Tập bài giảng Nghiệp vụ lý lịch tư pháp

pdf 186 trang Đức Chiến 06/01/2024 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Nghiệp vụ lý lịch tư pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_nghiep_vu_ly_lich_tu_phap.pdf
  • pdftap_bai_giang_nghiep_vu_ly_lich_tu_phap_nxb_ha_noi_2012_nguy_518328.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Nghiệp vụ lý lịch tư pháp

  1. HỌC VIỆN Tư PHÁP TẬP• BÀI GIẢNG NGHIỆP • v ụ • LÝ LỊCH T ư PHÁP Hà N ộ i-2 0 1 2
  2. Tập bài giảng được thầm định bởi Hội đồng nghiệm thu thành lập theo Qưyếìt định sổ 40/QĐ-HVTP ngày 1/4/2010 của Q. Giảm đốc Học viện Tư pháp: Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Vãn Huyên Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Ngọc Anh Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Văn Nhật ủ y viên: TS. Trần Thanh Phương ủ y viên thư ký: TS. Nguyễn Thanh Phú 2
  3. Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Dũng Tập thê tác giả: TS. Lê Lan Chi B à i 1 TS. Nguyễn Văn Dũng B ài 9 TS. Nguyền Văn Điệp B ài 19 Th.s Nguyền Văn Hoàn Bài 4 Th.s Đỗ Thúy Lan B ài ใ 4, 16, 17 Th.s Dương Bạch Long Bài 6, 7 ThS. Quách Đình Lực Bài 8 PGS.TS. Trần Vãn Luyện Bài 12, 20 ThS. Nguyền Thanh Mai Bài 9,11 Đại tá: Hoàng Quyền Mòn B ài 15, 18 Th.s Nguyễn Thị Minh Phưcmg B ài 3 Th.s Nguyễn Văn Toàn Bài 2 ThS. Tống Thị Thanh Thanh B ài 5 TS. Trần Thất B ài 1 TS. Đồ Cảnh Thìn B ài 10 TS. Phạm Xuân Thủy B ài 21 TS. Đồ Thị Ngọc Tuyết B ài 5; 17 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khoá X II thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 17/6/2009, có hiệu lực pháp luật từ 01/7/2010. Việc ban hành Luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý lý lịch tư pháp ở nước ta hiện nay. Đe đam bảo cho Luật Lý lịch tư pháp được thi hành trong thực tiễn, một trong những công việc cấp bách hiện nay là đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lý lịch tư pháp theo các quy định của Luật. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tư pháp, trong thời gian qua, Học viện Tư pháp đã tích cực biên soạn Tập bài giảng Nghiệp vụ lý lịch tư pháp. Tập bài được biên soạn gồm 21 bài, với kết cấu ba phần: phần chuyên đề chung, phần kỹ năng nghiệp vụ lý lịch tư pháp và phần kiến thức bổ trơ. Tập bài giảng đã cung cấp tương đối đầy đủ, chính thống lượng kiến thức học viên cần được trang bị trong khóa học, đưa ra và chuẩn hóa các kỹ năng nghiệp vụ đè thực hiện công tác Lý lịch tư pháp. Tập bài giảng được biên soạn trong điều kiện chưa có đầy đủ các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp, chưa có các quy chế, biểu mẫu nghiệp vu, lại phải hoàn thành trong thời gian ngấn để phục vụ cho đào tạo khóa 1. Sau khi kìóa 1 và khóa II đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp kết thúc, Tập bài giảng đã được cac tác già chinh sửa, bổ sung trên cơ sở cập nhật những văn bản pháp luật mới được bm hành hoặc được sửa đổi, bổ sung có những qui định liên quan đến lý lịch tư piáp và một sổ văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp cùng với hệ thong bểu mẫu nghiệp vụ đã hoàn thiện được đưa vào sử dụng chính thức Tuy vậy, Tập bii giảng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, Ban bên soạn rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các bạn học vên và tất cả bạn đọc để chình lý, bổ sung, hoàn thiện ờ cấp độ Giáo trình trong lần ui bản sau. Xin trân trọng giới thiệu Tập bài giảng Nghiệp vụ Lý lịch tư pháp tới các Quý độc giả. Hà Nội, tháng 8/2012 HỌC VIỆN TƯ PHÁP 5
  5. MỤC LỤC trang Phần 1 CÁC CHUYÊN ĐỀ CHUNG Bài 1 Một sổ vấn đề cơ bản về lý lịch tư pháp, đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp 1. Một sổ vấn đề cơ bàn về lý lịch tư pháp 13 2. Đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp 24 Bài 2 Qui định pháp luật của một số nước vể lý lịch tư pháp 1. Quy định về lý lịch tý pháp của Cộng hòa Pháp 28 2. Quy định về Lý lịch tư pháp của Vương quốc Bi 36 3. Quy định pháp luật của CHLB Đức về LLTP 40 4. Quy định về Lý lịch tư pháp của Vương quốc Thụy Điển 44 5. Quy định về lý lịch tư pháp của Nhật Bản 46 6. Quv định về lý lịch tư pháp cùa Hợp chủng quốc Hoa K ỳ 48 7. Quy định về Lý lịch tư pháp cùa Vương quốc Anh 54 Bài 3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sỏ' dữ liệu lý lịch tư pháp và mối quan hệ với các cơ quan hữu quan trong việc cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp 1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa cơ quan quản lý cơ sờ dữ liệu lý lịch tư pháp 59 2. Mối quan hệ giữa cơ quan quàn lý cơ sở dữ liệu với các cơ quan hữu quan trong việc cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp 63 Bài 4 Một số quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên quan đến lý lịch tư pháp 1. Các quy định cùa Bộ luật Hình sự về xóa án tích 79 2. Các quy định cùa Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục xỏa án tích 81 3. Một số quy định của pháp luật hình sự và tố lụng hình sự liên quan đến nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích 85 Bài 5 Quy định của Luật Tương trợ tư pháp, Luật Đặc xá, Luật Thi hành án dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật Thi hành án Hình sự liên quan đến Lý lịch Tư pháp 1. Quy định của Luật Đặc xá liên quan đến Lý lịch Tư pháp 99 2. Quy định cùa Luật Tương trợ tư pháp liên quan đến Lý lịch Tư pháp 101 3. Quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến Lý lịch Tư pháp 103 4. Quy định cùa Luật Hợp tác xã liên quan đến Lý lịch Tư pháp 104 5. Quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp liên quan đến Lý lịch tư pháp 105 6. Quy định của Luật Thi hành án dân sự 106 7. Luật thi hành án hình sự 109 7
  6. Phần 2 KỸ NĂNG NGHIỆP vụ LÝ LỊCH Tư PHÁP Bài 6 Kỹ nâng tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp 1. Một sổ vấn đề chung về tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp 115 2. Kỹ năng tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp 129) Bai 7 Kỹ năng lập Lý lịch Tư pháp 1. Một số vấn đề chung về lập lý lịch tư pháp 1355 2. Kỹ năng lập lý lịch tư pháp 1411 Bài 8 Kỹ năng cập nhật Thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường họp miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt 1. Một số vấn đề chung về cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường; hợp miễn, giảm, hoãn, tạm đình chi chấp hành hình phạt 14‘9 2. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp miễn, giảm., hoãn, tạm đình chi chấp hành hình phạt 1511 Bài 9 Kỹ năng cập nhật Thông tin trong trường hợp giám đốc thẩm, tái thẩm, có bản án tiếp theol 1. Kỹ năng cập nhật thông tin trong trường hợp Giám đổc thẩm 17^4 2. Kỹ nâng cập nhật thông tin trong trường hợp tái thẩm 18(0 3. Kỹ năng cập nhật thông tin và xử lý thông tin khi cỏ bản án tiếp theo (bàn án sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật và bản án phúc thẩm) 18^4 Bài 10 Kỹ năng cập nhật Thông tín lý lịch tư pháp trong trường họp chấp hành xong bản án, được đặc xá, đại xá; trường họp trục xuất khi tội phạm được xóa bỏ; cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung 1. Kỳ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp chấp hành xong bản án, được đặc xá, đại xá 18ไ7 2. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp trục xuất 19J4 3. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp khi tội phạm được xóa bò 1906 4. Kỹ năng cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung 20D2 Bài 11 Kỹ năng cập nhật, xử iý thông tin lý lịch tư pháp trong trường họp người bị kết án được xóa án tíchl 1. Kỹ năng xác định việc xóa án tích trong một sổ trường cụ thể 20;)5 2. Tiếp nhận và xử lý thông tin về án tích 20า7 Bài 12 Kỹ năng cập nhật, xử lý thông tin lý lịch trong trường bựp công dân Việt Nam bị Tòa án nước ngoài kết án 1. Những vấn đề chung về công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài kết án hình sự; cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết địnhtuyênbốphásảncủaTòaán 2112 2. Kỹ năng cập nhật thông tin về công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài xét xử hìnnh sự .โ โ 2114 3. Kỳ năng xử lý thông tin về công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài xét xử hình suự โ 2117 8
  7. 4. Phân loại, sắp xếp hồ sơ vụ án về công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài xét xừ hình sự 218 5. Một số lưu ý trong việc cập nhật, xử lý thông tin về công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài xét xử hình sự 219 6. Khai thác hồ sơ vụ án về công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài xét xừ hình Sự220 Bài 13 Kỹ năng cập nhật, xử lý thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp họp tác xã 1. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm cấp bậc, chức vụ, thành lập, quán lý doanh nghiệp, hợp tác xã 222 2. Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin, lập lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm cấp bậc, chức vụ, thành lập. quản lý doanh nghiệp, hợp tác xà 223 3. Kỹ năng cấp phiếu lý lịch tư pháp về cẩm đảm nhiệm cấp bậc, chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã 229 Bài 14 Kỹ năng tiếp nhận hồ Sff yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp 1. Một số vấn đề về cấp phiếu Lý lịch tư pháp 235 2. Kỹ năng tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp 237 Bài 15 Kỹ năng tra cứu thông tin lý lịch tư pháp 1. Một số vấn đề chung về công tác tra cứu 241 2. Kỹ năng tra cứu hồ sơ chung 243 3. Kỳ năng tra cứu lý lịch tư pháp 246 Bài 16 Kỹ năng lập, cấp phiếu lý lịch Tư pháp 1. Lập Phiếu lý lịch tư pháp 251 2. Cấp phiếu lý lịch tư pháp 252 Bài 17 - 0 - ỹ Từ chổi cẩp phiếu lý lịln tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp 1. Các trường hợp từ choi cấp Phiếu lý lịch tư pháp 255 2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quản lý lý lịch tư pháp 255 3. Tố cáo và giải quyết tổ cáo về lý lịch tư pháp 260 Bài 18 Kỹ năng lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp 1. Những vấn đề chung về công tác hồ sơ 263 2. Kỹ năng lưu trữ hồ sơ 267 Phần 3 KIÉN THỬC BỎ TRỢ Bài 19 Đọc và phân tích bản án, quyết địnb 1. Đọc và phân tích bàn án 273 2. Đọc và phân tích quyết định 279 Bài 20 Một số vấn đề về hộ tịch, hộ khẩu 1. Một số vấn đề về hộ tịch, hộ khẩu liên quan đến Lý lịch tư pháp 284 2. Những gian lận. sai sót phổ biến trong hồ sơ lý lịch tư pháp và nguyên nhân 285 3. Biện pháp phòng ngừa gian lận, khắc phục sai sót trong hoạt động quản lý lý lịch tư pháp liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu 292
  8. Bài 21 Một số vấn đề Cff bản về nhận dạng 1. Khái quát về lịch sử khoa học nhận dạng người trong hoạt động tư pháp 293 2. Khoa học nhận dạng người hiện nay 295 10
  9. Phần 1 CÁC CHUYÊN ĐỀ CHUNG 11
  10. Bài 1 Một số vấn đề CO’ bản về lý lịch tư pháp, đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp 1. Một số vấn đề cơ bản về lý lịch tư pháp /. ใ. Án tích và việc ghi nhớ án tích Thông thường, Lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về một cá nhân công dân trong đó có những thông tin chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định việc người đó có ản tích hay không. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có những quy định giải thích về khái niệm án tích. Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nước ta không có sự giải thích thuật ngữ án tích nhưng tại Chương IX của Bộ luật Hình sự có quv định về xoá án tích. Theo đó người được xoá án tích coi như chưa bị kết án. Như vậy, sự khác nhau giữa người có án tích và người không có án tích (kể cả người đã được xoá án tích) là ờ chỗ người đó có bị coi là đã bị kết án hay chưa. Nội đung này liên quan đến một khái niệm khác trong pháp luật về hình sự, đó là khái niệm tiền án. Khoản 2, Điều 224 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “ Trong bản án cần phải ghi rõ: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú. nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ” . Người có tiền án là người đã bị kết án và chưa được xóa án, đang bị coi là có án tích. Khái niệm án tích cũng liên quan đến các khái niệm “ tái phạm", “ tái phạm nguy hiểm" quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự. Án tích là một khái niệm dùng để chỉ việc phạm tội trong quá khứ của một người đã bị Toà án có thẩm quyền tuyên bàng bản án đã có hiệu lực pháp luật và chưa được xóa án. Nói cách khác, án tích là dấu tích thể hiện việc một người đã từng bị kết án bằng bàn án đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được xóa Trong quản lý nhà nước về trật tự xã hội nói chung và trong hoạt động tư pháp nói riêng, việc ghi nhớ án tích của những người bị kết án là rất cần thiết. Bất cứ nhà nước nào cũng cần có sự '‘phân loại” công dân của mình theo tiêu chí thái độ của công dân đối với pháp luật. Một công dân gương mẫu chấp hành pháp luật cần phải được cộng đồng xã hội trân trọng. Trái lại, một công dân thường 13
