Tài liệu môn học Phần cứng máy tính

pdf 287 trang vanle 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu môn học Phần cứng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_mon_hoc_phan_cung_may_tinh.pdf

Nội dung text: Tài liệu môn học Phần cứng máy tính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA  Phần cứng máy tính
  2. Chương 1 - Tổng quan về máy vi tính 1. Lich sử của máy tính cá nhân Sự ra đời của máy tính cá nhân z Năm 1975 công ty MITS ( Mỹ ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên trên thế giới, chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel, chiếc máy tính đầu tiên không có màn hình mà chỉ hiện kết quả thông qua các đèn Led Máy tính PC đầu tiên trên thế giới Altair z Năm 1977 công ty Apple đưa ra thị trường máy tính AppleII có màn hình và bàn phím Máy tính PC hàng Apple sản xuất năm 1977 z Năm 1981 công ty IBM sản xuất máy tính PC có hệ thống mở, tức là máy có nhiều khe cắm mở rộng để có thể cắm thêm các thứ khác vào đó, sau này thiết kế này đã phát triển thành tiêu chuẩn của máy tính ngày nay. Công ty IBM ( một công ty khổng lồ lúc đó ) đã tìm đến một công ty nhỏ có tên là Microsoft để thuê viết phần mềm cho máy tính PC của mình , đó là cơ hội ngàn năm có một để cho Microsoft trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay .
  3. Máy tính PC của hãng IBM sản xuất năm 1981 thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành MS - DOS Chiếc máy này có tốc độ 5MHz z Sau khi phát minh ra chuẩn PC mở rộng, IBM đã cho phép các nhà sản xuất PC trên thế giới nhái theo chuẩn của IBM và chuẩn máy tính IBM PC đã nhanh chóng phát triển thành hệ thống sản xuất máy PC khổng lồ trên toàn thế giới . z IBM không có thoả thuận độc quyền với MS DOS cho nên Microsoft có thể bán phần mềm MS DOS cho bất cứ ai, vì vậy mà Microsoft đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn mạnh. Billgate năm 1981 ông làm việc suốt ngày để hoàn thành hệ điều hành MS DOS cho công ty IBM, hợp đồng của ông chỉ đáng giá bằng 5 phút thu nhập hiện nay, nhưng ông muốn cả thế giới biết đến sản phẩm đó, để rồi một ngày không xa ông sẽ làm chủ thế giới trong lĩnh vực phần mềm, đó là tầm nhìn của một tỷ phú . Ai kiểm soát phần mềm PC z Phần mềm máy tính PC đã được Microsoft kiểm soát và thống trị trong suốt quá trình phát triển của máy tính cá nhân . + Từ năm 1981 đến 1990 là hệ điều hành MS DOS phát triển qua nhiều phiên bản và đã có trên 80% máy tính PC trên thế giới sử dụng hệ điều hành này .
  4. + Năm 1991 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 3.1 và có trên 90% máy tính PC trên Thế giới sử dụng . + Năm 1995 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 95 và có khoảng 95% máy tính PC trên Thế giới sử dụng. + Năm 1998 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 98 và có trên 95% máy tính PC trên Thế giới sử dụng. + Năm 2000 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 2000 + Năm 2002 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window XP với khoảng 97% máy tính PC sử dụng . Billgate ông hoàng trong thế giới phần mềm z Một điều đặc biệt quan trọng đó là có trên 95% máy tính PC trên Thế giới sử dụng các sản phẩm Windows của Microsoft, vì vậy các công ty sản xuất thiết bị ngoại vi muốn bán được ra thị trường thì phải có trình điều khiển do Microsoft cung cấp hoặc một thoả thuận với Microsoft để sản phẩm ấy được Windows hỗ trợ + Một thiết bị máy tính mà không được Window hỗ trợ thì coi như không bán cho ai được => đó là lý do làm cho Microsoft trở thành không những là nhà thống trị phần mềm mà còn đóng vai trò điều khiển sự phát triển phần cứng PC . Ai kiểm soát phần cứng PC z IBM là nhà phát minh và phát triển hệ thống máy tính PC nhưng họ chỉ lắm được quyền kiểm soát trong 7 năm từ 1981 đến 1987, sau đó quyền kiểm soát đã thuộc về công ty Intel . Intel được thành lập năm 1968 với mục tiêu sản xuất các chip nhớ + Năm 1971 Intel đã phát minh ra Vi xử lý đầu tiên có tên 4004 có tốc độ là 0,1 MHz
  5. CPU đầu tiên do Intel sản xuất năm 1971 có tốc độ 0,1MHz + Năm 1972 Intel giới thiệu chíp 8008 có tốc độ 0,2 MHz + Năm 1979 Intel giới thiệu chíp 8088 có tốc độ 5 MHz hãng IBM đã sử dụng chíp 8088 để lắp cho chiếc PC đầu tiên của mình . + Năm 1988 Intel giới thiệu chíp 386 có tốc độ 75 MHz + Năm 1990 Intel giới thiệu chíp 486 có tốc độ 100 -133 MHz + Năm 1993 - 1996 Intel giới thiệu chíp 586 có tốc độ 166 - 200MHz + Năm 1997-1998 Intel giới thiệu chíp Pentiun 2 có tốc độ 233 - 450 MHz + Năm 1999 - 2000 Intel giới thiệu chíp Pentium 3 có tốc độ 500- 1200 MHz + Từ năm 2001 - nay Intel giới thiệu chíp Pentium 4 có tốc độ từ 1500 MHz đến 3800MHz (và chưa có giới hạn ) CPU Pentium 4 sản xuất năm 2006 với tốc độ 3,2GHz tốc độ này nhanh gấp 32.000 lần tốc độ CPU ban đầu z Intel không những dẫn đầu trong lĩnh vực sản suất CPU mà còn là nhà cung cấp hàng đầu về Chipset và Mainboard kể từ năm 1994 đến nay . 2. Các thành phần trong máy vi tính Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
  6. Sơ đồ hệ thống máy tính z Máy tính là một hệ thống gồm nhiều thiết bị được liên kết với nhau thông qua một bo mạch chủ, sự liên kết này được điều khiển bởi CPU và hệ thống phần mềm hướng dẫn, mỗi thiết bị trong hệ thống có một chức năng riêng biệt trong đó có ba thiết bị quan trọng nhất là CPU, Mainboard và bộ nhớ RAM . 3. Nhiệm vụ của các thiết bị trong hệ thống máy tính . 1) Mainboard ( Bo mạch chủ )
  7. z Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất + Các thành phần khác nhau chúng có tốc độ làm việc, cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được với nhau là nhờ có hệ thống Chipset trên Mainboard điều khiển . 2) CPU ( Central Processing Unit ) - Vi xử lý z CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện các lệnh của chương trình khi phần mềm nào đó chạy, tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện này, CPU là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính . 3) RAM ( Radom Access Memory ) - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên z RAM là bộ nhớ tạm thời, lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, tất cả các chương trình trước và sau khi xử lý đều được nạp vào RAM, vì vậy dung lượng và tốc độ truy
  8. cập RAM có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chung của máy . 4) Case và bộ nguồn z Case : Là hộp máy để gắn các thành phần như Mainboard, các ổ đĩa, các Card mở rộng . z Nguồn : Thường đi theo Case, có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho Mainboard và các ổ đĩa hoạt động . 5) Ổ đĩa cứng HDD ( Hard Disk Drive ) z Là thiết bị lưu trữ chính của hệ thống, ổ cứng có dung lượng lớn và tốc độ truy cập khá nhanh, vì vậy chúng được sử dụng để cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, đồng thời nó được sử dụng để lưu trữ tài liệu , tuy nhiên ổ cứng là ổ cố định, không thuận tiện cho việc di chuyển dữ liệu đi xa . 6) Ổ đĩa CD ROM ( Hard Disk Drive )
  9. z Là ổ đĩa lưu trữ quang học với dung lượng khá lớn khoảng 640MB, đĩa CD Rom gọn nhẹ dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên đa số các đĩa CD Rom chỉ cho phép ghi được 1 lần, ổ đĩa CD Rom được sử dụng để cài đặt phần mềm máy tính, nghe nhạc, xem phim v v 7) Ổ đĩa mềm FDD z Đĩa mềm có thể đọc và ghi nhiều lần và dễ ràng di chuyển đi xa, tuy nhiên do dung lượng hạn chế chỉ có 1,44MB và nhanh hỏng nên ngày nay đĩa mềm ít được sử dụng mà thay vào đó là các ổ USB có nhiều ưu điểm vượt trội . 8) Bàn phím - Keyboard . z Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống, trình điều khiển bàn phím do BIOS trên Mainboard điều khiển . 9) Chuột - Mouse.
  10. z Là thiết bị nhập bằng các giao diện đồ hoạ như hệ điều hành Window và một số phần mềm khác, trình điều khiển chuột do hệ điều hành Window nắm giữ . 10) Card Video z Card Video là thiết bị trung gian giữa máy tính và màn hình, trên Card Video có bốn thành phần chính . + Ram : Lưu dữ liệu video trước khi hiển thị trên màn hình, bộ nhớ Ram của Card Video càng lớn thì cho hình ảnh có độ phân giải càng cao . + IC : DAC ( Digital Analog Conveter ) đây là IC đổi tín hiệu ảnh từ dạng số của máy tính sang thành tín hiệu tương tự . + IC giải mã Video + BIOS : Là trình điều khiển Card Video khi Window chưa khởi động . z Card Video có thể được tích hợp trực tiếp trên Mainboard 11) Màn hình Monitor
  11. Monitor CRT Monitor LCD z Màn hình Monitor hiển thị các thông tin về hình ảnh, ký tự giúp cho người sử dụng nhận được các kết quả xử lý của máy tính , đồng thời thông qua màn hình người sử dụng giao tiếp với máy tính để đưa ra các điều khiển tương ứng. z Hiện nay có hai loại màn hình phổ biến là CRT và màn hình LCD 4. Khái niệm về phần mềm z Phần mềm là tập hợp của tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng máy tính làm một số việc cụ thể nào đó , không như các thiết bị điện tử khác, máy vi tính mà không có phần mềm thì nó không hoạt động gì cả . z Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết, ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp của con người với ngôn ngữ máy, ngôn ngữ càng gần với ngôn ngữ con người thì gọi là ngôn ngữ bậc cao, càng gần ngôn ngữ máy gọi là ngôn ngữ bậc thấp . Sử dụng ngôn ngữ lập trình để điều khiển máy tính Thí dụ : Bạn hãy lập trình một đoạn mã để tạo dòng chữ chạy như sau z Bạn khởi động Notepad Vào Start / Programs / Accessories / Notepad
  12. Nhập vào đoạn mã sau : Toi da dieu khien duoc dong chu chay Sau đó Save As vào một file abc.html Trong mục File name gõ abc.html Trong mục 'Save as Type' chọn kiểu 'All files' => Sau khi Save xong bạn cho chạy thử File trên để xem kết quả 5. Các chương trình phần mềm Trong máy tính phần mềm được chia thành nhiều lớp z Chương trình điều khiển thiết bị ( Drive ) : Đây là các chương trình làm việc trực tiếp với thiết bị phần cứng, chúng là lớp trung gian giữa hệ điều hành và thiết bị phần cứng, các chương trình này thường được nạp vào trong bộ nhớ ROM trên Mainboard và trên các Card mở rộng, hoặc được tích hợp trong hệ điều hành và được tải vào bộ nhớ lúc máy khởi động . z Operation System - Hệ điều hành Là tập hợp của rất nhiều chương trình có nhiệm vụ quản lý tài nguyên máy tính, làm cầu nối giữa người sử dụng với thiết bị phần cứng, ngoài ra hệ điều hành còn cho phép các nhà lập trình xây dựng các chương trình ứng dụng chạy trên nó . z Chương trình ứng dụng . Là các chương trình chạy trên một hệ điều hành cụ thể, làm công cụ cho người sử dụng khai thác tài nguyên máy tính . Thí dụ : Chương trình Word : giúp ta soạn thảo văn bản Chương trình PhotoShop giúp ta sử lý ảnh v v
  13. Cùng một hệ thống phần cứng, cùng một người sử dụng nhưng có thể chạy hai hệ điều hành khác nhau với các chương trình ứng dụng khác nhau và các trình điều khiển thiết bị khác nhau 6. Vai trò của phần mềm trong máy vi tính z Máy tính với linh kiện chủ chốt là CPU - là một thiết bị điện tử đặc biệt, nó làm việc theo các câu lệnh mà chúng ta lập trình , về cơ bản CPU chỉ làm việc một cách máy móc theo những dòng lệnh có sẵn với một tốc độ cực nhanh khoảng vài trăm triệu lệnh / giây , vì vậy sự hoạt động của máy tính hoàn toàn phụ thuộc vào các câu lệnh . z Phần mềm máy tính là tất cả những câu lệnh nói chung bao gồm : + Các lệnh nạp vào BIOS để hướng dẫn máy tính khởi động và kiểm tra thiết bị . + Hệ điều hành được cài đặt trên ổ cứng như hệ điều hành MS DOS, hệ điều hành Window + Các chương trình cài đặt trên ổ cứng hay trên ổ CD Rom z Khi ta kích hoạt vào một nút lệnh về thực chất ta đã yêu cầu CPU thực hiện một đoạn chương trình của nút lệnh đó . z Virut thực chất là một đoạn lệnh điều khiển CPU thực thi các việc với ý đồ sấu : Thí dụ nó lệnh cho CPU Copy và Paste để nhân bản một file nào đó ra đầy ổ cứng, hay tự động kích hoạt một chương trình nào đó chạy không theo ý muốn người dùng . => Virut cũng là phần mềm nhưng nó là phần mềm độc hại do những tin tặc có ý đồ sấu viết ra, nếu ta không hiểu được bản chất phàn mềm thì ta cũng không trị được các bệnh về Virut . 7. Kỹ thuật số trong máy tính : z Người ta có thể nói rằng : Thế kỷ 21 là kỷ nguyên kỹ thuật số, kỹ thuật số đã ăn sâu vào mội lĩnh vực của đời sống xã hội, từ thiết bị nhỏ như đồ chơi trẻ em đến những thiết bị tối tân đều đã
  14. được số hoá từng phần . Vậy kỹ thuậ số là gì ? Câu hỏi này xem ra khó có thể giải thích trong một vài dòng nhưng bạn hãy tạm hiểu : => Kỹ thuật số là sử dụng hệ thống số nhị phân để biểu diễn hay xử lý dữ liệu, hệ thống số nhị phân nó rất đơn giản vì nó chỉ có hai mức 0 và 1 . z Như vậy kỹ thuật số chính là kỹ thuật xử lý, lưu trữ hoặc truyền dữ liệu bằng các tín hiệu chỉ có hai mức 0 và 1 ( hay không có điện và có điện ) 8. Tín hiệu số ( Digital ) và tín hiệu tương tự ( Alalog ) z Tín hiệu số ( Digital ) Là tín hiệu chỉ có hai mức duy nhất là Không có điện và Có điện , để biều diễn hai trạng thái này người ta dùng hệ thống số nhị phân tức là chỉ có hai con số 0 và 1 0 Biểu diễn cho trạng thái : Không có điện 1 Biểu diễn cho trạng thái : Có điện Tín hiệu số chỉ có hai mức điện áp 0 và 1 z Tín hiệu tương tự ( Analog ) Tín hiệu tương tự có trạng thái biến đổi dần dần, tăng dần hoặc giảm dần => vì vậy chúng có dạng hình Sin Hầu hết các tín hiệu trong tự nhiên đều là tín hiệu tương tự như : + Tín hiệu âm tần ( Là tín hiệu âm thanh đổi ra tín hiệu điện ) + Tín hiệu Video ( Là tín hiệu hình ảnh đổi ra tín hiệu điện Tín hiệu Analog là tín hiệu dạng hình Sin + Tín hiệu tương tự ( Analog ) có vô số các mức điện áp khác nhau, vì vậy chúng không thể biểu diễn bằng hai con số được
  15. mà ta phải biều diễn chúng bằng cơ số 10 ( là cơ số ta đang dùng ) 9. Các hệ thống số z Hệ thập phân : Đây là hệ cơ số 10 mà ta vẫn quen sử dụng , hệ này gồm các con số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 Thí dụ các số 40 , 90, 115, 200 v v đó là các số tự nhiên được biểu diễn bằng cơ số 10 . Tín hiệu Analog có rất nhiều mức điện áp nên phải sử dụng cơ số 10 mới biểu diễn được nó . + Giả sử nếu ta phải lưu trữ đoạn tín hiệu trên thì ta phải lưu lại tất cả các giá trị của chúng lần lựt theo các điểm A,B,C,D,E là :
  16. Chương 10 - Lắp ráp máy tính Chọn thiết bị Chọn thiết bị là việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn đinh, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc . Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố z Mục đích sử dụng máy tính z Tính tương thích của thiết bị 1. Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng z Máy tính sử dụng cho các công việc đồ hoạ như + Vẽ thiết kế + Xử lý ảnh + Chơi Game 3D + Tạo phim hoạt hình. Cần thiết phải sử dụng cấu hình + Chíp Pentium tốc độ từ 1,8 GHz trở lên . + Bộ nhớ RAM từ 512MB trở lên + Mainboard có Card video rời + Card video 8x với bộ nhớ 32MB trở lên. + Ổ cứng từ 40GB trở lên . Nếu cấu hình thấp hơn thì máy sẽ chậm và không đảm bảo cho công việc, nếu cấu hình cao hơn thì càng tốt . z Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng như + Soạn thảo văn bản + Học tập + Truy cập Internet + Nghe nhạc, xem phim . + Các công việc khác Có thể sử dụng cấu hình + Chíp Celeron + Bộ nhớ RAM từ 512MB trở xuống + Mainboard có Card video Onboard + Ổ cứng từ 40G trở xuống . Với cấu hình như vậy thì bạn có thể tiết kiệm được khoảng 40% chi phí so với bộ máy cấu hình cao mà vẫn đảm bảo cho công việc .
