Thiết kế thới trang - Chương 5: Ví dụ vể thiết kễ kết cấu trang phục nữ

pdf 85 trang vanle 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế thới trang - Chương 5: Ví dụ vể thiết kễ kết cấu trang phục nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthiet_ke_thoi_trang_chuong_5_vi_du_ve_thiet_ke_ket_cau_trang.pdf

Nội dung text: Thiết kế thới trang - Chương 5: Ví dụ vể thiết kễ kết cấu trang phục nữ

  1. 132 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ Chương 5 vf DỤ VỂ THIẾT KỄ KẾT CẤU TRANG PHỤC NỮ Trong những chương trước, chủ yếu đã giới thiệu về thân áo, cổ áo và tay áo trong thiết kế kết cấu trang phục nữ. Chuyển sang chương này, sẽ giới thiệu về các thiết kế kết cấu trang phục nữ với bốn kiểu trang phục cơ bản: áo sơ mi, váy liền, áo vest và áo khoác. I. Ví dụ thiết kế kết cấu áo sơ mi Căn cứ vào mục đích sửdụng khác nhau, có thể phân chia thành hai loại: áo sơ mi mặc trong (dùng để mặc trong áo khoác hoặc áo vest) và áo sơ mi thông thường (có thể mặc đơn độc bên ngoài vào mùa xuân thu). Cho dù là kiểu áo sơ mi nào, cũng đểu có thể tiến hành thiết kế kết cấu theo nguyên lý dưới đây: 1. Sự thay đổi của độ nới rộng Độ nới rộng của áo sơ mi thường được tăng giảm căn cứ vào nguyên mẫu cơ bản, độ rộng vòng ngực thường thấy là khoảng từ 6~15cm, có thể nới rộng ra hoặc thu nhỏ tại đường ráp sườn của thân áo. 2. Sự thay đổi về hình dáng, tạo hình Hình dáng của áo sơ mi nữ chủ yếu gồm có dáng chữ X, dáng chữ H, dáng chữ A. Áo sơ mi dáng chữ X thường thông qua đường ly hoặc đường cắt để thu eo, thể hiện được kích thước của 3 vòng: ngực, eo, mông; áo sơ mi dáng chữ H chủ yếu là dáng áo suông thẳng cơ bản không có đường cắt rời và đường ly; áo sơ mi dáng chữ A có vạt dưới khá rộng, thường căn cứ vào nguyên mẫu cơ bản để mở rộng và cắt từ dưới lên. 3. Sự thay đổi của nẹp áo Kiểu dáng áo sơ mi nữ có các kiểu nẹp chủ yếu như: một hàng khuy, hai hàng khuy, vạt chéo, nẹp chìm , 4. Sự thay đổi của chiều dài áo Căn cứ vào kiểu dáng khác nhau cùa áo sơ mi nữ, độ dài của vạt áo từ đường ngang eo trở xuống dao động trong khoảng 10~30cm. 5. Sự thay đổi của túi áo Áo sơ mi nữ ít dùng đến thiết kế túi áo. Nếu có túi áo, thường dùng kiểu túi ốp. 6. Sự thay đổi của cổ áo Áo sơ mi nữ thường sử dụng các kiểu cổ như: cổ sơ mi, cổ đứng, cổ bẻ, không cổ.
  2. CHƯƠNG 5 - v! DỤ VẼ THIẾT KẾ KÊT CẦU TRANG PHỤC NỮ I 133 7. Sự thay đổi của tay áo Tay áo sơ mi chủ yếu sử dụng kiểu một mang, rất ít khi sử dụng thiết kế cổ áo hai mang. 1. Mẩu áo sơ mi nữ cổ bẻ thông thường a. Phân tích tạo hình Như hình 5-1, đây là kiểu áo sơ mi nữ cổ bẻ cơ bản nhất. Tạo hình của chiếc áo có dáng chữ H hơi thu eo, vạt ngang, nẹp áo thông thường, có năm chiếc khuy, chiết ly sườn trước và ly vai sau. Tay áo là kiểu tay rộng một mang, có măng sét. Hình 5-1 Hình vẽ mẵu áo sơ mi nữ cổ bẻ thông thường. b. Quy cách thiết kế Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 -1 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 -1 Bảng quy cách áo ỉơ mi có bẻ thông thường Đơn vị: cm Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vống cổ tay Kích thước 160 62 94 88 52 22 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 2) (1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 24cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với vòng ngực nguyên mẫu, không cần phải nới rộng hay thu hẹp. (4)Trình tự vẽ hình: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ sau và trước vế cơ bản không thay đổi. 3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, đường xuôi vai sau chiết ly 1,2cm, chỉnh lại đường xuôi vai sau.
  3. 134 THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ
  4. CHƯƠNG 5 - vl DỤ VỀ THIẼT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nơ I 135 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo ngực, vẽ đường ráp sườn. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, vẽ đường ly ngực. 7) Vè hình tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung trong chương 3. 8) Vẽ hình cổ bẻ, có thể tham khảo nội dung trong chương 4. 2. Sơ mi nữdáng nam a. Phàn tích tạo hình Nhưhình 5 - 3, kiểu áo này là kiểu sơ mi nữ cổ sơ mi dáng nam. Hình dáng chiếc áo hơi giống dáng chữ H, trên vai có cầu vai, cổ áo là dạng cổ sơ mi. Vạt áo trước thiết kế nẹp bong, có sáu khuy, trong đó có một khuy tại chân cổ. Vạt áo đánh cong đuôi Ngực trái có may túi, tay áo là kiểu tay áo một mang tay, có măng sét, cửa tay có xẻ thép nhọn, xếp hai ly. Hình 5 - 3 Hình vẽ mâu áo sơ mi nữ dána nam. b. Quy cách thiết kế Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 2 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 2 Bảng quy cách áo sơ mi nữ dáng nam Đơn vị: cm Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay(SL) Vòng cổ tay Số đo 160 64 94 88 52 22 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 4) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 15C/84A. (2) Dài áo từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 26cm.
  5. 136 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ (3) Độ nới rộng vòng ngực là 10cm, giống với vòng ngực nguyên mâu không cần phải nới rộng hay thu hẹp.
  6. CHƯƠNG 5 -ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nữ I 137 (4) Trình tự vẽ hình: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ sau và trước vế cơ bản không thay đổi. 3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, đường xuôi vai sau chiết ly 1,2cm, chinh lại đường xuôi vai sau. 4) Nổi liền đường vai sau và trước, vẽ cáu vai. 5) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo ngực, vẽ đường ráp sườn. 6) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 7) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, vẽ đường ly ngực. 8) Vẽ túi ốp. 9) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay có thể tham khảo nội dung trong chương 3. 10) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung chương 4. 3. Áo sơ mi nữ cổ đứng vạt trước có nhiểu đường cắt dọc a. Phân tích tạo hình Như trong hình 5 - 5, đây là kiểu áo sơ mi nữ vạt trước có nhiều đường cắt dọc. Dáng áo thu eo tại đường ráp sườn, gấu áo lượn đuôi tôm, cổ đứng. Tay áo là kiểu tay một m ang, cưa tay H1nh5-5Hlnhvẽmẵusơminữcổđứtigthânừướccónhiểuđưdngcắtdọc m ăng sét hai lớp. b. Quy cách thiết kế Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 3 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 ■ 3 Bảng quy cách áo sơ mi nữ cố đứng thân trưởc có đường cắt dọc Đơn vị: cm Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực (8) Vòngeo(W) Dài tay(SL) Vòng cửa tay Số đo 160 64 94 88 52 22
  7. 138 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ Hình 5 - 6 Hình vẽ kết cẩu áo sơ mi nữ có đứng thân trước có nhiều đường cát dọc.
  8. CHƯỜNG 5 -vi DỤ VẼ THIẾT KỂ KẾT CẤU TRANG PHỤC NỮ I 139 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5-6) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 26cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 10cm, giống với vòng ngực nguyên mẫu, không cần phải nới rộng hay thu hẹp. (4) Trình tự vẽ hình: 1 ) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ sau và trước về cơ bản không thay đổi. 3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, đường xuôi vai sau chiết ly 1,2cm, chinh lại đường xuôi vai sau. 4) Gộp đường vai sau và trước tạo thành cầu vai. 5) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn. 6) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 7) Căn cứ vào hình vẽ dáng áo, vẽ các đường cắt dọc, dịch chuyển ly ngực. 8) Vẽ hình tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3. 9) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung chương 4. 4. Áo sơ mi nữ vừa người có nẹp xếp nhún a. Phân tích kiểu dáng Như hình 5 - 7, đây là kiểu áo sơ mi vừa người nẹp xếp nhún, thân trước không có ly ngực, nhưng ở nẹp trước xếp nhún đối xứng, thân sau có hai đường ly eo. cổ áo là dạng cổ sơ mi. Tay áo là tay một mang, xếp n h ú n tạ i c ử a t a y . Hình 5 - 7 Hình vẽ máu áo Sfl mi nữ vừa người nẹp xễp nhún.