  11. xuyên vi phạm pháp luật thì Nhà nước và xã hội ngoài việc áp dụng những dạng, mức trách nhiệm pháp lý tương ứng. cũng cần có chính sách theo dõi, quàn lý đặc biệt hơn, hạn chế hem việc tham gia một sổ quan hệ pháp luật nhât định đối với người đó. Những quan hệ pháp luật mà người chưa được xóa án tích không được phép tham gia thường là những quan hệ dễ có khả nâng bị những công dân này phương hại, gây hậu quả xấu cho các chủ thể khác trong mối quan hệ đó và thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Có thể nói, phần lớn các vi phạm hình sự đều bị coi là tội phạm. Vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng có những hạn chế và thử thách nhất định đối với nhũng người vi phạm pháp luật hình sự sau khi thi hành xong bản án. Trong hoạt động tư pháp, việc ghi nhớ án tích có ý nghĩa quan trọng nhằm trong việc xác định nhân thân của người bị tình nghi phạm tội. Chính sách hình sự của các quôc gia thường có sự phân hóa đường lối xử lý với người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, Ví dụ, Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: ‘‘Nghiêm trị người chủ mưu. cầm đầu. chỉ huv, ngoan cổ chống đổi. lưu manh, côn đồ. tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng Cụ thể hóa đường lối xử lý trên, Đièu 45 Rộ luật Hình sự quy định: “ Khi quyết định hình phạt. Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhẳc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” . Trong lịch sử thể giới có những hình thức ghi nhớ án tích rất khác nhau. Thời cổ đại có những cách ghi nhớ án tích của những người bị kết án bằng việc để lại dấu tích trực tiếp trên thân thể kẻ phạm tội. Ví dụ việc thích chữ lên mặt phạm nhân trong trường hợp bị lưu đồ là hình thức ghi nhớ án phạm để tất cả mọi người đều biết. Cũng có trường hợp hình phạt đồng thời là ghi nhớ án tích như chặt ngón tay, chặt bàn tay của người phạm tội trộm cắp, biển thủ công quỹ. Như vậy, việc lập ra lý lịch tư pháp với tư cách là một loại văn bản của nhà nước xác định việc công dân có hay không có án tích là hình thức ghi nhớ án tích của thời kỳ vãn minh, là sản phẩm của văn minh. Là hình thức ghi nhớ án tích một cách 14
  12. văn minh, tính chất văn minh của án tích, thể hiện ở hai phương diện: thứ nhất, nó tiết kiệm được thời gian, nhân lực, vật lực của bộ máy Nhà nước, bảo đảm cho công tác thống kê, lưu trữ. tra cứu được gọn nhẹ hơn, khoa học hơn; thứ hai, nó thể hiện được tính nhân văn của Nhà nước khi không cắt bỏ hay gây biến dạng cơ thể người phạm tội để khẳc ghi dấu ấn phạm tội của người đó, giúp cho người phạm tội không bị đau đớn về thể xác và quan trọng hơn. giúp cho họ không bị mặc cảm và kỳ thị để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. 1.2. Khải niệm, ý nghĩa của lý lịch tư pháp Lý lịch tư pháp (trong tiếng Pháp: Le easier judiciaire) có nghĩa là cái tủ có nhiều ngãn chứa đựng những phán quyết của Toà án. Một thẩm phán người Pháp đã nghĩ ra cách ghi nhớ các án tích của người bị kết án bàng cách lưu trữ các phán quyết của Toà án đối với người đó vào trong một ngăn tủ riêng ghi tên của người đó (để tránh nhầm lẫn án tich của người này với người khác). Lý lịch tư pháp là một khái niệm mang tính lịch sử xã hội. Trước đây, lý lịch tư pháp chủ yếu được hiểu là lý lịch về án tích của công dân nhằm xem xét việc người đó đã từng bị kết án bởi một bản án hình sự hay không. Criminal record trong tiếng Anh có nghĩa là lý lịch (hồ sơ) về hình sự, là hồ sơ ghi nhớ các phán quyết về hình sự của Toà án đổi với một người cụ thể. Nhìn chung, khái niệm lý lịch tư pháp của nhiều nước đều đồng nhất với khái niệm lý lịch hình sự, nói cách khác, là lý lịch ghi nhớ các phán quyết về hình sự của Toà án đối với người phạm tội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt khi các giao dịch kinh doanh - thương mại ngày một thể hiện vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, việc lưu giữ, theo dõi và sử dụng các thông tin về một cá nhân công dân trong quá khứ đã từng bị Tòa án cấm hành nghề hoặc đảm nhiệm một số chức vụ, công việc như thành lập, quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, khải niệm lý lịch tư pháp được mở rộng ra khỏi lĩnh vực tư pháp hình sự mà bao gồm cả các lĩnh vực tư pháp phi hình sự. Cũng như pháp luật của nhiều quốc gia cỏ nền hành chính - tư pháp phát triển và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Lý lịch tư pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đưa ra khái niệm lý lịch tư 15
  13. pháp như sau: Lý lịch tư pháp là lý lịch vể án tích cùa người bị kết án bang bản án, quyết định hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cắm cá nhản đàm nhiệm chức vụ, thành lập, quàn lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Toà án ỉuyên bố phả Khái niệm trên xác định hai nội dung chính của Lý lịch tư pháp: (ị) Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án; (ii) Lý lịch tư pháp là lý lịch về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản. Ở nội dung thứ nhất, lý lịch tư pháp là nguồn thông tin chính thức về lình trạng tiền án của bị cáo để Toà án xem xét các tình tiểt tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin về lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh bị cáo tái phạm hay không tái phạm, cỏ thể coi lý lịch tư pháp là một công cụ góp phần bảo đảm nguyên tẳc công bàng trong tổ tụng hình sự. Khẳng định một người không có án tích khi đã được xóa án tích, lý lịch tư pháp góp phần bảo đảm nguyên tắc “ Không ai bị coi là có tội khi chưa cỏ bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” được quy định tại Đ iều 9 Bộ lu ậ t Tố tụn g hình sự, qua đó thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật. Trong giai đoạn thi hành án hình sự, lý lịch tư pháp giúp cho cơ quan thi hành án biết được quá khử nhân thân của người thụ án, những đặc điểm phạm tội của họ để có biện pháp giáo dục, cải tạo họ một cách thích hợp. Đặc biệt, lý lịch tư pháp giúp cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục đối với những người phải thi hành các hình phạt khác không phải là hình phạt tù như: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân thuận lợi hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Ở nội dung thứ hai, lý lịch tư pháp còn là nguồn thông tin chính thức để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức 16
  14. kinh tế xem xét đạo đức. tư cách của cá nhân trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể liên quan đến cá nhân đó như bầu cử. ứng cử, tuyển dụng nhân sự, đăng ký kinh doanh, làm thủ tục xuất, nhập cảnh Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây, pháp luật thường quy định việc công dân phải xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào một sổ quan hệ xã hội cụ thể. Ở bình diện chung, lý lịch tư pháp cỏ thể được coi là một công cụ giúp Nhà nước quản lý trật tự xã hội, quản lý con người, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gâv thiệt hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bởi những người đã tùng có những hành vi tiêu cực đối với xã hội ở mức độ nghiêm trọng. Quản lý con người qua lý lịch tư pháp giúp cho các quan hệ xã hội được phát triển lành mạnh, bền vững, theo khuôn khổ của pháp luật, qua đó góp phần phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Ở góc độ cá nhân, lý lịch tư pháp cũng là công cụ để công dân đòi hỏi sự đổi xử công bàng, minh bạch từ phía các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền dân sự - chính trị, yêu cầu Nhà nước phải bảo đảm cho họ được làm các công việc mà pháp luật không cấm nếu họ xuất trình được lý lịch tư pháp chúng minh họ không có án tích. Lý lịch tư pháp là một hình thức quản lý con người hiện đại trong một xã hội dân sự khi mà quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. 1.3. Lịch sử quản lý lịch tư pháp ở Việt Nam Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với việc hình thành và phát triển bộ máy tư pháp, công tác quản lý lý lịch tư pháp cũng được Nhà nước ta quan tâm. Ngày 2/11/1955. Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên bộ sổ 1909-VHC về việc theo dõi lý lịch tư pháp và căn cước của bị can và những người bị tình nghi. Theo văn bản này, công tác lý lịch tư pháp và căn cước can phạm đều tập trung vào một đầu mối do Bộ Công an đảm nhiệm. Tuy nhiên, do chức năng cơ bản của ngành công an là phòng, chổng tội phạm, nên trong thời kỳ này, quản lý lý lịch tư pháp được đồng nhất với quản lý hồ sơ căn cước can phạm. 17
  15. Ngày 4/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 38/CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máv của Bộ Tư pháp, trong đó có quy định nhiệm vụ thống nhất quản lv lý lịch tư pháp. Tiếp theo, trong Nghị dịnh số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ (thay thế Nghị định 38/CP), nhiệm vụ quản lý lý lịch tư pháp vẫn được tiếp tục giao cho Bộ Tư pháp. Đe giải quyết yêu cầu của công dân, ngày 08/02/1999, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP- BCA quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Nội dung chủ yếu của Thông tư số 07 là quy định cơ chế phổi hợp giữa ngành Công an và ngành Tư pháp trong việc cung cấp thông tin từ hệ thống tàng thư nghiệp vụ cảnh sát cho Sờ Tư pháp đế cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các cá nhân có yêu cầu. Qua 9 năm, quá trình thực hiện Thông tư số 07 đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu trong công tác quản lý lý lịch tư pháp. Theo báo cáo của 61/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian 9 năm (từ năm 1999 đến năm 2007), các Sở Tư pháp trong cả nước đã thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho 535.749 trường hợp để làm các thủ tục như: xin việc làm, thành lập doanh nghiệp, xuất cảnh, xuất khẩu lao động Tuy còn nhiều hạn chế, bất cập nhưng công tác quản lý lịch tư pháp đã bước đầu được định hình và góp phần quan trọng vào quản lý nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân. Phiếu lý lịch tư pháp được xem là loại giấy tờ chứng minh tư cách đạo đức của một cá nhân khi tham gia một số thủ tục hành chính. Vì vậy, sau khi Thông tư sổ 07 được ban hành, đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về việc cá nhân phải xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào các quan hệ pháp lý trong nhiều lĩnh vực như: cấp giấy phép hành nghề, bổ nhiệm, tuyển đụng, cấp giấy phép thành lập đoanh nghiệp, xuất, nhập cảnh Ngày 23/11/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định sổ 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Luật Lý lịch tư pháp. Đây là công cụ pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật LLTP về bảo vệ và lưu trữ cơ sở dữ liệu LLTP, tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP có trước ngày luật LLTP có hiệu lực để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, 18
  16. cấp phiếu LLTP đặc biệt. Nghị định đã quy định về tổ chức của trung tâm LLTP quốc gia. Tiếp đó, Đe án “ Xây dựng Trung tâm LLTP quổc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2369/ỌĐ-TTg ngày 28/12/2010. Trung tâm LLTP quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dụng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP trong phạm vi cả nước. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quvền hạn của trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia được quy định tại Quyết định sổ 97/Q Đ-BTP c ủa Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 26/1/2011. Theo đó, vê nhiệm vụ quyền hạn trong xây đựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin lv lịch tư pháp, lập LLTP, cập nhật, xử lý, lưu trữ. xác minh thông tin LLTP và cung cấp thông tin LLTP theo thẩm quyền. Ngoài ra, Trung tâm còn có nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp và thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực LLTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp được qui định tại Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 (Sau đây gọi tẳt là Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011), bang những qui định này giúp cho công tác quản lý và thực hiện các thao tác nghiệp vụ lý lịch tư pháp được thống nhất trên lãnh thổ nước ta. Tiếp theo, một văn bản có ý nghĩa thực tiễn và thể hiện sự thong nhất cao của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác lý lịch tư pháp là Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 về việc Hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2012/TTLT- BTP- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 ). Như vậy, với các văn bản pháp luật được ban hành trong thời gian gần đây, đã định hình một khung pháp lý và cơ chế pháp lý tương đối toàn diện để tạo ra những chuyển biến căn bản trong công tác quản lý LLTP ở nước ta, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý hành chính - tư pháp theo hướng hiện đại hơn. minh bạch hơn, giản tiện hơn và nhân văn hơn. 19
