập, gây trở ngại đối với việc tiếp nhận của giới bình dân ).
- 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Khi chữ quốc ngữ bắt đầu được sử dụng rộng rãi, công cuộc đổ móng cho nền tân văn phải bắt đầu từ việc thoát bỏ khỏi những quan niệm thẩm mĩ cách biệt với giới bình dân, gia tăng tính dân chủ, đưa văn học áp sát đời sống thường nhật, làm cho sáng tác văn học có tính phổ cập. Việc tiếp thu các nguồn ảnh hưởng từ nước ngoài trong một bối cạnh như thế, cũng phải trên tinh thần vừa bản địa hóa vừa quốc ngữ hóa, đại chúng hóa.
- 1.2. Xu hướng đại chúng hóa Vai trò của giới sáng tác đối với xu hướng này – một khi họ thấy rằng cần thiết – là rất quan trọng. Thông qua tác phẩm của mình nhà tiểu thuyết thực hiện cuộc giao tiếp với người đọc và thúc đẩy xu hướng đại chúng hóa phát triển. Đó thực chất là thực hiện quá trình tìm kiếm, vẫy gọi công chúng đến với nền “tân văn” quốc ngữ trong những bước đi ban đầu. Loại hình tiểu thuyết (nhìn từ xu hướng đại chúng hóa)?
- Nguyên tắc phân loại: 1. Tránh chồng lấn; 2. Bảo đảm tính khái quát; 3. Bảo đảm tính hệ thống; 4. Tính khu biệt loại hình rõ; 5. Nhất quán về góc nhìn, bình diện phân loại. Bảng phân loại tiểu thuyết Nam Bộ trước 1930: (1) Tiểu thuyết lịch sử; (2) Tiểu thuyết nghĩa hiệp-trinh thám; (3) Tiểu thuyết đạo đức-tâm lý-xã hội. (2) gồm: tiểu thuyết nghĩa hiệp (Nguyễn Chánh Sắt), tiểu thuyết trinh thám (Thế Lữ, Phạm Cao Củng ở miền Bắc, sau 1930), tiểu thuyết nghĩa hiệp-trinh thám (Biến Ngũ Nhy, Phú Đức).
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: - Tiểu thuyết lịch sử có Việt Nam Lê Thái Tổ (1929); - Tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám gồm: Trinh hiệp lưỡng mỹ (1916-1925), Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920), Một đôi hiệp khách (1929); - Tiểu thuyết đạo đức, tâm lý – xã hội gồm: Lòng người nham hiểm (1925-1926), Tài mạng tương đố (1925-1926), Tình đời ấm lạnh (?),
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Lớp công chúng cận hiện đại khu biệt với công chúng văn học Hán Nôm, văn học truyền khẩu-diễn xướng, khu biệt với công chúng văn học quốc ngữ ở thời điểm trưởng thành của nó, sau 1930 ở miền Bắc (hiện đại). Đó là một thế hệ công chúng đọc tân văn (văn quốc ngữ la tinh). Họ đến với văn chương trước hết và chủ yếu trên những trang báo (“khán quan”).