  9. 140 THIẾT KẾTHỜI TRANG Nữ Hình ỉ - 8 Hình vẽ kỉt cáu áo sơ mi nữ vừa người nẹp xép nhún.
  10. CHƯONG 5 - vl DỤ VẼ THIẼT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC NỮ Ị 141 b. Quy cách thiết kế Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 4 là bảng quy cách thành phẩm. c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 8) Bảng 5 - 4 Bảng quy cách áo sơ mi nữ vừa người nẹp xếp nhún Đơn vị: cm Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vòng cổ tay Sổ đo 160 58 94 80 54 21 (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 20cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với vòng ngực nguyên mẫu, không cần phải nới rộng hay thu hẹp. (4) Trình tự vẽ hình: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ sau trước, đường khoét cổ sau và trước mở rộng thêm 0,5cm, đường khoét cổ trước khoét sâu thêm 1,5cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước đểu giảm xuống 0,5cm, chinh lại đường xuôi vai sau trước. 4) Di chuyển đường ly ngực đến trục giữa thân trước làm xếp nhún. 5) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽđường ráp sườn và đường ly thân sau. 6) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 7) Vẽ hình tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3. 8) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung chương 4. 5. Áo sơ mi nữ vừa người cổ bẻ a. Phân tích tạo hình Như hình 5 - 9, đây là kiểu áo sơ mi vừa người cổ bẻ dáng nằm, thân trước và thân sau đếu chiết ly eo, gấu áo ngang bằng, cổ áo là cổ bẻ dáng nằm. Tay áo là tay một mang, tại chỗ cửa tay xếp nhún.
  11. 142 THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Hình 5 - 9 Hình vẽ mẵu áo sơ mi nữ vừa người cổ bẻ. b. Quy cách thiết kế Sử dụng cỡ hình thể 160/84A, bảng 5 - 5 là bảng quy cách thành phẩm. c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5-10) Bảng 5 - 5 Bảng quy cách áo ỉơ mi nữ vừa người cổ bẻ dáng nằm Đơn vị:cm Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vòng cố tay sóđo 160 56 98 82 56 20 (1) Sửdụng nguyên mâu áo nữsố 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 18cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, trên cơ sở vòng ngực nguyên mẫu, mở rộng vòng ngực trước và sau mỗi phía 1 cm. (4) Trình tự vẽ hình: 1) Vê hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ sau và trước mở rộng thêm 1,5cm, vòng cổ trước khoét sâu thêm 3cm, vòng cổ sau khoét sâu thêm 1 cm. 3) Kẻ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước không thay đổi, chinh sửa đường xuôi vai trước sau. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn, đường ly thân trước và thân sau. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
  12. ___ CHƯỜNG 5 - v í DỤ VẼ TH IẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC N ữ I 143 6) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung trong chương 3. 7) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung trong chương 4. *2 Chênh lệch đường ráp sườn trứớcvà V 2 AHsau AH trước Hình 5 -10 Kinh vẽ kít cáu áo SO mi nữ vừa người cố bẻ dáng nằm.
  13. 144 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ___ 6. Áo sơ mi nữ vai chờm dáng rộng a. Phản tích kiểu dáng Như hình 5 -11, đây là kiểu áo sơ mi nữ có vai chờm dáng rộng. Thân áo dáng chữ H, eo suông, vạt đuôi tôm, cổ sơ mi, nẹp bong, sáu khuy, hai túi ngực, phần vai có cầu vai. Tay áo là kiểu tay sơ mi vai chờm, có - ,, Hình 5-11 Hình vẽ mẫu áo sơ mi nữcố vai chờm dáng rông, mãng sét, cứa 3 3 tay xẻ thép nhọn, xếp ba ly tại cửa tay. b. Quy cách thiết kế Sử dụng mẫu số 160/84A, bảng 5 - 6 là bảng quy cách thành phẩm. c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5-12) Bảng quy cách áo sơ mi nữ có vai chờm dáng rộng Đom vị: cm Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Dài tay (SL) Vòng cổ tay Sỗ đo 160 70 110 54 22 (1) Sửdụng nguyên mẫu áo nữsố 160/84A. (2) Dài áo sau từ đường ngang eo sau lấy xuống 32cm, dài áo trước từ đường ngang eo trước lấy xuống 30cm. (3) Độ nới rộng của vòng ngực ià 26cm, trên cơ sở nguyên mẫu, cả vòng ngực trước và sau đều nới rộng thêm 4cm. (4) Trình tự vẽ hình: 1) Vẽ hình nguyên mâu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ sau và trước, đường khoét cổ sau và trước về cơ bản giữ nguyên không thay đổi, đường khoét cổ trước hạ thấp xuống 0,5cm.
  14. CHƯ ƠNG 5 -vl DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC NỮ I 145 Hình 5-12 Hình vẽ kết cấu áo sơ mi nữvai chởm dáng rộng.
  15. 146 I THIẾT KẾTHỜI TRANG Nữ 3) Kẻ đường xuôi vai, đường xuôi vai trước nâng cao 0,5cm, đường xuôi vai sau nâng lên 1,5cm. Thiết kế hạ vai là 5cm, nên tăng độ dài đường xuôi vai sau và trước 5cm. 4) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 5) Vẽ tay một mang, vì trong kiểu tay áo này, điểm đấu vai hạ xuống, nên cần phải trừ đi 5cm trên chiểu dài tay cơ bản. Đỉnh tay cao AH/6. Cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung trong chương 3. 7) Vẽ cổ sơ mi, có thể tham khảo nội dung trong chương 4. II. Ví dụ về thiết kế kết cấu váy liền Váy liền là chỉ kiểu chân váy Mén với áo tạo thành một kiểu trang phục đặc trưng của nữ giới. Váy liền có rất nhiều chùng loại, căn cứ vào tạo hình có thể phân chia thành dáng chữ X (kiểu thu eo), dáng chữ H (thân váy suông thẳng), dáng chữ A (váy vạtxòe), căn cứ vào độ rộng có thể phân thành kiểu váy bó sát, kiểu vừa người, kiểu rộng; căn cứ vào độ cao thấp của eo có thể phân thành loại vừa eo, loại cao eo, loại thấp eo, Cho dù kiểu dáng thay đổi nhưthế nào, thì việc thiết kế kết cấu cũng phải tuân theo những nguyên lý nhất định. 1. Sựthay đổi về độ nới rộng Độ nới rộng của váy liền thông thường có thể tiến hành nới rộng ra hoặc giảm bớt đi trên cơ sở nguyên mẫu, thông thường độ nới rộng cho vòng ngực của váy liền không vai trong khoảng 0~2cm, độ nới rộng cho vòng ngực váy liền không tay trong khoảng 4~6cm, váy liền tay ngẳn hoặc tay dài, do chịu ảnh hưởng của biên độ vận động của cánh tay, nên căn cứ vào độ dài ngắn khác nhau của tay, độ nới rộng vòng ngực là từ8~10cm trở lên. 2. Sự thay đổi về kiểu dáng Kiểu dáng váy liền chủ yếu có các loại như: dáng chữ X, dáng chữ H, dáng chữ A. Váy liền dáng chữ X thường thông qua đường ly hoặc đường cắt ráp để thu eo, thể hiện được kích thước của ba vòng ngực, eo, mỏng; váy liền dáng chữ H chủ yếu có tạo hình suông thẳng không có đường phân cắt, không có đường chiết ly. Váy liền dáng chữ A do phần gấu váy xòe rộng, thường được căn cứ vào nguyên mẫu cơ bản để mở rộng và cất từ dưới lên trên. 1. Váy liền tay sát nách a. Phân tích tạo hình Nhưtrong hình 5-13, đây là kiểu váy liền tay sát nách không tay không cổ. Dài váy tới gần gối. cổ hình chữV, không có tay. Thân trước chiết ly nách và ly eo, thân sau chi có ly eo, phần áo và phấn váy liền nhau, may vừa người.
  16. CHƯƠNG 5 -ví DỤ VẾ THIẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PHỤC NỮ 1 147 Hình 5 -13 Hình vẽ mảu váy liển tay sát nách. b. Quy cách thiết kế Sửdụng mẫu sổ 160/84A, bảng 5 - 7 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 7 Bảng quy cách váy liền tay ỉát nách Đom vị:cm Bộ phận Chiểu cao Dài váy Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Vòng mông (H) Rộng vai Sódo 160 86,5 90 72 94 31 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 -14) (1) Sửdụng nguyên mẫu áonữsổ 160/84A. (2) Dài váy tính từ đường chiết eo sau và trước, lấy xuống 50cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 6cm, trên cơ sở nguyên mâu, thu gọn thân trước và sau mỗi bên vào 1cm. (4) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đuờng khoét cổ trước và sau, kiểu dáng váy liền này là kiểu không cổ. 3) Vẽ đường xuôi vai, cản cứ vào độ rộng vai, thu ngắn đường xuôi vai trước và sau. 4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo. 5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phán vạt váy.