  17. Nếu cấu hình cao hơn thì càng tốt nhưng sẽ không cần thiết nếu bạn muốn tiết kiệm kinh phí . 2. Tính tương thích khi chọn thiết bị z Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích , bạn phải chọn đồng bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là + Mainboard + CPU + Bộ nhớ RAM Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, bạn hãy chọn theo nguyên tắc sau : => Chọn Mainboard trước, Mainboard phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng . => Chọn CPU có tốc độ Bus ( FSB ) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ . => Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU Theo bảng dưới dây là tốc độ tương thích tốt nhất Tốc độ FSB của Tốc độ Bus của Loại Mainboard CPU RAM Có hỗ trợ hai tốc độ 400 MHz DDR 266 MHz trên 533 MHz DDR 333 MHz - 667 MHz DDR 400 MHz - 800 MHz DDR 400 MHz - 3. Khảo sát báo giá từ các công ty Các thông số CPU Giải thích Chip Intel Celeron / Tốc độ 2,53GHz / Socket 478 / Bộ nhớ Intel Celeron 2.53 GHz (SK Cache 256KB / Tốc độ Bus 533 - 478/ 256KB/ Bus 533) - Tray hàng tray ( là hàng không đi theo quạt ) Chip Intel Pentium4 / Tốc độ Intel Pentium 4 2.4E GHz 2,4GHz / Socket 478 / Bộ nhớ (SK 478 / 1.0MB/ FSB 533) - Cache 1MB / Tốc độ Bus 533 - hàng Tray Tray ( là hàng không đi theo quạt ) Chip Intel Pentium4 / Tốc độ Intel Pentium 4 - 2.66E GHz 2,66GHz / Socket 775 / Bộ nhớ (SK 775/ 1.0MB/ FSB 533/ - Cache 1MB / Tốc độ Bus 533 - hàng Box Hộp( là hàng đóng hộp có kèm theo quạt )
  18. Các thông số Mainboard Giải thích ASUS P4RD1-MX Main ASUS P4RD1 -MX (ATIS200/SK 478/VGA & Socket 478 / Card màn hình, Card Sound & NIC onboard/800 sound, Card mạng tích hợp trên FSB) Main / Hỗ trợ Bus CPU 800MHz Main ASUS P5P800-MX ASUS P5P800-MX Chipset Intel 865GV / Socket 775 / (Intel 865GV/SK 775/VGA & Card Video, Card sound, Card net Sound & NIC/ 800 FSB) tích hợp trên Main / Hỗ trợ Bus CPU 800MHz Các thông số RAM Giải thích Thanh DDRam dung lượng DDR 512MB bus 400 512MB / tốc độ Bus 400MHz / hãng Kingston Kingston DDR II 256MB bus 533 DDRII 256MB / tốc độ Bus SamSung, KingMax 533MHz / hãng Samsung DDRII có tốc độ từ 533 MHz trở lên và chúng không thay thế cho DDR được vì có điện áp khác nhau 4. Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau 1. Case ( Hộp máy ) Case là vỏ máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, hiện nay ta nên dùng nguồn có công suất > = 350W
  19. 2. Mainboard Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm, Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigaby, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel Khi chọn Mainboard cần quan tâm đến Socket và FSB của CPU và Bus của RAM 3. CPU Phải chọn CPU thích hợp với Mainboard mà bạn đã chọn và CPU đó phải có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của khách hàng .
  20. 4. RAM Bạn phải chọ RAM có dung lượng đảm bảo cho yêu cầu công việc của khách hàng, còn tốc độ Bus thì phụ thuộc vào Bus của CPU 5. Card Video ( Nếu Mainboard chưa có ) Nếu như Mainboard chưa có Card Video on board thì bạn cần phải lắp thêm Card Video rời, dung lượng RAM trên Card video càng lớn thì cho phép bạn xử lý được các bức ảnh đẹp hơn và khi chơi Game ảnh không bị giật , còn tốc độ bao nhiêu "x" của Card phải phụ thuộc vào Mainboard 6. Ổ cứng HDD Bạn có thể mua ổ cứng từ 10GB trở lên là máy đã có thể chạy bình thường với Win XP, tuy nhiên bạn nên chọn dung lượng ổ gấp 2 lần dung lượng bạn sẽ sử dụng là tốt nhất, không nên dùng ổ quá lớn trong khi dung lượng sử dụng quá ít .
  21. 7. Keyboard Bạn có thể chọ một bàn phím bất kỳ theo sở thích 8. Mouse Bạn có thể chọ một con chuột bất kỳ theo sở thích Và bộ máy tính đầy đủ cần bổ xung các thiết bị sau : 9. Ổ đĩa CD Rom Bạn có thể lắp hay không lắp ổ CD Rom đều được, nhưng khi muốn cài đặt phần mềm ta phải cần đến nó, bạn có thể dùng ổ CD Rom cũ hay mới đều được mà không ảnh hưởng đến độ tương thích của máy . 10. Card Sound ( Nếu Mainboard chưa có ) Nếu Mainboard bạn chọn mà không có Card sound on board thì bạn sẽ không nghe được nhạc, để có thể nghe nhạc bạn cần lắp thêm Card sound rời .
  22. 11. Speaker Bạn có thể mua một bộ loa bất kỳ tùy theo sở thích miễn là loa đó có bộ khuếch đại công suất âm tần ở trong . 12. FDD Bạn có thể lắp hay không lắp ổ mềm đều được, xu hướng ngày nay ít sử dụng ổ mềm mà thay vào đó là các ổ di động USB có độ bền cao hơn và dung lượng lớn hơn. 13. Card Net ( Nếu Mainboard chưa có ) Khi bạn có nhu cầu nối mạng LAN hay mạng Internet thì cần phải lắp Card net nếu như Mainboard chưa có Card on board . => Như vậy bộ máy tính tối thiểu để có thể hoạt động được cần có 8 thiết bị và bộ máy tính tương đối đầy đủ có tới 13 thiết bị . 5. Các bước tiến hành lắp ráp z Lắp CPU, quạt CPU và thanh RAM vào Mainboard
  23. Lắp CPU và RAM vào Mainboard từ bên ngoài z Lắp Mainboard ( đã có CPU và RAM ) vào hộp máy, cần chú ý các chân ốc nếu bắt sai các chân ốc có thể làm chập điện hỏng Mainboard hoặc đứt mạch in trên Mainboard . Khi lắp vào Case cần lưu ý các chân ốc bắt Mainboard z Đấu dây cấp nguồn cho Mainboard, đấu các dây công tắc nguồn, công tắc Reset, đèn báo nguồn, báo ổ cứng và loa vào Mainboard theo hướng dẫn trên Mainboard hoặc trên quyển hướng dẫn đi theo Mainboard . z Gắn Card Video vào ( nếu Mainboard chưa có Card onboard ) z Cắm dây tín hiệu màn hình, bàn phím, chuột vào máy , cấp điện nguồn và bật công tắc => Nếu sau vài giây bật công tắc có một tiếng bíp và màn hình xuất hiện các dòng chữ ( phiên bản BIOS - như hình dưới ) là quá trình lắp đặt trên đã đúng và máy đã chạy .
  24. Sau khi lắp xong Mainboard, CPU, RAM vào Case ta cấp điện và bật nguồn để thử , nếu có màn hình như trên là quá trình lắp trên đã OK => Nếu mà hình không lên, có các tiếng bíp dài ở loa thì bạn cần cắm lại RAM và Card Video . z Sau khi báo lên phiên bản BIOS bạn tắt điện và lắp tiếp ổ cứng và ổ CD ROM vào máy, khi lắp ổ cứng và ổ CD Rom bạn lưu ý : + Nên lắp mỗi ổ trên một sợi cáp riêng => máy cho tốc độ tốt hơn, khi lắp như vậy ta không cần thiết lập Jumper + Trường hợp bắt buộc phải lắp 2 ổ trên một cáp thì bạn cần thiết lập Jumper cho một ổ là Master ổ kia là Slave, bạn có thể lắp môt ổ cứng và một ổ CD Rom trên cùng một cáp hoặc 2 ổ cứng trên cùng một cáp . + Cáp tín hiệu chia làm 2 đoạn thì lắp đoạn dài hơn về phía Mainboard Nếu các ổ lắp chung cáp thì thiết lập một ổ là Master và một ổ là Slave, nếu bạn không thiết lập như vậy có thể máy sẽ không nhận ổ đĩa 6. Thiết lập cấu hình cho máy . ( CMOS SETUP )
  25. Đây là việc làm bắt buộc sau khi lắp ráp và trước khi cài đặt hệ điều hành, quá trình này cho phép ta thiết lập cấu hình của máy , trong đó có một số thiết lập cần thiết ta phải thực hiện trước khi cài đặt đó là : z Thiết lập CMOS về chế độ mặc định (Default ) z Kiểm tra xem máy nhận ổ cứng chưa ? z Khai báo ổ đĩa mềm . z Thiết lập ổ CD-ROM khởi động trước . Các bước thiết lập CMOS được đề cập ở bài sau : 7. Vì sao phải thiết lập cấu hình cho máy ? z Khi ta bật máy tính, đầu tiên BIOS sẽ cung cấp chương trình để khởi động máy, tiếp sau đó là quá trình kiểm tra thiết bị còn gọi là POST ( Power On Seft Test - Bật nguồn và kiểm tra ), quá trình POST được thực thi theo nội dung nạp trong RAM CMOS. z Cấu hình mặc định (Default) của máy được nhà sản xuất nạp trong BIOS, khi ta kích hoạt chương trình CMOS SETUP thì phiên bản mặc định được nạp lên bộ nhớ và hiển thị lên màn hình cho phép ta có thể thay đổi các lựa chọn . z Sau khi thay đổi xong, nếu ta bấm SAVE thì bản CMOS ta vừa thay đổi đó được nhớ vào bộ nhớ RAM CMOS, nếu RAM CMOS đã có nội dung thì mỗi lần khởi động CMOS SETUP nó sẽ lấy nội dung từ đây. z RAM CMOS là một loại bộ nhớ tiêu thụ rất ít điện năng, RAM CMOS hiện nay được tích hợp trong Chipset Sourth Bridge và được nuôi bằng Pin 3V trên Mainboard, môt quả Pin có thể sử dụng được khoảng 5 năm. z Trong quá trình POST máy thì CPU sẽ lấy thông tin trong RAM CMOS để thực thi, trường hợp dữ liệu trong RAM CMOS bị xoá hoặc hết Pin thì máy sẽ chạy tạm bằng chương trình mặc định có trong ROM, nếu chương trình mặc định mà không phù hợp với cấu hình của máy hiện tại thì máy sẽ bị báo lỗi trong khi khởi động . z Bước 1 : Vào màn hình CMOS Khởi động lại máy, trong lúc máy khởi động => bấm liên tiếp vào phím Delete để đi vào màn hình CMOS ( Chú ý nếu bấm Delete không được thì bấm F2 hoặc F10 ) => Màn hình CMOS sẽ được hiển thị như sau : Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chi tiết
  26. Màn hình thiết lập CMOS SETUP * Để mở một mục, bạn di vệt sáng đỏ vào mục đó và Enter Để di chuyển vệt sáng ta dùng các phím mũi tên Di chuyển vệt sáng bằng các phím mũi tên * Để thay đổi lựa chọn ta sử dụng phím PageUp hoặc PageDow * Các lựa chọn Enabled : là cho phép Disabled : là không cho phép z Bước 2 . Thiết lập CMOS về chế độ mặc định Thiết lập CMOS về chế độ mặc định là trả về trạng thái ban đầu của máy, thông thường trạng thái ban đầu là trạng thái chuẩn . Di vệt sáng xuống dòng LOAD BIOS DEFAULTS ( Enter ) Hộp thoại sau xuất hiện Load Option Settings (Y/N)? N Bạn chọn phím Y và ( Enter )
  27. Di tiếp vệt sáng xuống dòng LOAD SETUP DEFAULTS Và cũng làm tương tự như trên z Bước 3 : Kiểm tra xem máy đã nhân ổ cứng chưa ? Vào mục STANDARD CMOS SETUP Để ý các dòng Primary Master Primary Slave Secondary Master Seconmary Slave Nếu như các dòng trên có hiển thị các thông số của ổ đĩa như SIZE, CYLS, HEAD v v thì ổ đĩa đó máy đã nhận . Ngược lại nếu các thông số đó bằng 0 thì ổ đĩa đó chưa được nhận Như hình trên ta thấy dòng Primary Master và dòng Secondary Master ta thấy xuất hiện các thông số của ổ đĩa => Như vậy là máy đã nhận các ổ đĩa trên . Nếu như thông số của cả 4 dòng trên đều là số 0 thì nghĩa là máy chưa nhân các ổ đĩa . => Trường hợp máy chưa nhận ổ đĩa, bạn cần kiểm tra lại cáp tín hiệu, dây cấp nguồn và đặc biệt là các Jumper nếu như bạn đấu 2 ổ đĩa chung 1 cáp tín hiệu thì phải thiết lập một ổ là Master ổ kia là Slave . Jumper thiết lập cho ổ đĩa z Bước 4 : Thiết lập ổ đĩa mềm FDD
  28. Vẫn trong mục STANDARD CMOS SETUP Trong phần thiết lập ổ đĩa mềm Trường hợp có lắp ổ mềm thì ta khai báo như trên máy mới sử dụng được ổ mềm . Trường hợp máy không lắp ổ mềm thì ta phải khai báo như sau : Drive A : None Drive B : None Chú ý : Nếu không có ổ mềm trong máy mà ta thiết lập là có ổ mềm thì máy sẽ báo lỗi và dừng lại trong quá trình khởi động . z Bước 5 : Thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước Vào mục BIOS FEATURES SETUP Di vệt sáng xuống mục Boot Sequence : CDROM, C, A Thiết lập cho CDROM đứng trước . Hoặc một số máy có các tuỳ chọn khác First Boot : CDROM Second Boot : HDD1 Third Boot : FDD
  29. Thì bạn chọn mục First Boot là CDROM z Bước 6 : Lưu lại và thoát Bấm phím F10 sau đó chọn Y ( Enter ) Hoặc di vệt sáng xuống dòng SAVE & EXIT SETUP ( Enter ) => Ra bảng lựa chọn SAVE TO CMOS and EXIT (Y/N)?N Chọn Y và (Enter) Lưu ý : Ở trên là các thay đổi cần thiết để chuẩn bị cho quá trình cài đặt tiếp theo, các lựa chọn khác khi ta đưa về chế độ mặc định là máy đã thiết lập về chế độ tối ưu, vì vậy ta không cần phải thiết lập trên các mục khác . Sau khi thiết lập CMOS xong, lúc này bạn bắt tay vào cài đặt Hệ điều hành cho máy ( Xem trong phần cài đặt )
  30. Chương 11 - Cài đặt hệ điều hành Win98 1. Kiến thức cơ bản cần thiết . z Để hiểu và có thể xử lý được mọi tình huống trong quá trình cài đặt thì bạn cần phải nắm được các kiến thức cơ bản sau : 1. Khái niệm về hệ điều hành 2. Các loại hệ điều hành thông dụng. 3. Các lệnh cơ bản của hệ điều hành MS DOS 4. Cách sử dụng chương trình NC 5. Phân vùng và định dạng cho ổ cứng 2. Khái niệm về hệ điều hành . z Hệ điều hành là toàn bộ chương trình phần mềm có nhiệm vụ quản lý và cấp phát tài nguyên của hệ thống, điều khiển mọi sự hoạt động của máy tính . z Máy tính không có hệ điều hành thì chúng không thể sử dụng được các ổ đĩa và không chạy được các chương trình ứng dụng . Hệ điều hành quản lý tài nguyên hệ thống và các chương trình ứng dụng 3. Các loại hệ điều hành 1. Hệ điều hành MS DOS + Đây là hệ điều hành đầu tiên dành cho máy tính cá nhân do công ty Microsoft phát triển, hệ điều hành này ra đời năm 1981 và được sử dụng cho đến khi ra đời Window2000 thì mới từ bỏ . + Hệ điều hành MS DOS không có giao diện đồ hoạ như
  31. Window, các thao tác hoàn toàn dựa vào các lệnh từ bàn phím . + Mặc dù hiện nay ta không còn dùng MS DOS nhưng nó vẫn là công cụ hết sức quan trọng cho kỹ thuật viên sửa chữa máy tính . + Các hệ điều hành Window95 và Window98 chúng phụ thuộc vào hệ điều hành MS DOS hay nói cách khác trước khi cài đặt Window95 hay Window 98 người ta phải cài đặt MS DOS trước và khi hoạt động cũng vậy , hệ điều hành MS DOS khởi động trước sau đó hệ điều hành Window mới được tải vào bộ nhớ . 2. Hệ điều hành Window 95 + Là hệ điều hành với giao diện đồ hoạ của công ty Microsoft, ra đời năm 1995 + Hệ điều hành Window95 hoạt động trên nền DOS tức là khi cài đặt ta phải cài đặt MS DOS trước Khi sử dụng MS DOS cũng khởi động trước sau đó hệ điều hành Window95 mới đươc tải vào bộ nhớ . 3. Hệ điều hành Window 98 + Đây là hệ điều hành nâng cấp của phiên bản Window 95, có thêm một số ứng dụng được bổ xung như Internet Explorer , hệ điều hành này vẫn phụ thuộc hệ điều hành MS DOS như Window 95, do đó khi cài đặt Window 98 ta phải cài đặt MS DOS trước .