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Cộng đồng văn học kiểu “văn chương nhật trình”, “văn chương ký giả” ra đời, tính chất hàng hóa và quy luật thị trường sẽ tác động, chi phối, điều tiết tất cả “các bên” trong cộng đồng ấy. “Khán quan”, tức người đọc báo, xem truyện trở thành lực lượng chi phối đầy quyền uy lên sáng tác văn học, nhất là tiểu thuyết. Sự chi phối này – vừa vô hình (thông qua thái độ, dư luận) vừa hữu hình (hành vi móc tiền mua báo) – nhiều khi thật hiệu nghiệm và đầy tính quyết đoán.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Thời Nguyễn Chánh Sắt, nhà văn là người sản sinh tác phẩm, nhưng cũng là người bạn, thậm chí, người thầy hướng dẫn độc giả về cách đọc tác phẩm của anh ta – một sự hướng dẫn nhiều khi rất cụ thể, tỉ mỉ, bếp núc. Lịch sử đặt lên vai thế hệ ông một sứ mệnh “kép”: Vừa viết văn làm báo, vừa dẫn dụ, “khai minh”; vừa viết tiểu thuyết, vừa kiếm tìm, dẫn dắt, tập hợp độc giả cho tiểu thuyết.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Có hai phương thức tạo lập công chúng (độc giả) trong sáng tác-tiếp nhận văn học: tuyển mộ và tập hợp. Tuyển mộ là phương thức “chọn lọc tự nhiên” theo nguyên tắc: tác phẩm văn chương phải hay, phải mới, phải độc đáo, đặc sắc, tự khắc người đọc tinh hoa, tìm đến với nó.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Tập hợp là một phương thức chọn lọc phi “tự nhiên”, vì nó mang tinh thần và mục đích xã hội hóa rất rõ, tất nhiên phải tận dụng các nguyên tắc, thủ pháp, phát huy các lợi thế của công cụ tuyên truyền. Xu hướng đại chúng hóa tiểu thuyết không cho phép tuyển mộ mà đòi hỏi tập hợp, nghĩa là phải hướng ngòi bút trước hết đến số đông. Đó là một lựa chọn không thể khác.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: 2. Những thiên truyện tập hợp, chinh phục người đọc bình dân 2.1. Thu hút bạn đọc bình dân bằng chuyện về các “chân nhân” nghĩa dũng, hành xử theo quan niệm đạo đức, công lý của nhân dân 2.2. Tác phẩm được xây dựng theo xu hướng đa gộp thẩm mĩ, tổng hợp thể tài, tập trung thể hiện cảm hứng anh hùng, ngợi ca nghĩa hiệp
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: 3. Kết cấu tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám như một mô thức nghệ thuật hướng về đại chúng 3.1. Mô thức phổ quát
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: I. Bối cảnh, tình huống đặc thù [1] II. Khung tình tiết – sự kiện “nhân – quả” [2,3,4,5,6] III. Động cơ của nhân vật – nhìn từ lập trường của người kể chuyện [7].
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: II. Khung tình tiết – sự kiện “nhân - quả” 2) Có ít nhất một nạn nhân, một trang nghĩa hiệp và một mối duyên tình; 3) Khi lâm sự, nạn nhân hầu như tuyệt vọng; 4) Trang nghĩa hiệp bất ngờ xuất hiện và trổ hết trí dũng cứu nạn nhân; 5) Nạn nhân băn khoăn vì chưa/không có cơ hội báo đáp ân tình; 6) Kết cục bất ngờ, vui vẻ (có hậu): sự thật được sáng tỏ, công lý được thực thi; một phần thưởng /thử thách/ nhiệm vụ mới đến với trang nghĩa hiệp;
- III. Động cơ của nhân vật – nhìn từ lập trường của người kể chuyện 7) Lập trường của người kể chuyện dựa trên một quy chuẩn đạo đức truyền thống: mọi việc làm, hành vi của nhân vật phải được nhìn nhận, quy chiếu trên lập trường nghĩa hiệp và niềm tin, khát vọng truyền thống. Trinh hiệp lưỡng mỹ (1916-1925), Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920), Một đôi hiệp khách (1929) đều tuân thủ một mô thức phổ quát.
- 3.2.1. Trinh hiệp lưỡng mỹ 1916-1925 (đối chiếu): 1) Tình huống, bối cảnh đặc thù: vụ cướp thứ nhất, nhân vật nghe kể, vụ cướp thứ hai, nhân vật và gia đình là nạn nhân. Cả hai tình huống đều thôi thúc, vẫy gọi hành động nghĩa hiệp. 2) Nạn nhân là cha con Lý Vân Hà cùng gia đình; trang nghĩa hiệp là Đoàn Ngọc Nữ; khi tai qua nạn khỏi, niềm ao ước của Lý Tích Tùng về mối lương duyên Lý Vân Hà, ái nữ của ông và Nguyễn Lương Mai, con trai bạn ông, thành hiện thực.
