Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Mapinfo professional
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Mapinfo professional", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_su_dung_mapinfo_professional.pdf
Nội dung text: Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Mapinfo professional
- ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT @@@ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MAPINFO PROFESSIONAL Phần cơ bản Người biên soạn: Th.S Đỗ Thị Việt Hương (Tài liệu lưu hành nội bộ) Huế, 2008
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MAPINFO 4 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM MAPINFO 4 1.2. THIẾT LẬP CÁC THAM SỐ CƠ SỞ CHO BẢN ĐỒ TRONG MAPINFO 4 1.2.1. Phép chiếu và hệ toạ độ bản đồ trong MapInfo 4 1.2.2. Quan hệ giữa dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính trong MapInfo 5 1.3. CÁC DỮ LIỆU TRONG MAPINFO 5 1.4. CÁC KHÁI NIỆM CỦA HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS TRONG MAPINFO 6 1.5. CÁCH TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MAPINFO 6 1.5.1. TABLE (Bảng) 6 1.5.2. WORKSPACE (Vùng làm việc) 7 1.5.3. BROWSER (bảng hiển thị dữ liệu thuộc tính) 7 1.5.4. MAP (cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ) 7 1.5.5. LAYOUT (trình bày in ấn) 7 1.6. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI PHẦN MỀM MAPINFO 7 1.6.1. Khởi động phần mềm MapInfo 7 1.6.2. Thoát khỏi phần mềm MapInfo 8 CHƯƠNG 2. THỰC ĐƠN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NÓ 9 2.1. HỆ THỐNG THỰC ĐƠN TRONG MAPINFO 9 2.1.1. Thực đơn File 9 2.1.2. Thực đơn Edit 9 2.1.3. Thực đơn Tools 10 2.1.4. Thực đơn Objects 10 2.1.5. Thực đơn Query 11 2.1.6. Thực đơn Table 12 2.1.7. Thực đơn Options 12 2.1.8. Thực đơn Map 13 2.1.9. Thực đơn Window 14 2.2. CÁC HỘP THANH CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG MAPINFO 14 2.2.1. Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar) 14 2.2.2. Thanh công cụ chính (Main Toolbar) 15 2.2.3. Thanh công cụ vẽ (Drawing Toolbar) 16 2.2.4. Thanh công cụ dụng cụ (Tools Toolbar) 17 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN 18 3.1. CHUẨN BỊ BẢN ĐỒ (BẢN ĐỒ NGUỒN) 18 3.2. ĐĂNG KÝ BẢN ĐỒ QUÉT VÀO MAPINFO 18 3.2.1. Đăng ký ảnh quét khi đã biết thông tin về lưới chiếu và toạ độ địa lý: 18 3.2.2. Đăng ký ảnh quét theo bản đồ số khác đã có sẵn của cùng khu vực 20 3.2.3. Đăng ký ảnh quét khi không có thông tin về lưới chiếu và toạ độ 22 3.3. SỐ HOÁ BẢN ĐỒ 27 3.3.1. Phương pháp trực tiếp 27 3.3.2. Phương pháp tạo bảng mới trước 27 3.4. THAO TÁC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ 29 3.4.1. Định dạng các kiểu đối tượng đồ hoạ 30 3.4.2. Chỉnh hình dạng của đường, vùng và ký tự 32 3.4.3. Lệnh Combine và Disaggregate 33 3.4.4. Lệnh cắt (Split), lệnh Xoá phần chung (Erase) và lệnh Xoá phần không chung (Erase Outside) một đối tượng 34 3.4.5. Lệnh Overlay Nodes 35 3.4.6. Lệnh Buffer (tạo vùng đệm) 36
- 3.4.7. Lệnh Enclose 37 3.4.8. Lệnh Smooth và Unsmooth 37 3.4.9. Lệnh Convert to Regions và Convert to Polylines 38 3.4.10. Lệnh Check Regions 38 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 41 4.1. THIẾT KẾ CẤU TRÚC BẢNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 41 4.2. NHẬP DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 42 4.2.1. Nhập dữ liệu từ cửa sổ Browser 42 4.2.2. Nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column 42 4.3. THAO TÁC VỚI CÁC BẢNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 45 4.3.1. Xoá Table bằng công cụ của MapInfo 45 4.3.2. Thay tên Table bằng công cụ của MapInfo 45 4.3.3. Nén Table bằng công cụ của MapInfo 45 4.4. LIÊN KẾT VỚI DỮ LIỆU CÓ SẴN 46 4.5. CẬP NHẬT VÀ BỔ SUNG DỮ LIỆU 47 4.5.1. Bổ sung số liệu thống kê 47 4.5.2. Bổ sung số liệu do MapInfo tính toán được 48 CHƯƠNG 5. CHUYỂN ĐỐI DỮ LIỆU VÀ LƯỚI CHIẾU TRONG MAPINFO 54 5.1. CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU 54 5.2. THAY ĐỔI HỆ QUY CHIẾU TRONG MAPINFO 55 5.2.1. Exporting A Map In A Different Projection (Xuất bản đồ trong lưới chiếu khác): 55 5.2.2. Saving A Copy Of Your Table In A Different Projection (ghi bản chép của bạn với lưới chiếc khác) 57
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MAPINFO 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM MAPINFO MapInfo là hệ phần mềm GIS chuyên về quản lý dữ liệu và in ấn bản đồ. Ưu điểm nổi bật của phần mềm này là khả năng hỏi đáp cơ sở dữ liệu địa lý mà sử dụng được các tài nguyên của môi trường Windows. Cho đến nay có nhiều chuyên gia đã sử dụng MapInfo đều đánh giá rằng ít có hệ phần mềm nào lại dễ sử dụng và in ấn bản đồ đẹp như MapInfo. Chính vì vậy rất nhiều cơ quan và rất nhiều dự án đã sử dụng MapInfo như một giai đoạn cuối trong quan hệ công nghệ GIS của mình. Các chức năng thường dùng của MapInfo + Trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác (Import và Export). + Mô tả các đối tượng bằng các dữ liệu không gian và thuộc tính. + Khả năng hỏi đáp và tạo lập Selection để sửa lỗi dữ liệu cũ, tạo cơ sở dữ liệu mới một cách dễ dàng. + Có khả năng hiển thị số liệu theo 3 cách: Map Windows, Browser và Graph Windows. + MapInfo cung cấp một tập hợp các phím lệnh (button) rất thuận tiện cho việc sửa chữa (Editing) và vẽ (Drawing). + Tạo lập các bản đồ chuyên đề + Trình bày và in ấn các bản đồ dạng Vector với đầy đủ hệ thống ký hiệu. + Ngoài ra MapInfo Corporation đưa ra ngôn ngữ lập trình MapBasic tạo khả năng xây dựng các ứng dụng (Application) riêng trong MapInfo. Cơ sở dữ liệu của MapInfo: + Mô hình dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Model): Là mô hình quan hệ, lưu dưới dạng bảng theo hàng và cột. Trong đó các hỏi đáp dữ liệu có thể biểu diễn bằng các phép toán quan hệ, dùng ngôn ngữ tìm kiếm với cấu trúc SQL) + Mô hình dữ liệu không gian (Spatial Data Model): Là mô hình vector trình bày các dữ liệu không gian của đối tượng và được lưu dưới dạng bản đồ. 1.2. THIẾT LẬP CÁC THAM SỐ CƠ SỞ CHO BẢN ĐỒ TRONG MAPINFO 1.2.1. Phép chiếu và hệ toạ độ bản đồ trong MapInfo - Phép chiếu bản đồ là phương pháp mô tả bề mặt trái đất hình cầu về mặt phẳng để tiện cho việc thành lập bản đồ, nhằm để nghiên cứu bề mặt trái đất một cách chi tiết. - Với các quy luật toán học khác nhau ta có những phép chiếu khác nhau. Đây là vấn đề rất quan trọng khi thành lập bản đồ bởi vì ta có thể chọn được phép chiếu tốt nhất, thích hợp nhất đối với những vùng lãnh thổ khác nhau về kích thước cũng như về vị trí địa lý. - Lưới chiếu bản đồ được gắn liền với hình dạng và kích thước cụ thể của trái đất. Những lưới chiếu thường được sử dụng hiện nay như: + UTM (Universal Transverse Mercator) được thành lập dựa trên Elipxoid Everest. + GAUSS được thành lập dựa trên Elipxoid Krassovsky.
- - Các tham số để xác định lưới chiếu trong MapInfo thường được xác định theo các tham số sau: Tên của hệ toạ độ; Tên lưới chiếu bản đồ; Tên của Elipxoid; Đơn vị toạ độ; Kinh tuyến trung ương; Vĩ tuyến gốc; Hệ số tỷ lệ; Khoảng cách dịch chuyển của trục X; Khoảng cách dịch chuyển của trục Y. Ví dụ trong Hệ toạ độ GAUSS, múi 48 được thể hiện như sau: “Hệ toạ độ GAUSS” Tên hệ toạ độ 8 Số hiệu phép chiếu GAUSS 1001 Số hiệp quả cầu Krassovsky (Datum) 7 Đơn vị toạ độ là M 105 Giá trị kinh tuyến trung ương 0 Giá trị vĩ tuyến gốc 1 Hệ số tỷ lệ đường kinh tuyến trung ương (m) 500.000 Khoảng cách dịch chuyển của trục Y 0 Khoảng cách dịch chuyển của trục X Ta có thể tạo mới 1 hệ toạ độ vào MapInfo bằng 1 trình soạn thảo văn bản bất kỳ với khuôn dạng như trên vào File MapInfo.prj 1.2.2. Quan hệ giữa dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính trong MapInfo Có một điểm khác biệt khi ta xem xét, đánh giá một hệ thống GIS và một hệ thống đồ hoạ thông thường là : - Trong hệ đồ hoạ thông thường những phần tử đồ hoạ tồn tại một cách độc lập, ta chỉ có thể “nhìn” thấy chúng chứ không biết gì về những thông tin đi kèm hay còn gọi là những thông tin thuộc tính của chúng. VD: Khi đã số hoá 1 mảnh bản đồ ta chỉ có thể nhìn thấy những thành phần trong bản đồ được thể hiện, mô tả theo những tính chất hình học như trên thực tế. - Trong một hệ thống GIS tất cả những phần tử đồ hoạ đều được thiết kế để có thể lưu trữ, cập nhật, tính toán trên một số những thuộc tính phi đồ hoạ nào đó. VD: Cũng như ví dụ ở trên ngoài những thành phần bản đồ mà ta nhìn thấy, ta còn có thể cập nhật những thông tin liên quan khác về một đối tượng cụ thể nào đó (Ta xét những thông tin liên quan đến một thửa đất) như : + Tên chủ sở hữu thửa đất. + Diện tích thửa. + Ngày đăng ký - Tóm lại khi xem xét đến một hệ thống GIS ta không những phải quan tâm đến những đối tượng đồ hoạ thông thường mà còn phải rất chú ý trong việc thiết kế, xử lý đối với những thông tin thuộc tính đi kèm. 1.3. CÁC DỮ LIỆU TRONG MAPINFO Khi người dùng tạo ra các table trong Mapinfo, lưu cất các WORKSPACE, nhập hoặc xuất dữ liệu. MAPINFO sẽ tạo ra rất nhiều các file với các phần mở rộng khác nhau. Các file dữ liệu trong MAPINFO bao gồm:
- - Tên file *.DAT: File dữ liệu dạng bảng tính cho một table format của MAPINFO. - Tên file *.MAP: Chứa thông tin địa lý mô tả các đối tượng trên bản đồ. - Tên file *.TAB: Đây là các file chính cho các table của MAPINFO nó được kết hợp với các file khác như .DAT, DBF - Tên file *.ID: File index cho các đối tượng đồ hoạ của MAPINFO (file *.DAT). - Tên file *.DBF: File dữ liệu bảng tính format dbase. - Tên file *.MID: Format nhập/xuất dữ liệu dạng bảng của MAPINFO, file *.MID kết hợp với file .MIF. - Tên file .MIF: Format nhập/xuất cho các đối tượng đồ hoạ của MAPINFO, file *.MIF kết hợp với file .MID. Tên file *.TXT: File bảng thuộc tính format ASCII. Tên file *.WKS: File thuộc tính format Lotus 1, 2, 3. Tên file *.WOR: File lưu Workspace trong Mapinfo. 1.4. CÁC KHÁI NIỆM CỦA HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS TRONG MAPINFO Các đối tượng trên bản đồ được chia ra thành các lớp (LAYER). Một lớp chứa các đối tượng có chung các thuộc tính cần quản lý và cách lưu các thuộc tính này trong máy tính là dưới cùng một dạng (FORMAT). Các đối tượng không gian được chia thành 4 loại sau: + Điểm (POINT). + Đường (LINE). + Vùng (POLYGON). + Chữ (TEXT). Cách thể hiện 4 loại đối tượng không gian trên trong MAPINFO: + Điểm: Xác định bằng một vị trí trong không gian (X, Y). Điểm được thể hiện bằng các ký hiệu (SYMBOL), màu sắc (COLOR), kích cỡ (SIZE). + Vùng: Xác định bằng chuỗi các cặp toạ độ của các đường bao khép kín trong không gian (Xi, Yi). Vùng được thể hiện bằng các loại tô màu (PATTERN), màu sắc (COLOR). + Chữ : Xác định bằng một cặp toạ độ trong không gian (X, Y) và một dòng chữ. Chữ được thể hiện bằng các kiểu chữ (FONT), màu sắc (COLOR), kích cỡ (SIZE), góc nghiêng chữ (ENGLE). Dữ liệu mỗi lớp chia thành 2 loại: - Dữ liệu phi không gian (Attribute Data) lưu dưới dạng một bảng hàng cột (Brown). - Dữ liệu không gian (Spatial Data) lưu dưới dạng bản đồ đã được số hoá (Map). 1.5. CÁCH TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MAPINFO Như đã đề cập ở trên dữ liệu trong MAPINFO được chia thành 2 loại dữ liệu không gian và phi không gian. Trong MAPINFO mỗi loại dữ liệu trên có phương thức tổ chức thông tin khác nhau. 1.5.1. TABLE (Bảng)
- Trong MAPINFO dữ liệu không gian cũng được phân ra thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được đặt trong một TABLE. Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa đổi, lưu cất các TABLE này. Để tạo thành một TABLE cần có ít nhất là 2 file, file thứ nhất .TAB chứa toàn bộ các cấu trúc của dữ liệu, file thứ hai .DAT chứa dữ liệu thô (gốc). Nếu trong một TABLE có chứa các đối tượng đồ hoạ sẽ có 2 file nữa đi kèm, file .MAP mô tả các đối tượng đồ hoạ và file .ID chứa các tham số chiếu liên kết giữa dữ liệu với các đối tượng đồ hoạ. Một số các TABLE còn có thể thêm file .IND file này cho phép người sử dụng tìm kiếm đối tượng trên bản đồ bằng lệnh Find. 1.5.2. WORKSPACE (Vùng làm việc) Khái niệm thứ 2 cần quan tâm trong MAPINFO là các WORKSPACE. Mỗi TABLE trong MAPINFO chỉ chứa 1 lớp thông tin, trong khi đó trên 1 không gian làm việc có rất nhiều lớp thông tin khác nhau. WORKSPACE chính là phương tiện để gộp toàn bộ lớp thông tin khác nhau lại tạo thành 1 tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố nội dung. Hay nói một cách cụ thể hơn Map Info có khả năng lưu giữ môi trường hiện có bao gồm, trong một Chúng ta thường sử dụng workspace để lưu lại môi trường đang làm việc mà chúng ta muốn tiếp tục về sau như số hoá bản đồ, các lớp dữ liệu và thứ tự những cửa sổ được mở, kích thước và vị trí của chúng trên màn hình, cũng như kiểu chữ, kiểu đường, kiểu biểu tượng, đã dùng để thể hiện các đối tượng hay, các bảng tính, các biểu đồ; để lưu các bản đồ chuyên đề đã được trang trí và sắp xếp trên trang in (layout). Tập tin có phần mở rộng là *.Wor, gọi là Workspace (môi trường làm việc vào một thời điểm). 1.5.3. BROWSER (bảng hiển thị dữ liệu thuộc tính) Dữ liệu thuộc tính mô tả cho các đối tượng không gian trong MAPINFO được chứa trong một bảng tính có các hàng và cột (với hàng là các bảng ghi và cột là các trường dữ liệu). 1.5.4. MAP (cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ) Dữ liệu bản đồ (địa lý) của các đối tượng không gian nhằm mô tả vị trí, hình dáng trong một hệ thống toạ độ nhất định. Một cửa sổ MAP cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều lớp thông tin (Layer) khác nhau hoặc bật tắt hiển thị một lớp thông tin nào đó. 1.5.5. LAYOUT (trình bày in ấn) Cho phép người sử dụng kết hợp các browser, các cửa sổ bản đồ, biểu đồ và các đối tượng đồ hoạ khác vào một trang in từ đó có thể gửi kết quả ra máy in hoặc máy vẽ. 1.6. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI PHẦN MỀM MAPINFO 1.6.1. Khởi động phần mềm MapInfo Sau khi cài đặt xong MapInfo, hệ điều hành sẽ tạo ra một biểu tượng trên thanh chương trình. Nhấn đúp chuột vào Icon của MapInfo trên màn hình hoặc thực hiện như sau: Start Programs MapInfo MapInfo Professional 8.5 SCP
- Màn hình xuất hiện LOGO của MapInfo và hộp thoại Quick Start Hộp thoại này gồm các nội dung: - Restore Previous Session: Phục hồi lại tình trạng làm việc trước đó. - Open Last Used Workspace: Mở trang làm việc sử dụng lần cuối cùng. Phía dưới tuỳ chọn này hiện ra tên của tập tin workspace đã mở ra lần trước. - Open a Workspace: Mở một trang làm việc (workspace) đã có. - Open a Table: Mở một bảng thông tin đã có. Ta có thể nhấn Cancel để vào menu chính của MapInfo. 1.6.2. Thoát khỏi phần mềm MapInfo Khi muốn thoát khỏi MapInfo ta thực hiện như sau: File Exit. Xuất hiện hộp thoại Save Modified Table Data. + Save: Ghi các Table một cách có lựa chọn. + Save All: Ghi tất cả các Table đang biên tập. Discard: Không ghi dữ liệu trong các Table đã bị thay đổi một cách có lựa chọn. Discard All: Không ghi dữ liệu trong tất cả các Table đã bị thay đổi. Sau đó hệ thống sẽ thoát ra ngoài.
