Trí tuệ xã hội môn khoa học mới về mối quan hệ của con người - Daniel Goleman

pdf 703 trang Đức Chiến 03/01/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trí tuệ xã hội môn khoa học mới về mối quan hệ của con người - Daniel Goleman", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftri_tue_xa_hoi_mon_khoa_hoc_moi_ve_moi_quan_he_cua_con_nguoi.pdf

Nội dung text: Trí tuệ xã hội môn khoa học mới về mối quan hệ của con người - Daniel Goleman

  1. TRÍ TUỆ XÃ HỘI TRÍ TUỆ XÃ HỘI MÔN KHOA HỌC MỚI VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI Tác giả: Daniel Goleman Nguyễn Trang, Hồng Việt dịch TRÍ THÔNG MINH, HAY CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG Trí thông minh chưa bao giờ thôi hết bí ẩn với con người và liên tục mở ra những điều mới mẻ, nhất là khi các nhà tâm lý học đã đưa nó vượt ra ngoài phạm vi các bộ môn khoa học tri nhận cổ điển. Họ đánh giá rằng một phần quan trọng của thành công hay thất bại mà một cá nhân có thể thu được hoặc gặp phải trong học tập, cuộc sống và sự nghiệp không lý giải được bằng sự đong đo chỉ số thông minh (IQ) thông thường. Vì vậy, họ tìm kiếm những tiêu chí mới cho phép xác định những dạng thức thông minh có ảnh hưởng tới tiến trình thành công hay thất bại của
  2. một cá nhân, trong đó cảm xúc dần trở thành một yếu tố bản lề. Ngay từ đầu thế kỷ XX, tuy trí thông minh và các cảm xúc của con người vẫn được nghiên cứu như những đối tượng riêng biệt, nhiều người đã cho rằng kinh nghiệm cảm xúc và trí thông minh có liên quan mật thiết với nhau. Năm 1922, nhà tâm lý học Edward Lee Thorndike đưa ra giả thuyết rằng trí thông minh xã hội, mà ông định nghĩa như là khả năng thấu hiểu người khác và khả năng hành động thích hợp trong mối quan hệ giữa các cá nhân, cũng tham gia vào chỉ số thông minh của một cá nhân. Nối tiếp ông, các nhà tâm lý học, khi tiếp cận những khía cạnh khác nhau của trí thông minh xã hội một cách riêng rẽ, đã làm nổi bật vai trò quyết định của yếu tố xã hội đối với trí thông minh. Trong ngành tâm lý học xã hội, Phút Ekman chứng minh tầm quan trọng của những biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt và sự giao tiếp phi ngôn ngữ; các nhà tâm lý học lâm sàng quan tâm đến các loại bệnh lý liên quan đến sự bất lực trong việc gọi tên và biểu lộ cảm xúc; Gardner công bố thuyết trí thông minh đa dạng. Năm 1990, Salovey và Mayer lần đầu tiên đưa ra khái niệm "trí thông minh cảm xúc", mô tả nó như một
  3. dạng trí thông minh xã hội trong đó mỗi cá nhân thể hiện khả năng kiểm soát những tình cảm và xúc cảm của bản thân và của người khác, phân biệt chúng với nhau và sử dụng những thông tin thu được để định hướng suy nghĩ và hành động của chính mình. Lấy cảm hứng lừ những kết quả nghiên cứu của Salovey và Mayer, Daniel Goleman đã đúc kết và phổ biến khái niệm trí thông minh cảm xúc đến rộng rãi công chúng trong tác phẩm Emotional lntelligence (Trí tuệ xúc cảm) - một cuốn sách được coi là hiện tượng với hơn 5 triệu bản bán ra trên toàn thế giới. Trong các hình thức biểu lộ của trí thông minh này, theo Daniel Goleman, một bên có khả năng nhận biết và kiểm soát những cảm xúc của bản thân, khả năng tự ý thức và tự kiềm chế, và một bên có ý thức xã hội của mỗi cá nhân, tức khả năng nhận biết cảm xúc ở người khác, khả năng đồng cảm và kiểm soát các mối quan hệ và xung đột. Như vậy, có một mối quan hệ tương hỗ giữa trí thông minh cảm xúc và trí thông minh xã hội, trong đó cảm xúc của mỗi người, khi được nhận biết, thấu hiểu, tôn trọng và quản lý đúng, sẽ giúp người đó hành xử thông minh, để vừa có một đời sống nội tâm thăng
  4. hoa vừa hòa hợp với môi trường xung quanh theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng, tức là cả trong tình yêu đôi lứa, gia đình, tình bạn lẫn trong đời sống nghề nghiệp, cộng đồng. Đó chính là nội dung một tác phẩm khác của Daniel Goleman, cuốn Social Intelligence (Trí tuệ xã hội). Ở gây, một lần nữa, ông tổng kết một cách căn bản và dễ hiểu những khám phá mới nhất về sinh học và khoa học não bộ, theo đó chúng ta "luôn phát ra những tín hiệu để liên hệ", và tầm ảnh hưởng sâu sắc đến kỳ lạ của chúng đối với các mối quan hệ của chúng ta trong mọi mặt của đời sống. Chúng ta sinh ra vốn có tính hòa đồng và luôn bị cuốn vào một "sóng thần kinh” liên kết não bộ của chúng ta với những người xung quanh. Vượt xa nhận thức của chúng ta, những tiếp xúc hàng ngày với cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, ông chủ và cả những người xa lạ định hướng não bộ và tác động đến các tế bào trên toàn bộ cơ thể chúng ta, thậm chí ảnh hưởng đến cả các biểu hiện gen, theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người sở hữu khả năng kết nối với người khác theo cách vừa trực tiếp vừa sâu sắc. Một người nghệ sỹ hút hồn đám
  5. đông hâm mộ; một bác sỹ biết sử dụng uy quyền của mình để bệnh nhân tin tưởng vào khả năng lành bệnh; một người mẹ luôn biết cách dỗ con ngủ; một doanh nhân hay nhà quản lý không được đào tạo chính quy nhưng lại nắm được nghệ thuật thu phục nhân tâm và tạo động lực cho đội ngũ cộng sự tài năng, tận tụy, tận tâm và hướng cả tập thể tới những mục tiêu chung Mỗi người, theo cách này hay cách khác nhưng đều nhờ vào trí thông minh xã hội của mình, đã "tận dụng" được khả năng của người khác cho một mục tiêu mà mình đã xác định. Tuy nhiên, cũng bởi tính tương tác xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của một cá nhân mà chúng ta cần cảnh giác với tác động tiêu cực của những lời mắng mỏ, thóa mạ, chê bai, sự thù nghịch, tị hiềm Đây chính là "mặt sau” của trí thông minh xã hội, mà tính độc hại của nó cũng được Daniel Goleman nhấn mạnh và phân tích; ta có thể thấy biểu hiện của nó trong tính ích kỷ, sự xảo quyệt, bệnh thái nhân cách Vậy chúng ta nên tận dụng trí thông minh xã hội như thế nào? Chúng ta có thể giúp con trẻ trở nên vui vẻ và thấy hứng thú với học tập hơn không? Đâu là cơ sở của một sự kết hợp hài hòa và thăng hoa cho
  6. đôi lứa? Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và giáo viên làm thế nào để lãnh đạo và giảng dạy tốt? Làm thế nào để các tập thể đối đầu, thành kiến và căm ghét nhau có thể chung sống trong hòa bình? Lời đáp cho những câu hỏi này không phải lúc nào cũng dễ nắm bắt, nhưng chắc chắn bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách của Goleman những thông tin hữu ích. Trên hết, Goleman mang đến một thông điệp vừa mang tính khích lệ vừa có sức thuyết phục: loài người vốn có xu hướng gắn liền với sự thấu cảm, tinh thần hợp tác và lòng vị tha, luôn hướng tới việc phát triển trí tuệ xã hội và nuôi dưỡng nó trong chính mình và ở những người khác. Vậy là, giống như trí thông minh cảm xúc, trí thông minh xã hội cũng góp phần quyết định sự thành công của mỗi người; nó không dành riêng cho một giai tầng xã hội nào và không mang tính bẩm sinh. Trong thế giới bí ẩn thuộc về trí thông minh của con người, bước đường mà mỗi cá nhân đi qua dường như quan trọng hơn tính di truyền. Nền giáo dục mà chúng ta được hưởng, quá trình học tập và tích lũy mà chúng ta theo đuổi, môi trường văn hóa và xã hội trong đó chúng ta trưởng thành sẽ là những nhà điêu khắc
  7. cùng tạc nên ta thông minh đa dạng của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phát triển và sử dụng nó như thế nào, và có thể Trí tuệ xã hội sẽ mang cho bạn những gợi mở hữu ích để tìm ra hướng đi cho mình. Xin trân trọng giới thiệu, Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2008 CÔNG TY SÁCH ALPHA Phần 1. CHÍNH THỨC CÔNG BỐ MỘT MÔN KHOA HỌC MỚI Phần 2. CÁC LIÊN KẾT BỊ PHÁ VỠ Phần 3. NUÔI DƯỠNG TỰ NHIÊN Phần 4. CÁC BIẾN THỂ TÌNH YÊU Phần 5. CÁC MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Phần 6. HẬU QUẢ XÃ HỘI Created by AM Word2CHM
  8. Phần 1. CHÍNH THỨC CÔNG BỐ MỘT MÔN KHOA HỌC MỚI TRÍ TUỆ XÃ HỘI Những ngày đầu cuộc xâm lược lần thứ hai của Mỹ vào Iraq, một tốp lính tiến vào nhà thờ địa phương, tìm cách tiếp cận vị tu sĩ trưởng trong vùng. Mục đích của tốp lính này là xin vị tu sĩ trưởng giúp đỡ đưa các nguồn viện trợ đến tay người dân nơi đây. Nhưng do lo sợ trước nguy cơ tốp lính đến bắt vị "lãnh tụ tinh thần”, phá hủy nhà thờ, một đám đông đã tụ tập trước cửa chốn linh thiêng. Hàng trăm tín đồ Hồi giáo mộ đạo vây quanh tốp lính, khoa chân múa tay, la ó, tiến dần tới quây chặt trung đội lính được vũ trang đầy đủ. Trước tình hình đó, sĩ quan chỉ huy, Trung tá Christopher Hughes, nhanh chóng hành động. Tay cầm loa, ông hạ lệnh cho toán lính: "Quỳ xuống!" Tiếp theo, ông yêu cầu họ chống lưỡi lê xuống đất, rồi hạ lệnh: “Mỉm cười!”
  9. Lúc này, thái độ của đám đông chợt thay đối. Chỉ có số ít vẫn tiếp tục la hét, còn phần đông đã mỉm cười. Một số người còn vỗ nhẹ vào lưng những người lính khi Hughes yêu cầu họ lùi dần về phía sau trong tư thế vẫn giữ nụ cười trên môi. Nước đi nhanh trí này được coi là nước cờ cao trong một dãy các tính toán xã hội nhanh và chính xác. Hughes phải nắm được mức độ thù địch của đám đông và hiểu được điều gì sẽ làm họ nguôi giận. Ông phải đánh cược vào tinh thần kỷ luật của quân lính và lòng tin của họ đối với ông. Không những thế, ông còn phải liều lĩnh tìm ra đúng cử chỉ có khả năng phá tan rào cản ngôn ngữ và văn hóa giữa hai bên. Tất cả đều lên đến tột bậc trong quyết định bất ngờ, nằm ngoài dự tính này. Việc tính toán, đưa ra những hành động có sức thuyết phục mạnh mẽ kết hợp với khả năng đọc suy nghĩ lão luyện đã làm cho những sĩ quan thực thi luật pháp xuất sắc trở nên nổi bật, đặc biệt là những sĩ quan phải đối phó với đám dân đang nổi giận. Sự việc trên khiến mọi người chú ý đến khái niệm "trí tuệ xã hội" của bộ não.
  10. Nhân tố giúp Hughes vượt qua khó khăn trên là nhờ sự tác động của những mạch thần kinh mà con người thường dựa vào để ra quyết định tức thì nên bỏ chạy hay đi tiếp khi gặp một người lạ có nhiều khả năng là người xấu. Kiểu định vị này giữa các cá nhân đã cứu thoát vô số người trong lịch sử nhân loại. Và cho tới ngày nay, nó vẫn giữ nguyên vai trò thiết yếu đối với sự sinh tồn của con người. Trong những tình huống ít cấp thiết hơn, các mạch thần kinh xã hội trong bộ não sẽ là hoa tiêu, hướng dẫn chúng ta hành động khi chạm trán một vấn đề bất kỳ. Những mạch này cũng hoạt động khi hai người đang yêu trao nhau ánh mắt và nụ hôn đầu tiên hay khi người ta đang cố kìm nén nước mắt. Chúng cũng là nhân tố tạo ra sự phấn khích trong khi ta nói chuyện với những người mà ta yêu quý. Ngoài ra, hệ thần kinh này còn hoạt động trong quá trình tương tác giữa hai yếu tố bắt sóng và chọn thời điểm thích hợp. Chúng đem lại cho vị luật sư cảm giác chắc chắn là ông cần ý kiến của thành viên đó trong bồi thẩm đoàn; cho nhà thương thuyết cảm giác đây chính là đề nghị cuối cùng của đối tác; cho bệnh nhân cảm giác tin tưởng vào bác sĩ điều trị. Và
  11. chúng cũng giải thích lý do tất cả mọi người đều ngừng loạt soạt giấy tờ, im lặng và chìm vào lời nói của ai đó trong buổi họp. Hiện nay, khoa học đã có thể nghiên cứu sâu hơn hoạt động của bộ máy thần kinh trong những thời khắc như vậy. BỘ NÃO XÃ HỘI Trong cuốn sách này, tôi muốn vén tấm màn đã che phủ sự xuất hiện của một môn khoa học mới - môn khoa học sẽ tiết lộ gần như mỗi ngày những kiến thức đáng ngạc nhiên về thế giới giữa cá nhân mỗi con người với nhau. Và phát hiện cơ bản nhất của môn khoa học này là: Con người được kết nối để kết nối. Thần kinh học phát hiện ra rằng, chính thiết kế não bộ của chúng ta đã mang lại cho bộ não tính xã hội, không ngừng kéo chúng ta vào mối liên kết mật thiết từ não tới não mỗi khi chúng ta gặp ai đó. "Chiếc cầu nối" này giúp chúng ta tác động lên não bộ và cả cơ thể của những người mà chúng ta tương tác, đồng thời nó cũng giúp họ làm điều tương tự với chúng ta.
