Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam

pdf 11 trang vanle 3520
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftiep_can_chuoi_gia_tri_cho_viec_nang_cap_nganh_det_may_viet.pdf

Nội dung text: Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ CHO VIỆC NÂNG CẤP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THE VALUE CHAIN APPROACH TO INDUSTRIAL UPGRADING OF VIETNAM TEXTILE INDUSTRY Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản xuất và thương mại của ngành dệt may trên thế giới. Dựa trên mô hình OEM (sản xuất thiết bị gốc) của các nước Đông Á và các đặc tính của ngành dệt may Việt Nam, bài viết phân tích và xác định chiến lược nâng cấp ngành là sự dịch chuyển từ sản xuất gia công (chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào) sang mô hình sản xuất tích hợp OEM và OBM (đòi hỏi tăng cường các liên kết dọc ở cấp độ khu vực và quốc gia). Ngoài ra, bài viết đề xuất các chính sách nhằm hỗ trợ nâng cấp quá trình, sản phẩm và chức năng cho mô hình OEM, thay vì nhắm đến bước nhảy đột phá từ sản xuất gia công sang hệ thống sản xuất định hướng xuất khẩu với thương hiệu của nhà sản xuất (OBM). ABSTRACT This article presents the global commodity chain approach in view of explaining transformation in the production and trade of the world’s textile networks. Based on East Asia’s OEM model and the specific characteristics of Vietnam’s textile industry, this article argues that the industrial upgrading strategy is the transfer from the simple processing production (with mostly imported inputs) to more integrated forms of the OEM and OBM networks, which require the intensification of vertical linkages on regional and national levels. Moreover, this study deals with the suggestion of several policies aimed at upgrading the process, production and functions of the OEM model instead of targeting on a radical breakthrough from the processing production type to an export-oriented production system with producers’ trademarks (OBM network) . 1. Giới thiệu Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu lớn và lâu đời trên thế giới. Hầu hết các quốc gia sản xuất và cung cấp hàng dệt may cho thị trường thế giới (Dickerson, 1995), một ngành có tính toàn cầu lớn nhất trong tất cả các ngành. Ngành dệt may là một ngành “khởi đầu” đặc trưng của các quốc gia trong tiến trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, và đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của các nước Đông Á. Việt Nam được biết đến như một câu chuyện thành công về chiến lược tăng trưởng định hướng xuất khẩu từ sau chính sách đổi mới những năm cuối thập kỷ 1980. Ngành dệt may cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chính sách tăng 158
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 trưởng định hướng xuất khẩu, hiện tại chiếm hơn một nửa giá trị xuất khẩu công nghiệp của nền kinh tế. Các nhà sản xuất dệt may trong nước không chỉ chuyển dịch theo hướng thị trường mà còn chuyển bị đối phó với sự thay đổi của cạnh tranh toàn cầu. Thách thức toàn cầu đã tạo áp lực và đòi hỏi các nhà sản xuất dệt may phải nâng cấp để cải tiến chất lượng, hạ giá thành, và thời gian giao hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới trong chuỗi giá trị toàn cầu (Nadvi and Thoburn, 2004). Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm giải thích sự chuyển đổi trong hệ thống sản xuất và thương mại của ngành dệt may trên thế giới. Theo nghiên cứu của Gereffi (2002), xu hướng phát triển ngành dệt may khu vực là theo mô hình OEM, mô hình đòi hỏi sự chuyển dịch và nâng cấp dựa trên lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong khu vực. Dựa trên mô hình OEM của các nước Đông Á và các đặc tính của ngành dệt may Việt Nam, bài viết phân tích và xác định chiến lược nâng cấp ngành là sự dịch chuyển từ sản xuất gia công (chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào) sang mô hình sản xuất tích hợp OEM và OBM (đòi hỏi tăng cường các liên kết dọc ở cấp độ khu vực và quốc gia). Ngoài ra, bài viết đề xuất các chính sách nhằm hỗ trợ nâng cấp quá trình, sản phẩm và chức năng cho mô hình OEM, thay vì hướng đến bước nhảy đột phá từ sản xuất gia công sang hệ thống sản xuất định hướng xuất khẩu với thương hiệu của nhà sản xuất (OBM). 