  17. 1.4. M ột sổ khái niệm cơ bản trong quản lý lý lịch tư pháp 1.4.1. Phạm vi quản lý lịch lư pháp Phạm vi quản lý lịch tư pháp là phạm vi nội dung ghi nhớ của lý lịch tư pháp gồm những vẩn đề gì. Trong quá trình xây dựng Luật Lý lịch tư pháp của Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi quản lý lý lịch tư pháp. Có ý kiến cho rằng phạm vi quản lý lý lịch tư pháp ở Việt Nam nên bao gồm cả án tích (tiền án), tiền sự, một số phán quyết khác của Toà án về các vấn đề dân sự (năng lực hành vi dân sự, tuvên bổ mât tích, tuvên bố chết , hôn nhân gia đình (tước một sổ quyền làm cha. làm mẹ ), thậm chí cả một số quyết định phạt hành chính Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. phạm vi quản lý lý lịch tư pháp chỉ bao gồm hai nội dung đó là: (i), Lý lịch về án tích của người bị kết án bàng bản án. quyết định hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án đó; (ii), Lý lịch về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập. quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Toà án tuyên bổ phá sản và cấm thực hiện các hoạt động đã nêu. 1.4.2. Thông tin lý lịch tư pháp Thông tin lý lịch tư pháp bao gồm thông tin lý lịch tư pháp về án tích và Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ. thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. (i), Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án. (ii), Thông tin lý lịch tư pháp về cẩm đảm nhiệm chức vụ, thành lập. quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập. quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bổ phá sản của Tòa án. 20
  18. 1.4.3. Nguồn thõng tin lý lịch tư pháp Nguồn thông tin lý lịch tư pháp là những tài liệu chính thức do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong đó có chứa những thông tin lý lịch tư pháp nói tại điểm nêu trên. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích được quy định tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp bao gồm: - Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm; - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; - Quyết định thi hành án hình sự; - Quyết định miễn chấp hành hình phạt; - Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt; - Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù; - Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; - Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quá thi hành hình phạt trục xuất; - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung; - Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình: - Quvết định ân giảm hình phạt tử hình; - Giây chứng nhận đặc xá, đại xá; - Quyết định xóa án tích; - Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích; 21
  19. - Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tẳc có đi có lại; - Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa ản Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá. miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù; - Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án. quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Luật Lý lịch tư pháp thì nguồn thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập từ quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo quy định của Luật Phá sản. Toà án đã ra quyết định tuyên bổ phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã gửi trích lục quyết định tuyên bố phá sản, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi l òa án đó có trụ sở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc xác định chính xác nguồn thông tin lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm tính chính xác và hiệu lực pháp lý của những thông tin lý lịch tư pháp chứa đựng trong nguồn đỏ. Neu xác định nguồn không chính xác thì sẽ dẫn đến sai lệch thông tin. V í dụ: một bản án hình sự đã được Toà án sơ thẩm tuyên nhưng chưa có hiệu lực pháp luật thì chưa thể được coi là nguồn thông tin lý lịch tư pháp, nếu chúng ta căn cứ vào đó để lập lý lịch tư pháp của đương sự thì sẽ vi phạm nguyên tắc “ Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 Bộ luật tổ tụng hình sự). 1.4.4. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp 22
  20. Dữ liệu lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng là nền tảng cùa công tác quản lý lý lịch tư pháp. Thông qua dữ liệu lý lịch tư pháp chúng ta mới tra cửu được tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân. Điều 11 Luật Lý lịch tư pháp quy định: "Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin lý lịch tư pháp ve án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cam đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được cập nhật và xử lý theo quy định cùa Luật này Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dimg và quản lý tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp”. Cụ thể hóa quy định trên, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể hcm về việc lun trữ LLTP (hồ sơ LLTP bằng giấy và dừ liệu LLTP điện tử) và bảo vệ cơ sở dữ liệu LLTP. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- BTP-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BỌP ngày 10/5/2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Các văn bản pháp luật này đã quy định nguyên tẳc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP, xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý LLTP trong việc tổ chức thực hiện trình tự, thủ tục xác minh, tra cứu, trao đổ. cung cap thông tin và các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh dừ liệu LLTP. 1.4.5. Phiếu lý lịch tư pháp Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp quv định hai loại Phiếu lý lịch tư pháp: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp sổ 2. Phiếu lý lịch tư pháp sổ ỉ : được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Án tích đã được xoá thì không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh 23
  21. nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Phiếu lý lịch tư pháp số 2: được cấp cho các cơ quan tiến hành tổ tụng. Trường hợp một người đã bị kểt án thì Phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi tất cả các án tích (bao gồm án tích chưa được xóa và án tích đã được xoá). Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng bao gồm thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập. quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã. Để đảm bảo tính minh bạch và quyền dân chủ của công dân, Điều 41 quy định Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng được cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đỏ biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. 2. Đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp 2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi phải được bảo đảm thực hiện trong quá trình hành nghề của công chức làm công tác lý lịch tư pháp. Đạo đức nghề nghiệp nói chung được hiểu là một loại hình đạo đức, gồm những chuẩn mực và quy phạm đạo đức được hình thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của một nhóm người, một tổ chức người nhất định. Đạo đức nghề nghiệp trước hết phải mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp còn có các đặc trưng riêng của mình. Đạo đức nghề luật, trong đó có đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp là một loại hình đạo đức nghề nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật, như thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, các công chức làm công tác bổ trợ tư pháp, quản lý hành chính Nhà nước về hành chính tư pháp. Nghề luật là một nghề mang tính đặc thù và đặc biệt, mỗi một quyết định, hành vi của người hành nghề luật có thể liên hệ đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp là sự bổ sung và kết hợp với các quy phạm xã hội khác (pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tẳc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đảng viên ) để điều chinh hành vi của người làm nghề luật trong khuôn khổ pháp luật và trong khuôn khổ 24
  22. các chuẩn mực dạo đức. Các quy phạm xã hội như pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đảng viên không thể bao quát hết, quy định hết mọi hành vi của người làm công tác lý lịch tư pháp, trong khi đó, đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò nền tảng, là những quy phạm cơ bản, ỉà xuất phát điểm điều chỉnh hành vi của người làm công tác lý lịch tư pháp. Đặc biệt, so sánh với pháp luật, (dù mọi sự so sánh đều khập khiễng) nhưng pháp luật không the thav thế vai trò của đạo đức nehề nghiệp trong việc khuyển khích người làm công tác lý lịch tư pháp làm việc tận tâm. làm việc có lợi cho nhiều người, đạo đức nghề nghiệp có sức mạnh riêng của nó, đó là tác động tới lương tâm. danh dự của người làm công tác lý lịch tư pháp. 2.2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chửc làm công tác lý lịch tư pháp Quy tẳc đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác LLTP bao gồm các yêu cầu cụ thể sau đây: 2.2.1. Yêu cầu về tính cắn trọng, chính xác Các hoạt động liên quan đến hồ sơ. lý lịch của con người luôn đòi hỏi phải được cập nhật, lưu trữ và sử dụng một cách cẩn trọng, chính xác. Nghiệp vụ công tác lý lịch tư pháp cũng dòi hỏi các công chức làm công tác này phải đảm bảo hai thuộc tính trên, nói cách khác, hai thuộc tính này trở thành những quy tấc đạo đức nghề nghiệp hàng đầu đối với công chức. Điều này xuất phát từ ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội rất lớn của Lý lịch tư pháp khi Lý lịch tư pháp được coi là văn bản để công dân chứng minh tư cách pháp lý của mình, bước ra từ quá khứ lầm lỗi để làm lại cuộc đời. Công tác lý lịch tư pháp còn hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thống kê tư pháp hình sự, hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đãng ký kinh doanh, thành lập. quản lý doanh nghiệp. Tính cẩn trọng, chính xác đòi hỏi phải được tuân thủ trong toàn bộ các khâu nghiệp vụ công tác Lý lịch tư pháp, từ khâu tiếp nhận thông tin đòi hỏi phải cập nhật đủng, đủ từ các nguồn thông tin luật định, nếu cập nhật không đúng, không đủ. sẽ dần đến sự sai sót và nhầm lẫn về dữ liệu, gây ra những hậu quả cho công tác quản lý và thiệt hại cho công dân. Việc xử lý thông tin cũng đòi hỏi những người làm công tác này phải cẩn trọng, tỷ mỉ, nhất là trong những trường 25
  23. hợp phức tạp, đòi hỏi tập trung nhiều thời gian và tra cứu các văn bản pháp luật có liên quan. Tính cẩn trọng, chính xác chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp. Đẻ đáp ứng được nhũng đòi hỏi này, người làm công tác lý lịch tư pháp vừa phải có tổ chất nhẫn nại, chịu khó, vừa phải tự rèn luyện tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp, có như vậy mới có thể làm tốt một công việc tuy khô khan, thậm chí có phần máy móc. đơn điệu nhưng rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và con người. 2.2.2 Yêu cầu về tính nhân văn, tôn trọng đời tư cùa người khác Người làm công tác lý lịch tư pháp là công chức Nhà nước, là đại diện cho Nhà nước và cơ quan Nhà nước trong việc giao dịch với công dân khi có nhu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp. Do đó, người làm công tác lý lịch tư pháp phải thực sự thấu hiểu và thông cảm với công dân, hướng dẫn cho công dân các giấy tờ, thủ tục đầy đủ, hạn chế tối đa mọi phiền hà, đi lại, liên hệ nhiều lần cho công dân, tránh xa những hiện tượng vô cảm, thờ ơ với công dân. Đặc biệt, đối tượng công dân đến xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp có một phần lớn là những người đã có quá khứ phạm tội hoặc thất bại trong cuộc đời, thất bại trong sự nghiệp (đã từng bị phá sản), do đó, tâm lý mặc cảm, e ngại, thậm chí ngang ngược, bât cân, định kiến với công chức Nhà nước có thể tiềm ẩn trong ý thức chủ quan của họ, vì thế, thái độ cửa quyền, hách dịch, ban phát của các công chức làm lý lịch tư pháp sẽ dẫn tới sự phủ nhận những ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động quản lý lí lịch tư pháp, là điều mà đạo đức nghề nghiệp không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp còn đòi hỏi sự tôn trọng tuyệt đối bí mật đời tư của công dân. Việc tôn trọng bí mật đời tư của công dân thậm chí được pháp luật hiện hành quy định là một trong ba nguyên tắc quản lý lí lịch tư pháp (khoản 2 Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp). Những thông tin trong lý lịch tư pháp được nhiều quốc gia coi là thuộc về bí mật đời tư của công dân và hạn chế toi đa việc công bổ những thông tin này nếu như không thuộc các chủ thể và các trường hợp được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điều này xuất phát từ những hậu quả đặc biệt tiêu cực nếu 26