  17. 148 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ 3 3 Hình 5-14 Hình vẽ kết cấu kiểu váy liền tay sát nách. 2. Váy liền sáu mảnh a. Phân tích dáng váy Như hình 5-15, dáng váy này là kiểu váy liền không cổ vừa người. Độ dài của kiểu váy này có thể căn cứ vào kiểu dáng thiết kế mà thay đổi cho phù hợp. Đường khoét cổ trước hình cổ thuyền, đường khoét cổ sau hình chữV. Thân áo trước sau thiết kê đường cắt nữ hoàng từ vòng nách, chia thành sáu thân rời. b. Quy cách thiết kế Sử dụng mẫu số 160/84A, bảng 5 - 8 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 8 Bảng quy cách váy liển ỉáu mảnh Đem vị: cm Bộ phận Chiểu cao Dài váy Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Vòng mông (H) Sỗ đo 160 77 88 70 94
  18. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC NỮ I 149 Hình 5 -15 Hình vẽ mâu váy liến sáu mảnh.
  19. 150 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mâu trên giấy (hình 5-16) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước hạ xuống 60cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 4cm, trên cơ sở nguyên mẫu, thu phấn ngực trước và sau mỗi bên vào 1,5cm. (4) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, kiểu dáng váy liền này là kiểu không cổ. 3) Vẽ đường xuôi vai, căn cứ vào đường xuôi vai trước sau, thu ngắn đường xuôi vai trước sau. 4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo. 5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phần vạt váy. 3. Váy liền cao eo a. Phân tích kiểu dáng Như hình 5-17, dáng váy này là kiểu váy liền cao eo, hở ngực, hở vai, hở lưng. Độ dài của dáng váy này có thể căn cứ vào kiểu dáng thiết kế để tiến hành thay đổi. Đường khoét cổ trước và sau có dạng hình tròn. Thân áo trước và sau thiết kế cao eo, có đường phân cát theo chiểu ngang, vạt váy nhún li nhỏ tại đường phân cắt. b. Quy cách thiết kế Hình 5 -17 Hình vẽ mẫu váy liến cao eo. Sử dụng mẫu số 160/80A, bảng 5 - 9 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 9 Bảng quy cách kiểu váy lién cao eo Đtfnvị:cm Bộ phận Chiéu cao Dài váy Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Vòng mông (H) Số đo 160 91 90 70 94 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mâu trên giấy (hình 5-18) (1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.
  20. CHƯƠNG 5 - v l DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nữ I 151 (2) Dài váy tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 60cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 6cm, trên cơ sở nguyên mẫu, thu hẹp vòng ngực trước sau mỏi phần vào 1cm. (4) Trình tự vê: 1 ) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ sau và trước, đây là kiểu dáng váy liền không cổ. 3) Vê đường xuôi vai, căn cứ vào kiểu dáng tạo hình, thu ngắn đường vai trước sau. 4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo. 5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phần vạt váy. 6) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường phân cắt theo chiều ngang, sau đó tại phần thân váy bên dưới, cộng thêm độ nới rộng để nhún ly nhỏ.
  21. 152 THIẾT KẾTHỜI TRANG Nữ 4. Váy liền eo thấp a. Phân tích tạo hình Như hình 5-19, đây là kiểu váy liền ngán, hạ eo thấp, chân váy cắt rời, cổ vuông, thân áo không tay kiểu sát nách. Ở phần váy là đường nối liền đường eo thấp, phẩn áo có các đường phân cách. Phần chân váy xếp nhiều ly. Hình 5-19 Kình vẽ mẵu váy liền eo tháp. b. Quy cách thiết kế Sử dụng mâu số 160/84A, bảng 5 -10 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 -10 Bảng quy cách kiếu váy liền eo thấp Đơn vị:cm Bộ phận Chiểu cao Dài váy Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Vòng mông (H) Sổ đo 160 67 88 70 94 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 20) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/80A. (2) Dài áo tính từ đường eo trước sau hạ xuống 34cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 4cm, trên cơ sở nguyên mẫu, thu hẹp vòng ngực trước sau mỗi phần vào 1,5cm. (4) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước sau, đây là kiểu dáng váy liền không cổ. 3) Vẽ đường xuôi vai, căn cứ vào kiểu dáng thiết kế, thu ngán đường vai trước sau. 4) Căn cứ vào kích thước của vòng eo vẽ đường ráp sườn và ly eo. 5) Căn cứ vào kích thước của vòng mông vẽ phần vạt váy.
  22. ___CHƯƠNG 5 - v í DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PHỤC N ữ I 153 6) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường phân cách theo chiểu ngang, sau đó phần thân váy bên dưới cộng thêm cả độ rộng xếp ly. 5. Váy liền tay bổng a. Phân tích tạo hình Như hình 5 - 21, đây là kiểu váy liền tay bồng ráp eo, cổ bẻ dáng nầm, tay bống, cửa tay may chun co giãn. Thân trước của áo có nhiều đường phân cắt dọc.
  23. 154 THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A, bảng 5-11 là bảng quy cách thành phẩm. Hình 5 - 21 Hình vẽ mẫu váy Mén tay bổng. Bảng 5-11 Bảng quy cách váy liền tay bổng Đơn vị:cm Bộ phận Chiều cao Dài váy Vòng ngực(B) Vòng eo (W) Vòng mông(H) Sổ do 160 104 94 29 6 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 22) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài váy từ đường eo trước và sau hạ xuống 60cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 10cm, căn cứ vào vòng ngực của nguyên mẫu không thay đổi. (4) Trình tự vẽ: 1) Vê hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ trước và sau đểu mở rộng thêm 1 cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, căn cứ vào kiểu dáng thiết kế, đường xuôi vai trước thu ngắn 1 cm, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm. 4) Vẽ đường cắt rời tại đường ngang eo. 5) Phần vạt váy cộng thêm độ rộng xếp nhún. 6) Cách vẽ tay bổng có thể tham khảo nội dung trong chương 3. 7) Cách vẽ cổ bẻ có thể tham khảo nội dung trong chương 4.
  24. CHƯƠNG 5 -ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nữ I 155 3 3 Hình 5 - 22 Hình vẽ kít cáu váy liến tay bóng.
  25. 1 56 I THIẾT KẾ THỜI TRANG N ữ___ III. Ví dụ về thiết kế kết câu áo vest Áo vest là một kiểu áo vô cùng quan trọng trong cuộc sổng thường ngày, căn cứ vào sự khác biệt vế hình dáng và chất liệu vải, có thể thiết kế được những chiếc áo vest với kiểu dáng đa dạng. Có nhiều nhân tổ khác nhau để tạo thành một chiếc áo vest như: kiểu dáng, chất liệu vải, mục đích sử dụng và m ùa, Các kiểu áo vest có thể có những cách phân loại khác nhau căn cứ vào phương pháp phân loại, ví dụ, căn cứ vào số lượng khuy áo có thể phân thành kiểu áo vest một hàng khuy và kiểu áo vest hai hàng khuy, căn cứ vào mức độ vừa vặn với cơ thể, có thể phân thành kiểu áo vest vừa người hoặc kiểu rộng, căn cứ vào hình dáng cơ bản có thể phân thành kiểu áo vest dáng chữ A, dáng hình ống, dáng chữ X. Chủng loại áo vest nữ rất đa dạng, nhưng vế mặt thiết kế kết cấu, cũng có những quy tắc cần phải tuân thủ: 1. Biến đổi về độ nới rộng Độ nới rộng của áo vest nữ thường được tăng lên hoặc giảm đi trên cơ sở nguyên mâu, thông thường, độ nới rộng vòng ngực của kiểu dáng áo vest mùa hè không nhỏ hơn 3~4cm, độ nới vòng ngực của kiểu áo vest tay ngắn không ít hơn 6cm, độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo áo vest tay dài không ít hơn 8cm; độ nới rộng vòng ngực của dáng áo vest mùa thu thường hạn chế trong khoảng 12~16cm; độ nới rộng vòng ngực của áo vest mùa đông không nên ít hơn 18cm. 2. Biến đổi về tạo hình Tạo hình của áo vest chủ yếu có các loại dáng chữ X, dáng chữ H, dáng chữ A. Áo vest dáng chữ X thông qua đường chiết lỵ hoặc đường cắt rời để thu eo, thể hiện được kích thước của ba vòng: ngực, eo, mông; áo vest hình chữ H chù yếu có dáng suông thẳng, không có đường phân cắt, không có đường chiết ly. Áo vest dáng chữ A do phần vạt áo hơi rộng, thường được căn cứ vào nguyên mâu cơ bản rối mở rộng và cắt từ dưới lẻn trên. 3. Biến đổi về nẹp áo Tạo hình của áo vest chủ yếu có kiểu một hàng khuy, hai hàng khuy, nẹp chéo, nẹp chìm , 4. Biến đổi về độ dài áo Áo vest căn cứ vào các kiểu dáng khác nhau, độ dài áo tính từđường ngang eo trở xuống trong khoảng từ 10~40cm. 5. Biến đổi về túi áo Áo vest thường được thiết kế túi áo. Thường dùng loại túi có náp hai cơi, nhưng cũng có kiểu thiết kế là túi ốp.