2. Mô hình Đông Á Ngành dệt may thế giới đã trải qua vài cuộc gia nhập ngành kể từ những năm 1950, tất cả đều diễn ra ở các quốc gia Châu Á. Gia nhập ngành đầu tiên đến từ các nước Bắc Mỹ và Tây Âu vào Nhật Bản trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, khi đó có sự chuyển đổi sản xuất dệt may từ các nước Phương Tây sang Nhật Bản. Cuộc dịch chuyển thứ hai từ Nhật Bản sang các nhà sản xuất dệt may “Big Three” Châu Á (Hồng Kông; Đài Loan; và Hàn Quốc), nhóm nước này đã thống lĩnh xuất khẩu dệt may toàn cầu vào những năm 1970 và 1980. Trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm sau, có cuộc nhập ngành thứ ba, lần này từ “Big Three” Châu Á sang một số nước đang phát triển khác. Vào những năm 1980, sự dịch chuyển chủ yếu sang Trung Quốc, một số quốc gia Đông Nam Á và Sri Lanka. Vào những năm 1990, có sự gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp mới từ Việt Nam, các nước Nam Á và Châu Mỹ La Tinh (Khanna 1993, Gereffi 1998). Hình 1 biểu thị mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may Châu Á. 159
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Các nước Các phân đoạn của chuỗi dệt may May mặcDệt may Sợi Máy Nhật (sợi, dệt, cắt, may) Những năm 1950 và những năm Từ 1960 trở đi đầu 1960 Từ 1970 trở đi Hồng Kông, Hàn Quốc May mặcDệt may Sợi Đài Loan n Những năm cuối ể 1970 và đầu 1980 Những năm cuối 1980 Trung và những năm1990 phát tri Quốc độ May mặc p Indonesia Dệt may ấ C Thái Lan Những năm Ấ cuối 1980 Những năm 1990 Việt Nam May mặc Sri Lanka Bangladesh Giữa những năm 1990 Cao Thấp Giá trị tăng thêm Hình 1. Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may Châu Á Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002) Lưu ý: Mũi tên nét rời biểu thị trình tự năng lực sản xuất và xuất khẩu trong nền kinh tế Mũi tên nét liền biểu thị dòng dịch chuyển thương mại giữa các nền kinh tế. 160
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 CÁC CÔNG TY DỆT CÁC CÔNG TY MAY MẶC CÁC NHÀ BÁN LẺ Bắc Mỹ Các nhà bán lẻ Các công ty may mặc Hệ thống cửa hàng Hoa Kỳ đặc biệt (thi ết kế, cắt, may, nút, ủi) Vải Công ty may với thương Hệ thống cửa hàng Sợi (dệt, đan Sợi Bông, gỗ, tơ hiệu riêng chuyên dụng len, hồ) Hợp đồng nội địa, và tự nhiên lụa, vv. (kéo sợi) các nhà sản xuất Mexico/ vùng Caribbean Chuỗi bán buôn khối lượng lớn Châu Á Văn phòng Sợi Hợp đồng gia công người mua Dầu, khí đốt Hóa dầu Sợi Chuỗi bán lẻ nhân tạo may mặc Châu Á nước ngoài chiết khấu tổng hợp Các nhà Các công ty bán lẻ Bán buôn, đại lý , Hợp đồng gia công thương mại đặt hàng qua mail, nội địa và nước ngoài khác NGUYÊN LIỆU CÁC YẾU TỐ HỆ THỐNG HỆ THỐNG HỆ THỐNG ĐẦU VÀO SẢN XUẤT SẢN XUẤT XUẤT KHẨU MARKETING Hình 2. Chuỗi dệt may toàn cầu Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002) 161
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Dệt may là một ngành mang đặc trưng của chuỗi giá trị chịu sự chi phối của người mua. Một ngành với sự gia nhập ngành dễ dàng, nhưng lại chịu tác động bảo hộ từ các nước phát triển, đã dẫn đến sự đa dạng hóa chưa từng có của các nhà xuất khẩu dệt may trong thế giới thứ ba. Ngoài ra, các liên kết trước và sau cũng được mở rộng, và điều này tạo ra một số lượng lớn công việc liên quan trong ngành (Appelbaum et al., 1994). Chuỗi dệt may được cấu thành từ năm thành phần chính như trong Hình 2: cung ứng nguyên liệu đầu vào, bao gồm: bông tự nhiên và nhân tạo; các yếu tố sản xuất như sợi, vải được sản xuất bởi các công ty dệt; hệ thống sản xuất được hình thành bởi các công ty may mặc, bao gồm gia công nội địa và quốc tế; hệ thống xuất khẩu được thiết lập bởi các trung gian phân phối; và hệ thống marketing ở cấp độ bán lẻ (Gereffi, 2002). Mô hình Đông Á dựa trên sự thành công của các