Tập bài giảng dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng

ppt 139 trang vanle 2330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttap_bai_giang_danh_cho_hoc_vien_lop_boi_duong_ket_nap_dang.ppt

Nội dung text: Tập bài giảng dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng

  1. TẬP BÀI GIẢNG Dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng
  2. BÀI 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  3. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Gần 8 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, là lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất và những bài học kinh nghiệm quý báu như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: là cả một pho lịch sử bằng vàng. Vì vậy, học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi chúng ta.
  4. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
  5. 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Thùc d©n Ph¸p x©m lîc níc ta n¨m 1858, chóng thi hµnh chÝnh s¸ch cai trÞ thùc d©n tµn b¹o trªn c¸c lÜnh vùc chñ yÕu sau: • VÒ chÝnh trÞ, thùc d©n Ph¸p trùc tiÕp n¾m gi÷ c¸c chøc vô chñ chèt trong bé m¸y nhµ níc, thi hµnh chÝnh s¸ch cai trÞ chuyªn chÕ. Sù cÊu kÕt gi÷a chñ nghÜa ®Õ quèc vµ phong kiÕn tay sai lµ ®Æc trng cña chÕ ®é thuéc ®Þa. • VÒ kinh tÕ, thùc d©n Ph¸p bãc lét tµn b¹o nh©n d©n ta, thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®éc quyÒn, k×m h·m sù ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ ®éc lËp cña níc ta. Chóng ®Æt ra hµng tr¨m thø thuÕ v« lý, v« nh©n ®¹o, t¨ng c- êng v¬ vÐt tµi nguyªn vµ bãc lét nÆng nÒ, lµm cho nh©n d©n ta, bÞ bÇn cïng, nÒn kinh tÕ bÞ quÌ quÆt, lÖ thuéc vµo kinh tÕ Ph¸p. • VÒ v¨n ho¸ - x· héi, chóng thùc hiÖn chÝnh s¸ch ngu d©n, khuyÕn khÝch v¨n ho¸ n« dÞch, sïng Ph¸p nh»m k×m h·m nh©n d©n ta trong vßng t¨m tèi, dèt n¸t, l¹c hËu, phôc tïng sù cai trÞ cña chóng. Yªu cÇu cña x· héi ViÖt Nam lóc nµy lµ ®Êu tranh giµnh ®éc lËp d©n téc ph¶i g¾n chÆt víi ®Êu tranh ®ßi quyÒn d©n sinh, d©n chñ.
  6. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời • Trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài và gian khổ, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930 hàng trăm phong trào và các cuộc khởi nghĩa oanh liệt nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như phong trào Cần Vương; phong trào Đông Du, Đông Kinh -Nghĩa Thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học lãnh đạo. • Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đó là do những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm lối ra, thoát khỏi cuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.
  7. 3. Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam • Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. vừa lao động, vừa học tập, quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ) và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. • Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra và thắng lợi đã ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn ái Quốc . • Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu. Người đã hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc.
  8. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam • Tháng 12-1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927).chuẩn bị mọi mặt để thành lập Đảng. • Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động phát triển mạnh mẽ đã xuất hiện các tổ chức cộng sản: - Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập ở Bắc Kỳ. - Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập ở Nam Kỳ. - Ngày 01/1/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ.
  9. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam • Do yêu cầu bức thiết cần có một đảng thống nhất, từ ngày 3 đến 7-2- 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng • Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. • Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Sự ra đời của Đảng ta gắn liền với tên tuổi Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta.
  10. II. NHỮNG THÀNH TỰU VẺ VANG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám (1945) Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng, trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh, qua ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936- 1939, 1939-1945) Đảng ta lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  11. 2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946) Ngay khi mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với ba thứ giặc hung dữ: giặc đói; giặc dốt và giặc ngoại xâm. Đảng ta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm, củng cố, giữ vững chính quyển, đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. b) Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) Thực dân pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đêm ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  12. • Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. • Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân. • ýnghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến đã sáng tỏ chân lý “Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác-Lênin để giành độc lập và dân chủ, thì có đủ lực lượng để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược”
  13. 3. Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược- đánh thắng đế quốc Mỹ(1954 - 1975) Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. • Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 và thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chién chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH. • Thắng lợi oanh liệt Mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
  14. 4. Đảng lãnh đạo công cuộc XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (từ năm 1975 đến nay) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm (1975 – 1985), cách mạng Việt Nam đã vượt qua những khó khăn trở ngại, thu được những thành tựu quan trọng. • Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích rõ những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết điểm chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và Nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995. Đại hội đưa ra quan niệm tổng quát nhất về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phương hướng cơ bản để xây dựng xã hội đó; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  15. Đảng lãnh đạo công cuộc XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (từ năm 1975 đến nay) • Đại hội VIII Đảng (22-6 đến 1-7-1996) của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội"2 và đề ra nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2000 là: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào thế kỷ XXI1. • Đại hội IX của Đảng (4-2001) đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và khẳng định, trong 5 năm 1996-2000 toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng.
  16. Đảng lãnh đạo công cuộc XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (từ năm 1975 đến nay) Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX trong 5 năm qua (2001-2005), Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng. Một là, nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước. Bình quân trong 5 năm 2001- 2005 đạt 7,51%, đạt mức kế hoạch đề ra. Hai là, văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Ba là, chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Bốn là, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Năm là, công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực.
  17. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết ĐH IX Đại hội X cũng chỉ ra những khuyết điểm và yếu kém Một là, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Hai là, cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng Ba là, các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số hạn chế. Bốn là, tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chậm đổi mới, bộ máy quản lý Nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém; hoạt động của Quốc hội còn lúng túng; dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm. Năm là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu:Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng sức chiến đấu yếu.
  18. III. NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo. 2. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 3. Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân. 4. Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. 5. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế Học tập, nghiên cứu lịch sử truyền thống của Đảng để tự hào về Đảng và góp phần giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống của Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. 18
  19. Bài 2 CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚCTRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Bổ sung, phát triển năm 2011)
  20. A. VỀ CƯƠNG LĨNH VÀ CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG I. VỀ CƯƠNG LĨNH 1. Khái niệm cương lĩnh Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, chỉ rõ mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị. 2. Tính chất của cương lĩnh - Cương lĩnh là bản tuyên ngôn. - Cương lĩnh là lời hiệu triệu: - Cương lĩnh là văn bản “ pháp lý” cao nhất của Đảng. Cương lĩnh do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. - Cương lĩnh là văn bản có tính chất chiến lược lâu dài. - Cương lĩnh là cơ sở của công tác xây dựng và phát triển Đảng.
