Tài liệu Tìm hiểu tâm lý tuổi vị thành niên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tìm hiểu tâm lý tuổi vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_tim_hieu_tam_ly_tuoi_vi_thanh_nien.pdf
Nội dung text: Tài liệu Tìm hiểu tâm lý tuổi vị thành niên
- TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Tác giả: John W. Santrock Trần Thị Hương Lan (Biên dịch) Phần một Phần hai. SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ NHẬN THỨC Phần ba Phần bốn. XÃ HỘI, CẢM XÚC, VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN Created by AM Word2CHM
- Phần một TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Chương 1. GIỚI THIỆU – NÊU VẤN ĐỀ Chương 2. KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Created by AM Word2CHM
- Chương 1. GIỚI THIỆU – NÊU VẤN ĐỀ TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN à Phần một HÌNH ẢNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN (VTN) Thời niên thiếu của Jeffrey Dahmer và Alice Walker Vài năm trước tôi chợt nhận ra khi mười mấy tuổi trong thời kỳ Đại khủng hoảng, mình không hề có tuổi VTN gì hết! Tuổi VTN vẫn rón rén lại gần và vẫn bám theo suốt cuộc đời ta Nhưng tuổi VTN vẫn chưa được khám phá và nó không tồn tại như một bộ phận đặc biệt, có nhân cách nhất định – không hẳn là trẻ con và chưa là người lớn. P. Musgrove, nhà văn Mỹ thế kỷ 20 JEFFREY DAHMER có một thời đồng ấu và thời VTN dữ dội. Cha mẹ cậu gấu ó triền miên rồi ly dị. Mẹ cậu có những vấn đề về cảm xúc và cưng chiều em trai cậu quá đáng. Cậu cảm thấy cha không đoái hoài tới mình, lại thêm bị một thằng lạm dụng tình dục khi 8 tuổi. Nhưng phần lớn những người có tuổi thơ và thời dậy thì đau đớn không bao giờ phạm phải những tội ác khủng khiếp mà Jeffrey Dahmer đã phạm suốt từ thập niên 1970 đến thập niên 1990. Chỉ với cái chuông cửa Dahmer giết người đầu tiên vào năm 1978, từ đó là 16 nạn nhân tiếp theo. Một thập niên trước vụ giết người đầu tiên của Dahmer, Alice Walker – người mà sau
- này nhận giải thưởng Pulitzer Prize cho cuốn sách The Color Purple (Màu đỏ tía) – đang phải rên siết dưới ách phân biệt chủng tộc ở Mississippi. Là người con thứ tám trong một gia đình người lĩnh canh ở Georgia, Walker biết rõ ảnh hưởng ghê gớm của đói nghèo. Mặc kệ nghèo đói vây bủa cô vẫn phấn đấu và đoạt giải thưởng văn chương. Alice Walker viết về những người mà cô gọi là thành công từ zero. Những người chiến thắng. Những người đi lên từ hai bàn tay trắng”. Điều gì dẫn một đứa trẻ VTN tới chỗ phạm tội tày đình và một người nghèo khổ thành tiểu thuyết gia nổi tiếng? Làm sao chúng ta có thể giải thích được một đứa trẻ đã tự làm tan nát cuộc đời mình do những bi kịch như cái chết của người thân, trong khi đứa trẻ khác lại cất cánh từ những điều kiện sống cơ cực nhất? Tại sao có những trẻ VTN sống cuồn cuộn như con sóng – thành công ở trường, kết bạn bè và đầy nhiệt huyết – trong khi những đứa khác lại vất vưởng bên lề cuộc đời như kẻ ngoài cuộc? Nếu bạn đã từng bao giờ tự hỏi điều gì tác động đến trẻ VTN thì bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong quyển sách này. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ Chân dung của trẻ VTN được thể hiện như thế nào qua các giai đoạn lịch sử? Khi nào thì ngành khoa học nghiên cứu trẻ VTN bắt đầu? THỜI TIỀN SỬ Ở Hy Lạp, hai nhà triết học Plato và Aristotle (thế kỷ thứ tư trước công nguyên) đã mô tả về bản chất của những người trẻ tuổi. Theo Plato, lý giải không phải là một đặc điểm ở trẻ nhỏ; đặc điểm này manh mún lần đầu tiên là vào thời VTN. Plato nghĩ rằng trẻ nhỏ nên học thể thao, âm nhạc còn các môn khoa học và toán nên học vào thời VTN. Aristotle tranh luận rằng đặc tính quan trọng nhất của trẻ VTN là khả năng lựa chọn, và chính khả năng tự quyết này trở thành một điểm mốc tiêu chuẩn, báo hiệu trẻ đã tiến đến thời trưởng thành. Ông nhấn mạnh sự phát triển tính tự quyết này không giống như một số quan điểm cùng thời cho rằng tính độc lập chân giá trị, sự lựa chọn nghề nghiệp là những yếu tố then chốt của tuổi VTN. Aristotle cũng nhận thấy tính vị kỷ – tự cho mình là trung tâm – khiến cho trẻ VTN nghĩ chắc chắn rằng mình biết tất cả mọi thứ. Vào thời Trung Cổ, trẻ nhỏ và trẻ VTN được nhìn nhận như là những phiên bản thu nhỏ của người lớn. Chúng cũng được đối xử bằng những luật lệ hà khắc y như người lớn trong thời kỳ lịch sử này. Vào thế kỷ thứ 18, nhà triết học Pháp Jean–Jacques Rousseau đưa ra một quan điểm có tính giác ngộ về trẻ VTN, củng cố niềm tin rằng trẻ nhỏ hoặc trẻ VTN không phải là người lớn. Giống như Plato, Rousseau lý giải sự phát triển trong tuổi VTN. Ông nêu bật việc kích thích óc tò mò là đặc biệt quan trọng khi giáo dục trẻ 12–15 tuổi. Rousseau tin rằng ở lứa tuổi 15-20, cá nhân đã trưởng thành về cảm xúc và sự ích kỷ của họ dần thay thế bằng sự quan tâm đến người khác. Rousseau càng khiến người ta tin rằng sự phát triển có những giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, những ý tưởng của Rousseau chỉ thiên về tư biện, lý thuyết. Cho mãi đến thế kỷ 20 thì ngành khoa học khai phá tuổi
- VTN mới bắt đầu. THẾ KỶ 20 Cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ 20 là giai đoạn quan trọng trong việc khám phá ra khái niệm mà ngày nay chúng ta gọi là tuổi VTN. Những thay đổi không ngừng mà trẻ VTN, nhất là trẻ trai, trải qua trong thế kỷ 20 cũng ảnh hưởng đến cuộc đời chúng một cách bền vững. Mặc dù trẻ VTN của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa đều có những đặc điểm chuyên biệt, nhưng dưới đây chúng ta xét nền văn hóa Mỹ làm đại diện để các nền văn hóa khác, trong đó có Việt Nam, quy chiếu. THỜI CHUYỂN GIAO THẾ KỶ Giữa những năm 1890 và năm 1920, rất nhiều nhà tâm lý học, nhà cải cách đô thị, nhà giáo dục học, nhà xã hội học, nhà tư vấn bắt đầu mổ xẻ khái niệm trẻ VTN. Ở giai đoạn này, những nam thiếu niên nghiễm nhiên bị coi là kẻ gây rối, suy đồi đạo đức, còn nữ thiếu niên được coi là thụ động và dự bị ảnh hưởng. Khi quyển sách của G. Stanley Hall về trẻ VTN được xuất bản năm 1904 (trong phần kế tiếp sẽ thảo luận kỹ hơn), nó đóng một vai trò chính yếu trong việc định hình lại những suy nghĩ về trẻ VTN. Hall cho rằng nhiều trẻ VTN tỏ ra thụ động, nhưng chúng đang trải qua sự xáo trộn bên trong. Những nhà tâm lý học, nhà giáo dục học bắt đầu phát triển những tiêu chuẩn về hành vi của trẻ VTN. Khái niệm bão tố–và–trầm cảm (storm–and– stress) của Hall ảnh hưởng rất lớn đến những tiêu chuẩn này. Kết quả, người lớn trong giai đoạn 1900 – 1920 thường cố áp đặt sự tuân thủ và tính thụ động lên trẻ VTN. Những ví dụ về sự tuân thủ này bao gồm việc đề cao tinh thần học tập, sự trung thành và coi trọng tinh thần tập thể. G. STANLEY HALL (1844 – 1924) Lịch sử tôn vinh ông là cha đẻ của ngành khoa học nghiên cứu trẻ VTN. Những ý tưởng đầu tiên của ông được xuất bản trong hai tuyển tập Adolescence (Trẻ VTN) năm 1904. Hall chịu ảnh hưởng sâu sắc và ứng dụng những khuynh hướng khoa học và sinh vật học của Charles Darwin, nhà lý luận thuyết tiến hóa vĩ đại, để nghiên cứu về sự phát triển của trẻ VTN. Ông tin rằng sự phát triển này được kiểm soát bởi những yếu tố sinh lý học do gen di truyền quyết định và môi trường chỉ đóng một vai trò nhỏ, nhất là trong thời đồng ấu. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận môi trường tác động đến sự thay đổi trong thời VTN nhiều hơn so với các giai đoạn phát triển khác. Như vậy, ít ra Hall cũng tin – như chúng ta tin ngày nay – rằng tính đi truyền tương tác với những ảnh hưởng của môi trường đã quyết định đến sự phát triển của cá nhân. Theo Hall, tuổi VTN là giai đoạn từ tuổi 12–23 và là thời kỳ của bão tố– và–trầm cảm. Khái niệm bão tố–và–trầm cảm của Hall cho rằng tuổi VTN là thời gắn liền tới những xung đột vào xáo trộn tâm trạng. Từ “bão tố–và–trầm cảm” là do Hall vay mượn ý tưởng từ những văn hào Đức Goethe và Schiller, tác giả của những tiểu thuyết về những chủ nghĩa lý tưởng, lòng khảo khát vươn tới mục tiêu, cảm xúc, niềm đam mê và tinh
- thần cách mạng. Hall hình dung ra một sự tương đồng giữa những đề tài của các nhà văn Đức với sự phát triển tâm lý của trẻ VTN. Những suy nghĩ, cảm xúc, và hành động của trẻ VTN thường dao động giữa tính kiêu ngạo và tính tự ty; giữa sự điềm tĩnh và sự nóng nảy; giữa niềm hạnh phúc và nỗi đau buồn. Trẻ VTN có thể “cà chớn” với bạn bè vào lúc này nhưng tức khắc sau đó lại tỏ ra tử tế. Mới giây trước nó muốn cô độc một mình nhưng giây sau nó lại muốn tìm kiếm bạn bè. Hall được coi là người khổng lồ trong lãnh vực nghiên cứu trẻ VTN. Chính ông là người đi tiên phong về những lý thuyết, hệ thống và nêu bật vấn đề vượt khỏi sự suy đoán và triết học đơn thuần. QUAN ĐIỂM VĂN HÓA – XÃ HỘI VỀ TRẺ VTN CỦA MARGARET MEAD Năm 1928, nhà nhân loại học Margaret Mead nghiên cứu trẻ VTN ở vùng Biển Nam đảo Samoa đã kết luận rằng bản chất của trẻ VTN không phải là thuộc về sinh học như Hall nhận thấy, mà thiên về văn hóa–xã hội hơn. Khi nền văn hóa cung cấp một sự quá độ từ từ và êm ả từ thời đồng ấu lên thời trưởng thành – đúng như cách phát triển của trẻ VTN ở đảo Samoa – thì trẻ ít phải chịu đựng bão tố–và–trầm cảm ở giai đoạn VTN. Quan sát trẻ VTN ở Samoa của Mead cho thấy cuộc sống của chúng gần như không hề có biểu hiện xáo trộn gì cả. Bà kết luận: một nền văn hóa cho phép trẻ VTN chứng kiến những hoạt động tình dục, xem trẻ nhỏ sinh ra, coi cái chết là tự nhiên, làm những việc quan trọng, quan hệ tình dục như một thú vui, biết rõ những vai trò của người lớn thì sẽ “tạo ra” những trẻ VTN không hề biết đến stress. Tuy nhiên, trong những nền văn hóa như nền văn hóa Mỹ – trẻ nhỏ được coi là khác hẳn với người lớn; và thanh thiếu niên không được hình thành nhân cách từ những kinh nghiệm kể trên - trẻ VTN rất dễ bị stress trầm trọng. Hơn nửa thế kỷ sau, những khám phá của Mead ở Samoa được giới phê bình cho là đầy thành kiến và sai lầm. Những chỉ trích hiện tại cũng tuyên bố rằng trẻ VTN ở Samoa ngày nay bị stress nhiều hơn hồi Mead quan sát; và rằng tội ác xảy ra trong trẻ VTN ở Samoa không kém gì ở phương Tây. Dẫu sao thì trong cuộc bàn cãi chưa ngã ngũ về khám phá của Mead, vẫn có nhiều nhà nghiên cứu bênh vực cho công trình của bà. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT MINH KHÁM PHÁ Trẻ VTN vừa có nền tảng sinh vật học (theo G. Stanley Hall) vừa có nền tảng văn hóa–xã hội (theo Margaret Mead), nhưng thực ra, những điều kiện về lịch sử cũng góp phần làm hiện lên khái niệm về trẻ VTN. Trong lời trích dẫn ở phần đầu chương này, nhà văn Mỹ P. Musgrove đề cập tới đứa trẻ mười mấy tuổi cứ rón rén lại gần chúng ta trong suốt cuộc đời. Tại một thời điểm cách đây không lâu lắm trong lịch sử, khái niệm về trẻ VTN chưa xuất hiện. Quan điểm phát minh khám phá về sự phát triển của trẻ VTN tuyên bố rằng trẻ VTN là một sáng tạo mang tính lịch sử xã hội. Quan điểm này đặc biệt nhấn mạnh đến những sự kiện lịch sử xã hội đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà luật pháp được ban hành nhằm duy trì tính phụ thuộc của người trẻ tuổi và nhằm đưa họ vào quả cầu kinh tế