nhà xuất khẩu dệt may Hồng Kông, Đài Loan, và Hàn Quốc (Nhật Bản trước đây, và tiếp theo sau là Trung Quốc) đều phát huy vai trò xuất khẩu theo trình tự từ sản xuất gia công đến OEM đến OBM. Các quốc gia mới nổi Đông Á (NIEs) đã phát triển năng lực OEM vào những năm 1960 và 1970 thông qua việc thiết lập quan hệ gần gũi với các nhà bán lẻ và tiếp thị Hoa Kỳ, và sau đó học hỏi các đối tác nước ngoài nhằm xây dựng năng lực xuất khẩu Đông Á (Gereffi, 1999). Hiện tại, các quốc gia Đông Á NIEs đang dịch chuyển theo hướng OEM bằng nhiều cách thức khác nhau; dịch chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hơn trong chuỗi dệt may (xuất khẩu sản phẩm dệt và chỉ sợi thay vì tập trung vào gia công may mặc); dịch chuyển từ OEM sang OBM trong ngành dệt may; và chuyển đổi sang các chuỗi giá trị mới giữa các ngành. 3. Ngành dệt may Việt Nam Với chính sách đổi mới trong 20 năm qua, ngành dệt may cũng chịu tác động tích cực từ chính sách đổi mới, một ngành đóng vai trò quan trọng trong chiến lược định hướng xuất khẩu của nền kinh tế và đang tích hợp thành công vào nền kinh tế thế giới (Hill, 1998). Ngành dệt may tiếp tục đóng góp đáng kể đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế năm 2007. Tốc độ tăng trưởng là 33,36% vào năm 2007 với giá trị 7,78 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm hơn 50% doanh thu. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế phần lớn tập trung vào công đoạn xử lý nguyên vật liệu và sản xuất phụ liệu cho hàng may mặc, trong khi tỷ trọng nội địa đầu vào đáp ứng khoảng 30% giá trị hàng dệt may xuất khẩu. Nhược điểm lớn nhất của mô hình sản xuất dệt may đó là hình thức hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may thường phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và phụ liệu nước ngoài để thực hiện các đơn đặt hàng từ các tập đoàn quốc tế (EU, report on Vietnam, 2006). 162
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Bảng 1. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trên các thị trường Thị trường 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 1.892 3.654 4.386 4.838 5.834 7.780 Tốc độ tăng trưởng 8,29% 93,13% 20,03% 10,31% 20,59% 33,36% Hoa Kỳ 49,5 1.973 2.474 2.603 3.044 4.465 EU 609 580 762 882 1.243 1.489 Nhật Bản 620 514 531 604 628 704 Khác 614 587 619 749 919 1.122 Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam Sự phát triển của ngành dệt may cũng biểu thị sự mất cân đối, khi mà tốc độ tăng trưởng cao nhưng giá trị tăng thêm thấp. Mặc dù công nghệ của ngành dệt may đã được nâng cấp thường xuyên và tốt hơn rất nhiều với sự hỗ trợ của chính phủ, nhiều doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh sản xuất nhanh chóng đáp ứng với các thay đổi sản phẩm. Công nghệ mới và thiết bị máy móc hỗ trợ công nghệ thông tin đã được đầu tư ở một vài doanh nghiệp (Hoang, 2001). Tuy nhiên, sự nâng cấp công nghệ dường như không đủ để dịch chuyển ngành ở mức độ cao hơn trong chuỗi giá trị. Ngành dệt may không chỉ ở mức thấp về công nghệ sản xuất mà còn thiếu sự phát triển nguồn nguyên vật liệu, dệt may Việt Nam hàng năm nhập khẩu đến 95% bông, 70% vải và 50% sợi tổng hợp cho nhu cầu sản xuất nội địa. Bảng 2. Nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu 2005-2007 2005 2006 2007 Khoản mục Số Giá trị Số Giá trị Giá trị lượng (Triệu lượng (Triệu Số lượng (Triệu (tấn) USD) (tấn) USD) (tấn) USD) Bông 150.577 167 181.200 219 212.000 268 Sợi/Chỉ 202.912 340 338.831 544 425.000 744 Vải 2.398 2.980 3.980 Phụ liệu 2.282 1.952 2.152 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) Thực tế, ngành dệt may chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm theo hạn ngạch và sản phẩm không đòi hỏi độ tinh xảo cao như áo sơ mi, áo jacket, áo khoát, đồ dùng trong nhà, trong khi đó một số danh mục được cấp hạn ngạch hay một số thị trường sản phẩm giá trị cao đã bị bỏ qua. Mức công nghệ thấp giải thích một phần giá trị tăng thêm của xuất khẩu thấp. Hầu hết nguyên vật liệu (vải và phụ liệu) đều nhập khẩu từ 163