  12. Thậm chí, đa phần những cuộc gặp gỡ hàng ngày cũng đóng vai trò là bộ điều chỉnh não, làm nảy nở cảm xúc đáng ao ước hoặc không mong đợi trong mỗi chúng ta. Nếu mối dây liên kết tình cảm giữa chúng ta và một ai đó càng mạnh, lực tương lác giữa ta với người đó sẽ càng lớn. Sự trao đổi thường diễn ra mạnh nhất với những người được ta dành hầu hết thời gian để ở bên họ, đặc biệt là những người ta quan tâm nhất. Trong sự kết nối đó, não bộ của chúng ta tham gia vào một "bản tăng-gô" tình cảm - một vũ điệu của những cảm xúc. Sự tương tác xã hội giữa chúng ta và mọi người đóng vai trò như một bộ điều chỉnh cảm xúc của não bộ, liên tục điều chỉnh các yếu tố chính trong chức năng của não bộ khi hòa âm cảm xúc. Khi tiếp xúc với người khác, những cảm xúc được nảy sinh tạo ra hiệu quả sâu rộng, chạy khắp cơ thể, mang theo những đợt hormone giúp điều chỉnh hệ sinh học từ tim tới các tế bào miễn dịch. Và có lẽ, điều đáng kinh ngạc nhất là hiện nay, khoa học có thể lần theo sự liên quan giữa các mối quan hệ căng thẳng nhất và hoạt động của những gen nhất định trong cơ thể con người - những gen giúp điều chỉnh hệ
  13. thống miễn dịch. Điều ngạc nhiên là các mối quan hệ không chỉ hình thành nên kinh nghiệm mà còn tạo ra cơ chế sinh học ở con người. Mối liên kết từ não tới não cho phép các mối quan hệ sâu sắc nhất tác động đến chúng ta ở những khía cạnh đơn giản như việc chúng ta có cùng cười khi nghe chung một câu chuyện hài không; hoặc phức tạp như việc gen nào hoạt hóa hoặc không hoạt hóa trong tế bào T - những “chú lính đánh bộ" của hệ thống miễn dịch trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Mối liên kết này giống như con dao hai lưỡi. Các mối quan hệ lành mạnh sẽ tác động tốt đến sức khoẻ của chúng ta trong khi những mối quan hệ độc hại có thể trở thành liều thuốc độc ngấm dần vào cơ thể. Gần như tất cả các phát hiện khoa học quan trọng được đưa ra trong cuốn sách này đều xuất hiện khi cuốn Emotional Intelligence (Trí tuệ xúc cảm) ra đời năm 1995, và ngày càng có tần suất nhiều hơn. Khi viết Trí tuệ xúc cảm, tôi chủ yếu tập trung vào
  14. những năng lực tối quan trọng có trong mỗi người với tư cách từng cá nhân riêng lẻ. Đó là khả năng điều khiển cảm xúc và năng lực xây dựng những mối quan hệ tích cực của mỗi cá nhân. Trong cuốn sách này, bức tranh được mở rộng hơn khi hướng đến tâm lý của hai cá nhân trong hoạt động giao tiếp: những điều sẽ xảy ra khi con người kết nối với nhau. Theo ý định của tôi, cuốn sách này sẽ đồng hành với Trí hệ xúc cảm, khám phá cùng một vấn đề của cuộc sống dưới một góc nhìn khác dễ dàng hơn - một góc nhìn cho phép chúng ta hiểu sâu và rộng hơn thế giới riêng tư của chính mình. Trọng tâm vấn đề chuyển về những khoảnh khắc thoáng qua khi chúng ta tương tác với nhau - những khoảnh khắc có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta nhận ra chúng ta đã tác động lẫn nhau như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi như: Điều gì khiến một bệnh nhân tâm thần có ma lực lớn đến vậy? Chúng ta có thể làm gì để giúp con cái mình lớn lên hạnh phúc hơn không? Điều gì khiến hôn nhân trở thành nền tảng nuôi dưỡng lành mạnh? Các mối quan hệ có thể giúp chúng ta tránh được bệnh tật không? Một giáo viên, một nhà lãnh đạo
  15. có thể làm gì để bộ não của học sinh, của công nhân đạt hiệu quả cao nhất trong công việc? Điều gì giúp các nhóm thù địch chung sống hòa bofnh với nhau? Những tri thức này gợi ra điều gì về kiểu xã hội mà chúng ta có thể xây dựng và cho thấy điều gì về những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của chúng ta? XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ngày nay, khi khoa học chứng minh được tầm quan trọng vô cùng to lớn của những mối quan hệ lành mạnh thì sợi dây liên kết giữa con người với con người lại ngày càng bị o bế. Xung đột xã hội xuất hiện dưới nhiều diện mạo: Một giáo viên mẫu giáo ở bang Texas yêu cầu bé gái sáu tuổi cất đồ chơi đi và bé gái đó đột nhiên nổi giận. Em la hét và đá liên tục vào ghế. Sau đó, em bò xuống gầm bàn giáo viên và đá mạnh đến mức ngăn kéo bàn tung ra. Cơn giận dữ của bé gái này đánh dấu sự phát triển của thực trạng mới đang hoành hành: các em nhỏ có biểu hiện ngông cuồng và hành động man dại. Theo các tài liệu ghi lại tất cả những vụ việc như trên đều xảy ra tại một trường học ở
  16. Fort Worth, Texas. Đáng chú ý là hành động này không chỉ xuất hiện ở những em có xuất thân nghèo khó, mà còn xuất hiện ở cả những em có gia đình khá giả. Một số người cho rằng biểu hiện bạo lực ở trẻ em là do sức ép của nền kinh tế. Sau giờ học, các em phải đến các lớp trông trẻ tư hoặc ở nhà một mình để cha mẹ có thêm thời gian làm việc, nhưng do phải làm việc quá nhiều nên các phụ huynh luôn trở về nhà trong trạng thái mệt mỏi và rất dễ cáu giận. Một số khác lại đưa những dữ liệu cho thấy thực trạng này xuất hiện ở cả những trẻ mới biết đi. Ở Mỹ, có đến 40% trẻ hai tuổi xem ti vi ít nhất ba giờ mỗi ngày. Đây là khoảng thời gian trẻ không tiếp xúc với nhưng người có thể giúp các em hòa nhập tốt hơn với xã hội. Các em càng xem ti vi nhiều thì khi đến tuổi đi học, các em sẽ càng ngỗ ngược và khó dạy bảo. Tại một thành phố của Đức, trong một vụ va chạm, người lái xe mô tô bị văng xuống đường. Anh ta nằm bất động trên vỉa hè. Những khách bộ hành cứ đi, những người lái xe cứ thế nhìn chằm chằm vào anh ta khi đợi đèn mà không một ai dừng lại giúp. Cuối cùng, sau 15 Phút kéo dài, một hành khách ngồi trên xe bus bèn kéo cửa xe xuống và hỏi người bi nạn xem anh ta
  17. có đau không và gọi cứu hộ tới. Khi việc này được đài truyền hình đưa tin, một quyết định lớn đã được đưa ra: Bất kỳ ai có bằng lái xe ở Đức đều được huấn luyện để cấp cứu trong những trường hợp khẩn cấp như sự việc kể trên. Sau vụ việc này, một bác sĩ Đức làm việc ở phòng cấp cứu đã nhận xét: “khi nhìn thấy người khác gặp nguy hiểm, mọi người vẫn bước đi. Dường như họ không quan tâm tới những gì đang diễn ra xung quanh." Năm 2003, ở Mỹ phổ biến kiểu sống mới - kiểu sống gia đình độc thân. Trước đây, mỗi buổi tối, các gia đình thường quây quần bên nhau. Còn bây giờ, con cái, cha mẹ và các cặp vợ chồng cảm thấy việc ngồi bên nhau là điều rất khó khăn. Blowing Alone, bài phân tích rất được hoan nghênh của Robert Putnam về kết cấu xã hội Mỹ đã chỉ ra sự sụt giảm vốn xã hội trong hai thập niên liên tiếp. Để kiểm tra vốn xã hội của một cộng đồng, người ta có thể xem xét số buổi họp công được tổ chức và số thành viên của các câu lạc bộ còn duy trì được. Vào những năm 1970, 2/3 dân số Mỹ tham gia vào các tổ chức khác nhau và tham dự các buổi họp thường xuyên. Nhưng đến những năm 1990, con số này đã giảm xuống còn
  18. khoảng 1/3. Theo Putnam, những con số trên cho thấy sự liên kết giữa người với người trong xã hội Mỹ đã bị giảm. Từ đó đến nay, một loại hình tổ chức mới đã mọc lên rất nhanh, từ con số 8.000 vào những năm 1950 lên đến 20.000 vào những năm 1990. Nhưng không giống như những câu lạc bộ kiểu cũ - luôn có các buổi gặp mặt trực tiếp và phát triển liên tục các liên kết xã hội - những tổ chức mới này giữ mọi người ở khoảng cách rất xa. Các thành viên liên lạc với nhau qua thư điện từ và thư báo. Hoạt động chính lúc này chỉ là gửi tiền chứ không phải quây quần bên nhau như trước đây. Rõ ràng, công nghệ mang đến nhiều phương tiện giao tiếp ảo đã khiến con người bị cô lập thật sự, và vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn trong cách thức con người trên khắp thế giới kết nối và mất kết nối với nhau. Tất cả các khuynh hướng trên báo hiệu sự mất dần những cơ hội kết nối giữa con người với con người. Sức biến đổi không gì lay chuyển được của công nghệ diễn ra âm thầm đến mức cho đến nay vẫn chưa có ai có thể tính toán được những tổn thất về tình cảm và xã hội mà nó gây ra.
  19. Chương mở đầu: MẤT LIÊN KẾT TỪ TỪ Chương 1. NỀN KINH TẾ CẢM XÚC Chương 2. CÔNG THỨC CHO SỰ HÒA HỢP Chương 3. KẾT NỐI THẦN KINH KHÔNG DÂY Chương 4. BẢN CHẤT CỦA LÒNG VỊ THA Chương 5. GIẢI PHẪU THẦN KINH NỤ HÔN Chương 6. TRÍ TUỆ XÃ HỘI Created by AM Word2CHM
  20. Chương mở đầu: MẤT LIÊN KẾT TỪ TỪ TRÍ TUỆ XÃ HỘI à Phần 1. CHÍNH THỨC CÔNG BỐ MỘT MÔN KHOA HỌC MỚI Dưới đây là tình thế khó khăn của Rosie Garcia khi quản lý một trong những tiệm bánh đắt khách như, tiệm Hot & Crusty ở khu ga trung tâm Grand Central, thành phố New York. Khi băng qua nhà ga để đi làm, mọi người luôn được chứng kiến cảnh tượng khách hàng phải xếp hàng dài chờ mua bánh. Nhưng Rosie cũng thấy rằng, ngày càng có nhiều khách hàng không tập trung khi mua hàng. Họ luôn nhìn chằm chằm, vô định vào không gian. Khi cô nói: "Anh/chị muốn mua loại nào ạ?", những khách hàng này không tỏ dấu hiệu chú ý nào. Rosie nhắc lại: "Anh/chị muốn mua loại nào ạ?". Họ vẫn không chú ý. Và chỉ nói rất to câu: "Anh/chị muốn mua loại nào?" mới phá vỡ được sự im lặng của họ. Khách hàng của Rosie không bị khiếm thính. Chỉ có điều, trong tai họ lúc đó là hai tai phone rất nhỏ.
  21. Họ mê mẩn, chìm đắm trong vô số những giai điệu được phát ra từ chiếc máy nghe nhạc Ipod và lãng quên mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Vô hình chung, họ tự biến mình trở thành một trong những người đang đi ngang qua phía ngoài kia. Tất nhiên, từ rất lâu trước khi ipod ra đời, Walkman và điện thoại di động đã tách dần những người đi trên phố ra khỏi sự hối hả, tấp nập của cuộc sống. Ô tô cũng trở thành một phương thức di chuyển tách biệt hoàn toàn con người với thế giới bởi những khung cửa kính và hàng tấn thép bao quanh. Những âm thanh dịu nhẹ, đều đều phát ra từ một chiếc radio cũng góp phần vào quá trình đó. Trước khi ô tô trở thành phương tiện đi lại phổ biến, các phương thức di chuyển truyền thống từ đi bộ, đi xe ngựa đến đi xe bò đều giữ mọi người ở trạng thái gần gũi với thế giới xung quanh họ. Cái vỏ "riêng mình ta" do các tai nghe tạo ra càng gia tăng thêm tình trạng cô lập xã hội. Ngay cả khi những người nghe tai phone gặp trực tiếp ai đó, những cái tai bị bịt kín cũng tạo cho họ cái cớ coi người đối diện như một vật vô tri, một cái gì đó để ngó nghiêng xung quanh chứ không phải một con người
  22. để thừa nhận hay ít nhất là để chú ý. Nếu việc đi bộ cho phép chúng ta có cơ hội chào ai đó đang đến gần hay dành chút ít thời gian để tán gẫu cùng bạn bè thì những người nghe iPod lại sẵn sàng tảng lờ dù vẫn đang nhìn thẳng vào người nào đối diện. Mặc dù, người nghe vẫn liên hệ với một ai đó - một ca sĩ, một ban nhạc hay một dàn nhạc - qua chiếc tai nghe được gắn chặt vào tai, nhưng những con người ảo này lại chẳng can hệ gì tới những người đang hiện hữu, chỉ cách anh ta một hoặc hai bước chân - những người mà sự tồn tại của họ hoàn toàn chẳng được anh chàng đang chăm chú nghe nhạc kia ngó ngàng tới. Khi công nghệ phát triển, nó kéo con người vào một thế giới thực mà ảo. Chính công nghệ đã làm cho con người không còn cảm giác gì với những người thật sự đang ở bên họ. Và kết quả là căn bệnh tự kỷ đã được ghi tên vào danh sách ngày càng dài của những hậu quả không mong muốn do sự xâm chiếm không ngừng của công nghệ vào cuộc sống hàng ngày. Tính kết nối số triền miền đồng nghĩa với việc ngay cả khi đang đi nghỉ, công việc vẫn bám theo chúng ta. Một cuộc điều ra các công nhân ở Mỹ cho
  23. thấy, trong suốt thời gian nghỉ, có đến 34% số người được hỏi liên lạc công việc thường xuyên tới mức đã bị stress hoặc rơi vào tình trạng tồi tệ hơn cả khi đi làm. E-mail và điện thoại di động có khả năng xuyên qua các rào cản, thâm nhập vào thời gian riêng tư và cuộc sống gia đình. Chuông điện thoại vẫn có thể reo khi người ta đi picnic với gia đình và thậm chí, lúc ở nhà, các vị phụ huynh vẫn hiếm khi quây quần cùng gia đình do còn mải mê đọc e-mail. Tất nhiên, những đứa trẻ thường không thật sự chú ý đến điều này vì chúng cũng mải mê, lưu luyến với e-mail riêng, với một trang game nào đó hay màn hình ti vi trong phòng ngủ. Khi Pháp tiến hành điều tra 2,5 triệu khán giả ở 72 nước, họ đã đưa ra kết luận: Trong năm 2004, trung bình mỗi ngày, mỗi khán giả dành khoảng 3 giờ 39 Phút để xem ti vi. Trong đó, khán giả Nhật là những người dành nhiều thời gian xem nhất - 4 giờ 25 Phút, tiếp đến là khán giả Mỹ. Ti vi, như những gì nhà thơ Eliot đã cảnh báo vào năm 1963, khi phương tiện truyền thông mới tràn vào các ngôi nhà, có thể “cho phép hàng triệu người cùng lúc nghe chung một câu chuyện cười nhưng vẫn khiến họ hết sức cô đơn".