  32. 4. Hệ điều hành Window 2000 + Hệ điều hành Window 2000 là một bước đột phá của Microsoft khi họ phát triển hệ điều hành mới thoát khỏi sự lệ thuộc của MS DOS + Khi cài đặt hệ điều hành Window 2000 ta không cần phải cài đặt MS DOS đó là điểm nổi bật của Window 2000 . + Chương trình cài đặt Window 2000 hỗ trợ nhiều khâu tự động hoá khiến cho việc cài đặt trở lên đơn giản hơn. 5. Hệ điều hành Window XP + Hệ điều hành Window XP ra đời năm 2001 với giao diện đẹp và dễ sử dụng , là hệ điều hành cải tiến của Window 2000 , hệ điều hành Window XP có quá trình cài đặt tương tự Window 2000 và chạy nhanh hơn Window 2000 do chúng được giảm bớt các hỗ trợ về mạng . + Cũng như hệ điều hành Window 2000, hệ điều hành Window XP không phụ thuộc vào MS DOS, trong quá trình cài đặt có hỗ trợ nhiều khâu tự động và đặc biệt hệ điều hành Window XP có thể tự nhận được hầu hết thiết bị phần cứng khi cài đặt .
  33. 4. Giới thiệu hệ điều hành MS DOS z Hệ điều hành MS DOS là hệ điều hành chính dùng cho máy tính cá nhân từ năm 1981 đến 1990, sau khi ra đời hệ điều hành Window95 và Window98 thì hệ điều hành MS DOS vẫn được sử dụng, cho đến khi ra đời Window2000 thì hệ điều hành MS DOS không còn được sử dụng nữa, tuy nhiên trong Window 2000 và Window XP vẫn có một của sổ cho ta chạy MS DOS nhưng đây là môi trường DOS ảo . z MS DOS không còn được sử dụng nhưng đó là với người sử dụng, còn đối với một kỹ thuật viên máy tính thì MS DOS lại là công cụ chính để sửa chữa và xử lý các lỗi về phần cứng, ngoài ra MS DOS còn là công cụ hữu hiệu để kỹ thuật viên xử lý các lỗi phần mềm hệ thống . z Có thể nói rằng nếu bạn chưa nắm được MS DOS thì chưa thể trở thành kỹ thuật viên máy tính được . * Chạy MS DOS trong môi trường Window XP z Window XP là hệ điều hành không còn phụ thuộc vào MS DOS nhưng vẫn có một cửa sổ cho phép ta chạy MS DOS trong môi trường ảo . Để chạy MS DOS trong Window XP ta làm như sau : Vào Start / Run => ra của sổ
  34. nhập vào ba chữ : cmd Xuất hiện cửa sổ với môi trường DOS như sau : Cửa sổ môi trường DOS trong Window XP * Các lệnh cơ bản của MS DOS Ghi chú trước : Lệnh mầu tím : Là bấm phím Enter z Lênh trở về thư mục gốc Từ dấu nhắc gõ lệnh CD \ Khi đó dấu nhắc sẽ trở về thư mục gốc là ổ đĩa . C:\Documents and Settings\vu van vinh > CD \ C:\ >_ z Lệnh xem ổ đĩa hoặc thư mục Từ dấu nhắc gõ lệnh DIR => khi đó toàn bộ thư mục và tập tin sẽ được liệt kê :
  35. Nếu danh sách dài quá 1 trang thì bạn hãy gõ lệnh DIR / P C:\ > DIR 04/04/2006 11:17 PM WINDOWS 04/04/2006/ 11:24 PM Program Files 04/04/2006 12:10 AM CONFIG.SYS 04/05/2006 12:17 AM AUTOXEC.BAT 04/04/2006 12:25 AM Inetpub C:\ >_ z Lệnh vào trong thư mục Từ dấu nhắc gõ lệnh CD TENTHUMUC => khi đó con trỏ sẽ chuyển ra ngoài thư mục C:\ > CD WINDOWS C:\ WINDOWS > _ z Lệnh ra khỏi thư mục Từ dấu nhắc gõ lệnh CD C:\ WINDOWS > CD C:\ > _ z Lệnh chuyển ổ đĩa Từ dấu nhắc ở thư mục gốc gõ tên ổ đĩa E : C:\ > E : E:\ > _
  36. z Lệnh xem nội dung tập tin Từ dấu nhắc gõ lệnh TYPE TEN.TXT E:\ > TYPE SERIAL.TXT Serial Number : 111210145245 E:\ > _ z Lệnh chạy một ứng dụng Từ dấu nhắc gõ TENUNGDUNG A:\ > FDISK ( Chương trình chia ổ ) A:\ > SCANDISK C: ( Chương trình kiểm tra ổ đĩa ) z Ở trên là các lệnh cơ bản của MS DOS , các lệnh này các bạn sẽ phải sử dụng thường xuyên trong quá trình lắp ráp cũng như sửa chữa Máy tính . z Với Window XP bạn có thể thực hành các lệnh trên thông qua cửa sổ cmd , bạn đi vào cửa sổ này như sau : + Vào Start / Run / gõ cmd rồi bấm OK cửa sổ cmd xuất hiện như sau :
  37. Cửa sổ cmd cho phép ta thực hiện các lệnh của MS DOS Chú ý : Khi bạn chuyển ổ đĩa hay vào thư mục không được là do ổ đĩa hoặc thư mục đó không tồn tại . 5. Giới thiệu chương trình NC z NC là một chương trình tiện ích chạy trên môi trường MS DOS , chương trình NC cho phép ta thực hiện các lệnh rất đơn giản như vào ra thư mục, tạo và xoá thư mục, xoá tập tin, Copy dữ liệu v v z Với một kỹ thuật viên máy tính, việc hiểu và sử dụng thành thạo NC là một điều cần thiết, vì khi sửa chữa máy tính hay cài đặt hệ điều hành thì các thao tác bằng câu lệnh là bắt buộc và NC là chương trình nhằm đơn giản hoá các thao tác đó . Màn hình NC z Màn hình NC có 2 của sổ là cửa sổ trái và của sổ bên phải, mỗi cửa sổ hiển thị thông tin của một ổ đĩa, về chức năng thì 2 của sổ là như nhau , một thời điểm ta chỉ dùng được 1 của sổ , cửa sổ đang sử dụng có vệt sáng ( như cửa sổ bên phải ở trên ) , chuyển đổi cửa sổ làm việc bằng phím Tab . * Thực hành NC trong Window XP . z Khi chạy hệ điều hành Window XP , bạn có thể chạy NC thông qua của sổ cmd , từ màn hình Window XP bạn vào NC như sau: z Vào Start / Run gõ cmd rồi bấm OK
  38. Khung của sổ MS DOS xuất hiện + Gõ lệnh CD \ để chuyển về thư mục gốc C:\Documents and Settings\vu van vinh > CD \ C:\ >_ + Chuẩn bị một đĩa Boot CD có chương trình NC , kiểm tra xem ổ CD ROM là ổ gì Như trên thì ổ CD ROM là ổ (H) z Chuyển sang ổ ( H ) là ổ đĩa CD ROM sau đó gõ NC\NC C:\ > H : H:\ > NC\NC => Màn hình NC xuất hiện như hình dưới
  39. Màn hình NC có 2 của sổ làm việc 6 Hướng dẫn sử dụng NC z Để chuyển cửa sổ làm việc Bạn bấm phím Tab z Thay đổi ổ đĩa trên một của sổ Bạn bấm F9 Sau đó dùng các phím mũi tên để tìm đến mục Left nếu muốn thay đổi ổ đĩa trên cửa sổ trái hoặc Right nếu muốn thay đổi ổ đĩa trên của sổ bên phải , tiếp theo tìm đến mục Drive rồi bấm Sau khi bấm => Danh sách các ổ đĩa được hiển thị
  40. => Dùng phím mũi tên chọn lấy ổ đĩa cần mở rồi nhấn z Mở một thư mục Dùng các phím mũi tên chuyển vệt sáng vào thư mục cần mở rồi nhấn z Thoát khỏi thư mục Chuyển vệt sáng lên dòng có hai chấm trên cùng rồi nhấn z Xem nội dung tập tin Chuyển vệt sáng vào tên File cần xem rồi nhấn phím F3
  41. Nội dung File sẽ được hiển thị , muốn thoát ta nhấn ESC Số CD Key để cài đặt Window 98 z Tạo một thư mục trên một ổ đĩa Giả sử muốn tạo thư mục SETUP trên ổ D ta làm như sau : Chuyển vào ổ D sau đó nhấn phím F7 để tạo thư mục Gõ từ SETUP như trên rồi nhấn => Thư mục SETUP vừa tạo sẽ xuất hiện như hình dưới : z Xoá một thư mục Di vệt sáng vào thu mục cần xoá rồi nhấn phím F8
  42. Nhấn phím mũi tên xuống ô chữ Delete chuyển sang mầu vàng rồi nhấn Chọn All để xoá tất cả z Copy một thư mục Di vệt sáng vào thu mục nguồn rồi nhấn F5 Thí dụ Copy thư mục NC trên ổ D ta mở ổ D ra, di vệt sáng vào thư mục NC rồi nhấn F5 Mặc định nó sẽ chỉ đến thư mục đích là ổ đĩa hay thư mục đang mở ở cửa sổ bên kia , chuyển phím mũi tên xuống cho chữ Copy đổi mầu vàng rồi nhấn Muốn Copy vào một thư mục nào đó thì đánh đường dẫn cụ thể của thư mục đích đó vào thanh nhập đường dẫn . Thí dụ Copy tới thư mục SETUP trên ổ E ta gõ E:\SETUP sau đó chuyển xuống Copy rồi như hình dưới .
  43. z Chạy một chương trình ứng dụng Di vệt sáng xuống File có đuôi .EXE rồi nhấn z Thoát khỏi màn hình NC Bấm phím F10 sau đó chọn YES rồi nhấn z Thoát khỏi màn hình MS DOS Có một số trường hợp sau khi thoát khỏi NC là xuất hiện một màn hình MS DOS bao chùm cả màn hình Để thoát khỏi màn hình MS DOS ta gõ lệnh EXIT 7. Chương trình FDISK - Phân vùng cho đĩa cứng z Phân vùng là việc làm bắt buộc trước khi cài đặt Window 98 lên một ổ đĩa mới . z Phân vùng là sử dụng chương trình FDISK để chia ổ đĩa vật lý ra thành nhiều ổ đĩa Logic như C , D , E , F z Một ổ đĩa vật lý có thể chia ra tối đa thành 24 ổ Logic , nhưng trước khi chia ổ ta phải tạo thành 2 phân vùng gọi là Phân vùng
  44. chính ( Primary Partition ) và phân vùng mở rộng (Extended Partition) . z Trên phân vùng chính sẽ lấy toàn bộ dung lượng làm ổ C một cách mặc định, ta không thể chia phân vùng chính thành hai ổ được. z Trên phân vùng mở rộng cho phép ta tạo ra các ổ Logic theo thứ tự từ D , E , F cho đến gần hết bảng chữ cái . Đĩa mới chưa phân vùng Đĩa được chia làm 2 phân vùng Phân vùng chính lấy toàn bộ làm ổ C ( mặc định ) Phân vùng mở rộng có thể tạo được nhiều ổ Logic 8. Các bước thực hiện phân vùng . z Chuẩn bị : - Một máy tính đã lắp đặt hoàn chỉnh, đã thiết lập cấu hình CMOS SETUP và thiết lập ổ CD ROM khởi động trước . - Chuẩn bị một đĩa Boot CD ( có bộ cài Window 98 ) z Khởi động FDISK : - Cho đĩa Boot CD vào và khởi động lại máy => Máy sẽ khởi động từ ổ CD ROM trước và ra màn hình DOS như sau :
  45. A:\ > _ Gõ lệnh FDISK A:\ > FDISK Sau khi gõ lệnh trên màn hình sau xuất hiện . Từ màn hình trên bạn chọn phím [ Y ] ( Lưu ý : Nếu bước này bạn chọn N thì chương trình chỉ nhận được dung lượng 2G mặc dù bạn lắp ổ lớn hơn )
  46. Màn hình tuỳ chọn FDISK z Tạo phân vùng chính ( Primary Partition ) Từ màn hình FDISK Option Chọn [1] để tạo phân vùng ra màn hình sau Chọn số [1] để tạo phân vùng chính
  47. Chọn [N] để chia làm nhiều ổ ( Nếu bước này bạn chọn [Y] thì chương trình chỉ tạo ra một ổ đĩa ) Nhập lại dung lượng cho phân vùng chính rồi nhấn => Toàn bộ dung lượng phân vùng chính sẽ lấy mặc định làm ổ C .