  21. II. CÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG 1. Những cương lĩnh đầu tiên của Đảng Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã thông qua cương lĩnh chính trị để tập hợp và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đến tháng 10-1930 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, trong đó đã cụ thể hóa thêm những nội dung cơ bản của Chánh cương, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt đã được thông qua.
  22. Tổng hợp các văn kiện đó là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, gọi là Cương lĩnh 1930. Dưới ánh sáng của cương lĩnh đầu tiên đó, nhân dân ta đã thực hiện thành công Cách mạng Tháng tám năm 1945 vĩ đại, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
  23. 2. Chính cương Đảng lao động Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng ta đổi tên thành Đảng lao động Việt Nam và thông qua “ Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” Tư tưởng nổi bật của Chính cương là chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ để tiến lên cách mạng XHCN, là ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, của Đảng ta.
  24. 3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thì kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Đến Đại hội VII của Đảng (6-1991), trên cơ sở tổng kết quá trình hơn 60 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1930, phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991).
  25. 4. Sự bổ sung, phát triển cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đại hội XI Đại hội X của Đảng (4-2006) đã khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh 1991, có điều chỉnh bổ sung một số điểm trong Cương lĩnh. Đại hội XI của Đảng(1/2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ xã hội, trên tinh thần bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991. Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011).
  26. Về cơ bản kế thừa những quan điểm, tư tưởng cơ bản của cương lĩnh năm 1991 như: - Ba thắng lợi vĩ đại mà Đảng và nhân dân ta đã giành được kể từ khi thành lập Đảng; một số sai lầm, khuyết điểm mà Đảng phạm phải; năm bài học kinh nghiệm lớn mà Cương lĩnh 1991 rút ra từ 60 năm cách mạng Việt Nam. - Bối cảnh quốc tế và trong nước đi lên CNXH, những thuận lợi và khó khăn, khẳng định loài người nhất định sẽ tiến lên CNXH, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ; những đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại; những thành tựu mà CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã đạt được cùng những tổn thất do sự đổ vỡ của nó mang lại; sự thoái trào và khó khăn của CNXH, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; bản chất, tiềm năng phát triển của CNTB; đặc điểm của khu vực châu Á-TBD
  27. - Mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng, đặc điểm cơ bản của con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, những phương hướng cơ bản chúng ta cần thực hiện để đạt được mục tiêu trong thời kỳ quá độ lên CNXH. - Nội dung cơ bản trong định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế, VH-XH, QP, AN, ĐN. - Hệ thống chính trị; vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với XH, về bản chất của Đảng, về CN M-LN, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng, phương hướng củng cố, xây dựng Đảng
  28. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng có nhiều điểm mới (bổ sung và phát triển) so với cương lĩnh năm 1991 như: - Bổ sung vào ba thắng lợi vĩ đại thành tựu của công cuộc đổi mới sau 20 năm, kể từ khi cương lĩnh năm 1991 ra đời. - Bổ sung một số nội dung vào năm bài học kinh nghiệm lớn. - Bổ sung, phát triển đánh giá về thời đại ngày nay, về đặc điểm của giai đoạn hiện nay của thời đại. - Bổ sung vào mô hình của XHXHCN mà nhân dân ta xây dựng hai đặc trưng (đặc trưng bao trùm và đặc trưng về Nhà nước); đồng thời điều chỉnh đặc trưng về kinh tế và một số đặc trưng khác.
  29. - Bổ sung, phát triển, cụ thể hóa một số nội dung về con đường đi lên CNXH, một số nội dung trong các phương hướng cơ bản đi lên CNXH; bổ sung những mối qua hệ cần nắm vững và xử lý tốt trong thực hiện các phương hướng cơ bản. - Điều chỉnh, bổ sung mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. - Điều chỉnh, bổ sung nhiều điểm mới trong định hướng phát triển các lĩnh vực KT – XH cụ thể. - Phát triển cách diễn đạt về bản chất của Đảng cho phù hợp hơn với nhiệm vụ đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
  30. B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH (Bổ sung, phát triển năm 2011) Cương lĩnh gồm 4 mục lớn. I. QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA. III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI. IV. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.
  31. I. QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. Những thắng lợi vĩ đại. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã khẳng định những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt nam là: - Thắng lợi cách mạng Tháng tám năm 1945 đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước VN DCCH. Đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập tự do. - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. - Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa nước ta từng bước quá độ lên CNXH.
  32. - Cương lĩnh bổ sung nội dung về những thành quả do các thắng lợi mang lại: + Nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành quốc gia độc lập - tự do, phát triển theo con đường XHCN. + Nhân dân từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. + Đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đẩy mạnh CNH-HĐH, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng cao trong khu vực và quốc tế. Đảng cũng thừa nhận trong Cương lĩnh: “có lúc cũng phạm sai lầm khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan” Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn.
  33. 2. Những bài học kinh nghiệm lớn. Từ thực tiễn phong phú của cách mạng, Đảng đã rút ra năm bài học kinh nghiệm lớn: Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Hai vấn đề này có quan hệ hữu cơ với nhau. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội tạo ra sức mạnh to lớn của dân tộc trong đấu tranh cách mạng, giành thắng lợi.
  34. Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Lý luận Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta đã khẳng định một chân lý: nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội và của Đảng. Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lịch sử lớn, lâu dài của dân tộc ta đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để giành thắng lợi.
  35. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước là sức mạnh tổng hợp của nhiều nguồn lực, trong đó đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế trước hết là sức mạnh của qui luật và xu thế phát triển không thể đảo ngược của lịch sử nhân loại: là sức mạnh của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ cách mạng, sức mạnh bên trong là yếu tố quyết định, đồng thời được bổ sung và nhân lên khi kết hợp được với các nguồn lực bên ngoài.
  36. Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, đủ sức giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra.
  37. Những nội dung cần quán triệt: - Nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. - Xây dựng đường lối đúng đắn trên cơ sở xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân. - Phòng, chống có hiệu quả những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá biến chất của cán bộ, đảng viên
  38. II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA. 1. Bối cảnh quốc tế và trong nước. a) Bối cảnh quốc tế: - Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Cương lĩnh khẳng định: “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, ĐLDT, DC, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH” Xu thế chung của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH là xu thế tiến bộ, phát triển đi lên, ngày càng thắng thế của CNXH, những cũng không tránh khỏi những bước thụt lùi, quanh co, phản tiến bộ trong những giai đoạn nhất định của thời đại.