- có thể quản lý chặt chẽ được. Chúng ta xét những sự kiện lịch sử xã hội như là nền tảng lịch sử cho sự phát triển của trẻ VTN. Theo đó, những sự kiện lịch sử bao gồm: khuynh hướng tinh giảm thợ học việc; gia tăng việc sử dụng máy móc trong thời Cách mạng Công nghiệp, phát sinh những đòi hỏi về kỹ năng lao động cao và phân chia sức lao động theo chuyên ngành; sự tách rời giữa sở làm và gia đình; sự xuất hiện những quan điểm của G. Stanley Hall; hiện tượng đô thị hóa; sự ra đời của những nhóm thanh thiếu niên như nhóm YMCA (*) và Boy Scouts (hướng đạo sinh); trường học bắt đầu phân lớp theo độ tuổi. Quan điểm phát minh khám phá tập trung phân tích tầm quan trọng của trường học, nơi làm việc, và nền kinh tế đối với sự phát triển của trẻ VTN. Nhiều học giả khẳng định khái niệm trẻ VTN được phát minh như là sản phẩm phụ của phong trào xây dựng hệ thống giáo dục đại chúng bắt buộc. Theo đó, nhiệm vụ của trường cấp II là chuyển tải những kỹ năng trí tuệ (tri thức) cho trẻ VTN; hoặc triển khai họ vào quả cầu kinh tế, để phục vụ như một bánh răng của nền văn hóa theo cấu trúc quyền lực. Theo quan điểm này, xã hội Mỹ đã miễn cưỡng “chấp nhận” vị thế của trẻ VTN thông qua đạo luật bảo vệ trẻ nhỏ. Bằng cách lập pháp cho trẻ VTN, cấu trúc quyền lực của người lớn đã đặt họ vào vị trí ngoan ngoãn – kìm nén những ý tưởng sáng tạo của họ, khuyến khích họ lệ thuộc, và đẩy họ vào thế giới công việc dễ quản giáo hơn. Lịch sử ngày nay gọi giai đoạn 1890 – 1920 là “thời đại của trẻ VTN”, bởi vì chính thời gian này đã phát minh ra khung sườn cho khái niệm trẻ VTN. Cũng giai đoạn này, nhiều đạo luật nhắm tới thanh thiếu niên đã được ban hành. Trong hầu hết các tiểu bang đều có luật cấm không được thuê mướn trẻ làm việc và buộc họ phải học hết cấp II. Nhiều đạo luật được thực hiện rất gắt gao. Những điều luật ấy đã tạo nên hai sự thay đổi chính: giảm số trẻ đi làm và tăng số trẻ đi học. Từ năm 1910 – 1930 số trẻ từ 10 – 15 tuổi đi làm đã giảm 75%. Ngoài ra, từ năm 1900 – 1930 số trẻ VTN tốt nghiệp trung học cũng tăng xấp xỉ 600%. Tờ Journal of Genetic Psychology (trước kia là Pedagogical Seminary), một tờ báo lâu đời nhất về sự phát triển tâm lý, cung cấp thêm bằng chứng về vai trò của lịch sử đối với khái niệm trẻ VTN. Theo đó phân tích kỹ bốn giai đoạn lịch sử: hai thời kỳ khủng hoảng kinh tế từ thập niên 1890 đến thập niên 1930 và hai cuộc thế chiến. Trong những thời khủng hoảng kinh tế, những học giả báo động về sự kém trưởng thành về mặt tâm lý và nhu cầu cần giáo dục của trẻ VTN. Ngược lại, trong hai cuộc thế chiến, trẻ VTN không được mô tả là non nớt mà là sớm tòng quân hoặc vào xí nghiệp. NHỮNG THAY ĐỔI SÂU SẮC TRONG THẾ KỶ 20 Trong ba thập niên từ 1920 – 1950, trẻ VTN đã đạt được vị thế quan trọng hơn trong xã hội do họ trải qua những thay đổi phức tạp. Đời sống của trẻ VTN chuyển biến tốt hơn trong thập niên 1920. Một loạt những trào lưu mới (Roaring Twenties) xuất hiện, thổi những luồng gió mới vào trẻ VTN. Sự thụ động và nghe lời người lớn được thay thế bằng tính tự chủ và bắt chước các giá trị của bạn đồng trang lứa (ĐTL). Người lớn bắt đầu noi
- theo trẻ VTN nhiều hơn là ngược lại. Nếu một điệu nhảy mới đang là mốt thịnh hành thì nữ thiếu niên sẽ học trước. rồi sau đó bày lại cho mẹ mình. Tuy thời đó có Luật Cấm Rượu rất gắt gao nhưng nhiều trẻ VTN lại nghiện rượu nặng. Lối sống tự do, buông thả, tình dục khác phái, tiệc “hôn” được coi là chuẩn mực. Váy ngắn trở thành một chiến dịch do YWCA khởi xướng nhằm đả phá những cách hành xử mà họ cho là “bất thường”. Trong khi thanh thiếu niên đang hăm hở hưởng thụ những thú vui thì đùng một cái, thời Đại khủng hoảng (The Great Depression) thập niên 1930 ập đến, liền theo sau là Thế chiến Thứ Hai thập niên 1940. Mối quan tâm từng giờ từng phút vào kinh tế và chính trị thế chỗ cho chủ nghĩa khoái lạc vốn là những giá trị mà giới trẻ thập niên 1920 tôn vinh. Những nhóm chống đối cấp tiến chỉ trích chính phủ mọc lên như nấm vào thập niên 1930 và Thế chiến Thứ Hai, đẩy trẻ VTN đứng trước một sự kiện khác. đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Nhập ngũ sẽ cho họ cơ hội đi xa, gặp gỡ thanh thiếu niên từ nhiều bang khác của Mỹ. Kinh nghiệm này mở rộng tầm nhìn về thế giới của họ và giúp họ có cảm giác độc lập hơn. Cho đến năm 1950 – giai đoạn được cho là thời của trẻ VTN – họ được công nhận không chỉ về thể xác và xã hội mà còn về pháp luật. Mỗi bang đều có những luật riêng, đặc biệt cho thanh thiếu niên tuổi từ 16-18 hoặc từ 16–20. Trẻ VTN của thập niên 1950 được coi là thế hệ bình lặng. Đời sống của họ tốt hơn so với các thập niên 1930 – 1940. Chính phủ chi trả phần lớn chi phí giáo dục đại học thông qua chương trình học bổng GI Bill; vô tuyến truyền hình bắt đầu “đổ bộ” vào từng gia đình. “Lấy bằng đại học để đương nhiên có công ăn việc làm tốt; lập gia đình có con cái đề huề” là nếp nghĩ ăn sâu vào tâm trí thanh thiếu niên trong suốt thập niên 1950. Những mẩu phim quảng cáo trên ti vi luôn hô hào, ngợi ca về một cuộc sống xa xỉ, hưởng thụ. Sang thập niên 1960, trong khi đa số trẻ VTN theo đuổi nền học vấn cao thì một sự thật phũ phàng là cổng trường đại học từ chối trẻ VTN Mỹ gốc Phi, và họ chỉ nhận được nền giáo dục hạng hai mà thôi. Sự xung đột chủng tộc đã phát triển thành bạo động, biểu tình ngồi, với lực lượng nòng cốt là những sinh viên đại học. Các cuộc chống đối chính trị của thanh thiếu niên lên đến đỉnh điểm vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, khi hàng triệu thanh thiếu niên kịch liệt phản ứng lại sự can thiệp vô nhân tính vào Việt Nam. Theo các phụ huynh chứng kiến sự kiện Democratic Convention năm 1968, họ không chỉ thấy các diễn đàn chính trị ủng hộ các ứng viên mà còn thấy con cái tuổi VTN của mình hỗn chiến với cảnh sát, lên án người lớn suy đồi và nhây nhưa biểu tình ngồi. Các bậc cha mẹ thập niên 1960 cũng lo ngại trước tình hình trẻ VTN lạm dụng ma túy và bị đối xử thậm tệ hơn những thập niên qua. Tình trạng quan hệ tình dục tiền hôn nhân, sống chung như vợ chồng không hôn thú gia tăng. Đến giữa thập niên 1970, những cuộc phản đối của trẻ VTN dịu bớt đi và được thay thế bằng một sự nghiệp cơ động, có định hướng và có thăng tiến – đạt được nhờ học hành siêng năng ở trường phổ thông, ở đại học và ở các trường dạy nghề. Những ham mê vật chất một lần nữa lại là những động cơ chính cuốn hút giới trẻ, trong khi những thách thức
- về lý tưởng hay về những vấn đề xã hội không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ. Những phản kháng trong thập niên 1970 thường liên quan tới phong trào giải phóng phụ nữ. Những mô tả về trẻ VTN ở Mỹ trong những năm trước thiên lệch về nam nhiều hơn nữ. Những mục tiêu và gia đình sự nghiệp của thiếu nữ ngày nay gần như không hề tồn tại trong những thập niên cuối 1890 và đầu 1900. Trong bao nhiêu năm, những rào cản đã ngăn trở thiếu nữ và các cộng đồng thiểu số (người Mỹ gốc Phi, gốc châu Á, gốc từ các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha) phát triển đầy đủ trong tuổi VTN của họ. Rất hiếm phụ nữ và các cá nhân thuộc cộng đồng thiểu số có bằng tiến sĩ; và họ phải vượt qua những thành kiến cố hữu. Leta Hollingworth là phụ nữ tiên phong thực hiện nghiên cứu quy mô về sự phát triển trí tuệ của trẻ VTN (1916). Là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ tài năng để mô tả người trẻ tuổi đạt điểm cao đặc biệt trong những cuộc thi trí tuệ, bà đóng vai trò quan trọng trong việc phản bác quan điểm cho rằng nam giới ưu việt hơn nữ giới, rằng chu kỳ kinh nguyệt khiến cho nữ giới làm việc kém hiệu quả. Năm 1932, George Sanchez viết sách chỉ ra những thành kiến trong những bài thi trí thông minh của trẻ nhỏ và trẻ VTN. Những nhà tâm lý học tiên bối gốc Phi như Kenneth và Mamie Clark cũng nghiên cứu về lòng tự trọng của thanh thiếu niên Mỹ gốc Phi (1939). TẠO NẶN KHUÔN MẪU TRẺ VTN Khuôn mẫu là một mô hình phân loại phản ánh những ấn tượng và niềm tin của chúng ta về một cá nhân, một nhóm người hay một tầng lớp người nào đó. Tất cả mọi khuôn mẫu đều là hình ảnh về một thành viên điển hình cho cả nhóm người. Chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp và chúng ta cố đơn giản hóa sự phức tạp đó. Đặt khuôn mẫu là một cách dễ dàng. Ta chỉ việc dán cho nhóm người nào đó một cái nhãn – chẳng hạn “thanh niên là bừa bãi” – để sau đó ta ít phải suy nghĩ nhiều về họ. Một khi đã áp đặt khuôn mẫu rồi thì ta khó mà bỏ nó đi, cho dù ta có thấy những bằng chứng ngược lại. Khuôn mẫu về trẻ VTN thật muôn màu muôn vẻ: “Chúng nói chúng tha thiết muốn có một việc làm, nhưng đến khi có việc rồi thì chúng lại chẳng buồn làm!”; “Hết thảy chúng đều lười chảy thây”; “Bọn chúng chỉ là bạn tình với nhau thôi”; “Đứa nào cũng nghiện ma tuý”; “Vấn đề của bọn trẻ VTN ngày nay là chúng quá dễ dãi”; “Chúng nó đều một giuộc tự cao tự đại”; v.v và v.v Thật vậy, gần như suốt thế kỷ 20, trẻ VTN bị coi là dị hợm và vô đạo đức hơn là bình thường và theo đúng khuôn phép. Bằng chứng là hình ảnh “bão tố–và–trầm cảm” của Hall; chân dung trẻ VTN xung đột, nổi loạn, bê tha, ích kỷ trên những phương tiện thông tin đại chúng như trong phim Rebel without a Cause (1955), Easy Rider (1969); những hình ảnh chán chường, bạt mạng trong các bộ phim ăn khách như Sixteen Candles (1984), Breakfast Club (1985), Boyz N the Hood (1991). Những khuôn mẫu về thanh thiếu niên đó sâu đậm và lan rộng đến độ nhà nghiên cứu trẻ VTN Joseph Adelson (1979) gọi nó là lỗ hổng thế hệ VTN – sự vi quát về trẻ VTN được hình thành chỉ dưa trào những thông tin về một nhóm thanh thiếu niên hạn hẹp, bày ra
- trước mắt mọi người. Daniel Offer (1988) tóm gọn khuôn mẫu trẻ VTN là có khuynh hướng stress và xáo trộn. Những hình ảnh về trẻ VTN khắp thế giới – Mỹ, Úc, Nhật, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Đài Loan, Israel, Ý – được tạo thành khuôn. Một hình ảnh khỏe khoắn mô tả ít nhất 73% trẻ VTN, theo đó họ dần phát triển thành người lớn với một sự sáp nhập tinh tế những kinh nghiệm trước đó, tính tự tin, tinh thần lạc quan về tương lai. Dẫu có những khác biệt nhưng đa số họ đều vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời, tự chủ, đề cao công việc và học tập, tỏ ra tự tin về đời sống tình dục, thể hiện cảm xúc tích cực về gia đình và tin rằng mình có thể chịu đựng và chống chỏi những bất trắc của cuộc đời. Tóm lại, họ không hẳn mang hình ảnh bão tố và–trầm cảm. Bắt đầu từ chân dung bão tố–và–trầm cảm do Hall vẽ ra về trẻ VTN Mỹ và các nước phương Tây thế kỷ 20, rủi thay thời VTN được đón nhận như là giai đoạn có vấn đề trong đời người mà chính bản thân họ, gia đình và xã hội buộc phải chịu đựng. Nhưng theo như hai nghiên cứu của Adelson và Offer, phần lớn trẻ VTN gần như không hề xáo trộn hay có vấn đề như khuôn mẫu áp đặt cho họ. Thái độ của công chúng về trẻ VTN hóa ra nảy sinh từ những kinh nghiệm cá nhân họ kết hợp với phương tiện truyền thông đại chúng, những thứ chẳng hề đưa ra một bức tranh khách quan nào về sự phát triển bình thường của trẻ VTN. Không ít người gán cho trẻ VTN những điều xấu tệ nhất liên quan tới những mẩu ký ức vụn vặt của người lớn. Họ phán đoán thanh thiếu niên hiện tại bằng những ký ức về thời VTN của chính mình, rồi kết luận giới trẻ ngày nay rắc rối, không đáng tôn trọng, ích kỷ, kiêu ngạo và liều lĩnh hơn họ ngày xưa. Tuy nhiên, trong vấn đề thị hiếu và nhân cách, giới trẻ mọi thế hệ đều có những khác biệt dữ dội, xung khắc với người lớn – khác về diện mạo, về cách hành xử, về thể loại âm nhạc, kiểu tóc và kiểu quần áo ưa thích. Nhưng sai lầm lớn nhất là từ chối nhìn nhận lòng nhiệt tình hăng hái của thanh thiếu niên trước việc thử những chân giá trị mới, thích có những hành vi kỳ quặc, hay va chạm với bố mẹ và với những chuẩn mực xã hội. Đặt mình vào vị trí của con cái và kiểm tra những ranh giới là những biện pháp hữu hiệu, khiến trẻ VTN có vẻ chấp nhận hơn là phản kháng những giá trị của cha mẹ. Khi cô con gái lớn của tôi, Tracy, vào năm thứ nhất trung học, vợ tôi luôn cứ phấp phẩm sợ nó sẽ hư hỏng – cô ấy bực mình với gu quần áo và đầu tóc của Tracy, không thích bạn bè của nó, không ưa những cậu trai nó hẹn hò, nghĩ nó làm bậy bạ ở trường, và sợ ai đó “chơi khăm” nó. Nhưng rồi khi Tracy trở thành người lớn, quan sát nó rất khó lần tìm ra những dấu vết bị coi là “non nớt” hồi xưa. Bây giờ những giá trị Tracy đề cao đã dần trùng khớp với những giá trị của cha mẹ. Như vậy khuôn mẫu về trẻ VTN là do giới truyền thông đặt ra – với những chương trình giật gân và “đầy thông tin” tập trung vào những rầy rà do giới trẻ gây ra – vô hình chung tạo cho người ta ấn tượng rằng hầu hết trẻ VTN đều ngổ ngáo, cư xử lập dị, trong khi chỉ một bộ phận nhỏ là như vậy mà thôi.