  26. ___ CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẾ THIẾT KÉ KẼT CẨU TRANG PHỤC NỮ I 157 6. Biến đổi về cổ áo Áo vest chủ yếu sử dụng kiểu cổ bẻ ve, nhưng đôi khi cũng sử dụng các loại cổ khác như cổ đứng, cổ bẻ, không cổ. 7. Biến đổi vế tay áo Tay áo vest chù yếu sử dụng loại tay hai mang vừa người, củng đỏi lúc sử dụng kiểu thiết kế tay một mang vừa người. 1.ÁO vest không cổ a. Phân tích tạo hình Như hình 5 - 23, đây là kiểu áo vest ngán không cổ, độ dài áo của nó thấp hơn đường ngang bụng một chút. Thân áo có bốn mảnh, phấn vai có đệm vai, thân trước và sau có đường eo chạy đến gấu áo. cổ tròn, vạt áo nhọn, có một hàng khuy. Tay áo là kiểu tay một mang, xếp ly ở cửa tay, phía sau cửa tay có một chiếc khuy dùng để trang trí. b. Quy cách thiết kế Sử dụng mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 -12 là bảng quy cách thành phẩm. c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 24) Bảng 5 -12 Bảng quy cách áo vest ngắn không cổ ___ Đơn vị: cm Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay(SL) Vòng có tay Số đo 160 50 94 76 54 24 (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước trước trở xuống 12cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với vòng ngực nguyên mẫu, không cán phải nới rộng hay thu hẹp. (4)Trình tự vẽ hình: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiều dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ trước và sau nới rộng SO với nguyên mẫu 1cm, đường khoét cổ trước hạ thấp xuống 1cm. 3) Vê đường xuôi vai, rộng vai trước giống với nguyên mẫu, rộng vai sau cộng dựa trên cơ sở của rộng vai trước thêm 0,5cm độ nhún đường may. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn và ly eo. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo.
  27. 158 THIẾT KẾTHỞI TRANG Nữ T rư ớ c Chênh lệch đường ráp sườn, trừớc và ( sau Hlnh 5 - 24 -1 Hình vẽ két cấu áo vest ngân không cổ © .
  28. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VỀ THIẾT KẾ KỄT CẨU TRANG PHỤC NƠ I 159 6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu, tiến hành dịch chuyển ly ngực. 7) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3. 2. Áo vest ngắn cổ bẻ a. Phân tích tạo hình Hình 5 - 25 là kiểu áo vest ngắn, có đường cắt nữ hoàng, cổ bẻ, dài áo dưới đường ngang bụng chút ít, thân áo trước sau có đường cắt nữ hoàng, xẻ thành tám mảnh, cổ bẻ, phẩn vai có đệm vai, nẹp áo mở, có năm khuy, mở hai túi có nắp tại hai sườn. Tay áo là kiểu tay áo 2 mang.
  29. 160 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ b. Quy cách thiết kế Sử dụng mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 -13 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 -13 Bảng quy cách áo vest ngắn cổ bẻ Đơn vị: cm Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W ) Dài tay (SL) Vòng cổ tay Số đo 160 50 94 76 54 24 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 26) (1) Sửdụng nguyên mẫu áonữsố 160/84A. (2) Dài áo từ đường chiết eo sau và trước hạ xuống 13cm, tổng chiều dài áo là 51cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là lOcm, giống với độ nới rộng vòng ngực nguyên mẫu, không cần nới rộng hoặc thu hẹp. (4) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào dáng áo vẽ đường khoét cổ sau trước, đường khoét cổ sau và trước mở rộng thêm 0,5cm SO với nguyên mẫu, đường khoét cổ trước hạ xuống 1,5cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước giống với nguyên mẫu, độ rộng vai sau dựa trên cơ sở cùa đường vai trước cộng thêm 0,5cm độ nhún đường may. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn và ly eo, rồi lại vẽ đườngcát nữ hoàng dựa trên cơ sở ly eo thân sau và trước.
  30. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC NỮ I 161
  31. 162 THIẾT KẾTHỜI TRANG Nữ 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ dáng áo, tiến hành dịch chuyển ly ngực. 7) Vẽ cổ bẻ, cách vẽ có thể tham khảo nội dung trong chương 4. 8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3. 3. Áo vest cổ ve chữB a. Phân tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 27 là kiểu áo vest cổ ve chữ B, dài áo đến đường ngang mông, thân áo có kết cấu tám mảnh, cổ bẻ ve tròn, vạt áo hình tròn, có hai khuy. Tay áo là tay hai mang, cửa tay xẻ thép. Hình 5 - 27 Hình vẽ dáng áo vest cổ ve chữ B. b. Quy cách thiết kế Sử dụng mẫu áo nữ cơ bản số 160/84A, bảng 5 - 14 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5-14 Bảng quy cách áo vest cổ ve chữ B Đơn vị: cm Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngưc Vòng eo Vòng mông Dài tay Vòng có (B) ■ (W) (H) (SL) tay Sóđo 160 56 98 80 99 54 24 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 28) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo trước sau hạ xuống 19cm, tổng dài áo là 57cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, không giống với vòng ngực nguyên mâu, vì thế cẩn phải thay đổi, vòng ngực trước sau cộng thêm độ rộng là 1 cm. (4) Căn cứ vào chênh lệch giữa vòng ngực và vòng mông, vòng mông thân sau cộng thêm 0,5cm, vòng mông thân trước cộng thêm 1,5cm.
  32. ___ CHƯƠNG 5 -ví DỤ VỀ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nữ I 163 (5) Trình tự vẽ: 1 ) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ trước và sau lấn lượt mở rộng thêm 0,5cm SO với nguyên mẫu. 3) Vẽ đường xuôi vai, rộng vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng đường may. 4) Căn cứ vào chênh lệch giữa eo và ngực vê đường ráp sườn và ly eo, rồi lại vẽ đường cắt nữ hoàng từ vòng nách dựa trên cơ sở của ly eo sau và trước. Điểm xuất phát của đường cắt nữ hoàng tại nách trước nằm dưới điểm đầu vai 12cm, đường cắt nữ hoàng tại nách sau nằm dưới điểm đầu vai 13cm. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ mảu, tiến hành dịch chuyển ly ngực. 7) Vẽ cổ ve chữ B, rộng lá cổ là 3,5cm, cao chân cổ là 2,5cm.
  33. 164 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ 8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung trong chương 3, phương pháp vẽ giống như kiểu dáng 2. 4. Áo vest ve nhọn một hàng khuy a. Phân tích tao hình Kiểu dáng trong hình 5-2 9 là kiểu áo vest ve nhọn một hàng khuy. Áo dài đến dưới đường vòng mông, thân áo là kiểu kết cấu 8 thân, cổ ve nhọn một hàng khuy, nẹp áo trước có ba khuy. Tay áo là tay hai mảnh. Hình 5 - 29 Hình vê mâu áo vest ve nhọn một hàng khuy.
  34. CHƯỜNG 5 - Ví DỤ VỀ THIẾT KỂ KẾT CẤU TRANG PHỤC NỮ I 165 b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 15 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5-15 Bảng quy cách áo vest ve nhọn một hàng khuy Đơn vị: cm Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngưc Vòng mông Vòng eo Dài tay Vòng cổ (B) ' (W) (VÍ) (SL) tay Sóđo 160 62,5 98 99 80 54 24 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 30) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 24,5cm, tổng dài áo là 62,5cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, không giống với vòng ngực nguyên mẫu, nên cần phải biến đổi, vòng ngực sau trước cộng thêm độ nới rộng là 1 cm. 2,5^
  35. 166 I THIẾT KỄ THỜI TRANG NỮ (4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa vòng ngực và vòng mông, vòng mông thân sau cộng thêm 0,5cm, thân trước cộng thêm 1,5cm. Hình 5 - 30 - 2 Hình vẽ kết cấu áo vest ve nhọn một hàng khuy ® . (5) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ trước và sau lần lượt mở rộng thêm 1cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng đường may. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn và ly eo, rồi lại vẽ đường cắt nữ hoàng tại vòng nách dựa trên cơ sở của ly eo sau và trước. Điểm xuất phát của đường cắt nữ hoàng tại nách trước nằm dưới đẩu vai 14cm, đường cắt nữ hoàng tại nách sau nằm dưới đáu vai 12,5cm. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, tiến hành dịch chuyển ly ngực. 7) Vẽ cổ ve nhọn, lá cổ rộng 3,5cm, chân cổ cao 2,5cm.