  39. - Giai đoạn hiện nay của thời đại có những đặc trưng cơ bản: + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. + Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. + Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp.
  40. + Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. + Quá trình hình thành, phát triển của Liên xô trước đây và các nước Đông Âu XHCN đã đạt được nhiều thành tựu là chỗ dựa cho phong trào hoà bình thế giới Một số nước theo con đường XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách đổi mới giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển. Các nước theo con đường XHCN, phong trào cộng sản và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn các thế lực thù địch tiếp tục chống phá xoá bỏ CNXH. + Trước mắt CNTB vẫn còn tiểm năng phát triển kinh tế. + Tuy có điều chỉnh cả về xã hội. Nhưng về bản chất không thay đổi.
  41. Vẫn là chế độ: - Áp bức. - Bóc lột. - Bất công. Khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. + Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, rất phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. + Nhận định về những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là gìn giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố; ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo
  42. b) Bối cảnh trong nước. - Khó khăn: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong khi đó, các thế lực thù địch trên thế giới luôn tìm mọi thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta.
  43. - Những thuận lợi: + Có sự lãnh đạo của một Đảng được rèn luyện trong đấu tranh, dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, có chính quyền nhân dân và môi trường hòa bình . + Dân tộc ta anh hùng, có ý chí vươn lên mạnh mẽ; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, lao động cần cù, sáng tạo. + Chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa. + Hiện nay, chúng ta có những cơ hội mới do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mang lại.
  44. 2. Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng có 8 đặc trưng chủ yếu sau đây: - Một là, Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là đặc trưng tổng quát, là “khẩu hiệu rút gọn” của cách mạng XHCN ở Việt nam. - Hai là, Do, nhân dân làm chủ. Đây là đặc trưng riêng của CNXH. Trong chế độ phong kiến, người làm chủ là vua; trong chế độ TB người làm chủ là các nhà TB; chỉ có dưới CNXH, nhân dân là người làm chủ. - Ba là, Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Khi nền KT phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại thì chế độ sở hữu lúc đó phải là chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu, nhưng công hữu phải được hiểu theo quan niệm mới (sở hữu xã hội), không chỉ có sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể như cách hiểu trước đây.
  45. - Bốn là, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,có điều kiện phát triển toàn diện. - Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kế, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. - Bảy là, có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. NNPQ là NN đề cao vai trò của pháp luật; mọi tổ chức trong XH, mọi công dân đều phải tuân thủ, thực hiện pháp luật. NN PQXHCNVN có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp), nhưng không đối lập giữa 3 quyền ấy; mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. - Tám là, Có quan hệ hữu nghị và hợp tác vói các nước trên thế giới.
  46. 3. Một số mục tiêu trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phương hướng thực hiện các mục tiêu đó. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến đến giữa thể kỷ XXI, Toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về các phương hướng cơ bản: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  47. Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
  48. Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, đó là: - Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; - Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; - Giữa KTTT và định hướng XHCN; - Giữa phát triển LLSX và xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN; - Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; - Giữa xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN; - Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; - Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
  49. III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI. Định hướng phát triển kinh tế. a) Định hướng phát triển quan hệ sản xuất. - Định hướng chung: + Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. + Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
  50. - Về sở hữu và thành phần kinh tế: + Kinh tế nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. + Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. - Về kinh tế thị trường: Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
  51. - Về quan hệ quản lý: + Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh doanh đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. + Các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.
  52. - Về quan hệ phân phối: + Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển. + Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
  53. b) Định hướng phát triển lực lượng sản xuất. - Định hướng chung: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Về kinh tế ngành: + Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững. + Gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. + Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế. + Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
  54. - Về kinh tế vùng: + Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền. + Thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. - Về kinh tế đối ngoại: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
  55. 2. Định hướng phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội. a) Định hướng phát triển văn hóa. - Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. - Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
  56. b) Định hướng phát triển con người. - Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. - Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. - Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách.
  57. c) Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo. - Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. - Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. - Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.
  58. d) Định hướng phát triển khoa học và công nghệ. Nhấn mạnh hai nội dung: - Nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. - Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
  59. đ) Định hướng công tác bảo vệ môi trường. - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân. - Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. - Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. - Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên nhiên. - Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
  60. e) Định hướng chính sách xã hội. - Chính sách XH đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp XD và bảo vệ tổ quốc. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. - Phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. - Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.
  61. - Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước chăm lo đời sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ em mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số. f) Định hướng xây dựng các giai tầng trong xã hội. - Xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. - Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  62. - Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước. - Xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi, có trách nhiệm xã hội, tâm huyết với đất nước và dân tộc. - Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. - Thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. - Quan tâm thích đáng lợi ích và phát huy khả năng của các tầng lớp dân cư khác.
  63. - Hỗ trợ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại, hướng về quê hương, tích cực góp phần xây dựng đất nước. - Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. - Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
  64. 3. Định hướng phát triển quốc phòng, an ninh. a) Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. - Giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảm đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. - Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
  65. b) Trách nhiệm đối với quốc phòng, an ninh. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, ATXH là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó QĐND và CAND là lực lượng nòng cốt. c) Kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh tế. - Xây dựng thế trận QPTD, kết hợp chặt chẽ với thế trận ANND vững chắc. - Phát triển KT-XH đi đôi với tăng cường sức mạnh QP-AN.
  66. d) Đường lối xây dựng nền quốc phòng, an ninh. - Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh nhân dân. - Xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu. - Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, đảm bảo cho các LLVT được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại. - Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.
  67. e) Lãnh đạo quốc phòng, an ninh. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh.
  68. 4. Định hướng công tác đối ngoại. - Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. - Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
  69. - Mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia giữ vững độc lập tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. - Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới; phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.
  70. IV. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG. 1. Về dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Dân chủ xã hội chủ nghĩa là là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. - Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền DC XHCN, bảo đảm DC được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. - Dân chủ phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. - Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. - - Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.
  71. 2. Nhà nước. - Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. + Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh gữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. + Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Nhà nước ban hành luật; tổ chức, quản lý XH bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.
  72. + Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền làm chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương XH, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. - Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
  73. 3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. a) Vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đàng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; - Thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; - Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; - Giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
  74. b) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. - Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận. - Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.
  75. c) Các đoàn thể nhân dân. - Tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, vân động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. - Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi mặt hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. - Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để MT và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.
  76. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. - Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
  77. - Đảng CSVN là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. + Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; + Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; + Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị; + Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
  78. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. - Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. - Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.