  48. Nhấn phím ESC để quay về màn hình FDISK Option z Tạo phân vùng mở rộng ( Extended Partition ) Từ màn hình FDISK Option Chọn [1] để tạo phân vùng
  49. Chọn [2] để tạo phân vùng mở rộng Lấy toàn bộ dung lượng còn lại Màn hình dưới xuất hiện cho phép ta chọn dung lượng cho ổ Logic thứ nhất
  50. Nhập lại dung lượng cho ổ Logic D ( Nếu muốn chia thành nhiều ổ thì nhập dung lượng cho ổ D nhỏ hơn dung lượng của phân vùng mở rộng ) Sau khi kết thúc tạo các ổ Logic Nhấn ESC để trở về màn hình FDISK Option
  51. z Kích hoạt phân vùng chính làm phân vùng khởi động . Từ màn hình FDISK Option nhấn số [2] Từ màn hình Set Active Partition Nhấn số [1] Sau đó chọn tiếp số [1]
  52. Chữ A xuất hiện trên Partition 1 sau chữ Status Nhấn ESC hai lần để thoát khỏi chương trình FDISK sau đó nhấn tổ hợp 3 phím ( Alt + Ctrl + Delete ) để khởi động lại máy 9. Định dạng cho ổ đĩa ( FORMAT ) z Sau khi tạo phân vùng và chia ổ bạn cần định dạng cho ổ C bằng lệnh FORMAT C: /S Để vừa Format cho ổ C vừa Copy 3 File của hệ điều hành MS DOS sang ổ C . A:\> FORMAT C: /S z Trường hợp gõ lệnh trên mà báo lỗi thì bạn thực hiện lần lượt hai lệnh sau : A:\> FORMAT C: Sau khi Format xong bạn gõ tiếp lệnh A:\> SYS C: Lệnh SYS để Copy 3 File hệ điều hành MS DOS sang ổ C, nếu ta không gõ lệnh này thì ổ máy không khởi động được z Đến đây sau khi đã Phân vùng, chia ổ và Format cho ổ C bạn có thể bắt đầu cài đặt Window 98 , các bước cài đặt Window 98 bạn xem chi tiết trong bài sau :
  53. Các bước cài đặt Window98 Sau khi đã phân vùng đĩa cứng và Format cho ổ C xong , bạn hãy thực hiện các bước cài đặt như sau : z Cho đĩa Boot CD có bộ cài Win98 vào và khởi động lại máy, xuất hiện màn hình với ổ A:\>_ Từ dấu nhắc gõ tên ổ CD Rom để chuyển sang ổ CD ROM Chú ý : nếu chia đĩa cứng thành 2 ổ C và D thì ổ CD ROM sẽ là ổ E tiếp theo . - Sau khi chuyển sang ổ E dùng lệnh DIR để kiểm tra xem có thư mục Win98 không . Chuyển sang ổ E ( Sau khi đã dùng lệnh DIR kiểm tra thấy trong ổ E có Win98 ) Từ ổ E gõ lệnh CD để vào thư mục Win98 Từ dấu nhắc sau thư mục Win98 như trên gõ lệnh SETUP.EXE như hình dưới
  54. Đầu tiên chương trình cài đặt sẽ chạy ScanDisk để kiểm tra ổ đĩa Khi ScanDisk kết thúc ta chọn Exit Quá trình cài đặt bắt đầu Khi ra màn hình trên ta click chuột vào Continue
  55. Khi dừng lại ở màn hình trên ta click chọn dòng access the Agment sau đó tiếp tục click Next Đến màn hình yêu cầu bạn nhập mã Serial bạn hãy nhập vào dòng mã như bên dưới F73WT-WHD3J-CD4VR-2GWKD-T38YD Sau khi nhập xong số Serial bạn click Next để tiếp tục
  56. Khi màn hình chọn ổ đĩa để cài đặt xuất hiện bạn chọn ổ C:\WINDOWS sau đó click Next để tiếp tục Khi màn hình Setup Options xuất hiện bạn chọn kiểu cài đặt là Typical sau đó click Next để tiếp tục
  57. Khi màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên cho máy vào mục Name , dòng Company có thể bỏ trống , sau đó click Next để tiếp tục Khi màn hình trên xuất hiện bạn chọn dòng Install the most common components sau đó click Next để tiếp tục
  58. Khi màn hình trên xuất hiện bạn chọn dòng Việt Nam sau đó click Next để tiếp tục Màn hình trên xuất hiện bạn click Next để tiếp tục
  59. Màn hình trên yêu cầu bạn cho đĩa mềm vào để tạo đĩa khởi động do đó bạn hãy chọn Cancel Màn hình thông báo thôi không tạo đĩa khởi động và click OK để tiếp tục cài đặt Đợi sau vài phút màn hình trên xuất hiện : thông báo yêu cầu bạn bỏ đĩa mềm ( nếu có ) ra khỏi ổ đĩa, sau đó click OK để khởi động
  60. lại máy . Khi màn hình trên xuất hiện bạn đặt lại thời gian và ngày cho máy , ở dòng lựa chọn múi giờ bạn chọn dòng GMT+07.000 Bangkok, Hanoi, Jakata sau đó click Apply rồi click Close Tiếp tục máy sẽ cài Updating cho hệ thống trong vài phút Tiếp tục là quá trình tự động tìm và cài đặt
  61. Drive cho các thiết bị phần cứng .
  62. Chương 12 - Cài hệ điều hành Window XP 1. Các bước cài đặt Windows XP lên một ổ cứng mới ( hoặc ổ cứng chưa phân vùng ) Chuẩn bị : z Một máy tính đã lắp ráp hoàn chỉnh z Một đĩa cài đặt Windows XP : SP1 hoặc SP2 z Vào CMOS SETUP thiết lập cấu hình cho máy và thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước ( Xem lại chương lắp máy ) Bắt đầu cài đặt : Cho đĩa cài Windows XP vào và khởi động lại máy, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu với màn hình mầu xanh như sau : Đợi trong ít phút đến khi dừng lại ở màn hình như sau
  63. Bấm ENTER để cài đặt , sau vài phút máy dừng lại ở màn hình sau : Bấm phím F8 để đồng ý cài đặt, sau một lát máy dừng lại ở màn hình sau :
  64. Bấm phím C để tạo phân vùng cho đĩa, màn hình sau hiển thị : Ở trên hiển thị dung lượng của toàn bộ ổ đĩa, Bạn nhập lại dung lượng nhỏ hơn cho ổ C, ( Nếu bạn lấy toàn bộ dung lượng thì đĩa cứng chỉ tạo ra một ổ Logic )
  65. Sau khi tạo ổ C với dung lượng nhỏ hơn dung lượng đĩa, khoảng trống còn lại được yêu cầu để tạo phân vùng tiếp, bạn hãy chuyển vệt trắng xuống dòng dưới . Chuyển vệt sáng xuống dòng dưới để tạo phân vùng tiếp theo, nhấn phím C để tạo phân vùng , nhập toàn bộ dung lượng còn lại làm ổ D, nếu muốn tạo tiếp ổ E thì nhập lại dung lượng nhỏ hơn
  66. Đặt vệt sáng lên ổ C, nhấn Enter để thực hiện cài đặt, màn hình sau xuất hiện yêu cầu bạn chọn kiểu Format như hình dưới . Bạn hãy chọn kiểu Format là FAT file system (Quick) sau đó nhấn Enter để tiếp tục .
  67. Màn hình trên xuất hiện bạn nhấn ENTER để đồng ý Format , màn hình sẽ tiến hành Format trong khoảng vài chục giây . Tiếp theo là quá trình Copy các File của hệ thống, đợi cho đến khi mầu vàng chạy hết 100%
  68. Sau khi Copy xong máy ra thông báo sẽ khởi động lại sau 7 giây khi chạy hết vạch đỏ, bạn có thể Enter để khởi động lại máy . Khi máy khởi động lại, bạn không đụng tới bàn phím thì máy sẽ tự khởi động vào Windows XP và tiếp tục cài đặt . ( nếu bạn đụng vào bàn phím máy sẽ khởi động từ đĩa CD Rom và nó lại cài đặt lại từ đầu )
  69. Khi màn hình trên xuất hiện bạn Click Next để tiếp tục Khi màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên máy vào ô Name : Thí dụ MAY1 sau đó Click Next để tiếp tục .
  70. Khi màn hình trên xuất hiện bạn bỏ trống các mục yêu cầu nhập Password, sau đó Click Next để tiếp tục . Khi màn hình trên xuất hiện, hãy nhập múi giờ là GMT + 07.001 Bangkock, Hanoi, Jakata Sau đó Clịk Next để tiếp tục
  71. Khi màn hình trên xuất hiện bạn chọn kiểu cài đặt là Typical settings sau đó Click Next để tiếp tục. Khi màn hình trên xuất hiện, bạn Clịk Next để tiếp tục. Đợi đến khi màn hình trên xuất hiện, Click Next để tiếp tục
  72. Khi màn hình trên xuất hiện, bạn chọn Local area netword LAN sau đó Click Next để tiếp tục . Màn hình trên xuất hiện bạn đánh dấu vào hai ô Check box Automatic bên trên sau đó Click Next để tiếp tục .
  73. Màn hình trên xuất hiện bạn đánh dấu vào No not at this time sau đó Click Next để tiếp tục Màn hình trên xuất hiện bạn nhập tên cho người sử dụng máy tính sau đó Enter để kết thúc cài đặt .
  74. Chương 13 - Tiện ích Ghost 1. Giới thiệu về Ghost z Để cài đặt hệ điều hành Windows và các chương trình ứng dụng bạn phải mất khoảng 60 phút , nhưng bạn có thể dùng chương trình Ghost để sao chép toàn bộ ổ đĩa và chỉ mất khoảng 10 phút z Một dàn Game hoặc dàn Net thường bị lỗi hệ điều hành hoặc lỗi các phần mềm, bạn có thể Ghost toàn bộ ổ đĩa vào một File để dự phòng, khi cần thiết bạn sẽ Ghost trở lại và bạn lại có một bộ máy như lúc mới cài đặt . 2. Các tiện ích của Ghost z Bạn có thể Ghost từ một đĩa cứng có chương trình đã được cài đặt ( gọi là đĩa nguồn ) sang một đĩa cứng khác ( gọi là đĩa đích ) Ghost từ đĩa 1 sang đĩa 2 có dung lượng bằng nhau sau khi Ghost xong, đĩa 2 sẽ giống hệt đĩa 1 Ghi chú : Phần đậm trong ổ C là phần có dữ liệu .
  75. Ghost từ đĩa 1 sang đĩa 2 có dung lượng nhỏ hơn sau khi Ghost xong, dung lượng các ổ thay đổi nhưng tỷ lệ % của các ổ không thay đổi Lưu ý : Nếu ổ đích quá nhỏ so với ổ nguồn sẽ bị lỗi và bạn không thể Ghost được z Bạn có thể Ghost toàn bộ ổ đĩa vào một File Image của một ổ khác để dự phòng, khi cần thiết thì bạn Ghost ngược lại . Ghost đĩa 1 vào File Image trên đĩa 2 để dự phòng Ghost ngược lại từ File Image trên đĩa 2 về đĩa 1 khi đĩa 1 bị lỗi hệ điều hành z Bạn có thể Ghost toàn bộ một ổ logic sang một ổ logic khác Thí dụ Ghost toàn bộ ổ C đĩa 1 sang ổ C đĩa 2
  76. Ghost từ Partition sang Partition khác z Bạn cũng có thể Ghost toàn bộ ổ logic C thành một File ảnh trên một ổ Logic khác cùng đĩa hoặc khác đĩa để dự phòng, khi cần thiết bạn Ghost ngược trở lại từ File ảnh về ổ Logic ban đầu . Ghost từ ổ logic C đĩa 1 thành một File Image trên ổ D đĩa 2 z Ghost ngược lại từ File Image về ổ C trong trường hợp ổ C bị lỗi hệ điều hành .
  77. Ghost ngược lại từ File Image dự phòng trên ổ D đĩa 2 về ổ C đĩa 1 khi đĩa 1 bị hỏng hệ điều hành . Bạn cũng có thể Ghost từ ổ C thành một File Image trong ổ D trên cùng một đĩa cứng 3. Các điểm cần lưu ý khi Ghost z Nếu bạn cài Windos XP vào đĩa nguồn thì sau khi Ghost sang đĩa đích bạn chỉ dùng được trên máy có cùng chủng loại Mainboard . z Trường hợp khác loại Mainbord thì ít nhất hai loại Mainboard phải có cùng tên Chipset chính ( North Bridge ) z Khi Ghost từ đĩa sang đĩa, nếu đĩa đích đã có dữ liệu thì toàn bộ dữ liệu cũ sẽ bị xoá và được thay thế bằng dữ liệu mới như đĩa nguồn .  4. Mục đích Ghost từ Đĩa sang Đĩa z Khi bạn cần lắp nhanh một bộ máy tính trong khoảng 15 đến 20 phút, bạn cần sử dụng chương trình Ghost để sao chép toàn bộ nội dung và các phân vùng của đĩa nguồn ( là ổ được cài đặt chuẩn ) sang đĩa đích ( là ổ lắp mới trong máy ), so với thời gian lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh cho một bộ máy mất khoảng
  78. 80 phút thì chương trình Ghost đã tiết kiệm cho bạn được 60 phút làm việc . Dùng đĩa 1 có dữ liệu làm đĩa nguồn Ghost sang đĩa 2 ( đĩa đích ) là đĩa cần cài đặt . 5. Các bước tiến hành z Chuẩn bị một đĩa nguồn ( đã được cài đặt chuẩn ) z Lắp đĩa nguồn chung cáp tín hiệu với đĩa cứng trong máy, thiết lập Jumper cho đĩa nguồn là Master và đĩa đích là Slave Thiết lập Jumper cho đĩa nguồn ( có dữ liệu ) là Master đĩa đích ( chưa có dữ liệu) là Slave z Vào CMOS SETUP thiết lập cho ổ CD ROM là First Boot z Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại máy, máy sẽ khởi động vào màn hình MS-DOS với dấu nhắc từ ổ A A:\> _ Gõ lệnh Ghost A:\> Ghost Màn hình Ghost xuất hiện
  79. Chọn Local => Disk => To Disk Chọn To Disk Chương trình yêu cầu bạn chọn đĩa nguồn, bạn hãy chọn dòng số 1 ( Dòng số1 là ổ với thiết lập Master ) nhấn
  80. Chương trình sẽ mặc định chọn ổ đích là ổ Drive 2 cho bạn bạn nhấn Chương trình cho phép bạn có thể thay đổi kích thước các ổ logic trên đĩa đích ở mục New site, nếu bạn không muốn thay đổi thì giữ nguyên kích thước mặc định Sau đó nhấn phím Tab để chuyển mục chọn xuống OK và nhấn
  81. Chương trình hỏi bạn có đồng ý Ghost với các lựa chọn trên hay không? bạn chọnh Yes rồi nhân Chương trình bắt đầu Ghost trong khoảng 5 phút ( tuỳ theo tốc độ máy, tốc độ máy càng cao thì thời gian này càng ngắn ) Thanh trạng thái bên trên cho ta thấy % dữ liệu đã hoàn thành . Khi quá trình Ghost hoàn thành 100%, bạn cần chọn Reset Computer để khởi động lại máy . => Quá trình Ghost đã hoàn thành .
  82. 6. Ghost từ Đĩa vào File Image . z Tiện ích này giúp bạn Ghost dự phòng đĩa cứng vào một File ảnh, và như vậy với một đĩa dự trữ bạn có thể lưu được nhiều File ảnh Ghost từ nhiều đĩa cứng cài đặt trên các Mainbord khác nhau. Ghost toàn bộ đĩa 1 thành File Image trên đĩa cứng thứ 2 File Image dự trữ có thể được Ghost ra một ổ cứng mới Các bước thực hiện : z Chuẩn bị một ổ cứng đã được cài đặt làm ổ nguồn . z Một ổ cứng khác dùng để lưu File Image, ổ cứng này cần được phân vùng và Format trước bằng chương trình FDISK và lệnh Format . z Hai ổ cứng trên đấu chung một cáp tín hiệu, thiết lập cho ổ nguồn là Master, ổ cần lưu File Image là Slave .