- TRẺ VỊ THÀNH NIÊN NGÀY NAY VỊ THẾ HIỆN TẠI CỦA TRẺ VTN Xét ở nhiều góc độ, ngày nay là thời điểm tốt đẹp nhất nhưng cũng là tệ hại nhất cho trẻ VTN. Thế giới của họ chứa đựng sức mạnh, triển vọng mà cách đây một thế kỷ không ai có thể tưởng tượng ra: máy tính, tuổi thọ cao, dễ dàng tiếp cận với cả hành tinh qua ti vi, qua vệ tinh nhân tạo và qua đường hàng không. Tuy nhiên, ngày nay những cám dỗ và bất trắc của thế giới người lớn ảnh hưởng tới trẻ nhỏ và trẻ VTN sớm đến nỗi chúng không kịp chuẩn bị sẵn sàng về mặt cảm xúc và nhận thức để tiếp nhận một cách hữu hiệu. Chẳng hạn, thuốc Crack dễ gây nghiện hơn á phiện, ma túy của thế hệ trước. Những cảnh bạo lực kinh hồn và tình dục quái chiêu xuất hiện công khai, liên tục trên ti vi đã cấy chặt vào đầu óc giới trẻ. Những thông điệp luôn đậm đặc và mâu thuẫn nhau. Những băng video nhạc rock cổ động cho tình dục tự do trong khi những chuyên gia sức khỏe lại ra sức khuyên tình dục an toàn. Những buổi tọa đàm diễn ra liên miên với những đề tài giật gân kiểu nữ tu đồng tính luyến ái, phẫu thuật chuyển đổi giới tính, giết người hàng loạt, ma túy phiên bản mới. Truyền hình ào ạt oanh kích những phiên bản dị hợm của thực tế vào trí tưởng tượng của trẻ VTN. Một xã hội ổn định luôn chuyển giao những giá trị từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó cũng là công việc của nền văn minh. Mối quan ngại lớn nhất trong thế giới ngày nay là những giá trị liên tục được “phát sóng” đến trẻ VTN. Cách đây nửa thế kỷ, cứ hai trong ba gia đình có cha đi kiếm cơm về nuôi vợ và các con tuổi nhỏ hoặc tuổi VTN. Ngày nay chưa tới một trong năm gia đình vừa khít với khuôn mẫu đó. Trong vốn từ vựng tiếng Mỹ đã xuất hiện cụm từ chất lượng thời gian (quality time). Thiếu thốn là một mô ấp trong cuộc sống của nhiều trẻ VTN – thiếu quyền lực, thiếu khả năng, thiếu được công nhận cảm xúc. Xét về nhiều mặt, trẻ VTN ngày nay sống trong môi trường ít ổn định hơn trẻ VTN vài thập niên trước. Tỉ lệ ly dị cao, tỉ lệ trẻ VTN mang thai cao, các gia đình di chuyển nơi cư ngụ thường xuyên hơn do cuộc sống biến động. Dẫu sao thì lớn lên chẳng bao giờ là dễ dàng cả. Nhìn chung, sự phát triển của trẻ VTN ngày nay không khác gì với trẻ VTN thập niên 1950. Tuổi VTN không phải là giai đoạn để mà nổi loạn, khủng hoảng, xung đột, trụy lạc đối với đa số thanh thiếu niên; nhưng cũng không thể khẳng định đây là thời để định giá trị, ra quyết định, tận tụy hay củng cố một chỗ đứng trong thế giới. Tham luận của chúng tôi nhấn mạnh đến một điểm quan trọng về trẻ VTN: họ không phải là một nhóm người đồng nhất. Hầu hết trẻ VTN đều thành công trong việc vạch ra một lộ trình dài về phía trở thành người lớn; nhưng một phần không nhỏ thì không. Những sự khác biệt về kinh tế–xã hội, chủng tộc, văn hóa, giới tính, tuổi tác, lối sống ảnh hưởng đến con đường phát triển của mỗi trẻ VTN. Ngày nay các nghiên cứu đặc biệt thiên về sự tác động của môi trường đến sự phát triển của trẻ VTN. Môi trường là bối cảnh trong đó diễn ra sự phát triển, chịu ảnh hưởng
- của những yếu tố lịch sự, kinh tế–xã hội và văn hóa. Môi trường quan trọng đối với sự phát triển của trẻ VTN đến nỗi khi nghiên cứu “liệu trẻ VTN ngày nay có phải chịu đựng nhiều hơn cách đây một, hai thập niên hay không”, nếu không đề cập những yếu tố liên quan đến chủng tộc, xã hội, kinh tế, lịch sử sẽ không thể có kết quả. Sự phát triển của mỗi cá nhân trẻ VTN đều xảy ra dựa trên nền tảng bối cảnh lịch sử, văn hóa. Bối cảnh này bao gồm gia đình, bạn bè, trường học, nhà thờ, hàng xóm láng giềng, cộng đồng, trường đại học. Mỹ, Trung Quốc, Mexico, Ai Cập, Việt Nam mỗi quốc gia đều có những di sản văn hóa, xã hội, kinh tế và lịch sử riêng biệt. Toàn bộ phần Ba của quyển sách này sẽ tập trung nêu bật về môi trường đối với sự phát triển của trẻ VTN, với từng chương riêng về gia đình, bạn bè NHỮNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VTN Một khuynh hướng nữa khi nghiên cứu sự phát triển của trẻ VTN là tiến hành nghiên cứu những chính sách xã hội. Chính sách xã hội là đường lối hoạt động của chính phủ một nước liên quan đến những phúc lợi xã hội của công dân nước đó. Vì trẻ VTN chiếm hơn 20% dân số; vì tình trạng sử dụng ma túy tràn lan; vì nguy cơ lây nhiễm AIDS nên cần phải có những chính sách xã hội dành riêng cho họ. Theo Marian Wright Edelman, chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Trẻ em, thì nhiệm vụ làm cha mẹ và nuôi dưỡng thế hệ kế tiếp là chức năng quan trọng nhất và cần phải làm nghiêm túc nhất của xã hội. Những chính sách quốc gia về gia đình cần phản ảnh đúng “những giá trị gia đình” mà nền văn hóa đề ra. Cần có hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình; cần thiết lập trường học và những khu dân cư an toàn, những chương trình giáo dục cha mẹ và hỗ trợ gia đình hiệu quả. Trong thế kỷ 21, sự an lành hạnh phúc của trẻ VTN phải là mối quan tâm hàng đầu. Tương lai của họ là tương lai của xã hội. Không được phát huy hết tiềm năng, trẻ VTN sẽ bị ấn định số mệnh đóng góp cho xã hội ít hơn lẽ ra họ đã đóng góp. Trẻ VTN ngày nay phải đối mặt với những rủi ro cho sức khỏe của họ hơn bao giờ hết. Nghiện ma túy, nghiện rượu, trầm uất, bạo động, mang thai, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, những vấn đề ở trường học khiến họ khó phát huy hết tiềm năng của mình. Từ đó phát sinh nhu cầu cấp bách phải tạo cơ hội cho trẻ VTN nhằm cân bằng với những rủi ro. Các chuyên gia nhất trí không nên xé lẻ giải quyết từng vấn đề một, mà nên tập trung tuyên truyền và dạy những kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho trẻ VTN, khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho bản thân. Bên cạnh những mạng lưới gia đình, bạn đồng trang lứa (bạn ĐTL), tốt nhất những nhà hoạch định chính sách nên tạo cơ hội cải thiện kinh tế cho họ và cho gia đình họ. BẢN CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Mỗi cá nhân đều phát triển theo mỗi cách, mỗi phương diện nhất định, không cá nhân nào giống với cá nhân nào. Phần lớn chúng ta thường tập trung vào sự độc đáo của bản thân, nhưng các nghiên cứu lại muốn làm sáng tỏ cả những điểm chuyên biệt lẫn những đặc điểm chung của loài người. Là con người, mỗi cá nhân đều đi trên một con
- đường chung; mỗi chúng ta – từ những vĩ nhân như Leonardo da Vinci, George Washington, Martin Luther King đến bạn và tôi – đều chập chững bước đi lúc 1 tuổi, biết nói vào lúc lên 2, mơ mộng cõi thần tiên lúc ấu thơ và trở nên độc lập từ tuổi VTN. Vậy, khi nói đến sự phát triển của cá nhân nó hàm ý gì? Sự Phát triển là khuôn mẫu thay đổi bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ và kéo dài đến trọn đời. Phần lớn chúng ta cho rằng sự phát triển là sự lớn lên, nhưng nó cũng bao gồm cả sự suy tàn nữa. Sự thay đổi này rất phức tạp bởi vì nó là sản phẩm của rất nhiều quy trình. NHỮNG QUY TRÌNH VÀ NHỮNG GIAI ĐOẠN Sự phát triển của trẻ VTN được quyết định bởi những quy trình cảm xúc xã hội, nhận thức, sinh lý học. Sự phát triển đó cũng được mô tả tùy theo giai đoạn. QUY TRÌNH SINH LÝ HỌC, NHẬN THỨC, CẢM XÚC XÃ HỘI Quy trình sinh lý học bao gồm những thay đổi trong cơ thể của cá nhân. Gen thừa hưởng từ cha mẹ, sự phát triển trí não, chiều cao, cân nặng, những kỹ năng vận động, sự thay đổi hoóc–môn thời dậy thì, tất cả đều phản ánh vai trò của quy trình sinh học trong sự phát triển của trẻ VTN (chương 3). Quy trình nhận thức bao gồm những thay đổi trong suy nghĩ là trí tuệ của cá nhân. Ghi nhớ một bài thơ, giải một bài toán, tưởng tượng khi trình là minh tinh màn bạc phản ánh vai trò của quy rình nhận thức trong sự phát triển của trẻ VTN (xem chương 4 và 5). Quy trình cảm xúc xã hội gồm những thay đổi trong mối quan hệ với người khác, trong cảm xúc, trong nhân cách và trong vai trò đối với xã hội. Biểu hiện của nó rất đa dạng – từ tranh luận với cha mẹ, tấn công bạn ĐTL, trở tính ương ngạnh đến vui vẻ tại buổi dạ vũ toàn trường, xác định được vai trò của giới tính trong xã hội. Phần 3 và 4 sẽ đề cập rõ hơn về quy trình này. Quy trình nhận thức, sinh học, cảm xúc xã hội đan quyện với nhau một cách tinh tế, nhuần nhuyễn. Quy trình cảm xúc xã hội định hình nên quy trình nhận thức; quy trình nhận thức khai thông hay làm tắc nghẽn quy trình cảm xúc xã hội; và quy trình sinh lý học ảnh hưởng đến quy trình nhận thức. Mặc dù có nhiều quy trình khác nhau liên quan đến sự phát triển của trẻ VTN nằm rải rác ở các phần khác nhau trong quyển sách này, nhưng nên nhớ bạn đang nghiên cứu về sự phát triển của một con người hoàn chỉnh về trí óc và thể xác. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Sự phát triển thường được mô tả theo các giai đoạn. Chúng ta sẽ xét theo các giai đoạn là thời đồng ấu, thời VTN và thời trưởng thành. Những độ tuổi cho từng giai đoạn sẽ cho ta biết tổng quát khi bắt đầu và kết thúc của nó. Thời đồng ấu – bao gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn trước khi sinh: từ lúc cấn thai cho đến lúc sinh ra. Đây là thời gian lớn nhanh nhất – chỉ từ một tế bào đơn lẻ tới một cấu trúc hoàn chỉnh có đầy đủ trí não và những hành vi - kéo dài khoảng 9 tháng.
- Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh ra đến khi 18 hay 24 tháng. Đây là quãng thời gian trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Nhiều hành vi tâm lý – như ngôn ngữ, ý nghĩ theo biểu tượng, sự phối hợp những giác quan vận động, sự học hỏi về xã hội, mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ – bắt đầu hình thành. Giai đoạn nhi đồng: từ lúc chấm dứt thời sơ sinh đến lúc trẻ 5 hay 6 tuổi, đôi khi giai đoạn này được gọi là thời mẫu giáo. Trẻ học cách tự túc và tự chăm sóc mình, chuẩn bị sẵn sàng đi học (làm theo chỉ dẫn, nhận ra mẫu tự chữ cái), và dành rất nhiều thời gian để chơi với bạn ĐTL. Vào lớp 1 là thời điểm điển hình chấm dứt giai đoạn này. Giai đoạn thiếu nhi: từ lúc 6 tuổi đến 10 hay 11 tuổi. Đôi khi giai đoạn này được gọi là giai đoạn cấp 1. Trẻ nắm được những kỹ năng nền tảng về đọc, viết, làm toán và chính thức bước vào thế giới rộng lớn hơn cùng nền văn hóa của nó. Tính tự chủ gia tăng và thành tích là chủ đề trung tâm trong thế giới của trẻ. Thời vị thành niên Quyển sách này tập trung đề cập tới sự phát triển của trẻ VTN. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì sự phát triển và kinh nghiệm đáng kể đã xảy ra trước đó. Chả có cô cậu nào bước vào thời VTN như một tấm bảng trống trơn, chỉ có những ý nghĩ, cảm xúc và hành vi được lập trình bởi gen. Thật ra, sự kết hợp giữa những thông tin do gen quy định, những kinh nghiệm thời đồng ấu sẽ quyết định lộ trình phát triển của trẻ VTN. Ở đây nên nhớ đến tính liên tục của sự phát triển giữa thời đồng ấu và thời VTN. Hiện tượng phát triển ngắt quãng xảy ra trong thời gian rất ngắn (xem phần tính liên tục và ngắt quãng của sự phát triển). Định nghĩa về thời VTN đòi hỏi phải xét đến độ tuổi và những ảnh hưởng của lịch sử–xã hội. Theo quan điểm về phát minh khám phá thì thời VTN được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đồng ấu là thời trưởng thành. Nó bao gồm những thay đổi về sinh lý, nhận thức là cảm xúc xã hội. Mặc dù những sự kiện lịch sử và văn hóa khiến chúng ta khó xác định một độ tuổi chính xác cho trẻ VTN, nhưng ngày nay ở Mỹ và ở hầu hết các nền văn hóa khác, tuổi VTN của đa số người bắt đầu từ tuổi 10–13 và kết thúc vào lúc 18–22 tuổi. Những thay đổi về nhận thức, sinh lý và cảm xúc xã hội trong họ trải dài từ phát triển các chức năng sinh dục, những quy trình suy nghĩ trừu tượng, tới sự độc lập. Những nhà nghiên cứu thường mô tả tuổi VTN theo thời đầu VTN và thời cuối VTN. Thời đầu VTN tương đương tới những năm học giữa cấp II và đầu cấp III, trải qua hầu hết những thay đổi của tuổi dậy thì. Thời cuối VTN là vào khoảng nửa sau thập niên thứ hai của đời người. Những mối quan tâm về sự nghiệp, hẹn hò, khám phá giá trị bản thân thể hiện rõ hơn so với thời đầu VTN. Các nhà nghiên cứu chưa dứt khoát những kết quả nghiên cứu của mình là khái quát cho cả tuổi VTN hay chỉ cụ thể cho thời đầu hay cuối VTN mà thôi. Theo quan điểm cũ, thời VTN là một giai đoạn quá độ đồng nhất, theo khuôn mẫu để chuẩn bị bước vào thế giới người lớn. Ngược lại, những nghiên cứu cuối thế kỷ 20