  79. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
  80. CÂU HỎI THẢO LUẬN. 1. Phân tích và nêu rõ những đặc điểm (thuận lợi, khó khăn) của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 2. Phân tích những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng. 3. Nêu rõ những phương hướng cơ bản đi lên chủ nghĩa xã hội và những mối quan hệ cần nắm vững, xử lý tốt để đạt được các mục tiêu đề ra. 4. Trình bày hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.
  81. BÀI 3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  82. I.Giới thiệu khái quát về Điều lệ Đảng 1. Điều lệ Đảng là gì? • Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các cấp. • Mục đích của việc xây dựng Điều lệ Đảng là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của cách mạng. • Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng
  83. 2. Đặc điểm của Điều lệ Đảng • Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, nên được viết ngắn gọn, chặt chẽ, dễ hiểu, hiểu cùng một nghĩa và được chia thành các phần, chương, điều, điểm để chấp hành thống nhất. Những vấn đề cụ thể không đưa vào Điều lệ Đảng thì được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định, hoặc các cơ quan chức năng( như Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ) hướng dẫn thi hành, bảo đảm cho Điều lệ Đảng được thi hành thống nhất, nghiêm minh. • Điều lệ Đảng có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền nên một số nội dung của Điều lệ Đảng được thể hiện trong Hiến pháp, một số bộ luật của Nhà nước và một số văn kiện cơ bản của các tổ chức chính trị – xã hội. Điều lệ Đảng cũng dành những chương riêng(Chương IX, chương X) để nêu rõ các quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
  84. Đặc điểm của Điều lệ Đảng • Điều lệ Đảng có tính ổn định tương đối, tính kế thừa và được phát triển cùng với quá trình phát triển của cách mạng và của Đảng. Đây là yêu cầu khách quan và là tính thực tiễn của Điều lệ Đảng. Mỗi nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cùng với việc quyết định quan điểm, đường lối chính trị cho thời kỳ mới, Điều lệ Đảng được Đại hội xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng. Từ Điều lệ đầu tiên(Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3-2-1930 đến nay, Điều lệ Đảng đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần. • Điều lệ Đảng hiện hành được Đại hội đại biểu toàn quốc thứ X của Đảng thông qua ngày 25-4-2006.
  85. II. Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng 1. Nội dung phần mở đầu • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội X thông qua có tiêu đề phần mở đầu là “Đảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng”, trình bày khái quát về Đảng và những vấn đề cơ bản nhất về xây dựng Đảng. • Điều lệ nêu khái quát lịch sử Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. • Về bản chất của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
  86. Nội dung phần mở đầu • Về mục tiêu của Đảng, Điều lệ ghi: “ Mục đích của Đảng là xây xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ giầu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiên thành công CNXH và cuối cùng là CNCS” • Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Điều lệ khẳng định “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nd”. • Về tổ chức và nguyên tắc cơ bản hoạt động của Đảng, Điều lệ quy định “ Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản đồng thời thực hiên các nguyên tắc: tự phê và phê bình, đoàn kết trên cơ sở cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng
  87. Nội dung phần mở đầu • Về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị “ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy ” • Về quan điểm quốc tế của Đảng “Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. • Về công tác xây dựng Đảng “Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Những nội dung trên thể hiện một cách đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chí một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
  88. 2. Các chương của Điêu lệ Đảng Chương I: Đảng viên, có 8 điều (1-8) Vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của người đảng viên; điều kiện được xem xét để kết nạp Đảng; nhiệm vụ và quyền của đảng viên; thủ tục kết nạp người vào Đảng; phát triển và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên, điều kiện được giảm, miễn công tác và sinh hoạt Đảng cũng như xoá tên trong danh sách đảng viên Chương II: Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng, có 6 điều (9-14). • Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; những nội dung cơ bản của nguyên tắc đó; hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. • Chương này chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ các cấp trong việc triệu tập đại hội từng cấp khi hết nhiệm kỳ; tiêu chuẩn và số lượng cấp uỷ viên; phê chuẩn cấp uỷ và những cơ quan tham mưu giúp cấp uỷ mỗi cấp.
  89. Các chương của Điêu lệ Đảng Chương III và chương IV: Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung ương và ở địa phương, có 6 điều (15-20): Bao gồm những quy định về đại hội Đảng các cấp, về bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp và nhiệm vụ của các cơ quan đó. Chương V: Tổ chức cơ sở đảng, có 4 điều (21-24): Khẳng định vị trí của tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. • Nêu rõ điều kiện thành lập và những nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ; việc bầu đảng uỷ viên và chi uỷ viên. • Về nhiệm kỳ đại hội của tổ chức cơ sở đảng và chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở. Chương VI. Tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam, có 5 điều(25-29): Xuất phát từ vai trò của các lực lượng vũ trang, nên từ trước đến nay Đảng ta rất coi trọng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang và để hẳn một chương riêng.
  90. Các chương của Điêu lệ Đảng Chương VII: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp, có 4 điều (30-33). Chương VIII: Khen thưởng và kỷ luật, có 7 điều (34-40). Chương IX và chương X: Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị-xã hội có 3 điều (41- 43), Đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 2 điều (44-45). Chương XI: Tài chính của Đảng, có 1 điều (46): Tài chính của Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng từ ngân sách nhà nước và các khoản thu khác; thực hiện nguyên tắc, chế độ thu chi, quản lý tài chính theo những quy định thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương. Chương XII: Chấp hành Điều lệ Đảng, có 2 điều (47-48): Mỗi đảng viên và tổ chức của Đảng phải chấp hành nghiêm chỉnh và kịp thời đấu tranh chống mọi biểu hiện vi phạm Điều lệ Đảng. Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.