  83. z Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại máy. Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost A:\> Ghost Màn hình Ghost xuất hiện Chọn Local => Disk => To Image Từ To Image nhấn
  84. Chọn đĩa nguồn là Drive 1 nhấn Giao diện sau xuất hiện . Bạn chọn ổ Logic nơi đặt File Image, bạn bấm phím Tab để đưa lựa chọn về mục Look in dùng phím mũi tên trải xuống . Chọn ổ Logic để đặt File Image ( ví dụ trên đang chọn ổ F ) rồi nhấn
  85. Đặt tên cho File Image trong ô File name (ví dụ trên đặt tên là LUUTRU) sau đó dùng phím Tab đưa mục chọn sang phím Save rồi nhấn Giao diện trên yêu cầu bạn chọn tỷ số nén cho File Image - Nếu bạn chọn No là không nén . - Nếu bạn chọn Fast là nén lại còn khoảng 80% - Nếu bạn chọn High là nén lại còn khoảng 60% Thông thường ta chọn tỷ số nén cao nhất là High sau khi chọn tỷ số nén bạn nhấn
  86. Chọn Yes để đồng ý với các lựa chọn trên . Quá trình Ghost được thực thi trong khoảng 5 phút ( tuỳ tốc độ máy ) sau khi thanh trạng thái đạt 100% là xong .
  87. Bạn chọn Continue sau đó thoát khỏi chương trình Ghost Quá trình Ghost đã hoàn thành . 7. Ghost từ File Image ra đĩa . Bạn có thể sử dụng File Image trên để Ghost ra một đĩa cứng mới khi lắp máy, hay Ghost ra đĩa bị lỗi hệ điều hành để sửa chữa . Ghost từ File Image ra đĩa cứng Các bước tiến hành z Chuẩn bị một ổ cứng có chứa File Image làm File nguồn .
  88. z Một ổ cứng mới mà bạn cần cài đặt z Đấu hai ổ chung cáp tín hiệu, thiết lập cho ổ có File nguồn là Master, ổ mới chưa có dữ liệu là Slave . z Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại máy. Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost A:\> Ghost Màn hình Ghost xuất hiện Chọn Local => Disk => From Image Chọn From Image nhấn
  89. Bạn dùng phím Tab để đưa lựa chọn vào mục Look in, sau đó mở ổ đĩa có chứa File Image . Chọn File Image cần Ghost rồi nhấn Chương trình sẽ tự chọn đĩa đích cho bạn, bạn nhấn Bạn có thể thay đổi lại kích thước các ổ Logic trong mục New size, hoặc để nguyên kích thước mặc định
  90. Dùng phím Tab để chuyển mục chọn xuống OK rồi nhấn Bạn chọn Yes để đồng ý với các lựa chọn trên . Quá trình Ghost thực thi trong khoảng 5 phút ( tuỳ theo tốc độ máy )
  91. Khi kết thúc bạn chọn Reset Computer để khởi động lại máy => Quá trình Ghost hoàn thành 8. Ghost từ Partition sang Partition Bạn có thể Ghost toàn bộ dữ liệu của ổ C đĩa 1 sang ổ C hoặc ổ D trên đĩa 2, quá trình đó là Ghost từ Partition sang Partition, trường hợp này thường đựơc sử dụng cho các ổ đĩa được phân vùng sẵn . Các bước tiến hành z Chuẩn bị một đĩa được cài đặt chuẩn làm đĩa nguồn . z Đĩa đích phải là đĩa đã được phân vùng hoặc một ổ đĩa đang sử
  92. dụng bị lỗi phần mềm . z Lắp 2 ổ đĩa chung cáp, thiết lập một ổ là Master một ổ là Slave, ổ Master sẽ được hiển thị ở vị trí Drive 1 khi Ghost . z Thiết lập trong CMOS SETUP cho ổ CD ROM khởi động trước z Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại máy Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost A:\> Ghost Màn hình Ghost xuất hiện Chọn Local => Partition => To Partition Chọn To Partition nhấn
  93. Bạn hãy chọn đĩa nguồn, ở trên đĩa Drive1 là đĩa bạn thiết lập là Master, sau khi chọn đĩa nguồn bạn nhấn Chương trình tiếp tục yêu cầu bạn chọn phân vùng trên đĩa nguồn, thông thường bạn chọn dòng Primary là ổ chứa hệ điều hành . Chương trình yêu cầu bạn chọn phân vùng trên đĩa đích, bạn có thể chọn Primary hoặc Logical sau đó
  94. Cửa sổ trên hỏi bạn có đồng ý với các lựa chọn trên không ? bạn chọn Yes rồi nhấn Quá trình sao chép bắt đầu và kéo dài trong khoảng 5 phút thì kết thúc
  95. Quá trình sao chép kết thúc, giao diện trên xuất hiện, bạn hãy chọn Reset Computer để khởi động lại máy . => Qúa trình Ghost hoàn thành 9. Ghost từ Partition đến File Image z Bạn có thể Ghost từ Partition sang một File ảnh để dự phòng, khi hỏng bạn sẽ Ghost ngược trở lại từ File Image về phân vùng ban đầu . Ghost từ Partition thành File Image
  96. Ghost từ Partition thành File Image trên cùng một đĩa cứng . Các bước tiến hành . z Chuẩn bị một đĩa được cài đặt chuẩn làm đĩa nguồn . z Đĩa đích phải là đĩa đã được phân vùng hoặc một ổ đĩa đang sử dụng . z Lắp 2 ổ đĩa chung cáp, thiết lập một ổ là Master một ổ là Slave, ổ Master sẽ được hiển thị ở vị trí Drive 1 khi Ghost . z Thiết lập trong CMOS SETUP cho ổ CD ROM khởi động trước z Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại máy Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost A:\> Ghost Màn hình Ghost xuất hiện Chọn Local => Partition => To Image
  97. Chọn To Image Bạn hãy chọn đĩa nguồn, ổ Drive1 là ổ có thiết lập là Master Tiếp theo bạn cần chọn phân vùng trên đĩa nguồn mà bạn cần Ghost dự phòng, thông thường là phân vùng chính Primary .
  98. Chương trình yêu cầu bạn chọn phân vùng đích nơi đặt File Image để Ghost tới, bạn có thể chọn một trong các ổ đĩa trong mục Look in Bạn nhập tên cho File Image vào mục File name, thí dụ trên đặt tên là LUU_C sau đó dùng phím Tab chuyển mục chọn sang phím Save và nhấn Chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn tỷ số nén, bạn nên chọn tỷ số nén cao nhất là High sau đó nhấn
  99. Một giao diện hỏi bạn có đồng ý với các lựa chọn trên không ? bạn chọn Yes rồi nhấn Chương trình tiến hành Ghost trong khoảng 5 phút ( tuỳ tốc độ máy )
  100. Khi kết thúc bạn chọn Continue sau đó thoát khỏi chương trình Ghost và khởi động lại máy . => Quá trình Ghost đã hoàn thành . 10. Ghost từ File Image về Partition z Bạn có thể sử dụng File Image dự phòng để Ghost ngược trở về phân vùng tuỳ ý . Ghost ngược lại từ File Image về Partition
  101. Ghost từ Partition thành File Image trên cùng một đĩa cứng . Các bước tiến hành . z Chuẩn bị một đĩa có File Image làm đĩa nguồn . z Đĩa đích phải là đĩa đã được phân vùng hoặc một ổ đĩa đang sử dụng . z Lắp 2 ổ đĩa chung cáp, thiết lập một ổ là Master một ổ là Slave, ổ Master sẽ được hiển thị ở vị trí Drive 1 khi Ghost . z Thiết lập trong CMOS SETUP cho ổ CD ROM khởi động trước z Cho đĩa Boot CD có chương trình Ghost vào và khởi động lại máy Từ dấu nhắc gõ lệnh Ghost A:\> Ghost Màn hình Ghost xuất hiện Chọn Local => Partition => From Image
  102. Chọn From Image Dùng phím Tab để đưa mục chọn về mục Look in, sau đó chọn phân vùng chứa File Image, nếu không nhớ bạn hãy lục tìm trong các ổ logic C, D, E, F trên Nếu có File Image thì chúng sẽ được hiển thị trong khung cửa sổ, chọn đúng tên File rồi nhấn
  103. Tiếp theo bạn cần chọn ổ đĩa đích , bạn lưu ý khi cắm hai ổ trên 1 cáp, thì ổ thiết lập là Master sẽ được hiển thị ở dòng số 1 như ở trên . Tiếp theo bạn cần chọn phân vùng đích để Ghost tới, nếu bạn chọn Primary thì bạn sẽ Ghost tới ổ C, nếu chọn là Logical thì bạn sẽ Ghost tới ổ D . Tiếp theo là cửa sổ hỏi bạn có đồng ý với các lựa chọn trên không,
  104. bạn chọn Yes rồi nhấn Chương trình bắt đầu sao chép trong khoảng 5 phút, cho đến khi thanh trạng thái chạy hết 100% . Kết thúc bạn hãy chọn Continue rồi thoát khỏi chương trình Ghost, sau đó khởi động lại máy . => Quá trình Ghost hoàn thành .
  105. Chương 14 - Partition Magic 1. Giới thiệu về Partition Magic z Máy tính bạn đang sử dụng, nếu bạn muốn tạo thêm một ổ đĩa hoặc thay đổi kích thước các ổ đĩa mà không muốn cài đặt lại Window hoặc muốn bảo toàn dữ liệu thì hãy dùng Partition Magic z Ổ đĩa bị hỏng ( bị Bad) một số nơi làm cho máy chạy hay bị treo bạn có thể dùng Partition Magic để cắt đoạn đĩa Bad đó đi . z Như vậy Partition Magic là chương trình giúp bạn phân vùng lại đĩa cứng, thay đổi kích thước các ổ đĩa nhưng vẫn bảo toàn dữ liệu cho bạn, khác với chương trình FDISK là khi phân vùng đĩa cứng thì toàn bộ dữ liệu bị xoá hết . 2. Cài đặt và sử dụng Partition Magic z Partition Magic là chương trình chạy trên nền Windows, để có thể sử dụng bạn phải cài chương trình Partition Magic sau đó chạy chúng . z Bạn tìm mua đĩa CD Rom có bộ cài Partition Magic ( khoảng 38MB ) z Hoặc bạn có thể Download phần mềm Partition Magic xuống sau đó cài đặt . Vào trang này Download Partition Magic 8.0 Mở thư mục Partition Magic 8.01 Full trên ra và kích vào biểu tượng Setup để cài đặt . Nếu quá trình cài đặt yêu cầu mã Serial thì bạn mở file Serial để lấy mã Serial . z Sau khi cài đặt xong bạn có thể chạy chương trình PartitonMagic
  106. z Chạy chương trình PartitionMagic : Vào Start / Programs / PowerQuest PartitionMagic 8.0 / kích vào PartitionMagic8.0 Cửa sổ Partition Magic xuất hiện như sau Cửa sổ PartitionMagic Thanh trạng thái hiển thị kích thước các ổ đĩa và phần có dữ liệu (mầu vàng) Thanh công cụ Các công cụ thường sử dụng là Create partition Tạo phân vùng Delete partition Xoá phân vùng Resize/Move partition Thay đổi kích thước phân vùng Convert partition Chuyển đổi định dạng phân vùng 3. Các chức năng thường sử dụng của Partition Magic
  107. a) Thay đổi kích thước các ổ đĩa : z Thí dụ : Giảm kích thước ổ E sau đó tăng kích thước cho ổ F ta làm như sau : Clích chuột phải vào ổ E / chọn lớp Resize/Move Cửa sổ sau xuất hiện Ở trên hiển thị thông tin về ổ đia E phần mầu xanh đen là phần có dữ liệu, phần mầu xanh nhạt là không có dữ liệu . Đưa trỏ chuột vào đầu thanh trạng thái trên, trỏ chuột đổi thành mũi tên , bấm giữ chuột trái và dê vào trong để thu hẹp ổ đĩa lại, tạo ra vùng khoảng trống mầu xám => sau đó nhấn OK
  108. Ta thấy ổ E đã co lại và để ra một khoảng trống mầu xám z Tăng kích thước cho ổ F Kích chuột phải vào ổ đĩa F trên thanh trạng thái, chọn lớp Resize/Move cửa sổ sau xuất hiện Đưa trỏ chuột vào cuối ô mầu xanh, trỏ chuột đổi thành mũi tên, bạn hãy kéo phần mầu xanh trùm vào phần mầu xám rồi nhấn OK Kích thước của hai ổ đã thay đổi, bây giờ bạn Click chuột vào nút Apply trên thanh công cụ để chương trình thực thi các thay đổi cho bạn Nút Apply trên thanh công cụ . b) Xoá phân vùng và tạo phân vùng mới . z Bạn có thể xoá các ổ đã tạo sau đó tạo lại các ổ Logic mới . Thí dụ : xoá ổ F đi và tạo lại thành 2 ổ khác ta làm như sau :
  109. Click chuột phải vào ổ F sau đó chọn Delete Bấm OK để xoá ổ F đã bị xoá để ra một khoảng trống mầu xám z Tạo phân vùng mới : Clíck chuột phải vào khoảng trống mầu xám, chọn dòng Create Hộp thoại sau sẽ xuất hiện
  110. Bạn chọn kiểu phân vùng trong ô Partition Type là FAT32 Và nhập kích thước cho ổ vào ô Size ( nếu bạn muốn chia nhiều ổ thì nhập kích thước nhỏ hơn kích thước đang đã hiển thị trong ô ) Ở trên là tạo kích thước cho ổ F bằng 50% khoảng trống z Tiếp tục làm như trên cho phần khoảng trống còn lại và lấy toàn bộ dung lượng khoảng trống còn lại làm một ổ . ổ mới tạo được là ổ I Bây giờ bạn Click chuột vào nút Apply trên thanh công cụ để chương trình thực thi các thay đổi cho bạn Nút Apply trên thanh công cụ . c) Chuyển đổi định dạng của phân vùng z Khi bạn sử dụng một ổ đĩa có dụng lượng lớn hàng trăm GB thì quá trình cài đặt Windows XP chỉ cho bạn một lựa chọn duy nhất là Format với NTFS , bạn không thể sử dụng được định dạng FAT32 , vì vậy sau khi cài đặt bạn có thể sử dụng Partition Magic để Convert lại thành FAT32 . z Để thay đổi định dạng một ổ đĩa nào đó bạn làm như sau :
  111. Kích chuột phải vào ổ đĩa cần thay đổi, chọn dòng Convert Cửa sổ sau xuất hiện Đánh dấu vào mục chọn FAT sau đó OK 4. Dùng Partition cắt Bad 1. Biểu hiện đĩa bị Bad ( hỏng) Khi sử dụng máy tính có các dấu hiệu : z Máy hay bị treo z Mở file hoặc ghi dữ liệu hay có thông báo lỗi. => Đó là những dấu hiệu của bề mặt đĩa bị Bad ( bị hỏng không ghi được dữ liệu ) z Khi đĩa bị Bad bạn có thể dùng chương trình Partition Magic để cắt đoạn Bad đó đi bằng cách không tạo phân vùng trên đoạn đĩa bị Bad . 2. Kiểm tra đĩa cứng bằng chương trình SCANDISK z Để biết đĩa cứng của bạn có bị Bad hay không bạn sử dụng chương trình Scandisk, đây là chương trình chạy trên nền MS- DOS và không có trong Window XP vì vậy để chạy SCANDISK bạn cần chạy từ đĩa Boot CD . z Bạn chuấn bị một đĩa Boot CD ( như đĩa cài Win98 ) z Vào CMOS SETUP và thiết lập cho ổ CD Rom khởi động trước ( Xem lại bài thiết lập cấu hình CMOS SETUP cho máy trong chương Lắp ráp máy tính ) z Cho đĩa Boot CD vào và khởi động lại máy , màn hình MS
  112. DOS xuất hiện với ổ A:\> _ Bạn gõ lệnh để SCANDISK ổ C như sau : A:\> SCANDISK C: Chương trình SCANDISK hiển thị bề mặt đĩa Các vùng có chữ B là đĩa bị Bad 3. Cắt Bad bằng chương trình Partition Magic z Giả sử khi bạn SCANDISK ổ E thấy rất nhiều điểm bị Bad tập trung ở nửa đầu của ổ E, khi đó bạn làm như sau :
  113. z Khởi động chương trình Partition Magic Click chuột phải vào ổ E / chọn dòng Resize / Move sau đó kéo cho kích thước ổ E thu hẹp lại như sau Sau đó bỏ trống và không tạo phân vùng cho phần đĩa bị Bad trên Ưu điểm : Khi đọc dữ liệu, đầu từ sẽ không đọc đến khu vực đĩa bị Bad ( do ta không phân vùng ) và như vậy máy không còn bị treo hay sinh lỗi ghi, đọc . Nhược điểm : Đĩa cứng bị mất dung lượng ở các khoảng trống không được phân vùng . 4. Cảnh giác khi mua đĩa cũ z Với tiện ích của Partition Magic trên, một số đĩa hỏng có thể bị cắt Bad và bán cho bạn với giá của đĩa còn tốt, vì vậy khi mua đĩa cũ bạn cần lưu ý một số điểm sau : + Dung lượng của tất cả các ổ đĩa logic C, D, E cộng lại phải bằng với dung lượng ghi trên nhãn của đĩa cứng, nếu tổng dung lượng các đĩa logic mà thấp hơn hàng trăm MB thì có thể đĩa bị cắt Bad . + Nếu có thể được bạn yêu cầu cho chạy thử chương trình Partition Magic thì sẽ biết ngay . + Dùng chương trình SCANDISK để kiểm tra bề mặt đĩa như trên đã đề cập .