- thường quan sát những dấu hiệu báo trước và kết quả đa dạng của sự chuyển tiếp, những sự kiện xác định thời gian và diễn biến của giai đoạn quá độ. Ví dụ, dậy thì và những sự kiện ở trường thường được nghiên cứu như là những dấu hiệu chính, báo hiệu sự quá độ lên thời VTN; ra trường và nhận việc làm full–time đầu tiên được đánh giá là những sự kiện quá độ cho thấy cá nhân đã ra khỏi thời VTN và bước vào thời trưởng thành. Quan điểm ngày nay là sự thay đổi không kết thúc cùng với thời VTN. Sự phát triển được định nghĩa là một quy trình trọn đời. Thời VTN là một phần của cuộc đời chứ không phải là một giai đoạn tách rời. Mặc dù thời VTN có những đặc điểm độc đáo, nhưng những gì diễn ra trong thời VTN liên quan mật thiết với sự phát triển và kinh nghiệm trong thời đồng ấu và thời trưởng thành. Sự phát triển thời trưởng thành Trẻ VTN có đột ngột bước vào thời trưởng thành? Nhà xã hội học Kenneth Kenniston (1970) nghĩ là không! Đương đầu với thế giới việc làm phức tạp, với những nhiệm vụ cụ thể, nhiều người tuổi 20 vào học tại các trường kỹ thuật đại học, trường dạy nghề để hấp thụ những kỹ năng chuyên biệt, những kiến thức học thuật và nghiệp vụ. Điều đó tạo nên một giai đoạn tạm thời về kinh tế và nhân cách. Thu nhập thấp và thất thường, lại thường xuyên thay đổi chỗ ở, chưa chú trọng hôn nhân và gia đình. Tuổi thanh niên theo Kenniston là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời VTN và thời trưởng thành, là thời gian tạm thời về kinh tế và nhân cách. Sự chuyển tiếp thường kéo dài từ 2 đến 8 năm, dù nó kéo dài cả 10 năm hay hơn cũng không phải là hiếm. Bob Dylan, chàng ca sĩ tài hoa thường ngân nga: ta phải đi qua bao nhiêu con đường mới được gọi là trưởng thành? Giống như thời đồng ấu và thời VTN, thời trưởng thành không phải là giai đoạn đồng nhất. Những nhà nghiên cứu mô tả thời này thành ba giai đoạn: đầu trưởng thành, (giữa) trưởng thành và cuối trưởng thành. Thời đầu trưởng thành bắt đầu từ 19 hay 20 tuổi kéo dài đến những năm 30 tuổi. Đây là thời gian thiết lập sự độc lập về nhân cách và kinh tế. Quan tâm nhiều đến phát triển sự nghiệp hơn. Đa số dành nhiều thời gian cho việc chọn bạn, học cách sống chung với ai đó, gầy dựng một gia đình. Dấu hiệu bước vào thời trưởng thành rõ rệt nhất là khi cá nhân lần đầu tiên có được công việc full–time, dù ngắn hạn hay lâu dài, thường xảy ra khi cá nhân học xong trung học, xong đại học, hoặc sau khi học nghề. Tuy nhiên, tiêu chuẩn quyết định cá nhân đã qua thời VTN và sang thời trưởng thành lại không rạnh ròi như vậy. Sự độc lập về kinh tế có thể được coi là tiêu chuẩn bước vào thời trưởng thành, nhưng để có được sự độc lập này cần phải qua một quy trình phát triển lâu dài, khó nhọc hơn là đột ngột. Hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học xong quay trở về sống với cha mẹ và vẫn chật vật về kinh tế đang ngày càng gia tăng. Có nghiên cứu cho rằng trẻ VTN biết nhận lãnh trách nhiệm và biết ra quyết định độc lập là đã được coi như trưởng thành. Theo nghiên cứu của Arnett (1995), hơn 70% sinh viên đại học nói rằng thời trưởng thành là chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành động của mình, xác định niềm tin và giá trị của bản thân, thiết lập mối quan hệ với cha mẹ như những người lớn với nhau. Nhưng
- theo Sheer (1996), những thanh niên 21 tuổi nói họ đã đạt đến độ trưởng thành về mặt vị trí xã hội từ năm 18 hay 19 tuổi, tức là, cả yếu tố vị trí xã hội (như tài chánh, giáo dục) lẫn yếu tố nhận thức (chịu trách nhiệm và độc lập ra quyết định) được coi là đã chạm tới thời trưởng thành. Xác định điểm kết thúc thời VTN và bắt đầu thời trưởng thành phức tạp hơn là nêu tuổi tác theo trình tự thời gian. Có ý kiến cho rằng thời VTN bắt đầu ở sinh lý học (căn cứ vào các dấu hiệu dậy thì) và kết thúc ở nền văn hóa (dựa vào những kinh nghiệm và tiêu chuẩn văn hóa). Với trẻ trai là lần đầu mọc râu hay lần đầu mộng tinh; trẻ gái là vú căng hay có kinh nguyệt lần đầu. Cả hai đều tăng vọt chiều cao. Chúng ta có thể dễ dàng bảo cô (cậu) ấy đang dậy thì, nhưng thật ra lại không nhận biết được sự phát triển nó như thế nào. Thời trưởng thành xảy ra khi cá nhân ở độ tuổi từ 35 hoặc 45 sau đó kéo dài tới tuổi 55 hoặc 65. Giai đoạn này rất quan trọng đối với cuộc đời của trẻ VTN, bởi vì cha mẹ họ hoặc là đang mấp mé bước vào thời trưởng thành hoặc là đã vào rồi. Thời này là giai đoạn cho cá nhân chuyển giao những giá trị cho thế hệ sau, chú ý chăm sóc đến cơ thể của mình hơn, và quan tâm nhiều đến ý nghĩa của cuộc sống (chương 5). Thời cuối trưởng thành bắt đầu từ 60 hoặc 70 tuổi cho đến lúc chết. Đây là quãng thời gian sức khỏe và sức mạnh suy giảm nhanh chóng, là thời nghỉ hưu và thu nhập giảm. Lúc này là lúc để cá nhân rà soát lại cuộc đời mình, thích nghi với sự thay đổi vai trò xã hội, ít trách nhiệm đi, tự do hơn, thích thú với vai trò làm ông bà. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Một số những vấn đề chính nổi lên khi nghiên cứu về sự phát triển của trẻ VTN là: Sự phát triển đó phụ thuộc nhiều vào sự trưởng thành (tự nhiên, di truyền) hay là vào kinh nghiệm (nuôi dưỡng, môi trường)? Nó diễn ra liên tục và êm ả hay là gián đoạn và tắc nghẽn? Nó phụ thuộc vào những kinh nghiệm trước kia hay sau này? SỰ PHÁT TRIỂN PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO SỰ LỚN LÊN VÀ KINH NGHIỆM (TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG) Bản chất sự phát triển của trẻ VTN không chỉ gồm những quy trình sinh lý học, nhận thức và cảm xúc xã hội, mà còn bao gồm sự tác động của quá trình lớn lên và kinh nghiệm. Quá trình lớn lên là chuỗi thay đổi theo trình tự được quy định bởi bản đồ gen của mỗi cá nhân. Theo quan điểm này, loài người lớn lên theo trình tự nhất định – trừ phi trình tự ấy bị môi trường khắc nghiệt phá vỡ. Phạm vi môi trường có thể rất rộng lớn, nhưng bản đồ gen tạo ra sự tương đồng cho quá trình phát triển của loài người. Chúng ta biết đi trước khi biết nói; nói bập bẹ trước khi nói rành rọt; lớn thật nhanh trong thời sơ sinh và chậm dần đi trong thời nhi đồng; trải qua những biến động về hoóc–môn giới tính trong thời dậy thì sau thời đồng ấu bình lặng; đạt tới đỉnh điểm sức mạnh thể xác vào thời cuối VTN và đầu trưởng thành, nhưng sau đó suy giảm dần v.v Môi trường khắc nghiệt – tác động đến tâm lý – có thể đè nén sự phát triển, nhưng xu hướng lớn lên nhìn chung
- đã được định sẵn trong gen của loài người. Ngược lại, những nhà tâm lý học lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh nghiệm đối với sự phát triển của trẻ. Kinh nghiệm trải dài từ môi trường sinh học (dinh dưỡng, y tế, ma tuý và những tai nạn thể xác) tới môi trường xã hội (gia đình, bạn bè, trường học, cộng đồng, phương tiện truyền thông đại chúng và nền văn hóa) của cá nhân. Ngành tâm lý học kể từ khi ra đời vẫn còn chưa ngã ngũ xem sự phát triển chịu ảnh hưởng chính của quy trình lớn lên hay kinh nghiệm – người ta gọi đó là mâu thuẫn tự nhiên–nuôi dưỡng. Tư nhiên ngụ ý tới sự kế thừa về mặt sinh học của một sinh vật nuôi dưỡng là những kinh nghiệm thuộc về môi trường. Cả bên ủng hộ “tự nhiên” lẫn bên ủng hộ “nuôi dưỡng” đều tuyên bố điều mình ủng hộ là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự phát triển. Theo Montemayor và Plannery (1991), lịch sử luôn nhấn mạnh những thay đổi về sinh lý trong thời dậy thì ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của trẻ VTN. Họ nhận thấy sự thay đổi sinh lý là một khía cạnh quan trọng trong sự chuyển tiếp từ thời đồng ấu lên thời VTN – điều này đúng với mọi người thuộc mọi nền văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, họ cũng tin bối cảnh xã hội (nuôi dưỡng) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ VTN – một vai trò cho đến gần đây mới được quan tâm chú ý tới. SỰ PHÁT TRIỂN LIÊN TỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGẮT QUÃNG Hãy nghĩ về sự phát triển của chính bạn. Bạn lớn thành người như ngày nay là lớn lên dần dần như cây sồi non chầm chậm phát triển thành cây sồi khổng lồ, hay là qua sự thay đổi đột ngột giống như cách sâu bướm thoắt cái lột xác thành con bướm? Nhìn chung, một số nhà nghiên cứu mô tả sự phát triển là một quy trình liên tục, từ từ; một số khác lại cho sự phát triển là một chuỗi những giai đoạn khác biệt nhau. Tính liên tục của sự phát triển là sự thay đổi từ từ, tích tụ từ lúc cần thai cho đến lúc chết. Lời nói đầu tiên đứa trẻ thết lên được là kết quả của nhiều tuần, nhiều tháng luyện tập không ngừng. Cũng vậy, thời dậy thì tưởng là đột ngột, đứt đoạn nhưng thật ra đó là kết quả của quy trình chuẩn bị âm thầm kéo dài cả chục năm. Cho dù những việc đó trông như bất chợt xảy ra. Tính ngắt quãng của sự phát triển là sự phát triển qua những giai đoạn khác biệt trong một đời. Mỗi cá nhân đều trải qua những giai đoạn thay đổi về chất lượng hơn là về số lượng. Một cây sồi con trở thành cây sồi to, tức là nó đã phát triển thành cây sồi nhiều hơn – sự phát triển của nó là liên tục. Một con sâu bướm biến đổi thành con bướm, nó không trở thành sâu bướm nhiều hơn mà trở thành một loại sinh vật khác – sự phát triển của nó là ngắt quãng. Ví dụ, tại một thời điểm nhất định, đứa trẻ phát triển từ chỗ không thể đến có thể suy nghĩ một cách trừu tượng về thế giới. Tại một thời điểm khác, cá nhân chuyển đổi từ người có khả năng sinh sản thành người không thể sinh con. Đó là những thay đổi về chất lượng, gián đoạn trong sự phát triển, không phải là thay đổi về số lượng,
- liên tục. KINH NGHIỆM TRƯỚC KIA VÀ KINH NGHIỆM SAU NÀY ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN Một đề tài quan trọng khác về sự phát triển là vấn đề kinh nghiệm trước kia–sau này – tập trung làm sáng tỏ xem những kinh nghiệm trước kia (nhất là thời đồng ấu) hay những kinh nghiệm sau này là những nhân tố quyết định cho sự phát triển. Những kinh nghiệm trầm uất, đau buồn thời sơ sinh và thời đồng ấu sẽ bị xóa nhòa, hay vẫn không phai mờ, bởi những kinh nghiệm tích cực hơn trong thời VTN sau này? Vấn đề kinh nghiệm trước kia–sau này vốn có một lịch sử lâu dài và vẫn tiếp tục là đề tài gây tranh cãi. Từ Bowlby (1989) đến Main (2000) đều tin rằng nếu đứa trẻ không được chăm sóc kỹ càng, không được nâng niu, ôm ấp trong những năm đầu đời thì chúng sẽ không bao giờ phát triển đạt đến mức tối ưu. Plato cũng khẳng định đứa trẻ nào được dong ẵm, đu đưa nhiều sau này sẽ năng động. Những linh mục ở New England thế kỷ 19 thường răn dạy các bậc cha mẹ đi lễ nhà thờ rằng cách thức họ nuôi dưỡng đứa con mới đẻ của mình sẽ quyết định nhân cách tương lai của đứa trẻ. Những năm đầu đời có tác động rất quan trọng đến suốt phần đời còn lại của trẻ. Từ đó có niềm tin rằng mỗi cuộc đời là một quãng đường liên tục, trên đó những phẩm chất tâm lý có thể lần theo dấu vết trở về cội nguồn của chúng. Học thuyết về kinh nghiệm trước kia trái ngược với quan điểm kinh nghiệm sau này ở chỗ: sự phát triển của chúng ta là liên tục giống như thủy triều và dòng chảy của con sông; còn kinh nghiệm sau này cho rằng trẻ nhỏ và trẻ VTN là dễ uốn nắn thông qua sự phát triển, và rằng sự chăm sóc, âu yếm sau này cũng quan trọng như là hồi ban đầu. Những nhà nghiên cứu đời người – không chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của trẻ – cảnh báo rằng chúng ta quan tâm quá ít đến những kinh nghiệm sau này. Họ thừa nhận kinh nghiệm ban đầu là quan trọng, nhưng không quan trọng hơn những kinh nghiệm sau này. Jerome Kagan (1992) nhấn mạnh thậm chí với đứa trẻ bộc lộ tính tình ức chế do yếu tố di truyền cũng có khả năng thay đổi hành vi. 1 /3 nhóm trẻ có tâm tính bị gò bó vào hai năm đầu đời mà ông nghiên cứu đã không còn e lệ hay sợ hãi quá khi chúng lên 4. Nền văn hóa phương Tây, nhất là với những người tin vào học thuyết của Freud, cho rằng mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ trong 5 năm đầu đời ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, có khuynh hướng tin rằng kinh nghiệm ban đầu là quan trọng hơn là kinh nghiệm sau này. Tuy nhiên, đa số người thuộc các nền văn hóa khác lại không chia sẻ niềm tin này. Ví dụ, các nước châu Á cho rằng kinh nghiệm của 6 hay 7 năm đầu quan trọng hơn là hồi những năm sơ sinh. Quan niệm này xuất phát từ niềm tin cổ xưa trong những nền văn hóa phương Đông rằng những kỹ năng lý giải của trẻ bắt đầu phát triển từ thời thiếu nhi. ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN Chúng ta vừa đề cập đến ba vấn đề phát triển đáng chú ý nhất. Sẽ là không khôn
- ngoan nếu quá tin vào vấn đề này mà coi nhẹ những vấn đề khác. Tất cả các vấn đề phát triển đều ảnh hưởng lên suốt cuộc đời của con người. Ví dụ, trong vấn đề tự nhiên hay nuôi dưỡng, chìa khóa của sự phát triển là sự hòa quyện giữa hai yếu tố hơn là từng yếu tố đơn lẻ (xem chương 3). Hay khi quan sát nam và nữ VTN, ta thấy yếu tố tự nhiên luôn gây ảnh hưởng khác nhau đến trai và gái về chiều cao, trọng lượng vào thời bột phát dậy thì. Trung bình nữ thấp và nhẹ hơn và dậy thì sớm hơn nam; nhưng những khác biệt rõ ràng ấy sẽ dần mất đi khi có vai trò của nuôi dưỡng can thiệp vào. Chẳng hạn, ngày nay số nữ VTN theo đuổi ngành toán học và khoa học nhiều hơn trong quá khứ; nhưng buồn thay, số thiếu nữ ngày nay hút thuốc và tiêm chích ma túy cũng nhiều hơn. Khuôn mẫu về sự khác biệt và tương đồng về giới tính đã chuyển dịch, cho thấy nếu chỉ giải thích dựa vào các yếu tố sinh học mà bỏ qua yếu tố môi trường là khiếm khuyết. Created by AM Word2CHM
- Chương 2. KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN à Phần một HÌNH ẢNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Tuổi niên thiếu của Erikson & Piaget Sự thật đến theo một quy trình đau đớn tẩy xóa sự không thật. Arthur Conan Doyle – nhà văn trinh thám thế kỷ 20 HAI NHÀ HỌC THUYẾT VỀ TRẺ VTN có những quan điểm quan trọng được mô tả trong chương này là Etik Erikson và Jean Piaget. Hãy xét xem kinh nghiệm lớn lên của họ đã góp phần như thế nào đến những học thuyết đó. Erik Homberger Erikson (1902 – 1994) sinh tại Frankfurt, Đức. Cha mẹ ông là người Đan Mạch, nhưng đã ly dị trước khi ông chào đời, Mẹ ông rời Đan Mạch sang sống ở Đức. Lên 3 tuổi, mẹ Erik cưới một bác sĩ – họ Erikson là đặt theo tên của cha dượng. Erik vào học cấp I từ lúc 6 tuổi tới 10 tuổi, sau đó vào gymnasium (trường trung học) từ 11 tới 18 tuổi. Ông nghiên cứu nghệ thuật và các ngôn ngữ hơn là khoa học như sinh vật hay hóa học. Erik không thích trường học chính quy và điều này phản ánh ở điểm số của ông.