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, và Hồng Kông. Chỉ có một số lượng hạn chế (như vải sợi nhân tạo) được cung cấp từ trong nước. Quyết định 36/2008/QĐ-TTg của chính phủ về chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Bảng 3. Các mục tiêu sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu hàng năm Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2008-2010 Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16-18% 12-14% Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15% Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được biểu thị trong Bảng 4. Bảng 4. Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam Thực Mục tiêu toàn ngành đến Chỉ tiêu Đơn vị tính hiện 2006 2010 2015 2020 1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao 1.000 người 2.150 2.500 2.750 3.000 động 4. Tỷ lệ nội địa % 32 50 60 70 hóa 5. Sản phẩm 1.000 tấn chính: - Bông xơ 1.000 tấn 8 20 40 60 - Xơ, sợi tổng 1.000 tấn - 120 210 300 hợp - Sợi các loại 1.000 tấn 265 350 500 650 - Vải Triệu m2 575 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000 Với sự cam kết của Việt Nam đối với khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), và thành viên chính thức của WTO, các chính sách thay thế nhập khẩu không phải là cách thức lựa chọn tốt. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ gặp những khó khăn trong việc cạnh tranh quốc tế bởi các chính sách bảo hộ của các thị trường thế giới đối với các 164
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 quốc gia xuất khẩu như Thái Lan, Indonesia, và hiện tại là Trung Quốc, là những thủ cạnh tranh trực tiếp. Dưới những điều kiện như vậy, việc xây dựng năng lực sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào bao gồm cả đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ trở thành con đường phát triển đầy triển vọng (Goto, 2007). Ngành dệt may Việt Nam vẫn đóng vai trò một ngành then chốt trong chiến lược tăng trưởng định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức toàn cầu đã đặt các nhà sản xuất dệt may dưới áp lực cạnh tranh, đòi hỏi phải nâng cấp để cải tiến chất lượng, hạ giá thành và thời hạn giao hàng theo nhu cầu của người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chiến lược cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam là dịch chuyển từ gia công với tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu cao sang tích hợp dần vào hình thức định hướng xuất khẩu có giá trị gia tăng theo mô hình OEM. 4. Chiến lược nâng cấp ngành Nâng cấp được hiểu như là việc dịch chuyển các hoạt động nhằm mang lại giá trị cao hơn. Giá trị cao hơn có thể đạt được hoặc bằng cách dịch chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hoặc bằng cách tăng cường thêm các chức năng mới trong chuỗi giá trị như tham gia vào khâu thiết kế và marketing. Gereffi (1999) chỉ ra rằng sự thành công các nước Đông Á trong việc vận dụng chuỗi giá trị chi phối bởi người mua là từ việc nâng cấp ngành, một sự dịch chuyển chuỗi từ giai đoạn một, gia công với các yếu tố đầu vào nhập khẩu sang các hoạt động sản xuất tích hợp dọc để mang lại giá trị xuất khẩu tăng thêm cao hơn: OEM và OBM. Sản xuất theo mô hình OEM là hình thức sản xuất định hướng xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng gia công bởi vì hình thức này yêu cầu các nhà cung cấp thực hiện liên kết nhiều hơn trong chuỗi giá trị. Các nhà sản xuất chịu trách nhiệm đối với nhiều hoạt động bao gồm mua sắm vải cho nhu cầu sản xuất may mặc, có thể thay đổi các tiêu chuẩn thiết kế, tạo mẫu và chào hàng, nâng cấp và tạo mẫu sản phẩm, giặt ủi hay hồ vải, thậm chí vận chuyển sản phẩm đến nhà bán lẻ. Sản xuất trọn gói được cho là phù hợp hơn so với hợp đồng gia công bởi vì: (1) gia tăng các liên kết tuyến trên với các nhà cung cấp; (2) thúc đẩy đầu tư vốn nhiều hơn vào thiết bị sản xuất (Bair and Gereffi, 2001); (3) tăng cường cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển so với đối thủ cạnh tranh do hình thức