  24. Internet và e-mail cũng có tác động tương tự. Cuộc điều tra gần 5.000 người Mỹ có kết quả như sau: Đối với nhiều người, Internet đã đảm đương vai trò giải trí của ti vi như một cách tiêu khiển thời gian rảnh rỗi. Cứ mỗi giờ mọi người vào Internet, những cuộc gặp gỡ trực tiếp của họ với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình lại giảm đi 24 Phút. Chúng ta đang tiếp xúc với nhau bằng khoảng cách rất hẹp chỉ bằng chiều dài của một cánh tay. Người đứng đầu cuộc khảo sát về Internet - Norman Nie, giám đốc Viện Nghiên cứu Lượng Xã hội Stanfora, đã nhận xét: "Chúng ta không thể ôm hay hôn nhau qua Internet." KHOA HỌC THẦN KINH XÃ HỘI Trong khi tiến hành nghiên cứu, lấy tư liệu cho cuốn sách này, tôi không biết rằng khoa học thần kinh là một lĩnh vực đã có từ trước. Tuy nhiên, cuốn sách này sẽ đưa ra những phát hiện mới và đáng kinh ngạc về khoa học thần kinh. Trước đó, tôi thường bị cuốn hút khi đọc một bài báo khoa học hay một đoạn tin ngắn ở nơi này hay nơi khác và tất cả đều cho thấy những kiến thức khoa học rõ ràng về động lực học thần kinh trong mối quan hệ của con người:
  25. Lớp nơ-ron mới được phát hiện - các tế hào hình thoi - là những nơ-ron hoạt động với tốc độ nhanh nhất, giúp chúng ta đưa ra các quyết định xã hội tức thời. Lớp nơ-ron này có nhiều nhất trong não người. Các nơ-ron phản chiếu vừa có khả năng nhận thức được động thái mà người khác định thực hiện vừa nhận thức được cảm xúc ở họ, lập tức chuẩn bị cho chúng ta khả năng bắt chước động thái đó và cảm thông với họ. Khi đôi mắt của một phụ nữ hấp dẫn nhìn thẳng vào người đàn ông, bộ não cửa anh ta sẽ sản ra chất dopamine hóa học, gây cảm giác hưng phấn. Quá trình này sẽ không xảy ra nếu người phụ nữ nhìn đi nơi khác. Mỗi phát hiện đều đưa ra một hình ảnh nhanh, riêng rẽ về các hoạt động của bộ não xã hội - tức, hệ mạch thần kinh hoạt động khi con người giao tiếp với nhau. Những phát hiện riêng lẻ không thể tự làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề nhưng khi kết hợp lại với nhau, những phác thảo về môn khoa học mới dần trở nên rõ ràng hơn. Phải rất lâu sau khi bắt đầu theo dõi những
  26. điểm riêng này, tôi mới hiểu được phần ẩn giấu liên kết tất cả các phát hiện trên lại với nhau. Tôi tình cờ tìm được tên cho lĩnh vực này - khoa học thần kinh xã hội - khi đọc tài liệu về một cuộc hội thảo khoa học có liên quan được tổ chức ở Thụy Điển vào năm 2003. Thuật ngữ "khoa học thần kinh xã hội" được sử dụng lần đầu bởi hai nhà tâm lý học John Cacioppo và Gary Berntson vào đầu những năm 1990. Về sau, hai người đã trở thành những người sáng lập bộ môn khoa học mới và rất thú vị này. Gần đây, khi tôi nói chuyện với Cacioppo, ông đã kể lại: "Trong số các nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh, có rất nhiều người hoài nghi về việc nghiên cứu thế giới nằm ngoài vỏ não. Theo quan niệm của thần kinh học thế kỷ XX, việc nghiên cứu những hành vi xã hội quá phức tạp là điều không thể." Cacioppo nói tiếp: "Còn bây giờ, chúng ta đã dần hiểu được não người điều khiển các hành vi xã hội như thế nào, và ngược lại, thế giới tác động đến bộ não và cơ chế sinh học của chúng ta ra sao." Sự kiện khoa học thần kinh xã hội trở thành vấn đề khoa học nóng hổi của thế kỷ XXI đã tạo ra một sự thay đổi vô cùng to lớn. Lĩnh vực mới này tập trung giải quyết một số
  27. câu hỏi khoa học vẫn chưa có lời giải đáp. Chẳng hạn, nghiên cứu ban đầu của Cacioppo đã tìm ra sự liên kết giữa những mối quan hệ luôn gây lo lắng, đau buồn với số gia tăng của các hormone gây căng thẳng tới mức phá hủy một số gen tham gia vào quá trình kiểm soát các tế bào chống víu. Tuy nhiên, Cacioppo vẫn chưa thể tìm ra mối dât liên hệ giữa những rắc rối trong quan hệ và các kết quả sinh học. Đây chính là tiêu điểm được nghiên cứu trong khoa học thần kinh xã hội. Sự cộng tác nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực mới này được thực hiện giữa các nhà tâm lý học và các nhà thần kinh học. Cả hai đều sử dụng chức năng của máy chụp hình não MRI hay FMRI để chẩn đoán, nghiên cứu các hoạt động của não bộ. Thiết bị MRI sử dụng những nam châm rất mạnh để chụp hình chi tiết bộ não. Những người trong ngành thường sử dụng từ "nam châm” để chỉ các máy MRI. Ví dụ, câu nói "Our lab has three magnets" cần được hiểu là "Phòng thí nghiệm của chúng ta có ba thiết bị chụp hình não MRI." Còn thiết bị FMRI làm tăng thêm khả năng tính toán ở qui mô lớn. Khả năng này mang lại những tính năng tương đương với tính năng của một
  28. đầu máy video: hiển thị những phần hoạt động của bộ não trong những khoảnh khắc tình cảm ở con người, như khi nghe thấy giọng nói của một người bạn cũ. Từ những nghiên cứu này, người ta có thể trả lời các câu hỏi như: Điều gì diễn ra trong bộ não của một người đang mải mê ngắm người yêu? Điều gì đang diễn ra trong bộ não của một người bị kìm chặt trong niềm tin mù quáng hoặc của một người đang tính toán để giành chiến thắng trong một trận đấu? Bộ não xã hội là toàn bộ cấu trúc thần kinh hòa âm tất cả các hoạt động tương tác cũng như suy nghĩ, cảm giác về những người xung quanh và mối quan hệ với họ của chúng ta. Điều đáng nói nhất ở đây là bộ não xã hội đại diện cho hệ sinh học duy nhất trong cơ thể liên tục khiến chúng ta chú ý. Và ngược lại bộ não xã hội cũng bị tác động bởi trạng thái bên trong của mỗi người. Tất cả các hệ sinh học khác, từ tuyến bạch huyết tới lá lách, chủ yếu có nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của mình để "trả lời" những tín hiệu xuất phát từ trong cơ thể chứ không phải từ bên ngoài lớp da. Duy chỉ có những "con đường nhỏ” trong bộ não xã hội là hoàn toàn nhạy bén với thế giới. Bất cứ khi nào chúng ta kết nối trực tiếp với một người khác - qua
  29. giọng nói, hoặc qua sự va chạm cơ thể - bộ não xã hội trong chúng ta sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau. Các giao tiếp xã hội thậm chí còn tham gia vào quá trình tái hình thành não bộ, thông qua khả năng đàn hồi thần kinh. Điều này có nghĩa là những kinh nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra hình dạng, kích cỡ và số lượng của các nơ - ron thần kinh cũng như các liên kết tiếp hợp của chúng. Bằng cách điều khiển liên tục bộ não vào một vùng thông tin nhất định, các mối liên hệ chủ chốt có thể dần dần tạo ra một hệ mạch thần kinh nhất định. Trên thực tế, nếu thường xuyên bị tổn thương, tức giận hay được một người thân thiết quan tâm, chăm sóc, bộ não của chúng ta có thể tái tạo mới hoàn toàn. Những khám phá này cho thấy các mối quan hệ có ảnh hưởng tinh tế nhưng mạnh mẽ và lâu dài đến mỗi chúng ta. Kết luận trên có thể sẽ vấp phải sự phản đối của những người có các mối quan hệ theo khuynh hướng tiêu cực. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy những khả năng có tính bồi hoàn từ các mối liên kết cá nhân vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời. Như vậy, cách thức chúng ta kết nối với người
  30. khác có tầm quan trọng vô cùng to lớn. Nó giúp chúng ta trả lời câu hỏi: “Thế nào là thông minh trong xã hội?" khi xem xét đến những kiến thức mới nêu trên. HÀNH ĐỘNG SÁNG SUỐT Quay trở lại năm 1920, chỉ ngay sau khi phong trào kiểm tra IQ bùng nổ, nhà tâm lý học Edward Thorndike đã đưa ra công thức ban đầu về trí tuệ xã hội. Thorndike định nghĩa: "Trí tuệ xã hội là khả năng hiểu và điều khiển con người ở cả hai giới, là kỹ năng mà tất cả chúng ta đều cần để sống tốt trong thế giới này." Bản thân định nghĩa trên cho phép ta coi các hoạt động thuần túy là biểu hiện năng lực giữa các cá nhân với nhau. Thậm chí đến nay, một số định nghĩa về trí tuệ xã hội vẫn chưa nêu được sự khác biệt nào giữa những kỹ năng còn non kém của một tên bịp với hành động chăm sóc thật lòng của một người chân thật, muốn làm giàu thêm những mối quan hệ lành mạnh. Theo quan điểm của tôi, không nên coi khéo léo đơn thuần - cơi trọng những điều có lợi cho người này mà bỏ qua người khác - là trí tuệ xã hội. Thay vào
  31. đó, chúng ta có thể coi trí tuệ xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ sự thông minh không chỉ ở bề ngoài các mối quan hệ mà còn chỉ sự khéo léo, khôn ngoan trong các mối quan hệ. Khái niệm trên đã mở rộng trọng tâm của trí tuệ xã hội ra bối cảnh giữa hai cá nhân: Điều gì sẽ xảy ra khi một người gia nhập vào mối quan hệ?. Mở rộng trọng tâm theo hướng này giúp chúng ta không chỉ dừng lại tìm hiểu cá nhân đơn thuần mà còn đi xa hơn để hiểu được điều gì thật sự diễn ra khi con người tương tác với nhau và cũng là để vượt qua những tư lợi riêng chật hẹp, hướng tới lợi ích chung tốt đẹp nhất cho cả hai bên. Quan điểm trên cũng cho phép chúng ta xem xét trong phạm vi khả năng của trí tuệ xã hội làm giàu hơn các mối quan hệ cá nhân như cảm thông và lo lắng. Chính vì vậy, cuốn sách này đề cập tới quan điểm thứ hai, rộng hơn, được Thorndike đề ra cho các kỹ năng xã hội: Hành động sáng suốt trong các mối quan hệ của con người. Các phản ứng xã hội đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt khi hành động, phải nhận ta rằng những người xung quanh có thể điều khiển và hình thành không chỉ tâm trạng mà ngay cả chính cơ chế sinh học
  32. của chúng ta. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi chúng ta phải đánh giá được chúng ta đã tác động lên cảm xúc và cơ chế sinh học của những người khác như thế nào. Trên thực tế, chúng ta có thể đánh giá các mối quan hệ dựa trên sự tác động qua lại giữa ta và ai đó. Ảnh hưởng sinh học dẫn truyền từ người sang người mở ra một khía cạnh mới về một cuộc sống tốt đẹp hơn, dẫn lối chúng ta hành động có lợi cho mối quan hệ với những người mà chúng ta kết nối, dù chỉ ở mức độ rất nhỏ. Tự thân các mối quan hệ đã mang một ý nghĩa mới. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu chúng theo một cách thức hoàn toàn khác. Những hàm ý này không chỉ thu hút được sự quan tâm về mặt lý thuyết mà còn thúc đẩy chúng ta đánh giá xem mình đã sống như thế nào. Tuy nhiên, trước khi khám phá những hàm ý này, chúng ta hãy cùng quay trở lại phần đầu của câu chuyện: Sự thanh thản đáng ngạc nhiên đan cài vào bộ não của chúng ta, khiến cảm xúc lây lan như virus.
  33. Created by AM Word2CHM
  34. Chương 1. NỀN KINH TẾ CẢM XÚC TRÍ TUỆ XÃ HỘI à Phần 1. CHÍNH THỨC CÔNG BỐ MỘT MÔN KHOA HỌC MỚI Một ngày, vì trễ giờ họp tại trung tâm Manhattan, tôi đã đi tắt bằng lối qua phòng để đồ dưới tầng trệt của một khu nhà. Tôi định đi qua cửa thoát hiểm ở đó để đến buổi họp nhanh hơn. Nhưng khi tôi vừa tới thang máy, một nhân viên bảo vệ chặn tôi lại. Ông ta hét lên: "Không được đi qua đây!" "Tại sao lại thế?” - Tôi bối rối hỏi lại. "Khu vực tư! Đây là khu vực tư!" - Ông ta hét to, tỏ rõ vẻ khó chịu. Hình như tôi đã vô tình xâm nhập vào một khu vực cấm không có biển báo. Tôi góp ý lẽ ra nên gắn một tấm biển thông báo "Cấm vào" trên cửa. Nhưng lời góp ý của tôi khiến tay bảo vệ còn giận dữ hơn và ông ta rít lên: "Ra ngay! Ra khỏi đây ngay!".
  35. Tôi miễn cưỡng đi ra nhưng cơn tức giận của tay bảo vệ vẫn ảnh hưởng và đeo bám tâm trạng của tôi rất lâu. Khi có ai đó trút lên chúng ta những cảm xúc tồi tệ của họ như giận dữ hay đe dọa, phẫn nộ hay khinh miệt, họ kích thích hệ mạch thần kinh của chúng ta và gây ra những cảm xúc tồi tệ tương tự. Hành động của họ dẫn đến hậu quả lớn về mặt thần kinh: sự lây lan của cảm xúc. Chúng ta "nhiễm" những cảm xúc mạnh tương tự như khi chúng ta nhiễm virus gây cảm cúm và chúng ta cũng có thể "khỏi" nhanh như khỏi cúm. Tất cả các tương tác đều ẩn chứa cảm xúc bên trong. Với bất cứ hành động nào, chúng ta cũng có thể làm thay đổi tâm trạng của đối phương, giống như câu chuyện đã xảy ra với tôi ở trên. Dù mọi việc trôi qua nhưng tâm trạng đó có thể còn lưu lại rất lâu như một vết rạn cảm xúc còn sót lại (trong trường hợp của tôi là cảm xúc sót lại sau cái trừng mắt của tay bảo vệ). Những giao dịch ngầm như trên điều khiển nền kinh tế cảm xúc, những được mất thuần túy bên trong chúng ta do ai đó, một cuộc nói chuyện nào đó
  36. hay một sự kiện nào đó mang lại. Cho tới cuối ngày, những cảm xúc còn sót lại sẽ quyết định xem chúng ta đã có một ngày như thế nào, tết hay xấu. Thời điểm giao tiếp xã hội dẫn đến sự biến chuyển của cảm xúc cũng là thời điểm chúng ta tham gia vào nền kinh tế cảm xúc giữa các cá nhân. Dù có rất nhiều biến thể khác nhau nhưng tất cả các giao tiếp đều gây ra sự tác động qua lại lên tâm trạng của những người tham gia. Khi làm bạn phải cau mày, tôi đã khơi dậy sự lo lắng trong bạn; khi bạn khiến tôi mỉm cười, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc. Trong cuộc trao đổi bí mật này, cảm xúc được chuyển từ người này sang người kia, từ ngoài vào trong. Mặt trái của hiện tượng lây lan cảm xúc là khi chúng ta rơi vào trạng thái tồi tệ, chán chường chỉ vì ở cạnh nhầm người và không đúng lúc. Cũng như tôi vô tình trở thành nạn nhân để tay bảo vệ trút cơn giận lên đầu mình. Vô hình chung, cảm xúc bộc phát có thể biến một người vô can trở thành nạn nhân bất đắc dĩ, phải gánh chịu tâm trạng tồi tệ của một người nào đó. Trong những khoảnh khắc phải đương đầu với cơn giận của người khác, bộ não của chúng ta sẽ
  37. tự động đánh giá xem có dấu hiệu nào của mối nguy hiểm lớn có thể xảy ra không. Sự cảnh giác cao độ này chịu sự điều khiển chủ yếu của hạch hạnh nhân. Trong tất cả các cảm xúc, sợ hãi là cảm xúc đẩy hạch hạnh nhân lên cao nhất. Khi có tín hiệu báo, hệ mạch lớn của hạch hạnh nhân sử dụng các vị trí then chốt trên khắp bộ não, dẫn dắt suy nghĩ, sự chú ý và cảm nhận của chúng ta tới những đều khiến chúng ta e sợ. Theo bản năng, chúng ta sẽ lưu tâm nhiều hơn đến nét mặt của những người xung quanh, tìm kiếm nụ cười hay cái nhíu mày cho phép chúng ta hiểu rõ hơn các tín hiệu nguy hiểm. Khi sự thận trọng do hạch hạnh nhân điều khiển tăng lên, sự tỉnh táo của chúng ta trước những dấu hiệu cảm xúc ở người khác cũng được tăng cường. Điểm nổi bật này, ngược lại, cũng thôi thúc những cảm xúc trong chúng ta, khiến quá trình lây lan cảm xúc diễn ra dễ dàng hơn. Nói chung, các hạch hạnh nhân nhân đóng vai trò như ra-đa của bộ não. Bất cứ điều gì mới mẻ, khó hiểu hay những điều cần lưu tâm đều được "chiếc
  38. ra-đa" này chú ý. Hạch hạnh nhân điều khiển hệ thống cảnh báo ban đầu của bộ não, rà soát hình ảnh của tất cả những sự việc đã xảy ra, cảnh giác với mọi sự kiện tình cảm nổi bật, đặc biệt là những mối đe dọa có thể đến bất cứ lúc nào. Mặc dù các nghiên cứu thần kinh không còn lạ lẫm gì với vai trò canh gác và khơi dậy những cảm xúc tiêu cực của hạch hạnh nhân nhưng vai trò xã hội của nó - là một phần của hệ thống "lây lan cảm xúc" trong bộ não - chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây. ĐƯỜNG THẤP - TRUNG TÂM LÂY TRUYỀN Sau hai lần đột quỵ, bệnh nhân X đã bị mất khả năng xử lý các tín hiệu do mắt gửi tới não. Tức là, tuy mắt ông ta có thể nhìn thấy các tín hiệu, nhưng bộ não lại không thể giải mã hay nhận ra sự hiện diện của các tín hiệu. Có vẻ như bệnh nhân X bị mù hoàn toàn. Trong các cuộc kiểm tra, bệnh nhân X được cho xem các đồ vật có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình vuông, hay các bức ảnh chụp khuôn mặt đàn ông, phụ nữ, nhưng ông ta không định hình được những biểu vật đó. Tuy nhiên, khi xem bức ảnh