- 3.2.1. Trinh hiệp lưỡng mỹ 1916-1925 (đối chiếu): 3) Khi lâm sự, Lý Tích Tùng tuyệt vọng đến mức toan tự tử; Lý Vân Hà cũng định tự tử để bảo toàn trinh tiết. Nhà chức trách yếu thế, luôn tìm cách né tránh bọn cướp, thường bị dân chúng ngờ vực, khinh thường. Cả hai cha con Lý Vân Hà đều không thể trông mong nhà chức trách vào cuộc, giúp đỡ. 4) Đoàn Ngọc Nữ bất ngờ xuất hiện; với manh mối thu thập từ lời nạn nhân kể, hiệp nữ đã phải dày công điều tra, thám sát để biết rõ sự tình, tung tích kẻ gây tội ác. Ba lần đánh cướp, võ công lẫy lừng, mỗi lần mang một ý nghĩa riêng.
- 3.2.1. Trinh hiệp lưỡng mỹ 1916-1925 (đối chiếu): 5) Tai qua nạn khỏi, Lý Vân Hà băn khoăn không biết lấy gì trả ơn người đã kịp thời chuộc nàng ra khỏi lầu xanh để bảo toàn trinh tiết, cũng như làm sao trả được cái ơn rửa hận giùm mình của Đoàn Ngọc Nữ. 6) Tác phẩm kết thúc bất ngờ, có hậu: Lý Vân Hà trở thành em kết nghĩa của hiệp khách Đoàn Ngọc Nữ; được gặp lại cha, lấy được người chồng xứng đáng, văn võ đều thông; nhờ vào nghĩa dũng của Đoàn Ngọc Nữ gia tài nhà cô bị cướp, được hoàn lại một phần qua món quà cưới rất hậu của người chị kết nghĩa. Sự bất khả xâm phạm và bất khả chiến bại.
- 7) “Trinh” (vẻ đẹp toàn vẹn của Lý Vân Hà), “hiệp” (vẻ đẹp của ngoại hình, tính cách và kiếm thuật siêu phàm của Đoàn Ngọc Nữ) đều được quy chiếu trên lập trường, đạo lý truyền thống. Trinh hiệp lưỡng mỹ khơi sâu, đổi mới về chuẩn giá trị của người phụ nữ mới trong tầm nhìn “tân văn”: trinh, hiệp của nữ lưu như một cặp đôi song sinh, mỗi phẩm chất đều có vẻ đẹp lẫm liệt của nó, nhưng không tách rời mà nên hợp nhất; cần có hiệp để gìn giữ trinh, lấy trinh tôn vinh thêm vẻ đẹp của hiệp; trinh, hiệp hợp nhất tạo nên sự hoàn hảo.
- 3.2.1. Nghĩa hiệp kỳ duyên 1920 (đối chiếu): 1) Tình huống, bối cảnh đặc thù: một mưu đồ mạo danh, thoán đoạt tên họ, tài sản, gia đình (Trịnh Ngọc Lang giả), một vụ ép uổng, một vụ đánh lừa, bắt cóc (Chăng Cà Mum, Ngọc Lang thật). Vụ mạo danh cần được phát giác, lật tẩy; các vụ ép uổng, bắt cóc đều thôi thúc, vẫy gọi hành động nghĩa hiệp. 2) Nạn nhân là người cha và cô con gái thất lạc; trang nghĩa hiệp là Trần Trọng Nghĩa; mối kỳ duyên nảy nở giữa Trịnh Ngọc Lang và Trần Trọng Nghĩa.
- 3) Chăng Cà Mum ba lần lâm nạn: Khi bị báo đuổi, Chăng Cà Mum gần như tuyệt vọng; khi bị lừa bắt cóc trói đem xuống thuyền của Thạch Quýt, cô cũng gần như không còn hy vọng có người giải cứu. Nhà chức trách không có lý do, cơ hội xuất hiện trong truyện này. 4) Trang nghĩa hiệp Trần Trọng Nghĩa bất ngờ xuất hiện, ba lần “cứu khốn phò nguy”. Lần đầu chàng ra tay cứu mạng người con gái lâm nạn là chuyện tình cờ, ngẫu nhiên. Hai lần ra tay sau (giải thoát khỏi hôn nhân ép uổng và giải cứu khỏi vụ bắt cóc) là nhờ nhờ có trí xét đoán nhanh nhạy, võ nghệ cao cường và sự thấu hiểu tình cảnh bi thương của Chăng Cà Mum.