  114. Chương 15 - Nối mạng LAN 1. Mạng LAN ( Local Area Network - Mạng cục bộ ) z Mạng LAN là mạng cho phép kết nối nhiều máy tính lại với nhau trong phạm vi một phòng, một tổ chức, một cơ quan với mục đích : - Liên lạc các máy với nhau - Chia sẻ thông tin - Chia sẻ tài nguyên Mạng LAN kết nối nhiều thiết bị . 2. Các kiểu đấu mạng LAN a) Mạng LAN đấu kiểu BUS Mạng LAN đấu kiểu BUS
  115. z Với kiểu BUS các máy tính được nối với nhau thông qua một trục cáp, ở hai đầu trục cáp có các Terminador đánh dấu điểm kết thúc đường trục, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor . z Ưu điểm : + Ưu điểm của cách đấu mạng này là tiết kiệm được dây cáp z Nhược điểm : + Nhược điểm của đấu mạng kiểu này là tốc độ chậm + Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ bị ngưng hoạt động . + Khi mạng có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện ra vị trí bị lỗi . z => Vì các nhược điểm trên nên mạng này ít được sử dụng . b) Mạng LAN đấu kiểu RING ( Kiểu vòng ) Mạng LAN đấu kiểu RING (vòng) z Với kiểu RING các máy tính được nối với nhau trêm một trục khép kín, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor . z Ưu điểm : + Ưu điểm của cách đấu mạng này là tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kiểu BUS . z Nhược điểm : + Nhược điểm của đấu mạng kiểu này là tốc độ vẫn bị chậm + Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ bị ngưng hoạt động . + Khi mạng có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện ra vị trí bị lỗi . z => Vì các nhược điểm trên nên mạng này cũng ít được sử dụng . c) Mạng LAN đấu kiểu hình sao STAR
  116. Mạng LAN đấu theo kiểu STAR z Mạng LAN đấu kiểu hình sao cần có một thiết bị trung gian như Hub hoặc Switch, các máy tính được nối với thiết bị trung gian này. z Ưu điểm : + Ưu điểm của kiểu đấu mạng này là tốc độ nhanh . + Khi một máy trên mạng có sự cố thì không làm ảnh hưởng đến các máy khác . + Dễ dàng tìm ra vị trí lỗi để khắc phục sửa chữa . z Nhược điểm : + Tốn nhiều dây cáp mạng, do đó chi phí tăng . z => Vì có nhiều ưu điểm hơn vì vậy mạng này được sử dụng rộng dãi trong thực tế . 3. Cáp mạng . z Trong thực tế ta thường sử dụng kiểu đấu mang hình sao sử dụng Hub hoặc Switch làm thiết bị trung gian, trong trường hợp này ta sử dụng cáp mạng 8 sợi . z Trường hợp ta đấu hai máy với nhau ta cũng dùng cáp mạng 8 sợi
  117. Dây cáp mạng 8 sợi . z Khi đấu máy tính với Modem ADSL ta cũng sử dụng cáp 8 sợi . Dây cáp mạng 8 sơi dùng để đấu nối 2 máy tính hoặc đấu giữa máy tính với Modem ADSL 4. Card mạng - Card Net z Để các máy tính có thể giao tiếp được với nhau cần phải có một Card mạng ( Card Net ), Card Net được cắm vào máy tính thông qua khe PCI . Card Net z Card Net có thể được tích hợp Onboard trên một số Mainboard z Card mạng có nhiệm vụ mã hoá dữ liệu truyền đi và giải mã dữ liệu nhận đựợc thông qua môi trường mạng . z Để Card mạng có thể hoạt động được thì chúng cần có trình điều khiển ( Drive ), trình điều khiển có trên đĩa CD kèm theo
  118. Card mạng hoặc trên đĩa cài đặt Mainboard nếu card mạng Onboard . z Nếu bạn cài đặt Window XP thì hệ điều hành này tự động cài đặt Drive cho hầu hết các Card Net có trên thị trường . 5. Các bước thiết lập mạng LAN . Nối mạng có nhiều máy tính . Các bước cần thực hiện z Cài đặt Card mạng cho các máy z Chuẩn bị một Switch từ 8 đến 24 cổng . z Đấu dây cáp tín hiệu từ Switch ra các máy z Đặt lại tên cho các máy . z Thiết lập địa chỉ IP cho các máy z Kiểm tra sự thông mạng . z Bỏ chế độ Password trên các máy z Chia sẻ quyền truy cập . a) Cài đặt Card mạng cho các máy . z Nếu máy tính của bạn đã có sẵn Card mạng thì quá trình cài đặt Window XP, đa số các trường hợp hệ điều hành sẽ cài sẵn trình điều khiển cho bạn . z Nếu bạn lắp Card mạng mới thì bạn cần cài đặt trình điều khiển cho Card => Bạn lắp Card mới vào máy, bật khởi động máy tính, trong quá trình khởi động hệ điều hành sẽ tự nhận ra Card mới và yêu cầu bạn cài đặt Drive, bạn cho đĩa Drive ( kèm theo Card khi mua ) vào máy và cài đặt theo các hướng dẫn trong quá trình cài đặt.
  119. z Cài đặt xong bạn khởi động lại máy sau đó vào màn hình Device Manager để kiểm tra . + Kích phải chuột vào My Computer / Chọn Properties / Chọn Hardware / Chọn Device Manager => Màn hình Device Manager xuất hiện : Nếu bạn nhìn thấy có tên Card mạng trong danh sách trên là Card mạng đã được cài đặt, như ở trên ta thấy có Network adapters tức là Card mạng đã được cài đặt . b) Chuẩn bị một Switch 8 cổng hoặc 16 hoặc 24 cổng tuỳ theo nhu cầu sử dụng . Switch 8 cổng Switch 16 cổng
  120. Switch 24 cổng c) Đấu dây cáp từ Switch đến các máy . Chuẩn bị một kìm bấm dây mạng . z Cắt dây mạng từ Switch đến máy, chiều dài tối thiểu là 2,5m chiều dài tối đa là 100m . + Hai đầu dây cắt vỏ bọc nhựa để hở các sợi dây khoảng 1 cm + Lùa các sợi dây vào trong Zắc cắm z Sau khi bạn lùa dây vào zắc, cho Zắc mạng vào kìm và bóp mạnh tay
  121. z Cáp đấu từ Switch đến các máy cần được đấu song song như hình dưới đây . Cáp từ Switch đến máy được dấu song song như trên thứ tự các mầu dây có thể thay đổi, nhưng bạn đấu theo thứ tự trên là tốt nhất . z Chú ý : Cáp mạng từ Switch đến các máy là cáp được đấu song song, tức là vị trí các sợi dây ở hai đầu zắc cắm là như nhau
  122. d ) Đặt lại tên cho các máy trong mạng z Để các máy trong mạng có thể liên lạc được với nhau thì mỗi máy cần có một tên và tên của các máy trong mạng không được trùng nhau , bạn cần đặt lại tên cho các máy như sau : + Kích phải chuột vào My Computer / chọn Propeties / chọn Computer Name màn hình sau xuất hiện : Kích vào phím Change hộp thoại sau xuất hiện Nhập tên máy vào ô Computer name Kích chọn mục Workgroup : và để nguyên chữ MSHOME ( Mục Workgroup ở các máy phải như nhau ) => Sau đó nhấn OK e ) Thiết lập địa chỉ IP cho các máy .
  123. Bạn có thể chọn một trong hai cách sau : Cách 1 : Thiết lập địa chỉ IP động . z Để các máy có thể gửi và nhận dữ liệu thì chúng cần có một địa chỉ IP, bạn có thể thiết lập địa chỉ IP động cho các máy như sau : Từ màn hình Desktop Kích phải chuột lên biểu tượng Network / chọn Properties Kích phải chuột lên biểu tượng Local Area Connection / chọn Properties Kích đúp vào dòng Internet Protocol ( TCP/IP )
  124. Đánh dấu vào dòng Obtain an IP address automaticaly và dòng Obtain DNS server address automaticaly => Sau đó Click OK z Chú ý : nếu thiết lập địa chỉ IP tự động thì toàn bộ các máy trong mạng đều phải thiết lập địa chỉ IP là tự động . Cách 2 : Thiết lập địa chỉ IP tĩnh z Bạn thực hiện các bước như ở trên, đến bước cuối cùng sau : Bạn nhập địa chỉ IP như trên cho máy số 1 Bạn nhập địa chỉ IP như trên cho máy số 2 z Như vậy giữa các máy trong mạng chỉ các nhau ở số cuối
  125. cùng của dòng đầu tiên, đây chính là số IP tĩnh gán cho mỗi máy, số này có thể đánh từ số 1 đến 254 và không được trùng nhau trong một mạng . z Các số phía trước là 192.168.1. là như nhau trong một mạng z Các số ở dòng Subnet mask được máy tự động điền vào như trên z Trong mục thiết lập bên dưới bạn hãy để trống . z Lưu ý : Nếu mạng thiết lập IP tĩnh thì phải thiết lập cho tất cả các máy trong mạng là IP tĩnh . f ) Kiểm tra sự thông mạng z Bạn khởi động lại các máy tính trong mạng, đợi sau khoảng 5 phút sau đó bạn làm theo các bước sau : z Kích đúp vào biểu tượng Network trên màn hình Desktop => Kích vào dòng View workgroup computers màn hình sau xuất hiện :
  126. Các máy xuất hiện trong của sổ này là các máy đã được thông mạng, tuy nhiên cũng có trường hợp máy đã thông mạng nhưng không xuất hiện trên của sổ, khi đó bạn cần kiểm tra từ cửa sổ cmd z Kiểm tra sự thông mạng thông qua cửa sổ cmd + Vào Start / kích vào Run Gõ cmd trong của sổ rồi nhấn OK cửa sổ cmd xuất hiện Giả sử bạn đang đứng trên Máy 1, bạn kiểm tra xem có thông với Máy 4 không ta làm như sau : Từ dấu nhắc trên gõ lệnh : PING MAY4 Thông báo trên cho biết không tìm thấy máy 4
  127. Làm các bước tương tự với máy 3 Kết quả trên cho thấy máy 3 đã được thông mạng khi máy nào đó được thông mạng thì chương trình cmd sẽ liệt kê địa chỉ IP của máy đó cùng với thời gian truy cập như trên . z Sau khi thiết lập địa chỉ IP cho các máy là bạn đã có thể sử dụng mạng để truy cập Internet chỉ cần bạn yêu cầu một thuê bao ADSL và một Modem ADSL được nhà cung cấp thiết lập sẵn các thông số cho bạn => Bạn đấu cáp tín hiệu từ Modem ADSL vào một cổng bất kỳ trên Switch là sử dụng được Lưu ý : Đoạn cáp từ Modem ADSL đến Switch phải là cáp tín hiệu đấu chéo, cáp này thường đi theo Modem ADSL . z Tuy nhiên nếu dừng lại ở bước này thì bạn chưa sử dụng được tài nguyên trên mạng nội bộ của nhau, vì vậy bạn cần phải bỏ chế độ Password trên các máy và cài đặt chia sẻ tài nguyên để cho máy khác có thể truy cập vào các ổ đĩa, các bước này sẽ đề cập ở bài tiếp theo . Tiếp theo - Các bước thiết lập mạng LAN g ) Bỏ chế độ Password trên các máy . z Nếu bạn đang ngồi trên MAY1 mà bạn Click vào biểu tượng MAY3 hoặc các máy khác thì bạn sẽ nhận được một thông báo lỗi, nguyên nhân là do bạn chưa bỏ chế độ Password trên MAY3 hoặc trên các máy khác .
  128. z Bạn cần phải bỏ chế độ Password trên tất cả các máy trong mạng, các bước thực hiện như sau : Vào Start / Settings / Control panel Kích đúp vào biểu tượng Administrative Tools ở trên Kích đúp tiếp vào biểu tượng Computer Management ở trên Mở mục Local Users and Groups Kích vào User bạn sẽ thấy màn hình User như sau : Ta thấy các biểu tượng User bị đánh dấu đỏ, bạn hãy bỏ các dấu đỏ trên đi bằng cách Kích chuột phải vào các biểu tượng User / chọn Properties
  129. Ban đầu ta thấy cả 3 mục như hình dưới bị đánh dấu => Hãy kích bỏ đánh dấu ở các mục User cannot change password ( bỏ đánh dấu ) Account is disabled ( bỏ đánh dấu ) Chỉ để lại đánh dấu ở mục Password never expires ( đánh dấu ) => Sau đó Click OK Bạn hãy bỏ đánh dấu cho tất cả các mục User trên, kết quả nhận được như hình dưới Sau đó bạn thoát ra ngoài và khởi động lại máy . Lư ý : Đa số các máy sau khi bỏ chế độ Pasword như trên là đã cho phép máy khác có thể truy cập vào máy của mình, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn vẫn thấy thông báo lỗi, trong trường hợp đó bạn làm như sau :
  130. Vào Start / Settings / Control panel Kích đúp vào biểu tượng : Administrative Tool Kích đúp vào biểu tượng Local Security Policy Mở thư mục Local Policies Kích vào thư mục User Rights Assignmen Sau đó kích đúp vào dòng Access this computer from the net
  131. Kích vào Add User or Group Kích vào Advanced Kích vào Find Now Kích vào dòng biểu tượng có chữ Guest sau đó Click OK sau đó Click OK tiếp
  132. Lúc này bạn nhìn thấy dòng Guest trong cửa sổ trên sau đó Click OK và thoát khỏi các chế độ thiết lập . h ) Cài đặt và thiết lập chia sẻ mạng . Sau khi bỏ chế độ Password trên các máy, bạn có thể kích vào biểu tưọng các máy trên mạng sẽ không còn bị báo lỗi nhưng bạn vẫn chưa thấy xuất hiện các ổ đĩa Kích vào biểu tượng các máy thí dụ MAY2 bạn chỉ nhìn thấy như sau :
  133. Và bạn không thấy các ổ đĩa của MAY2 xuất hiện vì vậy bạn vẫn chưa thể sử dụng được các dữ liệu của MAY2 Để có thể sử dụng được các ổ đĩa của máy 2, bạn cần cài đặt chia sẻ mạng trên MAY2 , các bước thực hiện như sau : z Kích đúp vào My Computer trên màn hình Desktop Kích chuột phải vào một ổ đĩa bất kỳ, chọn dòng Sharing and Securty Kích đúp vào dòng chữ If you understand the risk but stiil want to share the root of the drive, click here
  134. Kích đúp vào dòng Network Setup Wizard . Click Next Giữ nguyên đánh dấu như trên và Click Next
  135. Click Next để tiếp tục Click Next để tiếp tục Chọn như trên rồi Click Next để tiếp tục
  136. Bạn sẽ nhìn thấy màn hình trên, một màn hình bay từ màn hình bên trái sang hai màn hình bên phải . Click mục chọn dưới cùng như trên sau đó Click Next Click Finish để kết thúc cài đặt z Sau khi cài đặt xong , bây giờ bạn hãy thiết lập quyền chia sẻ cho các ổ đĩa * Bạn kích đúp vào My Computer trên màn hình Desktop
  137. Kích chuột phải vào ổ E chọn dòng Sharing and Securty Kích đúp vào dòng chữ If you understand the risk but stiil want to share the root of the drive, click here Đánh dấu vào dòng Share this folder on the network sau đó Click OK
  138. Ta thấy ổ E xuất hiện hình bàn tay, và như vậy là bạn đã cho phép các máy khác có thể truy cập vào ổ E Bạn thiết lập tương tự cho các ổ đĩa mà bạn muốn chia sẻ qua mạng 6. Kết nối Internet ADSL cho mạng máy tính . z Sau khi bạn đã thiết lập được hệ thống mạng LAN có nhiều máy đấu chung vào Switch, bạn chỉ việc cắm dây cáp của Modem ADSL vào một cổng bất kỳ trên Switch là bạn có thể sử dụng được Internet . z Dây nối từ Modem ADSL đến Switch bạn phải sử dụng dây đi theo Modem, đây là dây cáp mạng đấu chéo ( Xem dây đấu chéo ở mục sau ) . z Các thiết lập thông số cho Modem ADSL là do nhà cung cấp thực hiện, vì điều này phải phụ thuộc vào điạc chỉ IP của máy chủ .