  91. III. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN ĐIỀU LỆ ĐẢNG 1. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng • Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, được quán triệt trong Điều lệ Đảng, chi phối toàn bộ nội dung xây dựng Đảng vè chính trị, tư tưởng, tổ chứcđể thực hiện mục tiêu lý tưởng cao cả của mình, trước giai cấp công nhân, nhân dânlao động và dân tộc ta. • Xác định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Đảng ta xuất phát từ nhận thức khoa học về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đó là giai cấp hình thành, phát triển cùng với nền sản xuất đại công nghiệp, đại biểu cho phưương thức sản xuất mới tiến bộ, có tinh thần cách mạng triệt để và tính tổ chức cao. Giai cấp công nhân có hệ tưư tưởng khoa học và cách mạng, cơ sở lý luận tiên tiến hướng dẫn, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Là giai cấp bị giai cấp tưư sản bóc lột nặng nề nên có điều kiện liên minh với nông dân và quần chúng lao động để xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới, không có áp bức bóc lột. Đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
  92. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng • Ngày nay, giai cấp công nhân thế giới đang có những biến đổi to lớn về quy mô, trình độ kiến thức, cơ cấu nghề nghiệp, mức sống trong nền sản xuất hiện đại dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Song, bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn không thay đổi. • Đại hội X đã thông qua cách diễn đạt về Đảng: “ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”. • Như vậy, cách diễn đạt mới này phản ảnh đầy đủ, sát thực bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam- một đảng ra đời từ phong trào công nhân, phong trào yêu nước của dân tộc, kiên trì đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc. Đúng như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra tại Đại hội II(1951): “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
  93. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Để giữ vững và tăng cưường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong tình hình mới, Điều lệ Đảng và các văn kiện Đại hội của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi đảng viên là: • Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ tính huống nào cũng không dao động, xa rời mục tiêu đó. • Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưưởng Hồ Chí Minh, xuất phất đầy đủ từ thực tiễn cụ thể của nưước ta để đề ra đường lối, chủ trương và các chính sách đúng đắn; đồng thời bằng hành động cách mạng biến đổi đường lối, chủ trương đó thành hiện thực sinh động trên mọi mặt của đời sống xã hội. • Đấu tranh kiên quyết, kịp thời chống lại mọi biểu hiện cơ hội, hữu khuynh, giáo điều, bảo thủ; phê phán những luận điệu và thủ đoạn của các thế lực thù định đả kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  94. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng • Luôn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại đề làm giầu kiến thức, giải quyết thành công những vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng nước ta • Giữ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thưường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. • Thưường xuyên giáo dục, bồi dưưỡng lập trưường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân; xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân. • Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cưường khối đại đoàn kết toàn dân, chăm lo đời sống và thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân. • Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nưước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng.
  95. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên a) Nhiệm vụ • 1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh cưương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nưước; hoàn thành tốt nhiệm vụ đưược giao; phục tùng tuyệt đối, đối sự phân công và điều động của Đảng. • 2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. • 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nd; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nd; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nd thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nưước. • 4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, cs và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt Đảng và đóng đảng phí đúng quy định”.
  96. Nhiệm vụ Thực hiện những nhiệm vụ trên cần nắm vững: Một là, kiên định những vẫn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng: + Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưưởng của Đảng ta, dân tộc ta. + Chủ nghĩa Mác-Lênin và tưư tưưởng Hồ Chính Minh là nền tảng tưư tưưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. + Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”. + Nhà nưước Việt Nam là nhà nưước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưưới sự lãnh đạo của Đảng. + Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. + Kết hợp chủ nghĩa yêu nưước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
  97. Nhiệm vụ • Hai là, mọi đảng viên phải hiểu rõ cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh, từ đó vận dụng vào nhiẹm vụ của mình. Đồng thời phải nhận thức sâu sắc thách thức lớn về các nguy cơ đang đe doạ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta để tự giác góp phần đẩy lùi, từng bưước khắc phục. Mỗi đảng viên phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; cảnh giác và kiên quyết chống mọi âm mưu và thủ đoạn “diến biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, trưước hết là trong phạm vi chức trách nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngưười. • Ba là, trước yêu cầu mới, học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi đảng viên. Học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, cần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể đạt hiệu quả, thiết thực.
  98. Nhiệm vụ • Bốn là, xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhân dân lao động cần có Đảng, Đảng cần được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Mội đảng viên phải thường xuyên liên hệ mật thiết với qần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực vận động nhân dân và gain đình thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. • Năm là, mỗi đảng viên phải tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ đưường lối, chủ trưương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nưước, chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, tích cực làm công tác phát triển đảng viên mới.
  99. b) Quyền của đảng viên Điều 3, Điều lệ Đảng chỉ rõ đảng viên có những quyền sau: 1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đưường lối, chủ trưương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. 2. ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu đưược trả lời. 4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. 5. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng”
  100. 3. Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng Điều 9 của Điều lệ ĐCS Việt Nam khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”có nội dung sau; + Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. + Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đai hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của đảng là BCH TW, ở mỗi cấp là BCH đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ). + Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. + Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nữa số thành viên trong cơ sở đảng tán thành. Trưước khi biểu quyết mỗi thành viên đều được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu, được báo cáo lên cấp uỷ cấp trên, đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của tổ chức cơ sở đảng; cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu ý kiến đó không phân biệt đối xử.
  101. Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng + Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không trái với nguyên tắc, đưường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nưước và nghị quyết của cấp trên. • Để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, cần nhận thức đúng đắn và thống nhất nội dung của nguyên tắc này; uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đồng thời phải có cơ chế, các quy định, quy chế làm việc cụ thể, đồng bộ, bảo đảm thực hiện nghiêm minh ở mỗi cấp, ở mối tổ chức đảng. • Phát huy dân chủ sẽ khơi dậy tính tích cực chủ động, sáng tạo của các tổ chức Đ và đảng viên.Thực hiện tốt dân chủ trong Đảng sẽ tạo điều kiệnthúc đẩy dân chủ trong các cơ quan nhà nước cũng như toàn xã hộị. Điều có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong sự phát triển của đất nước.
  102. Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng • Ngoài việc khẳng định tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản cho hành động của Đảng, Điều lệ Đảng còn quy định đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình; đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. • Dân chủ phải gắn liền với tập trung, phát huy dân chủ đi đôi với việc tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật của Đảng.
  103. 4. Khen thưởng và kỷ luật trong Đảng a) Khen thưởng trong Đảng • Điều 34, Điều lệ Đảng quy định: “Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương”. Tại Hướng dẫn số 03 HD/ BTCTW ngày 29-12-2006 của Ban Tổ chức Trung ương có quy định hình thức khen thưởng định kỳ và không định kỳ cho tổ chưc đảng và đảng viên như sau: • Hình thức khen thưởng trong Đảng: - Đối với tổ chức Đảng: Tặng giấy khen, bằng khen, cờ cho các tổ chức đảng gồm: Đảng bộ huyện hoặc tương đương; tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ bộ phận; chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; tổ đảng trực thuộc chi bộ; các ban tham mưu và đơn vị sự nghiệp của Đảng. - Đối với đảng viên: Tặng giấy khen, bằng khen, huy hiệu 30 năm, 40 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm, 80 năm tuổi Đảng.