  36. CHƯƠNG 5 -ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nơ I 167 8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay có thể tham khảo nội dung trong chương 3, phương pháp vẽ và kiểu dáng 2 giống nhau, nhưng tại cửa tay có ba khuy áo. 5. Áo vest ve gập hai hàng khuy a. Phân tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 31 là kiểu áo vests ve gập hai hàng khuy. Thân áo ngoài đường cắt rời từ vai đến gấu, còn có đường cắt nữ hoàng, như vậy thân áo đã được chia thành 10 mảnh, cổ áo là kiểu cổ ve gập không có đường nối giữa cổ và ve, có tám cúc chi thành hai hàng khuy. Tay áo là kiểu tay hai mang, sau tay xẻ thép Hình 5-31 Kiểu áo vest ve gập hai hàng khuy, có đính hai khuy áo. b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 16 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 -16 Bảng quy cách áo vest ve gập hai hàng khuy Đơn vị: cm Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngưc Vòng eo Vòng mông Dài tay Vòng cố tay (B) (W) (H) (SL) Sóđo 160 70 96 73 102 54,5 24 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 32) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 32cm, tổng chiểu dài áo là 70cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 12cm, không giống với vòng ngực nguyên mẫu, vì thế cắn phải thay đổi, vòng ngực trước sau cộng thêm 1 cm chiều rộng.
  37. 168 THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ (4) Căn cứ vào sự chênh lệch của vòng ngực và vòng mông, vòng mông thân sau cộng thêm 1,5cm, vòng mông thân trước cộng thêm 1,5cm.
  38. CHƯƠNG 5 -ví DỤ VỀ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC Nữ I 169 (5) Trình tự vẽ: 1 ) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước sau, đường khoét cổ trước sau lẩn lượt mở rộng thêm 0,7cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, tại đường xuôi vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên mẫu, tại đường xuôi vai dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng đường may. 4) Căn cứ độ chênh lệch giữa eo và ngực vẽ đường ráp sườn và ly eo, trên cơ sở ly eo thân trước và sau vẽ đường cắt nứ hoàng từ vòng nách. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu, tiến hành dịch chuyển ly ngực. 6. Áo vest tay raglan cổ đứng liền áo a. Phân tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 33 là kiểu áo vest tay raglan cổ đứng liền áo, thân áo có kết cấu tám mảnh, cổ áo là kiểu cổ đứng liến áo, nẹp trước có một hàng khuy năm khuy, cát rời tại đường ngang eo. Tay áo là kiểu tay raglan. Hình 5 - 33 Hình mẫu áo vest tay raglan có đứng lién áo. b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 17 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 -17 Bảng quy cách áo vest tay raglan cố đứng liền áo Đơn vị: cm Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngực(B) Vòng eo(W) Dài tay (ỈL) Vòng có tay Sóđo 160 54 100 »4 56 27,5 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi vói bản mẫu trên giấy (hình 5 - 34) (1 ) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/80A.
  39. 170 THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống dưới 16cm, tổng chiểu dài áo là 54cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 16cm, khác với vòng ngực nguyên màu, vì thẻ' cần phải thay đổi, vòng ngực trước sau cộng thêm 1,5cm chiểu rộng. (4) Trình tự vẽ: Hình 5 - 34 Hình vẽ kết cấu áo vest tay raglan cổ đứng liến áo.
  40. CHƯƠNG 5 - vl DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC NỮ I 171 3) Vẽ đường xuôi vai, trên cơ sở rộng vai trước sau của nguyên mẫu, cộng thêm 1,5cm. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, vẽ đường ráp sườn và ly eo, rồi dựa trên cơ sở ly eo trước và sau, vẽ đường cắt nữ hoàng từ vòng nách. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu, tiến hành dịch chuyển ly eo. 7) Vẽ tay raglan, trên thân áo tìm ra vị trí tay raglan, độ cao đinh tay là 15cm, dài tay là 56cm, cửa tay trước rộng 13cm, cửa tay sau rộng 14,5cm. IV. Ví dụ về kết cấu áo khoác Áo khoác là tên gọi chung cho loại áo mặc ở ngoài cùng, bao gồm áo rét, áo gió, Kiểu áo này có nhiều công dụng như: tránh rét, tránh mưa gió, tránh bụi và để làm đẹp. Kiểu dáng áo khoác rất đa dạng, nhưng những thay đổi cơ bản gồm có hai phương diện chính là dài áo và kiểu dáng áo. Áo khoác có nhiéu cách phân loại khác nhau, ví dụ căn cứ vào độ dài ngắn có thể chia thành áo lửng, áo khoác ngắn, áo khoác vừa, áo khoác dài, căn cứ vào tạo hình, có thể phân thành áo dáng chữ A, áo dáng suông, áo bó sát và áo dáng chữX, Áo khoác có nhiều chủng loại, nhưng về mặt thiết kế kết cấu cũng có quy luật cẩn phải tuân thủ: 1. Thay đổi về độ nới rộng Độ nới rộng của áo vest nữ thường được tiến hành tăng thêm trên cơ sở nguyên mẫu, thông thường, độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác bó sát người trong khoảng 1 Ocm; độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác vừa người là từ 14~18cm; độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác tương đối rộng là 22~26cm; độ nới rộng vòng ngực của kiểu áo khoác rộng là trên 30cm. 2. Sự thay đổi vé tạo hình Hình dáng của áo khoác nữ chủ yếu có dáng chữ X, dáng chữ H và dáng chữA. Áo khoác dáng chữ X thường thông qua đường ly hoặc đường cắt ráp để thu eo, thể hiện được kích thước của ba vòng: ngực, eo, mông; áo khoác dáng chữ H có hình dáng suông thẳng, không có đường phân cắt, không có đường chiết ly. Áo khoác dáng chữ A do phán vạt áo mở rộng, thường được căn cứ vào nguyên mầu cơ bản để nới rộng và cắt từ dưới lên. 3. Sựthay đổi về nẹp áo Tạo hình áo khoác nữ chủ yếu gồm có kiểu một hàng khuy, hai hàng khuy, nẹp chéo, nẹp chìm ,
  41. 172 THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ 4. Sự thay đổi về dài áo Áo khoác căn cứ vào kiểu dáng khác nhau, dài áo tính từ đường ngang eo trở xuống thường ở trong khoảng 2~80cm. 5. Sựthay đổi về túi áo Áo khoác thường được thiết kế túi áo. Chủ yếu có các loại túi áo có nắp đậy có đường cơi, túi ốp và túi chéo, 6. Sự thay đổi vé cổ áo Áo khoác chủ yếu sử dụng cổ bẻ ve, nhưng cũng sử dụng loại cổ đứng, cổ bẻ, không cổ. 7. Sự thay đổi vế tay áo Tay áo chủ yếu sử dụng loại tay hai mang vừa người, đôi khi cũng sử dụng kiểu thiết kế tay một mang và thiết kế tay raglan. 1. Áo khoác ngắn cổ đứng a. Phân tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 35 là kiểu áo khoác cổ đứng liền áo, sử dụng kiểu thiết kế nẹp chéo, dùng khuy cài để cố định nẹp áo, viến cổ và nẹp áo có thể chẩn một đường chỉ nổi. b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 -18 là bảng quy cách thành phẩm. H'inh 5 •35 H1nh vẽ mẫu áo khoác "9án cốđứn9- Bảng 5-18 Bảng quy cách áo khoác ngắn cổ đứng Đơn vị: cm Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Vòng eo(W) Dài tay (SL) Vòng có tay Số đo 160 70 98 80 54,5 28 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 36) (1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo trước và sau lấy xuống dưới 35cm, tổng chiểu dài áo là 73cm.
  42. CHƯƠNG 5 - vl DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẢU TRANG PHỤC NỮ I 173 (3) Độ nới rộng vòng ngực là 14cm, khác với vòng ngực nguyên mẫu, vì thế mà cần phải thay đổi, cộng thêm vào vòng ngực nguyên mẫu trước và sau 1cm. (4) Trình tự vẽ:
  43. 174 THIẾT KẼ THỜI TRANG NỮ 1 ) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Trên cơ sở vòng cổ nguyên mẫu, vẽ cổ đứng liền áo. 3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 0,5cm trên cơ sở nguyên mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng đường may. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, thân sau thu eo 5,5cm, thân trước thu eo 3,5cm. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Căn cứ vào hình vẽ mẫu áo, căn cứ vào độ chênh lệch giữa đường ráp sườn sau và trước, vẽ đường ly sườn trước, sau đó may liền lại, rói tiếp tục thiết kế đường ly eo. 7) Vẽ tay hai mang, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3. 2. Áo khoác dài cổ ve liền hai hàng khuy a. Phân tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 37 là kiểu áo khoác dài cổ ve liến dáng chữX.Áodàitới tận phận giữa bắp chân, thân áo có đường cát nữ hoàng, có đệm vai, hai hàng khuy với sáu chiếc khuy, tay áo là kiểu hai mang. Hình 5 - 37 Hình vẽ mẳu áo khoác dài cổve liển hai hàng khuy.