  24. các thông tin trong lý lịch tư pháp được tiết lộ đổi với cá nhân, thậm chí là đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó đang làm việc. 2.2.3. Yêu câu vê sự trong sạch, liêm khiết Sự trong sạch, liêm khiết là một yêu cầu rất khó thực hiện nhưng lại là một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp hav công chức làm bất kỳ công tác nào khác, đòi hỏi không được lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Việc sách nhiễu công dân, cố tnh đòi xuất trình các giấy tờ chứng minh không cần thiết, việc cố tình trì hoãn thời hạn câp phiếu lý lịch tư pháp để ngầm đòi các khoản “ lệ phí" của công dân là những biểu hiện sinh động cho sự tha hóa. tham nhũng của công chức làm công tác lý lịch tư pháp. Nghiêm trọng hơn. những hành vi cấp phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không dúng đổi tượng xuất phát từ hành vi chủ ý, vụ lợi là những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm nghiêm trọng đạo đức công chức. Việc rèn luyện để đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp nói chung và yêu cầu về sự trong sạch, liêm khiết nói riêng là một quá trình khó khăn vì nhũmg nguyên nhân khách quan khi điều kiện về thu nhập, điều kiện làm việc của công chức làm công tác lý lịch tư pháp vẫn còn rẩt thiếu thốn, tuy nhiên, đây cũng là quá trình đấu tranh với hản thân để vượt qua những cám dỗ cùa vật chất mà công việc quản lý lí lịch tư pháp có thể đem lại, là quá trình đấu tranh để tự hoàn thiện bản thân, để sống thanh thản, sống có ích cho người dân và xã hội. 27
  25. Bài 2 Qui định pháp luật của một số nước vể lý lịch tư pháp Ở hầu hết các nước, hệ thống quản lý lý lịch tư pháp được thiết lập. phát triển từ hàng chục đến hàng trăm năm nay và có tác dụng tích cực đổi với các hoạt động tố tụng, quản lý nhà nước, bảo đảm quyền công dân. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và thiết chế tư pháp đặc thù mà mồi nước có khái niệm lý lịch tư pháp phù hợp. Khái niệm lý lịch tư pháp thể hiện phạm vi quản lý lý lịch tư pháp và chính phạm vi quản lý lý lịch tư pháp quyết định toàn bộ nội dung, quy mô, cơ chế quản lý lý lịch tư pháp. 1. Quy ỗịnh về lý lịch tý pháp của Cộng hòa Pháp 1.1. Nguồn thông tin LLTP và Cơ quan LLTP ở CH Pháp 1.1.1. Nguồn thông tin LLTP Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, lý lịch tư pháp lưu giữ các thông tin về bản án hình sự, thông tin về thương mại, hành chính như các quyết định về kỷ luật của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính, những bản án tuvên bổ việc thanh lý tư pháp đổi với những thể nhân, sự phá sản cá nhân hoặc cấm quyền liên quan đến vấn đề phục hồi tư pháp và thanh lý tư pháp các doanh nghiệp Xuất phát từ phạm vi quản lý lý lịch tư pháp mà mỗi quốc gia có những quy định riêng về nguồn thông tin lý lịch tư pháp. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp giúp cho cơ quan lý lịch tư pháp nấm rõ các thông tin lý lịch tư pháp của cá nhân, của pháp nhân. Theo quy định tại Bộ luật Điều tra hình sự Cộng hòa Pháp: “ Lý lịch tư pháp quốc gia trung ương, sau đây gọi là “ Lý lịch tư pháp” là một hệ thống xử lý tự động đặt dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ bảo đảm việc đăng ký, lưu trữ và thay đổi các dữ liệu liên quan đến các quyết định được ban hành trong lĩnh vực hình sự và quốc phòng ” (Điều 589). Theo quy định của Cộng hòa Pháp, nguồn thông tin lý lịch tư pháp được cung cấp cho cơ quan lý lịch tư pháp bao gồm nguồn thông tin lý lịch tư pháp của cá nhân và nguồn thông tin lý lịch tư pháp của pháp nhân. 28
  26. * Thông tin LL TP của cả nhân Theo quy định tại Điều 768 BLTTHS Pháp, thì thông tin LLTP của cá nhân được thu thập từ các nguồn sau: - Những bản án đương tịch hoặc bản án trọng tội xử vắng mặt vì bị cáo từ chối trình diện, những bản án xử vang mặt. không bị kháng án vắng mặt, xử về trọng tội. khinh tội và tội vi cảnh bậc năm, cũng như những quy định tuyên có tội nhưng cho miền hình phạt hoặc hoãn tuyên hình phạt, trừ những trường hợp không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp sổ 1 theo quv định tại Điều 132 - 59 Bộ luật Hình sự; - Những bản án đưcmg tịch hoặc xử vắng mặt không bị kháng án vắng mặt. đối với những tội vi cảnh thuộc về bốn bậc đầu tiên, nếu có kèm theo quyết định về cấm quyền, thất quyền, hoặc về vô năng, với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung; - Những quyết định được tuvên do áp dụng các Điều 8, Điều 15, Điều 16 và Điều 28 của Quyết định sổ 45-174 ngày 02/02/1945 về trẻ em phạm tội; - Những quyết định về kỷ luật của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính nếu có hậu quả hoặc có quyết định về vô năng; - Những bàn án tuyên bố việc thanh lý tư pháp đổi với những thể nhân, sự phá sản cá nhân hoặc cấm quyền quy định tại Điều 192 Luật số 85-98 ngày 25/01/1985 liên quan đến vấn đề phục hồi tư pháp và thanh lý tư pháp các doanh nghiệp; - Các bản án quyết định bãi bỏ phụ quyền hoặc rút toàn bộ hoặc một phần các quyền có liên quan đến phụ quyền; - Những quyết định trục xuất người nước ngoài; - Những bản án của Tòa án nước ngoài mà theo một Công ước hoặc Hiệp định quốc tế, đã được thông báo cho các nhà chức trách Pháp hoặc đã được thi hành án ở Pháp do người bị hình phạt đã được chuyển giao về Pháp. * Nguồn thông tin LL TP cùa pháp nhân Thông tin LLTP cùa pháp nhân được Cơ quan LLTP quốc gia thu nhận từ 29
  27. những nguồn thông tin sau (Điều 768-1 BLTTHS): - Những bản án đương tịch và nhũng bản án vẳng mặt không bị kháng án vắng mặt, do mọi Tòa hình sự xét xử, về trọng tội, khinh tội, hoặc tội vi cảnh bậc năm; - Những bản án đương tịch và những bản án vắng mặt không bị kháng án vắng mặt về những tội vi cảnh bổn bậc đầu tiên có kèm theo một biện pháp cấm quyền, thất quyền, vô năng hoặc hạn chế quyền, với tính chất hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung; - Những tuyên bổ có tội phạm nhưng cho miễn hình phạt hoặc hoãn tuyên hình phạt, những tuyên bố này có kèm theo hoặc không kèm theo mệnh lệnh; - Những bản án của Tòa án nước ngoài mà theo Công ước hoặc một Hiệp định quốc tế, đã được tuyên báo cho các nhà chức trách Pháp. 1.2.2. Cơ quan LLTP ờ CH Pháp: Tại Pháp, Cơ quan lý lịch tư pháp quổc gia thuộc Vụ hình sự và ân xá, đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp. Cơ quan lý lịch tư pháp gồm có Ban giám đốc. Dưới ban giám đốc là các phòng trực thuộc, bao gồm: Phòng tin học, Phòng pháp lý, Phòng nhập liệu và Phòng hành chính. Cơ quan lý lịch tư pháp có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các bản án trong lãnh thổ nước Pháp (bao gồm bản án hình sự, một số bản án thương mại liên quan đến phá sản, một số bản án cẩm hành nghề trong hoạt động thương mại và một số quyết định xử phạt hành chính). Ngoài những bản án do Tòa án trong nước tuyên, cơ quan Lý lịch tư pháp còn lưu trữ cả những thông tin liên quan đến bản án do Tòa án nước ngoài tuyên thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp. 1.2. Quy định pháp luật của CH Pháp về LLTP 1.2.1. Quy định về ghi phiếu LLTP Ở Pháp, xóa án tích bao gồm: xóa án đương nhiên và xóa án theo quyết định của Tòa án. Thủ tục xóa án theo quyết định của Tòa án chỉ được áp dụng cho những bản án không có quy định đương nhiên xóa án. Điều 769 Bộ Luật Tổ tụng hình sự Pháp quy định không ghi vào phiếu lý lịch tư pháp (trừ phiếu số 1 - Phiếu cấp cho các nhà chức trách tư pháp là phiếu vẫn ghi đầy đủ các thông tin) 30
  28. trong những trường htrp sau: - Luật số 75-624 ngày 11/7/1975 qui định phải rút khỏi lý lịch tư pháp những phiếu về hình phạt đã được đại xá (Luật số 92 -1336 ngày 16/12/1992), đã được xóa án đương nhiên hoặc do Tòa án quyết định” hoặc được sửa đổi theo một quyết định về sửa lý lịch tư pháp. Cũng được rút khỏi lý lịch tư pháp những phiếu về hình phạt đã được tuyên trên 40 năm mà sau đỏ không bị xử phạt đổi với tội mới về trọng tội hoặc khinh tội, trừ những hành vi không được áp dụng thời hiệu. - Luật sổ 92-1336 ngày 16/12/1992 qui định: “ Cũng được rút khỏi lý lịch tư pháp" đôi với những trường hợp sau: + Những bản án tuyên về phá sản cá nhân hoặc cấm quyền theo Điều 192 Luật sổ 85-98 ngày 25/01/1985 nói trên nhưng đã được xóa bằng một bản án về hết nợ. hoặc một bản án xóa án. hoặc đã quá hạn 5 năm kể từ ngày những bản án đó có hiệu lực pháp luật, hoặc đã quá hạn 5 năm đối với bản án, quyết định việc thanh lý tư pháp đối với một thể nhân, tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật hoặc (Luật số 94-475 ngày 10/6/1994) ''sau khi có bàn án về xóa án'\ Tuy nhiên, nếu thời gian phá sản cá nhân hoặc cấm quyền là trên năm năm thì những hình phạt có liên quan đến những biện pháp đó vẫn được ghi trong những phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian đó; + Những quyết định về kỷ luật đã được xóa; + Những hình phạt được hưởng án treo một phần hoặc toàn bộ, có hay không có thời gian thử thách, đã hết hạn quy định tại các Điều 133-13 và Điều 133-14 Bộ luật Hình sự, tính từ ngày các hình phạt đó được coi là không có; + Những quyết định miễn hình phạt sau 3 năm kể từ ngày quyết định đó trở thành nhất định; + Những hình phạt vi cảnh sau 3 năm kể từ ngày việc xử phạt đó trở thành nhất định. - Điều 769-1 Bộ luật Tổ tụng hình sự Pháp quy định: " phải ghi vào các phiếu lý lịch tư pháp của pháp nhân những sự thav đổi quy định tại khoản 1 Điểu 31
  29. 769. Khoản 2 Điểu 769 được áp dụng đối với những việc xừ phạt đối với những pháp nhân Điều 769-2 Bộ luật Tổ tụng Hình sự Pháp (Luật sổ 92-1336 ngày 16/12/1992) qui định: Được rút khỏi lý lịch tư pháp những tài liệu sau: + Những phiếu có liên quan đến những biện pháp được thực hiện theo các Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 16bis và Điều 28 của Quyết định số 45-174 ngàv 02/02/1945 đối với trẻ em phạm tội, sau khi hết hạn và trong mọi trường hợp. khi đứa trẻ đã đen tuổi thành niên; + Những phiếu có liên quan đến phạt tiền cũng như phạt tù giam không quá hai tháng đối với những người chưa thành niên, khi đương sự đến tuổi thành nicn; + Những phiếu có liên quan đến những hình phạt do Tòa án xử Trẻ em quyết định, có hoặc không cho hưởng án treo, có hoặc không có thời gian thử thách, hoặc cho hưởng án treo nhưng buộc phải thực hiện một việc làm vì lợi ích chung, khi hết hạn thử thách. 1.2.2. Các loại phiếu LLTP Theo quy định của pháp luật Pháp, Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: Phiếu lý lịch tư pháp số 1; Phiếu lý lịch tư pháp số 2 và Phiếu lý lịch tư pháp số 3 * Phiếu LLTP sổ 1: : là loại phiếu chì có các nhà chức trách tư pháp (thẩm phán) mới được quyền tiếp cận. Thông tin của Phiếu sổ 1 rất phong phủ, bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến án tích của một người và những thông tin liên quan đến phán quyết của tòa án thương mại như cấm quản lý doanh nghiệp, cấm hành nghề (Điều 774, Điều 774-1 Bộ luật Tố tụng hình sự). * Phiếu LLTP sổ 2: là loại phiếu cấp cho một sổ cơ quan nhà nước. Thông tin của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không bao gồm hình phạt vi cảnh, không bao gồm hình phạt án treo, không bao gồm những phán quyết do Tòa án nước ngoài tuyên. Điều 775 Bộ luật Tổ tụng hình sự Pháp quy định: - Luật số 70-643 ngày 17/7/1970 qui định: Phiếu lý lịch tư pháp sổ 2 là bản ghi các phiếu về lý lịch tư pháp đối với một người, trừ những quyết định sau 32