- CHƯƠNG 2. THỰC ĐƠN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NÓ 2.1. HỆ THỐNG THỰC ĐƠN TRONG MAPINFO 2.1.1. Thực đơn File Thực đơn (Menu) File trong MapInfo có một số chức năng như sau: - New Table: Tạo một lớp thông tin mới. Sau khi ra lệnh tạo mới hệ thống xuất hiện cửa sổ New Table. + Open New Browser: Tạo một lớp dữ liệu dưới dạng bảng biểu. + Open New Mapper: Tạo một lớp dữ liệu dưới dạng bản đồ hoặc bản vẽ. + Add to Current Mapper: Thêm một lớp dữ liệu vào WorkSpace có sẵn. - Open: Mở một hoặc nhiều tập tin có định dạng được MapInfo hỗ trợ. - Open DBMS Connection: Mở một cơ sở dữ liệu nằm ngoài MapInfo. Nhập một bảng dữ liệu được tạo ra bởi phần mềm khác (Dữ liệu thuộc tính) thông qua cơ chế ODBC (Open DataBase Connectivity) của Windows. Ví dụ: Ta có thể cập nhật thông tin thuộc tính như các bảng biểu, danh sách thống kê có sẵn trên giấy bằng các phần mềm như FoxPro, Oracle sau đó sử dụng trong MapInfo. - Close Table: Đóng một lớp thông tin đang mở. - Close All: Đóng mọi lớp thông tin đang mở. - Close DBMS Connection: Đóng một liên kết DBMS. - Save Table: Ghi thông tin trên một Table nào đó. - Save Query: Lưu một query (kết quả của một phép truy vấn, tìm kiếm hay một phép chọn nào đó) thành một bảng riêng. - Save workspace: Lưu workspace. - Save Window as: Lưu cửa sổ đang được kích hoạt thành một tập tin hình ảnh. - Revert Table: Huỷ bỏ những thay đổi đã được thực hiện nhưng chưa ra lệnh lưu. - Save Copy As: Ghi một bản thông tin đang mở. - Page Set Up: Định dạng trang in. - Print: In một cửa sổ của MapInfo. - Recent Files: Liệt kê danh sách các tập tin đã được mở trước đó. - Exit: Thoát khỏi MapInfo, tương đương với tổ hợp phím + . 2.1.2. Thực đơn Edit Thực đơn này cho phép thực hiện các lệnh liên quan đến việc chỉnh sửa các đối tượng hay dữ liệu cũng như xem thông tin.
- - Undo: Huỷ bỏ lệnh vừa được thực hiện. - Cut: Xoá bản ghi/đối tượng đang được chọn (dữ liệu và phần đồ hoạ trên bản đồ). - Copy/Copy Map Window: Copy bản ghi/đối tượng đang được chọn. - Paste: Dán/chuyển những gì đã được cắt/chép (lệnh Cut/Copy) lên bảng dữ liệu hay lên bản đồ. - Clear: Xoá đối tượng đồ hoạ hay bản ghi đang được chọn. - Clear Map Object Only: Đối với một bảng vừa có đối tượng đồ hoạ (bản đồ) vừa có dữ liệu, lệnh này để xoá các đối tượng đồ hoạ nhưng giữ lại phần dữ liệu. Lúc này “bảng” của MapInfo là một bảng thực sự (chỉ còn dữ liệu chứ không còn “bản đồ” nữa). - Reshape: Chỉnh sửa hình dạng đối tượng. Đây là lệnh dùng để chỉnh sửa hình dạng các đối tượng đồ hoạ bằng cách chỉnh sửa các nốt của chúng. - New Row: Thêm một hàng mới vào bảng MapInfo. - Get Info: Xem thông tin trong bảng dữ liệu của đối tượng được chọn. 2.1.3. Thực đơn Tools Thực đơn Tools cho phép thiết lập chế độ khởi động và chạy các ứng dụng của MapBasic, các lệnh chuyển đổi định dạng bản đồ số cũng như một số lệnh liên quan đến các thông tin trên internet hay các địa chỉ web. - Crystal Reports: Mở/tạo báo cáo Crystal về thông tin trong một bảng MapInfo. - Run MapBasic Program: Chạy chương trình MapBasic. MapBasic là một phần mềm cho phép ta lập trình tạo thêm chức năng cho MapInfo ngoài những chức năng đã có sẵn của chương trình chính. - Tool Manager: Quản lý các chương trình MapBasic. Lệnh này cho phép điều chỉnh chế độ khởi động của những chương trình MapBasic và có thể đăng ký thêm ứng dụng MapBasic. - Mapping Wizard Tool: Là lệnh giúp thực hiện các lệnh của MapInfo qua từng bước hướng dẫn. - MetaData Browser Launcher: Khởi động một liên kết vào internet và giúp tìm kiếm các bản đồ số có trên mạng. MetaData Browser chỉ khởi động nếu được cài đặt. - Universal Translator: Trình ứng dụng cho phép dịch các bản đồ số có định dạng khác sang MapInfo hay ngược lại. Trình ứng dụng này hỗ trợ dịch một số định dạng bản đồ số phổ biến khác như AutoCAD, ESRI Shape (Arcview), Intergraph/Microstation Design. 2.1.4. Thực đơn Objects Thực đơn Objects gồm các lệnh chỉnh sửa trên cửa sổ bản đồ.
- - Set Target: Đặt đối tượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu. - Clear Target: Huỷ thiết lập mục tiêu. - Combine: Kết hợp các đối tượng đã chọn thành một đối tượng mới. - Disaggregate: Tách đối tượng. - Buffer: Tạo vùng đệm cho một hay nhiều đối tượng đang được chọn. Lệnh này tạo ra một hay nhiều đối tượng kiểu vùng bao xung quanh (các) đối tượng được chọn với bán kính vùng đệm do ta xác định. - Convex Hull: Tạo ra một đa giác lồi chạy quanh các nốt ngoài cùng của những đối tượng được chọn. - Enclose: Tạo ra (các) vùng từ các đường cắt nhau khép kín. - Voronoi: Chia một khu vực ra thành các vùng. - Split: Phân tách đối tượng đã chọn thành các đối tượng mới. - Erase: Xoá một phần (hay toàn bộ) một hay nhiều đối tượng mục tiêu đã chọn bên trong đối tượng khác. - Erase Outside: Xoá phần không chung (nằm ngoài) của một hay nhiều đối tượng. Phần bị xoá là phần không chung với (các) đối tượng cắt. (Các) đối tượng chịu tác động của lệnh này phải được thiết lập là mục tiêu. Trong các lệnh Split, Erase và Erase Outside đối tượng cắt phải là vùng. - Polyline Split: Lệnh này dùng đường để cắt đường hay vùng. - Overlay nodes: Tạo điểm chung (nốt) giữa một hay nhiều đối tượng được thiết lập là mục tiêu với một hay nhiều đối tượng được chọn. - Check Regions: Lệnh này giúp kiểm tra lỗi các lớp kiểu vùng sau khi số hoá. - Clean: Làm sạch vùng. Lệnh Clean cho phép ta nhanh chóng sửa lỗi các bảng kiểu vùng. - Snap/Thin: Lệnh này tự động tinh chỉnh các đối tượng sau khi số hoá. Nó cho phép nhập hai nốt sát nhau trên hai hay nhiều đối tượng khác nhau lại chung một vị trí, loại bỏ nốt ở giữa trong 3 nốt gần như thẳng hàng, xoá bỏ các vùng có diện tích nhỏ hơn diện tích chỉ định. - Smooth: Làm trơn các đối tượng đã chọn. - Unsmooth: Khử tác dụng làm trơn đối tượng của lệnh Smooth trước đó. - Convert to Region: Là lệnh đổi đường thành vùng. - Convert to Polyline: Đổi vùng thành đường. 2.1.5. Thực đơn Query Thực đơn này bao gồm các lệnh liên quan đến việc chọn và tìm thông tin.
- - Select: Chọn đối tượng/bản ghi trong một bảng thông qua các chỉ tiêu cho trước và thực hiện đồng thời việc tổng hợp các dữ liệu thuộc tính cho các dữ liệu được chọn. - SQL Select: Chọn bằng SQL - Structured Query Language (Ngôn ngữ Truy vấn có Cấu trúc), đây cũng là lệnh chọn nhưng SQL Select có cấu trúc lệnh phức tạp hơn đồng thời nó cho phép ta chọn dữ liệu mạnh hơn so với lệnh Select. - Select All: Chọn tất cả các đối tượng trong cùng một lớp đối tượng đang được chọn. - Invert Selection: Đảo ngược phép chọn, tức khử chọn những đối tượng đang được chọn và chọn những đối tượng trước đó không được chọn trong một bảng. - Unselect All: Khử chọn tất cả những đối tượng/bản ghi đang được chọn. - Find: Lệnh này tìm kiếm các đối tượng theo một chỉ tiêu cho trước và đánh dấu nó. - Find Selection: Hiển thị các đối tượng đang chọn vào cửa sổ hiện thời trên màn hình. - Calculate Statistics: Hiển thị cửa sổ thông tin tính toán thống kê 2.1.6. Thực đơn Table Thực đơn này bao gồm các lệnh liên quan đến dữ liệu của các lớp bản đồ, các dữ liệu ngoài MapInfo và một số lệnh về ảnh quét đã đăng ký vào MapInfo. - Update Column: Thay đổi giá trị của các trường dữ liệu trong Table. Thực hiện liên kết các đối tượng trong các Table theo trường dữ liệu thuộc tính chung và theo phân bố địa lý. - Append Rows to Table: Ghép nối các bản ghi của hai Table có cùng cấu trúc dữ liệu thành 1 Table mới. - Geocode: Mã địa hoá các đối tượng trong bản đồ - Create Points: Tạo đối tượng điểm trên cơ sở đã có dữ liệu có sẵn. - Combine Objects using Column: Kết hợp các đối tượng đồ hoạ theo giá trị của trường dữ liệu. - Import: Lệnh này cho phép nhập các tập tin có định dạng khác vào MapInfo. Các định dạng tập tin có thể nhập được vào MapInfo là MapInfo Interchange (*.mif), AutoCAD DXF (*.dxf), MapInfo DOS MBI (*.mbi), MapInfo DOS MMI (*. mmi), MapInfo DOS Image (*.img). - Export: Lệnh này xuất dữ liệu trong bảng MapInfo sang một định dạng khác. Các định dạng được hỗ trợ là MapInfo Interchange (*.mif), Delimited ASCII (*.txt), AutoCAD DXF (*.dxf) và dBASE DBF (*.dbf). - Maintenance: Chỉnh sửa cấu trúc bảng dữ liệu của MapInfo như thêm trường, thay đổi thuộc tính, kích thước trường, (Table structure), xoá Table, đối tên Table, đóng gói dữ liệu (pack Table) - Raster: Điều chỉnh ảnh quét (ảnh raster) trong MapInfo. Ta có thể điều chỉnh độ tương phản, độ sáng cũng như độ trong suốt (Translucency) của ảnh quét đã được mở trong MapInfo. Nó cũng cho phép thay đổi đăng ký toạ độ ảnh quét trong MapInfo. 2.1.7. Thực đơn Options Thực đơn này gồm các lệnh định dạng đối tượng đồ hoạ trong MapInfo, các lệnh hiển thị các cửa sổ và các thanh công cụ và những thiết lập các tuỳ chọn của MapInfo.
- - Line Style: Định dạng kiểu đường. - Region Style: Định dạng kiểu vùng. - Symbol Style: Định dạng biểu tượng. - Text Style: Định dạng kiểu chữ. - Toolbar: Bật/tắt và điều chỉnh chế độ hiển thị các thanh công cụ của MapInfo. - Show/Hide Theme Legend Window: Bật/tắt cửa sổ chú giải. - Show/Hide Statistics Window: Bật/tắt cửa sổ thống kê. - Show/Hide MapBasic Window: Bật/tắt cửa sổ MapBasic. - Show/Hide Status Bar: Bật/tắt thanh trạng thái của hệ thống. - Custom Colors: Tạo thêm màu theo ý muốn người dùng. - Preferences: Thiết lập các cấu hình hệ thống của MapInfo. 2.1.8. Thực đơn Map - Layer Control: Kiểm soát lớp, lệnh này dùng để điều chỉnh việc hiển thị và tính chất các lớp đang mở. Trong mục Layer hiển thị tên của các Table đang được mở. + Visible cho phép ta chọn chế độ hiển thị hoặc không hiển thị Table thông qua việc chọn hoặc không chọn. + Editable cho phép ta chọn chế độ sửa chữa hoặc không sửa chữa Table thông qua việc chọn hoặc không chọn. + Selectable cho phép ta chọn chế độ có lựa chọn các phần tử đồ hoạ trong Table hay không được đánh dấu thông qua việc chọn hoặc không chọn. + Show Centroid cho phép ta chọn chế độ hiển thị hoặc không hiển thị cơ sở dữ liệu đã được cập vào Table thông qua việc chọn hoặc không chọn (gắn nhãn). - Create 3D Map: Tạo bản đồ 3 chiều từ một tập tin grid (lưới). Tập tin grid này được tạo ra bằng lệnh Create Thematic Map. - Create Prism Map: Tạo bản đồ ba chiều dạng lăng trụ (prism) theo dữ liệu do ta chỉ định. Chỉ có những bảng kiểu vùng mới chạy được lệnh này. - Create Thematic Map: Tạo bản đồ chuyên đề. - Modify Thematic Map: Điều chỉnh bản đồ chủ đề được tạo thành trong lệnh trên. - Create Legend: Làm chú giải cho bản đồ. - Change view: Thay đổi tỷ lệ và vị trí của bản đồ bằng cách nạp thông số. - Clone View: Mở ra một cửa sổ bản đồ mới y hệt như cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt. - Previous View: Quay trở lại chế độ hiển thị trước đó của cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt.