  44. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC NỮ I 175 b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 19 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 -19 Bảng quy cách áo khoác cổ ve liến hai hàng khuy Đơn vị: cm Bộ phận Chiếu cao Dài áo Vòng ngưt Vòng eo Vòng mông Dài tay Vòng cồ (B) ' (W) CH) (SL) tay Sõ đo 160 113 104 84 109 57 29 c. Nguyên lý và phương pháp thay đổi bản mẫu trên giấy (hình 5 - 38) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống dưới 75cm, tổng chiểu dài áo là 113cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 20cm, khác với nguyên mẫu, vì thế phải thay đổi, vòng ngực trước cộng thêm 2cm, vòng ngực sau cộng thêm 3cm. (4) Căn cứ vào chênh lệch giữa vòng ngực và vòng mông, tại vòng mông thân sau cộng thêm 1,5cm, thân trước cộng thêm 1 cm. (5) Trình tự vẽ: 1)Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cồ trước và sau, mở rộng đường khoét cổ trước và sau thêm 1 cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 0,7cm SO với nguyên mẫu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,5cm độ chùng đường may. 4) Căn cứ vào độ chênh lệch giữa eo và ngực, thân sau thu eo 6cm, thân trước thu eo 4cm.
  45. 1 76 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ Hình 5 - 38 -1 Hlnh vẽ két cấu áo khoác dài kiéu cổ ve lién hai hàng khuy ® . 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Dựa trên hình vẽ mâu, căn cứ vào độ chênh lệch đường ráp sườn trước và sau vê đường ly sườn trước, sau đó may liền đường ly sườn lại, rồi tiếp tục thiết kế đường cắt nứ hoàng. 7) Vẽ cồ ve liền, đây là kiểu cổ rất phổ biến của áo khoác, có thể tham khảo cách vẽ cổ bẻ trong chương 4.
  46. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VỀ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC NỮ I 177 8) Vẽ tay hai mang, cách vẽ có thể tham khảo nội dung chương 3. 3. Áo khoác dạ liển mũ dáng suông a. Phân tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 39 là kiểu áo khoác dạ liền mũ dáng suông thẳng, thân áo chia làm ba mảnh, đường ráp sườn hai bên hơi dịch về phía sau, gần gấu áo có xẻ tà, thiết kế mũ lién áo, tay áo là kiểu tay một mang. b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 20 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 20 Bảng quy cách áo khoác dạ liển mũ dáng suông ___ Đơn vị: cm Bộ phận Chiéu cao Dài áo Vòng ngực (B) Dàl tay (ỈL) Vòng cố tay Sỗ đo 160 85 110 56 29 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 40) (1) Sử dụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A.
  47. 178 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 50cm, tổng chiều dài áo là 88cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 20cm, khác với vòng ngực nguyên mẫu, vì thế cần phải thay đổi, thân trước và thân sau cộng thêm 5cm. (4) Vi kiểu dáng này có dáng suông thẳng, cho nên kích thước vòng ngực và vòng mông không cẩn phải xác định. (5) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng vẽ đường khoét cổ trước sau, mở rộng thêm 1 cm chiều rộng, đường khoét cổ trước lấy sâu thêm 2cm. 3) Độ nới rộng vòng ngực là 20cm, không giống với vòng ngực nguyên mẫu nên cẩn phải thay đổi, cộng thêm 5cm độ rộng vào thân trước và thân sau. 4) Vê nẹp áo và gấu áo. 5) Dựa vào hình vẽ mẫu áo, căn cứ vào độ chênh lệch đường ráp sườn trước và sau, vẽ ly sườn, sau đó dịch chuyển ly đường ráp sườn đến vòng nách. 6) Vẽ mũ liền áo. 7) Vẽ tay một mang, cách vẽ tay có thể tham khảo nội dung chương 3. Hình 5 - 39 Hình vẽ mâu áo khoác dạ liến mũ dáng suông.
  48. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PHỤC NỮ I 179 Hình 5 - 40 -1 Hình vẽ kết cấu áo khoác dạ lién mũ dáng suông ©.
  49. 180 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ 4. Áo khoác tay raglan nửa a. Phản tích tạo hình Kiểu dáng trong hình 5 - 41 là kiểu áo khoác tay raglan nửa vai có đai lưng, dài áo quá gối, có dáng chữ A, nẹp chìm, đặc điểm của bản mẫu kết cấu của dáng này giống với kiểu dáng trước. Hình ỉ - 41 Hình vẽ mẫu áo khoác tay raglan n ỉ vai.
  50. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC NƠ I 181 b. Quy cách thiết kế Sử dụng mẫu số 160/84A, bảng 5-21 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 21 Bảng quy cách áo khoác tay raglan nửa vai Đom vị: cm Bộ phận Chiểu cao Dài áo Vòng ngực (B) Dài tay (SL) Vòng (ổ tay SỐ đo 160 98 116 56 37 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mẫu trên giấy (hình 5 - 42) (1) Sửdụng nguyên mâu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo sau và trước lấy xuống 60cm, tổng chiéu dài áo Ià98cm. Hình 5-42-1 Hình vẽ kết cẫu áo khoác tay raglan nửa vai ® .
  51. 182 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Hình 5 - 42 - 2 Hình vẽ kết cáu áo khoác tay raglan nửa vai © . (3) Độ nới rộng vòng ngực là 32cm, khác với vòng ngực nguyên mâu, vì thế cán phải thay đổi, vòng ngực trước cộng thêm 5cm, vòng ngực sau cộng thêm 6cm. (4) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên mẫu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ cổ trước và sau, đường khoét cổ trước và sau đéu mở rộng thêm 1 cm. 3) Vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cộng thêm 3,5cm vào rộng vai cùa nguyên mâu, rộng vai sau dựa trên cơ sở rộng vai trước cộng thêm 0,7cm độ chùng đường may.
  52. CHƯƠNG 5 - Ví DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC NỮ 183 4) Ví mẫu áo này có dáng chữ A, nên không cắn tính đến số đo vòng eo và vòng mông. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Vẽ cổ bẻ, đây là kiểu cổ thường dùng khi may áo khoác, có thể tham khảo cách vẽ cổ bẻ trong chương 4. 7) Vẽ tay raglan. 5. Áo khoác rộng liền mũ tay một mang a. Phân tích kiểu dáng Kiểu dáng trong hình 5 - 43 là kiểu áo khoác rộng liền mũ chờm vai hai hàng khuy, có dáng suông, thiết kế chủ V ___ . . ___, , V. Hình 5 - 43 Hình vẽ mâu áo khoác rộng lién mũ tay một mang. ỵẽu là vận dụng cách noi vải, kết cấu tay một mang. b. Quy cách thiết kế Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A, bảng 5 - 22 là bảng quy cách thành phẩm. Bảng 5 - 22 Bảng quy cách áo khoác rộng liến mũ tay một mang Đơn vị: cm Bộ phận Chiều cao Oài áo Vòng ngực(B) Dài tay (ỈL) Vòng cổ tay Sỗ đo 160 86 118 59,5 34 c. Nguyên lý và phương pháp biến đổi với bản mâu trên giấy (hình 5 - 44) (1) Sử dụng nguyên mẫu áo nữ số 160/84A. (2) Dài áo tính từ đường chiết eo lấy xuống 48cm( tổng dài áo là 86cm. (3) Độ nới rộng vòng ngực là 34cm, khác với nguyên mâu, vì thế cần phải thay đổi, vòng ngực trước cộng thêm 5cm, vòng ngực sau cộng thêm 7cm. (4) Trình tự vẽ: 1) Vẽ hình nguyên máu. 2) Căn cứ vào kiểu dáng, vẽ đường khoét cổ trước và sau, đường khoét cổ
  53. 184 THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Trước Hình 5 - 44 Hình vẽ két cáu áo khoác rộng liẻn mũ tay một mang.
  54. CHƯƠNG 5 - Vf DỤ VẼ THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC NỮ I 185 trước và sau lán lượt mở rộng thêm 2,5cmSO v ớ i nguyên mẫu, đường khoét cổ trước mở sâu thêm 7cm. 3) Vi là kiểu hạ vai, khi vẽ đường xuôi vai, độ rộng vai trước cẩn cộng thêm 14,5cm so với nguyên mẫu, độ rộng vai sau giống với độ rộng vai trước. 4) Vì là dáng áo suông thẳng, nên không cần tính đến kích thước vòng eo và vòng mông. 5) Vẽ nẹp áo và gấu áo. 6) Vì dáng áo rộng, nên lượng ly ngực trực tiếp tiêu biến vào vòng khoét nách, xử lý nới rộng vòng nách. 7) Vẽ tay một mang, tính dài tay cắn phải cân nhắc đến độ hạ vai của thân áo, chiều dài là 45cm, cách vẽ tay áo có thể tham khảo nội dung chương 3.