  139. Kết nối Internet ADSL cho máy tính cá nhân . z Bạn không phải làm gì cả, nhà cung cấp sẽ thiết lập cho bạn chỉ việc sử dụng, bởi vì các thông số thiết lập cho Modem ADSL là phụ thuộc vào phía Server z Cáp mạng từ Modem ADSL đến máy tính là cáp đi theo Modem , đây là cáp mạng được đấu chéo . Nối mạng chỉ có 2 máy tính . z Trong trường hợp bạn chỉ đấu 2 máy tính với nhau, bạn có thể đấu trực tiếp và sử dụng cáp đấu chéo, các thiết lập hoàn toàn tương tự như mạng có nhiều máy . z Bạn đấu chéo dây cáp theo sơ đồ như sau :
  140. Cáp mạng đấu chéo Vị trí dây số 1 đảo cho dây số 3 Vị trí dây số 2 đảo cho dây số 6 Các vị trí dây khác giữ nguyên Cáp đấu chéo sử dụng cho các trường hợp z Đấu từ Modem ADSL đến máy tính z Đấu từ Modem ADSL đến Switch z Đấu từ máy đến máy không thông qua Switch Cáp song song sử dụng trong các trường hợp z Đấu từ Switch đến các máy trong mạng LAN .
  141. Dụng cụ sửa chữa máy tính Dụng cụ để sửa chữa máy tính 1 . Đồng hồ vạn năng Đồng hồ vạn năng ( giá khoảng 70.000đ ) Đồng hồ số có thanh đo tần số ( giá khaỏng 130.000đ ) 2. Mỏ hàn súng và mỏ hàn hơi
  142. Mỏ hàn súng ( giá khoảng 150.000đ ) Mỏ hàn hơi ( giá khoảng 1.500.000đ ) 3. Card Test Main
  143. Card Test Main ( giá khoảng 80.000đ ) 4. Kìm và Tô vít các loại Kìm bấm dây mạng ( giá khoảng 100.000đ )
  144. Kìm cắt 5. Một bộ máy tính Một bộ máy tính 6. Một ổ đĩa CD ROM Ổ đĩa CD ROM 7. Monitor
  145. Monitor để thử 8. Một số lịnh kiện máy tính khác và đĩa phần mềm cài đặt, đĩa diệt Virus Chuẩn bị một số đĩa phần mềm như đĩa Boot CD đĩa cài Win XP (SP1, SP2) và đĩa cài đặt các chương trình ứng dụng khác Sửa chữa các hư hỏng của máy tính „ - Máy tính là một bộ máy gồm nhiều thiết bị kết hợp lại cộng với phần mềm điều khiển đã tạo lên một bộ máy tinh vi và phức tạp, bất kể hư hỏng ở một thiết bị phần cứng nào hay lỗi do phần mềm đều làm cho máy tính bị trục trặc - Để sửa chữa tốt bạn cần có cả kiến thức về phần cứng và phần mềm của máy tính, các kiến thức đó đã được trình bày trong các chương ở trên. - Sau đây là các bệnh hư hỏng liên quan đến phần hộp máy, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa . Các bệnh thưòng gặp của máy tính 1. Bệnh 1 : Máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, quạt nguồn không quay . 2. Bệnh 2 : Máy có đèn báo nguồn khi bật công tắc nhưng không
  146. lên màn hình, không có tiếng kêu lỗi Ram hay lỗi Card Video . 3. Bệnh 3 : Bật nguồn máy tính thấy có tiếng Bíp Bíp Bíp có những tiếng Bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình . 4. Bệnh 4 : Máy tính khởi động, có lên màn hình nhưng thông báo không tìm thấy ổ đĩa khởi động , hoặc thông báo hệ thống đĩa bị hỏng . DISK BOOT FAILURE , INSERT SYSTEM DISK AND PRESS ENTER 5. Bệnh 5 : Khi khởi động máy tính thông báo trên màn hình là không tìm thấy ổ A hoặc ổ A hỏng : Boot Failure Insert BOOT Diskete in A Press any key when ready 6. Bệnh 6 : Máy khởi động vào đến Win XP thì Reset lại, cài lại hệ điều hành Win XP thì thông báo lỗi và không thể cài đặt . 7. Bệnh 7 : Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so với tốc độ thực . Trong các bệnh trên thì Bệnh 1, Bệnh 2 và Bệnh 6 thông thường do hỏng Mainboard còn các bệnh khác thường do hỏng RAM, Card Video, ổ cứng hoặc lỗi phần mềm Nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa Bệnh 1 : Máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, quạt nguồn không quay . Nguyên nhân : ( do một trong các nguyên nhân sau ) z Hỏng bộ nguồn ATX z Hỏng mạch điều khiển nguồn trên Mainboard z Hỏng công tắc tắt mở Power On Kiểm tra :
  147. z Sử dụng một bộ nguồn tốt để thử, nếu máy hoạt động được thì do hỏng bộ nguồn trên máy => Phương pháp sửa nguồn được đề cập ở chương CASE và NGUỒN . z Kiểm tra công tắc tắt mở hoặc dùng Tô vít đấu chập trực tiếp hai chân P.ON trên Mainboard => Nếu máy hoạt động là do công tắc không tiếp xúc . z Các biện pháp trên vẫn không được là do hỏng mạch điều khiển nguồn trên Mainboard . Mạch điều khiển nguồn trên Mainboard => Bạn hãy dò ngược từ chân P.ON ( chân cấp nguồn cáp 20 chân, chân có dây mầu xanh lá là P.ON ) về để biết IC khuếch đại đệm Damper, dò mạch điều khiển nguồn theo sơ đồ trên, kiểm tra Transistor trên đường P.ON ở trên , kiểm tra điện áp nuôi (5V) cấp cho IC Damper, thay thử IC Damper . - Nếu mạch hoạt động thì sau khi bật công tắc, chân P.ON đang từ 3V giảm xuống 0V . => Dùng máy hàn khò hàn lại IC Chipset nam Sourth Bridge Phương pháp sử dụng máy hàn khò z Máy hàn khò có 2 triết áp là - Triết áp chỉnh nhiệt độ là HEAT
  148. - Triết áp chỉnh gió là AIR - Nút chỉnh nhiệt độ bạn để chừng 30 đến 40% , hoặc khoảng 400o C ( nếu máy có đồng hồ đo nhiệt ) - Nút chỉnh gió bạn để 40% . Sử dụng máy hàn hơi - Hàn lại Chipset Sourth Bridge - Khi hàn bạn pha nhựa thông vào nước rửa mạch in rồi quét lên lưng IC . - Đưa mỏ hàn đều khắp trên lưng IC, khi cảm giác tới nhiệt độ nóng chảy của thiếc thì dùng Panh ấn nhẹ IC xuống để mối hàn tiếp xúc, Chipset là IC chân gầm . Chipset Sourth Bridge là IC chân gầm Bệnh 2 : Máy có đèn báo nguồn, quạt nguồn quay khi bật công
  149. tắc nhưng không lên màn hình, không có tiếng kêu lỗi Ram hay lỗi Card Video . Nguyên nhân : „ Nguồn mất điện áp P.G „ Hỏng CPU „ Hỏng Mainboard „ Lỗi phần mềm trên ROM BIOS „ Hỏng loa bên trong máy và Ram hoặc Card video đồng thời => Nếu các thiết bị trên tốt mà lỗi Ram hay Card Video thì có tiếng kêu khi khởi động . => Nếu hỏng các ổ đĩa thì vẫn lên màn hình, vẫn báo phiên bản Bios Kiểm tra : „ Bạn cần kiểm tra để kết luận xem có phải do Mainboard hoặc CPU hay không ? „ Trước tiên hãy thay một bộ nguồn ATX tốt để loại trừ , nếu thay nguồn khác mà máy chạy được thì do hỏng nguồn trên máy => Bạn sửa bộ nguồn trên máy => lưu ý chân PG ( mầu xám ) khi quạt nguồn quay chân này phải có điện áp khoảng 3V đến 4V, nếu chân này không có điện thì máy không khởi động được . PG ( Power Good = Nguồn tốt ) „ Kiểm tra loa bên trong máy và chắc chắn rằng loa bên trong máy vẫn tốt . Loa báo sự cố cho máy tính „ Tháo RAM, Card Video và các ổ đĩa ra khỏi máy chỉ để lại CPU gắn trên Mainboard rồi bật công tắc nguồn để kiểm tra . => Nếu không có tiếng kêu ở loa thì => Mainboard hoặc CPU chưa hoạt động .
  150. => Thiết lập lại Jumper cho đúng tốc độ BUS của CPU ( với Mainboard Pentium 2 và Pentium 3 ) => Nếu đã thao tác như trên nhưng máy vẫn không có các tiếng bíp dài ở loa là hỏng Mainboard hoặc hỏng CPU „ => Sửa chữa Mainboard được đề cập ở phần sau Bệnh 3 : Bật nguồn máy tính thấy có tiếng Bíp Bíp Bíp có những tiếng Bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình . Nguyên nhân : „ Máy bị lỗi RAM => Lỗi RAM thường phát ra những tiếng Bíp dài liên tục . „ Máy bị hỏng Card Video => Hỏng Card Video thường phát ra một tiếng Bíp dài và ba tiếng Bip Bip Bip ngắn . Kiểm tra & Sửa chữa : „ Nếu máy có những tiếng Bíp Bíp Bíp dài liên tục thì thông thường do lỗi RAM, bạn hãy tháo RAM ra khỏi Mainboard , dùng dầu RP7 làm vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc trên RAM và khe cắm sau đó gắn vào và thử lại . Vệ sinh sạch khe cắm RAM bằng dầu RP7 hoặc bằng xăng
  151. Vệ sinh sạch chân RAM cho khả năng tiếp xúc tốt nhất Nếu không được thì bạn hãy thay một thanh RAM mới rồi thử lại „ Nếu máy có một tiếng Bíp dài và nhiều tiếng bíp ngắn thì thông thường là do lỗi Card Video . => Bạn hãy vệ sinh chân Card Video và khe cắm Card Video tương tự chân RAM . Vệ sinh khe cắm AGP Vệ sinh chân cắm Card video => Nếu không được bạn hãy thay một Card Video tốt cùng loại rồi thử lại . Bệnh 4 : Máy tính khởi động, có lên màn hình nhưng thông báo không tìm thấy ổ đĩa khởi động , hoặc thông báo hệ thống đĩa bị hỏng . DISK BOOT FAILURE , INSERT SYSTEM DISK AND PRESS ENTER ( ĐĨA KHỞI ĐỘNG BỊ HỎNG, CHO ĐĨA HỆ THỐNG VÀO VÀ BẤM PHÍM BẤT KỲ )
  152. Nguyên nhân : „ Hỏng cáp tín hiệu của ổ cứng „ Cáp nguồn của ổ cứng không tiếp xúc „ Hỏng hệ điều hành trên ổ cứng „ Đấu sai Jumper trên ổ cứng „ Hỏng ổ cứng Kiểm tra & Sửa chữa : „ Cắm lại cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng cho tiếp xúc tốt Cáp ổ cứng „ Nếu máy có hai ổ cứng thì tạm thời tháo một ổ ra và thử lại „ Nếu để hai ổ cắm trên một dây cáp thì cần thiết lập một ổ là MS (Master - ổ chính) và một ổ là SL (Slaver- ổ phụ)
  153. Hai ổ cứng đấu chung cáp Vị trí thiết lập Jumper trên ổ „ Vào màn hình CMOS để kiểm tra xem máy đã nhận ổ cứng chưa ? => Khi khởi động bấm liên tiếp vào phím Delete để vào màn hình CMOS . - Bấm vào dòng Standard CMOS Feature xuất hiện như sau : Ở trên cho thấy dòng IDE Channel 0 Master đã nhận được ổ [Memorex DVD +/-RW Tru] và dòng IDE Channel 2 Master đã nhận được ổ [WDC WD800JD-00HKA0]
  154. => Nếu như tất cả các dòng trên đều báo [ None ] thì nghĩa là máy chưa nhận được ổ cứng nào cả => Bạn cần kiểm tra cáp tín hiệu hoặc thay cáp rồi thử lại => Nếu kết quả máy vẫn không nhận được ổ đĩa thì bạn cần thay ổ cứng mới . => Nếu máy đã nhận được ổ cứng như trên thì bạn hãy cài đặt lại hệ điều hành cho máy . Bệnh 5 : Khi khởi động máy tính thông báo trên màn hình là không tìm thấy ổ A hoặc ổ A hỏng : Boot Failure Insert BOOT Diskete in A Press any key when ready Nguyên nhân : „ Khi khởi động máy, trong ổ A vẫn có đĩa quên chưa bỏ ra . „ Ổ A bị hỏng „ Máy hết Pin CMOS „ Máy không lắp ổ A nhưng trong CMOS lại khai báo ổ A là [1,44M 3,5 in ] Kiểm tra & Sửa chữa : „ Tháo hết đĩa ra khỏi ổ A khi mở máy „ Kiểm tra Pin CMOS nếu cấu hình máy được thiết lập trong RAM CMOS sẽ bị xoá hết, khi đó máy sẽ sử dụng bản Default ở trong BIOS để kiểm tra thiết bị, trong bản Default luôn luôn khai báo ổ A là [ 1.44M 3,5in ] vì vậy nếu máy không lắp ổ A nó sẽ bị báo lỗi khi khởi động . „ Nếu máy không lắp ổ A thì phải khai báo trong màn hình CMOS ổ A là [ None ], ổ B là [ None ] Phiên bản Default luôn luôn khai báo ổ A như trên
  155. Nếu bạn không lắp ổ A vào máy thì cần khai báo ổ A là [None] , ổ B là [None] như hình trên Bệnh 6 : Máy khởi động vào đến Win XP thì Reset lại, cài lại hệ điều hành Win XP thì thông báo lỗi và không thể cài đặt . Nguyên nhân : „ Máy bị lỗi RAM ( ở dạng nhẹ ) „ Máy gắn 2 thanh RAM khác chủng loại hoặc khác tốc độ Bus „ Trên Mainboard bị khô hoặc bị phồng lưng các tụ hoá lọc nguồn . „ Máy bị xung đột thiết bị, gắn nhiều Card lên khe PCI Kiểm tra & Sửa chữa : „ Kiểm tra RAM, nếu trên máy gắn 2 thanh thì hãy tháo thử một thanh ra ngoài rồi thử lại, khi gắn 2 thanh vào máy thì phải cùng Bus, cùng chủng loại và nên có dung lượng bằng nhau . „ Thay thử thanh RAM khác rồi thử lại . „ Tháo hết các Card mở rộng ra, chỉ để lại Card Video trên máy rồi thử lại => nếu máy chạy được là do lỗi Card hoặc máy xung đột thiết bị . „ Quan sát các tụ hoá lọc nguồn trên Mainboard nếu thấy có hiện tượng phồng lưng thì bạn cần thay thế tụ mới .