- - View Entire Layer: Hiển thị hết nội dung của một hay tất cả các lớp bản đồ đang mở trong cửa sổ bản đồ được kích hoạt. - Clear Custom Labels: Xoá các nhãn được tạo ra một cách thủ công. - Save Cosmetic Objects: Lưu lại nội dung trên lớp Cosmetic thành một lớp mới hay lưu vào một lớp bản đồ đang mở. - Clear Cosmetic Layer: Xoá bỏ nội dung trên lớp Cosmetic. - Set Clip Region: Thiết lập vùng cắt. Lệnh này cho phép ta chỉ hiển thị bản đồ trong giới hạn của vùng được chọn. - Clip Region On/Off: Bật/tắt vùng cắt, là On khi đã có vùng cắt và chưa bật lên, Off khi vùng cắt đã được bật lên. - Digitizer Setup: Cài đặt bàn số hoá. - Options: Điều chỉnh các tuỳ chọn trong cửa sổ bản đồ (đơn vị toạ độ, khoảng cách, diện tích, chế độ cửa sổ bản đồ phóng to, thu nhỏ, cách thức hiển thị thông tin trên cửa sổ bản đồ, ) 2.1.9. Thực đơn Window Thực đơn này gồm các lệnh mở/điều chỉnh sự hiển thị của các cửa sổ - New Browser Window: Mở một cửa sổ thông tin thuộc tính. - New Map Windows: Mở một cửa sổ bản đồ mới. - New Graph Window: Thực hiện lệnh vẽ biểu đồ/đồ thị. - New Redistrict Window: Thực hiện lệnh phân chia nhóm (Redistrict). - Redraw Window: Vẽ lại cửa sổ đang được kích hoạt để cập nhật những thay đổi nếu có. - Tile Windows: Sắp xếp tất cả các cửa sổ đang mở sao cho chúng đều được hiển thị trên màn hình. - Cascade Windows: Sắp xếp các cửa sổ thông tin đang mở theo lớp. - Arrange Icons: Sắp xếp lại các nút lệnh. Phần dưới cùng của menu Window liệt kê danh sách các cửa sổ đang được mở. 2.2. CÁC HỘP THANH CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG MAPINFO 2.2.1. Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar) Thanh công cụ này gồm có các nút lệnh sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 - New Table Button: Tạo một bảng mới. 2 - Open Table Button: Mở một bảng có sẵn. 3 - Save Table Button: Lưu một bảng. 4 - Print Window Button: In ra máy in.
- 5 - Cut Button: Cắt một hay nhiều đối tượng. 6 - Copy Button: Sao chép các đối tượng. 7 - Paste Button: Dán một hay nhiều đối tượng. 8 - Undo Button: Huỷ bỏ một lệnh vừa thực hiện. 9 - New Browser Button: Tạo một bảng dữ liệu mới. 10 - New Mapper Button: Mở một cửa sổ bản đồ mới. 11 - New Grapher Button: Vẽ biểu đồ/đồ thị. 12 - New Layout Button: Mở một cửa sổ trình bày mới. 13 - New Redistricter Button: Thực hiện lệnh phân chia nhóm. 14 - Help Button: Gọi trợ giúp. 2.2.2. Thanh công cụ chính (Main Toolbar) 1 - Select Button: Chọn đối tượng trên cửa sổ bản đồ, giữ phím để chọn nhiều đối tượng hay nhiều bản ghi một lúc. 2 - Marquee Select Button: Chọn các đối tượng trên bản đồ theo hình chữ nhật (hoặc hình vuông). 3 - Radius Select Button: Chọn các đối tượng trên bản đồ theo hình tròn. 4 - Polygon Select Button: Chọn bằng cách vẽ một vùng. 5 - Boundary Select Button: Chọn bằng cách nhắp chuột lên một vùng trên một lớp bản đồ, những đối tượng có trọng tâm nằm trong vùng đó nhưng thuộc một lớp khác sẽ được chọn. 6 - Unselect All Button: Khử chọn tất cả những đối tượng/bản ghi đang được chọn. 7 - Invert Selection Button: Đảo ngược phép chọn, có nghĩa là khử chọn những đối tượng đang được chọn và chọn những đối tượng không được chọn trong một bảng. 8 - Graph Select Button: Chọn một giá trị trên biểu đồ. 1 2 9 - Zoom-in Button: Phóng to cửa sổ màn hình. 3 4 10 - Zoom-out Button: Thu nhỏ cửa sổ màn hình. 5 6 11- Change View Button: Thay đổi tỷ lệ và vị trí bản đồ 7 8 bằng cách nạp giá trị. Tương đương với lệnh Change View trong 9 10 menu Map. 11 12 12- Grabber Button: Sử dụng công cụ (kéo) để thay đổi lại 13 14 vị trí của bản đồ hoặc layout trong cửa sổ đang hiển thị 15 16 13- Info Tool Button: Hiển thị cửa sổ thông tin thuộc tính 17 18 của đối tượng. 19 20 14- Hot Link Button: Mở một tập tin định dạng khác trên 21 22 máy tính hay một địa chỉ trên mạng, được liên kết với một đối 23 24 tượng/bản ghi trong bảng MapInfo thông qua việc thiết lập đường dẫn trong một trường của bảng. 15- Label Button: Dán nhãn thủ công các đối tượng trên cửa sổ bản đồ bằng các thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu quan hệ.
- 16- Drag Map Window Button: Kéo một cửa sổ bản đồ sang một phần mềm khác. Muốn thực hiện điều này ta phải mở hai cửa sổ đồng thời, cửa sổ MapInfo và cửa sổ ứng dụng kia, Word chẳng hạn, rồi chọn nút này, để con trỏ chuột trên cửa sổ bản đồ, rê chuột sang cửa sổ kia. Bản đồ sẽ được chèn vào vị trí dấu nhắc trong phần mềm kia. 17- Layer Control Button: Điều khiển các lớp thông tin. Truy nhập vào hộp thoại Layer control để chỉ định và kiểm soát toàn bộ các table trong cửa sổ bản đồ đang được hiển thị. Trong hộp thoại này người sử dụng có thể đặt các tuỳ chọn như hiển thị hoậc không hiển thị các đối tượng đồ học trong một layer (Visible), chọn layer để sửa chữa (Editable) cho phép chọn hay không các đối tượng đồ hoạ trên bản đồ, đặt các xác lập hiển thị cho từng kiểu đối tượng có trong layer (đường, điểm, vùng, text), sắp xếp lại thứ tự các layer đang hiển thị trong cửa sổ bản đồ, thêm vào hoặc bớt đi (Add, remove) trong cửa sổ đang hiển thị một hay nhiều layer 18- Ruler Button: Đo khoảng cách trên bản đồ. 19- Show/Hide Legend Button: Bật/tắt cửa sổ chú giải. 20- Show/Hide Statistics Button: Bật/tắt cửa sổ thống kê. 21- Set Target District Button: Thiết lập nhóm chứa đối tượng được chọn trên cửa sổ bản đồ thành một nhóm mục tiêu trong cửa sổ Districts Browser. 22- Assign Selected Objects Button: Gán đối tượng được chọn vào nhóm mục tiêu. 24- Clip Region On/Off Button: Bật/tắt chế độ cắt vùng. 24- Set Clip Region Button: Thiết lập vùng cắt. 2.2.3. Thanh công cụ vẽ (Drawing Toolbar) 1- Symbol Button: Tạo đối tượng điểm trên bản đồ. 2- Line Button: Tạo đối tượng đường thẳng. 1 2 3- Polyline Button: Tạo đối tượng đường gấp khúc. 3 4 4- Arc Button: Tạo đường vòng cung. 5 6 5- Polygon Button: Tạo đối tượng vùng hình đa giác. 7 8 6- Ellipse Button: Tạo đối tượng vùng hình ellipse. Giữ phím 9 10 khi rê chuột sẽ tạo ra một hình tròn. 11 12 7- Rectangle Button: Tạo đối tượng vùng hình chữ nhật. Giữ 13 14 ột sẽ tạo ra hình vuông. phím khi rê chu 15 16 8- Rounded Rectangle Button: Tạo đối tượng vùng hình chữ nhật bo tròn góc, giữ phím khi rê chuột sẽ tạo ra hình vuông góc bo tròn. 9- Text Button: Tạo đối tượng chữ. 10- Frame Button: Tạo các khung cửa sổ trên trang trình bày. 11- Reshape Button: Tạo điều khiển bật/ tắt các điểm nút của đối tượng. 12- Add Node Button: Tạo thêm điểm nút cho đối tượng. 13- Symbol Style Button: Chọn/chỉnh kiểu biểu tượng. 14- Line Style Button: Chọn/chỉnh kiểu đường 15- Region Style Button: Chọn/chỉnh kiểu vùng 16- Text Style Button: Chọn/chỉnh kiểu chữ.
- 2.2.4. Thanh công cụ dụng cụ (Tools Toolbar) 1. Run MapBasic Program: Kích hoạt chương trình để load Run MapBasic Program. 1 2 2. Show/Hide MapBasic Window: Đưa ra hoặc cất đi chương 3 trình MapBasic Window. 4 5 3. Creat line by length: Tạo đường bằng cách đưa các thông số 6 về độ dài và góc. 7 4. Creat Grid: Tạo lưới ô vuông cho bản đồ. 5. Text Label: Viết tên cho đối tượng (nhãn). 6. Launch Metadata Browser: Khởi động trình tìm kiếm bản đồ số trên mạng. 7. Draw Scale Bar: Tạo thước tỷ lệ cho bản đồ. Tất cả những hộp công cụ này được load từ File (Run Basic Program, tuy nhiên muốn xoá chúng khỏi hộp công cụ TOOLS, bạn chỉ cần vào TOOLS và chọn đúng tên (rồi chọn Exit các biểu tượng sẽ cất đi).
- CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN 3.1. CHUẨN BỊ BẢN ĐỒ (BẢN ĐỒ NGUỒN) Để đăng ký bản đồ giấy vào MapInfo, trước hết bản đồ đó phải được chuyển thành ảnh trên máy tính bằng máy quét (scanner). Ảnh quét vào máy tính sẽ được xử lý lại cho rõ nét và chính xác bằng phần mềm xử lý ảnh. Nếu tờ bản đồ quá lớn mà ta chỉ có máy quét nhỏ thì phải quét nhiều lần và ráp ảnh lại trong phần mềm xử lý ảnh. Ảnh xử lý xong nên được lưu lại dưới một trong những định dạng ảnh mà MapInfo hỗ trợ. Những định dạng ảnh sau được hỗ trợ: - MrSID: Ảnh định dạng MrSID, đuôi mở rộng .sid, file của trình điều khiển ảnh (MrSID raster Handler). - Windows Bitmap: Ảnh định dạng chuẩn của hệ điều hành Window, đuôi mở rộng .bmp. - GIF: Ảnh định dạng của Graphics Interchange Format, đuôi mở rộng .gif. - JPEG: Chuẩn nén ảnh của Joint Photographic Expert Group, đuôi mở rộng .jpg. - PCX: Chuẩn ảnh số của ZSoft Paintbrush, đuôi mở rộng .pcx. - SPOT: Chuẩn ảnh vệ tinh của Pháp (Satellite Pour Observation de la Terre), đuôi mở rộng .bil. - TGA: Chuẩn ảnh số của Targa True Vision TGA, đuôi mở rộng .tga. - TIFF: Chuẩn ảnh số của Tagged Image File Format, đuôi mở rộng .tif. 3.2. ĐĂNG KÝ BẢN ĐỒ QUÉT VÀO MAPINFO Bản đồ được quét qua máy quét (scanner) tạo nên các tập tin ảnh với phần mở rộng là *.tif, ,*.jpg, *.bmp, tuỳ theo kích thước bản đồ mà quét thành những tập tin ảnh khổ A4 (với máy quét thông dụng), hay A3, Để sử dụng các tập tin ảnh này như là bản đồ giấy, ta phải khai báo đăng nhập toạ độ của nó và có thể sử dụng như bản đồ nền trong quá trình số hoá. Tuy nhiên trong quá trình thu thập bản đồ giấy có 3 trường hợp xảy ra: bản đồ giấy có thông tin về lưới chiếu và toạ độ, bản đồ giấy không có thông tin về lưới chiếu và toạ độ nhưng chúng ta có bản đồ số về khu vực đó và bản đồ giấy nhưng hoàn toàn không có thông tin gì về lưới chiếu và toạ độ. Lúc này, tuỳ vào từng trường hợp ta sẽ có phương pháp đăng ký bản dodò quét vào phần mềm MapInfo khác nhau: 3.2.1. Đăng ký ảnh quét khi đã biết thông tin về lưới chiếu và toạ độ địa lý: Cách đăng ký ảnh quét như sau: - Chọn File > Open Table. Xuất hiện hộp thoại Open Table. - Chọn Files of type là Raster Image rồi chọn ảnh quét cần đăng ký. - Xuất hiện hộp thoại MapInfo. - Chọn Register để vào hộp thoại Image Registration để đăng ký ảnh quét. + Edit: Chỉnh sửa toạ độ của điểm khống chế. + Remove: Xoá một điểm. + Find: Tìm đến điểm khống chế trên màn hình bản đồ.
- + Add: Thêm một điểm khống chế. + Projection: Chọn hệ quy chiếu cho bản đồ. Xuất hiện hộp thoại Choose Projection. Chọn loại lưới chiếu ở ô Category và tên hệ toạ độ phù hợp khu vực nghiên cứu ở ô Category Members. Nếu muốn khai báo theo toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ) thì chọn Longtitude/Latitude trong mục Category. Trong phần Category Memebers, tuỳ theo hệ quy chiếu của bản đồ mà chúng ta có thể khai báo: Longtitude/Latitude chung cho các hệ quy chiếu. Longtitude/Latitude (WGS 84) nếu hệ quy chiếu là UTM. Longtitude/Latitude (Pulkovo 1942) nếu hệ quy chiếu là Gauss. Nếu muốn khai báo theo hệ quy chiếu, trường hợp hệ quy chiếu là UTM (Universal Transverse Mercator) ta chọn Universal Transverse Mercator (WGS 84) trong mục Category. Tiếp theo tuỳ theo vị trí của từng vùng khảo sát mà chọn UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS 84) hay UTM Zone 49, Northern Hemisphere (WGS 84). Trường hợp hệ quy chiếu là Gauss, trong mục Category chúng ta có thể chọn Gauss - Kriuger (Pulkovo 1942), và trong phần Category Members chọn GK Zone 18 (Pulkovo 1942).