sản xuất trọn gói OEM ít phổ biến hơn (Schrank, 2004); và (4) tạo ra liên kết gần gũi giữa các doanh nghiệp dẫn đạo với các nhà sản xuất địa phương, điều này cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu tích lũy kiến thức về chất lượng, giá và thời trang ở các thị trường nước ngoài (Gereffi, 1999). Theo kết quả điều tra của Goto (2007), có 20 doanh nghiệp trong số 23 nhà sản xuất được phỏng vấn cho biết sản xuất dưới hình thức hợp đồng gia công chiếm hơn 93,6%, trong số đó có một số doanh nghiệp thực hiện mua sắm nguyên liệu theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng gia công. Chỉ có 6,4% với chiến lược nguồn thực hiện sản xuất trọn gói OEM, và theo kết quả khảo sát thì không có doanh nghiệp nào sản xuất hàng may mặc theo nhãn hiệu gốc OBM như mô tả trong Hình 3. Nghiên cứu của Goto (2007) cũng cho biết chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam nhằm gia tăng giá 165
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 trị xuất khẩu thông qua tích hợp dọc và xuất khẩu theo nhãn hiệu gốc. Mức độ giá trị tăng thêm sẽ xác định mô hình nâng cấp của Việt Nam trong chuỗi giá trị, vận dụng qui trình nào, cung cấp sản phẩm nào và chức năng nào đóng vai trò trong hệ thống sản xuất và phân phối. Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cung cấp bằng chứng cho biết bước nhảy từ sản xuất gia công sang xuất khẩu theo nhãn hiệu gốc là điều khó khăn bởi Việt Nam thiếu năng lực để trở thành các nhà điều phối trong chuỗi giá trị và quản lý rủi ro trong hệ thống sản xuất và phân phối. Chiến lược nâng cấp ngành dệt may Việt Nam là dịch chuyển từ hợp đồng gia công với các yếu tố đầu vào nhập khẩu sang hình thức tích hợp sâu hơn của OEM và OBM, mô hình đòi hỏi liên kết trước và liên kết sau nhiều hơn ở cấp độ quốc gia và khu vực. Các chính sách phải thúc đẩy nâng cấp qui trình để đạt hiệu quả trong các hợp đồng gia công thông qua quá trình chuyển giao công nghệ của người mua. Liên kết với người mua nước ngoài thông qua hợp đồng gia công có thể dẫn đến nâng cấp sản phẩm. Bằng cách dịch chuyển danh mục sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị cao sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may có khả năng cạnh tranh hơn. Quá trình nâng cấp sản phẩm và công nghệ định hướng vào qui trình sản xuất, các kỹ năng và tri thức sẽ được chuyển giao từ người mua sang các nhà cung cấp Việt Nam. Hình 3. Các chiến lược nâng cấp ngành dệt may Thiết kế sản Các chiến Mua sắm Phân phối Gia công phẩm và lược nguyên vật và nhãn hiệu nguồn liệu Marketing Hợp đồng gia công (chiếm hơn 93,6%) Sản xuất thiết bị gốc (OEM) (chiếm khoảng 6,4%) Sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM) Nguồn: Industrial upgrading of the Vietnamese garment industry: an analysis from the global value chains perspective, (Goto, 2007). Trong khi khả năng nâng cấp ngắn hạn có thể đạt được cho cả nâng cấp qui trình và sản phẩm, thì từ khía cạnh dài hạn đòi hỏi nâng cấp cả chức năng và tăng cường vai trò dẫn đạo trong chuỗi giá trị. Nâng cấp chức năng đòi hỏi nhiều thời gian bởi vì đòi hỏi kỹ năng và tri thức trong việc xử lý thông tin thị trường cho việc thiết kế, sản xuất và marketing các sản phẩm giá trị cao. Bởi vì sự sáng tạo và quản lý hệ thống phân phối 166
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 hiệu quả cũng rất quan trọng cho việc nâng cấp chức năng, xây dựng năng lực thông qua thúc đẩy phát triển thị trường nội địa cũng chính là cách thức hỗ trợ của chính sách. Các chính sách này đòi hỏi đầu tư vào nguồn nhân lực để tăng cường kỹ năng và tri thức ngành, thay vì chỉ tập trung vào máy móc và công nghệ. 5. Kết luận Bài viết tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu để giải thích sự dịch chuyển trong sản xuất, thương mại và các chiến lược để cạnh tranh trong ngành dệt may toàn cầu, và chiến lược đối với các quốc gia đang phát triển cho việc gia nhập và dịch chuyển trong chuỗi giá trị. Ngành dệt may mang đặc tính toàn cầu và cạnh tranh cao, ở đó các