  156. Cả dãy tụ bên trên bị phồng lưng => cần thay mới Chú ý : - Khi thay tụ hoá trên Mainboard bạn phải cho thật nhiều nhựa thông sao cho khi tháo tụ ra thì mũi mỏ hàn phải chìm bên trong nhựa thông, nếu bạn tháo khan có thể sẽ làm hỏng mạch in của Mainboard . - Bạn có thể thay tụ mới có điện áp bằng hoặc cao hơn tụ hỏng và điện dung có thể thay sai số đến 20% . Bệnh 7 : Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so với tốc độ thực . Nguyên nhân : „ Hỏng quạt CPU „ Cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng tiếp xúc chập chờn „ Máy bị nhiễm Virus „ Lỗi hệ điều hành „ Ổ cứng bị Bad ở phân vùng chứa hệ điều hành . Kiểm tra & Sửa chữa „ Kiểm tra xem quạt CPU có quay bình thường không ?
  157. Nếu quạt CPU không quay thì máy sẽ bị treo sau khi chạy được vài phút „ Thay thử cáp tín hiệu của ổ cứng và làm vệ sinh chân cắm dây nguồn lên ổ cứng rồi thử lại . Nếu cáp tín hiệu của ổ cứng tiếp xúc chập chờn sẽ làm cho máy bị treo „ Sử dụng các phần mềm mới nhất để quét Virus cho máy, phần mềm quét Virus cần phải cập nhật mới thường xuyên thì quét mới có hiệu quả . „ Cài lại hệ điều hành cho máy ( xem lại phần cài đặt ) . „ Sau khi đã làm các biện pháp trên vẫn không được thì có thể ổ cứng bị Bad, nếu ổ cứng Bad nặng thì khi cài hệ điều hành sẽ bị lỗi, nếu Bad nhẹ thì bạn vẫn cài đặt bình thường nhưng khi sử dụng máy hay bị treo . => Kiểm tra ổ đĩa có Bad không bạn làm như sau : - Vào màn hình CMOS thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước - Cho đĩa Boot CD vào và khởi động máy từ đĩa Boot CD sẽ xuất hiện màn hình sau : A:\>_
  158. Từ màn hình trên bạn gõ SCANDISK C : => Đợi cho máy tự quét kiểm tra , bạn bấm Enter khi máy dừng lại sau đó sẽ xuất hiện màn hình SCANDISK như sau : Màn hình trên cho thấy trên ổ C có một số điểm bị Bad ( các vị trí có chữ B mầu đỏ là bị Bad " Đĩa hỏng " ) Phương pháp sửa chữa Mainboard Khi hỏng Mainboard tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà sinh ra những hiện tượng sau : 1. Máy không vào điện, quạt nguồn không quay . 2. Máy có vào điện, quạt nguồn quay nhưng không lên màn hình, không có âm thanh báo sự cố . 3. Máy khởi động bị Reset lại khi vào đến màn hình Win XP hoặc cài đặt Win XP bị báo lỗi . 4. Một trong các cổng chuột, bàn phím hoặc cổng USB bị mất tác dụng . Bệnh 1 và 3 ở trên đã được đề cập ở bài trước, phần này chúng tôi sẽ đề cập đến phương pháp kiểm tra sửa chữa các bệnh 2 và 4 ở trên . Bệnh 2 : Máy có vào điện, quạt nguồn quay nhưng không lên màn hình, không có âm thanh báo sự cố . Kiểm tra để kết luận là Mainbord hỏng .
  159. „ Dùng một bộ nguồn tốt để thử và loại trừ được nguyên nhân do nguồn . „ Có thể gắn CPU sang một Mainboard đang chạy tốt để loại trừ khả năng hỏng CPU . „ Chỉ gắn CPU vào Mainboard, kiểm tra loa báo sự cố và chắc chắn là đã tốt, cấp nguồn vào Mainboard và bật công tắc P.ON „ Khi nguồn tốt và CPU tốt gắn trên Mainboard, bật công tắc mà không có tín hiệu gì ở loa báo sự cố là Mainboard không hoạt động Nguyên nhân làm Mainboard không hoạt động „ Chập một trong các đường tải tiêu thụ „ Hỏng mạch dao động tạo xung CLK trên Mainboard „ Hỏng mạch ổn áp nguồn cho CPU „ Hỏng North Bridge hoặc Sourth Bridge „ Lỗi phần mềm trong ROM BIOS Mainboard và các linh kiện liên quan đến sự hoạt động của Mainboard Các bước kiểm tra „ Tháo tất cả các linh kiện ra khỏi Mainboard - Gắn Card Test Main vào khe PCI
  160. - Cấp nguồn cho Main board - Mở nguồn ( dùng tô vít đấu chập chân PWR - chân công tắc mở nguồn cho quạt nguồn quay ) => Quan sát dãy đèn Led trên Mainboard „ Chú thích : - Các đèn +5V, 3,3V, +12V, -12V sáng nghĩa là đã có các điện áp +5V, 3,3V, +12V, -12V hay các đường áp đó bình thường - Đèn CLK sáng là IC dao động tạo xung CLK trên Mainboard tốt - Đèn RST sáng ( sau tắt ) cho biết Mainboard đã tạo xung Reset để khởi động CPU . - Đèn OSC sáng cho biết CPU đã hoạt động - Đèn BIOS sáng cho biết CPU đang truy cập vào BIOS . „ Khi chưa gắn CPU vào Mainboard thì đèn OSC và đèn BIOS sẽ không sáng còn lại tất cả các đèn khác đều phát sáng là Mainboard bình thường ( riêng đèn RST sáng rồi tắt ) „ Khi gắn CPU vào, nếu tất cả các đèn Led trên đều sáng là cả Mainboard và CPU đã hoạt động . Mainboard và CPU hoạt động thì tất cả đèn Led đều sáng Một số trường hợp hư hỏng „ Mainboard bị chập một trong các đường điện áp
  161. Mainboard bị chập đường nguồn 5V biểu hiện là đèn 5V tắt Mainboard bị chập đường nguồn 3,3V biểu hiện là đèn 3,3V tắt Mainboard bị chập đường nguồn 12V biểu hiện là đèn 12V tắt „ Mạch dao động tạo xung CLK trên Mainboard không hoạt động Mạch tạo xung CLK ( xung Clock ) không hoạt động biểu hiện là đèn CLK không sáng Xem chi tiết về mạch tạo xung CLK „ Kiểm tra mạch tạo xung CLK - Đo kiểm tra Vcc 3,3 V cấp cho IC dao động tạo dung - Rửa bằng nước rửa mạch in khu vực IC dao động rồi sấy khô - Thay thử IC dao động tạo xung CLK từ Mainboard khác „ Các đường điện áp đều tốt, đã có tín hiệu xung CLK nhưng khi gắn CPU vào Mainboard không sáng đèn OSC Khi gắn CPU vào nhưng đèn OSC và đèn BIOS vẫn không sáng, hiện tượng trên chứng tỏ CPU chưa hoạt động { Với trường hợp trên bạn cần kiểm tra mạch ổn áp cấp nguồn cho CPU
  162. Các đèn Mosfet ( trong vòng xanh ) điều khiển cấp nguồn cho CPU Ba cặp Mosfet ( trong ô xanh ) điều khiển cấp nguồn cho CPU
  163. IC tạo dao động điều khiển các đèn Mosfet cấp nguồn cho CPU Xem sơ đồ nguyên lý mạch cấp nguồn cho CPU Kiểm tra mạch cấp nguồn cho CPU như sau :
  164. { Khi chưa gắn CPU thì đo tại chân ra cấp nguồn cho CPU ( đo trên các cuộn dây L1, L2, L3 ở sở đồ trên ) phải là 0 V { Khi gắn CPU ( tốt ) vào thì chân cấp nguồn cho CPU ra đúng với điện áp ghi trên CPU { => Thoả mãn hai điều khiện trên là mạch điều khiển nguồn cho CPU đã hoạt động tốt . Các trường hợp sau là hỏng mạch điều khiển nguồn cho CPU { Chưa lắp CPU vào Mainboard nhưng đã có điện áp ra trên các cuộn dây L1, L2, L3 . { Khi lắp CPU vào thì điện áp ra cấp cho CPU sai so với điện áp ghi trên thân CPU . { => Các trường hợp trên là do hỏng một trong các đèn Mosfet hoặc hỏng IC tạo dao động , Bạn cần kiểm tra theo hướng như sau : => Đo nguồn cấp cho IC, IC được cấp nguồn là 5V (Main Pen 4) hoặc cấp hai nguồn là 5V và 12V (Main Pen 3). IC dao động điều khiển nguồn cấp cho CPU trên Mainboard Pentium 4 { Kiểm tra các đèn Mosfet điều khiển nguồn
  165. Đèn Mosfet điều khiển nguồn { Để kiểm tra bạn cần gỡ mối hàn chân G và chân S ra sau đó đo kiểm tra . Sau đây là một số kiển thức về đèn Mosfet Mosfet ( Transistor trường ) - Cấu tạo và phương pháp kiểm tra Hình dạng Mosfet 1. Mosfet là Transistor trường có cấu tạo khác với Transistor thông thường , chúng có độ nhạy cao hơn và được sử dụng trong hầu hết các bộ nguồn Monitor , mạch điều khiển nguồn trên Mainboard 2. Cấu tạo . Mosfet Transistor Mosfet có 3 cực là G ( cực cổng ) , D ( cực thoát ), S ( cực nguồn )
  166. về nguyên lý hoạt động chúng tương tự với 3 cực B, C , E của Transistor thông thường , nhưng về cấu tạo chúng khác với đèn BCE . + Cực nguồn ( S ) và cực thoát ( D ) được nối với hai chất bán dẫn N đặt trên nền có tính cách điện, khoảng giữa hai cực là vùng nghèo điện tích tự do . + Cực cổng ( G ) được đặt bên trên khoảng trống giữa hai cực N và các ly bằng một lớp cách điện là SiO2 , cực G cách điện hoàn toàn với cực D và cực S . + Khi cho một điện áp chênh lệch vào hai cực D và S thì không có dòng điện chạy qua nhưng khi ta đưa một điện áp dương vào cực G, điện áp này sinh ra hiệu ứng trường trong khoảng trống giữa hai lớp bán dẫn N, và dưới tác dụng của từ trường thì xuất hiện dòng điện chạy qua từ cực D sang cực S . Điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng điện GS mà chỉ tạo ra hiệu ứng trường trong Mosfet vì vậy một tín hiệu có cường độ rất yếu cũng có thể làm cho Mosfet mở rất mạnh . Dòng điện chạy qua hai cực D - S chỉ phụ thuộc vào điện áp chân G mà không phụ thuộc vào cường độ của tín hiệu => Vì vậy Mosfet được coi là linh kiện có độ nhậy rất cao và chúng đã được sử dụng trong các bộ nguồn Monitor và các bộ nguồn của nhiều thiết bị điên tử cao cấp ngày nay . 3. Thí nghiệm về sự hoạt động của Mosfet . Thí nghiệm về sự hoạt động của Mosfet Khi K1 đóng điện tích nạp vào tụ C1 làm cho đèn Mosfet dẫn,
  167. khi K1 mở, điện tích trên tụ C1 vẫn tồn tại do không có dòng GS do đó đèn Mosfet vẫn duy trì sự dẫn điện cho đến khi công tắc K2 đóng, điện áp trên tụ C1 thoát = 0V thì đèn mới tắt . 4. Ký hiệu của Mosfet Mosfet thường có ký hiệu là K , 2SK , IRF Thí dụ K3240 , IRF630 v v trong đó đèn K có công suất lớn hơn và thường sử dụng trong mạch nguồn, các đèn IRF có công suất nhỏ hơn nên sử dụng trong mạch công tắc, mạch Regu và ít sử dụng trong mạch nguồn . Ký hiệu của Mosfet Quy định về các cực : - Cực G - ở bên trái - Cực D - ở giữa - Cực S - ở bên phải . 5. Đo kiểm tra Mosfet Chuẩn bị : Để đồng hồ thang x 1KΩ Nếu là Mosfet còn tốt thì kết quả đo sẽ như sau : Đo giữa G và S cả hai chiều kim không lên
  168. Đo giữa G và D cả hai chiều kim không lên Dùng Tôvít chập G vào D để thoát điện trên cực G Sau khi G đã thoát điện cực G thì đo giữa D và S có một chiều kim không lên ( chiều que đen vào D que đỏ vào S kim không lên ) Các trường hợp sau là Mosfet bị hỏng Đo giữa G và S kim lên => là chập G S
  169. Đo giữa G và D kim lên là chập G D Hoặc mặc dù đã thoát điện chân G Đo giữa D và S kim vẫn lên sau khi đã thoát điện cực G là bị chập DS Ảnh minh hoạ
  170. Kiểm tra thấy Mosfet hỏng „ Trường hợp đã kiểm tra điện áp cấp cho CPU bình thường, Mainboard đã có dao động nhưng vẫn không sáng các đèn OSC và BIOS => Trường hợp này có thể do Chipset bị lỗi => Dùng máy hàn khò để khò lại Chipset nam Khò lại chipset nam bằng máy hàn khò „ CPU đã hoạt động nhưng không truy cập BIOS Biểu hiện : Đèn BIOS trên Card Test Mainboard không sáng => Trường hợp trên thông thường do lỗi BIOS => Thay BIOS lấy từ Mainboard cùng chủng loại sang để thử Lưu ý : Nếu BIOS ( cùng số ) nhưng lấy từ Mainboard khác loại sẽ không chạy được vì phần mềm bên trong BIOS chúng
  171. khác nhau . Bệnh 4 : Một trong các cổng chuột, bàn phím hoặc cổng USB bị mất tác dụng . Nguyên nhân mất tác dụng chuột, bàn phím . „ Hỏng IC giao tiếp chuột, bàn phím . Để nhận biết IC giao tiếp bạn có thể dò ngược từ các cổng chuột bàn phím về ( sử dụng thang x1 đo thông mạch ) Nguyên nhân mất tác dụng cổng USB „ Với cổng USB không hoạt động bạn cần hàn lại Chipset nam ( dùng máy hàn khò lại ) vì tín hiệu đưa ra cổng này được lấy từ Chipset nam . Cổng USB lấy tín hiệu từ Chipset nam và ra nguồn 5V lấy từ nguồn 5V chính của Mainboard
  172. Chương 2 - Case và Nguồn 1. Case : Hộp máy Case : Hộp máy - Sản xuất năm 2006 Bên trong Case chỉ có bộ nguồn và các giá đỡ Mainboard, ổ đĩa
  173. Bộ nguồn ATX trong Case của máy Pentium 4 2. Case đồng bộ Case đồng bộ là các máy tính bán sẵn ra thị trường trong đó đã có đầy đủ linh kiện và thiết bị ngoại vi, ở Việt Nam Case đồng bộ thường xuất hiện ở dạng các máy tính cũ nhập khẩu từ Mỹ . Case đồng bộ IBM nhập khẩu từ Mỹ . IBM và Compac là hai nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới trong những năm 1981 đến 1997, hai công ty này đã cung cấp phần lớn máy tính cá nhân PC cho thì trường thế giới trong thập niên 90 của thế kỷ trước, các công ty này đã sử dụng bộ xử lý của Intel và thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành. 3. Lựa chọn Case khi lắp Máy vi tính : Khi lắp một bộ máy vi tính, bạn cần phải lựa chọn một Case ( thùng máy) cho phù hợp, vì Case luôn đi kèm với bộ nguồn do đó bạn cần lựa chọn theo các tiêu chuẩn sau : z Hình dáng Case hợp với Model mới để không bị cho là lỗi thời