  30. đây: + “ Những quyết định xử phạt theo các Điều 2. Điều 8, Điều 15. Điều 16, 18 và Diều 28 của Quyết dịnh sổ 45-174 ngày 02/02/1945 được sửa đổi, về trẻ em phạm tội; + “ Những việc xử phạt đã bị Diều 775-1 qui định cấm ghi vào phiếu lý lịch tư pháp sổ 2". (Luật số 75-624 ngàv 11/7/1975) + Những phạt về vi cảnh; + Những việc xử phạt được hưởng án treo, có hoặc không cỏ thử thách, khi nhừne. việc xử phạt này được coi là không có. + ‘“Những xử phạt được xóa do đương nhiên khôi phục công quyền hoặc do quyết định của tòa án" (Bị bãi bỏ từ ngày 01/3/1994 bởi Luật sổ 92-1336 ngày 16/12/1992). + Những hình phạt được áp dụng Điều 343 {361} Bộ luật Tòa án quân sự; + Luật sổ 85-98 ngày 25/01/1985 Điều 189 “ về trường hợp phục hồi tư pháp, những bản án công bố sự phá sản cá nhân, hoặc cấm quyền do Điều 192 Luật số 85-98 ngày 25/01/1985 nói trên quy định, khi những biện pháp đó đã được xóa bằng một bản án về hết nợ, một bàn án xóa án, hoặc đã hết hạn 5 năm kể từ ngày những xử phạt đó đã có hiệu lực pháp luật, cũng như bản án công bố việc thanh lý tư pháp đối với một thể nhân khi hét hạn 5 năm tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật, hoặc sau khi có bản án về hết nợ. Mặc dù Luật sổ 92- 1336 ngày 16/12/1992 đã hãi bỏ khoản 7 trên đây từ ngày 01/3/1994, Điều 93-11 của Luật số 94-475 ngày 10/6/1994 quy định: “ Tại khoản 7 Điều 775, những từ phục hồi tư pháp” bị xóa bỏ và những từ “ bản án công bố thanh lý tư pháp" được thay bàng những từ "bản án thanh lý tư pháp". Tuy nhiên, nếu thời gian phá sản cá nhân hoặc cấm quyền là trên 5 năm thì xử phạt liên quan dến các biện pháp đó được ghi vào phiếu lý lịch tư pháp sổ 2 cũng sang thời gian đó. + BỊ bãi bỏ từ ngày 01/3/1994 bởi Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992; + Những quyết định về bãi bỏ phụ quyền; 33
  31. + Những quyết định về trục xuất bị bãi bỏ hoặc rút lại; + Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992 qui định "Những hình phạt không được hưởng án treo theo quy định tại các Điều 131-5 đến Điều 131-11 Bộ luật Hình sự khi hết thời hạn tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Neu là hình phạt “ phạt tiền theo ngày" (peine de jours-amende) thì thời hạn là 3 năm. Luật số 75-624 ngày 11/7/1975 qui định “ Tuy nhiên, nếu thời hạn cấm quyền, thất quyền hoặc vô năng tuyên theo (Luật sổ 92-1336 ngày 16/12/1992)" Các Điều 131-10 và Điều 131-11” là trên 5 năm thì ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 2 trong thời gian đó; + Những quyết định tuyên có tội nhưng miễn hình phạt (Luật sổ 89-461 ngày 06/7/1989) “ hoãn tuyên hình phạt” ; + Những hình phạt do các Tòa án nước ngoài quyết định. Trong trường hợp có khiếu nại về danh sách cử tri thì trong phiếu lý lịch tư pháp sổ 2 được cung cấp, chỉ ghi những quyết định có hậu quả là mất quyền bầu cử. Neu không có nguồn thông tin nào về lý lịch tư pháp được ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì ghi vào phiếu số 2 là “ không có gì” . Điều 775-1A Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992 quy định: Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của một pháp nhân là bản ghi những phiếu về xử phạt pháp nhân đó, trừ những quyết định sau đây: - Những hình phạt mà Điều 775-1 quy định không ghi vào trích lục lý lịch tư pháp; - Những xử phạt về vi cảnh và phạt tiền dưới 200.000 Phờ-răng; - Những hình phạt được hưởng án treo khi những hình phạt này được coi như không có; - Những quyết định tuyên có tội những miễn hình phạt hoặc hoãn tuyên hình phạt, có hoặc không kèm theo mệnh lệnh; - Những hình phạt của Tòa án nước ngoài. 34
  32. Ncu trong lý lịch tư pháp không có thông tin nào liên quan đến các quyết định cần ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì ghi là “ không có gì” . Ngoài quy định tại Diều 775 và Điều 775-1A nêu trên, Bộ Luật tố tụng hình sự Pháp còn quy định “ Tòa án đã xử phạt có thể quyết định không ghi hình phạt đó vào phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tòa án cỏ thể quyết định ngay trong bản án đã tuyên hình phạt hoặc trong một bản án sau đó theo đơn của người bị án. Dơn này được xem xét và quyết định theo thẩm quyền và thủ tục do (Luật số 92- 1336 ngày 16/12/1992) "các Điều 702-1 và Điều 703 quy định” . Khi hình phạt này không được ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì cũng không được ghi mọi sự cẩm quyền, thất quyền hoặc vô năng là hậu quả của hình phạt đó” (Điều 775- !)• Luật sổ 88-828 ngày 20/7/1988 qui định: Những người bị kết án phải chịu một hình phạt được đương nhiên xóa án, sẽ không bị ghi hình phạt vào phiếu lý lịch tư pháp sổ 2 khi họ có đơn yêu cầu những quy định về thẩm quyền nói ở Điều trên, khi hết thời hạn 20 năm kể từ khi họ được trả tự do hoặc được trả tự do trước thời hạn mà không bị bắt lại, nếu sau đó họ không bị phạt về trọng tội hoặc khinh tội” (Điều 775-2). * Phiếu LLTP sổ 3: là loại phiếu cấp cho cá nhân. Phiếu lý lịch tư pháp số 3 chỉ chứa đựng những thông tin liên quan đến bản án của tòa án về những hình phạt tước tự do trên hai năm không được hưởng án treo và với thời hạn 2 năm hoặc dưới 2 năm nhưng Tòa án quyết định là ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 3. Điều 777 Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp quy định: Luật sổ 75-624 ngày 11/7/1975 qui định: Phiếu lý lịch tư pháp số 3 là bản ghi những hình phạt về trọng tội hoặc khinh tội không bị loại trong phiếu lý lịch tư pháp sổ 2: - Những hình phạt tước tự do trên hai năm không được hưởng án treo có thể phải thụ hình toàn bộ do không cho hưởng án treo nữa; - Những hình phạt tước tự do nói ờ khoản 1 trên đây và với thời hạn 2 năm hoặc dưới 2 năm nhưng Tòa án quyết định là ghi vào phiếu lý lịch tư pháp 35
  33. sổ 3; - Những hình phạt cấm quyền, thất quyền hoặc vô năng không được hưởng án treo trong thời gian bị cẩm quyền, thất quyền hoặc vô năng, theo (Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992) “ các Điều 131-6 đến Điều 131-11 Bộ luật Hình sự” . Luật sổ 70-643 ngày 17/7/1970 qui định: “ Đương sự có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 3 về mình. Trong bất cứ trường hợp nào cùng không được cap cho người thứ ba” . Luật sổ 75-624 ngày 11/7/1975 qui đinh:” Có thể không ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 3 những hình phạt theo những quy định tại khoản 1 Điều 775-1" (Điều 777-1). về xử lý vi phạm, pháp luật Cộng hòa Pháp quy định như sau: Điều 781 Bộ Luật Tổ tụng hẽnh sự Pháp quy định: Người nào dùng tên giả hoặc một tư cách giả để được cấp bản trích lý lịch tư pháp của một người thứ ba thì bị phạt tiền (Luật sổ 92-1336 ngày 16/12/1992) 50.000 Phờ - răng. Người nào cung cấp những tài liệu không có thật, làm cho hoặc có thể làm cho việc ghi lý lịch tư pháp bị sai thì cũng bị phạt như thế. Luật sổ 80-2 ngày 04/01/1980 qui định: “ Hình phạt nói trên cũng áp dụng đối với người yêu cầu cấp mà được đương sự cấp cho một phần hoặc toàn bộ những điều ghi trong bản chép toàn bộ lý lịch tư pháp nói ở Điều 772-2 của Bộ luật này” . 2. Quy định về Lý lịch tư pháp của Vưong quốc Bỉ 2.1. Quy định pháp luật về LLTP Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Điều tra hình sự Vương Quốc Bỉ: “Lý lịch tư pháp quổc gia trung ương, sau đây gọi là “ Lý lịch tư pháp’' là một hệ thống xử lý tự động đặt dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ bảo đảm việc đăng ký, lun trữ và thay đổi các dữ liệu liên quan đen các quyết định được ban hành trong lĩnh vực hình sự và quổc phòng ” . Khác với Pháp, ở Bỉ, nguồn thông tin lý lịch tư pháp được gửi cho cơ 36
  34. quan lý lịch tư pháp chỉ gồm các thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến cá nhân, không bao gồm thông tin lý lịch tư pháp của pháp nhân. Điều 590 Bộ luật điều tra hình sự Vương quốc Bỉ quy định, đổi với mỗi cá nhân, lý lịch tư pháp lưu trừ các thông tin sau: - Các bản án. quvết định về các tội hình sự rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, các tội vi cảnh Các quyết định tuyên bố tạm đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đình chỉ việc truy cứu. hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc quyết định thay thế việc tạm đình chỉ đơn giản bằng việc dinh chỉ. phù hợp với quy dịnh tại các điều từ Điều 3 đến Điều 6 của Luật ngày 29 tháng 6 năm 1964 quy định về tạm đình chỉ, án treo và đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự; Các quyết dịnh phạt tiền do công tổ viên hoàng gia tuyên phù hợp với quy định tại Điều 65bis Luật dữ liệu ngày 16 tháng 3 năm 1968 về xử phạt vi phạm giao thông; - Các quyết định hủv việc áp dụng hình phạt án treo phù hợp với quy định tại Điều 14 của Luật trên; - Các quyết định giam giữ. tước bò tạm thời hoặc vĩnh viễn quvền tự do và quyết định tái hòa nhập cộnc đồng được áp dụng đối với các đối tượng đặc biệt phù hợp với quy dinh tại Điều 7 và các điều từ Điều 18 đến Điều 20 của Luật ngày 01 tháng 7 năm 1964 về việc đảm bảo an ninh quốc gia đổi với các đối tượng đặc biệt và các dối tượng phạm tội chuyên nghiệp; - Các quyết định áp dụng theo yêu cầu của Chính phủ về việc giam giữ các đổi tượng tái phạm, đối tượng phạm tội chuyên nghiệp và tội phạm tình dục, phù hợp với quy định tại các Điều 22. Điều 23. Điều 23bis, Điều 25bis và Điều 26 của Luật nói trên; - Các quyết định eiam giữ nhũng người bị kết án quy định tại Điều 21 của Luật nói trên và các quyết định bẩt buộc đưa các đổi tượng này quay trở lại nhà 37
  35. - Quyết định tước quyền làm cha, mẹ, quyết dịnh tái hòa nhập, các biện pháp được tuyên đối với trẻ vị thành niên được liệt kê tại Điều 63 Luật ngày 08 tháng 4 năm 1965 liên quan đến bảo vệ thanh niên; tương tự như đối với việc hủy hoặc thay đổi các quyết định do Tòa vị thành niên tuyên tuân theo quy định tại Điều 60 của Luật nói trên; - Các bản án tuyên hủy phù hợp với quy định tại các điều từ Điều 416 đến Điều 442 hoặc từ Điều 443 đến Điều 447bis của Bộ luật này; - Các quvết định công nhận và thi hành được tuvên phù hợp với quy định tại các điều từ Điều 10 đến Điều 14 của Luật đặc biệt ngày 06 tháng 01 năm 1989 về tòa án trọng tài; - Các quyết định giải thích hoặc đính chính bản án: - Các bản án khôi phục quyền được tuyên phù hợp với quy định từ Điều 621 đến Điều 634 của Bộ luật này; - Các quyết định khôi phục quyền được tuyên phù hợp với quy định tại Pháp lệnh ngày 09 tháng 12 năm 1943 về việc khôi phục quyền đối với những người làm nghề hàng hải và về việc chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng đối với một sổ tội phạm hàng hải; - Các quyết định khôi phục phù hợp với quy định của Pháp lệnh ngày 22 tháng 4 năm 1918 về khôi phục quyền đối với quân nhân; - Các quyết định ân xá; - Các quyết định áp dụng hoặc huỷ bỏ việc tha tù có điều kiện; - Các quyết định hình sự được tuyên bời tòa án nước ngoài liên quan đến công dân Bỉ, được thông báo cho Chính phủ Bỉ theo quy định của các điều ước quốc tế cũng như là các biện pháp ân xá, xóa bỏ việc kết án hoặc khôi phục quyền do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tuyên và thông báo cho Chính phủ Bỉ biết. Lý lịch tư pháp đăng ký cả các hình phạt bổ sung và các biện pháp bảo đảm an ninh cũng như án treo được ghi nhận từ các bản án của tòa án. Các bản án đã được đăng ký và đã là đối tượng cùa một quyết định được 38
  36. tuvên sau khi có kháng cáo trong thời hạn kháng cáo đặc biệt hoặc sau khi có bản án mới tuyên thay thế bản án cũ hị huỷ, thì hị xóa khỏi lý lịch tư pháp. 2.2. Cơ quan LL TP ở Bỉ Ở Bỉ. cơ quan lý lịch tư pháp ra đời từ lâu với tên gọi là Viện Lý lịch tư pháp (CCR), tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động của Viện được thiết lập bởi đạo luật ban hành ngày 03 tháng 9 năm 1997 (có hiệu lực vào tháng 9 năm 2001), đó là Bộ luật điều tra hinh sự. Viện Lý lịch tư pháp có trụ sờ ở Brussels, trực thuộc Văn phòng trung ương của Bộ Tư pháp liên bang. Điều 2 Bộ luật điều tra hình sự năm 1997 quy định: “ Hệ thống lý lịch tư pháp trung ương là một hệ thống công nghệ thông tin do Văn phòng Trung ương của Bộ Tư pháp liên bang quản lý. chịu trách nhiệm đăng ký, duy trì và sửa đổi tất cả các dữ liệu có liên quan đến các bản án, quyết định trong lĩnh vực hình sự và quốc phòng” . về cơ bản, Viện lý lịch tư pháp là một công cụ tư pháp nhưng Viện cùng phục vụ chức nâng nghiên cứu khoa học và thống kê, đặc biệt cho Cục tội phạm học của Bộ Tư pháp liên bang. Ở Bỉ, việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thể hiện dưới hình thức “ trích lục lý lịch tư pháp*’. Tùy theo chức năng, quyền hạn, mục đích, yêu cẩu mà trích lục lý lịch tư pháp được cung cấp đầy đủ hoặc không đầy đủ thông tin lý lịch tư pháp (Điều 593 - Điều 597 Bộ luật Điều tra hình sự). Để hảo vệ bí mật thông tin và bí mật đời tư. Điều 601 Bộ luật Điều tra hình sự Vương quốc Bỉ quy định trách nhiệm của các công chức trong việc thu thập, kiểm tra và chuyển đừ liệu: “ Những người mà. trong khi thi hành nhiệm vụ, thực hiện các công việc như thu thập, xử lý hoặc chuyển giao các thông tin theo quy định tại Điều 590 có nghĩa vụ phải giữ bí mật nghề nghiệp. Điều 458 Bộ luật Hình sự có thể được áp dụne đối với họ khi họ vi phạm nghĩa vụ này. Họ phải áp dụng mọi biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật của các thông tin được lưu trữ và phòng chống lại việc hủy hoại, xâm phạm hoặc tiết lộ thông tin cho neười không có quyền được cung cấp. Họ có nghĩa vụ 39