  104. Khen thưởng trong Đảng • Các cấp uỷ có thẩm quyền xem xét khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên theo định kỳ hàng năm, găn với việc tổng kết của đảng bộ, chi bộ,: khen thưởng không theo định kỳ đối với tổ chức đảng, đảng viên có thành tích xuất sắc. + Đảng uỷ cơ sở xét tặng giấy khen cho những chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu trong năm + Huyện uỷ (và tương đương) xét quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, tặng giấy khen cho những chi bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền. + Tỉnh uỷ (và tuơng đương) quyết định tặng bằng khen cho những tổ chức cơ sở đảng, tặng huy hiệu 30,40, 50, 60, 70, 80 năm tuổi đảng, bằng khen cho đảng viên trong đảng bộ.
  105. b) Kỷ luật trong Đảng • Kỷ luật Đảng là những quy định bắt buộc mọi đảng viên và tổ chức đảng phải nghiêm chỉnh chấp hành. Đảng viên, tổ chưc đảng vi phạm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể là vi phạm kỷ kuật của Đảng. • Kỷ luật của Đảng bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, từ nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, vừa có tính nghiêm túc, vừa mang tính tự giác. Nghiêm túc phải trên cơ sở tự giác, tự giác càng cao thì kỷ luật càng nghiêm túc. • Thi hành nghiêm kỷ luật Đảng là một nội dung quan trọng nhằm giữ vững sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, bảo đảm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, tăng cưường sức chiến đầu của Đảng. Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cưương trong Đảng là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm cho Đảng tồn tại, hoạt động và phát triển. • Phưương châm thi hành kỷ luật đã đưược Điều lệ Đảng xác định là “Công minh, chính xác, kịp thời”.
  106. • Các hình thức kỷ luật đảng + Đối với tổ chức đảng có ba hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.+ Đối với đảng viên chính thức có bốn hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng. + Đối với đảng viên dự bị có hai hình thức kỷ luật: khiển trách và cảnh cáo • Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ • Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng; toàn bộ hoạt động của Đảng cũng nhưư công tác xây dựng Đảng phải đưược tiến hành trên cơ sở Điều lệ Đảng. • Tất cả các tổ chức đảng và mọi đảng viên của Đảng phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, ai vi phạm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm đều bị xử lý kỷ luật của Đảng. • Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng mới có quyền bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Điều lệ Đảng là một trong những điều kiện để xét kết nạp ngưười vào Đảng.
  107. BÀI 4 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
  108. I. SỰ CẦN THIÊT HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực và thang bậc giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính “bổn phận”, diễn ra một cách tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tinh thần bên trong. Đạo đức cú 3 chức năng chủ yếu: Chức năng giáo dục, mỗi cỏ nhõn tự giỏo dục rốn luyện, hoàn thiện nhõn cỏch của mỡnh theo chuẩn mực chung của xó hội Với chức năng điều chỉnh, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Với chức năng phản ánh, đạo đức phản ánh thực trạng xã hội, do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
  109. 2. Về sự suy thoái về đạo đức lối sống trong xã hội hiện nay (Một số nhận dạng) • Một là, chu nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, buông thả, hưởng thụ, thiếu lý tưởng, thiếu ý chí phấn đấu xuất hiện trong tất cả các tầng lớp xã hội. • Hai là, tệ tham nhũng, hối lộ, bòn rút của công, lãng phí diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đang “trở thành quốc nạn”, gây bức xúc trong nhân dân. • Ba là, hành động cơ hội, “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân khá phổ biến. • Bốn là, lời nói không đi đôi với việc làm, nói và làm trái với nghị quyết của Đảng; nói nhiều, làm ít; phát ngôn tuỳ tiện, vô nguyên tắc. • Năm là, tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trứơc những khó khăn, bức xúc và yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân. • Sáu là, tình trạng suy thoái về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với xã hội. • Bẩy là, đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh. Hiện tượng mê tín, dị đoan có chiều hướng lan rộng, ảnh hửơng xấu đến thuần phong, mỹ tục và trật tự, an toàn xã hội.
  110. Nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và chủ quan • Về khách quan, trước hết do tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là khả năng kích thích lối sống thực dụng trong xã hội phát triển. Sự tác động của đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ phương tây vào nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và bùng nổ mạng thông tin toàn cầu. Các thế lực thù địch, phản động đã chủ động khuyến khích lối sống ích kỷ, hưởng thụ, thực dụng trong cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo và gia đình họ, coi đó là một trong những biện pháp thực hiện “diễn biến hoà bình”. • Về nguyên nhân chủ quan, do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò nền tảng của đạo đức trong ổn định và phát triển xã hội và tác động của cơ chế kinh tế thị trường đến đạo đức xã hội. Trên thực tế chúng ta chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống; thiếu sự tổ chức, phối hợp các ngành, các cấp. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, đảng viên và gia đình chưa nêu gương về đạo đức, lối sống.
  111. • Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống nêu trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cùng với các nguy cơ khác dẫn đến mất ổn định chính trị, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của ché độ. • Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 3 khoá X của Đảng ra Nghị quyết “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí”. • Cùng với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Bộ Chính trị, BCHTW khoá X đã ra Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 về tổ chưc cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng và trong xã hội. • Thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng và cuộc vận động nêu trên sẽ góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong Đảng, trong xã hội.
  112. II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo • Những yếu tố hình thành nên các chuẩn mực giá trị đạo đức của dân tộc ta đó là: Truyền thống yêu quê hương đất nước; gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn kết, thuỷ chung, nhân ái, quý trọng nghĩa tình; yêu lao động; dũng cảm, kiên cường; hiếu học, sáng tạo • Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được Người kế thừa và phát triển, kết hợp với những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên những giá trị đạo đức mới, đó là đạo đức cách mạng.
  113. • Trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ đất nước, đạo đức mới - đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh - đã trở thành nền tảng và động lực tinh thần, là nguồn sức mạnh to lớn để Đảng và nhân dân ta vựơt qua mọi thử thách, hy sinh, giành độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc, đang xây dựng đất nước phồn vinh. • Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh là một trong những biện pháp để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tiêu cực về đạo đức, lối sống. Do vậy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành nhiệm vụ hàng ngày của mỗi đảng viên và những người ưu tú đang phấn đấu vào Đảng.
  114. 2.Những nội dung chủ yếu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người • Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. • Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người • Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. • Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. • Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[2].
  115. b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam • Một là, với đất nước, dân tộc phải“Trung với nước, hiếu với dân”. • Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm cho đất nước “sánh vai với cường quốc năm châu”. Nước là của dân, dân là chủ đất nước, cho nên “trung với nước”là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều của dân” • Hiếu với dân là Đảng, Chính phủ, cán bộ nhà nước phải là “đầy tớ trung thành của dân”; phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”. • Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người chủ đất nước.