- Thay vì đi học đại học, năm 18 tuổi cậu thiếu niên Erik đi lang thang khắp châu Âu, quay về Đức và theo học trường hội họa, nhưng sau đó không hài lòng nên lại vào trường khác. Jean Piaget (1896 – 1980) sinh ra ở Neuchâtel, Thụy Sĩ. Cha mẹ trí thức và tài giỏi của Jean đã dạy cậu cách suy nghĩ có hệ thống, nhưng họ nếu không ghẻ lạnh thì lại gấu ó nhau, theo Jean mô tả là những cuộc cãi vã “bứt dây thần kinh”. 22 tuổi, Piaget đi làm tại một phòng nghiên cứu tâm lý thuộc đại học Zurich, nơi ông tiếp xúc với những hiểu biết của Alfred Binet, người đầu tiên biên soạn bài kiểm tra trí thông minh. Khi Piaget 25 tuổi, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đã giúp ông tìm ra mối liên quan giữa triết học, tâm lý và sinh vật học. Cuộc đời của Erikson và Piaget minh họa kinh nghiệm cá nhân ảo hưởng như thế nào tới con đường trở thành nhà học thuyết. Những ngày chu du của Erikson, khám phá bản thân đóng góp vào học thuyết phát triển chân giá trị của ông. Kinh nghiệm học thuật ở trường học và với cha mẹ của Piaget có tác động đến học thuyết phát triển nhận thức của ông. TẠI SAO NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN LÀ QUAN TRỌNG? Người ta từng nói rằng kinh nghiệm là người thầy quan trọng nhất. Chúng ta tiếp nhận rất nhiều kiến thức từ kinh nghiệm cá nhân. Chúng ta tổng hợp những gì mình quan sát và rồi biến những sự kiện có thể ghi nhớ được thành sự thật, suốt đời của mình. Nhưng những kết luận đó có giá trị ra sao? Đôi khi chúng ta hiểu lầm những quan sát cá nhân và diễn giải sai lệch những gì mình nghe và thấy. Phần lớn thời gian bạn nghĩ rằng người khác hiểu sai mình, trong khi họ lại nghĩ bạn không hiểu đúng họ. Và khi chỉ dựa vào những thông tin của kinh nghiệm cá nhân thì ta sẽ không thể lúc nào cũng khách quan mà thường phán xét để bảo vệ bản ngã và lòng tự trọng của mình. Chúng ta tiếp nhận thông tin không chỉ từ kinh nghiệm cá nhân mà còn từ giới hữu trách và các chuyên gia. Bạn có thể nghe những chuyên gia khuyên một “phương pháp hữu hiệu nhất” để giáo dục trẻ VTN, hoặc để giải quyết những vấn đề của họ. Nhưng ngay cả giới hữu trách lẫn các chuyên gia đâu phải lúc nào cũng thống nhất với nhau, đúng không? Và trong các chuyên gia thôi họ cũng hay bất đồng ý kiến – mới hôm nay chuyên gia này đưa ra một sách lược giáo dục, thanh thiếu niên này, thì ngay hôm sau một chuyên gia khác đã đưa ra ý kiến phản biện. Vậy thì chúng ta sẽ tin vào ai? Một cách để gỡ rối trong tình huống này là hãy cẩn thận xem xét các nghiên cứu về đề tài này. Nhiều người không chịu nhìn nhận sự phát triển của trẻ VTN là một ngành khoa học như vật lý, hóa học, sinh vật học Có thể xem những nguyên lý về sự thay đổi thời dậy thì, mối quan hệ trẻ VTN–cha mẹ, quan hệ bạn bè và bạn ĐTL, nếp suy nghĩ của trẻ VTN cũng giống như những nguyên lý về trọng lực trái đất, cấu trúc phân tử của hợp chất? Khoa học được định nghĩa là sự nghiên cứu cái gì và nghiên cứu như thế nào. Cho dù ta
- nghiên cứu sự quang hợp, bươm bướm, những mặt trăng của sao Thổ hay sự phát triển của loài người thì phương pháp nghiên cứu sẽ quyết định nó là khoa học hay là không. Các nhà nghiên cứu có thái độ hoài nghi khoa học với kiến thức. Khi họ nghe ai đó tuyên bố về một phương pháp hữu hiệu nhằm giúp trẻ VTN đối phó với stress, họ liền muốn biết xem tuyên bố đó có dựa vào sự nghiên cứu đúng đắn hay không. Khoa học về sự phát triển của trẻ VTN chọn lựa những sự kiện bằng những cách thức thu thập thông tin nhất định chứ không qua sự háo hức. Nghiên cứu khoa học phải khách quan, có hệ thống và có thể kiểm chứng được hầu tìm ra thông tin chính xác, chứ không dựa vào niềm tin, ý tưởng và cảm xúc của cá nhân. NHỮNG HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Chúng ta sẽ lướt nhanh qua bốn học thuyết chính: thuyết phân tâm học, thuyết nhận thức, thuyết hành vi và nhận thức xã hội, thuyết sinh thái học. HỌC THUYẾT PHÂN TÂM HỌC (PHÂN TÍCH TÂM LÝ) CỦA FREUD Theo các nhà phân tâm học, sự phát triển chủ yếu là vô thức – nằm ngoài nhận thức – và thường được tô điểm bởi cảm xúc. Họ tin rằng hành vi chỉ là một đặc điểm bề mặt. Để hiểu sự phát triển, chúng ta phải phân tích ý nghĩa mang tính biểu tượng của hành vi và những hoạt động sâu xa của trí não. Họ cũng nhấn mạnh những kinh nghiệm trước kia với cha mẹ sẽ định hình sự phát triển của chúng ta. Điều này được nêu rõ trong học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud (1856 – 1939). Ông phát triển học thuyết này khi tiếp xúc với những bệnh nhân tâm thần. Là một bác sĩ chuyên khoa thần kinh làm việc nhiều năm ở Vienna (Áo) sau đó ông phải chuyển tới Luân Đôn để tránh thảm họa phát xít. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH Freud (1917) tin rằng nhân cách có ba cấu trúc: bản năng vô thức, bản ngã và siêu bản ngã. Bản năng vô thức bao gồm những bản năng – cái bể chứ năng lượng tâm lý. Bản năng vô thức hoàn toàn không nhận biết được; nó không có liên hệ với thực tế. Khi trẻ cọ xát với những yêu cầu và căng thẳng của thực tế, thì một cấu trúc nhân cách mới ra đời – đó là bản ngã. Bản ngã là phần đương đầu với những yêu cầu của thực tế. Nó còn được gọi là “nhánh hành pháp” của nhân cách bởi vì chính nó đưa ra những quyết định. Bản năng vô thức và bản ngã không hề có nguyên tắc đạo đức – chúng không quan tâm xem việc gì đó là đúng hay sai. Siêu bản ngã chỉ ra phần đạo đức của nhân cách. Siêu bản ngã quy định điều gì đó đúng hay là sai. Nghĩ về siêu bản ngã chúng ta hay ngụ ý tới cái gọi là “lương tâm”. Xem ra bản năng vô thức và siêu bản ngã làm cho cuộc đời của bản ngã thêm phức tạp. Bản ngã nói: “Thỉnh thoảng tôi mới quan hệ tình dục và tôi luôn áp dụng những biện pháp phòng ngừa cẩn thận, bởi vì tôi không muốn đứa con ra đời làm cản trở con đường sự nghiệp của tôi. Tuy nhiên bản năng vô thức lại bảo: “Tôi muốn thỏa mãn; tình dục làm ta sảng khoái”. Đến lượt siêu bản ngã lên tiếng: “Tôi cảm thấy quan hệ tình
- dục là tội lỗi”. Freud hình dung nhân cách như là một tảng băng trôi. Phần lớn ẩn bên dưới mức nhận thức của chúng ta, giống như hầu hết tảng băng chìm khuất dưới nước. Freud tin rằng cuộc sống của trẻ VTN đầy những căng thẳng và xung đột. Để giảm bớt căng thẳng, họ nhốt giữ thông tin vào trong trí não vô thức của mình. Những hành vi vụn vặt, tầm thường nhất cũng mang tầm quan trọng đặc biệt khi những lực lượng vô thức bên dưới chúng lộ ra. Một cái co giật cơ bắp, một cái nhăn nhó, một câu đùa hay một nụ cười đều có lý do vô thức để xuất hiện. Chẳng hạn, Barbara 17 tuổi ôm hôn Tom và thốt lên “Ôi, Jeff, em yêu anh biết chừng nào”. Tom liền đẩy cô ra và bảo “Tại sao em gọi anh là Jeff? Anh tưởng em không còn nghĩ tới hắn nứa chứ. Chúng ta cần nói chuyện!”. Chắc hẳn bạn còn nhớ những lần mình “lỡ lời kiểu Freud” như thế. CƠ CẤU TỰ VỆ Bản ngã giải quyết xung đột giữa yêu cầu của thực tế với ước muốn của bản năng vô thức bằng cơ cấu tự vệ. Cơ cấu tự vệ là những phương pháp bản ngã sử dụng để bóp méo thực tế và để bảo vệ mình khỏi những lo âu. Theo Freud, những yêu cầu mang tính xung đột của cấu trúc nhân cách tạo ra sự bất an. Chẳng hạn, khi bản ngã ngăn cản lòng ham muốn theo đuổi niềm vui của bản năng vô thức, nó khiến ta cảm thấy âu lo. Tình trạng u uẩn phổ biến này xảy ra khi bản ngã cảm thấy bản năng vô thức sẽ gây nguy hại cho cá nhân chủ thể. Mối lo âu báo động cho bản ngã giải tỏa xung đột bằng cơ cấu tự vệ. Sự đè nén là cơ cấu tự vệ mạnh mẽ và phổ biến nhất, theo Freud. Nó đẩy những xung động bản năng vô thức không chấp nhận ra khỏi nhận thức và trở lại vào trong trí não vô thức. Sự đè nén là mặt bằng cho tất cả những cơ cấu tự vệ hoạt động; mục tiêu của mọi cơ cấu tự vệ là đè nén, hoặc đẩy những xung động mang tính đe dọa ra khỏi nhận thức. Freud cho rằng những kinh nghiệm thời đồng ấu là những gánh nặng tình dục trầm uất và đe dọa đến nỗi chúng ta không thể đối mặt với chúng một cách có ý thức được; thế là chúng ta giảm những lo âu bằng cách đè nén. Cả nhà phân tâm học người Anh Peter Blos (1989) lẫn Anna Freud (1966), con gái của Sigmund Freud đều tin rằng cơ cấu tự vệ cung cấp một lượng kiến thức đáng kể vào sự phát triển của trẻ VTN. Blos tuyên bố sự thoái lui trong thời VTN không phải là tự vệ gì hết, mà là điều tất yếu, bình thường, phổ biến và tạo nên tuổi dậy thì. Bản chất của sự thoái lui ở mỗi trẻ VTN mỗi khác. Ở người này có thể là sự tự chủ, sự tuân phục và thói quen sạch sẽ thời đồng ấu; ở người kia là đột nhiên trở nên thụ động hình thành nên từ thời đồng ấu. Anna Freud cho rằng cơ cấu tự vệ là chìa khóa để hiểu sự điều chỉnh của trẻ VTN. Những vấn đề của họ không được giải tỏa bằng bản năng vô thức, mà bằng cách khám phá sự tồn tại của “những đối tượng yêu thương” trong quá khứ của trẻ VTN. Trong suốt thời VTN, những thôi thúc thời tiền phát dục có thể được đánh thức, hoặc tệ hơn, những ham muốn tình dục mới kết hợp với những ham muốn thời đồng ấu. Hai điểm gút quan
- trọng của cơ cấu tự vệ: Thứ nhất, nó là vô thức, trẻ VTN không nhận thức được tiếng gọi của nó nhằm bảo vệ bản ngã và giảm bức bối. Thứ hai, khi bị đem ra sử dụng thường xuyên, nó trở nên không lành mạnh một cách không cần thiết. Nhìn chung, cá nhân không nên để cho cơ cấu tự vệ thống lĩnh hành vi của mình và ngăn cản mình đối mặt với những đòi hỏi của thực tế. NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TÌNH DỤC Khi lắng nghe, quan sát và phân tích các bệnh nhân của mình, Freud bị thuyết phục rằng những vấn đề của họ là kết quả của những kinh nghiệm thời đồng ấu. Theo ông, chúng ta trải qua năm giai đoạn phát triển tâm lý tình dục; và ở mỗi giai đoạn, chúng ta cảm thấy khoái cảm ở một vùng cơ thể này hơn những vùng khác. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn miệng, xảy ra trong 18 tháng đầu tiên của đời người. khi đó trung tâm khoái cảm của đứa trẻ nằm quanh vùng miệng. Nhai, nút, hút và cắn vú mẹ hay vú bình là những nguồn khoái cảm chính. Những hành vi này nhằm làm giảm căng thẳng cho trẻ. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hậu môn, xảy ra từ lúc một tuổi rưỡi đến 3 tuổi, khi đó khoái cảm liên quan đến vùng hậu môn với những chức năng bài tiết của nó. Ngồi bô cùng những vận động cơ bắp hậu môn sẽ làm giảm căng thẳng. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn dương vật, xảy ra từ lúc 3 đến 6 tuổi. Nó được đặt theo từ gốc La Tinh “phallus” tức là “dương vật chưa phát triển”. Trong giai đoạn này, khoái cảm tập trung vào dương vật khi trẻ khám phá ra rằng tự kích thích bộ phận sinh dục là rất thú vị. Giai đoạn này đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách bởi vì giai đoạn này xuất hiện mặc cảm Ơ–đíp (Oedipus complex) – tên này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy Lạp, kể rằng Oedipus, con trai vua Thebes sau một thời gian lưu lạc đã vô tình giết chết cha mình và cưới mẹ mình theo đúng nghi thức của kẻ chiến thắng. Trong học thuyết của Freud, mặc cảm Ơ–đíp là đứa trẻ ham muốn tình dục vô thức và thích gần gũi với người phụ huynh khác giới với nó. Quan điểm này của ông được các nhà văn và các nhà phân tâm học khai thác, mổ xẻ và bình luận rất nhiều. Mặc cảm Ơ–đíp được giải quyết như thế nào? Quãng 5 – 6 tuổi, trẻ nhận ra rằng phụ huynh cùng giới với nó có thể trừng phạt nó vì những ham muốn loạn luân. Để giảm bớt sự xung khắc này, trẻ cố hòa đồng, cố yêu thích phụ huynh cùng giới với nó. Nếu xung khắc này không được giải quyết thì trẻ sẽ mãi dùng dằng ở giai đoạn dương vật. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tiềm ẩn, xảy ra khoảng từ lúc 6 tuổi đến thời dậy thì. Đứa trẻ kiềm chế tất cả mọi ham muốn tình dục và tập trung phát triển những kỹ năng xã hội và trí tuệ. Hoạt động này phát hầu hết năng lượng của trẻ vào những vùng cảm xúc an toàn và giúp nó quên đi những xung đột đầy u uất trong giai đoạn dương vật. Giai đoạn thứ năm là giai đoạn phát dục, xảy ra kể từ lúc dậy thì trở đi. Giai đoạn cuối cùng này là thời gian cho những ham muốn tình dục tái bộc phát. Khoái cảm lúc này