- Từ ngày 12/07/2000, Thủ Tướng Chính phủ đưa ra quyết định số 83/2000/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000. Trong trường hợp bản đồ ở Hệ quy chiếu VN-2000, ta chọn “VN-2000 su dung noi bo” ở mục Category, tiếp theo tuỳ theo vị trí của từng khu vực khảo sát và loại bản đồ mà ta có những tuỳ chọn khác nhau. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000. Ví dụ: VN-2000 KT 105 múi 6. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000. Ví dụ: VN-2000 KT 108 mui 3. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0=0,9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ, kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ví dụ: VN-2000 Thua Thien - Hue mui 3. + Units: Chọn đơn vị. + Nạp toạ độ của các điểm khống chế vào bản đồ trong hộp thoại Image Registration bằng cách nhắp chuột vào điểm đã biết toạ độ, hộp thoại Add Control Point mở ra, nạp toạ độ cho điểm khống chế vào hai ô MapX và MapY (X là kinh độ, Y là vĩ độ). Toạ độ nạp vào phải được tính bằng độ thập phân. + Di chuyển bản đồ để tìm điểm khống chế bằng hai thanh trượt ngang và đứng, bấm nút "+" và "-" để phóng to hay thu nhỏ bản đồ. - Sau khi nạp toạ độ các điểm khống chế, kiểm tra sai số (tính bằng pixel). Nếu được thì chọn OK trong hộp thoại Image Registration để mở ảnh quét. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Đăng ký ảnh quét bản đồ khi đã biết hệ quy chiếu. - Đăng ký ảnh quét bản đồ địa hình phần Tây Bắc Huế (Tay Bac Hue.jpg) nằm trong mảnh bản đồ địa hình Thành phố Huế, E-48-96-A (6541 IV) theo hệ quy chiếu VN-2000. - Đăng ký ảnh quét bản đồ Thuathienhue.tif theo hệ quy chiếu UTM. 3.2.2. Đăng ký ảnh quét theo bản đồ số khác đã có sẵn của cùng khu vực
- Muốn đăng ký một bản đồ dạng ảnh quét vào MapInfo, phải biết toạ độ của ít nhất 3 điểm thì mới đăng ký đúng được. Tuy nhiên nếu ta có một bản đồ số trên MapInfo của cùng khu vực với bản đồ ảnh quét muốn đăng ký thì có thể lấy ngay các toạ độ trên bảng MapInfo đó và sử dụng làm điểm khống chế để đăng ký ảnh quét theo bản đồ đã có. Việc này được thực hiện bằng lệnh Select Control Point from Map (chọn điểm khống chế từ bản đồ). Cách thực hiện như sau: 1 - Mở bản đồ số có cùng khu vực với ảnh quét cần đăng ký ra (ta có thể mở một ảnh quét khác đã đăng ký rồi cũng được). 2 - Mở bản đồ ảnh quét muốn đăng ký ra bằng lệnh File > Open Table, trong ô Files of Type chọn Raster Image (*.bil, *.tif, *.grd, ). 3 - Một hộp thoại mở ra hỏi ta muốn đăng ký (Register) hay chỉ hiển thị ảnh (Display) ảnh quét. Nhắp chuột chọn Register. Hộp thoại Image Registration mở ra. 4 - Chọn hệ quy chiếu cho ảnh quét muốn đăng ký bằng nút Projection, chọn đơn vị bằng nút Units. Trong phương pháp đăng ký ảnh quét kiểu này thì hệ quy chiếu và đơn vị của ảnh quét cần đăng ký phải trùng với hệ quy chiếu của bản đồ số mà ta sử dụng để lấy toạ độ các điểm khống chế. 5 - Di chuyển ảnh quét trên hộp thoại Image Registration đến vùng có điểm khống chế muốn lấy. Có thể phóng to hay thu nhỏ ảnh quét nếu cần. 6 - Chọn nút công cụ Grabber trên thanh công cụ Main. 7 - Dùng nút công cụ này để di chuyển bản đồ số trong cửa sổ bản đồ đến cùng một vùng với ảnh quét. Có thể dùng hai nút công cụ phóng to-thu nhỏ để thay đổi độ phóng đại của bản đồ số nếu cần. Trong tình huống này, thấy hộp thoại Image Registration không biến mất mà thanh tiêu đề của hộp thoại này chỉ chuyển sang màu xám mà thôi. Vì thế nhớ di chuyển bản đồ để sao cho vùng dự kiến chọn lấy điểm khống chế không bị hộp thoại này che khuất. 8 - Từ menu chính chọn Table > Raster > Select Control Point fromMap. 9 - Di chuyển chuột lại cửa sổ bản đồ, con trỏ chuột biến thành hình dấu cộng. Nhắp chuột lên vị trí chọn làm điểm khống chế. 10 - Hộp thoại Add Control Point mở ra. Ở hai ô MapX và MapY hiển thị toạ độ của điểm mới nhắp chuột. Hai ô ImageX và ImageY hiện giá trị 0. Có thể đặt tên cho điểm khống chế trong ô Label. Ta chọn OK để chấp nhận lấy điểm khống chế đó. Toạ của điểm đó được đưa vào hộp thoại Image Registration. 11 - Quay lại hộp thoại Image Registration nhắp chuột lên chọn điểm khống chế mới được đưa vào. Phía dưới hiện lên dòng thông báo: “Click on Image to modify point’s coordinates” (nhắp chuột lên ảnh để thay đổi toạ độ điểm). 12 - Di chuyển chuột lại phần ảnh quét. Con trỏ chuột biến thành hình dấu cộng. Nhắp chuột lên ảnh quét ngay tại điểm trùng với điểm đã nhắp chuột trên bản đồ số trước đó. 13 - Hộp thoại Edit Control Point mở ra. Lúc này hộp thoại hiện ra lại toạ độ của điểm đã nhắp chuột trong bản đồ số lúc đầu trong hai ô MapX và MapY. Trong hai ô ImageX và ImageY lúc này không phải là giá trị 0 nữa mà hiện ra toạ độ của điểm ta mới nhắp chuột trên
- ảnh quét (toạ độ này tính bằng điểm ảnh - pixel). Như vậy toạ độ từ bản đồ số đã được gán lên điểm nhắp chuột trên ảnh quét cần đăng ký. 14 - Nhắp chuột chọn OK để kết thúc đăng ký điểm thứ nhất. 15 - Thực hiện lại từ bước 5 đến bước 7 để di chuyển ảnh quét và bản đồ số đến vị trí cần đăng ký thứ hai. 16 - Trên hộp thoại Image Registration nhắp chuột chọn nút New để chuẩn bị nạp điểm khống chế thứ hai, thứ 3 và 4. Xem sai số khi đăng ký ảnh quét để biết được có thể chấp nhận được sai số hay không. 19 - Sau khi nạp đủ số lượng điểm khống chế cần thiết, nhắp chuột vào nút OK trên hộp thoại Image Registration để kết thúc quá trình đăng ký ảnh quét. Bài tập áp dụng Bài tập 2. Đăng ký ảnh quét bản đồ theo một bản đồ số có sẵn. Đăng ký ảnh quét bản đồ giải thửa xã Phú Thanh (PTHANH GT.tif) theo bản đồ số có sẵn của lãnh thổ xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2.3. Đăng ký ảnh quét khi không có thông tin về lưới chiếu và toạ độ Đôi khi ta cũng có nhu cầu xử lý một bản đồ trong MapInfo mà không biết toạ độ. Hoặc cũng có thể ta muốn xử lý một bản đồ không liên quan đến toạ độ địa lý trên bề mặt quả đất, ví dụ như bản vẽ một lô đất chẳng hạn. Trong trường hợp đó ta vẫn có thể đăng ký một bản đồ quét không có toạ độ vào MapInfo để số hoá và sử dụng các lệnh của MapInfo. Một bản đồ không biết toạ độ hoặc không cần toạ độ khi đăng ký vào MapInfo cũng phải biết tỷ lệ thì các tính toán địa lý mới chính xác được. Một bản đồ trong MapInfo không sử dụng hệ toạ độ quả đất thì hệ toạ độ nó sử dụng được gọi là hệ toạ độ phi quả đất (Non-Earth). Khi đăng ký bản đồ theo hệ kinh độ/vĩ độ, MapInfo sẽ căn cứ trên các điểm khống chế để hiển thị ảnh quét cho đúng với hệ toạ độ được chọn. Ảnh quét trong máy tính khác với ảnh giấy bình thường. Một ảnh quét trong máy tính thực chất bao gồm nhiều điểm nhỏ hình vuông gọi là pixel - điểm ảnh (viết tắt của chữ picture element). Mỗi một điểm ảnh có một màu xác định. Số màu của một ảnh quét tuỳ thuộc vào định dạng của ảnh quét đó. Ví dụ ảnh thang độ xám 8 bit sẽ có 256 cấp độ xám (28 = 256) từ màu trắng đến màu đen, ảnh màu 24 bit sẽ có 224 = 16777216 màu (hơn 16,7 triệu màu). Máy tính quản lý ảnh quét theo từng điểm ảnh và giá trị màu của điểm ảnh đó. Khi quan sát một ảnh quét trên máy tính, vì kích thước điểm ảnh quá nhỏ nên ta không nhìn thấy các điểm ảnh. Nhưng nếu phóng to ảnh quét ra thì ta sẽ nhìn thấy những điểm ảnh này. Mỗi điểm ảnh trên ảnh quét sẽ có 3 thông số, toạ độ của điểm ảnh đó theo trục x và y và giá trị màu của điểm ảnh đó. Toạ độ của điểm ảnh là vị trí của điểm ảnh đó trên ảnh, tức điểm ảnh đó nằm ở hàng thứ mấy và cột thứ mấy. Gốc toạ độ của ảnh nằm ở góc trên bên trái của tấm ảnh. Trong hệ toạ độ của ảnh quét chiều dương của trục tung (trục y) là chiều từ trên xuống, còn chiều dương của trục hoành (trục x) là chiều từ trái sang phải. Trong khi đó hệ toạ
- độ phi quả đất trong MapInfo lại lấy gốc toạ độ là góc dưới bên trái. Vì vậy trục Y trong ảnh quét và trục Y trong MapInfo có chiều ngược nhau. A. Hệ toạ độ của ảnh quét và B: hệ toạ độ phi quả đất trong MapInfo (hệ toạ độ Descartes). Khi đăng ký ảnh quét có toạ độ theo hệ toạ độ của Trái đất (kinh độ/vĩ độ), ta phải sử dụng một trong những hệ quy chiếu được MapInfo hỗ trợ. Trong hệ toạ độ theo kinh độ/vĩ độ của quả đất, gốc toạ độ 0 là giao điểm của đường kinh tuyến gốc và đường xích đạo. Đường kinh tuyến gốc là trục Y và đường xích đạo là trục X. Chiều dương của vĩ độ là chiều hướng lên trên (hướng bắc) và chiều dương của kinh độ là chiều hướng sang phải (hướng đông). Khi đăng ký ảnh quét không có toạ độ, MapInfo sử dụng hệ trục toạ độ Descartes với chiều của trục tung và trục hoành cũng giống với chiều của hệ toạ độ kinh/vĩ độ. Do hệ toạ độ của ảnh quét và hệ toạ độ phi quả đất (Non-Earth) mà MapInfo sử dụng có trục tung ngược chiều nhau vì vậy khi đăng ký ảnh quét ta phải đổi dấu giá trị y của các điểm khống chế. Cách đăng ký Ảnh quét đăng ký theo hệ toạ độ phi quả đất cũng phải biết tỷ lệ thì mới đăng ký đúng được. Ta có thể sử dụng ngay hệ toạ độ của Photoshop để lấy toạ độ của các điểm khống chế, sau đó quy đổi chúng ra khoảng cách trên thực địa bằng cách nhân với tỷ lệ của bản đồ. Khi nạp toạ độ các điểm khống chế trong hộp thoại Image Registation của MapInfo, ta đổi dấu giá trị Y (tức trục tung). Nếu không đổi dấu, do chế độ hiển thị của ảnh quét trong MapInfo bị phụ thuộc vào ảnh quét vì thế ta không thấy ảnh quét bị ngược chiều. Nhưng khi số hoá trên ảnh quét này và chỉ mở bản đồ đã số hoá thì bản đố số sẽ bị lật ngược. Những bản đồ số như vậy không thể chỉnh sửa được. Ta sẽ xem xét một ví dụ dưới đây. Ta có một ảnh quét là bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ 1/400.000, tập tin có tên là HTDH_2005.jpg. Các bước thực hiện đăng ký như sau: 1- Khởi động phần mềm Photoshop và mở ảnh quét ra. 2- Bật thước đo ngang và đứng của Photoshop lên nếu chưa bật. Cách làm: từ menu chính của Photoshop chọn View > Show Ruler.
- 3- Chuyển thước đo trên Photoshop thành centimet. Cách làm: từ menu chính chọn Edit > Preferences > Units and Rulers. Hộp thoại Preferences mở ra. 4- Trong ô Units, ở phần Rulers, đổi đơn vị đo thành cm. 5- Chọn trước trên tờ bản đồ quét những điểm nào được sử dụng làm điểm khống chế. Nguyên tắc chọn điểm khống chế trong trường hợp này cũng giống như khi đăng ký theo kinh độ/vĩ độ. Ta nên chọn tối thiểu là 4 điểm để thấy được sai số. 6- Bật cửa sổ báo toạ độ vị trí con trỏ chuột lên, cách làm: từ menu chính chọn Window > Show Info. 7- Nhắp chuột chọn công cụ Rectangular Marquee Tool Photoshop. 8- Di chuyển chuột trở lại ảnh quét. Con trỏ chuột biến thành hình dấu cọng. Khi di chuyển chột trong ảnh quét, trên hai thước đo ngang và đứng hiện ra hai đường chấm chấm mảnh cho ta biết toạ độ vị trí con trỏ chuột. Đồng thời trên của số Info, góc dưới bene trái cũng hiện ra hai giá trị X và Y cho ta biết chính xác toạ độ của con trỏ. 9- Di chuyển con trỏ chuột đến điểm khống chế thứ nhất, ghi lại toạ độ X và Y của vị trí đó trên cửa sổ Info. 10- Tương tự di chuyển con trỏ chuột đến tất cả các vị trí chọn làm điểm khống chế và lần lượt ghi lại các cặp toạ độ (X, Y) của các điểm đó. Làm xong đóng tập tin ảnh lại và thoát khỏi Photoshop. Giả sử ta đã chọn bốn điểm khống chế có các toạ độ như sau: điểm 1: (x= 3.68, y =2.53); điểm 2: (x = 6.25, y = 12.74); điểm 3: (x = 11.42, y = 2.53); điểm 4: (x = 11.42, y = 10.20). Vì thước tỷ lệ ta chọn ở đây là cm nên các giá trị toạ độ ở đây được tính bằng centimét. `Ta tiến hành quy đổi các toạ độ này về kích thước trên thực địa. Cách làm: 11- Bản đồ này có tỷ lệ là 1:40,000 vậy 1cm = 40,000 cm = 0.4 km trên thực địa. Như vậy toạ độ trên ảnh của điểm 1 là (3.68,2.53) (cm) nên toạ độ của điểm đó tính theo tỷ lệ thực địa sẽ là x = 3.68 x 0.4 và y = 2.53 x 0.4, tức là (x = 1.472, y = 1.012) (km). Tương tự như vậy ta tính lại toạ độ các điểm khống chế theo tỷ lệ thực. Kết quả là các điểm khống chế sẽ có toạ độ thực như sau: điểm 1: (x= 1.472, y =1.012); điểm 2: (x = 2.5, y = 5.112); điểm 3: (x = 4.568, y = 1.012); điểm 4: (x = 4.568, y = 4.08).
- Sau khi đã có toạ độ của 4 điểm khống chế trên thực địa, ta tiến hành đăng ký toạ độ vào MapInfo như sau: 12- Khởi động MapInfo. 13- Từ hộp thoại Quick Start chọn Open a Table hay từ menu chính chọn File > Open Table. Hộp thoại Open Table mở ra. 14- Trong hộp thoại mở bảng, ở ô File of Type chọn Raster Image, trong ô Look in, mở thư mục đã lưu tập tin ảnh quét HTDH_2005.jpg và chọn tập tin này rồi nhắp chuột chọn Open. Hộp thoại hỏi đăng ký ảnh mở ra. 15- Chọn Register. Hộp thoại Image Registration mở ra. 16- Nhắp chuột chọn nút Projection, hộp thoại Choose Projection mở ra. 17- Trong ô Category nhắp chuột vào nút thả xuống chọn Non-Earth; ở dưới ô Category Members chọn Non-Earth (kilometers) (vì toạ độ ta tính ở phần trên theo kilômét). Xong chọn OK để quay lại hộp thoại Image Registration. Nếu nhắp chuột vào nút Units ta sẽ thấy đơn vị tính sẽ được đổi thành kilometers. 18- Dùng hai thanh cuộn ngang và đứng để di chuyển bản đồ đến điểm đăng ký thứ nhất. Có thể phóng to hay thu nhỏ bản đồ để thấy rõ. Thông thường ta nên phóng to bản đồ để chấm điểm khống chế cho chính xác. 19- Nhắp chuột vào vị trí điểm khống chế thứ nhất. Hộp thoại Add Control Point mở ra. 20- Nạp toạ độ x và y của điểm khống chế thứ nhất vào ô MapX và MapY. Như đã trình bày, trục toạ độ Y trong ảnh quét và MapInfo ngược chiều nhau nên phía trước giá trị y ta phải gõ dấu trừ (-) để đổi chiều lại theo MapInfo. Dấu trừ phải nằm sát vào con số chứ không được cách ra. Làm xong chọn OK. 21- Di chuyển bản đồ đến các điểm khống chế khác và nạp toạ độ một cách tương tự.