doanh nghiệp dẫn đạo cần phát triển các năng lực nguồn trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, quá trình tích hợp dọc sản xuất nhằm thiết lập các hoạt động để gia tăng giá trị trong khâu thiết kế và các phân đoạn marketing trong chuỗi giá trị, điều này có thể xóa mờ ranh giới, liên kết và cơ hội trong chuỗi giá trị. Chìa khóa thành công của các nước Đông Á là sự dịch chuyển từ hợp đồng gia công với các yếu tố đầu vào nhập khẩu sang hình thức tích hợp nội địa và gia tăng giá trị xuất khẩu cao hơn được biết như là mô hình sản xuất trọn gói hay OEM (sản xuất thiết bị gốc). Mô hình OEM ở cấp độ quốc tế là hình thức hợp đồng thương mại mà ở đó mối liên kết người mua-bán giữa người mua nước ngoài và các nhà sản xuất nội địa cho phép doanh nghiệp nội địa học hỏi nhiều hơn từ các phân đoạn tuyến trên và tuyến dưới của chuỗi giá trị. Do vậy, chiến lược nâng cấp ngành dệt may Việt Nam nhắm đến việc gia tăng giá trị xuất khẩu may mặc thông qua tích hợp dọc. Trong khi công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nội địa lạc hậu, thì mối quan hệ giữa công nghệ và giá trị tăng thêm thấp chỉ là gián tiếp. Việc gia tăng giá trị tăng thêm của các nhà cung cấp Việt Nam trong chuỗi dệt may toàn cầu có thể được thực hiện bằng cách nâng cấp qui trình, sản phẩm hoặc chức năng. Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn thiếu năng lực để trở thành các nhà điều phối dẫn đạo trong chuỗi giá trị và quản lý các hoạt động trong chuỗi hiệu quả. Do đó, các chính sách của chính phủ nên tập trung vào cách thức hỗ trợ nâng cấp qui trình, sản phẩm và chức năng, thay vì phát triển liên kết theo hướng tạo bước nhảy đột phá từ hình thức gia công sang kiểu sản xuất đòi hỏi tri thức và kinh nghiệm xuất khẩu cao, sản xuất nhãn hiệu gốc OBM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Appelbaum, R., D. Smith, and B. Christerson, 1994. “Commodity Chains and Industrial Restructuring in the Pacific Rim: Garment Trade and Manufacturing.” In G. Gereffi and M. Korzeniewicz, eds., Commodity Chains and Global Capitalism. Westport, CT: Praeger. [2] Bair, J., and Gereffi, G. 2001. Local clusters in global chains: The causes and consequences of export dynamism in Torreon’s blue jeans industry. World Development, 29(11), 1885–1903. 167
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 [3] Dickerson, K. G., 1995. Textiles and Apparel in the Global Economy, 2nd ed. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. [4] Gereffi, G. 1999. International trade and industrial upgrading in the apparel commodity chain. Journal of International Economics, 48(1), 37–70. [5] Gereffi, G. 2002. The International Competitiveness of Asian Economies in the Apparel Commodity Chain, ERD Working Paper Series No. 5, Asian Development Bank. [6] Goto, K., 2007. “Industrial Upgrading of the Vietnamese Garment Industry: An Analysis from the Global Value Chains Perspective”. RCAPS Working Paper No.07-1, Ritsumeikan Asia Pacific University. [7] Hill, H., 1998. “Vietnam Textile and Garment Industry: Notable Achivements, Future Challenges”, draft report prepared for Development Strategy Institute Vietnam and United Nations Industrial Development Organization, Vietnam. [8] Hoang, L. M., 2001. Study on the investment in Textile and Garment in dustry of Vietnam. University of Foreign Trade, Vietnam. [9] Khanna, S. R., 1993. “Structural Changes in Asian Textiles and Clothing Industries: The Second Migration of Production.” Textile Outlook International 49(September):11-32. [10] Nadvi, K. and J. Thoburn, 2004, ‘Challenges to Vietnamese Firms in the World Garment and Textile Value Chain, and the Implications for Alleviating Poverty’ Journal of the Asia Pacific Economy, 9 (2), pp. 249-267. [11] Report on Vietnam, 2006. European Union Economic and commercial counselors. [12] Schrank, A. 2004. Ready to wear development? Foreign investment, technology transfer and learning by watching in the apparel trade. Social Forces, 83(1), 123-156. 168