  55. 186 THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ Chương 6 THIẾT KỄ KẾT CẪU TRANG PHỤC CHỨC NĂNG Trên cơ sở kết cấu trang phục đã giới thiệu ở những phần trước, trong chương này, chúng tôi sẽ chuyển sang giới thiệu về thiết kế cấu tạo trang phục có tính chức năng. Hình vẽ kết cấu trong chương này không phải là hình vẽ kết cấu hoàn chỉnh cùa một kiểu dáng nào đó, mà trên cơ sở nguyên mẫu, kết hợp với tính chức năng, để cung cấp những gợi ý về thiết kế bản mẫu kết cấu. Để thuận tiện cho việc giải thích, các nguyên mẫu trong chương này căn cứ vào các kiểu nguyên mẫu của Nhật, cộng thêm độ Hình 6 -1 Hình chinh sửa nguyên mẫu. nới rộng thích hợp, dịch chuyển lượng ly ngực thành độ nới rộng của vòng nách trước, đường ngang eo của thân sau và trước cùng nằm trên một đường thẳng, như vậy tiện cho việc tiến hành giải thích kết cấu kiểu dáng (hình 6-1). Thiết kế kết cấu mang tính chức năng của trang phục trong chương này có hai tầng ý nghĩa, một là chi thiết kế kết cấu nhằm đáp ứng yêu cầu về tính năng của trang phục, ví dụ như yêu cầu đối với tính năng vận động, tức yêu cầu về độ vừa vặn với thân người. Hai là chi những yêu cẩu về thay đổi kiểu dáng đối với thiết kế kết cấu, như những đường phân cắt bất thường giúp cho trang phục thích hợp hơn với các kiểu vận động. Kiểu dáng và thiết kế mẫu rập trong trang phục thể thao có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời với đặc trưng của các hình thức vận động. Khi tiến hành thiết kế kiểu dáng và nguyên mẫu, cần phải tiến hành phân tích những thông tin về biên độ vận động của cơ thể như: độ cúi gập, duỗi thẳng, ngồi xổm, đặc điểm vận động cùa tay và chân, và biên độ duỗi thẳng của cánh tay, biên độ xoay chuyển của thắt lưng, độ cong gập của đầu gối, dựa vào đó tiến hành điều chỉnh bản mẫu cho trang phục thể thao cơ bản căn cứ vào đặc trưng của loại hình vận động .
  56. CHƯƠNG6-THIẾTKẼKẾTCẤUTRANGPHỤCCHỨCNANG 187 I. Thiết kế kết cấu mang tính chức năng cho phẩn áo 1. Thiết kế kết cấu cho trạng thái cánh tay giơ cao Trong quá trình vận động của cơ thể người, khi phần vai đưa thẳng lên trên hoặc thường xuyên ở trong trạng thái giơ cao, yêu cẩu phán dưới nách của trang phục phải đủ rộng đê’ đáp ứng cho trạng thái vận động. Trong quá trình tạo mâu rập cho trang phục, góc độ ráp tay thường là rất lớn, điều này khó tránh khỏi khi hạ tay xuống, sẽ hình thành rất nhiếu nếp nhăn ở dưới nách. Như hình 6 - 2 cho thấy, căn cứ vào hình vẽ mẫu, đẩu tiên căn cứ vào hình dạng và số lượng của đường phân cắt, để tiến hành phân chia thân áo, tay áo nối liền với thân áo, nhằm tăng cường độ rộng dưới nách, nhằm gia tăng biên độ hoạt động của cánh tay. Ráp Mền các mảnh thân đánh số 1, 3,5 và 6, sẽ tăng cường độ rộng dưới nách; mảnh 2 và 7 vẫn giữ góc độ cùa dáng tay cơ bản ban đầu, thay đổi ở phần vai không nhiéu. Hình 6 -2 -1 Hlnh chinh sửa nguyên mâu (1).
  57. 188 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Trong hình 6 - 3, đâ thay đổi kết cấu của phẩn tay áo dưới nách, thân áo 3 và 6 trong hình ráp liền lại để tăng thêm độ rộng dưới nách. Phẩn trên của tay áo thông qua đường ráp giữa tay để đảm bảo góc độ phù hợp, vừa vặn, làm cho hình dáng bên ngoài cùa tay áo về cơ bản vẫn vừa vặn với người, lại vừa tiện cho việc giơ tay lên. Trong hình 6 - 4, làm tăng độ rộng dưới nách để làm cho phạm vi hoạt động của tay tăng lên. Vì phán trên tay áo vẫn đảm bảo dáng tay áo, khi tay áo hạ xuống, trông bế ngoài tay áo vẫn rất phầng phiu.
  58. CHƯONG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC CHỨC n a n g 189 Hình 6 - 3 Hình chinh sửa nguyên mẫu (2).
  59. 190 THIẾT KẾTHỜI TRANG NỮ 2. Thiết kê kết cấu cho trạng thái giơ tay về phía trước Trong các hoạt động vui chơi thường ngày, động tác giơ tay lén và gập khuỷu tay khá nhiểu, lúc này cẩn chú ý, mặt ngoài chỗ khuỷu tay cán phải tăng
  60. CHƯƠNG 6 - THIẾT KỂ KẾT CẨU TRANG PHỤC CHỨC NẤNG I 191 thêm độ rộng cho hoạt động gập khuỷu, phẩn trong của khuỷu tay giảm bớt lượng thừa, hình thành dáng tay áo gập vào bên trong. Trong hình 6 - 5, hình 6 - 6, hình 6 - 7, tay áo rõ ràng nghiêng về phía trước, thông qua việc tăng thêm độ rộng nhất định cho phần tay áo dưới nách, đã tăng thêm biên độ giơ lên của tay áo, làm cho đường may tay hướng vể phía trước, nhờ vào ly khuỷu tay làm rộng thêm cho độ hướng vé phía trước cùa tay áo. Tay áo trong hình 6 - 5 hướng vể phía trước trên cơ sở vốn có, phán hướng vể phía trước là do thiết kế đường may tại phần cẳng tay chếch về phía trước, sau đó vẽ cửa tay. Sau khi vẽ xong đường ráp tay áo, độ chênh lệch giữa đuờng ráp tay áo sau và trước chính là độ rộng ly, sau khi may Nền ly khuỷu, may ráp các mảnh 3,5, 7 lại, tạo thành dáng tay áo chếch vé phía trước. Hình 6-5-1 Kinh vẽ máu vầ hình vẽ kết cáu của thiết ké tay áo chếch vé phía trước (1).
  61. 192 I THIẾT KỂ THỜI TRANG Nữ Hình 6 - 6 và hình 6 - 7 có phấn khuỷu tay cong vể phía trước, khiến cho các mang tay khác đều vì thế mà uốn cong. Hình 6-5-2 Hình vẽ mỉu và hình vẽ két cẩu của thiết kế tay áo chếch vẻ phla trước (1).
  62. CHƯƠNG 6 -THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC CHỨC NÃNG I 193 Hình 6-6-2 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cáu cùa thiết kễ tay áo chếch vể phía trước (2). Hình 6-7-1 Hình vẽ mẫu và hình vẽ kết cíu của thiết ké tay áo chéch vé phía trước (3).
  63. 194 THIẾT KỄTHỜI TRANG NỮ Hình 6 - 7 - 2 Hình vẽ mẫu và hlnh vẽ két cáu cùa thiét kế tay áo chếch vé phía truớc (3). 3. Thiết kế kết cấu cho khuỷu tay gập lại Khi khuỷu tay gập lại hoặc thường xuyên để trong trạng thái gập, thì phán khuỷu tay áo cần phải có đủ độ rộng để đáp ứng đưđc yêu cáu đó, cách tốt nhất là làm tăng thêm độ rộng của phẩn tay áo. Trong hình 6 - 8, phẩn tay áo vận dụng cách xếp nhún tại khuỷu, khiến cho tay áo cong vể phía trước. Phẩn vai được xử lý đặc biệt, là một mảng liền, độ chếch lên của phần tay áo dưới nách là độ nới rộng của nách, giúp mở rộng hoạt động giơ cao cùa tay áo, đổng thời không làm thay đổi dáng tay áo. Hình 6-8-1 Hình vẽ mău của thiết kế tay áo gập khuỷu (1 ).
  64. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC CHỨC NẤNG J 195 ■ n Hình 6-8-2 Hình vẽ kết cỉu của thiết kí tay áo gập khuỷu (1). Trong hình 6 - 9, chủ yếu là dùng cách chiết ly khuỷu để khiến tay áo hướng về phía trước, độ chiết ly cộng thêm vào phần cửa tay. Phần tay áo dưới nách vẫn tiến hành xử lý nới rộng. Hình 6 - 9 -1 Hình vẽ mẳu kết cáu của thiết kế tay áo gập khuỷu (2).
  65. 1 9 6 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Hình 6-9-2 Hình vẽ két cáu của thiết kế tay áo gập khuỷu (2).
  66. ___ CHƯƠNG 6 -THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC CHỨC NĂNG I 197 Trong hình 6-10, tay áo sử dụng kiểu tay một mang hướng vế phía trước tiến hành thiết kế đường phân cát. Phấn khuỷu lấy thêm độ chiết ly, làm cho cho tay hơi cong. Phán tay áo dưới nách nối Nền với phần thân áo, thân áo nối liến với tay áo, trong quá trình ráp liền, cộng thêm độ rộng vừa phải, làm tăng biên độ giơ lên của tay áo. Hình 6 -10 -1 Hình vẽ mỉu và hình vẽ kít cáu cùa thiết k í tay áo gập khuỷu (3).
  67. 198 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Hình 6 -10 - 2 Hình vẽ kết cáu của thiết ké tay áo gập khuỷu (3). Trong hình 6-11, thông qua ly khuỷu tay để làm cho tay áo hướng vể phía trước, phán tay áo cộng vào độ nới rộng cho vận động giơ lên. Hlnh 6-11-1 Hình vẽ kết cấu của thiết ké tay áo gập khuỷu (4).