  37. áp dụng mọi biện pháp phù hợp để cài đặt các chương trình phục vụ việc xử lý bàng điện tử các thông tin cũng như là tính hợp lệ của việc áp dụng các chương trình này. Họ giám sát tính hợp lệ của việc chuyển giao các thông tin. Việc xác định nhân thân của bất kỳ người nào thực hiện việc truy cập vào hệ thống lý lịch tư pháp đều được lun trừ trong một hệ thống kiểm sát. Các thông tin này được lưu trữ trong thời hạn 6 tháng". 3. Quy địnb pháp luật của CHLB Đức về LLTP 3.1. Quy định pháp luật về LLTP Ở Đức, Luật về Cơ quan Đãng ký trung ương (BZRG) ngày 18 tháng 3 năm 1971, sửa đổi ngày 21 tháng 9 năm 1984 và sửa đổi ngày 17 tháng 12 năm 2006, quỵ định việc duy trì và quản lý một cơ quan lưu trữ lý lịch trung ương (BZR), có tên gọi là cơ quan Đăng ký liên bang trung ương. Cơ quan này được đặt tại Bom và do Văn phòng Tư pháp liên bang quản lý theo sự lãnh đạo của Bộ Tư pháp liên bang. Theo quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức, phạm vi quản lý lý lịch tư pháp không chỉ bao gồm các thông tin về bản ản hình sự của tòa án mà phạm vi quản lý lý lịch tư pháp còn bao gom thông tin liên quan đến quyết định của cơ quan hành chính và tòa án về vi phạm trong công nghiệp và thương mại; các quyết định của cơ quan công tố hình sự về việc truy tổ đang thực hiện đối với một người nào đó. Theo quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức, nguồn thông tin lý lịch tư pháp được cung cấp cho cơ quan lý lịch tư pháp bao gồm: - Bất cứ sự kết án nào dựa trên pháp luật hnh sự phải được đăng ký tại cơ quan lưu trừ lý lịch trung ương (Bundeszentralregister, gọi tắt là BZR), được quy định tại đoạn 1, đoạn 4 - đoạn 8 Luật về Cơ quan Đăng ký trung ương. Theo quy định tại đoạn 10 Luật về Cơ quan Đăng ký trung ương, các quyết định hành chính liên quan đến lợi ích công cộng phải được đăng ký, đặc biệt là các quyết định chổng lại người nước ngoài, người giữ vũ khí và nhà kinh doanh, những người đã bị tuyên bố chính thức, những người đang bị điều tra do những hành vi sai trái nghiêm trọng hoặc các lý do khác. 40
  38. - Các biện pháp cùa tòa án hình sự liên quan đến thanh niên từ 14 đến 21 tuổi (đoạn 59 Luật về Cơ quan đăng ký trung ương). - Các biện pháp và quyết định liên quan đến các cá nhân làm kinh doanh do các cơ quan hành chính, tòa án hình sự han hành. Ngoài những thông tin ở trên, người bị tình nghi có thể không bị đăng ký bởi vì theo quy định của Hiến pháp, họ có quvền được coi là không có tội cho đến khi nào họ bị kết án. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản cơ quan tư pháp hình sự hoặc thi hành pháp luật lưu giữ lý lịch tư pháp không chính thức của những người bị tình nehi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình và chỉ dùng cho mục đích nội bộ cơ quan tư pháp mà thôi. Các thông tin lưu giữ không chính thức chỉ có thể được cung cấp và sử dụng vì mục đích điều tra hình sự trong khoảng thời hạn theo quy định của Luật về Cơ quan đăng ký trung ương (Bundeszentralregistergesetz, gọi tắt là BZRG). 3.2. Cơ quan LL TP ở CHLB Đức Hiện nay ở Dức có ba cơ quan đăng ký tư pháp được duy trì tại Ca quan Đăng ký liên bang Trung ương, đó là: 3.2.1. Cơ quan đăng ký tội phạm trung ương bao gồm cà đăng ký tội phạm NCTN Cơ quan đăng ký tội phạm trung ương trước hểt là một công cụ quản lý tư pháp hình sự. Mục đích của nó là làm cơ sở cho các quyết định của các cơ quan công tố hình sự và đồng thời phục vụ cho việc chuẩn bị các quy định hành chính cũng như thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học. Đương nhiên, cần phải làm rõ là lý lịch tư pháp không giống với bất kỳ cơ sở dừ liệu cảnh sát nào. Nó phục vụ một mục đích nhẩt định mà trên tất cả nó là một công cụ tư pháp được sử dụng trong xét xử để chứng minh sự phạm tội và để hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp, tương trợ tư pháp. Nội dung chính được dăng ký là các bản án hình sự, các quyết định nhất định cùa cơ quan hành chính và tòa án như cẩm hành nghề hoặc hoạt động thương mại hoặc rút giấy phép tương ứng và các thông báo liên quan đến việc không có năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ Tòa án và cơ quan công quyền nhất 41
  39. định được quy định tên cụ thể trong luật mới có thể có được thông tin đầy đù (không bị giới hạn) đổi với tất cả các nội dung đăng ký được lưu tại cơ quan đăng ký và chỉ phục vụ mục đích nêu rõ trong đạo luật đó. Ngoài Cơ quan Đăng ký tội phạm trung ương, Cơ quan đăng ký tội phạm thanh niên, với tư cách là một cơ quan đăng ký độc lập về mặt pháp lý được đặt tại Cơ quan Đăng ký tội phạm trung ương. Các quyết định dựa trên Đạo luật về Tòa án thanh niên liên quan đến các tội phạm thanh niên được lưu trữ ở cơ quan đăng ký này. Việc cung cấp các thông tin từ Cơ quan đăng ký tội phạm người chưa thành niên là rất hạn chế. Nơi nhận các thông tin đó là các tòa án hình sự, văn phòng công tổ, tòa án giám hộ, tòa án gia đình và cơ quan phúc lợi thanh niên. Các thông tin đăng ký trong Cơ quan Đăng ký tội phạm người chưa thành niên sẽ được loại khỏi Cơ quan đăng ký khi người liên quan đó đến 24 tuối. 3.2.3. Cơ quan Đăng ký trung ương về vi phạm trong công nghiệp và thương m ại Năm 1976, ở Đức thành lập Cơ quan Đăng ký trung ương về vi phạm trong công nghiệp và thương mại thuộc Cơ quan đăng ký liên bang trung ương đê lưu trừ các thông tin vể người đang kinh doanh trên cơ sở các quyêt định của Tòa án, các cơ quan hành chính và các quvết định phạt liên quan đến người đang kinh doanh. Thông qua những thông tin về vi phạm trong công nghiệp và thương mại, cơ quan này giúp cỏ thể loại bỏ những người không đáng tin cậy hoặc không phù hợp khỏi việc thực hiện những nhiệm vụ và chức năng nhất định trong lĩnh vực kinh tế. Thông tin từ Cơ quan đăng ký trung ương các vi phạm trong công nghiệp và thương mại được cung cấp cho những cơ quan có liên quan: các cơ quan hành chính, tòa án, văn phòng công tố, cơ quan cảnh sát và được các cơ quan này sử dụng làm cơ sở cho các quyết định của họ như gia nhập, cho phép, cấp giấy phép. Thông tin đăng ký tại Cơ quan đăng ký trung ương các vi phạm trong 42
  40. công nghiệp và thương mại bị loại bỏ khi quyết định mà thông tin đăng ký dựa vào bị hủy bỏ. Các thông tin đăng ký cũng bị xóa bỏ sau một khoảng thời gian nhất định: đối với thể nhân thời hạn từ 3 đến 5 năm; đối với pháp nhân và tổ chức thời hạn là 20 năm. 3.2.4. Cơ quan đăng ký về thủ tục to tụng đang diễn ra. Cơ quan đăna ký trung ương về quy trình tổ tụng đang diễn ra được thành lập vào năm 1999. Cơ quan nàv cho phép cơ quan công tố khi quyết định khởi tổ vụ án biết được vụ án đó đang bị một cơ quan công tổ khác khởi tố, truy tổ hay không? Các cơ quan công tố hình sự thông báo cho cơ quan đăng ký ngay khi bất đầu thù tục tố tụng với những dừ liệu tối thiểu về việc truy tố đang thực hiện. Các thay đổi và bổ sung đối với thông báo trước về quá trình tố tụng cũng được thông háo. Các cơ quan có quyền yêu cầu cơ quan đăng kv cung cấp thông tin về những vụ án hình sự đang được điều tra ngoài các cơ quan công tổ còn bao gồm dịch vụ phản gián, cơ quan cảnh sát, cơ quan thuế và hải quan. Việc loại bỏ thủ tục tố tụng cũng được thực hiện một cách tự động sau khi hết hạn theo quy định cùa pháp luật hoặc sau khi có thông báo về bản án cuối cùng thuộc thẩm quyền của Cơ quan đãng ký tội phạm trung ương. Ba cơ quan đăng ký được duy trì tại Cơ quan đãng ký liên bang trung ương hoạt động trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại. 3.3. Ghi thông tin về án tích Ở Đức, theo quy định của Luật về Cơ quan đăng ký, các thông tin được đăng ký tại Co quan đăng ký liên bang trung ương không phải là vĩnh viễn mà sau khi hết một khoảng thời gian nhất định, thông tin về một người sẽ không còn bị nêu trong giấy chứng nhận hành vi và sau một khoảng thời gian khác nữa. thường là dài hơn. thông tin về người đó sẽ được xóa khỏi cơ sở dữ liệu đăng ký. Độ dài của khoảng thời gian thường phụ thuộc vào mức độ hình phạt áp dụng. Thời hạn để xóa án tích trên chứng nhận hành vi thường là từ 3 đến 10 năm và để xóa hoàn toàn là từ 5 đến 20 nãm. 43
  41. Người được xóa án được coi là chưa bị kết án. Các thông tin án tích đã được xóa không được tiết lộ, chi duy nhất có một trường hợp ngoại lệ là thông tin này có thể được sử dụng trước khi xóa án chính thức tại BZRG trong trường hợp hoàn toàn vì lợi ích của liên bang (Đoạn 52 BZRG). Ở Đức, theo quy định của Luật về Cơ quan Đăng ký trung ương, thông tin từ cơ quan đăng ký tội phạm trung ương được cung cấp dưới dạng một giấy chứng nhận hành vi hoặc dưới dạng thông tin đầy đủ nhất. Giấy chứng nhận hành vi cá nhân được cấp theo yêu cầu của mỗi người, từ đủ 14 tuổi với nội dung là những gì đã được đăng ký liên quan đến người đó (hạn chế trong phạm vi các thông tin về bản án hình sự với hình phạt tù trên 2 năm). Các cơ quan công quyền có thể cỏ được giấy chứng nhận hành vi liên quan đến một người cụ thể trong phạm vi cần thiết để hoàn thành việc điều tra thuộc thẩm quyền của họ (chứng nhận hành vi chính thức). Chỉ các tòa án và cơ quan công quyền nhất định được quy định tên cụ thể trong luật mới có thể có được thông tin đầy đủ (không bị giới hạn) đối với tất cả các nội dung đăng ký được lưu lại tại cơ quan đăng ký và chỉ phục vụ mục đích được nêu rõ trong đạo luật đó. vấn đề này, những cơ quan cỏ quyền đó trước hết là tòa án và cơ quan công tố nhằm mục đích thi hành công lý và cảnh sát hình sự nhàm mục đích ngăn ngừa và truy tố tội phạm. 4. Quy định về Lý lịch tư pháp của Vương quốc Thụy Điển Khai thác (dữ liệu cá nhân) là hành động hoặc một nhỏm các hành động liên quan đến dữ liệu cá nhân, dù có hoặc không được thực hiện một cách tự động, ví dụ như thu thập, ghi âm, tổ chức, lưu trừ, phóng tác, sửa đổi, phục hồi, tập hợp, sử dụng, tiết lộ qua việc trao đổi, phổ biển, hay nói cách khác làm cho thông tin có thể bị sử dụng, sắp xếp hoặc kết hợp, ngăn chặn, bị xóa hoặc bị huỷ Ngăn chặn (dữ liệu cá nhân) là hành động với mục đích để dữ liệu cá nhân không bị cung cấp cho bên thứ ba trừ những trường hợp theo quy định tại các điều khoản của Chương 2 Đạo luật Tự do báo chí 44
  42. Người nhận là người được cung cấp dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp dữ liệu cá nhân được cung cấp cho một cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong việc giám sát, kiểm soát hoặc kiểm toán trong phạm vi nhiệm vụ của mình, thì cơ quan chính quvền đó không được coi là người nhận. Phạm vi Luật Lý lịch tư pháp của Thụy điển là áp dụng đổi với những người kiểm soát dừ liệu cá nhân được trao quyền tại Thụy Điển. Đạo luật này cũng dược áp dụng đối với trường hợp người kiểm soát dữ liệu cá nhân được trao quvền tại nước thứ ba nhưng sử dụng các thiết bị tại Thụy Điên khi thực hiện việc khai thác dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên không áp dụng đối với trường hợp các thiết bị này chỉ được dùng để truyền tải dữ liệu giữa một nước thứ ba và một nước thứ ba khác. Trong trường hợp quy định tại câu thứ nhất đoạn thứ 2 trên, người kiểm soát dữ liệu cá nhân sẽ chỉ định một bên đại diện và được trao quyền tại Thụy Điển. Những điều khoản áp dụng cho người kiểm soát dữ liệu cá nhân tại Đạo luật này sẽ được áp dụng đối với bên đại diện. Khai thác Dữ liệu cá nhân là hành động hoặc một nhỏm các hành động liên quan đến dữ liệu cá nhân, dù có hoặc không được thực hiện một cách tự động, ví dụ như thu thập, ghi âm, tổ chức, lưu trữ, phóng tác, sửa đổi, phục hồi, tập hợp, sử dụng, tiết lộ qua việc trao đổi, phổ biến, hay nói cách khác làm cho thông tin có thể bị sử dụng, sấp xếp hoặc kết hợp, ngăn chặn, bị xóa hoặc bị huỷ Hưởng tới việc bảo vệ cá nhân đối với việc xâm phạm quyền cá nhân khi khai thác dữ liệu cá nhân. ไาในุy Điển có riêng Đạo luật về dữ liệu cá nhân ban hành ngày 29 tháng 4 năm 1998. Đạo luật này quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc khai thác, sử dụng dừ liệu cá nhân và chể tài áp dụng trong trường hợp vi phạm. Mục 49 Đạo luật dữ liệu cá nhân quy định:“ Một người do cổ tình hav vô ý mà: a) Cung cấp những thông tin không đúng sự thật cho đối tượng dữ liệu cá nhân theo quy định tại Đạo luật này, hoặc trong thông báo cho cơ quan giám sát 45