- 5) Mỗi khi được Trần Trọng Nghĩa bất ngờ giải cứu, Trịnh Phương Lang đều băn khoăn không biết lấy gì và đến bao giờ trả “ơn tái sanh, tái tạo” của Trần Trọng Nghĩa. 6) Tác phẩm kết thúc bất ngờ, có hậu: Trịnh Phương Lang được giải cứu, mơ ước gặp lại cha thành hiện thực, kết hôn với Trần Trọng Nghĩa, đoàn viên một cửa, trọn vẹn nghĩa tình; con cháu, thân nhân đều thành đạt, hiển vinh. Những kẻ lừa lọc gian xảo, ăn ở bất nhân bất nghĩa như Đào Phi Đáng, Lâm Trí Viễn, “Dì tư bán cá”, nếu có được người tha, không truy cứu thì rồi cũng bị trời phạt.
- 7) Phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật chính người cha (Trịnh Thế Xương), cô con gái (Trịnh Phương Lang), chàng rể (Trần Trọng Nghĩa), và người hầu gái (Thị Quế), cũng như thói quỷ quyệt, gian dối xấu xa của các nhân vật Lâm Trí Viễn, Đào Phi Đáng, “Dì tư bán cá”, đều được quy chiếu trên lập trường đạo lý truyền thống.
- Nét mới: - Quan niệm về nhân cách con người không chỉ được quy chiếu một cách đơn trị theo trục thiện (tốt) - ác (xấu) mà còn được quy chiếu một cách đa trị theo trục tốt - xấu: cao thượng - thấp hèn; trung thực - giả dối; nhân/ hiếu/ nghĩa - bất nhân/ bất hiếu/ bất nghĩa. - Cái hậu mang màu sắc hiện đại, “minh tân”: phần thưởng cho những người cao thượng, trung thực giàu đức nhân hiếu nghĩa là hạnh phúc, đoàn viên, con cháu du học thành tài trong những nghề “nông cổ”. Và để các nhân vật thực sự làm gương cho mọi người noi theo, cần phải được “truyền thông” dưới hình thức một thiên tiểu thuyết đăng báo.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Khả năng phân nhánh từ mô thức phổ quát 3.3. Niềm tin dân gian, sự chấp thuận cái ngẫu nhiên sắp đặt và kết cấu đối lập Niềm tin dân gian làm chỗ dựa tinh thần khá vững chắc cho tác giả. Niềm tin ấy từng thấm nhuần trong truyện Nôm bình dân và trong cổ tích. Trong Nghĩa hiệp kỳ duyên của Nguyễn Chánh Sắt, người kể chuyện đã thâu tóm niềm tin ấy trong mấy lời nôm na, quen thuộc: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo/Chí tranh lai tảo dữ lai trì”
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Cách sắp đặt, dẫn dắt tình tiết, nhiều khi có vẻ chủ quan, thậm chí khá lộ liễu, nhưng nhìn chung hợp với niềm tin dân gian và cũng là một cách khai thác yếu tố kỳ của Nguyễn Chánh Sắt. Ông thường sử dụng yếu tố kỳ theo cái lý riêng của ông, song cũng phù hợp với niềm tin dân gian. Kỳ ở đây không phải kỳ ảo (yếu tố kỳ ảo dường như không có chỗ trong tiểu thuyết nghĩa hiệp và tiểu thuyết nghĩa hiệp – trinh thám như đã nói ở trên) mà là cái ngẫu nhiên, tình cờ theo một sự sai khiến bí ẩn nào đó.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Niềm tin dân gian về luật nhân – quả có thể là cơ sở chủ yếu để nhà văn sử dụng cái ngẫu nhiên, nâng lên thành yếu tố kỳ (không phải kỳ ảo) trong cốt truyện, tình tiết Nghĩa hiệp kỳ duyên. Các nhân vật gặp nhau một cách rất tình cờ [9], thậm chí có vẻ ngẫu nhiên [10], có thể giải thích bằng chất lãng mạn trong niềm tin dân gian và cách dùng yếu tố kỳ trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Chánh Sắt.