  39. chụp mặt người ở các trạng thái giận dữ hay hạnh phúc, ông ta lại có thể đoán được các cảm xúc được thể hiện với tỷ lệ chính xác cao chứ không chỉ là may mắn đơn thuần. Vậy, điều này đã diễn ra như thế nào? Những bức ảnh chụp não khi bệnh nhân X đoán cảm xúc đã cho thấy, có một hành trình khác với những hành trình thường gặp chạy từ mắt đến đồi não - khối chất xám hình trứng nằm sâu trong bán cầu não, ở hai bên của não trước. Thông thường, cảm xúc sẽ đi vào não trước khi chuyển tới vỏ não. Nhưng ở hành trình thứ hai này, các thông tin được gửi thẳng từ đồi não tới hạch hạnh nhân. Sau đó, hạch hạnh nhân sẽ tách tất cả nét ý nghĩa cảm xúc trong thông điệp không lời, dù đó là một cái quắc mắt, một sự thay đổi đột ngột của cử chỉ hay một sự chuyển biến trong giọng nói, thậm chí là vài micro giây trước khi chúng ta biết mình đang nhìn thấy điều gì. Mặc dù hạch hạnh nhân có khả năng cảm nhận rất tinh vi những thông điệp dạng đó nhưng nó không thể kết nối trực tiếp tới trung tâm xử lý tiếng nói. Do đó, hạch hạnh nhân hoàn toàn không có khả năng phát ra các tín hiệu lời nói. Khi chúng ta thấy cảm xúc của người khác, thay vì báo cho vùng ngôn ngữ, tín
  40. hiệu từ các mạch thần kinh của não sẽ tạo ra cảm xúc đó trong chính cơ thể chúng ta. Có nghĩa là, tuy không biết được cảm xúc trên các khuôn mặt đó thật sự là gì nhưng bệnh nhân X có thể cảm nhận được chúng. Đây là tình trạng mà người ta vẫn thường gọi là affective blindsight. Ở những bộ não không bị tổn thương, hạch hạnh nhân cũng sử dụng hành trình tương tự để đọc các yếu tố tình cảm của bất kỳ sự vật, sự việc nào mà chúng ta tri giác được như giọng nói hân hoan, ánh mắt giận dữ, dáng điệu ủ rũ của ai đó và xử lý thông tin đó trong tiềm thức (nhận thức vô thức). Nhận thức vô thức có tính phản xạ này biểu hiện cảm xúc dưới dạng tín hiệu bằng cách tạo ra cảm xúc tương ứng hay cảm xúc phản hồi (như nỗi sợ hãi khi nhìn thấy nét giận dữ) trong mỗi người. Đây là cách thức chủ đạo, giúp ta nắm được cảm xúc của một ai đó. Việc chúng ta có thể khơi dậy bất kỳ cảm xúc nào ở người khác và ngược lại đã chứng tỏ quyền năng của một phương thức mới: phương thức lây lan cảm xúc. Những lây lan như vậy được coi là giao dịch trung tâm trong nền kinh tế cảm xúc. Quá trình trao và nhận cảm xúc đồng hành cùng tất cả các cuộc gặp gỡ,
  41. tiếp xúc giữa người với người, bất chấp vẻ bề ngoài của cuộc tiếp xúc đó. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét ví dụ về một nhân viên thu ngân luôn nói chuyện vui vẻ, khiến cảm xúc đó lây truyền sang khách hàng. Anh ta luôn khiến mọi người cười sảng khoái. Cách kể chuyện của anh ta luôn khiến người khác phải mỉm cười dù đó là một câu chuyện cổ tích buồn. Những người như anh chàng thu ngân trên có vai trò tương đương với những nhà tâm lý học, hướng nhịp sinh học của mọi người hòa nhịp với họ. Sự lây lan như vậy có thể xảy ra cùng lúc ở rất nhiều người. Nó được thể hiện rõ ràng như trong trường hợp cả khán phòng cùng xem một cảnh phim bi thương, hay khi không khí của một cuộc họp bắt đầu trở nên căng thẳng. Mặc dù chúng ta có thể cảm nhận được những hậu quả trực quan của sự lây lan này nhưng lại không để tâm tới phương thức lây lan chính xác của cảm xúc. Sự lây lan của cảm xúc được tiến hành nhờ hoạt động của đường thấp - hành trình hoạt động ngoài nhận thức của con người, tự động và dễ dàng,
  42. với tốc độ rất lớn. Phần lớn những gì chúng ta làm, đặc biệt là trong đời sống tình cảm, dường như đều được định hướng bởi các mạng lưới thần kinh đồ sộ hoạt động trên đường thấp. Khi chúng ta bị thu hút bởi một khuôn mặt hấp dẫn hay cảm nhận được sự mỉa mai trong lời nhận xét, đó là lúc chúng ta sử dụng năng lực đường thấp. Ngược lại với đường thấp, đường cao chạy qua các hệ thần kinh hoạt động theo trật tự, từng bước, từng bước, với nỗ lực rất lớn. Chúng ta nhận thức được các hoạt động đường cao và nhờ thế, chúng ta có quyền điều khiển nhất định đối với cuộc sống nội tâm của mình - điều mà đường thấp không cho phép. Khi cân nhắc các cách thức tiếp cận một người thú vị hay tìm kiếm một câu đối đáp khôn khéo trước một lời mỉa mai, chúng ta sẽ sử dụng đường cao. Có thể coi đường thấp khá ủy mị, luôn tràn đầy tình cảm còn đường cao lại khô cứng, lý trí đến lạnh lùng. Đường thấp hoạt động trong cảm xúc thuần túy còn đường cao lại hoạt động trong việc hiểu tương đối những gì đang diễn ra. Các hoạt động của đường thấp cho phép chúng ta ngay lập tức đồng cảm với người khác còn các hoạt động của đường cao lại
  43. hướng chúng ta nghĩ về cảm xúc của bản thân. Thông thường, hoạt động ở hai hành trình này thống nhất và tác động lẫn nhau. Đời sống xã hội của chúng ta chịu kiểm soát của sự tác động lẫn nhau giữa hai hành trình này. Cảm xúc có thể âm thầm truyền từ người này sang người khác mà không gây ra bất kỳ sự chú ý có ý thức nào bởi mạch lây lan này nằm dưới đường thấp. Để đơn giản hóa, đường thấp sẽ sử dụng mạch thần kinh chạy qua hạch hạnh nhân và các hạch tự động tương tự, trong khi đó, đường cao lại gửi thông tin tiếp nhận được tới thùy não trước - trung tâm điều hành của bộ não, nơi chứa năng lực chủ tâm. Hai hành trình trên sẽ tiếp nhận thông tin ở các tốc độ khác nhau. Đường thấp thường xử lý thông tin nhanh nhưng mức độ chính xác không cao, còn đường cao có thể giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về những điều xảy ra dù hơi chậm. Đường thấp diễn ra rất nhanh và thường không công bằng trong đánh giá; đường cao tuy chậm nhưng lại vận dụng rất nhiều lý trí. Như John Dewey, triết gia của thế kỷ XX, đã nhận xét: một hành trình thì hoạt động "cẩu thả, hành động trước, nghĩ sau”: còn một lại thận trọng và chu
  44. đáo. Sự khác biệt về tốc độ xử lý thông tin giữa hai hệ thống này cho phép chúng ta đưa ra những quyết định tức thì, mà sau đó, chúng ta có thể sẽ phải hối hận hoặc cần điều chỉnh. Vào thời điểm đường thấp phản ứng, đôi khi, tất cả những gì hệ thống đường cao có thể làm là khiến một thứ trở nên hoàn hảo hơn. Đúng như nhà văn khoa học viễn tưởng Robert Heilein đã viết: "Con người không phải là loài động vật có lý trí mà là loài động vật lý trí hóa”. NHÂN TỐ ĐIỀU KHIỂN TÂM TRẠNG Khi đi đến một vùng quê nào đó, tôi luôn nhớ cảm giác ngạc nhiên đầy vui vẻ khi nghe thấy âm điệu thân thiện của giọng nói thu trên điện thoại: "Số máy quý khách vừa gọi chưa chính xác." Sự ấm áp trong thông báo đó đã mang đến cho tôi cảm giác dễ chịu - chủ yếu là do nhiều năm liền tôi đã khó chịu với giọng thông báo của công ty điện thoại trong vùng tôi sống. Vì một lý do nào đó, các kỹ thuật viên khi lập trình thông háo đã quyết định giọng nói ầm ĩ và chói tai mới là giọng nói phù hợp và có lẽ là đòn trừng phạt tức thì nếu người gọi bấm
  45. nhầm số. Dần dà, tôi trở nên bực bội với giọng nói đáng ghét đó. Nó khiến tôi tưởng tượng ra hình ảnh của một người bận rộn, thích phán xét và khó tính. Nó luôn đẩy tôi rơi vào tâm trạng rất tồi tệ dù chỉ trong chốc lát. Sức mạnh cảm xúc của những dấu hiệu tinh tế như vậy thật đáng ngạc nhiên. Hãy cùng xem xét thí nghiệm rất thú vị với các sinh viên tình nguyện trường Đại học Wurzburg của Đức dưới đây. Các sinh viên tham gia thí nghiệm được nghe cuộn băng ghi âm giọng đọc một tài liệu học khô khan - bản dịch tiếng Đức bài luận Philosophical Essay Concerning Human Understanding (Bài luận triết học bàn về nhận thức của con người) của triết gia người Anh, David Hume. Cuốn băng có hai bản, một được đọc bằng giọng vui vẻ và một băng giọng buồn bã, nhưng được biến đổi tinh tế tới mức không ai nhận ra được khác biệt này trừ khi họ chăm chú lắng nghe. Đúng như sự biến đổi cảm xúc của giọng nói trong băng, ở các sinh viên cũng xuất hiện hai cảm xúc tương ứng: vui vẻ hơn hoặc buồn bã hơn so với trước khi nghe băng. Nhưng điều thú vị là ở chỗ, các sinh
  46. viên không biết tâm trạng của họ đã thay đổi. Sự thay đổi tâm trạng cũng xảy ra ngay cả khi các sinh viên phải thực hiện một nhiệm vụ rất dễ gây phân tán - đặt chốt kim loại vào các lỗ trong một bảng gỗ - khi nghe băng. Có vẻ như cách gây phân tán này đã tạo ra được môi trường tĩnh cho đường cao, cản trở khả năng hiểu kỹ đoạn băng đầy triết lý đó. Nhưng nó không làm giảm đi chút nào mức độ lây lan của tâm trạng: Đường thấp vẫn hoạt động rất rộng. Theo các nhà tâm lý, trong các khía cạnh khác biệt giữa tâm trạng và sự cảm nhận cảm xúc tổng thể, có một khía cạnh liên quan đến tính khó đặc tả của các nguyên nhân gây ra khác biệt: Mặc dù chúng ta biết điều gì khơi dậy cảm xúc của mình nhưng chúng ta lại thường không biết đâu là nguyên nhân gây ra điều đó. Theo kết quả thí nghiệm của Wurzburg, trong thế giới của chúng ta có thể có rất nhiều nguồn khơi gợi cảm xúc mà chúng ta không nhận ra - từ tiếng sáo du dương trong thang máy đến giọng nói chua ngoa, the thé của ai đó. Ví dụ, hãy xem xét những nét biểu đạt mà chúng ta nhìn thấy trên khuôn mặt của người khác.
  47. Như kết quả mà các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã tìm được, chỉ cần nhìn vào bức ảnh chụp một khuôn mặt đang hạnh phúc cũng có thể tác động lên cơ mặt, kéo giãn chúng thành một nụ cười. Khi nhìn thấy những bức ảnh thể hiện các nét mặt như buồn bã, phẫn nộ hay vui sướng, các cơ mặt sẽ tự động phản chiếu lại những cảm xúc đó. Sự bắt chước mang tính phản chiếu này hé mở cho chúng ta đến với những ảnh hưởng cảm xúc tinh tế diễn ra xung quanh, bổ sung thêm một làn đường mới vào cây cầu từ não người này tới não người khác. Những người đặc biệt nhạy cảm sẽ chọn quá trình lây lan dễ dàng hơn chứ không phải dẽ dàng nhất, mặc dù những người không hiểu được có thể kinh qua, thậm chí có những tiếp xúc độc hại nhất. Trong cả hai trường hợp, trao đổi này thường không bị phát hiện. Chúng ta bắt chước nét hạnh phúc trên một khuôn mặt tươi cười, cơ mặt của chúng ta được kéo ra thành một nụ cười khó thấy, mặc dù, chúng ta có thể không nhận thức được mình đang cười. Nụ cười bắt chước rất nhẹ ấy có thể không rõ ràng khi quan sát bằng mắt thường, nhưng các nhà khoa học nghiên
  48. cứu cơ mặt dõi theo những hoạt động phản chiếu cảm xúc lại thấy rất rõ. Điều đó, như thế nét mặt của chúng ta đã được lập trình sẵn, chuẩn bị sẵn sàng để thể hiện một cảm xúc trọn vẹn. Sự bắt chước này mang lại chút hệ quả sinh học vì các biểu hiện trên khuôn mặt khơi dậy trong chúng ta những cảm xúc được thể hiện. Chúng ta có thể gợi ra bất kỳ cảm xúc nào bằng cách xếp đặt có chủ ý các cơ cho cảm xúc đó: hãy cắn chặt chiếc bút chì, khi đó bạn đã ép các cơ mặt nở ra nụ cười, rất tinh tế, nụ cười này đã khơi dậy cảm giác tích cực trong bạn. Edgar Allan Poe có cách hiểu trực giác về quy luật này. Ông viết: "Khi tôi muốn tìm hiểu xem một người tốt hay độc ác như thế nào hay người đó đang nghĩ gì, tôi bắt chước bằng nét mặt của mình, chính xác hết mức có thể tương ứng với khuôn mặt của người đó, rồi chờ đợi xem suy nghĩ hay cảm xúc đó gợi lên điều gì trong suy nghĩ của tôi, như thể nó phù hợp hay tương ứng với nét mặt của người đó: NẮM BẮT CẢM XÚC Bối cảnh: Paris, năm 1895. Một nhóm người
  49. ưa mạo hiểm vào xem cuộc triển lãm do anh em nhà Lumière - những người tiên phong trong nghệ thuật nhiếp ảnh - tổ chức. Lần đầu tiên trong lịch sử công chúng được xem một "bức tranh động” - một đoạn phim câm ngắn, mô tả cảnh một đoàn tàu đang vào ga, phả hơi nước và đi về phía máy quay. Phản ứng của khán giả: Họ sợ hãi hét lên và chui xuống ghế. Trước đó, mọi người chưa bao giờ được xem các bức ảnh động. Những khán giả hết sức ngây thơ này bị ám ảnh bởi hình ảnh kỳ quái rất thật trên màn hình. Sự kiện thần bí và có sức tác động lớn nhất trong lịch sử truyền hình có thể được cảm nhận rất rõ trong những khoảng khắc đầu tiên ở Paris vì khi đó, các khán giả không hề nhận ra những gì một mình nhìn thấy chỉ là ảo ảnh. Khi họ và hệ thống cảm nhận trong não họ vẫn trong trạng thái lo lắng, hình ảnh trên màn hình vẫn là sự thật. Một nhà phê bình điện ảnh đã nhận xét: "Cảm giác choáng ngợp trước tính trung thực của hình ảnh là một phần sức mạnh to lớn của loại hình nghệ thuật này." Cách hiểu như vậy tiếp tục gài bẫy những khán
  50. giả xem phim vì bộ não của họ phản ứng với ảo ảnh trong hộ phim bằng chính những mạch thần kinh phản ứng với các sự kiện tương đương trong cuộc sống. Nói cách khác ngay cả cảm xúc đối với những hình ảnh được chiếu trên màn ảnh cũng có tính lây lan. Một nhóm nghiên cứu người Israel đã nghiên cứu và tìm ra một số cơ chế thần kinh có trong quá trình lây lan từ màn ảnh đến người xem. Trong thí nghiệm của mình, họ chiếu bộ phim “mỳ ăn liền” The Good, The Bad, and The Ugly từ thập niên 1970 cho những người tham gia được gắn thiết bị chụp hình não FMRI xem. Trong bài báo tổng kết quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bộ phim đóng vai trò là người điều khiển "con rối thần kinh" trong bộ não người xem. Cũng giống như những khán giả hoảng sợ trong cuộc triển lãm năm 1895, bộ não của các khán giả trong nghiên cứa này hoạt động như thể câu chuyện hình ảnh trên màn hình đang xảy ra với chính họ. Khi trên màn hình đột ngột hiện ra một khuôn mặt cận cảnh, các khu vực nhận diện khuôn mật trong não bộ của khán giả được kích hoạt. Khi màn hình hiện ra cảnh một tòa nhà hay một lối đi hẹp, vùng hiển thị khác
  51. trong não chuyên xem xét bối cảnh vật lý xung quanh sẽ hoạt động. Khi khung cảnh được mô tả bằng những chuyện động tay phức tạp, vùng não xử lý cử động va chạm sẽ tham gia. Và ở những cảnh cao trào, khi các giác quan lên tới đỉnh điểm kích thích - bắn súng, cơn giận bùng nổ, hai cảnh đan chéo đầy ngạc nhiên - các trung tâm cảm xúc sẽ bắt đầu hoạt động. Nói tóm lại, tất cả những tình tiết mà chúng ta xem đều có khả năng điều khiển bộ não của chúng ta. Có rất nhiều khán giả có chung đặc điểm "con rối thần kinh" này. Bất kỳ điều gì xảy ra trong bộ não của một khán giả đều xuất hiện ngay sau đó ở những người xem khác, từng giây từng giây một, trong suốt bộ phim. Những cảnh trên màn hình sẽ dựng lên một vũ điệu thần kinh giống nhau ở tất cả người xem. Trong giới khoa học có câu châm ngôn: "Một thứ sẽ là thật nếu nó là thật trong bối cảnh xảy ra." Khi não người phản ứng lại hình ảnh trên phim như phản ứng lại hiện tượng thật diễn ra trên thực tế, một số hệ quả sinh học sẽ xảy ra. Đường thấp trở thành hoa tiêu của chúng ta trong chuyến phiêu lưu cảm xúc này.