- đã vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình. Cá nhân thích giao du với nhiều bạn bè mới. Freud tin rằng những xung đột với cha mẹ chưa được giải quyết sẽ bùng trở lại trong thời VTN. Chỉ khi chúng được dàn xếp ổn thỏa thì cá nhân mới có thể phát triển mối quan hệ yêu thương trưởng thành và hành xử độc lập như một người lớn. Nhiều nhà phân tâm học ngày nay đã chỉnh sửa học thuyết Freud – không xoáy mạnh vào những bản năng tình dục mà chú ý nhiều đến những kinh nghiệm văn hóa như là tác nhân chính trong sự phát triển của cá nhân. Những ý nghĩ vô thức vẫn đóng vai trò trung tâm, nhưng phần ý nghĩ nhận thức mới chiếm nhiều phần nổi của tảng băng. Karen Horney (1967) là nhà phân tâm học đầu tiên hiệu đính học thuyết Freud. Nêu ra một mẫu phụ nữ có những phẩm chất và giá trị nữ tính tích cực, bà chỉ trích học thuyết Freud thiên về xã hội và nền văn hóa do đàn ông thống lĩnh. HỌC THUYẾT PHÂN TÂM HỌC CỦA ERIK ERIKSON Dù rất trân trọng học thuyết Freud nhưng Erikson tin rằng Freud đã đánh giá sai một số khía cạnh phát triển của loài người. Năm 1968, ông đưa ra học thuyết cho rằng chúng ta phát triển trong những giai đoạn tâm lý xã hội trái ngược hẳn với những giai đoạn tâm lý tình dục của Freud. Khác với Freud cho rằng nhân cách căn bản của chúng ta hình thành trong 5 năm đầu đời, ông nhấn mạnh những thay đổi diễn ra trong suốt cả đời người. Học thuyết Erikson đưa ra tám giai đoạn phát triển không trùng lắp nhau trong một đời người. Mỗi giai đoạn thực thi một sứ mạng phát triển chuyên biệt – giúp cá nhân đương đầu với khủng hoảng của từng thời (khủng hoảng, theo Erikson, không phải là một đại họa mà là khúc ngoặt cho sự cảm biến và phát huy tiềm năng). Cá nhân càng giải quyết thành công khủng hoảng thì càng phát triển mạnh khỏe. Tám giai đoạn phát triển tâm lý xã hội đó là: Giai đoạn thứ nhất: Tin cậy đối nghịch với không tin cậy – diễn ra trong năm đầu tiên của cuộc đời. Cảm giác tin cậy đòi hỏi phải cảm thấy sự vỗ về thể xác giảm tối đa nỗi sợ hãi và nỗi lo lắng về tương lai. Niềm tin cậy ở thời sơ sinh đặt nền móng cho điểm mong chờ rằng thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp và thú vị. Giai đoạn thứ hai: Tự chủ đối nghịch với nhút nhát và hoài nghi – diễn ra từ cuối thời sơ sinh đến tuổi nhà trẻ (từ 1 – 3 tuổi). Sau khi cảm thấy tin cậy người nuôi dưỡng mình, trẻ bắt đầu khám phá hành vi của chính nó, bước đầu cảm nhận được cảm giác độc lập hoặc tự chủ, nhận ra ý chí của mình. Nếu trẻ bị căng thẳng hay bị trừng phạt quá khe khắt, nó sẽ sinh ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi. Giai đoạn thứ ba: Óc sáng tạo đối nghịch với tội lỗi – diễn ra trong năm mẫu giáo. Khi trẻ tới tuổi mẫu giáo nó va chạm với thế giới xã hội rộng lớn hơn, nó gặp nhiều thách thức hơn hồi còn sơ sinh. Nó cần có hành vi năng động và có mục đích hơn để đối đầu với những thách thức đó. Trẻ được yêu cầu phải chịu trách nhiệm về cơ thể, về hành vi, về đồ chơi, về con vật cưng của mình. Sự phát triển cảm giác trách nhiệm sẽ sinh ra sáng tạo. Những cảm giác tội lỗi, không thoải mái sẽ nổi lên ở đứa trẻ vô trách nhiệm, và nó
- cảm thấy bất an. Erikson có cái nhìn tích cực về giai đoạn này, rằng hầu hết cảm giác tội lỗi sẽ được đền bù bằng cảm giác lập thành tích. Giai đoạn thứ tư: Siêng năng đối nghịch với tự ti – diễn ra trong những năm cấpI. Óc sáng tạo khiến đứa trẻ tiếp xúc với cả một kho tàng kinh nghiệm mới. Khi đến tuổi thiếu nhi trẻ hướng năng lượng của mình vào việc trau dồi kiến thức, kỹ năng. Chẳng mấy chốc trẻ sẽ háo hức học hỏi hơn và phát triển trí tưởng tượng phong phú ở cuối thời đồng ấu. Mối nguy hiểm ở giai đoạn này là sự phát sinh tính tự ti – cám thấy mình kém cỏi và không nhanh nhạy. Giáo viên mang một trọng trách đặc biệt trong việc phát triển tính siêng năng cho trẻ – “uốn nắn trẻ đi vào cuộc phiêu lưu tìm cách thực hiện những điều mà nó không bao giờ tự mình nghĩ ra”. Giai đoạn thứ năm: Nhận diện đối nghịch với hoang mang – diễn ra trong thời VTN. Lúc này cá nhân bắt đầu tìm hiểu mình là ai, mình quan tâm đến những điều gì và mình sẽ đi đâu trong cuộc đời. Trẻ VTN chạm trán với nhiều vai trò mới và nhiều sự kiện của người lớn – chẳng như chuyện yêu đương, chuyện học nghề. Cha mẹ nên cho phép trẻ VTN cọ xát với nhiều vai trò và những cách thức tiếp cận vai trò khác nhau về một. Nếu không xác định được một tuyến đường tương lai tích cực thì sự hoang mang sẽ mãi ngự trị. Giai đoạn thứ sáu: Thân tình đối nghịch với xa lánh – diễn ra trong thời tiền trưởng thành. Cá nhân thấy mình có nhiệm vụ phát triển những mối quan hệ thân tình với người khác. Erikson mô tả mối thân tình ở đây là kết thân với người này nhưng lại xa rời người kia. Nếu cá nhân xây dựng được tình bằng hữu lành mạnh với nhiều người và một mối quan hệ mật thiết với một người thì mối thân tình đã được thiết lập, bằng không thì là sự xa lánh. Giai đoạn thứ bảy: Sinh sản đối nghịch với bế tắc – diễn ra ngay trong thời trưởng thành. Mối quan tâm chính là trợ giúp thế hệ kế tiếp phát triển và sống một cuộc đời có ích. Điều này Erikson xem như là sinh sản. Cảm giác mình chẳng làm gì để giúp thế hệ sau là bế tắc. Giai đoạn thứ tám: Toàn vẹn đối nghịch với tuyệt vọng – diễn ra trong thời cuối trưởng thành. Cá nhân nhìn lại và đánh giá những gì mình đã làm trong suốt quãng đời vừa qua. Qua nhiều chặng đường khác nhau, cá nhân lớn tuổi đã phát triển quan điểm tích cực về tất cả những giai đoạn phát triển trước đó. Do đó, những khoảnh khắc hồi tưởng quá khứ cho thấy một quãng đời tươi đẹp, người ấy cảm thấy hài lòng, thoả mãn – sự toàn vẹn được thực hiện. Nếu hồi tưởng lại thấy có việc gì mình giải quyết chưa rốt ráo, nhìn vào những mảng tối, âm u thì đó chính là sự tuyệt vọng mà Erikson nhắc tới. HỌC THUYẾT VỀ NHẬN THỨC CỦA PIAGET Trong khi những học thuyết phân tâm học nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những ý nghĩ vô thức của trẻ VTN thì những học thuyết nhận thức lại đi sâu vào những ý nghĩ ý thức. Ba học thuyết nhận thức quan trọng là học thuyết của Piaget, học thuyết của
- Vygotsky và học thuyết xử lý thông tin. Nhà tâm lý học Jean Piaget (1896 – 1980), người đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về sự phát triển trí não của trẻ VTN, nêu bật rằng trẻ VTN chủ động xây dựng thế giới nhận thức của riêng mình – những thông tin rót vào trí não họ không chỉ từ môi trường. Năm 1954, ông nhấn mạnh rằng khi gặp thông tin vượt quá tầm hiểu biết trẻ VTN vận dụng suy nghĩ của mình để thâu tóm những ý tưởng mới. Theo ông, chúng ta trải qua bốn giai đoạn tìm hiểu thế giới. Mỗi giai đoạn liên quan tới độ tuổi và bao gồm những cách suy nghĩ khác nhau. Chính cách tìm hiểu thế giới khác nhau đó khiến cho giai đoạn này sâu sắc hơn giai đoạn khác. Biết nhiều thông tin hơn không làm cho suy nghĩ của đứa trẻ sắc sảo hơn; cũng chính vì vậy mà ông khẳng định: “Nhận thức của trẻ khác nhau về chất lượng giữa các giai đoạn. Sau đây là bốn giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget. Giai đoạn vận hành cảm biến: từ lúc sinh ra đến năm 2 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ xây dưng sự hiểu biết thế giới qua sự phối hợp các kinh nghiệm cảm biến (các giác quan như nghe, nhìn) với những hoạt động thể xác, tự động. Đầu giai đoạn, trẻ mới sinh có rất ít khuôn mẫu tự sinh để xử lý. Cuối giai đoạn, trẻ 2 tuổi đã có những vận động cảm biến phức tạp và bắt đầu vận hành với những biểu tượng sơ đẳng. Giai đoạn vận hình dự bị: từ lúc 2–7 tuổi. Trẻ bắt đầu diễn đạt thế giới bằng lời nói, bằng những hình ảnh và những nét vẽ. Sự suy nghĩ theo biểu tượng tuy đã vượt qua mức phối hợp các giác quan một cách đơn giản nhưng vẫn còn thiếu khả năng vận hành (“vận hành” là từ Piaget dùng để chỉ những hoạt động trí não bên trong cho phép trẻ thực hiện về mặt trí não điều mà trước đó chúng thực hiện về mặt thể xác). Giai đoạn vận hành cụ thể: từ 7 –11 tuổi. Trẻ có thể thực hiện được những phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Sự lý giải logic thay thế cho suy nghĩ cảm tính khi nó được ứng dụng vào những sự việc cụ thể. Ví dụ trẻ không thể tưởng tượng ra những bước cần thiết để giải phương trình đại số, điều quá trừu tượng đối với trí óc non nớt của chúng. Giai đoạn vận hành chính thức: xuất hiện từ 11– 15 tuổi. Trong giai đoạn cuối cùng này, cá nhân đã vượt qua những kinh nghiệm cụ thể để suy nghĩ một cách tự tượng và logic hơn. Chính vì thế mà cá nhân biết tưởng tượng ra những sự kiện lý tưởng. Chẳng hạn, họ nghĩ về những bậc phụ huynh lý tưởng rồi đem so sánh với cha mẹ mình. Để giải quyết điều này, cá nhân sẽ phát triển những giả thiết có hệ thống hơn, xem tại sao sự việc lại xảy ra như thế và áp dụng phương pháp diễn dịch để kiểm nghiệm những giả thiết (chương 4). HỌC THUYẾT NHẬN THỨC VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA VYGOTSKY Cũng như Piaget, nhà tâm lý học người Nga Lev Vygotsky (1896 – 1934) tin rằng trẻ nhỏ tự xây dựng kiến thức cho mình. Giới học giả Mỹ không biết về Vygotsky cho mãi đến thập niên 1960, khi công trình nghiên cứu của ông được dịch sang tiếng Anh. Học thuyết của ông tuyên bố ba điều sau:
- – Để hiểu bất cứ chức năng nhận thức nào của trẻ và trẻ VTN, cần phân tích và diễn giải sự phát triển của chúng – phải xem xét xuất xứ và những hình thức biến đổi theo thời gian của nó. Cho nên, không thể xem xét một hoạt động trí não cụ thể nếu tách rời nó khỏi quy trình phát triển. – Những kỹ năng nhận thức được hóa giải bằng lời nói, ngôn ngữ, và những hình thức ngôn từ khác, phục vụ như công cụ tâm lý để chuyển đổi, bôi trơn hoạt động trí não. Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất, có thể giúp trẻ và trẻ VTN lên kế hoạch hành động và giải quyết vấn đề. – Những kỹ năng nhận thức có nguồn gốc từ những mối quan hệ xã hội và ăn sâu bén rễ trong một bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội. Sự phát triển của trẻ VTN không thể tách rời những hoạt động văn hóa và xã hội. Sự phát triển ký ức, mối quan tâm và lý giải ở nền văn hóa này, học đếm với sự trợ giúp của máy tính khác với ở nền văn hóa học đếm bằng ngón tay hoặc bằng chuỗi hạt. Thuyết nhận thức của Vygotsky gây chú ý quan điểm rằng kiến thức là cộng hưởng và ở vào hoàn cảnh nhất định. Kiến thức phát triển trong mỗi người và mỗi môi trường, gồm đồ vật, tác phẩm nghệ thuật, công cụ, sách vở và cộng đồng. Theo đó, kiến thức phát triển mạnh mẽ nhất khi phối hợp với hoạt động của người khác. HỌC THUYẾT XỬ LÝ THÔNG TIN Đây là thuyết nhận thức về cách cá nhân xử lý thông tin về thế giới – thông tin thâm nhập vào trí óc sẽ được lưu trữ và chuyển hóa ra sao; và cách thực hiện những hoạt động phức tạp như giải quyết và lý giải vấn đề. Khuôn mẫu về quy trình nhận thức và những mối tương quan của chúng được minh họa như sau: Quy trình xử lý thông tin bắt đầu khi thông tin từ thế giới được dò tìm qua quy trình cảm biến và tri giác. Sau đó thông tin được lưu giữ, chuyển hóa, và phục hồi ở quy trình ký ức. Chú ý sự hoán đổi qua lại giữa ký ức và quy trình tri giác. Ví dụ ta ghi nhớ tốt những gương mặt ta gặp, nhưng đồng thời ký ức về gương mặt một cá nhân cụ thể lại khác với diện mạo thật sự của anh ta. Ta có thể vẽ thêm những mũi tên khác, ví dụ như giữa ký ức và ngôn ngữ, giữa suy nghĩ và tri giác. Quy trình thông tin xử lý đặt ra những vấn đề quan trọng về sự thay đổi nhận thức trong suốt cuộc đời. Tốc độ xử lý thông tin tăng khi trẻ lớn lên và giảm khi người lớn già đi? Tốc độ xử lý thông tin là khía cạnh quan trọng nhất. Nhiều hoạt động phải chịu áp lực
- thời gian rất lớn. Ở trường ta có thời gian giới hạn để làm toán cộng, trừ, để kiểm tra. Ở công sở, ta có những nhiệm vụ thời hạn chót phải hoàn thành. Có nhiều bằng chứng cho thấy tốc độ xử lý thông tin ở trẻ nhỏ chậm hơn ở trẻ VTN; ở người già chậm hơn thanh niên, nhưng những nguyên nhân gây ra sự khác nhau đó thì chưa được xác định. HỌC THUYẾT HÀNH VI VÀ NHẬN THỨC XÃ HỘI Tom 17 tuổi cặp kè với Ann 16 tuổi. Cả hai đều có tính cách nồng nhiệt, thân thiện và đều thích ở bên nhau. Nhiều nhà phân tâm học cho rằng tính cách nồng nhiệt và thân thiện của họ xuất phát từ mối quan hệ lâu dài với cha mẹ họ, nhất là kinh nghiệm những năm đầu đời. Sự quan tâm tới nhau của họ là vô thức; họ không nhận ra sự kế thừa về sinh học và kinh nghiệm trước kia ảnh hưởng đến nhân cách thời VTN của mình như thế nào. Các nhà hành vi và nhận thức xã hội học lại thấy Tom và Ann có điều khác nhau. Họ quan sát kinh nghiệm của cả hai, nhất là những kinh nghiệm gần đây và lý giải tại sao hai người lại quý mến nhau. Tom được mô tả như là sự tưởng thưởng cho hành vi của Ann, và ngược lại. Không hề có ám chỉ gì tới suy nghĩ vô thức, mặc cảm Ơ–đíp, những giai đoạn phát triển hay là cơ cấu tự vệ. Học thuyết hành vi và nhận thức xã hội nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu những kinh nghiệm môi trường và hành vi để hiểu sự phát triển của trẻ VTN. HỌC THUYẾT HÀNH VI CỦA SKINNER Chủ nghĩa hành vi chú ý đến những phản ứng và tác nhân môi trường của hành vi. Trong học thuyết hành vi của B. F. Skinner (1904 – 1990), trí não, dù vô thức hay ý thức, không cần thiết để giải thích hành vi và sự phát triển – sự phát triển và hành vi là một. Ví dụ, Sam nhút nhát, làm việc giỏi và chăm lo đến người khác. Tại sao Sam lại hành xử như thế? Theo Skinner, sự khen thưởng và trừng phạt trong môi trường của Sam đã định hình nhân cách của anh. Do mối quan hệ với những thành viên gia đình, giáo viên, bạn bè và những người khác mà Sam học cách cư xử theo khuôn mẫu này. Chính vì sự phát triển là học hỏi và thường xuyên thay đổi theo môi trường, cho nên nếu sắp xếp lại kinh nghiệm thì có thể thay đổi sự phát triển. Chẳng hạn tính nhút nhát có thể biến thành tính dạn dĩ, hung hăng có thể chuyển thành ngoan ngoãn. HỌC THUYẾT NHẬN THỨC XÃ HỘI CỦA BANDURA Skinner đi quá xa khi tuyên bố rằng những đặc điểm cá nhân hoặc những yếu tố nhận thức là không quan trọng cho việc tìm hiểu sự phát triển. Albert Bandura và Walter Mishel cho rằng hành vi, môi trường, những yếu tố nhận thức của cá nhân tương hỗ với nhau. Bandura đồng ý với Skinner ở chỗ môi trường có thể quyết định hành vi của cá nhân, nhưng còn phải chú ý nhiều điều khác nữa. Cá nhân có thể hành động để thay đổi môi trường. Những yếu tố nhận thức có thể thay đổi hành vi của cá nhân và ngược lại; nó bao gồm niềm tin bản thân có thể kiểm soát một tình huống và tạo ra những kết quả tích cực, những kỹ năng suy nghĩ và lập kế hoạch (chương 13). Theo Bandura, học quan sát là quan trọng nhất; qua đó ta hình thành ý kiến về hành vi của người khác và có thể bắt