- 22- Kiểm tra sai số xem có chấp nhận được hay không. Nếu được chọn OK để kết thúc. Ảnh quét sẽ được mở ra. Nếu sai số thì kiểm tra xem sai số vì lý do gì, nhắp chuột chọn điểm sai và nhấn nút Edit để chỉnh sửa lại nếu cần. Khi đăng ký ảnh quét theo hệ quy chiếu phi quả đất và số hoá trên MapInfo theo bản đồ quét đó, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Bản đồ số dựa theo ảnh quét đăng ký như trên chỉ hiển thị được các vật thể được số hoá trong ranh giới của ảnh quét đó mà thôi, nếu ta số hoá thêm những vật thể nằm ngoài ảnh quét đó thì khi vừa vẽ xong chúng sẽ bị “bóp” vào sát mép của ảnh quét và không còn hình dạng đã vẽ nữa. - Khi thực hiện tính toán địa lý (chiều dài, diện tích) trong bản đồ số hoá theo hệ toạ độ phi quả đất, MapInfo áp dụng cách tính theo hệ toạ độ Descartes phẳng hai chiều. Giá trị tính toán được trong MapInfo có sai số nhưng thực ra cũng không nhiều vì các bản đồ số theo kiểu Non-Earth thường chỉ được sử dụng trong một phạm vi rất nhỏ so với bề mặt địa cầu, và trong trường hợp đó mặt cong địa cầu gần như mặt phẳng. - Trong ví dụ trên ta lấy gốc toạ độ là góc trên bên trái để có thể tận dụng cách lấy toạ độ điểm khống chế trong Photoshop cho tiện. Về mặt nguyên tắc, khi đăng ký ảnh quét theo hệ toạ độ phi quả đất, ta có thể chọn gốc toạ độ tại bất kỳ vị trí nào, thậm chí ở ngoài giới hạn ảnh quét cũng được. Tuy nhiên nếu chọn một gốc toạ độ bất kỳ thì việc tính toán toạ độ các điểm khống chế không dễ và mất thời gian. - Khi quét ảnh và mở ảnh ra trong Photoshop, khoảng cách hiển thị trong Photoshop bằng đúng với kích thước ảnh giấy lúc quét vào, không phụ thuộc vào việc ta chọn độ phân giải khi quét là bao nhiêu. - Đối với một ảnh quét cần đưa vào MapInfo mà không biết tỷ lệ, nếu đã có một bản đồ số khác hay một ảnh quét đã đăng ký khác của cùng khu vực, ta có thể thực hiện phương pháp đăng ký toạ độ theo một bảng MapInfo đã có. Khi đăng ký ảnh quét mà có một điểm nào đó sai số nhiều nhưng không thể chỉnh sửa bằng cách thay đổi vị trí điểm khống chế hay thay đổi toạ độ điểm khống chế, hoặc cũng không thể tìm được ảnh quét chất lượng tốt hơn thì nên tăng thêm số lượng điểm khống chế. Các điểm khống chế mới nên được thêm vào vùng xung quanh điểm sai số nhiều đồng thời thêm một số điểm khống chế vào vùng giữa ảnh quét. Nếu chỉ nạp 3 điểm khống chế thì sai số đăng ký ảnh luôn bằng 0 pixel dù ta chấm các điểm sai hoặc nạp sai toạ độ. Nếu nạp từ 4 điểm khống chế trở lên thì mới có thể biết được sai số. Sai số trong đăng ký ảnh có thể do các nguyên nhân sau: - Ảnh quét không chính xác (bị méo hoặc ghép ảnh không chính xác). Chất lượng của tờ bản đồ quét rất quan trọng. - Nạp toạ độ sai. - Chấm điểm khống chế sai. - Chọn hệ quy chiếu không đúng với hệ quy chiếu của ảnh quét. Khi đăng ký xong, MapInfo tạo ra một tập tin chứa các thông tin về đăng ký toạ độ. Tập tin này có cùng tên với tập tin ảnh mà ta đã đăng ký với đuôi mở rộng là .tab. Lần sau, khi
- muốn mở lại tập tin ảnh đã đăng ký thì chỉ cần mở tập tin .tab đó và không cần phải đăng ký ảnh quét lại nữa. Trong quá trình đăng ký ta có thể điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh trong Table > Raster> Adjust Image Style để thuận tiện cho việc chọn các điểm khống chế. Sau khi đăng ký ảnh quét bản đồ ta có thể chỉnh sửa toạ độ của ảnh quét sau khi khai báo: Sau khi đăng nhập, muốn khai báo toạ độ vị trí các điểm, vào Table > Raster> Modify Image Registration, sẽ xuất hiện cửa sổ Image Registration để chúng ta thêm/bớt/sửa đổi vị trí các điểm. Sau khi nhập hay sửa đổi các điểm, click OK trong cửa sổ Image Registration để hoàn tất việc đăng nhập. Bài tập ứng dụng Bài tập 3: Đăng ký ảnh quét khi không có thông tin về l ưới chiếu và toạ độ. Đăng ký ảnh quét bản đồ có tên là HTDH_2005.jpg. 3.3. SỐ HOÁ BẢN ĐỒ 3.3.1. Phương pháp trực tiếp Tổng quát phương pháp số hoá trực tiếp như sau: - Mở ảnh quét đã đăng ký ra bằng lệnh File > Open. - Chọn Map > Layer Control. - Đánh dấu chỉnh sửa vào lớp Cosmetic. - Tiến hành số hoá bản đồ bằng cách dùng các công cụ vẽ trên thanh công cụ Drawing. Các thông tin trên bản đồ nên được số hoá theo nhóm và có cùng kiểu trong cùng một lớp để dễ quản lý sau này. - Khi số hoá xong dùng lệnh Map > Save Cosmetic Objects để lưu các đối tượng đã vẽ thành một bảng MapInfo hoàn chỉnh. - Có thể chỉ cần vẽ vài đối tượng đầu tiên là có thể dùng lệnh trên để lưu những gì đã vẽ thành một lớp và đặt tên cho nó. Xong vào lại Map > Layer Control và đánh dấu chỉnh sửa vào lớp mới lưu rồi quay lại vẽ tiếp. 3.3.2. Phương pháp tạo bảng mới trước Sau khi đã đăng ký ảnh quét, ta sẽ tiến hành tạo các bảng MapInfo mới (chưa có thông tin gì). Giả sử ta đã đăng ký bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và dự kiến số hoá các thông tin sau: ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế, ranh giới huyện, ranh giới xã, hệ thống đường giao thông chính (đường nhựa, đường sắt). các sông ngòi chính, hành chính huyện, hành chính xã, địa danh. Ta sẽ tạo các tập tin MapInfo mới (nhưng không có phần đồ hoạ - chưa vẽ gì cả) như sau: - Chọn File > New Table; hộp thoại New Table mở ra. - Trong phần Create New Table có 3 tuỳ chọn: + Open New Browser: Tạo bảng mới xong mở cửa sổ Browser của bảng mới ra. + Open New Mapper: Tạo bảng mới xong mở cửa sổ bản đồ ra.
- + Add to Current Mapper: Tạo bảng mới xong đưa bảng mới vào cửa sổ bản đồ của một lớp bản đồ đang mở hiện tại. Nếu không có lớp bản đồ nào đang mở thì tuỳ chọn này bị mờ đi. Nếu ta không đánh dấu chọn vào ô nào thì MapInfo sẽ tạo một bảng mới nhưng đóng nó lại. - Chọn mục ta muốn rồi nhấn nút Create. Hộp thoại New Table Structure sẽ mở ra. Hộp thoại này cho phép ta tạo các trường để chứa dữ liệu cho bản đồ sau này. Khi tạo một bảng MapInfo mới, ta phải dự kiến bảng đó chứa những thông tin gì và dự kiến có bao nhiêu loại thông tin để tạo những trường cần thiết cho lớp bản đồ đó. Ví dụ như nếu ta dự định tạo lớp sông suối, ta sẽ tạo trường chứa tên các sông suối, trường chứa chiều dài, trường chứa thuộc tính (có nước thường xuyên hay có nước theo mùa), - Trong phần Table Structure có hai tuỳ chọn. Create New (tuỳ chọn mặc định) dùng để tạo một bảng mới hoàn toàn. Tuỳ chọn Use Table cho phép ta tạo một bảng mới dựa trên cấu trúc dữ liệu (các trường) của một bảng đã có sẵn (phải mở bảng này ra trước khi thực hiện lệnh này). - Nhấn nút Create. Hộp thoại New Table Structure mở ra. Nếu trước đó ta dùng tuỳ chọn Use Table và chọn một bảng nào đó thì toàn bộ các trường cùng định dạng của bảng đó sẽ được sao chép sang bảng mới mà không phải tạo lại. - Tạo trường mới bằng cách nhắp chuột vào nút Add field. MapInfo tự động đặt tên cho trường mới trong ô Field Name là Field1. Sửa lại tên trường cho phù hợp với ý muốn. Lưu ý là tên trường không được có khoảng trắng và không thể hiển thị tiếng Việt được vì thế không nên gõ dấu. Sau khi đặt tên trường ta phải chọn định dạng cho trường trong ô Type. Chọn định dạng trường thích hợp với thông tin dự kiến nạp vào, ví dụ nếu tạo trường tên thì định dạng trường phải là Character (ký tự). Muốn bỏ trường mới thì nhắp chuột chọn trường đó rồi chọn nút Remove Field. - Tiếp theo, ta phải chọn hệ quy chiếu cho lớp bản đồ mới bằng nút Projection. Khi chọn nút này hộp thoại Choose Projection sẽ mở ra. Chọn hệ quy chiếu cho phù hợp. - Chỉnh xong các thiết lập trên chọn nút Create, hộp thoại Create New Table mở ra. - Đặt tên cho bảng MapInfo mới trong ô File Name, trong ô Save As Type chọn MapInfo (*.tab), chọn thư mục lưu bảng mới trong ô Save In rồi chọn Save. Như vậy ta đã tạo xong một bảng MapInfo mới và rỗng (chưa có dữ liệu). Bằng phương pháp này ta tạo ra các bảng MapInfo để chứa các thông tin sẽ số hoá, ví dụ ta sẽ tạo các bảng MapInfo là ranh_gioi, cac_tinh, thanh_pho, song, vietnam_vung. Để thực hiện số hoá vào các bảng mới này ta làm như sau: - Mở ảnh quét đã đăng ký toạ độ ra. - Mở lớp cần số hoá ra, trong ô Preferred View chọn Current Mapper, ví dụ mở lớp ranh_gioi. Lớp này được mở chung với cửa sổ bản đồ quét nhưng chưa có gì. Có hai cách số hoá: Ví dụ cụ thể số hoá cho lớp ranh_gioi: * Số hoá thông qua lớp Cosmetic + Chọn Map > Layer Control, đánh dấu chọn chỉnh sửa vào lớp Cosmetic Layer.
- + Bắt đầu số hoá đường ranh giới bằng cách sử dụng công cụ vẽ đường để vẽ các chi tiết theo ảnh quét đã mở. + Số hoá được một lúc chọn Map > Save Cosmetic Objects. Hộp thoại Save Cosmetic Objects mở ra. + Trong hộp thoại Save Cosmetic Objects, thay vì chọn , ta chọn ranh_gioi rồi chọn Save. Như vậy những gì đã vẽ trong lớp Cosmetic sẽ được chuyển lên lớp ranh_gioi. + Nhấn nút Save, hộp thoại Save table mở ra chọn ranh_gioi rồi chọn Save để lưu những gì đã chuyển từ lớp Cosmetic vào lớp ranh_gioi. * Số hoá trực tiếp trên lớp đang số hoá (ranh_gioi) + Chọn Map > Layer Control. + Đánh dấu vào cột chỉnh sửa của lớp ranh_gioi. + Tiến hành số hoá lớp ranh_gioi bằng cách sử dụng công cụ vẽ đường. Trong quá trình vẽ thỉnh thoảng nhấn tổ hợp phím + hay chọn File > Save Table để lưu lại những gì đã vẽ vào lớp ranh_gioi. Để số hoá các đối tượng tiếp giáp nhau cùng chung một ranh giới, nên sử dụng khả năng bắt điểm (snap to node) – bấm phím S để tắt mở khả năng này- Ghi chú: Khi lưu những thông tin đã vẽ thành một lớp mới, MapInfo sẽ lưu những thông tin này thành 4 tập tin riêng biệt, những tập tin này có cùng tên nhưng có phần mở rộng khác nhau. Trong trường hợp này có 4 tập tin được lưu lại là ranh_gioi.tab, ranh_gioi.map, ranh_gioi.dat và ranh_gioi.id. Khi dùng lệnh mở bảng (Open Table), ta chỉ nhìn thấy một tập tin duy nhất là ranh_gioi.tab. * Ưu và nhược điểm của phương pháp số hoá thông qua lớp Cosmetic Layer và số hoá trực tiếp trên lớp đang số hoá: - Số hoá thông qua lớp Cosmetic Layer: Phương pháp này có 2 ưu điểm là: Thứ nhất, trong quá trình số hoá khi có chỉnh sửa (cắt, gộp hay xoá) các đối tượng, do chúng nằm trên lớp Cosmetic và không có thông tin nên các lệnh chỉnh sửa được thực hiện nhanh hơn. Thứ hai, trong quá trình số hoá những bản đồ đã số hoá một phần rồi thì lớp Cosmetic có tác dụng như một lớp vẽ nháp, nếu đúng ta mới dùng lệnh Save Cosmetic Objects để chuyển nó sang lớp cần số hoá, nếu chưa được ta có thể dùng lệnh Clear Cosmetic Layer để xoá toàn bộ mà không ảnh hưởng đến lớp bản đồ đã có thông tin. Tuy nhiên có cũng có nhược điểm là sau khi chuyển từ lớp Cosmetic lên lớp bản đồ cần số hoá, ta phải tiến hành nhập số liệu theo 3 phương pháp trên. - Số hoá trực tiếp trên lớp đang số hoá: Phương pháp này có ưu điểm là ta có thể nhập dữ liệu ngay trong quá trình số hoá mà không phải mất nhiều thời gian tìm lại từng đối tượng để nhập dữ liệu sau khi số hoá xong. Nhược điểm của phương pháp này là quá trình chỉnh sửa bản đồ (Combine, Split, Erase, Erase Outside) trong quá trình số hoá sẽ chậm hơn nhiều do xuất hiện hộp thoại hỏi ta xử lý dữ liệu như thế nào. 3.4. THAO TÁC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ
- 3.4.1. Định dạng các kiểu đối tượng đồ hoạ Để chọn chế độ chỉnh sửa cho một lớp bản đồ, từ menu chính chọn Map > Layer Control, hộp thoại Layer Control mở ra, đánh dấu vào cột chỉnh sửa cho lớp muốn chỉnh sửa. a. Định dạng điểm Điểm trong MapInfo theo mặc định là biểu tượng ngôi sao màu đen, cỡ 12 point. Muốn đổi kiểu của điểm, cách làm như sau: - Dùng công cụ chọn để chọn điểm đó, giữ phím để chọn nhiều đối tượng một lúc, từ menu chính chọn Options > Symbol Style hay chọn nhanh bằng cách nhắp chuột chọn nút định dạng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing. Hộp thoại Symbol Style mở ra: Hộp thoại này gồm các nội dung sau: + Font: Chọn Font chứa biểu tượng thích hợp, bên phải ô Font là ô chỉnh kích thước biểu tượng. + Symbol: Chọn biểu tượng thích hợp. + Color: Chọn màu cho biểu tượng. + Rotation Angle: Quay biểu tượng theo giá trị nạp vào ô này (tính theo độ - deg). + Background: Có 3 tuỳ chọn là None - không có nền cho biểu tượng; Halo - quanh biểu tượng có viền trắng và Border - tạo đường viền đen quanh biểu tượng. + Effects: Có 2 tuỳ chọn là Drop Shadow - tạo bóng đổ cho biểu tượng và Bold - biểu tượng có màu đậm hơn. + Sample: Hiển thị trước biểu tượng khi điều chỉnh. - Sau khi chọn các định dạng trong hộp thoại trên, chọn OK. b. Định dạng đường - Chọn một/nhiều đường. - Chọn Options > Line Style, chọn nhanh bằng cách nhắp chuột lên nút Line Style trên thanh công cụ Drawing. Hộp thoại Line Style mở ra. Hộp thoại này bao gồm các nội dung sau: + Style: Chọn kiểu đường. + Color: Chọn màu cho đường. + Width: Chỉ định độ dày của đường. Pixels: tính độ dày đường theo điểm ảnh có giá trị từ 1 đến 7; Points: tính độ dày đường theo point có giá trị từ 0.2 đến 6. + Sample: Xem mẫu đường khi điều chỉnh. - Thiết lập tuỳ chọn xong chọn OK. c. Định dạng vùng
- - Chọn một/nhiều vùng cần định dạng - Chọn Options > Region Style hay chọn nhanh bằng nút Region Style Button trên thanh công cụ Drawing, hộp thoại Region Style mở ra. Hộp thoại này gồm các nội dung sau: + Fill: tô màu cho vùng, gồm các nội dung chọn sau: Pattern: Kiểu tô màu, N là không màu (chọn N thì phần Foreground mờ đi). Foreground: Chọn màu để tô. Background: Mặc định tuỳ chọn này tắt đi (tức không hiện màu nền ở dưới). Đánh dấu ô này cho phép định dạng màu nền cho đối tượng vùng. Nếu được bật lên thì tuỳ chọn mặc định trong ô này là N (không màu). - Border: định dạng đường viền cho vùng, phần này tương tự định dạng đường. - Sample: cho phép xem trước định dạng khi điều chỉnh. - Thiết lập các tuỳ chọn xong chọn OK. d. Định dạng ký tự - Chọn đối tượng cần định dạng - Chọn Options > Text Style. Hộp thoại Text Style mở ra: Hộp thoại này gồm các nội dung sau: + Font: Chọn kiểu chữ, bên cạnh là ô cho phép chọn cỡ chữ. + Text Color: Chọn màu của chữ. + Background: Chọn màu nền cho chữ, None là không màu; Halo là vẽ một viền trắng xung quanh đối tượng ký tự; Box là vẽ một khung chữ nhật quanh chữ. Tuỳ chọn Halo và Box cho phép chọn màu nền trong ô Color phía dưới. + Effects: Định dạng các hiệu ứng khác nhau cho chữ: Bold (chữ đậm), Underline (gạch dưới), Shadow (đổ bóng), Italic (chữ nghiêng), All Caps (viết hoa toàn bộ) và Expanded (kéo dãn chữ ra). Hộp thoại trên chỉ dùng để định dạng kiểu chữ cho đối tượng ký tự. Nếu ta chọn đối tượng ký tự rồi từ menu chính chọn Edit > Get Info (hay chọn nhanh bằng cách nhắp chuột đúp) thì hộp thoại Text Object mở ra. Hộp thoại này có các tuỳ chọn sau:
- + Text hiển thị nội dung của đối tượng ký tự đang được chọn. Ta có thể xoá hay chỉnh lại nội dung trong ô này. + Nút Style mở hộp thoại Text Style để chỉnh kiểu chữ. + Hai ô Start X và Y: Cho biết toạ độ của ký tự đầu tiên của đối tượng ký tự. Nếu thay đổi giá trị trong hai ô này thì đối tượng ký tự sẽ di chuyển vị trí trên bản đồ. + Line Spacing: Cho phép chỉnh kiểu dòng của đối tượng ký tự, Single là dòng đơn (tuỳ chọn mặc định), 1.5 là chế độ một dòng rưỡi và Double là chế độ cách dòng đôi. + Justification: Có 3 tuỳ chọn là Left - căn lề bên trái, Center - căn lề chính giữa và Right - căn lề bên phải. + Label Line: Có 3 tuỳ chọn: No Line - không có đường chỉ; Simple Line - đường chỉ đơn. Arrow Line - đường chỉ có mũi tên. + Rotation Angle: Quay đối tượng ký tự bằng cách nạp giá trị độ vào ô này. Chiều dương là ngược chiều kim đồng hồ. 3.4.2. Chỉnh hình dạng của đường, vùng và ký tự a. Điều chỉnh hình dạng của đường và vùng Đường có chiều dài và hình dạng nên ta có thể thay đổi hình dạng của đường. Cách làm: sử dụng công cụ chọn để chọn đường đó, đường đó được chọn bằng cách bị “đánh dấu”, đồng thời có bốn hình vuông màu đen nằm xung quanh giới hạn ranh giới của đường đó, góc dưới bên phải có một chấm vuông nữa, đó là “tay cầm”. Giữ nút chuột trái trên một trong 4 nút hình vuông màu đen này và rê chuột thì ta có thể làm thay đổi đường (co giãn đường). Giữ chuột trái trên tay cầm và rê chuột thì ta có thể quay đường đó. Hình dạng đường được điều chỉnh bằng nút lệnh Reshape (chỉnh hình dạng). Cách làm như sau: - Dùng công cụ chọn để nhắp chuột chọn một đường trên cửa sổ bản đồ. - Nhắp chuột vào nút Reshape . Các nốt của đường đang được chọn hiện lên. - Nhắp chuột vào một nốt rồi rê chuột thì ta có thể di chuyển vị trí nốt đó và do vậy thay đổi hình dạng của đường. Để chọn nhiều nốt ta cũng giữ phím và cũng có thể di chuyển nhiều nốt một lúc. Ta có thể sử dụng nút công cụ thêm nốt Add Node để thêm một nốt bằng cách nhắp chuột chọn nút này rồi nhắp chuột lên vị trí muốn thêm nốt trên đường đang được chỉnh sửa. Ta có thể xoá một nốt bằng cách nhắp chuột chọn nốt đó rồi nhấn phím . Vùng được giới hạn bằng một đường gấp khúc nên ta cũng có thể điều chỉnh hình dạng của vùng hoàn toàn giống như cách điều chỉnh đường.