  52. Một ngoại lệ rất lớn của đặc điểm "con rối thần kinh" là vùng trước trán của đường cao - trung tâm điều hành luôn đưa ra những quyết định tối quan trọng của bộ não (ví dụ, những hình ảnh đó chỉ là phim ảnh) - không tham gia vào hoạt động phối hợp này. Đây chính là lý do giải thích tại sao ngày nay, chúng ta không còn thấy hoảng sợ khi trên màn hình xuất hiện một chiếc tàu đang lao về phía mình, mặc dù cảm giác sợ hãi vẫn cồn lên bên trong. Khi một sự kiện càng nổi bật, càng đáng chú ý xuất hiện, bộ não sẽ càng tập trung hết sức. Hai yếu tố của những hình ảnh khá trung thực (trong một bộ phim) tác động mạnh tới não bộ là khả năng tác động mạnh đến các giác quan và những khoảnh khắc cảm xúc mãnh liệt diễn ra giống như tiếng la hét hay tiếng khóc. Đó chính là lý do tại sao nhiều bộ phim lại dàn dựng những cảnh vô cùng lộn xộn - chúng khiến bộ não của chúng ta phải sững sờ, kinh ngạc. Và chính kích thước của màn ảnh - tạo ra một lượng khán giả khổng lồ theo dõi - cũng góp phần tạo ra khả năng tác động mạnh đến cảm xúc. Cảm xúc dễ lây lan đến mức chúng ta có thể bắt kịp những luồng cảm xúc đa dạng, từ những cảm
  53. xúc diễn ra nhanh như một nụ cười hay cái nhíu mày thoáng qua, hoặc khô cứng như một đoạn triết lý. RA-ĐA PHÁT HIỆN ĐỘNG THÁI GIẢ DỐI Hai phụ nữ, hoàn toàn là hai người xa với nhau. vừa xem một bộ phim tài liệu rất buồn về khung cảnh thương tâm sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến thứ II. Cả hai đều cảm thấy buồn bã trước những gì họ nhìn thấy. Sự phẫn nộ, giận dữ, buồn bã đồng loạt dấy lên trong lòng họ. Nhưng khi bắt đầu nói về cảm xúc của mình, có gì đó rất lạ đã xảy ra. Chỉ có một người thành thật và thẳng thắn nói lên cảm xúc của mình, còn người kia lại kiềm chế cảm xúc, tỏ vẻ lãnh đạm và thờ ơ. Người phụ nữ thứ nhất cảm thấy rất khó hiểu vì người kia dường như không hề có một phản ứng tình cảm nào. Đây cũng chính là phương thức định hướng của cuộc nói chuyện. Cả hai phụ nữ đều là những người tình nguyện tham gia cuộc thí nghiệm của Đại học Standford về hệ quả xã hội của sự kiềm chế cảm xúc, trong đó một người được yêu cầu phải che giấu cảm xúc. Dễ dàng hiểu được, người được tự do thể
  54. hiện cảm xúc nhanh chóng cảm thấy khó nói chuyện với người kia. Trên thực tế, cô còn có cảm giác đó là người cô không muốn kết bạn. Còn người phải kiềm chế cảm xúc cảm thấy rất căng thẳng và mệt mỏi. Họ lơ đễnh và không để ý đến điều gì. Đáng chú ý là, huyết áp của người phụ nữ này tăng đều trong suốt cuộc nói chuyện. Kiềm chế cảm xúc khiến các mạch vật lý ngừng hoạt động. Huyết áp tăng chính là dấu hiệu cho thấy cô đang nỗ lực che giấu cảm xúc. Nhưng còn có một điều đáng ngạc nhiên khác: người phụ nữ cởi mở và thành thật về cảm xúc cũng có mức tăng huyết áp tương đương với người kia. Như vậy, sự căng thẳng không chỉ được cảm nhận mà còn có thể lây lan. Thẳng thắn là một phản ứng đã được mặc định của bộ não: Các dây thần kinh truyền đi mọi tâm trạng dù là rất nhỏ lên các cơ mặt, khiến cảm xúc của chúng ta có thể ngay lập tức lộ ra. Sự thể hiện tình cảm là tự động và vô thức, vì thế sự che giấu nó cũng đòi hỏi phải có những nỗ lực nhận thức. Trốn tránh cảm xúc cũng như cố gắng che giấu nỗi sợ hãi hay tức giận
  55. đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn và hiếm khi có người thành công hoàn toàn. Chẳng hạn, một người bạn kể với tôi rằng, ngay lần đâu tiên tiếp xúc, cô đã biết lẽ ra không nên tin người đàn ông mà cô cho thuê căn hộ. Sau đó, khi cô cần nhà và đòi lại, ông ta đã từ chối chuyển đi. Chẳng còn cách nào khác, cô buộc phải nhờ tới luật sư, tìm hiểu những quy định bảo vệ quyền lợi của người cho thuê và sống trong cảnh vô gia cư để tìm cách lấy lại căn hộ. Cô gặp người đàn ông đó một lần, khi ông ta đến xem căn hộ. Sau đó, cô kể lại: "Có điều gì đó ở ông ta cho tôi biết ông ta sẽ gây rắc rối." “Điều gì đó" ở ông ta phản ánh vai trò cảnh báo sớm những động thái bất thường của các hệ mạch đường thấp và đường cao. Hệ mạch này, đặc biệt là hệ mạch nghi ngờ, rất khác với hệ mạch cảm thông và hòa hợp. Sự tồn tại của nó cho thấy tầm quan trọng của việc phát hiện tính hai mặt trong các sự việc có sự tham gia của con người. Thuyết tiến hóa cho rằng, tương tự như khả năng tin tưởng và phối hợp với người khác thì khả năng cảm nhận khi nào nên nghi
  56. ngờ cũng rất cần thiết cho sự sinh tồn. Một nghiên cứu chụp hình não những người nghe một câu chuyện buồn đã phát hiện ra loại ra-đa tham gia vào quá trình này. Sự khác biệt trong hoạt động của các khu vực thần kinh phụ thuộc vào nét mặt của người kể chuyện. Nếu khuôn mặt của người kể thể hiện đúng sự đau buồn, hạch hạnh nhân của người nghe và các mạch liên quan đến cảm xúc buồn bã sẽ hoạt động. Nhưng nếu trên khuôn mặt của người kể xuất hiện nụ cười - thứ cảm xúc không ăn nhập với câu chuyện - bộ não người nghe sẽ kích thích hoạt động của một vùng có nhiệm vụ cảnh giác trước những đe dọa xã hội hoặc những thông tin mâu thuẫn nhau. Trong trường hợp này, nhiều khả năng người nghe sẽ không có thiện cảm với người đang kể chuyện. Hạch hạnh nhân đánh giá vô thức và có xu hướng khiên cưỡng tất cả những người chúng ta gặp theo các tiêu chuẩn như: Chúng ta có nên tin họ không? Tiếp cận người đàn ông này có an toàn không? Ông ta có nguy hiểm không? Chúng ta có thể tin tưởng ông ta không? Những bệnh nhân chịu tổn thương lớn ở hạch hạnh nhân không thể trả lời những
  57. câu hỏi trên. Khi được cho xem bức ảnh chụp một người đàn ông rất khả nghi, những bệnh nhân này sẽ đánh giá anh ta ngang hàng với những người được người khác tin tưởng. Hệ thống cảnh báo này hoạt động trên cả hai hành trình, đường cao và đường thấp. Đường cao hoạt động khi chúng ta chủ ý đưa ra đánh giá về mức độ đáng tin cậy của một người, còn sự đánh giá liên tục do hạch hạnh nhân điều khiển lại nằm ở đường thấp, dù chúng ta vẫn nhận thức được vấn đề. SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỘT CASANOVA Là một tay Don Juan, Giovanni Vigliotto là người cực kỳ thành công. Sức quyến rũ mãnh liệt mang đến cho hắn chiến thắng trong vô số các cuộc chinh phục ái tình. Thậm chí có những lúc, Vigliotto đã kết hôn cùng lúc với vài phụ nữ. Không ai biết chắc Vigliotto đã cưới bao nhiêu lần. Nhưng có lẽ trong suốt "sự nghiệp” tình ái, hắn đã kết hôn với khoảng 100 người phụ nữ. Nó đúng là sự nghiệp đối với hắn bởi vì Vigliotto kiếm sống bằng cách kết hôn với những phụ nữ giàu có.
  58. Sự nghiệp này chấm dứt khi Patricia Gardner - một trong những đối tượng chinh phục tiềm năng của Vigliotto - kiện hắn ra tòa vì tội đa thê. Và trong phiên xử, điều khiến các phụ nữ liêu xiêu trước Vigliotto đã được tiết lộ. Gardner thừa nhận, một trong những điều mà kẻ đa tình, quyến rũ này thu hút cô là sự thành thật: Hắn luôn nhìn thẳng vào mắt cô, mỉm cười dù đang nói dối. Giống như Gardner, các chuyên gia về cảm xúc đọc được rất nhiều từ cái nhìn chăm chú của một người. Theo họ, thông thường, chúng ta sẽ dõi mắt xuống khi cảm thấy buồn bã, ngoảnh đi khi thấy điều ghê tởm và nhìn xuống hoặc ngoảnh đi khi cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ. Hầu hết mọi người đều cảm nhận những điều trên bằng trực giác. Chính vì thế, những nhà thông thái vẫn thường khuyên chúng ta sử dụng ánh mắt như một tiêu chuẩn để đánh giá người đối diện có đang nói dối hay không. Giống như nhiều tay bịp bậc thầy, Vigliotto hiển nhiên biết rất rõ điều đó và đủ khéo léo để tạo ra một cái nhìn chân thành trước các nạn nhân. Trên mặt hẳn chắc cũng có biểu hiện điều gì
  59. đó nhưng có thể, nó liên quan nhiều đến việc xây dựng sự hòa hợp hơn là nói dối. Theo Paul Ekman, một chuyên gia hàng đầu thế giới về việc phát hiện hành vi nói dối qua thái độ, ánh mắt cũng tiết lộ chút ít về khả năng một người nào đang nói thật hay nói dối chúng ta. Trong nhiều năm nghiên cứu cách thể hiện cảm xúc của cơ mặt, Ekman đã tìm kiếm những cách phát hiện hành vi nói dối. Những nghiên cứu của ông đã phát hiện ra sự khác biệt giữa những cảm xúc giả ở một người và những dấu hiệu cho thấy cảm xúc thật sự của họ. Hành động nói dối đòi hỏi phải có những hoạt động chủ ý thuộc về nhận thức ở đường cao. Hành trình này xử lý các hệ thống điều khiển cấp cao, tạo ra sự ăn khớp giữa lời nói và hành động của chúng ta. Như Ekman đã chỉ ra, những kẻ nói dối chú ý rất nhiều đến việc lựa chọn từ ngữ mà bỏ qua biểu hiện của nét mặt. Những hành động che giấu sự thật đòi hỏi những nỗ lực trí tuệ và thời gian. Khi trả lời không trung thực, người trả lời sẽ bắt đầu phản ứng chậm hơn
  60. người nói thật 2/10 giây. Đó là nỗ lực thời gian để tạo ra một lời nói dối hoàn hảo, trơn tru, quản lý các kênh cảm xúc và vật lý mà qua đó, sự thật có thể vô tình hé lộ. Để nói dối thành công cần sự tập trung rất lớn. Đường cao là vùng chịu trách nhiệm về nỗ lực trí tuệ này. Nhưng sự tập trung lại là một năng lực có hạn. Sự sắp xếp, bổ sung các nguồn lực thần kinh khiến vùng trước trán đôi khi không thể thực hiện các nhiệm vụ khác: kiềm chế những biểu hiện bắt buộc của cảm xúc có thể làm lộ ra lời nói dối. Chỉ riêng lời nói cũng có thể phản lại hành động nói dối. Nhưng dấu hiệu thường thấy khi một người nói dối là sự khác biệt giữa lời nói và nét mặt. Chẳng hạn, khi ai đó quả quyết rằng họ thấy bình thường nhưng giọng nói lại lộ ra sự giận dữ, chứng tỏ họ đang nói dối. Ekman thừa nhận: "Không có máy phát hiện nói dối nào chính xác cả nhưng chúng ta có thể phát hiện những điểm nóng." Đó là những điểm cho thấy cảm xúc của một người không khớp với lời họ nói và có sự xuất hiện của các nỗ lực thần kinh bổ sung đòi
  61. hỏi chúng ta phải tiến hành kiểm tra. Lý do gây ra sự khập khiễng có thể chỉ là nỗi lo sợ đơn thuần, nhưng cũng rất có thể là một lời nói dối trắng trợn. Các cơ mặt được điều khiển bởi đường thấp, còn lựa chọn nói dối lại nằm ở đường cao. Khi che giấu cảm xúc, khuôn mặt thường thể hiện không đúng những gì được nói ra. Đường cao giấu kín, còn đường thấp lại lộ ra. Các mạch đường thấp đưa ra rất nhiều hành trình thần kinh trong khoảnh khắc im lặng kết nối chúng ta từ não tới não. Những mạch này giúp chúng ta thám hiểm những bãi cát ngầm trong quan hệ của mình, phát hiện ai là những người nên tin tưởng, ai là cần phải tránh xa. TÌNH YÊU, QUYỀN LỰC VÀ SỰ CẢM THÔNG Trong dòng cảm xúc giữa con người với con người, quyền lực đóng vai trò rất quan trọng. Điều này đặc biệt hay xảy ra ở các cặp vợ chồng. Một người sẽ có xu hướng lây truyền tình cảm sang người kia. Hay nói cách khác, trong hai người sẽ có một người có ít ảnh hưởng hơn. Đánh giá quyền lực tương đối ở một cặp vợ chồng làm phát sinh một số vấn đề rất phức