  116. Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam Hai là, với mọi người phải“Yêu thương con người, sống có nghĩa tình” • Yêu thương con người phải làm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người. • Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, • Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, cao đẹp hơn. • Yêu thương con người phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết.
  117. Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam Ba là, với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. • Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là mối quan hệ “với tự mình”. • Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là 4 đức tính của con người, như trời có 4 mùa, đất có 4 hướng. • Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có “ Tinh thần quốc tế trong sáng”. • Tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh trước hết là đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đó là tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”; là đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. • Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
  118. c) Quan niệm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới • Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. • Hai là, xây đi đôi với chống. Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện đạo đức sai trái, xấu xa, không phù hợp với những yêu cầu của đạo đức mới. Xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. • Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành, do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.
  119. 3. Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh • Một là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người • Hai là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích. • Ba là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. • Bốn là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. • Năm là, đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song “khó ai có thể vượt hơn”. Nhưng cũng chính từ sự kết hợp của những đức tính đó, Người là tấm gương cụ thể, gần gũi, mà mọi người đều có thể noi theo .
  120. 4. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Một là, thực hiện “trung với nước, hiếu với dân”, mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành vô hạn với mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. • Trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo về độc lập, chủ quyền, nền văn hoá, bảo vệ Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc. • Luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân, hết lòng hét sức phục vụ nhân dân, phấn đấu làm giầu cho mình cho đất nước. • Có ý chí vươn lên, thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xẫ hội công bằng, dân chủ, văn minh” • Giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân. Kiên quyết đáu tranh chống âm mưu chia rẽ, mất đoàn kết của các thế lực thù địch.
  121. Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay • Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; ham học hỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. • Giải quyết đúng đắn mói quan hệ cá nhân- gia đình- tập thể - xã hội Hai là, thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. •Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính minh một cách có hiệu quả.
  122. • Quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hinh thức. • Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, không để cho lợi ích cá nhân chi phối, chống thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho minh, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công; cục bộ địa phương, thu vén cho gia đinh, cá nhân. • Thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, bao che, giấu diếm khuyết điểm • Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư phai kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, làm dối, làm ẩu. Phai có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh, chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.
  123. Ba là, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ. • Mỗi cán bộ đảng viên phải dặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. • Gần dân, học dân, hiểu dân, có trách nhiẹm với dân • Coi trọng tự phê bình và phê bình. Khắc phục bệnh hình thức hoặc lợi dụng phê bình để thực hiện những động cơ cá nhân, vụ lợi, mất đoàn kết. Bốn là, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
  124. • Đoàn kêt quốc tế trong sáng là thực hiên chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. • Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, cùng nhau phấn đấu vì hoà bình, phát triển, cùng nhau hợp tác chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Xóa bỏ mặc cảm, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. • Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nhiệp theo hướng hiện đại • Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào, tự tôn dân tộc; chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tự ti, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản ./.
  125. BÀI 5 PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  126. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.Đảng không ngừng lớn mạnh nhờ thường xuyên làm tốt công tác phát triển đảng, chăm lo bồi dưỡng những người ưu tú trong quần chúng. Người muốn trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải là những quần chúng tiêu biểu, xuất sắc trong rèn luyện, phấn đấu, hội đủ các điều kiện cần thiết mới được xét để kết nạp vào Đảng
  127. I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XÉT KẾT NẠP VÀO ĐẢNG 1. Là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên • “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”(1); đây là đòi hỏi pháp lý và tư cách công dân của người xin gia nhập Đảng (hưởng quyền- thực hiện nghĩa vụ cd). • Đảng xét kết nạp những công dân Việt Nam nhưng phải đủ mười tám tuổi trở lên, vì ở độ tuổi đó người ta mới có sự trưởng thành về nhận thức, năng lực tư duy cần thiết, có ý thức trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, đủ khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, cũng như quyền và nhiệm vụ của đảng viên. • Đối với những người trên 60 tuổi, Quy định thi hành Điều lệ Đảng số 23-QĐ/TW, ngày 31 tháng 10 năm 2006 chỉ rõ: “Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định”. Hướng dẫn 03-HD/BTCTW rõ thêm “ Phải được Ban Thường vụ cấp uỷ trực thuộc TW đồng ý bằng văn bản ”
  128. 2. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng • Người muốn vào Đảng trước hết phải có giác ngộ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng, đây là điều kiện, tiêu chuẩn chính trị hàng đầu để trở thành đảng viên. • Điểm 1, Điều 1 trong Điều lệ Đảng quy định Thừa nhận và thực hiện Điều lệ Đảng Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, bảo đảm cho Đảng là một khối thống nhất. Vì vậy người muốn vào Đảng phải nghiên cứu Địều lệ Đảng để từ đó thừa nhận và thực hiện nghiêm. Thừa nhận và tự nguyện phấn đấu theo tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên
  129. Thừa nhận và tự nguyện phấn đấu theo tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên • Người vào Đảng phải hiểu rõ và nắm vững tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên, từ đó phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành đảng viên của Đảng. • Đảng không chỉ căn cứ vào lời nói dù mạnh, mà chủ yếu căn cứ vào việc làm thức tế hàng ngày của người xin vào Đảng có thực sự vì mục đích,lý tưởng của Đảng hay không. Tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng • Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, là nơi mà mỗi đảng viên thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình, học tập, rèn luyện và trưởng thành trong thực tế đấu tranh cách mạng, trực tiếp tham gia vào hoạt động lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, bất kỳ người đảng viên nào đều phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
  130. 3. Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm • Qua thực tiễn: Thực tiễn là thước đo chính xác phẩm chất và năng lực con người, là căn cứ tin cậy để nhân dân lựa chọn, giới thiệu những người ưu tú, xứng đáng vào Đảng. Người đảng viên bao giờ cũng phải tắm mình trong thực tiễn cách mạng của đất nước để nhận thức và hành động đúng. • Người ưu tú: + Người muốn vào Đảng, trong moi hoạt động của mình phải tỏ rõ tính tích cực, tiên tiến hơn hẳn quần chúng ngoài đảng, phải là người ưu tú, cả về nhận thức và hành động. + Phải lao động, học tập, công tác có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, có khả năng cảm hoá, giáo dục, tập hợp quần chúng, được quần chúng tin cậy và noi theo. • Đựơc nhân dân tín nhiệm: Trở thành một người ưu tú là kết quả phấn đấu, rèn luyện qua một quá trình nhất định nhưng chưa đủ, mà còn phải được nhân dân tín nhiệm qua rèn đức, luyện tài. Chỉ có thông qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn - “lửa thử vàng, gian nan thử sức” mới chứng tỏ là người ưu tú được nhân dân tín nhiệm.
