Tài liệu tập huấn Bình đẳng giới

pdf 21 trang vanle 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Bình đẳng giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_binh_dang_gioi.pdf

Nội dung text: Tài liệu tập huấn Bình đẳng giới

  1. Cơ quan tài trợ : SDC Dự án “Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt Nam” - PCMM - TÀI LIỆU TẬP HUẤN BÌNH ĐẲNG GIỚI Biên soạn: Bùi Thị Kim Giám đốc DWC - 2008 - 1
  2. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤN 3 KHÁI NIỆM GIỚI 4 XÃ HỘI HÓA GIỚI 6 ĐỊNH KIẾN GIỚI 7 VAI TRÒ GIỚI 8 NHU CẦU GIỚI 10 BÌNH ĐẲNG GIỚI 14 TẠI SAO BÌNH ĐẲNG GIỚI LẠI QUAN TRỌNG? 17 CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH ĐỂ NHẬN BIẾT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 19 LỒNG GHÉP GIỚI TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN 20 2
  3. MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤN Sau khóa tập huấn, các tham dự viên sẽ: Hiểu sâu các khái niệm cơ bản về giới : giới và giới tính, xã hội hóa giới, định kiến giới, vai trò giới, nhu cầu giới Hiểu sâu khái niệm bình đẳng giới Biết cách lồng ghép giới vào các dự án phát triển 3
  4. KHÁI NIỆM GIỚI Giới tính/giống: Một khái niệm xuất phát từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính (bẩm sinh). Mọi người đàn ông hay đàn bà trên thế giới đều có những đặc điểm giới tính giống nhau (tính đồng nhất), ví dụ mang thai là đặc điểm giới tính của phụ nữ. Giới: Là một thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới được hình thành do học và giáo dục, không đồng nhất, khác nhau ở mỗi nước, mỗi địa phương, thay đổi theo thời gian, theo quá trình phát triển kinh tế xã hội. 4
  5. Phân biệt giới và giới tính Giới Giới tính (Quan hệ xã hội giữa (Nam và Nữ) Nam và Nữ) Đặc trưng xã hội Đặc trưng sinh học Do dạy và học mà có Bẩm sinh Đa dạng Đồng nhất Không thay đổi theo Thay đổi theo quá trình các thế hệ phát triển Ví dụ: Ví dụ: Chỉ có phụ nữ mới có buồng trứng Phụ nữ có thể Nam giới mới có tinh thành thủ tướng trùng Nam giới có thể thành đầu bếp giỏi Cần thay đổi để đạt BÌNH ĐẲNG GIỚI 5
  6. XÃ HỘI HÓA GIỚI Xã hội hóa giới là quá trình nhập tâm từ những giá trị, niềm tin, quy chuẩn về vai trò, đức tính của nam, nữ thông qua sự giáo dục, rèn luyện và thực hành. Quá trình này mang đậm nét văn hóa địa phương và có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như chính trị, kinh tế, môi trường, truyền thông đại chúng, đặc biệt là giáo dục trong gia đình và nhà trường. Trường học Bạn bè Cha mẹ và Tôn giáo người thân Các hình Các yếu tố ảnh thức giải trí Phong tục tập hưởng quá trình xã quán hội hóa về giới Phương tiện truyền Văn học dân thông: TV, đài, sách gian báo, quảng cáo Thể chế xã hội Bài hát Quá trình xã hội hóa giới diễn ra liên tục, dần dần hình thành hai khuôn mẫu ngừơi nam và nữ với những quy chuẩn, giá trị khác nhau trong xã hội. 6