  62. tạp. Trong quan hệ tình cảm, quyền lực có thể được đánh giá thô dựa trên những khía cạnh thực tế như: người nào có ảnh hưởng nhiều hơn lên cách cảm nhận của người kia về bản thân và về người bạn đời; tiếng nói của ai có trọng lượng hơn khi đưa ra quyết định chung về những vấn đề như tài chính hay lựa chọn các yếu tố của cuộc sống hàng ngày. Chắc chắn, các cặp vợ chồng đều có sẵn thỏa thuận ngầm về việc phân chia quyền làm chủ trong những lĩnh vực nhất định của đời sống. Ví dụ, người này có thể làm chủ các vấn đề tài chính còn người kia có thể có tiếng nói trong các vấn đề giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cảm xúc, người yếu thế hơn sẽ luôn điều chỉnh nội tâm để cảm xúc quy về một mối. Những điều chỉnh như vậy có thể được cảm nhận tốt hơn nếu một người chủ ý hành động theo cảm xúc thần kinh của người kia. Từ thời Freud, các bác sĩ tâm lý trị liệu đã nhận thấy rằng, cơ thể của họ có những biểu hiện tương ứng với cảm xúc của bệnh nhân và ngược lại. Nếu bệnh nhân khóc vì đau đớn, người bác sĩ cũng cảm thấy muốn trào nước mắt; còn nếu bệnh nhân sợ hãi vì một ký ức đau buồn, nỗi sợ
  63. hãi cũng sẽ khiến vị bác sĩ thấy cồn cào gan ruột. Freud chỉ ra rằng, việc tự điều chỉnh cơ thể mở ra cánh cửa giúp các nhà phân tích tâm lý bước vào thế giới tình cảm của bệnh nhân. Hầu hết mọi người đều có khả năng phát hiện những cảm xúc được thể hiện tự do, nhưng các chuyên gia tâm lý giỏi còn đi xa hơn khi tìm ra cảm xúc ngầm từ những bệnh nhân luôn che giấu cảm xúc. Phải đến gần một thế kỷ sau khi Freud lần đầu chú ý tới những cảm nhận chung đầy tinh tế, các nhà nghiên cứu mới tìm ra một phương pháp chính xác để theo dõi những thay đổi sinh lý học xảy ra ở hai người trong một cuộc nói chuyện thông thường. Bước đột phá này xuất hiện cùng rất nhiều phương pháp thống kê mới và khả năng xử lý nhanh, chính xác các phép tính phức tạp đã cho phép các nhà khoa học phân tích một khối lượng dữ liệu khổng lồ từ nhịp tim tới các chỉ số có liên quan khi giao tiếp trực tiếp. Chẳng hạn, các nghiên cứu này phát hiện thấy khi một cặp vợ chồng tranh luận, cơ thể của người này thường bắt chước những hành động nhiễu loạn ở người kia. Khi xung đột nổ ra, họ đưa nhau lên từng
  64. nấc thang của sự giận dữ, tổn thương và buồn bực. Khám phá thú vị hơn nằm ở nghiên cứu mà các chuyên gia thực hiện sau đó: Họ ghi băng lại cảnh hai vợ chồng đang tranh luận, rồi sau đó mời những người hoàn toàn xa lạ theo dõi cuộn băng trên và đoán cảm xúc của từng người khi tranh luận. Khi đưa ra dự đoán, những tình nguyện viên phải tập trung toàn bộ cơ chế sinh lý học của cơ thể để theo dõi hành động của hai vợ chồng. Cơ thể của người theo dõi càng bắt chước giống bao nhiêu, cảm nhận về cảm xúc của người được theo dõi càng chính xác bấy nhiêu, đặc biệt là đối với những cảm xúc tiêu cực như giận dữ. Sự cảm thông dường như cũng mang tính sinh lý học. Vũ điệu sinh học này xảy ra bất cứ khi nào sự đồng cảm xuất hiện, trong đó người đồng cảm chia sẻ tinh tế trạng thái sinh lý học của người được đồng cảm. Những người thể hiện cảm xúc mạnh nhất qua khuôn mặt là những người đưa ra đánh giá chính xác nhất về cảm xúc của người khác. Quy tắc chung ở đây là: tại một thời điểm nào đó, trạng thái sinh lý học của hai người càng giống nhau thì cảm nhận về cảm
  65. xúc càng chính xác. Khi chúng ta hòa hợp cảm xúc với một ai đó, chúng ta sẽ thấy đồng cảm với họ, dù sự đồng cảm này chỉ diễn ra rất tinh tế. Chúng ta duy lý giống họ đến mức cảm xúc của họ "nhập" vào chúng ta ngay cả khi chúng ta không muốn thế. Tóm lại, cảm xúc chúng ta nắm bắt được đưa đến một số hệ quả. Nó đưa ra cho chúng ta những nguyên nhân chính xác để tìm cách biến đổi chúng sao cho tốt hơn. Created by AM Word2CHM
  66. Chương 2. CÔNG THỨC CHO SỰ HÒA HỢP TRÍ TUỆ XÃ HỘI à Phần 1. CHÍNH THỨC CÔNG BỐ MỘT MÔN KHOA HỌC M ỚI Trong buổi trị liệu tâm lý, vị bác sĩ ngồi trên chiếc ghế bành gỗ với dáng điệu trông rất khó gần. Bệnh nhân của ông ngồi sụp trên chiếc ghế da trong tư thế gợi cảm giác thất bại. Hai người đang đeo đuổi những suy nghĩ khác nhau. Vị bác sĩ mắc phải một sai lầm trong điều trị, ông không hiểu đúng những gì bệnh nhân vừa nói. Ông đưa ra lời xin lỗi: "Tôi sợ rằng tôi vừa làm điều gì đó phá hỏng cuộc nói chuyện của chúng ta." "Không đâu”, bệnh nhân mở lời. Vị bác sĩ cắt ngang lời bệnh nhân, sau đó tiếp tục giải thích. Người bệnh trả lời trong khi vị bác sĩ chỉ đưa ra ý kiến. Cuối cùng, sau khi nhập vào câu chuyện, bệnh nhân bắt đầu phàn nàn về những năm tháng cô phải chịu đựng bà mẹ của mình - lời phàn nàn giống
  67. như đang mỉa mai, giễu cợt những việc bác sĩ đang làm. Và câu chuyện giữa hai người trở nên lạc điệu, mâu thuẫn. Trong một buổi tâm lý trị liệu của một bác sĩ và bệnh nhân khác, bệnh nhân thứ hai báo cho bác sĩ biết anh ta đã cầu hôn cô bạn gái. Vị bác sĩ đã dành nhiều tháng trời giúp anh chàng khám phá và khắc chế nổi sợ hãi khi thân mật, gần gũi, để anh ta có thể can đảm hơn trong hôn nhân. Và lúc này, cả hai đang cùng chia sẻ giây phút hân hoan, hạnh phúc. Tâm trạng của họ rất vui vẻ, cả hai đều vô cùng hoan hi. Sự hòa hợp giữa họ lớn đến mức dáng điệu và cử chỉ của cả hai phản chiếu lẫn nhau cứ như thể được sắp đặt từ trước: Khi vị bác sĩ đổi chân, thì ngay lập tức, anh chàng bệnh nhân cũng có hành động tương tự. Trong hai buổi khám bệnh trên, có điều gì đó kỳ lạ đã xảy ra. Cả hai đều được ghi băng lại bằng các thiết bi hiện đại, có nhiều dây nối dẫn tới kẹp kim loại
  68. mà hai người đeo trên đầu ngón tay. Những dây nối này truyền đến bộ xử lý những kết quả hé mở về những thay đổi tinh tế trong phản ứng mồ hôi của bác sĩ và bệnh nhân khi cả hai nói chuyện. Hai buổi điều trị này là một phần của cuộc nghiên cứu những thay đổi sinh học bí ẩn xảy ra trong những tiếp xúc hàng ngày. Cuốn băng ghi lại các buổi chữa trị mô tả những kết quả liên tục dưới dạng các đường đồ thị hình sin: màu xanh dương là đường mô tả bệnh nhân; màu xanh lá cây là đường mô tả vị bác sĩ. Các đường đồ thị này lượn sóng theo những cảm xúc lên xuống của người tham gia thí nghiệm. Trong những hoán đổi đầy lo lắng và mâu thuẫn của buổi chữa bệnh đầu tiên, đường đồ thị thể hiện sự lên xuống của cảm xúc là hai đường cong riêng rẽ, không liên quan gì đến nhau. Chúng làm nổi bật sự mất kết nối của cả hai. Nhưng trong mối quan hệ hòa hợp của buổi chữa bệnh thứ hai, các đường chuyển động thống nhất, hệt như một vũ điệu chuyển động phối hợp ăn ý và đẹp mắt. Những buổi chữa trị này là một phần của
  69. phương pháp nghiên cứu các hoạt động thần kinh vô thức diễn ra trong hoạt động giao tiếp. Mặc dù phản ứng mồ hôi có vẻ không thật sự liên quan đến hoạt động của não nhưng một phần rất nhỏ của kỹ thuật đảo ngược trong hệ thần kinh trung ương sẽ cho phép chúng ta đưa ra những dự đoán liên quan đến phần não bộ hoạt động trong suốt bản tăng-gô cảm xúc giữa các cá nhân (Mức độ chính xác của dự đoán sẽ tăng dần qua quá trình rèn luyện). Phép tính thần kinh này là do Carl Marci - bác sĩ tâm lý của trường Đại học Y Harvard - khởi xướng và ông cũng chính là người tiến hành nghiên cứu này. Ông đã tới phòng mạch của các bác sĩ trên khắp Boston với chiếc va li chứa đầy thiết bị giám sát, mô tả hoạt động của các dây thần kinh trong não. Marci cũng là thành viên thuộc nhóm tiên phong tìm kiếm những phương thức sáng tạo để vượt qua rào chắn trước đây từng được coi là không thể vượt qua của khoa học não bộ: sọ não. Từ trước tới nay, khoa học thần kinh mới chỉ tiến hành nghiên cứu riêng rẽ từng bộ não. Nhưng giờ đây, người ta đang tiến hành phân tích cùng lúc hai bộ não và phát hiện ra sự xuất hiện của một bản nhạc đôi đuyê thần kinh đáng kinh ngạc giữa các bộ
  70. não khi con người giao tiếp với nhau. Từ những dữ liệu thu được, Marci đã viết ra công thức mà ông gọi là "phép logarit cho sự đồng cảm", nghĩa là sự tương tác phản ứng mồ hôi cụ thể giữa hai người khi hòa hợp. Phép logarit này biến phần tâm lý chính xác của hai người ở đỉnh cao hòa hợp thành một phương trình toán học. CẢM GIÁC ẤM ÁP TỪ SỰ CẢM THÔNG Tôi vẫn nhớ cảm giác hòa hợp xảy ra nhiều năm trước đây trong văn phòng của giáo sư Robert Rosenthal - thầy dạy môn phương pháp thống kê của tôi ở Harvard. Bob (tên thường gọi của ông) nổi tiếng là giáo sư đáng mến nhất khoa. Chúng tôi luôn có cảm giác được lắng nghe, thấu hiểu khi nói chuyện với ông. Và kỳ diệu hơn, chúng tôi cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hơn sau những lần đó. Bob có tài kích thích cảm xúc. Ông rất giỏi làm lan truyền tâm trạng vui vẻ. Những dây liên kết không lời hình thành nên tính kết nối cảm xúc chính là sở trường của ông. Nhiều năm sau, Bob và một đồng nghiệp đã viết bài báo có tính bước ngoặt to lớn khi tiết lộ các thành phần cơ bản để tạo nên mối quan hệ tốt
  71. đẹp một công thức cho sự hòa hợp. Sự hòa hợp chỉ tồn tại giữa con người với con người. Nó xuất hiện khi một đầu kết nối cảm thấy vui vẻ, dễ chịu và yên lành. Nhưng sự hòa hợp không chỉ dừng lại ở những giây phút vui vẻ, thoáng qua. Khi con người hòa hợp với nhau, họ có thể cùng nhau sáng tạo hơn và đưa ra các quyết định chính xác hơn. Đó có thể là sự hòa hợp của một cặp vợ chồng đang lên kế hoạch đi nghỉ hay một ban giám đốc đang phác thảo chiến lược kinh doanh. Sự hòa hợp đưa lại những cảm xúc tích cực, tạo ra một vòng hài hòa của sự cảm thông - cảm giác thân thiện mà mỗi người đều cảm nhận được từ sự ấm áp, hiểu biết và chân thật của người kia. Những cảm xúc chung này củng cố mối liên kết giữa các cá nhân với nhau, dù chỉ là nhất thời. Theo Rosenthal, một mối liên hệ hòa hợp luôn có ba yếu tố: sự chú ý lẫn nhau, cảm giác tích cực chung và những giao tiếp không lời được phối hợp ăn ý. Sự xuất hiện đồng thời của cả ba yếu tố này chính là chất xúc tác cho sự hòa hợp trong mối quan hệ của con người.