- chước hay không bắt chước. Một cậu bé quan sát cách cư xử hùng hổ của cha với người khác, đến khi giao tiếp với bạn bè, nó cũng thể hiện sự hung hăng, giống như hành vi của cha nó. NHỮNG HỌC THUYẾT BỐI CẢNH, SINH THÁI Hai học thuyết môi trường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những yếu tố sinh thái, bối cảnh đối với sự phát triển của trẻ VTN, đó là: học thuyết bối cảnh của Urie Bronenbrenner và học thuyết đường đời của Glenn Elder. HỌC THUYẾT BỐI CẢNH CỦA URIE BRONFENBRENNER (1917–) Thuyết của Bronfenbrenner (thuộc đại học Cornell) gồm năm hệ thống môi trường, trải dài từ mối quan hệ xã hội gần gũi tới mối quan hệ văn hóa rộng lớn, đó là: Hệ thống 1: bối cảnh sống của cá nhân, gồm gia đình, bạn đồng trang lứa (ĐTL), trường học và láng giềng. Hầu hết sự giao tiếp với những đại diện xã hội diễn ra trong hệ thống này; ví dụ như với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Cá nhân không tham gia thụ động mà góp phần tạo nên bối cảnh. Bronfenbrenner nhấn mạnh phần lớn những nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa xã hội đều tập trung vào hệ thống này. Hệ thống 2: gồm mối quan hệ giữa các bối cảnh với nhau – ví dụ giữa gia đình và trường học, giữa trường học và công sở, giữa gia đình và bạn ĐTL. Trẻ VTN bị cha mẹ bỏ rơi có thể phát triển mối quan hệ tích cực với giáo viên. Bởi vậy, cần quan sát hành vi trong đa bối cảnh để có bức tranh toàn diện về sự phát triển của trẻ VTN. Hệ thống 3: gồm những kinh nghiệm của một bối cảnh xã hội này – mà cá nhân không có vai trò chủ động – ảnh hưởng đến bối cảnh khác của cá nhân. Chẳng hạn kinh nghiệm nơi công sở có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và đứa con tuổi VTN của mình. Chị được thăng tiến và phải đi đây đó nhiều, khiến cho những xung đột hôn nhân tăng cao và làm thay đổi khuôn mẫu quan hệ cha mẹ–trẻ VTN. Hệ thống 4: gồm nền văn hóa trong đó cá nhân sống. Nền văn hóa ám chỉ những khuôn mẫu hành vi, niềm tin, và tất cả những sản phẩm của một nhóm người quyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghiên cứu sự giao thoa văn hóa sẽ cung cấp thông tin về khả năng sinh sôi trong sự phát triển của trẻ VTN. Hệ thống 5: gồm những khuôn mẫu sự kiện và biến chuyển môi trường lên suốt cuộc đời và những sự kiện lịch sử xã hội. Chẳng hạn nghiên cứu ảnh hưởng của việc ly dị lên trẻ nhỏ cho thấy những tác động tiêu cực đối với trẻ trai nhiều hơn với trẻ gái. Trong vòng hai năm sau khi ly dị, mối quan hệ gia đình sẽ bớt xáo động đi và bình ổn hơn. Xét về những sự kiện văn hóa xã hội, nữ VTN ngày nay chí thú đến việc đeo đuổi sự nghiệp hơn cách đây 30 – 40 năm. HỌC THUYẾT ĐƯỜNG ĐỜI CỦA GLEN ELDER Glen Elder (2000) cho rằng có thể hiểu cặn kẽ đời người nhất khi xem xét cuộc sống của loài người dưới những góc độ sau:
- Thời gian và địa điểm lịch sử: đặc biệt trong những xã hội có nhiều biến động diễn ra trong một thời gian ngắn trẻ nhỏ và các cá nhân phải va chạm với nhiều sự kiện lịch sử khác nhau và bị ảnh hưởng sâu sắc. Ví dụ, trẻ sinh ra ở Mỹ vào đầu thập niên 1920, khi gặp thời Đại Khủng hoảng (1929 – 1933) một mặt chúng bỏ học khi còn quá trẻ, phải đối mặt với thị trường lao động hỗn loạn của nền kinh tế sụp đổ, nhưng mặt khác chúng cũng quá lớn không thể phụ thuộc vào gia đình đang suy kiệt của mình. Còn trẻ sinh vào cuối thập niên 20 buộc phải phụ thuộc vào gia đình cho nên có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng và kém phát triển. Thời điểm xã hội: Khuynh hướng xã hội hiện tại nhiều người đợi đến lúc khá lớn tuổi mới sinh con, họ quyết định theo đuổi sự nghiệp rồi mới nghĩ đến hôn nhân và con cái, trong khi người khác lại sinh sớm ở thời VTN, thời chưa chín muồi không tốt cho cả mẹ lẫn con. Những mối quan hệ xã hội: Cuộc sống loài người vốn ăn sâu bén rễ từ những mối quan hệ gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xã hội khác. Hôn nhân tan vỡ, sự nghiệp bất thành khiến những người con đã lớn lại quay về ngôi nhà của cha mẹ, làm ảnh hưởng đến kế hoạch cuộc sống của cha mẹ. Cho nên những thế hệ níu kéo nhau, bị cột chặt với nhau bởi những quyết định mang tính định mệnh và những sự kiện trong cuộc đời nhau. Khả năng lập kế hoạch – bao gồm sự tự tin, tự lập và đầu tư trí tuệ. Khi khả năng này hình thành (từ những năm cuối phổ thông), nó tác động đến việc định ra những vai trò xã hội chính yếu mà sau này trẻ sẽ nắm giữ, đến sự ổn định phong độ, đến sự duy trì tình trạng thỏa mãn, hài lòng trong phần lớn cuộc đời của cá nhân. Trẻ VTN có khả năng này cao sẽ lựa chọn hôn nhân, nghề nghiệp, học vấn thực tế hơn. Trẻ VTN có khả năng này thấp sau này thường phải làm công việc lương thấp, thay đổi công việc (hay bạn đời) liên miên, chịu nhiều áp lực biến động hơn. Rất ít người trong số họ trở thành người thành đạt, có cuộc sống hạnh phúc. KHUYNH HƯỚNG CHIẾT TRUNG Khuynh hướng này chủ trương không theo một nguồn tư tưởng duy nhất mà lựa chọn từ nhiều nguồn ý kiến (học thuyết) khác nhau. Không học thuyết nào có thể thâu tóm toàn bộ tính phức tạp và nhiều mặt của sự phát triển của trẻ VTN, nhưng mỗi học thuyết đều đóng góp một mảng quan trọng cho vấn đề. Mặc dù chúng đôi khi có bất đồng với nhau về một khía cạnh nào đó nhưng nhìn chung, những thông tin là bổ sung cho nhau hơn là mâu thuẫn nhau. Tất cả hợp lại cho chúng ta thấy toàn cảnh sự phát triển của trẻ VTN đề cập trong quyển sách này.
- Created by AM Word2CHM
- Phần hai. SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ NHẬN THỨC TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Chương 3. NHỮNG NỀN TẢNG SINH LÝ, DẬY THÌ VÀ SỨC KHỎE Chương 4. SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ VTN Created by AM Word2CHM
- Chương 3. NHỮNG NỀN TẢNG SINH LÝ, DẬY THÌ VÀ SỨC KHỎE TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN à Phần hai. SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ NHẬN THỨC HÌNH ẢNH TRẺ VTN Những bí mật và óc tò mò của tuổi dậy thì Thời tuổi trẻ, chúng ta tự khoác cho mình chiếc áo dệt bằng cầu vồng và nghĩ mình dũng mãnh như thần Zớt. Ralph Waldo Emerson nhà thơ và nhà phê bình Mỹ thế kỷ 19 CHÁU CỰC KỲ BỐI RỐI, tự hỏi liệu mình bình thường hay là quái dị. Cơ thể cháu dang dần thay đổi, nhưng cháu không giống như hầu hết bạn bè: Trông cháu vẫn như đứa con nít trong khi cậu bạn thân của cháu mới 13 tuổi mà trông cứ như 16, 17 tuổi. Cháu rất sợ bạn bè chọc quê vì không phát triển như mấy đứa khác. – Robert, 12 tuổi Cháu chẳng thích đôi vú của mình chút nào. Chúng bé tí tẹo nom thật buồn cười. Cháu sợ tụi con trai sẽ không thích cháu nếu như vú cháu không chịu to ra. – Angie, 13 tuổi
- Tôi không thể chịu nổi diện mạo của mình. Mặt mũi thì mụn nhọt đầy khắp. Tóc thì cứng đờ và lỉa chỉa, chẳng bao giờ chịu nằm yên một chỗ. Mũi to như mũi sư tử vậy. Mà miệng lại nhỏ tẹo nữa chứ. Đã thế cặp giò ngắn ngủn. Cơ thể tôi quả là một thảm họa. – Ann, 14 tuổi Tôi lùn tịt, không thể chấp nhận được, bố tôi cao 1m85 mà sao tôi chỉ cao có 1m65. Tôi 14 tuổi rồi còn bé bỏng gì nữa mà nhìn cứ như thằng nhỏ. Tôi cứ bị bọn bạn chọc ghẹo riết. Tôi luôn là đứa cuối cùng thảy được banh vào rổ. Bọn con gái hình như chẳng đoái hoài gì tới tôi vì đứa nào cũng cao hơn tôi cả khúc. – Jim, 14 tuổi Những lời than van của bốn thiếu niên trên đều tập trung vào những thay đổi chính trong cơ thể ở tuổi dậy thì. Sau một giai đoạn êm ả ở giữa và cuối thời đồng ấu, trẻ VTN phát triển mối quan tâm đặc biệt tới cơ thể mình. SỰ TIẾN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VTN Là những kẻ mới tới Trái Đất nhưng loài người chúng ta đã tiến hóa thành một loài thành công và thống lĩnh tất cả. Hãy hình dung quy trình tiến hóa là một cuốn lịch trong một năm, thì loài người xuất hiện trên Trái đất vào những khoảnh khắc cuối cùng của tháng 12. Khi những tổ tiên xa xưa nhất của chúng ta rời rừng rậm sinh sống trên những thảo nguyên, để rồi cuối cùng hình thành nên những xã hội săn bắn trên những đồng bằng mênh mông, thì trí não và hành vi của họ đã thay đổi. Quy trình tiến hóa ấy diễn ra như thế nào? SỰ SÀNG LỌC CỦA THIÊN NHIÊN Sự sàng lọc của thiên nhiên là quy trình tiến hóa mà chỉ những cá thể khỏe mạnh nhất, thích nghi nhất của một loài mới sống sót và sinh sản. Chúng ta hãy trở lại giữa thế kỷ 19, khi Charles Darwin đi vòng quanh thế giới, quan sát nhiều loài khác nhau trong những môi trường tự nhiên và truyền bá những suy luận của mình trong cuốn “Nguồn gốc muôn loài” (On the Origin of Species). Ông khẳng định hầu hết các sinh vật sinh sản ở tỉ lệ làm tăng số lượng ở mức độ ổn định. Luôn luôn có cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khắc nghiệt, tranh giành nước, thực phẩm và “nguồn” (đất đai, nơi cư trú ) xảy ra giữa những sinh vật mới sinh của mỗi thế hệ, bởi vì nhiều sinh vật con không thể sống sót nổi. Những cá thể sống sót – Darwin tin chắc là ưu việt và mạnh mẽ hơn số lớn không thể qua nổi – sẽ truyền lại gen của mình cho các thế hệ sau. Nói cách khác, những cá thể sống sót thích nghi với môi trường tốt hơn. TÂM LÝ HỌC TIẾN HÓA Mặc dù học thuyết tiến hóa về sự thanh lọc tự nhiên của Darwin đã xuất hiện từ năm 1859, nhưng chỉ mới đây những ý tưởng của ông mới được áp dụng để giải thích hành vi. Tâm lý học tiến hóa nhấn mạnh đến sự thích nghi, sinh sản, và “kẻ mạnh nhất mới sống sót” trong việc giải thích hành vi. Tâm lý tiến hóa tập trung xem xét những điều kiện cho
- phép cá thể sống sót hay diệt vong. Theo đó, quy trình sàng lọc tự nhiên sẽ ưu ái những hành vi làm tăng sự sinh sản và khả năng truyền trên cho thế hệ kế tiếp của sinh vật. Những ý tưởng của David Buss (2000) về tâm lý tiến hóa đã khuấy động lên một làn sóng mới lấy sự tiến hóa để giải thích hành vi của loài người. Ông tin rằng sự tiến hóa không chỉ nhào nặn hình hài cho những nét đặc điểm cơ thể của chúng ta như chiều cao, trọng lượng mà còn ảnh hưởng đến cách ta ra quyết định, hung hăng, sợ hãi, hình thành thói quen. STRESS VÀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI STREESS Mihaly Csikszentmihalyi và Jennifer Schmidt (1998) nghiên cứu stress và sự thích ứng với stress – sự phục hồi sau cơn stress – từ quan điểm tiến hóa. Họ tranh luận rằng qua quá trình tiến hóa mà cơ thể con người đã được lập trình để phản ứng theo cách có thể đoán được từ thời dậy thì tới lúc trưởng thành – chẳng hạn, nam giới được coi là hùng hổ, hay gây hấn, phiêu lưu và độc lập trong khi nữ giới là hòa nhập xã hội, dịu dàng. Tuy nhiên họ tin rằng những thay đổi về điều kiện văn hóa trong hơn 2000 năm qua, đặc biệt là trong hai thế kỷ cuối cùng, không cho phép diễn tả những nét đặc điểm trong suốt thời VTN cho từng giới nữa, vì vậy nảy sinh stress và lo âu. Xét theo quan điểm sinh lý, Csikszentmihalyi và Schmidt cho rằng thời VTN phải là độ tuổi tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Nhiều chức năng về thể xác và tâm lý – như tốc độ, sức mạnh và những kỹ năng xử lý thông tin như trí nhớ – đạt tới đỉnh điểm hữu hiệu. Trẻ VTN được cấy ngầm từ bên trong những khả năng phục hồi và thích ứng với stress, thể hiện ở khả ứng biến những tình huống tiêu cực thành tích cực. Ví dụ những cảm xúc tiêu vực chỉ kéo dài một nửa thời gian trong thời VTN so với thời trưởng thành. Tuy nhiên, tiềm năng cho những kinh nghiệm tích cực lại thường xuyên va chạm với sự giới hạn của những hệ thống xã hội phức tạp (ngăn trở những hoạt động thể xác và tự do, thiếu trách nhiệm ), hệ lụy là nhiều trẻ VTN bị stress. Khi một trẻ VTN trở nên trầm uất, nổi loạn quá đáng, hay dính líu đến những hành vi lệch lạc thì những câu hỏi được đặt ra là: nó có bị bức bối về thể xác hay tình dục? Nó có những trách nhiệm và những thách thức thỏa đáng? Nó đã hoàn toàn bước vào thế giới người lớn chưa? Nó kiểm soát được cuộc đời như thế nào? QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA VỀ NHẬN THỨC XÃ HỘI Theo học thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura (chương 2) – đề cập tới “sinh lý” của vai trò tâm lý và tiến hóa trong học thuyết nhận thức xã hội, sự tiến hóa có ảnh hưởng quan trọng lên sự thích nghi và thay đổi của loài người. Tuy nhiên, ông phản đối cái gọi là “chủ nghĩa thuyết tiến hóa một chiều – coi những hành vi xã hội đơn thuần là sản phẩm của sinh học tiến hóa. Theo quan điểm hai chiều, những áp lực tiến hóa tạo ra những thay đổi trong cấu trúc sinh học về khả năng sử dụng công cụ lao động, cho phép sinh vật chi phối, thay đổi, gò đúc nên những điều kiện môi trường mới. Những biến đổi môi trường phức tạp, về phần mình, lại sản sinh ra những áp lực chọn lọc mới đối với sự