- b. Điều chỉnh ký tự Khi nhắp chuột chọn một đối tượng kiểu ký tự, nó sẽ được đánh dấu bằng bốn điểm khống chế màu đen cùng với một “tay cầm”. Khi giữ phím chuột trái trên đối tượng ký tự và rê chuột thì ta có thể di chuyển nó. Khi giữ phím chuột trái trên tay cầm thì ta có thể quay đối tượng ký tự bằng cách rê chuột. Nếu muốn chỉnh sửa nội dung đối tượng ký tự, ta nhắp chuột đúp vào nó để mở hộp thoại Text Object ra và chỉnh sửa nội dung trong ô Text. Lưu ý là tiếng Việt không hiển thị đúng trong ô Text này. 3.4.3. Lệnh Combine và Disaggregate a. Lệnh Combine: Chức năng: Gộp hai hay nhiều đối tượng thành một. Các đối tượng này có thể chỉ là đối tượng đường hoặc đối tượng vùng hoặc đối tượng điểm hoặc vừa bao gồm cả đối tượng đường, đối tượng vùng và đối tượng điểm. Các đối tượng này được gộp lại để tiện cho quá trình tính toán diện tích (đối với đối tượng vùng), tính toán chiều dài (đối tượng đường) hay các phép toán truy vấn. Cách thực hiện: - Chọn Map > Layer Control và đánh dấu chỉnh sửa cho lớp muốn thay đổi. - Chọn công cụ chọn rồi giữ phím để chọn hai hay nhiều đối tượng. - Chọn Objects > Combine. - Hộp thoại Data Aggregation (nhập dữ liệu) mở ra. Hộp thoại này hỏi ta khi nhập đối tượng đồ hoạ thì dữ liệu được gộp lại như thế nào. Tuỳ theo từng trường hợp mà ta chọn phương pháp gộp dữ liệu cho thích hợp đối với từng trường. Ta cũng có thể đánh dấu chọn vào No data để nhập đối tượng và các trường của đối tượng mới được tạo thành không có dữ liệu gì cả. Lệnh Combine có tác dụng trên hai hay nhiều đối tượng cùng kiểu hoặc khác kiểu. Ví dụ ta có thể nhập các điểm, đường, vùng lại thành một và xử lý chúng như một đối tượng duy nhất. b. Lệnh Disaggregate
- Chức năng: Đây là lệnh ngược lại với Combine. Lệnh này tách các đối tượng gộp (đối tượng bao gồm nhiều thành phần riêng lẻ tạo thành do lệnh Combine) ra thành các đối tượng độc lập. Cách thực hiện: - Chọn đối tượng gộp cần tách rồi thực hiện lệnh Objects > Disaggregate. Hộp thoại Disaggregate Objects mở ra. Hộp thoại này có hai tuỳ chọn. + Nếu đánh dấu tuỳ chọn All Objects thì (các) đối tượng sẽ bị tách ra thành từng đối tượng riêng lẻ tách rời nhau. Ví dụ ta có một đối tượng gộp bao gồm các vùng thì khi thực hiện lệnh Disaggregate chúng sẽ bị tách ra thành từng đối tượng vùng riêng lẻ. Trong phần này ta có thể đánh dấu vào mục Retain Holes in Regions. Nếu đánh dấu mục này thì các vùng có “lỗ” ở giữa sẽ được giữ nguyên lỗ. Nếu không đánh dấu tuỳ chọn này thì khi thực hiện lệnh tách, các lỗ ở giữa sẽ bị đổi thành các vùng. + Tuỳ chọn Collections Only tách (các) đối tượng gộp ra thành các đối tượng riêng lẻ theo nhóm (collection). Ví dụ một đối tượng gộp bao gồm nhiều vùng, nhiều đường và nhiều điểm thì khi thực hiện lệnh tách và chọn Collection Only thì đối tượng gộp đó sẽ bị tách ra thành 3 đối tượng gộp theo kiểu của chúng, một đối tượng gộp bao gồm các vùng, một bao gồm các đường và một bao gồm các điểm. - Chỉ định xong các tiêu chuẩn tách ta chọn Next, hộp thoại Data Disaggregation (tách dữ liệu) mở ra. - Chỉ định cách tách dữ liệu cho các trường rồi chọn OK. 3.4.4. Lệnh cắt (Split), lệnh Xoá phần chung (Erase) và lệnh Xoá phần không chung (Erase Outside) một đối tượng a. Lệnh Split (Cắt): Chức năng: Là lệnh cắt một hay nhiều đối tượng bằng đối tượng cắt (cutter). Mục tiêu sẽ bị cắt ra làm hai phần: phần chung với đối tượng cắt và phần không chung với đối tượng cắt. Cách thực hiện lệnh Split như sau: - Chọn (các) đối tượng cần cắt bằng công cụ chọn. - Chọn Objects > Set Target để đổi (các) đối tượng chọn thành mục tiêu. - Chọn (các) đối tượng cắt. - Thực hiện lệnh Objects > Split. - Hộp thoại Data Disaggregation (tách dữ liệu) hiển thị, hỏi ta chọn cắt dữ liệu như thế nào; chọn phương pháp chia dữ liệu phù hợp rồi chọn OK. (Các) “mục tiêu” sẽ bị cắt ra. Ta có thể dùng nhiều vùng để cắt một vùng/đường, dùng một vùng để cắt nhiều vùng/đường hay nhiều vùng để cắt nhiều vùng/đường.
- b. Lệnh Erase (Xoá): Chức năng: Lệnh xoá đối tượng tương tự lệnh Split, nhưng phần chung với (các) đối tượng cắt sẽ bị xoá đi. Cách thực hiện lệnh Erase như sau: - Chọn (các) đối tượng cần cắt bằng công cụ chọn. - Chọn Objects > Set Target để đổi (các) đối tượng chọn thành mục tiêu. - Chọn (các) đối tượng cắt. - Thực hiện lệnh Objects > Erase. - Hộp thoại Data Disaggregation (tách dữ liệu) hiển thị, hỏi ta chọn xoá dữ liệu như thế nào; chọn phương pháp chia dữ liệu phù hợp rồi chọn OK. c. Lệnh Erase Outside (Xoá phần không chung): Tương tự như lệnh Split nhưng phần không chung với (các) đối tượng cắt bị xoá đi. Trong các lệnh trên, đối tượng cắt chỉ có thể là vùng, mục tiêu (đối tượng bị cắt) có thể là điểm gộp, đường hay vùng. Đối tượng điểm không thể bị cắt. Lưu ý rằng đối với một bản đồ mới số hoá, chưa có phần dữ liệu thì việc chọn phương pháp nhập hay tách dữ liệu không quan trọng. Tuy nhiên đối với một bản đồ đã nạp dữ liệu thì đây là vấn đề rất quan trọng. 3.4.5. Lệnh Overlay Nodes Chức năng: Đây là lệnh chồng điểm tạo thêm (các) nốt tại vị trí đối tượng cắt chạy qua đối tượng mục tiêu. Nốt được tạo thành nằm trên mục tiêu. Lệnh này thường được sử dụng trong trường hợp muốn tạo các điểm giao nhau giữa các vùng cắt nhau hay các điểm giao nhau của các đường. Cách thực hiện: - Thiết lập mục tiêu cho (các) đối tượng cần tạo nốt - Chọn các đối tượng giao với (các) mục tiêu - Chọn Objects > Overlay Nodes.
- 3.4.6. Lệnh Buffer (tạo vùng đệm) Buffer thực chất không phải là lệnh chỉnh sửa đối tượng mà nó là lệnh tạo ra một đối tượng mới dựa vào đối tượng đã có. Chức năng: Lệnh này tạo một vùng đệm xung quanh đối tượng được chọn với bán kính vùng đệm do ta xác định. Lệnh Buffer này thường ứng dụng trong các bài toán tính toán khoảng cách, bài toán kinh tế (xác định bán kính tiêu thụ), bài toán quy hoạch Cách thực hiện: - Chọn đối tượng cần tạo vùng đệm, giữ phím để chọn nhiều đối tượng, nếu muốn. - Chọn Objects > Buffer, hộp thoại Buffer Objects mở ra. Hộp thoại Buffer Objects có các tuỳ chọn sau: + Radius: Value: Xác định bán kính vùng đệm, giá trị này có thể lấy từ một cột dữ liệu trên lớp bản đồ đó. From Colum: Cột dữ liệu cần lấy. Units: Chọn đơn vị tính bán kính. + Smoothness: Xác định “độ mịn” của vùng đệm; độ mịn này căn cứ trên hình tròn, giá trị mặc định là vẽ vòng tròn bằng 12 đoạn. + One buffer for all objects: Tạo một vùng đệm cho tất cả các đối tượng được chọn + One buffer for each object: Tạo mỗi vùng đệm cho một đối tượng được chọn. + Buffer Width Distance using: Xác định cách tính khoảng cách. Cách tính này phụ thuộc vào hệ quy chiếu của lớp bản đồ chứa các đối tượng đang được xử lý.
- Spherical: Đối với hệ toạ độ kinh/vĩ. Cartesian (theo hệ toạ độ Descartes): Đối với hệ toạ độ phi quả đất. 3.4.7. Lệnh Enclose Lệnh này tạo ra các đối tượng vùng từ các đường giao nhau khép kín. Cách làm: - Chọn các đường cắt nhau khép kín rồi chọn Objects > Enclose. Hộp thoại Create Regions Objects From Enclosed Areas mở ra. Tuỳ chọn Ignore Regions Objects mặc định được bật lên (không tính các vùng được chọn). - Chọn OK. Các vùng sẽ được tạo thành trong lớp nào đang ở chế độ chỉnh sửa 3.4.8. Lệnh Smooth và Unsmooth a. Lệnh Smooth Lệnh này dùng để bo tròn đối tượng đường bằng cách vẽ hai đoạn kề nhau thành một đường cong tiếp tuyến với góc nhỏ giữa chúng. Ví dụ như khi ta vẽ một con sông, muốn cho con sông “uốn éo” tự nhiên hơn thì ta dùng lệnh này. Cách làm: + Chọn đường cần “bo tròn”. + Chọn Objects > Smooth. b. Lệnh Unsmooth Lệnh Unsmooth là lệnh ngược lại với lệnh Smooth, lệnh này trả đường được bo tròn về tình trạng ban đầu. Cách làm: + Chọn đối tượng đã được Smooth rồi. + Chọn Objects > Unsmooth. Lệnh này chỉ thay đổi hình dạng của đối tượng đường, các tính toán địa lý vẫn căn cứ trên đối tượng gốc (không Smooth).
- 3.4.9. Lệnh Convert to Regions và Convert to Polylines a. Convert to Regions (Đổi thành vùng) Đây là lệnh đổi một đường thành một vùng. Cách làm: - Chọn đường cần đổi. - Chọn Objects > Convert to Regions. b. Convert to Polylines (Đổi thành đường) Lệnh này là lệnh ngược lại, đổi một vùng thành một đường. Đường tạo thành là đường ranh giới bao xung quanh vùng được chọn. Cách làm: - Chọn vùng cần đổi. - Chọn Objects > Convert to Polylines. Convert to Region Convert to polyline Các ví dụ của lệnh Convert to Region và Convert to Polyline 3.4.10. Lệnh Check Regions Đây là một lệnh rất hiệu quả trong việc kiểm tra lỗi của các vùng. Lệnh này sẽ đánh dấu những vùng chờm lên nhau bằng cách vẽ một vùng lên vùng chung đó. Đồng thời nó cũng đánh dấu những vùng bị “xoắn”, tức là vùng tự cắt nó, bằng cách chấm một điểm lên điểm cắt. Cách thực hiện lệnh kiểm tra vùng như sau: - Chọn các vùng muốn kiểm tra lỗi. - Chọn Objects > Check Regions; menu Check Region Objects mở ra.
- Hộp thoại này có 3 tuỳ chọn: + Self- Intersection Detection: phát hiện các vùng tự cắt và đánh dấu chỗ tự cắt bằng một biểu tượng. + Overlap Detection: phát hiện các vùng chờm lên nhau và đánh dấu vùng chờm bằng cách vẽ một vùng tô màu lên vùng đó. + Gap Detection: phát hiện lỗ hở giữa các vùng nằm cạnh nhau và đánh dấu bằng một vùng tô màu. Chỉ định diện tích tối đa của vùng hở cần đánh dấu trong ô Maximum Gap Area và chọn đơn vị tính diện tích trong ô Area Units. Tuỳ trường hợp ta có thể chọn một, hai hay cả ba tuỳ chọn trên. Trong ba tuỳ chọn này ta có thể thay đổi kiểu đánh dấu bằng 3 nút chọn kiểu điểm và vùng ở bên phải các tuỳ chọn này. - Chỉ định các tuỳ chọn xong chọn OK. Các điểm/vùng đánh dấu tạo thành trên lớp nào đang ở chế độ chỉnh sửa.