  68. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PHỤC CHỨC NẢNG 199 Hình 6-11-2 Hình vẽ kết cáu của thiết kí tay áo gập khuỷu (4). II. Thiết kê' kết cấu mang tính chức năng cho phần quần Cũng tương tự như đặc điểm vận động của nửa trên cơ thể, đặc điểm vận động và biên độ vận động của phẩn mông, phán chân cũng có sự khác biệt, với các hoạt động như leo núi, trượt tuyết, đạp xe đạp, trang phục cần phải tăng thêm độ gập ở phán trước gối, giảm bớt phán thừa ở phẩn sau gối. Các hoạt động ngoài trời phải thực hiện các động tác xoạc chân, bước rộng, thì phẩn đũng quần cẩn phải cộng thêm độ rộng để khi chân thực hiện động tác bước, nhảy sẽ không bị gò bó. 1. Thiết kế kết cấu cho phẩn gối Khi đẩu gối cần gập lại hoặc thường xuyên ở trong trạng thái gập lại, yêu cầu phần gối cùa quần phải đủ độ rộng để đáp ứng yêu cấu đó. Hình 6 -1 2 , hình 6 -13, hình 6 -14, hình 6 -15 là các phương pháp thiết kế làm tăng độ rộng phần gối.
  69. 2 0 0 I THIẾT KẾTHỜI TRANG Nữ Hình 6-12, mảnh đánh số 4 tại phấn gối quán có tác dụng giúp cho phấn đùi của quần hơi cong vể phía sau. Hình 6 -1 3 cũng tiến hành xử lý phần gối, khi thiết kế ly, cẩn phải chú ý giữ cho độ dài của các mảnh thân quẩn may khớp với nhau. Hình 6-14, hình 6-15 cũng tiến hành xử lý phần gối. Hình 6-12-1 Hình vẽ mỉu và hlnh vẽ kết cáu cho thiết ké kết cáu phán gối (1).
  70. Hlnh 6 -13 -1 Hlnh vẽ máu cho thiết kế kết cáu phán gối (2).
  71. 202 THIẾT KẾ THỜI TRANG Nơ Hình 6-13-2 Hình vẽ kết cáu cho thiễt kế két cáu phán gổi (2). Hình 6-14-1 Hình vẽ mẫu cho thiết ké kết cáu phán gối (3).
  72. CHƯONG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC CHỨC NĂNG 203 Hình 6-14-2 Hình vẽ kết du cho thiết kế kết cáu phán gối (3). Hình 6-15-1 Hlnh vẽ mâu cho thiết k í kết cáu phán gối (4).
  73. 204 THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Hình 6-15-2 Hình vẽ kẽt cấu dìo thiết kế kết cáu phẩn gối (4). 2 .Thiết kế kết Cấu cho phần đũng Khi vận động, phán đũng quán cẩn phải có đủ độ rộng để đáp ứng nhu cấu hoạt động. Hình 6 -16, hình 6 -17, hình 6 -18, hình 6 -19 đểu tiến hành thay đổi kết cấu phần đũng, để gia tăng thêm độ rộng cho phấn đũng. Hình 6 - 16 tận dụng đường phân cát dưới đũng để ráp liền phẩn đũng thân trước và thân sau, đũng quán khi ráp liển đã làm tăng thêm độ vận động, tăng thêm biên độ nâng lên của phán đùi. Hình 6 - 17 đã ráp các phần dưới đũng thành một mảnh liển, trong khi ráp lại đã tăng thêm độ nới rộng nhất định. Hình 6-18, phần đũng là một hình chữ nhật, may gộp phẩn đũng của thân sau và thân trước lại, trong khi ráp lại đã tăng thêm độ nới rộng nhất định. Hình 6-19 may ráp phán đũng lớn và nhỏ, trong khi may gộp đã cho thêm độ nới rộng nhất định, làm cho nó trở thành một mảnh hoàn chỉnh.
  74. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC CHỨC n a n g I 2 05 ìh Hình 6-16-1 Hình vẽ mâu và hlnh vẽ kết cáu cho thiết kễ kít cáu phán đũng quán (1).
  75. 2 0 6 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ Hình 6 -17 -1 Hình vẽ mẫu cho thiết kễ kết cáu phắn đũng quán (1).
  76. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC CHỨC NÀNG I 207 Hình 6-1 7 -2 Hình vẽ kết cấu cho thiết kế kết cấu phán đũng quán (2).
  77. 20 8 I THIẾT KẾ THỜI TRANG NỮ
  78. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CÀU TRANG PHỤC CHỨC n a n g I 2 0 9 Hình 6-18-2 Hình vẽ kết cáu cho thiết kế kết cáu phán đũng quán (3). Hình 6-19-1 Hình vẽ mẫu cho thiết kế kết cáu phán đũng quán (4).
  79. 210 I THIẾT KỄ THỜI TRANG Nử Hình 6-19-2 Hình vẽ kết cáu cho thiết kế kết cáu phán đũng quán (4). 3. Thiết kế kết cấu không có đường ráp sườn Hình 6 - 20, hình 6 - 21, hình 6 - 22 là thiết kế kiểu quẩn không có đường ráp sườn ngoài, tức hợp nhất hai thân trước sau tại đường ráp sườn như trong hình. Hình 6-20-1 Hình vẽ mẫu cho thiết kế kết cáu không có đường ráp sườn (1).
  80. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẤU TRANG PHỤC CHỨC NANG 211 Trước Hình 6-20 - 2 Hình vẽ kết cấu cho thiết kế kết cíu khống có đường ráp sườn (1). Hình 6 - 21 -1 Hình vẽ mỉu cho thiết kế kết cíu khống có dường ráp sườn (2).
  81. 2 1 2 I THIẾT KẾTHỜI TRANG Nữ Hình 6-21-2 Hình vẽ kết cíu cho thiết kế kết cáu không có đường ráp sườn (2). ĩuịuịhhmcnịịĩM Hình 6-22-1 Hình vẽ mâu cho thiết kế két cáu không có đường ráp sườn (3).
  82. CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ KẾT CẦU TRANG PHỤC CHỨC NẤNG I 213 Hình 6-22-2 Hình vẽ kết cáu cho thiết kế kít cáu khồng có đường ráp sườn (3). 4. Thiết kế kết cấu gập cong ống quần Trong những dáng quẩn đang thịnh hành hiện nay, một số thiết kế phần ống quẩn có dạng gập cong vào phía trong, phần ổng quần của thiết kế quán này cần dài hơn quán bình thường một chút. Hình 6 - 23 có đường cắt ngang tại đường ngang gối của thân quán sau và trước, thân trước và sau có thể mở ra cùng một độ rộng, hoặc thân trước mở rộng hơn một chút. Sau khi mở rộng, thân quần trước và sau sẽ có dáng gập cong hướng vào trong. Hình 6-22-1 Hình vẽ mẫu cho thiết kễ két cắu không có đường ráp sườn (3).
  83. 2 1 4 I THIẾT KẾ THỜI TRANG Nữ Hình 6 - 23 -1 Hình vẽ mỉu củỉ thiết kế kết cáu gập cong óng quán (1). Hình 6 - 24, tại phấn gối xếp 3 đường ly, làm tăng độ rộng của hoạt động cong phía trước. Hình 6-23-2 H)nh vẽ kết cáu của thiết ké kỉt cấu gặp cong íng quán (2).
  84. CHƯƠNG 6 -THIẾT KẾ KẾT CẨU TRANG PHỤC CHỨC n a n g I 215
  85. NHÀ XUÁT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI Điện thoại: 84.4.38684569 * Fax:84.4.38684570 Chịu trách nhiệm xuất bản: GĐ. TBT. TS PHỪNG LAN HƯƠNG Biên tập: N G Ụ Y T H Ị LIẼU Trình bày, Bìa: TRỌ N G K IÊN Sửa bản in: TH U Y DƯƠNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN: CÔNG TY CỔ PHẤN VÂN HÓA HUY HOÀNG NHÀ SÁCH HUY HOÀNG 110D Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Tel: (043) 736.5859 - 736.6075 Fax: 043.7367783 Email: ¡nfo@huyhoangbook.vn CHI NHÁNH PHÍA NAM 357A Lê Văn Sỹ, P1, Q.Tân Bình.TP. HCM Tel: (083) 991 3636 - 991 2472 Fax: (083) 991 2482 Email: cnsaigon@huyhoangbook.vn www.huyhoangbook.vn www.facebook.com/huyhoangbookstore In 1.500 cuốn, khổ 16cm X 24 cm, tại Doanh nghiệp tư nhân in Hà Phát Địa chi: số 06 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội Số xác nhận ĐKXB: 1371 -2015/CXBIPH/12-36/BKHN ngày 01 -06-2015 Quyết định XB số 80/QĐ-ĐHBK-BKHN ký ngày 29-06-2015 In xong nộp lưu chiểu năm 2015.