  43. theo quy định tại Mục 36, hoặc tại Mục 43 khi cơ quan giám sát yêu cầu cung cấp thông tin, b) Khai thác dữ liệu cá nhân vi phạm các quy định tại Mục 13 đến Mục c) Chuyển giao dữ liệu cá nhân cho bên thử ba vi phạm các quy định tại Mục 33 đển Mục 35, hoặc d) Bò sót việc nộp thông báo theo quy định tại Mục 36. đoạn thứ nhất, hoặc theo những quy định được ban hành theo Mục 41, sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù nhiều nhất là 6 tháng, hoặc nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị phạt tù nhiều nhất là 2 năm. Hình phạt sẽ không áp dụng cho những trường hợp có lỗi nhẹ. Người vi phạm trong trường hợp không thực hiện theo quy định tại Mục 44 hoặc Mục 45, đoạn thứ nhất, sẽ không bị phạt với nội dung trách nhiệm tuân thủ theo Đạo luật này” . Nhìn chung, qua nghiên cứu pháp luật một số nước về lý lịch tư pháp, lý lịch tư pháp đã khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư pháp và quản lý hành chính nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ của công dân theo đúng pháp luật. Thiết chế lý lịch tư pháp không thể thiếu đối với nền tư pháp dân chủ và công bàng. Tuy nhiên, không phải quổc gia nào cũng có đạo luật riêng quy định về lý lịch tư pháp mà chủ yếu quy định tại các đạo luật liên quan: Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật điều tra hình sự, Đạo luật dữ liệu cá nhân. 5. Quy địnb về lý lịch tư pháp của Nhật Bản Lý lịch tư pháp là lý lịch phạm tội của từng cá nhân, ghi nhận các phán quyết xác định có tội do Tòa án ณyên đối với người đó (các tiền án). Lý lịch tư pháp là tư liệu quan trọng không thể thiếu giúp cho quá trình kiểm sát và xét xử được chính xác. Mục đích của lý lịch tư pháp được quy định rõ trong Luật Hình sự. Luật Tố tụng hình sự và Luật Ân xá của Nhật Bản, nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án của các cơ quan tư pháp. Cá nhân không có quvền yêu 46
  44. câu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trong một sổ trườn e hợp đặc biệt, luật sư cũng có quyền yêu cẩu cune cấp lý lịch tư pháp nhưng chỉ được sử dụng trong quá trình tố tụng. Quy định mang tính hạn chế này xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm bí mật đời tư của công dân. Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng quản lý lý lịch tư pháp tại Nhật Bản. Hệ thống Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát tối cao (Supreme Procuracy), Viện kiểm sát vùng (High Procuracv). Viện kiểm sát địa phương (tỉnh) và Viện kiêm sát khu vực (Summary Procuracy). Lý lịch tư pháp của người có hộ tịch tại Nhật Bản được quản lý tại Viện kiểm sát địa phương, nơi đương sự có hộ tịch gốc1. Trong trường hợp đương sự chuvển hộ tịch thì nơi quản lv lý lịch tư pháp sẽ dược thay đổi theo. Viện kiểm sát thành phố Tokvo (cấp tỉnh) là nơi quản lý lý lịch tư pháp của những người không có hộ tịch gốc tại Nhật Bản hoặc có hộ tịch gốc không rõ ràng và người nước ngoài. Ngoài việc quản lý lý lịch tư pháp cùa cá nhân, thì Viện kiểm sát địa phương còn quản lý cả lý lịch tư pháp của các pháp nhân có đãng ký kinh doanh. Ngoài việc quản lý lý lịch tư pháp thuộc hệ thống Viện kiểm sát nói trên, ủ y ban hành chính thành phố, thị xã (là dơn vị hành chính thuộc cấp tỉnh) cũng quản lý một số thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp cùa người phạm tội. Những thông tin này được gọi là "Danh sách người phạm tội” . Danh sách này được xây dựng trên cơ sở các thông háo liên quan đến tiền án của người phạm tội do Viện kiểm sát gửi tới. Việc quản lý Danh sách người phạm tội tại ủ y ban hành chính thành phố. thị xã nhằm mục đích thực hiện công tác hành chính như chứng minh căn cước hoặc biên soạn danh sách cử tri, cho phép hoặc xỏa bỏ đăng ký kinh doanh Giống như quản lý lý lịch tư pháp của Viện kiểm sáu ủ y ban hành chính thành phố. thị xã. nơi quản lý Danh sách người phạm tội cũng không cung cấp các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp cho cá nhân nhàm đảm bảo quyền giữ bí mật đời tư của công dân. Cơ chế cung cấp và cập nhật các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp tại 1 Tại Nhật Bàn. hộ tịch cốc cùa một người căn cứ vào nơi sinh cùa người đó. Trong trường hợp một người chuyền nơi cư trú, thì hộ tịch cũng có thề thav đổi - chuyển đến nơi cư trú mới. 47
  45. Nhật Bản cũng được quy định cụ thể. Sau khi Tòa án tuyên án (đã có hiệu lực pháp luật), Viện kiểm sát tương ứng với Tòa án đã tuyên bản án có trách nhiệm gửi thông báo bang vãn bản cho Sở Cảnh sát (đã chuyển vụ án), Viện kiểm sát địa phương và ủ y ban hành chính thành phổ, thị xã nơi đương sự có hộ tịch gốc về kết quả xét xử của Tòa án. Thông báo này bao gồm khoản mục về cãn cước của đương sự như “ họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ tịch gốc” và khoản mục về phán quyết xác định có tội gồm “ ngày tuvên án. ngày có hiệu lực, Tòa án đã tuyên, tội danh, loại hình phạt, tình trạng thi hành án ” . Căn cứ vào những khoản mục về căn cước của đương sự trong Giấy thông báo, Viện kiểm sát sẽ cập nhật những thông tin về tiền án mới (đổi với những người đã có tiền án) hoặc tiến hành lập lý lịch tư pháp mới của đương sự (đối với những trường hợp chưa có lý lịch tư pháp). 6. Quy định về lý lịch tư pháp của Họp chủng quốc Hoa Kỳ Vấn đề quản lý hệ thống dừ liệu và phạm vi cung cấp lý lịch tư pháp cũng đang là vấn đề hiện gây tranh cãi tại Hoa Kỳ, đặc biệt là trong quan hệ với vấn đề cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động. Theo luật về các quyền dân sự của Liên bang cũng như các bang tại Hoa Kỳ quy định cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với những người đã bị kết án hình sự và đã chấp hành hình phạt. Từ quy định của luật liên bang, hầu hết các bang đều ban hành các đạo luật nhằm cụ thể hoá quy định về cẩm phân biệt đối xử này trong đó hạn chế việc các cá nhân, tổ chức kiểm tra lý lịch tư pháp của một người. Hiện nay, nhất là trong quá trình tuyển chọn lao động làm việc trong các ngành dịch vụ đặc thù. nhu cầu kiểm tra lý lịch tư pháp ngày càng gia tăng và những tổ chức tuyển dụng lao động đã có những kiển nghị với Quổc hội liên bang cũng như Quổc hội của các bang mở rộng hom nữa quyền của các tổ chức này trong việc kiểm tra lý lịch tư pháp của người lao động. Trong bôi cảnh đó, vấn đề quản lý và cấp lý lịch tư pháp như thế nào cũng đang là vấn đề đặt ra cho các nhà lập pháp Mỹ. Dưới đây chúng ta tìm hiểu một số nội dung chính có liên quan đến quản lý và cấp lý lịch tư pháp, đó là: các cơ sở dừ liệu về lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý cơ sờ dừ liệu và vấn đề tiếp cận đổi 48
  46. với hệ thống cơ sở dừ liệu này. Hoa Kỳ không có một vãn bản pháp lý riêng quy định về việc tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý và cấp lý lịch tư pháp của các cá nhân. Tuy nhiên, nểu nhìn vào bản chất của cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là nơi lưu trữ các thông tin có liên quan đến tình trạng pháp lý, các chế tài, hình phạt, biện pháp pháp lý đã áp dụng với một cá nhân thì chúng ta cũng có thể thấy ở Hoa Kỳ hệ thống các dữ liệu này cũng khá phong phú. Do đặc điểm của quốc gia liên bang, các "kho" dữ liệu về lý lịch tư pháp của công dân Mỹ cũng được luru trữ ở cả các cơ sở dừ liệu của liên bang cũng như các cơ sở dừ liệu của từng bang. Ngoài ra, căn cứ theo quy định của các đạo luật liên quan đến tư do thông tin công cộng của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức tư nhân cũng đã tập hợp những thông tin công khai của chính quyền và xây dựng những hệ cơ sở dữ liệu thông tin của riêng mình nhầm mục đích cung cấp cho những người có nhu cầu. (ỉ), Cấp độ liên bang: - Hệ thong tàng thư căn cước tội phạm của Cục điểu tra liên bang Mỹ FBI. Có thể thấy cơ sở dữ liệu quan trọng nhất chứa đụng lý lịch tư pháp của các cá nhân là hệ thống thông tin tội phạm của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI. Hệ thống này sử dụng phương pháp lưu trữ các tàng thư căn cước của tội phạm. Đây là một trong những hệ cơ sở dữ liệu nằm trong hệ thống dừ liệu điện tử chính thống của liên bang. Việc sử dụng vân tay để xác định công dân đã lần đầu tiên được áp dụng tại Mỹ từ năm 1902. Từ việc lưu trữ các đấu vân tay của công dân, các nhà tù của Hoa Kỳ đã sử dụng đặc điểm không thể trùng lắp của hệ thong này để xác định tội phạm. Vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, ngày càng nhiều các cơ quan cảnh sát địa phương ở Mỹ sử dụng hệ thống tàng thư căn cước này để xác định tội phạm và để quản lý thống nhất vào một đầu moi, ngày 1/07/1921 Quốc Hội liên bang Hoa Kỳ đã ban hành một đạo luật thiết lập Phòng quản lý căn cước trực 49
  47. thuộc Cục Điều tra liên bang M ỹ FBI với chức năng thống nhất lưu trừ các hồ sơ căn cước tội phạm. Năm 1933, ủ y ban về các dịch vụ dân sự Hoa Kỳ (nay là Văn phòng quản lý nhân sự liên bang) đã giao thêm cho Phòng quản lý căn cước của FBI nhiệm vụ quản lý hơn 140.000 hồ sơ căn cước của công chức phục vụ cho bộ máy chính quyền liên bang và bang. Đến năm 1992, Phòng căn cước đã được tái thiểt lập lại với tên gọi mới là Phòng về các dịch vụ thông tin tội phạm tư pháp ( Criminal Justice Information - CJIS). Phòng CJIS hiện có hai chức năng chính là duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về tội phạm (bao gồm cả các lệnh truy nã, các quyết định bắt giam, thi hành hình phạt, các quyết định phóng thích phạm nhân) và cung cấp dịch vụ có liên quan đến kiểm tra, xác định tội phạm và lý lịch tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền của liên bang, các bang và các các cá nhân được quyền tiếp cận hệ thống thông tin này theo quy định của pháp luật. Hệ thống tàng thư căn cước này lưu trữ đển hem 41 triệu thông tin liên quan đến tội phạm, và hàng ngày có trung bình có khoảng 7.000 thông tin được cập nhật mới. Trước tiên, có thể thấy ràng mục đích sử dụng của hệ cơ sở dừ liệu này trước hết là nhằm phục vụ cho các công việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm của Cục điều tra liên bang. Do vậy, các thông tin trong dữ liệu cũng được lưu trữ dưới các tiêu chí nhằm phục vụ cho các ca quan điều tra, công tố của chính quyền là chính, việc sử dụng hệ cơ sở dữ liệu vào mục đích kiểm tra và cấp lý lịch tư pháp hình sự của một cá nhân chỉ là mục đích thứ yếu. - Hệ cơ sở dữ liệu của ngành tư pháp Hầu hết các Tòa án liên bang M ỹ đã tiến hành tin học hoá và các bản án, các thống kê về tội phạm được đưa lên trên trang web của các tòa án này, trừ những trường hợp đặc biệt không công khai. Đây cũng là một nguồn cơ sở dữ liệu có lưu trữ các thông tin liên quan đến các chế tài, hình phạt và biện pháp pháp lý của một cá nhân do Tòa án tuyên và cũng có thể được sử dụng vào mục đích kiểm tra về lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, các vụ việc do Tòa án liên bang xét xử chủ yếu là những vụ việc hình sự đặc biệt nghiêm trọng như giết người, buôn bán ma tuý, tội phạm có tổ chức và theo thống kê chỉ chiếm 10% tổng số tội phạm trên phạm vi toàn nước Mỹ hàng năm. 50
  48. (น), cấp độ bang - Hệ thống cơ sở dữ liệu về tội phạm của bang Hiện nay, tại Hoa Kỳ hầu hết các bang (trừ bang California đã có hệ cơ sở dừ liệu về tội phạm trong phạm vi lãnh thổ của bang mình được cập nhật trong từng năm dựa trên các phán quyết đã được tuyên bởi tòa án bang. Hệ thống dữ liệu này là công khai và mọi người đều cỏ thể tiếp cận theo luật về tự do thông tin. Tất nhiên, mục đích của hệ cơ sở dữ liệu này cũng không phải là để quản lý và cấp lý lịch tư pháp cho những tổ chức, cá nhân có yêu cầu mà là nhằm mục đích - Hệ thong lưu trữ cùa các Tỏa án cấp bang Hầu hết các tòa án bang đều có các ghi chép và lưu trữ các thông tin có liên quan đến lý lịch tư pháp, không chỉ trong lĩnh vực hình sự mà còn cả trong các lĩnh vực khác như: các chế tài xử phạt đối với các tội vi phạm giao thông, việc thay đổi họ tên, quyết định ly hôn, vấn đề phá sản Hệ thống tài liệu này được lưu trữ dưới các hình thức như: tập bicn bản làm việc của Tòa án (minute book), tập ghi chép các hoạt động (Register o f action), tập thông tin về phán quyết (judgment book) và tập các án lệ (case files). Ngoài các hệ cơ sở dừ liệu chính nói trên, còn có các cơ sở dữ liệu khác cũng lưu trữ các thông tin về lý lịch tư pháp như: cơ sờ dữ liệu của cơ quan lưu trừ liên bang và các bane cùa Hoa Kỳ, cơ sờ dữ liệu do các tổ chức tư nhân tự xây đựng dựa trên các hệ cơ sở dừ liệu cho phép tiếp cập công khai (các cơ sở dữ liệu tội phạm của bang, các cơ sờ dừ liệu về án lệ của tòa án). Theo luật của Hoa Kỳ, các dữ liệu công và các tài liệu khác do các cơ quan Nhà nước ghi lại sau một thời gian nhất định đều phải đưa vào hệ thống lưu trữ của liên bang cũng như của các bang. Do vậy, hệ cơ sở dữ liệu của cơ quan lưu trữ rất phát triển, lun trừ các thông tin đa dạng từ các quyết định hành chính đến cả quyết định của các cơ quan tư pháp. Các hệ cơ sở dữ liệu của các tổ chức tư nhân cũng ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu thône, tin của các cá nhân, tổ chức vì nhiều mục đích khác nhau. 51