- Tiểu thuyết Nguyễn Chánh Sắt: Niềm tin dân gian ấy thậm chí còn thấm nhuần trong cả cách triển khai tình tiết và xây dựng kết cấu tiểu thuyết nghĩa hiệp của Nguyễn Chánh Sắt. Sự đối cực tốt - xấu: cao thượng - thấp hèn; trung thực - giả dối; nhân/ hiếu/ nghĩa - bất nhân/ bất hiếu/ bất nghĩa tác động lên kết cấu của tiểu thuyết và thường tạo nên bố cục đối lập, tương phản với hàng loạt tình tiết, motif: sự kết giao; động cơ, lẽ sống; phương thức hành động; kết quả trông thấy, cái “hậu” (chung cục); tính chất chính diện hay phản diện của nhân vật được tô đậm trong từng loại tình tiết, motif.
- Tuyến chính diện Tuyến phản diện NHKD: Trần Trọng Nghĩa – Trịnh Phương Lang là cặp đôi NHKD: ân nghĩa bền lâu (kỳ duyên). Lâm Trí Viễn – Đào Phi Đáng là cặp đôi ngưu mã trăng hoa, tạm bợ, “khỏi vòng cong đuôi”. Sự kết giao THLM: THLM: Lý Vân Hà – Đoàn Ngọc Nữ là cặp đôi chị em Hai Nhành–Mã Quách Hưng kết giao theo kiểu ngưu mã thảo khấu. trinh hiệp lưỡng mỹ Lý Tích Tùng – Nguyễn Lương Khuê là bằng hữu tri kỉ, tương ái tương thân; Trần Trọng Nghĩa Chăng Cà Mum, Đoàn Ngọc Nữ: cứu người, thực hành hiếu, nghĩa. Đào Phi Đáng, Lâm Trí Viễn (NHKD), hai Nhành và bọn cướp Tà Lơn (THLM) đều Động cơ, lẽ sống Lý Vân Hà bảo vệ vẻ đẹp trong trắng thanh sạch chung động cơ, lẽ sống: cơ hội, vong ân bội nghĩa; tìm cái lợi vật chất, sự sung của mình. sướng cho riêng mình; Nhân vật đều ứng xử cao đẹp. Nhân vật dùng hành vi chính trực, nghĩa dũng, Phương thức hành động Nhân vật dùng gian mưu, thủ đoạn giăng bẫy đánh lừa vượt mọi chướng ngại, thử thách Hiệu ứng Được/mất Vun trồng ân nghĩa dài lâu Thu vén lợi lộc nhất thời Cái “hậu” Nhân vật được đoàn tụ, hưởng hạnh phúc chính Nhân vật bị trừng phạt, chuốc lấy tai họa khôn lường (chung cục) đáng, bền lâu 38
- Tuy nhiên, tiểu thuyết của Nguyễn Chánh Sắt, ở bề sâu của nó, tùy theo chủ đề mỗi tác phẩm mà tác giả có sử dụng kỹ thuật kết cấu theo lối riêng. Ở Nghĩa hiệp kỳ duyên, trong khi khai thác, thể hiện chủ đề “nghĩa hiệp kì duyên”, tác giả tạo lập hai tuyến tự sự song song vận động [11] (ở phần đầu), kết hợp với kết cấu tuần tự (ở phần sau). Trong Trinh hiệp lưỡng mỹ, ông chủ yếu sử dụng kết cấu tuần tự [12].
- [11] Phần đầu Nghĩa hiệp kỳ duyên tác giả triển khai hai nhánh tự sự song song: Nhánh thứ nhất kể về mẹo lừa của cặp đôi Lâm Trí Viễn – Đào Phi Đáng và việc mắc lừa của Trịnh Thế Xương; nhánh thứ hai kể về hành vi cứu người của Trần Trọng nghĩa và quá trình kết giao giữa chàng với cô gái gặp nạn Chăng Cà Mum. Phần sau, hai nhánh tự sự nói trên hợp lưu và mạch tự sự triển khai theo lối nối tiếp. Tuy nhiên kết cấu tự sự cơ bản của tác phẩm vẫn là kết cấu song song.
- [12] Mạch tự sự trong Trinh hiệp lưỡng mỹ chủ yếu vận động theo kết cấu tuần tự. Tác giả lần lượt kể các võ công của nữ hiệp Đoàn Ngọc Nữ (đánh cướp cứu gia đình người cậu => triệt hạ Mã Quách Hưng và băng cướp Tà Lơn => truy diệt, trừng trị Hai Nhành).