  7. ĐỊNH KIẾN GIỚI Định kiến giới là những hệ thống tư tưởng văn hóa hay truyền thống thấm vào trong con người, hình thành những suy nghĩ mà mọi người có về những gì phụ nữ hay nam giới có khả năng và lọai họat động họ có thể làm. Từ đó người ta đưa đến sự phân biệt giới mà trong đó vị trí, vai trò, hành vi, giá trị và thái độ của phụ nữ thường thấp kém hơn nam giới. Xã hội hóa giới và định kiến giới thể hiện trong ca dao, trong chuyện đời thường và trong các truyện cười Ví dụ: "Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà" "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" "Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" "Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời" "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" 7
  8. VAI TRÒ GIỚI Phân biệt 3 vai trò (vai trò chập ba của giới): Vai trò sản xuất: Lao động kiếm sống, sản xuất, có thu nhập, làm kinh tế. Vai trò nuôi dưỡng, tái sản xuất sức lao động: Chăm sóc và tái tạo sức lao động, ví dụ như việc nội trợ, việc chăm sóc con cái, chăm nom người ốm Đây là các việc "không tên", không tạo ra thu nhập và thường do người phụ nữ phải đảm nhận và ít được xã hội đánh giá đúng mức. Vai trò cộng đồng: các hoạt động cải thiện cộng đồng, ví dụ như vệ sinh thôn xóm, đi thăm hỏi, dự các đám cưới, công tác hòa giải Các bài tập thực hành Tổng kết và nhấn mạnh: o Đàn ông thường tập trung vào vai trò sản xuất, kiếm ra tiền nên được xã hội coi trọng o Phụ nữ đảm nhận vai trò tái sản xuất và cộng đồng, nhiều việc không tên, không được xã hội coi trọng và đánh giá đúng mức Các kết luận : 1. Vai trò giới có thể được thay đổi thông qua Giáo dục trong gia đình Giáo dục trong nhà trường Tác động của truyền thông Quảng cáo 8
  9. Phát triển kinh tế xã hội Giao lưu văn hóa Rèn luyện, huấn luyện 2. Vai trò giới là những quan niệm văn hóa xã hội đã được thống nhất tại địa phương về chức năng hoặc tác dụng của phụ nữ và nam giới, mà tại địa phương đó được coi là thông thường và phù hợp. 3. Vai trò giới có thể được thay đổi theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, nhanh hay chậm tùy vào sự tác động tích cực của mỗi giới, mỗi cá nhân. 4. Vai trò của các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau. Vai trò sản xuất của nam giới thường dựa vào vài trò tái sản xuất của phụ nữ. Thường nam giới có thì giờ rảnh rang để làm công tác chuyên môn hoặc hoạt động chính trị là vì vợ ông ta lo công việc nội trợ trong gia đình và chăm sóc các con. Hơn nữa, do phụ nữ là người thực hiện chính các vai trò sinh sản và nuôi dưỡng, nên giá trị công việc của phụ nữ thường không được xã hội và các nhà lập chính sách đánh giá đầy đủ. 9
  10. NHU CẦU GIỚI Nhu cầu giới là nhu cầu mà mỗi giới có nguyện vọng, yêu cầu được đáp ứng để thực hiện tốt vai trò của mình. Nhu cầu của nam khác nhu cầu của nữ và do nhiều yếu tố khác nhau hình thành. Nhu cầu nảy sinh từ đời sống hàng ngày và thường góp phần củng cố phân công lao động theo giới. Nhu cầu giới thực tế: Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu có liên quan đến cải thiện điều kiện sống hiện tại nhưng vẫn duy trì mối quan hệ lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới (lệ thuộc về kinh tế, trong việc ra quyết định ). Nhu cầu giới chiến lược (còn gọi là lợi ích giới): Nhu cầu giới chiến lược là những nhu cầu giúp cho người phụ nữ thoát khỏi vị trí lệ thuộc, yếu kém, làm thay đổi mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ. 10