  131. Ngoài những điều kiện được quy định trong Điều lệ Đảng, Quy định số 23-QĐ/TW, ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng còn có quy định về trình độ học vấn của người vào Đảng: “ (a) Người vào Đảng nói chung phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên”. “ (b) Người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, không bảo đảm được quy định tại điểm (a) nêu trên thì nói chung cũng phải có trình độ học vấn tối thiểu là tiểu học".
  132. II.PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIấN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1.Xỏc định động cơ vào Đảng đỳng đăn • Cú nhiều cõu hỏi và cõu trả lời khỏc nhau của đa số quần chỳng khi gia nhập Đảng, song cõu trả lời đỳng nhất là cõu trả lời của Chủ Tich Hồ Chớ Minh được nhiều người tõm đắc. • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vi sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải! Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên”. Bác còn căn dặn, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thi đừng vào hay là khoan hãy vào Đảng Bởi vi Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh cao cả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là nơi để tim kiếm danh vọng, địa vị, thu hái lợi lộc. • Trong quỏ trỡnh phấn đấu vào Đảng, việc xõy dựng động cơ vào đảng đỳng đắn là điều cú ý nghĩa quyết định.
  133. 2. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng • Bản lĩnh chính trị? Bản lĩnh chớnh trị thể hiện ở việc kiên định mục tiêu, lý tưởng đã chọn; trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Khí tiết của người cách mạng là “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”. Đồng thời, bản lĩnh đó còn thể hiện ở tinh thần độc lập, sáng tạo, không thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ. Có bản lĩnh chính trị vững vàng là nét nổi bật trong nhân cách người đảng viên cộng sản. • Để có bản lĩnh chính trị vững vàng phải làm gi?, chúng ta cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giữ vững niềm tin, ra sức phấn đấu góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng nỗ lực của bản thân trong quá trình hoạt động thực tiễn.
  134. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng • Đạo đức cách mạng? Cïng víi rÌn luyÖn b¶n lÜnh chÝnh trÞ, cÇn thêng xuyªn trau dåi ®¹o ®øc c¸ch m¹ng. Cã ®¹o ®øc c¸ch m¹ng míi hoµn thµnh ®îc nhiÖm vô c¸ch m¹ng vÎ vang. §¹o ®øc c¸ch m¹ng cã néi dung hÕt søc phong phó, nhng “Nãi tãm t¾t, th× ®¹o ®øc c¸ch m¹ng lµ: QuyÕt t©m suèt ®êi ®Êu tranh cho §¶ng, cho c¸ch m¹ng. §ã lµ ®iÒu chñ chèt nhÊt”(3). • Muốn có đạo đức cách mạng phải làm gi ? “§¹o ®øc c¸ch m¹ng kh«ng ph¶i trªn trêi sa xuèng. Nã do ®Êu tranh, rÌn luyÖn bÒn bØ hµng ngµy mµ ph¸t triÓn vµ cñng cè. Còng nh ngäc cµng mµi cµng s¸ng, vµng cµng luyÖn cµng trong”(4). Lóc nµy, ®¹o ®øc c¸ch m¹ng lµ tù nguyÖn tù gi¸c gãp søc ®a ®Êt níc tho¸t khái t×nh tr¹ng kÐm ph¸t triÓn, trë thµnh quèc gia giµu m¹nh, v¨n minh, nh©n d©n lµm chñ x· héi vµ cã cuéc sèng Êm no, tù do, h¹nh phóc. §Êu tranh chèng chñ nghÜa c¸ nh©n kh«ng ph¶i lµ phñ ®Þnh vai trß, lîi Ých c¸ nh©n. Mçi ngêi ®Òu cã tÝnh c¸ch riªng, së thÝch riªng, ®êi sèng riªng cña b¶n th©n vµ gia ®×nh.
  135. 3. Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao • Đảng viên không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đảng viên phải phấn đấu để trở thành người sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập giỏi. Có như vậy mới xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu -“đảng viên đi trước, làng nước theo sau”- như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. • Trong điều kiện hiện nay, ngoài nhiệt tỡnh cỏch mạng cần đặc biệt coi trọng nõng cao năng lực trớ tuệ và năng lực thực tiễn; khụng ngừng học tập, thường xuyờn tiếp nhận những hiểu biết mới để đủ kiến thứ đỏp ứng cỏc yờu cầu do thực tiễn đặt ra. • Coi trọng cả việc học tập chớnh trị với chuyờn mụn nghiệp vụ, cả đạo đức nghề nghiệp với tài năng.
  136. 4. Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội • Một trong những truyền thống quý báu của Đảng ta là gắn bó mật thiết với nhân dân. Đảng viên phải giữ vững và phát huy truyền thống đó, trước hết thể hiện sự gắn bó với quần chúng ở nơi làm việc và nơi cư trú của mình. • Muốn trở thành đảng viên, chúng ta phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực công tác đoàn thể, công tác xã hội. Gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác, với bà con làng xóm, khối phố; trong quan hệ quý trọng nhau, thông cảm, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. • Hoạt động đoàn thể và công tác xã hội là cơ hội tốt giúp chúng ta tiến bộ, trưởng thành về chính trị, đạo đức, tạo dựng sự tín nhiệm với nhân dân để phấn đấu trở thành đảng viên.
  137. 5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở Đại hội X của Đảng đã xác định: Phải dồn sức xây dựng, nõng cao năng lực lónh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Vỡ vậy, tham gia xõy dựng tổ chức cơ sở đảng trong sach, vững mạnh là trỏch nhiệm của người phấn đấu vào Đảng.Cụ thể là: • Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ đề ra, với tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất. • Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quần chúng nhân dân, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, kịp thời phản ánh, đề xuất với tổ chức đảng về xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo. • Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
  138. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở • Tham gia việc phát hiện, giới thiệu những đảng viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn để tổ chức đảng xem xét, bầu vào cấp uỷ; giới thiệu những quần chúng ưu tú có đủ điều kiện để tổ chức đảng xét kết nạp. • Thường xuyên tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của chính quyền và đoàn thể, góp phần xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh. • Tích cực và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị-xã hội ở cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu, như lợi dụng dân chủ để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo, bôi nhọ những cán bộ, đảng viên, tích cực, trung thực, kích động, chia rẽ đoàn kết, gây rối nội bộ.