- Bài tập ứng dụng Bài tập 4. Số hoá các lớp thông tin bản đồ Từ kết quả đăng ký ảnh quét bài tập 1 (thuathienhue.tif), tiến hành số hoá các thông tin trên bản đồ. - Phân các lớp thông tin, đối tượng để số hoá: Thuỷ hệ, giao thông, ranh giới, địa danh, UBND, vùng hành chính. - Số hoá các đối tượng trên bản đồ: Sử dụng các công cụ vẽ đường, điểm, vùng, text để số hoá các đối tượng, đối với các vùng hành chính sử dụng các lệnh Split, Erase, Erase outside. - Định dạng các đối tượng. - Điều chỉnh các đối tượng. - Tạo buffer cho ranh giới. - Kiểm tra vùng.
- CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 4.1. THIẾT KẾ CẤU TRÚC BẢNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH Mở Table cần thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính, hay nói cách khác ta xây dựng cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính. Từ menu Table > Maintenance > Table Structure. Xuất hiện hộp thoại Modify Table Structure, trong đó có các nội dung: + Fields: Tên của các trường dữ liệu của bản đồ hiện thời. + Type: Kiểu của các trường dữ liệu của bản đồ hiện thời. MapInfo cho phép định dạng các trường dữ liệu với các kiểu như sau: Character: Kiểu ký tự. Trường có định dạng này được dùng để chứa dữ liệu kiểu chữ. Ví dụ như tên tỉnh, tên sông, tên thành phố. Trường này có thể chứa tối đa 254 ký tự. Integer: Kiểu số nguyên. Trường kiểu dùg để chứa các số nguyên. Giới hạn của trường này là từ âm hai tỷ (-2,000,000,000) đến dương hai tỷ (2,000,000,000). Small Integer: Kiểu số nguyên nhỏ. Trường kiểu này có giới hạn trong khoảng âm 32,768 (-32,768) đến dương 32,767 (32,767). Float: Kiểu số thập phân có dấu chấm động. Nên thiết lập định dạng là trường này nếu không biết chính xác giá trị nạp vào là bao nhiêu, ví dụ như khi nhập dữ liệu vào trường bằng cách lập công thức tính toán từ dữ liệu của các trường khác hay từ hàm số. Decimal: Kiểu số thập phân xác định, có nghĩa là phải biết chính xác giới hạn con số thập phân nạp vào là bao nhiêu. Ví dụ: 12,57. Trường kiểu này có thể chứa tối đa 19 chữ số. Date: Kiểu ngày tháng. Giá trị ngày tháng nạp vào mặc định theo thứ tự hệ Anh - Mỹ, tháng/ngày/năm. Ví dụ “12/09/2006” thì MapInfo sẽ hiểu là ngày 9 tháng 12 năm 2006. Logical: Kiểu luân lý. Trường này chỉ có hai giá trị là đúng/có (được gõ là “T”, là viết tắt của chữ True) hoặc sai/không (được gõ là “F”, viết tắt của chữ False). Khi định dạng trường theo kiểu Logical, tất cả các bản ghiđ ều có giá trị mặc định ban đầu là sai (F). Đối với các trường kiểu số, giá trị mặc định ban đầu của các bản ghi là 0. + Indexed : Mục này nếu được đánh dấu thì những dữ liệu của trường hiện hành sẽ được sắp xếp nhằm tăng khả năng truy nhập, tìm kiếm. Chỉ trường dữ liệu nào được Indexed mới sử dụng được công cụ Find của MapInfo.
- - Ta có thể thay đổi tên, kiểu dữ liệu tại các mục Name, Type. + Add Field: Dùng để thêm vào một trường dữ liệu. + Remove Field: Dùng để lược bỏ một trường dữ liệu nào đó. + Projection: Dùng để thay đổi các tham số về cơ sở toán học của cả bản đồ. - Sau khi hoàn thành việc thay đổi bấm OK. Lưu ý, tên trường (Field) tối đa là 8 ký tự, không có dấu và không có ký tự đặc biệt Trước khi thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính cho một lớp nào đó, ta cần phải phân tích các nội dung gì (trường gì - Field) cần đưa vào trong lớp đó và kiểu loại trường đó là gì. Sau khi thực hiện một lệnh thay đổi cấu trúc bảng dữ liệu của một lớp bản đồ trong hộp thoại Modify Table Structure thì lớp đó tự động tắt đi (nhưng không phải đóng lại). Để hiển thị lại lớp bản đồ đó, ta vào Map>Layer Control , chọn nút Add, hộp thoại Add Layer mở ra, ta chọn tên lớp đó và chọn Add. 4.2. NHẬP DỮ LIỆU THUỘC TÍNH Bảng dữ liệu của bản đồ được mở ra bằng lệnh Window > New Browser Window > [chọn lớp bản đồ cần mở dữ liệu]. Trước khi nạp dữ liệu cho một lớp bản đồ, cần thiết kế các trường để chứa các dữ liệu. Định dạng trường phải phù hợp với dữ liệu dự kiến nạp vào. Dữ liệu trong MapInfo có thể được nạp vào bằng nhiều cách, bao gồm 3 cách, đó là nhập dữ liệu là cửa sổ Browser, nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column, nhập dữ liệu bằng lệnh Info Tool. 4.2.1. Nhập dữ liệu từ cửa sổ Browser - Mở bản đồ cần nhập liệu ra, chọn Window > New Browser Window > [chọn tên bản đồ cần nhập dữ liệu]. - Chọn Window > Tile Windows để hiển thị cửa sổ bản đồ lẫn cửa sổ dữ liệu. Điều chỉnh kích thước các cửa sổ sao cho thuận tiện. - Chọn một đối tượng trên cửa sổ bản đồ bằng nút chọn , bản ghi liên kết với đối tượng đó được tô đen ở mép trái. Nếu không thấy (vì nằm ngoài vùng nhìn thấy trong cửa sổ Browser) thì chọn lệnh Query > Find Selection, đối tượng được chọn sẽ hiển thị trong cửa sổ Browser. - Nhắp chuột vào hàng đó và nhập dữ liệu cho các trường. Di chuyển giữa các ô bằng cách sử dụng phím hoặc tổ hợp phím + . - Chọn một đối tượng khác và làm tương tự cho đến hết. Cách nhập dữ liệu theo cách này có ưu điểm là khó nhầm lẫn tuy nhiên quá trình thao tác sẽ chậm khi nhập cho nhiều đối tượng có cùng một giá trị (thuộc tính). 4.2.2. Nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column Nếu có nhiều đối tượng (bản ghi) trong một lớp bản đồ có cùng giá trị trong một trường, ta không nhất thiết phải gõ lại nhiều lần mà có thể nhập dữ liệu cho tất cả các đối tượng có cùng giá trị một lần bằng lệnh Update Column. Cách làm tổng quát như sau:
- - Chọn các đối tượng có cùng giá trị của trường dự kiến nạp dữ liệu trên cửa sổ bản đồ bằng nút chọn , sử dụng phím để chọn nhiều đối tượng một lần. Nếu chọn nhầm đối tượng thì có thể giữ và nhắp chuột lại lên đối tượng chọn nhầm thì đối tượng đó sẽ được khử chọn. - Chọn Table > Update Column. - Trong Table to Update chọn Selection. - Trong Column to Update, chọn trường cần nhập dữ liệu. - Trong ô Get Value from Table, giữ nguyên thiết lập là Selection. - Trong ô Value, gõ giá trị cần nhập liệu vào. Lưu ý rằng định dạng kiểu ký tự (Character), ngày tháng (Date) và kiểu luân lý (Logical) phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Nhập dữ liệu cho đối tượng đường sắt qua lệnh Update Column. Ô Assist để xây dựng biểu thức cho mục Value. Bấm vào nút Assist xuất hiện hộp thoại Expression: + Column chọn trường dữ liệu cần tính toán. + Operators chọn biểu thức Logic thích hợp. + Functions chọn hàm xử lý. Lưu ý rằng MapInfo không thể hiển thị tiếng Việt đúng trong các hộp thoại nhưng nó hiển thị đúng trong cửa sổ Browser và khi trình bày bản đồ, vì thế phải gõ cho đúng chính tả. 4.2.3. Nhập dữ liệu bằng lệnh Info Tool Đây là lệnh để xem thông tin của một đối tượng trên bản đồ bằng cách nhắp chuột vào đối tượng đó. Ta có thể dùng cửa sổ Info Tool để nhập liệu cho bản đồ. Cách làm như sau: - Chọn nút lệnh Info Tool trên thanh công cụ Main.
- - Nhắp chuột lên một đối tượng trên cửa sổ bản đồ. - Cửa sổ Info Tool mở ra, hiển thị các trường chứa giá trị của đối tượng đó. - Nhắp chuột vào các trường trong cửa sổ Info Tool để nạp dữ liệu cho đối tượng được nhắp chuột chọn lúc đầu. - Di chuyển lại cửa sổ bản đồ, nhắp chuột lên một đối tượng khác, cửa sổ Info Tool không tắt nhưng hiển thị các giá trị trong các trường của đối tượng vừa mới được nhắp chuột lên, lại nhập dữ liệu vào các trường cho đối tượng đó. - Làm tương tự cho tất cả các đối tượng trong lớp bản đồ đó. Lưu ý: - Khi dấu nháy chuột nằm trong cửa sổ Info Tool, có thể di chuyển giữa các trường bằng phím hay tổ hợp phím + . - Tiếng Việt hiển thị không đúng nên phải cẩn thận để tránh sai chính tả. - Dữ liệu được nhập hay chỉnh sửa trong cửa sổ Info Tool cũng sẽ được lưu lại trong bảng dữ liệu chính của lớp bản đồ đó. - Không gõ dấu ngoặc kép khi gõ giá trị trong cửa sổ Info Tool. Cách cập nhật thông tin này rất dễ dàng và chính xác nhưng có một nhược điểm rất lớn tốc độ xử lý sẽ chậm và không hiệu quả. * Nhận xét: Trong 3 cách nạp dữ liệu như trên thì ta thấy rằng nếu ta nạp dữ liệu cho nhiều đối tượng có cùng một tính chất (hay một giá trị) thì sử dụng lệnh Update Column là nhanh chóng nhất. Tuy nhiên nếu các giá trị của mỗi đối tượng trên lớp bản đồ đều khác nhau thì ta phải dùng cách 1 (nạp vào Browser) hay cách 3 (dùng Info Tool).
- Bài tập ứng dụng Bài tập 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Xây dựng cấu trúc dữ liệu thuộc tính và nhập dữ liệu thuộc tính cho lớp thông tin hành chính vùng đã được số hoá ở bài tập 4 theo số liệu như sau: Ten hanh chinh Dien tich Dan so TB Nam Nu Thanh thi Nong thon TP Huế 70.99 335747 162956 172791 305052 30695 Huyện Phong Điền 955.71 107088 51376 55712 6517 100571 Huyện Quảng Điền 163.29 92039 44613 47426 10216 81823 Huyện Hương Trà 520.05 117359 59199 58160 8038 109321 Huyện Phú Vang 280.83 179239 88795 90444 19658 159581 Huyện Hương Thuỷ 458.17 96197 47969 48501 14475 81722 Huyện Phú Lộc 729.56 152445 76191 76254 23460 128985 Huyện A Lưới 1232.73 41717 20852 20865 6398 35319 Huyện Nam Đông 651.95 23428 11935 11493 3514 19914 4.3. THAO TÁC VỚI CÁC BẢNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 4.3.1. Xoá Table bằng công cụ của MapInfo - Chọn Table > Maintenance > Delete Table. - Xuất hiện hộp thoại Delete Table. - Bấm phím Delete để xoá Table được chọn. 4.3.2. Thay tên Table bằng công cụ của MapInfo MapInfo cung cấp công cụ để thay tên một Table như sau: - Chọn Table > Maintenance > Rename Table. - Xuất hiện hộp thoại Rename Table. - Bấm phím Rename để đổi tên Table được chọn. 4.3.3. Nén Table bằng công cụ của MapInfo MapInfo cung cấp công cụ để nén một Table nhằm tối ưu hoá dữ liệu. - Chọn Table > Maintenance > Pack Table - Xuất hiện hộp thoại Pack Table Chọn mục Pack Both types of Data rồi chọn OK.
- 4.4. LIÊN KẾT VỚI DỮ LIỆU CÓ SẴN Cơ sở dữ liệu có sẵn có thể có phần mở rộng .dbf (dbase), wks (Lotus), .xls (Excel), .txt (ASCII). MapInfo sử dụng các cơ sở dữ liệu này như là những lớp dữ liệu riêng sau khi hoàn tất thủ tục khai báo. Vào File> Open Table, chọn tập tin cơ sở dữ liệu theo các dạng trên bằng cách chọn kiểu tương thích trong List File of Types trong cửa sổ Open Table. Ví dụ: Cơ sở dữ liệu dạng .xls (Excel) Thông thường dữ liệu trong Excel lấy hàng trên cùng làm tên cột (Field), vì vậy trong cửa sổ Excel Information chúng ta khai báo như sau: + Trong khung Name Range chọn Other sẽ xuất hiện khung ghi giới hạn của dữ liệu. MapInfo sẽ cho thấy toàn vùng dữ liệu từ hàng cột nào đến hàng cột nào. Chúng ta sẽ thay đổi là tăng thêm một hàng đối với vị trí đầu tiên của vùng dữ liệu. Ví dụ thay vì A1:G10 thì đổi lại là A2:P18, click OK. + Đánh dấu vào mục Use Row Above Selected Range for Column Tittle (chúng ta xác định hàng đầu tiên là tên các cột), rồi click OK. Xuất hiện hộp thoại Set Field Properties: Ta có thể thiết lập lại cấu trúc của các tường dữ liệu thuộc tính của các cột trong file Excel đã được mở ra. Click OK. Cửa sổ Browser xuất hiện với dữ liệu theo dạng hàng và cột của tập tin .xls mới được đưa vào. MapInfo đã tạo ra tập tin dạng .tab cùng tên với tập tin .xls (một lớp dữ liệu của MapInfo).
- Mở bảng dữ liệu thuộc tính cần liên kết, lưu ý để liên kết được 2 bảng dữ liệu thuộc tính thì cấu trúc dữ liệu thuộc tính của các trường cần update phải giống nhau và trong 2 bảng đó phải có ít nhất một trường dữ liệu thuộc tính chung để làm cột tham chiếu. Vào Table>Update column, xuất hiện hộp thoại, chọn bảng cần update (ví dụ Hanh_chinh_huyen), trường cần update là Dien_tich, lấy giá trị từ Bảng dữ liệu từ Excel đã mở ra (Liên_ket_TTHue). Cách thức tính toán là lấy giá trị (Value) của trường Dien_tich trong bảng dữ liệu Excel. Để liên kết được dữ liệu ta phải chọn trường dữ liệu tham chiếu, bấm chọn nút Join. Chọn trường chung của hai bảng dữ liệu thuộc tính, click OK và sau đó OK kết thúc sẽ cập nhật được diện tích cho lớp Hanh_chinh_vung. Bài tập ứng dụng Bài tập 6. Liên kết dữ liệu thuộc tính Giả sử ta đã có file dữ liệu thuộc tính về lớp hành chính vùng ở phần mềm Microsoft Excel (Lien ket TTHue.xls), tiến hành liên kết các thông tin có sẵn đó qua phần mềm MapInfo. 4.5. CẬP NHẬT VÀ BỔ SUNG DỮ LIỆU 4.5.1. Bổ sung số liệu thống kê Mỗi tính chất của các đối tượng được bổ sung vào một vùng mới và tuỳ theo kiểu số liệu để khai báo thích hợp trong kiểu trường dữ liệu (field). Có thể nhập số liệu trực tiếp trong MapInfo. Vào Windows > New Browser Window, chọn lớp dữ liệu muốn bổ sung thêm sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu Browser liệt kê dữ liệu theo hàng và cột, nhập số liệu vào các ô thích hợp. Để có thể sử dụng các phần mềm khác như Excel hay Foxpro để nhập các số liệu này, ta phải lưu lớp dữ liệu dưới dạng dBase DBF với một tên khác. Vào File >Save Copy As, chọn lớp dữ liệu cần lưu, trong cửa sổ Save Copy of Table As chọn Save File As Type là dBase DBF, ta sẽ có một tập tin của lớp dữ liệu tương ứng có phần mở rộng là .dbf. vào Excel hay Foxpro và mở tập tin này để cập nhật, lưu ý là không được thay đổi vị trí của các hàng, vì MapInfo đã lưu thông tin về các đối tượng địa lý đồ hoạ theo thứ tự các hàng.