- tiến hóa của những hệ thống sinh vật chuyên biệt về ý thức, suy nghĩ và ngôn ngữ. Sự tiến hóa của loài người cho chúng ta cấu trúc cơ thể và những tiềm năng sinh học, chứ không phải những hành vi định sẵn. Những khả năng sinh học tiến hóa cao có thể được ứng dụng để tạo ra những nét văn hóa đa dạng – hùng hổ, ôn hòa, bình đẳng, độc tài. Như Steven Jay Gould (1981) kết luận: trong hầu hết những chức năng của loài người, sinh học cho phép tạo ra những phạm vi văn hóa rộng lớn. Theodore Dobzhansky nhắc nhở chúng ta rằng loài người được “phú” cho khả năng học và linh hoạt; điều này cho phép chúng ta thích nghi với những hoàn cảnh muôn hình vạn trạng mà nếu chỉ thích hợp về mặt sinh học thôi thì chúng ta không thể làm được. Bandura chỉ ra rằng nhịp độ thay đổi xã hội đưa ra những bằng chứng rằng sinh học tạo ra mảng khả năng hành vi. DI TRUYỀN VÀ MÔI TRƯỜNG Những ảnh hưởng của di truyền vẫn quan trọng với chúng ta suốt 10– 20 năm sau khi sinh. Như tất cả các loại khác, loài người cũng có cơ cấu chuyển tải những đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi trẻ VTN mang một mã di quyền thừa hưởng từ cha hay mẹ. Mã di truyền của tất cả trẻ VTN đều tương tự nhau về mặt nào đó – đều bao gồm mã di truyền của loài người. Và vì mang bộ gen của loài người nên trứng người không thể nở ra lươn, cáo hay voi. BẢN CHẤT CỦA GEN Mỗi chúng ta bắt đầu cuộc sống từ một tế bào chỉ bằng 0,001.10-6g! Cái vật cực tí hon này gói trọn mã di truyền của chúng ta – thông tin chúng ta sẽ trở thành ai. Sự giao thoa của những chỉ thị phát triển từ một tế bào đơn thuần thành một thiếu niên với muôn tỉ tế bào, mỗi cái là một bản sao hoàn chỉnh mã di truyền gốc ban đầu. Về mặt thể xác, bộ mã di truyền được thực hiện bởi những tác nhân sinh hóa gọi là gen và nhóm sắc thể. Bên cạnh sự giống nhau rõ rệt về thể xác giữa những trẻ VTN (như hình thể, nhận thức, cấu trúc não, những cơ quan nội tạng), mã di truyền cũng chứa rất nhiều điểm giống nhau về tâm lý. Không cá nhân nào sở hữu tất cả những đặc điểm mà cấu trúc gen của loài người có thể chuyên chở. Một kiểu gen (genotype) là một cấu tạo di truyền, chất liệu gen thật sự, của một cá thể. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi chất liệu gen đều thể hiện ở những đặc điểm có thể quan sát và đo lường được. Biểu hình (phenotype) là cách mà kiểu gen bộc lộ thành những đặc điểm quan sát và đo lường được. Biểu hình bao gồm những đặc điểm thể xác như chiều cao, trọng lượng, màu mắt, màu da cũng như những nét đặc điểm tâm lý như trí thông minh, óc sáng tạo, nhân cách và xu hướng xã hội. Mỗi kiểu gen có hẳn một loạt những cách thể hiện của biểu hình. Giả sử ta có thể nhận diện tất cả các gen khiến cho một trẻ VTN hướng nội hay hướng ngoại. Vậy, ta có thể đoán trước mức độ hướng nội hay hướng ngoại từ sự hiểu biết những đến cụ thể nào đó được không? Câu trả lời là “không”, bởi vì cho dù có biết hoàn toàn mẫu gen của chúng ta thì hướng nội– hướng ngoại là một nét đặc điểm được định hình bởi kinh nghiệm suốt cuộc đời. Ví dụ,
- cha hoặc mẹ có thể khuyến khích một đứa trẻ hướng nội tham gia vào những hoạt động xã hội để nó trở nên hòa đồng hơn. Những mã di truyền khiến trẻ VTN phát triển theo một cách nhất định, và môi trường hoặc là đáp lại hoặc là không đáp lại sự phát triển này. Ví dụ, kiểu gen của vài trẻ VTN “quy định” chúng là hướng nội, đề cao tính cách hướng vào trong, tuy nhiên sống trong môi trường cổ súy sự giao du và giao thiệp xã hội thì chúng sẽ trở nên hướng ngoại hơn. Nhưng dẫu sao thì trẻ VTN có kiểu trên hướng nội thường không hướng ngoại mạnh mẽ. Phạm vi phản ứng là phạm vi những biểu hình cho mỗi kiểu gen, phản ánh tầm quan trọng của sự cản trở hay khích lệ của môi trường. Mỗi kiểu gen ưu ái hưởng ứng với những môi trường nhất định, và kiểu gen này thích ứng nhiều hơn kiểu gen khác. Sandra Scarr (1984) giải thích phạm vi phản ứng như sau: mỗi chúng ta có một phạm vi tiềm năng. Chẳng hạn một cá nhân có thể thấp hơn mức trung bình, cho dù có được nuôi dưỡng tốt như thế nào chăng nữa thì người có gen “lùn” sẽ không thể nào cao hơn mức trung bình được. Scarr tin rằng những nét đặc điểm như trí thông minh, hướng nội cũng phát triển theo lối tương tự. Tức là có một phạm vi mà môi trường có thể hun đúc thêm trí thông minh, nhưng trí thông minh không phải hoàn toàn dễ uốn nắn. Phạm vi phản ứng giúp chúng ta có thể tính toán sự xê xích của trí thông minh. Kiểu gen, ngoài việc sản sinh ra nhiều biểu hình, có thể sinh ra những các điểm miễn nhiễm với những thay đổi dữ đội trong môi trường. Những đặc điểm đó có khuynh hướng nằm trên một lộ trình phát triển riêng biệt, bất chấp sự tấn công của môi trường. Tạo đường kênh là quy trình mà những đặc điểm đi theo một lộ trình hay một con đường phát triển nhỏ hẹp. Rõ ràng đó là những lực lượng bảo tồn giúp đỡ hay che chắn cho cá nhân thoát khỏi những thái cực của môi trường. Chẳng hạn, nhà tâm lý phát triển Jerome Kagan nghiên cứu những đứa trẻ ở Guatemala và thấy rằng tuy chúng bị suy dinh dưỡng trầm trọng hồi sơ sinh nhưng sau đó vào thời đồng ấu vẫn phát triển bình thường về mặt xã hội và nhận thức. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÀNH VI Gen hành vi là nghiên cứu mức độ và bản chất nền tảng di truyền của hành vi. Theo đó hành vi được quyết định bởi sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường. Để nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền lên hành vi, họ thường nghiên cứu các cặp sinh đôi hoặc con nuôi. Trong nghiên cứu trẻ sinh đôi, so sánh sự tương đồng về hành vi của trẻ sinh đôi đồng nhất với trẻ sinh đôi hai hợp tử. Trẻ sinh đôi đồng nhất hay sinh đôi một hợp tử (indentical twins) là từ một noãn duy nhất được thụ tinh sau đó phân chia thành hai thai nhi cùng phái tính là giống nhau về mặt di truyền. Trẻ sinh đôi hai hợp tử (fraternal twins) là do hai noãn cùng thụ tinh một lúc, trẻ có thể khác biệt nhau hoàn toàn cả về giới tính lẫn bề mặt di truyền. Trẻ sinh đôi hai hợp tử không khác gì anh có em không sinh đôi. Trong một nghiên cứu về tính hướng ngoại và sự ổn định tâm lý của 7.000 cặp sinh
- đôi người Phần Lan, kết quả những cặp sinh đôi đồng nhất có nhiều nét tương đồng hơn những cặp sinh đôi hai hợp tử - cho thấy vai trò của di truyền đối với hai nét nhân cách kể trên. Tuy nhiên nghiên cứu trẻ sinh đôi còn mang lại nhiều kết quả khác. Chẳng hạn, trẻ sinh đôi đồng nhất thường gần gũi nhau như “một bộ” và thường chơi cùng nhau hơn trẻ sinh đôi hai hợp tử. Như vậy thì những nét tương đồng của trẻ sinh đôi hợp nhất cũng có thể là do ảnh hưởng của môi trường. Trong nghiên cứu con nuôi, những nhà nghiên cứu muốn khám phá xem những đặc điểm về hành vi và tâm lý của con nuôi giống với cha mẹ nuôi (người cho trẻ không khí gia đình) hay cha mẹ đẻ (người chia sẻ những nét di truyền) của chúng hơn. Một lĩnh vực nghiên cứu nữa là nghiên cứu trẻ con nuôi với các anh chị em ruột của chúng. Một nghiên cứu cho thấy: để tiên đoán trình độ tiếp thu kiến thức của con nuôi, nếu dựa vào chỉ số IQ (chỉ số thông minh) của cha mẹ đẻ sẽ dễ đoán hơn là dựa vào chỉ số IQ của cha mẹ nuôi. Do mối quan hệ di truyền giữa trẻ con nuôi và cha mẹ đẻ cho nên yếu tố di truyền ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ. TÍNH TÌNH Tính tình là khuôn mẫu hành vi và lối phản ứng đặc thù của cá nhân. Về khuôn mẫu hành vi biểu hiện cho tính tình của trẻ VTN, có đứa cực kỳ sôi động, có đứa lại lặng lẽ; có đứa mê thích thám hiểm không ngừng, có đứa lại ít tò mò; có trẻ cởi mở với mọi người có trẻ lại e lệ, trầm tính. Một vấn đề được tranh luận rộng rãi khi nghiên cứu về tính tình của trẻ VTN là xác định những chiều hướng tính tình chính. Alexander Chess và Stella Thomas (1977) tin rằng có ba kiểu (hay ba nhóm) tính tình, đó là: 1. Trẻ dễ tính: nhìn chung có tâm trạng tích cực, dễ tạo lập nên những nề nếp thường nhật và dễ dàng thích nghi với những kinh nghiệm mới. 2. Trẻ khó tính: có khuynh hướng phản ứng tiêu cực, hay càu cạu, khó hình thành nề nếp thường ngày và chậm phản ứng lại với những kinh nghiệm mới. 3. Trẻ chậm hưởng ứng: Mức độ năng động thấp, thiên về tiêu cực, có mức độ thích nghi kém, và chuyển biến tâm trạng chậm. Ba nhóm tính tình cơ bản được trình bày ở bảng B3.1 như sau: Nhóm tính tình Những chiều hướng Mô tả Chậm hưởng tính tình Dễ tính Khó tính ứng Tình trạng ăn, uống, ngủ và Bình Thất Nhịp điệu thường nhật bài tiết. thường thường Mức độ chuyển hóa năng Mức độ năng động lượng
- Cao Thấp Phương pháp tiếp Sự dễ dàng tiếp cận nhiều người và tình Tiêu Tiêu Tích cực cận huống mới. cực cực Sức chịu đựng sự thay đổi trong những kế Tiêu Tiêu Khả năng thích nghi Tích cực hoạch thường nhật cực cực Phẩm chất tâm trạng Tiêu Mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực Tích cực thống lĩnh cực Cường độ biểu lộ Mức độ ảnh hưởng khi hài lòng, bất mãn, Chậm tâm trạng hạnh phúc, buồn rầu. điều hòa
- Cao Thấp Xao nhãng, chú ý, phản đối Dễ bị phân tâm Ghi chú: Bảng này chỉ ra những chiều hướng chủ yếu trong việc nhận diện các nhóm tính tình cơ bản và mức độ phản ứng đối với từng đặc điểm then chốt. Những ô trống chỉ ra rằng chiều hướng đó không liên quan mật thiết đến nhóm tính tình cơ bản. Chess và Thomas cho biết trong số trẻ họ nghiên cứu thì 40% thuộc nhóm dễ tính, 10% thuộc nhóm khó tính và 15% thuộc nhóm chậm phản ứng. Năm 1998, dựa vào khung những nhóm tính tình cơ bản của Chess và Thomas, Mary Rothbart và Johnn Bates chia tính tình thành: (1) Ảnh hưởng và phương pháp tích cực (thiên về tính cách hướng nội/ hướng ngoại; (2) sự biểu lộ tình cảm tiêu cực (3) sự kiểm soát bản thân. Một số học giả, gồm cả Chess và Thomas, coi tính tình như một đặc điểm bẩm sinh ổn định, sau đó được định hình và uốn nắn bởi những kinh nghiệm sau này của trẻ và trẻ VTN. Điều này đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của di truyền đối với tính tình. Những nghiên cứu trẻ sinh đôi và con nuôi đưa ra câu trả lời rằng di truyền có một ảnh hưởng bền vững đến tính tình. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thường giảm dần đi khi trẻ lớn lên, điều này củng cố cho niềm tin rằng kinh nghiệm có thể uốn nắn tính tình. Rất khó phát hiện những dấu hiệu chỉ tính tình ở trẻ VTN. Tính tình khó khăn hoặc sự thiếu kiểm soát khiến trẻ VTN có nguy cơ gặp những vấn đề về hành vi. Tính tình khó khăn ở trẻ VTN có can hệ với trầm uất, sử dụng ma túy, stress trong cuộc sống thường nhật và ít được sự cảm thông, nâng đỡ của gia đình. Những hành vi được coi là tính tình “thiếu kiểm soát” (nổi giận, lơ đễnh) thời mẫu giáo (từ 3 – 5 tuổi) có liên quan đến những vấn đề hành vi bên ngoài (như hung hăng, xốc nổi, buông thả) và những hành vi không đúng mực khiến cha mẹ và giáo viên lo ngại trong thời đầu VTN (13 – 15 tuổi). Cũng trong quãng tuổi tương tự, tính tình hiền hòa” (thân thiện, háo hức thăm dò hoàn cảnh mới) ít liên quan đến vấn đề bên trong (lo âu, uất ức) ở trẻ trai. Mở rộng nghiên cứu này, dưới trẻ 3 tuổi bị ức chế khi lớn lên thường có những vấn đề hành vi ở tuổi 21 hơn những trẻ dễ thích nghi, trầm tính và tự tin. Khuôn–mẫu–vừa–khít tuyên bố rằng sự thích nghi của trẻ VTN tốt nhất khi có sự hài hòa giữa tính tình của trẻ với những yêu cầu của môi trường xã hội (chẳng hạn như nỗi mong chờ, thái độ của cha mẹ, bạn ĐTL, giáo viên). Cha mẹ có con VTN khó tính và chậm hưởng ứng thường hay bực bội, giận dữ vả tẩy chay con mình. Họ xa lánh bỏ bê con hoặc sỉ vả, mắng nhiếc, trừng phạt chúng, khiến cho trẻ VTN đã khó khăn càng khó khăn hơn. Cha mẹ phóng khoáng dễ tác động đến con VTN khó khăn hơn. TÌM HIỂU DI TRUYỀN VÀ MÔI TRƯỜNG Các nhà nghiên cứu hành vi do di truyền dù tin rằng di truyền đóng vai trò chính
- yếu trong sự phát triển của trẻ VTN, nhưng vẫn đặc biệt quan tâm tới sự kết hợp giữa di truyền với môi trường. MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN - MÔI TRƯỜNG Mối quan hệ này ám chỉ ảnh hưởng của gen di truyền tới bối cảnh môi trường mà cá nhân sống – cá nhân thừa hưởng môi trường nối kết tới khuynh hướng gen của họ. Sandra Scarr (1993) mô tả ba cách di truyền và môi trường kết hợp với nhau: thụ động gợi mở và chủ động. Mối quan hệ kiểu gen–môi trường thụ động xảy ra khi cha mẹ đẻ tạo môi trường chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Chẳng hạn, cha mẹ có gen thông minh, đọc giỏi. Do họ có kỹ năng đọc tốt và ham thích đọc nên họ thường mua sách vở cho con cái. Kết quả, con cái họ cũng được truyền gen trội đó và rồi cũng có kỹ năng đọc. Mối quan hệ kiểu gen–môi trường gợi mở xảy ra do kiểu gen của trẻ gợi ra những kiểu môi trường xã hội và thể xác cụ thể nào đó. Ví dụ trẻ nhỏ hay cười, linh hoạt sẽ nhận được sự phản hồi xã hội nhiều hơn là trẻ thụ động, im lặng. Trẻ VTN có tinh thần hợp tác sẽ kích thích những phản hồi có tính hướng dẫn, đáng hài lòng từ người lớn xung quanh hơn là những đứa trầm tính, ít hợp tác, tách biệt. Thiếu niên mang gen năng động thường tham gia các đội nhóm thể thao ở trường hay môi trường có hơi hướng vận động. Mối quan hệ kiểu gen–môi trường chủ động xảy ra khi trẻ và trẻ VTN tự tìm kiếm môi trường mà chúng thấy là đồng cảm là phấn khích với mình. Cá nhân đi tìm cái “ngóc ngách” thích hợp với khả năng của mình. Trẻ VTN lựa chọn từ môi trường xung quanh những khía cạnh mà chúng đáp lại và học hỏi hay làm ngơ. Sự lựa chọn chủ động này liên quan tới kiểu gen cụ thể. Ví dụ, trẻ VTN duyên dáng thường giao du với bạn cùng trang lứa cũng quyến rũ dễ thương như mình. Trẻ thích âm nhạc đi tìm môi trường ca hát khả dĩ có thể bộc lộ tốt những kỹ năng của mình. Scarr tin rằng sự liên quan mật thiết của ba mối quan hệ kiểu gen–môi trường trên làm thay đổi sự phát triển của trẻ từ sơ sinh tới thời VTN. Trong thời sơ sinh phần lớn môi trường trẻ trải qua là do người lớn cung cấp, vì vậy mang tính thụ động nhiều hơn khi trẻ lớn lên, tiếp xúc nhiều kinh nghiệm ngoài ảnh hưởng của gia đình. NHỮNG ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC CHIA SẺ VÀ KHÔNG CHIA SẺ Các nhà nghiên cứu hành vi do di truyền tin rằng vai trò của môi trường trong mối quan hệ di truyền–môi trường còn do kinh nghiệm chia sẻ hay không chia sẻ của trẻ VTN. Theo Robert Plomin (1993), môi trường chăm sóc chia sẻ gây biến đổi rất ít đến nhân cách và sở thích của trẻ VTN. Nói cách khác, ngay cả hai trẻ VTN sống chung nhà với cùng cha mẹ thì nhân cách của chúng cũng vẫn khác nhau. Những ảnh hưởng của môi trường chia sẻ là những kinh nghiệm chung của trẻ VTN như là nhân cách, thiên hướng in tuệ của cha mẹ, tầng lớp xã hội của gia đình, hàng xóm. Ngược lại những ảnh hưởng môi trường không chia sẻ là kinh nghiệm độc đáo của riêng trẻ VTN, cả trong lẫn