  72. Sự chú ý lẫn nhau là yếu tố thiết yếu đầu tiên. Khi một người chú ý đến những gì người kia nói, cảm giác quan tâm lẫn nhau sẽ xuất hiện, giúp hình thành nên chất keo cảm nhận. Sự chú ý hai chiều sẽ gợi ra cảm xúc chung. Một chỉ số hòa hợp khác là sự cảm thông lẫn nhau - cả hai người đều cảm thấy mình được cảm thông. Đó chính là cách chúng tôi cảm nhận được khi nói chuyện với Bob vì ông thể hiện sự chú ý thật sự tới chúng tôi. Đây chính là một điểm khác biệt nữa giữa sự thoải mái xã giao đơn thuần với sự hòa hợp trọn vẹn. Sự thoải mái xã hội làm chúng ta cảm thấy dễ chịu nhưng không giúp chúng ta cảm nhận được sự chú ý của người khác. Rosenthal đã dẫn ra một nghiên cứu, trong đó, mọi người được chia thành từng cặp. Người bí mật tác nghiệp với các nhà nghiên cứu phải băng bó vì một ngón tay bị gẫy. Có lúc, người này vô tình làm mình bị thương lại. Nếu người kia vô tình nhìn thấy nạn nhân giả định trong lúc đó, họ sẽ nhăn mặt và bắt chước biểu hiện đau đớn. Nhưng những người không nhìn vào nạn nhân lại không nhăn mặt dù nhận thức được nỗi đau của người đó. Khi sự chú ý bị chia nhỏ, chúng
  73. ta sẽ sao lãng và bỏ lỡ những chi tiết tối quan trọng, đặc biệt là những chi tiết tình cảm. Giao tiếp bằng mắt sẽ mở ra con đường mới cho sự cảm thông. Tự bản thân sự chú ý không đủ để tạo ra sự hòa hợp. Thành phần tiếp theo cần có là cảm giác tính cực, được gợi dậy phần lớn nhờ giọng nói và biểu hiện trên khuôn mặt. Khi xây dựng cảm giác mang tính tích cực, những thông điệp không lời có thể còn quan trọng hơn cả những gì chúng ta nói ra. Đáng chú ý, trong một thí nghiệm, nếu nhà quản lý thẳng thắn phê bình nhân viên trong khi vẫn thể hiện những cảm xúc ấm áp thông qua giọng nói và cử chỉ, những người bị phê bình sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt cuộc nói chuyện. Sự phối hợp hay sự đồng điệu là yếu tố quan trọng cuối cùng để tạo ra sự hòa hợp trong công thức của Rosenthal. Chúng ta phối hợp với nhau ăn ý nhất thông qua những kênh giao tiếp không lời như nhịp điệu và sự chính xác về một thời gian của một cuộc nói chuyện và các cử động cơ thể. Những người hòa đồng thường rất sôi nổi, họ thoải mái thể hiện cảm xúc. Khả năng phản ứng bộc phát tức thời của họ giống như một vũ điệu đã được dàn dựng kỹ, như thế hoạt động
  74. gọi - đáp của quá trình giao tiếp đã được chủ tâm lên kế hoạch từ trước. Mắt họ gặp nhau và cơ thể họ gần gũi, kéo các khoảng cách lại gần hơn khi nói chuyện. Và đôi khi, sự yên lặng cũng khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Một cuộc nói chuyện sẽ trở nên khó chịu với những câu đáp hay những đoạn ngắt không đúng xúc vì thiếu sự phối hợp. Lúc đó mọi người sẽ thấy bồn chồn và lo sợ. Sự lạc điệu như vậy sẽ phá hủy sự hòa hợp. ĐỒNG ĐIỆU Ở một nhà hàng nọ, có một cô phục vụ rất được khách hàng yêu mến. Cô có tài hành động khớp với tâm trạng và nhịp nói chuyện của khách hàng, dẫn dắt họ tới sự đồng điệu. Cô có thể im lặng và thận trọng với một người đàn ông ủ ê đang ngồi nhâm nhi trong góc tối. Nhưng sau đó, cô lại có thể cởi mở, hòa đồng với một toán công nhân ồn ào đang cười nói trong giờ ăn trưa. Với những bà mẹ trẻ có những đứa con hiếu động, cô can thiệp đúng lúc với những kiểu mặt và câu chuyện cười ngộ nghĩnh khi đứa trẻ ầm ĩ làm đảo lộn mọi thứ. Nhờ
  75. vậy, cô luôn là người nhận được tiền boa nhiều hơn bất kỳ nhân viên phục vụ nào khác. Cô phục vụ nói trên là ví dụ minh họa tiêu biểu cho nguyên tắc: Đồng điệu sẽ mang lại lợi ích chung cho cả đôi bên. Nếu hai người càng vô tình đồng điệu về cử động và phong cách khi giao tiếp, họ sẽ càng có những suy nghĩ tích cực về nhau. Sức mạnh tinh tế của vũ điệu này được tìm ra trong một chuỗi thí nghiệm có sự tham gia của các sinh viên trường đại học New York. Những sinh viên này tình nguyện tham gia thí nghiệm vì tưởng rằng đây chỉ là một phương pháp đánh giá mới để kiểm tra tâm lý. Trong cuộc thí nghiệm, họ được xếp ngồi với một sinh viên khác - thực chất là nhân viên nghiên cứu. Người này sẽ phải thực hiện một số hành động được yêu cầu khi xem bức ảnh như cười, đung đưa chân hoặc quệt mặt v.v Khi một nhân viên làm bất kỳ động tác gì, những người tham gia tình nguyện đều có xu hướng bắt chước hành động đó; Nếu nhân viên kia lau mặt, họ cũng lau mặt; nếu người đó cười họ cũng cười. Nhưng những câu hỏi đi sâu vào vấn đề được đặt ra
  76. sau đó cho thấy những người tình nguyện không biết mình đang mỉm cười hay đu đưa chân theo người khác, cũng như không nhận thấy mình đang bắt chước. Trong phần khác của thí nghiệm trên, khi một nhân viên cố tình bắt chước cử động và cử chỉ của người khác, hành động của anh ta không thật sự giống. Nhưng khi vô tình bắt chước, hành động ấy lại giống hơn và thật hơn. Ngược lại với những lời khuyên của các cuốn sách về đề tài này, chủ tâm hòa hợp với một ái đó, bắt chước các cử động tay hay một cử chỉ nào đó, sẽ không thể làm tăng sự hòa hợp. Những sự đồng điệu giả dối và bắt chước máy móc sẽ thất bại hoàn toàn. Các nhà tâm lý học xã hội phát hiện ra rằng, hai người càng có các cử động tự nhiên ăn khớp, theo một nhịp đơn giản thì cảm xúc tích cực của cả hai sẽ càng lớn. Nếu đứng từ xa quan sát hai người bạn trò chuyện với nhau, bạn không thể nghe thấy những gì họ nói nhưng bạn có thể quan sát dòng giao tiếp không lời giữa họ. Một vũ điệu duyên dáng của các cử động, sự chuyển đổi nhẹ nhàng thậm chí cả cái nhìn cũng như được phối hợp ăn ý với nhau.
  77. Thấu kính khoa học có thể phát hiện những gì mắt thường không nhìn thấy: Cách nói của người này phối hợp với nhịp thở của người kia tạo thành một nhịp điệu đồng đều. Các nghiên cứu sử dụng thiết bị cảm ứng đo nhịp thở cho thấy. khi một đôi bạn thân nói chuyện, nhịp thở của người nghe thường phản chiếu lại nhịp thở của người nói: hít vào khi người nói thở ra hoặc hít thở đồng đều. Sự đồng đều trong nhịp thở tăng cao khi người nói thay đổi cách nói chuyện. Và trong suốt thời gian hai người bạn thân nói chuyện, sự phối hợp ăn ý cũng được thể hiện rõ: Cả hai cười gần như cùng lúc và khi cười, nhịp thở của họ hoàn toàn khớp nhau. Phối hợp ăn ý sẽ tạo ra bước đệm xã hội trong một cuộc tiếp xúc trực tiếp: Chỉ cần các cử động ăn khớp nhau thì những giây phút nói chuyện tồi tệ nhất vẫn có thể diễn ra trôi chảy. Nét hài hòa này thường có khuynh hướng tiếp diễn khi cuộc nói chuyện xuất hiện những khoảng lặng dài, bị người khác xen ngang hay cả hai nói cùng một lúc. Ngay cả khi cuộc nói chuyện rơi vào im lặng, sự đồng điệu về thể chất vẫn cho thấy quá trình giao tiếp đang tiếp tục diễn ra. Nó phát đi tín hiệu về thỏa thuận hoặc trao đổi ngầm
  78. giữa người nói và người nghe. Thiếu sự đồng điệu thể chất, hai người sẽ phải phối hợp bằng lời nói để tạo cảm giác hòa hợp. Ví dụ, khi hai người không nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt, hoạt động nói và nghe của họ sẽ được phối hợp cẩn trọng và khéo léo hơn so với khi họ tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chỉ riêng các cử chỉ hòa hợp cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong các thành phần tạo nên sự hòa hợp. Một nghiên cứu về sự thay đổi cử chỉ của các sinh viên trong một lớp học đã chỉ ra, cử chỉ của các sinh viên càng giống cử chỉ của giáo viên bao nhiêu, họ càng cảm thấy hòa hợp với giáo viên bấy nhiêu và mức độ tham gia lớp học của họ cũng tăng lên. Trên thực tế, hoa hợp về cử chỉ có thể giúp chúng ta nắm bắt được rất nhanh không khí trong lớp học. Sự đồng điệu có thể mang lại cảm giác vui vẻ, dễ chịu và khi sự đồng điệu càng lớn, niềm vui cũng càng nhiều. Sự đồng điệu có thể được thể hiện khi các thành viên của nhóm nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động. Niềm thích thú tương tự cũng được thể hiện trong sự đồng điệu có qui mô lớn khiến những cánh tay giơ cao tạo thành những đợt sóng quét trên khắp khán đài sân vận
  79. động. Mạch kết nối tạo ra sự cộng hưởng như vậy dường như luôn tồn tại trong hệ thần kinh của con người. Ngay khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có thể cử động khớp với nhịp nói của mẹ nhưng hiện tượng này lại không xảy ra khi trẻ nghe thấy các âm thanh khác. Trẻ một năm tuổi sẽ có khoảng thời gian tập nói bi bô và tiếng bi bô này khớp với nhịp nói của người mẹ. Sự đồng điệu giữa đứa trẻ và người mẹ hay giữa hai người xa lạ trong lần đầu gặp gỡ đều gửi đi thông điệp liên kết giữa "con với mẹ" hoặc "tôi và anh" như một lời ám chỉ "Tiếp tục nhé!". Thông điệp này sẽ duy trì sự tham gia của một người trong cuộc nói chuyện. Khi câu chuyện gần kết thúc, thì sự đồng điệu cũng dần biến mất, và đó chính là tín hiệu ngầm thông báo đã đến lúc kết thúc cuộc nói chuyện. Còn nếu cuộc nói chuyện của họ không diễn ra đồng điệu ngay từ phút đầu tiên - người này lấn át người kia hoặc hai người không ăn khớp với nhau - họ sẽ cảm thấy không thoải mái. Bất kỳ cuộc nói chuyện nào cũng diễn ra ở hai hành trình: đường cao và đường thấp. Đường cao sẽ
  80. xử lý tính hợp lý, từ ngữ và ý nghĩa được thể hiện trong cuộc nói chuyện. Còn đường thấp sẽ bóc tách lớp nghĩa tự do nằm dưới lớp vỏ ngôn từ và duy trì tính kết nối của cuộc nói chuyện. Giác quan liên kết không tập trung nhiều vào chi tiết được nói mà vào các đường dẫn cảm xúc ngầm, thân mật và trực tiếp hơn. Mối liên kết bí mật có thể sẽ không còn bí ẩn: Chúng ta luôn biểu lộ cảm xúc qua cách nói, điệu bộ, cái nhìn chăm chú, hay những dấu hiệu nhận biết khác. Bất cứ khi nào hai người nói chuyện, chúng ta cũng có thể quan sát thấy điệu nhảy Mơnuet này của cảm xúc trong cái nhíu mày, cử động rất nhanh của tay và biểu lộ thoáng qua trên khuôn mặt. Sự đồng điệu như vậy tạo ra sự ăn khớp và mối liên kết thân thiết giữa các cá nhân. Nếu chúng ta thực hiện thật tốt, nó còn khiến ta cảm thấy có một sự cộng hưởng cảm xúc tích cực với người khác. Càng đồng điệu, những cảm xúc mà cả hai người cảm nhận được càng giống nhau bởi vì quá trình tạo ra sự đồng điệu cũng tạo ra sự hòa hợp về cảm xúc. Chẳng hạn, khi trẻ và mẹ lần lượt chuyển
  81. động từ mức năng lượng và độ tỉnh táo thấp đến cao, niềm vui thích mà họ chia sẻ với nhau cũng tăng lên mạnh mẽ. Khả năng cộng hưởng theo phương thức này ở cả những đứa trẻ chứng tỏ có một sự gắn kết cơ sở trong bộ não. Điều này khiến tất cả hoạt động đồng điệu diễn ra thật tự nhiên. CHIẾC ĐỒNG HỒ BÊN TRONG "Hãy hỏi tôi tại sao tôi không thể kể một câu chuyện cười." "Được thôi. Tại sao thế?” "Là vì tôi sắp xếp thời gian không hợp lý." Những diễn viên hài có cảm giác rất tốt về nhịp điệu - cảm giác sắp xếp thời gian giúp họ thực hiện được vở hài. Giống như các nghệ sĩ chơi trong một dàn nhạc có thể nắm bắt rất chính xác các điểm âm nhạc, các bậc thầy trong giới hài kịch có thể chỉ ra chính xác có bao nhiêu nhịp để tạm dừng trước khi mở một điểm nút hoặc khi nào thì phá vỡ chuỗi liên tục của vở kịch. Diễn đúng nhịp đảm bảo cho vở hài được truyền tải có tính nghệ thuật. Thế giới tự nhiên cũng sắp xếp thời gian một
  82. cách hoàn hảo. Các nhà khoa học tìm được sự đồng điệu ở khắp nơi trong thế giới tự nhiên, mỗi khi có một quá trình tự nhiên dao động cùng nhịp với quá trình khác. Khi các sóng dao động không đồng điệu chúng sẽ triệt tiêu nhau và ngược lại, khi dao động đồng điệu, tất cả các bên tham gia đều được khuếch đại. Trong thế giới tự nhiên, dao động xảy ra với mọi vật từ các con sóng ngoài đại dương cho tới nhịp tim. Còn trong thế giới tương tác giữa các cá nhân, nhịp điệu cảm xúc sẽ hòa vào nhau, đồng điệu. Khi một người đưa chúng ta đến trạng thái vui vẻ, lạc quan, họ đang dành cho chúng ta thiện cảm. Khi chúng ta làm điều tương tự với người khác, chúng ta truyền thiện cảm này sang họ. Để chứng kiến những hòa hợp như vậy, hãy theo dõi bất kỳ biểu hiện kỹ năng bậc thầy nào trong quá trình phát triển khả năng âm nhạc. Bản thân các nhạc sĩ dường như rất thích thú, say mê, hòa mình cùng âm nhạc. Nhưng ẩn dưới sự hòa hợp vô hình ấy, các nhạc sĩ lại kết nối với nhau theo một dạng thức ngầm, khó nhận thấy: kết nối từ não tới não. Bất cứ khi nào chúng ta thấy mình trong sự
  83. hòa hợp như vậy với người khác, tức là khi đó "bộ tạo dao động" (thuật ngữ trong ngành thần kinh học) đang hoạt động. Lúc này, hệ thần kinh đóng vai trò như những chiếc đồng hồ, liên tục khởi động lại tốc độ lên dây để kết nối với chu kỳ xuất hiện của những tín hiệu đang đến. Tín hiệu này có thể chỉ đơn giản là sự phối hợp mà tại đó một người bạn đưa cho ta những chiếc đĩa vừa rửa để sấy khô, hay phức tạp như những bước nhảy trong một điệu ba lê được dàn dựng kỹ. Những sắc thái nhịp điệu và sự hòa hợp để thay đổi của những cuộc giao tiếp tối thiểu nhất có thể phức tạp như khúc ngẫu hứng của một đoạn nhạc jazz. Nếu sự ăn khớp này đúng với những cái gật đầu, sẽ không có nhiều điều đáng để ngạc nhiên. Nhưng vấn đề không chỉ dừng tại đó! Hãy Xem Xét những cách mà chúng ta đan cài hành động rất ăn khớp với nhau. Khi hai người bị cuốn vào cuộc nói chuyện, chuyển động của cơ thể họ dường như dõi theo từng nhịp và ăn khớp với kết cấu câu chuyện. Các phép phân tích chi tiết một cặp đôi đang nói chuyện sẽ tiết lộ cho chúng ta biết cử động của một người ăn khớp như thế nào về mặt thời gian với nhịp nói chuyện của người kia. Cử động đầu và tay
  84. của họ luôn xảy ra đồng thời với sự nhấn mạnh hay sự lưỡng lự trong giọng nói của đối phương. Không chỉ có vậy, sự hòa hợp giữa cơ thể và giọng nói thường xảy ra trong một phần giây rất nhỏ. Vì sự hòa hợp này thường đan cài trong khi chúng ta trò chuyện với một ai đó nên trí não của chúng ta sẽ mất khả năng theo dấu những chuyển động phức tạp của điệu nhảy. Nhưng nằm ở rìa ngoài nhận thức, cơ thể chúng ta hòa hợp với một phần cử động rất nhỏ của người mà chúng ta tình cờ tương tác. Ngay cả một ánh mắt thoáng qua cũng mang lại cho chúng ta đầy đủ thông tin về sự kết nối cơ thể để khởi động bộ tạo dao động cặp đôi - bộ tạo phản ứng ngầm đồng thời giữa các cá nhân. Bạn có thể nhận ra điều này khi đi dạo cùng ai đó: Tất cả chuyện động tay chân của bạn và người đó đều diễn ra trong một sự hòa hợp hoàn hảo, giống như hai quả lắc dao động tự do hòa cùng một nhịp. Bộ tạo dao động tạo ra quỹ đạo dao động của một hoạt động thần kinh tương đương với một đoạn bài hát trong cuốn sách Alice’s Adventures in
  85. Wonderland: "Will you, won't you, will you, won't you, will you join the dance?" Khi chúng ta nói chuyện với người khác, những chiếc đồng hồ này vô thức đặt chúng ta trong cùng một nhịp, giống như sự thoải mái mà nhờ đó hai người yêu nhau tiến tới ôm hoặc nắm tay khi họ cùng dạo bước (Có một người bạn nói với tôi rằng khi hẹn hò, nếu cô vẫn không thể bước cùng nhịp với đối phương thì có nghĩa là sẽ có điều gì đó không hay sắp xảy ra). Bất cứ một cuộc nói chuyện nào cũng đòi hỏi não bộ phải đưa ra những tính toán cực kỳ phức tạp, với những bộ tạo dao động hướng dẫn những đợt điều chỉnh liên tục giữ chúng ta trong trạng thái hòa nhịp. Sau sự hòa nhịp vô cùng tinh tế này là ái lực vì chúng ta đã có mặt trong trải nghiệm của người kia. Chúng ta sẵn sàng tham gia vào mối liên kết từ não tới não một phần vì chúng ta đã luyện tập điệu Rum ba này trong suốt cuộc đời, từ khi chúng ta học những cử động cơ bản đầu tiên. GIAO THỨC GIAO TIẾP Hãy nhìn một bà mẹ đang ẵm con. Người mẹ làm động tác đầy yêu thương là hôn lên má đứa trẻ.