  11. So sánh giữa nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới chiến lược: Nhu cầu giới thực tế Nhu cầu giới chiến lược Nhu cầu trước mắt, ngắn hạn Nhu cầu dài hạn Đáp ứng riêng một số phụ nữ Đáp ứng chung toàn bộ phụ nữ và nam giới tại một địa bàn và nam giới nhất định Đáp ứng nhu cầu hàng ngày: Liên quan đến sự thiệt thòi của ví dụ như nhu cầu về thực phụ nữ: ví dụ như thiếu giáo dục phẩm, nhà ở, thu nhập, chăm đào tạo, bạo lực gia đình. sóc sức khoẻ Dễ xác định dựa vào vai trò Không dễ nhận ra các nguyên hiện tại của nam và nữ nhân gốc rễ của những thiệt thòi và hạn chế của phụ nữ Vấn đề có thể được giải quyết Vấn đề có thể được giải quyết thông qua việc cung cấp các chủ yếu thông qua nâng cao đầu vào như lương thực, nhà nhận thức, giáo dục, vận động cửa, bệnh viện v.v Trọng tâm: Trọng tâm: o Cả phụ nữ và nam giới o Khuyến khích cả phụ nữ và cùng tham gia và là nam giới tham gia vào công người hưởng lợi từ dự tác quản lý, lãnh đạo, nâng án cao năng lực để phụ nữ trở o Cải thiện điều kiện sống thành người lãnh đạo. cho phụ nữ và nam giới o Cải thiện vị trí của người phụ nữ về chính trị, kinh tế, xã hội Cơ bản không thay đổi Nâng cao năng lực cho cả được các vai trò truyền phụ nữ và nam giới, cải thống giữa hai giới nữ thiện mối quan hệ giữa và nam họ. 11
  12. Các lưu ý: 1. Nếu một dự án giúp phụ nữ và nam giới thực hiện tốt hơn các vai trò vốn có của mình mà không làm thay đổi thực tế phân công lao động theo giới thì đó chỉ mới đáp ứng nhu cầu giới thực tế. 2. Nếu dự án tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới thực hiện những công việc vốn được coi là của giới khác, giúp họ đổi mới các vai trò truyền thống của mình, qua đó nâng cao bình đẳng nam nữ thì đó là đáp ứng nhu cầu giới chiến lược (hay còn gọi là đáp ứng các lợi ích giới). 3. Lợi ích giới là những lợi ích của phụ nữ và nam giới mà khi được áp dụng sẽ biến đổi thực tế phân công lao động giới theo hướng tiến bộ, góp phần nâng cao bình đẳng giới 4. Việc đáp ứng một số nhu cầu giới thực tế có thể dẫn đến thỏa mãn nhu cầu giới chiến lược. Ví dụ: Việc có điện ở nông thôn không chỉ đáp ứng nhu cầu giới thực tế là thắp sáng mà còn giúp phụ nữ có thêm thông tin thông qua đài và TV, nhờ đó năng lực của người phụ nữ sẽ được tăng lên 12
  13. Bài tập: Các hoạt động sau hướng tới việc đáp ứng nhu cầu giới thực tế hay nhu cầu giới chiến lược/lợi ích giới: 1. Hướng dẫn phụ nữ nông thôn về cơ cấu bữa ăn và thành phần dinh dưỡng 2. Tổ chức các lớp học văn hóa cho phụ nữ và nam giới ở vùng cao 3. Tổ chức câu lạc bộ các ông bố trẻ: hướng dẫn nam giới chăm sóc trẻ sơ sinh 4. Cung cấp tín dụng cho phụ nữ và nam giới nông thôn nghèo 5. Hướng dẫn phụ nữ nông thôn sử dụng máy gặt liên hoàn 6. Xây dựng nhà trẻ cho nữ công nhân trong nhà máy họ đang làm việc để họ đỡ phải gửi con ở các nhà trẻ xa nơi làm việc 7. Tổ chức cho nữ cán bộ công nhân viên học tập về các quyền công dân 8. Khuyến khích cả nam giới và phụ nữ cùng đưa trẻ khi khám sức khỏe 9. Đào tạo kiếnt thức vi tính cho nam và nữ học sinh trung học cơ sở 10. Chuyển đổi bếp đun củi thành bếp đun ga cho các hộ gia đình nghèo 11. Tập huấn về giới cho phụ nữ và nam giới 13