- 4.5.2. Bổ sung số liệu do MapInfo tính toán được a. Các toán tử, các hàm và từ khoá trong biểu thức trong MapInfo Trong MapInfo với các hàm và các phép toán chúng ta có thể xác lập các biểu thức tính toán tự động trên từng đối tượng (các hàng trong bảng), có nghĩa ta có thể bổ sung tự động các số liệu trên MapInfo. Biểu thức trong MapInfo bao gồm tên vùng của lớp dữ liệu được mở, trong đó obj là một tên vùng đặc biệt chỉ đến đối tượng địa lý của các hàng trong bảng dữ liệu - các toán tử và các hàm. * Các toán tử: - Các Toán tử So sánh: = bằng, lớn hơn, = lớn hơn hay bằng, =< nhỏ hơn hay bằng, _ tương tự (tượng trưng cho một ký tự bất kỳ), % tương tự (tượng trưng cho nhiều ký tự bất kỳ) - Các ký hiệu ý nghĩa: + cộng, - trừ, (- ) âm, * nhân, / chia, ^ luỹ thừa, () dấu ngoặc. - Các toán tử toán tử luân lý: “and” (và), “or” (hoặc) và “not” (không). Trong đó: + and được coi là đúng (“true”) khi (và chỉ khi) tất cả tham số của nó (tức là các biểu thức mà nó nối lại) đều đúng. Một bản ghi phải thoả mãn tất cả các điều kiện trong biểu thức thì mới được chọn. + or được coi là đúng khi một, vài hay tất cả các tham số (tức là các biểu thức mà từ khoá này liên kết) đúng. Một bản ghi thoả mãn một trong những điều kiện của biểu thức thì sẽ được chọn. Nó cũng được chọn khi hai hay tất cả điều kiện đều được thoả mãn. + not là đúng khi tham số của nó (biểu thức mà nó được sử dụng trong đó) là sai (“false’). Một bản ghi sẽ được chọn khi nó không thoả mãn điều kiện đưa ra. - Các toán tử địa lý. Chúng được sử dụng để chọn các đối tượng dựa trên mối quan hệ không gian đối với (các) đối tượng khác. MapInfo có một từ khoá đặc biệt để sử dụng trong các toán tử địa lý là “obj” hay “object” (đối tượng). Từ khoá này (được coi như một tên trường) cho MapInfo biết rằng nó phải chọn giá trị dựa trên các đối tượng đồ hoạ trong bản đồ chứ không dựa vào bảng dữ liệu. Các toán tử địa lý được đặt nằm giữa các đối tượng đang được xem xét. Dưới đây là những toán tử địa lý: + Contains (Chứa): Đối tượng A chứa đối tượng B nếu trọng tâm của đối tượng B nằm trong ranh giới của đối tượng A. + Contains Entire (Chứa hoàn toàn): Đối tượng A chứa hoàn toàn đối tượng B nếu ranh giới của B nằm hoàn toàn trong ranh giới của A. + Within (Nằm trong): Đối tượng A nằm trong đối tượng B nếu trọng tâm của nó nằm trong ranh giới của B. + Entirely Within (Hoàn toàn nằm trong): Đối tượng A hoàn toàn nằm trong đối tượng B nếu ranh giới của nó hoàn toàn nằm trong đối tượng B. + Intersects (Giao, Cắt): Đối tượng A giao (cắt) đối tượng B nếu chúng có ít nhất một điểm chung. * Các hàm của MapInfo: - Các Hàm Toán học. Trong MapInfo có những hàm toán học sau: + Abs(num): Trả về giá trị tuyệt đối của một số. + Cos(num): Trả về cosine của một số; num tính bằng radian. (1 radian = 57,29578 độ)
- + Int(num): Trả về phần số nguyên của một số num. + Maximum(num1, num2): Trả về số lớn hơn trong hai số. + Minimum(num1, num2): Trả về số nhỏ hơn trong hai số. + Round(num1, num2): Trả về giá trị được làm tròn của số num1, đến giá trị gần nhất với số num2 (ví dụ như nếu num2 là 10 thì num1 được làm tròn đến giá trị gần với 10 nhất). + Sin(num): Trả về sin của một số; num tính bằng radian. + Tan(num): Trả về tang của một số; num được tính bằng radian. - Các Hàm tổng hợp số liệu (Aggregate Functions) + Count(*): Đếm số lượng bản ghi (hàng) trong một nhóm. Hàm này lấy dấu hoa thị (*) làm đối số vì nó áp dụng cho bản ghi một cách tổng quát và không áp dụng cho một trường đặc biệt nào của bản ghi. + Sum( ): Tính tổng của các giá trị trong biểu thức cho tất cả các bản ghi trong một nhóm (trường). + Avg( ): Tính giá trị trung bình của các giá trị trong biểu thức trong tất cả các bản ghi của một nhóm. + Max( ): Tìm giá trị lớn nhất trong trong tất cả các bản ghi của một nhóm. + Min( ): Tìm giá trị thấp nhất trong trong tất cả các bản ghi trong một nhóm. - Các Hàm có kết quả là đối tượng địa lý + Buffer(obj, num_res, num_width, str): Trả về một vùng đệm. Thông số num_res chỉ định độ phân giải, tính theo số nốt trên một vòng tròn; num_width là bán kính của vùng đệm; str là tên của đơn vị tính khoảng cách sử dụng trong num_width. + Centroid(obj): Trả về một điểm có toạ độ tại trọng tâm của đối tượng obj (nếu đối tượng là vùng, kết quả là trung điểm nếu là đường). + CreateCircle(num_x, num_y, num_radius): Trả về một đường tròn; num_x, num_y tương ứng là kinh độ và vĩ độ của tâm đường tròn, num_radius là bán kính đường tròn tính theo dặm. + CreateLine(num_x, num_y, num_x2, num_y2): Trả về một đường thẳng với toạ độ điểm đầu và điểm cuối tương ứng là (num_x, num_y) và (num_x2, num_y2). + CreatePoint(num_x, num_y): Trả về một điểm có toạ độ là (num_x, num_y). Mỗi hàm số trên trả về một đối tượng đồ hoạ. Nếu gõ lệnh Update trong cửa sổ MapBasic thì ta có thể sử dụng những hàm số này để tạo ra các đối tượng cho mỗi hàng trong bảng. - Các Hàm số trả về kết quả các tính toán địa lý + Area(obj, str): Trả về diện tích của đối tượng. Thông số str chỉ định tên đơn vị tính diện tích, ví dụ “sq mi” (dặm vuông) hay “sq km” (km2). + CentroidX(obj): Trả về kinh độ X của trọng tâm của một đối tượng vùng (trung điểm đối với đường) . + CentroidY(obj): Trả về vĩ độ Y của trọng tâm của một đối tượng vùng (trung điểm đối với đường).
- + Distance(num_x, num_y, num_x2, num_y2, str): Trả về khoảng cách giữa hai vị trí. Hai thông số đầu tiên xác định toạ độ của điểm đầu; hai thông số tiếp theo xác định toạ độ điểm cuối; str là đơn vị đo khoảng cách, ví dụ như “mi” hay “km”. + ObjectLen(obj, str): Trả về chiều dài của đối tượng. Giá trị str là đơn vị khoảng cách ví dụ như “mi” hay “km”. Chỉ có các đối tượng là đường thẳng, đường (gấp khúc) và cung là có chiều dài khác không. + Perimeter(obj, str): Trả về chu vi của đối tượng. Giá trị str là đơn vị đo khoảng cách. Chỉ có các đối tượng kiểu vùng, ellipse và hình chữ nhật là có chu vi khác không. - Các hàm ngày tháng + CurDate( ): Trả về ngày tháng năm hiện hành. + Day(date): Trả về phần ngày trong tháng (1 - 31) của ngày. + Month(date): Trả về phần tháng (1 - 12) của ngày. + Weekday(date): Trả về phần ngày trong tuần (1 - 7) của ngày, 1 = Chủ Nhật. + Year(date): Trả về phần năm của ngày. - Các hàm về chuỗi ký tự + Chr$(num): Trả về một ký tự tương ứng với mã ký tự là num (ví dụ chr$(65) sẽ trả về chuỗi “A”). + DeformatNumber$(str): Đảo ngược tác động của hàm FormatNumber$, trả về một chuỗi không có các dấu phân cách hàng ngàn. - Format$(num, str): Trả về một chuỗi biểu thị một số được định dạng. Ví dụ Format$(12345.678,”$,#.##”) trả về giá trị “$12,345.68”. + FormatNumber$(num): Trả về một chuỗi biểu thị một con số được định dạng. Hàm số này đơn giản hơn hàm Format$, nhưng cho ta ít quyền kiểm soát trong việc định dạng hơn (ví dụ như số định dạng luôn có dấu phân cách hàng ngàn). + InStr(num, str1, str2): Tìm kiếm chuỗi str2 bắt đầu từ vị trí ký tự thứ num, và tìm sự hiện diện của phần đó trong chuỗi str1. Hàm này trả về vị trí khi tìm thấy kết quả trong str1, hoặc trả về 0 nếu không tìm thấy. Để yêu cầu MapInfo tìm kiếm chuỗi từ đầu, nạp giá trị num là một (1). + LCase$(str): Trả về định dạng chữ viết thường của chuỗi str. + Left$(str, num): Trả về num số ký tự đầu tiên của chuỗi str. + Len(str): Trả về số ký tự trong chuỗi str. + LTrim$(str): Cắt bỏ bất kỳ khoảng trắng nào ở đầu chuỗi str và trả về kết quả. + Mid$(str, num1, num2 ): Trả về một phần của chuỗi str bắt đầu từ ký tự thứ num1 và dài num2 số ký tự. + Proper$(str): Trả về một chuỗi với cách viết hoa đúng kiểu (chữ đầu tiên viết hoa). + Right$(str, num): trả về num số ký tự cuối cùng của chuỗi str. + RTrim$(str): Cắt bỏ khoảng trắng nào ở phần cuối của chuỗi str và trả về kết quả. + Str$(expr): trả về một chuỗi tương ứng với giá trị của biểu thức expr. + UCase$(str): Trả về dạng chữ viết hoa (toàn bộ) của chuỗi str. + Val(str): Trả về giá trị số của một chuỗi; ví dụ Val(“18”) trả về số 18. * Các từ khoá trong Biểu thức
- MapInfo cho phép sử dụng các từ khoá sau:“any” (bất kỳ), “all” (tất cả), “in” (trong) và “between” (trong khoảng). Những từ khoá này phải được gõ vào biểu thức (không có sẵn). Ví dụ: - field_x = any (“TP.HCM”, “ĐN”, “KG”) - field_x in (“TP.HCM”, “ĐN”, “KG”) => tất cả các đối tượng mà cột field_x có giá trị là “TPHCM” hay “ĐN” hay ”Kg” Trước khi thực hiện các bước tính toán tự động ta cần phải điều chỉnh các thiết lập của MapInfo (đơn vị). - Đơn vị tính diện tích: mi (miles), in (inches), ft (feet), yd (yard), km, m, cm, mm - Đơn vị tính diện tích: sq mi (square miles), sq in (square inches), sq km (km2), sq m (m2), sq cm (cm2), sq mm (mm2), hectare b. Cập nhật các số liệu (Update Column) Chúng ta có thể cập nhật hay bổ sung từng cột dữ liệu một - Vào Table> Update Coulmn, cửa sổ Update Column xuất hiện với các mục sau: - Table to Update: Chọn lớp dữ liệu muốn cập nhật trong số các lớp dữ liệu đã mở - Get Value from Table: Lấy giá trị từ lớp dữ liệu nào. Có 2 trường hợp: * Từ lớp dữ liệu muốn cập nhật: - Column to Update: Chọn trường DL muốn cập nhật - Value: Nhập một biểu thức hợp lệ. Thường sử dụng khung Assist để xây dựng biểu thức. Ví dụ như tính diện tích, chiều dài, tính giá trị toạ độ * Từ một lớp dữ liệu khác: - Click khung Joint để xác định trường (field) tham chiếu liên kết giữa 2 lớp dữ liệu. - Column to Update: Một trường có sẵn hay một trường DL mới (Add New Temporary Column) - Calculate: Cách tính toán có thể là: Value hay các biểu thức tổng hợp như: Average, Count, Minimum, Sum, Weighted Average (trung bình gia trọng), Proportion Sum (tổng số theo tỷ lệ), Proportion Average (trung bình theo tỷ lệ) và Proportion Weighted Average (trung bình gia trọng theo tỷ lệ). Lưu ý: Các biểu thức Average, Count, Minimum, Sum, Weighted Average có tham số là các giá trị của dữ liệu, các biểu thức tỷ lệ Proportion thì xử lý các đối tượng địa lý. - of: thường là một cột hay một biểu thức hợp lệ - Sau cùng click OK để tiến hành cập nhật c. Các ví dụ * Tính toán toạ độ của các điểm Toạ độ của một điểm được xác định bằng hai giá trị: kinh độ và vĩ độ, ta tạo thêm hai trường mới cho lớp muốn nạp toạ độ. - Chọn Table > Maintenance > Table Structure. Hộp thoại Modify Table Structure mở ra. - Chọn Add Field tạo thêm 2 trường mới là kinh_do và vi_do, kiểu là Float. - Chọn OK. Lần lượt nạp toạ độ cho cột kinh_do và vi_do như sau: - Chọn Table > Update Column, hộp thoại Update Column mở ra.
- - Chọn tên lớp cần nạp điểm trong ô Table to Update; trong ô Column to Update ta chọn kinh_do. - Nhấn chuột chọn nút Assist, hộp thoại Expression mở ra. - Nhấn chuột vào nút thả xuống ở ô Functions (hàm số) và chọn hàm CentroidX; xong chọn OK. - Quay trở lại hộp thoại Update Column, ta thấy biểu thức trong ô Value là “CentroidX(obj)” - Tắt chọn trong ô Browse Results đi rồi chọn OK. Trong trường kinh_do tất cả các hàng đều được nạp kinh độ vào. Toạ độ ở đây được tính bằng độ thập phân Đối với cột vi_do cách làm tương tự và hàm số sử dụng là CentroidY. * Tính toán chiều dài của các đường Để tính chiều dài của các đối tượng đường (con sông hay đường giao thông) trước hết ta cũng phải tạo một trường để chứa chiều dài với các thông số Name: chieu_dai, Type: Float. Tiến hành nạp chiều dài vào trường mới này như sau: - Chọn Table > Update Column. Hộp thoại Update Column mở ra. - Trong Table to Update chọn lớp cần tính; trong Column to Update chọn trường chieu_dai. - Nhấn chuột chọn nút Assist để mở hộp thoại Expression ra. - Ở ô Functions, trong danh sách thả xuống chọn hàm ObjectLen, dòng biểu thức hiển thị trong ô Expression là ObjectLen(obj, ”mi”). Sửa đơn vị đo lường mặc định trong ngoặc kép mi (dặm) thành km (kilômét) và chọn OK. Biểu thức hiển thị trong ô Value sẽ là Hình 5.12. Hộp thoại Update Column ObjectLen(obj,“km”). và Hộp thoại Expression trong lệnh - Tắt chọn trong ô Browse Results đi rồi chọn OK. cập nhật cột chieu_dai cho lớp song. * Tính toán chu vi và diện tích, mật độ cho các vùng Để tính chu vi và diện tích cho các vùng lãnh thổ ta sẽ thực hiện nạp các dữ liệu này như sau: - Tạo hai trường mới là chu_vi và dien_tich cho lớp vùng cần nạp dữ liệu, kiểu đều là Float. Cập nhật cột chu_vi như sau: - Chọn Table > Update Column. - Trong Table to Update chọn lớp cần nạp (ví dụ: cac_tinh), trong Column to Update chọn chu_vi. - Nhấn nút Assist. Hộp thoại Expression mở ra. - Trong mục Functions, từ danh sách thả xuống của ô này chọn Perimeter (chu vi). - Trong hộp Type an Expression, sửa chữ “mi” trong ngoặc kép thành “km” để đổi đơn vị tính chiều dài. Xong chọn OK.