  86. Khi môi của cô chúm lại, cùng lúc, đứa bé cũng chúm môi lại, với nét mặt rất nghiêm trang. Rồi, người mẹ mở rộng miệng tạo thành một nụ cười rất tươi, đứa bé cũng lỏng miệng ra, trông như đang mở rộng miệng để nhe răng cười. Cả mẹ và bé đều cùng nhau nở nụ cười. sau đó, bé cười rạng rỡ, lúc lắc đầu sang hai bên và lên cao, gần như đang âu yếm. Toàn bộ quá trình tương tác trên chỉ diễn ra chưa đầy ba giây. Không có nhiều tình tiết xảy ra, nhưng rõ ràng, đây là một cách thức giao tiếp. Những hành động ban đầu đó được gọi là "giao thức giao tiếp" - nguyên mẫu cơ bản nhất của tất cả các hoạt động tương tác, giao tiếp của con người. Trong giao thức giao tiếp, các bộ tạo dao động đều làm việc. Những phân tích ở tầm vi mô đã cho thấy, các em bé và bà mẹ thường phân chia chính xác thời gian bắt đầu, kết thúc và ngừng lại cuộc nói chuyện, tạo thành một bản phối hợp nhịp nhàng. Mỗi người đều thu hút và phối hợp những gì mình làm với thời gian thực hiện của người kia.
  87. Đây là những giao tiếp không lời. Việc sử dụng từ ngữ chỉ là để tăng thêm hiệu quả âm thanh. Chúng ta tham gia vào giao thức giao tiếp với con nhỏ qua cái nhìn, cái chạm nhẹ và âm điệu của giọng nói. Thông điệp được truyền qua nụ cười, tiếng thì thầm, thủ thỉ và đặc biệt nhất là qua những tiếng nựng trẻ. Giống như một điệu nhạc chứ không phải một câu nói thông thường, ngôn ngữ nói chuyện giữa mẹ và bé thường có nhạc điệu rất du dương, vượt xa văn hóa thông thường và không hề có sự khác biệt dù người mẹ nói tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Hin- đu hay tiếng Anh. Những câu chuyện giữa mẹ và bé lúc nào cũng rất thân thiện và vui vẻ, với cao độ khoảng 300 hertz và ngữ điệu ngắn, lên bổng xuống trầm rất nhịp nhàng. Thông thường, người mẹ sẽ kết hợp những cái vỗ về, vuốt ve lặp đi lặp lại trong câu chuyện với trẻ. Những cử động của đầu và khuôn mặt hòa nhịp với tay và giọng nói. Ngược lại, đứa trẻ cũng phản ứng lại bằng nụ cười mỉm, tiếng bi bô và các cử động của hàm, môi và lưỡi kết hợp nhịp nhàng với các cử động tay. Sự phối hợp dạng này giữa mẹ và bé diễn ra rất ngắn, chỉ có thể tính bằng giây hoặc tính theo phần
  88. nghìn của giây. Nó kết thúc khi trạng thái của mẹ và bé hòa hợp, thông thường là trong không khí rất vui vẻ. Mẹ và bé rơi vào trạng thái gần giống như khi nhảy một bản đuy-êt gồm các phần liên tiếp hoặc đã được đồng điệu hóa, cùng bước đi theo một nhịp xung, khoan thai, đều đặn khoảng 90 nhịp một phút. Những quan sát khoa học trên được các nhà tâm lý học nghiên cứu sâu hơn. Tiêu biểu là Colwyn Trevarthen của Đại học Edinburg, ông đã tiến hành nghiên cứu rất kỳ công, qua những buổi kiểm nghiệm dài, quay phim nhiều giờ liền các tương tác giữa mẹ và bé. Với những nghiên cứu này, Trevarthen đã trở thành chuyên gia hàng đầu thế giới về giao thức trò chuyện - một bản nhạc đôi mà trong đó cả hai người tham gia đều tìm kiếm sự hòa hợp và sự đối âm trong mỗi nhịp để tạo ra nhịp điệu. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nhịp điệu, điều hai người có được còn là một cuộc nói chuyện tập trung vào chủ đề chính: cảm xúc. Tần suất vuốt ve và âm thanh trong giọng nói của người mẹ mang đến cho đứa trẻ một thông điệp đảm bảo về tình yêu, tạo ra sự hòa hợp không lời, ngay lập tức (theo cách dùng từ của Trevarthen).
  89. Sự trao đổi những tín hiệu này tạo ra sự kết nối với bé. Qua sợi dây kết nối đó, chúng ta có thể làm bé cảm thấy vui vẻ và hào hứng, trầm tĩnh và im lặng hay buồn bã và muốn khóc. Trong giao thức trò chuyện vui vẻ, mẹ và bé đều cảm thấy vui và được chú ý. Nhưng khi cả mẹ và bé không thể thực hiện vai trò của mình trong cuộc nói chuyện thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Chẳng hạn, nếu người mẹ không chú ý nhiều và không nhiệt tình phản ứng lại, bé sẽ có biểu hiện không hợp tác. Nếu phản ứng kém ăn khớp về mặt thời gian, bé sẽ lúng túng, rồi sau đó là buồn bã. Còn nếu bé không thể phản ứng lại trước hành động của mẹ, người mẹ sẽ xuất hiện cảm giác buồn chán. Những chuỗi tương tác này cho ta biết giao thức trò chuyện là bài học cách giao tiếp đầu tiên của trẻ. Chúng ta học cách hòa điệu về mặt cảm xúc trong một khoảng thời gian rất dài trước khi có thể dùng từ ngữ để diễn tả cảm xúc. Giao thức trò chuyện vẫn là mẫu giao tiếp cơ bản nhất của mỗi chúng ta. Nó là sự nhận thức ngầm, có thể giúp chúng ta hòa nhịp khi tiếp xúc với một ai đó. Khả năng hòa nhịp như khi còn bé giúp ích nhiều cho cuộc sống sau này của chúng ta, hướng dẫn chúng ta trong mọi giao tiếp xã hội.
  90. Cảm xúc không chỉ là điểm chính trong giao thức giao tiếp của trẻ mới sinh mà còn là nền tảng giao tiếp cho người lớn. Và những đoạn hội thoại không lời dựa trên cảm xúc là chất nền, mà trên đó, tất cả các hoạt động giao tiếp diễn ra. Created by AM Word2CHM
  91. Chương 3. KẾT NỐI THẦN KINH KHÔNG DÂY TRÍ TUỆ XÃ HỘI à Phần 1. CHÍNH THỨC CÔNG BỐ MỘT MÔN KHOA HỌC M ỚI Tại New York, khi ngồi trên xe điện ngầm, trong tôi bỗng xuất hiện một cảm giác mơ hồ: Tôi nghe thấy tiếng hét inh tai rất xa, phía sau mình, từ đầu kia của toa tàu. Tôi quan sát thấy khuôn mật của người đàn ông ngồi đối diện đang toát lên vẻ lo lắng. Tâm trí tôi đã bắt kịp để có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra và tôi sẽ phải làm gì. Đó có phải một cuộc ẩu đả không? Hay có ai đó đang chạy như điên trên tàu? Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra đối với tôi không? Hay đó chỉ là tiếng hò reo sung sướng, có thể là của một nhóm thiếu niên đang vui vẻ? Câu trả lời xuất hiện ngay tức khắc. Từ khuôn mặt của người đàn ông, tôi có thể đoán được điều gì đang diễn ra: Những nét lo lắng dịu lại và ông ta quay trở lại đọc tiếp tờ báo. Dù bất cứ điều gì đang diễn ra sau lưng mình, tôi biết rằng mọi chuyện vẫn ổn.
  92. Nỗi lo sợ ban đầu trong tôi dịu xuống khi tôi nhìn thấy khuôn mặt người đàn ông giãn ra. Trong những khoảnh khắc như trên, theo bản năng, chúng ta sẽ chú tâm nhiều hơn đến khuôn mặt của những người xung quanh, tìm kiếm một nụ cười hay một cái cau mày cho phép chúng ta cảm nhận tốt hơn về cách giải mã các dấu hiệu nguy hiểm hoặc ý định của ai đó. Trong thời kỳ sơ khai, những bầy người nguyên thuỷ sống thành bầy đàn sẽ cảm nhận được nguy hiểm tốt hơn và nhanh hơn nhiều so với từng cá nhân đơn lẻ. Khả năng cảnh giác cũng được nhân lên gấp bội. Trong một thế giới hoang dã như vậy, cơ chế tự động chú ý đến những dấu hiệu nguy hiểm và huy động cảm xúc sợ hãi của bộ não chắc chắn có giá trị sống còn rất lớn. Mặc dù, khi nỗi lo sợ lên đến cùng cực, chúng ta có thể bị nuốt chửng vào nỗi sợ hãi của riêng mình và không thể chú ý tới bất kỳ điều gì khác. Nhưng, trong hầu hết các trường hợp, sự lo lắng sẽ tăng cường thêm các giao dịch cảm xúc, để những người đang cảm thấy bị đe dọa và lo lắng dễ dàng nắm bắt cảm xúc của người khác hơn. Tại những bầy người nguyên thủy đã nói ở trên, chắc chắn vẻ một hoảng sợ
  93. của người nhìn thấy một con hổ đang rình mồi cũng đủ để gây ra nỗi hoảng sợ tương tự ở bất cứ ai nhìn thấy nét mặt đó và gây ra hành động chạy trốn tự vệ ở họ. Hãy quan sát kỹ khuôn mặt này: Hạch hạnh nhân của chúng ta ngay lập tức phản ứng với bức ảnh. Khi cảm xúc biểu hiện càng mạnh, phản ứng của hạch hạnh nhân sẽ càng mãnh liệt. Sử dụng thiết bị chụp hình não FMRI trong những trường hợp tương tự sẽ cho chúng ta thấy bọ não của người đang quan sát dường như cũng đang hoảng sợ, mặc dù nó nằm trong trạng thái thầm lặng hơn nhiều. Khi hai người giao tiếp trực tiếp, sự lây lan cảm xúc sẽ truyền qua vô số các mạch thần kinh hoạt động song song trong bộ não của mỗi người. Những hệ thống lây truyền cảm xúc này trao đổi tất cả các loại cảm xúc, từ buồn bã, lo lắng đến vui vẻ hạnh phúc. Những khoảnh khắc lây lan này chính là đường kết nối chức năng giữa hai não. Nó tạo thành một vòng phản hồi, băng qua rào chắn làm bằng da và sọ não giữa các cơ thể. Trong những giới hạn của các hệ thống, khi các bộ não liên kết "ghép đôi" với nhau,
  94. mỗi đầu ra luôn có một đầu vào tương ứng. Khi hai thực thể kết nối trong một vòng phản hồi, nếu một người thay đổi, người kia cũng sẽ thay đổi theo. Khi cùng nằm trong một vòng phản hồi, não người sẽ gửi và nhận các dòng tín hiệu cho phép họ tạo ra sự hài hòa ngầm. Và nếu đi đúng hướng, dòng phản hồi này sẽ khuếch đại cộng hưởng giữa các bên. Vòng phản hồi giúp cảm xúc, suy nghĩ và hành động trở nên đồng điệu với nhau. Nhờ đó, chúng ta sẽ gửi và nhận các trạng thái bên trong tốt hơn hoặc tồi tệ hơn, dù đó là tiếng cười, sự dịu dàng hay sự căng thẳng hiềm thù. Trong cơ thể, một lượng cộng hưởng xác định là một dao động giao cảm, là khuynh hướng trong đó một bộ phận khuếch đại tỷ lệ dao động của mình bằng cách hòa nhịp với dao động của một bộ phận khác. Những cộng hưởng như vậy tạo ra phản ứng lớn nhất và lâu dài nhất giữa hai hộ phận tương tác sau cực điểm. Bộ não bao vòng ngoài nhận thức của chúng ta hoặc không có sự chú ý đặc biệt nào hoặc với ý định được yêu cầu. Mặc dù chúng ta có thể chủ tâm bắt
  95. chước ai đó để gần gũi, thân thiện hơn với họ, nhưng những nỗ lực như vậy thường có khuynh hướng trở nên lố bịch, kệch cỡm. Sự hòa điệu diễn ra tốt nhất khi nó xảy ra tức thì chứ không phải khi được xây dựng từ những động cơ bí mật như tức giận hay bất kỳ chủ đích có ý thức nào. Tính tự động của đường thấp cho phép đẩy nhanh tốc độ. Chẳng hạn, hạch hạnh nhân tìm ra những biểu hiện sợ hãi trên khuôn mặt của người khác với tốc độ rất nhanh, chỉ bằng một cái nhìn thoáng qua, có tốc độ 33 mili giây. Ở một số người, tốc độ này có thể xuống đến 17 mili giây (chưa đến 1/200 giây). Sự nắm bắt nhanh này chứng minh sự siêu tốc độ của đường thấp. Tốc độ đó nhanh đến mức ý thức của con người vẫn chưa nhận diện rõ biểu vật mặc dù chúng ta vẫn có thể cảm nhận được những khuấy động mơ hồ diễn ra sau đó. Mặc dù chúng ta rất ít khi ý thức được sự hòa hợp của bản thân với người khác, nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng hòa hợp với họ. Bản đuy-êt xã hội tức thì này chính là tuyệt tác của một lớp nơ-ron thần kinh đặc biệt.
  96. CÁC NƠ-RON PHẢN CHIẾU Tôi vẫn nhớ một việc đã xảy ra khi tôi mới 2-3 tuổi. Một lần khi cùng mẹ đi mua hàng trong cửa hàng tạp hóa, tôi thấy có một phụ nữ nhìn mình và cười ấm áp. Đó quả là người phụ nữ xinh đẹp, đáng yêu. Tôi vẫn nhớ rất rõ khi ấy miệng tôi vô tình nở một nụ cười đáp trả. Khuôn mặt tôi đỏ lựng lên và được kéo giãn ra bởi những sợi dây bí ẩn, làm căng các cơ quanh miệng và kéo khoé mép ra đến má. Tôi cảm nhận rất rõ, nụ cười của mình là tự nhiên, chứ không phải do bản thân gượng ép mà do có sự tác động từ bên ngoài. Phản ứng tự nhiên đó rõ ràng là dấu hiệu hoạt động của những tế bào thường được gọi là nơ- ron phản chiếu - loại nơ-ron phản chiếu một hành động mà chúng ta quan sát được ở người khác, khiến chúng ta bắt chước hành động đó hoặc thôi thúc ta phải làm việc đó. Những nơ-ron phản chiếu này thúc đẩy hoạt động của cơ cấu não và giải thích cho một câu ngạn ngữ cổ: "Khi bạn mỉm cười, cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn."
  97. Những nhánh chính của đường thấp chạy qua nơ-ron phản chiếu. Theo thời gian, các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều những hệ thống nơ-ron phản chiếu này trong con người chúng ta. Chúng giải thích cho những hoạt động trong cuộc đời mỗi chúng ta, từ nhận thức tình cảm và đồng đại xã hội cho tới cách trẻ học. Các nhà thần kinh học xã hội đã tình cờ khám phá ra hệ thần kinh không dây này vào năm 1992. Họ vẽ lại vùng cảm ứng trong não khi bằng cách dùng các điện cực và tia laze khám phá từng ngóc ngách của tế bào não và tìm hiểu xem tế bào nào hoạt động trong suốt quá trình diễn ra một cử động cụ thể. Các nơ-ron trong vùng này tỏ ra hết sức chính xác. Chẳng hạn, một số nơ-ron thần kinh chỉ hoạt động khi chú khi nắm chặt vật gì đó trong tay, trong khi một số khác lại chỉ hoạt động khi xé đôi vật đó ra. Nhưng phát hiện chính xác và đầy bất ngờ lại đến trong một buổi chiều nắng nóng khi một trợ lý quay lại phòng thí nghiệm sau bữa sáng với một chiếc kem ốc quế trên tay. Các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện thấy tế bào cảm ứng của chú khỉ hoạt động lúc nhìn thấy viên trợ lý đưa kem lên miệng ăn. Họ