  14. BÌNH ĐẲNG GIỚI Bài tập: Chia nhóm phân tích các quy định sau, đồng ý hay không, vì sao? 1. Tại một trại giam, giám đốc trại giam ra quyết định ưu tiên cho các nữ giám thị làm các công việc hành chính và không được phép tiếp xúc với các nam phạm nhân phạm tội xâm hại tình dục. 2. Chính phủ quy định, tuổi về hưu của nữ là 55, của nam là 60. 3. Chính phủ quy định nữ không được làm việc tại các ngành độc hại. 4. Nữ công nhân không được đi làm đêm vì trên đường đi có thể bị xâm hại tình dục. 5. Quy định, chỉ người vợ mới được nghỉ chăm con ốm. 6. Quy định chỉ phụ nữ mới được nghỉ chăm sóc trẻ sơ sinh. 3 khái niệm bình đẳng giới theo công ước CEDAW: Bình đẳng giới: Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc ) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó. 14
  15. Các khái niệm bình đẳng:  Bình đẳng kiểu hình thức  Bình đẳng kiểu bảo vệ  Bình đẳng thực chất Bình đẳng kiểu hình thức  Coi nam và nữ như nhau, vì vậy đối xử với họ như nhau;  Không để ý đến sự khác biệt về sinh học và sự khác biệt do xã hội quy định;  Cho rằng phụ nữ có thể tiếp cận các cơ hội như cách của nam giới;  Cách tiếp cận này tạo gánh nặng cho phụ nữ, buộc họ phải thể hiện mình theo cách của nam giới Bình đẳng kiểu bảo vệ  Nhìn nhận sự khác biệt nhưng xem xét các điểm yếu của phụ nữ để đối xử khác biệt;  Cản trở sự lựa chọn của phụ nữ.  Do bị lọai trừ trong một số cơ hội, phụ nữ bị mất hàng lọat cơ hội khác.  Củng cố khuôn mẫu về phụ nữ và không dẫn đến các biến đổi xã hội 15
  16. Bình đẳng thực chất  Nhìn nhận sự khác biệt giữa nam và nữ về sinh học và sự khác biệt xã hội do lịch sử để lại;  Chú ý đến bình đẳng trong pháp luật và bình đẳng trong thực tế;  Điều chỉnh các môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ;  Chú ý bình đẳng về cơ hội, tiếp cận cơ hội, hưởng thụ cơ hội. Cụ thể bình đẳng giới là gì? o Con gái và con trai được ưa thích như nhau o Phụ nữ và nam giới cùng tôn trọng nhau, cùng chia sẻ, cùng bàn bạc và cùng ra quyết định mọi công việc trong gia đình và xã hội. o Phụ nữ và nam giới cùng được học tập, bồi dưỡng về văn hóa, khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng lực của mình. o Phụ nữ và nam giới cùng được sử dụng và kiểm soát các nguồn lực (vay vốn, kỹ thuật công nghệ, lao động, giáo dục đào tạo, thông tin, đất đai ). o Phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào công việc quản lý lãnh đạo (Tăng tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo trong các đoàn thể quần chúng, cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, Hội đồng nhân dân, họp bàn quyết định các công việc trong cộng đồng). 16
  17. o Phụ nữ phải được hưởng thụ đầy đủ như nam giới các lợi ích xã hội (thu nhập, sở hữu tài sản, quyền lợi chính trị, phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí ) o Xóa bỏ bạo lực và buôn bán đối với phụ nữ. o Không khoan nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ em. o Phụ nữ không cam chịu phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội. Tiếp cận cơ hội Sử dụng cơ hội Bình đẳng Kết quả/Lợi ích TẠI SAO BÌNH ĐẲNG GIỚI LẠI QUAN TRỌNG? Bình đẳng giới quan trọng bởi vì: Bất bình đẳng giới là nguyên nhân của đói nghèo! Phụ nữ là 1/2 của nhân lọai, nhưng phụ nữ hiện đang chưa được bình đẳng, do: Gánh nặng công việc gia đình Phụ nữ làm việc nhiều hơn Phụ nữ nghỉ ngơi ít hơn 17