  49. Phạm vi lưu trữ thông tin của các cơ sở dừ liệu có liên quan đến lý lịch tư pháp. Qua nghiên cứu, có thể thấy các cơ sở dữ liệu có liên quan đến lý lịch tư pháp ở Hoa Kỳ có phạm vi lưu trữ thông tin khá rộng. - Đối với "kho" dữ liệu lớn nhất là hệ thổng tàng thư căn cước của FBI thì ngoài việc lưu trữ về án tính còn lưu trừ cả các thông tin khác như: các lệnh bat. lệnh truy nã và cả những thông tin liên quan đến các biện pháp xử lý của Tòa án áp dụng đối với các hành vi chưa được coi là tội phạm hình sự như: xử lý các đối tượng gây rối trật tự công cộng, phạt do vi phạm luật lệ giao thông.V.V Tóm lại, hệ thống của FBI lưu trữ tất cả những thông tin mà họ thu thập được liên quan đến việc vi phạm pháp luật của các cá nhân để phục vụ cho công tác điều tra khám phá tội phạm. Gần đây, kho dữ liệu về tàng thư căn cước của FBI đã chia làm hai thư mục riêng: một thư mục chuyên lưu trữ các thông tin về án tích phục vụ cho mục đích kiểm tra lý lịch tư pháp và một thư mục là các thông tin liên quan đến tội phạm (lệnh bắt, truy nã, các thông báo tội phạm ) phục vụ cho mục đích điều tra khám phá tội phạm. Đối với các hệ thống lưu trữ của cơ quan Tòa án thì có thể tìm thấy ở đây hầu hết các quyết định của Tòa án, từ quyết định phạt tước băng lái xe, phạt lao động công ích do gây rối trật tự công cộng đến các án hình sự nghiêm trọng như tử hình. Vấn đề tiếp cận đối với các cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về lý lịch tư pháp Các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp của một người là vấn đề khá nhậy cảm. Ở Hoa Kỳ, giải quyết vấn đề này còn phải giải quyết moi quan hệ giữa hai loại quyền: quyền được tiếp cận các hệ dữ liệu công cộng của quốc gia và quyền giữ bí mật riêng tư. cấm phân biệt đổi xử đổi với những người đã phải chịu các hình phạt của tòa án. Tiếp cận với hệ cơ sở dữ liệu tàng thư căn cước tội phạm của FBI: việc tiếp cận với cơ sở dữ liệu của FBI được quy định khá chặt chẽ. Các thông tin này 52
  50. hầu hết chỉ được cung cap cho các cơ quan tư pháp có thẩm quyền (như cơ quan điều tra. tòa án) và cho chính những cá nhân có yêu cầu kiểm tra lý lịch tư pháp của bản thân. Quy định này nhằm tránh việc phân biệt đổi xử đổi với những người đã từng có án tích, đặc biệt trong việc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, mỗi bang của Hoa Kỳ cũng ban hành những luật riêng quy định một số loại đổi tượng nhất định khác được tiếp cận vào hệ thống thông tin này vì mục đích tuyển dụng lao động. Ví dụ như tại bang New-York. một số ngành nhất định khi tiến hành tuyển dụng lao động có thể tiếp cận hệ thống này để kiểm tra nhân thân của neười xin việc làm như: dịch vụ công cộng (thuộc Nhà nước); chăm sóc trẻ em và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà; có tổ chức tài chính và các bảo tàng; làm việc tại trường học và lái xe chuvên chở học sinh tới trường. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này, khi tiến hành tuyển đụng thì các nhà tuyển dụng phải thông báo rõ ràng những trường hợp người phạm tội nào thì không được tuyển dụng cho người lao động được biết. Hiện nay, FBI đã hoàn thiện hệ thống truy cập điện tử vào hệ thong tàng thư căn cước có tên gọi Intergarated Automated Fingerprint Identification System (IAFIS) khá hiện đại giúp quá trình tìm kiểm và truy xuất thông tin về lý lịch tư pháp được thực hiện một cách nhanh chóng. Chi phí cho việc lấy thông tin lý lịch tư pháp khoảng 24 đô la Mỹ cho một bản kiểm tra lý lịch tư pháp. Tiếp cận với cơ sờ dữ liệu tội phạm của các bang, cơ sở dữ liệu của ngành tư pháp và các cơ sở dữ liệu của cơ quan lưu trữ. của các tổ chức tư nhân: Như trên đã phân tích, các tổ chức tư nhân, các nhà tuyển dụng tư nhân ở Hoa Kỳ không được phép sử dụng hệ thống tàng thư cân cước của FBI để kiểm tra nhân thân của các cá nhân nhằm đảm bảo thực hiện quy định về cấm phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các tổ chức này vẫn có thể kiểm tra lý lịch tư pháp thông qua các kênh khác. Đạo luật về thông báo độ tin cậy (Fair Credit Reporting Act - FCRA) được Quốc Hội Liên bang Mỹ ban hành năm 1998, sửa đổi ngày 7/1/2002 cho phép thành lập các tổ chức tư nhân làm dịch vụ thông báo thông tin về độ tin cậy của cá nhân (Creadit Reporting Agencies). Các tổ chức này được phép làm dịch vụ cho khách hàng (chu yếu là các nhà tuyển dụng lao động, các ngân hàng ) để 53
  51. cung cấp thông tin liên quan đến những người lao động và khách hàng. Trong trường hợp không tiếp cận được hệ thống tàng thư căn cước của FBI, các tổ chức này sẽ tổ chức tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau như: cơ sở dữ liệu tội phạm của của bang (là công khai), cơ sở dữ liệu về án lệ của tòa án và thậm chí tự xây dựng một cơ sở dữ liệu cho riêng mình để thực hiện mục đích này. Ngoài ra, để đảm bảo quyền của những lao động, đạo luật FCRA cũng quy định các tổ chức cung cấp thông tin chỉ được cung cấp các thông tin tối đa trong thời hạn 7 năm tính từ thời điểm hiện tại. Một sổ bang còn có quy định that chặt hơn ví dụ như chỉ cho phép cung cấp thông tin đổi với những án tích hình sự. không được cung cấp các thông tin liên quan đến các án tính phi hình sự (ở Hoa Kỳ Tòa án phán xử cả các bản án hình sự lần những vi phạm mà ở Việt Nam coi đó là vi phạm hành chính, chưa đen mức xử lý hình sự như: gây rối trật tự công cộng, vi phạm luật giao thông ). Hiện nay, dựa vào các quy định của đạo luật về tự do thông tin của Liên bang (The Freedom o f information Act 5 บ .s.c. § 552), Các to chức dịch vụ này ngày càng gây sức ép yêu cầu Quốc Hội phải mở rộng quyền truy cập vào hệ thống tàng thư căn cước của FBI nhưng hiện tại Quốc Hội vẫn chưa cho phép. Ngược lại, các tổ chức bảo vệ người lao động thì gửi rất nhiều yêu cầu cho Ọuốc Hội đề nghị hạn chế thẩm quyền của các Tổ chức thông tin về độ tin cậy của cá nhân vì theo họ các tổ chức này đã lạm dụng thẩm quyền, có nhiều báo cáo thiếu độ chuẩn xác và vi phạm pháp luật gửi cho các đơn vị tuyển dụng lao động dẫn đến sự đối xử bất bình đẳng trong lĩnh vực tuyển dụng lao động. 7. Quy định về Lý lịch tư pháp của Vương quốc Anh Vương quốc Liên hiệp Anh (United Kingdom o f Great Britain- sau đây gọi tắt là nước Anh) bao gồm 3 quốc gia trên đảo Anh, các đảo tự trị chung quanh, các lãnh thổ tự trị. Khác với Hoa Kỳ, vấn đề quản lý và cấp lý lịch tư pháp hình sự (criminal record) là một vấn đề được quan tâm và Luật cảnh sát năm 1997 (Police Act 1997) của nước Anh đã dành hẳn Phần V để quy định vấn đề này. Phan V của đạo luật về cảnh sát gồm có 15 mục (từ Mục 112 đen Mục 127) quy định khá chi tiết về các vấn đề liên quan đến quản lý và cấp lý lịch tư 54
  52. pháp từ đối tượng được cấp. cơ quan quản lý hồ sơ dển các loại Phiếu lý lịch tư pháp khác nhau cấp cho đưung sự. Cơ quan quàn lý, cơ sở dữ liệu: Bộ Ngoại giao (The Secretary o f State) là cơ quan được giao quản lý và cấp lý lịch tư pháp tại Anh. Giúp việc cho Bộ Ngoại giao có hai cơ quan trung ương quản lý: - Văn phòng về lý lịch tư pháp hình sự của Scotland. Văn phòng này được thành lập năm 1960 với nhiệm vụ quản lý và cung cấp các thông tin về lý lịch tư pháp cho cảnh sát Scotland và cộng đồng nham trợ giúp cho hoạt động ngăn ngừa và phát hiện tội phạm, nâng cao an toàn côna cộng. Văn phòng này sẽ cấp lý lịch tư pháp cho công dân của Scoland. Văn phòng của Scoland hiện quản lý hệ thống tàng thư căn cước của Scotland và làm đầu moi cho Hệ thống liên kết thông tin tội phạm của Scoland (The Integration o f Scottish Criminal Justice Information Systems- 1SCJIS). - Cục lý lịch tư pháp hình sự (The Crimial Record Bureau - CRB) được thành lập trên cơ sở của Luật cảnh sát 1997. Cục cung cấp thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp hình sự của các cá nhân cư trú tại Vương quốc Liên hiệp Anh trừ Scotland. Phiếu lý lịch tư pháp do Cục cấp do cũng thừa ủy quyền của Bộ Ngoại giao. Phạm vi thông tin lưu trữ: Cơ sở dữ liệu chứa đựng các thông tin về lý lịch tư pháp là hệ thống máy tính của cảnh sát Ọuốc gia (The Police National Computer - PNC). Hệ thống này chỉ lưu trữ các thông tin về những tội hình sự mà không lưu trữ các thông tin phi hình sự (chẳng hạn các vi phạm về luật giao thông không được ghi nhận trong hệ thống này). về nguyên tắc, các tội danh được lưu trừ trong hệ thống Máy tính cảnh sát quốc gia trong thời hạn 10 năm nếu người phạm tội không phạm tội mới trong thời gian đó. Đối với biện pháp phạt cảnh cáo, thời hạn này là 5 năm. Theo quy định của Luật dữ liệu quốc gia và hướng dần cùa Hiệp hội cảnh sát trưởng (ACPO), hết thời hạn trên các án tính sẽ được xóa khỏi hệ thống Máy tính cảnh sát quốc gia (PNC) trừ trường hợp: 55
  53. - Có nhiều hom hoặc bàng ba tội của cùng một đổi tượng. Trong trường hợp này thì dữ liệu sẽ được lưu trữ trong vòng 20 năm. - Chịu án phạt tù (kể cả án treo) từ 6 tháng trở lên. Trong trường hợp này dừ liệu sẽ được lưu trữ suốt đời của người đó. - Liên quan đến các tội danh quấy rối tình dục; buôn bán, tàng trữ ma tuý; tội phạm sử dụng thuốc độc bảng A. Trường hợp này dữ liệu cũng được lưu trừ suốt đời của người phạm tội. - BỊ phát hiện là không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (bị điên, tâm thần) và phải chịu hình phạt chừa bệnh bắt buộc theo quy định cùa Luật về sức khoẻ tâm than (Mental Health Act), dữ liệu cũng được lưu giữ suốt đời. - Phạm các tội liên quan đến trẻ em và những đối tượng dễ bị tổn thưcmg khác mà lỗi là cổ ý, thì dữ liệu cũng được lưu giữ suốt đời. Vẩn để tiếp cận đối với các cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về lý lịch tư pháp. Theo Phần V Luật về cảnh sát 1997 thì về nguyên tắc, các cá nhân được tiếp cận và đề nghị Cục Lý lịch tư pháp hoặc Văn phòng về lý lịch tư pháp Scoland cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Các tổ chức cũng có thể tiếp cận và đề nghị cấp các Phiếu lý lịch tư pháp nếu được đương sự cho phép. Có 3 loại Phiếu lý lịch tư pháp với 3 cấp độ khác nhau: - Loại Phiếu số 1: Phiếu về các tội hình sự đã bị kết án (Criminal conviction certificate) trong đó ghi nhận các tội hình sự của đương sự đã bị kết án. Phiếu này không ghi các tội đã được xóa án tích theo quy định của Luật về Tái hòa nhập cộng đồng của tội phạm năm 1974 (Rehabilitation o f Offenders Act 1974). Loại phiếu này được cấp cho bất cử cá nhân nào nộp đơn vào được gọi là Phiếu cơ bản (Basic Disclosures). - Loại Phiếu số 2: Phiếu lý lịch tư pháp hình sự (Criminal Record Certificate) ghi nhận bất cứ tội hình sự nào của đương sự, kể cả các tội đã được xóa án tính cũng như hình phạt cảnh cáo. Loại phiếu này cũng được cấp cho bất cứ công dân nào nộp đơn và khác so với việc xin cấp loại phiếu số 1 là người này 56
  54. phải nộp kèm theo bản tuyên bố của tổ chức, người đã yêu cầu đương sự trình Phiếu thứ 2 rằng sử dụng Phiếu này vào mục dích phục vụ cho việc loại trừ người không đủ điều kiện (chắng hạn như phạm một số tội quy định không cho phép tiếp tục hành một sổ nghề nhất định). Loại phiếu này được gọi với tên gọi là Phiếu nền (Standard Disclosures). - Loại Phiếu thứ 3: Phiếu lý lịch tư pháp nâng cao (Enhanced criminal record certificates - còn được gọi tắt là Enhanced Disclosures - Phiếu nâng cao) là loại Phiếu ghi nhận các thông tin gồm: tất cả các thông tin về án tính và hình phạt cảnh cáo; bất cứ thông tin khác có liên quan đến mục đích của việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp này, kể cả ý kiến của Cơ quan lý lịch tư pháp về tính phù hợp giữa nhân thân của người được cấp lý lịch tư pháp và vị trí anh ta đang xin làm (trong trường hợp tuyển dụng lao động). Có khá nhiều diều kiện đặt ra đối với người nộp đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch lư pháp nâng cao này. Theo quy định của Mục 115 của Luật về cảnh sát 1997, người nộp đơn đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp nâng cao phải nộp kèm đơn vãn bản của người đã yêu cầu họ trình phiếu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ việc loại trừ trong các trường hợp sau: a. Xin việc vào vị trí liên qua đến chăm sóc, giáo dục, quản lý người vị thành niên. Trong một sổ trường hợp đặc biệt theo quy định của Văn phòng Nhà nước, một sổ vị trí liên quan đển chăm sóc người trên 18 tuổi (ở trường hợp này thường là những người tàn tật, người già) cũng phải kiểm tra lý lịch tư pháp nâng cao để đảm bảo tránh hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra; b. Cấp các chứng chỉ, giấy phép kinh doanh theo luật về đánh bạc 1968 (Gaming Act 1968); c. Đăng ký hoặc chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ sổ hoặc các trò vui chơi có thưởng khác theo quy định của Luật về x ổ số và vui chơi có thưởng 1976 (Lotteries and Amusement Act 1976); d. Cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Mục 5 và Mục 6 của Luật xổ số quốc gia năm 1993 liên quan đến việc điều hành và quảng bá xổ số; đ. Đăng ký hành nehề chăm sóc trẻ em tại nhà; 57