  18. Phụ nữ có thu nhập ít hơn nam giới (lương bình quân chỉ bằng 70% so với nam giới) Phụ nữ sở hữu chỉ 10% tài sản trên thế giới Phụ nữ chiếm 2/3 số người mù chữ trên thế giới Địa vị kinh tế xã hội còn hạn chế Phụ nữ là nạn nhân của quấy rối tình dục Phụ nữ còn bị bạo lực Vì vậy cần nâng cao vai trò phụ nữ để đạt bình đẳng giới? Tức là tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận, sử dụng và kiểm sóat các nguồn lực: Nguồn lực kinh tế: vốn, tư liệu sản xuất, nâng cao thu nhập Nguồn lực chính trị, xã hội: quyền ra quyết định, thế lực, mối quan hệ xã hội tốt Nguồn lực thời gian: học tập và giải trí, Nguồn lực giáo dục đào tạo: nâng cao năng lực, trí tuệ, khả năng sáng tạo Thế nào là tiếp cận và kiểm soát nguồn lực? Tiếp cận là có cơ hội để sử dụng nguồn lực Kiểm soát là có toàn bộ quyền quyết định về việc sử dụng nguồn lực và kết quả của nó. 18
  19. CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH ĐỂ NHẬN BIẾT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Số liệu tách biệt theo giới: Ví dụ: Tỷ lệ nhập học của trẻ em gái và trẻ em trai Để cho biết sự khác nhau giữa nữ và nam trong một vấn đề cụ thể 2. Thống kê giới: Ví dụ thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ và nam giới, tình trạng ngược đãi phụ nữ Để biết các thông tin về cách biệt giới đang tồn tại 3. Phân tích giới: Là phương thức thu thập và xử lý phân tích thông tin về tác động của các họat động đối với phụ nữ và nam giới Giúp chúng ta hiểu một cách cặn kẽ về tình hình thực trạng của nam và nữ cũng như mối tương quan giữa họ, nhờ đó có thể biết rõ các nguyên nhân của bất bình đẳng giới. 19
  20. LỒNG GHÉP GIỚI TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Các câu hỏi lồng ghép giới trong dự án phát triển: Giai đọan đánh giá hịên trạng và thiết kế dự án: 1. Nam và nữ tham gia thế nào vào giai đọan đánh giá hiện trạng? 2. Các mục tiêu nào quan trọng nhất cần đạt để thỏa mãn nhu cầu của đối tượng hưởng lợi (nam hay nữ?) mà hiện chưa thực hiện được với các điều kiện hiện có? 3. Các mục tiêu đó để giải quyết nhu cầu giới thực tế hay nhu cầu giới chiến lược của nhóm hưởng lợi? 4. Liệu các thay đổi từ dự án có gây ảnh hưởng gì đến các bên liên quan (nam hay nữ)? Giai đọan thực hiện dự án: 5. Ai trong ban quản lý dự án? Bao nhiêu nam/nữ? Vì sao nhiều nam hơn hoặc nhiều nữ hơn? 6. Ai là người ra quyết định chủ yếu trong khi thực hiện dự án? 7. Ai tham gia vào thực hiện các họat động nào của dự án (tách biệt nam và nữ)? Có cần thay đổi gì không? Tại sao? 8. Ai phải làm việc nhiều hơn từ khi có dự án? 20
  21. Theo dõi, giám sát và đánh giá dự án: 9. Ai tham gia vào theo dõi, giám sát và đánh giá dự án (tách biệt nam/nữ)? 10. Ai là người được hưởng lợi chính từ dự án (năng lực, thu nhập, chất lượng cuộc sống )? 11. Dự án có đóng góp gì vào việc làm thay đổi vai trò của nam và nữ tại địa phương hay không? Chúc các bạn thành công! Bùi Thị Kim – Giám đốc DWC 21